CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

GDP- SỰ DỐI TRÁ TUYỆT VỜI !



(QTXM) Trong cuộc hội thảo kinh tế Mùa thu Huế, 2013 cuối tháng 9 này ở Huế, nhiều đại biểu lại đặt câu hỏi về chuyện sô sliệu GDP ở nước ta. Ông Vương Đình Huệ, Trưởng Ban kinh tế Trung ương :”Không biết GDP chạy đi đâu?”.  Lý do ông Huệ đặt câu hỏi thảng thốt này là bởi theo số liệu báo cáo từ các tỉnh thành, GDP các địa phương đều cao. Có nhiều địa phương lên đến 2 con số. Thế nhưng trong khi đó, GDP cả nước lại chỉ tăng có 5,5%. Vậy thì “nó”, cái GDP ấy, chạy đi đâu nhỉ?

Quà tặng xứ mua xin in lại bài viết GDP-SỰ DỐI TRÁ TUYỆT VỜI của Ngô Minh viết từ mấy năm trước để bạn đọc cùng suy ngẫm về một đất nước dối trá mà ta đang sống.

Tác giả: Ngô Minh

Lâu nay trong các báo cáo tổng kết tình hình kinh tế chúng ta hay dùng các chỉ số như GDP, tốc độ tăng GDP, GDP bình quân đầu người…để đo tốc độ phát triển. Theo dõi báo chí, chúng tôi thấy đa số các tỉnh đều công bố những con số chóng mặt : Tăng trưởng GDP của các địa phương 5 năm qua đều tăng từ 11 đến 13%, có tỉnh đến 15%, có nhiều huyện thị còn đạt tốc độ tới 17%.

Ngày 1-4-2012 vừa qua, kỷ niệm ngày giải phóng, ông chủ tịch tỉnh Ninh Thuận đã nói rằng :” Ninh Thuận sẽ đạt tốc độ tăng trưởng GDP từ nay đến năm 2020 từ 17 đến 20%”. Nghe mà sớn tóc gáy. Nghĩa là 64 tỉnh thành nước ta đều có tốc độ tăng GDP khủng khiếp , thế giới chưa từng có ! Nghe những con số này ,các nhà tuyên truyền thì phấn khích, còn các nhà kinh tế lại rất mỉm cười bảo:” Dối tra. GDP đâu ra mà lắm thế !”.

Một câu hỏi xoáy lòng người : 64 tỉnh thành tăng trưởng GDP rất cao, tại sao GDP cả nước lại tăng ít hơn ? Từ 15 năm nay, GDP nước ta chưa bao giờ vượt ngưỡng 8,5% . Năm 2005, GDP nước ta đạt 8,4%, một trong những nước cao nhất thế giới. Năm 2008 , do thiên tai, biến động kinh tế, ảnh hưởng khủng hoảng tài chính Mỹ, dự kiến GDP cả nước chỉ khoảng 7 %. Năm 2011 : 5,6 %, Quý I- 2012: tăng dưới 5%…GDP cả nước tăng thấp, chỉ bằng một phần ba, một nửa tốc độ tăng GDP của nhiều tỉnh ! Vậy con số nào là thật ? Con số nào là giả ?

Vậy GDP là gì ? Theo Từ điển kinh tế do Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu khoa học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh (1994), thì “GDP là tổng sản phẩm quốc nội, là tổng trị giá tiền tệ của tất cả các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ phát sinh trong một nền kinh tế trong một năm” .

Theo định nghĩa trên , thì GDP cả nước sẽ bằng GDP 64 tỉnh thành cộng với GDP khu vực kinh tế trung ương . Nhất định GDP khu vực kinh tế trung ương ( các tập đoàn, TCT ) bao giờ cũng tăng cao hơn các địa phương vì có ưu thế về vốn, thiết bị, thị trường. Theo cách tính đó thì GDP bình quân của nước ta 5 năm qua phải tăng từ 12- 15% mỗi năm trở lên, chứ không phải phấn đấu cật lực mới được 7- 8,4% ! Cho nên cách tính GDP của các địa phương đang là vấn đề nghi vấn : Một là tự kê khống lên để lòe dân, để biến báo “thành tích nhiệm kỳ”? Đó là bệnh chạy theo thành tích,”màu cờ sắc áo” đã đến kỳ di căn. Đó là sự dối trá tuyệt vời.

Nếu theo tốc độ tăng GDP của các tỉnh nêu : 15- 17% /năm thì chỉ trong 10 năm, nông thôn nước ta đã giàu có hơn nông thôn nước Nhật, Nước Mỹ lắm lắm . Nhưng sự thật thì hoàn toàn trái lại . Bộ mặt nông thôn, đô thị, cuộc sống nhân dân chẳng biến đổi bao nhiêu so với 10 năm trước ?

Mỗi năm tỉnh Thanh Hóa có hàng ngàn hộ đói. Các tỉnh duyên hải miền Trung cuộc sống của người dân không khác gì cách đây 20 năm. Vẫn nhà tranh vách đất, tháng nào cũng hàng ngàn hộ đứt bữa. Hàng năm Trung ương phải xuất hàng ngàn tấn gạo trong kho dự trữ chiến lược để cứu đói cho các địa phương. Nhiều con đường ở một số thành phố cấp I, cấp II vẫn ổ voi, ổ gà lởm chởm, mưa xuống là ngập lụt. Giá điện, giá xăng, giá nước sinh hoạt tăng liên tục làm người dân khốn đốn. Thịt độc, rau độc, thuốc giả, gạo giả… làm người dân vừa ăn vừa nơm nớp sợ

Nguyên nhân tình trạng GDP một đường, cuộc sống một nẻo là do trong “tổng sản phẩm quốc nội” gọi là GDP ấy đó có rất nhiều thứ có trên thực tế , nhưng hiệu quả thì không . Ví dụ các dự án xây dựng kéo dài, các quy hoạch Khu đô thị đã xây cơ sở hạ tầng, nhưng không kêu gọi được đầu tư; rồi các dự án đầu tư hàng trăm ngàn tỷ đồng như cảng nước sâu, sân bay…không phát huy hiệu quả kinh tế .

Đã có sân bay Nha Trang, Cam Ranh cách đó năm ba chục cây số, lại đầu tư xây dựng sân bay “quốc tế” Phú Yên ! Rồi cảng nước sâu Chân Mây Thừa Thiên Huế, đầu tư hàng ngàn tỉ đồng, xây xong để đấy, mỗi năm chỉ có vài chuyến tàu chở than đá, chở khách du lịch, hay xây chợ mấy năm rồi mà không có vào người mua bán ; Đường quốc lộ, tỉnh lộ vừa tốn hàng trăm tỷ đồng xây dựng, nâng cấp, qua một mùa mưa lại hư hỏng ,lại đầu tư sửa chữa cũng hơn chừng ấy tiền ; thậm chí kinh phí đầu tư để sữa chữa công trình mới thi công xong đã hư hỏng.v.v… Rồi bao nhiêu nhà máy bao bì xi măng, nhà máy gạch men sứ, nhà máy đường, ximăng lò đứng, lò quay, nhà máy tinh bột sắn, khu du lịch…“trời ơi đất hỡi”, thua lỗ triền miên, huyện nào, tihnr nào cũng có khu công nghiệp.v.v..và .v.v…

Tất cả vốn đầu tư không hiệu quả ấy đều được tính hết vào GDP . Ngoài ra, nạn “chạy dự án”, tăng đầu tư bất cứ giá nào nhiều năm nay đã trở thành một “mốt” làm ăn thời thượng của nhiều quan chức. Càng đầu tư nhiều tỷ lệ phần trăm ăn chia bên A, bên B, bên C … càng nhiều ! Bệnh thành tích nặng nề cũng thúc đẩy đầu tư bất cứ giá nào. Càng đầu tư nhiều thì GDP tỉnh càng cao, càng có thành tích , lãnh đạo lại giàu có thêm, dại gì không làm !.

