CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Nhà vận động UPR bị câu lưu khi về nước

Phạm Lê Vương Các - "...Việc an ninh sân bay câu lưu thẩm vấn anh Bùi Tuấn Lâm, cùng với việc ngăn cấm Tiến sĩ Phạm Chí Dũng xuất cảnh trước đó, cho thấy nhà nước Việt Nam đã vi phạm cơ chế của UPR là đảm bảo sự tham gia của các tiếng nói độc lập từ cá nhân và các tổ chức xã hội dân sự..."

*

Một nhà hoạt động tham gia vân động nhân quyền cho Việt Nam tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về nhân quyền (UPR) vừa qua , anh Bùi Tuấn Lâm đang bị câu lưu tại sân bay Tân Sơn Nhất khi vừa trở về nước vào sáng nay.
Theo sự loan tin từ bạn bè của anh Lâm trên Facebook, họ cho biết chuyến bay của anh Lâm đã hạ cánh vào lúc 8h30', nhưng đã hơn 6 tiếng trôi qua bạn bè đi đón vẫn chưa thấy anh Lâm đâu.
Bùi Tuấn Lâm là một thành viên của No-U Sài gòn, cùng với các bạn trẻ khác như Trịnh Hữu Long, Nguyễn Anh Tuấn, Đặng Văn Ngoãn, Trương Thị Mỹ Ngân... đến từ nhiều hội đoàn dân sự khác nhau đi từ trong nước sang Geneva tham dự “Ngày Việt Nam” để vận động bên lề phiên UPR.
Tại đây anh Lâm đã đã đọc tham luận trình bày về tình hình “quyền tự do lập hội và hội họp", cũng như cùng với những người bạn đồng hành của mình đã gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều phái bộ quốc tế nhằm vận động thúc đẩy nhân quyền cho Việt Nam.
Bùi Tuấn Lâm (bên phải) đọc tham luận vận động bên lề UPR
Vi phạm cơ chế UPR
Việt Nam đã ra đã tham gia phiên UPR theo cơ chế bảo vệ nhân quyền Liên Hiệp Quốc lần thứ hai vào ngày 5/2 vừa qua.
Mục tiêu cuối cùng của UPR là nhằm cải thiện tình hình nhân quyền và giải quyết vi phạm nhân quyền ở các quốc gia.
Theo cơ chế này, các tài liệu làm cơ sở cho việc kiểm điểm nhân quyền là thông tin từ nhà nước, thông tin từ các cơ quan của Liên Hiệp Quốc, và thông tin từ các bên liên quan khác bao gồm tổ chức xã hội dân sự.
Việc an ninh sân bay câu lưu thẩm vấn anh Bùi Tuấn Lâm, cùng với việc ngăn cấm Tiến sĩ Phạm Chí Dũng xuất cảnh trước đó, cho thấy nhà nước Việt Nam đã vi phạm cơ chế của UPR là đảm bảo sự tham gia của các tiếng nói độc lập từ cá nhân và các tổ chức xã hội dân sự.
Việc thiếu tôn trọng các tiếng nói độc lập từ trong nước cho thấy nhà nước Việt Nam đã thiếu hợp tác với UPR trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình.
Điều đó cho thấy các cam kết của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế sẽ được công bố vào tháng 6 tới, cũng sẽ rất khó để thực thi hiệu quả.
Khi nhà nước đã phủ nhận vai trò của các tổ chức xã hội dân sự tức là đã từ chối sự giám sát và sự tham gia của các tổ chức này trong việc thúc đẩy nhà nước thực thi nghiêm chỉnh các cam kết của mình từ các khuyến nghị cải thiện nhân quyền ở UPR.
Đầu năm 2014 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên tình hình nhân quyền ở Việt Nam được đánh giá là tồi tệ đi rất nhiều.
Trong vòng hơn 2 tháng đầu năm, đã ghi nhận nhiều trường hợp côn đồ ngang nhiên hành hung các nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền . Nhiều trường hợp bị tấn công đã phải nhập viện điều trị dài ngày như nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn, kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh... 
Các đợt tấn công có chủ ý này vẫn chưa dấm dứt mà đang đến hồi báo động.
Bên cạnh đó, chính quyền Việt nam cũng dùng tới dùng các điều luật với một quy trình thủ tục tố tụng "tập trung" vào đảng cầm quyền để "hình sự hóa" các hoạt động của các nhà tranh đấu như Luật sư Lê Quốc Quân, Bùi Thị Minh Hằng...
“Không sợ hãi”
Trước khi về nước anh Bùi Tuấn Lâm đã cho blog Cuicac biết lý do anh trở về vào thời điểm khó khăn này là để “chia sẽ nỗi đau từ bạo lực và nhà tù đang dồn ép lên thể xác và tinh thần củacác nhà hoạt động trong nước”.

Anh Lâm đã tự ghi hình một đoạn video ngắn nói về việc mình có thể bị bắt giữ, “khi các bạn xem video này là lúc tôi đang bị an ninh của Bộ Công an tại sân bay Tân Sơn Nhất câu lưu”.
Thông địp này được tung lên mạng Youtube đúng vào thời điểm anh bị câu lưu, cho thấy anh đã đoán trước việc này sẽ xảy ra với mình.
Và anh đã nói rằng: “Tôi không biết khi nào người ta sẽ thả tôi ra... Nhưng tôi không bao giờ sợ hãi và tôi muốn các bạn cũng như vậy.”
Những giây cuối cùng trong đoạn video có độ dài hơn một phút, anh đã nhắn gửi đến các bật sinh thành, “xin ba mẹ hãy vui vẻ, dù con có thế nào đi nữa... ”.
Hoạt động sôi nổi
Đây là lần thứ hai anh Bùi Tuấn Lâm bị an ninh Việt Nam câu lưu tại sân bay, sau lần đầu tiên vào ngày 6/10/2013, khi anh trở về từ khóa học về Xã hội dân sự do Asian Bridge Philipines tổ chức.
Bùi Tuấn Lâm còn được biết đến với tên gọi Peter Lâm Bùi. Anh sanh năm 1984 tại Đà Nẵng, là một người hoạt động sôi nổi, nhiệt tình lăn xả trong nhiều sự kiện chính trị xã hội tại Việt Nam.
Anh đã nhiều lần xuống đường biểu tình trong các phong trào chống Trung quốc, cũng như tham gia vào các hoạt động vận động cho dân chủ và nhân quyền, bất chấp việc đã từng bị bắt bớ, đe dọa và đánh đập.
Ngoài ra, anh Lâm còn được biết đến là nhà hoạt động xã hội gây quỹ cho nạn nhân của cơn bão Haiyan ở Philipines, và chương trình ủng hộ Tết cho ngư dân nghèo ở Quãng Ngãi-Việt Nam.
Bùi Tuấn Lâm (áo đen, giữ) biểu tình chống Trung quốc vào ngày 5/6/2011 ở Sài gòn
Đừng trước trước tòa án Long An đấu tranh đòi trả tự do cho Phương Uyên, Nguyên Kha
Tham gia hoạt động cứu trợ cho nạn nhân bão Haiyan ở Philipines
Cùng với người Phi kỷ niệm 35 năm cuộc chiến biên giới 1979 trước cổng Đại sứ quán Trung quốc tại Philipines
Phạm Lê Vương Các


Copy từ: Dân Làm Báo

..............

