CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Luật 258 và những câu chữ vô nghĩa

timthumb.phpBlogger Trương Duy Nhất bị cơ quan an ninh điều tra bắt với điều 258: “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.” Khoan bàn đến việc anh có phạm luật không, người viết cảm thấy có vấn đề không ổn về câu chữ trong điều luật này.
 1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
 2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm
Thứ nhất. Vế “nguyên nhân”: Người nào lợi dụng các quyền tự do …
 Ở đây người viết nhấn mạnh 2 chữ “lợi dụng” vì nó là hành vi quan trọng để khép tội. Thế nếu bị can “sử dụng” các quyền tự do … có bị khép tội không? Sự khác nhau giữa “sử dụng” và “lợi dụng” là như thế nào?
 Phân tích như vậy cho thấy dùng từ “lợi dụng”, “sử dụng”, “vận dụng”, “áp dụng”, “lạm dụng”, “tận dụng”, hay bất cứ cái gì “dụng” đi chăng nữa cũng chẳng có ý nghĩa gì. Nó đơn giản là “sử dụng”. Các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tự do hội họp là các quyền cơ bản của con người. Điều quan trọng là nó gây xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
 Như vậy, phải bỏ vế nguyên nhân “Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác” vì nó hoàn toàn vô nghĩa. Từ khi có pháp luật, tất cả các vụ án gây ra trên đời này đều xuất phát từ việc lạm dụng các quyền tự do! Vì vậy nên phải cần có pháp luật để điều chỉnh hành vi tự do của con người.
 Thứ hai. Sau khi bỏ phần trên đi, ta sẽ thấy phần cốt lõi của vấn đề điều 258 là “Người nào “dụng cái gì cũng được” mà xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì…”.
 Nhưng… có sự vi phạm pháp luật nào nằm ngoài ý của vế trên??? Hay nói cách khác, liệu có bị cáo nào không vi phạm luật 258??? Người viết không thể tìm thấy ai đó không ngồi tù vì hoặc xâm phạm lợi ích nhà nước, hoặc xâm phạm lợi ích của tổ chức, hoặc xâm phạm lợi ích của công dân. Vậy tóm lại luật 258 là luật vạn năng. Nó phải là Lời mở đầu của tất cả các cuốn Luật.
 Với 2 phân tích như trên, người viết cảm thấy lo ngại vì khả năng phải áp dụng điều 258 cho tất cả các bị cáo ở Việt Nam. Điều này có nguy cơ gây lạm phát lịch tù nghiêm trọng. Do đó kiến nghị đưa ra là xóa bỏ ngay điều luật thừa thải này.


Copy từ:Quê Choa

Blogger vừa bị bắt từng khẳng định ông “không phải tội phạm, cũng không phản động”

Photo : voatiengviet.com
Bản dịch của Hoàng Kim Phượng (Defend the Defenders)
RSF – Ngày 27-5-2013 
Ngày hôm qua, các quan chức Bộ Công an đã bắt Trương Duy Nhất, một trong các blogger có ảnh hưởng nhất Việt Nam, tại nhà riêng ở thành phố Đà Nẵng, miền trung VN và di lý ông ra Hà Nội bằng máy bay.
“Vụ bắt giữ ông Nhất đặc biệt gây lo ngại bởi nó cho thấy rằng chính quyền có xu hướng hành hạ và tống giam tất cả những người bất đồng chính kiến, bất chấp những lời kêu gọi trả tự do cho 5 blogger vừa bị xét xử phúc thẩm tuần trước” – tổ chức Phóng viên Không Biên giới tuyên bố. “Chúng tôi kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Nhất, đồng thời chấm dứt hành động ngược đãi vô lý này”.

Ông Nhất bị bắt với tội danh “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo Điều 258 Bộ luật Hình sự.
Đường link vào blog của ông đã bị đóng vào ngày hôm qua và kể từ đó, bất kỳ ai cố vào đều tải phải mã độc.
Ông Nhất từng làm việc 11 năm cho hai tờ báo quốc doanh – Công an Quảng Nam Đà Nẵng, và Đại Đoàn Kết . Năm 2010, ông nghỉ viết báo để tập trung cho viết blog.
Blog của ông mang tên “Một góc nhìn khác”, nói về một loạt chủ đề nhạy cảm và khuyến khích tranh luận. Một bài viết gần đây có nhan đề “Tổng Bí thư và Thủ tướng nên ra đi”, bài này kêu gọi tiến hành cải cách kinh tế, chính trị và xã hội ngay lập tức.
Ngày 13-10-2012, ông Nhất đăng một bài tựa đề “Viết sau 3 cuộc làm việc với công an”, trong đó ông bình luận về những phiên thẩm vấn khác nhau mà ông đã phải trải qua.
Ông viết: “Tôi không phải tội phạm, cũng không phản động. Những bài viết trên trang blog Trương Duy Nhất- Một góc nhìn khác cũng không đả phá, không phản động. Những loại giấy mời, triệu tập và hình thức khảo tra đó hãy dành cho những thằng phản động đang “cõng rắn cắn gà nhà”, những “nhóm lợi ích” đang thâu tóm hệ thống ngân hàng và tài sản quốc gia, những “bầy sâu ăn hết phần của dân”…
Bài báo viết thêm: “Cái còng và khẩu súng… không phải chĩa về những cây bút dám vứt bỏ hi sinh tất tật mọi quyền lợi để dốc lòng cạn tâm đêm ngày phản biện góp bàn cho sự chuyển thay tích cực của đảng và dân tộc như Trương Duy Nhất”.
Tổng cộng đã có 33 blogger và công dân mạng đang bị giam giữ ở Việt Nam. Ngày 23/5 vừa qua, phiên xử phúc thẩm đã tuyên y các mức án từ 4 tới 13 năm tù cho 5 blogger – Hồ Đức Hoà, Paulus Lê Văn Sơn, Nguyễn Văn Duyệt, Thái Văn Dung và Trần Minh Nhật.
Việt Nam hiện xếp hạng 172 trên tổng số 179 quốc gia trong danh sách chỉ số tự do báo chí năm 2013 của tổ chức Phóng viên Không Biên giới.
Ảnh: VOV tiếng Việt


Copy từ: Vietnamhumanrights

Hàng ngàn người dự phiên xét xử “Điệp sứ” Y Gyin và đồng phạm


Gia Lai:

Hàng ngàn người dự phiên xét xử “Điệp sứ” Y Gyin và đồng phạm

Dân Việt - Sáng nay (28.5), tại trụ sở UBND xã H’Ra (Mang Yang, Gia Lai), Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai đã mở phiên tòa lưu động xét xử 8 đối tượng phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc theo điều 87 Bộ Luật hình sự. Hàng ngàn người dân địa phương 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum đến để theo dõi phiên tòa.

Các bị can gồm: Runh, Jơnh, Byưk, A Tách, A Hyưm, Đinh Lứ, Đinh Hrôn, và Y Gyin. Các bị can trên bị bắt theo điều 36, 166 và 167 Bộ luật Tố tụng hình sự, theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số: 01 ngày 23.4.2012 và các Quyết định khởi tố bị can số: 01, 02, 03, ngày 23.4.2012; số 04 ngày 7.5.2012; số 05 ngày 15.5.2012; số 06, 07 ngày 7.5.2012 và số 01 ngày 11.1.2013 của Cơ quan An ninh, Công an tỉnh Gia Lai.
Sứ điệp Y Gyin trước vành móng ngựa.
Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Gia Lai, từ năm 2002, “Sứ điệp” Y Gyin (SN 1942) trú tại làng Ktu Hơ Moong, xã Hơ Moong (Sa Thầy, Kon Tum) đã tung tin đồn có Đức mẹ hiện hình ở Hà Mòn (còn gọi là Đức mẹ Pluk) nhằm mục đích phản đối lại chủ trương của chính quyền tỉnh Kon Tum về việc di dời nơi ở của đồng bào dân tộc thiểu số nằm trong lòng hồ thủy điện Plei Krông. Mặt khác, theo Y Gyin khai trước tòa, Y muốn trở thành người nổi tiếng để được nhiều người biết đến như Cha Oanh (Cha xứ xứ đạo Hà Mòn) và Đức mẹ Maria…
Sứ điệp Y Gyin và đồng bọn bị xét xử tội phá hoại đoàn kết dân tộc, chống phá Nhà nước.
Để thực hiện điều ước của mình, Y Gyin đã bịa đặt ra tin đồn “Đức mẹ hiện hình ở Hà Mòn” để lôi kéo, kích động nhiều người dân đồng bào dân tộc thiểu số khác tham gia nhằm thành lập ra một tôn giáo riêng của người đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, không những thế, Y Gyin còn nhận sự chỉ đạo trực tiếp từ các đối tượng Fulro sống lưu vong ở nước ngoài trong đó có đối tượng Ksor Kớk nhằm tiến tới thành lập một nhà nước riêng đặt trụ sở tại TP.Pleiku (Gia Lai).
Từ đó đến khi bị bắt, Y Gyin đã lôi kéo một số phần tử phản động thành lập lên một “ê kíp” dưới sự chủ trì của y. Sau đó y cùng đồng bọn đã sử dụng nhiều tài liệu gọi là “sứ điệp” để đi tuyên truyền, tập huấn cho các giáo phu ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Dak Lak. Ý đồ của Y Gyin và đồng bọn không phải vì mục đích tôn giáo, tín ngưỡng lành mạnh mà vì sự chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc và chống đối Nhà nước XHCN Việt Nam.


