CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Thẩm phán Phạm Công Hùng tiếp tay quan tham cướp đất dân nghèo?

Dân oan Thủ Thiêm (Danlambao) - Ông Phạm Công Hùng là một thẩm phán thuộc tòa án nhân dân tối cao thành phố Hồ Chí Minh. Là một quan tòa với nhiều quyền lực trong tay, Phạm Công Hùng đã xét xử nhiều vụ án không tuân theo luật pháp, nhưng theo định hướng đồng tiền.
Đơn cử các vụ án hành chính mà thẩm phán Phạm Công Hùng thụ lý xét xử phúc thẩm như:
1. Vụ án hành chính thụ lý số 89/2012/TLPT-HC ngày 28/12/2012 về việc khiếu kiện hành vi hành chính của Sở Tài nguyên Môi trường và Sở Quy hoạch Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh, do người khởi kiện là Lê Thị Ngọc Nga. 
2. Vụ án hành chính xét xử phúc thẩm ngày 14/06/2013 về việc khiếu kiện hành vi hành chính của Sở Tài nguyên Môi trường và Sở Quy hoạch Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh, do người khởi kiện là Lê Đức Hảo.
Nhà đất của nhân dân tại khu cư xá C, khu phố 1, phường Bình Khánh, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh không nằm trong ranh :
1 - Ranh quy hoạch theo Quyết Định số: 13585/ KTST-QH ngày 16/09/ 1998 V/v phê duyệt qui hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 KĐTMTT. Ranh dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm ( tổng diện tích 748 ha, gồm 618 ha diện tích đất và 130 ha diện tích mặt nước sông Sài Gòn ). Đồ án này đã được Kiến trúc sư trưởng TP phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 theo Quyết định 13585/KTST-QH ( nhưng nay chính quyền dấu nhẹm Đồ án này). Căn cứ vào ranh qui hoạch, theo Điều I, khoản 1 Quyết định 13585 /KTST-QH ngày 16/9/1998 của Kiến Trúc Sư Trưởng thành phố HCM , xác định giới hạn khu ĐTM TT, về phía Đông giáp phần còn lại của phường An Khánh, Quận 2. Chưa tới cư xá C, khu phố 1 phường Bình Khánh.
2 - Ranh thu hồi đất theo Quyết Định số 1997/QĐ-UB ngày 10/05/2002. 
Thẩm phán Phạm Công Hùng (phải) phát biểu trong một cuộc tọa đàm về hoạt động tranh tụng do báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức. Ảnh: HTD
Nhưng Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Quy hoạch Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh lại tùy tiện cho là: "Thuộc ranh thu hồi đất xác định theo bản đồ hiện trạng vị trí số 02/BB-BQL ngày 03/05/2002 do Công ty Đo đạc Địa chính Công trình lập, đã được Sở Địa chính TP HCM phê duyệt”. (Phê duyệt rất khác với duyệt. Nói phê duyệt là trái thẩm quyền). 
Sở Địa chính chỉ được phép duyệt các bản đồ, còn phê duyệt phải là UBND TP. Theo khoản 2 điều 10 của Nghị định số 91-CP ngày 17/08/1994 của Chính phủ: “Ban hành điều lệ quản lý quy hoạch đô thị” thì Bản đồ chi tiết thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND thành phố Hồ Chí Minh chứ không phải thẩm quyền của Kiến trúc sư thưởng thành phố hoặc Sở Địa chính – Nhà đất phê duyệt.Theo khoản 2 điều 10 của Nghị Định 91 Quy định:
“Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị còn lại thuộc địa phương mình”. 
Dẫn đến hành vi cắm ranh cắm mốc không đúng vị trí và diện tích đất bị thu hồi theo Quyết định 1997. Theo bản đồ 02/BB-BQL Tổng diện tích theo ranh quy hoạch: 787ha 63.64. Nhưng lại thu hồi tới 938,5 ha theo Quyết Định 6565 và 6566. Thu hồi dư bất hợp pháp trên 151 ha. 
Việc cố ý làm trái này đã cố tình chà đạp Nghị Quyết số : 18-NQ/TU của Ban Thường Vụ Thành ủy ngày 08/08/1998 về công tác quy hoạch, đền bù, đã đề ra CHỦ TRƯƠNG, GIẢI PHÁP LỜN: Chính sách đền bù phải bảo đảm tái tạo lại được nơi ở mới, cuộc sống mới bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ cho những người có nhà ở, đất ở hợp pháp, hợp lệ, đang sinh sống ổn định. Khi giải tỏa phải hạn chế tối đa việc di dời các khu dân cư tập trung đã ổn định (Nhà đất của nhân dân tại 5 khu phố: Khu cư xá A, B, C và D là khu dân cư tập trung ổn định). Như vậy những người này có còn là người của Đảng Cộng sản hay không mà dám coi thường ngay cả Nghị Quyết của Đảng ?
Chúng tôi không đồng ý để tình trạng chống lại luật pháp Nhà nước. Vì đó là trò chơi, trò hề thách thức công luận, thách thức công lý của những người có chức có quyền.
Những hành vi như trên tiếp tục gây bất mãn trong dư luận, không có tính răn đe với các đối tượng phạm tội mang tính chất nguy hiểm, gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản của nhân dân. 
Các phần tử thoái hoá, biến chất tại chính quyền sở tại và rộng hơn trên khắp lãnh thổ Việt Nam tiếp tục lợi dùng quyền lực để cướp đất dân nghèo, bất chấp pháp luật, bất chấp đạo đức xã hội, coi thường tính mạng và tài sản của công dân, để tự tung, tự tác thích làm gì thì làm, tuỳ thích mà không ai làm gì được họ. Nay lại được thẩm phán TAND tối cao làm chỗ dựa, chống lưng để cướp đất của nhân dân giữa ban ngày cách an toàn!
Tất cả các văn bản Pháp Luật như Quyết Định số: 13585/ KTST-QH và Quyết Định số 1997/QĐ-UB đều xác định khu phố I, khu cư xá C phường Bình Khánh, trong đó có nhà và đất tại C11/1 của Bà Nga và C5/2D,của Ông Hảo thuộc tổ 5, khu phố 1, phường Bình Khánh , quận 2, nằm ngoài ranh quy hoạch và ranh thu hồi đất theo Quyết Định 1997 /QĐ-UB ngày 10/05/2002 . Nhưng hành vi của Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Quy hoạch Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh : Xác định nhà đất C11/1. C5/2D nằm hoàn toàn trong ranh thu hồi - giao đất theo quyết 1997/QĐ-UB ngày 10/05/ 2002. Hành vi này vi phạm nghiêm trọng quyết định 13585 và 1997/QĐ-UB V/v thu hồi và giao đất . 
Thẩm phán Phạm Công Hùng có cùng các thủ đoạn “nghiệp vụ cao” như :
- Dằn mặt 2 Sở, buộc 2 Sở phải cung cấp các các chứng cứ quan trọng :
1. Đồ án qui hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/5000 Khu Đô thị mới Thủ Thiêm đã được Chính Phủ phê duyệt theo Quyết định 367 /TTg ngày 04/06/1996.
2. Đồ án qui hoạch chi tiết Khu Đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2 tỷ lệ 1/2000 do Công ty Dịch Vụ Phát Triển Đô Thị - Sở Xây Dựng thành phố lập , ban hành theo Quyết định 13585 /KTST-QH. 
3. Vị trí ranh giới khu đất thu hồi được xác định trên Bản đồ 02/BB-BQL ngày 03/05/2002. Bản đồ này phải được UBND TP HCM phê duyệt, được Ban Quản Lý KĐTMTT công nhận. 
4. Biên Bản cắm ranh cắm mốc, theo Chỉ Thị 34.
Thẩm phán Hùng không quên 'dặn dò' 2 Sở: "Việc gì làm được cho dân thì phải làm ngay. Các đồ án quy hoạch đâu phải là bí mật quốc gia, càng phổ biến càng có lợi cho cả nhà nước và nhân dân".
Sau nhiều lần trì hoãn, 2 Sở vẫn không chịu cung cấp, vì họ toàn dùng chứng cứ giả mạo tại tòa án thành phố, bị nhân dân phát hiện, nên nay 2 Sở đồng lọat nói là "không tìm thấy các Đồ án".
Vi phạm Điều 12 của Quyết định số 322-BXD/ĐT ngày 28/12/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng “về việc ban hành quy định lập các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị”.
Trong phiên xử ngày 14/06/2013, hai sở vẫn không tuân thủ yêu cầu bắt buộc của thẩm phán Hùng, thế nhưng ông Hùng đã thay đổi 180 độ. Ông huy động rất đông công an và an ninh mật vụ, phủ đầu nhân dân. 
Vừa khai mạc phiên tòa, ông đã thẳng tay kêu công an áp giải ông Cao Thăng Ca là người đại diện theo ủy quyền ra khỏi phòng xử, với lý do "bảo đứng mà không đứng, bảo im mồm mà không chịu câm", trong khi ông Ca đang đứng. Sau đó ông cũng truất quyền đại diện của ông Bùi Quốc Toản và ông Đoàn Minh Phương, chỉ để còn lại một mình ông Lê Đức Hảo là người khởi kiện. Điều này cho thấy ông đã cố tình bịt miệng người khởi kiện, không cho tranh luận, vì người bị kiện là hai Sở không thể tranh luận được! Ông Hùng còn vi phạm thủ tục tố tụng khi ông đưa một thẩm phán không có tên vào ghế thẩm phán cùng xét xử.
Tại sao thẩm phán Hùng, TAND TC lại thay đổi như vậy? Không cần trả lời ai cũng rõ; chỉ cần nhìn vào con số sau đây: Đền bù 1m2 cho bà Nga, ông Hào chỉ có 2.200.000 VNĐ/1m2, nhưng dự án bán ra 100.000.000 VNĐ/1m2 .
Thẩm phán Hùng khôn khéo chọn giải pháp an toàn, không tuyên xử bên nào thắng bên nào thua, nhưng ông tuyên đình chỉ vụ án, vì : Việc này không phải là 'đối tượng khởi kiện'! 
Tuyên như vậy có nghĩa là: Kẻ cướp có chức có quyền, cướp nhà đất của nhân dân, không phải là đối tượng xét xử!


