Hà Nhân Văn
22-06-2013
Bắc
Kinh tự cho rằng qua sử sách viết lại từ thời Mao và lai rai đến nay,
thành phố cổ Hội An là của TC! Sau mật ước Thành Đô 1990, Bắc Kinh nhắm
tới các trọng điểm chiến lược Lào Cai, Lạng Sơn, Móng Cái, Vinh, Đà
Nẵng, Sóc Trăng, Cà Mau và Tây Nguyên VN.
Đà Nẵng phải là một Hoàng Sa trên đất liền, án ngữ Biển Đông trên
vành đai phía Nam Thái Bình Dương. Trong chuyến công du VN gần cuối nhiệm kỳ, CT
Giang Trạch Dân từ Hà Nội bay vào Đà Nẵng, ghé thăm Hội An, khu phố cổ.
CT Dân tắm biển và tuyên bố "hai nước Việt - Hoa cùng tắm chung một dòng nước Nam Hải".
Hồ Cẩm Đào công du VN đã có lịch trình thăm Đà Nẵng và phố cổ Hội An
nhưng miền Trung bão lớn và lụt nên Đào phải hủy chuyến thăm.
THƯỢNG ĐỈNH MỸ - HOA, TẬP CẬN BÌNH "MỀM XÈO" LÙI BƯỚC!
Vụ blogger Trương Duy Nhất bị bắt và Nguyễn Bá Thanh, "gà nòi" của Bắc
Kinh không lọt được vào bộ chính trị, "cháy nhà ra mặt chuột", Đà Nẵng
từ khi tách khỏi tỉnh Quảng Nam, từng bước một rất kín đáo, đã trở thành
một Hồng Kông mới của TC bên bờ Biển Đông, theo mẫu hình thành, phát
triển như Tân Gia Ba thập niên 1960. Hoa Kiều cũ, một cách khác, người
Việt gốc Hoa bị loại mà do các Hoa kiều mới, thành phần tư sản Đảng bí
mật thống lãnh, nấp dưới tên vợ Việt hoặc anh em nhà vợ hay liên doanh
với cán bộ tư bản Việt.
Tin từ Đài Bắc cho biết, tư bản Trung Cộng chiếm từ 70-80% tài sản, bất động sản
và vốn liếng của Đà Nẵng hiện nay. Vụ giáo xứ Cồn Dầu bị tàn phá, xây
khu du lịch sinh thái do chính Nguyễn Bá Thanh trực tiếp chỉ đạo, xử lý,
kể cả đào mã nghĩa trang Cồn Dầu.
Đại hội XI, cục Tình báo Hoa Nam đã hết sức vận động đưa Thanh vào bộ
chính trị nhưng thất bại. Thất bại do chính Thanh, xuất thân từ "bần cố
nông", con cưng của Đảng, lên ngôi cao, Thanh vẫn còn dáng dấp bần cố
nông, ít học dù có "bằng cấp" tại chức! Blogger Trương Duy Nhất, công an
mật vụ chính gốc, xuất thân văn công nhà nghề, phục vụ ở báo Công An,
tay chân thân cận hàng đầu của Nguyễn Bá Thanh. Cả 2 đều năng nổ vào
loại "Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay co".
Ý đồ của Đảng bộ ĐCSTH tại "khu tự trị VN" là đưa Thanh về Hà Nội, nắm
ban Nội chính mới thành lập rồi vào bộ Chính trị, sẽ làm Phó Thủ tướng
và là con bài sẽ thay Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng Đảng bộ của TC ở VN "khôn
mà không ngoan", quên mất rằng Thanh chỉ mới là lãnh chúa, Đảng ở địa
phương, lại khá ồn ào, không có ảnh hưởng và thế lực TƯĐ, "ngoại hình"
của Thanh "bần cố nông" còn bảng lảng, không gây được ấn tượng trong Hội
nghị TƯ Đảng. Còn Trương Duy Nhất, rời báo Công An đã từ lâu, vẫn là
thành phần cốt cán của phe Nguyễn Bá Thanh, tôn Trương Tấn Sang là minh
chủ nhưng từng viết blog miệt thị Sang là hèn không dám nêu đích danh
NTD mà chỉ dám gọi Dũng là Đồng chí X. Trường hợp Trương Duy Nhất vẫn là
người của công an. Hải ngoại ta không rõ về cái gốc của Nhất nên đang
ào ạt "suy tôn và vinh danh" blogger TDN. Anh ta không thể nào so được
với Tạ Phong Tần hay blogger Mẹ Nấm và Bùi Minh Hằng.