Copy từ: Dân Việt

SINH VIÊN LUẬT DẠY LUẬT CHO TRƯỜNG LUẬT

Tinh thần thượng tôn pháp luật luôn cần được bảo đảm trong một môi trường giảng dạy và đào tạo luật. Việc tiếp tay xâm phạm vào quyền bí mật đời tư và dung túng cho hành vi xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự và uy tín của bất kỳ ai cần được kiên quyết lên án và loại trừ.

Công lý cho Đoàn Văn Vươn

NHÓM KHỞI XƯỚNG KHỞI KIỆN ĐOÀN TRƯỜNG ĐH LUẬT TP. HCM

Nhận thấy, sau khi Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường Đại Học Luật TP. HCM (Đoàn truờng)  đăng bài viết “Thực hư về những người khởi xướng Công lý cho Đoàn Văn Vươn” của tác giả Trung Nhân, chúng tôi đã có thư yêu cầu xin lỗi và thư đề nghị tranh luận về mặt pháp lý nhưng không đựợc Đoàn trường hồi đáp.



Nay, chúng tôi, những người khởi xướng Tuyên ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn quyết định khởi kiện Đoàn trường về hành vi xâm phạm đến “quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, uy tín” được quy định tại Điều 37, và “quyền bí mật đời tư” được quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự.

Chúng tôi khởi kiện không nhằm mục đích thắng – thua trước phán quyết của Tòa án, cũng không xem đó là cơ hội để biện minh trước các cáo buộc của Đoàn trường. Việc chúng tôi khởi kiện là để nói với công luận nói chung và những người học luật nói riêng biết rằng:

1. Tinh thần thượng tôn pháp luật luôn cần được bảo đảm trong một môi trường giảng dạy và đào tạo luật. Việc tiếp tay xâm phạm vào quyền bí mật đời tư và dung túng cho hành vi xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự và uy tín của bất kỳ ai cần được kiên quyết lên án và loại trừ.

2. Chuẩn mực văn minh tối thiểu của những người sinh hoạt trong môi trường giáo dục, đặc biệt là giáo dục pháp luật là tinh thần sẵn sàng tranh luận, phản biện và tôn trọng lẫn nhau, thay vì hành xử vô trách nhiệm như quy chụp và cáo buộc theo cảm tính, để sau đó phải im lặng và né tránh như cách làm của Đoàn trường trong thời gian qua.

3. Việc xây dựng và rèn luyện nếp sống, thói quen sử dụng pháp luật như là công cụ để giải quyết các rắc rối và bảo vệ quyền lợi của mình là điều mà những người học luật cần tiên phong.

Vì lẽ đó, việc khởi kiện của chúng tôi là cần thiết. 
Nói đến những người học luật là nói đến tinh thần luật pháp, nơi đó ghi dấu hình ảnh của những người sẵn sàng sử dụng lý lẽ và tư duy để bảo vệ chính mình, và vì một nền Công lý cho tất cả.
Xem đơn kiện của Nguyễn Trang Nhung TẠI ĐÂY
Xem đơn kiện của Bùi Quang Viễn TẠI ĐÂY
Xem đơn kiện của Phạm Lê Vương Các TẠI ĐÂY


Copy từ: Huỳnh Ngọc Chênh

Tin tặc Trung Quốc đánh cắp tài liệu vũ khí tối mật của Mỹ

Ảnh minh họa vũ khí tối tân của Mỹ.
Ảnh minh họa vũ khí tối tân của Mỹ.
U.S. Navy photo

Mai Vân
Theo một báo cáo mật vừa được gởi lên bộ Quốc phòng, hiết kế của hơn 40 hệ thống vũ khí của Mỹ, trong đó có một số thuộc loại tối tân và nhạy cảm nhất đã bị tin tặc Trung Quốc tham khảo. Theo nhật báo Washington Post ngày 28/05/2013, trong số các tài liệu bị tiết lộ, có sơ đồ các hệ thống phòng thủ tên lửa, chiến đấu cơ và chiến hạm.

Bản báo cáo do Uỷ ban Khoa học Quốc phòng Mỹ, một cơ quan tham vấn có uy tín thực hiện cho Lầu năm Góc cùng một số quan chức cao cấp trong chính quyền và trong ngành công nghiệp quốc phòng.
Trong số các hệ thống vũ khí mà thông tin bị tin tặc đánh cắp, có loại tên lửa Patriot tiên tiến (PAC-3), hệ thống bắn hạ tên lửa đạn đạo tên là THAAD của Lục quân Mỹ và hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis của Hải quân Hoa Kỳ. Các phương tiện này chính là xương sống của màng lưới lá chắn chống tên lửa của Mỹ tại các khu vực Châu Á, Châu Âu và Vịnh Ba Tư.
Ngoài ra còn có các loại chiến đấu cơ hay chiến hạm thiết yếu như máy bay chiến đấu F/A-18, trực thăng Black Hawk và máy bay vận tải quân sự V-22 Osprey có khả năng cất cánh và hạ cánh theo chiều thẳng đứng và loại chiến hạm mới LCS, tức là loại tàu cận chiến ở vùng duyên hải, mà 4 chiếc sẽ được triển khai tại Singapore.
Trong danh sách rất dài của các bí mật bị tiết lộ, có cả loại chiến đấu cơ F-35, được coi là phương tiện vũ khí đắt đỏ nhất mà Hoa Kỳ từng chế tạo, với chi phí có thể lên đến 1,4 tỷ đô la.
Báo cáo không nói rõ khi nào và bằng cách nào mà các hệ thống này bị thâm nhập, và các tác giả cũng không trực tiếp vạch mặt Trung Quốc là thủ phạm đánh cắp thông tin.
Tuy nhiên giới chức cao cấp trong ngành quốc phòng và công nghiệp vũ khí Mỹ đã không ngần ngại tố cáo Bắc Kinh. Theo tờ Washington Post, các giới chức này khẳng định rằng các vụ tin tặc này nằm trong khuôn khổ một chiến dịch gián điệp rộng hơn của Trung Quốc, nhắm vào các nhà thầu cung cấp quốc phòng và các tổ chức chính phủ Mỹ.
Các thông tin đánh cắp được không chỉ giúp Trung Quốc phát triển các hệ thống vũ khí riêng, mà còn giúp họ chiếm lợi thế trong trường hợp nổ ra xung đột quân sự với Mỹ.


Copy từ: RFI

Hiệu ứng Trương Duy Nhất


Tháng Năm 28, 2013

Phạm Thị Hoài
truong duy nhatVài tháng trước, một người từng tham gia những hoạt động không được chính quyền Việt Nam ưu ái như biểu tình, kiến nghị, đồng thời là tác giả của một số bài viết thẳng thắn về những đề tài nhạy cảm đăng trên blog cá nhân, chia sẻ với tôi rằng cho đến nay ông vẫn an toàn và sự an toàn đó có ý nghĩa lớn, vì nó giúp những người khác bớt sợ hơn.
Quả thật số người không còn sợ hay đã bớt sợ bộ máy trấn áp của chế độ chưa bao giờ tăng nhanh như trong thập niên vừa qua tại Việt Nam, và một phần quan trọng là do được khích lệ bởi sự an toàn tương đối của cá nhân một số người đi ở hàng đầu. Cho đến Chủ nhật vừa rồi, blogger Trương Duy Nhất thuộc về số ấy. Song việc ông bị bắt khẩn cấp một lần nữa cho thấy: bảo hiểm chính trị ở Việt Nam chỉ đảm bảo một điều duy nhất, đó là: nó không bảo đảm điều gì hết.
Trương Duy Nhất đã chuẩn bị sẵn chỗ dựa lập luận để tránh cho mình khỏi trở thành nạn nhân của bộ máy trấn áp một cách vô ích. Bài trả lời một nhân vật Tom Cat nào đó của ông là tổng kết của những lập luận này, không ai có thể bảo vệ ông xuất sắc hơn. Ông trình bày mình như một tiếng nói độc lập chứ không đối lập, một nhà báo tự do chứ không li khai, một người phát ngôn chính kiến riêng chứ không bất đồng chính kiến, phản biện chứ không phản động, phản đối chứ không chống đối. Ông không treo biển “Kính Đảng, trọng chế độ, yêu Bác Hồ” [i], không trưng hình Đại tướng Võ Nguyên Giáp, không đồng tình với mọi biểu hiện chống cộng cực đoan, không đi biểu tình, chưa bao giờ kí tên vào một bản tuyên bố hay kiến nghị, và bất chấp những tấn công và đe dọa từ nhiều phía vẫn không rời góc nhìn KHÁC của mình. Trong nhiều năm trời, ông đi ở ranh giới giữa an toàn và mạo hiểm mà tỉ lệ có thể là 51 % nghiêng về an toàn.
Một số người có cảm giác rằng thời gian gần đây, tỉ lệ ấy đã đảo ngược, Trương Duy Nhất đã ngày càng đi xa hơn trong quan điểm phê phán chế độ và đó là một trong những lí do khiến ông bị bắt. Tôi cho rằng mọi phỏng đoán đều vô nghĩa, vì không có một biểu giá an toàn nào cố định trong một chế độ công an trị, trừ biểu giá duy nhất là không làm gì hết. Ảo tưởng về những vùng an toàn nào đó, trớ trêu thay, được nuôi dưỡng trên mảnh đất đầy mìn, gài bởi chính sách chia để trị, kết tinh thành thủ pháp điêu luyện nhất của bộ máy an ninh Việt Nam. Người chưa bị đụng tới có thể là một cái thớt hữu ích cho con dao bổ xuống người nằm trên thớt. Hay đơn giản hơn, những người còn đi xa hơn Trương Duy Nhất mà vẫn an toàn chẳng qua là “của để dành”, nói theo cách dân dã của blogger Người Buôn Gió, cho những thao tác khác trong chiếc hộp đen của bộ máy quyền lực mà chúng ta chịu đựng và dung dưỡng.
Quan sát từ những bản án chính trị trong ba năm gần đây (2011, 2012, 2013), tôi nhận thấy hai đặc điểm đáng lưu ý: Thứ nhất, tuyệt đại đa số những người bị kết án đều không phải là đảng viên Đảng Cộng sản [ii]. Thứ hai, tuyệt đại đa số những người bị kết án đều không ở trong biên chế cán bộ, nhân viên, công chức các cơ quan Đảng và nhà nước [iii]. Ông Trương Duy Nhất thỏa mãn cả hai đặc điểm này. Khả năng vụ điều tra ông được đình chỉ như trong trường hợp ông Phạm Chí Dũng, đảng viên, cán bộ Thành ủy TPHCM khi bị bắt, có vẻ như xa vời.
Trở lại với câu chuyện mở đầu bài viết này, vâng, tôi đồng ý rằng người ta bớt sợ khi dựa lưng vào an toàn. Nhưng điều đáng nói hơn là: người ta có thể can đảm lên, khi chứng kiến người khác thách thức mạo hiểm và đường hoàng chấp nhận cái giá của hành động đó. Trương Duy Nhất rất chú trọng đến hiệu ứng thông điệp của các hình ảnh. Ông từng ca ngợi hình ảnh hiên ngang của Cù Huy Hà Vũ, hình ảnh trong trắng, đĩnh đạc của Nguyễn Phương Uyên. Bức hình chụp ông trong ngày bị bắt cho thấy một Trương Duy Nhất khỏe mạnh và tự chủ, không một nét khiếp nhược. Tôi hoàn toàn tin rằng nếu phải đứng trước tòa, ông sẽ là một hình ảnh đẹp và hình ảnh ấy sẽ có ý nghĩa lớn, vì nó gây cảm hứng cho lòng can đảm, cũng như blog Một góc nhìn khác của ông đã góp phần quan trọng để giới blogger Việt Nam bớt e sợ, khi ông còn an toàn.
© 2013 pro&contra

