CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

50 triệu nông dân điêu đứng


Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-06-14
000_Hkg8682847-305.jpg
Một người nông dân cày xới đất cho vụ lúa tiếp theo ở ngoại ô Hà Nội vào ngày 11 tháng 6 năm 2013.
AFP photo


Tiêu thụ nông sản ở Việt Nam đang lâm vào một cuộc đại khủng hoảng. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát ngày 12/6 nhìn nhận trước Quốc hội:“khó khăn lớn nhất mà ngành nông nghiệp đang gặp phải là thị trường tiêu thụ, hiện lúa đang chín đầy đồng, trái cây, lợn gà, cá tra…rất nhiều nhưng tiêu thụ rất chậm.”

Bế tắc thị trường

Trong buổi chiều ngày 12 và sáng 13/6, ông Cao Đức Phát nhận được 21 câu hỏi của các đại biểu Quốc hội và phần trả lời chất vấn trực tiếp của ông được Chủ tịch Quốc hội nhận xét là thiếu khí thế. Theo VnExpress và Dân Việt Online, đại biểu Trần Hoàng Ngân đơn vị TP.HCM tỏ ra thất vọng vì người đứng đầu ngành nông nghiệp Việt Nam không đưa ra được một giải pháp đột phá nào để phát triển nông nghiệp và nông dân thoát nghèo, trong khi nông dân đang lỗ kép, doanh thu thì suy giảm nhưng chi phí tiêu dùng vẫn tăng.
Ở Việt Nam, nước xuất gạo nhiều thứ nhì thế giới, câu chuyện được mùa mất giá không có gì mới. Nhưng chưa khi nào tất cả các sản phẩm chủ lực của nông nghiệp đều bế tắc đầu ra cùng một lúc. Lúa ế bán dưới giá thành vẫn khó, gạo xuất khẩu rẻ nhất thế giới vẫn không dễ có hợp đồng, người nuôi cá tra phá sản vì nạn chiếm dụng vốn, còn gia súc, gia cầm thì người chăn nuôi bỏ nghề vì lỗ vốn kéo dài. Nhận định về tình trạng vừa nêu, bà Phạm Chi Lan chuyên gia kinh tế từ Hà Nội phát biểu:
“Chúng tôi cũng cảm thấy rất lo ngại đối với nông nghiệp nông sản và những người trực tiếp gắn với số phận của nó là nông dân. Nông dân chiếm một lực lương đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam, họ cũng đã làm rất nhiều việc để nuôi sống được cả một đất nước 90 triệu dân và lại làm ra các sản phẩm xuất khẩu với số lượng rất lớn.”
Theo Thanh Niên Online, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhìn nhận với Quốc hội là với giá lúa tại ruộng giảm sâu như hiện nay, người nông dân không thể có lãi 30% như mong đợi. Theo lời ông Bộ trưởng, giá thành 1 kg lúa là 4.100đ/kg như vậy giá thu mua lúa phải đạt 5.400đ/kg thì người trồng lúa mới lãi 30%. Nhưng hiện nay giá lúa khô loại thường nông dân cũng chỉ bán được 4.500đ, lúa hạt dài khoảng 4.800đ. Theo tính toán của chúng tôi, với giá này người trồng lúa chỉ lời dưới 10% giá thành.
Chúng tôi cũng cảm thấy rất lo ngại đối với nông nghiệp nông sản và những người trực tiếp gắn với số phận của nó là nông dân.
-Bà Phạm Chi Lan
Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức phi chính phủ Oxfam công bố hồi tháng 4 vừa qua, người trồng lúa đồng bằng sông Cửu Long có lợi tức rất thấp, với mức bảo đảm có lãi 30% giá thành thì một nông dân cũng chỉ có lợi tức trung bình khoảng 550.000 đồng/một tháng.
Nay với mức lời lúa hè thu chưa tới 10% giá thành như Bộ trưởng NN-PTNT báo cáo Quốc hội, thì tình trạng nông dân thật muôn vàn khó khăn.
TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế hiện sống và làm việc ở Hà Nội đề cao sự đóng góp của nông dân và nông nghiệp như một trụ đỡ của nền kinh tế. Tuy vậy ông nhận xét:
“Việc sản xuất lương thực của Việt Nam hiện nay đang có vấn đề là chưa kết hợp được giữa khâu sản xuất với khâu thu mua lưu thông chế biến và xuất khẩu. Giữa khâu sản xuất và khâu thu mua, xuất khẩu này lại chưa có hợp đồng một cách ổn định vì vậy bị cắt đứt đoạn và hạt gạo Việt Nam phải qua quá nhiều tay thì mới đi đến xuất khẩu được. Cứ mỗi lần như vậy thì những cá nhân thu mua, công ty thu mua đều có một phần lãi nhưng người nông dân thì ít được lãi. Tôi nghĩ vấn đề ở đây trước hết Việt Nam sẽ phải tổ chức lại sản xuất phải ký kết hợp đồng giữa người sản xuất và người tiêu thụ người chế biến và người xuất khẩu.”
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, bà Phạm Chi Lan bày tỏ quan ngại là, trong mấy năm vừa qua mức đầu tư vào nông nghiệp liên tục bị giảm về tỷ trọng tương đối so với các lãnh vực khác. Thí dụ trước khi Việt Nam gia nhập WTO thì tỷ trọng đầu tư toàn xã hội vào nông nghiệp nhất là đầu tư của Nhà nước cũng còn tương đối cao chiếm tới 13,8% trong tổng mức đầu tư nhưng sau vài năm tham gia vào WTO thì mức đầu tư vào nông nghiệp giảm xuống chỉ còn 6,4% trong tổng mức đầu tư phát triển. Thế mà suốt những năm vừa qua năm nào Việt Nam cũng tăng đầu tư lên rất lớn như vậy chứng tỏ mối quan tâm đối với nông nghiệp thực sự không đạt yêu cầu.
Theo lời bà Phạm Chi Lan, hầu hết các nước khi hội nhập họ đều lo bảo hộ nông sản, nhưng Việt Nam thì ngược lại buông nông sản, buông nông nghiệp và ngành này phải tự bơi tự bươn chải. Vì vậy sản lượng thì vẫn có tăng lên và mỗi lúc Việt Nam gặp khó khăn về kinh tế thì lại coi nông nghiệp là bệ đỡ cho nền kinh tế, để đỡ những khó khăn những thách thức cả về kinh tế cũng như về xã hội, đặc biệt đối với những người mất việc ở đô thị lại quay trở về nông thôn để sinh sống, dựa vào bà con mình, dựa vào công việc trên đồng ruộng hoặc gắn với nông thôn để tạm sống cho đỡ gánh nặng cho nền kinh tế về nạn thất nghiệp. Bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh:
“Nhưng như vậy đối xử với nông thôn nông nghiệp là không thích hợp và thực sự là không công bằng so với các ngành khác. Trong khi đó nguồn lực đầu tư dồn quá nhiều cho doanh nghiệp Nhà nước, quá nhiều cho các Tập đoàn Kinh tế để rồi họ gây biết bao vấn đề cho nền kinh tế hiện nay.”

Vấn đề tạm trữ

nong-dan_4-250.jpg
Một nông dân vùng ven Hà Nội. RFA photo
Theo Dân Việt Online, trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Khá đơn vị Trà Vinh, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết với kế hoạch tạm trữ  1 triệu tấn gạo tương đương 2 triệu tấn lúa hè thu, doanh nghiệp được cung cấp nguồn vốn tín dụng 7.000 tỷ đồng và hưởng phần cấp bù lãi suất 0% trong ba tháng. Ông Phát cho là doanh nghiệp hưởng lợi khoảng 200 tỷ đồng và phần được của nông dân là giá lúa sẽ không rớt thêm và có thể tăng 150 đồng/kg. Bộ trưởng NN-PTNT nhấn mạnh, việc thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo tương đương 2 triệu tấn lúa chỉ là biện pháp hỗ trợ thị trường, chứ không phải là bao tiêu nông sản cho nông dân.
Trong tư liệu của chúng tôi, TS Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Cần Thơ từng nhận định, cơ chế mua tạm trữ gạo hiện nay không mang lợi ích trực tiếp cho nông dân đồng thời làm biến dạng thị trường. Ông nói
Tôi không ủng hộ lắm tạm trữ theo hình thức hiện nay và chưa có cách thức nào khác hơn hình thức hiện nay là nhờ qua các công ty thu mua. Nhưng nếu nhờ các công ty thu mua lúa gạo thì lợi ích nếu có là ở họ, cũng có thể họ tận dụng được để hưởng lãi suất cấp bù chứ cũng không chắc chắn lắm là họ tạm trữ trong kho theo kỳ vọng đâu.”
Nói chuyện với chúng tôi, bà Phạm Chi Lan giải mã tình trạng bất cập liên quan tới chiến lược tiêu thụ nông sản và có nghi vấn về vấn đề nhóm quyền lợi. Bà nói:
“Về mặt tổ chức kinh doanh thì tôi nghĩ là đã để tình trạng kéo dài rất lâu là một số mặt hàng lớn trong kinh doanh giao cho một số Tổng công ty hoặc Doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh mang tính chất gần như độc quyền khá là lớn. Ở đây điển hình nhất là lúa gạo giao cho Hiệp hội Lương thực (VFA) có quyền quá lớn trong việc quyết định về giá cả, quyết định về các thương vụ kinh doanh lớn, họ dùng vị thế của họ như vậy làm cho Hiệp hội nằm trong sự chi phối của một số Tổng công ty Lương thực lớn của Nhà nước như Tổng Công ty Lương thực I, Tổng Công ty Lương thực II. Như vậy cũng có phần nào lấn áp các doanh nghiệp khác cũng kinh doanh lúa gạo và kết quả thua thiệt cuối cùng bao giờ cũng là nông dân.”
Theo VnExpress, các đại biểu Quốc hội cũng đặt nhiều câu hỏi về tình trạng bê bết của ngành chăn nuôi, khiến cho nhiều trại nuôi phá sản, người nuôi bỏ nghề. Bộ trưởng Cao Đức Phát nói, ngoài việc giám sát dịch bệnh, thời gian tới, Bộ NN-PTNT sẽ rà soát để tái cơ cấu ngành chăn nuôi như xác định gia súc phù hợp với các tiểu vùng. Bên cạnh đó, khuyến khích sản xuất thức ăn bằng nguyên liệu trong nước.
Tôi không ủng hộ lắm tạm trữ theo hình thức hiện nay và chưa có cách thức nào khác hơn hình thức hiện nay là nhờ qua các công ty thu mua.
-TS Võ Hùng Dũng
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng một nước nông nghiệp mà ngành chăn nuôi lại quá bế tắc, sau khi đã phát triển đàn gia cầm ba trăm triệu con cũng như tổng đàn heo khá lớn. TS Lê Đăng Doanh chuyên gia kinh tế từ Hà Nội nhận định:
“Năng suất lao động trong chăn nuôi của chúng ta rất thấp, kể cả chăn nuôi gia cầm lẫn chăn nuôi lợn, chúng ta phụ thuộc vào (nguyên liệu) thức ăn chăn nuôi nhập từ nước ngoài và năm 2012 đã có hạn hán nặng ở Hoa Kỳ, cho nên giá bắp đã tăng lên rất cao và giá thức ăn chăn nuôi đã tăng lên, trong khi đó giá bán sản phẩm chăn nuôi lại bị sức cầu thấp không tăng lên được. Vì vậy chăn nuôi của Việt Nam đang bị thua lỗ. Tôi nghĩ ngành chăn nuôi của Việt Nam cũng phải cải tổ lại tính đến  việc nâng cao hàm lượng nội địa của thức ăn chăn nuôi của Việt Nam.”
Trong khi không thể đưa ra một giải pháp đột phá nào nhằm khai thông thị trường tiêu thụ cho nông sản Việt Nam, Bộ trưởng Cao Đức Phát nói chuyện chiến lược đường dài với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đề án này vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hôm 10/6, định hướng quan trong được nói tới là thực hiện các mục tiêu ưu tiên về phúc lợi cho nông dân và người tiêu dùng.
Nhưng người nông dân thở vắn than dài, cây lúa, con cá tra, con gà, con lợn hiện nay đang mắc kẹt, chưa giải quyết được chuyện một mùa vụ thì làm thế nào có thể vẽ ra một bức tranh tòan màu hồng cho tương lai.