Trở lại thành phố Đà Nẵng, đây là mục tiêu vô cùng thâm hiểm của Bắc
Kinh, xây dựng một Hồng Kông mới, trên bờ biển Đông, một hải cảng mới
của TC ở vành đai TBD nhưng đa nguyên, nhiều màu sắc, cởi mở, tiếp nhận
đủ "yếu tố ngoại" từ Đài Loan đến Nhật, Đại Hàn và nhất là Mỹ (xem phần
sau).
THƯỢNG ĐỈNH MỸ HOA "BORING"!
Hơn 1000 người Việt biểu tình ở Palm Springs, nơi vợ chồng Tập Cận Bình
và phái đoàn TC cư ngụ để từ đây đến Rancho Mirage họp thượng đỉnh với
TT Obama và phái đoàn Mỹ trong một tòa nhà với 22 phòng lớn nhỏ của ông
bà cố tỷ phú Walter H. Annebergs, rộng 200 mẫu giữa một trang trại sa
mạc 25,000 dặm vuông, gọi là Sunnyland. Họ Tập và vợ Bành Lệ Viên đến
phi trường "quận" Ontario do Thống đốc tiểu bang Cali. tiếp đón, không
kèn không trống, không trải thảm đỏ. Và từ Ontario đoàn "motorcade" về
Palm Springs, dư luận Hoa Kỳ, kể cả báo N.Y. Times không mặn mà với
thượng đỉnh Mỹ - Hoa (N. Y. Times, June 7 & 8, 2013). Vụ TC "ăn cắp"
tài liệu cơ mật của Hoa Kỳ còn quá nóng. Và chỉ thấy một rừng cờ vàng
ba sọc đỏ là sôi động nhất (kỳ sau xin bàn tiếp).
"Phóng tài hóa, thu nhân tâm", vẫn là thủ đoạn của Bắc Kinh từ thời Mao -
Chu. Trước khi đến "rancho", Nam Cali. họp thượng đỉnh với TT Obama, CT
Tập Cận Bình và vợ đến thăm đảo quốc Trinidad, gặp các nguyên thủ vùng
biển Caribbean. Không phải bây giờ TC mới lọt vào sân sau của Hoa Kỳ,
đúng hơn đảo này là sân sau của Canada, TC đã đổ hàng tỷ mỹ kim vào vùng
này từ thập niên 1990, không phải chỉ kinh tế mà bao gồm cả văn hóa,
giáo dục, mở các lớp dạy Hoa ngữ miễn phí, cấp học bổng rộng rãi cho
thanh niên hải đảo qua Hoa Lục du học. Tổng kết 20 năm TC loại Đài Loan,
độc quyền một TQ trên các đảo quốc, Bắc Kinh lỗ to. Cũng như Phi châu,
người hải đảo không quen với Hoa ngữ "lằng nhằng khó học, khó nhớ".
Jamaica là một đảo quốc lớn, Bắc Kinh đổ vào hàng trăm triệu xây cầu
đường và cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng của TC vẫn còn mờ nhạt. Canada chứ
không phải Mỹ vẫn chiếm ưu thế trong nền kinh tế, nhất là ngân hàng trên
khắp vùng Caribbean. Gần như Hoa Kỳ và Canada không quan tâm đến sự
hiện diện của TC ở sân sau Bắc Mỹ.
Chuyến công du Caribbean, Costa Rica và Mexico của vợ chồng Tập Cận Bình
chỉ là biểu dương thanh thế lớn của TC ở Tây bán cầu. Điều quan trọng
khác nữa là thể diện TC, họ Tập muốn nói với nhân dân Hoa Lục và Hoa Kỳ,
nhân thể tiện đường thăm Caribbean Costar Rica và Mexico, vợ họ Tập và
phái đoàn ghé Nam Cali, hội họp với Obama ở "rancho", một địa điểm tuy
lớn rộng huy hoàng nhưng vẫn chỉ là địa danh còn lu mờ.
