CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

Khi dân Sài Gòn chịu chơi

 

Thiện Tùng

Không chỉ thích, phải nói tôi rất thích cách “ăn ngay nói thẳng”, không cần biết chết là gì của 2 anh Đằng, Nhuận, không chỉ hiện thời mà cả trong quá khứ trước 1975. Hai anh luôn xứng danh là những “kiện tướng” ở Nam bộ nói chung, Sài Gòn nói riêng, vì đại nghĩa xả thân không vụ lợi. 

Nằm trên giường bịnh, chết đến nơi mà còn nghĩ và viết bài luận bàn chuyện nước non, quả là không hổ danh Lê Hiếu Đằng thời chiến, thời bình, lúc trẻ, khi già. Còn anh Hồ Ngọc Nhuận luôn ở tuyến đầu, vì đại nghĩa xem cái chết tợ lông hồng. Thời chiến phía Việt Nam Cộng hòa liệt anh vào nhóm người “Ăn cơm Quốc gia thờ ma Cộng sản”.

Nhờ vào mạng Internet, tôi thấy anh Đằng vàng võ xác xơ, với bài viết không ngần ngại kê ra hàng loạt những khổ nạn của đất nước do thể chế độc tài Đảng CS trị mà anh là thành viên gây nên. Cuối cùng, Anh đề xuất với những người đồng Đảng với anh nên tách ra thành lập Đảng “Xã hội Dân chủ” làm đối trọng nhằm hạn chế sự lộng quyền của Đảng CSVN để đưa đất nước thoát qua khổ nạn. Tôi nghĩ, đó chẳng qua như vợ chồng bất hòa đòi chia của, ly dị, phải dùng “kính chiếu yêu” mới biết ai đúng ai sai. Về lý luận, anh Đằng cho rằng “tồn tại quyết định ý thức” – Anh lý giải: kinh tế đa nguyên thì chính trị cũng phải đa nguyên. Nếu tiếp tục giữ độc đảng toàn trị thì đất nước không sao thoát khỏi nạn lộng quyền, tham nhũng…, lòng dân ly tán. Biết mình nói như thế “chạm nọc”, lành ít dữ nhiều, nhưng anh Đằng không run, thách các nhà “tai mắt mũi họng” thi đấu với điều kiện “không được bỏ bóng đá người”.

Là Nhà báo, với sự nhạy cảm vốn có của mình, anh Nhuận “trình làng” ngay bài “Phá xiềng”. Nói nghe kêu vậy, chớ nội dung bài viết cũng chỉ tán đồng ý kiến đề xuất của ông Đằng mà thôi. Ông Nhuận nói cười vui vẻ: Tôi không phải là đảng viên Đảng CSVN, không phải đối tượng ông Đằng kêu gọi.

Vào BBC nhìn hình ảnh, nghe âm thanh trực tiếp, tôi thấy ông Đằng, ông Nhuận khắc khổ, nói lên nỗi lòng của mình. Hai ông giáo sư Vũ Minh Giang, nguyên thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương, cố vấn BCH Trung ương Đảng CSVN và ông Nguyễn Đình Tấn, giám đốc Học viện Xã hội học trả lời phỏng vấn của phóng viên BBC nhiều vấn đề. Ông Giang bài bác quan điểm ông Đằng, còn ông Tấn đầy nhiệt quyết bảo vệ thể chế chính trị hiện hữu. 

Với Giáo sư Giang: 

Trả lời phỏng vấn, Giáo sư Giang nói nước đôi (chiết trung), lập luận vòng vo như gà con mắc tóc và dĩ nhiên tính thuyết phục kém. Quá trình nghe ông Tấn nói, tôi chỉ nhận rõ 2 nội dung: “Chưa thấy cơ sở pháp lý nào ở VN hiện nay cho phép thành lập đảng chính trị mới” và “Đa thành phần kinh tế ở hạ tầng cơ sở thì cũng có thể mở đường cho nhu cầu đa nguyên, đa đảng xuất hiện tương ứng ở thượng tầng kiến trúc – đó chỉ là suy luận logic hình thức”. 

Xin ông Giang cho tôi tham gia ý kiến về 2 vấn đề này:   
- Là Giáo sư chuyên nghiệp mà đặt và lý giải vấn đề không đạt lý thấu tình, vòng vo – nếu không nói là ngụy biện. Chẳng lẽ là một Giáo sư, một nhà nghiên cứu Xã hội học chuyên nghiệp mà “Chưa thấy cơ sở pháp lý nào ở VN hiện nay cho phép thành lập đảng chính trị mới”! Đã vậy thì tôi xin mách với Ông: Tại điều 69 Hiến pháp hiện hành (HP 1992) có ghi: “tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do lập Hội…”, và Việt Nam ta đã hạ bút ký vào “Luật Quốc tế Nhân quyền”. Tại điều 25 luật nầy ghi rõ: “Tự do Hội họp, tự do lập Hội, lên án chế độ độc đảng. Không cho phép một chính đảng nào được độc quyền sinh hoạt trong đời sống chính trị quốc gia”- Đó là những cơ sở pháp lý. Luật pháp đã ghi rõ như thế thì đâu cần phải xin và đâu đợi cho – Khi đủ “vi cánh” trình Quốc hội cấp phép hoạt động là xong.

- “Tồn tại quyết định ý thức” hay là “hạ tầng quyết định thượng tầng” nó đã không dừng lại ở dạng logic hình thức mà nó đã trở thành chân lý, đã đi vào cuộc sống ở các nước Dân chủ, Văn minh. Chỉ ở những nước độc tài chậm tiến mới xem nó còn là ý tưởng, chỉ có giá trị tham khảo – trong đó có VN. Tôi xin nói thêm rằng, Đảng CSVN là đảng bảo thủ, cố sống chết bảo vệ chủ thuyết Mác Lê Mao, ra sức cải tạo XHCN. Nếu không có những người Cộng sản cấp tiến như ông Võ văn Kiệt, Nguyễn văn Chính (9 Cần), Phạm Hùng, Nguyễn Thành Thơ, Lê Phước Thọ (6 Hậu)… hoạt động ở phía Nam kiên quyết “xé rào” trước 1986 thì chẳng biết Việt Nam ta nay về đâu. Các nước Đông Âu người ta Pérestroika – cải tổ toàn diện ngheo nghĩa “xây dựng lại cái đã xây dựng không còn phù hợp” – kể cả con người. Do họ đồng thời cải tạo kinh tế và chính trị (hạ tầng và thượng tầng), tạo sự đồng bộ, từng bước phát triển vững chắc. Còn ta né 4 từ “cải tổ kinh tế” bằng 2 từ mơ hồ “đổi mới”. Sau 27 năm (1986-2013), Việt Nam ta cải tổ kinh tế mà không cải tổ chính trị – trên dưới tréo ngoe, trống đánh xuôi kèn thổi ngược, đang khủng hoảng về mọi mặt. Theo tôi, nếu ở VN ta không chấp nhận cải tổ chính trị cho đồng bộ để thoát khủng hoảng mọi mặt, chỉ còn có con đường xóa bỏ kinh tế thị trường trở về kinh tế XHCN như xưa, kết huynh đệ với Bắc Triều Tiên sống thời ăn lông ở lỗ. Cần nhận rõ, như tồn tại và ý thức, nếu đa đảng mà không dân chủ trong lập Quyền, lập Hiến khó tránh khỏi xung đột.

Với Giáo sư Tấn:

Qua bài viết và nói của ông Tấn xem mòi ông hiểu hai chữ “đối lập” nghiêng về bạo lực… Nếu Ông nhận thức như vậy thì quá lỗi thời. Ở Việt Nam ta đang đấu tranh bất bạo động, tranh cãi về thể chế chính trị trong khuôn khổ nội bộ, giữa một bên muốn giữ thể chế độc tài Đảng CS trị, một bên muốn xây dựng thể chế chính trị Dân chủ Đa nguyên.

Ông Tấn nói: “Thực chất VN hiện nay, có thể nói, với Đảng CSVN thì không có đối thủ”. Đúng như Ông nói, nếu là dùng bạo lực thì Đảng CSVN không có đối thủ. Nhưng ngược lại thì chính nghĩa đang thuộc về dân, về phái bất đồng chính kiến, Đảng CSVN đang thụ động đối phó. Người ta cật vấn cứng họng, lẩn tránh, đóng cửa trụ sở không còn là cá biệt. Những cuộc đấu tranh dân sinh dân chủ hay chống Trung Quốc xâm lược đều được quần chúng công khai hoặc ngầm đồng tình ủng hộ. “Không dân Đảng tính làm sao?”. Có lẽ thấy “nước đã đến trôn”, khi tổng kết hội nghị lần 7 khóa 4, Tổng Bí thư Đảng CSVN hô hào Dân vận và Dân vận. Để nói lên sự bấp bách về công tác Dân vận, chỉ đoạn văn khoảng một phần tư (1/4) khổ giấy A4, ông Trọng dùng đến 22 chữ Dân. Bạo lực là giải pháp cuối cùng, là biểu hiện thế yếu xin thưa ông Tân. 

