CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Người Việt học nhiều nhưng biết ít


Ở Việt Nam đang bị vấn nạn cô đọc trò chép, học vẹt, nhồi nhét một đống toán học "cao cấp" mà sau này khi ra đời chẳng bao giờ dùng đến.

> Nhồi nhét thi học kỳ bậc tiểu học

Mọi người Việt Nam chúng ta vẫn kháo nhau về một "truyền thuyết" rằng người Việt Nam chúng ta có truyền thống hiếu học. Vậy liệu điều đó đã đúng?
Để trả lời câu hỏi này. Đầu tiên chúng ta phải xem chúng ta định nghĩa thế nào về học.
Đầu tiên là "Học để nhiều chữ". Chúng ta nên lưu ý bộ nhớ não con người có hạn. Khi bạn nhớ quá nhiều, muốn nhớ thêm những điều mới mẻ đôi khi chúng ta buộc phải xóa những ký ức cũ.
Nó giống như việc bạn học lên đến cấp 3 và nhìn một bài toán cấp 1 vậy. Có nhiều bài chúng ta sẽ thấy khó và bối rối dù chúng ta đã học về nó. Vậy nếu bạn có quá nhiều chữ trong sách học ở phổ thông, đại học thì cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ khó có cơ hội tiếp thu kiến thức ngoài cuộc sống. Mà chúng ta thì đâu có mài sách mà ăn được?
Tiếp theo là "Học để làm ông nọ bà kia, học cho ấm vào thân". Vậy chiếu theo điều này thì hóa ra học là công cụ để đạt được những mục đích có vị trí nào đó trong xã hội?
Hệ lụy từ câu nói tưởng chừng như "đúng" này thì nhiều không đếm được. Nó khiến cho một bộ phận giới trẻ học vì mục đích làm ông nọ bà kia mà không quan tâm xem chúng ta đang học cái gì, có phù hợp với mình không.
Rồi khi học xong đại học thì không biết phải làm gì để sống. Phụ huynh, nhà trường thì tạo áp lực ảo lên các em, đa số trẻ em thành phố bị đánh cắp tuổi thơ vì cứ mải miết học và học và tiếp tục học
Thêm một sự học nữa là "học để có cái bằng". Điều đó khiến cho biết bao trường tư mọc lên. Cả xã hội quay cuồng theo cái bằng cử nhân mà quên mất một điều là 1 thầy thì 10 thợ thôi. Ai cũng làm thầy thì ai làm thợ? Rồi thì học làm thầy xong không xin được việc lại quay đi làm thợ. Vậy tại sao không học để làm thợ cho nhanh?
Học đơn giản là để trang bị kỹ năng sống. Lấy ví dụ đơn giản: con hổ hay con chó con lúc mới sinh ra nó có biết bắt mồi đâu. Nó "học" bắt mồi đó chứ.
Con người chúng ta cũng thế. Sinh ra chúng ta sao đã đủ kỹ năng sống? Chúng ta học bài học đầu tiên là học lẫy, học bò, học đi. Rồi sau đó là học nói, vào trường chúng ta được học chữ, rồi những kiến thức mới. Nhưng liệu thế đã đủ?
Trở về quá khứ tổ tiên. Chúng ta tiến hóa vượt trội so với các con vật ở chỗ chúng ta sáng tạo ra công cụ. Sáng tạo là điều rất quan trọng. Nhưng ở Việt Nam điều quan trọng lại là cô đọc trò chép văn mẫu, học thuộc lịch sử, địa lý theo kiểu học vẹt, nhồi nhét một đống toán học "cao cấp" mà sau này khi ra đời chẳng bao giờ dùng đến.
Tại sao bên cạnh học kiến thức phổ thông chúng ta không học thêm kỹ năng mềm, khả năng tư duy, sáng tạo? Tại sao không giảm tải đi để trẻ em có tuổi thơ, được học, được chơi. Để khi ra đời nhiều bạn trẻ không còn bỡ ngỡ hay quá ảo tưởng về bản thân nữa, để xã hội không còn lãng phí tiền vào nhiều thứ không cần thiết?
Ngô Xuân Vũ 



Copy từ: VnExpress


 

BẠN LÀM GÌ KHI MẤT NICK YAHOO?




 
  Thời gian gần đây kẻ gian thường lân la làm quen với người dùng Yahoo tìm cách cướp nick rồi lừa đảo bạn bè trong Friends list của nạn nhân. Chúng dùng nick của nạn nhân chat với  những nick trong Friends list để hỏi mượn tiền hoặc tiếp tục cướp nick.
  Thủ đoạn cướp nick của chúng là gửi một file hoặc một link có chứa mã độc trong khi chat hoặc gửi mail đến địa chỉ mail của nạn nhân. (Nạn nhân do không biết đã mở mail hoặc nhận file do chúng gửi đến).
  Mail Yahoo có chức năng hỗ trợ bạn phục hồi địa chỉ mail chính thức bằng mail phụ. Lợi dụng điều này, sau khi lấy được password (cướp nick) chúng sẽ vào phần THÔNG TIN TÀI KHOẢN  set địa chỉ mail phục hồi bằng chính địa chỉ mail của chúng. Cho dù nạn nhân có phát hiện đổi password vẫn bị chúng khống chế và lấy được password mới của nạn nhân.

  Cách trị:
  Trước khi phục hồi lại nick Yahoo bạn nên cập nhật phiên bản mới nhất của phần mềm diệt virut bạn đang sử dụng. (Phần mềm Ăn Mày đề nghị dùng: Kasperky hoặc Norton Antivirut có bản quyền). Bạn cũng có thể dung dĩa Hirent Boot phiên bản mới nhất chạy Mini Win XP để diệt. Khi đã yên tâm máy của bạn đã sạch, bạn sign in vào Mail Yahoo, mở THÔNG TIN TÀI KHOẢN, tìm mở 2 mục sau:
  - Quản lý tài khoản khác để đăng nhập: nếu thấy địa chỉ mail lạ hay một link lạ thì xóa đi.
 -  Quản lý các kết nối ứng dụng và trang web. Bạn hãy gỡ bỏ tất cả những ứng dụng, liên kết tại đây. Cần thiết gỡ bỏ luôn Flikr.  Lưu lại thiết lập.
Chú ý:   Tại hai nơi này nếu bạn chưa từng can thiệp thì khi mở ra sẽ trống rỗng không có bất cứ địa chỉ mail, link hay ứng dụng nào. Nếu bạn thấy một địa chỉ mail lạ, một liên kết hay một ứng dụng có nghĩa là kẻ gian đã đột nhập vào đây thiết lập để khống chế nick của bạn.. Vì vậy bạn cứ yên tâm xóa đi nếu thấy địa chỉ mail lạ, liên kết hay ứng dụng  hiện diện tại hai nơi như Ăn Mày đã nói ở trên.
  Tiếp đến bạn tiến hành đổi password.
  Để giảm thiểu khả năng mất password, bạn nên làm các việc sau:
1/ FireFox: Bạn vào trình duyệt Web mở Tool bấm chọn option → Cửa sổ option mở ra tìm đến Tab Security bỏ dấu tích (v) tại Remember password for site và Use a master password bấm OK để kết thúc.
2/ Tại trang đăng nhập có 2 dòng Remember My ID and Passwod và Sign in automatically bạn nên bấm bỏ chọn dấu kiểm (v)
3/ Khi đăng nhập bạn nên mở Word, Excel hoặc Notepat gõ một phần của password copy và past vào ô password tiếp theo gõ phần còn lại của password rồi Sign in. Khi tắt nick (mail) bạn nhớ bấm Sign out để thoát ra. Ăn Mày thấy nhiều người chỉ close nghĩ rằng mình đã thoát ra, như vậy là không đúng. Nếu có người nào khác mở trình duyệt web vào Yahoo họ sẽ dễ dàng mở hộp thư mail của bạn vì bạn chưa thật sự thoát khỏi Yahoo. Tương tự với trường hợp Gmail, Facebook….bạn cũng áp dụng như trên.
  Còn một cách khác nữa là: Bạn chép một tập thơ hoặc một bài văn không có dấu cũng như các ký tự đặc biệt (!, ?, %...). Thí dụ bạn gõ như sau: buoc qua deo ngang bong xe ta và bạn chon câu thơ này làm password . Khi chuẩn bị đăng nhập bạn mở tập thơ lên tìm đến bài thơ buoc qua deo ngang cua ba huyen thanh quan, tìm đến đọan buoc qua deo ngang bong xe ta copy và past vào khung password. Đây là cách bạn bảo vệ password rất hiệu quả khi online tại nơi công cộng. Người ngồi bên cạnh cũng khó biết nếu như bạn khéo léo sử dụng cách này. Phương thức căn bản là như vậy nếu bạn biết cách phối hợp khéo léo thì hiệu quả bảo mật password rất cao.
4/ Hãy cẩn thận với những cảnh báo trong mail giới thiệu một link yêu cầu bạn phải thực hiện một việc gì đó, thường là cung cấp password. (Cách lừa đảo này đang phổ biến trên trang Facebook.) Rất có thể đó là những cái bẫy của kẻ gian.
 5/ Khi lang thang trên web chỉ khi nào thật sự cần thiết bạn mới mở nick, như thế sẽ an toàn cho bạn.
 6/ Nếu gặp một link lạ, bạn cảm thấy không yên tâm bạn có thể dùng cách kiểm tra nhanh như sau:
  Kiểm tra trực tuyến, tại trang web kiểm tra trực tuyến của Norton Antivirut (Symantec):  http://safeweb.norton.com
Bạn copy đoạn link nghi ngờ có mã độc past vào khung:  Is this site safe? (enter site address)  → Enter . Kết quả kiểm tra nếu  OK màu xanh là an toàn, X màu đỏ là nguy hiểm không nên vào, nếu có hình dấu  (?)  là chưa kiểm tra được.
 7/ Vào những trang web, blog lạ tuyệt đối không bấm vào link ẩn. Thí dụ như blog của Ăn Mày tại cuối những entry Ăn Mày luôn viết Copy từ: ABC. Đây là cách viết link ẩn dùng chức năng HTML, một cách viết hay nhằm rút gọn những link quá dài nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nếu như người viết có ý đồ xấu cài vào đây link có mã độc.
 8/ Bạn nên dùng một phần mềm vượt tường lửa khi lướt web, mục đích dấu IP của bạn. Nếu bạn không dùng phần mềm vượt tường lửa, kẻ gian rất dể dò ra IP của bạn và tìm cách cài mã độc vào máy bạn.
9/ Hãy cẩn thận khi sử dụng các phần mềm hỗ trợ download thí dụ như IDM. Do tính nhạy bén, chúng thường mau mắn nhảy ra download mặc dù chưa được chúng ta cho phép.
10/  Nhân tiện Ăn Mày khuyên bạn như sau:
 Hiện nay đa số máy tính được trang bị ổ cứng khủng : 150Gb, 300Gb, 500Gb, ….Tuy nhiên, bạn không nên lưu trữ những thông tin cá nhân có tính nhạy cảm trên ổ cứng của máy. (Thí dụ: Hình ảnh. Video. Thư từ. Nhật ký….) Để lưu trữ những thông tin nhạy cảm, bạn nên trang bị thêm thiết bị lưu trữ ngoài kết nối bằng cổng USB (thí dụ: dĩa CD, USB, ổ cứng di động….). Bạn chỉ kết nối thiết bị với máy tính khi cần thiết. Trước khi online bạn nên tách rời thiết bị ra khỏi hệ thống máy tính của bạn. Nếu hacker có khua khoắng trong máy bạn thì cũng không tìm được thông tin.


