CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

ĐI THĂM THÀY GIÁO ĐINH ĐĂNG ĐỊNH

Người Việt Yêu Nước

Chiều tối ngảy 13-2-2014, mình và một bạn trẻ vào thăm thầy Đinh Đăng Định. Vợ của Thầy thấy chúng tôi định đỡ Thầy ngồi dậy, tôi vội ngăn lại: Chị cứ để anh ấy nằm. Ngay lập tức một cậu CA còn trẻ ngồi bàn gần giường Thày đứng dậy hỏi chúng tôi: quan hệ thế nào với Thầy Định?. Thày rất nhanh: Đây là học trò cũ của tôi. Anh ta yêu cầu chúng tôi ra ngoài hành lang nói chuyện và nói: Theo "qui định" không cho phép ai ngoài gia đình của ông Định được thăm hỏi.

Cậu bạn trẻ đi cùng tôi nói: Thày không còn bao ngày nữa, tôi là học trò cho tôi vào được gặp Thầy 5 phút thôi. Anh kia nói: Thế thì để đến "lúc đó" đến nhà mà thăm ( ý là khi Thầy chết) , ở đây chúng tôi không cho thăm. Tôi rùng mình khi nghe câu nói này, cái sự tàn nhẫn mà thản nhiên như vậy khiến tôi gai người và ám ảnh mãi đến bây giờ..  Cậu bạn trẻ  đành nói: "vậy cho chúng tôi vào chào Thầy một tiếng rồi đi ngay". Cậu CA kia chần chừ, chúng tôi cứ thế đi vào. Anh ta theo, đứng sát cạnh. Luôn mồm nhắc chúng tôi, chào thế đủ rồi đấy. Cậu bạn trẻ nắm tay Thầy nói nhanh: Thầy ơi, gia đình em cũng là giáo viên, em sẽ dạy cho con em, học trò em về tấm gương của Thầy, mọi người luôn nhớ đến Thầy, Thầy cứ yên tâm". Hoàng Bui nói nghẹn ngào, mắt cậu ấy ướt nhòe. Còn tôi thì không kìm được cứ đứng nhìn mà khóc. Thầy Định nắm chặt tay hai chúng tôi, Thày cười rất tươi và giọng Thày sang sảng: Tôi có chết cũng theo phù hộ ACE và các bạn. Hồn Thiêng Sông Núi sẽ phù hộ các bạn, phù hộ cho Nhân dân VN., tôi không sợ chết đâu, Thầy cười. Tôi vừa khóc vừa nói: Anh hãy kiên định, còn nhiều người bên anh, nhiều người tiếp bước.Thầy trả lời: TÔI TIN.
Nụ cười của Thày Đinh Đăng Định làmmình  nhớ đến tựa đề một cuốn sách, phải chăng hoàn toàn đúng với thầy Đinh Đăng Định.: "Trông CHẾT cười ngạo nghễ”.
Tôi còn nhớ lời Ba tôi dạy tôi hồi nhỏ: Con à, một đời người sống phải có ý nghĩa. Lúc con ra đời, con khóc thì mọi người xung quanh con đều cười. Nhưng khi con chết, con cười còn mọi người xung quanh con lại rơi nước mắt

Thày Đinh Đăng Định là một Thầy giáo tại Đắc Nông - một người tù chính trị với bản án 6 năm , đây cũng là vụ án khá nổi tiếng với phiên tòa phúc thẩm trong khỏang 45 phút (ngày 21/11/2012). Thày Đinh Đăng Định bị kết án với tộidanh tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo điều 88 Bộ Luật hình sự . Dù ai cũng biết Thầy Định chỉ là viết bài phê phán nhiều sai lầm của đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam , trong đó nổi bật là lọat bài quyết liệt kêu gọi dừng dự án khai thác Bauxit Tây Nguyên . Hiện nay Thầy giáo Định đang mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối.

