CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

Google ra mắt công cụ ‘phá rào’ trên internet


Songmoi.vn
2013/10/23

BBT No Firewall: Admin Trinh Nguyễn của Blog No Firewall đã tham dự Hội thảo của Google Ideas được tổ chức tại New York ngày 21-22/10/2013.  Cô tham dự nhằm mục đích trình bày các thử thách mà cư dân mạng phải đối diện trước sự kiểm duyệt internet tại Việt Nam. Tại hội thảo Google ra mắt một số công cụ vượt kiểm duyệt.
Gã khổng lồ tìm kiếm vừa tung ra một loạt “sáng kiến” mới nhằm mục đích bảo vệ tự do ngôn luận trên internet, bao gồm uProxy, Project Shield và Digital Attack Map.

Những sản phẩm này được Google ra mắt tại hội thảo Ideas Summit tổ chức tại New York vào ngày 21/10. Sự kiện có sự tham gia của các hacker xã hội, các nhà hoạt động chính trị độc lập, doanh nhân, các chuyên gia và nhiều người khác.

uProxy, hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển, là một phần mở rộng trình duyệt của Google Chrome và Firefox. Google cho biết, uProxy có thể giúp tạo ra một mạng riêng ảo giữa các máy tính bạn bè, nhờ đó người dùng có thể thoải mái lướt web mà không qua kiểm duyệt. Công cụ được phát triển bởi trường đại học Washington và Brave New Software – một tổ chức xây dựng phần mềm phi lợi nhuận.

Bên cạnh đó, Google cũng “trình làng” Project Shield, công cụ cho phép sử dụng công nghệ của Google để bảo vệ trang web của mình khỏi các cuộc tấn công DDoS (tấn công từ chối dịch vụ). Hãng cho biết dịch vụ sẽ được cung cấp hoàn toàn miễn phí để giúp đỡ các site của tổ chức phi chính phủ hay các nhà hoạt động xã hội. Những đối tượng này rất dễ bị “hạ gục” bởi các cuộc tấn công DDoS do không có cơ sở hạ tầng bảo vệ đầy đủ.

Các cuộc tấn công DDoS có thể được thực hiện bởi bất cứ ai và làm sập hầu hết các trang web. Những “kẻ xấu” có thể làm ngập mục tiêu với lượng giao thông không mong muốn làm máy chủ bị quá tải.

Hãng cho biết thêm, công cụ được xây dựng dựa trên dịch vụ PageSpeed, cho phép những nhà quản trị trang web có thể chọn Google là bên phụ trách trang web của mình.

Tại sự kiện ngày 21/10, gã tìm kiếm cũng đề cập đến một dịch vụ liên quan là Digital Attack Map. Là kết quả sự hợp tác giữa Google Ideas và Arbor Networks, bản đồ là một “trực quan dữ liệu trực tuyến”, cho phép quan sát và dõi theo các cuộc tấn công DdoS trên toàn thế giới.

An Nhiên
Theo Independent
Copy từ: Nofirewall


......................

Con ông cháu cha: Gánh nặng của ngân sách quốc gia?


Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2013-10-31

cong-chuc-305
Đợt thi tuyển công chức trực tuyến đầu tiên do Bộ Nội Vụ tổ chức hồi tháng 1 năm 2013.
Courtesy TPO


Cùng với ngân sách Chính phủ gặp nhiều khó khăn, cân đối thu chi căng thẳng, dù kiến nghị giảm lương 100.000 đồng đối với mỗi cán bộ công chức đã bị Thủ tướng bác bỏ, song ít nhiều những động thái này cho thấy túi tiền quốc gia đang nhiều eo hẹp, trong đó, nhân tố gánh nặng công chức khiến nhiều người lo lắng.

Dư 30% số công chức

Với nhận định của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cách đây không lâu: “có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp ô về không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào”, đã ít nhiều cho thấy thực trạng cồng kềnh và trì trệ của giới công chức Việt Nam. Nếu đối chiếu con số này với một phân tích khác của nguyên Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam rằng: “cứ hình dung nếu ngân sách thu 100 đồng…có 65% chi cho thường xuyên, trong số này khoảng một nửa là chi lương cho công chức, viên chức”, thì mới thấy một lượng ngân sách nhà nước đã bị lãng phí ra sao.
Hãy khoan bàn tới các con số cụ thể của từng bộ ngành hay các cấp tỉnh thành, tính đến hết năm 2012, Việt Nam có trên 2,2 triệu công chức viên. Theo khái niệm của Luật cán bộ, họ là các đối tượng thuộc cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị hay xã hội làm việc trên khắp 63 tỉnh thành Việt Nam.
Bây giờ người ta nói nhiều đến chuyện tinh giản biên chế, nhưng sẽ dẫn đến những khó khăn trong việc sửa luật, nghị định rồi thông tư, điều này rất là khó.
-TS Vũ Ngọc Xuân
Vẫn biết mọi so sánh là khập khiễng, nhưng thử làm một phép tính: Hoa Kỳ có trên 310 triệu dân, số công viên chức quản lý khoảng 2,2 triệu người, trong khi Việt Nam có dân số chưa bằng 1/3 nhưng số công viên chức cũng xấp xỉ, chưa kể xét về địa lý Việt Nam lại nhỏ chưa bằng 1/10 Hoa Kỳ… Những con số biết nói này cho thấy Việt Nam đang gặp một trở ngại lớn về hiệu quả làm việc của đội ngũ công chức… phải chăng túi tiền quốc gia eo hẹp vì lượng công chức quá đông, quá nhiều? Câu hỏi này của dư luận hẳn không phải là không có cơ sở.
Giải thích về hiện tượng trên, T.S Vũ Ngọc Xuân, giảng viên chính khoa Kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho chúng tôi biết:
“Về mặt thể chế Việt Nam có mô hình giống với Trung Quốc, công chức viên chức mang tính chất là gắn bó suốt cuộc đời. Cho nên thu nhập của công chức ở Việt Nam thấp, một mặt là do cơ chế của Việt Nam là kinh tế thị trường nhưng định hướng xã hội chủ nghĩa. Về yếu tố con người, để sa thải người lao động thì luật pháp không cho phép mặc dù có một số trường hợp nhưng rất khó để vận dụng. Vì thế, bây giờ người ta nói nhiều đến chuyện tinh giản biên chế, nhưng sẽ dẫn đến những khó khăn trong việc sửa luật, nghị định rồi thông tư, điều này rất là khó.”
cong-chuc-1-250
Công chức làm việc trong một cơ quan hành chính công ở Đà Nẵng, ảnh minh họa chụp trước đây. Courtesy LĐ.
Vấn đề mà T.S Vũ Ngọc Xuân phân tích chính do cơ chế và luật định của “định hướng xã hội chủ nghĩa” là những rào cản khiến việc sa thải công chức tại Việt Nam không dễ dàng… chưa kể những chuyện chưa nói ra ai cũng biết là một lượng lớn thành phần này lại nằm ở những vị trí được xem là “dễ chấm mút,” là con ông cháu cha hay có các mối quan hệ chằng chịt với giới lãnh đạo… vì thế không phải ngẫu nhiên mà bản thân Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng từng thừa nhận “chạy này, chạy kia… khâu nào cũng có.”
Để có góc nhìn của người trong cuộc, chúng tôi trao đổi với ông Trương Văn Quảng, một cán bộ phụ trách nhân sự ở một bộ tại Hà Nội, ông cho biết còn rất nhiều bất cập không chỉ ở khâu cuối sa thải, mà bắt nguồn ngay từ khâu đầu vào tuyển dụng công chức ở Việt Nam:
“Khi tuyển dụng những người mới vào làm thì năng lực còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm… nhưng do mối quan hệ cấp trên cấp dưới, do chạy chọt hay nể nang nhau nhưng cứ tuyển người vào làm, nên hiệu quả công việc trong quá trình triển khai thực tế gặp rất nhiều khó khăn, nên không đáp ứng được nhu cầu công việc. Có bức xúc trong vấn đề tuyển dụng cán bộ ngay từ khâu đầu vào.
Đáng lẽ giải quyết công việc nhanh gọn nhưng do cơ chế, chính sách văn bản chồng chéo, thủ tục hành chính cồng kềnh, số lượng người ngồi chơi xơi nước hơi bị nhiều, điều đó làm cản trở công việc.”