[i] Ngay sau khi Trương Duy Nhất bị bắt, chủ nhân của blog “Kính Đảng, trọng chế độ, yêu Bác Hồ” này, nhà báo kì cựu Đào Tuấn, người có nhiều bài viết nhạy bén và thẳng thắn mà tôi thường xuyên theo dõi, lập tức lên tiếng với bài “Cái còng và khẩu súng không thể chĩa vào Nhất”. Nhưng một ngày sau, bài ấy chỉ còn là mã 404 trên chính trang của chủ blog.
[ii] Riêng ông Vi Đức Hồi từng là giám đốc trường Đảng một huyện ở Lạng Sơn, nhưng đã trở thành thành viên Khối 8406 và bị khai trừ Đảng nhiều năm trước khi bị bắt.
[iii] Ngoại lệ duy nhất là ông Đinh Đăng Định, giáo viên trung học phổ thông ở Đắk Nông.


Copy từ: Hãy Dành Thời Gian

Nhân sĩ trí thức thất vọng về việc tiếp thu ý kiến sửa đổi Hiến pháp


Quốc hội Việt Nam trong buổi khai mạc kỳ họp ngày 20/05/2013.
Quốc hội Việt Nam trong buổi khai mạc kỳ họp ngày 20/05/2013.
Reuters
Thanh Phương
Ngày 20/5 vừa qua, trước Quốc hội, ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật, Trưởng Ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, đã trình bày bản giải trình, tiếp thu ý kiến nhân dân về bản dự thảo này. Trước đó, trong bài phát biểu khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban dự thảo, cho biết Ủy ban đã “nghiêm túc tiếp thu, chắt lọc ý kiến để thể hiện ý chí của nhân dân”.
Nhưng qua trình bày của ông Phan Trung Lý, có vẻ như Hiến pháp 1992 sẽ không có thay đổi gì lớn, kể cả trong trong vấn đề tên nước. Ban đầu, đã có đề xuất rằng nên lấy lại tên nước là “ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, nhưng trong buổi giải trình ngày 20/05, Trưởng Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp, không biết căn cứ vào đâu, đã khẳng định rằng “đa số ý kiến đề nghị tiếp tục quy định tên nước là “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ông Phan Trung Lý cho rằng thay đổi tên nước trong thời điểm hiện nay “sẽ dẫn đến những hệ quả không có lợi, thậm chí có thể bị xuyên tạc là ta đang xa rời mục tiêu, xa rời con đường lên chủ nghĩa xã hội”.
Cũng theo lời Trưởng Ban biên tập dự thảo Hiến pháp, “nhân dân tán thành việc khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước”, tức là sẽ không có chuyện bỏ điều 4 Hiến pháp. Cũng như sẽ không có chuyện bỏ khái niệm “sở hữu toàn dân” về đất đai, tức là vẫn không công nhận sở hữu tư nhân. Kinh tế Việt Nam thì sẽ tiếp tục được định nghĩa là “kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa”.
Như vậy là Uỷ ban Dự thảo Hiến pháp đã không chấp nhận bất cứ ý kiến đóng góp nào của giới nhân sĩ trí thức, đặc biệt là của nhóm Kiến nghị 72, về việc sửa đổi Hiến pháp Việt Nam theo hướng dân chủ hơn. Không những thế, báo chí chính thức tiếp tục đả kích nặng nề nhóm nhân sĩ trí thức này và nhóm “Các Công dân tự do”. Như trong bài báo đăng ngày 16/05, tựa đề “Không thể “khoác áo” dân chủ để kích động, gây rối”, tờ Hà Nội mới cho rằng những kiến nghị như của nhóm Kiến nghị 72 hay của nhóm “ Các Công dân tự do” là “những thủ đoạn kích động hết sức nguy hiểm nằm trong âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.” . Tờ Hà Nội mới còn khẳng định hành động của những người đó “ không xuất phát từ tinh thần dân chủ, hướng tới mục tiêu xây dựng một xã hội dân chủ, mà chỉ để thỏa mãn những mục tiêu cá nhân, thậm chí chỉ để đánh bóng tên tuổi.”
Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, giáo sư Tương Lai, thuộc nhóm Kiến nghị 72, cho biết ông không cảm thấy bất ngờ về bản giải trình tiếp thu ý kiến nhân dân của Ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nhưng ông tin rằng những đóng góp như của nhóm Kiến nghị 72 đã không uổng phí, bởi vì việc góp ý sửa đổi Hiến pháp vừa qua đã là dịp để người dân Việt Nam mạnh mẽ đòi hỏi dân chủ. Sau đây mời quý vị theo dõi bài phỏng vấn với Giáo sư Tương Lai qua điện thoại từ Sài Gòn.


