CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

Sức ép điều tra nguồn gốc tài sản cán bộ

Nam Nguyên, phóng viên RFA 2014-02-26
nhacanbo-305.jpg
Dinh thự của nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền
Photo courtesy of motthegioi.vn


Vụ báo chí phanh phui một số tài sản lớn của nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền gây sôi nổi dư luận và đang có nhiều ý kiến là cần làm rõ nguồn gốc những tài sản đó.
Các nhân vật cộm cán cỡ Ủy viên Trung ương Đảng khi về hưu thường là hạ cánh an toàn. Nhưng trường hợp ông Trần Văn Truyền nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ thì không êm ả như thế. Báo chí cả lề phải lẫn mạng xã hội gần đây đưa nhiều bài kèm hình ảnh về tòa biệt thự nguy nga của ông ở Thành phố Bến Tre. Bên cạnh đó còn có bảng liệt kê các nhà đất khác của ông ở TP.HCM. Ông Trần Văn Truyền phản ứng một cách khá chừng mực nếu không gọi là yếu ớt.
Về sự kiện nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền bị đàm tiếu về sự giàu có không tương xứng với đồng lương cán bộ trước khi về hưu, Luật sư Trần Đinh Triển ở Hà Nội nhận định:
“Vừa qua các phương tiện thông tin đại chúng đưa lên thông tin như vậy…chúng ta phải căn cứ vào đó như một nguồn thông tin và thông tin đó chính xác hay chưa chính xác thì cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước phải được tiến hành xác minh điều tra làm rõ, xem rằng nó có khối tài sản như vậy không, thật hay giả nguồn gốc từ đâu ra. Yêu cầu ông Truyền với tư cách là một đảng viên, nguyên là một cán bộ Tổng thanh Tra Nhà nước phải giải trình trước Đảng, trước Nhà nước và nhân dân về khối tài sản đó; yêu cầu ông Truyền nếu không giải thích được và nếu giải thích được nguồn đó từ tham nhũng và vi phạm pháp luật, thì cũng phải xử lý theo qui định của pháp luật. Tôi cho rằng có làm như vậy thì mới đem lại niềm tin yêu của người dân.”
Để cho có dân chủ thì phải có nhiều đảng cạnh tranh với nhau. Chỉ có một đảng thì tôi nghĩ rằng tất cả những điều gọi là dân chủ chỉ là dân chủ giả hiệu mà thôi.
- TS Nguyễn Quang A
Tham nhũng ở Việt Nam được nhìn nhận như một vấn nạn quốc gia, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từng báo động về điều gọi là “Nồi canh có quá nhiều sâu” hoặc “một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên thoái hóa biến chất.” Mặc dù chống tham nhũng là một câu chuyện dài và được cho là phải hình thành từ thể chế kinh tế chính trị áp dụng sự công khai minh bạch, pháp luật nghiêm minh, giám sát hiệu quả. Một chuỗi điều kiện khó hiện thực trong một chế độ một đảng độc quyền cai trị, Đảng chỉ đạo tất cả từ Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ.
TS Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội dân sự ở Việt Nam nhận định:
“Để cho có dân chủ thì phải có nhiều đảng cạnh tranh với nhau. Chỉ có một đảng thì tôi nghĩ rằng tất cả những điều gọi là dân chủ chỉ là dân chủ giả hiệu mà thôi.”
Trong thực trạng hiện nay ở Việt Nam, cuộc chiến chống tham nhũng được mô tả như để cứu vãn chế độ, khôi phục  niềm tin của nhân dân. LS Trần Đình Triển nhận định:
