CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Ba, 4 tháng 2, 2014

Tại sao tôi xin tỵ nạn chính trị?

 
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok 2014-02-04
Ông Đặng Xương Hùng, nguyên lãnh sự Việt Nam tại Genève
Ông Đặng Xương Hùng, nguyên lãnh sự Việt Nam tại Genève
RFA screen capture
Nghe bài này
Ông Đặng Xương Hùng, nguyên lãnh sự Việt Nam tại Genève trong nhiều năm đã chính thức nộp đơn xin tỵ nạn vào ngày 18 tháng 10 năm ngoái và đơn xin của ông đang được Thụy Sĩ xem xét. Mặc Lâm phỏng vấn ông Đặng Xương Hùng để tìm hiểu thêm lý do nào khiến một cán bộ ngoại giao cao cấp từ bỏ chức vụ, quyền lợi để gia nhập vào lực lượng tranh đấu cho dân chủ nhân quyền cho Việt Nam.
Mặc Lâm: Thưa vào ngày hôm qua có nhiều thông tin cho biết ông xin tỵ nạn chính trị, xin cho biết là ông chính thức nộp đơn xin tỵ nạn vào lúc nào?
Ông Đặng Xương Hùng: Chiều hôm qua chỉ là thông tin trên báo chí còn thủ tục thì tôi đã làm cách đây ba tháng rồi.
Mặc Lâm: Bên Thụy Sĩ chính thức chấp nhận đơn xin tỵ nạn của ông chưa ạ?
Ông Đặng Xương Hùng: Chưa ạ. Đang trong quá trình xét đơn
Mặc Lâm: Thưa ông chúng tôi rất ngạc nhiên vì hành động dứt khoát và rất ngoạn mục của ông. Thứ nhất từ bỏ đảng rồi tiếp theo là xin tỵ nạn chính trị. Xin ông cho biết động cơ nào mạnh đến nỗi khiến ông chọn một thế đứng khác chấp nhận từ bỏ tất cả từ chức tước tới quyền lợi và đối mặt với chính quyền Việt Nam với vô vàn nguy hiểm trước mặt?
Ông Đặng Xương Hùng: Thật ra với thực tế đang diễn ra tại Việt Nam từ khi bức tường Berlin sụp đổ chúng tôi đã thấy sự thất bại của chính quyền, của đảng. Mọi chính sách điều hành đất nước đều thất bại. Tôi là người trong cuộc, một bộ phận của bộ máy nhà nước, của đảng trong thâm tâm nhất định nào đó tôi rất lo ngại nhưng cũng có niềm tin, nuôi hy vọng rằng một lúc nào đó đảng Cộng sản người ta sẽ sáng mắt ra và phải thay đổi
Thực ra trên thế giới này chỉ còn có Trung Quốc, Việt Nam, Cuba với Bắc Triều Tiên còn theo cộng sản thì một người bình thường người ta cũng thấy điều đó là một sự vô lý rồi. Mình cứ cười Bắc Triểu Tiên nhưng mình chả khác gì họ cả
Ông Đặng Xương Hùng
Thực ra trên thế giới này chỉ còn có Trung Quốc, Việt Nam, Cuba với Bắc Triều Tiên còn theo cộng sản thì một người bình thường người ta cũng thấy điều đó là một sự vô lý rồi. Mình cứ cười Bắc Triểu Tiên nhưng mình chả khác gì họ cả. Gần đây thỉ thôi rồi, không còn tin nữa! thất vọng hoàn toàn vì các bác cứ giữ điều 4 các bác ấy tuyên bố là một thế kỷ nữa chủ nghĩa Xã hội mới có thể thấy được tại Việt Nam, rồi sức mạnh nhân dân là ở sự lãnh đạo của đảng.
Rồi yếu tố Trung Quốc nữa. Họ không thấy được rằng lãnh đạo Trung Quốc đang ngồi cười khoái trá ở Bắc Kinh vì thấy Việt Nam đang trong tình trạng hỗn loạn nên nó thích lắm. Các bác không bao giờ nhận ra điều đó vì Trung Quốc chưa bao giờ ngưng việc muốn thôn tính Việt Nam. Bây giờ cơ hội cho nó thôn tính không cần bằng súng đạn nữa. Các bác cứ muốn có chỗ đứng trong lịch sử. Mình phải đứng trong lòng của người dân. Các bác và đảng tồn tại như thế này thì chỉ là tồn tại vật lý mà thôi.
Mặc Lâm: Trước khi có quyết định này chắc là ông đã phải cân nhắc rất kỹ vì tính chất nguy hiểm của nó. Ông là người đương chức đương quyền nên sự nguy hiểm cao nhơn rất nhiều lần so với người khác…
Ông Đặng Xương Hùng: Cân nhắc chứ. Cân nhắc nhiều lắm chứ vì mình còn đang ở bộ phận được hưởng lợi mà bỏ đi. Rồi sự đe dọa nữa ai mà chả sợ? Ai mà chả sợ nhất là sợ sự tàn ác, trả thù của Việt Nam? Nó rất quỷ quái, nó không những chỉ trả thù cá nhân đâu mà vào gia đình, vào những người khác của mình làm cho mình nhụt chí đi. Có những người không sợ với cá nhân họ nhưng người ta sợ việc làm của họ sẽ ảnh hưởng đến gia đình người thân. Nếu người nào đã xác định được giới hạn cuối cùng của sự trả giá để vượt qua nỗi sợ đó thì chả còn gì là sợ nữa.
Họ không thấy được rằng lãnh đạo Trung Quốc đang ngồi cười khoái trá ở Bắc Kinh vì thấy VN đang trong tình trạng hỗn loạn nên nó thích lắm. Các bác không bao giờ nhận ra điều đó vì Trung Quốc chưa bao giờ ngưng việc muốn thôn tính Việt Nam
Ông Đặng Xương Hùng
Mặc Lâm: Thái độ quay lưng của ông có thể bắt đầu cho một hành trình mới đó là tranh dấu cho dân chủ tự do và nhân quyển bên ngoài đất nước?
Ông Đặng Xương Hùng: Tôi cho là ít nhất phải làm một điều gì đó. Trước nhất là tỏ thái độ cái đã. Đi là tỏ thái độ rồi. Ra đi bỏ cả chức vụ bỏ cả đảng là tỏ thái độ rồi. Tỏ thái độ dứt khoát hơn nữa mình sang đây rồi thì hòa nhập vào lực lượng đấu tranh cho dân chủ nhân quyền cho Việt Nam. Đấu tranh cho một nước Việt Nam có dân chủ, tôn trọng nhân quyền và hòa nhập với thế giới văn minh. Đó là tương lai tươi sáng cho đất nước Việt Nam chứ.
Mặc Lâm: Thưa ông trong những lúc gần đây rất nhiều người tuyên bố bỏ đảng rồi kể cả ông nữa…theo ông thì làn sóng này phát xuất từ nguyên nhân nào, có phải vì bất mãn cá nhân hay cái xu thế nhìn lại quan điểm chính trị của mình phải tới lúc như vậy?
Ông Đặng Xương Hùng: Theo tôi từ sau khi Quốc hội bỏ phiếu thông qua sửa đổi hiến pháp thì rõ ràng có một làn sóng bỏ đảng. Bởi vì sự bỏ phiếu của Quốc hội thông qua hiến pháp tức là việc đảng khăng khăng phớt lờ cái nguyện vọng của nhân dân đi, đi ngược lại với nguyện vọng đó thì làn sóng bỏ đảng, bỏ công khai như bác Lê Hiều Đằng hay như tôi cũng có, bỏ âm thầm cũng có, đốt thẻ đảng cũng có, bỏ sinh hoạt đảng mà không tuyên bố cũng có. Mỗi người chọn cho mình hình thức phù hợp nhất vì mỗi người một hoàn cảnh.
Theo tôi từ sau khi Quốc hội bỏ phiếu thông qua sửa đổi hiến pháp thì rõ ràng có một làn sóng bỏ đảng. Bởi vì sự bỏ phiếu của Quốc hội thông qua hiến pháp tức là việc đảng khăng khăng phớt lờ cái nguyện vọng của nhân dân đi, đi ngược lại với nguyện vọng đó
Ông Đặng Xương Hùng
Có người lo không chiến thắng được bản thân mình là vì bỏ đảng là công nhận nhận thức của mình từ trước tới nay vể đảng, về chủ nghĩa xã hội, về chủ nghĩa Mác Lê là sai lầm. Nhất là các bác lớn tuổi phần lớn bây giờ bỏ sinh hoạt vì họ cho rằng sinh hoạt đảng, đóng góp cho đảng là vô giá trị bởi vì ai có tâm huyết đến đâu chăng nũa thì tiếng nói của mình chả đi đâu vào đâu cả. Họ nghĩ rằng chẳng ích lợi gì cho đất nước khi sinh hoạt đảng.
Trước những yếu kém điều hành đất nước lại cố tình đi theo cái cách làm cũ. Với cách làm cũ, với suy nghĩ cũ thì chỉ cho ra kết quả cũ mà thôi. Mà kết quả cũ thế nào thì mọi người đều thấy rối.
Mặc Lâm: Xin một câu hỏi cuối, thưa ông mới đây Phó thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã nói với báo chí rằng lúc nào cũng có thế lực muốn chống phá về vấn đề nhân quyền của Việt Nam mặc dù Bộ ngoại giao đã rất cố gắng cải thiện nó. Là một cán bộ ngoại giao ông nghĩ thể nào về những phát biểu đó?
Ông Đặng Xương Hùng: Với cá nhân anh Phạm Bình Minh Phó thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao thì tôi rất kính trọng và khâm phục. Tuy nhiên phát biểu của anh ấy vừa rồi thì tôi thấy là các anh ấy dù đã đứng trong vị trí Phó thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao nhưng vai trò của anh ấy cũng chỉ thực thi cái chỉ đạo của Bộ chính trị, do đó bài phát biểu của anh ấy thì bản thân tôi tôi thấy là không khéo léo. Anh ấy có thể nói theo một cách khác. Nếu nói như vậy trong nội bộ đảng để khuyến khích lẫn nhau thì được chứ còn nói ra với bên ngoài thì điều đó là cái bệnh của lãnh đạo khi phải thi hành chỉ thị của đảng.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.

