CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

Tổng quan kinh tế tháng khởi đầu


Ổn định kinh tế vĩ mô năm 2013 vẫn là vấn đề lớn nhất, khó nhất...

Tổng quan kinh tế tháng khởi đầu
Tốc độ tăng một số chỉ tiêu kinh tế - Nguồn: Tổng cục Thống kê. m

Mục tiêu kép của năm 2013 là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp hơn, tăng trưởng kinh tế cao hơn,... đòi hỏi phải được thực hiện quyết liệt ngay từ tháng khởi đầu. Việc cập nhật tiến độ, phân tích và dự báo vì thế là rất cần thiết.

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng của tháng 1 năm nay so với cùng kỳ năm trước về một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu như biểu đồ trên.

Tuy chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1/2013 so với cùng kỳ tăng khá cao, nhưng nếu loại trừ yếu tố thời gian nghỉ Tết Nguyên đán (năm trước rơi trọn vẹn vào tháng 1, còn năm nay lại rơi trọn vẹn vào tháng 2), thì công nghiệp vẫn tăng thấp.

Các yếu tố của tăng trưởng cũng chưa có sự cải thiện nhiều. Mặc dù thực hiện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng, nhưng việc triển khai kế hoạch đầu tư từ nguồn ngân sách vẫn còn chậm tuy tăng 17,9% so với cùng kỳ nhưng mới đạt 6,5% kế hoạch cả năm, trong đó trung ương bằng 5,3% và tăng 1,1%, địa phương tuy tăng cao 22,9% nhưng cũng mới đạt 6,9% kế hoạch năm.

Chỉ số tồn kho công nghiệp 1/1/2013 so với cùng thời điểm năm trước tăng 21,5%, trong đó một số ngành còn tăng cao hơn. Tỷ lệ giữa giá trị tồn kho của công nghiệp chế biến so với giá trị sản xuất năm 2012 ở mức 6,9%, tuy chưa vượt mốc 8%, nhưng vẫn là cao.

Tồn kho trên thị trường bất động sản vẫn cao; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, tuy tính theo giá thực tế tăng 8,1%, nhưng nếu loại trừ yếu tố tăng giá tiêu dùng tháng 1 năm nay so với tháng 1 năm trước (7,07%), thì chỉ tăng chưa đến 1% - đó là tốc độ tăng rất thấp, ngoài yếu tố Tết Nguyên đán, còn có yếu tố tiêu dùng vẫn còn bị “co lại”, bởi lương, thưởng của nhiều đơn vị giảm so với tốc độ tăng giá, bởi tâm lý “tích cốc phòng cơ”, tâm lý không lao vào chi tiêu bằng mọi giá, nếu giá cao thì giảm lượng mua...

Đây là cảnh báo cần thiết về tăng trưởng công nghiệp nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung.

Lạm phát năm 2012 đã được kiềm chế, vừa thấp hơn năm trước, vừa thấp hơn mục tiêu đề ra và mục tiêu trong năm 2013 đề ra là thấp hơn năm 2012 (CPI tăng 6,5%). Tháng 1 tăng 1,25%, đã chiếm 19,2% mục tiêu cả năm (cao hơn tỷ lệ 14,7% của năm ngoái).

Trong 11 tháng còn lại chỉ còn được tăng thấp hơn năm ngoái (không quá 5,5%, bình quân 1 tháng tăng chưa tới 0,5%, trong khi năm ngoái các con số tương ứng là gần 5,8% và gần 0,51%).

Nhiệm vụ càng trở nên khó khăn, khi năm nay định hướng tăng trưởng tín dụng cao hơn năm ngoái (12% so với 6,81%); khi việc giải quyết các vấn đề nợ xấu, tồn kho, thị trường bất động sản phải làm riết róng hơn; khi mục tiêu tái cơ cấu kinh tế, thực hiện 3 đột phá chiến lược phải làm mạnh hơn, vì năm 2013 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm và có thể diễn ra Hội nghị giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng.

Việc CPI tăng cao hơn cùng kỳ của tháng 1 năm nay đặt ra nhiều vấn đề. Phải kiên định và nhất quán với mục tiêu kiềm chế lạm phát và việc thực hiện mục tiêu này được dự báo là rất khó khăn.

Cần cẩn trọng với liều lượng nới lỏng chính sách tài khóa, tiền tệ. Cần cẩn trọng trong việc điều hành tỷ giá, dù linh hoạt nhưng phải giữ ổn định để tránh “nhập khẩu lạm phát” và “khuếch đại lạm phát” ở trong nước. Cần cẩn trọng hơn trong việc thực hiện lộ trình giá thị trường về liều lượng, về thời điểm và phải có sự kết hợp chặt chẽ hơn để tránh lặp lại hiện tượng tăng dồn dập với liều lượng cao vào tháng 8, tháng 9 năm ngoái hoặc tăng vào tháng cận Tết như tháng 1 năm nay.

Điều hoà cung – cầu hàng hoá, nhất là thực phẩm. Làm tốt công tác thông tin, phân tích, dự báo,... về giá thế giới, về cung- cầu hàng hoá, về cân đối tiền- hàng. Điều đáng mừng là tháng 1 giá vàng giảm 1,73% và giá USD tiếp tục giảm nhẹ 0,08% (nếu so với tháng 1 năm trước còn giảm nhiều hơn (giảm 1,09%)).

Kinh tế vĩ mô tiếp tục được ổn định. Sự ổn định này được biểu hiện trên một số mặt. Rõ nhất là trong quan hệ buôn bán với nước ngoài, năm 2012 đã xuất siêu cao hơn số ước tính trước đây (780 triệu USD so với 284 triệu USD) và tháng 1 năm 2013 tiếp tục xuất siêu (ước đạt 200 triệu USD), trong khi theo kế hoạch cả năm thì nhập siêu khoảng 10 tỷ USD, bằng 8% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Xuất siêu do xuất khẩu tiếp tục tăng khá so với cùng kỳ (43,2%), trong khi nhập khẩu tăng thấp hơn (42,3%). Xuất khẩu tăng cao do một số mặt hàng có kim ngạch tăng khá, như gạo tăng 108,5% về lượng và 76,4% về kim ngạch; cà phê tăng cao, về lượng và 68,8% về kim ngạch; hạt điều tăng 47% về lượng và 17,9% về kim ngạch; chè tăng 10,2% về lượng và tăng 16,4% về kim ngạch; hạt tiêu tăng 54,2% về lượng và tăng 65,1% về kim ngạch; cao su tuy giảm 5% về kim ngạch, nhưng tăng 8,8% về lượng. Thuỷ sản tăng 3,5%. Gỗ và sản phẩm gỗ tăng 50,3%.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tháng 1 năm nay so với cùng kỳ năm trước tăng cả về lượng vốn đăng ký (tính đến 20/1 đạt 281,5 triệu USD, tăng 74%, trong đó vốn đăng ký của các dự án mới là 257,1 triệu USD, tăng 293,6%), cả về lượng vốn thực hiện (420 triệu USD, tăng 5%).

Lượng kiều hối chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng thường tăng cao vào dịp trước Tết cổ truyền dân tộc.

Nhờ vậy, Ngân hàng Nhà nước đã tiếp tục mua được một lượng ngoại tệ khá, trong khi tỷ giá giảm. Tuy nhiên, việc ổn định kinh tế vĩ mô như trên mới chỉ là bước đầu, năm 2013 có thể còn gặp khó khăn hơn, khi kế hoạch cả năm nhập siêu trở lại với quy mô lớn, việc điều hành tỷ giá theo chủ trương của Chính phủ là linh hoạt hơn (với hàm ý năm trước đã cố định tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng trong thời gian khá dài, giá USD cả năm đã bị giảm 0,96%).

Đặc biệt viêc cân đối ngân sách vẫn còn rất khó khăn, khi phải tiếp tục cắt, giảm, hoãn một số khoản thu, trong khi một số khoản chi lại tăng lên để khắc phục điểm nghẽn, để thực hiện yêu cầu đẩy mạnh công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế, thực hiện 3 đột phá chiến lược.

Tỷ lệ thực hiện so với dự toán của tổng thu ngân sách tháng 1 đạt thấp và của tổng chi ngân sách lại cao hơn của tổng thu (3,5% so với 3,1%). Ổn định kinh tế vĩ mô năm 2013 vẫn là vấn đề lớn nhất, khó nhất. 
 
 
 

Copy từ: VnEconomy

Việt Nam có định ngăn chặn kế hoạch phát triển “Tam Sa” của bành trướng Trung Quốc ?


Tờ Nhân dân nhật báo của Trung Quốc hôm nay 28-1-2013 ngang nhiên đăng bài “Thành phố trẻ Tam Sa bận rộn chuẩn bị cho du lịch”.
Theo đó, trong phiên họp Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Nam hôm Chủ nhật, Xiao Jie, “thị trưởng” của cái gọi là thành phố Tam Sa đã tuyên bố trong vòng một năm sẽ kết thúc giai đoạn đầu tiên xây dựng các cảng mới của đảo Phú Lâm của Việt Nam, một nhà máy khử muối nước biển có công suất 1.000 mét khối nước biển một ngày, một nhà máy xử lý nước thải và một hệ thống thu gom và vận chuyển rác thải. Một con tàu vận chuyển mới có tên gọi là Tam Sa 1, dài 120m, rộng 20m, trọng lượng 8.100 tấn sẽ được hoàn thành đầu năm 2014 để giúp vận chuyển các vật liệu cần thiết ra các đảo.
Vào tháng 9-2012, cái gọi là chính quyền thành phố Tam Sa công bố rằng 28 dự án cơ sở hạ tầng đầu tiên tại đây trị giá 3,81 tỉ USD.
Xiao cho biết y và các “quan chức” khác đang cố gắng để được chính quyền trung ương hỗ trợ về chính sách và tài chính. Bọn chúng đang bận rộn lập kế hoạch phát triển và kế hoạch bảo vệ môi trường cho Tam Sa.
Tỉnh Hải Nam sẽ tiếp tục “phát triển kinh tế biển” ở Biển Đông bên cạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho “thành phố Tam Sa”. Một đội tàu đánh cá Biển Đông sẽ được thành lập với 200 tàu thuyền đánh bắt cá trong vùng biển xung quanh “thành phố Tam Sa”.
Một nhân vật khác là Lu Zhiyuan, giám đốc du lịch tỉnh Hải Nam khẳng định rằng “du lịch ở Tam Sa là rất quan trọng đối với việc tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Chúng tôi đang bận rộn để mở du lịch trong Tam Sa, và các tour du lịch sẽ là lựa chọn chính. Các tuyến hành trình đã được vạch ra”.
Ngoài du lịch, cái gọi là “thành phố Tam Sa” cũng đã có kế hoạch phát triển các ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt để điều khiển nền kinh tế
Để kết thúc, bài báo của Nhân dân nhật báo đã hết sức láo xược khi tuyên bố rằng: “Tam Sa được thành lập vào cuối tháng bảy để quản lý hơn 200 đảo nhỏ, bãi cát và rạn san hô ở quần đảo Hoàng Sa, trung Sa và Trường Sa, và 2.000.000 km vuông biển xung quanh”.
Rõ ràng là không chỉ dùng lời nói, bọn bành trướng đã và đang dùng đủ mọi cách cực kỳ nham hiểm, thâm độc và cũng hết sức trắng trợn nhằm tiến tới nuốt trọn Biển Đông cùng với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Từ việc xây dựng xong cái gọi là "thành phố Tam Sa" đến việc bọn bành trướng chiếm trọn Biển Đông chỉ là gang tấc. Ấy thế nhưng thật lạ lùng, chưa bao giờ nghe ai nói về việc ngăn chặn Bắc Kinh "xây dựng và phát triển thành phố Tam Sa".
Ngoài thuật ngữ nhàm chán đến mức nguy hiểm là dùng “biện pháp hòa bình”, có cách nào để ngăn bước tiến của bầy quỉ dữ bành trướng, trước hết là làm phá sản kế hoạch “phát triển thành phố Tam Sa” của bọn chúng hay không?
Lần này, chẳng biết người phát ngôn có bước ra: “Phản đối, phản đối, phản đối!”, để rồi cuối cùng mọi thứ lại rơi vào im lặng hay không?
Chịu. Và chẳng dám hy vọng.

