CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

72.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp

 72.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp
Theo bản tin cập nhật thị trường lao động quý I-2014 do Bộ LĐ-TB&XH cùng Tổng cục Thống kê công bố ngày 21-3, quý IV-2013, cả nước có 900.000 người thất nghiệp, tăng 48.000 người so với cùng kỳ năm 2012.
Đặc biệt, tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm có trình độ cao đẳng cao gấp 4 lần, nhóm trình độ đại học trở lên cao gấp 3 lần tỷ lệ đối tượng thất nghiệp khác.

Cung không gặp cầu
Ông Nguyễn Bá Thắng, Phó Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội – Bộ LĐ-TB&XH cho biết, trong năm 2013, dù tốc độ tăng trưởng kinh tế đã cải thiện so với năm 2012 nhưng chưa có tác động mạnh đến khả năng tạo việc làm của nền kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm chưa được cải thiện.

Tính riêng quý IV-2013, cả nước có 900.000 người thất nghiệp (tăng 48.000 người so với cùng kỳ 2012) và hơn 1,2 triệu lao động trong độ tuổi thiếu việc làm. Trong đó, ngoại trừ tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ giảm, còn lại tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị, tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đều tăng cao.
Cụ thể, ở nhóm lao động có trình độ cao đẳng nghề, tỷ lệ thất nghiệp là 7,68%, tăng 1,3 lần so với IV-2012 (tương đương 8.300 người); tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm lao động có trình độ cao đẳng là 6,74%, tăng 1,3 lần (khoảng 19.200 người); tỷ lệ thất nghiệp của nhóm lao động có trình độ đại học trở lên là 4,25%, tăng 1,7 lần, nghĩa là có thêm 72.000 lao động thuộc nhóm này bị thất nghiệp so với số thất nghiệp ở quý IV-2012.
Đặc biệt, nhóm thanh niên từ 20-24 tuổi tốt nghiệp cao đẳng và đại học trở lên (sinh viên mới ra trường) có tỷ lệ thất nghiệp rất cao, lên tới 20,75%.
Điểm đáng chú ý là trong nhóm thất nghiệp, số lao động bị thất nghiệp dài hạn từ một năm trở lên chiếm tỷ lệ rất cao, khoảng 44,2%, tăng 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2012. Tỷ lệ này ở nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn nhiều so với không có chuyên môn kỹ thuật: 54,4% so với 39,6%.
Ông Nguyễn Bá Thắng phân tích, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng quan trọng nhất là chất lượng đào tạo trong các trường cao đẳng, đại học chưa cao nên lao động mới tốt nghiệp đa số không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các cơ quan, doanh nghiệp.
Mặt khác, sự chuyển dịch mô hình, cơ cấu kinh tế khiến cho cung và cầu trong lao động thay đổi, trong khi các ngành đào tạo trong nhà trường chưa bắt kịp được xu thế sử dụng lao động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc thiếu công khai, minh bạch thông tin tuyển dụng phần nào hạn chế khả năng tiếp cận, tìm kiếm việc làm của nhóm lao động này.
Triển vọng 2014
Theo dự báo của bản tin cập nhật thị trường lao động quý I-2014 do Viện Khoa học lao động và xã hội - Bộ LĐ-TB&XH phối hợp cùng Tổng cục Thống kê thực hiện, năm 2014, lực lượng lao động của nước ta sẽ đạt 54,87 triệu người.
Trong đó, lao động qua đào tạo sẽ tăng nhanh hơn theo xu thế phát triển và đòi hỏi của nền kinh tế. Ngược lại, lao động không có chuyên môn kỹ thuật và lao động làm nghề giản đơn sẽ giảm. Khả năng tạo việc làm của nền kinh tế sẽ tốt hơn so với năm 2013, nhất là ở nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng, bán buôn bán lẻ, dịch vụ lưu trú, ăn uống.
Tuy nhiên, cơ hội tìm kiếm việc làm của những lao động có trình độ cao chắc chắn vẫn rất khó khăn và dự báo tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên cũng như tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị trong năm 2014 sẽ duy trì mức ổn định, không cải thiện.
Ông Nguyễn Bá Thắng cho biết, cơ cấu việc làm đang chuyển dịch theo hướng tích cực.
Qua khảo sát trong quý IV-2013, việc làm trong ngành nông-lâm-thủy sản chiếm 45,8% tổng cơ cấu việc làm (giảm 1 điểm %), ngược lại việc làm trong ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ đều tăng so với cùng kỳ năm 2012. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế này khiến nhu cầu sử dụng lao động có trình độ cao sẽ tăng lên.
Đặc biệt, trong bối cảnh thất nghiệp gia tăng thì lao động có xu hướng chuyển dịch sang khu vực cá thể, hộ gia đình và hình thức tự làm việc đã tăng mạnh. Tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực cá thể, hộ gia đình quý IV-2013 là 77,15%, cao hơn so với cùng kỳ năm 2012 đến 77,05%. Tỷ lệ lao động tự tạo việc làm là 62,14%, cao hơn quý IV-2012 là 61,81%.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp cho biết, Bộ khuyến khích các mô hình kinh tế cá thể, tự tạo việc làm như vậy và xem đây là một hướng đi cần thiết để người lao động tự kiếm việc làm, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn hiện nay.

Theo An ninh Thủ đô


Copy từ: Cafef

........

Tàu ngầm TP.Hồ Chí Minh vào quân cảng Cam Ranh

(TNO) Lúc 13 giờ 25 ngày 22.3, chiếc tàu ngầm Kilo HQ183 mang tên TP.Hồ Chí Minh đã vào quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa) an toàn.


Tàu ngầm TP.Hồ Chí Minh vào quân cảng Cam Ranh 1 Tàu vận tải Rolldock Star được làm chìm một phần
Từ sáng 22.3, PV Thanh Niên Online đã có mặt tại một khu vực có thể thấy rõ hình ảnh của tàu vận tải Rolldock Star. Lúc này, trời mưa, sóng biển khá lớn.
Để có thể chứng kiến những hình ảnh về quá trình tàu ngầm TP.Hồ Chí Minh di chuyển vào quân cảng, chúng tôi đã phải tìm cách tiếp cận theo nhiều hướng, di chuyển vị trí liên tục.
Đến trưa cùng ngày, tàu ngầm TP.Hồ Chí Minh vẫn nằm trong tàu Rolldock Star tại vịnh Cam Ranh, cách quân cảng Cam Ranh không xa. Công tác chuẩn bị cho tàu ngầm TP.Hồ Chí Minh đang được triển khai khẩn trương. Có thể thấy thân tàu Rolldock Star đã được cho chìm một phần, để tàu ngầm tiếp nước và dễ dàng ra ngoài.
Lúc 12 giờ 50 ngày 22.3, các tàu lai dắt bắt đầu đưa tàu ngầm tàu ngầm Kilo HQ183 mang tên TP.Hồ Chí Minh ra khỏi tàu Rolldock Star, vào quân cảng Cam Ranh.
Cờ Tổ quốc trên tàu ngầm tung bay trong gió biển.

Tàu ngầm TP.Hồ Chí Minh vào quân cảng Cam Ranh 3
Tàu ngầm TP.Hồ Chí Minh vào quân cảng Cam Ranh 4
Tàu ngầm TP.Hồ Chí Minh vào quân cảng Cam Ranh 5 Tàu ngầm TP.Hồ Chí Minh tiếp nước ở vịnh Cam Ranh
Tàu ngầm TP.Hồ Chí Minh vào quân cảng Cam Ranh 6
Tàu ngầm TP.Hồ Chí Minh vào quân cảng Cam Ranh 7 Lúc này, tàu vẫn còn trong khoang tàu vận tải Rolldock Star
Tàu ngầm TP.Hồ Chí Minh vào quân cảng Cam Ranh 8
Tàu ngầm TP.Hồ Chí Minh vào quân cảng Cam Ranh 9 Tàu ngầm TP.Hồ Chí Minh lúc chuẩn bị được đưa ra khỏi tàu vận tải Rolldock Star
Tàu ngầm TP.Hồ Chí Minh vào quân cảng Cam Ranh 10 Khu vực trên thân tàu, mọi người vẫn đang tích cực làm việc 
Tàu ngầm TP.Hồ Chí Minh vào quân cảng Cam Ranh 11
Tàu ngầm TP.Hồ Chí Minh vào quân cảng Cam Ranh 12 Tàu ngầm được lai dắt ra ngoài tàu Rolldoc Star, trông hùng dũng như cá mập khổng lồ
Tàu ngầm TP.Hồ Chí Minh vào quân cảng Cam Ranh 13
Tàu ngầm TP.Hồ Chí Minh vào quân cảng Cam Ranh 14 Tàu ngầm TP.Hồ Chí Minh trên đường vào quân cảng
Tàu ngầm TP.Hồ Chí Minh vào quân cảng Cam Ranh 15
Tàu ngầm TP.Hồ Chí Minh vào quân cảng Cam Ranh 16
Tàu ngầm TP.Hồ Chí Minh vào quân cảng Cam Ranh 17 Tàu ngầm vào quân cảng Cam Ranh an toàn 

Nguyễn Chung


Copy từ: Thanh Niên

.............

Kinh tế Nga bắt đầu hứng chịu trừng phạt của phương Tây


Russia economy
Russia economy
 
Tác động từ những biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ và châu Âu nhắm vào thành phần chóp bu trong giới doanh nghiệp và chính trị của Nga đang bắt đầu lan tỏa khắp nền kinh tế của nước này.

Hai công ty tín dụng của Mỹ là Visa và MasterCard hôm thứ Sáu đã chặn những giao dịch bằng thẻ của họ tại một số ngân hàng ở Moskva. Hai tổ chức này nói họ đang tuân thủ luật Mỹ sau khi Tổng thống Barack Obama áp đặt những biện pháp trừng phạt mới vào ngày hôm trước để phản đối việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraina.

Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết việc áp dụng những biện pháp trừng phạt chắc chắn đã tạo nên tác động "tiêu cực" đối với nhận thức của quốc tế về nền kinh tế của Nga. Ông nói điều này có thể khiến Nga từ bỏ kế hoạch vay bảy tỉ USD trên thị trường tài chính quốc tế trong năm nay.

Fitch, công ty xếp hạng tín dụng quốc tế, đã hạ thấp triển vọng của nền kinh tế Nga từ ổn định xuống tiêu cực, giống như đánh giá của Standard & Poor’s đưa ra hôm thứ Năm. Thị trường chứng khoán Nga đã giảm hơn 10 phần trăm trong tháng này khi tranh chấp giữa Moskva với các nước phương Tây về hành động quân sự ở Crimea leo thang.

Nhưng một số lãnh đạo doanh nghiệp Nga hạ giảm tầm quan trọng của tác động từ những biện pháp trừng phạt của Mỹ.

Tổng giám đốc công ty Đường sắt Nga Vladimir Yakunin nói ông cảm thấy “hãnh diện” vì được xếp vào cùng danh sách với những cộng sự thân cận khác của Tổng thống Nga Vladimir Putin, cũng bị Tổng thống Obama áp đặt trừng phạt. 

Copy từ: VOA

............

