CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Giới blogger chỉ được mơ theo trăng và vớ vẩn cùng mây.

Lại đòi cấm trang Facebook cá nhân tổng hợp thông tin

Các trang cá nhân trên Facebook không được tổng hợp thông tin 


Châu An (Vnexpess) - Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng đã chính thức được công bố chiều 31/7 tại Hà Nội với nhiều thay đổi so với Nghị định số 97 ban hành năm 2008. 

Nghị định 72, được Thủ tướng Chính phủ ký ngày 15/7 và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9, định nghĩa: "Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp".

Như vậy, những tài khoản được lập thông qua các mạng xã hội như Facebook sẽ chỉ được đăng thông tin của riêng cá nhân đó. Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, giải thích với VnExpress.net: "Trang thông tin cá nhân không được trích dẫn thông tin tổng hợp, tức là không được trích dẫn thông tin từ các cơ quan báo chí hay các trang web của cơ quan nhà nước".
Rất nhiều trang tổng hợp tin từ báo chí và các nguồn khác nhau trên Facebook.

Hiện nay, có rất nhiều blog hoặc tài khoản Facebook do cá nhân lập ra để chia sẻ tin tức thời sự, hay các bài viết về sức khoẻ, công nghệ, thời trang... mà chủ nhân của những trang đó thu thập từ báo chí để thu hút cộng đồng. "Trong thực tế có nhiều trang Facebook vẫn đang tổng hợp thông tin, chúng tôi sẽ tăng cường thanh tra xử lý. Tổng hợp còn liên quan đến vấn đề bản quyền, không phải lấy chỗ nọ sang chỗ kia được. Ngay cả việc đưa thông tin cá nhân cũng phải tuân thủ quy định pháp luật", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng bổ sung.

Một nội dung khác cũng đặc biệt được quan tâm là quản lý thông tin xuyên biên giới. "Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài khi cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có người sử dụng tại Việt Nam hoặc có truy cập từ Việt Nam cần tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan của Việt Nam", Nghị định nêu rõ.

Tuy nhiên, khi được hỏi về những hình thức xử phạt cụ thể với các trường hợp vi phạm, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho hay hiện Ban soạn thảo của Bộ Thông tin và Truyền thông vẫn đang trong quá trình xây dựng Nghị định về xử phạt các vi phạm hành chính trong cả hai lĩnh vực Bưu chính - Viễn thông - CNTT và lĩnh vực Báo chí - Xuất bản và dự kiến sẽ trình Chính phủ trong thời gian gần đây.
Thứ trưởng Lê Nam Thắng: "Nghị định về xử lý vi phạm trên Internet đang được soạn thảo và sẽ trình Chính phủ thời gian tới".

"Internet là phát minh lớn của loài người, nhưng thách thức là những kẻ xấu lợi dụng thành tựu công nghệ để vi phạm pháp luật. Trong điều kiện trên lãnh thổ từng nước thì dễ quản lý, nhưng xuyên biên giới lại là thách thức lớn. Chúng tôi sẽ lấy ý kiến của các tổ chức, doanh nghiệp liên quan, đăng trên cổng thông tin để công khai minh bạch, cũng như tham chiếu các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia và tham khảo quy định của các quốc gia khác trong vấn đề quản lý dịch vụ xuyên biên giới", Thứ trưởng Lê Nam Thắng nhấn mạnh.

Nhận định về những trang web mạo danh các lãnh đạo Đảng, nhà nước, những người nổi tiếng, Thứ trưởng cho hay Internet là một xã hội thu nhỏ, có người tốt, người xấu, có thông tin tốt, có thông tin không chính xác, lừa đảo. Việc xử lý nội dung thông tin độc hại cũng sẽ được áp dụng như trong cuộc đời thực. Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các bộ ngành, cơ quan báo chí cũng phải vào cuộc, đấu tranh chống lại luận điệu sai trái chứ chỉ dùng biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn.



Copy từ: Dân Làm Báo

Giá điện tăng 5% từ ngày 1.8

>> VTV chưa nhất quán khi mua bản quyền giải Ngoại hạng Anh


Giá chắc chắn phải điều chỉnh, nhưng phải có lộ trình”, đó là khẳng định của ông Vũ Đức Đam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7, tổ chức chiều qua ở Hà Nội.

Giá điện lại sắp tăng
Chính phủ lưu ý EVN tăng giá điện phải có lộ trình, giảm thiểu khó khăn cho doanh nghiệp, người dân - Ảnh: Ngọc Thắng
Ông Đam cho biết phương án tăng giá điện được Chính phủ bàn từ lâu và đã thống nhất thời gian tới phải điều chỉnh giá điện nhưng phải có lộ trình và chọn một thời điểm thích hợp, đặc biệt phải căn cứ vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
Tăng có lộ trình

Đảm bảo thu chi ngân sách
Trước lo ngại về năm nay thu ngân sách khó khăn, Bộ trưởng Đam cho biết có bốn nguyên nhân chính: do sản xuất khó khăn, thu giảm; nhà nước phải cắt giảm nhiều mức thuế suất theo lộ trình hội nhập quốc tế; lượng hàng xuất khẩu thuế suất không giảm nhưng giá trị giảm và cuối cùng là chính sách giãn, hoãn, miễn thuế hỗ trợ thị trường, cũng như DN. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định dù khó khăn đến mấy, Chính phủ vẫn quyết tâm “đảm bảo kế hoạch thu chi, không để vỡ kế hoạch”.

