CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Ca sỹ, Tiến sỹ và Bất động…sỹ

Cặp đôi Siu và Mr. Đàm.
Cặp đôi Siu và Mr. Đàm.
Đó là Siu Black, Đàm Vĩnh Hưng, Alan Phan và Bất động sản. Chắc bạn đọc hiểu tại sao lão Cua lại ghép 4 ông bà này lại thành một nhóm để bàn trong một entry. Bởi nó liên quan đến chuyện làm ăn của các sỹ, từ ca sỹ, tiến sỹ đến bất động…sỹ.

Mấy tháng trước ông bà Bất động sản (BĐS), gọi là bất động sỹ bởi có thời kiêu sa, ăn trên ngồi trốc, vênh mặt lên với thiên hạ, nay thất bại. Họ kêu gào chính phủ đưa ra gói cứu trợ, vì chết trôi, công trình xây ra không ai mua, thị trường rơi xuống đáy, cái gì cũng dở dang.
Nhưng tiến sỹ Alan Phan nhảy vào phá ngang “Hãy để BĐS chết đi”. Cụ còn giễu “Tôi cũng đã từng làm một nhà đầu tư dự án BDS (real estate developer) ở tận xứ Mỹ xa xôi vào cuối thập niên 1970’s. Sau 7 năm huy hoàng với lợi nhuận, tôi và các đối tác đã trắng tay trả lại mọi vốn và lời trong dự án lớn ở Arizona vào năm 1982. Do đó, tôi khá đồng cảm với trải nghiệm “của thiên trả địa” hiện tại của Quý Vị.”.
Vụ này tốn không biết bao nhiêu giấy mực và thời lượng trên tivi. Tức quá, bầu Đoàn Nguyên Đức bỏ bóng đá người, coi chuyện ‘Đối thoại với TS Alan Phan là chuyện vớ vẩn’. Cánh BĐS Hà Nội đòi tay bo thách đấu võ mồm, nhưng cuối cùng chẳng đi đến đâu. Ai về nhà nấy sau khi chính phủ bỏ 30.000 tỷ cứu mấy cái xác vô hồn.
Mấy tuần nay ầm ỹ chuyện ca sỹ “Siu Black nợ nần, khủng hoảng tinh thần khiến nhiều người quan tâm showbiz Việt phải ngỡ ngàng. Nguyên nhân chính được khẳng định do chị Siu kinh doanh thua lỗ. Bên cạnh đó, một số nguồn tin khác lại cho rằng, Siu Black nợ nần vì dính vào bài bạc.
BĐS bất động
BĐS bất động
Siu mất tinh thần tới nỗi, Phương Thanh – một người bạn thân thiết của chị Siu phải ra mặt làm quản lý, trả lời báo chí, kêu gọi giúp đỡ trong nhiều ngày. Mới đây ngày 3/8, Ngọc Minh idol -cũng là một người bạn của Siu đã bất ngờ chấp nhận hy sinh ở vòng bán kết cuộc thi ‘Tôi là người chiến thắng”, để lấy 30 triệu giúp đỡ Siu Black.”  VNN đưa tin.
Nghệ sỹ hãy hát đi, nếu hay thì người nghe tới chật rạp, tiền ở đó mà ra. Ca sỹ bán café ngon, khách tới uống. Không thể vì nể ai mà khách phải uống thứ nước đen nhạt hoét dù do giọng hát tài hoa pha. Tiếng hát trên sân khấu khác với tiếng tý tách của ly café ngoài đời, không thể lẫn lộn, ăn uống là ăn uống, nghe là nghe.
Việc đầu tư của giới văn nghệ sỹ vào nhà cửa, quán hàng, quần áo thời trang hay son phấn, phải bình đẳng như mọi người dân khác. Lúc đầu tiếng tăm họ giúp nổi nhanh, nhưng về lâu dài, chất lượng, vị trí, giá cả và phong cách phục vụ mới quyết định sự sống còn. Không thể đánh lận con đen giữa tên trên sân khấu và biển hiệu trên phố.
Nghe nói Siu vỡ nợ, một đại gia bên Moscow bỏ tiền ra ứng cứu, anh chị em nghệ sỹ than trời. Họ còn đồn, ai lại lấy hiệu Black trong kinh doanh, đen là phải. Giới showbiz bàn nhau cách giúp, có người góp cả đồng hồ vàng. Nhưng thương kiểu “đàn bà con trẻ” trong kinh doanh chỉ giúp cho thất bại thêm thất bại.
Tuy nhiên rất may, hỏi Đàm Vĩnh Hưng, ca sỹ này hành xử hệt như tiến sỹ Alan. Câu trả lời là, cho chết đi, không biết gì sao nhảy vào kinh doanh, yếu đừng ra gió. Không ngờ Mr. này có tố chất của người kinh doanh có hạng.
VNN đưa tin, khi phóng viên trực tiếp đặt câu hỏi cho Đàm Vĩnh Hưng, liệu Mr Đàm có sẵn sàng giúp đỡ Siu Black – thì nhận được câu trả lời khá thẳng thắn: “Chuyện của chị Siu đã rối lắm rồi và nó cũng không phải một hình ảnh đẹp trong giới văn nghệ sĩ, nên tôi không muốn nhắc tới. Ai cũng cần phải chịu trách nhiệm với quyết định của mình, nên tôi không can thiệp và muốn phải liên quan tới những việc đó. Siu không phải 18 tuổi nữa mà để nói đó là hành động ngây thơ hoặc dại khờ. Mỗi người phải tự chịu trách nhiệm về mình.”
Thú thật, tôi chẳng bao giờ nghe Đàm Vĩnh Hưng hát, chỉ nhớ có lần anh bị ai đó bên California, mặc váy giả làm đàn bà, xịt hơi cay vào mặt. Nghe nói ca sỹ có cả tượng vàng bằng người thật trong nhà.
Trong xe hơi có MP3 bài hát Việt, thấy Siu Black hét trong loa, tôi chuyển qua bài khác. Thà nghe nhạc Jazz ngược phách “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” còn hơn.
Ts. Alan Phan
Ts. Alan Phan
Alan Phan thì tôi cũng chỉ đọc là chính, có gặp bao giờ. Đọc vì thấy cụ già viết rất có lý và lãng tử. Chả thế mà có cả hiệp hội mê Alan gọi là BCA – nghe mang máng như Bộ Công an, sợ hết hồn.
Bất động sản thì thôi rồi lượm ơi, lão Cua toàn mua đắt bán rẻ. Nhiều lúc lão than, trời đã sinh ra Cua còn sinh ra đất để làm hang chi nữa.
Nói gì thì nói, nghệ sỹ thì tôi tôn trọng, ca sỹ tôi vẫn nghe, tiến sỹ tôi vẫn đọc, nhưng bất động sản hay kinh doanh thì chừa ra vì nó là con dao hai lưỡi đối với tôi.
Phàm khi đã nhảy vào thương trường thì lời ăn lỗ chịu. Lúc thắng có tiền, các vị coi người như rác, đi xe hàng triệu đô la, lúc cùng quẫn lại kêu gọi thương tình. Nói như cụ già nhà này, sao mà chối tai.
Về chuyện này, tôi hoàn toàn đồng ý với lời của Alan Phan rủa BĐS “Hãy để chúng chết đi”.  Hoặc như Đàm Vĩnh Hưng nhắc Siu Black “Trái ngon hay trái ngọt là do mình trồng nên. Thành quả tự hưởng, cay đắng tự nuốt lấy”, dù đối với tôi, ca sỹ Mr. hát gào và rên rỉ chả khác gì Siu.
Khi người Việt ta từ quan đến dân, biết nuốt trái đắng, hiểu thất bại là mẹ thành công, hay ít nhất ý thức về thứ tiền kiếm dễ là “của thiên trả địa”, như những bài học đắt giá trên thương trường, mới mong đất nước “sánh vai với các cường quốc năm châu”.
HM. 5-8-2013.


Copy từ: Hiệu Minh

Bộ Công Thương từ chối trả lời về giá điện

Báo chí đặt vấn đề: Kinh doanh thuận lợi sao EVN vẫn tăng giá điện; vì sao thông tư về giá điện có hiệu lực chỉ sau một ngày Bộ Công Thương ban hành?

