CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Học sinh lớp 1 bị bắt ký cam kết 'không tham gia biểu tình'

Một người nhìn đâu cũng thấy ma là người bị tâm thần!!!!!


Thu Anh (Danlambao) - Đây là Bản cam kết của Trường tiểu học Nguyễn Du - Quận Hoàn Kiếm, do cô giáo phát cho học sinh (cháu trai tôi, học lớp 1) và yêu cầu phụ huynh lẫn học sinh phải ký vào. Chưa vội nói đến tính chính trị của Bản cam kết này, mà chỉ nói đến tính quy phạm của 1 văn bản thôi đã cho thấy tính chất coi thường nhân dân, cụ thể ở đây là coi thường học sinh lẫn phụ huynh.
Mang danh 1 cơ quan giáo dục, đào tạo mà bản cam kết không đóng nổi 1 con dấu đỏ thể hiện tính chính thống và tính pháp lý của đơn vị tổ chức phát hành. Nội dung cam kết thì “ông đá gà bà đá vịt”, nhăng cuội, và thể hiện sự ngu dốt tột độ của giới giáo dục vì đưa ra cái tiêu đề: Bản cam kết thực hiện đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau tết nguyên đán quý tị 2013. 
Thứ nhất: Về nhận thức của bọn ra văn bản, việc đảm bảo an ninh trật tự mọi lúc, mọi nơi (không kể giai đoạn, thời điểm, địa điểm nào) thuộc về các cơ quan chức năng như công an, dân phòng, chứ không phải nhiệm vụ của học sinh và phụ huynh. 
Thứ hai: Đối tượng cam kết, học sinh cấp 1, 2 vẫn là trẻ em, nhận thức và năng lực hành vi không thể hiểu được nội dung, chưa kể cháu tôi mới lớp 1, học kỳ 2 thì đọc được đầy đủ là đạt loại khá rồi, các chữ viết tắt NĐ-CP, rồi UBND, GD&ĐT, KH-GDHK là bó trym luôn và chắc chắn là đọc xong không hiểu mô tê răng rứa gì ngoài nội dung nó được nghỉ tết bao nhiêu ngày. 
Còn đối tượng mà văn bản “đòi” cam kết nữa là phụ huynh học sinh ký vào, thì lại có thừa năng lực hành vi để nhận thức và hiểu 07 điều bản cam kết liệt kê, trường tiểu học lấy tư cách gì, địa vị gì mà yêu cầu phụ huynh cam kết? Trường tiểu học Nguyễn Du muốn ngồi cả lên đầu UBND Quận Hoàn Kiếm, ngành Công An hay Chính Phủ của đồng chí X? Hoặc giả Trường tiểu học Nguyễn Du là thằng culi hay con sen đi làm cái loa tuyên truyền nhạt thếch? Bây giờ tôi đi chi tiết vào các điều đòi cam kết nó mới phi lý “dư lào”. 
1/ Thực hiện nghiêm túc thời gian nghỉ Tết từ... đến hết ngày..., thời gian nghỉ là 11 ngày. 
Câu này sặc mùi đồng chí X nha, thực hiện nhiêm túc sự lãnh đạo của đảng, thực hiện nghiêm túc sự phân công của tổ chức..., tôi đọc cái điều 1 này mà phát phì cười, thực hiện nghiêm túc thời gian nghỉ tết là như nào? Và tự đặt câu hỏi: Nếu thực hiện không nghiêm túc thời gian nghỉ tết sẽ là như thế nào? Tôi cũng “pó lão” luôn, à rồi thì cũng nghĩ ra, nếu không thực hiện nghiêm túc thời gian nghỉ tết có thể là bố mẹ các cháu sẽ đưa các cháu đến trường trong những ngày Tết và gọi điện yêu cầu cô giáo đến giảng dạy - chắc nhà trường sợ thế? 
2/ Nghiêm chỉnh chấp hành tốt các quy định của các cấp về quản lý, sử dụng pháo các loại. Không tham gia mua bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép pháo các loại… 
Điều này thì CHUẨN với chủ trương pháp luật rồi, nhưng trình bày kiểu mô típ sáo rỗng xã nghĩa quá, đây là điều CẤM rồi, mà lại dùng từ “nghiêm chỉnh chấp hành” mà lại là “chấp hành tốt” nữa cơ, như người ta chỉ cần viết đơn giản đan rổ là: Cấm sử dụng pháo các loại, khốn nỗi cháu tôi 6 tuổi có khái niệm pháo là gì đâu? ngoài pháo hoa xem ở Bờ Hồ do nhà nước tổ chức bắn. 

3/ Tố giác với cơ quan Công an phường, nhà trường những cá nhân, tổ chức nghi vấn sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng các loại ma túy, pháo bị cấm, có ý đồ dán, rải truyền đơn với nội dung xấu hoặc kích động lôi kéo gây rối an ninh trật tự. 
Ý này mới hay à nha, kịch bắt đầu lên cao trào, cài cắm ké gửi các kiểu đây, đang từ pháo, chuyển qua ma túy, phạm trù hình sự nhào sang chính trị: những cá nhân/tổ chức có ý đồ “bánh” dán và rải truyền đơn..., ý này muốn giáo dục học sinh hay răn đe phụ huynh đây? Đưa ý này vào rõ ràng nhà cầm quyền rất khiếp sợ... sợ gì để các bạn đoán nhé.

4/ Thực hiện nghiêm túc các quy định về giữ gìn trật tự, an ninh xã hội, không tham gia các hoạt động: Gây rối, mất trật tự công cộng. Biểu tình, dán và rải truyền đơn với nội dung xấu, chơi bạc và tham gia các tệ nạn xã hội khác. 
Điều Tứ (tử) có vẻ ăn theo điều 4 Thiến Pháp đây, đang đà thắng lợi của điều 3, điều 4 tiến tới bắt cam kết không tham gia hoạt động biểu tình, dán và rải truyền đơn với nội dung xấu (nội dung tốt về lãnh đạo đảng và nhà nước thì OK) trắng trợn chưa? Ỉa vào Thiến Pháp chưa? 

5/ Ăn uống hợp vệ sinh để tránh xảy ra ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập, không uống rượu bia, không hút thuốc lá, vui chơi điều độ và lành mạnh. Sử dụng Internet đúng mục đích, phù hợp lứa tuổi; không truy cập trang web có những nội dung thiếu lành mạnh. 
Đọc đến câu này mà nghĩ bụng: Mịa nó (bọn ra văn bản này này) nó là bố mình hay sao? Nó đang gộp học sinh và phụ huynh thành cá mè 1 lứa rồi, ngày tết không uống rượu bia, không thuốc lá - thế thì cũng không phải MUA luôn, mà nếu có lỡ mua về thì khách đến nhà cũng chỉ cho ngắm rượu bia và thuốc là thôi… rồi thì nó định hướng luôn cho mình cái “đúng mục đích” khi sử dụng In tờ nét, sao nó lại lo cho mình được nhiều thứ thế cơ chứ, đến bố mẹ mình cũng không thể lo cho mình được nhiều như thế. 