Như vậy, tăng GDP mấy năm trở lại đây là nhờ tăng đầu tư xây dựng cơ bản cho các dự án không có hiệu quả đủ các lĩnh vực, chứ chất lượng cuộc sống của người dân thì không được tăng tương ứng. Càng đầu tư nhiều thì GDP càng cao và tốc độ tăng GDP cũng càng cao, và GDP bình quân đầu người càng tăng, địa phương càng được đánh giá “phát triển cao”. Nhưng GDP đó không phản ảnh được chất lượng phát triển.

Chất lượng phát triển của một địa phương thể hiện ở các chỉ tiêu sau đây : Thặng dư, lợi nhuận bổ sung vốn để tái đầu tư , sản phẩm mới và sức cạnh tranh , khả năng phát triển thị trường trong và ngoài nước, thu nhập thực tế của nhân dân thành thị nông thôn tạo nên sức mua của xã hội, đặc biệt là môi trường trong sạch.

Bây giờ tỉnh nào nếu kiểm tra cũng phát hiện ra những vụ “Vê Đan” gây ô nhiễm rất trầm trọng môi trường sinh sống của người dân. Các xí nghiệp công nghiệp, các bệnh viên lớn nhỏ đều thải trực tiếp nước thải ra sông , ao hồ, ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng.

Ở miền Trung hiện nay phần lớn các tỉnh công nghiệp quy mô nhỏ, chắp vá, công nghệ lạc hậu, sản phẩm chất lượng thấp, không có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, dẫn đến nhiều doanh nghiệp thua lỗ kéo dài .

Tỷ trọng lao động nông -lâm-ngư nghiệp vẫn chiếm trên 70%, lao động thất nghiệp ở nông thôn còn nhiều. Chỉ số GDP bình quân đầu người cả nước được công bố là 650 – 1000 USD/ người/năm , nhưng thực tế thì đa phần hộ dân nông thôn 6 miệng ăn mỗi năm làm ra hạt lúa củ khoai, con cá chưa đầy ba bốn triệu đồng , nghĩa là bình quân mỗi tháng 100- 150 ngàn đồng/ nhân khẩu! Nền kinh tế vẫn trong tình trạng tự cung tự cấp, ít mặt hàng vươn ra thị trường trong nước và quốc tế mà chỉ đóng khung trong địa bàn tỉnh, huyện ! Đây mới là vấn đề chủ yếu của sự tăng trưởng GDP

Vì thế chúng tôi đề nghị chính quyền các cấp, cơ quan thống kê và các cơ quan liên quan phải bớt dối trá, phải nghiêm túc trong việc tính toán GDP của các địa phương, hướng vào những chỉ tiêu như : chất lượng cuộc cuộc sống người dân, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường , thặng dư, lợi nhuận, sức cạnh tranh, khả năng phát triển thị trường trong và ngoài nước, ; phải điều tra cụ thể thu nhập thực sự của nhân dân thành thị nông thôn – nghĩa là phải tạo ra GDP xanh . Chứ như bây giờ GDP là cái để tuyên truyền, để lòe dân, tuyên truyền , xưng tụng nghe rác tai lắm !.

Copy từ: Góc Nhìn Alan


...................

Hồ Ngọc Nhuận: Một mình chống hai chế độ.


Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-09-30

Ông Hồ Ngọc Nhuận một dân biểu đối lập thời VNCH
Ông Hồ Ngọc Nhuận một dân biểu đối lập thời VNCH
Files photos
Nghe bài này
Ông Hồ Ngọc Nhuận một dân biểu đối lập thời Việt Nam Cộng Hòa từng nhiều lần công khai chống chính phủ và cũng là nhân chứng lịch sử trong những ngày cuối cùng của Sài Gòn. Sau năm 1975 ông tham gia vào chế độ mới với cương vị Phó chủ tịch UBMTTQ thành phố. Trong vị trí mới này ông cũng lại tiếp tục chống chế độ khi ủng hộ ý tưởng thành lập Đảng Dân Chủ Xã hội làm đối trọng với Đảng Công sản Việt Nam. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn với ông để tìm hiểu tâm tư của một chính trị gia đặc biệt của đất nước, mời quý vị theo dõi.

Mặc Lâm: Theo như chúng tôi được biết khi còn là một dân biểu trong Quốc hội của Việt Nam Cộng Hòa ông từng bị mời nhiều lần để nói chuyện về các hoạt động chống lại chính phủ. Xin ông vui lòng cho biết những buổi nói chuyện ấy như thế nào khi bản thân ông được đặc quyền miễn xâm phạm của một dân biểu vào lúc ấy?
Hồ Ngọc Nhuận: Họ hỏi có một chuyện thôi: “Tại sao anh nói anh không phải là cộng sản? Tại sao anh chống ông Thiệu, chống Mỹ, chống tụi tôi? Bởi vì cộng sản đúng đắn và anh đi theo mà anh nói anh không phải là cộng sản là sao?”
Tôi nói các anh có thấy từ ngày xưa cho tới bây giờ, nếu nói tới những người chống cộng quyết liệt nhất là ai không? Là những người công giáo, những đồng bào công giáo ngoài kia vô trong này nữa. Tại sao bây giờ có những người như linh mục, mà không phải một người, mà cả những người ban đầu còn hơi độc lập nhưng sau cùng họ cũng ngã theo.
Số người đó không phải là ít. Có phải là họ đi theo cộng sản không? Dứt khoát là họ không theo cộng sản. Nhưng tại sao họ chống? Bây giờ thì những người Phật giáo, rất nhiều sư sãi, ni cô xuống đường. Họ bị đàn áp kinh khủng. Càng đàn áp càng chống. Như vậy họ là người hữu thần mà họ lại theo cộng sản? Không phải là họ theo cộng sản, dứt khoát là như vậy. Mấy anh không đi sát với nhân dân còn tôi, tôi đi cùng hết.
Tôi nói, ngày xưa mấy anh gọi tụi tôi là bù nhìn, là ngụy còn bây giờ mấy anh là cái gì? Các anh chả có làm cái gì cho dân hết trọi thì mấy anh là cái gì? Tôi nói công khai nhưng dần dần họ không cho tôi nói nữa
Hồ Ngọc Nhuận
Giờ đây tôi đề nghị các anh, lên xe buýt xem thì đa số các cháu thanh niên soát vé nó cụt ngón tay trỏ. Nó chặt đủ kiểu. Cháu tôi bị đi lính khi ngồi gác đêm ở trong đồn nó cũng làm cướp cò cho văng ngón tay trỏ. Hay đi hành quân nó cũng lấy ngòi nổ trong trái lựu đạn rồi nhét trong giày lính cho nổ banh cái bàn chân. Thà nó mất bàn chân hay ngón tay chứ không sợ mất mạng.
Như vậy là người ta không chịu nỗi chiến tranh, thế thôi. Bao nhiêu dân tình các làng, các xã di dân. Sài gòn này là cái túi chứa tất cả bà con ở các nơi về. Đó là tôi nói về thanh niên. Còn cái điều mà tôi sắp nói đây chẳng hạn, mà sau đó là tôi ân hận. Tôi gây một cái nạn cho họ (những người trốn lính) khi tôi nói: bây giờ các anh vô mấy cái chùa xem mấy người mặc áo nhà tu. Ý tôi muốn nói tới mấy ông đạo Dừa, đạo này kia. Tại sao?  là tại vì họ nói họ là tù nhân lương tâm nên họ không chịu đi lính, họ chấp nhận vô tù. Còn mấy cái chùa, các anh đi thăm mấy cái chùa đi, sao mà bây giờ họ tu dữ vậy mà toàn là thanh niên không hà! Đó là tại vì người ta không thích, không chấp nhận chiến tranh.