Vấn đề giá điện vừa tăng 5% được các phóng viên đặt ra hàng loạt câu hỏi để chất vấn lãnh đạo Bộ Công Thương và Cục Điều tiết Điện lực, tại buổi họp báo thường kỳ tháng 7 vào chiều 5-8.
Bộ làm trái chỉ đạo của Chính phủ?
Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa mở đầu họp báo bằng việc điểm qua một số thông tin liên quan đến hoạt động của ngành trong tháng 7. Sau đó 15 phút, hàng loạt câu hỏi nóng về giá điện đã được báo giới đưa ra.
Báo Sài Gòn Giải Phóng nêu: Trong báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sáu tháng đầu năm EVN đã cân đối tài chính, tổng doanh thu tăng 23% so với cùng kỳ. Tại sao EVN vẫn xin tăng giá điện?
Tiếp câu hỏi này, Pháp Luật TP.HCM nêu: Tại buổi họp báo ngày 30-7, người phát ngôn Chính phủ là ông Vũ Đức Đam truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, yêu cầu việc tăng giá điện phải lấy ý kiến người dân, doanh nghiệp. Vậy nhưng bất ngờ Bộ Công Thương ban hành Thông tư 19 cho phép tăng giá điện 5% từ ngày 1-8, Bộ đã lấy ý kiến người dân hay chưa?
Người dân cần EVN công khai, minh bạch giá điện khi tăng giá. Trong ảnh: Đóng tiền điện tại Công ty Điện lực Chợ Lớn. Ảnh: HTD
Tuổi Trẻ bổ sung: Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương, EVN công khai, minh bạch giá điện với nhân dân. Có phải Bộ đã làm trái chỉ đạo của Chính phủ? Giá điện Việt Nam có phải đang cao hơn một số nước trong khu vực như Lào, Myanmar, Indonesia hay không?
Sau đó một loạt báo cũng đã chất vấn thêm về tác động của tăng giá điện, đặc biệt về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo Điều 78 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, “thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn 45 ngày từ ngày ký”, thế nhưng Thông tư 19 về biểu giá điện của Bộ Công Thương ký ngày 31-7, có hiệu lực ngay ngày 1-8, như vậy có phải Bộ Công Thương muốn đẩy nhanh chuyện tăng giá điện?
“Chúng tôi không trả lời nữa!”
Giải đáp các bức xúc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa chỉ đứng lên nói rằng: “Vừa rồi có rất nhiều câu hỏi liên quan đến giá điện và ảnh hưởng tăng giá điện đến các hộ sản xuất và sinh hoạt. Tôi xin phép tại họp báo chúng tôi không trả lời nữa. Chủ đề này đã được trả lời tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 7; ngày 1-8, cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực đã trả lời trên VTV1, ngày 3 và 4-8, Phó Tổng Giám đốc EVN Đinh Quang Tri và Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng đã trả lời trên VTV về giá điện.
Trong khi đó, theo quy định tại Quyết định 25 ngày 4-5-2013 của Thủ tướng về quy chế phát ngôn, người phát ngôn có quyền từ chối, không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp: Những vấn đề thuộc bí mật Nhà nước; những vấn đề bí mật thuộc nguyên tắc và quy định của Đảng; những vấn đề không thuộc quyền hạn phát ngôn; các vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử, trừ trường hợp các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan điều tra có yêu cầu cần thông tin trên báo chí.
Điều chỉnh giá điện là vấn đề đã được Chính phủ chỉ đạo công khai, minh bạch, mặt khác các vấn đề được trả lời trên VTV và trong cuộc họp báo Chính phủ vẫn chưa lý giải tận tường các thắc mắc của dư luận. Vì sao Bộ Công Thương vẫn từ chối trả lời?
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, doanh thu bán điện tháng 7 ước đạt tăng 19,22% so với cùng kỳ; bảy tháng đầu năm tăng 22,75% so với cùng kỳ. Với những số liệu kinh doanh thuận lợi như thế, người dân, dư luận và chuyên gia kinh tế đòi hỏi EVN và Bộ Công Thương một sự sòng phẳng, minh bạch! Nhiều phóng viên đổ dồn ánh mắt về phía ông Đinh Thế Phúc, Cục phó Cục Điều tiết Điện lực, đơn vị được giao thẩm định, kiểm soát về giá điện và cung ứng điện, trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công Thương. Cuối cùng, báo chí vẫn không có được câu trả lời nào về giá điện!
Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa đã lần lượt để đại diện Cục Quản lý thị trường, Cục Xuất nhập khẩu, Vụ Thị trường trong nước trả lời về thành tích chống hàng giả, khó khăn chống buôn lậu chiếm 2/3 lượng thời gian buổi họp.
Có thể giảm giá xăng dầu
Trả lời câu hỏi của Pháp Luật TP.HCM, giá xăng dầu thế giới đang giảm, liệu giá trong nước có giảm hay không, ông Nguyễn Xuân Chiến - Vụ phó Vụ Thị trường trong nước thừa nhận giá xăng dầu thế giới cuối tháng 7 có giảm nhưng việc điều chỉnh giá trong nước lại phụ thuộc vào giá bình quân thế giới 30 ngày và các yếu tố khác như thuế nhập khẩu, mức trích quỹ bình ổn… Nếu trong thời gian tới, các yếu tố đầu vào này tiếp tục giảm thì tất nhiên doanh nghiệp trong nước phải giảm giá.
Liên quan đến dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu, ông Chiến cho biết dự thảo lần thứ tư đã hoàn thành nhưng do dự thảo mới này có đến 23 điều sửa đổi, bổ sung hai điều trong tổng số 35 điều, trên cơ sở lấy ý kiến Bộ Tư pháp và Tài chính, Bộ Công Thương sẽ không trình nghị định sửa đổi, bổ sung. Thay vào đó, Bộ Công Thương được giao nghiên cứu, đưa ra một nghị định mới và trình Chính phủ vào ngày 30-9.
“Địa phương quản lý rất chặt”
Trả lời báo Dân Trí về vấn đề thương lái thu mua đỉa, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa cho biết sau những hiện tượng thương nhân nước ngoài (có/không có đại diện ở Việt Nam) thu mua cua ở Cà Mau, dứa ở Vĩnh Long, vải ở Bắc Giang, Bộ Công Thương đã có chương trình rà soát và tuyên truyền phổ biến lại kiểm soát hiện tượng này. “Hiện nay, hiện tượng các thương nhân nước ngoài thu mua ở Việt Nam đã dần được quản lý. Các địa phương quản lý việc này rất chặt”.  
TRÀ PHƯƠNG


Copy từ: Pháp Luật

GIÁ ĐIỆN TĂNG, XĂNG KHÔNG GIẢM


* MINH DIỆN
       
      BVB - Từ ngày 1-8-2013, giá điện tăng bình quân thêm 5%, tức 1.508, 85  đồng một  kwh. Thế  là mỗi hộ  dân  lại phải bóp cái bụng vốn đã lép của mình, bớt miếng cá,  miếng rau, bỏ vào cái hồ lô không đáy mịt  mùng của ngành điện tư  6.800 đồng đến 37.200 đồng một tháng.
             Tại sao gọi là cái hồ lô không đáy mịt mùng? Phải chăng ăn phải bả thế lực thù địch nói xấu nhà nước? Thưa không, đó là một sự thật, ai cũng biết: Các khoản lỗ của ngành điện lực lấp mãi không đầy, ngược lại ngày càng rỗng roãng, và  nhiều hang hốc tối tăm không biết đâu mà lần.
Chẳng tin cứ giở hóa đơn  tiền điện ra mà xem. Năm 2009 tăng 7%, 2010 tăng 8%, tháng 3-2011 tăng 15%,  tháng  12-2012, tăng 5% .
 