Copy từ: Bauxite Việt Nam



Vì sao thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không bị mất chức?


Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trước Quốc hội, 22/10/2012
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trước Quốc hội, 22/10/2012
REUTERS

RFI
Chế độ độc đảng lãnh đạo và tính chất “cùng hội cùng thuyền” đã giúp ông Nguyễn Tấn Dũng giữ được chiếc ghế thủ tướng. Có thể tóm tắt như vậy các nhận định của giáo sư Carlyle A. Thayer, để trả lời cho câu hỏi nêu trên.

Hội nghị Trung ương 6 của đảng Cộng sản Việt Nam, sau 15 ngày họp kín, bế mạc ngày 15/10 vừa qua, và Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định không kỷ luật Bộ Chính Trị và “một đồng chí trong Bộ Chính trị”.
Đồng chí” này hay như lời chủ tịch nước Trương Tấn Sang “đồng chí X”, không ai khác chính là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho dù ông đã phạm nhiều sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý, để cho nạn tham nhũng hoành hành. Phát biểu trước Quốc hội Việt Nam ngày 22/10/2012, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã thừa nhận trách nhiệm của mình đối với những sai lầm, khuyết điểm này.
Thế nhưng, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không bị mất chức. Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng giải thích là Ban Chấp hành Trung ương đã “cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá”.

Giới quan sát có những lý giải khác nhau.

Ngày 19/10 vừa qua, giáo sư Carlyle A. Thayer, chuyên gia về Việt Nam, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, đưa ra một số nhận định. Theo ông, một số nhà phân tích đã ngạc nhiên là ông Nguyễn Tấn Dũng không bị cách chức thủ tướng. Họ đã nhầm lẫn vai trò thủ tướng trong chính thể dân chủ tự do với vai trò thủ tướng trong chế độ độc đảng lãnh đạo.
Ông Nguyễn Tấn Dũng vừa là thủ tướng vừa là “một đồng chí ủy viên Bộ Chính trị”. Ông có trách nhiệm cá nhân đối với các thành viên chính phủ và những tổ chức dưới quyền của ông. Nhưng ông cũng là ủy viên Bộ Chính trị, một định chế ra quyết định tập thể. Các phương tiện truyền thông chỉ tập trung chú ý đến vai trò thủ tướng của ông và không chú ý tới vị trí đầy ảnh hưởng của ông, người đứng thứ tư trong Bộ Chính trị.
Sau khi điểm lại những sai lầm, thất bại của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, câu hỏi đặt ra là tại sao ông lại không bị cách chức trong Hội nghị Trung ương 6 vừa qua ? Theo giáo sư C. Thayer, câu trả lời liên quan đến thực tế phe phái chính trị trong đảng Cộng sản Việt Nam. Nhìn trong tổng thế, Ban Chấp hành Trung ương bao gồm 4 nhóm khác nhau : Các ủy viên làm việc trong Đảng ở cấp Trung ương (19%), các ủy viên làm việc trong bộ máy Nhà nước ở cấp Trung ương (23,5%), các ủy viên làm việc ở cấp tỉnh hoặc địa phương (47%) và các ủy viên thuộc quân đội (10,5%). Mỗi nhóm này có lợi ích riêng của mình. Cho dù trong mỗi nhóm không có sự đồng nhất về chính trị, nhưng rõ ràng là ông Nguyễn Tấn Dũng đã có đủ sự ủng hộ ở cấp Nhà nước và tỉnh, địa phương để làm thất bại mọi ý đồ kỷ luật ông.
Giáo sư C.Thayer nhấn mạnh: Ông Nguyễn Tấn Dũng không chỉ là thủ tướng, ông còn là một “đồng chí ủy viên Bộ Chính trị”. Tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế đã làm cho văn phòng thủ tướng ngày càng có nhiều quyền lực, vượt lên trên cả Đảng. Điều này dẫn đến sự hình thành một mạng lưới bè phái, thân hữu, được hưởng các thành quả của sự phát triển kinh tế cũng như sự buông thả trong việc giám sát các chính sách của ông Nguyễn Tấn Dũng. Thế nhưng, “các đồng chí khác trong Bộ Chính trị” cũng được hưởng như vậy. Rõ ràng là họ, gia đình họ và những mạng lưới thân hữu của họ đều hưởng lợi từ mô hình phát triển “kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Do vậy, giáo sư C.Thayer cho rằng, mặc dù có những sai lầm, khuyết điểm, ông Dũng không bị mất chức hoặc buộc phải từ chức, bởi vì điều này sẽ gây ra những bất ổn chính trị trong một nước Việt Nam độc đảng lãnh đạo.
Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng phải từ bỏ chức thủ tướng và ủy viên Bộ Chính trị, thì điều gì sẽ xẩy ra đối với các nhóm ủng hộ ông ở cấp Trung ương Đảng, Nhà nước và các chính quyền địa phương ?
Mặt khác, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định tái lập ban Kinh tế Trung ương cho phép Đảng có thể nắm bắt, theo dõi những dữ liệu kinh tế vĩ mô và xây dựng chính sách kinh tế trong tương lai.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuy tránh được áp lực buộc ông từ chức, nhưng từ nay sẽ không thể tự do hành động. Ban Chấp hành Trung ương đã đề ra một lịch trình cải cách mà ông Dũng và Bộ Chính trị phải thực hiện. Đặc quyền của ông Dũng sẽ bị giảm bớt.
Ban Chấp hành Trung ương đã giao trách nhiệm cho Bộ Chính trị giải quyết vấn đề ổn định kinh tế xã hội, tiến hành cải cách các doanh nghiệp Nhà nước, lĩnh vực ngân hàng cũng như lựa chọn ban lãnh đạo tương lai trong Đại hội Đảng toàn quốc lần tới. Nói một cách khác, thủ tướng Dũng sẽ được chỉ đạo để nỗ lực giải quyết những vấn đề này. Quyền lực của ông sẽ bị hạn chế trong quá trình thực hiện chương trình cải cách.
Ban Chấp hành Trung ương sẽ xem xét, đánh giá về chương trình cải cách. Nếu mọi việc diễn ra bình thường, Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương giữa kỳ sẽ diễn ra vào dịp Tết Nguyên Đán 2013 (từ 9 đến 12/02/2013). Ông Nguyễn Tấn Dũng có thể không bị nêu tên, nhưng ông nằm trong tầm ngắm của những người muốn gạt bỏ những lãng phí kinh tế, một sản phẩm phụ của quá trình tăng trưởng kinh tế cao. Thủ tướng Dũng sẽ chịu áp lực từ nay cho đến khi có Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương, để chứng minh là có những tiến bộ trong việc cải cách các doanh nghiệp Nhà nước, cải cách lĩnh vực ngân hàng, chấm dứt ảnh hưởng của gia đình và các mạng lưới thân hữu, bè phái, vốn tung hoành ngang dọc cho đến nay.
Sau Hội nghị Trung ương 6, không một phe phái nào giành thắng lợi rõ rệt. Các đấu đá chính trị có thể còn tiếp tục vì mỗi phe đều tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình trong quá trình thực hiện cải cách. 2013 là năm giữa hai kỳ Đại hội toàn quốc (Đại hội 11 và 12). Bộ Chính trị sẽ lập nhiều tiểu ban soạn thảo các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và bắt đầu lựa chọn nhân sự cho các cơ quan lãnh đạo cao cấp của Đảng. Đấy sẽ là dịp các phe phái và những lãnh đạo tương lai của Đảng lại đấu đá, tác động đến chính sách và tranh giành ghế trong các cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng.



Copy từ: RFI

Vòng vo làm g!. Nói trắng ra là chưa có nhân quyền!

 DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992
Còn bất cập trong quy định về quyền công dân
Nếu coi việc tách bạch quyền con người - quyền công dân là nét tiến bộ của dự thảo HP sửa đổi thì cách thức bảo đảm thực thi trên thực tế các quyền cơ bản ấy vẫn còn nguyên những hạn chế của bản HP hiện hành.

