CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

Phong trào Hướng đạo ở Việt Nam


Anh Vũ, thông tín viên RFA
2013-06-04

LangBian-Dalat-305.jpg
Du khảo núi LangBian và thăm Trại trường Tùng Nguyên - Đà Lạt của Liên đoàn Bà Rịa, Thiếu đoàn Tùng Nguyên và Đạo Cần Thơ vào tháng 5 năm 2007
Photo: wikipedia


Hướng đạo Việt Nam một tổ chức thanh thiếu niên được thành lập vào năm 1930, là một thành viên của tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới vào năm 1957.
Sau năm 1954 ở miền Bắc và năm 1975 ở miền Nam phong trào Hướng đạo đã bị chính quyền cấm hoạt động. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam, Hướng đạo Việt Nam ở các tỉnh phía Nam đã tồn tại và hoạt động cho dù chưa được phép hoạt động chính thức từ phía chính quyền.
Phong trào Hướng đạo hiện đang có mặt ở 216 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với số hội viên ước chừng 40 triệu người. Tổ chức Hướng đạo là một tổ chức phi chính trị và tôn giáo, với mục đích là giáo dục giúp thanh thiếu niên có tinh thần yêu tổ quốc, ý thức cộng đồng và tinh thần độc lập trong các sinh hoạt.
Thông qua các hoạt động dã ngoại, cắm trại... tạo cho các Hướng đạo sinh ý thức tháo vát, chịu khó, sẵn sàng giúp đỡ mọi người và có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh. Đây là điều kiện để chuẩn bị cho họ trở thành những công dân tốt, có trách nhiệm, biết trọng danh dự và hữu ích cho xã hội.
Hướng đạo có nghĩa là dẫn đường, từ "đạo" trong cụm từ Hướng đạo có nghĩa là đường nó hoàn toàn không có liên quan đến bất kỳ tôn giáo nào. Hầu hết các đơn vị Hướng đạo không phân biệt tôn giáo của thành viên, ngoại trừ các đoàn Hướng đạo được tổ chức riêng bởi các đoàn thể tôn giáo.
Từ lúc thành lập vào năm 1930, Hướng đạo Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn, thu hút rất đông những nhân vật sau này giữ những vai trò quan trọng trên chính trường miền Bắc cũng như miền Nam. Như các ông Tạ Quang Bửu, Trần Duy Hưng, Lưu Hữu Phước, Tôn Thất Tùng, Võ Thành Minh, Phạm Ngọc Thạch, Trần Văn Tuyên, Phạm Biểu Tâm...
Trong chiến tranh Việt – Pháp (1946-1954), hầu hết Hướng đạo sinh đã đều tham gia vào cuộc kháng chiến và họ đã đóng góp rất nhiều trong công cuộc đấu tranh giành độc lập cho đất nước. Năm 1946, ông Hồ Chí Minh Chủ tịch nước Việt Nam DCCH đã nhận lời làm Hội trưởng danh dự của Hội Hướng đạo Việt Nam.
Hướng đạo là một phương pháp giáo dục cho thanh thiếu niên rất tốt và rất bổ ích, xuất phát từ mong muốn thanh thiếu niên được giáo dục theo phương pháp Hướng đạo, để trở thành những công dân tốt và hữu ích cho đất nước.
...đã có quan hệ móc nối với các phần tử phản động, số cầm đầu các nhóm Hướng đạo ở hải ngoại và với tổ chức Hướng đạo thế giới, để tuồn thông tin, vu cáo chế độ, xin chỉ đạo và tài trợ cho hoạt động của mình ...
- Trích văn bản Trung ương đảng
Ông Nghiêm Văn Thạch, nguyên phó Tổng Ủy viên Hướng đạo Việt Nam trước 1975 cho chúng tôi biết:
“Giá trị tích cực của phong trào Hướng đạo ngay từ khi thành lập từ năm 1930, nó đã có một ảnh hưởng rất lớn tới thế hệ trẻ thời đó. Mà biểu tượng là sự dấn thân của các nhà trí thức hội đó, như Tạ Quang Bửu, Trần Duy Hưng, Lưu Hữu Phước, Tôn Thất Tùng, Võ Thành Minh, Phạm Ngọc Thạch, Trần Văn Tuyên, Phạm Biểu Tâm...”
Ở Việt Nam hiện nay, với lý do đã có tổ chức Đoàn Thanh niên CS làm nhiệm vụ thay mặt cho Đảng và Nhà nước quản lý thanh niên. Một phần do chính quyền chưa hiểu hết về Hướng đạo, nên hoạt động của các tổ chức Hướng đạo không được ủng hộ. Cho dù chưa có văn bản nào cấm Hướng Đạo hoạt động, tuy nhiên đảng CSVN không đồng tình.
Năm 2004, Ban Bí thư Trung ương đảng CSVN có văn bản gửi đến các cơ quan, đoàn thể từ trung ương đến địa phương yêu cầu ngăn cản và không cho đặt vấn đề tái lập tổ chức Hướng đạo. Với lý do theo văn bản trên là "...đã có quan hệ móc nối với các phần tử phản động, số cầm đầu các nhóm Hướng đạo ở hải ngoại và với tổ chức Hướng đạo thế giới, để tuồn thông tin, vu cáo chế độ, xin chỉ đạo và tài trợ cho hoạt động của mình ..."
Tuy vậy từ năm 1990 đến nay, do sự nhiệt tình của một số Hướng đạo sinh cũ, Hướng Đạo ở miền Nam từ Huế trở vào vẫn từng bước khôi phục hoạt động và không bị chính quyền địa phương cản trở. Bắt đầu từ việc tụ họp không mặc đồng phục, tiến tới mặc đồng phục của các Hướng đạo sinh. Tới tổ chức các cuộc dã ngoại, cắm trại từ ít ngày đến nhiều ngày nhưng đều phải xin phép. Những việc này đều bị chính quyền giám sát, và theo dõi, nhưng dần dần chính quyền đã chấp nhận một cách dè dặt. Vì qua tìm hiểu, họ thấy đây là một hoạt động hữu ích trong việc giáo dục cho thanh thiếu niên. Một phần, thông qua việc cho hoạt động Hướng đạo khôi phục trở lại, sẽ giảm bớt ấn tượng xấu của quốc tế đối với chế độ toàn trị ở Việt Nam. Cho dù vậy, chính quyền yêu cầu không được dùng danh nghĩa Hướng đạo trong mọi hoạt động.

Chưa có quy định rõ ràng

Daklak_in_Tam_Binh_Thu_Duc-250.jpg
Hướng đạo sinh thuộc Đạo Hướng đạo Đắc Lắc tại Trại Hợp bạn Quốc gia "Tự Lực" ở Tam Bình, Thủ Đức vào lễ Giáng sinh năm 1974. Photo: wikipedia
Tại Sài gòn, Hướng đạo có một Ban Điều hành trên danh nghĩa. Vào 15h00-16h30 các ngày chủ nhật, tại hầu hết các công viên các hoạt động của hướng đạo sinh vẫn diễn ra công khai và thường xuyên, có sử dụng đồng phục Hướng đạo. Ở các địa phương khác như Huế, Đà Nẵng, Đồng Nai, Cần Thơ... cũng có các hoạt động tương tự. Tuy nhiên vấn đề tổ chức của các tổ chức Hướng đạo ở các cấp cũng chưa rõ ràng như quy định.
Ông Nguyễn Thành Nghĩa, Uỷ viên ngành Ấu Hướng đạo Âu lạc đang hoạt động tại công viên Hoàng Văn Thụ - Sài gòn cho chúng tôi biết:
“Ban đầu sinh hoạt, khoảng những năm 1990-1992, anh em đã gặp nhau nhưng không mặc đồng phục. Sau dần dần thử nghiệm mặc đồng phục, chủ yếu là anh em hướng đạo cũ thì nhà nước cũng chú ý tới và theo dõi. Qua tìm hiểu thì họ đã hiểu đây là một phong trào giáo dục, không phải là chính trị hay tôn giáo. Còn vấn đề cắm trại, khi để cho anh em qua đêm thì đây là vấn đề nhạy cảm, cái đó người ta hạn chế…”
Nhưng ở miền Bắc thì khác, do Đảng không ủng hộ, nên có nhiều người ngại không dám hoạt động. Theo họ nếu Nhà nước cho phép Hướng đạo hoạt động lại như trước đây thì họ sẵn sàng làm cho phong trào hướng đạo phát triển.
Ban đầu sinh hoạt, khoảng những năm 1990-1992, anh em đã gặp nhau nhưng không mặc đồng phục. Sau dần dần thử nghiệm mặc đồng phục, chủ yếu là anh em hướng đạo cũ thì nhà nước cũng chú ý tới và theo dõi.
-Ông Nguyễn Thành Nghĩa
Tuy nhiên, phía chính quyền cũng đã nhận thấy mặt tích cực của phong trào Hướng đạo. Ban Bí thư Trung ương đã có văn bản chỉ đạo cho đoàn Thanh niên CS và Hội Thanh niên cần phải tiếp thu có chọn lọc hình thức, phương pháp của Hướng đạo trong giáo dục và tổ chức hoạt động của thanh thiếu niên. Đó chính là lý do của sự ra đời của tổ chức thanh thiếu niên Sao Bắc Đẩu của nhà nước hiện nay.
Được biết vừa qua, đã có 100 cựu hướng đạo sinh tại Việt Nam, đã ký tên vào một kiến nghị gửi cho các cấp lãnh đề nghị chính thức công nhận phương pháp giáo dục thanh thiếu niên theo qui trình 1946 của Hội Hướng đạo Việt Nam. Và cho phép Hướng đạo Việt Nam hoạt động trở lại, bên cạnh Đoàn Thanh niên CS hiện nay.
Xuất phát từ thực trạng ý thức và đạo đức của giới trẻ ở Việt Nam đã và đang có các dấu hiệu đáng quan ngại. Việc nhà nước cho phép cho phong trào Hướng Đạo được tồn tại và hoạt động chính thức trở lại thiết nghĩ cũng là một việc làm khả thi để giải quyết vấn đề này.
Nhưng trở ngại lớn nhất cho vấn đề này không phải là về mặt pháp lý, mà là do vấn đề chính trị. Đó là tư tưởng đơn nguyên trong một thể chế toàn trị như ở Việt Nam.


Copy từ: RFA

ĐẠI BIỂU HUỲNH THÀNH CÔNG KHAI ĐÒI XÂM PHẠM BẢN QUYỀN TÁC GIẢ TẠI QUỐC HỘI

ĐẠI BIỂU HUỲNH THÀNH CÓ BỊ THẦN KINH, CHẬP MẠCH KHÔNG ĐẤY ?

