CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Tự do báo chí : Việt Nam vẫn trong số 10 nước cuối bảng

Bản đồ tự do báo chí năm 2013. Màu đen là những nước vi phạm nghiêm trọng, trong đó có Việt Nam.
Bản đồ tự do báo chí năm 2013. Màu đen là những nước vi phạm nghiêm trọng, trong đó có Việt Nam.
rsf.org

Thanh Phương
Tổ chức Phóng viên không biên giới ( Reprters sans frontières ) vừa công bố hôm nay, 12/02/2014, bảng xếp hạng các nước trên thế giới về tự do báo chí năm 2013. Cũng như mọi năm, Việt Nam vẫn nằm trong số 10 nước đứng cuối bảng.

Trong bảng xếp hạng năm 2013, trên tổng số 180 nước trên thế giới, Phần Lan vẫn là quốc gia đứng đầu bảng về tự do báo chí, tiếp đến lần lượt là các nước Hà Lan, Na Uy, Luxembourg, Andore, Liechtenstein, Đan Mạch, Iceland, New-Zealand và Thụy Điển. Như vậy là danh sách 10 nước đầu bản không có gì thay đổi so với năm 2012, chỉ có New-Zealand và Iceland là hoán chuyển vị trí với nhau.
Còn danh sách 10 nước đứng cuối bảng năm 2013 cũng bao gồm những gương mặt củ của năm 2012 như Việt Nam ( 174 ), Trung Quốc (175 ), Bắc Triều Tiên ( 179 ), Sudan ( 172 ), Iran ( 173 ), Somalia ( 176 ), Syria ( 177 ), Turkemenistan ( 178 ), Erritrea ( 180 ). Riêng có nước Lào ( 171 ) năm nay nhảy vào thế chỗ Cuba.
Về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam trong năm qua, bản báo cáo của Phóng viên không biên giới nhận định rằng chính quyền Hà Nội đã gia tăng đàn áp và kiểm duyệt thông tin, gần như không thua gì đàn anh Trung Quốc. Theo phóng viên không biên giới, trong năm 2013, những người làm thông tin độc lập càng bị đàn áp nặng nề hơn với việc chính quyền tăng cường kiểm soát Internet, với nhiều vụ bắt giữ và xét xử bất công và với việc thông qua, các quy định hạn chế tự do báo chí.
Phóng viên không biên giới nhắc lại rằng Việt Nam vẫn là nhà tù đứng hàng thế hai thế giới đối với các blogger và công dân mạng, với 34 blogger đang bị giam giữ. Tổ chức này nhắc lại là vào tháng 09/2013, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến thêm một bước trong việc đàn áp quyền tự do thông tin, với việc ban hành nghị định 72, cấm các trang blog và trang mạng xã hội tổng hợp và chia sẽ các thông tin thời sự.
Hôm qua, Phóng viên không biên giới cũng vừa ra một thông cáo lên án các nhân viên an ninh Việt Nam hành hung và bắt giữ 8 blogger và nhà hoạt động đến thăm cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyễn, vừa về nhà sau khi cũng bị câu lưu trước đó.
Bản thông cáo của Phóng viên không biên giới cho rằng khi tiến hành các vụ bắt giữ nói trên, chính quyền Hà Nội đã xem thường Liên hiệp quốc, vào lúc mà Việt Nam vừa được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ và cách đây vài ngày vừa ra điều trần về nhân quyền trước Hội đồng này.

Copy từ:RFI

...................

Uẩn khúc đằng sau vụ câu lưu Nguyễn Bắc Truyển


Ông Nguyễn Bắc Truyễn (@danlambao)
Ông Nguyễn Bắc Truyễn (@danlambao)

Tú Anh
Ngày 09/02/2014, ông Nguyễn Bắc Truyển, cựu doanh nhân, cựu tù nhân lương tâm, giải thưởng nhân quyền Hellman/Hammet 2011 bị công an Đồng Tháp huy động súng ống phối hợp với cảnh sát hình sự Thành phố Hồ Chí Minh bắt điều tra với lý do « công nợ ».

Trả lời phỏng vấn của RFI vào đêm hôm qua 10/02/2014, sau khi được thả, ông Nguyễn Bắc Truyển cho biết sẽ tìm hiểu những khuất tất đằng sau vụ án mà công an gọi là « công nợ ».
Ông Nguyễn Bắc Truyển khẳng định công an tỉnh Đồng Tháp nhiều lần đe dọa tính mạng ông và gia đình vợ sắp cưới vì các hoạt động nhân quyền và tôn giáo. Cuộc phỏng vấn được thực hiện vào lúc 22 giờ giờ Sài gòn ngày 10/02/2014.
Sáng nay 11/02/2014, theo tin của mạng Dòng Chúa Cứu Thế, ông Nguyễn Bắc Truyển cho biết đã gặp một « chủ nợ » là bà Quý Loan. Người chủ nợ này rất mừng, xác nhận là không hề thưa kiện ông Nguyễn Bắc Truyển nhưng cho biết có công an đến tận nhà ép bà ký đơn.
Trong theo nguồn tin này, an ninh Đồng Tháp bao vây khu phố nhà cô Bùi thị Kim Phượng, vợ sắp cưới của ông Nguyễn Bắc Truyển, ở xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò. Hàng chục bạn hữu, tu sĩ, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo khi đến thăm đã bị chận đánh và bắt chở đi không rõ về đâu. Qua điện thoại cô Kim Phượng xác nhận tin này. RFI chưa liên lạc được với ông Nguyễn Bắc Truyển
Copy từ: RFI


.................

CA Đồng Tháp quyết triệt hạ gia đình anh Nguyễn Bắc Truyển



Chị Bùi Thị Minh Hằng và bà con Phật giáo Hòa Hảo trước khi bị bắt

Trương Minh Đức (Danlambao) - Vào lúc 11giờ30 ngày 11/2/2014, nhiều anh chị em hẹn nhau đến nhà cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển tại ấp Hưng Nhơn, xã Long Hưng, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp để thăm và chia sẻ với chị Bùi Thị Kim Phượng. 

Trước đó, hôm 9/2/2014, công an Đồng Tháp đã xông vào nhà anh Nguyễn Bắc Truyển trái pháp luật, chức đập phá tài sản của 02 vợ chồng anh Truyển như những "kẻ cướp". Hành vi của CA Đồng Tháp vào lúc 16 giờ 30 ngày 9/2/2014 không có gì để biện minh cho bản chất côn đồ, nhiều côn an bắt trói anh Nguyễn Bắc Truyển lại và dùng băng keo dán kín miệng, bịt mắt... rồi xúm lại cả lũ tha hồ mà đấm đá hả hê.

Sau đó, công an mang ra xe thùng đặc chủng chở tù áp giải anh Truyển chạy thẳng về khám Chí Hòa giam 24 tiếng đồng hồ, sau đó thả ra.
Sự việc được bắt đầu từ lúc 10 giờ ngày 9/2/214, CA đến mời "miệng", nhưng còn đem theo cả xe thùng đặc chủng để chở tù, kèm theo vài chục công an mặc sắc phục lẫn côn đồ.

Anh Truyển không đồng ý với cách làm việc vô luật pháp này, cả bọn đành lảng vảng ngoài đường cho đến buổi chiều lúc 16 giờ 30 rồi "chạy" đi tìm được 01 tờ giấy photocopy đứng đàng xa đọc cho anh Truyển nghe

Nhưng anh Truyển đòi sở thị tận mắt nhìn thấy tờ giấy đó là gì, thì cả bọn ùa vào cắt điện, dùng sà-beng cạy cửa, cưa ổ khoá, đập bể cửa kính xông vào đập phá đồ đạc trong nhà, nhưng cũng 'không quên' tháo dỡ bàn thờ tổ tiên, xúc phạm Tôn giáo... Đây có phải là lệnh của ĐCSVN để đàn áp những người bất đồng chính kiến?
Anh Truyển được thả ra sau 24 giờ và tất nhiên là vô tội, khi anh chưa về tới căn nhà ở Đồng Tháp hiện đang tan hoang bởi những kẻ côn an gây ra, thì anh lại nghe hung tin những người bạn thân quen của anh đến Đồng Tháp giúp vợ của anh là chị Bùi thị Kim Phượng dọn dẹp đống đổ nát chuẩn bị cho ngày cưới sắp đến, đều bị CA và côn đồ chặn bắt hết khi chưa kịp đến nhà (cách nhà 300m).