6/ Chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông..., hạn chế đeo đồ trang sức vật dụng, phương tiện đắt tiền và tự đi chơi 1 mình để tránh gặp nguy hiểm bị kẻ xấu uy hiếm trấn lột. 
Hờ hờ, đọc điều này thì hiểu rồi, sao lại có cái tên là bản cam kết thực hiện đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau tết nguyên đán quý tị 2013 rồi, mọi học sinh và phụ huynh được nghỉ 11 ngày tết, chúng ta cứ chơi trốn tìm ở nhà thôi, không tiếp khách và họ hàng, cũng không đi thăm họ hàng và đồng nghiệp, cả gia đình ở nhà cứ mỗi ngày ăn 3 bữa xong rồi lại đắp chăn đi ngủ, như thế an ninh xã hội mới được đảm bảo, không có biểu tình, không có gây rối, không có cướp giật, không có dán và rải truyền đơn, và như vậy mới gọi là thực hiện tốt điều 1: Thực hiện nghiêm túc thời gian nghỉ tết.

7/ Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường ở trường, gia đình và nơi công cộng. 
Câu này là cởi bỏ cho câu 6 một tý nha, hóa ra không hẳn 11 ngày ở nhà, mà có 1 lúc chúng ta được ra ngoài vì phải đến trường để giữ gìn vệ sinh cho nhà trường, éc éc… 
Chốt câu cuối: Em xin chịu hình thức xử lý của Công an các cấp, kỷ luật của nhà trường nếu vi phạm các điều đã ký trong cam kết này.
Đọc hết văn bản này đủ thấy nhà cầm quyền xảo trá núp bóng trường học để lừa công dân, đối tượng ngắm trực tiếp là phụ huynh, dùng trẻ em để làm công cụ chuyển tiếp, tuy chỉ là văn bản không dấu, không chữ ký hiệu trưởng, nhưng khi phụ huynh ký vào là đã tự chui vào rọ của lực lượng an ninh, nếu như dịp Tết này có các hoạt động tụ tập, biểu tình ôn hòa mà họ tham gia, vì giả sử có các cuộc biểu tình và bị đàn áp, đối tượng nào bị hốt lên xe buýt hoặc giả bị mời về trụ sở Công an Phường, Quận nào đó, an ninh truy ngược ra với bản cam kết này, chúng tha hồ kết tội.
Do đó Bản cam kết này quá PHI LÝ, quá ĐẦN ĐỘN, vì những gì Hiến Pháp và Luật quy định, công dân có nghĩa vụ thực hiện gì thì trong cái từ cao cả nghĩa vụ ấy không bao giờ phải có thêm 1 cái cam kết thực hiện nghĩa vụ. Cam kết chỉ dành cho phạm vi hẹp, trong cam kết nó có hàm tố thỏa thuận 2 bên hoặc nhiều bên hơn, nhưng những bên ký cam kết đều đồng thuận.
Vì quá bức xúc trước sự ngỗ ngược của Trường tiểu học Nguyễn Du mà tôi tản mạn những điều này, dẫu biết rằng nhà cầm quyền nếu có đọc được thì cũng chả thay đổi gì, nhưng mình không viết bọn nó lại tưởng nhân dân vẫn còn NGU lắm, mình viết để nó phải tích cực hơn trong cái cách nhồi sọ và tuyên truyền cho nhân dân, nên áp dụng các bài khác, chứ toàn dùng bài cũ rích này thì nhàu hết sách.


Copy từ: Dân Làm Báo

"Tôi tin chạy công chức 100 triệu là có thật, thậm chí còn nhiều hơn"

"Tôi tin chạy công chức 100 triệu là có thật, thậm chí còn nhiều hơn"



(GDVN) - “Nếu không thanh tra ra thì cũng không được tuyên bố là không có mà phải xin khất, xin lỗi với dân rằng chúng tôi chưa thanh tra được ra và cho chúng tôi thời gian để làm thêm. Đồng thời cũng xin ý kiến của dân để dân hiến kế, đóng góp trên tinh thần thực sự cầu thị. Việc gì dân cũng làm được. Bây giờ chỉ có nhân dân mới làm được chuyện đó và tôi tin rằng thông tin chạy công chức 100 triệu là có thật và thậm chí còn phải là nhiều trăm triệu”, bà Hoài Thu, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội nói.
"Có ai đi hối lộ mà lấy hoá đơn"
Trao đổi với Giáo dục Việt Nam về vấn đề chạy công chức 100 triệu và kết luận thanh tra của Sở Nội vụ Hà Nội về việc này, bà Nguyễn Thị Hoài Thu - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội nói:


“Tôi tin vào văn kiện của Đảng. Văn kiện của Đảng nói rằng việc chạy công chức nằm trong phạm trù tiêu cực của xã hội. Văn kiện này có nói về việc một bộ phận không nhỏ Đảng viên thoái hoá, biến chất. Bây giờ kiểm điểm từ trên xuống dưới rồi thì cũng không thấy bộ phận ấy đâu, kể cả là nhỏ chứ chưa nói đến là bộ phận không nhỏ.

Bà Nguyễn Thị Hoài Thu - Nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội

Tôi cho rằng phải xem xét lại hai vấn đề: Thứ nhất tin chạy công chức 100 triệu là thất thiệt nên thanh tra tìm không ra. Thứ hai là tin có thật nhưng có thể người đã chạy công chức có thể vì vấn đề gì đó mà bức xúc, bây giờ không chịu trách nhiệm nên cũng không thể tìm được ra. Việc này đâu có bằng chứng, có ai đi hối lộ mà lại đòi lấy hoá đơn?”.

Khi được hỏi về kết quả thanh tra của Sở Nội vụ Hà Nội, bà Hoài Thu cho rằng: “Tôi thấy việc thanh tra là khôi hài và có khi việc thanh tra lại trở thành bình phong cho những tiêu cực về sau. Làm sao mà thanh tra ra được? Chỉ có một cách là lấy đạo đức của người cán bộ ra. Tôi nghĩ rằng người có quyền cho người ta cái chức cũng phải là người “lớn” chứ đâu có thể chỉ là cán bộ mới vào công chức được mấy ngày đã làm nổi việc đó. Và cán bộ, Đảng viên đó cũng không có lương tâm, đạo đức của người Đảng viên chân chính.”.

