CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Ngải Vị Vị công bố điều tra về cái chết đáng ngờ của một trưởng thôn


Một cảnh đóng phim gợi nhớ tới cái chết của trưởng thôn Tiền Vân Hồi
Một cảnh đóng phim gợi nhớ tới cái chết của trưởng thôn Tiền Vân Hồi
DR

Thanh Phương
Nghệ sĩ Ngải Vị Vị vừa công bố trên mạng Internet một phim điều tra về cái chết gây nhiều tranh cãi của ông Tiền Vân Hồi, một trưởng thôn đã dám đấu tranh chống các vụ trưng thu đất đai ở Trung Quốc.

Ông Tiền Vân Hồi, trưởng thôn Trại Kiều, tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc, đã bị xe tải cán chết đúng vào ngày Noel năm 2010. Hình ảnh nạn nhân dập nát dưới bánh xe tải đã lan truyền rộng rãi trên mạng tại Trung Quốc.
Chính quyền vẫn khẳng định đây chỉ là tai nạn giao thông, nhưng người thân của ông Tiền Vân Hồi không tin điều đó, cho rằng vị trưởng thôn này đã bị ám sát do đã dám đấu tranh chống các vụ cướp đất nông dân.
Luôn đi đầu trong các vụ khiếu kiện về đất đai ở Trung Quốc, ông Tiền Vân Hồi đã từng bị giam ba lần từ năm 2005, do đã thay mặt nông dân đòi đền bù giải toả đất đai xây nhà máy điện. Vì cảm thấy bị đe dọa tính mạng, hai đêm trước khi xảy ra tai nạn, ông đã không dám ngủ ở nhà.
Trả lời hãng tin AFP hôm nay, nghệ sĩ và cũng là nhà hoạt động nhân quyền Ngải Vị Vị cho biết, ông đã mất hai năm để thực hiện bộ phim điều tra này. Chính ông đã làm các cuộc phỏng vấn và nhóm quay phim của ông đã đến tận thôn Trại Kiều để ghi hình. Bộ phim kéo dài 1 tiếng 42 phút được chiếu trên mạng Youtube kể từ hôm nay.
Tuy không kết luận điều gì, bộ phim điều tra của Ngải Vị Vị liệt kê toàn bộ những thiếu sót, những vùng tối, những hành động đe dọa, che giấu bằng chứng và những vụ nhân chứng mất tích, chung quanh cái chết đáng ngờ của trưởng thôn Tiền Vân Hồi.
Ông Ngải Vị Vị nói với AFP : « Không thể nào khẳng định điều gì, vì ở Trung Quốc, sự thật không hề có. Chúng tôi vẫn không biết vì sao ông bị chết ».



Copy từ: RFI

 

Mẹ nhắm mắt để con bị hành hạ 'đổi' 15 triệu

Mẹ của một trong những em nhỏ bị bạo hành cho rằng, để nhận 15 triệu/năm tiền "lương" thì việc bị châm thuốc vào đầu ngón tay, quỳ trên vỏ sầu riêng và làm việc 13h/ngày là chuyện "bình thường".

Mẹ nhắm mắt để con bị hành hạ 'đổi' 15 triệu 1
Dũng, Nam, Dĩnh, Liên tại trung tâm bảo trợ xã hội vẫn rất hồn nhiên, vô tư khi được đề nghị chụp ảnh.
Dạy dỗ bằng cách ...châm thuốc đầu ngón tay
Vừa không phải tốn tiền nuôi con mà mỗi năm gia đình của 4 em nhỏ bán hoa còn được nhận được 15 triệu đồng nên cha mẹ các em cho rằng ông bà Hồng Châu châm thuốc vào đầu ngón tay và bắt các en quỳ trên vỏ sầu riêng chẳng qua chỉ là “dạy dỗ” để kiếm được miếng ăn thôi, không có gì đâu. Đây là lời bà Phạm Thị Tý, mẹ của Nam, một trong bốn đứa trẻ bị chăn dắt.
Quan sát 4 đứa trẻ bị chăn dắt mới được công an phường Bình Thuận, quận 7 chuyển qua Trung tâm bảo trợ xã hội TP.HCM (phường 13, quận Bình Thạnh), chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy tâm lý của các em rất khác nhau.
Em Nguyễn Thị Liên (SN 2000) và Nguyễn Văn Dĩnh (SN 1999, cùng ngụ ở Thừa Thiên Huế) rất háo hức, chạy nhảy vui đùa trong sân trung tâm. Khi tiếp xúc với chúng tôi, cả 2 em nhỏ đều cho biết các em không bị đánh mà chỉ có Nam cùng Dũng bị đánh và bị châm thuốc là vào tay.
Đúng như lời Liên và Dĩnh nói, Trần Văn Nam và Nguyễn Văn Dũng ( đều SN 2000, cùng ngụ tại Thừa Thiên Huế) có dấu hiệu tâm lý lo lắng, hoảng sợ.
Mẹ nhắm mắt để con bị hành hạ 'đổi' 15 triệu 2
Bà Phạm Thị Tý (mẹ Nam) mặc áo trắng đang đợi làm thủ tục bảo lãnh con tại Trung tam bảo trợ xã hội.
Thấy chúng tôi tiếp xúc với Nam, bà Phan Thị Tý (quê ở xã Phú Diên huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) chạy tới ngăn không cho con nói chuyện với PV.
Bà Tý cho biết, bà Trần Thị Hồng là bác họ bên nội của Nam. Bà phân trần: "Bác Hồng thương nên mới đưa các cháu vào TP.HCM để kiếm việc, tạo điều kiện cho các cháu kiếm miếng ăn. Cháu nó không biết gì, cô đừng hỏi nữa". Sau đó bà quay sang con trai cao giọng: "Nam không được nói năng bậy bạ.”
Bà Tý cho biết, gia đình bà hàng năm nhận được 15 triệu đồng tiền "lương" của con nên việc ông bà Hồng Châu châm thuốc vào đầu ngón tay và bắt con bà quỳ trên vỏ sầu riêng chẳng qua chỉ là “dạy dỗ” để con bà kiếm được miếng ăn thôi, đấy là chuyện "đương nhiên", bình thường. "Tôi nhận được điện thoại của bác Hồng gọi điện về quê bảo vào đón con về chứ cũng không biết xảy ra chuyện gì nữa".
'Cầm chày đập tỏi nện vào mặt em'
Chờ bà Tý mẹ của Nam đi khuất, chúng tôi mới lân la nói chuyện với Nam. Tôi gặng hỏi: “Vì sao trên mặt em lại bị vết sẹo như thế?". Lặng thinh hồi lâu, Nam mới lí nhí cho biết: "Hôm đó trời mưa em không bán được hoa nên bị bà Hồng đưa lên xe mang về nhà trọ, cầm chày đập tỏi nện vào mặt em.”
Nam tâm sự: “Em được đưa vào đây ở cùng phòng trọ với ông bà Hồng Châu ở bên quận 7 từ năm 2009. Công việc hàng ngày của em bắt đầu từ 14h chiều và kết thúc vào 3h sáng hôm sau. Bọn em phải đi cắt hoa rồi được đưa tới khu vực trung tâm quận 1, chỗ có đông người nước ngoài để bán hoa. Thỉnh thoảng bà Hồng sẽ chạy xe theo bọn em để giám sát. Nếu hôm nào bọn em bán không được đủ 500.000 đồng là hôm đó về bị ăn đòn. Hễ cứ vớ được thứ gì là cả ông Châu và bà Hồng dùng để đánh đập tụi em. Chỉ có em và Dũng là bị đánh nhiều nhất, cũng thường xuyện bị ông Châu châm thuốc lá vào 10 đầu ngón tay.”
Khi được hỏi, Dũng nghẹn ngào thổ lộ: "Em học hết lớp 4 rồi nghỉ học theo bà Hồng vào Nam sinh sống. Nhiều lần không bán được hoa, không kiếm đủ tiền về nộp em bị ông Châu bà Hồng bắt quỳ cả ngày trên vỏ sầu riêng, không cho ngủ. Mấy lần em tính bỏ trốn nhưng không biết đường nào mà về nhà.”
Mẹ nhắm mắt để con bị hành hạ 'đổi' 15 triệu 3
Đối tượng Hồ Đình Châu – người chăn dắt 4 đứa trẻ bán hoa.
Sáng 24/1, gia đình của 4 em đã có mặt tại Trung tâm bảo trợ xã hội để làm thủ tục bảo lãnh 4 em về quê. Cũng trong sáng nay một nhà hảo tâm gốc người Thừa Thiên Huế cũng đã đến Trung tâm tài trợ tiền tàu xe cho gia đình đưa 4 em về quê. Đồng thời, nhà hảo tâm này cũng tài trợ 1 số tiền lớn nuôi 4 em này ăn học tới năm 18 tuổi.
Chiều 23/1, công an quận 7, TP.HCM đã ra lệnh bắt khẩn cấp đối tượng Hồ Đình Châu (42 tuổi, quê Thừa Thiên Huế, tạm trú tại phường Bình Thuận, quận 7) hiện trú tại phòng trọ số 300/23/4 Nguyễn Văn Linh để điều tra làm rõ hành vi “hành hạ người khác”. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với chúng tôi tại cơ quan điều tra Châu cho rằng, việc vợ mình (tức là bà Trần Thị Hồng, 41 tuổi) hành hạ mấy đứa nhỏ ông không hề hay biết. Hiện vụ việc đang được cơ quan cảnh sát điều tra công an quận 7 làm rõ.




