CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Tin tặc "chơi khăm" chú Ủn


Tin tặc "chơi khăm" lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-Un (Reuters /Kcna)
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-Un (Reuters /Kcna)

Trọng Nghĩa
Vào hôm qua, 18/12/2012, một bản tin ngắn của hãng tin chính thức Bắc Triều Tiên KCNA loan báo : “Đồng chí Kim Jong Un thân ái” đã được tạp chí Time của Mỹ chọn là nhân vật của năm 2012 với 5,6 triệu phiếu bầu trực tuyến. Thế nhưng chỉ ít lâu sau, một số thông tin từ Mỹ đã nêu bật sự kiện là kết quả trên đây có được là do tin tặc đã đột nhập vào địa chỉ web của tạp chí Time, sắp xếp lại kết quả bình bầu để ngạo báng tân lãnh đạo Bắc Triều Tiên.

Mọi sự khởi đầu từ lúc tạp chí tên tuổi của Mỹ công bố danh sách 40 ứng viên có thể được chọn làm “person of the year” tạm dịch là “nhân vật tiêu biểu” trong năm 2012. Gọi là “nhân vật”, nhưng ứng viên không nhất thiết là một cá nhân cụ thể, mà có thể là một tập thể - như “những người nhập cư không giấy tờ (Undocumented Immigrants), hay một vật (như con robot Mars Rover đang hoạt động trên sao Hỏa)…
Trong danh sách ứng viên, có đủ các gương mặt trong mọi lãnh vực, từ giới chính trị như Kim Jong Un, Bạc Hy Lai, Bashar al Assad, hay là Barack Obama, Mitt Romney, Hillary Clinton…, cho đến giới văn nghệ sĩ, vận động viên thể thao… như Ngải Vị Vị, Jon Stewart một người điều khiển chương trình truyền hình Mỹ nổi tiếng, hoặc là kình ngư bơi lội Micheal Phelps, nữ vô địch thế vận về thể dục dụng cụ Gabrielle Douglas…
Cuộc bình chọn được tiến hành theo hai giai đoạn : trước hết mở ra cho độc giả bầu trực tuyến theo đường Internet cho đến ngày 12/12, với kết quả bầu trên mạng được công bố ngày 13/12. Tuy nhiên đó không phải là kết quả chung cuộc, vì lựa chọn tối hậu được dành cho ban biên tập của TIME vào hôm nay 19/12.
Có điều là ngay từ cuối tháng 11, khi cuộc bình chọn trên mạng được mở ra cho công chúng, diễn đàn trên mạng 4Chan – cái nôi của nhóm tin tặc (hacker) nổi tiếng Anonymous – đã dồn sức kêu gọi cư dân mạng tác động trên kết quả bình bầu của tuần báo TIME, bằng cách dồn phiếu cho Kim Jong Un.
Phong trào được các tác giả mệnh danh là “Chiến dịch : Kim Jong Un thành Nhân vật trong Năm của báo Time (Operation: Kim Jong Un for Time’s Person of the Year)” đã có dấu hiệu thành công mỹ mãn. Trong kết quả bầu phiếu theo đường Internet công bố ngày 13/12 vừa qua, Kim Jong Un đứng đầu danh sách với 5.635.941 phiếu, bỏ xa hai nhân vật theo sau là Jon Stewart (2.366.324 phiếu) và Những người nhập cư không giấy tờ (1.554.085 phiếu).
Chính dựa trên kết quả này mà hãng tin KCNA đã nhanh nhảu loan tin lãnh tụ của họ được TIME bình chọn làm Nhân vật trong Năm. Vấn đề tuy nhiên - như nhật báo Mỹ Wall Street Journal hôm qua đã nhắc lại – là sở dĩ Kim Jong Un vọt được lên đầu danh sách bình chọn của báo TIME, đó là nhờ vào các mánh lới được phát huy trên bình diện rộng của các thành viên Diễn đàn 4Chan, đã đột nhập vào cuộc bình bầu để giúp Kim Jong Un được hơn 5,6 triệu phiếu, cao hơn người về nhì là Jon Stewart đến 3 triệu phiếu.
Thế nhưng, theo như nhận xét của trang web gizmodo.com, chuyên theo dõi các diễn biến trong lãnh vực công nghệ thông tin, thì món quà của các hacker – tức tin tặc – trong mạng lưới 4Chan dành cho lãnh đạo Bắc Triều Tiên trẻ tuổi lại bị tẩm thuốc độc.
Bởi vì có dấu hiệu cho thấy là không chỉ số phiếu bầu cho Kim Jong Un bị thao túng, mà toàn bộ kết quả của 14 nhân vật đầu bảng đều bị sửa đổi và sắp xếp lại theo ý muốn của các tin tặc.
Thật vậy, nếu chỉ lấy chữ đầu của 14 ‘nhân vật’ ở các thứ hạng đầu rồi ghép vào nhau, thì sẽ có được hàng chữ tiếng Anh : KJU GAS CHAMBERS. KJU là chữ tắt của Kim Jong Un, còn GAS CHAMBERS nghĩa là các buồng hơi ngạt, nơi được chế độ Đức Quốc xã sử dụng để tàn sát người Do Thái vào thời Đệ nhị Thế Chiến.
Thâm ý của các tin tặc rõ ràng là so sánh tân lãnh đạo Bắc Triều Tiên với trùm phát xít Hitler.
Đây không phải là lần đầu tiên mà Kim Jong Un là đối tượng bị ngạo báng. Mới đây, tạp chí châm biếm The Onion của Mỹ cũng bình chọn lãnh đạo trẻ Bắc Triều Tiên là "Người đàn ông sexy nhất năm 2012". Thông tin đã đánh lừa cả Nhân Dân Nhật báo Trung Quốc vốn đã nhanh nhảu chạy ngay một hồ sơ dày cộm bao gồm 55 bức ảnh vào ngày 27/11/2012 để tâng bốc lãnh đạo nước đàn em.
Lần này đến lượt hãng tin chính thức Bắc Triều Tiên bị đánh lừa. Câu hỏi mà giới quan sát đang đặt ra là không hiểu KCNA có đăng toàn bộ danh sách bình chọn trực tuyến của báo Time theo thứ tự kết quả hay không ?



Copy từ: RFI


Biển Đông: Nước ASEAN nào 'thần phục' hay 'thách thức' Bắc Kinh ?



 
Các Ngoại trưởng ASEAN tại Hội nghị AMM-45 ở Phnom Penh ngày 09/07/2012, hội nghị đầu tiên không có thông cáo chung vì bất đồng trên vấn đề Biển Đông.
Các Ngoại trưởng ASEAN tại Hội nghị AMM-45 ở Phnom Penh ngày 09/07/2012, hội nghị đầu tiên không có thông cáo chung vì bất đồng trên vấn đề Biển Đông.
REUTERS/Samrang Pring
Trọng Nghĩa
Trong báo cáo tại một cuộc hội thảo khoa học ở Singapore trong hai ngày 15-16/12/2012, giáo sư Carlyle Thayer (Học viện Quốc phòng Úc) đã bước đầu tìm hiểu về quan điểm từng nước Đông Nam Á, dám đối đầu với Trung Quốc ra sao ên vấn đề tranh chấp chủ quyền ngoài Biển Đông. Kết luận của ông là ở giữa hai cực Philippines và Cam Bốt, các nước còn lại thường kết hợp cả hai đối sách mà rõ ràng nhất là Việt Nam
Đối với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN, sự kiện nổi bật của năm 2012 có lẽ là tình trạng chia rẽ về thái độ cần có trước Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông bị bộc lộ công khai trước công luận thế giới. Câu hỏi thường được đặt ra là quan điểm của từng thành viên ASEAN ra sao ? Nước nào “kính cẩn” trước Trung Quốc và ai dám “đối nghịch” với Bắc Kinh ? Diễn biến trong thời gian gần đây cho thấy là Cam Bốt có thể được xếp vào trong nhóm thứ nhất, còn Philippines đứng đầu nhóm thứ hai..
2012 : Năm ASEAN bộc lộ công khai sự chia rẽ
Trong năm 2012, ASEAN đã công khai cho thấy là nguyên tắc đồng thuận của mình bị phá vỡ theo một kịch bản hai hồi : Hồi thứ nhất tại Hội nghị Ngoại trưởng vào tháng Bảy, và hồi thứ hai tại Hội nghị Thượng đỉnh đầu tháng Mười một.
Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN thứ 45 ở Phnom Penh, lần đầu tiên trong lịch sử gần nửa thế kỷ của mình, Hiệp hội Đông Nam Á đã không ra được Tuyên bố chung đúc kết hội nghị các Ngoại trưởng. Chủ tịch đương nhiệm của ASEAN là Cam Bốt đã không ngần ngại dùng đến biện pháp tột cùng kể trên để ngăn chặn việc tranh chấp Biển Đông giữa 4 thành viên ASEAN với Trung Quốc được ghi vào bản tuyên bố chung của khối.
Theo các nhà phân tích, Cam Bốt đã làm như vậy theo yêu cầu của Trung Quốc, nước đã trở thành nguồn tài trợ chủ chốt cho chính quyền Phnom Penh trong thời gian gần đây, và từ bao lâu nay vẫn dùng mọi biện pháp để cho các hành động quyết đoán của Bắc Kinh nhằm áp đặt chủ quyền trên Biển Đông không bị nêu lên trước các diễn đàn khu vực hay quốc tế.
Sự chia rẽ bị phơi bày tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN đã buộc Indonesia phải cố sức hàn gắn. Là thành viên có uy tín nhất trong Hiệp hội Đông Nam Á, ngay sau đổ vỡ tại Hội nghị Phnom Penh, Jakarta đã nỗ lực làm trung gian hòa giải, nhằm thống nhất lập trường của tất cả 10 thành viên trên hồ sơ gây bất đồng là Biển Đông.
Thế nhưng, cố gắng của Indonesia đã không thành công, và tại Hội nghị Thượng đỉnh vào tháng 11/2012, tình trạng chia rẽ của ASEAN lại bị nêu bật trở lại, khi kết luận của chủ tịch đương nhiệm là Cam Bốt - về việc toàn khối ASEAN đã nhất trí không quốc tế hóa hồ sơ Biển Đông - đã bị nhiều thành viên công khai bác bỏ.
Đối với tất cả các nhà quan sát, ảnh hưởng ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc trong khu vực, kèm theo chiến lược mua chuộc một số thành viên ASEAN để bảo vệ cho quyền lợi của Bắc Kinh, hai yếu tố này không xa lạ gì với sự chia rẽ trong nội bộ ASEAN về lập trường cần có để đối phó với Trung Quốc trong hồ sơ Biển Đông.
Thoạt nhìn thì có vẻ như là mâu thuẫn chủ yếu xuất hiện giữa một bên là các nước bị Trung Quốc lấn lướt trên Biển Đông, như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, và bên kia là 6 nước còn lại, không liên quan gì đến tranh chấp ngoài biển khơi. Tuy nhiên, khi xem xét kỹ thì vấn đề phức tạp hơn do mối lợi kinh tế, thương mại mà Bắc Kinh có thể mang lại cho vùng Đông Nam Á.
Trong bản báo cáo tại cuộc hội thảo về “Đông Nam Á và Trung Quốc trong thế kỷ 21” do Đại học Mỹ Stanford và Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nam Dương (Nanyang) tại Singapore đồng tổ chức trong hai ngày 15‐16/12/2012, Giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc (Đại học New South Wales), đã bước đầu xem xét quan điểm của từng nước ASEAN đối với cuộc tranh chấp ngoài Biển Đông với Trung Quốc.
Báo cáo mang tựa đề “Thần phục hay Thách thức : Đông Nam Á, Trung Quốc và Biển Nam Trung Hoa (Deference / Defiance: Southeast Asia, China, and the South China Sea)”, nêu rõ ý định của tác giả là phân tích sơ bộ về « cách thức phản ứng của các quốc gia Đông Nam Á đối với sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông ». Theo giáo sư Thayer : « Phản ứng của Đông Nam Á đi từ thái độ thách thức đến thần phục và nhiều khi kết hợp cả hai phương pháp tiếp cận này ».
Trong phần dẫn nhập, báo cáo của Giáo sư Thayer ghi nhận là ASEAN chỉ thực sự bắt đầu đàm phán ngoại giao với Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông từ khi xảy ra sự cố Trung Quốc chiếm đóng bãi Vành Khăn (Mischief Reef) từ tay Philippines vào năm 1995. Kết quả của các vòng thương thảo này là bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký kết năm 2002. Các cuộc đàm phán vẫn tiếp tục cho đến giữa năm 2011 khi ASEAN và Trung Quốc nhất trí được về bản Hướng dẫn Thực hiện DOC.
Có điều là kể từ năm 2007, và tiếp tục cho đến nay, Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn trong việc thúc đẩy đòi hỏi chủ quyền của mình ngoài Biển Đông, đặc biệt nhắm vào Việt Nam. Giáo sư Thayer ghi nhận :
« Hành động quyết đoán của Trung Quốc bao gồm việc gây áp lực ngoại giao trên các công ty dầu mỏ ngoại quốc để họ không giúp đỡ Việt Nam trong việc phát triển tài nguyên dầu khí tại các vùng có tranh chấp, và gia tăng hành động hiếu chiến chống lại tàu thuyền Việt Nam trong vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa.

