CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

Báo Việt Nam lên tiếng thách thức Trung Quốc


Việt Hà, phóng viên RFA
2013-07-13

dat-viet-305.jpg
Bài báo thách thức Trung Quốc trên Báo Đất Việt hôm 12 tháng 7 năm 2013.
Screen capture


Báo Đất Việt, một tờ báo chính thống của Việt Nam, hôm 12 tháng 7 có bài viết mang tựa đề “Tác chiến điện tử Việt Nam trong bảo vệ Trường Sa”. Bài báo nêu ra các phương án tấn công đánh chiếm mà Trung Quốc có thể áp dụng đối với Việt Nam tại khu vực quần đảo Trường Sa. Bài báo với lời lẽ mạnh mẽ khẳng định chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Trường Sa và cảnh báo Trung Quốc không nên tính chuyện gây hấn vì sẽ phải chịu nhiều tổn thất. Đây là một bài báo hiếm hoi trên một tờ báo của nhà nước Việt Nam, có lời lẽ mạnh mẽ với Trung Quốc, nhất là sau chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Trung Quốc và chỉ vài ngày trước chuyến thăm của ông Trương Tấn Sang tới Hoa Kỳ. Việc đăng tải bài báo này cho thấy dấu hiệu gì trong quan hệ Việt Nam Trung Quốc?

Lên án Trung Quốc

Bài báo với tựa đề “Tác chiến điện tử Việt Nam trong bảo vệ Trường Sa” đăng trên tờ Đất Việt vào ngày 12 tháng 7 hẳn khiến không ít người quan tâm vì đây chính là khu vực tranh chấp chủ quyền căng thẳng từ lâu nay giữa Việt Nam và Trung Quốc. Không những thế đây cũng chính là nơi đã từng diễn ra trận hải chiến đẫm máu năm 1988 giữa hai nước khiến 64 lính Việt Nam tử trận.
Bài báo mở đầu với lời lẽ khá mạnh mẽ lên án các hành động và thái độ gần đây của Trung Quốc. Bài báo viết: “Hành động của Trung Quốc và tuyên bố của các tướng lĩnh diều hâu về biển Đông đã chứng tỏ việc chấp nhận tham vấn về COC với ASEAN chỉ là chiêu bài sau 11 năm lẩn tránh. Trung Quốc không từ bỏ ý đồ coi biển Đông là ao nhà của họ. Trung Quốc tuyên bố vùng cấm đánh bắt phi pháp, xua tàu cá của họ dưới sự bảo kê của tàu Hải giám đánh bắt trái phép trên chủ quyền quốc gia khác, đến việc tổ chức các cuộc tập trận đánh chiếm đảo trên biển Đông, phô diễn sức mạnh… làm cho các quốc gia khu vực lo ngại, cảnh giác.”
Bài báo đưa ra dĩ nhiên là nó phải được phép thành ra nó là một tín hiệu cho thấy là cái việc chuyến đi của ông Sang là bằng mặt mà không bằng lòng.
-GS Nguyễn Mạnh Hùng
Tiếp theo lời mở đầu lên án gay gắt Trung Quốc, bài báo tiếp tục khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ thiêng liêng. Bài báo nhắc đến hai cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988, khẳng định Việt Nam không muốn chiến tranh nhưng hòa bình không thể được quyết định bởi chỉ một mình Việt Nam.
Đây là một bài báo hiếm hoi từ phía Việt Nam với giọng điệu gay gắt lên án Trung Quốc, trong khi từ trước đến nay, thế giới đã quen với những lời đe dọa mạnh mẽ từ phía các tướng lĩnh Trung Quốc đối với Việt Nam trên tờ Hoàn Cầu thời báo của nước này. Nhận xét về động thái này từ phía Việt Nam, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia về quan hệ quốc tế thuộc trường đại học George Mason nói:
“Bài báo đưa ra dĩ nhiên là nó phải được phép thành ra nó là một tín hiệu cho thấy là cái việc chuyến đi của ông Sang là bằng mặt mà không bằng lòng. Vì thế trong cái việc mà Việt Nam muốn cân bằng quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc thì ông Sang đi Trung Quốc rồi thì dĩ nhiên ông muốn sang Mỹ nữa,bởi vì trong chuyến đi vừa rồi tới Trung Quốc có lẽ có sự đe dọa gì đó cho nên Việt Nam mới phản ứng ngay bằng hai cách.”
Từ ngày 19 đến 21 tháng 6 vừa qua, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang đã có chuyến thăm Trung Quốc. Ông Trương Tấn Sang đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Kết thúc chuyến thăm, hai nước đã ký 10 văn kiện hợp tác trong nhiều lĩnh vực. Hôm 11 tháng 7 vừa qua, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, ông Khổng Huyễn Hựu đã tổ chức họp báo về chuyến thăm này. Ông Khổng Huyễn Hựu cho biết vấn đề trên biển là vấn đề duy nhất còn tồn tại trong quan hệ hai nước, nhấn mạnh hai bên thống nhất những biện pháp xử lý thỏa đáng những vấn đề nảy sinh, tránh để vấn đề trên biển ảnh hưởng đến sự phát triển quan hệ hai nước.
tau-6e1d2-305.jpg
Tàu cá Việt Nam mang số hiệu QNg 90917 bị tàu Trung Quốc đâm thủng hồi chiều ngày 20 tháng 5 năm 2013.
Theo Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chắc chắn lời đe dọa từ phía Trung Quốc trong chuyến thăm của ông Trương Tấn Sang tới Trung Quốc phải đủ mạnh để khiến Việt Nam phải lo lắng và cập rập chuẩn bị chuyến đi tới Mỹ ngay trong tháng này.
“Chắc chắn là ông phải nghĩ là ông Trung Quốc đe dọa ghê gớm lắm chứ không phải vớ vẩn thì mới đưa ra cái đó. Ngay lập tức ông yêu cầu ông Mỹ mời ông sang thì ông tổng thống Obama cũng mời ông sang. Trong tình cảnh trước khi ông Obama mời Việt Nam thì cũng có chuyện ông Obama gặp ông Tập Cận Bình và ông Obama cũng nhắn ông Tập Cận Bình là đừng có hung hăng ở biển Đông tạo ra xung đột có thể có ở biển Đông. Chúng ta thấy giữa  Việt Nam và Mỹ cái quyền lợi chiến lược trong giai đoạn này bắt đầu có sự tương đồng.”
Theo thông cáo báo chí từ Nhà Trắng hôm 11 tháng 7, Tổng thống Barack Obama đã mời chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới thăm nước Mỹ vào ngày 25 tháng 7 tới đây. Một trong các vấn đề được bàn thảo giữa hai nước chính là mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai quốc gia mà Việt Nam đang tìm kiếm cơ hội nhằm nâng lên tầm cao mới là “hợp tác đối tác chiến lược”.

