* BÙI VĂN BỒNG
Dù đã rất nhiều ý kiến, lời bình,
dẫn liệu minh chứng phản đối, nhưng Viện Kiểm sát ND T.p Hải Phòng vẫn quy tội
giết người đối với oan nhân Đoàn Văn Vươn. Trước khi nêu ra những chứng liệu và
luận giải về việc xem lại nội dung xác định tội danh ngay từ văn bản chỉ định
điều tra hình sự đối với anh em họ Đoàn trong vụ Tiên Lãng, cần phải nói rõ về
nghĩa của từ và sự chính xác của ngữ nghĩa.
Trong lý luận về ngôn ngữ học,
nghĩa của từ biểu hiện của diễn đạt tư tưởng, dẫn nhập tư duy và phân định suy
cảm. Nó hàm chứa sự đầy đủ, sự dồi dào, sự phong phú; sự ấn định hoặc suy rộng
ra
của các khái niệm, gợi
mở liên tưởng, làm cơ sở cho suy đoán.
|
"Thi hành công vụ" hay dùng vũ khí, lực lượng lớn trấn áp lấy đât của dân? |
Khái niệm nghĩa của từ đã được nêu ra từ lâu và
cũng đã có nhiều cách hiểu, nhiều định nghĩa khác nhau. Bởi vì, xét về bản chất
biểu hiện: Từ là tín hiệu, nó phải "nói lên", phải đại diện và chỉ
định ra thông tin cho một khái niệm, một trạng thái thực thể-phi vật thể, phải
được người sử dụng quy chiếu về một cái gì đó với sự chọn lọc đi đến đạt sự
hiểu chính xác nhất. Từ, ngữ phải chỉ rõ, gắn vào đúng sự vật có tên gọi đã
được từ vựng học kiểm nghiệm, mặc định; đồng thời cả cộng đồng xã hội hiểu
đúng, chấp thuận, ghi nhận. Nghĩa của từ gồm nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm.
Nghĩa biểu vật của từ là liên hệ giữa từ với sự vật (hoặc hiện tượng, thuộc
tính, hành động,...) mà nó chỉ ra. Bản thân sự vật, hiện tượng, thuộc tính,
hành động,... đó, người ta gọi là nghĩa biểu vật hay cái (sự) biểu vật. Biểu
vật có hai thể là thể hiện thực hoặc thể phi hiện thực, hữu hình hay vô hình,
có bản chất vật chất hoặc phi vật chất. Nghĩa biểu niệm là liên hệ giữa từ với
ý (hoặc ý nghĩa, ý niệm). Đối với từ vựng-ngữ nghĩa học, cái quan trọng nổi lên
hàng đầu trong giao lưu, ứng xử và văn bản là nghĩa biểu niệm.
Cần phải hiểu mối liên hệ mà chúng ta nói tới
trong quan niệm về nghĩa của từ ở đây chính là mối liên hệ chỉ xuất, mối liên
hệ phản ánh, cho nên nghĩa biểu hiện cũng có thể hiểu là sự phản ánh sự
vật-biểu vật (đúng hơn là phản ánh các thuộc tính, các đặc trưng của chúng,
theo đúng bản chất sự vật, hiện tượng, con người, bối cảnh) trong ý thức con
người, được tiến hành bằng từ. Chuẩn mực cho nghĩa của từ là phải chính xác, đạt
được giá trị định vị, biểu đạt và biểu cảm.
Trong giao tiếp cộng đồng xã
hội, trong các loại hình văn bản, xưng hô, giao lưu, ứng xử, phát ra thông tin…
và nhất là tại các văn bản pháp luật, hoặc có liên quan đến pháp luật, nghĩa
của từ rất cần được dùng chính xác, chọn lọc, nếu không sẽ sinh ra nhiều hệ lụy
do hiểu lệch thông tin, làm sai nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm, dẫn tới
những hậu họa đáng tiếc, khó lường do hiểu sai lệch nội dung thông tin. Nó liên
quan trực tiếp đến đạo đức, nhân sinh và nhân văn và cả tính mạng con người.