Anh rất đau lòng khi nghe những người bạn của anh đã bị CA bắt trái phép, cướp sạch đồ đạc, điện thoại, máy tính và đánh đập một cách dã man, trong đó có nhiều đồng đạo PGHH người lớn tuổi và phụ nữ hiện đang bị thương rất nặng .

Phỏng vấn những người bị bắt



Việt Nam vừa ký công ước chống tra tấn và cũng vừa được vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ (tháng 11/2013)

Nhưng vào ngày 05/02/2014 trong phiên kiểm điểm Nhân Quyền đã có đến 227 khuyến nghị của các nước dành cho nhà cầm quyền CSVN, cho thấy rằng việc thực thi các tiêu chuẩn về Nhân Quyền thì VN chưa xứng đáng ngồi vào chiếc ghế hội đồng Nhân Quyềnn - LHQ.

Copy từ: Dân Làm Báo


.............

Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos gửi thư cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang...


Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos gửi thư cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về trường hợp của Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương và Nguyễn Đoàn Quốc Hùng

Mối quan tâm đặc biệt là việc giam giữ và ngược đãi ba nhà hoạt động cho quyền của người lao động, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy ChươngNguyễn Đoàn Quốc Hùng. Ba nhà hoạt động này đã bị bắt giữ vào năm 2010 vì đã cố gắng tổ chức công nhân đình công tại Công ty Doanh nghiệp Mỹ Phong. Sau khi họ bị bắt, ba người đã nhiều lần bị đánh đập và bị biệt giam dài hạn. Chính quyền kết án họ từ bảy đến chín năm tù về tội vi phạm an ninh quốc gia sau một phiên tòa không đáp ứng các tiêu chuẩn xét ​​xử công bằng cơ bản... Chúng tôi cũng lưu tâm đến các báo cáo cho biết ba nhà hoạt động này đang bị các chứng bịnh nguy hiểm hành hạ do hậu quả của việc giam cầm. Đặc biệt, gia đình của Đỗ Thị Minh Hạnh tin rằng cô có thể bị ung thư vú, nhưng quản lý nhà tù được cho là không cung cấp cho cô ấy điều kiện để tiếp cận đến việc điều trị cần thiết...

Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos

10 tháng 2 năm 2014

Ngài Trương Tấn Sang
Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
c/o Đại sứ quán Việt Nam
1233 20th Street NW, Suite 400
Washington, DC 20036

Kính thưa Chủ tịch Sang:

Chúng tôi viết thư này để bày tỏ mối quan tâm sâu sắc của chúng tôi về việc bỏ tù và ngược đãi các nhà hoạt động độc lập cho quyền của người lao động tại Việt Nam. Những vụ vi phạm nhân quyền như thế tiếp tục là một trở ngại cho việc cải thiện quan hệ giữa hai nước và là mối quan tâm đặc biệt trong các cuộc đàm phán đang diễn ra liên quan đến Hiệp Ước Thương Mại Các Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) - một hiệp ước được cho là bao gồm các biện pháp bảo vệ quyền của người lao động.

Như ông đã biết, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã mở rộng đáng kể kể từ khi mối quan hệ được chính thức hóa vào năm 1995. Hoa Kỳ là thị trường xuất cảng lớn nhất của Việt Nam và chúng ta tiếp tục hợp tác về các ưu tiên phát triển và an ninh khu vực. Tuy nhiên, mặc dù có sự hợp tác này, các giới chức Việt Nam tiếp tục giam cầm các nhà hoạt động ôn hòa bằng những bản án tù dài hạn cho việc vi phạm an ninh quốc gia sau các phiên tòa không đạt tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình tố tụng. Để đối phó với những lạm dụng như thế, ông Scott Busby, Quyền Phó Trợ lý Ngoại trưởng về Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động đã nhắc lại vào tháng Mười Một vị trí mà chính phủ của ông phải thực hiện "tiến bộ có thể chứng minh" về nhân quyền để mối quan hệ phát triển sâu sắc hơn nữa.

Mối quan tâm đặc biệt là việc giam giữ và ngược đãi ba nhà hoạt động cho quyền của người lao động, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương và Nguyễn Đoàn Quốc Hùng. Ba nhà hoạt động này đã bị bắt giữ vào năm 2010 vì đã cố gắng tổ chức công nhân đình công tại Công ty Doanh nghiệp Mỹ Phong. Sau khi họ bị bắt, ba người đã nhiều lần bị đánh đập và bị biệt giam dài hạn. Chính quyền kết án họ từ bảy đến chín năm tù về tội vi phạm an ninh quốc gia sau một phiên tòa không đáp ứng các tiêu chuẩn xét ​​xử công bằng cơ bản. Cụ thể, họ đã bị từ chối quyền được có luật sư bào chửa và tòa án ngăn cản họ nói trong phiên xử. Mặc dù Đoàn Công tác Liên Hợp Quốc về việc giam giữ tùy tiện nhận định việc cầm tù họ là vi phạm luật pháp quốc tế, cả ba vẫn còn đang bị chính quyền giam giữ.

Chúng tôi cũng lưu tâm đến các báo cáo cho biết ba nhà hoạt động này đang bị các chứng bịnh nguy hiểm hành hạ do hậu quả của việc giam cầm. Đặc biệt, gia đình của Đỗ Thị Minh Hạnh tin rằng cô có thể bị ung thư vú, nhưng quản lý nhà tù được cho là không cung cấp cho cô ấy điều kiện để tiếp cận đến việc điều trị cần thiết.

Những trường hợp này làm nổi bật hoàn cảnh khó khăn đáng được lưu ý mà các nhà hoạt động độc lập cho quyền của người lao động tại Việt Nam phải đối mặt. Để có được bất kỳ cam kết tăng cường hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam - bao gồm việc mở rộng mối quan hệ thương mại - Việt Nam phải giải quyết những trường hợp này. Việc trả tự do cho các tù nhân lương tâm Việt Nam là một bước quan trọng đầu tiên hướng tới sự hợp tác lớn hơn giữa hai chính phủ của chúng ta, mặc dù nhiều thách thức nhân quyền hơn nữa cũng phải được giải quyết, bao gồm cả việc sử dụng sự tra tấn và ngược đãi trong các trại giam của Việt Nam như đã được báo cáo.

Do đó, chúng tôi yêu cầu ông tạo điều kiện cho việc trả tự do ngay tức khắc cho họ Đỗ, Đoàn và Nguyễn.

Trân trọng.

Đã ký:

Các Dân biểu Frank R. Wolf, James P. McGovern, Chris Van Hollen, Michael M. Honda, Randall M. Hultgren, Sheila Jackson Lee, Zoe Lofgren, Alan S. Lowenthal, George Miller, Loretta Sanchez, Christopher H. Smith 





Bản dịch của:


Copy từ: Dân Làm Báo


.............

Công an nhận lỗi khi vào khu vực nhà thờ Thái Hà kiểm tra trái phép


VRNs – Hà Nội “Thưa linh mục và thưa bà con giáo dân, những gì chúng tôi làm không đúng hôm nay, chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm”.  Đó là lời của ông Nguyễn Duy Hưng, Phó công an phường Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội nói với tu sĩ và bà con giáo dân Gx. Thái Hà sau khi 2 viên công an và 5 dân phòng vào khu vực nhà thờ Thái Hà kiểm tra trái phép lúc 21 giờ, ngày 11.02.2014.
IMG_7199
Công an và dân phòng vào kiểm tra tạm trú nhưng đi cửa sau, không thông qua Lm. chính xứ hay tu sĩ trong Tu viện
 IMG_7209