“Nếu chúng ta không đấu tranh chống tham nhũng triệt để thì để cán bộ nhà nước, những người có chức có quyền vẫn lợi dụng vào việc vơ vét tài sản của nhà nước của nhân dân, làm giàu cho bản thân mình. Trong khi đó ở các vùng sâu vùng xa, nhiều người dân khác, đặc biệt là người làm công ăn lương đang rơi vào tình cảnh kinh tế hết sức khó khăn là điều không thể chấp nhận được.”
Trong một lần trả lời chúng tôi, chuyên gia kinh tế độc lập TS Lê Đăng Doanh ở Hà Nội ghi nhận một nỗ lực phòng chống tham nhũng của giới lãnh đạo Đảng.
“Hiện nay về phía Đảng, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nỗ lực thúc đẩy chống tham nhũng bằng các biện pháp như yêu cầu phải kê khai tài sản và có chỉ thị yêu cầu phải công khai việc kê khai đó ra ở mức độ cao hơn so với trước đây. Ông Tổng Bí thư cũng sử dụng Ban Nội chính để thúc đẩy quá trình điều tra chống tham nhũng và đưa ra một số vụ án trong thời gian vừa qua như Vinalines với Dương Chí Dũng và em là Dương Tự Trọng.”
danlambao-250.jpg
Căn nhà sàn bằng gỗ quý của một cán bộ cao cấp phía bắc. Photo courtesy of danlambao.com
LS Trần Đình Triển nói với chúng tôi, việc yêu cầu các đảng viên, cán bộ công chức phải đi đầu trong việc kê khai tài sản, theo ông là một giải pháp đúng. Nhưng để thực hiện được giải pháp đó thì gặp rất nhiều trở ngại, vì thứ nhất khi người ta tham nhũng người ta có thể che dấu tài sản đó dưới nhiều dạng khác nhau. Ví dụ bất động sản người ta đứng tên dưới dạng con cháu họ hàng. Thứ hai nữa người ta có thể rửa tiền thông qua các cổ phần trong doanh nghiệp hay thậm chí gởi tiền ở nước ngoài hay đóng cổ phần mua bảo hiểm ..v..v..
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nỗ lực thúc đẩy chống tham nhũng bằng các biện pháp như yêu cầu phải kê khai tài sản và có chỉ thị yêu cầu phải công khai việc kê khai đó ra ở mức độ cao hơn so với trước đây.
- TS Lê Đăng Doanh
LS Trần Đình Triển nhấn mạnh đến việc phải có những quyết sách cụ thể :
‘Thí dụ, bây giờ có thể trên một phương diện nào đó nếu Luật Đất đai qui định và văn bản hướng dẫn ban hành, nếu đất đai đứng tên ai thì người đó là quyền sở hữu và phải được kê khai, sau đó làm cuộc tổng kiểm tra trên toàn quốc để xem rằng đất đai, nhất là trong vùng đô thị đứng tên ai và người đó có khả năng có tài sản hay không ..v..v.. rất là nhiều giải pháp. Thậm chí hệ thống ngân hàng hay tài khoản của các quan chức ở nước ngoài, nếu chúng ta hợp tác với Interpol hay các tổ chức phòng chống rửa tiền của Quốc tế và các ngân hàng nước bạn mang tính quốc tế để làm rõ việc đó ra. Mỗi việc như vậy cần phải đưa ra giải pháp cụ thể còn lời phát biểu của Tổng Bí thư hay đường lối mang tính sách lược, còn đi vào cụ thể thì phải có thiết kế cụ thể, với những tác động cụ thể và giải pháp cụ thể thì mới đưa lại hiệu quả.”
Theo các chuyên gia, Việt Nam cần một sự cải cách thể chế có thực chất thì mới có thể giảm thiểu quốc nạn tham nhũng. Năm 2006 khi nhậm chức Thủ tướng nhiệm kỳ đầu, ông Nguyễn Tấn Dũng đã khảng khái nói rằng sẽ từ chức nếu không chống được tham nhũng. Tình trạng hiện nay không đổi khác mà còn có phần tệ hại hơn. Theo đánh giá của Tổ chức minh bạch Quốc tế năm 2013 Việt Nam bị xếp hạng 116/177 quốc gia về chỉ số cảm nhận tham nhũng.
Câu chuyện về ông Trần Văn Truyền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ với biệt thự lớn như lâu đài, có thể chỉ là những nét chấm phá trong toàn cảnh bức tranh quyền lực và tham nhũng tại Việt Nam.
 