Một ngươi phụ nữ  đi ngang qua một biểu ngữ của đảng cộng sản VN
Một ngươi phụ nữ đi ngang qua một biểu ngữ của đảng cộng sản VN. AFP
Sau đó một thời gian ngắn, tôi được biết tin là tất cả các chùa ở nhiều tỉnh bị bố ráp hết để bắt mấy ông trốn quân dịch. Đó là thời kỳ người ta chống chiến tranh thế thôi. Tôi kể cho mấy ổng nghe nhiều kinh nghiệm về vấn đề là quân đội Việt Nam là không có đánh. Bây giờ nhìn lại thì có những cái mình thấy bên nào cũng dở hết trơn nhưng nói chung hồi đó nó có những cái nạn như vậy chứ không phải tôi bôi bác
Mặc Lâm: Đã có bao giờ ông nói chuyện với cung cách ấy đối với cán bộ thời nay hay không khi mà chế độ bây giờ cũng có rất nhiều dị tật?
Hồ Ngọc Nhuận: Tôi nói thẳng với mấy ông bây giờ (cán bộ) lúc còn đi họp đi hành tôi nói thẳng. Tôi nói: “mấy anh gọi một số dân biểu trong quốc hội ngày xưa là dân biểu bù nhìn, dân biểu ngụy, quốc hội bù nhìn còn bây giờ đây tại sao quốc hội của mấy anh lại như vậy?”.
Ngày xưa tôi còn đi họp chứ giờ thì không còn nữa. Tôi chọn bạn bè toàn là đại biểu quốc hội như ông Nguyễn Ngọc Hà hay ông Lý Chánh Trung cũng là đại biểu mấy khóa. Tôi nói, ngày xưa mấy anh gọi tụi tôi là bù nhìn, là ngụy còn bây giờ mấy anh là cái gì? Các anh chả có làm cái gì cho dân hết trọi thì mấy anh là cái gì? Tôi nói công khai nhưng dần dần họ không cho tôi nói nữa. Bây giờ đây tôi cũng hỏi tại làm sao quốc hội Sài gòn của chúng tôi ngày xưa, các đảng phái được vô, tôn giáo được vô còn bây giờ mấy anh bít hết chỉ có đảng của mấy anh thôi. Đó là đảng hội chứ quốc hội gì?
Mặc Lâm: Vâng thưa ông, có những dư luận được đặt ra là sau năm 75, từ một dân biểu của Việt Nam Cộng Hòa, ông trở thành Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam. Có phải khi chấp nhận vị trí này ông đã hy vọng rằng công việc mới của ông sẽ đóng góp cho đất nước được nhiều hơn hay là vì một sức ép nào đó đã khiến ông giữ chức vụ này?
Hồ Ngọc Nhuận: Trước hết tại vì tôi chấp nhận ở lại trong nước và là một người gọi là có cảm tình với chế độ mới. Họ cho tôi ra tờ báo mới. Tôi cho ra lại tờ Tin sáng với Ngô Công Đức. Như vậy họ có một con đường mà mình thấy. Ngay cả một số các nhà báo, đặc biệt là những nhà báo của Pháp cũng thấy đó là một ánh lóe sáng, một cái tia hy vọng cho đa nguyên về văn hóa.
Như Jean La Couture hay là Alain Richieux là nhà sử học của Pháp đã viết nguyên cuốn sách về tờ báo của tôi. Chỉ có điều là ông viết cuốn sách này vào những năm 80 thì nhận xét rằng hình như có những điều mà Jean La Couture hy vọng là sẽ có những gì mới mẻ, khác hơn các nước. Đây là “cộng sản Việt Nam” nên có thể là khác với những “cộng sản” khác thì hình như nó được xác nhận
Bây giờ đây tôi cũng hỏi tại làm sao quốc hội Sài gòn của chúng tôi ngày xưa, các đảng phái được vô, tôn giáo được vô còn bây giờ mấy anh bít hết chỉ có đảng của mấy anh thôi. Đó là đảng hội chứ quốc hội gì?
Hồ Ngọc Nhuận
Sau đó tôi khi viết trong cuốn “Đời Của Tôi” thì tôi viết về điều này tôi viết lại tôi nói rằng là thật sự chỉ có mấy tháng sau thì tờ Tin sáng của tôi bị đóng cửa. Nói tóm lại những lúc đầu là như vậy. Hay là họ mời tôi làm thành viên của cái đoàn Việt Nam để mà hiệp thương thống nhất Tổ quốc chẳng hạn. Có những điều mà mình hy vọng là (đảng này) sẽ có những cái gì đó mới và khác với những đảng khác.
Tuy nhiên, dần dần thì không thấy vậy. Ngay cả ví dụ như chuyện học tập cải tạo chẳng hạn, họ nói mấy tháng hay một năm. Ban đầu mình nghĩ chỉ sợ họ bắn bỏ trôi sông thôi chứ như vậy thì để coi sao. Dần dần thay vì mấy tháng, một năm thì có người “mút mùa” mười mấy, hai chục năm mới về. Rồi chết trong trại cải tạo luôn. Đó là những điều không thể chấp nhận được.
Lúc đầu có những dấu hiệu làm cho mình hy vọng. Họ cho tôi làm báo hoặc là một số công tác khác hay như chuyện tôi chấp nhận vô Ủy ban Mặt trận đó nhưng đồng thời để tránh những vấn đề khác họ đã giao cho tôi một số việc này, việc kia mà tôi thấy không được.
Như vậy vô mặt trận thì nó chung chung, mặt trận nhân dân nên nó cũng đỡ hơn một vị trí nào khác. Tôi được cử vào vị trí như một công chức cao cấp nhưng tôi không nhận nên tôi vào cái chỗ cũng là của họ nhưng là của nhân dân đó là Mặt trận Tổ quốc. Đó sự thật là vậy.
Mặc Lâm: Mặc dù từng là dân biểu trong thời đệ nhị cộng hòa nhưng ông chưa từng được hiệp thương để thành đại biểu quốc hội trong chế độ mới như ông Lý Chánh Trung hay nhiều người khác có cùng căn cước chính trị như ông. Ông có thể cho biết lý do hay không?
