CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

Cùng quẫn rồi… thì cắn dậu

Trần Thạch Linh
Mới đây, tác giả JB Nguyễn Hữu Vinh đã lại có bài trên Blog của mình, bài : “Sự cùng quẫn nhìn từ báo nhân dân” Bài viết cũng được đăng trên BBC với một tựa đề “Sự cùng quẫn của tờ báo đảng”
bnhandan
Bài trên báo Nhân Dân
Đây là một bài viết chín chắn, vẫn một văn phong, một cái nhìn thẳng thắng,  phê phán  lối hành xử cố hữu của truyền thông nhà nước,  nhân sự kiên Hội Đồng Giám mục Việt Nam  ra văn bản “nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp”, gửi tới Quốc hội. Và lối hành xử này đã được bài viết cho là biểu hiện của sự “cùng quẫn”.
Trong bài viết, nhiều chứng thực được đưa ra để bóc trần bản chất sự việc. Trong đó có  trường hợp  “Báo Nhân Dân đăng “trang trọng” bài viết được cho là của một giáo dân “Nhiều điều chưa sáng trong một bản góp ý”.  phản ứng với văn bản “nhận định và góp ý vào bản Hiến pháp” của HDDGMVN.
chobay
Đánh hội đồng

Thiết tưởng những gì có trong bài viết  của JB Nguyễn Hữu Vinh sẽ được  được các cơ quan truyền thông chính thống của Đảng và Nhà nước như báo Nhân Dân, đài Truyền Hình Việt Nam (là đối tượng bị chỉ trích mà bài viết của JB Nguyễn Hữu Vinh nhắm tới) xem xét thận trọng và chắc chắn sẽ rút ra được nhiều bài học cần thiết về công tác truyền thông cũng như  tác nghiệp, tuyên truyền vận đông  quần chúng nhân dân…
Thế nhưng, ngay lập tức báo Nhân Dân, rồi đài Truyền hình Việt Nam… giẫy lên như “đỉa phải vôi”. Nhưng vẫn lại là phản ứng theo cùng một cách rất “cùng quẫn” nêu trên, bằng một bài kế tiếp “Một sự vu khống, xuyên tạc trắng trợn?” .
Đọc bài phản ứng của báo Nhân Dân (dù đây không phải là một bài viết)… Người đọc dễ dàng nhân thấy đằng sau sự “cùng quẫn” cũ mòn, một hiện tượng mới đã nảy sinh. Đó chính là hiện tượng “cắn dậu”…  hiểu theo tinh thần của câu tục ngữ  “chó cùng cắn dậu”  (Tuyệt nhiên không gọi báo Nhân Dân là chó, mà nói về tình thế tất yếu “cùng” rồi sẽ dấn tới “cắn đậu”) tức là làm bừa… Và đây là lý do khiến những người quan tâm nhìn nhận sự việc  một cách “toàn cảnh” hơn  bắt đầu từ sự kiên Hội Đồng Giám mục Việt Nam ra văn bản “nhận định và góp ý vào bản Hiến pháp” gửi tới Quốc hội.
Đây là một sự kiện  xã hội, chính trị , tôn giáo…  rất lớn trong bối cảnh đất nươc đang chuyển mình  theo hướng dân chủ tiến bộ và hướng tới quyền con người. Sự kiện  đã ngay lập tức tác động mạnh, tích cực và kịp thời tới các phong trào, các lực lượng đang đấu tranh cho tiến bộ xã hội, lúc này là phong trào và lực lượng nhân dân tham gia ký kiến nghị “sửa đổi hiến pháp năm 1992 ” do 72 Nhân sĩ Trí thức tiến bộ khởi xướng và hàng chục ngàn người trong và ngoài nước ký tên hưởng ứng.
Người dân (đặc biệt là những  người có đạo) nô nức tham gia ký kiến nghị, tìm hiểu học tập các nội dung  trong văn bản “nhận định và góp ý vào bản Hiến pháp” của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam… mỗi chữ ký là một thay đổi nhận thức, là một bước vượt qua sợ hãi.
Tình hình này đã làm cho các thế lực trì trệ trong giới cầm quyền vốn đang sử dụng việc “sửa đổi hiến pháp” để mong cố  thủ lâu hơn nữa trong cái boong- ke độc tài toàn trị thấy khó chịu và run sợ, họ tìm mọi cách để làm vô hiệu, hạ thấp những giá trị quan trọng của “nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp” mà HĐGMVN đã nêu.
Lẽ tất nhiên là cả hệ thống truyền thông với hai cơ quan truyền thông nặng ký bạc nhất  là báo Nhân Dân và đài Truyền hình Việt Nam xung kích vào cuộc…
Nhưng!
Buồn thay là đã chẳng có gì mới hơn ngoài những chiêu, trò đã diễn từ nhiều năm trước với Đạo Công Giáo… mà tác giả JB Nguyễn Hữu Vinh đã vạch ra và cho đây là biểu hiện của sự “cùng quẫn”.
Những câu hỏi đã được đặt cho sự “cùng quẫn” này là: Tại sao Báo Nhân Dân hay đài Truyền Hình Việt Nam… những  cơ quan truyền thông báo chí hàng đầu của Đảng và Nhà nước, có đến cả ngàn cán bộ công nhân viên chức, biên tập viên, phóng viên , cộng tác viên… có cơ sở chân rết ở khắp mọi tỉnh thành, vùng miền trong nước và quốc tế… lại không thể (hoặc không dám) trực diện tranh luận, phê phán văn bản “Nhận định và góp ý vào bản Hiến pháp” của HĐGMVN (nếu thấy không tích cực)? mà phải thông qua một “bài viết”, trên một  “trang điện tử do một số tác giả người Việt hiện đang sinh sống ở nước ngoài thực hiện”? và “tác giả” lại là một người chưa từng là “tác giả” của một “bài viết” trên blog hay một status trên facebook ?  “tác giả” chỉ là một “công dân theo Thiên chúa giáo, hiện đang sinh sống tại TP Cao Lãnh – Ðồng Tháp”?
Thêm nữa là, khi những gì vô lý, không minh bạch được gói trong cái gọi là “bài viết” của “tác giả” này bị JB Nguyễn Hữu Vinh vạch ra thì lập tức “Công dân Nguyễn Trọng Nghĩa” (“tác giả” bài viết) cùng cả dàn “dư luận viên” đùng đùng nổi giận, thóa mạ, quy kết tội trạng…và nguy hiểm  là đã có những đe dọa ném tới Blogger JB Nguyễn Hữu Vinh. Thông qua “Một sự vu khống, xuyên tạc trắng trợn?
Và từ đây câu hỏi kế tiếp cũng không khác câu hỏi trước đó là: Tại sao báo Nhân dân hay đài Truyền Hình Việt Nam… với thế mạnh tuyệt đối của mình lại không đàng hoàng trực diện, tranh luận, đấu tranh buộc cho blogger JB Nguyễn Hữu Vinh cùng dư luận quan tâm phải tâm phục, khẩu phục? mà lại tiếp tục thông qua “công dân theo Thiên chúa giáo” cùng các “dư luận viên” với các tên trời ơi đất hỡi  như: (Nguyễn Thanh Tùng – doimat.cuanhcuem.net),  (molang0205). (Lời Tòa soạn sachhiem.net ) để biện minh, và buông lời xúc xiểm, quy chụp đe dọa Blogge JB Nguyễn Hữu Vinh. Trong khi đó, rõ ràng JB Nguyễn Hữu Vinh đàng hoàng xưng danh tính, hình ảnh, địa chỉ và quan điểm của mình, thậm chí còn rõ ràng hơn cả… Báo Nhân Dân. Đây có là cách hành xử  của một cơ quan truyền thông lớn?
Rõ ràng, câu trả lời đơn giản nhất  cho những câu hỏi đặt ra trên đây sẽ vẫn là sự “cùng quẫn”… mở rộng thêm sẽ thấy là: với những  hành vi có động cơ, có bản chất  sai trái thì sẽ luôn được thể hiện  theo cách núp bóng, bất minh, khuất tất… đôi khi chuyển thành bạo lực .
Và trong bài phản ứng của báo nhân dân “Một sự vu khống, xuyên tạc trắng trợn” ta thấysự núp bóng, bất minh và  sự đe dọa là rất rõ. Nó đã được thể hiện theo đúng tinh thần “…cùng…. thì cắn dậu”
Vì thế ,tác giả JB Nguyễn Hữu Vinh hãy cảnh giác, sẵn sàng với  những nguy hiểm có thể xẩy tới trong nay mai. Những giáo dân, những người yêu nước, yêu công lý sự thật đã sẵn sàng… đứng cùng anh trong cuộc chuyển mình đi lên của đất nước, của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam
Hà Nội, Ngày 11/5/2013 – ngày Nhân quyền cho Việt Nam tại Hoa Kỳ lần thứ 19.
Trần Thạch Linh

Đọc thêm:

- Tìm hiểu sự việc qua Truyền Thông Chúa Cứu Thế:

-       Sự cùng quẫn nhìn từ báo Nhân Dân

-       ‘Sự cùng quẫn của tờ báo Đảng’

-       Thêm một trò bịa đặt, dối trá trắng trợn của Đài Truyền hình Việt Nam

-       Thế thì chắc chắn là vinh danh rồi “Nhân Dân” ạ

 



Copy từ: J.B NguyễnHữu Vinh

Đã bảo nó đấm chỗ không che rồi mà.


Đại Úy & Đại Tá

Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Theo thứ tự cấp bậc, và tuổi đời (tính từ thấp lên cao và từ trẻ đến già) xin được giới thiệu trước về ông đại úy – qua thông tin của trang mạng Tiếng Nói Trẻ:
Nguyễn Phương Hùng sinh năm 1946 tại Bắc Giang, sống tại Hà Nội và năm 1954 di cư vào Nam, thời kỳ chiến tranh đã từng là sỹ quan binh chủng Biệt động quân của Ngụy. Năm 1975 di tản sang định cư tại Mỹ. Từ khi sang Mỹ, do tiếc nuối thời "vàng son", Nguyễn Phương Hùng đã tích cực tham gia các hoạt động chống đối Việt Nam ở nước ngoài và từ năm 1985 bắt đầu tham gia các tổ chức phản động lưu vong. Suốt 36 năm kể từ khi định cư tại Mỹ, do định kiến cá nhân là người chống cộng và từng là sỹ quan Ngụy, do tiếp nhận những thông tin sai lệch về Việt Nam.
Đại úy Nguyễn Phương Hùng.
Ảnh: 
tiengnoitre.blogspot
Báo Quân Đội Nhân Dân, hôm 31 tháng 3 năm 2013, đã có bài phỏng vấn (Hãy Trở Về Để Thấy Và Tin Vào Sự Thực) viên cựu sĩ quan này. Xin được ghi lại nơi đây (nguyên văn) vài câu hỏi chính, cùng câu trả lời để rộng đường dư luận:
- Xin ông cho biết ông đã trở về Việt Nam bao nhiêu lần?