   Chúc bạn an toàn trên con đường đau khổ. .Onion21

  Đọc thêm:

Kiểm tra việc “ đột nhập” trái phép vào hộp thư Yahoo 

Ngoài ra bạn nên đọc những bài viết về việc XÓA VÀ KHÔNG LƯU MẬT KHẨU TRONG CÁC TRÌNH DUYỆT tại thư mục GÓC TÒ MÒ ngay trong nhà Ăn Mày

 


Xóa và Không lưu trữ mật khẩu trong trình duyệt Safari (Mac OS)


Ban Biên Tập No Firewall
Kỹ sư Lê Quang
2012/03/24

Nếu lưu trữ và bạn bị dính vi-rút, tin tặc sẽ tự động vào tài khoản email, Facebook, Skype v.v.

Để cho tiện và nhanh nhiều người lưu trữ mật khẩu vào các tài khoản online như email, Skype, IM,  Facebook để mỗi khi lên mạng, máy sẽ tự động đăng nhập và các tài khoản này.

Điều này rất nguy hiểm, vì nếu máy bạn bị xâm nhập, dính vi-rút, tin tặc sẽ tự do vào các tài khoản online của bạn.  Sau đây là hướng dẫn để thiết trí trình duyệt Safari KHÔNG lưu trữ mất khẩu.

Trên hàng menu của Safari, bấm vào Safari, rồi chọn Preferences...
Vào phần AutoFill, trong đó tắt hàng User names and passwords để Safari đừng ghi nhớ. Nếu trước đó đã để nhớ mật khẩu rồi thì bấm vào nút Edit... để xóa hết.


Copy từ: Nofirewall



 

Xóa và Không lưu trữ mật khẩu trong trình duyệt Opera


Không lưu trữ mật khẩu trong trình duyệt Opera

Ban Biên Tập No Firewall
Kỹ sư Lê Quang
2012/03/24

Nếu lưu trữ và bạn bị dính vi-rút, tin tặc sẽ tự động vào tài khoản email, Facebook, Skype

Để cho tiện và nhanh nhiều người lưu trữ mật khẩu vào các tài khoản online như email, Skype, IM,  Facebook để mỗi khi lên mạng, máy sẽ tự động đăng nhập và các tài khoản này.

Điều này rất nguy hiểm, vì nếu máy bạn bị xâm nhập, dính vi-rút, tin tặc sẽ tự do vào các tài khoản online của bạn.  Sau đây là hướng dẫn để thiết trí trình duyệt Opera KHÔNG lưu trữ mất khẩu.

- Bấm vào icon Opera ở góc trái bên trên của trình duyệt
- Chọn Cài đặt, Sở thích...


- Trong khung Sở thích, chọn bảng Biểu mẫu
- Tắt hàng Bật Trình Quản Lý Mật Khẩu
- Nếu bạn có lưu trữ mật khẩu trước đó thì bấm nút Trình Quản Lý Mật Khẩu.... để vào xoá hết đi



- Bước cuối cùng là xóa sạch các dữ liệu cá nhân
- Vào trở lại menu Cài đặt, Xóa Dữ Liệu Cá Nhân...


- Chọn tất cả rồi bấm nút Xóa


Copy từ: Nofirewall



 

Xóa và không lưu trữ Mật Khẩu trong trình duyệt Internet Explorer 9


Ban Biên Tập No Firewall
Kỹ sư Lê Quang
2012/03/24

Nếu lưu trữ và bạn bị dính vi-rút, tin tặc sẽ tự động vào tài khoản email, Facebook, Skype

Để cho tiện và nhanh nhiều người lưu trữ mật khẩu vào các tài khoản online như email, Skype, IM,  Facebook để mỗi khi lên mạng, máy sẽ tự động đăng nhập và các tài khoản này.

Điều này rất nguy hiểm, vì nếu máy bạn bị xâm nhập, dính vi-rút, tin tặc sẽ tự do vào các tài khoản online của bạn.  Sau đây là hướng dẫn để thiết trí trình duyệt Internet Explorer 9 KHÔNG lưu trữ mất khẩu.

LƯU Ý: Hướng dẫn này cho IE 9. Nếu bạn vẫn còn dùng trình duyệt IE ấn bản cũ trước đó như IE 6, IE 7, IE 8 thì không an toàn. Bạn nên cập nhật lên IE 9, nếu vẫn muốn tiếp tục dùng IE. Chúng tôi khuyên bạn nên đổi qua dùng trình duyệt Chrome.

- Bấm vào icon bánh xe răng cưa ở góc phải bên trên của IE
- Trong menu hiện ra, chọn Internet Options


- Trong khung Internet Options, chọn phần Content
- Bấm vào nút Settings của phần AutoComplete


- Tắt hàng User name and passwords on forms


- Sau đó bấm vào nút Delete AutoComplete history


Copy từ: Nofirewall



 

Không lưu trữ mật khẩu trong trình duyệt Firefox


Ban Biên Tập No Firewall
Kỹ sư Lê Quang
2012/03/24

Nếu lưu trữ và bạn bị dính vi-rút, tin tặc sẽ tự động vào tài khoản email, Facebook, Skype

Để cho tiện và nhanh nhiều người lưu trữ mật khẩu vào các tài khoản online như email, Skype, IM,  Facebook để mỗi khi lên mạng, máy sẽ tự động đăng nhập và các tài khoản này.

Điều này rất nguy hiểm, vì nếu máy bạn bị xâm nhập, dính vi-rút, tin tặc sẽ tự do vào các tài khoản online của bạn.  Sau đây là hướng dẫn để thiết trí trình duyệt Firefox KHÔNG lưu trữ mất khẩu.

Các ấn bản 3 của Firefox (3.x)

- Từ menu chính, chọn Tools, Options....

- Trong khung Options, chọn phần Security.
- Tắt hàng Remember passwords for sites
- Tuy nhiên nếu đã lưu trữ các mật khẩu trước đó rồi thì cần phải xóa sạch bằng cách nhấn vào nút Saved Passwords...

- Rồi bấm nút Remove All để xóa tất cả các mật khẩu đã giữ.


- Ngoài ra cần phải xóa sạch mọi chi tiết cá nhân, quá trình lướt mạng, v.v...
- Trở lại Tools, Clear Recent History....

- Chọn Everything
- Đánh dấu chọn xóa tất cả mọi thứ
- Bấm nút Clear Now


Firefox ấn bản từ 4 đến 11 (hoặc mới hơn)

- Bấm vào nút Firefox màu cam ở góc trái bên trên, chọn Options, Options


- Trong khung Options, chọn phần Security
- Tắt hàng Remember passwords for sites
- Tuy nhiên nếu đã lưu trữ các mật khẩu trước đó rồi thì cần phải xóa sạch bằng cách nhấn vào nút Saved Passwords...


- Rồi bấm nút Remove All để xóa tất cả các mật khẩu đã giữ.


- Ngoài ra cần phải xóa sạch mọi chi tiết cá nhân, quá trình lướt mạng, v.v...
- Trở lại Firefox, History, Clear Recent History....


- Chọn Everything
- Đánh dấu chọn xóa tất cả mọi thứ
- Bấm nút Clear Now


Copy từ: Nofirewall


Không lưu trữ mật khẩu trong trình duyệt Chrome


Ban Biên Tập No Firewall
Kỹ sư Lê Quang
2012/03/24

Nếu lưu trữ và bạn bị dính vi-rút, tin tặc sẽ tự động vào tài khoản email, Facebook, Skype v.v. 

Để cho tiện và nhanh nhiều người lưu trữ mật khẩu vào các tài khoản online như email, Skype, IM,  Facebook để mỗi khi lên mạng, máy sẽ tự động đăng nhập và các tài khoản này.

Điều này rất nguy hiểm, vì nếu máy bạn bị xâm nhập, dính vi-rút, tin tặc sẽ tự do vào các tài khoản online của bạn.  Sau đây là hướng dẫn để thiết trí trình duyệt Chrome KHÔNG lưu trữ mất khẩu.


- Bấm vào icon mõ lết ở góc phải bên trên của Chrome
- Trong menu hiện ra, chọn Options


- Trong trang Options, chọn Personal Stuff bên cột trái.
- Chọn hàng Never save passwords.


- Nếu bạn trước đó đã có lưu trữ một số mật khẩu thì cần phải xóa sạch
- Vào Tools, Clear browsing data....


- Chọn The beginning of time (từ trước đến giờ) để xóa sạch
- Bấm nút Clear browsing data.