Vì sao phải tăng giá điện? Theo ông Đam, thứ nhất hiện nay khi nhà nước đã xác định một thể chế kinh tế thị trường thì bắt buộc giá một số mặt hàng, trong đó có điện phải dần tiến tới cơ chế thị trường. Mặt khác, việc bao cấp giá điện đang để lại nhiều hệ lụy, như thời gian gần đây do giá bán điện cho ngành than thấp hơn giá thành so với các ngành khác nên đã xuất hiện tình trạng buôn lậu than. “Tại cuộc họp này, Chính phủ đã phải thảo luận về tình trạng buôn lậu than bằng đường biển rồi bán cho nước ngoài”, ông Đam cho biết.
Dẫn thêm câu chuyện vì để giá điện thấp mà trong một thời gian dài cả nước rộ lên phong trào đua nhau cán thép kiếm lời thông qua “ăn” chênh lệch giá điện, ông Đam cho rằng tất cả doanh nghiệp (DN) sẽ không chịu đầu tư công nghệ hiện đại để tiết kiệm điện, cuối cùng sinh ra cả một nền công nghiệp lạc hậu. Thực tế, theo ông Đam hiện nhà nước cũng không thể đủ nguồn lực để đầu tư toàn bộ nguồn cung điện, nên phải kêu gọi tư nhân, mà đã kêu gọi tư nhân thì không thể để giá quá thấp vì sẽ không có ai đầu tư, do đó ông khẳng định: “Giá chắc chắn phải điều chỉnh, nhưng phải có lộ trình”.
Lộ trình ở đây, theo người đứng đầu Văn phòng Chính phủ, do thu nhập trung bình của người dân thấp nên phải điều chỉnh từ từ để giảm bớt khó khăn. Quan trọng hơn nữa, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nhiều ngành hàng, nhiều DN có sức cạnh tranh thấp, nếu tăng giá điện DN sẽ càng suy yếu. Ngoài ra, còn phải cân nhắc lạm phát tâm lý, khi mà xã hội luôn ở trong tình trạng: “Giá điện chưa tăng, tiền lương chưa đến tay, bát phở đầu ngõ đã tăng giá”, Bộ trưởng Đam nói.
Tuy nhiên, khi tăng giá theo ông Đam nhà nước sẽ có hỗ trợ. Thứ nhất, thay vì bao cấp toàn ngành điện như trước, chuyển sang hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo. Cụ thể sẽ miễn hoặc bao cấp một số điện nhất định cho các hộ nghèo. Thứ hai, đối với DN thì khuyến khích bằng cơ chế tài chính, thuế để DN đầu tư vào công nghệ hiện đại hơn.
Thời điểm tăng giá điện chưa được “chốt” cụ thể, nhưng ông Đam cho biết sẽ căn cứ vào diễn biến của chỉ số CPI. Ông cũng nhắc nhở ngành điện, lần này nếu có tăng thì phải rút kinh nghiệm tăng cho có lộ trình và đặc biệt làm truyền thông cho thật tốt để người dân hiểu, chia sẻ.
Không được lơ là lạm phát
Trước đó, khái quát lại tình hình kinh tế 7 tháng, ông Đam cho biết chỉ số CPI sau mấy tháng âm, kể từ tháng 4 đến nay khi điều chỉnh một số mặt hàng có tăng lên và cộng lại 7 tháng tăng 2,68% so với cuối 2012. So với mục tiêu Quốc hội đặt ra kiềm chế lạm phát thấp hơn năm ngoái (khoảng 7%) là khả thi. Nhiều ý kiến đề nghị cần kích cầu nhưng Chính phủ bàn kỹ và phân tích ý kiến chuyên gia, qua đó khẳng định việc giữ ổn định vĩ mô là trọng tâm không thể lơ là. “Năm ngoái làm tốt, nhưng chỉ đến tháng 9 lơ là, lập tức CPI tăng 2%. Ngoài yếu tố tiền tệ, giá cả chịu ảnh hưởng tâm lý rất lớn nên càng phải thận trọng”, ông Đam lưu ý.
Một tín hiệu tích cực khác, theo ông Đam là chỉ số sản xuất công nghiệp đã tăng, riêng tồn kho đã quay về mức bình thường, vì thế tại cuộc họp thường kỳ này các thành viên Chính phủ nhất trí không đề cập tới tồn kho bởi DN đã điều chỉnh quy mô và sản lượng. Tuy nhiên, khó khăn bao trùm, theo Bộ trưởng Đam, do tổng cầu yếu quá, sức mua kém. “Người dân, người làm công ăn lương có thu nhập thì mới mua bán nhiều hơn, các DN sẽ tăng sản xuất. Nếu sức mua yếu thì phải tăng cầu lên nhưng không cẩn thận, cung thêm tiền ra lại bị lạm phát. Do đó phải tiếp tục kiên trì, ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, khẳng định nền kinh tế đang đi đúng hướng và theo mục tiêu lâu dài”, ông nói.
VTV chưa nhất quán khi mua bản quyền giải Ngoại hạng Anh
Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 30.7, được Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Bắc Son ủy quyền để trả lời về bản quyền truyền hình giải Ngoại hạng Anh, ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, cho biết ngay từ đầu Bộ TT-TT đã chỉ đạo các bên phải ngồi lại với nhau để đàm phán, không để đối tác nước ngoài ép giá, gây thiệt hại đến quyền lợi người xem. “Rõ ràng VTV và các đơn vị lúc đầu đều thống nhất liên kết không cho nước ngoài gây thiệt hại cho người xem. Nhưng quá trình vận hành, nếu VTV nhất quán nguyên tắc từ đầu đến cuối thì có lẽ chúng ta có thể tạo áp lực để đối tác nước ngoài bán theo mong muốn của các đơn vị. Nhưng chắc do bài toán kinh doanh nên VTV không mua được và sau đó Canal Plus lại mua được từ đơn vị trung gian từ Mỹ”, ông Bảo nói.
Cũng theo ông Bảo, nếu đơn vị nào làm sai thì đã có luật pháp xử lý, nhưng trong trường hợp này phải đặt cả trách nhiệm của một quốc gia có chủ quyền về thông tin, trách nhiệm xã hội và đặt lợi ích dân tộc lên trên hết. Ngoài ra, bản thân VTV chiếm 51% trong liên doanh với Canal Plus, có quyền phủ quyết nếu thấy việc đó không có lợi chung cho dân tộc. “Hiện nay VTV báo cáo gần như không làm được nữa, nhưng cũng đưa ra giải pháp chia sẻ hạ tầng trên các kênh khác. Cục đã có văn bản yêu cầu các đơn vị ngồi lại bàn phương án chia sẻ. Hiệp hội cũng có công văn, nhưng VTV chưa bố trí họp được. Ngay sau khi họp, với thẩm quyền của mình chúng tôi sẽ làm hết trách nhiệm”, ông Bảo nói. 
Anh Vũ

Giá điện tăng 5% từ ngày 1.8

(TNO) Tập đoàn điện lực VN (EVN) vừa phát đi thông báo điều chỉnh giá bán điện bình quân lên 1.508,85 đồng/kWh (chưa gồm VAT), tăng 71,85 đồng/kWh (tăng 5%) so với giá bán điện bình quân đang áp dụng (1.437 đ/kWh).

