CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

Hiệp sĩ của lòng yêu nước

Nguyễn Thông
Đó là anh Nguyễn Công Hùng, 29 tuổi, một người tàn tật.
Xét về sức khỏe, anh chỉ sở hữu chút sức lực vô cùng ít ỏi, bằng 1 phần nghìn (hoặc vạn, hoặc triệu) so với người bình thường.
Xét về lòng yêu nước, bằng hành động tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc ngày 8.7.2012 tại Hà Nội, anh hơn hẳn những người khác trong đội ngũ Việt Nam, kể cả những người yêu nước hoặc tạm được coi là yêu nước.
Sức anh không thể làm gì bọn Trung Quốc xâm lược nhưng tinh thần của anh khiến chúng và tay sai của chúng phải run sợ, bởi chúng hiểu rằng người dân Việt Nam, ngay cả người yếu ớt nhất như anh, đã căm giận chúng đến mức nào.
Từ một người tàn tật, bằng nghị lực sống vô cùng vô tận, anh Hùng đã được người đời phong là Hiệp sĩ công nghệ thông tin. Anh Hùng hiện làm Giám đốc Công ty cổ phần Nghị Lực Sống ở Hà Nội, tạo công ăn việc làm cho không ít bạn trẻ.
Thân thể tật nguyền nhưng tâm hồn cao cả, tình yêu đất nước khỏe mạnh tràn đầy, anh Hùng xứng đáng là Hiệp sĩ của lòng yêu nước, nhất là trong thời buổi yêu nước vàng thau lẫn lộn, giả trá này.
Xin được bày tỏ sự cảm phục ngưỡng mộ anh, Hiệp sĩ công nghệ thông tin, Hiệp sĩ của lòng yêu nước Nguyễn Công Hùng.
Ảnh từ trang blog Nguyễn Xuân Diện. Xin cám ơn anh Diện.
Ghi thêm: Nghe nói Madame Hilary Clinton ngoại trưởng Mỹ sắp ghé qua Hà Nội, chỉ xin mách nhỏ: nếu bà có ý định hoặc người ta gợi ý thăm ai đó để làm duyên làm dáng cho chuyến thăm ngắn ngủi, bà nên chủ động gặp anh Nguyễn Công Hùng, sẽ thấy được phẩm chất đáng quý của một con người VN tiêu biểu. Anh Hùng được gặp bà hay không, đối với anh ấy không quan trọng, gặp hay chả gặp cũng thế thôi; nhưng bà được trò chuyện với anh Hiệp sĩ của chúng tôi thì sẽ là niềm vinh dự đối với bà, tăng điểm cho bà, Madame ngoại trưởng ạ.
8.7.2012
Nguyễn Thông


Copy từ: Dân Luận

Nguyễn Ngọc Già - Những việc mà gia đình Uyên & Kha nên làm ngay!!!


Nguyễn Ngọc Già

 
Tôi xin đi thẳng vào việc cụ thể:
1/ Theo LS. Trịnh Hội cho biết [1]: (trích)
Thứ nhất, năm sau là năm Việt Nam, là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, phải trình bày và thông báo về tình trạng nhân quyền ở đất nước mình.
Và dĩ nhiên Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ trình bày theo ý họ.
Nhưng - và đây là một cái nhưng rất quan trọng - tất cả mọi người dân, mọi thành phần, mọi tổ chức ở Việt Nam đều có quyền nộp đơn đệ trình về những gì mình cho là hiện trạng ở đất nước Việt Nam. Bao nhiêu người bị bắt. Bao nhiêu người bị sách nhiễu, đánh đập vì dám lên tiếng đấu tranh chống cường quyền, tất tần tật đều có thể báo cáo lên Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc. Để họ có tài liệu, chứng cớ để đối chất với những người tự nhận là đại diện nhân dân Việt Nam.
Hạn chót nộp báo cáo là giữa tháng 6 này.
(hết trích)
và LS. Trịnh Hội cũng gợi ý sẽ hỗ trợ cho tất cả mọi người trong việc TRÌNH BÀY TÌNH TRẠNG NHÂN QUYỀN tại Việt Nam theo địa chỉ hoitrinh@hotmail.com
Do đó, gia đình Uyên & Kha cần liên hệ trực tiếp và nhanh chóng theo địa chỉ email nói trên để đề nghị LS. Trịnh Hội hợp tác trình bày trường hợp của Uyên & Kha. Thời gian không còn nhiều, cần nhanh chóng làm ngay. Tại sao gia đình phải chủ động liên hệ LS. Trịnh Hội? Bởi vì chính bản thân gia đình không lên tiếng thì LS. Hội cũng khó lòng có đầy đủ dữ liệu, thông tin chi tiết để làm báo cáo gởi Liên Hiệp Quốc.
2/ Song song làm việc thứ nhất (nêu trên), gia đình phối hợp nhau mở một trang BLOG dành cho cả Uyên & Kha, cùng với một trang facebook. Thu thập tất cả các bài viết liên quan đến hai cháu đưa vào đấy. Chỉ một tuần lễ nay, đã có ít nhất hơn 50 bài viết từ trong cho đến ngoài nước. Nếu không làm ngay, sau này sẽ rất khó thu thập đầy đủ như là một phần lịch sử cho hai cháu để lưu trữ và cũng nhằm phục vụ cho tất cả đông đảo độc giả tiện theo dõi, bám sát, rút kinh nghiệm từ vụ án của Uyên & Kha.
3/ Sau nữa, hai gia đình đồng viết thư gởi đến Quốc Hội, Chủ Tịch Nước chất vấn vai trò của tổ chức và cá nhân hai cơ quan này trong việc Uyên & Kha bị kết án phi lý và vi phạm trình tự cũng như nội dung pháp luật của phía tư pháp.
4/ Gửi thư đến trường học mà Uyên & Kha đang theo học để chất vấn vai trò nhà trường trong việc hai cháu bị bắt cóc mất tích, trong khi bạn bè đều biết rõ, nhưng nhà trường thờ ơ và phớt lờ, chưa nói đến việc tiếp tay với công an trong việc đe dọa, trù úm số bạn học đông đảo đã viết thư cho ông Trương Tấn Sang - Chủ Tịch nước đề nghị trả tự do cho Uyên. Chất vấn vai trò Đoàn TNCSHCM tại trường của Uyên: tại sao bỏ rơi Uyên - với tư cách một đoàn viên và (hình như) là cán bộ đoàn trường???
5/ Tiến hành với LS cho phiên phúc thẩm. Lưu ý: điều mà qua phiên tòa, các luật sư làm được (như lời LS. Nguyễn Thành Lương nói): "Tôi thấy mình hèn hạ và bất lực khi chỉ đòi cho Phương Uyên được 5 ngày tù...", điều này rất có ý nghĩa, không phải như sự bi quan của LS. Lương. Tại sao? Ngay trong phiên tòa, việc đòi được 5 ngày tù cho cháu Uyên đồng nghĩa tố cáo phía công an ĐÃ BẮT CÓC UYÊN. Việc tố cáo này hoàn toàn đầy đủ chứng cớ (tức là đòi được 5 ngày tù bằng văn bản hẳn hòi). Từ đó, qua phiên phúc thẩm, lật tẩy việc vi phạm trình tự bắt người cùng các khuất tất khác vi phạm Luật tố tụng hình sự hoàn toàn mà phía công tố cũng như tòa án KHÔNG TÀI NÀO CHỐI CÃI ĐƯỢC, bởi 5 NGÀY TÙ đã được ghi rõ ràng bằng văn bản. Phải xoáy mạnh chi tiết này cho phiên phúc thẩm. Tranh đấu cho bằng được: hủy án và điều tra lại từ đầu với chi tiết BẮT CÓC VÀ CHỐI QUANH dù gia đình Uyên đã tìm đến công an Q. Tân Phú, họ chối bai bải sau đó chuyển về Long An đến cả tuần sau họ mới công nhận. Song song đó, vạch rõ sai trái và khuất tất: tại sao sự việc rải truyền đơn tại Tp.HCM, lại đưa Uyên và Kha xử tại Long An??? Điều này toàn sai so với quy định hiện hành!
6/ Khi tiến hành phúc thẩm, mọi người đều biết đã không nhận tội thì tòa luôn xử nặng để đánh phủ đầu tất cả nhằm răn đe người dân, không chỉ riêng Uyên và Kha. Do đó, đã không nhận tội thì Kha cũng không cần đề nghị giảm án (theo tường trình từ dư luận). Bởi khi đã đề nghị giảm án, tức là vô hình chung công nhận mình phạm tội. Nói về chi tiết này, tôi chỉ xác định rõ: nếu nhận ("tội") thì nhận, nếu không thì không (để tránh những điều tiếng cho rằng tôi xúi giục), bởi Kha đã dõng dạc tuyên bố mình vô tội chỉ chống đảng, không hề chống dân tộc, tức là không cần đề nghị giảm án.
7/ Trong giai đoạn hiện nay, không loại trừ Uyên và Kha tiếp tục bị rúng ép, hành hạ, khủng bố một cách bí mật. Bằng mọi cách, gia đình phải liên hệ thường xuyên nắm thông tin và nếu như có bất cứ sự ép cung, đánh đập 2 cháu, phải truyền thông tin này càng sớm càng tốt trên tất cả các trang báo.
Tôi viết vội, nhưng tôi tin đây là những việc thiết thực có thể góp ý cho gia đình Uyên và Kha. Kính mong tất cả mọi người cùng nghĩ thêm những cách thức khác giúp cho hai cháu.
Kính chúc hai gia đình Uyên và Kha mạnh khỏe, tỉnh táo và vững vàng trong việc đòi lại tự do và danh dự cho hai cháu.
Trân trọng.
Nguyễn Ngọc Già