Thách thức Trung Quốc

Bài báo trên tờ Đất Việt tiếp đó cũng thách thức Trung Quốc nếu có ý định tấn công, xâm lược Việt Nam. Bài báo đưa ra hai phương án tấn công đánh chiếm Trường Sa. Phương án đầu tiên được áp dụng giống như trường hợp Anh đã dùng với quần đảo Malvinas của Argentina hay còn gọi là cuộc chiến Falkland hồi năm 1982, phương án thứ hai là tấn công vào đất liền và tạo ra một cuộc chiến không thể kiểm soát.
Trong khi phương án thứ hai được coi là có tính khả thi cao về quân sự do tương quan lực lượng nhưng lại có thể gây phản ứng phụ bất lợi cho Trung Quốc vì sẽ phải đương đầu với cả thế giới, phương án thứ nhất được coi là có thể tạo ra một sự đã rồi với quốc tế nếu kẻ ‘địch’ thắng lợi vì phạm vi tác chiến chỉ gói gọn trong một khu vực nhỏ.
Đối với trường hợp Trung Quốc, thì Trung Quốc phải lo lắng cả về tàu ngầm lẫn lực lượng không quân của Việt Nam, và đó là lực lượng đánh chặn.
-GS Carl Thayer
Với phương án 1, bài báo cũng nói rõ “muốn là một chuyện, được hay không lại là một chuyện khác. Thực tế tình thế khu vực, tương quan lực lượng, ý chí quyết tâm của hai bên không giống như tình hình mà nước Anh tiến hành chiến dịch đánh chiếm quần đảo Malvinas”. Tờ báo cũng nói Việt nam sẽ sẵn sàng chiến đấu tới cùng để bảo vệ chủ quyền của mình khi so sánh trận chiến sẽ chẳng khác gì một trận đấu bóng đá mà đội bóng Việt Nam là một dàn cầu thủ hừng hực ý chí quyết tâm với một tinh thần không còn gì để mất.
Cũng cần phải nói thêm là Việt Nam trong thời gian vừa qua đã gấp rút gia tăng trang bị quốc phòng bằng cách đặt mua 6 tàu ngầm kilo, các máy bay chiến đấu của Nga. Nói về tương quan lực lượng giữa hai nước nếu xảy ra xung đột trên biển, Giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện quốc phòng Úc nhận định:
“Tàu Trung Quốc phải đi một đoạn đường dài đến Việt Nam và tàu ngầm  có thể ở bất cứ đâu và có thể gây thiệt hại cho Việt Nam. Nhưng Việt Nam thì không phải quá chậm trong việc học và đưa các công nghệ mới vào. Chúng ta cũng nhớ là họ đã dùng hệ thống đánh máy bay từ thời Liên Xô cũ như thế nào để chống lại Mỹ. Cho nên chúng ta có thể nói về sự chênh lệch nhưng để nói rõ ý của tôi thì hãy so sánh Anh và Argentina trong cuộc chiến hai nước trước kia trên biển. Chỉ có vài tên lửa Argentina đã làm chìm tàu chiến của Anh. Mặc dù Anh thống trị ở đảo Falkland  nhưng vấn đề là mỗi khi họ gửi tầu chiến đến thì họ phải lo lắng về lực lượng không quân của đối phương. Cho nên đối với trường hợp Trung Quốc, thì Trung Quốc phải lo lắng cả về tàu ngầm lẫn lực lượng không quân của Việt Nam, và đó là lực lượng đánh chặn. Tất nhiên là trong trận chiến hải quân một chọi một thì Trung Quốc có lực lượng hùng hậu hơn nhưng Việt Nam cũng không hẳn chỉ là phòng thủ.”
Bài báo cũng nói đến vũ khí công nghệ cao trong tác chiến điện tử, và cho rằng Việt nam hoàn toàn có khả năng làm vô hiệu hóa các tên lửa của địch, dựa trên những kinh nghiệm mà Việt Nam đã từng học được trong cuộc chiến với Mỹ. Theo bài báo thì tác chiến điện tử không chỉ là sự đối đầu về kỹ thuật mà còn là sự đối đầu về chiến thuật và quan trọng hơn cả là yếu tố con người.
Cuối cùng bài báo có một câu kết luận hết sức đanh thép “con người Việt Nam, khả năng Việt Nam nếu kẻ thù đụng đến Trường Sa thì nhất định chúng sẽ phải trả giá đắt”.


Copy từ: RFA

Chẳng lẽ người Việt Nam đi đâu cũng phải ’đeo mo’?


(Đời sống) - Có lẽ thời gian gần đây hình ảnh người Việt xấu xí dày kín mặt báo khi hàng loạt những điều tiếng không hay về người Việt ở trong nước cũng như nước ngoài.
 
 Mới đây, Peaw Sumaporn Wandee sinh năm 1991, đang sống ở Bangkok (Thái Lan), là người dẫn chương trình của kênh truyền hình dành riêng cho nam giới Maxxi TV. đã thắng thắn lên Facebook của cô để chê những người Việt Nam thiếu văn hóa.

Wandee là một người được nhiều khán giả ái mộ nên Facebook cá nhân của cô có đến 200.000 lượt theo dõi thông tin trong đó có cả người Việt Nam. Nhưng một số cư dân mạng Việt Nam đã để lại nhiều lời bình luận (comment) có nội dung không lịch sự, thiếu văn hóa đối với Wandee ngay trên trang Facebook cá nhân của cô, thậm chí hỏi cô… “có phải là pede (người đồng tính) hay không”! Trước những lời bình luận thiếu văn hóa, Wandee viết status như sau:
Hotgril Thái Lan cho rằng bạn trẻ VN thiếu văn hóa
Hotgril Thái Lan cho rằng bạn trẻ VN thiếu văn hóa

"Gửi các bạn VN. Tôi rất không ưa khi các bạn lấy hình chụp của tôi đăng tải lên những trang web không phù hợp và có những lời lẽ bình luận thô tục. Các bạn bình luận gì tôi không hiểu, nhưng xin phép được xóa hết những bình luận của người VN”.

Wandee viết thêm: “Tôi biết là có người hiểu và không hiểu nên xin lỗi những bạn nào có ý tốt thật sự. Còn với những bạn không tôn trọng tôi thì tôi cũng không cần phải giao lưu làm gì cả!".

Ngoài ra cũng có status Wandee viết rằng cô “rất không thích và bực bội” khi nhiều bạn trẻ Việt Nam bình phẩm trên trang Facebook của cô bằng tiếng Việt. “Nếu muốn trò chuyện với tôi thì hãy viết tiếng Anh, hiểu không?”, Wandee tức giận.

Ngay sau khi status của Wandee phát đi, nhiều người cho rằng đây thực sự như cái tát vào người Việt Nam. Một bạn đọc bình luận "Đọc xong, cảm giác như bị "tát vô mặt". Thật buồn. Không biết những bạn trẻ làm "xấu mặt", xấu hình ảnh giới trẻ Việt Nam nghĩ gì về điều này? Làm sao để chúng ta chứng minh cho bè bạn thế giới biết giới trẻ Việt Nam có văn hóa, văn minh và những kẻ cư xử bất lịch sự trên mạng chỉ là một bộ phận nhỏ?"

Vài ngày trước, một bức ảnh được đăng tải trên Facebook của Hội những người Việt Nam ở Nhật đăng tải. Trong ảnh, có thể thấy rõ ràng tấm biển "Cảnh Cáo" được viết bằng tiếng Việt, và phần dịch sang tiếng Nhật được viết nhỏ hơn bên dưới.

Những lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt cụ thể là: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường điều tra”.

Thực hư của tấm biến chưa được cho biết chính xác nhưng rất nhiều ý kiến cho rằng đối tượng bị cảnh cáo trong tấm biển chính là người Việt bởi “không có lửa thì làm sao có khói”. Phải chăng nhiều khách Việt đã “gửi” lại ấn tượng không đẹp đẽ trong mắt những người bạn Nhật khi xuất ngoại sang đất nước của họ?
Biển cánh báo ăn cắp bằng tiếng Việt ở Nhật Bản
Biển cánh báo ăn cắp bằng tiếng Việt ở Nhật Bản

Tháng 9/2012, một bức hình được cho là chụp tại một nhà hàng buffet ở Thái Lan đã khiến cộng đồng mạng nổi sóng và đặt ra những suy nghĩ về văn hóa ứng xử của một số du khách Việt Nam khi đi du lịch nước ngoài.