Tin, bài liên quan

 


Copy từ: RFA

.............

Philippines bác bỏ đề nghị của Trung Quốc về tranh chấp biển đảo



Bãi đá ngầm Scarborough Shoal, phía Trung Quốc gọi là Hoàng Nham - Reuters
Bãi đá ngầm Scarborough Shoal, phía Trung Quốc gọi là Hoàng Nham - Reuters

Thanh Phương
Philippines đã bác bỏ một đề nghị của Trung Quốc rút các tàu của nước này khỏi khu vực đảo Scarborough nếu Manila cũng làm như vậy, đồng thời đình hoãn vụ kiện Trung Quốc ra trước toà án trọng tài quốc tế.
 

Ông Roilo Golez, một cựu dân biểu và cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Philippines, cho nhật báo Hồng Kông South China Morning Post hôm qua, 28/02/2014, biết rằng Bắc Kinh đã đề nghị Manila hoãn việc nộp hồ sơ vụ kiện lên Tòa án Quốc tế về Luật Biển sang đến sau ngày 30/03, tức là hạn chót mà tòa án này đã ấn định.
Theo lời ông Golez, Bắc Kinh đã đưa ra đề nghị nói trên qua các kênh không chính thức. Một nguồn tin khác thì khẳng định là đề nghị này đã được đưa vào tháng Giêng vừa qua.
Tờ South China Morning Post trích dẫn hai nguồn tin của Philippines cho biết là Tổng thống Benigno Aquino đã thảo luận với nội các của ông về đề nghị của Trung Quốc vào tháng Giêng, nhưng về mặt chính thức thì Tổng thống Philippines chưa bao giờ nhìn nhận là Trung Quốc đã đưa ra đề nghị như vậy.
Tại Bắc Kinh hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương đã bác bỏ thông tin về đề nghị liên quan đến bãi cạn Scarborough, mà phía Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham. Ông Tần Cương tuyên bố là Trung Quốc sẽ không « bán rẻ » chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đáp lại thông tin của báo chí Philippines ngày 27/02, cho rằng Trung Quốc đã dụ Manila từ bỏ việc kiện Trung Quốc ra trước toà án quốc tế, đổi lại Bắc Kinh sẽ rút các tàu khỏi khu vực Scarborough và gia tăng đầu tư vào Philippines.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhắc lại là Bắc Kinh dứt khoát chống lại và sẽ không bao giờ chấp nhận việc Philippines đưa tranh chấp biển đảo giữa hai nước ra trước tòa án quốc tế.
Copy từ: RFI

...........

Crimea: vùng đất giữa các cuộc chiến



Đợt xung kích của binh đoàn Scotland tại trận Baklalava năm 1854
Những diễn biến hiện nay ở Crimea không khỏi nhắc lại cuộc chiến đẫm máu giữa thế kỷ 19 mà nhiều chi tiết còn đầy tính thời sự để đánh giá tình hình quốc tế ngày nay.
Nhìn từ Anh và Pháp, Chiến tranh Crimea (1853-1856) là cuộc chiến quốc tế lớn nhất giữa trận Waterloo (1815) và Đại chiến Thế giới thứ nhất (1914-1918).
Chiến tranh Crimea cũng có nhiều yếu tố như địa chính trị, nhu cầu thông thương hàng hải, tôn giáo và mô hình thể chế khá giống ngày nay và để lại nhiều vết thương sâu nặng cho các dân tộc nhỏ trong vùng.