Hồ Ngọc Nhuận: Tôi không bao giờ mơ tưởng, ảo vọng là họ chấp nhận cho tôi ứng cử vô quốc hội nhưng ví dụ nếu như họ kêu tôi ra thì tôi đâu có chạy! Dù họ có nắm như thế nào đi nữa thì tôi nghĩ nếu như mình có vào quốc hội thì mình cũng có cái thế của mình nhưng mà họ sợ lắm, không bao giờ dám. Họ không bao giờ đặt vấn đề vô quốc hội với tôi cả. Những người khác thì họ cho vô, ví dụ như ông giáo sư Lý Chánh Trung dù ông cùng viết báo với tôi nhưng họ cho vô.
Họ nghĩ là tôi có một số kinh nghiệm nào đó về đấu tranh nghị trường, đấu tranh công khai, đấu tranh báo chí cả về vấn đề “xuống đường”, “lên đường” cho nên họ không bao giờ dám cho tôi vô quốc hội.
Bởi vì trong một cuộc chiến thì mỗi người đánh giá một kiểu. Người thì nói “huynh đệ tương tàn”, người thì nói “ý thức hệ”, người thì nói “Bắc Nam”, người thì nói “chiến tranh của Mỹ”
Hồ Ngọc Nhuận
Mặc Lâm: Thưa ông, những hoạt động gần đây của ông cho thấy rằng nó cũng tương tự như những lúc ông đang tại chức thời Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên cũng có những dư luận bên ngoài, đặc biệt là dư luận ở hải ngoại, họ rất buồn lòng, phiền lòng ông về những quá khứ trước năm 75, ông có cảm thấy mình bị xúc phạm hay ông có buồn vì không được chia sẻ những sự thật mà mình ấp ủ bao nhiêu năm?
Hồ Ngọc Nhuận: Cảm ơn anh Mặc Lâm về câu hỏi này. Những người có ý như anh Mặc Lâm vừa mới nói đó cũng có nhưng không nhiều. Tôi hiểu là tại sao có những người có những lời nói và thái độ như vậy.
Bởi vì trong một cuộc chiến thì mỗi người đánh giá một kiểu. Người thì nói “huynh đệ tương tàn”, người thì nói “ý thức hệ”, người thì nói “Bắc Nam”, người thì nói “chiến tranh của Mỹ”. Ngày xưa tôi gọi đây là chiến tranh của Mỹ tại vì ổng vô trong này từ cấp lớn đến cấp nhỏ ổng đều ở trên đầu, ổng làm cố vấn hết.
Từ trên xuống dưới là của ảnh hết, súng cũng của ảnh, hành quân cũng của ảnh, đánh gì cũng của ảnh và trách nhiệm cũng của ảnh. Còn ông tổng thống trước khi ổng chạy đi thì ổng lên tiếng chửi Mỹ. Cái người ủng hộ Mỹ nhất mà cũng quay lại chửi Mỹ thì hỏi tôi không chống Mỹ sao được?
Tôi trở lại chuyện cuộc chiến tranh, trong gia đình của tôi chẳng hạn, cháu chắt, anh em mà cũng chia thành hai phe. Anh em trong gia đình mà còn chống nhau thì tất nhiên khi buông súng rồi thì vấn đề trách nhau, buồn nhau, hận nhau là cái chuyện thường.
Nó đi sâu vô từng con người, nó chia con người ra làm đôi, nó chia đất nước ra làm đôi, nó chia gia đình ra làm đôi, anh em đánh nhau. Bây giờ có những người họ nói “thôi! dẹp! không nói chuyện cũ, không hận nữa” thì quá mừng, quá hay nhưng nếu còn thì mình phải chịu
Hồ Ngọc Nhuận
Sau đó vì chuyện này không phải người ta tốt với nhau luôn. Thứ nhất là chế độ thắng trận này có những đối xử như làm mất nhà, mất của rồi mất cả mạng sống của người ta thì làm sao mà không buồn, không hận được?
Nó đi sâu vô từng con người, nó chia con người ra làm đôi, nó chia đất nước ra làm đôi, nó chia gia đình ra làm đôi, anh em đánh nhau. Bây giờ có những người họ nói “thôi! dẹp! không nói chuyện cũ, không hận nữa” thì quá mừng, quá hay nhưng nếu còn thì mình phải chịu. Cho nên tôi không bao giờ lên tiếng về cái vụ này.
Tôi cũng không cắt nghĩa nữa. Bởi vì làm sao mà cắt nghĩa một cái chuyện mà nó âm ỉ, âm thầm gặm nhấm cả cuộc đời một con người. Không cắt nghĩa hết được. Thôi thì nếu mà được hiểu thì tốt, nếu không được thì để con cháu sau này nó phán xét. Cứ để ý những cái đó thì đâu còn đầu óc đâu mà làm chuyện khác. Tôi biết những chuyện đó chứ.
Mười người thì giỏi lắm vài ba người ở ngoài đó nói kiểu đó thôi còn đa số thì nói “thôi dẹp”. Có người bà con ở bên ngoài họ lên tiếng về những thái độ này chứ không đợi tới tụi này. Mà ở trong này có anh em nào buồn thì tôi nói buồn thì buồn nhưng không để tâm đến những cái đó và khổ sở vì nó mà buông xuôi mà mình thất vọng hay chán chường.
Mặc Lâm: Cũng giống như ông vừa giải bày về việc chống chiến tranh Việt Nam. Bây giờ là vấn đề xảy ra mới đây: Thưa ông, sau khi ông lên tiếng và có thái độ rất mạnh mẽ ủng hộ việc lập ra đảng Dân chủ Xã hội để đối trọng với đảng Cộng sản Việt nam thì ở trong nước có nhiều chống đối cũng giống như ở hải ngoại trước đây, đã cho rằng ông đang được trọng dụng mà tại sao lại nói ngược lại với chính sách của đảng đang đi. Vậy ông có câu trả lời cho những người này không?
Hồ Ngọc Nhuận: Thú thật với anh là có nhiều người không đáng để chúng tôi đáp lời. Còn đa số những người mà tôi muốn họ lên tiếng thì họ lại không lên tiếng. Tôi không muốn nhắc tới tên những người này nữa. Ngay cả báo Nhân dân, hay Quân đội Nhân dân họ mượn tên người này, mượn tên người kia để nói ngược với  chúng tôi thì như vậy đâu có chính đáng. Thí dụ như anh Đằng ảnh thách trưởng ban tuyên huấn nói chuyện với ảnh nhưng mà có ai lên tiếng đâu?

