CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

VIỆT NAM – Bị nhốt trong ý thức hệ xã hội chủ nghĩa



2Đôi lời: Dưới đây là trích đoạn viết về Việt Nam, trong cuốn sách “One Man’s View of the World“ của ông Lý Quang Diệu, Nhà xuất bản SPH Singapore, 2013, được độc giả NTS có nhã ý dịch và gửi tới, với lời bình:
“… Vừa rồi Vietnam và Singapore mới kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao bằng việc khánh thành VSIP thứ 5 với sự có mặt của thủ tướng và quan chức 2 nước và những lời lẽ ngoại giao chúc tụng.  Hãy thử đọc đoạn đánh giá về VN của Lý Quang Diệu xem người Singapore thực sự nghĩ gì về chúng ta (cụ thể là giới lãnh đạo, bằng thái độ khinh thường+ mỉa mai)”.
Thế nhưng, khi thử tìm trên mạng về cuốn sách này, thì có một số bài báo giới thiệu một cuốn “tương tự” đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam. Tuy hình bìa có khác, nhưng lướt qua nội dung có vẻ như đúng là cuốn sách được đề cập dưới đây. Có điều, trong các bài báo viết khá kỹ về cuốn sách thì không có chút thông tin nào cho thấy nội dung có nói về VN. Phải chăng nhà xuất bản đã “tự kiểm duyệt”, cắt bỏ đi phần rất “nhạy cảm” này? Mời tham khảo một bài tóm lược công phu của tờ Doanh nhân Sài Gòn: Lý Quang Diệu bàn về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới.
 Nhưng tìm thêm trên mạng thì có lẽ có 2 cuốn khác nhau. Cuốn mà NXB Thế giới dịch là đây: Lee Kuan Yew by Graham Allison Robert D. Blackwill Henry A. Kissinger Ali Wyne.
Lý Quang Diệu
Nhiều người đặt nhiều kỳ vọng vào Việt Nam khi nước này quyết định cải cách theo hướng thị trường tự do vào những năm 1980s, tức là chỉ vài năm sau khi Trung Quốc thực hiện bước đi tương tự. Đổi Mới, hay “thay đổi để chuyển sang cái mới” theo cách nói của người Việt Nam, lúc đầu có triển vọng.  Một trong những hành động đầu tiên là nước này giao đất sở hữu tập thể theo thuyết xã hội chủ nghĩa đến cá nhân người nông dân.  Việc này dẫn đến sản lượng nông nghiệp tăng vượt trội chỉ trong vài năm. Nhiều người cả trong nước lẫn ngoài nước đã nghĩ rằng nước này đang đi đúng hướng.  Sự thực là những người biết đến sự đổi mới của Trung Quốc mang đến những thành công về kinh tế đáng kinh ngạc , mà nghĩ rằng Việt Nam cũng phát triển theo con đường tương tự, là những người không theo dõi Việt Nam một cách sát sao.
Khi thận trọng đánh giá thì ta thấy có gì không ổn.  Quan điểm cá nhân của tôi về đổi mới ở Việt Nam đã thay đổi nhiều, không còn lạc quan như những lần đầu tôi mới thăm nước này những năm 90s.  Giờ đây tôi tin rằng những nhà lãnh đạo cộng sản Việt nam kỳ cựu không thể khai phá nổi tư duy xã hội chủ nghĩa cố hữu. Ban đầu họ đồng ý thuận theo con đường cải cách bởi vì họ nhận thấy nước này chẳng còn lối đi nào khác.  Nhưng kể từ đó đến nay họ không có tiển triển gì thêm khi kiên định cải cách hệ thống như ở Trung Quốc.   Những vị “lão thành cách mạng” này làm cho Việt Nam trì trệ .  Chỉ khi những vị này không còn thì Việt Nam mới có thể có đột phá theo hướng hiện đại hóa.
Một trong những kinh nghiệm mới đây khi tôi đi thăm nước này có thể minh họa những vật cản mà Việt Nam đang gặp phải. Tôi gặp gỡ một số quan chức dân sự và quân sự và tôi nhắc họ những vấn đề mà công ty Singapore vướng phải khi triển khai dự án khách sạn ở Hồ Tây Hà Nội.  Khi công ty này bắt đầu việc đóng cọc, hàng ngàn dân làng đến yêu cầu bồi thường ô nhiễm tiếng ồn. Để tránh phí tổn gia tăng, công ty này đã phải chuyển sang phương pháp làm móng  bằng bắt vít vì phương pháp này gây ít tiếng ồn hơn.  Lần này vị quan chức, người đã duyệt dự án, đến và nói “chúng tôi không cho phép phương án này” . Rõ ràng là có sự thông đồng giữa quan chức này với những người dân bốc đồng kia. Tôi nói rõ với lãnh đạo Việt Nam rằng, hành động như vậy là phản tác dụng. Tôi khuyên họ là nếu các anh muốn khai phóng thì hãy nghiêm túc thực hiện.  Họ trả lời một cách ba phải, điều đó cho thấy họ nửa vời khi thực hiện cải cách. Họ không hiều rằng một nhà đầu tư hài lòng sẽ mang đến nhiều nhà đầu tư khác. Ý định của họ là khi đã phục kích được một nhà đầu tư , sẽ là cơ hội để họ vắt kiệt anh ta nhiều nhất có thể.  Các nguyên lão lên lon trong hệ thống đảng là nhờ cuộc chiến và hiện giờ chiếm giữ các vị trí trong chính quyền.  Thật không may là họ thăng quan tiến chức không phải vị họ giỏi giang trong quản lý kinh tế hay có tài năng quản trị.  Họ thăng tiến vì đào hầm từ bắc vào nam trong hơn 30 năm.
Việt Nam có điểm chung với Trung Quốc trong quá trình khai phóng cải cách là các quan chức tham nhũng.  Các cán bộ đảng , người coi mình sẽ được hệ thống chăm sóc, đột nhiên chứng kiến những người ngoài đảng giàu có lên nhanh chóng.  Họ vỡ mộng và trở nên tham lam , ví như cán bộ hải quan nhập lậu xe hơi để họ có thể được chia phần.  Cái mà họ khác với Trung Quốc là không có lãnh tụ dạng Đặng Tiểu Bình, người có địa vị tuyệt đối trong hệ thống Đảng và có niềm tin kiên định rằng chỉ có cải cách mới là cứu cánh.    Nguyên nhân lại chính là do cuộc chiến Việt Nam. Trong khi những đồng chí Trung Cộng xoay sở hàng thập kỷ để thử nghiệm các kinh nghiệm quản trị trong thời bình, rút ra luận điểm xem cách nào thì tốt cách nào không tốt và điều chỉnh niềm tin và ý thức hệ khi thực hành, Việt Cộng lại bị tắc trong cuộc chiến tranh du kích đẫm máu với Hoa Kỳ, nên họ chẳng biết gì về trị quốc.  Ngoài ra, hầu hết các thương gia thành đạt ở Nam Việt Nam, những người rất thông thạo vận hành chủ nghĩa tư bản, đều rời bỏ Việt Nam những năm 70s.
Người Việt là giống người năng động và tài giỏi ở Đông Nam Á. Học sinh đến Singapore theo dạng học bổng Asean rất nghiêm tục học hành và đậu thứ hạng cao nhất.  Với giống người thông minh như vậy, quả thật là đáng tiếc là họ lại thiếu tiềm năng.  Hy vọng rằng sau khi hết lớp người trải qua cuộc chiến, giới trẻ sẽ kế nhiệm, họ sẽ thấy Thái Lan đã thành công ra sao và họ sẽ bị thuyết phục bởi mức độ quan trọng của thị trường tự do.

Hỏi: Việt Nam có vấn đề lớn với Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông. Và ở cuộc họp bộ trưởng Asean năm 2012, khi các nước không thể ra thông cáo chung lần đầu tiên sau 45 năm, Việt Nam là nước tranh cãi chính với Trung Quốc
 Đáp: Họ không thể có được sự hỗ trợ từ Asean để bảo vệ lập trường của mình bởi vì người Trung Quốc đã đàm phán riêng rẽ với Malaysia và Brunei với những tranh chấp nhỏ hơn.  Nhưng tranh chấp chủ yếu, cái tranh chấp này mới là vấn đề, lại từ phía Việt Nam
 Hỏi: Điều đó cho thấy Trung Quốc có thể chia rẽ Asean về vấn đề này
Đáp: Nó cho thấy người Trung Quốc giỏi thế nào.  Họ đã giải quyết với các ngoại bang, với các bộ lạc man di từ hàng ngàn năm nay và họ biết rằng phải xử từng đối tượng một, tránh để chúng kết liên minh và họ không phải đối đầu với một nhóm.  Họ chơi nhóm kia từng người một.
 Hỏi: Việt Nam đang xúc tiến quan hệ với Hoa Kỳ, điều đó có làm cân bằng hơn với Trung Quốc?
Đáp: Đúng vậy, bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đã đến Cam Ranh năm 2012.  Có thể có lợi nếu có người Mỹ tham gia vào tranh cãi về quần đảo Hoàng Sa nhưng tôi không nghĩ người Mỹ và người Hoa sẽ đối đầu trực diện.  Điều tốt nhất Việt Nam có thể hy vọng là nộp hồ sơ lên Ủy Ban Công Ước Luật Biển Liên Hợp Quốc(UNCLOS) về nhưng tranh chấp.
 Hỏi: Cũng có tin là Việt Nam sẽ mua vũ khí của Mỹ
Đáp: Tôi không ngạc nhiên, Người Mỹ đang gần hơn người Trung Quốc. Và người Mỹ có vũ khí hiện đại hơn người của Trung Quốc
Hỏi: ông có nghĩ rằng Asean có thể sẽ bỏ nghị trình về tranh chấp lãnh hải Biển Đông trong các cuộc họp thượng đỉnh săp tới
Đáp: họ đã làm như vậy. Đáng lẽ ra phải có bộ quy tắc ứng xử (COC) nhưng nó đang bị phá.

4
5

Copy từ: Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự


......................

Các loại thuốc dùng chung có thể chữa viêm gan siêu vi C


Bác sĩ Anthony Fauci Giám đốc Viện Y tế Quốc Gia Hoa Kỳ
Bác sĩ Anthony Fauci Giám đốc Viện Y tế Quốc Gia Hoa Kỳ
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, ít nhất cũng có 150 triệu người trên thế giới bị bệnh viêm gan mạn tính gọi là Viêm gan siêu vi C. Bệnh này có đủ mọi mức độ từ nhẹ tới gây tử vong. Thông tín viên VOA Carol Pearson tường thuật rằng trong lúc không có loại vắc-xin nào để ngăn ngừa nó, các nhà khảo cứu đã tìm thấy một kết hợp các thuốc có thể chữa lành được các ca bệnh khó khăn.

Các nhà khảo cứu lâu nay vẫn tìm cách để chữa lành hay ngăn ngừa viêm gan siêu vi C, một bệnh hay lây và có thể  gây ra chứng suy gan, ung thư gan gây tử vong.