- Đến nước này ông Tấn còn cao giọng: “…Uy tín của Đảng CSVN hiện nay vẫn là lớn. Lực lượng rõ ràng có 4-5 triệu người, mà trong đó không chỉ có những triệu đảng viên như vậy, mà còn có gia đình của hàng triệu đảng viên. Rồi có hàng chục triệu Đoàn viên là cánh tay phải của Đảng. Rồi hàng chục triệu thiếu niên, nhi đồng cũng là những cánh tay mầm non của Đảng, nên theo quan điểm của tôi Đảng CS không có đối thủ. Những đối thủ ra mặt và đầy đủ lực lượng tôi nghĩ là không có ai cả”. Thật mắc cười, thời đại bây giờ mà phát biểu nặc mùi thuốc súng. Phải chi ông Tấn cộng thêm những bào thai đang mang trong bụng của những lực lượng ông vừa kể may ra hù được con nít. Xin ông Tấn kiểm lại “hàng ngũ” của mình coi có bao đảng viên, Đoàn viên… bất đồng quan điểm (đối lập) với Đảng – Tôi được biết khá đông, đếm phồng môi. 

- Ông Tấn đánh giá cao mô hình đa đảng ở Mỹ. Ông nói “ Hai đảng rất văn minh, trên thực tế nó không phải là 2 đảng đối lập theo nghĩa là tiêu diệt lẫn nhau…”. Giáo sư Tấn khen 2 đảng Dân Chủ và Cộng Hòa ở Mỹ văn minh là đúng, nhưng ông chưa nói rõ văn minh ấy biểu hiện như thế nào để người ta biết học tập. Xin ông cho phép tôi bổ sung: Họ đặt Tổ quốc trên hết, xem đảng chỉ là một bộ phận của dân tộc, cạnh tranh trong thể chế kinh tế và chính trị đa nguyên, xã hội Dân sự, thượng tôn Pháp Luật, thực thi tam quyền phân lập, ứng cử và bầu cử cạnh tranh sòng phẳng theo thể thức bầu cử dân chủ, Đảng thắng cử được chấp chánh chỉ trong nhiệm kỳ theo luật định (không phải muôn năm), cùng các đảng khác chung lo việc dân việc nước. Ngân sách quốc gia chỉ chi cho hệ thống công quyền – các đảng phái hoàn toàn tự túc kinh phí. Lực lượng vũ trang nói chung thuộc sở hữu toàn dân,.v.v.

- Giáo sư Tấn cho rằng “Mùa xuân Á Rập” bất ổn là do thực hiện Dân chủ và Đa nguyên chính trị, tôi e rằng không đúng. Tôi cho rằng, do yếu tố ý thức hệ Tôn giáo chi phối: Do Thái giáo với Hồi giáo, phe Hồi giáo nầy với Hồi giáo khác. Sau chiến tranh VN, nguyên Tổng thống Mỹ Nixon viết sách, trong đó có nhận định đại ý: “Chiến tranh Cục bộ đã qua, chiến tranh Sắc tộc, Tôn giáo sẽ xuất hiện”. Chuyện mâu thuẫn sắc tộc gây đổ máu ở Trung Quốc, chuyện mâu thuẫn phe phái tôn giáo sát phạt lẫn nhau ở các nướcTrung Đông đủ kiểm chứng sự đúng sai nhận định của Nixon. Mâu thuẫn dẫn đến sát phạt nhau mang tính ý thức hệ ở các nước nói chung, trong Tôn giáo ở các nước Á Rập nói riêng, thường dân chúng chia làm ít nhất 2 phe, lực lượng vũ trang cũng từ đó chia ra 2 phía, đã thế thì tránh sao khỏi mùi tanh của máu và mùi thuốc sung? Việt Nam ta hiện nay đã và sẽ không như thế, dân chúng và những trí thức cấp tiến cùng nhau tranh đấu với Đảng và Chính quyền về Dân chủ Dân sinh, mưu cầu độc lập cho Tổ quốc, hạnh phúc cho Nhân dân nói chung, xóa mọi áp bức bất công đang diễn ra trong xã hội.

- Giáo sư Tấn nói và cười giễu cợt, cho rằng Đảng của Pôn Pốt là Đảng bác nháo, diệt chủng… Tôi xin bổ sung: Đảng CS Campuchia do Pôn Pốt cầm đầu lúc bấy giờ theo chủ thuyết Mao (Maoit), Trung Quốc cử sang đó hai ngàn cố vấn – dân Campuchia gọi là Ăng-Ca (tôi không hiểu nghĩa). Bên Trung Quốc làm gì, Campuchia làm vậy – kể cả giết người. Việt Nam cũng vậy thôi, không nương tay đối với dân trong “Cải cách ruộng đất”; trong vụ “Nhân văn Giai phẩm ; trong vụ xử trị “Những phần tử Xét lại chống Đảng” ở miền Bắc sau 1954; trong cải tạo XHCN ở miền Nam sau 1975. Đúng là ông Tấn nói người mà chẳng nghĩ tới ta, không sợ bị rầy.

- Ông Tấn hết lời khen “mô hình” do Đảng CS Trung Quốc tạo dựng cả về mặt kinh tế và chính trị rồi móm ý nên noi gương. Tôi thì có cách nhìn khác: Về Kinh tế, Trung Quốc phát triển như chu kỳ núi lửa, cao độ là phun trào, đang trong trạng thái dịu dần, cuối cùng sẽ để lại thạch nham như những hoang mạc. Về Chính trị, Đảng CS Trung Quốc đang “treo đầu dê bán thịt chó”: Dân chủ giả hiệu, cuội chính trị. Họ nặn ra đảng này phái nọ để che mắt thế gian giống như Việt Nam sau 1945, cho đảng phái ra đời nhưng phải đảm bảo nguyên tắc “Đảng CS chấp chánh (cầm quyền), các đảng phái khác chỉ tham chính” (tham quyền), khi thời cơ thuận lợi họ sẽ “bóp mũi” lũ nhóc con để một mình một chợ – Giống như cách sắp xếp lá cờ của họ: Hán là anh cả ngôi sao lớn, lũ đàn em Tạng, Hồi, Mông, Mãn là những ngôi sao nhỏ chầu rìa chung quanh, từng bước đồng hóa. Tình hình ở Trung Quốc hiện nay cũng không sáng sủa gì, giống như Việt Nam thôi – đang rối như canh hẹ, đến mức Chủ tịch nước kiêm Chủ tịch Đảng CS Tập Cận Bình phải thốt ra trong nội bộ Đảng của Ông: “Tôi biết phải làm thế nào?”. 

Về việc này, tôi đã nói hết những gì muốn nói.

Ngày 20/08/2013
  T.T.


Tác giả gửi trực tiếp cho Bauxite Việt Nam

Phải nêu cao tinh thần cảnh giác khi tắm tiên?

Police 
Việt Nam nên học Trung Quốc, khi này hôm qua, thay vì phát công văn “nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh làm rõ với những đối tượng quay phim, chụp ảnh”, họ sa thải liền lúc 8 nhân viên cảnh sát chỉ vì những nhân viên công vụ này “tắm tiên” tại một điểm du lịch.


Tháng 9-2011, Tòa án Luton Crown (Anh) đã tuyên phạt cậu thanh niên 19 tuổi Paul Thompson hai tháng tù giam chỉ vì một hành vi hết sức ngớ ngẩn: Dùng điện thoại chụp ảnh tại tòa án.

Câu chuyện xảy ra như sau: Thompson đang ngồi trong phòng xử một phiên tòa hình sự thì nhận được tin nhắn của bạn gái hỏi xem anh đang ở đâu. Do không thể gọi điện trả lời, Thompson giơ điện thoại BlackBerry chụp một tấm ảnh phòng xử án, trong đó có hình ảnh nạn nhân của vụ tấn công đang được xét xử, rồi gửi cho bạn gái mình.


Anh lập tức bị bắt. 60 phút sau, Thompson xuất hiện tại tòa, sau hành móng ngựa do cáo buộc “Không chấp hành mệnh lệnh của tòa án”. 75 phút sau khi giơ điện thoại, anh bị tuyên phạt hai tháng tù giam.
Thompson, trong một khoảnh khắc thiếu suy nghĩ, cũng mới chỉ gửi ảnh cho bạn gái, chứ chưa đăng trên facebook, và có “hoàn cảnh” là còn “một con chó 8 tuần tuổi ở nhà không ai nuôi”, đã thốt lên “Tôi đúng là một thằng ngu” trước khi vào nhà đá.


Theo điều 41 Đạo luật pháp lý hình sự năm 1925 của Anh, không ai được phép chụp bất cứ một tấm ảnh nào tại tòa án hoặc chụp ảnh chân dung của những người tại tòa án như thẩm phán, hội thẩm, nhân chứng hoặc các bên trong vụ án, bất kể đó là vụ án dân sự hay hình sự. Quy định này nhằm bảo vệ cho các cá nhân liên quan đến vụ án. Bởi khi bị chụp ảnh, người đó có thể phải đối mặt với việc bị trả thù hoặc đe dọa.
Hơn nữa, chụp một tấm ảnh, bị cáo chẳng hạn, được cho là vi phạm quyền hình ảnh, ngay cả khi bị cáo đó phạm tội và bị kết án.


Chó không ai nuôi thì kệ chó. Luật là luật.


Nhưng cũng bởi “Luật là luật”, cho nên, Thompson sẽ hoàn toàn không bị kết tội nếu anh chụp ảnh Thủ tướng Anh, trừ phi ông ngủ trên giường. Bởi khác với trường hợp các bị cáo, Thủ tướng là người thực thi nhiệm vụ công, và ông “được” người dân giám sát, bằng một tấm ảnh chụp từ điện thoại BlackBerry, hoặc quay phim bằng một chiếc iPhone chẳng hạn. Đối với một người công vụ, trong những không gian công vụ, chẳng có gì là riêng tư hết.


