CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

7g30 ngày 08/01/2013 xét xử các thanh niên Công giáo và Tin Lành tại tòa án tỉnh Nghệ An

7g30 ngày 08/01/2013 xét xử các thanh niên Công giáo và Tin Lành tại tòa án tỉnh Nghệ An


VRNs (07.01.2013) - Ngày 17/12/2012 thẩm phán Trần Ngọc Sơn của tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định 164/2012/HSST-QĐXX (Quyết định 164) đưa vụ án ra xét xử tại tòa án tỉnh Nghệ An, địa chỉ: 105A Nguyễn Thị Minh Khai, TP. Vinh (Điện thoại: 038. 3844173).
Nội dung Quyết định này là đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với 14 bị cáo:
1. Hồ Đức Hòa
2. Đặng Xuân Diệu
3. Lê Văn Sơn
4. Nguyễn Đặng Minh Mẫn
5. Nguyễn Đình Cương
6. Đặng Ngọc Minh
7. Nguyễn Văn Duyệt
8. Nguyễn Văn Oai
9. Nông Hùng Anh
10. Nguyễn Xuân Anh
11. Hồ Văn Oanh
12. Thái Văn Dung
13. Trần Minh Nhật
14. Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc
Trong số 14 anh chị em này có 11 thanh niên Công giáo mà 9 người thuộc giáo phận Vinh. Đặc biệt có 3 người trong một gia đình: bà Đặng Ngọc Minh là mẹ và hai con Nguyễn Đặng Minh Mẫn (em gái) và Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc (anh trai).
Quyết định 164 cho biết 4 người đầu danh sách bị VKS nhân dân tối cao truy tố theo khoản 1 Điều 79 BLHS là “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. 10 người còn lại bị truy tố theo khoản 2 Điều 79 này.
Quyết định 164 cũng nói rõ: phiên tòa sẽ diễn ra lúc 07 giờ 30 phút, ngày 08 tháng 01 năm 2013 tại trụ sở tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An và “Vụ án được xét xử công khai”.
Những người tiến hành tố tụng là:
- Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa: ông Trần Ngọc Sơn
- Thẩm phán Vi Văn Chắt
- Thẩm phán dự khuyết: ông Trần Nhật Lam và ông Nguyễn Giang Nam
- Hội thẩm nhân dân: các ông Trần Huy Lợi, Ngô Xuân Thanh và Trần Quang Hòa
- Hội thẩm nhân dân dự khuyết: ông Trần Đình Đường, ông Phạm Bá Xanh và bà Nguyễn Thị Kim Liên
- Thư ký ghi biên bản: các ông Vương Thanh Minh và Lý Văn Dương
- Kiểm sát viên: các ông Tăng Ngọc Tuấn và Nguyễn Văn Tiến
- Kiểm sát viên dự khuyết: ông Nguyễn Duy Việt
Những người tham gia tố tụng: ngoài 14 người trong danh sách trên còn có 4 luật sư bào chữa chính thức:
- Ls Trần Thu Nam (VPLS Tín Việt & Cộng sự-Hà Nội): bào chữa cho Hồ Đức Hòa, Nguyễn Văn Duyệt, Thái Văn Dung, Nguyễn Văn Oai và Nguyễn Xuân Anh
- Ls Nguyễn Thị Huệ (VPLS Tín Việt & Cộng sự-Hà Nội): bào chữa cho Lê Văn Sơn
- Ls Đào Anh Dũng (VPLS Tín Việt & Cộng sự-Hà Nội): bào chữa cho Đặng Xuân Diệu và Nguyễn Văn Duyệt
- Ls Hà Huy Sơn (Công ty TNHH luật Hà Sơn-Hà Nội): bào chữa cho Nguyễn Đình Cương, Hồ Văn Oanh và Trần Minh Nhật
Theo Quyết định 164 tòa án cử (bắt buộc) một số luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Nghệ An để bào chữa cho 4 người bị truy tố theo khoản 1.
Trên thực tế, Đặng Xuân Diệu và Trần Minh Nhật đã từ chối luật sư bào chữa vì khẳng định mình vô tội và tự bào chữa trước phiên xử ngày mai. Ngoài ra, luật sư Vương Thị Thanh đã được thay thế cho ls Đào Anh Dũng.

Theo bản cáo trạng số 09/VKSTC-V2 ngày 18/09/2012 của VKS tối cao dài 19 trang A4 đánh máy, thì anh Hồ Đức Hòa là thành viên của đảng Việt Tân và lôi kéo, tổ chức cho những người khác đi theo. Hoạt động mà VKS tối cao truy tố 14 người trên là đã tham gia và hoạt động, đã được kết nạp vào đảng Việt Tân, và đã ra nước ngoài họp hay tham dự các khóa học về “đấu tranh bất bạo động” do Việt Tân tổ chức.
Gia đình của chị Nguyễn Đặng Minh Mẫn bị kết tội do “thường xuyên nghe đài VOA, BBC, Chân Trời mới và vào trang web của tổ chức ‘Việt Tân’” rồi sau đó tham gia vào đảng Việt Tân.
Paulus Lê Văn Sơn bị kết tội vì “đã viết, tàng trữ và phát tán nhiều tài liệu có nội dung chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam trên blog của mình” và giới thiệu người tham gia đảng Việt Tân.
Những cái tên được bản cáo trạng nhắc đến nhiều là Nguyễn Ngọc Đức và Nguyễn Thị Thanh Vân được cho là người cầm đầu, cốt cán của tổ chức Việt Tân. Khóa huấn luyện “Quang Trung 711″ do Việt Tân tổ chức tại Thái Lan từ ngày 25 đến 30/7/2011 cũng được nhắc đến nhiều và là nguyên nhân để những người tham gia bị kết tội vào Điều 79 BLHS.
Trang 6, bản cáo trạng viết: “Tại Cơ quan điều tra, ngoài Lê Văn Sơn từ chối khai báo, các bị can còn lại đều thừa nhận hành vi phạm tội của mình.”
Trong phần Kết luận, bản cáo trạng khẳng định: “Tổ chức “Việt Nam Canh tân cách mạng đảng” (gọi tắt là tổ chức “Việt Tân”) là tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài, hoạt động nhằm mục đích lật đổ chính quyền Nhà nước Việt Nam”.
Bốn người đứng đầu danh sách 14 người trên gồm Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu, Lê Văn Sơn và Nguyễn Đặng Minh Mẫn bị cho là “hoạt động đắc lực” và bị qui chụp vào khoản 1 với mức án rất nặng. Mười người còn lại bị truy tố là đồng phạm nên bị qui chụp vào khoản 1.
Được biết Điều 79 BLHS qui định: Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình;
2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
Có tin cho hay trong phiên tòa ngày mai nhà cầm quyền đưa quân đội về bao vây, ngăn cản không cho dân tham dự phiên tòa, mặc dù là phiên tòa công khai.

PV. VRNs




Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế

Giáo xứ Thái Hà thắp nến cầu nguyện cho Tu viện kín Camêlô bị Sở Y tế Hà Nội đập phá


VRNs (07.01.2013) – Hà Nội - Thánh lễ lúc 20g hôm nay (06/01/2013) nhằm lễ Hiển Linh, giáo xứ Thái Hà có buổi thắp nến cầu nguyện cho Tu viện kín Camêlô đang bị Sở Y tế Hà Nội phá dỡ để xây dựng Nhà điều trị Nội khoa.
Thánh lễ do cha Gioan Lưu Ngọc Quỳnh chủ tế, cha Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong giảng lễ. Đồng tế có quý cha trong Tu viện và có sự hiện diện của đông đảo anh chị em giáo dân.

Xin mời nghe audio bài giảng.
Dominic Tú



Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế

Quái chiêu 'chém gió' bán hàng đa cấp


Quái chiêu 'chém gió' bán hàng đa cấp

 

"Có 4 loại kẻ cắp: kẻ cắp tài sản, kẻ cắp tự do, kẻ cắp chính mình, kẻ cắp ước mơ. Trong đó, kẻ cắp ước mơ là kẻ cắp nguy hiểm nhất. Vì vậy đừng có chia sẻ chuyện này với ai nhé."
> Thạc sĩ bị người đẹp lừa kinh doanh đa cấp/Dính bẫy lừa đảo đa cấp vì dân trí thấp