Copy từ: Dân Làm Báo

TS Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực hơn 3 tuần lễ

HÀ NỘI (NV) .- Sách của gia đình gửi vào cho ông bị cai tù xé một số trang. Gửi thư về nhà thì không nhận được hết. Ông không được tiếp cận các chứng cớ của vụ án và cũng không được phép gặp riêng vợ.
Ông Cù Huy Hà Vũ ngồi trong trạm xá y tế của Trại tù số 5 ở Thanh Hóa. Hình ảnh này và một số hình khác về ông Cù Huy Hà Vũ được báo điện tử trưng dẫn trong bản tin ngày 16/6/2013 phản bác ông tuyệt thực, không biết đích xác được chụp khi nào. (Hình: VNExpress)
Sự đối xử như trên đối với ông Cù Huy Hà Vũ được vợ ông, bà Nguyễn Thị Dương Hà, mô tả trong cuộc tiếp xúc với thông tấn xã AP tại một quán cà phê ở Hà Nội khi đề cập tới các lý do chồng bà tuyệt thực đã hơn 3 tuần lễ để phản đối chủ trương đàn áp và vi phạm pháp luật của nhà tù CSVN. Thứ Bảy vừa qua, bà Nguyễn Thị Dương Hà đã tới trại giam số 5 ở tỉnh Thanh Hóa thăm chồng. Bà nói chồng bà đã tuyệt thực từ ngày 27/5/2013 đến nay, không chịu ăn dù bà có mang cho ông nước cam và nước súp gà. Ông chỉ chịu ăn trở lại nếu những yêu cầu của ông được đáp ứng. Hiện bà Dương Hà e sợ cuộc tuyệt thực sẽ làm tăng nguy cơ đối với bệnh tim của ông Hà Vũ và có thể dẫn đến tai biến tim mạch.
“Tôi sống trong lo sợ”, bà nói với AP. “Tôi không ngủ được vì tôi sợ có thể nhận được điện thoại thông báo tin xấu”.
Ông Cù Huy Hà Vũ, 55 tuổi, con trai của nhà thơ Huy Cận, một trong những người chỉ trích chế độ CSVN mạnh mẽ, kêu gọi đa nguyên đa đảng, dù thuộc tầng lớp con cháu các công thần của chế độ.
Những bài viết hay các cuộc trả lời phỏng vấn của báo đài ngoại quốc của ông từ tình trạng tham nhũng, nền kinh tế tồi tệ, sự đàn áp các người đòi nhân quyền dân chủ của ông làm Hà Nội bực mình không ít. Nhưng trên hết, ông hai lần kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vi phạm pháp luật đặc biệt là cho phép khai thác bauxite tại Việt Nam.
Ông đã bị nhà cầm quyền CSVN kết án 7 năm tù và 3 năm quản chế ngày 4/4/2011 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”.
Khi hay tin ông tuyệt thực trong tù, rất nhiều người vận động dân chủ hóa ở Việt Nam đã tuyên bố tuyệt thực theo ông. Biết là nhà cầm quyền không để cho ngồi tuyệt thực nơi công cộng, các bloggers hưởng ứng cuộc tuyệt thực của ông Cù Huy Hà Vũ đã ngồi ở nhà mình rồi loan báo trên blog hay facebook.
Hôm Thứ Ba, Tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội và Tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) đã ra các bản tuyên bố đòi hỏi chế độ Hà Nội phải trả tự do tức khắc cho ông Cù Huy Hà Vũ.
“Càng ngày chúng tôi càng được nghe nói tới sự đối xử khắc nghiệt với tù nhân lương tâm trong các nhà tù tại Việt Nam, gồm cả biệt giam, chuyển tới những nhà tù khác  mà không hề báo cho thân nhân, cũng như thiếu thốn thực phẩm và chăm sóc y tế”, ông Rupert Abbott, chuyên viên khảo cứu về Việt Nam, Lào và Cam Bốt của Tổ chức Ân Xá Quốc Tế phát biểu.
Theo nhận xét của ông Carl Thayer, chuyên viên các vấn đề Việt Nam tại Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Úc, trường hợp ông Cù Huy Hà Vũ minh họa cho các chính sách phản tác dụng của chế độ Hà Nội khi họ muốn đe dọa và ngăn chặn các sự chỉ trích. Ông cho rằng dòng dõi danh giá của ông Cù Huy Hà Vũ chỉ làm cho “tính chính thống của chế độ thêm suy yếu”.
Trong cuộc phỏng vấn của thông tấn AP, bà Dương Hà cho biết chồng bà tuyệt thực vì nhà tù lờ các khiếu nại tố cáo mà ông đã làm đơn thư gửi cho họ những tháng trước đó. Luật pháp CSVN đòi hỏi nhà tù phải trả lời khiếu nại tố cáo trong vòng 90 ngày.

“Chồng tôi muốn được đối xử đúng theo pháp luật.” Bà Dương Hà nói. “Anh ấy là luật gia và anh biết mình không làm điều gì sai”.

Ông Cù Huy Hà Vũ và các luật sư của ông đã chính thức khiếu nại rằng các cai tù đã ngăn không cho ông thu thập các bằng chứng của vụ án và không cho ông gặp riêng vợ khi bà từ Hà Nội tới trại giam số 5 ở Thanh Hóa. Ông đã viết các đơn tố cáo một cai tù hành hạ ông.

Ngay sau ngày bà Dương Hà được gặp chồng, hệ thống báo đài CSVN đưa tin kèm theo hình ảnh và video để chứng minh ông Cù Huy Hà Vũ vẫn béo tốt khỏe mạnh, không có dấu hiệu gì của một người yếu sức vì tuyệt thực đã gần 20 ngày.

Nhưng không ai có thể kiểm chứng được những hình ảnh, video đó, đã được chụp hay quay bao giờ. Mọi người đều hiểu chúng cũng được cắt, chọn lọc để người xem, nghe hay đọc hình dung ra những gì nhà cầm quyền muốn chứng minh ở cái lúc họ muốn, nhằm đối phó với dư luận bất lợi.

Đại tá Lê Duy Sáu, phó giám thị trại tù số 5, chỉ trích các lời tố cáo của ông Hà Vũ là “hoàn toàn hoang tưởng”.

Báo chí chính thống của chế độ tuyên truyền rằng ông không ăn cơm của nhà tù nhưng nhận được thực phẩm từ gia đình. Tờ Tuổi Trẻ ngày 16/6/2013 lập lại bản tin của đài VTV1 nói “Bản tin này chiếu khá rõ ông Cù Huy Hà Vũ đi lại mạnh khỏe trong trại giam và được chăm sóc sức khỏe bình thường. Bản tin cũng khẳng định ông Cù Huy Hà Vũ "tẩy chay khẩu phần ăn của trại giam", song vẫn sử dụng các thực phẩm do gia đình tiếp tế”.
Bà Dương Hà thì tin chồng bà tuyên bố tuyệt thực là tuyệt thực chứ không có ăn một thứ đồ ăn nào.
Trong khi đó, luật sư Trần Vũ Hải, luật sư của ông Cù Huy Hà Vũ cho hay báo đài CSVN đã bóp méo sự thật vụ tuyệt thực của ông Hà Vũ. Ông cho hay ông Hà Vũ sẽ chỉ ngưng tuyệt thực khi đơn tố cáo của ông được giải quyết. Luật sư Trần Vũ Hải cũng cho biết ông đã gửi văn thư tới Bộ Công An phản bác các thông tin của nhà cầm quyền và đòi giải quyết đầy đủ những khiếu nại và yêu cầu hợp pháp của ông Cù Huy Hà Vũ.
Bà Dương Hà nói với AP rằng ông chồng bà trông yếu và căng thẳng, khác hẳn những gì hệ thống báo đài chế độ trưng ra. Bà gọi cái phóng sự của đài VTV1 là “phi lý” và “phi pháp”. (TN)


Copy từ: Người Việt

Về vụ tuyệt thực của TS Cù Huy Hà Vũ

Lâu nay trên blog này tôi cố tình không viết về các vấn đề có liên quan đến chính trị nữa, dù thực ra những gì tôi viết trước giờ chủ yếu vẫn là những suy nghĩ về ủa mọi mặt ccuộc sống hàng ngày, trong đó tất nhiên đôi khi cũng có vấn đề chính trị. Sở dĩ hiện nay tôi cố tình loại ra những gì có thể liên quan đến chính trị, thời sự, là vì tôi có nhận được một số cảnh báo từ bạn bè rằng blog của tôi có thể đang bị an ninh chú ý (?), và nói chung là không nên đụng chạm gì đến chính trị trong tình hình hiện nay.

Đó là một lời khuyên sáng suốt và cũng vì lợi ích của chính tôi, nên tôi đã chân thành nghe theo. Tôi thực sự chỉ muốn đóng góp, nhưng có thể cách viết nào đó của tôi (với giọng văn cà rỡn, mỉa mai cố hữu) khi đụng tới vấn đề chính trị sẽ có thể bị hiểu sai, là điều mà tôi hoàn toàn không muốn.

Nhưng hôm nay tôi muốn viết một chút, hoàn toàn khách quan, về vụ tuyệt thực của CHHV, như một đóng góp nghiêm túc của một người tạm gọi là có học, về một việc mà tôi cho rằng không quá khó giải quyết nhưng lại không được giải quyết gọn gàng nên đang tạo ra những dư luận không tốt, đặc biệt là trước mắt bạn bè thế giới. Vì vậy mới có bài này, mong được mọi người, kể cả an ninh nếu có, đọc, hiểu và trích dẫn một cách có thiện ý, và không bóp méo mục đích xây dựng của tôi.