Giờ sang chuyện Việt Nam. Google vừa công bố số liệu khảo sát về hành vi người sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) ở Việt Nam, với một con số “giật mình”: 17 triệu người Việt Nam đang dùng smartphone, loại điện thoại thông minh có thể ghi âm “chất” hơn một chiếc máy ghi âm chuyên nghiệp, quay camera với độ phân giải lên đến “tám chấm”. Và chụp ảnh “nét như Sonny”.

Người giật mình nhất, có lẽ là đại tá Trần Sơn Hà.


Từ hai hôm nay, vị đại tá đang đối mặt với cơn bão dư luận khi ông ký một văn bản cầu lực lượng CSGT “nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh làm rõ với những đối tượng quay phim, chụp ảnh CSGT khi chưa được phép. Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản; nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật”.


Chuyện này khiến dư luận nhớ lại việc Hải Phòng cấm học sinh ghi âm trong giờ học sau một clip cô giáo chửi như hát hay suốt 18 phút được tung lên mạng. Và Bộ Giáo dục hôm nay cho phép, ngày mai cấm liền việc học sinh mang máy ghi âm ghi hình vào phòng thi. Còn trong chính lực lượng CSGT, cũng không ít những quy định: CSGT chỉ được mang theo 100 ngàn. CSGT không được mang theo điện thoại di động khi tuần tra…Có lẽ, việc  “nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh làm rõ” chỉ cho thấy những quy định cấm trước đó dường như làm tốt hơn lên hình ảnh người CSGT trong mắt dân chúng. Bởi tốt rồi thì còn cần gì phải “nêu cao tinh thần cảnh giác”.


“Tôi không ký văn bản nào thể hiện cấm báo chí chụp ảnh, quay phim”- Đại tá Hà thanh minh sau đó.
“Dân quay phim, chụp ảnh thì hai bên phải cộng tác với nhau. Cảnh sát cũng phải hỏi người quay có phải là nhà báo không? Nếu là công dân thì anh có giấy tờ gì không? Anh quay với mục đích gì?  Sợ quay xong cứ đưa lên facebook, đưa lung tung hết cả lên thì cũng mệt”. Và “Giám sát thì cũng phải mang tính chất xây dựng, chứ cứ quay lung tung là không mang tính chất xây dựng”- ông giải thích.


“Đấu tranh làm rõ”, nhưng không phải là “cấm”. “Cộng tác với nhau” nhưng phải trình giấy tờ, nói rõ mục đích ghi hình và phải mang tính xây dựng. Thật là lằng nhằng và khó hiểu.


Thực ra, chỉ cần xác định rõ cái gì cần phải cấm: Cấm dùng smartphone khi nó thông minh và tiện lợi còn hơn cả một chiếc camera. Cấm Internet, khi ngay lập tức có thể loan truyền nhanh nhất và hiệu quả nhất tới những người có trách nhiệm về tiêu cực của lực lượng công vụ? Cấm công dân thực hiện quyền giám sát, một quyền có thể gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh người CSGT? Hay phải cấm triệt để tiêu cực trong lực lượng CSGT bằng cách kêu gọi người dân tích cực ghi hình tiêu cực? Câu hỏi, trong nó cũng đã chứa câu trả lời rồi.


Còn nhớ trong buổi tọa đàm Chung tay giảm thiểu tai nạn giao thông do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức hồi đầu tháng 7, có người đã đề xuất Bộ trưởng Công an lập Facebook nhận phản ánh CSGT tiêu cực. Còn hôm nay, khi đưa tin về quy định phải nói là rất dở của ngành CSGT, có tờ báo đã dùng ảnh minh họa là một chiến sĩ CSGT đang quét những mảnh chai rơi khắp mặt đường hay giúp dân mang hàng trong cảnh phố phường ngập nước.
Đấy. Người dân, báo chí cũng muốn “xây dựng” đấy thôi. Và chỉ rõ những “con sâu” đang làm “rầu nồi canh” về sự hy sinh, phản ánh những tiêu cực đang làm méo mó hình ảnh người CSGT thực ra cũng là một cách xây dựng.


Có lẽ chúng ta nên học Trung Quốc, khi này hôm qua, thay vì phát công văn “nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh làm rõ với những đối tượng quay phim, chụp ảnh CSGT khi chưa được phép”, họ sa thải liền lúc 8 nhân viên cảnh sát chỉ vì những nhân viên công vụ này “tắm tiên” tại một điểm du lịch. Bởi điều đó “làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh cảnh sát”.



Copy từ: Blog Đào Tuấn

Quốc tế phẫn nộ Syria 'dùng khí độc'

Cập nhật: 05:16 GMT - thứ sáu, 23 tháng 8, 2013

Các nạn nhân được cho rằng đã hít phải chất độc thần kinh
Các nạn nhân được cho rằng đã hít phải chất độc gây tê liệt thần kinh
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius nói rằng sẽ ‘phản ứng bằng vũ lực’ nếu như cáo buộc Chính phủ Syria dùng vũ khí hóa học là đúng.
Trong khi đó, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon nói rằng vụ việc bị nghi ngờ là tấn công hóa học gần thủ đô Damascus của Syria ‘cần phải được điều tra không chậm trễ’.
Angela Kane, người đứng đầu cơ quan giải trừ quân bị của Liên Hiệp Quốc, đã nhận lệnh của Ban Ki-moon lên đường đến Damascus để gây áp lực điều tra, ông Eduardo del Buey, phát ngôn nhân của Ban Ki-moon cho biết hôm thứ Năm ngày 22/8.

‘Hậu quả khốc liệt’

Các nhà hoạt động nhân quyền cho biết hàng trăm người đã thiệt mạng trong các vụ tấn công ở khu vực Ghouta của Damascus.
“Bất kể vụ tấn công bằng vũ khí hóa học nào, dù là bất cứ đâu, trong bất kỳ hoàn cảnh nào hay do bất cứ ai làm đi nữa đều vi phạm luật pháp quốc tế,” Ban Ki-moon phát biểu ở Seoul hôm thứ Sáu ngày 23/8.
“Tội ác chống lại loài người như thế sẽ chỉ đem đến hậu quả khốc liệt cho thủ phạm,” ông nói thêm.
Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu Chính phủ Syria cho phép một nhóm thanh sát viên vũ khí của họ hiện đang có mặt ở nước này điều tra vụ việc.
Tuy nhiên Chính phủ Syria, vốn bác bỏ cáo buộc, không tỏ dấu hiệu gì cho thấy họ sẽ đồng ý.
Đau buồn trước thi thể của người thân
Có tin nói cả ngàn người chết trong vụ tấn công này, trong đó có nhiều trẻ em
Các thanh sát viên này đã đến Damascus hôm Chủ nhật ngày 18/8 và hiện đang ở cách vị trí được cho rằng đã xảy ra tấn công hóa học 15km. Họ chỉ được giao nhiệm vụ thanh sát ba địa điểm tình nghi khác.
Chính phủ Syria đã gọi các buộc mới nhất này là ‘phi lý và bịa đặt’ còn quân đội nước này cho rằng phe đối lập đã dựng nên vụ việc để chuyển sự chú ý của quốc tế khỏi những thất bại nặng nề của họ.
Trong lúc này, cộng đồng quốc tế tiếp tục lên án mạnh mẽ vụ tấn công bằng hóa chất này.

‘Sẽ dùng vũ lực’

Phát biểu trên kênh truyền hình BFM TV, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cảnh báo Syria rằng nước ông sẽ ‘dùng vũ lực’ nếu xác nhận được Syria thật sự dùng vũ khí hóa học.
Tuy nhiên ông cũng loại trừ khả năng triển khai quân đội bên trong lãnh thổ Syria.
"Bất kể vụ tấn công bằng vũ khí hóa học nào, dù là bất cứ đâu, trong bất kỳ hoàn cảnh nào hay do bất cứ ai làm đi nữa đều vi phạm luật pháp quốc tế."
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết họ đang khẩn trương thu thập thông tin để xác định xem chuyện gì đã xảy ra ở Damascus.
Hồi năm ngoái, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã từng cảnh báo rằng một khi Syria dùng vũ khí hóa học thì đó là ‘lằn ranh đỏ’ buộc Mỹ phải hành động.
Anh và 36 nước khác đã chính thức thông báo cáo buộc mới nhất lên Tổng thư ký Ban và kêu gọi các thanh sát viên của Liên Hiệp Quốc ‘được phép tiếp cận những nơi cần thiết để tiến hành điều tra về những cáo buộc mới nhất một cách khẩn cấp’.
Về phía Nga, mặc dù phong tỏa một tuyên bố của Hội đồng Bảo an lên án vụ tấn công này hôm thứ Tư ngày 21/8, nước này cũng ủng hộ tiến hành điều tra.
Tuy nhiên Kremlin cho rằng vụ tấn công này là ‘hành động khiêu khích đã được tính toán trước’ của phe đối lập ngõ hầu giành được sự ủng hộ của Liên Hiệp Quốc.

Không thể nguỵ tạo?