Một bạn viết trên Facebook:  Mặc dù theo đúng lịch là ngày mồng 10 tháng 2 mới là ngày bắt đầu làm việc sau kỳ nghỉ tết dài hơi, nhưng chắc do thày giáo Định bị đau liên tiếp trong những ngày nghỉ tết và thể trạng ngày một yếu đi trông thấy do không ăn được gì, chỉ uống nước yến và một ngày cố nhồi nhét được 1 bình sữa 250 ml, nên các đồng chí công an trại giam cầm lòng không đặng nên quyết định đưa thày Định trở lại bệnh viện ung bướu Sài Gòn từ hôm mồng 7 tháng 2, sớm hơn dự kiến là 3 ngày . Qủa là một việc làm phúc đức đáng ca ngợi .
 Và sau đó đã rất nhiều người đến và thăm Thày, mặc dù có sự giám sát chặt chẽ của CA. Thế nhưng…
Một bạn trên facebook khi thăm Thày Đinh Đăng Định về đã viết:
Luu Gia Lạc

Xuống bệnh viện ung bướu Gia Định Sài Gòn từ hôm mồng 6 tháng 1 năm 2014 với tình hình sức khỏe ở mức báo động thì mãi đến cuối tuần vừa rồi các bác sĩ ở bệnh viện mới dám bạch hóa thông tin về bệnh tình thày giáo Đinh Đăng Định . Cuộc nói chuyện ( bạch hóa ) của các bác sĩ với gia đình thày Định và cả bên phía công an trại giam đang giam giữ bệnh nhân như là một sự thanh minh muộn màng .
- Nếu các anh đưa bệnh nhân qua đây ngay từ những ngày đầu thì mọi thứ đâu đến nỗi, đâu dẫn đến tình trạng như hiện nay .
Tình trạng gì ?
Gần đây thày Định đã không còn ăn được, có thể cực kỳ mỏi mệt, thường bị ói mửa cả ngày, sau khi khám xét , chiếu chụp đến khi không còn có thể giấu được nữa thì các bác sĩ cho truyền nước mỗi ngày và bệnh nhân không được ăn mà chỉ được uống nước yến, lý do là do vết cắt dạ dày bị viêm và phù nề, thức ắn trong dạ dày có khi nằm đó cả chục ngày không tiêu, khả năng co bóp của dạ dày cực yếu ... và cần phải trong trạng thái chăm sóc đặc biệt .
Cuộc nói chuyện của các bác sĩ cho thấy họ cũng chẳng có tốt đẹp gì, chẳng qua là họ muốn chối bỏ trách nhiệm bằng cách bạch hóa mọi vấn đề, khi cần thì họ đâu phải sợ mấy ông công an làm gì, nhưng điều đó càng cho thấy sự đớn hèn và chỉ biết đến lợi ích của riêng mình họ mà thôi, còn bệnh nhân thì mặc, chỉ khi lợi ích, trách nhiệm của họ bị xâm phạm hoặc bị ảnh hưởng họ mới cất tiếng nói . Điều đó không có gì là lạ trong ngành y, nhưng trong trường hợp này thì quả thật họ đốn mạt hêt sức .
Cần phải, cần được chăm sóc đặc biệt nhưng ngày tết đã cận kề, ngày của xum họp , ngày của bánh chưng, ngày của quà cáp và biếu xén, ngày của ... xả hơi sau một năm lao động, công tác, cống hiến miệt mài ... nên người ta quyết định tạm ngưng mọi thứ để dành cho tết . Tết đã, tính sau .
Chính vì thế nên họ quyết định cho thày Định được về ăn tết, nhưng mà về cái nơi quen thuộc là phòng giam trên trại giam An Phước . Họ sẵn sàng bất chấp tất cả, tất nhiên họ nắm trong tay hồ sơ bệnh án, họ nắm trong tay các bác sĩ để họ có thể biết chắc chăn một điều rằng " nó không chết ngay đâu mà phải lo " , mà có chết hay có bị làm sao thì họ cũng đã " tận tình cứu chữa " hết sức có thể, bằng chứng sẽ là những thước phim được chắt lọc, dàn dựng lại từ nhưng máy quay camera 24/24, từ những đợt sắp xếp để ghi hình lưu trữ . Phản ứng của công luận ư, của quốc tế ư thì đây, những thước phim được chuẩn bị sẵn để chờ có dịp để tung ra sẽ dán chặt vào miệng lưỡi dư luận .
Trưa nay người ta đưa thày Định về lại trại giam trong tình trạng cần và phải chăm sóc đặc biệt . Có lẽ ở trại giam cũng là một hình thức chăm sóc đặc biệt .
Họ đưa người tù nhân lương tâm đi để lại sự ngơ ngác, đớn đau và tuyệt vọng nơi những người phụ nữ mỏng manh và yếu đuối, thẫn thờ và tất cả như đổ sụp xuống với họ . Họ có cần phải ăn tết không khi mà chồng, cha họ đang trong cơn trọng bệnh như thế này .
Giết người đâu cần phải bằng bom rơi đạn nổ, bằng dùi cui và dao găm, có rất nhiều cách khác nhau để giết người ... ai muốn biết, muốn học thì hãy đi theo đảng cộng sản, và hãy nhanh chóng trở thành người cộng sản Việt Nam .
Cách nhanh nhất để học cách giết người thì là trở thành chiến sĩ công an nhân dân .