Tấm biển cảnh báo của nhà hàng này ghi dòng chữ Việt: “Xin vui lòng ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 baht đến 500 baht. Xin cảm ơn!”.

Bức ảnh đã gây nên nhiều ý kiến trái chiều trên các diễn đàn và Facebook. Rất nhiều cư dân mạng bày tỏ họ xấu hổ với những hành động xấu xí của một bộ phận người Việt ở nơi đất khách, khiến người dân ở đó phải treo biển “phân biệt đối xử”.

Hồi tháng 10/2011, một nhóm 8 người Việt Nam bao gồm 5 nữ và 3 nam đã bị toà án Singapore tuyên phạt tù từ 8 đến 18 tháng tù vì các hành vi liên quan đến trộm cắp tiền, điện thoại di động và các thứ vật dụng khác trị giá 13.000 SGD (gần 220 triệu đồng) tại các cửa hàng ở khu Chinatown, Bugis, Marine Parade, Raffles Boulevard… trong thời gian cuối tháng cuối tháng 8/2011.

Hình ảnh người Việt đang xấu xí dần trong con mắt người nước ngoài. Không chỉ ở ngoài lãnh thổ, mà ngay ở trong nước khách nước ngoài cũng dị ứng với Việt Nam khi nạn "chặt chém", trộm cắp diễn ra giữa thanh thiên, bạch nhật ở các khu du lịch trong cả nước.

Ấy vậy mà, Bộ trưởng Bộ TT, VH&DL vẫn cho rằng khách nước ngoài vẫn thích Việt Nam lắm. Có lẽ, bộ trưởng nghĩ ai cũng giống mình hài hước, thật thà nên người ta quý mến.
  • Phạm Thủy


Copy từ: Phụ Nữ Today

Nông dân Bắc Ninh ùn ùn đi xem tòa xử vụ “cán bộ dựng chuyện hãm hại hai cụ cao tuổi“

Nông dân Bắc Ninh ùn ùn đi xem tòa xử vụ “cán bộ dựng chuyện hãm hại hai cụ cao tuổi“


.
Phiên tòa sơ thẩm lần 2 xét xử vụ án hai cựu binh kéo dài cả ngày 12/7 có lúc chủ tọa phải dừng lại do sự la ó của người tham dự, mỗi khi các bị cáo được thẩm vấn hay luật sư của họ đưa ra bằng chứng để tranh luận. Phiên tòa “nóng” hầm hập khi các lời khai của nhiều nhân chứng, người có quyền lợi liên quan tiếp tục cho thấy một số cán bộ địa phương đã cố tình giả mạo chứng cứ để “dựng chuyện” nhằm hãm hại hai cụ.
Cụ Tuyến và cụ Đàng tại phiên tòa sơ thẩm 12/7
Cụ Tuyến và cụ Đàng tại phiên tòa sơ thẩm 12/7
Chờ bản án công minh
Phiên tòa bắt đầu diễn ra từ 9h sáng nhưng đến 17h30 chiều cùng ngày mới hết phần tranh luận. Sau khi chủ tọa gọi hại bị cáo cho nói lời sau cùng thì vị này cho biết HĐXX sẽ tiến hành nghị án cho đến sáng ngày 16/7 mới tuyên án.
Trao đổi với PV,  ông Đàng không dấu nổi sự uất ức trong ông bấy lâu nay. Giọng ông Đàng khàn đặc lại khi những giọt nước mắt bắt đầu rớm rớm trên khóe mắt người cựu bình già: “Sau mấy ngày nghị án mong HĐXX xem xét lại toàn bộ vụ án và có một phán quyết công minh, đúng pháp luật. ”
Cùng tâm trạng, nhưng với ông Tuyến, dù đã được tại ngoại sau một thời gian bị tạm giam, nhưng cái cảnh “cắp tráp hầu tòa” triền miên suốt gần 2 năm qua, cộng với những vết thương có từ thời chiến hành hạ mỗi khi “trái gió trở trời” đã làm cho ông mất ăn, mất ngủ, người gầy sọp đi hẵn. Ông nói như nghẹn lại khi kể về người vợ của ông chỉ vì lo lắng quá sức cho ông mà sức khỏe của bà cũng suy sụp theo và hiện phải nằm điều trị ở một bệnh viện trên Hà Nội sau một cơn đột quỵ nặng.
Sự việc xảy ra từ cái ngày oái oăm- 13/09/2011 , khi một nhóm người xưng là “tổ công tác” của Ban quản lý dự án TP. Bắc Ninh (BQLDA) gồm ông Nguyễn Hùng Cường, Trần Duy Tân (cán bộ BQLDA), ông Nguyễn Thành Tuyên (Cán bộ địa chính phường), ông Nguyễn Ngọc Sơn, Bùi Xuân Biển (đại diện chính quyền Khu) xuống nhà Văn hóa khu Cô Mễ thúc dục người dân kê khai để họ lấy đất làm dự án khu dân cư dịch vụ đồng Trầm Trên.
Từ lời khai của nhiều nhân chứng và của chính những cán bộ trong tổ công tác cùng những tranh luận nảy lửa tại phiên tòa lần này đã dựng lại câu chuyện ngày 13/9/2011 khá chi tiết, có căn cứ và nó hoàn toàn khác với diễn biến sự việc trong bản cáo trạng của Viện KSND TP. Bắc Ninh.
Theo đó, 9h sáng ngày hôm đó, nghe thông báo từ cái loa truyền thanh trong thôn nên ông Tuyến chạy ra nhà văn hóa để thực hiện việc kê khai. Nhưng khi đến nơi thì ông thấy tổ công tác kê khai diện tích đất cho dân khu vực đồng Trầm Trên để thu hồi làm dự án chứ không phải kê khai để làm sổ đỏ như  thông báo với người dân nên ông đã yêu cầu tổ công tác dừng lại. Thấy cán bộ giải thích qua loa rồi tiếp tục làm, trưa hôm đó ông mời ban đại diện hội Người cao tuổi, chi bộ Đảng, Trưởng khu, Ban MTTQ, 14h chiều cùng ngày đến nhà văn hóa họp để kiến nghị việc làm sai của tổ công tác.
Thế nhưng, cuộc họp do ông Tuyến chủ trì đã làm tổ công tác không hài lòng. Cho rằng mấy cụ cao tuổi cản trở hoạt động, ông trưởng khu và một số cán bộ đã về UBND phường lập biên bản sự việc rồi báo cáo gửi lên cấp trên “tố” ông Tuyến và ông Đàng có hành vi gây rối như: to tiếng, chửi bới, lăng mạ cán bộ, tự ý tổ chức họp để chiếm chỗ làm việc của “tổ công tác”.
Từ báo cáo này, ngày 14/10/2011, CQĐT Công an TP Bắc Ninh đã Quyết định khởi tố vụ án, Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Tuyến, ông Đàng về tội “gây rối trật tự công cộng” và mới đây thay đổi sang tội “chống người thi hành công vụ”.
“Cố đấm ăn xôi”?
Tại phiên tòa các luật sư tranh luận với đại diện Viện KSND giữu quyền công tố và cho rằng, ngoài không có căn cứ để quy kết việc làm của các bị cáo như: đánh, đuổi tổ công tác, chiếm chỗ làm việc dẫn đến tổ công tác không làm việc được thì chứng cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cụ Đàng, cụ Tuyến là cũng đã bị “dàn dựng”  theo ý chí của của một số cán bộ địa phương.
“Đại diện cơ quan công tố đã rất bảo  thủ khi đọc bản luận tội với sự việc không có gì thay đổi so với bản cáo trạng, trong khi  những lời khai của nhân chứng, của chính những người trong tổ công tác diễn ra tại phiên tòa đã cho thấy sự việc hoàn toàn khác, đã rõ trắng - đen nhưng vị này cứ cố tình phớt lờ đi tất cả. Thật khó hiểu”- LS Phạm Thanh Bình, (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) nói.   
Các luật sư còn đưa ra nhiều bằng chứng và phân tích thuyết phục tại phiên tòa rằng các biên bản và báo cáo đầu tiên gửi tới cơ quan chức năng không có cơ sở pháp lý và không đúng với thực tế, nhất là về mặt thời gian, địa điểm. Đây là những văn bản giả, văn bản vu khống nhưng nó lại là những văn bản mà cơ quan tiến hành tố tụng dựa vào để khởi tố vụ án, truy tố ra tòa, cũng như làm cho các cấp chính quyền hiểu sai lệch về sự kiện ngày 13/9.
Như vậy, có căn cứ để khẳng định một số cán bộ địa phương đã cố tình vu khống, dựng chuyện.  Ngoài ra, 4 cá nhân xưng là “tổ công tác”, xuống khu Cô Mễ tự ý tiến hành kê khai vào ngày 13/10/11 là hoạt động không hợp pháp, không phải là hoạt động của người thi hành công vụ. Việc người dân phản đối là có cơ sở vì tại thời điểm đó “tổ công tác” này chưa ra đời mà phải tới ngày 3/11/11 ( gần 1 tháng sau) thì UBND phường Vũ Ninh mới có Quyết định thành lập.
Qua diễn biến tại phiên tòa lần này cho thấy, nguyên nhân dẫn đến “tổ công tác” không làm việc được chiều 13/9/2011 là do Chính quyền địa phương lại không có biện pháp phù hợp để đảm tạo điều kiện, bố trí địa điểm làm việc cho họ. Lý do quan trong nhất là nhóm người này đã tự ý bỏ về.
Hơn nữa, các cụ chỉ gồm mươi mấy người thì không thể chiếm hết chỗ của hội trường gồm hai tầng có sức chứa hàng trăm người để khiến 4 cá nhân nói trên  không có chỗ làm việc như cáo buộc. Do đó, việc truy tố cụ Đàng và cụ Tuyến là không có cơ sở pháp lý và có dấu hiệu oan sai?  Chưa biết, TAND TP. Bắc Ninh sẽ tuyên án ra sao, PLVN sẽ còn trở lại vụ việc này khi có thông tin mới.
Diễn biến vụ án:
-5/4/12: Phiên tòa sơ thẩm lần 1, TAND TP. Bắc Ninh tuyên bố hai bị cáo Tuyến và Đàng phạm tội “gây rối trật tự công cộng”, xử phạt ông Tuyến 3 tháng 12 ngày tù, ông Đàng 3 tháng 1 ngày tù.
-25/12/12, TAND tỉnh Bắc Ninh đánh giá quá trình điều tra còn có nhiều sai sót, nhiều vấn đề chưa được điều tra, đối chất nên đã tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm số 82 của TAND TP. Bắc Ninh trả hồ sơ vụ án về cấp sơ thẩm để điều tra lại.
-Ngày 19/3/2013, CQ ĐT Công an TP. Bắc Ninh đã ban hành Kết luận Điều tra mới và ngày 8/4/2013, Viện KSND TP. Bắc Ninh cũng ra Cáo trạng truy tố 2 cụ Đàng và Tuyến ra TAND TP. Bắc Ninh với tội danh mới, tội “Chống người thi hành công vụ” chứ không phải tội “Gây rối trật tư công cộng” như đã cáo buộc cho 2 cụ trước đây.
Phi Hùng