Copy từ: RFA


...................

Buổi thuyết trình và những câu hỏi đáp về tình hình nhân quyền giữa các bạn Việt Nam và EU


Đoan Trang (Danlambao) - Dưới đây là tường thuật (tóm tắt) nội dung buổi thuyết trình và trao đổi của phái đoàn dân sự độc lập vận động cho nhân quyền Việt Nam với Nhóm Làm việc về Nhân quyền (COHOM)Nhóm Làm việc về châu Á và châu Úc, thuộc Hội đồng châu Âu (European Council - cơ quan chính trị cao nhất của EU).

Buổi thuyết trình và trao đổi diễn ra vào 9h sáng giờ địa phương (tức 15h chiều, giờ Hà Nội) ngày 29/1/2014, tại trụ sở chính của Hội đồng châu Âu ở thủ đô Brussels của Bỉ. Nội dung gồm hai phần: Thứ nhất là phần trình bày của ba đại diện cho phái đoàn dân sự Việt Nam gồm các nhóm VOICE, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, No-U Việt Nam, Con Đường Việt Nam, Hội Phật giáo Hòa Hảo Truyền thống, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, thứ hai là phần hỏi và đáp, với khoảng 30 câu hỏi (mà dưới đây chỉ là một số câu hỏi tiêu biểu) từ đại diện các nước tham dự. 

Chủ tọa là ông Engelbert Theuermann, Chủ tịch COHOM. Do buổi làm việc mang tính chất một cuộc điều trần, nên hình ảnh được yêu cầu giữ kín và báo chí không được vào dự.

Thuyết trình về nhân quyền Việt Nam

Luật sư Trịnh Hội giới thiệu thành phần của phái đoàn dân sự độc lập vận động cho nhân quyền ở Việt Nam.

Nhà báo Đoan Trang: Tôi xin được nhấn mạnh một lần nữa, rằng đây là lần đầu tiên chúng tôi - những blogger đến từ Việt Nam, đại diện cho khối xã hội dân sự độc lập, không bị nhà nước kiểm soát - đến đây, sau rất nhiều trở ngại. Chúng tôi có mặt ở đây để nói lên sự lo ngại của chúng tôi trước tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam trong 5 năm qua, thậm chí kể từ tháng 5/2009 khi Việt Nam tham dự phiên điều trần UPR trong vòng thứ nhất.

Tôi là một nhà báo và là một blogger. Với tư cách này, tôi nhìn nhận vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực quyền tự do biểu đạt, đã gia tăng trong 5 năm qua. Nhà nước có xu hướng sử dụng hai cách tiếp cận (approach) để hạn chế tự do ngôn luận của người dân, thứ nhất là lam dụng luật pháp, thứ hai là các biện pháp ngoài luật. 

Trên phương diện luật pháp, Nhà nước sử dụng các điều luật mang tính trấn áp, như Luật Báo chí, đặc biêt là Bộ luật Hình sự với cả một chương về các tội liên quan đến an ninh quốc gia, trong đó nổi bật và thường xuyên được sử dụng là Điều 79, 88 và 258.

Năm 2013 đã có ít nhất 9 trường hợp bị bắt vì Điều 258, tội ''lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm hại lợi ích nhà nước''. Các bạn có thể thấy đây là một điều luật mơ hồ và rất rộng, bao trùm, bởi vì như vậy thì bất kỳ cái gì bạn viết hoặc nói ra, phê phán Nhà nước, chỉ trích các chính sách, đều là xâm hại lợi ích nhà nước cả. Trong vòng một tháng từ 26/5 đến 13/6 ở Việt Nam đã có hai nhà báo kiêm blogger nổi tiếng bị bắt: Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào. Hai ngày sau, đến Đinh Nhật Uy bị bắt. Đây là Facebooker đầu tiên trên thế giới bị bắt vì đã viết status chỉ trích VNPT là một doanh nghiệp nhà nước, và chê tác giả của một bài báo đăng trên báo quốc doanh Quân Đội Nhân Dân.

Năm 2013, Nhà nước có thêm Nghị định 72 và 174 mà bản chất là hạn chế quyền tự do Internet của người dân. Nghị định 72, có hiệu lực từ 1/9/2013, cấm việc chia sẻ link vào các bài báo có chủ đề chính trị, xã hội. Các bạn có thể hình dung một môi trường Facebook không có chia sẻ link không?

Bên cạnh việc sử dụng luật pháp, Nhà nước dùng các ''chiêu'' ngoài luật pháp, như theo dõi (nghe trộm điện thoại, đọc trộm thư, canh cổng nhà), sách nhiễu, thậm chí mượn tay lực lượng xã hội dân sự giả mạo, tức là thành viên các GONGO (tổ chức phi chính phủ của chính phủ) để hành hung những người có tiếng nói đối lập.

Năm 2013, Nhà nước tiến hành một đợt cải cách Hiến pháp, theo hướng củng cố thêm quyền lãnh đạo của đảng cầm quyền. 

Luật sư Trịnh Hội: Đoan Trang đã nói về những vi phạm trong lĩnh vực quyền tự do biểu đạt. Tôi xin trình bày về tình hình thực thi quyền tự do lập hội, quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam. Bất chấp việc bị đàn áp, những năm qua, đặc biệt kể từ những cuộc biểu tình năm 2011, nhiều tổ chức, nhóm dân sự độc lập đã hình thành, như Mạng Lưới Blogger Việt Nam, phong trào Con đường Việt Nam, Dân Làm Báo, Câu lạc bộ Bóng đá No-U, Truyền thông Chúa Cứu thế, v.v. 

Không khuyến khích xã hội dân sự, chính quyền Việt Nam tiếp tục không thông qua Luật Lập Hội và thường xuyên sử dụng ''quần chúng tự phát'' để sách nhiễu, đàn áp thành viên của các tổ chức, nhóm dân sự độc lập. 

Bên cạnh đó, chính quyền tiếp tục bắt bớ và bỏ tù các nhà hoạt động nhân quyền: Thành viên nhóm Hội đồng Công Luật Công Án Bia Sơn bị tù từ 12 năm tới chung thân, Trần Huỳnh Duy Thức 16 năm tù, blogger Điếu Cày 12 năm tù, TS. Luật Cù Huy Hà Vũ 7 năm tù, luật sư Lê Quốc Quân 30 tháng tù và 100.000 USD tiền phạt. Hiện nay, chính quyền có xu hướng chuyển từ phạt tù sang phạt tiền rất nặng. 

Chính quyền cũng tiếp tục tấn công các website độc lập, sử dụng cả biện pháp kỹ thuật lẫn đội ngũ dư luận viên. 

Năm 2013, có ít nhất 5 người dân thường bị đánh chết trong đồn công an.

Quyền được xét xử công bằng bị vi phạm. Người dân không có quyền được có đại diện pháp lý (tức là được tiếp cận với luật sư). 

Cũng xin nói thêm về một vấn đề có thể là quan trọng đối với quý vị và chúng tôi, những người ngồi đây, nhưng không thật là chuyện lớn ở Việt Nam, đó là Việt Nam vẫn duy trì án tử hình. Mới đây, đã có tòa án kết án tử hình đối với 30 bị cáo chỉ trong một ngày, liên quan đến tội buôn bán ma túy.

Rất nhiều blogger và nhà hoạt động nhân quyền bị cấm xuất cảnh, tịch thu hộ chiếu. Trong lúc chúng ta ngồi đây, một thành viên của phái đoàn là Paulo Thành Nguyễn, mặc dù được cấp visa vào Mỹ, đã bị chặn tại sân bay Tân Sơn Nhất và bị thu giữ hộ chiếu. Mẹ của cô ấy (chỉ vào Đoan Trang) cũng thường xuyên bị an ninh quấy nhiễu, đe dọa.

Sau đây tôi xin nhường lời cho blogger Nguyễn Anh Tuấn, một blogger trẻ, nhà hoạt động nhân quyền, đến từ Việt Nam, trình bày các kiến nghị đối với Chính phủ Việt Nam.

Blogger Nguyễn Anh Tuấn: Chúng tôi, các blogger đại diện cho Mạng Lưới Blogger Việt Nam, No-U, Dân Làm Báo, phong trào Con Đường Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo, Phật giáo Hòa Hảo Truyền thống, VOICE, có các khuyến nghị sau đây gửi tới chính quyền Việt Nam:

- Để cho các báo cáo viên đặc biệt của EU, Mỹ và Liên Hiệp Quốc vào Việt Nam và đến thăm tất cả các tù nhân chính trị;

- Đảm bảo quyền được đại diện về mặt pháp lý cho tất cả mọi người, kể cả trong giai đoạn chuẩn bị xét xử cũng như trong quá trình phúc thẩm;

- Đảm bảo thực thi Công ước Chống Tra tấn;

- Sửa Luật Báo chí và các luật hình sự cho phù hợp với ICCPR, tức Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị;

- Tôn trọng các nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền LHQ về nhân quyền và xã hội dân sự, với tư cách một nước thành viên Hội đồng;

- Để cho các tổ chức xã hội dân sự độc lập được hình thành và vận hành;

- Thực thi các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế mà chính quyền Việt Nam đã chấp nhận trong phiên điều trần UPR năm 2009, như:

+ Kiến nghị của Argentina: Việt Nam tiến hành các bước cần thiết để tuân thủ dần ICCPR và đảm bảo quyền được xét xử công bằng theo đúng luật pháp; tiến hành các bước cần thiết để đảm bảo công dân được hưởng quyền tự do biểu đạt và tự do tôn giáo;

+ Kiến nghị của Áo: Việt Nam có các hành động cụ thể để đảm bảo một cách thiết thực rằng tất cả những người bị mất quyền tự do đều có thể được xét xử không chậm trễ;

+ Kiến nghị của Nhật Bản: Việt Nam củng cố hệ thống pháp lý, đảm bảo việc thực thi pháp luật theo hướng thực hiện đầy đủ các cơ chế nhân quyền quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Hỏi và đáp

Chủ tọa Engelbert Theuermann: Xin cảm ơn các vị khách vì bài thuyết trình quá tuyệt vời. Sau đây sẽ là diễn đàn cho phần hỏi và đáp. Đề nghị các quý vị có ai muốn nêu câu hỏi thì dựng bảng tên của quý vị lên phía trước để tôi có thể chỉ định. Mời quý vị.

