CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Vì sao giá vàng không thu hẹp?

Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2013-07-02

Vàng miếng thương hiệu quốc gia SJC
Vàng miếng thương hiệu quốc gia SJC
RFA
Nghe bài này
Sáng nay (2/7) phiên đấu thầu vàng đầu tiên sau khi quá trình vàng tất toán dành cho các ngân hàng đã kết thúc, đây sẽ được xem là “phép kiểm tra” cho nhu cầu vàng thực sự của người dân trong nước. Tìm hiểu về vấn đề này, Vũ Hoàng có cuộc trao đổi với PGS, TS Ngô Trí Long một chuyên gia kinh tế của Hà Nội để tìm hiểu về diễn biến này và những vấn đề có liên quan khác.
Bất cập thị trường vàng
Vũ Hoàng: Trước hết cám ơn P.G.S, T.S Ngô Trí Long đã cho phép chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này. Thưa ông mấy ngày gần đây, tình hình diễn biến của thị trường vàng trong nước rất nhiều thay đổi, mà cụ thể là giá vàng liên tiếp sụt giảm, ông đánh giá về diễn biến này như thế nào ạ?
PGS.TS Ngô Trí Long: Giá vàng vừa rồi diễn biến trong nước giảm xuống là theo giá vàng thế giới, vì giá vàng thế giới giảm rất sâu, hiện nay khoảng 1.200 đô la, mà thời kỳ cao nhất là 1.800 đô la. Đây là thời kỳ giảm sâu nhất của nó, vì giá vàng trong nước hoàn toàn phụ thuộc vào giá vàng thế giới, khi giá vàng thế giới giảm thì giá vàng trong nước cũng giảm. Nhưng sự cách biệt và tốc độ giảm của giá vàng trong nước vẫn chậm hơn so với thế giới, cho nên vẫn có khoảng chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới.
Khi giá vàng thế giới giảm thì giá vàng trong nước cũng giảm. Nhưng sự cách biệt và tốc độ giảm của giá vàng trong nước vẫn chậm hơn so với thế giới, cho nên vẫn có khoảng chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới.
PGS.TS Ngô Trí Long
Hiện nay chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới là khoảng 5 triệu đồng/ 1 lượng, khoảng cách này tương đối là xa. Giai đoạn bình thường nhất từ trước Nghị định 24, giá vàng trong nước chỉ giảm khoảng từ 200, 300 hoặc 400.000 đồng thậm chí hơn 1 triệu, nhưng trong bối cảnh hiện nay, nó giảm rất sâu.
Một tiệm bán vàng được Ngân hàng nhà nước cấp phép. RFA
Một tiệm bán vàng được Ngân hàng nhà nước cấp phép. RFA

Vũ Hoàng: Vậy theo T.S ngoài lý do là tác động chung của thị trường thế giới, những điều tiết của Nhà nước mà vẫn hay nói “chỉ điều tiết mà không bình ổn giá vàng” có ảnh hưởng gì đến những diễn biến gần đây không ạ?
PGS.TS Ngô Trí Long: Mục đích của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam là trong quá trình khi vàng của VN cách xa với thế giới và khi 5 ngân hàng cùng với một công ty vàng tung vàng ra bán để đáp ứng nhu cầu, sau khi họ bán xong thì không cho họ nhập, nên cuối cùng làm cho lượng vàng của các ngân hàng bị sụt giảm rất lớn. Và theo quyết định của NHNN 30/6 là tất toán toàn bộ trạng thái vàng của các NH. Để đáp ứng nhu cầu đó, NHNN đã tung vàng ra để đấu thầu, nhằm cân bằng cung cầu. Mặc dù, lượng tung ra rất lớn nhưng giá vàng vẫn không thu hẹp.
Nguyên nhân của giá vàng không thu hẹp, một là, do cầu vàng của Việt Nam vẫn còn lớn, thứ hai, khi đưa vàng ra đấu thầu, NHNN lại đặt giá sàn sát với giá thị trường trong nước, mà giá vàng trong nước lại cao hơn giá vàng thế giới vào khoảng 5-6 triệu đồng/ lượng, chính vì lý do đó, làm cho khoảng cách của giá vàng trong nước luôn luôn cách xa giá vàng thế giới mặc dù NHNN có tung một lượng vàng rất lớn ra để cân đối cung cầu trên thị trường, nhưng giá vàng trong nước cũng không sát được với giá vàng thế giới.
Nghị định 24
Vũ Hoàng: Cám ơn T.S, vào sáng ngày 2/7, NHNN sẽ tiến hành phiên đấu thầu vàng mới và đây là phiên đầu tiên sau khi quá trình tất toán vàng cho các ngân hàng đã kết thúc và phiên sáng 2/7 được xem là thước đo cho nhu cầu thực sự của người dân trong nước phải vậy không ạ?
PGS.TS Ngô Trí Long: Nhu cầu vàng của VN hiện nay có 2 nguồn chính, một là của các ngân hàng đang còn thiếu trong trạng thái tất toán, đồng thời có một số ngân hàng không được Nhà nước cho độc quyền về xuất nhập khẩu, họ không được quyền xuất nhập khẩu, cho nên nguồn vàng từ NHNN đối với họ để làm lượng bán ra cho thị trường cũng là nhu cầu thứ nhất.
Ngoài ra, nhu cầu thứ hai là đối với người dân. Mặc dù trong bối cảnh đến 30/6 là buộc các ngân hàng phải đóng trạng thái, tất toán toàn bộ trạng thái vàng thì nhu cầu vàng trong nền kinh tế quốc dân vẫn còn, thế cho nên NHNN vẫn tiếp tục tung vàng ra với hình thức đấu thầu nhằm cung cấp một lượng vàng cho thị trường. Theo tôi được biết, vào ngày mùng 2, NH sẽ đưa ra một lượng tiếp để đưa ra đấu thầu với giá sàn, chào ban đầu là 36,8 triệu.
Vũ Hoàng: Vâng, vậy theo đánh giá của ông, trong ngắn hạn và dài hạn, giá vàng và nhu cầu vàng sẽ như thế nào ạ?
PGS.TS Ngô Trí Long: Nói chung hiện nay, dù là trong ngắn hạn hay dài hạn, trước mắt là ngắn hạn, nhu cầu vàng đối với thị trường vàng Việt Nam rất lớn vì thị trường chứng khoán còn èo uột, thị trường bất động sản không có lối ra, đang đóng băng, sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, cho nên, hiện nay kênh đầu tư chủ yếu đối với người Việt Nam, đồng thời, do tâm lý về kinh tế vĩ mô là không ổn định, lạm phát vẫn có khả năng quay trở lại. Cho nên tâm lý của nhà đầu tư Việt Nam phần lớn vẫn đầu tư vào vàng.
Sau hơn một năm thực hiện Nghị định 24, nghị định này đã bộc lộ một số bất cập...Nhà nước cần phải nắm được những bất cập của nghị định này, xem những gì còn tồn tại mà không đi vào cuộc sống và chưa ổn định, đòi hỏi phải sửa đổi cho phù hợp để làm sao quản lý thị trường vàng một cách hiệu quả và tốt nhất
PGS.TS Ngô Trí Long
Mặc dù trong mấy ngày hôm nay, giá vàng thế giới lên xuống thất thường, đặc biệt xuống rất sâu thì dân Việt Nam đổ xô đi mua vàng. Trước mắt, ngắn hạn là như vậy. Còn trong dài hạn, vàng vẫn là một kênh đầu tư, đồng thời với tập quán truyền thống của người Việt Nam thì người ta vẫn đầu tư vào vàng, là một trong những kênh hết sức quan trọng.
Cho nên đòi hỏi sau hơn một năm thực hiện Nghị định 24, nghị định này đã bộc lộ một số bất cập. Vì thế, theo quan điểm của tôi, Nhà nước cần phải nắm được những bất cập của nghị định này, xem những gì còn tồn tại mà không đi vào cuộc sống và chưa ổn định, đòi hỏi phải sửa đổi cho phù hợp để làm sao quản lý thị trường vàng một cách hiệu quả và tốt nhất.
Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối thưa T.S, ông có dành một lời khuyên nào đối với những người muốn đầu tư vào thị trường vàng Việt Nam không ạ?
PGS.TS Ngô Trí Long: Ai muốn đầu tư vào thị trường vàng Việt Nam cần phải xem xét Nghị định 24 bởi nghị định này không phù hợp với thông lệ quốc tế, không phù hợp với điều kiện thị trường trong điều kiện hội nhập. Theo quan điểm cá nhân tôi, Nghị định 24 vẫn còn nhiều bất cập và nhiều bộc lộ đòi hỏi phải sửa đổi.
Vũ Hoàng: Xin được cám ơn PGS TS Ngô Trí Long rất nhiều đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn hôm nay.
Thưa quí vị, nghị định 24 do Thủ tướng ký ban hành ngày 3/4/2012, Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng theo quy định. Theo nhiều chuyên gia đánh giá Nghị định 24 nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ và tiến tới xóa bỏ tình trạng "vàng hóa" nền kinh tế... Với động thái này, NHNN sẽ là người dập ra vàng SJC (loại vàng miếng duy nhất hợp pháp trong nền kinh tế VN) sau đó bán đầu tiên và qua đó xác định giá vàng trong nước.