Copy từ: Pháp Luật Việt Nam

Quan có ý định viết sách trận đánh đẹp đầm anh Vươn được thăng tướng


Ông Đỗ Hữu Ca Giám đốc CA TP Hải Phòng được thăng hàm Thiếu tướng


.
Sáng nay (13/7),  Bộ Công an đã long trọng tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thăng cấp bậc hàm cấp Tướng cho các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy Công an các đơn vị, địa phương đợt I năm 2013. Đại tướng Trần Đại Quang - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì buổi Lễ.
Thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an, Bộ trưởng Trần Đại Quang bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Ban, ngành, đoàn thể và nhân dân đã luôn quan tâm, chăm lo, phối hợp, giúp đỡ, xây dựng đội ngũ cán bộ Công an nhân dân (CAND) luôn trong sạch, vững mạnh; Bộ trưởng chúc mừng các đồng chí được thăng cấp bậc hàm cấp Tướng đợt I năm 2013.
Quyết định thăng cấp bậc hàm cấp Tướng cho các đồng chí sỹ quan cấp cao của lực lượng CAND thể hiện sự ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những thành tích, công lao đóng góp to lớn của lực lượng CAND trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự; đánh dấu sự trưởng thành, phát triển của lực lượng CAND. Niềm vinh dự, tự hào này không chỉ thuộc về các đồng chí được thăng cấp bậc hàm cấp Tướng, mà còn là niềm vinh dự, tự hào của toàn lực lượng CAND.
Đại tướng Trần Đại Quang đề nghị các đồng chí được thăng cấp bậc hàm cấp Tướng  tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của lực lượng CAND anh hùng; rèn luyện, giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, tuyệt đối trung thành với Đảng, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, giữ gìn "đạo" của người làm Tướng như Bác Hồ kính yêu đã dạy: "Trí - Dũng - Nhân - Tín - Liêm – Trung”.
Vinh dự cho lực lượng CATP Hải Phòng trong số các đồng chí được phong hàm cấp tướng đợt này có Đại tá Đỗ Hữu Ca, Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc CATP Hải Phòng được thăng hàm Thiếu tướng. 
Ông Đỗ Hữu Ca - Giám đốc CA TP HP được thăng hàm Thiếu tướng
Ông Đỗ Hữu Ca - Giám đốc CA TP HP được thăng hàm Thiếu tướng
Thay mặt các đồng chí vừa được thăng cấp bậc hàm cấp Tướng đợt I năm 2013, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an TP Hà Nội phát biểu thể hiện lòng biết ơn Đảng, Nhà nước, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện để các đồng chí phấn đấu, rèn luyện trưởng thành. Đồng chí xin hứa sẽ hết sức phụng sự Tổ quốc và nhân dân, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và ngành Công an giao phó.
Thiên Bình

Copy từ: Pháp Luật Việt Nam

Đồng Nai: Dân oan gửi bằng chứng tố cáo quan tham cướp đất dân nghèo để chia chác cho nhau



Ông Nguyễn Tấn Ích
CTV Danlambao - Sau 21 năm trời đằng đẳng theo đuổi việc khiếu kiện, một dân oan Đồng Nai đã quyết định công bố toàn bộ hồ sơ, bằng chứng tố cáo hành vi tham nhũng của quan chức địa phương trong việc lấy đất dân nghèo nhằm chia chác cho cán bộ.

Trong lá đơn khiếu tố đề nghị phổ biến trên Danlambao, dân oan Nguyễn Tấn Ích có gửi kèm theo một số hình ảnh về nhà cửa của các quan chức địa phương. Đây đều là những cơ ngơi của các quan tham thuộc xã Phước Thái, huyện Long Thành xây trên khu đất cướp được từ tay dân nghèo.