Nhiề̉u trẻ em bị thương
Sử dụng vũ khí hóa học được xem là tội ác chống lại nhân loại
Các nhà hoạt động nhân quyền của phe đối lập cho biết hơn 1.000 người đã thiệt mạng sau khi quân chính phủ phóng hỏa tiễn có chứa chất độc vào vùng ngoại ô Ghouta của Damascus vào rạng sáng thứ Tư ngày 21/8.
BBC không thể xác nhận được con số thương vong này.
Các nhà hoạt động cho biết vụ tấn công này xảy ra trong khuôn khổ một chiến dịch oanh tạc ác liệt của quân chính phủ ở khu vực xung quanh Damascus để đẩy lùi quân nổi dậy.
Các hình ảnh video cho thấy hàng chục thi thể không có vết thương gì, trong đó có trẻ em, và những người sống sót đang được chữa trị trong những bệnh viện dã chiến.
Một số nạn nhân có triệu chứng co giật.
Các chuyên gia về vũ khí hóa học nói với BBC rằng các đoạn video này nhiều khả năng là xác thực và các triệu chứng này là dấu hiệu của chất độc thần kinh.
Mặc dù hiện vẫn chưa rõ có bao nhiêu người đã chết trong vụ tấn công này và có bao nhiêu cái chết là do hít phải khí độc, các chuyên gia cho rằng hầu như không thể ngụy tạo nhiều người chết và bị thương đến như vậy mà trong đó có cả trẻ em và em bé.


Copy từ: BBC


.......................

Cư dân mạng Việt Nam ra Tuyên bố lên án Nghị định 72 đàn áp tự do ngôn luận

Môt quán cà phê internet tại Hà Nội
Môt quán cà phê internet tại Hà Nội
REUTERS

Trọng Thành
Hôm qua, 21/08/2013, những người sử dụng internet Việt Nam ra một bản Tuyên bố chung phản đối Nghị định số 72 của Chính phủ Việt Nam về « Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng », ban hành ngày 15/07/2013, dự kiến có hiệu lực từ ngày 01/09/2013. Bản Tuyên bố lên án Nghị định 72 « có những nội dung trái hoặc tiềm ẩn việc thi hành tùy tiện trái với Hiến pháp, Pháp luật Việt Nam, Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị và Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ».

Bản Tuyên bố của cư dân mạng Việt Nam lên án nghị định 72 có tên gọi đầy đủ là « Tuyên bố nghị định số 72/2013/NĐ-CP vi phạm hiến pháp, pháp luật Việt Nam và các công ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia ». Hiện tại, đã có 108 người ký tên vào bản Tuyên bố, sẽ đón nhận chữ ký đến 19 giờ ngày 28/08/2013.

Đầu tháng 8/2013, ngay sau khi được công bố chính thức, Nghị định 72 về kiểm soát Internet của chính phủ Việt Nam đã bị rất nhiều chỉ trích trong nước. Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế lên án đây là một nghị định tiêu diệt tự do ngôn luận. Hoa Kỳ cũng bày tỏ sự quan ngại đối với chủ trương hạn chế internet tại Việt Nam.


Tiến sĩ Nguyễn Quang A tại Hà Nội
 
22/08/2013
 
 
Từ Hà Nội, trả lời phỏng vấn RFI, Tiến sĩ Nguyễn Quang A – một trong những người ký tên vào bản Tuyên bố này – cho biết một số suy nghĩ của ông về Nghị định này :

« Thực sự là, cái nghị định này cản trở không chỉ internet của Việt Nam, mà cản trở sự phát triển chung của xã hội, cũng như kinh tế. (…)
Về cơ bản, nghị định này rất mập mờ. Chúng ta thấy là vài ba ông thứ trưởng của Bộ Thông tin – Truyền thông đã lên tiếng giải thích nó như thế này, chứ không phải như thế kia. Trong một văn bản quy phạm pháp luật mà đến những người soạn thảo, người thì nói như thế này, người thì nói như thế kia, thì sẽ tạo ra một cái cơ hội cho chủ yếu là bên an ninh họ có thể diễn giải một cách rất tùy tiện để đàn áp những người được cho là ‘‘vi phạm’’.

Có lẽ chủ yếu nhất là có một điều quy định rằng các trang thông tin cá nhân thì không thể trở thành một ‘‘trang thông tin tổng hợp’’. Thì người ta có thể dựa vào những quy định như thế để trấn áp những người nào mà họ thích.

Đây là một cái nghị định thực sự đã được chuẩn bị từ lâu rồi. Khoảng 2 năm trước, người ta đã tổ chức rất là nhiều hội thảo lấy ý kiến và đã đưa dự thảo nghị định này lên trên mạng để lấy ý kiến của người dân trong vòng 60 ngày. Sau khi đã hết các thủ tục theo luật định, thì dự thảo này đã được đặt lên bàn thủ tướng hơn một năm rồi. Nội dung mà thủ tướng đã ký ngày 15/07, thì cũng nguyên như dự thảo đã được thảo luận. Sở dĩ mà bây giờ, mà dư luận mới thực sự quan tâm, là bởi vì trong thời gian vừa qua, thì Nhà nước đã có những biện pháp rất là mạnh mẽ trong việc ngăn chặn các blogger. Trong một thời gian rất ngắn, rất nhiều blogger đã bị bỏ tù. Và đấy gần như là một giọt nước tràn ly để dấy lên một phong trào phản đối nghị định này. 

Tôi nghĩ rằng sự lưỡng lự của chính phủ để ngâm cái nghị định đó hơn một năm trời, rồi mới ký (cho thấy) họ không thể nêu một cách rất mạch lạc, rõ ràng là ý họ muốn cái gì.

Ở đây tôi cũng phải nói một điều nữa là Nghị định 72 này nó dài hơn nghị định trước đó, chủ yếu là ở những phần liên quan đến games lines và những thứ khác, chứ không phải những điểm mấu chốt mà bản Tuyên bố này nêu lên. Mà nếu xem lại cái quy định cũ, thì về cơ bản cũng gần gần như thế. Hay nói cách khác, trước nó đã tù mù và cái quy định muốn siết chặt như thế cũng đã không thể siết được. Và với cái này người ta lại muốn siết chặt thêm nữa, thì tôi nghĩ rằng, họ cũng không thể đạt được cái mục đích của họ, trừ một mục đích là tạo cái cớ đế trừng trị người nào mà họ thích ».


Copy từ: RFI

Lãnh đạo VN 'phải thay đổi mạnh mẽ hơn'

Lãnh đạo VN 'phải thay đổi mạnh mẽ hơn'

Cập nhật: 09:11 GMT - thứ năm, 22 tháng 8, 2013

'Lãnh đạo VN nên nhìn thẳng sự thật'
Một tỷ phú Việt Nam nói với phóng viên BBC rằng 'lãnh đạo cần khai tử các tập đoàn Nhà nước' để phát triển.
Một doanh nhân hàng đầu của Việt Nam nói giới lãnh đạo nên từ bỏ “tư duy cũ kỹ, lối mòn” để đưa Việt Nam vượt khỏi tình hình khó khăn hiện nay.
Ông Đào Hồng Tuyển, chủ tịch tập đoàn Tuần Châu ở tỉnh Quảng Ninh, chia sẻ với chủ biên trang kinh doanh của BBC Linda Yueh trong cuộc phỏng vấn tại thành phố Hạ Long.
Ông cũng cho rằng Việt Nam không cần phải bỏ “hàng tỉ đôla để mua vũ khí” mà cần làm “bạn đúng nghĩa” với các nước.

Linda Yueh: Ông suy nghĩ rất nhiều về các vấn đề của Việt Nam và ông có nói đất nước này đang trải qua giai đoạn khó khăn hơn trước vì thế giới cũng đang gặp khó khăn. Ông có tìm thấy giải pháp cho Việt Nam không?

Đào Hồng Tuyển: Tôi nghĩ rằng nó phải kết hợp rất nhiều lĩnh vực khác nữa. Tôi muốn nói về vấn đề chính trị. Chắc chắn những nhà chính trị Việt Nam phải có tư duy thay đổi một cách mạnh mẽ hơn. Thay đổi về cơ chế, thậm chí phải thay đổi một phần thể chế, một cách mạnh mẽ và thay đổi toàn diện với quyết tâm cao. Đất nước Việt Nam mới có thể vượt lên được trong tình hình hiện nay. 

Hay nói cách khác, phải có một đường lối đổi mới toàn diện. Đồng thời phải được toàn dân tộc ủng hộ. Đặc biệt những nhà khoa học, đặc biệt những nhà kinh tế và được quốc tế hỗ trợ. Như thế Việt Nam cũng sẽ sớm trở thành một quốc gia phát triển.

Các nhà lãnh đạo Việt Nam, như ban đầu tôi nói, phải nghĩ mới và làm mới, nghĩ khác và làm khác. Chỉ có nghĩ mới và làm mới, nghĩ khác và làm khác, đương nhiên chúng ta hiểu theo nghĩa là làm mới, làm khác tốt đẹp hơn, sáng tạo hơn thì mới đưa dân tộc tiến lên được.

Các nhà chính trị, các nhà lãnh đạo cũng phải dũng cảm, dám cắt bỏ tất cả những cái ung nhọt, tư duy cũ kỹ, lối mòn về suy nghĩ để tìm một con đường cho dân tộc, thông minh hơn, sáng tạo hơn, và quốc tế hơn.

"Các nhà chính trị, các nhà lãnh đạo cũng phải dũng cảm, dám cắt bỏ tất cả những cái ung nhọt, tư duy cũ kỹ, lối mòn về suy nghĩ để tìm một con đường cho dân tộc, thông minh hơn, sáng tạo hơn, và quốc tế hơn."
Đào Hồng Tuyển


Và tôi cũng nghĩ rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam nên nhìn thẳng vào sự thật, mặc dù sự thật đó rất đau lòng. Chúng ta phải bỏ cái nhìn trên những đống hồ sơ giấy tờ một cách đẹp đẽ và sạch sẽ nhưng sự thật nó không phải là như vậy. Tôi muốn nói điều này, là các nhà lãnh đạo phải khai tử hàng loạt tất cả những tập đoàn của nhà nước làm ăn không hiệu quả, mang tất cả những tài sản đó bán, khoán, cho thuê, tạo động lực mới, chấp nhận một sự mất mát cần thiết để tạo động lực mới cho xã hội, cho đất nước.

