CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

GÓP Ý TIẾP VỀ HIẾN PHÁP VÀ LUẬT ĐẤT ĐAI

GÓP Ý TIẾP VỀ HIẾN PHÁP VÀ LUẬT ĐẤT ĐAI

Kính gửi Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Đồng kính gửi: – Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
                           – Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp thứ 5 vừa qua đã quyết định tiếp tục tiếp nhận ý kiến nhân dân để hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và Luật đất đai trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 6 vào cuối năm nay.
Chúng tôi, những người soạn thảo và ký kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp (thường được gọi tắt là Kiến nghị 72 vì mang chữ ký trực tiếp của 72 người) đã có bản phản đối dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 (gửi tới Quốc hội ngày 3-6-2013), nay cùng một số người khác có ý kiến tiếp như sau:
1- Quốc hội chỉ quy định sẽ xem xét, thông qua Dự thảo Hiến pháp tại kỳ họp thứ 6 mà không nói có tổ chức trưng cầu ý dân hay không. Ai cũng nói Hiến pháp phải là của nhân dân, do toàn dân quyết định. Như mọi người đều biết, với cách tổ chức bầu cử và cơ cấu nhân sự như hiện nay, Quốc hội về thực chất chưa thật sự là đại biểu của nhân dân. Việc sửa đổi Hiến pháp lần này đang có những ý kiến khác nhau về những điều cơ bản của thể chế chính trị (đã được nêu trong nhiều văn bản như Kiến nghị 72, Tuyên bố của Hội đồng Giám mục, Tuyên bố của các công dân tự do, ý kiến trên trang mạng Cùng viết Hiến pháp và nhiều ý kiến của đồng bào trong và ngoài nước đã được loan tải trên các phương tiện truyền thông). Vì vậy, nhất thiết phải tổ chức trưng cầu ý dân về Hiến pháp sửa đổi. Dư luận hoan nghênh những đại biểu Quốc hội, những thành viên Chính phủ và một số tổ chức khi thảo luận về sửa đổi Hiến pháp đã xác định Quốc hội là cơ quan lập pháp, quyền lập hiến thuộc về nhân dân và Hiến pháp phải được trưng cầu ý dân.
Trưng cầu ý dân là việc không đơn giản, lần đầu tiên được tiến hành ở nước ta, nên trong văn bản gửi tới Quốc hội ngày 3-6-2013, chúng tôi đã kiến nghị Quốc hội quyết định sớm để có thời gian chuẩn bị, quan trọng nhất là tổ chức thảo luận một cách bình đẳng, công khai, thẳng thắn về các quan điểm khác nhau, tạo điều kiện cho đông đảo nhân dân suy nghĩ, lựa chọn trong cuộc trưng cầu ý dân. Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng có thể áp dụng điều 86 và khoản 14 điều 84 của Hiến pháp hiện hành để tổ chức kỳ họp Quốc hội bất thường nhằm quyết định việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp sửa đổi.
Sửa đổi Hiến pháp theo tinh thần tạo lập thể chế chính trị dân chủ là công việc hệ trọng, có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước. Vì thế không nên hạn chế thời gian; nếu làm vội để thông qua một hiến pháp sửa đổi vẫn duy trì thể chế toàn trị, bỏ qua những đòi hỏi chính đáng của nhân dân đang muốn có một hiến pháp thật sự dân chủ, thì sẽ nguy hại cho đất nước và phải chịu trách nhiệm với dân tộc, với lịch sử.
2- Quyền sở hữu và sử dụng đất đai là một trong những điểm hệ trọng nhất và được nhân dân đặc biệt quan tâm khi bàn về sửa đổi Hiến pháp. Chúng tôi hoan nghênh Quốc hội đã đề ra chủ trương gia hạn thời gian sử dụng đất nông nghiệp và quyết định lùi thời gian xem xét thông qua Luật đất đai sửa đổi.
Thực tế cho thấy chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước đại diện chủ sở hữu trực tiếp quản lý như quy định của Hiến pháp hiện hành cùng với những bất cập trong luật pháp về đất đai đã tạo kẽ hở cho các cấp chính quyền ở nhiều nơi thu hồi đất của dân một cách tùy tiện, tràn lan, đi liền với cưỡng chế thô bạo, gây oan ức và bất bình lớn trong dân, dẫn tới rất nhiều vụ khiếu kiện và các hình thức đối phó của dân, làm bất ổn nhiều mặt trong đời sống cùng với nhiều tổn thất không chỉ về kinh tế mà cả về xã hội và chính trị.
Kiến nghị 72 đã nêu một yêu cầu quan trọng trong việc sửa Hiến pháp là chuyển từ chế độ sở hữu toàn dân đối với toàn bộ đất đai sang chế độ đa sở hữu về đất đai, trong đó có sở hữu tư nhân. Do đất đai ở nước ta trải qua nhiều lần xáo trộn nên việc xác lập sở hữu tư nhân về đất đai phải nghiên cứu, chuẩn bị và có quá trình thực hiện đối với từng loại đất, trước hết là đất ở và đất nông nghiệp. Những loại đất đã công nhận thuộc sở hữu tư nhân được sử dụng và định đoạt theo quyền tài sản; trong trường hợp cần đất để phục vụ lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng thì Nhà nước không thể thu hồi đất mà chỉ được phép sử dụng quyền trưng mua được quy định chặt chẽ, bảo đảm lợi ích của người có đất bị trưng mua và ngăn chặn mọi sự lạm dụng, tùy tiện.
Hiến pháp và Luật đất đai được sửa đổi theo tinh thần đó sẽ khuyến khích và thúc đẩy việc đầu tư và sử dụng đất đai có hiệu quả, mở đường cho quá trình tích tụ ruộng đất dưới nhiều hình thức để phát triển lên trình độ cao nền nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.
Chúng tôi yêu cầu Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng thực hiện đúng quyền và trách nhiệm đã quy định trong Hiến pháp hiện hành để sớm quyết định việc tổ chức trưng cầu ý dân đối với Hiến pháp sửa đổi.
Chúng tôi mong đồng bào trong và ngoài nước lên tiếng mạnh mẽ về hai vấn đề nêu trên trong việc tiếp tục góp ý sửa đổi Hiến pháp và Luật đất đai để Quốc hội cùng các nhà lãnh đạo đất nước thấy rõ yêu cầu và nguyện vọng của dân.
           Ngày 03- 07-2013