Năm 2009 đánh dấu một bước ngoặt… Trung Quốc chính thức đưa ra lần đầu tiên tấm bản đồ chín đường gián đoạn, đòi hỏi chủ quyền trên 80% Biển Đông. Các cơ quan dân sự của Trung Quốc sau đó đã nỗ lực hoạt động để khẳng định thẩm quyền (của Bắc Kinh) đối với những vùng biển này.

Điều đó đã dẫn đến nhiều sự cố giữa Trung Quốc với Philippines và Việt Nam, trong đó có hành động đuối một chiếc tàu thăm dò dầu khí ra khỏi vùng biển mà Philippines tuyên bố chủ quyền, và cắt các dây cáp trên tàu khảo sát địa chấn trong khu đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. »
Trong 10 nước Đông Nam Á, chuyên gia nghiên cứu Úc ghi nhận : Hai đối thủ chính dám thách thức Trung Quốc là Philippines và Việt Nam, hai nước có dấu hiệu thần phục Bắc Kinh là Thái Lan và Cam Bốt, trong lúc các quốc gia còn lại thì đứng giữa hai cực này, trong đó quan điểm của Singapore, Indonesia và Malaysia đáng chú ý hơn cả.
Cam Bốt - Thái Lan và ý hướng chiều lòng Trung Quốc
Thái độ thần phục Trung Quốc của Cam Bốt đã được rất nhiều nhà quan sát nêu bật. Báo cáo của giáo sư Thayer cũng nhắc lại các sự cố liên quan đến việc Cam Bốt lạm dụng quyền chủ tịch ASEAN để bác bỏ tất cả các yếu tố đi ngược lại quan điểm của Trung Quốc trên Biển Đông. Phần phân tích về Cam Bốt kết thúc như sau :
« Các nhà phân tích chưa thống nhất được với nhau về chi tiết và mức độ ảnh hưởng của Trung Quốc trong quyết định của Cam Bốt ngăn chặn thông cáo chung của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN AMM-45. Ông Kishore Mahbubani, một cựu cán bộ ngoại giao cao cấp của Singapore, đã viết : « Cả thế giới, trong đó có đa số các nước ASEAN, đều cho rằng lập trường của Cam Bốt xuất phát từ áp lực ghê gớm của Trung Quốc ».

Theo phân tích gia Amitav Acharya (trên tờ báo mạng Asia Times) : (Tại Phnom Penh) chỉ có một số rất ít là không nghĩ rằng sở dĩ Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen từ chối đáp ứng yêu cầu của Philippines và Việt Nam, đó là vì một phần do áp lực của Trung Quốc. Theo một nguồn tin cao cấp, Trung Quốc đã đặc biệt nhắc nhở Cam Bốt rằng cựu hoàng (Norodom) Sihanouk... đã công nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.

Một học giả Trung Quốc thân cận với Bộ Công an nhà nước tiết lộ : « Chúng ta đã phối hợp rất tốt với Cam Bốt trong trường hợp đó [ngăn chặn các lời lẽ phản đối trong thông cáo chung của hội nghi AMM-45) và ... ngăn chặn một sự cố vốn đã có thể gây bất lợi cho Trung Quốc. »
Một nước ASEAN khác cũng thuộc diện « kính cẩn » đối với Trung Quốc là Thái Lan. Theo ông Thayer Thái Lan không phải là một bên tranh chấp ở Biển Đông. Lập trường của nước này thường là thích ứng (với đòi hỏi) và chiều ý Trung Quốc.
Thí dụ rõ nhất được giáo sư Thayer nêu bật là vụ Thái Lan bị nghi ngờ là đã kiểm duyệt nội dung về Biển Đông tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN lần thứ hai tại New York vào tháng Chín năm 2010.
Khi ấy, Hoa Kỳ đã chuẩn bị một dự thảo thông cáo theo đó các vị lãnh đạo « phản đối việc sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực bởi bất kỳ bên tranh chấp nào để áp đặt đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông ». Ba ngày trước Hội nghị, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố cho rằng các nước ASEAN không nên có lập trường chống lại các lợi ích của Trung Quốc. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc vào lúc ấy còn phản đối việc các nước không có liên quan đến Biển Đông lại can dự vào vấn đề này.
Kết quả là bản thông cáo chung Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ ASEAN lần 2 không nêu vấn đề sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực, thậm chí còn không đề cập đích danh đến Biển Đông.
Theo giáo sư Thayer, có tin cho rằng chính Thái Lan đã đóng một vai trò quan trọng trong việc « pha loãng từ ngữ » trong bản thông cáo chung để khỏi xúc phạm đến Trung Quốc.
Philippines ở tuyến đầu mặt trận chống Trung Quốc
Bài khảo cứu của giáo sư Thayer trước hết đi sâu vào phân tích hai trường hợp điển hình của hai nước dám thách thức Trung Quốc là Philippines và Việt Nam.
Philippines là nước có thể nói là đứng đầu bảng tạm gọi là xếp hạng các nước dám đương đầu với Trung Quốc. Nhận xét chung của Giáo sư Thayer như sau :
« Philippines đã trục xuất Hoa Kỳ ra khỏi các căn cứ quân sự (trên lãnh thổ của mình) vào đầu những năm 1990. Lực lượng vũ trang Philippines chủ yếu tham gia các nhiệm vụ trong nước. Hải quân và Không quân Philippines bị xuống cấp một cách thê thảm, không đóng góp được gì nhiều cho việc phòng thủ chống ngoại xâm.

Thoạt nhìn thì rõ ràng là Philippines không thể nào là một ứng viên dám thách thức các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.

Thế nhưng, với việc Tổng thống Benigno Aquino III nhậm chức ngày 30/06/2010 (...), và việc Trung Quốc tăng hoạt động hải quân trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines (...), trong số tất cả các nước Đông Nam Á có tranh chấp ở Biển Đông, Philippines đã trở thành nước lên tiếng manh mẽ nhất chống lại các hành động quyết đoán của Trung Quốc, thông qua các phản đối bằng con đường ngoại giao, các cuộc thảo luận song phương, các tuyên bố khẳng định chủ quyền, việc khôi phục liên minh với Hoa Kỳ, hiện đại hóa lực lượng võ trang, và khu vực hóa cũng như quốc tế hoá tranh chấp. »
Việt Nam : Trung Quốc vừa là ‘đối tác’ vừa là ‘đối tượng’
Về Việt Nam, sau một thời gian quan hệ băng giá với Trung Quốc, vào đầu thập niên 1990, Hà Nội bắt đầu chuyển hướng để thắt chặt bang giao với Bắc Kinh. Thế nhưng ngay từ năm 1992, Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh các hoạt động khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh trên các vùng mà Việt Nam tuyên bố là của mình ngoài Biển Đông. Giáo sư Thayer nhắc lại :
« Năm 1992, sau khi Trung Quốc và Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao sau hơn một thập kỷ lạnh nhạt do vấn đề Cam Bốt, Biển Đông đã nổi cộm trở lại thành cái gai trong quan hệ hai bên.

Trong tháng Hai, Trung Quốc ban hành một bộ luật về lãnh hải, nhắc lại chủ quyền của họ trên Biển Đông. Cùng lúc, Bắc Kinh cho chiếm đóng bãi san hô ngầm Three Headed Rock (Đá Ba Đầu - thuộc cụm Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa). Qua tháng Năm, Trung Quốc cấp cho công ty Mỹ Crestone Energy quyền thăm dò của tại bãi Tư Chính (Vanguard Bank), và đến tháng Bảy năm 1992, Trung Quốc đã trồng một cột mốc đánh dấu lãnh thổ trên rạn san hô Đá Lạc (Gaven Reef South). Các nơi này đều đã được Việt Nam tuyên bố chủ quyền. »
Cho dù vậy, theo giáo sư Thayer, giới lãnh đạo Việt Nam vẫn chủ trương củng cố quan hệ với Trung Quốc trên cơ sở vừa « hợp tác », vừa « đấu tranh » và chung sống hòa bình, như đã đề ra từ Hội nghị Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 6/1992, một chính sách được làm rõ thêm tại Hội nghị trung ương lần thứ 8 tháng 7/2003 với khái niệm « đối tác » và « đối tượng » áp dụng trong quan hệ đối ngoại.
Chính trong thời điểm đó mà vào tháng 3/1999, tại một hội nghị cấp cao của hai đảng Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam, phương châm « 16 chữ vàng » trong quan hệ song phương đã được đề ra, và cụ thể hóa thành chính sách nhân Hội nghị Thượng đỉnh giữa hai nước vào năm 2000. Theo giáo sư Thayer, đó là nền tảng chi phối bang giao Việt Trung cho đến tận ngày nay, mà đỉnh cao mới nhất là việc nâng cấp quan hệ song phương lên hàng « đối tác hợp tác chiến lược » vào năm 2009.
Tuy vậy, Việt Nam không phải là nước đã hoàn toàn « thần phục » Trung Quốc do tranh chấp giữa hai bên trên vấn đề Biển Đông. Giáo sư Thayer phân tích :
« Việt Nam sử dụng quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc để thể hiện sự ‘kính cẩn’ thông qua một mạng lưới liên hệ dày đặc của các cơ chế Đảng, Nhà nước, Quốc phòng và các cơ chế đa phương nhằm lôi kéo Trung Quốc vào trong một mạng lưới hợp tác song phương, với hy vọng dự phóng được các hành vi của Trung Quốc.

Tuy nhiên, do việc Biển Đông đã được chứng minh là một vấn đề khó giải quyết, Việt Nam đã tìm cách ‘khoanh vùng’ tranh chấp này, tránh không cho hồ sơ đó phương hại đến các khía cạnh khác của quan hệ song phương rộng lớn hơn.

Tóm lại, Việt Nam phát huy hợp tác với Trung Quốc trong khi vẫn thách thức/ đấu tranh chống Trung Quốc về các đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông. »
Báo cáo của giáo sư Thayer đã phân tích chi tiết, với nhiều dẫn chứng cụ thể, về cách Việt Nam áp dụng chiến lược nêu trên trong đối sách với Trung Quốc thông qua các quan hệ giữa hai đảng, hai Nhà nước, hai quân đội.
Đối với giáo sư Thayer một mục tiêu cụ thể của Hà Nội trong việc duy trì quan hệ hữu hảo với Bắc Kinh là « tìm kiếm được sự bảo đảm từ Trung Quốc rằng họ sẽ không dùng hoặc đe dọa dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. »
Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn tiếp tục đối phó với các hành động lấn lướt của Trung Quốc nhằm áp đặt đòi hỏi của Bắc Kinh trên các vùng thuộc Biển Đông mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Theo giáo sư Thayer, đó là « những phản ứng có cân nhắc, thể hiện thái độ thách thức/đấu tranh » chống lại các động thái quyết đoán của Trung Quốc.
Việt Nam với 5 phương thức đối đầu với yêu sách của Bắc Kinh
Phản ứng này có thể được phân ra thành 5 năm loại hình : Phản đối thông thường bằng con đường ngoại giao ; quốc tế hoá tranh chấp thông qua các diễn đàn đa phương ; tái khẳng định công khai về chủ quyền ; tự hiện đại hóa nền quốc phòng, và tăng cường quan hệ một cách có cân nhắc với Hoa Kỳ.
Về vấn đề quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông, giáo sư Thayer đã đặc biệt ghi nhận thành công của Việt Nam thời giữ chức chủ tịch ASEAN năm 2010, đã liên tục nêu được hồ sơ Biển Đông tại hai diễn đàn quốc tế quan trọng là Diễn đàn An ninh Khu vực ARF và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng ADMM+, tập hợp 10 thành viên Đông Nam Á và 8 đối tác đối thoại của họ : Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Liên bang Nga và Hoa Kỳ.
« Trước cuộc họp ADMM +, Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN đã nhất trí rằng các vấn đề liên quan đến Biển Đông sẽ không nằm trong chương trình nghị sự chính thức, và sẽ không được nêu lên trong bản tuyên bố đúc kết hội nghị. Tuy nhiên, không có giới hạn hoặc điều kiện tiên quyết nào được đặt ra đối với 8 Bộ trưởng các nước ngoài ASEAN.