Xin các bạn đọc dưới đây.
---------------

Suy nghĩ của tôi về những thông tin liên quan đến vụ tuyệt thực của CHHV
Cách đây vài ngày truyền thông nhà nước đã chủ động đưa ra trước dư luận những thông tin về người tù CHHV. Lý do: có thông tin CHHV đang tuyệt thực đến mấy tuần lễ liền rồi, và sức khỏe của ông đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Khi có thông tin về CHHV thì mọi người, trong đó có cả tôi, thực bỡ ngỡ, vì (cáo buộc về?) sự “dối trá” của CHHV. Nếu quả CHHV và gia đình đã dối trá thì thực đáng trách. Nhưng mặt khác, video về CHHV thì cũng có nhiều điều khó hiểu, ví dụ chỉ cho thấy CHHV đi từ xa, tiếng nói được cho là của CHHV thì lẫn nhiều tạp âm nên nghe không rõ, có một tấm hình gần thì lại chỉ có lưng và tiếng nói mà không có mặt. Ngoài ra, còn một số thông itn cho rằng giữa tiếng nói được cho là của CHHV và khẩu hình không trùng khớp với nhau. Và video này nói về CHHV nhưng lại chỉ phỏng vấn những người khác về tình trạng CHHV chứ không phỏng vấn chính ông. Dường như có chút gì đó hơi quanh co, thiếu chính danh.
Cùng ngày VTV đưa ra thông tin về CHHV trong tù, tôi có đọc được trên fb một thread tranh luận về việc CHHV có tuyệt thực hay không. Trong thread này có comment của anh Hoàng Ngọc Diêu nói rằng tấm hình mà cái thread ấy đưa ra về CHHV để tranh luận đã được chụp cách đó 1 năm rưỡi, nếu xét theo các thông tin kỹ thuật nào đó trên tấm hình (tôi không rành kỹ thuật nên không thể mô tả chính xác hơn). Thông tin này có vẻ khá "nóng" trước những thắc mắc của dư luận về thông tin do nhà nước đưa ra, nên nó nhanh chóng được chuyển tiếp đi khắp nơi và dựa vào đó đã có một số kết luận trên các trang mạng rằng thông tin của truyền thông NN về CHHV là bịa đặt.
Liền sau đó, nhiều người chỉ ra được sự vô lý của thời gian mà anh HND đã 'đọc' ra. Nếu tấm hình quả thật được chụp vào tháng 1/2012 thì lúc ấy là vào giữa mùa đông, mọi người không thể ăn mặc phong phanh như vậy được. Tình hình liền xoay chuyển 180 độ, với những lời cáo buộc ngược lại rằng anh HND đã đưa thông tin giả tạo vể tấm hình (mà sau đó được chứng mình là chụp ngày 15/6?) để vu khống nhà nước.
Bị cáo buộc là giả mạo, anh HND đã chứng minh thành công rằng anh không phải là người đầu tiên đưa ra tấm hình, mà chỉ đọc những thông tin từ tấm hình mà chính thread tranh luận ấy đã đưa lên. Tấm hình vẫn còn có 'dấu tác quyền’ của trang trandaiquang.net, là tên của vị bộ trưởng bộ công an hiện nay, nhưng không ai rõ trang ấy thực sự là của ai.
Cuộc tranh luận về CHHV đến đây bỗng trở thành cuộc tranh luận về video clip của VTV là giả hay thật, ai dối trá, ai giả mạo thông tin vv, thời gian chụp những tấm hình vv. Dường như có một chiến dịch từ truyền thông NN và các trang mạng ủng hộ nhà nước nhằm tập trung vào việc chứng minh hình ảnh và video về CHHV là những hình ảnh gần nhất (xảy ra trong giai đoạn CHHV được cho là đang tuyệt thực). Đáng chú ý nhất là một tấm hình tôi mới nhìn thấy lần đầu tiên vào tối hôm qua trên trang trandaiquang.net. Link đây:


Trong tấm hình ấy tôi thấy có hai điều đáng chú ý:
- CHHV có cầm trên tay một tờ báo được chứng minh bằng một tấm hình phóng to lên cho thấy đó là ngày 13/6. Tôi tin hình này là thật, vì nó đang nằm trong nỗ lực chứng minh video về CHHV của VTV là đúng.
- Trong tấm hình này, CHHV rõ ràng là có vấn đề về sức khỏe! Mặt sưng phù, miệng méo, mắt hum húp. Không thể nói là ông đang khoẻ mạnh, như truyền thông chính thống đang cố gắng làm cho mọi người tin.
Từ những thông tin tôi có ở trên, đây là kết luận tạm của tôi:
- Cho đến ngày 13/6 ông CHHV vẫn còn đi lại tương đối bình thường nhưng sức khỏe rõ ràng là không tốt.

- Điều kiện sống trong tù của ông CHHV về mặt vật chất không phải là quá tệ; điều này thì clip của VTV đã cho thấy ít nhiều.
- Mục đích “tuyệt thực” của ông CHHV không phải là để phản đối chế độ lao tù như ăn uống, diện tích phòng ốc.
- Video quay CHHV mà VTV đưa lên có những thông tin không rõ ràng và dư luận muốn được làm rõ hơn.
- Không thể chứng minh được tấm hình mà HND đọc ra thông tin “chụp từ năm 2012” đúng là đã được chụp cách đây 1 năm rưỡi.
- Anh Hoàng Ngọc Diêu không tạo ra những thông tin sai lệch về tấm hình “chụp năm 2012”.
- Chưa biết ai đã đưa ra tấm hình đó, và với mục đích gì.
- Những điều mà CHHV phản đối trong đơn của ông cách đây 6 tháng vẫn chưa được trả lời chính thức.
- Việc ông CHHV từ chối thức ăn của trại hơn 20 ngày nay là có thực.
- Ông CHHV có được gia đình tiếp tế nhiều thức ăn.
- Chưa ai chứng minh được là ông CHHV có ăn thức ăn của gia đình tiếp tế.
- Tình trạng sức khỏe của CHHV không phải là không đáng lo ngại (như có thể thấy qua  tấm hình 13/6 trên trang trandaiquang.net).
- Theo lời của LS Dương Hà thì ông CHHV vẫn đang tiếp tục tuyệt thực trong tình trạng sức khỏe đáng lo ngại hiện nay.

- Không ai trong cả hai bên muốn có điều rủi ro nào đó xảy ra cho CHHV.
Với những thông tin nói trên, tôi cho là chúng ta (cả truyền thông NN lẫn lề trái) hãy quên đi cuộc chiến truyền thông, hình ảnh về CHHV vv vì nó là vấn đề phụ và mọi cáo buộc về bên này hay bên kia dối trá đều chưa có đầy đủ chứng cứ. Điều đáng quan tâm hơn, là tình hình sức khỏe thực sự hiện nay của CHHV (video của VTV chưa đủ sức thuyết phục rằng ông vẫn khỏe), và giải quyết những phản đối dẫn đến tuyệt thực của CHHV.

Vì nếu đẩy sự việc đi xa hơn nữa thì điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến một bên là sức khỏe của CHHV, một bên là hình ảnh quốc gia. Một sự nhân nhượng vào lúc này có lẽ là tốt cho cả 2 bên, và đó là điều khôn ngoan nhất cần làm. Để chứng minh với thế giới rằng dân tộc VN là một dân tộc trưởng thành, văn minh và làm mọi điều đều có lý lẽ và sự suy xét lợi hại, chứ không phải là một dân tộc bốn ngàn năm vẫn còn trẻ con, chỉ biết cãi qua cãi lại theo cảm tính.

Cãi cho lấy được, nói cho sướng miệng, và nếu bị phát hiện đã nói sai thì không chịu thừa nhận mà lại cố tình tốn thêm thời gian và sức lực để chứng minh rằng cái sai đó là ... đúng!
Mấy lời suy nghĩ thật tâm, mong được lắng nghe.
-----------
PS1: Đầu đuôi của 'vụ' HND xin xem ở đây: https://www.facebook.com/vtpanh/posts/4500354080745
PS2: Mới tìm thấy video này, các bạn xem và tự phán đoán nhé.
http://www.youtube.com/watch?v=QHsGt0ssxYw 
PS3: Khi tôi vào lại link ở trên (PS2) lúc 16:30 chiều cùng ngày thì thấy đã bị xóa, không rõ tại sao. Xin lỗi các bạn vậy.


Copy từ: Anh Vũ

Ai đã tuồn ảnh cho Website mang danh lãnh đạo?

Đây là tấm ảnh rõ nhất so với Những tấm ảnh truyền thông đã công bố về ông Cù Huy Hà Vũ trong Trại giam:

Các website mang tên Lãnh đạo cho là do VOV cung cấp. - Xem ở Đây

Vài thông tin kỷ thuật về tấm ảnh:
 
 

Trích bài từ QĐND - Ngăn ngừa hiểm họa từ những trang web giả mạo
Trước sự xuất hiện nhan nhản những trang web, blog mạo danh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Quân đội, Công an…, chúng ta càng thấy rõ tâm địa của những thế lực thù địch, phản động là không bao giờ từ bỏ âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam bằng bất cứ hình thức, phương thức, thủ đoạn nào.