Copy từ: Nofirewall



Xóa và không lưu trữ mật khẩu trong trình duyệt


Ban Biên Tập No Firewall 
Kỹ sư Lê Quang
2012/03/24
Nếu lưu trữ và bạn bị dính vi-rút, tin tặc sẽ tự động vào tài khoản email, Facebook

Qua sự trả lời của độc giả cho các câu hỏi trên bản tự kiểm tra rủi ro trên mạng của bạn (nếu chưa tự kiểm tra, bạn nên làm ngay, chỉ cần 1 phút và có kết quả lập tức) , BBT No Firewall thấy rằng có nhu cầu hướng dẫn thêm về cách thức xóa và  KHÔNG lưu trữ mật khẩu trong trình duyệt. Nhiều bạn lưu trữ mật khẩu vào các tài khoản online như email, Skype, IM,  Facebook để mỗi khi lên mạng, máy sẽ tự động đăng nhập và các tài khoản này.

Điều này rất nguy hiểm, vì nếu máy bạn bị xâm nhập, dính vi-rút, tin tặc sẽ tự do vào các tài khoản online của bạn.

Đây là cách để xóa và thiết trí trình duyệt của bạn KHÔNG lưu trữ mất khẩu:

Google Chrome
Firefox
Internet Explorer 9 
Opera
Safari (Mac OS) 






Copy từ: Nofirewall


 

Cảnh báo: Phising email lừa gạt cư dân Facebook


Ban Biên Tập No Firewall
2012/12/20

Phishing email là loại email trá hình nhằm lừa gạt người sử dụng. Trong nhiều trường hợp đường dẫn tin tặc cung cấp chứa đầy vi rút.

Đây là một ví dụ gần đây, tin tặc tìm cách lừa gạt cư dân Facebook.


Khi nhận được email bên dưới và mới đọc thoáng qua, chúng ta nghĩ là Facebook thông báo cho biết tài khoản Facebook của mình đã bị khóa lại. Do đó phải bấm vô đường dẫn trong email để xác nhận.

Tuy nhiên nếu xem kỹ lại thì

1. Hàng From: tuy đề là Facebook.Team nhưng địa chỉ lại là @blackswantribe.com.au. Rõ ràng đây là email giả mạo rồi.

2. Đường dẫn (URL) trong email nhìn thì thấy là www.facebook.com, nhưng nếu nhấp chuột (đừng bấm chuột) vào thì địa chỉ thật sự hiện ra lại là http://datingcool-2013.info/.....

Do đó bạn đừng bao giờ vội bấm vào bất cứ đường dẫn nào trong một email dù là khả nghi hay là có vẻ như đến từ người quen. Phải phối kiểm lại cho kỹ. Nếu không chắc, không thấy an tâm thì tốt nhất chúng ta lờ đi.

Trong trường hợp này, thay vì bấm vào đường dẫn, bạn kiểm tra bằng cách đăng nhập Facebook như thường lệ. Nếu vẫn đăng nhập bình thường, thì đây rõ ràng là email giả mạo.




Copy từ: Nofirewall



GS.Chu Hảo - Một nửa văn minh là...không văn hóa!


Người ta thường hay nói, một nửa cái bánh mỳ vẫn là cái bánh mỳ, còn một nửa sự thật có khi là sự giả dối,. “Một nửa văn minh” ở đây chắc là cái gì đó còn tệ hại hơn. Đó là thói ích kỷ, vô trách nhiệm, thiếu văn hóa. – GS Chu Hảo thẳng thắn.

Văn hóa “Kẻ Chợ”
PV: - Hà Nội đang gấp rút xây dựng “Quy tắc ứng xử trong cơ quan, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và nơi công cộng, nhằm thay đổi hình ảnh người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, điều này có nghĩa là Hà Nội đã từng có ‘thanh lịch chuẩn mực’ và đã bị mất mát nên giờ cần khôi phục lại sự văn minh, thanh lịch ấy. Sử sách nghiên cứu đã xác nhận Hà Nội xưa có tên là Kẻ chợ vậy văn hóa ứng xử cái thời có tên là Kẻ chợ tương ứng sẽ phải là văn minh Kẻ chợ, thanh lịch Kẻ chợ…và Hà Nội cần khôi phục lại, ông nghĩ sao về điều này?
GS Chu Hảo: - Trước hết nói về chữ “văn hóa Kẻ Chợ”. Trong nhiều từ điển, chữ Kẻ Chợ xuất hiện vào khoảng thế kỷ 17, khi Thăng Long (tên gọi của Hà Nội trước đây) xuất hiện những giao dịch có tính chất thương mại với các nhà buôn phương Tây, thứ đã tạo nên một nét văn hóa mới, nét văn hóa thương mại.  Theo tôi, nói đến chữ Kẻ Chợ, người ta cũng tôn trọng như nói đến chữ Tràng An. Nếu hiểu Kẻ Chợ là chợ búa, xô bồ, vị kỷ, bon chen… thì chắc là ứng với hiện trạng Hà Nội nhiều năm gần đây.
GS Chu Hảo
GS Chu Hảo: Hà Nội hãy cố bớt hình thức đi một chút. Ảnh Huấn Cao
Quả thật, càng ngày càng thấy nhiều biểu hiện phi văn hóa tồn tại ở Hà Nội. Chúng ta có thể thấy hàng ngày cảnh người Hà Nội chen lấn tham gia giao thông, vứt rác bừa bãi… Nghiêm trọng hơn là những việc kinh dị, trái luân thường đạo lý xảy ra trên địa bàn Hà Nội như: con cái đẩy bố già ốm ra nằm vỉa hè Núi Trúc, một ông Tiến sĩ đánh mẹ già rồi đuổi ra đường, bà cụ phải vào “Ngôi nhà hạnh phúc’ ở Thụy Khuê…
Văn hóa đích thực của Hà Nội chủ yếu phải là những nét thanh lịch, tử tế trong các quan hệ giữa người với người và với thiên nhiên,, chứ không phải các hoạt động “cờ đèn kèn trống” ầm ĩ mỗi khi lễ tết.
PV:- Hiện nay, tại Hà Nội, có một sự mâu thuẫn như thế này, trong khi người dân giữ nhà họ rất sạch, nhưng chỉ cần cách nhà khoảng chục mét, họ dễ dàng vứt rác. Không ít lần đã xảy ra chuyện hàng xóm láng giềng to tiếng mất mặm mất nhạt với nhau chỉ vì nhà nào cũng cố vứt rác sang phần đường nhà hàng xóm. Theo ông, đây có được coi là …một nửa cái sự văn minh không? Nếu không, chúng ta phải hiểu những hành vi đó như thế nào, thưa ông?
GS Chu Hảo: - Người ta thường hay nói, một nửa cái bánh mỳ vẫn là cái bánh mỳ, còn một nửa sự thật có khi là sự giả dối,. “Một nửa văn minh” ở đây chắc là cái gì đó còn tệ hại hơn. Đó là thói ích kỷ, vô trách nhiệm, thiếu văn hóa.
Có người nói dân lao động ở khắp nơi đổ về đã làm hỏng môi trường văn hóa của Hà Nội. Lại có người lý luận, hiện tượng dẫm đạp, cướp hoa ở Hồ Hoàn Kiếm năm xưa là do văn hóa làng xâm nhập vào Hà Nội. Những ý kiến đó không thỏa đáng.  Để xảy ra tình trạng hiện nay chứng tỏ, bản thân nội lực của văn hóa Hà Nội đã không đủ sức đề kháng để chống lại, hoặc đồng hóa những hành vi phản văn hóa ngoại nhập.  Đổ lỗi rằng người dân tỉnh khác làm hỏng văn hóa Hà Nội là một cách ngụy biện, trốn tránh trách nhiệm.
Hãy nhìn vào Đà Nẵng. Thành phố này cũng nhiều dân nhập cư từ miền Bắc và miền Trung nhưng vẫn là thành phố duy nhất ở Việt Nam lọt top 20 thành phố sạch nhất thế giới năm 2012. Bởi lãnh đạo Đà Nẵng dám minh bạch, kiên quyết giữ kỷ cương và dám chịu trách nhiệm.
Nói như vậy để thấy, nếu ngay từ đầu, Hà Nội có nền giáo dục tốt, kỷ cương pháp luật nghiêm minh thì nó hoàn toàn có thể  tiếp thu tinh hoa và loại trừ các yếu tố tiêu cực của mọi thứ văn hóa ngoại nhập.

