CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013

Tin buồn: Chiều nay, tòa án HP đã tuyên án vụ án Đoàn Văn Vươn:


Tòa án Hải Phòng tuyên án vụ án Đoàn Văn Vươn

.
Tin buồn:
Chiều nay, tòa án HP đã tuyên án vụ án Đoàn Văn Vươn:
.
- Anh Đoàn Văn Vươn: 5 năm tù giam về “tội” giết người
- Anh Đoàn Văn Quý: 5 năm tù giam về “tội” giết người
- Anh Đoàn Văn Sịnh: 3 năm 6 tháng tù về “tội” giết người
- Anh Đoàn Văn Vệ: 2 năm tù về “tội” giết người
- Chị Phạm Thị Báu (Vợ anh Quý): 18 tháng tù treo, thử thách 36 tháng về “tội” chống người thi hành công vụ.
- Chị Nguyễn Thị Thương (vợ anhVươn): 15 tháng tù treo, thử thách 30 tháng về “tội” chống người thi hành công vụ.
Trước đó VKS đã đề nghị mức án như sau:
Về “tội” giết người:
Anh Đoàn Văn Vươn 5 – 6 năm tù;
Anh Đoàn Văn Quý: 4 năm 6 tháng – 5 năm tù
Anh Đoàn Văn Sịnh: 3 năm 6 tháng – 4 năm tù
Anh Đoàn Văn Vệ: 20-30 tháng tù treo
Về “tội” chống người thi hành công vụ:
Chị Phạm Thị Báu 18 – 24 tháng tù treo
Chị Nguyễn Thị Thương, 15 – 18 tháng tù treo.
Như vậy, anh Đoàn Văn Vệ bị án 2 năm so với VKS đề nghị án treo
Phiên tòa sơ thẩm đã khép lại. Mặc dù án có thấp hơn so với khung hình phạt truy tố nhưng người yêu Công lý không ai vui mừng. Vụ này phải tuyên trắng án mới đảm bảo được sự công minh của luật pháp và phù hợp với đạo lý
5/4/2013
NTT


Copy từ: Nguyễn Tường Thụy

Phải chặn đứng bàn tay tội ác của công an Hải Phòng.


NGUYỄN TƯỜNG THỤY 
.

Khi đọc đến câu Nguyễn Chí Đức viết trên facebook: “Còn tôi và chị Bùi Hằng cũng bất khả kháng vì bị giam tách biệt ở các phòng kế bên. Chỉ nghe những tiếng rống thảm thiết của anh Dũng“, tôi đã bật khóc. Nước mắt tôi nhòe hết màn hình chiếc ipad, không thể thao tác được nữa.
.
Sau khi Bùi Hằng, Chí Đức là những người cùng bị bắt với Trương Dũng được thả ra, tôi mới liên lạc được với các bạn ấy để hỏi thêm về tình hình Dũng. Tôi biết được Dũng bị đánh và thương tích ra sao. Chúng tôi, ai cũng lo cho sức khỏe, tính mạng của Dũng. Cho đến hôm sau, nhìn hình ảnh của Trương Dũng trong bệnh viện, cảnh nằm giường bệnh, cảnh Chí Đức phải dìu Dũng đi vệ sinh và nhất là đọc đến câu “Chỉ nghe những tiếng rống thảm thiết của anh Dũng“, tôi không thể nén lòng được nữa. Tôi thấy lòng mình đau đớn vì thương bạn lại vừa căm hờn.
.
Sau khi đánh Dũng thỏa thích, chúng còn tiếp tục làm những việc vô nhân tâm nữa đối với anh: đuổi anh ra khỏi bệnh việc mặc cho anh còn rất đau đớn, thay vì phải tiếp tục chăm sóc, điều trị cho lành vết thương. Chúng đe dọa anh nếu không chịu ra khỏi bệnh viện. Minh Hằng kể: “Minh Hằng nghe qua điện thoại thì thấy có tiếng đàn ông chửi bới “ĐM mày không biến sớm khỏi đây thì mày sẽ còn nhận TAI HỌA
.
Hỏi chuyện Dũng qua điện thoại, anh cho biết, chúng đưa anh đến Quán Toan, cướp điện thoại để anh không thể liên hệ được với ai rồi bỏ mặc anh ở đấy muốn ra sao thì ra. Anh phải mua chiếc điện thoại khác để liên lạc. Được sự giúp đỡ của mọi người, anh lên được xe khách, về đến bến xe Giáp Bát, mọi người ra đón, đưa anh về nhà. Khi về đến nhà vào khoảng gần 4 giờ chiều (3/4/2013). Chúng cưỡng bức anh ra khỏi bệnh viện, không có bất cứ biên bản, bệnh án nào, chỉ có một cái đơn thuốc.
.
Khi Dũng bị bắt, tôi chạy đến nơi nhưng vòng vây đã bao kín. Khi len vào được thì chúng đã đưa các anh lên xe rồi nên tôi hỏi tại sao chúng bắt, Dũng trả lời, một tên có vẻ là chỉ huy ra lệnh đứa nào còn hô nữa (hô ủng hộ Đoàn Văn Vươn) thì tao bắt hết. Khi chúng bắt Thắng, Dũng hô: Phản đối bắt người, thế là chúng bắt anh luôn.
.
Chúng đưa các anh lên chiếc xe chở tù và đánh ngay từ trên xe. Dũng bảo, Thắng cũng bị đánh rất đau, ngay trên xe, máu mũi máu miệng chảy ròng ròng.
.
Tôi nói, Chí Đức và Bùi Hằng kể Dũng ở phòng bên, nghe Dũng kêu thảm thiết lắm? Anh bảo lúc ấy anh cố nén nhưng đau quá không chịu được thì tự nhiên nó bật lên tiếng kêu thôi.
.
Công an bây giờ là những ông trời con, chúng muốn làm gì thì làm, muốn đánh ai thì đánh. Cùng ngày hôm đó chúng bắt tất cả những người đến thăm Phạm Thanh Nghiên ra phường, không cần dựa trên cơ sở pháp luật nào.
.
Chúng đánh Trương Dũng như đánh kẻ thù, bằng tất cả lòng căm hờn. Nhưng chúng phải biết, chúng căm hờn những người ủng hộ anh em Đoàn Văn Vươn bao nhiêu thì nhân dân sẽ căm hớn chúng bấy nhiêu.
.
Chúng phải biết, dùng bạo lực không thể gieo rắc được sự khiếp nhược cho những người sống có mục đích, có lý tưởng, muốn sống có ý nghĩa. Trương Văn Dũng của chúng tôi không bao giờ là con người sợ bạo quyền. Anh đã từng bị đánh. Anh luôn luôn đi hàng đầu trong các cuộc biểu tình chống TQ xâm lược, trong những lần đấu tranh với sai phạm của công an.
.
Trương Văn Dũng không phải là trường hợp hiếm. Những năm gần đây, rất nhiều người bị đánh dã man khi rơi vào tay công an, hàng chục nạn nhân đã bị chết trong đồn công an. Việc công an đánh người trọng thương, dẫn đến cái chết ngày càng phổ biến.
.
Đánh Trương Văn Dũng đến mức như thế, phải là những kẻ có trái tim dã thú. Kẻ nào đã trực tiếp đánh anh? Kẻ nào đã ra lệnh, chỉ đạo đánh anh? Tôi tin, Trương Dũng và gia đình, bạn bè, đồng đội của anh không dễ dàng bỏ qua. Phải chặn đứng bàn tay tội ác của chúng. Không thể để chúng tiếp tục thích đánh ai thì đánh để thỏa cơn khát máu.
.
Tôi kêu gọi toàn thể mọi người, những đảng viên Đảng CSVN, cán bộ, anh em công an có lương tri hãy mạnh mẽ lên án những hành động vô nhân tâm của những kẻ khoác danh hiệu công an nhân dân nhưng mang bản chất côn đồ. Bọn này mới chính là thế lực thù địch. Chúng đang chà đạp lên pháp luật một cách thô bạo và ngang nhiên nhất, là mối nguy hiểm cho chế độ, đẩy chế độ đi đến chỗ không còn lý do để tồn tại.
 Trương Dũng không tự đi vệ sinh đươc, Chí Đức phải dìu.
Một vài hình ảnh Trương Dũng tại bệnh viện
(Ảnh Nguyễn Chí Đức)
Mọi người có thể chia sẻ, động viên Trương Dũng qua số máy mới: 01383772087
Hi Phòng 4/4/2013 
NTT




Copy từ: Nguyễn Tường Thụy

Thêm một chiến dịch vận động nhân quyền cho Việt Nam

Cuộc tổng vận động vào đầu tháng 6 với phái đoàn hằng trăm người Việt sẽ đổ về thủ đô Washington tới các văn phòng dân biểu và thượng nghị sĩ kêu gọi ủng hộ hai đạo luật nhân quyền cho Việt Nam.
Cuộc tổng vận động vào đầu tháng 6 với phái đoàn hằng trăm người Việt sẽ đổ về thủ đô Washington tới các văn phòng dân biểu và thượng nghị sĩ kêu gọi ủng hộ hai đạo luật nhân quyền cho Việt Nam.

Thêm một chiến dịch vận động nhân quyền cho Việt Nam khởi sự tại Hoa Kỳ trước khi cuộc đối thoại nhân quyền thường niên Việt-Mỹ diễn ra vào giữa tháng này.

Chiến dịch do Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS đề xướng bắt đầu từ ngày 10/4 với các buổi họp và điều trần tại Quốc hội Mỹ và sẽ kết thúc bằng cuộc tổng vận động vào đầu tháng 6 với phái đoàn hằng trăm người Việt đổ về thủ đô Washington tới các văn phòng dân biểu và thượng nghị sĩ kêu gọi ủng hộ hai đạo luật nhân quyền cho Việt Nam và đặt điều kiện nhân quyền với Hà Nội khi thương nghị Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP.

Trong cuộc trao đổi với Trà Mi ngày 3/4, Giám đốc điều hành tổ chức BPSOS, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, cho biết thêm chi tiết nghị trình cuộc vận động năm nay.

Thêm một chiến dịch vận động nhân quyền cho Việt Nam

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng: Ngày 10/4 sẽ có cuộc họp với các nhân viên lập paháp trong Ủy ban Đối ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ. Sau đó sẽ có cuộc họp báo về vấn đề nhân quyền Việt Nam ngay tại Hạ viện. Chiều 10/4 sẽ có cuộc họp với Chủ tịch Ủy hội Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ về tình hình đàn áp tôn giáo tại Việt Nam.

Ngày 11/4 sẽ có cuộc điều trần tại Hạ viện Mỹ về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, tập trung vào 3 lĩnh vực: đàn áp tôn giáo, nạn tra tấn-bạo hành của công an, và nạn buôn người.

Vài tuần sau đó sẽ có cuộc điều trần nối tiếp, tập trung vào vấn đề tài sản của các giáo hội và của công dân Hoa Kỳ gốc Việt đã và đang bị cưỡng đoạt bởi chính quyền Việt Nam.

Hai cuộc điều trần này là nền móng cho hai đạo luật nhân quyền Việt Nam hy vọng được đưa vào Hạ viện Mỹ vào tháng 5 gồm Đạo luật Nhân quyền Việt Nam và Đạo luật Chế tài những kẻ vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Ngày 4/6 sẽ có cuộc tổng vận động tại Hạ và Thượng viện Quốc hội Hoa Kỳ để kêu gọi ủng hộ hai đạo luật này.

VOA: Thành phần tham dự các buổi điều trần này gồm những ai?

Tiến sĩ Nguyễn Ðình Thắng, Giám đốc điều hành tổ chức BPSOS.Tiến sĩ Nguyễn Ðình Thắng, Giám đốc điều hành tổ chức BPSOS.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng: Các nhân chứng ra điều trần ngày 11/4 gồm cựu dân biểu Cao Quang Ánh, ông Võ Văn Ái từ Pháp đại diện cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, một giáo dân Cồn Dầu đã chứng kiến cuộc đàn áp ngày 4/5/2010, thân nhân của một nạn nhân buôn người trong số 15 cô gái Việt bị bán sang Nga làm mại dâm (mà hiện còn 8 cô đang trong tay những kẻ buôn người). Có tổng cộng 5 nhân chứng người Việt ra điều trần. Người thứ năm chúng tôi đang quyết định. Đây là cuộc điều trần hỗn hợp của hai Tiểu ban dưới Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ. Chúng tôi kỳ vọng có sự tham dự của Chủ tịch Tiểu ban đặc trách nhân quyền là dân biểu Christopher Smith và Chủ tịch Tiểu ban đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương là dân biểu Steve Chabot, cùng một số các vị thường xuyên quan tâm về vấn đề Việt Nam như dân biểu Ed Royce, Frank Wolf, và Zoe Lofgren.

VOA: Nội dung buổi điều trần thứ nhì xoay quanh vấn đề tài sản giáo hội và tài sản công dân Mỹ gốc Việt bị tước đoạt. Vì sao vấn đề này được đặt ra trong cuộc vận động nhân quyền Việt Nam năm nay?