Bởi lẽ các bạn biết, hiện nay hệ thống doanh nghiệp của nhà nước quản lý đang nắm một nguồn tài nguyên, nguồn tài sản quốc gia rất là lớn nhưng hiệu quả rất là thấp cho nền kinh tế đất nước. Có những tập đoàn nhà nước còn trở thành gánh nặng cho ngân sách quốc gia. Theo tôi nên bán, hoặc là đầu thầu, khoán, cho thuê tất cả những tài sản đó để tạo một động lực mới cho xã hội, cho đất nước.

Và như các bạn biết, đất nước chúng tôi 80% là nông nghiệp. Mà trên thế giới, chẳng có một quốc gia nông nghiệp nào mà trở thành hùng cường cả, nếu đi theo con đường nông nghiệp, phát triển nông nghiệp. Chiến lược phát triển của Việt Nam cũng phải thay đổi, thậm chí cái phát triển nông nghiệp phải giảm xuống chỉ còn 1/3 mà thôi, để dành những nguồn lực ấy, tài nguyên ấy chuyển sang, chuyển đổi sang lĩnh vực khác, có hiệu quả hơn. Vì không một quốc gia nào trên thế giới mà làm nông nghiệp mà trở thành hùng cường.

Linda Yueh: Theo ông, cải cách hiện nay có quá chậm không?

Theo tôi cũng không chỉ là chậm mà vẫn chưa phải là thực sự thông minh. Sẽ còn nhiều cách đi khác nữa. Còn những cách đi mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn. Cái đổi mới như bạn nói chậm là chưa đủ, nhưng thậm chí chưa sâu sắc, chưa đồng bộ. Còn thiếu sự sâu sắc và thiếu sự đồng bộ. Thiếu cả sự sáng tạo nữa.

Vì sao kinh tế Việt Nam chững lại?
Phóng viên Linda Yueh của BBC cho rằng chậm chuyển đổi khối doanh nghiệp nhà nước khiến kinh tế Việt Nam ngày càng trì trệ.
Và còn một điều nữa, Việt Nam phải trở thành một cái nơi mà cho tất cả các nước, các dân tộc trên thế giới nhìn Việt Nam với một cặp mắt thiện cảm. Việt Nam muốn phát triển, phải làm bạn, mà bạn đúng nghĩa với các dân tộc trên thế giới. Sự yêu thương, tin cậy, và quý mến của cộng đồng quốc tế, để giúp cho sự phát triển của Việt Nam là vô cùng quan trọng.

Việt Nam phải quốc tế hóa. Theo tôi, phải quốc tế hóa Việt Nam. Nếu làm được điều đó thì Việt Nam đã là bạn đúng nghĩa với các dân tộc trên thế giới. Không cần phải mất hàng năm hàng tỉ đôla để mua vũ khí. Và Việt Nam phải trở thành ốc đảo của hòa bình, ốc đảo của sự sáng tạo, và lòng nhân ái.

Linda Yueh:Vậy việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ, với phần còn lại của thế giới, quan trọng thế nào? Quan hệ quốc tế có phải là một thay đổi chủ chốt trong những gì ông đang mô tả?

Tôi cho rằng là vô cùng quan trọng. Các bạn biết, người Việt ở Mỹ hiện nay trên 2 triệu người. Và đó là một lực lượng rất tiềm năng để xây dựng đất nước. Và đối với một quốc gia hùng cường hàng đầu của thế giới, Việt Nam là một nước nghèo, rất cần cái hợp tác thân thiện, hợp tác bình đẳng và hỗ trợ của công nghệ, thậm chí cả tài chính của Hoa Kỳ.

Và nói cách khác, nếu thực sự người Mỹ, chính phủ Mỹ và người dân Mỹ muốn làm cho khu vực Đông Nam Á và khu vực Châu Á này hòa bình ổn định thì chính phủ Mỹ nên ủng hộ Việt Nam, nên giúp đỡ Việt Nam, để có sự cân bằng cần thiết cho hòa bình ổn định tại khu vực này.

Linda Yueh:Ông có thể chia sẻ bí quyết thành công của ông?

Tôi nghĩ rằng là ai cũng hoài bão và ai cũng có ước mơ. Suy nghĩ của tôi là hãy nghĩ khác và làm khác. Hãy nghĩ những gì mà thiên hạ chưa nghĩ. Hãy làm những gì thiên hạ có thể đã nghĩ, mà chưa làm, chưa dám làm.

Cuộc phỏng vấn của phóng viên Linda Yueh thực hiện tại Việt Nam. Đây là một phần của Mùa Việt Nam trên BBC trong tháng Tám.


Copy từ: BBC

LS Trần Vũ Hải gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội bản Dự thảo Ý kiến về Thành lập và Tham gia đảng phái

LS Trần Vũ Hải gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội bản Dự thảo Ý kiến về Thành lập và Tham gia đảng phái

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–*****—–
ĐỀ NGHỊ  CHO Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ
THÀNH LẬP VÀ THAM GIA MỘT ĐẢNG NGOÀI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM DƯỚI GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Kính gửi:  Ủy ban thường vụ Quốc hội (Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng)
Tôi là Trần Vũ Hải, hành nghề luật sư tại 81 phố Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội và 66 Huỳnh Khương Ninh, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh, xin gửi lời chào trân trọng đến Quý vị và xin được trình bày như sau:
Gần đây, một số người kêu gọi thành lập một đảng mới lấy tên là Đảng Dân chủ Xã hội và cho rằng pháp luật Việt Nam không cấm công dân thành lập đảng. Một số người cho rằng không đủ căn cứ pháp lý để thành lập một đảng khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhiều công dân Việt Nam quan tâm đến vấn đề này đã hỏi chúng tôi về phương diện pháp lý.
Chúng tôi đã nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành và đã dự thảo Bản ý kiến gửi Quý vị để tham khảo và cho ý kiến về vấn đề này.
Theo chúng tôi, vấn đề thành lập và tham gia một đảng ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam đang được dư luận trong nước và quốc tế quan tâm, đã có nhiều người đề xuất, các cơ quan chức năng và các nhà luật học hàng đầu của Việt Nam cần có những quan điểm rõ ràng căn cứ vào pháp luật Việt Nam để khẳng định luật pháp Việt Nam có cấm công dân Việt Nam tham gia và thành lập đảng khác ĐCSVN, nếu không cấm việc thành lập sẽ diễn ra như thế nào để phù hợp pháp luật Việt Nam.
Chúng tôi tin tưởng rằng, Quý vị sẽ có ý kiến chính thức về vấn đề quan trọng này và những ý kiến này cần được công bố trên các phương tiện truyền thông.
Trân trọng.
  