“LỖ HỔNG” TRONG CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP


Tô Văn Trường
Cổ phần hóa doanh nghiệp là chủ trương đúng đắn của Nhà nước nhưng biện pháp phải làm gì, làm như thế nào để thực sự hiệu quả , có sản phẩm mới là điều quan tâm của người dân. Bởi vì bất cử vấn đề nào cũng có hai mặt, không có tấm huân chương nào không có mặt trái của nó.
Sự cần thiết 
Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được ưu đãi nhiều mặt, vốn tín dụng chiếm 60% nhưng đóng góp vào GDP chỉ mới có 30% là thấp.  Đồng thời, các sai phạm, vi phạm, kể cả vấn đề đạo đức đã ảnh hưởng không tốt hay số lỗ vẫn còn cao theo công bố trên công luận là 16%, mặc dù con số thực sự vẫn chưa rõ là bao nhiêu, đấy là chưa kể nợ xấu?
Theo chúng tôi hiểu  cổ phẩn hóa DNNN là thay đổi cơ cấu sở hữu tài sản DNNN nhằm hai mục đích : một là đổi mới quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, hai là tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa mọi loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế. Vế thứ hai là môi trường thúc đẩy DNNN làm ăn có hiệu quả, không còn dựa vào các điều kiện ưu đãi với vai trò chủ đạo, đồng thời giúp cho sự phát triển năng động của các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là kinh tế tư nhân.
Kinh nghiệm của thế giới cho thấy hiệu quả kinh doanh phụ thuộc trước hết vào năng lực, phẩm chất của đội ngũ CEO. Các trường hợp xảy ra như vụ PMU 18, Vinashin, EVN vv…đã chứng minh thực trạng đó. Đầu tư ra ngoài ngành, hệ thống kiểm soát lỏng lẻo, kinh doanh thua lỗ là do các CEO đã có những quyết định sai lầm (mang tính chất lợi ích nhóm, tham nhũng ...)
Theo giám đốc điều hành Navigos Search đánh giá thị trường nhân lực cấp cao vừa thiếu, vừa yếu rất lâu chưa được khắc phục nên ở Việt Nam hiện luẩn quẩn, khó tìm được những nhân vật mới, xuất chúng, đặc biệt các vị trí C-level như Tổng giám đốc (CEO), Giám đốc Tài chính (CFO), Giám đốc Tác nghiệp (COO). 
Cổ phần hóa không phải là tư nhân hóa 
Cổ phần hóa là đem bán một phần quyền làm chủ doanh nghiệp nhà nước cho tư nhân. Điều này chưa chắc đã biến DNNN thành doanh nghiệp tư nhân. Một cá nhân nào đó chỉ nắm 20% cổ phần trong khi từng các cá nhân khác nắm cổ phần nhỏ thì cá nhân nắm 20% có thể điều hành được doanh nghiệp. Nếu nhà nước vẫn nắm 50% thì doanh nghiệp đó vẫn là DNNN, và ngay ít hơn nếu vẫn điều động doanh nghiệp thì nó theo định nghĩa quốc tế vấn là DNNN.
Cổ phần hóa không phải là tư nhân hóa.  Ở đây chỉ là thứ tư nhân và nhà nước hợp doanh thôi.  Nó tạo ra sân chơi để hai bên lạm dụng nhau. Nhà nước hy vọng với vai trò của tư nhân thì sẽ điều hành khá hơn. Tư nhân nhảy vào  muốn lạm dụng vai trò của nhà nước để được hưởng nhiều lợi ích qua ảnh hưởng chính trị như vay vốn, thắng thầu, độc quyền. Cho đến nay, người dân chưa thấy có nghiên cứu nào để bảo rằng hợp doanh như trên sẽ đưa khu vực doanh nghiệp nhà nước khá hơn, và cái giá mà nền kinh tế phải trả là gì (thí dụ trả bằng tài sản nhà nước chui dần vào túi tư nhân) .
Thật sự, chúng tôi không hiểu chữ tái cơ cấu. Bởi vì trong kinh tế học nó không có nghĩa gì cả. Chỉ người làm chính sách mới có thể  cho nó ý nghĩa bằng hành động của mình. Thí dụ nếu chỉ cổ phần hóa thì tái cơ cấu là cổ phần hóa. Thí dụ xóa bỏ độc quyền của EVN thì nó là 1 phần của tái cơ cấu.  
Chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng 
Nhiều tờ báo đã đưa tin tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu DNNN (2014-2015) diễn ra vào chiều 18/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ghi nhận kết quả làm được của DNNN thời gian qua, nhưng kết quả này chưa tương xứng với nguồn lực, lợi thế và mong muốn.
Liên quan đến việc tái cơ cấu, thoái vốn ngoài ngành của DNNN, Thủ tướng chỉ đạo phải sốc lại và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nào không thông, chần chừ thì bộ, địa phương mời họ làm việc khác, chưa nói đến kiểm điểm nặng nề nhưng tuyệt đối không đề bạt cao hơn.
Thủ tướng khẳng định thực tiễn cho thấy các doanh nghiệp được cổ phần đều làm ăn có lãi nhờ công khai minh bạch, ngăn chặn được được tiêu cực. Bởi thế, càng phải quyết liệt cổ phần hóa. Giờ chỉ cần quyết tâm và trách nhiệm. 
Lỗ hổng 
Chúng tôi chia sẻ và tán đồng quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng cổ  phần hóa là giải pháp trọng tâm của tái cơ cấu, là con đường phải làm. Nhưng bên cạnh đó phải làm đồng bộ các giải pháp khác như nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp.
Tuy nhiên, có những biện pháp phải xem xét lại tư duy và cách làm. Minh chứng là ngày 15/1/2014, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2014 của ngành dầu khí, Thủ tướng đã yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nghiêm túc thực hiện tái cơ cấu để hoạt động chất lượng và hiệu quả hơn, làm rõ hoạt động nào là công ích, hoạt động nào là kinh doanh, xây dựng chiến lược của Tập đoàn để vừa hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ, vừa có sức cạnh tranh ở khu vực và quốc tế. Suy ngẫm, theo chúng tôi hiểu, kinh nghiệm của các quốc gia tiên tiến, không ai lại để cho tập đoàn tự quyết định về số phận của mình, tự xem hoạt động nào là công ích.
Về mặt kinh tế, sản xuất dầu khí không phải là hoạt động công ích, nhưng dầu khí là tài nguyên quốc gia nên cần giải quyết nguyên tắc quyết định địa tô/dầu tô thuộc quốc gia.
Về mặt quản lý, việc bán cái gì, bán như thế nào cần có một hội đồng thẩm định (trong đó có cả tập đoàn dầu khí) quyết, không nên chỉ giao riêng cho tập đoàn quyết định.
Lỗ hổng bên ngoài doanh nghiệp: Thể chế cần phải có để buộc các doanh nghiệp nhà nước sau khi đã cổ phần hóa phải chủ động tìm đường lao vào sản xuất kinh doanh (thuế, các khuyến khích hay ràng buộc của thể chế, những  khuyến khích hoặc chế tài khác) v.v… 
Giải pháp 
Quan trọng nhất là cách tổ chức sao cho lao động có kết quả tối ưu cho mọi thành viên của xã hội. Cần rút kinh nghiệm bài học của bên Liên xô cũ, đó là chuyên chính của Nomenklatura, mà tiêu chuẩn không phải là tài đức, mà là sự móc nối về quyền lợi. Bài học kinh nghiệm ở Nga cũng phải tính tới khả năng các " tư bản đỏ" tham gia mua cổ phần doanh nghiệp nhà nước  thực chất là giúp cho các nhóm lợi ích nắm quyền điều hành kinh tế đất nước.
Nếu làm bài bản, khoa học về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thì cần có một hội đồng thẩm định và tái cấu trúc, thiết kế tiến trình xử lý,  thực hiện làm trước ở một vài tập đoàn chọn lựa quan trọng. Từ đó, rút ra kinh nghiệm thực hiện ở những doanh nghiệp khác.
Nếu trước đó đã có kinh nghiệm thì phải đánh giá lại tiến trình trước đây, rồi thực hiện. Luôn luôn cần một hội đồng thẩm định. Hội đồng này ngoài chuyên gia chung, cần có nhiều chuyên gia ở các ngành khác nhau vì mỗi ngành có những đặc điểm riêng. Hội đồng phải có quyền cao hơn lãnh đạo tập đoàn về tiến trình cải cách v.v...
Kiện toàn , nâng cao năng lực thực chất của công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các DNNN theo đúng quy định của pháp luật để “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Hoàn thiện thể chế, cơ chế quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN . Thực hiện công khai và minh bạch hoá tất cả các thông tin liên  quan, đổi mới cơ chế tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ quản lý để chọn người có thực tài lãnh đạo DNNN.
Điều quan trọng sống còn và cho phát triển  tiếp theo là doanh nghiệp nhà nước phải có phương án sản phẩm mới. Có phương án này ngay trong khi tiến hành cổ phân hóa thì sẽ thúc đẩy quá trình cổ phần hóa. Có phương án này sau khi đã cổ phần hóa thì khả năng thành công của doanh nghiệp sẽ lớn hơn. 
Thay cho lời kết 
Rủi ro, nợ xấu, làm ăn thua lỗ của các DNNN lâu nay rất đáng  lo ngại, do đó cần phải “cải tổ” DNNN theo chiến lược phát triển bền vững để nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa mọi loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế. Đẩy mạnh cổ phần hóa  doanh nghiệp nhà nước với chính sách công khai, minh bạch, đổi mới tư duy, xem xét áp dụng các mô hình tiên tiến về quản lý doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của Việt Nam là việc làm rất cần thiết.
Đối với nền kinh tế nước ta lúc này là làm sao có sản phẩm mới, chất lượng và đây là đòi hỏi cao nhất của tái cơ cấu doanh nghiệp cùng với việc hoàn thiện về thể chế.
Tái cấu trúc những doanh nghiệp thua lỗ nặng như Vinashin, Vinalines, là biện pháp cứu vớt những gì còn lại của giấc mơ vua, mong VN trở thành một con Rồng ở Đông Nam Á..nhưng kết quả là sự thất bại đau đớn của cách nghĩ duy ý trí.  Nếu còn giữ những tên ăn cắp móc nối với cả một bộ máy Nomenklatura thì chúng ta sẽ lại chứng kiến một pha ăn cắp nữa không kém phần ngoạn mục. Bên Ukraina, Quốc hội vừa phế truất tổng thống, mặc cho ông này phản đối, tức là họ đã và đang tái cấu trúc bộ máy cầm quyền, nguồn gốc của mọi quyết định không hợp lòng dân. Phải thay đổi tận gốc như vậy mới mong cải thiện được tình hình đất nước. 