Copy từ: RFA

THƯ CỦA CÁC HỘ DÂN BỊ CƯỠNG CHẾ THU HỒI ĐẤT LÀM KHU LIÊN HỢP BÌNH DƯƠNG.

THƯ CỦA CÁC HỘ DÂN BỊ CƯỠNG CHẾ THU HỒI ĐẤT LÀM KHU LIÊN HỢP BÌNH DƯƠNG.

Bình Dương, ngày 1 tháng 6 năm 2013
Kính gởi: BỘ CHÍNH TRỊ,
CÁC ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ, BAN CHẤP HÀNH
TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.
Chúng tôi là những công dân có đất đang sử dụng hợp pháp, bị chính quyền tỉnh Bình Dương thu hồi, bồi thường và cưỡng chế trái pháp luật để lấy làm khu liên hợp công nghiệp dịch vụ đô thị. Chúng tôi đã liên tục khiếu kiện từ năm 2003 đến nay chưa được giải quyết.
Chúng tôi đã vài chục lần đến trụ sở tiếp dân của Trung ương đảng và Nhà nước để khiếu kiện cũng như đã gởi hàng ngàn đơn cho các ông Tổng bí thư ĐCSVN, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch MTTQVN, Thủ tướng Chính phủ, các Ủy ban của trung ương đảng, Thanh tra Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan…cũng chưa được ai xem xét trả lời cho một tiếng.
Được biết theo thể chế hiện nay ở nước ta, Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam là cơ quan lãnh đạo cao nhất. Các ủy viên Bộ chính trị đã chia nhau nắm giữ các chức vụ quan trọng nhất như Tổng Bí thư, Trưởng ban nội chính, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc Hội, Chủ tịch MTTQVN, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an… Cán bộ chủ chốt của các Bộ, Ngành trung ương và Bí thư, Chủ tịch UBND, trưởng các sở ban ngành, đoàn thể, người đứng đầu lực lượng CA, quân đội, thanh tra, viện kiểm sát, tòa án… từ cấp tỉnh, huyện thị cho tới phường, xã, khu phố cũng đều là người của đảng CSVN.
Mười năm qua, đơn khiếu kiện của chúng tôi gởi khắp nơi theo hệ thống chính quyền (cũng có nhiều đơn đã gởi cho tổ chức đảng) đã không được giải quyết. Nay chúng tôi gởi đơn này cho Bộ chính trị để yêu cầu giải quyết và cho biết ý kiến về mấy việc như sau:
1- Luật đất đai quy định nhà nước chỉ thu hồi đất khi đã có quy hoạch sử dụng đất và đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; nhưng quy hoạch sử dụng đất làm khu liên hợp Bình Dương đến tháng 11-2007 mới được Chính phủ phê duyệt và Đề án Khu liên hợp này tới 1-9-2005 mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mà trước đó, từ tháng 10-2004, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành quyết định thu hồi toàn bộ 4.197 ha đất (hầu hết là thổ cư và nông nghiệp) để làm khu công nghiệp. Việc cố ý làm trái pháp luật một cách trắng trợn như vậy mà cho tới nay không ai xử lý và không cơ quan nào hoặc cán bộ nào bị xử lý.
Bộ chính trị có chủ trương hoặc có chấp nhận cho nhiều cấp chính quyền cấu kết nhau cướp đất của dân bất chấp kỷ cương phép nước như thế hay không?
2- Chưa quyết định thu hồi đất, chưa có quy hoạch sử dụng đất và chưa có đề án sử dụng đất được phê duyệt, chưa có hội đồng bồi thường… UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành quyết định giá bồi thường khi thu hồi đất. Rồi căn cứ vào quyết định này để tiến hành bồi thường, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng. Đến năm 2008 - 2009 mới ban hành quyết định bồi thường mà lại áp giá đã quy định từ 2003, căn cứ vào nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 đã hết hiệu lực từ năm 2004. Kiểu làm “ngược ngạo” này còn được Thủ tướng Chính phủ khen hay. Dân khiếu kiện, chính Thanh tra đã thấy sai nhưng Thanh tra Chính phủ vẫn cho là đúng.
\
Bộ chính trị có chủ trương hoặc có chấp nhận để cho các cơ quan nhà nước và cán bộ đảng viên cao cấp dẫm bừa lên luật pháp nhà nước như vậy hay không?
3- Dân không có đất sản xuất nuôi sống gia đình, chính quyền cưỡng chế lấy hết đất rồi bỏ hoang hàng ngàn ha, hoặc giao cho doanh nghiệp chiếm giữ ngay từ khi chưa làm thủ tục bồi thường cho dân, để chờ phân lô bán nền, hoặc sang nhượng dự án kiếm lời. Nhà nước nói quy hoạch sau ba năm không đưa vào sử dụng phải trả lại đất cho dân. Hàng mấy ngàn ha đất của khu liên hợp Bình Dương bỏ hoang hàng chục năm nay, chẳng thấy ai xử lý. Nông dân không còn đất là mất tất cả.Vậy mà chính quyền thu lấy hết đất của dân, giao cho doanh nghiệp chiếm để đầu cơ.
Bộ chính trị có chủ trương hoặc chấp nhận cái kiểu phát triển kinh tế và lo cho dân giàu, nước mạnh như thế này không?
4- Khiếu kiện theo pháp luật không được giải quyết, kêu lên những người quyền cao chức trọng cũng chẳng ai quan tâm, không còn đất sống mà hàng ngày cứ phải nhìn người ta nhởn nhơ làm giàu trên xương máu của tổ tiên mình để lại, chúng tôi đã làm đơn xin Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội ân xá cho được xử bắn để khỏi phải sống trong cảnh chết dần chết mòn vì đau khổ và đói khát; cũng không được xử bắn. Một năm năm ba lần, đi hàng ngàn cây số, lặn lội ra Hà nội, ăn bờ ngủ bụi. Cơ quan tiếp dân xua đuổi, phải mò tới đứng trước nhà riêng của “các vua” mà kêu khóc. Thế nhưng những việc “sai phạm động trời tại khu liên hợp Bình Dương” mà đã có lúc báo chí ầm ĩ, vẫn không hề được “các vua” biết đến. Nhiều hộ dân bị cưỡng chế thu hồi đất, nhà cửa đã bị san ủi, vườn tược bị phá sạch, quần áo, chén bát cũng không còn từ nhiều năm qua… đến nay vẫn phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất.
Bộ chính trị có chủ trương hoặc chấp nhận để cho nhà nước và cán bộ đảng viên cao cấp của mình coi dân như cỏ rác, vô cảm và vô trách nhiệm trước nỗi thống khổ của người dân như thế này không? Dường như theo điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam thì cán bộ đảng viên phải luôn luôn gần gủi, gắn bó và lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân kia mà!
5- Gần 70 năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thừa nhận là con người sinh ra, ai cũng có quyền sống và mưu cầu hạnh phúc.
Ngày nay, bằng việc cưỡng chế thu hồi đất, nhà nước này mà trực tiếp là chính quyền tỉnh, huyện thị, đã xóa bỏ quyền sống và mưu cầu hạnh phúc của chúng tôi. Chúng tôi đã gởi đơn kêu lên đến từng ông đang đảm trách những chức vụ cao nhất của nhà nước này. Sự im lặng của các ông chứng tỏ các ông đã không tôn trọng người dân mà còn phản lại những quy định do chính nhà nước này chủ trương và ban hành.
Vì vậy, chúng tôi gởi thư này cho tập thể Bộ Chính trị với hy vọng là “cơ quan lãnh đạo cao nhất, tập thể lãnh đạo sáng suốt và mẫu mực nhất… đi kèm theo là trách nhiệm lớn nhất”, Bộ chính trị sẽ không làm ngơ trước những sai phạm không phải nhỏ của cán bộ đảng viên do mình trực tiếp quản lý đã gây ra thiệt hại vô cùng to lớn cho nhân dân là đối tượng mà các ông đã thề là suốt đời hy sinh phục vụ. Đề nghị Bộ chính trị có biện pháp xử lý sai phạm và trả lại những quyền lợi chính đáng cho chúng tôi.
Chúng tôi mong được thấy sự tôn trọng tối thiểu của Bộ Chính trị đối với nhân dân là thơ này được các ông phúc đáp.
Trân trọng kính chào.
32 hộ dân, với địa chỉ cụ thể đồng ký tên.
Địa chỉ liên lạc:
Ông Thái văn Dậu, 85 tuổi, ngụ tại khu phố 3, Phường Phú Tân, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Ghi chú: Thư đề ngày 1-6-2013, nhưng sau khi lấy chữ ký, chúng tôi sẽ gởi đi qua đường chuyển phát nhanh vào ngày 12-6-2013. Thư được gởi một bản cho tập thể bộ chính trị và 16 bản cho các Ủy viên Bộ chính trị, mỗi người một bản. Để phòng trường hợp thư gởi qua đường dây bưu điện không tới tay người nhận, chúng tôi sẽ xin đăng tải lên mạng Bauxite Việt nam.
clip_image002
clip_image004
clip_image006
clip_image008


