CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Châu Á : Trung tâm xuất khẩu vũ khí trong tương lai ?

Trang bị vũ khí hiện đại là một chiến lược quân sự của các nước Đông Nam Á hiện nay.
Trang bị vũ khí hiện đại là một chiến lược quân sự của các nước Đông Nam Á hiện nay.
REUTERS/Cheryl Ravelo

Mai Vân
Thương mại vũ khí gia tăng mạnh trên thế giới, theo số liệu vừa công bố của IHS, cơ quan có uy tín trên vấn đế này. Chủ đề được báo Les Echos theo dõi dưới hàng tựa : Thương mại vũ khí gần đến ngưỡng 100 tỷ đô la. Điều được tờ báo Pháp chú ý là với đà hiện nay, trong tương lai, châu Á sẽ chuyển dịch từ một khu vực đi mua thành một trung tâm xuất khẩu vũ khí.

Bài báo của Les Echos nhận định rất hóm hỉnh : "Ai bảo là có khủng hoảng ? Nếu xét thị trường vũ khí và các dịch vụ đi kèm theo, thì có lẽ không hề thấy khủng hoảng vì số thương vụ đã bùng nổ từ năm 2008".
Nhìn chung công việc buôn bán đã gia tăng 30% để đạt 73,5 tỷ đô la năm 2012 ; trước đó 4 năm thì chỉ doanh số chỉ ở mức 56,5 tỷ. Theo các nhà phân tích của IHS, các trao đổi sẽ tăng gấp đôi từ đây đến 2020, và ngay từ năm 2018, sẽ vượt qua ngưỡng 100 tỷ đô la.
Les Echos cho là số liệu trên có phần gây ngạc nhiên. Lý do là với luật cắt giảm chi tiêu quốc phòng được gọi là ‘Sequestration Act’ tại Mỹ, có khả năng bộ Quốc phòng Mỹ bị mất 500 tỷ đô la ngân sách, và với việc châu Âu cũng cắt giảm chi tiêu quốc phòng, thì suy nghĩ chung là chi tiêu của các nước đang vươn lên sẽ chỉ bù đắp được phần nào, nhưng không nhiều, cho phần giảm của phương Tây.
Nói cách khác ngành công nghiệp quân sự thế giới sẽ bị đình đốn và nếu có tăng thì cũng chi là một cách yếu ớt. Nhưng số liệu của IHS cho thấy ngược lại, và các chuyên gia của họ dự kiến là thế giới vẫn tiếp tục trang bị vũ khí, ngân sách tiếp tục tăng : 9,3% từ đây đến 2021, lên mức 1,65 ngàn tỷ đô la. Les Echos trích dẫn IHS cho là có 2 yếu tố đáng chú ý : Chi phí quân sự đang xoay về phía Đông và cạnh tranh gia tăng.
Và nếu tình hình diễn ra đúng theo dự đoán, thì châu Âu và Hoa Kỳ sẽ càng lúc càng yếu thế vì dần dần với việc nhập trang thiết bị quân sự, các nước đang vươn lên cũng tăng sức mạnh, khả năng công nghiệp của họ qua việc chuyển giao công nghệ học. Ví dụ rõ nhất là trường hợp Ấn Độ, khi thương lượng mua chiến đấu cơ Rafale của Dassault (Pháp), thì cũng đòi khả năng chế tạo một phần lớn máy bay tại nước họ.
Như thế, các nước nhập khẩu hôm nay sẽ dần dần có trọng lượng hơn, chiếm vị trí quan trọng hơn trong danh sách các quốc gia xuất khẩu, Châu Âu và ngay cả Hoa Kỳ sẽ không giữ đươc chỗ đứng hiện tại. Xu hướng này hiện đã lộ rõ, như trường hợp Hàn Quốc, đã nằm trong danh sách 20 nước xuất khẩu hàng đầu. Trung Quốc cũng đang rất ‘hung hăng’.
Trong bối cảnh đó, các nưóc phương Tây bắt buộc phải xuất khẩu nhiều hơn nếu không muốn công nghiêp họ bị nhận chìm. Có điều là các nước này bị vướng vào việc phải chuyển giao công nghệ cho khách hàng của mình. Chuyên gia của IHS, Guy Anderon dự báo : « Cứ cho châu Á và Trung Đông một thập niên nữa, thì họ sẽ bán ra trang thiết bị tầm cỡ thế giới ».
Chuyển quyền êm thắm tại vùng Vịnh
Tựa đề trang đầu báo Pháp hôm nay khá tản mạn. Tuy tập trung trên thời sự Pháp, nhưng lại đi từ kinh tế - với thâm thủng ngân sách như trên báo Les Echos – qua ngân sách – mà Tổng thống Pháp quyết định rót thêm 1 tỷ euro cho công việc làm, tựa Le Monde – cho đến văn hóa : La Croix giới thiệu « Mùa hè tươi đẹp của các Liên hoan ».
Về thời sự quốc tế, nhân vật được báo giới Pháp chú ý nhất hôm nay là tân lãnh đạo trẻ xưa Qatar, Tamim Ben Hamad Al – Thani, 33 tuổi, mà Le Monde đăng ảnh ngay trang nhất dưới dòng tựa : « Chuyển tiếp êm thấm ở thượng tầng Nhà nước Qatar ».
Le Monde tóm lược nhận định chung với nhận xét : Trong một cử chỉ chưa từng thấy, quốc vương Al - Thani đã nhường quyền lại cho con trai, nổi tiếng là một người thích canh tân. Điều mà Le Monde cũng như các đồng nghiệp ghi nhận và khen ngợi là quyết định của quôc vương, tự nguyện rời bỏ quyền hành, điều chưa từng thấy ở các vương quốc Ả Rập.
Ông cho là đã « đến lúc phải sang trang và trao quyền cho thế hệ mới ». Đối với Le Monde, các lãnh đạo già nua còn bám ngôi ở Vùng Vịnh nên noi theo việc chuyển quyền êm thắm này, vì nó cho thấy là họ đã lạc hậu.
Pháp trải ‘thảm đỏ’ cho doanh nhân Trung Quốc
Dưới tựa đề « Hollande mở rộng cánh tay cho các nhà đầu tư Trung Quốc », báo Les Echos trở lại cuộc đón tiếp các doanh nhân Trung Quốc ở Điện Elysée vào hôm qua. Tờ báo ghi nhận đây là một « hình ảnh rất hiếm, có thể tóm lược trong một từ ngữ : ‘trải thảm đỏ’ ».
Ông Hollande đã đón các doanh nhân Trung Quốc một cách linh đình. Cánh tay rộng mở của ông đã nhấn mạnh thông điệp là các nhà đầu tư Trung Quốc rất được hoan nghênh, tuy ông cũng rất hiểu là dư luận thường khi nhìn Trung Quốc như một mối đe dọa hơn là một cơ may.