- Lần đầu tiên tôi về nước là vào tháng 9-2011 để dự Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất. Từ đó đến nay, tổng cộng tôi đã trở về 6 lần trong 18 tháng. Lần nào về tôi cũng chụp rất nhiều ảnh, quay những thước phim phóng sự, tư liệu... rồi đưa lên trang web kbchn.net.

- Có cơ hội đi nhiều nơi ở Việt Nam, ông có suy nghĩ gì khi một số tổ chức phản động lưu vong ở Mỹ luôn đòi hỏi dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam?
- Ở bên kia chúng tôi cũng bị họ tuyên truyền là ở Việt Nam không có tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền nhằm lôi kéo nhiều người tham gia các hoạt động chống phá trong nước. Tôi thừa nhận mình đã bị ít nhiều tác động. Nhưng đó là chuyện trước đây. Những tuyên truyền về “đàn áp tôn giáo” ở Việt Nam đã hoàn toàn biến mất trong tôi khi về nước, tôi được chứng kiến kiến trúc đồ sộ của Đại Chủng viện (Công giáo) Long Khánh hay chùa Bái Đính ở Ninh Bình được công nhận là lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Làm sao có thể tin có đàn áp tôn giáo khi ở nhiều nơi tôi đi qua, rất nhiều chùa chiền, nhà thờ được xây dựng dọc bên đường Quốc lộ 1 từ ngã tư Tam Hiệp đến Long Khánh, với những buổi thánh lễ ngày chủ nhật giáo dân đứng chật thánh đường, người dân tấp nập thăm viếng chùa chiền... Các tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hòa Hảo, Cao Đài và Hồi giáo tự do phát triển ở Việt Nam. Lễ Phật đản vừa qua tôi cũng có mặt tại Việt Nam nên đã được chứng kiến khắp nơi tưng bừng mừng Đức Thích Ca đản sinh. Ngoài tôn giáo, tín ngưỡng cũng được tự do phát triển, thí dụ hầu đồng đã được phép tái hoạt động.
Tôi đã đi, đã thấy, đã tin và vì đã tin nên tôi phải viết, viết sự thật bằng tiếng nói trung thực của người làm báo. Những hình ảnh đó tôi đã đưa hết lên trang web rồi nhưng tôi cũng không bình luận gì thêm để tự mọi người nhìn vào đó và suy ngẫm xem Việt Nam có tự do tôn giáo hay không.
- Ở Mỹ vẫn tồn tại một số tổ chức phản động luôn rêu rao Việt Nam đàn áp nhân quyền. Vậy thực chất hoạt động của các tổ chức này ở bên đó là như thế nào? Ông suy nghĩ thế nào về những hành động này?

- Họ không chịu hiểu một thực tế rằng, chính Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn sau chiến tranh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước Việt Nam có thể nói đã có được thời gian hòa bình lâu dài và có sự phát triển gần như “lột xác”. Đó chính là nhờ Việt Nam đã giữ được chính trị ổn định, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, đời sống người dân được bảo đảm, vị thế của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế, được nhiều nước công nhận.
Ở Việt Nam, tôi không gặp lực lượng quân đội hay cảnh sát có vũ trang trên đường như ở Mỹ. Điều đó chứng tỏ sự ổn định về an ninh chính trị ở Việt Nam, sự an toàn của người dân được bảo đảm. Như thế chính là thiết thực bảo đảm nhân quyền cho người dân.
Tôi thực sự khâm phục về khả năng điều hành đất nước của Nhà nước Việt Nam trong hơn 3 thập niên qua. Tôi đã nhìn thấy những tòa nhà cao tầng từ những thành phố tôi đi qua như Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Huế, TP Hồ Chí Minh, Long Khánh và Cần Thơ cũng như các thành phố khác của miền Tây Nam Bộ, cùng những khu resort sang trọng ở Đà Nẵng... Tôi chưa có cơ hội đi hết những nơi khác ở Việt Nam, nhưng tôi tin rằng cũng đã có nhiều đổi mới.
- Xin cảm ơn ông!
*
Nhận định của đại úy Nguyễn Phương Hùng về vai trò vai trò của ĐCSVN, cũng như tình hình đất nước (e) không được mọi người chia sẻ. Đại tá Lê Hồng Hà là một trong những người như thế. 
Đại tá Lê Hồng Hà.
Nguồn ảnh: 
to-quoc.blogspot
Cách đây chưa lâu, vào ngày 3 tháng 6 năm 2012, trang pro & contra có đăng tải một cuộc phỏng vấn nhân vật này, với lời giới thiệu (hơi) dài:
Ông Lê Hồng Hà, cựu đại tá công an, năm nay 86 tuổi, là người đã tham dự Khóa I cho người Việt Nam về Chủ nghĩa Marx-Lenin tại Bắc Kinh năm 1949 và ở lại làm trợ giảng cho các khóa II, III đến năm 1952. Năm 1953 về nước phụ trách Trường Công an Trung ương (tiền thân của Học viện An ninh hiện nay). Năm 1958 là Chánh văn phòng Bộ Công an dưới thời Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn, là Ủy viên Đảng Đoàn Bộ Công An từ năm 1956. Ông là người đã cùng ông Nguyễn Trung Thành (cựu Vụ trưởng Vụ Bảo vệ Đảng dưới thời ông Lê Đức Thọ), vào nửa cuối thập niên 1990, đề nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) phải minh oan cho những nạn nhân trong vụ án có tên “Vụ án chống Đảng theo chủ nghĩa xét lại làm tình báo cho nước ngoài” (tên thường gọi: “Vụ án xét lại chống Đảng”). Không lâu sau ông đã bị khai trừ khỏi Đảng (cùng ông Nguyễn Trung Thành) và bị vào tù một thời gian.
Chúng tôi cũng xin được ghi lại nơi đây (nguyên văn) vài câu hỏi chính, cùng câu trả lời, của buổi nói chuyện để rộng đường dư luận:
Phạm Hồng Sơn: Thưa ông Lê Hồng Hà, với cương vị là người đã tham gia Cách mạng tháng Tám, Kháng chiến chống Pháp và chứng kiến Kháng chiến chống Mỹ, thời kỳ Đổi Mới, xin ông cho biết tình hình Việt Nam hiện nay có những vấn đề gì đáng lưu tâm nhất?
Lê Hồng Hà: Tình hình chung hiện nay tôi thấy có ba vấn đề lớn nhất. Thứ nhất là sự đánh giá của ĐCSVN về chính ĐCSVN và về hiện trạng đất nước nói chung là sai lầm. ĐCSVN vẫn cố tô vẽ cho thực trạng hiện nay những điều không có, vẫn tự khoe khoang, huyênh hoang rằng nhờ mình thì đất nước mới có nhiều điều tiến bộ. Ví dụ Đảng luôn cho lịch sử của dân tộc từ khi có Đảng là một bản anh hùng ca.
Theo tôi, về công cuộc giải phóng dân tộc thì có thể là anh hùng ca nhưng về việc xây dựng và phát triển đất nước thì từ khi có ĐCSVN đến giờ đó là một quãng lịch sử thất bại. Và giải phóng dân tộc vừa qua cũng không như Đảng nói là nhờ chủ nghĩa Marx-Lenin mà cái chính là do nhân dân đã tiếp thu, tiếp nối được truyền thống yêu nước của dân tộc.
Chủ nghĩa Marx-Lenin nếu có chỉ có một phần nhỏ là tập hợp được đoàn kết giữa công nhân và nông dân thôi. Còn thực tế đã cho thấy Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN thì càng phát triển lại càng tụt hậu về nhiều mặt so với các nước trong khu vực. Xây dựng và phát triển đất nước mà lại theo chủ nghĩa Marx-Lenin thì sai hoàn toàn. Chủ nghĩa Marx-Lenin là một học thuyết đấu tranh giai cấp, là một học thuyết phản phát triển.

Thứ hai là tình hình xã hội hiện nay ở mức độ xấu chưa từng có, kể từ năm 1975 đến giờ. Sự xuống cấp của đất nước hầu khắp mọi lĩnh vực từ an ninh, đạo đức, văn hóa, giáo dục, xã hội, hay chính trị. Chính trị nghĩa là uy tín của của ĐCSVN đã xuống thấp chưa từng có, gần như không còn ai tin vào cái Đảng này nữa. Như vậy xã hội hiện nay, theo tôi, đang lâm vào một cuộc tổng khủng hoảng toàn diện mà nguyên nhân là do đường lối của ĐCSVN về phát triển là sai.

Thứ ba là vấn đề Trung Quốc. Trung Quốc đã và đang ráo riết thực hiện những kế hoạch dữ dội, xâm nhập, ảnh hưởng, chèn ép, bao vây trên mọi lĩnh vực, kinh tế, an ninh, quốc phòng, lãnh thổ, nhằm thực hiện ý đồ cuối cùng là thôn tính Việt Nam. Còn về phía Việt Nam thì nhiều cán bộ lãnh đạo của Việt Nam lại đã và đang bị Trung Quốc mua chuộc và khống chế. Tất cả những điều đó đều là một quá trình liên tục từ Đại hội VI của ĐCSVN đến nay. Thái độ nói chung của lãnh đạo Việt Nam hiện nay về Trung Quốc lại lờ phờ, không rõ ràng. Đó là một vấn đề hết sức nguy hiểm.
Phạm Hồng Sơn: Vậy ĐCSVN còn đóng vai trò gì đối với đất nước hiện nay?

Lê Hồng Hà: Trước đây Đảng đã từng giữ vai trò tiền phong trong xã hội, thúc đẩy tiến bộ cho xã hội ở một số phương diện. Nhưng đến nay Đảng không còn giữ được những vai trò đó nữa vì Đảng vẫn đi theo hệ tư tưởng Marx-Lenin. Còn về đội ngũ của Đảng, đặc biệt là hàng ngũ cầm quyền, đã bị tha hóa, tham nhũng, xoay sở, vô cảm với đất nước, xã hội. Vì vậy Đảng hiện nay chỉ còn vai trò kìm hãm xã hội thôi...

Phạm Hồng Sơn: Trân trọng cảm ơn ông Lê Hồng Hà.
*
Nhận định của đại tá Lê Hồng Hà rõ ràng (và hoàn toàn) tương phản với cái nhìn của đại úy Nguyễn Phương Hùng về tình hình đất nước. Câu hỏi đặt ra là trong hai ông ai là kẻ điêu ngoa và dối trá? Theo tôi thì đây là lúc giới dư luận viên nên vào cuộc để làm sáng tỏ vấn đề, và để hướng dẫn cho quần chúng “bớt” hoang mang về vai trò của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Cái giai đoạn mà theo đại úy Hùng là “chính Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn sau chiến tranh, còn theo đại tá Hà thì “Đảng chỉ còn vai trò kìm hãm xã hội thôi.”