-Xin cám ơn ông.

Copy từ: RFA


.......................

'Việt Nam vẫn nên đòi chủ quyền'


Cập nhật: 11:25 GMT - thứ hai, 30 tháng 9, 2013

Cựu Đại sứ Anh ở VN Derek Tonkin
Ông Derek Tonkin là Đại sứ Anh tại Việt Nam từ năm 1980-1982
Mặc dù tranh chấp chủ quyền trên biển Đông là phức tạp, không dễ giải quyết ngày một, ngày hai, Việt Nam vẫn nên đòi chủ quyền của mình, theo lời khuyên của cựu Đại sứ Anh từng làm việc tại Việt Nam trong giai đoạn 1980-1982.
Cựu Đại sứ Derek Tonkin cho rằng Anh quốc không ủng hộ bất cứ hành động quân sự hoặc xâm lược nào mà một quốc gia tranh chấp chủ quyền tiến hành với quốc gia khác.
"Nó có chiều hướng làm tăng nhiệt căng thẳng và có xu thế dẫn tới có thêm các cuộc giao tranh và các cuộc xung đột vũ trang đẫm máu", nhà ngoại giao bình luận về cuộc cưỡng chiếm của Trung Quốc đối với Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng hòa năm 1974.
Về con đường cải tổ dân chủ của Việt Nam hiện nay, cựu Đại sứ Anh cho rằng mọi việc hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định của nhân dân Việt Nam, vì theo ông mỗi quốc gia cần tự tìm kiếm một giải phảp riêng.
"Phần lớn những quy ước quốc tế, tôi nghĩ Việt Nam đều đã tham gia, nhưng điều mà tôi đặc biệt quan ngại là về tự do tôn giáo và tự do ngôn luận," ông Tonkin nói.
"Tôi nhớ là đã được thông báo rằng tôi cần luôn chuẩn bị để rời tòa đại sứ trong vòng 24 tiếng đồng hồ... trong trường hợp quân đội Trung Quốc tràn xuống"
Trao đổi với BBC nhân dịp đánh dấu 40 năm thiết lập quan hệ giữa London và Hà Nội, cựu Đại sứ Anh cũng thuật lại kinh nghiệm của mình với tư cách nhà ngoại giao khi đặt chân tới Việt Nam vào thời điểm nước này vừa chịu cuộc tấn công của Trung Quốc trên toàn tuyến biên giới phía Bắc vào năm 1979.
Ông cũng đưa ra nhận xét cá nhân về một số một số chính trị gia, nhà ngoại giao hàng đầu của Việt Nam ở đầu thập niên 1980 như các ông Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyễn Giáp, Nguyễn Cơ Thạch...
Derek Tonkin: Tôi là đại sứ thứ năm của Anh quốc tại Việt Nam sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ vào năm 1973. Vài đồng nghiệp của tôi trước đó chỉ đảm nhiệm 6 tháng. Nhưng một đồng nghiệp khác của tôi đã ở đó trong 2 năm, nên tôi quyết định là tôi cũng sẽ ở lại trong hai năm.
Tất nhiên tôi tới Việt Nam trong một giai đoạn đặc biệt khó khăn, những năm của thập niên 1980. Lúc đó Việt Nam đã chiếm đóng Campuchia với lý do mà tôi nghĩ là tôi hiểu rất rõ, dù có thể ở phương Tây một số người đã chưa rõ lắm.
Chiến tranh biên giới Trung - Việt 1979
Ông Tonkin tới Việt Nam vào lúc Trung Quốc vừa tiến hành chiến tranh ở biên giới phía Bắc
Trung Quốc như quý vị biết trong năm 1979 đã tấn công Việt Nam, họ gọi đó là sự trừng phạt, nhưng đúng ra có thể coi là một cuộc tấn công xâm lược, dù Trung Quốc có giải thích theo cách khác được hiểu như là chiến thuật quân sự của họ.
Khi tôi tới nơi, một trong những điều đầu tiên tôi nhớ là đã được thông báo rằng tôi cần luôn chuẩn bị để rời tòa đại sứ trong vòng 24 tiếng đồng hồ, và thông báo này cũng đã được đưa ra cho những người nước ngoài ở Việt Nam, trong trường hợp quân đội Trung Quốc tràn xuống.
Tôi đã rất vui để nói rằng việc đó đã không xảy ra, thế nhưng ít nhất nó lại làm cho tôi ngay lập tức liên hệ với vấn đề mà Việt Nam khi đó đang đối diện.
Và vấn đề Campuchia đã thực sự bao trùm nhiệm kỳ hai năm của tôi ở Việt Nam, lúc đó có rất ít quan hệ thương mại song phương. Tôi cũng gặp rất ít khách thăm.
Nhưng ít nhất Anh quốc đã không tham gia ở phe của người Mỹ vào cuộc chiến tranh Việt Nam. Chúng tôi đã luôn cố gắng giữ một mức độ độc lập có thể được, mặc dù cũng có bằng chứng rằng một vài cá nhân người Anh có thể đã tham dự ở phía của người Mỹ.

Hòa đàm Paris
Nhiều quan chức chính phủ Hà Nội cho rằng VN đang ở 'đỉnh cao của thế giới' sau nhiều chiến thắng
"Cáo buộc" duy nhất về sự tham gia của người Anh trong cuộc chiến Việt Nam là một lần tôi trò chuyện thân tình với Ngoại trưởng Việt Nam ông Nguyễn Cơ Thạch rằng lá cờ của Anh quốc đã được đưa vào cùng với các lá cờ của một liên minh trong một bảo tàng ở Hà Nội, tôi nghĩ là Bảo tàng Cách mạng.
Đó là các lá cờ của liên minh các nước phương Tây được cho là giúp đỡ cho chính quyền "bù nhìn" Nam Việt Nam. Tôi nói rằng thực tế là chúng tôi đã không tham gia. Và tôi nói thêm rằng sẽ là một điều tốt nếu tên tuổi của nước Anh có thể được bỏ ra khỏi đó.
Bốn ngày sau đó, Nguyễn Cơ Thạch trở lại gặp tôi và nói: "Ông có thể nhận ra là chúng tôi đã gỡ bỏ lá cờ. Tuy nhiên, chúng tôi đã phát hiện ra rằng có một thời điểm vào năm 1968, chúng tôi tin rằng các ông đã gửi một số chó nghiệp vụ cảnh sát để huấn luyện ở Việt Nam."
Và ông ta nói: "Tôi có thể cho ông biết đó có lẽ là lý do vì sao mà chúng đã có mặt ở đó." Ông Thạch cũng cho tôi biết là có lẽ lá cờ đã được lấy ra từ tòa lãnh sự của Sứ quán Anh ở Sài Gòn.
Trên thực tế mối quan hệ của chúng tôi với Việt Nam luôn được đặt trên cơ sở lợi ích song phương và đặc biệt là tính độc lập. Điều duy nhất đặc biệt giữa Anh quốc và Việt Nam là giữa hai bên không bao giờ xảy ra chiến tranh. Không có bất cứ một cơ hội nào trong lịch sử mà trong đó quân đội của Việt Nam đụng đầu với quân lực Anh.
"Vì sao ư? chúng tôi đã đánh thắng Trung Quốc, chúng tôi đã chiến thắng người Pháp và chúng tôi đã chiến thắng người Mỹ, cho nên chúng tôi thực sự cảm thấy rằng chúng tôi ở đỉnh cao của Thế giới"
"Một điều khác nữa mà tôi nhớ về thời gian tôi ở Việt Nam là cuộc sống không dễ dàng gì. Lúc đó vẫn còn cấm vận toàn phần của Hoa Kỳ. Hàng hóa rất thiếu. Qua các mùa, chúng tôi có kha khá thực phẩm và rau quả, nhưng chúng tôi phải nhập khẩu rất nhiều thực phẩm từ Bangkok. Người dân sống rất khó khăn.
Nhưng có một điều mà tôi ấn tượng nhất là dù cuộc sống khó khăn thế nào, người dân vẫn luôn giữ một nụ cười.
Cuộc sống rất khó khăn, thiếu thuốc men, hầu như thiếu thốn đủ thứ, nhưng nếu bạn nhìn vào những gương mặt của họ, thì ở đâu họ cũng mỉm cười.
Những hình ảnh ấy gợi cho tôi nhớ lại thời kỳ chiến tranh ở nước Anh. Khi đó sức khỏe mọi người lành mạnh hơn bây giờ vì chế độ ăn uống của mọi người tốt hơn vì mọi người không bỏ nhiều tiền vào sô-cô-la và những thứ khác.
Trở lại với Việt Nam, lúc đó chiến tranh đã kết thúc, bốn năm sau khi đất nước thống nhất, tôi nghĩ mọi người cảm thấy hạnh phúc.
Và nhìn chung lúc đó trong chính phủ Việt Nam, mọi người có cảm nghĩ là Việt Nam đã chiến thắng: "Vì sao ư? chúng tôi đã đánh thắng Trung Quốc, chúng tôi đã chiến thắng người Pháp và chúng tôi đã chiến thắng người Mỹ, cho nên chúng tôi thực sự cảm thấy rằng chúng tôi ở đỉnh cao của thế giới."