Copy từ: Afamily

Nợ công Việt Nam tiệm cận ngưỡng 1,4 triệu tỷ đồng


SGTT.VN - Bản tin về nợ công đầu tiên sắp được Bộ Tài chính công bố cho thấy, tổng nợ của Việt Nam tính đến hết năm 2011 là 1,392 triệu tỷ đồng, tương đương 54,9% GDP.
Theo các tổ chức quốc tế, mỗi người Việt hiện gánh khoảng 790 USD nợ công. Ảnh: Trần Việt Đức 
Bộ Tài chính cho biết sắp công bố bản tin đầu tiên về nợ công của Việt Nam, nhằm thay thế cho bản tin nợ nước ngoài (đã phát hành kể từ năm 2007), vốn được đánh giá là bị hạn chế về mặt thông tin (do chỉ cho thấy thống kê nợ Chính phủ và do Chính phủ bảo lãnh).
Tuy vậy, trong bản tin lần này, số liệu được cơ quan quản lý đưa ra vẫn chỉ cập nhật đến ngày 31.12.2011.
Theo đó, nợ công của Việt Nam ở mức 1,392 triệu tỷ đồng, tương đương 54,9% GDP năm 2011. Số liệu này từng được Chính phủ báo cáo các đại biểu Quốc hội hồi đầu tháng 11.2012.
Xét về cơ cấu, Bộ Tài chính cho biết nợ của Chính phủ là 1,096 triệu tỷ đồng, bằng 43,2% GDP, trong đó vay nước ngoài là 667.000 tỷ đồng, bao gồm ODA, vay ưu đãi và vay thương mại.
Nợ do Chính phủ bảo lãnh hiện khoảng 285.000 nghìn tỷ đồng, bằng 11,3% GDP. Trong khi đó, chính quyền các địa phương hiện có nợ khoảng 10.700 tỷ đồng, bằng 0,4% GDP.
Như vậy, theo công bố của Bộ Tài chính, tổng nợ của Việt Nam tính đến hết năm 2011 là 1,392 triệu tỷ đồng, tương đương 66,8 tỷ USD.
Trong khi đó, theo “đồng hồ” nợ của The Economist, tính đến ngày 24/1/2013, nợ công của Việt Nam khoảng 70,7 tỷ USD (tức gần 1,5 triệu tỷ đồng), tương đương 49,5% GDP và mức nợ gần 790 USD cho mỗi người dân.
Theo chiến lược nợ được cơ quan chức năng xây dựng, đến năm 2015, nợ công của Việt Nam sẽ không vượt quá 65% GDP.
Còn theo tính toán của TS. Vũ Quang Việt, nợ công của Việt Nam năm 2011 theo định nghĩa quốc tế là 2,683,878 tỷ đồng, bằng 106% so với GDP.
vnexpress.net/sgtt.vn



Copy từ: SGTT


GÓP Ý DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 Không thể tùy tiện hạn chế quyền công dân

 GÓP Ý DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992
 
Không thể tùy tiện hạn chế quyền công dân
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 nên bỏ cách ghi công dân có quyền này, quyền kia “theo quy định của pháp luật”.

Sáng 24-1, Thường trực HĐND TP.HCM đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (HP) 1992. Các đại biểu tập trung góp ý xoay quanh các nội dung về quyền con người, quyền công dân; Hội đồng HP; chính quyền địa phương…
Có sự chưa thống nhất
Liên quan đến Chương 2 “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng QH, cho rằng điểm tiến bộ so với HP hiện hành là dự thảo đã bổ sung quy định về quyền con người để phù hợp với nội dung công ước quốc tế mà VN là thành viên. Tuy nhiên, cách thể hiện trong dự thảo chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Các chế định liên quan để thực hiện các quyền này cũng chưa thống nhất.
“Điều 20 dự thảo quy định “quyền và nghĩa vụ công dân do HP và luật quy định”. Có nghĩa là quy định về các quyền cơ bản của công dân phải do QH ban hành. Nhưng cũng trong chương này lại ghi một số quyền thực hiện “theo quy định của pháp luật”. Ví dụ Điều 26 ghi “công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”. Cách ghi không thống nhất này tạo điều kiện cho một số người lợi dụng ban hành các văn bản dưới luật để cản trở quyền cơ bản của công dân” - ông Thuận nhấn mạnh.

Bà Ngô Minh Hồng, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, cho rằng sửa HP lần này phải cho thấy thực sự chúng ta tôn trọng HP, coi HP là đạo luật cơ bản, là nền tảng phát triển của nhà nước pháp quyền. Ảnh: MC
TS Nguyễn Mạnh Bình, Trưởng khoa Nhà nước và Pháp luật - Trường Cán bộ TP.HCM, cũng phân tích: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước pháp quyền là phải thượng tôn HP. Các văn bản ban hành không được trái với HP hoặc hạn chế, thu hẹp quyền con người, quyền công dân. Do đó quyền công dân phải do luật định (do QH ban hành). “Các điều khoản quy định liên quan trong dự thảo nên bỏ cụm từ “theo quy định của pháp luật” và sửa lại là “theo quy định của luật”. Còn như tình trạng hiện nay, chính quyền cấp dưới cũng có quyền ban hành văn bản pháp luật, điều ấy dễ bóp méo các quyền của công dân” - ông Bình nói.
Trao quyền mạnh hơn cho Hội đồng HP
Về vấn đề bảo vệ HP, nhiều đại biểu kiến nghị cần trao quyền mạnh hơn cho Hội đồng HP. Theo bà Ngô Minh Hồng, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP, đại biểu QH khóa XII, nói HP là đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với HP là đúng nhưng chưa đủ. Đối với HP, phải xác định những nguyên tắc quan trọng sau: Thứ nhất, HP phải đảm bảo thực thi; thứ hai văn bản pháp luật phải thống nhất với HP, nếu trái thì sẽ bị bãi bỏ; thứ ba nếu có mâu thuẫn khi ban hành hay áp dụng pháp luật thì phải được giải thích theo tinh thần HP,…
Trên tinh thần đó, Hội đồng HP được xem như là cơ quan bảo vệ HP, phải đảm bảo cho các nguyên tắc trên được thực thi. Cụ thể, Hội đồng HP trước hết phải đảm bảo cho việc HP được thực thi, trong đó có quyền giải thích HP. Hội đồng HP cũng phải có quyền kiểm tra và giám sát tính hợp hiến của pháp luật cũng như điều ước quốc tế. “Nhưng vấn đề ở đây là giám sát xong, nếu thấy vi hiến thì phải bãi bỏ. Còn nếu chỉ quy định quyền kiểm tra tính hợp hiến để kiến nghị xem xét thôi thì cơ chế ta hiện nay không thiếu” - bà Hồng nói.
Cũng theo bà Hồng, cần trao cơ chế cho Hội đồng HP giám sát việc thực hiện quyền con người, quyền công dân. Đây phải trở thành chỗ dựa cho công dân khi họ thấy quyền của mình bị vi phạm bởi hành vi của cơ quan hành chính hay bản án của tòa án… Muốn thực hiện được những điều trên thì Hội đồng HP cần có tính độc lập với các cơ quan quyền lực khác (dĩ nhiên vẫn dưới sự lãnh đạo của Đảng).
Nguyên Chủ tịch HĐND TP Phạm Phương Thảo cũng cho rằng nếu quy định Hội đồng HP chỉ có chức năng kiểm tra, tham mưu, kiến nghị mà không có quyền chế tài với các hành vi vi hiến thì chức năng bảo vệ HP chưa mạnh. Theo bà Thảo, nên chăng có một Hội đồng HP độc lập có thể chế tài mạnh hơn để xử lý kịp thời, hiệu quả những trường hợp vi hiến.
Phải rõ hơn để xây dựng chính quyền đô thị

Theo bà Phạm Phương Thảo, nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM, dự thảo sửa đổi HP 1992 đổi tên chương “HĐND và UBND” thành “Chính quyền địa phương” là rất phù hợp. Tuy nhiên, bà Thảo cho rằng cần có chế định liên quan đến đô thị đặc biệt để tạo điều kiện cho các đô thị lớn như TP.HCM đề xuất những vấn đề liên quan đến chính quyền đô thị phù hợp với đặc trưng và nhu cầu phát triển của mình.
Nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM Ngô Minh Hồng cũng nhìn nhận: Dự thảo chỉ đổi tên chương chứ nội dung mới không bao nhiêu. Nhất là các nội dung liên quan đến việc phân cấp trong tổ chức bộ máy và tổ chức đời sống kinh tế - xã hội của chính quyền địa phương, gắn với thẩm quyền của HĐND còn mờ nhạt. Bà Hồng đề nghị: “Dự thảo phải làm sao nêu bật được những nguyên tắc, để khi ban hành luật liên quan về chính quyền địa phương thể hiện được tính tự quản của địa phương; thể hiện rõ vai trò, thẩm quyền và trách nhiệm của địa phương đối với nhu cầu phát triển của mình và phải có sự phân biệt giữa chính quyền nông thôn và chính quyền đô thị. Tránh tối đa những cơ chế gò bó hiện nay làm cản trở sự phát triển của các đô thị, nhất là với các đô thị đặc biệt như TP.HCM”.
Đại biểu dân cử không nên kiêm nhiệm
Sáng 24-1, Khối trí thức (thuộc Câu lạc bộ Truyền thống kháng chiến TP.HCM) cũng đã tổ chức góp ý cho Dự thảo sửa đổi HP 1992. Trong bài góp ý của mình gửi tới hội nghị, ông Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, đề nghị “Đại biểu QH, HĐND không thể là những công chức kiêm nhiệm để có nhiều thời gian đảm nhận công việc đại biểu dân cử của mình”.
Theo ông Thôn, đại biểu QH phải thật sự là đại diện của nhân dân, là những người chủ thật sự, không kiêm nhiệm bất cứ công tác nào bên cơ quan hành pháp. “QH là nơi của dân, của người chủ xây dựng luật và giám sát công chức thực hiện, chống công chức tham nhũng, cho nên trong QH không thể có đại biểu là công chức” - ông Thôn nhấn mạnh.
Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Văn Oanh, Chủ nhiệm Khối trí thức, cũng đề nghị “cần tách những người đứng đầu ngành hành pháp và tư pháp ra khỏi ngành lập pháp, tức không tham gia vào QH”.
MC
MINH CƯỜNG 



Copy từ: Pháp Luật

Tại sao Bộ lại đi phạt con gà?