Đội quân thứ 5 của Trung Quốc


Đội quân thứ 5 của Trung Quốc khoác áo “nhà đầu tư” đang trên thảm đỏ ồ ạt vào Việt Nam – hiểm họa sát nách

Trung Ngôn
Sau cuộc xâm lược quy mô lớn, vô cùng tàn khốc của Trung Quốc vào 6 tỉnh biên giới, bộ mặt phản động của Bắc Kinh với tất cả mọi mưu đồ thâm độc một cách có hệ thống được toan tính kỹ càng và thực thi ráo riết suốt từ 1949 đến 1979 cũng như trong các giai đoạn về sau đã bị bóc trần. Sự khẳng định của Tổng Bí thư Lê Duẩn: Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp của nhân dân Việt Nam đã làm cho người dân Việt thức tỉnh. Thế hệ U80 chúng tôi bây giờ, ở thời điểm ấy (1979) mới thực sự có được cái nhìn thật đúng đắn, sâu sắc, chính xác về mọi hành vi của người Trung Quốc trong quan hệ với Việt Nam (mà hành vi nào cũng được ngụy trang một cách hào nhoáng để che đậy mọi dã tâm ẩn náu bên trong).
Giờ đây, mọi sự đã rõ như ban ngày, chỉ những ai còn mơ hồ, ngây thơ đặt niềm tin, ngộ nhận về cái ý thức hệ hão huyền cùng những kẻ đã bán mình cho quỷ dữ và những kẻ chỉ nghĩ đến tiền, đến những mối lợi cá nhân, phe nhóm, mới cam tâm khom lưng, quỳ gối, cúc cung, tận tụy phụng sự Trung Quốc.
Trong những năm gần đây các nhà trí thức, các bậc cách mạng lão thành, những người có tâm với dân với nước đã lên tiếng cảnh báo rất nhiều về nguy cơ can thiệp, xâm lược nước ta trên tất cả các lĩnh vực với mục đích duy nhất là làm cho Việt Nam ngày càng suy yếu, kiệt quệ, ngày càng lún sâu vào vòng lệ thuộc và cuối cùng trở thành một nước chư hầu của họ, mở ra cho họ con đường làm bá chủ cả Đông Dương, Đông Nam Á và xa hơn nữa. Mọi mưu đồ của họ đã và đang được thực thi vô cùng ráo riết. Đến thời điểm này họ đã ngang nhiên công bố toàn bộ Biển Đông bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc bất chấp lịch sử và luật pháp quốc tế. Ngoài quần đảo Hoàng Sa đã bị cưỡng chiếm hoàn toàn từ 1974, thì quần đảo Trường Sa họ đã chiếm 7 hòn đảo đan xen với ta và một vài nước khác. Chúng ngăm cấm và uy hiếp ngư dân ta khai thác hải sản ngay trong vùng biển truyền thống của Tổ quốc mình với những tội ác man rợ hơn cả bọn hải tặc. Người dân lành vì tập quán mưu sinh, vì chủ quyền đât nước phải cam chịu nhiều đau thương, mất mát. Nhà nước thì quá nhu nhược không dám có thái độ cứng rắn, mạnh mẽ, nên họ “được đằng chân, lân đằng đầu” ngày càng lấn tới. Trên đất liền, lợi dụng chính sách “trải thảm đỏ” mời gọi đầu tư, hợp tác trao đổi thương mại họ mau chóng cướp thời cơ lao vào gây nên làn sóng chiếm đất, mở mang dự án ồ ạt đến  kinh ngạc. Trong số 305.354ha (>3.050km2, thời gian 50 năm) đất đã cho thuê thì Trung Quốc và Đài Loan chiếm tới 87% tập trung ở các địa bàn xung yếu như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kontum... Đất đã thuê coi như lãnh thổ quốc gia của họ, bất khả xâm phạm, nhà chức trách Việt Nam trong mọi tình huống đều không được bén mảng tới? Họ đầu tư vào các vị trí “tử huyệt” ven biển miền Trung như cảng nước sâu Cửa Việt, cảng nước sâu Vũng Áng để phối hợp lực lượng với căn cứ Hải quân Du Lâm (Hải Nam) khi xảy ra chiến sự. Tại Vũng Áng Hà Tĩnh họ mua lại dự án thép Formosa khổng lồ của một công ty Đài Loan với diện tích trên 3.000 ha, thời gian 70 năm, số lao động Trung Quốc trên ba nghìn người. Ngót vạn người Trung Quốc có mặt ở Hà Tĩnh để đầu tư, kinh doanh, buôn bán. Họ đang tìm cách mở con đường huyết mạch từ Hà Tĩnh sang Lào và nối dài sang Căm pu chia không ngoài mục tiêu khống chế bán đảo Đông Dương. Hà Tĩnh được xem là điểm “chốt” cắt đôi nước Việt, chặn đường chi viện hai miền Nam - Bắc khi cần. Ở Nam Định các quan chức tỉnh cũng đang vội vã cưỡng chế thu hồi đất canh tác của dân bất chấp pháp luật để cho tập đoàn sản xuất sợi Trung Quốc thuê 16.000ha 50 năm, với vốn đầu tư gần 70 triệu USD, và sẽ có hàng ngàn người Trung Quốc cho dự án này. Đây chỉ là những vị trí nổi bật điển hình, còn các cơ sở đầu tư, kinh doanh dịch vụ của Trung Quốc tại Việt Nam thì nhiều vô kể, tỉnh, thành phố nào cũng đầy rẫy những khu phố Tàu, làng Tàu, xã Tàu, “bước ra ngõ là gặp Tàu”. Người của họ sang Việt Nam và cư trú hợp pháp có, bất hợp pháp có, nhiều vô kể, chẳng có cơ quan nào quản lý nổi và theo dõi thống kê nổi. Tới đây người Trung Quốc sẽ mua vô số bất động sản và cổ phần doanh nghiệp nhà nước, rồi người Việt sẽ phải ở nhà thuê của Tàu, công nhân Việt sẽ bị các ông chủ Tàu đè đầu cỡi cổ là điều chắc chắn.
Một Việt Nam chính trị lệ thuộc, kinh tế suy thoái, sản xuất đình trệ, thất nghiệp gia tăng, bộ máy công quyền yếu kém, bất lực, tham nhũng, lợi ích phe nhóm tràn lan, đời sống người dân ngày càng sa sút, niềm tin vơi dần, bất bình xã hội tăng lên, tệ nạn nở rộ, văn hóa đạo đức mai một...Tất cả những biểu hiện phát ra từ trong lòng xã hội như vậy đã tạo ra một cơ hội “vàng” cho người bạn “vàng” bên kia biên giới. Người Tàu bước vào Việt Nam trên thảm đỏ mời gọi nồng nàn của hàng vạn, hàng triệu cái túi tham đủ các giai tầng từ to đến nhỏ và, vô số lưu manh, trộm cướp, đĩ điếm phát sinh từ đời sống thiếu thốn, khó khăn, từ xã hội kỷ cương lộn xộn, phẩm hạnh rẻ rúng suy đồi. Họ mua bất cứ thứ gì, xỏ mũi bất cứ cá nhân, tổ chức nào dù to, dù nhỏ, chiếm cứ bất luận chỗ nào trên bờ, dưới biển, đồng bằng, rừng núi, đô thị... đều được cả. Sự dễ dàng, thuận lợi đến tay họ như thể trời cho, hiếm nơi nào có được!
Tình hình đang diễn biến với tốc độ chóng mặt. Thế và lực áp đảo của một siêu cường Đại Hán trước một Việt Nam bạc nhược không còn ở cấp độ chỉ là một nguy cơ tiềm ẩn lâu dài, mà đã biến thành một hiểm họa sát nách, một quả bom đang chờ phát nổ. Đội quân thứ 5 khổng lồ đang hối hả thực thi nhiệm vụ trước mắt của nó và đang sẵn sàng phát huy tác dụng phá phách lở đất, long trời khi được lệnh từ tổ quốc phương Bắc của họ. Tất cả gần như một ván bài lật ngửa, không khó nhận ra.
Lời giải cho bài toán hắc búa, một tình thế nghiêm trọng như hiện nay gần như hoàn toàn bế tắc.
Lịch sử dân tộc Việt Nam ta đã từng có những bước ngoặt, đã trải qua những thử thách đặc biệt nghiêm trọng “ ngàn cân treo sợi tóc”. Vậy mà nhờ có Bác Hồ, lãnh tụ thiên tài, cùng một thế hệ những nhà cách mạng tiên phong đã vượt qua được tất cả. Bây giờ ta chịu chết dưới bàn tay nham hiểm của người Tàu sao? Không! Nhất định không. Câu trả lời còn đó, chỉ gói gọn trong một chữ “NẾU”, Nếu những người nắm vận mệnh quốc gia thật sự tỉnh táo nhận chân được xu thế thời đại văn minh nhân loại (chứ không phải là giáo điều cổ hủ); nhìn thấu mọi chân tướng láng giềng, ai đáng là bạn thật sự lâu dài và ai chỉ có thể là đối tác làm ăn sòng phẳng, rõ ràng trong thế giới hội nhập, ai là kẻ thù đích thực lâu dài; thật sự từ bỏ lợi ích cá nhân, phe nhóm cục bộ, thật sự vì sự tồn vong của Tổ quốc, vì một đời sống đáng sống bao hàm mọi khía cạnh của tất cả những ai mang dòng máu Việt (chứ không phải cái bánh trông như thật trên tường); thật sự vì một Việt Nam vươn nhanh ngang tầm các dân tộc lớn trên thế giới; thật sự (chứ không phải khẩu hiệu mỵ dân) quyết biến mọi ước mong tâm huyết suốt cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho Tổ quốc này, dân tộc này trở thành hiện thực (chứ không phải những lời hứa hão)...
Được như vậy cả đất nước Việt Nam sẽ như một “HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG”, các vị lão thành CM, các nhân sỹ trí thức và mọi tần lớp người Việt Nam yêu nước, thương nòi nhất định sẽ có lời giải thần kỳ cho bài toán trước mắt, cũng như mọi bài toán hắc búa tiếp theo mà lịch sử sẽ đặt ra ./.
T. N.

Tác giả gửi trực tiếp cho Bauxite Việt Nam
...............

Tan nát một vùng quê Hà Tĩnh!

Hoàng Mai
“Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Đó là câu sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, mà người Việt Nam hầu như ai cũng biết.
Hoành Sơn là một dãy núi ở phía Nam tỉnh Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh, mảnh đất vốn rất hiếu học, đã sinh ra một Nguyễn Du, một trong hai người của Việt Nam (cùng với Nguyễn Trãi) được Hội đồng hòa bình thế giới công nhận là danh nhân văn hóa thế giới, đang bị tan hoang, sau những biến động của thời cuộc; mà nguyên nhân không có gì khác, đó là sự mua bán, mánh mung của người Việt với người Trung Quốc; một cuộc “mua bán”, mà rồi đây sẽ có cơ hội để lưu vào sử sách như là một những sai lầm nhất ở đầu thế kỷ 21 của người Việt.
Trong bài viết có tựa đề “Trung Quốc đang có âm mưu gì ở Hà Tĩnh và Quảng Trị?”, đăng trên Bauxite Việt Nam, tác giả Nguyễn Hữu Quý đã viết:
Dân Kỳ Anh (Hà Tĩnh) mất đất, không việc làm. Trai thì cờ bạc, đề đóm, chích choác ma túy. Gái thanh niên, trung niên cặp nón, ô… môi son, má phấn, mắt xanh mỏ đỏ vẫy, gọi khách đi xe bắc Nam, công khai làm điếm vì không có việc làm, đất ở, đất ruộng, cả mồ mả cha ông… nay ĐCSVN BÁN CHO TÀU rồi. Trai Tàu lấy vợ Kỳ Anh, là mơ ước của gái Kỳ Anh ngày nay, vì đi làm điếm còn khổ hơn. Người Trung Quốc ở Kỳ Anh không cần theo luật CHXHCNVN là đi xe máy họ không cần đội mũ, mà công an còn cười chào thân thiện. Người Kỳ Anh mà đi xe máy không đội mũ thì chỉ có đi theo ông Trịnh Xuân Tùng - Hà Nội”.
Vì đâu, một vùng quê nổi tiếng hiếu học, mà nay lại đến nông nỗi: “Trai Tàu lấy vợ Kỳ Anh, là mơ ước của gái Kỳ Anh ngày nay, vì đi làm điếm còn khổ hơn”?
Trả lời và chịu trách nhiệm chính cho thực trạng đau lòng này ở Hà Tĩnh hôm nay, không ai khác, chính là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Tĩnh và Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh từ mấy nhiệm kỳ trước, mà không khó để tìm ra tên tuổi họ là ai.
Và tất nhiên, không thể bỏ qua những ý kiến chỉ đạo ở tầm cao hơn (cấp Trung ương), đó chính là một số cá nhân trong đội ngũ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Với sự “mua bán” mang tính lịch sử này, thì “Hoành Sơn nhất đái” có trở thành “vạn đại… vong thân”? (*)
20.3.2014
H. M.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
(*) Ở Bắc Trung bộ, ngoài Hà Tĩnh, Trung Quốc còn “đầu tư” vào Quảng Trị. Xin xem thêm “Đất Quảng Trị tràn ngập người Trung Quốc” (RFA, 3-3-2014), “Báo động: Người Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Quảng Trị” (20-3-2014).