T.V.T

Copy từ: Tễu’ blog


................

Vợ chồng LS Nguyễn Bắc Truyển bị đánh trên đường tới ĐSQ Úc


Hình ảnh ông Truyển bị đánh ngay gần DSQ Úc
Hình ảnh ông Truyển bị đánh ngay gần DSQ Úc. Ảnh FB Bạch Hồng Quyền
Vợ chồng luật sư Nguyễn Bắc Truyển bị chặn đánh hồi trưa nay, 24/2/2014, ngay giữa thủ đô Hà Nội khi 2 người đang trên taxi tới Đại sứ quán Úc. Cuộc gặp do Đại sứ Úc mời một số hoạt động Việt Nam, trong đó có vợ chồng luật sư Truyển.
Theo tường thuật của vợ ông Truyển, 3-4 người đi trên xe máy,  đã chặn xe taxi của 2 người, sau đó đánh cả tài xế taxi và 2 vợ chồng chị. Luật sư Truyển bị lôi ra khỏi xe đánh dập đầu xuống hè đường, bị thương tích ở đầu và mặt. Sau khi có sự can thiệp của những người dân ven đường, đám côn đồ, mà có nhiều khả năng là công an giả dạng, đã chuồn mất.
Nơi ông Truyển bị tấn công nằm ngay gần sứ quán Úc.
Chiếc taxi sau đó tiếp tục đưa vợ chồng ông Truyển tới đại sứ quan Úc. Chị Phượng, vợ luật sư Truyển ngay sau đó đã có cuộc trả lời phỏng vấn ngắn liên quan tới vụ hành hung kể trên. Sau đó, nhân viên đại sứ quán Úc đã hộ tống ông Truyển tới khám tại cơ sở y tế gần đó.
Nhân viên DSQ Úc đưa ông Truyển tới khám
Nơi nhân viên DSQ Úc đưa ông Truyển tới khám. Ảnh FB Nguyễn Lân Thắng
Được biết, mươi ngày trước, gia tư của vợ chồng luật sư Truyển cũng bị bao vây, phá nát, 2 vợ chồng cùng người chị vợ bị bắt, tịch thu điện thoại, máy tính, bị đánh đập. Sau đó họ được thả ra, nhưng vẫn luôn bị theo dõi.
Liên quan tới vụ việc, một số người ủng hộ vợ chồng luật sư Truyển cũng bị bắt, trong đó có nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng. Bà Hằng bị giam giữ cho tới nay đã 2 tuần và gia đình bà mới đây đã quyết định mời luật sư bảo vệ quyền lợi cho bà.
Ông Nguyễn Bắc Truyển từng bị án 3,5 năm tù vì “tuyên truyền chống nhà nước XHCN”, sau khi mãn hạn tù ông vẫn kiên định con đường đã chọn, dù liên tục gặp rắc rối với chính quyền địa phương.
© Đàn Chim Việt


Copy từ: Đàn Chim Việt

...........

Khi người dân Ukraine trỗi dậy.




 

 

Tại sao chính quyền CSVN vẫn tồn tại? Và họ còn tồn tại bao lâu?


Nam Phương phỏng vấn Gs. Nguyễn Mạnh Hùng
Theo Người Việt, số Xuân giáp Ngọ (trang 184-185)

Gs. Nguyễn Mạnh Hùng

 Gs. Nguyễn Mạnh Hùng

Hỏi:
Dù có rất nhiều áp lực của quần chúng hơn bao giờ hết và ngay cả trong nội bộ đảng, tại sao chính quyền CSVN vẫn tồn tại? Và họ còn tồn tại bao lâu? Hay các áp lực quá yếu nên sẽ không có gì thay đổi?