. Phóng viên: Thực tế cho thấy ở VN chưa bao giờ một điều khoản trong Hiến pháp (HP) được viện dẫn trực tiếp. Tại sao vậy, thưa ông?
+ PGS-TS Nguyễn Như Phát, thành viên Ban Biên tập Dự thảo sửa đổi HP 1992: Cho đến nay nhận thức mới nhất đạt được là coi HP trước hết là một đạo luật và có hiệu lực trực tiếp. Hiểu biết ấy được thống nhất đầu tiên về mặt lý luận. Tại sao có hiệu lực trực tiếp? Vì đó là văn bản pháp luật (có giá trị tối cao), với điều cuối cùng bao giờ cũng là quy định về hiệu lực của HP.
Tuy nhiên, xuất phát từ tính trừu tượng (tối cao) của quy phạm HP và do một lối tư duy truyền thống không khoa học trong áp dụng HP và pháp luật, đã làm HP mất đi hiệu lực trực tiếp trên thực tế. Một cách không minh định, chúng ta đang có một lối suy nghĩ và xử sự là: Muốn thực hiện HP phải có luật cụ thể hóa; thực hiện luật phải có nghị định; thực hiện nghị định phải có thông tư… Và vì thế, khi chưa có “văn bản hướng dẫn” pháp luật vẫn có thể coi là “chỉ trên công báo”. HP của ta do vậy mất đi hiệu lực trực tiếp. Đây cũng là thực tế của HP các nước XHCN từ trước đến nay.
Vì vậy đang có những đề xuất về một điều khoản tuyên bố: HP này được áp dụng trực tiếp trên toàn lãnh thổ VN.
Điều tối kỵ
. Quan điểm ấy chi phối thế nào tới việc giới hạn và phạm vi thực hiện các quyền con người, quyền công dân trong dự thảo?
+ Đây là vấn đề được bàn thảo sôi nổi và cũng nóng bỏng nhất trong giới chuyên gia, học thuật.
Chúng tôi thống nhất rằng việc chưa có đạo luật cụ thể hóa một điều khoản nào đó trong HP hoàn toàn không làm mất hiệu lực áp dụng trực tiếp của quy phạm HP. Việc ban hành đạo luật cụ thể hóa HP là nghĩa vụ, trách nhiệm của Nhà nước chứ không phải của người dân. Và mục đích của luật là để đảm bảo thực thi trên thực tế các quyền cơ bản ấy chứ không được nhằm hạn chế, tước bỏ.
Các bản HP vừa qua quy định rất nhiều về các quyền của công dân nhưng đều gắn đuôi “theo quy định của pháp luật”. Trong ảnh: Làm thủ tục cư trú tại Công an quận Tân Bình. Ảnh: HTD
Các bản HP vừa qua quy định rất nhiều về các quyền của công dân nhưng đều gắn đuôi “theo quy định của pháp luật”. Mà theo các luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì đất nước này có biết bao nhiêu văn bản pháp luật, biết bao nhiêu chủ thể có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Như thế, một văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cũng có thể vô hiệu hóa HP. Quy định cái đuôi ấy trong các điều khoản HP là vừa làm mất giá trị tối cao của HP, vừa làm mất hiệu lực của HP. Điều này là tối kỵ trong chủ nghĩa hợp hiến.
Vì vậy, Ban Biên tập chúng tôi cho rằng mọi sự hạn chế quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong HP chỉ có thể thực hiện bằng quy phạm luật, tức phải do QH quyết định.
Chỉ nên giới hạn quyền bằng luật
. Ban Biên tập đồng thuận cao như vậy nhưng tại sao trong dự thảo, rất nhiều quyền công dân quan trọng như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, lập hội, biểu tình lại bị gắn đuôi “theo pháp luật”? Chưa kể việc bóc mở, kiểm soát thư tín - trong dự thảo trình QH (tháng 10-2012) có đuôi là “do luật quy định” thì đến dự thảo mới nhất này lại mở rộng ra, thành “do pháp luật quy định”?
+ Cá nhân tôi cho rằng đấy là bước lùi giữa các dự thảo. Còn so với HP hiện hành, không lùi nhưng cũng chưa có gì tiến bộ.
Ở nhiều phía khác nhau, các báo cáo tổng kết thực hiện HP 1992 đều đề cập tới vấn đề này, theo hướng HP sửa đổi chỉ nên giới hạn quyền bằng luật. Tới bước thảo luận trong Ban Biên tập, giới học thuật, luật học và hoạt động xã hội chúng tôi cũng đồng tình, đề nghị tôn trọng, bảo đảm ở mức cao nhất các quyền con người, quyền cơ bản của công dân đã được hiến định. Nhưng những người khác, tiếng nói có sức nặng thì lại chưa muốn thu hẹp các hình thức giới hạn quyền.
Cũng có thể do năng lực lập pháp của ta có gì đó hạn chế chăng, hoặc vẫn chưa thoát được quán tính lâu nay là những vấn đề khó, nhạy cảm thì thay vì đưa ra QH bàn, lại để văn bản dưới luật quy định... Thôi thì để nghe xem đóng góp của dân thế nào.
. Dù là giới hạn quyền bằng “pháp luật” hay “luật” thì cũng phải đặt ra những nguyên tắc nào đó cho các văn bản đó chứ?
+ Đúng. HP của ta lâu nay dù đã quy định về các quyền cơ bản nhưng lại thiếu quy định về những nguyên tắc hạn chế quyền, cũng như cách thức và phạm vi hạn chế quyền. Và nhược điểm này được khắc phục bằng bổ sung một nội dung tại khoản 2 Điều 15 dự thảo: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng”. Tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu nói rõ trong đó là “chỉ có thể bị giới hạn bằng luật trong trường hợp…”.
Ngoài ra, chúng tôi có bàn với nhau nên đưa vào HP điều khoản về nguyên tắc định hướng với các luật quy định cụ thể về quyền cơ bản. Chẳng hạn, các luật đó chỉ được mang các quy phạm về hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện quyền. Nếu có điều khoản về hạn chế, ngăn cản thì phải nêu rõ lý do, nguyên nhân, thời gian hạn chế. Các trình tự, thủ tục đưa ra không được theo hướng triệt tiêu, phủ nhận quyền.
Đặc biệt, các luật đó phải trải qua thủ tục đặc biệt để kiểm soát về tính hợp hiến. Tính hợp hiến phải được đánh giá, đối chiếu với lời văn HP và nhất là tinh thần HP. Tinh thần HP ở đâu ra và ai khẳng định, phân tích - đây phải được coi là mục đích hình thành cơ quan bảo hiến.
Tuy nhiên, những đề xuất ấy chưa hiện diện trong dự thảo.
. Xin cảm ơn ông.
Quyền con người ít bị giới hạn hơn
Nhân quyền là thành quả đấu tranh của nhân loại, có giá trị phổ quát. Quyền con người là thiêng liêng, cao cả, mang tính phổ quát như vậy nên trong thế giới hiện đại này, mọi quốc gia đều thừa nhận và tuân thủ các quyền đó, thể hiện qua các công ước về nhân quyền mà VN ta đã tham gia, ký kết.
Ngoài ra, có thể coi nhóm những quyền mà dự thảo HP sửa đổi có tiền tố “mọi người” là những quyền tuyệt đối. Nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm thực hiện chứ về nguyên tắc, không có quyền hạn chế. Tất nhiên, trong hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia, tính “tuyệt đối” của mỗi quyền cũng chưa trở thành hiện thực. Chẳng hạn nếu thừa nhận quyền sống thì nó vẫn bị giới hạn ở nước ta bởi VN vẫn duy trì hình phạt tử hình.
PGS-TS NGUYỄN NHƯ PHÁT
NGHĨA NHÂN thực hiện



Copy từ: Pháp Luật

Các quan có giật mình không?

Nguyễn Quang Lập
Bài Để không giật mình của báo Thanh niên (tại đây) được bạn đọc hết sức hoan nghênh, nhiều trang mạng đã đăng lại, chuyện này ai cũng biết nhưng báo lề đảng lần đầu tiên nói ra, đặt vấn đề rất nghiêm túc: “Sau một bài viết về Hoàng Sa mới đăng tải trên Thanh Niên gần đây, chúng tôi đã một phen giật mình khi trong các phản hồi gửi về tòa soạn, không ít độc giả thổ lộ rằng bây giờ họ mới biết Hoàng Sa đã bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm từ gần 40 năm trước. Có bạn sinh viên cho biết mãi đến khi vào đại học thì mới biết được điều này.”
Anh Ba Sàm bình luận (tại đây):
“Quanh những hiện tượng đáng lo ngại này, và rất nhiều biểu hiện tương tự, chúng ta không thể không đặt nghi vấn về một âm mưu thâm hiểm, trên quy mô rất lớn của những kẻ cam tâm bán nước. Chúng sử dụng mọi phương cách luôn được che đậy dưới mỹ từ “hòa bình”, “ổn định” … để đe nẹt, dọa dẫm, trừng phạt những người dân yêu nước, cơ quan báo chí, đoàn thể, cán bộ đảng viên… nếu như họ vượt qua “lằn ranh” được chúng đặt ra mơ hồ trong đấu tranh cho chủ quyền biển đảo. Sau lưng họ – những người dám tranh đấu – là những kẻ dốt nát, lười biếng, xu thời, bọn nội xâm tham nhũng, chọn cách sống tròn vo, không thèm quan tâm tới chuyện chủ quyền bị xâm phạm, chúng luôn lăm le kiếm cớ hãm hại đồng nghiệp để kiếm lợi.
Vài ví dụ mà báo Thanh niên nêu ở trên là một trong những biểu hiện tê liệt do phải sống trong một môi trường đầy sợ hãi lâu ngày, nó đã tác động tới cả thế hệ trẻ, không chỉ đơn giản là “không biết”, “hiểu sai”, mà nguy hiểm hơn là họ sẽ học cha anh, trở thành những kẻ xu thời, chọn lối sống an toàn, bất chấp tất cả.”
Mình thì nghĩ thế này:
Vấn đề “giật mình” mà báo TN đặt ra cũng chỉ chúng ta giật mình với nhau thôi, các quan không giật mình đâu. Vì sao à? Thì đây, hãy nghe một facebooker trên Blog Phương Bích (tại đây):
“Giật mình à?
Đúng rồi, nhắc đến Hoàng Sa, Trường Sa là cấm đoán, bỏ tù, sách nhiễu;
In áo có chữ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam thì bị bắt bỏ tù;
Viết chữ HS- TS- VN thì bị đuổi học, bắt bớ;
Sinh viên đi biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn trên biển Đông, cắt cáp tàu thăm dò dầu khí thì bị đe dọa đuổi học, ra lệnh cho hiệu trưởng gây sức ép với sinh viên;
Chiếu phim “Hoàng Sa: Nỗi đau mất mát” thì bị cấm đoán;
Đi đá bóng mà hô “Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam” thì ép chủ sân không cho thuê sân đá;
Mời chuyên gia đến nói chuyện về biển đảo thì bị cắt điện, đe dọa;
Tuyên truyền cho lính hải quân rằng “Hoàng Sa đã được giao cho bạn quản lý hộ, bà con ngư dân cứ ra đó đánh bắt thì bị họ bắt là đúng rồi, còn kêu ca gì”…
Tất cả lời than phiền trên chứng tỏ các quan không giật mình, nếu có giật mình thì giật mình vì sao báo lề đảng dám đặt vấn đề giật mình ra cho dân chúng biết – Chết chết chết, khéo không chóp bu Trung Nam Hải biết, người ta lại giận thì bỏ mẹ!
Tối nay ăn tết với báo Thanh Niên, một người nói mình phải đoàn kết với Philippines, kiện thằng TQ cho nó trắng mắt ra, đừng để nó bẻ đũa từng chiếc. Mấy người cười to, nói ông này sao lạc hậu thế, đũa Việt Nam đã gãy từ tám hoánh rồi ông ơi!
Có ai giật mình chuyện này không?
Hu hu…
N. Q. L


Copy từ:  Quê Choa


Hạ viện Mỹ ủng hộ Manila trong vụ kiện Trung Quốc trước tòa án quốc tế về Biển Đông


Ngoại trưởng Philippines Albert F. del Rosario (trái) trao đổi với dân biểu Ed Royce, chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ viện, Washington DC, 15/01/2013.
Ngoại trưởng Philippines Albert F. del Rosario (trái) trao đổi với dân biểu Ed Royce, chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ viện, Washington DC, 15/01/2013.
DR

Trọng Nghĩa
Một phái đoàn Hạ viện Hoa Kỳ ghé thăm Manila vào hôm nay, 29 tháng Giêng 2013, đã bày tỏ lập trường ủng hộ quyết định của chính phủ Philippines đưa hồ sơ tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc trước cơ quan trọng tài Liên Hiệp Quốc. Quan điểm hậu thuẫn kể trên đã được các dân biểu Mỹ biểu thị nhân cuộc tiếp xúc với Ngoại trưởng Albert del Rosario cùng với các quan chức cao cấp Philippines.