Bà Hợi, một giáo dân trong Giáo xứ Thái Hà chứng kiến vụ việc từ đầu cho biết:  Khi thánh lễ tại nhà thờ Giáo xứ kết thúc một lúc, thì có 2 công an mặc sắc phục và 5 dân phòng đã đi cổng phụ của nhà thờ, họ vào ngôi nhà mà Giáo xứ mới mua lại của một người dân (nằm trong khuôn viên nhà thờ) đòi kiểm tra tạm trú những người đang có mặt trong ngôi nhà này.
Thấy công an và dân phòng vào khu vực nhà thờ cách bất hợp pháp: đi cổng sau, không thông qua chủ nhà là cha chánh xứ hay các tu sĩ trong Tu viện, nên giáo dân đã kéo chuông, đánh trống để bà con đến phản đối hành động này.
Nghe tiếng chuông đổ, hàng chục giáo dân đang học giáo lý trên phòng thuộc dẫy nhà Tu viện và một số bà con giáo dân sống quanh khu vực nhà thờ đã tới.
Khi biết đầu đuôi sự việc, một số người đã chất vấn 2 viên công an. Cô Lâm, một học viên giáo lý nói với 2 viên công an rằng: Tôi thất vọng về các anh, nhà nào cũng có chủ, các anh không đến hỏi chủ nhà mà lại đi cổng sau. Chỉ có ăn cắp mới đi cổng sau và làm những công việc mờ ám như vậy. Chúng tôi đang học giáo lý, nghe tiếng chuông đổ dồn dập, chúng tôi lại cứ nghĩ là có kẻ trộm. Các anh đã làm náo loạn khu vực này.
Một học viên giáo lý khác phân tích cách nhẹ nhàng cho 2 viên công an: Chúng tôi tới đây học giáo lý, học Đạo chứ không phải làm điều gì xấu. Các anh đòi kiểm tra cái gì? Nếu các anh muốn kiểm tra thì các anh đi cổng chính đàng hoàng, gặp chủ nhà thì có phải tốt đẹp không? Các anh làm như vậy thì ai có thể tôn trọng các anh được. Chắc các anh làm theo chỉ đạo hay bị cấp trên ép phải làm, nhưng các anh phải nghĩ tới cái đức. Các anh có gia đình, có con cái. Các anh làm như vậy làm sao có thể dạy được con cái mình. Làm điều gì cũng nên nghĩ đến cái đức.
Một người có mặt nói to rằng: Chỉ có ăn trộm mới đi lén lút như vậy! Hay công an này là giả! Vài người đáp theo: Đúng đó! Bây giờ công an giả nhiều lắm! Bảo họ đưa giấy tờ ra coi!
Tuy nhiên, giáo dân Gx. Thái Hà đã biết rất rõ 2 viên công an và những người dân phòng này nên mọi người chỉ cười ồ lên.
IMG_1156

IMG_1152
Bà con giáo dân chất vấn 2 viên công an Phường
Càng lúc người dân càng kéo tới đông. 2 viên công an và 5 dân phòng đi theo đã muốn ra về, nhưng cửa nhà thờ lúc này đã đóng. Một số người nói với hai viên công an: “Các anh vào nhà cách bất hợp pháp, các anh muốn ra thì vào xin lỗi chủ nhà rồi ra”. Nhóm công an và dân phòng không ra về được, cũng không muốn vào xin lỗi nên đành tiến ra một gốc cây phía cuối nhà thờ ngồi đợi. Một lúc sau nhóm công an và dân phòng đã vào phòng khách để gặp các tu sĩ trong Tu viện.
Trong phòng khách, cha Nguyễn Kim Phùng đã tiếp 2 viên công an. Một số bà con giáo dân cũng tiến vào trong phòng khách để chứng kiến sự việc.
Một viên công an tự giới thiệu tên Hưng, phó công an Phường Quang Trung (Nguyễn Duy Hưng). Ông Hưng nói rằng: Chúng tôi được bà con nói, trong nhà bà Phượng có nhiều người dân tộc thiểu số, làm mất trật tự. Chúng tôi đã vào kiểm tra và lấy tên tuổi của hai người mà trong sổ nhà thờ không có đăng ký. Cha Kim Phùng nói: Ngôi nhà đó không có bà Phượng nào như các ông nói. Ngôi nhà đó thuộc sở hữu của nhà thờ, nhà của chúng tôi và có chủ. Anh xông vào không báo cho ai cả, chúng tôi không ai biết. Các anh phụ trách ở đây, các anh phải biết ngôi nhà đó là của ai chứ? Ông Hưng nói: Hôm nay ông (cha Phùng) khẳng định như thế thì chúng tôi biết nhà thờ đã mua lại, thì hôm nay tôi mới được biết. Nhờ có như vậy nên hôm nay tôi mới được biết nhà thờ có ngôi nhà này (giáo dân cười ồ lên. Gx Thái Hà đã mua ngôi nhà này hơn một năm nay).
Cha Kim Phùng nói với 2 viên công an rằng, các anh biết vậy, biết lỗi của mình thì chúng tôi cho các anh về, lần sau rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, viên công an tên Hưng không chịu nhận mình sai.
Sau khi một số giáo dân tiếp tục chất vấn, phân tích hành động của nhóm công an và dân phòng, cuối cùng viên công an tên Hưng nói rằng: “Thưa linh mục và thưa bà con giáo dân, những gì chúng tôi làm không đúng hôm nay, chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm”
IMG_1177
Ông Nguyễn Duy Hưng, phó công an phường Quang Trung và ông Vũ Anh Tuấn làm việc với cha Nguyễn Kim Phùng và bà con giáo dân

IMG_1169
2 viên công an lắng nghe cha Nguyễn Kim Phùng phân tích về hành động sai trái của họ

IMG_7224Sau lời nói trên của viên công an Hưng, mọi người đã mời 2 viên công an và 5 dân phòng theo bà con giáo dân ra ngoài cửa (đi cửa sau – cửa họ đã vào).
Sau khi chứng kiến viên công an tên Hưng nói lời “rút kinh nghiệm”, anh Hưng là người đã theo dõi vụ việc cho biết: “Đây là truyền thống của họ rồi. Nhận trách nhiệm là điều xa xỉ đối với họ, nhưng hôm nay thì họ không còn cái lý gì nữa và cũng rất là xấu hổ thì người ta phải nói lời đó. Nó là đường cùng rồi, không còn lý nào nữa để nói thì người ta đành nhận sai để cho nó xong việc”.
Không rõ tại sao công an và dân phòng phường Quang Trung lại lén lút kiểm tra tạm trú cách bất hợp pháp tại Gx. Thái Hà. Theo thông tin từ bà Hợi, một giáo dân Thái Hà cho biết: Mấy ngày gần đây công an theo dõi khu vực nhà thờ cách khác thường. Có người nghĩ vụ việc này liên quan tới việc Gx. Thái Hà thông báo sẽ tổ chức cầu nguyện cho luật sư Lê Quốc Quân vào Chúa Nhật, ngày 16.02.2014 tới đây. 
Cộng tác viên VRNs

Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế


..............

Trung Quốc ép Việt Nam không được tưởng niệm Chiến tranh biên giới 1979?


viet-studies
Hoàng An Vĩnh
Cuộc trao đổi qua đường dây nóng giữa ông Tập Cận Bình và ông Nguyễn Phú Trọng là lý do khiến Việt Nam đột ngột chấm dứt các hoạt động tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa và 35 năm Chiến tranh chống xâm lược biên giới phía Bắc 1979? 
Đèn xanh  