(Hội trường rào rào dựng bảng tên).

Chủ tọa Engelbert Theuermann: Ồ, quá nhiều (cười). Do có quá nhiều quý vị ở đây muốn đặt câu hỏi, nên tôi sẽ thu thập một lượt 5 câu hỏi trước, để các bạn trả lời, sau đó tiếp tục vòng 2, vòng 3. 

Một quan chức trên hàng ghế chủ tọa đặt câu hỏi về vai trò của ASEAN và các cơ chế nhân quyền của ASEAN trong việc cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Đại diện Vương quốc Anh hỏi về những việc làm cụ thể cộng đồng quốc tế có thể thực hiện để cải thiện nhân quyền ở Việt Nam; đồng thời hỏi thêm về việc Việt Nam vẫn duy trì án tử hình, ''liệu chúng ta nên đấu tranh như thế nào để thay đổi tình trạng này''?

Đại diện Ba Lan: Tôi không có câu hỏi cụ thể nào, chỉ muốn có thể đảm bảo là đại sứ của chúng tôi tại Việt Nam cũng có tham gia vào những nỗ lực cải thiện nhân quyền. Tôi cũng quan tâm đến tình hình trẻ em ở Việt Nam, quyền trẻ em, tình trạng trẻ em trong các trại giáo dưỡng và tế bần... Ba Lan từng trải qua quá khứ giống như Việt Nam bây giờ, và chúng tôi biết Chính phủ của các bạn không thích từ ''cải cách'', ''cải tổ'', họ hay nói tránh thành ''hiện đại hóa'' hơn (cười). Tôi mong muốn là Việt Nam có thể cho lưu hành những cuốn sách, những tác phẩm của Ba Lan viết về tiến trình thay đổi ôn hòa.

Đại diện Ireland đặt câu hỏi, trong bối cảnh tự do biểu đạt, ngôn luận ở Việt Nam bị thắt chặt như vậy thì truyền thông Việt Nam vận hành ra sao?

Đại diện Đức hỏi về Nghị định 72 và những tác động cụ thể, nếu có, của nó đến tình hình sử dụng Internet ở Việt Nam, đã có trường hợp nào bị xử lý vì vi phạm Nghị định này chưa.

Luật sư Trịnh Hội: Về vấn đề án tử hình, thật sự tôi nghĩ rằng trong bối cảnh Việt Nam, với môi trường tâm lý xã hội và văn hóa chính trị Việt Nam, án tử hình thậm chí chưa bao giờ là một chủ đề gây tranh cãi. Ngay với bản án dành cho 30 người liên quan đến tội buôn bán ma túy kia, ở phần comment phía dưới bài báo, cũng có tới hàng chục comment hoan nghênh bản án, hoan nghênh phiên tòa. Tôi cho rằng đây là vấn đề mà các quý vị - với xuất phát điểm là xã hội phương Tây - quan tâm nhiều hơn là người Việt Nam.

Với câu hỏi về vai trò của cơ chế nhân quyền trong ASEAN, tôi nghĩ những năm qua, trên bình diện chính phủ, các nước ASEAN đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng và cải thiện một cơ chế khu vực về bảo vệ nhân quyền. Nhưng những nỗ lực thật sự lại nằm trong khối dân sự độc lập nhiều hơn. Ví dụ như năm 2013 là lần đầu tiên một số nhóm dân sự ở Việt Nam và Philippines đã có sự hợp tác. Tổ chức Asian Bridge Philippines đưa thanh niên Việt Nam sang học về xã hội dân sự, và No-U Việt Nam thì tham gia cứu trợ nạn nhân bão Haiyan ở Philippines. 

Nhân đây, nói về xã hội dân sự và có mặt phái đoàn Đức, tôi muốn cảm ơn Đại sứ quán Đức ở Việt Nam, vì đã cởi mở, giúp đỡ và bảo vệ các blogger Việt Nam rất nhiều, suốt từ thời gian các blogger thực hiện việc đến các sứ quán phương Tây ở Hà Nội để trao Tuyên bố 258 phản đối Điều luật 258.

Nhà báo Đoan Trang: Xin cảm ơn tất cả các câu hỏi, và tôi muốn nói là tôi rất cảm động vì sự quan tâm của đại diện Ba Lan đối với Việt Nam, với trẻ em Việt Nam cũng như với nhân quyền ở nước chúng tôi nói chung.

Với câu hỏi về truyền thông Việt Nam trước tình hình quyền tự do biểu đạt bị vi phạm, tôi muốn phân biệt rõ là ở đây có hai mảng truyền thông. Truyền thông chính thống của Nhà nước thì, cho phép tôi nói dài dòng một chút, vào năm 2008, tại Việt Nam xảy ra một vụ tham nhũng lớn khi Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải bị kết tội đánh bạc và bị bỏ tù. Báo chí Việt Nam đã đưa tin rất hăng hái, họ gần như được bật đèn xanh, cho đến khi phe công an đập lại. Hơn 40 nhà báo trên toàn quốc bị triệu tập. Hai trong số họ bị bắt, và một trong hai người này, do không chịu ''nhận tội'' nên đã bị kết án hai năm tù. Kể từ đó tới nay, mức độ đưa tin chống tham nhũng của báo chí Việt Nam đã suy giảm, và đây là dựa theo một nghiên cứu của chính Đại sứ quán Anh tại Việt Nam. 

Nhưng đó là truyền thông Nhà nước, còn truyền thông xã hội thì lại bùng nổ. Khi báo chí chính thống buộc phải quay lưng, im lặng, trước những bất công xã hội, trước các cuộc biểu tình của nông dân mất đất, các cuộc đình công của công nhân bị bóc lột, thì chính là các blogger, và mạng xã hội, chứ không phải nhà báo và truyền thông quốc doanh, đã đến với các nạn nhân để đưa tin, viết bài. Nói cách khác, truyền thông Nhà nước đã lắng xuống, còn truyền thông xã hội thì lại nổi lên.

Blogger Nguyễn Anh Tuấn: Xin trả lời câu hỏi về Nghị định 72. Mạng xã hội ở Việt Nam rất phát triển trong những năm qua. Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng Internet và người dùng Facebook cao nhất khu vực. Cho nên, tôi không nghĩ có luật nào có thể kìm hãm được đà tiến của Internet. Nghị định 72, tôi thấy nó giống như một trò cười cho các blogger hơn. Theo tôi được biết thì người ta chưa ghi nhận được trường hợp cụ thể nào bị xử phạt vì vi phạm Nghị định 72.

Nhà báo Đoan Trang: Theo tôi được biết thì có một trường hợp. Admin của một diễn đàn mạng bị công an hỏi thăm, nhưng admin này đang không ở Việt Nam, nên khoản tiền phạt cứ treo lơ lửng đó chờ ngày anh ta về. Có thể có những trường hợp khác mà tôi không biết. 

Chủ tọa Engelbert Theuermann: Cảm ơn các câu trả lời. Chúng ta tiếp tục, vòng thứ hai.

Đại diện Pháp hỏi về công cuộc sửa đổi Hiến pháp vừa qua ở Việt Nam, liệu Hiến pháp mới có tạo ra không gian nào cho sự phát triển của nhân quyền?

Đại diện Hà Lan: Tôi nghe nói Việt Nam đã thông qua luật cho phép người đồng tính kết hôn. Có phải trong lĩnh vực quyền của người đồng tính (LGBT) thì Việt Nam đã có nhiều tiến bộ? 

Tôi cũng thừa nhận và xin bình luận là Việt Nam còn rất chậm chạp trong việc sửa đổi, hoàn thiện những đạo luật quan trọng, như toàn bộ Bộ luật Hình sự và Bộ luật Dân sự.

Tôi xin hỏi thêm: Chúng ta đều thấy là hiện nay, trên toàn cầu, có một sự suy giảm về không gian tự do của khối xã hội dân sự, với sự thắt chặt các quyền của những tổ chức xã hội dân sự, như quyền được nhận tài trợ. Tôi muốn hỏi là việc nhận tiền tài trợ ở Việt Nam có khó khăn gì hơn không?

Đại diện Thụy Điển: Thụy Điển, như các bạn biết, là một quốc gia luôn quan tâm đến việc bảo vệ quyền tự do biểu đạt, ngôn luận, cả trên mạng lẫn trong đời thực. Chúng tôi đều theo sát tình hình ở Việt Nam, chúng tôi khá lo ngại về sự vi phạm quyền tự do biểu đạt, ngôn luận nơi đây. (...) Có nhiều thắc mắc, nhưng điều tôi đang quan tâm là liệu Chính phủ Việt Nam có sẵn sàng tham gia thực thi các khuyến nghị đặt ra cho họ tại phiên điều trần UPR không?

Đại diện Phần Lan: Trở lại với câu hỏi về án tử hình. Tôi muốn biết cuộc tranh luận về án tử hình ở Việt Nam đã bắt đầu chưa? Ngoài ra, việc Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc liệu có giúp cải thiện tình hình nhân quyền ở nước này?

Đại diện Italy: Những vi phạm nhân quyền đang diễn ra ở nước các bạn, những đạo luật hà khắc và mọi sự trấn áp, có ảnh hưởng như thế nào tới cộng đồng những người thiểu số, người yếu thế, người dễ bị tổn thương, ở Việt Nam?