TRUNG CỘNG THẤT BẠI LỚN Ở PHI CHÂU
Chiến lược "Go Out" của TC khởi từ chuyến công du Mỹ của Đặng Tiểu Bình
năm 1978 và cao điểm là thời Giang Trạch Dân, đến nay đã trải qua hơn 30
năm, Bắc Kinh thành công đã đánh bật Đài Loan ra khỏi Phi châu và Nam
Mỹ (Đài Loan chỉ còn quan hệ với 27 tiểu quốc Á Phi), tuy rất thành công
trong giai đoạn đầu, nhưng hơn 10 năm qua, "chiến lược bung ra" của Bắc
Kinh đã thua lỗ to, riêng ở Phi châu. Thua lỗ nặng ở Nam Mỹ như ở Peru,
Bolivia, Brazil. Hoa Kỳ vẫn dẫn đầu thị trường Nam Mỹ. Bắc Kinh không
đạt được mục tiêu ở Phi châu, từ xứ dầu hỏa Nigeria đến Angola do TC ở
lục địa này thiếu kinh nghiệm, thiếu đội ngũ chuyên viên về tài chính và
luật pháp. Đặc san Oil magazine trong một số đặc biệt đã cho độc giả
biết rõ "cái mạnh và cái yếu của các công ty dầu hỏa quốc doanh của TQ"
(the strengths and weaknesses of Chinese national oil co., xem: Oil,
Dec. 2012, pp. 40-41, khổ nhật báo). Theo Oil magazine, riêng 3 năm,
2009-2011, TC đã đầu tư 48 tỷ mỹ kim vào khai thác dầu hỏa, ba đại công
ty của TC vẫn là xương sống của thị trường nhiên liệu TQ (gồm CNPC,
Sinopec và CNOOC). Biển Đông mới chỉ là "kỳ vọng" của Bắc Kinh và do
CNOOC trách nhiệm. Đại hội Đảng toàn quốc ở Bắc Kinh ngày 14-12-2012,
trong phiên họp bế mạc, các đại biểu ĐH lần thứ 18 đã "nhất trí" giơ tay
biểu quyết tán đồng về một nghị quyết "bất khả tách rời" giữa chính trị
của TC và các công ty quốc doanh dầu hỏa của TC (There is an
indissoluble link between Chinese politics and three state-owned oil co.
- Oil, đã dẫn, pp. 43-44).
Các giếng dầu TC độc quyền khai thác ở Sudan đã rất bấp bênh, sau khi
Nam Sudan thân Tây phương, đa số là Thiên Chúa giáo ly khai, trở thành
Cộng Hòa Nam Sudan. TC lại càng bấp bênh ở Nigeria và như ta đã biết, TC
đã mất hẳn nguồn dầu hỏa Libya, trắng tay ở Libya, tiêu tan 1.6 tỷ mỹ
kim xây dựng cơ sở hạ tầng Libya thời bạo chúa Gaddafi. Ngay nguồn dầu
hỏa ở Venezuela thời Hugo Chavez còn sống với TC là tối huệ quốc, Bắc
Kinh đã sớm nhận ra rằng, hầu hết dầu hỏa Venezuela lọc ở các nhà máy
lọc dầu ở miền Nam Hoa Kỳ, do mình làm chủ nhưng lại trên đất Mỹ. Kênh
đào Panama, Mỹ áp lực không cho mở rộng chiều ngang, Bắc Kinh đóng tàu
chở dầu lớn nhất thế giới để chở dầu về nước nhưng Hoa Kỳ không chấp
thuận cho loại tàu lớn như vậy qua kênh Panama. Bắc Kinh đã thấy rõ, nếu
xảy ra đại biến, Mỹ phong tỏa eo biển Malacca (từ Ấn Độ Dương vào Biển
Đông, xin lập lại) và đóng cửa kênh đào Panama, TC chỉ còn một con đường
qui hàng.