Copy từ: RFA

Vấn đề Biển Đông tại diễn đàn an ninh khu vực ASEAN


Việt Hà, phóng viên RFA
2013-07-01
000_Was7696265-305.jpg
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (T) cùng với Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Brunei Mohamed Bolkiah (giữa), và Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Salman Khurshid, đến tham dự bữa tối tại Brunei hôm 01/7/2013
AFP photo


Diễn đàn an ninh khu vực lần thứ 20 chính thức diễn ra vào ngày 2 tháng 7 tại Brunei, nước chủ tịch luân phiên của ASEAN năm nay. Đây là một diễn đàn nơi ngoại trưởng của 27 nước trong đó có các nước ASEAN, Mỹ và Trung Quốc thảo luận một loạt các vấn đề về an ninh khu vực. Một trong các vấn đề an ninh khu vực được nhiều người quan tâm trước và trong khi diễn đàn diễn ra là căng thẳng biển Đông.

Biển Đông nóng trước khai mạc

Mặc dù diễn đàn an ninh khu vực chính thức khai mạc vào ngày 2 tháng 7 nhưng vào các ngày 30 tháng 6 và 1 tháng 7, vấn đề biển Đông đã được đề cập trong các cuộc gặp giữa ngoại trưởng các nước ASEAN và ASEAN với Mỹ.
Hôm 1 tháng 7, phát biểu trước Ngoại trưởng các nước ASEAN trước thềm diễn đàn khu vực, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, John Kerry một lần nữa khẳng định sự quan tâm của Mỹ với vấn đề tranh chấp tại biển Đông khi ông nói:
Hoa Kỳ rất quan tâm đến cách thức các tranh chấp tại Biển Đông được đề cập và ứng xử của các bên…. Hoa Kỳ hy vọng sẽ thấy được những tiến bộ sớm đạt được với một bộ quy tắc về ứng xử của các bên nhằm giúp đảm bảo sự ổn định trong khu vực quan trọng này.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng nói đến quyền lợi của Mỹ trong khu vực và vì vậy Hoa Kỳ cần phải duy trì hòa bình và ổn định cũng như đảm bảo tự do hàng hải, thông thương trên biển Đông.
Trước đó, tại cuộc gặp giữa các ngoại trưởng của 10 nước thành viên ASEAN hôm chủ nhật, Ngoại trưởng Philippines, Albert Del Rosario, lên tiếng chỉ trích việc Trung Quốc gia tặng sự hiện diện của các tàu quân sự và phi quân sự được trang bị vũ khí tại khu vực biển Đông, mà cụ thể là tại bãi cạn Scarborough Shoal và bãi Cỏ Mây đang tranh chấp giữa hai nước Philippines và Trung Quốc. Ông nói: ‘ sự hiện diện quá mức của các tàu Trung Quốc, bao gồm tàu quân sự và phi quân sự và các đe dọa đang đặt ra một thách thức lớn trong khu vực nói chung’.
Lời tuyên bố này được đưa ra sau khi vào ngày 29 tháng 6, tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc có bài xã luận nói rằng nếu Philippines tiếp tục gây hấn với Trung Quốc, nước này sẽ phải có hành động phản công khó tránh khỏi.
Trong tháng 6, Philippines đã điều quân đội và tiếp tế đến bãi Cỏ mây thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Tuy nhiên Trung Quốc coi đây là hành động chiếm giữ trái phép.
Phát biểu với báo giới bên lệ hộ nghị diễn đàn khu vực ở Brunei, Ngoại trưởng Phi nói lời tuyên bố về một cuộc phản công của Trung Quốc là vô trách nhiệm. Philippines lên án tất cả những đe dọa sử dụng vũ lực.

Biển Đông sẽ không phải là vấn đề nổi bật?