             Năm nào cũng tăng, mỗi lần tăng thu hàng ngàn tỷ mà ngành điện vẫn không  bù  lỗ.
               Lần  này ông Đinh Quang Trí, phó tổng giám đốc EVN cho biết, tăng giá điện 5%  thu được khoảng  3.500 đến 3.600 tỷ đồng không đủ chi phí!
              Ô hay, sao con số có vẻ khiêm tối như vậy ?  
             Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí  Long  tiết lộ trên báo Dân trí, năm 2012, doanh thu của EVN là 143.000 tỷ đống, lần tăng giá điện lên 5% , vào ngày  22-12, EVN đã thu được từ 6.000 đến 7.000 tỷ đồng.  Năm 2013, mới 7 tháng  tháng đầu năm , doanh thu của EVN đã đạt:  96. 786 tỷ đồng, ước tính 5 tháng còn lại đạt :  83.000 tỷ, tổng doanh thu sẽ là : 179.786 tỷ.  Lần này cũng tăng giá điện lên 5% , thì  số tiền thu được từ 8.000 đến 9.000 tỷ đồng mới đúng.  
             Ông Đinh Quang Trí lại nói : “Tăng  giá điện 5%  chưa đủ để bù lỗ chênh lệch giá than tăng !” 
              Xin hãy thử làm một bài toán, để thấy  phát ngôn của các quan chức ngành điện chính xác ra sao?  
             Gía than nội địa  chào bán tháng 6-2013 là 69 đô la một tấn ,trong khi  Trung Quốc chào bán có 56 đô la.   Nếu  như  ngành điện nói, giá than đã tăng từ 34 đến 41 %, thì  trước đó giá than bao nhiêu? Phải chăng  chỉ khoảng 43, 13 đô la tấn. Rẻ thế?
             Lại thử  lấy giá than  hiện tại  là 69 đô la tấn, nhân với tỷ lệ  tăng  bình quân  34 %  như ngành điện nói ,thì mỗi tấn than ngành điện phải bù lỗ 23,46  đô la, quy ra tiền đồng  với  tỷ giá 21.110 đồng  ăn 1 đô la, sẽ là 495. 264  đồng, lấy số tròn 500.000 đồng. Nếu  số  tiền ngành điện thu  được khi tăng giá 5% kwh, mà   theo ông Đinh Quang Trí nói,  chưa đủ bủ lỗ mua than,   thì  họ đã sử dụng bao nhiêu tấn than?  Lấy 8.000 tỷ,  chia cho 500.000  đồng, có đáp số  là: 16 triệu tấn than, bằng một nửa sản lượng than TKV khai thác một năm. 
              Việt Nam có bao nhiêu nhà máy điện chạy than  mà  ngốn hết ngần ấy than, hở trời?
              Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, đã phát biểu  trên báo điện tử Dân Trí ngày 5-8-2013, rằng EVN cần phải sòng phẳng với giá điện. Ông nói: “Họ chưa giải trình rõ cơ cấu giá than tăng như vậy thì giá điện sẽ như thế nào? Tức là chi phí than, khí , chiếm bao nhiêu phần trăm  cơ cấu của giá điện. Trong bối cảnh hiện nay, thủy điện đang nhiều nước, cộng thêm giá xăng dầu  thế giới  giảm, thì sẽ bù trừ cho nhau ra sao?”.
            Vâng, nếu rạch ròi như vậy, thì người dân dù phải thắt lưng buộc bụng cũng cam. Đằng này cứ lập lờ đánh lận con đen, không tách bạch giữa phát điện và phân phối điện. Một đơn vị tự định giá, tự phân phối, nên rất thiếu minh bạch khách quan. EVN tăng giá bán liên tục, nhưng không tăng giá mua điện. Các doanh nghiệp sản xuất điện phải bán cho EVN giá 750 đồng kwh, trong khi EVN bán cho người tiêu dùng 1.400- 1.500 đồng một kwh. 
             Nghe EVN  biến báo,  rằng  tăng giá điện để lấy tiền đầu tư  phát  triển ngành điện  thật nực cười. Chẳng phải chính họ đề ra kế hoạch “Xã hội hóa ngành điện”  ư?  Ai cũng biết xã hội hóa ngành điện , cũng như các ngành khác xã hội hóa, là kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư theo cơ chế thị trường, đâu phải theo EVN tăng giá điện lấy tiền độc quyền đầu tư,  độc quyền bán điện và tự do tăng giá? 
              Những câu  hỏi  tiến sỹ Nguyễn Minh Phong đặt ra cũng là câu hỏi rất nhiều người đặt ra 
              Phải chăng EVN đang bị lỗ treo hàng ngàn tỷ vì đầu tư ngoài ngành, nên  phải tăng giá điện liên tục lấy tiền trám vào những mảng lỗ treo  khổng lồ ấy?
               Tại sao EVN báo cáo chính phủ đã cân bằng được tài chính, doanh thu tăng 23%  mà vẫn tăng giá điện? 
               Bộ công thương có biết tăng giá điện như vậy ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân thế nào không?
               Chính phủ có chỉ đạo Bộ công thương lấy ý kiến dân trước khi tăng già điện không?...
               Trong buổi họp báo ngày 5-8 vừa qua, bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng bộ công thương nói: “Vừa rồi có rất nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề tăng giá điện, và ảnh hưởng của vấn đề tăng giá điện đối với các hộ sản xuất , sinh hoạt, chúng tôi xin được phép, tại cuộc họp báo này, không trả lời nữa!” (Nguồn Tiền Phong online)
                 Trong khi bà Thứ trưởng  trả lời thẳng thừng như thế về giá  điện tăng , thì ông Nguyễn Xuân Chiến, Phó vụ trường vụ thị trường trong nước, cũng ở  Bộ công thương,  trả lời rất suôn sẻ về việc không giàm giá xăng như thế này: “Trong tuần thứ 4 của tháng 7-2013, giá xăng dầu thế giới giảm, tuy nhiên giá xăng dầu trong nước vẫn giữ nguyên, bởi do điều chỉnh giá phụ thuộc vào nhiều yếu tố,  như thuế nhập khẩu, mức trích quỹ bình ổn xăng dầu... Mặt khác nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu thì tối thiểu 30 ngày mới điều chỉnh giá” (Nguồn báo CAND, VOV).
               Vậy là giá điện tăng, xăng không giảm.
               Và người ta nói rằng, giá điện tăng, giá xăng không giảm, chỉ tác động tăng  0,1 phần trăm  CPI,  không ảnh ảnh hưởng đến đời sống nhân dân!
                Nghe nói , nhà văn nổi tiếng Aziz Nesin sắp sang thăm Việt Nam trao lại giải thưởng “ Những người thích đừa” cho ai đó! 
 M D

Copy từ: Bùi Văn Bồng

Nhìn lại cuộc đời blogger Điếu Cày

Thanh Quang, phóng viên RFA 2013-08-05
TranhdauchoDieuCay-Danlambao-305.jpg
Thân nhân blogger Điếu Cày tranh đấu cho anh trước Tổng cục 8 - Bộ Công an hôm 26/7/2013
Photo courtesy of danlambao


Thứ Sáu tuần rồi, anh Nguyễn Trí Dũng, con trai của tù nhân lương Tâm Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, sau khi được gặp cha vài phút tại trại tù số 6 ở Nghệ An, cho Đài ACTD chúng tôi biết là blogger Điếu Cày đã ngưng tuyệt thực:
(Bố tôi nói) Mục đích chính đã đạt được, để cho mọi người biết hiện trạng giam giữ tù nhân lương tâm. Thứ hai là để cơ quan chức năng khẳng định đã nhận được những đơn của tập thể đội A, trại giam số 6 ở Thanh Chương, Nghệ An đã ký. Đã đạt được mục đích chính nên cùng ngày 27 bố tôi đã ăn trở lại.
Từ Hà Nội, blogger J.B.Nguyễn Hữu Vinh nhận xét:
Hôm nay, chúng tôi cũng thấy vui hơn vì dù sao thì anh Điếu Cày cũng đã đảm bảo được tính mạng vẫn còn tồn tại. Nhưng ở đây cần rút ra một kết luận là cách xử sự đối với tính mạng con người trong cái chế độ này, trong cái nhà nước này là tính mạng con người bị coi rất rẻ.

Luôn khắc khoải cho vận nước 

Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã tuyệt thực 35 ngày liên tiếp để phản đối giới cai ngục biệt giam ông vì ông không ký tên nhận “tội”. Mà nếu cho là có tội, thì ai cũng rõ Điếu Cày chỉ có mỗi một “tội yêu nước”. Và không biết có phải vì đáp ứng lời dặn dò “Biển Đông vạn dặm dang tay giữ, Đất Việt muôn năm vững trị bình” của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cách nay khoảng nửa thiên niên kỷ hay không mà người tù lương Tâm của Thế kỷ 21 này phải lâm cảnh đoạ đày ở nhà tù số 6 của Bộ Công an VN tại xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An ?

Ngược dòng thời gian, vào thời điểm đánh dấu biến cố 30 tháng Tư năm 1975, anh bộ đội Nguyễn Văn Hải “giã từ vũ khí”, gầy dựng được một sự nghiệp thành công, cuộc sống sung mãn. Blogger Người Buôn Gió nhớ lại “ Ngày ấy mới có blog 360, người cựu chiến binh Nguyễn Văn Hải đang có cuộc sống an nhàn như bao người khác ở tuổi sắp về già, anh tìm đến blog như tìm đến một thú chơi, trên blog của mình anh khoe những bức ảnh chụp trên mọi miền Tổ quốc. Có lẽ nếu Hoàng Trường Sa không dậy sóng, nước biển không hòa máu ngư dân Việt Nam...Nguyễn Văn Hải sẽ thành một nhiếp ảnh gia có cái hiệu dân dã là Điếu Cày”. Nhưng, blogger Người Buôn Gió báo động:
Từng là người lính, người có tâm với đất nước, Nguyễn Văn Hải gác bỏ đời sống an nhàn, đầy đủ để xuống đường tham gia vào cuộc biểu tình và những hoạt động đòi hỏi chủ quyền cho quê hương.
- Blogger Người Buôn Gió
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền biển Đông bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa là của họ nên nhân dân hai miền Nam Bắc Việt Nam đứng lên biểu tình vào cuối năm 2007. Từng là người lính, người có tâm với đất nước, Nguyễn Văn Hải gác bỏ đời sống an nhàn, đầy đủ để xuống đường tham gia vào cuộc biểu tình và những hoạt động đòi hỏi chủ quyền cho quê hương.

Với tâm trạng luôn khắc khoải cho vận nước, dân tộc, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã trở thành một trong những người đầu tiên báo động giang sơn gấm vóc VN từ “Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau” mà tiền nhân tốn xương máu gầy dựng và để lại đã bị phương Bắc cướp mất Mục Nam Quan, Thác Bản Giốc trong khi VN cũng đã mất Hoàng Sa, một phần Trường Sa, biển đảo lâm nguy…Nghĩa là, nói theo nhà thơ Trần Mạnh Hảo:

Đất nước đang treo trên sợi chỉ mành
Sợi chỉ mành 16 chữ vàng và dối lừa 4 tốt
Có kẻ rước giặc lên bàn thờ
Xì xụp lạy khấn tàn nhang chủ nghĩa
Những giáo điều làm cơm nguội bơ vơ

Rồi trong bối cảnh đông đảo những thanh niên, sinh viên rầm rộ xuống đường bày tỏ lòng yêu nước và đồng loạt khẳng định chủ quyền lãnh hải, lãnh thổ của tiền nhân, thì hình ảnh hiên ngang của Điếu Cày xuất hiện trước thềm Nhà Hát TP Saigòn với biểu ngữ “ Hoàng Sa-Trường Sa là của VN”, “Tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh”…Như vậy là:

Bác Điếu vác cày đi trước
đảng mình lẻo đẻo theo sau
đảng ta theo hoài tắt thở
điên tiết tống bác vào tù
.


Bị tù vì yêu nước ... 