Không chỉ địa chính trị

Năm 1853, Nga Hoàng Nicholas I khi thấy đế quốc Ottoman suy yếu đã quyết định tranh thủ cơ hội chiếm Moldova và Walachia trên sông Danube thuộc vùng châu Âu mà người Thổ Nhĩ Kỳ làm chủ.
Điều này đã đụng chạm đến quyền lợi của Áo muốn đảm bảo thông thương trên dòng Danube và khiến Anh và Pháp phản ứng mạnh hơn Nga tưởng.
Sang năm 1854, chừng 1 triệu liên quân Anh, Pháp, Áo, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ đã phối hợp đánh Nga vốn có Bulgaria và Serbia cùng theo Chính Thống giáo trợ giúp, với số quân cả thẩy khoảng 700 nghìn.
Các xung đột diễn ra ở nhiều vùng tại Nam Âu, Trung Cận Đông và cả trên biển Baltic nhưng chủ yếu là ở bán đảo Crimea thuộc đế chế Nga với trận Sevastopol nổi tiếng.
Phía liên quân đã gạt sang một bên khác biệt tôn giáo: Anh Quốc theo Tin Lành, Pháp thời Napoleon III theo Công giáo La Mã và Thổ Nhĩ Kỳ theo đạo Hồi, để chống lại sự bành trướng của nước Nga theo Chính Thống giáo.
"Chiến tranh là sự mất nhân phẩm, hỗn loạn ở phía bị khuất phục, là sự cao ngạo, tàn độc, ích kỷ ở phía kẻ chiến thắng"
Nữ y tá Anh, Florence Nightingale
Theo cách nhìn từ Anh, binh đoàn Scotland của Anh hồi đó đã tấn công cú quyết định ở Balaklava ngày 24/10/1854, bẻ gãy ý chí chiến đấu của quân Nga, dẫn tới Hòa ước Paris ký kết năm 1856, định lại một trật tự khu vực mới.
Lần đầu tiên, truyền thông Anh, nhờ đường dây cáp nối thẳng từ Crimea qua Biển Đen, đã đọc tin tức chiến sự hàng ngày trong một cuộc cách mạng về thông tin và nghề báo.
Các tin xấu từ chiến trường cũng khiến chính phủ của Lord Aberdeen ở London sụp đổ, đánh dấu tác động trực tiếp của báo chí vào chính trường Anh.
Các trận chiến hải quân và xung kích trên bộ vừa bằng súng, vừa bằng gươm giáo tại Chiến tranh Crimea cũng khiến ngành quân khí châu Âu và nhiều loại súng và pháo mới được cải thiện, có ảnh hưởng lớn tới cuộc nội chiến ở Mỹ (1861-1865).
Điều thú vị là dù các huy chương Thập giá Victoria của Anh được đúc ra từ nòng pháo bằng đồng của quân Nga, trên thực tế đó là một khẩu pháo Nga lấy của nhà Thanh bên Trung Hoa.

Trượt dần vào chiến tranh

Nhưng tổn thất về nhân mạng quá lớn đa số do thương tật, bệnh dịch của các bên: chừng 1 triệu quân Nga, 25 nghìn quân Anh, 100 nghìn quân Pháp, không kể quân Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Áo...đã đặt ra nhiều vấn đề mang tính nhân đạo và cách thi hành chiến tranh.
Anh Quốc ghi nhớ vai trò của nữ y tá chiến trường Florence Nightingale và trẻ con ở trường học Anh đến nay vẫn học tấm gương của ‘nữ anh hùng’ đã dẫn đầu các nhóm quân y cứu chữa cho thương binh ở Crimea.
Dù sau cuộc chiến, Anh Quốc có được chừng 30 năm mà các quyền lợi ở Cận Đông không bị Nga đe dọa, sự tham chiến của quân Anh vào một nơi xa xôi đã không đến từ tính toán chiến lược nào cả, mà chỉ do tình thế đưa đẩy và phản ứng thời đoạn của chính giới London, khiến người ta không khỏi lo ngại về sự can dự vào Ukraine ngày nay của châu Âu.
Liên quân Pháp - Anh - Áo và Ý bao vây Sevastopol
Nước Pháp của Hoàng đế Napoleon III, kẻ cho pháo thuyền đánh Việt Nam ngay sau đó (1858), đã giành vị thế thượng phong ở châu Âu sau trận chiến Crimea nhưng không lâu sau đã bị ngay quân Phổ thách thức.
Châu Âu học được bài học lớn về Chiến tranh Crimea rằng xung khắc đôi khi chỉ mang tính danh dự giữa các bậc vua chúa đã gây ra thương vong lớn cho quân sỹ, làm nhiều dân tộc lầm than, và châu Âu trở thành bất ổn trong nhiều thập niên.
Nga cũng biết tham vọng bành trướng lãnh thổ thường thất bại khi phải đối mặt với nhiều nước một lúc.
Trận Crimea chấm dứt thời lãnh đạo của Nga Hoàng Nicholas I (1796-1855) và dưới thời vị kế nhiệm Alexander II, các nỗ lực cải tổ quân đội và giải phóng nông nô phần nào thay đổi xã hội Nga nhưng nhiều vấn đề khác lại nảy sinh.
Nga không còn hạm đội Biển Đen, mất quyền kiểm soát đường biển xuống phía Nam và chuyển bạo lực vào nội địa.
Năm 1863, người Ba Lan khởi nghĩa đòi độc lập và bị Nga đàn áp đẫm máu.
Nga Hoàng Alexander II dù tăng quyền tự trị cho người Phần Lan ở phía Bắc đã thanh lọc chủng tộc tại vùng Caucasus với dân Hồi giáo, giết chết hàng trăm nghìn người, gồm cả dân Tatar ở Crimea, tính đến năm 1864.
Một hệ quả khác của Chiến tranh Crimea là cuộc chiến của các bộ tộc miền núi Chechnya chống lại Nga mà dư âm còn đến ngày nay.
Bản thân Alexander II bị ám sát chết năm 1881 trong làn sóng sôi sục vùng lên của các tầng lớp xã hội Nga.
Đồ̉ng Minh họp tại Yalta vẽ lại bản đồ thế giới sau Thế Chiến II
Hai vị kế nhiệm, Alexander III và Nicholas II đều dựa vào mật vụ Okhrana để đàn áp nội bộ nhưng đến năm 1905 thì Nga nổ ra thời kỳ cách mạng liên tiếp tới tận năm 1917.

