CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Gương trồng cây thời @


Đảng Còm Sỹ Lề Dân (Danlambao) “... Chút thắc mắc mong được bạn đọc cả hai lề khắp bốn phương trời gở rối tơ lòng: Phải chăng bí quyết trồng cây XHCN thời @ là Bứng một gốc cây to đùng nơi này, rồi đem Trồng lại ở một nơi khác và không bao giờ quên chôn sâu hay gắn kỹ 1 tấm biển “lưu niệm” đầy đủ lý lịch trích ngang của vai chính - y trang tươm tất, giày da bóng lộn, son phấn như nhồi - loay hoay xới xới như con gì bờ ươi, tưới tưới như con gì đờ ái?”

*

Cái cây mà biết nói năng,
Quý bác tưới, xới hàm răng răng hè?

Đăng đẳng hơn 50 năm trước, ở Việt Nam nói riêng người người đều đinh ninh như đinh đóng cột câu “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người” là do bác Hồ của người ta lập ngôn; thế rồi mươi năm trở lại đây - Internet bùng nổ, thiên hạ mới té ngửa ra rằng gốc danh ngôn này vốn đã xuất hiện bên Tàu từ 2.500 trước, thời Xuân Thu, và tác giả trồng ra nó là tướng quốc Quản Di Ngô, nguyên văn:

["Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc
Thập niên chi kế mạc như thụ mộc,
Chung thân chi kế mạc như thụ nhơn
Nhất thu nhất hoạch giả, cốc dã
Nhất thu thập hoạch giả, mộc dã
Nhất thu bách hoạch giả, nhơn dã."

Tạm dịch:

"Kế một năm, chi bằng trồng lúa
Kế 10 năm, chi bằng trồng cây
Kế trọn đời, chi bằng trồng nguời.
Trồng một, gặt một, ấy là lúa
Trồng một, gặt mười, ấy là cây
Trồng một, gặt trăm, ấy là người."] (1)

Ngày 28-11-1959, bác Hồ của người ta phát động phong trào “Tết trồng cây”, và ngày 11-01-1960 (Tết Canh Tý) bác Hồ của người ta trồng 1 gốc đa đầu tiên nhỏ cỡ bắp tay trong Công viên Bảy Mẫu (nay là Công viên Thống Nhất); gốc đa cuối cùng Người ta trồng tại xã Vật Lại, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) nhằm ngày 16-02-1969 (mồng một Tết Kỷ Dậu), cách mấy tháng trước ngày Người ta đi xa, 02-09-1969. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, hiện nay (2014) riêng gốc đa trong Công viên Thống Nhất, tục gọi “cây đa bác Hồ” của người ta đã xum xuê, tán cây rợp bóng và là nơi núp lý tưởng của nhiều thế hệ Cuội kế thừa. 

“Cây đa bác Hồ” trồng năm 1960

“Cây đa bác Hồ” năm 2014

Từ đó, cương quyết duy trì mỹ tục này, mỗi mùa Tết Nguyên Đán, các lãnh tụ đảng và lãnh đạo chính quyền cấp cao nhất của người ta thường tổ chức những pha trồng cây cực kỳ ngoạn mục. Trong bài này, Đảng Còm Sỹ Lề Dân chỉ lược sơ vài hình ảnh “Tết trồng cây”, liên tục hai năm 2013 và 2014, với chút thắc mắc mong được bạn đọc cả hai lề khắp bốn phương trời gở rối tơ lòng: Phải chăng bí quyết trồng cây XHCNthời @ là Bứng một gốc cây to đùng nơi này, rồi đem Trồng lại ở một nơi khác và không bao giờ quên chôn sâu hay gắn kỹ 1 tấm biển “lưu niệm” đầy đủ lý lịch trích ngang của vai chính - y trang tươm tất, giày da bóng lộn, son phấn như nhồi - loay hoay xới xới như con gì bờ ươi, tưới tưới như con gì đờ ái?

*
Tết Quý Tỵ 2013

Bác TBT Nguyễn Phú Trọng  (SN 1944, 69 tuổi) trồng lại cây con độ… 34 năm 6 tháng tuổi!

Bác Chủ tịch nước Trương Tấn Sang  (SN 1949, 64 tuổi) trồng lại cây con độ… 32 năm tuổi!

Bác Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng  (SN 1949, 64 tuổi, áo trắng) trồng lại cây con độ… 32 năm tuổi!

Bác Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng  (SN 1946, 67 tuổi) trồng lại cây con độ… 33 năm 6 tháng tuổi!

Bác Phó Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân  (1954, 59 tuổi, mặc áo vét) trồng lại cây non độ… 29 năm 6 tháng tuổi!

Tết Giáp Ngọ 2014


Bác TBT Nguyễn Phú Trọng lại trồng cây con!


Bác Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lại trồng cây con!

Bác Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan  (SN 1951, 63 tuổi - giữa, quàng khăn đỏ) trồng lại cây con mấy tháng tuổi?

Bác Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại trồng cây con!

Bác Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng (giữa) lại trồng cây con!

Bác Phó Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân lại trồng cây con!

Thành tích quá trình vận dụng sáng tạo việc  học và làm theo gương trồng cây của bác Hồ của người ta 

- Hoan hô các bác trồng cây:
Mười cây chết chín một cây gật gù!
- Các cháu có mắt như mù,
Mười cây chết cả gật gù cây nao?
- Các bác giờ thật là "cao":
Bứng cây cổ thụ trồng vào bồn hoa!
- Các cháu đừng có điêu ngoa,
Cổ thụ mọc sẵn bồn hoa mới làm!

(Vè Bút Thép)

(Tổng hợp từ Internet)

Đảng Còm Sỹ Lề Dân

____________________________________

- Bác Hồ của người ta truyền: “Phải có kế hoạch trồng rừng và tích cực bảo vệ rừng… Phải bảo vệ rừng như bảo vệ nhà của mình”.

Thì đây: 

Chú thích:


Copy từ: Dân Làm Báo


............

Có một doanh nhân nhờ ơn mưa móc bên vợ mà lý lịch trở nên trong sáng không còn con ngụy ác ôn.

Doanh nhân Nguyễn Bảo Hoàng: Lý lịch trong sáng, sự nghiệp huy hoàng

Henry Nguyễn, một doanh nhân thành đạt gốc Việt đưa Mc Donald, có tiểu sử hoàn hảo và đầy màu hồng.
Henry-Nguyễn. giàu, Nguyễn_Hoàng-Bảo-Ngọc
Henry Nguyễn, tên thật là Nguyễn Bảo Hoàng, sinh năm 1974 tại Sài Gòn trong gia đình có 4 anh em. Đến năm 1975, ông cùng gia đình chuyển sang định cư tại bang Virginia, Mỹ.
Henry-Nguyễn. giàu, Nguyễn_Hoàng-Bảo-Ngọc
Nguyễn Bảo Hoàng học đại học tại Harvard, tại đây ông được học bổng Harvard National Scholar và tốt nghiệp cử nhân văn học cổ điển với hạng xuất sắc Magna Cum Laude năm 1995. Ông Hoàng cũng đồng thời tốt nghiệp bác sĩ y khoa và thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Northwestern và Kellogg School of Management.
Henry-Nguyễn. giàu, Nguyễn_Hoàng-Bảo-Ngọc
Ông Hoàng từng là giám đốc điều hành cho công ty VITC tại khu vực châu Á, một công ty viễn thông Mỹ chuyên về IP và công nghệ. Ông cũng là cộng sự tại Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs tại NewYork chuyên nghiên cứu về các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ và phát triển phần mềm.
Henry-Nguyễn. giàu, Nguyễn_Hoàng-Bảo-Ngọc
Một trong những thành công lớn nhất của ông Hoàng là đầu tư vào VCCORP và PeaceSoft khiến tỉ suất sinh lời nội bộ tăng lên 30%. Theo ông Hoàng, những con số không dừng lại ở đó, trong năm tới lãi suất sẽ tăng gấp 5 lần so với ban đầu.
Henry-Nguyễn. giàu, Nguyễn_Hoàng-Bảo-Ngọc
Không chỉ là doanh nhân, ông còn là người đam mê thể thao. Ông Hoàng hiện đang sở hữu đội bóng Sài Gòn heat, đội bóng rổ số 1 Việt Nam hiện nay. Ông nói đam mê nâng tầm bóng rổ Việt Nam trở thành số 1 Đông Nam Á.
Henry-Nguyễn. giàu, Nguyễn_Hoàng-Bảo-Ngọc
Ngày 17/11/2008, ông Hoàng kết hôn với bà Nguyễn Thanh Phượng. Ông Hoàng cho biết,ông luôn mơ ước được quay về quê hương đất nước Việt Nam, lập nghiệp và lấy vợ là người Việt. Giờ đây ông đã có được tất cả những gì mình mong muốn.
Henry-Nguyễn. giàu, Nguyễn_Hoàng-Bảo-Ngọc
Ông cũng là người có công lớn đưa chuỗi cửa hàng ăn nhanh hàng đầu thế giới Mc Donald về Việt Nam. Những nhà hàng đầu tiên được đặt tại TP HCM do chính ông quản lý.
Henry-Nguyễn. giàu, Nguyễn_Hoàng-Bảo-Ngọc
“Từ bé đến nay, tôi vẫn luôn là người hâm mộ cuồng nhiệt của McDonald. Đó là nơi tôi có nhiều trải nghiệm thú vị và một trong số đó là việc làm đầu tiên của tôi khi ở tuổi vị thành niên. Từ khi trở về Việt Nam hơn 10 năm trước, tôi vẫn luôn mơ ước một ngày nào đó có thể đưa McDonald’s đến với quê hương mình”, ông Nguyễn Bảo Hoàng nói.
Theo VTC

Copy từ: VietnamNet 

..................