Mặc dù vấn đề biển Đông được hâm nóng ngay từ trước khi diễn đàn chính thức khai mạc, nhưng theo các chuyên gia quốc tế, đây chỉ là một đối thoại về an ninh  khu vực nên vấn đề biển Đông sẽ không phải là vấn đề bàn thảo chính và sẽ không có một quyết định quan trọng nào đưa ra liên quan đến điểm nóng này. Giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện Quốc phòng Úc cho biết:
000_Hkg8755990-200.jpg
Ngọai trưởng Hoa kỳ John Kerry tại hội nghị các quốc gia Đông nam Á Asean nhóm họp tại thủ đô của Vương quốc BruneiAFP
Chúng ta phải hiểu đây chỉ là một diễn đàn đối thoại về an ninh. Cho nên diễn đàn này của ASEAN không có tác dụng bắt buộc với các nước thành viên. Đây là cuộc gặp giữa các ngoại trưởng các nước chứ không phải giữa các Bộ trưởng Quốc phòng…Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN sẽ nêu ra các vấn đề được đồng ý thảo luận nhưng sẽ không có tiến bộ nào thực sự về các vấn đề biển Đông, hay Hoa Đông, hay vấn đề về an ninh mạng. … Đây chỉ là một diễn đàn diễn ra bình thường không thể đưa ra bất cứ quyết định quan trọng nào.
Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN thường niên (gọi tắt là ARF) được bắt đầu vào năm 1994 nhằm thúc đẩy hợp tác và ngoại giao trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Các năm sau đó, ASEAN đã mời các nước khác là các đối tác đối thoại hoặc quan sát tham gia. Sau này ARF bao gồm Ngoại trưởng của 27 nước và Liên minh châu Âu.
Cũng bởi diễn đàn tập trung thảo luận về nhiều vấn đề an ninh trong khu vực, nên biển Đông không phải là vấn đề an ninh khu vực duy nhất được chú ý. Các vấn đề an ninh khác cũng được nhiều nước tham gia diễn đàn quan tâm như chương trình hạt nhân của Bắc Hàn, xung đột sắc tộc và tôn giáo tại Mynamar, tranh chấp biên giới giữa Campuchia và Thái Lan xung quanh ngôi đền cổ Preah Vihear.
Đây là lần đầu tiên ông John Kerry tham dự diễn đàn với tư cách là Ngoại trưởng Hoa Kỳ. Những phát biểu của ông liên quan đến vấn đề biển Đông được các nước quan tâm, vì ngay từ diễn đàn ASEAN năm 2010 ở Việt Nam, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton lúc đó đã nhấn mạnh đến quyền lợi của Mỹ tại khu vực này. Những phát biểu của ông John Kerry hôm 1 tháng 7 một lần nữa khẳng định chính sách của Hoa Kỳ với biển Đông. Tuy nhiên theo Giáo sư Carl Thayer, tại diễn đàn lần này, cả Hoa Kỳ và các nước sẽ phải rất cẩn trọng trong việc đề cập đến tranh chấp gai góc này.
Tất nhiên Hoa Kỳ ủng hộ COC, nhưng điểm chính mà tôi thấy là các nước bao gồm Hoa Kỳ sẽ phải bước trên vỏ trứng tức là rất nhẹ nhàng vì vào lúc này ASEAN và Trung Quốc đã đồng ý sẽ gặp nhau vào tháng 8 tới để đàm phán COC dù không phải là trực tiếp. Tôi nghĩ là không nước nào muốn Trung Quốc nói rằng các nước dùng lời lẽ, thái độ đe dọa.
Trung Quốc ngay từ diễn đàn ARF lần đầu tiên đã khẳng định vấn đề biển Đông không được thảo luận tại các diễn đàn quốc tế đa phương. Nước này vào năm ngoái đã thành công trong việc can thiệp vào ASEAN, khi Campuchia là nước chủ tịch luân phiên, để cuối cùng Ngoại trưởng các nước ASEAN không thể đưa ra một tuyên bố chung kết thúc hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao AMM-45. Tuy nhiên, sau ARF lần thứ 19 vào năm ngoái, cả châu Âu và Hoa Kỳ đã ra tuyên cáo chung, trong đó nói rằng sẽ hợp tác với các đối tác châu  Á nhằm tăng cường an ninh hàng hải dựa trên luật pháp quốc tế như quy định trong UNCLOS, cũng như các biện pháp tăng cường long tin nhằm giảm nguy cơ khủng hoảng và xung đột. Châu Âu và Mỹ tiếp tục khuyến khích ASEAN và Trung Quốc thúc đẩy COC và giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và trên biển thông qua giải pháp hòa bình, ngoại giao và hợp tác.
Kết thúc diễn đàn ARF lần này, nước chủ nhà Brunei cũng sẽ phải công bố một bản tuyên bố chung. Theo giáo sư Carl Thayer, nếu vấn đề biển Đông được đề cập trong tuyên bố chung lần này thì cũng trong tinh thần hết sức nhẹ nhàng vì mục tiêu là đạt được sự đồng thuận của tất cả các nước tham gia diễn đàn. Vì vậy rất có thể nếu bản tuyên bố chung có đề cập đến biển Đông thì giọng điệu cũng sẽ rất chung chung, đại khái là các nước ủng hộ các giải pháp hòa bình và không dùng vũ lực, đe dọa các nước khác. Điều này thì ngay cả Trung Quốc cũng không thể phản đối vì từ trước đến nay Trung Quốc vẫn nói nước này không đe dọa ai mà chỉ bị các nước khác đe dọa mà thôi.



Copy từ: RFA

Việt Nam : Tiếng than của dân oan rền vang hai miền Nam-Bắc

Nông dân Văn Giang, tỉnh Hưng Yên biểu tình hôm 20/04/2012 chống trưng thu đất đai cho dự án xây dựng khu nghỉ mát sang trọng Ecopark
Nông dân Văn Giang, tỉnh Hưng Yên biểu tình hôm 20/04/2012 chống trưng thu đất đai cho dự án xây dựng khu nghỉ mát sang trọng Ecopark
REUTERS/Mua Xuan

Tú Anh
Tình trạng nông dân Việt Nam bị tịch thu đất canh tác đã được truyền thông Tây phương quan tâm. Từ câu chuyện của một phụ nữ người H’Mông ở Tây Nguyên, hãng thông tấn Pháp AFP giúp công luận tìm hiểu tệ nạn mà cụ bà chống tham nhũng Lê Hiền Đức ở Hà Nội gọi là “ dịch cưỡng chế dã man”.

Bà Siêu, một phụ nữ người H’ Mông ở cao nguyên Trung phần Việt Nam vẫn rơi nước mắt khóc thương những hàng cây bị đốn ngã, những ngôi mộ của tổ tiên bị đào bới trong vụ cưỡng chế năm 2011. Với sự bao che của cán bộ địa phương, một công ty tư doanh đã chiếm đất của người dân quê 42 tuổi này. Bà kể lại là “họ dọa đánh chết chúng tôi nếu không chịu ra đi”.
Câu chuyện của bà Siêu xảy ra trên khắp hai miền Nam-Bắc và là nguồn cội của tình trạng căng thẳng hiện nay tại Việt Nam. Theo giới tranh đấu cho nhân quyền, đất đai trong chế độ cộng sản do Nhà nước kiểm soát còn người dân chỉ có quyền sử dụng, nhưng luật pháp lại rất mù mờ tạo cơ hội cho cán bộ địa phương và doanh nhân bất lương mặc sức chiếm hữu.
Vùng Tây Nguyên là nơi mà tình trạng chiếm đoạt, cưỡng chế khốc liệt hơn các vùng khác từ khi chính quyền cộng sản khuyến khích doanh nghiệp lên cao nguyên làm giàu qua sản xuất hạt điều, cà phê và cao su. Theo số liệu chính thức, trước 1975, dân số ở Tây Nguyên chỉ độ 1,5 triệu, nay đã tăng gấp 4 lần. Bà Siêu căm hận: Cộng đồng người H’Mông chúng tôi gần như mất trắng.
Theo AFP, đằng sau tranh chấp đất đai còn có di sản lịch sử. Đa số sắc dân thiểu số Tây Nguyên ủng hộ Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh. Một số tiếp tục tranh đấu đòi tự trị hay độc lập với sự hậu thuẫn của các tổ chức hải ngoại. Những cuộc biểu tình phản kháng giữa thập niên 2000 đã bị chính quyền đàn áp không nương tay và những người lãnh đạo vẫn còn bị truy nã. Tháng 5 vừa qua, có tám người bị kết án tù (đạo Hà Mòn).
Một chuyên gia Úc về tình hình Việt Nam, Adam Fforde, đại học Victoria, phân tích xung khắc đất đai không giới hạn chỉ ở Tây Nguyên. Một số người phát hiện là có đất gần thành phố họ sẽ làm giàu nhanh hơn là trồng cà phê.
Đối với cụ bà Lê Hiền Đức, người phụ nữ dấn thân chống tham nhũng từ thập niên 1980, thì tình trạng dân bị chiếm đất đã biến thành “đại dịch”. 70% đơn kiện của dân oan là liên quan đến tình trạng cưỡng chế. Người khiếu kiện bị chính quyền “ném” từ cấp xã , lên cấp huyện, cấp tỉnh, rồi cuối cùng họ phải lên tận Hà Nội.