Copy từ: Dân Luận

Nick Vujicic và Nguyễn Công Hùng

Hiếu Orion
Người Buôn Gió: Nhìn anh bạn Nick được trọng vọng, thương nhớ xót lòng đến người anh em Nguyễn Công Hùng. Ít nhiều góc nào đó như FB này chẳng hạn cũng có vài trăm người chia sẻ nhớ đến Hùng. Một niềm an ủi nho nhỏ, cám ơn các bạn đã chia sẻ hình ảnh này vào ngày hôm nay.
Tôi yêu đất nước của chúng tôi
Mặc dù có những chuyện lạ đời
Có những chuyện mà tôi không hiểu
Nhưng mà ngày ngày chứng kiến thôi

Có một anh chàng rất giỏi giang
Bên kia địa cầu - vừa mới sang
Tổ chức hội thảo nơi rộng rãi
Chen lấn đi xem xếp từng hàng

Chuyện đó cũng chẳng có gì sai
Anh chàng này thực sự có tài
Có một nghị lực đam mê sống
Tôi thích anh ấy - cũng như ai...
Nhưng tôi chỉ hơi thấy lạ thôi
Chuyện này cũng có ở nước tôi
Hiệp sỹ Công Hùng - 30 tuổi
Anh vừa chia tay với cuộc đời

Công Hùng cũng thực sự rất hay
Cũng đầy nghị lực sống từng ngày
Cũng giúp được bao người khốn khổ
Cũng là một số phận không may
Hôm nay đọc được tin thế này
Có thằng rao bán vé trên đây
Vé xem chàng Tây sang nói chuyện
Bán 500 ngàn là trao tay
Thế là tôi chợt nhớ đến anh
Chỉ sống 30 cái xuân xanh
Đám ma anh buồn trong lặng lẽ
Nhiều người tên anh cũng chẳng rành


Copy từ: Dân Luận

“QUYẾT ĐỊNH 20” LÀM IM BẶT 16 ĐÀI TRUYỀN HÌNH NƯỚC NGOÀI

K+Bản dịch của Phạm Minh Hoàng
(Defend the Defenders)
Reporters Sans Frontières, 21/5/2013
Kể từ ngày 15/5/2013, một quyết định mới mang tên Quyết định 20/2011/QD-TTG bắt buộc bốn loại đài truyền hình nước ngoài phải dịch toàn văn trong chương trình phát sóng của họ. Đài Truyền Hình Kỹ Thuật Số VN (VSTS), được thành lập bởi tập đoàn truyền thông Pháp Canal + và Đài Truyền Hình Quốc Gia (VTV), đã ngay lập tức ngưng 21 đài truyền hình, trong đó có CNN, BBC và Star World. 
Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giói (Reporters Sans Frontières) nói: “Chúng tôi kêu gọi nhà cầm quyền VN hủy bỏ tức khắc quyết định này, vì rõ ràng văn kiện này bắt buộc các đài truyền hình nước ngoài rút khỏi VN. Việc áp dụng quyết định này sẽ tạo ra các khoản chi tiêu cực kỳ tốn kém cho các đài truyền hình, mà không phải ai cũng có thể tuân thủ. Tuy nhiên, ngoài rào cản tài chính, và khó thực hiện, quyết định này còn cho phép nhà cầm quyền mở một cánh cửa kiểm duyệt đủ thứ”.
“Chúng tôi cực kỳ quan ngại quyết định này dẫn đến biện pháp giới hạn dòng chảy thông tin tại VN nếu các đài truyền hình quốc tế cũng như các công ty phát sóng cho họ không thể làm mọi cách để tiếp tục hoạt động”.
Bốn loại đài sẽ bị ảnh hưởng gồm các đài chiếu phim, tin tức, khoa học giáo dục cũng như các phim tài liệu, giải trí, thể thao và âm nhạc.
Đài Truyền Hình Kỹ Thuật Số VN bao gồm – dưới tên K+, các đài địa phương và quốc tế sử dụng đường truyền vệ tinh, là cơ quan đầu tiên áp dụng quyết định này. Phát ngôn viên của K+, Mai Nguyễn, đã cho AFP biết đài sẽ tiếp tục phát hình các kênh nào đã sẵn sàng tuân thủ quyết định này.
 Vì để có thể tiếp tục phát sóng, các đài quốc tế này phải đăng ký tại Bộ Thông Tin và Truyền Thông để đưọc cấp giấy phép về việc các bản dịch tiếng Việt sẻ được cung cấp bởi một cơ quan do chính phủ chỉ định.
Ngay ngày 17/5/2013, 5 giấy phép đã được cấp cho Cinemax, AXN SD, STAR  MOVIES HD, AXN, và FOX SPORT PLUS để họ tái phát sóng hợp pháp tại VN.
16 đài khác phát hình qua trung gian K+ hiện nay đã ngưng hoạt động do quyết định này là các đài  : Eurosport, Channel V, Eurosport News, CNBC, NGC HD, Star World, MGM, CNN, Discovery World HD, Diva Universal, Luxe TV, Channel News Asia, NHK World, Arirang, BBC, và TLC.


Copy từ: Defend the Defenders

Tường thuật phiên tòa Phúc thẩm xử các Thanh niên Công giáo và Tin Lành tại Nghệ An

VRNs (23.05.2013) - Nghệ An - Sau khi phiên tòa bất công do đảng cộng sản VN trình diễn kết thúc, bà con giáo dân tiến về đồn công an để yêu cầu thả những người mà họ bắt trái pháp luật, gồm chị Bùi Thị Minh Hằng và chị Hà Thị Vân từ Hà Nội vào tham dự phiên tòa công khai.
Kết quả phiên tòa phúc thẩm xử các TNCG và TL: 4 người giữ y án sơ thẩm và 4 người có giảm án. Cụ thể như sau: Paulus Lê Sơn giảm 9 năm, Nguyễn Văn Duyệt giảm 6 tháng, Nguyễn Văn Oai giảm 6 tháng, Nguyễn Xuân Anh giảm 1 năm. Các anh Hồ Đức Hòa, Trần Minh Nhật, Nguyễn Đình Cương và Thái Văn Dung bị giữ y án.
Phiên tòa kết thúc lúc khoảng 17 giờ. Chúng tôi sẽ cập nhật thông tin chi tiết sau.
16 giờ 27: Chị Trần Thúy Nga, từ Hà Nam vào Nghệ An tham dự phiên tòa, đang điện thoại cho người quen, sau đó ồn ào và điện thoại không liên lạc được nữa. Có khả năng chị đã bị an ninh bắt đi. Rất nhiều người biết chị Thúy Nga vì tinh thần can đảm, bất khuất của chị trong việc đấu tranh cho người cô thế, dân oan và chống Trung Quốc chiếm biển đảo. Chị đã có mặt để tham dự phiên toà phúc thẩm “được gọi là công khai” xử các TNYN. Có nguồn tin cho biết hiện nay, chị đang bị công an, an ninh và côn đồ đàn áp. Xin mọi người chú ý và lên tiếng và cầu nguyện cho chị. Chắc chị đang bế con và có thể nguy hiểm cho con nhỏ và bản thân chị Nga.
Chân dung một trong số hàng trăm côn đồ trong vai an ninh 
15g15: Với việc huy động một lực lượng công an, mật vụ đông đảo nên cứ có một người dân đến khu vực quanh Tòa án thì liền xuất hiện từ 5 đến 7 tên đeo bám. Đây là hình ảnh những viên an ninh và côn đồ bao vây bên ngoài một quán nước.
Chỉ có mỗi hai người dân ngồi uống nước mà cả nhóm dân phòng phải cầm dùi bám theo canh chừng một cách tội nghiệp như thế này đây
Lúc 13g59: tin từ bà Hóa cho biết sáng nay công an không cho bà vào mặc dù bà có xin vào nhưng công an đã bắt bà đi nhốt, rồi tìm cách thả bà về nhưng bà không về rồi công an lại yêu cầu công an xã (nơi bà cư ngụ) đến để đem bà về. Bà Hóa đang rất căm phẫn lực lượng an ninh của nhà cầm quyền Việt Nam. Từ ngày con bà bị bắt tới nay bà chưa hề được gặp mặt con. Hàng xóm láng giềng của bà rất ủng hộ và động viên bà về việc làm của con trai bà. Nữ an ninh đã chích cái gì đó vào thân thể của bà khiến bây giờ bà không thể đưa cánh tay lên được, thân mình bà bây giờ tả tơi, đau nhừ sau trận xô xát bắt và đánh bà bởi các nhân viên nữ an ninh.
Lúc 13g30 VRNs có cuộc phỏng vấn với anh Hồ Văn Lực, em trai thanh niên yêu nước Hồ Đức Hòa (nghe audio). Anh Lực tường thuật lại diễn biến bên trong tòa án và cho biết: khi đến phần tranh luận thì chủ tọa luôn cắt ngang và không cho các anh TNCG và TL nói. Trong tòa án công an đông hơn so với thân nhân các anh TNCG và TL.
Anh cho biết thêm, nhìn dáng vẻ bề ngoài của các anh TNCG và TL rất xanh xao, gầy và yếu. Điều này phản ánh điều kiện tồi tệ trong trại tạm giam hoặc chủ trương khủng bố nhằm làm suy sụp tinh thần của các TNCG và TL trước khi họ ra tòa hôm nay.
Xem lại một bức ảnh gây nhiều nghi vấn: 
Nhìn kỹ vào nơi khoanh tròn, rõ ràng 2 nhân viên nữ an ninh bịt mặt một vạch áo bà Nguyễn Thị Hóa lên, còn một đâm cái gì đó vào lưng bà. Bà Hóa nên đi bác sĩ để kiểm tra
Lúc 13g15: Tuy chưa tới giờ phiên tòa tiếp tục lúc 14g00, nhưng chúng tôi vừa nhận được thông tin: công an đã bắt bà Nguyễn Thị Hoá, mẹ của anh Phêrô Nguyễn Đình Cương. Sau đó cưỡng bức chở bà về nhà và yêu cầu người nhà đưa bà đi bệnh viện, nhưng bà đã nhất mực không đồng ý về cách hành xử du côn của công an.
Ngoài ra anh Nguyễn Văn Thu, người đã bị công an, an ninh và côn đồ, đánh đập và bắt đi, cũng vừa được thả ra.
- Trong giờ nghỉ trưa, lúc 12g41 anh Phẩm (cậu ruột của Paulus Lê Sơn) cho biết: “Bên trong phiên tòa mỗi gia đình nạn nhân chỉ được 3 người thân tham gia, còn lại hầu hết là công an. Paulus Lê Sơn bị qui kết vào điều 79 khoản 2. Tinh thần các anh em bình thường, riêng Paulus Lê Sơn bị xúc động khi biết tin mẹ bị mất nên tinh thần có xuống. Trong phiên tòa không có sự cố tai nạn nào, tuy nhiên hoàn toàn không có người nước ngoài, phóng viên nước ngoài, mà chỉ có các phóng viên của nhà nước.”
11 giờ 45: Phiên tòa kết thúc. Chiều sẽ bắt đầu lại vào lúc 14 giờ.
Theo tin từ Bác Phẩm, cậu của anh Paulus Lê Sơn cho biết, anh Lê Sơn và anh Hồ Đức Hòa có thể sẽ được giảm án từ 13 năm tù giam xuống còn 8 năm tù giam.
Theo thông tin từ người thân của Thượng tá Hồ Đình Phúc – Phó Trưởng Công an huyện Nghi Lộc: Sau khi 3 tên an ninh bị người dân xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc bắt giữ vào tối qua (22/5/2013) vì đã có hành vi mờ ám, lén lút đột nhập vào khu vực nhà thờ khi linh mục giáo dân đang dâng Thánh Lễ và thắp nến cầu nguyện cho 14 Thanh niên yêu nước (người dân nghi ngờ những người này đột nhập để thực hiện việc ăn trộm xe máy, xe đạp). Trước sự cố này, tỉnh Nghệ An đã xin chỉ đạo khẩn cấp từ Thủ tướng để đặt thêm lực lượng Quân đội kết hợp với lực lượng Công an vào tình trạng “sẵn sàng chiến đấu”. Hành động này của nhà cầm quyền Nghệ An và Bộ công an nói lên điều gì khi chỉ có khoảng 400 người dân đến tham dự phiên tòa công khai sáng nay?