Les Echos nhìn thấy là để thuyết phục khách của minh, ông Hollande đã đóng vai một đại diện thương mại, quảng cáo cho chất lượng của sản phẩm Pháp. Tờ báo đánh giá có vẻ không vui là ‘người ở điện Elysée’ cho là không thể vực dậy được kinh tế nếu không có Trung Quốc, đã ra sức kêu gọi đối tác của ông là « hãy tin tưởng »…, "Pháp đã cải tổ từ hơn một năm qua để tăng sức cạnh tranh ». Ông cũng đưa ra một yếu tố khác để thuyết phục : Pháp là cánh cửa vào châu Âu.
Les Echos giải thích mục tiêu của ông Hollande là muốn cân bằng đầu tư hai bên : chỉ có khoảng 250 cơ sở Trung Quốc hoạt động tại Pháp, trong lúc có đến 2.200 công ty Pháp ở Trung Quốc. Les Echos tỏ vẻ hoài nghi về hiệu quả, cho là chính một bộ trưởng đã nói « sự tin tưởng bị phá hủy nhanh hơn là khi xây dựng lại ».
Tử tù : Nguồn cung cấp chính cho cấy ghép bộ phận cơ thể ở Trung Quốc
Nhìn về Trung Quốc, Le Monde hôm nay trở lại hồ sơ thường gây tai tiếng : ghép bộ phận cơ thể. Phần chủ yếu các bộ phận ghép (hơn 65%) được lấy từ nhũng người bị hành quyết. Trong bài phóng sự dài cả hai trang, Le Monde có phần phê phán, nhưng cũng nêu bật một số vấn đề nan giải trong hồ sơ này.
Tờ báo ghi nhận trước tiên là những người tù trong hành lang tử thần thường khi bị hành quyết trước sự hiện diện của bác sĩ giải phẩu, đến tận nơi để lấy bộ phận cơ thể của họ, và dĩ nhiên không ai hỏi họ là có đồng ý hay không. Nhưng Le Monde cũng giải thích là việc làm này cho đến nay đáp ứng nhu cầu vì thiếu người tình nguyện hiến nội tạng.
Từ năm 2007, chính quyền Trung Quốc đã cấm việc bán buôn bộ phận cơ thể, nhưng cũng thường diễn ra những vụ bán chui, đút lót để được ghép bộ phận bị bệnh như thận, gan, tim... Theo bài phóng sự, trích dẫn báo chí tại chỗ, hàng năm có đên 300.000 người trên danh sách xin ghép bộ phận cơ thể, nhưng chỉ có 10.000 vụ được thực hiện và 65% bộ phận cơ thể ghép là lấy từ tử tù.
Tuy nhiên tác giả bài báo cho là tình hình thay đổi tùy nơi, như tại Thượng Hải, một vị trưởng khoa bệnh viện Thượng Hải - xin giấu tên, cho biết là trên 200 ca ghép trong năm 2011, thì đến 80% là của những người bị hành quyết. 20% là của những người hiến tặng qua hệ thống mà chính phủ và Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc cố gắng hoàn tất : Lập danh sách điện tử những người cho, kế đến xếp thứ tự bệnh nhân theo tình trạng bệnh. Các bênh viện phải chấp hành, nếu không sẽ bị phạt nặng.
Tác giả bài phóng sự nhìn thấy là qua quyết định trên, Trung Quốc tìm cách thoát ra khỏi nghich lý là phải nhờ đến tử tội để cứu mạng người. Từ khi có lệnh cấm buôn bán bộ phận cơ thể năm 2007, thì các vụ hành quyết đã giảm đi 1/3. Tuy nhiên, theo bài phóng sự, các bệnh viện hoài nghi về hiệu quả của hệ thống nói trên. Riêng bệnh viện Thượng Hải, đã thiếu bộ phận cơ thể để ghép hơn trước nhiều. Nhũng vụ hành quyết mà các bác sĩ được gọi đến đang giảm sụt, vì như một bác sĩ giải thích, chính phủ đang « cố chỉnh đốn hệ thống ».
Hồ sơ Snowden : Âm hưởng chiến tranh lạnh ?
Hành tung cựu nhân viên tình báo Mỳ Snowden vẫn lôi cuốn báo Pháp hôm nay. Le Figaro ghi nhận quan hệ Mỹ - Nga lại căng thẳng lên do hồ sơ tình báo này cho nên đã chạy tựa : « Vụ Snowden mang hơi hướm chiến tranh lạnh », nhắc lại rằng Mỹ nghi ngờ Nga giúp đỡ ‘kẻ phản quốc’ và đòi phải cho dẫn độ, khiến ông Putin đáp trả, cho đấy là ‘chuyện hoang đường’.
Quả là có không khí chiến tranh lạnh : Libération dành cả trang cho sự vụ, nhìn thấy là « Washington rất nóng nẩy », tựa trang thế giới, ghi nhận rằng cả Nga lẫn Trung Quốc đều không cho dẫn độ Snowden đang chạy trốn với cả ngàn tài liệu mật.
Tờ báo trích lại một cách dí dỏm phản ứng của Mátxcơva và Bắc Kinh : ông Putin không nguôi giận, cho rằng lời cáo buộc và yêu cầu cho dẫn độ của Washington là chuyện tầm phào, hoang đường. Bắc Kinh cũng bực tức không kém cho là chuyện ‘không cơ sở’, ‘không thể chấp nhận’, trong lúc mà ngoại trưởng Mỹ John Kerry, tại Ấn Độ đã nài nỉ các bên ‘bình tĩnh lại’ sau khi chính ông đã thổi thêm lửa.
Như thế, chỉ vì một nhà tin học vừa 30 tuổi đầu mà cả thế giới xáo trộn. Nhân vật này tìm nơi ẩn náu từ chế độ độc tài này đến chế độ độc tài khác trong lúc mà các nơi này chế diễu ‘ngành gián điệp’ Mỹ.
Không chỉ Trung Quốc, dĩ nhiên là các cơ quan phản gián Nga cũng đã hỏi chuyện người khách của họ trước khi để anh ta đi. Libération trích dẫn giới tình báo kỳ cựu của Mỹ, cho rằng lời khước từ của Nga và Trung Quốc, không cho Mỹ cho dẫn độ Snowden là logic và cũng được ‘dự kiến’ trước. Nếu Washington lâm vào tình thế đó, cũng sẽ có hành động tương tự.
Người mà giới này có vẻ trách cứ lại là chính quyền Mỹ, đã không biết giải quyết vấn đề một cách khéo léo, kín đáo hơn, thay vì chỉ trích Nga và Trung Quốc. Ngay ông Obama đã bị chê là một người ‘nghiệp dư’ trong hồ sơ này.


Copy từ: RFI

Lỗ nặng vì vàng lao dốc

Những người giữ vàng hiện đang “điếng người” khi giá liên tục giảm theo chiều thẳng đứng. “Căn hầm trú ẩn” vàng đã không còn an toàn nữa khi khoản lỗ của người nắm giữ nó ngày càng tăng.