Lời bàn của Phúc Lộc Thọ: Giật mình khi nghe đại biểu Quốc hội Huỳnh Thành sáng này phát biểu đòi thay đổi lời của bài Tiến quân ca hiện đang là Quốc ca? Xin thưa ông Huỳnh Thành, ông có hiểu, biết gì về Hiến pháp và Luật Bản quyền tác giả không đấy ?
Bài liên quan:


VIỆT NAM NGUY CƠ BỊ MẤT NƯỚC BỞI ĐIỀU 67 HP 1992 ĐƯỢC SỬA THÀNH ĐIỀU 63 HP 2013- LÀM GIẢM SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA QUÂN NHÂN ?

Hiến pháp 1992 tại Ðiều 143  quy định:”Quốc ca nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài  Tiến quân ca". Do vậy, chiểu theo Hiến pháp và Luật Bản quyền tác giả thì không ai được phép thay, sửa nhạc và lời của bài Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao đã được Quốc hội, duyệt thông qua và đã được hiến định…
Quốc hội có thể sửa đổi Điều 143 của Hiến pháp 1992 bằng việc thông qua nghị quyết: thôi không sử dụng nhạc và lời của bài Tiến Quân ca của Văn Cao làm Quốc ca; Quốc hội không được phép sửa lời hay nhạc của bài Tiến quân ca khi bản quyền đã xác định đó là của nhạc sĩ Văn Cao; Muốn sửa lời hay nhạc của bài Tiến quân ca chỉ nhạc sĩ Văn Cao mới có thẩm quyền sửa, nhưng hiện nay ông đã qua đời. Kể cả con cháu của Văn Cao hay một ai khác không được phép sửa lời bài Tiến quân ca của Văn Cao bởi ông đã trở thành người thiên cổ…
Các ông quen làm văn tập thể, làm luật tập thể bây giờ lại đòi sáng tác nhạc quốc ca tập thể thì chịu các ông; Xin thưa ông Huỳnh Thành: các ông có thể giở thói cường quyền trong lĩnh vực quan trường chứ không được phép dùng cường quyền trong sáng tạo văn học-nghệ thuật...
Hiện nay nhạc sĩ Văn Cao đã qua đời; ông được chôn cất tại Nghĩa trang Mai Dịch; theo một vài nguồn tin từ gia đình Văn Cao: Ông đã nhiều lần về nhà báo mộng đòi con cái di dời ông ra khỏi cái nghĩa trang dành cho quan chức cao cấp này vì ông ở đó không biết uống rượu với ai, đàm đạo với ai…Hiện nay thể theo tâm nguyện của Văn Cao gia đình đã đưa ông về với nghia trang gia đình…
Thật khổ cho nhân dân, phải bỏ tiền ra nuôi những ông nghị như ông nghị Phước, nghị Thành !

Đề xuất sửa lời Quốc ca

Đó là đề xuất của đại biểu Huỳnh Thành (Gia Lai) trong phiên thảo luận về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của Quốc hội sáng nay 4-6.
Đại biểu Huỳnh Thành phát biểu tại Quốc hội - Ảnh: Việt Dũng
Ông Huỳnh Thành cho rằng tới đây nên nghiên cứu sửa nội dung lời bài Quốc ca, cụ thể là sửa đoạn “đường vinh quang xây xác quân thù” bằng nội dung khác, vì vậy nên quy định trong Hiến pháp theo hướng “Quốc ca nước CHXCN VN dựa trên nền nhạc bài Tiến quân ca của Văn Cao” chứ không nên quy định cứng “nhạc và lời của bài Tiến quân ca”.
Trước đó, trong báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý về các nội dung cụ thể của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên cơ sở ý kiến nhân dân, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho biết có ý kiến đề nghị thay đổi các chi tiết, màu sắc trong Quốc kỳ, Quốc huy và phần lời của bài Quốc ca.
Tuy nhiên, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nhận thấy việc sử dụng các biểu trưng này đã có quá trình lịch sử tương đối lâu dài, đã được quy định và sử dụng ổn định từ Hiến pháp năm 1980 đến nay, do vậy, xin kế thừa các quy định này của Hiến pháp hiện hành.
Về việc thành lập Hội đồng hiến pháp, đại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) cho biết ông ủng hộ phương án 2 quy định Hội đồng Hiến pháp là cơ quan do Quốc hội thành lập, có các chức năng như kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời kiến nghị Quốc hội xem xét lại văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội khi phát hiện có vi phạm Hiến pháp...
Ông Hùng cũng đề xuất Chủ tịch nước là Chủ tịch Hội đồng hiến pháp.
Về chính quyền địa phương, ông Hùng cho rằng đây là vấn đề cần được nghiên cứu và khẳng định sớm, việc kéo dài thí điểm, chậm tổng kết sẽ không đáp ứng được yêu cầu hiện nay, thậm chí kìm hãm sự phát triển. Ông Hùng nói cả hai phương án mà Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đưa ra đều chưa đủ sức thuyết phục.
Cụ thể như phương án một thì quá chung chung, hơn nữa lại giao luật định thì sẽ tạo điều kiện kéo dài thí điểm, gây nên sự thiếu ổn định. Việc thiết kế bộ máy chính quyền địa phương cần Hiến pháp quy định chứ không luật định. Còn phương án hai thì cơ bản như cũ, không có thay đổi gì.

V.V.THÀNH

( Tuoitre )

Copy từ: NV Phạm Viết Đào

ĐBQH Dương Trung Quốc đặt vấn đề quyền con người, quyền công dân tại Quốc Hội

Nhật ký nghị trường: Cơ hội lịch sử

Tâm tư về cơ hội lịch sử sửa Hiến pháp của một số vị đại biểu Quốc hội...

Nhật ký nghị trường: Cơ hội lịch sử
Theo Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch, "Quốc hội khóa 13 có một trách nhiệm lịch sử, đó là đóng vai trò Quốc hội lập hiến, do đó, tất cả những vấn đề khác nhau cần thảo luận đến cùng, để đi đến quyết định chịu trách nhiệm trước nhân dân".


 
Gần 17h chiều 4/6, đại biểu thứ 86 dừng lời, màn hình lớn ở hội trường vẫn chạy danh tính 33 vị đã đăng ký nhưng chưa được đăng đàn, trong khi Phó chủ tịch Uông Chu Lưu phát biểu kết thúc hai ngày thảo luận của Quốc hội về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Cũng dễ hiểu khi có tới 119 vị muốn thể hiện chính kiến của mình tại các phiên thảo luận được truyền hình trực tiếp này, bởi nói như nhiều đại biểu, thì sửa Hiến pháp là một cơ hội lịch sử mà không phải Quốc hội khóa nào cũng được trao.

Sự “ấm ức” của một số vị đại biểu phải “xếp hàng sau” dù nhấn nút đăng ký rất sớm đã khiến cho đoàn thư ký kỳ họp ngày 3/6 đã phải gửi văn bản giải thích cặn kẽ hơn về quy trình hoạt động của hệ thống đăng ký phát biểu.

Theo đó thì để đảm bảo khách quan, công bằng nên từ kỳ họp thứ ba hệ thống này chỉ được kích hoạt khi có chuông báo phiên họp bắt đầu, nên nếu đăng ký trước đó thì cũng sẽ không cập nhật được vào danh sách trên màn hình.

Hơn nữa, đây là hệ thống đã cũ (sản xuất trước năm 2002) chỉ tiếp nhận được tối đa 80 vị trí đăng ký, nên từ vị thứ 81 cũng có thể khó thành công nếu không nắm rõ kỹ thuật.

Tuy nhiên, để đảm bảo linh hoạt và đáp ứng yêu cầu đặt ra thì thứ tự phát biểu còn phụ thuộc vào sự điều hành của chủ tọa, nên đôi khi “ấm ức” cũng là điều khó tránh.

Được mời phát biểu sau cùng chiều nay là Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đồng thời là  Phó trưởng ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Nguyễn Văn Phúc. "Lời hay ý đẹp thì các vị trước đã nói hết, nhưng vẫn mong nhận được sự chia sẻ", ông Phúc nói lời mở đầu.

Nhận xét về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân, ông Phúc cho rằng điều cần nhấn mạnh là bên cạnh số lượng nhiều là chất lượng rất cao và phong phú đa dạng của các loại ý kiến. Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã cố gắng tiếp thu, giải trình nhiều ý kiến xác đáng hợp lý của nhân dân.

Tuy nhiên, “nhiều ý kiến cho rằng việc tiếp thu như vậy còn chừng mực, có ý kiến còn cho rằng thể hiện sự quá dè dặt, sự do dự, chưa thấy tính đột phá trong cải cách đổi mới, tôi cũng thấy như vậy”, ông Phúc nói.

Trước ông Phúc không lâu, một thành viên khác của Ban biên tập, đại biểu Dương Trung Quốc cũng đăng đàn trong phiên cuối của hai ngày thảo luận.

“Trong lần thảo luận này, chúng ta đã chứng kiến một ý chí thống nhất khá cao của các đại biểu, nhằm thể hiện rõ quan điểm mang tính nguyên tắc của Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp chỉ là hiến định hóa Cương lĩnh chính trị của Đảng, mà với lần sửa đổi Hiến pháp 1992 đang diễn ra là Cương lĩnh của Đại hội 11 về giai đoạn quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội”, nhà sử học vào đề.

Từ nhận xét trên, ông Quốc cho rằng không cần thiết đề cập tới những vấn đề vốn rất hệ trọng nhưng đã được định chế không thể thay đổi so với dự thảo ban đầu, như: chế độ chính trị, tên nước, vai trò lãnh đạo duy nhất của đảng cầm quyền, bản chất lực lượng vũ trang, chế độ sở hữu toàn dân...

Và, ý kiến cụ thể đầu tiên được đại biểu Quốc đóng góp ý là việc Hiến pháp phải khẳng định những quyền con người, quyền công dân được ghi trong Hiến pháp phải được thực thi đầy đủ.
Bên cạnh thực trạng là quyền phúc quyết của nhân dân đã được nêu lên trong Hiến pháp của nước ta từ lâu mà chưa thực hiện chỉ vì thiếu luật, đại biểu Quốc nói ông muốn nhấn mạnh đến các quyền tự do hội họp (trong đó có quyền biểu tình), quyền lập hội và luật thực thi “trưng cầu dân ý”.
Bởi chính vì thiếu những công cụ ấy, nên theo ông, việc thu thập ý kiến của nhân dân đã được tiếp thu và phản ảnh vào dự thảo thực sự vẫn chưa đủ sức thuyết phục.

Theo nhìn nhận của ông thì con số 26 triệu người tham gia, gần 30 ngàn cuộc sinh hoạt, hay trong hàng chục vạn người tham gia đóng góp ý kiến ở địa phương mình chỉ có một vài ý kiến khác với dự thảo, thí dụ như việc đổi tên nước... như phát biểu của một số đoàn đại biểu địa phương vẫn chỉ là những con số nói đến quy mô của sự việc.

Vấn đề là phương thức thu thập ý kiến của nhân dân và những công cụ của nhân dân để thực thi quyền tự do bày tỏ theo luật định khiến cho mục tiêu “lấy ý kiến của nhân dân” chưa có cơ sở để định lượng một cách thuyết phục, ông phân tích.