08127E35-3AF5-427F-BFB1-B863F2C5FB09_w300_cy8_r1_s.jpg
Blogger Điếu Cày trước tòa

Blogger J.B. Nguyễn Hữu Vinh cho biết trước đây anh chỉ chú ý, ở mức độ nào đó, một blogger bị giam giữ về tội trốn thuế. Nhưng sau đó, khi Điếu Cày Nguyễn Văn Hải chuẩn bị ra tù, một số anh em bạn bè định đến đón Điếu Cày thì mới biết ra anh không được về mà phải bị giam giữ tiếp để thụ án khác thêm mười mấy năm tù nữa. Từ đó, blogger J.B. Nguyễn Hữu Vinh cảm thấy không còn nghi ngờ gì nữa ở những biện pháp bẩn thỉu của nhà cầm quyền để giam giữ tiếp Điếu Cày, trong khi thực ra, Điếu Cày chỉ có mỗi hành động là chống TQ xâm lược, chỉ vì yêu nước. Blogger J.B. Nguyễn Hữu Vinh cho biết tiếp:

Tôi cũng lấy làm lạ là từ khi bị giam giữ ở vùng phía Nam thì anh Điếu Cày sau đó lại bị đưa ra vùng Nghệ An miền Trung nắng cháy, heo hút, xa xôi. Tôi có dấu hỏi là tại sao những người bị giam giữ ở Miền Nam như Tạ Phong Tần, Điếu Cày phải bị đưa ra tận ngoài này.
Tìm hiểu kỹ hơn một chút thì tôi biết trong chế độ nhà tù tại VN hiện nay, nhà nước cho họ đi tù nhưng không đảm bảo được sự sống của họ, cho nên gia đình phải thăm nuôi để bảo đảm cuộc sống tối thiểu của họ trong tù. Và khi giới cầm quyền chuyển người ta đi xa như vậy thì đó là hành động gây khó khăn, hành động gần như trả thù hèn hạ. Việc anh Điếu Cày phải tuyệt thực trong tù là biện pháp bất đắc dĩ thôi. Ở trong tù thì đó là phương cách không còn con đường nào khác. Họ phải dùng tính mạng của mình một cách nguy hiểm như vậy để tranh đấu cho cái quyền cơ bản tối thiểu của họ theo đúng pháp luật.
Cách làm đằng sau đó của nhà nước rất kỳ lạ. Một nhà nước mệnh danh là của dân, do dân, vì dân thì thì việc tù tội lẽ ra không bị trả thù, thì tại sao họ phải bưng bít thông tin ở trong tù ? Người nhà tới hỏi rằng nghe nói Điếu Cày bị biệt giam, tuyệt thực thì cán bộ trại giam bảo không phải bị biệt giam mà là giam “bóc tách”. Rất buồn cười ở chỗ là bây giờ họ sáng tác ra rất nhiều từ “thật là hay”, kiểu như không phải biệt giam mà “giam bóc tách”, hay không có tù nhân mà chỉ có “phạm nhân” thôi, rất là hài hước.

Qua bài “Người tự viết bản án của mình”, blogger Vũ Đông Hà nhận thấy bản án của blogger Điếu Cày phát xuất từ việc ông không dằn được “những niềm đau và nỗi nhục Hoàng Sa-Trường Sa” để phải “khai bút” thành “tội danh” yêu nước bằng chính con tim, khối óc cùng hành động ái quốc của mình – Điếu Cày yêu nước thiết tha, khác với kiểu “yêu nước” của đảng. Tác giả nhận xét:
Điếu Cày, cùng với các thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, đã bày tỏ thái độ kiên cường, xứng đáng là hậu duệ của Trần Bình Trọng – thà làm Quỷ Nước Nam còn hơn làm Vương Đất Bắc, khi anh và các bạn viết lên áo trắng:  

Việt Nam muôn năm – Bọn Trung Quốc xâm lược hảy cút khỏi Hoàng Sa và Trường Sa

Blogger Hà Sĩ Phu qua thực tiễn “nghiệm” ra rằng chỉ có mấy cái tội sau đây là bị nhà nước “ghét” nhất, đó là: “ tội xúc phạm đến tình hữu nghị 16 chữ vàng và 4 tốt”, “ tội lập tổ chức “ngoài sự lãnh đạo”; và tội…bướng – trong trường hợp Điếu Cày có nghĩa là “nhất định giữa khí phách, lương tâm và danh dự cá nhân, không chịu phục tùng”. Theo TS Hà Sĩ Phu thì 3 cái tội vừa nói, “Điếu Cày đều dính cả”, mà trọng tâm là tội thứ nhất, tức “tội chống Tàu xâm lược”.
Những người có tâm trong sáng, nhân cách đàng hoàng, thuyết phục được lòng người là mối lo ngại của một chính quyền như chính quyền Việt Nam.
- Blogger Người Buôn Gió
Blogger Người Buôn Gió, qua bài “Điếu Cày Nguyễn Văn Hải một tấm gương”, cho biết, đến tận bây giờ, vẫn chưa hiễu nỗi tại sao nhà cầm quyền lại “truy bức anh Điếu Cày một cách sát ván như vậy ?”. Nhắc tới câu người mình hay nói là “trông mặt mà bắt hình dong”, Người Buôn Gió nhận thấy tướng mạo của những nhà tranh đấu cho quê hương, dân tộc, từ Điếu Cày, Lê Quốc Quân, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài cho tới Tạ Phong Tần, Phạm Thanh Nghiên, Bùi Minh Hằng, Huỳnh Thục Vy.v.v… “chắc chắn không thể là người xấu” và “có thừa tư cách để đáng được tôn trọng”. Blogger Người Buôn Gió còn lưu ý thêm “một Tạ Phong Tần tuy không xin gái cho lắm” và mặc dù có người rỉ tai cảnh báo “chị ấy là an ninh đóng giả dân chủ”…nhưng anh chưa bao giờ tin. Tại sao ?

Người Buôn Gió giải thích “ Đơn giản vì lời văn của chị có lửa, ánh mắt của chị ngay thẳng, lời của chị dứt khoát rõ ràng dù đôi khi gay gắt nhưng đó là một người phụ nữ đáng tin. Người như thế không làm điều khuất tất được, cũng khó mà nhập vai đóng giả bộ này nọ được”. Theo Người Buôn Gió thì Điếu Cày Nguyễn Văn Hải là người mà anh “tin ngay khi lần đầu gặp”, và có lẽ “đó là điều ở anh mà nhà cầm quyền này lo sợ đến mức muốn truy bức anh đến tận cùng cuộc đời”. Rồi tác giả quả quyết:

Người ta xử tù anh vì anh có khuôn mặt dễ mến, dễ gần, và anh có tính cách ngay thẳng, can trường khiến nhiều người nể phục. Họ xử anh vì anh dám từ bỏ một cuộc sống an nhàn, khá dư dật để chấp nhận bị tịch thu nhà, bị bỏ tù mà không từ bỏ những điều anh thấy mang lại tốt đẹp cho dân tộc. Những người có tâm trong sáng, nhân cách đàng hoàng, thuyết phục được lòng người là mối lo ngại của một chính quyền như chính quyền Việt Nam. Bởi vậy án tù dành cho họ rất dài như Trần Huỳnh Duy Thức, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Văn Hải...

... và vì ghét Trung Quốc 

citizen-photo-250.jpg
Blogger Điếu Cày. Citizen photo

Mặc dù hiện Điếu Cày đã ngưng tuyệt thực, nhưng blogger Người Buôn Gió không quên cám ơn nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã can đảm báo tin tuyệt thực của Điếu Cày – hai hành động tuyệt thực và báo tin tuyệt thực đều đáng kính phục như nhau. Rồi Người Buôn Gió vẫn nhớ trong xà lim B14 có “tiếng hát não nề của ông Nghĩa vang trong buồng giam bên cạnh “Thế là chị ơi, rụng bông hoa gạo. Hoa gạo rụng mùa này, để mùa sau lại nở”. Và chừng nào hoa gạo trên đất nước này đến mùa lại nở, thì Người Buôn Gió tin rằng “những người tù như các anh sẽ chói chang trong lòng người Việt như màu hoa gạo ấy”.

Tình cảnh bị tù đày của người tù lương tâm Điếu Cày Nguyễn Văn Hải cùng những người tù lương tâm, người tù chính trị khác trong bối cảnh TQ ngày càng lấn lướt, gặm nhấm lãnh hải, lãnh thổ quê hương VN trong khi nhà cầm quyền trong nước ứng phó yếu hèn với phương Bắc khiến blogger Trúc Giang lo ngại “ Một Thời Kỳ Bắc Thuộc Rất Nguy Hiểm Đã Bắt Đầu”. Theo tác giả thì “VN đã lệ thuộc TQ từ lâu rồi”, nhất là khi ông Vương Gia Thuỵ, Trưởng ban Đối ngoại của TQ, khẳng định rằng “Việt Nam và Trung Quốc đã hợp tác chiến lược toàn diện. Cơ chế xã hội giống hệt nhau. Con đường phát triển tương tự như một. Quan hệ hai nhà nước ổn định và cùng một mục đích phát triển chấn hưng sự nghiệp Xã Hội Chủ Nghĩa”.