Làm ít, thưởng nhiều

Không chỉ những đối tượng được cho là “ngồi chơi xơi nước hơi bị nhiều” mà điểm đáng chú ý là khi có chế độ khen thưởng, tăng lương hay nhận hưởng các quyền lợi thì thường những cán bộ công chức này lại đứng đầu danh sách xét duyệt, ông Quảng cho biết tiếp:
Vấn đề tăng lương hay sắp xếp tổ chức công việc gặp nhiều khó khăn bởi do những quan hệ cấp trên cấp dưới, nể nang đâm ra không đi thẳng vào năng lực cán bộ.
-Ô. Trương Văn Quảng
“Khi họ đã làm việc thì vấn đề tăng lương hay sắp xếp tổ chức công việc gặp nhiều khó khăn bởi do những quan hệ cấp trên cấp dưới, nể nang đâm ra không đi thẳng vào năng lực cán bộ, đây là thực trạng trong bộ máy hành chính sự nghiệp của các bộ ngành hay thành phố hay các cơ sở của các tỉnh.”
Ngoài ra, ông Quảng còn cho biết thêm rằng, bởi nhiều khi trình độ của người quản lý có hạn, họ cần nhận vào tổ chức mình những thành phần “tay chân” để coi như có những người hậu thuẫn anh em, luôn đứng ra ủng hộ mỗi khi bầu cử, bỏ phiếu… Nghiễm nhiên thành phần đó là những kẻ ngồi chơi xơi nước, đi muộn về sớm, ăn cắp giờ công, đến nơi làm việc chỉ để lên mạng mua sắm, facebook, hết giờ về đi nhậu… phải chăng vì thế Việt Nam nghèo nhưng tỉ lệ người dùng internet thuộc diện cao nhất trên thế giới? và Việt Nam cũng trở thành quốc gia tiêu thụ hàng đầu thế giới 2,6 tỉ lít bia mỗi năm?
Nếu nhìn vào gốc gác vấn đề, những đối tượng cán bộ công chức là những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, mà ngân sách nhà nước là tiền thuế của dân. Quay lại chuyện 30% công chức “sáng cắp ô đi tối cắp ô về” nghĩa rằng chúng ta đang có chừng hơn 700.000 cán bộ dôi dư, nhân với con số trung bình 2 triệu đồng/ tháng, nghĩa là, mỗi năm Việt Nam lãng phí khoảng 17.000 tỷ đồng để chi trả cho bộ máy công chức nhà nước.
Số tiền này được chắt chiu từ mồ hôi công sức của những người nông dân chân lấm tay bùn, bán mặt cho đất bán lưng cho trời, của những người công nhân vất vả trong các xưởng may nóng nực…họ đóng thuế để cho những công chức ngồi hưởng thụ trong các phòng điều hòa mát lạnh. Phải chăng nỗi nhức nhối cho vấn đề bội chi ngân sách hay túi tiền quốc gia eo hẹp mà Quốc hội đang đau đầu đã có lời giải đáp?
Hẳn câu hỏi mà quý vị đang đặt ra là làm sao để loại bỏ những thành phần “ăn cơm chúa múa tối ngày”này! Chắc chắn không dễ dàng, bởi họ đã có một hệ thống dày đặc những văn bản pháp lý đứng ra bảo vệ, họ có một lớp quan hệ thần thế đứng ra bao bọc. Chỉ khi nào cái tâm của nhà quản lý, của các cấp lãnh đạo thực sự nghĩ đến lợi ích chung của toàn xã hội thì việc chọn lọc và loại bỏ những đối tượng trên mới có thể trở thành sự thật…

Copy từ: RFA


.......................

“Hãy nối chí tôi”: bảo vệ và kiến thiết Tổ quốc


Nguyễn Hội (Danlambao)“Nếu bọn cộng sản Việt Nam thắng, thì quốc-gia Việt-Nam cũng sẽ bị tiêu-diệt và sẽ biến thành một tỉnh nhỏ của Trung-hoa Cộng-sản. Hơn nữa toàn-dân sẽ phải sống mãi mãi dưới ách độc tài của một bọn vong bản vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo.” Ngô Đình Diệm (Khánh Thành Đập Đồng Cam, Tuy-Hòa 17-9-1955).

* * *

Quốc gia, Tổ quốc là đầu mối đem lại sung túc cho mỗi gia đình, cho từng từng cá nhân. Tác giả đã từng ví quốc gia như là một căn nhà mà mỗi gia đình tiêu biểu cho từng căn phòng ở trong căn nhà đó. Nếu căn nhà vững chắc về mọi mặt thì các phòng trong nhà luôn được yên ổn, an toàn. Ngược lại nếu căn nhà èo uột, mái nhà dột nát thì chỉ một cơn bão thổi đến cũng đủ phá sập nhà và các căn phòng trong nhà mặc dù kiên cố vẫn bị hư hại, dột ướt. Cuộc khủng hoảng Âu châu vừa qua đã chứng minh được giả thuyết nêu trên. Một nghiên cứu của Ngân hàng trung ương Âu châu (ECB) cho biết tài sản trung bình của người dân Hy Lạp là 101.900 EUR, của người dân Tây Ban Nha là 182.700 EUR và của người dân cyprus là 266.900 EUR. Trong khi đó gia tài trung bình của người dân Đức chỉ có 51.400 EUR mà thôi [1]. Mặc dù Ngân hàng trung ương Âu châu cho biết phương pháp tính có thể có lỗi lầm là họ dùng Median chứ không dùng Average. Nhưng thông thường trong một tập hợp to lớn với chục triệu phần tử thì khác biệt giữa Median và Average không cao lắm.
Nước Đức vẫn vững chắc qua các cuộc khủng hoảng vừa qua. Các nước Hy Lạp, Cyprus, Tây Ban Nha gần như phá sản phải nhờ đến sự giúp đỡ tài chánh của nước Đức được hình thành bởi những người dân nghèo hơn mới được sống còn. Qua đó giả thuyết dân có giầu thì nước mới mạnh là không đúng. Ngược lại, mỗi người dân phải có nhiệm vụ đóng góp xây dựng đất nước, xây dựng quốc gia cho vững mạnh, xây dựng một chính quyền vững mạnh.
Điều kiện tiên quyết cho một quốc gia vững mạnh là quốc gia đó phải có một chính quyền mạnh, biết cách lèo lái, điều khiển nhân lực và tài nguyên hiện hữu trên quốc gia nhằm đạt được kết quả cao nhất. Vào thập niên 90 trong lãnh vực kinh tế phát triển cho những quốc gia chậm tiến có xuất hiện danh từ “good Governance”, danh từ này được wikipedia giải thích như sau: điều hành tốt một xã hội. Điều hành bao gồm công việc điều khiển và quản trị xã hội, trong đó có cả việc quản lý tốt ngân sách tài chính. Điều hành kém (bad Governance) được đề cập đến khi việc quản lý và kiểm soát xã hội bị thất bại. Trái ngược với điều hành tốt, trong điều hành kém không có sự minh bạch, pháp luật không nghiêm minh, tham nhũng tràn lan. Công dân phải chấp nhận sự tùy tiện của những người cầm quyền và công dân ít có hoặc không có cơ hội tham gia vào công việc chính trị.
Trong một cuộc phỏng vấn trước đây 10 năm, cũng vào thới điểm này với đài phát thanh Úc châu, Tiến sĩ sử gia Hoàng Ngọc Thành nhận xét là chế độ chính phủ Ngô Đình Diệm là một chế độ mạnh. Cho đến nay chưa có một nhận xét nào ngược lại với nhận xét trên có tính thuyết phục.

Việt Nam Cộng Hòa và Đại Hàn (South Korea)

Tương tự như Việt Nam, Đại Hàn sau thế chiến thứ hai năm 1945 cũng bị chia đôi, nghĩa là trước Việt Nam 9 năm. Sau khi nhậm chức vào năm 1954, chính phủ Ngô Đình Diệm phải đương đầu với rất nhiều khó khăn. Trong bài “Một cách hiểu về Ngô Đình Diệm” Tiến sĩ Roland Frankum nhận xét tình hình miền Nam Việt Nam khi TT Ngô Đình Diệm về chấp chánh như sau:
“Khi tạo ra Việt Nam Cộng Hòa từ tro tàn của gần 100 năm Pháp đô hộ, Diệm đối diện rất nhiều thử thách; chúng định hình chính sách và quyết định số phận của ông. Diệm thừa hưởng một tình thế khó khăn; thực dân Pháp đẩy người Việt xuống hàng công dân hạng hai, không cho họ kiến thức và kinh nghiệm trị nước.