>> Giá điện lại sắp tăng
>> Sẽ phải tăng giá điện, nhưng có lộ trình
Theo EVN, việc điều chỉnh giá bán điện lần này để bù đắp một phần chi phí phát điện tăng lên do tăng giá than và tăng giá khí. Đặc biệt là giá than từ ngày 20.4 tăng từ 37 - 41% tùy từng loại than.
Lần điều chỉnh giá bán điện này không có sự thay đổi về đối tượng áp giá, cơ cấu biểu giá mà chỉ điều chỉnh mức giá đối với các đối tượng theo quy định tại Quyết định 268/QĐ-TTg ngày 23/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Mức giá bán điện sinh hoạt bậc thang từ 0 đến 50 kWh áp dụng cho hộ nghèo và thu nhập thấp không thay đổi.
Với biểu giá bán điện ban hành kèm theo Thông tư số 19/2013/TT-BCT của Bộ Công thương, các hộ nghèo và thu nhập thấp sử dụng điện sinh hoạt đến 50 kWh/tháng sẽ không tăng chi, các hộ sử dụng điện sinh hoạt 100 kWh/tháng tăng chi 6.800 đ/tháng, sử dụng 150 kWh/tháng tăng chi 10.650 đ/tháng, sử dụng 200 kWh/tháng tăng chi 15.500 đ/tháng, sử dụng 300 kWh/tháng tăng chi 26.000 đ/tháng, sử dụng 400 kWh/tháng tăng chi 37.200 đ/tháng.
Mai Hà


Copy từ: Thanh Niên

CÁC CHỨC SẮC ĐI THEO CT TRƯƠNG TẤN SANG ĐẾN MỸ LÀ ĐỂ TRANG TRÍ ĐỘI HÌNH CHO ĐẸP MẮT

Sau chuyến đi Mỹ với chủ tịch nước mục sư Y Ky Ê Ban nói gì? 

 

Hải Huỳnh (Danlambao) - Chuyến đi Mỹ vừa qua của ông chủ tịch nước đã được truyền thông lề dân soi từng cử chỉ và hành động. Chúng tôi liên lạc với mục sư Tin Lành là mục sư Y Ky Ê Ban để hỏi thêm về chuyến đi. Từ Buôn Ma Thuột mục sư Y Ky Ê Ban cho chúng tôi biết như sau:

Ngày 21.7 là ngày cả đoàn tháp tùng với chủ tịch nước tập trung về Hà Nội. Ngày 22.7 thì đoàn lo visa đi Mỹ. Ngày 23.7 lúc 10 giờ sáng thì bắt đầu rời Hà Nội bằng chuyên cơ riêng của chủ tịch nước. Từ Hà Nội đi thẳng đến Alaska là 10 tiếng đồng hồ và dừng chân tại đây 2 tiếng sau đó bay tiếp về Washington DC là 6 tiếng nữa.
Cùng tháp tùng với chủ tịch nước khoảng 200 người đầy chuyên cơ.
Đoàn tôn giáo chỉ cỏ có 5 người là 2 mục sư Tin lành và 3 hòa thượng của giáo hội Phật Giáo Việt Nam.
Ngày 28.7 lúc sáng sớm thì máy bay đã đáp xuống Hà Nội và sau đó thì mục sư Y Ky Ê Ban về Buôn Ma Thuột ngay trong ngày 28.7
Đoàn chức sắc tôn giáo tháp tùng chủ tịch nước đi Mỹ thì chỉ có 1 mục sư Đinh Thiên Tứ ở lại Mỹ thăm thân nhân còn 3 vị hòa thượng và mục sư Y Ky Ê Ban là quay về Việt Nam cùng với chủ tịch nước.
Trong suốt chuyến đi thì mục sư Y Ky Ê Ban cho biết là chủ tịch nước rất quan tâm các chức sắc tôn giáo. Ông chủ tịch nước có đến bắt tay các chức sắc tôn giáo và thăm hỏi về vấn đề ăn uống ngủ nghĩ khoảng 4 lần như vậy trong suốt chuyến đi.
Khi ra Hà Nội họp chờ đợi 2 ngày thì ông không được người ta định hướng dặn dò cái gì. Ông vẫn liên lạc bằng điện thoại với gia đình và cho đến ngày máy bay cất cánh. Khi đến Mỹ thì điện thoại không dùng được.
Mục sư Y Ky Ê Ban cho biết là trong suốt chuyến đi ông và các chức sắc tôn giáo khác không có cuộc tiếp xúc hay trao đổi gì với người Mỹ hay các quan chức của Mỹ.
Theo mục sư Y Ky Ê Ban thì chỉ có các nhà báo Việt Nam phỏng vấn ông và các chức sắc tôn giáo. Mục sư Y Ky Ê Ban cũng nói rõ là đây là các nhà báo từ trong nước đi cùng và một số nhà báo Việt Nam đang làm nhiệm vụ của nhà nước Việt Nam ở Mỹ phỏng vấn mà thôi. 
Mục sư Y Ky Ê Ban cho biết là đoàn tôn giáo hoàn toàn không vào gặp mặt tổng thống Mỹ trong tòa Nhà Trắng.
Chúng tôi hỏi là ông có gặp các mục sư người sắc tộc đang ở Mỹ không thì ông cho biết là không gặp ai. Theo ông là họ ở thành phố khác còn ông thì chỉ quanh quẩn trong khách sạn chứ không có ra ngoài tiếp xúc ai.
Chúng tôi hỏi ông là có gặp người Việt Nam nào không thì ông cho biết là gặp một số người ở sân bay và trong khách sạn nhưng ông không biết tên của họ. Ông hoàn toàn không biết gì về chuyện bà con Việt Kiều đi biểu tình chống đoàn nhà nước Việt Nam.
Chúng tôi hỏi là trong khách sạn ông có gặp phụ nữ nào từ Bình Dương cầm biểu ngữ biểu tình đòi đất hay không thì mục sư nói là hình như bà ta là người Miên lai Tàu gì gì đó nhưng vấn đề của bà ta thì mục sư Y Ky Ê Ban không tiếp xúc nên không biết.
Đánh giá về chuyến đi thì mục sư Y Ky Ê ban cho là “thành công tốt đẹp về mọi phương diện kể cả tôn giáo thì ở Việt Nam có tự do tín ngưỡng và người theo đạo Tin lành sau năm 1975 nhiều hơn dưới chế độ cũ”.
Trong bài phỏng vấn của phóng viên Lê Vũ (Vietweekly) phỏng vấn 3 vị chức sắc tôn giáo ngay trong khách sạn họ trú thì ông Lê Vũ có hỏi mục sư Y Ky Ê Ban là: “Xin mục sư đánh giá các buổi trao đổi với các quan chức nước ngoài về tình hình tôn giáo ở Việt Nam mấy ngày qua” thì mục sư Y Ky Ê Ban trả lời rằng: “Mấy ngày qua tôi chưa hề tiếp xúc hay trả lời phỏng vấn báo đài nào, đây là lần đâu tiên tôi tham gia phỏng vấn trong suốt chuyến đi”.
Chúng tôi hỏi sau cuốc phỏng vấn này thì ông có tiếp xúc với ai nữa không thì mục sư Y Ky Ê Ban cho hay là ông không có tiếp xúc hay trả lời phỏng vấn nào nữa cả.
Mục sư Y Ky Ê Ban cho biết là vì chuẩn bị tổ chức hôn lễ cho hai thanh niên trong Hội Thánh nên xin ngừng buổi nói chuyện hôm nay. Chúng tôi cám ơn ông vì buổi trò chuyện cũng như những thông tin từ chuyến đi Mỹ của ông.
Ngày 30.7.2013
Hải Huỳnh


Copy từ: Dân Làm Báo

CỰC ĐOAN RỒI.