Tôi xin được chia sẻ với mọi người về những thông tin, những chiêu trò nội bộ của nhóm người kinh doanh đa cấp về thực phẩm chức năng thường dùng để lôi kéo, lừa đảo những người lương thiện:
Đặc điểm chung là họ thường cổ xúy lẫn nhau để vẽ ra những hình tượng về những doanh nhân thành đạt (tự xưng - dởm); những hình tượng bằng da bằng thịt ngay trước mắt mình. Mong mọi người tìm hiểu để tránh bị lôi kéo.
Cách đây khoảng 2 tháng, qua quen biết tình cờ tại quán cà phê, tôi có gặp một cô gái tên Yến, có nước da ngăm đen ở gần nhà thi đấu Hà Đông. Tôi đã bị Yến lôi kéo tham gia kinh doanh đa cấp về thực phẩm chức năng và đã biến tôi thành công cụ để đi lôi kéo bạn bè người thân của tôi. Mỗi buổi uống cà phê, Yến thường “đào tạo” tôi cách lôi kéo bạn bè với nội dung như sau:
Kể về chị Vân Anh: Tớ có biết một chị, chị ấy trước đây làm giám đốc bán hàng ở một ngân hàng lớn. Đã có 5 năm kinh nghiệm làm việc ở các ngân hàng khác nhau. Chị ấy rất giỏi, có tư duy của người thành đạt. Nên tớ rất khâm phục và kính trọng.
Hiện tại, đã từ bỏ vị trí giám đốc bán hàng, mở kinh doanh riêng. Chị ấy là người có rất nhiều ý tưởng kinh doanh hay. Để mở rộng sản xuất, đang cần tìm đối tác kinh doanh. Đang cần tìm người năng động như bạn.
Nếu bạn thực sự quan tâm thì mình giúp bạn gặp chị ấy. Nhưng, chị ấy là người làm việc rất khoa học và có kế hoạch, do đó cần phải có hẹn trước với chị ấy. Để mình hỏi chị ấy xem chị ấy có đồng ý gặp bạn hay không. Có gì mình sẽ liên lạc lại với bạn sau.
Kể về anh Hoàng Điệp: Trước đây anh ấy làm trưởng phòng công ty sản xuất ôtô của Nhật, người Thái Nguyên, rất giỏi và thành đạt, đã mua được nhà và xe, bất động sản. Tuy nhiên, cách đây hơn hai năm đã bỏ vị trí này, thu nhập khi đó là 2000 USD/tháng, để ra kinh doanh riêng. Giờ đây anh ấy đã là VIP 3 sao của tập đoàn.
Kể về anh Bằng: Trước đây anh ấy làm trưởng phòng chứng khoán của ngân hàng, cũng có 5 năm kinh nghiệm ở cách ngân hàng khác nhau. Vị trí cuối cùng mà anh ấy rời bỏ có mức thu nhập 1.500 USD/tháng. Nhưng không bằng lòng với những gì mình có, anh ấy đã quyết định ra ngoài mở kinh doanh riêng. Giờ đây anh ấy đã là VIP 2 sao của tập đoàn.
Kể về Yến (cũng là người đỡ đầu của tôi trong ma trận kinh doanh đa cấp): Bạn ấy rất trẻ nhưng cực kỳ giỏi. Trước đây, bạn ấy làm hai ngân hàng khác nhau. Ngân hàng cuối cùng mà bạn ấy làm là một ngân hàng lớn của Anh. Bạn được gặp bạn ấy, chắc chắn bạn được học hỏi rất nhiều điều.
Bạn ấy trẻ nhưng năng động, nhiệt tình, có tư duy của người thành đạt. Hiện tại đang ra ngoài mở doanh nghiệp riêng. Hiện tại, bạn ấy đang cần tìm đối tác kinh doanh, tìm những người tỷ mỷ, nhiệt tình, sáng tạo. Nếu bạn thật sự quan tâm, tôi sẽ giúp bạn gặp bạn ấy. Chắc chắn sẽ có cơ hội học hỏi từ những người trẻ như vậy. Biết đâu có cơ hội hợp tác kinh doanh thì sao?
Yến cũng “đào tạo” tôi cách trả lời các câu hỏi tình huống như sau:
Câu hỏi: Chị ấy làm kinh doanh cái gì?
Trả lời: Tớ không biết rõ, ví dụ làm công tác nhân sự, muốn nhờ cậu tìm đối tác cho công ty của họ. Thì họ cũng chỉ nói cần tìm những người năng động, nhiệt tình, sáng tạo, tháo vát. Còn chi tiết công việc như thế nào thì cần đến một quán cà phê nào đó trao đổi trực tiếp thì mới rõ được. Đúng không? Nếu thực sự quan tâm thì bạn đến gặp trực tiếp chị ấy, còn mình không rõ lắm.
Chính bạn đang nắm bắt trong tay một cơ hội kinh doanh rất lớn. Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu kỹ về nó, mình thấy đây chính là cơ hội mà mình tìm kiếm từ trước tới nay.
Câu hỏi: Thế là cơ hội gì? Như thế nào?
Trả lời: Thực ra mình rất tốt, nhưng vẫn trăn trở về cuộc sống. Tại sao mình có năng lực mà làm mãi không giàu. Khi mình biết cơ hội này, mình quyết định nắm bắt ngay sau khi đã tìm hiểu về nó. Mình chắc chắn với bạn, nếu bạn được tìm hiểu và làm rõ cơ hội này, giống như mình, thì đây chính là cơ hội của bạn. Nó sẽ không thoát khỏi tay bạn đâu.
Câu hỏi: Làm thế nào tìm hiểu được nó? Kinh doanh cái gì?
Trả lời: (hãy lái sang người đỡ đầu.) Nếu bạn thực sự quan tâm đến cơ hội này, thực sự muốn thay đổi cuộc sống của mình, thì bạn cần phải gặp chính người đã giới thiệu cho tớ cơ hội này.
Quảng bá người đỡ đầu.
Chú ý: cần phải thể hiện mình là người nhiệt tình, biết quan tâm đến người khác bằng cách hỏi các câu hỏi về: công việc, sức khỏe, định hướng nghề nghiệp, kế hoạch tương lai, gia đình con cái.
Dự hội thảo.
Sau khi đã đưa “con mồi của mình” tới gặp người đỡ đầu. Bước tiếp theo là phải rủ được “con mồi” tới dự hội thảo tại nhà văn hóa quận được tổ chức vào sáng chủ nhật hàng tuần. Khi hội thảo bắt đầu, con nói cho con mồi biết rằng: Người nói trên sân khấu không được gì. Mình vỗ tay để tôn trọng, truyền nhiệt huyết cho những người đứng trên sân khấu.
Sau buổi sáng dự hội thảo, bạn thấy thế nào?
Vỗ về con mồi: Đúng rồi, được sự bảo trợ của WHO (Tổ chức Y tế thế giới), có sự khẳng định của các nhà khoa học, không có gì phải bàn cãi về chất lượng cả.
Quảng bá chương trình hội thảo buổi chiều: Theo dõi đến cuối thì đây mới là cơ hội thật sự lớn.
Sau ngày hôm nay, có thắc mắc gì mình sẽ giúp bạn gặp lại chị Vân Anh, anh Hoàng Điệp, Anh Bằng,…để giải đáp những băn khoăn thắc mắc.
Tất cả những băn khoăn thắc mắc sẽ được giải đáp trong chương trình tối thứ hai của tập đoàn. Đây là chường trình đặc biệt dành riêng cho những người mới, giúp giải đáp những băn khoăn, thắc mắc.
Làm khan hiếm lớp học: Lớp học đông, nhiều người muốn tham gia, muốn đến đó phải có thư mời. Đề nghị mang sổ sách để ghi chép. Không nói chuyện riêng, để điện thoại ở chế độ rung hoặc tắt máy.
Trong lớp học, các chuyên gia dinh dưỡng (tự xưng) vẽ ra biểu đồ về tình trạng sức khỏe của cộng đồng như sau: độ tuổi thanh niên thì khỏe, sang trung niên bắt đầu ủ bệnh, và rồi trên 45 tuổi kiểu gì cũng mang bệnh.Từ đó, họ kết luận rằng tất cả mọi người cần phải dùng sản phẩm của họ ngay, nếu không thì sẽ bị ung thư.
Những gì đang nghiên cứu chỉ là 1% rất nhỏ. Những gì cần nghiên cứu còn nhiều tiềm năng rất lớn. Những băn khoăn, thắc mắc thì bạn cần thời gian làm rõ nó. Bạn tạm thời chưa chia sẻ với ai vội. Nếu bạn vội vàng chia sẻ cho người khác thì bạn đã làm mất cơ hội của chính bạn và của người đó. Bởi người đó sẽ trở thành kẻ cắp ước mơ của bạn.
Mình kể cho bạn có 4 loại kẻ cắp: kẻ cắp tài sản, kẻ cắp tự do, kẻ cắp chính mình, kẻ cắp ước mơ. Trong đó, kẻ cắp ước mơ là kẻ cắp nguy hiểm nhất. Đó là lý do tại sao không nên chia sẻ vội.
Trước đây, mình cũng có băn khoăn thắc mắc như bạn. Tuy nhiên, sau khi gặp chị Vân Anh, tất cả những băn khoăn thắc mắc đã được giải đáp. Bạn nên gặp chị ấy càng sớm càng tốt. Nếu không sẽ phải ôm những băn khoăn thắc mắc mãi hoặc hiểu sai...
Tùng Ngọ




Copy từ: VietNamNet

Lợi nhuận của Vinafood2 thấp nhất từ năm 2008


(TBKTSG Online) – Năm 2012 lợi nhuận của Tổng công ty lương thực miền Nam (Vinafood2) chỉ đạt 300 tỉ đồng. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất kể từ năm 2008.
>>> Vinafood 2 sẽ thoái vốn các lĩnh vực ngoài ngành
Nếu so sánh với năm 2011 thì lợi nhuận của Vinafood2 trong năm 2012 giảm đến 829 tỉ đồng. Tổng giám đốc Vinafood 2, ông Trương Thanh Phong, cho rằng lợi nhuận giảm là do khó khăn chung.
Trong giai đoạn 2008-2012, năm 2010 mà Vinafood2 có lợi nhuận cao nhất là 1.450 tỉ đồng. Vinafood2 là đã bán ra 3,1 triệu tấn gạo, doanh thu là 1,5 tỉ đô la Mỹ.
Năm 2011 Ban giam đốc Vinafood2 đặt mục tiêu lợi nhuận là 1.400 tỉ đồng nhưng thực tế chỉ đạt 1.129 tỉ đồng. Tuy giảm so với kế hoạch mà Vinafood2 đặt ra song lại tăng 239 tỉ đồng so với kế hoạch mà Vinafood2 được giao từ cấp trên.
Theo công bố tại hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011 và triển khai kế hoạch năm 2012 của Vinafood2 vào ngày 4-1-2012, Vinafood2 đưa ra mục tiêu trong năm 2012 sẽ mua và bán 2,9 triệu tấn gạo, doanh thu là 1,4 tỉ đô la Mỹ.
Lợi nhuận của Vinafood2 từ năm 2008-2012. Ngọc Hùng tổng hợp
Theo quyết định số 1909/QĐ-TTg về việc tái cơ cấu từ năm 2012-2015 Vinafood2 sẽ cổ phần hóa một số công ty con, vì vậy, có thông tin cho rằng, Vinafood2 tìm cách giảm lợi nhuận xuống để gián tiếp ảnh hưởng đến việc cổ phần hóa các công ty con nhằm định giá thấp hơn thực tế để một số cán bộ có thể mua được nhiều cổ phần hơn.
Tuy nhiên, trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Phong nói rằng không có chuyện đó và cũng không có bình luận nào thêm.
Theo đề án tái cơ cấu Vinafood 2 sẽ tập trung đầu tư chương trình một triệu tấn kho lương thực với máy móc thiết bị tự động hóa, đồng bộ từ khâu sấy, xay xát, chế biến và xuất khẩu gạo. Đến năm 2015, theo bản đề án tái cơ cấu, thì Vinafood 2 sẽ có kho chứa với tổng tích chứa 1,7 triệu tấn. Hệ thống xay xát, sấy lúa 2 triệu tấn/năm.
Việc tái cơ cấu này sẽ giúp Vinafood 2 mỗi năm xuất khẩu 3,5 triệu tấn (quy ra gạo), góp phần tiêu thụ tốt hàng hóa cho nông dân.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), năm 2012 Việt Nam đã ký hợp được hợp đồng xuất khẩu hơn 8 triệu tấn gạo với tổng giá trị là 3,7 tỉ đô la Mỹ. Còn theo thông tin được Hiệp hội lương thực Việt Nam tính đến hết ngày 27-12-2012 Việt Nam đã xuất khẩu 7,563 triệu tấn gạo đạt giá trị là 3,376 tỉ đô la Mỹ (giá FOB - giao tại mạn tàu)