Công dân Trần Vũ Hải
——————–
BẢN Ý KIẾN
VỀ THÀNH LẬP VÀ THAM GIA ĐẢNG PHÁI DƯỚI GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH
(Dự thảo)
 Hà Nội, ngày 22/8/2013
Từ sau 1975 đến 1988, tại Việt Nam có 03 chính đảng hoạt động hợp pháp là Đảng Cộng sản Việt Nam (trước đó là Đảng Lao động Việt Nam và tên gọi tại miền Nam là Đảng Nhân dân Cách mạng), Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam hoạt động. Đến năm 1988, Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội tự giải tán. Từ đó đến nay, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), chưa có đảng nào được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Gần đây, một số người kêu gọi thành lập một đảng mới lấy tên là Đảng Dân chủ Xã hội và cho rằng pháp luật Việt Nam không cấm công dân thành lập đảng. Một số người cho rằng không đủ căn cứ pháp lý để thành lập một đảng khác ngoài ĐCSVN.
Nhiều công dân Việt Nam quan tâm đến vấn đề này đã hỏi chúng tôi về phương diện pháp lý. Chúng tôi đã nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành, trong đó có những văn bản sau:
1.     Hiến pháp Việt Nam  năm 1992 (được sửa đổi 2001);
2.     Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005;
3.     Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 và các luật sửa đổi, bổ sung bộ luật này;
4.     Công ước về các quyền dân sự và chính trị 1966 (Việt Nam gia nhập năm 1984);
5.     Luật về quyền lập hội 1957;
6.     Một số luật khác như: Luật Mặt trận Tổ quốc; Luật Công đoàn 2012; Luật Thanh niên; Pháp lệnh về Cựu chiến binh….;
7.     Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 45/2010/NĐ-CP; các thông tư hướng dẫn các Nghị định này.
Trên cơ sở nghiên cứu những văn bản này, chúng tôi có những ý kiến như sau:
1.     Không có điều khoản nào trong Hiến pháp và các luật của Việt Nam cấm công dân Việt Nam thành lập và tham gia một chính đảng khác ngoài ĐCSVN.
2.   Tuy nhiên, Điều 79 Bộ luật Hình sự có quy định trừng phạt người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Như vậy, việc thành lập hoặc tham gia vào một đảng không nhằm lật đổ chính quyền nhân dân sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều luật này. Nói cách khác, hoạt động thành lập và tham gia vào một đảng không nhằm lật đổ chính quyền sẽ không được coi là bất hợp pháp.
3.   Về nguyên tắc đảng là một loại hội chính trị. Thành lập và tham gia một chính đảng là thực hiện quyền về lập hội, hội họp. Điều 69 Hiến pháp ghi nhận: Công dân có quyền … hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Điều 22 Công ước về các Quyền Dân sự và Chính trị năm 1966 quy định: Mọi người có quyền tự do lập hội với những người khác, kể cả quyền lập và gia nhập các công đoàn để bảo vệ lợi ích của mình. 
4.   Pháp luật nhiều nước phân biệt giữa đảng phái chính trị và hội. Bộ luật Dân sự Việt Nam (Điều 100) quy định có các loại pháp nhân như: (i) tổ chức chính trị; tổ chức chính trị – xã hội; (ii) tổ chức chính trị  xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; (iii) tổ chức khác. Không có quy định rõ trong Bộ luật Dân sự hội thuộc loại pháp nhân nào trong 03 loại pháp nhân trên.
5.    Chúng tôi cho rằng một đảng phái hoặc  một liên minh chính trị là tổ chức chính trị theo cách hiểu của Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên, không có điều khoản nào của Hiến pháp, các Luật, Điều lệ ĐCSVN khẳng định ĐCSVN là một tổ chức chính trị. Điều 9 Hiến pháp quy định Mặt trận Tổ quốc là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu… Luật Mặt trận Tổ quốc cũng có quy định tương tự, nhưng không khẳng định Mặt trận tổ quốc là tổ chức chính trị (theo cách hiểu của Bộ luật Dân sự). Các tổ chức chính trị – xã hội ở Việt Nam gồm: Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và các công đoàn (theo Luật Công đoàn), Đoàn Thanh niên cộng sản Việt Nam (theo Luật Thanh niên), Hội Cựu chiến binh Việt Nam (theo Pháp lệnh Cựu chiến binh),Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (theo Điều lệ của hội này), Hội Nông dân Việt Nam (theo Điều lệ của hội này).
6.     Có vẻ như tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội không được coi là hội theo pháp luật hiện hành của Việt Nam. Luật về Quyền  lập hội 1957 hiện đang còn hiệu lực (mặc dù một số điều khoản trong Luật này thực tế đã  không còn hiệu lực do không phù hợp với một số luật khác ban hành sau đó hoặc không phù hợp với thực tế hiện nay, nhưng Nghị định 45/2010/NĐ-CP vẫn căn cứ vào Luật này, tức Chính phủ vẫn coi Luật này còn hiệu lực). Điều 9 Luật về quyền lập hội quy định: Các đoàn thể dân chủ và các đoàn thể nhân dân đã tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất trong thời kỳ kháng chiến, được Quốc hội và Chính phủ công nhận, không thuộc phạm vi quy định của luật này. Nghị định 45/2010/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 33/2012/NĐ-CP) quy định không áp dụng đối với các tổ chức chính trị – xã hội (nêu ở mục 5 trên), các tổ chức giáo hội. Không thấy Nghị định này quy định rõ loại trừ ĐCSVN và tổ chức chính trị ra khỏi đối tượng áp dụng. Nhưng Điều 2 định nghĩa hội như sau: Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viêncủa cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Hiểu theo quy định này, đảng phái (tổ chức chính trị) không được coi là Hội. Như vậy, có thể cho rằng Luật về quyền lập hội, Nghị định 45/2010/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 33/2012/NĐ-CP) không áp dụng cho các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
7.     Trong khi Công đoàn, Mặt trận có luật riêng, chưa thấy có luật nào về đảng, kể cả luật về ĐCSVN. Tuy nhiên, như phân tích ở trên, đảng là một tổ chức chính trị, một loại pháp nhân được quy định trong Bộ luật Dân sự. Do đó, những quy định về pháp nhân, tổ chức chính trị trong Bộ luật Dân sự sẽ được áp dụng nếu xem xét về thành lập, tham gia một đảng chính trị.
8. Pháp nhân theo Điều 84 Bộ luật Dân sự được quy định như sau:
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Được thành lập hợp pháp;
2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Thế nào là thành lập hợp pháp không được định nghĩa rõ trong Bộ luật Dân sự, tuy nhiên Điều 85 Bộ luật Dân sự quy định như sau: Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, tổ chức hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy có 02 loại pháp nhân được thành lập: (i) theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; (ii) không có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng theo sáng kiến của cá nhân, tổ chức.
9.     Tổ chức chính trị theo Bộ luật Dân sự thuộc đối tượng nào trong 02 loại pháp nhân được thành lập nêu trên? (Đảng có phải xin phép thành lập từ Nhà nước hay không?)
Điều 88 khoản 1 Bộ luật Dân sự quy định : Trong trường hợp pháp luật quy định pháp nhân phải có điều lệ thì điều lệ của pháp nhân phải được các sáng lập viên hoặc đại hội thành viên thông qua; điều lệ của pháp nhân phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận trong trường hợp pháp luật có quy định.
Như phân tích ở trên, không có luật nào quy định về thành lập, tham gia tổ chức chính trị ngoài Bộ luật Dân sự. Do đó, đảng (tổ chức chính trị) có cần điều lệ hay không và điều lệ này phải được một cơ quan Nhà nước công nhận hay không sẽ căn cứ chính những điều khoản trong Bộ luật Dân sự.
Trong khi loại pháp nhân (ii) nêu trong mục 4 trên được quy định tại Điều 104 Bộ luật Dân sự (pháp nhân là tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp), theo đó pháp nhân loại này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, công nhận điều lệ, thì điều 102 Bộ luật Dân sự quy định về loại pháp nhân là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội chỉ quy định phải có điều lệ, nhưng không quy định cơ quan nhà nước công nhận điều lệ và  cho phép thành lập đối với loại pháp nhân này. Như vậy, tổ chức chính trị (và tổ chức chính trị – xã hội) phải có điều lệ nhưng không cần cơ quan nhà nước nào công nhận điều lệ, cho phép thành lập. Thực tế, ĐCSVN đã hoạt động như vậy, điều lệ của Đảng này sửa đổi nhiều lần nhưng không cần cơ quan nhà nước nào công nhận việc sửa đổi vì không có điều khoản của văn bản pháp luật nào (kể cả Bộ luật Dân sự) quy định phải có thủ tục công nhận từ Nhà nước. Nói cách khác pháp luật Việt Nam (cụ thể là Bộ luật Dân sự) quy định: đảng phái (tổ chức chính trị) là loại pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của tổ chức cá nhân (không thuộc loại thành lập theo quyết định của cơ quan Nhà nước), không phải xin phép thành lập, điều lệ không cần Nhà nước công nhận nhưng phải được các sáng lập viên hoặc đại hội thành viên thông qua.
10.  Tóm lại, theo chúng tôi đảng phái (tổ chức chính trị) được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, và cần lưu ý những điểm chính sau:
a.     Có sáng kiến của những cá nhân (công dân Việt Nam) đề nghị thành lập đảng.
b.     Mục tiêu của đảng dự kiến thành lập không được nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
c.     Các sáng lập viên (những người sáng kiến) thông qua điều lệ đảng hoặc đại hội thành lập thông qua điều lệ đảng. Đảng phải có cơ quan điều hành (Ban chấp hành), người đại diện (người đứng đầu) và trụ sở (các điều 88,89, 90, 91 Bộ luật Dân sự).
d.     Việc thành lập đảng và điều lệ đảng không cần sự cho phép, công nhận từ Nhà nước.
11.   Tuy nhiên những ý kiến trên là những ý kiến cá nhân của chúng tôi, dựa trên nghiên cứu pháp luật Việt Nam hiện hành. Theo Điều 91 Hiến pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Do đó, chúng tôi đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu bản ý kiến này của chúng tôi. Trong trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội không đồng ý với bản ý kiến này và có cách giải thích khác về Hiến pháp, Bộ luật Dân sự và những luật liên quan khác về vấn đề này, chúng tôi đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố sớm ý kiến của mình.
Văn bản này cũng được gửi đến một số cơ quan liên quan và một số giáo sư, nhà khoa học luật hàng đầu Việt Nam (có danh sách kèm theo dưới đây) để  tham khảo, xin ý kiến.
Chúng tôi hi vọng rằng sẽ nhận được ý kiến của các cơ quan hữu quan, các nhà luật học. Sau 30 ngày kể từ ngày công bố bản ý kiến (dự thảo) này,  những ý kiến (nếu có) của các cơ quan hữu quan và các nhà luật học sẽ được chúng tôi công bố và tham khảo để đưa ra văn bản ý kiến cuối cùng của chúng tôi về vấn đề này.
Trân trọng.
Ký tên


                                                                  Trần Vũ Hải
                          (Hành nghề luật sư tại 81 chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội)
Dự thảo Bản ý kiến này được gửi đến:
1. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng)
3. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chung Lưu
4. Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao (Ông Trương Hòa Bình)
5. Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao (Ông Nguyễn Hòa Bình)
6. Bộ Công an (Ông Trần Đại Quang)
7. Bộ Tư pháp (Ông Hà Hùng Cường)
8. Bộ Nội vụ (Ông Nguyễn Thái Bình)
9. Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (Ông Phan Trung Lý)
10. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (Ông Nguyễn Văn Hiện)
11. Ông Nguyễn Như Phát – Viện trưởng ViệnNhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
12. Ông Nguyễn Đăng Dung – Giáo sư Luật Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội
13. Ông Đào Trí Úc – Giáo sư Luật, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội
14. Bà Mai Hồng Quỳ – Giáo sư Luật – Hiệu trưởng trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
15. Ông Lê Hồng Hạnh – Giáo sư Luật, Hội luật gia Việt Nam
Nguồn: http://www.basam.info/2013/08/22/1981-ls-tran-vu-hai-gui-uy-ban-thuong-vu-quoc-hoi-ban-du-thao-y-kien-ve-thanh-lap-va-tham-gia-dang-phai/


Copy từ: Bauxite Việt Nam

BÁO QĐND “ĐÓI ĂN VỤNG, TÚNG LÀM LIỀU”?