Trong cuộc họp, 7 nước bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Malaysia, Singapore và Việt Nam đã bày tỏ thái độ quan ngại về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Đúng theo dự trù, tuyên bố chung cuộc đã bỏ qua mọi tham chiếu liên quan đến Biển Đông, nhưng Việt Nam đã sử dụng quyền Chủ tịch để ban hành một tuyên bố chính thức nêu rõ :

Hội nghị ghi nhận rằng các thành viên quan tâm đến hợp tác an ninh hàng hải và đồng ý rằng cần có các nỗ lực tập thể để giải quyết những thách thức của nạn hải tặc, buôn người, và thiên tai trên biển. Một số đại biểu đã đề cập đến các thách thức an ninh truyền thống như tranh chấp ở Biển Đông. Hội nghị hoan nghênh những nỗ lực của các bên liên quan để giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình phù hợp với tinh thần của Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 và công nhận các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, bao gồm cả Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS 1982). »
Về chủ trương tái khẳng định công khai chủ quyền trên Biển Đông, các sự kiện được giáo sư Thayer xem là nổi bật trong năm 2012 là các diễn biến chung quanh việc Việt Nam thông qua bộ Luật Biển ngày 21/06/2012, một tuần lễ sau khi cho hai chiến đấu cơ Su-27 tuần tra hai tiếng đồng hồ trên quần đảo Trường Sa hôm 15/06/2012. Nguồn tin quân sự Việt Nam còn xác định rằng các cuộc tuần tra sẽ tiếp tục được tiến hành một cách thường xuyên.
Đối với giáo sư Thayer, đây là một phản ứng thách thức có tính toán chống lại các hành động quyết đoán của Trung Quốc.
Về bộ Luật Biển, theo giáo sư Thayer, lẽ ra bộ luật này đã được thông qua từ năm 2011, nhưng đã bị tạm hoãn để khỏi tác hại đến chuyến công du Trung Quốc của Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 10/2011, và chuyến ghé thăm Hà Nội vào tháng 12/2011 của ông Tập Cận Bình.
Theo các nguồn tin Việt Nam, Bắc Kinh đã biết trước việc Hà Nội chuẩn bị thông qua Luật Biển Việt Nam, và đã tìm cách cản ngăn, nhưng hoài công. Và phản ứng của Trung Quốc rất tức thời với việc Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc CNOOC ngang nhiên mời quốc tế đấu thầu 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Về vấn đề hiện đại hóa quân đội, công việc này đã được Việt Nam thúc đẩy từ nhiều năm trước đây, và đặc biệt tăng tốc từ năm 2009, khi Trung Quốc công khai tỏ rõ tham vọng độc chiếm Biển Đông với việc chính thức hóa tấm bản đồ hình lưỡi bò.
Theo nhận xét của giáo sư Thayer, nếu Nga tiếp tục là nguồn cung cấp vũ khí chính, Việt Nam cũng đã quay sang Israel, Hà Lan và Ấn Độ để đặt mua các phương tiện phòng thủ. Bên cạnh đó, các lãnh đạo Việt Nam cũng thúc đẩy Hoa Kỳ bãi bỏ các hạn chế áp đặt trên việc bán vũ khí cho Việt Nam, mà yêu cầu đã được chính bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh nhắc lại với đồng nhiệm Mỹ Leon Panetta nhân cuộc hội đàm tại Hà Nội vào tháng 6 năm 2012.
Trong phần kết luận, giáo sư Thayer cho rằng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông có lẽ là thách thức lớn nhất đối với sự đoàn kết trong ASEAN vào lúc khối nước này muốn chuyển mình thành một cộng đồng gắn kết với nhau hơn. Tranh chấp Biển Đông không đối kháng các nước Đông Nam Á có đòi hỏi chủ quyền với Trung Quốc, mà còn đối lập cả ASEAN – trong tư cách một tập thể - với Bắc Kinh.


Copy từ: RFI

Tổng kết "nhân quyền" Việt Nam 2012 (tổng hợp từ tin tức ghi nhận hàng ngày)

Hoàng Ngọc Diêu
1/1/2012: Anh J.B. Hoàng Phong thuộc GP Vinh bị công an bắt vì đã từng tham gia phản đối chính quyền Nghệ An ném trứng thối, rảy mực lên áo sinh viên để đàn áp những sinh viên tham gia sinh hoạt tôn giáo.
2/1/2012: Phóng viên tờ Tuổi Trẻ, Hoàng Khương bị bắt giam vì "điều tra, làm rõ hành vi đưa hối lộ".
3/1/2012: Sinh viên Nguyễn Thiện Thành trong nhóm Tuổi trẻ Yêu nước vừa trốn khỏi sự giám sát của công an trong khi bị áp giải về nhà để lục soát tìm chứng cứ của những người hoạt động chung nhóm.
5/1/2012: UBND huyện Tiên Lãng đã mang một lực lượng đông đảo hơn 100 người bao gồm công an và quân đội tiến hành cưỡng chế khu đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn tại Cống Rộc, Tiên Lãng sau khi gia đình ông nhiều lần khiếu nại việc ra lệnh thu hồi mảnh đất mà gia đình thuê và bỏ công sức đầu tư làm đầm nuôi thủy sản.

Cưỡng chế Đoàn Văn Vươn.
10/1/2012: Bà Bùi thị Minh Hằng hiện tiếp tục bị giam giữ tại Trại Giáo Dục Thanh Hà, tỉnh Vĩnh Phúc; mặc dù có nhiều kêu gọi từ trong và ngoài nước yêu cầu trả tự do cho bà.
11/1/2012: Một vụ cưỡng chế đất tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước diễn ra trước tết Dương lịch và kéo dài trong vòng 10 ngày.
26/1/2012: Ông Nguyễn Văn Hùng, 50 tuổi, ngụ tại xóm 2 thôn Quyết Tiến, xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang vừa tắt thở lúc 4 giờ sáng ngày 26 tháng 1, tức mùng 4 Tết âm lịch sau khoảng hơn 3 tuần cầm cự sau khi bị công an Bắc Giang đánh đập.
5/2/2012: Vương Tấn Sơn, Trần Phi Dũng, Đoàn Văn Cư và Trần Quân bị bắt ở Phủ Yên về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích nhà nước”. (Tổ chức Hội Đồng Công Luật Công Án Bia Sơn).
5/2/2012: blogger Người Buôn Gió, tên thật là Bùi Thanh Hiếu bị cấm xuất cảnh.
9/2/2012: Chiến dịch vận động nhân quyền cho Việt Nam bắt đầu.
12/2/2012: Học viên Pháp Luân Công cho biết họ ngày càng bị can nhiễu bằng nhiều cách trong đó bao gồm cả việc gây áp lực lên nơi cư trú, công việc và cả bị đánh đập.
20/2/2012: Công an sách nhiễu gia đình dân oan Dak Nông.
22/2/2012: tàu cá của ngư dân Đặng Tằm, ngụ tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cũng bị phía Trung Quốc chặn bắt, phá tàu, đánh ngư dân, tịch thu hết phương tiện đánh bắt, hải sản đánh bắt được sau đó đuổi về.
22/2/2012: Một học viên Pháp luân Công, anh Vũ Văn Tĩnh được cho biết đang bị ép buộc lao động tại một trại bảo trợ xã hội.
7/3/2012: TS Nguyễn Xuân Diện và nhà báo blogger Nguyễn Tường Thuỵ đã bị công an thành phố Hà Nội bắt.
27/2/2012: 42 trí thức đã ký vào bản kiến nghị yêu cầu nhà cầm quyền thành phố HCM tổ chức biểu tình chống Trung Quốc.
1/3/2012: Ngang nhiên đập phá Niệm Phật Đường của cư sĩ PGHH ở ấp Bảy Phú, xã Vĩnh Châu, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
11/3/2012: Vụ việc cưỡng chế đất của giáo dân Xứ Cồn Dầu, thuộc giáo phận Đà Nẵng trở lại căng thẳng trong những ngày gần đây.
17/3/2012: Cả trăm công an, xã hội đen, cán bộ các ban ngành kéo tới đe doạ, hành hung, ngăn chận không cho tín đồ PGHH vào Chùa Quang Minh Tự ở ấp Long Hoà 2, xã Long Điền A, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang để cử hành lễ.
19/3/2012: ông Trần Anh Kim, Nguyễn Xuân Nghĩa và Phạm Văn Trội, Ba tù nhân chính trị vẫn kiên quyết không nhận là những hoạt động đấu tranh của họ sai phạm vừa bị chuyển từ trại giam Nam Hà đến trại giam số 6 ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
21/3/2012: Tàu Trung Quốc lại bắt giữ 2 tàu cá của ngư dân Việt Nam gần khu vực Hoàng Sa. Hai tàu bị bắt mang số hiệu QNg 66074 TS, công suất 45CV với 11 lao động trên đó; và tàu QNg 66101 TS công suất 39 CV với 10 lao động.
25/3/2012: Bà Trần Thị Nga, một người có các hoạt động tố cáo và bênh vực cho nạn nhân xuất khẩu lao động, buôn người tại Đài Loan, đã liên tục bị Công An Hà Nam sách nhiễu, khủng bố.
26/3/2012: Công an sách nhiễu chùa Giác Hoa ở Phường 7, Quận Bình Thạnh, Saigon bằng cách ra lệnh cúp điện, cúp nước.
29/3/2012: chủ tịch tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh chuyển đến cho gia đình ông Huỳnh Ngọc Tuấn, ba của của blogger Huỳnh Thục Vy và Huỳnh Trọng Hiếu quyết định cưỡng chế, sẽ thực hiện sau 10 ngày kể từ ngày ra quyết định.
10/4/2012: Vào khoảng 9 giờ sáng ngày 10/2, hàng trăm nông dân huyện Văn Giang, Hưng Yên, Dương Nội, Hà Đông và xã Vân Hà huyện Đông Anh đã tập trung trước cổng văn phòng ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt nam ở 46, Tràng Thi, Hà Nội để khiếu kiện đất đai.
12/4/2012: Tù nhân Hồ thị Bích Khương, một dân oan khiếu kiện trở thành một người công khai đấu tranh chống lại những bất công, tham nhũng tại Việt Nam, vừa được thân nhân đi thăm nuôi về sau khi một số tù mãn hạn cho biết vừa qua bà bị đánh đập nặng nề trong trại giam.
12/4/2012: tu sĩ Phật Giáo Hòa Hảo Bùi Văn Trung tổ chức đám giỗ của mẫu thân tại Đạo Tràng của ông ở xã Phước Hưng, huyện An Phú, tỉnh An Giang thì bị đông đảo công an tới bao vây và phong tỏa. Công an đã phong tỏa một đoạn đường dài gần 10 km bằng nhiều chốt chặn, sử dụng gạch đá, vòi phun nước tấn công Đạo Tràng và hành hung nhiều tín đồ.
14/4/2012: linh mục chính xứ Yên Kiện, thuộc tổng giáo phận Hà Nội, bị một nhóm người đánh đến hôn mê phải đưa đi bệnh viện.
17/4/2012: cả ngàn người dân đã tụ tập trước các trụ sở tiếp dân của Đảng, Nhà nước và Quốc hội để khiếu kiện đất đai.
19/4/2012: VN đã giữ một nông dân, Ông Võ Viết Dziễn ở Bình Dương, về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” và phá hoại lễ kỷ niệm 30/4.
24/4/2012: Hàng ngàn công an, cảnh sát cơ động, bộ đội được huy động đến xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên để cưỡng chế 70 hecta đất xây dựng khu đô thị Ecopark.