Copy từ: Bauxite Việt Nam

VN bắt liên tiếp để đổi chiều quan hệ?


Hai blogger Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào bị bắt cách nhau một tháng
Đánh giá các vụ bắt blogger tại Việt Nam, có ý kiến rằng phái 'thân Mỹ' trong nội bộ ban lãnh đạo Việt Nam đã bị qua mặt bởi phe phái muốn tìm kiếm ơn huệ từ Trung Quốc.
Bình về vụ bắt blogger mới nhất xảy ra tại Hà Nội hôm 13/6/2013, nhà quan sát tình hình Việt Nam từ Úc, Giáo sư Carl Thayer nói các vụ ngăn chặn ý kiến phê phán tham nhũng, kêu gọi dân chủ này cần được nhìn nhận trong bối cảnh quan hệ Việt – Trung.
Blogger Phạm Viết Đào bị bắt hôm qua, theo điều 258 Bộ Luật Hình sự trong vụ việc xảy ra chưa đầy một tháng sau khi công an Việt Nam bắt ông Trương Duy Nhất tại Đà Nẵng.
Nay, trả lời BBC, ông Carl Thayer giải thích bối cảnh chính trị của các vụ này:
"Người ta chỉ có thể kết luận là trước chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Việt Nam muốn bày tỏ hình ảnh rằng họ cứng rắn chống lại ‘âm mưu’ của các nhân vật vận động cho Diễn biến Hòa bình và cố gắng làm cho quan hệ của họ với Trung Quốc qua ý thức hệ xã hội chủ nghĩa chung của hai bên thêm mặn nồng,"
"Điều đang xảy ra là trong Đảng sau đợt phê và tự phê, và cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong Quốc hội vừa qua đưa tới chỗ các bộ trưởng cảm thấy họ đang “lâm chiến”, theo Giáo sư Carl Thayer.
“Họ bị phê phán theo cách họ không làm sao kiểm soát được và tìm cách đe dọa những người khác thông qua việc trấn áp các blogger nhưng cách làm này không hiệu quả vì sự phê phán trên mạng đã lan quá rộng.”
Cùng lúc, ông cũng cho rằng phái muốn hướng về phía Hoa Kỳ nay “đã bị qua mặt” (overtaken) và thế chủ động nay thuộc về phái muốn tìm kiếm ơn huệ từ Trung Quốc.
Theo ông Thayer, các vụ bắt blogger này cần được nhìn nhận trong bối cảnh quan hệ Việt – Trung và Hoa Kỳ.
Riêng về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Giáo sư Thayer bình luận:
“Tôi đã từng nói một cách mỉa mai rằng lời hứa duy nhất Thủ tướng Dũng đã thực hiện được chính là chuyện trấn áp blogger.”
"Các đối thủ của ông Dũng cũng đồng ý với ông rằng để nhiều blogger phê phán tham nhũng, phê phán sự bất lực trong quản trị của chính phủ và kêu gọi hãy đứng lên đối mặt với Trung Quốc theo cách các blogger muốn, sẽ chỉ khiến chính quyền rơi vào vị thế khó khăn."

Bực giận lan rộng

Từ Hà Nội, hôm 14/6/2013, hãng tin AP của Hoa Kỳ bình luận:
“Vụ bắt ông Phạm Viết Đào, 61 tuổi, cho thấy mức độ lo ngại trong Đảng Cộng sản về mối đe dọa từ các cuộc vận động trên mạng Internet. Cho tới vài năm trước, Đảng có toàn quyền kiểm soát thông tin trong nước. Nay, nhiều blog, trang Facebook tự lập ra đã đăng tải tin tức chua cay về sự kém cỏi, về đấu đá nội bộ, và các tin bài này đã đến với hàng triệu người, khiến sự bực giận lan ra trước vị thế nắm quyền lâu của Đảng.
Chỉ trong năm 2013, theo AP, có 46 cây bút hoặc nhà hoạt động dân chủ bị bắt, xử tù hoặc giam cầm, nhiều hơn cả số người bị bắt vì vi phạm luật an ninh quốc gia trong cả năm 2012.
AP cũng nói dù các chính phủ nước ngoài, gồm cả Hoa Kỳ đã phê phán những vụ trấn áp, kêu gọi thả các nhà vận động nhưng cũng không có phương tiện để gây áp lực với chính quyền Việt Nam.
Giáo sư Thayer cũng nói về làn sóng bắt bớ này:
"Chính quyền Việt Nam ngày càng trở nên tồi tệ trong việc trấn áp các cây viết trên mạng. Chỉ trong năm qua đã có 46 người bị bắt, bất chấp kêu gọi từ Hoa Kỳ và EU là Hà Nội cần cải thiện tình hình."
Cùng thời gian, cộng đồng mạng tại Việt Nam cũng có một số bình luận đáng chú ý về vụ bắt các ông Phạm Viết Đào và Trương Duy Nhất.
Trung Quốc có nhiều ví dụ dùng bộ máy an ninh ngăn chặn vận động đòi dân quyền
Bài ký tên  Đàm Mai Đạo đăng trên trang blog Nguyễn Tường Thuỵ hôm nay 14/6 nêu ra sự khác biệt, theo nhận định riêng của tác giả về hai người:
"Trong khi ông Nhất bị dư luận nghi ngờ là liên quan trực tiếp với ai đó, khi biết trước tin với xác suất đúng 100% so với tin chính thức về ông Nguyễn Bá Thanh và ông Vương Đình Huệ thất cử trong kỳ bầu vào Bộ Chính Trị, thì ông Phạm Viết Đào được coi là không hề dính líu trực tiếp về nhân vật cấp cao nào..."
Bài viết cho rằng ông Phạm Viết Đào, cựu thanh tra Bộ Văn Hóa, "cũng như không làm việc cho bất cứ ai với những bài viết trên trang nhà qua phong cách nhàn nhã như giọt café tí tách để bàn chuyện 'văn chương thế sự' như ông tự nhận khi tạo trang blog cá nhân".
"Ông Phạm Viết Đào, người đã làm việc nhiều năm với nhiều vị trí khác nhau trong guồng máy chính quyền nhưng vẫn thuộc về lãnh vực tinh thần - thứ mà bản thân ông cũng như tất cả người cộng sản hiểu rõ - khó quản lý nhất và hầu như chưa bao giờ "quản" được. Có lẽ ông Đào cũng không lạ lẫm gì với 'phong thái' 'bắt người định tội' của chính thể này.
Còn trên trang blog Tễu của tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, người từng tham gia các cuộc vận động chống Trung Quốc tại Việt Nam thì thông báo tối 13/6 giờ Việt Nam rằng trang blog http://phamvietdao4.blogspot.com/ không còn truy cập được nữa.
Vào ngày 9/7 tới, dự kiến tòa án ở Hà Nội sẽ đưa luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân sẽ ra tòa vì tội Trốn thuế vào, sau hơn sáu tháng tạm giam.
Còn cây bút,  Hồ Hải thì viết trên Facebook hôm 14/6 về hai ông Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào rằng "nếu viết để chửi cụ thể bất kỳ một lãnh đạo nào ở nước Việt khi luật pháp còn mơ hồ, thì chuyện bị bắt theo điều luật 258 là chuyện rất bình thường".
"Và thậm chí với 3 điều luật 79, 88 và 258 mơ hồ chính quyền có thể bắt hết tất cả dân Việt bất kỳ lúc nào muốn bắt, mà không cần viết gì cả."