Crimea - một biểu tượng

Crimea trở thành biểu tượng của sự chia rẽ, các vết thương lịch sử chưa lành, những cuộc hòa đàm của đại cường định đoạn số phận của các dân tộc nhỏ hơn.
Crimea từ xa xưa luôn là vùng đất tranh chấp của nhiều giống người, từ người Hy Lạp cổ đại đến các nhóm dân Trung Đông, Nga và Cận Đông.
Người Tatar theo Hồi giáo từng có vương quốc ở đây trong nhiều thế kỷ – tên Crimea đến từ tiếng Tatar ‘Qirim’ chỉ các vách núi đâm thẳng xuống biển – nhưng thù hằn cũng đến từ lịch sử quân Tatar chuyên bắt người Nga và Ukraine làm nô lệ bán sang Trung Đông.
"Crimea trở thành biểu tượng của sự chia rẽ, các vết thương lịch sử chưa lành"
Trong Thế chiến II, phát-xít Đức chiếm Crimea của Liên Xô và lập ra chính quyền ủng hộ thiểu số Tatar, điều khiến họ bị Stalin trả thù sau này.
Sau Thế chiến, chính tại khu nghỉ mát Yalta ở Crimea, Joseph Stalin đã hội đàm với Winston Churchill và Franklin Roosevelt, hoạch định bàn cờ quốc tế từ Âu sang Á.
Với các dân tộc Đông Âu, Yalta là biểu tượng của sự chia cắt và mất mát: Ba Lan mất 1/3 lãnh thổ cho Liên Xô, Ukraine mất nhiều vùng đất cho Nga, Moldavia, còn Hungary mất quá nửa quốc gia cho các vùng Moscow tạo thành Tiệp Khắc, Romania, và Đức mất nhiều thành phố phía Đông cho nước Ba Lan cộng sản.
Sau Thế chiến, người Tatar chịu đau khổ nhất vì Stalin bắt toàn bộ dân tộc này đầy sang Trung Á và họ chỉ được trở về Crimea sau khi Liên Xô tan rã, nay chiếm chừng 12% dân số tổng số hơn 2 triệu người mà đa số là người Nga (58%), sau đến người Ukraine (25%).
Trong các cuộc đầy ải có tổ chức của Liên Xô, ước tính trên 600 nghìn người Tatar đã thiệt mạng.
Điều này giải thích vì sao hiện nay, người Tatar ủng hộ chính phủ Kiev và không muốn sự ảnh hưởng của Nga ở Crimea.
Người Tatar ở Crimea tưởng niệm cuộc đầy ải của Liên Xô làm chết quá nửa dân tộc họ

Bên cạnh đó, cuộc thảm sát hơn 2 triệu người Armenia theo Thiên Chúa Giáo bởi bàn tay của quân Thổ Nhĩ Kỳ năm 1915 vì trả thù họ theo người Nga góp phần làm nên bức tranh đầy máu và nước mắt trong vùng.
Không ai nói tình hình hiện nay tại Crimea sẽ dẫn tới một cuộc chiến toàn diện nhưng cũng khó quên tính biểu tượng của bán đảo nằm giữa Biển Đen và Biển Azov ở vùng đất lại đang biến động.
Sau Chiến tranh Lạnh, một số nhà quan sát đã coi khu vực Âu Á (Eurasia) là nơi có các cuộc ‘xung đột bị đóng băng’ và chưa được giải quyết xong, mà lần gần nhất bùng lên khi Nga đưa quân vào Gruzia năm 2008.
Chiến tranh nếu xảy ra sẽ có thể giải quyết được các quyền lợi địa chính trị, sắp đặt lại các vùng ảnh hưởng, nhưng nhìn từ góc độ con người, có thể trích lời Florence Nightingale về nỗi đau chiến tranh bà chứng kiến ở Crimea như sau:
"Điều khủng khiếp của chiến tranh là thứ không ai có thể hình dung ra. Đó không phải là vết thương chảy máu, là cơn sốt, cái nóng ngột ngạt hay đói rét mà là sự độc địa, tàn ác như cơn say, là sự mất nhân phẩm, hỗn loạn ở phía bị khuất phục, là sự cao ngạo, tàn độc, ích kỷ ở phía kẻ chiến thắng..."
Câu hỏi là các xung đột quanh Crimea có đang tan băng?