Trải nghiệm thực dân và thời gian chiếm đóng tàn nhẫn của Nhật thời Thế chiến Hai khiến đất nước chia rẽ về ý thức hệ, tôn giáo, văn hóa, xã hội. Ban bệ của Diệm lại không có mấy người có kinh nghiệm quản trị, nhiều người thì nuôi dưỡng sự nghi ngờ chính quyền Sài Gòn. [2]
Hơn thế, chính phủ Ngô Đình Diệm còn phải đối đầu với những nan giải sau:
- Ổn định an ninh xã hội qua việc đánh dẹp các phe Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo, thân Pháp, thân Cộng.
- Giải quyết những phá hoại ngầm của chính phủ Pháp.
- Ổn định đời sống cho gần một triệu người di cư từ miền Bắc
- đối phó với những phá hoại của cộng sản
- Xây dựng nền kinh tế tự chủ từ một nền kinh tế thuộc địa què quặt.
- Vận động cộng đồng quốc tế công nhận VNCH
Mặc dù Đại Hàn không có hoặc có nhưng đã giải quyết xong các khó khăn nêu trên mà chính quyền Ngô Đình Diệm đang phải chống cự, nhưng vào năm 1960 GDP đầu người của người dân Đại Hàn (south Korea) mới được 155 USD[3], trong khi đó dân miền Nam Việt Nam đã vượt trội hơn với 223 USD (miền Bắc 73 USD)[3]. Nghĩa là vào năm 1960 GDP đầu người của Đại Hàn chỉ bằng 69% của VNCH và hơn gấp đôi so với miền Bắc cộng sản.
Tại miền Nam Việt Nam người Pháp đã áp đặt một chế độ thực dân thuần túy là chỉ nhằm khai thác tài nguyên chứ không hề xây dựng nhà máy công nghiệp có tính chất phát triển lâu dài như Nhật đã thực hiện tại Đại Hàn. Vào năm 1954 kỹ nghệ sản xuất tại miền Nam Việt Nam chỉ bao gồm sản xuất bia, nước uống và thuốc lá. Song song việc xây cất hạ tầng cơ sở như đường bộ, đường sắt và xây dựng các ngành kỹ nghệ như xi măng, thủy tinh, giấy, hoá chất, điện, nghiên cứu hạt nhân vv… chính phủ Ngô Đình Diệm đặc biệt cho phát triển ngành giáo dục từ tiểu học đến đại học cùng các biện pháp khuyến khích phát triển nông nghiệp là ngành nuôi sống phần lớn dân chúng thời bấy giờ. Vào năm 1963 sản phẩm sản xuất công nghiệp chiếm 12% tổng sản lượng nội địa.
Sự phát triển của miền Nam Việt Nam đã được William E. Colby ghi nhận như sau khi ông tới thăm các vùng thôn quê Việt Nam: “Đường xá được mở lại. Số trường học tăng nhanh ở thôn quê. Chương trình ngũ niên xịt thuốc diệt muỗi được khởi sự để thanh toán bệnh sốt rét rừng. Sức sản xuất lúa gạo bắt đầu tăng... Những tiến bộ về kinh tế, xã hội lúc đó đã xuống đến nông thôn... Đặc biệt kế hoạch “Khu trù mật” năm 1959, là kế hoạch được ông Diệm nâng niu nhất, bắt đầu với nhiều hứa hẹn. Những “đô thị” nông nghiệp được xây dựng trên phần đất truất hữu của địa chủ theo chương trình cải cách điền địa và được chia thành những khu trung tâm dân cư và vùng ruộng lúa...[4]” .
Thực vậy, vào năm 1963, VNCH xuất cảng 323 ngàn tấn gạo, đứng hàng thứ tư trên thế giới về xuất cảng gạo trên thế giới, nhưng chỉ 4 năm sau, vào năm 1967 VNCH phải nhập cảng 770 ngàn tấn gạo[5].
Từ năm 1960, đặc biệt sau khi Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam được thành lập người cộng sản bắt đầu tổ chức du kích phá hoại gây trở ngại cho công việc làm ăn của người dân ở thôn quê. Điều này biểu lộ rõ ràng qua ngành xuất cảng tại miền Nam Việt Nam. Biểu đồ sau đây so sánh xuất cảng của miền Nam Việt Nam và của Đại Hàn từ năm 1955 cho đến năm 1967:
Trước năm 1961 xuất cảng của miền Nam Việt Nam cao hơn Đại Hàn, và có thể nói tương đương với Đại Hàn trong hai năm 1962 và 1963. Nhưng từ năm 1964 Đại Hàn vượt trội hẳn.

Yêu nước, thương dân

Các chuyên gia trong lãnh vực good Governance thường xác định sự đồng thuận giữa dân chủ và good governance của quốc gia. Bởi vì trong một quốc gia có dân chủ việc làm của chính phủ được kiểm soát bởi các đảng phái đối lập, của báo chí độc lập và của chính người dân sinh sống trong quốc gia đó. Chính phủ qua đó làm việc rõ ràng, minh bạch, cố gắng hết sức đạt nhiều kết quả tốt đẹp nhất cho quốc gia hầu có thể được đắc cử trong lần bầu cử kế tiếp.
Ở những quốc gia chưa có nền móng dân chủ sẵn, điều kiện để có được một chính quyền mạnh là chính phủ này phải có tinh thần trách nhiệm cao đối với đất nước và dân tộc, đồng nghĩa với yêu nước, thương dân. Điều kiện nêu trên đã được chứng minh tại Đại Hàn, Đài Loan, Do Thái vv…
Năm 1949 Quốc gia Việt Nam ra đời do Quốc trưởng Bảo Đại đứng đầu, có nhiều nguồn tin cho là Chí sĩ Ngô Đình Diệm đứng ra đảm nhận chức Thủ tướng. Ông đã viết lời tuyên bố gửi đồng bào có đoạn như sau:
Trước hết tôi tin chắc rằng nguyện vọng của dân tộc Việt Nam chỉ thỏa mãn khi Tổ quốc chúng ta hưởng được một chế độ chính trị như các nước Ấn, Hồi. Sự bang giao hữu nghị giữa Pháp và Việt Nam sẽ được vững chãi, khi nào đôi bên đều bình đẳng và có tình huynh đệ trong một khối cộng đồng các dân tộc ở trong “Liên Hiệp Pháp”.
Thứ đến, nên biết rằng cuộc tranh đấu hiện tại không phải chỉ là cuộc chiến đấu cho độc lập Tổ quốc về phương diện chính trị mà thôi, mà còn là một cuộc cách mạng xã hội để đem lại cho nông dân và thợ thuyền Việt Nam. Để cho tất cả mọi người trong nước Việt Nam mới có đủ phương tiện để sống xứng đáng với phẩm cách con người, con người tự do thực sự. Tôi chủ trương những sự cải cách xã hội hết sức tân tiến và mạnh bạo, miễn là phẩm cách con người vẫn luôn luôn được tôn trọng và được tự do nảy nở.[6]
Với lời tuyên bố trên đây Chí sĩ Ngô Đình Diệm đã nêu điều kiện để ông đảm nhiệm trọng trách điều hành quốc gia là Việt Nam phải có được chủ quyền như các nước Ấn, Hồi vừa được độc lập từ năm 1947. Vì có được chủ quyền thì người Việt chúng ta mới có thể kiến thiết quốc gia, tiến hành một cuộc cách mạng cải thiện xã hội bất công của thực dân Pháp để lại. Đồng thời con người, nhân phẩm con người và tự do được đặt là mục đích, phải được duy trì, tôn trọng trong “những sự cải cách xã hội hết sức tân tiến và mạnh bạo” .
Để có thể đạt được mục đích “mọi người trong nước Việt Nam có đủ phương tiện để sống xứng đáng với phẩm cách con người, con người tự do thực sự” TT Ngô Đình Diệm và bào đệ là ông Ngô Đình Nhu đã phát triển Chủ Thuyết Nhân Vị. Chủ thuyết này được TT Ngô Đình Diệm cho biết khái quát vào năm 1955 như sau: “Chủ Nghĩa Nhân Vị cho rằng dân chủ của Cộng Sản độc tài chà đạp phẩm giá con người, coi người như con vật. Chủ Nghĩa Nhân Vị cũng bác bỏ loại dân chủ muốn đặt tư bản phong kiến trên tần lớp cần lao, và chủ trương chế độ thực dân để bóc lột những dân tộc nhược tiểu.”.

Chủ Nghĩa Nhân vị

Vị có nghĩa là địa vị, chỗ đứng. Nhân có nghĩa là người, rộng hơn Nhân còn có nghĩa là đạo lý làm nguời, thí dụ như câu dậy con trong Gia Huấn Ca: «ở cho có Đức có Nhân». Trong Khổng học, để thành Nhân con người phải trải qua giai đoạn rèn luyện, tu luyện bản thân: Tu Thân.
Vũ trụ quan của Việt Nho (khác với Hán Nho) cho rằng trong vũ trụ này có ba quyền lực lớn, đó là Trời, Đất và Con Người. Vị trí con người được đặt ngang với Trời và Đất. Con người chính là nơi hội tụ của Trời Đất, do đó con người là nơi hôi tụ của mọi đối cực: tinh thần và vật chất, tình và lý, đúng và sai, quyền lợi cá nhân và lợi ích xã hội vv… Để có thể hành xử đúng, con người phải biết rèn luyện, tu thân, học hỏi bền bỉ.
Chủ nghĩa Nhân Vị do đó là một chủ nghĩa vì giá trị con người. Con người là trọng tâm của mọi hành động, mọi quyết định trong xã hội. Đồng thời chủ nghĩa Nhân Vị còn qui định trách nhiệm của mỗi con dân trong xã hội luôn phải rèn luyện bản thân và hành động vì lợi ích chung của xã hội.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tấn giải thích Chủ nghĩa Nhân Vị như sau “chủ thuyết Nhân Vị là một triết lý nhằm xác định và đề cao giá trị con người, vị trí của con người trong tương quan với vũ trụ, với người khác và trong cộng đồng xã hội. đồng thời là một chủ thuyết chính trị chủ trương thiết lập những định chế thích hợp để tạo cơ hội và khuyến khích việc phát triển các giá trị nầy đến mức cao rộng nhất và hương về việc phục vụ hạnh phúc con người. Chủ Nghĩa Nhân Vị lấy “con người biết tu thân (thái hòa)” làm nền tảng cho giải pháp, để giải quyết các mâu thuẫn trong sinh hoạt của con người.[7]“.