Tác giả cũng không quên lời tuyên bố của Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh rằng “hai nước giải quyết mâu thuẫn trên tinh thần hữu hảo” dù TQ đã chiếm Hoàng Sa, một phần Trường Sa, tiếp tục lấn chiếm biển đảo của VN, đưa tàu tuần tra thường xuyên ở biển Đông, xây cơ sở, pháo đài…trên các đảo đã chiếm và đang “án binh bất động” ngày càng đáng ngại trong lãnh thổ VN. Tác giả nhân tiện nêu lên câu hỏi:

Công dân Việt Nam yêu nước như Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha mạnh mẽ lên án – nguyên văn – “ bọn Tàu khựa”, nếu xét về tội, thì chỉ có tội với “bọn Tàu khựa” thôi, thế nhưng tại sao đảng CSVN lại trừng phạt hết sức nặng nề hai người tuổi trẻ yêu nước nầy ? Chửi Tàu thì dính líu gì tới đảng ? Thế mà họ lại bỏ tù những công dân yêu nước ấy ?
 
Nhưng rồi tác giả nhớ tới việc “thi bá” Tố Hữu đã “nhận tổ quy tông” từ lâu qua hai câu thơ:
“Bên nây biên giới là nhà
Bên kia biên giới cũng là quê hương”.



Copy từ: RFA



..................

Cần vinh danh Điếu Cày

Nguyễn Thanh Giang (Danlambao) - Trong phần phát biểu ý kiến, tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh, Việt kiều Canada, từ diễn đàn Hội nghị đã chính thức kiến nghị phải bổ sung Nguyễn Văn Hải - Điếu Cày vào danh sách tôn vinh... Vấn đề đối với Điếu Cày bây giờ không phải là xác định ông có tuyệt thực hay không, mà đòi phải hủy bỏ bản án phi lý, phi pháp, sớm trả tự do và đền đáp xứng đáng cho ông. 

*
Rất đáng phàn nàn về bài viết nhan đề “Lật tẩy “chiêu tuyệt thực” của Nguyễn Văn Hải” của nhà báo Vũ Đại Phong đăng trên báo Công an Nhân dân ngày 29 tháng 7 năm 2013.
Tác giả tỏ ra gian trá lấp liếm sự thật nhưng cũng thật ngờ nghệch khi để lộ nhiều tình tiết tự tố cáo sự gian dối của mình trong một bài viết ngắn như sau: 
“Những ngày gần đây, một vài thông tin trên mạng có nêu việc Nguyễn Văn Hải đã “tuyệt thực” và “đang trong tình trạng nguy cấp”. Nhân đó, một số người vốn đã quen với việc kích động tụ tập khiếu kiện, bèn tập hợp nhau tới các cơ quan công quyền đưa yêu cầu can thiệp khẩn cấp. 

Trong chuyến công tác tại Trại giam số 6 (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An), chúng tôi đã tìm hiểu và thấy chuyện tuyệt thực của Hải chỉ là một màn kịch vụng về, nhằm thu hút dư luận đúng dịp lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta đi thăm một số nước, trong đó có Hoa Kỳ. 

Thông tin cho rằng Hải tuyệt thực từ ngày 24/6, tính đến nay (29/7) là hơn một tháng. Thế nhưng khi gặp Hải, tôi vẫn thấy ông ta đi lại bình thường, dù dáng vẻ hơi gầy (là tạng người vốn dĩ xưa nay của Hải); Hải vẫn nói năng hoạt bát nhưng hễ có người lạ, nhất là cán bộ ngành Kiểm sát, thì lập tức tỏ ra lệt bệt, thở không ra hơi...

Lẽ thường, một người mà tuyệt thực tới hơn 30 ngày thì chỉ còn da bọc xương, không thể gượng ngồi dậy được và chắc chắn là trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Chúng tôi được xem một số biên bản kiểm tra sức khỏe gần nhất (ngày 26/7) của Hải, các kết quả đều ghi nhận sức khỏe bình thường. 

Một bác sĩ tại Bệnh xá Trại giam số 6 cho hay: “Qua thăm khám định kì, chúng tôi kết luận phạm nhân Nguyễn Văn Hải đủ sức khỏe để chấp hành án. Đây là kết luận chuyên môn, chúng tôi chịu trách nhiệm về kết luận của mình”. Một phạm nhân cùng buồng giam với Hải kể: “Chú Hải có dùng cơm với tôi. Ngoài ra, chú còn có đồ ăn của gia đình gửi vào và mua theo quy định của Trại”... 

Tuy đang “tuyệt thực”, nhưng Hải vẫn nhận đủ đồ ăn thức uống do gia đình gửi vào gồm: cháo gà gói, ruốc bông, mực khô, cà phê hòa tan, sữa hộp... Bởi vậy mà Hải vẫn có đủ sức khỏe để diễn tiếp màn kịch vụng về “tuyệt thực”. Chúng tôi chợt nhớ lại việc Cù Huy Hà Vũ cũng dùng chiêu “tuyệt thực” hồi đầu tháng 6 vừa qua để gây chú ý dư luận. 

Sau khi báo chí đưa tin gặp Vũ trong trại, đăng cả ảnh chụp biên bản nhận quà của gia đình cũng có cháo gà, nước sốt gà hầm và nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng khác, thì dư luận đã rõ việc “tuyệt thực” là gì. Có lẽ cũng vì thế, sau khi báo chí lên tiếng vài ngày, thì Cù Huy Hà Vũ bẽ bàng gỡ gạc tuyên bố “chấm dứt tuyệt thực”. 

Thiết nghĩ, Nguyễn Văn Hải cũng nên lấy chuyện của Cù Huy Hà Vũ làm bài học mà sớm ăn uống công khai trở lại”. 
Đúng là nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã ngừng tuyệt thực và ăn uống trở lại vào ngày 27 tháng 7 năm 2013. Ông ăn trở lại vì mục đích đấu tranh tuyệt thực lần này của ông đã đạt được. Viện Kiểm sát Nhân dân Nghệ An đã phải phúc đáp đơn thư của ông. 
Vậy hỏi rằng Nguyễn Văn Hải có tuyệt thực không? 
Chắc chắn là có. 
Ngày 18 tháng 7 năm 2013, chị Ngô Thị Lộc - vợ anh Nguyễn Kim Nhàn, người cùng đi thăm chồng đang cùng bị giam với Điếu Cày tại trại tù số 6 Thanh Chương, Nghệ An về - kể rõ với tôi rằng nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cuối buổi tiếp thăm đã tranh thủ thông báo nhanh với vợ rằng Điếu Cày đã tuyệt thực đến ngày thứ 25. Lời kể có tình tiết xác thực ở chỗ: Phải đến lúc hết giờ, bị quản giáo dẫn trở lại phòng giam, Nguyễn Xuân Nghĩa mới quay lại nói nhanh với vợ thông báo ấy vì nếu nói trước đó thì buổi thăm nuôi sẽ bị cắt bỏ ngay. Tình đồng đội thắm thiết thôi thúc Nguyễn Xuân Nghĩa đã xả thân cứu bạn dù biết rằng sau khi làm việc ấy mình có thể sẽ bị trại giam trừng phạt. Cho nên thông tin của Nguyễn Xuân Nghĩa là hoàn toàn xác thực. Hoàn toàn xác thực rằng Điếu Cày, chỉ tính đến 17 tháng 7 năm 2013, đã tuyệt thực 25 ngày. 
Nhưng tại sao Vũ Đại Phong dám viết như là không có chuyện tuyệt thực mà đây chỉ là một “màn kịch vụng về”?!. 
Không cần so sánh với quốc tế, đối chiếu với quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, Vũ Đại Phong cũng đã không xứng đáng. Bản “Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam” công bố ngày 13 tháng 8 năm 2013 viết: 
“Người làm báo Việt nguyện thực hiện những quy định về đạo đức nghề nghiệp sau đây: 
1 - Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN 
2 - Luôn gắn bó với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân 
3 - Hành nghề nghề nghiệp để trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật. 
4 - Sống lành mạnh, trong sáng, không lợi dụng vụ lợi và làm trái pháp luật. 
v.v...”
Không những không “trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật”, Vũ Đại Phong còn tỏ ra láo xược. Nguyễn Văn Hải đã ngoại 60, trong khi Vũ Đại Phong kém hơn ít nhất trên dưới chục tuổi. Khi người cựu chiến binh Sư đoàn Ba Sao Vàng Nguyễn Văn Hải đã nằm gai nếm mật, can trường xông lên trước hòn tên mũi đạn thì Vũ Đại Phong còn ê a trong lớp phổ thông hay lang thang tìm ve bắt bướm. Đối với Vũ Đại Phong, Điếu Cày, ít ra, như một người anh lớn. Vậy mà sao Vũ Đại Phong dám xếch mé gọi tên trống không và cao giọng khuyên răn trịch thượng nghe rất chướng tai. 
Mười sáu tuổi đã xông pha trận mạc. Nhưng, hết một cuộc chiến lại thấy dần lộ rõ một kẻ thù còn thâm độc, tham lam, ty tiện... hơn tất cả những kẻ thù trước. Ngay giữa lúc đang nắm tay nhau dương cao “16 chữ vàng” họ đã gặm nhấm mất nhiều mảng da đầu trên tấm bản đồ tổ quốc. Với vũ khí mới là chiếc máy ảnh, Nguyễn Văn Hải đã len lỏi tới địa đầu tổ quốc để chụp ảnh Thác Bản Giốc đã bị xẻo đi quả nửa, Mục Nam Quan đã bị chìm sâu vào đất Trung Quốc... để tố cáo trên trang blog của mình. Trước họa xâm lăng ngày một hiển hiện, blogger Điếu Cày đã đứng ra thành lập Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do để tập hợp lực lượng cùng tranh đấu. Song, tự xác định rằng chỉ với trang viết là chưa tròn phận sự, nhà báo đã xuống đường. 
Bước chân Điếu Cày dẫn đầu những cuộc biểu tình liên tiếp, sôi sục đầu năm 2008, phản đối Trung Quốc đưa Hoàng Sa, Trường Sa của ta vào đơn vị hành chính Tam Sa rầm rập trong lòng người Việt Nam yêu nước. 
Đúng ngày ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh sắp riễu qua Sài Gòn thì Điếu Cày cùng bè bạn đã mặc đồ đen, trên ngực áo có biểu tượng năm vòng tròn Olympic Bắc Kinh cách điệu thành chiếc còng số 8 cạnh hàng chữ “Pekin 2008”. Hình ảnh Điếu Cày đứng cao trên thềm Nhà Hát Lớn Sài Gòn, mình khoác chiếc áo tang đó, tay giương cao bảng chữ “Hoàng Sa, Trường Sa Của Việt Nam” bằng chữ Việt, chữ Anh, chữ Tàu khắc họa mãi trong tâm trí chúng ta một tượng đài sừng sững quyết liệt chống Đại Hán bành trướng. 
Người chiến sỹ đã từng hiến dâng tuổi xanh của mình nơi trận mạc, người anh hùng quả cảm đã phất cao ngọn cờ chống họa xâm lăng Bắc Triều ấy làm sao có thể gian dối, ty tiện như kẻ bồi bút mạt hạng kia. Làm sao dám mở mồm nói một con người như thế mà giả vờ tuyệt thực! 
Ngày 1 tháng 8 năm 2013, tại Hà Nội, có “Cuộc gặp mặt tôn vinh hành động vì chủ quyền Biển Đảo” do Trung tâm Minh triết tổ chức, với sự tham dự của nhiều trí thức, học giả từ trong và ngoài nước, trong đó có cả cụ Lưu văn Lợi, trưởng Ban Biên giới đầu tiên của ta (nay đã 100 tuổi) và một trong 9 chiến sỹ Quân đội Nhân dân Việt Nam sống sót trong trận chiến giáng trả Trung Quốc tại Trường Sa năm 1988 (Trong trận chiến này, 64 chiến sỹ của ta bị hy sinh, 9 bị bắt, 9 sống sót) 
Trong Báo cáo Tổng quan đọc trước Hội nghị thấy có hai ý đáng ghi nhận: 
- Phản ứng của nhân dân, đi tiên phong là nhân sỹ trí thức và một số tổ chức thuộc xã hội dân sự đã chứng tỏ quốc hồn quốc túy của dân tộc vẫn là truyền thống cần trân trọng 