Nhà báo Đoan Trang: Tôi xin trả lời câu hỏi liên quan đến quyền của người đồng tính. Nhiều người cũng đã hỏi tôi về vấn đề này, rằng có thực là ở Việt Nam, quyền của cộng đồng LGBT đang được cải thiện. Không. Không hề. Tôi phải nói rõ rằng cho đến nay, chính quyền chưa thông qua một luật nào cho phép người đồng tính kết hôn. Việc đưa tin gây hiểu nhầm như vậy có một phần là do lỗi của báo chí Việt Nam. 

Trên thực tế, người đồng tính không được tôn trọng ở Việt Nam. Thậm chí chính quyền còn có xu hướng dán cái nhãn ''gay'', ''lesbian'' lên các nhà hoạt động nhân quyền để sỉ nhục họ, làm mất uy tín họ với cộng đồng. Tôi nghĩ đây là vấn đề tâm lý xã hội. Môi trường xã hội ở Việt Nam chưa thật tôn trọng quyền của người đồng tính.

Câu hỏi đặt ra là, vậy tại sao lại có sự tuyên truyền rằng Chính phủ Việt Nam đang bảo vệ và bảo đảm quyền của cộng đồng LGBT. Theo tôi hiểu, thực sự điều đó chỉ là vì cộng đồng LGBT ở Việt Nam chưa bao giờ đủ vai trò, đủ tiếng nói để Chính phủ phải xem đó như một mối đe dọa cho sự chính danh, quyền lực của họ. Nói cách khác, vấn đề quyền của người đồng tính ở Việt Nam không phải là một vấn đề nhạy cảm về chính trị. Bản thân tôi không nhìn thấy được vai trò và tiếng nói của người đồng tính cũng như các hoạt động vận động chính sách, tác động tới chính sách, của cộng đồng này.

Luật sư Trịnh Hội: Tôi xin nói rõ thêm, các nhóm, các cộng đồng ở Việt Nam chỉ thực sự bị chính quyền coi là nguy hiểm khi họ có tổ chức. Tôi nhấn mạnh, ''khi họ có tổ chức''. Những người Công giáo, Tin Lành ở Việt Nam thường bị sách nhiễu, đàn áp, vì họ có tổ chức, thậm chí có cơ quan truyền thông độc lập như là Truyền thông Chúa Cứu thế. 

Nhà báo Đoan Trang: Còn câu hỏi thứ hai của Hà Lan, ''nhận tiền tài trợ có khó hơn không'', thì tôi xin nói là ở Việt Nam, không tồn tại xã hội dân sự độc lập. Đến quyền được lập hội còn không được đảm bảo, thì làm sao người ta có thể nhận tiền tài trợ từ nước ngoài. Thậm chí, việc đó còn bị coi là nhận tiền của các thế lực thù địch để chống phá Nhà nước. Nhận tiền nước ngoài là cái mũ để lực lượng an ninh trấn áp, bắt giữ các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền. Nhận tiền nước ngoài ở Việt Nam không chỉ khó, mà còn có nghĩa là nguy hiểm, là sách nhiễu, là bắt giam, bỏ tù.

Blogger Nguyễn Anh Tuấn: Với câu hỏi liên quan đến cuộc tranh luận về án tử hình, tôi xin trả lời như sau: Ở Việt Nam, chưa có không gian nào để người dân có thể cất lên tiếng nói của họ, phát biểu chính kiến, trao đổi hoặc đi xa hơn nữa là tham gia vào tiến trình lập pháp. Việc tranh luận về các vấn đề chính trị-xã hội không bao giờ được khuyến khích. Riêng về án tử hình, thì trong suốt quá trình học tập của tôi, 3 năm cấp ba và 4 năm đại học, tôi chưa từng thấy một cuộc tranh luận xã hội nào về vấn đề này; và lý luận duy nhất có liên quan mà tôi nhận được trong quá trình học tập tại Việt Nam, là ''mắt trả mắt, răng trả răng, mạng đền mạng''.

Bản Hiến pháp mới của Việt Nam đã được thông qua sau một quá trình ''thảo luận xã hội'' rất tốn kém do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, và kết quả cuối cùng là Đảng vẫn giữ nguyên bản dự thảo sửa đổi do chính Đảng đưa ra. Theo tôi, Hiến pháp mới không tạo ra thêm không gian tự do nào cho người Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình thảo luận về Hiến pháp dù sao cũng đã là một cơ hội để những người có quan tâm tìm hiểu về Hiến pháp, về chính trị, các quyền dân sự. Đấy cũng là lần đầu tiên ở Việt Nam, 72 trí thức hàng đầu đã đưa ra một bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp, có nhắc đến việc bỏ Điều 4, là điều quy định vai trò lãnh đạo toàn diện và duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chúng tôi cũng đã nhiều lần nhận được câu hỏi, liệu chiếc ghế của Việt Nam trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc có giúp gì cho nhân quyền Việt Nam. Tôi xin trả lời: Có và không. Có sự thuận lợi và khó khăn. Xin nói về khó khăn trước. Với việc Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền, Chính phủ có thể lấy đó như một chiêu để ngụy biện rằng như vậy là Việt Nam đã đảm bảo nhân quyền, điều ấy đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận, và mọi nỗ lực đấu tranh đều là sai trái, thù địch, phản động. Thực tế là lý luận ấy đã được sử dụng nhiều. Nhưng chiếc ghế đó cũng mang lại thuận lợi cho công cuộc đấu tranh vì nhân quyền ở Việt Nam. Từ nay, các blogger, các nhà hoạt động nhân quyền sẽ có thể sử dụng chính các cơ chế của Liên Hiệp Quốc để thúc đẩy công việc của mình. Họ có thể tăng cường truyền thông về nhân quyền, có thể vận động thay đổi luật pháp, yêu cầu chính quyền sửa đổi luật cho phù hợp với pháp luật quốc tế về nhân quyền, v.v.

Còn câu hỏi cuối cùng, liên quan đến các cộng đồng người thiểu số, người yếu thế và dễ bị tổn thương ở Việt Nam, thì tôi xin trả lời rằng đây là những nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì những chính sách vi phạm nhân quyền của Nhà nước. Tôi xin lấy ba ví dụ điển hình gần đây: Thứ nhất là những người H'Mong theo giáo phái Dương Văn Mình ở phía bắc Việt Nam. 6 người đã bị bắt với tội danh ''lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm hại lợi ích Nhà nước'' theo Điều 258 Bộ luật Hình sự. Thứ hai là những người H'Mong theo đạo Tin Lành. Họ cũng bị khủng bố, sách nhiễu, mất nhà mất ruộng và trở thành dân oan, vì niềm tin tôn giáo của họ, vì họ đã muốn thay ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng cây thánh giá. Và thứ ba là những người thiểu số ở Tây Nguyên. 

Ở Việt Nam có tới hàng nghìn nông dân mất đất, hàng nghìn công nhân bị bóc lột trong các nhà máy công nghiệp, và hàng nghìn dân oan. Nhưng họ không hiểu nguồn gốc những khổ đau của họ. Họ thường nghĩ tất cả đều do số phận, chứ họ không nghĩ được rằng những khổ đau, bất hạnh ấy là xuất phát từ sự mất dân chủ, tự do trong một thể chế độc đảng lãnh đạo. Và nhiệm vụ của những nhà hoạt động vì nhân quyền, những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền, sẽ là giúp đỡ cho những con người ấy, để họ hiểu được quyền của họ, để họ cất lên tiếng nói đấu tranh, giành lại tự do và nhân quyền cho mình. 



Copy từ: Dân Làm Báo


...................

Ông Thaksin bị tố cáo muốn lật đổ Quốc vương Thái Lan


Những người thuộc phe bảo hoàng trong phong trào biểu tình chống chính phủ nhiều lần tố cáo cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra muốn thế chỗ của nhà vua để trở thành người được dân chúng tôn sùng nhiều nhất.
Những người thuộc phe bảo hoàng trong phong trào biểu tình chống chính phủ nhiều lần tố cáo cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra muốn thế chỗ của nhà vua để trở thành người được dân chúng tôn sùng nhiều nhất.

Copy từ: VOA


 
..................

‘Hà Nội hãy xé bỏ báo cáo lừa dối UPR để nói lên thực trạng nhân quyền'



Một tổ chức bảo vệ nhân quyền Việt Nam có trụ sở tại Pháp gửi thư cho phái đoàn Bộ Ngoại giao Hà Nội tới Genève (Thụy Sĩ) kiểm điểm nhân quyền định kỳ phổ quát UPR vào ngày 5/2 đề nghị Việt Nam xé bỏ bản phúc trình‘dối gạt về nhân quyền để nói lên thảm trạng thực của nhân quyền Việt Nam.’

Thư ngỏ do Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, ông Võ Văn Ái gửi đi ngay ngày mùng một Tết Giáp Ngọ có đoạn viết:

“Xin quý Ông Bà hãy khắc ghi tên mình vào lịch sử dân tộc, vào đáy lòng chín mươi triệu dân Việt hôm nay, bằng cách nói lên sự thật về thảm trạng nhân quyền Việt Nam. Giữa cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát tại Hội đồng nhân quyền LHQ ngày 5 tháng 2 này, quý vị hãy dõng dạc nói rằng: ‘Chúng tôi mang sang bản Báo cáo về thực thi nhân quyền của CHXHCNVN dài gần 30 trang để đọc. Nhưng chúng tôi xin xé bỏ trước mặt quý vị, dành thì giờ nói lên những vi phạm nhân quyền trầm trọng mà lâu nay chưa tiện nói ra. Xin các phái đoàn Chính phủ trong thế giới hãy chất vấn và cố vấn cho chúng tôi phải làm gì, làm sao để thực thi các Công ước LHQ mà Việt Nam ký kết từ năm 1982”.

