CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Thư Chung của Đức Giám mục giáo phận Vinh kêu gọi hiệp thông với giáo xứ Mỹ Yên



06.09.2013

GPVO - "Cùng với Thông cáo của Tòa Giám mục Xã Đoài, tôi cực lực lên án cách ứng xử bất nhân và những hành vi bạo lực dã man của cơ quan công quyền. Đồng thời, tôi tha thiết mời gọi anh chị em cầu nguyện, dâng những hy sinh cũng như có những hành động cụ thể biểu lộ sự hiệp thông với giáo xứ Mỹ Yên và tình liên đới với các nạn nhân của bạo lực.
Đặc biệt, trong toàn giáo phận Vinh, vào mỗi Chúa Nhật, các giáo xứ sẽ tổ chức các buổi cầu nguyện và Thánh lễ để cầu cho hai ông Phêrô Ngô Văn Khởi và Antôn Nguyễn Văn Hải đang bị giam giữ, cũng như cho tất cả các nạn nhân của bạo lực. Nhân dịp này, chúng ta hãy khẩn khoản nài xin Thiên Chúa luôn gìn giữ giáo phận và cho nhà cầm quyền biết sử dụng quyền bính để phục vụ công ích, biết tôn trọng phẩm giá người dân, tôn trọng niềm tin tôn giáo. Việc cầu nguyện này sẽ tiếp tục cho đến khi các nạn nhân bị bắt được thả và các người bị thương được hoàn toàn bình phục.
Với tư cách là Giám mục giáo phận, tôi khẩn nài Thiên Chúa chúc lành cho tất cả anh chị em. Xin anh chị em cũng cầu nguyện cho tôi và cho giáo phận chúng ta."
Download Thư Chung này (Bản PDF)








Copy từ: Giáo Phận Vinh


..................

Giám mục Giáo phận Vinh lên án vụ đàn áp giáo dân Mỹ Yên


Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp ký tặng sách cho RFI
Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp ký tặng sách cho RFI
Thanh Phương/RFI

Thanh Phương
Sau bản thông cáo của Tòa Giám mục Xã Đoài, hôm qua, 06/09/2013, đến lượt Giám mục Giáo phận Vinh, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp công bố một bức thư chung lên án vụ đàn áp giáo dân giáo xứ Mỹ Yên, Nghệ An, xảy ra ngày 04/09, trước trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Nghi Phương, khiến nhiều người bị thương nặng.

Trong bức thư chung này, Đức cha Nguyễn Thái Hợp cực lực lên án « cách ứng xử bất nhân và những hành vi bạo lực dã man của cơ quan công quyền ». Đồng thời, Ngài kêu gọi toàn thể linh mục, tu sĩ, giáo dân giáo phận Vinh hiệp thông cầu nguyện cho giáo dân Mỹ Yên.
Giám mục Vinh cũng thông báo là trong toàn giáo phận Vinh vào mỗi Chủ Nhật, các giáo xứ sẽ tổ chức những buổi cầu nguyện và thánh lễ cho đến khi nào hai giáo dân Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải được thả ra và những người bị thương hoàn toàn bình phục.
Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ hôm nay, Đức cha Nguyễn Thái Hợp cho biết Ngài vẫn chủ trương tiếp tục đối thoại với chính quyền để giải quyết vụ này

Copy từ: RFI


......................

CHỊ LIÊN - MẸ CỦA UY VÀ KHA - ĐANG BỊ CÔN AN LONG AN KHỦNG BỐ HĂM DỌA


KHẨN
FB Thùy Trang
7-09-2013

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG - Liên quan tới chị Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ của sinh viên yêu nước Đinh Nguyên Kha và Đinh Nhật Uy.

Theo tình hình nắm được thì An Ninh Long An sẽ tìm đủ mọi cách để bắt giam chị Nguyễn Thị Kim Liên trước phiên tòa xử Đinh Nhật Uy.
An Ninh Long An đang được chỉ thị, tìm đủ mọi cách kể cả hăm dọa, kích động nhằm khủng bố tinh thần chị Liên.
Hiện nay sức khỏe chị Kim Liên, Mẹ Uy, Kha đang trong tình trạng nguy kịch, tới thời kỳ nghiêm trọng. Cột sống hiện đang bị đau nhức, khó ngồi dậy được lâu, đầu của chị bị đau buốt và đôi mắt đang bị nhòa đi vì vết bầm.

Vì quá thương con nên chị Nguyễn Thị Kim Liên đang bị trở chứng Đau Tim.
Hiện tại Thùy Trang đang cố gắng hết sức để cố vấn, tìm cách chữa trị cho chị Nguyễn Thị Kim Liên, nhưng vì ở xa nên việc nầy rất khó khăn, trở ngại.
Thùy Trang xin kính gửi thông báo nầy đến quí anh chị em, các bạn quan tâm đến chị Nguyễn Thị Kim Liên hãy giúp một tay, động viên tinh thần chị Liên. 'Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ'. Với tinh thần tương thân, tương ái giữa anh em chúng ta, Thùy Trang khẩn xin, nếu ai ở gần nhà chị Kim Liên, xin hãy đến trợ giúp một tay.
Nếu có tin mới, Thùy Trang sẽ thông báo, cập nhật.

Trân Trọng
Thùy Trang 
Copy từ: Blog Trí Nhân Media


................

Về một dòng chữ trên bìa vở (tập) in cho học sinh.


Tôi tham gia làm mọi việc trong khả năng của mình để giúp đỡ các cháu học sinh có thêm đồ dùng học tập. Tôi đã thiết kế và in một số vở (tập) có 4 bìa như hình kèm theo đây. Vở đã được giao cho các em trên mọi miền Tổ quốc, cũng như đỡ đần một chút khó khăn cho các cháu học sinh vùng sâu, vùng xa, miền núi … Và đã được đón nhận với những niềm vui, sự thích thú, hân hoan.
Tôi đã nhận được nhiều lời cảm ơn trân trọng từ các nơi đã nhận được những cuốn vở này.
Nhưng có một địa phương khi tôi giao vở này thì không cho phép các trường phát cho học sinh sử dụng, với lý do là ở bìa 2, dòng cuối cùng có viết: "NĂM 1979 CHIẾN THẮNG QUÂN XÂM LƯỢC TRUNG QUỐC TẠI BIÊN GIỚI PHÍA BẮC.
Tôi đã yêu cầu địa phương đó trả cho tôi để tôi đem cho nơi khác thì một số người mong tôi đừng mang đi mà để lại rồi sẽ phát cho các cháu (chắc là phát sau). Nhìn những khuôn mặt thất vọng của trẻ thơ tôi không nỡ mang đi, và cũng có một phần tôi không muốn làm căng thẳng với địa phương – hơn nữa tôi tin rằng mọi việc sẽ sáng tỏ.
Tôi trở ra Hà nội với điều kiện để lại: "KHÔNG ĐƯỢC XÉ BÌA – KHÔNG ĐƯỢC XÓA DÒNG CHỮ ĐÓ KHI PHÁT CHO HỌC SINH".
Tôi sẽ có những biện pháp phù hợp để bảo vệ số vở này. Khi nhận được kết quả cuối cùng từ địa phương tôi sẽ thông báo đến các bạn. Mong các bạn cùng cất tiếng để bảo vệ sự thật của lịch sử.




Copy từ: Blog Thành


..................

Công dân bị công an "mời" làm việc vì "tụ tập đông người ra Đại sứ quán nước ngoài"

Một định nghĩa ngô nghê mới cho cụm từ "tụ tập đông người"!
CTV Danlambao - Bạn Nguyễn Thu Trang 19 tuổi, người đã đi đến Đại sứ quán Thụy Điển và Mỹ để trao Tuyên bố 258 của Mạng lưới blogger Việt Nam đã "bị" Công an "mời" lên làm việc với lí do: "Tụ tập đông người ra đại sứ quán nước ngoài".
Đây là một hành động sách nhiễu, vi phạm nghiêm trọng quyền con người của công an Việt Nam. Thêm một lí do làm việc rất lố bịch của họ là "tụ tập đông người ra đại sứ quán nước ngoài", trong khi đó bạn Nguyễn Thu Trang đi đến ĐSQ, được đích thân nhân viên của ĐSQ đón ở cửa và mời vào nói chuyện.
Có lẽ, ở xứ sở thiên đường này, những việc làm của đám được gọi là "tấm khiên, lá chắn" của chế độ hài hước, lố bịch đến mức làm chúng ta nghĩ họ rất khéo léo vạch trần bản chất dốt nát, lệch lạch, ngu ngơ, ngoài bộ mặt tàn bạo, khát máu mà chúng ta ai cũng đã thấy!
Nguyễn Thu Trang (giữa) và các bạn blogger VN trong buổi tiếp xúc với ĐSQ Thuỵ Điển.



Copy từ: Dân Làm Báo


..................

Việt Nam xích lại gần Ấn Độ trước đe dọa của Trung Quốc


Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (trái) và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tại một buổi ký kết thỏa thuận ở New Delhi, 20/5/2013. REUTERS/Adnan Abidi
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (trái) và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tại một buổi ký kết thỏa thuận ở New Delhi, 20/5/2013. REUTERS/Adnan Abidi
Một chuyên viên nghiên cứu về Ấn Độ cho rằng đe dọa của Trung Quốc khiến cho Việt Nam và Hoa Kỳ xích lại gần Ấn Độ hơn.