(Đời sống) - “Nói thật nuôi gà không có ô nhiễm môi trường gì cả... Đơn giản như ngay khu vực hồ Hố Mẻ (Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội), ở đây có gần 10 con gà của những người chơi gà chọi. Nếu bảo con gà này gây ô nhiễm môi trường, thì tôi nói rằng cái ô nhiễm môi trường của con gà nó chỉ bằng một hạt cát so với cả một sa mạc thôi”…
Bộ NNPT&NT vừa xây dựng Dự thảo "Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi". Theo đó, việc chăn nuôi gia súc, gia cầm trong thành phố, khu vực nội thị, nội đô sẽ bị cấm hoàn toàn.
Sợ ăn gà lậu nhiều người dân nội thành tích cực tăng gia
Sợ ăn gà lậu nhiều người dân nội thành tích cực tăng gia
Đối với hành vi thả rông chó ở những nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị, người sở hữu con chó sẽ bị xử phạt 300.000-500.000 đồng, đồng thời bị buộc xích, nhốt, giữ chó trong chuồng cũi. Còn nếu tổ chức chăn nuôi gia súc, gia cầm, ấp nở trứng gia cầm trong nội thành, nội thị thì sẽ bị phạt 1-2 triệu đồng và buộc di dời ra khỏi khu vực.
Trước thông tin này, nhiều hộ gia đình nội thành Hà Nội cho biết quy định chỉ hợp lý khi áp dụng với những điểm chăn nuôi kinh doanh cung cấp thực phẩm ở ngoại thành, những hộ chăn nuôi lớn. Nhiều người còn lo lắng nếu không được dùng chính gà mình nuôi rất sợ ăn phải gà, lợn bán trên thị trường vì cho rằng không đảm bảo.
Cấm chăn nuôi, phải ăn gà trôi nổi?
Chị Hoa (ở ngõ 271, Bùi Xương Trạch, Khương Thượng, Thanh Xuân, Hà Nội) hiện đang nuôi khá nhiều gia súc, gia cầm trong gia đình: lợn, gà, ngan, chim, chó. Chị cho biết, mỗi loại chị nuôi 1 – 2 con, riêng gà chị nuôi gần 20 con để lấy trứng và lấy thịt, đồng thời làm quà biếu nhân dịp Tết đến.
Khi nghe đến thông tin nuôi gia súc, gia cầm trong thành phố có thể bị phạt, chị bức xúc: “Nhà nước cấm thì mình phải chấp nhận thôi, có cưỡng thì cũng không cưỡng nổi. Ở TP đất chật người đông, không được rộng rãi để người ta chăn nuôi. Tôi thấy cấm như thế là hơi vô lý.
Bây giờ ăn cái gì cũng bảo có tăng trọng, mình chăn nuôi được ăn để cho nó đảm bảo vì nhà có trẻ con. Chẳng qua ở đây có bãi chưa làm đường thì mình tận dụng để mình ăn thôi. Có phải để kinh doanh lợi lộc gì đâu. Gà nó đẻ trứng thỉnh thoảng quấy bột, quấy cháo các cháu ăn cho đảm bảo”.
Theo chị Hoa, nếu áp dụng quy định này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống gia đình nhà chị. Chị lý giải: “Lại phải ra chợ chứ biết làm thế nào. Lại phải đi ăn uống ngoài chợ. Ở ngoài chợ thì không thể đảm bảo được hết được những cái mình biết được. Nếu mình biết thì người ta bán cho ai?
Quả trứng mình đập ra thì mình biết đây là nhà mình, mình biết nuôi như thế nào. Còn ra chợ, nào trứng giả, trứng Trung Quốc, người bán mua rẻ bán đắt mình biết đâu được. Giờ cái gì cũng của Trung Quốc, mình tránh được cái gì thì tránh. Ăn vào vẫn phải chịu biết thế nào được. Nuôi gà, nuôi lợn cũng chỉ là cho bản thân mình an tâm khi bỏ miếng ăn vào miệng thôi.
Không có đất, chị Hoa quây tạm một khu chuồng rộng hơn 1m2 để nuôi lợn tạm
Không có đất, chị Hoa quây tạm một khu chuồng rộng hơn 1m2 để nuôi lợn tạm
Nếu người ta nói là đến phạt thì phải chấp nhận. Người ta nói thế thì mình cũng không biết thế nào. Hoa quả cũng thế hầu như của Trung Quốc, không biết thế nào mà tránh được cả. Mình tránh đến đâu thì tránh ăn vào vẫn phải chịu biết làm thế nào được?
Có đất không thì dân lại phải trồng cây rau để ăn cho an toàn. Tết nhất đến nơi rồi nhoằng cái nhập viện thì cũng chết. Đồ ăn không an toàn, nhà toàn trẻ em nên mình phải tăng gia để nuôi bản thân mình thôi, yên tâm để mình ăn uống”.
Chị Hoa và những người nuôi gà cho rằng quy định phạt 1 - 2 triệu đồng đối với các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm trong thành phố là vô lý:
.
“Vệ sinh của mình có ăn thua gì đâu mà nói tới con gà”
Được biết, quy định này nhằm tạo quy củ chăn nuôi gia súc, gia cầm và giảm ô nhiễm môi trường trong thành phố. Nhận định về điều này, một chủ nuôi gà chọi trên đường Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội chất vấn: “Không cho nuôi chỉ có thịt thôi. Phạt bây giờ thì phạt ai sao lại phạt con gà? Bảo là ô nhiễm môi trường thì nhiều cái còn ô nhiễm hơn con gà này nhiều.
Tất cả các nước Đông Nam Á, kể cả Trung Quốc ở đâu người ta cũng nuôi gà chọi để chơi, tại sao các nước người ta nuôi thoải mái mà mình lại cấm? Vệ sinh của mình đã ăn thua gì đâu mà nói con gà. Chả có đâu như mình bẩn nhất thế giới, gà nuôi chả nói lên cái gì cả. Người ta văn minh như Singapore cũng nuôi gà chọi cho đánh nhau ai phạt? Sang đất nước Singapore đi ngoài đường đố tìm được sợi rác.
Nước mình bẩn nhất thế giới. Chả có gì tả được. Ấn Độ có vùng nông thôn mới bẩn”.
Ông cũng chỉ rõ: “Đơn giản như ngay khu vực hồ Hố Mẻ, ở đây có gần 10 con gà của những người chơi gà chọi. Nếu bảo con gà này gây ô nhiễm môi trường, thì tôi nói rằng cái ô nhiễm môi trường của con gà nó chỉ bằng một hạt cát so với cả một sa mạc thôi.
Nước hồ lưu cữu, cá chết, nó nổi thối. Và có quanh khu vực hồ Hố Mẻ này bọn bụi đời, bọn tiêm chích, bọn Thanh Hóa ra sống lang thang đi làm ngoài này, quanh hồ chúng nó ỉa bậy ra còn bẩn bằng vạn loại gà này.
Cái quan trọng nhất là cái đầu con người, cái tư tưởng, ý thức mỗi con người, nói thẳng luôn muôn thủa đất nước Việt Nam này không có. Cho nên không làm được cái gì cả.
Hà Nội bao giờ phải hót sạch, không có dân sống ở trong này nữa, làm sạch mặt bằng, làm lại hết tất cả, xây dựng một thành phố mới rồi ở mới sạch được”.
Theo những người nuôi gà ở đường Tôn Thất Tùng này, việc phạt là không đúng, việc đó chỉ áp dụng đối với những người chăn nuôi gia súc, gia cầm cung cấp thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
“Còn đây người ta nuôi con gà chơi, bảo phạt như thế thì những chỗ mà người ta nuôi gà hàng nghìn con, các ông phạt như thế để người ta bán nhà đi à?” – Ông nói.
  • Khánh Trung (Ghi)
  •  
  •  

Copy từ: Phụ Nữ Today


TÔI KHÔNG TIN LÊ ANH HÙNG CÓ VẤN ĐỀ VỀ TÂM THẦN


                                                                                                       Nguyễn Đình Ấm

   Tôi không hề quen biết hoặc có kỷ niệm gì với Lê Anh Hùng (LAH) nhưng nghe tin anh bị bắt đưa về trại tâm thần Hà Nội, một sự lo lắng lập tức xâm chiếm tâm trí tôi.
Lê Anh Hùng tại Văn Giang
   Cách đây cỡ hai năm tôi biết đến cái tên LAH khi đọc một số đơn tố cáo của anh trên mạng. Đặc biệt những tố cáo này lại nhằm vào một số quan chức “đỉnh” của đảng và nhà nước trong khi người tố cáo lại đề rõ tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân... Đặc biệt hơn nữa, những tố cáo của LAH về những tội phạm ít ai có thể tin lại có ở những người bị tố cáo. Đã đành, ở xứ ta thì “điều gì cũng có thể xẩy ra” nhưng do vụ tố cáo của LAH hơi cá biệt như thế nên buổi đầu tôi cũng bán tín, bán nghi về thần kinh của LAH. Khi trao đổi với nhiều người về vấn đến này tôi cũng gặp số lượng không nhỏ khẳng định có lẽ LAH bị bệnh hoang tưởng bởi theo họ thì không thể có những tội kinh khủng thuộc về những đối tượng cũng “khủng” như thế.

   Tuy nhiên, càng về sau tôi càng tin LAH không thể bị vấn đề về tâm thần, ngược lại là con người rất thông minh, nhân hậu, có kiến  thức kinh điển cũng như thực tế rất phong phú, tính nết điềm đạm, chững chạc…khi đọc các bài viết về nhiều thể loại, lĩnh vực, đặc biệt khi  gặp LAH. Các bài viết của LAH nghiêm túc, chững chạc, khúc triết, mạch lạc, sâu sắc. Đặc biệt, những nhận định của LAH về chính trị, kinh tế, xã hội rất sắc xảo. LAH cũng có năng khiếu về văn chương. Cách đặt vấn đề, diến giải nội dung cần thể hiện tác phẩm của anh tinh tế, hấp dẫn…Nghe nói anh còn có nhiều cuốn sách dịch chất lượng cao (tôi chưa được đọc sách dịch của LAH)…Một bộ óc bình thường cũng ít người có thể tư duy, viết được như thế chứ chưa nói là bộ óc bệnh hoạn. Đặc biệt, lần đầu tiên tôi gặp LAH hôm về Văn Giang “ăn theo” suất mời của dân dành cho các đại biểu quốc hội(nhưng không ai hưởng). Hôm ấy tôi mới gặp nhiều người đã biết tên tuổi từ lâu nhưng chưa bao giờ gặp như bà Lê Hiền Đức, Nguyễn Hữu Vinh, JB Nguyễn Hữu Vinh, nhà báo Đoan Trang, đại tá Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Văn Cung, TS Nguyễn Quang A, TS Đào Tiến Thi, Nguyễn Xuân Diện…và đặc biệt là LAH. Khi hai anh Vinh mời tôi làm kiểu ảnh kỷ niệm, anh Vinh kéo thêm một người đầu cua, dáng hơi mập phúc hậu đứng gần đó vào chụp chung. Tôi hỏi mới biết đó là LAH. Tôi bắt chuyện thì thấy Hùng rất khiêm tốn, điềm đạm, sâu sắc, đặc biệt có lòng thương cảm với người dân Văn Giang. Hôm đó ai về đây có lẽ chỉ với động cơ duy nhất là để hiểu rõ sự tình của người dân nơi đây rồi cảm thông, chia sẻ với họ. Tôi thấy buổi đó LAH truyện trò, hỏi han với nhiều người dân và có bài rất sớm khi trở về…
   Trong cuộc sống không ít trường hợp những người có cá tính mạnh mẽ, làm những việc không phải ai cũng làm thường bị cho là lập dị, “hâm”, thần kinh, “chập”…Chính người viết bài này những năm 1995-1998 đã bị nhiều cán bộ, nhân viên ngành HKVN và an ninh kinh tế theo dõi ngành công khai cho là “hâm” khi ngăn chặn, “phá thối” nhiều vụ tham nhũng ở ngành này. Theo họ, đó là việc “cầm đũa chống trời”,chỉ có những người hâm, “chập” mới làm những việc “dã tràng se cát”, không có lợi gì cho mình mà ngược lại chỉ có hại, có khi còn bị mất mạng…Khi ấy nhiều đồng nghiệp, người thân cũng chân thành góp ý việc “cản phá” các phi vụ của lãnh đạo cỡ lớn trực tiếp nắm  vận mệnh của mình là “hâm”, là “ tự sát”…. Sau đó, quả nhiên tôi bị khởi tố, khám xét nhà cửa, thẩm vấn, hỏi cung suốt mấy tháng trời, suýt bị vào nhà đá thật.
   Hiện nay trên cõi VN cũng đang diễn ra những sự ngược đời “châu chấu đá xe, muỗi đốt inox…” như thế: Anh em nhà Vươn với thùng ga, khẩu súng hoa cải dám chống lại chính quyền Hải Phòng có lực lượng tổng hợp đủ các quân, binh chủng trang bị vũ khí “đến tận răng”, Cù Huy Hà Vũ đi kiện thủ tướng, dân Văn Giang dám cãi “thiên đình”,…Nay vụ LAH cũng gần như vụ của TS Cù Huy Hà Vũ, gửi đơn tố cáo VIP thứ 67 đến các cơ quan thẩm quyền, đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc… Vậy tại sao không đem những chuyện LAH tố cáo làm rõ xem sao? Sự thật chỉ có một: Nếu LAH sai thì phải làm rõ, đưa ra tòa xử. Ngược lại nếu LAH tố cáo đúng thì phải công khai xử lý chứ, sao một nhà nước mà P.chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan gọi là “dân chủ gấp vạn lần tư bản” mà lại cứ “ngâm” vụ tố cáo nghiêm trọng như thế bấy nhiêu năm trời? Chính điều này càng làm cho tôi cũng như nhiều người khác không tin LAH có vấn đề về thần kinh.
  Tôi rất mong cơ quan thẩm quyền làm rõ những tố cáo của LAH, đặc biệt mọi việc xử lý với anh đều phải công khai, luôn có luật dư bảo hộ theo đúng pháp luật. Nếu vẫn nghi LAH có vấn đề về tâm thần thì phải yêu cầu cơ quan chuyên môn đáng tin cậy (tốt nhất là cơ quan y tế quốc tế), kiểm tra công khai, có giám sát của gia đình, người thân, bạn bè… để bảo đảm khách quan.
                                         NĐA (Tác giả gởi trực tiếp đến blog nầy)