Hà Nội hãy cố gắng bớt hình thức đi một chút

PV:- Mấy năm trước, Hà Nội đã biểu dương em Tuấn ở Thường Tín đã có hành vi tốt dẫn một cụ già sang đường. Gần đây, một cậu học sinh tiểu học cũng được vinh danh vì trả lại số tiền vài chục triệu đồng mà cậu nhặt được. Có người mừng rỡ, vì cho rằng sự thay đổi nào cũng phải bắt đầu từ những hành vi nhỏ nhưng, lại có người băn khoăn, có thế mà đã khen thưởng biểu dương cấp thành phố sao được? Ông nghiêng về ý kiến nào trong hai ý kiến trên, thưa GS?
GS Chu Hảo: - Tuyên dương như vậy cũng không có gì sai, chỉ có điều, nó biểu hiện một sự thật rất đau lòng: những chuyện ngày xưa là bình thường mà giờ là thành tích. Tôi không bài bác chuyện tuyên dương người tốt việc tốt, nhưng những tấm gương phải xứng đáng chứ không nên quá dễ dãi để mà tự lừa dối mình rằng tình hình vẫn còn chưa tệ quá.
PV:- Có lẽ do tình trạng xuống cấp văn hóa của nền văn hóa nói chung nên Hà Nội đặt ra vấn đề xây dựng “Quy tắc ứng xử trong cơ quan, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và nơi công cộng, nhằm thay đổi hình ảnh người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Theo ông, Bộ Quy tắc này có cứu vãn được tình thế?
GS Chu Hảo: - Tôi không nghĩ là Bộ Quy tắc sẽ có tác dụng. Hà Nội có nhiều mối quan hệ khác nhau và mỗi mối quan hệ tương ứng với xử đó lại tương ứng với một bộ quy tắc ứng xử riêng. Như vậy, hoặc là Bộ Quy tắc sẽ có không biết bao nhiêu điều cần điều chỉnh, hoặc là quá chung chung như những khẩu hiệu suông.
Có lẽ nên nghĩ theo cách khác, không nhất thiết phải đưa ra Bộ Quy tắc ứng xử mà hãy làm việc căn cơ nhưng dễ thực hiện hơn.
Thứ nhất, hãy cố gắng xây dựng ở Hà Nội một hệ thống giáo dục Mầm non và Phổ thông tiên tiến nhất trong cả nước nhằm đào đạo các thế hệ trẻ tương lai của Hà Nội có nhân cách, có văn hóa và có năng lưc trí tuệ tốt. Họ sẽ là chủ nhân của Thủ đô có đủ nội lực bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa Thăng Long..
Thứ hai, hạn chế tối đa những phong trào và  những cuộc vận động hình thức, vô bổ và tốn kém và những hoạt động chỉ nhằm lấy thành tích báo cáo. Tôi không hiểu tại sao vẫn cứ phải duy trì những phong trào thi đua hết sức hình thức, vô bổ và tốn kém như Xây dựng gia đình và khu dân cư văn hóa… khi mà trên thực tế, khi nhắc tới “danh hiệu” này, chẳng ai tôn trọng nữa. Xin nói thẳng, chừng nào Hà Nội còn giữ những phong trào kiểu như vậy thì chừng đó còn xuống cấp văn hóa nữa, vì đó là sự giả dối.
Thứ ba, phải  Kiên trì thiết lập lại kỷ cương, thượng tôn pháp luật. Trước hêt, trong một vài năm tới toàn bộ hệ thống và các công cụ hành chính hãy tập trung vào việc giải quyết dứt điếm tình trạng vi phạm luật lệ giao thông trên đường phố. Đấy là bộ mặt văn hóa của Thủ đô. Hãy bắt đầu bằng việc buộc mọi phương tiện giao thông (đặc biệt là xe máy ) phải giữ đúng phần đường của mình, nhất là ở các ngã ba, ngã tư đường phố. Chỉ cần thế thôi là bộ mặt Hà Nội đã khác rồi…
  • Hoàng Hạnh thực hiện - (Đ.V-O)
  •  
  •  

Copy từ: Bùi Văn Bồng


 

Những tên cướp biệt danh X,Y,Z...

> HƠN 6 NĂM, NHỮNG TÊN CƯỚP X,Y,Z...KHUI RỖNG NGÂN KHỐ QUỐC GIA

* Lạm phát: Kẻ cướp vô hình 
của 87 triệu người dân Việt Nam

 Một thống kê sẽ khiến không ít người vội ôm chặt lấy ví tiền của mình và chột dạ: Làm thế nào mà một người thông minh, chăm chỉ, mẫu mực như mình lại có thể dễ dàng bị ăn cắp và đang ngày càng trở nên nghèo khó đến thế?


TRONG 6 NĂM (2006 – 2012), ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM MẤT GIÁ HƠN 50%. Nói cách khác, hơn 50% tài sản của người dân được chôn dưới 3 tấc đất từ năm 2006 tới nay sau 6 năm đã bị bốc hơi đi hơn một nửa. Thật vô cùng khủng khiếp. Vậy AI LÀ THỦ PHẠM CƯỚP TIỀN của gần 90 triệu người dân Viêt Nam một cách tinh vi, trắng trợn và dã man đến vậy? Câu trả lời, đó chính là LẠM PHÁT, hệ quả của của sự gia tăng phi mã của giá thuốc, giá thực phẩm, giá dịch vụ giáo dục,…

Hòa nhịp vào cơn sốt vi rút của nền kinh tế toàn cầu, Viêt Nam đang rơi vào những trận ốm co rút chưa có hồi kết thúc cho dù Chính phủ Viêt Nam đã bằng cách này hay cách khác kê đơn cho bệnh nhân nền kinh tế Việt Nam đang nằm liệt chiếu (tung tiền giải cứu bất động sản, giảm thuế, tăng tín dụng, hạ lãi suất cho vay, tái cấu trúc DNNN,…). Theo báo cáo từ Tổng cục thống kê, mức tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2012 là 5,03% [1]- mức tăng trưởng kinh tế thấp nhất kể từ năm 1999. Cùng với mức tăng trưởng đáng thất vọng của một nền kinh tế được nhiều kỳ vọng và nhiều quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế, chỉ số giá tiêu dùng CPI cũng được dự trù đạt 9,21%. Con số này là sự nỗ lực đáng kể của Chính phủ Việt Nam một năm qua ra sức bít lỗ hổng của nền kinh tế lấy DNNN làm chủ đạo, nơi mà sự suy sụp của khu vực doanh nghiệp này đã khiến toàn dân Việt Nam nghèo đi nhanh không kể xiết (lạm phát 18,13% riêng trong năm 2011).
Hậu họa do lộ trình của những
 tên cướp 'vô hình' biệt danh X,Y,Z...
Nếu so sánh mức tăng chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam trong tương quan với các quốc gia khác trên thế giới, ta sẽ thấy được sự khác biệt về năng lực điều hành của bộ máy chính phủ các quốc gia [2]:

- CPI Trung Quốc: 1,901%
- CPI Phần Lan: 2,194%
- CPI Đức: 1,809%
- CPI Italy: 2,507%
- CPI Nhật Bản: -0,400%
- CPI Hàn Quốc: 1,622%
- CPI Indonexia: 4,320%

Sự yếu kém của Chính phủ không những khiến vị thế của nền kinh tế quốc gia bị suy giảm mà còn gây thiệt hại nặng nề tới tài sản của người dân. Đây là lý do tại sao tầng lớp trung lưu bị đẩy dần xuống tầng lớp nghèo, còn tầng lớp nghèo trở nên khánh kiệt hơn:

- Chỉ số CPI Việt Nam 2006: 6,57%
- Chỉ số CPI Việt Nam 2007: 12,75%
- Chỉ số CPI Việt Nam 2008: 19,87%
- Chỉ số CPI Việt Nam 2009: 6,52%
- Chỉ số CPI Việt Nam 2010: 11,75%
- Chỉ số CPI Việt Nam 20011: 18,13%
- Chỉ số CPI Việt Nam 2012: 9,21% (dự trù)
(nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Điều đó có nghĩa là trong túi của ai đó có 20 triệu vào cuối 2012 thì thực tế anh ta chỉ có chưa tới 10 triệu vào cuối năm 2006. Ai là nạn nhân hãy lên tiếng, & Tiền rơi vào túi ai, xin mời quý độc giả vào cuộc???
Mizzou

Bản quyền: © Wegreen Vietnam
(Theo TTHN)


Copy từ: Bùi Văn Bồng

Giá vàng Việt Nam cao hay thực sự tiền đồng đã mất giá ?


Đọc toàn cảnh kinh tế thấy thông báo giá vàng ở Việt Nam cao hơn thế giới khoảng 4,7 triệu đồng/1 lượng. Sự chênh lệch về giá như vậy là do lấy USD làm chuẩn. Nhưng nếu lấy vàng làm chuẩn thì có thể thấy tỷ giá đồng Việt Nam so với USD hiện nay đang được định giá cao hơn tỷ giá thực sự của nó. Tỷ giá hiện nay USD/VND=20800, nhưng tỷ giá thực sự theo quy chuẩn vàng phải cỡ 23100. Như vậy giá vàng Việt Nam cao hay thực sự tiền đồng đã mất giá?

Vấn đề tiếp theo là liệu nhà nước có thể đưa giá vàng Việt Nam xuống mức ngang bằng với giá vàng thế giới theo quy chuẩn USD và giữ vững tỷ giá USD/VND được không? Vậy tỷ giá USD/VND như hiện nay có thể giữ được bao nhiêu lâu?

Giả sử như huy động được một lượng tiền VND đủ lớn, thu mua USD theo tỷ giá hiện thời thì nhà nước có thể cầm cự được tỷ giá như vậy được bao lâu? Sau khi tỷ giá bị phá, bán USD hoàn lại VND như cũ và hưởng chênh lệnh. Có vẻ như là một kịch bản Soros kinh điển. Song vấn đề huy động lượng tiền VND ở đâu? Sắp tới có các gói hỗ trợ giải quyết nợ xấu, bất động sản, hỗ trợ doanh nghiệp. Huy động được lượng tiền này, bơm hút, cộng thêm tâm lý quần chúng đám đông có thể khuynh đảo thị trường tài chính Việt Nam được không?




Copy từ: Đông A


Công ty chứng khoán, chết cũng không xong



Hàng loạt đơn vị bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, bị đình chỉ hoạt động, rút môi giới, đóng cửa chi nhánh, thua lỗ triền miên… 2012 là một năm thực sự khó khăn, thất bát và suy sụp đối với các công ty chứng khoán (CTCK).


Sai phạm, nợ nần và thua lỗ

Thống kê sơ bộ cho thấy, trong quý III/2012, có khoảng 60% CTCK báo cáo thua lỗ. Tuy nhiên, con số này có lẽ vẫn chưa phản ánh hết sự khó khăn của khối các doanh nghiệp này.

Báo cáo hợp nhất quý III/2012 của CTCK Sacombank (SBS) cho thấy doanh nghiệp này lãi hơn 10 tỷ đồng, không nằm trong nhóm 60% thua lỗ nói trên. Tuy nhiên, trên thực tế tình hình SBS lại vô cùng bi đát với những con số thua lỗ khủng khiếp, bê bối tài chính như tơ vò.

Cho dù được hỗ trợ bởi ngân hàng mẹ Sacombank đến những phút cuối cùng với cú cứu mua trái phiếu 800 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi trong quá trình thoái vốn mạnh khỏi SBS nhưng CTCK này vẫn chưa thoát ra được vòng xoáy khó khăn.