Copy từ: BBC

Nhìn nhận về vụ bắt Phạm Viết Đào

Đàm Mai Đạo
Khi tôi viết "Nhìn nhận về vụ bắt Trương Duy Nhất" [1], tôi thật bất ngờ vì được nhiều trang dẫn bài về và một số tác giả tiếng tăm chú ý để trích dẫn, tranh luận với một người viết không hề có chút tên tuổi. Tôi cho đó là điều may mắn đối với tôi - một người viết rất ít, chỉ buồn vì nhiều người đã dùng những lời lẽ không phải đạo cho lắm và đặc biệt không có căn cứ cũng như phân tích rạch ròi mang tính khách quan, thay vào đó là cảm tính (không phải tình cảm) khi đánh giá vụ bắt giữ Trương Duy Nhất. Dù tình cảm dạt dào đi chăng nữa, chúng ta cũng nên tỉnh táo, đặc biệt trong chính trị - nơi mà tình cảm chân thật (đúng với nghĩa của nó) xem ra thật xa lạ khi nói về "tình yêu", dù nghĩa hẹp hay nghĩa rộng trên xứ sở độc đảng toàn trị này.
Bài viết nêu trên gây ra tranh cãi quá nhiều, trong đó, một hướng xem nó như là một "góc nhìn méo mó" thiếu khoa học, kém thiện cảm và thật lạc lõng đối với blogger Trương Duy Nhất. Tôi buồn nhưng không vì thế mà tôi bỏ viết, một khi cần phải viết để góp thêm cái nhìn cho phong trào dân chủ, tự do Việt Nam. 
Chính trường Việt Nam - không phải là chiến trường không tiếng súng, với những sách lược sáng tạo, khoa học, chính quy, độc đáo; thay vào đó, nó là nơi của cà chua, trứng thối, mắm tôm cùng những thủ đoạn làm rùng mình thiên hạ về sự dơ dáy và tất cả cặn bã thải loại của những thứ "tư tưởng" Mác - Lênin, Mao hay Hồ. Nó bẩn thỉu nhất trong tất cả các cuộc đấu đá, thanh trừng, chém giết (không có máu) và nó bần tiện, đốn mạt nhất vượt lên cả sự trả thù tiểu nhân, hèn hạ, như vua Minh Mạng đã hành xử với Tả quân Lê Văn Duyệt bằng cách san bằng nấm mộ song thân của ngài và xiềng xích ngay cả mộ người đã khuất mà người đó có công trạng lớn lao đối với dân tộc; hay Nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái bị voi giày trong lõa lồ dưới thời vua Gia Long: (trích Wikipedia)
<em>Đứa con gái trẻ của bà (Bùi Thị Xuân) bị lột hết y phục. Một thớt voi từ từ tiến đến. Cô gái biến sắc rồi mặt trắng bệch như tờ giấy. Nàng ngoảnh nhìn mẹ, kêu thất thanh. Bà Xuân nghiêm mặt trách: Con phải chết anh dũng để xứng đáng là con của ta!...Đến lượt bà, nhờ lớp vải ở bên trong quấn kín thân thể, nên tránh khỏi sự lõa lồ. Và bà rất bình thản bước lại trước đầu voi hét một tiếng thật lớn khiến voi giật mình lùi lại. Bọn lính phải vội vàng bắn hỏa pháo,đâm cây nhọn sau đít con vật để nó trở nên hung tợn, chạy bổ tới, giơ vòi quấn lấy bà tung lên trời...Nhưng trái với lệ thường, nó không chà đạp phạm nhân như mọi bận mà bỏ chạy vòng quanh pháp trường, rống lên những tiếng đầy sợ hãi khiến hàng vạn người xem hoảng hốt theo..</em>.
Chính trường Việt Nam - nơi cần phải thải loại hết tất cả những đầu óc bẩn chật, khốn nạn và ti tiện nhất của cái thứ "văn hóa cộng sản". Tôi muốn nói về NHÂN QUYỀN - nhân quyền của ngay những kẻ gọi là "đồng chí" với nhau (!). Cái chết trong tức tưởi của Hồ Đức Việt mới đây là điều để chúng ta nghiền ngẫm về điều này.
Trở lại với vụ bắt giữ ông Phạm Viết Đào, một lần nữa, tôi vẫn giữ vững quan điểm của mình - không nên gọi ông Đào là "nhà bất đồng chính kiến" như tôi đã từng đề nghị về ông Trương Duy Nhất, dù cả hai ông đều bị bắt theo điều 258 Luật hình sự.
"Nhà bất đồng chính kiến"là gì", xin mời quý độc giả xem lại định nghĩa của tôi trong bài viết trước.
Trong khi ông Nhất bị dư luận nghi ngờ là liên quan trực tiếp với ai đó, khi biết trước tin với xác suất đúng 100% so với tin chính thức về ông Nguyễn Bá Thanh và ông Vương Đình Huệ thất cử trong kỳ bầu vào Bộ Chính Trị, thì ông Phạm Viết Đào được coi là không hề dính líu trực tiếp về nhân vật cấp cao nào, cũng như không làm việc cho bất cứ ai với những bài viết trên trang nhà qua phong cách nhàn nhã như giọt café tí tách để bàn chuyện "văn chương thế sự" như ông tự nhận khi tạo trang blog cá nhân.
Ông Phạm Viết Đào, một nhà văn 61 tuổi, người đã làm việc nhiều năm với nhiều vị trí khác nhau trong guồng máy chính quyền nhưng vẫn thuộc về lãnh vực tinh thần - thứ mà bản thân ông cũng như tất cả người cộng sản hiểu rõ - khó quản lý nhất và hầu như chưa bao giờ "quản" được. Có lẽ ông Đào cũng không lạ lẫm gì với "phong thái" "bắt người định tội" của chính thể này. 
Trường hợp ông Đào, tôi cũng nhất quán không đề cập đến Luật pháp để tránh sa lầy trong phân tích.
Trong nhiều bài viết của nhà văn này, tôi chú ý đến hai bài viết vói quan điểm khá rõ:
- Con cái Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làm gì ở đâu [2]
- TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG ĐANG CAN THIỆP ĐỂ ÔNG TRƯƠNG DUY NHẤT ĐƯỢC THẢ… [3]
Nếu quý độc giả gắn kết việc bắt ông Phạm Viết Đào với kỳ lấy phiếu tín nhiệm vừa xong như tôi đã từng đề nghị gắn kết việc Trương Duy Nhất bị bắt với kỳ bầu vào Bộ Chính Trị cách đây không lâu, sẽ thấy vấn đề "tuy hai mà một" dù hơi khác một chút, (xin nhấn mạnh) theo quan điểm của tôi, ông Phạm Viết Đào không cho thấy rõ tính chất như ông Nhất (nhiều người nghi ngờ là thân tín của ông Nguyễn Bá Thanh), thay vào đó, ở người đàn ông gốc Nghệ An này - âm hưởng có vẻ vẫn nặng văn hóa theo kiểu "phủ bênh phủ, huyện bênh huyện" và có thể xem ông như "lão ngoan đồng" ngứa miệng, gai mắt, thấy thì nói và đó cũng là phong cách kiểu "cụ lý", "ông bá hộ" của làng xã thời phong kiến kèm thói gia trưởng họ tộc với phương châm "bênh vực anh em đồng hội đồng thuyền" nên sảy lời quá đà.
Ngoài ra, chúng ta nhớ lại, nhiều tác giả xem kỳ lấy phiếu tín nhiệm Quốc hội của ông Nguyễn Tấn Dũng với số phiếu "tín nhiệm cao" chỉ nhỉnh hơn 42% như là một thất bại cho uy tín và địa vị của mình. Đó là nhận định hời hợt với cặp mắt của "nhà khoa học" theo phép "cộng trừ nhân chia" khi chỉ đề cập đến con số. Đánh giá về tình hình chính trị không thể chỉ dựa vào những số liệu khô khan.
Gần 500 vị đại biểu Quốc hội, trong đó trên 90% là đảng viên với những chức phận, lĩnh vực quan trọng và cao thấp khác nhau, cũng như sự cát cứ lớn nhỏ tại từng địa phương hoàn toàn khác nhau. Không thể xem 498 vị đại biểu, vị nào cũng "cân nặng 50kg" như nhau khi so sánh từng lá phiếu trên tay của họ. 
Trên cách nhìn này, quý độc giả hãy nghĩ 210/498 phiếu "tín nhiệm cao" dành cho ông Dũng, nếu tuyệt đại đa số là những "đầu sỏ" thuộc nội các chính phủ và những địa phương quan trọng, trong đó có: nhiều nhân vật quan trọng của Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An, Bộ Tài Chính, Ngân hàng nhà nước, Tp.HCM v.v... cùng những vị trí quan trọng khác, thì thử hỏi số còn lại (288 phiếu) mà "kiểu" Hoàng Hữu Phước, Đỗ Thị Huyền Tâm, Đặng Thành Tâm v.v...(nghĩa là những chiến binh bại trận và tiếng nói của họ chẳng có trọng lượng là mấy) hay khá hơn tí chút là "kiểu" Dương Trung Quốc, hoặc "kiểu" Nguyễn Minh Thuyết, Lê Văn Cuông (trước đây) thì con số 288 làm sao áp đảo nổi so với 218 vị kia, toàn là những "ngọa hổ tàng long": Nguyễn Chí Vịnh, Phùng Quang Thanh, Phạm Quý Ngọ, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Thiện Nhân, Lê Thanh Hải, Đinh Tiến Dũng (Bộ trưởng Tài chính mới) v.v...???
Khi chỉ nhìn con số 218/498, các tác giả đã sai lầm nghiêm trọng với cặp mắt "khoa học kỹ thuật" thuần con số mà cho rằng qua cuộc "lấy phiếu tín nhiệm" vừa qua, ông Nguyễn Tấn Dũng đang mất dần uy thế của mình(!).
Do đó, phải chăng việc bắt Phạm Viết Đào như là một lời khẳng định: Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn nguyên đó! Không một ai được phép lờn mặt, hỗn xược mà đả phá ông ta?! Những đám tàn quân lao nhao dưới trướng kẻ khác hay những kẻ ngồi lê đôi mách như mụ hàng xén lắm lời cần phải được dạy cho bài học nhớ đời để biết thế nào là lễ độ hơn?!
***
Người Cộng sản với thói gia trưởng, khệnh khạng cố hữu, họ chưa bao giờ chấp nhận sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, chưa dám nói tôn trọng người dân, do đó dù đơn giản nhất, họ không bao giờ chấp nhận khái niệm Quyền Con Người, để đối xử với nhau với tư cách là Người, trong mắt họ chỉ là: "hoặc mày chết (chịu thua) hoặc tao chết (chịu thua)". Họ đối đãi với nhau với tất cả sự giả dối cố nhiên mà họ hấp thụ bao năm qua, bất chấp tuổi đời ngày càng chồng chất. Họ - những kẻ không có nhân cách làm Người, điều này đã thể hiện qua rất nhiều vụ, mới nhất là vụ ông Hồ Đức Việt chết trong uất hận nhưng qua đám tang vẫn đầy những khuôn mặt cao cấp với vẻ buồn rầu giả tạo (!).
Dù Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào có thoát tù trong tư thế nào đi nữa, họ cũng chỉ là những "người Cộng sản" cố chấp, bảo thủ và không hề có một chút gì nghĩ về nhân quyền, dân chủ cho người Việt Nam. 
Đừng lầm lạc, tôi thành thật khuyên những ai đang đấu tranh Nhân Quyền và Dân Chủ cho Việt Nam mà thay vào đó hãy hướng tất cả tư duy và tấm lòng cho những TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM đang chịu đày đọa trong lao tù! 
Càng bày tỏ tin tưởng cải sửa được chế độ, càng chứng minh phải dùng luật pháp thì người Cộng sản càng không tin, càng không tin họ càng tìm mọi cách tiêu diệt. Nên nhớ, một nguyên tắc bất di bất dịch nữa của "người Cộng sản": Không một chỉ dấu nào được phép xuất hiện như là họ tỏ ra nhân nhượng hay yếu thế - họ không bao giờ cho phép MỘT TIỀN LỆ như vậy xảy ra trong bất kỳ tình huống nào, bởi họ chưa bao giờ tự coi bản thân họ và tổ chức của họ là nhằm phục vụ nhân dân. 
Họ háo thắng và ngạo mạn; họ tàn ác và hiểm độc; họ thực dụng đến bẽ bàng hơn nhiều người tưởng.
Có thể xác quyết như đinh đóng cột điều đó! Vụ Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ là một minh chứng. Bất chấp trăm lá đơn, bất chấp ngàn người ủng hộ tuyệt thực, đối với họ chỉ là con zéro to tướng về "tính nhân đạo" mà họ rêu rao, trừ phi một mối nguy hại khổng lồ và cận kề áp sát vào họ, may ra họ mới chịu ngồi xuống để thỏa hiệp trong thế "chiếu dưới". Khả năng này chỉ có thể đến trong tình thế "nội công ngoại kích" của tất cả người Việt Nam với tinh thần đoàn kết chặt chẽ trong ngoài nước, với sự hỗ trợ lớn lao của những lực lượng yêu chuộng tự do dân chủ trên thế giới bằng những biện pháp kinh tế - chính trị cần thiết.
ĐMĐ
___________
Bài viết với những dẫn chứng khách quan và phân tích khoa học, không nhằm công kích, bôi nhọ hay "đá đểu" ông Phạm Viết Đào.
Bài viết được gởi tới: Blogger Nguyễn Tường Thụy, Dân Làm Báo và blogger Nguyễn Ngọc Già, tùy nghi sử dụng và đăng tải.