Danh sách những người ký tên 
STT Họ tên Học vị hay chức vụ hay nghề nghiệp, nơi ở 
1. Nguyễn Quang A Nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
2. Bùi Tiến An Cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành ủy TP HCM, TP HCM
3. Lại Nguyên Ân Nhà nghiên cứu phê bình văn học, Hà Nội
4. Huỳnh Kim Báu Nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước TP Hồ Chí Minh, TP HCM
5. Nguyễn Trọng Bình (*) Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Tại chức TP Hải Phòng, Hải Phòng
6. Huỳnh Ngọc Chênh Nhà báo, TP HCM
7. Nguyễn Huệ Chi GS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội
8. Đào Duy Chữ TS, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, TP HCM
9. Tống Văn Công Nguyên Tổng biên tập báo Lao động, TP HCM
10. Nguyễn Xuân Diện TS, nhà nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội
11. Lê Đăng Doanh Nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
12. Hoàng Dũng PGS TS, TP HCM
13. Phạm Chí Dũng Nhà báo tự do, TP HCM
14. Nguyễn Duy (*) Nhà thơ, TP HCM
15. Lê Hiếu Đằng Nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, Đại biểu Hội đồng Nhân dân TP Hồ Chí Minh khóa 4, 5, TP HCM
16. Nguyễn Đình Đầu Nhà nghiên cứu, TP HCM
17. Phạm Văn Đỉnh TSKH, Pháp
18. Trần Tiến Đức Nguyên Vụ trưởng Vụ Truyền thông Ủy ban Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, Hà Nội
19. Nguyễn Ngọc Giao GS, nhà báo, Paris, Pháp
20. Lê Công Giàu Nguyên Phó Bí Thư thường trực Thành Đoàn TNCS TP HCM, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Du lịch TP HCM
21. Trần Hải Hạc TS, nguyên PGS Đại học Paris 13, Pháp
22. Chu Hảo PGS TS, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
23. Nguyễn Gia Hảo Nguyên thành viên Tổ chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội
24. Đặng Thị Hảo (*) Nguyên Phó ban Văn học Cổ Cận đại, Viện Văn học, Hà Nội
25. Võ Thị Hảo Nhà văn, Hà Nội
26. Lê Minh Hằng (*) TS, Hà Nội
27. Phạm Duy Hiển GS TS, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
28. Hồ Hiếu Cựu tù Côn Đảo, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Mặt trận, Thành uỷ TP Hồ Chí Minh, TP HCM
29. Võ Văn Hiếu Nguyên cán bộ Đài phát thanh giải phóng thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương cục Miền Nam
30. Nguyễn Xuân Hoa Nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế
31. Phaolô Nguyễn Thái Hợp Giám mục Giáo phận Vinh
32. Nguyễn Thế Hùng GS TS, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, Đà Nẵng
33. Hà Thúc Huy PGS TS Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, TP HCM
34. Nguyễn Thị Từ Huy TS, TP HCM
35. Hoàng Hưng Nhà thơ, nhà báo tự do, TP HCM
36. Phạm Khiêm Ích Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
37. Trần Hữu Khánh (*) Cán bộ hưu trí, TP HCM
38. Lê Xuân Khoa GS, nguyên Phó Viện trưởng Ðại học Sài Gòn, Hoa Kỳ
39. Nguyễn Khuê TP HCM
40. Viễn Kính Nhà báo, TP HCM
41. Tương Lai Nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Tổ chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM
42. Dương Hồng Lam Kỹ sư, hưu trí, TP HCM
43. Phạm Chi Lan Nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên Phó Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
44. Cao Lập Cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới, TP HCM
45. Hồ Uy Liêm Nguyên Quyền Chủ tịch Liên Hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội
46. Lương Văn Liệt Nguyên cán bộ Thanh niên Xung phong, nguyên cán bộ Chi cục thuế, TP HCM
47. Trần Văn Long Nguyên Tổng thư ký Ban vận động cải thiện chế độ lao tù miền Nam Việt Nam (trước 1975), nguyên Phó Bí thư Thành đoàn TP HCM, TP HCM
48. Nguyễn Đình Lộc Nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Hà Nội
49. Nguyễn Văn Ly Nguyên Phó phòng PA 25 CA thành phố HCM, nguyên thư ký của Bí thư thành ủy TP HCM Mai Chí Thọ
50. Nguyễn Khắc Mai Nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương, Hà Nội
51. Huỳnh Tấn Mẫm Bác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
52. André Menras – Hồ Cương Quyết Cựu tù chính trị, Chủ tịch Hiệp hội Trao đổi Sư phạm Pháp – Việt (ADEP), Pháp
53. GB Huỳnh Công Minh Linh mục, Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
54. Ngô Minh Nhà thơ, Huế
55. Phạm Gia Minh TS, Hà Nội
56. Trần Tố Nga Cựu tù chính trị trước 1975, Pháp
57. Kha Lương Ngãi Nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
58. Nguyên Ngọc Nhà văn, nguyên thành viên Viện IDS, Hội An
59. Nguyễn Xuân Ngữ Cựu chiến binh, TP HCM
60. Hồ Ngọc Nhuận Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin sáng, TP HCM
61. Nguyễn Thái Nguyên TS, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
62. Phạm Đức Nguyên PGS, KTS, Hà Nội
63. Trần Đức Nguyên Nguyên thành viên Tổ chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Trưởng ban Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
64. Phạm Xuân Nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, Hà Nội
65. Phan Thị Hoàng Oanh TS, giảng viên đại học, TP HCM
66. Hà Sỹ Phu TS, nhà văn tự do, Đà Lạt
67. Hoàng Xuân Phú GS TS, nhà toán học, Hà Nội
68. Nguyễn Hữu Phước Nhà báo, TP HCM
69. Huỳnh Sơn Phước Nhà báo, nguyên Phó Tổng biên tập báo Tuổi trẻ, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM
70. Đoàn Chí Phương Nguyên cán bộ Ban Giao bưu Trung ương cục Miền Nam
71. Bùi Minh Quốc Nhà thơ, nguyên Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng, Đà Lạt
72. Đào Xuân Sâm Nguyên thành viên Tổ chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
73. Tô Lê Sơn Kỹ sư, TP HCM
74. Nguyễn Ngọc Sơn Nguyên Phó Tổng Biên tập tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Phó Tổng Biên tập tạp chí Thế giới trong ta, Hà Nội
75. Trần Đình Sử GS TS, Hà Nội
76. Lê Văn Tâm Nguyên Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản, ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam khóa VII, Nhật Bản
77. Trần Công Thạch Hưu trí, TP HCM
78. Nguyễn Quốc Thái Nhà báo, TP HCM
79. Jos Lê Quốc Thăng Linh mục, Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
80. Lê Thân Cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM
81. Đào Tiến Thi Ths, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
82. Võ Văn Thôn Nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM, TP HCM
83. Trần Quốc Thuận Luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, TP HCM
84. Phan Văn Thuận Giám đốc công ty TNHH Phú An Định, TP HCM
85. Phạm Toàn Nhà giáo, Hà Nội
86. Nguyễn Thị Ngọc Toản GS, Bác sĩ, Đại tá, Cựu chiến binh, Hà Nội
87. Nguyễn Thị Ngọc Trai Nhà văn, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội
88. Phạm Đình Trọng Nhà văn, TP HCM
89. Nguyễn Trung Nguyên Đại sứ, nguyên trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
90. Vũ Quốc Tuấn Nguyên trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
91. Hoàng Tụy GS, Viện Toán học, nguyên Chủ tịch Viện IDS, Hà Nội
92. Võ Thị Bạch Tuyết (*) Cán bộ hưu trí, TP HCM
93. Hà Dương Tường Nguyên GS Đại học Compiègne, Pháp
94. Đặng Thị Tuyết TP HCM
95. Trần Thanh Vân Kiến trúc sư, Hà Nội
96. Nguyễn Viện Nhà văn, TP HCM
97. Bùi Chí Vinh (*) Nhà báo, nhà thơ, TP HCM
98. Nguyễn Hữu Vinh Cử nhân luật, doanh nhân, Hà Nội
99. Tô Nhuận Vỹ Nhà văn, Huế
100. Nguyễn Đông Yên (*) GS TSKH, Viện Toán học, Hà Nội
(*) Ghi tên sau khi thư đã gửi qua bưu điện cho Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam





Copy từ: Bauxite Việt Nam

Đỗ Thị Minh Hạnh

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Họ đã phải đi ngược thời gian đến gần 70 năm để hát lại bài ca mà nhiều thế hệ cha anh đã cất lời: vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian! Bài hát ấy ngày hôm nay đã trở thành một lời nguyền ngược ngạo, cay đắng. Những kẻ cầm cờ lôi kéo lũ nô lệ ngày xưa giờ đã chết hoặc già nua. Còn lại là một tập đoàn ăn bám hào quang của quá khứ, tiếp tục tự xưng là đại diện của tầng lớp nhân dân mà chính họ đã biến thành nô lệ. Thực dân trắng cuốn gói. Thực dân đỏ lên ngôi. Nô lệ vẫn còn đó. 

Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian!... 
Đỗ Thị Minh Hạnh đã cùng với Nguyễn Hoàng Quốc Hùng lên đường, phẫn nộ nhưng không hận thù, hiền hòa nhưng dũng cảm, chông gai nhưng không khiếp nhược, thất bại nhưng không sờn lòng...
Đỗ Thị Minh Hạnh sinh vào ngày 13 tháng 3 năm 1985 tại Di Linh, Lâm Đồng. Lớn lên ở vùng núi đồi cao nguyên, Hạnh là người con hiếu thảo, một người bạn được mọi người quý mến và một học sinh giỏi. Là người sinh ra và lớn lên trong môi trường XHCN, Hạnh cũng như nhiều bạn bè học sinh trung học khác bị che khuất bởi màn đêm bưng bít thông tin và tuyên truyền một chiều của đảng và nhà nước. Cho đến khi về Sài Gòn, trong khuôn viên Đại học, Hạnh mới tiếp cận những luồng thông tin khác nhau, nhận thức được thực trạng bi thảm của đất nước và tình trạng quyền làm người của dân tộc bị cướp đoạt. 
Nhận thức dẫn đến hành động. Hạnh đã chọn cho mình một con đường sống: sống một đời sống có ý nghĩa. Hạnh tham gia các sinh hoạt xã hội, nhân đạo, giúp đỡ người nghèo khó. Con đường Hạnh chọn không chỉ dừng lại ở việc làm giảm bớt khổ đau cho một số người mà phải góp phần thay đổi hiện trạng của đất nước để dân tộc có thể theo kịp khuynh hướng của thời đại và cất cánh toàn diện. Trên con đường ấy, cô gái sinh viên 19 tuổi đã tìm đến gặp gỡ những công dân Việt Nam khác không cùng suy nghĩ với cách cai trị và nắm quyền của đảng và nhà nước đương thời. 
Một năm sau. Vào những ngày lập xuân, khi người người chào đón mùa xuân mới, Hạnh nếm mùi vị tết tù đầu tiên của một công dân nước CHXHCNVN. Công an Hà Nội đã bắt giữ trái phép Hạnh trong nhiều ngày. Không một lý do chính đáng. Không một luật lệ nào cấm hay nêu rõ Hạnh không được phép gặp công dân A hoặc công dân B của nước CHXHCNVN. Chỉ tùy tiện bắt giam, thẩm vấn, tra hỏi và sau đó giam lỏng theo cái gọi là áp giải về địa phương để địa phương quản lý. 
Mùa xuân ấy là mùa xuân năm 2005. Hạnh - Đỗ Thị Minh Hạnh vừa tròn 20 tuổi. 
Suốt chiều dài hơn 4000 năm, lịch sử VN thấp thoáng những anh thư mà câu chuyện của họ theo năm tháng đã trở thành những huyền thoại. Nhưng có lẽ nếu chứng kiến được từng ngày họ sống như thế nào chắc hẳn họ cũng bình dị như bao người. Hạnh cũng thế. Những ngày bị CA của đảng tròng một sợi dây thòng lọng vào cổ, Hạnh chăm sóc gia đình như một con người con hiếu thảo. Khi sợi dây thòng lọng được nới rộng một chút, Hạnh về lại Sài Gòn để vừa đi học, vừa đi làm và... vừa giúp dân oan. 
Dân Oan! Dưới thiên đường XHCN, nước Việt Nam có nhiều từ mới, đa dạng phong phú cũng có và tầm bậy cũng có. Nhưng không cụm từ nào oái oăm bằng Dân Oan khi nó được ra đời tại một đất nước mà khẩu hiệu đại trà là Nhân Dân Làm Chủ. Nó làm cho các "chiến sỹ" Công an Nhân dân phải léo lưỡi, ngọng miệng, ngượng nghịu khi lỡ mồm gọi nhân dân là Dân Oan. Những người dân oan khiên bị tập đoàn cán-bộ-đầy-tớ cấu kết với nhau để tiến hành đại chính sách lẫn đại kế hoạch ăn cướp với tên gọi mỹ miều "Giải Phóng Mặt Bằng". Họ đã tiếp tục sự nghiệp giải phóng và lần này đối tượng của dòng thác cách mạng là quần chúng nhân dân, mục tiêu của công cuộc đấu tranh là làm giàu, thành quả vinh quang là hình thành một thành phần mới trong xã hội: Dân Oan
Hạnh đã đến, đứng vào hàng ngũ và sánh vai chiến đấu với những người Dân Oan Việt Nam trong lúc sợi dây thòng lọng của đảng quang vinh và vĩ đại vẫn lơ lửng trên đầu. Đây cũng là thời khoảng Hạnh gặp Nguyễn Hoàng Quốc Hùng
Cách đây hơn 80 năm, giữa những dòng nhạc của bản đại hùng ca Yên Bái, xen lẫn giữa tiếng thét Việt Nam Muôn Năm của những anh hùng Việt Nam Quốc Dân Đảng trước khi bị máy chém cắt ngang đầu, người ta rướm lệ bởi chuyện tình của Nguyễn Thái Học với một thiếu nữ phi thường của Việt Nam ở thế kỷ 20 - anh thư Nguyễn Thị Giang. Cô Giang gặp Nguyễn Thái Học vào lứa tuổi đôi mươi. Họ thề nguyện với nhau ở đền Hùng, nắm tay nhau hẹn ước cùng hiến dâng đời mình cho tổ quốc. Ngày Nguyễn Thái Học không thành công cũng thành nhân, Nguyễn Thị Giang lặng lẽ nhìn chồng lên máy chém, trở về quê quán quấn khăn tang và tự kết liễu đời mình bằng khẩu súng lục mà Nguyễn Thái Học đã tặng ở đền Hùng năm xưa. 
Hơn 80 năm sau, những người con, người cháu của Cô Giang và Nguyễn Thái Học lại gặp nhau ở chốn này. Chung quanh họ là những người cùng khổ thời đại mới. Cuộc tình của Hạnh và Hùng được tưới xanh bằng lòng yêu nước và niềm thương cảm đối với những người dân khốn cùng. Hai sinh viên đại học đã nắm tay nhau đồng hành trên con đường hỗ trợ Dân Oan và bảo vệ những người công nhân lao động. Họ đã phải đi ngược thời gian đến gần 70 năm để hát lại bài ca mà nhiều thế hệ cha anh đã cất lời: vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian!. Bài hát ấy ngày hôm nay đã trở thành một lời nguyền ngược ngạo, cay đắng. Những kẻ cầm cờ lôi kéo lũ nô lệ ngày xưa giờ đã chết hoặc già nua. Còn lại là một tập đoàn ăn bám hào quang (dày công thêu dệt) của quá khứ, vẫn tự xưng là đại diện của tầng lớp nhân dân mà chính họ đã biến thành nô lệ. Thực dân trắng cuốn gói. Thực dân đỏ lên ngôi. Nô lệ vẫn còn đó. Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian!... Đỗ Thị Minh Hạnh đã cùng với Nguyễn Hoàng Quốc Hùng lên đường, phẫn nộ nhưng không hận thù, hiền hòa nhưng dũng cảm, chông gai nhưng không khiếp nhược, thất bại nhưng không sờn lòng. 
Tháng 1 năm 2010 - Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng cùng với Đoàn Huy Chương và những người bạn cùng chí hướng về Trà Vinh để hỗ trợ cho các công nhân nhà máy Mỹ Phong. Trong các ngày từ 29/1 đến 1/2 năm 2010, hàng vạn công nhân nhà máy Mỹ Phong - Trà Vinh đã đồng loạt đình công sau khi một số công nhân nữ bị xúc phạm nhân phẩm và bị bóc lột nặng nề. Sau đó, các cuộc đình công khác tiếp tục nổ ra trên khắp các tỉnh thành, kéo dài 7 ngày liên tục. 
Gần 2 tháng sau, tập đoàn "đại diện cho giai cấp công nhân" ra lệnh Côn an - còn đảng còn mình bắt giam Hạnh và Hùng sau khi đã bắt giam Đoàn Huy Chương. Nguyễn Hoàng Quốc Hùng bị đánh đập gẩy sống mũi, tra tấn tại một nhà giam bí mật tại Sài Gòn. Sau 7 ngày bị tra tấn, khi Hùng vẫn kiên cường không khai bất cứ điều gì, công an áp giải anh về trại giam B14 - Nguyễn Văn Cừ. Đỗ Thị Minh Hạnh cũng bị đánh đập, bỏ đói và tra khảo. 
Ngày 26 tháng 10 năm 2010 trong một phiên tòa vội vã, không luật sư, không nhân chứng, tòa án tỉnh Trà Vinh của đảng CSVN chớp nhoáng tuyên án xử tội những thanh niên thiếu nữ đã đứng lên vì quyền lợi của Dân Oan - những người là chủ của đất nước và Công Nhân - giai cấp tiên phong của đảng. Hạnh 7 năm tù. Hùng 9 năm tù. Chương 7 năm tù. 
Trước vành móng ngựa của các quan tòa thực dân đỏ cộng với đám công an dày đặc, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương đã tự làm luật sư bào chữa chính mình, hiên ngang bày tỏ khí phách can trường của những công dân yêu nước và nắm trong tay chính nghĩa dân tộc. 
Tháng 10 năm 2010, lúc ấy Hạnh 24 tuổi; tuổi của Cô Giang khi vị anh thư đầy khí phách ấy tự kết liễu đời mình vào một buổi sáng mờ sương bên gốc cây Đề của làng Thổ Tang. 


Copy từ: Dân Làm Báo

Các chức sắc tôn giáo phản đối việc nhà cầm quyền dùng bạo lực, can thiệp vào nội bộ tôn giáo

Danlambao - Sáng thứ tư, ngày 03.07.2013 (26.05.Quý Tỵ), công an và Ban cai quản họ đạo Cao Đài tỉnh Tiền Giang, do nhà nước thành lập (Cao Đài quốc doanh), đã dung dùi cui, đá, xe cơ giới tấn công hiền huynh chánh trị sự Lê Văn Ngọc Diệp và đồng đạo để tiến chiếm thánh thất Long Bình, Châu đạo Gò Công. Ngày thứ bảy, ngày 06.07.2013 (29.05. Quý Tỵ), công an tỉnh Vĩnh Long lại dung biện pháp hành chánh uy hiếp hiền huynh chánh trị sự Nguyễn Kim Lân và hiền tỷ chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng.

Việc làm của nhà cầm quyền tại thánh thất Long Bình đã gây rối loạn trị an, kích động chia rẻ nội bộ tôn giáo, gây ra hiềm khích giữa các tín hữu Cao Đài và những người dân nhẹ dạ....