Đối thoại với ai?


Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) - “Lúc 24 giờ Việt Nam (18 giờ Thụy Sỹ), thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc đọc diễn văn kết luận sau bình luận và khuyến nghị của đại diện các nước”:

“Đáp lại 36 quốc gia, chúng tôi muốn nhấn mạnh chính sách nhất quán của Việt Nam là tăng cường đối thoại để thúc đẩy nhân quyền. Do đó, các câu hỏi được đặt ra đều được ghi nhận và phản hồi trong không khí cởi mở, hữu nghị, nhằm cải thiện nhân quyền”.

“Việt Nam đang gia nhập các công ước khác của Liên Hợp Quốc, ví dụ về cưỡng bức mất tích, tình trạng của người tị nạn, người lao động. Một lần nữa tôi xin nhấn mạnh, VN cam kết đối thoại”.

“… Chúng tôi cam kết chủ động xây dựng, duy trì đối thoại, hợp tác và nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ của mình.”…

“... Việt Nam sẵn sàng mở cửa cho đối thoại và hợp tác với các nước khác….”

Đấy là những đoạn trích trong bài tường thuật trực tiếp phiên điều trần UPR về tình trạng nhân quyền Việt Nam được dẫn lại trên trang Dân Làm Báo. Ngay từ khi phiên điều trần này sắp và đang diễn ra, đã có rất nhiều công dân Việt Nam đặc biệt là giới đấu tranh cho Nhân Quyền, Blogger, facebooker theo dõi và bình luận. Và chắc chắn sẽ còn nhiều hơn nữa những ý kiến phản hồi thời hậu UPR. Tôi, nhân danh một công dân Việt Nam chỉ xin phản hồi về hai chữ “đối thoại” mà ông Hà Kim Ngọc nhân danh Nhà nước cộng sản Việt Nam tuyên bố “sẵn sàng” và “cam kết” trước cộng đồng Quốc tế. Còn các nội dung khác, xin không được bình luận.

Đối thoại: Có thể hiểu là cuộc nói chuyện (động từ) qua lại giữa hai hay nhiều người với nhau. Hiểu theo nghĩa rộng hơn thì đó là cuộc (sự) bàn bạc, thương lượng trực tiếp giữa hai hay nhiều bên để giải quyết các vấn đề cùng quan tâm.

Buổi điều trần Nhân quyền VN tại LHQ (Ảnh Bùi Tuấn Lâm)

Khoan nói tới sự “đối thoại” của Nhà nước CHXHCNVN với “các nước khác”. Hãy đi vào thực chất. Có hay không sự đối thoại về Nhân quyền của nhà nước với chính những công dân Việt Nam ngay trong phạm vi đất nước này? Xin trả lời ngay là: KHÔNG. Nói chính xác hơn, nhà nước chưa bao giờ dám đối mặt (đồng ý tổ chức) một cuộc đối thoại thẳng thắn, sòng phẳng với những cá nhân, những nhóm dân sự độc lập vận động cho Nhân quyền Việt Nam. Mà chỉ là những cuộc họp, cuộc hội thảo, “đối thoại cởi mở” theo kiểu dân chủ tập trung do đảng tổ chức để đối thoại với chính... các tổ chức, các đảng viên do đảng chỉ định rồi cứ theo định hướng (của đảng) mà thực hiện. Báo chí truyền thông (đương nhiên của đảng) sẽ là nhân tố cuối cùng để hoàn thiện bài ca dân chủ định hướng xã hội chủ nghĩa. Tức là quân ta khen quân mình, mèo khen mèo dài đuôi, còn thằng dân thì… mặc kệ mẹ chúng mày. Đứa nào lên tiếng không đúng định hướng, không theo chủ trương chính sách và sự chỉ đạo của đảng đích thị là “phản động”.

Có nhiều cách để đối xử với bọn “phản động” lắm: sách nhiễu, đuổi việc, đe dọa, trấn áp, cô lập, bôi nhọ, hành hung chúng lẫn người thân của chúng. Nếu vẫn không “chừa” thì bắt bỏ tù rồi đem ra xét xử trong những phiên tòa “công khai” đến mức cha mẹ, vợ con anh chị em ruột thịt của “bị cáo” cũng đừng mơ được tham dự. Vào tù cũng chưa yên, có hàng tá những biện pháp tha hồ được áp dụng khiến chúng phải… nhũn như con chi chi, mà biện pháp nào cũng đều phù hợp với luật pháp, hiến pháp cũng như thực tế nội bộ của Việt Nam, đừng ai can thiệp. Cần thiết nữa thì cứ thả một vài “đứa” vừa được tiếng là nhân đạo, vừa được lợi về kinh tế sau những cuộc thương thuyết với bọn “tư bản giãy chết”. Như thế đương nhiên, ngoài đảng tự đối thoại với đảng ra, không có bất cứ ai đủ tư cách đối thoại với đảng hết. Không một ý kiến trái chiều nào được lắng nghe, chấp nhận. Đã không chấp nhận đối thoại với dân chúng của chính nước mình thì liệu có tư cách để đối thoại với các nước khác không? Chưa kể các cuộc được gọi là đối thoại (với các nước khác) đều được dập khuôn gần như giống nhau, bằng các văn bản được soạn sẵn lôi trong túi ra đọc, khỏi cần biết câu hỏi chất vấn là gì.

Nguyễn Anh Tuấn, Phạm Đoan Trang, Trịnh Hội tiếp xúc với đại diện LMDCTD châu Âu

Theo dõi phiên điều trần của chính phủ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc và các cuộc tường trình, tiếp xúc, thuyết trình của các đại diện, phái đoàn dân sự độc lập Việt Nam với chính giới Âu Châu, Mỹ, các tổ chức về Nhân quyền ở ngay tại các trụ sở của các tổ chức trên thấy rõ sự khác biệt. Các chàng trai, cô gái tuổi đời còn rất trẻ, trong số họ có người thậm chí lần đầu tiên đi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đã không hề thua kém. Hơn thế họ còn tự tin và bản lĩnh hơn rất nhiều so với những quan chức cấp nhà nước được chuẩn bị kỹ lưỡng và được trang bị tận răng. Điều gì làm nên sự khác biệt và đáng tự hào như thế? Họ ra đi mang theo khát vọng mãnh liệt: Khát vọng Tự do với hành trang duy nhất là Sự thật. Yêu lắm, tự hào, hãnh diện và cảm động lắm những Trịnh Hội, Đoan Trang, Trịnh Hữu Long, Nguyễn Anh Tuấn, Bùi Tuấn Lâm và bao nhiêu những bạn trẻ khác đã do bị nhà nước ngăn cản trái phép đã không thể trực tiếp mang tiếng nói của mình đến với cộng đồng nhân loại tiến bộ. Điều ấy cho thấy rằng, mỗi một công dân Việt Nam đều có thể nói với thế giới rằng: Chúng tôi là người Việt Nam, chúng tôi sẽ chiến đấu và sẽ chiến thắng.

Hy vọng, không một người Việt Nam nào phải hối tiếc vì đã đứng ngoài hoặc bỏ lỡ cơ hội thay đổi vận mệnh của Đất nước. Hãy lên tiếng nói về Nhân quyền của mình cho dù chính quyền cộng sản có cho phép hoặc dám chấp nhận hay không một cuộc đối thoại với người dân.

Phạm Thanh Nghiên

Copy từ: Dân Làm Báo


....................

Việt Nam bị chỉ trích mạnh tại phiên kiểm điểm định kỳ về nhân quyền


Phái đoàn Việt Nam do thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc (hàng đầu, giữa) tại phiên kiểm điểm định kỳ về nhân quyền tại Genève ngày 5/2/2013
Phái đoàn Việt Nam do thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc (hàng đầu, giữa) tại phiên kiểm điểm định kỳ về nhân quyền tại Genève ngày 5/2/2013
Ảnh: webtv.un.org

Thụy My
Hôm qua, 05/02, tại Genève, tình hình nhân quyền của Việt Nam đã được đưa ra xem xét tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát ở Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Hơn 100 quốc gia tham gia đóng góp ý kiến về tình hình nhân quyền ở Việt Nam và đưa ra những khuyến nghị đối với chính phủ Hà Nội. Lần này, Việt Nam đã gặp nhiều chỉ trích mạnh mẽ về tình trạng nhân quyền, đặc biệt là từ các nước phương Tây.