Copy từ: Nguyễn Tường Thụy

TUYỆT THỰC: ĐỒNG HÀNH VỚI TIẾN SỸ CÙ HUY HÀ VŨ ĐẾN CÔNG LÝ VÀ TỰ DO



Nguyễn Văn Dũng
Tôi – Nguyễn Văn Dũng, sinh ngày 7/5/1977, chứng minh thư số 131324416, số điện thoại 0974468775, hộ khẩu thường trú: tổ 4A, phố Sông Thao, phường Thọ Sơn, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ – thông báo tuyệt thực trong bốn ngày, bắt đầu từ 0h ngày 12/6/2013 đến 24h ngày 15/6/2013, nhằm ba mục đích: 1/. Bày tỏ sự khâm phục tinh thần đấu tranh cho nhân dân và Tổ quốc của TS Cù Huy Hà Vũ; 2/. Góp sức mình vào việc tạo áp lực đòi nhà chức trách thực thi đúng pháp luật về chế độ nhà tù đối với người tù này; 3/. Chia sẻ cùng luật sư Nguyễn Thị Dương Hà – người vợ yêu của TS – nỗi đau thương, uất ức của bà trước sự đàn áp vô nhân đạo của nhà cầm quyền Việt Nam đối với chồng bà.
Kể từ khi hiểu được rằng sự băng hoại của xã hội và sự chiếm đóng của giặc Tàu trên nhiều phần quan trọng của đất nước là bắt nguồn chính từ sự thối nát của nền chính trị, thì tôi đã là một người bạn đồng hành nhỏ của TS Cù Huy Hà Vũ cũng như đông đảo đồng bào đang góp sức vào việc thay đổi thể chế tại Việt Nam. Tôi cũng nhận thức rõ là thể chế cần thay đổi chứ không phải chúng ta cần tiêu diệt những nhân viên công lực trong thể chế cũ, vì vậy tôi hoàn toàn thông cảm với những viên công an mà tôi buộc phải đối diện. Đem lòng thù hận để đòi công lý và tự do là điều ngu xuẩn tai hại nhất mà thực tế đã chứng minh. Nhưng chúng ta cũng chẳng thể nào đạt tới công lý và tự do bằng thái độ đấu tranh nửa vời, ngồi mong chờ kẻ cầm quyền thay đổi hay kêu gọi hòa giải hòa hợp suông.
Trong trường hợp cụ thể đây, tính mạng của một nhà đấu tranh lớn đang lâm nguy. Những ai đã từng chia sẻ các bài viết của TS Cù Huy Hà Vũ, hoặc đã khâm phục những hành động đấu tranh của ông, hoặc đã suy tôn ông lên như một bậc anh hùng, hoặc đã ký tên đòi tự do cho TS là những người trước tiên cần lên tiếng và hành động với mục đích tối thiểu để đòi nhà chức trách thực thi đúng pháp luật về chế độ nhà tù đối với người tù này. Tôi cùng nhiều người sẽ tuyệt thực để đòi hỏi, nhiều người khác sẽ biểu tình hay đến chất vấn nhà chức trách hoặc tác động tạo áp lực quốc tế, lại có đông đảo những người khác viết bài, làm truyền thông, tạo sự kiện thay avatar hình TS, đến thăm hỏi gia đình ông, v.v. Chúng ta cùng phối hợp, kiên quyết đấu tranh ít nhất là cho những quyền của TS Cù Huy Hà Vũ theo đúng pháp luật Việt Nam hiện hành quy định về chế độ đối với tù nhân.
Đã đến lúc mà để tạo niềm tin về đại cuộc thì chúng ta bắt buộc phải đạt được một số thắng lợi nhất định trong một số vụ việc tiêu biểu. Và nếu chúng ta không thể hiện được cái tình với một nhà bất đồng chính kiến có vị thế đặc biệt như TS Cù Huy Hà Vũ thì ai sẽ tin cái đội dân chủ tự do nhân sĩ trí thức gì gì đó có thể đi hàng đầu cùng nhân dân đấu tranh cho toàn bộ xã hội?
Điểm quan trọng cuối cùng cần lưu ý: Chúng ta đồng hành cùng TS Cù Huy Hà Vũ đến công lý và tự do chứ không bao giờ cổ vũ TS tuyệt thực đến chết. Nhưng nếu rủi ro không mong muốn xảy ra với TS Cù Huy Hà Vũ – con của bậc "khai quốc công thần của chế độ" Cù Huy Cận – thì từ giới trí thức cho đến dân oan mất đất sẽ mất nốt chút hy vọng cuối cùng vào một chút tính người còn sót lại nơi các lãnh đạo đảng cộng sản. Bộ Chính Trị Đảng Cộng sản Việt Nam đủ thông minh để biết không thể kéo dài mãi thể chế độc đảng và tất cả đều hy vọng hạ cánh an toàn, tuy nhiên mỗi một tính toán sai lầm man rợ của các vị đều tăng thêm nguy cơ là các vị sẽ phải dân chủ hóa đất nước từ trong ống cống.

Tác giả gửi trực tiếp cho  Bauxite Việt Nam

Ân xá Quốc tế kêu gọi hành động khẩn cấp cho TS Cù Huy Hà Vũ


RFA 13.06.2013
2013-06-13
CuHuyHaVu-600
TS luật Cù Huy Hà Vũ tại phiên tòa phúc thẩm ở Hà Nội hôm 02-08-2011.
AFP photo
Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm nay ra thông cáo kêu gọi mọi người gửi thư yêu cầu Nhà nước Nam Việt Nam trả tự do cho TS Cù Huy Hà Vũ, thúc giục nhà cầm quyền chỉ thị cho trại giam lập tức giải quyết những điều khiếu nại của ông để có thể chấm dứt cuộc tuyệt thực.
Thông cáo báo chí của Ân Xá Quốc Tế cũng yêu cầu ban giám thị trại giam cần cho ông Cù Huy Hà Vũ được săn sóc y tế, thể theo quy định của Liên Hiệp Quốc về những tiêu chuẩn tối thiểu phải áp dụng cho các người tù.
Tổ chức Ân xá quốc tế cảnh báo rằng sức khoẻ của ông Cù Huy Hà Vũ đang ở mức báo động vì bệnh tim mãn tính.
Thông cáo thuật lại tiểu sử của TS Cù Huy Hà Vũ với những mục đích của hoạt động tranh đấu của ông, cho biết vợ ông vào thăm, đã báo động về tình trạng sức khoẻ của ông. Chính quyền Việt Nam không hề đáp ứng mảy may nào trước những lời yêu cầu giải quyết cuộc tuyệt thực.
Tổ chức Ân xá quốc tế kêu gọi thế giới viết thư bằng Anh ngữ, Việt ngữ hay bất kỳ ngôn ngữ địa phương nào, gửi cho Bộ trưởng Công An và Bộ trưởng ngoại giao, bản sao gởi chủ tịch quốc hội Việt Nam.




Copy từ: RFA

TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH GỬI THƯ CHO TỔNG BÍ THƯ VÀ CHỦ TỊCH NƯỚC VỀ TS CÙ HUY HÀ VŨ

.
Tướng Vĩnh gửi thư về TS Cù Huy Hà Vũ

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ Việt Nam ở Trung Quốc, vừa gửi thư lên Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về vụ tuyệt thực của TS Cù Huy Hà Vũ. 