Đường link đến blog LÊ ANH HÙNG

Đọc thêm thông tin trên trang Ba Sàm
15h – Blogger Thành phản hồi về tình hình blogger Lê Anh Hùng: “Một nhóm anh chị em NO-U vừa vào Trung tâm Bảo trợ Xã hội II lúc 8h sáng để hỏi thăm Lê Anh Hùng. May quá gặp giám đốc là anh Vượng, hỏi được thông tin chi tiết về việc này như sau : Anh Vượng nói: Có đơn cùa mẹ Hùng, có quyết định của Phòng lao động TBXH quận Thanh xuân, chiều qua họ nhận Hùng vào đây, chưa tiêm hay cho thuốc gì. Tình trạng của Hùng bình thường. Ai muốn biết rõ hơn thì gọi về Trung tâm hỏi anh Vượng. Hiện tại tung tích người xưng là mẹ anh Hùng không xác định được, Trung tâm cũng không đưa được các giấy tờ liên quan tới việc này ra. Lúc bị bắt, anh Hùng chỉ mặc một bộ quần áo mỏng và hoàn toàn tỉnh táo. Anh Chí bình luận trên FB:
‘Không người mẹ nào lại viết đơn ĐỀ NGHỊ đưa con trai của mình đang khỏe mạnh, minh mẫn vào TRẠI TÂM THẦN cả. Chỉ có LŨ TÂM THẦN mới ngụy biện ra cái TRÒ TÂM THẦN ấy. Thả ngay Lê Anh Hùng ra. Tổ sư nhà chúng mày!’
 
 

Copy từ: Huỳnh Ngọc Chênh

Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam 2012 Giàu nghèo phụ thuộc bố mẹ là ai!


Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam 2012

Giàu nghèo phụ thuộc bố mẹ là ai!


SGTT.VN - Ở Việt Nam, có những nguyên nhân gây nghèo không chính đáng như bất bình đẳng về cơ hội, do bố mẹ là ai, nhờ sống ở nông thôn hay thành thị… Đó là một trong những nhận định của báo cáo Đánh giá nghèo Việt Nam 2012 do ngân hàng Thế giới (WB) công bố sáng 24.1 tại Hà Nội.
Có những nguyên nhân gây nghèo không chính đáng như bất bình đẳng về cơ hội như bố mẹ là ai, sống ở đâu... (ảnh chỉ mang tính minh họa). Ảnh: Lê Quang Nhật

Bà Valerie Kozel, trưởng nhóm nghiên cứu, nhấn mạnh hệ thống đo lường và theo dõi nghèo của Việt Nam đã trở nên lỗi thời. Hiện Việt Nam vẫn áp dụng chuẩn nghèo là 1,1 USD/người/ngày dựa trên mô hình tiêu dùng của người nghèo năm 1993 do WB và tổng cục Thống kê đưa ra. Những mô hình tiêu dùng đó không phản ánh nhu cầu tiêu dùng hoặc nguyện vọng chung của người dân trong giai đoạn hiện nay.
Trả lời phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị, bà Kozel cho hay con số đáng ra Việt Nam cần áp dụng thời điểm này là 2,25 USD/người/ngày, mức mà nhiều nước trên thế giới có thu nhập thấp hơn Việt Nam đã áp dụng.
Theo nhóm nghiên cứu, tỷ lệ giảm nghèo của Việt Nam đã giảm từ 58% năm 1993 xuống 14,5% năm 2008 và 10% năm 2010 là một tiến bộ đáng chú ý. Tuy nhiên, mức độ dễ bị tổn thương trước sự tấn công của nghèo đói ở Việt Nam còn cao, các cú sốc về thời tiết, sức khoẻ và rủi ro từ các cú sốc khác về thu nhập còn đe doạ nhiều người; ở một số vùng, rủi ro thậm chí còn đang tăng lên. Nền kinh tế tiếp tục chững lại khiến việc giảm nghèo của Việt Nam càng khó hơn và nghèo đói ngày càng tập trung vào các hộ dân tộc thiểu số và ở các vùng xa hẻo lánh, vào các hộ có trình độ học vấn và kỹ năng thấp. 

Đáng chú ý, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh đến hiện tượng bất bình đẳng gây ra đói nghèo. Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu, người Việt Nam thuộc mọi tầng lớp nông thôn và thành thị, giàu và nghèo, cảm nhận bất bình đẳng tăng đáng kể trong năm năm qua. Có những nguyên nhân gây nghèo không chính đáng như bất bình đẳng về cơ hội (bố mẹ là ai, sống ở đâu...); bất bình đẳng về quyền lực và quan hệ (được xem là yếu tố ngày càng quan trọng quyết định khả năng tiếp cận việc làm, chuyển học vấn thành việc làm hay duy trì quyền sử dụng đất...) Báo cáo chỉ rõ: “Bất bình đẳng thu nhập có liên hệ với các yếu tố chính như khả năng tiếp cận cơ hội việc làm tốt, tiếp cận đất; vốn chính trị, xã hội có liên quan đến sự khác nhau về quan hệ, tiếng nói và ảnh hưởng...”
Góp ý với báo cáo, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan còn lưu ý đến bất bình đẳng trong phân bổ nguồn lực, khiến lợi ích không được chia sẻ. Chẳng hạn như nguồn lực tín dụng chủ yếu dựa vào vay, mà dư nợ của các tập đoàn là 65 tỉ USD. Nguồn lực tài chính tập trung vào hơn 1.000 doanh nghiệp nhà nước thì lấy đâu ra cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, lấy đâu ra cho nông nghiệp? Bà Lan cũng cho rằng thời điểm này người nghèo đang bị thách thức do tăng trưởng kinh tế chậm lại, các năm tới cũng khó lòng tăng GDP 7 – 8% như những năm trước.
Tham gia phần thảo luận, ông Nguyễn Hoàng Mai, uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng báo cáo này của WB còn thiếu phần đánh giá các chính sách hỗ trợ người nghèo hiện nay của Việt Nam. Theo ông Mai, Việt Nam có chính sách đầu tư cho đồng bào các dân tộc ít người, chính sách giảm nghèo cho các vùng “lõi nghèo” nhưng việc thực hiện chính sách ấy “người nghèo chưa thực sự được hưởng”. Ông nói: “Chẳng hạn như bảo hiểm y tế cho người nghèo, về lý thuyết rất là hay, tất cả mọi người nghèo đều có bảo hiểm y tế, nhưng khi thực hiện lại có câu chuyện không dùng hết thì chuyển lên trung ương” trong khi thực tế là người nghèo ở vùng sâu vùng xa không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ y tế do chưa có dịch vụ đó ở địa phương họ.
Đại diện của Quốc hội đề nghị WB cần có nghiên cứu bổ sung, đánh giá chính sách giảm nghèo hiện nay xem nên tập trung vào các thách thức chính sách nào, đưa ra kiến nghị hữu ích mà các cơ quan chính sách có thể ứng dụng được.
Việt Anh



Copy từ: SGTT


Văn Bút tại Anh yêu cầu Thủ tướng và Nghị viên lên tiếng về tình trạng Nhân Quyền tồi tệ ở VN


Văn Bút tại Anh yêu cầu Thủ tướng và Nghị viên lên tiếng về tình trạng Nhân Quyền tồi tệ ở VN