RFI: Xin kính chào Giáo sư Tương Lai. Trước hết Giáo sư phản ứng như thế nào về giải trình tiếp thu ý kiến sửa đổi Hiến pháp của ông Phan Trung Lý?
Giáo sư Tương Lai: Thật ra tôi cũng dự đoán là mọi việc cũng sẽ không có gì mới. Tất cả những điểm gì mà chúng tôi chờ đợi, thì đều thấy thất vọng. Khi nói chờ đợi, đó là tôi dựa trên Kiến nghị 72 ( mà nay đã được mười mấy nghìn người ký ủng hộ). Trong kiến nghị đó, chúng tôi có đưa ra 7 đề xuất. Nhưng qua phần trình bày nói trên, những điểm mà chúng tôi cho là không thể không sửa, nếu như thật sự có ý định sửa đổi Hiến pháp, thì tôi thấy không có điểm nào hài lòng cả.
Tuy tôi đã biết trước điều đó, những vẫn thấy buồn. Bởi vì bao nhiêu công của, bao nhiêu thời gian bỏ ra làm rất nhiều chuyện, nhưng cuối cùng không có điểm nào tiếp thu nguyện vọng của dân. Cho nên, tôi rất thất vọng khi lướt qua báo cáo giải trình tiếp thu các nội dung chỉnh lý về dự thảo sửa đổi Hiến pháp trên cơ sở ý kiến của nhân dân. Tôi thấy là người ta đã lãng phí tiền bạc, ý chí của nhân dân một cách vô ích.
RFI: Thưa Giáo sư, vừa qua cũng đã có đề xuất đổi tên nước trở lại thành “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, nhưng trong bản giải trình, ông Phan Trung Lý cho rằng nên giữ nguyên tên nước như hiện nay. Ý kiến của Giáo sư về vấn đề này như thế nào?
 Giáo sư Tương Lai: Ban đầu khi nghe ý kiến của Chủ tịch Quốc hội đưa ra hai phương án tên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thì cũng có một vài người cảm thấy hình như là người ta cũng có một cái gì đó tiến bộ, quay trở lại với ý kiến của Hồ Chí Minh, Hiến pháp 1946 và Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng bằng suy nghĩ logích, tôi thấy là người ta đưa ra cho vui thế thôi, để tỏ vẻ là có tiếp thu ý kiến nhân dân, chứ không thể nào có chuyện quay trở về Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đâu. Bởi vì nếu mà nói Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì làm sao mà có Điều 4 và nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin trong phần mở đầu Hiến pháp được? Người nào tin rằng chắc là sẽ có nhiều sửa đổi thì sẽ sớm thất vọng.
RFI: Thưa Giáo sư, theo thống kê của Văn phòng Quốc hội, tính đến cuối tháng 04/2013, đã có hơn 26 triệu lượt đóng góp ý kiến của nhân dân, ông nghĩ gì về con số này?
Giáo sư Tương Lai: Có đưa ra con số gấp đôi, tức là 50 triệu thì cũng thế thôi. Bởi vì góp ý Hiến pháp đòi hỏi một trình độ nhất định. Hiểu được rõ những ngôn từ, khái niệm về pháp lý không đơn giản, nhất là hiểu về Hiến pháp lại càng không đơn giản. Người ta tốn rất nhiều tiền của, in ra thành từng quyển, đưa đến từng nhà như ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng lại quy định là trong vòng 2 ngày phải góp ý kiến ngay: đồng ý hay không đồng ý. Ngay cả những người có muốn cất công tìm hiểu, đọc cho hết, cũng không thể đọc nổi trong ngần thời gian ấy, nói gì đến chuyện đồng ý hay không đồng ý. Cho nên, cách làm đó có vẻ công phu và dân chủ, nhưng suy cho đến cùng chỉ lãng phí tiền của của dân một cách vô lối.
Không ai tin vào điều đó, nhưng cũng cứ phải làm, vì nếu không làm thì sẽ khó mà sống trong chế độ toàn trị này. Chỉ có một số người có trình độ là có thể đọc đi, đọc lại và góp ý. Tôi cho rằng con số này rất ít. Thôi thì người ta cứ đưa ra những con số đó cho nó vui vẻ, chẳng sao cả. Nhưng người ta quên mất một điều là lòng tin của người dân đã giảm sút quá mức rồi. Có nói nữa thì cũng chẳng ai quan tâm đâu.
RFI: Như vậy phải chăng là những ý kiến đóng góp của các nhân sĩ trí thức không có kết quả gì, hay là dầu sao những kiến nghị đó cũng có tác động nhất định lên suy nghĩ, nhận thức của người dân Việt Nam?
Giáo sư Tương Lai: Chúng tôi soạn thảo kiến nghị 7 điểm về sửa Hiến pháp không phải chỉ để nói với các vị trong ủy ban sửa đổi Hiến pháp, mà là phát biểu với công luận, để nhân dân thấy rằng đấy là những đòi hỏi về tư tưởng, đẩy đến một bước chuyển biến tình hình, thì may ra mới có một lối thoát ra khỏi bế tắc hiện nay. Những kiến nghị của chúng tôi chẳng qua chỉ là nhằm động viên ý chí và sức mạnh của dân mà thôi, chứ chúng tôi không hy vọng rằng những người cầm quyền hiện nay hay ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp sẽ tiếp thu ý kiến của chúng tôi.
Đấy là chưa nói là chúng tôi làm một cách quang minh chính đại, in ra hẳn hoi, mang đến tận nơi, nhưng không một cơ quan chính thức nào phản hồi nghiêm túc. Đấy là chưa nói một loạt báo “lề phải”, với những cây bút hạng hai, hạng ba, nói năng không ra gì cả, những lễ độ tối thiểu cũng không có. Thế thì, đòi hỏi gì đến chuyện chỉnh sửa nghiêm túc được?
Thực ra, việc góp ý Hiến pháp vừa qua là một cái cớ, một thời điểm để bung ra những ý kiến, mà trước đây chỉ nói một phần 10, một phần 100 là cũng đủ bị làm rầy rà, thậm chí kết án tù. Nhân dịp này, người ta không chỉ nói chuyện góp ý Hiến pháp, nhưng từ đó còn đề cập đến những vấn đề khác hơn, để tạo ra một khí thế dân chủ mới. Và có một lúc hình như nó đã tuột khỏi tầm tay ( của chính quyền ) và ngay sau đó, người ta hối hả buộc lại, be bờ đắp đập lại, o ép lại để nó trở lại trong quỹ đạo mà người ta muốn.
Nhưng điều đó đã muộn. Thái độ của hai em sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha trước tòa án Long An cho thấy là những cái điều mà người ta tưởng đã bịt lại thực ra đã bung ra, bung ra quá cỡ, khiến người ta cũng bàng hoàng, không hiểu tại sao hai người trẻ tuổi ấy lại có thể có một khích phách, một dũng khí như thế. Điều này có một sức lan tỏa và động viên rất mạnh mẽ.
Chuyện góp ý Hiến pháp chẳng qua là cơ hội để bung ra những điều mà lâu nay dồn nén trong tâm tư và tâm lý xã hội. Rồi Quốc hội cũng sẽ thông qua Hiến pháp này thôi. Nhưng nói cho cùng, có Hiến pháp hay không Hiến pháp thì vẫn vậy, bởi gì có những điều quy định trong Hiến pháp, mấy chục năm nay có ai thực hiện đâu? Quyền tự do lập hội, tự do báo chí, tự do biểu tình, được ghi rành rành trong Hiến pháp, nhưng kèm theo đó lại có những văn bản hạn chế ngay lập tức những quyền đó. Cho đến bây giờ đã có quyền tự do lập hội đâu? Vẫn chưa ban hành nghị định cụ thể về lập hội cơ mà! Còn biểu tình không phải là biểu tình chống một chính sách hay đường lối của chính phủ, mà là biểu tình chống ngoại xâm, một lý do thiêng liêng như vậy, thế mà người ta đáp lại bằng dùi cui, bằng đàn áp một cách tồi tệ như thế, khiến Việt Nam mất mặt với thế giới!
Cho nên vấn đề giờ đây không phải là Hiến pháp có điều gì tiến bộ, điều gì không, mà vấn đề là Hiến pháp đưa ra phải có điều kiện như thế nào để người dân được thực hiện. Điều đó lệ thuộc vào nhiều cái khác, chứ không lệ thuộc vào những chương mục trong Hiến pháp. Những chương mục đó có rồi, nhưng không được thực hiện thì người dân cũng phải chịu thôi. Chỉ có điều là dân chịu đến mức nào và đến bao giờ thì người ta không cam chịu nữa. Đó là vấn đề đang được đặt ra và các nhà chính trị phải tính toán cho kỹ.
RFI: Xin cám ơn Giáo sư Tương Lai.


Copy từ: RFI

"Nói với mình và các bạn": Bất tuân dân sự hay là "phản động"



Dưới đây là bài thứ 10 trong loạt bài “Nói với mình và các bạn: Vẻ đẹp của chính trị”, và là một bài viết có thể gây tranh cãi. 

Bài này sẽ nói với các bạn về một hình thức hoạt động chính trị mà trên nguyên tắc, ai cũng tham gia được, nhưng trong bối cảnh văn hoá chính trị Việt Nam, nên hay không nên ủng hộ, theo đuổi nó, là một quyết định cực kỳ khó khăn.


* * *

Kỳ 10

BẤT TUÂN DÂN SỰ HAY LÀ PHẢN ĐỘNG

Bối cảnh của bài viết này: Ở Long An vừa diễn ra một phiên toà thu hút sự chú ý của công luận, tại đó, hai em Uyên và Kha bị kết án tù vì tội tuyên truyền chống phá Nhà nước. Trong cáo trạng, hành vi cấu thành tội của các em bao gồm việc dán một lá cờ vàng ba sọc đỏ kèm khẩu hiệu kêu gọi chống cộng.

Dưới góc độ luật pháp, hành vi dán cờ vàng của Uyên và Kha không vi phạm bất cứ điều khoản nào của Bộ luật Hình sự. Dưới góc độ nhân quyền, việc hai em làm hoàn toàn thuộc phạm vi của quyền tự do biểu đạt. Dưới góc độ công lý, việc áp đặt một án tù rất dài lên hai thanh niên còn rất trẻ, lại chỉ vì những hành vi hoàn toàn không gây hại cho cộng đồng – so với việc kết án nhẹ hoặc bao che cho nhiều kẻ lạm quyền, tham nhũng, giết người v.v. – thể hiện sự tăm tối, tệ hại của công lý ở Việt Nam.

Nhưng, đặt luật pháp, nhân quyền và công lý sang một bên, xét trong bối cảnh văn hoá chính trị Việt Nam, hành động dán cờ vàng của Uyên và Kha có thể gây phản cảm cho “một bộ phận dư luận”, bất chấp động cơ yêu nước của hai em.  

Ở bài trước, các bạn đã biết rằng văn hoá chính trị hiểu đơn giản là môi trường tâm lý-xã hội mà trên đó nền chính trị vận hành. Khó mà mô tả văn hoá chính trị ở Việt Nam chỉ trong vài dòng viết, nhưng có thể thấy một trong các đặc điểm của nó là tâm lý nể sợ chính quyền, quan niệm rằng chính quyền luôn đúng, và mọi hành vi phản kháng, chống đối thì đều là “phản động”, “phản cảm”, “gây rối”, “có dụng ý xấu”, “phá hoại”. Mặc dù pháp luật không quy định cấm sử dụng cờ của chế độ cũ, nhưng dường như ai cũng nghĩ rằng dán cờ vàng ba sọc đỏ là hành động chống Đảng Cộng sản Việt Nam, chống Đảng thì tức là chống chính quyền, chống chính quyền thì… đi tù!