Ông Vĩnh là một trong các vị công thần gần đây đã đóng góp nhiều ý kiến cho quá trình phát triển dân chủ và xã hội ở trong nước.
Các bài liên quan
Trong khi đó tin mới nhất mà chúng tôi nhận được cho hay vợ ông Vũ, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, đã được phép vào thăm ông không theo định kỳ vào thứ Bảy 15/6.

Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ bắt đầu tuyệt thực trong trại giam từ ngày 27/5 để phản đối việc ông bị vi phạm quyền lợi.
Thư của ông Nguyễn Trọng Vĩnh viết hôm 13/6 mà BBC được tiếp cận viết ông Cù Huy Hà Vũ đã bị giám thị ở trại giam K5, Thanh Hóa, "đối xử tai ác, bất chấp pháp luật" và vì "quá uất ức" ông đã quyết định tuyệt thực.
Ông nhắc lại trường hợp bản thân ông và bạn tù cũng đã tuyệt thực khi bị thực dân Pháp giam ở Đăk Tô, Kontum.
"Sau 7 ngày mệt lả thì Công sứ Trung Kỳ điện cho Công sứ Kontum đáp ứng những yêu sách của chúng tôi."
Tuyệt thực dài ngày
Thư viết tiếp: "Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực đến nay đã 18 ngày thì rất nguy kịch, cách cái chết không còn xa mấy".
"Tôi nghĩ là Tổng Bí thư và Chủ tịch nước không nỡ làm ngơ trước cái chết vô lý của một con người, bất kể đó là ai."
Tướng Vĩnh đề nghị hai vị lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam cho kiểm tra và chỉ thị cho giám thị trại giam đối xử bình thường với ông Cù Huy Hà Vũ, cho phép vợ con ông thăm nom cung cấp dinh dưỡng cho ông.
"Tôi nghĩ là Tổng Bí thư và Chủ tịch nước không nỡ làm ngơ trước cái chết vô lý của một con người, bất kể đó là ai." - Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
 "Tốt hơn thế, kính đề nghị Tổng Bí thư và Chủ tịch nước... thể hiện truyền thống nhân đạo của tiền nhân xuống lệnh tha trước thời hạn tù nhân Cù Huy Hà Vũ..."
Ông Vĩnh cảnh báo nếu ông Cù Huy Hà Vũ thiệt mạng vì tuyệt thực thì điều này sẽ ảnh hưởng rất xấu cho uy tín của Việt Nam trước dư luận quốc tế.
Ngày càng nhiều người Việt ở cả trong nước và nước ngoài tuyên bố cùng tuyệt thực để ủng hộ ông Cù Huy Hà Vũ.
Hôm thứ Tư 12/6, trong một cuộc nói chuyện điện thoại với bà Lê Hiền Đức, một người đấu tranh ở Hà Nội, Trung tướng Cao Ngọc Oánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án hình sự và Hỗ trợ Tư pháp nói sẽ chịu trách nhiệm về tính mạng của ông Vũ.
Ông Oánh, người phụ trách quản lý các trại giam, nói với bà Đức rằng ông Cù Huy Hà Vũ "sẽ không chết, trong tù đường sữa rất nhiều".
Tuy nhiên bà Dương Hà, vợ ông Vũ, nói dù gia đình gửi nhiều đồ ăn ông vẫn quyết tâm không sử dụng.
_________________________________________________

Toàn văn bức thư của Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh gửi TBT Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về việc Ông Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực sang tới ngày thứ 18 tại trại tù số 5 Thanh Hóa:







Copy từ: TS Nguyễn Xuân Diện

LỜI KÊU GỌI - TUYỆT THỰC ĐỒNG HÀNH CÙNG CÙ HUY HÀ VŨ VÀ CÁC TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM

Trí Nhân Media
Tiếp tục cập nhật 


NÓNG! 10h50′ – Về việc TS Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực, sáng nay, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh vừa gửi một bức thư tới TBT Nguyễn Phú Trọng và CTN Trương Tấn Sang. Cũng sáng nay, LS Dương Hà và LS Trần Vũ Hải đã tới Cục Quản lý trại giam đề nghị gặp lãnh đạo, nhưng sau một hồi chờ đợi, họ được trả lời là người có trách nhiệm đang đi vắng (Nguồn: ABS)

****
THÔNG BÁO
từ HỘI ANH EM YÊU NƯỚC  XÓM 8 YÊU NƯỚC

v/v đồng hành tuyệt thực 24 tiếng ủng hộ 
TS Cù Huy Hà Vũ và các tù nhân lương tâm
vào cuối tuần Thứ Sáu, Thứ Bảy ngày 14 và 15/6/2013  
tại Little Saigon, Nam California


Đến ngày hôm nay 13/6/2013 đã có 12 anh chị em chính thức ghi tên đồng hành tuyệt thực, ngòai ra chúng tôi cũng nhận rất nhiều lời nhắn khích lệ tinh thần và yểm trợ tham gia từ đồng hương trong vùng.
Ban tổ chức rất lên tinh thần, đồng thời xin nhắc nhở quí vị tham gia:
- Nên mang theo áo ấm
- Mền Cá nhân , Đèn Pin (nếu có ) Mũ đội cho ấm đầu ....
- Xin đừng mang theo Tư Trang đắt tiền theo trong người .
Buổi tuyệt thực đồng hành:
- sẽ bắt đầu vào lúc 7:00 giờ chiều thứ sáu, ngày 13-06-2013 trước Phúc Lộc Thọ.
- đến 9:00 giờ tối là nghi thức thắp nến cầu nguyện,
- sau đó là “Đêm Không Ngủ” để cùng luận bàn, chia sẻ tư tưởng về tình hình Việt Nam
- và chấm dứt lúc 7:00 giờ chiều thứ bảy 14-06-2013.
Ai có thể tuyệt thực xin cùng đến tuyệt thực với chúng tôi. Quý vị nào không thể tham gia tuyệt thực, xin hãy có mặt cùng thắp nến cầu nguyện để động viên tinh thần mọi người. Sự ủng hộ của quý vị sẽ có ý nghĩa lớn với phong trào đấu tranh cho tự do tại Việt Nam.
Hẹn gặp tất cả anh chị em trong tình đoàn kết quyết hỗ trợ các tù nhân lương tâm đang bị đàn áp trong ngục tù cộng sản.
Little Saigon 13/6/2013
Nguyễn Thiện Thành.
Trưởng Ban Tổ Chức
(714) 588 9101
______________

Bản Thông Cáo Báo Chí Về Tuyệt Thực

Ông Đỗ Thành Công, Thẩm Phán Phan Quang Tuệ,
nhà văn Trần Khải Thanh Thủy và nhà văn  Tưởng Năng Tiến
Ngày 12 tháng 6 năm 2013
Liên lạc: Đỗ Thành Công, Tel: 408 504 9352congtdo@gmail.com; Sau 10AM ngày 14 tháng 6, nói tiếng Anh, xin goi Phan Tiến, 510-334-5351phatien@gmail.com (English), tiếng Việt/Anh liên lạc Luật sư Mỹ Nguyễn, 408-242-7873my.nguyen.esq@gmail.com
Thứ Sáu, ngày14 tháng 6 năm 2013 vào lúc 10 sáng, một số người Việt Nam hoạt động cho Nhân Quyền trong vùng Bay Area sẽ tuyệt thực trước Sứ quán CSVN, điạ chỉ 1700 đường California , Thành phố San Francisco, tiểu bang California để bày tỏ tình liên đới với Luật sư Cù Huy Hà Vũ, hiện đang tuyệt thực đến ngày thứ 18, phản đối chính sách đối xử bất công  của hệ thống nhà tù CSVN. Đồng thời, cũng kêu gọi Hà Nội trả tự do cho các tù nhân chính trị, nhất là đối với hai sinh viên vừa bị tuyên án tù, Nguyễn Thị Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha.
Những người tuyệt thực gồm có ông Đỗ Thành Công, người đã từng bị nhà cầm quyền Hà nội bắt giam năm 2006. Ông Công đã được sự can thiệp mạnh mẽ của bà dân biểu Liên bang Zoe Lofgren, áp lực nhà cầm quyền Hà nội trả tự do. Bản thân ông Công cũng đã tuyệt thực 38 ngày trong tù để phản đối việc giam giữ.
Cùng tuyệt thực với ông  Đỗ Thành Công,  có ông Phan Quang Tuệ, từng là Thẩm phán Toà Án Di Trú tại San Francisco từ năm 1995 cho đến khi về hưu tháng 12 năm 2012. Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, thành viên của Khối 8406,  bị tuyên án tù 3 năm rưỡi hồi năm 2011, và nhà văn Tưởng Năng Tiến, một người hoạt động tích cực trong lãnh vực Nhân quyền tại San Jose, California.
Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều anh chị em dân chủ đang tuyệt thực để ủng hộ đòi hỏi của Luật sư Cù Huy Hà Vũ, nhằm kêu gọi nhà cầm quyền Hà Nội chấm dứt chính sách ngược đãi các tù nhân chính trị và tôn trọng nhân quyền. Những cuộc tuyệt thực tập thể tại Việt Nam và Hoa Kỳ đã cho thấy tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam đã trở nên tồi tệ, và cũng để nhắc nhở với chính phủ Hoa Kỳ, đừng nên bỏ quên Nhân Quyền khi giao thương, buôn bán với các chế độ độc tài, toàn trị.
###
-       Luật sư Cù Huy Hà Vũ, sinh năm 1957, tốt nghiệp Tiến sĩ Luật tại Pháp. Ông Vũ, một người bất đống chính kiến, từng phê phán các chính sách của nhà nước Việt Nam.  Bị bắt năm 2010, cáo buộc tôi “tuyên truyền chống chế độ” và “âm mưu lật đổ chính quyền”. Ngày 4 tháng 4 năm 2011, Luật sư Cù Huy Hà Vũ bị tuyên án 7 năm tù. http://en.wikipedia.org/wiki/Cu_Huy_Ha_Vu
-       Ông Đỗ Thành Công, sinh năm 1958, kỹ sư và có bằng Cao Học, là một Mỹ gốc Việt, hoạt động về nhân quyền, kêu gọi đa nguyên, đa đảng cho Việt Nam. Ông Công bị cáo buộc tội lật đổ chính quyền và bị bắt hồi tháng 8 năm 2006 tại Việt Nam. Ông Công bắt đầu tuyệt thực ngay khi bị bắt và sự bắt giam ông Công đã bị phản ứng của dự luận, kêu gọi Quốc Hội Hoa Kỳ không chuẩn phê các Hiệp Ước Thương Mại giữa hai nước. http://en.wikipedia.org/wiki/Cong_Thanh_Do

Copy từ: Trí Nhân Media

Xấu hổ quá thưa hai ngài bộ trưởng!