Trong một bài báo được phổ biến trên trang mạng dnaindia.com, Tiến sĩ Harsh Pant, chuyên viên nghiên cứu các chính sách ngoại giao và quốc phòng đương đại của Ấn Độ tại trường đại học King ở London gợi ý rằng trước những lời chỉ trích của Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam cần giữ vũng lập trường của mình.

Ông nhắc lại lịch sử cho thấy Ấn Độ đã từng ủng hộ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Hiện nay, chính sách Hướng về Phương Đông của Ấn Độ đối mặt với sự trỗi dậy của Trung Quốc, khiến cho mối quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam mang thêm ý nghĩa.

Tiến sĩ Pant nêu lên dự định của Ấn Độ cho Việt Nam vay 100 triệu đôla để mua vũ khí của Ấn Độ, và hai nước đã ký thỏa thuận để Ấn Độ khai thác dầu khí ở Biển Đông bất chấp phản đối của Trung Quốc.

Ông cho rằng Việt Nam đang ngày càng trở thành nền tảng của chính sách Hướng về Phương Đông của Ấn Độ, và Ấn Độ có thể dùng Việt Nam để đối trọng với Trung Quốc, giống như Trung Quốc đang dùng Pakistan để đối trọng Ấn Độ.

Tiến sĩ Pant cho rằng cả Ấn Độ và Việt Nam đều hiểu là muốn phát triển quan hệ song phương, hai nước cần phát triển kinh tế. Ông kêu gọi hai nước gia tăng thương mại và đầu tư, bởi vì hiện nay vẫn chưa đạt hết tiềm năng, đặc biệt trong các lĩnh vực năng lượng, sắt thép và dược phẩm.

Ông nói rằng Ấn Độ và Việt Nam có một điểm chung, đó là muốn xây dựng quan hệ với Hoa Kỳ. Ấn Độ đã làm chuyện này từ 10 năm qua, còn Việt Nam đang xúc tiến quan hệ với Hoa Kỳ kể từ khi tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc ngày càng nóng lên.

Tác giả bài báo nói rằng Trung Quốc đã tỏ dấu hiệu cho thấy họ khó chịu trước sự cạnh tranh của Ấn Độ tại Đông Nam Á, nhưng nếu Ấn Độ và Việt Nam giữ vững lập trường, họ có thể buộc Bắc Kinh giảm bớt những đòi hỏi chủ quyền mang tính cách bành trướng ở Biển Đông, và buộc Bắc Kinh phải có một lập trường hòa dịu hơn đối với các vấn đề khác trong khu vực.

Copy từ: VOA


......................

Philippines triệu hồi đại sứ giữa căng thẳng bùng phát với TQ ở Biển Đông


Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã hủy bỏ chuyến thăm Trung Quốc
Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã hủy bỏ chuyến thăm Trung Quốc
Căng thẳng tranh chấp Biển Đông leo thang với việc Philippines vừa triệu hồi đại sứ tại Bắc Kinh về nước và Tổng thống Begnino Aquino hủy bỏ chuyến thăm Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Philippines ngày 5/9 báo tin triệu hồi đại sứ Erlinda Basilio về để tham vấn sau khi Bộ Quốc phòng nước này tố cáo Bắc Kinh đặt 75 khối bê tông trên bãi cạn Scarborough có tranh chấp ở Biển Đông.

Bãi cạn Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines được quốc tế công nhận bởi Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982Bãi cạn Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines được quốc tế công nhận bởi Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982
​Giới chức quốc phòng của Manila quan ngại Trung Quốc đang chuẩn bị xây dựng cơ sở trên bãi cạn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines được quốc tế công nhận bởi Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982.

Trước khi triệu hồi đại sứ, Bộ Ngoại giao Philippines loan báo Tổng thống Aquino bỏ chuyến đi dự kiến tới Trung Quốc hôm 3/9 để tham dự Hội chợ thương mại ASEAN-Trung Quốc vì những điều kiện Bắc Kinh áp đặt cho chuyến thăm.

Bộ này cho biết Manila đang xem xét xem liệu sẽ trao công hàm phản đối hay có các biện pháp khác ứng phó với các hoạt động của Bắc Kinh tại bãi cạn Scarborough.

Trung Quốc ngày 4/9 bác bỏ các cáo buộc của Manila và một lần nữa khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh tại đây.

Bãi cạn Scarborough cách đảo Hải Nam 650 cây số, nhưng Trung Quốc giành chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông kể cả các vùng biển gần duyên hải của các nước láng giềng.

Năm ngoái xảy ra vụ đối đầu giữa Philippines với Trung Quốc tại bãi cạn này và Manila nói Bắc Kinh đã chiếm quyền kiểm soát khu vực này bằng cách cho tàu đồn trú tại đây và ngăn cấm không cho ngư dân Philippines vào khu vực.

Theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982, vùng đặc quyền kinh tế của các nước có chiều rộng khoảng 370 cây số tính từ đường cơ sở.

Trong khu vực đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền của mình, các nước có quyền khai thác và sử dụng các tài nguyên biển.

Nguồn: GMA News/AFP
Copy từ: VOA


..............

Việt Nam lại 'mất mặt' trên báo quốc tế



Thứ bảy, 07/9/2013 8:36 GMT+7
- Thủ tục "hành là chính" đang cản trở dòng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành điện Việt Nam;
Năm 1894, Hoàng tử Pháp Henri d’Orléans xuất bản một cuốn sách kể về chuyến hành trình tới mọi miền đế quốc [Pháp]. Dù tinh thần luôn phơi phới lạc quan nhưng khi tới bờ biển phía Bắc Việt Nam, ngòi bút của ông lại chuyển sang tông cay nghiệt. Ông ca thán thủ tục hành chính khi khai thác than ở đây sao mà lề mề quá đỗi.

Nay “hành là chính” lại một lần nữa cản trở dòng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành năng lượng Việt Nam. Điện lưới ở đất nước này tương đối đáng tin cậy, ấy là nếu so với Myanmar hoặc Pakistan.

Nhưng đời sống thường nhật thi thoảng lại gián đoạn với những lần “cắt điện luân phiên”. Giới phân tích cho rằng chuyện đó sẽ ngày thêm trầm trọng trừ khi có cải cách trên thị trường năng lượng để khuyến khích công ty nước ngoài xây thêm nhà máy điện.

Hồi tháng 7, Luật Điện lực 2004 sửa đổi tái khẳng định Nhà nước đang muốn tạo ra một thị trường điện cạnh tranh. Nhưng chính phủ phải vật lộn lắm mới huy động được gần 5 tỷ USD mỗi năm nhằm đáp ứng được nhu cầu điện của 90 triệu dân Việt.

Vấn đề then chốt chính là chuyện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và một số công ty nhà nước khác đang nắm chặt đường dây tải điện trong tay.

Luật Việt Nam buộc EVN phải bán phần lớn sản lượng điện ở cái giá trung bình không thể có lời là 7 xu Mỹ mỗi kWh. Thế là EVN đành nợ chồng chất các tập đoàn nhà nước khác như than hay dầu khí. Một quan chức cao cấp tại EVN gần đây phát biểu trên báo nhà nước rằng lỗ trong ba năm 2009-2011 vượt 940 triệu USD và giá điện tăng có 5% như hồi tháng 8 chẳng giúp cải thiện gì mấy.

Tình hình không thể cứ tiếp diễn như thế khi mà nhu cầu điện đang tăng tới 14% mỗi năm. Việt Nam sắp cạn nguồn than và khí dễ khai thác và đến năm 2015 sẽ trở thành nước nhập khẩu năng lượng. Nhà đầu tư Việt Nam không có vốn xây các nhà máy nhiệt điện hiện đại nhằm tăng sản lượng và thay thế cho các nhà máy cũ. (Kế hoạch phát triển 10.700 MW điện hạt nhân vào năm 2030 vẫn chưa tiến triển là mấy.)

Dù vậy, với giá điện thấp như hiện nay, chẳng nhà đầu tư nước ngoài thấy có lời mà bỏ vốn xây nhà máy điện.

Giá cần tăng mạnh nữa, nhưng làm thế lại không ổn với dư luận. Dân nghèo vốn đã rất nhạy cảm với chuyện chi phí sinh hoạt.

Vì thế đến nay vẫn chưa rõ Việt Nam nghiêm túc đến đâu với chuyện tạo ra một thị trường điện cạnh tranh và minh bạch (trong đó nhà nước thôi giữ thế thống trị như hiện nay). Quan chức EVN và các công ty điện lực nhà nước khác hưởng lợi từ cơ chế hiện nay dù cho doanh nghiệp của họ có thua lỗ. Họ là “nhóm lợi ích” đang cản trở cải cách.

Tới nay, Việt Nam vẫn thận trọng trong việc dành ưu đãi lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn phát triển lưới điện, luật sư Oliver Massmann nói. Ông Massmann là Tổng giám đốc của hãng luật Duane Morriss Việt Nam. Hiện ông là Thành viên Ban kiểm soát CTCP PVI (PVI).