Theo Trợ lý Ngoại trưởng Philippines Carlos Sorreta, được hãng tin GMA trích dẫn, phái đoàn Mỹ gồm 5 người do dân biểu Ed Royce, chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ viện dẫn đầu, đã « bày tỏ quan điểm hoàn toàn ủng hộ » các nỗ lực của Manila nhằm « giải quyết tình hình (tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ngoài Biển Đông) một cách hòa bình và phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. »
Phát biểu với báo giới sau cuộc tiếp xúc tại Bộ Ngoại giao Philippines giữa phái đoàn Mỹ và các quan chức Philippines do Ngoại trưởng Albert del Rosario dẫn đầu, ông Sorreta cho biết thêm là hai bên đã thảo luận một cách chi tiết về hành động của Philippines và phía Mỹ « rất quan tâm đến giá trị các lập luận của Philippines… (và) tỏ ý hết sức ủng hộ ».
Về phần mình, Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ viện Mỹ cũng gián tiếp xác nhận quan điểm ủng hộ Philippines, khi cho rằng Trung Quốc nên chấp nhận đề nghị của Philippines cùng nhau ra trước tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc để ngăn ngừa nguy cơ tranh chấp lãnh thổ dai dẳng giữa hai bên bùng lên thành xung đột.
Phát biểu với hãng tin Mỹ AP sau cuộc gặp với phía Ngoại trưởng Albert del Rosario, ông Ed Royce xác định trở lại là Washington không bênh bên nào trong cuộc tranh chấp biển đảo trong khu vực, nhưng Hoa Kỳ ủng hộ một giải pháp ngoại giao được quốc tế công nhận. Theo ông : « Tốt nhất là Trung Quốc nên tham gia vào tiến trình (tranh tụng) để chúng ta có thể tiến bước trong khuôn khổ luật pháp quốc tế ».
Như vậy, có thể nói là quyết định kiện Trung Quốc ra trước tòa án Liên Hiệp Quốc của Philippines đã nhận được một hậu thuẫn quốc tế đầu tiên và có trọng lượng. Sau Philippines, phái đoàn cao cấp của Hạ viện Mỹ sẽ tiếp tục vòng công du qua Trung Quốc vào ngày mai. Tại Bắc Kinh, chắc chắc vấn đề Biển Đông sẽ lại được nêu lên trở lại.

Copy từ: RFI

Không phải là chuyện 1 hay 2 tỉ USD


Nhân một hội thảo của Bộ Y tế vừa tổ chức tự dưng dư luận sinh ra... cãi nhau là mỗi năm người Việt chi 1 hay 2 tỉ USD để ra nước ngoài khám, chữa bệnh!

Cãi nhau chỉ vì chính Bộ Y tế cũng không đưa ra được con số chính thức. Thế là các quan điểm của chuyên gia, cán bộ ngành y tế đành xoay quanh các dữ liệu... ước đoán.
Tuy nhiên, người tỉnh táo thì lại chẳng quan tâm số 1 tỉ hay 2 tỉ USD. Họ chỉ cần xác nhận một sự thật rằng do quá tải bệnh viện (BV), do năng lực ngành y tế không đủ để tiếp nhận và phục vụ nhân dân khiến một bộ phận dân cư phải bỏ tiền ra nước ngoài mua dịch vụ. Điều họ quan tâm là liệu có cách nào nhanh chóng hóa giải việc này hay không!?
Thực tế thì chuyện quá tải BV, thiếu thốn y đức, sai sót chuyên môn, cơ sở vật chất kém... từng được là vấn đề ưu tiên của nhiều đời bộ trưởng Y tế, song đến nay vẫn khó giải quyết. Đơn giản vì với cơ chế quản lý cũ kỹ, dù có nhân sự mới thì kết quả vẫn như cũ, các BV tuyến trên vẫn ì ạch giải bài toán mặt bằng, kinh phí và nhân lực, trong đó vướng mắc mặt bằng là vấn đề nan giải nhất.
Trong khi đó cũng vào tuần trước, Bộ Xây dựng đã phải hội thảo (là hội thảo lần thứ n++) về “cứu” bất động sản mà thực chất là tìm cách sử dụng các nguồn lực công (ngân sách, chính sách) để cứu một vài doanh nghiệp cụ thể thông qua việc tiêu thụ sản phẩm cho họ. Đáng nói là các cuộc hội thảo này cũng nằm trong tình trạng thiếu các số liệu chính thức về số lượng căn hộ tồn kho, thiếu các khảo sát, nghiên cứu về nhu cầu thị trường (như số lượng đối tượng sẽ được mua nhà ở xã hội, khả năng chi trả của họ), chỉ thấy các phát biểu hùng hồn để tìm cách tận dụng nguồn lực công!
Vì thế nhiều ý kiến đã mạnh mẽ cho rằng một khi đã đem nguồn lực công ra tiêu xài thì ưu tiên số một là nó phải phục vụ được lợi ích cộng đồng. Và một trong vài ba vấn đề bức xúc nằm ở hàng top hiện nay rõ ràng là giảm tải BV, nâng chất lượng dịch vụ y tế, từ đó có khả năng kéo nguồn USD xuất ngoại… quay trở lại. Với hàng loạt dự án tồn đọng hiện nay, phải chăng hợp lý nhất là cho đấu thầu cung cấp chuyển đổi công năng thành BV thì một mũi tên có thể bắn hai đích.
Đó mới là việc cần bàn.
BẰNG LĨNH

Copy từ: Pháp Luật

 

Trong các cuộc mật đàm, Lê Đức Thọ gợi ý Hoa Kỳ giết Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu


New York 15/1/1978 (UPI) - Nhà thương lượng hàng đầu của Bắc Việt đã gợi ý Hoa Kỳ ám sát Tổng thống miền Nam Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu như là điều kiện cho hòa bình. Tạp chí Newsweek số ra ngày hôm nay trích dẫn lời của vị tướng Mỹ đã về hưu nói trong cuốn sách sắp ra mắt.
Tạp chí này nói Trung tướng Vernon Walters (1), người tham dự các cuộc hòa đàm giữa Kissinger và Lê Đức Thọ vào đầu thập niên những năm 1970, bàn đến vụ này trong hồi ký sắp ra mắt, "Những sứ mạng thầm lặng" (Silent Missions). 
Theo Newsweek, Walters trích lời của Lê Đức Thọ nói về Tổng thống Thiệu:
"Các ông biết nên làm cái gì... phải trừ khử hắn." 
Kissinger hỏi lại: "Ý ông muốn nói chúng tôi phải giết ông ta?" 
Và Lê Đức Thọ đáp: "Đúng, nhưng các ông không viết ra trong hiệp ước".
Nguồn: The Washington Post ngày 16/1/1978
*
Biếm họa Hatka (Danlambao)
Chú thích của người dịch: 
(1) Tướng Vernon Walters tùy viên quân sự cấp cao ở tòa đại sứ Mỹ tại Paris. Ông là người liên lạc và sắp xếp các cuộc mật đàm "đi dêm" giữa Kissinger và Lê Đức Thọ. 
Sau khi Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, cho đến ngày hôm nay ông vẫn còn giữ lá cờ VNCH trong phòng làm việc của mình. Khi được hỏi tại sao ông vẫn giữ lá cờ ấy, ông giải thích lá cờ này tượng trưng cho "công việc còn dang dở. Chúng ta đã để 39 triệu người rơi vào cảnh nô lệ." 
(Theo Larry Berman trong tác phẩm "No peace, No Honor", nhà xuất bản Free Press, trang 273.)
 
 

Copy từ: Dân Làm Báo

Bài diễn văn của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu vào ngày 24 tháng 10 năm 1972 (phần 2)


Bài diễn văn của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu vào ngày 24 tháng 10 năm 1972 (phần 2)

Trần Quốc Việt (Danlambao) - Loạt bài về Hiệp định Paris sẽ được mở đầu bằng bài diễn văn dài của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu. Bài diễn văn này được đăng 2 kỳ. Sau đó là các bài dịch và tổng hợp về Hiệp định Hòa Bình Paris. Mời các bạn thôn Danlambao đọc tiếp phần 2.
danlambaovn.blogspot.com

_________________________________

Đã đăng - Bài diễn văn - Phần 1

Copy từ: Dân Làm Báo

Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992: Người giáo dân tốt cũng là công dân tốt

Hiện tình đất nước
Đất nước Việt Nam trải qua hàng ngàn năm lịch sử với nhiều giai đoạn thăng trầm, song có thể nói là chưa có giai đoạn nào, lúc nào đất nước lâm vào tình trạng không lối thoát như hôm nay.
Về mặt kinh tế, cả đất nước đang lâm vào một cơn khủng hoảng trầm trọng và khó có đường ra. Mọi tài nguyên, khoáng sản của đất nước đã bị khai thác đến kiệt quệ, nguồn lợi tự nhiên đã bốc hơi nhanh chóng, rừng không còn, biển đang rơi vào tay quân xâm lược phương Bắc. Nợ nước ngoài tăng lên con số khổng lồ, một nền kinh tế chỉ quen tiêu thụ hàng nhập khẩu độc hại, cả nước trở thành bãi rác khổng lồ cho nền công nghiệp độc hại Trung Quốc. Đời sống nhân dân cơ cực, nạn thất nghiệp tăng nhanh chóng mặt, người dân bị cướp hết các tư liệu sản xuất mà quan trọng nhất là đất đai. Quyền sở hữu của công dân không được tôn trọng, nạn cướp đất xảy ra khắp mọi miền đất nước, lượng dân oan khiếu kiện tăng vùn vụt và ngày càng đối mặt với sự trấn áp khốc liệt của nhà cầm quyền.
tangtruongvn