Trước việc dư luận bày tỏ sự hoài nghi với kết luận Thanh tra của Sở Nội vụ Hà Nội, bà Hoài Thu nói: “Người dân không tin vào kết luận thanh tra là đúng thôi. Bản thân tôi là người dân còn không tin và thấy rất buồn cười, rồi bức xúc. Anh thanh tra kiểu gì? Cứ cho là anh thanh tra đúng bài bản theo Luật Thanh tra nhưng phải khoanh khu vực: khu vực tài chính, khu vực giáo dục…thì mới có thể làm được chứ. Nếu thanh tra chung trong diện rộng thì làm sao có thể thanh tra ra được mà chỉ gây ra tốn kém, không khéo còn làm trò cười cho thiên hạ.

Bây giờ chỉ có nhân dân mới làm được chuyện đó và tôi tin rằng thông tin chạy công chức 100 triệu là có thật và thậm chí còn phải là nhiều trăm triệu”.

Về ý kiến cho rằng, khi thanh tra không ra thì Cơ quan điều tra nên vào cuộc để điều tra việc chạy công chức 100 triệu, bà Hoài Thu chia sẻ: “Chức năng điều tra của Công an khác với chức năng thanh tra nên việc này không thuộc về chức năng của công an.

Những vụ tiêu cực vừa qua là từ người dân phản ánh lên báo chí rồi sau đó vụ việc mới được phanh phui ra. Con mắt của dân là con mắt khóm, con mắt dứa (nhiều mắt). Bây giờ chỉ động viên nhân dân, muốn động viên được nhân dân thì mình phải làm thật chứ không phải là những việc làm hình thức”.

Vấn đề ở đây là đạo đức của cán bộ.
 Còn đánh giá thông tin về 30% công chức sáng “cắp ô đi tối cắp ô về” bà Hoài Thu cho rằng con số này cũng không hoàn toàn do chạy công chức mà ra. Trong tình trạng thừa người nhưng thiếu việc, công tác quản lý lỏng lẻo, nhiều cán bộ không được bố trí đúng công việc theo ngành nghề đã gây ra con số kia là chủ yếu. 


Ông Trần Trọng Dực - Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Thành ủy Hà Nội

Tuy nhiên khi nói về ý kiến cho rằng vì lương thấp nên cán bộ tuyển công chức phải làm việc “chạy công chức”, bà Hoài Thu cho rằng mình không thể "vơ đua cả nắm" như vậy vì không phải cán bộ nào làm công tác tuyển dụng công chức cũng làm như vậy. Vấn đề ở đây là đạo đức của cán bộ.

Nhưng người cán bộ chấp nhận việc chạy công chức không phải vì dân vì nước mà vì tư lợi. Đó là những người giàu rồi nhưng vẫn muốn giàu hơn. Có nhiều cán bộ lương thấp nhưng người ta đâu có làm việc đó mà cuộc sống của họ trong sạch lắm.

Cũng theo bà Hoài Thu, “việc thanh tra không ra cũng không hẳn là xuất phát từ cơ chế người đứng đầu chịu trách nhiệm (tức là người đứng đầu càng khui ra nhiều tiêu cực thì càng phải chịu trách nhiệm nhiều hơn). Đó chỉ là một góc nhìn, mỗi người có một cách nhìn khác. Nếu là do cơ chế mà không có thanh tra ra thì sửa cơ chế đi. Cơ chế là cái chủ quan do chúng ta tạo ra chứ không phải là quy luật khách quan mà không sửa được. Nhưng tôi thấy mình sửa cơ chế nhiều rồi nhưng cũng đâu có được. Vấn đề gốc ở đây chính là đạo đức của cán bộ.

Nguyên lý của Thanh tra không phải là có tiêu cực mới thanh tra mà là thanh tra để cho người ta đừng làm sai. Dù đã có phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nhưng nhiều cán bộ hiện nay mới chỉ dừng lại ở khâu học thuộc mà chưa làm theo. Những hoạt động tham nhũng đã quá tinh vi nên Luật không theo kịp. Mà Luật cũng rất khó theo kịp vì nó rất tế nhị”.

Khi hỏi về việc Hà Nội có nên tổ chức thanh tra lại, bà Hoài Thu cho rằng, nếu thanh tra lại mà làm rõ được tiêu cực thì mới tổ chức lại, còn nếu không tìm ra thì không nên. “Tôi không biết việc này, lãnh đạo TP Hà Nội nghĩ thế nào, chứ nếu tổ chức thanh tra lại bằng việc lập một đoàn thanh tra khác rồi làm như trước thì chắc khó tìm ra nếu không khoanh vùng cụ thể.
Mà nếu không thanh tra ra thì cũng không được tuyên bố là không có mà phải xin khất, xin lỗi với dân rằng do năng lực và thời gian nên chúng tôi chưa thanh tra được ra, cho chúng tôi thời gian để làm thêm. Đồng thời cũng xin ý kiến của dân để dân hiến kế, đóng góp trên tinh thần thực sự cầu thị. Việc gì dân cũng làm được. Tôi tín nhiệm Bí thư Thành uỷ Hà Nội. Tôi đặt hy vọng rằng nếu Hà Nội làm được việc này để làm gương cho những tỉnh thành còn lại thì rất tốt”, bà Hoài Thu hiến kế.
Hồng Chính Quang 
Nguồn: Giáo dục vn.
 
 