Ông Massmann cảnh báo nếu thiếu đầu tư nước ngoài, từ “cắt điện luân phiên” sẽ sớm chuyển thành “cắt điện thường xuyên”. Điều đó sẽ buộc các chủ nhà máy cân nhắc chuyện bỏ sang Thái Lan, Indonesia và các nước Đông Nam Á có nguồn cung điện đáng tin cậy hơn.

Kiều Thái (Theo The Economist)
Copy từ: Tầm Nhìn


................

"BÁC NGUYỄN XUÂN NGHĨA BỊ THẰNG TIẾN ĐÁNH RỒI..."


Xin tiếp tay phổ biến tin



5-09-2013 - FB Lanney Tran: 

Anh Nghĩa bị tên Tiến đấm vào mặt, xúc phạm danh dự nhiều lần. Hắn dọa : mày có BBC RFA RFI rồi xem mày có sống nổi đến khi ra trại không. Anh Nghĩa nói cảm thấy bị sỉ nhục rất nhiều lần. Hắn còn dọa : mày về đến cửa nhà sẽ chết trước cửa. Sức khỏe Anh rất yếu và thân hình tàn tạ. 

Chị Nga cho biết trại giam dùng nhiều biện pháp khắt khe như dùng nhiều côn an đứng xung quanh nghe nội dung, dùng máy ảnh để chụp, bắt nói chuyện qua điện thoại để khống chế Nội dung, nếu khác ý họ sẽ ngắt máy ngay. Anh Nghĩa cũng yêu cầu giấy bút và bóng bàn(để tập thể dục) và thăm khám sâu hơn bằng các thiết bị y tế nhưng họ không đáp ứng vì Anh bị thêm sỏi thận và tiền liệt tuyến. Anh cũng nói với chị Nga nhờ công luận Quốc tế lên tiếng mạnh mẽ hơn để giảm áp lực ngày càng gia tăng của trại giam và đặc biệt là dùng các thủ đoạn hèn hạ.

4-09-2013 -  FB Uyên Vũ

Hôm nay 4/9/2013 chị Dương Thị Tân và Nguyễn Trí Dũng đi thăm anh Điếu Cày tại Trại giam số 6, Nghệ An. Cuộc gặp mặt kéo dài khoảng 20 phút. Khi Điếu Cày nói nhanh “Bác Nguyễn Xuân Nghĩa bị thằng Tiến đánh rồi” thì ngay lập tức tất cả cán bộ quản giáo đứng dậy ngắt đường dây ống nói không cho Dũng và anh Điếu Cày nói tiếp.

Quản giáo nói “không được nói ra vấn đề khác”.

Được biết phạm nhân Trần Văn Tiến can tội làm gián điệp cho Trung Quốc và bị kết án chung thân.

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã bị tách riêng sau khi thông báo qua vợ ông vụ việc Điếu Cày tuyệt thực. Việc bị đánh không loại trừ khả năng ông Nghĩa tiếp tục chịu sự trả thù của Trại giam số 6 Nghệ An.

Ngày mai bà Nga vợ ông Nghĩa sẽ tức tốc đi thăm ông.
Trong thời gian gần đây có rất nhiều tù nhân lương tâm bị đánh như Đỗ Thị Minh Hạnh, Phan Ngọc Tuấn, Huỳnh Anh Trí, Paulus Lê Sơn, Nguyễn Kim Nhàn, Hồ Thị Bích Khương.
Copy từ: Blog Trí Nhân Media


...................

Thay đổi Quốc vụ khanh : Vatican 'sang trang'


Tân Quốc vụ khanh Vatican, Đức Ông Pietro Parolin trả lời  Reuters TV tại  Caracas, ngày 04/09/ 2013.
Tân Quốc vụ khanh Vatican, Đức Ông Pietro Parolin trả lời Reuters TV tại Caracas, ngày 04/09/ 2013.
REUTERS/Jorge Silva

Anh Vũ / Huê Đăng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã lấy quyết định khá nhanh, nhanh hơn so với dự tưởng của các giới am tường về Tòa Thánh : Kể từ ngày 15/10/2013, Hồng y Tarcisio Bertone sẽ được Đức Tổng Giám Mục Pietro Parolin thay thế trong chức Quốc vụ khanh của Tòa thánh, một chức vụ cao cấp nhất trong hàng giáo phẩm, chỉ đứng sau Đức Giáo Hoàng, cao đến độ mà có thời người ta còn gọi Quốc vụ khanh là “Phó Giáo Hoàng”.

Tân Quốc vụ khanh Vatican, nhà ngoại giao năng động
Đức Ông Pietro Parolin, 58 tuổi, người Ý, sinh quán ở Schiavon, thuộc tỉnh Vicenza (thuộc vùng đông bắc Ý). Thụ phong linh mục năm 1980, đến năm 2009 Pietro Parolin được chính Đức Giáo Hoàng Benedetto XVI phong hàm “Giám mục”. Đức Ông Pietro Parolin là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp và rất có uy tín trên sân khấu quốc tế. 

Ông tốt nghiệp trường ngoại giao của Tòa thánh năm 1983 và bắt đầu phục vụ ngành ngoại giao của Tòa thánh kể từ năm 1986 với chức vụ Sứ thần ở Nigeria (Phi Châu) rồi sau đó chuyển sang làm sứ thần ở Mexico. 

Từ năm 1992 ông được triệu về Roma để làm công tác trong Bộ Ngoại giao của Tòa thánh cho đến khi được cử sang làm Sứ thần ở Venezuela năm 2009, thời điểm mà quan hệ giữa Tòa thánh và Nhà nước Venezuela có nhiều khó khăn. Tuy nhiên trong vai trò sứ thần ở Venezuela, chính Đức Ông Pietro Parolin đã tạo ra được những thành quả tốt trong quá trình cải thiện quan hệ song phương, bằng chứng là sau khi đắc cử Tổng thống Venezuela vào tháng 3, ông Nicolás Maduro đã đến hội kiến với Đức Giáo Hoàng Phanxicô hồi tháng 6 vừa qua.

Ba lần thăm Việt Nam 

Năm 2002 Đức ông Pietro Parolin được tiến cử làm Thứ trưởng Ngoại giao của Tòa thánh. Và trong vai trò này, ông đã 3 lần đến viếng thăm Giáo hội Công giáo Việt Nam và làm việc với Chính phủ Việt Nam : Lần thứ nhất từ 27/04 đến 02/05/2004, lần thứ nhì từ 05/03 đến 11/03/2007, và lần thứ ba từ 16/02 đến 17/02/2009. 

Trong các chuyến sang Việt Nam, Đức ông Pietro Parolin đã bàn bạc với chính phủ Việt Nam những vấn đề có liên quan đến Giáo hội và quan hệ giữa Tòa thánh và Việt Nam. Kết quả của các chuyến đi công tác kể trên đã cải thiện rất nhiều quan hệ song phương, bằng cớ là ngay cuối năm 2009, trong chuyến đi công du ở Ý, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã có một buổi gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI ngày 11/12/2009.

Cũng chính Đức ông Pietro Parolin là người đã trực tiếp hướng dẫn phái đoàn của Tòa thánh trong các quá trình đàm phán với Chính phủ Trung Quốc về tình trạng Giáo hội ở đấy.

Theo thống kê thì Đức Ông Pietro Parolin là Quốc Vụ Khanh trẻ nhất sau Đức Giám Mục Eugenio Pacelli vốn được bổ nhiệm vào chức Quốc vụ Khanh năm 1930 lúc mới có 54 tuổi. Đức Eugenio Pacelli sau đó đã trở thành Đức Giáo Hoàng Pio XII năm 1939.

Hồng Y Tarcisio Bertone : Khá nhiều tai tiếng trong những năm gần đây 

Đức Ông Pietro Parolin cũng đã từng có dịp cộng tác với người tiền nhiệm của mình là Hồng Y Tarcisio Bertone, người vốn trong những năm gần đây bị khá nhiều tai tiếng trong các vụ việc xẩy ra trong thâm cung của Tòa thánh. Thậm chí trong hàng Giáo phẩm La Mã người ta còn “đồn đại” rằng chính Hồng y Tarciso Bertone là “đầu dây mối nhợ” của những “trăn trở” trong Giáo hội dưới Giáo triều của Benedicto XVI.

Quả thật như thế. Đường lối chính trị và các quyết định của Quốc vụ khanh Tarcisio Bertone đã bị chỉ trích khá nhiều ngay trong nội bộ của hàng Giáo phẩm. Thậm chí trong thời chuẩn bị bầu Đức Giáo Hoàng mới sau khi Benedicto XVI quyết định từ nhiệm, Hồng Y Tarcisio Bertone đã bị Hồng Y thuộc các dòng tu khác nhau phê phán kịch liệt. 