2014 đánh dấu “năm chẵn” một loạt những sự kiện liên quan đến lịch sử bảo vệ chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Trong số này có 35 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (7/1/1979), 40 năm sự kiện Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (19/1/1974) và 35 năm ngày Trung Quốc tung 60 vạn quân quân nổ súng tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc (17/2/1979). 
Trong khi sự kiện gắn với biên giới Tây Nam được tuyên truyền tương đối bình thường thì việc báo chí chính thống của Việt Nam nhắc tới Hoàng Sa 1974 và Chiến tranh biên giới 1979 là điều gần như không có nếu không tính quãng thời gian từ 2009 trở lại đây. 
Cũng cần phải nói rằng câu chuyện về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới 1979 mới được hâm nóng trở lại trên các kênh truyền thông chính thức ở Việt Nam được vài năm nay mà bắt đầu là bài viết “Biên Giới Tháng Hai” của ký giả nổi tiếng Huy Đức trên báo Sài Gòn Tiếp thị ra ngày 9/2/2009.  
Lác đác trong những năm sau đó một số tờ báo như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Pháp luật Tp.HCM… đã có một số bài viết trực tiếp hoặc gián tiếp nói đến sự kiện này trong đó nổi bật là báo Thanh Niên, tờ báo của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.  
Tháng 2/2011, báo Thanh Niên có bài viết về liệt sĩ Lê Đình Chinh và bài về chiến công chống quân Trung Quốc xâm lược của một đơn vị bộ đội tại Lạng Sơn năm 1979 gây được sự chú ý của dư luận đặc biệt với hình ảnh về tấm bia ghi dấu chiến công bị đục bỏ. 
Năm 2013, đúng vào ngày 17/2, báo Thanh Niên cũng cho đăng tải bài phỏng vấn tướng công an Lê Văn Cương về việc phải công bố và đưa câu chuyện chiến tranh biên giới 1979 vào sách giáo khoa. Sau bài viết mang tính mở đường này nhiều tờ báo khác như Tuổi Trẻ, VietnamNet…cũng đã liên tiếp lên tiếng. 
Theo một nhà nghiên cứu, những diễn biến nóng trên Biển Đông trong những năm qua, nỗ lực của báo giới và những sức ép từ dư luận đã buộc chính quyền có độ mở nhất định đối với các thông tin về vụ Hoàng Sa 1974, Trường Sa 1988, chiến tranh biên giới 1979 trên các kênh chính thức của Việt Nam. 
Từ cuối tháng 12/2013 đầu 1/2014 một số tờ báo “lề phải” của Việt Nam bắt đầu đăng tải các bài viết về sự kiện Hoàng Sa 1974 với một sự thận trọng nhất định. Khởi đầu là Giaoduc.net.vn, tiếp sau đó là Tuổi Trẻ, Infonet.vn, PetroTimes, Vietnamnet…Tờ báo điện tử có lượng truy cập hàng đầu Việt Nam là Vnexpress.net đến gần sát thời điểm 19/1 cũng có một số bài. Các tờ báo chính thống như Nhân dân, Quân đội Nhân dân…như thường lệ không hề đả động gì đến những vấn đề vốn được mặc định là “nhạy cảm” này. 
Thanh Niên, nhập cuộc muộn hơn, nhưng tổ chức khá bài bản loạt bài về Hoàng Sa trên báo điện tử thành một chuyên đề với nhiều bài viết đa dạng. Sự kiện Hoàng Sa 1974 được tờ báo này nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc cạnh khá mạnh dạn so với báo chí chính thống trong nước. 
Việc báo chí có thể đăng tải thoải mái các tin bài về sự kiện Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, thậm chí động đến những chuyện khá “nhạy cảm” và gây tranh cãi mà trước nay mới chỉ được đề cập trên các kênh phi chính thống. Trong số này có thể kể đến việc đòi đánh giá lại sự kiện Hoàng Sa, ca ngợi những hy sinh của binh lính Việt Nam Cộng Hòa và coi họ như những anh hùng liệt sĩ chống ngoại xâm…đã tạo dư luận cho rằng chính quyền đã bật đèn xanh cho việc tuyên truyền này. 
Tưởng niệm hay không tưởng niệm?
Chiều 30/12/2013, báo Thanh Niên điện tử đã xuất hiện bản tin về việc “Sẽ kỷ niệm sự kiện 40 năm Hoàng Sa và chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc”.
Bản tin này sau đó đã bị gỡ bỏ sau đó chỉ vài giờ đồng hồ. Tuy nhiên nội dung của nó đã được nhiều website đăng tải lại. 
Theo bản tin này, trong cuộc làm việc với Hội Khoa học lịch sử VN,  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, hiện Bộ Ngoại giao Việt Nam đang lên kế hoạch tưởng niệm 40 năm sự kiện Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (1/1974) và 35 năm sự kiện Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (2/1979). 
Bản tin của Thanh Niên còn cho biết Thủ tướng đã trả lời trực tiếp tại Hội Khoa học Lịch sử rằng : “Phải kỷ niệm. Nhưng kỷ niệm thế nào để ổn định. Rồi còn biên giới Tây Nam thế nào. Chứ không phải Bộ Chính trị không quan tâm”. 
Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết hiện Bộ Ngoại giao Việt Nam đang soạn thảo đề án kỷ niệm sự kiện: biên giới phía Bắc, Hoàng Sa. 
“Kỷ niệm thế nào cho vừa đạt yêu cầu đối nội, vừa đạt yêu cầu đối ngoại. Đó cũng là lợi ích của nhân dân. Bộ Chính trị rất quan tâm đến việc kỷ niệm này”, ông Dũng được Thanh Niên điện tử trích dẫn.

Cú phanh đột ngột
Trong khi nhiều người tin rằng đúng ngày 19/1/2014 hàng loạt các bài viết về sự kiện Hoàng Sa 1974 sẽ được hàng loạt tờ báo bung ra thì một điều bất ngờ xảy đến : hầu hết các tờ báo đều đột ngột ngừng việc đưa tin về sự kiện này từ 18/1. 
Sáng 18/1, trang web của UBND huyện Hoàng Sa cũng bất ngờ đăng lời cáo lỗi của ông Đặng Công Ngữ, Chủ tịch UBND huyện, về việc hủy chương trình tưởng niệm, thắp nến tri ân Hướng về Hoàng Sa dự kiến sẽ được tổ chức vào 19h00 cùng ngày tại tại Công viên Biển Đông, thành phố Đà Nẵng. 
Lý do được đưa ra là “do công tác chuẩn bị chưa được chu đáo” nên chương trình ca nhạc hát về biển đảo quê hương và Lễ thắp nến tri ân Hướng về Hoàng Sa đã không thể diễn ra theo kế hoạch. 
Cũng trong sáng 18/1, báo Thanh Niên điện tử cho đăng tải bài phỏng vấn cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên liên quan đến chủ đề Hoàng Sa 1974 và Chiến tranh biên giới 1979. 
Tuy nhiên bài viết này sau đó cũng nhanh chóng bị gỡ xuống. 
Đến thời điểm ấy người ta chỉ có thể lờ mờ phỏng đoán đã có một quyết định được đưa ra vào giờ chót, ngay trước 19/1/2014, nhằm ngăn cản việc tưởng niệm sự kiện Hoàng Sa 1974 đồng thời “bịt miệng” báo chí trong nước. 
Điều khó hiểu là quyết định này dường như được đưa ra khá bất ngờ chứ không phải như chủ trương “đèn xanh” như trước đó. Dường như đã có một sự thay đổi vào phút chót trong việc kiểm soát thông tin của sự kiện này từ giới lãnh đạo Việt Nam. 
Ngày 21/1, sau cuộc giao ban báo chí định kỳ hàng tuần của lãnh đạo Ban Tuyên giáo,  Bộ Thông tin và Truyền thông với lãnh đạo các báo, đài, trên một số diễn đàn báo chí đã lan truyền thông tin lãnh đạo báo Thanh Niên và Infonnet.vn đã bị “cạo” ra trò tại cuộc giao ban này. Cũng xuất hiện thông tin nói rằng báo Thanh Niên và báo Infonet.vn sẽ bị kỷ luật do không chấp hành chỉ đạo liên quan đến việc tuyên truyền về sự kiện Hoàng Sa 1974.

Chỉ thị mật
Điều có lẽ không nhiều người biết biết đó là vào ngày 16/1/2014, các tổng biên tập, giám đốc các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình đã bất ngờ được Ban Tuyên giáo triệu tập đến trụ sở của cơ quan này tại 2 Hoàng Văn Thụ, Ba Đình, Hà Nội. 
Họ được gọi lên để nhận tận tay một chỉ thị mật liên quan đến việc tuyên truyền về Hoàng Sa 1974 và Chiến tranh biên giới 1979. 
Theo một cựu lãnh đạo báo chí thì việc gọi các Tổng biên tập đến để trao tận tay một văn bản chỉ đạo mật là điều ít khi xảy ra. Thông thường các vụ việc thế này Ban Tuyên giáo chỉ cho người gọi điện/gửi tin nhắn hoặc qua đường công văn. 
Nội dung chính của chỉ đạo mật này đó là theo yêu cầu trực tiếp từ Bộ Chính trị, các cơ quan báo chí phải tuân thủ nghiêm “kỷ luật thông tin” trong tuyên truyền về Hoàng Sa, Trường Sa và chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979. 
Cụ thể, dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Tuyên giáo đã ra lệnh cho các báo không được đưa tin về các hoạt động kỷ niệm, tưởng niệm các sự kiện nêu trên nếu chưa có sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo TƯ. Các báo, đài nào đã đăng thì được yêu cầu phải “dừng ngay” và “tuyệt đối không được đăng tiếp”. 
Chỉ thị mật này cũng nêu rõ khi cần báo, đài nào lên tiếng, Ban Tuyên giáo TƯ sẽ có sự chỉ đạo cụ thể đồng thời răn đe, dọa dẫm, yêu cầu một cách khá gay gắt rằng các cơ quan báo chí “không được tự tiện, manh động”. 
Bên cạnh đó chỉ thị đồng thời cũng yêu cầu “thông tin, tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn giữ mức độ, nội dung, cách thức tuyên truyền như lâu nay” (?!) và không đẩy việc tuyên truyền lên mức cao hơn. 
Đặc biệt, chỉ thị mật này yêu cầu báo chí “tuyệt đối không đưa thông tin kích động, gây tâm lý dân tộc cực đoan, làm nóng dư luận, gây bất lợi về đối nội, đối ngoại” và chú ý đến các nội dung liên quan đến “đấu tranh phản bác thông tin, luận điệu sai trái, xuyên tác đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước tạo chia rẽ, tạo mâu thuẫn trong quan hệ Việt Nam- Trung Quốc”. 
Trong chỉ thị này Ban Tuyên giáo TƯ cho biết họ cùng Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thành lập một “Tổ công tác đặc biệt” để chỉ đạo, theo dõi việc thực thi chỉ thị và các các báo, đài vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc.