 

Thanh Tùng

Ông Lê Hiếu Đằng
Trong những ngày vừa qua, trên các phương tiện truyền thông (từ lề trái, lề phải trong nước cho đến báo chí nước ngoài) đã “dậy sóng” chỉ bởi 7 chữ: “SUY-NGHĨ-TRONG-NHỮNG-NGÀY-NẰM-BỆNH” của ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP HCM. Vậy 7 chữ trên chứa chất những nội dung gì mà có sức kích thích mạnh mẽ khiến dư luận “dậy sóng” lên như vậy, đặc biệt là cây bút “lề phải” có tên Trọng Đức, qua bài viết: “Đôi điều với tác giả “Viết trên giường bịnh””, đăng trên qdnd.vn ngày 18/08/2013. Chưa dừng đó, ngày 20/08/2013, qdnd.vn lại tiếp tục đăng bài: “Kiến nghị lỗi thời, nhận thức sai lệch”, với lời dẫn: Dư luận phê phán tác giả Lê Hiếu Đằng” lại một lần nữa khiến cho các cây bút phản biện “dậy sóng” trên các diễn đàn uy tín: BVN, basamnews, bolapquechoa, xuandienhannom…

Phải thừa nhận rằng, hầu hết các cây bút như Vũ Thị Phương Anh, GS. Nguyễn Văn Tuấn (Úc), Đỗ Như Ly, nguyenhuuvinh, Trung Nghĩa… đều đưa ra các căn cứ và lập luận bằng những lý lẽ thuyết phục mà khó ai có thể bác bỏ. Tuy nhiên, theo tôi, những tác giả trên đã chưa “khách quan” với qdnd.vn, bởi họ chỉ biết “bóc trần trụi sự thật” đang diễn ra mà qdnd.vn và các tờ báo chính thống không dám đụng tới, mà không nhìn nhận công trạng của qdnd.vn, là đã dũng cảm “tố cáo” thực trạng ngành giáo dục Việt Nam hiện thời.

VÌ SAO TÁC GIẢ TRỌNG ĐỨC “GIÃY NẢY” LÊN THẾ?
Đọc “Suy nghĩ trong những ngày nằm bệnh” của ông Lê Hiếu Đằng dài khoảng 12 trang đánh máy trên giấy khổ A4, trước hết tôi cảm nhận được một điều rằng: từng từ, ngữ đến câu trong “Suy nghĩ trong những ngày nằm bệnh” là ông “vắt ra từ máu thịt” của ông – một người phấn đấu cho lý tưởng cộng sản gần hết cả đời người, chứ không phải ông nói khơi khơi theo cảm hứng kiểu nghệ sỹ, nhà thơ, nhà văn.

Ngay những dòng đầu tiên ông ông Lê Hiếu Đằng viết, tôi đã cảm nhận được nhịp đập con tim ông thôi thúc khiến dòng máu trong người ông rần rần chảy theo: “Sau hơn 45 năm chiến đấu trong hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam, với 45 tuổi Đảng, những trải nghiệm cay đắng mà tôi cùng nhiều bạn bè nữa trong phong trào học sinh sinh viên trước 1975 đã chịu đựng… Trong lúc nằm bịnh tôi đọc quyển Chuyện nghề của Thủy của đạo diễn Trần Văn Thủy, các truyện của các nhà văn quân đội như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Trần Dần… đã giục giã tôi viết những dòng này…”.

Rồi ông viết tiếp: “… Các nhà văn đã cho tôi thấy thêm sự bi thảm của thân phận con người trong cái gọi là CNXH ở miền Bắc, một xã hội không có bóng người… Con đường mà tôi cùng nhiều bạn bè, đồng đội đã lựa chọn, con đường tiếp tục đấu tranh cho lý tưởng thời trai trẻ và một xã hội công bằng tự do dân chủ. Ở đó con người sống với nhau một cách tử tế, thật sự được giải phóng từ người nô lệ thành người làm chủ của đất nước…” – rõ ràng ông đang trăn trở và đau chung nỗi đau của Dân tộc. Ông cũng rất thành thật rằng, ông cùng nhiều trí thức đi kháng chiến vì lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của ông Hồ Chí Minh, chứ họ ít hoặc chưa biết chủ nghĩa Marx là gì, CNXH ra sao! Nhưng ông Lê Hiếu Đằng cùng đồng đội của ông hy vọng sau khi kháng chiến thành công sẽ xây dựng một xã hội dân chủ, tự do, tiến bộ, hạnh phúc mà trong tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp năm 1946 ông Hồ Chí Minh đã trịnh trọng cam kết trước toàn dân tại Ba Đình lịch sử. Đọc đến đây tôi vẫn chưa hiểu tại sao tác giả Lê Hiếu Đằng lại làm tác giả Trọng Đức giãy nảy lên như thế, bởi ông nói quá đúng với những gì đã và đang diễn ra.

Khi đọc đến những dòng nói về một kỷ niệm khó quên của tác giả Lê Hiếu Đằng, đó là: “… ba tôi và mẹ Lý Thiện Sanh nóng lòng vì đã đến kì thi Tú tài II nhưng chúng tôi vẫn bị nhốt trong tù. Vì vậy ông bà làm đơn hú họa xin hai chúng tôi ra thi. Thế mà chính quyền Thừa Thiên-Huế lúc đó lại giải quyết cho ra thi… Tôi không biết với chế độ gọi là “ưu việt” hiện nay có người tù nào đã được cho ra đi thi như chúng tôi hay không?”. Rồi ông Lê Hiếu Đằng viết tiếp: “Sau một thời gian dài Đảng và nhà nước Việt Nam nhận chìm các tầng lớp nhân dân Việt Nam từ Bắc chí Nam dưới chế độ quản lý kinh tế bao cấp, đi ngược lại tất cả quy luật tự nhiên, cop-py mô hình kinh tế của Liên bang Xô viết và Trung Quốc cộng sản 100%. Dân chúng đói kém rên xiết. Các đợt cải tạo tư sản X1, X2 đã làm tan nát biết bao gia đình, làm dòng người vượt biên ngày càng nhiều và biết bao gia đình phải chết tức tưởi trên biển hoặc bị bọn cướp biển hãm hiếp làm nhục trước mặt chồng con. Có thể nói tất cả điều đó là tội ác của Đảng và Nhà nước Việt Nam, không thể nói khác được”. 

Sau khi đọc hết bài của ông Lê Hiếu Đằng, tôi có thể nhận thấy 2 điều cơ bản: một là, ông Lê Hiếu Đằng dám tố cáo, bêu xấu “thiên đường” mà chúng ta đang sống; và hai là, ông Lê Hiếu Đằng dám kêu gọi đa nguyên, đa đảng – điều mà Đảng Cộng sản Việt Nam không hề muốn và không bao giờ muốn.

Sau khi qdnd.vn đăng tải bài viết của ông Trọng Đức, “Báo chí lề trái” đã không thể kềm chế được không chỉ bởi những lý luận rập khuôn kiểu “nhai đi nhai lại”, thiếu căn cứ thuyết phục và thiếu cả tính logic (mà trong phản biện không thể thiếu), của ông Trọng Đức.
Bài phản biện đầu tiên tôi đọc được là “Đôi điều với tác giả của “đôi điều với tác giả…”, của tác giả Vũ Thị Phương Anh, đăng trên bolapquechoa. Tác giả Vũ Thị Phương Anh đã đưa ra những căn cứ phản biện và lập luận khá thuyết phục, tôi tin là nó đủ sức làm cho hai hàm răng của tác giả Trọng Đức lập cập không thể thốt thành lời, tay run rẩy không thể gõ bàn phím.
Trong “Đôi điều với tác giả “Viết trên giường bịnh””, của tác giả Trọng Đức có đoạn: “Thực tế, với tuổi đời như ông Đằng, chắc ông cũng thừa hiểu, trong thế giới hiện nay, hầu như chẳng có nước nào, kể cả những nước đang tự vỗ ngực là dân chủ và muốn áp đặt kiểu dân chủ của mình làm ‘khuôn vàng, thước ngọc’ cho toàn thế giới, cho phép tù nhân đang thụ án ra tù để đi thi đại học. Ở Việt Nam cũng vậy”. Lập tức, lý lẽ và căn cứ trong“Tù nhân và tự do học hành” của GS. Nguyễn Văn Tuấn, trên bolapquechoa (nguồn: FB Nguyễn Văn Tuấn), ngày 20/8/2013, Đỗ Như Ly với: Thời nào, chuẩn nào”, nguyenhuuvinh với: “Qua hiện tượng Từ Ngọc Lương: Khốn thay cho nền giáo dục và cơ đồ đất nước”, Trung Nghĩa với: “Báo Quân đội Nhân dân hãy thôi cái trò định hướng dư luận đi!”, như những tia sét bồi thêm một cách trực tiếp vào bộ não và cái miệng của “con vẹt” có tên Trọng Đức, làm cho “con vẹt” ấy đến giờ vẫn chưa thể và chắc chắn là không thể mở được miệng.
GS. Nguyễn Văn Tuấn đưa ra căn cứ rất cụ thể: Chẳng những tù nhân được theo học đại học, mà Nhà nước và các đại học còn chủ động đem giáo dục đến cho họ. Chẳng hạn như ở bang Nam Úc, Đại học Flinders còn có chương trình dự bị đại học cho những tù nhân chưa có bằng trung học, để trong thời gian thụ án, họ có thể tiếp tục học đại học. Những nước đó (Úc, Anh, Mĩ) không “tự vỗ ngực là dân chủ”. Họ thậm chí còn không có những tiêu đề như “Độc lập, tự do, hạnh phúc” dưới quốc danh. Nhưng họ xem đem giáo dục đến tù nhân (không phải “giáo dục tù nhân” hay “cải tạo tù nhân”) là một vấn đề nhân quyền…”.
Cách giải thích về dân chủ của ông Trọng Đức: “Trên thực tế, dân chủ không phụ thuộc vào chế độ độc đảng hay đa đảng mà nó phụ thuộc vào bản chất chế độ cầm quyền phục vụ giai cấp nào”, đã khiến Gs. Nguyễn Văn Tuấn phải thừa nhận là ông lúng túng vì không biết logic của câu này ra sao. Vì, dân chủ là một hệ thống chính trị mà trong đó sự cạnh tranh quyền lực được diễn ra một cách công minh, là hệ thống chính trị mà người dân cho quyền chọn và truất phế người lãnh đạo và lãnh đạo phải có trách nhiệm với xã hội và người dân. Bởi vì bản chất là cạnh tranh, nên đa đảng là điều tất yếu…