Theo một số nguồn tin bị lộ ra ngoài thì trong những buổi họp nói trên đã xẩy ra một cuộc “khẩu chiến vũ bão” giữa Hồng Y Tarcisio Bertone và Hồng Y João Braz de Aviz , Tổng trưởng Bộ các dòng tu, theo đó chính Hồng Y João Braz de Aviz đã phê phán phong cách độc quyền thống trị của Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone trong hàng Giáo phẩm La Mã trong suốt Giáo triều của Benedetto XVI.

Nhiệm vụ đang chờ 

Người ta còn nhớ là trước khi nóc nhà nguyện Sistina tỏa ra khói trắng ngày 13/03/2013 để báo tin mừng về việc Hồng Y Bergoglio được tấn phong Đức Giáo Hoàng thứ 266 của Tòa thánh, chính Pietro Parolin đã tuyên bố lòng mong muốn có một Đức Giáo Hoàng đến từ Châu Mỹ Latinh. 

Ông nói: “Châu Mỹ Latinh có đầy đủ thẩm quyền để có thể đề cử một vị Giáo chủ của Tòa Thánh. Đừng quên rằng Châu Mỹ Latinh là lục địa có con số giáo dân Công giáo lớn nhất trên thế giới. Châu Mỹ Latinh là hình tượng tiêu biểu của một “Giáo xứ sinh động”, có mặt toàn diện trong xã hội, một lục địa có đầy đủ nhận thức tâm linh của sứ mạng truyền giáo. Do đó, tôi tin rằng việc tấn phong một Giáo chủ đến từ Châu Mỹ Latinh cũng có nghĩa là ghi đậm một dấu ấn trong quá trình “truyền bá Tin mừng” trong thời đại hôm nay và cũng là một đóng góp tích cực cho Giáo hội trong quá trình đối diện và tìm giải pháp cho những vấn đề trọng đại hiện nay trên thế giới như nghèo đói, bất công xã hội, chung sống hòa bình”.

Vatican muốn bước sang trang sử mới

Như thế thì từ nay vị sứ thần của Tòa Thánh tại Venezuela sẽ “kề vai sát cánh” với Đức Giáo Hoàng Bergoglio trong quá trình vất vả khó khăn để đưa toàn bộ hàng Giáo phẩm La Mã ra khỏi cơn lốc “Vatileaks” với những xì-căng-đan về xâm phạm nhi dục, về một lobby đồng tính luyến ái ngay trong hàng Giáo phẩm, về những vụ đấu đá tranh chấp quyền lực nội bội, và nhất là phải cải tổ lại toàn bộ cấu trúc quản lý guồng máy kinh tế tài chánh của Tòa Thánh, vốn trong thời gian gần đây bị quá nhiều tai tiếng xuyên qua những xì-căn-đan nổ ra trong ngay chính cơ quan IOR vốn được coi như là “ngân hàng của Vatican”.

Tuy nhiên, trước khi đi đến quyết định thay đổi nhân sự trong ngôi vị Quốc vụ khanh, Đức Giáo Hoàng Phanxico cũng đã có quyết định làm giảm bớt quyền bính của Quốc vụ khanh bằng cách lập ra một kiểu “Thượng hội đồng” gồm 8 vị Hồng Y ở khắp các địa phận trên thế giới với mục tiêu hỗ trợ Đức Giáo Hoàng trong quá trình cải tổ giáo hội La Mã. Do đó tân Quốc vụ khanh Pietro Parolin cũng sẽ không có mặt trong “Thượng hội đồng” nói trên. 

Theo một số quan sát viên am tường thế giới Vatican, thì quyết định của Đức Giáo Hoàng là nhằm thiết lập một mô hình hoạt động mới : Quốc vụ khanh sẽ hoàn toàn độc lập không chịu ảnh hưởng của 8 vị Hồng Y trong “Thượng hội đồng”, và bù lại “Thượng hội đồng” cũng sẽ hoàn toàn độc lập trong quá trình cải tổ giáo phận La Mã.

Điều đáng chú ý là tân Quốc vụ khanh lại được Đức Giáo Hoàng phân trách nhiệm theo dõi các hoạt động của Ủy ban Giáo Hoàng đặc trách về việc cải tổ lại cơ cấu quản lý guồng máy kinh tế- hành chính của Tòa Thánh, chủ yếu là của cơ quan IOR, đặc biệt là những cải tổ cần thiết của cơ quan này để đáp ứng những yêu cầu về tiêu chuẩn hoạt động minh bạch tài chánh ngân hàng mà Ủy Ban Châu Âu đã từng yêu cầu. Và có lẽ đây là điểm “nóng” nhất trong các hoạt động của tân Quốc vụ khanh Pietro Parolin trong thời gian sắp tới.

Như thế với quyết định thay đổi nhân sự trong chức vụ Quốc vụ khanh, Tòa Thánh một mặt đang tìm cách tháo gỡ những hệ lụy chia rẽ gây ra trong những đợt đấu nội bộ gần đây dưới thời của Tarcisio Bertone, mặt khác, với việc tấn phong một nhà ngoại giao chuyên nghiệp vào chức Quốc vụ khanh, Tòa Thánh đang tìm cách gầy dựng lại một uy thế chính trị ngoại giao vững chãi, bởi vì chính những đấu đá chia rẽ nội bộ trong những năm dưới Giáo triều của Benedicto XVI đã làm suy giảm vị thế chính trị ngoại giao của Tòa Thánh trên sân khấu quốc tế.
Sau khi “cặp bài trùng” Ratzinger-Bertone đã để lại nhiều rạn nứt trong hàng Giáo phẩm La Mã, với sự kiện tột đỉnh là quyết định từ nhiệm của chính Ratzinger, bây giờ đến “cặp bài trùng” Bergoglio-Parolin. Đức Giáo Hoàng đến từ Buenos Aires, còn Quốc vụ khanh thì đến từ Caracas, như thế không những chỉ có Giáo chủ đến từ Châu Mỹ Latinh, mà đến cả “Tể Tướng” cũng đến từ lục địa đó. Hơn cả niềm mong mỏi của chính Pietro Parolin trong thời điểm “Mật nghị Hồng Y” để bầu ra Đức Giáo Hoàng Phanxico năm ngoái. 

Điều này cũng có nghĩa là về mặt nội bộ Giáo phận La Mã sẽ có nhiều thay đổi sâu sắc trong thời gian sắp tới.

Copy từ: RFI


.....................

NÚT THẮT KHÓ GỠ (!?)