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng: Đất đai là một vấn đề nhân quyền, nằm trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Mọi người đều có quyền sở hữu đất và không bị tước đoạt. Việc cưỡng chế đất đai đang là vấn đề nóng hổi ở Việt Nam hiện nay, gây ra hoạn nạn cho các nông dân và các giáo hội. Đó là công cụ đàn áp của chế độ nhắm vào các giáo hội độc lập như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo hội Phật giáo Khme Krom, và những người Hmong, người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên theo đạo Tin Lành..v.v...Đối với các dân oan tại Việt Nam bị tịch thu đất đai, Hoa Kỳ không có tiếng nói mạnh mẽ được vì coi như “chuyện nội bộ”, nhưng trong suốt 37 năm qua, chính quyền Việt Nam đã tước đoạt tài sản của công dân Mỹ. Đó là vi phạm luật quốc tế. Luật pháp Hoa Kỳ đòi hỏi hành pháp phải có biện pháp chế tài đối với bất kỳ chính quyền nào đã tước đoạt tài sản của công dân Hoa Kỳ. Có đến chục hay trăm ngàn trường hợp bỏ nước ra đi từ năm 1975 hiện đã trở thành công dân Hoa Kỳ mà tài sản của họ đã bị chính quyền Việt Nam tước đoạt.

VOA: Cuộc vận động tổng thể lần này có những điểm giống và khác ra sao so với chiến dịch vận động thỉnh nguyện thư vào Tòa Bạch Ốc kêu gọi nhân quyền cho Việt Nam hồi năm ngoái?

Một nạn nhân của nạn buôn người, cô Vũ Phương Anh (thứ nhì từ bên phải), phát biểu trong một cuộc điều trần trước tiểu ban nhân quyền của Ủy ban đối ngoại Hạ-viện Hoa Kỳ, ngày 24/1/2012.Một nạn nhân của nạn buôn người, cô Vũ Phương Anh (thứ nhì từ bên phải), phát biểu trong một cuộc điều trần trước tiểu ban nhân quyền của Ủy ban đối ngoại Hạ-viện Hoa Kỳ, ngày 24/1/2012.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng: Đây là bước nối tiếp. Sau cuộc vận động vào Tòa Bạch Ốc tháng 3 năm ngoái, chúng tôi đã làm việc và hướng dẫn các phái đoàn tiếp tục vận động tại địa phương. Bây giờ, họ trở lại thủ đô Washington để tiếp tục vận động. Điểm khác biệt là năm nay chúng tôi làm quy củ hơn gồm ba bước. Thứ nhất là các buổi điều trần và tiếp xúc trong 10 và 11/4. Cuộc điều trần kế tiếp vài tuần sau đó hy vọng sẽ mời được các giới chức hành pháp tham gia để trả lời các thắc mắc của phía lập pháp trong Quốc hội Hoa Kỳ. Sau hai cuộc điều trần này sẽ có hai đạo luật được đưa ra để làm mấu chốt khởi động cuộc vận động từ địa phương lên đến toàn liên bang vào đầu tháng 6. Năm nay là năm đầu trong nhiệm kỳ hai năm của Quốc hội Mỹ. Chúng ta khởi đầu sớm sẽ có thời gian dài hơn để vận động cho các đạo luật về nhân quyền đối với Việt Nam.

Đặc biệt năm nay tại Việt Nam đang có phong trào đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp. Các giáo hội độc lập trong nước đã lên tiếng mạnh mẽ và chúng tôi cũng muốn yểm trợ cho các tiếng nói đó để đòi hỏi thay đổi Hiến pháp Việt Nam.

VOA: Cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ năm nay diễn ra vào giữa tháng 4 này tại Hà Nội. Thời gian sự kiện đó và chiến dịch vận động nhân quyền bắt đầu từ 10/4 kéo dài đến tháng 6 có sự trùng hợp..

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng: Vâng, rất đúng. Nó trùng hợp vì có lý do. Chúng tôi muốn có cuộc điều trần trước khi phái đoàn Bộ Ngoại giao Mỹ lên đường đi Việt Nam. Sau khi họ trở về lại có cuộc điều trần thứ nhì. Chúng tôi đang làm việc với Quốc hội Hoa Kỳ để yêu cầu một số giới chức hành pháp tới cuộc điều trần thứ hai này trình bày về chuyến đi đó xem họ đã nêu những vấn đề gì, thỏa thuận những điều nào, và đã có những tiến bộ nào từ phía Việt Nam hay chưa.

VOA: Về mục tiêu của chiến dịch, những người tổ chức kỳ vọng đạt được những điều gì sau cuộc vận động năm nay?

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng: Kỳ vọng thứ nhất, hành pháp và Quốc hội Mỹ sẽ có thể thức hội ý, hợp tác thường xuyên, đều đặn, chính thức với người Mỹ gốc Việt. Mục tiêu thứ hai, đạt những điểm trọng tâm trong công cuộc tranh đấu nhân quyền Việt Nam, trong vấn đề đối ngoại của Mỹ với Việt Nam như thúc đẩy Việt Nam tôn trọng tự do tôn giáo, ngưng các biện pháp tra tấn và nạn công an bạo hành, thực tâm phòng-chống nạn buôn người, và chính quyền Hoa Kỳ phải công tâm thi hành trách nhiệm bảo vệ quyền lợi-tài sản của công dân Mỹ hiện đang bị xâm phạm bởi chính quyền Việt Nam.

VOA: Xin chân thành cảm ơn anh đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.

Copy từ: VOA

Cần phải điều chỉnh tội danh của ông Vươn, gia đình ông Vươn, ông Hiền và ông Khanh

TIN NÓNG! 15h10′  - Đoàn Văn Vươn bị 5 năm tù giam (NLĐ).  - Ông Đoàn Văn Vươn bị phạt 5 năm tù (VNE). “ … thời gian ngồi tù của ông Vươn và ông Quý còn gần 3 năm 9 tháng; ông Sịnh còn 2 năm 3 tháng.” –  5 năm tù đối với bị cáo Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý (DV). - Bị cáo Đoàn Văn Vươn bị tuyên phạt 5 năm tù (DT).
.

Cần phải điều chỉnh tội danh của ông Vươn, gia đình ông Vươn, ông Hiền và ông Khanh

(Bài của GS Nguyễn Lang, do TS Tô Văn Trường gửi tới)
.
Hải Phòng bắt đầu đưa ra xét xử sơ thẩm Ông Vươn, gia đình Ông Vươn, Ông Hiền và Ông Khanh là những người có liên quan đến vụ cưỡng chế thu hồi đất tại Tiên lãng. Cáo trạng quy định tội danh của những người này có điều không hợp lý, mang tính chất vừa tăng tội danh của người này, vừa hạ thấp tội danh của người khác. Để thấy rõ sự bất hợp lý, bất bình đẳng trong việc xác định tội danh này, cần đi từ nguyên nhân dẫn đến quyết định cưỡng chế thu hồi đất đã giao cho gia đình Ông Vươn.

                                                                      I
Việc cưỡng chế thu hồi đất giao cho gia đình Ông Vươn là việc làm sai trái pháp luật. Điều này đã được Thủ tướng Chính phủ xác nhận. Do đó, cần thấy rõ việc trái pháp luật là trái ở điểm nào để từ đó mới có thể xác định tội danh của những bị cáo trong vụ này.
            Một là - Vi phạm điều 23 của Hiến pháp 1992 khi ban hành quyết định thu hồi và cưỡng chế thu hồi đất đã giao cho gia đình Ông Vươn và nhiều người khác tại Huyện Tiên lãng. Quyết định thu hồi đất vi hiến ở trên hai lĩnh vực là : :
- Tài sản hợp pháp của cá nhân không bị quốc hữu hóa. Thế nhưng khi thu hồi đất gia, Huyện không thực hiện việc bồi hoàn các tài sản hợp pháp mà người nhận đất đã kiến lập trên đất được giao.
- Nhà nước chỉ trưng mua, trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân trong trưởng hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia. Việc thu hồi và cưỡng chế thu hồi đất giao cho các gia đình không nằm trong trường hợp này.
            Hai là – Vi pham luật đất đai năm 2003. Cụ thể là
Vi phạm điều 145 quy định là Luật đất đai năm 2003 thay thế các Luật đất đai đã ban hành trước đây. Do đó, Huyện Tiên lãng không thể dựa vào các Luật cũ và các văn bản dưới luật đã ban hành để dùng làm căn cứ quyết định thu hồi đất giao cho các hộ.
Vi phạm điều 67, khoản 1 trên 2 phương diện : (i) quy định là đất được giao, cho thuê trước ngày 15/10/1993 thì thời hạn giao, cho thuê được tính từ 15/10/1993. Do đó, đất đã giao cho Ông gia đình Vươn (và nhiều hộ khác), đến 15/10/2013 mới hết hạn nên Huyện ra quyết định thu hồi đất là vi phạm điều khoản này của Luật. (ii) quy định là khi hết thời hạn, người sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất, cho thuê đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt. Trong thực tế, khi thu hồi đất với lý do “hết thời hạn”, Huyện vẫn không cho người đang sử dụng tiếp tục được thuê mà lại đem đi giao cho người khác “qu đấu thầu” nhưng vẫn để tiếp tục sử dụng vào mục đích nuôi thủy hải sản như trước đây.
           
                                                                     II
                        Sự cần thiết phải xác định lại tội danh của các bi cáo
Tuy Thủ tướng Chính phủ đã kết luận là việc cưỡng chế thu hồi đất đã giao cho gia đình Ông Vươn la sai trái với pháp luật hiện hành như dường như lãnh đạo thành phố chấp nhận kết luận này một cách miễn cưỡng việc khác phục sai sót triển khai vừa chậm, vừa không đúng mức. Phải chăng đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc xác định tội danh của các bị cáo vừa có tình trạng làm tăng mức độ của tội danh, vừa làm nhẹ mức độ của tội danh. Cụ thể như sau :
Quy kết hành vi chuẩn bị và thực hiện chống đối của Ông Vươn và gia đình vào tội danh giết người theo điều 93 của Luật hình sự và tội danh chống người thi hành công vụ theo điều 257 của Luật hình sự là hành vi cố tình vận dụng sai các điều khoản của Luật hình sự. Vì việc cưỡng chế thu hồi đất giao cho gia đình Ông Vươn là trái Hiến pháp và Luật đất đai nên hành vi chuẩn bị và thực hiện chống đối của gia đình Ông Vươn là thuộc phạm vi phòng vệ chính đáng để bảo vệ lợi ích chính đáng của gia đình mình. Do đó hành vi đó của Ông Vươn và gia đình thuộc phạm vi điều chỉnh của các điều điều 15, 16, 17, 96 của Luật hình sự  quy tội danh hành vi phòng vệ chính đáng và hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Phải chăng cơ quan có trách nhiệm của Hải phòng cố tình không coi việc cưỡng chế thu hồi đất của Huyện là vi phạm Hiến pháp và Luật đất đai để quy kết khép Ông Vươn vào tội danh giết người, đưa ra xét xử tại tòa án sơ thẩm Hải phòng ?
Giới hạn việc truy tố Ông Hiền, nguyên Chủ tịch Huyện Tiên lãng, vào vụ cưỡng chế thu hồi đất giao cho gia đình Ôn Vươn là không hợp lý.Đã có đầy đủ nhân chứng và vật chứng chứng minh Ông Hiền vi phạm điều 174, 282, 285 của Luật hình sự về lạm quyền một cách có hệ thống khi ra nhiều quyết định vi phạm Luật đất đai 2003 để thu hồi và cưỡng chế thu hồi đất giao cho nhiều hộ khác trong Huyện.. Vì thế nên chỉ tuy tố Ông Hiền theo điều 282 của Luật hình sự có thể được coi là hành vi bao che, giảm tội danh cho Ông Hiền.
Truy tố Ông  Khanh, nguyên PCT Huyện Tiên lãng cũng mang tính chất tăng tôi danh lên một mức không đúng với thực tếĐã có đầy đủ nhân chứng và vật chứng cho thấy Ông Khanh là người phản đối việc thu hồi, cưỡng chế thu hồi đất đã giao không chỉ đối với Ông Vươn mà cả đối với nhiều người khác. Nếu coi Ông Khanh là người có tội thì đó là tội chống đối quyết định cưỡng chế thu hồi đất của lãnh đạo Huyện Tiên lãng. Chính vì thế nên Ông Khanh bị lãnh đạo Huyện Tiên lãng quyết định phải đảm nhận chức danh trưởng ban cưỡng chế thu hồi đất để thực hiện chủ trương và kế hoạch cưỡng chế do lãnh đạo Huyệna đã xác định. Do đó Ông Khanh không phải là chủ mưu và cũng không phải là thủ phạm chính trong việc cưỡng chế thu hồi đất này nên tiến hành truy tố Ông Khanh theo khoản 3, điểm a điều 143 Luật hình sự cũng là truy tố mang tính chất tăng tôi danh một cách không thỏa đáng.
Không thể coi các chiến sĩ công an và quân đội tham gia vụ cưỡng chế thu hồi đất giao cho gia đình Ông Vươn là người thi hành công vụ vì đây là một hành vi cưỡng chế trái với Hiến pháp và Luật. Do đó sự hiện diện của các chiến sĩ bị thương tại tòa án phải được coi là nhân chứng xác nhận ai là người ra quyết định điều động họ tham gia vụ cưỡng chế trái phép này. Trong thực tế, trách nhiệm bồi thường thương tổn cho những người này thuộc người ra quyết định điều động họ tham gia vào vụ cưỡng chế này. Do đó không thể quy trách nhiệm bồi thường thương tổn của họ cho gia định gia đình Ông Vươn. Phải chăng việc cố ý đòi gia đình Ôn Vươn bồi thường thương tổn cho họ là cốt để che dấu tính phi pháp của việc cưỡng chế ?
Gây khó khăn bằng việc không hủy quyết định cưỡng chế thu hồi đất để gia đình Ông Vươn được tiếp tục sử dụng đất theo điều 67, khoản 1 (tại đoạn thứ 4) của Luật đất đai năm 2003. Do đó hiện nay gia đình Ông Vươn vẫn chưa được chính thức tiếp tục sử dụng đất đã bị thu hồi trái Luật.
Tiếp tục gây khó khăn bằng không cho phép gia đình Ông Vươn xây nhà trên mảnh đất được giao nên khi Hiệp hội nuôi trồng thủy sản thực hiện việc tương trợ xây nhà tạm cho gia đình Ông Vươn thì chính quyền địa phương lại ra quyết định đòi tháo dỡ nhà đó. Điều cần lưu ý là đối với đất giao cho Tổng đội thanh niên xung phong cạnh khu đất giao cho Ông Vươn thì chính quyền địa phương lại coi việc Tổng đội xây dựng trụ sở và nhà cho nhân viên để khai thác, quản lý đất được giao là hành vi hợp pháp.
            – v.v…..
            Xuất phát từ những dẫn chứng trên, đề nghị xem xét, điều chỉnh lại các tội danh đã gán cho Ông Vươn, gia đình Ông Vươn, Ông Hiền và Ông Khanh cho đúng với một thực tế khách quan là việc cưỡng chế thu hồi đất giao cho gia đình Ông Vươn là một hành vi vừa vi phạm Hiến pháp, vừa vi phạm Luật đất đai.