 Tôi không muốn viết gì thêm.
SG ngày 15-2-2014.
Người Việt Yêu Nước


Copy từ: Huỳnh Ngọc Chênh’ blog

..................

Choáng: Thịt lợn, bò Việt Nam đắt nhất thế giới

Nhiều doanh nghiệp thừa nhận chính công nghệ sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt nước ta chậm đổi mới, chậm học hỏi không theo kịp các nước mới là yếu tố gây ra cái chết... không đáng có.

Chi phí đầu vào, chuỗi sản xuất và tiêu thụ rời rạc cũng là những yếu tố đã đẩy giá thành sản phẩm lên cao làm doanh nghiệp (DN) nội mất khả năng cạnh tranh. Việt Nam đang tiến sâu vào sân chơi quốc tế và với thuế suất bằng 0, nhiều ngành sản xuất đang đối diện với nguy cơ chết trên sân nhà. 

Thịt Việt Nam đắt nhất thế giới
Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, cảnh báo nếu ngành chăn nuôi không giảm được giá thành sản xuất xuống bằng hoặc thấp hơn các nước thì thị trường thực phẩm thịt ngoại sẽ chiếm lĩnh. Điểm yếu nằm ở hai mặt hàng chủ lực của chăn nuôi nước ta là thịt bò và thịt heo đều có giá thành sản xuất quá cao so với các nước. Dù đã có những bước cải thiện nhưng công nghệ, chuỗi sản xuất, năng suất vẫn không bì kịp nước ngoài.
Ông Vang cho biết giá thịt bò hơi mua tại Úc là 2 USD/kg. Gánh thêm 5% thuế nhập khẩu, phí vận chuyển và các chi phí khác, khi về đến Việt Nam giá 1 kg thịt bò hơi Úc chưa đến 60.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá bò hơi Việt Nam lại ở mức trên 70.000 đồng/kg. Tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm hiện nay, thịt bò nhập khẩu từ Úc ngày càng trở nên phổ biến và quen thuộc hơn với người tiêu dùng. Đa số người tiêu dùng đều cho rằng thịt bò Úc mềm, ngon, chất lượng hơn. Và quan trọng là giá cả lại không chênh lệch hơn giá thịt bò trong nước là bao nhiêu. Hiện nay, giá bò Úc đã tăng cao do giáp tết nhưng ngoại trừ thịt phi lê bò đắt hơn 10.000-20.000đồng/kg, các mặt hàng khác như nạm, gân bò… giá cũng tương đương thịt bò Việt Nam.
thịt-bò, thịt-lơn, thực-phẩm, đắt-nhất-thế-giới, nông-nghiệp, siêu-thị, nhập-khẩu
Ở các siêu thị, thịt bò nhập khẩu ngày càng trở nên phổ biến và quen thuộc hơn với người tiêu dùng
Tại thị trường TP.HCM, các hệ thống bán hàng của nhà cung cấp thực phẩm lớn nhất thành phố như Vissan đã không còn thấy thịt bò Việt Nam. Thay thế vào đó là thịt bò Úc, được nhập khẩu nguyên con về giết mổ.
Ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Vissan, cho biết năm 2013 có khoảng 50.000 con nhập về Việt Nam, dự kiến trong năm 2014 sẽ còn tăng thêm. Trong thời gian tới, bò Brazil và Ấn Độ cũng sẽ nhập vào Việt Nam. Bò mang mác nội địa thực chất từ Thái Lan, Lào, Campuchia được dắt qua biên giới Tịnh Biên (An Giang), Lao Bảo (Quảng Trị)… nhưng số lượng đang giảm dần mà chất lượng lại kém. Trung bình một ngày có khoảng 4.000 con vào Việt Nam qua đường biên giới. Giá bò trong nước cao hơn nên hiện giờ Vissan cũng không mua được. Vì vậy, đơn vị này buộc phải mua bò Úc từ các đơn vị nhập khẩu trong nước về bán. Bò Úc được nhập nguyên con, được kiểm định, kiểm dịch chặt chẽ, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nên rất an tâm về chất lượng.
Không chỉ thịt bò mà thịt heo, thịt gà sản xuất trong nước đều có giá thành sản xuất cao hơn hẳn các nước trong khu vực và trên thế giới. Ông Phạm Đức Bình, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thanh Bình (Đồng Nai), cho biết giá heo hơi nước ta có thể nói luôn cao nhất thế giới. Hiện nay giá heo hơi nước ta đang ở mức 50.000 đồng/kg. Dù đang là mùa đông, nguồn cung thịt giảm, nhu cầu cuối năm quá lớn nhưng giá heo hơi ở Trung Quốc cũng chỉ nhỉnh hơn heo Việt Nam 5.000 đồng/kg, còn bình thường luôn thấp hơn Việt Nam. So với Thái Lan hay xa hơn là Mỹ, Canada, giá thành nuôi heo ở Việt Nam đều cao hơn. “Sắp tới, gà nội sẽ chết nữa nếu gà Trung Quốc với giá rẻ như cho, chỉ hơn 10.000 đồng/kg ồ ạt tràn sang. Đấy là chưa nói đến thịt nhập khẩu ngày càng tăng từ Hàn Quốc, Mỹ, Ba Lan…” - ông Bình lo ngại.