Cưỡng chế đất Tiên Lãng.
29/4/2012: Theo hai tờ Thanh Niên và Giáo dục Việt Nam thì nạn nhân bị đánh đến tử vong ở trại giam A2, thuộc Bộ Công An, đặt tại xã Diên Lâm, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, có tên Dương Chí Dũng, sinh năm 1977. Hai nạn nhân khác bị chấn thương phải đưa đi cấp cứu tại trạm xá của trại giam là Lê Văn Hiệp, sinh năm 1985, và Nguyễn Thái Thông, sinh năm 1983.
29/4/2012: Sau 6 tháng bị giam cầm, bà Bùi Thị Minh Hằng cuối cùng đã được trả tự do, vào chiều ngày 29 tháng 4-2012.
3/5/2012: Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên vừa lên tiếng cho rằng vụ cưỡng chế đất tại huyện Văn Giang vào ngày 24 tháng 4 vừa qua có sự móc nối của các phần tử chống đối trong và ngoài nước, và các thông tin tường thuật tại chỗ vụ cưỡng chế là xuyên tạc.
4/5/2012: Nhân sĩ trí thức kêu gọi chấm dứt sử dụng vũ lực cưỡng chế đất.
5/5/2012: Gần nửa đêm, đông đảo công an xã, huyện và tỉnh ở Long An, có phóng viên tháp tùng, kéo tới đàn áp Thánh Thất An Ninh Tây trong tỉnh và đe doạ, hành hung tín đồ ở đó.
7/5/2012: hơn 100 nông dân huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đang chuẩn bị tinh thần giữ đất ruộng của mình trước khả năng chính quyền địa phương sẽ thực hiện cưỡng chế trong một vài ngày tới.
8/5/2012: Hai phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam xác nhận họ bị hành hung trong vụ cưỡng chế bằng vũ lực tại huyện Văn Giang hôm 24 tháng 4 vừa qua. Báo mạng Thanh Niên loan tin này đầu tiên.
9/05/2012: chính quyền tỉnh Nam Định đã huy động hàng trăm công an, cảnh sát cơ động và dân phòng đến cưỡng chế đất ruộng của người dân huyện Vụ Bản, Nam Định.
10/5/2012: Việt Nam vừa bắt giữ 3 người Thượng ở Tây Nguyên và kết tội những người này đã có liên hệ với tổ chức Fulro, âm mưu lật đổ chính quyền.
15/5/2012: 2 người dân Bắc Giang bị bắt tại văn phòng tiếp dân của tỉnh. Ở phòng tiến dân này đã xảy ra một vụ xô xát giữa công an và bảo vệ với người dân ngoài văn phòng tiếp dân của tỉnh Bắc Giang khiến một phụ nữ bị thương phải đi cấp cứu và 2 phụ nữ khác bị bắt giam.
18/5/2012: vào lúc 8 giờ 30, một nhóm thương binh đã tới Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm bao vây trụ sở này và xông vào hành hung nhân viên trong thư viện với mục đích tìm kiếm TS Nguyễn Xuân Diện.
22/5/2012: Sau một vài tháng im ắng từ sau vụ bị hành hung tại công viên Lê Văn Tám vào đầu tháng 2, học viên Pháp Luân Công tố giác bị đánh tại khu tu tập mới ở khu đất trống Lam Sơn, phường Linh Tây, Q. Thủ Đức. Tất cả ba học viên đều bị đánh nhiều nơi trên cơ thể, riêng anh Phan Linh bị đánh vào đầu phải khâu 2 mũi và bong gân tay trái.
24/5/2012: tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đưa ra xét xử bốn thanh niên Công Giáo Đậu Văn Dương, Trần Hữu Đúc, Chu Mạnh Sơn, Hoàng Phong, tội tuyên truyền chống pha nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vi phạm điều 88 Bộ Luật Hình Sự. Đây là phiên xử đầu tiên nhưng gia đình bốn người đều không được tham dự.
12/6/2012: Một số nông dân thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm qua tiếp tục đến Văn phòng Quốc hội tài số 35 Ngô Quyền, Hà Nội để yêu cầu gặp đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Hưng Yên và những ủy ban liên quan khác của quốc hội.
12/6/2012: Thêm 3 dân oan ở Bắc Giang bị bắt trước khi đi biểu tình chống Trung Quốc đó là ông Đinh Văn Nhượng, Đỗ Văn Hoa và Nguyễn Kim Nhàn.
14/6/2012: khoảng 200 người dân phường Dương Nội, quận Hà đông đã tập trung về ủy ban nhân dân quận Hà Đông để đón nghe kết luận của thanh tra chính phủ về khiếu kiện đất đai của họ. Kết luận này được đưa ra sau hơn một năm thanh tra chính phủ quyết định thụ lý hồ sơ.
20/6/2012: nhiều nông dân khiếu kiện đất đai ở Hà Nội bị bắt chở về Đông Anh.
21/6/2012: Thầy Thích Quang Thành của Tu viện Tú Vương Hoa bị công an hành hung.
1/7/2012: Huỳnh Thục Vy bị công an bắt ở Sài Gòn vì tham gia biểu tình chống Trung Quốc. Châu Văn Thi (tức blogger Yêu Nước Việt) bị bắt giữ ngay lúc đi ăn sáng hôm 1/7 và đến trưa hôm sau mới được thả về. Huỳnh Trọng Hiếu, em của blogger Huỳnh Thục Vy đã bị bắt giữ ở đồn công an phường Cầu Kho, Quận 1 từ 9 giờ sáng đến 12 giờ đêm, rạng sáng mùng 2/7 mới được thả về. Blogger Huỳnh Công Thuận không tham gia biểu tình nhưng bị đám người lạ mặt đè xuống lấy điện thoại di động để có cớ cho công an đưa về đồn giam giữ. Cô Nguyễn Hòang Vi bị bẻ tay giựt điện thoại cưỡng chế vào phường vì tham gia biểu tình chống TQ ngày 1/07/2012.

Huỳnh Thục Vy bị an ninh hành hung bắt giữ.
1/7/2012: Cơ sở tôn giáo Con Cuông tại Việt Nam vừa bị ngăn cản sinh hoạt bởi những người mà giáo dân nói là công an mặc thường phục, và những người do chính quyền địa phương sai đến.
4/7/2012: Huỳnh Thục Vy bị công an Quảng Nam vào tận Sài Gòn để bắt đi.
5/7/2012 - 6/7/2012: Liên tiếp hai ngày này – thời điểm kỷ niệm 73 năm Ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ Khai Sáng Đạo Phật Giáo Hoà Hảo, nhiều tín đồ và chùa Quang Minh Tự tại ấp Long Hoà 2, xã Long Điền A, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang bị hành hung và tấn công.
8/7/2012: blogger JB Nguyễn Hữu Vinh bị một nhóm côn đồ xông vào hành hung ngay tại nhà ở phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
8/7/2012: một số bloggers tụ tập trước tòa án Quận Một thành phố Hồ Chí Minh , mặc áo đen có in biểu tượng đòi trả tự do cho ba bloggers Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần Và Anhbasaigon
10/7/2012: Trung Quốc bắt giữ giữ thêm ba tàu của ngư dân Việt Nam ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, vào khi đang đánh bắt cá trên vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
14/7/2012: chính quyền địa phương tỉnh Nghệ An huy động một đoàn xe thiết giáp cùng với quân đội đến trước cổng Tòa Giám Mục Xã Đoài, án ngữ tại đó khoảng 30 phút sau đó rời đi về phía Hưng Trung, Hưng Nguyên.
17/7/2012: Hội đồng xét xử phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao đã tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm (4 năm tù giam) đối với bị cáo Nguyễn Văn Ninh, nguyên trung tá công an, về tội làm chết người trong khi thi hành công vụ.
18/7/2012: cư sĩ Bùi Văn Trung cùng đồng đạo thuộc Phật Giáo Hoà Hảo Truyền Thống tại Trung Tâm Tu Tập Niệm Phật ở ấp Phú Hoà, xã Phước Hưng, quận An Phú, tỉnh An Giang tiếp tục gặp khó khăn.
24/7/2012: Từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều ngày 24/7, khoảng 1000 người dân xã Liên Hiệp, huyện Phú Thọ, Hà Nội, đã kéo nhau ra trước sân UBND xã để nấu cháo biểu tình, yêu cầu chính quyền giải quyết trả lại đất tham nhũng cho bà con, đồng thời xử lý nghiêm các cán bộ đã vi phạm.
25/7/2012: Người dân huyện Lục Ngạn, Bắc Giang tiếp tục đi tìm công lý và công bằng.
30/7/2012: Bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ blogger Tạ Phong Tần qua đời vào lúc 3:35 chiều vì tự thiêu.
31/7/2012: Tòa phúc thẩm y án tù Mục sư Nguyễn Công Chính người đã bị tòa sơ thẩm ngày 20 tháng Ba 2012 kết án mười một năm tù về tội vi phạm điều luật 87 qua những việc như phát tán thông tin trên mạng, sinh hoạt tôn giáo bất hợp pháp, phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc.
3/8/2012: tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thông báo quyết định hoãn phiên tòa xét xử ba bloggers Điếu Cày, Anhbasaigon và Tạ Phong Tần, dự định diễn ra ngày 7/8/2012.
5/8/2012: nhiều người biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội bị bắt vào trại giam Lộc Hà.

Giam người biểu tình ở Lộc Hà.
6/8/2012: Hàng trăm nông dân Bắc Giang hôm nay tiếp tục tập trung về Hà Nội khiếu kiện đất đai.
6/8/2012: Công an bao vây Chùa Liên Trì tại khu Thủ Thiêm, quận 2, Sài Gòn và bắt giữ nhiều người vì họ tổ chức buổi tiệc chay có nhiều thương phế binh VNCH tham dự.
6/8/2012: Nguyễn Văn Ngoan, Việt Kiều Thuỵ Sĩ bị bắt vì tham gia biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội.
7/8/2012: "côn đồ" quấy nhiễu bà con ở giáo phận Con Cuông.
10/8/2012: Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Phú Yên ký cáo trạng truy tố 22 người về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền theo điều 79 Bộ Luật hình sự Việt Nam trong vụ việc được mệnh danh là vụ án ‘Hội đồng Công Luật công án Bia Sơn’ tại Phú Yên.
10/8/2012: Nhà dân chủ Lê Thanh Tùng bị tuyên án 5 năm tù giam sau một phiên án chớp nhoáng tại toà án nhân dân số 43 phố Hai Bà Trưng, Hà nội.
13/8/2012: Một nhà bất đồng chính kiến từng bị tù tội, luật sư Trần Quốc Hiền, thành viên khối Dân Chủ 8406, phát ngôn nhân Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông, một công đoàn độc lập không do chính phủ lập ra, vừa trốn thoát khỏi Việt Nam và đã đến Thái Lan.
19/8/2012: luật sư Lê Quốc Quân bị ba người đàn ông chận đánh trong một vụ tấn công mà ông cho là có tổ chức.
27/8/2012: 12 tổ chức NGO kêu gọi VN trả tự do cho các thanh niên Công giáo ở Việt Nam.
29/8/2012: Tòa phúc thẩm tỉnh Ninh Thuận giữ nguyên phán quyết 5 năm tù giam của tòa sơ thẩm hồi tháng 06/2012 đối với nhà truyền đạo Tin lành Phan Ngọc Tuấn, bị cáo buộc tội phân phát truyền đơn chống phá nhà nước CHXHCNVN.
30/8/2012: ông Nguyễn Mậu Thuận thường trú tại xã Kim Nỗ, Đông Anh Hà Nội được người nhà đem thi hài về từ một bệnh viện với thương tích gây chấn động cho người xem qua bức ảnh đăng trên tờ Người Lao Động. Sự tra tấn dã man để lại những dấu vết mà lương tâm con người không thể làm ngơ nếu nhìn thấy bức hình này. Hai đùi của ông Thuận bị đập thâm tím như bị hoại tử, đùi trái có một vêt khâu dài gần hai gang tay bên cạnh đó người nhà nạn nhân cho biết ông bị đánh gãy nhiều xương sườn và những vết thương này hiện rõ trên thi hài của nạn nhân.
4/9/2012: Bốn công an xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã bị khởi tố vì liên quan đến cái chết của một người dân, ông Nguyễn Mậu Thuận.
5/9/2012: Công an bắt giữ 62 người tội "chống chính quyền" ở Gia Lai.
7/9/2012: Theo báo VNExpress Online đưa tin chiều ngày 7 tháng 9 vừa qua một nạn nhân khác bị công an đánh chết tên là Nguyễn Văn Hiền 43 tuổi ngụ tại phường Ngô Quyền thành phố Hà Nội.
16/9/2012: xô xát, hành hung diễn ra tại Thánh thất Cao Đài Phù Mỹ, tỉnh Bình Định do những người làm theo chính sách của nhà nước.
18/9/2012: Công an sách nhiễu những người dự lễ thất tuần bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ của Tạ Phong Tần.
19/9/2012: Công an gia tăng sách nhiễu đe doạ bloggers và thân nhân. Sau vụ năm người đi cúng thất tuần mẹ nhà báo tự do Tạ Phong Tần, bị vu cáo gây tai nạn và bị đánh ở Bạc Liêu hôm Chúa Nhật, thì đến tối qua, thứ Ba, con trai nhà truyền đạo Tin Lành Phan Ngọc Tuấn bị chém đứt chân, và sáng nay kỹ sư Đỗ Nam Hải bị bắt trong lúc blogger Uỵên Vũ bị công an đến nhà xét hộ khẩu.
24/9/2012: Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử 3 blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần và AnhbaSaigon. Nhiều người đến ủng hộ bị công an hành hung. Vào ngày này, định nghĩa về "tự do" được hình thành: "tự do cái con cặc".
24/9/2012: nhiều người bị công an chận bắt trước phiên tòa xét xử các blogger Điếu Cày, Anh Ba Sàigòn và Tạ Phong Tần trong đó có những người như bà Bùi Kim Hằng, Anh Nguyễn Tiến Nam, nhà thơ Bùi Chát, cô Trịnh Kim Tiến v.v...
26/9/2012: toà phúc thẩm ở Nghệ An tuyên án giảm sáu tháng tù cho Chu Mạnh Sơn, giữ nguyên mức ba mươi tám tháng tù đối với Trần Hữu Đức và bốn mươi hai tháng đối với Đậu Văn Dương. Cũng trong ngày hôm nay, một số thanh niên bị bắt ở trước toà vì đã đến ủng hộ cho các bị cáo.
10/10/2012: Có gần 500 bà con nông dân Văn Giang kéo đến trụ sở tiếp dân của Mặt trận tổ quốc Việt Nam tại Hà Nội để đòi giải quyết các vấn đề liên quan đến việc giải tỏa, thu hồi đất để làm dự án khu đô thị Ecopark.
13/10/2012: Mục sư Nguyễn Công Chính không được gặp người thân mặc dù đã tuyên án.
14/10/2012: Nguyễn Phương Uyên, cô sinh viên 20 tuổi, cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở một trường Đại học bị cộng an bí mật bắt đi.
15/10/2012: Ông Phạm Đăng Hoan và ông Lê Thanh Liên được trở lại công tác ở chức vụ cũ, tiếp tục làm bí thư đảng ủy và chủ tịch UBND xã Vinh Quang. Hiện tại nguyên chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng - ông Lê Văn Hiền được chỉ định làm chuyên viên tại Sở Nội vụ huyện Tiên Lãng, nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng-ông Nguyễn Văn Khanh làm chuyên viên văn phòng tại UBND huyện.
20/10/2012: 109 sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh gởi một thư cầu cứu khẩn cấp cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang kêu cứu cho sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị bắt giữ không minh bạch.
24/10/2012: hàng trăm người dân của Văn Giang và Dương Nội tập trung trước Văn phòng Quốc hội tại số 35 Ngô Quyền Hà Nội để trao đơn khiếu nại đòi giải quyết đất đai của bà con.
30/10/2012: nhạc sĩ Việt Khang bị tuyên án 4 năm tù giam, 2 năm quản chế vì tội "chống phá nhà nước". Trần Vũ Anh Bình, người bị xử cùng ngày bị kết án 6 năm tù giam, 2 năm cưỡng chế.
2/11/2012: cư sĩ Phật giáo Hòa hảo Bùi Văn Trung đã bị công an công an bắt giam tại ấp Phú Hòa, xã Phước Hưng, quận An Phú, tỉnh An Giang không có lý do.
2/11/2012: Tòa án nhân dân tối cao tỉnh Bắc Giang quyết định giữ nguyên mức án đối với ba nhà hoạt động bảo vệ quyền lợi nông dân là ông Nguyễn Kim Nhàn, Đỗ Văn Hoa và Đinh Văn Nhượng trong phiên tòa xét xử phúc thẩm diễn ra vào ngày 2/11/2012.
3/11/2012: Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bị buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước”.
12/11/2012: Bà Hà Thị Nhung, 75 tuổi, ở Thanh Hóa ra Hà Nội từ ngày mùng 10/11 để căng biểu ngữ khiếu kiện về chế độ lương hưu của bà. Nhiều người chứng kiến kể lại là sau khi hai dân quân xốc nách và đẩy bà cụ Hà Thị Nhung, bà cụ ngồi xuống và từ từ ngã ra và sau đó tử vong.
15/11/2012: Khi ra Hà Nội đòi công lý, dân oan Trần Ngọc Anh quê ở Bà Rịa-Vũng Tàu bị công an hành hung thô bạo, khiến phải nhập viện tại Đông Anh, Hà Nội.
22/11/2012: Hộ chiếu mởi của Trung Quốc có in hình lưỡi bò.
26/11/2012: Một số điểm nhóm của Hội thánh Tin Lành Trưởng Lão tại Việt Nam bị chính quyền địa phương giải tán không cho nhóm trong khi chính quyền trung ương Hà Nội đã cấp tư cách pháp nhân cho hội thánh này.
27/11/2012: "Nhà tù còn rộng chỗ, chúng tôi sẵn sàng bắt thêm người vào trong đó" là điều nhân viên an ninh tỉnh Đăk Nông, tên Nguyễn Thế Anh đã nói để khủng bố tinh thần bà Đặng Thị Dinh, vợ thầy giáo Đinh Đăng Định, một tù nhân lương tâm, vừa bị tòa án Tối cao, văn phòng Đà Nẵng xử y án sáu năm tù giam, tại Đăk Nông, hôm 21.11.2012 vừa qua, trong phiên tòa chỉ diễn ra có 45 phút.
9/12/2012: Công an tiếp tục trấn áp người biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội và Sài Gòn. Ở Hà Nội có hơn 20 người bị bắt đưa về trại giam Lộc Hà. Ở Sài Gòn rất nhiều người bị chặn giữ trên đường đến chỗ biểu tình. Lực lượng an ninh và thanh niên áo xanh rất tích cực xô đẩy, làm rồi cuộc biểu tình.
11/12/2012: Đúng vào ngày Quốc Tế Nhân Quyền, phái đoàn của Nhạc sĩ Trúc Hồ đã đến trụ sở của Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Genève để trao Thỉnh Nguyện Thư «Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói ».
16/12/2012: Huỳnh Trọng Hiếu trong khi làm thủ tục xuất cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất để đến Hoa Kỳ nhận giải thưởng nhân quyền Hellman - Hemmett cho thân phụ là ông Huỳnh Ngọc Tấn và chị gái là cô Huỳnh Thục Vy đã bị câu lưu không cho xuất cảnh.