Bác sĩ Anthony Fauci thuộc Viện Y tế Quốc Gia Hoa Kỳ  nói về bệnh đó như sau:

“Bệnh viêm gan siêu vi C mạn tính là nguyên nhân hàng đầu khiến chúng ta phải ghép gan tại Hoa Kỳ.”

Bác sĩ Fauci lãnh đạo một cuộc khảo cứu tập trung vào các bệnh nhân sống trong những khu vực thành thị nghèo khó, hầu hết là người Mỹ gốc Châu Phi, đã mắc các bệnh gan. Những bệnh nhân này được sử dụng  một thuốc mới, sofosbuvir chưa được chứng nhận bởi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA. Ông cho biết:

“Sofosbuvir là một tác nhân đánh trực tiếp vào vi-rút viêm gan siêu vi C.  Nó tác động vào một trong những enzyme quan trọng đối với loại vi-rút này để tái tạo chính nó.”

Các bệnh nhân cũng nhận được rivavirin, một loại thuốc xưa hơn, chống lại viêm gan siêu vi C.

Sau khi được sử dụng cả hai loại thuốc trong một khoảng thời gian, có từ 50 tới 70% bệnh nhân được chữa lành, và các xét nghiệm sau đó thấy không có vi-rút viêm gan siêu vi C trong máu họ.

Liệu pháp này không dùng interferon, một loại thuốc thường hay chích để chống lại bệnh này.

Interferon có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng khiến các nhà khảo cứu không muốn sử dụng, nhưng sự phối hợp các thuốc vừa thử chỉ có rất ít tác dụng phụ, và không có bệnh nhân nào phải bỏ cuộc, ngưng chữa trị.

Viêm gan siêu vi C được coi như một kẻ giết người thầm lặng bởi vì  hầu hết không biết mình bị nhiễm cho tới khi căn bệnh đã phát triển tới giai đoạn nghiêm trọng hơn. Chẩn đoán sớm sẽ ngăn ngừa được ung thư gan hoặc suy gan, và có nhiều cơ may được chữa lành, đó là lý do tại sao Bác sĩ Fauci nói rằng tích cực kiểm tra bệnh cũng quan trọng như tìm được thuốc dễ sử dụng. Ông nói:

“Thúc đẩy người ta chẩn bệnh và nếu họ cần thì cho họ một chế độ điều trị, là một vấn đề  hết sức quan trọng của ngành y tế công cộng.”

Cuộc khảo cứu này được đăng trên tạp chí Journal of the American Medical Association.

Copy từ: VOA


........................

Cha xứ Phúc Lộc bị đe dọa bằng điện thoại khi tổ chức cầu nguyện cho giáo xứ Mỹ Yên


VRNs (25.09.2013) – Nghệ An –  Cha Antôn Nguyễn Văn Hùng, chính xứ giáo xứ Phúc Lộc thuộc Hạt Đông Tháp GP Vinh, nằm trên địa bàn Xã Tân Thành Huyện Yên Thành, Tỉnh Nghệ An, cho biết VRNs: “Sự việc bắt đầu vào ngày 08.09.2013 trong thánh lễ sáng Chủ nhật. Hôm đó tôi đọc cho toàn xứ nghe Lời kêu gọi hiệp thông với GX Mỹ Yên của Tòa giám mục Xã Đoài và tôi cũng phân tích cho giáo dân biết sự thật và cha kêu gọi giáo dân thắp nến cầu nguyện. Thánh lễ vừa kết thúc, tôi nhận được một tin nhắn từ số điện thoại (SĐT): 01266115977: ‘mày là thằng phản động, tụi tao sẽ thủ tiêu mày, tao vẫn đi lễ hằng ngày đây’ ( 09h15’ ngày 08/09/2013)”.
Tiếp theo, lúc 8h02’, ngày 14.09.2013, cũng SĐT trên dã nhắn tiếp vào điện thoại của cha Hùng nội dung sau: “Mày là thằng đểu, mày có giỏi ăn, mày dám công bố không, mày ra mặt đi là tụi tao tút cổ”. Và một tin nhắn quan trọng khác là: “Việc tụi tao thì để tụi tao làm, mày đừng có xí vô”. Cha Hùng cho biết, ngài đã nhận được khoảng 15 tin nhắn với nội dung đe dọa như vậy.
Theo  suy nghĩ cua cha Hùng thì có hai sự việc nhắm vào ngài, thứ nhất là do cha Hùng mạnh mẽ lên án những hành đọng sai trái của nhà cầm quyền Nghệ An đối với giáo xứ Mỹ Yên, thứ hai là cha thấy chính quyền xã thu những khoản thuế không hợp lí, như phạt sinh đẻ, thuế làm đường thu mãi mà không thấy làm, nên ngài nói giáo dân không nộp hai khoản thuế đó. Cha Hùng nhận xét: “Có khả năng họ ghét tôi”.
Theo y kiến luật sư, thì đây là hành vi trái pháp luật, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, nên hành vi này cần phải được xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Người nhắn những tin này đã có hành vi sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm điểm b khoản 1 điều 40 Nghị định số 83/2011/NĐ-CP ngày 20.09.2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông. Theo khoản 1 Điều 40 Nghị định 83/2011/NĐ-CP, hành vi lợi dụng hoạt động viễn thông để thực hiện  việc đe dọa, quấy rối, xúc phạm, xuyên tạc, vu khống uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Việc nhắn tin đe dọa, nói tục nhắm người sử dụng đã xảy ra thường xuyên trong thời gian qua với dân oan Bùi Thị Minh Hằng (ở Vũng Tàu), với cô Trịnh Kim Tiến (ở Sài Gòn). Mới sáng nay, lúc 06h35’, SĐT 01998967645, đã nhắn vào máy điện thoại của linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh, DCCT tại Sài Gòn như sau: “Lũ chó đẻ kia! Cha mẹ tụi mày them ăn cức tao lắm ah?…”
Một nguồn tin từ giáo dân giáo xứ Phúc Lộc cho cha Antôn Nguyễn Văn Hùng biết, sẽ có một chiến dịch từ phía chính quyền đổ xuống trên cha và giáo dân Phúc Lộc trong thời gian sắp tới.
Tiếp đến, lúc 20h00 ngày 15.09.2013 đang lúc chầu Thánh Thể thì giáo dân phát hiện hai kẻ lạ mặt khả nghi. Giáo dân đã giữ lại và sau khi tra hỏi họ đã nhận mình là người của công an trà trộn vào để quay phim và chụp ảnh cha. Một người là em trai của trưởng Công an Xã. Giáo dân cho biết những người này làm ở huyện Yên Thành. Họ có bốn người, hai người vào nhà thờ và hai người dò la bên ngoài nhà thờ. Họ cũng đã thuê một người công giáo ở giáo xứ Đức Lân, người này vốn là dân giang hồ. Cha Hùng đã bắt họ viết bản tường trình và cam kết không làm như thế nữa, sau đó cha đã thả họ ra về.
Hiện nay, công an và những cộng tác viên của họ tra trộn vào các nhà thờ trên khắp giáo phận Vinh nói riêng và trên toàn lãnh thổ Việt Nam nói chung rất phổ biến. Một nguồn tin cho biết, ngày 21.09.2013 tại giáo xứ Song Ngọc cũng bắt được một người trà trộn vào nhà thờ gây sự.
FX Lê Nhàn

Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế 


...................

Nhiều blogger bị bắt giữ vô cớ ở Hà Nội


Gia đình blogger Điếu Cày biểu tình trước cửa toà soạn báo Công an Nhân dân (http://lenguyenhong.blogspot.fr)
Gia đình blogger Điếu Cày biểu tình trước cửa toà soạn báo Công an Nhân dân (http://lenguyenhong.blogspot.fr)

Thụy My
Theo tin chúng tôi vừa nhận được, chiều nay 25/09/2013 vào khoảng 18 giờ Việt Nam, khoảng 20 nhân viên công an mặc sắc phục lẫn thường phục đã vào nhà blogger Nguyễn Tường Thụy tại Hà Nội, bắt đi những người đang có mặt tại đây. Trong số những người bị bắt có mẹ con sinh viên Nguyễn Phương Uyên, bà Dương Thị Tân (vợ blogger Điếu Cày(, ông Phạm Bá Hải, ông Lê Quốc Quyết (em luật sư Lê Quốc Quân)…

Trả lời RFI Việt ngữ trong lúc đang bị giữ tại công an, blogger Nguyễn Tường Thụy cho biết:

Ông Nguyễn Tường Thụy (Hà Nội)
 
25/09/2013
 
 
Tôi đang ở một cơ sở của công an huyện Thanh Trì, ở xã Liên Ninh. Mỗi người bị giam một nơi, tôi ở đây, còn Phạm Bá Hải bị giam một mình ở một cơ sở khác. cô Tân, vợ con tôi, mẹ con cô Uyên, Lê Quốc Quyết…nói chung những người còn lại trong đoàn không biết giam ở đâu.
Thưa, lúc nào và lý do vì sao anh có biết không?
Không, tôi cũng không hiểu nữa. Tự nhiên họ ào vào rất là đông, khoảng hai mươi người, cứ thế xông vào bắt thôi, mặc cho mọi sự phản đối. Con gái tôi vừa mới nhập học đại học thì cũng bị bắt, vợ tôi nó cũng bắt. Anh Phạm Bá Hải, chị Dương Thị Tân, chị Nguyễn Thị Nhung, bé Phương Uyên, Lê Quốc Quyết, Đinh Văn Thi… Hiện nay trước khi đi nhà tôi chỉ còn có một người nữa chắc là họ khống chế nốt.
Hiện nay một mình tôi ở đây, còn những người khác như anh Hải bị giam riêng ở một cơ sở khác, còn những người còn lại như, vợ con tôi, anh Quyết… như thế nào tôi cũng chưa rõ. Mà tôi gọi điện thì tất cả đều tắt máy hết.
Mà chúng nó hành xử như là một lũ côn đồ, đầu gấu, xã hội đen ấy! Chúng nó rất hung hăng ào vào nhà tôi, chúng tôi không thể trấn giữ được. Riêng anh Đinh Văn Thi thì bị đánh, bốn năm đứa nó đánh trước mặt tôi.
Còn ở nhà hiện nay thì họ làm chủ hoàn toàn ở trong nhà rồi. Tôi nghĩ đến chuyện họ khám nhà, khám máy móc, tài liệu… rồi thậm chí có thể cài thêm tài liệu vào hoặc ném thêm vật chứng vào. Thì đấy, họ dùng cách này cũng chưa biết chừng! Họ tinh quái như bọn xã hội đen, mà xã hội đen cũng không đến nỗi như thế này
Người ta đặt câu hỏi, trong bối cảnh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang ở thăm Paris, Việt Nam và Pháp vừa ký kết Hiệp định quan hệ đối tác chiến lược, phải chăng đây là một động thái nhằm ngăn trở nỗ lực hướng về phương Tây của Hà Nội ? Đặc biệt là hôm nay, Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault nhấn mạnh đến quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, cho biết Paris sẽ thúc đẩy giải quyết tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Theo tin mới nhất, những người bị bắt đã được thả, nhưng vẫn tập trung phía trước đồn công an để phản đối việc bắt người trái phép. Các blogger Nguyễn Tường Thụy, Trương Văn Dũng, Lê Quốc Quyết vẫn ở lại để đòi trả lại điện thoại. Blogger Nguyễn Tường Thụy kể lại :

Ông Nguyễn Tường Thụy (Hà Nội)
 
25/09/2013
 
 
Bây giờ bọn tôi với Quyết và Trương Văn Dũng đang ở trong đồn đợi Quyết giải quyết vấn đề điện thoại của Quyết đã. Điện thoại giá trị không lớn, nhưng mà có rất nhiều thông tin quan trọng ở trong ấy.
Riêng Lê Quốc Quyết bị đánh rất là đau, năm sáu thằng dẫm đạp lên mặt, mặt mũi, môi sưng hết lên rồi, áo rách tả tơi. Trương Văn Dũng bị xé áo hết cả, Quyết thì quần áo lấm như là ở dưới ruộng bùn lên – năm, sáu thằng quần thảo rất là đông. Chính mắt tôi nhìn thấy, đánh trước mặt tôi luôn, ngay trước cửa nhà tôi !
Mọi người hiện đang còn ở nguyên ngoài cổng, đang hô "Đả đảo công an !", "Đả đảo bắt người trái pháp luật, phi pháp !".