Copy từ: Bauxite Việt Nam

.....

Vì sao không gọi là "hải chiến" khi viết về cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền Trường Sa năm 1988?



Hết sức thô thiển và nhẫn tâm khi tác giả Đức Anh trên báo Đại Đoàn Kết cho rằng việc "thí mạng" 64 chiến sĩ trên khu vực đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988 là có "chủ trương của lãnh đạo" lúc bấy giờ.

Chiến tranh bao giờ cũng là điều không mong muốn. Lý giải về cuộc chiến Gạc Ma của tác giả Đức Anh cho thấy có sự tàn bạo trong tư duy chiến lược của các nhà lãnh đạo (nếu có) tới mức không còn tính người. 

Đắng tiếc cho tác giả Đức Anh, vô tình hay cố ý, "vạch lưng cho người ta xem thẹo" quã là không có ai giỏi bằng ông vậy! Lãnh đạo nào từng có chủ trương như ông Đức Anh nói tới nay nên đứng ra chịu tội với lịch sử để có thể thanh thản về chầu tổ tiên. Còn ông Đức Anh thì năng nổ quá mức, nịnh bợ quá mức nhưng đáng tiếc là do thiếu hiễu biết thành ra lại đổ hết tội lỗi cho lãnh đạo... Than ôi!


Về chủ đề này. blog Hữu Nguyên nhiều năm trước đã bàn tới rồi. Mời quý vị xem dưới đây:


 
Một cuộc chiến đấu hòan toàn không cân sức, hoàn toàn không tuân theo bất cứ quy ước của bất kỳ một cuộc hải chiến nào. Giũa một bên không hề có tàu chiến, chủ yếu chỉ là các chiến sỹ công binh trong tay chỉ có dụng cụ xây dựng và một bên là cả một hạm đội tàu chiến đầy đủ trang bị vũ khí, đạn dược và lính thủy đánh bộ, trong đó có cả tàu hộ vệ tên lửa và pháo hạm 100 ly... Thế nhưng, những người lính công binh Hải quân Việt Nam đã trở thành anh hùng sống mãi trong lòng dân tộc. Vì họ  không chỉ lập nên một kỳ tích hiển hách là khẳng định, bảo vệ thành công chủ quyền của người Việt Nam trên hầu hết các đảo trong cuộc chiến. Họ đã chiến đấu tới người cuối cùng để giữ đảo bằng chính vũ khí mạnh mẽ, và hầu như duy nhất đó là lòng yêu nước và máu của chính mình. Họ đã viết nên một trang sử đầy bi tráng nhưng hào hùng, tiếp nối tinh thần bất khuất chống xâm lược của bao nhiêu đời tổ tiên người Việt trên dãy đất và trên những vùng biển quen thuộc này.

Năm 2011 khi thực hiện loạt bài “Những chứng cứ và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa vàTrường Sa”, tôi nhận được rất nhiều ý kiến góp ý, động viên và hỗ trợ cho công tác tư liệu của rất nhiều bạn đọc. Họ là những nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, họ cũng là những độc giả bình thường từng là nhân chứng trực tiếp hay gián tiếp của những cuộc chiến liên quan tới việc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc chúng ta tại Hoàng Sa và Trường Sa. Tất cả những sự hỗ trợ đó đều hết sức vô tư, khách quan và  đặc biệt là rất nhiệt tình. Nhờ đó mà chúng tôi đã hoàn thành được có thể nói là tốt nhất nhiệm vụ của mình trong loạt bài báo đáng ghi nhớ đó trên Đại Đoàn Kết.

Riêng với bài “Trận chiến bảo vệ chủ quyền Trường Sa năm 1988” đăng trên báo Đại Đoàn Kết ngày 8/7/2011.Tôi nhận được khá nhiều ý kiến thắc mắc vì sao không gọi cuộc chiến đấu anh dũng này của các chiến sỹ Hải quân nhân dân Việt Nam là một cuộc “hải chiến”, như cuộc Hải chiến Hoàng Sa năm 1974 chẳng hạn?

Quả thật là tôi đã từng cân nhắc rất nhiều để gọi tên cuộc chiến này cho chính xác, lột tả đầy đủ nhất tinh thần dũng cảm, bất khuất của các chiến sỹ Hải quân Nhân dân Việt Nam ngày 14/3/1988 trên vùng biển Trường Sa. “Vòng tròn bất tử” có thể được coi là một trong những hình ảnh mang tính biểu trưng diễn tả đầy đủ nhất thực tế, bản chất của cuộc chiến mà ttong đó tinh thần yêu nước được thể hiện bằng sự dũng cảm, quên mình của những người lính hầu như chỉ có trái tim và ý chí sắt đá là vũ khí quan trọng nhất để bảo vệ lá cờ của Tổ quốc mãi mãi tung bay trên vùng hải đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam đang có  nguy cơ bị xâm chiếm bởi một lực lượng hải quân hùng mạnh đầy đủ trang bị của quốc gia láng giềng.

Chỉ có thể gọi là một cuộc hải chiến khi mà lực lượng của hai bên tuy có thể chênh lệch nhau về trang bị vũ khí, về quân số nhưng ít ra mỗi bên cũng đều phải có tàu chiến, cùng các trang bị tương xứng cho việc tác chiến trên biển như đại bác, tên lửa... Theo định nghĩa của Wikipedia: “Tàu chiến  hay chiến hạm, chiến thuyền, là loại tàu được đóng để dùng cho chiến đấu. Tàu chiến thường được đóng theo cách hoàn toàn khác với tàu chở hàng. Ngoài việc được trang bị vũ khí, tàu chiến được thiết kế để chịu thiệt hại và thường chạy nhanh hơn và di chuyển linh động hơn tàu chở hàng. Không như tàu chở hàng, tàu chiến thường chỉ chở vũ khí, đạn dược và quân nhu cho thủ thủy đoàn của chính nó”.

Cuộc chiến đấu anh dũng khẳng định chủ quyền Hoàng Sa của các chiến sỹ Việt Nam Cộng hòa năm 1974, dù không cân sức, dù phải triệt thoát khỏi vùng quần đảo này và bị Trung Quốc xâm chiếm, nhưng trận chiến đó mang đầy đủ tính chất của một cuộc hải chiến. Hải quân Việt Nam Cộng hòa đã giáng những đòn đích đáng chỉ với đội hình tàu chiến tuy ít ỏi hơn, lạc hậu và trang bị thiếu nhưng đã gây ra nhiều thiệt hại cho phía Trung Quốc trước khi rút lui khỏi vùng biển này.

Tham gia trận chiến ngày 14/3/1988 trên vùng biển Trường Sa của Việt Nam phía Trung Quốc đã huy động lực lượng của hai hạm đội, tăng số tàu hoạt động thường xuyên ở khu vực này lên đến khoảng 12 tàu chiến gồm: 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và 1 pông tông lớn. Trong khi phía Việt Nam chỉ có ba tàu vận tải HQ-604, HQ-605, HQ-505 với lực lượng chủ yếu trên ba tàu này là các chiến sĩ thuộc Trung đoàn Công binh Hải quân Việt Nam (E83) quân số 70 người và 4 tổ chiến đấu. Phía Việt Nam không có tàu chiến đúng nghĩa, không có trang bị vũ khí có khả năng tác chiến trên biển trong các cuộc hải chiến theo quy ước. Nhiệm vụ của các chiến sỹ công binh Hải quân Việt Nam chủ yếu là xây dựng cơ sở để đồn trú trên các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Vì thế, trang thiết bị của họ cũng chủ yếu là các dụng cụ xây dựng cùng với vật liệu xây dựng.
Rõ ràng người Việt Nam không hề chuẩn bị cho một cuộc "hải chiến". Các chiến sỹ công binh Hải quân Việt Nam chỉ nhận lệnh đi làm nhiệm vụ xây dựng hạ tầng để người lính Việt Nam có thể đồn trú lâu dài trên những hòn đảo thuộc chủ quyền của mình. Điều đó là chuyện đượng nhiện, bình thường phù hợp với luật pháp quốc tế, không hề có sự tranh chấp hay gây chiến với ai. Sự chuẩn bị chiến đấu chỉ giới hạn ở mức các tổ chiến đấu để tự vệ (với bọn cướp biển chẳng hạn) là chính, không phải để đối đầu với bất cứ một lực lượng hải quân chính quy nào.

Hãy nghe người trong cuộc kể lại sự thật lịch sử mà họ đã chứng kiến. “Người chiến sĩ hải quân trẻ Nguyễn Văn Lanh lúc ấy có mặt trên chiếc tàu HQ-604 do đại úy Vũ Phi Trừ làm thuyền trưởng cùng với lữ đoàn phó 146 Trần Đức Thông. Đêm 13-3, gió mùa đông bắc thổi mạnh, mây mù che kín bầu trời làm mặt biển tối đen như mực. Anh Lanh cùng các đồng đội hạ xuồng vận chuyển vật liệu xây dựng lên đảo chìm Gạc Ma. Còn việc bảo vệ lá cờ đỏ sao vàng, khẳng định chủ quyền VN do tổ của thiếu úy Trần Văn Phương đảm nhiệm. Họ phải dùng xà beng đục xuống rạn san hô Gạc Ma để cắm vững thân cờ Tổ quốc. Trên đảo Cô Lin cách đó không xa, cờ chủ quyền cũng phần phật tung bay ở cả hai đầu đảo. Trung tá Trần Đức Thông yêu cầu cán bộ, chiến sĩ cứ tập trung nhiệm vụ, mặc kệ tàu chiến TQ đang lảng vảng quanh đó. Rạng sáng hôm sau, tức ngày14-3-1988, khi mọi người chưa kịp dùng bữa sáng thì các tàu chiến TQ áp sát. Đó là các biên đội tàu chiến thật sự với hỏa lực mạnh, trong khi các tàu VN chỉ là loại hải vận để chở binh sĩ, vật liệu xây dựng, lương thực tiếp tế cho các đảo chứ không phải tàu chiến. Đặc biệt, đa số chiến sĩ trên tàu VN là công binh làm nhiệm vụ xây dựng đảo chứ không phải lính chiến đấu. Trước tình hình không cân sức này, các thuyền trưởng Vũ Huy Lễ, Vũ Phi Trừ, Lê Lệnh Sơn và lữ đoàn phó Trần Đức Thông truyền đạt mệnh lệnh: kiên cường giữ vững nhiệm vụ, tất cả sẵn sàng chiến đấu để giữ vững chủ quyền. Tình hình càng lúc càng diễn biến căng thẳng hơn. Tại bãi Gạc Ma, thủy triều buổi sáng đã dâng cao hơn, nhưng nhóm bảo vệ ngọn cờ chủ quyền của thiếu úy Trần Văn Phương vẫn kiên cường trụ vững trên bãi san hô. Rồi chuyện gì đến đã đến: quân TQ đổ bộ xâm chiếm đảo...“ (trích báo Tuổi Trẻ).