Nguyên Anh (Danlambao) - Người dân cả nước bàng hoàng khi hay tin cái đập thủy điện Krêl2 chưa dùng đã vỡ! Ai nấy xanh mặt hú hồn đặc biệt cư dân vùng đó, nếu mà không phát hiện ra mà tích nước thì hậu quả khó lường! Trả lời báo lề đảng Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng Trịnh Đình Dũng cho biết:
“Theo Bộ trưởng, nguyên nhân ban đầu, có thể do chỗ tiếp giáp. Đây là một đập đất nên nơi tiếp giáp với cống dẫn dòng, một bên là bê tông cứng, một bên là đất mềm nên rất dễ xảy ra thấm. Khi có việc thấm nước tại đó mà không được kiểm soát tốt thì đất bên trong sẽ bị rơi ra ngoài, tạo ra lỗ hổng kiểu hàm ếch và nó sẽ sụt xuống.

- PV: Có lãnh đạo địa phương cho rằng, sự cố vỡ đập liên quan đến việc có sai sót kỹ thuật. Bộ trưởng có ý kiến gì về nghi ngờ này?

- Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Chưa đủ căn cứ để xác định. Nhưng xác định ban đầu là do thấm mà nguyên nhân thấm thì có thể từ rất nhiều hướng. Ngay tại vị trí tiếp giáp cống dẫn dòng, lẽ ra, trong quá trình thi công phải có chất sét rất tốt để bám rìa này nhưng khi thi công không tốt, không có sét hoặc lượng sét ít, không đủ sẽ gây ra úng suất cục bộ. Khi đó, nước thấm vào, một bên cứng, một bên mềm sẽ tạo thành khe hở và đất trong thân đập tiếp tục bị moi ra, sụt xuống. Đập đất, tương tự như đê, không như đập bê tông xi măng. Vậy nên khi thấm đê người ta cũng phải có hướng xử lý đặc biệt.” [1]
Đây không phải là sự cố duy nhất! trước đó không lâu một đập thủy điện có tên là Sông Tranh 2 chưa hoạt động đã xì nước tồ tồ như trâu đái và được khắc phục bằng phương pháp thủ công bằng cách trám trét bê tông vào khe hở!. Mãi cho đến tận bây giờ cũng chả có ma nào dám ký giấy cho nó hoạt động, nghe đâu sắp tới sẽ được chứa ít nước cho khách du lịch vào đạp vịt đến năm 3000!
Không nhẽ ngài Bộ trưởng Bộ Xây Dựng đất nước chúng ta ngu đến nỗi không biết về kỹ thuật xây dựng?
Chuyên gia Cục giám định Nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng (Bộ Xây Dựng) túc trực ở công trường, giám sát xử lý sự cố rò rỉ, thấm dột ở đập thủy điện Sông Tranh 2 [2]
Không phải đâu, cái chính là cò đấy! Tiền cò lại quả của đơn vị trúng thầu được ngài duyệt nên ngài ngó lơ cho bọn đàn em ấy mà. Ngài xơi càng đậm thì chất lượng càng thấp, chứ đâu có ai ngu mà làm bê tông bằng cốt tre phải không ngài, cốt tre là còn may đấy, ngài xơi thêm chúng nó làm cốt giấy là chết cả nút!
Ai không tin thì cứ nhìn xem mấy tay thi công có tay nào đi tù đâu? Có chung chi hết đấy!
Tiếp đến ngài Bộ trưởng Bộ công thương Vũ Huy Hoàng. Ngài là chủ xị của anh điện lực, một đơn vị chuyên đè đầu bóp cổ nhân dân!
Ai thuở đời nay lương không lên mà giá điện lên ầm ầm, đã vậy còn độc quyền cung cấp một mình một chợ. Đến ngày đến tháng mấy tên sai nha của ngài đập cửa người dân ầm ầm đòi nợ, ai mà chậm thanh toán thì cắt thẳng tay, còn khi muốn xài lại phải đóng thêm tiền phạt mới mở cầu giao!
Ngài làm ăn kiểu thôn xóm mà đòi hội nhập thế giới!? Muốn lên là lên muốn cúp là cúp không cần phải hỏi ý khách hàng, đã vậy khách hàng xài càng nhiều thì càng bị phạt trái ngược với xứ tư bản xài càng nhiều càng được “sale off”!
Ngài thử cho một công ty nước ngoài vào cạnh tranh bán điện xem mấy thằng em EVN của ngài còn láo nữa hay không? 
Cũng may ngài làm quan chế độ CS đấy, ngài mà làm quan xứ tư bản nó thưa ngài mang nhục! Qua những sự việc trên người dân lại thấy các ngài đăng đàn khoác lác nào là tại, bị, lý do, lý trấu! Ai cũng lấy tay che mặt vì mắc cở dùm các ngài, nhưng trái lại các ngài cứ nhơn nhơn như chuyện thường ngày ở huyện.
Cũng vì nhờ có cái đảng thổ tả ngồi trên đầu dân tộc bao che cho quý vị nên mới trơ trẻn như vậy!
Xấu hổ quá thưa hai ngài Bộ Trưởng!

_________________________________
Chú thích:


Copy từ: Dân Làm Báo

VN chi bừa bãi để tạo tăng trưởng?



Kinh tế đi xuống khiến chính phủ phải tăng cường chi tiêu để giữ tăng trưởng GDP
Ý kiến chuyên gia cho rằng đầu tư công bừa bãi để đảm bảo tăng trưởng ngắn hạn mà không chú ý đến lợi ích kinh tế dài hạn đã để lại hậu quả nặng nề cho nền kinh tế của Việt Nam.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một nước được cơ cấu bởi các yếu tố trong đó:
GDP = Tiêu dùng tư nhân + Tổng ngạch đầu tư + Chi tiêu chính phủ + (Xuất khẩu - Nhập khẩu). Đây cũng là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng GDP.
Tuy nhiên các báo cáo kinh tế gần đây nhất cho thấy những yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế hiện tại đều rất yếu, thể hiện qua sản xuất công nghiệp quý một chỉ đạt 4,93%, mức thấp nhất từng thấy trong quý một giai đoạn 2010-2013, tăng trưởng dư nợ tín dụng trong cùng quý đạt 0,03%, số doanh nghiệp phá sản trong quý một tăng 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái và giá tiêu dùng tháng Năm tiếp tục âm.
Vậy, chính phủ đã đảm bảo mức tăng trưởng kinh tế dao động quanh mức 5% như thế nào khi một loạt các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng đã yếu đi?

Chi tiền để tăng trưởng

Trả lời phỏng vấn BBC ngày 13/6, ông Raphaël Cecchi, chuyên gia phân tích rủi ro tại hãng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ONDD của Bỉ nhận xét thời gian qua, Việt Nam đã đẩy mạnh chi tiêu công thông qua chính sách tài khóa để bù đắp lại sự suy yếu của các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng khác.
"Hầu hết tất cả những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam, trong đó có tiêu dùng tư nhân, đã yếu hẳn đi trong vòng hai năm qua," ông Cecchi nói.
"Trong một bối cảnh khó khăn đối với cả môi trường bên ngoài và nội địa, chính phủ Việt Nam đã tăng cường sử dụng chính sách tài khóa (giảm thuế hoặc tăng đầu tư công) để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế."
Việc tăng cường chi tiêu công cũng được thể hiện trong báo cáo của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về nợ công đưa ra hồi cuối tháng Năm.
Theo báo cáo của ủy ban này, thâm hụt ngân sách của Việt Nam, không bao gồm chi trả nợ gốc đã tăng gấp đôi từ 1,3% GDP trong giai đoạn 2003-2007 lên 2,7% GDP trong giai đoạn 2008-2012.
Báo cáo này cũng cho thấy tổng nợ công của Việt Nam đã tăng từ khoảng 40% GDP trong năm 2007 lên 55,4% GDP vào năm 2012. Cùng thời gian đó, nợ nước ngoài của Việt Nam cũng tăng từ 32% lên tới khoảng 42% GDP.
Tuy nhiên, con số này không phản ánh đúng mức nợ công bởi chính phủ Việt Nam không xem nợ của khối doanh nghiệp nhà nước là một phần của tổng nợ công, ngoại trừ những khoản nợ được chính phủ bảo lãnh.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết nếu tính cả nợ trong hệ thống ngân hàng của doanh nghiệp nhà nước và khoản nợ bằng trái phiếu trong nước không được Chính phủ bảo lãnh khác thì nợ công Việt Nam lên tới 95% GDP, vượt xa ngưỡng an toàn 60% GDP mà các tổ chức như Ngân hàng Thế giới hay Quỹ tiền tệ quốc tế đã khuyến cáo.