Copy từ: RFI


..................

“Mũi tiêm sự thật” cho bà Bộ trưởng


TienBộ trưởng Tiến đã lại có một phát ngôn bất hủ: “Thanh tra thì chịu. Thanh tra đến là họ đưa vở sạch chữ đẹp ra”.

Có 3 câu chuyện xảy ra ngay trước phiên giải trình thực hiện lời hứa của Bộ trưởng Tiến. Ở Hải Phòng, một bệnh nhi đã trở thành tử thi sau một mũi tiêm. Không phải mũi tiêm vaccine ngừa bệnh mà mũi tiêm chữa bệnh viêm phổi, nhưng kết quả cuối cùng vẫn là “sốc phản vệ”.
Ở Hà Nội, ở TP HCM, ở hàng loạt các tỉnh, dịch đau mắt đỏ đã hoành hành đến tuần thứ 3 trong tình trạng bệnh nhi chật viện, hiệu thuốc cháy hàng, sạch bách không còn một lọ thuốc. Và 5 bệnh nhi, thị lực suy giảm trầm trọng. Vâng, 5 đứa trẻ đang đứng trước nguy cơ mù lòa vĩnh viễn chỉ vì một căn bệnh thông thường.
Còn ở Đà Nẵng, Đà Nẵng chứ không phải Quảng Trị, một cử tri, khi tiếp xúc với ĐBQH Nguyễn Bá Thanh đã nói thẳng toẹt- theo tờ infonet-“Tôi và cử tri phường Hòa Thuận Tây không muốn nhìn thấy mặt bà Bộ trưởng Bộ Y tế nữa vì bà làm việc rất vô trách nhiệm. Chuyện trẻ em tử vong ở Quảng Trị cho thấy thái độ thờ ơ của Bộ trưởng”.
Vẫn biết là “bắt bà Bộ trưởng trên kia chịu thì làm sao bả chịu nổi, làm sao bả quán xuyến hết được”. Nhưng những câu chuyện thời sự đang cho thấy những tật bệnh của ngành y tế và cả những thương tổn xã hội.
Vụ bệnh nhi tử vong ở Hải Phòng do “sốc phản vệ”, cho thấy sự “hoang mang”, chữ dùng của ĐBQH Nguyễn Thị Quốc Khánh, đã trở thành một bệnh dịch trầm kha, sói mòn lòng tin của nhân dân vào những người thầy thuốc vốn vẫn được tôn xưng, và tự xưng là “từ mẫu”.
Dịch đau mắt đỏ lan khắp toàn quốc và những tấm biển hết hàng ở hiệu thuốc, đang chứng minh sức đề kháng của ngành y tế đang có vấn đề. Và “vấn đề” là sự bó tay trước một bệnh dịch “đến hẹn lại lên”, năm nào cũng lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9.
Còn lời nói thẳng ở Đà Nẵng, nhìn nhận một cách lạc quan, giống như một liều kháng sinh cho riêng bà Bộ trưởng.
Hôm ở Đà Nẵng, Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh có ý bênh khi ông giải thích chuyện chích ngừa vaccine, giải thích nguyên nhân quá tải bệnh viện. Còn bà Bộ trưởng thì “Cái bà Bộ trưởng này nhiều lúc bả nói… Chà, bả nghĩ cái rồi bả nói thế!”
Nhưng khen đấy mà chê đấy. Rằng thì “cũng đi tuyên truyền, cũng giáo dục, cũng căn dặn…rồi rứa đó chứ đến quên mất”.
“Tôi nghĩ ngành y tế chưa nắm được bệnh của mình”- ông Thanh nhận xét chí tử.
Ông Thanh nói cũng đúng.
Hôm qua, Bộ trưởng Tiến khi trả lời câu hỏi về cơ chế tự phát hiện sai phạm trong ngành, đã lại có một phát ngôn bất hủ: “Người cố tình làm sai chỉ có nội bộ mới biết chứ thanh tra thì chịu. Thanh tra đến là họ đưa vở sạch chữ đẹp ra”.
Chịu, không phát hiện ra căn bệnh của mình. Và bệnh hay không tùy “vở sạch chữ đẹp”, tùy y đức.
Nhưng bác Thanh nói cũng chưa đúng.
Ở chỗ quá tải bệnh viện là căn bệnh đã xuất hiện từ thời bộ trưởng tiền nhiệm của bộ trưởng tiền nhiệm Bộ trưởng Tiến.
Chuyện những lời hứa giảm tải, rồi “quên mất” cũng từng di căn từ thời Bộ trưởng Triệu với phát ngôn bất hủ “Tôi có hứa gì đâu”.
Còn y đức, giống y như những mũi tiêm đau mà người dân phải chịu mỗi độ lơ đãng quên phong bì.
Căn bệnh của ngành y tế bà Bộ trưởng đã biết. Cái còn thiếu, chỉ là một liều thuốc, một mũi chích.
Thuốc có thể đắng như sự thật. Chích có thể gây “sốc phản vệ”, nhưng không dám nuốt đắng làm sao người ta có thể chữa khỏi bệnh được.

Copy từ: Đào Tuấn’ blog


.........................

HỒ CHÍ MINH, HỒ TẬP CHƯƠNG VÀ CÒN CÁI GÌ NỮA?