Lính thủy đánh bộ của Trung Quốc sau nhiều đợt tấn công lên chiếm đảo  bị các chiến sỹ Hải quân Việt Namđẩy lui. Chúng liền rút hết về tàu và sử dụng ưu thế hỏa lực tầm xa của các chiến hạm như pháo 100 ly,  37 ly nã đạn như mưa vào đội hình công binh Việt Nam trên đảo đang ra sức giữ vững ngọn cờ Tổ quốc và bắn trực diện vào các tàu vận tải của hải quân Việt Nam không có trang bị vũ khí tương xứng. Nếu có dịp xem lại đoạn video (có lẽ do phía Trung Quốc ghi lại và phát hành) về trận mưa pháo của Trung Quốc lên đội hình công binh Việt Nam chủ yếu trong tay chỉ có dụng cụ xây dựng thì sẽ  thấy rõ  hơn hành động dã man của hải quân Trung Quốc, vi phạm các quy ước chiến tranh là bắn xối xả đạn pháo vào những chiến sỹ công binh không có vũ khí để chống trả, không có công sự để trú ẩn... Những người chỉ huy trận đánh của phía Trung Quốc tất nhiên hiểu rất rõ tình huống này. Có thể nói một cách rành mạch rằng đây chính là một cuộc thảm sát đúng hơn là một trận đánh theo cách hiểu thông thường trong chiến tranh. Những kẻ có hành vi thảm sát trong chiến tranh là vi phạm công ước quốc tế, có đầy đủ khả năng để đưa chúng ra trước một tòa án quốc tế về tội phạm chiến tranh.

Trong trường hợp cụ thể của trận chiến ngày 14/3/1988 trên vùng biển Trường Sa của Việt Nam thì bọn chúng không chỉ là tội phạm chiến tranh thông thường mà còn là những kẻ xâm lược, xâm chiếm vùng biển thuộc chủ quyền lâu đời của Việt Nam đã được quốc tế thừa nhận.

“Cuộc chiến bảo vệ ba đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao ở Trường Sa của những người lính Công binh Hải quân Nhân dân Việt Nam vào ngày 14 tháng 3 năm 1988 có một ý nghĩa lịch sử to lớn mang tầm vóc quốc gia và khu vực.

Một là, qua cuộc chiến này những người lính Việt Nam đã chứng minh rằng Việt Nam có đủ sức mạnh vật chất và tinh thần để bảo vệ chủ quyền của tổ quốc mình ở quần đảo Trường Sa. Chỉ với các phương tiện quân sự cũ kỹ và lạc hậu, nhưng với lòng quả cảm vô biên, những người lính hải quân của Việt Nam đã bảo vệ được chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam trên hai đảo Cô Lin và đảo Len Đao; chỉ chịu mất đảo Gạc Ma sau khi người lính cuối cùng ngã xuống trên đảo này.

Hai là, chiến công của những người lính Việt Nam trong trận đánh ngày 14 tháng 3 năm 1988 đã đóng góp quan trọng cho việc ngăn chặn bước tiến bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, bước đầu làm nhụt đi ý chí dùng vũ lực để độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, góp phần giữ được cục diện trên khu vực biển này như ngày nay.

Như vậy, sự hy sinh của những người lính Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ Trường Sa không phải là vô ích. Họ không chỉ lập nên một kỳ tích quân sự hiển hách. Họ đã dùng máu của mình để viết nên một trang chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Họ không chỉ bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc mình trên biển, mà còn góp phần giữ gìn sự bình yên cho cả khu vực Biển Đông. Họ là những người anh hùng, sống mãi trong lòng nhân dân” – (Trích nhận định từ biendong.net).


Copy từ: Hữu Nguyên’ blog

..........

“Vườn phố Thường vụ” ở thành phố Bến Tre

Vừa qua, bạn đọc Báo Người cao tuổi và cư dân mạng đã đến thăm “biệt dinh” trong một “Dự án gia đình” của ông Trần Văn Truyền (cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Tổng Thanh tra Chính phủ) ở thành phố Bến Tre. Sau đó, Tòa soạn nhận được rất nhiều thông tin từ mọi miền chia sẻ bản lĩnh của những người cầm bút. Họ đặt câu hỏi: Cán bộ là công bộc của dân, nếu làm quan cách mạng mà giàu có nhanh chóng thì ai mà chẳng muốn “phục vụ nhân dân” đến hơi thở cuối cùng?
Căn nhà nhiều tầng ông Trần Công Ngữ (Bảy Hoàng) được bán hóa giá 180 triệu đồng, ông đem bán thu lợi 7 tỉ đồng.
Căn nhà nhiều tầng ông Trần Công Ngữ (Bảy Hoàng) được bán hóa giá 180 triệu đồng, ông đem bán thu lợi 7 tỉ đồng.
Kì này, mời bạn đọc đến thăm “Vườn hoa phố Thường vụ” nằm ngay Khu Trung tâm Thương mại (TTTM) thành phố Bến Tre của hàng chục “quan tri phủ” hầu hết là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre. Nhiều năm nay người dân địa phương và cán bộ lão thành, cán bộ nghỉ hưu ở đây bức xúc về quá nhiều dinh thự của “Tập đoàn quan tỉnh” tại khu vực chợ TTTM của thành phố chiếm đất, làm nhà lầu mặt tiền thông thoáng làm của riêng rồi cho thuê hoặc đem bán giá cao thu lợi lớn. Đi đầu “phong trào” này là ông Huỳnh Văn Be (Ba Phương Hùng), cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. Gia đình ông đã có “dinh thự” tọa lạc trong khu đất vườn rộng hàng chục nghìn mét vuông nằm cạnh con sông gió lộng tứ bề. Hằng ngày, ông tự lái xe hơi đi ăn sáng, uống cà-phê, dạo mát. Con trai ông, lúc mới là Trung úy Quân đội cũng được cấp hàng nghìn mét vuông đất mặt tiền đường Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, thành phố Bến Tre để xây dinh thự riêng. Khu đất này có nguồn gốc của một gia đình 11 nhà giáo nghèo, từng quyên góp tiền của, nuôi giấu cán bộ cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ (Báo Người cao tuổi đăng loạt bài “Chuyện về những ngôi mộ đầy nước mắt” phản ánh về khu đất này). Theo quy định của pháp luật thì khu đất đó phải trả lại cho chủ cũ, nhưng ông Huỳnh Văn Be kiên quyết không trả, thu vén cho riêng mình. Trên khu đất này, ông Trần Văn Truyền cũng được cấp 300m2 đất mặt tiền. Sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu ông Truyền trả lại thì ông đòi lại tiền đổ đất san lấp mặt bằng quá lớn nên tỉnh không đáp ứng. Hiện nay, con trai ông Truyền đang mở doanh nghiệp: Nhà phân phối độc quyền bia Sài Gòn mang tên DNTN Trần Anh Dũng. Ông Be còn chiếm dụng một căn nhà lầu mặt tiền đường Nguyễn Trãi, phường 2, thành phố Bến Tre và hợp thức hóa bằng sự “mua bán nhà theo Nghị định 61/CP”. Căn nhà này gia đình ông Huỳnh Văn Bé không sử dụng mà cho hiệu sách Minh Châu thuê. Vợ ông Be chỉ làm nội trợ cũng được chồng thu xếp cho đi gần 30 chuyến bay vi vu nhiều nước trên thế giới, phần lớn là các doanh nghiệp “mời”. Nhiều cán bộ lão thành ở Bến Tre rất bức xúc về chuyện ông Huỳnh Văn Be được phong tặng danh hiệu “Anh hùng LLVT nhân dân” mà ngay cả nhiều thành viên trong Hội đồng Thi đua – Khen thưởng của tỉnh cũng không biết về thành tích của ông?
Biệt thự “Á hậu” của ông Hồ Quốc Việt, Giám đốc Công an tỉnh Bến Tre nhìn từ phía cổng phụ rộng hàng nghìn mét vuông, ba mặt tiền thông thoáng.
Biệt thự “Á hậu” của ông Hồ Quốc Việt, Giám đốc Công an tỉnh Bến Tre nhìn từ phía cổng phụ rộng hàng nghìn mét vuông, ba mặt tiền thông thoáng.
 Ông Trần Công Ngữ (Bảy Hoàng), cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre đã có nhà và đất ở rộng rãi, nhưng cũng được “bán rẻ” một căn nhà lầu hai mặt tiền nằm ngay ngã tư đường Chi Lăng – Nguyễn Du thuộc phường 2, kế bên TTTM. Do không có nhu cầu ở nên ông Hoàng đã bán thu lợi 7 tỉ đồng. Các trường hợp còn lại như ông Trần Văn Cồn, cựu Phó Bí thư Tỉnh ủy; ông Phan Văn Láng, cựu Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; ông Nguyễn Thái Xây (Chín Tâm), cựu Chủ tịch UBND tỉnh; ông Lê Văn Sang (Tư Sang), cựu Giám đốc Công an tỉnh; ông Nguyễn Văn Tuấn, hiện là Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Hồ Quốc Việt, Giám đốc Công an tỉnh đều là những thành viên được làm giàu theo gương ông Huỳnh Văn Be. Hàng chục căn nhà lầu nằm ở vị trí đắc địa mặt tiền đường, xoay quanh khu TTTM thành phố Bến Tre được “bán rẻ” cho “Tập đoàn quan tỉnh” này mà tất cả họ đã có nhiều nhà lầu, xe hơi. Vì không có nhu cầu sử dụng nên các quan đem cho thuê hoặc bán. Ai thắc mắc được giải thích rằng, nhà của các ông Thường vụ Tỉnh ủy được bán hóa giá có giấy tờ rõ ràng. Song Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre chủ trương đưa số nhà nằm ở vị trí sinh lợi này ra bán đấu giá nhưng vô hiệu. Còn Nghị định 61/CP chỉ cho phép bán hóa giá nhà do Nhà nước quản lí với những hộ đang trực tiếp thuê và sử dụng mà không có nhà ở. Vậy mà Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre thì bán hóa giá theo kiểu lật ngược Nghị định 61/CP của Chính phủ. Trường hợp của ông Trần Công Ngữ (Bảy Hoàng) được bán hóa giá 180 triệu đồng ông đem bán được 7 tỉ đồng. Rõ ràng là kinh doanh kiểu “Thường vụ” là một vốn bốn nghìn lời?PS3
Người dân địa phương bức xúc hàng chục năm nay, họ dùng những cụm từ tục tĩu mà Báo Người cao tuổi không thể đưa lên mặt báo về trường hợp ông Hồ Quốc Việt (Tám Quốc Việt), Giám đốc Công an tỉnh, tuy đã được bán hóa giá nhà tại khu vực TTTM nhưng khi thấy 47 suất đất nằm cạnh Dự án xây dựng Trụ sở Công an tỉnh, theo chủ trương của tỉnh, số nền nhà này dành cho những cán bộ, chiến sĩ chưa có nhà ở đang công tác trong ngành Công an. Vậy mà ông Việt đề xuất chủ trương bán giá cao. Số cán bộ nghèo không có tiền mua bó tay, ông Hồ Quốc Việt mượn tên nhiều người trong ngành mua 6 suất với diện tích hơn 1.000m2 nằm ở vị trí đắc địa ba mặt tiền. Căn biệt thự hoành tráng của ông Việt mọc lên, hiện giữ ngôi “Á hậu” (đứng sau biệt dinh của ông Trần Văn Truyền). Trong quá trình xây dựng ông còn lấn chiếm luôn con đường thoát hiểm của dân. Theo “Bản tường thuật” ngày 19/12/2013 gửi Ban Nội chính Trung ương của bà Lê Thị Kim Nuống, thường trú tại 196C, đường Phan Đình Phùng, phường Phú Khương, thành phố Bến Tre (công tác tại Sở Tài chính) cho thấy, khi gia đình ông Việt rao bán căn nhà trong “Vườn phố Thường vụ” với giá 3,5 tỉ đồng. Bà Nuống đồng ý mua và đã trả trước cho bà Phạm Thị Hồng (Nhiển) 300 chỉ vàng SJC (bà Hồng là vợ ông Việt). Số vàng này bà Nuống và bà Hồng cùng đến Chi nhánh Ngân hàng Sacombank gửi và để bà Hồng đứng tên chủ tài khoản. Đến 2010 thì phát sinh thêm lãi 3 chỉ vàng SJC. Ngoài ra, bà Hồng còn mượn bà Nuống 5 hạt xoàn. Trong đó có 4 hạt, mỗi hạt 4 li 5 và một hạt 5 li 4. Đầu năm 2011, ông Việt trở mặt là không bán nhà cho bà Nuống nữa mà chủ yếu để hợp thức hóa số tiền khổng lồ xây biệt thự mới là do nguồn bán căn nhà ở trung tâm thành phố cho bà Nuống. Kể từ đó, rất nhiều lần bà Nuống đòi vợ chồng ông Việt trả lại 303 chỉ vàng SJC và 05 hạt xoàn nhưng đến nay vợ chồng ông Hồ Quốc Việt, Giám đốc Công an tỉnh Bến Tre vẫn không chịu trả. Theo thư gửi lãnh đạo cấp trên của một vị từng là Phó Giám đốc Công an tỉnh cho biết, có một cán bộ xin vợ chồng ông Việt đăng kí biển 3 số xe đẹp phải nộp cho vợ ông 90 triệu đồng. Năm 2013, Báo Người cao tuổi đăng nhiều vụ giết người, nhưng bọn tội phạm không bị khởi tố. Ông Hồ Quốc Việt còn kí công văn gửi Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi và các cơ quan ở Trung ương có nội dung bao che, dung túng cho những kẻ phạm tội nghiêm trọng ở tỉnh Bến Tre.
Theo các vị cán bộ lão thành, cán bộ về hưu và nhân dân địa phương thì việc “hiến kế” tạo nên “Vườn phố Thường vụ” gây băng hoại phẩm chất đạo đức một bộ phận cán bộ cao cấp ở tỉnh Bến Tre, làm giảm sút ý chí đối với tầng lớp cán bộ hiện nay, gây mất niềm tin nghiêm trọng trong nhân dân đối với uy tín, danh dự và sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, tạo nên bất công xã hội. Tuy vậy đã hai lần Ủy ban Kiểm tra Trung ương cử hai ông Trần Hồng Thám và Lê Hồng Liêm vào kiểm tra tại tỉnh Bến Tre, theo đơn thư, song kết quả “Vườn phố Thường vụ” không những không giải quyết được gì mà ngày càng được sum suê và mở rộng thêm, hoành tráng thêm. Các vị Thường vụ dành bổng lộc đã về hưu và cả đương nhiệm ở Bến Tre vẫn vênh vang, tự mãn, kiêu hãnh với khối tài sản khổng lồ của mình.
 Bài và ảnh Trường Sơn – Đức Hoàng