Đường dây nóng
Một nguồn thạo tin tại Hà Nội cho biết ngày 15/1/2014 phía Trung Quốc đã bất ngờ nêu yêu cầu trao đổi giữa Chủ tịch, Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đường dây nóng nhân dịp kỷ niệm 64 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc (18/1/1950-18/1/2014). 
Nguồn tin không nói rõ thời điểm cuộc điện đàm được thực hiện, nhưng nhiều khả năng thời gian điện đàm từ 15-16/1/2014. 
Điều đáng chú ý là theo thông tin công khai trên báo chí thì có một cuộc điện đàm với lý do tương tự nhưng được thực hiện vào ngày 22/1/2014 cũng giữa ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tập Cận Bình. Thông tin công khai này không cho biết cuộc điện đàm bình thường hay được thực hiện qua đường dây nóng. 
Không rõ đây chính là cuộc điện đàm được thực hiện trước thời điểm 16/1/2014 nhưng được ém thông tin và đăng tải thành ngày 22/1/2014 hay là một cuộc điện đàm khác. Theo dự đoán của người viết thì nhiều khả năng chỉ có một cuộc điện đàm nhưng thời gian công bố đã có sự điều chỉnh. 
Nguồn tin cũng cho biết nhiều khả năng trong cuộc điện đàm này phía Trung Quốc đã đưa ra yêu cầu và được ông Nguyễn Phú Trọng đồng ý về việc Việt Nam hủy bỏ chương trình tưởng niệm Hoàng Sa 1974 và Chiến tranh biên giới 1979 mà trước đó được dự kiến thực hiện. 
Nếu điều này là sự thật thì có thể thấy một lần nữa Trung Quốc lại cho thấy sự cao tay trong việc “dắt mũi” giới lãnh đạo Việt Nam khi đặt Hà Nội vào thế bị động. Nó cũng cho thấy những nhà lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam thiếu tầm nhìn trong việc ứng xử với Trung Quốc như thế nào, nguồn tin bình luận. 
Hẳn là Hà Nội chưa quên bài học vừa mới xảy ra năm ngoái khi họ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngay trong thời điểm lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Việc những lá cờ rủ đã buộc phải thay đổi cấp tập thành cờ mừng đã gây ra một làn sóng dư luận phẫn nộ trong dân chúng. 
Một chuyên gia về chính trị Việt Nam cho rằng những ứng xử mang tính chất đối phó và dường như có phần quá nể sợ Trung Quốc của giới lãnh đạo Việt Nam cho thấy họ sẽ chẳng bao giờ có được sự tôn trọng từ phía người láng giềng “khó chơi”. 
“Người Trung Quốc vốn kính nể những đối thủ cứng rắn. Họ muốn các chư hầu thần phục nhưng cũng coi thường những kẻ thần phục. Đó là văn hóa của họ”.  
“Điều mà tôi lo lắng là không biết đến bao giờ chúng ta mới có những thủ lĩnh đủ tầm trong ứng xử với Trung Quốc Nếu những nhà lãnh đạo quốc gia của chúng ta cứ mãi “trẻ con” thế này thì đất nước sẽ còn tiếp tục bị đè nén và sỉ nhục”.
Hà Nội ngày 4/2/2014
(Kỷ niệm 225 Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, Xuân Kỷ Dậu 1789)
Hoàng An Vĩnh
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 11-2-2014
Nguồn: viet-studies

Copy từ: Ba Sàm



.................

Hậu UPR: Làm thế nào vận dụng cơ chế LHQ để bảo vệ nhân quyền?