Dưới đây là những lý giải của tác giả Vũ Thư Hiên - người đã từng tiếp xúc với cụ Hồ nhiều lần trong đời - viết về Hồ Chí Minh và Hồ Tập Chương trong cuốn "Hồ Chí Minh sinh bình khảo" là một sự bịa đặt vô lý. Bài này tác giả gửi cho tôi để biên tập lại hoàn chỉnh và phổ biến cho cộng đồng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh họp với Alexander N. Shelepin tại Hà Nội ngày 12/01/1966 để đề nghị viện trợ cho chiến tranh. Ảnh của tạp chí AP
Mới đây, nhà bất đồng chính kiến Phạm Quế Dương có nêu câu hỏi trên net: “Đề nghị làm sáng tỏ vụ việc: Hồ Chí Minh là người Việt Nam hay Đài Loan”?. Câu hỏi của ông thế này : “Gần đây, dư luận sôi động về việc Đài Loan xuất bản cuốn sách “Tìm hiểu về cuộc đời Hồ Chí Minh.” ( Hồ Chí Minh sinh bình khảo), do nhà xuất bản Bạch Tượng Văn Hóa ấn hành ngày 01-11-2008.Tác giả là Hồ Tuấn Hùng, giáo sư đã từng dạy học hơn 30 năm, tốt nghiệp trường Đại Học Quốc Lập Đài Loan, khoa lịch sử”... 
Đã có khói ắt có lửa đâu đó. Lửa đây là cuốn sách của giáo sư Hồ Tuấn Hùng nói trên (ít người được đọc nguyên bản) và bài “Một nghi án lịch sử Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh: một hay hai người?” của bình luận gia Trần Bình Nam hết lời ca ngợi cuốn sách nọ (“Cuốn sách của ông Hồ Tuấn Hùng viết một cách có phương pháp, trưng dẫn tài liệu xác thực và kết luận một cách có tính khoa học”).
Mới đây, nhà bất đồng chính kiến Phạm Quế Dương có nêu câu hỏi trên net: “Đề nghị làm sáng tỏ vụ việc: Hồ Chí Minh là người Việt Nam hay Đài Loan”?. Câu hỏi của ông thế này : “Gần đây, dư luận sôi động về việc Đài Loan xuất bản cuốn sách “Tìm hiểu về cuộc đời Hồ Chí Minh.” ( Hồ Chí Minh sinh bình khảo), do nhà xuất bản Bạch Tượng Văn Hóa ấn hành ngày 01-11-2008.Tác giả là Hồ Tuấn Hùng, giáo sư đã từng dạy học hơn 30 năm, tốt nghiệp trường Đại Học Quốc Lập Đài Loan, khoa lịch sử”... 
Đã có khói ắt có lửa đâu đó. Lửa đây là cuốn sách của giáo sư Hồ Tuấn Hùng nói trên (ít người được đọc nguyên bản) và bài “Một nghi án lịch sử Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh: một hay hai người?” của bình luận gia Trần Bình Nam hết lời ca ngợi cuốn sách nọ (“Cuốn sách của ông Hồ Tuấn Hùng viết một cách có phương pháp, trưng dẫn tài liệu xác thực và kết luận một cách có tính khoa học”).
Bài của bình luận gia Trần Bình Nam được cả chục web và blog đăng lại, hẳn có nhiều người đọc. Thú thật, tôi ngán các chuyện tầm phào nọ. Cái đề tài này rõ là tầm phào bên cạnh những chuyện tày trời đang làm nóng dư luận như các vụ xử án vô lối các bloggers, vụ Yên Mỹ, vụ nổ súng vì cưỡng chế đất ở Thái Bình, vụ chống cưỡng chế đất liên tục ở… khắp nơi.
Sở dĩ tôi thấy cần phải viết mấy dòng về nó là vì có nhiều bạn fb gửi nhời hỏi tôi: này, chuyện ấy thực hư ra sao hở ông? 
Là người chẳng phải giáo sư hay bình luận gia như hai ngài nói trên, thế tất ý kiến của tôi không thể có trọng lượng với tư cách người khảo cứu. Nó là ý kiến của dân thường, người nghe thấy có lý thì gật cho một cái khích lệ, thấy không ra gì thì phẩy tay cho qua. 
Tôi không biết nhiều về ông Hồ Chí Minh, tuy nhiên cũng đủ để thấy chuyện ông Hồ là người Tàu là chuyện tào lao. Mà chẳng phải chỉ mình tôi nghĩ thế. Nếu ông Hồ là người Tàu thật thì tất tần tật những ai từng gặp ông, từng làm việc với ông (có cả nghìn, cả vạn người đấy), tạm kể từ thời Quốc dân Đại hội Tân Trào 1945 cho tới khi ông qua đời năm 1969, hoá ra đều mù dở - khốn nạn, ông là Hồ Tập Chương đấy, là người Tàu đấy, người Khách gia đấy, thế mà không một ai phát hiện. 
Trước hết, ta hãy xem những tài liệu cũ còn được lưu xem Quốc tế Cộng sản (QTCS) đánh giá Hồ Chí Minh như thế nào vào thời điểm có tin về cái chết của ông? Những tài liệu này cho thấy vào thời điểm đó ông bị QTCS đánh giá thấp lắm. Thấp đến nỗi ban lãnh đạo QTCS phải cử Trần Phú, Ngô Đức Trì về Đông Dương để sửa chữa những sai lầm của Nguyễn Ái Quốc liên quan tới Hội nghị hợp nhất các đảng cộng sản (1930) do ông chủ trương. Tại Hội nghị TƯ tháng 10-1930, Trần Phú kịch liệt phê phán quan điểm chính trị và tổ chức của ông là “chỉ lo đến việc phản đế mà quên mất lợi ích giai cấp đấu tranh, ấy là một sự rất nguy hiểm…”
Sau đó, Trần Phú được cử làm Tổng bí thư, còn Nguyễn Ái Quốc chỉ còn được giữ chân liên lạc giữa VN và vài chi bộ Đông Nam Á với quốc tế. Thậm chí khi được tin Nguyễn Ái Quốc qua đời ở Hồng Kông, Hà Huy Tập còn viết: “Công lao mà ông đã đóng góp cho Đảng chúng ta thật là lớn. Song các đồng chí chúng ta trong lúc này không được quên những tàn dư dân tộc chủ nghĩa của Nguyễn Ái Quốc, các chỉ thị sai lầm của ông về những vấn đề cơ bản của phong trào CM…Ông đã không đưa ra bàn luận trước về những sách lược mà QTCS đòi hỏi phải áp dụng để loại bỏ những phần tử cơ hội trong Đảng.
Ngoài ra, ông Hồ Chí Minh còn khuyến dụ một sách lược cải lương và hợp tác sai lầm: trung lập hóa tư sản và phú nông, liên minh với trung và tiểu địa chủ”. Một người bị QTCS đánh giá như thế, thử hỏi QTCS tạo ra một người giả ông ta để làm gì? 
Lập luận của bình luận gia Trần Bình Nam: “Nhưng sau đó Quốc tế Cộng sản thầy cần người có uy tín như Nguyễn Ái Quốc để phát triển phong trào Cộng sản tại Đông Dương nên dấu nhẹm và tìm cách xóa dấu vết việc Nguyễn Ái Quốc chết và lên kế hoạch dùng phái viên của Quốc tế Cộng sản Hồ Tập Chương có khuôn mặt hao hao giống Nguyễn Ái Quốc và từng làm việc với nhau để làm sống lại nhân vật Nguyễn Ái Quốc”, rõ ràng không thuyết phục. Một câu hỏi khác cũng có người đặt ra: Ờ thì QTCS không làm việc ấy, nhưng nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) làm thì sao? Để phục vụ cho mục đích bành trướng trong tương lai ở Đông Dương chẳng hạn?
Các chứng cứ lịch sử cho thấy ĐCS TQ vào thời kỳ đó rất yếu, thậm chí một địa bàn đủ an toàn cho Đại hội VI của nó (1928) trên lãnh thổ quốc gia cũng không có, phải mượn đất Nga để tổ chức tại Moskva. Cuộc chiến Quốc-Cộng khởi đầu năm 1927 đã buộc những người cộng sản Trung Quốc phải lui về nông thôn và hoạt động bí mật, thắng lợi to lớn nhất mà họ có được là chiếm thành phố Quảng Châu trong vẻn vẹn có 3 ngày để thành lập một Công xã Quảng Châu hữu danh vô thực.
Trong hoàn cảnh ấy, một Khổng Minh tái thế cũng không nghĩ tới việc cho ai đó đóng giả Hồ Chí Minh cho một tương lai trời không biết, đất không hay.
Như thế, QTCS không cần một Hồ Chí Minh giả, ĐCSTQ cũng không nghĩ tới việc ấy. Vậy ai cần, ngoài hai học giả nói trên?Chuyện những nhà cầm quyền độc tài thường sử dụng những người giống hệt mình để đóng thế trong những trường hợp phòng xa bị hành thích là có thật. Có Hitler giả, Stalin giả, Mao giả… nhưng người ta chỉ dùng người đóng thế cùng nòi giống, có diện mạo và hình thể giống người thật khi di chuyển, khi xuất hiện ngắn trước quần chúng, chứ người không cùng nòi giống như Hồ Tập Chương giả Hồ Chí Minh, lại đóng giả dài hạn nhiều năm, như thật, trong đời sống hàng ngày, thì chưa có tài liệu nào nói tới.
Trước hết, cái dễ phân biệt nhất giữa người thật với người giả là ở ngôn ngữ. Những người đã trưởng thành mới học ngoại ngữ dù cho thông thạo đến mấy cũng không thể nào sử dụng nó hoàn hảo như người bản địa được. Ta tính thử: Nguyễn Ái Quốc, năm 1932 đã qua đời vì bệnh lao (ông sinh năm 1890, tức lúc đó 42 tuổi), Hồ Tập Chương (sinh năm 1901, tức lúc đó 32 tuổi) được lập tức thay thế (cứ cho là đã có một viễn kiến không bình thường và ông này đã được dự trữ sẵn để thay thế), thì thời gian học tiếng Việt của Hồ Tập Chương cho tới khi mở lớp huấn luyện cho hội Thanh niên Cách mạng Đồng chí năm 1941 là 9 năm (giả định là chỉ có học tiếng mà thôi). Mở lớp huấn luyện cho nhiều người Việt thì không thể bằng một thứ tiếng Việt không thông thạo được.
Nhưng không một ai trong những người tiếp xúc với Hồ Chí Minh trong thời kỳ ấy tỏ ra nghi ngờ ông không phải người Việt. Không một ai trong những người Việt thuần, ở sát bên ông Hồ Chí Minh trong công việc hàng ngày trong cuộc kháng chiến chống Pháp (9 năm) như Phan Mỹ, Vũ Đình Huỳnh, Nguyễn Văn Lưu, Lê Văn Rạng, Lê Giản, Trần Duy Hưng, Trần Hữu Dực…, và rất nhiều người khác nữa, có một chút nghi ngờ ông Hồ Chí Minh không phải là người Việt.
Tôi từng gặp nhiều người có năng khiếu xuất chúng về sử dụng ngoại ngữ, trong đó có hai người Trung Quốc nói tiếng Việt rất thông thạo là Văn Trang và Lương Phong. Văn Trang đại diện cho phân bộ Hoa Nam ĐCSTQ liên lạc với ĐCSVN, Lương Phong là cán bộ ngoại giao, sau này xếp hàng thứ sáu tính từ Giang Thanh là số 1 trong cuộc Đại cách mạng Văn hoá Vô sản (thập niên 60 thế kỷ trước). Hai người này nói thạo tiếng Việt tới mức làm tôi ngạc nhiên. Nhưng đấy chỉ là cảm giác ban đầu, một lúc sau, khi câu chuyện mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác, tinh tế hơn, tức thì họ ngắc ngứ, phát âm sai, hiểu sai.
Ngay trong những người Hoa thuộc những thế hệ ra đời ở VN, lớn lên trên đất Việt, sống chung với người Việt từ tấm bé, ta vẫn nhận ra những nét khác biệt nào đó để ta biết họ không có nguồn gốc Việt. Trong khi đó thì chưa một ai bắt gặp ông Hồ nói sai hoặc hiểu sai tiếng Việt. Còn hơn thế, ông còn có thể bắt bẻ những cán bộ dưới quyền khi họ dùng từ ngữ sai. Những ví dụ về chuyện này nhiều, xin miễn kể. 
Nhân vật Hồ Tập Chương của tác giả Hồ Tuấn Hùng là người Hakka (người Hẹ, hoặc Khách gia), là cán bộ hoạt động quần chúng của ĐCSTQ, chắc chắn phải nói được tiếng quan thoại (tiếng Bắc Kinh). Hồ Chí Minh (thật) thì lại không thông thạo tiếng ấy, và ông không giấu giếm điều này. Trong những cuộc gặp gỡ không trù liệu trước với các tướng Tàu như Lư Hán, Tiêu Văn, Long Vân… vào năm 1946, ông đều phải dùng bút đàm. Chuyện này nhiều người biết, và có được ghi lại đâu đó trong những hồi ký. Khi phải dùng quan thoại trong tiếp xúc ông thường phải dùng ông Nguyễn Văn Thuỵ (biệt hiệu Thuỵ Tàu) và Phạm Văn Khoa (biệt hiệu Khoa Tếu) làm phiên dịch. 
Còn nhiều, rất nhiều, chứng cứ khác bác bỏ luận chứng của ông học giả Hồ Tuấn Hùng về một Hồ Chí Minh giả.
Tôi có mặt trong buổi mừng thọ 60 tuổi ông Hồ Chí Minh tại thác Dẫng thuộc khu An toàn ở Việt Bắc, tôi lúc ấy 17 tuổi, mắt tinh, đầu tỉnh táo, xác nhận rằng hôm đó tôi đã gặp một người 60 tuổi thật, chứ không phải một người 49 tuổi là Hồ Tập Chương.
Tôi cũng xác nhận rằng trong thói quen ẩm thực ông Hồ Chí Minh là người thích ăn các món ăn Việt Nam như canh riêu, cá kho khô, cà Nghệ muối xổi… và chưa bao giờ đòi hỏi người nấu ăn cho ông phải làm bánh bao, màn thầu, tỉm xắm… hay là thứ gì khác gợi nhớ tới ẩm thực Trung Hoa.
Chắc chắn sẽ còn nhiều người viết về Hồ Chí Minh - chính khách liên quan tới nhiều lĩnh vực: những giai đoạn hoạt động chưa được làm sáng rõ, lý do gắn liền với những bí danh vô số kế của ông, những người đàn bà trong đời ông, công và tội của ông trong thời gian làm chủ tịch nước VNDCCH v.v… Nhưng đó là những chuyện khác, những đề tài khác. Theo tôi nghĩ, chuyện Hồ Chí Minh là người Tàu tên Hồ Tập Chương của học giả Hồ Tuấn Hùng là một tác phẩm giả tưởng tồi, không đáng để đọc, so với những chuyện giả tưởng của văn học Trung Quốc hiện đại như Ma Thổi Đèn, Mật Mã Tây Tạng…
Vũ Thư Hiên
Tư Gia, 20h18' ngày thứ Tư, 25/9/2013

Copy từ: BS Hồ Hải’ blog


..................

GS Phạm Duy Hiển: Với điện hạt nhân, phải nói cho đúng!