      * MINH DIỆN
                Mở đầu bản “Tuyên ngôn cộng sản” ngày 21-2-1848, của Frierid Engel và Karl Marx viết: “Lịch sử của tất cả các xã hội tồn tại từ trước tới nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp!”.
                Trong bản tuyên ngôn lịch sử chấn động thế giới đó, Marx và Enggel  đã phân tích sự hình thành của giai cấp tư sản và giai cấp vô sản cùng  mâu thuẫn đối kháng cùa hai gia cấp này, và khẳng định: “Sự sụp đổ của của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản là tất yếu!”.
Nguyên nhân thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa cộng sản, Marx- Engel đặt vào vị trí con người cộng sản. Marx- Engel viết: “Họ là những người thuộc các dân tộc khác nhau, đặt lợi ích hàng đầu và bảo vệ lợi ích đó không phụ thuộc vào dân tộc mà cho toàn thể giai cấp vô sản. Trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đấu tranh, giữa tư sản và vô sản, họ luôn luôn đại biểu cho lợi ích cho toàn bộ phong trào và quyền lợi của người nghèo!”.
                       > Cộng sản – Từ lý luận đến thực tiễn  
                       > ‘Bê tông hóa’ tư duy  
               Marx-Engel không quan tâm tới bất kỷ một hình thức thỏa hiệp, hòa hoãn nào, chỉ có một biện pháp duy nhất cho cuộc đấu tranh là: “Cộng  sản chỉ  đoạt được mục đích bằng việc dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện hành. Mặc cho các giai cấp thống trị run sợ trước một cuộc cách mạng cộng sản chủ nghĩa. Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Họ sẽ giành được cả thế giới”.
                Marx – Engel đã vạch ra muc tiêu và chương trình hành động của tổ chức cộng sản quốc tế  gồm mười điểm như sau:
               1-Tước đoạt sở hữu ruộng đất và trao nộp tô vào quỹ chi tiêu của nhà nước.
               2-Xây dựng thuế lũy tiến cao.
               3-Xóa bỏ quyền thừa kế.
               4-Tịch thu tài sản của tất cả những kẻ lưu vong và những kẻ phản bội.
               5-Tập trung tín dụng vào tay nhà nước thông qua một ngân hàng quốc gia với tư bản của nhà nước, và ngân hàng này sẽ nắm độc quyền hoàn toàn.
               6-Tập trung tất cả các phương tiện vận tải vào trong tay nhà nước.
               7-Tăng thên số công xưởng nhà nước và công cụ sản xuất, khai khẩn đất để cày cấy và cải tạo ruộng đất trong một kế hoạch chung.
                8- Thực hành nghĩa vụ lao động đối với tất cả mọi người, tổ chức các đội quân công nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp.
                 9- Kết hợp nông nghiệp, thi hành những biện pháp nhằm làm mất dần sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn.
                 10- Giáo dục công cộng và không mất tiền cho tất cả trẻ em. Xóa bỏ việc sử dụng trẻ em trong các công xưởng như hiện nay. Kết hợp giáo dục với sản xuất vật chất.
                Hơn 160 năm trước, lãnh tụ lỗi lạc của cộng sản thế giới đã mơ ước, và đinh ninh sẽ xây dựng thành công Chủ nghĩa công sản (Commũnis) trên toàn thế giới, với cấu trúc kinh tế, xã hội và hệ tư tưởng phi nhà nước dựa trên sở hưu chung. Đó là một xã hội không có giai cấp, không có nhà nước,quân đội, không có áp bức,bóc lột, mà trong đó, các quyết định về việc sản xuất cái gì, theo đuổi những chính sách gì được lựa chọn một cách dân chủ, cho phép mọi thành viên của xã hội tham gia vào quá trình quyết định ở cả hai mặt chính trị và kinh tế . Việc sản xuất và phân phối được tiến hành công bằng giữa các công dân, tiến tới mọi người tự giác say mê làm việc, say mê sáng tạo,xóa bỏ hết tư hữu, năng xuất lao động rất cao, của cải làm ra dồi dào tới mức phân phối theo nguyên tắc: “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, loài người trên trái đất này hòa hợp thành một khối thống nhất trong  một “Thế giới đại đồng!” …
                Ngày ấy  Marx, 30 tuổi.  Con người vĩ đại  đã kế thừa tư tưởng triết học biện chứng của Hegel, nhưng bằng phương pháp duy vật đã phân tích và lên án chủ nghĩa tư bản  khi nó đã đạt thắng lợi tuyệt đối, trước sự suy tàn của chủ nghĩa xã hội không tưởng. Tuyên ngôn cộng sản cho ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học, như Marx nói, là: “ để đập lại câu chuyện hoang đường về bóng ma cộng sản!”.
                                                       *           *            *
                  Hơn 160 năm đã qua, Marx và các học trò của ông đã biến chủ nghĩa xã hội từ lý thuyết thành thực tiễn, chứng minh cộng sản không phải là một “bóng ma” mà hiện hữu trên thế gian. Nhưng Marx đã mâu thuẫn với chính mình, khi phủ nhận lịch sử loài người sẽ không còn đấu tranh giai cấp, vì ảo tưởng chủ nghĩa cộng sản thắng lợi hoàn toàn là tất yếu. Thực tế chủ nghĩa cộng sản không nhân đạo, nhân  văn  như  Marx- Engel tuyên bố, và nó  chỉ bắt đẩu ở thế kỷ 19, nở rộ và suy tàn ở thế kỷ 20.
               Hãy chứng minh thự tế đó ở  Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô-viết (Liên Xô).
               Kể  từ cuộc  khi Cách mạng tháng mười 1917 thành công, lật đổ chế độ Sa Hoàng do Lê Nin lãnh đạo, Chủ nghĩa Marx-Lenin đã trở thành kim chỉ Nam, Liên Xô chiếm 1/5 quả địa cầu  với lá cờ đỏ búa liềm thêu  hàng chữ CCCP là  niềm tin và hy vọng của loài  người trên khắp thế giới.  “Lê nin, ấy là nguồn điện lực, với Xô Viết , làm thiên đường sáng rực!” (Tố Hữu)
                 Trong chiến tranh thế giới thứ hai Liên Xô đã tỏ rõ sức mạnh đoàn kết các dân tộc chống phát xít Đức, và những năm 60  thế kỷ trước, Liên Xô liên tiếp hoàn thành vượt mức chỉ tiêu các kế hoạch 5 năm, khoa học phát triển vượt bực, là nước đầu tiên đưa người vào vũ trụ trước Mỹ.  Đảng cộng sản Liên Xô tuyên bố “Chủ nghĩa xã hội đã hoàn toàn thắng lợi, Liên Xô bước sang thời kỳ Chủ nghĩa xã hội phát triển và bắt đầu xây dựng Chủ nghĩa cộng sản”.
                Qủa thực Liên Xô đã là một cường quốc trên thế giới, có thời gian là ‘siêu cường’ và Đảng cộng sản Liên Xô đã thực hiện được hầu như tất cả tham vọng lớn về quân sự, chính trị, ngoại giao, và cả về khoa học kỹ thuật. Về kinh tế mức tăng trưởng của Liên Xô từ năm 1981 đến 1985 vẫn từ 1,9 đến 2,1 %. Liên Xô chiếm gần 2/3 sản lượng dầu mỏ thế giới , nên việc tăng giá dầu năm 1973 thu lợi nhuận rất lớn.(Dù giá dầu thô năm 1986 có giảm nhưng ngay sau đó tăng trở lại, vẫn không bị ảnh hưởng nhiều). Mức thâm hụt ngân sách của Liên Xô  năm 1986 chưa tới 9 % ,  mức lương  từ năm 1985 đến 1990  vẫn tăng bình quân 7% . Về quân sự không ai có thể chối cãi Liên Xô là một siêu cường. Với hàng triệu binh lính hải lục không quân tinh nhuệ, làm chủ khoa học kỹ thuật và vũ khí chiến lược tối tân , toàn bộ tướng lĩnh sỹ quan cao cấp đầu là đảng viên cộng sản gắn bó máu thịt với chế độ xã hội chủ nghĩa. Liên Xô không có phong trào mít tinh biểu tình, không có những cuộc cách mạng hoa nhài, không có bất kỳ một thế lực thù địch nào có thể tồn tại trong lòng chế độ cộng sản cứng  hơn sắt thép và không có bất kỳ sức ép nào từ bên ngoài...
                 Thế mà  ngày 19-8-1991, toàn bộ cái thành trì chủ nghĩa xã hội ngạo nghễ  đã tồn tại 74 năm  ấy, đã đổ sụp như tòa lâu đài xây trên cát, kéo theo toàn bộ mô hình xã hội chủ nghĩa  Đông Âu.
                 Hơn hai chục năm qua, trên thế giới đã có rất nhiểu công trình nghiên cứu về hiện tượng lịch sử đó, đưa ra nhiều nguyên nhân sâu xa và trực tiếp , cà bên trong và bên ngoài,  để cắt nghĩa và lý giải  tại sao chế độ xã hội chủ nghĩa  lại thất bại thảm hại như thế.
                 Có người cho rằng, vào năm đầu thập kỷ 70, thế kỷ trước, từ việc khan hiếm dầu mỏ, giá dầu tăng đột biến, gây khủng hoảng kinh tế, kéo theo khủng hoảng môi trường, dân số và khủng hoảng chính trị tòan cẩu, thì Liên Xô thu lợi vì có sản lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, nên Đảng cộng sản Liên Xô  chủ quan, duy ý chí  cho rằng: “Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa không chịu tác động của cuộc khủng hoảng đó”.
                                                     *           *            *
                 Sau cuộc khủng hoảng, các nước phương Tây đã ngồi lại với nhau, mổ xẻ sai lầm, tìm biện pháp  mới, và họ đã thay đổi hoàn toàn tư duy để thích ứng.  Cấu trúc kinh  tế  được chuyển  sang mô hình  khu vực hóa, toàn cầu hóa, cấu trúc  chính trị đa phương đưa xã hội loài người chuyển sang nền văn minh mới không đối đầu, xóa tan tảng băng chiến tranh lạnh. Trong khi đó Đảng cộng sản Liên Xô vẫn bảo thủ cho rằng “Chủ nghĩa xã hội là ưu việt nhất, và bản thân họ chẳng có gì sai mà phải sửa”. Tại Đại hội đảng cộng sản Liên Xô lần thứ 26, tháng 11-1982, Tổng bí thư  Brezhev vẫn mạnh miệng tuyên bố: “Liên Xô vững mạnh hơn bao giờ hết tư tường Marx- Lenin bách thắng sẽ  đè bẹp mọi trở ngai trên con đường tiến lên chủ nghĩa cộng sản!”.
                 Ngờ đâu Liên Xô sụp đổ, càng không thể tưởng tượng  cái thảm họa lớn nhất  thế kỷ 20 sảy ra nhanh như gió. Nhà sử học Adam Ulam viết: “Không một chính phủ của một quốc gia nào có quyền lực vũng chắc như chính quyền Liên bang Xô-viết, không có một thước đo nào trước 1985 cho thấy một thảm họa đang lù lù xộc tới chính phủ này”.
                Nhưng cái  ngày 19-8-1991 đen tồi ấy đã sảy ra. Nó xảy ra như trong một giấc mơ. Không ầm ĩ, không một tiếng súng nổ. Tất cả lực lượng quân đội, và hải quân  không hành động chống lại cuộc đổi thay chế độ. Hai  mươi xe tăng được điều tới chiến lũy ở phố Arbat, thủ đô Matxcva, nhưng không bắn một viên đạn nào.