Thịt ngoại thấp là hợp lý
“Ai cũng thắc mắc tại sao bò Úc mà lại giá rẻ thế. Thế nhưng điều đó lại rất hợp lý vì điều kiện chăn nuôi bò tại Úc đảm bảo sản xuất ra những con bò giá rẻ như vậy” - ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho hay.
Theo ông Bình, khó mà đem so sánh chăn nuôi bò tại nước ta hay các nước Campuchia, Lào, Thái Lan với ngành công nghiệp nuôi bò của Úc. Úc có đồng cỏ bao la, chăn nuôi tập trung quy mô lớn, lại không mất công chăm sóc. Hơn nữa, giống bò Úc lại phát triển nhanh, trọng lượng cao hơn giống bò ta rất nhiều. Bò trong nước chỉ đạt 200-250 kg/con trong khi bò Úc 500-700 kg/con. Một con bò tại Úc họ chỉ tính lượng thịt phi lê vì người tiêu dùng ở nước họ không ăn nội tạng, xương, đầu. Nếu nhập nguyên con thì DN thực phẩm nước ta sẽ được lợi nhiều hơn. “Như con heo nuôi ở Mỹ, Canada, giá thành thức ăn chăn nuôi chỉ chiếm khoảng 50%, trong khi nước ta là 75%. Thức ăn thì nhập, thuốc thú y thì tăng cao, phòng, chống dịch bệnh thì yếu kém, nuôi thì nhỏ lẻ, lấy đâu giá heo rẻ được. Trung Quốc là nơi sản xuất 60% lượng heo thế giới nhưng giá vẫn rẻ hơn vì con giống có, cám cung ứng đủ, kỹ thuật tốt hơn. Ngoài ra, chính phủ còn hỗ trợ mỗi trang trại heo mấy chục ngàn USD nên thịt heo bán ra giá rẻ” - ông Bình phân tích.
Ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Vissan, cho biết DN nhập từ gốc nguyên con, không qua thương lái nên kiểm soát giá tốt. Vì vậy khi ra thị trường, giá thịt bò Úc mới rẻ như vậy. Tỉ lệ thịt của bò vàng sau khi giết mổ chỉ đạt 50%, còn bò Úc đạt lên đến 60%-65%. Ngoài ra, vì nhập nguyên con nên được giảm thuế, thuế nhẹ hơn nhập thịt đông lạnh.
Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cũng cho biết: “Thịt ngoại nhập vào đúng là cần kiểm tra, hạn chế nếu có thể để bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước. Tuy nhiên, nói thịt ngoại bán phá giá là không đúng, không có chuyện đó. Tại Mỹ, sau khi chọn lựa những con bò tiêu chuẩn, họ thả hàng trăm con trong một khuôn viên đồng cỏ vài chục hecta, không cần chăm sóc nhiều. Cũng giống như con heo, gà, chỉ nói so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, ngành chăn nuôi nước ta đã không theo kịp về hệ thống công nghiệp, tập trung. Giống heo nước ngoài chỉ ăn 2 kg cám là cho ra 1 kg thịt, trong khi heo nước ta phải ăn mất 3-3,2 kg cám mới có 1 kg thịt”.
(Theo PL TP.HCM)

Copy từ: VnamNet 

.................