Đất Việt - "Trước mắt, việc khởi công nhà máy ĐHN đầu tiên năm 2014 coi như hỏng? Muốn khởi công phải có tài liệu, có thiết kế, luận chứng… trong khi hiện tại chưa có gì. Nếu nỗ lực một cách nghiêm túc, sớm nhất là năm 2018 mới có thể khởi công. Tôi cho rằng càng chậm càng tốt vì đến năm 2030 sẽ có những loại lò phản ứng rất hiện đại".
Nhân việc Nhật Bản dừng lò phản ứng điện hạt nhân cuối cùng, GS Phạm Duy Hiển, chuyên gia hàng đầu về ĐHN tại Việt Nam bàn tới việc xây dựng nhà máy ĐHN ở Việt Nam..
Nhật Bản tạm dừng hạt nhân vì nghe dân
PV: – Thưa ông, vào sáng 16/9 Nhật Bản đã chính thức đưa ra thông tin dừng lò phản ứng điện hạt nhân cuối cùng tại Ohi và không đưa ra khung thời gian có thể tái khởi động, dù điện hạt nhân chiếm 30% nguồn cung năng lượng của đất nước này. Theo ông, đây có phải là quyết định dễ dàng với Nhật Bản? Và tại sao lãnh đạo nước này phải đưa ra quyết định như vậy?
GS Phạm Duy Hiển: - Đây là một vấn đề phức tạp, nhất là hiện nay đã có hiện tượng rò rỉ phóng xạ xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Theo kết luận của Chính phủ Nhật Bản, mức độ phóng xạ xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã cao hơn tới 18 lần so với những báo cáo trước đó mà Công ty điện lực Tokyo Nhật Bản (Tepco) ghi nhận.
Việc Tepco mập mờ về thông tin như vậy khiến người dân càng thêm không yên tâm. Sự thực cũng phải thừa nhận rằng, họ đã cố gắng hết sức nhưng chuyện phóng xạ là tế nhị và nhạy cảm, còn dân thì không thể hiểu hết được.
Cho nên, nói tuyên truyền về hạt nhân chỉ là nói vậy thôi, chứ thực chất vấn đề phức tạp hơn rất nhiều. Tại sao điện hạt nhân lại bị phản đối nhiều như thế, là vì không có nhiều người hiểu biết về nó, trong khi đi tuyên truyền lại không chừng mực.
Nhật Bản đang gặp phải vấn đề như vậy. Nếu Chính phủ Nhật Bản vẫn tiếp tục điện hạt nhân, người dân không nghe, dù họ biết rõ, thiếu điện thì giá điện sẽ tăng lên. Theo tôi, chắc chắn cuối cùng Nhật Bản sẽ cho một số lò chạy thôi nhưng muốn làm thế thì người dân địa phương phải đồng thuận.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (mũ đỏ) thị sát nhà máy 
Fukushima 1 và hối thúc tập đoàn tháo dỡ hai lò phản ứng còn lại của nhà máy 
PV: - Tại Việt Nam, sự việc Lâm Đồng nhắc đi nhắc lại rằng “sợ” điện hạt nhân thời gian gần đây khiến dư luận không khỏi lo ngại (lò phản ứng trong Trung tâm hạt nhân có công suất bằng 1/100 một lò hạt nhân xây dựng ở Ninh Thuận). Thưa ông, phản ứng của Lâm Đồng và dư luận thể hiện điều gì trong thái độ của người dân với điện hạt nhân? Khi tâm lý người dân chưa thật sẵn sàng như vậy, liệu Việt Nam có thể học theo Nhật Bản?
GS Phạm Duy Hiển: - Cách đây hơn một năm, khi tổng kết thảm họa Fukushima, người ta nói rằng: “Đừng nói với người dân rằng điện hạt nhân là an toàn, mà hãy nói hãy tin chúng tôi. Chúng tôi sẽ cố gắng làm cho nó an toàn”. Phải nói cho đúng để người dân tin. Điều này tôi cũng đã từng nói với những người có trách nhiệm, và cả những người nghiên cứu về ĐHN nhưng không biết người ta nghe đến đâu.
Trên thực tế, sau sự cố Fukushima, nhiều nước vẫn làm ĐHN chứ không phải quay lưng hẳn. Nhưng vấn đề làm như thế nào thì các nước được lưu ý rất kỹ.
ĐHN càng chậm càng tốt
PV: – Bất chấp nhiều cảnh báo, ĐHN vẫn được coi như là lời giải cho việc thiếu năng lượng của Việt Nam trong 20 năm tới. Đến thời điểm này, theo ông đánh giá, Việt Nam đã làm được những gì và còn thiếu những gì để có thể phát triển điện hạt nhân một cách an toàn? Nhìn vào xu hướng thế giới như vậy, Việt Nam nên có những điều chỉnh như thế nào?
GS Phạm Duy Hiển: - Chính phủ Việt Nam đã ký kết với nước ngoài, quyết làm điện hạt nhân nên giờ rất khó biết phải nói thế nào. Nhưng chuyên gia nếu nói thì cũng phải nói cho đúng sự thật.
Nói nếu có sự cố thì Việt Nam có thể sẽ bị chia cắt ra làm đôi, trong khi xuất khẩu, kinh tế bị tê liệt ngay tức khắc và toàn bộ dải đất miền Trung sẽ bị ô nhiễm phóng xạ bao trùm trong nhiều năm nếu xảy ra một thảm họa hạt nhân như vụ Tchernobyl hay Fukushima cũng không chuẩn. Nói kiểu ‘an toàn tuyệt đối’ cũng là sai. 
Vậy Việt Nam cần phải làm gì? Chỉ có cách làm đúng luật, đúng khả năng, không được chạy theo tiến độ. Trước mắt, việc khởi công nhà máy ĐHN đầu tiên năm 2014 coi như hỏng? Muốn khởi công phải có tài liệu, có thiết kế, luận chứng… trong khi hiện tại chưa có gì.
Nếu nỗ lực một cách nghiêm túc, sớm nhất là năm 2018 mới có thể khởi công. Tôi cho rằng càng chậm càng tốt vì đến năm 2030 sẽ có những loại lò phản ứng rất hiện đại.
Hiện tại, Việt Nam phải đối diện với vấn đề: làm sao để có đủ nguồn nhân lực? Thách thức lớn nhất với chúng ta là vấn đề này.
Trong việc phục vụ cho chương trình ĐHN, phải đào tạo được: chuyên gia vận hành lò phản ứng (để vận hành một lò phản ứng như của Nga, phải cần ít nhất là 300 hoặc 400 người, trong đó phải có những người đứng đầu biết xử lý mọi tình huống, tức phải là những người có kinh nghiệm);
Chuyên gia thẩm định dự án và giám sát thi công; chuyên gia có kinh nghiệm ở các cơ quan pháp quy độc lập với nhà máy (phải làm trong nghề ít nhất 10 năm sau khi tốt nghiệp đại học). Hiện Việt Nam chưa có những người như vậy.