Về chính trị, đất nước lâm vào cảnh bị cô lập triền miên với thế giới bên ngoài bằng nhiều phương thức khác nhau. Liên tục các quốc gia, các tổ chức quốc tế có những cảnh báo về quyền con người bị vi phạm tại Việt Nam, về việc trấn áp các tiếng nói đối lập bằng các bản án bất minh, bằng nhà tù và nhiều hình thức cưỡng bức trái lương tâm và đạo đức được quy định trong các công ước, định chế quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Các nhà lãnh đạo đất nước không dám đối mặt với chính người Việt Nam mỗi khi công du đến các quốc gia có người Việt định cư. Báo chí, quan chức mỗi khi đề cập những vấn đề bị quốc tế chỉ trích đều bằng một phương thức bịt tai bịt mắt nói lấy được chỉ có tác dụng gây cười cho những người có lương tâm và tỉnh táo.
Về mặt xã hội, đất nước đang chứng kiến sự suy đồi đến cùng cực, mỗi cá nhân thể hiện sự vô cảm đối với xã hội và cộng đồng, thói cơ hội, nhũng lạm và chạy theo lối sống thực dụng, hèn nhát đang chiếm số đông trong các suy nghĩ của công dân. Xã hội đang bị suy đồi nặng nề về lối sống, đạo đức. Hai mặt được coi là quốc sách là y tế, giáo dục ngày càng xuống cấp đến mức khó tưởng tượng và không tìm được lối ra.
Những câu hỏi phải trả lời
Nhiều câu hỏi đã được đặt ra mà chưa có câu trả lời: Vì sao?
Vì sao một đất nước được ca ngợi từ bao đời nay là chưa bao giờ nguội tắt ngọn lửa đấu tranh giữ chủ quyền đất nước, đã đổ biết bao máu xương nhằm giữ gìn non sông gấm vóc, nay bỗng nhiên thúc thủ trước sự xâm lược của bọn bành trướng bá quyền Trung Quốc?
Vì sao một đất nước từng được chính ông Hồ Chí Minh ca ngợi là “Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu” bỗng dưng trở thành đất nước đói nghèo và là con nợ của thế giới? Vì sao người Việt Nam được ca ngợi là “cần cù, thông minh” nay trở thành những kẻ bán sức lao động, làm tôi đòi cho ngoại quốc không chỉ ở đất nước họ mà ngay ở chính trên mảnh đất quê hương, đất nước mình để bị bóc lột đến tận xương tủy?
Vì sao một dân tộc nổi tiếng về sự đoàn kết, yêu thương với truyền thống ngàn năm văn hiến, biết “thương người như thể thương thân” giờ đây trở thành vô cảm trước mọi nỗi đau của đồng loại và của ngay chính thân nhân mình, nhân dân và đất nước mình?
Vì sao một dân tộc, một đất nước đã tự nhận là anh hùng, là kiêu dũng trước kẻ thù nay bỗng nhiên trở thành những kẻ tự ti, khiếp nhược? Hầu hết sự tự hào, tự tin biến mất, may ra chỉ còn lớn tiếng mỗi khi tự sướng về một cuộc chiến đã lùi xa hàng mấy chục năm trước để lấy đó làm cơ sở giải thích và đổ lỗi cho sự đói nghèo và tụt hậu.
Hiến pháp và hệ thống chính trị
Nhiều câu hỏi khác đã đặt ra chưa có lời giải đáp một cách thỏa đáng. Nhưng dần dần, khi con người được tiếp xúc với thế giới văn minh, người ta đã nhận ra rằng, ở chúng ta có những điều bất bình thường đã trở thành bình thường và chính đó là tai ương, là đại họa của đất nước, của dân tộc. Ở đất nước chúng ta, tồn tại một hệ thống chính trị đã bị loại bỏ  trên thế giới. Những đất nước đã từng trải qua thời kỳ mang hệ thống chính trị này đã thấy dân tộc mình, đất nước mình thoát cơn đại nạn và vĩnh viễn chia tay với nó.
Ở những đất nước có hệ thống chính trị đó, bản Hiến pháp hoặc vô tình, hoặc cố ý đưa đất nước đặt dưới tay một chế độ độc tài cai trị duy ý chí và phản khoa học.
Hiến pháp là đạo luật cơ bản nhất của một nhà nước, nó thể hiện ý chí và nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân. Thế nhưng, đã bao năm qua, bản Hiến pháp của Việt Nam có thật sự phản ánh nguyện vọng của tuyệt đại đa số nguyện vọng của nhân dân hay không? Người ta đã từng mị dân bằng những con số, những hình thức lừa đảo, hào nhoáng mỗi khi áp đặt một tư duy, một mệnh lệnh hoặc một ý thức độc đoán của mình bằng nhóm ngôn từ “tuyệt đại đa số nhân dân ủng hộ”. Ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên đã quy định việc sửa đổi Hiến pháp phải được trưng cầu dân ý để toàn dân phúc quyết. Thế nhưng điều đẹp đẽ đó đã không được thực hiện và quyền người dân đã bị tước đoạt ở những bản gọi là Hiến pháp sau này.
Lấy ý kiến nhân dân, vùng cấm và “lợi dụng dân chủ”
trongvaken
Không có vùng cấm trong góp ý. Ngăn chặn lợi dụng dân chủ trong góp ý
Để một đất nước có thể phát triển, việc có một bản Hiến pháp tiến bộ, kịp thời phản ánh nguyện vọng nhân dân, thể hiện sự chọn lựa của nhân dân là điều hết sức cần thiết.
Thời gian qua, đảng và Quốc hội đặt ra vấn đề “Lấy ý kiến nhân dân” cho bản dự thảo Hiến pháp 1992. Chỉ riêng việc đặt tên cho việc này là “lấy ý kiến nhân dân” đã thể hiện một tư tưởng coi thường nhân dân vốn luôn được xưng tụng là “người chủ thật sự”. Trong khi người dân hoặccác cơ quan  “Xin ý kiến Quốc Hội, xin ý kiến lãnh đạo đảng và nhà nước”… thì đối với nhân dân chỉ việc “Lấy ý kiến”. Trong khi đó, tất cả hệ thống quan chức, công quyền, từ quốc hội đến các cơ quan đều tự nhận là cơ quan, công bộc của nhân dân(!)
Đây là sự ngược đời chăng? Thưa phải, nó vẫn ngược đời như hàng loạt khái niệm bị đánh tráo xưa nay.
Đã không có ít lý do để người dân ngại ngùng như đã bao lần ăn những quả đắng khi được “mời góp ý” hoặc “lấy ý kiến’. Đã nhiều lần Bộ Chính trị, đảng hoặc nhà nước xin góp ý kiến, song những ai ngây thơ, góp ý kiến xong thì được phong tặng danh hiệu “thế lực thù địch” hoặc “chống phá” ngay lập tức. Và cơ quan làm việc với họ không phải là Đảng hoặc Quốc hội đã xin góp ý mà là công an. Do vậy việc nhiều người dân lo ngại là điều đương nhiên.
Chừng như để người khác nhìn vào thấy việc “lấy ý kiến” lần này là thật, Chủ nhiệm UB Pháp luật QH Phan Trung Lý đã khẳng định với báo giới rằng sẽ không có vùng cấm khi góp ý sửa đổi Hiến pháp, kể cả khi bàn đến điều 4 – môt điều mà đảng đã cố luật hóa nhằm mục đích duy trì sự tồn tại và thâu tóm quyền hành cho mình. Theo ông Lý thì “Mục đích là phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc sửa đổi Hiến pháp”.
Thế nhưng, hình như không tự tin lắm về sự chính danh hoặc sợ rằng nhân dân nói thật ý nghĩ của họ thì đảng đi về đâu? Do vậy chỉ mấy ngày sau, Ủy viên Bộ Chính trị – Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh đã phải chỉ đạo: “… đấu tranh phòng, chống, ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng dân chủ trong việc lấy ý kiến nhân dân để chống phá, tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”. Ở đây ông Lê Hồng Anh đã lo lắng hão huyền, vì muốn lợi dụng dân chủ, trước hết phải có dân chủ mới có thể lợi dụng, nếu cứ tình hình chưa mở mồm đã chặn họng, thì lấy đâu ra dân chủ để có thể lợi dụng? Thực chất, đó chỉ là lời hăm he đe dọa ngay từ đầu theo kiểu tao bảo vậy, nhưng mày làm vậy thì… coi chừng.
Nhớ lại cũng trên báo đảng (nhưng mang tên Nhân Dân) cách đây mấy tháng, ngay khi đảng mới khua chiêng gõ mõ vụ chỉnh đốn đảng theo Nghị quyết 4, lập tức đã có bài viết tung hô “Đây là sự dũng cảm của Đảng ta, mà Ban Chấp hành Trung ương đại diện cho sự dũng cảm đó”. Vì ngay từ đầu đảng chủ trương “Nói thẳng, nói hết, không có vùng cấm, vùng tránh”. Thế nhưng, sau đó không lâu, Tổng bí thư vẫn chỉ là “không kỷ luật một đồng chí ủy viên BCT” còn Chủ tịch nước thì chỉ dám gọi là “đồng chí X”. Sự dũng cảm biến mất tự khi nào. Hài hước còn hơn cả Moliere.
Dù vậy, thì cuộc góp ý cho bản Dự thảo Hiến pháp mới vẫn được nhân dân hưởng ứng. Đặc biệt khối trí thức, các nhà khoa học, văn nghệ sĩ, các chức sắc tôn giáo và nhân dân tâm huyết với đất nuớc. Một bản Kiến nghị 7 điểm về sửa đổi Hiến pháp 1992 đã ra đời. Những nhân sĩ, trí thức còn ý thức dân tộc, còn lo lắng cho sự tiến bộ của đất nước đã không ngần ngại đưa lên ý kiến, quan điểm của mình qua bản Kiến nghị 7 điểm  này. Bản kiến nghị đã nêu lên cơ sở rõ ràng cho những ý kiến của mình góp ý xây dựng bản Hiến pháp, mong muốn đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, đồng thời vì sự phát triển và sự trường tồn của đất nước muốn theo kịp thế giới.
Người giáo dân tốt cũng là công dân tốt
Ngay sau khi ra đời, bản Kiến nghị 7 điểm của các nhân sĩ, trí thức Việt Nam được đưa lên mạng, hàng ngàn chữ ký đã được gửi đến hưởng ứng bản kiến nghị này.
Trong một xã hội mà sự vô cảm đã ngấm sâu vào từng tế bào xã hội, sự thực dụng đã là phương cách sống, sự sợ hãi đã ngăn chặn những tiếng nói của lương tri, của sự thật, thì việc hàng ngàn người đã nhanh chóng hưởng ứng một bản kiến nghị được đưa lên mạng Internet trong một thời gian ngắn là điều không bình thường. Điều đó chứng tỏ rằng bản Kiến nghị đã đáp ứng được tiếng nói của lương tâm họ, của những công dân Việt Nam đang lo lắng cho tiền đồ dân tộc, cho tương lai đất nước. Và họ đã vượt qua sự sợ hãi truyền kiếp để nói lên ý nguyện chân chính của mình.
kytensuadoihp
Các Đức Giám mục, linh mục và giáo dân ký tên hưởng ứng Kiến nghị
Trong số đó, không ít người là giáo dân, giáo sĩ và chức sắc Công giáo. Đến hôm nay, 28/1/2013, theo trang Boxitvn.net, trong số 1405 người trong danh sách thì đã có 2 Giám mục và 33 linh mục cùng hàng trăm giáo dân ký vào Bản Kiến nghị sửa đổi Hiến Pháp 1992.
Điều đáng nói ở đây là sự hưởng ứng nhanh chóng của các Giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân với bản Kiến nghị này chứng tỏ bản kiến nghị đã đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo giáo dân nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung trước hiện tình đất nước.
Với tỷ lệ này, người công giáo đã và đang thực hiện lời Đức Giáo Hoàng đã nhắc nhở và gần đây, lãnh đạo đảng và nhà nước luôn nói theo, đó là: “Người công giáo tốt cũng là người công dân tốt”. Thông thường, khi các lãnh đạo Đảng và Nhà nước nhắc đến câu này thì khái niệm của họ về “công dân tốt” là công dân biết cúi đầu vâng lệnh và chấp hành mọi sự phán xét của đảng và nhà nước. Ở đó, công dân chỉ biết giao phó cho đảng và nhà nước từ tư tưởng, suy nghĩ và mọi tư duy, mặc cho đảng và nhà nước có thể làm bất cứ điều gì, có thể sai lầm bất cứ lúc nào cũng phải ngậm miệng mà ca tụng mà không được đưa ra ý kiến của mình, còn ngược lại thì là “thế lực thù địch”.
kysuadoihp
Sinh viên Công giáo ký tên vào bản Kiến nghị
Song, đã đến lúc, người dân biết rằng mình có quyền được tư duy, được tự do suy nghĩ và phát biểu như chính bản Hiến pháp mà nhà nước này đã đặt ra. Và họ đã lên tiếng.
Trong số đó, hai vị là Đức Giám mục Phó Chủ tịch HĐGMVN Giuse Nguyễn Chí Linh và Đức Giám mục Chủ tịch UB Công lý và Hòa Bình Phaolo Nguyễn Thái Hợp, đây là một chuyển biến lớn trong Giáo hội Công giáo. Sự hưởng ứng nhanh chóng và mạnh mẽ rộng khắp của giáo hội Công giáo nói trên, cũng chính là thực hiện theo Sứ điệp của Đại hội Liên Hội đồng Giám mục Á Châu mới đây tại Việt Nam: “Trở nên ngôn sứ là trong ánh sáng của Chúa Thánh Thần, nhận diện những nghịch lý tại châu Á và tố cáo bất cứ những gì làm suy yếu, hạ thấp giá trị và tước bỏ phẩm giá của con cái Thiên Chúa. Những sứ giả mới của Tin Mừng phải bảo vệ phẩm giá làm người của tất cả mọi người, nhất là của phụ nữ, trẻ em và những người không có đủ điều kiện sống cho ra con người trong xã hội châu Á chúng ta…(Mt 23, 23).
Và Giáo hội Công giáo đang thực hiện những điều đó một cách thật sự theo lời giáo huấn của Đức Giáo hoàng Benedict XVI: “Người giáo dân tốt cũng là công dân tốt”.
Hà Nội, ngày 28/1/2013
  • J.B Nguyễn Hữu Vinh