Nhận định của chuyên gia ngoại quốc

Tiến sĩ sử Philip Catton thuộc đại học Canterbury nhận xét: “Ông (Diệm) muốn một nhà nước không sao chép cả tư bản lẫn cộng sản. Ông muốn một xã hội lấy cảm hứng từ mô hình văn hóa xã hội truyền thống của Việt Nam – vừa hiện đại nhưng hình như cũng phải thuần Việt.[8]
Theo Tiến sĩ Edward Miller “Ông (Diệm) là một nhà chính trị xảo trí và là một nhà lãnh đạo “dân chủ” với một đường lối chấn hưng đất nước dựa trên cơ sở gắn kết có chọn lọc tư tưởng Thiên Chúa giáo, Khổng giáo, và sự đặc trưng chủ nghĩa dân tộc của Việt Nam.[9]
Tiến sĩ sử học Ronald Frankum viết trong một bài viết cho BBC là “Các quan chức phụ trách đối ngoại của Kennedy đụng độ với Diệm vì họ không bao giờ cố gắng tìm hiểu bản chất của sự trị quốc tại Việt Nam … Dù có một số thành công, một vài thất bại, Ngô Đình Diệm đã lãnh đạo đất nước theo cách tốt nhất có thể, trong hoàn cảnh chiến tranh và cách mạng ông phải đối đầu hàng ngày.[2]”.
Sử gia Henry Fairbanks đã tóm tắt sự thật lịch sử này bằng lời lẽ khách quan, trong một bài báo tưạ đề “The Enigma of Ngô Đình Diệm”, được đăng trong tờ Commonweal, như sau:
“Ông Diệm tìm kiếm và khôi phục laị những giá-trị cổ-truyền làm nền tảng cho giaỉ-pháp canh tân xứ sở trong khi đó những người khác laị đi tìm những học thuyết ngoại lai... Dù sao đi nữa, Ông ta vẫn là một người có cái nhìn sâu sắc về tương lai. Cả thế giới này đều yêu mến các chiến-sĩ dũng cảm và ai ai cũng phải nể trọng những kẻ đeo đuổi một lý-tưởng cao cả nào đó. Ông Diệm ao ước thực hiện một nhà-nước được xây dựng trên những giá-trị cổ-truyền tốt đẹp nhất của Á-châu và Tây-phương, những đặc điểm đúng đắn và khả thi nhất để phục vụ quyền-lơị chung và tôn trọng nhân-phẩm. Ông Diệm cho rằng Xã-Hội Chủ-nghiã và Tư-bản Chủ-nghĩa đều là những học-thuyết cực-đoan cần có một hình-thức trung-gian, một lực lượng đứng giữa, nhằm tổng hợp được những giá-trị ưu-tú nhất của cả hai để phục vụ cho lợi ích chung: công bằng đối với người này là tự-do của kẻ khác, cũng như loại bỏ độc tài toàn chế và tinh thần vô trách nhiệm của Chủ-nghĩa cá-nhân.”[10] (21-9-1962, tr.516)

Nhận xét của đối lập về Tổng Thống Ngô Đình Diệm

Cựu đại sứ Bùi Diễm, thành viên đảng Đại Việt trả lời một cuộc phỏng vấn vào năm 2003 như sau: “Thực sự ra mà nói thì mặc dù tôi thuộc lớp người chống chế độ ông Diệm, nhưng mà tôi cũng phải thành thực công nhận rằng, ông ấy là người yêu nước. Ông ấy là người trong sạch. Ông ấy đóng góp nhiều cho việc xây dựng miền Nam thành một quốc gia khá qui củ, nền nếp, uy tín: không thua kém gì các nước khác trong vùng vừa lấy lại nền độc lập.[11].
Ông Bùi Tín, cựu Đại Tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, phó Tổng biên tập báo Nhân Dân, phát biểu ý kiến khi được hỏi về khác biệt giữa ông Ngô Đình Diệm và ông Hồ Chí Minh cũng trong buổi phỏng vấn của đài phát thanh Úc châu vào năm 2003:
“ … Về vấn đề yêu nước mà có lợi cho đất nước thì tôi nghĩ ông Hồ Chí Minh đã đưa học thuyết Mác-Lênin về mà cho tới nay nhiều người vẫn còn sùng bái. Theo tôi học thuyết đó không ích lợi lắm, thậm chí còn tai hại cho đất nước vì dẫn đến chiến tranh.

Bởi vì cơ bản của học thuyết Mác-Lenin là đấu tranh giai cấp. Cơ bản của học thuyết này là cổ súy bạo lực. Chính đó là nguyên nhân dẫn đến chiến tranh…

… Bây giờ càng ngày càng có nhiều người, ngay cả những người ở trong nước, nhìn nhận ra rằng chủ nghĩa Mác_Lênin là học thuyết không phải đem lợi, mà thậm chí đem lại tai hại cho đất nước.

Do đó nếu so sánh về yêu nước thì tôi nghĩ rằng ông Hồ Chí Minh đã đi vào con đường không được đứng đắn lắm. Thế còn về nhân cách, về lòng trung thành với đất nước, về tinh thần dân tộc, đặc biệt là về tinh thần dân tộc, tôi nghĩ ông Hồ Chí minh không có tinh thần dân tộc lắm đâu. Cho nên ông mới đi lấy học thuyết ngoại lai về, mà theo tôi những học thuyết ngoại lai này rất không có lợi cho đất nước.

Còn về tinh thần dân tộc của ông Diệm thì rõ ràng ông chống lại việc người Mỹ đưa quá nhiều quân vào và đưa bom đạn vào. Tôi nghĩ rằng đấy là tinh thần dân tộc. Ông ấy chống Pháp, và đòi lại cái quyền cai trị Bắc Kỳ cho chính phủ Nam Triều. Đó là một thái độ rất dân tộc.

Thêm điều nữa là trong vấn đề đạo đức. Về đạo đức thì đúng là người ta thường so sánh về chỗ là hai ông đều không có vợ, đều không có con. (cười)

Nhưng thật ra thì bây giờ, bao nhiêu tư liệu ở Quảng Châu, ở Bắc Kinh, ở Pháp, ở Moscow đều nói rõ là ông Hồ Chí Minh có cưới vợ đàng hoàng.

Bà vợ ông Hồ là bà Tăng Tuyết Minh ở Quảng Châu. Ngoài ra ông Hồ còn có đủ thứ: ông có người yêu ở Nga, ở Đức, ở Pháp và nhất là ông chung sống với bà Nguyễn Thị Minh Khai nữa…

… Tất nhiên có vợ có con là chuyện bình thường, nhưng mà cái nghiêm trọng là cái sự che dấu sự thật, tỏ vẻ mình như là một nhà hiền triết tuyệt đối …

Ông Ngô Đình Diệm là một con người, tuy không phải tu hành nhưng ông quả là một nhà chân tu. Ông Diệm không có vợ, không có con, không có chuyện tửu sắc v.v…

Tôi nghĩ rằng, đứng về mặt đạo đức Á Đông thì rõ ràng về mặt đó. Tôi tôn trọng ông Ngô Đính Diệm hơn ông Hồ Chí Minh.”