Copy từ: Ba Sàm

Đau xót thay, chế độ này vẫn còn những bản án như thế !


Đoàn Vương Thanh
Lh11âu nay, cho đến khi tôi gần 80 tuổi, vẫn có thể tin vào sự công minh chính trực của “Đảng lãnh đạo” và chính quyền nhân dân. Từ đó tin vào pháp luật (dù chưa thật hoàn chỉnh) của nước ta có sự quang minh chính đại, tình lý không thể nhầm lẫn. Chưa chính thức nghe tuyên án vụ Đoàn Văn Vươn, tôi vẫn thấy có cái gì đó như áp đặt như độc đoán và như “Đảng muốn làm thế nào thì làm” chỉ người dân ở tận cùng đất đen là phải gánh chịu mà thôi. Kính thưa Bác Hồ, Bác đã hơn ba mươi năm gian khổ vượt trùng dương đi tim chân lý, đã từng làm phu, làm bếp dưới tàu thủy, làm người viết báo, phát hành báo, làm người lớn tiếng cứu các dân tộc thuộc địa và là người tuyên ngôn khai sinh nước Việt nam Dân chủ cộng hòa, để đến ngày nay sau 68 năm lập nước,những con cháu” của Bác, tiếp tục làm gì cho đất nước này, như mọi người đã biết. Vinh quang cũng đã có vinh quang, nhưng lụn bại đang diễn ra trong bất kỳ lĩnh vực , hang cùng ngó hẻm nào. Cả đến luật pháp, họ muôn thi hành thế nào thì thi hành dù là đúng, dù là sai, dù là oan hay không oan, chỉ tội nghiệp cho dân đen, mà dân đen đã được Bác cứu sống tư “Bản án thực dân Pháp” đầu thế kỷ hai mươi.
Vụ án Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng Hải Phòng đã “hai năm rõ mười”, “một với một là hai” mà vẫn bị các con cháu của Bác được giao giữ cán cân công lý của nước nhà vẫn muốn làm gì thì làm, vẫn muốn kết án thế nào thì kết án, bất chấp dân chủ, bất chấp nhân quyền, và bất chấp sự đúng đắn của lẽ phải. Đoàn Văn Vươn và người thân của anh không phạm tôi. Những cán bộ nguyên là trợ lý Chính phủ, nguyên là cao cấp, nguyên là luật sư có hạng đã bầy tỏ quan điểm như thế. Nhưng Tòa án nhân dân Hải Phòng, chịu sự chỉ đạo của Đảng, của Bộ Chính trị, vẫn tuyên án như đã chỉ đạo. Tòa xử thì cứ xử, bản án đã định thì vẫn là đã định, xử chẳng qua là hình thức cho có vẻ dân chủ thôi. Nhiều ý kiến đã phân tích mọi khía cạnh “mờ ám” với những động cơ bẩn thỉu qua vụ án này đã được tung lên dư luận trong và ngoài nước, nhưng vì người ta vẫn bảo thủ, vẫn cố tình giả vờ điếc không nghe theo lẽ phải và đạo lý, tóm lại là không học được tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh khi làm Chủ tịch nước, năm 1947, có thể thức trắng đêm trước khi ký vào bản án tử hình Trần Dụ Châu, một sĩ quan thoái hóa biến chất của quân đội đã tha hóa trên lưng chiến sĩ, là đúng với lẽ phải, được lòng quân và dân ta lúc bất giờ. Còn nay, khi mà Đảng nắm toàn bộ chính quyền trong tay, chi phối mạnh mẽ cả lập pháp, tư pháp và hành pháp, thậm chí chi phối cả mạng lưới thông tin báo chí, cho nói mới được nói bắt câm phải câm, bắt nói theo phải nói theo.
Thật lòng tôi rất đau xót khi Tòa Hải Phòng tuyên án phạt tù anh Đoàn Văn Vươn và một số người trong gia đình anh. Bao nhiêu điều mờ ám trong vụ án này ? Bao nhiêu động cơ không trong sáng trong vụ án này, nếu là Đảng trong sạch vững mạnh thì sẽ không có việc tuyên án bỏ tù một người vô tội như thế. Rất tiếc, việc đó vẫn trở thành sự thực. Năm năm hay sáu năm tù đối với Vươn, bốn năm đối với Quý suy cho cùng vẫn không quan trọng. Đời người tuy ngắn ngủi, nhưng cũng là dài, sẽ được chứng minh nhưng điều khuất tất, những mờ ám kể cả trong việc xử dụng công lý đối với con người, nhất là đối với người nông dân, thành viên của Đội quân chủ lực cách mạng của “Đảng ta !”. Sau khi, Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý bị bắt buộc thi hành một bản án bất công này, liệu đầm nuôi tôm và tài sản của gia đình các anh bị hại trong vụ “Tiên Lãng” có được ai ngó tới không ? Hay vì “cưỡng chế thất bại”, họ quay ra xử án, lấy pháp luật, đúng hơn lấy cái sai của pháp luật trị cái sai của mấy con người, và người có quyền thế vẫn giành phần thắng. Chắc chắn, những người quyết định bản án đối với gia đình anh Vươn sẽ có nhiều đêm mất ngủ, sẽ bị trằn trọc và lương tâm cắn rứt. Vì trước hết họ cũng là người Việt Nam, đã là người và biết làm người. Rất tiếc.
Chúng tôi không thân thích họ hàng, không phải có quan hệ vật chất và tinh thần gì đối với gia đinh Đoàn Văn Vươn, nhưng theo dõi vụ án này vẫn làm tôi mất ngủ. Tôi đề nghị sau vụ này, chính quyền huyện Tiên Lãng, xã Vinh Quang vẫn phải chấp hành lời căn dặn của Thủ tướng Chính phủ rằng, anh Đoàn Văn Vươn không có tội, chỉ những kẻ cưỡng chế mới có sai phạm, tức là mới có tội mà thôi. Vậy thì có nên có một tòa án xử họ không? Tài sản của gia đình anh Vươn phải được bảo vệ và tiếp tục giao trả gia đình anh đầu tư phát triển như hợp đồng đã ký, chứ không phải “thua” trong cưỡng chế thì phải “được” trong xử án vụ Đoàn Văn Vươn, nghĩa là cho anh ấy vào tù để những kẻ tham lam ung dung chiếm đoạt những cái mà tổ chức cưỡng chế không thu kết quả thì nay lấy lại. Ôi đau lòng là ở chỗ đó. Xin mọi người thử phán xét xem sao ?
Tác giả gửi QC
(Bài viết thẻ hiện quan điểm riêng của tác giả)


Copy từ: Quê Choa

Hiến pháp Cộng hoà: Lý thuyết của Immanuel Kant và thực tế tại Việt Nam


Đỗ Kim Thêm
Vấn đề
Hiến pháp là nền tảng pháp lý cho sự chung sống của một dân tộc và là điều kiện tiên quyết cho sự thịnh vuợng của đất nước. Hiện nay vấn đề sôi nổi trong công luận là tìm một mô hình thích hợp và một lộ trình khả thi cho việc tu chỉnh Hiến pháp Việt Nam. Các góp ý xoay quanh các chủ đề du nhập nguyên tắc tam quyền phân lập, lập mối ràng buộc giữa Đảng quyền và luật pháp, trao lại thẩm quyền lập hiến cho toàn dân, nâng cao kỹ năng lập pháp và lập quy của quốc hội và tôn trọng thực thi nhân quyền của chính quyền là chính.
Để đóng góp vào việc thảo luận chung, tiểu luận sau đây sẽ giới thiệu mô hình Hiến pháp theo thể chế cộng hoà, một luận điểm về luật Hiến pháp mà Immanuel Kant đã cổ vũ trong luận thuyết „Hướng về một nền hoà bình vĩnh cữu“ để làm cơ sở sở chiếu với hiện trạng Hiến pháp Việt Nam.