Nếu cấm mọi người chia sẻ ngay cả những thông tin trên báo chí nước nhà là sai rồi các bác ạ.
Một thông tin hay, một bài viết tốt,một việc làm, hành vi cần biểu dương hay cần phê phán, một sự việc, một hiện tượng cần chấn chỉnh....mà báo chí nước nhà đăng tải, mọi người chia sẻ với nhau trên fb, trên blogs để cùng biết, cùng đọc, cùng ủng hộ hoặc phê phán mà cấm thì không ổn đâu.

Đáng ra còn phải ủng hộ, còn phải kêu gọi hệ thống fb, blogs đưa lại nhiều thông tin trên báo chí nước nhà để nhiều người cùng biết cơ. 

Từ tổng biên tập các báo, đến phóng viên, đều chung niềm vui nếu có thêm một bạn đọc, thêm một người đọc thông tin mình viết, thông tin trên báo mình. Thế thì tại sao giờ cấm? Có những thứ vô lý xảy ra đến mức ngồi ngẩn cả tiếng vẫn không giải thích được. Ai tham mưu cho Chính phủ Nghị định này? Lại là Bộ Thông tin truyền thông. Không biết dùng từ gì để nói nữa đây....Sửa ngay đi các bác, nhân dân cười cho đấy. 

Có một vấn đề rất đáng báo động ở nước ta: Các Bộ, ngành, cục, vụ khi tham mưu chỉ thị, nghị định, quy định...đều lấy lợi ích cục bộ của chính mình, có lợi cho chính mình, không phải vì toàn cục, vì nhân dân. Vì thế, một số văn bản, nghị định, quy định chết yểu ngay khi đề xuất hay khi ban hành. Vì sao? Vì không khả thi. Vì sao? Vì xâm phạm lợi ích hợp pháp của người dân. Ví dụ việc cấm fb, blogs chia sẻ ngay cả những thông tin trên báo chí là xâm phạm lợi ích hợp pháp cần thông tin của nhân dân và xâm phạm cả lợi ích hợp pháp của chính tòa soạn các tờ báo đó khi Nghị định ngăn chặn quyền được phát hành thông tin rộng rãi của các báo. Sai nhè ra rồi.

Biết là các bác muốn ngăn chặn ở mức tối đa những thông tin xấu, thông tin kích động, những hình ảnh xấu, dư luận xấu...điều đó thì nên làm, nhưng nhân đó mà chặn, mà cấm ngay cả thông tin báo chí đưa thì hỏng, vậy thì báo chí viết cho ai? Và có phải ai cũng có thời gian đọc hết 700 tờ báo? Chia sẻ với nhau thông tin trên hệ thống báo chí mà cũng cấm nữa thì đúng là cực đoạn rồi các bác ạ.

Nguồn:



Copy từ: Nguyễn Quang Vinh

Phó Chủ tịch nước đề nghị bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT

Thứ tư 31/07/2013 16:51
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan ngày 31-7 đề nghị Bộ GD-ĐT nghiên cứu bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT do tỉ lệ đỗ tốt nghiệp trên toàn quốc năm nào cũng 95 - 96%; kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH, CĐ tổ chức quá gần nhau gây căng thẳng, tốn kém.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tại hội nghị ngày 31/7

Đề nghị này được Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nêu lên tại hội nghị nêu ý kiến và kiến nghị của nhân dân với Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam về Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam hiện nay được Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam tổ chức ngày 31-7 tại Hà Nội.

Lý do của đề nghị này, theo Phó Chủ tịch nước, là tỉ lệ đỗ tốt nghiệp trên toàn quốc năm nào cũng 95 - 96%. “Chỉ duy nhất 1 năm khi thực hiện cuộc vận động “2 không” là thắt chặt, có trường đỗ tốt nghiệp 10 - 20%, thậm chí có lớp không có học sinh nào đỗ. Liệu có thắt chặt mãi được không? Nếu “thắt” thì phải thắt khâu quản lý, “thắt” quá trình dạy và học để bỏ kỳ thi này” - Phó Chủ tịch nước.

Một lý do nữa cũng được Phó Chủ tịch nước nêu ra, đó là kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ được tổ chức quá gần nhau gây căng thẳng cho thí sinh cũng như tốn kém tiền của xã hội. “Hai kỳ thi quá gần nhau vừa khổ cho gia đình vừa khổ cho nhà trường” – Phó Chủ tịch nước nhìn nhận.

PGS Văn Như Cương: Không cần phải tổ chức một cuộc thi quốc gia rất nặng nề và căng thẳng như hiện nay.

Quan điểm của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng là ý kiến của nhiều chuyên gia giáo dục. PGS Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội - cho rằng kỳ thi tốt nghiệp THPT nên tổ chức nhẹ nhàng và giao về cho các sở. “Không cần phải tổ chức một cuộc thi quốc gia rất nặng nề và căng thẳng như hiện nay: thi cùng ngày, cùng đề, cùng biểu điểm…” - PGS Văn Như Cương đặt vấn đề.

Theo PGS Văn Như Cương, thi cử lạc hậu là điều khiến học sinh, phụ huynh khổ sở vì không đánh giá được thực chất. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng học lệch học tủ, học thêm. “Không thể chấp nhận học ròng rã 12 năm trời lại chỉ được đánh giá bằng bài thi 3 tiếng, nên giảm tải kỳ thi” - PGS Văn Như Cương nhấn mạnh.