“ĐÓI ĂN VỤNG, TÚNG LÀM LIỀU”!

Khi đăng bài “Đôi điều với tác giả “viết trên giường bệnh”” của tác giả Trọng Đức và bài “Dư luận phê phán tác giả Lê Hiếu Đằng: Kiến nghị lỗi thời, nhận thức sai lệch”, khách quan mà nói, báo QĐND vừa có “công” lại vừa có “tội”.

Thứ nhất, tội của Báo QĐND là: vi phạm Điều 2. Luật Báo chí qui định về việc Bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên  báo chí: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình…”. Lẽ ra, trước khi đăng bài viết “phê phán” của tác giả Trọng Đức và phản hồi của “dư luận” (là 05 vị lên tiếng đều là đảng viên Đảng cộng sản Việt nam), thì Báo QĐND phải đăng hoặc dẫn nguồn bài “Suy nghĩ trong những ngày nằm bệnh” của ông Lê Hiếu Đằng để rộng đường dư luận. Có nghĩa là, Báo QĐND không chỉ vi phạm Điều 2. Luật Báo chí về Bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, mà còn vi phạm nguyên tắc không trung thực, khách quan – những nguyên tắc đạo đức cốt lõi của nhà báo.

Trong cái gọi là “dư luận lên tiếng phê phán ông Lê Hiếu Đằng” của Báo QĐND chứa chất sự “mờ mờ, ảo ảo” về nhân thân, không đầy đủ thông tin và hình ảnh của nhân vật lên tiếng để thuyết phục người đọc.

Nếu Báo QĐND đọc được những dòng trên đây rất có thể sẽ phản biện rằng: “chúng tôi tuân thủ Điều 7. Luật Báo chí qui định về Cung cấp thông tin cho báo chí, trong đó đoạn 3 của Điều 7 Luật Báo chí qui định: “Báo chí có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ tên người cung cấp thông tin nếu có hại cho người đó, trừ trường hợp có yêu cầu của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân hoặc Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên, cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng”. 

Xin thưa, Điều 7 Luật Báo chí qui định như thế là để bảo vệ những công dân trung thực và dũng cảm chống tiêu cực, tố cáo bọn quan tham… Còn 05 người lên tiếng “phê phán” ông Lê Hiếu Đằng đều là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, trong đó có một “ông tướng”, họ đều nói lên “ý chí của Đảng”, nếu ai đụng đến họ cứ gọi là tù rũ xương, việc gì phải “giấu giấu, giếm giếm” về nhân thân của họ như vậy? Phải chăng, Báo QĐND đang rơi vào tình cảnh “đói ăn vụng, túng làm liều?”.

BÁO QĐND ĐÃ GIÁN TIẾP TỐ CÁO “CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM” CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN THỜI

Thứ hai, cũng phải khách quan mà ghi công của Báo QĐND là báo này đã có công gián tiếp “tố cáo” chất lượng “sản phẩm” của ngành giáo dục Việt Nam hiện thời qua bài “Dư luận phê phán tác giả Lê Hiếu Đằng: Kiến nghị lỗi thời, nhận thức sai lệch”. 

Trước đây, ông Trần Đăng Thanh - Đại tá – Phó GS.TS. – Nhà giáo ưu tú (công tác ở Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng), khi diễn thuyết về tình hình Biển Đông cho các lãnh đạo Đảng ủy khối, lãnh đạo Đảng, Tuyên giáo, Công tác chính trị, Quản lý sinh viên, Đoàn, Hội Thanh niên các trường Đại học – Cao đẳng Hà Nội, đã tạo nên “cơn lốc” dư luận. Nay, Thiếu tướng – TS. Từ Ngọc Lương – Hiệu trưởng Trường Đại học Nguyễn Huệ, thạc sĩ Phạm Văn Thiết (TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh); Đỗ Thị Kiều Phương, giảng viên Học viện Tài chính; đảng viên Trần Ngọc Tiến, sinh viên Trường Đại học KHXH và NV TP.HCM trong bài “Dư luận lên tiếng phê phán tác giả Lê Hiếu Đằng: Kiến nghị lỗi thời, nhận thức sai lệch” đều có trình độ cao ngất ngưởng: Phó GS.TS, ThS. giảng viên đại học, thấp nhất cũng là sinh viên đại học, nhưng phát biểu thiếu căn cứ thuyết phục, không logic và lập luận theo kiểu khuôn mẫu từ cái lò “lý luận trung ương”, thậm chí là nói bừa, nói lấy được.
Xin nêu vài ví dụ: Thiếu tướng, TS. Từ Ngọc Lương (và rất nhiều quan chức) phát biểu: “Nhân dân Việt Nam không cần đa nguyên, đa đảng” – cần phải khẳng định ngay đây là sự mạo danh một cách trơ trẽn và trắng trợn. Nếu như tôi hỏi Thiếu tướng, TS. Từ Ngọc Lương căn cứ vào đâu để nói rằng: “Nhân dân Việt Nam không cần đa nguyên, đa đảng” thì liệu ông có câu trả lời bằng những căn cứ thuyết phục?

Họ phát biểu “y chang” nhau: “Đâu phải cứ nhiều đảng là có dân chủ” (ông Đào Văn Luật, nguyên Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam phường 12, quận 3, TP Hồ Chí Minh), Trên thực tế, dân chủ không phụ thuộc vào chế độ đa đảng, mà phụ thuộc vào bản chất của đảng cầm quyền” (ThS. Phạm Văn Thiết, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh).

Điều làm tôi và nhiều người kinh ngạc là lý lẽ của giảng viên Học viện Tài chính Đỗ Thị Kiều Phương: “Không thể có tự do tuyệt đối!”.

Vị giảng viên này lập luận: “…Không ai có thể biện minh cho quyền tự do của mình khi dùng quyền ấy để ảnh hưởng tới quyền tự do của người khác. Nói cách khác, đòi hỏi quyền tự do tuyệt đối, nghĩa là sẽ có sự xâm phạm tới quyền tự do của người khác. Nếu ai cũng đòi quyền tự do ngôn luận theo kiểu thích nói gì thì nói, dẫn tới được “tự do” xúc phạm nhân phẩm người khác, “tự do” phao tin đồn nhảm, làm mất ổn định kinh tế, xã hội, thì hậu quả khôn lường…”. 

Tôi dám khẳng định chắc chắn 100% không có ai lên tiếng “đòi vi phạm pháp luật” cả, họ chỉ đòi cái quyền của họ – quyền công dân – mà được Nhà nước long trọng ghi vào Hiến pháp và Luật, mà chính Nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm thực hiện. Thật sự tôi không thể tưởng tượng được trình độ nhận thức của một giảng viên tầm cỡ Học viện lại không bằng nhận thức của một học sinh phổ thông THCS, thậm chí ở lứa tuổi tiểu học các em đã được gia đình và nhà trường giáo dục về quyền tự do cá nhân của mỗi người mà không ai có quyền xâm phạm. Chẳng lẽ một giảng viên Học viện mà lại không biết là những quyền tự do của công dân Việt Nam đã được Hiến pháp và Luật Việt Nam bảo vệ. Thậm chí Bộ luật Hình sự hiện hành Qui định rất rõ về “Tội vu khống” tại Điều 122 Bộ luật Hình sự hiện hành. Hơn thế nữa, Bộ luật Hình sự còn dành cả một chương: CHƯƠNG XIII CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN TỰ DO, DÂN CHỦ CỦA CÔNG DÂN”.

Phải chăng, báo QĐND đăng các bài: “Đôi điều với tác giả “Viết trên giường bịnh”” “Dư luận lên tiếng phê phán tác giả Lê Hiếu Đằng: Kiến nghị lỗi thời, nhận thức sai lệch” như một thông điệp gián tiếp “tố cáo” chất lượng “sản phẩm” của ngành giáo dục hiện thời?

T.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho: Bauxite Việt Nam


......................