Giá vàng rơi thẳng đứng
 Ngày 26.6, giá vàng miếng SJC giảm thêm 1,17 triệu đồng/lượng so với ngày 25.6, giá mua - bán vàng miếng còn 37,15 - 37,5 triệu đồng/lượng. Giá mua - bán vàng miếng tại các ngân hàng như DongABank còn 37,1 - 37,4 triệu đồng/lượng; Sacombank: 37 - 37,4 triệu đồng/lượng; Eximbank: 37,15 - 37,4 triệu đồng/lượng... Trong vòng 26 ngày trở lại đây, giá vàng miếng SJC mất mốc 41 triệu đồng/lượng, 40 triệu đồng/lượng, 39 triệu đồng/lượng và nay là 38 triệu đồng/lượng. Mức giá 37 triệu đồng/lượng cũng đang lăm le bị phá khi lực bán vàng trên thị trường mạnh hơn lực mua.
Đại diện Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC cho biết, mức giá vàng 37,6 triệu đồng/lượng quay lại thị trường kể từ tháng 6.2011 trở lại đây. Dù giá thấp nhưng người đi mua vàng không tăng, đây là điểm khác biệt so với mấy ngày trước. Sáng 26.6, nhiều người còn đổ ra bán vàng. Với cú rơi thẳng đứng này, những ai mua vàng trong vòng 2 năm trở lại đây đã nắm chắc phần lỗ. Chỉ so với đầu tháng 6, giá vàng miếng SJC đã giảm 3,5 triệu đồng/lượng.
Lỗ năng vì vàng lao dốc
Nhiều dự báo giá vàng sẽ còn giảm trong thời gian tới - Ảnh: D.Đ.Minh
Dù giảm khá mạnh nhưng giá vàng miếng SJC vẫn cao hơn giá vàng thế giới khoảng 6 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới ngày 26.6 đã giảm 55 USD/ounce (tương đương 1,4 triệu đồng/lượng), còn 1.230 USD/ounce. Giá vàng thế giới đã giảm hơn 11% trong vòng 1 tháng trở lại đây. Lực bán vàng của các nhà đầu tư thế giới đang khá mạnh khiến vàng giảm nhanh.
Quỹ đầu tư vàng lớn thế giới SPDR vừa bán 16,23 tấn vàng vào khuya 25.6, lượng vàng nắm giữ còn 969,5 tấn. Đây là phiên bán thứ 7 liên tiếp và lượng vàng nắm giữ của SPDR thấp nhất kể từ hơn 4 năm trở lại đây. Kể từ đầu năm đến nay, Quỹ SPDR đã bán tháo 381 tấn vàng. Giá vàng đang chịu nhiều sức ép giảm giá khi đồng USD tăng giá phiên thứ 5 liên tiếp trước các thông tin nền kinh tế Mỹ khả quan hơn. Một số tổ chức vàng thế giới đã dự báo giá vàng thế giới giảm, có đơn vị đưa dự báo còn gần 1.000 USD/ounce.
 

Ngày 26.6, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố sẽ bán 40.000 lượng vàng trong phiên đấu thầu sáng 27.6, tăng khối lượng đấu thầu so với các phiên trước 14.000 lượng vàng. Mức giá tham chiếu tính giá trị đặt cọc là 37,7 triệu đồng/lượng.


Ôm vàng như ôm nợ
Sự lao dốc của giá vàng đang khiến những người ôm vàng khốn khổ. Tháng 1.2013, khi giá vàng giảm mạnh từ mức 46,2 triệu đồng/lượng xuống 44,6 triệu đồng/lượng, chị Lan (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) tranh thủ giờ nghỉ trưa ra mua 5 lượng vàng ở mức giá 45 triệu đồng/lượng. Đến phiên hôm qua, giá vàng rớt thêm 800.000 đồng/lượng, lòng như lửa đốt, chị Lan than thở: “Chỉ tính 5 lượng vàng mua từ đầu năm đến nay đã lỗ khoảng 7 triệu đồng/lượng, tổng cộng số lỗ 35 triệu đồng. Bực mình là sau khi mua, giá vàng có tăng lên lại mức 46 triệu đồng/lượng nhưng mình nhất quyết không bán ra vì cứ kỳ vọng sẽ lên lại mức cao nhất 48 - 49 triệu đồng/lượng như trước đó. Ai ngờ, mấy hôm nay, giá vàng cứ giảm, mức giảm ngày càng tăng. Giờ bán thì lỗ mà không bán thì sợ. Đúng là tiến thoái lưỡng nan”.
Chị Mai (làm việc ở một đơn vị nhà nước trên địa bàn Q.1, TP.HCM) cũng đang như ngồi trên đống lửa khi "số vốn bằng vàng" của chị đang hao hụt theo cấp số nhân. Chị kể, hồi tháng 8.2012, thấy giá vàng cứ tăng mãi nên cũng ra mua 15 lượng vàng với giá khoảng 42 triệu đồng/lượng. Khi giá tăng lên hơn 48 triệu đồng/lượng, lời gần 100 triệu đồng ai cũng bảo nên bán thì chị lại tham. "Lúc đó lại nghĩ, bán ra rồi không biết mua lại được giá thấp không. Hơn nữa mình chỉ là bảo toàn vốn, không phải dân đầu tư nên không dám lướt sóng. Hơn nữa, thời điểm đó thấy bà con đi xếp hàng mua vàng nên mình lại càng quyết giữ. Cứ suy nghĩ như vậy mà bây giờ ra nông nỗi này, đã lỗ hơn 60 triệu đồng. Đó là chưa kể đóng tiền phí giữ hộ vàng cho ngân hàng”.
Không những dân thường lỗ vàng mà cả người có kinh nghiệm trong nghề cũng không tránh khỏi cơn lỗ từ vàng. Cách đây vài ngày, một tổng giám đốc công ty kinh doanh vàng lớn kể với chúng tôi câu chuyện đầu tư của ông: “Lúc giá vàng ở mức 27 triệu đồng/lượng (năm 2010 - PV), tôi mua 200 lượng vàng và bán ra ở mức giá 30 triệu đồng/lượng chỉ vài tháng sau đó. Định là chờ giá giảm lại rồi mua tiếp nhưng ai dè giá tăng vù vù nên phải bù thêm tiền để mua lại 200 lượng với giá 33 triệu đồng/lượng. Nhưng sau đó, giá vàng tăng, tôi bán ra số lượng này với giá 38 - 39 triệu đồng/lượng. Thấy ngon ăn, sau khi giá vàng giảm từ đỉnh xuống mức 42 - 43 triệu đồng/lượng, tôi ôm 240 lượng và số lỗ giờ lên đến hàng tỉ đồng”.
Còn đối với các ngân hàng buộc phải đóng trạng thái từ ngày 30.6, số lỗ hay mức lời mất đi có thể nói là rất lớn. Cụ thể, qua 35 phiên đấu thầu, Ngân hàng Nhà nước đã bán 891.000 lượng vàng (tương đương 33,4 tấn vàng) cho 21 đơn vị gồm ngân hàng, doanh nghiệp với mức giá từ 38,57 - 44 triệu đồng/lượng. Nếu lấy giá vàng ngày hôm qua là 37,5 triệu đồng/lượng, mức lỗ trung bình của các đơn vị này khoảng 3,5 - 4 triệu đồng/lượng. Với 891.000 lượng vàng đã mua từ các phiên đấu thầu, con số lỗ lên đến hàng ngàn tỉ đồng.
Thanh Xuân