'Sai lầm ở Campuchia'

BBC: Ông có còn giữ quan điểm cho rằng sau khi can thiệp vào Campuchia, quân đội Việt Nam ở lại Campuchia khoảng 10 năm và đó là một sai lầm lớn của chính quyền Việt Nam? Lúc đó, các đoàn ngoại giao ở Hà Nội khi gặp gỡ, có bình luận gì về việc này không?
Một trong những lý do mà tôi được cử tới Hà Nội làm Đại sứ là vì tôi có kinh nghiệm ở Campuchia, tôi đã từng ở đó trong ba năm hồi thập niên 1960. Và tôi cũng có thời gian ở Thái Lan. Do đó tôi có một sự hiểu biết rộng về khu vực.
Tôi nghĩ tôi hiểu khá rõ lý do của việc vì sao Việt Nam cảm thấy họ không còn có thể chịu đựng được hơn nữa mối đe dọa từ phía Khmer Đỏ. Các vị có thể nhớ rằng về gốc gác, lúc đầu Khmer Đỏ là đồng minh của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cái tên Khmer Đỏ cũng là do Hoàng thân Sihanouk đặt, chỉ những người khuynh tả. Nhưng rồi Khmer Đỏ trở thành một phe chạy theo ý thức hệ mà tôi gọi là rất tàn ác. Họ có khát vọng trả thù Việt Nam, đặc biệt với những vùng đất mà trước đó 200-300 năm từng là lãnh thổ của người Khmer, điều gợi cho tôi nhớ tới cái được gọi là Khmer Krom.
"Thật đáng tiếc là họ đã ở lại quá lâu, trong 10 năm, và họ ở lại trong một thế như là sự thể này không thể đảo ngược. Tuy nhiên, Việt Nam đã rời khỏi Campuchia. Họ rời đi dưới áp lực, đặc biệt của các quốc gia còn lại ở Asean"
Nhưng còn đi xa hơn thế nữa, Khmer Đỏ muốn khích động việc lấy lại toàn bộ miền Nam Việt Nam, thậm chí cả Sài Gòn, mà theo họ chính đó cũng là một thành phố cũ của Campuchia, Pren Kor, hay là Thành phố ở trong rừng. Và đã có rất nhiều vụ khiêu khích ở dọc biên giới mà phía Việt Nam nghĩ là họ không còn có thể tha thứ được nữa.
Quý vị cũng có thể nhớ rằng khi Việt Nam xâm lược Campuchia, họ tiến vào với một nhóm người Campuchia khác mà về nguồn gốc cũng là Khmer Đỏ, được gọi là phe Tư lệnh cánh Đông của Pol Pot. Phe này cũng rất cứng rắn, nhưng không cực đoan quá khích như chính quyền Pol Pot ở phần còn lại của Campuchia, và cánh này biết họ là mục tiêu của việc bị Khmer Đỏ loại trừ.
Do đó, Thủ tướng hiện nay của Campuchia, Hun Sen và những người khác như các ông Heng Samrin, Chea Sim cũng đã phải chạy trốn thực sự để thoát hiểm. Trở lại thì ý định của Việt Nam là chấm dứt các hành động khiêu khích mà Việt Nam phải chịu đựng tới lúc đó. Tất nhiên, khi bạn xâm lược một quốc gia khác, sẽ có những hệ lụy quốc tế.
Và vào thời điểm đó chúng ta có thể nhớ rằng đã có quan ngại quốc tế về cuộc xâm lược của Liên Xô ở Afghanistan vào năm 1981, chúng tôi cũng quan ngại về cuộc xâm lược của Argentina ở quần đảo Falkland vào năm 1982. Do đó ý niệm rằng một nước có thể xâm lược một nước khác rất nhạy cảm đối với phương Tây. Do đó chúng tôi chỉ trích rất mạnh.
Nhưng đồng thời, nếu tôi có thể trở lại với Hoàng thân Sihanouk, chính ông nói rằng nếu Việt Nam rút khỏi Campuchia sau 12 tháng và để cho Campuchia tự giải quyết vấn đề của họ, thì họ đã rất được hoan nghênh, bởi vì đó chính xác là ý định ban đầu của cuộc can thiệp, vì dẫu sao một chế độ như của Khmer Đỏ là không thể chấp nhận được.
Tất nhiên, tôi không quá ngây thơ để tin rằng đó là lý do duy nhất Việt Nam đưa quân vào Campuchia, họ cũng có những lý do quan ngại về an ninh, về bất ổn định, và họ cũng luôn tự xem mình là quốc gia đứng đầu ở Đông Dương với Lào và Campuchia. Và nhìn lại từ góc độ này, tôi có thể hiểu vì sao họ tiến vào Campuchia.
Thật đáng tiếc là họ đã ở lại quá lâu, trong 10 năm, và họ ở lại trong một thế như là sự thể này không thể đảo ngược. Tuy nhiên, Việt Nam đã rời khỏi Campuchia. Họ phải đi dưới áp lực, mà đặc biệt từ các quốc gia còn lại ở khối Asean.

Copy từ: BBC


......................

CHAO ÔI ! NHỤC NHÃ QUÁ ! LẠI MỘT QUẢ LỪA TẦM CỠ QUỐC TẾ NỮA

“Nhà thơ thần” Hoàng Quang Thuận, Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, các nhà nghiên cứu và các cựu lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam đã bị Đại học Kỷ lục Thế giới lừa?
T.K.L

Mấy ngày qua, báo chí trong nước đưa tin sự kiện trường Đại học Kỷ lục Thế giới trao tặng “bằng tôn vinh giá trị nội dung kỷ lục” cho cuốn sách Thi vân Yên Tử của “nhà thơ thần” Hoàng Quang Thuận, tại Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử.

Nghe tên trường “Đại học Kỷ lục Thế giới” hơi lạ, nên mình quyết tìm hiểu xem trường này ở đâu và các hoạt động của nó như thế nào. Search tìm trên mạng khá lâu, nhưng không thấy có bài báo bằng tiếng Anh nào ở nước ngoài nói về trường này, chỉ có vài bài nói về trường này đều có nguồn gốc từ các trang web ở Việt Nam. 
Mình đã tìm được website của trường tại đây: http://worldrecordsuniversity.co.uk/
Vào website trường thì thấy có link của 75 nước, từ Âu sang Á, từ Đông sang Tây, nhưng bấm vào tất cả các link đó, đều dẫn tới một trang duy nhất là “about us”, tức là thông tin của trường. Đọc nội dung trang này thì thấy thông tin rất mơ hồ, không phải trường đại học gì cả. Thông tin trong trang này ghi “trường Đại học Kỷ lục Thế giới là một trường đại học tự quản, được thành lập bởi sự kết nối giữa các cuốn sách kỷ lục khắp thế giới”. Và những cuốn sách kỷ lục mà họ đã kết nối gồm tên của 6 nhóm sách kỷ lục, trong đó có Việt Nam: Asia Book of Records, Vietnam Book of Records, Indo-China Book of Records, India Book of Records, Nepal Book of Records and International Council of Holistic Health.

Wesite này còn cho biết, đây là trường đại học duy nhất trao tặng bằng tiến sĩ danh dự cho những người giữ kỷ lục của cộng đồng. Bất cứ người nào đang giữ sách được cho là kỷ lục cũng có thể làm hồ sơ nộp cho họ, kèm theo lệ phí $1.000 để họ xem xét, nếu đủ điều kiện thì sẽ trao tặng bằng tiến sĩ danh dự cho người giữ sách đó. Người nào được trao tặng bằng tiến sĩ danh dự, có thể sử dụng cụm từ “tiến sĩ” trước cái tên của mình vì đã được trường này công nhận.

Ngoài ra, website này còn quảng cáo chương trình đào tạo tiến sĩ Khoa học Tự nhiên và Tiến sĩ Y khoa, qua chương trình đào tạo từ xa. Các ứng viên theo học sẽ có bằng tiến sĩ cho một khóa học qua mạng kéo dài… 6 tháng. Những người có thể tham gia học chương trình tiến sĩ là những người đã tốt nghiệp bất kỳ khóa học nào (Eligibility: Graduation degree in any stream), không cần phải có cử nhân hay hay thạc sĩ gì cả: http://worldrecordsuniversity.co.uk/intl/phd-in-nature-science-and-medicine/

Thấy chuyện có được danh hiệu tiến sĩ và bằng tiến sĩ quá dễ dàng, nên mình nghi ngờ và cố tìm kiếm thêm thông tin của trường này. Vào trang “liên lạc” ghi trên website của trường thì thấy có ghi 2 địa chỉ: ở Anh và Mỹ. Địa chỉ ở Mỹ là: 3050 Fite Cir, Suite 211, Rancho Cordova, California, 95827: http://worldrecordsuniversity.co.uk/intl/contact-us/

Nhưng kiểm tra lại thì thấy địa chỉ này là “địa chỉ ma” vì ở Mỹ không có địa chỉ nào như thế trong TP Rancho Cordova. Ở TP Rancho Cordova không có mã bưu điện (zip code) 95827. TP Rancho Cordova chỉ có 3 mã bưu điện là: 95670, 95741, 95742.