Kết luận

Đệ Nhất Cộng hoà sụp đổ đã đúng 50 năm. Các quốc gia trước đây ngang tầm chúng ta đã vươn lên mạnh mẽ nhưng Tổ quốc Việt Nam của chúng ta không những không tiến tới mà còn đi lùi ngược trở lại về mọi mặt, cả về kinh tế, đặc biệt là đạo đức xã hội suy đồi nặng nề và tinh thần thiếu trách nhiệm của người công dân trong xã hội ngày càng tăng. Đành rằng trách nhiệm chính là do nhà cầm quyền độc tài cộng sản vì họ chủ trương biến người dân thành những con cừu non để tha hồ thao túng đất nước. Nhưng người dân chúng ta cũng có lỗi, vì chúng ta đặt quyền lợi bản thân lên trên tất cả, không dám lên tiếng đòi hỏi cải thiện xã hội, cải thiện Tổ quốc như các công dân can đảm như Lê thị Công Nhân, Nguyễn Uyên Phương, Huỳnh Thục Vi, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức vv… 
Khi nào cái quái thai “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam còn tồn tại thì Việt Nam vẫn còn khập khễnh, bóc lột, bất công còn tồn tại và người dân Việt vẫn chỉ là những kẻ nô lệ cho giai cấp thống trị là lãnh đạo đảng và nhà nước “ngồi mát ăn bát vàng” mà thôi.
Tổ quốc không chỉ của riêng ai mà thuộc về tất cả mọi công dân nước Việt. Đã đến lúc tất cả người dân Việt cùng nhau nhận lãnh trách nhiệm cải thiện xã hội, sẵn sàng thay thế đảng cộng sản điều hành đất nước. Nếu hàng triệu người dân Việt cùng đồng lòng xuống đường đòi hỏi quyền công dân, đòi hỏi quyền quyết định vận mạng đất nước thì chắc chắn quê hương chúng ta sẽ mau chóng được tự do, dân chủ để mọi người chúng ta được tham gia kiến thiết đất nước một cách thiết thực.
Nếu lợi ích của đất nước luôn đặt lên hàng đầu, với khả năng thiên phú và sự cần cù của người dân Việt, đất nước chúng ta chắc chắn sẽ mau chóng giầu mạnh để chúng ta không phải hổ thẹn với tiền nhân, đặc biệt với vị anh hùng dân tộc thời đại là Ngô Đình Diệm vì chúng ta đã “nối chí” Ông là bảo vệ và kiến thiến Tổ quốc.

2/11/2013



P/s: “Nếu bọn cộng sản Việt Nam thắng, thì quốc-gia Việt-Nam cũng sẽ bị tiêu-diệt và sẽ biến thành một tỉnh nhỏ của Trung-hoa Cộng-sản. Hơn nữa toàn-dân sẽ phải sống mãi mãi dưới ách độc tài của một bọn vong bản vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo.” Ngô Đình Diệm (Khánh Thành Đập Đồng Cam, Tuy-Hòa 17-9-1955)
Nguyễn Hội
danlambaovn.blogspot.com
______________________________
Chú thích:
[1]. nguồn: EZB-Studie: Vermögen in Griechenland größer als in Deutschland http://www.spiegel.de/wirtschaft/soziales/ezb-vermoegen-in-griechenland-groesser-als-in-deutschland-a-893412.html
[2]. Tiến sĩ Ronald Frankum: Một cách hiểu về Ngô Đình Diệm http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/10/081028_frankum_ngodinhdiem.shtml
[4]. Minh Võ: NGÔ ĐÌNH DIỆM: Lời Khen Tiếng Chê
[5]. Douglas C. Dacy: Foreign aid, war and economic development south Vietnam 1955-1975, Cambridge 1986
[6]. Lời tuyên bố của chí sĩ Ngô Đình Diệm ngày 16 tháng 6 năm 1949http://ngodinhdiem.net/ChinhTri/NDD/LoiTuyenBo.html
[7]. Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tấn: CHỦ NGHĨA NHÂN VỊ, Con Đường Mới, Con Đường của Tiến Bộ.
[8]. Dr. Philip Catton: Liên minh bất hòa: Ngô Đình Diệm và Mỹ
[9]. Edward Miller: Misalliance: Ngo Dinh Diem, the United States, and the fat of South Vietnam, tr. 137-138. Văn Cầm Hải: Ngô Đình Diệm và cuộc chiến kiến quốc.

Copy từ: Dân Làm Báo 


...........................

Tham nhũng màu hồng và bàn tay rửa sạch

Phạm Chí Dũng gửi RFA từ Việt Nam
2013-11-03
Một người nước ngoài xin kín tên kể lại rằng cứ đều đặn mỗi năm một lần, ông được mời dự những cuộc hội thảo sang trọng về chống tham nhũng hoặc bàn về giải pháp chống nạn hối lộ ở Việt Nam. Rồi cứ sau mỗi lần kết thúc hội thảo, ông lại lặng lẽ vào xe hơi, lấy khan mù xoa chà xát lòng bàn tay. Còn khi về nhà, ông vội rửa sạch bàn tay ấy bằng ít nhất hai lớp xà bông.
Đó là bàn tay được dùng để bắt tay những quan chức Việt Nam đến dự cuộc hội thảo, giống như ông.
Nhưng khác hẳn ông, không ai dám chắc bàn tay những quan chức người Việt ấy đã chưa từng vấy bẩn bởi đồng tiền hối lộ.
Khó có thể diễn tả về cảm giác của người nước ngoài đó. Nheo mắt và cả nhăn mũi, cứ như ông đang phải đứng quá gần với một cái xác chuột bị xe cán be bét máu nằm lộ thiên ngoài đường phố - cảnh tượng đã trở thành “món ăn” thường ngày ở ít nhất hai thành phố lớn Hà Nội và Sài Gòn.

Ăn như rồng cuốn…

Cuối tháng 10/2013. Mùa thu Hà Nội. Năm nay, một lần nữa cuộc hội thảo về chống tham nhũng được tổ chức. Nhưng lần này, cái tên của hội thảo được cách điệu khá nhiều so với những năm trước: “Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp, hướng tới thúc đẩy liêm chính trong kinh doanh tại Việt Nam”. Những cơ quan Việt Nam chịu trách nhiệm chính đạo diễn cuộc hội thảo này là Thanh tra chính phủ và Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Gần như quy luật, luôn có mặt ít nhất một “nhà tài trợ” nào đó của quốc tế. Lần này, đó là Đại sứ quán Anh quốc.
Cuộc hội thảo này lại diễn ra trùng với bầu không khí “thảo luận nghiêm túc” của Quốc hội Việt Nam về những “cơ hội và thách thức” mà nền kinh tế quốc gia và xã hội nước nhà đang phải đối mặt. Nhưng khác với không khí thỏa hiệp trong những kỳ họp quốc hội trước đây, vào lần này một số đại biểu quốc hội đã can đảm hơn khi ẩn dụ về một bức tranh theo trường phái dã thú: báo cáo kinh tế - xã hội của Chính phủ màu hồng, cách nhìn của quốc hội là màu xám, trong khi nhân dân chỉ nhận ra màu tối.
Thế còn bức tranh tham nhũng màu gì?
Như một thông lệ, thực trạng tham nhũng đã trở nên quá tồi tệ luôn không được phản ánh đủ sâu bởi các cơ quan chức năng Việt Nam - một quốc gia nằm gần sát đáy thế giới về tính minh bạch, mà lại do các doanh nghiệp - nạn nhân của nạn nhũng nhiễu, và từ giới chuyên gia quốc tế - những người được xem là sạch sẽ hơn rất nhiều lần giới quan chức tham nhũng bản địa.
“Tham nhũng ở Việt Nam đang nằm trong vòng luẩn quẩn” - như một ngụ ý của ông Soren Davidsen, chuyên gia Ngân hàng thế giới (WB), tại cuộc hội thảo.
Vòng luẩn quẩn đó, theo ông Davidsen, là hành vi công chức nhà nước gây khó dễ khiến doanh nghiệp và người dân phát sinh động cơ đưa hối lộ, sau đó khó khăn được giải quyết khiến công chức có động cơ để tiếp tục chu trình gây khó dễ.
Ông Davidsen cho biết 63% doanh nghiệp phải trả các khoản phí không chính thức nhằm tạo ra cơ chế ngầm để được giải quyết công việc nhanh chóng; 63% doanh nghiệp nói công chức cố tình kéo dài thời gian xử lý để gây khó dễ; 79% công chức đổ lỗi cho lương thấp là động cơ để tham nhũng…
Đặc biệt, 75% doanh nghiệp hối lộ dù không bị gợi ý.
Còn số liệu từ ông Trần Đức Lượng, Phó tổng thanh tra chính phủ Việt Nam, lại thấp hơn một chút: 70% số trường hợp đưa hối lộ là do doanh nghiệp chủ động thực hiện; chỉ có 30% số trường hợp doanh nghiệp đưa hối lộ là do công chức gợi ý, nhũng nhiễu.
Đến lúc này, một tờ báo Việt Nam đã phải mỉa mai: nếu các nghiên cứu trước đây và kể cả dư luận xã hội chủ yếu cho rằng doanh nghiệp là nạn nhân của tham nhũng, thì nay đã rõ hơn khi doanh nghiệp sẵn sàng thỏa hiệp với các tệ nạn, dùng tiền bạc hối lộ để tìm lợi thế trong kinh doanh, giành hợp đồng, hoặc đơn giản “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” để phòng ngừa phiền hà, nhũng nhiễu có thể sẽ xảy ra nơi cửa công.
Thậm chí, những người nước ngoài còn thấm nhuần cả câu tục ngữ Việt Nam “Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa”.