Chỉ riêng qua vụ cưỡng chế
thu hồi đất tại khu khai hoang nuôi trồng thủy sản ven biển của nhà họ Đoàn ở
Tiên Lãng (Hải Phòng) đã làm cho người ta suy ngẫm nhiều về nghĩa của từ. Trước
hết, về mặt vĩ mô, các văn bản luật về đất đai đã ban hành cũng có nhiều chỗ
phải bàn lại, chỉnh cho chuẩn về dùng từ, giải nghĩa, diễn đạt, dẫn đến Luật đất
đai bị người ta lợi dụng nghĩa của từ và ngữ nghĩa còn lấp lửng, nước đôi, chưa
rõ để tìm chỗ hở, hoặc cố tình vin vào câu, chữ này kia để phục vụ ý đồ cá
nhân, vụ lợi, tìm cách lách luật. Ngôn ngữ của luật cần phải chính xác nhất trong
mọi vận dụng ngôn ngữ. Nhưng chuyện này đưa văn bản luật ra mà soi xét lại cho
kỹ, mổ xẻ, phân tích từng chương, mục, đièu… thì dài lắm.
Trong vụ xảy ra gây rầm
trời ở Tiên Lãng, người ta nghĩ ngay đến cái văn bản chỉ định điều tra hình sự
về tội danh dành cho anh em họ Đoàn. Đó là ngữ nghĩa của câu: “Tội giết
người, chống người thi hành công vụ”. Xét về nghĩa của từ và ngữ nghĩa văn
cảnh, cũng như xét cả về nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm trong sự việc, vấn
đề, bối cảnh, dùng từ như thế rất có hại, vì nó biểu hiện sự cố tình dùng từ
sai thực tế để đạt ý định cá nhân, chủ đích không bình thường nào đó, sinh ra áp
đặt. Về văn hóa-xã hội học, như thế là phạm vào luật cấu trúc ngôn ngữ, sai từ
vựng học. Nhưng phạm vào luật ngôn ngữ, dùng từ sai bản chất, tức là biểu niệm
sai dẫn đến biểu cảm đa chiều còn ít thấy hại trước mắt. Điều đáng nói ở đây là
văn bản luật, một quyết định phục vụ cho tố tụng, liên quan đến xác định tội
danh, liên quan đến phương hướng, cách thức điều tra, xác minh và là điều kiện
để thực hiện nghiêm minh pháp luật, có liên quan đến cả cuộc sống và mạng
người. Theo dõi diễn biến, tình tiết xảy ra vụ ở Tiên Lãng, dư luận vẫn không
đồng tình với cách đưa ra tội danh để thụ lý hồ sơ vụ án hình sự đối với mấy
anh em họ Đoàn. Sự dùng từ sai trong quyết định khởi tố vụ án cần được phân
tích rõ như sau:
- Thứ nhất: Trong
quyết đinh khởi tố điều tra vụ án của Công an thành phố Hải Phòng đối với anh
em họ Đoàn khi họ đã có những hành động phản ứng quyết liệt do bị dồn vào “bước
đường cùng”, mà gọi là “tội giết người” là không đúng từ bản chất đến diễn biến
vụ việc. Bản chất vụ việc xảy ra không có biểu hiện anh em họ Đoàn rắp tâm từ
trước, cố ý giết người. Bởi vì, anh em họ Đoàn đã tỏ ra có hiểu biết pháp luật,
khá bình tĩnh và nghĩ kỹ đến chữ “nhân” nên chỉ dùng súng bắn đạn hoa cải. Thực
ra, loại đạn này chỉ để tỏ thái độ, để dọa, cùng lắm chỉ có khả năng sát thương
nhẹ, nhằm hạn chế “đối phương”, tự bảo vệ cho mình (hành vi tự vệ). Nếu ông
Vươn có chủ đích giết người, không bao giờ ông ta dùng súng tự tạo bắn đạn hoa
cải. Giả sử như trong vụ này, ông Vươn dùng súng quân dụng, đạn nhọn, lựu đạn
hoặc bộc phá thì quy tội như thế cũng còn có lý. Nếu như “luận” theo cách áp
đặt như vậy, thì cảnh sát dẹp biểu tình, dẹp loạn có xịt nước vòi rồng, dùng đạn
hơi cay, dùng các loại công cụ hỗ trợ (như roi điện, dùi cui…) cũng là “tội
giết người” hay sao? Trong vụ này, ông Vươn đã giết chết người nào chưa? Định
nghĩa trong các văn bản “Định vị và giải nghĩa từ luật” có ghi: “ Giết người là
hành vi làm chết người được hiểu là
hành vi gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của một hoặc
nhiều người. Hậu quả của hành vi
trái luật này là sự gây ra chết người. Như vậy, tội giết người chỉ được coi là
tội phạm hoàn thành khi có hậu quả chết người. Nếu hậu quả chết người không xảy
ra vì nguyên nhân khách quan thì hành vi phạm tội được coi là tội giết người
chưa đạt (khi có lỗi cố ý trực tiếp) hoặc là tội cố ý gây thương tích (khi có lỗi
cố ý gián tiếp). Mục đích và yếu tố cấu thành tội phạn phải được xem xét từ
động cơ, bối cảnh, chi phối khách quan, trạng thái tâm lý chủ quan khi xảy ra
sự việc, từ đó xét giảm nhẹ hoặc tăng nặng khung hình phạt”.