Cục A67 cho biết, đứng đằng sau những trang web mạo danh này, không ai khác, vẫn chính là tổ chức “Đảng Dân chủ” do Nguyễn Sĩ Bình cầm đầu. (Link)


Thợ Kạo

Copy từ: Trần Hùng

Facebook bị chặn ở Việt Nam


An Nhiên, thông tín viên RFA

000_170337959-305.jpg
Trang mạng xã hội facebook bị chặn, ảnh minh họa.
AFP photo


Trong thời gian vài ngày gần đây, truyền thông trong nước được huy động một cách mạnh mẽ có định hướng để lên án các blogger, các facebooker và các trang mạng xã hội với cáo buộc có hành vi bôi xấu Đảng Cộng Sản và chính quyền Việt Nam.
Song song với sự lên tiếng của truyền thông chính thống Nhà nước đối với các tiếng nói được cho là ‘lề trái’, hay phản biện như thế, các trang mạng xã hội, cụ thể Facebook, bị người sử dụng nhận thấy đang có sự can thiệp vào, điều này đã làm cho các công dân mạng bức xúc phản đối. Blogger Hành Nhân cho chúng tôi biết:
“Khi người ta chặn một dụng cụ để cho mọi người truyền thông, thì đó là một điều vi phạm quyền tự do ngôn luận của mọi người, đúng ra là quyền mình được thông tin, quyền được phổ biến thông tin. Nhưng điều chặn Facebook này thì không thể chấp nhận được, mình trả tiền để có dịch vụ đó, trong khi đó các nhà cung cấp mạng không bảo vệ người tiêu dùng mà còn chặn làm khó dễ công dân mạng thì rất là vô lý."
Tuy bị chặn, nhưng các công dân mạng Facebook vẫn tìm được cách để vào. Họ có thể sử dụng các phần mềm, vượt tường lửa hoặc thay đổi DNS. Blogger Hành Nhân chia sẻ cách vào Facebook trong những ngày này như sau:
“Vào được facebook, có chỗ vào được có chỗ thì không, vùng này được, vùng khác không được, có lúc rất chậm. Có thể truy cập bằng điện thoại thì tốt, nhưng vào bằng máy tính thì làm khó khăn cho mình, Và theo tôi cách khắc phục, nếu mạng cung cấp này chậm thì chọn dịch vụ mạng khác, còn nếu không được nữa thì mình dùng phần mềm để vượt tường lửa, hoặc mình đổi DSN, bây giờ có nhiều cách để vào facebook, mình sẽ tìm mọi cách có thể vào được.”
Trang Facebook, không chỉ dành riêng cho các công dân mạng tìm thông tin đa chiều mà còn có nhiều doanh nghịêp đã bỏ tiền để sử dụng trang mạng xã hội này để tiếp thị giờ đây cũng không biết phải làm gì khi các nhà cung cấp internet ngăn chặn? Trưởng phòng sale một công ty quảng cáo xin giấu tên nói với chúng tôi trong tâm trạng chỉ biết cười và chấp nhận về vấn đề này :
“Thực sự các nhà mạng không có được công bằng với các doanh nghiệp, hiện tại có nhiều doanh nghiệp họ đã xây dựng các trang mạng của họ lên hơn cả trăm nghìn người, nếu chặn thì xem không được. facebook Việt Nam thì đang mới chặn lại trong mấy ngày này và một số thực trạng là như vậy”.
Có một Facebooker xin ẩn danh cho chúng tôi biết sức mạnh của mạng xã hội tại Việt Nam:
“Số lượng người dùng Facebook ở Việt Nam rất nhiều từ khoảng 15 đến 20 triệu,  theo tôi biết tại là vì hồi đầu năm nay báo chí đã thống kê khoảng 12 triệu tính tới thời điểm này thì nhiều. Facebook phát triển ở Việt Nam rất là nhanh, ở Việt Nam những thông tin chính thống bị kiểm duyệt hết, còn trong facebook thì không kiểm duyệt được nên nó lan truyền một cách nhanh chóng, vì thế nhà nước lo sợ ảnh hưởng đến sự cai trị của họ.”
Hiện tại hai nhà cung cấp internet cho người sử dụng tại Việt Nam chiếm được nhiều thị phần đó là FPT và Viettel, chúng tôi đã liên lạc qua điện thoại với họ để tìm rõ nguyên nhân tại sao không cho sử dụng mạng xã hội Facebook. Một nhân viên tổng đài Viettel đã cho chúng tôi biết:
“Hiện giờ, đối với trang mạng facebook đang có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia nên cơ quan có chức năng đã chặn, nên bên Viettel không hỗ trợ được thông tin về trang mạng này. Chặn này là không có nhà mạng này hổ trợ thông tin về facebook cả. Và do trước đây, bộ thông tin và truyền thông có cho sử dụng trang mạng xã hội facebook , nhưng trong một thời gian sử dụng có ảnh hướng đến an ninh quốc gia, tức là có một số cá nhân có thể là dùng trang mạng xã hội này để tuyên truyền làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, và đối với trang mạng xã hội đây không phải là mạng của Viettel và khi nào mở lại trang facebook thì không biết được.”
Chỉ trong vòng vài năm gần đây các trang mạng xã hội, và các trang blog phát triển rất mạnh mẽ. Tại Việt Nam trang Facebook đang có một  cộng đồng mạng rất lớn, đa số họ vào facebook để trao đổi, chia sẻ thông tin cùng bạn bè, cập nhật tin tức đa chiều…vì nơi này không bị kiểm duyệt. Trong khi đó Đảng CSVN đang có trong tay hơn 700 tờ báo cùng 67 đài phát thanh và truyền hình, hơn cả ngàn dư luận viên nhưng vẫn luôn sợ tiếng nói của các trang mạng xã hội và các trang blog.



Copy từ: RFA

NHÀ BÁO “THAM NHŨNG” NHƯ THẾ NÀO ?


Ngô Minh

Người ta gọi “báo chí là quyền lực thứ tư” trong xã hội sau lập pháp,tư pháp và hành pháp. Vì là quyền lực nên bao giờ cũng có sự lạm quyền. Lâu nay ta chỉ nói đến lãnh đạo có chức có quyền tham những. Vậy nhà báo có tham những không ? Có ! Một số nhà báo và cơ quan báo chí đang tham nhũng rất tinh vi. Báo mà đăng bài để “ chạy án” cho Năm Cam cách đây mấy năm là báo hại đích thị rồi. Mới đây, Hà Phan (Phan Hà Bình) phó tổng thư ký tòa soạn của một tờ báo lớn bị bắt khi nhận hối lộ 220 triệu đồng (11.000 đô la) để không viết bài tố các thương gia. Đó là những chuyện tham nhũng, hối lộ cụ thể. Từ nhiều năm qua báo chí ta cũng có không “mẹo làm tiền” các doanh nghiệp không kém những vụ việc trên. Không ít tờ báo đang trở thành báo hại. Hại đến mức hễ nghe nhà báo tới là giám đốc “sợ” tái mặt , phải tìm cách “chạy trốn”, nhưng lại ít người nói tới.

Tòa soạn báo thành…cơ quan đánh quả ! Từ ngày đổi mới đến nay, báo chí đã thực sự trở thành “món ăn” không thể thiếu đối với người dân hàng ngày. Báo chí đang tham gia tích cực và có hiệu quả vào sự nghiệp đổi mới, mở của , chống tiêu cực, tham nhũng . Nhiều tờ báo do hấp dẫn người đọc, ti-ra phát hành lớn, nên người ta sống chủ yếu bằng lợi nhuận báo. Những tờ báo đó, hàng các doanh nghiệp hàng ngày tìm đến xin đăng quảng cáo rất đông. Nhưng cũng có rất nhiều tờ báo phát chỉ phát hành được vài ngàn bản một kỳ . Tiền bán báo không đủ bù tiền in, tiền nhuận bút , nên cả tòa soạn sống chủ yếu bằng “ nghề chạy quảng cáo” ở các DNNN, thậm chí “ chạy” quảng cáo tận các trường tiểu học, trạm xá, bệnh viên..thậm chí Trại phục hồi nhân phẩm cũng phải “mần” quảng cáo ! Nhiều tờ báo ở Hà Nội, vào Đà Nẵng lập ra một “ Đại diện Miền Trung “ hẳn hoi , nhưng tòa soạn không trả lương, mà anh em phải đi chạy quảng cáo để nuôi nhau ! Cứ đến kỳ Tết Nguyên Đán, ngày 30-4, ngày nhà báo Việt Nam 21-6, ngày Quốc Khánh 2-9.v.v..cả tòa soạn không viết báo mà đổ xô đi …làm quảng cáo! Làm quảng cáo mà có thư của thứ trưởng, vụt trưởng mang theo. Có báo một cái Tết “đọc lệnh” được vài ba tỷ đồng tiền qủang cáo! Giám đốc doanh nghiệp nhà nước phải tiếp mỗi ngày hàng mấy chục “nhà báo quảng cáo” như vậy nên phát sợ. Nhiều nhà báo nhơè đi “đọc lệnh” quảng cáo mà có tiền xây nhà lầu, mua xe hơi xịn. Chứ nếu sống bằng nhuận bút thì không bao giờ có những thứ như vậy. Một nhà báo viết nhiều, in nhiều như bác Nguyễn Xuyến ở cạnh nhà tôi, mỗi tháng măng-đa nhuận bút về 7, 8 triệu đồng , cũng không đủ tiền mua xe hơi xin như vậy Các nhà báo hãy sờ tay lên gáy mình mà ngẫm nghĩ để sống cho ra con người .

Dù DN không có nhu cầu quảng cáo, nhưng phải bấm bụng mà làm, vì không làm “ lỡ có sai sót gì” trong kinh doanh, “nhà báo nói thêm” một thành mười thi nguy to! Một cái quảng cáo nửa trang ( 27x 40cm) 20 triệu bạc, in bia bốn thì 50 triệu . Một cái Tết “ chiều” cho hết hàng mấy chục tờ báo , coi như mất toi hai ba bốn trăm triệu ,vì thế mà giá hàng hóa dịch vụ bị đội lên, khó mà cạnh tranh . DNNN thì ngày càng thua lỗ, thế mà phải “nuôi” thêm các anh “báo hại”! Bởi thế mà anh Lê Hữu Thăng, hiện là phó chủ tịch tỉnh Quảng Trị , hồi làm giám đốc Công ty Xuất Nhập khẩu tỉnh, anh đã nghĩ ra được “mẹo” để tránh sự “tấn công” của các nhà báo quảng cáo . Anh làm một văn bản, bộ tứ công ty ký vào, quy định một năm chỉ làm quảng cáo trên 2 tờ báo vào dịp Tết hay lễ ở báo tỉnh, báo ngành . Anh dán tờ “ yết thị” đó lên . Nhà báo tới đành im lặng rút lui !