BẢN LÊN TIẾNG
Của Chức sắc các tôn giáo Việt Nam
Các chức sắc tôn giáo phản đối việc nhà cầm quyền dùng bạo lực, can thiệp vào nội bộ tôn giáo
Kính gởi:
- Hội đồng nhân quyền LHQ
- Ủy hội tự do tôn giáo thuộc Quốc hội Hoa Kỳ
- Tổ chức Human Rights Watch
- Các tổ chức nhân quyền
- Các hãng thông tấn, truyền thông quốc tế và quốc nội
- Quý tín hữu các tôn giáo
- Quý nhân sĩ và toàn thể đồng bào
Sáng thứ tư, ngày 03.07.2013 (26.05.Quý Tỵ), công an và Ban cai quản họ đạo Cao Đài tỉnh Tiền Giang, do nhà nước thành lập (Cao Đài quốc doanh), đã dung dùi cui, đá, xe cơ giới tấn công hiền huynh chánh trị sự Lê Văn Ngọc Diệp và đồng đạo để tiến chiếm thánh thất Long Bình, Châu đạo Gò Công. Ngày thứ bảy, ngày 06.07.2013 (29.05. Quý Tỵ), công an tỉnh Vĩnh Long lại dung biện pháp hành chánh uy hiếp hiền huynh chánh trị sự Nguyễn Kim Lân và hiền tỷ chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng.
Việc làm của nhà cầm quyền tại thánh thất Long Bình đã gây rối loạn trị an, kích động chia rẻ nội bộ tôn giáo, gây ra hiềm khích giữa các tín hữu Cao Đài và những người dân nhẹ dạ.
Việc nhà cầm quyền thuê mướn và kích động thanh niên quấy phá cơ sở thờ tự tôn giáo, đánh đập người tu hành đang trực tiếp làm cho đạo lý xã hội ra suy đồi.
Việc nhà cầm quyền thành lập ra các Ban cai quản họ đạo Cao Đài (đạo quốc doanh), không công nhân những người tu hành chân truyền, và tổ chức ểm trợ cho đạo quốc doanh tiến chiếm các thánh thất của Cao Đài giáo vừa là hành động can thiệp thô bạo vào nội bộ tôn giáo, vừa trực tiếp và công khai phá đạo Cao Đài, là một tôn giáo bản địa Việt Nam.
Việc ép buộc các vị chánh trị sự Cao Đài giáo tại Lâm Đồng và Vĩnh Long phải làm việc với công an, nhằm đe dọa đời sống đức tin của người tu hành là bằng chứng cho thấy không có tự do tôn giáo.
Chức sắc các tôn giáo thuộc Phật giáo, Công giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Tin Lành và Cao Đài giáo lên tiếng:
- Phản đối việc làm mờ ám và vô đạo đức của nhà cầm quyền đối với Cao Đài giáo trong suốt thời gian qua, nhất là với thánh thất Long Bình, châu đạo Gò Công, Tiền Giang.
- Yêu cầu nhà cầm quyền chấm dứt việc tạo ra các Ban cai quản đạo Cao Đài quốc doanh, trả lại việc tu hành và hành đạo cho đạo chúng thực hành đúng đạo lý do Đức Tôn Sư Hộ Pháp truyền dạy.
- Kêu gọi các Tổ chức thuộc Liên hiệp quốc, quốc tế, Hoa Kỳ, Liên Âu, Úc Châu, Cộng đồng các nước Đông Nam Á, tín hữu các tôn giáo và tất cả những người thành tâm thiện chí lên tiếng bảo vệ Cao Đài giáo chân truyền, lên án việc phá đạo của nhà cầm quyền vô thần, và góp sức bảo vệ các nhà tu hành theo đúng đường lối chánh đạo, không do nhà nước xui khiến.
Làm tại Việt Nam, ngày 08.07.2013 (01.06.Quý Tỵ)

Chức sắc các tôn giáo đồng ký tên
Hòa thượng Thích Không Tánh (Phật giáo)
Cụ hội trưởng Lê Quang Liêm (Phật giáo Hòa Hảo)
Linh mục Phan Văn Lợi (Công giáo)
Linh mục Đinh Hữu Thoại (Công giáo)
Linh mục Lê Ngọc Thanh (Công giáo)
Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa (Tin Lành)
Mục sư Trần Mạnh Hùng (Tin Lành)
Chánh trị sự Hứa Phi (Cao Đài)
Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân (Cao Đài)
Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng (Cao Đài)