Vì thế, đề nghị được ông Quốc đưa ra là điều 3 của dự thảo sửa đổi Hiến pháp về việc nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân... phải có thêm nội dung: mọi quyền con người, quyền công dân được ghi trong Hiến pháp phải được bảo đảm được thực thi đầy đủ trong thời gian sớm nhất.
    
Theo sát quá trình thảo hiến, vị đại biểu dày dạn kinh nghiệm lập pháp này cho rằng “sự dở dang của những vấn đề hệ trọng liên quan đến việc sửa đổi Hiến pháp đang đặt ra sự lưỡng lự của một số đại biểu Quốc hội đối với những nội dung trong dự thảo sửa đổi và thời điểm thông qua tại kỳ họp tới của Quốc hội”.

Tiếp theo nhiều phân tích về  khoảng cách giữa đòi hỏi thực tiễn và bản dự thảo Hiến pháp, đại biểu Quốc cho rằng, một thảo luận đầy đủ hơn để đi đến kết luận là tiếp tục sửa đổi Hiến pháp 1992, hay xây dựng một hiến pháp mới nhằm triển khai, kế thừa những gì mà chúng ta đã chuẩn bị và thực thi, phải chăng là câu hỏi được đặt ra với thời điểm này?

"Quốc hội khóa 13 có một trách nhiệm lịch sử, đó là đóng vai trò Quốc hội lập hiến, do đó, tất cả những vấn đề khác nhau cần thảo luận đến cùng, để đi đến quyết định chịu trách nhiệm trước nhân dân", một thành viên nữa trong ban biên tập, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch ở phiên thảo luận chiều qua cũng đã tỏ bày. 
Copy từ:  VnEconomy

Cuộc biểu tình 2/6/2013: 3. Đàn áp. Có 4 xe bắt người, còn 1 xe đi đâu?

Cuộc biểu tình 2/6/2013: 3. Đàn áp

.băng rôn2
Cuộc biểu tình ngày 2/6/2013 bị đàn áp ngay từ những phút đầu.
Trước tình hình rất căng thẳng tại Bờ Hồ sáng hôm ấy, cuộc biểu tình vẫn nổ ra. 8h30 phút, tại vị trí đối diện với nhà hàng Cá mập, 2 chiếc băng rôn và 1 số biểu ngữ đột ngột tung ra đồng thời tiếng hô đả đảo Trung Quốc xâm lược vang dậy. Vậy là đã có một nhóm khởi đầu cuộc biểu tình mà chính tôi cũng không biết là những ai, đã hành động. Mọi người ào đến xếp vào đội ngũ. Quân số đột ngột tăng lên. Tôi ngỡ ngàng một giây rồi lập tức rút tấm băng rôn mang hình Nguyễn Phương Uyên và câu nói đã đi vào lịch sử của cô, giăng ra. Máy quay của an ninh chĩa vào rất đông. Tôi hô được vài câu thì quay lại phía đối diện để ghi hình. Tôi muốn lưu lại hình tấm băng rôn mà tôi đã làm bằng tất cả tâm huyết của mình đã xuất hiện trong cuộc biểu tin ra sao sau khi nó bị cướp.
bắt người
bắt LVD
Chúng bắt Lã Việt Dũng
Hô tại chỗ được vài phút, thì những tiếng còi rít lên, bắt đầu cuộc đàn áp. Chúng tôi di chuyển ngược với hướng đi quen thuộc của các lần trước, tức là theo hướng Lê Thái Tổ. Nhưng chỉ được vài bước, bọn đàn áp gồm đủ các lại trang phục xông ngay vào bắt người lên xe. Thằng thì bắt người, thằng thì khống chế, chia tách đoàn, ngăn cấm ghi hình. Thằng đeo băng đỏ, thằng chẳng cần đeo gì, rất dễ lẫn với bọn móc túi, đều ra những lênh miệng hết sức tùy tiện. Khi chúng cấm ghi hình, tôi cự lại:
- Chúng mày biết hành vi của chúng mày sai trái nên cấm à. Làm việc đàng hoàng, đúng pháp luật thì việc gì mà sợ.
Thế rồi tôi tiếp tục quay. Thấy cấm miệng không được, chúng xông vào cướp chiếc máy bảng tôi đang sử dụng. Tôi giật lại lách ngay ra chỗ khác tiếp tục công việc. Laị một thằng định cướp máy, tôi đuổi theo nó. Nó chạy về phía đồng bọn. Một cô gái khóc ầm lên ôm chặt lấy tôi, không cho tôi đuổi theo. Chẳng hiểu cô này là người thế nào nữa.
Tôi mang tập biểu ngữ “Tàu Khựa cút khỏi Biển Đông” in trên giấy A3 phát cho mọi người. Cuối cùng, cả biểu ngữ đã phát ra lẫn số còn lại đều bị chúng cướp hết không còn lấy 1 tờ.
dff64-bieungu
Thỉnh thoảng, chúng bắt chừng chục người hốt lên 1 xe bus. Số còn lại không hề nao núng vẫn tiếp tục mang theo những biểu ngữ đã rách nát, đi trong lặng lẽ chứ không hô gì nữa. Cuối cùng, đi như tản bộ chúng cũng đều bắt cho đến khi không còn ai.
Hai anh em tôi bị bắt khi đang đi bộ, không còn biểu ngữ, không hô gì . Chúng tôi lặng lẽ nắm tay nhau như để truyền tinh thần bất khuất, lòng can đảm cho nhau, nét mặt đầy uất hận.
truoc khi
Anh em tôi bị bắt trong tư thế như thế này. Chúng bảo là gây rối trật tự công cộng.
Cũng như mỗi lần bị bắt, lên xe, những ngườì biểu tình lại mở cửa hô khẩu hiệu, truyền bá thông điệp của cuộc biểu tình cho những người dân thủ đô.  Bọn áp giải ra sức đóng lại. Cứ thế giằng co nhau. Những cánh tay, những tiếng hô vẫn cứ quyết liệt, lan tỏa, vang dậy cả một khu vực:
-  Đả đảo Trung quốc xâm lược
 -  Đả đảo bọn bán nước
-  Đả đảo tai sai Tàu Cộng
-   Đả đảo bọn liếm gót giày Tàu Cộng.
20130602_091818
Trên xe bus. Lúc này chưa xảy ra vụ “tù trốn”
Trên đường lên Lộc Hà, xe tôi có 11 người. Một số người mở cửa kính ra để nhảy xuống đường vì thấy mình bị bắt vô luật. Khi thấy một người nhoài ra khỏi cửa, tôi và JB Nguyễn Hữu Vinh yêu cầu lái xe dừng lại. Lời tiếng qua lại mãi không được. Chúng tôi quát lớn:
- Yêu cầu cậu dừng xe vì có người đang ở tình trạng rất nguy hiểm. Nếu người kia rơi xuống đường chết, cậu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Cuối cũng thì cậu lái xe cũng phải dừng lại. Cậu thanh niên bị bắt nhảy luôn xuống đường. Một thằng đi theo áp giải chúng tôi liền nhảy theo.
Nhân dịp đó, 3 người nữa cũng nhảy ra qua lối cửa kính, trong đó có cả một phụ nữ là dân oan.
Xe tiếp tục dừng lại chờ thằng đuổi theo “tù trốn” quay trở về tay không.
Cuối cùng, xe chúng tôi có 11 người, lên đến Lộc Hà còn 7.
Trại Lộc Hà là địa chỉ quen thuộc của những người biểu tình chống Tàu Cộng. Chúng tôi lên đến nơi thì đã có một xe lên trước. Những người lên trước ùa ra đón. Chừng 1 giờ sau thêm một xe nữa. Chúng tôi lại xô ra vỗ tay rào rào đón đồng đội, cười nói rất vui vẻ. Xe cuối này có anh Nguyễn Anh Dũng cũng là cựu chiến binh như tôi. Vậy là chúng tôi trước đây là đồng đội, giờ lại vẫn là đồng đội nhưng ở một trận tuyến khác. Ở trận tuyến này, tình đồng đội của chúng tôi thiêng liêng hơn, máu thịt hơn. Chúng tôi trở thành đồng đội bằng sự tự nguyện, bắng ý thức trách nhiệm của một con dân nước Việt chứ không phải là từ việc thi hành nghĩa vụ.
20130602_105915
Cựu chiến binh Nguyễn Anh Dũng, bên phải
Jaiko349
Cô giáo Lê Thu Trà giảng bài cho công an về tinh thần yêu nước
Tính ra, chúng bắt ở Bờ Hồ tất cả là 4 xe. Như vậy còn 1 xe nữa mang đi đâu không rõ. Cho đến bây giờ, tôi vẫn chưa có thời gian tìm hiểu xem thế nào.
Chúng tôi kiểm quân, đếm được 29 người tất cả, kể cả bé Tài mới được 6 tháng tuổi. Trong số này có những người đi biểu tình lần đầu, có người bị bắt lần đầu. Số bị bắt đi bắt lại thì nhiều nhất.
.
4/6/2013
NGUYỄN TƯỜNG THỤY



Copy từ: Nguyễn Tường Thụy

Việt Nam vẫn duy trì chính sách đàn áp

Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2013-06-04
photo1-305
Buổi điều trần mang tên “Việt Nam vẫn duy trì chính sách đàn áp” tại Quốc Hội Hoa Kỳ hôm 4/6/2013.
RFA PHOTO
Chiều nay thứ Ba ngày 4/6, tại Quốc Hội Hoa Kỳ vừa diễn ra buổi điều trần mang tên “Việt Nam vẫn duy trì chính sách đàn áp” về nhân quyền, tự do tôn giáo và dân chủ.