VRNs (25.01.2013) – Genever, Thụy Sĩ – Ngày 23 tháng giêng vừa qua, Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ vừa cho biết như sau:
“Khi biết tin lãnh tụ Cộng sản Việt Nam sắp đặt chân đến nước Anh, Ủy Ban Văn Bút Anh đã viết thư yêu cầu Thủ tướng David Cameron lên tiếng về tình trạng Nhân Quyền tồi tệ dưới chế độ độc tài khắc nghiệt và nhũng lạm nổi tiếng đó. Đồng thời, thỉnh cầu Thủ tướng Anh thúc giục nhà cầm quyền Cộng Sản trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho tất cả những tù nhân ngôn luận và lương tâm Việt Nam, gồm có nhiều người cầm bút đối kháng, yêu sách dân chủ và bênh vực Nhân Quyền. Văn Bút Anh cũng gởi thư với lời yêu cầu tương tự đến các thành viên của Nhóm Dân biểu Liên đảng về Việt Nam thuộc hai Viện Quốc Hội Anh (All-Party Parliamentary Group for Vietnam).
Ủy Ban Văn Bút Anh có viện dẫn nguồn tài liệu liên hệ của nhiều tổ chức quốc tế quan tâm đến Việt Nam. Có thể kể như Phóng Viên Không Biên Giới, Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị Đàn Áp và Cầm Tù của Văn Bút Quốc Tế, tổ chức Điều 19 (Article 19/ICCPR), Mạng Lưới Quốc Tế Trao Đổi Quyền Tự Do Ngôn Luận và Bày Tỏ Quan Điểm (IFEX Action Alert Network/International Freedom of Expression Exchange), v.v. Nói rõ hơn, đó là những tổ chức bất vụ lợi, thường trực quan tâm đến thảm kịch của quyền Tự Do Ngôn Luận và Bày Tỏ Quan Điểm. Đó cũng chính là thảm kịch lớn của những nhà văn, nhà thơ, nhà dân chủ đối kháng, luật sư Nhân Quyền, những vị tu sĩ và tín hữu hoạt động vì Công Lý và Sự Thật, vì Nhân Ái và Nhân Phẩm, những tác giả nhựt ký điện tử, nhà báo độc lập Việt Nam, đủ mọi từng lớp Người Việt Nam Yêu Nước, Thương Đồng Bào. Những nạn nhân của cái gọi là chế độ CHXHCNVN bị hành hung tàn nhẫn, bắt nhốt tùy tiện, tra tấn và biệt giam, áp đặt bất công những bản án tù giam và tù quản chế kéo dài thật nhiều năm nhục hình”.
——
The General Secretary of the Communist Party of Vietnam, Mr Nguyen Phu Trong, will today begin a two-day official visit to the UK to celebrate forty years of diplomatic relations between the two countries. English PEN has written to the Prime Minister urging him to use this visit as an opportunity to highlight the worsening situation for writers and free expression in Vietnam.
The situation for writers and social activists in Vietnam has long been a source of concern for the international human rights community, and has notably deteriorated in recent years. According to Reporters Without Borders, Vietnam is now the world’s third biggest jailer of netizens[1], and was ranked 172 out of 179 countries in their most recent Press Freedom Index[2]. However, it is not only Vietnam’s internet writers and activists who are behind bars for the peaceful expression of their views. According to the latest PEN International Writers in Prison Committee case list[3], there are currently more than twenty writers, including journalists, poets, scholars, novelists, essayists, academics and editors, detained in Vietnam.
The recent conviction and harsh sentencing of a further 13 Vietnamese activists, on 8-9 January 2013, provoked an outcry from the international community. We were pleased to see that both the EU and the UN voiced their concerns about the outcome of this trial, echoing those expressed in an open letter[4] signed by our colleagues at PEN International and more than 20 other members of IFEX, the International Freedom of Expression Exchange network.
We know from our previous work on behalf of Vietnamese cases of concern, in particular our former Honorary Member editor Tran Khai Than Thuy who is now living in exile in the United States, that pressure from the international community really can make a difference. As such, we hope that the Prime Minister will see fit to raise these issues with Mr Nguyen Phu Trong during his trip to the UK, and to call for the immediate and unconditional release of all those currently detained for the peaceful expression their opinions, in violation of the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR) to which Vietnam is a signatory.
—-
[1] http://en.rsf.org/press-freedom-barometer-netizens-imprisoned.html?annee=2012
[2] http://en.rsf.org/press-freedom-index-2011-2012,1043.html
[3] http://www.pen-international.org/wp-content/uploads/2012/09/Caselist-January-June-20121.pdf
[4] http://www.ifex.org/vietnam/2013/01/14/free_activists/
Nguồn: http://www.englishpen.org/vietnam-pen-urges-david-cameron-to-speak-out/



Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế



Trò gì vậy ta?

Anh Lê Anh Hùng
Anh Lê Anh Hùng
Trên Fceabook và các blog ở các mạng khác cho hay:”Vào lúc hơn 10h sáng nay 24-1-2013 Lê Anh Hùng đã bị 6 công an Hưng Yên đưa đi khỏi nơi tạm trú và làm việc của cậu ấy với lý do ‘làm việc về vấn đề tạm trú”.” Mọi người táo tác đi tìm thì phát hiện ra anh Hùng đã bị đưa vào trại tâm thần Hà Nội, gọi là trung tâm Trung tâm Bảo trợ xã hội II Hà Nội.
Theo blog Nguyễn Tường Thụy cho biết ( tại đây): Sáng nay, bạn bè trong đội bóng NoU FC đã đến Trung tâm bảo trợ xã hội II tại xã Viên An, Ứng Hòa để thăm và hỏi về tình trạng của Lê Anh Hùng. Họ đã gặp Giám đốc trung tâm là ông Vượng, phó giám đốc là ông Lê Công Vinh.Ông Vượng, ông Vinh cho biết: họ nhận anh Hùng vào đây chiều qua, có đơn của Mẹ Hùng đề nghị, có quyết định của Phòng thương binh xã hội Quận Thanh xuân.
Câu hỏi đặt ra là  mẹ anh  Hùng có đơn đề nghị đưa anh Hùng vào trại tâm thần hay không?
"
Một blogger khẳng định: Không người mẹ nào lại viết đơn ĐỀ NGHỊ đưa con trai của mình đang khỏe mạnh, minh mẫn vào TRẠI TÂM THẦN cả“. Hoàn toàn chính xác, không một bà mẹ nào như vậy cả.
Mọi người đều biết Lê Anh Hùng là người nhiệt tình tham gia các cuộc biểu tình chống TQ xâm lược và viết nhiều bài phê phán
xã hội mạnh mẽ, chính vì thế mọi người hết sức quan tâm đến số phận của anh. 
Một blogger cho biết “Theo tin của một bạn anh Hùng là Tú cho biết: Mẹ của Hùng không hề làm đơn xin hay đề nghị đưa anh Hùng đi đâu cả. ” Như vậy là điều quan trọng nhất bây giờ là tìm cho được mẹ anh Hùng để hỏi thực hư. Nếu đúng như anh ( chị) Tú nói thì đây là một trò đểu nhằm biến người khỏe mạnh thành kẻ tâm thần. Phạm pháp thì đã rõ, vấn đề là tại làm sao người ta có thể nghĩ ra mưu kế tàn ác như vậy, không thể hiểu nổi!
Để rõ trắng đen, việc cần kíp ngay bây giờ là tìm mẹ Lê Anh Hùng để cho bà lên tiếng. Hãy cảnh giác, rất có thể người ta đã làm mẹ anh Hùng sợ, khiến bà phải nói dối.
Điên quá!  Muốn văng tục một câu: Đ.mẹ các ông sao ác thế?

Copy từ: Quê Choa 

Thư Ngỏ kêu gọi sinh viên ký Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992



Hợp cùng các nhà Trí thức, các Đấng bậc trong Giáo Hội và mọi thành phần trong xã hội, Ban đại diện Liên Đoàn Sinh Viên Công Giáo Việt Nam kêu gọi các bạn sinh viên hãy khẩn trương cùng nhau ký vào Bản kiến nghị này để thực thi quyền công dân của mình...


LIÊN ĐOÀN SINH VIÊN CÔNG GIÁO VIỆT NAM
 
 Hà Nội, ngày 24/ 01/ 2013

THƯ NGỎ
(V/v: Ký kiến nghị sửa đổi Hiến Pháp 1992)

Kính gửi: Các bạn sinh viên Công giáo,


Trong những ngày vừa qua, Quốc Hội Việt Nam đã kêu gọi người dân đóng góp ý kiến để sửa đổi Hiến Pháp 1992. Hưởng ứng lời kêu gọi này, những nhà Trí thức Việt Nam đã cùng nhau soạn thảo Bản Kiến Nghị và kêu gọi đồng bào ký tên để gửi Quốc Hội. Bản kiến nghị đã được đăng trên trang mạng Bauxite Việt Nam: http://boxitvn.blogspot.com/2013/01/kien-nghi-ve-sua-oi-hien-phap-1992.html .

Bản kiến nghị đã đáp ứng được mong mỏi của nhiều tầng lớp nhân dân và ngay lập tức được sự ủng hộ, hưởng ứng của đông đảo các thành phần dân chúng Việt Nam, dẫn đầu là các nhà trí thức, các chức sắc tôn giáo và nhiều thành phần khác trong xã hội. Trong số những người ủng hộ đó có các Đức Giám mục như Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh – Phó Chủ tịch HĐGMVN, Đức Cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ủy ban Công lý Hòa Bình của HĐGMVN và nhiều linh mục, giáo dân trí thức khác.

Là người sinh viên Công giáo, thấm nhuần giáo huấn của Đức Thánh Cha Benedict XVI: “Giáo dân tốt cũng là công dân tốt”, chúng ta cần thể hiện tinh thần xây dựng đối với đất nước của công dân, cũng như ý thức và nhiệm vụ của mỗi giáo dân, luôn quan tâm đến những vấn đề của xã hội và đất nước trong đó có Giáo hội Công giáo Việt Nam.

Hợp cùng các nhà Trí thức, các Đấng bậc trong Giáo Hội và mọi thành phần trong xã hội, Ban đại diện Liên Đoàn Sinh Viên Công Giáo Việt Nam kêu gọi các bạn sinh viên hãy khẩn trương cùng nhau ký vào Bản kiến nghị này để thực thi quyền công dân của mình.

Chúng ta có thể ký tên theo danh sách gửi đến Liên đoàn Sinh viên Công giáo Việt Nam để chuyển đi, hoặc trực tiếp qua email: kiennghisuadoihienphap2013@gmail.com

Xin các bạn sinh viên nhiệt tâm hưởng ứng sự kiện này.

Trân trọng,


T/M Ban Đại Diện
Trưởng Liên Đoàn

Giuse Nguyễn Tiến Đạt





Copy từ: Sinh Viên Công Giáo

40 năm sau bà Nguyễn Thị Bình vẫn chưa nói thật

 
VRNs (25.01.2013) – Washington DC, USA - Sự thật dối mãi rồi cũng có ngày lộ ra như trường hợp Phái đòan của Chính phủ mang tên “Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam” do Bà Nguyễn Thị Bình cầm đầu tại Hội nghị Paris cách nay 40 năm.
Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam” đã được ký kết ngày 27/01/1973 bởi 4 bên ghi trong biên bản gồm: Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa (VNCH,Nam Việt Nam), Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa (miền Bắc) và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CPCMLTCHMNVN) , thành lập ngày 06/06/1969, tức Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (MTGPMN).