Có nhiều chiêu làm quảng cáo lắm. Viết một bài ca ngợi thành tích công ty, gọi là “ viết cho”, rồi bắt doanh nghiệp “trả ơn” bằng cái quảng cáo. Kiếm mấy em thật tươi mát, nhận làm hợp đồng , các em sẽ “ngồi lỳ” ở phòng giám đốc suốt buổi , giám đốc ngán quá phải “ ký” , hoặc các em sẽ “chiều chuộng”,” liếc mắt đưa tình” giám đốc để được cái quảng cáo . Tiền chùa mà, mất gì! Đã có thư tố cáo ông giám đốc M. chi cho cô bồ nhí là ”phóng viên quảng cáo” của tờ báo nọ trong mấy tháng hơn 400 triệu đồng quảng cáo. Ở tỉnh nọ , các nhà báo tỉnh gọi đi làm quảng cáo là “ đi đọc lệnh”. Có nghĩa là cứ đến doanh nghiệp bắt giám đốc ký, vì giám đốc nào cũng có “gót chân A-Sin” mà nếu tiết lộ lên báo là gay! Hoa hồng cho người làm quảng cáo từ 30 % có báo chi trả 40, 45% , nên có nhà báo từ xe đạp “chân co chân duỗi”, vào nghề chỉ mấy năm làm quảng cáo đã xây được nhà bốn lầu, mua xe hơi… Thế là Tòa soạn báo thành cơ quan đi ..đánh quả quảng cáo ! Đó là tham những chứ gì nữa !

Chuyên đề.. . “lừa” ?! Hiện nay có rất nhiều tờ báo, tạp chí , cũng gọi là cơ quan báo chí với đủ ban bệ, nhưng không bao giờ làm báo cả ! Thế họ sống bằng gì ? Xin thưa: bằng việc xuất bản các “chuyên đề …lừa”. Qua tìm hiểu nhiều báo, tôi biết cách làm của họ như sau. Chạy xin giấy phép, đặt tên thật oách, kiểu “Tiềm năng đầu tư của tỉnh…”, hay” Tỉnh…rải thảm đỏ mời các nhà đầu tư”…, Phóng viên trang bị máy ảnh kỹ thuật số xịn, đeo hai ba cái trước nực, tay xách laptop kè kè , để lòe thiên hạ. Rồi ông Tổng biên tập lên xin ông Thứ trưởng, Bộ trưởng cái thư gửi cho Bí thư, chủ tịch các tỉnh, đề nghị phối hợp làm chuyên đề “ giới thiệu tiềm năng đầu tư của địa phương” hay Lễ hội, Festival.v.v.. Các tỉnh nghe nói “đầu tư nước ngoài” mừng lắm , vì đây là mốt mà ! Ông TBT mới tán thêm là “ tờ báo của mình in song ngữ, phát hành đi hơn trăm nước trên thế giới, ti-ra hai triệu bản”. Thế hợp đồng làm “ Chuyên đề về tiềm năng kinh tế, mời gọi đầu tư của tỉnh X” được ký. Ngoài việc tỉnh chi số tiền in ấn lên tới hàng trăm triệu đồng, chủ tịch tỉnh còn ký công văn “bắt “ hàng trăm doanh nghiệp mạnh trong tỉnh tham gia quảng cáo, mỗi doanh nghiệp 15 – 20 triệu đồng. Sau đó họ thuê người viết bài, chụp ảnh, dịch , cộng thêm trích đoạn nghị quyết tỉnh, bài phỏng vấn kèm ảnh ông bí thư, chủ tịch in trang đầu, thế là được cuốn “ chuyên đề” dày khoảng 100 trang, in song ngữ Việt- Anh. Người viết bài này cũng đã từng được thuê viết bài “tiềm năng…” như vậy. Họ chỉ in 700 bản , nộp lưu chiểu, báo biếu 200 bản, còn 500 bản mang về bán lại cho tỉnh với 150 ngàn /1 cuốn ( đã bỏ tiền ra in rồi lại phải bỏ tiền ra mua!). Chỉ một “chuyên đề .. lừa” như vậy, tòa báo đã kiếm được vài tỷ đồng ngon ơ! Có tòa soạn đã lần lượt làm được 61 chuyên đề tỉnh, hàng chục chuyên đề ngành, nhưng chẳng mang lại cho xã hội ích lợi nào ! Những tờ báo như vậy không bao giờ xuất hiện trên thị trường, cũng không ai đặt mua qua bưu điện ! Đó là tham những chú gì nữa !

Có một loại sách… để trên bàn cho vui !

Người biết bài này thường thấy trên bàn làm việc của ông bạn giám đốc DN một chồng sách lớn, cuốn nào cũng dày cộp . Đó chỉ là “ sách… quảng cáo”do đủ loại Nhà xuất bản và cơ quan báo chí ấn hành.! Cuốn nào cũng có tên gọi thật kêu. Ví dụ như Từ điển doanh nghiệp Việt Nam, Cẩm nang doanh nghiệp Việt Nam, Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, Hàng Việt Nam chất lượng cao, Doanh nhân vàng thời mở cửa.v.v..Tôi hỏi ông bạn: Sách này để làm gì? Ông trả lời : Để trên bàn cho .. vui ! Cứ một doanh nghiệp một trang giới thiệu rất đơn giản : tên doanh nghiệp, địa chỉ, điện thoại , Fax, ảnh trụ sở cơ quan, ảnh giám đốc.v.v. cuốn gọi là “ Cẩm nang doạnh nghiêp ” chỉ có 500 trang, nghĩa là chỉ 500 DN, trong lúc đó ở nước ta có gần 500.000 doanh nghiệp ? Thế thì “từ điểm”, “cẩm nang “cái nỗi gì ! Nhưng mà làm được 500 trang quảng cáo đóng thành “sách” ấy, tòa soạn báo đã thu được 2,5 tỷ đồng doanh thu ( 5 triệu đồng/ trang, chưa tính 3 trang bìa 4, 3,2, mỗi trang từ 20 – 50 triệu đồng) , trừ chi phí hoa hồng, tiền chế bản màu, in ấn, còn lãi ròng cả tỷ đồng ! Bởi thế mà rất nhiều báo , nhà xuất bản năm nào cũng làm “Sách.. quảng cáo” với nhiều tiêu chí khác nhau, nhưng tất cả cuốn sách ấy đều không giúp ích được gì cho doanh nghiệp trong kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường. Đó là tham nhũng chứ gì nữa !

Vĩ thanh Tôi không bao giờ phản đối việc quảng cáo trên báo chí. Vì quảng cáo càng nhiều chứng tỏ nền kinh tế càng phát triển. Nhưng quảng cáo theo kiểu “ đi xin”, “ đi đọc lệnh”, hay “làm chuyên đề” , “sách .. .quảng cáo”.. theo hình thức “lừa đảo” đã kể ở trên là làm khổ doanh nghiệp, là báo hại nền kinh tế đất nước . Các tòa soạn báo ơi, nhà báo ơi, tiền báo thu được từ quảng cáo đó là tiền thua lỗ của các doanh nghiệp cả đấy . Đây là một hiện tượng không lành mạnh nhưng rất phổ biến của báo chí hiện nay. Đề nghị các cơ quan chức năng có biện pháp giúp các báo nâng cao chất lượng bài vở sống được bằng nghề làm báo của mình !

 



Copy từ: Ngô Minh

Việt - Trung ký 10 văn kiện hợp tác



Lãnh đạo VN và TQ gặp nhau tại Bắc Kinh
Việt Nam và Trung Quốc có thể sẽ lập đường dây nóng để xử lý các trường hợp tranh chấp lãnh hải.
Hôm 19/6, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã chứng kiến lễ ký kết 10 văn kiện hợp tác tại Bắc Kinh.
Đáng chú ý, hai nước sẽ thăm dò dầu khí chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi vịnh Bắc Bộ.
Tập đoàn dầu khí Việt Nam nói thỏa thuận phù hợp với hiệp định song phương về phân định vịnh Bắc Bộ.
Hiệp định này mới gia hạn lần thứ tư, kéo dài đến năm 2016.
Bộ nông nghiệp hai nước lần đầu tiên sẽ lập đường dây nóng để giải quyết các vụ va chạm liên quan ngư dân trên biển.
Ngoài ra còn có thỏa thuận hợp tác giữa hai bộ quốc phòng, và xây dựng trung tâm văn hóa tại hai nước.
Trung Quốc sẽ cấp khoản vay ưu đãi 320 triệu nhân dân tệ cho dự án hệ thống thông tin đường sắt và còn có một hiệp định cho vay liên quan dự án nhà máy đạm than Ninh Bình trị giá 45 triệu đôla.
Hai bên còn ký chương trình hành động giữa hai chính phủ về triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Sang trong cương vị Chủ tịch nước, và cũng là chuyến thăm đầu tiên kể từ khi Trung Quốc có dàn lãnh đạo mới.
Giới quan sát cho rằng hai chủ đề chính trong chuyến đi lần này của ông sẽ là kinh tế-thương mại và an ninh ở Biển Đông.
Những ngày gần đây, truyền thông hai bên đăng nhiều tin bài ca ngợi ý nghĩa của chuyến đi, mà giới chức nói là "nhằm khẳng định chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với Đảng, Nhà nước Trung Quốc; đưa quan hệ hai bên có bước phát triển thực chất theo khuôn khổ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện; thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực, nhất là về hợp tác kinh tế-thương mại".
Trong một động thái đáng chú ý, quan chức cao cấp của cả hai bên đều đồng loạt trả lời phỏng vấn về chuyến đi này trên các kênh chính thống, cho thấy nguyện vọng chứng minh ngược lại một số cáo buộc rằng quan hệ Việt Nam-Trung Quốc đang 'có vấn đề' vì mâu thuẫn biển đảo.
Mới nhất, chính Chủ tịch Trương Tấn Sang đã trả lời báo chí Trung Quốc trước thềm chuyến đi của mình.