5 tội đồ đặc biệt tham nhũng

Một lần nữa trong không biết bao nhiêu lần từ quá nhiều năm qua, cuộc hội thảo trên đã “phát hiện” ra nạn tham nhũng vặt đang trở nên lan tràn ở Việt Nam khi có tới 80% số cán bộ nhân viên trong các doanh nghiệp cho rằng hiện tượng này là “rất phổ biến”.
Đã từ rất lâu, tham nhũng vặt được hiểu đơn giản là việc doanh nghiệp phải chi các khoản tiền hối lộ nhỏ để đối phó với sự nhũng nhiễu, vòi vĩnh của cán bộ công chức hoặc các đơn vị cung cấp dịch vụ công.
Cũng là số liệu được nêu ra từ ông Davidsen: nếu như năm 2005, 56% doanh nghiệp cho biết có hiện tượng kéo dài thời gian giải quyết công việc, thì năm 2012 tăng lên tới 67%; đối với chuyện giải thích không rõ để cố tình bắt lỗi doanh nghiệp, năm 2005 khoảng 45% thì năm 2012 tăng lên 66%; đối với chuyện bám vào các quy định không chặt chẽ để bắt bí doanh nghiệp thì năm 2005 khoảng 39%, năm 2012 tăng lên 54%; còn đưa thông tin hù dọa gây sức ép tăng từ 16% lên 23% vào năm 2012…
Một cuộc khảo sát ý kiến doanh nghiệp vào năm 2012 đã cho thấy đa số các ý kiến trả lời cho rằng, cán bộ công chức cố tình kéo dài thời gian giải quyết công việc, không giải thích rõ quy trình để bắt lỗi doanh nghiệp, cố tình đặt ra các quy trình sai quy định để gây nhũng nhiễu.
Có tới 81% doanh nghiệp cho rằng, tham nhũng vặt gây lãng phí thời gian, tăng chi phí và gây tâm lý bức xúc cho họ.
“Chứng tỏ doanh nghiệp vừa là nạn nhân vừa là tác nhân của tham nhũng”- Phó tổng thanh tra Trần Đức Lượng trần tình như một lời an ủi. Tình cảm vấn an này cũng rất phù hợp với tên gọi của cuộc hội thảo. Quan chức Việt Nam dường như đồng lòng đá quả bóng về phía các doanh nghiệp cùng xứ, trong khi giới chức điều hành bộ ngành tỏ ra “vô can”.
Thanh tra chính phủ cũng là một trong những cơ quan bị công luận và người dân chỉ trích nhiều nhất, bởi trong nhiều năm qua cơ quan này đã rất ít khi “phát hiện tham nhũng”.
Ngược lại, dẫn số liệu từ khảo sát tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức do Thanh tra Chính phủ và WB công bố vào năm ngoái, ông Davidsen kết luận: từ năm 2005 đến năm 2012, tình trạng tham nhũng của công chức không được cải thiện mà ngày càng tệ hại hơn.
Bà Trần Thị Lan Hương, chuyên gia của Ngân hàng Thế giới, còn nêu ra một kết luận chi tiết hơn: “Các ngành, lĩnh vực tham nhũng nhất theo góc nhìn của doanh nghiệp gồm: cảnh sát giao thông; quản lý đất đai; xây dựng; hải quan; y tế và thuế…”.
Kết luận trên được dựa theo khảo sát 2012, tuy được xem là một “phát hiện”, nhưng thật ra hoàn toàn không mới nếu đối chiếu với vô số điềm chỉ và nguyền rủa tham nhũng từ người dân và báo chí trong những năm qua.
Trong số nguyền rủa đó, tất nhiên có cả giới đầu tư nước ngoài - những người không dám lên tiếng, song không ít ý kiến cho rằng tham nhũng vặt chiếm đến ít nhất 40% lý do giới này không còn tha thiết gì với môi trường đầu tư ở Việt Nam.

Bàn tay nào?

Vẫn như thông lệ, các cuộc hội thảo về phòng chống tham nhũng không nêu ra một địa chỉ cụ thể nào. Trong khi đó, dư luận xã hội Việt Nam đang dậy lên 10 vụ đại án, trong đó có vụ khủng khiếp như Tập đoàn tàu thủy Vinalines.
Trước đó, Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin cũng đã trở thành tai họa cho dân nghèo Việt Nam với số nợ lên đến ít nhất 80.000 tỷ đồng, đủ xây dựng 214.000 phòng học hoặc 53.000 trạm xá xã…
Còn trước đó nữa, không ai có thể lãng quên những vụ tham nhũng chấn động liên quan trực tiếp đến viện trợ ODA như PMU 18, Đại lộ Đông - Tây. Những vụ việc này đều có số “lại quả” ít nhất 10% giá trị hợp đồng.
Gần đây, người ta mới công bố một phát hiện về tỷ lệ nâng khống đến mức trí não bình thường của con người khó mà tưởng tượng: từ việc mua lại thiết bị lặn với giá 100 triệu đồng, Tổng giám đốc Công ty Cho thuê tài chính II (thuộc Ngân hàng Agribank) Vũ Quốc Hảo đã cùng các tòng phạm “thổi” giá lên thành 130 tỉ đồng, tức gấp đến 1.300 lần, để chia chác nhau…
Cuối cùng và vẫn là câu hỏi vĩnh viễn: làm thế nào để hạn chế tham nhũng?
Một quan chức của VCCI - ông Nguyễn Quang Vinh - nêu ra ý kiến: Chỉ khi bàn tay doanh nghiệp - bàn tay Chính phủ cùng hòa nhịp thì phòng chống tham nhũng mới hy vọng chuyển biến.
Bàn tay nào?
Đến giờ này, quá nhiều câu chữ khôn lanh cùng thói vặt vãnh đã biến bức tranh tham nhũng thành màu hồng chuyên, mô tả cho cái bắt tay giữa các doanh nghiệp với cơ quan công quyền để cùng đẩy bộ máy điều hành Việt Nam xuống tiệm cận với đáy minh bạch của thế giới.
Hay phải ngộ về cái bắt tay của vị khách nước ngoài với các quan chức người Việt mà sau khi về nhà ông đã phải chà xát ít nhất hai lần bằng xà bông?

Phạm Chí Dũng, Việt Nam 03-11-2013

Copy từ: RFA

Công an không cho tín đồ Cao Đài mặc áo dài làm lễ tại nhà

RFA
2013-11-03
cao-dai
"Ngũ vị giáo chủ" của Đại đạo Tam kỳ Phổ độ
Courtesy photo caodai.net
Hôm nay tại Vĩnh Long, một nhóm tín đồ Cao Đài chân truyền làm lễ giỗ tại nhà bị công an ngăn cấm lễ và không cho mặc y phục tôn giáo
Một nhóm tín đồ Cao Đài chân truyền gồm 30 người hôm nay- chủ nhật ngày 3 tháng 11, tập trung làm lễ giỗ cho vị chức sắc lễ sanh Thái Kinh Sanh tại nhà của một đồng đạo ở phường 4, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
Phó chủ tịch phường cùng công an đến yêu cầu phải có trình báo và không được mặc trang phục của tín đồ Cao Đài khi làm lễ giỗ tại nhà.
Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng cho biết về điều này và phản ứng của những tín đồ Cao Đài:
Phó chủ tịch phường 4, thành phố Vĩnh Long là ông Thức nói rằng theo Nghị Định 92 khi đồng đạo tụ tập đông người phải xin phép. Chúng tôi trình bày rằng Hiến pháp cho tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình; thế nhưng Nghị định không căn cứ Hiến pháp để ra vấn đề đối với tôn giáo.Trong khi Hiến pháp nói một đường, nghị định lại nói một nẻo và bó buộc, khống chế chúng tôi. Vì vậy chúng tôi không đồng ý. Quyền tự do tín ngưỡng là quyền của người dân và quyền này bất khả xâm phạm."
Sau đó chính quyền phường 4 nói mặc áo dài trắng làm giỗ tại nhà là vi phạm sinh hoạt tôn giáo. Điều này cũng bị phản đối, các tín hữu đồng đạo không ký biên bản, phản đối kiểm soát chứng minh nhân dân.
Đồng đạo mời công an ra khỏi nhà. Công an đóng chốt ở đầu đường, chặn xe những người ra về, ghi tên và phạt vi cảnh những người bị cho là vi phạm luật giao thông.


Copy từ: RFA


.....................