Copy từ: Thanh Niên

INTERNET VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP AN TOÀN

      Ảnh: internet
   Ngày nay, internet đã trở nên rất phổ biến và là một thứ không thể thiếu trong đời sống của con người hiện đại. Với một chiếc máy tính, hay điện thoại... có nối mạng là bạn có thể "ngao du" trên thế giới ảo rộng lớn này. Có thể tìm thấy trên internet tất cả những gì bạn cần, có thể giao lưu, kết bạn... với mọi người trên thế giới. Thật là tuyệt vời! Nhưng, internet cũng là nơi có rất nhiều cạm bẫy, nguy hiểm đang rình rập. Để sử dụng các dịch vụ của internet như: thư tín (gmail, yahoomail...), viết blog hay tham gia vào các diễn đàn, các mạng xã hội... bạn cần phải có một tài khoản (account) và mật khẩu (password) để đăng nhập và sử dụng. 
    Nhưng vấn đề an toàn, bảo mật cho mật khẩu thì rất nhiều bạn không quan tâm đúng mức và đã phải trả giá đắt cho sự chủ quan của mình. Cách đây chưa lâu, trang blogspot (cũ): bvbong.blogspot.com với hàng trăm bài viết và biết bao thời gian, công sức của Đại tá Bùi Văn Bồng đã bị chiếm đoạt và xóa sạch. Đây chỉ là một ví dụ điển hình trong số rất nhiều những trường hợp bị tin tặc (hackers) chiếm đoạt tài khoản internet.
Vì sao tin tặc chiếm đoạt được tài khoản?
    Vì mật khẩu của tài khoản đó quá đơn giản, nên tin tặc đã lần ra và đăng nhập vào để chiếm dụng, rồi thay đổi mật khẩu khác.
Thế nào là một mật khẩu an toàn?
    Mật khẩu an toàn là phải có độ phức tạp cao, không nên dùng: họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, số điện thoại... làm mật khẩu - vì những mật khẩu kiểu này rất dễ bị tin tặc phát hiện.
    Nên đặt mật khẩu là một câu nói bất kỳ, dễ nhớ, có nghĩa hoặc vô nghĩa nào đó và phải có ít nhất 12 ký tự. Các ký tự của mật khẩu cần được phân biệt chữ hoa, chữ thường, kết hợp với các con số, dấu cách và các ký tự đặc biệt có trên bàn phím như: "!, #, $, %..."
    Bạn nên thường xuyên thay đổi mật khẩu (ít nhất hai lần trong một tháng)!
Cách nhập mật khẩu an toàn:
     Nên dùng bàn phím ảo (virtual keyboard) - một ứng dụng bảo mật tuyệt vời có sẵn trong windows để nhập mật khẩu. Vì nếu nhập mật khẩu từ bàn phím thông thường sẽ bị tin tặc phát hiện bằng cách cài phần mềm gián điệp (spyware) bí mật theo dõi máy tính của bạn (phần mềm này ghi nhận từng thao tác gõ phím và gửi những thông tin này tới máy tính của tin tặc) cho dù máy của bạn đã cài một phần mềm diệt virus mạnh. Nhưng, nếu dùng bàn phím ảo thì tin tặc không thể theo dõi được (vì dùng bàn phím ảo phải dùng chuột để nhập từng ký tự). Theo nguyên lý về khoa học máy tính - các phần mềm gián điệp chỉ có thể ghi nhận tín hiệu thao tác trên bàn phím thật và không thể ghi nhận các thao tác nhấp chuột. Đây là biện pháp bảo mật mạnh nhất ngay cả khi máy tính của bạn đã bị tin tặc theo dõi và cài phần mềm gián điệp.

Cách hiển thị và sử dụng bàn phím ảo: 
 Cách 1:
 Bấm vào "Start" , chọn "All Programs", chọn "Accessories", chọn "Accessibility" và nhấn vào "On-Screen Keyboard" - bàn phím ảo sẽ hiện ra.
 Cách 2:
 Bấm vào "Start", gõ vào ô "Run" (tìm kiếm nhanh) ba ký tự: osk rồi bấm "Enter" - bàn phím ảo sẽ hiện ra.

Nên ghim bàn phím ảo vào thanh tác vụ (taskbar) để sử dụng cho tiện bằng cách nhấp vào dòng chữ: "Pin to taskbar". Cách sử dụng bàn phím ảo cũng giống như bàn phím thật, chỉ khác là phải dùng chuột để nhập từng ký tự, muốn nhập ký tự là chữ hoa hoặc các ký tự ở phím kép như "@" chẳng hạn, ta chỉ việc nhấn phím "Shift" (trên bàn phím ảo) trước rồi nhấn các phím có ký tự tương ứng. 

  Bàn phím ảo (ảnh chụp màn hình)
 Một số cách tự bảo vệ khi sử dụng internet:
    Không nên đăng các hình ảnh thật của mình lên mạng, nhất là đối với các bạn nữ, còn trẻ - những đối tượng dễ bị lợi dụng và xâm hại. Vì với những phần mềm chỉnh sửa ảnh đầy rẫy trên internet, kẻ xấu có thể chỉnh sửa, cắt ghép thành những hình ảnh như: khỏa thân hoàn toàn,... hay ghép với ảnh khác nhằm mục đích bôi nhọ, làm hại hoặc tống tiền...

 Xóa hết dấu vết khi thôi sử dụng máy tính công cộng (ảnh chụp màn hình).
   Nếu bạn truy cập internet ở các máy tính công cộng như: cơ quan, nhà hàng, tiệm nét... đừng quên thao tác "Thoát khỏi đăng nhập" khi đã sử dụng xong! Tốt nhất, nên xóa mọi dấu vết bằng cách: nhấp vào "Công cụ" (tool) trên thanh trình đơn của trình duyệt đang sử dụng, chọn  "Lược sử" (history), chọn "Xóa lược sử" (delete history), chọn "Mọi thứ", đánh dấu kiểm vào "Cookie""Đăng nhập đang hoạt động"... cuối cùng bấm "Xóa ngay" để xóa tất cả mọi dấu vết. Vì dù bạn đã thoát ra, nhưng trên máy vẫn lưu trữ những thông tin này - tin tặc vẫn có thể lần ra và lấy cắp thông tin của bạn.
Lời kết:
    Sẽ có không ít bạn nghĩ rằng: Tài khoản internet đâu có gì quan trọng hay có tiền bạc mà phải cẩn thận như như vậy? Nếu bạn nào có ý nghĩ này là một sai lầm đáng tiếc. Xin nêu một lập luận đơn giản: nếu một ai đó không ưa bạn và chiếm được tài khoản của bạn thì họ sẽ làm gì? Rất có thể: họ sẽ mạo danh bạn để gửi email lừa đảo, làm mất danh dự, gây hiểu lầm giữa bạn với người thân, bạn bè... của bạn. Họ dùng tài khoản của bạn để lập blog, web... và đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật nhằm đưa bạn vào vòng lao lý...
Vì vậy, khi sử dụng internet, bạn cần coi mật khẩu tài khoản của bạn như chính tính mạng của bạn!
 P/S: CCK thành tâm xin lỗi chú Bùi Văn Bồng vì đã nhắc lại nỗi đau của chú, nếu chú đọc bài viết này!
                                                                            Caocongkien (CCK)