Copy từ: BBC

............

Báo Trung Quốc gọi Đại sứ Mỹ là "chó dẫn đường"

(NLĐO) – Một hãng thông tấn Trung Quốc đã miệt thị Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh là "chó dẫn đường" khi ông này vừa kết thúc nhiệm kỳ.

Hãng tin China News Service còn ví đại sứ Gary Locke – một người Mỹ gốc Hoa - là “kẻ có màu da vàng và trái tim màu trắng”. Thuật ngữ này thể hiện sự phân biệt chủng tộc, miệt thị những người Mỹ gốc Á.

Đại sứ Gary Locke trong buổi họp báo trước khi rời Trung Quốc. Ảnh AP
Đại sứ Gary Locke trong buổi họp báo trước khi rời Trung Quốc. Ảnh AP

Trong bài phát biểu kết thúc nhiệm kỳ tại Trung Quốc, ông Locke đã phát biểu về sự cần thiết phải hạ nhiệt mối quan hệ Trung - Nhật cũng như tầm quan trọng của vấn đề nhân quyền tại đất nước này.
Tuy nhiên, bài phát biểu của ông Locke bị tác giả Wang Ping chỉ trích gay gắt trên China News Service. Bài xã luận còn bình luận: “Gary Locke sinh ra tại Mỹ, là thế hệ thứ ba lai tạo giữa người Trung Quốc - Mỹ. Ông ấy chỉ là một quả chuối - kẻ da vàng và trái tim trắng, một quân bài trong chính sách đối ngoại của Obama. Tuy nhiên, sau một thời gian, quả chuối sẽ bắt đầu thối  để lộ ra lõi trắng bên trong nhưng rồi cũng sẽ chuyển sang lõi màu đen rữa nát”.
Bài xã luận “đổ lỗi” tình trạng không khí đầy bụi mù cho vị đại sứ Mỹ: “Khi Gary Locke đến, bầu trời ở Bắc Kinh đã trở thành u ám. Khi ra đi, bầu trời đột nhiên xanh trở lại”.
Thậm chí, ông Gary Locke còn bị ví như “con chó dẫn đường” trong vụ việc luật sư khiếm thị Trần Quang Thành cùng vợ con rời Trung Quốc tới Mỹ năm 2012.

Linh San (Theo AP)


Copy từ: Người Lao Động

..........

Tường thuật buổi Cafe Nhân Quyền của MLBVN



Đúng 9h sáng thứ bảy, 1/3/2014, như đã thông báo trước, một số thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam bắt đầu buổi Cafe Nhân Quyền với chủ đề ''Quyền tự do đi lại của công dân''.

Tham dự có gần 30 blogger, trong đó nhiều người là nhà hoạt động bảo vệ quyền con người, như: Nguyễn Hồ Nhật Thành (blogger Paulo Thành Nguyễn), Lưu Trọng Kiệt, Huỳnh Công Thuận, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), Nguyễn Hoàng Vi (An Đổ Nguyễn), Nguyễn Thảo Chi, Nguyễn Thị Yến Trang (Mí Rưỡi), Hoàng Văn Dũng (Hoàng Dũng CĐVN), Bùi Tuấn Lâm (Peter Lam Bui), Huỳnh Ngọc Chênh... Ngoài ra, thành phần khách mời có hai nhà báo nước ngoài là Aija Salovara (Phần Lan) và Lina Johansson (Thụy Điển).
Đặc biệt, có hơn 10 nhân viên an ninh ngồi bàn kế bên hoặc lượn quanh chụp ảnh, quay phim mọi người. Tuy nhiên chiếc ghế dành cho hai đơn vị PA 67 (An ninh TP.HCM) và PA 72 (Cục Quản lý Xuất Nhập Cảnh) thì lại... vắng chủ. Hai cơ quan đại diện cho phía nhà nước - những người chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc cấm công dân Việt Nam xuất cảnh và thu giữ hộ chiếu của họ một cách tùy tiện - đã không nhận lời mời tới tham dự.