Tìm thêm thì thấy mã 95827 nằm trong TP Sacramento, thủ phủ bang California. Nghĩ rằng website của trường ghi lộn tên thành phố, nên mình thử tìm địa chỉ này ở TP Sacramento: 3050 Fite Circle Suite 211 Sacramento, CA 95827, thì thấy đây là văn phòng của công ty địa ốc 5th Avenue Real Estate Services, không phải của trường ĐH Kỷ lục Thế giới: http://hoamanagement.com/association-management-company/5th-avenue-real-estate-services/

Có quá nhiều dữ kiện để mình nghi ngờ rằng trường Đại học Kỷ lục Thế giới là một “trường đại học lừa”. Nếu đúng như vậy, cuốn sách Thi vân Yên Tử của “nhà thơ thần” Hoàng Quang Thuận đã được trao “bằng tôn vinh giá trị nội dung kỷ lục” hôm 22/9 chỉ là bằng ảo và các cựu lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam đã đến dự buổi lễ hôm đó như ông Trương Quang Được, cựu Phó Chủ tịch Quốc hội, ông Phạm Gia Khiêm, cựu Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cùng lãnh đạo các bộ, ngành, đơn vị Trung ương đã đến dự buổi lễ tại Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, đều bị trường ĐH Kỷ lục Quốc tế lừa.

Nếu trường Đại học Kỷ lục Thế giới là “trường đại học lừa”, thì những người đã từng được trường này trao bằng tiến sĩ danh dự hôm 21/9 tại Khách sạn Rex, Sài Gòn, đã nhận được những bằng ảo: nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần, võ sư Phạm Đình Phong, nhà soạn nhạc Lê Văn Tuấn, nhà sáng chế Hoàng Đức Thảo, nhà nhiếp ảnh Võ Văn Tường, đạo diễn NSƯT Nguyễn Văn Lượng.

PS: Mình đang liên lạc với trường ĐH Cornell ở Mỹ để hỏi thêm thông tin về trường ĐH Kỷ lục Thế giới, vì thấy có một chỗ trong website của ĐHKLTG nhắc tới trường ĐH Cornell. Do bây giờ là cuối tuần nên trường Cornell đã đóng cửa, khi nào có thêm thông tin, sẽ cho bà con biết.

---------
Mời xem thêm:
Trao tặng bằng tôn vinh giá trị nội dung kỉ lục thế giới của "Thi Vân Yên Tử" cho thiền viện Trúc lâm Yên Tử: http://www.cand.com.vn/vi-VN/toiphama-z/2013/3/209884.cand

Thơ thiền núi thiêng Yên Tử lay động ĐH Kỷ lục Thế giới: http://www.gdtd.vn/channel/2776/201309/tho-thien-nui-thieng-yen-tu-lay-dong-dh-ky-luc-the-gioi-1973025/

6 kỷ lục gia Việt nhận bằng tiến sĩ danh dự: http://vtc.vn/538-443508/giao-duc/6-ky-luc-gia-viet-nhan-bang-tien-si-danh-du.htm

Trao 11 bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Kỷ lục gia thế giới: http://petrotimes.vn/news/vn/xa-hoi/trao-11-bang-tien-si-danh-du-cua-dai-hoc-ky-luc-gia-the-gioi.html

Xem thêm bài trên báo SaigonTimes “Đại học Kỷ lục Thế giới vinh danh 6 tiến sĩ trong nước” – World Records University honors six local doctors: http://english.thesaigontimes.vn/Home/travel/aroundcountry/31137/World-Records-University-honors-six-local-doctors.html
Nguồn: Tin Không lề
Ông Thomas Bains, Hiệu trưởng Trường Đại học kỉ lục thế giới, GS.TS Hoàng Quang Thuận, Trung tướng - Nhà văn Hữu Ước tại buổi lễ.

Thượng tọa
Thượng tọa Thích Tuệ Phúc nhận Bằng tôn vinh giá trị nội dung kỷ lục  do ông Thomas Bains trao tặng
6 kỷ lục gia Việt nhận bằng tiến sĩ danh dự
Ông Thomas Bains - Hiệu trưởng Đại học Kỷ lục Thế giới đã trao bằng Tiến sĩ danh dự cho các kỷ lục gia Việt Nam và kỷ lục gia Ấn Độ.
Ông Thomas Bains trao bằng TS danh dự cho các kỷ lục gia Việt Nam (Ảnh: T.Thanh)
Ông Thomas Bains trao bằng TS danh dự cho các kỷ lục gia Ấn Độ (Ảnh: T.Thanh)
Họa sĩ Trương Hán Minh tặng ông Thomas Bains bức tranh thủy mặc (Ảnh: T.Thanh)
Xem thêm bài viết về "Nhà thơ thần" Hoàng Quang Thuận tại đây: 
http://xuandienhannom.blogspot.com/2012/08/moi-au-tuan-thoi-um-ca-van-len-roi.html

Copy từ:  TS Nguyễn Xuân Diện


 
.........................