                Nguyên nhân gì dẫn tới kết cục đó?
                Tạp chí cộng sản số 13, tháng 7-2003 viết: “Nguyên nhân cơ bản do Đảng cộng sản Liên Xô và các nước Đông Âu đã mắc sai lầm rất nghiêm trọng về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đó là đường lối hữu khuynh cơ hội, xét lại, thể hiện trước hết ở những người lãnh đạo cao nhất”. Giáo sư Nguyễn Đức Bình, nguyên Ủỷ viên Bộ chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đảng cộng sản Việt Nam viết: “Cuộc cải tổ của Gobachev được các nước phương Tây cổ vũ, hậu thuẫn, cải tổ như thế mà chế độ không sụp đổ mới đáng ngạc nhiên!”.
                  Theo  Gobachev thì “Stalin đã dạy người lãnh đạo cách đấm tay xuống bàn, nhưng tôi không muốn làm như thế”. Và theo  nhà sử học Adam Ulan thỉ: “Gobachev muốn sửa sai nền kinh tế chính trị một cách dè dặt, không ngờ chính sự dè dặt đó lại làm quả bóng vỡ tan ra !”. Nhưng có người kết tội Gorbachev là kẻ phản bội, đã bán đưng Liên Xô. Lịch sừ  rồi sẽ phán xét một cách công bằng.
                 Có điều mọi người biết là không chỉ Gorbachev, Ensin mà nhiều người trong lãnh đạo chóp bu của đảng cộng sản Liên Xô đã nhìn thấy sự bế tắc của mô hình kinh tế-chính trị tập trung quan liêu bao cấp dựa theo nguyên lý xóa bỏ hoàn toàn tư hữu như Tuyên ngôn cộng sản của Marx - Engel . Cơ cấu ấy hoàn toàn dựa trên sự giáo điều, không tôn trọng  quy luật  khách quan, triệt tiêu vai trò cá nhân, triệt tiêu tính sáng tạo, tính cạnh tranh lành mạnh và tính năng động. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến tệ bè phái, đặc quyền đặc lợi, độc tài, xa rời quần chúng, tham nhũng  đặc biệt tước đoạt quyền tự do dân chủ và nhân phẩm con người.
               Ngay từ năm 1963, Khrutsop, Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô, đã nói về nhân vật số 2, sau Lênin: “Trong ngôi nhà Stalin dựng lên, chứa đầy sự dối trá và khủng bố!”.
              Tham quyền cố vị, độc tài và dối trá không chỉ riêng Stalin, mà là căn bệnh nhiều lãnh đạo chóp bu trong điện Cremli mắc phải.
                  Bregionep xuất thân từ một người thợ, từng trải qua cuộc chiến tranh vệ quốc chống phát xít Đức, giản dị, khiêm tốn, chí công vô tư. Nhưng sau khi trở thành Tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô, Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao và Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Liên Xô thì  dần dần biến thành một con người khác. Chính ông đã đưa quân đội sang đàn áp phong trào dân chủ ở Tiệp Khắc, và bỏ tù nhà bác học hạt nhân Nga nổi tiếng thế giới Akharop cùng hàng ngàn  trí thức đối lập.  Từ  từ khi thay thế Khrutsop vào tháng 11-1964, Bregionep bỏ nếp sống giàn dị, thích đi săn, thích xe hơi sang trọng, thích phụ nữ đẹp và thích chung quanh mình những kẻ nịnh hót. Với đặc quền đặc lợi ấy, Bregionep  đã cố bám chiếc ghế quyền lực cao nhất cho tới lúc chết gục ngay trên chiếc ghế đó.
               Tờ báo “Tiếng vọng hành tinh” mô tà những năm tháng cuối đời cùa Bregionep như sau: “Con người lực lưỡng đẹp trai, Bregionep đã biến thành một lão già lụ khụ, và ông ta trở thành con tin của một hệ thống chính trị mà mình tích cực tham gia”. Thật mỉa mai khi Lênnin từng lên án chế độ Sa Hoàng  tham quyền cố vị trong  khi Bregionep  đã 18  năm liên tục làm Tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô, chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao và Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Liên Xô,  mà vẫn bám riết lấy cái ghế ấy khi đã già nua lẩm cẩm.
               Tờ báo “Tiếng vọng hành tinh” viết: “Ngày 25-9-2982, Bregionep đến Ba Cu, thủ đô nước cộng hòa Adecbaigian, để trao Huân chương Lê Nin lần thứ hai cho nước cộng hòa này. Bregionep phải chống gậy, có hai người dìu mà vẫn bị ngã chúi xuống. Mặc dù diễn văn đã được bộ phận thư ký chuẩn bị sẵn , nhưng do tuổi già , mắt kém, lúc giở cặp ra, bài nói chuyện ở nơi này ông đã nhầm sang nơi khác. Lợi dụng lúc đọc hết câu và tiếng vỗ tay trong hội trường vang lên, Giaida Aliep, Bí thư Thứ nhất Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản Adecbaigian, đã rút bài nói chuyện khác đặt lên trước mặt nói: “Thưa đồng chí Bregionep, phài đọc bài này ...”
                 Hai tháng trước khi chết gục trên trước ghế ngồi làm việc, Bregionep còn kịp ký lệnh đưa thêm quân sang Afghanistan và bãi bỏ lệnh  đặc xá  8 nhà báo và 15 trí thức dân chủ sắp hết hạn tù.
                 Boris Ensin đã viết trong hồi ký cùa mình: “Tôi đã chân thành tin vào các lý tưởng về sự công bằng đo đảng tuyên truyền, và cũng có cảm giác ấy khi gia nhập đảng, nghiên cứu toàn bộ các hiến chương, các chương trình và các giáo điều, đọc lại các tác phẩm cùa Lenin , Marx và Engel. Nhưng rồi tôi thất vọng...”
                 Alexsander Yakolev nói với Tổng bí thư Gorbachev sau 10 năm làm Đại sứ Liên Xô tại Canada: “Đủ lắm rồi, chúng ta không thể sống thế này thêm nữa! Chúng ta phải xét lại đường lối , tư duy, quan điểm về quá khứ, hiện tại và tương lai của chúng ta. Chúng ta không thể sống mãi như chúng ta đang sống, một cách sống nhục nhã ngoài sức tưởng tượng!”.
                Eduard Shevaknadze nguyên bộ trường Ngoại giao Liên Xô: “Mọi thứ đầu đã thối nát. Phải thay đổi thôi!”.
              Sakharov, nhà bác học hạt nhân bị Bregionep bỏ tù đã tổng kết trong quá trình tồn tại, cứ 12 năm Liên Xô đàn áp các nước “anh em” một lần, cụ thể năm 1956 đưa quân sang Hunggari, 1968 sang Tiệp Khắc, 1980 sang Ba Lan, ở trong nước  chính quyền  thẳng ta đàn áp các nhà dân chủ đối lập, trong 20 năm đã bắt hơn 3.000 người đi tù và đẩy ra nước ngoài, báo chí bị cấm đoán, những tác phẩm văn học nổi tiếng bị cấm xuất bản, và ông nói thẳng: “Mô hình của chúng ta không tổn tại được ví nó không tôn trọng con người. Đó chính là cốt lõi của vấn đề!”.
               Từ bản Tuyên ngôn cùa đảng cộng sàn 21-2-1948, khái niệm chủ nghĩa xã hội ra đời. Có rất nhiều thứ chủ nghĩa xã hội manh mún, bắt chước, áp đặt, phát triển rồi lụi tàn. Chủ  nghĩa xã hội của Marx-Lenin  đã trài qua thử thách, có thời kỳ lên đỉnh cao chót vót, nhưng rồi tụt xuống đáy vực. Hiện tại chỉ còn bốn nước trên thế giới theo chủ nghĩa xã hội là Việt Nam, Trung Quốc, Cu Ba, Triều Tiên. Bốn nước ấy có chủ nghĩa xã hội của riêng mình. Trung Quốc có: “Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc”. Việt Nam có: “Chủ nghĩa xa hội kinh tế thị trường”, Cu Ba vừa rồi cũng phát tín hiệu: "CNXH màu sắc Cu Ba"...Dù là hình thức nào thì quyền lợi dân tộc cũng phải đặt lên trên hết. Do đó điều cốt yếu nhất trong Tuyên ngôn cộng sản có lẽ không còn giá trị: “Đặt lợi ích hàng đầu và bảo vệ lợi ích đó không phụ thuộc vào dân tộc, mà cho toàn thể giai cấp vô sản!”.
            Điều còn nguyên giá trị cùa Tuyên ngôn cộng sản là: “Các quyết định về sản xuất cái gì, theo đuổi những chính sách gì, được lựa chọn một cách dân chủ, cho phép mọi thành viên của xã hội tham gia trong quá trình quyết định cả hai mặt chính trị và kinh tế!”.
             Nói như vậy thì không ai cãi để làm gì.  Nếu thực hiện đúng như thế, chứ không phải trá hình, thì quyền con người trong chế độ xã hội chủ nghĩa sẽ được tôn trọng, và điều mà nhà bác học Sakharop cho là “cái cốt lõi của vấn đề” được giải quyết...
              Liệu có trở thành hiện thực trong quá trình cải tổ, cải cách, mở cửa và đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam? Xem trong cách làm và bản lĩnh chí quyết, hầu hết người ta đều có lý do để băn khoăn: Liệu rằng công cuộc và những hô hào "chỉnh đốn đảng" vốn đã kéo dài dây dưa nhiều năm sẽ mạng lại những gì? Đi đến đâu?...“Bao nhiêu lợi quyền tất qua tay minh” – giai cấp vô sản đã nắm quyền lực trong tay từ rất lâu rồi, nhưng một khi vẫn ‘bảo thủ, bài cũ say làm’, bị hút theo cái đà ‘đâm lao” trước đây với thứ cái gọi là vũ khí “chuyên chính vô sản” (chuyên chính trở lại với chính giai cáp mình ư!?), qua đó phớt lờ những gíá trị và nhu cầu chính đáng của dân chủ - nhân quyền, thì hậu họa sẽ rất lớn, tình huống khôn lường, yếu tố  bất ngờ dễ bị bung xé. bất cứ lúc nào.  Nhưng, khốn nỗi, biết đâu, cho đến lúc này mà có ai đó vẫn rất chủ quan và qua tự tin nghĩ rằng: Đảng cộng sản Việt Nam vĩ đại, 'đạo đức, văn minh' có tài tháo gỡ hiện tình, vượt qua thử thách hơn các nước Đông Âu và Liên Xô? Chẳng lẽ có động cơ cao chót vót: "Người ta không trụ được, không làm được, mà mình trụ được, làm được; mình có sao người ta mới khen mình chứ!?". Để rồi nổi danh thế giới, đi vào 'lịch sử nhân loại' chưng? Nhưng, phần lớn mọi thất bại năng nề, trả giá đau đớn đều do chủ quan, xa rời thực tế, thiếu sự thức thời. Tôi nghĩ, một thể chế đã rơi vào thảm trạng phơi bày lồ lộ trong thực tế: “Một bộ phận không nhỏ đảng viên có chức có quyền suy thoái, biến chất, tham nhũng(theo HNTW4), trong đó những biểu hiện chỉ “khoác áo cộng sản”, thực chất là thứ trá hình, là ‘tư sản đỏ’ không phải là ít, lại bị ‘bê tông hóa tư duy’ đến mức khô cứng, giáo điều, thậm chí ấu trĩ, thực dụng đã “vàng hóa, nạm ngọc” trên các ghế quyền lực núp danh bản chất giai cấp vô sản…thì cái nút thắt ấy không dễ gỡ ra, cho dù nhiều người vẫn kiên trì nuôi hy vọng !
  M D
Copy từ : Blog Bùi Văn Bồng