Copy từ: Cao Công Kiên

ĐIỂM TIN DÂN OAN ĐẶC BIỆT - ĐÃ ĐẾN LÚC NHỮNG NGƯỜI TỪNG ÔM SÚNG LẠI ÔM ĐƠN KIỆN

Mới sáng sớm ra vừa mở máy đã nghe thông báo tình hình dân oan khắp nơi
Bà con Văn Giang hôm nay kéo sang Ngô hì Nhậm rất đông từ sáng sớm...Dù họ đã có vụ mùa bội thu trên những mảnh đất cưỡng chiếm bị bỏ hoang cả gần chục năm qua, nhưng giờ đây cuộc đấu tranh pháp lý vẫn phải tồn tại để khẳng định QUYỀN TỰ CHỦ trên chính mảnh đất của mình 
- Bà con khắp các tỉnh trong Nam , ngoài Bắc tụ tập khắp nơi thuộc các cơ quan công quyền của nhà nước yêu cầu giải quyết. Xong tất cả họ đang đóng lai "LÌ "




Theo nguồn facebooker Cô Giao Mầm Non
Vào sáng nay sau khi Bà con Văn Giang đã rút về thì có 2 xe của rất nhiều những cựu chiến binh- Thương binh , những người có công với đất nước .Đã đem theo những đơn khiếu kiện tới trụ sở tiếp công dân tại 65 Ngô Thì Thậm - Hà Đông 
Họ đã ghé thăm hỏi tình hình của bà con Dân Oan đóng "chốt" tại đây
Những hình ảnh xúc động đầu tiên đã được chuyển về.....Các anh! Những con người một thời tay súng , giờ đây các anh nhất định phải cùng bà con nông dân - Những người Dân Oan mất đất mất nhà đứng lên bảo vệ cho công lý , lẽ phải. Bảo vệ từng tấc đất ông Cha
Không thể để mỗi ngày lại thêm những người Dân Oan ra đường và đất đai ngàn đời ông Cha ta để lại cứ mất dần vào ngay những kẻ tham tàn rồi chúng bán hết cho ngoại bang. Để rồi một cái vòng luẩn quẩn  như chúng ta chứng kiến:
Thằng thôn thằng xã- thằng khu phố cưỡng chiếm giao cho thằng Huyện - thằng tỉnh để đổi lấy chức tước bổng lộc - quan quyền
Thằng huyện , tỉnh dâng cho thằng trung ương 
Và rồi thằng Trung ương bán cho thằng nước ngoài ( 50 năm - 100 năm .....Hay vĩnh viễn...)
Cảm động thay- Chính nghĩa thay những con người này. Họ đã từng "Buông súng" trở về cùng đồng ruộng và cuộc sống của một đất nước hết chiến tranh . Xong giờ đây họ lại phải ÔM ĐƠN (kiện) đến với đồng bào ruột thịt máu mủ của họ ...Chúng ta cần đồng lòng để DIỆT THAM NHŨNG - CỨU DÂN TỘC






Chúng tôi vẫn đang tiếp tục cập nhật thông tin nóng và những diễn biến mới nhất trong ngày. Kính mời bà con đón xem















Copy từ: Bùi Hằng

DIỄN BIẾN ĐIỂM NÓNG Trịnh Nguyễn - Từ Sơn - Bắc Ninh ngày 26-6-2013

Nguồn từ facebooker Truong Van Dung:

Chiều qua(26-6-2013) bà con Trịnh Nguyễn chặn không cho chính quyền đổ cát trên thân đê , bởi đây là 1 việc làm mờ ám, có ý đồ.Cách đây mấy hôm chính quyền đã chặt hết các cành cây chạy theo chân đê(nơi bà con giữ đất). Đặt các chai axit cực mạnh để khủng bố bà con .không những thế gia cố đê bằng cát ,không phải bằng đất thông thường. khi bà con hỏi văn bản gia cố đê đâu, họ nói:'' bà con không đủ thẩm quyền để xem''. Để ngăn ngừa hậu quả từ xa, bà con ngăn chặn không cho xe đổ cát —
Dưới đây là những hình ảnh của bà con Trịnh Nguyễn trước những cuộc tấn công bằng sự trang bị đến tận răng của những chiến sĩ Công an không còn của Nhân Dân 
Trong khi Bà con nông dân chỉ biết ngồi lặng  im trên mảnh đất thấm mồ hôi của mình để lấy chính thân thể mình ra giữ đất....Nhà cầm quyền với "Chính quyền " và luật pháp trong tay . Với lực lượng "hùng hậu"  được mệnh danh từng "đánh thắng nhiều đế quốc sừng sỏ" thì chắc rằng với người dân không tấc sắt,  họ chẳng mất nhiều sức lực cũng có thể "Ăn tươi nuốt sống " và sẵn sàng ZÍ BẸP tất cả .....




