Trong phiên phúc thẩm lần này có 8 người kháng án. Trong đó, có 2 anh Hồ Đức Hòa và Lê Văn Sơn bị nhà cầm quyền quy kết vào khoản 1 Điều 79 BLHS là “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. 6 anh còn lại là Nguyễn Văn Duyệt, Hồ Văn Oanh, Thái Văn Dung, Nguyễn Đình Cương, Trần Minh Nhật và Nguyễn Xuân Anh bị quy kết vào khoản 2 Điều 79.
Xin nhắc lại kết quả các bản án oan sai trong phiên sơ thẩm vào ngày 9.1.2013 tại Nghệ An của 14 thanh niên CG-TL: Paulus Lê Văn Sơn, Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu: mỗi người 13 năm tù giam, 5 năm quản chế; Nguyễn Văn Duyệt 6 năm tù giam và 4 năm quản chế; Nguyễn Đặng Minh Mẫn 8 năm tù giam và 5 năm quản chế; Thái Văn Dung 5 năm tù giam, 3 năm quản chế; Nông Hùng Anh 5 năm tù giam, 3 năm quản chế; Nguyễn Đình Cương 4 năm tù giam, 3 năm quản chế; Trần Minh Nhật 4 năm tù giam, 3 năm quản chế; Nguyễn Xuân Anh 3 năm tù giam, 2 năm quản chế; Nguyễn Văn Oai 3 năm tù giam, 2 năm quản chế; Hồ Văn Oanh 3 năm tù giam, 2 năm quản chế; Đặng Ngọc Minh 3 năm tù giam, 2 năm quản chế; Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc án treo.
Lúc 11g32 tin từ Từ Anh Tú: Lúc bắt chị Bùi Hằng, có 1 công an tới đuổi mọi người. Tú đi tới thì có một thanh niên chạy tới đạp mạnh vào ngực Tú, lúc này Tú đang rất đau và ho nhiều.” Tình hình lúc ấy rất lộn xộn, có sự xô xát giằng co giữa công an và người dân. Khu vực xung quanh tòa án lúc này khá yên lặng, do công an đã xua đuổi người dân ra khỏi khu vực tòa án. Trời không còn mưa, và đang rất nóng.
10 giờ 45: Từ Anh Tú tâm sự trên facebook: “Vừa bị công an Nghệ An đạp vào ngực khi tham dự phiên tòa xử 14 thanh niên công giáo. Thấy đau! Không đau vì vết thương đó mà đau vì hôm nay giặc Tàu tràn ngập khắp biển Đông, khắp núi rừng Tây Nguyên, Tây Bắc, khắp các thành thị, nông thôn… Đất đai cha ông đổ xương máu từ ngàn đời nay để giữ thì thế hệ tôi không giữ được. Thấy đau vì những người nhân danh chính quyền nhưng quay lưng đàn áp nhân dân!”
Viên an ninh chuyên đàn áp dân Dương Nội ở Hoàn Kiếm vào tận Thành Vinh để bắt người 
10 giờ 30: tại đường Lê Hồng Phong, một thanh niên đi tham dự phiên tòa bị 20 an ninh và côn đồ đến vây bắt và khiêng đi đâu không biết.
10 giờ 10: Anh Hòa, thân nhân của Phaolô Hồ Văn Oanh cho biết, công an đã bắt khoảng hơn 20 người. Cứ 4 công an đến vây bắt một người dân và ném họ lên xe bít bùng đã chờ sẵn. Công an sợ bà Hóa, mẹ của anh Đình Cương trong phiên xử sơ thẩm vì lần trước bà đã hô lên “Các con ơi đừng sợ” nên an ninh và công an đã không cho bà vào tham dự phiên tòa. Anh Hòa rất tin tưởng Công Lý và Sự Thật sẽ sớm được thực thi trên quê hương đất nước Việt Nam.
Lực lượng được nhà cầm quyền thuê đàn áp người tham dự phiên tòa đông gấp 10 lần người dân
10 giờ 00: Công an đang đuổi người dân đứng xung quanh phiên tòa. Một số người bị bắt khá nhiều. Máy phá sóng điện thoại hoạt động. Công an đang tìm cách chia rẽ mọi người và đi sát theo bà con. Xe chữa cháy đến, ngoài ra có xe bít bùng đậu sẵn để chở những ai bị bắt. Các quán nước bên đường ở khu vực tòa án bị công an yêu cầu không cho người dân vào uống nước.
9 giờ 45: Một số gia đình yêu mến các TNCG và TL tại Vinh đang bị công an đến gây rối và sách nhiễu.
Chị Bùi Thị Minh Hằng bị đám người mặc thường phục bắt đi khi chị muốn tham dự phiên tòa công khai mà không được
9 giờ 35: anh Nguyễn Văn Thu, anh trai của GB Nguyễn Văn Duyệt không được vào tòa án để tham dự. Hiện nay, anh Thu đã bị công an bắt và đánh bất tỉnh. Còn Bà Hóa, mẹ của anh Phêrô Nguyễn Đình Cương, chị Trần Thị Tô, em gái của Trần Hữu Đức và một số người đi chung bị công an bắt và đưa đi đâu không biết.
9g26: Chị Bùi Thị Minh Hằng đã bị công an cùng với côn đồ khống chế và bắt đi.
Hành vi ngang ngược của các dân phòng, côn đồ: họ đang gỡ các pano ở các quán nước và buộc chủ quán phải đóng cửa hôm nay
9 giờ 20: Côn đồ ráo riết thực hiện việc cướp giật điện thoại và các vật dụng có giá trị của người dân đến tham dự phiên tòa ngay trước mặt công an, nhưng lực lượng công an không hề can thiệp.
Lực lượng tiêu xài tiền thuế nhân dân một cách hết sức tùy tiện
Lực lượng phụ nữ đã lạ mặt lại còn bịt mặt, thường là Hội Phụ nữ
- Tin từ chị Bùi Hằng lúc 9g14: “Công an chìm nổi đông gấp 10 lần so với người dân; Loa phát thanh của nhà cầm quyền phát đi những bài hát ngớ ngẩn mở cực đại hết công suất; Mọi người tới đây để chứng kiến sự suy đồi của nhà cầm quyền thông qua các hành động của lực lược công an chìm nổi đang đàn áp người dân đến tham dự phiên tòa lúc này; Sóng điện thoại thì bị triệt phá”
9 giờ 10: Lực lượng công an, an ninh, dân phòng, côn đồ… đang đàn áp, cướp điện thoại của bà con ngày càng táo bạo và hung hăng hơn. Blogger Bùi Hằng yêu cầu tòa án mở loa ngoài cho bà con được theo dõi phiên tòa xét xử công khai.
8h55: Bà Hóa, mẹ của anh Đình Cương bị công an, dân phòng và côn đồ ngăn chặn quyết liệt không cho vào tham dự phiên tòa nên bà Hóa đã phải đứng ngoài kêu tên con mình trong vô vọng. Nhiều người tham dự phiên tòa đã bị công an đưa đi đâu không biết.
Bà Nguyễn Thị Hóa, mẹ của Nguyễn Đình Cương bị một nhóm phụ nữ lạ mặt cưỡng chế ra ngoài
8g54: Mọi người trong đó có chị Bùi Hằng đang tập trung hô to các khẩu hiệu và các câu nói lên hành vi đàn áp của công an. Mọi người đang bị công an đàn áp, xua lùa và đang có xô xát. Tin từ chị gái của anh Nguyễn Văn Duyệt: Chị không thể đi một cách dễ dàng, bị công an chặn xe dọc đường. Nhiều người khác cũng bị chặn lại trên đường, không cho tới tham dự phiên tòa. Mọi người đã phải lén lút đi, nhưng cũng đã bị chặn. Công an kiểm tra giấy tờ tùi thân của tất cả mọi người.
8g40: Blogger Lã Việt Dũng bị giữ tại Cửa Lò trong khi anh đang trên đường đến tham dự phiên tòa. Blogger Bùi Thị Minh Hằng đang bị đàn áp ở vòng xuyến. 
Lúc 8g35: Sóng điện thoại bị phá, các cuộc điện thoại rất khó thực hiện. Công an kiểm tra giấy tờ tuỳ thân của những người đang đứng ở khu vực xung quanh phiên tòa mặc dù trời đang mưa và đang giữa ban ngày!