Copy từ: Người Cao Tuổi

............

“Minh bạch hóa” cái gọi là “Vụ Nhã Thuyên” – Thư cuối năm


Tôi chưa bao giờ nặng lời về đàn ông Việt Nam. Vì tôi nghĩ như thế là vơ đũa cả nắm, và bất công. Vì tôi kính trọng cha tôi, yêu người đàn ông duy nhất của đời tôi, cũng như quý mến những người đàn ông khác là thầy, là bạn, là đồng nghiệp mà tôi biết.
Nhưng đọc xong những dòng "Thư cuối năm", cũng là entry gần đây nhất (dù đã cách đây hơn 3 tháng) trên blog của Nhã Thuyên, cô gái vừa bị tước bằng thạc sĩ ở Đại học Sư phạm Hà Nội (*) (ai chưa biết có thể google để biết) rồi nhớ lại những gì người ta đã viết và đã làm với cô gái nhỏ ấy (trong độ tuổi 20, vừa bằng tuổi con tôi), thì tôi bỗng thấy vừa phẫn nộ vừa ghê sợ những gã đàn ông có liên quan đến "vụ Nhân văn Giai phẩm hiện đại" này. Và ghê sợ đàn ông Việt Nam nói chung, vì quả thật những gã đàn ông như vậy ở Việt Nam sao nhiều quá.
Thử nghĩ xem: Một bên là rất đông những kẻ có tuổi bằng cha cô ấy, có bằng cấp, có chức vụ, có quyền lực, có cả truyền thông và đám đông sẵn sàng hùa theo tung hô đả đảo. Một bên là một cô gái trẻ, yêu văn học, liều lĩnh tìm cho mình một con đường mới, chọn một góc nhìn mới, và nói lên những điều mình tin với một sự can đảm không ngờ. Cô ấy chỉ có một mình - hoặc đúng hơn, là còn một phụ nữ khác đồng cảnh ngộ, người hướng dẫn của cô ấy, bà Nguyễn Thị Bình, giờ đã bị buộc nghỉ hưu trong khi lẽ ra bà còn có thể làm việc thêm 7 năm nữa. Hai người phụ nữ chân yếu tay mềm, một thầy một trò, bị một bọn (xin lỗi về từ này) đàn ông xúm vào đánh hội đồng. Thật không thể tưởng tượng được.
Tôi nặng lời quá phải không? Không đâu, hãy đọc những lời lẽ của Nguyễn Văn Lưu, Vũ Hạnh, Đông La ... khi viết về Nhã Thuyên (có thể tìm trên mạng), rồi đọc lời lẽ trong bài viết của cô gái trẻ ấy, để đánh giá xem sự phẫn nộ và ghê sợ của tôi như trong những dòng chữ này đã đủ nặng nề chưa.
Vâng, cô gái ấy chân yếu tay mềm và không có một tấc sắt trong tay làm vũ khí. Họ, những gã đàn ông ấy, đã không hề run tay hoặc có chút mủi lòng khi triệt hạ cô, đã ra sức sử dụng những ngôn ngữ thô bỉ và lý lẽ khốn nạn nhất để đạt được mục đích. Họ đã xúm nhau vào, những gã đàn ông sức dài vai rộng, trổ hết những ngón nghề lừa lọc xảo trá của mình để tước đi của cô ấy nghề nghiệp, bằng cấp, niềm tin vào cuộc đời, vào lòng tốt của con người, vào sự tồn tại của lẽ công bằng và điều thiện. Giờ đây, chắc họ đã rất hài lòng, bởi họ đã tước đi của cô ấy gần như không còn gì cả. Chỉ còn mỗi một điều họ không làm được, đó là tước đi của cô ấy sự lương thiện và lòng tự trọng. Mà những cái ấy thì họ cho là không có giá trị, không đáng quan tâm, vì bản thân họ không thấy cần đến chúng bao giờ!
Còn cô gái ấy thì chỉ nói cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn. Và bây giờ, cô chỉ muốn nói yêu ...

(*) Theo thông tin mà Bauxite Việt Nam có được, thì Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan đã cho hạng xuất sắc (điểm 10), gồm các vị: PGS TS Nguyễn Văn Long, TS Chu Văn Sơn, TS Văn Giá, PGS TS Nguyễn Đăng Điệp, TS Nguyễn Phượng và PGS TS Nguyễn Thị Bình (người hướng dẫn). Còn “Hội đồng thẩm định” đã quyết định thu hồi luận văn và không công nhận học vị thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan, gồm: Chủ tịch Hội đồng: PGS TS Đoàn Đức Phương, Chủ nhiệm khoa Văn học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, thành viên Hội đồng Lý luận Phê bình Trung ương; Phản biện: GS Đặng Thanh Lê, chuyên gia về văn học trung đại; PGS TS  Phan Trọng Thưởng, nguyên Viện trưởng Viện Văn học, thành viên Hội đồng Lý luận Phê bình Trung ương; PGS TS Lê Quang Hưng, Chủ nhiệm khoa Việt Nam học, Đại học Sư phạm Hà Nội; và PGS TS Nguyễn Duy Đức, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tất cả thành viên của Hội đồng thẩm định chẳng ai có công trình gì đáng kể về Văn học đương đại. Hội đồng cũ không được đối thoại, trao đổi gì với “Hội đồng thẩm định”. (Chú thích của BVN)