'TQ đánh VN vì muốn làm ăn với Mỹ'



Ông Đặng Tiểu Bình và ông Jimmy Carter trong một buổi lễ vào tháng 01/1979
Nhân tròn 35 năm cuộc chiến Biên giới Việt - Trung năm 1979, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc (1974-1987) nhìn lại sự kiện từ góc độ một nhà ngoại giao khi đó đang có mặt ở Bắc Kinh.
Trong cuộc phỏng vấn ngày 15/2, ông cho biết chi tiết những gì đã xảy ra với Tòa đại sứ Việt Nam và các nhân viên vào thời điểm xảy ra cuộc chiến hôm 17/2/1979.
"Lúc bấy giờ thì mọi hoạt động ngoại giao đều bị đình chỉ, dù chưa tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao," ông nói.
"Khi đó sứ quán chúng tôi bị họ vây, cán bộ đi ra ngoài thì bị theo dõi."
"Nhiều khi họ gây trở ngại, nói xe chúng tôi là đi trái pháp luật, nhưng thật ra thì không phải là trái pháp luật mà là họ cố ý làm chậm trễ việc tôi đi tiếp xúc với các đoàn ngoại giao khác."

Tuyên truyền cho chiến tranh

Ông cho biết trước khi cuộc chiến xảy ra, Việt Nam và Trung Quốc đã có mâu thuẫn xung quanh vấn đề người Hoa và phía Trung Quốc đã tuyên truyền là "Việt Nam xua đuổi người Hoa".
"Họ nói họ phải đưa hai tàu vào TP.HCM và Hải Phòng để đón cái gọi là 'nạn kiều' của họ," ông nói.
"Khi Campuchia đánh phía Tây Nam Việt Nam, chúng tôi đánh lại, thì họ tuyên truyền là chúng tôi xâm lược Campuchia."
Tuy nhiên ông Vĩnh cũng nói khi đó, báo chí Trung Quốc không hề đả động đến hành động diệt chủng của chính quyền Khmer Đỏ.
"Lúc bấy giờ mấy sư đoàn của Pol Pot là do Trung Quốc trang bị. Họ trang bị cho đồng minh của họ để xúi Pol Pot đưa quân đánh phía Tây Nam Việt Nam".
Ông Vĩnh cũng nói nội bộ lãnh đạo Việt Nam lúc đó đã nhất trí hoàn toàn về việc tiến công qua biên giới Campuchia.

'Không chuẩn bị'

"Chúng tôi không có chủ trương gây chiến tranh, sự thật thì họ xâm lược chúng tôi thì chúng tôi phải đánh, họ rút lui rồi thì thôi, chúng tôi cũng chẳng thấy phải đuổi theo để tiêu diệt thêm quân Trung Quốc làm gì"
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
Thiếu tướng Vĩnh cho hay "khi biết được Trung Quốc đang làm một số đường dẫn ra biên giới thì tôi hiểu là họ đang có ý đồ muốn tạo thành một gọng kìm từ phía Bắc với đồng minh Campuchia của họ ở phía Nam."
"Thế nhưng tôi không biết chính xác khi nào là họ sẽ đánh."
Ông cũng cho biết phía Việt Nam "thực sự đã không chuẩn bị gì" cho cuộc tấn công của Trung Quốc.
Trả lời câu hỏi của BBC về sự hỗ trợ của Liên Xô thời bấy giờ đối với Việt Nam trong chiến tranh biên giới với Trung Quốc, ông Vĩnh cho biết:
"Mặc dù trước đó đồng chí Lê Duẩn có ký một hiệp ước tương trợ với Liên Xô rồi, nhưng khi Trung Quốc đánh thì không có sự tương trợ nào từ Liên Xô cả."
"Khi đó chủ lực của chúng tôi chủ yếu ở phía Nam, phía Bắc thì chỉ có hai sư đoàn địa phương ghép lại để đánh lại với 60 vạn quân Trung Quốc thôi."
Tuy nhiên, ông cũng khẳng định "phía chúng tôi thì cũng không có bất mãn nào" đối với Liên Xô.
"Lúc bấy giờ chỉ có bộ đội biên giới chúng tôi đánh lại với Trung Quốc, nhưng Trung Quốc lại gặp bất lợi về chiến trường vì địa hình rừng núi, tiếp tế cũng khó, hành quân cũng khó. Nên họ thương vong rất nhiều."