Copy từ: RFI

GIẾNG CỔ SA MẠC VÀ ÔNG CHỦ BÚT BÁO “NĂNG LƯỢNG MỚI”


(phiếm đàm về chuyện nhiễm độc nước giếng cổ của nhà báo Nguyễn Như Phong)
.
Giếng cổ Messaoud. (ảnh của báo Petro Times)
.
Theo báo “Năng Lượng Mới” (30/6/2013), nhà báo Nguyễn Như Phong, chủ bút của báo (Petro Times), trong chuyến công tác sang Algieri đã đến thăm chiếc giếng cổ hơn 1000 năm tuổi ở thị trấn Hassi Messaoud, thuộc Algerie. Bản tin cho biết, ông Như Phong “>đã múc nước giếng từ độ sâu hơn 50 mét lên và rửa mặt, rồi nhấp thử một ngụm. Thấy mặn như nước biển, ông nhổ đi”.
Ngày hôm sau, trên đường trở về Việt Nam, mặt và đầu ông sưng vù, hai bàn tay sưng quá to, không thể cầm nắm được nữa… Và tất cả những chỗ trên người dính nước đều bị sưng rất to”.
***
Có rất nhiều câu hỏi đặt ra cho tai nạn của ông và sự nhanh nhảu của bổn báo, nơi ông làm chủ bút.
Không hiểu tại sao báo của ông chủ bút lại “kịp thời” loang tin ngay lập tức như thế? Để nói lên cái sự xông xáo của ông chủ bút chăng? Hay họ muốn ghi công thành tích “người đầu tiên phát hiện ra… độc tính của nước giếng cổ ngàn năm”?
Theo mình, đáng lẽ ra lính của ông (mà toàn gọi ông bằng bố) phải giấu kín chuyện này đi chứ.
Bỡi vì, đây là tại nạn bất cẩn do cá nhân ông tự gây ra cho mình. Và, đây cũng là một chuyện đáng xấu hổ đối với ông. Ai lại nhanh nhảu đi “khoe” cho thiên hạ biết ngay lập tức như vậy?
Vì sao lại là chuyện đáng xấu hổ ? Hãy đặt câu chuyện của ông như một tai nạn không đáng có khi đi công tác. Một tai nạn chỉ có thể xảy ra ở người trẻ, non nớt mới vào nghề (dân gian gọi là “ngựa non háu đá”).
1) Xét v khía cnh nghip v:
Ông Như Phong được biết đến như là một “nhà báo kỳ cựu”. Ông cũng là nhiều “nhà” khác như, “biên kịch điện ảnh tài ba”, “nhà văn chuyên về mảng phim vụ án”,… Cái vốn mà ông có được trong thời gian dài làm phóng viên và sếp phó của báo An Ninh Thế Giới.
Nghĩa là ông đã tích lũy được cả những kinh nghiệm, kỹ năngvề “nghiệp vụ điều tra” của một sỹ quan an ninh. Khi đứng trước một “giếng cổ có ngàn năm tuổi” ở một xứ sở còn bí ẩn với những truyền thuyết mang tính huyền thoại của sa mạc Sahara, ông phải coi đó là một “đối tượng” bắt buộc phải áp dụng kỹ năng… “điều tra” chứ.
Một cái giếng không cổ thông thường ở Việt Nam chỉ có sâu chục mét, lâu nay không sử dụng, cũng đã có thể gây chết người vì khí độc lưu cử rồi. Một nông dân thất học nhưng có kinh nghiệm cũng biết được điều đó.
Vậy, ông Như Phong phải hiểu “nước giếng cổ” ở độ sâu 50 mét; ở một vùng sa mạc bí ẩn; mới được phát hiện,… thì mẫu nước của nó sẽ phải được coi như là một “vật chứng”, một “tư liệu”, một “tiêu bản” đáng nghi ngờ, đối xử với nó phải cực kỳ thận trọng. Đằng này ông lại “múc uống” và “rửa mặt” tự nhiên tựa như ở cái giếng… trong sân nhà mình !? Hết biết!
2) Xét v v trí là “mt du khách”:
Dù báo không đưa chi tiết, nhưng khi đến thăm một giếng cổ có tuổi 1000 năm, nhất định ông Như Phong không đi một mình. Vậy thì ông phải hỏi người chủ, hoặc người địa phương, hoặc người dẫn đường đưa ông đến xem cái giếng cổ. Hỏi về thông tin liên quan đến cái giếng đó chứ? Như là, “hiện tại người dân (ông/bà) có dùng nước giếng trong sinh hoạt hằng ngày không?” Rằng, “tôi có thể dùng thử nước giếng được chứ?” Những câu hỏi thông thường, tối thiểu của một khách du lịch với gai-tua!
Hay tại ông Như Phong quá chủ quan hoặc quá liều mà bỏ qua những kỹ năng giao tiếp thông thường đó?
3) Xét v khía cnh văn hóa ng x vi di tích:
Bài báo viết: “ với bản tính thích tìm hiểu và cái gì cũng phải tới tậncùng” nên ông Như Phong đã “múc nước giếng để rửa mặt…”. Đó không phải là một tính tốt. Bản tính đó, không thể lúc nào cũng có thể áp dụng. Ít nhất là trong ngữ cảnh đứng trước một “giếng cổ”.
Đã là giếng cổ, dù mới phát hiện, thì đó là một di tích lịch sử-văn hóa. Khi mình là du khách thì cần phải hiểu biết tối thiểu cách ứng xử đúng với di tích nói chung.
Giếng cổ có 1000 năm tuổi. Một ngàn năm qua mà nước trong giếng cổ ấy vẫn còn thì nó là thành phần tạo nên sự độc đáo của di tích. Du khách không được phép và không thể sử dụng như nước của các giếng sinh hoạt thông thường, dù đang… khát.
Thử hỏi, nếu là nước giếng đó dùng được, hàng ngàn (rồi có thể hàng triệu) du khách đều ứng xử như thế thì còn gì là di tích?
Điều này, nói ra ở Việt Nam thì nhiều người cho là buồn cười. Bỡi vì ở Việt Nam, hành vi ngồi, trèo, nằm, dẫm đạp,… lên di tích và “vặt lá hái hoa” trong khu di tích là rất phổ biến. Thậm chí đã trở thành thói quen bình thường của người Việt. Điều mà các nước văn minh phát triển, là cấm kỵ và thậm chí bị phạt nặng, nếu vi phạm.
Tóm lại là vụ tai nạn vì “nước giếng cổ ngàn năm” của nhà báo Nguyễn Như Phong chẳng hay ho gì mà lại nhanh nhảu và hoan hỉ tương lên mặt báo như thế! Vụ tai nạn đó phơi bày cái thiếu và cái thừa mang tính xấu cố hữu của người Việt trong văn hóa ứng xử; sự hiểu biết tối thiểu cần thiết đối với di tích và ý thức bảo tồn di tích của người xưa để lại!
Đây là bài học chung cho tất cả người Việt khi đi ra nước ngoài cũng như đứng trước một di tích lịch sử văn hóa!
.
01/07/2013
Sao Hồng
P/S: Hôm nay vô lại trang “Năng Lượng Mới” đã thấy cập nhật “tiêu đề” với cái kết “… nhà báo Nguyễn Như Phong đã được đưa thẳng vào Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM. Các bác sỹ ở khoa cấp cứu đã ngay lập tức tiến hành “tẩy độc” và hiện sức khỏe của ông đã tạm thời ổn định.
Cha đẻ của phim “Bí mật Tam giác Vàng” lấy làm cảm kích và bày tỏ lòng biết ơn với các y bác sỹ ở khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy vì đã giúp ông vượt qua cơn đau khủng khiếp “.
Chúc cho nhà báo Nguyễn Như Phong mau chóng bình phục. Ông cũng nên tiếp tục theo dõi và kiểm tra độ phóng xạ trong người ông. Các giếng cổ ở xứ Trung Đông rất hay bị nhiễm xạ đấy!
.
Nhà báo Như Phong và người lính Algerie bảo vệ giàn khoan PVD-11 (ảnh của báo Petro Times)
.
Nguồn tham khảo:
.
.
.


Copy từ: Nguyễn Tường Thụy

Diễn đàn ARF : ASEAN kêu gọi đàm phán tránh xung đột ở Biển Đông

Diễn đàn ARF tại Brunei. Ảnh ngày 02/07/2013
Diễn đàn ARF tại Brunei. Ảnh ngày 02/07/2013
Reuters

Thanh Phương
Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) đã diễn ra ngày 02/07/2013 tại Brunei, với sự tham gia của 26 Ngoại trưởng Châu Á – Thái Bình Dương và Liên Hiệp Châu Âu. Một trong hai hồ sơ chính của diễn đàn lần này là Biển Đông, đặc biệt sau khi Philippines cáo buộc Trung Quốc tăng cường lực lượng quân sự tại các vùng tranh chấp, đe dọa đến hòa bình khu vực.

Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario cho biết là tại Diễn đàn khu vực ASEAN hôm nay, toàn bộ các Ngoại trưởng đều nhấn mạnh đến sự cần thiết của đàm phán tránh để xảy ra xung đột trên Biển Đông.
Các nước ASEAN hiện đang thúc giục Trung Quốc đàm phán về một bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) để ngăn ngừa xung đột do tranh chấp chủ quyền biển đảo. Ngày 30/06/2013 tại Brunei, Trung Quốc đã tuyên bố đồng ý bắt đầu thảo luận về bộ quy tắc này. Nhưng một quan chức cao cấp của Mỹ cho rằng đây thật ra chỉ là cách để Bắc Kinh tránh bị chỉ trích.
Hồ sơ thứ hai bao trùm diễn đàn ARF lần này là Bắc Triều Tiên. Tại Brunei các Ngoại trưởng tham dự diễn đàn đã kêu gọi Bình Nhưỡng ngưng chương trình vũ khí hạt nhân và chấm dứt những hành động khiêu khích.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nhật cho biết là trong các cuộc họp kín, nhiều nước đã ra tuyên bố chỉ trích “những hành động khiêu khích” gần đây của Bắc Triều Tiên và đòi phải thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp hạn chế của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đối với Bình Nhưỡng.
Nhưng tại diễn đàn, Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên đã phản pháo, gọi Hoa Kỳ là “kẻ khiêu khích thật sự” và tuyên bố Bình Nhưỡng chỉ ngừng các chương trình vũ khí hạt nhân khi nào Washington từ bỏ lập trường “thù địch”.
Hôm qua, 01/07/2013, sau khi hội đàm với các đồng nhiệm Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định bốn quốc gia này có lập trường thống nhất trên vấn đề Bắc Triều Tiên.


Copy từ: RFI

TUYÊN CÁO TỪ HỘI ANH EM YÊU NƯỚC

Tuyên Cáo 

v/v tù nhân nổi dậy tại trại giam Xuân Lộc ngày 30-6-2013

Hội Anh Em Yêu Nước cực lực phản đối và lên án hành động đối xử mất tính người của những quản giáo trại giam Xuân Lộc, hành hạ tù nhân bằng cách đánh đập, bán cho họ thịt thối rữa để ăn sống qua ngày, cắn xén lương thực, bóc lột sức lao động không cho họ nghỉ ngơi đúng giờ qui định. Những hành động vô lương này của các quản giáo trại giam Xuân Lộc đã dẫn đến chuyện “tức nước vỡ bờ”. Các tù nhân đã phải hành động thiết thực nhất để tự vệ và để bảo toàn mạng sống.
Chúng tôi yêu cầu cơ quan chủ quản phải nhanh chóng điều tra và kỷ luật nghiệm khắc những sai phạm nghiêm trọng của ban quản giáo trại giam Xuân Lộc và nhanh chóng đáp ứng những yêu cầu chính đáng, hợp pháp của các tù nhân tại trại Xuân Lộc cũng như bảo vệ an toàn các tù nhân khỏi mọi hình thức trả thù của ban quản giáo trại giam Xuân Lộc. 
Chúng tôi cũng kêu gọi các cơ quan truyền thông báo trí đưa tin trung thực về sự việc thay vì che dấu sai phạm của bản quản giáo và đổ lỗi cho các tù nhân.
Chúng tôi luôn theo sát sự vụ cũng như thông tin được chuyển lưu trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, chính phủ Hoa Kỳ và các Tổ Chức Nhân Quyền Quốc Tế, Hội Ân Xá Quốc Tế và Liên Hiệp Quốc đều được cập nhật thông tin chính xác. Cơ quan chủ quản và ban quản giáo trại giam Xuân Lộc có trách nhiệm phải bảo đảm sự an toàn cho tất cả các tù nhân lương tâm trước tòa án Quốc Tế và công luận toàn thế giới.
Cùng một Dân Tộc Việt Nam, da vàng máu đỏ, nòi giống Lạc Long Quân, Âu Cơ.  Xin ban giám quản trại giam Xuân Lộc đừng đưa dân tộc chúng ta phải một lần nữa, Huynh Đệ Tương Tàn, người người điêu linh, uất hận dâng trào của đồng bào trong và ngoài nước.  
Nguyện xin Ơn Trên phò trợ quý vị, hiên ngang và bất khuất như cha ông, chống giặc Tàu xâm lược, bảo vệ lãnh thổ và bảo toàn sinh mạng cho mỗi người dân Việt Nam.
California, ngày 1 tháng 7 năm 2013
Hội Anh Em Yêu Nước

Copy từ: Trí Nhân Media

Thông Cáo Báo Chí: Về Người Ls Yêu Nước Lê Quốc Quân

Thông Cáo Báo Chí: Về Người Ls Yêu Nước Lê Quốc Quân


VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG
Email: lienlac@viettan.org - Web: www.viettan.org -
Blog: vnctcmd.blogspot.com
-------------------------------------------------
Thông Cáo Báo Chí
Về người luật sư yêu nước Lê Quốc Quân
Sau rất nhiều lần xử dụng các biện pháp hăm dọa, hành hung, bắt bớ cá nhân, đến xách nhiễu gia đình, họ hàng Luật sư Lê Quốc Quân mà không khuất phục được ông, vào ngày 27/12/2012 công an CSVN đành dàn dựng lý cớ để bắt giữ và kéo ông ra tòa vào ngày 9/7/2013 sắp tới với tội danh "trốn thuế".

Công luận trên cả nước và trên khắp thế giới lập tức phản đối vì mọi người đều biết lý do hoàn toàn khác. Đó là nhà cầm quyền CSVN hoảng sợ trước những hoạt động không ngừng của người luật sư yêu nước nồng nàn và đầy lòng nhân bản Lê Quốc Quân. Ông:

  • Có mặt trong hầu hết các lần biểu tình chống Trung Quốc xâm lược và trong các nỗ lực đùm bọc các gia đình ngư dân bị hải quân Tàu đánh, cướp, bắn, giết trên Biển Đông. Ông viết liên tục về hiểm họa ngoại xâm và nỗi xót xa về những phần quê hương bị dâng nhượng.
  • Luôn là một trong những tiếng nói đầu tiên bênh vực, và tình nguyện làm luật sư bào chữa cho các nhà dân chủ bị chế độ bắt giam để bịt miệng.
  • Sẵn sàng giúp đỡ, cố vấn cho những người dân nghèo đi tìm công lý dù khi còn bằng hành nghề hay sau khi bị nhà cầm quyền cướp đi bằng hành nghề luật sư.
  • Luôn có mặt cùng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam trong các nỗ lực đòi công lý, dù đó là nỗ lực của giáo xứ hay giáo dân, tại Hà Nội, Nghệ An, và nhiều nơi khác.

Ngay cả trong những ngày tháng bị giam giữ trước đây, Luật sư Lê Quốc Quân vẫn chỉ lo âu về những nguy cơ đang phủ xuống đất nước và các ngư dân Việt trên Biển Đông. Ông trải lòng mình qua 4 bài thơ được chuyển ra từ sau các song sắt Hỏa Lò. Đặc biệt trong những tháng cuối năm 2012, khi thấy vòng vây công an đang xiết lại quanh mình, Luật Sư Lê Quốc Quân đã công bố bức Thư Ngỏ, bày tỏ ước nguyện đấu tranh cho Tổ Quốc, sẵn sàng đón nhận những gian nan, và không lùi bước trước bạo lực. Ông tâm nguyện: “Ngọn đuốc hòa bình trên tay rực lửa, tôi lắng nghe Tổ Quốc gọi tên mình.”