Copy từ: Dân Luận

Mỹ sắp triển khai tàu chiến và thiết bị quân sự hiện đại nhất qua Châu Á


Các loại chiến hạm thế hệ mới của Hoa Kỳ sẽ được triển khai tại châu Á Thái Bình Dương (US Defense)
Các loại chiến hạm thế hệ mới của Hoa Kỳ sẽ được triển khai tại châu Á Thái Bình Dương (US Defense)

Trọng Nghĩa
Một quan chức cao cấp bộ Quốc phòng Mỹ vào hôm qua (19/12/2012) đã tiết lộ : Trong khuôn khổ chiến lược "xoay trục" đã được loan báo, Hoa Kỳ sẽ đưa một số chiến hạm mới nhất cùng nhiều loại vũ khí tối tân qua vùng Châu Á - Thái Bình Dương. Theo một số nguồn tin quốc phòng khác, kế hoạch triển khai này sẽ khởi sự ngay từ tháng Ba năm 2013.

Nguồn tin xin giấu tên này cho biết rằng trong vòng một vài năm tới đây, các phương tiện chiến đấu như phi cơ "săn" tàu ngầm P-8 Poseidon, tên lửa hành trình, tàu ngầm nguyên tử tấn công thuộc lớp Virginia, tàu cận chiến duyên hải LCS và chiến đấu cơ tàng hình F-35 sẽ được gởi đến các cảng và căn cứ ở châu Á.
Quan chức quốc phòng nói trên đã khẳng định với các nhà báo rằng đó chỉ là một phần trong một nỗ lực to lớn hơn, và « địa bàn Thái Bình Dương sẽ là nơi đầu tiên được tiếp nhận các hệ thống vũ khí mới ».
Sau một thập kỷ lao vào cuộc chiến tranh ở Irak và Afghanistan, Washington đang chuyển hướng, tập trung hơn vào khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nơi mà quân đội Trung Quốc đang ngày càng khẳng định uy lực, và các tranh chấp chủ quyền trên các vùng biển đảo giữa Bắc Kinh và các láng giềng ngày càng gia tăng.
Thượng tuần tháng Sáu vừa qua, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã từng loan báo quyết định của Hoa Kỳ là sẽ chuyển 60% lực lượng Hải quân hùng hậu của mình qua vùng châu Á Thái Bình Dương từ nay đến năm 2020, và trước mắt sẽ cử ngay 4 chiếc tàu cận chiến duyên hải LCS, loại chiến hạm tối tân nhất của Mỹ hiện nay, qua hoạt động ở Singapore.
Vào hôm qua, chuẩn đô đốc Mỹ Thomas Rowden, cho biết là chiếc USS Freedom (LCS 1), chiến hạm đầu tiên thuộc loại tàu cận chiến thế hệ mới sẽ được đưa đến Singapore ngay từ tháng Ba năm tới trong một nhiệm vụ kéo dài 10 tháng.
Một hôm trước, vào thứ ba 18/12, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cũng loan báo khả năng triển khai chiến đâu cơ tàng hình F-35 tại căn cứ không quân Iwakuni thuộc tỉnh Yamaguchi Nhật Bản vào năm 2017. Loại chiến đấu cơ này hiện còn đang được hoàn thiện.
Theo hãng AFP, tháng Chín vừa qua, Hoa Kỳ cũng đã loan báo việc trang bị cho Nhật Bản loại radar cực mạnh X-band để Tokyo tăng cường năng lực phòng thủ chống tên lửa.



Copy từ: RFI

Không thể cứ trú ngụ trong sự sợ hãi




Huy Đức
Có rất nhiều câu hỏi tác giả muốn trả lời nhưng thật là không phải nếu mình đã đặt ra “luật” rồi lại không tuân theo “luật”. Không ngờ việc điều chỉnh những sai sót mà bạn đọc giúp phát hiện sau khi phát hành Gải Phóng và công việc “bếp núc” cho Quyền Bính lại mất nhiều thời gian như vậy. Nên xin lỗi là tới hôm nay tác giả Bên Thắng Cuộc mới có thể trả lời 10 câu hỏi được gửi tới trong tuần qua của bạn đọc.
Dao Truong: Theo anh dự đoán, chính quyền và nhà nước Việt Nam sẽ phản ứng như thế nào về cuốn sách này?
Tôi không dự đoán. Nhưng khi viết cuốn sách này tôi quan tâm tới sự phản ứng bên trong của những người đọc có lương tri, kể cả những người đọc đang làm việc trong chính quyền Việt Nam, hơn là quan tâm đến những phản ứng công khai.
Long Nguyen: Anh Huy Đức có đặt mục tiêu làm tiếp cuốn 3 về sai lầm trong giai đoạn 2006- hiện tại ko?
Cuốn sách của tôi nói về những gì đã xảy ra chứ không chỉ nói về những sai lầm. Nhưng, bạn đâu đã biết cuốn II của tôi nói về giai đoạn nào?
Thaiduong Nguyen: Câu hỏi này hơi riêng tư, nhưng chú Osin HuyDuc có nghĩ rằng việc cho ra đời bộ sách này sẽ cản trở việc chú về thăm lại Việt Nam? Chú có ký tặng sách cho 10 câu hỏi nào có nhiều like nhất không?
Tôi nghĩ, những người đã nhận được câu trả lời thì không nên nhận sách tặng nữa! Thời gian fellowship của tôi chỉ một năm, học xong tôi sẽ về Việt Nam luôn chứ không có ý định về… thăm bạn ạ.
Con Đường Bụi Nắng: xin hỏi bác Huy Đức một câu hỏi xưa như trái đất: Tiết lộ thông tin nội bộ của Đảng, Nhà nước trong cuốn sách này bác có “sợ” những điều không hay xảy ra với mình vì vi phạm các quy định của Đảng và Nhà nước[1] không ạ?
Tôi không nghĩ là mình nằm trong phạm vi điều chỉnh của các quy định đó. Tôi ý thức được những gì mình đang làm. Sự thật không chỉ giúp chúng ta tìm ra phương thuốc đúng để chữa lành các vết thương cũ mà còn giúp những người đang nắm vận mệnh quốc gia không phạm các sai lầm mới. Không ai muốn hứng chịu “những điều không hay” nhưng nếu cứ trú ngụ trong sự sợ hãi thì sự thật sẽ không bao giờ được nói ra bạn ạ.
Joseph Trí: Kinh Thánh có câu: “Sự thật giải thoát anh em”, phải chăng anh muốn mọi người ở các bên đang còn u mê, định kiến được giải thoát và xúc tiến một tiến trình hòa giải dân tộc đích thực?
Tôi không rõ Thiên chúa nói điều đó trong hoàn cảnh nào. Hòa giải đối với một dân tộc như Việt Nam không chỉ phải vượt qua những “định kiến, u mê” mà còn phải vượt qua biết bao đau thương cho nên chỉ “sự thật” thì chưa đủ để “giải thoát anh em”. Tuy nhiên, như tôi đã nói trong lời mở đầu cuốn sách, “không ai có thể đi đến tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ”, nếu bạn mong muốn có một tương lai hòa giải thì ngay bây giờ bạn phải đối diện với từng sự thật.
Jiraiya Sama: Làm thế nào để sách của chú được phổ biến rộng rãi cho thế hệ học sinh, sinh viên trong nước khi họ đã và đang “được” đào tạo bởi những quyển SGK khô khan, thiếu thốn sự kiện lịch sử?
Nếu chính mình không từng là nạn nhân của những bộ sách giáo khoa khô khan, phiến diện, thì tôi đã không cố gắng để thực hiện cuốn sách này. Tôi nghĩ khả năng phổ biến của internet là đủ rộng rãi để cho bất cứ ai mưu cầu kiến thức đều có thể tiếp cận. Đó là lý do tôi chọn internet làm kênh phát hành. Hiện nay, theo các số liệu trên Amazone, Smashwords và theo những thông tin mà tôi biết được thì Bên Thắng Cuộc đang chủ yếu được đọc bởi người Việt Nam trong nước.
Tuấn Cận: Bao giờ có bản free hở bác?
Như tôi đã nói trong một status, “khi quyết định tự mình đưa cuốn sách Bên Thắng Cuộc lên ‘tủ sách’ của Amazon và Smashwords, tôi muốn giới thiệu công trình nghiên cứu của mình với các bạn với tư cách là một người ghi chép sự kiện lịch sử bằng kỹ năng của một nhà báo. Việc quyết định không chuyền tay miễn phí sản phẩm này, với tôi, có một ý nghĩa quan trọng: Tôi không muốn bộ sách bị nhìn nhận như một bản truyền đơn dài, hoặc một tài liệu lén lút tìm cách đặt vào tay bạn đọc qua những kênh không chính thống”. Cách làm này đã có được sự ủng hộ rộng rãi của bạn đọc và điều đáng mừng là trong những ngày gần đây, nội dung cuốn sách đang được các bên bàn luận tới.
Tran Vu Dung: mới đọc được nửa cuốn của chú, cảm nhận dưới ngòi bút của chú các lãnh đạo Bắc Việt nhu LD, VVK... đều tốt, đều hiểu và trăn trở về tình hình nội ngoại nhưng tất cả đều phải làm sai do cơ chế, do sức ép của TQ và LX... có phải chú vẫn chưa nói hết?
Tôi chỉ có thể nói hết những sự thật mà tôi biết, những sự thật mà tôi có đủ bằng chứng và có đủ niềm tin. Còn ai tốt, ai xấu là tùy thuộc vào cách cảm nhận của từng người đọc. Theo tôi, khi đánh giá một nhà cầm quyền phải đánh giá cả những ứng xử mang tính cá nhân mà đôi khi chỉ gây ảnh hướng tới những người thân và những quyết định mang tính chính sách thường gây ảnh hưởng tới toàn xã hội. Một nhà lãnh đạo có nhân thân tốt không có nghĩa là sẽ không phải chịu trách nhiệm về những gì mà ông ta đã gây ra cho nhân dân, cho đất nước.
Thuc Nguyen: Bao nhiêu người đang lãnh đạo “Bên thắng cuộc” sẽ đọc quyển sách này? Họ có chấp nhận đó là sự thật, là lịch sử hay lại gọi tác giả là “phản động”? Qua quyển sách này, những người của “Bên thắng cuộc” có nhìn ra được những bước đi sai lầm để đưa dân tộc Việt đi vào đúng con đường dân chủ và phát triển mà hơn 90 triệu người Việt khắp nơi trên thế giới đã từng và vẫn đang mong ước không?
Tôi mong các nhà lãnh đạo hiện nay đọc Bên Thắng Cuộc cho dù họ đánh giá cuốn sách như thế nào. Nhận ra những sai lầm để “đưa dân tộc Việt Nam đi đúng con đường dân chủ, phát triển” là mong ước của chúng ta. Nhưng tương lai dân tộc không thể chỉ được trông cậy vào một cuốn sách hay vào chỉ trông cậy vào các nhà lãnh đạo ở “bên thắng cuộc”.
Nguyễn Đình Trị: Rồi anh Osin HuyDuc sẽ có giống như những Dương Thu Hương, Vũ Thư Hiên… không?
Tôi không nghĩ là tôi có thể “giống” được chị Dương Thu Hương hay anh Vũ Thư Hiên. Thế hệ chúng tôi đã tự vấn rất nhiều khi đọc “Đêm Giữa Ban Ngày” của anh Vũ Thư Hiên. Còn văn chương của chị Dương Thu Hương thì tôi đọc từ khi đang là một người lính. Gần đây khi đọc lại những phát biểu vào năm 1989, 1990 của chị Dương Thu Hương (mà tôi sẽ đề cập trong cuốn II) tôi thực sự ngưỡng mộ sự hiểu biết lúc đó của chị. Hầu hết những việc làm có ý nghĩa nhất của chị Dương Thu Hương đều được tiến hành khi chị ở Việt Nam. Dương Thu Hương là một ví dụ cho thấy chúng ta có thể làm được nhiều việc từ trong nước nếu như chúng ta không sợ hãi.
_________________________
[1] Chỉ thị 25-CT/TW ngày 25/12/1997 của Bộ Chính trị về việc “Nói và viết những vấn đề liên quan đến lịch sử và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước”; Chỉ thị 48-CT/TW ngày 14/2/2005 của Bộ Chính trị về “Bảo vệ bí mật của Đảng trong phát ngôn và sử dụng bảo quản thông tin, tài liệu trong tình hình mới”; Khoản 3 “Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định”, khoản 4 “Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân” thuộc Điều 10, Luật Xuất bản; Điều 271 Bộ Luật Hình sự của Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam “Tội vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, băng âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác”.