Copy từ: Bùi Hằng

Những suy nghĩ nhân vụ khoai tây Trung Quốc

Vũ Bất Khuất (Danlambao) - Trong những ngày vừa qua báo chí trong nước đang báo động về việc khoai tây Trung Quốc đội lốt khoai tây Đà Lạt và có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng gấp 5 lần cho phép và câu tuyên bố thẳng thừng của cục trưởng cục Bảo Vệ Thực Vật Nguyễn Xuân Hồng “Khi nào nó vượt ngưỡng hàng trăm lần, thậm chí 1.000 lần thì lúc ấy cơ quan quản lý nhà nước mới vào cuộc để truy xuất nguồn gốc, tiêu hủy”
Không phải chỉ là một vụ khoai tây, mà còn gừng, tỏi, cá tầm, bom, lê, nho, táo… dán nhãn hàng Việt Nam rồi tung ra các chợ bán với giá như cho.
Ngồi và nhớ lại, chúng ta thấy có rất nhiều vụ từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, sau khi Việt Trung bình thường hóa quan hệ. Những thứ hàng hóa Trung Quốc bắt đầu tràn ngập thị trường Việt Nam, giá thì bèo, mà sử dụng cũng mau bèo. Hàng điện tử, xe máy, hàng điện gia dụng, bánh kẹo, thuốc men, quần áo may sẵn và cả những thứ hàng lậu như gia cầm, thịt lòng không được kiểm dịch tràn ngập khắp các xó xỉnh. Song song theo đó là những cú thu mua mèo, móng trâu, trăn, tắc kè, động vật hoang dã, rễ tiêu, lá điều, cây sưa… với cái giá trên trời. Cả nước gần như tan hoang vì người dân nghèo lùng sục khắp mọi xó xỉnh và cây trồng bị hủy hoại. Khi mọi thứ đã tan tành thì các thương lái ấy “bấm nút biến mất” và người dâng ngẫn người với một đống của nợ. Những cú thu mua nông sản như khoai lang, dưa hấu với giá cao, tạo ra hàng đàn xe tải ngược từ Nam ra Bắc rồi bỏ của chạy lấy người tại các cửa khẩu biên giới phía bắc vì phía bên kia tuyên bố hẳng có nhu cầu.
Những phòng khám Trung Y mọc lên như nấm ở các thành phố với lời quảng cáo nghe đến ù cả hai tai và do các lang băm phụ trách, khám chữa bệnh theo kiểu “tiền mất sạch, bệnh nặng thêm”.
Ngoài ra tiền giả xuất hiện ở Việt Nam, tất cả đều có xuất xứ từ Trung Quốc.
Những văn hóa phẩm, phim ảnh, sách giáo khoa phổ biến một thứ văn hóa, tư tưởng nô lệ tràn ngập các quầy sách, các màn hình từ đài trung ương đền địa phương
Kèm theo là những công trình lớn nhỏ do nhà thầu Trung Quốc tham gia đấu thầu xây dựng, thường là trúng thầu và cũng thường là chạy làng để lại một đống ngỗn ngang làm tiêu phí tài lực vật lực của nhân dân, chưa kể các lao động phổ thông người Trung Quốc sang Việt Nam làm xáo trộn an ninh xã hội mà không ai dám sờ lấy cọng lông chân.
Thoạt đầu người ta cứ tưởng đó là hệ quả của kinh tế thị trường, của giao thương nhưng rồi tất cả ngớ người ra khi nhận đây là hủy hoại kinh tế và tinh lực nhân dân Việt Nam với một sách lược hẵn hoi
Tất cả mọi thứ nêu trên chính quyền Việt Cộng có biết, thậm chí biết rất rõ và gần như hoàn toàn im lặng và không có bất cứ một động thái nào mang tính pháp luật để ngăn chận. Nếu có chỉ là những lấp liếm về những thứ mang tầm nhà nước như Bauxit Tây Nguyên hay việc ầm ào ở biển Đông. Nhưng cái thật sự làm cho Việt Nam băng hoại không phải là hai thứ đó. Bauxit Tây Nguyên chỉ cần ngưng lại là xong. Còn ở biển Đông có cho kẹo Trung Cộng cũng không dám làm liều.
Cái làm cho Việt Nam băng hoại đến mất sức chiến đấu khi bị xâm lược chính là củ khoai, con cá… là viên thuốc, cuốn sách đầy nọc độc kia.
Mọi người cực sốc trước lời tuyên bố của tay Cục Trưởng mất dạy (à không dược chỉ thị đàng hoàng, có nghĩa là được xếp dạy) mà tôi vừa kể bên trên, nhưng theo tôi thì không có gì phải sốc. Bởi vì đây là một lời tuyên bố hoàn toàn đúng chính sách và nhất quán. Nó là một “sợi chỉ đỏ chạy xuyên suốt từ trên thượng tầng lãnh đạo Việt Cộng cho đến tổ dân phố”. Việt Cộng cướp lấy quyền thống trị đất nước là để thực hiện điều này.
Ngay từ bây giờ người dân chỉ còn có một cách duy nhất để tự bảo vệ mình là KHÔNG MUA, KHÔNG ĂN, KHÔNG SỬ DỤNG BẤT CỨ MỘT LOẠI HÀNG HÓA DỊCH VỤ NÀO CỦA TRUNG QUỐC. Đó là hành động trước tiên để bảo vệ đất nước.


Copy từ: Dân Làm Báo

Trung Quốc có hơn 1 đối trọng ở Biển Đông


 Ảnh minh họa
 (Ảnh minh họa)

Người đứng đầu Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ đóng tại Hawaii – Đô đốc Samuel J Locklear, là một trong những vị quan chức cấp cao có mặt trong phái đoàn của Ngoại trưởng John Kerry đến Ấn Độ để tham dự cuộc Đối thoại Chiến lược Mỹ-Ấn lần thứ 4.

Ông Locklear đã có cuộc gặp với Tổng tham mưu trưởng kiêm Tư lệnh Không quân Ấn Độ - Nguyên soái N A K Browne. Trong cuộc gặp gỡ này, hai nhà lãnh đạo quân sự hàng đầu của Mỹ và Ấn Độ đã bàn bạc về rất nhiều vấn đề, trong đó có an ninh khu vực và căng thẳng ở Biển Đông. Ngoài ra, ông Locklear và ông Browne còn xem xét, đánh giá lại mối quan hệ đối tác an ninh, quốc phòng ngày càng gắn bó giữa Mỹ và Ấn Độ, thông cáo chính thức của Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết.

Trung Quốc đang có các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải căng thẳng và quyết liệt với một loạt nước láng giềng ở Biển Đông. Với tham vọng độc chiếm Biển Đông chiến lược và giàu tài nguyên, Trung Quốc gần đây liên tục đưa một số lượng lớn tàu thuyền ra khu vực biển này để quấy nhiễu và gây cản trở cho hoạt động của tàu thuyền các nước khác.

Mỹ và Ấn Độ không có tranh chấp trực tiếp ở Biển Đông nhưng hai cường quốc này luôn khẳng định, họ có lợi ích quốc gia trong việc đảm bảo tự do hàng hải trong khu vực bởi Biển Đông là một trong tuyến đường biển quan trọng nhất thế giới, có vai trò sống còn đối với thương mại toàn cầu.

Bắc Kinh được cho là đang có ý định hất cẳng Mỹ ra khỏi các khu vực biển của Châu Á và Mỹ với tư cách là siêu cường số 1 của thế giới không chấp nhận điều này. Đó là lý do tại sao dù Washington khẳng định giữ lập trường trung lập trong các cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Châu Á nhưng nước này vẫn tìm cách hậu thuẫn cho các đồng minh của họ nhằm đối phó với Trung Quốc.

Trong khi đó, Ấn Độ ngoài mong muốn đảm bảo tự do hàng hải ở khu vực Biển Đông chiến lược còn muốn bảo vệ lợi ích kinh tế của họ ở đây. Ấn Độ đã ký một thỏa thuận với Việt Nam hồi tháng 10 năm 2011 về việc mở rộng và tăng cường khai thác dầu mỏ ở những vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Cụ thể, công ty dầu khí nhà nước của Ấn Độ - onGC Videsh Ltd (OVL) đang khai thác dầu khí ở Lô số 127 và 128 của Việt Nam. Trung Quốc đã tìm mọi cách để ngăn chặn hoạt động này của Ấn Độ. Đáp lại, New Delhi liên tục khẳng định sẽ thực hiện thỏa thuận này và sẵn sàng hành động để bảo vệ lợi ích của họ ở Biển Đông.

Ngoài ra, Ấn Độ cũng muốn thông qua hành động kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông để ngăn chặn trước khả năng “vươn vòi” sang Ấn Độ Dương của nước láng giềng.

Ấn Độ và Mỹ có mối quan hệ gắn bó, thân thiết và đây chính là một trong những mối quan hệ khiến Bắc Kinh luôn cảm thấy khó chịu và bất an. Với việc lãnh đạo quân sự của hai nước Mỹ, Ấn bàn về Biển Đông, xem ra hai cường quốc này sẽ không để Bắc Kinh thực hiện được tham vọng độc chiếm khu vực biển chiến lược.