Copy từ: RFI


.................

Toàn dân lấp ao, cả làng lấn chiếm


Nguyễn Mộng Hoài 
Nói như vậy thì có người bảo tôi là một anh chàng "lộng ngôn" thổi phồng vấn đề lên, chứ chuyên đất đai bây giờ đã có "Hiến pháp" lại có "Luật", lấy đâu ra mà "lấn chiếm ghê thế ?

Vâng, cứ cho là tôi "lộng ngôn", nhưng thực tế diễn ra hằng ngày trong suốt hơn 10 năm qua tại quê tôi lại đúng là như vậy. Quê tôi là một xã thuộc trung tâm châu thổ sông Hồng, đất chật người đông, đang có tốc độ "đô thị hóa" và "xây dựng nông thôn mới" nhanh đến chóng mặt.

"Công nghiệp về làng" đã thay đổi nhiều cả một vùng quê xưa nay thuần nông, người nông dân nhiều đời "bán lưng cho trời, bán mặt cho đất". Xã tôi được "quy hoạch vào một khu công nghiệp của tỉnh" theo báo cáo của UBND xã, thì có đến 30 doanh nghiệp đã vào địa bàn xã, trong đó có 2 tập đoàn lớn là dệt may và kinh tế Nhật Bản, mỗi doanh nghiệp "thuê" 100 héc-ta đất canh tác lâu đời của nông dân. Hai doanh nghiệp này "làm ăn lớn" nên 7 năm nay chưa triển khai sản xuất. Doanh nghiệp dệt may còn quảng cáo bán "hạ tầng cơ sở" trên "vị trí chiến lược" nhưng xem ra chưa ai mặn mà lắm. Hầu hết các doanh nghiệp công nghiệp dịch vụ vào địa bàn, lúc đầu tuyển công nhân rầm rộ, xây dựng hạ tầng cũng rầm rộ, nhưng sau ba năm "suy thoái kinh tế" đến nay hầu như nằm im hoặc đã "giải thể" bằng nhiều cách, nhiều thủ đoạn sa thải công nhân và "tuyển công nhân".
Trong bối cảnh ấy, một xã có 450 hec-ta đất canh tác, đã "bán" hết 400 hec-ta cho các doanh nghiệp theo quy định của tỉnh, với giá đền bù giải phóng mặt bằng "rẻ như bèo", năm đầu được 7 triệu một sào, ông xã khấu trừ 100.000 đồng/sào để "làm giấy tờ", người dân chỉ được nhận 6,9 triệu. Vậy mà ai cũng hí hửng, vì quê tôi họ không yêu ruộng đất nữa' vì nông dân làm ăn cực khổ những lại phải è cổ đóng các loại phí hết cả thóc ăn. Ngày nay, không còn diện tích canh tác để chuyển nhượng nữa thì dân phải chạy đôn chạy đáo kiếm ăn, chứ biết làm thế nào ? Còn lạo ít ruộng "đầu thừa đuôi theo" giao cho một số gia đình nông dân, phần lớn là nông dân nghèo" tiếp tục làm nông nghiệp, nhưng hàng vụ vẫn phải nộp đủ mọi thứ phí và nhất là phải chịu giá rất cao các loại vật tư cần thiết "đầu vào" thành ra ít ai còn thiết tha với làm nông nghiệp nữa. Toàn xã hết ruộng, không còn lý do để nuôi trâu "là đầu cơ nghiệp", chăn nuôi cũng kém phát triển, đa số các gia đình nông dân để trống chuồng, hoặc dẹp chuồng lợn nhường chỗ cho công trình phụ.
Xã tôi hiện có 11 nghìn dân cư trú ở 9 thôn, trong đó 6 thôn giáp quốc lộ lớn. "Nhà mặt phố, bố làm to" không chỉ còn là "phương châm" là "khẩu hiệu", mà đã thành hiện thực. Một xuất đất ở 100 mét vuông có thời gian lên đến 1 tỷ đồng, vị trí gần chợ, gần quốc lộ giá còn cao hơn.
Lần theo "lý lịch", đất đai ở quê tôi có thể tóm tắt như sau:, sau CCRĐ năm 1956, ruộng đất được chia theo khẩu hiệu "người cày có ruộng", nhân khẩu được bình quân 3 sào Bắc Bộ (mối sào 360 mét vuông), vào loại trung bình trong vùng. Sau nhiều năm, nhất là sau khi lên hợp tác xã nông nghiệp bậc cao, đất canh tác, đất nông nghiệp đã bị "ngót" đi, nay không còn được bình quân 1,5 sào/người. Sau chuyển nhượng có doanh nghiệp, hầu như các gia đình nông dân đều không làm lúa, chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp nữa. Ai giỏi chạy chợ thì "sáng gieo chiều gặt", ông già bà cả thì "ăn theo con cháu", duy nhất có lực lượng cán bộ, đảng viên làm việc từ cấp thôn trở lên đều giầu có và có vốn đất, có người có hàng chục xuất đất. Năm 1958, sau sửa sai CCRĐ, bắt đầu xây dựng phong trào hợp tác hóa nông nghiệp. Hai năm sau, 100% hộ nông dân "bắt tự nguyện" vào hợp tác xã, và một năm sau lên bậc cao. Toàn bộ ruộng đất, một vài năm đầu còn để lại "đất 5%" cho gia đình nông dân, sau lên bậc cao chuẩn bị trở thành nông trường hoặc nông trang tập thể theo mẫu của Liên Xô cũ, thì đất "phần trăm cũng không còn" Ở nông thôn thuần túy, nơi nào cũng có nhiều thùng vũng, ao chuôm. Lên bậc cao, toàn bộ các loại ao chuôm, thùng vũng đều "công hứu hóa" nghĩa là đưa vào quản lý tập thể, phần lớn lại bỏ hoang, hoặc chỉ đểcho bèo Tây tha hồ mọc. Tóm lại, ruộng đất sau hợp tác hóa nông nghiệp, tức là trước năm 1986 không còn sở hữu tư nhân nữa. Vì cái chính là sợ ruộng đất còn sở hưu tư nhân thì "nông dân dễ thành địa chủ phú nông hoặc tư sản ở nông thôn mất" nên đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng phải được "công hữu hóa" trao quyền sở hữu cho toàn dân" Cái ông toàn dân mơ hồ này tạo điều kiện cho hiện nay, người dân thường ngoài mảnh đất ông cha tổ nghiệp để lại hoặc đã sử dụng làm đất ở trên 30 năm thì cứ ở yên đấy, nhưng không được sở hữu, mà chỉ có quyền sử dụng, khi Nhà nước, kể cả Nhà nước cấp xã cần đến thì phải "được thu hồi" làm việc khác, thậm chí thu hồi của gia đình này giao cho gia đình kia, và hiện giờ hầu hết cán bộ đảng viên có tham gia công tác, nhất là cán bộ chủ chốt của xã đều có trong tay ít nhất là ba xuất đất trở lên. Nhiều cán bộ xoàng thôi những có điều kiện về tiền bạc, về "vốn tự có" đang sở hữu trên dưới mười xuất đất, trong tay có tiền tỷ là điều không lạ. Chỉ những người "ngắn cổ họng" là ít đất hoặc không có đất ở thôi.
Trong khi đó, đất đai và công tác quản lý đất đai có nhiều nghịch lý. Một phong trào không có ai đứng ra phát động mà phát triển rất rầm rộ, rất dai dẳng. Đặc biệt, những vùng nông thôn được "quy hoạch" vào "khu công nghiệp", đất đai trước đây rẻ như bùn, xin và cho dễ dàng. Xã tôi, cách đây gần 60 năm, đảng ủy có chủ trương "giãn dân" ra đồng, lập một xóm trại. Khi ấy ai "xung phong ra trại" được cấp một sảo đất ở, nhưng lúc đầu người ta còn ngần ngai, bèn "huy động đảng viên gương mấu". Một trong những đảng viên đi đầu ra trại ấy là gia đình ông H. Nhờ đó, đất chung quanh nhà ông ê hề, muốn lấn bao nhiêu thì lẫn, kết quả vài ba năm sau, diện tích đất ở nhà ông đã lên đến 5 sào, đủ để chia cho mỗi đứa con một khu đất rông bằng 4 lần tiêu chuẩn "nhà nước quy định". Bên cạnh đó, phong trào lấp ao, lấn chiếm đất đai phát triển như triều dâng không ai, không nghiej quyết nào ngăn nổi, tức là những nhà gần đất công, ở rìa làng rìa xóm, ở xóm trại và những nhà có đất "cha ông tổ nghiệp" để lại trước đây khi hợp tác bậc cao đều đã "công hữu hóa" tất cả, nay người ta có một lấn chiếm mười,nhà nào, họ nào cũng đòi đất, thậm chí có một số người chửi rất khỏe, ngày nào cũng réo Đảng ủy, Ủy ban ra chửi, cuối cùng lại được trả lại ao và xé ra làm nhiều mảnh bán hàng trăm triệ một xuất khi tiền còn có giá, trong đó "ông địa chính" và "ông chủ tịch xã đều có phần" Ông trưởng thôn tôi (nay là bí thư chi bộ thôn) chỉ có một vài thước đất ngày xưa mẹ ông ta cấy cỏ đá thêm cho trâu ăn mùa rét, nay ông "mở rộng đất công làm đất tư" rộng hàng nghìn mét vuông, gần quốc lộ, có người đánh tiếng trả ông ngót 10 tỷ đồng, ông vẫn chưa bán. Một dạo, xin xã được một cái giấy "chuyển nhượng" đất ở rất dễ dàng, miễn là có lót tay chút ít, và có từ 15 đến 25 triệu là có ngay sổ đỏ, còn lại "nội bộ trong làng" ông chủ tịch giấu mặt ít khi ký vào giấy chứng nhận chuyển nhượng mà chủ yếu nhờ Phó Chủ tịch KT (ký thay) mang cái giấy ấy về là có thể xây nhà bốn năm tầng trên mảnh đất được chứng nhận đó. Hầu hết những người lấp ao, lấn chiếm không bao giờ lại sử dụng đúng với diện tích "các cụ" để lại mà đều "nới rộng ra" rất nhiều. Đặc biệt có ông phó chủ tịch xã đương nhiệm không biết làm cách nào mà có đến 4,5 mấu Bắc Bộ cho dự án "nuôi cá sấu", nay trở thành đất tư của ông ấy rồi !
Cái việc dành đất "chùa" cho công nghiệp dịch vụ, đến cả ông Bí thư cũ của huyện cũng tiếc ngẩn tiếc ngơ rằng, lúc đầu vì mải mề "trải thảm đỏ" mời gọi đầu tư, nên đã để mặt tiền đất giáp quốc lộ cho doanh nghiệp quá rộng từ 150 đến 200 mét, giá như tỉnh đòn thì thu hẹp mặt tiền khoảng 50 mét, còn cho họ về phía sau có thể còn gấp đôi số doanh nghiệp vào làm ăn chứ không phải là ít ỏi như bây giờ. Tuy thế, khi giao đất cho doanh nghiệp chỉ chú trọng giao bề rộng mặt tiền để hấp dẫn doanh nghiệp còn toàn bộ diện tích phía sau doanh nghiệp lâu dần cũng biến hóa hết mà không phải tính vào diện "đền bù giải phóng mặt bằng". Lợi dụng tình hình, không ít cán bộ huyện, tỉnh thậm chí cả đến một vị Cục trưởng ơt một Bộ cũng đã nhao về xã mua vài ba xuất đất giá rẻ, làm vốn cho con cháu sau này và củng cố quan hệ làm ăn với địa phương.
Những ông quản lý đất đai ở xã có muôn vàn cách thức làm ăn lách luật, trốn luật và giả vờ chấp hành luật. Không bao giờ, kể từ 10 năm trở laị đây, khi phân phối ký nhận và bật đèn xanh cho người thân được đất không hề có sự công khai, và dân chúng đều không biết tường tận, bán cho, nhượng, xin bào nhiêu giá cả thế nào, cũng đều được giữ bí mật tuyệt đối. Ấy vậy mà từ cuối năm 2013, còn lại 20 xuất đất, mỗi xuất chưa đến 100 mét vuông do lấp một con trung thủy nông "vô dụng", lại được rao bán, rao thầu, lại ủy quyền cho Sở Tư pháp tỉnh bán đất hộ xã, trong khi cơ quan quản lý tài nguyền , môi trường, đất đai thì đứng ngoài. Sở Tư pháp tỉnh lầm pháp nhân tổ chức đấu thàu đất ở cho một xã. Kỳ lạ thay. Có thể chỉ ở Việt Nam mới có hiện tượng này.
Cho đến nay, thì phong trào "toàn dân lấp ao, cả làng lấn chiếm" ở xã tôi đã tạm lằng vì còn đất đâu mà chiếm, còn ao đâu mà lấp ? Chắc chắn là người được đất làm vốn, người lấp ao mở rộng diện tích nhà ở thì hí hửng. Thậm chí có người lấn chiếm được nhiều đất chung quanh nhà mình, đã bán bớt số diện tích cũ (đã được cấp sổ đỏ) lấy tiền xây nhà gác ba tầng trên đất lấn chiếm và nói rằng "Nhờ ơn Đảng và Nhà nước chúng cháu mới được ở Nhà gác như thế đấy !" Ôi, cũng là một loại "ơn đảng" mà là ơn đảng thật. Đảng không bật đèn xanh cho tự do lấn chiếm đất đai thì anh ta lấy tiền đâu mà xây nhà gác ?"
Chuyện đất đai ở quê tôi Hưng Yên còn chưa đến hối kết.
Tác giả gửi: Quê Choa’ blog 