Nguồn: Báo Người lao động online


Copy từ: Infonet

Các thanh niên Công giáo bị chuyển từ Nghệ An ra Thái Nguyên. Quản giáo lạm quyền, vi phạm quy định



VRNs (30.07.2013) – Nghệ An – Cũng bởi vì công việc mùa màng nhà quê khá bận rộn nên đã gần 3 tháng nay gia đình tôi mới sắp xếp thời gian để thăm anh Trần Hữu Đức được.
Chúng tôi gồm: Bố, chị gái, Dì (chị gái mẹ) và tôi từ Nam Đàn bắt đầu xuất phát lúc 20h ngày 25/7/2013 và đến 3h30 sáng ngày 26/7 chúng tôi đạp chân tại bến xe Mỹ Đình – Hà Nội. Vì trời còn tối nên chúng tôi cho hành lý xuống và ngồi chờ bên vệ đường cho tới sáng, bởi nóng lòng muốn gặp anh và cũng vì tranh thủ đi cho kịp giờ nên chúng tôi không ăn sáng mà lên xe luôn, tới 6h30 sáng thì xe chuyển bánh về Thái Nguyên, do bắt khách dọc đường nên 9h chúng tôi mới tới bến.

Từ bến xe Thái Nguyên vào Trại giam K3- Phú sơn 4 còn cách tầm hơn chục cây số nên chúng tôi bắt taxi vào đó và đến 9h30 chúng tôi có mặt ở trại. Vẫn còn khá sớm để thăm gặp nên bố tôi bảo chúng tôi chờ bố vào làm thủ tục.

Bố tôi vừa mang sổ và giấy chứng minh nhân dân để trình thì được ông Đặng Văn Khâm số hiệu 077 527 cho hay: “trường hợp Trần Hữu Đức phải chờ”. Cũng không rõ lý do thế nào, những tưởng vì hôm nay số người thăm gặp đông nên phải chờ, vì vậy mà chúng tôi cũng thông cảm và vui lòng chờ. Mãi đến 10h30 vẫn không thấy cán bộ giải quyết cũng không một lời giải thích, sốt ruột quá nên bố tôi đi hỏi lại, một lát sau thì được trả lời: đã hết giờ làm việc nên gia đình bác phải chờ sang đầu giờ chiều.

Chúng tôi ngơ ngác không hiểu lý do vì sao hôm nay thủ tục lại chậm chạp đến vậy, không biết là do cán bộ bận họp ban hay cố tình làm khó gia đình tôi nữa, vì hôm nay chúng tôi cũng tranh thủ đến trại khá sớm.

Trại giam k3- phú sơn 4 nằm trơ trọi giữa những cánh đồng và rừng núi bao la không có lấy một quán nước hay một cửa hàng tạp hóa nhỏ nào để chúng tôi có thể kiếm chút gì lót dạ vì chúng tôi nhịn từ tối hôm qua tới giờ không ăn vì sợ đi đường dài say xe mệt. Chúng tôi ngồi chờ ở ghế dưới gốc cây gần cổng vào trại, cái bụng nó biểu tình ầm ĩ cộng thêm cả dư âm của mùi xăng xe khiến chúng tôi càng mệt, tôi mở túi quà mang ra gửi anh trai lấy phát cho mỗi người mỗi tấm lương khô ăn tạm. Mắt lim dim chúng tôi chờ mãi cho tới 14h, lúc đấy cán bộ mới ra giải quyết thủ tục, rồi chúng tôi được dẫn lên xe điện ngồi với quãng đường dài chỉ gần 100m, nhưng tuyệt đối không được đi bộ, mà phải đi xe và trả tiền tương đương với giá đã niêm yết 5000đ/lượt/người. Vào tới nơi chúng tôi đứng chờ anh.

Đã 3 tháng rồi nay trại đã có nhiều thay đổi: căng tin của trại được chuyển ra đặt ngay ở phòng thăm gặp, chiếc bàn ngăn đôi phòng ngày xưa mà chúng tôi có thể ôm chào và bắt tay nhau nay đã được gắn vào một tấm kính phẳng dài có phân từng khuông nhỏ để mỗi phạm nhân và gia đình ngồi một khuông. Kính không được đục các lỗ nhỏ để thông khí mà phải nói thật to thật lớn mới nghe được.

Lúc anh đi ra thì có hai cán bộ ở trong đi ra cùng, cộng thêm cả 3 cán bộ ở ngoài nữa là 5 cán bộ cùng giám sát cuộc trò chuyện, 2 cán bộ trong ngồi cạnh anh, 2 cán bộ ngoài đứng gần gia đình và một cán bộ ngồi xem cuộc trò chuyện video qua màn hình thu nhỏ.

Lúc thấy cả nhà anh mừng lắm, lúc nào cũng vậy chưa một lần anh quên quỳ gối cúi đầu chào mọi người, khóe mắt anh rưng rưng chất đầy nỗi nhớ. Anh nghẹn ngào lần lượt hỏi thăm từng người một rồi đến bà nội, ngoại, cậu, ba, chú, bác, cô, dì…, thầy Chắc, anh em bảo vệ sự sống và tất cả mọi người, anh bảo cho anh gửi lời cám ơn và thăm hỏi đến tất cả mọi người đặc biệt là cộng đồng hải ngoại đã luôn động viên và ủng hộ anh. Anh rất mến mộ tấm lòng của mọi người, anh chỉ biết bằng lời cầu nguyện và luôn nhớ đến mọi người trong giờ kinh nguyện.

Rồi anh hỏi thăm việc học hành của hai em và anh em họ hàng, anh khuyên bảo và dặn dò tỉ mỉ khuyến khích các em cố gắng học hành, nên mua thêm sách vở mà đọc, đặc biệt là cuốn sách “Tôi tài giỏi bạn cũng thế” nhất định phải mua vì cuốn đấy rất hữu ích nó hôi tụ và tăng thêm chất xám cho mình cũng như tăng khả năng tư duy logic cho bản thân.

Anh cho biết anh Hồ Văn Oanh, anh Trần Minh Nhật vừa chuyển ra ngoài này ở cùng với anh. Lúc anh ra các anh có gửi lời hỏi thăm tới gia đình ta, anh Minh Nhật nhờ chuyển lời nhắn với gia đình đến gặp, anh có việc cần trao đổi.

Nhìn chung thì các anh đều khỏe, tinh thần rất mạnh mẽ, dù cán bộ có làm khó, có hạch sách các anh thì nhà tù cộng sản không thể dập tắt được ý chí và lòng yêu nước của các anh mà lại càng hâm nóng, đun sôi sùng sục tinh thần dấn thân vì nền công lý và hòa bình, vì sự tự do cho đất nước.