Trung Quốc sẽ gặp khó khăn qua vụ kiện của Philippines


Mới mở đầu năm 2013, tình hình biển Đông vẫn tiếp tục căng thẳng, nhất là sau vụ Philippines quyết định đưa tranh chấp biển Đông ra tòa án quốc tế theo quy định của Công ước Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982.
Source UNCLOS
Bản đồ cho thấy vùng biển Trung Quốc muốn làm chủ (theo vạch màu đỏ)
Các học giả Philippines cho rằng bằng việc làm này, Philippines đã đặt Trung Quốc vào một tình thế khó khi phải giải thích về lập trường của mình trong tranh chấp này trước một Tổ chức đa quốc gia. Việt Hà có bài tổng hợp và tường trình.
Philippines quyết định đưa TQ ra toà án quốc tế
Hôm 22 tháng giêng, chính phủ Philippines chính thức thông báo nước này quyết định kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế theo Công ước Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982 nhằm tìm giải pháp hòa bình cho vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông giữa hai nước. Đây là một bước đi đã được nhiều chuyên gia dự đoán từ trước nhưng chỉ chưa biết vào lúc nào. Thời điểm mà Philippines đưa ra quyết định này có những nguyên nhân và ý nghĩa nhất định.
Phát biểu bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos hôm 26 tháng giêng, Tổng thống Philippines Benigno Aquino nói tàu Trung Quốc gần đây đã ngăn tàu cá của Philippines vào tránh bão tại khu vực bãi cạn Scarborough Shoal đang tranh chấp giữa hai nước. Trong một vụ việc gần đây, ông cho biết cá tàu Trung Quốc đỗ cách 2 tàu cá của Philippines 10 mét, sử dụng loa, còi để đuổi các tàu của Philippines đi chỗ khác. Tổng thống Philippines nói những vụ việc gần đây trên biển Đông đã khiến chính phủ Philippines phải chính thức thông báo với Bắc Kinh hồi tuần trước đó rằng Philippines sẽ đưa vụ tranh chấp ra tòa quốc tế theo Công ước Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982.
Tổng thống Aquino nói rằng Philippines đã cố gắng làm giảm nhẹ tình hình , cố gắng làm theo các đề nghị của Trung Quốc… giúp họ trong quá trình chuyển giao. Nhưng thay vì giảm nhẹ thì căng thẳng vẫn leo thang.
Giáo sư Carl Thayer
Giáo sư Carl Thayer nói chuyện tại đài RFA năm 2011
Trong bài viết của mình đăng trên blog cá nhân gần đây, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc nhận định:
Theo tôi đây không chỉ là một hành động mang tính tượng trưng mà còn đưa Trung Quốc vào thế khó, bởi vì Trung Quốc cũng thách thức cả Nhật Bản, sử dụng công ước liên hiệp quốc về luật biển đối với quần đảo Senkaku.
Giáo sư Renato Cruz
Philippines hiện đang phải đối mặt với ít nhất hai khó khăn nếu không có hành động. Thứ nhất, Trung Quốc đã gần như sát nhập khu vực bãi cạn Scarborough shoal và các bãi đá khác ở biển Đông nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Philippines. Trung Quốc cũng đã tuyên bố là nước này sẽ duy trì tàu hải giám của mình mãi mãi tại Scarborough Shoal. Trung Quốc đã đặt barrier ở lối vào bãi, ngăn chặn các ngư dân Philippines vào đây. Trung Quốc thường xuyên đuổi các tàu của Philippines khỏi khu vực xung quanh các bãi mà Trung Quốc đang chiếm bao gồm Mischief Reef, McKennan Reef, Gaven Reef, và Subi Reef.
Nếu Philippines không hành động có nghĩa là sự hiện diện của Trung Quốc là cố định. Trung Quốc sẽ được tự do chiếm đóng và xây dựng trên các bãi đá trong khu vực. Thứ hai là bởi vì tiến trình đi đến một bộ quy tắc về ứng xử trên biển Đông của ASEAN đang bế tắc, sẽ không có một kiềm chế nào đối với Trung Quốc. Nếu Philippines tiếp tục đàm phán song phương với Trung Quốc, thì Trung Quốc sẽ tiếp tục hành động một cách tồi tệ.
Từ năm 1995, Philippines cũng đã đưa vấn đề tranh chấp này ra với Trung Quốc nhưng không thành công. Đến bây giờ Philippines đã sử dụng hết các biện pháp ngoại giao và chính trị cần thiết để có thể giải quyết vấn đề tranh chấp một cách hòa bình với Trung Quốc.
Trong khi đó, giáo sư Renato Cruz de Castro thuộc trường đại học De la Salle của Philippines cho rằng, hành động này của Philippines đã đặt Trung Quốc vào một tình huống khó.
Theo tôi đây không chỉ là một hành động mang tính tượng trưng mà còn đưa Trung Quốc vào thế khó, bởi vì Trung Quốc cũng thách thức cả Nhật Bản, sử dụng công ước liên hiệp quốc về luật biển đối với quần đảo
Các tàu tuần dương Philippines tập trận trên biển Đông
Các tàu tuần dương Philippines tập trận trên biển Đông. Courtesy usnvyseal
Senkaku. …. Họ muốn giải quyết vấn đề về Senkaku qua công ước luật biển quốc tế mà lại không muốn áp dụng công ước đó với biển Đông. Vụ kiện tạo hy vọng cho các nước có tranh chấp với TQ
Trước đó vào tháng 9 năm ngoái, Trung Quốc đã nộp đơn lên Ủy ban giới hạn thềm lục địa thuộc Liên Hiệp Quốc tuyên bố thềm lục địa trên biển Hoa Đông là phần kéo dài tự nhiên từ lãnh thổ Trung Quốc bao gồm quần đảo tranh chấp với Nhật Bản là Senkaku, mà Trung quốc gọi là Điếu Ngư. Mới đây hãng tin Reuteurs cho biết Ủy ban này của Liên Hiệp Quốc sẽ xem xét tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong cuộc họp của cơ quan này tại New York từ ngày 15 tháng 7 đến 30 tháng 8 tới. Nhật Bản cũng đã lên tiếng khẳng định Senkaku là một phần lãnh thổ của Nhật Bản dựa trên các bằng chứng lịch sử và luật pháp quốc tế.
Bất cứ quyết định nào của Tòa làm yếu đòi hỏi của Trung Quốc với đường đứt khúc 9 đoạn đều có lợi cho Việt Nam. Nếu quyết định của tòa có lợi cho Philippines thì cũng có lợi cho Việt Nam.
Giáo sư Carl Thayer
Theo phân tích của các chuyên gia quốc tế, vụ kiện này giữa Philippines và Trung Quốc sẽ được thụ lý bởi Tòa Trọng tài theo quy định của Công ước về luật biển 1982. Trung Quốc và Philippines phải chọn 5 thành viên trọng tài cho tòa. Sau khi thủ tục này được hoàn tất, Trung Quốc phải có nghĩa vụ trả lời những gì mà Philippines đã nêu trong đơn kiện. Tuy nhiên, với tuyên bố năm 2006 của Trung Quốc, Tòa trọng tài sẽ không có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc phân định biển hay liên quan đến vùng nước lịch sử và danh nghĩa lịch sử.
Với tuyên bố năm 2006, Trung Quốc cũng có thể từ chối tham gia vào các thủ tục tòa trọng tài.  Theo nhận xét của Giáo sư Carl Thayer, dù Trung Quốc có quyết định tham gia hay không thì tòa trọng tài cũng có thể thụ lý vụ kiện và nếu phán quyết của tòa có lợi cho Philippines thì điều này sẽ có tác động lên cơ sở pháp lý về cái gọi là chủ quyền không tranh cãi của Trung Quốc trên hầu hết toàn bộ biển Đông. Điều này sẽ có sức nặng quan trọng về mặt quy tắc và tinh thần trong cộng đồng quốc tế, và cung cấp cơ sở pháp lý cho bất cứ hành động pháp lý nào mà Philippines có thể sẽ phải thực hiện sau này để bảo vệ chủ quyền của mình.
Thủ tục xem xét vụ kiện của tòa trọng tài có thể kéo dài từ 3 đến 4 năm trước khi có quyết định cuối cùng. Khó có thể đoán trước được quyết định của tòa sẽ là như thế nào nhưng theo giáo sư Renato Cruz de Castro, vụ kiện này cũng khiến các nước đặt câu hỏi về hành động của Trung Quốc.
Nó sẽ mất khoảng 4 năm trước khi có quyết định từ tòa. Nhưng mọi người đã bắt đầu đặt câu hỏi về lập trường của Trung Quốc về vai trò của một tổ chức đa quốc gia và sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc.
Vụ kiện này cũng đặt ra những hy vọng cho các nước khác có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên biển Đông như Việt Nam, Malaysia, và Brunei. Theo đánh giá của Giáo sư Carl Thayer, bất cứ quyết định nào của Tòa làm yếu đòi hỏi của Trung Quốc với đường đứt khúc 9 đoạn đều có lợi cho Việt Nam. Nếu quyết định của tòa có lợi cho Philippines thì cũng có lợi cho Việt Nam.