Do vậy, bên ngoài nói gì thì nói, TC không bao giờ dám trực tiếp đối đầu
với Mỹ, có chăng chỉ là võ mồm. Hai ngày hội họp với Obama, Tập Cận
Bình đi theo đúng hướng này, hướng mà nhiều lý thuyết gia TC như Thượng
tướng Lưu Á Châu, Chính ủy Quân khu Bắc Kinh, đã phát biểu mà tôi trích
dẫn đôi dòng ở số báo trước. Ngoài mặt và qua bộ máy tuyên truyền, Bắc
Kinh luân lưu chống lại Tây phương và "đế quốc Mỹ" mấy năm gần đây lại
thêm một chủ đề TC đã vượt Nhật, TC sẽ vượt Mỹ lên hàng số một thế giới,
đạt tới đỉnh cao địa cầu "One dream one world" như biểu tượng của
Olympic Bắc Kinh 2008 (cặp ca sĩ đứng trên đỉnh địa cầu, ca bài "One
dream one world"). Và bây giờ là "giấc mơ TC" của Tập Cận Bình. Hoàn
toàn phù phiếm hoa lá bên ngoài của một TC vĩ đại nhưng thực tế giới ưu
tú TC đã hiểu rõ Mỹ là ai? Sức mạnh Mỹ ở đâu, xin lập lại, TC từ thời
Mao Đặng chỉ lo làm ăn với Mỹ, không bao giờ chống Mỹ, đối đầu với Mỹ.
Do vậy, thượng đỉnh Mỹ - Hoa kỳ này lại là đỉnh cao Hoa - Mỹ thuận thảo
để làm ăn với nhau, trong đó, Bắc Kinh nỗ lực đạt được mục tiêu ở Biển
Đông, giữ chặt thế đứng ở VN, nhượng bộ Mỹ ở Bắc Á (Triều Tiên), kể cả
sẽ hòa hoãn ở Hoa Đông (Điếu Ngư đảo Senkaku) miễn sao Mỹ sẽ "phất phơ" ở
VN để làm ngơ cho Bắc Kinh độc quyền khu tự trị VN trong hệ thống
ĐCSTH. Trên đây là nguồn tin khả tín ở Đài Bắc.
KHI TRUNG CỘNG VIẾT LẠI LỊCH SỬ
Trên đây, chúng tôi đã hơn một lần nói về đại công tác của phe Hữu CSTH
là viết lại lịch sử TH, nhất là phần quan hệ với các nước lân bang mà
các triều đại gọi là phiên bang, phiên thần, cống thuộc từ Cao Ly, Lưu
Cầu đến VN, Xiêm La (Thái Lan), Miến Điện, Nepal, Bhutan... Tây Tạng.
Phiên bang là nước phên dậu cuả TC. Bắc Kinh thời Mao tự nhận TC có
quyền "tôn chủ", như nhà Thanh có quyền "tôn chủ" đối với VN, Tây Tạng,
Triều Tiên, là đất cũ của nước Tàu!
Như tôi đã trình bày sơ lược số báo trước đây, năm 1958, Mao Trạch Đông
cho khuấy động phong trào phe Tả chống lại phe Hữu trong ĐCSTH, hầu hết
là các sử gia "truyền thống TH", không theo con đường sử và sử biện
chứng Các Mác - Ăng Ghen. Giáo sư Hướng Đạt bị phe Tả tố nặng nhất, gọi
là "phản động", phản cách mạng, ai cũng tưởng Hướng Đạt chắc sẽ bị tù
hoặc đi nông trường cải tạo nhưng Hướng Đạt và các sử gia phe Hữu vẫn
phây phây ở Bắc Kinh, Mao ngầm dung dưỡng để các ông viết lại lịch sử
theo hướng Đại Hán bá quyền của các chủ thuyết Mao. Giáo sư Hướng Đạt
viết bộ "Đường đại triều Trường An dĩ Tây Vực văn minh" do Tam Liên thư
điếm xuất bản, Bắc Kinh 1957. Mao Trạch Đông quan tâm đến VN và Biển
Đông vào hàng đầu. Chu Nhất Lương viết một tác phẩm về lịch sử VN trong
bộ Thông sử của ông, chương V, tập Thượng (trang 88-105) do Bắc Kinh Cao
Đẳng Giáo Dục xuất bản, năm 1958. Không ngửi nổi! Đặc biệt một số sách
báo thuộc Viện Sử học trong hệ thống Khoa Học Xã Hội của ĐCSTH viết hàng
loạt bài khảo cứu về Phố cổ Hội An, tự nhận là do "người TH dựng lên"
(!) nghĩa là dùng Sử (viết lại) để mở đường Hán hóa Tây Tạng - Tân
Cương, gọi là Tây Vực và mở đường Hải Dương Nam Tiến mà Nam Hải và VN là
chủ hướng "chủ đạo" Hán tộc bành trướng sinh tồn của Mao. Rất may, Nhật
Bản dường như biết trước đã rộng lòng hào hiệp qua The Toyota
Foundation tài trợ cho Viện Sử học VN khảo cứu và viết bộ Đô thị cổ VN
trong đó có Phố Cổ Hội An mà Nhật kiều đóng góp phần xây dựng tiên khởi.