Copy từ: Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn


Hèn hạ khiếp nhược


le dinh chinh Hôm nay 6/1/2013, các báo đồng loạt đưa tin cải táng hài cốt Lê Đình Chinh, người anh hùng liệt sĩ đầu tiên trong cuộc chiến biên giới Trung- Việt 1979. Điều kỳ lạ là hầu hết các báo đều không dám nhắc đến cái tên kẻ thù của cuộc chiến tàn khốc bi thương đó. Duy nhất một tờ Thanh Niên (có lẽ do lọt sàng) đã nêu được đích danh tên kẻ thù- đó là “quân xâm lược Trung Quốc”.
ledinhchinh Chưa có thời nào bi hề và nhục nhã thế. Thủ tướng thì phải gọi trại ra là “đồng chí X”. Tàu của bọn cướp biển thì phải gọi là “tàu lạ”. Kẻ thù xâm lược tàn phá quê hương, sát hại Lê Đình Chinh và hàng vạn đồng đội của anh trong cuộc chiến Việt- Trung 35 năm trước thì không dám gọi thẳng tên mà phải bóng gió xa xôi ám chỉ bằng những cách chung chung khôi hài như: “quân xâm lược từ bên kia biên giới”, “những tên côn đồ từ bên kia biên giới”...
Đến mức mấy chữ “quân Trung Quốc” khắc trên tấm bia ghi chiến tích của quân đội Việt Nam trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 đã bị đục nát như bằng chứng cho một sự khiếp nhược đã tới mức không thể diễn tả bằng lời:
lang-son31[11]
Xin đừng ngụy biện bằng những “mười sáu chữ vàng” với “bốn tốt”. Hà Nội, Điện Biên, Sài Gòn, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên... trên khắp nước Việt này vẫn còn nhiều chứng tích của các cuộc chiến tranh Việt- Pháp, Việt- Mỹ, những dòng chữ khắc ghi “tội ác thực dân Pháp, đế quốc Mỹ”... vẫn còn đầy ra đấy. Có ai đục bỏ đâu, có “mười sáu chữ vàng” với “bốn tốt” đâu mà tình hữu nghị Việt- Pháp, Việt- Mỹ vẫn nồng thắm. Thậm chí bao thế hệ người Pháp người Mỹ còn thích tìm đến những nơi chốn đó, thắp hương quỳ lạy và cảm thấy yêu cái nước Việt này hơn.
Thế nhưng tại sao cái chữ “quân Trung Quốc xâm lược” lại phải đục bỏ. Đến mức người dân biểu tình phản đối Trung Quốc xâm chiếm biển đảo cũng bị đàn áp, bắt giam. Đến cái tên kẻ thù xâm lược bắn giết đồng bào mình cũng không dám gọi tên. Húy kỵ đến hèn hạ, tránh né đến khiếp nhược như thế nhưng tại sao quan hệ Việt- Trung vẫn chẳng lúc nào yên.
35 năm nằm im trong lòng đất, liệt sĩ anh hùng Lê Đình Chinh và hàng vạn đồng đội của anh đã ngã xuống, thấm máu vùng biên cương kia, có ngờ được rằng hôm nay tổ quốc của các anh đã không dám gọi thẳng cái tên kẻ thù đã xâm phạm bờ cõi, sát hại các anh ngày ấy.
Đọc những dòng tin trên báo hôm nay, có ai nhận ra mình đã khóc, nước mắt sót cay? Có ai phải nghiến răng bóp chặt tay thành nắm đấm căm giận...
Không có sự hèn hạ nào hèn hạ bằng. Không có sự khiếp nhược nào khiếp nhược đến thế.



Copy từ: Trương Duy Nhất


Càng làm càng lỗ!


Thưa giáo sư, năm 2012, kết quả chung của SXNN nước ta đạt giá trị rất lớn, nhất là xuất khẩu. Song ngôi vị xuất khẩu gạo số 1 thế giới năm trước của Việt Nam đã rơi vào tay Ấn Độ. Giáo sư có quan tâm tới điều này không?
GS Võ Tòng Xuân: Ngôi vị số 1 hay số 2 không phải là vấn đề gì lớn cả đâu. Vấn đề lớn là làm sao cho người trồng lúa nói riêng và người nông dân có thu nhập cao.Thái Lan là cường quốc xuất khẩu gạo số 1 trước ta từ lâu. Nhưng họ đâu cần quan tâm ngôi vị này làm gì. Năm ngoái họ nâng giá lúa cho nông dân lên 50%. Nông dân Thái được lợi nhuận cao, rất vui mừng. Tôi theo dõi kết quả thăm dò tín nhiệm bà Thủ tướng Thái hồi sáng nay trên báo của họ công bố, thấy tỷ lệ ủng hộ của người dân Thái rất cao. Cử tri Thái đánh giá cao chính sách nâng giá lúa gạo dù có nhiều tổ chức, doanh nghiệp phản đối. Tất nhiên Chính phủ Thái phải "nghiêng" về nhân dân hơn chứ!
Lúc chính phủ Thái công bố nâng giá lúc gạo 50%, tôi đã đề nghị Việt Nam cần nâng theo họ vì 2 quốc gia Việt Nam và Thái Lan chiếm thị phần rất lớn. Cả 2 cùng đồng lòng sẽ có lợi cho nông dân 2 nước. Năm ngoái, ta giành được ngôi vị xuất khẩu số 1 trong tình thế người Thái nâng giá bán để bảo vệ lợi ích cho nông dân của họ.
Vin lí do
Nhưng ngoài Việt Nam và Thái Lan, thị trường cung ứng gạo thế giới có thêm đối thủ Ấn Độ với giá gạo rẻ hơn. Họ sẽ giành mất thị trường nếu ta nâng giá gạo? Thực tế Thái Lan đã mất một số thị trường vào tay Việt Nam vì ta không nâng giá?
Ấn Độ có trên 1 tỷ dân, gấp hơn 10 lần dân số nước ta. Sức chứa lượng gạo dự trữ của họ rất lớn. Hàng năm họ phải đưa gạo mới vào cất trữ, bán gạo cũ ra. Gạo này ăn không ngon, giá rất rẻ.
Còn gạo của Việt Nam chất lượng cao hơn, ăn ngon hơn nhiều. Đó là ưu thế lớn của ta.
Khi Thái Lan nâng giá gạo, ta ham bán rẻ, được thị trường nhưng lợi nhuận không cao. Với người nông dân trồng lúa thì bị lỗ.
Thưa giáo sư, ý tưởng thành lập liên minh lúa gáo Việt - Thái đã có từ lâu song tại sao 2 bên không "gặp nhau" để cùng bảo vệ lợi ích cho 2 quốc gia cũng như người trồng lúa của 2 nước? Trên thế giới đã có nhiều liên minh như thế này với các hình thức khác nhau, chẳng hạn như OPEC, tổ chức dầu hỏa?
Do chưa có niềm tin và quyết tâm cao. Người ta hay lấy các lý do này lý do kia để giữ lợi ích cục bộ. Chứ nếu xác định lợi ích tối thượng là lợi ích quốc gia và lợi ích của nông dân, lực lượng chiếm gần 70% dân số của nước ta thì sẽ làm được.
Người Thái vì lợi ích của nông dân, đã "đơn thương độc mã" quyết tâm thực hiện đấy. Nếu Việt Nam cùng tham gia, tình hình sẽ khác. Quan trọng nhất là bảo vệ được quyền lợi cho nông dân và đất nước!
"Nội soi" từ nội tại của nền SXNN
Thưa giáo sư, từng là quốc giá xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới từ đầu thế kỷ 20, do chiến tranh và nhiều nguyên nhân khác, Việt Nam lộn ngược lại thành quốc gia nhập khẩu gạo.  Mãi đến tận năm 1989, ta mới trở lại xuất khẩu gạo với vị trí thứ 2 thường xuyên trên thế giới. Suốt gần ¼ thế kỷ "trở lại" này, giáo sư có đánh giá như thế nào về ưu, nhược của nền SX lúa gạo nói riêng và SXNN nói chung ở nước ta?
Nông dân ta vô cùng năng động, nhạy bén và sáng tạo. Đây là một lợi thế lớn song chưa được tổ chức tốt nên có lúc thành bất lợi.
Về quản lý Nhà nước, theo tôi cần xem lại việc cư xử với người trồng lúa như thế nào để cuộc sống của họ khấm khá lên tương ứng với đóng góp của họ. Trong khâu tổ chức, vẫn còn lỏng lẻo lắm, Nhà nước mới chỉ làm được một nửa, "theo đuôi" các doanh nghiệp nhiều hơn là vì lợi ích của nông dân.
Đã gần 30 năm thành "cường quốc" xuất khẩu gạo mà gạo Việt Nam chưa có thương hiệu thì không thể chấp nhận được. Thiệt thòi cho đất nước rất lớn, thiệt hại cho nông dân rất nhiều.
Giáo sư có thể nói rõ hơn từng phần?
Rõ ràng nhất là nông dân ta hưởng ứng rất tích cực chủ trương Đổi mới của Đảng và Nhà nước, làm ra sản lượng lương thực lớn hơn rất nhiều, đưa đất nước từ nhập khẩu gạo lớn, có năm tới 1,5 triệu tấn thành xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới. Nhưng nghịch lý là thu nhập của người nông dân thấp nhất trong xã hội. Khoảng cách giữa thành thị với nông thôn ngày càng xa.
Về tổ chức sản xuất và kinh doanh gạo, ta thấy Nhà nước "nặng" về doanh nghiệp hơn. Bao năm qua chúng ta từng chứng kiến nhiều thời điểm nhu cầu gạo thế giới đang cao, giá thị trường thế giới rất tốt, bỗng dưng Nhà nước "tạm dừng xuất khẩu" để hạ giá gạo trong nước xuống với lý do rất mơ hồ là "an ninh lương thực"! Điều này chỉ có lợi cho doanh nghiệp nhưng "giết" nông dân.
Hàng năm vào vụ thu hoạch chính, giá lúa rớt vì tập trung thu hoạch rộ, doanh nghiệp nhà nước kiến nghị mua tạm trữ, Chính phủ duyệt, cho vay vốn không lãi suất mua theo giá sàn Nhà nước quy định. Thực tế, nông dân bán không thể được giá sàn vì phải qua trung gian là thương lái. Doanh nghiệp mua lúa được giá thấp vì thời điểm thu hoạch rộ, chế biến và xuất khẩu có lời, nông dân chẳng được hưởng gì cả.
Cơ chế "mua tạm trữ" cứ "đến hẹn lại lên" hàng chục năm qua chưa thay đổi gì có lợi cho nông dân.
Nhiều người nước ngoài than phiền, trong một bao gạo Việt Nam có mấy loại giống!
Còn việc gạo Việt Nam chưa có thương hiệu, tôi cho rằng với kiểu tổ chức kinh doanh gạo như hiện nay thì không thể nào có thương hiệu được. Doanh nghiệp không tổ chức sản xuất vùng nguyên liệu, không mua lúa trực tiếp từ nông dân mà mua qua thương lái thì không thể có gạo rặt, mà "năm cha ba mẹ", làm sao có gạo đúng tiêu chuẩn?
Thái Lan là nước xuất khẩu hàng đầu, sản lượng lớn. Cả nước Thái sản xuất ra nhiều như vậy mà chỉ có 3 giống lúa. Còn ta, hàng mấy chục giống lúa. Thương lái mua gom của nhiều nông dân về trộn lại, xay, đánh bóng, giao cho công ty xuất khẩu. Vì lợi nhuận, họ phải trộn lúa giá rẻ phẩm chất kém vào lúa giá cao nên công ty xuất khẩu chẳng kiếm đâu ra gạo rặt là vậy!
Tôi đã nghe nhiều khách hàng mua gạo người nước ngoài than phiền hàng chục năm qua rằng, trong một bao gạo của Việt Nam có mấy loại giống!
Xây dựng thương hiệu đòi hỏi nhiều yếu tố. Song yếu tố chất lượng là hàng đầu. Yếu tố đầu tiên của ta chưa có, làm sao mong hạt gạo Việt Nam đi xa hơn?
GS-TS, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân là nhà giáo, nhà khoa học nổi tiếng trong nước và thế giới. Ông sinh năm 1940 tại xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh  An Giang.
Hồi trẻ, ông được học bổng đi du học tại đại học Los Banos (Philippin) chuyên về cây lúa. Tháng 2/1975, ông bảo vệ thành công luận án nghiên cứu về cây lúa tại Nhật.
Ông từng là Hiệu phó trường Đại học Cần Thơ, Hiệu trưởng Đại học An Giang và nay là Hiệu trưởng trường Đại học Tân Tạo. Ông là nhà giáo, nhà khoa học nổi tiếng được nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: Giải thưởng Derek Tribe về khoa học kỹ thuật 2005; Giải thưởng Nikkei Châu Á 2002 về Tăng trưởng vùng; Giải thưởng Ramon Magsaysay 1993 về Phục vụ nhà nước; Bằng tưởng lệ của Thủ tướng Canada (1995) về "Phụng sự và đóng góp vào khoa học thế giới; Huy chương "Kỵ mã Nông nghiệp của Bộ Nông-Lâm-Thuỷ sản Pháp (1996); Giải "Cựu sinh viên xuất sắc nhất" của Đại học Philippines tại Los Banos (2001), giải thưởng Derek Tribe-Australia (2005).