Kiệt Linh - (tổng hợp)


Copy từ: VnMedia

Chuyển động ngoại giao dồn dập ở Đông Nam Á

BVB - From ToVanTruong - Xin chuyển tới các bạn một bài phân tích thời cuộc gắn với việc tập hợp, sắp xếp các sự kiện gần đây, do một nhà nghiên cứu ở California viết.
             Trần Đức Nguyên (From: Nguyen Tran Duc <nguyen4nu@gmail.com> ) -                 Sent: Wednesday, 26 June 2013, 9:22. Subject: gửi bảI…
 ------------------------
* ĐÀO VĂN BÌNH
Thế giới mà chúng ta đang sống phát triển bởi tham-dục và hủy diệt bởi tham-dục, không đứng yên một chỗ mà luôn luôn biến đổi. Theo Dịch Lý của Đông Phương sự thay đổi đó vận hành theo nguyên lý: Thái Cực sinh Lưỡng Nghi; Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng; Tứ Tượng Sinh Bát Quái và Bát Quái sinh… Tùm Lum. Khi cái “Tùm Lum” ra đời thì thiên hạ đại loạn. Lúc đó thế nào cũng có một quốc gia mới nổi lên, gồm thâu thiên hạ và chu kỳ Thái Cực lại bắt đầu.
Kể từ khi Liên bang Xô-viết xụp đổ vào năm 1991, Hoa Kỳ nghiễm nhiên trở thành siêu cường “Độc Cô Cầu Bại” thế Lưỡng Cực tan biến và thế giới hình hành thế Thái Cực hay Đơn Cực. Mỹ giống như thiên tử nhà Chu cách đây khoảng 1000 năm trước Tây Lịch, bá chủ thiên hạ, chư hầu răm rắp tuân lệnh. Thế nhưng theo lẽ tự nhiên của trời đất, con cháu nhà Chu do bất tài, nhu nhược hoặc hoang dâm vô độ, nhà Chu dần dần suy yếu. Khi thiên tử suy yếu - bây giờ gọi là suy thoái, chư hầu lợi dụng xưng Bá, thôn tính các nước nhỏ, kéo theo một thời kỳ chiến tranh kéo dài hơn 200 năm, từ năm 403 trước Tây Lịch gọi là Xuân Thu Chiến Quốc và chấm dứt vào năm 221 trước Tây Lịch khi Tần Thủy Hoàng gồm thâu lục quốc chấm dứt thế loạn “ Tùm Lum”. Dĩ nhiên trong 200 năm đó, thiên hạ điêu linh, dân tình khốn khổ, “ đống xương vô định đã cao bằng đầu”. Thế nhưng bao nhiêu học thuyết về ngoại giao, chính trị, quân sự, kể cả những chiến lược mà nước nhỏ dùng để giữ nước, các gương sáng ngời về lòng yêu nước như Phạm Lãi của nước Việt, các thiên tài ngoại giao, quân sự, trị quốc như Quản Trọng, Tô Tần, Trương Nghi, Nhạc Nghị và tư tưởng như “Bách Gia Chư Tử” cũng đều sản sinh trong thời kỳ này. Các nhân vật gần như huyền thoại đó vẫn sống mãi trong tâm tưởng mọi người và các học thuyết đó vẫn còn là kim chỉ nam cho chính sách ngoại giao, quân sự, trị quốc cho nhân loại ngày hôm nay.
Vào năm 1972, do nhu cầu chia rẽ Khối Cộng Sản và làm suy yếu Liên Bang Xô-viết, cặp bài trùng Nixon- Kissinger đã “chơi con bài Hoa Lục” bằng cách đá người đàn em chống cộng lừng lẫy là Tưởng Giới Thạch ra khỏi Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và rước Mao Trạch Đông ngồi vào đó, kể cả việc làm ngơ để Hoa Lục cưỡng chiếm Quần Đảo Hoàng Sa của Việt Nam để chứng tỏ “thành tâm thiện chí” với ông bạn mới. Khác với Mao Trạch Đông còn do dự và “bế quan tỏa cảng”, Ô. Đặng Tiểu Bình nhìn xa trông rộng, tương kế tựu kế, theo kế sách “nhập nô xuất chủ”. Năm 1979 ông qua Mỹ để bình thường hóa ngoại giao với Hoa Kỳ và “mở tung cánh cửa”. Thế giới, nhất là Hoa Kỳ khen ngợi Ô. Đặng Tiểu Bình hết mình. Tiếp theo đó tư bản Mỹ, kỹ thuật Mỹ, công ty Mỹ ào ào đổ vào để khai thác tài nguyên thiên nhiên, biến khối 1.3 tỉ người thành thị trường công nhân rẻ mạt chế hàng cho Mỹ, vừa làm giàu cho chính quốc vừa đem về cho dân Mỹ xài chơi cho sướng. Ước mơ của Hoa Kỳ và Tây Phương kể như thành tựu. Liên Xô xụp đổ, Hoa Lục “gia nhập cộng đồng thế giới” rồi đây thiên hạ thái bình, còn lo gì nữa? Ô. Bill Clinton là người sung sướng nhất, được hưởng cái khoái cảm “Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng”. Giống như Ngô Phù Sai năm xưa ngất ngưởng với Tây Thi ở Cô Tô Đài, ông “tình tứ” với Cô Monica Lewinsky ngay tại Phòng Bầu Dục - nơi ban bố những quyết định liên quan đến vận mệnh của thế giới. Còn Ô. Bush Con tự coi mình là “võ lâm chí tôn” không cần mạng lệnh của Liên Hiệp Quốc, với Anh Quốc, sau này thêm NATO đem quân vào Iraq và Afghanistan và như thế lao vào hai cuộc chiến vô cùng tốn kém về nhân mạng và của cải, kéo dài đã hơn 12 năm mà Ô. Obama gỡ chưa ra. Nước Mỹ đâu có ngờ trong khi Hoa Kỳ tự thị (dưới thời Ô. Clinton), sa lầy trong hai cuộc chiến (dưới thời Ô. Bush Con), Đặng Tiểu Bình và các người kế vị là Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào đã âm thầm luyện thành công môn “Hấp Tinh Đại Pháp”. Cái độc địa của môn võ công này là thu hết nội lực của đối phương để biến thành nội lực của chính mình, đến một lúc nào đó đối thủ bủn rủn cả chân tay rồi thành phế nhân. Hàng Made in China rẻ rề được các công ty bán lẻ khổng lồ của Mỹ như Wal Mart, Target, Best Buy, Costco v.v… đem về bán cho dân xài lại khiến công ty Mỹ phá sản. Dân Mỹ có thói quen thấy hàng rẻ thì ùn ùn kéo đến mua, nhiều khi dẫm đạp lên nhau mà chết - chẳng hạn như trong ngày Black Friday, không kể tự ái dân tộc hay quyền lợi quốc gia gì cả. Trong khi họ than thiền về nạn thất nghiệp nhưng lại không biết đâu là nguyên do của thất nghiệp. Ông Tàu chứ còn ai nữa? Thế cho nên một số nhà bình luận nói rằng “Kẻ thù của nước Mỹ chính là tư bản Mỹ”. Hiện nay giới tư bản Mỹ chỉ chiếm 1% nhưng thâu tóm 90% tài sản đất nước.