Điều trần tại Hạ viện Hoa Kỳ

Cùng trong chương trình Ngày Vận Động cho Nhân Quyền Việt Nam, hôm 4/6, hàng trăm người Mỹ gốc Việt từ nhiều tiểu bang Hoa Kỳ tụ tập về thủ đô Washington DC để lên tiếng với các vị dân biểu của tiểu bang mình, nhằm thúc đẩy chính phủ Hoa Kỳ cần có trách nhiệm hơn để cải thiện tình hình dân chủ, nhân quyền cũng như tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Trước khi buổi điều trần chính thức diễn ra vào buổi chiều, từ 10 giờ sáng, một chương trình khác mang tên “Gặp mặt Việt Nam – Hoa Kỳ” cũng được tổ chức tại Quốc hội, do Ủy ban Đối ngoại và Hội nghị Hạ viện Đảng Cộng hòa đứng ra chủ trì. Tại đây, một số vị dân biểu từ các tiểu bang như Texas, New Jersey, Nebraska, Virginia đều có mặt để gửi lời chào đến những người Mỹ gốc Việt đang tụ họp về thủ đô Washington.
Buổi gặp mặt diễn ra trong bầu không khí thân thiện với những lời hứa hẹn của các vị dân cử trước cộng đồng người Việt rằng họ sẽ thực hiện tốt hơn vai trò của mình, rằng họ sẽ đảm bảo quyền lợi chính đáng và hợp lý cho người Việt đang sinh sống trên mảnh đất Hoa Kỳ cũng như những ý nguyện mà cộng đồng người Việt tại đây muốn cải thiện tình hình dân chủ và nhân quyền cho đồng bào trong nước.
Chỉ trong vòng mấy tháng đầu năm nay, Việt Nam đã có nhiều những phiên tòa chính trị xét xử, 40 người, hơn tất cả những phiên tòa xét xử hồi năm ngoái, với một lý do đơn giản là tự do ngôn luận.
-DB Ed Royce
Ngay sau khi cuộc gặp mặt kết thúc vào lúc 11.30 phút, chúng tôi đã có cơ hội trao đổi trực tiếp với vị Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, là dân biểu Ed Royce và được ông cho biết suy nghĩ của mình như sau:
“Mối quan ngại của chúng tôi là Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW) đã đúng khi cho rằng chính phủ Việt Nam đã không làm những gì lẽ ra phải làm trên mọi mức độ, đó là tự do lập hội, tự do bày tỏ ý kiến, tự do tôn giáo; tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho rằng trên tất cả mọi lĩnh vực này Việt Nam đều không thi hành những gì họ đã cam kết. Chẳng hạn như, chỉ trong vòng mấy tháng đầu năm nay, Việt Nam đã có nhiều những phiên tòa chính trị xét xử, 40 người, hơn tất cả những phiên tòa xét xử hồi năm ngoái, với một lý do đơn giản là tự do ngôn luận. Rõ ràng đây không phải là một bước tiến, mà đây là một điều quan ngại.”

Gia tăng đàn áp

20130604_154724-250
Ông John Sifton phát biểu tại Buổi điều trần mang tên “Việt Nam vẫn duy trì chính sách đàn áp” tại Quốc Hội Hoa Kỳ hôm 4/6/2013. RFA PHOTO.
Vào lúc 2.30 phút chiều, buổi điều trần chính thức mang tên “Việt Nam vẫn duy trì chính sách đàn áp” khai mạc, chủ tọa là Dân biểu Christopher Smith, Chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ. Trong phần phát biểu của mình, một lần nữa D.B Smith cho rằng kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1995, mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia đã có nhiều tiến triển, thế nhưng tình hình nhân quyền tại Việt Nam lại không cải thiện, ông cho rằng, trong khi Hoa Kỳ củng cố hơn vị thế thương mại của Việt Nam, thì Chính phủ Việt Nam lại tiếp tục vi phạm những quyền căn bản của con người trên diện rộng.
Đặc biệt, ông nhắc tới phúc trình mới nhất của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ về Tình Hình Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế ban hành hôm 20/5, trong đó đã không đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt (CPC), ông kêu gọi Chính phủ Hoa Kỳ cần phải thực hiện điều này, đồng thời, vị chủ tịch cũng phản đối việc xét duyệt Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ với việc bỏ phiếu sẽ diễn ra vào mùa thu năm nay.
Ngay sau phần phát biểu của ông Smith là hai phần trình bày của các vị dân biểu Lowenthal và Meadows, cả hai vị đều tập trung về mối quan hệ phát triển kinh tế, thương mại giữa Việt Nam – Hoa Kỳ với vấn đề dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam. Các vị cho rằng Hoa Kỳ cần tiếp tục cam kết cải thiện nhân quyền tại Việt Nam, cần yêu cầu Việt Nam đáp ứng chặt chẽ hơn nữa các nguyên tắc của một nền kinh tế thị trường, chặn đứng nạn buôn người, dừng việc thu hồi đất đai trái phép, đảm bảo tự do ngôn luận, thông tin, hội họp…cho người dân. Hai vị dân biểu này đều cho rằng Hoa Kỳ phải đặt vấn đề nhân quyền trên bàn cân khi thương thảo với Việt Nam về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang diễn ra.
Thông điệp hôm nay tôi muốn gửi tới Chính quyền Obama là liệu họ sẽ tiếp tục đối thoại với Việt Nam trong bao lâu nữa, lúc nào họ sẽ dừng lại và có những đàm phán cứng rắn hơn.
-Ô. John Sifton
Phía nhân chứng trong cuộc điều trần bao gồm một số gương mặt quen thuộc như Cựu dân biểu Joseph Cao Quang Ánh, T.S Nguyễn Đình Thắng của tổ chức PBSOS, Giám đốc Vận Động, ban Á Châu của Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) ông John Sifton, ngoài ra là bà Holly Ngô, nạn nhân của một vụ trưng thu đất tại Việt Nam trước đây và Đức Danh Tol, nạn nhân của một vụ đàn áp tôn giáo.
Trong phần trao đổi với đài ACTD, T.S Nguyễn Đình Thắng cho rằng có hai nội dung cần phải nêu bật đối với tiểu ban đặc trách vấn đề nhân quyền của Hạ viện Hoa Kỳ:
“Tình trạng nhân quyền tại Việt Nam càng ngày càng đi lùi vì một trong các lý do là hành pháp Hoa Kỳ đã lên tiếng nhiều nhưng sự lên tiếng không đi đôi với hành động cụ thể. Nội dung thứ hai, chúng tôi kêu gọi Quốc hội Hoa Kỳ, vì lý do đó, cần phải tham dự vào để xem những luật hiện hành liệu hành pháp có thực hiện đúng đắn hay không, thứ hai, cần phải đưa ra thêm những luật mới để có những phương tiện, nhắm thẳng vào Việt Nam, chứ không phải chung của thế giới.”
Tuy nhiên, một vấn đề khá mới được đưa ra trong buổi điều trần lần này là vấn đề đất đai của Việt Nam, từ luật đất đai quy định Nhà nước là chủ sở hữu, cho đến việc trưng thu đất đai bất hợp lý cũng như vấn đề sở hữu nhà và bất động sản của những người Việt rời khỏi Việt Nam sau năm 1975:
20130604_114703-250
Các vị đại biểu tham dự Buổi điều trần mang tên “Việt Nam vẫn duy trì chính sách đàn áp” tại Quốc Hội Hoa Kỳ hôm 4/6/2013. RFA PHOTO.
“Mối nguy cận kề là cuối tháng 9 năm nay, nông dân VN sẽ bị mất đất đai hàng loạt vì quyền sử dụng đất ruộng chỉ có 20 năm mà thôi, nó khởi sự từ tháng 10/1993, nghĩa là hết tháng 9 năm nay 2013, mọi đất ruộng sẽ phải phân bổ lần nữa. Chúng tôi muốn để quốc hội Hoa Kỳ biết là chính sách của Việt Nam là quốc hữu hóa tất cả đất đai, thu hồi đất đai hoàn toàn tùy tiện, nhiều khi là mục đích đàn áp tôn giáo hoặc lòng tham của các giới chức cao cấp. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các công dân Hoa Kỳ vì khi Chính quyền Việt Nam quản lý và sử dụng tài sản của công dân Việt Nam bỏ nước ra, lúc đó, họ chưa quốc hữu hóa ngay mà mãi nhiều năm sau, 2003 mới có luật quốc hữu hóa, lúc này, nhiều chủ nhân của các tài sản đó đã trở thành công dân Hoa Kỳ.”
Trước khi buổi điều trần kết thúc là bài phát biểu của ông John Sifton, trong đó, ông có nêu ra một vài điểm cơ bản như chỉ trong vài tháng đầu năm 2013, tại Việt Nam, các phiên tòa chính trị kết án nhiều người hơn cả số bị kết án trong toàn năm 2012, xu hướng cho thấy tình hình nhân quyền tại Việt Nam ngày càng tội tệ. Đồng thời, ông Sifton cũng tin tưởng rằng để hối thúc Việt Nam thay đổi và cải thiện vấn đề nhân quyền thì các cuộc đối thoại về hợp tác thương mại hay đối tác chiến lược quân sự sẽ là những công cụ mà Hoa Kỳ cần phải sử dụng.
Ông Sifton nhận xét:
“Thông điệp hôm nay tôi muốn gửi tới Chính quyền Obama là liệu họ sẽ tiếp tục đối thoại với Việt Nam trong bao lâu nữa, lúc nào họ sẽ dừng lại và có những đàm phán cứng rắn hơn, cho Việt Nam hiểu rằng như thế là đủ rồi, Hoa Kỳ sẽ không tiếp tục đàm phán về thương mại, không tiếp tục thảo luận về đối tác chiến lược quân sự chừng nào Việt Nam còn không cải thiện về nhân quyền. Một điều đơn giản là chính quyền Hoa Kỳ cần phải biết nói “thế là đủ rồi đó.”
Được biết, buổi điều trần tiếp theo sẽ diễn ra vào sáng ngày 5/6, trong đó, các vị dân biểu của phiên điều trần ngày 4/6 sẽ có nhiều thông tin hơn, đặt ra được những câu hỏi kỹ càng hơn trước Quốc hội Hoa Kỳ với sự chứng kiến của 2 giới chức bộ Ngoại giao, nhằm thẩm định rõ ràng hơn và chính xác hơn về tình hình nhân quyền, tôn giáo và tự do tín ngưỡng tại Việt Nam.


Copy từ: RFA

Điều trần về nhân quyền Việt Nam tại Hạ Viện Mỹ

Quốc hội Hoa Kỳ, nơi diễn ra buổi điều trần về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, 04/06/2013.
Quốc hội Hoa Kỳ, nơi diễn ra buổi điều trần về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, 04/06/2013.
Reuters

Thanh Phương
Vào chiều hôm nay, 04/06/2013, sẽ có một buổi điều trần tại Hạ Viện Mỹ về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, với sự tham gia của đại diện tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, cũng như của một số đại diện cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ : cựu dân biểu Cao Quang Ánh, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành tổ chức BP SOS, linh mục Phạm Hữu Tâm và cô Holly Ngô.