Copy từ: Tin Mới


 

Những diễn biến chính trị mới nhất ở Venezuela


Một đồng minh của Tổng thống Chavez tái đắc cử Chủ tịch Quốc hội và Tổng thống có quyền nhậm chức muộn… là những diễn biến mới nhất ở Venezuela.
  •  
     
     
     Ông Diosdado Cabello, một đồng minh của Tổng thống Chavez, tái đắc cử chức Chủ tịch Quốc hội Venezuela.
     
     
    Ngày 5/1, Quốc hội Venezuela họp để bầu ra lãnh đạo mới và ông Diosdado Cabello đã tái đắc cử chức Chủ tịch Quốc hội.

    Theo Hiến pháp Venezuela, Chủ tịch Quốc hội sẽ tạm thời nắm quyền trong trường hợp tổng thống không còn khả năng điều hành các công việc quốc gia. Sau đó, Chủ tịch Quốc hội sẽ quyết định tiến hành bầu cử tổng thống mới trong vòng 30 ngày.

    Tuy nhiên, sau khi trúng cử Chủ tịch Quốc hội, ông Diosdado Cabello đã khẳng định Tổng thống Chavez sẽ tiếp tục nhiệm kỳ mới ngay cả khi không làm lễ tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội đúng thời hạn. Chủ tịch Quốc hội Cabello nêu rõ: “Nếu như ngày 10/1 Tổng thống Chavez không thể có mặt tại đây vì một lý do bất ngờ thì ông vẫn còn có thể có mặt tại Tòa án công lý tối cao (TSJ) theo điều luật 231 của Hiến pháp. Tổng thống Chavez không thể tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội thì ông vẫn sẽ bắt đầu nhiệm kỳ mới từ ngày 10/1, lễ tuyên thệ chỉ là một hình thức”.

    Theo thông báo mới nhất của Chính phủ Venezuela, Tổng thống Chavez bị suy hô hấp do viêm phổi nặng. Các chuyên gia cho rằng với bệnh tình như vậy, Tổng thống Chavez khó có thể nhậm chức vào ngày 10/1 cho nhiệm kỳ 2013-2019.
    Trong khi đó, Chính phủ Venezuela cho biết, Tổng thống Chavez có thể bắt đầu nhiệm kỳ mới kéo dài 6 năm vào ngày 10/1 tới.

    Trước đó ngày 4/1, Phó tổng thống Venezuela Nicolás Maduro tuyên bố rằng ngày 10/1 không phải là thời hạn cố định và không có lý do gì để tuyên bố rằng tổng thống Chavez “vắng mặt hoàn toàn”. Ông Maduro nêu rõ Hiến pháp quy định các trường hợp "vắng mặt tuyệt đối" là khi tổng thống qua đời, từ chức, bị Tòa án công lý tối cao  cách chức, bị một hội đồng y khoa do Tòa án công lý tối cao chỉ định và được Quốc hội thông qua tuyên bố mất năng lực thể chất và trí tuệ vĩnh viễn, hoặc các trường hợp bị Quốc hội tuyên bố đã rời bỏ chức vụ hoặc bị nhân dân bãi nhiệm.

    Phó tổng thống Venezuela Nicolás Maduro cho biết: “Trong trường hợp này, Tổng thống Chavez tái đắc cử theo nguyện vọng của số đông trong cuộc bầu cử minh bạch. Nếu ông không thể tuyên thệ nhậm chức tại Quốc hội do một lý do bất ngờ, trong trường hợp này là do sức khỏe, thì theo điều luật 231, Tổng thống Chavez vẫn có thể tuyên thệ trước Tòa án công lý tối cao”.

    Trước sức ép của các đảng đối lập đòi công bố báo cáo chi tiết về tình trạng sức khỏe của ông Chavez, ông Maduro vẫn khẳng định, Tổng thống đang bình phục và nhấn mạnh, ông Chavez “có quyền được nghỉ ngơi tĩnh dưỡng trong thời gian này”.

    Một số nhân vật thuộc phe đối lập cho rằng, nếu ông Chavez vẫn ở Cuba, thì quyền lực nên được trao cho Chủ tịch Quốc hội và một cuộc bầu cử mới sẽ được tổ chức trong vòng 30 ngày. 
     
     
     

Copy từ: Kiến Thức



 

Tổng thống Assad từ chối ra đi



Tổng thống Syria
Tổng thống Syria kêu gọi đối thoại nhưng lên án đối lập 'theo phương Tây'
Tổng thống Syria, Bashar al-Assad, có bài diễn văn hiếm hoi hôm Chủ nhật 6/1, kêu gọi có đối thoại để chấm dứt cuộc xung đột 21 tháng qua.
Nhưng ông nói sẽ không đàm phán với những người đã cầm vũ khí chống lại chính thể.
Mô tả phe đối lập được phương Tây ủng hộ là “nô lệ” ngoại bang, tổng thống Syria kêu gọi những người chống đối gia nhập chính quyền.
Ông gọi các đối thủ là "kẻ thù của Thượng đế và con rối của phương Tây".
Nhưng ông al-Assad nhấn mạnh kế hoạch chuyển tiếp phải do người Syria quyết định và được một cuộc trưng cầu dân ‎ý thông qua.
Assad nói chính phủ sẽ sớm công bố chi tiết kế hoạch, kêu gọi các nước ngừng tài trợ cho phe đối lập, theo sau bằng việc chấm dứt hoạt động quân sự của chính phủ.
Sau đó, chính phủ sẽ liên lạc để mở cuộc đối thoại toàn quốc với những người chống chính phủ “bên trong và ngoài” Syria.
Lần cuối cùng ông Assad nói chuyện công khai là ngày 3/6 trước quốc hội ở Damascus.
Người ủng hộ ông Assad tràn lên bục sau khi bài diễn văn kết thúc
Hồi tháng 11, ông có cuộc phỏng vấn với một đài truyền hình Nga, bác bỏ khả năng sống lưu vong.
Assad kết thúc bài diễn văn: “Tôi đến từ nhân dân và sẽ tiếp tục là người của dân. Các vị trí đến rồi đi, nhưng quốc gia còn mãi.”
Sau khi tổng thống phát biểu, nhiều người ủng hộ tràn lên bục, kêu gọi: “Thượng đế, Syria và Bashar là đủ!”.
Liên Hiệp Quốc nói 60,000 người đã thiệt mạng trong nội chiến ở Syria.
Cùng ngày, trước khi có diễn văn của Tổng thống Syria, Thủ tướng Anh, David Cameron, nhắc lại kêu gọi “ra đi” với ông Assad.
“Thông điệp của tôi cho Assad là ‘Ra đi’. Ông ta có vô vàn máu trên tay mình,”



Copy từ: BBC

   Đọc thêm:

- Tổng thống Assad từ chối ra đi (BBC).  – Vì sao Tổng thống Assad “chiến đấu đến hơi thở cuối cùng”? (Kiến thức).  – Tổng thống Syria al-Assad đề nghị đối thoại (VOA).  – Tổng thống Syria đọc bài diễn văn đầu tiên trong vòng nhiều tháng (VOA).   – Tổng thống Syria đề xuất sáng kiến với ba giai đoạn (TTXVN). – Syria : « Sáng kiến hòa bình » của tổng thống Al-Assad bị bác bỏ (RFI). – Israel định xây hàng rào ở biên giới Syria (VOA).