Nếu Mahatma Gandhi ở Việt Nam…

Vào những năm đấu tranh giành độc lập cho Ấn Độ, nhà hoạt động nổi tiếng, người mà toàn dân Ấn Độ tôn xưng là “Thánh” – Mahatma Gandhi (1869-1948) – đã phát triển một phương pháp đấu tranh mà ông gọi là “bất tuân dân sự phi bạo lực”, “bất bạo động” (tiếng Anh: nonviolent civil disobedience, tiếng Ấn: satyagraha). Đây là một hình thức hoạt động chính trị theo đó, người dân từ chối tuân thủ luật pháp của nhà cầm quyền để tỏ thái độ phản kháng và buộc chính quyền phải thay đổi chính sách hay một đạo luật cụ thể nào đó; sự bất tuân này hoàn toàn ôn hoà, không sử dụng vũ lực. 

Các biểu hiện của bất tuân dân sự khá đa dạng, tuỳ sự sáng tạo của người tiến hành. Như các bạn có thể đã thấy, nó bao gồm cả đình công, tẩy chay, biểu tình. Còn có việc bất hợp tác với cơ quan chính quyền, chẳng hạn, bằng cách nhất định không tuân theo đạo luật hoặc chính sách mà mình phản đối. Rosa Parks (1913-2005), người phụ nữ nổi tiếng của phong trào đòi quyền cho người da đen ở Mỹ, đã thể hiện sự bất tuân của mình đối với chính sách phân biệt chủng tộc bằng cách từ chối đứng dậy nhường ghế cho một người da trắng trên xe buýt – dù theo luật pháp Mỹ lúc đó thì xe buýt có quy định chỗ ngồi riêng cho dân da đen và dân da trắng. 

Bạn thấy đấy: Bản chất của bất tuân dân sự là chống lại những đạo luật, chính sách mà ta cho là bất hợp lý, bất công. Nói cách khác, đã thực hiện bất tuân dân sự, nghĩa là phải có hành vi vi phạm pháp luật. Như ở Việt Nam, gần như chắc chắn nó sẽ đi ngược với đường lối-chủ trương của Đảng, Nhà nước, và sẽ được gọi là “phản động”.

Tại Ấn Độ trong những năm tháng giành độc lập, phong trào đấu tranh bất bạo động do Gandhi khởi xướng được hưởng ứng nhiệt liệt: Hàng nghìn người tuần hành, biểu tình ngồi, từ chối đóng thuế (để phản đối luật muối của chính quyền thực dân)... Khi bị cảnh sát đàn áp, họ vẫn nhất quyết giữ tinh thần phi bạo lực: Không chống cự, chấp nhận vào tù càng đông càng tốt. Mục đích của họ là thu hút chú ý và giành sự ủng hộ của cộng đồng. Cảnh sát càng hành xử tàn bạo thì sự ủng hộ dành cho phong trào bất bạo động càng có khả năng cao hơn. 

Tương tự, sự đàn áp của cảnh sát đối với những người phụ nữ đòi quyền bỏ phiếu đầu thế kỷ 20, với những người da đen chống phân biệt chủng tộc thập niên 1960, đã khiến cho ngày càng có thêm dư luận cảm thông và ủng hộ sự nghiệp của những nhà đấu tranh nhân quyền. Tác giả bài viết này cũng tin rằng, làn sóng phản đối chiến tranh Việt Nam hẳn là đã dâng cao ở Mỹ, khi các kênh truyền hình phát đi hình ảnh cảnh sát Mỹ cầm roi vụt toé máu một người biểu tình. 

Thế nhưng, nếu so với Việt Nam, thì ở đây có hai vấn đề: Thứ nhất là vai trò của hệ thống truyền thông (báo chí – truyền hình có được tuỳ ý lựa chọn thông tin, hình ảnh mà họ muốn sử dụng không?); thứ hai là… văn hoá chính trị (tâm lý xã hội có ủng hộ hoặc ít nhất là tôn trọng những người quan tâm đến chính trị không?).

Bạn hãy thử nghĩ về một ví dụ giả tưởng: Nếu Mahatma Gandhi ở Việt Nam thời nay và tham gia biểu tình ngồi trước cổng Quốc hội hay Toà án Nhân dân Tối cao, liệu hình ảnh ông có được phản ánh một cách đẹp đẽ trên truyền hình? Và liệu ông có được đông đảo người dân ủng hộ?

"Xin lỗi vì đã gây ra sự bất tiện này. Chúng tôi đang cố gắng thay đổi thế giới". 
(Ảnh không rõ nguồn trên Internet)

Bất tuân dân sự ở Việt Nam

Những năm gần đây, ở Việt Nam, có nhiều chính sách và đạo luật bất hợp lý hoặc gây tranh cãi, mà nếu ở trong một không gian văn hoá chính trị khác, rất có thể bất tuân dân sự đã xảy ra. Ví dụ như chính sách “toàn dân đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy”, được cụ thể hoá bằng Nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày 19/6/2007 của Chính phủ.

Không bàn đến tính đúng đắn hay bất hợp lý của Nghị quyết này, ta có thể thấy đây là một chính sách gây tranh cãi. Ở trong một nền văn hoá chính trị khác, bất tuân dân sự hoàn toàn có thể xảy ra khi một nhóm người (ví dụ: những người kinh doanh mũ lưỡi trai, nón lá…) nhất định không đội mũ bảo hiểm khi ra đường, nếu bị công an bắt thì nhất định không nộp phạt, và viết bài, xuất hiện trên báo chí-truyền hình để tỏ thái độ phản đối.

Gần đây hơn, vào năm 2012, Bộ Công an ra Thông tư 27/2012 quy định áp dụng mẫu chứng minh thư nhân dân mới trong đó công dân phải khai báo cả tên cha mẹ. Đây là một chính sách không chỉ bất hợp lý mà còn thiếu nhân văn và đe doạ xâm phạm quyền riêng tư. Nếu ở trong một nền văn hoá chính trị lành mạnh, bất tuân dân sự hoàn toàn có thể xảy ra khi các công dân (ví dụ những người là con nuôi, con ngoài giá thú, con của bố/mẹ đơn thân) nhất định không làm chứng minh thư mới, hoặc nếu làm thì dán kín phần tên cha mẹ lại. Đó cũng là một hành động thể hiện sự phản kháng đối với một chính sách mà họ thấy không thể chấp nhận. 

Thật may là cuối cùng, Bộ Công an đã dừng “sáng kiến” này lại, nhưng đó không phải là vì kết quả của một phong trào bất tuân dân sự nào. 

Một ví dụ rõ hơn và đã xảy ra trên thực tế, là câu chuyện của “sinh viên tự thú” Nguyễn Anh Tuấn. Ngày 26/4/2011, ba tuần sau phiên sơ thẩm xét xử Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ vì tội “tuyên truyền chống phá Nhà nước”, anh Tuấn, lúc đó là sinh viên năm thứ ba Học viện Hành chính Quốc gia, đã gửi đơn cho Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao khẳng định anh có “tàng trữ” tài liệu mang nội dung chống đối Nhà nước và do đó cũng cần phải bị truy tố với cùng tội danh như ông Vũ. Trong trường hợp này, anh Tuấn thể hiện sự phản kháng đối với một điều luật xâm phạm tự do ngôn luận: Điều 88 Bộ luật Hình sự. 

Bên cạnh những ý kiến ủng hộ, anh Tuấn cũng nhận được một làn sóng lăng mạ trên mạng, cho rằng anh “thần kinh”, “hoang tưởng”, “thích chơi trội, đánh bóng tên tuổi” v.v.

Văn hoá chính trị có thay đổi được không?

Đến đây thì hẳn các bạn đã thấy là bất tuân dân sự chỉ có thể đạt kết quả nếu những người tham gia thu hút được sự chú ý và ủng hộ từ dư luận, mà muốn như thế thì lại cần hai điều kiện: 1. Hệ thống truyền thông độc lập (tương đối); 2. Nền văn hoá chính trị chấp nhận sự phản biện, phản kháng đối với chính quyền.

Và từ đó đi đến kết luận mà bài viết này hướng tới: Những nhà hoạt động ở Việt Nam, trong mọi lĩnh vực như tổ chức công đoàn, bảo vệ môi trường, bảo vệ nhân quyền, chống tham nhũng v.v. đều phải cân nhắc đến yếu tố “văn hoá chính trị” trước khi tiến hành bất cứ công việc nào có liên quan đến cộng đồng. Dù đó là biểu tình, khiếu kiện, đình công, tẩy chay. Dù đó là đi bộ diễu hành, đạp xe phản đối tăng giá xăng, tẩy chay công cụ tìm kiếm Cốc Cốc, hay dã ngoại nhân quyền, chặn cổng Quốc hội và Toà án Nhân dân để gửi đơn kiện. Suy cho cùng, làm chính trị là thực hành khả năng thuyết phục và vận động người khác, khả năng thu phục số đông.

Nhưng giả sử văn hoá chính trị hủ lậu đến cùng cực thì sao, không lẽ vẫn phải “điều chỉnh” theo nó? Cá nhân tác giả tin rằng văn hoá chính trị là cái có thể thay đổi, và “cân nhắc đến yếu tố văn hoá chính trị” không hề đồng nghĩa với chấp nhận thoả hiệp, né tránh. 

Khi tiến hành đấu tranh bất bạo động, Gandhi có bao giờ bị “một bộ phận dư luận” phản ứng miệt thị không? Chắc là có chứ, nhưng bạn hãy nhớ câu này của ông: “Đầu tiên họ phớt lờ bạn, sau đó họ cười nhạo bạn, sau nữa họ đánh bạn, và rồi bạn chiến thắng”.