Copy từ: Dân Làm Báo

CUỘC CHIẾN CHO QUYỀN TỰ DO BÁO CHÍ ĐANG DIỄN RA KHÁ CAM GO TẠI VIỆT NAM



 Năm 1988, tiến sĩ Hà Sĩ Phu viết khảo luận "Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ" được bạn bè phổ biến ra dưới dạng bản photocopy rồi chuyền tay nhau đọc. Bài biên khảo của ông vạch ra những điểm sai trái trong lý luận của chủ nghĩa Mác Lenin đã đón nhận sự đồng tình của giới học thuật và gây ra tiếng vang lớn trong dư luận thời ấy. Ngay sau đó, Ông bị nhà cầm quyền chẳng những đã huy động báo chí và một đội ngũ lý luận đông đảo để công kích các bài viết của ông hơn một năm trời, mà còn bỏ tù Ông. Rồi sau khi ra tù, ông còn bị quản chế và bị bao vây canh giữ bao nhiêu năm nay. Lệnh quản chế của ông đã hết hiệu lực từ năm 2003 nhưng ông vẫn không được giải chế và cho đến tận bây giờ ai ra vào thăm ông đều bị an ninh theo dõi và tìm cách gây phiền hà.

Ba blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải hợp với nhau thành Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do viết bài trên blog chống hành vi xâm lấn biển và ức hiếp ngư dân VN của nhà cầm quyền Bắc Kinh, giúp đỡ dân oan và người cô thế, phê phán các hành vi vi phạm pháp luật của nhân viên công quyền...liền bị bắt giam và kết án nhiều năm tù.

Nhà báo Phạm Chí Dũng đồng thời là cán bộ của văn phòng thành ủy TP HCM, từ năm 2011 đã viết nhiều bài báo xuất sắc phân tích tình hình kinh tế chính trị xã hội đăng trên các trang web trong và ngoài nước được dư luận đánh giá cao. Cuối năm 2012 ông bị bắt giam với cáo buộc tuyên truyền chống phá nhà nước và cung cấp tài liệu phản động cho báo chí nước ngoài. Mới đây ông đã được tại ngoại và sau đó được đình chỉ điều tra vì không tìm ra các bằng chứng chống lại ông.

Sinh viên Nguyễn Phương Uyên không viết blog, em chỉ viết những câu ngắn biểu lộ tình cảm của em trước hành vi xâm lấn biển đảo VN của nhà cầm quyền Trung cộng trên các tờ giấy rồi mang đi phổ biến liền bị an ninh bắt cóc, tống giam trái phép nhiều ngày. Trước đòi hỏi của gia đình và của dư luận, công an tỉnh Long An mới tổ chức họp báo thông báo rằng em bị bắt vì liên quan đến việc rãi truyền đơn chống chế độ. Đến nay sv Nguyễn Phương Uyên vẫn còn bị giam giữ để chịu sự điều tra xét hỏi.
Đó là ba trong nhiều trường hợp công dân, nhà báo, blogger VN bị đàn áp vì tìm cách nói lên chính kiến và tình cảm của mình một cách ôn hòa trong vòng 10 năm trở lại đây khi mà những ý kiến đó không được đăng tải trên bất kỳ tờ báo nào vì toàn bộ các cơ quan truyền thông đều thuộc nhà nước và bị kiểm soát chặt chẽ bởi đảng cầm quyền.
Theo thống kê, đến nay có khoảng 700 cơ quan báo đài được phép hoạt động ở VN, hầu hết đều là của các cơ quan đảng CSVN, cơ quan nhà nước và các hội đoàn quần chúng của đảng cầm quyền. Đứng đầu các cơ quan nầy là những đảng viên tin cẩn và hàng tuần phải dự họp để nhận những chỉ đạo trực tiếp từ cơ quan tư tưởng đầu não của đảng.
Tiếng nói của người dân không đúng với đường lối của đảng CSVN thì không bao giờ được đăng tải trên những ấn phẩm của các cơ quan báo đài nầy.
Tự do ngôn luận của người dân hầu như bị triệt tiêu vào thời điểm internet chưa xuất hiện ở VN.
Sau khi Internet được phổ biến và trong vòng 10 năm trở lại đây, khi các trang web và blog ra đời, tự do ngôn luận của người dân dần được cải thiện. Những tiếng nói phản biện xuất hiện ngày càng nhiều cùng với giới blogger. Có nhiều trang blog uy tín có trên 100.000 lượt người vào đọc mỗi ngày, có thể kể ra đây như: Osin, Ba Sàm, Quê choa, Bauxite Việt Nam, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Tường Thụy, Người Buôn Gió, Phạm Viết Đào, Trương Duy Nhất...Những trang blog nầy cùng hàng chục trang khác như Tô Hải, Thùy Linh, Đoan Trang, Mai Xuân Dũng, Giang Nam Lãng Tử, Bùi Thị Minh Hằng, Lê Hiền Đức, JB Nguyễn Hữu Vinh, Bùi Văn Bồng, Xuân Việt Nam, Hoàng Xuân Phú, Nguyễn Đức Kiên, Bà Đầm Xòe, Đào Tuấn, Nguyễn Thông, Mạnh Quân, Nhật Tuấn, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Hồng Sơn…đã tạo nên một hệ thống báo chí đa dạng, tồn tại song song bên cạnh hệ thống báo chí của đảng cầm quyền, được người dân yêu quý gọi là "báo lề dân". 
Tuy nhiên hệ thống “báo lề dân” nầy xuất hiện không bao lâu đã phải đối đầu với những thách thức. Một số chủ blog bị gây khó dễ, bị mời làm việc, bị côn đồ hành hung quậy phá. Một số blog phải đóng cửa, một số blog khác bị ngăn chặn tường lửa, bị hacker đánh phá liên tục.
Quyền tự do ngôn luận mà người dân vượt qua sợ hãi, vượt qua các thách thức để vươn tới đang bị ngăn chặn quyết liệt.
Tuy nhiên không vì thế mà tiếng nói của người dân bị dập tắt. Bị chặn tường lửa thì giúp nhau tìm cách vượt tường lửa, trang nầy bị hack thì chủ blog lập ngay trang khác, blogger nầy bị đàn áp thì có ngay những blogger khác lên tiếng bênh vực, blogger nầy bị bắt liền xuất hiện hàng loạt blogger khác mạnh mẽ hơn. Ngay cả những người bị bắt bớ, bị bỏ tù thì sau khi ra tù họ lại tiếp tục chiến đấu bền bỉ và quyết liệt hơn. Bùi Hằng, Hà Sĩ Phu, Phạm Chí Dũng…đã viết nhiều bài báo mạnh mẽ và sâu sắc hơn sau khi đã ra khỏi nhà giam.
Cuộc chiến cho quyền tự do báo chí và những quyền con người khác đang tiếp tục diễn ra trong cam go.
HNC


Copy từ: Huỳnh Ngọc Chênh

BẾ MẠC HỘI NGHỊ TW 7...CĂNG THẲNG TỚI PHÚT 89


Hôm nay 11.5.2013 Hội nghị lần thứ 7 - Ban chấp hành Trung ương đảng CSVN Khóa 11 (HNTW7) đã chính thức bế mạc không kèn không trống, đó là nhận xét chung của giới bình luận và phân tích chính trị Việt nam trong nước và quốc tế. Hội nghị này là thất bại ê chề của những người đứng đầu đảng CSVN dưới sự dẫn dắt của TBT Nguyễn Phú Trọng trước đối thủ "cứng đầu" là người đứng đầu cơ quan hành pháp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

TBT Nguyễn Phú Trọng vừa phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 7 với sắc thái không được phấn khởi. Hai đồng chí (vẫn còn giấu tên nhưng ai cũng biết) đã trúng BCT. Một đồng chí trúng Ban Bí thư. Tuy bí mật với toàn dân như vậy nhưng đồng chí tốt phương Bắc đã được ưu tiên biết trước kết quả Hội nghị này. Được biết là quy hoạch nhân sự các chức danh chủ chốt của Đảng và Nhà nước đã không đạt được sự nhất trí nên sẽ còn là chuyện phải bàn trong các Hội nghị sau. Đây sẽ là công việc vô cùng gay cấn trong thời gian tới cho cả Ban Chấp hành TƯ trong bối cảnh các giải pháp thực hiện Nghị quyết TƯ4 (xây dựng Đảng và chống tham nhũng) đã nhìn thấy rõ sự bế tắc với cơ cấu nhân sự sau Hội nghị TƯ 7.

Hội nghị TW 7 là một chỉ dấu cho thấy sự trỗi dậy của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người được các đồng chí lãnh đạo cao cấp đồng cấp của ông ám chỉ bằng cái tên đồng chí X đầy tính miệt thị. Điều được đánh giá cho rằng phe đối thủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cách đây gần một năm đã đạt được thắng lợi trong việc hạ bệ tên tuổi một kẻ tham lam, độc tài trong bộ máy đảng và chính quyền. Và ông Dũng bị coi là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ của nền kinh tế Việt nam, một thời không xa đã được coi là một trong những con Hổ mới của Kinh tế châu Á.
Ông TBT Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được bị coi là hai nhân vật lãnh đạo phe chống lại Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Liên minh lỏng lẻo này được hình thành một cách rốt ráo trong HN TW 6 vào năm 2012 với mục đích nhằm đánh bật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi cái ghế người đứng đầu cơ quan hành pháp và Bộ Chính trị đảng CSVN. Với hy vọng tạo tiền đề cho một cuộc thanh trừng mang màu sắc của một cuộc Cách mạng Văn hóa trong việc triển khai nghị quyết HN TW 4 - Khóa 11 nhằm làm trong sạch hàng ngũ những người cộng sản. Trong thời gian gần một năm, trên cơ sở của sự đồng thuận trong nội bộ Ban Bí thư, phe ông Trọng và ông Sang đã gây sức ép lên Bộ Chính trị để khôi phục lại các Ban trong đảng như trước kia, đó là Ban Nội chính TW và Ban Kinh tế TW để tạo điều kiện làm đối trọng và dần từng bước vô hiệu hóa thế lực quá lớn vốn có của phe ông Dũng. Song đáng tiếc với tư duy và thủ đoạn chính trị quá non nớt của hai ông TBT Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã làm cho con át chủ bài Nguyễn Bá Thanh đã bị vô hiệu hóa hoàn toàn ngay sau khi ông Nguyễn Bá Thanh rời Đà nẵng ra Hà nội nhận chức trưởng Ban Nội chính TW. Điều đó cho thấy vào thời điểm này ông Nguyễn Tấn Dũng đã hoàn toàn không có đối thủ. Đây cũng là lý do vì sao, vào sáng hôm nay trang website của Chính phủ là trang tin duy nhất - nhanh nhất hồ hởi đưa tin HNTW 7 bế mạc.