 ....................

Biển Đông: Hoa Kỳ đòi Trung Quốc nói rõ về đòi hỏi chủ quyền

Hai tàu của Trung Quốc chặn tàu thăm dò USNS Impeccable của Mỹ, ngày 08/03/2009, ở vùng biển quốc tế Biển Đông
Hai tàu của Trung Quốc chặn tàu thăm dò USNS Impeccable của Mỹ, ngày 08/03/2009, ở vùng biển quốc tế Biển Đông
@us Navy

Thanh Phương
Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc làm rõ hoặc điều chỉnh những đòi hỏi chủ quyền trên vùng Biển Đông, kêu gọi một giải pháp hoà bình cho một trong những điểm nóng ở Châu Á.

Hôm qua, 05/02/2014, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương Danny Russel đã tuyên bố với tiểu ban Châu Á của Quốc hội Hoa Kỳ là những đòi hỏi chủ quyền lãnh hải chiếu theo công pháp quốc tế phải dựa trên những đặc trưng của đất liền. Tất cả những đòi hỏi chủ quyền không dựa trên những đặc trưng của đất liền đều bị xem là trái với luật pháp quốc tế.
Cho nên, ông Russel đề nghị là Bắc Kinh phải chứng tỏ họ tôn trọng công pháp quốc tế bằng cách làm rõ và điều chỉnh những đòi hỏi chủ quyền cho đúng với luật quốc tế về luật biển. Nói cách khác, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ thách Trung Quốc đưa ra những luận cứ vững chắc để biện minh cho bản đồ « hình lưỡi bò » mà họ tự vẽ ra, bao phủ gần như toàn bộ vùng Biển Đông.
Ông Russel tuyên bố ủng hộ Philippines trong vụ kiện Trung Quốc ra trước một tòa án Liên Hiệp Quốc vào năm 2013. Theo trợ lý Ngoại trưởng, đây là một trong những nỗ lực nhằm tìm ra một giải pháp « hoà bình, không mang tính cưỡng ép » cho vấn đề Biển Đông.
Đối với ông Danny Russel, việc Bắc Kinh không làm rõ những đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông đã gây nên tình trạng bất ổn định trong khu vực và giới hạn khả năng đạt đến một giải pháp được tất cả các bên chấp nhận hoặc đạt đến những thỏa thuận cùng phát triển công bằng.
Theo nhận định của hãng tin AFP, những tuyên bố nói trên của ông Russel cho thấy Hoa Kỳ có xu hướng can dự ngày càng nhiều vào vấn đề Biển Đông. Vào năm 2010, khi viếng thăm Việt Nam, Ngoại trưởng Mỹ lúc ấy là Hillary Clinton đã tuyên bố rằng tự do lưu thông hàng hải là vấn đề « lợi ích quốc gia » của Hoa Kỳ ở vùng Biển Đông, nơi mà hơn phân nửa hàng hóa thế giới được vận chuyển qua.
Thế nhưng, cho tới nay, tuy tăng cường hợp tác quân sự với hai đồng minh Nhật và Philippines, nhưng Washington vẫn nói là họ không đứng về phe nào trong những tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở Châu Á.
Hồ sơ này càng nóng thêm sau khi tờ nhật báo Asahi của Nhật gần đây loan tin là Bắc Kinh dự trù thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, tương tự như vùng phòng không trên biển Hoa Đông mà Trung Quốc thành lập tháng 11 năm 2013.
Trong một cuộc họp báo ngày 04/02 tại Washington, cũng chính trợ lý Ngoại trưởng Danny Russel đã nhắc lại cảnh cáo của Washington là Trung Quốc không nên áp đặt vùng phòng không trên Biển Đông, mà dẫu sao thì Hoa Kỳ không thừa nhận, mà cũng không chấp nhận một vùng như vậy.
Thế nhưng, theo hãng tin AFP, dân biểu Cộng hòa Steve Chabot, chủ tịch tiểu ban Châu Á, cho rằng chính quyền tổng thống Barack Obama phát đi « những tín hiệu trái ngược nhau », cho nên coi như khuyến khích Bắc Kinh. Theo ông Chabot, đã đến lúc chính quyền Obama có hành động cụ thể để trấn an các nước trong khu vực rằng Hoa Kỳ hiện diện lâu dài và mạnh mẽ ở Châu Á.