Mời thảo luận về Tuyên bố 258 trong tinh thần dân chủ đa nguyên


Mời thảo luận về Tuyên bố 258 trong tinh thần dân chủ đa nguyên

Ngày 18/7/2013, Tuyên bố 258 ra đời với chữ ký của hơn 100 blogger Việt Nam công khai danh tính. Trong thời gian ngắn ngủi này, các đại diện của Mạng lưới Blogger Việt Nam cũng đã tiếp xúc với Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền (OHCHR), các đại sứ quán Mỹ, Thụy Điển, Australia, Đức, Phái đoàn EU và G4, cùng nhiều tổ chức quốc tế về nhân quyền và truyền thông. 
Những việc làm này nhằm để vận động:
- Nhà nước Việt Nam xem xét việc hủy bỏ Điều 258 của Bộ luật Hình sự để chứng tỏ cam kết và đóng góp của mình cho việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền;
- Các thành viên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thúc đẩy Nhà nước Việt Nam thực hiện điều trên trong thời gian vận động tranh cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016.
- Nhà nước Việt Nam thể hiện các cam kết về nhân quyền để Việt Nam có thể là một ứng cử viên xứng đáng, tạo điều kiện cho các thành viên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đánh giá các cam kết nhân quyền của Nhà nước Việt Nam. Việc bãi bỏ Điều 258 phải là một trong các cam kết đó. 
Những hoạt động vận động này đã được sự đồng tình và hưởng ứng của nhiều công dân Việt Nam. Sự quan tâm cao của quốc tế và việc các cơ quan, đại sứ quán, tổ chức đã gặp và nhận Tuyên bố 258 là một minh chứng cụ thể.
Tuy nhiên, ngược lại, những vận động này cũng đã gặp phản ứng bất đồng từ một số người. Điển hình là những bài viết, lời kêu gọi:
- Từ tiếm danh đến loạn ngôn, lộng ngôn và... lừa bịp! của tác giả Vũ Hợp Lân trên báo Nhân Dân;
- Tự do ngôn luận và các giới hạn về tự do ngôn luận của tác giả Vũ Văn Tính trên báo Nhân Dân;
Tạm thời bỏ qua những cách nhìn, cách viết dùng các từ như tiếm danh, loạn ngôn, lộng ngôn, lừa bịp, tạm thời chưa phân tích các phán xét, tấn công cá nhân, hoặc lối quy chụp như mạo danh, phản bội lợi ích dân tộc, lừa bịp dư luận, cầu viện nước ngoài, sỉ nhục quốc gia... Nhìn về mặt tích cực, có thể nói những phản ứng không đồng ý với Tuyên bố 258 là một hình thái tự nhiên, nên có trong một xã hội dân chủ, đa nguyên.
Tuyên bố 258Phản bác Tuyên bố 258 cho thấy bước khởi đầu để tiến đến một sinh hoạt đa nguyên trong một xã hội mà thường để giải quyết những bất đồng quan điểm thì việc viện dẫn những điều luật mơ hồ như Điều 258 để bắt bớ lại là phương thức hay được sử dụng nhất.
Để góp phần xây dựng nền tảng cho xã hội đa nguyên ấy, để làm sáng tỏ mọi góc cạnh, quan điểm khác nhau, và quan trọng hơn cả là để cổ vũ sự công khai, đường hoàng, minh bạch và ứng xử văn minh, chúng tôi, những người ký tên trong bức thư mới này, với địa chỉ, chữ ký, người thật đang sống tại Việt Nam, đề nghị:
- Tác giả Vũ Hợp Lân, Vũ Văn Tính, Đông La và những người chủ xướng Phản bác Tuyên bố 258 cùng chúng tôi tranh luận về Tuyên bố 258 cũng như Điều 258 của Bộ luật Hình sự.
- Nếu đồng ý, xin mời các bạn cử đại diện để cùng với đại diện của của Mạng lưới Blogger Việt Nam thảo luận và đồng ý với nhau về thời gian, địa điểm và những nguyên tắc điều hành thảo luận.
- Báo Nhân Dân, nơi đã đăng bài viết của ông Vũ Hợp Lân và cũng là "Tiếng nói của Đảng, Nhà nước và Nhân Dân Việt Nam" như đã xưng danh dưới nhãn hiệu của báo, tham dự và đưa thông tin trung thực.
- Các cơ quan truyền thông của Đảng Cộng sản và Nhà nước đồng đăng tải Tuyên bố 258Phản bác Tuyên bố 258 để nhân dân được biết và có một cái nhìn khách quan.
- Bất kể ai quan tâm đều có thể đến tham dự, tự do ghi hình buổi tranh luận và công bố trên mạng truyền thông xã hội.
Trong tinh thần "nhân dân làm chủ" và mỗi công dân đều có quyền lên tiếng về mọi vấn đề liên quan đến đất nước; trong ước muốn xây dựng nền tảng cho một xã hội thực sự dân chủ và đa nguyên; và trong việc phát huy tính quang minh chính đại, công khai, người thật việc thật, chúng tôi tin rằng những đề nghị trên sẽ được đáp ứng và trả lời trên báo Nhân Dân và những trang web, blog của những cá nhân liên quan.
Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được hồi đáp trước ngày 5 tháng 10 năm 2013.
Để chuẩn bị cho cuộc tranh luận, các bạn có thể liên hệ với Mạng lưới Blogger Việt Nam qua email tuyenbo258@gmail.com hoặc qua comment vào trang blog của Mạng lưới Blogger Việt Nam tại địa chỉ tuyenbo258.blogspot.com.
Đồng ký tên:
1. Nguyễn Hoàng Vi - 107/22 Phan Văn Năm, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, Sài Gòn
2. Huỳnh Thục Vy - Tổ dân phố Tân Hà 2, P. Thống Nhất, Thị xã Buôn Hồ, Đăk Lăk
3. Trịnh Kim Tiến - 288 Tô Hiến Thành, P. 15, Q.10, Sài Gòn
4. Đặng Bích Phượng - P. 1002 - N06, Dịch Vọng, KĐT Mới, Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy, Hà Nội
5. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - 24 Đặng Tất, Vĩnh Phước, Nha Trang
6. Hoàng Thị Hà - 358/25/3, Phố Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội
7. Phạm Thanh Nghiên - 17 Liên khu Phương Luu, P. Đông Hải 1, Q. Hải An, Hải Phòng
8. Nguyễn Tường Thụy - 11 Cụm Quỳnh Lân, Xã Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội
9. Nguyễn Chí Tuyến - Tổ 2 Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội
10. Võ Trường Thiện - 2A, Nguyễn Thị Định, Nha Trang
11. Lã Việt Dũng - 14 Ngõ 26, Đông Tác, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội
12. Vũ Sỹ Hoàng - 20, Đường số 4, Tổ 5, Kp 3, P. Linh Xuân, Q. Thủ Đức, Sài Gòn
13. Nguyễn Văn Viên - 33, Ngõ 132, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
14. Nguyễn Hồ Nhật Thành - 288 Tô Hiến Thành, P. 15, Q.10, Sài Gòn
15. Lê Hồng Phong - 2, Ngõ 560, Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội
16. Nguyễn Đình Hà, 50 Hàng Tre, Hoàn Kiếm, Hà Nội
17. Châu Văn Thi - 180 /1 KP4, Trần Xuân Soạn, P. Tân Hưng, Q. 7, Sài Gòn
18. Lê Văn Dũng - 54, Hà Trì 3, Hà Đông, Hà Nội
19. JB Nguyễn Hữu Vinh - 9, Ngách 21, Ngõ 111, Đường Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội
20. Khổng Hy Thiêm - Suối Tân - Cam Lâm - Khánh Hoà

Copy từ: Mạng Lưới Blogger Việt Nam


...........................

Khởi tố vụ án chó cắn chó


Khởi tố vụ nổ súng ở Đồng Nai


Hai nạn nhân hiện đang trong tình trạng nguy kịch
Hai công an liên quan vụ việc được đưa đi cấp cứu
Một đại úy công an bị khởi tố và bắt giam sau vụ nổ súng tại một đồn công an ở tỉnh Đồng Nai, làm chết một thiếu tá.
Đại úy Ngô Văn Vinh bị công an tỉnh tước quân tịch, và nay bị Viện Kiểm sát Nhân dân của tỉnh khởi tố và bắt tạm giam.
Ông Vinh bị khởi tố để điều tra về hành vi “giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh,” theo quy định tại Điều 95 Bộ luật Hình sự.
Vụ nổ súng xảy ra buổi chiều ngày 22/9 tại phòng tập thể của Trạm kiểm soát giao thông Suối Tre.
Ba sĩ quan công an được phát hiện bị thương sau tiếng súng nổ, gồm thiếu tá Trần Ngọc Sơn (Phó Trạm trưởng Trạm Suối Tre), đại úy Ngô Văn Vinh và thượng úy Đoàn Thanh Phú.
Thiếu tá Sơn sau đó tử vong tại bệnh viện. Hai người kia được chữa trị tại khoa cấp cứu của bệnh viện Long Khánh và sau được chuyển lên Bệnh viện đa khoa Đồng Nai.
Thượng tá Trần Tiến Đạt - Chánh VP CA tỉnh Đồng Nai – nói hôm 29/9 rằng công an tỉnh đã bắt đầu lấy lời khai của ông Vinh để làm rõ "mâu thuẫn dẫn đến việc nổ súng".
Một số tờ báo trong nước đưa tin ông Vinh trước đó có mâu thuẫn với ông Sơn và một người khác tên Trúc.
Tuy vậy, Thượng tá Trần Tiến Đạt nói: "Không hề xuất hiện người nào tên Trúc trong sự việc."
"Vụ nổ súng khiến cho 3 sĩ quan tại trạm thương vong chứ không phải 4 người như thông tin trước đó," ông Đạt khẳng định.

Copy từ: BBC


..................