Anh nhắn mọi người đừng lo cho anh, quan điểm của anh trước giờ vẫn thế không bao giờ thay đổi, cũng chính vì vậy mà vừa rồi trại có gửi giấy báo về cho gia đình với nội dung “Phạm nhân Trần Hữu Đức vào trại không chịu nhận tội, không chấp hành nghiêm chỉnh, hạnh kiểm kém”.

Anh có viết mấy bức thư để trao tay cho gia đình vì ở cùng phòng với anh có anh Thanh đã gửi cả chục lá thư cho gia đình mà vẫn không thấu, vả lại vừa rồi gia đình tôi có gửi một bức thư chuyển phát nhanh vào ngày 25/1 mà mãi đến ngày mồng 08/03 cán bộ mới chuyển cho anh, cũng trong tháng 6, chị gái tôi có gửi thư chuyển phát nhanh cho anh mà đến nay anh vẫn chưa nhận được. Vì vậy anh muốn gửi trực tiếp. Lúc đi ra thư anh đã qua sự kiểm duyệt của cán bộ Sơn và cán bộ Xiêm, thế nhưng ông Phùng Mạnh Thắng số hiệu 533 012 và ông Đặng Văn Khâm số hiệu 077 527 vẫn cố tình làm khó không cho anh trao thư. Trong khi đó theo thông tư quy định về việc phạm nhân thăm gặp thân nhân tại khoản 1 điều 9 có ghi rõ: “khi gặp thân nhân, phạm nhân được nhận thư và quà trực tiếp (đã qua kiểm duyệt).” và tại khoản 2 điều 7 có ghi: “Nghiêm cấm cán bộ, chiến sỹ có hành vi tiêu cực gây phiền hà trong tổ chức thăm gặp”, thế nhưng cán bộ nơi đây vẫn cố tình làm khó. Vì bức xúc trước hành vi của cán bộ nên đã có sự tranh cãi giữa anh tôi và các cán bộ trại.

Sau đó anh bảo tôi ghi lại tất cả họ tên và số hiệu của các cán bộ đã cố tình và liên tục có những hành vi gây khó dễ cho các anh và gia đình để truyền đạt cho tất cả mọi người được biết. Anh bảo mình cứ nói thẳng nói thật, cứ làm đúng là không sợ gì hết, sự thật sẽ chiến thắng. Nghe vậy cán bộ Thắng và Khâm ngắt lời bảo đã hết giờ đề nghị gia đình dừng cuộc trò chuyện. Anh tôi bảo chưa hết thời gian nên cố nán để nói thêm, anh dặn chúng tôi gửi thêm cho anh mấy thứ vì ở trong này giá bán cắt cổ, đắt đỏ một gấp đôi, gấp ba lần. Trong khi đó tại khoản 6 điều 9 quy định: Trại giam có mở căng tin để bán lương thực, thực phẩm và những hàng hóa thiết yếu cho phạm nhân với giá bán sau khi đã trừ chi phí hợp lý không được cao hơn giá bán lẻ tại địa phương” nhưng giá cả ở đây vẫn leo thang.

Anh đang nói thì một cán bộ ngắt lời bảo anh đừng có mà tuyên truyền. Anh tôi bảo: tôi chỉ truyền đạt những gì tôi thấy, có sao thì tôi nói vậy. Một cán bộ kéo tay anh tôi và bảo: anh vào đây để tôi làm việc với anh, anh lại tiếp: tôi việc gì phải làm việc với cán bộ, tôi đâu có vi phạm, nếu gửi thư các anh không cho thì các anh phải truyền đạt cho chúng tôi biết là trại quy định như thế để chúng tôi biết đường, hơn nữa những lần trước tôi vẫn gửi bình thường. Nay cán bộ không cho tôi gửi là cán bộ cố tình làm khó tôi nên tôi không việc gì phải làm việc với cán bộ. Rồi tất cả hùa vào kéo anh ra khỏi bàn, anh cố nói với: ngày 28/3 cán bộ trại bắt các anh ăn cơm canh rau thiu cả ngày, rồi cả tuần bắt các anh ăn rau muống đến đau dạ dày.

Các cán bộ có vẻ rất bực và khó chịu. Đang lúc liệt kê quà gửi cho các anh, gia đình tôi có gửi cho anh một bịch lá lằng (lá đắng) gia đình tôi đi hái trên núi về, ăn canh ấy rất tốt cho sức khỏe thế nhưng cán bộ không cho gia đình chúng tôi gửi và bảo: cái này chúng tôi không kiểm duyệt được, nhỡ trong đó có thuốc độc thì ai sẽ chịu trách nhiệm. Bực quá nên tôi bảo: “tội gì tôi phải bỏ độc anh tôi, tại sao các anh bắt anh tôi ăn cơm canh rau thiu thì không sợ anh tôi đau bụng, không sợ chết, lòng các anh nham hiểm đến ghê sợ lại còn giả bộ thương người”. Thế nhưng nói bao nhiêu vẫn như nước đổ đầu vịt, họ vẫn cương quyết không cho gửi.

Gia đình chúng tôi ra về, trong người hừng hực đầy bực tức và bức xúc nhưng cũng rất vui vì được biết các anh mạnh khỏe và càng tự hào hơn khi nhìn thấy anh càng mạnh mẽ và trưởng thành hơn nhiều. Cảm tạ Chúa vì từ lúc có những biến cố này xảy ra, gia đình tôi lại càng thêm mạnh mẽ hơn. Chúng tôi được rất nhiều, có thêm nhiều anh em và bè bạn xa gần luôn động viên thăm hỏi. Tôi nhận thấy đây quả là hồng phúc lớn lao. Trong Chúa, chúng tôi luôn được chứ chẳng hề mất gì. Chúng tôi hãnh diện vì gia đình chúng tôi đã được Chúa thương chọn làm chứng tá cho sự thật và công lý.

Chúng tôi lên xe ra về luôn trong đêm với tinh thần thoải mái và nhẹ nhõm. Đến 3h30 sáng thì chúng tôi đặt chân tới nhà và kết thúc chặng đường dài thăm anh.
Têrêsa Hoài Tô


Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế

Một hiệu trưởng bị bắt vì chứa mại dâm


Ông Chu Thế Hùng, Hiệu trưởng THCS Hoàng Văn Thụ (TP Thái Nguyên) vừa bị công an tạm giữ. Nguyên nhân được cho là do nhà ông này chứa gái mại dâm.