Hanoi, 14.12.2013
THƯ CUỐI NĂM
Gửi những người bạn tôi
đây, đó, này, kia, ấy, nọ

Những ngày soi gương, bỗng nhiên hốt hoảng, tôi nhận thấy mình không thoát khỏi sự khắc nghiệt của ngày tháng và sự khắc nghiệt của chính tôi khi thử thách độ dẻo dai của cơ thể và tim óc mình: ngày ăn dần tôi từng chút một, tôi ăn dần tôi từng chút một. Tôi muốn viết một thư dài lời. Tôi muốn nói với bạn thật nhiều như một kẻ yếu đuối đòi được thở than.
Tôi muốn, theo đề nghị của bạn, “minh bạch hoá” cái gọi là “Vụ Nhã Thuyên”. Giờ đây, tôi cảm thấy nó như một giai thoại thê thảm, bi lẫn hài mà không ít nguy hiểm lẩn quất. Nó có thể cũng chỉ đủ dùng cho một cuộc nhậu suông nhân cách nơi vỉa hè… Nó thế nào, vì sao, kết luận của “họ” là gì, hình thức kỉ luật, hậu quả hữu hình và vô hình, những người trong cuộc khác ra sao, tôi phản ứng thế nào từ đầu tới cuối, tại sao tôi chỉ có một trả lời trên blog cá nhân “như thể viết văn”? Tôi đã, đang, sẽ ra sao? Bạn đừng giận khi tôi nói trời ơi, tôi là kẻ trong cuộc mà cũng là kẻ đứng ngoài, vừa bất an vừa mỏi mệt lơ đãng. Tôi không từ chối trả lời những câu hỏi cụ thể, nhưng cho phép tôi giữ sự bất tín của mình với những khái quát. Tôi không tin việc cố gạch vài đầu dòng rõ ràng về nguyên nhân, diễn biến, hậu quả có thể thoả mãn chút nào sự tò mò và mối quan tâm của bạn dành cho tôi, và nhất là có thể làm tôi thấy những câu trả lời đó là đáng tin. Làm sao tôi có thể minh bạch hoá một chuyện, trong vô vàn những câu chuyện về sự bất công thiếu minh bạch và những điều tồi tệ hơn thế, đã xảy ra ở đây từ quá khứ tới hiện tại mà rút cục, nó chỉ giúp tôi nhìn rõ hơn những hỗn loạn, những mù tối, những khuất lấp, những điều chán nản, mệt mỏi, những uể oải sống trong từng người cụ thể, trong từng nhóm người, sự xấu xí của các hệ thống cưỡng chế tồn tại cá nhân… Nhưng tôi sẽ gắng để bạn có một chút hình dung tôi đã làm gì từ đó, bởi hình như, đó là điều mà bạn đã băn khoăn nhiều hơn cả về tôi, đã lo lắng nhiều hơn cả cho tôi, và sự ân cần trìu mến lẫn trông đợi của bạn làm tôi muốn mở lời.
Tôi ngoài cuộc đấu đá, đâm chém, đổi chác. Tôi ngoài cuộc với chính tôi. Nếu tôi coi tôi là quan trọng, hẳn tôi sẽ ngồi săm soi từng bài viết tấn công tôi hoặc dùng tôi làm điểm tấn công, tôi sẽ huy động hết sức sự minh mẫn để phản bác, chất vấn một chiều, gạch đỏ bôi đen những từ ác độc, tố sự vu khống, đòi hỏi minh bạch, tôi sẽ chép lại trong sổ tay những kẻ ném đá và hả hê nhổ nước bọt lên mình; rồi sau đó, tôi cũng nên tận dụng cơ hội được biết đến, để góp tiếng nói phản biện về học thuật và văn chương, bày tỏ thái độ với báo chí hội đoàn trong nước, mong mọi người ủng hộ mình,… Tôi phải dành nhiều thời gian hơn nữa cho thất vọng, giận dữ, uất ức, tố cáo, kêu đòi. Tôi đã không đủ cuồng nộ để tham gia vào cuộc đấu tranh xã hội văn chương mà nhiều người đã khởi xướng. Tôi là kẻ trong cuộc, kẻ bị/được sử dụng. Tôi coi tôi, một cá nhân, là quan trọng. Khi không hồi đáp nhiệt tình những đòi hỏi lên tiếng của bạn, trước hết, tôi đòi hỏi tôi bình tĩnh và kiên nhẫn cho sự hiểu. Tôi chủ động tìm đến những người bạn có thể giúp tôi nhìn ra sự việc và lắng nghe lời khuyên, sự chia sẻ của họ. Tôi lắng nghe những tiếng nói phân tích, hướng dẫn, chất vấn, bảo vệ mình, ở trong hay ngoài nước. Tôi đón nhận những emails, điện thoại, tin nhắn, những chia sẻ từ những người bạn hay những người mà sau đó tôi may mắn được làm bạn… Tôi biết việc lắng nghe những tiếng nói đó là quan trọng, không phải chỉ bởi đó là những tiếng nói cho tôi hiểu về sự tồn tại của mình, mà còn bởi, nó bảo vệ niềm tin của tôi về một cộng đồng chia sẻ và phản biện. Câu chuyện một (vài) cá nhân luôn (cần) là một câu chuyện chung. Nếu không có sự cưu mang của cộng đồng những người tự tìm đến với nhau để chia sẻ tiếng nói nhiều phía ấy, có lẽ tôi đã ngã quỵ vì cái xấu, cái thảm bại. Tôi muốn gọi tên từng người bạn đã ở bên tôi, tôi muốn kể tên những người tôi chưa từng được dịp biết mặt, tôi muốn cảm ơn những người đã lên tiếng chỉ vì cảm giác của họ về “lẽ phải”, nhưng tôi biết sẽ là không đủ với một lời cảm ơn.
Thế rồi tôi đã, đang làm gì? Tôi biết bạn đã có lúc rất thất vọng.
Tôi, thoáng mỉa mai, tôi phải cảm ơn cuộc đời đã quyết định giùm tôi một số việc mà nếu để tự thân, tôi chưa hẳn dám bỏ đi thẳng băng sớm như thế: nó ném giùm tôi bằng đại học lẫn cao học để tôi khỏi phải sử dụng thêm, chặt đứt giùm tôi sự lưỡng lự và rút chân tôi ra khỏi một kết nối nhân duyên nặng nghĩa, nhiều xung đột và ít đam mê với công việc nghiên cứu. Tôi không còn mảy may bận tâm về các hội đoàn. Sự nồng nhiệt và thói hiếu động của tôi với đời sống văn chương tiếng Việt giảm đi nhưng tôi nghĩ điều đó không gây hại. Bây giờ, tôi không tưởng tượng thêm nữa về sự trung lập, độc lập của giáo dục, tôi không vẽ vời về sự thuần tuý của nghệ thuật. Rất nhiều điều lúc này lúc khác có vẻ cần thiết, tôi đã có thể đơn giản là bỏ qua chúng.
Tôi đã, đang, sẽ làm gì sau “tai hoạ”? Tôi có thể trả lời thành thật mà không xấu hổ: tôi hầu như chẳng làm gì. Tôi chưa cuống quýt tìm cách dùng mình vào việc gì đó. Tôi mất việc, và chẳng đi tìm việc. Tôi làm những thứ linh tinh vô hại. Tôi cắt giảm“đời sống xã hội” của mình. Tôi cũng không ngồi phòng tu kín mà viết lách hay đọc sách. Nếu tôi đã từng có tham vọng viết lách, giờ là lúc tôi muốn viết không tham vọng, nếu tôi đã từng thích thú ẩn dụ, giờ tôi sẽ viết những lời không ngụ ý, sẽ chụp những bức ảnh phi-ý niệm ghi lại những khoảnh khắc thoáng qua, sẽ làm những video thơ không nội dung không kết quả. Nếu tôi đã từng muốn đọc hết những tên tuổi, giờ tôi chỉ đọc bạn bè. Nếu tôi đã từng nghĩ mình muốn là một người viết “chuyên nghiệp”, giờ tôi kháng cự lại ý định đó. Tôi sẽ xuất bản mà không cần bận tâm về sự xuất hiện hay lượng người đọc. Tôi yêu những tình yêu không lề thói, không đòi hỏi, những tình bạn vô cầu. Tôi nuôi nấng vài ý tưởng riêng với vài bạn bè thân thiết về giáo dục và nghệ thuật. Tôi là cái gì đó, đang trở thành, đang chuyển hoá thành cái gì đó, và tôi không thấy mình cần phải thành một cái gì đó.
Tôi đã hầu như trần trụi, và sự trần trụi đó vẫn chưa đủ thành thực. Tận cùng của sự thành thực  trong một cách sống thơ ca là gì?
Vài hôm trước, lần đầu tiên trong vô số các giấc mơ của tôi về người cha đã mất, ông (tôi nhắc tôi phải trở lại với cuộc đời ông, một con người bình thường đã đi trước và để lại cho tôi kinh nghiệm về sự bất công, đấu tranh và thất bại) xuất hiện tra khảo tôi về “vụ scandal”, lần đầu tiên trong mơ, tôi thấy ông thật xa lạ; và khi tỉnh dậy, thay vì buồn nhớ, tôi thấy mệt mỏi và trống rỗng. Ông hỏi: “Tại sao con không thực hiện điều công bằng với mình?” Tôi trả lời: “Làm thế nào con thực hiện điều công bằng khi con chưa thấy ý nghĩa của những việc đó?” Tôi đem giấc mơ kể với bạn, bạn tôi nói: “Ông ấy hích cậu.” Và bạn hỏi, sự công bằng với tôi là thế nào. Tôi trả lời bạn bằng một suy nghĩ dài, quyết định chọn lấy ba từ mà tôi cảm giác chúng giúp nắm bắt sáng rõ hơn ý tưởng của tôi, như một quả dọi cho quan niệm đạo đức cá nhân mà tôi lựa chọn có nó, nhưng không sống theo nó: thành thực (honesty), cảm thông (compassion), trân trọng (respect). Tôi gắng kiên nhẫn để cảm thông, hiểu và trân trọng những dạng ngôn ngữ khác nhau và thành thực trong những quyết định cá nhân. Còn lại, có lẽ tôi xa lạ với việc thực hiện lẽ công bằng theo lẽ phải quy ước nào đó.
Nhưng cả “lẽ công bằng cá nhân” này, tôi cũng không nhất định theo nó. Vì có thể, nó xung đột với tiếng nói bản năng của tôi, vì cơ thể tôi muốn nằm không nghĩ ngợi, muốn chìm đắm tự tại, muốn hoang dã, muốn kháng cự những đòi hỏi về trách nhiệm xã hội và lí tưởng công bằng, cơ thể tôi muốn đòi sự công bằng và tự do cho cảm giác của nó. Một lúc nào đó, có thể, tôi sẽ nghĩ lại và nghĩ khác. Lúc này, tôi chỉ còn muốn nghe được tiếng nhạc của cơ thể, của hơi thở mình. Tâm hồn tôi không ích kỉ một cách ích kỉ. Bây giờ, tôi nghĩ nhiều hơn về những điều tôi yêu, những điều tôi cần làm, những điều tôi có thể làm. Bây giờ, tôi chỉ thán phục những kẻ sống cho tình yêu. Bây giờ, tôi chỉ muốn dịch mọi ngôn ngữ sang ngôn ngữ của tình yêu. Tôi sẽ không còn đủ sức kháng cự nỗi tuyệt vọng trước cái xấu nếu cả tôi cũng bị đồng bộ hoá vào cỗ máy nặng nề của những thiết chế. Những giấc mơ của tôi sẽ bị nghiền nát. Và đó là điều tôi phải lựa chọn.
Tôi biết mọi sự vẫn mới (chỉ là) bắt đầu, thời gian coi ta là hạt bụi, thời gian sẽ chẳng đưa câu trả lời nào, nếu tôi không làm gì nữa cả. Thật may, tôi đủ kiêu ngạo để những lời độc địa không làm mình tủi giận, đủ khiêm nhường để không phàn nàn cuộc đời và đổ riệt cho “số phận”, đủ dẻo dai để không đay đả chuyện cũ, tôi yêu thương và không đóng cửa trái tim để nhận ra những tiếng nói yêu thương. Những lúc rệu rã, những lúc tôi thấy mình vô dụng nhất, tôi lại thấy những tên người, những khoảnh khắc ấm áp say mê của tình bạn, những ngây ngất của tình yêu, những cuộc trò chuyện, những gặp gỡ, những trái tim lạ lùng, những kẻ mở đường, những cuốn sách cũ, những người chết, những người đang sống… Nếu có lúc tôi từ chối lời ân cần, không thấy sự trông đợi của bạn, không nhìn ra gương mặt tình yêu, không cảm nhận được cơ thể tôi… thì bây giờ, tôi đang, lặng lẽ, nghe lại, cảm lại, hiểu lại, đang yêu, đang yêu lại, đang học cách yêu và làm đầy hành trình của mình, một lần nữa, một lần nữa, một lần nữa,….Tôi vừa trôi vừa nhìn tôi trôi. Tôi nhắc mình phải tin vào ngôn ngữ, thơ ca, tình yêu, tình bạn, kí ức, sự tồn tại của ý nghĩa, cái có thực của niềm vui, của say mê, tôi phải tin vào những giấc mơ và tiếng gọi của người chết. Tôi phải ôm mang cộng đồng của mình, cái cộng đồng nào đó tôi vẽ ra bằng tim óc, nhưng có hình hài trong những gặp gỡ may rủi. Và tôi muốn tiếp tục sống không hiệu quả, không năng suất, lười nhác, sống mỗi lúc một trần trụi, hân hưởng niềm vui, bảo vệ trái tim dễ tổn thương, giữ gìn sự im lặng và nuôi dưỡng nỗi cô độc, hào phóng tiêu thời gian vào những điều không lề luật, tôi muốn mở tim và buông tay, tôi muốn sống một cuộc đời yếu đuối, vô quyền lực, nhưng hướng về tự do, cái đẹp, và yêu thương. Tôi vẫn chưa cạn. Tôi chỉ để dành sự trống rỗng cho những thứ mới mẻ tràn vào.
Tôi không nói những lời này để kết thúc một sự việc, chỉ là để khép lại một đoạn đường. Và dù tôi đã làm bạn thất vọng lẫn lo âu, tôi chỉ muốn nói cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn… Cảm ơn vì đã gặp, đã biết, đã nghe, đã va chạm, đã hiểu, đã yêu nhau, dù chỉ trong những khoảnh khắc.
Lúc này, tôi chỉ muốn nói yêu.
Nhã Thuyên

Copy từ: Bauxite Việt Nam

..........

Không đè dân ra lấy tiền thì không còn phép màu nào khác.