Copy từ: J.B Nguyễn Hừu Vinh

Vụ kiện 'đường lưỡi bò' và hệ lụy tới Việt Nam



Việt Nam nên tìm một phán quyết ràng buộc trong quan hệ với Trung Quốc, hoặc tự mình khởi kiện giống Philippines, hoặc tìm cách tham gia vào chính thủ tục trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc.


Tòa soạn tiếp tục cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Đăng Thắng, giảng viên khoa Luật, Học viện Ngoại giao Việt Nam xung quanh vụ Philippines kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế về luật biển.

Cuộc chiến giữa các luật sư hơn là giữa những người lính

Vụ kiện trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc như vậy có thể có những kết quả khác nhau, tùy thuộc vào lập luận của các bên. Những kết quả khác nhau này sẽ có ảnh hưởng thế nào đối với tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc nói riêng và tranh chấp về lãnh thổ ở Biển Đông nói chung?
Ông nhận xét thế nào về việc Philippines sử dụng đến cơ chế tài phán quốc tế để giải quyết tranh chấp đối với tiến trình giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

Giáo sư Simon Chesterman thuộc Trường Luật, Đại học Quốc gia Singapore khi bình luận về việc Campuchia và Thái Lan tiếp tục sử dụng Tòa án công lý quốc tế để giải quyết tranh chấp liên quan đến ngôi đền Preah Vihear và liên hệ việc này với tranh chấp ở Biển Đông có nói "cuộc chiến" giữa các luật sư trước tòa án bao giờ cũng tốt hơn cuộc chiến mà người tham gia là những người lính.
Tôi chia sẻ nhận xét này của Giáo sư Chesterman và thấy nó hoàn toàn đúng trong tranh chấp hiện nay giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông nói riêng cũng như tranh chấp về biên giới, lãnh thổ nói chung.
Thủ tục trọng tài là một trong những biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp được liệt kê tại Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc. Nếu nhìn nhận việc Philippines sử dụng thủ tục trọng tài như một bước đi tiếp theo các biện pháp ngoại giao (chưa mấy thành công) để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc một cách hòa bình thì nên đánh giá quyết định của Philippines tiến hành kiện Trung Quốc là một nỗ lực đáng hoan nghênh.

Philippines cũng rất "rành mạch" trong vấn đề này. Ngoại trưởng Philippines khi thông báo về việc Philippines quyết định khởi kiện Trung Quốc cũng đồng thời khẳng định rằng Philippines sẽ cố gắng tiếp tục phát triển quan hệ với Trung Quốc.
Mỗi bên khi tham gia vào một vụ kiện đều đặt ra những mục tiêu nhất định. Philippines rõ ràng cũng có tính toán như vậy. Chúng ta chỉ có thể biết được Philippines có đạt được mục tiêu của mình hay không sau khi Tòa trọng tài đưa ra phán quyết cuối cùng.
Nhưng có thể nói rằng bất kể một kết quả thế nào thì nó cũng chỉ có thể tác động tích cực đối với tranh chấp ở Biển Đông mà thôi.

Đề nghị ông giải thích rõ hơn về tác động tích cực của vụ kiện?

Hiện nay ở Biển Đông đang tồn tại sự bất đồng về việc khu vực nào có tranh chấp và khu vực nào không có tranh chấp. Sự khác biệt này trước hết xuất phát từ việc các bên tranh chấp giải thích và áp dụng Điều 121 của Công ước Luật Biển một cách khác nhau. Việc một bên thứ ba đưa ra một ý kiến khách quan trên cơ sở luật quốc tế và có giá trị ràng buộc về pháp lý về việc Điều 121 cần được giải thích và áp dụng như thế nào đối với các cấu trúc địa chất ở Biển Đông sẽ giải quyết dứt điểm sự khác biệt này.
Hơn nữa, như tôi đã nói, có thể Philippines cũng đã trù định đến những bước đi tiếp theo trong trường hợp Tòa trọng tài quốc tế theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển ra một phán quyết không hoàn toàn có lợi, đó là trong số các vị trí mà Trung Quốc chiếm đóng hay yêu sách ở Biển Đông đáp ứng tiêu chuẩn là "đảo" và có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng theo Điều 121 của Công ước Luật Biển.


Một thủ tục mà tôi đang nghĩ đến đó là thủ tục hòa giải bắt buộc được áp dụng để giải quyết những tranh chấp đã bị gạt bỏ khỏi thẩm quyền tài phán của Tòa trọng tài bởi Tuyên bố năm 2006 của Trung Quốc. Philippines có thể tiếp tục yêu cầu thành lập một Ủy ban Hòa giải để "phân định" đâu là vùng biển thuộc về các "đảo" đang có tranh chấp mà Trung Quốc yêu sách ở Biển Đông và đâu là vùng biển mà Philippines được hưởng với tư cách là quốc gia ven biển.
Theo quy định của Công ước Luật Biển, Trung Quốc sẽ phải tham gia vào tiến trình hòa giải (dù có thể Trung Quốc sẽ thách thức khả năng Ủy ban đưa ra một ý kiến trong tranh chấp với Philippines).
Một vụ phân định như vậy cũng có nội dung bảo lưu về vấn đề chủ quyền tương tự như vụ kiện theo thủ tục trọng tài hiện nay của Philippines - Ủy ban Hòa giải sẽ không bàn về vấn đề ai có chủ quyền đối với các "đảo" mà chỉ vận dụng thuần túy các quy tắc trong phân định biển để xác định xem phạm vi vùng biển mà các "đảo" này có thể được hưởng là thế nào. Do chủ quyền đối với các đảo này còn đang tranh cãi, vùng biển của các đảo này sẽ là vùng biển có tranh chấp.
Tất nhiên, ý kiến của Ủy ban Hòa giải không có giá trị pháp lý ràng buộc như một phán quyết trọng tài mà chỉ tạo thành cơ sở để các bên tranh chấp tiếp tục đàm phán để đi đến thỏa thuận về giải pháp cuối cùng. Nhưng Ủy ban Hòa giải cũng có thể được coi là một bên thứ ba khách quan và ở góc độ chính trị, ý kiến của nó giống như quyết định của Tòa trọng tài.
Việc xác định chính xác (với sự trợ giúp của bên thứ ba) đâu là khu vực tranh chấp ở Biển Đông có ý nghĩa thiết thực, nó giúp cho các bên tranh chấp bàn tiếp việc sẽ được giải quyết hay xử lý khu vực đó như thế nào.
Như chúng ta cũng biết, một trong những điểm yếu của Tuyên bố về các ứng xử của các bên về Biển Đông (DOC) năm 2002 là không có phạm vi áp dụng. Nếu xác định được khu vực tồn tại tranh chấp ở Biển Đông thì sẽ giúp ích cho việc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) - văn kiện tiếp nối DOC - mà ASEAN và Trung Quốc đang theo đuổi.
Cuối cùng, nếu như thông qua vụ kiện này, Philippines có thể buộc Trung Quốc chính thức tuyên bố nội hàm của yêu sách "đường chín đoạn" thì đây cũng có coi là một thành công.
Trong trường hợp Trung Quốc chính thức khẳng định "đường chín đoạn" thể hiện yêu sách về quyền lịch sử hay vùng nước lịch sử của họ thì như đã nói ở trên Tòa trọng tài có thể sẽ xem xét luôn vấn đề này và đưa ra ý kiến của mình.
Ngay cả trong trường hợp Tòa trọng tài công nhận ở chừng mực nào đó (dù điều này khó có thể xảy ra) rằng Trung Quốc có những quyền lợi lịch sử nhất định ở Biển Đông thì điều này cũng giúp làm sáng tỏ về mặt pháp lý yêu sách của các bên ở Biển Đông.
Trong bối cảnh hiện nay, sự rõ ràng về mặt pháp lý là rất quan trọng và với ý kiến khách quan của bên thứ ba sẽ dễ dàng được các bên chấp chấp nhận hơn so với quan điểm của một bên thường mang tính chất áp đặt.
Ngay cả trong trường hợp Tòa trọng tài từ chối xem xét yêu sách "đường chín đoạn" do Tuyên bố năm 2006 của Trung Quốc thì Philippines cũng có thể tiếp tục viện dẫn đến thủ tục hòa giải bắt buộc (đã nói ở trên) để xác định xem liệu Trung Quốc thực sự có quyền lợi lịch sử gì ở Biển Đông hay không. 
Hệ lụy với Việt Nam

Việt Nam cũng là một bên tranh chấp ở Biển Đông và cũng có những yêu sách đối với một số các vị trí sẽ được xem xét bởi Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước thành lập theo yêu cầu của Philippines. Phán quyết của Tòa trọng tài sẽ có ý nghĩa thế nào đối với Việt Nam?
Theo ông, Việt Nam nên có thái độ như thế nào đối với vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc?