Trước đó, các blogger bị cấm xuất cảnh gần đây (trong đó có Paulo Thành Nguyễn, Mẹ Nấm Gấu, Hoàng Dũng CĐVN) đã gửi thư mời trực tiếp PA 67 và PA 72. Không đơn vị nào hồi đáp, tuy thế lại có rất nhiều an ninh thường phục đến ''theo dõi, nắm bắt tình hình''. Blogger An Đổ Nguyễn tường thuật, khi một trong hai phóng viên nước ngoài xin chụp ảnh mọi người, một nhân viên an ninh mặc thường phục vội rút điện thoại ra gọi ai đó, rồi quay ra ghi hình các blogger. Phóng viên cũng giơ máy ảnh lên chụp lại, vậy là anh ta ''vội vàng dùng hai tay che kín mặt lại''. 



Ảnh: Facebooker An Đổ Nguyễn

Nhà báo - Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng, người bị cấm xuất cảnh khi lên đường sang Geneva tham dự phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của Việt Nam tháng 2 vừa qua, cũng có mặt. Ông là một trong những người được đề cập đến trong bản Báo cáo Nhân quyền Việt Nam 2013 của Bộ Ngoại giao Mỹ, như một trường hợp điển hình bị vi phạm nhân quyền - ở đây là quyền tự do đi lại  của công dân.

Ảnh: TS. Phạm Chí Dũng chia sẻ câu chuyện của mình 
với hai phóng viên nước ngoài và MLBVN

Bắt đầu buổi thảo luận, các blogger Paulo Thành Nguyễn, Mẹ Nấm, Peter Lâm Bùi, Huỳnh Công Thuận, Nguyễn Hoàng Vi, Huỳnh Ngọc Chênh, Hoàng Dũng.. đã chia sẻ về việc bị cấm xuất cảnh một cách tùy tiện mà không được thông báo trước.

Những bạn trẻ khác cũng lần lượt chia sẻ các thắc mắc và quan ngại về những thiệt hại sẽ xảy ra về vật chất và thời gian cũng như công việc bị ảnh hưởng nếu không được biết trước vì sao bị cấm và bị ai cấm.





Tất cả các thông báo được đưa ra với các cá nhân bị cấm xuất cảnh hầu như đều chung một lý do "vì lý do an ninh quốc gia, và trật tự an toàn xã hội" theo nghị định 136/NĐ-CP mà không có thời hạn cụ thể, cũng như không có cá nhân nào chịu trách nhiệm cụ thể về quyết định cấm xuất cảnh đã ký.

Trong phần thảo luận và đưa giải pháp tiếp theo, blogger Huỳnh Ngọc Chênh, Paulo Thành Nguyễn có đề nghị trước hết công an hãy tuân thủ pháp luật bằng cách thông báo rõ và đưa ra quyết định cụ thể thay vì thông báo chung chung và hướng dẫn người dân đi lòng vòng như trước đây.

Tham gia thảo luận cùng MLBVN, TS. Phạm Chí Dũng đề nghị mọi người cân nhắc chuyện khởi kiện các cá nhân làm sai thẩm quyền sau khi có đầy đủ bằng chứng và cùng nhau đưa vấn đề vi phạm nhân quyền này ra trước toà án quốc tế.

Buổi thảo luận kết thúc với việc thống nhất sẽ ra tuyên bố chung của những người đã bị cấm xuất cảnh trái pháp luật. MLBVN sẽ tiếp tục thúc đẩy các buổi tiếp xúc gặp gỡ cũng như có những hành động thích hợp tiếp theo để bảo vệ quyền con người.