Lý thuyết của Immanuel Kant
Tác giả
Immanuel Kant (1724-1804) là giáo sư Siêu hình học và Đạo đức học tại Đại học Königsberg thuộc Phổ nay là Kaliningrad thuộc Nga. Với các tác phẩm kinh điển bậc nhất như Kritik der reinen Vernunft, Kritik der praktischen Vernunft và Kritik der Urteilskraft ông là một triết gia hàng đầu trong phong trào khai sáng tại phương Tây và được hậu thế tôn vinh là ngưòi khai sinh ra môn Đạo đức học hiện đại.
Tác phẩm
Trong chiều hướng đóng góp cho nổ lực hoà đàm giữa Pháp và Phổ tại Basel, Kant đã giới thiệu một sơ thảo triết học „Zum ewigen Frieden“ (1795) „Hướng về một nền hòa bình vĩnh cữu“ nhằm thảo luận về những nguyên tắc để đem lại một nền hoà bình cho nhân loại. Điểm quan trọng trong luận văn này của Kant là đặt lại mối quan hệ giữa luật Hiến pháp và luật quốc tế, cổ vũ tinh thần thượng tôn luật pháp trong việc giải quyết các tranh chấp quốc nội và hợp tác quốc tế. Trong lĩnh vực soạn thảo luật Hiến pháp ông cho rằng “Hiến pháp dân sự của mọi quốc gia phải theo thể chế cộng hòa”, đây là một điều kiện tiên quyết mà nội dung sẽ được trích dịch và dẫn luận sau đây.
Trích dịch nội dung
Điều khoản chung quyết thứ nhất: “Hiến pháp dân sự của mọi quốc gia phải theo thể chế cộng hòa”.
Thứ nhất, Hiến pháp này được lập ra phải dựa trên nguyên tắc tự do cho mọi thành viên của xã hội như là một con người; thứ hai, tất cả mọi người phải bị ràng buộc vào một pháp chế chung và duy nhất như một chủ thể; và thứ ba, Hiến pháp quy định luật bình đẳng dành cho tất cả mọi người như công dân. Hiến pháp, cơ sở duy nhất mà nguồn gốc dựa trên tư tưởng của một hợp đồng nguyên thủy để thiết lập cho một quyền lập pháp hợp pháp của dân tộc, phải theo thể chế cộng hoà[1]. Khi đặt vấn đề này liên hệ đến luật pháp thì Hiến pháp cộng hòa tự nó là nguyên tắc nền tảng hình thức của mọi loại Hiến pháp dân sự. Vấn đề là Hiến pháp này có thể là cách duy nhất dẫn đến một nền hòa bình vĩnh cữu không.
Ngoài nguồn gốc vững chắc, Hiến pháp cộng hòa là cơ sở thuần túy bắt nguồn từ các khái niệm luật pháp và sẽ có triển vọng đạt được kết quả mong đợi, cụ thế là một nền hòa bình vĩnh cữu. Lý do đó như sau: - Nếu khuôn khổ của Hiến pháp không quy định khác hơn, thì vấn đề gây chiến cần có sự đồng thuận của toàn dân. Không có gì hiển nhiên hơn là vấn đề này phải được cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định đưa đến những kinh hoàng của chiến cuộc, (có nghĩa là dân phải tự chiến đấu, chịu mới chiến phí, đóng góp và tái thiết thiệt hại do chiến tranh để lại, và cuối cùng còn một điều trầm trọng nhất chấp nhận một gánh nợ sẽ làm hoà bình chua chát hơn, một loại nợ mà không bao giờ trả hết trong trường hợp một cuộc chiến mới lại đến và người dân sẽ suy nghĩ là một trò chơi nguy hiểm khác lại bắt đầu). Ngược lại, nếu trong Hiến pháp mà người dân chỉ là thuộc hạ, nghiã là không theo thể chế cộng hòa, thì sự tham chiến là một chuyện trầm trọng nhất trên thế gian, vì lãnh đạo không còn là người dân mà là chủ nhân ông của đất nước, không bị chút thiệt hại nào trong chiến tranh trong khi họ tiếp tục tiệc tùng, săn bắn, hưởng lạc thú nơi cung điện với yến tiệc. Lãnh đạo có thể quyết định chiến tranh như một loại trò chơi do những nguyên nhân không đáng kể. Về biện luận đạo đức cho cuộc chiến họ lại không bận tâm vì có ngoại giao đoàn luôn sẵn sàng phục vụ.
Để tránh lầm lẫn giữa hai loại Hiến pháp cộng hòa và dân chủ, ta cần phân biệt như sau. Các hình thức của một đất nước (dân sự) có thể theo hai nguyên tắc: sự khác biệt dựa trên số người nằm quyền lực cai trị tối cao của nhà nước hoặc phương cách cai trị của nhà lãnh đạo mà bất kể họ là ai. Phương thức thứ nhất được gọi chung là hình thức cai trị và có thể có ba loại khác nhau, chủ quyền tối thượng thuộc về một người, hoặc do nhiều người hoặc do toàn thể dân chúng tạo thành xã hội dân sự, từ đó mà lãnh đạo có quyền thống trị (chế độ phong kiến, qúy tộc hay dân chủ và quyền lực chuyên chế, phong kiến hay toàn dân). Nguyên tắc thứ nhì phân loại theo hình thức chính quyền và dựa theo Hiến pháp mà nhà nước sử dụng quyền tối thượng (từ mọi hành vi của ý chí chung mà qua đó phần đông dân chúng tạo thành dân tộc). Trong mối quan hệ này thì hình thức của chính quyền hoặc cộng hòa hay chuyên chế. Thể chế cộng hòa là một nguyên tắc tổ chức nhà nước tách rời quyền hành pháp ra khỏi quyền lập pháp. Thể chế chuyên chế là nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước từ những luật pháp do mình tự tạo ra mà ý chí chung được coi như là ý riêng của lãnh đạo. Trong ba hình thái nhà nước, thì dân chủ trong ý nghĩa của danh từ này là một hình thức chuyên chế cần thiết, bởi vì nó lập ra quyền hành pháp, mà tất cả có quyết định chung và trong mọi trường hợp là một cơ chế quyền lực của toàn thể có quyền chống lại bất cứ một cá nhân nào mà toàn thể phản đối. Dù gọi là toàn thể, thực ra không phải lúc nào cũng đúng là toàn thể, mà là một đa số, thực tế này cho thấy có một điều tự mâu thuẫn với nguyên tắc ý chí chung và mâu thuẩn với nguyên tắc tự do.
Bất cứ hình thức chính quyền nào mà không phải là đại nghị, thì cũng không phải là một hình thức thật sự, bởi vì nhà lập pháp cũng là người cưỡng chế ý chí của mình, (giống như trong luận lý học, khi nguyên tắc suy luận tổng quát cùng lúc lại được suy diễn trở thành nguyên tắc riêng trong phần kết luận). Khi hai hình thức khác của Hiến pháp luôn có khuyết điểm, nhưng ít nhất trong lốị cai trị này cũng mở ra một cách tự do để tạo ra một chính quyền khác, phù hợp với tinh thần của một hệ thống đại nghị như Friedrich II thường nói: “Tôi chỉ là một người phục vụ tối cao cho đất nước“[2], vì trong hình thức dân chủ làm cho điều này bất khả, trong chế độ này mọi người đều làm chủ ý chí của mình. - Ta có thể nói thành phần nhân sự trong quyền lực nhà nước càng ít (số lượng nhà lãnh đạo) thì quyền đại biểu càng rộng, nhờ thế mà Hiến pháp của nhà nước càng có nhiều khả năng thiên về chế độ cộng hòa, điều này cuối cùng cho phép các cải cách tiệm tiến cũng đạt được. Chính vì lý do này mà chế độ quý tộc khó khăn hơn quân chủ, và trong chế độ dân chủ càng không thể đạt tới Hiến pháp hợp pháp hoàn chỉnh duy nhất, ngoại trừ có cách mang bạo động. Tuy nhiên, điều không thể tranh cải là loại hình thức chính quyền này[3] có tầm quan trọng đối với dân chúng hơn các loại hình thức Hiến pháp khác, dù mức độ thích nghi nhiều hay ít của dân chúng cho mục tiêu này cũng quan trọng. Hình thức chính quyền khi phù hợp với khái niệm pháp luật, phải thuộc về hệ thống đại nghị, mà một chính quyền theo chế độ cộng hoà là hình thức khả thi, nếu không, dù có Hiến pháp nào đi nữa thì loại chính quyền này cũng chỉ là chuyên chế và bạo lực. - Không có một cái gọi là nền cộng hòa nào trước đây có thể nhận ra điều này, các chế độ này bị hoà nhập trong chế độ chuyên chế, phải lệ thuộc hoàn toàn dưới quyền tối thượng của một cá nhân, đây là một chiụ đựng nặng nề nhất cho toàn dân (Trích dịch từ nguyên tác Đức ngữ „Zum Ewigen Frieden, Ein Philosophischer Entwurf“, Königberg, bey Friederich Nicovius, 1795, được in lại trong „Die Kritiken“, 2008, Zweitausendeins, Frankfurt am Main, 1099-1112).
Dẫn luận nguyên tác
Nguyên tắc hình thành Hiến pháp
Theo Kant có ba nguyên tắc cho Hiến pháp cộng hoà hình thành. Một là tự do cho mọi người dân, hai là tất cả đều bị ràng buộc trong một hệ thống pháp luật và ba là tất cả được bình đẳng trước pháp luật. Hiến pháp dựa trên một kết ước nguyên thủy, một sự đồng thuận giữa người dân và nhà nước để quy định sự chung sống. Thực ra, lý thuyết về kết ước xã hội đã được Rousseau đề xuất, nhưng Kant đào sâu khiá cạnh ràng buộc khi tất cả đồng thuận trong sự chung sống này. Từ đó mà tình trạng tự nhiên sống tự do hổn loạn chấm dứt và nền tảng cho sự chung sống an hoà thành hình. Kant cho rằng Hiến pháp là một quyết định thuần lý của con người nhằm tạo một cấu trúc quy phạm cho xã hội và đặc biệt nhất là tạo chính danh cho nhà lãnh đạo trong việc cai trị.
Chính danh cho chính quyền trong việc cai trị tùy thuộc vào việc áp dụng pháp luật. Luật pháp phải phù hợp với ý chí chung của toàn dân và mọi quyền lợi luật định của ngưòi dân phải được bảo vệ. Không ai có quyền chống đối người khác mà không dựa trên cơ sở pháp luật, một sự đồng thuận làm ràng buộc tất cả.
Kant dè dặt hơn khi nói về ý nghĩa sự đồng thuận của toàn dân, vì toàn dân là một khái niệm tương đối: chính quyền là một tổ chức không hoàn hảo và mức độ tham gia của dân chúng vào sinh hoạt chính trị là chừng mực. Nhưng dè dặt nhất là Kant không cổ vũ công bình và đaọ đức khi toàn dân thể hiện ý chí chung sống trong luật Hiến pháp. Dù thể hiện ý chí chung sống nhưng người dân cùng lúc có quyền theo đuổi tư lợi, vì hai phạm vi này không loại trừ nhau. Kant chú trọng công bình theo luật thủ tục hơn là nội dung. Một đạo luật được coi là công bình khi tất cả mọi người có liên quan vấn đề đều có đồng quyền tham gia quyết định và luôn tôn trọng các thủ tục sau khi được thoả thuận.
Dù dựa trên quan điểm hợp đồng như Rousseau, nhưng Kant đề cao nguyên tắc tự do và bình đẳng. Tự do là một quyền bẩm sinh và không thể chuyển nhượng, nhưng biểu hiện quyền tự do trong thực tại xã hội là một vấn đề khác. Lập luận của Kant là „Tự do là một quyền không đòi hỏi tôi lệ thuộc vào bất cứ luật ngoại tại nào, trừ những luật mà tôi có thể đồng thuận. Tôi bị ràng buộc pháp luật với người khác vì trước đó tôi đồng thuận tự đặt mình trong khuôn khổ luật pháp“.
Khi giải thích khái niệm luật pháp Kant cho là luật nào cũng giới hạn tự do cá nhân, nhưng biểu hiện tự do là “làm tất cả những gì mình muốn và không gây điều phạm pháp cho người khác“, bởi thế vai trò lý trí cá nhân trở nên quan trọng hơn khi nhận xét vấn đề. Mức độ cảm nhận tự do và khả năng hành động nhằm biểu hiện tự do trong thẩm quyền lập pháp của cá nhân trong xã hội được đặt ra. Do xác nhận được quyền tự do bẩm sinh và thực thi quyền này mà luật pháp thành hình. Chính sự khai sáng này là cụ thể hoá quyền tự do trong thực tế. Hành sử tự do mang đến an toàn cá nhân và xã hội khi tất cả đều tôn trọng luật pháp.
Để đạt mục tiêu này thì nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật cần được thực thi. Khi mọi người lệ thuộc luật pháp thì không tự động có nghiã tất cả đều được bình đẳng, mà là cần loại bỏ mọi sự phân biệt khi áp dụng luật pháp, không chấp nhận mọi ưu quyền mà không có cơ sở. Luật thừa kế, phong hàm qúy tộc, tạo thuận lợi hay gây bất lợi kinh tế cần phải làm rõ, nếu không phải hủy bỏ. Muốn bảo đảm bình đẳng trước pháp luật thì thẩm quyền lập pháp không thuộc về dòng dõi mà toàn dân. Kant nhận thấy các khái niệm về khế ước nguyên thủy, thẩm quyền lập hiến và lập pháp của toàn dân và nguyên tắc tự do và bình đẳng trong Hiến pháp cộng hoà liên hệ mật thiết nhau. Công nhận tính ràng buộc pháp luật pháp như một nguyên tắc hiến định đã có trong hầu hết tất cả các học thuyết cổ điển của luật Hiến pháp, do đó không thể coi là một đặc thù của Kant. Trong các luận văn khác về sau, Kant không khai thác chủ điểm này mà đề cao vể tính độc lập của cá nhân trong quyết định thuần lý.
Hiến pháp và hoà bình