Tính tới cuối tháng 9/2012, SBS vẫn âm vốn chủ sở hữu 245 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 1.761 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp này vẫn lỗ hơn 128 tỷ đồng và đang trong giai đoạn bị kiểm soát đặc biệt (kéo dài đến 28/2/2013). SBS còn rối ren hơn sau khi bị khởi tố vụ án hình sự “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán và thao túng giá chứng khoán”. .

Trái với hướng phát triển nhanh, tăng vốn vọt từ 300 tỷ lên 1.100 tỷ trong vòng chưa tới một năm và mở rộng hoạt động sang cả Lào, Cambodia, từ cuối 2011, SBS cũng bắt đầu phải đóng cửa hàng loạt các chi nhánh tại những địa bàn trọng yếu như TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Vị thế tốp 5 CTCK về mảng môi giới trước đó có lẽ giờ chỉ còn là ký ức, sự bền vững không có khiến cho SBS đi xuống một cách quá nhanh chóng, xuống tận bùn đen và có nguy cơ bị đào thải ra khỏi cuộc chơi.

Công ty Cổ phần Chứng khoán SME cũng là một thành viên xếp ở tốp hạng trung trên TTCK và là trường hợp nổi tiếng không kém với hàng loạt những cú sốc gây ra trên thị trường. Cú sốc gần đây nhất có lẽ là vụ hai lãnh đạo chủ chốt của SME, bao gồm Chủ tịch HĐQT Tổng Giám đốc và phó chủ tịch SME bị bắt tạm giam hồi đầu tháng 8 về việc “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Hiện tại vụ việc SME đang được làm rõ nhưng nhiều người lo ngại rằng có thể còn nhiều khuất tất sẽ được mang ra ánh sáng bởi sự minh bạch thông tin tại doanh nghiệp này là rất thấp. SME luôn trong tình trạng không công bố báo cáo tài chính đầy đủ. CTCK này vẫn còn những khoản nợ rất lớn tới hàng trăm tỷ đồng trong khi hoạt động đã đình trệ trong một thời gian dài và trước đó không hiếm khi rơi vào tình trạng mất thanh khoản.

Ngoài margin, năm 2012 cũng chứng kiến CTCK đầu tiên bị xử phạt về hành vi cho vay bán khống - một hiện tượng được đồn thổi trong nhiều năm qua nhưng không có trường hợp nào bị xử phạt.

Cụ thể, ngày 11/9, UBCKNN quyết định xử phạt vi phạm hành chính 150 triệu đồng đối với CTCP Chứng khoán Đại Nam (DNSE) do công ty này cho khách hàng vay chứng khoán để bán. Dù đã tất toán các hợp đồng cho vay chứng khoán nhưng hành vi nói trên vi phạm phạm quy định tại Khoản 9 Điều 71 Luật Chứng khoán và hoạt động bán khống này được cho là một trong những nguyên nhân khiến TTCK sụt giảm nghiêm trọng, nổi bật nhất là 3 ngày bán tháo khủng khiếp bắt đầu từ 21/8 khi ông trùm ngành ngân hàng Nguyễn Đức Kiên - bầu Kiên bị bắt giữ.

Sau Đại Nam, sai phạm về bán khống cũng đã được xử lý tại HSC nhưng trách nhiệm được gắn với nhân viên của CTCK này.

Không chỉ lỗ triền miên gây thiệt hại cho các cổ đông, nhiều CTCK còn gây ra nhiều cú sốc với các nhà đầu tư như một loạt doanh nghiệp bi đưa vào diện kiểm soát đặc biệt (GBS, Tràng An, SBS, Công nghiệp, Cao Su, Mê Kông, Trường Sơn, Hà Nội, SME); vốn ít nhưng repo cực lớn (như STSC…); chấm dứt tư cách thành viên (Đông Dương, Hà Nội, Sao Việt, An Phát…); rút dịch vụ chủ chốt môi giới (Sao Việt, Đông Dương, Hà Nội, Trường Sơn, Gia Anh - Hamico…).

Và những vụ chia tay

Cho tới thời điểm này chưa có CTCK nào chính thức rời TTCK nhưng trên thực tế có không ít đơn vị đã không còn duy trì hoạt động, trụ sở không còn, rút các nghiệp vụ chính, chấm dứt tư cách thành viên, thậm chí bị đình chỉ hoạt động, chỉ còn chờ thời gian để chấm dứt cuộc sống thực vật.

Ngày 29/10 vừa qua, UBCKNN đã ban hành quyết định đình chỉ hoạt động Công ty Cổ phần Chứng khoán Cao su (đã đổi tên thành Chứng khoán Delta). Theo đó, Delta bị đình chỉ từ ngày 29/10/2012 đến ngày 29/4/2013. Nguyên nhân là do công ty không đáp ứng các điều kiện quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính.

Theo số liệu tính đến hết quý III/2012, CTCK Cao su âm vốn chủ sở hữu hơn 2 tỷ đồng. Đây cũng là CTCK đầu tiên trên TTCK công bố tỷ lệ an toàn vốn khả dụng âm (-18%). Trong đó, vốn khả dụng là âm 8,54 tỷ đồng và tổng giá trị rủi ro là 48,8 tỷ đồng.

Trước Cao su, TTCK cũng đã chứng kiến hai trường hợp bị đình chỉ khác là Trường Sơn và Hà Nội. Cả hai doanh nghiệp này đều trong tình trạng sống dở chết dở, đã chấm dứt tư cách thành viên tại các sàn giao dịch và rút nghiệp vụ chính môi giới.

Cũng đứng trước bờ vực, một loạt các CTCK đang nằm trong diện kiểm soát đặc biệt và có khả năng bị đào thải do hoạt động bê bết trong bối cảnh TTCK lao dốc như: GBS, Tràng An, SBS, Công nghiệp, Mê Kông, SME…

Làn sóng thanh lọc CTCK có thể sẽ mạnh và nhanh hơn bao giờ hết bắt đầu tư tháng cuối cùng của năm 2012. Những động thái gần đây của các cơ quan quản lý thị trường nhằm cải thiện vai trò bảo vệ nhà đầu tư, ổn định lại thị trường, rất có thể nhiều CTCK sẽ thực sự phải rời bỏ thị trường.

Với hàng loạt CTCK đang lỗ 4-5 năm liên tiếp, lỗ lũy kế trên 50% vốn điều lệ, thậm chí có nguy cơ mất vốn hoặc đang ôm những khoản phải thu lên tới vài nghìn tỷ đồng trong khi chưa có trích lập dự phòng, thì sẽ sự đào thải thành viên TTCK sẽ diễn ra mạnh mẽ.

Cho dù các cơ quan chức năng cho biết, không xác định số lượng CTCK phải rời bỏ thị trường trong quá trình tái cấu trúc nhưng trước đó một số đại diện cho biết, có thể có tới 70% số CTCK hiện tại sẽ không còn tồn tại trong thời gian tới.

Mặc dù vậy, nhiều nhà đầu tư cho rằng, quá trình thanh lọc này sẽ gặp nhiều khúc mắc và cần nhiều thời gian do những khối nợ xấu, nợ đọng, phải thu lớn đang tồn tại ở đa số các CTCK lay lắt chưa có hướng giải quyết dứt điểm.

Mạnh Hà 
 
 


Copy từ: VietNamNet


DS NHỮNG NGƯỜI KÝ TÊN KÊU GỌI THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI (ĐỢT 1 VÀ ĐỢT 3)


DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI KÝ TÊN KÊU GỌI THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI (ĐỢT 1 VÀ ĐỢT 3)

ĐỢT 1:



Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975

Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Tổng công ty Du lịch Thành phố (Saigontourist)

Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh)

Hồ Ngọc Nhuận, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin Sáng

Hồ Ngọc Cứ, luật gia, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dân chủ và Pháp luật của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh

Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An

Nguyễn Thế Hùng, GS TS, Trường Đại học Bách khoa, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, Đà Nẵng

André Menras – Hồ Cương Quyết, Chủ tịch Hiệp hội trao đổi sư phạm Pháp – Việt (ADEP), Pháp

Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM

Thái Văn Cầu, chuyên gia Khoa học Không gian, Hoa Kỳ

Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM

Hà Sĩ Phu, TS, Đà Lạt

Bùi Minh Quốc, nhà thơ, cán bộ Cựu kháng chiến, nguyên Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng, Đà Lạt

Hiền Thục, nghệ nhân mỹ thuật ứng dụng, nhà báo, nguyên phóng viên, biên tập viên Đài Phát thanh – Truyền hình Lâm Đồng, Đà Lạt

Trần Minh Thảo, Đà Lạt

Lê Thân, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ phong trào đấu tranh của nhân dân, sinh viên, học sinh tranh thủ dân chủ Thành phố Đà Lạt, TP HCM

Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, TP HCM



Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới,TP HCM

Kha Lương Ngãi, nguyên phó Tông biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng

Nguyễn Trọng Huấn, KTS, nguyên Tổng biên tập báo Kiến trúc và Đời sống

Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập báo Lao động

Nguyễn Duy, nhà thơ, TP HCM


Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật, TP HCM

Trần Hải, kỹ sư, TP HCM

Lê Văn Tâm, TS, nguyên Chủ tịch Hội người ViệtNamtại Nhật Bản

Nguyễn Viện, nhà văn, TP HCM


Vũ Thị Phương Anh, công dân ViệtNam, TP HCM

Nguyễn Quốc Vũ, Cộng hòa Czech

Nguyễn Mạnh Cường, doanh nhân, Cộng hòa Czech

Phạm Văn Đỉnh, TSKH, Pháp

Phạm Hữu Uyển, Cộng hòa Czech

Bùi Tiến An, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Chủ tịch Lực lượng Phụng sự Lao động (trước 1975)

Vũ Quang Việt, TS, nguyên chuyên gia kinh tế Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ

Nguyễn Bá Thuận, chuyên gia vận trù và dự báo, Đan Mạch

Lưu Trọng Văn, nhà báo,TP HCM

Đào Duy Chữ, TS, TP HCM

Phạm Gia Minh, nhà báo, Hà Nội

Nguyễn Thanh Giang, TS, Hà Nội


ĐỢT 2:
  1. Lê Đăng Doanh, TS, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Hà Nội
  2. Phan Hồng Giang, TSKH, Hà Nội
  3. Phạm Xuân Yêm, nguyên Giám đốc Nghiên cứu, CNRS và Đại họcParis6, Pháp
  4. Phan Thị Hoàng Oanh, TS, TP HCM
  5. Nguyễn Đắc Diên, bác sĩ, TP HCM
  6. Hoàng Hưng, làm thơ, viết báo, dịch sách, TP HCM
  7. Nguyễn Đăng Hưng, TSKH, Giáo sư Danh dự Thực thụ, Đại học Liège, Bỉ
  8. Nguyễn Trung, nguyên trợ lý của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
  9. Đỗ Đăng Giu, nguyên Giám đốc Nghiên cứu CNRS và Đại học Paris-Sud, Pháp
  10. Lương Châu Phước, cư sĩ Phật giáo,Canada
  11. Nguyễn Thị Từ Huy, TS, TP HCM
  12. Vũ Hùng, nhà văn,Canada
  13. Trần Văn Long, nguyên Phó Bí thư Thành đoàn TP HCM, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty du lịch Sài Gòn (Saigontourist), TP HCM
  14. Ngô Văn Phương, huynh trưởng hướng đạo, Đại biểu Hội đồng nhân dân TP HCM khóa 4, TP HCM
  15. Nguyễn Quang Nhàn, nhạc sĩ phong trào Du ca, Đà Lạt
  16. Nguyen Ngoc Luan, nghi huu, Hoa Kỳ
  17. Trương Văn Khiêm, công nhân, CHLB Đức
  18. Chiến Trần Tiến, CHLB Đức
  19. Nguyễn Lân Thắng, kỹ sư, Hà Nội
  20. Nguyễn Trọng Hoàng, bác sĩ, Pháp
  21. Huynh Van Khoa, cong nhan, Hoa Kỳ
  22. Tan Le, Hoa Kỳ
  23. Trần Kim Thập, giáo chức,Australia
  24. Huynh Anh, Hoa Kỳ
  25. Nguyễn Trọng Tín, thợ cơ khí ô tô, Cộng hoà Czech
  26. Nguyễn Xuân Thọ, kỹ sư điện tử, CHLB Đức
  27. Lê Hồng Hà, công nhân, Hoa Kỳ
  28. Nguyễn Văn Hùng, linh mục Công giáo,Australia
  29. John Hung Nguyen, nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển,Australia
  30. Dương Văn Minh, Đồng Nai
  31. Phạm Thanh Liêm, công dân, Vũng Tàu
  32. Nguyễn Tâm Thiện, công nhân kỹ thuật, Pháp
  33. Teresa Nguyen (nom de jeune fille Mitura), Infirmière, Pháp
  34. Võ Văn Tạo, nhà báo, Khánh Hòa
  35. Tran Mai Sinh, CHLB Đức
  36. Trần Công Khánh, nghỉ hưu, Hải Phòng
  37. Phạm Trí [triart], họa sĩ tự do, TP HCM
  38. Lê Hằng, sinh viên, Hà Nội
  39. Thanh Bui, clerk, Hoa Kỳ
  40. Lương Ngọc Châu, kỹ sư, CHLB Đức
  41. NguyenGiang Lien,Australia
  42. Đinh Nguyễn, họa sĩ,Canada
  43. Trần Minh Khôi, kỹ sư, CHLB Đức
  44. Lê Dũng, blogger, Hà Nội
  45. Lan Pham, accountant, Hoa Kỳ
  46. Hoàng Tiến Chức, cố nông, Hà Tây
  47. Nguyễn Quang Lập, nhà văn, TP HCM
  48. Trinh Hung CPA, thạc sĩ,Australia
  49. Thân Lê Khuyên, giám đốc, Hà Nội
  50. Trần Quốc Hiệp, công dân, Hà Nội
  51. Gerardo Nguyễn Nam Việt, linh mục thuộc Giáo phận Vinh
  52. Nguyễn Đức Toàn, thạc sĩ, TP HCM
  53. Lê Thanh Trường, cử nhân Hán Nôm, Đà Nẵng
  54. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, TP HCM
  55. Trần Xuân Huyền, nông dân, Nghệ An
  56. Nguyễn Dương, công nhân, Hoa Kỳ
  57. Bùi Quang Thắng, thạc sĩ, Hà Nội
  58. Nguyen Bao Loc, Hoa Kỳ
  59. Nguyễn Đình Khoa, kỹ sư, Hoa Kỳ
  60. Trần Như Lực, kinh doanh, Nha Trang
  61. Đinh Văn Lưu, kỹ sư, TP HCM
  62. Vũ Hòa, thợ chụp hình, TP HCM
  63. Dương Sanh, cựu giáo viên, Khánh Hòa
  64. Truong The Minh, Hoa Kỳ
  65. Phạm Văn Hiền, nguyên giảng viên Trường Chính trị Tô Hiệu, Hải Phòng
  66. Nguyễn Thế Thắng, kỹ sư, giám đốc, Hà Nội
  67. Phan Thị Lan Phương, biên kịch tự do, TP HCM
  68. Nguyễn Trọng Khiêm, kỹ sư, Hoa Kỳ
  69. Nguyễn Thượng Long, dạy học và viết báo, Hà Nội
  70. Nguyễn Thanh Linh, cử nhân, Daklak
  71. Nguyễn Thái Minh, giám đốc, Thái Nguyên
  72. Hà Chí Hải, bán hàng tự do, Hà Nội.
  73. Nguyễn Thiện Nhân, tín dụng ngân hàng, Bình Dương
  74. Nguyễn Văn Lịch, Hà Nội
  75. Lê Hùng, Hà Nội
  76. Lê Thị Chiêng, TS, nguyên giảng viên Đại học Văn hóa Hà Nội, đã nghỉ hưu, Hà Nội
  77. Nguyễn Phúc Thành, dịch giả, TP HCM
  78. Huỳnh Ngọc Tuấn, QuảngNam
  79. Trần Bích Thủy, hưu trí, Pháp
  80. Nguyễn Công Chính, blogger, TP HCM
  81. Phạm Văn Giang, cử nhân Xã hội học, Cử nhân Anh ngữ, hướng dẫn viên du lịch, Hà Nội
  82. Nguyễn Thu Nguyệt, giảng viên hưu trí, TP HCM
  83. Nguyễn Huy Dũng, dân thường, Vũng Tàu
  84. Bùi Phan Thiên Giang, kỹ sư tin học, TP HCM
  85. Nguyễn Trọng Nghĩa, cựu sĩ quan VNCH, chuyên viên cơ khí, Pháp.
  86. Phạm Văn Thành, cựu tù chính trị A20, An ninh tư, Pháp
  87. Le Van Tuynh, hướng dẫn viên du lich, Bình Thuận
  88. Ngô Hoàng Hưng, kinh doanh, TP HCM
  89. Đào Minh Châu, cán bộ chương trình Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sỹ tại ViệtNam, Hà Nội
  90. Lê Văn, hưu trí, TP HCM
  91. Lưu Hồng Thắng, công nhân cơ khí, Hoa Kỳ
  92. Đoàn Xuân Cao, Công nghệ thông tin, Hà Nội
  93. Hồ Nguyên Huy, kỹ sư, TP HCM
  94. Nguyễn Trung Thành, kỹ sư GTVT, Phú Thọ
  95. Nguyen Van Nghiem, nguyen giang vien Đaịhọc Giaotho6ng Vận tải, Hà Nội
  96. Pham Van Minh, Hà Nội
  97. Nguyễn Chí Tuyến, (Facebook: Anh Chí), Chuyên viên phụ trách bản quyền Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội
  98. Nguyễn Bảy Giáp Dần, kinh doanh, TP HCM
  99. Nguyễn Quốc Minh, nhà thơ, Hà Nội
  100. Minh Thọ, luật gia, nhà báo (nguyên Trưởng đại diện Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thài Bình Dương tại Sài Gòn), TP HCM
  101. Trinh Xuan Phan, cong nhan huu tri, Hoa Kỳ
  102. Nguyễn Công, công nhân kỹ thuật, TP HCM
  103. Trinh Hoang Kim, Hoa Kỳ
  104. Nguyễn Như Một, cựu ứng viên Quốc hội khoá 13, Long An
  105. Xà Quế Châu, nội trợ, TP HCM
  106. Nguyễn Thị Hường, nghiên cứu sinh, Khoa Luật, đại học Indiana, Hoa Kỳ
  107. Nguyễn Chí Dũng, kỹ sư, TP HCM
  108. Nguyễn Đức Hiệp, chuyên gia môi trường khí quyển, Australia
  109. Phạm Thị Lâm, cán bộ hưu trí, Hà Nội
  110. Phùng Hoài Ngọc, nguyên giảng viên Đại học An Giang, hội viên Hội nhà báo Việt Nam, An Giang
  111. Đặng Văn Lập, KTS, Hà Nội
  112. Phạm Ngọc Diệp, kỹ sư (hưu), TP HCM
  113. Hòang Mạnh Đễ, dạy học, TP HCM
  114. Tran Tri Dung, kỹ sư, Hà Nội
  115. Uông Đình Đức, kỹ sư (đã nghỉ hưu), TP HCM
  116. Phạm Thông, Hà Nội
  117. Phạm Khiêm Ích, Uỷ viên Uỷ ban Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Hà Nội.
  118. Nguyễn Quý Kiên, KTV Tin học, Hà Nội
  119. Vũ Ngọc Thọ, Cựu Quân Nhân QLVNCH đã về hưu, Australia
  120. Nguyễn Thái Hùng, KS XD, tổ chức Plan tại VN, Nghệ An
  121. Nguyễn Thị Kim Thoa, Bác sĩ nhi khoa, TP HCM
  122. Chu Sơn, nhà thơ, TP HCM
  123. Nguyễn Chí Đức, nhân viên Trung tâm Dịch Vụ Khách Hàng – thuộc HNPT, Hà Nội
  124. Lê Thanh Tùng, cử nhân, TP HCM
  125. Trần Thiện Kế, dược sĩ, Hà Nội
  126. Phan Thế Vấn, bác sĩ, TP HCM