Bộ trưởng Thăng: Ngoài thu phí không có...phép màu nào khác


Theo Bộ trưởng Thăng vấn đề phí đều dựa trên những cơ sở pháp lý rõ ràng, bảo đảm sự công bằng
Theo Bộ trưởng Thăng vấn đề phí đều dựa trên những cơ sở pháp lý rõ ràng, bảo đảm sự công bằng

"Có một thứ không bao giờ thay đổi ở tôi, đó là thói quen thích làm những việc khó và không bao giờ biết chán nản hay nao núng ý chí".
Trong cuộc trao đổi với báo Nhân dân hằng tháng với khoảng thời gian ngắn ngủi giữa 2 phiên họp của Bộ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã dành nhiều thời gian để nói về bản thân mình, quá trình trước khi nhận chức Bộ trưởng Bộ Giao thông, khi mới nhận chức và khoảng thời gian sau khi nhận chức được vài ba năm. Bộ trưởng Thăng cũng giải thích về các khoản thuế phí mà một bộ phận người dân khi nhắc đến ông là nhắc đến thuế phí.
Thích làm việc khó, không bao giờ chán nản
Bộ trưởng Thăng kể về quãng thời gian công tác tại thủy điện Hòa Bình, coi đây là môi trường sống đầy thử thách, vất vả đã tôi luyện cho ông những phẩm chất mà nếu không có nó, ông đã khó lòng vượt qua nhiều thử thách sau này.
Kể lại một câu chuyện ông đã từng trải qua, Bộ trưởng Thăng chiêm nghiệm: Sau lần đó, tôi suy nghĩ rất nhiều về trách nhiệm của mỗi người với xã hội. Phải biết xả thân, đó là phẩm chất quan trọng nhất. Trước bất cứ công việc gì, dù khó khăn, nguy hiểm đến mấy, cứ vô tư (và cần thêm cả sự dũng cảm) xắn tay áo lên và xông vào, cùng với một tập thể lớn mà mình gắn bó, tin tưởng thì đều có thể giải quyết và đi đến thành công. Bài học này với tôi vô cùng quý giá và hữu ích cho đến tận bây giờ.
Chia sẻ về quãng thời gian đầu từ cương vị Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, là một vị trí chỉ huy hành động trong phạm vi hẹp sang vị trí quản lý nhà nước hành động trong không gian quyền lực rộng và phức tạp hơn, Bộ trưởng Thăng cho biết, Bộ trưởng chỉ là chức danh mới, còn lại thì vẫn là ông, một người thích hành động, thích ngày nào dứt điểm việc của ngày ấy nếu có thể được, thích thể nghiệm để nếu sai thì sửa và rất không thích sự do dự, né tránh trách nhiệm.
"Trước khi làm Bộ trưởng, tôi đã qua gần chục cương vị công tác, trong những môi trường khác nhau và hầu như đều phải tự rèn luyện, học hỏi để thích ứng với từng vị trí. Có vô số cách để học những điều cần cho công việc nhưng tôi thích nhất là học ngay từ những thất bại.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng
Tôi luôn đặt mình vào điểm nóng, vào thử thách và hối thúc, cuốn gọi những người cùng làm việc với mình, cùng tận hiến. Đó là cá tính của tôi, biết thế là nhọc nhằn và vất vả nhưng không thể làm khác được", Bộ trưởng Thăng nói.
Bộ trưởng Thăng điểm lại những "vấn đề hóc búa" như việc người dân tại Lai Châu chỉ những công trình giao thông dang dở, bùn lầy, bụi bặm bảo ông Bộ trưởng trả cho dân con đường cũ đi, còn đã làm thì làm cho xong, để chây ì hàng năm như thế cực lắm, không chịu nổi.
Số người chết, bị thương vì tai nạn giao thông tăng cao, ùn tắc giao thông vẫn xảy ra ở 2 thành phố lớn, các công trình vừa làm xong đã hỏng, xuống cấp, gây phẫn nộ trong xã hội như như tuyến đường Sài Gòn - Trung Lương, cầu Thanh Trì, mặt cầu Thăng Long…Và ông cho rằng, ông đã quen với thử thách, chỉ cần cho ông thời gian.
"Hồi đầu nhiều người quá sốt ruột, không kiềm chế được và có thể do họ không còn niềm tin, nên có không ít sự hiểu sai. Nhưng cuối cùng, chính dư luận kiểm chứng và phản hồi là trước đây nói đến công trình giao thông mà hoàn thành đúng tiến độ hay vượt tiến độ là chuyện gần như không tưởng! Giờ ngành giao thông đã xóa đi cái nghiệt lệ tai tiếng đó", ông nói.
Bộ trưởng Đinh La Thăng thừa nhận, thời mới làm Bộ trưởng, thấy ngợp lên sự bề bộn, việc nào cũng dang dở trong khi mọi thứ chưa sẵn sàng vận hành như tốc độ mình muốn nên rất sốt ruột. Vì vậy, mới có những câu nói, quyết định, phát biểu gây sóng gió trong dư luận.
"Vài năm gần đây có một ông Thăng âm thầm làm việc, toàn những việc to lớn, rất được lòng dân và hiệu lực của những chỉ đạo là rất rõ ràng…", ông nói sau khi nhận ra những việc muốn giải quyết thì sự điềm tĩnh mới là quan trọng nhất.
Ngoài thu phí không có phép màu nào khác
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc một bộ phận dư luận mỗi khi nhắc đến Bộ trưởng Đinh La Thăng kèm vào đó tên một hay vài loại phí, Bộ trưởng Thăng giải thích, mọi đề xuất của ông về vấn đề phí đều dựa trên những cơ sở pháp lý rõ ràng, bảo đảm sự công bằng, đều nhằm mục tiêu phục vụ tốt nhất việc đi lại của người dân cũng như mong muốn sự phát triển bền vững cho đất nước.
"Các quốc gia có hệ thống giao thông hiện đại đều phải huy động nguồn lực từ toàn xã hội và họ làm như vậy trước chúng ta cả nửa thế kỷ. Giờ mình mới làm là rất muộn. Tôi tin rằng dần dần người dân trong cả nước cũng sẽ hiểu là ngoài cách đó ra, không có phép màu nào khác để có một hạ tầng giao thông hiện đại và hơn hết là tất cả đều vì lợi ích của họ, con cháu họ", Bộ trưởng Thăng nói.
Bộ trưởng Thăng cũng cho biết, thực tiễn chứng tỏ đã có những chuyển động rất tốt trong ngành giao thông mấy năm qua nhưng có vẻ như không phải ai cũng biết, ví dụ như cách thức mà ngành thực hiện để chống tiêu cực qua đấu thầu, qua nghiệm thu công trình, qua việc nâng cao trách nhiệm của các chủ đầu tư.
Những bước chuyển này đã góp phần làm giảm đi nhiều tai tiếng tồn tại từ trước đó, đã tưởng là căn bệnh vô phương cứu chữa thì nay đã có thuốc, hay nói cách khác, đã có những phác đồ điều trị tốt hơn?
Tôi và anh em thì chỉ đơn giản nhận thức thật rõ trách nhiệm của mình trước đồng tiền thuế của nhân dân, trách nhiệm trước Chính phủ về chất lượng công trình trong ngành mình. Để làm được điều đó, cần phải có những giải pháp không khoan nhượng nhằm loại bỏ, hoặc hạn chế đến mức tối đa những tiêu cực trong việc đấu thầu, thi công, giám sát, nghiệm thu…là những lĩnh vực rất dễ sơ hở để tiêu cực lẻn vào.
"Tôi đưa ra quy định dứt khoát: Không cá nhân lãnh đạo nào, từ Bộ trưởng, được tự ý quyết định chọn nhà thầu nào, hoặc có ý kiến can thiệp để nhà thầu nào đó lợi dụng gây áp lực với Ban quản lý. Không ai được đi ngược, thậm chí đi chệch nguyên tắc này. Mọi quyết định phải thông qua ý kiến tập thể. Các cơ quan tham mưu của Bộ có trách nhiệm sàng lọc ngay chất lượng và năng lực các nhà thầu trong cả nước (có thể qua xem xét hồ sơ và thực tiễn thi công, tham chiếu qua kết quả thanh tra, kiểm tra đột xuất và thường xuyên, lấy thêm ý kiến của các cơ quan chức năng, của địa phương…) để ra được một danh sách nhà thầu cho ngành.
Danh sách này lại được sàng lọc, săm soi kỹ lưỡng lần nữa trước khi sắp xếp theo thứ hạng: anh nào mạnh lĩnh vực nào, anh nào quen lĩnh vực nào, anh nào có khả năng thi công ở mức công trình nào, tất cả đều công khai, minh bạch. Tôi muốn nhấn mạnh hai chữ minh bạch, vì nếu không minh bạch thì mọi cố gắng sắp xếp sẽ giống như đánh bùn sang ao! Với những công trình trọng điểm, việc chọn hay loại bỏ nhà thầu càng phải cẩn trọng gấp bội và chúng tôi có quy trình chặt chẽ cho việc đó.
Chúng tôi siết chặt trách nhiệm của các Ban quản lý dự án, nâng cao năng lực quản lý và điều hành ở các ban này, dùng cơ chế để hạn chế tối đa sự bắt tay đi đêm giữa nhà thầu và các ban quản lý, đưa ra những quy định, những tiêu chí, những điều cấm làm, cả cơ chế thưởng phạt kết hợp với việc thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm khắc những hạn chế, yếu kém, tiêu cực. Những việc lớn, nhạy cảm, đích thân tôi trực tiếp đến, các Thứ trưởng trực tiếp đến, nghe tới nơi, nhìn thấy tận mắt để có những quyết định chính xác", Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.
Theo Hà Anh
Đất Việt

Philippines mua số vũ khí trị giá hơn 500 triệu USD

(NLĐO) - Chính phủ Philippines sẽ ký hợp đồng mua vũ khí trị giá 526 triệu USD với các công ty Hàn Quốc và Canada nhằm tăng cường sức mạnh quân sự trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quôc về chuyện tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông gia tăng.

Ông Fernando Manalo, Thứ trưởng Quốc phòng Philippines, cho biết nước này sẽ mua 12 máy bay huấn luyện - chiến đấu FA-50 và 8 trực thăng Bell 412.

Trực thăng Bell 412. Ảnh: Wikimedia
Trực thăng Bell 412. Ảnh: Wikimedia

Số máy bay chiến đấu sẽ do công ty Korean Aerospace Industries Ltd của Hàn Quốc cung cấp. Trong khi đó,công ty Canadian Commercial Corporation của Canada cam kết cung cấp số trực thăng nói trên cho Philippines trong năm tới.  
Ông Manalo nhận định: "Đây là những thỏa thuận quan trọng bởi chúng tôi cần trang bị cho lực lượng vũ trang khả năng thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm của mình". 

Máy bay FA-50. Ảnh: Thaifighterclub.org
Máy bay FA-50. Ảnh: Thaifighterclub.org

Chính phủ Philippines đang tiến hành chương trình hiện đại hóa quân đội trị giá 75 tỉ peso trong 5 năm để tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền trên biển trước sự bành trướng của Trung Quốc ở biển Đông.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cảnh báo Bắc Kinh đang quyết tâm thay đổi hiện trạng ở biển Đông bằng cách chiếm giữ những  đảo tranh chấp và cản trở tàu thuyền nước này hoạt động ở đó.

Xuân Mai (Theo Reuters)

Copy từ: Người Lao Động




.............

Trách nhiệm của Bộ Công Thương trong các dự án bauxite (trả lời phỏng vấn của Bauxite Việt Nam)