Đáp:
Quả thật chính quyền CSVN đang chịu áp lực thay đổi ngày càng gia tăng; áp lực ấy còn  lớn hơn các áp lực đã làm xụp đổ các chế độ cộng sản Đông Âu cuối thập niên 1980. Ở Đông Âu, đó là kết hợp của đòi hỏi tự do dân chủ với chủ nghĩa dân tộc bởi vì người dân cho rằng chính quyền của họ quá lệ thuộc vào Nga Xô.  Hai yếu tố ấy đều có ở Việt Nam ngày nay, cộng thêm với bất mãn của quần chúng đối với nạn tham nhũng lan tràn, tình trạng bất công xã hội, khoảng cách giàu-nghèo quá lớn, và bất mãn của nông dân trước hành động chiếm đất mà không có bồi thường thỏa đáng của chính quyền đôi khi đẩy người ta vào tình trạng tuyệt vọng. Với những áp lực ấy, chính quyền cộng sản như đang ngồi trên một thùng thuôc súng, nó có thể nổ tung bất cứ lúc nào. Hiện tượng ”tức nước vỡ bờ” chỉ trong vòng 2 tháng đã làm xụp đổ chính quyển độc tài ở Tunisia đầu năm 2011 là một đe dọa thường trực đối với chế độ hiên hữu ở Việt Nam.
Lý do chính khiến chế độ CSVN tồn tại vì họ kiểm soát được phương tiện đàn áp và dám xử dụng phương tiện ấy. Đó là lý do khiến cho cuộc tranh đấu của sinh viên Trung Quốc  ở Thiên An Môn  năm  1989 và cuộc “cách mạng áo cà sa” (saffron revolution) ở Miến Điện  năm 2007 bị dập tắt, trong khi các đòi hỏi lật đổ độc tài lai thành công ở Đông Âu.
Nếu không phải là nhà tướng số và tin tướng số thì khó ai dám đoán chắc chính quyến CSVN còn tồn tại được bao lâu, chỉ biết với những áp lực kể trên, nó không thể tồn tại mãi mãi dưới hình thức này.
Áp lực thay đổi ở Việt Nam hiện này chưa đủ mạnh để chính quyền trùn tay trong việc xử dụng phương tiên đàn áp, nhưng không đủ mạnh không có nghĩa là nó cứ yếu mãi. Tương quan giữa cố gắng duy trì nguyên trạng và áp lực thay đổi có ảnh hưởng hỗ tương. Quần chúng càng bất mãn thì áp lực đàn áp hoặc thay đổi càng gia tăng, đến một lúc nào đó khả năng kiểm soát phương tiện đàn áp và ý chí sư dụng phương tiện ấy sẽ kém đi. Lúc ấy thay đổi sẽ đến, hoặc bằng thương thuyết và tương nhương như trường hợp Đông Âu, hoăc bạo loạn như trong “Mùa Xuân Á Rập.”
Hỏi:
Làm sao để có dân chủ thực sự ờ Việt Nam?
Đáp:
Đây là một câu hỏi chính đáng nhưng khó có câu trả lời khiến mọi người thỏa mãn. Vả chăng, nói thì dễ mà làm thì khó.  Tôi xin trả lời câu hỏi của ông trong tinh thần ấy và trong giới hạn sự hiểu biết của tôi.
Hiện nay, Việt Nam đang sống trong một chế độ độc tài, độc đảng; nghĩa là không có dân chủ. Muốn có dân chủ thì trước hết phải gỡ bỏ chế độ ấy đi. Có 4 phương cách chính để thay đổi chế độ. Cách thứ nhất là cải tổ từ bên trên, như ở Nga dưới thời Gorbachev, Đài Loan dưới thời Tưởng Kinh Quốc.  Cách thứ hai là bẳng điều đình, tương nhượng (đôi khi xảy ra sau các cuộc biểu tình, xuông đường, và đàn áp), như ở Ba Lan, Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, Đại Hàn. Cách thứ ba là bẳng bạo loạn bộc phát, lật đổ như ở Tunisia, Lybia, và Ai Cập. Cách thứ tư có thể, có thể thôi, là bằng một cuộc nội chiến như đang xảy ra ở Syria.
Kinh nghiệm chuyển đổi thể chế độc tài từ Đông Âu, qua Bắc Á dến Trung Đông cho thấy chuyển đổi qua phương thức hòa bình dễ dẫn đến dân chủ hơn là qua bạo loạn vì bạo loạn, nếu kéo dài, thường tạo điều kiên cho sự phát triển của những phong trào quá khích với những lãnh tụ quá khích. Vì thế, tầm nhìn, khả năng, và sư chọn lựa của nhà lãnh đạo chính quyền đương nhiệm cũng là yếu tố rất quan trọng trong tiến trình dân chủ hóa.
Lật đổ hay thay thế được chế độ độc tài không nhất thiết dẫn đến chế độ dân chủ. Dân chủ không phải là hậu quả tự nhiên hay tất yếu của sự xụp đổ một chính quyền độc tài. Dân chủ cũng không nhất thiết là kết quả của một cuộc bàu cử tự do. Đôi khi cuộc bàu cử tự do sau cách mạng có thể dẫn đến một chính phủ do đại đa số bàu lên, nhưng lại không phải là một chính quyền dân chủ, như trường hợp Iran dưới các ayatollahs, và Ai Cập dưới sự lãnh đạo của Muslim Brotherhood . Người ta gọi hiện tượng này là dân chủ phi tự do (illiberal democracy). Hơn nữa, dân chủ cũng không nhất thiết đưa đến một chính quyền hữu hiệu, một điều kiện rất cần thiết của một quốc gia chậm tiến. Những gì xảy ra ở Ai Cập và sự tê liệt của chính quyên Mỹ trong thời gian gần đây bắt nguồn từ đòi hỏi của các chính trị gia quá khích là những trường hợp điển hình.
Việc xây dựng dân chủ sau thời cộng sản là một công tác quan trọng và khó khăn chẳng kém gì việc lật đổ chế độ. Vậy,  thế nào là dân chủ, và dân chủ đòi hỏi những điều kiện gì?
Các học giả không đồng ý với nhau về số điều kiện cần có của nền dân chủ. Có người đề nghị 8 điều kiện (như Robert A. Dahl), có người đúc kết thành 3 điều kiện (như Georg Sorensen). Nói chung, dân chủ đòi hỏi những yếu tố cốt lõi tối thiểu  sau đây:
1.      Dân chủ, nói nôm na, là người dân phải làm chủ mình. Điều này có nghĩa là người dân có quyền tham dự vào việc làm chính sách công (public policy) có ảnh hưởng đến họ. Nhưng, trừ trường hợp trưng cầu dân ý, không phải lúc nào người dân cũng có thể trực tiếp tham dự vào việc làm chính sách chung, cho nên họ phải có quyền bàu người đại diện cho họ làm chuyện ấy. Việc này được thực hiện qua thể thức bàu cử tự do.
2.      Trong cuộc bàu cử này, người dân phải có sự lựa chọn thực sự. Điều này có nghĩa là phải có sự cạnh tranh giữa những người và tổ chức muốn đại diện cho dân. Chế độ độc đảng không thể là một chế độ dân chủ.
3.      Dân chủ có nghĩa là chính sách công phải phản ánh sự lưa chọn của đa số, nhưng quyền bất đồng chính kiến của thiểu số phải được bảo vệ, vì khi hoàn cảnh hay nhu cầu thay đổi, phe thiểu số hôm nay có thể trở thành đa số ngày mai. Điều này có nghĩa là các quyền căn bản của người dân phải được luật pháp và thủ tục chính trị bảo vệ.
Để tránh lạc đường vào một nền dân chủ phi tự do, ba điều kiện tối thiểu của một nền dân chủ đích thực là: bàu cự tự do, cạnh tranh chính trị, và tôn trọng các quyền căn bản và bất khả xâm phạm của người dân.
Lý thuyết là như vậy, nhưng làm thế nào để áp dụng lý thuyệt ấy vào thực tế?
Đối với những quốc gia chậm tiến về phương diên chính trị, thì trong lúc ban đầu, yếu tố quan trọng nhất là tầm nhìn, bản lãnh, khả năng của các nhà lãnh đạo chính trị. Đó là lý do tại sao cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ 1776, dù các nhà lập quốc không hoàn toàn đồng ý với nhau về bản chất và quyền hạn của chính quyền liên bang, vẫn đem đến ngay một nền dân chủ vững vàng, trong khi cuộc Cách Mạng Pháp 1789 phải trải qua một thời kỳ cực quyền mới đi đến dân chủ. Gần đây hơn, cái nhìn sáng suốt và cải tổ chính trị ngay trong nội bộ Quốc Dân Đảng của Tưởng Kinh Quốc đã giúp cho Đài Loan chuyển đổi tương đối ôn hòa từ một chế độ độc tài sang chế độ dân chủ. Ở Đại Hàn, cạnh tranh và tương nhượng giữa Roh Tae Woo, Kim Young Sam, và Kim Dae Jung sau những cuộc biểu tình và đàn áp đẫm máu cũng giúp cho nước này đi từ một chế độ độc tài sang dân chủ. Tiến trình này có thể đang xảy ra ở Miến Điện.
Cuộc tranh đấu lật đổ chế đô độc tài có nhiều triển vọng thành công hơn nếu phong trào chống đối được lãnh đạo bởi một nhân vật có tầm vóc và trí tuệ, trung thành với quy luật dân chủ, và được sự ủng hộ của quần chúng cũng như sự kính nể, dù miễn cưỡng, của một số người lãnh đạo chính quyền độc tài, như Vaclav Havel ở Tiệp Khắc. Càng tốt hơn khi nhân vật này được hậu thuẫn bởi  một lực lượng có tổ  chức và đoàn kết, như Lech Walesa ở Ba Lan, Nelson Mandela ở Nam Phi, Kim Dae Jung ở Đại Hàn. Sức mạnh của tổ chức không những chỉ quan trọng trong khi tranh đấu mà còn ngay sau khi chính quyền độc tài bị lật đổ. Nếu những người hay tổ chức tranh đấu cho dân chủ không đoàn kết , chia rẽ nhau, và không thu phục được sự ủng hộ của quần chúng thì cuộc tranh đấu của họ dễ bị “cướp tay trên” bởi những thành phần phản dân chủ.
Vì vai trò của nhà lãnh đạo lúc đầu quan trọng như thế, họ thường được dân chúng thán phục và ủng hộ, và họ dễ biến thể từ một nhà dân chủ thành một nhà đôc tài, nếu họ không tư chế và không có lực lượng kìm hãm họ. Nước Mỹ có thể không có những cuộc bàu cử Tổng Thống đều đặn như ngày nay nếu George Washington không cương quyết từ chối mọi đề nghị ông tiếp tục ứng cử Tổng Thống khi nhiệm kỳ chấm dứt. Người ta cho rằng sau khi đánh thắng quận Anh giành độc lập cho nước Mỹ, tướng George Washington được toàn dân biết ơn và ngưỡng mộ đến nỗi họ có thể bằng lòng cho ông làm vua nước này, nếu ông muốn.
Tuy yếu tố cá nhân lãnh đạo quan trọng như thế, một nền dân chủ bền vững còn  đòi hỏi nhà lãnh đạo phải xây dựng định chế mạnh để nó có thể tồn tại sau khi mình rời chính quyền và có khả năng duy trì ổn định chính trị dù dưới một nhà lãnh đạo không xuất chúng. Đó là lý do tại sao Mustafa Kemal  được ghi công là người không những đã đem lại độc lập và canh tân cho Thổ Nhĩ Kỳ mà còn lập ra mỗt đảng chính trị, Đảng Cộng Hòa Nhân Dân (Republican People’s Party) và cho phép sự thành lập một đảng đối lập, Đảng Cộng Hòa Cấp Tiến (Progressive Republican Party) làm nền móng cho chế độ đa đảng tiếp tục sứ mệnh canh tân đất nước sau khi ông qua đời.
Đó là những bài học lịch sử, nó có thể giúp cho người ta tránh được những lỗi lầm. Đó là lý thuyết. Áp dụng lý thuyết như thề nào để đem đến dân chủ đích thực và bền vững cho Việt Nam tùy thuộc vào khả năng, tầm nhìn, và sự chọn lựa của các nhà tranh đấu cũng như của các nhà lãnh đạo chính quyền đượng nhiệm.