Đầu tư bất chấp hiệu quả

"Các dự án (đầu tư công) này không đem lại nhiều lợi ích vì mục đích của chúng là xây dựng chỉ số tăng trưởng về ngắn hạn thay vì đáp ứng nhu cầu kinh tế về trung hạn và dài hạn"
Raphaël Cecchi, chuyên gia phân tích rủi ro tại ONDD
Ông Cecchi cho rằng mặc dù việc sử dụng đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ khó khăn là bình thường, hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực này tại Việt Nam là một vấn đề lớn.
"Trước hết, không có gì sai trong việc sử dụng chính sách tài khóa, thúc đẩy chi tiêu công để hỗ trợ tăng trưởng trong lúc chu kỳ kinh tế (biến động GDP qua ba giai đoạn suy thoái, phục hồi và hưng thịnh) rơi vào thời điểm không thuận lợi," ông nói.
"Đó là mục đích chính của chính sách tài khóa và điều này cũng hợp lý hóa kỷ luật tài khóa (thắt chặt ngân sách, chi tiêu công, tăng thuế) trong thời điểm kinh tế tốt hơn,"
"Tuy nhiên cần phải đặt ra câu hỏi cho tính hợp lý trong việc chi tiêu và đầu tư công ở Việt Nam."
"Những gì chúng ta thấy ở Trung Quốc đang được một phần nào đó được sao chép lại ở Việt Nam (tất nhiên là với một quy mô nhỏ hơn nhiều), tiêu biểu là sự tăng cường vốn đầu tư vào các dự án bất động sản và cơ sở hạ tầng với lý do thiếu chính đáng."
"Các dự án này không đem lại nhiều lợi ích vì mục đích của chúng là xây dựng chỉ số tăng trưởng về ngắn hạn thay vì đáp ứng nhu cầu kinh tế về trung hạn và dài hạn."
Hậu quả của việc đầu tư bừa bãi này dẫn đến nhiều tai tiếng đối với các công trình đầu tư công ở Việt Nam.
Các dự án đầu tư công tại đây thường được tiến hành khá chậm chạp và vì thế, khiến chi phí dần tăng cao so với dự kiến ban đầu và giảm lợi ích kinh tế, vốn đã ít ỏi đối với nhiều dự án.
Vinashin
Nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng ngắn hạn của chính phủ Việt Nam đã dẫn đến nhiều đầu tư công thiếu hiệu quả
Dự án bauxite Nhân Cơ là một ví dụ. Việc kéo dài thời gian thi công với dự án này đã đẩy chi phí ban đầu từ hơn 11 nghìn tỷ đồng lên 16 nghìn tỷ đồng, đồng thời giảm tỷ suất sinh lời từ 9,57% xuống 8,69%. Đó là chưa kể số năm lỗ cũng bị tăng từ 5,6 năm lên 7 năm và giá trị lỗ tăng từ 727 tỷ đồng lên gần 2.500 tỷ đồng.
Chính phủ cũng tỏ ra thiếu trách nhiệm, thiếu cân nhắc khi đổ tiền vào các dự án.
Trường hợp như dự án Cảng Kê Gà, với chi phí đầu tư lên đến 20 nghìn tỷ đồng đã không bao giờ được thực hiện là một ví dụ. Trước đó, để có đất cho dự án này, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận đã thu hồi giấy phép và đất đã cấp cho 12 nhà đầu tư du lịch, vốn đã đổ vào dự án hơn 1000 tỷ đồng.
Trường hợp Cảng Năm Căn tại Cà Mau, sau khi xây xong lại không sử dụng được vì ... đường bộ chưa thông, đường sông nông cạn làm tàu không vào được cũng là một ví dụ khác.
Đó là chưa kể đến những câu chuyện tai tiếng tại các doanh nghiệp nhà nước, vốn được ưu đãi về vốn những lại kinh doanh kém hiệu quả, gây thất thoát lên đến hàng tỷ đôla mà báo chí trong nước đã tốn không ít giấy mực trong những năm qua.

Gánh nặng quốc gia

"Khối nợ từ các doanh nghiệp nhà nước cũng như tình trạng thiếu vốn của các ngân hàng nhà nước sẽ là gánh nặng cho ngân sách quốc gia," ông Cecchi bình luận
"Việc tái cơ cấu khối doanh nghiệp nhà nước, thông qua tăng cường chất lượng quản trị, tái tập trung vào các ngành chính, tiếp tục với công tác cổ phần hóa cũng như nỗ lực củng cố hệ thống tài chính của Hà Nội là cần thiết hơn bao giờ hết vào lúc này nhằm đảm bảo cho nợ công nằm trong tầm kiểm soát và tái thiết lập niềm tin với nhà đầu tư."
"Giải quyết nợ xấu và tái huy động vốn cho khu vực ngân hàng cần được chính phủ đặt lên ưu tiên hàng đầu vì khu vực ngân hàng yếu kém đang ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng trong tương lai."
"Ngoài ra, công tác giám sát đối với khu vực ngân hàng cũng cần được nâng cao nhằm tránh cho nền kinh tế bị kẹt trong một vòng luẩn quẩn có tính hệ thống."


Copy từ: BBC

CHIỀU NAY TỔNG CỤC 8 ĐÃ CẤP GIẤY ĐỂ LS DƯƠNG HÀ THĂM CHỒNG


Như chúng tôi đã thông tin, sáng nay, 14/6/2013, Luật sư Trần Vũ Hải, Trưởng VPLS Trần Vũ Hải và Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, Trưởng VPLS Cù Huy Hà Vũ đã đến Tổng Cục Cảnh sát hình sự và Hỗ trợ tư pháp (TC8) đề nghị được cấp Giấy giới thiệu vào gặp và làm việc với Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, hiện đang tuyệt thực sang ngày thứ 19 tại Trại giam số 5 - Bộ Công an - Yên Định - Thanh Hóa. Sau khoảng 20 phút chờ đợi, cả hai luật sư đều được bộ phận tiếp dân của TC 8 trả lời như vẫn thường trả lời cho Ls Dương Hà trước đây là hiện lãnh đạo đi họp vắng! 

Chiều nay, lúc 14h00, Ls Trần Vũ Hải và Ls Dương Hà tiếp tục lại đến Tổng cục 8 tại địa chỉ Số 17 ngõ 175 Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội xin Giấy giới thiệu để được vào làm việc với TS Vũ sớm nhất có thể.

Bộ phận tiếp nhận văn thư đã tiếp nhận đơn thư của hai luật sư (mà theo LS Dương Hà là lần đầu tiên tiếp nhận sau rất nhiều đi lại). Nhưng cán bộ ở đây vẫn không cho biết thời gian trả lời đơn của các luật sư, không đáp ứng yêu cầu thăm gặp TS. Cù Huy Hà Vũ của vợ ông, đồng thời cũng không hẹn khi nào thì trả lời đơn thư.

Lúc đó, chúng tôi đem bức thư của 11 công dân là các nhân sĩ trí thức chuyển tới Ông Cao Ngọc Oánh - Tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp (TC8). Văn thư này đề ngày 13 tháng 6 năm 2013, đã được gửi qua đường bưu điện từ hôm qua (13.6) ghi tên các vị: Chu Hảo, Nguyễn Huệ Chi, Lê Hiền Đức, Phạm Duy Hiển, Hồ Uy Liêm, Nguyễn Trung, Trần Đức Nguyên, Lê Đăng Doanh, Nguyễn Thị Dương Hà, Nguyễn Xuân Diện, Đào Tiến Thi đề nghị Ông Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang và Ông Tổng cục trưởng Tổng cục 8 Cao Ngọc Oánh thu xếp tiếp để các vị nhân sĩ trí thức có dịp tìm hiểu rõ tình hình TS. Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực trong trại giam số 5; và một số vấn đề có liên quan khác. Văn thư nói trên có chữ ký của đại diện nhóm gồm 3 vị: Nguyễn Huệ Chi, Lê Hiền Đức, Phạm Duy Hiển. 

Rất đáng tiếc là bộ phận văn thư của Tổng cục không nhận trực tiếp và yêu cầu gửi bằng đường bưu điện. Lúc đó, cụ bà Lê Hiền Đức - một trong 3 người ký tên trong văn thư đã trực tiếp đi đến đến trụ sở Tổng Cục Cảnh sát thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp (TC8) để gặp trực tiếp LS Nguyễn Thị Dương Hà, LS Trần Vũ Hải và cán bộ ở đó. 

Trước lý lẽ mềm dẻo nhưng cương quyết, đúng luật và đầy tình người của cụ bà Lê Hiền Đức và các luật sư, vào lúc cuối giờ chiều, Tổng cục 8 đã ký giấy để LS Nguyễn Thị Dương Hà thăm gặp chồng là TS. Cù Huy Hà Vũ với tư cách là Luật sư "đến giúp phạm nhân Cù Huy Hà Vũ làm thủ tục đề nghị ra kháng nghị giám đốc thẩm".
Đơn của LS Trần Vũ Hải không được Tổng cục 8 chấp thuận. Cán bộ gọi LS Trần Vũ Hải vào để trả lại đơn nhưng LS Hải không đồng ý vì đó là việc làm sai nguyên tắc. 
Trong khi đó, cụ bà Lê Hiền Đức gọi điện cho Tướng Cao Ngọc Oánh đề nghị nhận thư của các nhân sĩ trí thức, nhưng ông Oánh nói việc này đã giải quyết rồi nên không cần gửi thêm thư nữa. Ông Cao Ngọc Oánh từ chối tiếp cụ bà Lê Hiền Đức với lý do hiện không có mặt ở trụ sở Tổng cục.
Toàn bộ các việc giao dịch, ký tá các giấy tờ, trao và nhận các loại văn bản đều diễn ra tại phòng tiếp khách của Tổng cục 8 ngay sát cửa ra vào cổng thường trực. 

Dự kiến sáng sớm mai, LS Nguyễn Thị Dương Hà và người thân sẽ lên đường đi Thanh Hóa để thăm gặp TS. Cù Huy Hà Vũ - một tù nhân đang tuyệt thực đã sang đến ngày thứ 19 tại trại giam K5 - thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.


Copy từ: TS Nguyễn Xuân Diện