Lá đơn tố cáo của ông Nguyễn Tấn Ích được gửi đến nhiều cơ quan, trong đó có Văn phòng Công lý Hòa bình thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. 

Kể lại vụ cướp đất cách đây 21 năm, ông Ích cho biết:

"Vào ngày 17 và 18/8/1992, UBND xã Phước Thái và huyện Long Thành đã huy động lực lượng, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của hai ông Nguyễn Hồng Việt (chủ tịch huyện) và ông Dương Ngọc Út (bí thư xã Phước Thái) đã cho xe ủi, tù nhân, du kích, công an... ủi sạch 1,2 ha nhà, vườn của gia đình tôi. Trong đợt cướp đất này, 9 hộ dân đang sống trên khu đất 10 ha sát quốc lộ 51 đã bị lấy đất để bán và chia cho cán bộ, mỗi cán bộ được chia chác từ 2 đến 5 lô".

"Giấy bán đất do bí thư xã là ông Dương Ngọc Út ký, điều này chứng tỏ chủ trương của đảng là lấy đất dân nghèo cấp cho cán bộ"

Khi vụ cưỡng chế xảy ra, vợ ông Nguyễn Tấn Ích đã phản đối bằng cách nằm trước xe ủi. Hậu quả là bà bị đánh dã man, còn đứa con 12 tuổi của ông bà thì bị bắt và xiềng chân tại UBND xã Phước Thái.

"Ngoài ra cán bộ còn dỡ bàn thờ Chúa của gia đình để làm củi chụm, chứng tỏ họ vi phạm tôn giáo một cách trắng trợn, và xâm phạm vị thành niên khi bắt còng tay con tôi mới 12 tuổi"
Sau vụ cưỡng chế, gia đình ông lâm vào cảnh khốn khổ. Vợ ông sau khi bị lực lượng cưỡng chế hành hung đã lâm trọng bệnh, nay bị bệnh tim và mất sức. Con cái của ông bà không được đi học.

Nhiều lần phải đội đơn ra Hà Nội tố cáo, nhưng kết quả của 21 năm trời khiếu kiện chỉ là sự vô vọng. Ông Nguyễn Tấn Ích chua chát khẳng định:

"Luật pháp của XHCN không răng đe cán bộ mà chỉ áp bức dân lành gây oan khuất cho họ".

"Đơn từ đã ra trung ương ba lần, nhưng trung ương lại đưa về tỉnh, tỉnh không làm chẳng ai nói gì. Họ coi dân không khác gì cỏ rác. Đất 20 năm vẫn cò hơn một nửa bỏ hoang".
"10 ha đất đô thị đâu phải là ít tiền, bởi thế họ bao che cho nhau".
Hiện nay, ông Nguyễn Tấn Ích sống tại số nhà 360 tổ 8, ấp Long Phú, xã Phước Thái, Long Thành, Đồng Nai. Là giáo dân thuộc giáo xứ Hiền Hòa, xã Phước Thái, Long Thành, Đồng Nai.

Dưới đây là một số hình ảnh về cơ ngơi, nhà cửa của quan chức xã Phước Thái và huyện Long Thành (Đồng Nai) được xây trên khu đất cướp được từ tay dân nghèo:
Nhà phía bên trái là của chủ tịch xã Nguyễn Thanh Bình 
xây trên mảnh đất cướp được từ tay dân nghèo.

 Mặt tiền khu nhà của cán bộ xây trên mảnh đất cướp được của gia đình ông Nguyễn Tấn Ích.
Do bị ông Nguyễn Tấn Ích khiếu kiện, khu đất 10ha đến nay vẫn bị bỏ hoang. 
CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com


 


Copy từ: Dân Làm Báo

Đâu rồi Tổ quốc - Danh dự - Trách nhiệm?

Mẹ Nấm (Danlambao) - Không phải vô ý khi người ta đưa câu "Tổ quốc, danh dự, trách nhiệm" trở thành khẩu hiệu phải thuộc nằm lòng, bởi có ý thức được danh dự của Tổ quốc mình người ta mới biết trách nhiệm của mình nằm ở đâu và bản thân mình phải làm gì để bảo toàn danh dự của Tổ quốc. Mất danh dự là mất tất cả, Việt Nam không thể giáo dục tinh thần yêu nước cho công dân mình khi danh dự Tổ quốc không được bảo toàn.