Ba câu hỏi đặt ra từ vụ rút máu học sinh



Những học sinh tại Quỳ Hợp, Nghệ An bị cán bộ hút máu

Huy Cường - Báo Công an TP HCM đưa tin nóng: Một tổ chức (hình như là Trường đại học Y khoa Vinh) vừa tổ chức hút máu học sinh tại một trường phổ thông ở huyện miền núi Quỳ Hợp ở Nghệ An.

Sau khi phóng viên tiếp cận với địa phương, phần lớn cán bộ chủ chốt đều ú ớ. Riêng ông chủ tịch xã nói đây là lệnh của UBND tỉnh. Cách thức lấy máu thì như lấy máu gà vịt, kim thì dùng chung.

Với thông tin này, có thể đặt 07câu hỏi như sau:

1- Kỷ cương nào cho phép một trường đại học với sự nhất trí ( cứ cho là đúng thế) của một UBND tỉnh mà đã đủ quyền hạn lấy máu hàng loạt, lấy ồ ạt, lấy bằng một loại “pháp chế nội bộ” như nói trên.

2- Nếu có mục đích nghiên cứu gì đấy, có thể lấy chừng 10-20 em mỗi khu vực là đủ, việc gì phải lấy đại trà , lấy hết xô này đến xô như vắt sữa bò đem đi như vậy. Việc lấy máu này, có thể lấy ngay ở thành phố Vinh, tại sao phải vào một trường phổ thông khuất nẻo, xa đô thị để lấy, có gì cần bí mật chăng ?.

3- Nhà trường áp dụng hình phạt đóng 50 ngàn tiền phạt nếu không cho rút máu hoặc bị giáng điểm hạnh kiểm, như vậy nhà trường làm việc này theo kỷ cương nào, pháp lệnh nào?

4- Cách thức lấy rất ẩu, dùng chung kim, lấy đại trà, lấy cả những em bị yếu mệt đến nỗi các em bị ngất tại chỗ. Nếu việc lấy máu kiểu này vô tình truyền bệnh, gây lây lan dẫn đến dịch bệnh, gây tử vong thì ai chịu trách nhiệm.

5- Theo chủ tịch xã sở tại nói là làm theo chủ trương của tỉnh, của huyện, trách nhiệm của các vị quan huyện, quan tỉnh này như thế nào?.

6- Sự việc xảy ra đã khá lâu mà xem ra chính quyền, ngành giáo dục, ngành y tế không có động tĩnh gì. Thử hỏi nếu không có phóng viên báo Công an TP HCM phăng ra vụ này thì chắc mọi sự sẽ đi vào im lặng hay sao, như thế, sau trường này “đoàn” sẽ đi rút máu trường khác hay sao?.

7- Với cách làm khá tích cực của tỉnh, huyện, nhà trường trong vụ này, dư luận có quyền đặt câu hỏi : có chắc lấy máu để nghiên cứu khoa học không hay lấy để bán vì chỉ có làm thương mại mới cần lấy nhiều như thế và nếu đúng vậy, ai là người hưởng lợi từ việc này!?.

Đề nghị anh chị em phóng viên chuyên nghiệp khu vực miền Trung xoáy vào vụ này trên cơ sở của 7 câu hỏi trên, sẽ ra việc, vì lợi ích bảo vệ cộng đồng khỏi những ám ảnh như thế này về sau.

Tái bút: Huy Cường tiên đoán: Sau vụ này sẽ có khoảng 4 người gồm trưởng đoàn rút máu, hiệu trưởng trường học, trưởng trạm xá và một ông nào đó trên huyện bị “Khiển trách” nhẹ nhàng. Hết phim!


Copy từ: Nguyễn Thu Trâm

 

XIN ĐỪNG SÁT HẠI TIẾNG VIỆT !



* CÓC TÍA
                Báo Dân trí ngày 6-1-2013 đưa tin: Sau 35 năm nằm lại quạnh hiu giữa đất rừng Cao Lộc (Lạng Sơn) theo sự kiên trì nhiều lần đề nghị của gia đình, hài cốt liệt sĩ Lê Đình Chinh, sinh năm 1960, quê ở xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đã được đưa về an táng tại nghĩa trang Liệt sĩ Hàm Rồng.
Trong bài báo, tác giả viết: “Ngày 25/8/1978, trong khi đang chiến đấu bảo vệ đồng đội mình bị những tên “côn đồ” từ bên kia biên giới kéo sang đánh giết, Lê Đình Chinh đã bị sát hại” (?!).
Điều đáng suy ngẫm là những năm gần đây, trên báo, sách giáo khoa, các phương tiện truyền thông “lề phải” Việt Nam khi viết “đụng đến Trung Quốc” các từ ngữ vốn trong sáng của nước Việt ta đều bị “sát hại” ngầm, làm mất đi chuẩn hóa, chính xác  của tiếng Việt.  Ví như: “Hai Bà Trưng đánh giặc lạ”, “tàu lạ ở Biển Đông”, “những người lạ qua biên giới”, “hàng lạ tràn ngập thị trường”... "Không phải là cắt cáp, mà không may làm đứt cáp", "Không phải tàu ngư chính mà là ghe giã cào", "Tuy Trung Quốc đánh ta, ta phải biết ơn Trung Quốc"...
Rồi đến những từ lạ hoắc như "diễn biến hòa bình", gom nhặt từ Hội nghị Thành Đô kèm theo mớ gia vị "16 chữ vàng", "4 tốt"...; nay lại xuất hiện liên tục phổ biến trên các báo, đài, nghị quyết, hội nghị, phát biểu của lãnh đạo và quan chức ta, như một thứ trang sức lý luận. Nó được "nhập khẩu" từ lò sản xuất Trung Nam Hải, mà hầu như chỉ có Việt Nam mới tiếp nhận nó rồi tự loang rộng ra. Nhiều trí thức cũng nói: "Đừng đánh tráo khái niệm ngôn ngữ"! Bởi 4 cái chữ vô duyên cực đại, lạc lõng ruồi bay ấy chẳng có hay ho gì, không hàm chứa ý nghĩa gì cả. Nếu suy nghĩa của từ, thì 'diễn biến chiến tranh' mới ngán, chứ 'diễn biến hòa bình' thì lo gì mà đưa con ngáo ộp ấy ra dọa thiên hạ, ai chống "diễn biến hòa bình" được coi như anh hùng Đông-ky-sốt hoặc ít nhất cũng có dòng máu truyền thống AQ chăng?
Cũng cần nói thêm cho rõ, kẻo lại bảo rằng Cóc Tía tui đây cố tình áp đặt, vu khống: 
   Diễn biến hòa bình lần đầu tiên được đưa ra trong thời kỳ 'chiến tranh lạnh' bởi John Foster Dulles (cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ) trong những năm 1950  với một ý nghĩa đơn thuần khác. Lợi dụng đó, từ năm 1959 tại Trung Quốc, Mao Chủ tịch kêu gào chống lại "diễn biến hòa bình" theo sự đắc ý như sáng kiến “gậy ông đập lưng ông”, như “lấy thằng đầu bò trị thằng đầu bò”… Tại Việt Nam: Khái niệm này trong hai thập niên qua (bê về từ Hội nghị Thành Đô 1990) được đưa ra, được coi như là một trong những mối đe dọa lớn nhất tới sự tồn tại của Đảng Cộng sản và chế độ xã hội XHCN, như sự kình chống quyết liệt, thâm độc của chủ nghĩa tư bản, đế quốc và người Việt “hải ngoại phục quốc” phục thù, như thứ “thế lực thù địch” nguy hiểm. Tự mình dựng lên như thứ hình nộm rồi lu loa rùm beng loa thùng, ai mà chấp nhận sự vô lý, vô nghĩa ầm ầm đó. Thế mà cứ nói ra rả, tán nát băm vụ đến mức nghe như diễn tấu hài! Có người còn thổi lên như phim ma quái, kinh dị. 
Ngoài diễn biến hòa bình do lực lượng này-khác tác động, xúi giục, một phần quan trọng khác, tự dưng lại đẻ ra suy (lý) luận rằng: "tự diễn biến hòa bình", tức là nhận thức của cá nhân hay tổ chức trong nước tự thay đổi, làm chủ nghĩa cá nhân trỗi dậy, lây lan trên diện rộng khiến "xa rời mục tiêu chủ nghĩa xã hội". Sao ngôn từ Việt vốn trong sáng vậy mà suốt ngày bị người ta tô vẽ bị mổ xẻ, làm thịt, hành hạ, đến mức rối hơn gà mắc tóc?
Điều quái lạ: Không biết từ quy định của ai, từ đâu, lúc nào, mà nay nói đến Trung Quốc người Việt ta phải thận trọng hơn kỵ húy, phạm thượng thời vua chúa phong kiến xa xưa?
Tác giả viết là Lê Đình Chinh bị bọn “côn đồ sát hại”. Côn đồ nào? Côn đồ sao mà chọn giữa lúc quân đội Việt Nam đang đánh qua biên giới Tây Nam tấn công bọn diệt chủng Polpot để nhảy sang đất Việt gây hấn, dậm doa, cảnh cáo? Rồi hơn 5 tháng sau (17-2-1979) ào ạt chiến thuật "biển người" xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến 6 tỉnh biên giới phía Bắc? Bọn lính Tàu đã  “Can Lộ Lộ” thế mà còn giấu diếm làm gì? Hóa ra nịnh Tàu, sợ Tàu, nhưng không khéo chính “ông Tàu” cũng bị xúc phạm trắng trợn  đấy nhé! “Ông anh Lớn” mà tự ái thì nguy to! Vậy là báo Dân trí ám chỉ Quân đội Trung Quốc chẳng ra cái thá gì, chỉ là lũ côn đồ hay sao? Hơn nữa, hành động hy sinh anh dũng của người chiến sĩ biên phòng Việt Nam gìn giữ biên cương của Tổ quốc thì lại gọi là “bị sát hại”, cứ như là thằng côn đồ kẻ cướp từ ống cống chui lên giết hại người đi đường. Hỏi “ông Dân Trí”: Nếu Lê Đình Chinh chỉ “bị bọn côn đồ sát hại”, thì tại sao Lê Đình Chinh hy sinh ngày 25/8/1978, chỉ hơn 2 tháng sau (ngày 31-10-1978),  Chủ tịch nước đã ký Truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND?