8 giờ 30: Bà Hóa, mẹ của anh Đình Cương bị công an chặn lại không cho vào tham dự phiên tòa. Bà Hóa và bà con có mặt ở tòa án đối chất với công an để được vào trong tòa, nhưng công an không cho mà còn ra tay đánh đập và hành hung bà con .
Xin nhắc lại, tại phiên sơ thẩm, vì thấy quá oan ức nên bà đã hô to giữa tòa “con tôi và các cháu tôi vô tội” thì liền bị công an xông vào đánh tới tấp. Hậu quả là bà phải điều trị tại bệnh viện gần 2 tháng với chấn thương sọ não.
Chân dung 8 Thanh niên kháng cáo phúc thẩm
8 giờ 10: Bà con xuất phát từ nhà bà Hóa, mẹ của anh Đình Cương, đã bị lực lượng công an nhào vô và cướp điện thoại. Bà con đòi lại điện thoại nhưng bị công an hành hung.
Hiện nay, lực lượng công an đang điều động thêm tay sai. Hiện có 1 đoàn xe CA ở đường Lê Lợi đang tiến về phiên tòa.
8 giờ: Bà con đi từ Hoàng Mai vào Vinh tham dự phiên tòa bằng xe buýt đã bị lực lượng công an, CSGT kiểm tra chứng minh nhân dân đến 4 lần trên đường đi.
Tin cho biết chị Bùi Thị Minh Hằng cũng có mặt với các thân nhân của các Thanh niên CG-TL. Chị viết trên FB của mình như sau: “Mấy ngày qua nắng nóng như một lò thiêu người. Nhưng lúc này ở thành phố Vinh, nơi diễn ra phiên xử phúc thẩm 14 Thanh nên công giáo lại đổ cơn mưa ngay sáng sớm… Uất hận từ Trời cao đất dày và các đấng Tối Linh. Xin các ngài đoái thương con Dân VN dưới bàn tay TÀ quyền CS mà cứu giúp cho dân nuốc Việt…. Công lý sẽ chiến thắng. LÒNG DÂN SẼ ĐỨNG LÊN VÀ CHIẾN THẮNG CÁI ÁC
7 giờ 43: Gia đình của anh Paulus Lê Sơn, cậu Phẩm và gia đình anh Thái Văn Dung đã đến toà án.
Bên ngoài tòa án có khoảng 200 bà con có mặt tại chung quanh nơi xử án. Trong khi đó công an, an ninh, côn đồ, dân phòng… thì đông gấp 10 lần.
Những người yêu mến các anh TNCG và TL đã có mặt như: Đoàn Ngọc Long gần 40 người, Đoàn từ Hà Nội…
7 giờ 50: Trời đang mưa to, thân nhân các TNCG và TL đã được vào bên trong phiên tòa. Bà con bị chặn không cho tham dự phiên tòa. Băng rôn, biểu ngữ ủng hộ các TNCG và TL thì đã bị công an xông và cướp ngay trên đường đi.
Bên ngoài tòa án có khoảng 2000 người công an, an ninh, dân phòng… đứng xung quanh. Có hơn 400 bà con đã có mặt tại phiên tòa. Rất nhiều bà con yêu mến các anh TNCG và TL đang tiếp tục đi về hướng tòa án mặc cho trời mưa to, mặc cho nhà cầm quyền đàn áp.
Phiên tòa phúc thẩm của các anh Thanh niên Công giáo và Tin lành (TNCG và TL) sẽ bắt đầu lúc 7g30 sáng nay tại tại Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An là một phiên tòa công khai. Nhưng cũng như mọi phiên tòa công khai khác diễn ra trên đất nước do cộng sản Việt Nam độc tài toàn trị, người dân chỉ được theo dõi những gì xảy ra bên ngoài tòa án do các phóng viên tự do thực hiện. Những người phục vụ cho sự thật có thể bị công an bắt bớ bất cứ lúc nào, mặc dù họ chỉ tác nghiệp bên ngoài khu vực xử án. Chúng ta cầu nguyện cho sự bình an của họ và cùng theo dõi những tường trình do họ chuyển về. 
- Lúc 7g00: Trời đổ cơn mưa nhưng mọi người vẫn quyết đi tham dự phiên tòa. Một thanh niên mặc thường phục tự xưng là công an TP đến cướp biểu ngữ của bà con.
Được biết, tối hôm qua, đoàn từ Quỳnh Lưu hành hương về đền Thánh Antôn thắp nến cầu nguyện cho các Anh TNCG và TL đã bị côn đồ và Công An huyện Nghi Lộc phá rối. Bà con phản ứng quyết liệt, đoàn kết lại với nhau… Cuối cùng bà con bắt côn đồ và 3 công an nhốt lại trong nhà kho…
Nhóm người này tự xưng là CA TP Vinh ra chặn đường cướp biểu ngữ 
6g30: Một số bạn trẻ yêu mến các TNCG và TL đang chuẩn bị tiến về phía tòa án. Trước khi đi, các bạn đã căng biểu ngữ “Công lý cho 14 Thanh niên yêu nước”. 
Anh Hồ Văn Lực, em trai của anh Hồ Đức Hòa đã vào trong phòng xử án.
Chụp tại gia đình thanh niên Nguyễn Đình Cương, cách Tòa án Nghệ An khoảng 8km
Tuy đây là phiên tòa công khai, nghĩa là mọi người có thể đến tham dự để được học hỏi về kiến thức pháp luật, nhưng cũng như các phiên tòa “công khai” khác diễn ra tại Việt Nam, có tin bộ công an đã điều động một lực lượng lên đến 1.600 người, gồm công an chìm nổi, dân phòng…  đã bao vây toàn bộ Thành phố Vinh từ tối hôm qua. Trước đó, công an đã lập các chốt chặn gần gia đình các Thanh niên bị xét xử để ngăn chặn người thân ra tòa ủng hộ tinh thần cho con em mình.
Theo tin từ một Facebooker, một người bị công an thành phố Vinh bắt giam gần một năm nay trong trại giam Nghi Kim cách nay vài hôm bị đưa ra xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An, anh này Tên là Tình cùng giam chung với anh Nông Hùng Anh. Sau phiên tòa của mình anh Tình được tại ngoại vì không có tội gì theo như kết luận của phía an ninh gần một năm trước trong vụ đánh nhau tại TP. Vinh. Anh Tình kể rằng, khi giam cùng phòng với Nông Hùng Anh đã được nghe câu chuyện về những sai trái của nhà cầm quyền. Hiện tại anh Hùng Anh vẫn khỏe và vững vàng cho ngày ra tòa, từ sáng hôm Chúa Nhật (19/5/2013) Hùng Anh đã bị chuyển ra phòng riêng cách biệt.
Mấy ngày hôm nay công an gửi giấy triệu tập những thân nhân các gia đình và hù dọa không cho đến tham dự phiên tòa, trong khi đó nhà cầm quyền thông báo đây là phiên tòa công khai. Chắc có lẽ nhà cầm quyền csvn cần phải đi học lại ý nghĩa của chữ công khai. Trưa hôm qua công an lại “truy lùng” những người muốn tham dự phiên tòa hôm nay.
Công an canh giữ đoàn xe thân nhân 4 gia đình thanh niên thuộc giáo xứ Yên Hòa, Quỳnh Vinh, Quỳnh Lưu, Nghệ An là Hồ Đức Hòa, Hồ Văn Oanh, Nguyễn Văn Duyệt và Nguyễn Văn Oai
Từ sáng hôm qua, CSGT, cơ động, an ninh viên các khu vực các phường, xã đã tập trung rất đông cho phiên tòa hôm nay. Một số bạn trẻ vào Thành Phố Vinh thông báo là từ 3-4g sáng đã có an ninh quanh khu vực bến xe, từ ngã ba Yên Lý trở vào có nhiều CSGT, và phía Bến Thủy cũng không ít công an mặc áo vàng. Các nhà xe đã bị cấm không cho phép chở thân nhân 14 gia đình đi tham dự phiên tòa được gọi là “công khai”.



Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế

Tiếng thở dài sau sự kiện Nick Vujicic đến Việt Nam


Tại sao là Nick mà không là một gương mặt Việt Nam? Cát-xê của Nick không nhỏ. Anh yêu cầu chế độ VIP cho đoàn tuỳ tùng hơn chục người.
Cho đến thời điểm tôi viết những dòng này, nghĩa là đã 2h sáng thì trên Facebook của tôi vẫn tràn ngập những lời cảm xúc về Nick Vujicic của bạn bè. Thật dễ hiểu, với những gì mà chàng trai không tay, không chân đã làm được, anh xứng đáng được ngưỡng mộ và tôn vinh. Ấy thế mà, tôi vẫn không thể nào ngăn được tiếng thở dài...

Thở dài là bởi, với những trường hợp tương tự như Nick Vujicic tại Việt Nam, trong vòng 1 phút tôi có thể kể tên ra 5 gương mặt tiêu biểu. Những người như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng, vận động viên khuyết tật Phạm Thị Thu... đã làm được những điều mà ngay cả người thường cũng khó có thể làm được.

Hoàn cảnh của họ, tài năng và nghị lực của họ có lẽ không thua Nick là bao, ấy thế mà họ vẫn đang miệt mài đâu đó để tìm mọi cách sống qua ngày, nỗ lực để cống hiến cho xã hội nhưng không được mấy ai quan tâm. Trong khi đó, những doanh nhân người Việt giàu có đã phải bỏ một số tiền khổng lồ lên tới 32 tỷ đồng để mời Nick đến Việt Nam, nói chuyện về nghị lực sống, về đam mê vượt qua khó khăn (những điều mà người Việt Nam nói chung và những người khuyết tật nói riêng đã có thừa).

32 tỷ đồng, một con số khổng lồ trong thời điểm hiện tại, khi mà các doanh nghiệp đang lao đao vì khủng hoảng kinh tế và người dân cũng đang ngập chìm trong khó khăn. Có thể nói với một chiến dịch được cho là thành công về mặt truyền thông như một công ty đang làm với Nick Vujicic, đó không hẳn là một sự lãng phí. Tuy nhiên, tôi cứ nghĩ nếu công ty này chịu bỏ ra phân nửa số tiền đó thôi, để giúp đỡ những gương mặt khuyết tật tài năng vươn lên... thì họ vẫn có thể tạo được một chiến dịch PR vừa thành công cả về mặt truyền thông lẫn ý nghĩa xã hội. Bởi những người khuyết tật Việt Nam cần những sự giúp đỡ thiết thực hơn là những "cú hích" về tinh thần mà Nick đã mang tới.

 Ảnh: Facebook Phan Anh.

Một anh bạn người nước ngoài của tôi tự hỏi, không biết tại sao truyền thông Việt Nam lại "điên cuồng" với Nick Vujicic như vậy. Điều này thật ra không quá khó hiểu khi mà hệ thống các kênh trên truyền hình liên tục phát TVC về Nick gần như 30 phút một lần. Là một người làm báo, tôi chưa bao giờ tôi thấy giới truyền thông Việt Nam lại "nhẹ dạ" đến như vậy. Họ biết đằng sau một "Nick khuyết tật nghị lực" chính là một bệ đỡ truyền thông khủng khiếp đến từ các công ty phát hành sách của Mỹ. Nói đơn giản hơn, Nick cũng chỉ là một sản phẩm truyền thông để người ta bán được sách mà thôi. "Anh ấy là một người phi thường, nhưng anh ấy cũng là một nghệ sĩ biểu diễn", bạn tôi nói. Quả thật, với những gì đã thấy chiều nay tại sân bay, tôi nghĩ anh cũng có phần đúng.

Ít người biết được rằng Nick đến Việt Nam không phải do công ty truyền thông mời, cũng không hẳn do một nhà xuất bản nọ "cầu khẩn" mà đơn giản đó chỉ là một trong các điều khoản hợp đồng đã ký với Nick. Theo đó, để có thể phát hành sách của Nick tại Việt Nam, nhà xuất bản nọ buộc phải đáp ứng một yêu cầu là tổ chức một buổi diễn thuyết cho anh tại nước sở tại. Ngoài những điều khoản trong hợp đồng xuất bản, hợp đồng mang Nick đến Việt Nam cũng bao gồm nhiều yêu cầu rất khắt khe, thậm chí những yêu cầu đó chỉ đến từ các ngôi sao... Hollywood.

Một trong những yêu cầu của Nick là: "Không có bất kỳ một cuộc gặp gỡ riêng nào với báo giới", những gì anh làm chỉ là diễn thuyết trước đám đông. Giới thạo tin còn kể rằng một đơn vị tổ chức đã xin tài trợ vé máy bay cho Nick từ một hãng hàng không giá rẻ của Việt Nam nhưng anh không chịu, yêu cầu của Nick là phải một hãng có uy tín ở Việt Nam. Anh cũng yêu cầu các chế độ VIP cho đoàn tuỳ tùng lên tới hơn chục người của mình. Anh cần có người nếm trước đồ ăn (có lẽ vì thể trạng của anh không được tốt). Ngoài ra, số tiền cát-xê của Nick cũng không hề nhỏ (có người nói 22.000 USD, có người nói 200.000 USD, con số chưa thể kiểm chứng nhưng kể cả "chỉ" 22.000 USD thì đó vẫn là một con số quá lớn).

Tại sân bay chiều nay, khi Nick vừa hạ cánh, an ninh được thắt chặt thậm chí còn hơn cả khi cặp vợ chồng nổi tiếng của Hollywood là Angelia Jolie và Brad Pitt tới Việt Nam. Tới mức, một cuộc cãi vã lớn đã xảy ra giữa giám đốc nhà xuất bản và tổ An ninh tại cửa VIP sân bay nội địa (Nick được sắp xếp ra cửa nội địa dù bay quốc tế) vì tổ an ninh đã không cho vị giám đốc này vào trong dù ông này lớn tiếng tuyên bố: "Tôi là trưởng ban tổ chức đây". Cánh báo chí bị buộc phải đứng ngoài xa cách cửa gần 150m và không thể tác nghiệp vì xe đón Nick đã đậu sát cửa, kính đen ngòm và dĩ nhiên Nick không có lấy một lời chào dành cho người hâm một thông qua báo giới.

Tối nay, những gì Nick chia sẻ thật ra không có gì mới, đó là điều mà bất kỳ một người khuyết tật nào (thậm chí cả người thường) cũng sẽ từng mắc phải. Còn nghị lực sống ư, hãy hỏi những Nguyễn Ngọc Ký, Nguyễn Công Hùng, Nguyễn Bích Lan (người dịch sách của Nick), "Cô bé xương thuỷ tinh" Phương Anh... xem họ có nghị lực sống và vươn lên trong cuộc sống không? Hỏi họ xem họ có xứng đáng được tôn vinh không? Hỏi họ xem họ có xứng đáng được quan tâm nhiều hơn không? Khi mà số tiền 32 tỷ đồng đó, biết đâu lại chẳng gần bằng ngân sách của "Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020" đã được phê duyệt ấy chứ.

Trước khi buổi nói chuyện "Chào Việt Nam" của Nick diễn ra, giá vé chợ đen được đẩy lên con số 1,5 - 2 triệu đồng. Một con số không hề nhỏ đối với đa số người Việt trẻ. Nhưng nhiều bạn trẻ sẵn sàng bỏ 2 triệu để nghe Nick nói chuyện về nỗi khổ, về nghị lực sống... trong khi họ sẵn sàng bĩu môi và không thèm bố thí một đồng cho người ăn xin tàn tật. Vì đâu có sự khác biệt đó?

Câu hỏi là: Tại sao lại là Nick mà không phải là một gương mặt cụ thể nào đó của Việt Nam, như hiệp sĩ công nghệ Nguyễn Công Hùng chẳng hạn? Với những gì mà Công Hùng làm được, nếu anh được truyền thông Mỹ "o bế" như Nick, hẳn anh cũng nổi tiếng không kém và biết đâu một đơn vị nào đó lại chẳng bỏ cả trăm nghìn USD để mời anh tới nói chuyện?