Copy từ: Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự


..........

Phiếu tố giác tội phạm – thủ đoạn bịt miệng dân


clip_image001Công an quận 4 thành phố Hồ Chí Minh vừa phát đến từng hộ dân “Phiếu Tố giác Tội phạm” sau đây. Bằng cách làm này, người ta có thể bắt bất kỳ ai dám phê phán Đảng và Nhà nước (tội “kích động, nói xấu chế độ”), bất kỳ ai cả gan liên kết với nhau để khiếu kiện (tội “vận động khiếu kiện tập thể”). Hiến pháp năm 2013, vừa mới được Quốc hội thông qua chưa đầy ba tháng, long trọng xác nhận quyền tự do ngôn luận (Điều 25), quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 30) – tất cả các quyền này đã bị sổ toẹt. Bằng “Phiếu Tố giác Tội phạm” này, người ta đe nẹt dân: Biết thân thì phải câm miệng! Hơn nữa, nó khiến dân phải dè chừng nhau – biết đâu người bên cạnh có thể ghi âm để tố cáo với công an vì trong một phút uất ức thấy giá xăng giá điện tăng vọt, thấy một cán bộ nhũng nhiễu, … mình trót buộc miệng chửi thề! Dầu không phải là tội phạm, ai cũng nơm nớp! Và khi nhìn thấy ai cũng là tay chỉ điểm tiềm năng, thì mình đánh mất phẩm giá của chính mình!
Dân chủ là làm sao cho dân mở miệng, đừng để cho dân sợ không dám mở miệng, nhưng điều đáng lo hơn nữa là khiến dân không thiết mở miệng” (Hồ Chí Minh). Than ôi! Cụ Hồ đã lạc hậu! Ngày nay, người ta làm đủ mọi cách để “dân sợ không dám mở miệng”. Hay đây là sáng tạo để “đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân” mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hô hào trong Thông điệp đầu năm 2014?! Cứ đà này, thì cái ngày “dân không thiết mở miệng” đã nhãn tiền!
“Phiếu Tố giác Tội phạm” là để yên dân. Tố giác “tội phạm” kiểu này, dân yên làm sao được!
Bauxite Việt Nam
clip_image003
clip_image005

Copy từ: Bauxite Việt Nam


...........

Nứt trụ cầu nghìn tỷ ở Hà Nội: Do xây bằng… gạch?


Minh Quân (VTC News) - Có ý kiến cho rằng thay vì đổ cả khối bê tông, người ta đã xây gạch vào lõi thân trụ cầu Vĩnh Tuy nên mới có chuyện “bị nứt”. 

Những ngày qua, báo chí rầm rộ đưa tin dưới các dầm trụ chính của cầu Vĩnh Tuy xuất hiện nhiều vết nứt dọc. Cụ thể, tại dầm trụ H22 vết nứt đã kéo dọc dầm từ đất lên kèm theo đó là nhiều vết nứt ngang khác. Vết nứt đã tạo thành rêu, có nước chảy ra.

Ngày 19/2, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã kiểm tra hiện trường, ghi nhận vết nứt dọc trụ H22, rộng 2,3-2,6 mm, dài khoảng 10 m. Nguyên nhân được cơ quan này đưa ra là do co ngót bê tông và vết nứt không ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, nên trụ H22 vẫn đảm bảo khai thác an toàn.

Nứt do xây bằng… gạch?

Ông Bùi Danh Liên
Trả lời phỏng vấn của phóng viên VTC News về vấn đề này, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải TP Hà Nội nói: “Tôi cho đó là điều đáng tiếc vì đó là công trình nghìn tỷ có tính vĩnh cửu. Dù vết nứt như thế nào thì đó cũng là thiếu sót của bên nghiệm thu”.

Sáng 19/2, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội – đơn vị quản lý cầu, đã tổ chức kiểm tra hiện trường với thành phần gồm Ban quản lý dự án duy tu hạ tầng giao thông; Tổng cồng ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải; Đơn vị tư vấn giám sát: Viện Khoa học và Công nghệ giao thông vận tải; Ban quản lý dự án hạ tầng Tả Ngạn; Tổng công ty xây dựng Thăng Long; Tổ chuyên gia hội đồng nghiệm thu Nhà nước cầu Vĩnh Tuy.

Sau đó, họ đã đi tới kết luận nguyên nhân có thể do co ngót bê tông.

Với kết luận này, ông Liên bình luận: “Ngay cả nhà cao tầng chứ đừng nói gì cầu nghìn tỷ nếu vì co ngót bê tông mà bị nứt thì cũng rất nguy hiểm. Do vậy, phải dùng máy soi bên trong xem có vấn đề gì không.

Tôi thấy dư luận đang đồn thổi là ở bên trong thân trụ cầu đó người ta đã dùng gạch xây, sau đó đổ bê tông lên. Nếu đúng thế thật thì rõ ràng kết cấu của thân trụ cầu không liên tục. Kết cấu bê tông bao giờ cũng phải thành một khối”.


Vết nứt ở cầu Vĩnh Tuy (Ảnh: Internet)

Từ những nhận định trên, ông Liên nhấn mạnh: “Chúng tôi đề nghị phải thành lập một ban thanh tra chất lượng cầu Vĩnh Tuy do thanh tra của Nhà nước đứng đầu. Không thể tùy tiện kết luận nguyên nhân là do co ngót bê tông, không đáng quan ngại và không ảnh hưởng tới khả năng chịu tải được.

Dù không có trình độ khoa học, kỹ thuật, nhưng chúng tôi cũng rất băn khoăn về việc đó.

Phương án xử lý bằng cách bơm keo vào vết nứt chỉ là giải pháp tạm thời còn khắc phục triệt để tình trạng này lại là chuyện khác. Trước tiên, Hà Nội phải nhận sự cố này do họ gây ra đã còn cái nhà sắp đổ phải tôn thêm móng hay tường lại là chuyện khác.

Phải truy đến cùng lý do vì sao để cây cầu nghìn tỷ đó bị nứt cả về mặt quản lý nhà nước lẫn kỹ thuật. Có những cây cầu tồn tại mấy chục năm qua không nứt, tại sao cầu Vĩnh Tuy vừa mới được đưa vào sử dụng chưa lâu đã nứt? Không phải đơn giản chỉ nhìn bằng mắt như thầy bói xem voi mà phán thế được”.

Tuổi thọ cầu sẽ bị ảnh hưởng

* PGS.TS. Bùi Xuân Cậy – Trưởng bộ môn Đường Bộ - Đại học giao thông vận tải Hà Nội (Ảnh: TPO)

Trong khi đó, trao đổi với phóng viên VTC News, PGS-TS Bùi Xuân Cậy - Trưởng bộ môn Đường bộ - Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội bác bỏ giả thiết ông Liên đưa ra.

“Làm gì có chuyện người ta xây bằng gạch ở trong. Một công trình mang tầm cỡ quốc gia như thế làm gì có chuyện xây bằng gạch? Tào lao!”, ông Cậy nói.

Bình luận về nguyên nhân dẫn tới vết nứt này, PGS- TS Bùi Xuân Cậy phân tích, nói chung với thân trụ là một khối bê tông khi đưa vào sử dụng thường thì bao giờ cũng có vết nứt.

“Người ta kết luận là do co ngót bê tông, nhưng tôi nghĩ muốn biết kết cấu có bị sao hay không thì phải đo, “thăm khám” mới biết được.

Nếu bị nứt do kết cấu bên trong thì rất nguy hiểm. Tuy nhiên, qua quan sát tôi thấy khó có khả năng thân trụ bị nứt do kết cấu hay nứt ở dầm. Nếu vết nứt nhỏ thì cũng có thể do co ngót bê tông thật. Trụ đó có cốt thép và kết cấu lớn như thế thì khó xảy ra khả năng bị nứt do khả năng chịu lực kém.

Nếu chỉ đơn giản là do co ngót bê tông thì không vấn đề gì cả. Chỉ cần bơm keo bảo vệ cốt thép là xong. Nhưng tất nhiên vết nứt sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ của cây cầu”, ông Cậy cho biết.

Mới đây, ông Lê Quang Hùng, Cục trưởng Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng cho hay, ngày 21/2, đoàn công tác đã kiểm tra vết nứt trụ cầu Vĩnh Tuy, song kết quả phải chờ đơn vị kiểm định đánh giá.

VTC News sẽ tiếp tục thông tin tới quý độc giả về vấn đề này.