Hai đặc phái viên RFI tại Mali đã bị ‘sát hại’ một cách tàn nhẫn


Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius kể lại diễn biến vụ bắt cóc sát hại hai đặc phái viên RFI với các nhà báo sau phiên họp khẩn cấp tại phủ tổng thống Pháp sáng ngày 3/11/2013.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius kể lại diễn biến vụ bắt cóc sát hại hai đặc phái viên RFI với các nhà báo sau phiên họp khẩn cấp tại phủ tổng thống Pháp sáng ngày 3/11/2013.
REUTERS/Gonzalo Fuentes

Trọng Nghĩa
Trong lúc nỗi xúc động trước cái chết của hai đặc phái viên RFI tại Mali vẫn tiếp tục trào dâng, các thông tin về bối cảnh xẩy ra tấn thảm kịch vẫn hiếm hoi. Tuy nhiên, căn cứ vào những gì được tiết lộ, đặc biệt trong buổi họp sáng nay, 03/11/2013, dưới sự chủ trì của chính Tổng thống Pháp, có một điều gần như chắc chắn : Ghislaine Dupont và Claude Vernon đã bị kẻ bắt cóc hành quyết thô bạo.

 Sau khi cuộc họp khẩn cấp tại Phủ Tổng thống Pháp kết thúc, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius đã kể lại diễn biến vụ bắt cóc hai phái viên RFI căn cứ theo những thông tin mà ông nhận được:
« Vào đúng 13g10, hai nhà báo bị một toán đột kích nhỏ bắt cóc và đưa ra khỏi thành phố Kidal. Một ít lâu sau, xác của hai người đã được tìm thấy các Kidal đúng 12 cây số. Họ đã bị sát hại. Một cách lạnh lùng. Một người bị hai viên đạn, người kia bị ba viên. Thi thể của họ nằm cách chiếc xe chở họ vài mét, được khóa chặt.Trên xe hoàn toàn không có vết đạn nào».
Bà Marie Christine Saragosse, Chủ tịch tập đoàn truyền thông France Médias Monde (FMM) trong đó có RFI và đài truyền hình France 24, cũng có mặt trong cuộc họp sáng nay, đã cho biết cụ thể hơn : Hai đặc phái viên RFI đã bị những kẻ bắt cóc hành quyết, không hơn không kém. Xác của Ghislaine Dupont và Claude Vernon nằm dưới đất, trong bụi rậm, cách chiếc xe mà kẻ bắt cóc chở họ 80 mét, không hề có dấu tích xung đột. Claude Verlon bị bắn hai viên đạn vào đầu, Ghislaine Dupont thì bị 3 viên vào ngực.
Quân sát nhân có vẻ hết sức thông thạo đường đi nước bước, vì đã tránh được toàn bộ các chốt kiểm soát để ra khỏi thành phố Kidal mà không bị phát hiện, trên đường đi cũng không chạm trán với ai, phi cơ Rafale của Pháp bay trên khu vực cũng không thấy gì…
Những kẻ sát nhân là ai ? Theo bà Saragosse, « Đó là các thành phần khủng bố, những kẻ không muốn bầu cử, không muốn dân chủ ». Đối với Ngoại trưởng Pháp, vụ sát hại hai phái viên của RFI tại Mali là « Một tội ác chống lại các nhà báo, một tội kép. Đó là tội giết người, một cách lạnh lùng, trong những điều kiện cực kỳ tàn ác. Đó cũng là một tội ác chống lại quyền tự do thông tin và được thông tin».

Copy từ: RFI


..................

Chỉ có ở VN: Viện KHHS cấp giấy xác nhận, Quốc hội mời nhà ngoại cảm lập pháp


Trong Chương trình giao lưu trực tuyến “Sự thật của nhà ngoại cảm” đã có mặt tại tòa soạn báo Năng lượng Mới - PetroTimes.
Ông Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng (UIA) nói:
UIA, Viện Khoa học Hình sự và Trung tâm Bảo trợ văn hóa kỹ thuật truyền thống chưa bao giờ cấp giấy chứng nhận cho bất kỳ nhà ngoại cảm nào
Thế cái giấy như ảnh dưới, liệu ông Nguyễn Quốc Thắng có dám làm giả giấy tờ của Bộ Công an?
Viện Khoa học Hình sự - Bộ Công An xác nhận khả năng đặc biệt của Nhà ngoại cảm Nguyễn Quốc Thắng
Nhà ngoại cảm Nguyễn Quốc Thắng và Thiếu tướng Ngô Tiến Quý, Viện trưởng Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an
Nhà ngoại cảm Nguyễn Quốc Thắng và Thiếu tướng Ngô Tiến Quý, Viện trưởng Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an

Thiếu tướng, TS. Nguyễn Chu Phác - Chủ nhiệm bộ môn cận tâm lý, Viện Nghiên cứu tiềm năng con người nói:
"Trước đây, Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người chỉ cấp duy nhất hai giấy chứng nhận cho hai người có “khả năng ngoại cảm”, sau đó đã đình lại. Hiện Viện Nghiên cứu tiềm năng con người chỉ Nghiên cứu những người có khả năng đặc biệt nhưng không cấp giấy chứng nhận." (Giaothongvantai)

Còn Bà Ngô Thị Thúy Hằng - Giám đốc Trung tâm Quản lý dữ liệu về liệt sỹ và người có công cho rằng:
“Theo tôi được biết, mới đây đã có thêm 38 nhà ngoại cảm được một trung tâm nghiên cứu về tiềm năng con người cấp giấy chứng nhận là có khả năng ngoại cảm." (Vietnamnet)
Có lẽ đây là số người mà bà Nguyễn Thị Kim Ngân ân hận vì đã khen thưởng


Không kém phần trớ trêu, Thường vụ Quốc hội mời Nhà ngoại cảm tham gia lập pháp: 

quoc-hoi
Nguồn ảnh: Ngoaicamvietnam

Copy từ: TranHung09’ blog


..................