Copy từ: Dân Làm Báo

Những kẻ 'lưu manh chuyên nghiệp' dưới lớp áo cai tù

Trương Minh Đức (Danlambao) - "...Các tù nhân thường phạm từng đi tù tại trại Z30A Xuân Lộc cùng có một nhận định:  đây là trại 'máu lửa' nhất miền Nam. Cai tù thường đánh đập tù nhân rất dã man, có người sau khi trở về xã hội vẫn mang nhiều thương tích nặng hoặc bệnh nội thương, rồi chết dần..."
Ai mới chính là những kẻ 'lưu manh chuyên nghiệp'?
Khi nói đến từ chuyên nghiệp thì ai cũng biết đó là những người được đào tạo có bài bản, có tổ chức. Nếu đưa ra trước bàn dân thiên hạ để so sánh, thì giữa cai tù trại giam và tù nhân thì ai cũng có thể khẳng định một điều: chính những cai ngục mới là những kẻ có tính chuyên nghiệp hơn hẳn. Cai tù hay giám thị trại giam là những người được đảng cộng sản đầu tư cho học hành rất kỹ về những đòn đấm đá, tra tấn; họ sử dụng thành thạo các loại hung khí, vũ khí, súng đạn... và các thủ đoạn để khống chế, khủng bố tù nhân với nhiều hình thức khác nhau .
Nhà tù là nơi làm giàu cho cai ngục.
Một tù nhân thường phạm khi vào vòng lao lý phải trải qua biết bao nhiêu sự sách nhiễu của công an, cai ngục. Nhưng nhà tù cũng không phải là nơi để gọi là 'cải tạo', mà chính nơi đây lại là 'thao trường'  cho những người tù thường phạm nhờn thuốc.
Người mới bị bắt lần đầu thì còn run sợ. Nhưng khi đã vào tù được vài tháng rồi thì sẽ học được nhiều điều. Những mánh lới kiếm chác chính của cai ngục thì đủ loại: Ban đầu cai ngục dẫn đường cho tù nhân chạy tội từ giai đoạn điều tra. Nếu có tiền thì cai ngục sẽ làm môi giới đến điều tra viên, rồi được gọi điện thoại trực tiếp để hai bên ngã giá. Khi xong giai đoạn điều tra thì cai ngục môi giới đến phần của viện kiểm sát, rồi đến toà án. Mỗi cửa đều có giá cả cụ thể. 
Khi có bản án thi hành thì cai ngục cũng không quên gợi ý đến gia đình của tù nhân là nên chọn nơi thi hành án để dễ dàng cho việc thăm nuôi, mỗi người từ 5 chai (5 triệu) đến vài chục triệu. Nhưng cũng chưa phải dừng lại tại đây, khi chiếc xe tù đặc chủng vừa ghé bến ở trại nào thì nơi đó cũng là nơi thần tài gõ cửa cho những cai ngục. Bọn họ trên mặt đầy hân hoan, khi mấy ngày đầu tù mới chào sân thì cũng là những ngày để cai ngục mặc cả, có đủ loại giá như: trồng cây cảnh, trực buồng, khâu bếp, căn-tin, chăn nuôi, trực khu hay còn gọi là trật tự - chuyên làm tai sai cho cai ngục sẵn sàng đàn áp các tù khác theo lệnh của cai ngục. 
Cai ngục sẵn sàng cho tù nhân điện thoại trực tiếp về gia đình để ngã giá, còn tù nhân nào mồ côi thì chẳng cai ngục nào gọi lên dò dẫm. Nếu không có chung chi để vào ‘khâu’ thì sẽ bị tống ra đồng cuốc đất, đạp điều, dán cá... và các công việc cực nhọc nhất.
Hầu hết gia đình người tù đều hiểu rõ bản chất của những tên lưu manh chuyên nghiệp khoác áo côn an đang làm cai ngục. Mỗi lần thăm gặp thì gia đình phải chung chi cho cai ngục thăm gặp, có cò mồi hướng dẫn là những tù nhân tay chân của cai ngục. Mỗi người trong gia đình phải kẹp ít nhất cũng 100 ngàn vào giữa cuốn sổ thăm gặp. Nếu gia đình nào có người nhà đông hoặc gởi quà nhiều thì phải chung chi từ 200 ngàn đến 500 ngàn. Còn những người tù được duyệt gặp phòng riêng theo tiêu chuẩn thì phải từ 700 đến 1 triệu đồng. 
Qùa  thăm gặp phải qua đến 2 cổng bị tống tiền: cổng số 01 là ngay phòng thăm gặp, gia đình phải chung chi từ 100 đến 300 ngàn nếu có đồ mặn. Đó là cổng số 01, còn vào cổng số 02 - tức là cổng chính trại giam, thân nhân người tù cũng vẫn phải chi thêm cho cai tù trực trại thêm bằng số tiền tương đương cổng số 01, nếu không thì cũng không cho vào với nhiều lý do khác nhau... 
Nếu thân nhân có món nào ngon gửi vào cho người tù thì lập tức cai tù trực trại sẽ đến 'xin đểu'. Tù nhân khi ấy chỉ biết dạ... dạ, nhưng trong lòng thì quặn đau. Bởi họ thừa hiểu số phận sẽ ra sao nếu chẳng may làm phật lòng những kẻ lưu manh chuyên nghiệp đang cai trị dưới lớp áo cai tù. 
Hàng căn-tin trong tù bán cắt cổ, giá gấp 2-3 lần giá bên ngoài. Thức ăn đa số là hư hỏng hết hạn sử dụng, cân thiếu cho tù nhân mất đến 20%... Có những lần, thức ăn căn-tin bán ra khiến tù nhân bị ngộ độc, hàng trăm người phải xuống trạm xá. 
Chế độ ăn của tù nhân bị cắt xén, khi có cá kéo từ ao do tù nuôi về thì bị cai ngục lấy hết cá ngon, cá lớn . Còn thịt heo khi đến tù chỉ còn lại toàn xương !!! Gạo chế độ cho tù nhân thì bị cắt xén từ khâu nhà bếp để nuôi heo cho cán bộ cai tù...
Hành hạ, đánh đập, để tù nhân đói khát trong phòng kỷ luật cho đến chết
Các tù nhân thường phạm từng đi tù tại trại Z30A Xuân Lộc cùng có một nhận định:  đây là trại 'máu lửa' nhất miền Nam. Cai tù thường đánh đập tù nhân rất dã man, có người sau khi trở về xã hội vẫn  mang nhiều thương tích nặng hoặc bệnh nội thương, rồi chết dần... 
Riêng đối với các tù nhân lương tâm, cũng đã không ít người phải bỏ mình nơi đây. Mới đây nhất, ông Nguyễn Văn Trại đau bệnh chết vì không được chữa trị kịp thời. Và còn nhiều trường hợp thương tâm nữa mà chưa thể kể hết...
Theo lời kể của người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu, linh mục Nguyễn Văn Vàng cũng đã bị cai tù hành hạ, bỏ mặc cho chết đói, chết khát trong 'nhà cùm'.
Đối với những nữ tù nhân lương tâm, cai ngục cũng chẳng tha. Đỗ Thị Minh Hạnh - một cô gái trẻ sinh năm 1985, vừa được chuyển trại đến Xuân Lộc chỉ vài hôm thì cai ngục cũng bật đèn xanh cho đám thuộc hạ đánh hội đồng trong nhà tắm. Những trận đòn không làm lung lay ý chí của Hạnh, trái lại nó còn để lại sự khâm phục cho các tù nhân khác cùng trại. Chính sự giúp đỡ, tương trợ chân tình của những người bị áp bức mà Hạnh đã có những bằng chứng gởi về gia đình. Đó là những bức thư tố cáo chế độ lao tù cộng sản phi nhân và bọn cai tù độc ác. Cũng chính nơi đây từng giam giữ chị Tạ Phong Tần trước khi bị đưa ra Bắc. Chị Trương Thị Tám, anh Huỳnh Anh Trí, Trương Quốc Huy đều nếm mùi nhà cùm kỷ luật hà khắc, tàn bạo của trại Z30A Xuân Lộc. 
Một tù nhân tên là Quách Công Ninh cũng đã bị cai tù bỏ mặc cho đến chết vì đòi khát trong nhà cùm,  chỉ vài ngày sau khi anh này bị đưa vào đây. Một người tù thường phạm khác bị cùm chung, chứng kiến cái chết thương tâm của nạn nhân Quách Công Ninh sau đó  đã làm bản tường trình để tố cáo những gì đã xảy ra. 
Khi vào nhà cùm, cai tù bắt lột hết quần áo, chỉ còn 01 quần lót. Mỗi buổi ăn chỉ có một vắt cơm chưa đầy 1 lạng. Cai ngục còn hành hạ tù nhân bằng cách cho trộn chung với cả một muỗng canh muối trắng, mặn thấu trời !!! Nhưng cũng phải ăn vì quá đói. Cơm đã mặn như vậy, mà cai tù chỉ cho mỗi buổi ăn 01 chum nước nhỏ khoảng 50mml. Phần bị lạnh và muỗi đốt, thiếu nước uống vì quá khát không chịu nổi, nạn nhân Quách Công Ninh phải uống cả nước tiểu của chính mình. Phòng cùm hôi hám, tối tăm làm anh Qúach Công Ninh ngã bệnh, không được chữa trị, rồi sau đó nạn nhân chết khi chân vẫn còn trong cùm .
Qua những sự thật kể trên, việc tù nhân Z30A Xuân Lộc nổi dậy là điều không thể tránh khỏi. Chính những tên cai ngục 'lưu manh chuyên nghiệp' do chế độ độc tài đào tạo mới là nguyên nhân chính khiến tù nhân đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng.


Copy từ: Dân Làm Báo

Liệu sẽ có công lý cho Đoàn Văn Vươn trong phiên phúc thẩm ?

Ông Đoàn Văn Vươn (giữa) tại phiên tòa sơ thẩm, Hải Phòng, 05/04/2013. REUTERS /Doan Tan
Ông Đoàn Văn Vươn (giữa) tại phiên tòa sơ thẩm, Hải Phòng, 05/04/2013. REUTERS /Doan Tan

Thụy My
Báo chí Việt Nam dẫn nguồn tin từ Tòa án thành phố Hải Phòng hôm qua 05/07/2013 cho biết, Tòa án Tối cao sắp xử phúc thẩm hai vụ án liên quan đến vụ cưỡng chế đầm tôm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.

Vụ án với tội danh bị cho là “giết người” sẽ được xử trong hai ngày 29 và 30/7. Bốn bị cáo Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh và Đoàn Văn Vệ bị truy tố vì tội “giết người”, còn bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) và bà Phạm Thị Báu (vợ ông Quý) bị ghép tội danh “chống người thi hành công vụ”.
Tiếp theo trong hai ngày 1 và 2/8, Tòa án Tối cao sẽ xử phúc thẩm vụ án “hủy hoại tài sản” với năm bị cáo nguyên là viên chức chính quyền huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang.
Trao đổi với RFI Việt ngữ, ông Vũ Văn Luân, thư ký Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng, trước hết đã nhận xét về những bất hợp lý trong phiên tòa sơ thẩm. Ông không tin rằng công lý sẽ đến với gia đình ông Đoàn Văn Vươn trong phiên phúc thẩm sắp tới.