'Trước sau như một'

Trong phỏng vấn thực hiện hôm thứ Ba 18/6, ông Sang khằng định: "Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trước sau như một hết sức coi trọng việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc".
Tuy nhiên, ông đề cập tới các thách thức mới đặt trước quan hệ Việt-Trung ngày nay, và nhấn mạnh: "Hơn bao giờ hết, cả hai nước đều cần môi trường quốc tế và khu vực hòa bình, ổn định để tập trung phát triển".
Gần đây Việt Nam và Trung Quốc đã có nhiều cuộc va chạm trên Biển Đông. Tuy chưa xảy ra xung đột vũ trang, nhưng rõ ràng an ninh và ổn định đã trở nên quan tâm hàng đầu.
Cả hai bên đều thừa nhận rằng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông là vấn đề mâu thuẫn lớn duy nhất còn tồn tại giữa hai bên.
"Việc giải quyết vấn đề Biển Đông là hết sức hệ trọng vì liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, đến tâm tư tình cảm thiêng liêng của dân tộc, của người dân."
Chủ tịch Trương Tấn Sang
Tiến sỹ Ian Storey, chuyên gia về an ninh châu Á, nói với BBC từ Singapore rằng ở thời điểm hiện tại, "triển vọng có được một giải pháp chính trị hay pháp lý đối với tranh chấp Biển Đông là rất yếu ớt vì thiếu ý chí chính trị của tất cả các bên".
"Bởi vậy trọng tâm của tiến trình này sẽ là giảm thiểu căng thẳng thông qua các cơ chế quản lý xung đột."
Ông Storey dự đoán Việt Nam và Trung Quốc sẽ vẫn còn tiếp tục căng thằ̉ng xung quanh vấn đề Biển Đông, các nguồn lợi trong khu vực này, và do vậy các vụ va chạm vẫn sẽ tiếp diễn.
Chủ tịch Trương Tấn Sang nói ông hy vọng "sẽ cùng các đồng chí lãnh đạo Trung Quốc trao đổi thẳng thắn, chân thành, tiếp tục có thêm những giải pháp để giải quyết thỏa đáng những bất đồng trên biển giữa hai nước".
Ông Sang cũng bày tỏ nguyện vọng hai bên cùng giữ lập trường "đối xử nhân đạo với ngư dân, xử lý thỏa đáng vấn đề nghề cá".
Ông nói: "Việc giải quyết vấn đề Biển Đông là hết sức hệ trọng vì liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, đến tâm tư tình cảm thiêng liêng của dân tộc, của người dân".

Giữ thăng bằng

Tiến sỹ Storey cảnh báo rằng lãnh đạo Việt Nam, nhất là Chủ tịch Trương Tấn Sang trong chuyến đi này, sẽ phải đối mặt với áp lực phải giữ hòa khí với Trung Quốc trong khi tỏ ra thấu hiểu và tôn trọng chính những điều mà ông Sang gọi là "tâm tư tình cảm thiêng liêng của dân tộc" nói trên.
Dư luận trong nước đã nhiều lần chỉ trích ban lãnh đạo Hà Nội là quá "nhu nhược" trước các hành động gây hấn của Trung Quốc.
Biên giới Việt Nam Trung Quốc
Việt Nam đang phải tìm cách thăng bằng quan hệ với Trung Quốc
Ông Storey nói với BBC: "Để giữ thăng bằng, chính phủ Việt Nam đang theo đuổi cùng lúc 5 chiến lược: đàm phán ngoại giao song phương với Trung Quốc; ủng hộ các nỗ lực của Asean trong việc thực thi Tuyên bố chung về Biển Đông (DoC) và xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử (CoC); quốc tế hóa vấn đề Biển Đông thông qua các diễn đàn an ninh khu vực; hiện đại hóa không quân-hải quân để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ; và xây dựng quan hệ thân cận với Hoa Kỳ, quốc gia duy nhất có thể đối trọng lại quyền lực đang lên của Trung Quốc".
Thực tế Việt Nam đã hoan nghênh hiện diện của hải quân Mỹ trong khu vực, cũng như chính sách chuyển hướng về châu Á-Thái Bình Dương của Washington.
Giới chuyên gia nói trong chuyến thăm lần này, ông Trương Tấn Sang sẽ tìm hiểu quan điểm của lãnh đạo Trung Quốc sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa có họp thượng đỉnh với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hồi đầu tháng ở California.
Ông Sang sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Tập tại Bắc Kinh.
Vào cuối chuyến thăm, đoàn của Chủ tịch Trương Tấn Sang sẽ có chuyến thăm Quảng Đông trước khi quay trở lại Việt Nam.
Chặng cuối của chuyến thăm sẽ tập trung vào chủ đề kinh tế.
Thương mại Việt-Trung bị đánh giá là chưa xứng với tiềm năng. Trong 5 tháng đầu năm 2013, thương mại hai chiều đạt 18,9 tỷ đôla, tăng 37,3% so với cùng kỳ năm ngoái, theo thống kê của phía Trung Quốc.
Cùng giai đoạn này, thương mại hai chiều của Trung Quốc với Singapore là 30,7 tỷ và với Malaysia là 43,1 tỷ, các con số lớn hơn nhiều.
Thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc ngày càng lớn, từ đầu năm tới cuối tháng Năm đã lên hơn 11 tỷ đôla.
Hãng tin tài chính Bloomberg nhận định ông Trương Tấn Sang sẽ phải làm một bài toán vô cùng khó khăn, là đề cập chuyện biển đảo trong khi vẫn phải kêu gọi trợ giúp và đầu tư của Trung Quốc cho nền kinh tế.
Hai nước đã đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên mức 60 tỷ đôla vào năm 2015.


Copy từ: BBC

Lợi dụng tự do dân chủ và lợi dụng quyền lực

Chỉ trong hơn hai tuần, chính quyền Việt Nam ra lệnh bắt khẩn cấp hai blogger nổi tiếng ở Việt Nam: bắt Trương Duy Nhất tại Đà Nẵng vào ngày 26/5 và sau đó, bắt Phạm Viết Đào tại Hà Nội vào ngày 13/6. Cả hai đều bị buộc tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo điều 258 Luật hình sự Việt Nam.

Trước đó, ở Việt Nam, công an và chính quyền cũng đã từng bắt bớ và kết án nhiều người với tội danh tương tự: “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”. Tôi tò mò vào đọc lại bộ Luật hình sự Việt Nam, thấy ghi:

1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Đọc xong, thú thực, tôi vẫn không hình dung được cụ thể cái gọi là tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” ấy là như thế nào cả. Tôi sống ở Tây phương khá lâu, hiếm khi nghe đến các tội thuộc loại đó. Ở Tây phương, người ta nói nhiều đến tội lợi dụng quyền lực chứ không ai nói đến tội lợi dụng tự do dân chủ. Noam Chomsky có một cuốn sách nổi tiếng tiêu biểu cho cách nhìn ấy: Failed States: The Abuse of Power and the Assault on Democracy (Các nhà nước thất bại: Lợi dụng quyền lực và tấn công dân chủ) do Holt Paperbacks xuất bản năm 2007, ở đó, Chomsky tập trung sự phê phán vào chính phủ, chủ yếu là chính phủ Mỹ, trong việc can thiệp bằng quân sự vào nội bộ các nước khác.

Chomsky là một trí thức khuynh tả nổi tiếng vừa như một người có những suy nghĩ độc lập vừa như một người chống chính phủ (Mỹ) đến mức cực đoan, do đó, ông vừa được nể trọng vừa bị phê phán gay gắt bởi chính giới trí thức Mỹ. Tuy nhiên, điều ông nhấn mạnh hoàn toàn đúng: điều đáng lo ngại trong việc bảo vệ tự do và dân chủ không phải là vấn đề lợi dụng hay lạm dụng các quyền tự do dân chủ của dân chúng mà chính là việc lợi dụng và lạm dụng quyền lực của những kẻ cầm quyền. Có thể nói nếu bản chất của dân chủ là vấn đề phân quyền và kiểm soát quyền lực, nguy cơ lớn nhất mà mọi nền dân chủ lúc nào cũng phải đối diện là việc lợi dụng quyền lực. Nói đến nhu cầu hoàn thiện dân chủ chủ yếu là nói đến việc hoàn thiện các phương thức hạn chế các sự lợi dụng và lạm dụng ấy.

Cách nói “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” của chính quyền Việt Nam, vốn rất xa lạ với thế giới Tây phương, vừa nghịch lý vừa vô lý.

Nó nghịch lý ở nhiều điểm. Thứ nhất, trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, ai cũng biết, dân chúng không có nhiều tự do dân chủ để lợi dụng. Thứ hai, nói đến lợi dụng là nói đến giới hạn, một người bị buộc tội là lợi dụng một cái gì đó khi người ấy vượt qua khỏi cái giới hạn mà nó cho phép; tuy nhiên, tự do của mỗi người vốn lại vô giới hạn trong chừng mực nó không đụng đến tự do của người khác. Như vậy, ở đây sẽ có ba trường hợp: Một, đối với những lãnh vực hoàn toàn không có quan hệ đến người khác, đến bất cứ ai cả, tôi có quyền tự do tuyệt đối; hai, tôi phải biết dừng lại khi chạm đến biên giới của quyền tự do của người khác (ví dụ, tôi có thể nói bất cứ điều gì về tôi nhưng tôi lại không có quyền bới móc đời tư của người khác; tuy nhiên, trong trường hợp này, tôi sẽ không bị buộc tội là lợi dụng tự do của tôi mà là tội xâm phạm vào đời tư người khác hoặc làm hại đến thanh danh người khác); và ba, cái gọi là “biên giới” của tự do của mỗi người lại không phải là một cái khung cố định: một số người, khi quyết định tham gia vào chính sự, trở thành một thứ nhân vật công cộng (public figure), đã mặc nhiên tự nguyện hy sinh phần lớn cái gọi là riêng tư của mình: Với những người ấy, việc vạch trần nhiều chi tiết thuộc về đời tư, ví dụ thu nhập hay tài sản của họ hoặc gia đình họ, không còn bị xem là xâm phạm vào đời tư của nhau nữa. Trong cả ba trường hợp ấy, cái gọi là lợi dụng quyền tự do không hề hiện hữu. Thứ ba, cách nói lợi dụng dân chủ lại càng nghịch lý vì dân chủ, tự bản chất, là quyền từ dưới lên (của dân chúng đối với giới lãnh đạo qua việc bầu cử cũng như phê bình và kiểm tra), nhưng trên thực tế, về phương diện cơ cấu, lại thuộc về phía trên, ở những người cầm quyền: Chỉ có những người cầm quyền mới có thể lợi dụng dân chủ; với dân chúng, những người thấp cổ bé miệng thì vô phương.