Và Tổ quốc không nên, không thể, không là sự đồng hóa với những sản phẩm được góp nhặt và tái chế...
*
Cách đây hơn 3 tháng hàng loạt báo trong nước cùng đưa tin "các ngư dân tàu cá QNg 96382 quyết tâm bảo vệ lá cờ Tổ quốc dù bị tàu tuần tra Trung Quốc bắn cháy nóc cabin tại quần đảo Hoàng Sa". Nhiều tờ báo cùng đăng bức ảnh lá cờ rách bươm được những người ngư dân vừa trở về từ cõi chết nâng niu trân quý như sinh mạng mình, có báo còn chạy tiêu đề "Tàu cháy nhưng quyết không để cháy cờ Tổ quốc" (1)
"Đó là lòng yêu nước, là danh dự của Tổ quốc và là trách nhiệm của công dân".
Báo đã đưa tin như vậy.
Xiển dương những người ngư dân bình thường cận kề với cái chết bởi bàn tay xâm lược của kẻ láng giềng xấu bụng Trung Quốc như ngợi ca "những người anh hùng áo vải, tay không giữ dáng hình đất nước", ừ thôi cũng được. Tự hào, tự tôn và tự sướng vốn là "nét văn hóa" của xứ sở này.
Báo chí cần có anh hùng để ngợi ca, để quên đi trách nhiệm bảo vệ lãnh hải, bảo vệ người dân và  bảo vệ lá cờ màu đỏ sao vàng là của quân đội, chứ không phải chỉ là trách nhiệm và nghĩa vụ của những ngư dân đang ngày đêm bám đảo, giữ biển kia.
Tổ quốc là của chung, nhưng những lúc như thế này người ta cần khái niệm ấy để khoả lấp trách nhiệm, che giấu bớt những điều không thể nói trên mặt báo để đảm bảo đường lối ngoại giao.
Và sự thật mà chúng ta phải thừa nhận là sau văn kiện "Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" được ký vào ngày 11/10/2011 bởi ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa, Hồ Cẩm Đào thì tàu cá Việt Nam vẫn bị bắn, ngư dân Việt Nam vẫn bị đánh đuổi, bị cướp bóc trên chính ngư trường của mình.
Ai chịu trách nhiệm cho tất cả những việc này?
Ngư dân và người đọc tự hào vì bảo vệ được "lá cờ Tổ quốc" cháy xém, rách nát, còn những người đặt bút ký vào những văn kiện, những tuyên bố chung có cảm thấy danh dự của đất nước mình bị chà đạp hay không?
Người ta lưu giữ lá cờ rách bươm được bảo vệ bởi mạng sống của những người ngư dân trẻ tuổi "ở Bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam nhằm giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo của đất nước cho thế thệ trẻ."
Nhưng người trẻ sẽ nghĩ gì khi bạn bè họ đi biểu tình chống các hành vi xâm lược ngang ngược của Trung Quốc tại Sài Gòn và Hà Nội bị đạp vào mặt, bị đánh, bị quăng quật trên xe và bị đưa vào trại phục hồi nhân phẩm?
Giáo dục tinh thần yêu nước bằng cách kêu gọi công dân của mình hết năm này qua tháng khác, tiếp tục im lặng chờ đợi người phát ngôn của Bộ Ngoại giao lên tiếng, im lặng chờ đợi các công hàm được trao đi một cách thành khẩn và cũng hết năm này qua tháng khác tiếp tục chứng kiến máu và nước mắt của ngư dân mình vẫn tiếp tục đổ xuống trên chính ngư trường quê hương ư?
Đâu rồi danh dự của Tổ quốc này khi người dân không được biết tin tức thực trạng của nó?
Danh dự là thứ không thể định hình được nên chắc là nó vẫn còn đó thôi, nhà nước khuyến khích ngư dân ra biển, khuyến khích những người tay không giữ đảo bằng cách trao tiếp cho họ những lá cờ mới để cắm lên nóc tàu của mình.
Và ngư dân Việt Nam lại tiếp tục ra khơi bằng niềm tin rằng đây chính là ngư trường lâu đời của cha ông để lại.
Có người huyễn hoặc rằng Tổ quốc vẫn còn đó qua những lá cờ màu đỏ có ngôi sao vàng trên những con tàu bám biển ngày đêm, nhưng thực tế lịch sử Việt Nam đã chứng minh, Việt Nam đã không còn vẹn nguyên kể từ ngày đảng cầm quyền nhận về hai lá cờ đỏ máu của thế giới cộng sản đại đồng. Ngày hôm nay, và bao ngày đã qua, hệ thống tuyên truyền của đảng đã đồng hóa rất nhiều sản phẩm của Tàu, của Liên Xô, được đảng tái chế lại, đánh tráo nó với các khái niệm tổ quốc, nhân dân, dân tộc... Và người dân sau bao nhiêu năm đã vô tình đồng ý, tự nhận, và hãnh diện về những sản phẩm trên.
Tổ quốc, danh dự, trách nhiệm đồng nghĩa với việc bảo vệ một lá cờ màu đỏ sao vàng sao bản lá cờ cộng sản từ bên Phúc Kiến nước Tàu?
Cách đây 3 ngày, ngày 10/07/2013, "tàu cá Việt Nam bị tấn công, chặt cờ" bởi một "chiếc tàu sơn màu trắng mang số hiệu 306 của Trung Quốc", báo chí trong nước không nói gì đến chi tiết tàu cá bị tấn công bởi những người mặc đồ sỹ quan hải quân Trung Quốc và hầu như rất ít báo nhắc đến chi tiết "bị chặt cờ". (3)
Tại sao?
Danh dự của Tổ quốc đã bị rơi rụng ngay sau "Tuyên bố chung giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2013" được ký sau chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang? (4)
"Hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí việc Lãnh đạo hai Đảng, hai nước duy trì trao đổi và đối thoại thường xuyên về vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, chỉ đạo và thúc đẩy giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển xuất phát từ tầm cao chiến lược và đại cục quan hệ hai nước. Hai bên sẽ nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”, sử dụng tốt các cơ chế như đàm phán biên giới lãnh thổ cấp Chính phủ..., kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc vấn đề hợp tác cùng phát triển."
Mồ hôi công sức và nước mắt của ngư dân Việt Nam vẫn đổ sau các tuyên bố!!!
Tệ hơn nữa là sau lễ xiển dương tinh thần yêu nước bảo vệ "lá cờ Tổ quốc" của ngư dân Việt Nam thì cột cờ bị chặt,
Có ai cảm thấy đắng nghét sau khi đọc những bản tin trên không?
Không phải vô ý khi người ta đưa câu "Tổ quốc, danh dự, trách nhiệm" trở thành khẩu hiệu phải thuộc nằm lòng, bởi có ý thức được danh dự của Tổ quốc mình người ta mới biết trách nhiệm của mình nằm ở đâu và bản thân mình phải làm gì để bảo toàn danh dự của Tổ quốc.
Mất danh dự là mất tất cả, Việt Nam không thể giáo dục tinh thần yêu nước cho công dân mình khi danh dự Tổ quốc không được bảo toàn.
Và Tổ quốc không nên, không thể, không là sự đồng hóa với những sản phẩm được góp nhặt và tái chế.
__________________________________
Chú thích:
(3) 


Copy từ: Dân Làm Báo

Nhân quyền sẽ tiếp tục cản trở quan hệ Mỹ-Việt

Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang (Reuters)
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang (Reuters)

Phạm Trần / Thanh Phương
Khi tiếp chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại Nhà trắng vào ngày 25/07/2013 tới, tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ bàn về việc củng cố quan hệ đối tác giữa Washington với Hà Nội.

Chủ tịch Trương Tấn Sang có thể sẽ một lần nữa thuyết phục tổng thống Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường và chấp nhận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, nhưng cả hai hồ sơ này đều bị vấn đề nhân quyền cản trở. Từ Washington, nhà báo Phạm Trần nhận định.

Copy từ:RFI 

MUỐN SỐNG SUNG SƯỚNG, HOẶC LÀ LÀM DÂN Ở MỸ HOẶC LÀ LÀM LÃNH ĐẠO Ở VIỆT NAM



Mời bà con đọc bài của bác Alan để thấy rằng làm lãnh đạo Mỹ là công việc khó khăn và vất vả như thế nào.

Ở Mỹ, các quyền riêng tư của người dân được luập pháp bảo vệ, nhưng với lãnh đạo thì mọi chuyện riêng tư đều bị phơi bày trên báo chí, TV. Lãnh đạo bị mang ra soi tứ phía, từ chuyện đi đứng, ăn mặc, đạo đức, tác phong, phát biểu, cho đến con cái, gia đình cũng chẳng được yên thân, mà khổ nỗi là chẳng thể nào chụp cho chúng cái mũ "thế lực thù địch", hay "xuyên tạc", "nói xấu đảng và nhà nước", "chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc", cũng không thể bắt chúng bỏ tù, hay đưa vào các trại phục hồi nhân phẩm như ở xứ ta được.

Nhớ lại chuyện Obama khi ra tranh cử lần đầu, mọi người mang cái gốc da đen của ông ra soi, tìm đủ mọi cách để chứng minh ông không phải là người Mỹ. Tới khi ông đắc cử rồi mà vẫn không buông tha, ông trùm Donald Trump vẫn còn tiếp tục đánh Obama tơi bời, nói rằng đã cho một phái đoàn qua Hawaii để lục tìm giấy khai sinh của ông vì vẫn nghi ngờ rằng Obama sinh ở Kenya, châu Phi, thay vì ở Mỹ, và như vậy Obama không đủ tiêu chuẩn làm tổng thống Mỹ.

Dưới áp lực quá lớn, cuối cùng Obama phải cho Nhà Trắng công bố bản sao chụp giấy khai sinh của mình hồi năm 2011, thay vì bắt Donald Trump bỏ tù:
http://www.huffingtonpost.com/2011/04/27/obama-birth-certificate-r_n_854248.html

Hơn 1 năm sau, Donald Trump lại thách thức Obama tiếp, bảo rằng nếu Obama công bố hồ sơ đại học thì Donald Trump sẽ bỏ 5 triệu Mỹ kim vào quỹ từ thiện nào Obama muốn: http://rt.com/usa/trump-obama-million-birth-161/

Hầu hết các lãnh đạo Mỹ đều bị lôi lên báo, TV làm trò. Chương trình "The Daily Show" do Jon Stewart của Comedy Central thường đưa các lãnh đạo Mỹ, như tổng thống, các bộ trưởng, thống đốc các tiểu bang, thượng nghị sĩ, dân biểu... ra làm trò hề, nếu họ ăn nói hớ hênh, lỡ lời, hoặc ngu xuẩn. Riêng Jon Steward thì kiếm bạc triệu thay vì bị bắt bỏ tù!

http://www.forbes.com/lists/2008/53/celebrities08_Jon-Stewart_JZY4.html

Tóm lại, ở Mỹ, lựa chọn làm dân thường vẫn tốt hơn làm tổng thống.