Copy từ: RFI


.......................

Mỹ tiếp tục cam kết chuyển trọng tâm chiến lược về châu Á Thái Bình Dương



Hải quân Hoa Kỳ tuần tiểu Thái Bình Dương
Hải quân Hoa Kỳ tuần tiểu Thái Bình Dương
navy.mil
Nghe bài này
Năm 2014 đã bắt đầu được hơn 1 tháng trong khi tình hình căng thẳng liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại khu vực châu Á Thái Bình dương vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Đây cũng là một thách thức lớn trong năm 2014 với Hoa Kỳ. Nhân dịp đầu năm 2014, Thứ trưởng phụ trách khu vực Đông Á Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ông Daniel Russel, đã có một cuộc họp báo ngắn về cam kết của Hoa Kỳ trong khu vực này trong năm mới. Việt Hà có bài tường trình.
Cam kết trên nhiều mặt
Tại cuộc họp báo tại thủ đô Washington DC hôm 4 tháng 2, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa kỳ, phụ trách khu vực Đông Á Thái Bình  Dương, tiếp tục khẳng định cam kết của Mỹ tại khu vực này trong năm mới không hề thay đổi. Ông nói:
Daniel Russel: Chúng tôi sẽ tích cực thực hiện chiến lược tái cân bằng trong các tháng tới và các bạn sẽ thấy chúng tôi làm việc tích cực trên các vấn đề về kinh tế, an ninh, hợp tác về môi trường, tăng cường các quan hệ đồng minh và đối tác với xã hội dân sự… Hoa Kỳ khẳng định cam kết tham gia và chiến lược tái cân bằng về khu vực châu Á Thái Bình Dương. Chúng tôi sẽ hướng nhiều hơn các nguồn lực ngoại giao, ngoại giao công và các trợ giúp để thúc đẩy các mục tiêu của chúng tôi trong khu vực.
Trong các tháng tới và các bạn sẽ thấy chúng tôi làm việc tích cực trên các vấn đề về kinh tế, an ninh, hợp tác về môi trường, tăng cường các quan hệ đồng minh và đối tác với xã hội dân sự… Hoa Kỳ khẳng định cam kết tham gia và chiến lược tái cân bằng về khu vực châu Á TBD
Thứ trưởng Daniel Russel
Để thực hiện những lời hứa này, theo ông Daniel Russel, Hoa Kỳ sẽ chú trọng đến mặt trận kinh tế, đặc biệt là đàm phán liên quan đến Hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 11 nước khác, coi đây là một biện pháp cần thiết trong việc tái cân bằng chiến lược của Mỹ tới khu vực này.
Thứ trưởng phụ trách khu vực Đông Á Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ông Daniel Russel
Thứ trưởng phụ trách khu vực Đông Á Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ông Daniel Russel. Courtesy State.gov
Thứ trưởng Daniel Russel cũng đề cập đến vấn đề về hợp tác môi trường trong đó có hợp tác về môi trường sông Mekong với chuyến thăm vào cuối năm ngoái của Ngoại trưởng John Kerry tới Việt Nam. Nhân chuyến thăm này, Ngoại trưởng Hoa Kỳ cam kết khoản viện trợ 17 triệu đô la cho chương trình thích nghi và biến đổi khí hậu.
Về an ninh, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh hợp tác chặt chẽ của Mỹ với các đồng minh để đối phó với các thảm họa và tình trạng khẩn cấp. Trong vấn đề an ninh, ông Russel cũng đề cập đến chương trình hạt nhân của Bắc Hàn, và đặc biệt là căng thẳng tại biển Hoa Đông và biển Đông thời gian gần đây, nhất là sau việc Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông. Ông nói
Daniel Russel: Hoa Kỳ quan ngại trước một loạt những diễn biến tại biển Hoa Đông và biển Đông, đặc biệt là những hành động đơn phương có tính gây hấn đòi chủ quyền theo các cách không theo luật pháp, và phi ngoại giao.
Hoa Kỳ quan ngại trước một loạt những diễn biến tại biển Hoa Đông và biển Đông, đặc biệt là những hành động đơn phương có tính gây hấn đòi chủ quyền theo các cách không theo luật pháp, và phi ngoại giao
Thứ trưởng Daniel Russel
Ông nhấn mạnh vai trò cường quốc của Hoa Kỳ không những trên thế giới mà còn ngay tại khu vực. Vì vậy, Hoa Kỳ có quyền lợi lớn trong việc đảm bảo khu vực này được mở cửa với thế giới, và tuân thủ luật quốc tế. Ông Russel cũng nhắc lại quyền lợi của Mỹ trong việc đảm bảo tự do hàng hải tại khu vực này, điều đã từng được Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton đề cập lần đầu tiên tại diễn đàn an ninh khu vực ở Hà nội vào năm 2010.
Bản đồ vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc tại biển Hoa Đông và khả năng một vùng nhận dạng phòng không trên biển Đông. AFP
Bản đồ vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc tại biển Hoa Đông và khả năng một vùng nhận dạng phòng không trên biển Đông. AFP
Thứ trưởng Daniel Russel cũng cho biết khu vực châu Á Thái Bình Dương sẽ nhận được nhiều hơn các chuyến thăm của lãnh đạo Mỹ như Tổng Thống Barack Obama, Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel.
Phản đối ADIZ của Trung Quốc
Cũng trong buổi họp báo, đã có một số câu hỏi được đưa ra liên quan đến vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc tại biển Hoa Đông và khả năng một vùng nhận dạng phòng không trên biển Đông. Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ một lần nữa khẳng định quan điểm của Mỹ là không chấp nhận vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc. Ông nói
Daniel Russel: chúng tôi đã nói rất rõ vào lúc đó và chúng tôi tiếp tục khẳng định điểm này là chúng tôi không chấp nhận vùng nhận dạng phòng không này. Như chúng tôi đã nói và như hành động mà chúng tôi đã thực hiện thì tuyên bố này không làm thay đổi cách thức chính phủ Hoa Kỳ hoạt động hay cách mà chúng tôi thực hiện các hoạt động quân sự trong khu vực. Chúng tôi thực sự nghĩ đây là hành động không tương thích với ổn định trong khu vực. Chúng tôi coi đây là hành động làm tăng căng thẳng vào lúc mà các căng thẳng này nên được giảm bớt. Chúng tôi coi đây là một hành động làm tăng chứ không phải làm giảm nguy cơ những tính toán sai lầm hoặc đối đầu hay các tai nạn.
Người đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh tuyên bố này của Trung Quốc đã gây khó hiểu, đe dọa tự do hàng không và đặt ra câu hỏi về ý định của Trung Quốc và hành động của nước này với các nước láng giềng.
Chúng tôi đã nói rất rõ vào lúc đó và chúng tôi tiếp tục khẳng định điểm này là chúng tôi không chấp nhận vùng nhận dạng phòng không này
Thứ trưởng Daniel Russel
Trên thực tế, ngay sau khi Trung Quốc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không hồi tháng 11 năm ngoái trên biển Hoa Đông, Hoa Kỳ đã cho máy bay B52 bay vào vùng này mà không thông báo với Trung Quốc. Phía Trung Quốc cũng không gửi máy bay lên để xua đuổi máy bay Mỹ.
Quan hệ với Việt Nam
Quan hệ với Việt Nam với các vấn đề về đàm phán TPP và nhân quyền cũng được đề cập trong cuộc họp báo ngắn. Thứ trưởng Ngoại giao mỹ cho rằng Việt Nam sẽ thu được rất nhiều từ việc tham gia TPP. Nhưng ông đồng thời cũng nhìn nhận một số những khó khăn.
Daniel Russel: Không có nước nào thu được nhiều hơn trong sự thành công của TPP như Việt Nam. Nhưng cũng giống như các nước đang đàm phán TPP, có những điểm mà Việt Nam sẽ phải thực hiện… Có rất nhiều vấn đề nhưng tôi chỉ nói hai điểm. Tiêu chuẩn lao động là một nhân tố quan trọng không chỉ trong việc điều hành tốt và hành vi quốc tế mà còn với TPP. Chúng tôi đã có những đàm phán tích cực với quan chức Việt Nam về một loạt các vấn đề này. Thứ hai là không những Mỹ mà còn bất cứ nước nào trong số 11 nước thành viên khác khi bắt đầu các đàm phán thì đều có một mong muốn là thành công. Chúng tôi cam kết đạt được sự thành công trong việc hoàn tất hiệp ước thương mại tiêu chuẩn cao quan trọng và toàn diện này.
Thứ trưởng Daniel Russel đã không trả lời câu hỏi về nhân quyền của Việt Nam liên quan đến TPP cũng như những hỗ trợ của Mỹ đối với sự thành hình và hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự không được chính phủ Việt nam chấp nhận hiện nay. Mặc dù vậy, trong bài nói mở đầu cuộc họp báo, Thứ trưởng Daniel Russel đã đề cập đến việc Mỹ hợp tác chặt chẽ với các đối tác để thiết lập xã hội dân sự lành mạnh và năng động ở khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Copy từ: RFA


.................