Copy từ: Đoan Trang

Bắt ông Nhất để dọa người 'yếu bóng vía'


Cựu Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc TP Hồ Chí Minh nói Bộ Công an bắt blogger Trương Duy Nhất để đe dọa những người 'yếu bóng vía'.
Cựu Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc TP Hồ Chí Minh nói Bộ Công an bắt blogger Trương Duy Nhất để đe dọa những người 'yếu bóng vía'.
Trả lời phỏng vấn BBC hôm 27/5, ông Lê Hiếu Đằng nói ông không ngạc nhiên trước vụ bắt chủ nhân của trang blog 'Một góc nhìn khác' vì đây là cách mà Đảng Cộng sản Việt Nam hay dùng để trấn áp những người đấu tranh.
Ông Đằng nói: "Đây là biện pháp để họ răn đe những người yếu bóng vía tham gia vào cuộc đấu tranh chính đáng hiện nay vì một nước Việt Nam dân chủ giàu mạnh và chống bọn bành trướng Bắc Kinh."
Nhưng ông Đằng nói hành động của Bộ Công an

Copy từ: BBC

Nhìn nhận về vụ bắt Trương Duy Nhất


truong-duy-nhatVụ việc blogger Trương Duy Nhất bị bắt theo điều 258 Luật Hình Sự đang trở thành đề tài thời sự nóng trên hầu hết các diễn đàn tự do. Tôi cũng muốn góp thêm một góc nhìn với tư cách từng là người cộng sản gần 30 năm trong quan niệm làm rõ hơn việc bắt giữ này.
I. Quan điểm chính trị của Trương Duy Nhất như thế nào?
Bài viết không đi sâu vào vấn đề luật pháp, dù là (điều) 258 hay 88 hoặc 79, vì nó trở nên vô nghĩa khi chiếu theo “quan điểm chính trị” của người cộng sản Việt Nam [*] hiện nay. Do đó, nếu có phản hồi nào thắc mắc và muốn tranh luận về luật pháp sẽ thất vọng khi đọc bài viết này và cho phép người viết miễn hồi đáp với những luận điểm về pháp lý.
Tuy nhiên, cần nhắc qua một chút về Quyền Con Người, mà một trong các quyền đó là quyền tự do ngôn luận.
Thực vậy, như Evelyn Beatrice Hall đã viết: “I disapprove of what you say, but I will defend to the death your right to say it”. Nữ văn sĩ Evelyn Beatrice Hall tôn trọng tuyệt đối quyền tự do ngôn luận, nhưng cần lưu ý hoàn cảnh ra đời câu nói nổi tiếng này là từ việc bà hoàn toàn tin tưởng Voltaire khi chắp bút viết tác phẩm “The friends of Voltaire”. Chúng ta đều biết Voltaire là một Triết gia với tư tưởng lớn vẫn còn giá trị cho đến ngày nay. Do vậy, “bảo vệ đến chết” “quyền được nói” chỉ có ý nghĩa khi tiếng nói đó là tiếng nói đại diện cho quảng đại quần chúng và đảm bảo khoa học nhằm phục vụ xã hội phát triển văn minh.
Không ít người, dù cố ý hay vô tình, khi áp dụng câu nói này để thực hiện “quyền tự do ngôn luận” của họ lại không quan tâm đến việc xâm phạm danh dự, lợi ích, đời tư v.v… của người khác (có nghĩa không phải là những người nhận lợi ích từ nhân dân, bởi bất kỳ ai, khi nhận lợi ích (lớn, nhỏ, công khai hay mờ ám) từ nhân dân đều phải chấp nhận mọi phán xét, miễn phán xét và chỉ trích đó có căn cứ).
Do đó, bảo vệ quyền tự do ngôn luận chỉ thật sự có ý nghĩa khi quyền đó nhằm cổ súy và bênh vực mạnh mẽ cho quyền tự do ngôn luận của rất nhiều người khác trong xã hội mà những ngôn luận này nhằm mục đích nâng cao nhân quyền, dân chủ cho những xã hội như Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên v.v… chứ nó không cổ súy cho việc dùng quyền tự do ngôn luận của một hay một vài nhóm người nhằm bảo vệ lợi ích đan xen chằng chịt để chống lại nhau/đánh phá nhau vì lợi ích (chính trị và kinh tế) của họ có mâu thuẫn (nghiêm trọng) lẫn nhau trong nhóm cầm quyền cao cấp của người cộng sản Việt Nam hiện nay.
Tệ hơn nữa, khi sử dụng lợi thế nào đó kèm theo sự nổi tiếng cá nhân như những ngôi sao mặc áo “tự do ngôn luận” nhằm lấn át, đè bẹp những tiếng nói bất đồng chính kiến khác (bởi họ không có lợi thế ấy). Nhiều lần tồi tệ hơn, khi những tiếng nói bất đồng chính kiến khác không đủ khả năng và lý luận chính trị, bởi họ chỉ là những thường dân.
Cần thiết hơn chăng, khi chúng ta đặt câu nói của Evelyn Beatrice Hall trong hoàn cảnh thực tại Việt Nam nên nhắm thẳng đích tới giá trị Nhân Quyền và Dân Chủ – những việc còn quá thiếu thốn, thay vì cách đặt vấn đề của một số blogger mấy ngày qua khi lên tiếng bênh vực cho ông Trương Duy Nhất như là “quyền tự do ngôn luận” của ông đang bị xâm phạm nghiêm trọng??? Tôi không nói về luật pháp, mà nói về cái phía sau những điều mượn “áo luật pháp”, dù phía bên nào đi chăng nữa.
Đó có phải những khác biệt quá lớn giữa blogger Trương Duy Nhất và các tù nhân lương tâm, các blogger khác khi ông Nhất được gọi là “nhà bất đồng chính kiến” như RSF mô tả trong một bài viết mới đây [1]?
Không thể gọi ông Trương Duy Nhất là “nhà bất đồng chính kiến”.
“Nhà bất đồng chính kiến” là gì? Có thể nói ngắn gọn: Người không đồng ý và phản bác lại chế độ cầm quyền hiện hữu một cách khoa học về quan điểm chính trị cơ bản, phổ quát mà đại đa số quốc gia trên thế giới đã cùng công nhận và cam kết thực hiện khi tham gia LHQ. Trong khi đó, blogger Trương Duy Nhất, từ tuyên bố cá nhân cho đến nội dung các bài viết không phải là “blog phản động” và luôn kiểm soát chặt chẽ phản hồi nào có ý định chống phá đảng & nhà nước (tất nhiên theo quan điểm của ông Nhất khi cho hiện hay xóa phản hồi) mà ai cũng biết.
“Phản động” – chữ mà tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần từng đòi hỏi phải thật minh bạch, khoa học và tránh chụp mũ, nhưng chưa bao giờ chế độ cầm quyền hiện tại đáp ứng yêu cầu của chị. Nhiều người cũng biết chữ này, có thể nói, toàn bộ các tù nhân lương tâm và nhiều blogger bất đồng chính kiến khác không bao giờ dùng đến với ý nghĩa phản bội dân tộc, chống lại Tổ quốc. Chỉ những trang báo của “nhà nước” như ND, QĐND, CAND v.v… rất hay dùng trước đây, nhưng sau này đã mai một ít nhiều khi đồng loạt chuyển sang cụm từ mới “thế lực thù địch” sau khi bị quá nhiều phản đối với lập luận chỉn chu và khoa học.
Trương Duy Nhất vẫn “kiên định” với cụm từ “phản động” như ông nhiều lần tuyên bố ông không thuộc về nó, mặc dù ông chưa bao giờ định nghĩa hay tìm sự đồng thuận xã hội như thế nào.
Blogger này cũng chưa bao giờ miệt thị hay đòi giải tán (xin nhấn mạnh) tổ chức ĐCSVN hoặc giả, đòi xóa điều 4 HP như rất nhiều người khác, trong đó TS. Cù Huy Hà Vũ là nạn nhân điển hình cho việc đòi xóa điều ấy.
Không chỉ cụm từ “phản động”, quan điểm chính trị của blogger Trương Duy Nhất rõ và xuyên suốt từ ngày ông mở trang “motgocnhinkhac”. Vâng! Đó là “một góc nhìn khác”, không phải “một cái đầu khác”, bởi ai cũng biết bộ não là quan trọng nhất khi nó điều khiển mọi bộ phận cơ thể.
Ông luôn tỏ ra yêu mến và tỏ rõ thiện chí để làm sao cho ĐCSVN ngày càng tốt hơn qua nhiều bài viết, trong đó nổi bậc nhất là bài “Trị Đảng” [2]. Bài viết đó, dù lên tiếng mạnh mẽ, nhưng ông vẫn thật tâm yêu quý chế độ hiện hành, chỉ muốn nó tốt hơn, ngày càng hoàn thiện, mạnh mẽ hơn. Admin trang Dân Luận – ông Nguyễn Công Huân cũng từng cảm phục tấm lòng và sự can đảm của blogger này nhưng vẫn tỏ ra băn khoăn và nghi ngờ tính khả thi của ý kiến “trị đảng”, bỏi nó chỉ là biện pháp nửa vời:
Admin gửi lúc 04:52, 03/01/2012 – mã số 48690
Sét đánh giữa trời quang :D Bác Nhất làm báo ở Việt Nam, đã được bác Tom Cat nhắc nhở mà vẫn không ngần ngại chơi một bài như dzầy, phục lá gan bác Nhất thiệt!
Tuy nhiên, dù phục thì phục, nhưng vẫn phải đóng vai trò phản biện chút: Bác Nhất viết bài này được ở phần… đặt vấn đề. Còn chỗ dựa vào dân để chỉnh đốn Đảng thì ai cũng có thể nói được, nhưng dân rốt cuộc là ai? AI? AI?
Mỗi cá nhân mở miệng ra “chỉnh đốn Đảng” đều có cơ được ngồi tù với tội danh “tuyên chiền chống phá nhà nước XHCN”, ai sẽ là người bảo vệ họ? Mỗi nhà báo phanh phui một vụ tiêu cực lại có nguy cơ vô tù vì lộ mật (PMU18) hay hối lộ (vụ Hoàng Khương mới đây), thì ai sẽ dám nói nữa? Phải cho những cá nhân đó được kết lại thành một khối, không phải là những cây đũa dễ bẻ, thì mới mong đối chọi lại được với quyền lực của nhà nước. Nhưng như thế không tránh khỏi vấn đề tổ chức, đảng phái, cạnh tranh chính trị, hay đa đảng…
Tóm lại là có cửa nào để không đa đảng mà dân vẫn được quyền “chỉnh đốn Đảng” đây?
Ngoài ra, bài viết ngắn và tiêu biểu của Blogger Trương Duy Nhất có tựa “Tổng Bí thư và Thủ tướng nên ra đi” [3] cũng chỉ khuyến nghị cá nhân ông Trọng và ông Dũng nên rút lui với khả năng (mà ông Nhất cho rằng) không xứng đáng và không đáp ứng nổi trọng trách. Bài viết này cũng không hề đả động gì đến chế độ cầm quyền hiện hữu.
Ông Trương Duy Nhất chưa bao giờ chống lại nhà nước bởi ông Nhất hoàn toàn tôn trọng ĐCSVN, mà ĐCSVN (thì) lãnh đạo cả nhà nước và xã hội.
Ông Trương Duy Nhất trung trinh với ĐCSVN (như các chứng minh trên) thì tại sao ông lại không yêu mến nhà nước CHXHCNVN??? Dứt khoát, ông không hề “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
II. Những luận điểm khi Trương Duy Nhất bị bắt:
(Xin nhấn mạnh: đây là những quan điểm khả dĩ, chiếu theo “quan điểm chính trị” của người cộng sản hiện nay, mà tôi với tư cách cá nhân từng trải nghiệm nhiều trong các cuộc họp chi bộ, người ngoài đảng khó hình dung đến. Không hình dung đến, nhưng không có nghĩa nó không tồn tại và không bao giờ xảy ra, bởi có những sự thật hàng chục năm qua vẫn có khi mờ khi tỏ)
Ở đời có câu “Ăn để sống chứ không phải sống để ăn” và ai cũng biết muốn làm gì cũng phải… ăn cơm mỗi ngày. Do đó, cũng đáng băn khoăn, kể từ khi blogger này rời khỏi các “trang báo nhà nước”, ông làm gì để sinh sống, chưa nói ông đã trưng bày nhiều hình ảnh ra nước ngoài (từ Canada cho đến Lào) và những chuyến đi dọc các tỉnh Việt Nam rất tốn kém với nhà hàng, khách sạn, rượu tây, chứ không chỉ là ngày ba bữa cơm bình thường. Đó cũng có thể là câu hỏi của Bộ công an khi thực hiện lệnh bắt ông???