TBT Nguyễn Phú Trọng đã đọc bài Diễn văn bế mạc HNTW 7 (sẽ được thông tin trong chương trình thời sự tối nay) trong một niềm tiếc thương vô hạn nhưng không hề có nước mắt. Mà dư luận trong HNTW 7 cho biết đó là nỗi đau ê chề của ông Tổng Bí thư và phe nhóm đã bị thất bại trong việc đưa một số nhân vật của mình, trong đó có ông Nguyễn Bá Thanh vào Bộ Chính trị nhưng bất thành. Điều đó cho thấy uy tín của ông TBT Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã rơi xuống mức thấp nhất chưa từng có. Cái mà hai ông đang phải đối mặt là việc triệu tập một đại hội bất thường trong đảng trong lúc này nhằm vô hiệu hóa toàn bộ quyền lực chính trị của hai ông.

HNTW 7 cũng là một dấu chấm hết cho tân trưởng Ban Nội chính TW ông Nguyễn Bá Thanh, sẽ kết thúc sự nghiệp chính trị trong vai một Ủy viên trung ương quèn trước khi về vườn. Điều mà trước đây chỉ 2 tuần lễ là điều khó thể tin nổi. Ngược lại, khả năng xuất hiện cho một Tổng thống Nguyễn Tấn Dũng vào một thời gian không xa bỗng trở nên có tính khả thi cao hơn bao giờ hết vào lúc này.

Vấn đề là các bên họ sẽ sử lý các quân bài trong tay mình vào lúc ván bài đã bắt đầu tàn ra sao? Đây là lúc để đánh giá khả năng, tầm và uy lực chính trị của mỗi đối thủ.

Hiện trạng của Đảng CSVN hiện nay được ví như một quả chanh đã bị vắt kiệt nước thì khó có thể làm được gì khác. Một hy vọng có được một sự thay đổi bất ngờ hay ngoạn mục cũng chỉ là ảo vọng. Trong bối cảnh đất nước như hiện nay, thay vì bằng việc đoàn kết tạo thành một khối vững chắc để lèo lái con thuyền vượt qua một cuộc khủng hoảng toàn diện thì nội bộ lãnh đạo quay ra đấu đá tranh giành quyền lực.

Như thế thì sự bế tắc sẽ không bao giờ có thể giải quyết được.

Anh Vũ

Tường trình từ HNTW 7

(TTHN)

Copy từ: NV Phạm Viết Đào

Kền kền Nga chính thức có mặt ở Biển Đông

Xí nghiệp quốc phòng St. Petersburg mở phòng đại diện gần Cam Ranh

(GDVN) - "Avrora" là cơ sở hàng đầu thế giới về sản xuất và cung cấp các hệ thống điều khiển tự động, thông tin chiến đấu và hệ thống điều khiển cho tàu chiến và tàu ngầm...
Ảnh RIA Novosti

Đài tiếng nói nước Nga đưa tin cho biết, lễ khai trương văn phòng đại diện của công ty "Avrora" được tổ chức vào hôm thứ Tư tại thành phố Nha Trang miền Nam Việt Nam, gần cảng Cam Ranh, - như "Interfax" cho biết.

Đại diện công ty Kazbek Kulayev cho biết mở văn phòng đại diện là bước đi quan trọng theo hướng tăng cường các mối liên hệ lâu dài và thân thiện giữa hai nước.

"Avrora" là cơ sở hàng đầu thế giới về sản xuất và cung cấp các hệ thống điều khiển tự động, thông tin chiến đấu và hệ thống điều khiển cho tàu chiến và tàu ngầm. Trụ sở chính của công ty đặt tại St Petersburg.

Theo tin đưa của "Interfax", trong chuyến thăm gần đây tới Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết rằng, trên cơ sở sự hợp tác Việt-Nga, ở Việt Nam trong năm nay sẽ có hạm đội tàu ngầm.

Video: Tàu ngầm do ông Phan Bội Trân chế tạo
Video: Tàu ngầm do ông Phan Bội Trân chế tạo
Sau nhiều năm làm việc cho một hãng chuyên đóng tàu ngầm của Pháp, năm 2006 ông Phan Bội Trân đã trở về Việt Nam nghiên cứu và chế tạo thành công tàu ngầm.
Việt Nam mua tàu ngầm Kilo: Báo Trung Quốc vừa xuyên tạc vừa hăm doạ
Việt Nam mua tàu ngầm Kilo: Báo Trung Quốc vừa xuyên tạc vừa hăm doạ
Bài viết cố tình bịa đặt nói sai mục đích mua tàu ngầm của Việt Nam, đồng thời tỏ rõ giọng điệu hăm dọa, nhưng tác giả bài viết đã sai lầm.
Phản ứng của Trung Quốc với việc Việt Nam nhận tàu ngầm từ Nga
"Phản ứng của Trung Quốc với việc Việt Nam nhận tàu ngầm từ Nga"
"Phản ứng của Trung Quốc với việc Việt Nam nhận tàu ngầm từ Nga" - đó là tiêu đề của bài bình luận được Đài Tiếng nói nước Nga đăng tải hôm 19/2 khi nói về nhận định của một số chuyên gia quân sự và truyền thông TQ về việc Việt Nam mua tàu ngầm Kilo từ...
Thử nghiệm tàu ngầm kilo 636 “Hà Nội” gặp khó vì... quá hiện đại
Thử nghiệm tàu ngầm kilo 636 “Hà Nội” gặp "khó" vì... quá hiện đại
Vị kỹ sư giàu kinh nghiệm giải thích khó khăn mà họ gặp phải là vì tàu này được đóng theo công nghệ hiện đại.
Theo VOR


Copy từ: GDVN

Nhân sự Bộ Chính trị: Tin vỉa hè, tin chính thống


Đào Tuấn
15h11 phút chiều nay 11.5, TTXVN đã loan tin BCH TƯ đã bầu bổ sung vào Bộ Chính trị khóa XI Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Ngan
Chánh văn phòng TƯ Trần Quốc Vượng cũng được bầu vào Ban Bí thư.

Việc cả Trưởng Ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh và Trưởng Ban Kinh tế TƯ không được bầu, hoặc bầu nhưng không trúng đã không gây ra bất cứ sự bất ngờ nào. Không phải vì thông tin đó không đáng là một cú sốc, mà bởi, ối người đã biết tỏng.

Bởi chính xác đến từng cen-ti-mét là bản tin của TTXVN chỉ tái khẳng định một sự thật đã được TTXVH cập nhật từ cách đây đúng 1 tuần.
Hồi 21h50 phút đêm 4.5, những nguồn tin vỉa hè đã liên tục cập nhật kết quả bầu bổ sung Bộ Chính trị và Ban bí thư. Thậm chí còn chi tiết đến từng vòng bỏ phiếu, đến số lượng phiếu cho từng ứng viên.

Tin nhân sự “Bê Xê Tê” chứ đâu phải chuyện đùa. Ấy thế mà vỉa hè đã đưa chi tiết, đưa chính xác một cách tuyệt đối.

Nhớ hồi vác máy ghi âm PV thứ trưởng Đỗ Quý Doãn, ông cứ trăn trở suốt khi “trận địa thông tin” đang thuộc về blog cá nhân, về truyền thông xã hội. Giờ thì lại thêm một bằng chứng nữa về sự thất bại thảm hại của báo chí môn bài. Ngay cả Tuổi trẻ, tờ nhật báo hàng đầu Việt Nam, dù rất nhanh, lúc 17h4 phút đã đưa tin “Bầu ông Nguyễn Thiện Nhân, bà Nguyễn Thị Kim Ngân vào Bộ Chính trị”, nhưng hóa ra, đó là một bản tin có nguồn TTXVN.

Trung ương họp, và tờ nhật báo hàng đầu Việt Nam đưa tin theo TTXVN, về một tin tức mà dư luận đã biết trước đó một tuần, thế thì không mất “trận địa thông tin” mới lạ chứ bác Doãn.

Kín với báo chí. Lộ trên vỉa hè. Hóa ra còn một cái mất nữa, xem ra mới là nguy cơ cáo chung cho báo chí nước nhà: Đó là người đọc sẽ mất dần thói quen tìm kiếm thông tin trên báo chí nhà nước khi đó chỉ là sự lặp lại của vỉa hè những tin tức nhạy cảm vào hàng tối mật.

Đang định gõ vài chữ tâm sự với bác Thanh về trận cầu trên sân Mỹ Đình bác thậm chí còn chưa kịp đá, nhưng càng nghĩ càng chỉ muốn ném máy quăng chuột.

Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh bị cấm xuất cảnh sang Mỹ

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh
RSF

Trọng Thành
Chiều nay, 10/05/2013, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, blogger vừa được Tổ chức Phóng viên Không biên giới trao giải thưởng Netizen 2013, đầu tháng Tư vừa qua, bị an ninh Việt Nam ngăn không cho cùng con lên máy bay sang Hoa Kỳ.
 

Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh : Tôi hứa với cháu út của tôi là thưởng cho nó chuyến qua Mỹ, đi thăm Disneyland, đi chơi. Bây giờ giữ lời hứa, lấy tiền hưu mua vé máy bay cho hai cha con đi. Thì lên đến phi trường, người ta chặn lại. Lý do là theo đề nghị của Cục Chính trị của Bộ Công an, và không đưa ra lý do gì (cụ thể). Người ta làm một biên bản ghi là vậy : Theo đề nghị của Cục Chính trị Bộ Công an, tạm thời chưa được phép xuất cảnh, và nếu cần thiết, thì lên Cục Chính trị để làm việc, để hiểu thêm.
RFI : Thưa anh, sự việc diễn ra vào thời điểm nào ?
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh : Mới cách đây khoảng ba tiếng, tôi định đi chuyến bay qua Đài Loan. Chuyến bay khởi hành lúc 17 giờ 45 giờ Việt Nam, nhưng khoảng 3 giờ chiều thì tôi bị chặn lại ở cửa ra an ninh.
RFI : Anh có định đi Mỹ nữa hay không và có định liên lạc với Bộ Công an để làm rõ việc này ?
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh : Chắc cũng không dự định gì. Nhiều anh em đã từng bị chặn thì họ nói cũng chẳng đi tới đâu, chẳng làm được cái gì, chỉ mất công. Nhưng mà rồi tôi cũng phải lên hỏi để xem như thế nào, hỏi về lý do, để biết hơn về chuyện pháp luật thôi, chứ còn biết cũng chả tới đâu và mất thời giờ của mình.
RFI : Trước khi sự việc này xảy ra, thì có những dấu hiệu báo trước là anh sẽ bị ngăn cản hay không ?
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh : Theo luật, thì người ta phải báo trước cho mình, mình biết mình có được đi hay không đi. Nếu như bị ngăn chặn, thì phải báo cho đương sự biết, nhưng ở đây họ chả có dấu hiệu, chả thông báo gì hết. Lên tới nơi, làm giấy tờ thủ tục bình thường. Lên tới nơi, thì mới không cho đi. Đa số những người bị chặn lại đều như vậy, chặn vào phút chót ở tại phi trường, sau khi người ta đã làm thủ tục máy bay, làm xong hết hành lý gởi lên máy bay rồi, người ta phải chờ lấy hành lý xuống lại, hai bố con…
RFI : Trước khi chia tay, anh có lời gì chia sẻ thêm với thính giả ?
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh : Cái chuyện đây nó bất thường với thế giới, nhưng ở Việt Nam nó lại xảy ra quá bình thường. Bởi vì cái nhân quyền cũng bị hạn chế, mặc dầu luật pháp công nhận quyền cơ bản của con người, quyền tự do đi lại, quyền này quyền khác, nhưng rồi là hầu hết bị hạn chế, với lý do này, lý do khác.
Tôi thì tôi tin tưởng là có sự cởi mở, cho nên tôi cũng đi thử chuyến này, mặc dầu cũng nghi rằng mình cũng rất khó đi, nhưng mình không đi thì mình không biết là mình bị ngăn chặn. Cho nên mình đi để mình hiểu rằng mức độ cởi mở của Nhà nước tới đâu.
RFI : Xin cảm ơn nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh.


Tin bài liên quan
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh nhận giải Công dân mạng Netizen 2013 tại Paris
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh đoạt giải thưởng Công dân mạng 2013
Internet giúp người dân « bớt sợ hãi »
Phóng viên không biên giới phản bác chỉ trích của báo Nhân Dân về giải Netizen
Việt Nam chỉ trích quốc tế trao giải cho các blogger Việt Nam


Copy từ: RFI

SỰ “BẼN LẼN” CỦA ÔNG NGUYỄN THIỆN NHÂN NÓI LÊN ĐIỀU GÌ ?


Hai Xe Ôm.

Trung ương đang họp một cuộc họp quan trọng mà ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng, một ủy viên BCT vừa mới được bầu đã bỏ họp đánh đường qua Trung Quốc; Động thái này cho thấy ván cờ thế sự đang có những chuyển động lớn về phía phe đồng chí X…
 " Cô dâu" Nguyễn Thiện Nhân bẽn lẽn, e ấp để mong lọt mắt xanh, 
để được " chú rể " Lý Khắc Cường OK...

Nhìn bức ảnh ông Nguyễn Thiện Nhân bẽn lẽn, e ấp bắt tay ông Lý Khắc Cường-Thủ tướng Trung Quốc thật đúng là:
Sượng sùng giữ ý rụt rè,
Kẻ nhìn rõ mặt, người e cúi đầu…
Bức ảnh phần nào đã hé lộ những thông điệp ẩn dấu tâm thế của chủ khách trong chuyến thăm cấp tốc này…
Dự kiến ban đầu ông Nguyễn Thiện Nhân được BCT cơ cấu sang chuyên trách công tác mặt trận; chính vì vậy nên ông này đã may mắn đã vượt qua được cửa ai vũ môn BCT một cách ngon lành; theo tin mạng: ông này đạt tới 90 % phiếu bầu chứ không long đong lật đật như ông Thanh, ông Huệ…
Thế nhưng cái chỉ số tín nhiệm cao này của ông Nhân do ăn may đã làm cho Trung Quốc và phe đồng chí X. đã nghĩ ngày tới việc sẽ xoay lại thế cờ chiến lược trong việc quy hoạch nhân sự; Rất có thể người đảm nhận vai Chủ tịch Mặt trận sẽ không còn là ông Nhân nữa mà cái ghế này sẽ đùn cho 1 trong 3 vị: Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Thị Kim Ngân hoặc Nguyễn Xuân Phúc…
Theo tin Nguyentandung.org thì Hội nghị TW 7 đã kết thúc sáng nay nhưng đến giờ này thông tin về quy hoạch nhân sự vẫn chưa được tiết lộ; Rất có thể việc này sẽ được quyết định trong cuộc họp BCT chiều nay…
Nếu sự phán đoán này là có cơ sở thì rất có thể chuyến thăm Trung Quốc cấp tập của ông Nguyễn Thiện Nhân là cuộc ra mắt, chạm mặt… với thiên triều để được thiên triều chuẩn y việc quy hoạch ông Nguyễn Thiện Nhân vào vị trí Thủ tướng trong nay mai…Những cái ghế bự của Việt Nam phần lớn đều phải được thiên triều gật và khi vào vai phải sang trình diện thiên triều...
Nếu sự đoán mò của Hai Xe Ôm, một sự dự đoán dựa vào những cử chỉ của ông Nguyễn Thiện Nhân trong chuyến thăm Trung Quốc và được ông Lý Khắc Cường tiếp-một đảm bảo về sự chuẩn y của thiên triều nhằm “ phê duyệt” ván cờ quy hoạch nhân sự…
Ông Nguyễn Thiện Nhân là quan chức cộng sản được đào tạo ở Đức, sau đó sang Mỹ bổ túc, nói được tiếng Anh lưu loát rất có thể đã lọt vào tầm ngắm của các “ đại gia “ đang chi phối chính trường Việt…
Ván cờ thể sự thế nào, xem hồi sau sẽ rõ…

H.X.Ô.

Copy từ: NV Phạm Viết Đào

NHƯNG DÙ SAO CŨNG CÁM ƠN BỘ CÔNG AN

Biết sau khi lãnh giải ở Pháp về thì chuyện xuất ngoại sẽ khó đi và dự đoán càng về sau đối với mình sẽ còn rất khó. Tuy nhiên kế hoạch cho con đi chơi, theo như lời hứa, đã tính từ trước tết sau khi đã lãnh một cục tiền hưu trọn gói chừng trên 200 triệu (Tiêu cho hết tiền hưu, chứ để lãnh từ từ, thì có khi mất sổ hưu lại tiếc).Chương trình cho cháu đi Los chơi Disneyland, Universal, sau đó loanh quanh thăm một vài người quen ở Cali rồi bay về. Phải đi vào tháng 5 thì mới còn vé rẻ, qua tháng 6 thì đắt lên mua uổng tiền quá.



Sau chuyến đi Pháp trở về, đánh hơi thấy bất ổn, mấy lần bàn chuyện hủy bỏ chuyến đi với con bé, nhưng nó nói ba hứa mà không giữ lời, thà cứ thử không được thì về. Trẻ con nghĩ rất đơn giản là vậy, chứ mình biết mỗi lần như vậy là tốn kém và sẽ gây ra sốc tâm lý cho nó lắm. Khi nhỏ mình bị mấy lần nên có kinh nghiệm. Được ba hứa cho đi chơi xa, háo hức trông chờ đến ngày đi thì vì lý do đột xuất phải hủy, sốc lắm. Nhưng rồi nghĩ trong thời gian nầy không tranh thủ đi thử thì sẽ khó có cơ hội đi được nữa...Và có thể là không có cơ hội nào, trong xã hội bất an nầy khó tính được gì lâu dài. Mẹ nó thì, vì đã chia tay với mình nên đã một lần không xin được visa. Không hiểu sao tay Mỹ nầy lại ngại phụ nữ li dị chồng đến thế! Xem ra chú Sam cũng chẳng ga lăng gì với chị em độc thân.
Vậy là chiều con, tiến hành lo các thủ tục cho chuyến đi. Tuy nhiên phải liên tục làm "công tác tư tưởng" cho nó là có thể phải quay về.
Và đúng là quay về thật.
Chiều ngày 10.5. hai cha con được chị nó đưa lên phi trường sớm, làm thủ tục check in ngay sau đó rồi hồi họp xếp hàng qua cửa an ninh.
Khi nhân viên an ninh bấm tên mình ra thì dừng lại, bảo bước vào trong đứng chờ. Một nhân viên khác được gọi đến mời mình đi đến chỗ khác để kiểm tra an ninh. Con bé xếp hàng sau mình vẫn tiếp tục được kiểm tra và được đóng dấu thông hành xuất cảnh. Hai cha con ở hai bên "đường biên giới" xem như con đã được qua nước Mỹ, còn cha ở lại quê nhà chưa biết số phận sắp tới sẽ ra sao.
Dĩ nhiên không có chuyện đó xảy ra vì con bé mới 12 tuổi không thể đi du lịch một mình. Thế mà khi họ mời mình vào phòng làm việc họ không cho mình dẫn con bé theo, họ vẫn buộc con bé ở bên kia "biên giới". Mình kiên quyết không thể tách rời con bé nên cuối cùng họ cũng cho con bé đến ngồi ở bên ngoài phòng làm việc nhưng với một khoảng cách khá xa vì con bé vẫn còn bên kia biên giới.
Thật ra thì họ cũng chẳng làm việc gì, buộc mình ngồi đó chờ rồi họ gọi điện đi lung tung, rồi như sợ mình nghe nội dung điện thoại, họ lại mời mình ra ngồi đợi bên ngoài. Đợi một lát nhưng chẳng thấy ai hỏi han gì, mình lại quay vào phòng hỏi họ: Cho đi hay không thì trả lời nhanh cho tôi biết. Lúc đó họ mới báo: Chú tạm thời chưa được phép xuất cảnh. Lý do? Sẽ có biên bản nói rõ. Thì làm biên bản nhanh cho tôi về.
Thế mà cũng hơn nửa giờ sau họ mới mang biên bản ra cho mình ký. Trước đó, mình đã nhắc họ phải lo chuyện lấy hành lý ký gởi trên máy bay. Lúc ấy họ mới nhớ ra, vội cho người đi báo với nhân viên làm thủ tục của hảng bay. May mà kịp thời, hành lý chưa đưa vào máy bay. Lúc đó cũng 5 giờ rồi, chỉ còn 45 phút là máy bay cất cánh.
Khi ra về họ lại quên làm thủ tục nhập cảnh lại cho cháu bé. Mình phải nhắc họ là cháu bây giờ đã xuất cảnh, phải làm thủ tục cho cháu nhập cảnh lại chứ không sau nầy rắc rối.(có dấu đóng cho xuất nhưng không có dấu đóng cho nhập). Họ loay hoay một hồi rồi đóng dấu hủy xuất cảnh cho cháu.