Đoan Trang
Cơ chế bảo vệ nhân quyền của LHQ không phải là một hệ thống pháp luật và không có tính ràng buộc với quốc gia nào. Tuy nhiên, vẫn có những cách để những nạn nhân bị vi phạm nhân quyền ở Việt Nam dựa vào quốc tế để bảo vệ quyền của mình và những người khác.
Một ngày trước phiên điều trần UPR của Chính phủ Việt Nam, phái đoàn dân sự độc lập vận động cho nhân quyền Việt Nam đã gặp một quan chức cao cấp của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền. Ông vốn là một luật sư, một chuyên gia về nhân quyền, và rất hiểu về các cơ chế của Liên Hợp Quốc, chẳng hạn UPR (Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát) hay SR (Báo cáo viên Đặc biệt).
Ông đã cung cấp cho các nhà bảo vệ nhân quyền Việt Nam nhiều kiến thức quý giá về hoạt động đấu tranh bảo vệ nhân quyền. Vì lý do ”ngoại giao” với Liên Hợp Quốc (LHQ), ông đề nghị giấu tên để cuộc trò chuyện được thoải mái với những thông tin trung thực nhất có thể.
- Thưa ông, trong chuyến đi này, chúng tôi xác định mục đích chính của mình là nói cho người dân trong nước biết rằng có những cơ chế quốc tế để có thể bảo vệ nhân quyền của mọi người. Việt Nam hiện đã là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ. Chúng tôi được biết ông là một chuyên gia về thủ tục Báo cáo viên Đặc biệt. Ông có thể giải thích – một cách đơn giản nhất – cho những người dân Việt Nam có quan tâm hiểu về thủ tục này và các cơ chế nhân quyền khác của LHQ nói chung và Hội đồng Nhân quyền nói riêng không?
- Một cách cực kỳ vắn tắt thì LHQ có hai cơ chế bảo vệ nhân quyền:
1. Các cơ quan dựa trên Hiến chương LHQ (charter bodies), trong đó có Hội đồng Nhân quyền LHQ với cơ chế Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) và cơ chế Các Thủ tục Đặc biệt (Special Procedures).
2. Các cơ quan được thành lập và hoạt động dựa trên các công ước quốc tế về nhân quyền (treaty bodies). Có 10 cơ quan như vậy, thực hiện chức năng giám sát việc thi hành 10 công ước quốc tế về nhân quyền.
Bây giờ tôi sẽ nói với các bạn về cơ chế Các Thủ tục Đặc biệt, là lĩnh vực của tôi. Tôi sẽ nói về những gì chúng tôi có thể làm được và những gì chúng tôi không làm được. Các bạn biết những điều này để có thể tận dụng cơ chế này bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.
Những gì LHQ có thể làm
* Cơ chế Các Thủ tục Đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền LHQ gồm những hoạt động như: chính thức đến một quốc gia để tìm hiểu về tình hình nhân quyền (country visit); làm nghiên cứu, tham vấn chuyên gia, nâng cao nhận thức về nhân quyền…; và một hoạt động có thể dịch sang tiếng Việt là giao thiệp (communications).
Giao thiệp là việc LHQ gửi thư khiếu nại khẩn cấp (urgent appeal) hoặc thư đề nghị làm rõ (letter of allegation) cho chính phủ của quốc gia vi phạm nhân quyền. Cho nên có một cách dịch communications sang tiếng Việt là ”thủ tục khiếu nại”. Nhưng về bản chất, hoạt động này đúng là giao thiệp ở cấp nhà nước và LHQ, và mang tính ngoại giao rất cao. LHQ cũng chỉ có thể gửi thư trên cơ sở thông tin tố cáo mà họ nhận được từ bên trong quốc gia vi phạm nhân quyền. Tuy nhiên, điểm tốt là mọi cá nhân hay tổ chức đều có thể gửi thông tin tố cáo trực tiếp.
H1Nguồn ảnh: Shutterstock
- Trước hết, nói về những gì chúng tôi có thể làm được, thì đó là giao thiệp, tức là LHQ gửi thư cho chính phủ một nước để yêu cầu làm rõ về một vụ việc vi phạm nhân quyền nào đấy. Như tôi, lĩnh vực của tôi là bảo vệ hệ thống pháp luật độc lập, cho nên khi thấy có một vụ án nào đó mà Việt Nam không đảm bảo hệ thống pháp luật độc lập, tôi sẽ gửi thư cho Chính phủ Việt Nam.
Các bạn biết đấy, để hệ thống pháp luật được độc lập, thì công an-cảnh sát, tòa án, và luật sư phải độc lập. Chỉ cần một trong ba lực lượng bị chính quyền, chính phủ (cơ quan hành pháp) kiểm soát, thì hệ thống pháp luật mất tính độc lập. Khi đó, công dân có thể bị bỏ tù không án, hoặc bị áp đặt những bản án bất công.
Nói chung là như vậy, còn trên thực tế, phải có những vụ việc có dấu hiệu vi phạm cụ thể, LHQ mới có thể thực hiện thủ tục giao thiệp.
Những gì LHQ không làm được
- Ông có thể cho biết những giới hạn của cơ chế bảo vệ nhân quyền của Hội đồng Nhân quyền LHQ, cụ thể là UPR và Các Thủ tục Đặc biệt?
- Với hoạt động country visit, thì người của LHQ chỉ có thể đến một nước khi được chính phủ của nước ấy mời.
Với hoạt động communications, thì các bạn có thể thấy là nó rất lâu. Thêm nữa, LHQ gửi thư trên cơ sở thông tin tố cáo mà chúng tôi nhận được từ bên trong quốc gia vi phạm nhân quyền. Ở văn phòng của tôi, trung bình, mỗi ngày chúng tôi nhận 15 thư tố cáo từ các nơi khác nhau trên thế giới. May là mới 15 chứ chưa phải 50 (cười), nhưng các bạn thấy đấy, rất mất thời gian để có thể xử lý tất cả các vụ việc.
Đơn cử một ví dụ là Qatar. Chúng tôi biết ở Qatar có hàng trăm vụ vi phạm nhân quyền, nhưng chúng tôi cũng đành chịu, không giải quyết được. Đó là chưa kể, nếu tập trung vào xử lý các vấn đề của một nước thôi, chẳng hạn Syria, thì chúng tôi sẽ không thể quan tâm đến phần còn lại của thế giới được nữa.
Và cuối cùng là tính hiệu quả. Nhiều lắm thì cuối cùng, trong mỗi vụ việc, LHQ cũng chỉ ra thông cáo bày tỏ quan ngại. Quốc gia bị cáo buộc vi phạm nhân quyền không có nghĩa vụ phải trả lời. Cơ chế bảo vệ nhân quyền của LHQ không phải là một hệ thống pháp luật và nó không có tính ràng buộc với quốc gia nào cả.
UPR cũng vậy. Nó có vẻ là một cơ chế tốt, có tính khả thi cao đấy, nhưng rất chậm chạp.
- Hội đồng Nhân quyền LHQ thuộc hệ thống các cơ quan dựa trên Hiến chương LHQ (charter bodies). Vậy còn các cơ quan thuộc hệ thống còn lại, dựa trên các công ước quốc tế (treaty bodies) thì sao, có hiệu quả gì hơn không, thưa ông?
- Cũng còn nhiều vấn đề lắm. Trên lý thuyết, ưu điểm là các cơ quan này cũng cho phép cá nhân công dân có thể gửi khiếu nại, tố cáo về vi phạm nhân quyền ở nước mình. Nói cách khác, bất kỳ ai cũng có quyền gửi thư tố cáo Nhà nước mình vi phạm một quyền quy định trong một công ước quốc tế nào đó mà Nhà nước đã ký. Nhưng trên thực tế, hầu như chẳng có khiếu nại cá nhân nào ra LHQ được.
Các quốc gia khiếu nại nhau thì được. Cho nên khi một công dân Việt Nam bị chà đạp nhân quyền và muốn tố cáo ra LHQ, các bạn phải xem có thể nhờ quốc gia nào khiếu nại, phải tìm xem quốc gia nào sẽ sẵn sàng làm việc đó? Các nước châu Á vốn không có truyền thống khiếu nại, tố cáo nước láng giềng của mình vi phạm nhân quyền. Thế nên theo tôi, các bạn có thể tìm kiếm các đối tác phương Tây.
Hướng dẫn cách làm cho người dân Việt Nam
- Hệ thống LHQ phức tạp và vận hành chậm chạp như vậy, thì theo ông, có cách làm nào hiệu quả để bảo vệ quyền con người ở Việt Nam?
- Tôi sẽ nói ngắn gọn thế này: HÃY ĐƯA CÂU CHUYỆN LÊN BÁO CHÍ QUỐC TẾ.
UPR tốt đấy, nhưng lâu lắm. Các Thủ tục Đặc biệt cũng chậm lắm. Hãy đưa những vụ việc vi phạm nhân quyền ra báo chí, truyền thông quốc tế. Hãy viết bài bằng tiếng Anh, hoặc tìm những người viết hộ cho bạn. Những câu chuyện, mất mát và khổ đau, của các cá nhân cụ thể luôn là điểm thu hút người đọc và báo chí.
Sẽ là tuyệt vời nếu các bạn có thể phản ánh tình hình vi phạm nhân quyền ở nước mình lên các cơ quan truyền thông quốc tế lớn, như CNN, New York Times, Washington Post, v.v.
Các bạn hãy hợp tác với các tờ báo lớn, và ĐỪNG QUÊN HỢP TÁC VỚI CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ trong nước và quốc tế.
- Các tổ chức xã hội dân sự đóng vai trò như thế nào, thưa ông?
- Trở lại với cơ chế UPR của Hội đồng Nhân quyền LHQ. Tôi có nói đó có vẻ là một cơ chế tốt, bởi vì với UPR, bạn có thể đến tận diễn đàn của LHQ để phản ánh, khiếu nại, tố cáo tình hình vi phạm nhân quyền ở nước mình, và ra các tuyên bố, các thông cáo, với tư cách tổ chức xã hội dân sự.
Có những tổ chức xã hội dân sự lớn mạnh hơn các tổ chức khác, vì thế họ có ảnh hưởng hơn đối với các chính quyền và với LHQ. Ví dụ, khi Ân xá Quốc tế, HRW (Theo dõi Nhân quyền), hay ICJ (Ủy ban Luật gia Quốc tế) ra thông cáo về một vấn đề nào đó, thì có nhiều khả năng LHQ sẽ hành động hơn và báo chí quốc tế cũng bị thu hút hơn.
Do đó, để tiếng nói của mình được lắng nghe trên trường quốc tế, cách làm khôn ngoan là bạn kết hợp với các tổ chức nhân quyền quốc tế lớn, chẳng hạn để ra tuyên bố chung.
H2Báo cáo chính trong tuyển tập này do VOICE, Dân Làm Báo,  Truyền thông Chúa Cứu thế, Con Đường Việt Nam,  phối hợp với Freedom House thực hiện.
Tạo áp lực quốc tế
- Như vậy, vắn tắt là chúng ta có thể dựa vào truyền thông quốc tế và xã hội dân sự?
- Đúng vậy. Quan hệ – đó là cái tôi muốn nhấn mạnh. Những người đấu tranh cho nhân quyền phải xây dựng và phát triển quan hệ. Nói một cách đơn giản là, bạn có câu chuyện để kể và muốn kể, bạn cần phải có người sẽ giúp bạn khuếch tán câu chuyện đó.
Vậy hãy thiết lập quan hệ với báo chí quốc tế và các tổ chức dân sự quốc tế. Hãy có những người bạn, những đồng minh ở các quốc gia khác. Hãy tiến hành các nghiên cứu chung, làm báo cáo chung, ra tuyên bố chung. Luôn luôn hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự trong nước và quốc tế.
Các bạn cũng đừng quên vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Họ có thể phản ánh sự lo ngại về tình hình nhân quyền ở quê hương Việt Nam của mình lên chính phủ của nước họ đang cư ngụ, và góp phần tác động, hình thành hoặc thay đổi chính sách liên quan.
- Ta lấy một ví dụ cụ thể: Ông Trần Huỳnh Duy Thức, một doanh nhân có tài và yêu nước, đã bị kết án 16 năm tù mặc dù tất cả những gì ông làm chỉ là thể hiện chính kiến một cách ôn hòa. Trong quan hệ với cộng đồng quốc tế, chúng tôi có thể làm gì để thay đổi bản án đó?
- Để bảo vệ quyền con người cho một cá nhân cụ thể là ông Thức, các bạn có thể:
+ Viết bài gửi báo chí quốc tế, làm việc với họ. Hãy kể chuyện.
+ Hợp tác với các tổ chức dân sự.
+ Tìm đến các cơ quan lập pháp (quốc hội) ở những quốc gia mà Việt Nam quan tâm, để lên tiếng về trường hợp ông Thức.
Các bạn cũng biết là quốc hội và các dân biểu không tự nhiên mà ra chính sách. Họ đều phải dựa vào công luận, vào ý kiến của cử tri, của những người đã bầu cho họ. Vậy tốt nhất hãy tìm đến những nơi nào có nhiều cử tri quan tâm đến tình hình Việt Nam.
H3 Hình ảnh Đỗ Thị Minh Hạnh tại một cuộc điều trần  ở Hạ viện Mỹ, 16/1/2014.
- Từ kinh nghiệm cá nhân thì ông thấy chính quyền Việt Nam có sợ áp lực quốc tế không?
- Tôi không muốn dùng từ ”sợ”, tôi muốn dùng từ ”quan tâm”. Họ có thể không sợ, nhưng họ quan tâm đấy (cười). Nói cho chính xác, Nhà nước Việt Nam quan tâm tới những quốc gia mà ở đó, báo chí có ảnh hưởng. Họ hiểu rằng công luận của các quốc gia đó có thể tác động tới chính sách của chính phủ.
Đó là lý do khiến tôi nói với các bạn rằng báo chí quốc tế có vai trò rất quan trọng. Công luận của Mỹ và các nước thuộc khối EU có thể tác động đến chính sách nhà nước. Các bạn cần biết điều đó để tận dụng.
Tôi nghĩ là chính quyền Việt Nam quan tâm đến công luận Mỹ, EU, kể cả hai nước thuộc khối Đông Âu cũ là Ba Lan, Séc. ASEAN cũng có ảnh hưởng đối với Việt Nam, nhưng tác động đến công luận ASEAN thì khó (cười). Riêng Trung Quốc thì Việt Nam rất quan tâm, nhưng tôi không nghĩ công luận hay nhà nước Trung Quốc sẽ bảo vệ nhân quyền của người Việt Nam (cười).
- Qua những gì ông nói, có thể thấy là giới truyền thông, báo chí có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ nhân quyền của người dân Việt Nam, đưa vấn đề ra quốc tế.
- Tôi muốn nhấn mạnh là truyền thông, báo chí thì hiệu quả hơn các thứ khác, còn ”quan trọng” thì tất cả chúng ta đều quan trọng như nhau (cười). Ví dụ, giới luật sư là giới tạo nên khuôn khổ luật pháp – quốc gia và quốc tế.
Các bạn có thể thấy là ngay cả những vụ việc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, dù được phản ánh nhiều trên báo chí, cũng không chắc được giải quyết. Như Syria đó, lên báo suốt, nhưng tình hình vẫn không thay đổi nhiều.
Tuy nhiên, với Việt Nam thì khác. Tôi tin là nếu những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam bị đưa lên báo chí quốc tế, chính quyền Việt Nam sẽ rất bối rối.
- Dù sao, cũng thật bi quan khi thấy có những chính thể miễn nhiễm với dư luận và LHQ, như Bắc Triều Tiên…
Như tôi đã nói, hệ thống LHQ không phải là một hệ thống pháp lý và nó không có tính ràng buộc. Ngay cả nếu một quốc gia vi phạm nhân quyền theo cơ chế của LHQ, thì cũng đâu có sao? LHQ không có công an-cảnh sát, nhà tù để thi hành án. Nhân quyền, vì thế, thực chất là một vấn đề chính trị chứ không phải vấn đề pháp lý. Đôi khi, một chính phủ bị buộc phải mở miệng chẳng phải vì họ sợ LHQ, mà vì họ ngán báo chí quốc tế.
Vậy các bạn phải biết ”làm chính trị” (cười): Tìm sự giúp đỡ từ báo chí, từ những quốc gia, tổ chức hoặc cá nhân, sẵn sàng lên tiếng về Việt Nam và vì nhân quyền người dân Việt Nam.
Nguồn: Phạm Đoan Trang