Buổi điều trần trước Tiểu ban châu Phi, Y tế Toàn cầu, Nhân quyền Toàn cầu và các Tổ chức Quốc tế, thuộc Uỷ ban Đối ngoại Hạ Viện Mỹ, do dân biểu Christopher Smith chủ trì. Chủ đề của buổi điều trần là : « Chính quyền Việt Nam vẫn duy trì chính sách đàn áp », với trọng tâm là những hành động của chính quyền Việt Nam vi phạm quyền và lợi ích của công dân Hoa Kỳ, cụ thể là các vụ chiếm đoạt tài sản của những người nay đã trở thành công dân Hoa Kỳ.
Trong bản điều trần sẽ đọc hôm nay trước Hạ Viện Mỹ, ông John Sifton, Giám đốc Vận động, Ban Á châu của tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, nhấn mạnh là các hành vi bất đồng chính kiến ở Việt Nam luôn bị đàn áp và trong năm qua, ngày càng có nhiều nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam bị kết án và bỏ tù. Đặc biệt, tình trạng côn đồ sách nhiễu các nhà bất đồng chính kiến cũng có xu hướng gia tăng. Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ngày Chủ nhật vừa qua đã kết thúc bằng các vụ công an bắt giữ và đánh đập người biểu tình.
Về việc hạn chế tự do báo chí, ông John Sifton đặc biệt nêu lên « Quyết định 20 » bắt buộc các hãng truyền hình nước ngoài phải trả phí biên dịch và biên tập, tức là kiểm duyệt, cho phần nội dung, do cơ quan Việt Nam được nhà nước cấp phép thực hiện.
Đại diện của Human Rights Watch đề nghị tiểu ban, cũng như toàn bộ Uỷ ban Đối ngoại chất vấn chính quyền Obama một cách nghiêm khắc về nội dung đối thoại giữa Mỹ với Việt Nam. Theo ông Sifton, đã đến lúc chính phủ Hoa Kỳ cân nhắc các hành động như loại Việt Nam ra khỏi đàm phán về Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP hay các đàm phán thương mại song phương khác, và bắt đầu xét lại hợp tác quân sự với Hà Nội.


Copy từ: RFI

Đừng đặt lòng tin nhầm chỗ, thưa Thủ tướng!


TT Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Đối thoại Shangri-La. Ảnh: VGP
TT Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại ĐT Shangri-La. Ảnh: VGP
Gocomay: Trên các diễn đàn mạng khắp nơi đang rộ lên bình luận nhiều chiều về bài phát biểu của TT Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Đối thoại Shangri-La lần thứ 12 khai mạc vào tối 31/5/2013 vừa qua.
Tác giả Hạ Đình Nguyên ở trang Bauxite có lời khen như sau:
“Bài diễn văn hôm kia của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tại diễn đàn Shangri-La 12 là một bài phát biểu hay, sáng sủa và thật là hiếm có của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trong nhiều năm qua. Nếu so sánh thì có sự khác hẳn với bài diễn văn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cũng ở một diễn đàn quốc tế, tại Cuba, cách đây hai năm. Khác về nội dung tư tưởng, về tầm nhìn của một nhà lãnh đạo quốc gia, kể cả ngôn phong và các loại thuật ngữ“.
Bên cạnh đó, một độc giả trên Dân Luận lại có những phát hiện khá lý thú thế này:
Bài diễn văn của Đ/c X ở Shangri-La có nói nhiều về cái gọi là ‘lòng tin chiến lược’. Nhưng cái ‘khái niệm’ này không phải của Đ/c tự nghĩ ra đâu, mà là sản phẩm của ông Vua Hán Li Xi Ping (Tập Cận Bình)- Xem bản Anh ngữ ở đây (GCM).
Ông Tập Cận Bình phát biểu tại Washington, Hoa Kỳ, 15/2/ 2012. (Tân Hoa Xã / Xie Huanchi)
Ông Tập Cận Bình phát biểu tại Washington, Hoa Kỳ, 15/2/ 2012. (Foto: Tân Hoa Xã / Xie Huanchi)
Vậy là Đ/c X cố tình ‘đạo ý tưởng’ của Tập. Nếu không thì, Đ/c X chắc tình nguyện làm ‘marketing’ tư tưởng chính trị ngoại giao cho Tập (có trả lương hay không công chỉ cần mát long mát dạ Đại Ca?). Cũng có thể Đ/c X đã gặp phải tay chấp bút phản thùng.  Một chi tiết khác cũng mắc cười buồn là Đ/c X đã lập lại nguyên câu của Tập: ‘Không có lòng tin, người ta không làm được gì’ (Without trust, one can achieve nothing). Tân Hoa Xã bảo đây là ngạn ngữ của Tàu. Còn Đ/c X thì gán ghép cho đây là ‘thành ngữ của Việt Nam‘.”
Thiết nghĩ chuyện khen chê những hành vi và phát ngôn của một chính khách giữa chốn ba quân cũng là lẽ thường tình. Cái qúi của người lãnh đạo một quốc gia là sự cầu thị, tiếp thu và biết rút ra những kinh nghiệm từ những cái được và chưa được ấy để điều chỉnh những đối sách cụ thể mới là thiết thực cho lợi ích của quốc gia dân tộc.
Để rộng đường dư luận, GCM xin giới thiệu bài viết ngắn do tác giả Thiện Chí, hiện đang sống và làm việc tại CHLB Đức vừa gửi tới GOCOMAY’S BLOG sau đây:
Đối thoại Shangri-La 2013 


Đừng đặt lòng tin nhầm chỗ, thưa Thủ tướng!
“Trái tim lầm lỡ để trên đầu
Nỏ thần sơ ý trao tay giặc…“
                       (Mỵ Châu – Trọng Thủy)
Lòng tin chiến lược đẹp như thơ
Quang cảnh khán phòng Đối thoại Shangri-La 12 (2013)...
Quang cảnh khán phòng Đối thoại Shangri-La 12 (2013)…
Trong bài phát biểu dài hơn bốn vạn từ của Thủ tướng đọc tại Đối thoại Shangri-La 2013,  lòng tin được lặp lại tới 30 lần.
Thuật ngữ “lòng tin chiến lược“ như một điệp khúc du dương khi Thủ tướng phi lộ “Muốn có hòa bình, phát triển, thịnh vượng thì phải tăng cường xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược. Nói cách khác, chúng ta cần cùng nhau chung tay xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của Châu Á – Thái Bình Dương. Đó cũng là chủ đề mà tôi muốn chia sẻ với quý vị và các bạn tại diễn đàn hôm nay….“.
Với tư duy của một chính khách, lòng tin đã được cất cánh, nâng lên tầm cao mới thành lòng tin chiến lược. Thơ là biểu cảm ý tại ngôn ngoại, phải suy tư và nghiền ngẫm. Và cũng xin đừng hỏi vì sao, vì thơ là hư cấu, là tưởng tượng, đôi khi cũng vị nghệ thuật chứ không hẳn tất cả vi nhân sinh. Xin đừng bắt bẻ vì sao muốn có hòa bình, phát triển, thịnh vượng thì phải tăng cường xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược ?
Đơn giản vì đó chỉ làm đẹp bằng thơ!
Lạc điệu
Khi đề cập tranh chấp chủ quyền lãnh thổ từ Biển Hoa Đông đến Biển Đông đang diễn biến rất phức tạp, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực“, người ta biết ngay thủ phạm là Trung Quốc. Trung Quốc công khai bất chấp phản ứng và mất lòng tin với cộng đồng quốc tế. Trung Quốc là kẻ cướp, họ mới cần xây dựng và củng cố lòng tin với thế giới. Ngài Thủ tướng kêu gọi các nước cần xây dựng lòng tin chiến lược cùng kẻ cướp.
Ngài có nghĩ rằng người ta có thể nghi ngờ lời kêu gọi các nước cần cùng nhau chung tay xây dựng lòng tin chiến lược được phát ra từ thủ lĩnh Nước Lạ?
Mọi Quốc gia và mỗi con người đều biết giới hạn của lòng tin và nghi ngờ.
Hãy đặt lòng tin chung thủy vào nhân dân
Ngài đúng là Thủ tướng Việt Nam, người Việt Nam. Ngài đang giữ chức vụ lãnh đạo chính phủ Việt Nam. Muốn nước Việt Nam hòa bình, phát triển, thịnh vượng thì chính Ngài phải là người gương mẫu tràn đầy lòng tin chung thủy được nhân dân Việt Nam tin tưởng và yêu mến. Lịch sử đã từng chứng minh, quốc gia hòa bình, phát triển và thịnh vượng chỉ khi nào chế độ biết lo cho dân và được nhân dân tin tưởng ủng hộ.
Lòng tin vô cùng quý giá, xin đừng hào phóng và lạm dụng nó. Có được lòng tin đã khó, nhưng giữ được lòng tin còn khó gấp bội. Những kẻ lừa dối, phản trắc, tham lam, độc ác, thiếu tình người chắc chắn không thể có lòng tin.
Thủ tướng đến Hội nghị Shangri-La kêu gọi về lòng tin chiến lược, ắt thấu hiểu về giá trị của lòng tin. Thế nhưng lòng tin mù quáng cũng đồng nghĩa với ấu trĩ về chính trị.
Hình như trong bối cảnh hiện nay, chính quyền Việt Nam và Ngài đã đặt lòng tin chiến lược không đúng chỗ, thưa Thủ tướng!?
03.05.2013
Thiện Chí
PS:
Từ phải sang trái: Thiện Chí; Nhà văn Vũ Thư Hiên; Gocomay (Ảnh chụp giữa thập niên 90s).
Từ phải sang trái: Thiện Chí; Nhà văn Vũ Thư Hiên; GCM (Ảnh chụp giữa thập niên 90s).