Copy từ: Dân Luận


Giá mình không có tai


Một lão bạn tôi lầu bầu "đèo mẹ, như thằng khùng", tôi hỏi chuyện gì, lão bảo mày đã nghe băng bài giảng của phó giáo sư chưa. Tôi thành thực rằng chưa, hắn húc hắc thế thì nghe đi, rồi lầu bầu tiếp "đèo mẹ, như thằng khùng".

Tôi đang bận bịu nhưng tính lại tò mò, mất toi gần nửa tiếng coi xem nó thế nào, chứ không thể "cứ để thế xem sao". Rồi cũng phải kết luận "đèo mẹ, như thằng khùng".

Chả hiểu sao với cái ngữ ấy mà cũng ngoi lên được đại tá, phó giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo ưu tú. Lúc nào cũng nhơn nhơn khoe đi giảng bài chỗ này chỗ nọ. Y giảng cho chính y chưa xong, liệu mà giảng được cho ai. May mà mình không phải nghe y giảng, chứ không kìm được dễ cáu tiết lắm. Chỉ lấy một ví dụ này:

Y giảng (trích nguyên xi): "Và số này rất ít thôi nhưng nó đang lợi dụng vấn đề này để mà gây rối, yêu nước nhưng mà phải đúng lúc. Tôi bảo với các đồng chí, mấy vị biểu tình ấy viết đơn tình nguyện ra Hoàng Sa, Trường Sa đi xem có đi không hay lúc đó lại kêu em đau khớp, kêu em đau dạ dày".
Mình muốn chỉ mặt lão "đại tá chờ thư Trung Quốc" mà vặn:
-"Yêu nước đúng lúc" là cái gì, là yêu thế nào, hả hả? Đợi Tàu chúng chiếm xong mới yêu chắc?
-Cái bản mặt ông có giống cái lưỡi bò chín đoạn không mà dám dọa dẫm, hơi một tí là dọa đẩy người này người nọ ra Hoàng Sa, Trường Sa. Chỗ ấy là nhà tù chắc, là chỗ chết chắc, là con ngoáo ộp chắc. Đừng cố tỏ sự ngu si để phỉ báng lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc, phỉ báng anh em chiến sĩ đang ngày đêm đầm mưa chịu nắng, đối diện hiểm nguy như thế. Chỉ có thằng ngu thằng mất dạy mới có sự liên tưởng, ví dụ như vậy.
-Giễu cợt người khác "hay lúc đó lại kêu em đau khớp, kêu em đau dạ dày" nhưng tự xem lại mình đã bằng người ta chưa, khi tổ quốc gọi mình có dám đi không. Riêng tôi tin rằng loại người này lúc ấy nó chỉ ôm cái sổ hưu hoặc sắp hưu của nó rúc trốn mẹ ra sau vại nước hoặc đống rơm, đố có ai tìm được.
Chán mớ cho phó giáo sư tiến sĩ nhà giáo ưu tú đại tá giảng viên Trần Đăng Thanh.
(ghi chú: ai đọc bài này, trước khi phán xét bảo tôi này nọ thì hãy nghe bài giảng của báo cáo viên đại tá Thanh đi đã).
 19.12.2012
Nguyễn Thông 
 
 

Copy từ: Nguyễn Thông


ĐI ĂN MÀY VÌ “NÔNG THÔN MỚI” !?