Hơn nữa, việc lên án các hành vị lợi dụng quyền tự do dân chủ của dân chúng còn vô lý vì ở Việt Nam hiện nay, nguy cơ phổ biến và trầm trọng nhất, có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của mọi người và vận mệnh của đất nước nhất, chính là việc lợi dụng quyền lực chứ không phải là lợi dụng tự do dân chủ. Tham nhũng: lợi dụng quyền lực. Mua quan bán chức: lợi dụng quyền lực. Đưa con cháu mình vào những chức vụ vượt quá khả năng và không đúng quy định về bổ dụng: lợi dụng quyền lực. Tạo cơ hội cho thân nhân làm giàu một cách bất chính: lợi dụng quyền lực. Trấn áp các quyền tự do căn bản và các biểu hiện căn bản của dân chủ: lợi dụng quyền lực. Chà đạp lên nhân quyền, bắt bớ những người không làm gì khác ngoài việc phát biểu ý kiến và chính kiến của mình: lợi dụng quyền lực. Khẳng định thế lãnh đạo độc tôn của đảng mình, bất chấp nguyện vọng của dân chúng, yêu cầu của dân chủ và xu hướng phát triển của nhân loại: lợi dụng quyền lực.

Ở Việt Nam hiện nay, nhìn đâu cũng thấy lợi dụng quyền lực. Quyền lực nhỏ: lợi dụng ít; quyền lực lớn: lợi dụng nhiều. Lợi dụng quyền lực từ tên công an đứng đường đến đến các bộ trưởng, các thứ trưởng, thủ tướng, chủ tịch nước và vô số những kẻ gọi là lãnh đạo chủ chốt khác. Tai họa lớn nhất mà dân chúng Việt Nam phải gánh chịu hiện nay là lợi dụng quyền lực. Nhu cầu khẩn thiết nhất để xây dựng một nước Việt Nam dân chủ và phát triển cao phải bắt đầu từ một điểm chính: hạn chế lợi dụng quyền lực.

Bắt bớ và trấn áp những người dân bình thường với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” là một cách lợi dụng quyền lực một cách thô bạo. Và trơ trẽn. Trơ trẽn vì nó đánh tráo khái niệm “lợi dụng”.

Copy từ: Nguyễn Hưng Qiốc ( VOA’blog)

Philippines điều thêm quân ra Bãi Cỏ Mây



Bãi cạn Scarborough
Bãi cạn Scarborough đã nằm dưới kiểm soát của Trung Quốc
Philippines vừa điều thêm thủy quân lục chiến và hàng tiếp liệu ra bãi cạn Ayungin (Việt Nam gọi là Bãi Cỏ Mây) ở Trường Sa, nơi tàu chiến và tàu thăm dò của Trung Quốc xuất hiện hồi tháng trước gây căng thẳng giữa đôi bên.
Hãng tin AP dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin nói rằng một đợt mới thủy quân lục chiến đã điều ra để đổi gác tại Bãi Cỏ May, nằm trong khu vực kinh tế đặc quyền (EEZ) 200 hải lý của nước này.
Trung Quốc vẫn tuyên bố chủ quyền với phần lớn Biển Đông và năm ngoái đã giành kiểm soát bãi cạn Scarborough, mà Manila nói cũng nằm trong EEZ của Philippines, khiến Philippines quyết định mang Trung Quốc ra Tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc.
Lực lượng thủy quân lục chiến Philippines tại Bãi Cỏ Mây đóng trên một tàu bệnh viện cũ được cho lên bờ và cải tạo từ năm 1999, sau đó trở thành biểu tượng chủ quyền của nước này.
Bộ trưởng Gazmin nói ông đã thông báo về đợt chuyển quân mới nhất cho Đại sứ Trung Quốc tại Manila, bà Mã Khắc Khanh.
Bà Mã bày tỏ quan ngại rằng Philippines đang cho dựng các cơ sở kiên cố trên bãi cạn này để khẳng định chủ quyền, nhưng ông Gazmin cho hay Philippines chưa có kế hoạch làm như vậy.
"Họ (đoàn Mỹ) tỏ ra rất quan ngại và muốn bảo đảm rằng việc này sẽ được giải quyết không qua sử dụng vũ lực."
Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin
Theo ông bộ trưởng, ông đưa việc này ra nói chuyện với bà Mã để nhằm ngăn chặn xung đột giữa quân lính hai bên, nhưng nhấn mạnh rằng Philippines không cần phải hỏi ý kiến Trung Quốc vì "đây là lãnh thổ của chúng tôi".
Bộ trưởng Voltaire Gazmin cũng nói đã thảo luận tình hình căng thẳng tại bãi cạn với các quan chức an ninh Hoa Kỳ đang ở thăm Philippines, trong đó có Bộ trưởng phụ trách hải quân Ray Mabus, tại Manila hôm thứ Ba 18/6.
''Họ (đoàn Mỹ) tỏ ra rất quan ngại và muốn bảo đảm rằng việc này sẽ được giải quyết không qua sử dụng vũ lực."
Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa, nằm cách đảo Palawan của Philippines khoảng 200 km, không xa đá Vành Khăn mà Philippines đã mất vào tay Trung Quốc hồi năm 1994.
Trung Quốc và Philippines đã giằng co nhau nhiều tháng trời tại khu vực bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham, nằm phía Bắc quần đảo Trường Sa.
Khoảng tháng Tư, Philippines rút tàu và người khỏi nơi đây và như vậy Trung Quốc coi như nắm quyền kiểm soát bãi cạn nói trên.

Copy từ: BBC

THƯ CỦA HỌC GIẢ VÀ CHUYÊN GIA QUỐC TẾ VỀ TÌNH TRẠNG ÔNG CÙ HUY HÀ VŨ

Thư của học giả và chuyên gia thế giới bày tỏ quan ngại về tình trạng sức khỏe và điều kiện giam giữ hiện tại của Ông Cù Huy Hà Vũ

Lời dẫn của Ba Sàm: Hai điểm then chốt trong bức thư này:
1. Sự kiện một tập thể khoa bảng, trí thức người nước ngoài cùng có tiếng nói chung về tình hình chính trị ở Việt Nam là điều chưa hề có trong hơn 30 năm nay.
2. Thư là một thông điệp mạnh mẽ và rõ ràng: Vì quyền lợi của đất nước, vì tương lai của dân tộc, lãnh đạo Việt Nam cần thực hiện đối thoại nghiêm túc với những người khác biệt chính kiến trong nước, thay vì đẩy họ vào vị trí đối kháng.

Đặc biệt là trong tình trạng hiện nay, lãnh đạo Việt Nam nên mạnh dạn chứng tỏ họ có khả năng phát huy đại đoàn kết dân tộc để đối phó với đe dọa nghiêm trọng của ngoại bang, qua đó, thúc đẩy sự hình thành một xã hội dân sự, cấu trúc cần thiết cho sự phát triển và vững mạnh lâu dài của Việt Nam.

Ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước
Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ
Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an
Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam

Kính thưa quý Ông:

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, là học giả và chuyên gia từ nhiều nước trên thế giới, được kết nối với nhau bằng quan tâm chung và hoạt động trong lĩnh vực Việt Nam học. Rất nhiều người trong chúng tôi cống hiến phần tốt đẹp nhất trong công việc và cuộc sống của mình cho các công trình nghiên cứu, cũng như dự án phát triển của Việt Nam, một đất nước và dân tộc cao đẹp. Chúng tôi viết thư này như là người bạn của Việt Nam, và luôn luôn mong muốn những gì có lợi nhất cho đất nước và dân tộc Việt Nam.

Chúng tôi viết để bày tỏ quan ngại sâu sắc của chúng tôi về tình trạng giam giữ và sức khỏe của Ông Cù Huy Hà Vũ. Chúng tôi viết cũng để ủng hộ lời kêu gọi ngày 04/6/2013 xung quanh vụ việc này của vợ Ông Hà Vũ, tức Bà Nguyễn Thị Dương Hà. Ông Hà Vũ là tù nhân lương tâm, bị bắt vào tháng 11/2010 với tội danh “tuyên truyền chống phá” Nhà nước, vì ông ấy tham gia hoạt động hòa bình thúc đẩy dân chủ, bảo vệ quyền con người và góp phần giải quyết một số vấn đề xã hội-môi trường khác. Ông Hà Vũ hiện đang thi hành bản án bảy năm tù giam, từ tháng 4/2011, tại Trại giam Số 5, Tỉnh Thanh Hóa.

Chúng tôi được biết trong thời gian ở Trại giam Số 5, Ông Hà Vũ bị bạo hành bởi quản giáo, không được tiếp cận những dịch vụ cơ bản, và bị tước đi các quyền chính đáng, như quyền thu nhận thực phẩm và nhu yếu phẩm từ chính gia đình của ông, quyền được chăm sóc y tế và chữa trị, và quyền bày tỏ những khó khăn của ông ấy đến với chính quyền có liên quan. Chúng tôi hiểu rằng sức khỏe của Ông Hà Vũ đang trong tình trạng nguy kịch, và càng trầm trọng hơn vì bệnh trạng của ông trước đó. 

Với các lý do này, chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu cấp chính quyền có liên quan hãy lập tức can thiệp vào việc này, nhằm đảm bảo sự an toàn và an ninh của Ông Hà Vũ.

Chúng tôi cũng kêu gọi chính quyền Việt Nam xem xét để thay đổi quan điểm của mình trước tất cả tù nhân lương tâm tại Việt Nam, và thay vào đó tiến đến giải quyết những mâu thuẫn tồn tại giữa hai bên thông qua đối thoại và tương tác mang tính xây dựng.