Copy từ: Gò Cỏ May

Bàn về những cuộc biểu tình ở Việt Nam nhân ngày 4/6

 
Nhìn từ xa, những cuộc biểu tình chính trị ở Việt Nam là một hiện tượng rất thú vị đối với những nhà nghiên cứu chính trị so sánh (comparative politics) và đặc biệt là những người quan tâm đến phạm vi ‘xã hội dân sự chính trị’ (political civil society) hoặc là ‘phạm vi công cộng’ (public sphere, theo Habermas).
Các cuộc biểu tình này cũng thú vị nếu nhìn từ gốc rễ những lý thuyết và nghiên cứu về ‘phong trào xã hội’. Về khái nghiệm phong trào xã hội, thì một định nghĩa đơn giản là hiện tượng khi một số lượng người kết hợp cùng nhau để thực hiện một mục tiêu chính trị nào đó. (Lưu ý, nó hoàn toàn khác so với ý nghĩa phổ biến ở Việt Nam, vì ở ngoài Việt Nam chẳng có ai thấy một phong trào xã hội thực sự có xuất phát từ bên trong nhà nước. Ngược lại, nó xuất phát từ môi trường xã hội ngoài nhà nước).
Về các cuộc biểu tình ở Việt Nam thì chưa chắc nên gọi là ‘phong trào xã hội’ vì sự tổ chức và tính bền vững của nó chưa rõ ràng. Thế nhưng đó là một câu hỏi gây tranh cãi và quan trọng.
Tuy nhiên, trước khi viết thêm một chữ nào về nghiên cứu phải khẳng định, đối với những người trực tiếp tham gia, thì biểu tình là một việc hết sức nghiêm trọng. Mới hôm kia, rất nhiều người ở Hà Nội đã cố gắng bày tỏ quan điểm chính đáng của mình. Kết quả là mọi người có bày tỏ một chút và vài phút sau đó các quyền công dân đã bị vi phạm nghiêm trọng.
Có vẻ nhà nước Việt Nam, hoặc ít nhất một số bộ phận của nó, vẫn sợ có một dư luận công cộng về các chủ đề chính trị xã hội, dù chuyện đó ở các nước dân chủ như Đại Hàn là điều hết sức bình thường. Trên chuyến bay từ Hong Kong về Hà Nội mới sáng nay, một người Việt ngồi bên cạnh tôi đã bình luận: “Chính trị Việt Nam lạc hậu, chán”. Tôi đã không phần đối ý kiến này, đặc biệt trong bối cảnh ngày 4 tháng 6.
Nhưng chính hôm nay, hai ngày sau cái gọi là ‘Vụ án Bờ Hồ’ và tròn 24 năm nhà cầm quyền Trung Quốc quyết định nhấn chìm cuộc biểu tình ôn hòa ở Thiên An Môn trong biển máu, tôi xin chia sẻ một số ý tưởng ban đầu của tôi về hoạt động biểu tình ở Việt Nam trong 2, 3 năm qua từ góc nhìn của khoa học xã hội và cũng có thể có giá trị nhất đinh. Xin lưu ý, những ghi chép này không phải là một sản phẩm nghiên cứu mà là một số nhận xét từ suy nghĩ của một nhà khoa học xã hội biết ít nhiều về chính trị và biết ít nhiều (và theo nhiều người là quá ít) về Việt Nam.
Ai cũng biết, biểu tình ở Việt Nam có nhiều loại. Cho đến bây giờ, vẫn có người đề cập đến vấn đề này nhiều hơn và kỹ hơn tôi.
Nói chung, ít khi các cuộc biểu tình được tổ chức kĩ lưỡng. Trên thực tế, đa số các cuộc biểu tình xuất phát từ những ‘vụ án’ cụ thể, chẳng hạn như cướp đất hoặc ai đó đâm đơn kiện chính quyền hoặc là vấn đề lao động. Thế nhưng thời gian gần đây, các cuộc biểu tình, dù không được tổ chức như ở các nước nơi quyền tự do hội họp được đảm bảo, cũng được cố gắng tổ chức như cuộc biểu tình ngày hôm trước (2/6/2013) hoặc Dã ngoại nhân quyền cách đây mấy tuần.
Trong bối cảnh chính quyền tăng cường đàn áp, việc tổ chức biểu tình cũng có nguy cơ nhất định của nó. Đúng thế! Nếu tổ chức biểu tình một cách công khai thì không có gì bất ngờ khi được lực lượng đàn áp mời uống cafe.
Tuy nhiên, nghiên cứu quốc tế cho thấy muốn đạt hiệu quả thì các phong trào xã hội phải có đủ cái gọi là ‘nguồn tổ chức’ (organizational resources) thì mới phát triển một cách bền vững được. Sự kém cỏi về mặt tổ chức có thể được xem là lý do chính các phong trào xã hội thất bại. Chính ĐCSVN ngày trước đã chứng mình sự quan trọng của nó trong câu nói: “Phải có tổ chức”.
[Về nghiên cứu phong trào xã hội, xin mời độc giả tìm đọc ba quyển sách xã hội học xuất sắc: "Sức mạnh trong sự vận động" (Power in Movement) của Sydney Tarrow, "Các chế độ và các phương thức phản kháng" (Regimes and Repertoires) do Charles Tilly viết, và Quyền lực của Thiên An Môn (The Power of Tiananmen) của Dingxin Zhao]Image.ashx
Sự phát triển của phong trào xã hội trong một bối cảnh đàn áp là cực kỳ phức tạp vì có nhiều hạn chế từ mọi phía. Tôi lấy ví dụ: làm sao mà có một phương thức tổ chức hiệu quá khi không biết ‘đối thủ’ là ai, ‘bạn nào’ là CAM, vv.
Đối với các ý niệm dân chủ (ideal notions of democracy), biểu tình là một dấu hiệu tích cực. Và đúng thế, mối quan hệ kinh nghiệm giữa dân chủ và biểu tình rất mạnh. Lý do chính có thể là trong một xã hội dân chủ, nhân quyền và quyền chính trị được tôn trọng và nếu bộ mấy nhà nước có vấn đề (chẳng hạn không hợp lòng dân) thì sẽ có nhiều biểu tình. Ở các nước như Đại Hàn, trong trường hợp các thể chế chính trị có xu hướng thiếu minh bạch và thiếu trách nhiệm giải trình thì 100 phần trăm sẽ có biểu tình. Chuyện quá đỗi bình thường.
Nếu có biểu tình nhưng không có một cơ chế hữu hiệu đảm bảo quyền công dân thì thật sự là một tình trạng nguy hiểm. Trong những trường hợp này, như phong trào dành độc lập của Ấn Độ chẳng hạn, thì sự dũng cảm và quyết tâm của người dân là hai yếu tố cần thiết. Hai cái đó cùng với sự chính đáng và những phương pháp phi bạo lực là những yếu tố quyết định đã cho phép dân Ấn thoát khỏi sự cai trị độc đoán của Đế quốc Anh. Có phải là cách đây mấy năm tôi đã thấy một bức tượng của Gandhi ở Hà Nội không nhỉ?
(Có biểu tình không có nghĩa là cuộc biểu tình nào cũng hay và nên được dân chúng ủng hộ. Nội dung của cuộc biểu tình lại là một vấn đề khác. Thế nhưng ở các nước như Đại Hàn, chẳng có ai được quyền quyết định ai có quyền biểu tình vì đó là một quyền tuyệt đối).
Nếu trong các nước pháp quyền thực sự, biểu tình là việc bình thường thì việc có biểu tình chính trị ở Việt Nam nhiều hơn trước có phải là một dấu hiệu Việt Nam đang dân chủ hóa không? Ai cũng có lí do để lạc quan, nhưng hiện quá sớm để trả lời câu hỏi này. Đương nhiên, biểu tình ở Việt Nam về bất cứ vấn đề nào mà hoàn toàn đi ngược lại với chủ trương của chính quyền là rất nguy hiểm, không chỉ với những ai có cảm hứng tham gia mà còn với gia đình của những người này.
Ở đây, chúng ta có thể thấy một đặc trưng trong các cuộc biểu tình ở Việt Nam. Đến bây giờ, đại đa số các cuộc biểu tình (và có thể là hầu hết) có liên quan đến vấn đề Biển Đông vì chủ đề đó được coi là chính đáng lẫn tương đối ‘an toàn’. Thế nhưng sau những gì được ghi nhận từ cuộc biểu tình hôm kia, chúng ta thấy chưa ‘an toàn’ đâu.
Bất cứ ai là người Việt Nam đều thấy một điều vô lý: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rất thẳng về những vấn đề với TQ ở biển Đông trong một khách sạn sang trọng ở Singapore (một đất nước độc đoán luôn thích biến công dân thành những những người máy chỉ biết phục tùng) trong khi nhân dân ở Việt Nam – một nước độc lập tự do – không được phép biểu tình ôn hòa tại đất nước của chính mình.Có một số người cho rằng việc Nguyễn Tấn Dũng có hai ‘đồng minh’ (Ngân và Nhân) bên cạnh ở Bộ Chính trị bao hàm khả năng ông ta có ưu thế. Một số người vẫn nghĩ rằng Luật Biểu tình dù đã trở nên mờ nhạt từ năm 2011, giờ có thể được đưa ra thực hiện. Những điều đó, tôi chẳng biết. Nhưng ít khi có thay đổi về thể chế chính trị một chiều từ trên xuống.Thế thì sự kiện hôm kia có gì khác so với các cuộc biểu tình trước đây không? Theo hầu hết những người có mặt, một sự khác biệt là hành vi của CA. Có vẻ như CA đã quyết định trước sẽ bắt ai.Hôm kia cũng có một hiện tượng tôi chưa từng thấy ở Việt Nam: một số người đã áp dụng một phương thức biểu tình bất bạo động ngoài trại Lộc Hà. Nếu đang nhìn từ trên, chắc chắn Gandhi đang cười.
Biểu tìnhPhải chăng đây là dấu hiệu cho thấy người Việt Nam đang phát triển khả năng biểu tình hiệu quả hơn? Phải chăng như ngày xưa ‘du kích’ là phương pháp hiệu quả, và hiện nay ‘du kích phi bạo lực’ đang trở thành phương pháp đấu tranh mang lại những kết quả về các quyền chính trị mà người Việt Nam đã chờ đợi bấy lâu nay? Chưa biết.
Xin quay về câu hỏi, liệu các cuộc biểu tình ở Việt Nam có là ‘phong trào xã hội’ theo định nghĩa phổ thông của nó, thì cũng chưa rõ.
JL  -  Hà Nội, Ngày 04 tháng 6, 2013


Copy từ: Jonathan London

Truyền thông Việt Nam đả kích người biểu tình chống Trung Quốc

Người biểu tình tại Hà Nội cầm biểu ngữ lên án hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, ngày 2/6/2013.
Người biểu tình tại Hà Nội cầm biểu ngữ lên án hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, ngày 2/6/2013.
Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội hôm qua phát sóng một bản tin ngắn, trong đó lên án những người biểu tình chống Trung Quốc là ‘kích động, gây mất trật tự công cộng, ảnh hưởng tới hoạt động chung của khu vực’.

Cơ quan báo chí trực thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cho rằng ‘bầu không khí vốn thanh bình yên ả xung quanh khu vực Hồ Hoàn Kiếm đã bị xáo trộn bởi một số người tụ tập trái phép’.

Trả lời VOA Việt Ngữ hôm 4/6 từ Hà Nội, blogger Lê Anh Hùng, một người xuống đường hôm 2/6, cho biết những người biểu tình chống Trung Quốc đã quen với những cáo buộc như vậy.

"Các cơ quan truyền thông nhà nước thường xuyên bôi nhọ, vu vạ những người biểu tình, những người đã buộc phải lên tiếng trước sự gia tăng những hành động xâm lấn của Trung Quốc trên biển Đông. Chúng tôi cũng chẳng lạ gì. Không chỉ là Đài truyền hình Hà Nội, mà thậm chí cả Đài truyền hình Việt Nam, họ luôn dành cho những người như chúng tôi những lời lẽ miệt thị và chẳng hay ho gì."

Các cơ quan truyền thông nhà nước thường xuyên bôi nhọ, vu vạ những người biểu tình, những người đã buộc phải lên tiếng trước sự gia tăng những hành động xâm lấn của Trung Quốc trên biển Đông...
Khoảng hơn 100 người đã tham gia cuộc biểu tình ở khu vực Hồ Hoàn Kiếm, ở trung tâm thủ đô Hà Nội,  mà những người tổ chức nói là để ‘phản đối Trung Quốc gây hấn và xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên biển Đông’.

Những người biểu tình mang theo các biểu ngữ như ‘Công lý và hòa bình trên biển Đông’ hay ‘ Phản đối đường 9 đoạn của Trung Quốc’.

Cuộc xuống đường này đã nhanh chóng bị lực lượng an ninh giải tán, và tin cho hay, có nhiều người bị bắt giữ.

Trong khi đó, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội cho rằng những người xuống đường dùng ‘cái cớ nghe có vẻ chính đáng là yêu nước, chống Trung Quốc gây căng thẳng ở biển Đông’.