Chính vì vậy mà việc đưa Luật sư Lê Quốc Quân ra tòa chỉ càng cho công luận và thế giới thấy rõ hơn:

  • Nhà cầm quyền CSVN đang hoảng sợ trước mọi tiếng nói yêu nước, từ Luật sư Lê Quốc Quân, đến Blogger Điếu Cày, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, Sinh viên Phương Uyên và Nguyên Kha, ... Họ sợ hãi đến độ sẵn sàng luồn cúi sau những lý cớ ngày càng hèn kém, và thừa nhận bản chất “hèn với giặc, ác với dân” của họ trước nhân dân.
  • Các bản án trong những ngày tới đối với Luật sư Lê Quốc Quân và các thân nhân của ông chỉ càng đẩy nhanh tiến trình khinh bỉ và cô lập của thế giới đối với những kẻ cai trị độc tài tại Việt Nam.
  • Lãnh đạo đảng CSVN đang ngày càng lún sâu vào con đường mà nhiều chế độ độc tài khác đã đi qua khi bắt đầu bước vào giai đoạn chót.

Đảng Việt Tân bày tỏ lòng cảm phục đối với những hy sinh của Luật sư Lê Quốc Quân và gia đình. Toàn thể đảng viên đảng Việt Tân chân thành chia sẻ những lo âu và nguyện tiếp tay với các nỗ lực tranh đấu cho Luật sư Lê Quốc Quân, các nỗ lực hỗ trợ gia đình ông, và nhất là những nỗ lực để thực hiện các ước nguyện của ông cho một tương lai tự do, dân chủ, và nhân bản cho dân tộc Việt Nam.

Ngày 1 tháng 7 năm 2013
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng


Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 (202) 470-0845Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài - Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ - Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước

Nguồn: Việt Tân 


Copy từ: Thanh Niên Công Giáo

Tại sao Việt Nam từ chối mua 18 Su-30K?


(Kienthuc.net.vn) - Lý do Việt Nam không mua 18 Su-30K một phần vì yếu tố kỹ thuật, phần còn lại do tình hình có nhiều thay đổi, nhất là việc Trung Quốc mua được Su-35.
Ria Novosti dẫn lời Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Rosoboronoexport Aleksandr Mikheyev cho biết, Nga đang đàm phán để bán 18 chiếc Su-30K cho Ethiopia, điều đó có nghĩa là Việt Nam đã rút lui khỏi thương vụ này (trước đó đã có tin Việt Nam quan tâm tới lô 18 Su-30K).

Su-30K là lô sản xuất mà phía Nga đền bù cho Ấn Độ do sự chậm trễ trong việc chế tạo Su-30MKI.

Sức mạnh thua kém Su-30MK2

Su-30K được phát triển trên cơ sở biến thể Su-27PU của Không quân Nga. Nó có cấu hình không đối không mạnh mẽ tương tự như Su-27PU, máy bay không có cánh mũi, hệ thống điện tử hàng không chủ yếu do Nga sản xuất theo công nghệ những năm 1990. Su-30K sử dụng động cơ AL-31F thông thường không có khả năng điều khiển vector lực đẩy.

Về hệ thống radar, Su-30K trang bị radar xung Doppler N001V tương tự như Su-27PU. “Mắt thần” này có khả năng theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu, nhưng chỉ có thể dẫn tên lửa tấn công một mục tiêu duy nhất. Phạm vi phát hiện mục tiêu tối đa là 240km, theo dõi mục tiêu ở cự ly 100km.

Su-30K nguyên bản có tính năng kỹ chiến thuật tương đối thấp nên Ấn Độ chỉ chấp nhận sử dụng nó như một giải pháp tạm thời, trong khi chờ đợi sự hoàn thiện của Su-30MKI với nhiều đặc tính kỹ chiến thuật ưu việt.

Đối với gói nâng cấp Su-30K lên chuẩn Su-30KN thì chủ yếu nâng cấp về hệ thống điện tử hàng không. Radar N001V được nâng cấp bộ vi xử lý với khả năng lập bản đồ mặt đất. Buồng lái được bổ sung trang bị các màn hình LCD đa chức năng.

Hệ thống điều khiển hỏa lực nâng cấp cùng hệ thống phụ trợ SUV-30K cho phép tiêm kích này sử dụng các vũ khí không đối không hiện đại như R-77, tên lửa chống radar Kh-31P, tên lửa chống tàu Kh-31A, tên lửa hành trình đối đất Kh-29, các loại bom thông minh và vũ khí không điều khiển.

Nhìn chung, Su-30K được đánh giá là có khả năng không đối không mạnh, nhưng trong tác chiến đối đất/ đối hải thì vẫn thua kém Su-30MK2. Ngay cả khi nếu được nâng cấp lên chuẩn Su-30KN thì nó chủ yếu hoàn thiện về mặt không đối không, đối đất.
Tiêm kích Su-30K khi còn phục vụ trong Không quân Ấn Độ.

Sau khi Ấn Độ đã nhận đủ số Su-30MKI theo hợp đồng đã ký, họ đã trả lại cho Nga 18 chiếc Su-30K này. Số máy bay này đang nằm ở Baranovichi, Belarus.

Trước đó, báo chí Nga đưa tin, Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm mua lại 18 chiếc Su-30K này sau khi trải qua quá trình hiện đại hóa.

Su-30K sau khi được hiện đại hóa lên tiêu chuẩn Su-30KN không thua kém nhiều so với Su-30MK2 đang có trong biên chế Không quân Nhân dân Việt Nam, trong khi đó chi phí rất phải chăng. Mua Su-30K có thể coi là  một thương vụ hời đối với việc tăng cường sức mạnh cho Không quân Việt Nam bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển đất nước.

Trước đó, một số hình ảnh về quá trình hiện đại hóa Su-30K tại nhà máy sửa chữa máy bay 558 tại Belarus càng làm cho nhiều người tin rằng Việt Nam đã chắc chắn mua lô Su-30K này.

Tuy nhiên, việc Ria Novosti đưa tin Nga đang xúc tiến các hoạt động để xuất khẩu Su-30K cho Ethiopia đồng nghĩa với việc Việt Nam đã rút khỏi thương vụ hời này.

Tình hình khu vực thay đổi

Xét ở góc độ chi phí mua Su-30K có thể coi là một lựa chọn khả thi vừa tăng cường được sức mạnh cho Không quân Nhân dân Việt Nam, vừa giải quyết bài toán chi phí. Tuy nhiên, tình hình mua sắm vũ khí trong khu vực đang có những chuyển biến phức tạp theo chiều hướng bất lợi cho phía Việt Nam.

Nga và Trung Quốc đã gần đi đến việc ký hợp đồng mua tiêm kích đa năng thế hệ 4++ Su-35, cùng với đó không loại trừ khả năng Bắc Kinh sẽ có được hệ thống phòng không tầm xa S-400 Triumf trong thời gian tới.
Việt Nam nên nhắm tới việc mua tiêm kích đa năng Su-35 hơn là mua những chiếc Su-30K "lỗi thời".

Như vậy, nếu Việt Nam mua Su-30K chỉ giải quyết được vấn đề về mặt kinh phí mà không giải quyết được các vấn đề khác về chiến thuật - chiến lược. Mặc dù Su-30K sau khi hiện đại hóa có thể gần tương đương với Su-30MK2, nhưng bổ sung Su-30K chỉ giải quyết được vấn đề tăng số lượng chứ không làm thay đổi chất lượng của không quân ta.

Su-30K không mang lại bất kỳ nét mới nào về kỹ chiến thuật cho Không quân Việt Nam mà còn khiến chúng ta bị thua kém so với các nước trong khu vực, những gì Su-30K có thể làm thì Su-30MK2 đã làm thừa sức. Thậm chí ở khía cạnh không đối hải Su-30K thua xa Su-30MK2.