Lính Trung Quốc gây hấn biên giới Việt - Trung 1978
(Chỉ mặt đe dọa phóng viên Việt Nam chụp ảnh)

- Đây là "côn đồ"?

Trong khi đó, trang Wikipedia tiếng Việt giới thiệu về Anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh ghi rõ: “Lê Đình Chinh là chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên mất trong chiến tranh tbiên giới Việt – Trung, tại mặt trận Lạng Sơn trong  khi thi hành nhiệm vụ ngăn cản quân Trung Quốc tràn qua biên giới Việt Nam. Tên tuổi của Lê Đình Chinh trở thành một trong những biểu tượng anh hùng của thế hệ thanh niên Việt Nam trưởng thành trong khói lửa chiến tranh vệ quốc…Lê Đình Chinh nhập ngũ năm 15 tuổi. Sau thời gian huấn luyện, Lê Đình Chinh được biên chế vào đại đội 6, tiểu đoàn 2, trung đoàn 12, Bộ tư lệnh Công an vũ trang nhân dân (nay là Bộ đội biên phòng). Anh từng tham gia chiến đấu nhiều trận với quân Pôn Pốt - Iêng-xa-ri trong chiến tranh biên giới Tây Nam, lập được một số công trạng”.
Thế mà, các nhà báo, các nhà tuyên huấn và sọan sách giáo khoa lịch sử, văn học lại quá hăng hái đi “tự sát hại tiếng Việt” của chính mình!
Nhân đây, cũng cần nói thêm rằng: Ngay trong trang Wikipedia tiếng Việt trích dẫn đường LINK các bài: “Lê Đình Chinh trong ký ức người mẹ”:
(http://tuoitrethanhhoa.vn/NewsDetail/tabid/96/MenuID/21/ID/2603/Default.aspx ); Và bài “Tiểu sử anh hùng Lê Đình Chinh”: (http://www.kontumcity.edu.vn/index.php?option=com_tintuc&task=detail&id=1204&school=thcs-ledinhchinh ). Thì cả hai bài tư liệu quan trong trên đây đều bị gỡ bỏ từ bao giờ. Có kiên trì dán LINK tại mấy file tường lửa mạnh cũng đành bó tay, chỉ thấy thông báo lỗi: “Trang này không tồn tại”?!
Ôi, thảm thương thay cho tiếng Việt và sự thiệt thòi, mất mát quyền truy cập thông tin của người Việt đầu thế kỷ 21 hiện đại hóa này, thời kỳ bùng nổ thông tin toàn cầu!
C.T 

--------------

> Bài liên quan:  
http://dantri.com.vn/xa-hoi/anh-hung-liet-si-le-dinh-chinh-duoc-dua-ve-que-an-tang-682001.htm

Copy từ: Bùi Văn Bồng


 

Không cho phụ nữ mang bầu quá giang vì sợ bị lừa


Người phụ nữ đứng bên đường vẫy tay xin đi nhờ, nhưng tôi đành giả câm giả điếc mà lái xe vụt qua...

>> 'Rơi' bọc tiền giữa đường nhưng không thèm nhặt
Ai cũng nghĩ chỉ có những người có lòng tham mới bị lừa, nhưng tôi thấy có nhiều trường hợp người tốt cũng bị lừa. Xin kể cho mọi người nghe câu chuyện của chị tôi, một nhân viên văn phòng, học cao, tốt tính, không bao giờ tham cái gì không phải của mình.

Một chiều tan sở, chị đi ngang qua đoạn đường Cách Mạng Tháng Tám, TP HCM để về nhà thì thấy có thằng bé ngồi bệt ở vỉa hè, khóc lóc rất thảm thiết. Chị hỏi, nó bảo là con đánh mất hết tiền bán vé số rồi, nếu về sẽ bị mẹ đánh. Thương đứa bé tội nghiệp, còn nhỏ mà phải đi bán vé số phụ gia đình nên chị tôi bèn mở ví lấy ra 600 ngàn cho nó. Đó là toàn bộ số tiền mặt còn trong ví của chị, nhưng chị vẫn cho nó mà không mảy may suy tính mà còn thấy vui vì đã giúp được người khác trong lúc khó khăn.

Về nhà, mọi người trong nhà đều nói chị tôi ngốc, bị lừa. Chị tôi bảo đứa trẻ nhỏ như thế sao lại có thể làm được cái việc đó? Hơn nữa thằng bé lại khóc thảm như thế nên không thể nào là đóng kịch được. Thế nên dù cả nhà nói mãi, nói như thế nào, chị tôi cũng không tin.

Hai hôm sau, tình cờ chị tôi gặp lại thằng bé đó, cũng hoàn cảnh khóc lóc đó, nhưng lại trên đoạn đường khác. Lúc này chị mới thấy có chút nghi ngờ và âm thầm theo dõi thằng bé đó trong một tuần và phát hiện ra chiều nào thằng bé cũng được một người lớn chở đến các đoạn đường khác nhau để diễn trò đó. Lúc đó chị mới biết mình bị lừa. Chị bảo mất số tiền đó không tiếc, chỉ tiếc cái lòng đã bỏ ra.

Đó là câu chuyện thật của gia đình, tôi xin chia sẻ với mọi người để chứng minh rằng không phải người tham mới bị lừa. Bây giờ bọn lừa đảo không chỉ đánh vào lòng tham, mà còn đánh vào lòng lương thiện của mỗi người, và làm con người mỗi ngày mỗi chai lì đi cảm xúc.

Như tôi, lúc còn học cấp 2 cấp 3, lon ton đi xe đạp, ai đi nhờ, đi ké một đoạn cũng vui vẻ cho lên xe ngay. Thời đó ít trò lừa đảo, con người sống với nhau thiệt thà. Nhưng bây giờ đi làm, có lần thấy chị phụ nữ mang bầu vẫy tay xin đi nhờ xe, thú thật tôi hoàn toàn nhìn thấy nhưng đành giả câm giả điếc mà lái xe vụt qua vì sợ bị lừa đảo. Để rồi tối về cứ trằn trọc vì áy náy trong lương tâm. Nhưng tôi biết nếu có quay lại đoạn đường đó, gặp người phụ nữ mang bầu xa lạ đó, tôi cũng không dám cho chị ta đi nhờ.

Nhiều khi nghĩ thật buồn, trò lừa đảo không chỉ làm mất đi tiền bạc của cải, mà còn làm mất đi cái tình giữa người với người. Tôi biết việc tôi làm là không đúng, nhưng thú thật tôi không đủ dũng cảm để dừng lại vì không thể lường trước được nếu có chuyện gì xảy ra. Nên đành nén đi cái lòng tốt với người dưng để xây dựng cái lòng tốt của tôi với gia đình mình vậy.
Hồ Ngọc Liên



Copy từ: VnExpress


 

CA mò, tìm được gì trong "lỗ đen vũ trụ"?

 
Vi Anh

Nghe phóng sự truyền thanh của Đài RFA ngày 29-12- 2012 “Công an xâm phạm thân thể một nữ blogger tại đồn”, do biên tập viên Mặc Lâm thực hiện, có âm chứng của nạn nhân là nữ blogger Hoàng Vi mà chưa tin lỗ tai mình. Phải mở web của RFI kiểm chứng lại, để rồi tự hỏi tại sao Công an của CSVN hành động còn bạo ngược, tàn nhẫn hơn dâm tặc rừng hoang nữa.
Ngay trong trụ sở công an phường, trước mắt cán bộ, đảng viên nam nữ cảnh sát công an, an ninh CS, giữa ban ngày ban mặt, tại thành phố mà CS lấy tên ông tổ Hồ chí Minh của họ để đặt, mà Công an CS họ công nhiên hành động cuồng dâm, cưỡng dâm, ghiền sờ mó, làm nhục phụ nữ, công xúc tu sỉ (attentat à la pudeur publique) làm chuyện tục tiểu như thế này đây.
Ngày 28 tháng 12, khi Toà án TPHCM xử phúc thẩm xử ba blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Anh Ba Sài Gòn, thì công an CS không những bắt, thẩy nữ blogger Hoàng Vi lên xe cây, đánh đập đã rồi còn chở về đồn làm nhục cô một cách không thể tưởng được. Họ xúm lại lột quần áo Hoàng Vi để quay phim, nói là để kiểm tra thử có giấu tang vật phản động trong người hay không.