Hoa kiều đến sau (sđd, UBKHXH, Hà Nội, 1989, tr. 210-233). Tôi sẽ trở
lại chủ đề rất quan trọng này vào dịp tới.
ĐÀ NẴNG: HOÀNG SA TRÊN ĐẤT LIỀN
Bắc Kinh tự cho rằng qua sử sách viết lại từ thời Mao và lai rai đến
nay, thành phố cổ Hội An là của TC! Sau mật ước Thành Đô 1990, Bắc Kinh
nhắm tới các trọng điểm chiến lược Lào Cai, Lạng Sơn, Móng Cái, Vinh, Đà
Nẵng, Sóc Trăng, Cà Mau và Tây Nguyên VN. Đà Nẵng phải là một Hoàng Sa
trên đất liền, án ngữ Biển Đông trên vành đai phía Nam TBD. Trong chuyến
công du VN gần cuối nhiệm kỳ, CT Giang Trạch Dân từ Hà Nội bay vào Đà
Nẵng, ghé thăm Hội An, khu phố cổ. CT Dân tắm biển và tuyên bố "hai nước Việt - Hoa cùng tắm chung một dòng nước Nam Hải".
Hồ Cẩm Đào công du VN đã có lịch trình thăm Đà Nẵng và phố cổ Hội An
nhưng miền Trung bão lớn và lụt nên Đào phải hủy chuyến thăm.
Đà Nẵng phát triển, mở rộng và thịnh vượng như một phép lạ. Giám mục
Châu Ngọc Tri, giáo phận Đà Nẵng, phải nhắm mắt cho Thanh dẹp giáo xứ
Cồn Dầu do Thanh dùng lời đường mật và áp lực, đe dọa Cha Sở Cồn Dầu để
thỏa hiệp với Thanh, mặc dù giáo dân rất phẫn nộ. Thanh là một sứ quân,
lãnh chúa đẩy một Thiếu tướng công an, Giám đốc Sở Công an Đà Nẵng phải
bỏ Đà Nẵng ra đi trong vòng 48 giờ.
Thanh dựa vào ai? Thiên hạ vẫn tưởng sau Thanh là Nguyễn Tấn Dũng và Lê
Hồng Anh, Đại tướng CA, Bộ trưởng CA. Không phải! Sau hội nghị 7, Thanh
là người của ai thì đã lộ nguyên hình. Nhiệm vụ của Thanh là trấn thủ Đà
Nẵng. Cho đến nay ít ai quan tâm đến một quyền lực khủng khiếp sau
Thanh ở Đà Nẵng.
Ý THỨC "QUẢNG NAM"
Trương Duy Nhất là người biết rõ về phe Thanh và Đà Nẵng, bởi Nhất là
tay trong. Dù là công an, dù là đảng viên trung kiên nhưng không dễ gì
lọt vào thành phần nòng cốt của báo Công An Nhân Dân. Qua các bài viết
của TDN mới đây, người đọc có chút phấn khởi có lẽ khí thiêng Quảng Nam
với di sản Phan Chu Trinh, Trần Quí Cáp, Phan Khôi... TDN tất nhiên bừng
tỉnh, tinh thần dân tộc bất khuất Nam Ngãi trổi dậy. Hy vọng!
Hà Nhân Văn
Copy từ:
Trí Nhân Media