Hiến pháp cộng hoà thể hiện quyền dân tộc tự quyết khi người dân không còn là người thuần phục kẻ bề trên mà quyết định tối hậu các vấn đề sinh mệnh của đất nước và chiến tranh và hoà bình là hai điển hình. Kant lập luận ý chí toàn dân mới quyết định được hoà hay chiến, một quyết đinh thuần lý nhằm bảo vệ quyền lợi dân tộc. Cụ thể hơn người dân phải nghĩ đến thiệt hại sinh mạng và tài sản do chiến tranh gây ra, nợ công khi lâm chiến và phí tổn khi tái thiết mà chỉ có dân là chịu lảnh mọi chiến phí trong khi giới lãnh đạo tiếp tục an huởng đặc quyền do chế độ ban phát. Kant chỉ bàn đến quyết định gây chiến nhưng không đề cập đến chiến tranh tự vệ. Dân chúng không muốn có chiến tranh, nhưng khi thực hiện nguyện vọng đúng theo thủ tục hiến định thì hoà bình sẽ là điều kiện khả thi. Hành vi tuyến chiến hay chấp nhận hoà uớc theo Kant không phải là một loại luật pháp, đúng hơn là một quyết định cá biệt trong hoàn cảnh cụ thể; nếu quyết định là của dân chúng thì hợp hiến, nếu chỉ là của chính quyền thì vi hiến.
Kant bị phê phán là quá đơn giản khi đề cao lý trí của công luận và thủ tục hiến định. Các triết gia khác không tin lý trí thuần lý của toàn dân là chính mà cho là tùy thuộc vào tinh thần hiếu chiến hay hiếu hoà của lãnh đạo hoặc chính sách ngoại giao khôn ngoan.
Hình thức cai trị và phân loại chính quyền
Phân loại hình thức cai trị dựa vào một người, nhiều người hay toàn dân do Aristote khởi xướng. Từ quan điểm này mà Kant giải thích quyền lực là có ba hình thức cai trị: chuyên chế, qúy tộc hay dân chủ. Thuật ngữ Kant dùng không thống nhất, nên tìm hiểu ngữ cảnh và so với thuật ngữ thông dụng hiện nay mới hiểu được nội dung. Về phân loại chính quyền Kant dựa vào tiêu chuẩn tôn trọng luật pháp để giải thích. Một chính quyền đặt mình trong pháp luật thì Kant gọi là cộng hoà, ngược lại là chuyên chế. Ba hình thức cai trị một người, nhiều người hay toàn dân không liên hệ đến giá trị; ngược lại, thi hành luật pháp là chuẩn mực cho sự phân loại hiệu năng chính quyền. Hai cách phân biệt này song hành trong lý thuyết nhưng có thể kết hợp nhau trong thực tế.
Kant cho là Hiến pháp cộng hoà dựa trên khái niệm hợp đồng nguyên thủy mà tự do, bình đẳng và ràng buộc là chính. Các nguyên tắc hiến định này tùy thuộc ý chí của toàn dân. Thể hiện ý chí này là hành sử quyền tối thượng, vì người dân có quyền và có lý trí để quyết định để phụng sự hoà bình. Khái niệm cộng hoà vào thời của Kant phải được chúng ta ngày nay hiểu là hình thức dân chủ trực tiếp, thể hiện tự do trong khuôn khổ đại nghị.
Kant hiểu ý nghĩa của đại nghị là mối quan hệ lập pháp và hành pháp. Kant phê bình là nhà lập pháp không được phép làm người cưỡng chế luật pháp, hình thức cai trị này không thể gọi là đại nghị; trong khi chúng ta ngày nay xem là mối quan hệ giữa cử tri và đại biểu quốc hội. Dù Kant đề cập gián tiếp đến tam quyền phân lập, nhưng khái niệm cộng hoà trong đại nghị của Kant không khác với trào lưu tư duy hiện đại về hệ thống chính trị dân chủ tự do.
Dù giống nhau trong tổng thể nhưng có sự khác biệt chi tiết giữa lý thuyết kết ước xã hội của Rousseau và khái niệm cộng hoà của Kant. Rousseau cho là có sự đồng nhất giữa ý chí chung và quyền tối thượng của toàn dân. Rousseau phân biệt ý chí chung và ý chí tất cả. Quyền dân tộc tự quyết không thể chuyển nhượng và người dân là tác giả các quyết định chính trị cho đất nước. Dân chủ trực tiếp với cách toàn dân biểu quyết là hình thức tốt đẹp nhất; ngược lại, thiết lập một một cơ chế dân chủ gián tiếp qua hình thức đại hội đại biểu là thiếu hiệu năng.
Khác với Rousseau, Kant đề cao vai trò lý trí trong tiến trình lập pháp. Luật pháp là một quyết định thuần lý, nhưng là một hình thức thử nghiệm và có thể thay thế cho phù hợp với nhu cầu thời đại hơn. Quyền lập pháp của người dân trong tiến trình này là thể hiện một quyết định lý trí, một phạm vi thuộc khai sáng tư duy và sử dụng độc lập. Tự do và bình đẳng của người dân chỉ có trong sự đồng thuận về các khái niệm pháp luật. Còn nhà lập pháp chỉ đóng vai trò trung gian thể hiện ý chí lập pháp của toàn dân và không có quyền bảo vệ tư lợi. Kant không bàn đến khía cạnh đạo đức cho thể chế. Do đó, tầm quan trọng của công lý và đạo đức không được đặt ra.
Theo Kant vấn đề không nằm ở hình thức, số lượng một người, một số người hay toàn dân, mà tinh thần trọng pháp của chính quyền, một chuẩn mực quyết định khả năng cai trị và tính chính thống của chế độ. Kant đưa ra hai loại giải thích: hoặc là cộng hoà (mà chúng ta ngày nay hiểu là tự do và dân chủ) hoặc chuyên chế. Cộng hoà là một hình thức thích hợp nhất cho Hiến pháp vì thể hiện quyền tự do và bình đẳng của người dân trong tinh thần trọng pháp, còn chuyên chế chỉ thể hiện ý chí rịêng và quyền lợi riêng của lãnh đạo, không có cơ sở pháp luật và người dân không muốn bị ràng buộc. Chuyên chế khác với dân chủ là ở tính cách quyết định các vấn đề. Kant hiểu dân chủ theo ý nghiã cổ điển, mà ngày nay goị là dân chủ trực tiếp, khi đại biểu dân chúng trong một thành phố quyết định một vần đề chung.
Tiến trình thành lập
Kant coi Hiến pháp là một sản phẩm của lý trí, một quyết định do một tiến trình lâu dài của ý thức độc lập, nhưng cần phân biệt hình thức cai trị với sự thành hình của nhà nước để áp dụng khái niệm cộng hoà tốt hơn.
Để luận chứng cho sự chung sống của con người trong xã hội, Hobbes đề ra giả thuyết khế ước nguyên thủy. Kant chứng minh là nhà nước hình thành qua chiến tranh, sử dụng bạo lực, hơn là đồng thuận trong một giải pháp an hoà. Lịch sử cho biết đồng thuận về hình thức cai trị, một cơ sở pháp lý, luôn đến sau khi nhà nước đã ra đời và tùy thuộc vào sự hiện hữu của quyền lực trước đó, mà thực tế thì không có thế lực nào cưõng lại quyền cai trị này. Người có quyền cưỡng chế pháp luật lại là người không thể chứng minh được thẩm quyền lập pháp và tinh thần trọng pháp. Dù bất cứ hình thức cai trị nào theo Kant hành vi của chính quyền phải nằm trong trong khuôn khổ áp dụng luật pháp, cụ thể là tính chính thống phải được chứng minh và luôn bị kiểm soát. Lãnh đạo phải dựa vào lập luận của lý trí, không thể cầu xin ơn trên hay dựa thành tích trong lịch sử đem lại mà biện luận, phải giới hạn quyền lực cai trị trong ý muốn của toàn dân, đây là một biểu hiện cụ thể nhất tính chính danh. Theo Kant, nguyên tắc này trở thành mệnh lệnh cho chính quyền tuân thủ.
Kant phân biệt có hai hình thức cai trị đất nước, một dựa theo chiều hướng lịch sử, bạo lực cách mạng, một dựa theo thể chế cộng hoà, lấy pháp luật và lý trí làm cơ sở. Sự kết hợp giữa hai chiều hướng này sẽ đem lại một sự tiến hoá tự nhiên cho luật Hiến pháp. Kant phân biệt khái niệm cộng hoà theo hai khiá cạnh: cộng hoà là một triết thuyết để thảo luận trong nhu cầu cải cách và là một thể chế được thành hình trong thực tế đất nước mà áp dụng luật pháp theo quyết định của lý trí là mục tiêu. Kant nhấn mạnh hình thức cai trị của chính quyền dựa theo Hiến pháp cộng hoà là tốt đẹp nhất vì phù hợp với lòng dân. Chính quyền chỉ là một chế độ chính trị ngắn hạn đem lại một giải pháp tạm thời cho các vấn đề xã hội. Nhưng trong tiền trình cai trị, với thời gian luật pháp đem lại giá tri cao hơn, ý thức người dân về uy lực pháp luật sẽ thay đổi, pháp luật không còn giải quyết vấn đề tạm thời mà sẽ có giá trị lâu dài, nhờ thế taọ nền tảng của một nền dân chủ ổn định. Từ trên cơ sở này mà một Hiến pháp tự do dân chủ trong một hệ thống đại nghị và ý thức trọng pháp của một xã hội dân sự thành hinh. Kant ca ngợi một Hiến pháp hoàn chỉnh là một cơ sở để giáo dục công dân; nhờ tuân thủ các giá trị luật pháp mà đạo đức cá nhân và xã hội tốt đẹp hơn. Kant mơ ước tất cả sẽ là một tiền đề cho việc tiến đến nền hoà bình vĩnh cữu. Kant thực tế hơn khi cho rằng con đường theo đuối là quá xa xăm, nhưng nổ lực của chúng ta sẽ là những đóng góp làm thu ngắn khoảng cách.
Thực tế tại Việt Nam
Các khuyết điểm của Hiến pháp đã được thảo luận quá nhiều để góp ý hay thỉnh nguyện, ở đây sẽ không bàn thêm chi tiết các vấn đề quen thuộc này, mà chỉ nhìn lại trong khuôn khổ lý thuyết của Kant với mục đích là để thảo luận về thực trạng, nguyên nhân và giải pháp.
Thực trạng
Không tự do
Việt nam hiện nay đang có tự do về mọi mặt, nhưng là một loại tự do không luật lệ. Đúng hơn, Việt Nam có đủ luật lệ, nhưng không áp dụng theo tinh thần của nhà nước pháp quyền như Hiến pháp đề cao, mà vi phạm nhân quyền là vấn đề chính. Cụ thể nhất là Hiến pháp không phân biệt dân quyền và nhân quyền, hai phạm trù cần áp dụng riêng biệt. Hiến pháp công nhận nhân quyền như một ban phát của nhà nước, không nằm trong ý nghĩa cao cả cuả nhân quyền, một quyền tự nhiên nội tại, thành tựu văn minh của nhân loại và có giá trị phổ quát. Hiến pháp công nhận tổng quát giá trị nhân quyền, nhưng không tạo căn bản để tuân thủ, không có một cơ chế tranh tụng khi vi phạm, không công nhận tố quyền trực tiếp của nạn nhân để khởi động và không có cơ quan theo dõi các vi phạm để cảnh báo khi cần thiết. Khái niệm làm chủ tập thể làm thiệt haị cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước; đây là vi phạm nhân quyền nặng nề nhất.
Không ràng buộc luật pháp
Dù Hiến pháp quy định là mọi hoạt động của Đảng phải nằm trong khuổn khổ cuả Hiến pháp và luật pháp, nhưng không đem lại ràng buộc pháp luật trong thực tế, một điều kiện tạo hiệu lực cho luật Hiến pháp. Vì không có luật pháp làm cơ sở nên Đảng có quyền lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối nhưng không chịu trách nhiệm pháp luật: tất cả các Cương lĩnh và Nghị quyết của Đảng đứng ngoài và đứng trên luật pháp, mọi sinh hoạt nội bộ của Đảng không theo nguyên tắc dân chủ và mọi kỷ luật Đảng dựa trên đạo đức cách mạng và lương tâm tập thể. Hiển nhiên đây là sự vi phạm nguyên tắc ràng buộc và không cần lý giải thêm. Tạo ra một khuôn khổ pháp chế cho Đảng hoạt động và đề ra mối quan hệ giữa Đảng trong vai trò lãnh đạo và chức năng điều hành Nhà nước là một nhu cầu khách quan thời đại.
Không bình đẳng
Kant giới hạn nguyên tắc bình đẳng trong phạm vi áp dụng luật pháp và không đi sâu vào các lĩnh vực công bình cơ hội và thể chế như John Rawls hay công bình cụ thể như Amartya Sen phân tích. Vi phạm bình đẳng xảy ra trong trường hợp áp dụng hoặc không áp dụng luật kinh tế.
Trường hợp không áp dụng luật doanh nghiệp nhà nước đang bị phá sản mà không giải thể là thí dụ. Đây là một nghịch lý trong luật cạnh tranh, vì doanh nghiệp tiếp tục hoạt động thì chỉ duy trì khủng hoảng và kiềm hãm tăng trưởng. Chính sách này thuộc về Đảng quyền, một lĩnh vực nằm ngoài và trên sự tài phán của nhà nước pháp quyền. Hậu quả là người vi phạm pháp luật mà cả nước không dám minh danh để truy tố theo luật định, một thắng lợi cho Đảng quyền nhằm bảo vệ người vi phạm, tư bản thân tộc và các nhóm lợi ích.
Trường hợp áp dụng luật cho dành cho công nhân và nông dân thì lại làm bất công trầm trọng hơn. Nông dân là thành phần chủ yếu đóng góp và không được hưởng thành quả tương xứng. Trở ngại chính là đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân mà do nhà nước đại diện chủ sở hữu, một khái niệm ngược với tinh thần tôn trọng quyền tư hữu. Chính sách công nghiệp hoá, thành thị hoá và an ninh quốc phỏng không nhằm bảo vệ tư lợi của nông dân. Các luật lệ chống lạm phát và an ninh lương thực làm nông dân không bán được nông phẩm theo đúng giá cạnh tranh và các biện pháp thu mua chỉ phục vụ cho quyền lợi công ty nhà nước.
Việc thực tế nhất để đem lại công bình cho công nhân là tăng lương tối thiểu và cải thiện các biện pháp an sinh xã hội. Vì môi trường đầu tư đang bớt thu hút mà luật pháp dành nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư ngoại quốc và quyền lợi công nhân bị thua thiệt. Bất công sẽ kéo dài khi luật lao động không là một giải pháp thích hợp. Cả hai trường hợp trên là bằng chứng vi phạm nguyên tắc công bình theo lý tưởng của Kant.
Vì không tuân thủ các nguyên tắc tự do, công bình và ràng buộc theo chuẩn mực nên Hiến pháp không có giá trị về mặt pháp lý. Do đó, theo Kant cũng có nghĩa là không có Hiến pháp về mặt thực tế.
Nguyên nhân