Chiều 30/7, trao đổi với VnExpress.net, Trưởng phòng Giáo dục TP Thái Nguyên Nguyễn Tiến Dũng cho biết đã nhận được thông báo của Công an tỉnh này về việc tạm giam ông Chu Thế Hùng, Hiệu trưởng THCS Hoàng Văn Thụ.
"Họ chỉ nói anh Hùng vướng vào tệ nạn mại dâm, công an đang điều tra, khi nào có kết luận sẽ thông báo", ông Dũng nói. Còn lãnh đạo UBND tỉnh và công an tỉnh Thái Nguyên xác nhận, ông Hùng bị bắt tại nhà do "kinh doanh nhà nghỉ chứa gái mại dâm".
Theo Trưởng phòng Giáo dục Nguyễn Tiến Dũng, ông Hùng (52 tuổi) công tác tại THCS Hoàng Văn Thụ được chừng 3-4 năm. "Anh Hùng rất hiền lành, chúng tôi chưa nhận được phản ánh nào về anh ấy", ông Dũng nói và cho biết, Hiệu phó Nguyễn Thị Trang Nhung được phân công phụ trách hoạt động của trường.
Nguyễn Lê


Copy từ: VnExpress

Họp mặt, tri ân quý ông thương phế binh


VRNs (30.07.2013) - Sài Gòn – Gần 200 ông thương phế binh, cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa đã đến tham dự buổi Họp mặt, tri ân quý ông thương phê binh, tại DCCT Sài Gòn, quận 3, sáng hôm qua, 29.07.2013.

Ngay từ sáng sớm, một linh mục DCCT đã cho biết cha Giuse Cao Đình Trị nhận được một lá thư nặc danh lên án các linh mục Thanh và Thoại lấy tư cách gì đại diện cho DCCT thành lập Hội đồng liên tôn, và tại sao kéo thương phế binh về DCCT phát quà? Có phải muốn mượn thương phế binh để gây thanh thế chính trị như các hòa thượng Thích Quảng Độ và Thích Không Tánh trước đây không?

Vị linh mục này cho biết, cha Trị nhận xét lá thư này là của ma quỷ cộng sản. Vì ngài biết rõ, mọi hoạt đồng của bất kỳ tu sĩ nào của DCCT đều được Bề trên hữu trách biết hoặc cho phép hoặc để lương tâm tu sĩ đó chịu trách nhiệm thì mới được phép làm. Còn việc DCCT tổ chức họp mặt và tri ân quý ông thương phế binh là do chính hòa thượng Thích Không Tánh xin. Vì thời gian vừa qua, mỗi khi tổ chức bên Chùa Liên Trì, thì công an hết chặn đường làm khó quý ông thương phế binh thì cũng đến kiếm chuyện với vị sư trụ trì ngôi chùa.

Một ông thương phế binh nói: “Chúng tôi bị họ đe không cho đến chùa. Đến chùa rồi, ngồi ăn còn sợ bị họ [công an] vào kiếm chuyện, bắt bớ”.

Buổi họp mặt bắt đầu lúc 9:30, nhưng trước đó từ sớm, đã có nhiều ông thương phê binh đến sớm để tránh trường hợp đi bị công an chặn. Theo dự kiến ban đầu của ban tổ chức là chỉ đón tiếp 141 ông đã được gọp điện thoại mời, nhưng nhiều ông nghe các chiến hữu báo cũng đến, nên số lượng chung lên gần 200 ông.

Có khoảng hơn 20 bạn trẻ, là giáo dân thuộc nhiều giáo xứ, đến giúp phục vụ. Các bạn trẻ này mời, đón và bế các ông thương phế binh nặng vào bàn trong phòng Hiệp nhất lớn, để phục vụ các ông trong tư cách những người con Việt Nam tri ân những người đã hy sinh một phần thân thể cho đất nước, mà gần 40 năm qua bị bỏ quên, bị hất hủi, bị lên án bất công.

Một chị trong nhóm thiện nguyện viên chia sẻ: “Tối hôm qua đi lễ, nghe nói sáng nay có buổi phát quà cho thương phế binh, tôi bỏ việc để đến. Anh tôi mất tích gần 40 năm nay rồi. Tôi nhìn các ông ở đây mà nhớ anh tôi”.
Ông Ngọc, một thương phế binh, năm nay đã hơn 60 tuổi, nói: “Lần đầu tiên tôi được tri ân, sau gần 40 năm. Lần đầu tiên tôi được ăn một bữa ăn ngon. Xin cám ơn quý ân nhân, cám ơn quý chức sắc tôn giáo”.

Các ông được lưu ý, hôm nay là buổi họp mặt để nói chuyện với nhau, chia sẻ đời sống với nhau và cùng nhau ăn trưa với nhau. Chuyện phát quà là phụ. Chuyện chính là tình con người nối kết với nhau. Có các bạn trẻ đã sẵn đàn, các ông thay nhau hát những bài nhạc mình yêu thích từ thời xưa cho nhau nghe. Buổi họp mặt không giống như ra Ủy ban phường họp, cũng không phải là buổi xếp hàng nhận quà.

Các chức sắc tôn giáo cùng đến họp mặt và tri ân quý ông thương phế binh có Cụ  hội trưởng PGHH Lê Quang Liêm và quý Hội trưởng tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ. Đại đức Hoàng Pháp, thay mặt Hòa thượng Thích Không Tánh không đến được, vì công an canh cửa chùa Liên Trì, không cho thầy đi. Hiền huynh chánh trị sự Hứa Phi thuộc Cao Đài giáo, quý mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, Hồ Hữu Hoàng và mục sự Du. Riêng về phía DCCT, có sự hiện diện của cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, bề trên giám tỉnh DCCT VN, cha Giuse Hồ Đắc Tâm, bề trên chánh xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và các cha Thanh, Thoại, Phương.

Các vị chức sắc cũng nói lên tâm tình chia sẻ với quý ông thương phế binh và cầu nguyện chúc phúc cho các ông.

Món quà vật chất tuy không nhiều, nhưng món quà tinh thần các ông thương phế binh nhận được trong buổi hôm nay rất lớn.
PV. VRNs


Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế

TRỰC TIẾP: BIỂU TÌNH TRƯỚC CỬA TÒA SOẠN BÁO CÔNG AN NHÂN DÂN


Đúng như một Thông báo được đưa ra vào tối qua, 09h00 sáng nay, 31/07/2013, Bà Dương Thị Tân và anh Nguyễn Trí Dũng là vợ và con của Anh Nguyễn Văn Hải (tức Điếu Cày) tù nhân đang tuyệt thực tại Trại 6 - Bộ Công An, cùng các thân hữu bè bạn đã có mặt tại Toà soạn báo Công An Nhân Dân, số 100 Yết Kiêu (92 Nguyễn Du, Hà Nội) để yêu cầu gặp mặt và đối chất với Tổng Biên tập và nhà báo Vũ Đại Phong về bài báo "Lật tẩy “chiêu tuyệt thực” của Nguyễn Văn Hải" đăng trên báo Công an Nhân dân lúc 22:14:00 29/07/2013.