Sự khác biệt lớn nhất giữa Nick và Nguyễn Công Hùng không phải là tài năng hay nghị lực, mà đơn giản chỉ là ở sức hút truyền thông. Chẳng ai ngu để tin rằng một công ty bỏ một đống tiền ra mời Nick về Việt Nam chỉ với mục đích từ thiện, xã hội. Sức hút của Nick là quá lớn, đặc biệt là với sự tiếp tay của truyền thông, với những TVC được phát liên tục trên truyền hình (và nhờ đó người ta bán được báo, thu được tiền quảng cáo, lại được tiếng là "hướng tới cộng đồng khuyết tật" dù sự thật mục tiêu cao cả này chỉ là một phần rất nhỏ mà thôi).

Tại sao lại là Nick, tại vì anh ấy là... người nước ngoài. Thật vậy, người Việt chúng ta vốn sính ngoại. Không ít lần các ngôi sao hạng B, C của nước ngoài tới Việt Nam phải ngỡ ngàng vì mình được... hâm mộ quá xá. Các cụ ta nói cấm có sai: "Bụt chùa nhà không thiêng" là vậy...


Copy từ: Kiến Thức

Hướng tới phiên tòa phúc thẩm 8 thanh niên Công giáo và Tin lành


VRNs (22.5.2013) – Sài gòn - Theo văn thư số 2658/2013/CV-PT do ông Nguyễn Xuân Khôi, thẩm phán của tòa án tối cao tại Hà Nội đã ký, vào lúc 7giờ 30 phút, ngày 23.05.2013, sẽ diễn ra phiên tòa phúc thẩm của các anh Thanh niên Công giáo và Tin lành (TNCG và TL), tại Trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An.
Trong phiên phúc thẩm lần này có 8 người kháng án. Trong đó, có 2 anh Hồ Đức Hòa và Lê Văn Sơn bị nhà cầm quyền quy kết vào điều 1 khoản 79 BLHS là “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. 6 anh còn lại là Nguyễn Văn Duyệt, Hồ Văn Oanh, Thái Văn Dung, Nguyễn Đình Cương, Trần Minh Nhật và Nguyễn Xuân Anh bị quy kết vào điều 2 khoản 79.
Một Thanh niên thuộc Giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo phận Vinh chia sẻ: “Nhờ sự kiện của các anh TNCG và TL bị bắt, đã làm cho nhiều người trẻ trong các Giáo xứ khác không cảm thấy sợ hãi nữa, mà đã dám đứng lên nói sự thật. Qua các buổi thắp nến cầu nguyện này đã giúp cho giới trẻ biết nhiều thông tin về các anh TNCG và TL hơn và quan tâm đến tình hình của Đất nước hơn. Và mọi người trong giáo xứ quan tâm đến nhau hơn.”
Trong thời gian vừa qua, nhiều Giáo xứ trong Giáo phận Vinh không ngừng dâng Thánh lễ thắp nến cầu nguyện cho các anh TNCG và TL.
Nhờ các buổi thắp nến cầu nguyện, nhiều người trẻ cũng như người lớn tuổi biết được nhiều thông tin hơn về các anh TNCG và TL, và hiểu được nỗi oan khiên mà chính các anh và gia đình các anh TNCG và TL đang phải gánh chịu do nhà cầm quyền cs gây ra.
Anh Đăng, một bạn trẻ thuộc Giáo xứ Vĩnh Hòa cho biết: “Tôi không quen biết các anh TNCG và TL. Tôi chỉ biết các anh qua các Thánh lễ thắp nến cầu nguyện cho các anh, qua các buổi cầu nguyện và sau đó tôi tìm hiểu thêm trên mạng. Tôi mong ước, nhà cầm quyền sẽ nhận ra các công việc mà các anh TNCG và TL đã làm, [vì] đó là những việc làm của người yêu nước và mong muốn đất nước mình tiến lên. Các anh TNCG và TL là những con người rất hy sinh, nói ra được những việc mà những người khác không dám nói ra.”
Nhiều người lớn tuổi sống dưới hai chế độ nên họ hiểu rõ được bản chất của chế độ cs là như thế nào, dù rằng thông tin liên quan đến các anh TNCG và TL cũng như Quyền con người, Dân chủ và Tự do đã bị nhà cầm quyền bưng bít thông tin trong suốt 38 năm qua. Bác Đức ở giáo xứ Vĩnh Hòa chia sẻ: “Tôi không biết ai trong nhóm các TNCG và TL. Tôi biết chủ yếu là qua các thông tin ở giáo xứ và qua các buổi cầu nguyện cho các anh TNCG. Tôi thấy, các cháu [TNCG và TL] có lòng nhiệt huyết đấu tranh cho Dân chủ, cho Tự do và Công bằng vì “nền Dân chủ” ở VN là “nền Dân chủ” giả hiệu. Các cháu chỉ muốn có tự do Dân chủ nhưng lại bị nhà cầm quyền đàn áp như thế. Tôi là người lớn tuổi, không biết làm thế nào ngoài việc cầu nguyện cho các cháu.”
Bác Huân ở giáo xứ Vĩnh Hòa cùng thế hệ với Bác Đức, nhận xét: “Đối với những người đang bị nhà cầm quyền giam cầm, tôi rất là mến phục tinh thần của họ. Họ đã làm những việc mà nhiều người không làm được. Họ dám sống thật với lòng họ bằng cái sự chính kiến của họ, bằng việc làm nhân ái của họ, nhưng sống với chế độ này thì nhà cầm quyền lại dập tắt tiếng nói của họ. Chúng tôi là những người thấp cổ bé họng không thể làm được gì, nên chúng tôi chỉ sống với tinh thần của người Kitô giáo là bằng cách cầu nguyện cho các TNCG và TL có tinh thần vượt qua được những gian lao thử thách.”
Bác nói tiếp: “Tôi hy vọng phiên xử phúc thẩm sẽ có chiều hướng tốt đẹp hơn, vì không chỉ người Công giáo mà các Tôn giáo bạn và các tổ chức Nhân quyền đã lên tiếng thì sẽ tác động đến nhà cầm quyền. Tôi hy vọng phiên tòa phúc thẩm lần này, tôi sẽ có mặt để xem những bản án này như thế nào. Theo tôi phải trắng án cho các cháu [TNCG và TL].”
Bác Đình, giáo dân giáo xứ Vĩnh Hòa đồng ý với ý kiến của bác Huân. Bác Đình nói thêm: “Mong muốn xử trắng án cho các cháu nhưng không khả thi, bởi vì đcs muốn độc tài đất nước. Nếu muốn xử trắng án thì nhà cầm quyền phải bỏ sự độc tài đó, trả lại Tự do và Dân chủ cho đất nước nhưng nhà cầm quyền lại đang muốn giữ điều 4 HP.”
Những sự bắt bớ và đàn áp của nhà cầm quyền đã thay đổi nhận thức của người dân theo chiều hướng tích cực. Họ không còn sợ hãi nữa mà đang cùng nhau đấu tranh một cách ôn hòa bằng khả năng có của mỗi người. Cụ thể với những người Kitô hữu lớn tuổi, họ cậy trông vào sức mạnh của lời Kinh Mân Côi sẽ vượt thắng cái ác của chế độ cs đang hoành hành trên Quê hương đất nước VN.
Được biết, ở Nhà thờ Kỳ Đồng – Sài Gòn, hằng ngày vào lúc 13giờ 30, cộng đoàn giáo xứ lần chuỗi Mân côi cầu nguyện cho Quê hương đất nước có Dân chủ, Tự do và Hòa Bình.
HT.PV.VRNs



Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế

Gông xiềng hôm nay cho tự do ngày mai, hay là tự do hôm nay cho gông xiềng ngày mai?



Không biết cái từ phiên tòa ô nhục có từ bao giờ trong từ điển dân gian Việt Nam? Tôi đồ rằng nó bắt đầu được công khai sử dụng đến, từ sau phiên tòa bịt mồm linh mục Nguyễn Văn Lý, phiên tòa xử tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ... Cho đến nay, mật độ của những phiên tòa như thế mỗi lúc một nhiều hơn, đa dạng hơn và mức độ ngang nhiên thì trắng trợn hơn.
Lịch sử pháp đình Việt Nam có lẽ chưa bao giờ đen tối như thời kỳ này (không kể đến việc những người bị bắt không được vinh hạnh đưa ra chốn pháp đình). Giờ đây, nhà cầm quyền dường như chả buồn che dấu sự dối trá của mình, khi ngoài miệng nói xử công khai, nhưng bên ngoài lại tìm mọi cách để ngăn chặn mọi sự quan tâm của dư luận xã hội đến phiên tòa.