.................

Thấy gì qua bản kết luận điều tra vụ án Đinh Nhật Uy

NGUYỄN TƯỜNG THỤY
Bản kết luận điều tra của Cơ quan an ninh điều tra công an tỉnh Long An (sau đây gọi tắt là CQĐTLA) số 03/ANĐT ngày 27/8/2013 kết luận Đinh nhật Uy đã xâm phạm trật tự quản lý hành chính qui định tại điều 258 Bộ luật hình sự và đề nghị truy tố Đinh Nhật Uy về tội danh này.
Điều 258. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước,quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân:
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trongt rường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Trong bản kết luận, CQĐTLA đã dẫn ra những tin rất bình thường mà Đinh Nhật Uy đã đăng lên trang facebook của mình để kết luận Uy đã vi phạm điều 258. Ví dụ, Uy cho rằng cơ quan điều tra đã bỏ mặc không quan tâm đến quyền lợi của gia đình, viết tin xúc phạm đến mấy tập đoàn viễn thông, đăng tin xúc phạm lãnh đạo, đánh giá về năng lực, cách thức điều hành đất nước của lãnh đạo ...

Họ lôi cả những tin Uy bày tỏ tình cảm đối với những người bị công an bắt như "Vững bước nhé những người em thân yêu", in chung hình Phương Uyên, Nguyên Kha với Tạ Phong Tần, Điếu Cày, Võ Minh Trí, Trần Vũ An Bình, kêu gọi hướng về phiên tòa xử Uyên - Kha, kêu gọi trả tự do cho hai em.
Rồi Uy đưa tin về hoạt động dán truyền đơn, lấy hình đại diện mang ý nghĩa bỏ điều 4 hiến pháp, đăng ảnh châm biếm việc góp ý sửa đổi hiến pháp.
Buồn cười hơn, họ còn kê ra cả việc Uy còn chia sẻ một số bài viết trên các trang mạng khác, trong đó có cả trang blog của Bùi Thị Minh Hằng. Về việc này, Bùi Hằng viết như sau:: "... tôi đã đọc ngay bài: "CÔNG AN Long An bắt nạt trẻ con" cho cả gần chục viên côn an nghe tại đồn. Chính tại đây tôi đã chụp những bức ảnh sau và làm thành băng rôn tố cáo sai phạm của họ trong phiên phúc thẩm ngày 16-8-2011. Mời đọc lại bài viết tôi đọc trong đồn công an Long An. Những em nào hôm ấy được nghe sao không bắt Bùi Hằng này mà kết tội Đinh Nhật Uy share bài viết nhể?
Bản kết luận còn nói đến việc Uy trả lời phỏng vấn về phiên tòa sơ thẩm xử Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, trong đó Uy cho rằng mức án hết sức vô lý, cho rằng án trên đưa xuống thế nào thì Hội đồng xét xử phán như vậy.
Về việc án trên đưa xuống (gọi là án bỏ túi) nhiều người đã đề cập, kể cả các thẩm phán kỳ cựu và tôi tin rằng rất nhiều người tin có loại án này. Còn phiên tòa sơ thẩm vụ Uyên - Kha, Uy nhận định là vô lý thì đến nay đã có phiên tòa phúc thẩm chứng minh. Không vô lý tại sao Kha được giảm một nửa án tù, còn Uyên thì cho hưởng án treo?
Thì ra CQĐTLA dùng điều 258 để bắt và truy tố người như thế này đây. Trong phạm vi 1 bài viết, tôi không có ý định nhận xét tất cả những ý mà CQĐTLA nêu ra nhưng những hành vi của Đinh Nhật Uy họ nêu ra không có gì mới và là chuyện hết sức bình thường. Hàng ngày, ta gặp rất nhiều thông tin như thế hoặc tương tự xuất hiện trên các trang mạng. Cứ theo bản kết luận điều tra thì có thể nói rất nhiều cá nhân sử dụng mạng đã vi phạm điều 258. Có người còn cho rằng, nếu vì những thông tin như thế mà Uy phải đi tù thì nhiều người đáng đi tù gấp 10 lần.
Facebooker Hồ Ly Tiên giễu cợt:
"Với (điều)258, ai cũng có thể là tù nhân dự bị. Chắc bi chừ có đến trên chục triệu người. Tui thấy bớt cô đơn".
Và với tôi, biết đâu sau khi viết bài này, tôi rất có thể bị bắt vì đã xâm phạm đến lợi ích của cơ quan an ninh điều tra công an tỉnh Long An  nếu như cơ quan cảnh sát điều tra Hà Nội cùng lối tư duy với CQCSĐTLA. Nếu thế thì biết làm sao, khi thấy trường hợp này, mình không thể không lên tiếng.
Nhưng ngược lại, trên thực tế, có rất nhiều trường hợp cán bộ, nhân viên Nhà nước, công an hoặc côn đồ đã xâm phạm lợi ích hợp pháp của công dân thì không bị xử lý. Trong những trường hợp này, họ chẳng thèm lợi dụng quyền tự do dân chủ mà họ chà đạp thẳng lên pháp luật, như bắt bớ người biểu tình, bắt nhốt dân oan đi khiếu kiện, đánh đập giáo dân... Nóng bỏng nhất lúc này là nhà Bùi Thị Minh Hằng ở 106 Lê Hồng Phong, Tp Vũng Tàu đã bị bao vây, theo dõi từ ngày 17/8/2013 đến tận bây giờ chưa được giải tỏa mà chiều hướng ngày càng căng thẳng. Nhiều trường hợp dân oan ức đi kiếu kiện năm này qua năm khác vẫn không được xử lý, đơn giản chỉ vì đối tượng gây ra thiệt hại cho họ là người của Nhà nước.
Cứ theo kiểu luận tội của cơ quan điều tra Long An thì tất cả những lời lẽ phê phán, chê bai thậm chí phàn nàn đối với lãnh đạo, lực lượng công an, các tổ chức Nhà nước đều vi phạm điều 258. Họ làm như thế lãnh đạo, lực lượng công an, các tổ chức không bao giờ sai, hoặc có sai không được phản ứng vì việc phản ứng đã xâm phạm lợi ích đến các đối tượng này. Và như vậy, mọi sự bức xúc trước những việc làm dở của mỗi tổ chức, cá nhân đều phải kìm nén, họ chỉ có quyền khen ngợi hoặc im lặng chịu đựng?
Trên thực tế, đã có nhiều ý kiến phản ứng về sự tồn tại của điều 4 trong Hiến pháp, vấn đề sở hữu đất đai, dự án Bauxite, việc công an lộng hành đánh dân, tham nhũng... Một số chủ trương lớn của Nhà nước đã từng bị phản đối, người ta còn tổ chức lấy chữ ký hẳn hoi. So với những sự phản ứng đó thì hành vi của Uy chỉ là con muỗi.
Kỳ lạ hơn, CQĐTLA còn đề nghị Viện Kiểm sát xem xét, xử lý cả đến 6 chiếc áo có in chữ "Hoàng Sa - Trường Sa - Việt Nam", "xóa đường lưỡi bò", "bảo vệ biển đảo Việt nam"... Rồi quyển vở học sinh có bài viết phản ánh việc tiếp nhận, xử lý đơn của cán bộ Tòa án cũng bị đề nghị xem xét xử lý...
Vấn đề HS, TS là của VN, thiết tưởng không còn gì phải bàn. Vậy in dòng chữ thể hiện tinh thần ấy lên áo cũng là một hành vi cấu thành tội phạn ư, thưa cơ quan điều tra Long An?
Việc đề nghị xem xét, xử lý đối với những chiếc áo có in nội dung về biển đảo khiến tôi buộc phải nghi ngờ động cơ của CQĐTLA. Phải chăng, bằng việc này, CQĐTLA đã cố tình khơi dậy sự hoài nghi của nhân dân đối với Đảng CSVN và Nhà nước VN về quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc? Với thái độ hết sức nghiêm túc, tôi đề nghị Cơ quan điều tra của Bộ Công an vào cuộc để điều tra về việc này.