Tuy nhiên, trong bản tin của Đài này không có phần ý kiến của những người tham gia biểu tình mà chỉ dẫn lời một số cán bộ hưu trí. Một trong số những người được phỏng vấn lên tiếng yêu cầu thành phố xử phạt những người tham gia biểu tình.

Blogger Hùng cho biết anh và những người biểu tình khác cảm thấy bị xúc phạm.

"Đương nhiên là chúng tôi cảm thấy xúc phạm, bất bình và tất nhiên là kèm theo cả một nỗi đau ở trong lòng nữa bởi vì chúng ta không chỉ đứng trước một Trung Quốc đang trỗi dậy, đang tỏ ra ngày càng hung hăng trên biển Đông mà chúng ta đứng trước một chính phủ ngày càng tỏ ra bất lực và thậm chí còn hùa theo giọng điệu của ngoại bang. Việt Nam không những đang đứng trước họa xâm lăng mà còn cả kẻ thù ngay bên trong chúng ta nữa. Đáng tiếc là chính phủ đang ngày càng cho thấy là họ ngày càng rời xa cái nguyện vọng chính đáng của nhân dân cũng như ý chí quật cường của nhân dân trong việc bảo vệ tổ quốc."

Đây không phải là lần đầu tiên một cơ quan truyền thông nhà nước lên tiếng chỉ trích những người tham gia biểu tình.

Trong một cuộc phỏng vấn trước khi diễn ra cuộc biểu tình hôm 2/6, blogger Nguyễn Lân Thắng nói với VOA Việt Ngữ rằng chính quyền đã ‘dại dột’ khi trấn áp các cuộc xuống đường phản đối Trung Quốc.

Ông Thắng nói các cuộc biểu tình đó ‘hoàn toàn bắt nguồn từ lòng yêu tổ quốc, những tình cảm rất là thiêng liêng của người dân’.

Chính quyền Việt Nam thời gian qua cũng đã nhiều lần lên tiếng phản đối các hành động gây hấn của Trung Quốc ở biển Đông.

Copy từ: VOA

THƯỜNG THÔI! VẪN NƯỚC ĐÔI, CHUNG CHUNG, TRÁNH NÉ!...

Ngày 4/6/2013)

THƯỜNG THÔI! VẪN NƯỚC ĐÔI, CHUNG CHUNG, TRÁNH NÉ!...



Vừa qua, tại đối thoại Sangri La, Thủ tướng CHXHCNVN đã đọc một bản diễn văn soạn trước, …được “báo ta” ca ngợi ngất trời như chưa từng có chánh trị gia nào trên đời phát biểu hay ho, hăng hái, hùng hồn như thế trước toàn thế giới!

Là một lão già… “lẩm cẩm rỗi hơi”, và “tự diễn biến khá nặng”, mình đã để tâm xem: đ/c X liệu phen này có để lộ chút xíu ý đồ gì liều mạng hơn, sau khi đã khống chế được cả bá quan văn võ triều đình qua mấy kỳ họp TW vừa qua? …Vậy lần này, bài nói chính tại “Đối Thoại Sangri-La (mà chắc chắn phải có sự góp ý của “một số không nhỏ” các vị cùng trên một tầm cao trí tuệ) dứt khoát phải được quảng bá lưu truyền khắp thiên hạ về khả năng, tài trí vô song của một ông thủ tướng gọi là cộng sản cũng được mà gọi là tư bản cũng xong!


Và mình không thể không thấy: quả là ông Dũng vừa… anh dũng vừa… láu cá thiệt!

Trước tiên mình xin biểu dương những điều “mới” nghe lần đầu từ miệng một người đã hơn 50 năm theo Đảng!

1-Không phải là cái chủ đề “Niềm tin chiến lược” như một số nhà báo ít đọc hoặc không biết đọc báo nước ngoài nên không ngớt tán hươu tán vượn là sáng kiến của thủ tướng vì: Cái “Strategic trust“ hoặc “strategic faith” hoặc “confiance stratégique” hoặc “niềm tin chiến lược” này đã làm báo chí thế giới bình luận khá nhiều khi Tập Cận Bình lúc chưa làm chủ tịch nước đã tung ra khi thăm Mỹ năm 2012! Và báo chí phương Tây đã tốn không ít giấy mực để bình luận về cái sự…mơ hồ, mông lung của nó từ lâu rồi!

2-Những điểm mới và khá mạnh dạn chính là toàn bộ bài nói đều bật ra từ những tư tưởng…“tự diễn biến” để chiếm được lòng cử tọa!…Không ai còn thấy đây là một thủ lãnh cộng sản đơn thương độc mã xông vào giữa những “kẻ thù giai cấp” mà dạy cho ai đó một bài học về chủ nghĩa xã hội, không còn cái kiêu hãnh cố hữu và xấc xược cộng sản “trăm trận đánh, trăm trận thắng mà là ….”nếu xảy ra chiến tranh thì tất cả đều thua”!(Điểm này là…”suy thoái nặng” đây!)

3-/Lần đầu tiên một ông cộng sản nước nhỏ dám nói thẳng ra những điều rất ngại nói với các ông cộng sản nước lớn là:

“… Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền…”

hoặc

"…Trong suốt lịch sử mấy nghìn năm, Việt Nam đã chịu nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra"

“Mấy nghìn năm” thì chắc chắn chả có thằng Tây, thằng Mỹ nào gây cho dân Việt mất mát và đau thương ngoài ông Tầu cả!

Hoặc:

“… những thách thức và nguy cơ xung đột là không thể xem thường. Mọi người chúng ta đều hiểu, nếu để xảy ra mất ổn định, nhất là xung đột quân sự, nhìn tổng thể thì sẽ không có kẻ thắng người thua - mà tất cả cùng thua"

Dù không chỉ mặt đặt tên ai đã gây chiến tranh, gây đau khổ cho dân VN nhưng chỉ có giống…lợn, giống, bò mới không hiểu là ông Dũng nói tới ai! Gút bai 14 chữ vàng, pha-rờ-oel fo-rơ-gút!

Chắc sau kỳ họp ày, anh Ba cho kẹo chẳng dám vác xác sang hội chợ Quảng Tây lần nữa!

Vậy thì, các bạn “chống cộng quá khích” cứ cho tớ động viên ông thủ nước ta tí chút! Nếu có vì việc ăn nói thiếu lạp xường, thiếu mác, thiếu Lê, thiếu Xã Hội Chủ Nghĩa ưu Việt….thiếu đồng chí hướng, đồng lý tưởng, thiếu chiến đấu, đảng tính…mà bị “mất điểm” thì âu cũng là số mệnh của…Giời, đã đến lúc bắt anh này phải thắng, anh kia phải thua cho nhân dân ngơ ngác chúng em được…nhờ!

Tuy nhiên (cho em xin học tập mấy anh chi nghị sỹ quác hội),…Tuy nhiên, cũng phải nói đến cái ”chưa hay” (chứ không phải là “dở” đâu nhé):

1-Không chuẩn bị cho anh Ba trước những câu trả lời nếu bị vặn vẹo, xỏ xiên hoặc những lời giải thích thêm về những vấn đề có tính chất “nói ít hiểu nhiều” hoặc “muốn hiểu thế nào thì hiểu” nên anh Ba đã bị lúng túng ra mặt khi đụng phải những…”thứ dữ”.

2-/Bộ phận cố vấn, phiên dịch đi theo đầy cả một chuyên cơ đã không rút được kinh nghiệm của “đường lối ngoại giao Việt Cộng” xưa nay là: “Chỉ trả lời những câu hỏi bằng văn bản gửi trước”! Mà chẳng cần dấu diếm gì khi công bố: ”Thủ tướng chúng tôi không nói được bất cứ thứ tiếng gì ngoài tiếng Việt nên không gửi trước thì bộ phận phiên dịch chúng tôi không đủ thời gian chuẩn bị, nhất là thời gian phỏng vấn lại eo hẹp và ngôn ngữ ngoại giao rất khó dịch ra tiếng Việt!!!”.(kinh nghiệm của nhóm phiên dịch cho Lê Đức Thọ tai Hội Nghị Paris)

3-/Do không chuẩn bị cho nên anh Ba đã bị …”hố” khá nhiều trước mấy cái bẫy, Ví dụ:

Về câu hỏi của tiến sỹ Christian le Miere, nghiên cứu viên cao cấp về Hải quân và Ổn định Hàng Hải –Viện chiến lược Quốc tế (IISS):

"Trong bài phát biểu của ngài, ngài nhiều lần nhắc tới tầm quan trọng của luật pháp quốc tế ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và tất cả các nước nên tôn trọng luật quốc tế. Điều này có nghĩa là Việt Nam đồng ý với Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế về đối với tranh chấp chủ quyền tại Bãi cạn Scraborough? Và ngài có muốn thấy có thêm nhiều nước dựa vào tòa án trọng tài quốc tế như một công cụ để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình?"

Cử tọa đã nhận được câu trả lời:

"Thưa các bạn, vấn đề Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài của Tòa án Quốc tế về Luật Biển, về vấn đề này ngày 26/4/2013, Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố công khai quan điểm của mình, tôi xin không nhắc lại để đỡ tốn thời gian của quý vị!"

Rõ ràng anh Ba đã “bi sắc” nên đã… lảng tránh, nhất là chuyện Philippines kiện Tầu có tí dính líu đến cả Việt Nam nên….há miệng mắc quai!

Hoặc:

Về câu hỏi của nữ thiếu tướng Tầu Yao Yunzhu, Giám đốc Trung tâm quan hệ quốc phòng Trung-Mỹ:

“…ngài có đề cập tới có việc tự do hàng hải bị gián đoạn cũng như ảnh hưởng luồng trung chuyển thương mại quốc tế trong đó một hoặc nhiều cường quốc chính vi phạm luật quốc tế. Câu hỏi của tôi là ngài có thể nêu ra một vài ví dụ cụ thể về việc tự do hàng hải bị vi phạm và vi phạm theo luật quốc tế nào?"

Và câu trả lời của anh Ba là:

…”Chúng tôi cho rằng những diễn biến gần đây trên thực tế chắc có lẽ tất cả mọi người của chúng ta ở đây đều biết, tôi thấy không cần nhắc lại”?!!!


Rõ ràng là bắt đầu…rét và run đến nỗi đeo cái head phone cũng ….ngược! Tội nghiệp!

Chỉ riêng với câu hỏi của Tiến sỹ Lee Chung Min, Đại học Yonsei, Hàn Quốc thì mong có sự cụ thể hơn ở cái sáng kiến lòng tin chiến lược nó ra sao bằng câu hỏi: ”…. Ngài đã đề cập tới các từ “lòng tin chiến lược” tới 30-40 lần, câu hỏi của tôi rất đơn giản là vậy ngài tin tưởng Hoa Kỳ như thế nào khi so với Trung Quốc, đứng ở quan điểm của Việt Nam?"

Thì thủ tướng ta đã trả lời khá rõ ràng là….