Theo dòng thời sự:



Copy RFA

Người dân Dương Nội dùng 'hỏa công' đẩy lui lực lượng cướp đất



Toàn bộ Video dân Dương Nội kiên cường đẩy lui đợt phản công đa binh chủng (sáng 31/1)
Cầu Nhật Tân - Như đã đưa tin, tình hình Dương Nội những ngày qua hết sức căng thẳng. Nhiều cuộc đụng độ đã bùng phát. Chính quyền tung mọi lực lượng nhằm đè bẹp người dân hòng chiếm đất. Nông dân kiên cường bám trụ, đẩy lùi nhiều mũi tiến tiến công. 
Đúng 9h30 sáng nay, ngày 31/1/2013, một cuộc tấn công phối hợp đa binh chủng đã được chính quyền phát động nhằm chiếm lĩnh cứ điểm mà dân Dương Nội đang cầm cự. Quan sát lực lượng chính quyền như sau: hơn 200 lính đủ các binh chủng hợp thành như công an, dân phòng, đầu gấu, thanh tra giao thông với vũ khí nóng, lạnh hiện đại.
Ngay từ đầu, chiến sự đã diễn ra vô cùng ác liệt trong thế giành giật một mất một còn. 
Sau gần 1 tiếng đánh giáp lá cà với nông dân chỉ có trống kẻng, hoả công, phân thối thì lực lượng đa binh chủng của chính quyền đã buộc phải tháo chạy. Chiến thắng này của dân Dương Nội đã làm nức lòng dân oan mất đất trong những ngày giáp Tết Quý Tị.
Một số hình ảnh:
Cầu Nhật Tân
Xem VIDEO:
1/http://www.youtube.com/watch?v=OHzGFB6FLQk
2/ http://www.youtube.com/watch?v=TwH5iYVfQGk
3/ http://www.youtube.com/watch?v=CUVxeBBsByo
4/ http://www.youtube.com/watch?v=lxVlqiOrg50
5/ http://www.youtube.com/watch?v=61w5E1YxFRM
6/ http://www.youtube.com/watch?v=-Aaf4-6VlpQ
7/ http://www.youtube.com/watch?v=fgnwbh_zx94
8/ http://www.youtube.com/watch?v=EviWADsWPqI
9/ http://www.youtube.com/watch?v=Tf3sSqaUdVw
10/ http://www.youtube.com/watch?v=E8H8Wejkb7E
11/ http://www.youtube.com/watch?v=pKqNWEAeHgk
12/ http://www.youtube.com/watch?v=0AeAAcwRYlY
13/ http://www.youtube.com/watch?v=470Dy8O3xrg
14/ http://www.youtube.com/watch?v=xqYojSe5b1E
15/ http://www.youtube.com/watch?v=fS3NdpE7aH8
16/ http://www.youtube.com/watch?v=W0jrdp098iY






Copy từ: Dân Làm Báo

Sao lắm quan thế?


Câu hỏi này không thể không bật ra khi báo chí đưa tin về kết quả kiểm tra của Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An, cho thấy số “quan” ở các phòng ban cấp tỉnh, cấp huyện đã phình ra nhanh chóng, thậm chí có nơi “quan” nhiều hơn “lính”.

Phòng Tài chính kế toán của Sở NN-PTNT  Nghệ An  có tất cả 15 người nhưng có tới 7 “quan”  gồm 1 trưởng phòng và 6 phó phòng. Cũng Sở NN-PTNT Nghệ An, chức danh phó giám đốc có đến... 7 người. Còn Sở Nội vụ Nghệ An, trong số 31 biên chế đã có tới 19 lãnh đạo gồm: 1 giám đốc, 4 phó giám đốc và các trưởng, phó phòng. Riêng Phòng Công chức viên chức của sở có 4 nhân sự thì lãnh đạo đã là 3 gồm 1 trưởng phòng, 2 phó phòng và Phòng Tài chính kế toán của UBND huyện Anh Sơn - Nghệ An thì cả 4 nhân sự đều là “quan”, gồm 1 trưởng phòng và 3 phó phòng.
Cách đây chưa lâu, dư luận cũng... choáng về số “quan” ở xã Quảng Vinh, huyện Quảng Xương - Thanh Hóa. Xã có 15 thôn, 9.500 dân nhưng số cán bộ xã, thôn lên tới 254 người. Là xã thuộc diện xã loại 1 (số hộ nghèo chiếm hơn 30%) theo Nghị định 92 của Chính phủ nên Quảng Vinh có 23 cán bộ biên chế và 22 cán bộ bán chuyên trách. Ngoài ra, xã còn có thêm người làm phó các đoàn thể và cứ thế dàn khung này áp xuống tận các thôn. Lắm “quan”, ngân sách chỉ trả cho một số vị theo luật định, còn lại thì... dân nuôi...
Theo Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ, hiện cả nước có khoảng 130.000 thôn với số cán bộ thôn hơn 570.000 người, nếu tính cả cán bộ xã khoảng 770.000 người. Thông thường mỗi thôn có 3 cán bộ là trưởng thôn, bí thư chi bộ và công an viên, song trên thực tế, thôn còn có cán bộ của các tổ chức chính trị xã hội, an ninh, trật tự… và cả nước có hơn 900.000 cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, thôn. Hiện mỗi xã đang phải chi trả từ 120 đến 170 định suất ngoài ngân sách bằng nguồn đóng góp của dân.
Dân ta chẳng bao giờ hẹp bụng, nếu các “quan” đều thanh liêm hoặc làm được việc. Nhưng nhiều “quan” ở cơ sở hầu như rất ít việc, thậm chí “ngồi chơi xơi nước” mà để dân nuôi thì quả là chướng. Bác Hồ từng dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” và thực tế đã chứng minh nơi nào có cán bộ giỏi thì nơi đó kinh tế xã hội địa phương có nhiều khởi sắc. Trong sự phát triển đi lên của đất nước hôm nay, rất cần đội ngũ cán bộ cơ sở giỏi, cần chuyên viên giỏi để tham mưu, thừa hành công vụ hiệu quả. Trong lúc nguồn cán bộ chuyên viên giỏi chưa nhiều, chất lượng đội ngũ cán bộ công chức còn thấp mà “quan” nhiều quá, hẳn không phải là điều tốt.
Chúng ta cứ nói nhiều về quy chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, cứ hô hào tinh giản biên chế nhưng bộ máy cán bộ ở các ngành, các địa phương mỗi ngày cứ phình ra và chất lượng cán bộ, đạo đức công vụ vẫn tiếp tục là thách thức với nền hành chính. Vì vậy, hãy một lần nữa nhìn thẳng thực trạng để cải cách, bớt đi tình trạng “lính” ít “quan” nhiều, quen chỉ tay năm ngón hơn là làm được việc hữu ích. Hãy học tập cách của Đà Nẵng, Quảng Ninh trong thi tuyển để chọn “quan” đúng nghĩa. Hãy học tập việc cải cách hành chính ở TPHCM, học cách quận 1 - TPHCM để cho người dân chấm điểm cán bộ công chức. Có như vậy thì dân mới được nhờ, nước mới mạnh hơn. 