Copy từ: RFI

Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ [vẫn] chưa vui



Nguyễn Duy Vinh

(cựu học sinh Nguyễn Trãi, Sài Gòn)
Tôi được sinh ra và lớn lên ở Xuân Lộc. Bố mẹ tôi là dân di cư, còn được gọi là Bắc Kỳ “chín nút” (1945). Gia đình bố tôi ngoài Bắc (xin tạm giấu tên làng quê của bố tôi) trước kia giàu lắm, có đồng ruộng cò bay thẳng cánh. Vì có hai ông em theo kháng chiến, bố tôi biết trước sau Việt Minh cũng sẽ thắng và vì là con cả trong gia đình (lúc đó ông bà nội tôi đã qua đời), bố tôi đem cả ruộng vườn nhà cửa tổ tiên ra bán và ông đem gia đình xuôi Nam. Nhờ nói được tiếng Pháp thông thạo, ông tìm được việc tốt (làm thông dịch viên) cho quân đội viễn chinh Pháp và thế là gia đình tôi dọn về Xuân Lộc, nơi có một sư đoàn lính Pháp đóng và cũng là nơi có đồn điền cao su Pháp lớn nhất Đông Dương thời bấy giờ. Và ở đây tôi đã ra chào đời trong khung cảnh loạn lạc và trong những tháng năm sôi động nhất của chiến trường Đông Dương.
Lúc đó quân đội Pháp đã trở lại Đông Dương với ý định lập lại nền đô hộ tại ba nước Việt Miên Lào, sau khi Nhật Bản đầu hàng Đồng minh và rút khỏi Việt Nam năm 1945. Không có tuần nào mà không có trận đánh nhỏ giữa Việt Minh và Pháp, xảy ra khi thì ngoài quận Xuân Lộc khi thì ngay trong lòng quận. Chính nhà của bố mẹ tôi cũng cháy tan tành năm 1947 sau một đêm khi Việt Minh xâm nhập vào Xuân Lộc và đốt phá khắp nơi.
Tuy nhiên, những kỷ niệm về Xuân Lộc của tôi không chỉ là những kỷ niệm buồn. Mặc dù loạn lạc, tôi cũng đã được hưởng những ngày tháng an lành và được sống những giây phút hồn nhiên tại thành phố Xuân Lộc bé nhỏ xinh xinh. Và tôi xin phép được nói thêm một tí về bố tôi. Ông mà còn sống chắc sau 1975 đã được vinh danh là anh hùng với nhà cầm quyền hiện nay. Vì ông đã cứu rất nhiều binh lính và sĩ quan Việt Minh bằng cách nói (chắc chắn là nói dối) với vị đại úy Pháp chỉ huy lúc đó, rằng những người Việt Minh bị Pháp bắt sau những trận đánh đó đã bị bắt nhầm, họ chỉ là dân quê! Sau này có lúc mẹ tôi ốm nặng, Việt Minh đã gửi vài nữ cán bộ từ chiến khu D về làm công việc nhà tôi như nấu ăn giặt giũ để phụ giúp bố tôi vì họ muốn trả ơn những gì bố tôi làm (có thể trong những người được Pháp thả có một hay vài sĩ quan cao cấp của Việt Minh, điều này tôi không kiểm chứng được mà chỉ nghe mẹ tôi kể lại sau này). Cho đến năm 1954, khi quân đội Pháp thua trận và sửa soạn rời Việt Nam là lúc bố tôi mất việc và cũng là lúc gia đình tôi dọn về Sài Gòn. Từ đó tôi không quay lại Xuân Lộc nữa và tính lại như thế đã hơn 50 năm. Trong ký ức tôi vẫn còn ghi lại hình ảnh những đêm trăng sáng đi rước đèn Trung Thu với bọn trẻ con trong xóm, những ngày đi học tại trường tiểu học Xuân Lộc với vị thầy khả kính tên là thầy Đô, những hôm rượt chạy trong ruộng bắp cạnh trường với đám học sinh, những hôm lang thang la cà hết hàng ăn này đến hàng ăn khác trong chợ Xuân Lộc bé nhỏ dễ thương. Và dĩ nhiên tôi cũng không quên được cảnh những người lính Lê Dương tra tấn những tù binh Việt Minh trong doanh trại quân đội Pháp, trong đó có một số tù binh đã được bố tôi xin ông đại úy Pháp trả tự do vì ông đã tin vào những lời cam đoan của bố tôi. Một cách tra tấn của quân đội Pháp là họ dùng nước mía và nước đường tưới lên người các tù binh Việt Minh rồi họ bỏ mặc những tù binh này bị cột ngoài bãi sân nắng gắt để kiến lửa tha hồ tìm đường ngọt bò cắn khắp thân thể những tù binh. Ai nhìn cảnh đó cũng động lòng thương, và dĩ nhiên trong đó có bố tôi.
Thoáng đi hơn 50 năm, tôi đã gần như quên đi hai chữ Xuân Lộc…cho đến tuần vừa qua…
Tuần vừa qua tôi đọc được tin tức nổi dậy của tù nhân trại tù Z30A tại Xuân Lộc. Hai chữ Xuân Lộc đủ để tôi tò mò đọc thêm. Sau đó tôi lại đọc được bài của ông Trần Văn Huỳnh trên mạng tả lại cặn kẽ hoàn cảnh ông đi tìm con là anh Trần Huỳnh Duy Thức (con ông là tù nhân chính trị bị giam ở trại Z30A và sau đó bị dời về trại Xuyên Mộc, ngay sau cuộc nổi dậy, mà gia đình ông không được nhà nước thông báo). Ông tả lại cách hành xử hống hách không chút tình người của những cán bộ và những vị sĩ quan công an quản trại. Tôi rất xúc động khi đọc những hàng chữ của ông Trần Văn Huỳnh. Tôi không ngờ ngày nay công an Việt Nam hành xử cũng ác không thua gì lính Lê Dương thuở trước. Lính Lê Dương hành hạ người khác giống thì có thể còn hiểu được mặc dù lúc đó lòng mình rất căm phẫn, còn đây công an Việt Nam, là những người cùng chung dòng máu Việt Nam, sao họ có thể nhẫn tâm như vậy. Dù sao những tù chính trị, và ngay cả những tù hình sự, họ cũng là con người, và là người Việt Nam.
Bài của ông Trần Văn Huỳnh nói lên cách hành xử không tình người và thiếu văn hóa của một số công an Việt Nam. Cách hành xử này đã có vẻ thành thông lệ từ Nam ra Bắc nếu các bạn chịu khó theo dõi tin tức trong nước. Gần đây nhất có một tấm hình làm tôi mủi lòng. Tấm hình chụp ba người đàn bà can đảm, một bà là vợ cũ của blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải (đang bị tù), còn hai bà kia là mẹ của Đinh Nguyên Kha và mẹ của Nguyễn Phương Uyên, hình chụp trước ngày Kha và Uyên bị tòa án Long An xét xử. Tôi xin “dán” lại đây tấm hình tiêu biểu này để các bạn cùng xem:
Những cặp mắt tuy có chút xót xa, nhưng cũng đầy dũng lực và cho thấy một ý chí, một quyết tâm không lùi bước trước bất công, một niềm hy vọng đòi hỏi công lý cho đứa con mình, cho chồng mình, những Đinh Nguyên Kha, những Nguyễn Phương Uyên, những Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, những Tạ Phong Tần, những Đỗ Thị Minh Hạnh, những Cù Huy Hà Vũ và những Trần Huỳnh Duy Thức…
Công an Việt Nam phải chứng tỏ mình làm khá hơn các người lính Lê Dương. Xin đừng hành hạ những người cùng dòng máu. Đại tướng Trần Đại Quang, nếu ông còn trái tim biết thương người, xin ông ra lệnh các đội ngũ công an triệt để phải nghe lời ông và sửa đổi cách hành xử tàn bạo với người dân.
Người dân trong nước phải trải qua bao khó nhọc trước những tình huống éo le khi con, khi vợ, khi cha, hoặc khi chồng mình đã có những trăn trở, những bài viết, những lời nói và những cử chỉ chống lại sự đàn áp và xâm lăng của Trung Quốc ngoài Biển Đông. Tại sao nhà nước lại đàn áp những người yêu nước này? Nhà nước đã đem những luật hình số 88, số 79 hoặc số 258 để kết tội những thanh niên yêu nước đó. Những phiên tòa gán tội này ai cũng biết là thiếu tính cách pháp lý và thật sự là những phiên tòa cả vú lấp miệng em. Luật sư trong nước dù cho cãi hay cách mấy, hay dù cho có những bằng chứng hùng hồn nhất cũng không làm thay đổi được tình thế vì nhà nước đã khẳng định như thế. Và những vụ cãi trước tòa chỉ là những chiếc áo hình thức khoác ngoài che giấu cho những bản án đã được quyết định từ trước và được ban xuống từ Bộ Chính trị (BCT).
BCT gồm cả thảy 14 ông trong đó có các ông Chủ tịch nước, Tổng Bí thư ĐCSVN, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng Bộ Công an. Xin các bạn cùng tôi nhìn ngắm tấm hình của năm ông chụp năm ngoái, lúc các ông cùng đi bộ vào thăm lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước khi họp Ban Chấp hành Trung ương.


Ông nào cũng đẹp cũng oai phong. Riêng ông Thủ tướng Việt Nam thì ông cười rất tươi như trong tấm hình dưới đây. Một nụ cười thật đắc chí bên cạnh những vẻ mặt đăm chiêu của các đồng chí trong BCT. Ai cũng mặc đẹp. Ai cũng có cờ hiệu trên áo. Họ rất hãnh diện là những người chỉ huy và lãnh đạo quốc gia. Tương phản với bức hình có nụ cười rạng rỡ của ông Nguyễn Tấn Dũng là một bức hình tiêu biểu với những cái nhìn ngỡ ngàng xót xa và buồn tủi của những bà mẹ và cô gái Việt Nam đi đòi công lý cho chồng, cho con và cho cha mình. Nhìn bức hình này, tôi thoáng nghĩ đến một bài hát của Trịnh Công Sơn trước 1975 mà tôi cho là vẫn còn rất hiện đại:
đêm nay hòa bình sao mắt mẹ [Việt Nam vẫn] chưa vui.
N. D. V.
Tác giả gửi trực tiếp cho  Bauxite Việt Nam

Báo mạng tiếp tục bị tấn công

Lúc 16 giờ 11 phút ngày 7-7, khi truy cập Báo Dân Trí (dantri.com.vn), người đọc sẽ nhận được câu “Bạn hãy thực hiện phép tính để tiếp tục sử dụng Báo Dân Trí!”. Đây là một trong những báo mạng trong nước bị tấn công trong vài ngày qua

Theo các chuyên gia an ninh mạng, trong 4-5 ngày qua, tại Việt Nam đã xảy ra nhiều cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS - Distributed Denial Of Service) dữ dội vào các báo mạng.