Tất cả vì phong trào...!
  * MINH DIỆN
              Tôi giật bắn người ví suýt đâm xe vào bà già. Bà băng qua đường khi đèn đỏ. May tôi đạp thắng kịp, mũi xe chỉ cách bà gang tấc, nhưng vẫn làm bà hoảng hốt bị té ngã.
Tôi xuống xe, đỡ bà già dậy, trách nhẹ:
               - Suýt nữa bà làm khổ tôi !
              Bà già gật gật đầu, gương mặt rất hiền lành chất phác, tự nhiên tôi cảm thấy thương hại. Tôi hỏi:
             - Bà đi đâu?
              Bà già đáp:
             - Đi ăn xin chú ạ!
           Bà có nét hao hao giống mẹ tôi mấy chục năm trước khi mẹ tôi còn sống. Cũng nhỏ nhắn, lưng hơi còng, vấn tóc, mặc chiếc áo gụ, cái quần đen, miệng đỏ quýt trầu. Tôi dìu bà lên xe chở về xường dệt của gia đình cách đấy không xa.
          Sau khi lấy dầu xoa chỗ chân bà bị đau và pha cho bà ly sữa nóng, tôi hỏi bà quê ở đâu, con cháu thế nào mà lọm khọm đi ăn xin đến nỗi suýt gặp tai nạn như vậy, bà lão nói:
           - Chả dấu gì chú! Tôi ở xã Trực Nội, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định ngoài mình, vào trong này ăn xin, kiếm tiền  giúp cho con nó trả nợ  không thì mất nhà  chú ạ!
            Trong bụng vẫn nửa giận, nửa thương bà lão, nghe nói vậy tôi nói:
           - Chắc cờ bạc đề đóm chứ gì?
            Bà lão thật thà:
           - Ấ chết, sao chú nói thế?  Con tôi là người tử tế!
           - Thế sao lại nợ nần?
           - Thế mới khổ thân nó chú ạ!
           Bà lão kéo vạt áo lau những giọt nước mắt trên gò mà lõm nhăn nheo. Tôi  hỏi hoàn cảnh, bà nói:
           - Không ngờ bằng  này tuổi đầu phải đi ăn xin ! Mà phải  giấu làng nước, xấu hổ lắm chú ạ!
             Tôi từng gặp nhiều người ăn xin, có người coi ăn xin như cái nghể, lợi dụng lòng trắc ẩn của người khác kiếm tiền, nhưng bà lão này khác những người đó, chân chất đôn hậu, thương con thương cháu, cái nét khó lẫn của một người nông dân quê mùa ngoài Bắc. Tôi biếu bà vài trăm ngàn  và mấy bộ áo quần là sản phẩm của công ty gia đình, bảo bà ngồi nghỉ khi khỏe hãy  đi. Bà mở bị lấy trầu cau ra nghiền, ngồi nhai bỏm bẻm, và bộc bạch: “Tôi năm nay bảy chín  rồi, ở với vợ chồng thằng út, năm nay cháu nó hơn bốn chục tuổi, có bốn đứa con, đứa nhớn  học lớp mười hai. Nhà bảy miêng ăn, có mẫu hai ruộng, quanh năm chỉ nhắm vào hạt thóc  túng lắm, nhưng vẫn không đến nỗi phải đi ăn xin, nếu không mắc nợ. Là vì năm ngoái chính quyền bắt đóng tiền xây đựng nông thôn mới, nhà tôi có bảy khẩu, hết tất cả 38.500.000 đồng, không có tiền, con tôi  thế chấp nhà vay ba chục triệu đóng hết vẫn còn thiếu 8.500.000 đồng, bây giờ không có tiền trả ngân hàng họ đòi xiết nhà….
                Câu chuyện của người ăn xin chẳng làm tôi quá bất ngờ. Từ lâu tôi đã nghe nhiều chuyện về Chương trình xây dựng nông thôn mới, và gia đình bà cụ Chúc không  phải cá biệt.
                Chương trình “Xây dựng nông thôn mới” theo Nghị quyết 20-NQ-TW của đảng từ khóa trước, được cụ thể hóa bằng Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 4-6-2010, với nội dung gồm những 19 tiêu chí, cơ bản là: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế , xã hội  từng bước hiện đại, có kinh tế và các tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiêp với sản xuất công nghiêp, dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với đô thị hóa, xã hội  dân chủ, ổn định, giàu bản sắc dân tộc , bảo đảm an ninh chính trị, môi trường. Quyết định này lại được cụ thể hóa bằng Quyết định 491/QĐ-TTg, quy định  19 tiêu chí nông thôn mới, và phát động  9111 xã trong cả nước thực hiện, trong đó có 2000 xã điểm, yêu cầu phải cơ bản hoàn thành vào năm 2020.
                Để tỏ ra mình là người năng nổ, ông Nguyễn Duy Lượng, Phó Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam nhanh miệng tuyên bồ: “ Đây là một chương trình hợp lòng dân,  nông dân và nhân dân cả nước vô cùng phấn khởi!  Chương trình này được sự đồng thuận của nông dân, dân làm chủ thể, dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ, thay vì dân biết dân bàn dân kiểm tra ”.
             Không chịu thua kém phó chủ tịch Hội nông dân, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hồ Xuân Hùng bốc đồng hơn, nói rằng. đã khảo sát thực tế, có 85% xã đạt đủ 19 chỉ tiêu, 12 % xã đạt 12-15/19 chì tiêu, và đây là một nghị quyết đặc sắc về nông thôn.
               Các cơ quan chức năng reo lên như thế, rồi đồng thanh tương ứng đài báo hót theo, nghị quyết nào của đảng, chính sách nào của chính phủ cũng đúng, cũng trúng, cũng hay! Nhưng thực tế  đến dân là một khoảng cách rất xa, chẳng những không giúp dân mà làm khổ dân.
                Chương trình xây dụng nông thôn mới, theo nghị quyết, nhà nước và nhân dân cùng làm, được phân chia tỷ lệ nhà nước hỗ trợ 30% kinh phí, huy động các doanh nghiệp trên địa bàn nông thôn 40% , còn lại 30 % huy động dân trên tinh thần tự nguyện, đồng thuận.
                  Đó là một cách phân bổ kinh phí duy ý chí, nói theo nông dân, là đếm cua trong lỗ.
                 Trước hết nói về cái chủ thể phải đóng góp nhiều nhất. là khối doanh nghiệp. Chính phủ ban hành Nghị định 61-2010, khuyến kích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn nhưng các   doanh nhân đâu có mặn mà hưởng ứng. Bởi đầu tư vào địa bàn nông thôn và lĩnh vực nông nghiệp không thuận tiện, không có lời, nên các doanh nhân không muốn ném tiền qua cửa sổ. Hơn hai năm  qua  mới chỉ có 1% đầu tư vào nông thôn , tương ứng với tỷ lệ đó, tỷ lệ đóng góp xây dựng nông thôn mới của khối doanh nghiệp cũng chỉ được 1%, trong khi chỉ tiêu phân bổ 40%
                 Nhẽ ra nhà nước thu thuế, thu phí của dân, phải lo tu bổ đường xá, nhà thương, trường học ở thành phố cũng như ở nông thôn, đằng này lại chỉ hỗ trợ 30%. Tôi không hiểu tại sao  lại dùng cái động tính từ “hỗ trợ” ở trường hợp này? Như một kiểu ban ơn!?
                 Do kiểu ban ơn như vậy nên rút được đồng bạc nhỏ giọt từ kho bạc ra trầy da tróc vẩy, và tối thiểu phải chi 10% “trà thuốc”.
                 Rốt cuộc trăm dâu đổ đầu tằm, người dân oằn lưng gánh chịu. Nghị quyết nói vận động nhân dân tự nguyện đóng góp, rồi đồng thuận đồng tình, thực tế là bổ thẳng xuống đầu dân, như một thứ thuế ngoài luật, tận thu ráo riết hơn cả thuế!
                 Nếu dân ăn nên làm ra, có bát ăn bát để còn ráng chịu , đằng này dân đã nghèo mạt rệp rồi.
             Theo con số thống kê của chính phủ, năm  sau tỷ lệ đói nghèo giảm hơn năm trước:   
                                     Năm 2006 : 18/1%,
                                     Năm 2007: 14,2%,
                                     Năm 2008 : 12,2%, 
                                     Năm 2009 :11%
                                     Năm 2010 : 10,5%,
                                     Năm 2011: 10%
                                     Năm 2012 : 9,7 %.
                  Đọc một dãy con số thống kê đến mỏi mắt ấy thấy buồn, nhưng  buồn hơn, vì đó là tỷ lệ để báo cáo  thành tích của các địa phương, và để chứng tỏ với thế giới rằng Việt Nam đã thành công trong công cuộc xóa đói giảm ngèo. Đó là những con số biết nói dối!
                Thực tế tỷ lệ đói nghèo gấp hai như  vậy. Có những nơi gấp ba bốn  lần , như ở huyện Trà My tỉnh Quảng Nam là 52%, vùng dân tộc ít người 73%, tỉnh Hà Giang 41%, Điện Biên 32% .
                 Sự dối trá lòi ra khi báo cáo thành tích thì tỷ lệ đói nghèo co lại bằng con chuột , khi xin ngân sách xóa đói giảm nghèo thì tỷ lệ ấy phình ra như con trâu!  Năm 2009 tỷ lệ đói nghẻo theo báo cáo giảm hơn 2008 là 1,2 %, mà riêng khoản tiền chi an sinh xã hội cho người nghèo tăng lên  22.000 tỷ đồng, ấy là chưa kể Mặt trận Tổ quốc huy động 3.200 tỷ và các doanh nghiệp đóng góp 1.600 tỷ. Năm 2010 tỷ  lệ đói nghèo giảm so với năm trước 0,5 % nhưng tiền xóa đói giảm nghèo tăng gấp đôi, ngoài ra còn phải cứu trợ đột suất 4.500 tỷ và 81.400 tấn gạo.
                Cái nghèo, cái đói lẩn quất trong ma trận của 36 loại chính sách, 75 hợp phần, 130 văn bản hướng dẫn và bao nhiêu thứ thông tư chồng chéo khác. Người ta lợi dụng ma trận đó  để mưu lợi trên sự  nghèo dói  của dân , và quay tít con thò lò làm rối thêm lòng dân.
                Đại biểu Lê Văn Cuông ở Thanh Hóa, cho biết: “Từ ngày các hộ nghèo được phát tiền và hiện vật, khí thế bình xét và công nhận hộ nghèo ở nhiều vùng quê tự nhiên sôi nổi hẳn lên. Những hộ nghèo tâm trạng phấn khởi, một số bị rớt có cử chỉ lời nói thiếu văn hóa, làm cho tình hình nông thôn thêm phức tạp”.
                Sự phức tạp ấy càng tăng lên khi những hộ đói nghèo được miễn, giảm tiền đóng góp xây dựng nông thôn mới, “nhường” phần mình cho người người khác, trong khi đều nghèo, như  tắm một lứa .
                Đa phần nông dân hiện nay bình quân mỗi khẩu một sào ruộng, ba tháng  thu hoạch  một vụ , tình ra tiền được 115.000 đồng, ấy là thời tiết thuận hòa, nếu thiên tai thì mất trắng? Các ngành nghề phụ ở nông thôn nhen nhúm lên như ngọn lửa rơm, không có vốn, tay nghề rất hạn chế, chưa có đầu ra, lại tắt.  Người nông dân phải xoay xỏa kiếm miếng ăn đã khó, lại phải  đóng góp xây dựng 19 chỉ tiêu trong Chương trình nông thôn mới đến còng lưng, chịu không nổi. Theo bà lão  Lê Thị Chức, xã Trực Nội, huyện Trực Ninh, Nam Định , quê bà  có 6000 khẩu, số tiền phải đóng góp là 33 tỷ đồng, bình quân mỗi khẩu 5.500.000 đồng. Không có tiền đóng phải thế chấp nhà vay ngân hàng lấy tiền đóng rồi nợ chồng nợ.  Đó là cái lý do để bà phải khoác bị vào Nam ăn mày!
          Không chỉ riêng xã Trực Nội, không chỉ một mình bà cụ Chúc, mà nhiều nơi dân đang khốn khổ vì "Chương trình xây dựng nộng thôn mới" trong hoàn cảnh người nông dân và sự căng thẳng vật giá hiện nay. Vừa qua tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khòa 13, nhiều đại biểu đã lên tiếng đề nghị đảng, nhà nước có chính sách khoan cưu sức dân vì dân đã kiệt sức.
           Trái lại,Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đi thăm Đồng Tháp, Vĩnh Long, rồi Lâm Đồng, ở đâu cũng chỉ thị lãnh đạo địa phương đầy nhanh tốc độ chương trình xây dựng nông thôn mới và nhấn đi nhấn lại phải huy động sức dân. Không biết ông Nguyễn Phú Trọng có nhớ đảng đã huy động sức dân bao nhiêu năm rồi, và bây giờ sức dân đã  kiệt như các đại biểu Quốc hội đã nêu lên giữa nghị trường?
  MD

Copy từ: Bùi Văn Bồng


Bình luận của cộng đồng trước bài phát biểu của Đại tá Trần Đăng Thanh


Dân Luận tổng hợp
Nhà báo Đoan Trang: Bao nhiêu năm qua, đã có những học giả, nhà khoa học, ở trong và ngoài nước, có hoặc không có chuyên môn liên quan, thầm lặng nghiên cứu về Biển Đông, vượt qua những khó khăn, cực nhọc về điều kiện vật chất và tinh thần, vượt qua sự dò xét, nghi ngờ của các đồng chí an ninh rỗi việc, vượt qua cả muôn vàn ức chế đời thường. Những Từ Đặng Minh Thu, Phạm Hoàng Quân, Nguyễn Hoàng Việt, Nguyễn Trường Giang, Dương Danh Huy, Lê Minh Phiếu, Trần Trường Thủy, Nguyễn Lan Anh, Vũ Quang Việt, Vũ Hữu San, Ngô Vĩnh Long, Nguyễn Nhã… Tất cả đều đã lao vào nghiên cứu, lặng lẽ và âm thầm, chỉ với mục đích “vì chủ quyền của Việt Nam”, “vì công lý và hòa bình trên Biển Đông”…
Những lúc ấy thì ông ở đâu? Ông ở đâu hả ông Đại tá-PGS-TS-NGƯT Trần Đăng Thanh? Ông đã bao giờ góp được cái gì vào sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước chưa? Tôi chưa từng nghe đến tên ông trong hàng ngũ những chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông, nên đến lúc này, tôi kinh ngạc khi thấy xuất hiện một kẻ như ông, đủ trơ trẽn để đi huấn thị “các lãnh đạo Đảng ủy khối, lãnh đạo Đảng, Tuyên giáo, Công tác chính trị, Quản lý sinh viên, Đoàn, Hội thanh niên các trường Đại học-Cao đẳng Hà Nội”.
Những người mà tôi vừa nhắc đến, cùng rất nhiều gương mặt nữa, đều đã nghiên cứu chỉ vì mục đích bảo vệ chủ quyền đất nước và chân lý khoa học, chứ không vì cái nguyện vọng bảo vệ sổ hưu như ông.
Và họ càng không có nhu cầu kể công. Nhưng tôi thấy cần phải nhắc đến họ, và chúng tôi sẽ còn phải nhắc đến tất cả những con người như thế, để cộng đồng không quên những đóng góp, cống hiến của họ, đồng thời nhận rõ ra bộ mặt của những kẻ như ông, Trần Đăng Thanh. Chưa bao giờ mà tôi cảm nhận sự vô ơn, bạc bẽo và vô học của “một bộ phận” những người cộng sản rõ như khi đọc những lời huấn thị của ông.
PS: Lãnh đạo các trường ĐH-CĐ ở Việt Nam, nếu có đủ sự sáng suốt và thật tâm muốn sinh viên tìm hiểu khoa học một cách chân chính, thì đừng bao giờ mời những vị như Đại tá-PGS-TS-NGƯT Trần Đăng Thanh đến “giáo dục” thế hệ trẻ. Đừng để các em bị đầu độc bởi sự ngụy biện, dối trá thấp hèn. Người ta nói: “Hãy cho tôi biết anh giao du với loại người nào, tôi sẽ cho anh biết anh là ai”. Một cơ sở giáo dục, muốn chọn người đến trao đổi với học sinh-sinh viên, cũng phải biết tìm cho đúng người, nếu không thì chúng ta cũng có thể đánh giá được chất lượng của cái cơ sở đó.
Bỗng dưng muốn khóc, Quỹ nghiên cứu Biển Đông ơi!
Nguồn: Blog Đoan Trang
______________________________