Thái độ của Việt Nam đối với vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc như thế nào là một quyết định được đưa ra trên cơ sở cân nhắc đầy đủ tất cả các khía cạnh, trong đó không chỉ có khía cạnh pháp lý mà cả chính trị. Vì thế, tôi xin không bình luận về thái độ cụ thể của Việt Nam.
Từ góc độ nghiên cứu pháp luật có thể thấy phán quyết của Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc có thể có một số hệ quả pháp lý nhất định với Việt Nam.
Về nguyên tắc, một phán quyết quốc tế chỉ ràng buộc các bên tranh chấp tham gia vụ kiện. Như vậy, nếu Việt Nam không tham gia vào vụ kiện mà Philippines khởi xướng thì phán quyết của Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển sẽ không có giá trị đối với Việt Nam hay tranh chấp ở Biển Đông mà Việt Nam là một bên.
Tuy nhiên, các phán quyết quốc tế được đưa ra bởi các luật gia có uy tín có thể được coi là những lời giải thích chính xác nhất về quy định của luật pháp quốc tế. Do đó, các phán quyết quốc tế thường có giá trị tham khảo cao và được coi là nguồn "bổ trợ" để xác định các quy tắc pháp lý.
Trên thực tế, các cơ quan tài phán quốc tế thường cố gắng tôn trọng các phán quyết đã có trước đây, kể cả các phán quyết của tòa trọng tài quốc tế.
Như vậy, tuy không có giá trị ràng buộc với Việt Nam, phán quyết của Tòa trọng tài về tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc có ảnh hưởng, trước hết là với lập trường pháp lý của Việt Nam trong tranh chấp của mình ở Biển Đông.
Cụ thể là Việt Nam khó có thể bác bỏ cách giải thích các quy định của Công ước mà Tòa trọng tài đã đưa ra, đặc biệt là về Điều 121 - đối tượng tranh chấp chủ yếu trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc.
Có thể thấy rằng trong các vị trí cụ thể mà Philippines nêu trong Tuyên bố khởi kiện của mình có cả những vị trí thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Việc xác định quy chế pháp lý của các vị trí đó (là "đảo" hay "đá") và sau đó là phạm vi vùng biển mà các vị trí đó được hưởng rõ ràng có liên quan đến lợi ích của Việt Nam.
Hơn nữa, có khả năng khi ra trước Tòa trọng tài, Trung Quốc sẽ tuyên bố rằng yêu sách của họ ở Biển Đông không chỉ giới hạn ở những vị trí chiếm đóng Philippines nếu trong Tuyên bố khởi kiện mà mở rộng ra trước hết là toàn bộ quần đảo Trường Sa. Cần lưu ý rằng, một số các cấu tạo địa chất thuộc quần đảo Trường Sa nằm cách bờ biển Việt Nam ít hơn 400 hải lý. Như vậy, nếu Tòa trọng tài xem xét những cấu tạo gần bờ biển Việt Nam này và xác định rằng chúng có thể được coi là "đảo" theo Điều 121 thì sẽ tồn tại vùng chồng lấn giữa một bên là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của những "đảo" này và một bên là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Tự mình kiện hay tham gia vụ kiện 'đường lưỡi bò'?

Vậy theo ông, Việt Nam có thể làm gì để hạn chế tối đa một phán quyết bất lợi cho mình?

Cá nhân tôi thấy rằng Việt Nam có sự thể hiện thích hợp quan điểm pháp lý của mình đối với vấn đề nêu trên và nếu được, tìm kiếm một phán quyết ràng buộc trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Có hai cách thức để làm việc này. Một là, Việt Nam sẽ tự mình khởi kiện ra Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển với nội dung tương tự như Philippines.
Việc một bên thứ ba đưa ra một ý kiến khách quan trên cơ sở luật quốc tế và có giá trị ràng buộc về pháp lý về việc Điều 121 cần được giải thích và áp dụng như thế nào đối với các cấu trúc địa chất ở Biển Đông sẽ giải quyết dứt điểm sự khác biệt này. Ảnh bãi cạn Scarborough.
Các thứ hai đó là Việt Nam sẽ tìm cách tham gia vào chính thủ tục trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc. Việc lựa chọn thủ tục nào một lần nữa cần căn cứ trên các yếu tố khác, đặc biệt là chính trị. Đồng thời cũng phải đáp ứng các yêu cầu về pháp lý mà tôi sẽ trình bày thêm sau.
Trong trường hợp Việt Nam quyết định lựa chọn cách thức thứ nhất - tự mình khởi kiện riêng rẽ - Việt Nam có thể tham khảo rất nhiều từ vụ kiện mà Philippines khởi xướng. Ý nghĩa và tác động của một vụ kiện như vậy đối với tranh chấp ở Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ tương tự như ý nghĩa của vụ kiện hiện nay giữa Philippines và Trung Quốc đã trình bày ở trên và tôi xin không bình luận thêm nữa.
Tôi chỉ lưu ý một điểm đó là nếu vụ việc kiện Philippines - Trung Quốc và vụ kiện Việt Nam - Trung Quốc (giả sử có việc này) có nội dung giống nhau thì thực tiễn quốc tế có một thủ tục đó là ghép hai vụ kiện lại với nhau thành một vụ kiện.
Trong trường hợp Việt Nam quyết định tham gia vào chính vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc thì cũng có một số vấn đề pháp lý cần xem xét. Bản chất của trọng tài quốc tế là cơ chế giải quyết tranh chấp theo vụ việc và trên cơ sở sự đồng ý của các bên tranh chấp. Chính vì vậy, thủ tục của Tòa trọng tài thông thường không trù định khả năng cho một bên thứ ba tham gia vào tiến trình tố tụng.
Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển có một chút khác biệt đó là nó được thành lập mà không nhất thiết cần có sự đồng ý của cả hai bên tranh chấp. Theo quy định của Công ước, Tòa trọng tài sẽ tự mình xác định thủ tục hoạt động của mình trừ khi các bên tranh chấp có quy định khác. Do đó, không loại trừ khả năng Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước mà Philippines yêu cầu thành lập sẽ trù định về một bên thứ ba khả năng tham gia nếu Tòa thấy rằng tranh chấp được yêu cầu giải quyết có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của bên thứ ba đó.
Trên thực tế, chưa có tiền lệ nào về việc một bên thứ ba tham gia vào thủ tục trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, nhưng việc trù định cho sự tham gia của bên thứ ba không phải là không có cơ sở pháp lý. Công ước La Hay về việc giải quyết hòa bình tranh chấp có quy định về quyền của một bên thứ ba được tham gia vào vụ kiện bằng trọng tài nếu như vấn đề được xem xét liên quan đến việc giải thích một điều ước mà bên thứ ba đó là thành viên (dù rằng điều khoản này dường như cũng chưa được thử nghiệm trên thực tế).
Tương tự như vậy, Quy chế của Tòa án quốc tế về Luật Biển - Phụ lục VI của Công ước - cũng trù định về khả năng một bên thứ ba tham gia vào một vụ kiện được giải quyết trước tòa để bảo vệ lợi ích của mình hoặc nếu vụ kiện đó liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước. Như vậy, không loại trừ khả năng Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển mà Philippines yêu cầu thành lập sẽ xây dựng quy tắc hoạt động của mình theo hướng cho phép một bên thứ ba, cụ thể là Việt Nam, tham gia vào quá trình tố tụng, đặc biệt khi mà nội dung vụ kiện liên quan đến việc giải thích Điều 121 của Công ước và áp dụng điều khoản này tại vị trí mà Việt Nam có lợi ích.
Cuối cùng, như đã trình bày ở trên, có một số vấn đề mà quy định của Công ước còn chưa rõ ràng, đặc biệt là về việc Tòa trọng tài có thể thụ lý vụ việc liên quan đến "quyền lịch sử" của Trung Quốc ở Biển Đông hay không. Việc tham gia của Việt Nam vào vụ kiện bằng trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc sẽ giúp cho việc Việt Nam bày tỏ quan điểm của mình một cách thích hợp, bảo vệ tối đa lợi ích của mình.
Xin cám ơn ông!

Tuy không có giá trị ràng buộc với Việt Nam, phán quyết của Tòa trọng tài về tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc có ảnh hưởng, trước hết là với lập trường pháp lý của Việt Nam trong tranh chấp của mình ở Biển Đông. Cụ thể là Việt Nam khó có thể bác bỏ cách giải thích các quy định của Công ước mà Tòa trọng tài đã đưa ra, đặc biệt là về Điều 121 - đối tượng tranh chấp chủ yếu trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc.


Copy từ: GDVN

Philippines khôn còn Việt Nam thì......?


"Philippines kiện Trung Quốc ra tòa là một bài rất khôn ngoan"

Thứ bảy 26/01/2013 14:49
"Đây là bài khôn ngoan của Philippines khi mọi giải pháp ngoại giao đã thất bại. Mục tiêu của họ là công khai hóa, thể hiện lẽ phải; còn Trung Quốc không tuân thủ luật pháp, không có chính nghĩa", thạc sĩ luật Nguyễn Hùng Cường phân tích.

- Ông đánh giá như thế nào về đơn kiện của Philippines khi mà Trung Quốc đã có bảo lưu không chấp nhận bất kỳ thủ tục nào về tranh chấp trên biển khi trở thành thành viên của Công ước Luật biển 1982?
- Tòa án được Philippines gửi đơn kiện là tòa án trọng tài quốc tế được thành lập theo phụ lục VII của UNCLOS (arbitral tribunal). Ngày 25/8/2006, Trung Quốc đã có báo cáo gửi Liên Hợp Quốc đưa ra các tuyên bố bảo lưu theo Điều 298 của UNCLOS. Theo các bảo lưu này Trung Quốc có quyền không chấp nhận bất kỳ biện pháp giải quyết tranh chấp nào theo quy định tại điều 287, bao gồm 4 phương pháp: một là Tòa án công lý của Liên hợp quốc, hai là Tòa án Luật biển quốc tế (ITLOS), ba là Tòa án trọng tài và bốn là Tòa án trọng tài đặc biệt (giải quyết các tranh chấp liên quan tới đánh bắt hải sản, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển hoặc nghiên cứu khoa học biển) đối với tất cả các loại tranh chấp được quy định tại điểm a,b,c Khoản 1 Điều 298.