  127. Đinh Ngọc Tú, hướng dẫn viên du lịch, Hà Nội
  128. Nguyễn Xuân Hùng, kỹ sư, Đà Nẵng
  129. Trần Xuân Nam, TS, nguyên Chủ nhiệm Khoa Vô tuyến điện, Đại học Bưu điện, Hà Nội
  130. Võ Trường Thiện, hành nghề tự do, Khánh Hòa
  131. Lê Hoàng Lan, TS, cán bộ về hưu, Hà Nội
  132. Cao Chi, GS, Hà Nội
  133. Hà Thúc Huy, PGS TS. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, TP HCM
  134. Lại Đức Hưng Quốc, TS, Hoa Kỳ
  135. Bùi Thị Quyên, kế toán viên, TP HCM
  136. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hướng dẫn viên du lịch, Nha Trang
  137. Nguyễn Xuân Mạnh, kỹ sư, TP HCM
  138. Đinh Nguyên Tùng, nghiên cứu viên, Singapore
  139. Mai Thảo, công nhân, Hoa Kỳ
  140. Nguyễn Loan, nail tech, Hoa Kỳ
  141. Mai Thơm, hưu trí, Hoa Kỳ
  142. Nguyễn Lang, hưu trí, Hoa Kỳ
  143. Thục Mai, công nhân, Hoa Kỳ
  144. Nguyễn Thị Ngọc Toản, Đại tá, GS, cựu chiến binh, Hà Nội
  145. Hà Dương Tường, GS, Pháp
  146. Hà DươngDực,California, Hoa Kỳ
  147. Chau Nguyen, Palm Bay, Florida, Hoa Kỳ
  148. Phan Quốc Tuyên, kỹ sư, Thụy Sĩ
  149. Nguyễn Thanh Dòng, Quảng Trị
  150. Nguyễn Hùng Cường, lao động tự do, Hà Nội
  151. Nguyễn Thanh Xuân, CNTT, TP HCM
  152. Thùy Linh, nhà văn, Hà Nội
  153. Nguyễn Hùng, kỹ sư, Australia
  154. Đoàn Công Nghị, Nha Trang
  155. Antôn Lê Ngọc Thanh, linh mục Dòng Chúa Cứu thế, TP HCM
  156. Nguyễn Hồng Khoái chuyên viên tư vấn tài chính, Hà Nội
  157. HenryHien Pham,Texas, Hoa Kỳ
  158. Phạm Quang Tuấn, giảng viênUniversity of New South Wales,Australia
  159. Vũ Minh Khương, giảng viên, Đại học Quốc gia,Singapore
  160. Hoàng Dũng, TP HCM
  161. Doãn Kiều Anh, kỹ sư, TP HCM
  162. Lại Thị Minh Nhài, nhân viên xây dựng, TP HCM
  163. Khuu Van Hoa, cong nhan, Hoa Kỳ
  164. Lê Doãn Cường, kỹ sư, TP HCM
  165. Phạm Văn Lễ, kỹ sư, TP HCM
  166. Đinh Trần Nhật Minh, sinh viên Luật, Hà Nội
  167. Tô Oanh, giáo viên nghỉ hưu, Bắc Giang
  168. Nguyễn Hồng Kiên, TS, Hà Nội
  169. Phan Tấn Hải, nhà văn, Hoa Kỳ
  170. Nguyễn Minh Chính, Hà Nội
  171. Trương Minh Tam, giám sát bán hàng, Hà Nam
  172. Trần Tiến Đức, nhà báo và đạo diễn truyền hình (đã nghỉ hưu), Hà Nội
  173. Nguyễn Công Huân, Phó giáo sư Đại học Aalborg, Đan Mạch
  174. Trần Thị Quyên, Hội An
  175. Nguyễn Văn Phi, kế toán, Australia
  176. Nguyễn Văn Dũng, võ sư, Huế
  177. Nguyễn Hiền, kỹ sư, TP HCM
  178. Le Dinh Hong, tai vu, huu tri, Canada
  179. Le Thi Nhan, huu tri, Canada
  180. Nguyễn Đức Phổ, lão nông, TP HCM
  181. Nguyễn Văn Vinh, hưu trí, Hà Nội
  182. Nguyễn Đức Việt, IT Contractor,Australia
  183. Vinh Vu,Australia
  184. Đào Đức Phương, sinh viên, Thuỵ Điển
  185. Đạt Nguyễn, TS, LaTrobe University,Australia
  186. Vũ Thế Dũng, nhà văn, nhà thơ, CHLB Đức
  187. Đặng Trường Lưu, hoạ sĩ, nhà phê bình Mỹ thuật, Hà Nội
  188. Nguyen Duy Toan, kỹ sư, Hoa Kỳ
  189. Bùi Thị Minh Hằng, kinh doanh, Vũng Tàu
  190. Ngô Kim Hoa, Nhà Báo, TP.HCM
  191. Đinh Hữu Thoại, linh mục Dòng Chúa Cứu thế, TP HCM
  192. Vũ Thị Nhuận, Nhật Bản
  193. Nguyễn Xuân Thịnh, giáo viên, TP HCM
  194. Phan Q Bảo, dịch thuật, Đà Nẵng
  195. Lê Khánh Hùng, TS, Hà Nội
  196. Nguyễn Văn Pháp, nhân viên, kỹ sư, Đồng Nai
  197. Nguyễn Hùng, cử nhân, Đồng Nai
  198. Đỗ Hoàng Điệp, kỹ sư xây dựng, Hà Nội
  199. Vũ Ngọc Thắng, hướng dẫn viên, Hải Phòng
  200. Hồ Quang Huy, kỹ sư, Khánh Hòa
  201. Đặng Nguyệt Ánh, TS, đã nghỉ hưu, Hà Nội
  202. Bùi Tần Đăng Khoa, luật sư, TP HCM
  203. Nguyễn Kim Khánh, kỹ sư, Hà Nội
  204. Phạm Duy Hiển (bút danh Phạm Nguyên Trường), Vũng Tàu
  205. Lê Kim Song, TS, giảng viên đại học,Australia
  206. Phát Nguyễn,NB,Canada
  207. Tran Thi Thanh Tam, Ba Lan
  208. Đặng Lợi Minh, giáo viên về hưu, Hải Phòng
  209. Nguyễn Hồ Nhật Thành, giám đốc, TP HCM
  210. Phạm Trọng Chánh (Nhất Uyên), TS, Viện Đại học Paris V, nhà thơ, nhà nghiên cứu, Pháp
  211. Khải Nguyên, nhà giáo, nhà văn, Hải Phòng
  212. Phan Thành Khương, nhà giáo, Ninh Thuận
  213. Đàm Minh, cựu chiến binh, Hải Phòng
  214. Chu Quốc Khánh, kỹ sư điện tử, Hà Nội
  215. Lê Văn Hiệp, kĩ sư, Nhật Bản
  216. Nguyễn Hoàng Lâm, giám đốc, TP HCM
  217. Nguyễn Thanh Nga, MBA, Hà Nội
  218. Nguyễn Ngọc Sơn, kinh doanh, cựu chiến binh, TP HCM
  219. Nguyễn Đình Ấm, nhà báo, Hà Nội
  220. Nguyễn Thị Ngọc Trai, nhà văn, nhà hoạt động xã hội, Hà Nội
  221. Trần Quốc Thịnh, hưu trí, Hoa Kỳ
  222. Lê Trung Hà, đã nghỉ hưu, CHLH Đức
  223. Phạm Văn Chính, kỹ sư, Hà Nội
  224. Nguyễn Thiết Thạch, lao động tự do, công dân ViệtNam, TP HCM
  225. Hà Dương Tuấn, nguyên chuyên gia Công nghệ thông tin, Pháp
  226. Trịnh Ngọc Tiến, bác sĩ, Hà Nội
  227. Nguyễn Thanh Hương, kỹ sư, Cộng hòa Czech
  228. Chu Quốc Khánh, kỹ sư, Hà Nội
  229. Nguyen Le Thu My, cựu chiến binh, TP HCM
  230. Hoàng Minh Tường, nhà văn, Hà Nội
  231. Ngô Ngọc Qoang, kinh doanh, Vũng Tàu
  232. Trần Ngọc Tuấn, nhà văn, nhà báo tuần báo Xa Xứ, Cộng hòa Czech
  233. Nguyễn Xuân Nghĩa, TS, giảng viên đại học, TP HCM
  234. Than Hai Thanh, nguyên Tổng Giám đốc Benthanhtourist, TP HCM
  235. Nguyen Khac Chuong, Hoa Kỳ
  236. Lê Anh Hùng, Hà Nội
  237. Bui Loc, họa sĩ, CHLB Đức
  238. Tinh Phan, MSc, BEng, MIET, Ceng, Senior Design Engineer, Anh
  239. Trần Văn Thọ, GS TS, Đại học Waseda, Nhật Bản
  240. Trần Thị Hường, kinh doanh, Immendingen, CHLB Đức.
  241. Ngô Thị Hồng Lâm, nghiên cứu khoa học, Vũng Tàu
  242. Nguyễn Huy Canh, giáo viên, Hải Phòng
  243. Đào Thanh Thủy, cán bộ hưu trí, Thanh Xuân, Hà Nội
  244. Tran Thien Huong, kỹ thuật viên của hãng Perkinelmer, CHLB Đức
  245. Nguyễn Xuân Liên, giám đốc Bảo tàng Chiến tranh ngoài trời Vực Quành, Quảng Bình
  246. Hoàng Sơn, nông dân, Thái Bình
  247. Phạm Hồng Hải, TP HCM
  248. Vũ Hải Long, TSKH, nghỉ hưu, TP HCM
  249. Phạm Bá Hải, thạc sĩ, cựu tù nhân lương tâm, TP HCM
  250. Trương Long Điền, công chức hưu trí, Long xuyên, An Giang
  251. Nguyễn Hữu Úy, TS, kỹ sư, Hoa Kỳ
  252. Nguyễn Xuân Lộc, công dân, TP HCM
  253. Lê Văn Sinh, dạy học đã nghỉ, Hà Nội
  254. Nguyễn Xuân Hải, kỹ sư, hành nghề tự do, TP HCM
  255. Trương Bá Thụy, dược sĩ, cựu quân nhân, TP HCM
  256. Nguyễn Trọng Đại, giảng viên, Pháp
  257. Nguyễn Minh, kỹ sư, Cộng hòa Czech
  258. Khổng Hy Thiêm, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, Khánh Hòa
  259. J. B. Nguyễn Hữu Vinh, kỹ sư, blogger, Hà Nội
  260. Dương Sỹ Nho, chủng sinh mãn khoá Giáo phận Vinh
  261. Bùi Tín, nhà báo tự do, Paris, Pháp
  262. Phan Thanh Bình, Hoa Kỳ
  263. Lê Thị Phú, TS, TP HCM
  264. Nguyễn Thanh Tùng, kỹ sư, TP HCM