Ông Võ Văn Ái nói cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát ngày 5.2 sắp tới là cơ hội duy nhất để phái đoàn báo cáo nhân quyền của chính phủ Việt Nam ghi tên vào sử xanh, đồng thời đề xuất cho Đảng và Nhà nước “một mô thức trở về với dân, đứng vào hàng ngũ nhân dân trong tinh thần đa nguyên dân chủ, để chiến đấu cho một nước Việt Nam dân chủ, phú cường, thoát ly tròng ách xích hóa.”

Hà Nội hãy xé bỏ báo cáo lừa dối UPR để nói lên thực trạng nhân quyền

Lá thư được gửi đi vài ngày trước khi Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam phối hợp cùng Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH tổ chức một buổi hội thảo tại trụ sở Liên hiệp quốc để kêu gọi cho nhân quyền Việt Nam.

Buổi hội thảo ngày 4.2, một ngày trước khi Hà Nội báo cáo nhân quyền trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, xoay quanh chủ đề “Tiếng nói của xã hội dân sự bị cấm đoán tại Việt Nam”.

Trong số các diễn giả có hai nhân chứng từ Việt Nam đang bị quản thúc tại gia trình bày qua băng ghi âm là Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ và Huynh trưởng Gia Đình Phật tử Vụ Lê Công Cầu thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, một tổ chức tôn giáo không được Hà Nội công nhận.



Copy từ: VOA


..................

THƯ ĐIỀU TRẦN NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM

Kính gửi:                 Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc
Đồng kính gửi:        - Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên hiệp quốc (OHCHR)
- Tổ chức Giám sát nhân quyền Liên hiệp quốc (UN Watch)
- Ban tổ chức Hội thảo “Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc
                                – Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ

Vừa có thêm một bằng chứng sống động nữa về khoảng cách biệt khó che giấu giữa tư duy và cách hành xử về điều được coi là “luôn bảo đảm các quyền con người” của Nhà nước Việt Nam với những tiêu chí nhân quyền có giá trị thực tế hơn rất nhiều của Liên hiệp quốc.
Bằng chứng sống động đó vừa ứng vào trường hợp của tôi –  Phạm Chí Dũng, một nhà báo độc lập ở Việt Nam.
I. Nhận thư mời từ UN Watch, một tổ chức phi chính phủ Thụy Sĩ có chức năng giám sát các vấn đề nhân quyền và dân chủ thuộc Liên hiệp quốc, tôi đã làm thủ tục visa và đã có vé máy bay để đến Genève tham dự cuộc hội thảo “Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc” vào ngày 4/2/2014, bên cạnh cuộc Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền Việt Nam (UPR) diễn ra tại Genève vào ngày 5/2/2014.
Là một trong những diễn giả của cuộc hội thảo trên, bài tham luận của tôi sẽ đặt vấn đề về “Vai trò của các NGO nhằm thúc đẩy nhân quyền cho Việt Nam”, trong đó cần kíp xây dựng một mạng lưới liên kết giữa các NGO quốc tế và các nhóm dân sự Việt Nam nhằm thúc đẩy các vấn đề về quyền con người.
Thấu hiểu hoàn cảnh rất khó được xuất cảnh của tôi, ngày 29/1/2014, Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên hiệp quốc đã gửi văn thư cho Bộ Ngoại giao Việt Nam, đại diện thường trực của Chính phủ Việt Nam tại Genève và đại sứ Việt Nam tại Bangkok, đề nghị hỗ trợ đầy đủ cho chuyến đi của tiến sĩ Phạm Chí Dũng. Văn thư này cũng nêu rõ một trong những yêu cầu chủ yếu của cuộc Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền Việt Nam là sự tham gia của xã hội dân sự, và Liên hiệp quốc khuyến khích các nhóm dân sự và cá nhân Việt Nam tham dự cuộc kiểm điểm này.
 Những tin tức mà tôi nhận được cũng cho thấy Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đề nghị Bộ Ngoại giao Việt Nam tạo thuận lợi cho chuyến đi Genève của tôi.
Trước tấm chân tình và những tương tác tiến bộ của cộng đồng quốc tế cùng giới hoạt động vì quyền con người ở Việt Nam, không thể khác là trong tôi mang nặng tình cảm xúc động và hàm ơn.
Nhưng bất chấp những vận động nhiệt tình và thiện ý của cộng đồng quốc tế, chuyến bay đi Genève của tôi vào ngày 1/2/2014 từ sân bay Tân Sơn Nhất đã bị ngăn chặn. Tại sân bay này, Cục quản lý xuất nhập cảnh của Bộ Công an và cơ quan an ninh của Công an TP. Hồ Chí Minh đã thông báo miệng với tôi rằng “hội thảo ở Thụy Sĩ có thể bị các thế lực thù địch lợi dụng nhằm xuyên tạc và nói xấu nhà nước Việt Nam”, đồng thời những cơ quan an ninh này lập biên bản thu giữ hộ chiếu của tôi.
Trước đây vào tháng 8/2012, tôi cũng đã bị Công an TP. Hồ Chí Minh khuyến cáo “không nên đi” khi tôi được mời dự Hội thảo mùa hè ở Singapore về cải cách kinh tế Việt Nam. Việc không đồng ý với khuyến cáo của cơ quan an ninh cũng được hiểu là đương sự hoàn toàn có thể bị ngăn chặn tại sân bay nếu vẫn giữ nguyên kế hoạch xuất cảnh.
Gần đây nhất vào giữa tháng Giêng năm 2014, một blogger ở TP. Hồ Chí Minh là Thành Nguyễn đã bị cơ quan an ninh cửa khẩu ngăn chặn chuyến bay tới Mỹ, dù blogger này đã được tòa lãnh sự Hoa Kỳ cấp visa. Theo blogger Thành Nguyễn, phía cơ quan an ninh chỉ đưa ra một lý do rất mơ hồ trong việc ngăn chặn là “bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội’.
Theo thống kê sơ bộ của giới hoạt động dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, từ đầu năm 2013 đến nay đã có khoảng 10 trường hợp cá nhân bị ngăn chặn xuất cảnh tại các cửa khẩu, tương tự vụ việc của tôi.
Cũng có thông tin trong giới hoạt động dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam cho biết hiện đang tồn tại một danh sách lên đến khoảng 2,000 người bị cơ quan an ninh cấm xuất cảnh, trong đó nhiều trường hợp bị ngăn chặn thuộc về các cựu tù nhân lương tâm và những người bất đồng chính kiến.
II. Ngay trước thềm UPR diễn ra ngày 5/2/2014 tại Thụy Sĩ, hành động các cơ quan an ninh Việt Nam ngăn chặn việc xuất cảnh đối với tôi đã vi phạm nghiêm trọng quyền tự do đi lại của công dân – được ghi nhận tại điều 12 của Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã tham gia từ năm 1982; vi phạm nghiêm trọng Điều 23 của Hiến pháp Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 mà theo đó “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
Với tư cách một công dân, tôi không vi phạm bất cứ quy định nào về pháp luật xuất nhập cảnh ở Việt Nam. Tôi cũng chưa từng được cơ quan an ninh thông báo về cá nhân tôi không được xuất cảnh.
Vô tình hay hữu ý, hành động ngăn chặn xuất cảnh như trên đã làm xấu đáng kể hình ảnh của Nhà nước Việt Nam trước cộng đồng quốc tế, chứng minh không thể sinh động và cập nhật hơn về việc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – một thành viên vừa được bầu của Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp quốc – lại vừa ngang nhiên vi phạm các cam kết về nhân quyền của Liên hiệp quốc, vi phạm Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, đồng thời vi phạm hiến pháp của chính nhà nước này.
Tuy vấn đề xuất cảnh của cá nhân tôi chỉ rất nhỏ bé, song vụ việc ngăn chặn xuất cảnh đối với tôi lại lồng trong khung cảnh nhiều chủ đề về quyền con người ở Việt Nam về dân sinh, dân quyền và chính trị vẫn còn thụt lùi sâu sắc, bất chấp rất nhiều hứa hẹn “sẽ cải thiện” từ phía một nhà nước luôn tuyên xưng “của dân, do dân và vì dân”.
Trong trường hợp cần thiết, tôi sẵn lòng phác tả về bức tranh nhân quyền mang sắc màu u ám trong một Việt Nam đương đại.
Lồng trong khung cảnh thụt lùi sâu sắc về nhân quyền như thế, nhiều công dân Việt Nam như tôi đang khắc khoải mong đợi những tác động đủ mạnh và đủ ý nghĩa từ cộng đồng nhân quyền quốc tế, đặc biệt là cuộc UPR sắp tới, hầu mong có thể phần nào cải thiện não trạng và cải hóa hành vi đối xử nhân quyền của nhà nước và các cơ quan an ninh Việt Nam.
Hơn lúc nào hết, ý nghĩa của những tác động quốc tế khó có thể tách rời tương lai định chế Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Nhà nước Việt Nam có thể được chấp thuận tham gia hay không, lồng trong bối cảnh quốc gia này đã chìm trong cơn suy thoái kinh tế kéo dài hơn 6 năm và phía trước là một cuộc khủng hoảng rất khó tránh thoát.
Thư điều trần này được gửi đến Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc và các tổ chức quốc tế liên quan, với lòng kính trọng những điều mà quý vị đang cống hiến cho nền dân chủ và nhân quyền trên toàn cầu.
Việt Nam ngày 2 tháng 2 năm 2014
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng


Copy từ: Ba Sàm


..................

PTT Hoàng Trung Hải và ngành khai khoáng của Việt Nam

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo.
  Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo.
 
Thực trạng đáng báo động
Ngày 23.1 vừa qua, tờ Người Việt đã đăng một bài viết khiến dư luận giật mình: “Trung Quốc gần như ‘nắm’ hết các mỏ khoáng sản Việt Nam”.

Trước đó, một loạt báo chí “chính thống” trong nước cũng đã đưa tin về tình trạng đáng báo động này.