Chuyện bình thường và đơn giản như vậy đó.
Ở Việt nam mà, muốn cho đi thì cho, muốn chặn thì chặn, chẳng cần biết lý do và cũng chẳng cần báo trước.
Trong biên bản có ghi một câu rất ư là trêu ngươi: Phát hiện Huỳnh Ngọc Chênh...là người thuộc diện chưa được cho xuất cảnh theo đề nghị của cục bảo vệ chính trị VI (bộ Công An).
Nếu mình thuộc diện chưa cho xuất cảnh thì gởi thông báo trước để mình khỏi đi đâu chứ hà cớ gì làm thinh không cho biết để mình đi ra cửa khẩu rồi mới "phát hiện". Nhưng mà các cơ quan chính quyền Việt Nam mình thế rồi, họ toàn quyền muốn đối xử với dân như thế nào thì đôí xử chẳng sợ ai, chẳng sợ bị kiện vì thật ra mấy khi công dân mà kiện được cơ quan chính quyền. Bị bắt vô đồn công an lột truồng, bị đánh cho gãy răng, bị vô cớ bắt đi giáo dục, bị vu khống trên các phương tiện truyền thông của đảng...mà các nạn nhân đến nay vẫn chưa kiện được gì.
Huống chi là chuyện của mình nhỏ như con thỏ. Không nhằm nhò gì so với trường hợp các Việt Kiều về nước. Sứ quán VN tại nước sở tại cấp visa cho họ đàng hoàng, thế nhưng khi mua vé bay về đến TSN thì bị chặn lại không cho nhập cảnh vì lý do an ninh. Với bao nhiêu tốn kém, bao nhiêu thời gian chuẩn bị để đến khi đặt chân lên đất nước rồi mà vẫn không bước vào được với quê hương. Lại thất thểu tìm chuyến bay bay về. Nhiều người đã bị như vậy. Cay đắng.
Nhưng cay đắng nhất là trường hợp mới đây của anh Phạm Văn Điệp, công dân VN chính hiệu, từ Nga về nước đã bị không cho nhập cảnh khi đến sân bay Nội Bài. Sau đó vì khiếu nại, anh đã bị cưỡng bức đưa lên máy bay về lại Nga một cách thô bạo. Không còn gì cay đắng hơn.
Hú hồn , nhớ lại hồi mình ở Pháp về, họ làm vậy thì  biết làm sao? Thời hạn visa ở Pháp thì hết nên đương nhiên không vào được Pháp...Có lẽ phải bay đi bay về giữa hai nước đến suốt đời như một nhân vật trong phim hài của Đông Âu mà mình xem cách đây khá lâu: "Tìm vàng dưới chân tượng đài sư tử" thì phải.
Việt nam ta là thế đó, vậy mà ai nói rằng nhân quyền bị vi phạm ở VN thì họ nhảy đựng lên...rồi lại cấm xuất, nhập cảnh. He he.

                                                         *        *

Nhưng dù sao cũng cám ơn bộ Công An đã giúp tôi giải tỏa một công án thiền gai góc và bùi nhùi đến nổi muốn "thoát" phải cần một em chuổng cời múa may trước mắt như nhà sư gì đó đã làm, mà tôi thì không thể nào làm được vì rất sợ hai bao...
Đó là nhờ chuyện ngăn chặn của bộ mà tôi đã xác định ra tôi chính là tôi chứ không phải là ai khác như em Hàn Giang Trần Lệ Tuyền nào đó ở Paris viết đến 5 bài báo hỏi Huỳnh Ngọc Chênh là ai? mà khi đọc xong 5 bài viết lê thê như kinh kệ ấy tôi đã mê mụ đầu óc rồi hoảng hốt không biết mình có đúng là mình không nữa. Lại thêm mới đây các dư luận viên lại bồi tiếp: Tôi không phải là tôi mà là tay bồi bút cùng băng nhóm với Lập Đào Sàm Chi Diện nằm dưới trướng của Tư Sang làm công việc giống như các đại báo lề đảng, nhưng họ thì được nhận tiền còn chúng tôi thì trơ mỏ. Tôi thật sự tẩu hỏa nhập ma, suýt nữa thì chạy ra đường trồng chuối ngược theo thế Hàm Mô Công, miệng lẩm bẩm: Ta là ai? Ta là ai?
He he, bây giờ thì thoát rồi mà không cần người đẹp... Cám ơn bộ Công An nhé!
HNC

Copy từ: Huỳnh Ngọc Chênh

Một thoả thuận xã hội mới cho Việt Nam?

Dạo ngày ở Việt Nam, dư luận chính trị xã hội đang thật sôi nổi không chỉ là về những vấn đề liên quan đến giới lãnh đạo của đảng và nhà nước mà quan trọng hơn cả là những thứ liên quan đến ý nghĩa của “nền công dân xã hôi” (social citizenship) tại Viêt Nam hôm nay và trong tương lai gần.
Dấu hiệu rõ nhất về hiện tượng này tất nhiên là tranh luận đối với Hiến pháp của Việt Nam. Thế thì Hiến pháp là gì? Những ai quan tâm đến những các vấn đề chính trị xã hội đều biết rất dễ có khả năng một hiến pháp chỉ là tờ giấy hoàn toàn vô giá trị. Thế nhưng nếu tờ giấy này có phản ánh một thỏa thuận xã hội thực sự giữa nhân dân và nhà nước (một tổ chức xuất phát từ chính nhân dân ấy) thì tờ giấy này quả là quý giá lắm!
Xét trên một lĩnh vực ’hiến pháp học,’ thì ý nghĩa của thỏa thuận xã hội  đã có từ lâu đời, thời Hobbes, Locke, và Rousseau… Đó chính là quyền, quyền hạn, và trách nghiệm của nhà nước và nhân dân nên như thế nào để cố một trật tự xã hội bình dẳng, ổn định, và thịnh vượng. Nhìn từ góc độ phúc lội xã hội, một lĩnh vực chuyên của mình, một hiến pháp cững nêu rõ một thỏa thuận xã hội đối với các quyền xã hội… Nói chung, một hiền pháp nêu rõ trách nghiệm và giới hạn của các quyền chính trị, xã hội, kinh tế cả của nhà nước lẫn cả dân chúng.
Hãy lấy một ví dụ từ các chính sách xã hội của Việt Nam hiện nay. Một nghiên cứu tôi mới làm cho LHQ mà đã đề cấp đến vấn đề “xã hội hóa” cách dịch vụ công cũng có liên quan đến vấn đề này…. Trong thời gian tới tôi sẽ giới thiệu một số quan điểm, kết quả nghiên cứu từ công trình này để các bạn tham khảo và thảo luận. Tôi chỉ “bật mí” trước một kết quả nhỏ xíu mà đáng kể: hiện này toàn xã hội VN chi ra trên 17 phần trăm GDP chỉ riêng cho cho giáo dục và y tế. Một con số cực lớn. Với con số này phải hỏi: tiền chạy đâu?
Thế thì trong những tuần lễ vừa qua, việc thành lập blog này, góp ý thường xuyên về chính trị xã hội Việt Nam, tôi cũng có nhiều suy nghĩ nhiều thỏa thuận xã hội từ gốc độ quyền chính trị và dân sự. Sáng hôm nay, chẳng hạn, tôi lên mạng và thấy xuất hiện hình ảnh của ba người phụ nữ bị công an đánh đập. Tôi biết ba người này có bị đánh vì có gì liên quan đến việc dự một cuộc họp… thế nhưng tôi chưa thấy trên hiến pháp CHXHCNVN đoạn nào có nội dung kiểu như “Công an được quyền đánh đập dân nếu muốn”. Nếu ở bất cứ nước nào có pháp quyền, thì chắc chắn những tội phạm (trong trường hợp này là CA) sẽ bị xét xử ngay lập tức. Điều này là khá “tế nhị” đối với tôi chính vì tôi lã người Mỹ gốc Do Thái, và đã lớn lên trong một gia đình đấu tranh trong phòng trào dân sự ngày xưa…
Những ai ở Việt Nam hiện nay đều biết đất nước đang cố gắng tìm một đường đi phù hợp với các đòi hỏi của xã hội trong một thời đại mới. Và từ sự nở rộ các cuộc tranh luận đang diễn ra trên mạng đến các tranh luận trong nội bộ đảng, ai cũng có thể cảm nhận là Việt Nam cần có một thảo thuận thẳng thắn thực sự về một thỏa thuận xã hội mới. Dù Việt Nam sẽ có một Hiến pháp mới, hình như cuộc thảo luận về nội dung và ý nghĩa của Hiến pháp nước nhà sẽ còn tiếp diễn. Và điều đó tôi thấy là những tín hiệu rất tốt đối với những ai mà muốn Việt Nam lên…
JL


Copy từ: Jonathan London

QUỐC HỘI ĐỨNG TRƯỚC “BÃO BIỂN”!