ĐỢT 3:
  1. Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội
  2. Vũ Thư Hiên, nhà văn, Pháp
  3. Vũ Hồng Ánh, nghệ sĩ đàn cello, TP HCM
  4. Lê Thanh Nhàn, nghề nghiệp tự do, CHLB Đức
  5. Chu Trọng Thu, cựu chiến binh, TP HCM
  6. Nguyen Vu, Programmer / Analyst, Hoa Kỳ
  7. Nguyễn Đức Quỳ, công dân Việt Nam, Hà Nội
  8. Huỳnh Quang Minh, kỹ sư, Bình Thuận
  9. Trần Thanh Trúc, luyện kim, Bà Rịa – Vũng Tàu
  10. Tran Quang Ngoc, Ph.D, Nghiên cứu, Hoa Kỳ
  11. Đỗ Văn Đông, Nam Định
  12. Hong Nguyen, làm việc choUniversityofFlorida, Hoa Kỳ
  13. Ngô Quỳnh, cựu tù nhân chính trị, Bắc Giang
  14. Dương Đình Phúc, lao động tự do, Bình Dương
  15. Mai Văn Tuất (blogger Văn Ngọc Trà), kỹ sư, TP HCM
  16. Phạm Xuân Phương, Đại tá, cựu chiến binh, Hà Nội
  17. Lê Thanh Hiệp, TP HCM
  18. Quang Tran, SystemsEngineer, Hoa Kỳ
  19. Dao Hoang Long, Hà Nội
  20. Nguyễn Thanh Hằng, dược sĩ, Pháp
  21. Trần Ngọc Sơn, kỹ sư, Pháp
  22. Phạm Toàn Thắng, doanh nghiệp, Cộng hòa Czech
  23. Nguyễn Công Đức, kỹ sư, Hoa Kỳ
  24. Hoàng Dương Tuấn, GS Đại học Công nghệ Sydney, Australia
  25. Bùi Long Quân, TP HCM
  26. Do Huy Vu, cong nhan, Hoa Kỳ
  27. Tran Thanh Duc, TS, hưu trí, Hoa Kỳ
  28. Lê Thúy, Ba Lan
  29. Ngụy Hữu Tâm, TS, hành nghề viết văn, viết báo, Hà Nội
  30. Lê Văn Quảng, Ba Lan
  31. Hương Ngân, nội trợ, Hungary.
  32. Nguyen H Dong, nghỉ hưu, Hoa Kỳ
  33. Trần Hải Hạc, nguyên Phó giáo sư Đại học Paris 13, Pháp
  34. Vũ Giản, nguyên chuyên gia Tài chính, Ngân hàng và Tư vấn của Bộ Kinh tế Thụy Sĩ
  35. Nguyễn Văn Cung, Thượng tá QĐNDVN, Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội viên Hội Âm nhạc Hà Nội, Hà Nội
  36. Lê Đ. Quang, kinh doanh, Hoa Kỳ
  37. Đoàn Hòa, Cộng hòa Czech
  38. Trương Minh Tịnh, giám đốc, Australia
  39. Nguyễn Hữu Trường, công dân, Bình Dương
  40. Nguyễn Hữu Nhiên, kỹ sư, TP HCM
  41. Trương Đại Nghĩa, cựu quân nhân Việt Nam Cộng hòa của miền Nam trước 1975, Hoa Kỳ
  42. Trần Văn Phong, cựu chiến binh, đảng viên lớp Hồ Chí Minh, Nghệ An
  43. Trường Cửu, Bình Dương
  44. Hồ Sĩ Phú, thạc sĩ, kỹ sư, TP HCM
  45. Nguyen Hoa, cao học hành chánh Sài Gòn, nghỉ hưu, Hoa Kỳ
  46. Nguyễn Quang Chữ, kỹ sư, nghỉ hưu, Hải Dương
  47. Võ Quang Luân, công dân, Hà Nội
  48. Vũ Quốc Ngữ, thạc sĩ, nhà báo, Hà Nội
  49. Nguyễn Đắc Kiên, nhà báo, Hà Nội
  50. Nguyễn Hữu Phong, thạc sĩ, Hoa Kỳ
  51. Trương Tâm Đạt, kinh doanh,Australia
  52. Cao Quang Hoán, công dân ViệtNam, chuyên viên máy tính, TP HCM
  53. Nguyễn Hữu Tuyến, kỹ sư hưu trí, TP HCM
  54. Đào Tấn Phần, giáo viên, cựu ứng cử viên (tự ứng cử) Quốc hội ViệtNam, Phú Yên
  55. Trần Hữu Kham, thương binh mù, cựu tù chính trị Côn đảo, TP HCM
  56. Nguyễn Hữu Bảo, chuyên viên hưu trí, Hà Nội
  57. Nguyễn Đức Dân, GS TS, trường ĐH KHXH&NV TP HCM, nguyên Phó Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, TP HCM
  58. Nghiêm Sĩ Cường, cử nhân, kinh doanh, Hà Nội
  59. Hoàng Quý Thân, PGS TS, Hà Nội
  60. Nghiêm Ngọc Trai, kỹ sư, Hà Nội.
  61. Đoàn Nhật Hồng, cựu chiến binh Trung đoàn 803 anh hùng, Đà Lạt
  62. Lê Văn Oánh, kỹ sư, Hà Nội
  63. Nguyễn Thanh Tùng, cử nhân, chuyên viên văn phòng, TP HCM
  64. Bùi Đình Sệnh, kỹ sư, Hà Nội
  65. Nguyen Thanh Quang,Houston,Texas, Hoa Kỳ
  66. Vũ Đình Kh, nhà văn,Canada
  67. Hoàng Minh Tuấn, kỹ sư, TP HCM
  68. Phùng Hồ Hải, TS, Hà Nội
  69. Nguyễn Kim Thái, công dân Việt Nam, biên phiên dịch, Bà Rịa-Vũng Tàu
  70. Trương Tấn Phát, kinh doanh,Australia
  71. Trần Bích Lệ, kinh doanh,Australia
  72. Nguyễn Văn Đông, công nhân, Hoa Kỳ
  73. Phạm Hoàng Nam, nhân viên văn phòng, cử nhân kinh tế, Bình Phước
  74. Dong Le, Hoa Kỳ
  75. Le Thang, kỹ sư, Cộng hòa Czech
  76. Đỗ Như Ly, kỹ sư, hưu trí, TP HCM
  77. Anna Nguyễn, Hoa Kỳ
  78. Nguyễn Vũ, kỹ sư, hành nghề tự do, TP HCM
  79. Nguyen Minh Dang, kỹ sư, TPHCM
  80. Thái Văn Tự, kỹ sư, Nghệ An
  81. Phạm Như Hiển, giáo viên, Thái Bình
  82. Đào Công Tiến, PGS, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP HCM, TP HCM
  83. Trương Văn Tài, TP HCM
  84. Trần Quốc Túy, kỹ sư, nghỉ hưu, Hà Nội
  85. Huỳnh Minh Tú, kinh doanh tự do, CHLB Đức
  86. Trần Đình Bé, kỹ sư, Quảng Ngãi
  87. Vi Van Huy Bach, Hà Nội
  88. Sa Huỳnh, kỹ sư, CHLB Đức
  89. Nguyễn Tiến Lộc, CHLB Đức
  90. Phan Thanh Minh, Quảng Nam
  91. Lê Minh Hiếu, nhân viên văn phòng, TP HCM
  92. Vũ Khánh Thành, MPhil – MBE, Giám đốc Hội An Việt tại Anh Quốc, nguyên Nghị viên Thành phố Hackney London (2002-2006), được Nữ hoàng Anh trao tặng Huy chương MBE (Member of British Empire) năm 2006, Anh
  93. Tran Văn Terry, công nhân, Hoa Kỳ
  94. Nguyễn Thị Hải Yến, TS, CHLB Đức
  95. Trần Thị Hồng Lợt, kế toán, TP HCM
  96. Phạm Ngọc Luật, nhà văn, nguyên Phó Giám đốc NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội
  97. Nguyễn Văn Đài, luật sư, Hà Nội
  98. Tran Duc Cung, TS, hưu trí, TP HCM
  99. Nguyễn Hồng Việt, Giám đốc, TP HCM
  100. Huỳnh Công Thuận, blogger, TP HCM
  101. Nguyễn Việt Hưng, lập trình viên, Hà Nội
  102. Trương Chí Tâm, cử nhân, TP HCM
  103. Phạm Kỳ Đăng, làm thơ, dịch thuật, CHLB Đức
  104. Đặng Đăng Phước, giáo viên, TP Buôn Ma Thuột
  105. Vũ Tuấn, GS TS, Hà Nội
  106. Hoàng Lại Giang, nhà văn, TP HCM
  107. Trần Ngọc Thanh, CHLB Đức
  108. Nguyễn Anh Tuấn, cán bộ của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội
  109. Nguyễn Huy Tư, kỹ sư, CHLB Đức
Để ký tên vào Lời kêu gọi này, xin đồng bào trong và ngoài nước gửi e-mail về địa chỉ loikeugoi2012@gmail.com, ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, chức danh (nếu có) và địa chỉ.



Copy từ: Bauxite Việt Nam