Mặt khác, lô Su-30K này đã trải qua thời gian sử dụng hơn 10 năm, mặc dù có trải qua quá trình hiện đại hóa thì sự xuống cấp về cấu trúc khung máy bay là điều khó tránh khỏi. Hệ thống điện tử trên máy bay chỉ được bổ sung chứ không thay mới hoàn toàn nó vẫn dựa trên nền tảng những hệ thống cũ. Sự tụt hậu về công nghệ so với các tiêm kích khác trong khu vực là điều không thể tranh khỏi.

Bỏ qua thương vụ Su-30K để tính đến một giải pháp khác có lợi về mặt kỹ chiến thuật cho Không quân Việt Nam được xem là một quyết định sáng suốt. Để bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới thì Không quân Việt Nam cần phải tiến thẳng lên hiện đại hóa và chúng ta cần phải nhắm tới những tiêm kích tối tân hơn như Su-35 hay MiG-35 mới đáp ứng được yêu cầu này.


Copy từ: Kiến Thức

Chính trị - kinh tế: chiếc cầu đã gẫy

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-07-02


000_Hkg8665215-305.jpg
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (giữa) tại lễ khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thế giới Đông Nam Á tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Myanmar ở Naypyidaw hôm 06/6/2013
AFP photo


Việt Nam luôn bảo lưu quan điểm chính trị và kinh tế không cần thiết phải song hành trong khi khái niệm này được thế giới chứng minh ngược lại. Điều gì đang xảy ra trong nền kinh tế và chính trị không thể đồng hành ấy? Mặc Lâm phỏng vấn Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng để tìm câu trả lời.

Nhiều tướng lĩnh lên tiếng
Mặc Lâm: Thưa ông, kinh tế và chính trị đối với các nước không cộng sản là cặp phạm trù tương quan không thể tách rời. Đối với Việt Nam phải chăng hậu quả đang xảy ra xung đột trên cả hai lĩnh vực kinh tế và chính trị?
TS. Phạm Chí Dũng: Câu hỏi của anh không chỉ có tính triết học mà còn cả về “thần học”. Vật chất và ý thức thượng tầng luôn đi đôi và dính liền với nhau. Nhưng cái mà tôi muốn đề cập là hình như đang có một thế lực “thần quyền” nào đó ở Việt Nam, đang dụng tâm lấy ý thức và trên hết là ý thức hệ để làm mờ nhạt những xung đột xã hội có nguy cơ sắp bùng nổ.
Hãy tự hỏi, sau 38 năm từ ngày chấm dứt chiến tranh, dù rằng GDP và đời sống người dân luôn được báo cáo là “năm sau tăng cao hơn năm trước”, nhưng nạn tham nhũng và mức sống dân tình vẫn tỷ lệ nghịch với nhau như thể theo cấp số nhân.
Chưa bao giờ nhóm lợi ích và chủ nghĩa thân hữu lại bộc lộ nanh vuốt của chúng một cách lộ liễu, bài bản và thủ đoạn như hiện nay – như một hình ảnh mà người phương Tây đã đúc kết là “chủ nghĩa tư bản dã man”. Cũng chưa bao giờ hố phân cách giữa người giàu và người nghèo trong xã hội lại lớn đến như thế này.
Thế thì cứ mãi “Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh” để làm gì? Điều gì sẽ có ích từ lời dạy của tiền nhân nếu không được nhập tâm tới nơi tới chốn đối với lớp hậu bối để trở thành “công bộc” xứng đáng?
Xung đột giai cấp cũng từ đó mà khơi nguồn. Xung đột tư tưởng và những gì thuộc về thượng tầng cũng bắt nguồn từ xung đột giai cấp. Hậu quả cho đến nay của kinh tế và nền chính trị mà anh hỏi cũng là một cặp phạm trù mang tính hệ lụy tất yếu.
Chúng ta hãy quay trở lại với biểu đồ “suy thoái tư tưởng” của nền kinh tế từ những năm 2005-2006 đến nay. Cách đây 7-8 năm, tình hình kinh tế vẫn còn trong sức chịu đựng của người dân, tham nhũng lộ diện nhưng chưa hoành hành lộ thiên như bây giờ. Còn hiện nay, dường như mọi việc đang mất kiểm soát, không ai đứng ra trị tham nhũng, không ai dám chịu trách nhiệm về một nền kinh tế lụn bại và bị lũng đoạn từ trong ra ngoài.
Nhiều tướng lĩnh về hưu và cách mạng lão thành đã phải thốt lên là chưa bao giờ Đảng bị phân hóa như hiện nay, chưa bao giờ mầm mống xung đột trong Đảng xuất hiện dày đặc đến thế...
- TS. Phạm Chí Dũng
Thế thì chính trị đi xuống cũng là tất yếu thôi. Hệ lụy ấy - một người dân bình thường cũng có thể nhìn thấy còn rõ hơn đêm giữa ban ngày. Ở vỉa hè, người dân công khai nói về những mâu thuẫn trong nội bộ đảng, không chỉ về một đồng chí X nào đó mà còn cả về các nhóm và phe phái đang đấu tranh với nhau, nhưng không phải là cuộc tranh đấu để có hạnh phúc giai cấp như Mác nói, mà là vì động cơ cá nhân.
Mặc Lâm: Có phải xuất phát từ những điều như ông vừa nói làm cho sự lên tiếng ngày càng nhiều của những tướng lãnh đã về hưu hay các nhà cách mạng lão thành trong thời gian gần đây?
TS. Phạm Chí Dũng: Nhiều tướng lĩnh về hưu và cách mạng lão thành đã phải thốt lên là chưa bao giờ Đảng bị phân hóa như hiện nay, chưa bao giờ mầm mống xung đột trong Đảng xuất hiện dày đặc đến thế trong bối cảnh chân đứng chính trị của Đảng đang trở nên mong manh hơn lúc nào hết.
Những vị tướng lĩnh lão thành như Nguyễn Quốc Thước và Nguyễn Trọng Vĩnh đều là nhân chứng sống động cho rạng bình minh đã lướt qua và ráng hoàng hôn đang ập đến.
Đó là cái gì, nếu không phải là một dạng đồng pha giữa đồ thị lao dốc của kinh tế với biểu đồ suy thoái của chính trị? Nhưng ở một thái cực ngược lại, chưa bao giờ kinh tế và chính trị, hay nói chính xác hơn là chính trị với kinh tế, lại bị lại tách rời đến thế này. Dường như chính khách chỉ là chính khách mà quên bẵng mình là “công bộc”, và người ta lo lắng đến chức phận của mình hơn hẳn chuyện cơm no áo ấm của nhân dân.
Hãy trở lại câu hỏi của anh, trong đó nêu rằng ở các nước phát triển, mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị là không thể tách rời. Còn nếu sự tách rời đó đang và sẽ xảy ra ở Việt Nam thì sự thể sẽ như thế nào?
Hiển nhiên, ai cũng thấy là một nền chính trị sẽ không thể giữ được chân đứng vững chắc nếu nó tách rời cơ sở hạ tầng kinh tế, thoát ly cái chức trách lo lắng cho đồng bào của mình.