CQĐTLA đã đưa ra một bản kết luận nực cười và bôi bác trong vụ án Đinh Nhật Uy. Phải chăng đây là sự nhạo báng nền pháp luật Việt Nam hiện nay?
Khi nghe tin Đinh Nhật Uy bị bắt bởi điều 258, tôi đã tìm đọc trang facebook của Uy, thấy không có gì gọi là vi phạm nhưng chưa biết Uy còn có hành vi gì nữa để bị bắt. Nay, qua kết luận điều tra của CQCSĐTLA thì hành vi của Uy đã rõ. Những hành vi ấy không thể cấu thành tội phạm. Ngược lại, cần biểu dương Uy về tinh thần yêu nước vì Uy tha thiết với biển đảo của Tổ Quốc là khác.
Điều cần làm thông minh, sáng suốt nhất lúc này là trả tự do cho Đinh Nhật Uy. Xin công luận lên tiếng bảo vệ em.
6/9/2013
NTT


Copy từ: Blog Nguyễn Tường Thụy


 ....................

BIÊN BẢN KẾT LUẬN ĐIỀU TRA ĐINH NHẬT UY - MỘT TRÒ CƯỜI RẺ TIỀN CỦA NGÀNH AN NINH LONG AN.


FB Thùy Trang
7-09-2013
(*)- Ai Thắc Mắc về biên BẢN ĐIỀU TRA nầy xin liên lạc An Ninh ký tên là THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐIỀU TRA Đại Tá Nguyễn Sáu Điện thoại: +84913958236.


BIÊN BẢN KẾT LUẬN ĐIỀU TRA ĐINH NHẬT UY MANG NHIỀU TỘI DANH SỬ DỤNG FACEBOOK.

BIÊN BẢN KẾT LUẬN ĐIỀU TRA ĐINH NHẬT UY chúng ta tạm thời chú tâm chỉ lượt những nội dung mà nhà nước CSVN kết tội sử dụng FaceBook như thế nào. :

Trang (2) bản kết tội viết :

- Ảnh bìa trang FaceBook thực hiện ngày 14,23/5/2013 có nội dung kêu gọi hướng về phiên tòa xét xử vụ án Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên, kêu gọi trả tự do cho Kha, Uyên.

- Ảnh bìa trang FaceBook thực hiện ngày 24/12/2012 với nội dung nhắn gửi Kha, Uyên "Vững bước nhé những người em thân yêu".

- Ảnh bìa (FaceBook) thực hiện ngày 26/12/2012, ngày 01/2/2013 có hình Kha, Uyên được sắp xếp chung với các đối tượng khác ... Nội dung chủ đề các ảnh bìa trang FaceBook có tính chất cổ vũ hành vị vi phạm pháp luật của một số đối tượng nầy.

- Tin đăng (FaceBook) ... ngày 22/1/2013 thông báo về TTYN ...có nội dung châm biếm, đả kích, đi ngược lại chủ trương lớn của nhà nước ta trong việc lấy ý kiến sửa đổi HP92 và chính sách đối ngoại với TQ cụ thể như :

- Ngày 28/2/2013 cập nhật ảnh đại diện FaceBook ... Xóa Bỏ điều 4 HP

- Ngày 24/1/2013 đăng 1 tấm ảnh trên FaceBook châm biếm việc sửa đổi HP

- Trang FaceBook của bị can thực hiện đã có nhiều lượt người dùng vào xem và tham gia bình luận, nói xấu chế độ, xuyên tạc một số chủ trướng lớn của nhà nước ... Nội dung bình luận nầy tập trung ở một ở một số người dùng FaceBook có kết nối bạn bè với bị can, trong đó có những tài khỏang tham gia nhiều lượt bình luận ...


Trang (3) bản kết tội viết : ...Đăng tin hướng dẫn người khác liên kết trang FaceBook Hội Những Người Yêu Mến Hai Sinh Viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha "www.facebook.com/toai2,...Tất cả những trang web nầy đều có chứa nội dung cổ súy cho hành vi vi phạm pháp luật của Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên và 'xâm phạm tới nhà nước' ... Một số bài viết trên trang web nầy (FaceBook) có nội dung có hại đến trật tự, an toàn xã hội, xuyên tạc tình hình chính trị - xã hội ở Việt Nam; nói xấu chế độ, xúc phạm, xâm hại lực lượng Công An nhân dân Việt Nam ....

Đọc chưa hết bản kết tội dài lòng thòng với các tội danh FaceBook nầy xong thì anh chị đã thấy là CSVN họ kết tội người còm ở Facebook mình cũng là tội của mình luôn ... Lạ nhỉ ! Người nào làm, người nấy chịu chứ người khác vào Còm ở FaceBook của Đinh Nhật Uy mà bắt Uy phải gánh tội cho người còm thì chỉ có Luật Rừng thời thượng cổ mới xử kiểu nầy.

********
Nhận được Biên bản kết luận điều tra dài lòng thòng nhưng phần lớn là kết tội sử dụng Facebook, tội đăng hình trên FaceBook, tội chọn Icon trên FaceBook và tội Tếu Lâm nhất lịch sử của ngành Công Tố CSVN là kết Tội CÒM TRÊN FACEBOOK.
Trớ trêu hơn nữa tội CÒM ở đây không phải mình CÒM mà là người khác vào nhà mình CÒM nhưng chủ nhà phải gánh chịu tội cho KHÁCH THẬP PHƯƠNG tới CÒM!
Không biết tính mình có phải là tính hài hước hay không nhưng sau khi đọc xong bản kết luận điều tra thì phải cười té ghế .Thật vậy, phần lớn An Ninh Long An gán tội cho Đinh Nhật Uy là vì người khác vào Còm trên trang Facebook của Uy.
Kỳ lạ và ngộ nghĩnh! Ai làm thì người ấy chịu chứ bắt một người phải gánh tội thay cho muôn vạn người thì thật là vô lý hết sức. Nếu như vậy thì An Ninh Long An phải bắt giam vô số người chỉ vì tội liên quan bạn bè trên Facebook.
Nếu giả dụ tôi quen một người, anh ấy viết thư cho tôi rồi sau đó anh ấy bị bắt vì tội gì không biết thì mình cũng sẽ bị liên lụy chỉ vì nhận thư của anh ấy gửi! 
Tội trạng nầy chắc là tội mới sáng chế từ lò công an Long An đây. Trên thế giới và ngay cả Bộ Luật Hình Sự của nhà nước ta cũng chưa thấy có mục nào xử tội Còm trên Facebook cả.
À thì ra tội như vầy "tham gia bình luận, nói xấu chế độ, xuyên tạc một số chủ trương lớn của nhà nước"...
Đúng vậy, nhà nước ta quá đẹp nên không ai được nói xấu hơn nữa chủ trương lớn của nhà nước ta cũng không được xuyên tạc nghe các bạn! Nhà nước ta có chủ trương lớn là bàn giao Thác Bản Giốc cho Khựa thì cũng đừng ai xuyên tạc nghe, có tội đấy...
Chế độ nhà ta là Ưu Việt, không ai được nói xấu nghe ... Và đây cũng là một tội danh ở tù mọt gông chứ không phải nhẹ đâu.
.......
Các anh chị biết là Đinh Nhật Uy là một Người nông dân cần mẫn, tính tình hiền lành. An Ninh không có cớ gì để kết tội Uy nên họ phải dựng lên những tội danh 'vô tiền khoáng hậu' như vậy. 

Các anh chị thương Uyên , Kha như thế nào thì xin hãy thương Đinh Nhật Uy như vậy. Chúng ta hãy tới Long An để phản đối một phiên tòa vô lý nhất lịch sử loài người.

Đến phản đối phiên tòa của Uy không những thương Uy mà chúng ta cần phải tranh đấu để những người khác không bị liên lụy với những bản án TỰ PHÁT vô lý của ngành an ninh Long An.
Trân trọng

Copy từ: Blog Trí Nhân Media


...................