Nhân quyền Việt Nam bị chỉ trích tại kỳ Kiểm điểm UPR


Trong số những điểm Hà Nội bị đặt vấn đề nhiều nhất tại sự kiện 4 năm một lần này có tình trạng sách nhiễu-giam cầm những tiếng nói bất đồng quan điểm với nhà nước và giới hạn quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân.
Trong số những điểm Hà Nội bị đặt vấn đề nhiều nhất tại sự kiện 4 năm một lần này có tình trạng sách nhiễu-giam cầm những tiếng nói bất đồng quan điểm với nhà nước và giới hạn quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân.
 
Thành tích nhân quyền của nhà nước Việt Nam tiếp tục bị quốc tế chỉ trích tại buổi Kiểm điểm nhân quyền Định kỳ Phổ quát UPR tại Liên hiệp quốc hôm 5/2.

Trong số những điểm Hà Nội bị đặt vấn đề nhiều nhất tại sự kiện 4 năm một lần này có tình trạng sách nhiễu-giam cầm những tiếng nói bất đồng quan điểm với nhà nước và giới hạn quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân.

Đại diện Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc, đại sứ Peter Mulrean, tố cáo trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc ở Geneva (Thụy Sĩ) rằng Việt Nam vẫn tiếp tục tống giam những người thực thi các nhân quyền căn bản trong đó có quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội.

Đại sứ Mulrean cũng cho biết thêm Mỹ rất quan tâm đến các giới hạn về quyền tự do tôn giáo và lập công đoàn độc lập bên cạnh tệ nạn sử dụng lao động trẻ em và tình trạng cưỡng bức lao động tại Việt Nam.

Giới hoạt động nhân quyền quốc tế trong nhiều năm qua lên án các hình thức cưỡng bức lao động mà Hà Nội áp dụng đối với tù nhân và những người bị đưa vào các trung tâm phục hồi nhân phẩm.

Nhà ngoại giao của Hoa Kỳ cũng kêu gọi Việt Nam xem lại các luật lệ về an ninh quốc gia có nội dung mơ hồ thường được dùng để bỏ tù những tiếng nói đối lập, vi phạm các quyền tự do căn bản của công dân.

Hoa Kỳ cũng đề nghị Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho tất cả các tù nhân lương tâm bị giam cầm vì các điều luật hình sự hóa việc thực thi nhân quyền căn bản.

Theo thống kê của Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam có trụ sở tại Pháp, từ đợt kiểm điểm UPR đầu tiên của Hà Nội vào tháng 5/2009 đến giữa năm ngoái, đã có 160 người bị tuyên các bản án tổng cộng lên tới hơn 1000 năm tù vì các điều luật bao gồm 88 ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’, 79 ‘âm mưu lật đổ chính quyền’.

Ông Mulrean là một trong số 106 nhà ngoại giao  lên tiếng tại kỳ báo cáo UPR của Việt Nam lần này, một cơ chế áp dụng cho tất cả 193 nước thành viên Liên hiệp quốc.

Đại diện của Anh và Thụy Điển đồng lên tiếng bày tỏ quan ngại về xu hướng siết chặt kiểm duyệt internet tại Việt Nam hiện nay cùng hàng loạt các vụ bắt giam-sách nhiễu blogger và những công dân mạng.

Đại sứ Thụy Điển Anna Jakenberg Brinck nói kể từ năm 2009 Việt Nam đã dựa vào các điều luật bao quát về an ninh quốc gia để bắt giam hoặc kết án ít nhất 58 người chỉ vì họ dám bày tỏ chính kiến trái nhà nước.

Đại diện của Nhật Bản đề nghị Việt Nam nỗ lực hơn nữa để bảo đảm quyền tự do bày tỏ quan điểm và tự do báo chí.

Các nhà ngoại giao Pháp và Australia đồng thanh kêu gọi Hà Nội giảm các tội bị án tử hình.

Một trong những người tham dự buổi báo cáo UPR của Hà Nội tại Liên hiệp quốc, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam, cho VOA Việt ngữ biết các quan tâm của quốc tế đã được nêu lên thẳng thắn, rõ ràng tại diễn đàn quốc tế lần này.

Ông Võ Văn Ái:

“Các quốc gia đặt rất nhiều vấn đề từ tự do ngôn luận đến các blogger bị bắt bớ đàn áp. Họ nêu vấn đề rất rõ ràng trong thiện chí muốn Việt Nam thăng tiến nhân quyền.”

Đáp lại, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc dẫn đầu phái đoàn Việt Nam tại buổi báo cáo UPR khẳng định chính sách của nhà nước Việt Nam, tân thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, là luôn luôn bảo vệ và thăng tiến nhân quyền.
Nhân quyền Việt Nam bị chỉ trích tại kỳ Kiểm điểm UPR
0:00:00
X
Trong cuộc phỏng vấn qua Skype với VOA Việt ngữ, luật sư nhân quyền Trịnh Hữu Long từ Việt Nam sang Geneva dự khán buổi Kiểm điểm UPR, nói dù không ngạc nhiên nhưng anh rất thất vọng với cách hồi đáp lảng tránh và ngụy biện của Hà Nội trước những quan tâm xác thực của quốc tế.
Ông Trịnh Hữu Long:

“Các phản hồi của họ đều mang tính chung chung, tìm cách biện minh cho thành tích nhân quyền vốn không sáng sủa gì của Việt Nam. Ví dụ như đại diện ngành truyền thông Việt Nam tại buổi UPR này nói Việt Nam hoàn toàn không kiểm duyệt báo chí, không kiểm duyệt internet, rằng Nghị định 72 không đề ra những hạn chế nào đối với tự do ngôn luận và rằng Việt Nam hiện có 3 triệu blogger thể hiện chính kiến hoàn toàn tự do trên mạng internet. Đại diện Bộ Công an nói Việt Nam đã thực hiện các cam kết quốc tế đảm bảo quyền của người bị giam. Trong khi đó một ví dụ qua trường hợp của luật sư Lê Quốc Quân, anh không được sự trợ giúp pháp lý nào trong quá trình anh đang thực hiện quyền kháng cáo. Đại diện Bộ Tư Pháp nói họ sẽ đưa Bộ luật Hình sự sửa đổi vào nghị trình sắp tới của Quốc hội mà trong đó sẽ giảm một số tội chịu án tử hình, nhưng sẽ giữ lại một số tội nghiêm trọng chịu án tử hình bao gồm các tội xâm phạm đến sự tồn vong của nhà nước. Ở đây chúng ta có thể nghĩ ngay đến điều 79 ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’, một tội danh có án tử hình, để thấy rõ quan điểm của nhà nước Việt Nam về nhân quyền là như thế nào.”
 

Đoàn đại diện các tổ chức dân sự độc lập tại Việt Nam sang Thụy Sĩ tham dự phiên UPR lần này nói báo cáo của Hà Nội không phản ánh đầy đủ và chính xác thực trạng nhân quyền, đặc biệt về các quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, lập hội, và hội họp.

Thông cáo chung của Mạng lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm báo, Con đường Việt Nam, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống, No-U Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị-Tôn giáo Việt Nam, và tổ chức thiện nguyện quốc tế của người Việt hải ngoại (VOICE) tố cáo đoàn ngoại giao Việt Nam đã đưa ra nhiều thông tin sai sự thật trong báo cáo và trả lời chất vấn tại buổi UPR.

Sau phiên báo cáo UPR ngày 5/2, phiên họp thông qua kết quả kiểm điểm nhân quyền của Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 7/2, công bố bản báo cáo kết quả kiểm điểm bao gồm các câu hỏi, bình luận, và khuyến nghị của quốc tế đối với Việt Nam và phản hồi của Hà Nội: chấp nhận hay bác bỏ đối với các khuyến nghị đó.

Copy từ: VOA


..................

Đít-lai “Báo cáo kiểm điểm nhân quyền định kỳ phổ quát” của Nhà nước CSVN


Có lẽ tới đây, Ban Tuyên giáo trung ương sẽ phải có một công văn chỉ đạo các báo: Không được để mục “Đít-lai” cho các tin bài. Còn cẩn thận hơn, đúng như lâu nay thường làm để xóa dấu vết, thì có thể họ sẽ dùng điện thoại di động nhắn tin cho các Tổng biên tập để chỉ đạo việc này.
Nghe lạ phải không?