Tấn công có chủ đích và tinh vi
DDoS đã khiến người đọc gặp khó khăn khi truy cập nhiều trang báo mạng, thậm chí không thể truy cập được hoàn toàn. Theo phân tích của các chuyên gia bảo mật, cuộc tấn công này đã được chuẩn bị từ trước với kế hoạch tấn công khá “bài bản”.
Theo phân tích của Diễn đàn Bảo mật HVAOnline, từ ngày 4-7 đến nay, đã có nhiều trang báo mạng như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Dân Trí, Vietnamnet, Kênh 14… đã và đang bị các hacker tấn công DDoS và số lượng báo mạng bị tấn công đang tăng lên. Theo phân tích của các chuyên gia bảo mật HVAOnline, mỗi tờ báo phải gánh lưu lượng tấn công DDoS là 50-70 Mbps; cá biệt, có báo phải gánh đến 1,3 Gbps. Do phải gánh lưu lượng tấn công lớn như vậy nên việc truy cập những tờ báo này gặp khó khăn, thậm chí không thể vào được. Hiện một số tờ báo đã khắc phục nhưng hoạt động vẫn còn chập chờn.
Ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm Đào tạo an ninh mạng Athena TP HCM, cho biết với cường độ tấn công như trên, nhiều tờ báo mạng nhỏ sẽ khó có thể chịu đựng nổi. Như vậy, hậu quả sẽ khá nặng nề, nếu kéo dài, thiệt hại là khôn lường. Theo nhận định của các chuyên gia bảo mật, các hacker đã chủ động tấn công máy chủ của VDC2 (Trung tâm Điện toán - Truyền số liệu khu vực 2), nơi chứa máy chủ của nhiều trang báo mạng. Hậu quả, không chỉ VDC2 mà nhiều báo mạng cũng bị ảnh hưởng theo. “Đây là cách thức tấn công có chủ đích, tinh vi và táo tợn” - ông Võ Đỗ Thắng nhận định.
Ngoài ra, theo HVAOnline, những ngày qua, chính HVAOnline cùng nhiều diễn đàn mạng, trang thông tin điện tử khác tại Việt Nam cũng hứng chịu nhiều đợt tấn công DDoS nhưng với cường độ nhỏ hơn.

Đã bị tấn công từ tháng trước
Theo nhận định của các chuyên gia bảo mật của HVAOnline, để có cuộc tấn công rất mạnh như lần này, những hacker phải thuộc một tổ chức lớn và sử dụng, huy động được mạng botnet, zombies (mạng máy tính ma) một cách khá bài bản. Chiêu thức tấn công là các hacker xác định thời điểm và thời hạn cho từng cuộc riêng biệt. Sau khi tấn công mục tiêu này, họ chuyển sang tấn công mục tiêu khác, rồi sau đó, quay lại tấn công tiếp mục tiêu cũ khiến người dùng và các nhà quản trị báo mạng lầm tưởng chỉ bị sự cố, chứ không phải bị tấn công DDoS.
Nhiều diễn đàn bảo mật trong nước cho biết: “Từ tháng 6-2013, đã xuất hiện dấu hiệu tấn công DDoS vào các báo mạng trong nước nhưng với quy mô nhỏ. Đến đầu tháng 7 này, những cuộc tấn công lớn mới thực sự bắt đầu”.
Tấn công DDoS là cách làm cho hệ thống máy tính hay hệ thống mạng quá tải, không thể cung cấp dịch vụ hoặc phải dừng hoạt động. Trong các cuộc tấn công DDoS, máy chủ dịch vụ sẽ bị “ngập” bởi các lệnh truy cập khổng lồ. Để làm được như vậy, các hacker phải huy động được một lượng lớn botnet, zombies. Khi số lệnh truy cập quá lớn, máy chủ sẽ quá tải và không còn khả năng xử lý các yêu cầu.
 
Hậu quả là người dùng không thể truy cập các trang web bị tấn công. Động cơ tấn công DDoS có thể vì mục tiêu chính trị, tống tiền, cạnh tranh không lành mạnh… Việc tìm ra thủ phạm tấn công DDoS thường rất khó khăn, phức tạp và mất rất nhiều thời gian, trong khi đó, những hình thức tấn công ngày càng tinh vi, phức tạp. “Hiện chưa có giải pháp ngăn chặn triệt để việc tấn công DDoS mà chỉ có thể hạn chế phần nào thiệt hại bằng cách giảm bớt cường độ tấn công qua việc xác định và chặn các địa chỉ tấn công” - ông Võ Đỗ Thắng cho biết.
CHÁNH TRUNG


Copy từ: Người Lao Động

ĐIỂM TIN DÂN OAN NGÀY 7-7-2013

                      Điểm tin dân oan ngày 7-7-2013
                (Thông tin sẽ được cập nhật cho đến hết  mỗi ngày )


Sáng nay 7-7-2013 bà con Văn Giang gọi điện thông báo họ đã xuống  đồng cấy vụ lúa thứ 3 trên mảnh đất từng bị cưỡng chế và đã đổ máu để giành lại cách nay hơn 1 năm
Hơn 1 năm,  với 3 vụ mùa bội thu do mô hình đúng với NÔNG DÂN LÀM CHỦ- thực sự là một kết quả đáng khích lệ và thật sự là câu trả lời bằng hành động cũng như kết quả , thành quả đáp lời cho  việc nhà cầm quyền cưỡng chế đất sai pháp luật đã gây tổn hại cho người nông dân 
Một vụ mùa với thu hoạch trên 20 tấn thóc...Lấy con số đó nhân lên để biết rằng trong 9 năm qua bà con đã chịu biết bao nhiêu tổn thất trước việc đất bị chiếm và bỏ không
Cứ con số đó nhân lên và xem những clip ngày Văn Giang nổi dậy chúng ta càng hiểu thêm rằng VÌ SAO NGƯỜI NÔNG DÂN CẦN MỘT LÒNG GIỮ ĐẤT ?
 










Thông tin liên quan chị Đỗ THị Thiêm nông dân Trịnh Nguyễn đang nằm điều trị tại Xanh Pôn vì bị tạt Acid

Những ngày qua thông tin và dư luận còn đang nóng bỏng bởi vụ dân oan khiếu kiện đất đai của Trịnh Nguyễn - Từ Sơn -Bắc Ninh là chị Đỗ Thị Thiêm bị tạt Acid đang còn  nằm điều trị tại bệnh viện Xanh Pôn vẫn đang sôi sục. Rất nhiều biểu hiện đáng ngờ và bất minh cho thấy công an mạng  đang cố tình hướng dư luận đi sang hướng BỊ TẠT Acid NHẦM 
Chúng tôi đã có trong tay rất nhiều bằng chứng phi lý chứng minh rằng "Hung thủ" không hề khó nhận ra. Nhưng khác hẳn vụ giết người ở ngõ Trại Cá thì công an tìm ra rất nhanh
Nhưng trong vụ tạt Acid này thì dù có mặt rất nhanh tại hiện trường và có rất nhiều manh mối nhưng chưa thấy công an có "khả năng " truy tìm thủ phạm
Bởi chắc chắn một điều rằng: thủ phạm những vụ án kiểu này chẳng khác gì những vụ CƯỚP máy ảnh và hành hung mẹ con cô Nga Hà Nam hay những vụ tạt xăng và mắm tôm vào nhà tôi tại Vũng Tàu . Hay thậm chí vụ bắt cóc người CƯỚP tài sản ngày 1-7-2013 tất cả thủ phạm đều được nhận dạng hoặc chính thức hoặc NGHI NGỜ có bàn tay công an - mật vụ chính quyền và  đều CHÌM XUỒNG 
Vào lúc 19g51 tối nay 7-7-2013. Trong khi tôi đang đi lễ thì nhận điện thoại của bà con Trịnh Nguyễn thông báo: Có 2 người đàn ông tự xưng là công an đòi vào phòng bệnh nhân Đỗ Thị Thiêm . Nhưng khi bác sĩ bệnh viện yêu cầu xuất trình thẻ công an thì họ không đưa . Trước đó họ có gọi thông báo với người thân của chị Thiêm rằng " Lo sợ tội phạm có thể xâm nhập vào bệnh viện hại chị Thiêm nên họ phải cắt ngươi "BẢO VỆ"????????????
Họ "bảo vệ" hay theo dõi chị Thiêm từ bao ngày qua,  khi Trịnh Nguyễn xảy ra cưỡng chế. Cả nhà chị Thiêm bị bao vây - canh gác ..Vậy mà vẫn bị tạt Acid là sao? Giờ  đây họ lại kêu CANH CHỪNG ? Có phải rằng họ sợ mọi người đến thăm chị đông,  thì những nghi vấn sẽ lộ ra ngoài nhiều. Bên cạnh đó họ lại đe dọa - nói xấu Tôi và những anh chị em đến thăm hỏi , giúp đỡ trong khi chị Thiêm bị nạn. Chính công an đã nói với người nhà chị Thiêm rằng " Không nên quan hệ , liên quan đến chúng tôi sẽ không tốt đẹp cho chị Thiêm(?) 
Tại sao và vì lý do gì họ phải làm như thế? Họ quên rằng chúng tôi luôn kề vai sát cánh cùng bà con trong những ngày qua. Và ngay khi bị tạt Acid thì tôi là một trong những người có mặt trước cả công an . Đương nhiên tôi đã có những bằng chứng có thể vạch mặt họ nếu họ muốn làm sai lệch vụ án "CỐ Ý GIẾT NGƯỜI" này để bao che cho những kẻ thủ ác 
Ở tại nơi tôi đăng ký ở trọ mấy ngày nay,  họ buộc chủ nhà cung cấp thông tin những ai đến thăm hay làm việc với tôi bằng cách phải chụp lại giấy tờ tùy thân từng người
Còn trò hạ tiện và dơ bẩn nào nữa thì cứ làm nốt đi 
Chính "côn an" các người đã tuyên chiến với NHÂN DÂN chúng tôi rồi đấy 
p/s:Chúng tôi sẽ cho đăng loạt phóng sự điều tra về vụ việc này trong thời gian tới . Kính mời độc giả đón đọc