GS Phạm Duy Hiển: Làm ĐHN bước được đến đâu đi đến đó chứ không phải nhảy. 
Về chuyện đào tạo trong nước, tuy Chính phủ đã chuẩn chi 3 ngàn tỷ đồng cho dự án này nhưng ai sẽ làm thầy? Trong thế hệ “trẻ” hiện nay chưa ai từng kinh qua những trường đào tạo về hạt nhân nghiêm chỉnh, những chuyến xuất ngoại vài ba tuần lễ chỉ đủ để cưỡi ngựa xem hoa. 
Vậy làm sao họ có thể đào tạo các chuyên gia ĐHN? Mà trong chương trình lại thấy đào tạo cả thạc sỹ, tiến sỹ nữa? Tiến sĩ chỉ là những người nghiên cứu, chứ vào nhà máy ĐHN để làm gì ở đó?!.
Tôi nghĩ lúc này, không còn cách nào khác, chúng ta phải đối diện thẳng với việc cấp tốc làm thế nào để cho có người làm ĐHN. Chúng ta cứ làm đi rồi sẽ thấy ta không làm nổi theo tiến độ đã đề ra, không thể đến năm 2020 đã có điện hạt nhân.
Nhiều người nghĩ rằng họ có thể làm được đủ mọi việc. Nhưng với ĐHN, khi bắt đầu vào những việc cụ thể, người ta mới thực sự thấy không giống như khi xây dựng đề án trên giấy.
Ngay từ đầu tôi đã nói điều này và đến bây giờ những người trực tiếp làm ĐHN đang phải đối mặt với chính vấn đề đó. Rất nhiều cán bộ trước đây hào hứng khi Quốc hội thông qua chủ trương làm ĐHN nhưng bây giờ bắt đầu hiểu ra rằng những cảnh báo trước đây là có thật.
Trước đây, trong giới khoa học, có lẽ chỉ mình tôi không ủng hộ việc làm ĐHN, bây giờ đã có nhiều người thừa nhận những lo ngại là có căn cứ.
PV: – Một chuyên gia về năng lượng đã tính toán, nếu Việt Nam thay đổi nền kinh tế tiêu thụ năng lượng vô lối, không hiệu quả như hiện nay, rồi tính toán lại nhu cầu điện năng thực tế, có thể Việt Nam sẽ không cần viện tới điện hạt nhân. Ông nghĩ như thế nào về thông tin này? Liệu có nên coi đây là một gợi ý đáng cân nhắc để giải bài toán năng lượng ở Việt Nam mà không phải bằng mọi giá phát triển điện hạt nhân dù hoàn cảnh thực tế chưa phù hợp?
GS Phạm Duy Hiển: - Có chứ nhưng người ta không muốn làm. Đã có số liệu chứng minh Việt Nam sử dụng năng lượng không hiệu quả nhất thế giới. Năm ngoái tăng trưởng kinh tế chỉ có 5,3% trong khi điện xài đến 12,5%, tức là điện hơn gấp đôi tăng trưởng. Tại sao trong cùng một đất nước mà điện năng ở TP Hồ Chí Minh chỉ tăng 7%/năm, tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực, trong khi Hà Nội lại tăng đến 17%/năm, Quảng Ninh 21%?
Thông thường khi các nhà quy hoạch xây dựng lộ trình phát triển điện phải căn cứ để GDP tăng thêm 1% điện phải tăng thêm bao nhiêu %, con số này được gọi là hệ số đàn hồi (HSĐH). Chính hệ số này nói lên hiệu quả sử dụng điện của nền kinh tế. Nó càng bé, nền kinh tế càng hiệu quả, đất nước càng hiện đại.
Khát điện như Trung Quốc mà họ cũng thấy rằng HSĐH suýt soát 1 là quá lãng phí. Nhận ra mối nguy, trong kế hoạch 2006-2010 họ kiên quyết giảm tốc độ tăng trưởng điện xuống trong khi vẫn bảo đảm tăng trưởng kinh tế mạnh.
Riêng trong hai năm 2008-2009, lượng điện thương phẩm của Trung Quốc chỉ tăng 6%/năm trong khi GDP tăng gần 10%/năm. Hai con số này ngược hẳn với ta: GDP tăng chưa đầy 6%/năm nhưng điện lại tăng đến 13%/năm.
Việt Nam cần xác định đúng thủ phạm gây lãng phí điện năng và có biện pháp xử lý. Năm 2010 và 2011, khi kinh tế suy thoái, nhiều doanh nghiệp phá sản khiến cho tiêu thụ điện giảm hẳn, hệ số đàn hồi điện/GDP giảm xuống còn 1,8 (2010) và 1,6 (2011). Điều này chứng tỏ thủ phạm chính gây lãng phí điện năng nằm trong khối sản xuất, xây dựng, chứ không phải trong khối hộ gia đình.
Vậy làm thế nào để xử lý tình trạng lãng phí điện như trên? Theo tôi, phải áp tiêu chí tiêu thụ điện năng vào trách nhiệm của lãnh đạo các tỉnh và công khai hóa cho mọi người đều biết. Tiêu thụ điện năng phải được xem như tiêu chí ưu tiên khi xét duyệt các dự án đầu tư trong và ngoài nước.
Những công nghệ lạc hậu tiêu tốn điện năng phải tìm cách loại bỏ dần v.v... Ai vi phạm trong khâu xét duyệt dự án sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Nói như vậy không phải là để tháo lui ĐHN, bây giờ chúng ta đang trong tình thế buộc phải đi tới. Thế nhưng phải đi tới cho đúng, bước được đến đâu đi đến đó chứ không phải nhảy cóc rồi ngã nhào. 
Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư về cuộc trao đổi!
*
GS. Trần Đại Phúc: Báo động đỏ nhân lực Điện hạt nhân VN
Bích Ngọc (Đất Việt) - "Nên nhớ rằng bất kì một sự thiếu hiểu biết nào cũng có thể dẫn đến một sự xử lý sai trong quá trình vận hành nhà máy ĐHN. Trong khi mọi công nghệ điện hạt nhân đều có tỷ lệ rủi ro. Do vậy khâu đào tạo con người đang là báo động đỏ khi làm điện hạt nhân ở Việt Nam. Trong khi những tiêu chí và những văn hóa cần thiết Việt Nam với tình thế hiện nay khó có thể đáp ứng được".
Giáo sư Trần Đại Phúc, người đã có thâm niên hơn 40 làm việc trong lĩnh vực công nghệ hạt nhân tại nhiều quốc gia tiên tiến như Pháp, Mỹ, Bỉ…, một thành viên trong Tổ tư vấn Việt - Pháp của Dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) tại Ninh Thuận và đang dành nhiều tâm huyết cho công tác đào tạo nhân lực hạt nhân cho Việt Nam đã chia sẻ với Đất Việt những lo lắng này.
Quyết định không dễ dàng với Nhật Bản
PV: - Thưa ông, vào sáng 16/9 Nhật Bản đã chính thức đưa ra thông tin dừng lò phản ứng điện hạt nhân cuối cùng tại Ohi và không đưa ra khung thời gian có thể tái khởi động, dù điện hạt nhân chiếm 30% nguồn cung năng lượng của đất nước này. Theo ông, đây có phải là quyết định dễ dàng với Nhật Bản? Và tại sao lãnh đạo nước này phải đưa ra quyết định như vậy?
Giáo sư Trần Đại Phúc: - Nhà máy ĐHN OHI (miền Tây Nhật Bản) gồm có 4 tổ máy, thiết kế bởi Westinghouse và MHI (Mitsubishi Heavy Industry) là loại lò phản ứng hạt nhân (LPUHN) với nước làm mát dưới áp (PWR).
Sau thảm họa Fukushima, những LPUHN này đã ngừng hoạt động và vào tháng 6/2012 nhà máy vận hành Kepco đã được phép khởi động lại bởi các cơ quan địa phương và cựu Thủ tướng Yoshihiko Noda.
Vào ngày 15/09/2013, Kepco (Kensai Electric Power) ngưng hoạt động động LPUHN số 4, để bảo dưỡng theo kế hoạch dự trù và không đưa ra khung thời gian có thể tái khởi động. Sau khi ngưng LPUHN số 4 này, kể từ ngày 16/09/2013 Nhật Bản hoàn toàn không có nguồn năng lượng ĐHN nữa.
Theo tôi, đây là một quyết định không dễ dàng đối với Nhật Bản. Hiện tại chúng ta chưa có thông tin về phía Kepco đối với tình trạng của LPUHN này sau hơn một năm được phép hoạt động trở lại.
Hiện tại tất cả các LPUHN ở Nhật Bản đang được nâng cấp để đáp ứng với những tiêu chí an toàn mới liên quan đến những sự cố gây ra bởi những thiên tai và hành động khủng bố.
Nhiều hệ số an toàn đang được thẩm định bởi cơ quan pháp quy độc lập. Dù rằng cơ quan này có thể gia tăng thời gian ấn hành để nâng cấp hoặc sửa chữa. Cơ quan này không có thẩm quyền cấp phép khởi động lại các LPUHN, mà chỉ đưa ra những kết quả đánh giá về mặt an toàn.
Chính phủ hiện tại của Thủ tướng Shinzo Abe thì có xu hướng cho khởi động lại những LPUHN nhưng với điều kiện phải đáp ứng các tiêu chí an toàn mới được đặt ra sau thảm họa Fukushima.

Nếu tính toán lại nhu cầu điện năng thực tế, có thể Việt Nam sẽ không cần cầu viện tới ĐHN 
PV: - Trong vài năm gần đây, các nước châu Âu như Anh, Pháp, Đức cũng đang thể hiện xu hướng từ bỏ năng lượng hạt nhân. Quyết định của Nhật Bản sẽ góp phần thúc đẩy xu hướng này như thế nào? Ông đánh giá như thế nào về cơ hội phát triển của các loại năng lượng sạch, thân thiện với môi trường trong cơn thoái trào của điện hạt nhân này?
Giáo sư Trần Đại Phúc: - Sau thảm họa Fukushima, một vài nước Âu-Châu như Đức, Bỉ, Thụy Sĩ đã dự trù bỏ ĐHN sau thập niên 2025. Hiện tại quyết định của nhật Bản chưa rõ ràng sẽ không góp phần thúc đẩy xu hướng này.
Dù rằng thân thiện với môi trường, những loại năng lượng sạch như điện gió, điện mặt trời…chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Đối với các nước đã thực hiện và sử dụng những công nghệ này đã thấy rằng về mặt kỹ thuật, hiệu quả, bảo dưỡng và lệ thuộc vào những điều kiện thiên nhiên và nhất là hiệu suất rất thấp. Lại đòi hỏi một diện tích xây dựng rất lớn (đối với năng lượng mặt trời).
Do vậy các nguồn năng lượng này chỉ được coi là những nguồn năng lượng hỗ trợ và thích hợp cho những vùng với mật độ dân cư thấp, không có các cơ sở công nghiệp nặng. Năng lượng này luôn luôn cần có một năng lượng phụ trợ.
Đào tạo mang tính chất 'chia phần'
PV: – Thực tế, nhiều nước cũng đang giải bài toán thiếu năng lượng bằng cách đầu tư phát triển năng lượng sạch. Tại Việt Nam, bất chấp nhiều cảnh báo, điện hạt nhân vẫn được coi như là lời giải cho việc thiếu năng lượng trong 20 năm tới. Đến thời điểm này, theo ông đánh giá, Việt Nam đã làm được những gì và còn thiếu những gì để có thể phát triển điện hạt nhân một cách an toàn? Nhìn vào xu hướng thế giới như vậy, Việt Nam nên có những điều chỉnh như thế nào về phát triển điện hạt nhân để không tụt hậu, trở thành nước ôm “mối nguy” của thế giới?
Giáo sư Trần Đại Phúc: - Từ đây đến thập niên 2050, chưa có năng lượng nào có thể thay thế năng lượng hạt nhân. Năng lượng tái tạo hoặc năng lượng gió mặt trời… vẫn còn nhiều khuyết điểm so với một vài ưu điểm mà nó đem lại.
Tôi có thể nêu một vài khuyết điểm của chúng như : Năng lượng gió không ổn định, phụ thuộc thời tiết, ồn ào, công suất thấp; có thể xảy ra sự cố gẫy cánh quạt (35-45 vòng/phút)…
Còn với năng lượng mặt trời cũng lệ thuộc về khí tượng; công suất thấp, chiếm diện tích lớn; tuổi thọ các bảng hấp thụ ánh sáng mặt trời dưới 25 năm; giá thành xây dựng cao; cần hệ thống tích trữ năng lượng với chi phí cao…
Với những lý do trên, đối với địa lý và khí hậu của Việt Nam, những công nghệ này sẽ không mang lại một nguồn năng lượng ổn định để cung cấp cho các vùng nhiều cơ sở công nghiệp nặng.
Hiện tại chương trình ĐHN đã hợp tác với các đối tác như Liên bang Nga và Nhật Bản (đang còn trong giai đoạn lựa chọn công nghệ).
Mọi công nghệ đều có tỷ lệ rủi ro. Nguồn năng lượng hạt nhân mà Chính phủ hiện đang triển khai sẽ đem lại nguồn năng lượng tương lai (vào thập niên 2020) một nguồn năng lượng ổn định.
Để đảm bảo nguồn năng lượng này một cách an toàn, theo tôi Việt Nam phải có một chương trình đào tạo nhân lực một cách bài bản và với một thời gian dài liên tục 3,4 hoặc 5 năm chứ không như hiện tại chỉ gửi các cán bộ đi học tập ở nước ngoài trong 2, 3 tuần hoặc 2, 3 tháng.
Một chuyên viên vận hành lò phản ứng hạt nhân ở các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… được đào tạo liên tục trong môi trường chuyên ngành 5 hoặc 6 năm, chưa kể các kỹ sư an toàn phải ít nhất 6 đến 10 năm.
Nguồn nhân lực cho ĐHN của nước ta hiện nay đang trong tình trạng báo động đỏ, ít về số lượng và kém về chất lượng. Điều đó yêu cầu chúng ta là phải tích cực và chủ động trong công tác đào tạo với một tư duy nghiêm túc nhất. Có thể thấy cách thức tổ chức đào tạo đại học về ĐHN hiện nay cần được xem xét lại một cách cơ bản, vì nó mang tính chất “chia phần“.
Hiện nay Việt Nam có 5 trường đại học và 1 trung tâm được tham gia đào tạo chuyên ngành ĐHN, nhưng số lượng cán bộ giảng dạy của cả 5 trường này hết sức khiêm tốn và hầu hết không thuộc chuyên ngành công nghệ ĐHN. Bên cạnh sự yếu kém về chuyên môn là sự yếu kém về cơ sở vật chất thí nghiệm và thực tập cho sinh viên.
Nguồn nhân lực chất lượng kém không những chỉ gây lãng phí về nhân lực, tài lực của đất nước mà còn có thể gây ra tác hại không lường trước đối với ĐHN, vì ta nên nhớ rằng bất kì một sự thiếu hiểu biết nào cũng có thể dẫn đến một sự xử lý sai trong quá trình vận hành nhà máy ĐHN.