Minh Quân

Copy từ: Dân Làm Báo

...............

1.001 lý do để chậm tái cơ cấu DNNN

1.001 lý do để chậm tái cơ cấu DNNN
Mạnh Quân.
Hôm qua (18.2), Văn phòng Chính phủ đã tổ chức hội nghị về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) 2014 – 2015 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. 
Mặc dù hội nghị này nêu ra được những việc đã làm được và những vướng mắc, cản trở quá trình tái cơ cấu (TCC) khối DNNN, nhưng theo một số đại biểu, một số cơ chế, chính sách dự thảo mới vẫn chưa cụ thể để đẩy nhanh quá trình TCC, mới bắt đầu nhưng đã có dấu hiệu ì ạch…
Bức tranh kinh doanh của khối DNNN do Chính phủ đưa ra tại hội nghị cho thấy nhiều mảng xám màu. Theo báo cáo này, năm 2012, tổng doanh thu hợp nhất khối DNNN trên 1,7 triệu tỉ đồng, lợi nhuận đạt trên 167.000 tỉ đồng (trên tổng tài sản trị giá gần 2,4 triệu tỉ đồng), tăng 12% so với năm 2011. Nhưng tổng số nợ phải thu cũng rất lớn với gần 276.000 tỉ đồng, nợ phải trả gần 1,35 triệu tỉ đồng. Trong khối tập đoàn, tổng công ty, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân năm 2012 là 16% nhưng có bảy tập đoàn, tổng công ty lỗ 5.380 tỉ đồng, chín công ty mẹ lỗ 1.448 tỉ đồng. Tổng hợp từ 25 tập đoàn, tổng công ty nhà nước có số lỗ luỹ kế đến hết năm 2012 là 17.033 tỉ đồng, 16 công ty mẹ lỗ 11.820 tỉ đồng.
Các con số thống kê về kết quả thực hiện TCC, cổ phần hoá (CPH) khối DNNN đều cho thấy, việc sắp xếp, CPH khối DNNN luôn khiến cho các DNNN hoạt động hiệu quả hơn so với thời kỳ chưa TCC, CPH. Theo bộ Tài chính, việc TCC giúp các DNNN đi đúng hướng, phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế, thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán, tài chính... 
Theo báo cáo của 3.576 doanh nghiệp sau sắp xếp, CPH gửi bộ Tài chính thì có 85% doanh nghiệp có doanh thu cao hơn trước khi TCC, CPH; 90% số doanh nghiệp sau sắp xếp, CPH có lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, 86% có số nộp ngân sách tăng cao hơn năm trước...
Tuy nhiên, một vấn đề lớn diễn ra trong ba năm qua là tiến độ CPH các DNNN diễn ra quá chậm. Theo ông Phạm Viết Muôn, phó ban chỉ đạo Đổi mới phát triển doanh nghiệp Trung ương, từ năm 2011 – 2013, cả nước chỉ sắp xếp được 180 doanh nghiệp, trong đó, CPH 99 doanh nghiệp. Nếu so với con số DNNN đã CPH từ trước đến nay là 4.065 doanh nghiệp thì con số doanh nghiệp được CPH này rõ ràng là quá thấp. Tốc độ phê duyệt đề án TCC chậm, chủ yếu được thực hiện trong năm 2013. “DNNN vẫn dàn trải trong nhiều ngành lĩnh vực Nhà nước không còn nắm giữ”, ông Muôn nói.
Một trong những hoạt động cần thiết để thực hiện TCC là thoái vốn ngoài ngành, hoạt động này tiến độ cũng không được nhanh. Theo ông Phạm Viết Muôn, hiện các doanh nghiệp đã thoái được 4.164 tỉ đồng trên tổng số 21.797 tỉ đồng đầu tư ra ngoài lĩnh vực chính, đạt 19%. Nhưng đáng nói là trong số vốn đã thoái, chỉ có 267 tỉ đồng bán ra được bên ngoài, còn lại là giao dịch nội bộ.
1.001 lý do… chậm
Theo lãnh đạo bộ Tài chính, những chậm trễ của quá trình TCC khối DNNN tuy có những nguyên nhân khách quan như thị trường chứng khoán, bất động sản sụt giảm khiến tiến độ bán cổ phần, cổ phiếu ra công chứng và thoái vốn đầu tư khó khăn nhưng cũng có nhiều nguyên nhân thuộc về chủ quan. Bên cạnh thực tế chính sách sắp xếp, đổi mới DNNN liên quan nhiều đến các bộ luật khác nhau, phải chờ sửa đổi... thì có một thực tế khác là các cơ quan chuyên trách về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp phối hợp chưa tốt. “Một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty... chưa quan tâm đúng mức, chưa tích cực, quyết liệt triển khai lộ trình TCC và chưa báo cáo kịp thời Chính phủ các vướng mắc để kịp thời xử lý”. Bộ này cũng thừa nhận: “Cơ chế quản lý nhà nước chưa theo kịp với thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, chức năng đại diện chủ sở hữu DNNN còn chồng chéo...” Bộ Tài chính nhận định: “Cơ chế giám sát, đánh giá hoạt động DNNN chưa có tác dụng cảnh báo, ngăn chặn việc sử dụng, quản lý yếu kém vốn và tài sản nhà nước”.
Nhận xét về quá trình TCC khối DNNN vừa qua, ông Trần Bắc Hà, chủ tịch ngân hàng BIDV cho rằng, việc TCC chậm là do chưa có chiến lược, chưa có cách thức thực hiện tốt. Theo ông Trần Bắc Hà, áp lực lớn TCC rất lớn khi mục tiêu đến 2015 phải CPH trên 400 doanh nghiệp nữa trong khi một số cơ chế xử lý vướng mắc chưa làm rõ tuy đã có chính sách đưa giá trị sử dụng đất vào để xác định giá trị tài sản doanh nghiệp nhưng theo nguyên tắc, tiêu chí thị trường nào cũng chưa rõ ràng và chính cơ quan chỉ đạo cũng còn lúng túng. Hay quy định về thoái vốn ngoài ngành của DNNN, theo ông Trần Bắc Hà, việc thoái vốn chậm, nhưng muốn nhanh cũng không khả thi nếu không thay đổi cách thức, tư duy. “Thoái vốn mà dưới giá trị sổ sách rất dễ đến mất vốn. Quy định thoái vốn còn bao quát, chưa cụ thể với nhiều trường hợp”, ông Hà nói.
Càng chậm càng… xấu
Đáng chú ý, theo ông Trần Bắc Hà, hiện nay, tuy khối DNNN có đóng góp tới 32% GDP nhưng tổng dư nợ tín dụng dành cho khối này trên 60%. “Năng suất, sức cạnh tranh của DNNN đang có xu hướng suy giảm, không tăng lên, nợ đọng đã lên trên 145.000 tỉ, tập trung chủ yếu ở các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, dự báo khoảng 20 – 30% trong số đó là nợ không đòi được, ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng”, ông Hà nhận xét.
Báo cáo của ban chỉ đạo Đổi mới phát triển doanh nghiệp cũng thừa nhận: “Hiệu quả của doanh nghiệp (DNNN) chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ, năng lực cạnh tranh thấp”. Tuy vốn nhà nước ở doanh nghiệp tăng mạnh nhưng doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, tỷ suất lợi nhuận trên vốn lại tăng không tương ứng.
Đây cũng là lần đầu tiên, bộ Tài chính đưa ra đánh giá về mô hình tập đoàn, tổng công ty nhà nước: “Việc thí điểm chuyển các tổng công ty nhà nước sang mô hình tập đoàn kinh tế bộc lộ những bất cập: đầu tư dàn trải, số lượng thành viên tăng không tương xứng theo năng lực quản lý dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn nhà nước kém...nên cũng đã (đến lúc) kết thúc thí điểm, không nhân rộng để triển khai”.
Chính sách mới vẫn thiếu động lực
Cũng trong hội nghị này, Văn phòng Chính phủ đưa ra một số dự thảo chính sách mới để đẩy mạnh tiến trình TCC khối DNNN như quyết định ban hành tiêu chí, phân loại DNNN của Thủ tướng Chính phủ; chỉ thị của Thủ tướng về đẩy mạnh TCC các DNNN đến năm 2015; nghị quyết của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh, sắp xếp DNNN giai đoạn 2013 – 2015. Trong các văn bản này, có một số chính sách mới như cho phép đưa giá trị sử dụng đất vào định giá doanh nghiệp; cho phép thoái vốn đầu tư dưới mệnh giá hoặc dưới giá trị sổ sách sau khi đã trừ chi phí dự phòng và đầu tư tài chính; xử lý trách nhiệm tập thể, cán bộ doanh nghiệp không hoàn thành nhiệm vụ TCC… Những điều này được hy vọng sẽ thúc đẩy nhanh hơn quá trình TCC. Tuy nhiên, nhận xét về những cơ chế chính sách này, tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, quyền viện trưởng viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, vẫn thiếu cái gì đó làm động lực cho quá trình TCC khối DNNN.
Theo SGTT


Copy từ: Một Thế Giới

....................