Có nhiều lý giải về thực trạng vô luật pháp mà độc tôn Đảng quyền, vi phạm thẩm quyền lập hiến của toàn dân và thiếu kỹ năng lập pháp và lập quy của quốc hội là nguyên nhân chính.
Độc tôn Đảng quyền
Theo Kant, Hiến pháp thể hiện quyền quyết định của người dân về ý chí chung sống với chính quyền và có mục tiêu là phụng sự hoà bình. Thực tế cho thấy tất cả các Hiến pháp chỉ thể hiện ý muốn chính trị của Đảng, sao chép lại những đường lối đấu tranh cho từng giai đoạn lịch sử để dân chúng tuân thủ hơn là đề ra một khuôn mẩu quy phạm chung cho xã hội. Điển hình là việc phát động các cuộc đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ là kết quả của các Nghị quyết của Đảng và không có phúc quyết của người dân theo thủ tục hiến định. Người dân hoàn toàn không có cơ hội bày tỏ chính kiến trong các Tuyên ngôn Độc Lập, Hiệp định Genève và Paris như Hội nghị Diên Hồng, một trường hợp duy nhất trong lịch sử Việt.
Vi phạm thẩm quyền lập hiến
Một mặt Hiến pháp xác định thẩm quyền lập hiến là chủ quyền của nhân dân và nhưng mặt khác lại đề cao vai trò tối thượng của Quốc hội, vì không phân định rõ phạm vi nên đây là một nghịch lý. Tất cả quyền lực của Nhà nước đều thuộc về nhân dân và Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, nhưng người dân không thể thực hiện quyền này trong thực tế, vì dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp và chỉ có Quốc hội mới quyền sửa đổi Hiến pháp. Hiến pháp đề cao chủ quyền cuả nhân dân, nhưng không minh thị thẩm quyền phúc quyết Hiến pháp, một sự thiếu nhất quán trong quy định quyền lực của nhân dân. Hiến pháp mặc nhiên không phát huy đúng mức quyền làm chủ của nhân dân vì cho phép Quốc hội không thực hiện trưng cầu dân ý, một lổi hệ thống.
Thiếu kỹ năng lập pháp và lập quy
Sự hổn loạn của việc áp dụng luật pháp còn đến từ kỹ năng lập pháp và lập quy. Trên lý thuyết, nguyên tắc quyền lực nhà nước phải được thống nhất và do phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước. Trong thực tế, mức vi phạm của các văn bản quy phạm luật pháp đến mức độ báo động vì các cơ quan ban hành không có kỹ năng và cơ quan kiễm tra cũng không thể hoàn thành chức năng. Nguyên tắc phân công nội bộ của Đảng là quan trọng nhất phải tuân thủ nên kiểm soát thẩm quyền lập hiến, lập pháp và lập quy không được đặt ra đúng mức. Nhiều Nghị Định quy định các quyền tự do hiến định của người dân mà không dựa vào Hiến pháp, chỉ căn cứ vào Luật Tổ chức Chính phủ để ban hành, một vi phạm trầm trọng về luật thủ tục. Việt Nam chưa có Toà Bảo Hiến để xét vấn đề vi hiến hay vi luật của các quyết định hành chính trong khi Toà án Hành chính hay Toà án Nhân dân lại không có thẩm quyền. Quyền giải thích luật pháp thuộc về Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, một cơ chế kiểm tra nhưng không bảo đảm tính thống nhất cuả hệ thống luật pháp và một số đại biểu phải dồn sức trao dồi kỹ năng viết, đọc và chất vấn.
Kant giải thích khi hình thái cai trị dựa trên lịch sử và chuyên chính chính trị không phải là cai trị bằng pháp luật. Tại Việt Nam mối quan hệ trực tiếp giữa cương lĩnh chính trị và soạn thảo Hiến pháp là thí dụ. Hiến pháp không do dân phúc quyết nên không thể hiện thẩm quyền lập hiến và chính quyền cuỡng chế luật Hiến pháp không thể hiện tinh thần trọng pháp.
Tóm lại, do những nguyên nhân này mà tìm giải pháp cho việc sửa đổi Hiến pháp là vấn đề, nhưng cụ thể nhất là phân biệt mục tiêu chính trị và trách nhiệm luật pháp của Đảng, trả lại thẩm quyền tối thượng lập hiến cho toàn dân, nâng cao kỹ năng lập pháp của quốc hội và thực thi tinh thần trọng pháp của chính quyền.
Giải pháp
Các giải pháp hiện nay
Giải pháp thứ nhất cho là tu chỉnh Hiến pháp phải phù hợp với nhu cầu tự hoàn thiện của cơ chế. Do đó, cần duy trì Đảng quyền để cho mọi sinh hoạt chính tri sẽ tuần tự chuyển hoá trong an hoà và việc thay đổi triệt để bằng cách soạn thảo Hiến pháp mới là không cần thiết. Điều kiện cần có là nâng cao ý thức về trọng pháp qua giáo dục và khái niệm về NNPQXHCH cần được triển khai sâu rộng hơn. Những người tin rằng Đảng sẽ đem lại giải pháp cho vấn đề Hiến pháp nên họ ủng hộ và góp ý trong khuôn khổ mà Đảng đề xuất. Thành tựu tiệm tiến là một triển vọng khả thi.
Giải pháp thứ hai chủ trương đột phá hơn. Tu chỉnh không thể cải thiện các lổi hệ thống vì không có tác dụng triệt để và lâu dài mà du nhập những mô hình ngoại lai để thay thế là giải pháp. Nguyên tắc tam quyền phân lập, xác định vai trò Đảng quyền trong hệ thống chinh trị đa nguyên và đa đảng và phát huy tinh thần thượng tôn luật pháp là những biện pháp cụ thể. Các nhà đấu tranh cho dân chủ trong nước và hải ngoại cổ vũ cho giải pháp này. Họ tin rằng Đảng là vấn đề mà mô hình Hiến pháp các nước phương Tây là giải pháp, nhưng họ không đủ khả năng huy động sự đồng thuận của Đảng để cùng thực hiện giải pháp này.
Dù tiệm tiến hay đột phá, tu chỉnh hay soạn mới, cả hai giải pháp đều tùy thuộc vào thiện chí của ba tác nhân chủ yếu là chính quyền, dân chúng và học giới, mà hiện nay thì không ai tạo được niềm tin cho triển vọng cải cách: thực tâm sửa đổi của Đảng, tích cực tham gia của toàn dân và đóng góp hiệu năng của luật giới là vấn đề.
Khi dân góp ý để sửa đổi Hiến pháp trong khuôn khổ của Đảng, thì những ý kiến táo bạo trong vấn đề Đảng quyền lại không được Đảng phản biện lập luận dựa trên khái niệm pháp luật mà xử lý dựa theo quyền lực chuyên chính và suy thoái đạo đức. Lập luận này không thuyết phục khi tranh luận về luật pháp, vì hai phạm trù này khác nhau cần phân biệt. Khi dân thỉnh nguyện ngoài hệ thống, thiểu số này thể hiện tinh thần can đảm đáng khâm phục, nhưng lại bị phê bình là không phản ánh thực thi dân quyền là phải đòi lại quyền mình đã bị tướt đoạt và không thể xác minh được thẩm quyền đại diện, vì không có thống kê chính xác. Chứng minh khoa học về nhu cầu thay đối Hiến pháp là nhiệm vụ của học giới, nhưng lại là vấn đề nhạy cảm chính trị và họ không được phép tiến hành. Dù thành tâm đóng góp của học giới là có thực, nhưng hiệu năng bị nghi ngờ. Vì Đảng không đào tạo được những nhà luật học tầm vóc quốc gia và quốc tế, nên thoả mãn nhu cầu này hiện nay là điều mơ ước.
Giải pháp của Kant
Lý thuyết của Kant có đem lại giải pháp nào không? Kant không có lập luận ủng hộ cho độc quyền Đảng trị và nghiêm khắc khi cho là Hiến pháp phải theo thể chế cộng hoà, không thể khác hơn. Hiến pháp không có giá trị khi có Đảng đứng trên Hiến pháp. Khi Hiến pháp không có giá trị pháp lý thì cũng đồng nghĩa là không có Hiến pháp trong thực tế. Suy luận theo quan điểm chặt chẻ này thì Việt Nam trong suốt thời chiến cũng như bình đã không có Hiến pháp mà chỉ có Đảng quyền cai trị. Việc sửa đổi Hiến pháp trong khuôn khổ Đảng soi sáng là tiếp tục duy trì tình trạng vô luật pháp. Do đó, một Hiến pháp mới theo thể chế cộng hoà cho Việt Nam sẽ phù hợp với suy luận của Kant.
Triển vọng này sẽ không mở ra vì Đảng sẽ chống đối. Một là, hoàn cảnh của Việt Nam với thí dụ về truyền thống đấu tranh Cách mạng, liên tục của lịch sử và thành tích Đổi Mới. Hai là, Hiến pháp với mô hình theo các nước phương Tây sẽ không bảo đảm được sự vận hành. Đề cao giá trị văn hoá Á Đông trong sinh hoạt chính trị là một đề tài gây nhiều tranh luận và không đem lại một giải pháp, nhưng lập luận chính cho rằng trình độ dân trí là không phù hợp. Đảng sẽ không mở lối cho lý thuyết của Kant làm thành một lộ trình khả thi như một triển vọng khởi đầu.
Chúng ta đang ở đâu?
Suốt một quá trình dài, chúng ta chưa có luật Hiến pháp đúng nghĩa; người dân không còn được lên tiếng để quyết định vận mệnh đất nước. Hiện nay chúng ta đang muốn thoát khỏi tình trạng tự do vô luật lệ và tự đặt mình trong khuôn khổ của luật Hiến pháp để giải quyết các vấn đề chung sống. Chúng ta hoàn toàn không có một khế ước nguyên thủy theo ý nghĩa cao đẹp nhất của một contrarius originarius trong lý thuyết luật học, một vấn đề nền tảng cho Hiến pháp. Khi khế ước nguyên thuỷ là một vấn đề ưu tiên, thì các nguyên tắc hiến định trở thành vấn đề kỷ thuật có thể sẽ được giải quyết sau.
Hiện nay, khái niệm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa đủ sức thuyết phục, khái niệm về chuyên chính vô sản đã hết hào quang; khái niệm thế lực phản động cũng không phù hợp trào lưu dân chủ hoá; những khái niệm về đối lập, quyền tư hữu và tự do báo chí cũng không được chấp nhận. Tất cả các khó khăn về khái niệm sẽ được làm lại trên một căn bản mới khi một khế ước nguyên thủy hình thành. Đó là điểm mà ý dân và ý Đảng còn có thể gặp nhau trong một giới hạn nhất định. Khi học giới biết được căn bản này thì họ sẽ đóng góp hữu hiệu hơn để giải quyết vần đề khái niệm hiến định.
Ý Đảng? Chuyện dễ hiểu vì đã thể hiện rõ. Không một Đảng cầm quyền nào, kể cả tại các nước dân chủ, lại muốn tự bỏ điạ vị cai trị. Ở Việt Nam có khác hơn, vì theo quan điểm lịch sử mà Đảng muốn cầm quyền toàn diện triệt để và muôn đời, trong khi Kant cho là một chế độ chính trị chỉ đem lại một giải pháp tạm thời cho các vấn đề xã hội. Khi uy lực của luật pháp loan toả trong xã hội và ý thức trọng pháp của dân chúng lên cao, đó là cơ sở để làm ổn định cho việc phát triển chính trị dân chủ.
Ý dân? Không ai có khả năng tri thức để trả lời câu hỏi này thoả đáng. Đảng tự hào thu phục nhân tâm khi dựa vào thành tích đấu tranh giải phóng và Đổi Mới, nhưng hiện nay Đảng không chứng minh được về niềm tin của dân vào sự lãnh đạo của Đảng với phương pháp thăm dò dư luận như các nước phương Tây. Người bất đồng chính kiến thấy mình là thiểu số; bi quan này thiếu cơ sở, khi ý thức về bất công xã hội càng ngày càng nhiều, mà chính họ không thể xác định được mức độ. Đã đến lúc ý kiến của toàn dân trước vấn đề hệ trọng của đất nước cần được tìm hiểu, luận chứng và trình bày công khai với các phương pháp khoa học khả tín; một chuyện dễ làm, xảy ra hàng tuần và hằng tháng tại các nước phương Tây, nhưng chưa hề có tại Việt Nam. Tuân theo sự chỉ đạo của Đảng nên đã có một số góp ý sửa đổi Hiến pháp trong sự dè dặt thường lệ, trong khi đó đã có một số khác đang kiến nghị ngoài sự chỉ đạo của Đảng với tất cả thiện chí. Cả hai đóng góp này rất đáng được trân trọng và gây tiếng vang. Hiển nhiên cả hai luồng ý kiến này cũng không phải là của tất cả 90 triệu dân Việt, vì nếu có là đa số thì cũng cần được kiểm chứng khách quan. Nhưng cả hai loại góp ý này tiếp tục chấp nhận duy trì nguyên trạng vô luật pháp và không là khởi điểm cho tiến trình cải cách.
Chúng ta phải làm gì?
Nếu chúng ta đồng ý với Kant và nghiêm khắc với chính mình thì chúng ta phải nhận ra rằng đã đến lúc đất nước cần có một khế uớc nguyên thủy làm nền tảng cho sự chung sống, một nguyên ủy cho mọi chuyển động tương lai của xã hội. Triển vọng duy nhất mở ra cho Việt Nam hôm nay phải là một cuộc trưng cầu dân ý theo phương cách khách quan để xác định lòng dân. Chúng ta muốn đặt mình trong khuôn khổ mới của luật pháp, một tiền đề cho mô hình tương lai của Hiến pháp, kết quả này phải tùy thuộc vào trưng cầu dân ý. Ở đây không có thể bàn sâu chi tiết về mô hình cụ thể mà chỉ đề cập về điều kiện khả thi cần có, đó là thiện chí của Đảng và hợp tác của dân chúng.