Copy từ: Bùi Hằng

Tình hình sức khỏe của Trần Minh Nhật, Xuân Anh trong trại giam


VRNs ( 07.07.2013) – Sài Gòn- “5 ngày gần đây, anh Xuân Anh không thấy Minh Nhật ở trong buồng giam. Anh Xuân Anh nói, Minh Nhật đã được chuyển đến bệnh xá nhà tù do sức khỏe quá kiệt quệ và quá yếu nên Minh Nhật bị xỉu. Buồng giam thì nóng bức không thể thở được.” Đây là thông tin của anh Xuân Anh, một trong các anh TNCG và TL đang bị giam cầm tại trại giam Nghi Kim, Nghệ An đã thông báo cho người bạn của anh ở bên ngoài trại giam biết, vào ngày 05.07.2013.
Bạn của anh Xuân Anh cho biết thêm, buồng giam của anh Xuân Anh gần buồng giam của anh Minh Nhật nhưng mấy ngày nay anh Xuân Anh không nghe thấy tin gì về Minh Nhật.
Như VRNs chúng tôi đã đưa tin, vào ngày 02.07.2013, gia đình anh Trần Minh Nhật vào thăm nuôi anh và gia đình khẳng định rằng, tình trạng sức khỏe của Minh Nhật rất yếu, không thể đi hay đứng được mà phải có người khác dìu vì Minh Nhật đã tuyệt thực suốt 10 ngày, để phản đối những đối xử bất công của giám thị đối với những tù nhân. Tuy sức khỏe của anh Minh Nhật rất yếu nhưng tinh thần rất khẳng khái và kiên quyết vì anh Minh Nhật tin rằng, những việc làm của anh là hoàn toàn vô tội. Gia đình anh Minh Nhật rất lo lắng, nếu như nhà cầm quyền ghét Minh Nhật, họ sẽ trả đũa anh Minh Nhật trong nhà tù thì làm sao gia đình cũng như mọi người ở bên ngoài biết được Minh Nhật còn sống hay đã chết trong nhà tù cs.
Bạn của anh Xuân Anh cho biết, sức khỏe của anh Xuân Anh yếu.
Mỗi lần, anh Xuân Anh và người bạn của anh muốn liên lạc với nhau thì hai người phải hét thật to, để được nói chuyện với nhau, bởi vì trại giam ngăn cách bên ngoài bởi 2 bức tường kiên cố và cách xa với khu vực bên ngoài hơn 20 mét.
Anh Minh Nhật và anh Xuân Anh là các anh TNCG và TL đã can đảm dấn thân và đấu tranh đòi lại Công lý và Hòa Bình cho quê hương đất nước trước nguy cơ xâm lược của Trung Cộng, nhưng các anh đã bị nhà cầm quyền quy kết vào điều 79 BLHS.
Trong phiên tòa phúc thẩm vào ngày 23.05.2013 vừa qua, anh Minh Nhật giữ y án là 4 năm tù giam và 3 năm quản chế. Còn anh Xuân Anh giảm một năm, còn 2 năm tù giam và 2 năm quản chế.
 PV.VRNs


Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế


......................

LS. LÊ QUỐC QUÂN GỬI THƯ KHẲNG ĐỊNH QUAN ĐIỂM TRƯỚC KHI RA TÒA


Từ nhà tù Hỏa Lò Hà Nội, Luật sư Lê Quốc Quân đã chuyển ra bên ngoài một lá thư, khẳng định quan điểm của ông trước phiên xử dự trù diễn ra vào ngày 9 tháng 7 tới đây.  Đây là bản chụp lá thư RFA mới vừa nhân được hôm thứ Sáu 05/07/2013.
 
Bức thư tay do Luật sư Lê Quốc Quân viết chuyển ra bên ngoài khẳng định quan điểm của ông trước phiên xử dự trù diễn ra vào ngày 9 tháng 7 tới đây.

Theo RFA Việt ngữ.

Toàn cảnh thông tin trên trang Ba Sàm về phiên tòa xử LS. Lê Quốc Quân về tội trốn thuế  
diễn ra tại Tòa án Nhân dân Hà Nội, 43 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, HN
Thứ Ba, ngày 9 tháng 7 năm 20013

Ngày 7/7/2013:
- LS Quân ‘viết tâm thư’ trước ngày ra tòa (BBC). – Phỏng vấn LS Trần Thu Nam: ‘Ông Quân rất khó được tuyên vô tội’ (BBC). “Khả năng ông Quân được tuyên vô tội và trả tự do tại tòa là ‘không tưởng’, đồng thời không loại trừ việc ông Quân có thể phải đương đầu với một tội danh khác về chính trị, độc lập với tội danh trốn thuế mà ông đang bị cáo buộc”.

- Cộng đồng Công giáo Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ LS Lê Quốc Quân (RFI). “Theo thống kê của trang mạng Nữ Vương Công Lý, cho đến nay, đã có gần 30 giáo xứ, giáo họ dâng thánh lễ và thắp nến cầu nguyện để ‘Công lý – Sự thật được sáng tỏ’ trong vụ án Lê Quốc Quân”. – TÂM THƯ TỪ HỘI ANH EM YÊU NƯỚC: 24 GIỜ KHÔNG NGỦ ỦNG HỘ TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA LS LÊ QUỐC QUÂN VÀ CÁC TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM (TNM).
Các bản tin trước:
- LS Lê Quốc Quân gởi thư khẳng định quan điểm trước khi ra tòa (RFA). ”Để sống đúng sự thật và tin yêu của Đồng bào, tôi nguyện sẽ bảo vệ sự lương thiện và lý tưởng của mình trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt trong phiên tòa ‘công khai’ vào ngày 9/7/2013 sắp tới“.

- Dư luận trước phiên xử LS Lê Quốc Quân (RFA). LS Nguyễn Văn đài: “Tôi đã tiếp xúc với một số khách hàng của LS Lê Quốc Quân thì được biết họ chịu rất nhiều sức ép từ cơ quan điều tra để buộc họ phải ký nhận nói ngược lại những gì mà họ đã tự nguyện thoả thuận với LS Lê Quốc Quân trước đây”. – Phỏng vấn LS Lê Trần Luật: ‘Không đủ cơ sở để khởi tố’ luật sư Quân (BBC). Theo tin mà BTV nhận được từ khi LS Lê Quốc Quân bị bắt, công ty của ông đã bị cài 2 người kế toán vào làm việc. Có lẽ những người chủ mưu xử LS Lê Quốc Quân dựa vào “cơ sở” này.

- Những điều bất thường trong vụ án luật sư Lê Quốc Quân “trốn thuế” (Dân Luận). – Vụ xử luật sư Quân ‘có nhiều lỗ hổng’ (BBC). – Trốn thuế hay phát tán tài liệu chống chính quyền? (RFA). Cái tựa không ổn chút nào, không có tài liệu nào cho thấy LS Lê Quốc Quân “phát tán tài liệu chống chính quyền”. Không nên ghép thêm tội cho LS Lê Quốc Quân khi ông sắp ra tòa.


- Phỏng vấn ông Lê Quốc Quyết, em trai LS Lê Quốc Quân: Tư pháp Việt Nam dàn dựng vụ án nhằm bỏ tù Luật sư Lê Quốc Quân (RFI).


Xin hiệp thông với phong trào đòi “Có Công Lý cho Ls Lê Quốc Quân” sẽ bị đưa ra tòa án CS vào 9/7/2013

Copy từ: TS Nguyễn Xuân Diện