Tại trụ sở báo Công an Nhân dân, gia đình và các bloggers đã biểu tình phản đối tờ báo này đã có bài viết vu khống, bịa đặt về việc tuyệt thực trong tù của anh Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày).


 ____________

Cập nhật lúc 17h00 từ trang Ba Sàm: 

Nhà báo Trần Quang Thành: 9h sáng nay 31/7, bà Dương Thị Tân và con trai là anh Nguyễn Trí Dũng, cùng một số blogger Hà Nội  đã tới trụ sở báo Công an nhân dân ở phố Hàng Bông Nhuộm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội để làm rõ sự thât về bài báo của tác giả Vũ Đại Phong mang tên: Lật tẩy “chiêu tuyệt thực” của Nguyễn Văn Hải.
 
Thay vì đối thoại với thân nhân của gia đinh blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải để hiểu rõ sự thật mà bài báo đã nêu lên, tân Tổng biên tập Đại tá Phạm Văn Miên và tác giả Vũ Đại Phong đã lần tránh.

Viên trung tá thay mặt cho tòa soạn giải thích với bà Dương Thị Tân là Tổng biên tập đi họp xa chưa biết đến khi nào mới về, còn nhà báo Vũ Đại Phong thì đang ở tận Tây Nguyên.

Mời nghe Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn:

























 

Copy từ: TS Nguyễn Xuân Diện

Hội đồng Nhân quyền LHQ nhận Tuyên bố 258 của bloggers VN

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok 2013-07-31

Trao Tuyên bố 258 cho Đại sứ quán Mỹ
Trao Tuyên bố 258 cho Đại sứ quán Mỹ
Tuyenbo258-blog

Đại diện của mạng lưới những blogger Việt Nam vào chiều hôm nay đến tại văn phòng đại diện ở Bangkok của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc để trao Tuyên bố 258 với hơn 100 chữ ký ủng hộ cho tuyên bố đó.
Nhóm đại diện gồm có sáu blogger, trong đó ba nhân vật mà nhiều người biết đến là  Nguyễn Lân Thắng, Đoan Trang và Nguyễn Anh Tuấn.
Phía văn phòng đại diện Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc tại Bangkok, Thái Lan nhận bản tuyên bố 258 của Mạng lưới Blogger Việt Nam là bà Maria Isabel Sanz Garido.
Đại diện của mạng lưới những blogger Việt Nam vào chiều hôm nay đến tại văn phòng đại diện ở Bangkok của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc để trao Tuyên bố 258 với hơn 100 chữ ký ủng hộ cho tuyên bố đó.
Sau buổi làm việc trao Tuyên bố 258 của Mạng lưới Blogger Việt Nam, anh Nguyễn Lân Thắng cho biết kết quả cuộc làm việc như sau:
Hôm nay chúng tôi có 6 blogger đến từ Việt Nam, từ khắp các vùng miền- Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng- đến trao cho Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp Quốc bản Tuyên bố 258 của các bloggers Việt Nam. Sở dĩ chúng tôi thực hiện cuộc viếng thăm và trao tuyên bố này để Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc hiểu rõ về tình hình vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam.
Tuyên bố 258 của bloggers Việt Nam
Tuyên bố 258 của bloggers Việt Nam

Chúng tôi đã được đón tiếp rất trọng thị và họ đã tiếp nhận Tuyên bố 258.
Xin phép được nhắc lại Tuyên bố 258 của mạng lưới blogger Việt Nam được công khai trên mạng Internet hồi ngày 18 tháng 7 vừa qua.
Sở dĩ chúng tôi thực hiện cuộc viếng thăm và trao tuyên bố này để Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc hiểu rõ về tình hình vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam. Chúng tôi đã được đón tiếp rất trọng thị và họ đã tiếp nhận Tuyên bố 258
anh Nguyễn Lân Thắng
Nội dung của tuyên bố kêu gọi chính quyền Việt Nam phải sửa đổi luật pháp để chứng minh cam kết tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2014- 2016.

Trong khi nộp đơn ứng cử vào hội đồng đó, chỉ mới hối tháng 5 năm nay, cơ quan chức năng Việt Nam bắt giữ hai blogger khi đang phân phát bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Sau đó có hai blogger nổi tiếng của Việt Nam là Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào bị bắt khẩn cấp theo điều 258 Bộ Luật Hình sự Việt Nam là ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền , lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân’.

Theo các blogger thì điều 258 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam này phải được xem xét lại. Mục đích để có thể hoàn thành những hoạt động có trách nhiệm của một quốc gia nằm trong hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc.

Tuyên bố kêu gọi chính quyền Việt Nam cần xem xét lại tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam và bảo đảm cho người dân Việt Nam có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt, kể cả các vấn đề nhân quyền.

Hồi ngày 24 tháng 7 vừa qua, bốn người thuộc Mạng lưới Blogger Việt Nam đã đến trao bản Tuyên bố 258 với hơn 100 chữ ký cho đại diện Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam.


Copy từ: RFA


......................

Buổi cầu nguyện của dân oan tại Nhà thờ Đức Bà, SG bị đàn áp dã man

CTV Danlambao - Khoảng 9h sáng nay ngày 31/7/2013, nhiều bà con dân oan từ các tỉnh miền Tây và miền Đông Nam Bộ đã đi đến nhà thờ Đức Bà Sài Gòn để cầu nguyện, mong đòi được nhà đất. Họ là những dân oan bị cướp nhà đất và tham gia khiếu kiện hàng chục năm nay, nhưng chính quyền địa phương không giải quyết và làm ngơ với họ.

Khi đang cầu nguyện tại tượng đài Đức Mẹ, thì họ bị công an, an ninh, thanh tra xây dựng và thanh niên tình nguyện lôi xệch lên xe. Những người ngồi xuống không chấp hành thì bị đánh đập dã man và bị giật điện thoại di động. Hiện có vài người đang cấp cứu ở bệnh viện trong đó. Cô Nguyễn Ngọc Hoa dân oan tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu bị công an đánh đập dã man nhất. 













SĐT cô Nguyễn Ngọc Hoa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 0908573885
SĐT bà Nguyệt Cần Thơ 0913626770 một trong số những người bị đánh.




Copy từ: Dân Làm Báo