Copy từ: Ba Sàm



................

Dân Cam Bốt khiếu nại một tổ chức tài chính liên quan đến Hoàng Anh Gia Lai

Thụy My
Theo tin từ tổ chức phi chính phủ Global Witness có trụ sở tại Anh quốc hôm qua 10/02/2014, đại diện 17 cộng đồng bản địa tại tỉnh Ratanakiri, Cam Bốt đã đệ đơn khiếu nại IFC (Tổng công ty Tài chính Quốc tế), định chế trực thuộc Ngân hàng Thế giới vì đã đầu tư vào Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Tập đoàn Việt Nam này từng bị tổ chức Global Witness tố cáo là đã lấy đất canh tác của dân địa phương để trồng cao su, ảnh hưởng đến môi trường và các vấn đề xã hội.

Thông cáo cho biết, đơn khiếu nại được các tổ chức Equitable Cambodia, Cambodian Indigenous Youth Association (CIYA), Indigenous Rights Active Members (IRAM), Highlanders Association and Inclusive Development International (IDI) đứng tên thay mặt cộng đồng bản địa, mô tả việc định chế này đã đầu tư vào các công ty vi phạm luật pháp cũng như chính sách xã hội và môi trường. Những người dân địa phương trong đó có người Jarai, Tampoun, Kachok và Kroeung bị mất đất khiến ảnh hưởng đến sinh kế, tập tục văn hóa và cách sống.
Lá đơn cũng nhắc đến báo cáo « Những ông trùm cao su » của Global Witness, trong đó nói đến những ảnh hưởng đối với dân địa phương ở Lào vì những hoạt động tại ba đồn điền cao su của HAGL.
Theo thông cáo trên, các khu rừng phong phú của Ratanakiri trong những năm gần đây đã bị tàn phá do đất đai được nhượng lại cho các công ty, chủ yếu để trồng cao su. Một trong số các công ty được hưởng lợi là HAGL nhờ sở hữu khoảng 5% diện tích đất đai. Trong số các nhà đầu tư vào HAGL có Dragon Capital, một quỹ đầu tư Việt Nam trong đó một phần vốn do International Finance Corporation (IFC) sở hữu.
RFI Việt ngữ đã đặt câu hỏi với bà Megan McInnes, trưởng bộ phận phụ trách vấn đề đất đai của Global Witness về vấn đề này.


Bà Megan McInnes - Luân Đôn
 
11/02/2014
by Thụy My
 
 
RFI: Kính chào bà Megan McInnes. Thưa bà, Global Witness ủng hộ việc cộng đồng người Cam Bốt ở Ratanakiri khiếu nại IFC, phải chăng vì công ty này đầu tư vào Hoàng Anh Gia Lai - một tập đoàn bị cho là có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội tại Cam Bốt và Lào?
Bà Megan McInnes : Vâng. Global Witness hoàn toàn ủng hộ các cộng đồng bị ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động của Hoàng Anh Gia Lai tại Cam Bốt đã đệ đơn kiện một trong những đơn vị đầu tư vào tập đoàn này là IFC. Các cộng đồng này đã cố gắng tìm công lý đối với việc họ bị mất đất cho HAGL và việc đền bù từ nhiều năm rồi, nhưng không hề có thay đổi. Do đó chúng tôi hiểu rằng họ thất vọng, đành tìm cơ hội ở cấp độ quốc tế.
RFI
 : Tổ chức Global Witness có những bằng chứng về việc IFC thường thiếu minh bạch trong việc đầu tư, đặc biệt là Dragon Capital Group?

Bà Megan McInnes
: Có sự thiếu sót về tính minh bạch trong cách thức mà IFC theo dõi các đầu tư của mình vào Dragon Capital và sau đó đầu tư tài chính vào HAGL hay nói cách khác, các vấn đề liên quan đến các đồn điền cao su của tập đoàn này ở Cam Bốt và Lào đã được xác định trước đó.

Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp duy nhất. Năm 2012, CAO (tức Compliance Advisor Ombudsman, đơn vị thanh tra việc tuân thủ của IFC) đã ra một báo cáo kiểm toán. Báo cáo chỉ trích rất dữ các “trung gian tài chính” trong các khoản đầu tư của IFC, chiếm gần một nửa danh mục và loại cơ cấu đầu tư mà qua đó HAGL đã nhận được vốn, cho thấy IFC không có phương tiện để biết được các tác động môi trường và xã hội của việc sử dụng quỹ này.
RFI
: Bà có nghĩ rằng việc khiếu nại của các cộng đồng trên có thể dẫn đến kết quả là họ lấy lại được đất?

Bà Megan McInnes
: Chúng tôi hy vọng khi nhận được khiếu nại này, IFC sẽ khởi động tiến trình hòa giải, với sự tôn trọng quyền của các cộng đồng bị ảnh hưởng và luật pháp Cam Bốt. Nếu HAGL muốn được coi là một công ty quốc tế có uy tín, thì sẽ phải tham gia và hỗ trợ cho tiến trình này.

RFI xin cám ơn bà Megan McInnes, trưởng bộ phận phụ trách vấn đề đất đai của tổ chức phi chính phủ Global Witness có trụ sở tại Luân Đôn, đã vui lòng nhận trả lời RFI Việt ngữ.


Copy từ: RFI


.................

Sự sống thầy giáo Đinh Đăng Định tính từng ngày

An Nhiên, thông tín viên RFA 2014-02-11
image.jpg
Thầy Đinh Đăng Định tại bệnh viện hôm 17/10/2013.
Hình do gia đình cung cấp


Ông Đinh Đăng Định (sinh năm 1963) là giáo viên trung học, dạy môn Hóa tại trường THPT Lê Quý Đôn, tỉnh Đắk Nông. Ông có nhiều bài viết kêu gọi dân chủ, nhân quyền, đa nguyên – đa đảng cho Việt Nam, đồng thời  ông từng kêu gọi người dân đang sinh sống tại Đắk Nông ký tên phản đối ngừng triển khai dự án bauxite, Tây Nguyên vì những tác hại xấu cho môi trường. Ông bị bắt hồi tháng 10 năm 2011, bị đưa ra xét xử sơ thẩm hồi tháng 8 năm 2012, bị tuyên án 6 năm tù theo điều 88 Bộ Luật hình sự.
Tại các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, ông Định đều kiên quyết không nhận tội và nói: “Tôi không làm gì sai”.
Trong thời gian thụ án, ông Định có triệu chứng bệnh ung thư dạ dày, ông và gia đình đã nhiều lần làm đơn gởi đến cán bộ trại giam để ông được đến bệnh viện điều trị, nhưng phía chính quyền đã cố tình chậm trễ. Hiện ông Định đang bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối do không được phát hiện bệnh và điều trị kịp thời theo đúng chuyên khoa. Bà Nguyễn Thị Dinh hiện chăm sóc ông Định tại bệnh viện Ung Bướu, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh cho biết đang trông chờ kết quả từ Bác sĩ:
Nói chung là người ta cứ nói chờ kết quả của bệnh viện Ung bướu trả lời, gia đình có hỏi nhiều lần rồi và người ta cứ nói là thầy ở giai đoạn ba nên không được về, không được tại ngoại, không được một cái điều gì cả; bao giờ đến giai đoạn bốn thì mới cho tạm đình chỉ về điều trị mà đến bây giờ thì người ta cứ nói là ở đợt ba nên vẫn chưa cho về, bao giờ có kết quả của giai đoạn bốn, mà giai đoạn bốn thì bác sĩ ở đây cũng chưa cho giai đoạn bốn, bác sĩ cứ nói là cũng chưa có quyết định cho giai đoạn bốn, mình cũng chẳng biết làm sao được cả.
Mà hiện tại thì sức khỏe của thầy thì rất là suy sụp vì hơn một tháng nay không ăn được cái gì cả, rất gầy và một ngày nôn không biết bao nhiêu lần.
- Bà Nguyễn Thị Dinh
Mà hiện tại thì sức khỏe của thầy thì rất là suy sụp vì hơn một tháng nay không ăn được cái gì cả, rất gầy và một ngày nôn không biết bao nhiêu lần. Đi tiểu rất là khó, đi tiểu không được, bây giờ người ta phải thông tiểu, đặt ống tiểu qua bộ phận sinh dục xong rồi người ta đưa lên bàng quan để nước tiểu hàng ngày nó chảy ra. Bây giờ hiện tại thì không ói ra máu mà ói ra cái dịch gì mà nước đen với lại xanh.”
Với một chút hy vọng mong manh, bà Dinh nói:
Gia đình rất là muốn là trong thời gian mà thầy bây giờ chỉ tính bằng này bằng giờ thôi, không thể tính bằng tháng bằng năm được vì sức khỏe quá yếu rồi, thì gia đình cũng làm đơn nhiều lắm, gửi đến các cơ quan chức năng trong nước rồi đấy, mà không ai trả lời gia đình một câu gì cả. Bây giờ gia đình không biết là kêu ai được nữa cả, thì gia đình chỉ muốn một lời là gửi đến tất cả các anh em ở trong và ngoài nước, cũng như là đồng bào trong nước và ngoài nước, các tổ chức xã hội nước ngoài, các tổ chức về quyền nhân đạo của con người thì làm sao mà tác động đến cơ quan chức năng của Việt Nam để cho thầy đi ra trong những ngày cuối đời này, bởi vì sức khỏe là quá trầm trọng rồi, để được về với gia đình ngày nào thì sống được với gia đình ngày đó, Sống ở ngoài những ngày cuối đời thôi chứ nếu để thầy có đi thì vẫn là trong tù tội, trong trại giam thế này. Thì gia đình cũng cầu mong là được ra ngoài, có chết thì chết trong tình thương yêu của gia đình, của cộng đồng xã hội cũng giống như mọi người, không phải tù tội nữa.”
An ninh theo dõi 24/24
Cho dù ông Định đang bệnh nặng chỉ được điều trị bằng truyền nước biển và dung dịch nhưng phía công an vẫn cho an ninh trực ngày lẫn đêm và đặt cả máy quay phim xung quanh nơi ông Định đang điều trị.  Bà Dinh nói:
Chính quyền công an vẫn tiếp tục canh gác, họ cứ đưa bốn người lên để canh gác 24/24, và cả camera quay cả ngày trong phòng bệnh viện, trong cái giường nằm của thầy giáo. Về phía công an thì bây giờ thầy giáo cũng nguy kịch quá rồi cho nên là về phiá anh em bà con ruột thịt đến thì người ta cũng hỏi giấy tờ, thì gia đình nói người này người kia đến, quan hệ như thế nào, thì người ta biết và người ta hỏi chứng minh, đưa chứng minh ra thì người ta cầm chứng minh và người ta ghi vào sổ của người ta và người ta đặt camera quay, anh em ruột thịt người ta vẫn cho gặp. Còn bạn bè thì người ta không cho vào, ví dụ như bạn bè đến người ta hỏi "người này là ai?" bảo là bạn bè thì người ta không cho gặp, người ta đuổi ra.”
Gia đình cũng cầu mong là được ra ngoài, có chết thì chết trong tình thương yêu của gia đình, của cộng đồng xã hội cũng giống như mọi người, không phải tù tội nữa.
- Bà Nguyễn Thị Dinh
Bà tiếp tục chia sẻ cho biết muốn chụp một tấm hình trước khi ông Định qua đời nhưng phía công an vẫn không cho:
Gia đình xin chụp hình, bảo là tình hình cũng yếu lắm rồi, muốn xin chụp một tấm hình làm kỷ niệm rồi nếu  như mà không may thầy có chết đi thì cón có lại tấm hình để làm kỷ niệm nhưng mà người ta cũng không cho, người ta bảo là không được, người ta canh giữ 24/24 mà camera đặt suốt ngày nên không thể chụp được.
Theo lời Bà Dinh về chi phí bệnh viện, gia đình phải tự lo, ông Định nằm chung một phòng có bốn bệnh nhân, một ngày gia đình phải trả hai trăm năm mươi nghìn đồng cho tiền phòng tính riêng.
Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi để cập nhật tin tức về thầy giáo, tù nhân lương tâm Đinh Đăng Định đến quý vị.

Copy từ: RFA


...................