Trong khi các blogger khác rất khó khăn khi lên tiếng, dù ôn hòa nhất với lý lẽ vững chắc, nội dung đạt tính khoa học cùng thời gian viết blog khá lâu nhưng bị xách nhiễu, khủng bố đủ điều thì blogger Trương Duy Nhất tỏ ra nhàn nhã với những cuộc du hí trong, ngoài nước cùng những bài viết chưa thể gọi là tầm cao hay mới lạ nếu độc giả muốn so sánh. Bài viết của ông phần lớn chỉ đạt tính thời sự nóng bỏng với ngôn từ mạnh, chắc và có đôi phần “dữ”, thay vì tính tư tưởng hay chính trị cao thâm như nhiều blogger khác.
Người ta cũng thấy ông chỉ trích kịch liệt (xin nhấn mạnh) cá nhân các lãnh đạo cấp cao ở Trung ương, điều này hoàn toàn đúng bởi (như phần I tôi đã viết) “bất kỳ ai, khi nhận lợi ích (lớn, nhỏ, công khai hay mờ ám) từ nhân dân đều phải chấp nhận mọi phán xét, miễn phán xét và chỉ trích đó có căn cứ)”. Nhưng tuyệt nhiên, người ta không thấy ông chỉ trích những người cùng địa phương nơi mà ông cư trú dù họ đang ở trong BCHTWĐ, ngược lại ông không ngại ngần tung hô và ủng hộ thẳng thắn. Đó có phải lý giải thêm điều chúng ta sẽ bàn tiếp sau đây?
Nếu ai từng là người cộng sản, cũng đều hiểu rõ trích dẫn dưới đây:
Chương II
NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ĐẢNG
Điều 9.
Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung cơ bản của nguyên tắc đó là :
1. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ).
3. Cấp uỷ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp uỷ cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.
4. Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.
5. Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp uỷ có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.
6. Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên.
Buộc lòng phải dẫn chi tiết điều 9 của điều lệ ĐCSVN như trên để hầu quý độc giả rằng:
Cần lưu ý cụm chữ “không được phép truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng“. Đó là một trong những nguyên tắc bất di bất dịch của người cộng sản.
Chắc chắn câu hỏi mà giới an ninh đặt ra cho ông Nhất sẽ là câu này khi gắn kết với việc ông biết trước việc ông Nguyễn Bá Thanh, ông Vương Đình Huệ rớt trong kỳ hội nghị vừa qua. Ai đã “truyền bá” cho ông Nhất điều bí mật này? Đó có lẽ là điều người cộng sản muốn hơn là chỉ nhắm vào cá nhân ông Nhất?
Có thể một số độc giả sẽ phá lên cười khi đọc đến đây? Thưa, người cộng sản có nhiều “tuyệt chiêu” để bằng mọi giá khai thác những điều họ muốn. Chỉ có ý chí kiên cường cộng với tấm lòng trong sáng thật sự mới vượt qua nỗi tất cả những khảo tra. Điều này chỉ có ý nghĩa đối với những ai thật sự đáng trân trọng để gọi “TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM”. Tất nhiên, Trương Duy Nhất không thể dùng “trá hàng” hay “khổ nhục kế” như anh Lê Thăng Long. Lý do? Có lẽ chúng ta hãy tự suy luận theo quan điểm của mỗi người.
Trong nội bộ cấp cao nhất của người CS trước khi bắt ai đó (dù đảng viên hay không) liên quan đến chính trị, nhất định đều có bàn bạc và biểu quyết theo nguyên tắc (như thượng dẫn) của họ. Điều này dễ chứng minh qua vụ án các tù nhân lương tâm:
A/ Trần Huỳnh Duy Thức cùng với Lê Công Định, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung mà tác giả Nguyễn Ngọc Giao từng cho biết [4] có sự không đồng thuận trong nội bộ cấp cao, nhưng cuối cùng các vị nêu trên cũng bị bắt.
B/ Cù Huy Hà Vũ – cũng là một trong các nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng với đơn kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và công khai đòi xóa bỏ điều 4 HP đã từng bị nhân vật với bút danh Tomcat cảnh cáo bằng cụm từ “cân bằng động” như sau [5]:
Trái ngược với vụ án của Lê Công Định – Nguyễn Tiến Trung – Trần Huỳnh Duy Thức – Lê Thăng Long, Bộ chính trị tỏ ra không đồng nhất trong việc đánh giá và xử lý trường hợp của tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ bởi những mối quan hệ rất lắt léo ở cấp rất cao mà ông Vũ đang có trong tay, chính vì vậy mà chưa có bất cứ động thái nào của cơ quan chức năng với tiến sỹ Vũ, tuy nhiên sự cân bằng động này đã đi đến hồi kết khi Bộ Chính Trị đã trở [lên] tương đối thống nhất trong việc áp dụng các biện pháp mạnh sắp tới với Tiến sỹ Hà Vũ bởi số lượng những thành viên Bộ chính trị bị ông Hà Vũ công kích ngày càng nhiều thêm: Đứng đầu là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sau đó là Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết, Bí thư thành ủy Tp HCM Lê Thanh Hải và gần đây nhất là đồng chí Út Anh – Bộ trưởng Công An Lê Hồng Anh. Chưa kể đến gần một số tướng công an và nhiều thành viên khác nằm trong Ban Chấp Hành TW Đảng. Theo nguyên tắc làm việc và bỏ phiếu tập thể cùng với những bản báo cáo mới nhất của Bộ Công An thì số phận của ông Cù Huy Hà Vũ đã được định đoạt.
Lưu ý thứ nhất: chữ “LÊN” như trong trích dẫn, cho thấy nhân vật này nhất định là người miền Bắc, không phải như đồn đoán là người trong Nam, dù TS. Vũ bị bắt tại Sài Gòn.
Lưu ý thứ hai: Có thể một số độc giả chưa quen lắm với nghĩa “cân bằng động” mà người cộng sản dùng. Do đó, tôi mạn phép giải thích: điều này có nghĩa, đứng trước một quyết định bắt giữ có liên quan đến các nhân vật cao cấp trong BCT hay TWĐ, họ luôn sử dụng phương pháp biểu quyết. Sự biểu quyết này, độc giả có thể hình dung như mặt đồng hồ bàn cân. Kim chỉ về “hướng bắt giữ” hay hướng ngược lại sẽ xê dịch, lắc lư theo chiều gió mà trong nội bộ người CS tạo ra. Tùy “kim đồng hồ” lắc tới lắc lui cho đến khi ngã ngũ. Quãng thời gian này có thể diễn ra chậm khi các phe chưa chiếm được thế thượng phong, diễn ra thật nhanh khi cân bằng đã bị phá vỡ. Như thế (tạm gọi) là “cân bằng động” (vì “kim bắt giữ”, nó có nhích tới nhích lui để tìm cách sao cho ổn thỏa mọi bề).
Trong trường hợp Trương Duy Nhất bị bắt, có lẽ cân bằng đã bị phá vỡ ngay khi tin chính thức ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ không vào được BCT.
Trên các trang blog hiện nay, nhiều trang đang sử dụng “hư chiêu” khi đổ cho ông này, ông kia, phe này, nhóm nọ, chẳng qua để đánh lạc hướng, tung hỏa mù theo cách “tai bay vạ gió” và thăm dò dư luận cũng như các tin tức khác, tình huống khác và kể cả…phương án kết tội khác, trong khi vẫn rốt ráo điều tra ông Trương Duy Nhất để…phá án (!). Bởi ai cũng biết, người cộng sản muốn tội nào là ra tội đó.
Với kinh nghiệm 30 năm làm người cộng sản, tôi đánh giá khách quan việc Trương Duy Nhất bị bắt là do các phe phái đánh nhau và ông Nhất trở thành vừa là nạn nhân vừa là đồng lõa (chí ít đồng lõa ở góc độ đã nhận tin mật do ai đó cung cấp), chưa nói về kinh tế cá nhân hay phục vụ, làm việc cho ai cả.
III. Kết:
Dù sao đi nữa, không nên gọi ông Nhất là “nhà bất đồng chính kiến” như RSF gọi, hay bênh vực ông ở góc độ “quyền tự do ngôn luận” bị xâm phạm theo cách diễn giải luật pháp như là “điều 258″ mù mờ, vô nghĩa tựa “điều 88″ chẳng hạn, bởi những cái đó trở nên vô nghĩa khi quý độc giả gắn kết với những chi tiết mà tôi vừa trình bày.
Gió đã xoay chiều, không có nghĩa nó không xoay chiều ngược lại như vụ việc bắt giữ blogger Phạm Chí Dũng, sau đó phải trả tự do và báo Tuổi trẻ đã cải chính và xin lỗi ông ấy. Gió có thể xoay nhiều chiều khác nữa, bất kể lúc nào và xin hãy lưu ý về “cân bằng động” mà người cộng sản sử dụng khi dõi theo vụ án “Một Góc Nhìn Khác”, xem thử nó có gì khác ngoài điều 258, 88?!
Đàm Mai Đạo
Sài Gòn 28/5/2013
___________
Bài viết mang tính khách quan không có ý đả kích hay bôi nhọ, “đá đểu” gì blogger Trương Duy Nhất.
Bài viết được gởi đến: Trang Dân Luận, blogger Nguyễn Tường Thụy và trang Con Đường Việt Nam, trang Dân Làm Báo tùy nghi sử dụng và đăng tải.
[*] Tại sao tôi không dùng ĐCSVN? Xin thưa, nó đã không còn là một tổ chức tối thiểu cần có với tư cách một tổ chức chính danh, chính đáng và chính nghĩa, chưa bàn đến tổ chức ĐCSVN “vì dân”, “vì nước”. Do đó tôi đồng ý với khái niệm “người cộng sản” của tác giả Nguyễn Ngọc Già trong “Bài viết tặng người đẹp Lý Nhã Kỳ”. https://danluan.org/tin-tuc/20130505/bai-viet-tang-nguoi-dep-ly-nha-ky
Nhắn tin: Anh Nguyễn Tường Thụy mến! Anh đừng băn khoăn và nặng lòng nữa. Anh hiểu ra thiện ý của tôi là tôi mừng rồi. Tôi không trách và buồn gì anh cũng như các độc giả khác đã chỉ trích nặng lời và có phần kém văn hóa. Đặc biệt anh dẫn ra ý kiến của tôi trong bài “Hãy tha thứ cho Trương Duy Nhất” đó là ý kiến cơ bản mà tôi muốn truyền tải đến mọi người.
Tôi cũng cám ơn anh Thụy khi anh rất tinh ý nhận ra một chi tiết rất nhỏ nhưng vô cùng ý nghĩa, đó là chữ “ông ta” thay vì “ông ấy” khi tôi đề cập đến ông Nguyễn Phú Trọng.
Mạn phép thưa với các quý vị người Việt hải ngoại về chi tiết nhỏ đó: Trong tiếng Việt, chữ “ông ta” và “ông ấy” cho đến “hắn”, “y”, “va”, “chàng” v.v… đều chỉ ngôi thứ ba số ít giống đực, nhưng nó khác hẳn nhau ở cách nhìn nhận con người, nó không thể đồng nghĩa với “he”, “him”, “his” như trong tiếng Anh. Nói điều này, vì tôi thấy các trang báo lớn như BBC, RFA, VoA hay sử dụng chữ “anh ta”, “ông ta” dù đang nói về người mà bài viết có thiện cảm hay bênh vực