Làm sao để thay đổi?
000_Hkg7408985-250.jpg
Một người chạy xe ôm đang chờ khách ở Sài Gòn bên ngoài buồng rút tiền ATM. AFP photo
Mặc Lâm: Ông dự đoán thế nào nếu ông Thống đốc ra đi? Một nền kinh tế tươi mới hơn hay cần thời gian chuyển tiếp chờ đợi người kế vị rửa sạch những gì mà ông Bình để lại?
TS. Phạm Chí Dũng: Thành thật mà nói, tôi cũng không dám hy vọng rằng bỏ đi một nhân vật như Thống đốc Nguyễn Văn Bình có thể làm cho tình hình kinh tế tốt hơn, nhất là với bệnh trạng các huyết mạch tài chính đã xơ vữa cùng tắc nghẽn, luôn chực chờ một sang chấn bùng vỡ.
Tôi hiểu câu hỏi của anh và tâm tư của những người mà tôi có thể đồng cảm. Không phải vì những người này không quá chán ngán não trạng và cung cách của giới quan chức lợi ích và những người theo chủ nghĩa thân hữu, mà có thể họ chưa tìm được một lối ra nào từ thực trạng mà họ coi là “đánh bùn sang ao”. Thay kẻ này thì sẽ có ngay một kẻ khác trám vào, có khi còn tệ hơn nữa - họ nghĩ thế.
Nhưng bài toán đang thắt nút tại điểm sinh tử của nó: nếu những lãnh đạo vô trách nhiệm không ra đi thì ai sẽ phải đi ra? Người dân chăng? Mà nhân dân thì còn nơi nào để mà đi khi mọi nơi đều là quan chức, và hơn thế, mọi nơi đều vang lên tiếng chuông báo động về nạn quan chức lộng hành nhũng nhiễu.
Sự thay đổi tối thiểu, khả dĩ nhất và an toàn nhất đối với Đảng và Chính phủ là cần từ bỏ chế độc quyền kinh doanh và độc quyền quản lý tài chính – điều mà chính Quốc hội cũng đã một số lần phải lên tiếng. Nhưng sự lên tiếng này vẫn còn quá nhỏ nhẹ trong thời buổi âm thanh lũng đoạn ồn ã hơn rất nhiều.
Sự thay đổi tối thiểu, khả dĩ nhất và an toàn nhất đối với Đảng và Chính phủ là cần từ bỏ chế độc quyền kinh doanh và độc quyền quản lý tài chính – điều mà chính Quốc hội cũng đã một số lần phải lên tiếng.
- TS. Phạm Chí Dũng
Nhưng nói gì thì nói, hãy nên bắt đầu từ việc nhỏ với những kết quả nhỏ, bởi những người muốn có một sự thay đổi mang tính cải tổ ngay lập tức sẽ phải rước lấy nỗi thất vọng tức thì. Trong bối cảnh chính trị “đồng hành” với kinh tế như thế này, thật khó có thể xảy ra một biến đổi nào đủ lớn để thỏa mãn một phần nhỏ yêu cầu dân quyền và dân sinh, ít ra cho đến năm 2015.
Mặc Lâm: Ông có chờ đợi một thay đổi chính trị nào từ phía chính phủ để kích hoạt nền kinh tế hiện nay?
TS. Phạm Chí Dũng: Một thay đổi nào đó, nếu có, theo tôi chỉ có thể xảy đến từ Chính phủ. Nếu 2008 là thời điểm khởi đầu cho chu kỳ lao dốc của đường biểu diễn kinh tế quốc gia, thì biểu đồ suy thoái niềm tin công dân đối với Chính phủ cũng song hành không kém thua về khía cạnh bĩ cực.
Chưa bao giờ trong lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam lại có một chính phủ, với một bộ máy công quyền đậm dấu ấn tư quyền và quá tươi hồng trong công tác tham mưu, bị sói mòn niềm tin xã hội đến như thế.
Uy tín cá nhân thủ tướng cũng vì thế bị “giảm sút nghiêm trọng” – như tổng kết của không ít nhà phân tích chính trị trong nước và quốc tế. Nhưng tôi cho rằng tính từ “nghiêm trọng” còn mang hàm ý khiêm tốn, nếu tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân thật sự công khai và minh bạch.
Thật quá rõ, một bộ máy tham mưu như các bộ ngành hiện thời là quá khó cho bất cứ thủ tướng nào trên thế giới để lấy lại những gì đã mất.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.


Copy từ: RFA

COC thách thức sự thống nhất của ASEAN

(Kienthuc.net.vn) - Các nước ASEAN có kế hoạch đến tháng 9/2013 sẽ bắt đầu tham vấn Trung Quốc và phát triển một lộ trình nhằm giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

 Đến bao giờ Biển Đông mới có một bộ Quy tắc ứng xử?

Trung Quốc đã đồng ý bắt đầu làm việc cùng với các nước ASEAN về dự thảo Quy tắc ứng xử Biển Đông (COC). Quyết định này là một trong những quyết định then chốt trong cuộc gặp của các ngoại trưởng ASEAN, diễn ra tại Brunei.

Quyết định trên được đưa ra để đáp lại tuyên bố tại Brunei của Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario, người cáo buộc Trung Quốc đang tăng cường hiện diện quân sự trong vùng biển tranh chấp. Ông đánh giá hành động của Trung Quốc là "mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Ông Dmitry Mosyak, người đứng đầu Trung tâm Đông Nam Á của Viện phương Đông thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga nhận xét: “Họ có thể thảo luận quy tắc đó thêm 10 năm nữa. Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy nếu các cuộc đàm phán bắt đầu, Trung Quốc sẽ làm hết sức mình để chia rẽ sự thống nhất này. Trung Quốc có đòn bẩy rất lớn và bất cứ lúc nào cũng có thể chia rẽ tổ chức. Nếu các nước ASEAN có thể duy trì được đoàn kết nội bộ, có quan điểm nhất định về soạn thảo quy tắc ứng xử mới ở Biển Đông, điều đó sẽ cho thấy khả năng của tổ chức này với tư cách là một thành viên hợp nhất trong quá trình quốc tế. Nếu họ không làm được điều đó, thì sẽ có thể nói về một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong nội bộ ASEAN. Tổ chức này sẽ bị biến thành chiến trường của các cường quốc ngoài khu vực. Mỹ rõ ràng đứng sau Philippines, trong khi Trung Quốc sẽ thể hiện khả năng ảnh hưởng của mình như khi sử dụng "anh bạn Campuchia" phá hoại Tuyên bố chung của ASEAN tại Hội nghị thượng đỉnh Phnom Penh năm ngoái.

Hội nghị Bộ trưởng ASEAN tại Brunei diễn ra trong bối cảnh quốc tế phức tạp khi mà các mối đe dọa đối với an ninh và ổn định khu vực đã tăng lên đáng kể. Phần lớn điều này là do hai sự kiện quan trọng đã xảy ra gần đây. Cuối năm 2012, chính phủ Trung Quốc thông báo rằng kể từ tháng 1/2013, "cảnh sát Hải Nam được quyền kiểm soát tàu thuyền nước ngoài” đi vào Biển Đông một cách "bất hợp pháp" theo các nhà chức trách Trung Quốc. Tuyên bố này thực sự có nghĩa là tạo ra một khu vực đối đầu mới. Con đường qua eo biển Malacca và Biển Đông là tuyến thương mại hàng hải quan trọng. Nước nào kiểm soát được tuyến đường này sẽ có cơ hội ảnh hưởng đến quá trình kinh tế và chính trị toàn cầu, chưa kể đến thực tế là nước đó có thể đưa ra điều kiện thuận lợi cho mình bắt các quốc gia Đông Nam Á tuân theo.

Một lý do khác khiến xung đột gia tăng là chính phủ Philippines đệ đơn lên Tòa án quốc tế về Luật Biển. Bằng cách đó, Philippines đã bật đèn xanh cho cuộc xung đột khu vực và song phương leo thang thành xung đột đa phương. Trung Quốc phản ứng gay gắt và tuyên bố sẽ không công nhận quyết định của tòa án này.  

ASEAN và Trung Quốc đang hy vọng rằng họ sẽ có thể giải quyết tranh chấp qua Quy tắc ứng xử Biển Đông. Nhưng liệu Quy tắc này có được thông qua trong tương lai gần hay không, đó là vấn đề đang còn bỏ ngỏ.


Copy từ: Kiến Thức