Tòa xử Trương Duy Nhất, các “bị hại” sẽ lủi đi đâu?

Blogger Trương Duy Nhất bị di lý ra Hà Nội hôm 26/5
Nhà báo-Blogger Trương Duy Nhất bị di lý ra Hà Nội hôm 26/5/2013, sau khi bị bắt (Ảnh từ BBC)

Theo luật sư cho biết, phiên tòa xét xử Nhà báo-Blogger Trương Duy Nhất sẽ được mở vào ngày 04-03-2014 tới đây tại Đà Nẵng.
Có lẽ phiên tòa này lại tô điểm thêm một vết son … đen đúa vào bộ mặt của nền tư pháp nước Việt Nam cộng sản, khi mà nó là phiên tòa lịch sử với 5 “bị hại” là các nhân vật chóp bu trong ban lãnh đạo đảng, nhà nước này, nhưng lại vắng mặt và không thể làm rõ được họ “bị hại” ở chỗ nào.

Những cái tên như Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, … sẽ được tòa … nghĩ đến (vì có thể sẽ không “dám” nhắc đến), bởi đó là những “bị hại” cộm cán được cáo trạng nêu, với nội dung trong số 12 bài báo của Trương Duy Nhất được coi là đã “bôi nhọ” các vị này. (*)
Kinh nghiệm xử Cù Huy Hà Vũ không biết có được học trước khi mở phiên tòa, bởi sẽ có một bị cáo rất cứng đầu, không nhận tội, không ăn năn hối cải”. Để tự giúp mình có được sự “ăn ăn hối cải”, Trương Duy Nhất sẽ đòi hỏi những “bị hại” phải có mặt, hay ít ra là các đại diện của họ, nằm trong các cơ quan: Đảng cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chính phủ.
Phiên tòa được mở công khai, các nhà báo trong, ngoài nước, các nhân sĩ trí thức, blogger … sẽ có mặt, nhưng liệu có được dự? Họ được “dự” trực tiếp, hay qua màn hình TV (do nại cớ phòng xử không đủ chỗ)? 
Những tranh tụng, những lập luận hứa hẹn sẽ đanh thép và vô cùng “nhạy cảm”, trong một phiên tòa xử một nhà báo có được các nhà báo, các báo thoải mái đăng tải?
Có thể tạm thỏa mãn trí tò mò trong mấy ngày tới bằng bản cáo trạng mà người thân của Trương Duy Nhất sẽ công bố trước phiên xử?
Dư luận trong nước và quốc tế cũng lại có một cơ hội để đo, đếm về nội tình ban lãnh đạo cộng sản VN, về những hứa hẹn “nhân quyền” của nó sau chiếc ghế thành viên Hội đồng nhân quyền LHQ và trước Hiệp định TPP. 
Tất cả đang chờ đợi chúng ta, 10 ngày tới! Còn những ai lo là sẽ không được thỏa mãn, thì vẫn còn có dịp: một phiên tòa phúc thẩm; nghĩa là “nỗi đau” cho các “bị hại” sẽ còn được các quan tòa đem ra nhay nghiến một lần nữa.

* Xem:  - Kết luận điều tra sai phạm của Trương Duy Nhất (Người lao động, 18/12/2013).  –  Ông Trương Duy Nhất ‘khó hưởng án nhẹ’ (BBC, 19/12/2013).  -  Dọn đường cho bản án Trương Duy Nhất (RFA, 20/12/2013).

Copy từ: Chép Sử Việt  

.................

Đã bắt vệ sĩ, tiếp tục truy lùng nguyên tổng thống Viktor Yanukovych

Đã bắt vệ sĩ, tiếp tục truy lùng nguyên tổng thống Viktor Yanukovych
Cho tới thời điểm này vẫn chưa ai biết Tổng thống bị lật đổ Ukraine - Viktor Yanukovych đang ở đâu sau khi trốn khỏi thủ đô Kiev.
Trước đó, chiếc máy bay mang theo ông Yanukovych trên đó đã bị từ chối cho cất cánh vào tối thứ bảy vừa qua tại sân bay Donetsk, thuộc miền đông Ukraine để lên đường sang Nga. Ngay cả phát ngôn viên của tổng thống cũng nói không biết ông Yanukovych giờ đang ở đâu.
Arsen Avakov - Bộ trưởng Bộ nội vụ (mới hoạt động) cho biết Lực lượng biên phòng đã bắt giữ được một số vệ sĩ trang bị vũ khí của ông Yanukovych trong khi đang tìm cách bay sang Nga từ Donetsk. “Những vệ sĩ này không thể vượt qua các thủ tục an ninh cần thiết và đã bị bắt giữ”.
Người biểu tình trước nhà của ông Yanukovych
Hai quan chức cấp cao khác của ông Yanukovych cũng đã trốn thoát sau một cuộc đọ súng tại một phòng VIP ở sân bay. Hiện một cuộc điều tra đang được mở để tìm hiểu làm cách nào nguyên Viện trưởng Viện Công tố Viktor Pshonka và Bộ trưởng Bộ Thu nhập và Chi tiêu Oleksandr Klymenko đã thoát khỏi vòng vây an ninh sân bay sau khi định lấy máy bay ra đi từ sân bay Donetsk bất thành.
Người biểu tình chụp hình lưu niệm trong bồn tắm của nhà tổng thống
Ukraina hiện đang bị chia rẽ một cách sâu sắc thành hai miền rõ rệt. Miền đông là nơi tập trung người ủng hộ tổng thống Yanukovych thân Nga. Miền tây thì ghét cay ghét đắng ông Yanukovych và có tư tưởng muốn hợp tác với Liên minh châu Âu.
Việc phá vỡ thỏa thuận hợp tác với Liên minh châu Âu vào tháng 11.2013 của tổng thống Yanukovych để chạy theo lời mời hợp tác với Nga kèm theo lời hứa hẹn bùi tai khiến người dân Ukraine tức giận phản đối.
Cuộc khủng hoảng chính trị ở quốc gia 46 triệu dân này đã thay đổi nhanh chóng và ngày càng trầm trọng hơn trong những tuần gần đây. Từ những cuộc biểu tình đơn thuần đã bùng phát thành những cuộc bạo loạn đẫm máu, cộng với các vụ tham nhũng được vạch trần…. cuối cùng dẫn đến sự lật đổ đối với tổng thống Yanukovych.
Riêng trong tuần rồi, cuộc xung đột giữa người biểu tình và cảnh sát đã khiến 82 thiệt mạng. Hơn 100 người đã thiệt mạng kể từ khi bạo loạn xảy ra.
Vũ Kiều (theo dailymail)


Copy từ: Một Thế Giới

............

Yanukovych – kẻ trộm cắp tầm quốc gia


Biệt thự của Yanukovich trong khuôn viên 140 hecta. Ảnh: Internet
Biệt thự của Yanukovich trong khuôn viên 140 hecta. Ảnh: Internet
Yanukovych đã rời thủ đô Kiev cùng với tùy tùng, đi về Kharkov, gần biên giới Nga. Ông để lại phía sau tòa biệt thự trong khuôn viên 140 hecta. Người biểu tình vào xem và họ đã thấy mình đúng khi nổi dậy ở Maidan trong mấy tháng qua.