Ngày 18.1, báo Tuổi Trẻ đăng bài “Doanh nghiệp Việt đứng tên cho chủ Trung Quốc ‘đào’ khoáng sản”, trong đó dẫn lời ông Nguyễn Văn Thuấn, Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên - Môi trường): “Đơn cử như ở phía Bắc có đến hơn 60% mỏ có dấu vết của các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc. Người Trung Quốc gần như đứng đằng sau điều hành việc khai khoáng của chúng ta”; “Nếu tiếp tục đào bới như vậy sẽ là một thảm họa cho đất nước. Tài nguyên nếu chưa khai thác thì để lại đó tương lai con em chúng ta tiếp tục khai thác”.

Tờ Sống Mới ngày 18.1 đăng bài “Phổ biến tình trạng Trung Quốc đội lốt doanh nghiệp Việt đào khoáng sản”. Báo Đất Việt ngày 19.1 đăng bài: “Người Trung Quốc đứng sau điều hành đào khoáng sản Việt Nam”; ngày 23.1 đăng bài “Trung Quốc muốn nắm ngành khai thác khoáng sản của Việt Nam”; ngày 24.1 lại đăng bài “60% giấy phép khai khoáng bị bán cho TQ là... khiêm tốn!”, dẫn lời TS Nguyễn Thành Sơn cho rằng con số 60% giấy phép khai khoáng bị bán cho Trung Quốc kia là còn “khiêm tốn” và chưa phản ánh đúng mức độ đáng báo động của tình hình: “Hậu quả đương nhiên là tài nguyên khoáng sản bị bán rẻ, bị khai thác một cách vơ vét tàn bạo, và môi trường bị xâm hại (không có ai chịu trách nhiệm).”

Vì đâu nên nỗi?
Bức tranh toàn cảnh của ngành khai khoáng Việt Nam thoạt nhìn thì phức tạp, nham nhở, hổ lốn với bao vấn nạn kinh tế - xã hội như ô nhiễm môi trường, buôn lậu, xuất khẩu lậu, chạy chọt dự án, mua bán giấy phép, bảo kê, đầu nậu… và đặc biệt là đâu đâu cũng thấy bàn tay lông lá của Trung Quốc) nhưng căn nguyên của nó thì lại vô cùng đơn giản và dễ hiểu: Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế Hoàng Trung Hải là một người Hán trá hình.
Ngay từ ngày 7.5.2007, một số cán bộ đảng viên đã và đang công tác tại Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ và một số cơ quan trọng yếu khác của Đảng CSVN, đã gửi bức Tâm Huyết Thư tố cáo lý lịch người Hán của ông Hoàng Trung Hải (bố ông ta tên là Sì Sói, sinh quán tại Long Khê, Chương Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc). (Tâm Huyết Thư của các cán bộ đảng viên tố cáo lý lịch người Hán của PTT Hoàng Trung Hải; nếu link kia không đọc được, quý vị có thể đọc ở đây, đọc bản đánh máy lại ở đây, đọc trên Facebook ở đây.)

Bất chấp lời cảnh báo đầy tâm huyết của nhiều cán bộ đảng viên cao cấp lo lắng cho vận mệnh dân tộc trước kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá XII, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn đặt ông Hoàng Trung Hải vào chiếc ghế quan trọng thứ hai trong chính phủ khoá mới: Phó Thủ tướng “phụ trách kinh tế” (từ ngày 2.8.2007).

PTT Hoàng Trung Hải được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao trực tiếp phụ trách các bộ: Công Thương, Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Xây dựng, Giao thông - Vận tải, và Tài nguyên - Môi trường. Ngoài ra, ông ta còn được Thủ tướng tin tưởng giao đảm nhiệm một loạt chức vụ trọng yếu: Chủ tịch Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước; Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các Dự án trọng điểm về dầu khí; Trưởng Ban Chỉ đạo Tổ chức điều phối phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm; Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Quy hoạch và Đầu tư Xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội; Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải; Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án Điện Hạt nhân Ninh Thuận; Trưởng ban Ban chỉ đạo Nhà nước Dự án Thuỷ điện Sơn La; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhà nước Xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Xây dựng Nhà Quốc hội; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên - môi trường biển; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhà nước về Quy hoạch điện VI, Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước về Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia; Trưởng ban ODA (Viện trợ Phát triển Chính thức) Quốc gia; Chủ tịch Uỷ ban An ninh Hàng không Dân dụng Quốc gia; Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, v.v. Nghĩa là ngài PTT gốc Tàu này gần như nắm trọn toàn bộ nền kinh tế Việt Nam trong tay, dĩ nhiên là cả ngành khai khoáng với hàng loạt mỏ khoáng sản béo bở. Không chỉ “dâng” cả ngành điện lực Việt Nam cho Trung Quốc mà trong nhiều năm qua ngài PTT này còn âm mưu “Hán hoá” nền kinh tế Việt Nam, và dĩ nhiên ngành khai khoáng cũng không thoát khỏi điều đó.

Khu mộ nhà Hoàng Trung Hải ở làng Sơn Đồng, Quỳnh Giao, Quỳnh Phụ, Thái Bình (dòng chữ trên cột vàng bên trái: Hoa Kiều Tiêu Hữu Tổng Mộ)
Những tiếng kêu vô vọng
Ngày 5.8.2012, cụ Phạm Hiện, một bậc lão thành cách mạng 91 tuổi, đã gửi đơn thư đến các cơ quan chức năng công khai tố cáo ông PTT người Hoa này khai man lý lịch và buôn bán ma tuý. Mặc dù đơn thư của ông được đăng tải trên nhiều trang mạng trong và ngoài nước, nhưng vụ việc cuối cùng vẫn rơi vào sự im lặng khó hiểu. Dưới bài viết “Một Phó Thủ tướng gốc Hoa khai man lý lịch và buôn bán ma tuý” (đơn thư tố cáo của cụ Phạm Hiện) trên trang Dân Làm Báo ngày 9.8.2012 có một bình luận rất đáng chú ý của nick “Thám tử đỏ”: “Tấm ảnh trên [bức ảnh ông Hoàng Trung Hải xun xoe giơ hai tay bắt tay Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo] là do một thư ký báo chí của Hoàng Trung Hải lựa chọn chuyển cho TTXVN đăng tải. Sau đó, tay thư ký này bị chuyển công tác. Tên HTH tuyển ngay một phóng viên VTV làm thư ký hình ảnh. Tên này biết rất nhiều việc mật vụ của HTH với Tàu. Riêng tên HTH đã bị tố cáo là HÁN TẶC cách đây sáu bảy năm rồi, cả Bộ Chính Trị đều biết, nhưng chưa xử lý, vì vậy hắn không được vào Bộ chính trị. Nhưng HTH ngậm mồm ăn tiền và bán hết các MỎ KHOÁNG SẢN VÀNG, BẠC, MAMGAN, CHÌ, KM... ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang...cho Tàu xong từ 31.12.2011. Nay thông tin này loan rộng cả đường dây HÁN TẶC của HTH đang rúng động, một số tay chân của hắn đang chóng đào tẩu, có thằng đang chuẩn bị chạy sang Tàu.”


 Ngoài bức Tâm Huyết Thư của một số cán bộ đảng viên tại Uỷ ban KTTW, Ban TCTW, Ban BVCTNB và đơn thư tố cáo của cụ Phạm Hiện nói trên, từ năm 2008 đến nay, vợ chồng Lê Anh Hùng – Lê Thị Phương Anh (tác giả bài viết) cũng đã 73 lần gửi đơn thư đến các cơ quan chức năng ở Việt Nam để tố những tội ác tanh tưởi của băng đảng Hoàng Trung Hải và một một vài vị lãnh đạo chóp bu khác. Mới đây nhất, ngày 16.9.2013, hai vợ chồng Lê Anh Hùng – Lê Thị Phương Anh đã cùng ký đơn thư gửi cho ĐBQH Dương Trung Quốc (mà ông nói là chuyển cho Bộ Công an), nhưng đến nay cả ĐBQH Dương Trung Quốc lẫn các cơ quan chức năng đều chưa có bất kỳ hồi âm nào về vụ tố cáo công khai, đúng pháp luật về những vụ việc đặc biệt nghiêm trọng này. Ngày 13.10.2013, trang Bauxite Việt Nam cũng đăng “Thư gửi ĐBQH Dương Trung Quốc” của bà Ngô Thị Hồng Lâm, một công dân ở Vũng Tàu, để lên tiếng về vụ tố cáo vô cùng nghiêm trọng đó. Ngày 15.10.2013, Đài Á Châu Tự Do đăng bài “Bị khủng bố đánh đập vì tố cáo lãnh đạo”, nêu lên thực trạng đơn thư tố của vợ chồng LAH-LTPA không được giải quyết trong khi người tố cáo lại thường xuyên bị đe doạ, khủng bố, bắt cóc, cướp bóc và sách nhiễu.

Bên cạnh những tiếng nói công khai kể trên, mới đây trên mạng Internet đã xuất hiện hai blog tự nhận là của chính những người trong bộ máy (chứ không phải của các “thế lực thù địch”) cùng lên tiếng vạch trần tội ác của băng đảng mafia chính trị - kinh tế do ngài PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải cầm đầu: trang Huệ Lừa Văn phòng Chính phủ và trang Hoàng Trung Hải – Huệ Lừa.

Những tiếng kêu vì vận mệnh đất nước dường như ngày càng trở nên vô vọng trong bối cảnh Trung Quốc không còn thèm che dấu dã tâm bành trướng đã kìm nén bấy lâu, giữa lúc đâu đâu trên toàn cõi Việt Nam cũng nhan nhản người Tàu cùng đủ thứ hàng hoá vô cùng độc hại của họ, còn ngài PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải thì ngày càng ngông nghênh với những màn phát biểu, chỉ đạo, thị sát, thăm viếng, trao huân chương, tặng quà… Tương lai của dân tộc Việt Nam đã đến hồi tuyệt vọng rồi chăng?

 Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.  
 
Tin liên quan:
  1. Thư Tố Cáo lần thứ 73 và lời kêu cứu
  2. Điều gì đang xẩy ra với ngành điện lực của Việt Nam?
  3. Một nền kinh tế đang trên đà ‘Hán hoá’?
  4. Phạm Hiện: Một phó thủ tướng gốc Hoa khai man lý lịch, buôn bán ma tuý
  5. Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải mở đường cho giặc tràn vào Việt Nam
  6. Biệt khu Trung Quốc ở Đà Nẵng
  7. Công nhân Bình Dương ngộp thở vì ông chủ Trung Quốc
  8. Người Trung Quốc đã lập xóm, lập phố và sẽ lập gì nữa?
  9. Chung quanh ngôi Võ Miếu [thờ Quan Công] ở Hà Tĩnh
  10. Nhập siêu từ Trung Quốc: Cấp độ báo động ngày càng lớn và những cái tai ngày càng điếc (VOA)

Copy từ: VOA


.......................

Kêu cứu cho em bị mất tích bí ẩn

 .
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok 2014-02-03
Anh Lê Trí Tuệ mất tích tại Campuchia vào ngày 16 tháng 5 năm 2007.
Anh Lê Trí Tuệ mất tích tại Campuchia vào ngày 16 tháng 5 năm 2007.
Ảnh gia đình cung cấp
Nghe bài này

Câu chuyện anh Lê Trí Tuệ mất tích tại Campuchia vào ngày 16 tháng 5 năm 2007 một cách bí ẩn sau khi được Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) phỏng vấn và cấp giấy cần được quan tâm đang được thân nhân của anh là bà Lê Thị Hồng Phương kêu gọi sự chú ý trở lại của UNHCR tại Thái Lan
Mặc Lâm: Thưa bà, xin bà cho biết chi tiết về trường hợp của em bà là anh Lê Trí Tuệ đã mất tích trong trường hợp nào?
Bà Lê Thị Hồng Phương: Dạ, em của tôi là Lê Trí Tuệ, sau ba năm quân ngũ thì em tôi được đào tạo một khóa học do nhà nước tổ chức và được cấp bằng trong lĩnh vực kinh doanh vể đào tạo lại cho người lao động đi xuất khẩu cũng như cho các cơ quan, đoàn thể và các công ty cần thiết lao động.
Năm 2006 em tôi đã cùng thành lập Công đoàn Độc lập Việt Nam và tới năm 2007, trong cả thời gian dài như vậy em tôi đã bị quy tội là chống đối nhà nước và thường bị sách nhiễu. Em tôi bị đối xử không công bằng nên ... phải trốn khỏi VN để sang Campuchia tỵ nạn
Bà Lê Thị Hồng Phương
Thế nhưng trong thời gian làm việc đó thì chính bản thân của em tôi cũng giống như các đồng nghiệp và nhiều người lao động khác không nhận được chế độ đặc biệt và công bằng trong lao động vì vậy trong năm 2006 em tôi đã cùng thành lập Công đoàn Độc lập Việt Nam và tới năm 2007, trong cả thời gian dài như vậy em tôi đã bị quy tội là chống đối nhà nước và thường bị sách nhiễu. Em tôi bị đối xử không công bằng nên không còn con đường sống nào khác phải trốn khỏi Việt Nam để sang Campuchia tỵ nạn.
Mặc Lâm: Lần cuối cùng gia đình bà còn liên lạc được với anh Lê Trí Tuệ là khi nào?
Bà Lê Thị Hồng Phương: Vào tháng 4 năm 2007 đến tháng 5 năm 2007 trong gần một tháng lần cuối cùng thì Tuệ gọi điện về gia đình và nói rằng ngày mai thì em sẽ rời khỏi Campuchia để đi Thái Lan và cũng từ hôm đó em tôi mất tích, không có thêm một tin tức gì nữa.
Anh Lê Trí Tuệ mất tích tại Campuchia vào ngày 16 tháng 5 năm 2007.
Anh Lê Trí Tuệ mất tích tại Campuchia vào ngày 16 tháng 5 năm 2007.
Ngay ngày hôm sau tờ báo Công an Nhân dân Việt Nam đã phát đơn truy nã em tôi. Cả một thời gian dài trong nhiều năm qua gia đình tôi cũng luôn nghe ngóng theo dõi tìm hiểu tin tức về Tuệ nhưng không hề có manh mối nào cả.
Vào tháng 4 năm 2007 đến tháng 5 năm 2007 trong gần một tháng lần cuối cùng thì Tuệ gọi điện về gia đình và nói rằng ngày mai thì em sẽ rời khỏi Campuchia để đi Thái Lan và cũng từ hôm đó em tôi mất tích
Bà Lê Thị Hồng Phương
Mặc Lâm: Anh Tuệ bị mất tích tại Phnom Penh, Campuchia vì vậy bà có nghĩ rằng khi đến Cao Ủy Tỵ nạn Liên hiệp quốc Thái Lan kêu cứu thì người ta có thể từ chối đơn kêu cứu của bà hay không?
Bà Lê Thị Hồng Phương: Cao Ủy Tỵ nạn Liên hiệp quốc trước kia có trụ sở ở Campuchia, Phnom Penh nhưng sau đó đã chuyển sang Thái Lan cho nên tôi cũng lặn lội đến đây vì tôi biết hồ sơ em tôi còn có nguồn gốc tại Cao Ủy Tị nạn Liên hiệp quốc tại Thái Lan. Tôi tha thiết nguyện vọng xin Cao Ủy theo dõi về trường hợp mất tích của em tôi và sớm cho gia đình chúng tôi có sự trả lời
Mặc Lâm: Từ Châu Âu xa xôi bà lặn lội đến Thái Lan để nộp đơn kêu cứu tới Cao Ủy, xin bà cho biết nội dung trong đơn có chi tiết gì đặc biệt khiến cho họ phải chú ý hay không?
Bà Lê Thị Hồng Phương: Dạ, vì trường hợp của Lê Trí Tuệ được Cao Ủy Liên hiệp quốc biết rất rõ về hoàn cảnh, điều kiện và đã cấp cho Tuệ một quy chế tỵ nạn giống như một trường hợp được bảo vệ đặc biệt đối với Tuệ. Trường hợp mất tích của Lê Trí Tuệ tôi thấy có điều gì đó còn uẩn khúc vì Cao ủy Tỵ nạn Liên hiệp quốc tại Campuchia đã có đầy đủ thông tin hồ sơ của Tuệ rồi và hiện bây giờ tôi tin là đã chuyển về Thái Lan và bên Phnom Penh không còn nữa. Vì vậy tôi đã lặn lội qua Thái Lan yêu cầu giống như để kêu cứu các đoàn thể quốc tế cũng như Cao Ủy Tỵ nạn Liên Hiệp quốc quan tâm tới trường hợp mất tích của Lê Trí Tuệ.
Mặc Lâm: Từ năm 2007 tới nay đã 7 năm trôi qua, với khoảng thời gian dài như vậy điều gì khiến bà tin rằng anh Lê Trí Tuệ vẫn còn sống để mà lặn lội đi kêu cứu cho em như vậy? Bà có manh mối hay bằng chứng gì về tung tích của anh Tuệ hay không, ngay cả lời đồn đãi?
Trường hợp của Lê Trí Tuệ được Cao Ủy Liên hiệp quốc biết rất rõ về hoàn cảnh, điều kiện và đã cấp cho Tuệ một quy chế tỵ nạn giống như một trường hợp được bảo vệ đặc biệt đối với Tuệ. Trường hợp mất tích của Lê Trí Tuệ tôi thấy có điều gì đó còn uẩn khúc
Bà Lê Thị Hồng Phương
Bà Lê Thị Hồng Phương: Mặc dù đã bảy năm qua nhưng gia đình và bản thân tôi chưa lúc nào ngơi nghe ngóng tìm hiểu tin tức của em tôi hiện giờ ra sao. Về vấn đề tâm linh thì tôi vẫn có niềm tin đối với những người đã khuất trong gia đình nói là em tôi vẫn còn sống và hiện giờ đang bị giam giữ trong một điêu kiện rất là nghiêm ngặt và khắc nghiệt. Thế cho nên tôi vẫn tin như thầy Trí Lực những năm qua thầy cũng từng mất tích và bằng một phép mầu nhiệm nào đó mà thầy vẫn còn sống và trở về. Tôi hy vọng rằng em của tôi cùng nằm trong trường hợp như vậy
Mặc Lâm: Trong tình hình ngân sách khó khăn hiện nay chúng tôi nghĩ thật khó cho Cao Ủy tại Thái Lan điều tra một trường hợp như vậy, nếu vì lý do gì đó mà họ trì hoãn thì bước kế tiếp của bà là làm gì?
Bà Lê Thị Hồng Phương: Thưa quý vị vì trường hợp của em tôi thì Cao Ủy Tỵ nạn Liên hiệp quốc cũng giống như cộng đồng quốc tế hầu như ai cũng đều biết tới trường hợp mất tích của Tuệ. Trường hợp mất tích đó theo tôi nghĩ thì không bình thường vì vậy bằng mọi giá tôi phải tìm em tôi cho tới khi có kết quả. Nếu như ở Thái Lan Cao Ủy tỵ nạn Liên hiệp quốc không thể trả lời được thì chúng tôi sẽ đi tiếp ở Genève Thụy Sĩ đê nộp đơn tiếp tục.
Mặc Lâm: Xin cám ơn và chúc bà may mắn.

Copy từ: RFA


.....................

Phỏng vấn ông Đặng Xương Hùng


Tổng hợp tin: Sôi nổi các cuộc vận động tại LHQ trước khi VN báo cáo nhân quyền UPR


‘Hà Nội hãy xé bỏ báo cáo lừa dối UPR để nói lên thực trạng nhân quyền' 

Trà Mi (VOA) - Đại diện các tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam đang có các hoạt động sôi nổi tại Geneve (Thụy Sĩ) đưa những hình ảnh xác thực từ trong nước ra quốc tế để vận động áp lực Việt Nam cải thiện quyền con người nhân cuộc kiểm điểm nhân quyền định kỳ phổ quát UPR của Hà Nội trước Liên hiệp quốc vào ngày 5 tháng này.