Văn minh Sicagô


Phạm Thị Hoài
Từ khoảng 1955-1956 trở đi, dưới những bút danh Trần Lực, Chiến Sĩ, D.X., T.L. và C.B.,  Chủ tịch Hồ Chí Minh viết nhiều bài trên báo Nhân dân về nước Mỹ [1], đặt nền tảng cho tư duy và cảm nhận của nhiều thế hệ người Việt về cái thế giới kinh hoàng rùng rợn của chủ nghĩa tư bản ở những xứ sở phương Tây bất hạnh trên địa cầu. “Mỹ mà xấu” trở thành một cách nói phổ biến ở miền Bắc Việt Nam trong chiến tranh và được coi là một phát ngôn châm biếm thành công, một cách chơi chữ độc đáo của ông Hồ. Chúng ta hãy đọc lại một số bài báo đó.
Bài kí tên C.B. sau đây đăng trên Nhân dân số 838, ngày 20-6-1956.
Sicagô và Sài Gòn
Sicagô là một thành phố to hạng nhì ở Mỹ, có độ ba triệu dân và rất nhiều công nghiệp và thương nghiệp. Nó cũng là sào huyệt của những “vua” cướp của, giết người, buôn lậu và các thứ tội ác.
Hiện nay, Mỹ đang đưa “văn minh” Sicagô đến miền Nam Việt Nam ta.
Tối hôm 9-6, hai nhân viên của “phái đoàn viện trợ” Mỹ đã bắn nhau chết ở tiệm rượu “Đồng tiền vàng”. Có lẽ đó mới là bước đầu.
Hôm 12-6, một bọn cướp với súng ống đầy đủ, đã cướp chuyến xe hơi ở Xuân Lộc, cách Sài Gòn 80 cây số.
Các báo miền Nam cho biết: từ 21-5 đến 7-6, ở Sài Gòn và các thành phố xung quanh có 48 vụ trộm cướp và 47 vụ tống tiền. Ở Sài Gòn – Chợ Lớn, ngày nào cũng xảy ra những vụ ăn cắp xe đạp và xe hơi. Có những tên đã đánh cắp hơn 20 chiếc xe hơi.
Tệ hại nhất là “văn minh” Sicagô đã lan rộng đến lớp thanh niên học sinh. Thí dụ: 1 nam học sinh 17 tuổi, ở Tân Sơn Nhất, đã phạm tội giết người, cướp của.
Một nữ học sinh trường luật, 23 tuổi, đã phạm tội tống tiền gần nửa triệu đồng…
Đế quốc Mỹ xúi giục Ngô Đình Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ, âm mưu trường kỳ chia cắt đất nước ta. Đó đã là một tội ác tày trời, không thể tha thứ. Chúng lại còn âm mưu phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc ta, đầu độc thanh niên ta – Hai tội chồng chất, càng không thể tha thứ[2]
*
Bài kí tên Trần Lực sau đây đăng trên Nhân dân số 2051, ngày 28-10-1959.
Mỹ mà phong không thuần, tục không mỹ
Do kết quả của giáo dục và ảnh hưởng của xã hội, số phạm tội trong đám thiếu niên và thanh niên (từ 10 đến 20 tuổi) ngày càng tăng. Trên báo chí Mỹ thường có những tin tức rùng rợn như sau:
Thằng bé E. Pakét, 16 tuổi, đã giết chết cha và một em gái của con bé S. Phrốtxlen, 15 tuổi, là “người yêu” của nó. Mẹ và hai em gái của Phrốtxlen cũng suýt bị Pakét giết chết (14-10-1959).
Tuần báo Tin tức Mỹ và báo cáo thế giới ( 14-9-1959) viết: Bọn phạm tội trẻ tuổi ngày càng táo bạo. Ở các thành phố to, đi ra đường là có nguy hiểm. Sự khủng bố ở ngoài đường đã trở nên một vấn đề ngày càng nghiêm trọng
Báo Ngôi sao, xuất bản ở thủ đô Mỹ đã đăng những lời khuyên răn của sở cảnh sát đối với phụ nữ, trong đó có mấy điều như sau:
- Khi các bà, các cô ra đường, nên có người đưa đi.
- Nên chọn những đường phố đông người và nhiều đèn sáng.
- Trước khi đi vào ngõ, phố ít đèn, nên để ý có ai theo đuổi mình chăng.
- Nếu có chút đáng ngờ, thì nên vào ngay một nhà gần nhất ở đó để gọi cảnh sát.
- Nên nắm thật chặt cán túi tay của mình.
- Không nên mang trên mình vòng xuyến quý và nhiều tiền bạc.
- Nếu đi xe hơi của mình, thì chỉ nên dừng xe ở những phố đông người. Nên luôn luôn đóng kín cửa sổ xe.
- Không nên tắt máy, để khi cần thì cho xe chạy được ngay.
Và nhiều điều dặn dò khác, để tránh nguy hiểm do bọn du côn trẻ tuổi gây ra.
Đó là một “nếp sống văn minh” mà đế quốc Mỹ muốn đưa ra làm gương cho thiên hạ noi theo! Ngu ngốc thay đế quốc Mỹ vậy! [3]
*
Bài kí tên T.L. sau đây đăng trên Nhân dân số 2003, ngày 30-3-1960.
Chế độ nào, thanh niên ấy
Ngày 17 tháng 1 năm 1960, chiếc thuyền nhỏ chở 4 thủy thủ trẻ tuổi Liên Xô (Digansin, Palốpxki, Criútcốpxki, Phêđôtốp), bón người thuộc ba dân tộc, đều mới vào bộ đội bị bão to cuốn ra khơi Thái Bình Dương. Máy vô tuyến điện hỏng, đứt liên lạc với trên bờ. Trên thuyền chỉ còn lương đủ cho hai ngày và hai mươi kilô khoai. Bốn người lênh đênh xiêu bạt suốt bốn mươi chín ngày đêm. Lương thực hết, họ phải nấu giày ủng để ăn. Ăn hết giày ủng, họ phải nấu cả chiếc đàn gió bằng da. Nước hết, họ phải hứng nước mưa và mỗi người mỗi ngày chỉ được uống nửa cốc. (Để mừng ngày sinh của Criútcốpxki, các bạn tặng anh một cốc nước đầy, nhưng anh không nỡ uống.)
Đói, khát, rét, mệt, nguy hiểm đến cực độ, nhưng bốn thanh niên anh hùng ấy vẫn giữ vững tinh thần, không chút nản chí. Lênh đênh trên mặt biển, không có việc gì làm, họ thay phiên nhau ngâm thơ, đọc sách, kéo đàn (khi chiếc đàn hãy còn) để khuyến khích lẫn nhau.
Cuối ngày thứ bốn mươi chín thì một chiếc tàu binh Mỹ vớt họ lên.
Đó là tiêu biểu của tinh thần đoàn kết và chí khí bất khuất của thế hệ thanh niên dưới chế độ xã hội chủ nghĩa.
Ai cũng biết rằng ở Mỹ, số thiếu niên và thanh niên phạm tội ngày càng nhiều. Nhất là ở những thành phố lớn, ngày nào cũng xảy ra những vụ thiếu niên và thanh niên phạm tội trộm cắp, hãm hiếp, cướp của, giết người. Ví dụ, cách đây không lâu, tên E. Pakê, mười sáu tuổi, đã bắn chết cha và em gái của cô A. Khi bị bắt, nó khai rằng nó đã chuẩn bị kế hoạch từ lâu định giết cả mẹ và hai em gái của cô A. Nhưng “không may” ba người đã chạy thoát [4].
Vừa rồi, chỉ trong mấy ngày (từ 2-2 đến 2-3), tên D. Hoaini, mười bảy tuổi, quê ở Caliphoónia, đã giết chết năm người đàn ông và một người đàn bà. Khi bị bắt, nó thản nhiên nói: “tôi định giết mười hai người. Tiếc rằng tôi chưa làm được như ý muốn.”
Đó là đầu óc hư hỏng và cử chỉ điên cuồng của thế hệ thanh niên dưới chế độ tư bản chủ nghĩa.
Hai chế độ xã hội khác nhau đã giáo dục nên hai thế hệ thanh niên khác nhau? [5]
*


Tôi cũng thuộc những thế hệ lớn lên bằng gạo mốc và lòng tự hào rằng chúng ta còn thiếu thốn, nhưng có thừa những phẩm chất tốt đẹp để vẫy gọi phía bên kia. Rằng ngoài chính nghĩa, lí tưởng, lòng nhân ái và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chúng ta còn lành mạnh. Chúng ta đầy giun sán trong người nhưng không mắc bệnh giang mai. Không cao bồi, đĩ điếm, xì-ke ma túy. Không bệnh hoạn, đồi trụy, dâm ô. Không thần kinh, không tự tử. “Mỹ mà xấu” bao nhiêu, chúng ta tốt đẹp bấy nhiêu.
Có thể cái ưu thế đạo đức ấy từng có thật ở một mức độ nhất định và đóng một vai trò chưa thể đánh giá hết trong hoàn cảnh đặc biệt của chiến tranh. Song từ ấy đến nay chẳng có gì – từ truyền thống và thuần phong mĩ tục đến tín ngưỡng và quốc giáo Mác-Lê-Hồ – chứng tỏ và bảo đảm rằng người Việt thượng đẳng hơn những dân tộc khác về đạo đức. Chẳng có gì để chúng ta phải sững sờ không tin nổi, vì sao một điều khủng khiếp này, một tội ác tày trời nọ lại có thể xảy ra trong “xã hội ta”.
Ngược lại. Sẽ có ích hơn, nếu xuất phát từ tiền đề rằng không có vực thẳm đạo đức nào của nhân loại là quá sâu với người Việt. Tôi từng đinh ninh rằng xâm hại tình dục trẻ em chỉ có thể là sản phẩm của phương Tây. Bây giờ hiếp dâm trẻ em ở Việt Nam đã thành tin nhàm. Một bé gái 8 tuổi. Một bé gái 7 tuổi. Một bé gái 6 tuổi. Một bé gái 5 tuổi. Một bé gái 4 tuổi. Một bé gái 3 tuổi… Không ngưỡng nào là cuối cùng. Chúng ta không là một ngoại lệ nào hết. Cũng đầy đủ khả năng hư hỏng, điên rồ, méo mó, bệnh hoạn, hủy diệt kẻ khác và tự hủy diệt như con người ở bất kì đâu. Xã hội Việt Nam ngày nay cũng tràn ngập những điều rùng rợn kinh hoàng mà Hồ Chí Minh quy về cho xã hội Mỹ, cộng thêm bản sắc dã man mông muội rất riêng của văn hóa Việt Nam.
Muộn nửa thế kỉ, cuối cùng Hà Nội cũng đến kịp với nền “văn minh Sicagô”. Và đang nôn nóng vượt qua, như thường thấy ở kẻ đến muộn. Trước sau Mỹ vẫn dẫn đầu về tỉ lệ tội phạm trong các nước phát triển. Nhưng nếu đi tìm một cái xác trên dòng Chicago River, người ta sẽ không thể trong vỏn vẹn mười ngày ngẫu nhiên gặp luôn sáu thi thể khác, như trên sông Hồng.
© 2013 pro&contra


[1] Những bài này sau được tập hợp thành sách trong Nói chuyện Mỹ…, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1972, 352 trang. Ngoài ra còn một cuốn sách khác, nhan đề Mỹ mà xấu, ghi tên tác giả là Vladimia Pôzônê, Nxb Văn học, Hà Nội, 1964, tái bản năm 1989. Vladimia Pôzônê – hay Vla-đi-mia Pô-dơ-ne – có phải là một trong vô vàn bút danh khác của Hồ Chí Minh không, là một nghi vấn hợp lí.
[2] In lại trong Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, 2000
[3] Sđd, tập 9
[4] Tác giả lặp lại sự việc đã được kể trong bài viết kí tên Trần Lực 5 tháng trước, ngày 28-10-1959, nhưng tên các nhân vật liên quan có chút thay đổi.
[5] Sđd, tập 10

Copy từ: Phạm Thị Hoài’ blog


............................