Copy từ: Lao Động


Ba quan chỉ đạo một ..lính

Kết quả kiểm tra của Sở Nội vụ Nghệ An cho thấy ở một số cơ quan thuộc tỉnh này có tình trạng lãnh đạo đông hơn nhân viên. Tại Sở NN-PTNT, Phòng Tài chính kế toán có 15 người, trong đó có 1 trưởng phòng và 6 phó phòng. Phòng Tài chính kế toán, UBND H.Anh Sơn có 4 biên chế gồm 1 trưởng phòng và 3 phó phòng.

Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Trịnh Văn Thành, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Sở NN-PTNT Nghệ An, giải thích việc Phòng Tài chính kế toán của Sở phải có 6 phó phòng là do “đặc thù của Sở”. “Hiện nay Sở có các lĩnh vực: nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản, nông thôn mới nên phải bố trí 5 phó phòng, thêm 1 phó phòng phụ trách tổng hợp nữa nên thành 6 phó phòng”, ông Thành nói. Ông Thành cũng cho biết năm 2012, trước khi bổ nhiệm thêm 2 phó phòng, Sở đã có tờ trình gửi Sở Nội vụ xin bổ sung nhưng Sở Nội vụ không trả lời, tuy nhiên việc bổ nhiệm sau đó vẫn được thực hiện. Hiện nay, Sở này cũng có số lượng lãnh đạo nhiều nhất trong các sở ở Nghệ An với 7 phó giám đốc.
Sở Nội vụ Nghệ An hiện có 31 người nhưng có đến 19 cán bộ lãnh đạo từ cấp phó phòng trở lên. Phòng Công chức viên chức chỉ có 4 biên chế nhưng có đến 3 lãnh đạo (gồm 1 trưởng phòng, 2 phó phòng) và 1 nhân viên. Ông Nguyễn Trọng Hùng, Trưởng phòng Công chức viên chức Sở Nội vụ, cho biết đây là hệ quả của “lịch sử để lại” do trước khi về nghỉ hưu, ông giám đốc tiền nhiệm đã ký quyết định thăng chức cho một số người. Trong khi đó, theo bà Cao Thị Hiền, Giám đốc Sở Nội vụ, hiện số cán bộ từ cấp phó phòng trở lên của Sở vẫn đang nằm “trong khung quy định”.
Theo Quyết định số 63 năm 2008 của UBND tỉnh, mỗi phòng ban thuộc sở, ngành, UBND cấp huyện chỉ được bố trí 1 trưởng phòng và 2 phó phòng, trường hợp cần quá số người thì làm văn bản xin ý kiến Sở Nội vụ. Năm 2010, UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt đề án thi tuyển bổ nhiệm chức danh trưởng, phó phòng. Nhưng việc thi tuyển chỉ thí điểm ở Sở Nội vụ để tuyển 2 phó phòng rồi đề án bị dừng lại mà nguyên nhân, theo bà Cao Thị Hiền là do vướng trong việc quy hoạch cán bộ.
Khánh Hoan


Các tổ chức nhân quyền kêu gọi phóng thích blogger Lê Anh Hùng


Blogger Lê Anh Hùng

Đài Quan sát bảo vệ các Nhà bảo vệ Nhân quyền, tổ chức liên đới với Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn (OMCT) và Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam có trụ sở tại Pháp đồng lên tiếng về vụ blogger Lê Anh Hùng bị bắt đưa vào trại tâm thần sau khi viết bài tố cáo tiêu cực của quan chức nhà nước.

Blogger Lê Anh Hùng bị đưa vào Trung tâm Bảo trợ Xã hội số 2 ở Ứng Hòa, Hà Nội hôm 24/1 trong lúc đang làm việc tại một công ty ở Hưng Yên.

Trường hợp của blogger Lê Anh Hùng là vụ mới nhất trong hàng loạt các vụ việc vi phạm nhân quyền mà chúng tôi quan sát chặt chẽ...Việt Nam dùng nhiều hình thức khác nhau để bắt giam những ai sử dụng quyền tự do ngôn luận của công dân cổ xúy cho nhân quyền trên mạng internet.
Trong thỉnh nguyện thư gửi Chủ tịch nước, Thủ tướng, và Tổng bí Thư đảng cộng sản Việt Nam, các tổ chức này bày tỏ quan ngại trước trường hợp giam giữ blogger Lê Anh Hùng và kêu gọi phóng thích ông vì theo họ, các hoạt động của ông Hùng chỉ nhằm thăng tiến quyền tự do ngôn luận giúp cải tiến dân chủ tại Việt Nam.

Tổng thư ký của Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn, ông Gerald Staberock nhấn mạnh:

“Trường hợp của blogger Lê Anh Hùng là vụ mới nhất trong hàng loạt các vụ việc vi phạm nhân quyền mà chúng tôi quan sát chặt chẽ thông qua các đối tác cho thấy Việt Nam dùng nhiều hình thức khác nhau để bắt giam những ai sử dụng quyền tự do ngôn luận của công dân cổ xúy cho nhân quyền trên mạng internet. Chúng tôi hết sức quan ngại vì đối với một nước độc đảng kiểm soát chặt chẽ như Việt Nam, internet là phương tiện duy nhất có thể giúp người dân bày tỏ quan điểm cá nhân.”

Giới hữu trách nói blogger Hùng bị đưa vào trại tâm thần theo yêu cầu từ mẹ ruột của anh.

Trong cuộc trao đổi với chúng tôi, bà Niệm nói rằng:

“Cháu có bị hoang tưởng cũng nhẹ thôi, điều trị trong bệnh viện Ðà Nẵng từ năm 2007 đến năm 2008. Bây giờ ra ngoài này nó đi làm rồi lại lên mạng rồi mọi thứ khác làm ảnh hưởng đến chính trị, xã hội. Công an đến điều tra thì tôi cũng nói là cháu bị như thế thì giờ phối hợp đưa cháu vào khám. Nó không có biểu hiện gì, nhưng nó viết lách, nó lên mạng nói xấu xã hội. Việc đó có hay không tôi cũng không biết được. Cho nên tôi chỉ yêu cầu là ngành pháp luật cứ bắt rồi sàng lọc. Nếu đúng bệnh thì điều trị mà không đúng bệnh thì xử lý theo pháp luật, thế thôi.”