Tô Văn Trường
 
Hầu hết các quốc gia trên thế giới có Quốc hội, các ông bà nghị sỹ đều biết lắng nghe, suy ngẫm, hành động theo nguyện vọng chính đáng của cử tri. Nếu  không được cử tri tin cậy qua việc làm thực tế thì không thể hy vọng được tái cử . Ở nước ta sinh hoạt nghị trường ít nhiều có đổi mới, gần với Dân hơn. Quốc hội sắp họp, có rất nhiều vấn đề nóng bỏng của đất nước, người dân muốn chuyển tải đến các vị công bộc của dân.
Sửa Hiến pháp phải làm thật
Thời gian qua, báo đài, ti vi đưa tin rầm rộ về việc góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp 1992 nhưng trong thực tế do nhiều nơi triển khai lấy ý kiến một cách vội vàng, hình thức,  nên đại bộ phận dân số thờ ơ vì phải lo cuộc sống của mình, hoặc không đủ trình độ, thời gian để nghiên cứu phân định đúng-sai, nhất là không có không khí tranh luận thẳng thắn, cởi mở. Người dân  mong muốn Hiến pháp   được xây dựng trên nền tảng dám nhìn thẳng vào sự thật, thảo luận một cách công khai và dân chủ cùng với cả nước để tìm lối đi cho đất nước. Phát huy dân chủ là tạo cơ chế để người dân, đặc biệt giới trí thức tham gia vào mọi mặt của cuộc sống, nhất là phản biện xã hội.
Muốn làm thật việc sửa Hiến pháp thì phải có thảo luận thực chất, tôn trọng các ý kiến khác nhau, từ bỏ cách làm nặng tính hình thức, áp đặt, khiến cho dư luận đánh giá cuộc lấy ý kiến chỉ là màn kịch. Nhà nước công bố lấy ý kiến kéo dài đến hết tháng 9 năm 2013, vậy mà hội nghị TW 7 của Đảng đã bàn và kết luận ngay từ tháng 5 thì thử hỏi có thật tâm muốn phát huy quyền làm chủ của dân đối với viêc sửa đổi Hiến pháp hay không? Muốn có thảo luận thực chất thì trước hết phải cho công bố những ý kiến khác với dự thảo. Nếu không đồng tình thì Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp có thể có bài phân tích, phản bác và cho đăng các ý kiến phản hồi. Tránh cách làm “độc quyền chân lý, áp đặt tư duy, quy kết tùy tiện” (được coi là đặc trưng của công tác chính trị, tư tưởng hiện nay). 
 Nên bàn định sớm việc tổ chức trưng cầu ý dân để bảo đảm Hiến pháp thực sự là của dân, do dân. Lần đầu tiên làm ở nước ta, trong lúc đang còn ý kiến khác nhau về một số vấn đề cơ bản của thể chế chính trị, cho nên việc trưng cầu ý dân một cách thực chất đòi hỏi phải có tổ chức tập hợp những chuyên gia am hiểu, đặc biệt là có những chuyên gia độc lập, có tiếng nói thẳng thắn, không một chiều để bàn định nội dung đưa ra trưng cầu ý dân và cách làm. (Khi Quốc hội quyết định sẽ tổ chức trưng cầu ý dân thì nhiều vấn đề phaỉ bàn định tiếp).
Quốc hội đứng trước “bão biển” !
Người bạn đồng tâm đã trải nghiệm qua lãnh đạo, tâm huyết trước vận nước, day dứt về công tác tư tưởng và truyền thông đặt vấn đề với đại biểu Quốc hội, nếu thực sự vì dân, vì nước chắc chắn sẽ phải suy ngẫm về các câu hỏi nóng bỏng dưới đây:
1.Tại sao bây giờ vẫn còn rất nhiều người, kể cả cán bộ đảng viên xin định cư nước ngoài?. Họ là dân thường hoặc cán bộ thường, không phải là người đi để tìm nơi an toàn trú ẩn với khối tài sản cướp được một cách bất chính. Họ thố lộ: Đi để tỵ nạn nhân quyền, tị nạn giáo dục, môi trường. Đi để tỵ nạn tương lai bất định. Đi để tìm an toàn cá nhân trước nạn bạo lực và tệ nạn xã hội gia tăng. Tuy không hoàn toàn giống như lý do vượt biên những năm sau 1975, nhưng nhìn chung, họ tuyệt vọng vì sự nghiệp Đổi mới  chỉ làm được nửa vời và tình hình đất nước ngày càng tồi tệ, xuống cấp gần như về mọi mặt của đời sống xã hội!.
2. Tại sao trong kháng chiến chỉ có một kẻ thù là đế quốc thực dân Pháp, Mỹ?. Sau 1975 nối lại bang giao Việt -  Mỹ, bình thường hóa quan hệ Trung Quốc Rồi hội nhập quốc tế, tất cả là bạn. Không có Chính phủ nào ngày nay còn nói Việt Nam là kẻ thù, trừ bọn Bành trướng Bắc Kinh là kẻ thù truyền kiếp, độc ác, mạo danh  “16 chữ vàng” và “4 tốt” để ngang nhiên xâm phạm chủ quyền nước ta với “đường lưỡi bò” phi pháp đồng thời xâm nhập, phá hoại, chi phối nước ta trên nhiều mặt.   Vậy ai là các thế lực thù địch ? Các đài phương Tây và các đài người Việt tị nạn cho dù có ý đồ xấu trong thông tin, thậm chí chửi bới chế độ ta nhưng có đáng gọi là “các thế lực thù địch”?. Vì chữ thế lực ở đây,  hiểu theo chữ Hán hàm nghĩa là lực lớn. Trong hòa bình, hội nhập quốc tế mà có nhiều kẻ thù lớn thì là thế nào. Những người phê phán các khuyết tật của chế độ, mong muốn đổi mới thể chế chính trị để mở đường cho đất nước phát triển mạnh mẽ , bền vững và được bảo vệ tốt hơn, sao lại coi đó là “thế lực thù địch”?. Vậy thì sự nghiệp đại đoàn kết giữ nước và xây dựng đất nước sẽ đi về đâu trước mưu ma chước quỷ của “đồng chí lạ”. Nó không lô-gích với con đường cách mạng Việt Nam đã trải qua và vô tình gây hoang mang trong những người ít hiểu biết.
3. Cán bộ bây giờ hầu hết có bằng đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Có người 2,3,4…bằng nhưng rất nhiều cán bộ, kể cả ở cấp cao, cả tâm và tầm đều thấp. Lớp cán bộ kháng chiến tuy họ có phạm sai lầm do”nhiệt tình cộng dốt nát thành phá hoại” nhưng họ thật lòng vì dân, vì nước, cho nên dân bực tức trước những cái sai về đường lối nhưng họ còn tin Đảng và Cách mạng sẽ sửa sai. Và 1986 là bằng chứng họ tin. Nhưng nay thì khác. Kinh tế khủng hoảng, nợ ngập cổ, các trụ cột kinh tề quốc doanh đang dẫn nền kinh theo định hướng xuống đáy khủng hoảng chớ không phải “theo định hướng XHCN”. Thất nghiệp đầy trời…Tham nhũng đầy đất, niềm tin chỉnh đốn Đảng ngày càng vô vọng, nhất là sau Nghị quyết 4, NQ 5, NQ 6 và rồi sẽ là NQ 7. Một sự tuột dốc không phanh về niềm tin! . Hy vọng rằng chất đắng từ sai lầm tiết ra sẽ trở thành thuốc trị sai lầm như “đạp gai lấy gai nhể”!
Chính sách bồi dưỡng nhân tài, đào tạo trí thức, sử dụng nhân lực qua đào tạo cùng với “quy hoạch cán bộ cấp chiến lược” nhìn chung vẫn nằm trong tầm nhìn và sự lựa chọn của các cơ quan và cán bộ có quyền năng của Đảng . Trong sự chi phối của “nhóm lợi ích” và tư duy nhiệm kỳ, việc lựa chọn sắp xếp cán bộ loay hoay vấn là “Trâu ta ăn cỏ đồng ta” và nguy hiểm hơn là “Con vua thì lại làm vua  / Con sãi ở chùa lại quét lá đa”.
Muốn có giống nòi tốt, có những hạt nhân để quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước thì phải đổi mới cơ chế bầu cử, cơ chế nhân sự, có tranh cử thực sự, hay nói theo cách khác là phải từ bỏ tập tục “lấy nhau” trong Đảng, giống như tập tục lấy nhau giữa những người cùng cận huyết. Cách làm cán bộ lãnh đạo cũ chọn hay chỉ định cán bộ mới ra để bầu cử, không phải tranh cử, tức là chọn những người giống mình, cùng suy nghĩ như mình, tệ hơn là yếu kém hơn mình và sẵn sàng “hẩu” với mình, che đỡ cho mình. Hiện tình đang là như vậy. Vấn đề là chính sách phải kích thích con người tự lượng sức mình mà phấn đấu vươn lên, học và làm những thứ có thể cạnh tranh được trong hội nhập quốc tế, chớ không phải học rồi sản xuất ngày càng thụt lùi, làm lúa thua lúa, làm cá thua cá…nghĩa là “trồng cây gì nuôi con gì” bán cũng lỗ. Về điểm nầy, nước Mỹ khá thành công. Nước Nhật họ rạng danh vì SONY, HONDA, TOYOTA…và rạng danh cả con người văn minh, nhân bản trong đau thương điêu tàn trong thảm họa động đất, sóng thần làm thế giơi phải ngả mũ. Cũng vậy, Hàn Quốc đi sau mà cạnh tranh ngang ngửa với Nhật Bản thì cũng đáng ngả mũ vì họ có con người văn minh yêu nước, người ta cũng “quên” dần bàn tay sắt độc tài của Pak Chung.hee  để bầu con gái ông ta Pak Geun.hye làm Tổng thống với số phiếu áp đảo. Vì sao?.
Thay cho lời kết
Quốc hội nên từ những nan đề nêu trên, phóng tầm mắt xem nhân loại họ đang làm gì để chiếu vào con người, góc phố, con đường ổ gà của Việt Nam mà hoạch định chính sách, xây dựng luật pháp và suy ngẫm về mô hình phát triển đất nước. Muốn vậy, phải dân chủ trong Quốc hội, từng đại biểu phải đối thoại với dân về từng vấn đề cụ thể dân nêu chứ không chỉ qua các cuộc tiếp xúc đại diện cử tri vv…
Quốc hội liệu có tin vào báo cáo “mấy chục triệu dân tán thành Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992” (có ký tá hẳn hoi nhưng toàn hình thức) và tưởng rằng mặt biển bình yên? Không đâu, không thấy “chim báo bão” không có nghĩa là sẽ không có bão biển.
T.V.T.