 
TS. Nguyễn Thành Sơn
Giám đốc Ban Quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng - Vinacomin
(1) Về việc Bộ Công Thương đề xuất các “ưu đãi”
Các phương tiện thông tin đại chúng gần đây đưa tin nhiều về báo cáo giải trình với Ủy ban Thường vụ Quốc hội của Bộ Công Thương về các dự án bauxite Tây Nguyên, trong đó có nêu ra các “ưu đãi” để dự án có “lãi”.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ đều đã điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư lên 15.400 tỷ đồng và 16.800 tỷ đồng; lỗ lũy kế của Tân Rai đến năm 2015 là 460 tỷ đồng, Nhân Cơ lỗ dự kiến đến 2020 là 3.000 tỷ; một yếu tố dẫn đến lỗ tăng mạnh là do giá bán alumin thấp hơn dự kiến 70 USD/tấn. Do đó, Bộ Công Thương đã đề xuất và tham mưu với nhà nước tiếp tục “ưu đãi” một cách tương đối triệt để và đồng bộ cho cả hai dự án này.
Cách đây vài năm, cũng trên diễn đàn Quốc hội, Bộ Công Thương đã có báo cáo giải trình bằng giấy trắng, mực đen tương đối dài và toàn diện nhằm khẳng định tính khả thi, sự cần thiết, và hiệu quả của việc triển khai các dự án bauxite Tây Nguyên.
Nghiên cứu nội dung của hai báo cáo này, có thể nhận ra việc Bộ Công Thương đã và đang “cố đấm ăn xôi”, tìm mọi lý lẽ để bao biện cho những ý kiến tham mưu sai lầm, để đánh lạc hướng dư luận về những yếu kém, bất cập trong quản lý và để lẩn tránh trách nhiệm của Bộ Công Thương về hai dự án bauxite kém hiệu quả này.
Trước hết, mức lỗ thật của cả hai dự án còn cao hơn nhiều nếu tính đúng và tính đủ. Cái gọi là “hiệu quả” của Bộ Công Thương là “hiệu quả có điều kiện” (không bình thường, không tính thuế, coi tài nguyên khoáng sản thuộc sở hữu toàn dân là sở hữu của một nhóm người) và là “hiệu quả” theo các tiêu chí, tiêu chuẩn riêng của Bộ Công Thương (“sáng tác”), chứ không phải theo các chuẩn mực của kinh tế thị trường.
Cả hai dự án bauxite đều thuộc lĩnh vực khai thác khoáng sản (không có nguyên liệu chính trong cơ cấu giá thành) thuộc ngành có IRR bình quân lớn hơn 30%. Mặc dù vậy, Bộ Công Thương vẫn báo cáo lỗ đến 7 năm liên tục. Nếu dự án “buộc phải lỗ” 1-3 năm đầu còn có thể chấp nhận được (vì phải trả gốc và lãi vốn vay), nhưng sau vài năm lỗ mức lãi phải tăng lên rất nhanh tới 18-30% để đảm bảo tính tổng thể cả đời dự án có hiệu quả (IRR> lãi suất, và NPV>0).
Thứ hai, về dự báo giá nhôm kim loại, Bộ Công Thương đã chỉ dựa vào các số liệu dự báo có “lợi” cho các giải trình và ý kiến tham mưu của mình nên thiếu khách quan, không khoa học. Mức giá alumina hay giá nhôm kim loại như trên thị trường hiện nay đã được các nhà khoa học dự tính và cảnh báo cách đây vài năm. Nhìn chung, các đánh giá của Bộ Công Thương (từ trước đến nay) về các dự án bauxite rất chủ quan và không đúng bản chất. Các giải trình của Bộ Công Thương trước Quốc hội (hiện nay và cách đây vài năm), cũng như các ý kiến của Bộ Công Thương tại cuộc hội thảo của VUSTA cách đây vài tháng đều không đúng thực tế.
Thứ ba, về ưu đãi giảm thuế/phí, việc Bộ Công Thương phải xin các “ưu đãi” cho hai dự án này cho thấy: (i) thực chất (sự thật) là cả hai dự án không có hiệu quả; và, (ii) trong quản lý về tài nguyên khoáng sản của Bộ Công Thương có quá nhiều bất cập, không bình thường.
Việc xin “ưu đãi” cho cả hai dự án để “lỗ” thành “lãi” vào sau năm 2020 chỉ tạm thời làm “mát mặt” cơ quan tham mưu/quản lý nhà nước như Bộ Công Thương. Còn trên thực tế, cả hai dự án đang và sẽ “đau đầu” về dòng tiền (Cash Flow). Đối với doanh nghiệp, trong trường hợp cụ thể của hai dự án bauxite, khi mới đi vào hoạt động, dòng tiền là yếu tố không thể bỏ qua. Nếu không “bấu” vào các mỏ than ngoài Quảng Ninh (lãi/doanh thu/dòng tiền từ than) thì dự án Tân Rai sẽ tồn tại không quá 3 năm nữa.
Thứ tư, về “ưu đãi” giảm mức đầu tư hồ bùn đỏ, việc Bộ Công Thương xin ưu đãi giảm mức đầu tư của hồ bùn đỏ chẳng khác nào “vạch áo cho người xem lưng”. Thiết kế hồ bùn đỏ do chính Bộ Công Thương phê duyệt. Phải chăng đã có sự móc ngoặc giữa các bên (cơ quan quản lý, tư vấn thiết kế, chủ đầu tư, nhà thầu) để nâng khống vốn đầu tư của dự án (giống như đường cao tốc)? Phải chăng Bộ Công Thương và các bên đã lợi dụng “sức ép” của dư luận để kéo dài tiến độ triển khai dự án? Phải chăng nghi ngờ của Bộ Công Thương trước đây về các “thế lực phản động” lien quan đến hai dự án này đã trở thành hiện thực?.
Trước khi cho phép “giảm đầu tư cho hồ bùn đỏ”, Chính phủ nên xem lại trách nhiệm của người đã phê duyệt thiết kế, và nên có hình thức kỷ luật thỏa đáng vì đã gây ra thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng (do dự án chậm tiến độ và tăng vốn đầu tư).
Hồ bùn đỏ Tân Rai được thiết kế để đảm bảo mức an toàn cho hàng chục năm sau. Đến nay, hồ bùn đỏ đầu tiên này vận hành chưa được 50% công suất thải bùn đỏ, và thời gian tồn tại mới chỉ vài % (tính theo tuổi thọ) chưa thể đánh giá là quá “an toàn” được. Chưa có bất kỳ một báo cáo đánh giá nào về các giải pháp kỹ thuật, chưa có các số đo quan trắc liên quan đến hồ bùn đỏ. Trong khi trên thực tế công nghệ thải bùn đỏ của Tân Rai là hoàn toàn “ướt”. Bùn đỏ thải ra là “ướt”- độc hại, sau một thời gian mới “khô”. Nếu nhà máy vận hành liên tục đủ công suất thì hồ bùn sẽ “ướt” cho đến khi nhà máy chuyển sang thải vào hồ bùn khác. Cùng một diện tích chiếm đất, nếu thải “ướt” thì dung tích chứa của hồ chỉ bằng 1/3-1/5 so với hồ bùn đỏ được thải “khô”. Số lượng hồ bùn đỏ của Tân Rai sẽ gấp nhiều lần so với hiện có. Lý do xin giảm mức đầu tư (sửa đổi thiết kế) của Bộ Công Thương đưa ra là không logic.
Trên thế giới, các hồ bùn đỏ nằm sát biển (rất an toàn, không may khi vỡ, bùn đỏ chỉ tràn ra biển và thiệt hại chỉ như “muối bỏ biển”) nhưng vốn đầu tư còn cao gấp 5-10 lần so với của Tân Rai. Đầu tư cho khâu an toàn chẳng bao giờ là “cao” cả.
Thứ năm, về khả năng làm ra nhôm kim loại, cách đây không lâu (trong năm 2012/2013), Bộ Công Thương đã từng “ăn bánh vẽ” của một đối tác nước nước ngoài (Atlantic – Úc) khi đối tác đó đưa ra một “chương trình” phát triển từ mỏ bauxite, đường sắt trên Tây Nguyên đến cảng biển xuất khẩu với vốn đầu tư 3-5 tỷ U$. Trong đó, Atlantic cũng chỉ chủ yếu dựa vào xuất khẩu hàng năm vài chục triệu tấn quặng bauxite (mới có lãi). Cách đây khá lâu (trước 2000), dự án đồng Sinh Quyền do chính Bộ Công Thương phê duyệt thiết kế, khi đi vào hoạt động, do công nghệ quá lạc hậu, việc xuất khẩu đồng kim loại cho thấy không hiệu quả bằng xuất khẩu quặng tinh. Hiện nay, việc xuất khẩu quặng bauxite tinh (alumina) trên Tây Nguyên còn chưa có lãi (ưu đãi hết mức còn “tính” mãi không ra). Việc làm ra nhôm kim loại có mức tiêu hao điện rất cao. Các nguồn thủy điện lớn rẻ tiền (dưới 3 cents/kWh) ở Việt Nam không còn. Cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam là cơ cấu tiêu hao năng lượng ở mức quá cao. Trong bối cảnh đó, Bộ Công Thương không nên đưa ra cho Quốc hội bất kỳ cái “bánh vẽ” nào nữa về điện phân nhôm.
(2) Suy nghĩ về cách tiếp cận của Bộ Công Thương
Trước hết, việc tính toán lỗ, lãi kèm theo các điều kiện là cách tiếp cận không đúng. Việc xin những “ưu đãi” không bình thường (giảm thuế, giảm phí, giảm mức độ an toàn) sẽ làm cho kinh tế thị trường bị méo mó và chỉ khuyến khích doanh nghiệp ỷ lại.
Thứ hai, theo lập luận của Bộ Công Thương, mặc dù lỗ, nhưng hai dự án vẫn có hiệu quả kinh tế - xã hội “tổng hợp”. Đây là một lập luận hoàn toàn định tính, không có cơ sở kinh tế. Bất kỳ một dự án sản xuất kinh doanh nào, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác tài nguyên khoáng sản, cũng phải đảm bảo trước hết hiệu quả kinh tế - tài chính. Một dự án kinh doanh không có hiệu quả kinh tế - tài chính sẽ không thể mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội.
Thứ ba, Bộ Công Thương là cơ quan quản lý nhà nước, có chức năng và nhiệm vụ khác với một doanh nghiệp. Trong trường hợp của hai dự án bauxite, Bộ Công Thương là người đã đề xuất và tham mưu với Chính phủ để TKV được “cưỡi lên lưng hổ”. Những ưu đãi mà TKV đưa ra là dễ hiểu dưới góc độ của một doanh nghiệp đang “cưỡi trên lưng hổ”. Bộ Công Thương lẽ ra phải đưa ra các đề xuất căn cơ hơn, triệt để hơn. Thay vì “nhại” lại các đề xuất của TKV, Bộ Công Thương phải có trách nhiệm đề xuất để đưa TKV xuống khỏi lưng hổ một cách ít mạo hiểm nhất (giống như trường hợp Cảng bauxite Kê Gà). Với việc đề xuất miễn giảm thuế/phí, Bộ Công Thương chỉ tạm làm TKV yên tâm để tiếp tục “cưỡi hổ”, còn việc đề xuất giảm vốn đầu tư cho khâu an toàn (hồ bùn đỏ), Bộ Công Thương đã vô tình làm cho “con hổ” trở nên nguy hại hơn.
Thứ tư, điều dư luận quan ngại nhiều hơn về những nguyên nhân thực sự của việc cả hai dự án đều không có hiệu quả là do công nghệ lạc hậu. Là một cơ quan quản lý có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghiệp, Bộ Công Thương cần báo cáo rõ với Quốc hội về công nghệ khí hóa than của cả hai dự án rất lạc hậu (thuộc những năm 50 của thế kỷ trước). Là một cơ quan quản lý có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực khai khoáng, Bộ Công Thương cần báo cáo rõ với Quốc hội về những bất cập, khó khăn không thể khắc phục trong bảo vệ và phục hồi môi trường đã được thực tế ba năm qua chứng minh. Thay vì xin ưu đãi giảm phí môi trường, Bộ Công Thương nên báo cáo rõ với Quốc hội liệu có thể hoàn thổ để trồng chè, cà phê, cau su hay chỉ có thể “phủ xanh là được”. Là một cơ quan quản lý có bề dày kinh nghiệm về năng lượng, Bộ Công Thương cần báo cáo rõ với Quốc hội về giá thành 1kWh điện do nhà máy nhiệt điện chạy than của dự Tân Rai làm ra là bao nhiêu? v.v.
Thứ năm, cần có sự lựa chọn. Đối với nền kinh tế, TKV nằm trong ‘top ten’. Đối với TKV, than ở Quảng Ninh là không thể thiếu, chiếm 90-99% lợi nhuận. Bauxite/alumina Tây Nguyên nền kinh tế chưa có nhu cầu. Cả hai dự án alumina trên Tây Nguyên có thể đóng cửa bất cứ lúc nào cũng không ảnh hưởng đến nền kinh tế, còn các mỏ than ngoài Quảng Ninh, nếu phải đóng cửa, vấn đề an ninh năng lượng của Việt Nam sẽ rất rủi ro.
Cuối cùng, trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng nói chung đã đến lúc phải xem lại trách nhiệm của Bộ Công Thương về công tác quy hoạch phát triển và dự báo thị trường trong thời gian qua. Đây là hai khâu quan trọng nhất, nhưng cũng bất cập nhất, thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công Thương./.
N. T. S.
Tác giả gửi trực tiếp cho: Bauxite Việt Nam

..................