Chúng ta cần phải lưu ý xem liệu phát biểu của mẹ blogger Hùng đưa ra có chịu một áp lực nào hay không, có được độc lập hay không. Thật bất thường khi một bà mẹ tự nhiên yêu cầu người ta bắt giữ con mình, đặc biệt là đưa con mình vào trại tâm thần...
Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn hoài nghi về tính độc lập trong hành động của mẹ blogger Hùng khi yêu cầu giới hữu trách đưa anh Hùng vào trại tâm thần dù xác nhận rằng con trai mình 'không có biểu hiện gì'.

“Chúng ta cần phải lưu ý xem liệu phát biểu của mẹ blogger Hùng đưa ra có chịu một áp lực nào hay không, có được độc lập hay không. Thật bất thường khi một bà mẹ tự nhiên yêu cầu người ta bắt giữ con mình, đặc biệt là đưa con mình vào trại tâm thần dù biết anh ấy “không có biểu hiện gì”. Thực tế trước nay cho thấy Việt Nam thường dùng trại tâm thần làm nơi giam giữ những ai lên tiếng chống đối hay chỉ trích nhà nước. Việc bắt giam mà không qua xét xử thật sự là hành động không chính đáng và vi phạm nhân quyền được bảo đảm trong Công ước quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã tham gia ký kết."

Ba tổ chức bảo vệ nhân quyền này nói blogger Lê Anh Hùng có thể bị giam theo Pháp lệnh 44 năm 2002 quy định các cá nhân vi phạm về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị giam giữ không thông qua xét xử bằng việc quản chế hành chính hay đưa vào các cơ sở giáo dưỡng.

Liên hiệp quốc lâu nay kêu gọi Việt Nam bỏ Pháp lệnh 44 nhưng không được Hà Nội hồi đáp.




Copy từ: VOA

Thông tin về tình trạng biệt giam anh Trần Huỳnh Duy Thức


Lê Thăng Long - Tôi vừa nhận được thông tin dưới đây từ nhiều anh em bạn tù khác nhau ở trại giam Xuân Lộc vừa mãn hạn tù trở về. Theo những người này cho biết thì tình trạng bị cô lập, cách ly của anh Thức ở trại giam Xuân Lộc ngày càng nghiêm trọng. Anh ấy đã bị biệt giam một mình trong một phòng nhỏ từ tháng 8-2012 đến nay. Gần đây trại giam siết điều kiện sinh hoạt của anh ấy ngày càng tệ hơn. Không được ra ngoài nấu ăn, mỗi ngày chỉ mở cửa một chút vào giờ phát cơm. Họ còn không cho anh ấy nhận sách báo từ gia đình gửi vào như trước.
Điều đáng nói là cách đây vài tuần ông Huỳnh Ngọc Sỹ cũng bị chuyển về K1 trại giam Xuân Lộc. Lý do là vì ông ấy không thể ở khu chung (không cách ly và điều kiện sinh hoạt thoải mái) do những người tù ở đó hay sỉ vả ông ấy là đồ tham ô, tham nhũng, nên trại giam bố trí cho ông ấy ở khu cách ly chỗ anh Thức. Nhưng ông ấy lại được ở phòng to, điều kiện sinh hoạt rất thoải mái, được mở cửa suốt ngày, được điện thoại về nhà, sách báo không hạn chế và nhiều ưu đãi khác.
Các anh em tù nhân ở đó rất bất bình nói rằng tội tham ô lại được ưu đãi, còn chính trị thì bị ngược đãi như anh Thức. Cũng theo anh em bạn tù trên cho biết rằng vài tháng trước nhiều người định tuyệt thực để đấu tranh yêu cầu trại giam không được biệt giam anh Thức. Nhưng trong một lần gặp anh Thức trên đường đi thăm gia đình (từ khu cách ly đi ra khu nhà gặp gia đình phải đi ngang khu chung), các bạn ấy hỏi thì anh Thức nói không nên tốn sức khỏe của mọi người để làm việc đó. Anh Thức nói sẽ từ từ giải quyết.
Bác Huỳnh, thân phụ của anh Thức cũng cho biết vài tuần trước đi thăm anh, anh nói rằng có một thời gian ngắn anh ở chung phòng với anh Phan Ngọc Tuấn (người bị kết án 5 năm theo điều 88 ở Phan Rang) nhưng sau đó thì mỗi người lại bị nhốt riêng trong một phòng nhỏ. Anh Thức cũng kể là có thấy ông Huỳnh Ngọc Sỹ trong khu cách ly.
Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của anh Thức. Do vậy rất mong sự lên tiếng của cộng đồng.
Trân trọng cảm ơn,


Copy từ: Dân Làm Báo

Việt Nam thả và trục xuất tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân cách tùy tiện


VRNs (31.01.2013) – Sài Gòn – Theo Tinmoi.vn, “Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an, thực hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước, ngày 30/1/2013, các cơ quan pháp luật Việt Nam đã quyết định trục xuất khỏi Việt Nam đối với Nguyễn Quốc Quân, sinh ngày 20/11/1953, tại Hà Nội, quốc tịch Mỹ, tham gia tổ chức phản động lưu vong “Việt Tân.”
Tin này diễn ra ngay sau khi hoãn phiên tòa xét xử, trùng với ngày ông Nguyễn Phú Trọng, TBT đảng CSVN viếng thăm ĐGH Bênêđictô XVI tại điện Vatican, hôm 22.01.2013.
Tin tức từ nhà cầm quyền Việt Nam cho hay, tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân đã nhận tội, nhưng phu nhân tiến sĩ Quân cho BBC biết: “Việc anh Quân nhận tội chỉ có trên báo Việt Cộng, chứ không đúng. Tôi đã nói chuyện với anh Quân, không có chuyện đó”.
Website của đảng Việt Tân cho hay: “Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân đã thực hiện một số chuyến đi vào Việt Nam trong những năm qua. Trong chuyến đi ngày 17/4/2012, ông bị chận giữ tại phi trường Tân Sơn Nhất. Báo chí CSVN loan tin ông bị truy tố với tội danh “khủng bố” theo điều 84 luật hình sự CSVN. 
Tiến sĩ Toán học Nguyễn Quốc Quân là một nhà giáo và cũng là nhà đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền Việt Nam suốt 3 thập niên qua. Trong chuyến về Việt Nam để quảng bá phương thức đấu tranh bất bạo động vào cuối năm 2007, ông bị nhà cầm quyền CSVN giam giữ đến tháng 5/2008. Sau khi ra khỏi tù, ông tiếp tục theo đuổi lý tưởng của mình”.
Nhà cầm quyền Việt Nam, tháng 12.2012 vừa qua, đã thay đổi tội danh của tiến sĩ Quân là “Âm mưu lật đổ chế độ” theo điều 79 của BLHS Việt Nam chứ không còn điều 84 về tội khủng bố như đã loan báo khi bị bắt. Lại thêm một bằng chứng, công an Việt Nam bắt người tùy tiện, và họ sẵn sàng vu cho người họ bắt một tội bất kỳ, để rồi khi điều tra không tìm thấy bằng chứng thì lại gán cho một tội khác. Ngay việc cơ quan an ninh điều tra thuộc Bộ công an trục xuất một người đã bị Viện kiểm sát ra bản cáo trạng và truy tố, như trường hợp tiến sĩ Quân, cũng là hành vi vi phạm pháp luật. 
PV.VRNs



Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế

Trại Bố Lá: Quản giáo lạm quyền, xúc phạm blogger Tạ Phong Tần

 

VRNs (30.01.2013) – Bình Dương – “Phạm nhân không được quyền lớn tiếng ở đây, câm ngay!” là điều bà Thủy, một cán bộ quản giáo tại trại tạm giam Bố Lá thuộc Công an TP.HCM, đóng quân trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương (từ TP.HCM bạn đi theo Quốc lộ 13, tới ngã tư Sở Sao, cách ngã tư Bình Phước khoảng gần 30 km, hỏi người dân ở hai bên đường sẽ được hướng dẫn).
Ngày 28.01.2013, cô Tạ Minh Tú từ Bạc Liêu lên Sài Gòn đến nhà tù Chí Hoà để thăm nuôi chị là cô Tạ Phong Tần. Đến nơi, các vị công an ở đây mới cho biết đã chuyển cô Tần đi trại Bố Lá từ ngày 23.01.2013. Nghe tin ấy, cô Tú bức xúc, vì sao chuyển trại giam, mà không ai thông báo cho gia đình biết. Riêng tại trại giam Bố Lá, cô Tạ Phong Tần nói cho cán bộ Thủy, ngay lúc có mặt cô Tú, là việc chuyển cô về Bố Lá là sai luật:
Cô Tú viết lời của cô Tạ Phong Tần cho chúng tôi như sau: “Nếu đúng quy định, tôi chưa nhận được bản án, là mấy người không có quyền chuyển tôi đi như vậy”. Đây là câu nói khiến cho bà Thủy tức giận đã buộc cô Tần phải “câm miệng”.
Ở đây có sự ngược đời: đúng ra, quản giáo và cơ quan chức năng (cụ thể là công an TP.HCM) phải là người biết luật, làm đúng luật, để giúp những người tù “cải tà quy chánh”, thì ở trại Bố Lá này, công an tỏ ra không biết luật, và cố tình lạm dụng chức vụ, xúc phạm tù nhân.
Bà Thủy còn hăm dọa rằng sẽ tát vào mặt cô Tần, nếu còn dám nói, và sẽ cho người đánh chết cô Tần, nếu cứ mở miệng là nói “quy định”. Bà Thủy, theo cô Tú, không phải là người không biết chuyện, bà biết rõ cô Tú từ quê lên thăm chị, nên bà cũng đe và lên lớp:
“Mày từ dưới quê lên, bày đặt láo phét, tao tát vào mặt mày bây giờ” – cô Tú viết.
Cô Tú cho biết, khi gởi hàng thăm nuôi, trại giam chỉ cho gởi phần thịt kho mặn, cá, rau củ quả và những thứ khác đều không cho gởi. Khi có mặt bà Thủy, cô Tần đã xin phép cho nhận tràng chuỗi Mân Côi, do một linh mục gởi, vì dây chuỗi cũ của chị đã bị giật đứt. Cán bộ Thủy cho biết, người gởi phải có giấy chứng minh nhân dân và hộ khẩu. Cô Tú ra xe lấy giấy tờ vào, bà Thủy bảo hết giờ. Lúc đó chỉ mới 16 giờ chiều.
Cuộc thăm gặp phạm nhân tại trại tạm giam Bố Lá thường kéo dài từ 30 phút đến 45 phút, nhưng cô Tú chỉ được gặp chị mình trong vòng 10 phút.
Những điều này là bằng chứng ngược lại với những gì Báo công an đã khoe với lãnh đạo thành phố về trại tạm giam Bố Lá: “Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã giám sát tình hình chấp hành pháp luật trong việc quản lý, giam giữ và thực hiện các chế độ chính sách đối với người bị tạm giam và phạm nhân tại Trại tạm giam Bố Lá (Công an TPHCM). Báo cáo với đoàn giám sát, thượng tá Phạm Văn Tám – phó giám thị, cho biết trong thời gian qua, cán bộ chiến sĩ (CBCS) của trại đã thực hiện tốt công tác tiếp nhận người bị tạm giam, phạm nhân đảm bảo chính xác, đúng quy định của pháp luật; tiến hành phân loại và bố trí giam giữ người bị tạm giam, phạm nhân theo từng loại, làm tốt công tác phân hóa đối tượng, có khu giam, phòng giam trọng điểm”.  
Tuy thời gian gặp ngắn, cô Tú cũng đã kịp hỏi để xác cô Tạ Phong Tần xác nhận một sự việc, mà các tổ chức nhân quyền và báo chí quốc tế quan tâm là: “Chị Tần có bao giờ bị công an lột quần áo, và thọc tay vào chỗ kín không?” Cô Tần xác nhận có và nói rõ hai người xúc phạm đến thân thể của cô tạ Phong Tần là viên an ninh Trần Tiến Tùng (Tùng hói), và Lê Minh Hải (đây cũng là viên an ninh chỉ đạo xúc phạm đến thân thể các phụ nữ khác trong thời gian vừa qua là Huyền Trang và Hoàng Vi). Cô Tạ Phong Tần còn cho biết thêm, họ đã xúc phạm cô tại văn phòng luật sư Pháp Quyền của luật sư Lê Trần Luật trước đây.
Cùng đi thăm với cô Tú ở Bố Lá, có bà Dương Thị Tân và anh Nguyễn Trí Dũng, vợ và con trai blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải. Đây là lần đầu tiên bà Dương Thị Tân được gặp và nói chuyện với ông Hải kể từ khi ông bị giam cách đây hơn 4 năm.
Thân nhân của một tù nhân lương tâm khác cho VRNs biết nhạc sĩ Việt Khang đã bị chuyển đến nhà tù mới ở Đồng Nai. Điều này cho thấy, có thể Việt Khang và gia đình đã rút lại ý định kháng án, như lời luật sư Hà Huy Sơn nói ngay sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm xét xử Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang.
PV. VRNs