NGỌN NGUỒN XÂM LĂNG
Thực chất Hội nghị dài 4 năm 8 tháng 16 ngày, bắt đầu từ 13/05/1968 đến 27/01/1973, không kể các phiên họp kín giữa Mỹ và Bắc Việt, chỉ nên coi đại diện cho 3 phe tham chiến gồm Mỹ, VNCH và phe Cộng sản Bắc và Nam bởi lẽ tổ chức MTGPMN do Đảng Lao Động Việt Nam, sau đổi thành đảng Cộng sản Việt Nam thành lập và chỉ huy từ chính trị đến quân sự từ  quyết định của Đại hội tòan quốc lần thứ III ngày 10/09/1060.
Nghị quyết  “về nhiệm vụ và đường lối của Đảng trong giai đoạn mới”  được viết theo phương châm “xây dựng miền Bắc, chiếu cố miền Nam”, theo đó, chính quyền miền Bắc viết : “Để bảo đảm cho cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam giành được toàn thắng, đồng bào ta ở miền Nam cần ra sức xây dựng khối công nông binh liên hợp và thực hiện một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi chống Mỹ – Diệm lấy liên minh công nông làm cơ sở. Mặt trận này phải đoàn kết các giai cấp và các tầng lớp yêu nước, dân tộc đa số, các dân tộc thiểu số, các đảng phái yêu nước và các tôn giáo, và tất cả những người có khuynh hướng chống Mỹ – Diệm. Mục tiêu phấn đấu của mặt trận này là hòa bình, độc lập dân tộc, tự do dân chủ, cải thiện dân sinh, hòa bình thống nhất Tổ quốc. Công tác mặt trận phải nhằm đoàn kết tất cả những lực lượng có thể đoàn kết, tranh thủ bất cứ lực lượng nào có thể tranh thủ, trung lập những thế lực cần phải trung lập, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân vào phong trào đấu tranh chung chống Mỹ – Diệm nhằm giải phóng miền Nam, hòa bình thống nhất Tổ quốc.”
Trước khi chủ trương thành lập một Mặt trận mang danh nghĩa của “nhân dân miền Nam” để chống chính quyền VNCH thời Đệ I Cộng Hòa dưới quyền lãnh đạo của Tổng thống Ngô Đình Diệm, đảng Lao động Việt Nam ở miền Bắc thời ấy đã nói trắng ý đồ xâm lăng miền Nam  từ năm 1959 khi đưa ra chủ trương phá hoại miền Nam qua Nghị quyết Trung ương “lần thứ 15 (mở rộng) về tăng cường đoàn kết, kiên quyết đấu tranh giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà”  .
Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II) họp tại Hà Nội từ ngày 12 đến ngày 22-1-1959 viết : “- ”Nhiệm vụ cơ bản là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. 
- Nhiệm vụ trước mắt là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hợp dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống của nhân dân, giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới”. 
Những người Cộng sản miền Bắc cũng không giấu giếm khi họ nói thêm rằng : “ Hội nghị Trung ương lần thứ 15 nhận định rằng hiện nay, cách mạng Việt Nam do Đảng ta lãnh đạo bao gồm hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Hai nhiệm vụ chiến lược đó tuy tính chất khác nhau, nhưng quan hệ hữu cơ với nhau, song song tiến hành, ảnh hưởng sâu sắc lẫn nhau, trợ lực mạnh mẽ cho nhau, nhằm phương hướng chung là giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà, tạo điều kiện thuận lợi để đưa cả nước Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội.” (Tài liệu của đảng CSVN)

CỘNG SẢN MIỀN NAM
Như vậy  đảng CSVN và đám người Cộng sản miền Nam, trong đó có Bà Nguyễn Thị Bình, người đã được thu nạp vào đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1948  có còn chối cãi rằng họ “không phải là Cộng sản” không ?
Cùng được kết nạp vào đảng năm 1948 còn có Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch đầu tiên của Mặt trận Giải phóng miền Nam khi thành lập ngày 10/12/1960 và Kỹ sư Hùynh Tấn Phát, Phó Chủ tịch, Thủ tướng của Chính phủ CMLTCHMNVN đã gia nhập đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1947.
Theo tiểu sử công khai thì Bà Bình, tên thật là Nguyễn Châu Sa hay Nguyễn Thị Châu Sa, sinh ngày 26 tháng 5 năm 1927 tại tỉnh Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Tuy nhiên, nguyên quán của thân phụ bà là ông Nguyễn Đồng Hợi, lại ở Điện BànQuảng Nam. Thân mẫu bà là bà Phan Thị Châu Lan (tục gọi là cô Mè, 1904-1944), là người con gái thứ hai của nhà chí sĩ Phan Chu Trinh.
Bà Bình tham gia hoạt động chống Pháp từ thời còn niên thiếu.  Năm 1954, bà ra tù và tham gia  phong trào hoà bình đòi thi hành Hiệp định Genève. Năm 1955, bà được đảng điều ra Bắc tập kết và được đào tạo thêm theo chương trình bồi dưỡng cán bộ đặc biệt.
Năm 1962, bà được điều trở lại miền Nam với cái tên mới là Nguyễn Thị Bình, giữ chức vụ Ủy viên Trung ương Mặt trận Giải phóng, hoạt động trong tổ đối ngoại, kiêm Phó tổng thư ký Hội Phụ nữ Giải phóng.  Cuối năm 1968, bà được cử làm Trưởng đoàn đàm phán của Mặt trận Giải phóng sang Paris dự Hội nghị Paris về Việt Nam, đến đầu tháng 1 năm 1969, ông Trần Bửu Kiếm giữ chức vụ trưởng đoàn, còn bà được rút về nước để chuẩn bị cho việc thành lập Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Sau đó đảng Cộng sản cử  Bà làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho Chính phủ này để  đảm nhận lại chức vụ Trưởng đoàn đàm phán của phe MTGPMN tại cuộc hòa đàm Ba Lê.

NHỮNG MẶT TRÁI
Trong cuộc phỏng vấn của báo điện tử  đảng Cộng sản Việt Nam phổ biến ngày 23/01/2013, bà Bình nói : Trong 4 đoàn, đoàn Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đại diện cho cuộc chiến đấu trực tiếp với Mỹ.  Do đó theo tôi, chú ý của thế giới tập trung vào đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; và hơn nữa, như chúng ta biết, hai đoàn này là một, mục tiêu là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Vì vậy, tất cả những đề nghị giải pháp đưa ra đều do Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ủng hộ. Vì thế, vị thế của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là rất quan trọng trong đàm phán Hiệp định Paris. Bên cạnh đó, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam còn có vị trí quan trọng, bởi là người trực tiếp chiến đấu, với đường lối độc lập hòa bình trung lập, nhấn mạnh đến đường lối hòa bình, mềm dẻo đối ngoại trong đàm phán.”
Bà Bình đã “phóng đại tô mầu” văng miệng  cho vai trò “chiếc áo rộng hơn người mặc” của MTGPMN vì  bà không mất tiền mua.
Tại sao ?
Bởi vì làm gì có điều được gọi là “đại diện cho cuộc chiến đấu trực tiếp với Mỹ “ của phe MTGPMN trên chiến trường miền Nam trong 20 năm chiến tranh gọi  “chống Mỹ cứu nước” ?
Chắc Bà Bình quên mất hình ảnh chiếc xe tăng đi đầu  húc đổ cổng dinh Độc Lập ngày 30/04/1975 ở Sài Gòn tuy có cắm cờ của “giải phóng” nhưng những lính trên xe là của miền Bắc đấy chứ ?
Rồi người lính cắm cờ MTGPMN trên nóc Dinh Độc Lập vào lúc 11 giờ 30 phút (30/04/1975), Bùi Quang Thận, đại đội trưởng Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2 cũng là bộ đội  Cộng sản miền Bắc quê ở Thái Bình  phải không ?
Còn chuyện bà xác nhận “hai đòan này là một” là chuyện ai không biết ? Tuy hai khuôn mặt nhưng là một “cơ thể” của đảng đẻ ra. Có khác chăng bà là “phái nữ ” còn ông Bộ trưởng Ngọai giao Nguyễn Duy Trinh là “phái nam” !
Thế rồi bà Bình còn hô hóan lên rằng : “Nếu không có chiến thắng Mậu Thân 1968, không có những ngày chiến đấu ác liệt bảo vệ thành cổ Quảng Trị, không có chiến thắng Điện Biên Phủ trên không, không có sự hỗ trợ chi viện của miền Bắc thì không có Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại Việt Nam. Và đương nhiên, nếu không có Hiệp định Paris năm 1973 thì sẽ không có Đại thắng mùa Xuân năm 1975.”
Tòan là những chuyện “bới đống tro tàn tìm máu đổ” và nhận công “hão”. Bà Bình nói “chiến thắng Mậu Thân 1968” là bà đã nhục mạ lên những xác người Việt Nam vô tội của miền Nam bị lính Cộng sản hai miền Nam-Bắc sát hại không gớm tay trong cuộc thảm sát ở Huế và ở khắp  thành thị miền Nam của năm ấy mà bà không nhớ sao ?
Còn bao nhiêu xác người dân, trong số  có không biết bao nhiêu con trẻ, phụ nữ và các cụ gìa đã bị lính Cộng sản rượt bắn tiêu diệt không thương tiếc trên đường chạy trốn để không bị bắt lại ở đường số 1 nối liền Quảng Trị với Thừa Thiên ?
Còn chuyện bà nhớ ơn miền Bắc đã “hỗ trợ chi viện” cho miền Nam “kháng chiến chống Mỹ” và “chống Ngụy” là  đầu óc bà bắt buộc phải “có vấn đề” rồi !
Nếu miền Bắc của bà tử tế như họ nói từ xưa đến nay thì làm gì có những câu chuyện “lính Việt Cộng miền Nam” đã “chửi thề nguyền rủa” các đồng chí miền Bắc  cướp công cách mạng của đồng bào miền Nam sau cuộc chiến ?
Quân “giải phóng” làm gì có xe tăng, đai pháo và hỏa tiễn. Chúng là của Trung Cộng và khối Liên Sô trao cho lính miền Bắc Cộng sản để đem vào Nam giết hại dân lành và phá họai xóm làng đấy thôi ?
Chẳng nhẽ  bà đã quên câu chuyện “Câu lạc bộ truyền thống kháng chiến” của những Lão thành Cách mạng và Tướng tá người miền Nam  bị “khóa miệng” từ tháng 3 năm 1989 bởi Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, và một số người bị bắt giam hoặc bị qủan thúc như các ông Tạ Bá Tòng, Hồ Văn Hiếu, Ðỗ Trung Hiếu, Lê Ðình Mạnh ?
Những người “kháng chiến gian khổ gấp trăm lần hơn” bà Bình không “có công” với cách mạng như bà hay sao mà họ bị trù dập đau đớn như thế, hay chỉ vì họ đã bất đồng chính kiến và bất mãn trước chủ trương kỳ thị và những chính sách làm nghèo đói dân miền Nam của đảng miền Bắc sau ngày 30/4/1975 ?
Chắc hẳn bà cũng chưa quên những lời oán trách bị kỳ thị và bị “vắt chanh bỏ vỏ” của Bà Bác sỹ Dương Qùynh Hoa, Bộ trưởng Y tế của Chính phủ ma CMLTCHMNVN sau ngày “giải phóng” đấy chứ ?
Hay là bà Bình cũng quên nốt lời lên án các chỉ huy quân sự miền Bắc đã “chủ ý” đẩy “lính Việt Cộng” miền Nam vào chỗ thiêu thân trong trận tấn công Mậu Thân ?
Những người Cộng sản miền Nam được hưởng ân sủng như bà không nhiều. Nhưng bà cũng không nên quên rằng, dù bà cố nói sai đi thì lịch sử vẫn còn ghi đậm nét những phá họai đất đai và con người miền Nam của đảng Cộng sản Việt Nam trong hai cuộc chiến huynh đệ tương tàn.
Bởi lẽ nếu 30,000 quân lính miền Bắc không lén lút ở lại trong Nam sau Hiệp định Geneve 1954 để nuôi dưỡng chiến tranh xâm lược và nếu ngót 200,000 bộ đội chính quy miền Bắc không được  “ở nguyên vị trí” trong Nam do nhượng bộ vì quyền lợi thiển cận phải tái đắc cử của Tổng thống Hoa Kỳ  Richard Nixon trước khi ký Hiệp định Paris năm 1973, nhờ đó mà Bắc Việt có thể  dấy lên cuộc chiến mới phá họai hòa bình để giết hại đồng bào thì làm gì có chuyện  được gọi là “Đại thắng mủa xuân 1975” , hay bị rơi vào hòan cảnh  “một triệu người vui” thì cũng có “một triệu người buồn” như Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói ?
Thế rồi người dân cũng chưa thấy  bà Bình có lời bênh vực nào cho những người biểu tình chống Trung Cộng đang xâm chiến biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông khi họ bị công an đàn áp dã man từ Sài Gòn ra Hà Nội ?
Cũng chưa nghe bà than phiền gì về chuyện hàng chục nghìn người dân miền Nam đã bỏ xác trên Biển Đông khi vượt biển tìm tự do sau ngày “các đồng chí” của bà chiếm Sài Gòn ?
Bà cũng im hơi lặng tiếng sau chiến dịch đảng cướp sạch tài sản của giới thương gia Sài Gòn và phá họai nền kinh tế phồn thịnh của miền Nam trong chiến dịch diệt tư sản năm 1977 khiến cả nước phải mất hàng chục năm mới ngóc đầu lên được !
Những tệ nạn xã hội, văn hóa suy đồi, luân thường đạo lý đảo ngược, truyền thống dân tộc băng họai trong xã hội ngày nay và nạn tham nhũng đang đe dọa sự sống còn của cả nước có do Mỹ-Ngụy để lại không hay bởi  “các đồng chí  Cộng sản của bà”  gây ra ?
Có phải đó là những  “thành qủa vĩ đại” của cách mạng không hay là những thảm họa của cái gọi là  “Đại  thắng mùa Xuân năm 1975” ?
Rồi bà Bình hãy ngẫm lại xem chủ trương “hòa hợp, hòa giải dân tộc” do Bà rêu rao ở Hội đàm Paris 40 năm trước đã thực hành ra sao ở trong Nam kể từ 30/04/1975, hay lòng người Nam-Bắc từ đó đến nay đã chia rẽ và hận thù nhau hơn bao giờ hết ?
Ấy là chưa kể gần như tòan vẹn trên 3 triệu cây số vuông Biển Đông đã  nằm trong tay kiểm soát của Trung Cộng.
Rồi bà phải trả lời như thế nào với một số Trí thức Sài Gòn từng là người của MTGPMN hay cảm tình viên trong thời chiến đã bị trù dập, bị khống chế và bị đe dọa, khủng bố trong mấy năm gần đây chỉ vì muốn biểu tình chống xâm lăng của Trung Cộng ở Biển Đông ?
Chẳng lẽ bà không biết đến những người như Giáo sư Tương Lai, cựu Dân biều VNCH Hồ Ngọc Nhuận, Bác sỹ Hùynh Tấn Mẫm, Luật sư Lê Hiếu Đằng v.v…?
Tại sao họ đã quay lưng lại với đảng và nhà nước của bà thì bà phải hiểu chứ ?
Những sự thật phũ phàng này không ghi trong “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam”  nhưng đang nhảy múa  trước mắt mọi người.
Chẳng nhẽ bà Bình không thấy hay Bà biết mà không dám nói ?
Phạm Trần
(01/013)



Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế


CSGT đeo thẻ xanh mới có quyền dừng phương tiện giao thông


(VOV) - Cán bộ, chiến sỹ nào không đeo bảng hiệu màu xanh mà ra tín hiệu dừng xe đều sai quy định của ngành.
Triển khai Luật giao thông đường bộ, Bộ Công an đã ra Thông tư 45 quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và các chế tài xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Theo đó, từ 1/1/2013, cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát giao thông khi tuần tra kiểm soát mà mang bảng hiệu màu xanh mới có quyền dừng các phương tiện đang lưu thông để xử lý. Cán bộ, chiến sỹ nào không đeo bảng hiệu này mà ra tín hiệu dừng xe đều sai quy định của ngành.
Đại tá Trần Sơn Hà, Phó Cục trưởng, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Bộ Công an cho biết: Thông tư 45 quy định chỉ có Cảnh sát giao thông đeo “thẻ xanh” mới được tham gia công tác tuần tra kiểm soát và ra hiệu lệnh dừng phương tiện và xử lý vi phạm. Đối với Cảnh sát giao thông chưa được cấp biển hiệu “thẻ xanh” thì chỉ làm nhiệm vụ phân luồng, điều tiết giao thông và tham gia hỗ trợ cho lực lượng tuần tra kiểm soát trên đường chứ không được phép dừng xe để xử lý vi phạm. Thông tư cũng quy định biển hiệu và giấy chứng nhận tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ chỉ áp dụng cho riêng lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ, không áp dụng đối với các lực lượng cảnh sát khác.



Luật Giao thông đường bộ cũng quy định một số lực lượng khác cũng có thể được huy động để đảm bảo an toàn trật tự giao thông như công an xã, phường, cảnh sát cơ động, thanh tra giao thông… Do đó, thời gian qua ở Hà Nội và một số địa phương đã huy động các lực lượng để kiểm soát và xử lý vi phạm an toàn giao thông. Tuy nhiên, do chưa được tuyên truyền đầy đủ nên người dân khi thấy công an xử phạt mà không phải là cảnh sát giao thông mang thẻ xanh nên thắc mắc, thậm chí chống đối.
Đại tá Trần Sơn Hà cho biết: “Việc tuần tra thì không chỉ có lực lượng cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ mà trong Luật giao thông đường bộ quy định nhiều lực lượng cảnh sát khác để làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, trong đó có cảnh sát trật tự, cảnh sát cơ động. Luật Giao thông đường bộ cũng quy định việc huy động các lực lượng công an khác kể cả công an xã, phường vào thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông và phải được các cấp có thẩm quyền cho phép như: Trên bộ thì Tổng Cục trường, địa phương là giám đốc công an tỉnh, trưởng công an quận, huyện… được huy động”.
Đại tá Trần Sơn Hà cũng đề nghị, người tham gia giao thông khi phát hiện những chiến sỹ cảnh sát giao thông vi phạm điều lệnh, không đeo thẻ tuần tra kiểm soát mà vẫn xử lý phương tiện có thể báo với các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý.../.

Copy từ: VOV



Triển lãm “ngủ gầm giường bệnh viện”


(VOV) - Cảnh ngủ trong gầm giường, hành lang bệnh viện; góc khuất sau những dịch vụ y tế… được phản ánh chân thực.
Triển lãm “Chợ sức khỏe” tập hợp trên 100 bức ảnh do các nhân viên, cộng tác viên của Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP) cùng các phóng viên thực hiện  - đang diễn ra tại Trung tâm triển lãm 45 Tràng Tiền (Hà Nội).
Tới đây, người xem có cơ hội nhìn lại những khoảng trống trong cung cấp dịch vụ y tế; những áp lực, gánh nặng đối với cả người sử dụng và người cung cấp dịch vụ. Bên cạnh đó, triển lãm cũng giới thiệu một số nỗ lực, sáng kiến của ngành y tế trong việc khắc phục những tồn tại trên.
Theo Ban Tổ chức, triển lãm đưa ra nhiều hình ảnh có thể chưa đẹp, chưa tích cực, nhưng không có nghĩa làm làm xấu đi bức tranh ngành y – mà chỉ mong muốn giúp cán bộ y tế nhìn lại mình, nhìn lại những dịch vụ của ngành để xây dựng một hình ành thân thiện, tích cực và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống cho người dân.
Triễn lãm có các chủ đề: Chợ nơi “phố thị”; Chợ “quê”; Chợ “cóc”; Chợ thuốc và thực phẩm chức năng; Người bán; Người mua; Môi giới (cò) và Chuyện riêng – chuyện chung./. 
Chung một lối đi

Đông nhưng không vui

Mình là bệnh nhân, nhưng mình ra đây nằm cho thoáng




 
Quảng cáo ngay tại cơ sở y tế

Quảng cáo tràn ngập giờ vàng

Chợ bên hông khu công nghiệp

Một cửa hàng thực phẩm chức năng

Triển lãm cũng giới thiệu những hình ảnh đẹp trong cơ sở y tế (Ảnh: Đem niềm vui đến cho các bệnh nhi)





Thông điệp của triển lãm được trích lời dặn của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng với Cố Bộ trưởng Y tế Đỗ Nguyên Phương: "Các anh không được biến bệnh viện thành cái chợ, mà trong cái chợ ấy người thầy thuốc là con buôn". (Ảnh: Tận tình)
Những cảm tưởng của người xem tại triển làm. Một bạn trẻ viết: "Triển lãm mang lại cho tôi rất nhiều điều bổ ích. Tất cả hiện thực xã hội được diễn tả lại qua những bức ảnh một cách chân thực. Chúng ta cần xem xét và sửa đổi - Vì sức khỏe cộng đồng!"

Copy từ: VOV


 

40 năm nhìn lại một con người?


Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Vì sao? Sau 40 năm, thì hôm nay “nhà nước, đảng” CSVN: “Lần đầu tiên, mới đưa văn bản gốc “Hiệp Định Paris” giới thiệu tới công chúng? (báo Tuổi Trẻ). 
Kính lão đắc thọ – Vì vậy dù rất cố gắng trong tiềm thức muốn dựa vào một chút gì đó từ đạo lý nhân văn để kính trọng một người phụ nữ lớn tuổi (86 tuổi) gọi nhà chí sĩ yêu nước Phan chu Trinh của thế kỷ trước (XX) là ông ngoại, nhưng trái tim tôi cứ lạnh lùng chống lại, khi nhìn hình ảnh bà mà lòng gợn gợn như muốn “buồn nôn”. Đó là Bà Nguyễn Thị Bình, Cựu PCT/Nước CHXH/CN/VN. 
Bởi ấn tượng từ hình ảnh 40 năm trước, bà được CSVN đặt vào vị trí “Bộ Trưởng ngoại giao, một quốc gia “không đất, không dân” trong Chính Phủ Cách Mạng /MTGP/MN” tại bàn Hội Đàm 4 bên để ký kết Hiệp Định Paris – Một bộ trưởng “ảo” trong một chính phủ “ma” của một quốc gia chỉ có trên giấy, để làm công cụ tay sai cho một chế độ theo chủ nghĩa “khát máu” nhất, mà loài người định danh là “CNCS Tội ác chống nhân loại” với hàng trăm triệu nạn nhân (Victims of Communism Memorial) trong đó có hàng triệu nạn nhân Việt Nam. 
Nguyên bộ trưởng ngoại giao của một quốc gia “không đất,không dân”MTGP/MN Nguyễn Thị Bình “vinh hạnh” chỉ cái khoảnh khắc, hình ảnh của mình đặt bút ký “Lừa bịp quốc tế”tại Paris 1973 – Ảnh: V.DŨNG 
Hơn ai hết, chính bà đã biết số phận của cái “Chính Phủ Lâm Thời MTGP/MN” không đất, không dân, làm bù nhìn tay sai ấy sau 30/4/1975 nó ra sao rồi? nhiều “đồng chí” củ của bà như những miếng chanh vắt “hết nước” dưới bàn tay độc tài đầy thủ đoạn của CS Bắc Việt – Còn riêng bà thì hoan hỉ, 10 năm làm vật trang trí cho chế độ. 
40 năm thời gian thừa thải cho một trẻ thơ hoàn thiện, tự lớn lên trong nhân cách chuẩn mực một con người, nhưng sao 40 năm một con người khốn lớn, bạc mái đầu, nhưng nhân cách phẩm giá lại thấp xuống trước đồng bào nhân dân mình? Khi cứ lẫn tránh một chân lý: “Sự thật là chân lý của mọi chân lý”
90 triệu đồng bào cả nước và nhất là 40 triệu người dân miền Nam, có quyền đặt câu hỏi với bà Nguyễn Thị Bình, một trong 2 người thuộc phía CSVN đặt bút ký trong Hiệp Định Paris 1973 – Vì sao? Sau 40 năm thì hôm nay mới có: 

“… Lần đầu tiên, văn bản gốc Hiệp định Paris được giới thiệu tới công chúng tại triển lãm Kỷ niệm 40 năm ngày ký kết Hiệp định Paris về VN…”(báo TuổiTrẻ) Nếu “nhà nước, đảng” này nói đó là: “… sự phối hợp tài tình giữa mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao, sự ủng hộ của nhân dân yêu hòa bình thế giới để đi tới Hiệp định Paris giành lại hòa bình cho VN”?…(báo Tuổi Trẻ) – 
Nó có thật sự mang lại Hòa Bình cho 2 miền đất nước VN theo đúng như tinh thần Hiệp Định mà bà Bình và CSVN đã đặt bút ký? và theo như lời họ rêu rao? Nói trên, hôm nay? 
Chữ ký của CS Bắc Việt và bà Nguyễn Thị Bình trong HĐ Paris 
40 năm nhìn lại, Hiệp Định Paris, nó giống hệt như số phận của bản “Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền” mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên của Liên Hiệp Quốc, là nước đã ký công nhận tuân thủ để thực thi vào bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Nhưng CS/Việt Nam không thực hiện bản tuyên ngôn ấy và không hề phổ biến cho nhân dân Việt Nam biết rõ về Bản Tuyên Ngôn này, bưng bít suốt mấy mươi năm? Đại trà, đồng bào nhân dân Việt nam chỉ biết rõ, khi Internet nối mạng toàn cầu. 
Nếu Hiệp Định Paris là: “Mốc son chói lọi của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam”? – (báo Hà Nội mới) 
Thì tại sao các nội dung chi tiết tổng thể toàn bộ của 21 chương và 9 điều khoản của nó không được CSVN công khai phổ biến như “tôn vinh” hay “giáo dục” cho nhân dân và học sinh, sinh viên suốt 40 năm qua? 

9 Điều khoản Hiệp Định Paris: 

1. Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam như được công nhận bởi Hiệp Định Geneva.. 
2. Ngừng bắn trên toàn Việt Nam sẽ bắt đầu từ 27tháng 1 năm 1973: với tất cả các đơn vị quân sự ở nguyên vị trí. Mọi tranh chấp về quyền kiểm soát lãnh thổ sẽ được giải quyết bởi uỷ ban quân sự liên hợp giữa hai lực lượng của Việt Nam Cộng hòa và Chính Phủ Cách mạng lâm thời CHMNVN. 
3. Tất cả tù binh chiến tranh của các bên sẽ được trao trả không điều kiện trong vòng 60 ngày. Các tù nhân chính trị sẽ được trả tự do sau đó theo thoả thuận chi tiết của các phía Việt Nam. 
4. Miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát. Các bên tạo điều kiện cho dân chúng sinh sống đi lại tự do giữa hai vùng. Nhân dân Nam Việt Nam sẽ quyết định tương lai chính trị của mình qua "tổng tuyển cử tự do và dân chủ dưới sự giám sát quốc tế". 
5. Sự tái thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng các biện pháp hòa bình. 
6. Để giám sát việc thực hiện hiệp định, một ủy ban kiểm soát và giám sát quốc tế và phái đoàn quân sự liên hợp bốn bên (gồm Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hoa Kỳ, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hoà) sẽ được thành lập. 
7. Lào và Campuchia giữ vị trí trung lập và tự chủ, không cho nước ngoài được phép giữ các căn cứ quân sự trong lãnh thổ của hai nước này. 
8. Hoa Kỳ có nghĩa vụ sẽ giúp đỡ việc tái thiết sau chiến tranh, đặc biệt là ở miền Bắc Việt Nam và trên toàn Đông Dương, để hàn gắn các thiệt hại do chiến tranh. 
9. Tất cả các bên đồng ý thi hành hiệp định. Và hiệp định được sự bảo trợ của quốc tế thông qua việc các quốc gia ký nghị định thư quốc tế về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt nam.
Các Ngoại trưởng quốc gia: Hoa Kỳ – Hung–ga–ri – Indonesia – Anh Quốc – Liên Xô – Canađa – Trung Quốc – Bắc Ireland – Cùng chứng kiến và ký xác nhận trong Hiệp Định này. 
Thưa bà Nguyễn Thị Bình, dù có là muộn màng, lẫn tránh sau 40 năm thì hôm nay, những ngày còn lại cuối cuộc đời, có thể nào bà trả lời cho toàn dân Việt Nam: Sau khi bà và CS Bắc Việt ký Hiệp Định Paris 1973 thì CS Bắc Việt và MTGP/MN đã tuân thủ được bao nhiêu điều khoản đã ký trong Hiệp Định trước cộng đồng quốc tế nói trên? Có phải vì những thực tế, Khi Mỹ rút hết quân đội, CS Bắc Việt nhanh chóng trở mặt, tiến hành tấn công miền Nam “lừa bịp” chà đạp Hiệp Định Paris xóa bỏ uy tín của một quốc gia với cộng đồng quốc tế. Thù hằn tù đày giết hại hàng trăm ngàn sỉ quan công chức miền Nam, ngược lại với “công ước tù binh” quốc tế và HĐ paris, phỉ báng đạo lý của dân tộc Việt Nam, như thế này: 
Nên “văn bản gốc Hiệp định Paris” nó không thể sớm phổ biến trong lòng dân tộc “hiếu hòa” 4000 năm văn hiến Việt Nam? Vì CSVN sợ đồng bào nhân dân trong nước và công luận quốc tế nhận ra những vi phạm trắng trợn các điều khoản trong Hiệp định, sẽ “lên án phỉ nhổ” xem đó là hành vi “mọi rợ, lưu manh” không thể có từ một “nhà nước” của một Quốc Gia với cộng đồng quốc tế văn minh và chính dân tộc mình!? Có đúng như vậy không? Hỡi “đảng ta” và bà Nguyễn thị Bình? 
Thưa bà Bình, quỹ thời gian còn lại cuộc đời bà không còn nhiều, là người có nhúng tay trong cuộc “kinh doanh” lớn của CSVN mà vốn liếng là “núi xương, sông máu” dân tộc, thì bà và CSVN không thể không nhẩm tính để biết kết quả mang lại từ gần 5 triệu nhân mạng đồng bào trải dài trên con đường 67 năm và từ cái “Hiệp Định Paris” có bàn tay bà ký ấy nó “lời lãi” ra sao?. 
Hy sinh ngần ấy máu xương, để lấy về một quốc gia: Phía Bắc, phải tương nhượng gần 1000 km2 đất trời và Ải Nam Quan cho kẻ thù truyền kiếp, phía Đông củng bị “bạn vàng, đồng chí” CS Trung Quốc xâm lược đảo biển lãnh hải quê nhà, sau 40 năm Hiệp Định Paris CS/XHCN/VN là quốc gia có số dân nghèo gần đứng đầu khu vực Asean (sau Campuchia) và duy nhất ở Châu Á, Việt Nam là quốc gia có nhiều phụ nử phải tha hương “lấy chồng cầu thực” (300.000) tại 3 quốc gia: Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc. 
Nghiêm trọng hơn hết là lợi dụng “Hiệp Định Paris” do cái “Mốc son chói lọi của nền ngoại giao cách mạng CS Việt Nam”? chủ trương “đẩy quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam” để biển Đông không còn ai “giám sát” răn đe, cho Trung Quốc ngang ngược đe dọa xâm lược chủ quyền bằng áp lực quân sự lên toàn vùng biển Đông của Việt Nam hiện nay. 
Cuối cùng xin gửi đến bà và CSVN một “điển tích” mà nhiều học sinh thuộc lòng, nhưng bà Nguyễn thị Bình và CSVN đặt lợi ích quyền lực đảng, quyền lợi cá nhân bầy đàn lên trên quyền lợi dân tộc để cố tình quên…
“Duật bạng tương tranh, ngư nhân đắc lợi” (Nghĩa đen) “Ngao cò tranh nhau khiến ngư ông được lợi”. (Nghĩa bóng) Sự tranh chấp kéo dài giữa hai bên, khiến cho người thứ ba được hưởng lợi. 

– Chuyện kể rằng: Có một con ngao đang mở miệng kiếm ăn. Bỗng nhiên, một chú cò lội qua thấy thế bèn vươn cổ mổ ngay vào lòng chú ngao. Bị tấn công bất ngờ, ngao lập tức khép miệng lại, kẹp chặt cứng vào mỏ cò. 

Cò cố hết sức, vật vã mãi mà không sao gỡ được mỏ ra. Về phần mình, ngao cũng không thể nào mở miệng ra vì như vậy cò sẽ thoát nạn đồng thời cũng kéo theo ruột ngao ra ngoài. 

Hai bên giằng co vật vã thì ngư ông nhìn thấy, nhanh tay tóm gọn cả hai. Một bữa canh ngao nấu chua, một bữa thịt cò nướng than ngon lành bỗng dưng mà có... 

Câu tục ngữ từ điển tích “ngao cò tranh nhau, ngư ông đắc lợi” là một lời cảnh tỉnh: Sống trên đời cần phải trầm tỉnh,khôn ngoan đừng để kẻ khác lợi dụng đắc lợi bởi sự “rồ dại” của chính mình – Nhất là những kẻ cho là “lãnh đạo quốc gia”nhưng lại là phường “Giá áo túi cơm”. 
Hoàng Thanh Trúc
 
 

Copy từ:Dân Làm Báo