Theo cách suy luận thông thường nhất, một hành động mặc dù vấp phải sự phản đối quyết liệt của người dân, sự phẫn uất, ghê tởm của dư luận trong và ngoài nước mà vẫn cứ lặp đi lặp lại, thì nó thể hiện sự cùng quẫn, bế tắc, hoàn toàn mụ mị trong đầu những kẻ thực thi nó.
Tôi hỏi một người bình thường nhất:
-    Nếu con chị bị bắt và đưa ra tòa xử, chị có đi dự không?
-    Nếu chị nghĩ con chị vô tội, mà chính quyền cứ bảo con chị có tội, thì chị có lên tiếng bênh vực nó không?
Xét cả về bản năng và logic thì câu trả lời sẽ là có. Vậy mà ở Việt Nam, điều đó lại không được phép xảy ra, mặc dù nó không được ghi trong bất cứ một điều khoản nào của “Luật”.
Cho dù ai đó không quan tâm đến chuyện ngoài xã hội, nhưng nếu họ nhìn và nghe thấy những gì diễn ra quanh các phiên tòa gần đây, tôi chắc chắn một điều họ sẽ cảm thấy bất bình, nếu không muốn nói là ghê tởm.
Nhiều người già hẳn còn nhớ, vụ án xử ông Tạ Đình Đề hàng chục năm về trước. Người dân đến tham dự phiên tòa chật kín phòng xử án, chật kín khuôn viên của tòa và tràn ra cả lòng đường. Để phục vụ công chúng, tòa cho bắc cả loa ra ngoài đường. Dư luận trước phiên tòa cho thấy, người dân rất yêu mến ông Tạ Đình Đề, vậy mà chính quyền ngày đó đâu có sợ sệt gì? Khi tòa tuyên bố tha bổng, hàng nghìn người đã reo hò vang dội, nhà tòa cũng mát mặt vì đã xử công minh. Chợt nghĩ về câu hết thịnh lại suy, mới thấy thương dân Việt, chưa được hưởng thịnh ngày nào mà đã chịu chuỗi ngày suy… Ngay cả những vụ cứ tưởng là công minh lắm như Năm Cam, Khánh trắng, PMU18 cũng do nội bộ đánh nhau mà ra. Nếu không, có lý do gì mà nó có thể tác oai tác quái ngần ấy năm trời?
Cứ đà này, chắc chắn sẽ còn nhiều vụ án nữa. Gông xiềng tù ngục hay cả cái chết cũng không ngăn được khát vọng tự do của con người. Gông xiềng hôm nay cho tự do ngày mai, hay là tự do hôm nay cho gông xiềng ngày mai? Các vị cứ nhắm mắt làm bừa đi!
Hình ảnh đáng xấu hổ nhất trong một phiên tòa
CHÙM ẢNH QUANH PHIÊN TÒA CÔNG KHAI, XỬ 14 THANH NIÊN CÔNG GIÁO Ờ VINH HÔM NAY - 23/5/2013

Những nữ an ninh đang cưỡng bức mẹ một người tù, không cho bà dự phiên tòa xử con trai.
Lực lượng này có mặt ở khắp nơi
 
 
 


Copy từ: Phương Bích

Tổ chức nhân quyền yêu cầu VN phóng thích các nhà hoạt động

Những người trẻ trong nhóm 17 nhà tranh đấu nhân quyền bị bắt giam từ cuối tháng 7 năm 2011 vì bị cáo buộc vi phạm điều 79 và 88 Bộ Luật Hình sự.
Những người trẻ trong nhóm 17 nhà tranh đấu nhân quyền bị bắt giam từ cuối tháng 7 năm 2011 vì bị cáo buộc vi phạm điều 79 và 88 Bộ Luật Hình sự.
Những bản án này cùng với việc bắt giữ các blogger khác là một phần trong xu hướng nhân quyền hết sức đáng quan ngại của Việt Nam, khơi dậy những nghi vấn nghiêm túc về các cam kết của Hà Nội với Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị và với Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
Bốn tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế gửi thư cho giới lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam đề nghị trả tự do cho các nhà hoạt động Công giáo trẻ trước phiên xử phúc thẩm vào ngày 23/5.

Kháng cáo của 8 trong số 14 thanh niên Công giáo bị tuyên án lên tới 13 năm tù giam hồi đầu năm nay về tội danh ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ theo điều 79 Bộ Luật Hình sẽ được xem xét tại trụ sở Tòa án Nhân dân Tỉnh Nghệ An sau nhiều lần trì hoãn.

Các tổ chức phi chính phủ gồm Article 19, EFF, Media Legal Defense Initiative và Front Line Defenders bày tỏ quan ngại sâu sắc trước phiên tòa của các nhà hoạt động bao gồm Hồ Đức Hòa, Paulus Lê Sơn, Nguyễn Văn Duyệt, Hồ Văn Oanh, Nguyễn Đình Cương, Nguyễn Xuân Anh, Thái Văn Dung và Trần Minh Nhật.

Trong số này, Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa và Paululs Lê Sơn bị kêu án cao nhất là 13 năm tù giam.

Trong thư gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề ngày 22/5, 4 tổ chức vừa kể nêu nghi vấn về tính chính danh của phiên tòa sắp tới và lên án tình trạng các bị can bị ngược đãi kể từ khi bị bắt giữ.
Thư nêu rõ các bản án Hà Nội dành cho 14 nhà hoạt động Công giáo xem chừng là một phần trong xu hướng đàn áp đang tiếp diễn và đáng quan ngại của nhà cầm quyền Việt Nam đối với các công dân thực thi quyền tự do ngôn luận.

4 NGOs này cùng hàng chục tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế khác từng nhiều lần lên tiếng và gửi thư ngỏ cho giới lãnh đạo Việt Nam về vụ án của các nhà hoạt động Công giáo, tuy nhiên Hà Nội không một lần hồi đáp.

Luật sư Nani Jansen, cố vấn luật cao cấp của tổ chức Media Legal Defense Initiative, nói với VOA Việt ngữ:

“Thật đáng buồn là chính phủ Việt Nam chưa chính thức hồi đáp kêu gọi của chúng tôi về các bản án này. Chúng tôi thấy rất cần thiết để tiếp tục nêu vấn đề cũng là để đảm bảo là Hà Nội hiểu rằng các trường hợp này đang bị cộng đồng quốc tế theo dõi và lưu tâm, rằng quốc tế xem đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng, mong muốn nhà cầm quyền Việt Nam phải có biện pháp sửa chữa.”

Bà Jansen cũng cho biết thêm rằng nếu Hà Nội tiếp tục phớt lờ sự quan tâm của quốc tế, Media Legal Defense Initiative sẽ cùng các tổ chức bảo vệ nhân quyền chắc chắn sẽ có những bước kế tiếp để bảo vệ những nhà cổ xúy dân chủ-nhân quyền tại Việt Nam. Bà Jansen cho biết:

“Có nhiều cơ quan khác trong Liên hiệp quốc để có thể nêu lên các trường hợp vi phạm nhân quyền như thế này. Và đây chắc chắn sẽ là điều được chúng tôi cân nhắc nếu phiên xử phúc thẩm của các nhà hoạt động Công giáo không tuân theo các tiêu chuẩn nhân quyền của quốc tế mà Việt Nam đã ký tên cam kết.”

Nhóm các nhà hoạt động trẻ đa số thuộc Dòng Chúa Cứu thế bị bắt vì các hoạt động bao gồm viết blog thể hiện quan điểm chỉ trích nhà nước, phổ biến lên mạng, tham gia và kêu gọi phản kháng ôn hòa.    

Các tổ chức nhân quyền nói các hoạt động này là những gì Việt Nam đã cam kết bảo vệ và phát huy với tư cách là nước thành viên của Công ước Quốc tế về quyền chính trị và dân sự của công dân, vì vậy, Hà Nội không thể xem đó là các tội hình sự để trừng phạt.

Ngay sau phiên sơ thẩm hôm 9/1 vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã lên tiếng bày tỏ quan ngại sâu sắc trước các bản án tổng cộng hơn 80 năm tù của 14 nhà hoạt động này vì họ đã thực thi quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nói:

“Những bản án này cùng với việc bắt giữ các blogger khác là một phần trong xu hướng nhân quyền hết sức đáng quan ngại của Việt Nam, khơi dậy những nghi vấn nghiêm túc về các cam kết của Hà Nội với Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị và với Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.”

4 tổ chức đồng ký tên trong thư ngày 22/5 kêu gọi chính phủ Việt Nam phóng thích ngay lập tức và hủy án cho tất cả 14 thanh niên đang bị giam cầm.

Ngoài ra, họ cũng đề nghị Hà Nội không ngược đãi các bị can trong lao tù, đảm bảo thủ tục xét xử công bằng, điều tra và truy cứu trách nhiệm những ai đã sách nhiễu và đe dọa các nhà hoạt động này.

Copy từ: VOA

NICK - CŨNG THƯỜNG THÔI!...

Phan Anh FB - Tại sao là Nick mà không phải một gương mặt Việt Nam?.

Cát-xê của Nick không hề nhỏ.

Anh cũng yêu cầu chế độ VIP cho đoàn tuỳ tùng lên tới hơn chục người.

Cho đến thời điểm tôi viết những dòng này, nghĩa là đã 2h sáng thì trên Facebook của tôi vẫn tràn ngập những lời cảm xúc về Nick Vujicic của bạn bè.

Thật dễ hiểu, với những gì mà chàng trai không tay, không chân đã làm được, anh xứng đáng được ngưỡng mộ và tôn vinh.

Ấy thế mà, tôi vẫn không thể nào ngăn được tiếng thở dài...