Mọi công tác chuẩn bị cho ĐHN Ninh Thuận đang được 
rốt ráo chuẩn bị nhưng 'nhớ rằng bất kì một sự thiếu hiểu biết 
nào cũng có thể dẫn đến một sự xử lý sai trong 
quá trình vận hành nhà máy ĐHN' - GS Trần Đại Phúc 
Luật năng lượng nguyên tử Việt Nam sau một thời gian áp dụng đã bộc lộ một số điều bất cập, vì vậy đang được chuẩn bị các điều chỉnh và bổ sung cần thiết để trình Quốc hội xem xét và phê duyệt.
Ví dụ, tại Việt Nam, Cục an toàn bức xạ hạt nhân hiện theo Luật Năng lượng nguyên tử thì Cục này là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoặc cho phép các hoạt động liên quan đến bức xạ và năng lượng hạt nhân.
Tuy nhiên Cục này lại đang trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ - là cơ quan chủ quản một số tổ chức nghiên cứu triển khai các hoạt động trong lĩnh vực nói trên (Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ bức xạ TP.HCM….).
Như vậy không đảm bảo tính độc lập của các phán quyết của cục An toàn bức xạ hạt nhân như thông lệ quốc tế. Cơ quan này trên thế giới thường tồn tại độc lập, hoạt động theo luật định, thậm chí không trực thuộc Chính phủ.
Có thể Việt Nam không cần cầu viện tới ĐHN
PV: – Một chuyên gia về năng lượng đã tính toán, nếu Việt Nam thay đổi nền kinh tế tiêu thụ năng lượng vô lối, không hiệu quả như hiện nay, rồi tính toán lại nhu cầu điện năng thực tế, có thể Việt Nam sẽ không cần viện tới điện hạt nhân. Ông nghĩ như thế nào về thông tin này? Liệu có nên coi đây là một gợi ý đáng cân nhắc để giải bài toán năng lượng ở Việt Nam mà không phải bằng mọi giá phát triển điện hạt nhân dù hoàn cảnh thực tế chưa phù hợp? 

Hiện vấn đề phát triển điện hạt nhân đang được rốt ráo chuẩn bị tại Việt Nam trong khi nhiều cảnh báo của các nhà chuyên môn cho rằng hiện chúng ta đang còn thiếu rất nhiều cả về nhân lực, vật lực… cũng như ý thức nghiêm túc tuân thủ an toàn lao động. Ông nghĩ Việt Nam có thể học hỏi được gì từ câu chuyện của Nhật Bản?
Giáo sư Trần Đại Phúc: - Với dự án năng lượng ĐHN dự trù theo Chính phủ hiện nay với 10 tổ máy, trong thập niên 2030 mang năng lượng ĐHN sẽ góp vào khoảng 10-12% của tổng số điện quốc gia.
Dường như những phương pháp tránh nóng, lạnh khuyến khích tiết kiệm năng lượng của các thiết bị điện tử, nội thất… không hiệu quả như hiện nay. Đúng như theo chuyên gia nói trên, nếu Việt Nam thay đổi nền kinh tế tiêu thụ năng lượng vô lối (đường dây leo lung tung, từng chùm ở các đường phố; không có tiêu chuẩn xây cất nhà… ), nếu tính toán lại nhu cầu điện năng thực tế, có thể Việt Nam sẽ không cần cầu viện tới ĐHN.
Cũng như tôi đã nêu trên, để đảm bảo sự vận hành an toàn của những LPUHN, nguồn nhân lực liên quan đến công nghệ ĐHN phải được đào tạo một cách bài bản trong mọi chuyên ngành với văn hóa trách nhiệm chuyên ngành cá nhân và tập thể, đảm bảo chất lượng và tuân thủ một cách triệt để những tiêu chí kỹ thuật vận hành và bảo dưỡng.
Các yếu tố sau đây có tính chất quyết định đến việc đảm bảo an toàn cho ĐHN
1- Hệ thống luật pháp hoàn chỉnh và mang tính khả thi cao nhất .
2- Cơ quan giám sát có tính chuyên nghiệp cao và nhiều kinh nghiệm .
3- Nguồn nhân lực đủ về số lượng và cao về chất lượng .
4- Nhà máy ĐHN được thiết kế và xây dựng theo các tiêu chuẩn an toàn cao nhất hiện nay, đặc biệt là sau sự cố Fukushima.
Từ đây đến năm 2025, Việt Nam phải có ít nhất 2000 chuyên viên trong mỗi chuyên ngành để có thể hỗ trợ một cách an toàn cho Đề án nhà máy ĐHN Ninh Thuận.
Theo tôi những tiêu chí và những văn hóa nêu trên, Việt Nam với tình thế hiện nay khó có thể đáp ứng được.
Bài học lớn nhất rút ra từ 3 thảm họa hạt nhân điển hình thế giới (Three Mile Island, Hoa Kỳ, 1979; Chernobyl, Ukraina, 1986 và Fukushima, Nhật Bản, 2011) đều cho thấy diễn biến và những bất cập gây ra các tai nạn đó một phần lớn là do con người và các cơ quan liên quan, do thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu văn hóa an toàn và thiếu văn hóa trách nhiệm của cá nhân và tập thể trong quá trình vận hành nhà máy ĐHN ở tình trạng bình thường cũng như khi có sự cố.
Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư!
Bích Ngọc (Thực hiện)

Copy từ: Dân Làm Báo


...................

Chúng ta không được quên các quyền tự do của các công dân Việt Nam


Đối tác Pháp – Việt Nam: Chúng ta không được quên các quyền tự do của các công dân Việt Nam

Le Monde.fr ngày 24.09.2013 

Phạm Toàn dịch 
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ đến Paris ngày 24 tháng 9 này để thăm chính thức Pháp. Ông ta được chính phủ Pháp mời, trong bối cảnh muốn có quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam nhân năm 2013-2014 được gọi là “năm Pháp-Việt” kỷ niệm năm thứ 40 thiết lập quan hệ ngoại giao đôi bên. Ngoài những mối liên hệ lịch sử, kinh tế và tình cảm giữa hai nước, cuộc hôn phối này nhang nhác giống cuộc hôn phối của Người đẹp và Quái vật, cuộc hôn phối của “Tổ quốc các quyền con người” với kẻ đào hố chôn các quyền tự do.

Thực vậy cuộc viếng thăm này diễn ra khi Việt Nam dù đang sẵn sàng tham gia Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc năm tới đây song vẫn tăng cường đàn áp chống các blogger và những người bất đồng trên mạng internet, những người tích cực hoạt động vì dân chủ, những người bảo vệ các quyền con người và những nhà bất đồng về chính trị và những nhà bất đồng về tôn giáo. Chế độ chính trị của Việt Nam khốn khổ vì căn bênh tâm thần phân liệt này kể từ khi nó mở cửa “Đổi Mới” kinh tế, chính sách cải cách kinh tế tung ra năm 1986: họ cần phải làm vừa lòng cộng đồng quốc tế gắn bó với các quyền con người (nhằm thu hút tư bản và các loại viện trợ) đồng thời vẫn đàn áp dân chúng (để không mất quyền lực).

31 TRIỆU NGƯỜI DÙNG MẠNG
Tự do diễn đạt trên Internet là điều chế độ này ghét thậm tệ. Hà Nội vừa mới ký nghị định 72/2013/ND-CP có hiệu lực ngày 1 tháng 9, xử phạt có hệ thống những ai lên tiếng nhân danh quyền tự do đó. Thực ra thì Việt Nam đã từng dựa rất nhiều vào hệ thống Web để phát triển kinh tế, đến độ là chỉ trong vài ba năm mà trở thành một trong những nước dùng mạng internet nhiều nhất Đông Nam Á. Kết quả là từ năm 2000, số người Việt Nam dùng mạng đã nhân gấp 15 lần, đạt con số 31 triệu người, hoặc một phần ba dân số. Nếu trước đây chỉ vào các quán cà phê có nối mạng thì mới vào mạng được, giờ đây, internet đã xâm nhập vào các gia đình, đặc biệt là thông qua điện thoại di động (130 triệu máy với dân số 90 triệu người).
Bước nhảy Internet kinh hoàng đó đã thức tỉnh cơn khát của người dân về thông tin, về trao đổi ý kiến, và về sự tham gia vào công việc của đất nước. Các blog lớn và nhỏ đã nở rộ tới nhiều triệu địa chỉ và thế là đủ để bất cần đến những thông tin manh mún của nền báo chí chính thống hoạt động theo mệnh lệnh, từ đó làm bớt đi sự bất động của các tổ chức Nhà nước và các tổ chức khác nằm dưới quyền một đảng duy nhất. Một manh nha của nền báo chí tự do đã khai sinh cùng các blog này. Những blog tiêu biểu nhất hẳn phải là Bauxite VN và Dân Làm Báo (“người công dân đứng ra làm báo”).
Song song với điều đó, người dân đã có thể động viên nhau tham gia vào những vấn đề họ đang quan tâm. Có vấn đề người nông dân bị trục xuất ra khỏi đất đai của mình, tệ tham nhũng trong cán bộ, những nguy cơ bị Tàu khai thác bôxit trên Cao nguyên (Trung bộ). Cũng có cả chuyện người dân bất bình trước sự yếu kém của chính phủ trong các tranh chấp với Trung Hoa về các đảo trên Biển Đông. Giữa tháng Sáu và tháng Tám năm 2011, nhờ vào hệ thống tin nhắn và Facebook, các cuộc biểu tình đã được tổ chức vào các ngày Chủ nhật tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để phản đối chính phủ và nước Tàu. Các cuộc biểu tình này đều bị đàn áp.

QUẤY RỐI VÀ BẠO HÀNH
Là một nước ở Đông Nam Á nằm trong số những nước vào mạng Internet nhiều nhất, và là một trong những nước vi phạm tồi tệ nhất quyền tự do ngôn luận của người dân. Ngay từ ban đầu, Việt Nam đã nhìn thấy ở Internet một mối đe dọa, nên nó đã tiến hành công việc ngăn chặn những “hệ quả tiêu cực” của Internet, nghĩa là ngăn chặn cái quyền tự do mà Internet có thể làm cho người dân tiêm nhiễm. “Với sự bùng nổ của Internet, quyền tự do ngôn luận và quyền tự do báo chí trở thành một vấn đề toàn cầu” ta có thể đọc được điều viết như thế rất gần đây trên báo chí chính thống.
Tuy vậy, sự bùng nổ của tiếng nói trên Internet đã khiến nhà cầm quyền Việt Nam hết cách chống chọi, họ phải dùng nhiều cách để đàn áp các chủ blog và những nhà bất đồng chính kiến trên mạng: những cuộc quấy rối, công an thuê bọn lưu manh côn đồ đàn áp, bắt đi nằm bệnh viện tâm thần, bạo hành của cảnh sát kể cả xâm phạm bằng tính dục, bắt bớ và giam cầm không cần xét xử. Và cả những vụ án bất công với những bản án có sẵn tuyên án tù nhiều năm.
Trên thực tế, Việt Nam đang phạm vào cuộc đàn áp tồi tệ nhất chống lại những nhà hoạt động vì dân chủ và chống lại các blogger. Riêng năm 2013 này, 49 nhà bất đồng chính kiến đã bị đưa vào tù! Một cách trâng tráo, chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng đem che phủ lên toàn bộ tình hình đó bằng lớp sơn quang dầu gọi là tính pháp lý với cả một rừng những đạo luật gian xảo mà nghị định 72 chỉ là một thí dụ cuối cùng.