Phái đoàn các bạn trẻ từ trong nước gồm đại diện Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, Con Đường Việt Nam, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống, No-U Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị-Tôn giáo Việt Nam và tổ chức thiện nguyện quốc tế VOICE của người Việt hải ngoại đón chào Tết Giáp Ngọ bằng hàng loạt các buổi hội họp với quốc tế trình bày thực trạng nhân quyền tại Việt Nam mà cao điểm là sự kiện mang tên ‘Ngày Việt Nam’ bên trong trụ sở Liên Hiệp Quốc. Buổi hội thảo đã quy tụ sự tham dự của phái đoàn các quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế quan tâm đến nhân quyền Việt Nam.

Blogger Trịnh Hữu Long, một thành viên trong phái đoàn vận động đến từ Việt Nam, cho biết:

“Các khách mời đã tham gia rất nhiệt tình. Về các phái đoàn ngoại giao có phái đoàn của Mỹ, Nauy, Canada, Thụy Sĩ, những nước có quan tâm đặc biệt về nhân quyền Việt Nam và đã giúp đỡ rất nhiều trong việc thúc đẩy Việt Nam bảo vệ nhân quyền. Họ không những giúp về phía chính phủ mà còn giúp các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam. Trong lần UPR trước, các phái đoàn này đã đưa ra các đánh giá và khuyến nghị rất cụ thể và thực tế cho tình hình nhân quyền Việt Nam. Cho nên, chúng tôi muốn họ giúp đưa tiếng nói của chúng tôi lên diễn đàn UPR vào ngày 5/2 tới.

Về các tổ chức quốc tế có Cao Ủy nhân quyền Liên hiệp quốc, Ân xá Quốc tế, Human Rights Watch, Văn bút Quốc tế, Phóng viên không biên giới. Ngoài ra còn có các Việt kiều cùng đến tham dự, đưa ra rất nhiều câu hỏi và trăn trở.

Ngay sau Ngày Việt Nam, chúng tôi gặp đại diện phái đoàn của Costa Rica, quốc gia trong nhóm Troika của Việt Nam lần này. Ông trưởng phái đoàn đã tiếp nhận các hồ sơ của chúng tôi, cam kết đưa các tiếng nói của các hội nhóm dân sự độc lập vào phiên UPR và sẽ cố gắng đảm bảo phiên UPR công bằng, phản ánh đúng thực chất tình trạng nhân quyền của Việt Nam.”

Các cử tọa quốc tế trong buổi hội thảo quan tâm nhất những điểm gì về tình hình nhân quyền Việt Nam? Một trong những diễn giả trẻ tên Trương Ngân, đại diện Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị-Tôn giáo, chia sẻ:

“Họ quan tâm đến tình trạng những nhà đấu tranh trong nước bị bắt bớ và tự do ngôn luận bị hạn chế tại Việt Nam. Họ cũng lo lắng cho các bạn trẻ từ buổi hội thảo này trở về Việt Nam sẽ gặp khó khăn với chính quyền.”

Blogger Peter Lâm Bùi, thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam tham gia trình bày trong buổi hội thảo “Ngày Việt Nam”, nói anh vui mừng có dịp gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với bạn bè quốc tế về tình trạng vi phạm nhân quyền trong nước. Tuy nhiên, anh tiếc rằng không có sự tham dự của phái đoàn chính phủ Việt Nam tại buổi họp để cùng thảo luận và chất vấn thẳng thắn giữa các bên liên quan.

Về lịch trình vận động kế tiếp của phái đoàn đại diện xã hội dân sự từ Việt Nam, blogger Nguyễn Anh Tuấn, cho biết thêm:

“Ngày mai tụi em gặp báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc đặc trách tự do tôn giáo, người theo dự kiến vào tháng 7 sẽ có chuyến thăm lần đầu tiên trong lịch sử tới Việt Nam để tìm hiểu tình hình tự do tôn giáo Việt Nam. Bên cạnh đó, tụi em đang cố gắng sắp xếp thêm các cuộc gặp với phái đoàn các nước trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Ngoài ra tiếp tục có thêm các cuộc gặp với đại diện các tổ chức nhân quyền quốc tế. Cao Ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc đang dự kiến tổ chức buổi làm việc với phái đoàn chính phủ Việt Nam liên quan đến tình trạng các nhà hoạt động bị cấm xuất cảnh, bị tước quyền tự do đi lại. Tụi em đề nghị được tham gia chung buổi gặp đó. Đây giống như một kiểu đối chất, mình chuẩn bị sẵn các bằng chứng chứng tỏ nhiều công dân Việt Nam bị vi phạm các quyền này. Sau buổi UPR của Việt Nam, tụi em chấm dứt các cuộc gặp chính thức, nhưng sẽ tiếp tục có các buổi làm việc phi chính thức với những tổ chức quốc tế về nhân quyền có trụ sở tại Geneva này.”

Trà Mi phỏng vấn blogger Nguyễn Anh Tuấn. 

Đây là lần đầu tiên các nhà hoạt động xã hội trong nước thực hiện chuyến đi vận động sang tận trụ sở chính của Liên hiệp quốc, kêu gọi sự quan tâm hơn nữa của quốc tế giúp thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam.



Trà Mi
voatiengviet.com/content/soi-noi-cac-cuoc-van-dong-tai-vn-truoc-khi-vietnam-bao-cao-nhan-quyen-upr/1843224.html
*

‘Hà Nội hãy xé bỏ báo cáo lừa dối UPR để nói lên thực trạng nhân quyền'
Trà Mi (VOA) - Một tổ chức bảo vệ nhân quyền Việt Nam có trụ sở tại Pháp gửi thư cho phái đoàn Bộ Ngoại giao Hà Nội tới Genève (Thụy Sĩ) kiểm điểm nhân quyền định kỳ phổ quát UPR vào ngày 5/2 đề nghị Việt Nam xé bỏ bản phúc trình‘dối gạt về nhân quyền để nói lên thảm trạng thực của nhân quyền Việt Nam.’ 

Thư ngỏ do Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, ông Võ Văn Ái gửi đi ngay ngày mùng một Tết Giáp Ngọ có đoạn viết:

“Xin quý Ông Bà hãy khắc ghi tên mình vào lịch sử dân tộc, vào đáy lòng chín mươi triệu dân Việt hôm nay, bằng cách nói lên sự thật về thảm trạng nhân quyền Việt Nam. Giữa cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát tại Hội đồng nhân quyền LHQ ngày 5 tháng 2 này, quý vị hãy dõng dạc nói rằng: ‘Chúng tôi mang sang bản Báo cáo về thực thi nhân quyền của CHXHCNVN dài gần 30 trang để đọc. Nhưng chúng tôi xin xé bỏ trước mặt quý vị, dành thì giờ nói lên những vi phạm nhân quyền trầm trọng mà lâu nay chưa tiện nói ra. Xin các phái đoàn Chính phủ trong thế giới hãy chất vấn và cố vấn cho chúng tôi phải làm gì, làm sao để thực thi các Công ước LHQ mà Việt Nam ký kết từ năm 1982”.
Ông Võ Văn Ái nói cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát ngày 5.2 sắp tới là cơ hội duy nhất để phái đoàn báo cáo nhân quyền của chính phủ Việt Nam ghi tên vào sử xanh, đồng thời đề xuất cho Đảng và Nhà nước “một mô thức trở về với dân, đứng vào hàng ngũ nhân dân trong tinh thần đa nguyên dân chủ, để chiến đấu cho một nước Việt Nam dân chủ, phú cường, thoát ly tròng ách xích hóa.”

Lá thư được gửi đi vài ngày trước khi Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam phối hợp cùng Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH tổ chức một buổi hội thảo tại trụ sở Liên hiệp quốc để kêu gọi cho nhân quyền Việt Nam.

Buổi hội thảo ngày 4.2, một ngày trước khi Hà Nội báo cáo nhân quyền trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, xoay quanh chủ đề “Tiếng nói của xã hội dân sự bị cấm đoán tại Việt Nam”.

Trong số các diễn giả có hai nhân chứng từ Việt Nam đang bị quản thúc tại gia trình bày qua băng ghi âm là Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ và Huynh trưởng Gia Đình Phật tử Vụ Lê Công Cầu thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, một tổ chức tôn giáo không được Hà Nội công nhận.

Trà Mi


*
Hoạt động nhân quyền Việt Nam ở LHQ
BBC - Vào chiều thứ Tư ngày 5/2 giờ Geneva, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc sẽ có phiên Kiểm định Định kỳ Phổ quát – UPR – để nhìn lại tình hình nhân quyền Việt Nam kể từ lần kiểm điểm trước và cũng là lần đầu tiên vào năm 2009.
Điểm đặc biệt của lần kiểm điểm này là Việt Nam vừa mới trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền hôm 1/1/2014.

Trước phiên UPR, Việt Nam đã công bố báo cáo 20 trang về chuyện tình hình nhân quyền ở Việt Nam được cải thiện với số lượng cơ quan báo chí tăng so với hồi năm 2009, các quyền con người được đảm bảo về luật pháp và trong thực tiễn.

Một trong những bằng chứng về chuyện người dân được tham gia đóng góp ý kiến đối với mọi vấn đề hệ trọng của đất nước là chuyện có tới 26 triệu lượt đóng góp ý kiến cho quá trình sửa đổi Hiến Pháp.

Việt Nam nói họ luôn coi trọng quyền con người của người dân nhưng luôn bị những người “có dụng ý xấu” tuyên truyền không đúng về Việt Nam.

Tường thuật của Nguyễn Hùng, Bình Khuê.



Copy từ: Dân Làm Báo


...........