Copy từ: Quê Choa

Nợ xấu ngân hàng chạm ngưỡng 300.000 tỷ?


TPO - VEPR cho rằng, nợ xấu hệ thống ngân hàng đang nằm trong khoảng 180.000-300.000 tỷ đồng, đồng thời đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2013.
Thông tin trên được công bố tại hội thảo công bố báo cáo thường niên Việt Nam 2013 sáng 27/5 do trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức. TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc kiêm Kinh tế trưởng VEPR cho biết, trước những con số nợ xấu khác nhau được các cơ quan công bố, nhóm nghiên cứu thực hiện báo cáo nhận định, nợ xấu hệ thống ngân hàng đang nằm trong khoảng 180.000-300.000 tỷ đồng.
Không ai biết chính xác con số thực về nợ xấu là bao nhiêu
Không ai biết chính xác con số thực về nợ xấu là bao nhiêu.
Con số thực nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đến nay là bao nhiêu vẫn còn là dấu hỏi lớn vì mỗi nơi đưa ra một thống kê khác nhau. Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, tính đến thời điểm 31/3/2012, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức 3,57%. Nhưng sau đó, NHNN lại công bố tỷ lệ nợ xấu thực tế ở mức 8,6%. Với giả định sự chênh lệch trên duy trì đến tháng 9/2012, tỷ lệ nợ xấu thực của hệ thống ngân hàng là 9,53% với giá trị 241.000 tỷ đồng. Đến cuối tháng 2/2013, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống được Văn phòng Chính phủ công bố ở mức 6%.
Nhóm nghiên cứu nêu rõ trong trường hợp nợ xấu tăng gấp đôi so với mức hiện nay, vốn của các ngân hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, việc xử lý nợ xấu mang tính hệ thống là yêu cầu cấp thiết. Nguyên nhân nợ xấu vừa xuất phát từ những yếu tố vĩ mô nền tảng như sự tăng trưởng nhanh song lại không bền vững, tỷ lệ lạm phát cao trong nhiều năm. Số lượng doanh nghiệp phá sản tăng nhanh, giá cả các tài sản giảm dẫn tới suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng và cuối cùng làm gia tăng nợ xấu ngân hàng.
Mặt khác, chính sách phát triển kinh tế phụ thuộc vào trụ cột là doanh nghiệp nhà nước được thực hiện trong thời gian dài nhưng lại không hiệu quả. Bản thân khu vực ngân hàng, tốc độ tăng trưởng từ năm 2010 trở về trước rất cao, cao hơn rất nhiều so tốc độ tăng trưởng GDP, trong khi cơ cấu danh mục đầu tư tín dụng lại kém bền vững.
Nợ xấu như 'cục máu đông' làm nghẽn sự lưu chuyển lành mạnh của nền kinh tế, nếu không nhanh chóng giải quyết sẽ gây hậu quả nghiêm trọng
Nợ xấu như 'cục máu đông' làm nghẽn sự lưu chuyển lành mạnh của nền kinh tế, nếu không nhanh chóng giải quyết sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.
Nhóm nghiên cứu phân tích dư nợ trong lĩnh vực bất động sản không phải là cao nhất, nhưng phần lớn các dự án bất động sản, xây dựng thường có tài sản đảm bảo là các bất động sản cũng rất nhiều khoản vay khác có tài sản đảm bảo đều là bất động sản. Nợ xấu tăng cao còn do tình trạng sở hữu chéo của các ngân hàng, việc thành lập các ngân hàng và cho vay lại các tập đoàn và sự gia tăng trong vay liên ngân hàng. Còn phải kể tới khả năng quản trị của các ngân hàng, chất lượng thẩm định các khoản vay chưa tốt, nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn của các ngân hàng quá cao. Các yếu tố này cộng hưởng khiến tình trạng nợ xấu ngày càng xấu hơn.
Để giải quyết nợ xấu, trước hết cần xác định đúng quy mô, mức độ nghiêm trọng và tác động của nợ xấu tới nền kinh tế. Thời gian xử lý cần khoảng 7-10 năm chứ không thể chỉ trong thời gian ngắn 2-3 năm như kỳ vọng. Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra 2 kịch bản cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 2013. Ở kịch bản thấp, lạm phát sẽ chỉ ở mức 4,95% và tăng trưởng là 5,04%. Với kịch bản cao, tăng trưởng đạt 5,35% và lạm phát là 6,64%.
L.T


Copy từ: Tiền Phong