Thở dài là bởi, với những trường hợp tương tự như Nick Vujicic tại Việt Nam, trong vòng 1 phút tôi có thể kể tên ra 5 gương mặt tiêu biểu.

Những người như Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, Hiệp sĩ Công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng, Vận động viên khuyết tật Phạm Thị Thu... đã làm được những điều mà ngay cả người thường cũng khó có thể làm được.

Hoàn cảnh của họ, tài năng và nghị lực của họ có lẽ không thua Nick là bao, ấy thế mà họ vẫn đang miệt mài đâu đó để tìm mọi cách sống qua ngày, nỗ lực để cống hiến cho xã hội nhưng không được mấy ai quan tâm.

Trong khi đó, những doanh nhân người Việt giàu có đã phải bỏ một số tiền khổng lồ lên tới 32 tỷ đồng để mời Nick đến Việt Nam, nói chuyện về nghị lực sống, về đam mê vượt qua khó khăn (những điều mà người Việt Nam nói chung và những người khuyết tật nói riêng đã có thừa).

32 tỷ đồng, một con số khổng lồ trong thời điểm hiện tại, khi mà các Doanh nghiệp đang lao đao vì khủng hoảng kinh tế và người dân cũng đang ngập chìm trong khó khăn.

Có thể nói với một chiến dịch được cho là thành công về mặt truyền thông như Công ty Hoa Sen đang làm với Nick Vujicic, đó không hẳn là một sự lãng phí.

Tuy nhiên, tôi cứ nghĩ nếu Công ty Hoa Sen chịu bỏ ra phân nửa số tiền đó thôi, để giúp đỡ những gương mặt khuyết tật tài năng vươn lên... thì họ vẫn có thể tạo được một chiến dịch PR vừa thành công cả về mặt truyền thông lẫn ý nghĩa xã hội.

Bởi những người khuyết tật Việt Nam cần những sự giúp đỡ thiết thực hơn là những "cú hích" về tinh thần mà Nick đã mang tới.

Một anh bạn người nước ngoài của tôi tự hỏi, không biết tại sao truyền thông Việt Nam lại "điên cuồng" với Nick Vujicic như vậy.

Điều này thật ra không quá khó hiểu khi mà hệ thống các kênh trên truyền hình liên tục phát TVC về Nick gần như 30 phút một lần.

Là một người làm báo, tôi chưa bao giờ tôi thấy giới truyền thông Việt Nam lại "nhẹ dạ" đến như vậy.

Họ biết đằng sau một "Nick khuyết tật nghị lực" chính là một bệ đỡ truyền thông khủng khiếp đến từ các Công ty Phát hành sách của Mỹ.

Nói đơn giản hơn, Nick cũng chỉ là một sản phẩm truyền thông để người ta bán được sách mà thôi. "Anh ấy là một người phi thường, nhưng anh ấy cũng là một nghệ sĩ biểu diễn" - Bạn tôi nói.

Quả thật, với những gì đã thấy chiều nay tại sân bay, tôi nghĩ anh cũng có phần đúng.

Ít người biết được rằng Nick đến Việt Nam không phải do Công ty truyền thông mời, cũng không hẳn do một nhà xuất bản nọ "cầu khẩn" mà đơn giản đó chỉ là một trong các điều khoản hợp đồng mà đã ký với Nick.

Theo đó, để có thể phát hành sách của Nick tại Việt Nam, Nhà Xuất bản nọ buộc phải đảm ứng một yêu cầu là tổ chức một buổi diễn thuyết cho anh tại nước sở tại.

Ngoài những điều khoản trong hợp đồng xuất bản, hợp đồng mang Nick đến Việt Nam cũng bao gồm nhiều yêu cầu rất khắt khe, thậm chí những yêu cầu đó chỉ đến từ các ngôi sao... Hollywood.

Một trong những yêu cầu của Nick là: "Không có bất kỳ một cuộc gặp gỡ riêng nào với báo giới", những gì anh làm chỉ là diễn thuyết trước đám đông.

Giới thạo tin còn kể rằng một đơn vị tổ chức đã xin tài trợ vé máy bay cho Nick từ một Hãng hàng không giá rẻ của Việt Nam nhưng anh không chịu, yêu cầu của Nick là phải một Hãng có uy tín ở Việt Nam.

Anh cũng yêu cầu các chế độ VIP cho đoàn tuỳ tùng lên tới hơn chục người của mình.

Anh cần có người nếm trước đồ ăn (có lẽ vì thể trạng của anh không được tốt).

Ngoài ra, số tiền cát-xê của Nick cũng không hề nhỏ (có người nói 22.000 USD, có người nói 200.000, con số chưa thể kiểm chứng nhưng kể cả 'chỉ' 22.000 USD thì đó vẫn là một con số quá lớn).

Tại sân bay chiều nay, khi Nick vừa hạ cánh, an ninh được thắt chặt thậm chí còn hơn cả khi cặp vợ chồng nổi tiếng của Hollywood là Angelia Jolie và Brad Pitt tới Việt Nam.

Tới mức, một cuộc cãi vã lớn đã xảy ra giữa Giám đốc Nhà Xuất bản và Tổ An ninh tại cửa VIP sân bay nội địa (Nick được sắp xếp ra cửa nội địa dù bay quốc tế) vì Tổ An ninh đã không cho vị Giám đốc này vào trong dù ông này lớn tiếng tuyên bố: "Tôi là Trưởng ban Tổ chức đây!".

Cánh báo chí bị buộc phải đứng ngoài xa cách cửa gần 150m và không thể tác nghiệp vì xe đón Nick đã đậu sát cửa, kính đen ngòm và dĩ nhiên Nick không có lấy một lời chào dành cho người hâm mộ thông qua báo giới.

Tối nay, những gì Nick chia sẻ thật ra không có gì mới, đó là điều mà bất kỳ một người khuyết tật nào (thậm chí cả người thường) cũng sẽ từng mắc phải.

Còn nghị lực sống ư, hãy hỏi những Nguyễn Ngọc Ký, Nguyễn Công Hùng, Nguyễn Bích Lan (người dịch sách của Nick), "Cô bé xương thuỷ tinh" Phương Anh... xem họ có nghị lực sống và vươn lên trong cuộc sống không?.

Hỏi họ xem họ có xứng đáng được tôn vinh không?.

Hỏi họ xem họ có xứng đáng được quan tâm nhiều hơn không?.

Khi mà số tiền 32 tỷ đồng đó, biết đâu lại chẳng gần bằng ngân sách của "Đề án Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020" đã được phê duyệt ấy chứ.

Trước khi buổi nói chuyện "Chào Việt Nam" của Nick diễn ra, giá vé chợ đen được đẩy lên con số 1,5 - 2 triệu đồng.

Một con số không hề nhỏ đối với đa số người Việt trẻ.

Nhưng nhiều bạn trẻ sẵn sàng bỏ 2 triệu để nghe Nick nói chuyện về nỗi khổ, về nghị lực sống... trong khi họ sẵn sàng bĩu môi và không thèm bố thí một đồng cho người ăn xin tàn tật.

Vì đâu có sự khác biệt đó?.

Câu hỏi là: Tại sao lại là Nick mà không phải là một gương mặt cụ thể nào đó của Việt Nam, như Hiệp sĩ công nghệ Nguyễn Công Hùng chẳng hạn?.

Với những gì mà Công Hùng làm được, nếu anh được truyền thông Mỹ "o bế" như Nick, hẳn anh cũng nổi tiếng không kém và biết đâu một đơn vị nào đó lại chẳng bỏ cả trăm nghìn USD để mời anh tới nói chuyện?.

Sự khác biệt lớn nhất giữa Nick và Nguyễn Công Hùng không phải là tài năng hay nghị lực, mà đơn giản chỉ là ở sức hút truyền thông.

Chẳng ai ngu để tin rằng một Công ty bỏ một đống tiền ra mời Nick về Việt Nam chỉ với mục đích từ thiện, xã hội.

Sức hút của Nick là quá lớn, đặc biệt là với sự tiếp tay của truyền thông, với những TVC được phát liên tục trên Truyền hình (và nhờ đó người ta bán được báo, thu được tiền quảng cáo, lại được tiếng là "hướng tới cộng đồng khuyết tật" dù sự thật mục tiêu cao cả này chỉ là một phần rất nhỏ mà thôi).

Tại sao lại là Nick, tại vì anh ấy là... người nước ngoài.

Thật vậy, người Việt chúng ta vốn sính ngoại. Không ít lần các ngôi sao hạng B, C của nước ngoài tới Việt Nam phải ngỡ ngàng vì mình được... hâm mộ quá xá.

Các cụ ta nói cấm có sai: "Bụt chùa nhà không thiêng", là vậy..
---------------

* Hình ảnh về sự kiện Nick của PV Thuận Thắng (Tuổi trẻ TP.HCM) và một số PV Báo Điện tử khác, đã được đăng tải trên mạng xã hội FB và một số phương tiện TTĐC.

* Hình ảnh các bé khuyết tật, tật nguyền được các Thành viên trang Xóm Nhiếp ảnh ghi tại một số cơ sở Bảo trợ xã hội tại Hà Nội, TP.HCM, đã đăng tải trên trang XNA.

* Nhan đề bài viết do MTH đặt lại, không tải nhan đề nguyên bản của tác giả Phan Anh trên FB.


Copy từ: Mai Thanh Hải