Số là, trong hệ thống các blog, web, báo điện tử, ngoài chức năng gửi phản hồi giành cho độc giả, còn một chức năng đơn giản hơn là nhấn vào một trong hai nút Lai (Thích) hoặc Đít-lai (Không thích), kèm theo có hình ngón tay cái giơ lên hoặc chúc xuống, cho mỗi bài viết, và một chức năng “Đánh giá” bằng số lượng ngôi sao, từ 1 đến 5 sao. Hầu như các báo nào thích “chơi” cho nó có vẻ văn minh đều để ý chức năng này. Thế nhưng, có lẽ họ rất “biết điều”, nên chỉ để một nửa chức năng thôi, tức là chỉ có Lai thôi. Đơn giản là nếu không, ngộ nhỡ có bài “Ơn Đảng, ơn Bác” mà lại nhận toàn Đít-lai thôi thì ăn đòn đủ với Ban tuyên giáo.
Thế mà trong vụ “Kiểm điểm định kỳ nhân quyền” lần này, không hiểu báo điện tử VietnamNet quên hay sao, mà vẫn có mục Đít-lai. Thế là khốn khổ khốn nạn cho cái nhà nước này, dù giở đủ đòn phép, trong nước thì bịt miệng dân, ra ngoài thì tự bịt tai mình, nhưng vẫn không bịt hết được: số đít-lai cho bản báo cáo của VN là 5.832 so với số lai chỉ 164 (ảnh chụp từ màn hình hồi 7h15′ ngày 7/2/2014 và con số này đang tăng lên rất nhanh). Nó lại còn chơi xỏ đảng, để thêm cả mục “Đánh giá” nữa, thế là bài này được ngay … 1 sao/5 sao.
Kết thúc phần bình luận này, phải nói lời xin lỗi, đáng tiếc là rất có thể vì chuyện này mà VietnamNet sẽ phải gỡ bỏ mục Đít-lai. Nhưng không thể không nói!

Copy từ: Chép Sử Việc


.....................

Việt Nam bây giờ không còn là Việt Nam ngày xưa nữa!


Bình Lê
Ảnh bên:nhóm tình nguyện Nhân ái trao các xuất cơm cho người nhà các bệnh nhân nghèo

Sang năm mới Giáp Ngọ, ngoài phân tích các vấn đề khó khăn, chúng ta cần nhận ra những điểm sáng để tận dụng phát triển. Với tâm thế đó, chúng ta có thể dựa vào các biến chuyển sau để hy vọng có một sự vượt thác cho dân tộc.

Thứ nhất, nhà nước không còn né tránh lỗi thể chế – nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế, bất bình đẳng xã hội và suy thoái đạo đức. Nền kinh tế bị quỵ gục do tham nhũng, sử dụng lãng phí nguồn lực con người, tài chính và tài nguyên. Xã hội bị chia rẽ bởi bất bình đẳng sâu sắc dẫn đến sự tích tụ bức xúc trong dân chúng. Nghiêm trọng hơn, con người mất niềm tin vào nhau, sẵn sàng đạp lên quyền của người khác vì lợi ích của riêng mình, theo đuổi các giá trị giả tạo hơn những giá trị nhân văn. Những vấn đề này đã tác động trực tiếp vào lương tri của nhiều người lãnh đạo, khiến họ hiểu phải bắt tay giải quyết vấn đề, không thể né tránh. Nhìn thẳng vào sự thật, hành động không chỉ vì sự tồn tại của Đảng cộng sản, mà còn vì số phận của một dân tộc hơn 90 triệu sinh mạng con người đã trở thành mệnh lệnh của thời đại.

Thứ hai, người dân trong khủng khoảng kinh tế, xã hội, và niềm tin vào tương lai dân tộc, đã đặt những câu hỏi về sự phù hợp của mô hình kinh tế, xã hội, và chính trị Việt Nam đang theo đuổi. Họ không còn lắng nghe một chiều, bắt đầu phê phán những khẩu hiệu mang tính tuyên truyền, và đặc biệt quan tâm hơn đến những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mình. Có thể nói, khủng hoảng đã làm người dân thức tỉnh và hiểu cuộc sống của họ không thể chỉ trông chờ vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, họ phải là người tự có trách nhiệm với cuộc sống của mình. Đây chính là tiền đề cho một xã hội biết suy nghĩ độc lập, biết phản biện, và trưởng thành trong việc tự giải quyết các vấn đề của mình.

Thứ ba, người dân đã hành động sau một thời gian chờ đợi, “ném đá” và than thân trách phận. Những giải pháp có thể rất nhỏ, mang tính cá nhân và phản kháng như “tị nạn du học” - có nghĩa tìm học bổng và mang theo gia đình qua châu Âu hoặc Úc, hay tự trồng rau sạch, tự sản xuất lương thực cho riêng mình để đối phó với sự yếu kém trong quản lý thị trường và đạo đức kinh doanh. Có người tự thành lập các nhóm tình nguyện cứu giúp trẻ em nghèo, người bệnh không tiền, hay cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí cho người dân bị oan sai. Nhiều trí thức bắt tay hành động vì một “ước mơ Việt Nam” giầu đẹp, đưa ra các sáng kiến cải cách giáo dục, hoặc phản hồi chính trực cho các cải cách kinh tế và chính trị. Đây là chỉ báo của một xã hội bắt đầu chuyển mình từ thụ động qua chủ động, từ chụp giật qua xây dựng.

Thứ tư, công nghệ đặc biệt là internet, truyền thông kỹ thuật số, và điện thoại di động thông minh đã cho người dân một không gian hoàn toàn mới với thông tin đa chiều. Người Việt Nam cảm nhận được sự tự do mới, và họ khát khao mở rộng hơn nữa tự do cho mình. Ban đầu bằng cách tự tạo ra các tổ chức dân sự, riêng biệt và gắn với lợi ích trực tiếp của bản thân. Dần dần, những không gian riêng biệt được mở rộng, kết nối với các không gian khác như là một sự phát triển tất yếu và tự nhiên. Không gian dân sự tạo sức ép cho những không gian truyền thống, một ví dụ điển hình là báo chí, gây ra những xáo trộn làm tiền đề cho những thay đổi về chất, mang tính chiều sâu sau này. Môi trường này đã ươm mầm và nhân rộng những cái tốt, kết nối những người có trách nhiệm để cùng hành động, và tạo ra sức mạnh tập thể vì một sứ mệnh chung: một Việt Nam tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.

Thứ năm, sau bao năm chưa vượt qua được sự chia rẽ bởi nhiều yếu tố như ý thức hệ, vùng miền, niềm tin và sắc tộc, người Việt Nam ngày càng hiểu chúng ta phải gạt bỏ những mâu thuẫn do lịch sử để lại, do những sai lầm trong quá khứ tạo ra, để đoàn kết cùng nhau xây dựng đất nước. Lợi ích dân tộc được nói đến một cách thực tế hơn, rõ ràng hơn, và gần với con người hơn trong vấn đề biển đảo, quan hệ với nước lớn, tự do cho người dân, và tính chịu trách nhiệm của nhà nước. Dù đường còn xa, đích đến còn dài, nhưng đây là những dấu hiệu của việc xây dựng một xã hội bao dung hơn, vì lợi ích thực chất cho dân tộc hơn.

Câu “Việt Nam bây giờ không còn là Việt Nam ngày xưa nữa” luôn luôn đúng, nhưng đặc biệt có ý nghĩa với chúng ta vào thời điểm này. Đảng cộng sản và nhà nước hiểu người dân bây giờ đã khác, họ đòi hỏi một cách lãnh đạo khác, một cách lãnh đạo minh bạch, thực chất và tôn trọng tự do cá nhân hơn. Người dân bây giờ cũng hiểu họ phải tự có trách nhiệm với cuộc sống của mình, tương lai của dân tộc, họ không thể thụ động đợi chỉ thị mà phải tự nghĩ và hành động vì những điều tốt đẹp cho mình và cộng đồng. Như vậy, điều đầu tiên chúng ta cần làm là nói lên suy nghĩ và mong đợi thật của mình để bắt đầu đối thoại xã hội, tìm đồng thuận, và sáng kiến tốt nhất không chỉ cho chúng ta mà cho cả tương lai con cháu sau này.
Theo Diễn Ngôn

Copy từ: Quê Choa’ blog


..................

Hoa Đông, biển Đông: hoà hay chiến?