- Phản ứng quá chậm của Nhà nước như là hình thức để “rơi tự do”, buông xuôi trong việc xác định chủ quyền của mình về Biển Đông. Ứng xử khó hiểu của Nhà nước (ngăn cản, đàn áp các cuộc biểu tình hòa bình bày tỏ tinh thần yêu nước) gây sốc lớn tới mức bất bình trong xã hội, đi ngược lại với tính chất dân chủ-tự do-độc lập mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã trọn đời tranh đấu. 
Nghe đọc đến câu “Phản ứng của nhân dân, đi tiên phong là nhân sỹ trí thức và một số tổ chức thuộc xã hội dân sự đã chứng tỏ quốc hồn quốc túy của dân tộc vẫn là truyền thống cần trân trọng”, nhiều người nghĩ ngay đến Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải. 
Đúng vậy, Điếu Cày chính là quốc hồn quốc túy của dân tộc Việt Nam. 
Hội nghị tôn vinh nhiều tên tuổi như Nguyễn Đình Đầu, Vũ Hữu San, Hồ Cương Quyết, ngư dân Mai Phụng Lưu (chủ tàu cá QNg-66478, 4 lần bị Trung Quốc bắt giữ), Võ Văn Chức (chủ tàu Thành Công 07, đã tiến hành lặn tìm hài cốt liệt sỹ dưới đáy biển Gạc Ma), Phạm Vinh (thợ lặn trên tàu Thành Công 07 đã hy sinh trong quá trình lặn tìm hài cốt liệt sỹ trên tàu HQ 604 dưới đáy biển Gạc Ma)...
Trong phần phát biểu ý kiến, tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh, Việt kiều Canada, từ diễn đàn Hội nghị đã chính thức kiến nghị phải bổ sung Nguyễn Văn Hải - Điếu Cày vào danh sách tôn vinh. 
Đúng vậy, vấn đề đối với Nguyễn Văn Hải - Điếu Cày bây giờ không phải là xác định ông có tuyệt thực hay không, mà đòi phải hủy bỏ bản án phi lý, phi pháp, sớm trả tự do và đền đáp xứng đáng cho ông. 
Điếu Cày đã từng được tổng thống Barack Obama vinh danh trong ngày Tự do Báo chí Thế giới (3-5-2012). Hơn thế nữa, chúng ta cần tuyên dương ông như một trong những chiến sỹ tiên phong đáng tôn vinh nhất trong sự nghiệp đấu tranh chống nguy cơ Đại Hán đô hộ, bảo vệ giang sơn, giống nòi. 
Hà Nội - 4 tháng 8 năm 2013 
Số nhà 6 Tập thể Địa Vậtlý Máy bay Trung Văn - Từ Liêm - Hà Nội 
Mobi: 0984 724 165 


Copy từ: Dân Làm Báo

Tàu Trung Quốc thả cờ vào đảo Senkaku khiêu khích Nhật Bản

Tàu Trung Quốc thả cờ vào đảo Senkaku khiêu khích Nhật Bản Tàu Trung Quốc (giữa) chạm trán với tuần duyên Nhật gần đảo Uotsuri, thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: Reuters

Theo nguồn tin từ Lực lượng Tuần duyên Nhật Bản hôm qua (4.8), ba chiếc tàu tuần duyên Trung Quốc vẫn lảng vảng tại khu vực sát ranh giới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (biển Hoa Đông) đang tranh chấp giữa hai nước, sau khi đã tiến vào bên trong vùng 12 hải lý vào tối 3.8.
Ngoài ra, còn có một chiếc tàu nhỏ khác của Trung Quốc thâm nhập vào vùng biển này, thả một chiếc phao mang cờ đỏ.

Theo phía Nhật Bản, từ mấy ngày qua, 4 chiếc tàu Trung Quốc đã đến khu vực này. Vào chiều 4.8, 3 chiếc đã tiến vào bên trong vùng hải phận của đảo và chỉ ra khỏi vùng 12 hải lý này vào lúc 23 giờ (giờ địa phương).

Tuần duyên Nhật còn cho biết thêm rằng hôm qua đã phát hiện một chiếc tàu nhỏ mang cờ Trung Quốc ở cách phía bắc quần đảo khoảng 50km. Chiếc tàu đã đột nhập vào vùng biển Senkaku/Điếu Ngư cũng vào lúc chiều, thả một chiếc phao mang cờ đỏ rồi nhanh chóng rút ra khỏi khu vực này.

Nếu trước đây, Trung Quốc chủ yếu cử tàu của lực lượng hải giám trên nguyên tắc không có vũ trang đến vùng Senkaku/Điếu Ngư, thì sau khi Bắc Kinh sáp nhập ba cơ quan hải giám, ngư chính và hải tuần vào một cơ chế duy nhất là Tuần duyên, các chiếc tàu được phái đến khu vực tranh chấp này chính là tàu Tuần duyên.

Giới quan sát e ngại rằng sự kiện ngày càng có nhiều tàu trang bị vũ khí hiện diện trong vùng sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra xung đột nghiêm trọng giữa Nhật Bản và Trung Quốc, trong khi tiếp xúc ngoại giao giữa hai bên hầu như đang bị ''đóng băng''.
Theo RFI

 



Copy từ: Lao Động

ĐIỆN CỦA AI?