+ Thứ hai: Chi định
điều tra tội “chống người thi hành công vụ”. Trước hết, công vụ phải được hiểu
là việc công hợp pháp vì mục đích chung. Người thi hành công vụ đứng danh là
người của Nhà nước, được phân công thực thi nhiệm vụ vì mục đích phục vụ lợi
ích cho Nhà nước và nhân dân. Trước khi quy tội ông Vươn chống người thi hành
công vụ, cần phải xét cho kỹ bản chất và những diễn biến của vụ việc có đúng là
làm theo công vụ vì mục đích ích nước lợi dân hay không? Thu hồi đất hợp pháp
phải xuất phát từ động cơ vì mục đích chung, đã
có quy hoạch, có dự án cụ thể, có thiết kế kèm theo địa đồ phạm vi đất
đã công khai trước dân, được người dân đồng tình, nhất trí, không có khiếu kiện.
Khi tổ chức thi hành công vụ đã có đầy đủ cơ sở, căn cứ pháp lý, người được
giao thực hiện đúng chức danh, chức năng, làm đúng pháp luật, đúng quyền hạn
thì mới coi là thi hành công vụ. Khi việc thu hồi đất không đúng pháp luật,
người thực thi không hành động và xử sự theo đúng nhiệm vụ, làm sai các quy
định, chức năng công tác, có dấu hiệu dùng quyền lực tước đoạt, ruồng ép đạt
cho kỳ được chủ đích cá nhân, bất tuân nguyên tắc và không dân chủ, thì không
thể gọi là công vụ. Tôi tán thành với một phần nội dung do Luật sự Trần Đình
Triển, Trưởng văn phòng luật sư “Vì dân”, đã trả lời phỏng vấn trên VietNamNet: “Về việc cơ quan điều tra khởi tố
một số cá nhân về tội “chống người thi hành công vụ”, theo luật sư Triển là
không đúng. Luật sư này phân tích: khi nói đến người thi hành công vụ phải hội
đủ cả 3 điều kiện: Thứ nhất, người đó thực thi đúng nhiệm vụ, được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền phân công, phân nhiệm; thứ 2, đang thực thi (hành vi đang
diễn ra thi hành công vụ); thứ 3 là nhiệm
Thử đặt lại vấn đề, nếu
như trong vụ này, chỉ có một số cán bộ, thêm mấy anh công an ăn mặc chỉnh tề,
đến tận nhà ông Vươn vận động giao đất, hoặc đưa quyết định cưỡng chế, thu hồi
đất hợp pháp, nhưng ông Vươn chống lại, đuổi, dùng súng hoặc hung khí để dọa và
xua đoàn công tác, thì lại là chuyện khác. Đằng này, ngay từ đầu cuộc cưỡng chế
đã gây phản cảm quá mạnh, huy động cả trăm cảnh sát cơ động, hùng hổ súng đạn, công
cụ hỗ trợ, chó nghiệp vụ… thì như thế là “thi hành công vụ” à? Mục đích, động
cơ, con người và cách hành xử không đúng với việc thi hành công vụ của Nhà nước
thì không thể coi là “chống người thi hành công vụ”. Luật sư Nguyễn Việt Hùng,
Trưởng văn phòng Luật sư Kinh Đô, cho
rằng: “Bản chất của Pháp luật Việt Nam là tính khoan hồng và nhân đạo để người
vi phạm pháp luật có cơ hội sửa chữa lỗi lầm, phấn đấu trở thành công dân có
ích cho xã hội…Cần phải có sự cân nhắc, phân tích một cách kỹ lưỡng, căn
cứ và đánh giá một cách khách quan, toàn diện tất cả các tình tiết, hành
vi của các bị can và của cá nhân, tổ chức liên quan trong vụ án để định tội”. Cho
nên, tổng lược sự kiện và bản chất vấn đề, xem xét các tình tiết vụ việc một
cách công minh, trong 4 yếu tố cấu thành tội pham (khách quan, chủ quan, khách
thể, chủ thể) thì không nên xác định tội danh ông Vươn là tội giết người,
cũng không phải tội chống người thi hành công vụ, mà có thể nếu có chăng
chỉ là tội tàng trữ vũ khí trái phép và phản kháng quá mức cho phép.