Các nhân viên an ninh tuy không chịu ngồi chung bàn với MLBVN, nhưng vẫn chăm chú theo dõi mọi hoạt động, cử chỉ, lời nói của các blogger. Thái độ của họ khá ôn hòa, lịch sự. Tuy nhiên, họ theo sát hai phóng viên nước ngoài để ghi hình (chĩa ống kính thẳng mặt, chụp trực diện) với vẻ gầm ghè khó chịu. Hai nhà báo chẳng biết phải làm sao ngoài việc nhún vai, lẩm bẩm: ''So weird, so weird!'' (Thật kỳ quặc!). Đỉnh điểm của sự bất lịch sự là họ tác động để nhân viên cửa hàng cafe Starbucks yêu cầu các blogger không chụp ảnh quay phim, và không trả lời phỏng vấn người nước ngoài (?); nhưng riêng an ninh thì cứ thoải mái tác nghiệp.

Dưới đây là video tường thuật buổi Cafe Nhân Quyền, do blogger Huỳnh Công Thuận thực hiện:

Phần 1

Phần 2

Phần 3

Một số hình ảnh do các blogger ghi lại:

An Đổ Nguyễn, Mí Rưỡi, Mẹ Nấm Gấu (người đứng dẫn chương trình)


Hai nhân viên an ninh (thường phục) chăm chú ''nắm bắt tình hình''.



Mạng Lưới Blogger Việt Nam

Copy từ: Mạng Lưới Blogger Việt Nam


.................

'Trò chơi nguy hiểm' ở Crimea


Cập nhật: 17:48 GMT - thứ sáu, 28 tháng 2, 2014

Liệu ông Yanukovych (trái) có phải là quân cờ của ông Putin (phải)
Ukraine đã tố cáo hải quân Nga thi hành “xâm lược có vũ trang” tại một phi trường ở vùng tự trị Crimea.
Phóng viên BBC Bridget Kendall tìm hiểu góc nhìn của Moscow về cuộc khủng hoảng.
Chính thức mà nói, bộ quốc phòng và ngoại giao Nga không bình luận về cáo buộc của Kiev.
Người phát ngôn của ông Vladimir Putin kể lại khi tổng thống gặp các nghị sĩ, chuyện này không nằm trong ưu tiên của ông.
Bức tranh mà Moscow đưa ra là các sự kiện ở Crimea tự nó xảy ra – là phản ứng tự nhiên của người dân nói tiếng Nga cảm thấy bị chính quyền mới ở Kiev đe dọa.
“Và tại sao không?” Moscow biện luận. Dùng sức mạnh nhân dân và dân quân để thách thức chế độ chính là điều mà đối lập ở Kiev đã làm.
Thật khó biết Kremlin có đứng đằng sau hay không.
Chẳng ai thừa nhận công khai, nhưng có dấu hiệu chính phủ Nga đang cứng rắn hơn.
Ông Yanukovych được cho trú ẩn, được phép tuyên bố ông là tổng thống hợp pháp, rằng chính phủ mới ở Kiev là kết quả của cuộc đảo chính phi pháp của bọn cực đoan.
Một số nghị sĩ cao cấp của Nga gần với Kremlin cũng nói gần giống vậy.
Có nguy cơ Crimea tách khỏi Ukraine?
Thú vị khi Viktor Yanukovych nói rõ rằng Crimea không nên tách khỏi Ukraine.
Các nguồn chính thống ở Nga cũng không ai kêu gọi tách Crimea khỏi Ukraine.
Có lẽ vì giới chức Nga đang đi dây – giữa thách thức chính quyền ở Kiev và giữ quan hệ tốt với phương Tây.
Họ biết vấn đề chia cắt sẽ dẫn tới sự đối đầu thực sự về chính trị và ngoại giao.
Câu hỏi cho Tổng thống Putin là ông có thể đẩy nó đi xa tới đâu mà không dẫn đến đối đầu toàn diện.
Có thể ông nghĩ mình sẽ làm được cả hai – khuyến khích Crimea tự trị nhiều hơn nhưng không tách hẳn; chỉ trích Kiev nhưng không đổ vỡ quan hệ; và làm chính quyền non trẻ Ukraine lo lắng bởi hoạt động ở đường biên giới mà không xảy ra xâm lược.
Bằng cách đó, khi gọi điện cho các thủ đô phương Tây, ông có thể tiếp tục trấn an rằng dự định của Nga chỉ mang tính hòa bình.
Nhưng đó là trò chơi nguy hiểm. Nếu căng thẳng gia tăng nữa, có thể không tránh khỏi khủng hoảng toàn diện giữa Đông và Tây.

Copy từ: BBC


...........