-----

Alan Phan: Khi các lãnh tụ biết cười mình…

Obama thích cười về nguồn gốc da đen của mình, có lần ông hỏi người nghe là bây giờ người ta có sử dụng đúng từ ngữ khi gọi Tòa Bạch Ốc là White House? Một lần khác, ông nói về một cái joke đang thịnh hành trên mạng… Trong một buổi sáng chạy bộ ở Alabama, ông Obama chẳng may bị rớt xuống con sông sâu, đang cuồn cuộn chảy. May sao, có ba đứa trẻ đang câu cá dưới giòng, nhanh trí dùng cành cây vớt ông lên được. Obama hỏi tôi làm được gì cho các ân nhân đã cứu mạng tôi đây? Đứa trẻ đầu mong được thăm Tòa Bạch Ốc và ngủ đêm tại đó. Đứa thứ nhì mong ông Obama đến lớp học mình, bắt tay các bạn đồng lớp. Obama nói quá dễ dàng, ông sẽ làm như vậy. Còn đứa thứ ba thì lại xin ông 1 chiếc xe lăn, có gắn IPod, IPad và TV 3-D để cậu ta giải trí. Obama nói ông không hiểu, em đang khỏe mạnh thế này, sao lại muốn ngồi xe lăn? Cậu ta đáp, “Bây giờ thì khỏe, nhưng sau khi cha tôi biết tôi là người đã cứu sống ông, thì chắc chắn ông ta sẽ bẻ gãy giò của tôi.”

Ông Bush thì luôn bị chế giễu về trí tuệ cũng như kiến thức của mình về thế giới. Sự kiện ông bị ghét bỏ vì các chính sách tại Iraq, Afghanistan… cũng là một đề tài thường trực cho các jokes về cá nhân mình. Nhưng thú vị nhất là câu chuyện khi ông đi thăm một lớp tiểu học và cô giáo hỏi các học trò, “Mình đang học về thảm kịch (tragedy). Em nào cho tôi một thí dụ.” Một em nhanh nhảu ”Em chạy ra đường chơi và bị xe đụng?” “Không, đó là một tai nạn, không phải thảm kịch” Một em khác” Xe buýt của trường rơi xuống hố và nhiều học sinh bị tử nạn?” Đó là một mất mát lớn lao (great loss) nhưng chưa là thảm kịch”. Đứa thứ ba giơ tay ” Khi Tống Thống Bush rớt máy bay chết?” “Đúng rồi, nhưng đâu là lý do sao em nghĩ đây là thảm kịch?” ” Vì chắc chắn nó không phải là một tai nạn, hay là một mất mát lớn lao.”

Ông Clinton thì mỗi đêm bị các danh hài trên TV đem ra chế giễu về tật xấu thích lăng nhăng với các phụ nữ ngoài luồng, như cô trợ tá Lewinsky. Trước mặt ông, nhà phỏng vấn Jay Leno kể lại một khảo sát của viện thống kể Gallup, về câu hỏi đặt ra cho các phụ nữ, “Cô có chịu ngủ với Tổng Thống Clinton?” Kết quả là 1% nói “yes”, 2% nói “no” và 97% nói “không thể có lần khác (never again)”. Một chuyện khác là khi bà Clinton đi khám sức khỏe, bác sĩ báo cho biết là bà vừa có bầu. Bà giận quá, vì tuổi đã lớn, còn đang làm vợ Tổng Thống mà có bầu không kế hoạch, chắc thiên hạ nhạo bang thường trực. Bà bốc phone kêu Clinton, “Quỷ râu xanh, ông có biết là vừa làm cho bà có bầu hay không?” Điện thoại im bặt một lúc lâu, mới nghe Tổng Thống nhỏ nhẹ hỏi ,”Bà là ai vậy?”.

Đọc toàn bài tại đây:
http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-viet/khi-cc-lnh-bit-ci-mnh.html
— with Cùi Các and 17 others.


Copy từ: FB Ba Sàm

Khi các lãnh tụ biết cười mình…


Tác giả: Alan Phan

“Tôi nghĩ mình khôn ngoan quá nên đôi khi tôi không hiểu một lời nào mình nói ra” (I am so clever that sometimes I don’t understand a single word of what I am saying.) Oscar Wilde

Khi đứa con trai thứ hai của tôi ra đời tại California vào giữa thập niên 70s, các bạn bè chia mừng đây là đứa đầu tiên của gia đình có điều kiện ứng cử vào chức vụ Tổng thống Mỹ. Hiến pháp đòi hỏi ứng viên Tổng Thống Mỹ phải là một công dân Hoa Kỳ thực thụ ngay khi sinh ra. Thực tình, tôi luôn luôn nghĩ làm Tổng Thống Mỹ là một “cực hình” như bị một lời nguyền đen tối; hơn là một hãnh diện may mắn.

Nhìn tất cả những ông Tổng Thống Mỹ tương đối trẻ và sung sức gần đây của Hoa Kỳ, như Obama, Bush, Clinton, Carter… người ta thấy rõ ràng là những áp lực lớn lao không ngừng nghĩ từ mọi phía đã làm các ông này “già rất sớm”. Sau vài năm đầu của nhiệm kỳ, dù chỉ ở lứa tuổi trên dưới 50s, mái tóc các ông bạc phơ, vết nhăn đầy trên khuôn mặt nhiều phần đã teo tóp… mặc dù những con người nhiều quyền lực nhất thế giới đang được những vị bác sĩ giỏi chăm sóc thật chu đáo, 24 giờ một ngày.



Đây chắc chắn không phải là dấu hiệu của một đời sống hạnh phúc, sung mãn và hài hòa.
Có lẽ vì những âu lo, dằn vặt, suy tư… từng giây phút, đã khiến các Tổng Thống Mỹ phải tìm cách ứng phó để sống sót, nên họ đều chia sẽ một thói quen rất đáng yêu: họ biết tự “diễu” mình, đem cá nhân mình ra cười đùa trước công chúng, cho thấy một khía cạnh rất “con người” của họ. Nhiều bài diễn vẫn ở những bữa tiệc cho cổ động viên, bạn bè, thân hữu, đồng nghiệp… luôn luôn bắt đầu bằng những câu chuyện khôi hài (jokes) về chính bản thân mình hay những chuyện đã được các chuyên gia “cười” của các mạng truyền thông rỉ tai.


Obama thích cười về nguồn gốc da đen của mình, có lần ông hỏi người nghe là bây giờ người ta có sử dụng đúng từ ngữ khi gọi Tòa Bạch Ốc là White House? Một lần khác, ông nói về một cái joke đang thịnh hành trên mạng… Trong một buổi sáng chạy bộ ở Alabama, ông Obama chẳng may bị rớt xuống con sông sâu, đang cuồn cuộn chảy. May sao, có ba đứa trẻ đang câu cá dưới giòng, nhanh trí dùng cành cây vớt ông lên được. Obama hỏi tôi làm được gì cho các ân nhân đã cứu mạng tôi đây? Đứa trẻ đầu mong được thăm Tòa Bạch Ốc và ngủ đêm tại đó. Đứa thứ nhì mong ông Obama đến lớp học mình, bắt tay các bạn đồng lớp. Obama nói quá dễ dàng, ông sẽ làm như vậy. Còn đứa thứ ba thì lại xin ông 1 chiếc xe lăn, có gắn IPod, IPad và TV 3-D để cậu ta giải trí. Obama nói ông không hiểu, em đang khỏe mạnh thế này, sao lại muốn ngồi xe lăn? Cậu ta đáp, “Bây giờ thì khỏe, nhưng sau khi cha tôi biết tôi là người đã cứu sống ông, thì chắc chắn ông ta sẽ bẻ gãy giò của tôi.”