Việt-Long - RFA 2014-02-06
japan-navy
Hải quân Nhật Bản
Courtesy of factsanddetail.com
Tình hình biển Hoa Đông căng thẳng thêm, với những lời lẽ và hành động leo thang của cả hai bên Nhật Bản lẫn Trung Quốc. Trung Quốc lại có dấu hiệu lăm le xác lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông. Liệu thùng thuốc súng châu Á sẽ nổ ở phía đông hay phía đông nam?
Tuần qua có những sự kiện liên quan đến Đông Á và biển Đông gây nên mối lo về chiến tranh sắp nổ ra giữa hai cường quốc châu Á, là Trung Quốc và Nhật Bản. Trước hết, trong hội nghị an ninh quốc tế quy tụ  những nhà ngoại giao, quốc phòng hàng đầu của thế giới tại Munich hồi cuối tuần qua, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại quốc hội Trung Quốc phát biểu rằng quan hệ Nhật Trung đang ở vào thời điểm xấu nhất, và Trung Quốc sẽ hành động để duy trì sự ổn định trong khu vực. Cùng dự hội nghị, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, năm nay đã 90 tuổi, tuyên bố rằng châu Á ngày nay giống như châu Âu hồi thế kỷ thứ 19, khi các nước liên quan không ai chịu từ bỏ đường lối chiến tranh để giải quyết vấn đề. Quan điểm của TS. Kissinger liệu có báo trước điều không lành chăng?
chinese-navy
Hải quân Trung Quốc
 
Nhìn lại 40 năm trước, ông Kissinger là nhà kiến trúc chính sách cho Hoa Kỳ bắt tay với Trung Quốc để khống chế Liên Xô, dù phải bỏ Việt Nam. Cho tới nay, ông đã 90 tuổi, chủ trương của ông vẫn là Mỹ có thể hy sinh bất kỳ đồng minh  để bắt tay hợp tác với Trung Quốc hùng mạnh để cùng chia chác quyền lợi trên thế giới. Lúc Thủ tướng Phan Văn Khải của Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ, ông viết báo cảnh giác Washington phải thận trọng trong mối quan hệ với Việt Nam, đừng để mất đi mối bang giao tốt đẹp với Trung Quốc. Từ những dữ kiện đó, mọi điều phán đoán của ông Kissinger liên quan đến Trung Quốc dường như đều bị ảnh hưởng của lập trường thân Trung Quốc. Sự so sánh tình hình thế giới ngày nay với thế kỷ 19 là hoàn toàn khập khiễng. Nền bang giao quốc tế ngày nay hoàn toàn khác với cả thế kỷ 20, đừng nói tận thế kỷ 19, là khi toàn thế giới chủ trương nuốt chửng lẫn nhau bằng chiến tranh, mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé, chủ nghĩa thực dân đế quốc thịnh hành, các chế độ dân chủ chỉ mới manh nha bên cạnh các đế chế lâu đời còn vững mạnh, kinh tế thì chỉ dựa vào cướp đoạt tài nguyên nước khác...
Như vậy ý kiến của TS.Kissinger có giá trị nào?
Ông Kissinger là người ủng hộ Trung Quốc, và bài báo đăng trên tờ New York Times lúc Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải sang Mỹ đã có người cho là do Bắc Kinh nhờ viết, hay nói đúng hơn là trả tiền để ông ấy viết. Tuy nhiên việc thân Bắc Kinh đã không gây ảnh hưởng trong nhận định của ông ở Munich, mà chính sự so sánh giữa thế giới ngày nay với thế giới vào thế kỷ 19 mới là căn bản sai lạc để nhận định, vì như đã nói, đó là lúc quan hệ quốc tế còn nghiêng hẳn về phía sử dụng bạo lực quân sự tiêu diệt lẫn nhau. Tuy nhiên chiếu theo những diễn biến gần đây, không phải hoàn toàn vô lý khi nói chiến tranh có thể xảy ra.
Theo lời tuyên bố của bà Phó Anh, chủ tịch Ủy ban đối ngoại của quốc hội Trung Quốc, tại Munich thì người ta thấy rõ Bắc Kinh đang cao giọng đe dọa chiến tranh. Trong khi đó một Ủy ban chính phủ của Nhật Bản cho biết sẽ đề nghị chính quyền giải thích lại hiến pháp Nhật để hủy bỏ lệnh cấm lực lượng quân sự Nhật Bản can thiệp ra bên ngoài biên giới, và quân đội Nhật có thể tiếp sức, yểm trợ đồng minh ở bên ngoài nếu xảy ra xung đột quân sự liên quan tới nước đồng minh đó. Vậy khi nói sự viện dẫn lịch sử của ông Kissinger không có giá trị, liệu chiến tranh có thể vẫn xảy ra chăng? jap-destroyer
Về vấn đề Nhật muốn tiếp trợ đồng minh bên ngoài biên giới, ta thấy đồng minh của Nhật hiện nay là Mỹ, sắp tới có thể là Úc, Ấn Độ, và không chừng sau này còn có cả Philippines và Việt Nam nữa. Cho nên tin này rất có ý nghĩa. Và tuy hiện tại cả hai phía đều lớn giọng nói không loại trừ phương tiện chiến tranh, nhưng yếu tố quan trọng nhất, là Trung Quốc chưa sẵn sàng cho một cuộc xung đột quân sự với một cường quốc khác, trước khi đạt tiến bộ kinh tế và kỹ thuật ngang với Mỹ.
Ngay cả việc xung đột với những nước yếu hơn như Việt Nam, Philippines, Bắc Kinh cũng phải cân nhắc vô cùng thận trọng. Chưa nói tới Nhật Bản là đồng minh chí cốt của Mỹ và có hiệp ước an ninh chung với Mỹ, ngay cả Việt Nam cũng không phải là một mục tiêu dễ nuốt, khi hầu khắp cả thế giới đều chống lại Trung Quốc xâm lược hay áp bức Việt Nam. Mỹ vừa có tiếng nói khá mạnh trong vấn đề này, thậm chí còn sớm sủa và kịp thời hơn là khi Trung Quốc giảnh chiếm không phận nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông.
Đó là tiếng nói của Hoa Kỳ cảnh cáo Bắc Kinh đừng nên có ý định xác lập vùng ADIZ ở biển Đông. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Hoa Kỳ Marie Harf họp báo tuyên bố rằng bất kỳ hành động nào tương tự như vậy sẽ bị coi là hành động khiêu khích và đơn phương, có thể làm tăng thêm căng thẳng. Tuy nhiên bà Marie Harf không quên nhấn mạnh rằng tin tức về vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông chưa được xác nhận.
Căn nguyên của sự việc này là bản tin của nhật báo Asahi của Tokyo cho hay không quân Trung Quốc đã đề nghị lập một vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông, lấy Hoàng Sa làm trọng tâm. Đây là một tin rất chính xác dù chỉ mới có môt nguồn cung cấp. Vì vậy phát ngôn viên Marie Harf nói thêm,nguyên văn là “Washington muốn nói thật rõ rằng các bên liên quan không được xác định một vùng nhận dạng phòng không hay bất kỳ quy định hành chánh nào mà có thể hạn chế hoạt động của các phía khác trong những vụ tranh chấp lãnh thổ” Bà nói thêm rằng Hoa Kỳ tất nhiên sẽ khuyến cáo Trung Quốc đừng làm như thế.
Lập trường của Hoa Kỳ rất rõ ràng trong vấn đề này, vậy liệu Trung quốc có tiến hành xác lập ADIZ biển Đông không?
Câu trả lời có thể là ít nhất trong vòng vài năm tới Trung Quốc chưa thể lập một vùng ADIZ theo đường lưỡi bò. Tin của Asahi Shimbun nói vùng ADIZ đó có trọng tâm ở Hoàng Sa, nên nếu có chăng cũng không thể bao trùm biển Đông theo đường lưỡi bò tới tận Trường Sa.
Về mặt quân sự, hiện nay không quân Trung Quốc chưa đủ mạnh để khống chế không phận toàn biển Đông. Chính vì thế mà Bắc Kinh cao giọng rêu rao về lực lượng hàng không mẫu hạm, ý nói sẽ mạnh như hạm đội 7 của Hoa Kỳ để thống trị biển Đông. Tuy nhiên Trung Quốc chưa đủ khả năng hình thành một hải đội tác chiến HKMH giống như của Hoa Kỳ, với tất cả lực lượng không quân, hải quân trực thuộc gồm hằng trăm phi cơ oanh tạc chiến đấu và những tàu ngầm tấn công chạy năng lượng hạt nhân, phóng hoả tiễn hạt nhân...  quanh chiếc tàu thống soái đó.
sukhoimk2
Sukhoi-MK2 của KQVN

Hải đội cỡ HKMH Liêu Ninh chưa chắc chống nổi tàu ngầm, phi cơ hoả tiễn của Việt Nam, chưa nói đến Nhật hay Mỹ.
Tóm lại, rõ ràng Trung Quốc chưa sẵn sàng cho chiến tranh. Trong khi đó Nhật Bản lại ráo riết chuẩn bị cho chiến tranh, nhưng không phải vì thế mà Nhật muốn khai chiến, vì Nhật cũng không dễ thắng Trung Quốc như đã từng thắng nhà Thanh ở Triều Tiên năm 1895 và đánh tan hạm đội Nga ở Tsushima (Đối mã) năm 1905. .
Chắc chắn Tokyo cũng không thể "tiên hạ thủ vi cường" vì đã có đồng minh Hoa Kỳ luôn luôn muốn duy trì hoà bình trên khắp thế giới.
Nhà tư bản luôn luôn cần ổn định để kiếm tiền cho đầy túi. Trung Quốc đang muốn làm nhà tư bản hàng đầu thay cho Mỹ, thì Trung Quốc cũng phải mong ổn định, mặc dù có lên gân hù dọa ai chăng nữa.

Copy từ: RFA


....................