Chúng tôi xin cảm ơn quý Ông quan tâm đến vụ việc này, và chúng tôi tin tưởng rằng quý Ông sẽ phản hồi với tinh thần thể hiện sự văn minh và phẩm giá của Việt Nam. 

Chúng tôi cũng bày tỏ sự chia sẻ sâu sắc nhất với Bà Dương Hà và gia đình Ông Hà Vũ, những người đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ tình trạng hiện thời. 

Ngày 17/6/2013
Điện thư :  VNdoithoai@gmail.com


Họ tên Chức vụ và tổ chức Nơi chốn
1 Cari Coe, Tiến sỹ Phó Giáo sư Chuyên ngành Quan hệ Quốc tế, Đại học Công lập Lewis & Clark Hoa Kỳ
2 Thomas Crosbie Nghiên cứu sinh bậc Tiến sỹ, Đại học Yale Hoa Kỳ
3 Lisa Drummond Phó Giáo sư, Chương trình Nghiên cứu Đô thị, Ban Khoa học Xã hội, Đại học York Canada
4 Wynn Gadkar-Wilcox Phó Giáo sư, Đại học Công lập Tây Connecticut Hoa Kỳ
5 Lelia Green, Tiến sỹ  Giáo sư Chuyên ngành Truyền thông, Đại học Edith Cowan Úc
6 Hồ Tài Huệ Tâm Giáo sư Kenneth T. Young Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam-Trung Quốc, Đại học Harvard Hoa Kỳ
7 Bernard Huber Sinh viên Cao học, Đại học McGill Canada
8 Huỳnh Kim Giảng viên, Đại học Quốc gia Úc Úc
9 Pierre Journoud, Tiến sỹ Nhà Nghiên cứu và Giảng viên, Đại học Paris 1 Panthéon Sorbonne Pháp
10 Ben Kerkvliet  Giáo sư Danh dự, Đại học Quốc gia Úc Úc và Hoa Kỳ
11 Daniel King, Tiến sỹ Nguyên Học giả tại Đại học Murdoch, Đại học Edith Cowan và Đại học Notre Dame Úc
12 J. Kirkpatrick, Tiến sỹ Giáo sư, Đại học Bennington (hưu trí) Hoa Kỳ
13 Danielle Labbé  Phó Giáo sư, Đại học Montréal Canada
14 Scott Laderman  Phó Giáo sư Chuyên ngành Lịch sử, Đại học Minnesota, Duluth Hoa Kỳ
15 James Laverty Giám đốc Điều hành, Hội Chữ thập Đỏ Hoa Kỳ, Detroit (hưu trí), và Nhà Nghiên cứu Độc lập Hoa Kỳ
16 Lê Xuân Khoa Giáo sư Thỉnh giảng, Trường Cao học Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Johns Hopkins (hưu trí)   Hoa Kỳ
17 Jonathan D. London Phó Giáo sư, Đại học Thành phố Hồng Công Hồng Công
18 Patrick McAllister  Giáo sư Nhân chủng học, Đại học Canterbury Tân Tây Lan
19 Jason Morris-Jung Nghiên cứu sinh bậc Tiến sỹ, Đại học California, Berkeley Hoa Kỳ
20 Ngô Lâm Chuyên viên Lưu trữ, Viện Hoàng gia Hà Lan Nghiên cứu Đông Nam Á và Caribbean Hà Lan
21 Ngô Vĩnh Long Giáo sư, Đại học Maine Hoa Kỳ
22 Nguyễn Hồng Bắc Nhà Nghiên cứu, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Việt Nam
23 Nguyễn Điền Nhà Nghiên cứu Độc lập Úc
24 Nguyễn Đức Hiệp  Chuyên gia Khí quyển, Văn phòng Môi trường và Di sản, Chính phủ Bang New South Wales Úc
25 Nguyễn Thị Hường Nghiên cứu sinh bậc Tiến sỹ, Đại học Indiana Hoa Kỳ
26 Phạm Quỳnh Hương Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Việt Nam
27 Sophie (Sophia) Quinn-Judge                                       Phó Giáo sư Hoa Kỳ
28 Christina Schwenkel  Phó Giáo sứ, Đại học California, Riverside Hoa Kỳ
29 Tạ Văn Tài, Tiến sỹ Luật sư, Nguyên Thành viên Nghiên cứu, Trường Luật Harvard Hoa Kỳ
30 Philip Taylor, Tiến sỹ Thành viên Cao cấp, Đại học Quốc gia Úc Úc
31 Thái Văn Cầu Chuyên gia Khoa học Không gian Hoa Kỳ
32 William S. Turley  Giáo sư Danh dự, Đại học Nam Illinois Pháp và Hoa Kỳ
33 Vũ Thị Quỳnh Giao Thành viên, Cộng đồng Global Shapers tại Thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam


Statement of concern over the state of health and current conditions of imprisonment of Mr. Cù Huy Hà Vũ by scholars and professionals around the world

Mr. Nguyễn Sinh Hùng, Chairman of the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam
Mr. Trương Tấn Sang, President
Mr. Nguyễn Tấn Dũng, Prime Minister
General Trần Đại Quang, Minister of Public Security
Mr. Nguyễn Phú Trọng, General Secretary of the Vietnamese Communist Party 
Gentlemen: 

We, who have signed this letter below, are scholars and professionals from around the world, who are connected by our mutual interest and engagement with Vietnam studies.  Many of us have dedicated the better parts of our careers and lives to support the study and development of this beautiful country and people.  We write this letter as friends of Vietnam, while always trying to keep in mind what is in the best interests of the country and its people. 
We are writing to express our deep concerns about the current conditions of imprisonment and state of health of Mr. Cù Huy Hà Vũ.  We also write in support of the urgent plea on this matter made by Mr. Hà Vũ’s wife, Mrs. Nguyễn Thị Dương Hà, on June 4, 2013.  Mr. Hà Vũ is a prisoner of conscience, who was arrested in November 2010 on charges of “conducting propaganda” against the State for peaceful activities to advocate for democracy, the protection of human rights and other matters of social and environmental concern. He is currently serving a seven-year sentence in Prison No. 5 in Thanh Hoá Province, since April 2011. 
During his time at Prison No. 5, we understand that Mr. Hà Vũ has been subjected to abuse by prison guards and denied basic rights and services, such as rights to food and basic necessities from his family, right to medical services and treatment, and right to communicate his grievances to the relevant authorities.  We understand that Mr. Hà Vũ’s health is currently in a perilous state, which is all the more urgent because of his pre-existing medical conditions. 
As we are sure you will agree, these are matters of serious concern that require urgent action. 
For these reasons, we strongly request the relevant authorities to intervene immediately on this matter to ensure the safety and security of Mr. Hà Vũ. 
We also urge the authorities to reconsider their position on all prisoners of conscience in Vietnam and rather seek resolution to their differences through dialogue and constructive engagement. 
We thank you for your attention to this matter and we trust that you will respond in a manner that reflects the civility and dignity of Vietnam. 
We also express our deepest sympathies to Mrs. Dương Hà and the family of Mr. Hà Vũ, who all suffer terribly from the current situation. 

June 17, 2013
Email :  VNdoithoai@gmail.com


Name Title and Affiliation Country
1 Cari Coe, PhD Assistant Professor of International Affairs, Lewis & Clark College USA
2 Thomas Crosbie Doctoral candidate, Yale University USA
3 Lisa Drummond   Associate Professor, Urban Studies ProgrammeDepartment of Social ScienceYork University Canada
4 Wynn Gadkar-Wilcox Associate Professor, Western Connecticut State University USA
5 Lelia Green, PhD  Professor of Communications,Edith Cowan University Australia
6 Hồ Tài Huệ Tâm Kenneth T. Young Professor of Sino-Vietnamese History,Harvard University USA
7 Bernard Huber Graduate Student, McGill University Canada
8 Huỳnh Kim Lecturer, Australian National University Australia
9 Pierre Journoud, PhD Researcher and lecturer, University of Paris I Panthéon- La Sorbonne France
10 Ben Kerkvliet Emeritus Professor, Australian National University Australia, USA
11 Daniel King, PhD Former academic at Murdoch University, Edith Cowan University, and University of Notre Dame Australia
12 J. Kirkpatrick, PhD Professor, Bennington College, retired USA
13 Danielle Labbé  Assistant ProfessorUniversity of Montréal Canada
14 Scott Laderman  Associate Professor of History,University of Minnesota, Duluth USA
15 James Laverty CEO, American Red Cross, Detroit, retired, independent researcher USA
16 Lê Xuân Khoa Adjunct professor, School of Advanced International Studies, Johns Hopkins University, retired   a USA
17 Jonathan D. London Assistant Professor, City University of Hong Kong Hong Kong
18 Patrick McAllister  Professor of AnthropologyUniversity of Canterbury New Zealand
19 Jason Morris-Jung Doctoral candidate, University of California, Berkeley USA
20 Ngô Lâm Collection Specialist, Royal Netherlands Institute of Southeast Asian and Caribbean Studies (KITLV) Netherlands
21 Ngô Vĩnh Long Professor, University of Maine USA
22 Nguyễn Hồng Bắc Researcher, Institute of Economics and Politics, Vietnam Academy of Social Sciences Vietnam
23 Nguyễn Điền Independent researcher Australia
24 Nguyễn Đức Hiệp  Atmospheric Scientist, Office of Environment & Heritage, NSW Australia
25 Nguyễn Thị Hường Doctoral candidate, Indiana University USA
26 Phạm Quỳnh Hương Institute of Sociology, Vietnam Academy of Social Sciences Vietnam
27 Sophie (Sophia) Quinn-Judge Associate Professor USA
28 Christina Schwenkel  Associate Professor, University of California, Riverside USA
29 Tạ Văn Tài, PhD Attorney, former research associate, Harvard Law School USA
30 Philip Taylor, PhD Senior Fellow, Australian National University Australia
31 Thái Văn Cầu Space Systems Specialist USA
32 William S. Turley  Emeritus Professor, Southern Illinois University France, USA
33 Vũ Thị Quỳnh Giao Member, Ho Chi Minh City Hub of Global Shapers Community Vietnam