Thạc sĩ Nguyễn Hùng Cường (khoa Luật, ĐHQG Hà Nội) cho rằng Philippines đã lách qua một khe cửa hẹp, không đề cập tới các vấn đề mà Trung Quốc bảo lưu. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Một số người, đặc biệt là một số học giả Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc có thể từ chối thẩm quyền của Tòa án trọng tài và tòa án này không đủ thẩm quyền thụ lý đơn kiện vì Trung Quốc đã có văn bản bảo lưu này. Philippines khi đưa ra đơn kiện cũng biết rất rõ điều này. Tuy nhiên, phải xem xét kỹ các quy định tại điều khoản về quyền bảo lưu này có thể tạo thành chiếc khiên bảo vệ cho Trung Quốc trong mọi trường hợp hay không.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 298 các bảo lưu này chỉ áp dụng đối với những vấn đề liên quan đến các vụ tranh chấp về việc giải thích hay áp dụng các Điều 15, 74 và 83 tức là liên quan đến việc hoạch định ranh giới các vùng biển (bao gồm hoạch định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa các quốc gia có đường bờ biển kề nhau hay đối diện nhau) hay các vụ tranh chấp về các vịnh hay danh nghĩa lịch sử.

Philippines hiểu rõ điều này và họ rất khôn ngoan khi đưa ra đơn kiện của mình. Trong đơn kiện, Philippines không đưa ra các vấn đề hoạch định ranh giới các vùng biển nêu trên mà đưa các vấn đề sau: Một, đề nghị tòa trọng tài đưa ra phán quyết xác nhận đường ranh giới 9 đoạn (đường chữ U, đường lưỡi bò) là vi phạm UNCLOS 1982.

Hai, việc Trung Quốc xây dựng công trình trên các bãi, vỉa đá ngầm trong phạm vi 200 hải lý của Philippines đã vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Phi trên thềm lục địa hay không. Ba, các luật nội địa Trung Quốc đưa ra (như cấm đánh bắt hải sản hàng năm) trên Biển Đông đã vi phạm UNCLOS. Bốn, việc Trung Quốc đã cản trở Philippines thực thi quyền lợi trong các vùng biển của mình cũng như ở các bãi, vỉa đá ngầm và vùng biển xung quanh đã vi phạm UNCLOS.

Hơn nữa, các bảo lưu tại điểm a,b,c khoản 1 Điều 298 UNCLOS chỉ áp dụng với các tranh chấp giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện. Rõ rằng Phillippines và Trung Quốc không phải là những quốc gia như vậy.

Philippines đã rất khôn ngoan khi lách qua một khe cửa hẹp, không đề cập tới các vấn đề mà Trung Quốc bảo lưu. Trên cơ sở các nghiên cứu của chúng tôi, tôi cho rằng tòa trọng tài có cơ sở để xác định thẩm quyền giải quyết những vấn đề mà Philippines đưa ra.

- Theo ông, diễn biến tiếp theo của vụ kiện là gì?

- Trước hết là về thủ tục trọng tài, mỗi bên sẽ chọn một tài viên cho mình từ danh sách trọng tài viên do Tổng Thư ký Liên hợp quốc lập ra. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, Tòa Trọng tài sẽ có 5 thành viên. Philippines sẽ cử một người là trọng tài từ danh sách do mình chọn. Sau đó, Trung Quốc sẽ có 30 ngày để đưa ra trọng tài của mình kể từ ngày Philippines gửi Thông báo khởi kiện cho Trung Quốc. Ba trọng tài còn lại sẽ do các bên thỏa thuận cử ra và công dân nước khác trừ khi các bên có thỏa thuận khác. Các bên cử Chánh toà của Toà trọng tài trong số ba trọng tài đó.

Như vậy, trong trường hợp Trung Quốc không đồng ý với thẩm quyền của Tòa trọng tài, thì tòa trọng tài vẫn được thành lập và trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo khởi kiện của Philippines nếu Trung Quốc không chọn trọng tài cho mình thì Trung Quốc mất quyền lợi, phần thiệt sẽ thuộc về Trung Quốc.

- Trong trường hợp tòa đưa được phán quyết và giả sử những điều Philippines là đúng thì hiệu lực của phán quyết này ra sao?
Chiến hạm đổ bộ 072 của hải quân Trung Quốc (hình minh họa)

- Nhìn xa hơn câu chuyện (thông thường thủ tục trọng tài sẽ mất 3-4 năm), giả sử tòa trọng tài đưa ra phán quyết đường chữ U, luật nội địa của Trung Quốc vi phạm luật quốc tế... thì hiệu lực phán quyết như thế nào? Có bác bỏ được Trung Quốc từ đó trở đi không được đưa ra đường chữ U nữa hay không?

Thực tế phán quyết đó không cấm được Trung Quốc tiếp tục thực thi các hành động vi phạm đó vì phán quyết của Tòa trọng tài không hề có biện pháp đảm bảo thực thi. Trong trường hợp có tranh chấp về vấn đề thi hành án thì theo UNCLOS, các bên có quyền đưa ra Tòa trọng tài đã đưa ra phán quyết để quyết định tuy nhiên điều đó không đảm bảo vấn đề thực thi phán quyết của Tòa. Dưới góc độ luật quốc tế hiện nay duy nhất chỉ có phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế mới có HĐBA Liên hợp quốc đứng ra bảo đảm thực thi.

Các nhà chiến lược của Phillippines chắc chắn cũng nhìn ra câu chuyện này, vì thế, cái họ hướng tới có lẽ không phải là hiệu lực của phán quyết. Mục tiêu của họ là công khai hóa mọi thứ, thể hiện họ là người đúng, là người có lẽ phải; còn Trung Quốc, ông là nước lớn nhưng không tuân thủ luật pháp, không có chính nghĩa.

Trung Quốc chắc chắn sẽ phải cân nhắc giữa hình ảnh của mình và những lợi ích đạt được khi làm sai, cái gì lớn hơn? Giữ hay hi sinh hình ảnh đó để chiếm lấy lợi ích từ các đảo, bãi đá ngầm? Với chủ trương “trỗi dậy hòa bình”, tư tưởng nước lớn muốn lãnh đạo thế giới, tôi nghĩ Trung Quốc sẽ phải cân nhắc rất kỹ nếu muốn tiếp tục thực hiện những hành vi sai trái này.

- Dưới góc độ ngoại giao, hành động của Philippines nói lên điều gì?

- Trong trường hợp này, đơn kiện của Phillippines mang lại một hệ quả rất thú vị: "quốc tế hóa vấn đề Biển Đông". Từ trước tới nay, Trung Quốc vô cùng sợ điều này. Với lợi thế của "gã khổng lồ", Trung Quốc luôn muốn dùng đàm phán song phương để "bẻ gãy từng chiếc đũa". Đương nhiên khi Phillippines khởi kiện, dù chưa nói tới thắng hay thua, thì mọi người sẽ nhìn vào, nơi chàng David nhỏ bé chiến đấu với gã khổng lồ Goliat. Cả thế giới sẽ quan tâm, nhìn vào, báo chí đưa tin um xùm và người ta sẽ đón chờ phản ứng của Trung Quốc. Trung Quốc, với tư cách là một ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an, với sức mạnh của nền kinh tế thứ hai thế giới, họ sẽ chứng tỏ gì?

Là một nước lớn, chỉ riêng việc Trung Quốc từ chối ra tòa đã thể hiện cái lý của Trung Quốc có vấn đề. Một nước nhỏ kiện, lý do gì ông không tham gia, trong khi đây là một biện pháp giải quyết hòa bình. Như thế hình ảnh của Trung Quốc trước dư luận sẽ không đẹp chút nào. Đấy là bài rất khôn ngoan của Philippines trong hoàn cảnh mọi giải pháp ngoại giao đã thất bại, và nói như ngoại trưởng của nước này, Rosario, "sự kiên nhẫn đã cạn kiệt".

Tất nhiên, câu chuyện sẽ dẫn tới vấn đề Trung Quốc trả đũa như họ từng làm thông qua con đường kinh tế và gây thiệt hại không nhỏ cho Philippines. Nhưng như Tổng thống Philippines Aquino đã nói, họ vô cùng quyết liệt, họ không đánh đổi vấn đề kinh tế để nhân nhượng về chủ quyền. Và đương nhiên Trung Quốc hiểu rằng đây là một hòn đá tảng, một đối thủ không dễ nuốt.

- Vụ kiện của Philippines sẽ đem lại bài học gì cho ASEAN và Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp ở biển Đông?

- Gần như mọi quốc gia trên thế giới đều có tâm lý e ngại Trung Quốc, không biết Trung Quốc nghĩ gì bởi Trung Quốc luôn nói một đằng, làm một nẻo. Từ năm 2009 tới nay, đối với Việt Nam, ASEAN và các nước khác, Trung Quốc luôn nói tới hòa bình hữu nghị, hợp tác lâu dài, không muốn làm phức tạp thêm tình hình... nhưng bản thân Trung Quốc luôn làm phức tạp thêm tình hình. Nào là cắt dây cáp, mời thầu dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đơn phương đưa các lệnh đánh bắt cá...

Giống như chuỗi domino, mọi người sẽ nghĩ đến khả năng, nếu Philippines làm vậy, có thể Việt Nam, Malaysia cũng sẽ làm. Rõ ràng tuyên bố đường chữ U vi phạm UNCLOS thì bất cứ nước nào là thành viên công ước cũng có thể làm. Chẳng hạn như Canada, ở rất xa Biển Đông, có thể kiện lên tòa trọng tài rằng Trung Quốc vi phạm. Nhưng Canada có làm thế không khi họ phải tính tới lợi ích của họ?

Câu chuyện này là một thách thức cho ASEAN, cho thấy sự đoàn kết, cơ chế hợp tác của ASEAN thực tế là lỏng lẻo. Tôi nghĩ rằng, tới đây, cả khối sẽ phải nhìn lại cơ chế đó đã đủ để bảo vệ các thành viên của mình hay chưa? Có thể, nó sẽ thúc đẩy ASEAN cùng ngồi lại với nhau tìm ra một cơ chế hữu hiệu, hoàn hảo hơn.

Còn đối với Việt Nam, Bộ Ngoại giao đã lên tiếng về vụ việc. Cá nhân tôi cho rằng, chúng ta phải thể hiện quan điểm rõ ràng, mạnh mẽ trong vụ việc này vì những vấn đề mà Philippines phản đối cũng là việc chúng ta đang phản đối, lợi ích mà nước này đang bảo vệ cũng chính là lợi ích của chúng ta.



Copy từ: GDVN