Những kẻ độc tài, tham nhũng nổi tiếng trên thế giới đều có một điểm chung: tàn bạo, tham lam, giữ ghế đến cùng, không phải vì bảo vệ chế độ, mà vì đống tiền ăn cắp được của nhân dân. Vì tiền và quyền lợi, chúng sẵn sàng xả súng giết chết ai dám ngăn cản chúng. Cho đến một hôm người ta phải lôi xác chúng ra từ ống cống.
Hiện Yanukovych đang chạy trốn. Putin nhìn thấy tòa nhà với cả ZOO bên trong, nhà vệ sinh dát vàng, những đồ quí hiếm khắp trên thế giới, ông sẽ tự hỏi, ủng hộ một thằng ăn cắp để làm gì. Trừ phi Putin cùng hội cùng thuyền.
BhFCLlPIMAAakCd
Sưu tập xe hơi và xe máy
BhFGqPeCEAEHyUi
Thuyền buồm cổ
BhFN3kdIQAAGieA
Lợn Yanukovych
BhFNdzRIMAARj9L
Vườn bách thú
BhFRouqIIAAElC3
Biệt thự
BhFUhaTIIAAnYvi
Người biểu tình tranh thủ chụp ảnh
Xem thêm
Nội thất biệt thự
Nội thất biệt thự
Viktor Yanukovych cả cuộc đời làm việc cho chính phủ, vợ đã về hưu. Trước khi là Tổng thống, ông nhận lương 2000$/tháng nghị viên quốc hội. Không có một thu nhập nào khác để có thể giải thích tài sản riêng của Yanukovych. Một cái cửa trong  biệt thự giá 64.000$, tương đương với 3 năm liền, Yanukovych làm và không ăn.
Xem xong ta sẽ hiểu tại sao Yanukovych ra lệnh cho an ninh bắn vào người biểu tình. Bảo vệ chế độ hay bảo vệ của ăn cắp. Người biểu tình cũng sẽ không ra đường nếu họ có một biệt thự tương tự.
Maidain
Quảng trường Maidan. Nếu có công bằng xã hội sẽ không đổ ra đường.

Copy từ: Hiệu Minh’ blog


............

Hai bộ đồng tình “ép” 1,7 triệu dân

 Hai bộ đồng tình “ép” 1,7 triệu dân

Như Một Thế Giới đã đưa tin, sau khi Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) hoàn thành dự thảo “Quy trình vận hành liên hồ chứa Đăk Mi 4 – Sông Tranh 2 – A Vương”, thành phố Đà Nẵng đã có phản ứng quyết liệt và dọa kiện nếu dự thảo này được thông qua.
Ngay sau đó, ông Hoàng Văn Bẩy – Cục Trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ TN&MT đã có công văn gửi Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang và lãnh đạo Bộ TN&MT giải thích vấn đề này.
Đặt lợi ích thủy điện lên đầu
Công văn của của Cục Quản lý Tài nguyên nước nêu rõ là dự thảo “Quy trình vận hành liên hồ chứa” ra đời sau gần hai năm nghiên cứu, xây dựng hàng trăm phương án, gửi tới 13 cơ quan đơn vị xin ý kiến góp ý.
Trước khi trình Thủ tướng Chính phủ ngày 12 tháng 9 năm 2013, Bộ TN&MT cũng đã tổ chức họp với tổ soạn thảo với sự tham gia của 5 bộ, 13 ngành, cơ quan liên quan và 2 địa phương Quảng Nam, Đà Nẵng.
Mùa khô nhìn từ thân đập thủy điện Đăk Mi 4 sẽ thấy thủy điện này không xả một giọt nước nào về sông Vu Gia.
Cục Quản lý Tài nguyên nước khẳng định mặc dù dự thảo “Quy trình vận hành liên hồ chứa” không phải là văn bản quy phạm pháp luật nhưng vẫn phải làm “công phu” như vậy vì để đảm bảo chất lượng xây dựng quy trình!
Trong quá trình thảo luận, về vấn đề xả nước của hồ Đăk Mi 4 xuống hạ du sông Vu Gia và quy định mực nước tại trạm thủy văn Ái Nghĩa, có 3 nhóm ý kiến như sau:
Bộ Công Thương, Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam (chủ đầu tư thủy điện Đăk Mi 4) đề nghị xem xét giảm lưu lượng xả về hạ du để đảm bảo hiệu quả phát điện cao hơn, vì cho rằng việc xả với lưu lượng liên tục từ 12,5 đến 25m3/s trong cả mùa cạn là thiệt hại rất lớn về điện, gây lãng phí tài nguyên nên đề nghị xả từ 3 đến 8,5m3/s.
UBND thành phố Đà Nẵng đề nghị hồ Đăk Mi 4 xả liên tục 25m3/s trong cả mùa cạn.
Ý kiến cuối cùng của UBND tỉnh Quảng Nam và các cơ quan đơn vị là thống nhất với dự thảo hoặc không có ý kiến!
Lo sợ thiệt hại thay cho thủy điện
Đối với đề nghị của thành phố Đà Nẵng trong công văn số 08/PCBL, Cục Quản lý Tài nguyên nước cho biết:
Theo kết quả thống kê chuỗi thủy văn từ năm 1976 đến 2008, mực nước trung bình 03 tháng nhỏ nhất tại trạm thủy văn Ái Nghĩa là 2,67m, trung bình 01 tháng nhỏ nhất là 2,53. Trên thực tế, nếu đảm bảo được giá trị mực nước tại Ái Nghĩa từ 2,53m trở lên thì đáp ứng được nhu cầu nước hạ du.
Thủy điện vắt kiệt nước và nạn đào đãi vàng tàn phá biến sông Đăk Mi trở thành con sông chết.
Nhu cầu nước theo đề nghị của thành phố Đà Nẵng, diện tích tưới thiết kế là 46 ngìn hecta, thực tế là 36,3 nghìn hecta, đã bao gồm những diện tích không lấy nước trực tiếp trên các dòng chính sông Vu Gia, không phụ thuộc vào việc vận hành hồ Đăk Mi 4.
Lượng nước trên sông Vu Gia đến Ái Nghĩa không chỉ có hồ Đăk Mi 4 mà còn hồ A Vương và trong tương lai còn có hồ Sông Bung 4. Do vậy, đề nghị xả nước hồ Đăk Mi 4 trong suốt mùa cạn 25m3/s (theo đề nghị của Đà Nẵng) không gắn với yêu cầu sử dụng nước thực tế trong từng thời gian, trường hợp cụ thể chưa phù hợp…
Và cuối cùng, cùng nỗi lo lắng “sẽ gây thiệt hai cho thủy điện” như Bộ Công thương từng lo, Cục Quản lý Tài nguyên nước kết luận qua tính toán việc vận hành các hồ chứa đã đảm bảo nhu cầu dùng nước cho hạ du sông Vu Gia.
Nếu khống chế mực nước trong mùa cạn tại trạm thủy văn Ái Nghĩa, thiệt hại về điện của thủy điện Đăk Mi 4 trong mùa cạn sẽ dao động từ khoảng 55 triệu Kwh (chiếm 6% so với tổng sản lượng điện hàng năm) đến tối đa khoảng 144,6 triệu Kwh (chiếm 17,3%) tương ứng khoảng 55 tỷ đến 145 tỷ đồng!
Mặc dù khẳng định các vấn đề về xả nước của thủy điện Đăk Mi 4, mực nước tại trạm thủy văn Ái Nghĩa, thay đổi tỷ lệ chuyển nước qua sông Quảng Huế… đã được nghiên cứu, phân tích tính toán… nhưng Cục Quản lý Tài nguyên nước “hứa” sẽ nghiên cứu ý kiến của Đà Nẵng để báo cáo Bộ TN&MT và Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới.
 
Minh Sơn
 
 
Phó Thủ tướng chỉ đạo không cụ thể?
 
Như Một Thế Giới đã đưa tin, thủy điện Đăk Mi 4 đã “cúp” nguồn nước chảy về sông Vu Gia và chia về sông Thu Bồn khi xây dựng thủy điện nên đã xảy ra tranh chấp nguồn nước với thành phố Đà Nẵng. Trong quá trình xây dựng UBND TP Đà Nẵng đã kiến nghị dừng thi công cho đến khi giải quyết nhưng cuối cùng thành phố Đà Nẵng đã “thua” thủy điện này.
Sau nhiều lần kiến nghị, ngày 29 tháng 4 năm 2010, tại văn bản số 2840?VPCP-KTN Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã yêu cầu Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam (chủ đầu tư Đăk Mi 4) thiết kế cống điều tiết tại tuyến đập thủy điện Đăk Mi 4 có khả năng xả tối đa 25m3/s trở lại sông Vu Gia.
Mới đây, sau khi Đà Nẵng có văn bản kiến nghị về dự thảo “Quy trình vận hành liên hồ chứa” đòi 25m3/s, và dọa kiện Bộ TN&MT, trong văn bản gửi cho Bộ trưởng bộ này, ông Hoàng Văn Bẩy – Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước có nêu: “Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam thiết kế cống điều tiết tại tuyến đập thủy điện Đăk Mi 4 có khả năng xả tối đa 25m3/s trở lại sông Vu Gia, mà không quy định lưu lượng xả theo từng thời gian, trường hợp cụ thể”.


Copy từ: Một Thế Giới


.............