Thiện chí của Đảng được suy đoán nhiều, nhưng không ai có thể biết chính xác các tác động đang chuyển biến. Vũ khí của Đảng hôm nay không còn là bạo lực mà là lập luận của lý trí dựa trên khái niệm pháp luật để thuyết phục, một hình thức tự khai sáng và vận dụng mà Kant đề cao. Đảng phải tự diễn biến hoà bình trong bối cảnh mới, tạo thu hút hơn bằng cách chấp nhận dân chủ là một trò chơi mới và đồng ý với kết quả luật chơi khi tham dự. Đảng cần lập luận và thuyết phục dân chúng trên cơ sở hợp tác và đối thoại. Người đầy tớ của nhân dân, đại biểu trung thành của giai cấp, thành tích trong chiến tranh và Đổi Mới không là khái niệm pháp luật đem đến sự đồng thuận về hình thức cai trị như Kant đòi hỏi, nên không tạo ra chính danh cho một nhà nước pháp quyền. Quan trọng hơn, khả năng trong quá khứ không bảo chứng cho Đảng có thể lãnh đạo hữu hiệu hơn cho tương lai của đất nước. Đảng và dân chúng, ai là vấn đề và ai là giải pháp, rồi ai sẽ thắng ai trong các lập luận này, không ai biết được, nhưng như Kant đề xuất, lý trí là mệnh lệnh để cả hai cùng tuân thủ. Nếu dân chúng là vấn đề mà Đảng đem lại giải pháp, thì Đảng sẽ làm cho chính danh thêm ngời sáng. Nhưng thiện chí của Đảng đang bị nghi ngờ vì góp ý là một trò chơi nguy hiểm cho người tham dự, lý do dể hiểu là Đảng không áp dụng tiêu chuẩn khách quan để phân biệt giữa thiện chí đóng góp và ác ý nói xấu chế độ. Tiếp tục sử dụng bạo lực để trấn áp người bất đồng chính kiến thì Đảng sẽ làm tình hình tệ hại hơn mà Liên Xô, Đông Âu và khối Á Rập là bài học.
Hợp tác của dân chúng đòi hỏi có ý thức về giá trị sử dụng thẩm quyền lập hiến. Dân chúng phải kể đến đầu tiên ở đây là cộng đồng do mạng lưới thông tin hiện đại nối kết, tuy là thiểu số trong thế giới ảo nhưng họ là tác nhân quan trọng làm gia tăng kiến thức và tạo nên một hệ thống thông tin trung thực và nhanh chóng hơn cho xã hội đang bị bưng bit sự thật mà đa số thầm lặng và mất niềm tin đang cần đến. Đa số thờ ơ có lý do chính đáng: cơm áo là thực tế quan trọng nhất; quyền lực, thân tộc và tiền là phương tiện tốt nhất để giải quyết tranh chấp; nếu tin tức và luật pháp không cần thiết thì việc sử dụng thẩm quyền lập hiến không thể đặt ra. Cảm nhận giá trị này đến từ một nền hệ thống thông tin tự do và giáo dục trọng pháp; nó sẽ mang lại kiến thức và trở thành ý thức. Ý thức giúp nâng cao khả năng phán đoán về thẩm quyền lập hiến. Giáo dục ngày càng lạc lối và tác động tích cực thông tin cho mọi sự chuyển hoá xã hội khó kiểm chứng; tình huống này không cho phép lạc quan về triển vọng hợp tác của dân chúng.
Ngược lại, một thực tế khác đang xảy ra khắp mọi nơi trên đất nước: các cuộc biểu tình của dân oan đòi công lý, bảo vệ lãnh thổ, đòi làm sáng tỏ những cái chết do bạo lực công quyền trở thành bức thiết hơn bao giờ hết. Như vậy, ý thức về luật pháp đến từ bức xúc trước các bất công trước mắt này. Đó là những tín hiệu khởi đầu cho một sự bất ổn thường trực mà bạo lực chính quyền làm cho động loạn trầm trọng hơn. Phản ứng trước bất công là cần nhưng chưa đủ để chuyển biến thành ý thức của toàn xã hội về vai trò luật Hiến pháp và thẩm quyền lập hiến. Ước vọng của đa số thầm lặng về một cuộc Đổi Mới khác toàn diện và triệt để hơn đang dâng cao, nhưng cũng khó xác định chiều hướng và tốc độ. Huy động toàn dân tham gia vào cuộc trưng cầu dân ý càng khó khăn hơn vì cần quá nhiều yếu tố khác. Những chuyển biến gần đây cho thấy ý thức về vai trò luật Hiến pháp thay đổi nhiều so với trước đây, mà kết quả góp ý và thỉnh nguyện là thí dụ. Dĩ nhiên, khi dân chúng ý thức rằng Đảng là vấn đề mà dân chúng là giải pháp thì trưng cầu dân ý là một cơ hội lịch sử để toàn dân tham gia đem lại giải pháp này. Trong chiều hướng này, chúng ta được phép hy vọng là mức độ tham gia sẽ cao hơn bao giờ hết.
Kết luận
Lý thuyết của Kant đề cao ba nguyên tắc tự do, ràng buộc pháp luật và bình đẳng của Hiến pháp cộng hoà. Đây là một kết ước giữa người dân và chính quyền để theo đuổi một lý tưởng là chung sống trong an hoà. Sự đồng thuận về hình thức cai trị phải dựa trên các khái niệm pháp luật, một cơ sở lập luận cần có của người dân và chính quyền và cả hai cùng tuân thủ. Lịch sử Việt Nam cận đại cho thấy dân Việt chưa bao giờ hành sử thẩm quyền lập hiến. Để bước vào thời kỳ mới cho đất nước thì một cuộc trưng cầu dân ý tìm sự đống thuận theo ý nghĩa khế uớc nguyên thủy cần được lập ra.
Đề xuất trưng cầu dân ý không hoàn toàn mới lạ, mà thực ra đã có nhiều kêu gọi tương tự trước đây của các nhà đấu tranh cho dân chủ trong nước và hải ngoại. Họ chứng minh là Đảng tước đoạt quyền dân tộc tự quyết và kêu gọi Đảng thức tỉnh về lý trí và đạo đức. Ở đây đề xuất dựạ vào lý thuyết luật Hiến pháp của Kant, đó là sự khác biệt, nhưng dể bị phê phán là hoang tưởng; một là lý thuyết của Kant hình thành trong một điều kiện lịch sử và xã hội khác biệt, hai là Đảng muốn tiếp tục nằm quyền mà không cần lý thuyết của Kant và không muốn có điều kiện của dân. Nhưng nếu chúng ta chấp nhận học thuyết của Kant có giá trị phổ quát thì đề xuất này thực tế hơn bao giờ hết. Kant để lại cho chúng ta một phương cách hành động với tính thời sự và cẩm nang. Nhận chân các giá trị này và nổ lực đòi lại thẩm quyền đã mất để thực thi là vấn đề chọn lưạ hành động của toàn dân.
Dù nâng cao tầm quan trọng của giải pháp trưng cần dân ý, tiểu luận này còn nhiều thiếu sót, vì không đưa ra các mô hình cụ thể để thực thi, không bàn đến mối quan hệ giữa trưng cầu dân ý và mô hình Hiến pháp và không đi vào chi tiết của các góp ý và thỉnh nguyện để so sánh. Đóng góp này chỉ là ý tưởng khiêm tốn ban đầu để thảo luận mà dĩ nhiên lý thuyết của Kant không là tất cả cho thực tế Việt Nam.
Đ.K.T.
*Về tác giả: Dr. Đỗ Kim Thêm, L.L. M, M. A.
Tiểu luận Luật quốc tế về cạnh tranh và Lý thuyết pháp luật:
-  The Perspectives of the International Cooperation in Competition Law and Policy, Journal of Competition Law (ZWeR) Issue 3, September 2009, 289-234;
-   A Bad Problem Getting Worse: Regional Trade Agreements and the Future of the Multilateral Framework on Competition Policy and Law, Journal of Competition Law (ZWeR) Issue 4, December 2010, 353-377;
- Developing Countries and the Possible Future WTO Framework on Competition Law and Policy: A Fresh Look at a Current Controversy, Journal of Competition Law(ZWeR) Issue 2 Juni 2011,133-160;
- Competition Law and Policy and Economic Development in Development Countries, Manchester Journal of International Economic Law Volume 8, Issue 1: 18-35, 2011;
- Idee der Gerechtigkeit und öffentlicher Vernunftgebrauch in einer demokratischen Gesellschaft, Rechtstheorie, 43 Band, Heft 2, 2012, 241-249;
Sách sẽ xuất bản:
- Global Governance of Competition: Key Issues (Peter Lang, Frankfurt am Main).
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
[1] Biểu hiện tự do ngoại tại một cách hợp pháp không có thể được định nghiã như người ta thường nói là một loại quyền “làm tất cả những gì mình muốn và không gây điều phạm pháp“. Nhưng thế nào là quyền? Một khả năng hành động không phạm pháp. Hoặc có những cách giải thích về quyền như thế này: Tự do là một khả năng hành động mà không gây phạm pháp; ta làm những gì mà ta muốn, nhưng không gây phạm pháp. Hậu quả của lối giải thích này là một sự trùng ý rổng tuếch. - Đúng ra, biểu hiện tự do ngoaị tại hợp pháp của tôi có thể được giải thích như sau: Tự do là một quyền không đòi hỏi tôi lệ thuộc vào bất cứ luật ngoại tại nào, trừ những luật mà tôi có thể đồng thuận. - Cũng tương tư như vậy, khi bàn về sự bình đẳng người dân trong một nước. Theo quan điểm này, không ai bị ràng buộc pháp luật với người khác mà trước đó không cùng đồng thuận tự đặt mình chung trong khuôn khổ luật pháp, để sau đó chịu ràng buộc nhau. (Nguyên tắc bị ràng buộc do luật pháp nằm trong khái niệm luật hiến pháp, nên không cần phải giải thích thêm ở đây). Giá trị của quyền này, một loại quyền bẩm sinh, tất yếu và bất khả chuyển nhượng của nhân loại, được công nhận và thăng hoa bởi mối quan hệ của con người với Đấng Tối Cao, nếu ta tin có Đấng này. Cũng theo nguyên tắc này, người dân có thể tự hình dung ra họ cũng là một người dân trong một thế giới siêu hình. - Bởi vậy, những liên hệ đến tự do của tôi, ngay cả khi nhìn theo luật cuả Đấng Tối Cao mà lý trí của tôi có thể nhận ra được, thì tôi không bị ràng buộc nào, mà chỉ có thể bị ràng buộc trong mức độ do chính tôi đồng thuận (qua luật tự do của lý trí cá nhân tôi, tôi tự tạo ra khái niệm và ý muốn của Đấng này). Khi hướng nhìn những sinh vật cực kỳ cao cả hơn ngoài Thượng Đế mà tôi muốn nghĩ tới (thí dụ như một Eon vĩ đại), thì những gì quan hệ đến nguyên tắc bình đẳng, tôi thấy không có lý do tại sao trong chức năng của tôi phải làm nghĩa vụ này, (cũng như Eon làm nhiệm vụ của riêng mình), khi tôi chỉ có nhiệm vụ tuân hành từ lệnh của người khác. - Nguyên tắc bình đẳng, (khác với tự do), không phù hợp khi áp dụng trong mối quan hệ với Thượng đế. Lý do của sư thật này là như sau: Thượng đế là một chủ thể độc tôn mà ở Ngài không có khái niệm về nghiã vụ.
Luận về quyền bình đẳng của người dân như kẻ tuân phục, thì câu trả lời tùy thuộc cách giải quyết vấn đề quyền kế thừa của giới quý tộc. „Bậc thang xã hội do nhà nước chấp nhận (cho người dân là cao hay thấp) tùy thuộc vào thành tích đóng góp hay do được quy định trước“. – Điều hiển nhiên là khi một thứ bậc có liên hệ đến việc sinh ra từ gia thế, thì một điều không đoan chắc là thành quả, thí dụ như kỹ năng hoặc trung thành trong khi thi hành chức vụ, sẽ đi kèm theo. Do đó, việc tạo ân huệ cho một người mà không xét thành tích là đi quá xa (cho họ có quyền lãnh đạo cũng thế), nếu xét theo khế ước nguyên thủy (nguyên tắc của tất cả mọi quyền) thì ý muốn chung của toàn dân không có quyết định như vậy. Bởi vậy, không thể kết luận rằng một người quý tộc đương nhiên có đưọc những đặc điểm cao qúy của dòng tộc. – Những gì liên hệ đến việc phong hàm quý tộc, (cũng như bổ nhiệm một chức vụ cao hơn cho một người, mà đáng lý ra phải đạt được qua thành tích), thì điạ vị xã hội này không thể gắn liền vào con người giống như tài sản, mà là chức vụ. Do đó, sự bình đẳng không bị tổn thương, vì khi một người từ nhiệm có nghĩa là từ bỏ điạ vị chính thức của mình và trở lại vị thế như người dân.
[2] Người ta thường trách cứ sự tấn phong cho những nhà lãnh đạo, nhưng lại an ủi cho các thuộc hạ là vì nên xem lãnh đạo như là người được Thiên Chúa sức dầu thánh, người hầu cho ý muốn của Thiên Chúa, thay mặt cho Chúa tại trần thế. Cách xoa dịu vụng về này chỉ làm chóng mặt thêm. Đối với tôi, điều này không quan trọng. - Thay vì tạo cho giới lãnh đạo kiêu hãnh thì phải làm cho họ khiêm tốn hơn, khi họ có lý trí để hiểu rằng (điều này phải là điều kiện được đặt ra) khi đãm nhận chức vụ, đó là một điều cao cả đối với một người, phải biết cai trị là điều thiêng liêng, những gì mà Thiên Chúa để lại trên thế gian, mà cụ thể là nhân quyền. Và trong từng phút giây nhà lãnh đạo phải biết lo sợ rằng mình càng tới gần trái táo dưói ánh mắt của Thiên Chúa.
[3] Mallet du Pan tự hào bằng một loại ngôn ngữ ca ngợi tài năng, nhưng thực ra là rổng tuếch. Cuối cùng, sau nhiều năm kinh nghiệm, người ta cũng tin được sự thật qua một câu nói của Đức Giáo Hoàng: „Hãy để cho kẻ đần độn tiếp tục tranh luận về một chính quyền tốt nhất, người được cai trị tốt hơn là điều tốt đẹp nhất“. Nói như thế có nghĩa là: “Chính quyền điều hành tốt nhất là một chính quyền cai trị tốt nhất“. Theo lối diễn đạt của Swift thì người ta phải cắn hạt đậu để tìm ra con giun trong đó. Như vậy cũng có nghĩa là đây là một loaị chính quyền tốt nhất theo ý nghĩa của hiến pháp nhà nước, nhưng thật ra đây là sai lầm cơ bản. Thí dụ về một sự cai trị tốt đẹp không thể chứng minh được cho một loại chính quyền tốt đẹp. - Ai cai trị tốt hơn là Titus và Marcus Aurellius, nhưng khi Titus để lạị sự nghiệp cho Domitian và Marcus Auriellus trao quyền cho Comondus, thì lại không xãy ra trong một hiến pháp hoàn chỉnh, vì người kế nhiệm tỏ ra không thích hợp cho các chức vụ này, một sự kiện đã biết trước đó và quyền lực của nhà vua cũng có đủ để ngăn ngừa. 