Nhà văn Nguyễn Quang Lập: Khổ thân Tổ quốc XHCN

Mới đọc sơ qua bài Đại tá-PGS-TS-NGƯT Trần Đăng Thanh, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng giảng về Biển Đông ( tại đây), thấy ông đại tá PGS- TS này nói:“Đối với Trung Quốc hai điều không được quên: họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa” Mình tính viết nói lại với ông về cái gọi là nhường cơm sẻ áo của TQ và cái giá phải trả của VN cho sự nhường cơm sẻ áo ấy. Tóm lại mình muốn nói với đại tá Thanh thế nào là nhường cơm sẻ áo, thế nào là sự đổi chác. Để cứu quốc nhiều khi phải đổi chác, phàm đã đổi chác lại nói về ơn nghĩa là dại, nếu không muốn nói là ngu, nhất là khi người ta muốn xâm lược Đất nước mình.
Nhưng khi đọc kĩ cả bài mới ngao ngán không buồn tranh luận nữa, thuở bé đến giờ chưa thấy bài nào lợm giọng như bài này. Vui nhất là đoạn này:
Hiện nay các đồng chí đang công tác chưa có sổ hưu nhưng trong một tương lai gần hoặc một tương lai xa chúng ta cũng sẽ có sổ hưu và mong muốn mỗi người chúng ta sau này cũng sẽ được hưởng sổ hưu trọn vẹn. Và tôi đi giảng bài cho tất cả các đối tượng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam thời XHCN hiện nay có rất nhiều nội dung, trong đó có một nội dung rất cụ thể, rất thiết thực với chúng ta đó là bảo vệ sổ hưu cho những người đang hưởng chế độ hưu và bảo vệ sổ hưu cho những người tương lai sẽ hưởng sổ hưu, ví dụ các đồng chí ngồi tại đây. Cho nên ta phải nói rõ luôn, hiện nay chúng ta phải làm mọi cách để bảo vệ bằng được Tổ quốc Việt Nam thời XHCN
Nội dung cụ thể và thiết thực bảo vệ Tổ quốc XHCN là bảo vệ cái sổ hưu, đại tá chơi bài ngửa thẳng tưng không cần giấu diếm gì nữa. Rõ rồi nhé, rõ mồn một rồi nhé.
Tưởng Tổ quốc XHCN thiêng liêng cao quí thế nào mà phải hy sinh xương máu để bảo vệ, té ra cũng chỉ là cái sổ hưu.
Hu hu khổ thân Tổ quốc XHCN chưa!
Theo blog Quê Choa
______________________________
The Luc Thu Dich: Chỉ qua phát biểu của ông Đại Tá ” Poo Poo Head ” ( Mỹ gọi là đầu cứt ) thì biết lá các nhà lãnh đạo VN hiện nay không có một tư duy và tầm nhìn thời cuộc một cách sáng suốt rồi !
1) Với Mỹ : Bắt tay với Mỹ nhưng vẫn còn thủ khẩu súng để bắn lại ! Nếu đã nghi ngờ như vậy thì bang giao và chơi với nó làm gì? Điều buồn cười nhất là sợ Hoa Kỳ ” diễn biến hòa bình ” qua đào tạo giáo dục mà lại cho con em mình nườm nượp qua Mỹ học ! Hầu hết cán bộ cao cấp từ Tỉnh Ủy trở lên đến Bộ Chính Trị đều có con em học tại Mỹ ! Sao không cho qua TQ học?
Đảng có nghĩ là nếu quốc gia nào đó bang giao với ta và cũng có cái trò đểu cáng như vậy thì ta có chịu không?
Câu nhận định là Hoa Kỳ chưa bao giờ tốt với ta , tội ác trời không dung đất không tha lại càng thấy tầm suy nghĩ thấp kém của lãnh đạo VN ! Trong chiến tranh , người ta phải dùng đủ mưu mô để chiến thắng chứ không lẽ Hoa Kỳ đánh với ta , lại vừa …cho tiền chúng ta? Đế quốc Nhật cai trị VN chỉ có 8 tháng mà làm cho 1 triệu dân Miền Bắc chết đói sao không nói ra luôn?
Điều quan trọng là khi hòa bình và lập bang giao , người ta biết nhận lỗi bồi thuờng và ăn năn xin lỗi thì mình tính điểm tốt của người ta !
Thế TQ đánh chiến tranh biên giới , đốt phá và giết hại hằng nghìn người vô tội thì sao? Trời đất sẽ dung tha chuyện này? TQ đặc biệt hơn Mỹ là được dung tha , còn Mỹ thì vẫn tiếp tục nuôi chí căm hờn? Chưa kể sau chiến tranh đã trên 37 năm , TQ chưa bao giờ nói chuyện bồi thuờng ( như Mỹ bồi thuờng về chất độc da cam ) ! Một lời xin lỗi cũng không nốt !
2) Với TQ : Có 2 điều không nên quên là TQ xâm lược ta và viện trợ cho ta ! Điều này càng ngu xuẩn nữa ! Nếu ta nói TQ rất vô tư giúp ta đánh Pháp và Mỹ với viện trợ khổng lồ như vậy là….không thả con san sắt bắt con cá rô hay sao? TQ không tính toán như Mỹ chắc? Người Tàu làm cái gì cũng có lợi và tất nhiên bỏ vốn phải 4 lời người ta mới làm chứ ai cho không bao giờ? TQ có viện trợ cho ta hay cho Phi Châu đi nữa thì cũng tính kế lâu dài ! Người Tàu nổi tiếng về chính sách Phóng Tài Hóa Thu Nhân Tâm kia mà ! Ông Đại Tá này mù tịt chuyện này?
Tất nhiên Hoa Kỳ cũng có lợi mới làm , không phải ngu ngốc gì , nhưng tính toán chặt chẽ và bóp cổ con nợ thì Hoa Kỳ chưa bao giờ làm ! Ông Đại Tá cứ nhìn xem chế độ Miền Nam ,Mỹ viện trợ hằng trăm tỷ Mỹ kim chứ có lấy lại một xu teng nào ! Chưa kể hằng triệu vũ khí để lại để gián tiếp cho Đảng tiếp thu nữa là khác ! Trong khi TQ đòi nợ đến tận cùng chứ có cho không Đảng cái gì?
Đảng muốn đánh chiếm Miền Nam bằng vũ lực mới mượn nợ TQ & Liên Xô chứ Miền Nam nếu không có Đảng quậy phá thì cần gì người ta rước Mỹ vào? Cũng như Bắc Triều Tiên có hung hăng , quậy phá thì Hàn Quốc và Nhật mới mời Mỹ vào đóng căn cứ để phòng thủ chứ không có cái tên ác ôn côn đồ Bắc TT kia thì ai cần Mỹ vào làm gì?
Nói như ông cựu lãnh đạo Singapore vừa ngắn gọn vừa không lòng vòng thì có tính thuyết phục hơn :” Giữa bá quyền TQ và Hoa Kỳ , tôi thích bá quyền Hoa Kỳ hơn ! ” Nghĩa là chả có thằng nào tốt cả , nhưng tôi thấy thằng Hoa Kỳ nó đỡ hơn ! Còn nói cái kiểu đi giây như ông Đại Tá này thì vừa lưu manh vừa đểu cáng vô cùng !
Ông Đại Tá nghĩ sao về ông Cao Miên Kampuchea có cám ơn VN là đã giải toát khỏi diệt chủng hay không? Hay tư duy của nó cũng như ông là :” Ối giời ! cái thằng VN nó đánh Pol Pot cho mình thì cũng bỏ con săn sát bắt con cá rô thôi ! Chứ chả tốt lành gì? ”
Ông Đại Tá sẽ nghĩ sao về chuyện vong ân này ?
Cuối cùng ông lại xúi dại các cán bộ , quan chức nhà nước là cứ đi TQ chả có sao cả vì cứ qua chơi rồi mua sâm về uống ! Chắc ông chưa thấu triệt hàng hóa , thức ăn của TQ chứa đầy hóa chất giết hại dân ông ròng rã bao nhiêu năm nay hay sao? TQ cho người mua mèo , mua chân trâu , mua đỉa , đem ốc bươu vàng , mua giây cáp điện thoại , mua đồng, mua ong…. giết hại và phá hoại nền kinh tế VN thô bạo như vậy mà chưa được liệt vào hạng ” trời không dung đất không tha ” mà chỉ có Mỹ không làm chuyện này mà chỉ vì lỡ ” thả con săn sắt , bắt con cá rô ” mà bị ông buộc tội năng nề như vậy !!!
Phản hồi trên blog Anh Ba Sàm
_______________________________
Trúc Bạch: Gần như cả diễn đàn này chê (chửi) đại tá Trần Đăng Thanh, nhưng nếu chúng ta bình tâm đọc kỹ thì sẽ thấy ông ta đúng là một người Cộng Sản Chân Chính và điển hình của “thế giới CS” còn sót lại.
Ông ta là Giảng Viên Học Viện Chính Trị/Bộ QP (và là Nhà Giáo Ưu Tú của học viện này) thì đương nhiên những điều ông ấy nói phải đúng chủ trương, đường lối của BQP – cũng có nghĩa là phải đúng chủ trương đường lối của đảng CSVN.
Trọn bài giảng của ông chỉ nhằm biện hộ cho đường lối, chính sách của TQ đối với VN, đồng thời lại gay gắt bài Mỹ, chống Mỹ và lên án Mỹ….(ông nhắc nhở mọi người rằng đừng bao giờ quên cái ơn của TQ, và ngược lại, không được quên cái thù đối với đế quốc Mỹ)
Như thế, chúng ta phải hiểu rằng bài giảng của đại tá Trần Đăng Thanh chính là một thông điệp rõ ràng gởi đến Mỹ và TQ về chính sách quốc phòng của CHXHCNVN, cũng như khẳng định sự chon lựa (dứt khoát) của đàng CSVN đối với quan hệ tay ba TQ – VN và Mỹ.
Những ai còn ảo tưởng rằng đảng CSVN sẽ vì quyền lợi của tổ quốc và dân tộc mà chọn Mỹ như một đối trong với TQ trong vấn đề Biển Đông …cần phải tham cứu kỹ những điều mà đại tá Trần Đăng Thanh vừa rao giảng để từ nay thôi đừng…ảo tưởng nữa !
Phản hồi trên blog Anh Ba Sàm



Copy từ: Dân Luận


 

Miệng người sang có gang có thép






Photobucket

  ĐỒ NHÀ KHÓ VỪA LỌ VỪA THÂM!


  Đọc thêm:  ở đây!
 
 
 
 

Cách chuyển nhanh thư từ Yahoo Mail sang Gmail


       Dưới đây là một số cách để người dùng chuyển thư từ Yahoo Mail sang Gmail.
Được xem là dịch vụ webmail tốt nhất hiện nay, Gmail ngày càng được nhiều người quan tâm và đăng ký sử dụng.

Tạo thói quen mới cho người gửi thư

Cách này khá thủ công nhưng lại đơn giản và dễ thực hiện nhất. Theo cách này, bạn đăng nhập và check e-mail mới ở Yahoo! Mail và ghi nhớ lại địa chỉ thư điện tử người gửi. Sau đó bạn lại đăng nhập qua Gmail hồi âm lại cho người nhận.
Và cứ mỗi lần gửi thư điện tử cho địa chỉ e-mail mới, bạn lại dùng Gmail để gửi chứ không sử dụng Yahoo! Mail nữa. Và sau một thời gian sử dụng, những người thường gửi mail cho bạn sẽ biết và tự gửi thư vào địa chỉ Gmail của bạn.
Cách chuyển nhanh thư từ Yahoo Mail sang Gmail

Tích hợp Yahoo! Mail vào Gmail

Với các phiên bản Yahoo Mail và Gmail hiện nay, người dùng có thể sử dụng cùng một lúc hai dịch vụ thư điện tử trong cùng một cửa sổ trình duyệt. Như vậy, khi người dùng có một tài khoản Gmail chính và nhiều tài khoản email phụ khác thì vẫn có thể kiểm tra tất cả email từ các tài khoản ngay trong tài khoản chính.
Để tích hợp Yahoo! Mail vào Gmail bạn đọc cần đăng nhập vào tài khoản Gmail. Sau đó truy cập vào Account Settings bằng cách di chuyển con trỏ chuột về phía hình đại diện của mình ở góc phải màn hình và chọn nút Account.
Click chọn vào thẻ "Accounts and Import", click chọn "Add another account" (bổ sung tài khoản khác) trong phần "Grant access to your account". Tại đây, bạn sẽ nhập địa chỉ email tài khoản Gmail phụ muốn đưa vào tài khoản chính, rồi nhấn "Send email to grant access".
Cách chuyển nhanh thư từ Yahoo Mail sang Gmail
Một email yêu cầu xác nhận sẽ được gửi tới tài khoản phụ, bạn cần đăng nhập và click vào đường liên kết để xác nhận. Sau khi hoàn tất, bạn đã có thể chuyển đổi qua lại giữa các tài khoản chính và phụ dễ dàng ngay trong hộp thư mà không phải thoát và đăng nhập lại. Biểu tượng quản lý nhiều tài khoản sẽ nằm ở góc phải phía trên giao diện webmail, thoát khỏi tài khoản chính đồng nghĩa với việc thoát khỏi tất cả tài khoản phụ có liên kết.

Chuyển tất cả thư từ Yahoo! Mail sang Gmail

Nếu vẫn chưa hài lòng với 2 phương pháp kể trên, người sử dụng có thể kết hợp cách truy cập POP3 và nhiều email chuyển tiếp với Yahoo. Tính năng này bị hạn chế đối với người dùng Yahoo Plus nhưng chỉ với một số điều chỉnh nhỏ cũng giúp ích cho bạn.
Với cách này, điều đầu tiên bạn cần làm vẫn là đăng nhập vào tài khoản Yahoo. Vào tuỳ chọn Options/Mail Options/Forwarding.
Cách chuyển nhanh thư từ Yahoo Mail sang Gmail
Tiếp đến, truy cập vào Yahoo inbox và chọn tên hiển thị ở trên cùng bên trái. Đó là chính là tên tài khoản đăng nhập được viết theo dạng Hi, "tên account". Truy cập vào Account Info xuất hiện sau hộp thoại phía dưới khung tên. Bạn có thể phải đăng nhập lại một lần nữa để xác nhận.
Bạn thoát khỏi tài khoản, đóng tất cả các cửa sổ trình duyệt đang mở và sau đó lại đăng nhập lại. Tiếp tục truy cập vào Mail settings, tại đây click vào thẻ Accounts and Import. Tiếp đến, kích vào Import mail and contacts hoặc Import from another address nếu trước đó bạn đã xác định tài khoản để nhập.
Chọn lựa chọn nhập và kích vào Start Import. Quá trình chuyển mail sẽ mất một vài giờ hoặc đôi khi lên tới 2 ngày để hoàn thành công việc nhập này. Hoàn tất quá trình chuyển thư từ Yahoo!Mail sang Gmail bạn click chọn OK để kết thúc.

Theo Lương Đàm/Vnmedia
_________________
Đăng bỡi: Tranhung09