* BÙI VĂN BỒNG
 Nhà nước duyệt các dự án, công trình nhà máy sản xuất ra điện (phát điện), xây dựng lưới điện, trả lương cho cán bộ nhân viên ngành điện lấy tiền ở đâu? – Nhân dân. Tiền nhà nước phải đi vay các loại vốn nước ngoài để làm ra điện, nay ai trả? – Nhân dân. Tiền của dân, có điện rồi phải phục vụ quốc kế dân sinh, phải cho người dân được hưởng lợi, tại sao lấy đó làm cái cớ lấy ‘của sẵn ăn’ đó để tiếp tục moi tiền của nhân dân? Thế mà, nay ngành điện liên tục tăng giá điện với nhiều lý do không minh bạch không chính đáng, tiếp tục móc túi tiền của ai? – Nhân dân… Đúng thế, tất cả là người dân è cổ ra gánh chịu hết.
Sau nhiều tranh cãi, lý giải, biện minh, chạy chọt xoay trở, lấp liếm, cuối cùng thì giá điện cũng chính thức tăng từ ngày 1/8, sau hàng loạt thông tin tung ra để ‘nguy trang’, ‘lừa đảo’ tạo cú bất ngờ từ chính cơ quan quản lý lẫn EVN rằng “chưa có phương án” và muốn tăng phải căn cứ vào nhiều yếu tố.
                   >> Tiểu thương Thanh Hóa bãi thị phản đối GIÁ ĐIỆN   
Khi nền kinh tế vẫn chưa qua khỏi khó khăn, doanh nghiệp, người dân vẫn đang chật vật và lạm phát có nguy cơ tăng tốc trở lại, việc tăng giá điện theo kiểu “úp sọt” (cách gọi của VnExpress) đã khiến cho nhiều khách hàng của ngành điện không kịp trở tay. Có người cho rằng trong chuyện này, EVN “lờ” chỉ đạo của Chính phủ? Nhưng suy cho kỹ ngọn nguồn, làm sao chuyện lớn như thế mà qua mặt chính phủ được?
Ngay cả khi báo giới chất vấn lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, một vị Phó Tổng thanh tra cũng phải thừa nhận rằng, việc tính toán đầy đủ các yếu tố cấu thành giá điện bao gồm doanh thu và chi phí, thể hiện qua giá điện trong quá trình thanh tra tại EVN là “một việc rất khó và phức tạp”.
           Theo các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh Chính phủ vẫn đang tìm các giải pháp để hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, nỗ lực kiềm chế lạm phát, việc tăng giá điện khác nào đi ngược với chính sách. Người có thực quyền và cơ quan chuyên trách, chuyên ngành, chủ quản ‘bật đèn xanh’ cho sự tùy tiện này của ngành điện được hưởng lợi thế nào? – Nhiều đấy, dầm dề đấy, nhưng cụ thể bao nhiêu họa may chỉ có trời mới biết!
Bức xúc của người dân và doanh nghiệp sử dụng điện chính là cách EVN tăng giá điện vào thời điểm mà mặt bằng giá sau nhiều nỗ lực kìm hãm đang có chiều hướng bắt đầu ổn. Vậy, tăng giá điện là động cơ tiếp tục hạ giá, đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng nhanh hơn.  Thực chất giá điện và giá xăng dầu là hai mặt hàng nhà nước vẫn phải kiểm soát bởi nó tác động đến vô số các ngành, lĩnh vực khác. Điều này cũng đã được các nhà quản lý khẳng định bởi giá điện và xăng dầu được lâu nay vẫn được dùng như một công cụ để kiểm soát lạm phát, nên trong nhiều thời điểm, doanh nghiệp không được phép tăng dù giá thế giới có biến động. 
Đặc biệt, qua mỗi tháng, EVN lại cho biết đưa vào vận hành nhiều tổ máy thuỷ điện mới, trong đó siêu dự án thuỷ điện Sơn La - một công trình được đầu tư hàng trăm nghìn tỷ đồng từ tiền thuế của dân với khoảng 15% sản lượng điện cho cả nước - cũng dường như bị “lãng quên” khi EVN tăng giá điện…
            “Tăng giá điện lần này là để bù đắp một phần chi phí phát điện tăng lên do giá than và giá khí đều tăng, trong đó giá than từ ngày 20/4/2013 tăng từ 37 - 41% tùy từng loại than…”; rồi nào là:“phải tính đủ chi phí thì ngành điện mới có vốn đầu tư”.
Đó là cái lối lý giải tráo trở rất ù xọe, ngụy biện lấp liếm của EVN.  Nhưng các khách hàng sử dụng điện có quyền yêu cầu EVN làm rõ khi mà thời điểm từ tháng 8 trở đi là thời điểm mùa mưa bắt đầu, nước ở các hồ chứa bắt đầu tăng nhanh, sản lượng thuỷ điện vốn chiếm đến 40% cũng sẽ trở nên dồi dào hơn, tại sao lại không được tính đến. Lâu nay, ngành điện tự ý lấy tiền của dân chi lương vượt trần nhiều lần, cao nhất tới cả trăm triệu đồng/ tháng, bình quân cũng vài chục triệu đồng. Tiền đó của ai? – Cũng của dân. Nếu EVN lỗ thật (chính đáng) thì họ tăng giá điện là chấp nhận được. Tuy nhiên lỗ là do ngành điện phải nuôi một bộ máy quá cồng kềnh, lại “được quyền” sử dụng đồng tiền để tự lương quá cao, chi phí đầu tư quá lớn do thất thoát và tham nhũng.
Thế nhưng, EVN vẫn kêu lỗ và vẫn găm nợ, tiền chạy ngách nào? Điều đáng nói hơn là thời điểm cuối năm 2012, sau khi Tập đoàn này báo nợ chồng chất, thì chỉ sau 12 ngày tăng giá điện (ngày 22/12/2012) EVN  đã có khả năng trả nợ cho Tập đoàn dầu khí Quốc gia 2.200 tỷ đồng và khoảng 700 tỷ đồng nợ quá hạn. Hiện nay, EVN còn 2 khoản lỗ là lỗ do sản xuất kinh doanh điện từ năm 2010 - 2011 do hạn hán EVN phải phát điện với giá dầu, mua điện giá cao, dẫn đến lỗ 11.000 tỷ đồng. Năm 2012 xử lý được 3.000 tỷ. Nay còn lại gần 8.000 tỷ.
              Thế nên, ca dao của mấy bà nội trợ:
                             Lương thì cao ngất tầng mây
                   Tiền đâu? - Móc túi có ngay, khó gì
                              Độc quyền ngành điện "tự chi"
                   Túi dân lép kẹp cũng vì...Ê-Ven
Chỉ mấy tháng trước, hầu hết các đơn vị quản lý ngành điện đều khẳng định chưa có phương án điều chỉnh giá. Do đó, trong kế hoạch doanh thu và tài chính 6 tháng cuối năm mà doanh nghiệp này mới thông qua, các chi phí đầu vào, trong đó có giá điện vẫn được giữ nguyên. Với việc tăng giá điện khá bất ngờ này, kế hoạch trên đã bị đảo lộn.  
Trước mối lo ngại về việc EVN có thể bất ngờ tăng giá điện thêm 3, 4 lần nữa từ nay đến cuối năm, đại diện Tập đoàn EVN cam kết: "Từ nay đến cuối năm sẽ không điều chỉnh giá điện lần nào nữa. Đến cuối tháng 12 năm nay sẽ tính toán giá thành thực hiện năm 2013 và lộ trình điều chỉnh giá điện năm 2014 để trình Bộ Công thương và Chính phủ phê duyệt. Nhưng ai tin điều đó? Bởi vì, “nói dzậy mà hổng phải dzậy” đã thành thứ “chủ nghĩa Ba Xạo” tại đất nước này tự lâu rồi. Ngành điện, ngành xăng dầu, than…cho đến giá vàng, thuế muốn tùy tiện tăng giá kiểu nào, vào lúc nào là tùy ở họ. Đó là tình trạng nhà nước để cho [ngành điện] độc quyền lộng hành, nhà nước không quản lý nổi, làm ăn ‘vô chính phủ’ được bảo kê, bão lãnh, che chắn, gật đầu ngầm cứ thế được đà tiến phát quyết liệt trên đầu trên cổ người dân lao động. Điện của ai? - Theo 'lý thuyết cách mạng' rất "khách quan, biện chứng", theo các nghị quyết và đủ loại khẩu hiệu: - Điện của dân, do dân, vì dân! Nhưng nay người dân bị cạn túi dần vì liên tục è cổ đóng tiền điện tăng giá vèo vèo, tùy tiện. Ôi, hệ lụy tai hại khó lường của các Nhóm lợi ích! Trong khi đó, ai cũng thuộc lòng: “Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện”... ?!

Copy từ: Bùi Văn Bồng

Nghị định 72 và những câu hỏi



Người dùng máy tinh ở Việt Nam
Cá nhân sẽ không được lập các trang tin tổng hợp
Điều khoản cấm các cá nhân 'tổng hợp thông tin' của Nghị định 72 về quản lý internet tiếp tục gây luận khi thời điểm nghị định có hiệu lực chỉ còn ba tuần.
Tựa của các bài viết liên quan cũng cho thấy hai cách nhìn khác nhau về văn bản pháp luật này: 'Bà Tưng và Nghị định tưng tưng', 'Nghị định 72...soạn không kỹ, mơ hồ, dễ gây tranh cãi', 'Có sự hiểu nhầm về Nghị định 72', 'RSF lên án nghị định 72 về quản lý báo chí mạng của Việt Nam', 'Nghị định 72 sẽ xử nghiêm các trang tin mạo danh' hay 'Nghị định 72 sẽ thúc đẩy Internet phát triển mạnh mẽ hơn'.
Nghị định có cả thảy sáu chương với 46 điều trong đó nhiều điều lại có trên dưới 10 khoản nhưng dư luận dường như chỉ tập trung vào chuyện các trang web cá nhân hoặc trang do cá nhân lập ra trên các mạng xã hội sẽ không được phép "cung cấp thông tin tổng hợp".
Như vậy mấu chốt ở đây là định nghĩa thế nào là thông tin tổng hợp.
Dù bác bỏ thông tin cho rằng văn bản do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành "cấm trích dẫn một vài đoạn, bình luận và làm đường dẫn đến các bài báo chính thống", nhà báo Bấm Nguyễn Vạn Phú nói vấn đề là định nghĩa thông tin tổng hợp trong nghị định không rõ ràng.
Ông bình luận:
"Một nguyên tắc của định nghĩa là phần giải thích không thể dùng từ được định nghĩa để giải thích - cái này là nguyên tắc sơ đẳng ai cũng biết.
"Nói "thông tin tổng hợp" là "thông tin được tổng hợp..." thì hài quá".
Nguyên văn định nghĩa có tại khoản 19 của Điều 3 là:
"Thông tin tổng hợp là thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin, nhiều loại hình thông tin về một hoặc nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội."