  Copy từ:  Bauxite Việt Nam

Gửi truyền thông VTV



Ngô Thị Hồng Lâm
Hãy thử nhìn lại tình hình những năm vừa qua: kinh tế thì suy thoái, lạm phát thì leo thang, tham nhũng thì tràn lan, sờ đâu cũng thấy (lời ông Nguyễn Phú Trọng). Nền giáo dục thì suy đồi, trụy lạc, dột từ nóc dột xuống. Thầy hiếp dâm trò. Sách trong trường học, hàng hóa bán trong siêu thị thì trương cờ Trung quốc. Xã hội thì đâm chém, cướp của giết người man rợ. Các vụ buôn bán heroin ngày một gia tăng và nghiêm trọng. Đất đai của dân thì bị phe nhóm xâu xé bằng quyền lực. Cư dân ra khơi đánh bắt cá thì bị Trung Quốc bắn và cướp tàu mà không được quân đội và công an bảo vệ. Người dân biểu tình chống Trung Quốc bắn giết ngư dân mình thì bị nhà cầm quyền bắt bớ và đánh đập bằng bạo lực. Nhân dân trong nước thì bị công an liên tục đánh chết chỉ vì vi phạm một lỗi nhỏ hành chính.
Trong tình hình đó, vừa qua Quốc hội Việt Nam ra nghị quyết kêu gọi nhân dân trong cả nước và kiều bào ở nước ngoài tham gia đóng góp ý kiến xây dựng cho việc “Sửa đổi Hiến pháp 1992”,  “nhân dân có thể góp ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì cấm kỵ cả”.
Từ thực tế đó, nhóm chuyên gia Luật học của Việt Nam đã soạn một bản “Dự thảo Hiến pháp” (mẫu), nó phản ánh khát vọng cởi bỏ xiềng xích đang quấn quanh và cột chặt dân tộc Việt Nam. Bản “Dự thảo Hiến pháp” (mẫu) và Kiến nghị gửi UBDT sửa đổi hiến pháp 1992 chính là sản phẩm kết tinh tinh hoa của trí tuệ lòng yêu nước mà 72 nhân sĩ trí thức đã ký (gọi tắt là Kiến nghị 72) và đến nay đã được đông đảo trên 12 ngàn người dân ký tên đồng tình hưởng ứng.
Thay vì tiếp thu và lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân, để tự nhìn lại mình, nhìn lại nội tình đất nước, kể từ khi đảng thâu tóm tất tần tật quyền thống trị, thì trước con số hơn 12 ngàn người ký tên trong Kiến nghị 72 – một con số không nhỏ – đảng đã hoảng sợ và đã phải núp vào trong “điều 4” là “lô cốt” của Hiến pháp 1992 để bắn lại nhân dân.
Ông Nguyễn Phú Trọng đã lớn tiếng dậy dỗ nhân dân, chỉ trích những ai có “tư tưởng đa nguyên, đa đảng”, đòi “bỏ điều 4 Hiến pháp”, đòi “phi chính chính trị hóa quân đội”, “là suy thoái đạo đức, suy thoái chính trị”. Và liền đó ông Nguyễn Phú Trọng đã bị nhà báo trẻ Nguyễn Đắc Kiên bẻ lại như bẻ khúc củi khô!
Còn ông Nguyễn Sinh Hùng thì cũng không kém phần lớn tiếng đe nẹt: “những ai lợi dụng việc sửa Hiến pháp 1992 để kích động chống phá đảng và Nhà nước thì phải xử lý nghiêm”. Ô hay, ông đang nói gì vậy? Ông quen cách hành xử “cả vú lấp miệng em” mất rồi! Ông kêu gọi “nhân dân có thể cho ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác mà không có vùng cấm kỵ nào cả” thì nhân dân đóng góp ý kiến cho các ông, thế thì tại sao ông lại chụp cho dân cái mũ “lợi dụng sửa Hiến pháp để kích động, chống đối”?!
Nếu các ông thấy “Bỏ điều 4 là tự sát” thì các ông nên tuyên bố sửa Hiến pháp nhưng giữ nguyên “điều 4” cho bàn dân được biết để  không nói nữa mà làm gì. Đảng muốn làm gì thì đảng làm và nếu thấy yếu trong mình thì xin các ông đừng ra “hóng gió”!
Để làm giảm giá trị của bản Kiến nghị 72, báo chí và truyền thông của đảng liên tục đăng các bài vu khống những người tham gia ký Kiến nghị và tung tin những người ký kiến nghị là giả mạo. VTV1 đã làm một phóng sự về bác Nguyễn Đình Lộc, với mục đích tách bác Lộc ra khỏi nhóm 72 nhân sĩ trí thức yêu nước để dễ trị.
Phóng sự về bác Lộc trên truyền thông “lá cải” của VTV1 đã khiến cư dân nổi giận ném đá vào bác và chỉ trích không tiếc lời cho hả giận.
Thưa các quý vị, ném đá bác Lộc là quý vị đã mắc mưu ly gián rồi.
Thử hỏi trong hàng ngũ quan chức có được bao nhiêu vị thức tỉnh để đồng hành cùng nhân dân như bác Lộc? Bác Lộc đã từng cùng anh em nhân sĩ trí thức đi viếng những liệt sĩ hy sinh trong trận đánh trả bọn xâm lược Trung Quốc bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc trong cuộc chiến bùng nổ vào ngày 17/2/1979, những liệt sĩ này đã bị đảng cố tình lờ đi để làm đẹp lòng bạn vàng “4 tốt”.
Bác Lộc đã cùng các anh em nhân sĩ trí thức ký tên trong kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992. Trả lời phỏng vấn của VTV1 bác Lộc đã nói đúng sự thực những gì mà bác đã làm theo đúng trình tự của sự việc là chuyện hết sức bình thường.
Sau những o ép, cho đến bây giờ bác Lộc vẫn xác định chữ ký của mình trong Kiến nghị 72. Xin các vị hãy để dành đá còn xây nhà giữ đảo Trường Sa, chứ đừng dùng đá để ném vào bác Lộc nữa.
Trong cuộc đấu tranh này chúng ta cần đoàn kết để tăng sức mạnh! Bởi mỗi người có một hoàn cảnh dấn thân khác nhau. Đóng góp của bác Lộc như thế đáng quý biết bao. Hay các vị lại muốn nghe những cung bậc “hết thuốc chữa” của Tuyên Trần (báo Nhân dân), Đại tá GS Đăng Thanh, PGS Nguyễn Tiến Bình, GS TS Nguyễn Viết Thông, v.v. và v.v.?
Chưa hết, ngày 20/3/2013 lại có phóng sự điều tra sự thật của VTV1 về số người ký tên trong kiến nghị: “Thưa quý vị và các bạn, thời gian gần đây, trên một số trang mạng đã xuất hiện cái gọi là Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do một nhóm người soạn thảo và sau đó bản kiến nghị này được cho là đã có nhiều người ký tên ủng hộ, trong đó đông nhất là ở Hà Tĩnh và Thái Bình” (VTV1).
Với kết quả điều tra ở Thái Bình chương trình thời sự 20/3/2013 của VTV, được VTV lựa chọn phỏng vấn: ông Nguyễn Văn Luân (Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thái Bình), Vũ Ngọc Ngoạn (phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình), Quách Thước (phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình), Vũ Đình Trích (giáo dân xã Đông Minh, huyện Tiền Hải) thì không thấy các vị này trưng ra được bằng chứng những người nào là mạo danh??? Các vị chỉ trả lời vu vơ giống như bắn súng lên trời, a dua theo kẻ mạnh mà không chứng minh được con số bao nhiêu người được ngụy tạo. Tên? Tuổi? Địa chỉ cụ thể? Nực cười cho ông Vũ Đình Trích trả lời có đoạn: “gần 2 triệu nhân dân Thái Bình không bao giờ như vậy. Đấy chỉ là một nhóm người bịa ra thôi”.
Xin được hỏi ông Vũ Đình Trích rằng: Để mở một cuộc điều tra xã hội với 2 triệu dân không phải là chuyện dễ “nàm” xong trong một sớm một chiều để có được kết luận ông nhỉ? Vậy căn cứ điều tra xã hội “lào” để ông kết nuận rằng “gần 2 triệu dân Thái Bình không bao giờ như vậy”.  Có lẽ ông là “phù thủy” chăng?
Cũng tại phóng sự này, biên tập viên Quang Minh còn đề cập tới: “Cách đây nửa tháng theo điều tra độc lập của báo Đại đoàn kết và tiếp đó là Đài phát thanh và Truyền hình Hà Tĩnh thì hầu hết là người nông dân và hơn 100 sinh viên Đại học Hà Tĩnh ký vào cái gọi là Bản kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đều là tên giả và không có địa chỉ. Cách đây 2 ngày phóng viên của Đài truyền hình Việt Nam đã về Thái Bình để tìm hiểu về sự việc nàyđã phát hiện ra những bằng chứng về sự ngụy tạo này".  Xin được hỏi VTV rằng: “bằng chứng về sự ngụy tạo này” xin được nêu cụ thể là cái gì? Các vị cứ nói leo lẻo “đã phát hiện ra những bằng chứng ngụy tạo” nhưng các vị có chứng minh nó là tên người nào? Địa chỉ ở đâu? Bao nhiêu người?
Nếu đảng có giỏi thì cứ cho đăng song song tất cả các bản “dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992”  trên truyền thông và mở cuộc trưng cầu ý dân về giữ lại hay bỏ “điều 4” của hiến pháp 1992.
Thật rõ rằng bịa đặt dựng chuyện là “ngón, nghề” lão luyện của truyền thông nhà nước
Nhớ lại vào ngày 20/12/2011 khi ông Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam, các vị đã tổ chức lễ đón long trọng Tập Cận Bình bằng lá cờ 6 sao trên tay các em nhỏ và cũng đưa lên truyền thông chính thống VTV của quý vị lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam bên cạnh lá cờ một ngôi sao to ở giữa, xung quanh là 5 ngôi sao nhỏ cờ Trung cộng trong chương trình thời sự cùng ngày. Trong khi lá cờ chính thống của Trung Quốc chỉ có 1 ngôi sao to ở giữa và 4 ngôi sao nhỏ ôm xung quanh. Khiến cho nhân dân Việt Nam bất bình nổi giận la ó các vị ầm ĩ trên mạng.
Đấy là chuyện lá cờ  của nước người mà các vị còn dám ngang nhiên thêm vào 1 sao thì thử hỏi có cái gì mà các vị làm không được? Các vị coi nhân dân Việt Nam giống như những con bò không biết gì chăng ? Con số không nhỏ trên 12 ngàn người đồng ký tên trong Kiến nghị 72, đã làm cho các vị giật mình. Chẳng qua vì sợ bỏ điều 4 thì các vị không còn thống trị nhân dân được nữa nên các vị nói lấy được, nói láo quen mồm “một mình một chợ” chỉ muốn bịp dân, đó là bản chất của truyền thông “lá cải” của các vị.
Chính các vị đã tự đánh mất bạn đọc, bạn nghe đài của mình. Ai không tin xin mời đọc báo Lao động online tại địa chỉ  laodong.com.vn/Su-kien-binh-luan/Tran-dia-thong-tin/98694.bld có bài bình luận của nhà báo Đào Tuấn bên lề Hội nghị của Bộ Văn Hóa thông tin, Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn cho biết: “Có tới 17.000 nhà báo, trong đó có nhiều cây bút có đủ khả năng làm lay động bạn đọc mà “thông tin lưu truyền trong xã hội lại là thông tin từ blog cá nhân”. Nhân dân Việt Nam không mắc lừa các vị  đâu nhé, thưa nhà đài VTV.
Ngày 4/2/2013, 15 vị nhân sĩ trí thức đã đến văn phòng thường trực UBDT sửa đổi Hiến pháp 1992 để trao bản kiến nghị và bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (mẫu). Đây là sự kiện được báo Người Lao động đánh giá là “cơ hội tạo sức mạnh dân tộc” trong số ra ngày 4/2/2013. VTV nói sao trước đánh giá khách quan này của báo người Lao động???
Tình hình thực tế cho thấy Kiến nghị về quy hoạch và các dự án khai thác Bauxite ở Việt Nam ngày 12/04/2009  ngày càng thể hiện tính khoa học, tính chính xác, tính đúng đắn tử tế của những người  khởi xướng và tham gia ký kiến nghị. Nếu từ ngày tiếp nhận kiến nghị, những người cầm quyền biết lắng nghe và dừng lại cái “chủ trương lớn của đảng” đầy tai ương cho dân tộc kia, thì ngày nay đã không bị lỗ nặng sau gần 4 năm đi vào hoạt động, “Cảng Kê Gà” một công trình phục vụ cho khai thác bô-xit đã bị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu ngưng đầu tư vì lỗ. Nếu không tỉnh táo để dừng lại thì “càng làm càng lỗ”, một năm lỗ cả trăm triệu USD, xin đọc tại bài viết đăng trên Tuổi tre online (http://thethao.tuoitre.vn/The-thao/535060/Khai-thac-boxit-cang-lam-cang-lo.htm)!
Vậy hậu quả “lỗ” nặng, tai hại của việc khai thác bô-xit này thuộc về ai, khi các vị tiền nhiệm đã hạ cánh an toàn bên bờ Hồ Tây???
Cuối cùng thì xin các vị đừng giở trò sửa Hiến pháp 1992 cho tốn tiền thuế của dân nữa. Nếu muốn giữ nguyên điều 4, giữ nguyên sở hữu nhà nước về đất đai thì cứ để thế mà ngồi xổm lên đầu nhân dân.
“Kim vàng ai nỡ uốn câu.
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời”.
Ngày 2/4/2013
N.T.H.L.
Tác giả gửi trực tiếp cho Bauxite Việt Nam