Một lúc sau vẫn chưa thỏa mãn, họ lại ập vào lột quần áo của nữ blogger này một lần nữa, và lần này còn thọc tay vào chỗ kín của cô, nói là kiểm tra xem có giấu tang vật trong đó hay không.
Phóng sự có âm chứng do chính nạn nhân là nữ blogger Hoàng Vi tường thuật. Sau đây một số lời blogger Hoàng Vi trần thuật trên trang blog của Cô và trên Đài Phát Thanh của Mỹ rất bén nhậy và sát với thời cuộc VNCS là đài RFA.“Hoàng Vi kể rằng: “Hành Nhân Vũ Sĩ Hoàng thì bị họ túm lấy, đè cổ anh đó xuống và họ đấm vào mặt làm anh bị rách môi, và họ khiêng anh như là khiêng heo quăng tống lên xe… Trên xe họ tiếp tục đánh đập anh Sĩ Hoàng và tôi, sau đó họ chở tôi về đồn công an phường Nguyễn Cư Trinh, còn Vũ Sĩ Hoàng thì bị họ chở đi đâu tôi không biết nữa…
“Họ nhào vào giữ chặt tôi và lột đồ tôi ra.Trong khi các phụ nữ cưỡng bức lột đồ tôi thì đám công an nam đứng nhìn, trong phòng cũng có mà ngoài phòng cũng có. Có một người cầm máy camera quay lại hết toàn bộ sự việc.
Khi họ mới vừa giơ máy camera lên là tôi biết được ý định của họ không phải là vu vạ nữa, mà thực sự là họ muốn làm nhục mình để qua sự việc đó mình thấy mình bị tổn thương nhiều quá, mình bị mất nhiều quá thì mình chùn bước và mình bỏ cuộc thôi. Khi nhận ra thủ đoạn của họ, âm mưu của họ như vậy.. Tôi nói lớn lên là “Quay đi! Quay nhớ post lên mạng để tôi và mọi người thấy được sự đê tiện của các người”, và bắt đầu từ đó tôi giữ tư thế và thái độ rất bình thản, và điềm nhiên cho họ quay. Quay một chặp xong thì mọi người bỏ ra ngoài hết, bỏ lại mình tôi trong phòng.
Sau đó họ quay lại và tiếp tục dùng biện pháp mạnh hơn. Họ nói là họ còn muốn tìm đồ vật gì đó trên người tôi mà tôi vẫn còn giấu trên người. Họ nói họ đề nghị lột hết tất cả đồ luôn tức là cả đồ lót của tôi luôn. Họ còn đòi khám xét cả chỗ kín của tôi.
Tôi không đồng ý điều đó, nhưng mà họ vẫn làm. Họ có số đông, tôi chống cự lại hết sức nhưng mà vẫn không lại họ. Bốn người họ nắm chặt lấy tay lấy chưn tôi và khiêng tôi lên bàn, kéo chưn kéo tay tôi dang ra và lột hết đồ tôi ra. Họ thọc tay vào chỗ kín của tôi. Xong rồi họ buông ra. Lúc đó tôi mệt quá, tôi ngồi thừ một lúc. ..”
Thôi đã quá đủ thái độ và hành động của bọn công an này. Hết nói nổi bọn công an CS hành động như bọn dâm tặc rừng hoang, cuồng dâm, cưỡng dâm, ghiền sờ mó phự nữ, coi phụ nữ như đồ chơi, làm nhục phụ nữ giữa ban ngày ngay trong đồn công an ở phường Nguyển cư Trinh là trung tâm thánh phố.
Họ tự tung tự tác như chỗ không người còn tệ hơn loài dã thú giữa rừng hoang. Dã thú động tình, làm tình có mùa; còn đực không hành hạ con cái, không quậy phá bộ phận sinh dục cực nhậy của con cái như bọn công an và mật vụ mà CS gọi là an ninh đã làm tại Phương Nguyển cư Trinh của cái thành phố mang tên Hồ chí Minh của CSVN.
Kinh nghiệm những nhà đấu tranh trong nước cho biết trấn áp những nhà trí thức, bất đồng chính kiến, đấu tranh, CS (An Ninh Nội Chính) dùng mật vụ mà họ gọi là an ninh của Đảng nằm trong sở công an. Bọn này quyền thế rất lớn. Họ có quyền trưng dụng cảnh sát, công an khu vực, giao thông, phưòng, huyện, v.v.,. sử dụng trụ sở công an sở tại để đưa người họ bắt vào để bất động hoá, cô lập khỏi quần chúng và điều tra sơ khởi trước khi đưa về cơ quan của họ.
Thế mà Thủ Tướng của cái chế độ CSVN này là Nguyễn tấn Dũng lại tin tưởng giao nhiệm vụ an dân, nội chính cho công an CSVN. Trong hội Nghị Công An Toàn Quốc tại Hà Nội ngày 17/12/ 2012 Thủ tướng Dũng đích thân Ông đến tham dự, đọc “báo cáo chánh trị”, “giao nhiệm vụ” công an “Đấu tranh ngăn chặn kịp thời âm mưu, ý đồ kích động, gây bạo loạn của các thế lực thù địch, cương quyết không để nhen nhóm hình thành các tổ chức chính trị đối lập chống phá và đi ngược lợi ích của đất nước, của nhân dân.”
Sở dĩ Công an CS ngang tàn, ác độc với dân như thế – là vì Đảng Nhà Nước CSVN. Đảng đã thuần hoá họ với nhiều đặc quyền đặc lợi, quá đầy đủ, sung sướng, và mặc thị dành cho họ một chỗ đứng cao hơn pháp luật, cho họ sử dụng mọi phương tiện công quyền. Bù vào đó công an phải làm công cụ riêng cho Đảng CSVN, với nhiệm vụ “chủ yếu” là bảo vệ Đảng Cộng sản với bất cứ giá nào.
Mà Đảng CSVN thí lúc này hơn lúc nào hết thấy quyền bính của mình bị người dân thách thức từ hình thức đến nội dung, tận gốc rễ, từ bắc chí nam. Do đó công an, cảnh sát càng hung hăng bảo vệ đảng, tàn ác với dân. Đảng càng bao che cho công an cảnh sát bằng thái độ và hành động “bất động” (non- action), không trừng trị công an lộng hành, lộng quyền, tàn ác với dân.
Công an cảnh sát được thể của Đảng thêm lộng quyền, lộng hành, phi pháp. Cái vòng lẩn quẩn oan nghiệt của cái ác cứ bung ra. Vô phúc ai vào tay công an là “từ chết tới bị thương”, kể cả người có học, nhà khoa học, luật sư, bác sĩ, trí thức đến phó thường dân bị cướp đất cướp nhà thành “dân oan”. Từ thành thị, chí nông thôn, suốt từ bắc chí nam, qua trung, lên cao nguyên, khắp nước.
Nhưng ác lai thí ác báo, chính cái ác công an CS, của chế độ độc tài đảng trị toàn diện của Đảng CS mà công an là hiện thân, sẽ là chất nổ làm cho chế độ nổ chụp hay nổ bùng thành cuộc cách mạng xã hội, chánh trị./.