Ai cũng còn nhớ, ngày 10-2-2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì
cuộc họp và có kết luận về vụ việc cưỡng chế, thu hồi đất này. Một trong những kết luận của Thủ
tướng Chỉnh phủ đã nêu rõ vụ cưỡng chế này là sai hoàn toàn cả về mục đích, ý
định, pháp luật, cả tổ chức và biện pháp sử dụng lực lượng. Cho nên, quy tội
anh em họ Đoàn tội “chống người thi hành công vụ”, rồi dấn lên
đến mức vô nhân đạo và trắng trợn: “ttội giết người” là thiếu căn cứ thực
tế và cơ sở pháp lý. Trong kết luận, Thủ
tướng chỉ đạo lãnh đạo T.p Hải Phòng kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem
xét tình tiết giảm nhẹ đối với bị can do các quyết định không đúng pháp luật
của UBND huyện Tiên Lãng. Cho nên, rất cần xem xét lại việc dùng từ và
ngữ nghĩa khi đưa vào văn bản pháp luật, xác định cho đúng tội danh của anh em
họ Đoàn trong vụ việc vừa qua.
Vụ việc đã đã bị "ngâm giấm" hơn một năm nay rồi, bởi các
nhà đương chức Hải Phòng muốn tìm cách trả thù ông Vươn mà không làm
theo chỉ đạo của Thủ tướng la sớm giải quyết dứt điểm! Không thể "quan xử theo lẽ, dân xử nặng theo hình"
gây oan khốc cho người dân chất phác "thấp cổ bé họng" bị dồn vào bước
đường cùng. Nguyên nhân dẫn tới 'phản ứng tự vệ' của ông Vươn trước hét
là do chính quyền làm sai luật, đã thế lai dùng uy quyền và thế lực
cưỡng chế thu hồi đất với biện pháp sai, sử dụng lực lượng cũng sai. Lẽ
ra phía chính quyền phải nghiêm khắc kiểm điểm, rút kinh nghiệm đừng để
vi phạm dân chủ đến mức trắng trợn, quá nặng. Nhưng nay lại cố tình
tranh phải về mình, coi việc xử nghiêm ông Vươn như "bài học răn đe"
những vụ khác thì hoàn toàn sai lầm chống lấn thêm sai lầm. Sai l;ầm
càng trở thành hệ thống. Kết quả xử vụ này sẽ khẳng định uy tín của
chính quyền gọi là "dân chủ" đến mức độ nào? Không nên tự lấy dây thắt
vào cổ mình để gánh nặng thêm cái tiếng xấu là "nền dân chủ giả hiệu".
Việc
xét xử vụ Đầm Vươn vào ngày mai, 2-4-2013, cần xem xét thấu đáo mọi sự
bảo đảm
dân chủ, công bằng pháp luật. Tòa phải có chính kiến, độc lập và nhất là
lương
tâm, đừng vì “cái roi” chỉ đạo nào cả. Rất mong!
BVB
Copy từ:
Bùi Văn Bồng