“Chúng tôi tin tưởng và hy vọng Trung Quốc và Hoa Kỳ với tư cách là hai cường quốc của thế giới, của khu vực nhận rõ vai trò, trách nhiệm và lợi ích của mình mà có những chiến lược, những việc làm thiết thực, phù hợp để đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển, thịnh vượng ở khu vực”

Hay nói ngắn gọn là: “Ai cũng từng tốt, từng xấu như nhau!”

Nghĩa là cả hai anh đã từng ….”xâm lược” nước tôi! Cứ đọc câu này kỹ mà ngẫm nghĩ đi! Các anh làm gì thì làm nhưng nhớ là phải tuân thủ luật pháp quốc tế và chủ quyền các quốc gia đấy nhé!

Không được như Afghanistan, Irak, Lybie, Syrie… đâu! Oách xì xằng ra phết!....Nghe đây:

“Chúng ta trông đợi và ủng hộ Hoa Kỳ và Trung Quốc khi mà các chiến lược, các việc làm của hai cường quốc này tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền của các quốc gia, vừa đem lại lợi ích cho chính mình, đồng thời đóng góp thiết thực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng chung"

Dù có một số quan điểm lập trường không Mác-không Xít, không Lê.
Dù đã khá thẳng thắn và mềm dẻo, khéo viết, khéo đọc nhưng nhìn chung thì:

Đối thoại Sangri-La lần này cũng chẳng đi đến đâu vì:

1-Sau khi anh Ba đã trở về thì tướng Thích Kiến Quốc đã đăng đàn khẳng định lại là “những vùng biển đảo đang có tranh chấp là của Trung Hoa, không thể tranh cãi và quyết ngăn chặn những hành động xâm nhập trái phép bằng mọi biện pháp“

2-Chẳng thấy có ông nào cỡ to to một tí có mặt tại chỗ tiếp tục lên tiếng ủng hộ công khai trong cuộc Đối Thoại trở thành ….độc thoại này của Việt Nam cả! Tất cả chỉ là những lời ngợi khen cá nhân cho mấy ông Việt Cộng tưởng…bở nở mũi ở hành lang, hoặc giữa lúc trà dư tửu hậu hoặc do VTV phỏng vấn và…tự dịch chả biết “đầu cua tai nheo” ra sao nữa mà thôi!

3-Đã bỏ lỡ một cơ hội hiếm có, người ta bầy sẵn cho anh tha hồ tố khổ, tha hồ đưa ra những cái phải bàn cãi đến nơi những chuyện mà đối phương cho là không thể bàn cãi!

Ấy vậy mà lại không đi dám đi đến nơi! Vẫn một bước đi một bước lùi! Vậy đợi COC đến mùa quít hay lại phải sang Thành Đô lần nữa để ngư dân Việt Nam có đường ra biển đây! Bằng không thì sẽ có ngày “thà làm ngư dân làm thuê cho Tầu” có khi đỡ lo miếng ăn, đỡ lo mất mạng! (Thanh Hóa đã có 5, 6 ngàn trường hợp đáng buồn lo này rồi đó!

Cho nên:

Rất khách quan, mình đành nhận xét cuộc độc thoại Sangri-La vủa qua: ….Chưa đạt điểm trung bình!

Nó Thường thôi! Vì vẫn… Nước đôi và chung chung, không hiệu quả!

Copy từ: NS Tô Hải

LÒNG TIN CỦA ÔNG THỦ TƯỚNG

Đặng Chí Hùng
2-06-2013
Chỉ cần điểm qua những gì mà ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói và làm thì nhân dân Việt Nam thấy rằng, giữa những gì ông và đảng cộng sản làm khác hẳn những gì ông tuyên bố. Điều đó cho thấy, lòng tin là một khái niệm xa xỉ và chưa từng có ở thủ tướng. Những gì ông tuyên bố trong bài diễn văn tại Singapore về lòng tin thực chất đối với người dân chỉ là một số không tròn trịa. 

Trong ngày khai mạc của Shangri-La lần thứ 12, trước đông đủ quan khách, ông thủ tướng của Việt Nam đã có một bài phát biểu với nội dung chính là “Lòng tin là khởi nguồn của mọi quan hệ hữu nghị, hợp tác”.

Thực chất, với trình độ của một y tá học trong trường rừng cộng với cái cách đọc không rời mắt khỏi tập tài liệu thì người dân Việt ai cũng biết bài diễn văn dài đó là do đội ngũ giúp việc đã soạn giùm thủ tướng.

Tuy nhiên, báo giới của đảng đã vội tung hô nó lên như một phát minh có thể làm thay đổi thế giới. Điều này không có gì ngạc nhiên vì đảng cộng sản vốn có truyền thống tự lăng xê mình. Nhưng điều đáng nói ở đây là điều mà báo giới của đảng ca ngợi về nội dung chính của bài diễn văn lại là một nghịch lý đối với ông thủ tướng.
Trong bài phát biểu của mình, ông Nguyễn Tấn Dũng đã nói “Việt Nam chúng tôi có câu thành ngữ : mất lòng tin là mất tất cả” . Đúng , câu này thì ông thủ tướng nói đúng, người Việt Nam vốn trọng chữ tín và sự thẳng thắn . Nhưng câu nói này được xuất phát từ thủ tướng thì có vẻ không đúng vì từ trước đến nay lòng tin của nhân dân với đối với đảng cộng sản nói chung và ông thủ tướng Dũng nói riêng đã hoàn toàn không còn.
Trước đây, Ông Dũng nói tại lễ nhậm chức kỳ đầu tiên năm 2006 tuyên bố: "Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu tôi không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay." .Nhưng trên thực tế sau khi ông Dũng nhậm chức thủ tướng thì bao nhiêu nghìn tỉ đã đội nón ra đi theo những “quả đấm thép” của ngài thủ tướng khả kính?. Hết Vinashin, lại đến Vinaline và hàng loạt các tập đoàn sụp đổ . Đến ngay như “chủ trương lớn” của đảng mà ông Dũng đích thân ký là dự án Boxit Tây nguyên ngày nay đã thất bại hoàn toàn.Lạm pháp phi mã từng ngày và thất nghiệp đến mức kỷ lục.Nếu là một người giữ lời hứa, trọng lòng tin thì chắc ông Dũng đã từ chức từ lâu và không cố đấm ăn xôi ngồi thêm cái ghế thủ tướng nhiệm kỳ 2.
Ông thủ tướng cũng đã từng nói: "Là người đứng đầu, tôi xin nhận trách nhiệm về Vinashin!" .Nhưng thật bất ngờ sau tuyên bố đó,ông Dũng chẳng hề hấn gì và tiếp tục điệp khúc "Tôi sẽ chịu trách nhiệm và tiếp tục tại vị..." .Thật hài hước cho cái kiểu chịu trách nhiệm của ông thủ tướng. Và cũng thật đáng buồn cho lòng tin mà ông thủ tướng nhắc đến tại Sangri-La 12.
Cũng chính ông thủ tướng đã tuyên bố: "Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hành dân chủ rộng rãi, nhất là dân chủ trực tiếp, xây dựng xã hội đồng thuận, cởi mở." .Vậy mà ông Thủ tướng cho dựng lên vụ án nổi tiếng “Hai Bao cao su” Để bức hại tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ vì tội "Chống phá nhà nước" mà đến nay những người yêu tự do, dân chủ trên khắp thế giới đều cho rằng là sự ô nhục của luật pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ông thủ tướng còn làm ngơ cho công an và an ninh thi nhau bắt bớ người biểu tình ôn hòa, yêu nước chống Trung Quốc xâm lăng thì cái "Quyền làm chủ nhân dân" mà ngài thủ tướng đã nói chỉ là một thứ bỏ đi. Và như vậy nhân dân Việt nam không thể tin vào niềm tin mà ông thủ tướng đang hô hoán với thế giới nữa rồi.
Ông Dũng cũng đã hai lần tuyên bố rất hùng hồn về vấn đề biển đông và Hoàng Sa – Trường Sa .Lần đầu tiên ông thủ tướng cũng tuyên bố rất hùng hồn ở lễ hội biển Nha Trang về việc Việt Nam có đầy đủ chủ quyền, kiên quyết bảo vệ ngư dân và chủ quyền biển đảo. Rồi sau đó, tại quốc hội , ông thủ tướng lại tiếp tục khẳng định hùng hồn về cái gọi là “Chủ quyền không thể tranh cãi” của Việt nam. Nhưng trên thực tế ,Trung Quốc vẫn cắt cáp, vẫn o ép và bắt bớ ngư dân ngay trên vùng biển Việt Nam mà không có phản ứng nào từ phía cơ quan chức năng có trách nhiệm như cảnh sát biển, hải quân. Và chính ông thủ tướng cũng không quên cho phép tòa án của đảng bỏ tù hai em sinh viên Nguyên Kha – Phương Uyên chỉ với biểu ngữ “Tầu khựa cút khỏi biển đông”. Vậy phải chăng những lời tuyên bố hào hùng ở Nha Trang và trước Quốc Hội của ông thủ tướng chỉ là "lời nói gió bay"? 
Trong vị việc của dân oan mất đất Đoàn Văn Vươn, cũng chính ông thủ tướng tuyên bố phải xử nghiêm minh những kẻ cướp đất của gia đình anh Vươn. Nhưng cũng những quan chức dưới quyền của ông kết án nặng nề cho anh Vươn, còn những kẻ cướp là quan chức Tiên Lãng, Hải Phòng thì chỉ có một cái án lấy lệ. Vậy phải chăng những gì thuộc về lòng tin đối với ông thủ tướng chỉ là trò đùa ?
Chỉ cần điểm qua những gì mà ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói và làm thì nhân dân Việt Nam thấy rằng, giữa những gì ông và đảng cộng sản làm khác hẳn những gì ông tuyên bố. Điều đó cho thấy, lòng tin là một khái niệm xa xỉ và chưa từng có ở thủ tướng. Những gì ông tuyên bố trong bài diễn văn tại Singapore về lòng tin thực chất đối với người dân chỉ là một số không tròn trịa. 
Đối với dân tộc mình, ông thủ tướng và đảng của ông không thể đem lại một chút lòng tin. Vậy thì ông thủ tướng đừng bao giờ tuyên bố về lòng tin với người khác, chắc họ chẳng muốn tin ông đâu.Và quan trọng hơn cả,Khi lòng tin của nhân dân đối với những người như ông thủ tướng và đảng cộng sản đã mất từ lâu thì sớm muộn gì ông và đảng cũng sẽ trở thành một thứ phế thải của lịch sử và niềm tin.  
Xin gửi lại đảng cộng sản và ông thủ tướng một câu nói của chính một cựu đảng viên cộng sản gạo cội – ông M. Gorbachev như lời kết của bài viết này "Cộng sản chỉ biết tuyên truyền và nói dối".
Đặng Chí Hùng
02/6/2013




Copy từ: Tri Nhân Media