“AN NINH QUỐC GIA”, MỘT KHÁI NIỆM ĐỂ NHÉT ĐỦ THỨ VÀO
Việt Nam đã áp đặt và kiểm soát chặt chẽ những người sử dụng Internet qua những chủ quán café-Internet cũng như lắp đặt các thiết bị gián điệp ngay trên các máy tính trong quán. Việt Nam đã lập ra ngạch Cảnh sát mạng để xua đi những “thông tin cấm”. Việt Nam đã áp đặt trách nhiệm hình sự cho các người dùng Internet không chỉ về những gì họ làm trên trang Web mà cả về những thông điệp họ nhận được nữa. Song song với chuyện đó, chế độ cai trị Việt Nam đã tiến hành dùng thiết bị gián điệp để mở các cuộc tiến công vào các trang mạng đối lập ở nước ngoài và làm gây nhiễm virus cho hàng nghìn máy. Họ lập ra những đối thủ cạnh tranh ở địa phương của Facebook hoặc Twitter để kiểm soát những người vào mạng, bắt họ phải khai báo vào đâu nhân thân thực của mình để có thể đăng nhập.
Còn về nghị định 72, văn bản này cấm la liệt vô số điều đến độ là không ai biết mình có quyền được làm gì nữa. Nghị định này bắt các nhà cung cấp dịch vụ Internet ở nước ngoài phải cung cấp thông tin về người dùng tại Việt Nam. Nó cũng cấm những người vào mạng không được nói đến thời sự trên các trang blog, các trang mạng cá nhân hoặc các mạng xã hội. Nó chỉ cho phép dùng các thông tin “cá nhân” thôi. Chế độ cai trị ở Việt Nam giải thích một cách “dễ nghe” rằng đó là nhằm bảo vệ quyền tác giả…
Bên cạnh mọi biện pháp chuyên biệt đó, Việt Nam còn có một kho những văn bản chống lại việc tự do bộc lộ những quyền chung của con người. Trước hết, đó là những điều trong Luật hình sự đối với khái niệm “an ninh quốc gia” trong đó nhét đủ thứ tội vào, là điều Liên Hợp Quốc đã vạch trần từ lâu rồi nhưng không có hiệu quả.

NHỮNG NHÀ BÁO QUÁ TÒ MÒ BỊ BẮT GIAM
Những ai liên hệ với nước ngoài đều có thể bị truy tố vì tội “gián điệp” (điều 80 bộ Luật hình sự). Điều 88 về tội “tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa” với khung án từ 3 đến 20 năm tù cũng được dùng hết sức rộng rãi để đàn áp lại một điều phê phán dù chỉ bé tí xíu. Một trong những điều luật cực kỳ Kafka là điều 258 xử việc “lợi dụng quyền tự do dân chủ để làm phương hại các quyền lợi của Nhà nước” có khung án tù tới 7 năm.
Tất cả các văn bản luật đó tạo ra một không khí khủng bố và dẫn con người đến chỗ tự kiểm duyệt, là hình thức kiểm duyệt khủng khiếp nhất. Các nhà báo phải bồi thường quyền lợi những nhân vật bị họ nêu trong các bài báo họ đăng. Các nhà báo quá tò mò đều bị bắt giữ, như Võ Thanh Tùng và các cộng sự vào tháng Tám năm ngoái, hoặc như Nguyễn Văn Khương, bị bắt hồi năm 2012.  Tất cả họ đều viết về nạn hối lộ của cảnh sát và đều bị truy tố vì tội… nhận hối lộ.
Sự đàn áp chống lại tự do ngôn luận và tự do báo chí chỉ là cái mỏm nhìn thấy được của tảng băng chìm. Trên thực tế, toàn bộ xã hội Việt Nam đều bị đàn áp: có những người nông dân vô cớ bị đuổi ra khỏi đất đai của họ, có những người dân tộc thiểu số (miền núi, H’mong, Khmer krom, v.v.) và những tôn giáo “không được công nhận” (đạo Phật, đạo Ki tô, Cao đài, Phật giáo Hòa hảo và những người theo đạo Tin lành) họ liên tục bị quấy rối, bị hành hung, bị bắt bớ và giam cầm vô cớ. Từ năm 2003, Thích Quảng Độ, người đã 86 tuổi đứng đầu Phật giáo Thống nhất của Việt Nam, bị bắt rồi giam tại một nhà chùa dùng làm nhà tù mà không rõ vì cớ gì. Nhưng về những chuyện đó, rất có thể sẽ không hề được nêu ra trong cuộc gặp sắp tới tại dinh Matignon (của Thủ tướng Pháp).

Copy từ: Bauxite Việt Nam


...................

Ý kiến của dân về đất Hồ Ba Giang của DCCT Hà Nội


VRNs (26.09.2013) – Hà Nội – Trong những ngày qua, DCCT Hà Nội – GX Thái Hà đã tổ chức lấy ý kiến của dân về việc nhà nước đơn phương quy hoạch khu đất Hồ Ba Giang, thuộc sở hữu và quyền sử dụng của DCCT Việt Nam.
Sau đây, chúng tôi xin gởi đến quý độc giả một vài ý kiến trong số hàng ngàn ý kiến của người dân về việc quy hoạch Hồ Ba Giang.-
Dom Tú, VRNs
11
10
08
07
06
05
04
03
02

01






Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế 


...................

Côn an lại trấn áp, hành hung, bắt người, thả người tùy tiện và không lý do


Đòi người trước đồn Công an
CTV Danlambao - Vào lúc 6 giờ tối ngày 25/9/2013, một số blogger và bạn bè gồm gia đình blogger Nguyễn Tường Thụy, bà Dương Thị Tân, mẹ con chị Nguyễn Thị Nhung và Nguyễn Phương Uyên, anh Lê Quốc Quyết và blogger Phạm Bá Hải đang ăn tối tại nhà blogger Nguyễn Tường Thụy - gần nhà máy phân lân Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội. Chừng 30 phút sau, khoảng 30 công an sắc phục và thường phục xông vào nhà và bắt đi tất cả mọi người, lấy đi 1 chiếc máy ảnh của blogger Nguyễn Tường Thụy, 1 điện thoại của con gái anh Thụy.

Blogger Nguyễn Tường Thụy cũng là người vừa mới cùng với các blogger Mẹ Nấm, Anh Chí, Châu Văn Thi đại diện cho Mạng lưới Blogger Việt Nam trao Tuyên bố 258 cho Phái đoàn EU tại Hà Nội.

Khoảng chừng một tiếng sau khi bắt người trái phép, không lý do, công an thả 3 phụ nữ: bà Dương Thị Tân, vợ và con gái blogger Nguyễn Tường Thụy. Được biết trong khi lôi kéo chị Dương Thị Tân đến đồn, CA đã bẻ tay lấy đi một số đồ đạc của chị; kéo vợ của anh Thụy khiến cánh tay chị bị chảy máu và đập vỡ điện thoại của chị. Tại đồn, CA vẫn không trình bày lý do bắt người nhưng lại bắt bắt 3 người viết bản tường trình. Dĩ nhiên cả chị Dương Thị Tân lẫn vợ và con gái anh Nguyễn Tường Thụy đã không đồng ý vì không hiểu tại sao đang ăn tối với bạn bè lại bị bắt đến đồn CA một cách vô cớ.

Cũng vào 7 giờ tối cùng ngày, tuy trời mưa tầm tã nhưng hơn 30 người bạn của những người bị bắt đã gấp rút tới nhà blogger Nguyễn Tường Thụy. Lúc đó, có chừng hơn 20 công an bao vây nhà, không cho phép ai vào bên trong nhà. Khi yêu cầu công an tránh ra để vào trong nhà, và sau một hồi cự cãi, blogger Trương Văn Dũng bị bắt và đưa đi đâu không rõ.

Chừng 7giờ 30, bạn bè liền tới đồn công an huyện Thanh Trì, Liên Ninh, Hà Nội yêu cầu trả người và phản đối hành vi bắt người trái phép của công an. Tuy nhiên đồn công an thấy có người đến lập tức khóa cổng sắt lại.



Đòi người trước đồn côn an

Lúc 9 giờ, một đám côn đồ (béo như lợn, xâm trổ đầy mình) ập đến gây sự với bạn bè của những người bị bắt đang đi hỏi thăm tin tức ngay trước đồn công an. Trong đồn Lê Quốc Quyết bị đánh sưng mặt, cướp mất điện thoại, Trương Dũng bị xé rách áo.

Anh Lê Quốc Quyết

Vào khoảng 11giờ đêm, côn an đã phải thả tất cả mọi người. Vẫn theo cung cách trấn áp, hành hung, bắt người tuỳ tiện, không lý do và trái phép. Riêng mẹ con chị Nguyễn Thị Nhung và Nguyễn Phương Uyên đã bị đưa ra sân bay Nội Bài ngay sau khi bị bắt.

Theo dự kiến, côn an Hà Nội định áp giải mẹ con chị Nhung và Phương Uyên về trên chuyến bay lúc 11 giờ 30 đêm nay. Tuy nhiên, vì bị lôi kéo xô đẩy và trấn áp, khi ra đến sân bay thì chị Nhung đã ngất xỉu. Vì thế họ đã không thể bắt mẹ con chị về ngay được.

Lúc nửa khuya, có một số anh em đang trên sân bay Nội Bài nhưng không gặp được mẹ con Phương Uyên. Họ vẫn trong phòng đợi dưới sự kiểm soát của côn an

Vào lúc 2 giờ 30 sáng ngày 26/9/2013 tình hình từ sân bay Nội Bài như sau:

- Trong lúc bị bắt giữ, chị Dương Thị Tân đã bị tách riêng ra làm việc.

- Chị Nguyễn Thị Nhung sau khi ngất xỉu đã hồi tỉnh. Tuy nhiên, côn an vẫn canh giữ và bỏ đói 2 mẹ con, không cho đi đâu ăn uống. Mọi người vừa gửi một ít thức ăn vào cho 2 mẹ con.

- Hai mẹ con phải đành tựa lưng vào nhau ngủ khi chúng không cho mẹ con ra ngoài. Có lúc Phương Uyên có chạy ra liền bị 5 côn an xông vào lôi kéo rất dữ dội.

- Côn an đang tăng cường một lực lượng rất đông đảo. Không biết bọn chúng có âm mưu gì.

CTV Danlambao tiếp tục theo dõi tình hình và mong mọi người quan tâm và tiếp tay thông tin
Copy từ: Thanh Niên Công Giáo


...................