'Nguồn tin chính thức'

Ông Phú cho rằng những người soạn văn bản muốn nói tới các trang tin tổng hợp tự động như Báo Mới hay có người chọn bài như CafeF.
Nhà báo này cũng đặt câu hỏi về mục đích cấm tổng hợp thông tin vì nếu để bảo vệ bản quyền thì sẽ phải có cách diễn đạt khác và trên thực tế đã có các văn bản pháp luật khác về bản quyền và kết luận "kỹ năng soạn thảo văn bản...có nhiều vấn đề."
"Như vậy một điều có thể khẳng định là các cá nhân thậm chí không thuộc đối tượng được phép xin giấy phép tổng hợp thông tin vốn chỉ dành cho các tổ chức và cơ quan."
Mặc dù vậy, nghị định cũng có điều nói rõ thêm về thông tin tổng hợp.
Điều 20 về phân loại trang thông tin điện tử quy định ở khoản 2:
"Trang thông tin điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó."
"Nguồn tin chính thức" ở đây được hiểu là "những thông tin được đăng, phát trên báo chí Việt Nam hoặc trên các trang thông tin điện tử của cơ quan Đảng, Nhà nước theo quy định pháp luật về báo chí, sở hữu trí tuệ."
Khoản 3 và 4 cũng của Điều 20 khẳng định trang thông tin điện tử của cá nhân và cả các trang thông tin điện tử nội bộ của các tổ chức và doanh nghiệp đều không được "cung cấp thông tin tổng hợp" trong khi các tổ chức và doanh nghiệp sẽ cần có giấy phép để cung cấp thông tin tổng hợp.
Khoản 4 cũng xác định trang thông tin điện tử cá nhân "là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp."
Như vậy một điều có thể khẳng định là các cá nhân thậm chí không thuộc đối tượng được phép xin giấy phép tổng hợp thông tin vốn chỉ dành cho các tổ chức và cơ quan.
Và một số trang điểm tin hiện nay trong đó có trang Ba Sàm và Bauxite Việt Nam có thể nằm trong tầm ngắm của Nghị định 72.

'Lề phải, lề trái'

Khi Bấm trả lời phỏng vấn về nghị định, Tiến sỹ Hà Sỹ Phu nhắc tới câu mà ông nói "nhà báo Huy Đức tặng nhà báo Ba Sàm" - "Báo Ba Sàm thì đưa tin chính thống, báo chính thống lại đưa tin ba sàm!" - và bình luận thêm:
"Trong cuộc thi đua để chiếm lòng tin cậy của dân, có khi phía "lề phải" đã thấy mình yếu thế nên phải nghĩ ra luật để kiềm chế đối thủ "lề trái" đang được lòng dân."
"Nếu lấy "lề phải" làm chuẩn thì các trang Basam, Bô-xít và hầu hết các blog cá nhân hiện nay đều phạm luật cả."
Ông Huỳnh Ngọc Chênh nhận giải thưởng của Tổ chức Phóng viên Không biên giới
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh gọi Nghị định 72 là 'nghị định tưng tưng'
Trong khi đó blogger Bấm Huỳnh Ngọc Chênh, tác giả của bài viết 'Bà Tưng và Nghị định tưng tưng' nhận xét:
"...[N]ghị định tưng tưng ấy nếu có nguy hiểm thì cũng chỉ nguy hiểm với những blogger có tóc như Bô Xít, Quê Choa, Nguyễn Tường Thụy, JB Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Trọng Tạo, Bùi Văn Bồng, Người Buôn Gió, Nguyễn Thông, Bà Đầm Xòe, Nguyễn Đắc Kiên, Mai Xuân Dũng, Đinh Tấn Lực, Bùi Hằng...
"Còn đại ca Anh Ba Sàm, chuyên gia tổng hợp tin tức thì hình như cũng biết trước nghị định tưng tưng nên đã di tản ra nước ngoài rồi."
Gần một tuần sau khi nghị định được chính thức công bố, điều có thể thấy là nó tạo ra nhiều câu hỏi hơn câu trả lời, ít nhất trong vấn đề tổng hợp thông tin.
Nghị định cũng dễ tạo ra những hiểu lầm không chỉ đối với người dùng mạng ở Việt Nam mà cả độc giả trên thế giới.
Trang tin Bấm Huffington Post hôm 1/8 đăng lại bài của AFP với đoạn mở đầu: "Cộng sản Việt Nam sẽ cấm các blogger và người sử dụng mạng xã hội chia sẻ tin tức trực tuyến trong một nghị định được xem là sự trấn áp thêm nữa tự do trên mạng [internet]."
Trong cùng ngày Cục trưởng Cục phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử Hoàng Vĩnh Bảo được Bấm dẫn lời nói:
"Việc đăng tải nguyên văn những thông tin từ báo chí, trang tin điện tử khác, trang tin điện tử cá nhân không được làm.
"Tuy nhiên việc trích dẫn một đoạn hoặc viết lời bình luận rồi dẫn đường link để chỉ về trang gốc thì Nghị định 72 không cấm."

Còn nhiều câu hỏi

Dù đã giải thích được thắc mắc của đông đảo người dùng Facebook, tính mơ hồ của định nghĩa "thông tin tổng hợp" vẫn khiến một loạt các câu hỏi còn chưa có câu trả lời chắc chắn.
Mặc dù bị cấm lập trang tin tổng hợp nhưng liệu cá nhân có thể viết bài tổng hợp trên trang cá nhân của mình?
Chẳng hạn một blogger, chủ trang web cá nhân hay người dùng Facebook có thể viết bài với các thông tin tổng hợp từ nhiều nguồn, cả chính thống và phi chính thống như người viết bài này đang làm hay không?
"Liệu một blogger có thể đăng lại bài của các blogger khác trên blog của mình không nếu đã được phép của các blogger đó?"
Và nếu được thì liệu số lượng bài viết có bị giới hạn hay không?
Ngoài ra một blogger có còn quyền đăng lại bài của các blogger khác trên blog của mình không nếu đã được phép của các blogger đó?
Ngay cả khi vị Cục trưởng đã giải thích về quyền được "trích dẫn một đoạn hoặc viết lời bình luận rồi dẫn đường link để chỉ về trang gốc" thì liệu việc này có bị hạn chế về số lượng hay không và có "trang gốc" nào bị Nghị định 72 cấm dẫn đường link tới không?
Người ta có thể hỏi rằng để bảo vệ bản quyền cho các cơ quan báo chí thì tại sao chỉ có các tổ chức và doanh nghiệp được tổng hợp thông tin trong khi các cá nhân và ngay cả trang nội bộ của các tổ chức và doanh nghiệp cũng không được quyền này?
Và cuối cùng, như nhiều văn bản pháp luật ở Việt Nam, ra nghị định là một chuyện, còn thực hiện ra sao lại luôn là một chuyện khác hẳn.


Copy từ: BBC

Blogger Sài Gòn đón đại diện mạng lưới về nước


Lúc 20h15 ngày 5/8/2013, hai blogger trẻ Nguyễn Nữ Phương Dung và Nguyễn Thảo Chi đã về lại Sài Gòn, sau một tuần ở Bangkok để đại diện cho Mạng lưới blogger Việt Nam trao Tuyên bố 258 đến một số tổ chức quốc tế.

Một số blogger ở Sài Gòn đã có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất để chào đón Phương Dung và Thảo Chi. Họ mang theo tấm banner “Chào mừng đại diện mạng lưới blogger Việt Nam trở về! Welcome home!”. Đại diện phong trào Con đường Việt Nam cũng tham dự với banner in logo của nhóm.

Nguyễn Nữ Phương Dung (tức Facebooker Miu Mạnh Mẽ) và Nguyễn Thảo Chi (Mss Sapphire) đều 22 tuổi và hiện đang là sinh viên tại Sài Gòn. Họ là hai trong số 5 blogger Việt Nam vừa đại diện cho hơn 100 blogger Việt Nam đến Bangkok để vận động cộng đồng quốc tế kêu gọi Nhà nước Việt Nam sửa đổi pháp luật, xoá bỏ Điều 258 Bộ luật Hình sự, như một cách thể hiện thiện chí của Việt Nam khi tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016.

Trong một tuần ở Bangkok, 5 blogger đã trực tiếp đến gặp một loạt tổ chức quốc tế để trao tận tay bản Tuyên bố 258: Cao uỷ Liên Hợp Quốc về Nhân quyền (OHCHR), tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW), Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ), Uỷ ban Luật gia Quốc tế (ICJ), Người Bảo vệ Tuyến đầu (Front Line Defenders), v.v.

Thông tin về chuyến trở về của hai blogger trẻ liên tục được cập nhật trên mạng xã hội Facebook, nhất là khi dư luận đang đồn đoán rằng nhóm blogger có thể bị sách nhiễu một khi họ về Việt Nam.

Qua trang blog của Mạng lưới blogger Việt Nam, Phương Dung và Thảo Chi gửi lời cảm ơn đến những người bạn đã ra đón họ tại sân bay, các blogger đã quan tâm theo dõi thông tin về chuyến đi của nhóm đại diện Mạng lưới. Đồng thời, họ cũng muốn cảm ơn một lần nữa đến những tổ chức quốc tế đã tiếp nhận và cam kết ủng hộ Tuyên bố 258.

Copy từ: Mạng Lưới Blogger Việt Nam