Copy từ: Anh Ba Sàm

Cộng sản Việt Nam – Chuyên gia buôn người ngoại hạng

AmericanThinkerBản dịch của Lê Thiên Hà
(Defend theDefenders)
Tác giả: Michael Benge
4.5.2013
Theo cuộc điều trần mới đây trước Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, Việt Nam hiện là chủ nhân đáng tự hào của danh hiệu nức tiếng “Chính thể vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất Đông Nam Á”. Các công ty xuất khẩu lao động của nhà nước là những “đại gia” cung cấp đàn ông, phụ nữ và trẻ em cho các thị trường chuyên về lao động cưỡng bức và buôn bán tình dục, trong khi các quan chức chính phủ thì được lại quả.
Những con số thống kê về tình trạng buôn người ở Việt Nam khác biệt nhau rất nhiều, trong khi thông tin chuẩn xác về quốc gia cộng sản này thì thật khó mà tìm. Bộ Công an Việt Nam đưa ra con số chính thức 2.935 người Việt Nam là nạn nhân của nạn buôn người từ năm 2004 đến 2009. Tuy nhiên, các tổ chức quốc tế lại báo cáo một con số lớn hơn thế rất nhiều: hơn 400.000 nạn nhân kể từ năm 1990. Thậm chí con số này cũng chỉ là tập hợp của những người được báo là nạn nhân mà bỏ qua hàng chục ngàn vụ lạm dụng khác chưa được nhắc tới, vốn diễn ra thầm lặng, đặc biệt là trong lực lượng lao động.
Xuất khẩu lao động không phải là điều gì đó mới mẻ với Việt Nam. Sau khi những người cộng sản tiếp quản Miền Nam năm 1975, hàng trăm ngàn lao động đã được gửi tới Liên Xô và các quốc gia khối Đông Âu như một hình thức thanh toán món nợ chiến tranh. Nhiều người lâm vào cảnh thất nghiệp, nợ nần và bị bỏ rơi. Việt Nam nhanh chóng tiến từ chỗ cung cấp lao động cưỡng bức sang buôn bán phụ nữ và trẻ em làm nô lệ tình dục.
Nô lệ tình dục với sự bảo trợ của nhà nước
Việt Nam là một nhà cung cấp hàng đầu cho hoạt động bóc lột tình dục thương mại, cũng như lao động cưỡng bức – một số người khởi đầu là lao động cuối cùng cũng lâm vào cảnh nô lệ tình dục. Các cuộc hôn nhân gian dối hay bơm thổi là một phương pháp mà qua đó phụ nữ Việt Nam bị bóc lột. Sự mê hoặc của cuộc hôn phối với một người đàn ông ở một đất nước khá giả, cộng với khoản thanh toán hứa hẹn lên tới 5.000USD (gấp mười lần mức lương bình quân hàng năm ở Việt Nam), thường là một sự cám dỗ quá lớn đối với những người phụ nữ nông thôn cùng gia đình nghèo đói của họ. Phụ nữ và trẻ em được chuyển tới Campuchia, Trung Quốc, Lào, Thailand, Malaysia, Đài Loan, Ma Cao, Trung Đông và Châu Âu. Đến lượt, trẻ em Campuchia lại được buôn bán sang các trung tâm đô thị ở Việt Nam. Việt Nam ngày càng trở thành một điểm đến của du lịch tình dục trẻ em, với những kẻ vi phạm đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Anh, Australia, Châu Âu và Mỹ. Phụ nữ cũng được chuyên chở bằng tàu sang các quốc gia khác để sắm vai đẻ mướn. Một số bị ép buộc sinh con cho những gia đình không thể sinh, trong khi số khác lại bị bán con cho người nước ngoài làm con nuôi, chủ yếu ở các quốc gia phương Tây.
Nước Nga: một dẫn chứng thích đáng
Mới đây, cô Danh Hui đã đứng ra làm chứng về một băng nhóm chuyên buôn bán tình dục và cưỡng đoạt đã dụ dỗ những phụ nữ trẻ của Việt Nam sang Nga với lời hứa hẹn về công việc thu nhập cao (theo chuẩn mực Việt Nam) là làm phục vụ. Thay vì thế, họ bị bán vào các nhà thổ ở Moscow. Hoạt động này được vận hành bởi các công ty môi giới lao động do nhà nước bảo trợ, những tổ chức vẫn lại quả cho các quan chức Việt Nam. Hộ chiếu của những phụ nữ trẻ này bị tịch thu; họ chỉ nhận được một khoản thù lao ít ỏi, không được chăm sóc y tế và không có cách nào để quay về nhà. Một số phụ nữ bị giam ở Nga hơn bốn năm, và bị đánh đập dã man nếu họ tìm cách trốn khỏi nhà thổ. Mặc dù bị giam giữ trái với nguyện vọng song họ vẫn phải trả tiền thuê nhà và bị tính tiền thức ăn và quần áo.
Em gái của Danh, Bé Hương, là một trong những nô lệ tình dục. Sau vài tháng, gia đình đói khổ của cô nhận được một cuộc gọi yêu cầu trả tiền chi phí y tế. Họ cóp nhặt được 300USD và gửi cho cô. Vài tuần sau cô gọi lại và nói rằng công ty môi giới việc làm ở Việt Nam đã đồng ý cho cô quay về nhà song cô cần 2.000USD để mua vé máy bay. Khoản tiền nhanh chóng được nâng lên 4.000USD rồi 6.000USD; rõ ràng đây là một vụ cưỡng đoạt.
Tháng Hai năm nay, 13 tháng sau khi bị bắt làm nô lệ, Bé Hương trốn thoát khỏi nhà thổ cùng với ba nạn nhân khác. Cô vẫn kịp gọi điện cho ông Nguyễn Đông Triều, Tham tán Công sứ của ĐSQ Việt Nam tại Moscow và cầu xin sự giúp đỡ. Ông ta nói với cô mại dâm là bất hợp pháp ở Nga và bảo, “Ai đưa cô đến đây thì hãy yêu cầu họ đưa cô về nhà.” Hai ngày sau,  Bé Hương cùng ba nạn nhân khác bị bảo vệ nhà thổ bắt trở lại, cả bốn cô bị đánh đập dã man. Về sau Bé Hương được biết bà chủ nhà thổ ở Moscow kia là bạn tốt của ngài Tham tán Công sứ, người đã phản bội các cô gái.
Khi cô Danh Hui biết được tình cảnh của em gái, cô liên hệ với hai tổ chức phi chính phủ ở Mỹ, Boat People SOS (Cứu trợ Thuyền nhân) và Coalition to Abolish Modern-Day Slavery in Asia (Liên minh nhằm Xoá bỏ Nô lệ Hiện đại tại Châu Á), tổ chức đã giúp cô liên lạc với Hạ nghị sỹ Al Green và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Nhờ nỗ lực của họ và với sự hỗ trợ từ giới truyền thông, Bé Hương được đưa về Việt Nam, nhưng không phải là không mất chi phí. Đầu tiên, cô bị bà chủ nhà thổ – Thuý An – bắt gọi điện cho bố mẹ và đề nghị họ rút đơn khiếu nại công ty môi giới việc làm mà họ gửi cho công an Việt Nam. Cô Danh Hui còn phải gửi một lá thư xin lỗi cho bà chủ chứa vì đã vu khống bà ta buôn bán nô lệ tình dục. Cuối cùng, cô cũng bị ép buộc phải viết một lá thư gửi các quan chức Việt Nam ở Moscow để cám ơn họ vì đã giúp đỡ Bé Hương hồi hương. Chỉ khi đó Bé Hương mới được rời khỏi nhà thổ.
Cuối cùng, Bé Hương được phép đến Đại sứ quán Việt Nam; ở đây cô được một nhân viên tên là Kiên cho biết việc cô được thả là có điều kiện. Cô phải viết một bức thư khẳng định những gì cô từng nói với người thân về bà Thuý An là không chính xác, và một bức thư khác cám ơn các quan chức ĐSQ cùng bà Thuý An vì đã giúp cô hồi hương.
Dĩ nhiên, ĐSQ Việt Nam chẳng làm gì cả, bà Thuý An cũng vậy, vì chỉ nhờ áp lực ngoại giao và truyền thông mà Bé Hương mới được về nhà. Bằng cách gây áp lực liên tục, sáu nạn nhân khác cuối cùng cũng được phóng thích và trở về Việt Nam. Tám người khác vẫn bị bà Thuý An bắt làm nô lệ, với sự trợ giúp của ĐSQ Việt Nam tại Moscow.
Buôn bán lao động
Việt Nam khởi sự hoạt động buôn bán lao động bằng cách học hỏi sách lược của viên thống chế cộng sản Tito, người coi việc tiến hành xuất khẩu lực lượng lao động dư thừa như một cái van an toàn để giảm bớt sự chống đối trong giới trẻ Nam Tư. Tito là một nhà độc tài cực đoan và tàn nhẫn (mặc dù khá nổi tiếng ở phương Tây), người làm “tổng thống suốt đời” cho đến khi qua đời năm 1980.
Cộng sản Việt Nam hiện xuất khẩu một phần lớn lực lượng lao động hòng dập tắt tình trạng bất ổn đang âm ỉ trong nước cũng như để tăng thêm thu nhập; năm 2007, người Việt làm việc ở nước ngoài gửi về nước khoảng 2 tỷ USD. Việt Nam có một lực lượng lao động trên 51,4 triệu công nhân, và 70% dân số ở độ tuổi dưới 30. Bất chấp nạn buôn người, 12% – 10 triệu – trong số lao động còn lại của Việt Nam vẫn thất nghiệp, theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu gửi 500.000 công nhân ra nước ngoài trong năm 2005, và con số này vẫn tăng lên qua từng năm kể từ đó. Năm 2008, Việt Nam đạt được thoả thuận với Qatar trong việc nâng số lượng công nhân gửi đến Trung Đông từ 10.000 người lên gấp mười lần con số ấy vào cuối năm 2010.
Nghệ thuật buôn bán
Nhiều công ty xuất khẩu lao động ở Việt Nam nằm trong những tập đoàn buôn bán phức tạp và các băng nhóm bảo kê; các quan chức chính phủ và các ngân hàng thường xuyên dính líu vào. Những người nộp đơn bị đánh lừa thông qua hợp đồng, “hợp đồng nội”, vốn mô tả loại công việc, điều kiện làm việc tốt, thu nhập cao; tuy nhiên, họ có thể phải trả đến 10.000USD chỉ để được nộp đơn. Những người nộp đơn thường được khuyến khích vay tiền, chẳng hạn như từ Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT, để trả phí, và sử dụng tài sản của cha mẹ làm thế chấp. Nếu khoản vay vẫn chưa đủ, bố mẹ họ phải cầm cố hoặc bán các tài sản còn lại của mình.
Sau khi nộp phí đăng ký phi bồi hoàn, các công nhân thường được trao hợp đồng thực sự để ký chỉ một vài ngày trước khi đi. Hợp đồng này thường quy định những điều khoản khác với bản hợp đồng gốc, sử dụng những thuật ngữ pháp lý mà họ không thể hiểu. Một khi đặt chân đến điểm đến cuối cùng (vốn có thể khác với đất nước mà họ đăng ký ban đầu), hộ chiếu và giấy tờ của công nhân bị tịch thu và họ bị ép phải ký một hợp đồng khác, “hợp đồng ngoại”, bằng một thứ ngoại ngữ mà họ không hề hiểu chút gì. Thế rồi họ nhận ra mình phải làm việc nhiều giờ hơn, điều kiện làm việc không đáp ứng tiêu chuẩn, mức lương thì ít hơn nhiều so với hứa hẹn, sự chăm sóc y tế hầu như không có. Nhiều khi người công nhân không được thanh toán đầy đủ và bị giữ trong tình trạng lệ thuộc vì nợ, trong khi bị ép buộc hàng tháng phải thanh toán một khoản bắt buộc cho công ty xuất khẩu lao động. Kết quả là người công nhân không thể trả hết khoản vay, không có tiền để về nhà, còn gia đình họ thì mất đất đai hoặc các tài sản khác.
Các ĐSQ Việt Nam ở nước ngoài hầu như không giúp đỡ gì cho những người bị bóc lột này. Trên thực tế, chính phủ Việt Nam đã ban hành luật chống buôn bán người và thỉnh thoảng cũng truy tố một vài vụ, song đó chỉ là màn trình diễn. Đó là chiêu bài hòng đánh lừa Liên Hợp Quốc, Hoa Kỳ và các quốc gia tài trợ cả tin khác để họ tin rằng nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang giải quyết vấn đề. Trong khi đó, hoạt động buôn bán lao động và tình dục vẫn tiếp diễn với sự nhấm nháy của các quan chức nhận hối lộ. Tiện thể, quý vị có biết rằng ở Việt Nam đưa tin về tham nhũng là trái pháp luật?
Và cuộc chơi vẫn cứ tiếp diễn…