Copy từ: Hẹn Nhau Sài Gòn


Những con nợ của nhau

  Tư Giang

(TBKTSG) - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng số nợ vốn đầu tư của 63 tỉnh, thành là hơn 91.000 tỉ đồng trong hơn 47.000 dự án. Chính tình trạng nợ đọng này đã khiến hàng ngàn doanh nghiệp phải “chết” hoặc “chờ chết” vì không thu được nợ.
Khi Nhà nước không đủ nguồn lực để thanh toán cho những dự án đầu tư công dàn trải, thì doanh nghiệp là những nạn nhân trực tiếp.
Những nạn nhân của đầu tư dàn trải
Ở tuổi 40, Trần Văn T. đang sống những ngày buồn bực nhất. Vị doanh nhân sống ở Hà Nội đã thất nghiệp suốt từ cuối năm ngoái đến nay sau khi công ty xây dựng do anh làm giám đốc gần như lâm vào cảnh phá sản. “Máy móc để mãi đã hoen gỉ, còn công nhân thì cho về quê. Đến bản thân tôi cũng chẳng còn việc gì làm”, T. nói, khuôn mặt rầu rĩ và không muốn nêu tên vì cảm thấy xấu hổ.
Cách đây vài năm, T. lập công ty chuyên xây dựng những dự án nhỏ do một tập đoàn nhà nước đầu tư sau khi bỏ việc ở Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Doanh nghiệp non trẻ của anh làm ăn thuận buồm, xuôi gió cho đến cuối năm ngoái. Tập đoàn đó không có vốn để thanh toán và thi công tiếp, dẫn đến hệ lụy hiện nay mà T. chưa từng ngờ đến. “Chúng tôi hoàn thiện công trình mà chờ mãi không được thanh toán. Làm cách gì chủ đầu tư cũng không trả. Họ hết tiền”, T. nói.
Cũng giống như T., một chủ doanh nghiệp xây dựng khác có trụ sở tại Thanh Hóa tên Phan S. cũng đã thất nghiệp hơn một năm nay. Công ty của S. chuyên xây dựng các trường học, nhưng nay không còn việc để làm. Bản thân S. đã phải mở quán cà phê để kiếm tiền sinh nhai.
Trong động thái chưa từng có tiền lệ, Quốc hội đã đồng ý dùng một phần của ngân sách 2013 để trả nợ đọng xây dựng cơ bản nhằm tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp.
Số phận của hai chủ doanh nghiệp trên có lẽ không hiếm gặp ở Việt Nam trong lúc này. Họ từng rất thành công khi biết quan hệ với các doanh nghiệp nhà nước, hay cơ quan nhà nước để tìm kiếm những hợp đồng xây dựng các công trình công, vốn bùng nổ trong suốt những năm qua. Tuy nhiên, khi Nhà nước không còn đủ nguồn lực để thanh toán cho những dự án dàn trải đó, thì họ là những nạn nhân trực tiếp.
Câu chuyện tương tự cũng đã được đề cập trong một phiên họp Chính phủ gần đây. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh kể lại, ông đã báo cáo Thủ tướng chuyện tỉnh Điện Biên đã tự ý xây dựng cầu Đồng Xuyên trị giá tới 400 tỉ đồng mà không hề được bố trí vốn. Cây cầu này không nằm trong danh mục các dự án đầu tư công bằng nguồn trái phiếu được trung ương phê duyệt. Ông Vinh kể lại, Thủ tướng từng đồng ý không thanh toán cho công trình này. Đến nay, câu chuyện dang dở này không rõ kết thúc như thế nào, nhưng dù gì thì doanh nghiệp xây dựng cây cầu đó phải trả giá.
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên có cái nhìn bi quan về thực trạng này. “Có bao nhiêu doanh nghiệp đã “chết” hoặc “chờ chết” vì không thu được nợ? Có lẽ phải lên đến hàng ngàn”, ông Thiên nói, tay chỉ vào một báo cáo của Bộ Tài chính. Báo cáo đó cho biết, tổng số nợ vốn đầu tư của 63 tỉnh, thành là hơn 91.000 tỉ đồng trong hơn 47.000 dự án chỉ trong năm ngoái. Trong số đó, đáng kể nhất là hơn 25.000 tỉ đồng nợ các công trình đã hoàn thành, và gần 66.000 tỉ là nợ khối lượng đã thực hiện tại các dự án đang triển khai.
Nguyên nhân từ đâu?
Giải trình trước Quốc hội gần đây, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết nợ đọng của chính quyền đã giảm xuống còn 85.000 tỉ đồng, thay vì 91.000 tỉ theo tính toán của Bộ Tài chính. Dù là con số nào, mức nợ như trên thực sự gây choáng váng.
Nhìn lại những năm qua, theo số liệu của Vụ trưởng Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Xuân Tự, mức nợ đọng xây dựng cơ bản chỉ vào khoảng 10.000 tỉ đồng mỗi năm. Lý do chính là “hàng vạn” công trình đầu tư công quy mô nhỏ và vừa phải kéo dài đến 5-6 năm, thay vì 2-3 năm như kế hoạch.
Nợ đọng có một phần là do chính quyền không thanh toán. Chẳng hạn, trong 10 tháng đầu năm nay thành phố Hà Nội mới chỉ giải ngân 12.400 tỉ đồng, tương đương 56% kế hoạch năm; còn TPHCM mới chi hơn 9.600 tỉ, tương đương 58% kế hoạch năm. Con số giải ngân này thấp hơn so với khối lượng xây dựng thực tế, theo thừa nhận của các sở kế hoạch và đầu tư từ hai thành phố lớn nhất nước.
Chỉ hai tuần sau khi giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh lại phải ký văn bản hỏa tốc gửi chính quyền các tỉnh và các bộ yêu cầu họ báo cáo tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản và danh mục các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ phải đình hoãn do không có vốn thực hiện. Câu chuyện này cho thấy quá trình phân cấp đầu tư đã làm quyền lực của địa phương vượt khỏi tầm kiểm soát của chính phủ trung ương.
Từ năm 2006 đến nay, toàn bộ các dự án nhóm A, B, C đều đã được giao cho các địa phương thẩm định và phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ chỉ phê duyệt các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Có nghĩa là các địa phương được toàn quyền trong việc quyết định dự án đầu tư, phân bổ kế hoạch đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng phân cấp gần hết cho chính quyền địa phương trong việc giao vốn đầu tư phát triển. Về phần mình, chính quyền tỉnh lại phân cấp quyết định đầu tư cho cấp huyện và cấp xã. Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm lập dự toán chi tiêu công và quyết định việc phân bổ ngân sách cho đầu tư công trong phạm vi ngân sách cấp mình, song, vì nhiều lý do, họ thường thỏa hiệp với các kế hoạch của chính quyền.
Hệ quả của cơ chế phân cấp triệt để về phê duyệt dự án và giao vốn đầu tư đã làm bùng nổ các dự án công. Chỉ trong năm 2011 có tới 38.420 dự án đang được đầu tư với khối lượng xây dựng lên đến gần 438.000 tỉ đồng, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Điều đáng nói, gần 37% dự án trong số này là mới được khởi công, tức trái với Nghị quyết 11 nhằm kiềm chế lạm phát. Có vẻ như nhu cầu đầu tư giống như ngựa bất kham ở mọi cấp. Hà Nội là một ví dụ. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết tổng nhu cầu của các dự án ở Thủ đô lên đến 164.000 tỉ đồng, nhưng chính quyền chỉ bố trí được 2.000 tỉ, tức chưa được 2% trong năm 2012, theo số liệu được tờ Lao động cuối tuần trước trích dẫn. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho biết, theo báo cáo của Bộ Tài chính có tới 15 tỉnh, thành, tập trung phần lớn ở phía Bắc có số nợ xây dựng cơ bản vượt 100% vốn ngân sách được giao.
“Tôi đề nghị các đoàn đại biểu Quốc hội địa phương giám sát việc bố trí vốn của các ủy ban nhân dân ở địa phương mình. Tôi đề nghị các đồng chí giám sát cho việc này, kiểm tra việc này”, Bộ trưởng Vinh đã phải nói như năn nỉ với Quốc hội nhằm khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải. Ông cũng không quên khẳng định, trung ương làm “rất chặt” phần thẩm định các dự án mà địa phương trình lên. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra đâu là cơ chế để các đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện quyền giám sát trong cơ chế phân cấp hiện nay.
Đại biểu Nguyễn Đức Kiên thừa biết việc này, khi dẫn trường hợp tỉnh Hà Giang nợ gấp 10 lần số thu ngân sách của địa phương. Ông Kiên nói: “Tôi nói ở đây thì chắc đoàn đại biểu Hà Giang không hài lòng: Hà Giang là một điển hình trong nợ xây dựng cơ bản vượt ngân sách!… Vấn đề bây giờ là trả thế nào được, ai là người chịu trách nhiệm trong việc chi vượt ngân sách về xây dựng cơ bản như thế…”. Ông Kiên nói chưa thấy “một dòng nào” về vấn đề ai chịu trách nhiệm về nợ xây dựng cơ bản trong báo cáo của Bộ Tài chính, trong khi ngân sách phải trả nợ tới gần 104.000 tỉ đồng trong năm tới.
Trong động thái chưa từng có tiền lệ, Quốc hội đã đồng ý dùng một phần của ngân sách 2013 để trả nợ đọng xây dựng cơ bản nhằm tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp.
Trần Văn T. nói, anh có biết việc này, nhưng chẳng mấy hy vọng công ty anh sẽ sớm được thanh toán cho những hạng mục đã xây dựng. T. đang chịu sức ép lớn, khi các nhà cung cấp vật liệ



Copy từ: Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn


Cụ già nghèo khổ bán tò he bị xua đuổi trong đêm lạnh


Ông lão cùng bộ quần áo rách nát hai tay ôm khư khư hộp bột nặn tò he với một chiếc dép bong đế bị cô hàng nước túm cổ, lôi xềnh xệch ra đường.
> Câu chuyện về sự vô cảm

Đêm 31 dương lịch cuối năm, trời rất lạnh và rét. Ngoài đường người ta xúng xính váy áo, khăn len, găng tay, đội mũ đi chơi từng đôi một, từng gia đình. Và tôi cũng vậy...

Từ một cửa hàng ăn bước ra đến chỗ đỗ xe, tôi cứ phải xuýt xoa mấy lần vì gió lạnh. Cố nghĩ bước lên xe thì ấm rồi, chân tôi lại càng rảo nhanh. Đúng lúc đó một hình ảnh xuất hiện: ông cụ bán tò he.

Có ai còn nhớ tò he là thứ đồ chơi gì không?! Ông cụ ấy già, già lắm rồi. Gương mặt ông đầy những nét khắc khổ, chân tay ông nhăn nheo, tóc thì lưa thưa vài sợi bạc trắng.
Áo quần ông đã nát và mỏng manh lắm, chân đi đôi dép mà tôi không dám gọi là dép. Tất cả đều đã cũ lắm rồi, từ ông, quần áo của ông, đến cái món đồ chơi ông đang bán.
Ông ngồi đấy, tay run run ( vì ông đã già hay vì trời rét), cẩn thận nặn từng con tò he bằng khối bột xanh xanh đỏ đỏ ấy. Ông ngồi trên vỉa hè, đằng sau là tòa nhà to đùng với đủ thứ đèn trang hoàng, trước mặt là vòi phun nước với đủ thứ nhạc ồn ã, xung quanh ông có đủ những người nhộn nhạo. Họ vội vã đi đến rồi đi qua, không dừng lại một bước. Và tôi cũng vậy...

Nói thật là tôi có để ý đến ông, vì nhìn ông cụ tội và khổ quá. Nhưng chỉ là để ý đến thôi, lúc đó tôi có dừng lại đâu, cũng định bụng mua giúp ông một hai thứ đó về nhưng nghĩ cũng chẳng có ai chơi. Sẽ vẫn là như thế nếu tôi không giật mình khi nghe từ sau những tiếng the thé chua ngoa:

- Cái lão già này, cút ra chỗ khác cho người ta bán hàng, ngồi đây định ám quẻ à?Đi đi...

Một cô bác bán thuốc lá gần đó xẵng giọng mắng chửi một người đáng tuổi ông, tuổi bố mình.
Ông cụ sợ. Ông lập cập đứng lên nhưng vì ông đã già, thu dọn hộp đồ nghề không được nhanh, nhất là với đôi tay đang run run kia.
Có lẽ vì thấy ông chậm chạp như thế, nên cô bác bán thuốc lá xồng xộc chạy ra và xềnh xệch lôi ông cụ đứng dậy, đẩy ra đường.
Một chiếc dép ông bị văng ra nằm trên vỉa hè.

Người ta thả ông ra, ông với tay nhặt chiếc dép cất vào bọc nilon vì nó bị bong đế rồi. Thế là ông đi chân đất trong tiết trời Hà Nội 12 độ. Băng qua đường đến chỗ vỉa hè khác, thu xếp rồi ngồi thu lu một góc khác, ông lại bày biện những con tò he ra, hình nhân nào nét mặt cũng tươi vui rạng rỡ.
Nhưng sao ông buồn thế? Vì không có ai mua? Không ai nhớ đến thứ đồ chơi cổ truyền này?

Tất cả chỉ diễn ra trong sự quan sát của tôi vỏn vẹn có 5 phút. Tôi đi chơi tiếp như bình thường, trên đường có kể lại chuyện cho mấy người bạn, nhưng có vẻ chẳng ai quan tâm. Tôi nhủ lòng có thể ông sẽ bán được cho khách Tây, có thể họ thích?

Hai ngày sau, đi ngang qua đoạn đường đó, tôi có ngoảnh lại nhìn khắp góc vỉa hè để tìm ông bán tò he. Bởi thực sự hôm đó về tôi thấy day dứt mãi vì không mua giúp ông cụ.
Và tôi cố tình đi ngang qua con đường đó, để làm điều gì đó cho lòng mình thoải hơn. Và tôi đã nhìn thấy ông, lại ngồi co ro trong một góc vỉa hè, hai tay run run nặn từng hình nhân bé xíu...
July



Copy từ: VnExpress