Ông Bush thì luôn bị chế giễu về trí tuệ cũng như kiến thức của mình về thế giới. Sự kiện ông bị ghét bỏ vì các chính sách tại Iraq, Afghanistan… cũng là một đề tài thường trực cho các jokes về cá nhân mình. Nhưng thú vị nhất là câu chuyện khi ông đi thăm một lớp tiểu học và cô giáo hỏi các học trò, “Mình đang học về thảm kịch (tragedy). Em nào cho tôi một thí dụ.” Một em nhanh nhảu  ”Em chạy ra đường chơi và bị xe đụng?” “Không, đó là một tai nạn, không phải thảm kịch” Một em khác” Xe buýt của trường rơi xuống hố và nhiều học sinh bị tử nạn?” Đó là một mất mát lớn lao (great loss) nhưng chưa là thảm kịch”. Đứa thứ ba giơ tay ” Khi Tống Thống Bush rớt máy bay chết?” “Đúng rồi, nhưng đâu là lý do sao em nghĩ đây là thảm kịch?” ” Vì chắc chắn nó không phải là một tai nạn, hay là một mất mát lớn lao.”


Ông Clinton thì mỗi đêm bị các danh hài trên TV đem ra chế giễu về tật xấu thích lăng nhăng với các phụ nữ ngoài luồng, như cô trợ tá Lewinsky. Trước mặt ông, nhà phỏng vấn Jay Leno kể lại một khảo sát của viện thống kể Gallup, về câu hỏi đặt ra cho các phụ nữ, “Cô có chịu ngủ với Tổng Thống Clinton?” Kết quả là 1% nói “yes”, 2% nói “no” và 97% nói “không thể có lần khác (never again)”. Một chuyện khác là khi bà Clinton đi khám sức khỏe, bác sĩ báo cho biết là bà vừa có bầu. Bà giận quá, vì tuổi đã lớn, còn đang làm vợ Tổng Thống mà có bầu không kế hoạch, chắc thiên hạ nhạo bang thường trực. Bà bốc phone kêu Clinton, “Quỷ râu xanh, ông có biết là vừa làm cho bà có bầu hay không?” Điện thoại im bặt một lúc lâu, mới nghe Tổng Thống nhỏ nhẹ hỏi ,”Bà là ai vậy?”.


Tổng Thống thích cười và kể chuyện cười nhiều nhất là ông Reagan. Vốn là một diễn viên điện ảnh, nên ông rất thuyết phục trong các bài diễn văn, tranh luận. Nhưng điều làm dân chúng ái mộ ông nhất là khả năng tự cười rất duyên dáng trong mọi trường hợp. Sau khi tỉnh dậy trong một cuộc mưu sát, người ta hỏi ông cảm thấy thế nào? Ông nói, “ít nhất là tôi không phải sống ở Cleveland.” Sau ông phải xin lỗi người dân Cleveland về lời diễu này.


Một lần khác, khi hỏi về nạn lạm phát vừa thừa hưởng từ Tổng Thống Carter, ông ví von về câu chuyện một Trung Sĩ đang làm trắc nghiệm về khả năng ứng phó của các tân binh. Anh Trung Sĩ hỏi người lính,” Anh đang điều khiển hệ thống xe hỏa ở nhà ga Arlington. Một con tàu từ phía Bắc khoảng 15 km đang chạy đến nhà ga với tốc độ 60 km một giờ. Trên cùng một đường sắt, một con tàu từ phía Nam chỉ cách ga có 10km, đang chạy ngược đường trên cùng đường ray, với tốc độ 50km một giờ. Anh se phải làm gì?” “Tôi phone về nhà kêu thằng em trai Billy chạy ra nhà ga gấp.” “Tại sao? Billy là một thần đồng về toán học và quản lý tình thế?””Không, hắn chỉ mới 14 tuổi, nhưng hắn chưa bao giờ thấy hai xe lửa đụng nhau cả.”


Ông Kennedy xuất thân từ một gia đình giàu có, quyền lực nên ông luôn phải đối phó với lời phê bình là gia đình ông đang cố gắng mua cho ông chiếc ghế Tổng Thống. Trong cuộc tranh cử ở West Virginia, ông bắt đầu bài diễn văn bằng cách móc trong túi ra một điện tin ông nói vừa nhận được từ ông cha,” Con chỉ nên mua vừa đủ phiếu để thắng thôi. Cha sẽ rất bực nếu phải trả tiền cho một landslide (một kết quả mà ứng viên thắng đối thủ quá đậm).”


Trong suốt lịch sử chỉ 200 năm của Mỹ, những chuyện cười về Tổng Thống hay chuyện cười do các ông kể có thể chứa đầy cả ngàn trang sách. Tôi cho đây là nét đặc thù quý báu nhất của nền dân chủ Mỹ. Ngay cả một khai quốc công thần như Washington cũng đầy những chuyện vui buồn về lỗi lầm, hối tiếc hay ngu xuẩn của cá nhân cũng như của chánh phủ do ông lãnh đạo. Đây mới thực sự là những công bộc của dân, vì dân và cho dân (of the people, by the people, for the people). Không ai có một ảo tưởng mình là thần thánh phải được tôn vinh và thờ phụng. Mọi thành tựu cũng như thất bại, lầm lẫn… đều được mổ xẻ chi tiết bởi nhiều học giả, bây giờ và tương lai, ngay cả trong những chuyện riêng tư của đời sống cá nhân. Khả năng biết tự diễu mình được đánh giá cao vì nó tạo sự gần gủi giữa nhà lãnh đạo và các người dân thường.


Tôi rất sợ những người lãnh tụ nghiêm nghị, khắc khổ và không biết cười. Như một đứa bé sợ những ác thần trong các truyện cổ tích. Trong các câu chuyện lịch sử, tôi để ý là những nhân vật như Tần Thủy Hoàng, Hitler, Kim Il Sung, Pol Pot… không bao giờ biết cười. Có lẽ vì họ quá bận rộn với sứ mạng thiêng liêng là phải biến cả dân tộc thành những cỗ người máy (robots) để phục vụ cho lý tưởng cao vời vợi của họ (cao quá nên ít người thấy hay hiểu).


Cho nên, mỗi khi đi vào phòng phiếu bầu cử ở Mỹ, nếu không biết rõ về các ứng cử viên, tôi sẽ chọn một khuôn mặt tươi cười, dễ chịu, thư giãn và thú vị. Những khuôn mặt táo bón, làm dáng quan trọng và ăn mặc đúng thời trang… là những lá phiếu thấy nhiều trong sọt rác, vì các cử tri khác cũng thường có đồng quan điểm như tôi.


Tôi nghĩ nếu có một học giả nào tìm sự liên quan giữa chỉ số hạnh phúc của người dân và khả năng biết “cười” của các lãnh tụ xứ họ, kết quả sẽ là một tỷ lệ thuận minh chứng qua suốt bao thời đại. Và ngược lại.

Alan Phan


Copy từ: Góc Nhìn Alan