Vì sao không truy kích?

Tù binh Trung Quốc trong cuộc chiến năm 1979
Trả lời câu hỏi của BBC về việc Việt Nam quyết định không truy kích sau khi quân Trung Quốc rút lui vào tháng Ba năm 1979, ông Vĩnh nói:
"Bởi vì chúng tôi không có chủ trương gây chiến tranh, sự thật thì họ xâm lược chúng tôi thì chúng tôi phải đánh, họ rút lui rồi thì thôi, chúng tôi cũng chẳng thấy phải đuổi theo để tiêu diệt thêm quân Trung Quốc làm gì."
"Miễn là họ phải rút lui khỏi biên giới chúng tôi là được."
Ông Vĩnh cũng cho rằng cuộc chiến biên giới năm 1979 là do Trung Quốc muốn tạo thiện chí với Mỹ.
"Một là họ đánh Việt Nam là để đỡ đòn cho đồng minh Pol Pot ở Campuchia," ông nói.
"Một mặt khác, họ đánh với chúng tôi để gửi đi thông điệp là không phải vì cùng là cộng sản mà Việt Nam và Trung Quốc lại thân nhau."
"Họ muốn đánh chúng tôi vì họ muốn làm ăn với Mỹ."

Copy từ: BBC


 ......................

Công an viên bắn dân: lấy hai đầu đạn ở cổ nạn nhân


TTO - Liên quan vụ “Đình chỉ công tác công an viên bắn dân”, ngày 15-2, anh Cao Hoài Thương đã về nhà sau khi được các bác sĩ tại BV quốc tế Phương Châu (Cần Thơ) phẫu thuật lấy từ vết thương ra hai viên đạn cao su.
 
Bác sĩ Nguyễn Thanh Chơn – chuyên khoa ngoại chấn thương Bệnh viện Quốc tế Phương Châu, cho biết bệnh nhân vào khám ngày 12-2 với các dấu vết thương ở mang tai, cổ và bụng, khai do đạn bắn. Sau khi, cho kiểm tra bằng siêu âm và X- quang cho kết quả có 2 dị vật ở mang tai trái và cổ, riêng ở bụng không tìm thấy dị vật ở vết thương.
"Ngày 13-2 bệnh nhân trở lại và chúng tôi đã tiến hành gây tê tại vết thương để tiến hành tiểu phẩu, lấy ra 2 viên đạn cao su kích thước 1x3cm, viên đạn ở cổ đã đi gần sát động mạch cảnh, đã có tổn thương ở vùng này gây chảy máu, sau khi lấy đạn ra và khâu vết thương ổn định, gia đình bệnh nhân yêu cầu xuất viện trong ngày", bác sĩ Chơn nói.
Anh Thương cho biết sau khi xảy ra sự việc, anh được gia đình đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Hậu Giang (cách nhà hơn 10km) và tại đây kết quả siêu âm cho thấy có hai viên đạn găm trong người nên anh được chuyển viện lên Bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ. Trong thời gian điều trị tại Bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ, tôi được siêu âm, chụp hình nhưng không nghe bác sĩ nói tìm thấy đạn ở vết thương, đến ngày 12-2 tôi được cấp giấy cho ra viện, anh Thương kể.
Trao đổi với chúng tôi về bệnh nhân Thương, bác sĩ Nguyễn Văn Bi – Trưởng khoa Ngoại tổng quát Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ nói, bệnh nhân đã xuất viện vài ngày trước, các vết thương ổn định không thấy gì bất thường.
N.TRIỀU – T. LŨY

 


Copy từ: Tuổi Trẻ


.............