Hệ thống truyền thông Mỹ, phim ảnh Mỹ, chính trị gia Mỹ lúc nào cũng nhồi vào đầu óc người dân, “Mỹ Number One”, “Mỹ lãnh đạo thế giới”. Chuyện hàng Made in China có tràn ngập thị trường Mỹ chỉ là “ba cái lẻ tẻ”, nhằm nhò gì, ”think tank” của Mỹ tính hết cả rồi. Lợi dụng quan hệ hợp tác chiến lược với Mỹ, Hoa Lục học hỏi, kể cả ăn cắp lẫn sao chép siêu kỹ thuật để chế tạo vũ khí hiện đại xuất cảng và chống Mỹ. Tiền lời bán vũ khí, tiền lời bán hàng do công ty Mỹ sản xuất tại Hoa Lục đem cho Hoa Kỳ vay, rồi mua công khố phiếu rồi trở thành chủ nợ của Hoa Kỳ. Thật trớ trêu! Sách lược vĩ đại hay “diệu kế” của Nixon-Kissinger 40 năm sau trở thành”Con Ngựa Thành Troie”!
Vào đầu thập niên 1990 khi Hoa Lục đã xây dựng xong hệ thống quân sự khổng lồ tại Đảo Hải Nam, trên biển cũng như dưới lòng đất, Hoa Kỳ vẫn còn đắm chìm trong “giấc mơ vàng” hợp tác chiến lược với Tàu. Lúc đó nếu có nhà bình luận nào nói rằng Hoa Lục sẽ là đối thủ hoặc xa hơn là kẻ thù của Hoa Kỳ thì lập tức bị gán cho nhãn hiệu bảo thủ và thiển cận. Chỉ tới năm 2009 khi Hoa Lục trình Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc tấm bản đồ Đường Lưỡi Bò gom hết Biển Đông vào lãnh thổ của mình thì Hoa Kỳ mới giật mình, hối hả rút quân khỏi Iraq, Afghanistan trong kế hoạch gọi là “Xoay Trục”, tức tái phối trí lực lượng tại nơi mà Hoa Kỳ đã bỏ lại khi tháo chạy khỏi Việt Nam năm 1975.
Để đối phó với kế hoạch “Xoay Trục” của Mỹ, về mặt ngoại giao Hoa Lục tung tiền “mua” Thái Lan, Kampuchea, trung lập hóa Miến Điện khiến khối ASEAN rạn nứt. Về mặt quân sự cho tàu hải giám, tàu ngư chính tiếp tục uy hiếp Việt Nam, Phi Luật Tân trên biển. Hành động nguy hiểm nhất của Hoa Lục mà cả thế giới đều thấy rõ là biến Hoàng Sa (ngụy danh Tam Sa) thành bộ chỉ huy quân sự kiểm soát Biển Đông, ban bố lệnh kiểm tra, lục soát các tàu qua lại trên vùng biển này, cho in bản đồ có hình Lưỡi Bò trên sổ xuât cảnh, công bố bản đồ trong đó toàn bộ Biển Đông khoanh vùng bởi Đường Lưỡi Bò thuộc lãnh thổ của Trung Quốc, đồng thời mở mặt trận thứ hai tại Biển Hoa Đông, uy hiếp Nhật Bản. Phong trào bài Nhật mới đầu tưởng chỉ là thủ đoạn hù dọa nay trở thành “vũ khí kinh tế” chống Nhật và chiến tranh Trung-Nhật có nguy cơ bùng nổ. Nhật sợ quá vội vã lên kế hoạch phòng thủ và cũng “xoay trục” như Mỹ. Trong cuộc phỏng vấn với tờ New York Times trước khi từ nhiệm, Bà Hilary Clinton nói rằng Trung Quốc thật sự tạo ra một mối lo (cho Hoa Kỳ và thế giới). Một siêu cường như Hoa Kỳ, giống như thiên tử Nhà Chu mà phải “lo ngại” sức mạnh của Hoa Lục thì đó không phải là chuyện đùa rỡn.
Sự “xoay trục” của Nhật giống như Liên Minh Lục Quốc chống Tần năm xưa. Các chiến lược gia Nhật Bản nhận thấy việc đối đầu với Hoa Lục là chuyện dài “ngàn năm” cho đến khi nào Hoa Lục thay đối chính sách và dù có thay đổi chính sách thì Hoa Lục vẫn chơi lá bài “nước lớn” tức “kẻ cả”. Dù liên minh Mỹ-Nhật có đó nhưng nó chưa đủ sức để chống Tàu. Nếu Hoa Lục khống chế được Đông Nam Á, chắc chắn Nhật Bản phải đầu hàng hoặc liên minh với Mỹ để mở cuộc chiến tranh tổng lực để tìm sinh lộ. Kế sách tối hảo vừa lợi vừa ít gây tổn hại cho Nhật là liên kết với Đông Nam Á và làm cho các nước này mạnh lên. Khi họ mạnh lên về quân sự và kinh tế, với tinh thần độc lập tự chủ, chính Đông Nam Á sẽ là “ràng rào tự nhiên” ngăn chặn Hoa Lục. Hoa Kỳ, Liên Hiệp Âu Châu, Úc Châu, Ấn Độ và cả thế giới thấy rõ điều này.
Về chiến lược ngăn chặn Trung Quốc - nói Đông Nam Á là nói về “diện” còn “trọng điểm” chính là Việt Nam chứ không phải Phi Luật Tân. Chỉ cần mất phần còn lại của Trường Sa, dù Phi Luật Tân còn đó, Đông Nam Á coi như thuộc về Hoa Lục. Lúc đó Hoa Kỳ phải lui về cố thủ ở Guam và như thế chiến tranh đã sát nách lãnh thổ Hoa Kỳ, đó là cơn ác mộng của Ngũ Giác Đài. Chính vì thế mà chỉ hơn tháng vừa qua, người ta đã chứng kiến những chuyển động ngoại giao dồn dập đổ về Đông Nam Á:
-Ngày 10/1/2013 Bộ Trưởng Quốc Phòng Ý Đại Lợi thăm và hội đàm với Tướng Phùng Quang Thanh. Hai bên cam kết hợp tác trong lãnh vực đóng tàu, đào tạo và tiếp đón sĩ quan Việt Nam tu nghiệp tại Ý.
-Ngày 6/1/2013 Tân Bộ Trưởng Nhật Ô. Fumio Kishida họp với Ngoại Trưởng Phi Luật Tân trong chuyến công du đầu tiên bàn về hợp tác an ninh hàng hải trên Biển Đông và cung cấp cho Phi 10 tàu tuần duyên.
-Ngày 15/1/2013 Phó Tổng Thống Ấn Độ Hamid Ansari thăm Việt Nam đồng thời kết thúc Lễ Kỷ Niệm Năm Hữu Nghị Ấn-Việt. Cuộc viếng thăm cho thấy Ấn Độ muốn thắt chặt thêm quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
-Ngày 16/1/2013 Chủ Tịch Quốc Hội Nam Hàn thăm Việt Nam. Theo thống kê trong nước, cho tới ngày hôm nay, Hàn Quốc là nhà tài trợ cho Việt Nam chỉ đứng thứ hai sau Nhật Bản.
-Ngày 16/1/2013 Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe chọn Việt Nam để thực hiện chuyến công du đầu tiên khi ông vừa nhậm chức chưa đầy một tháng, tình hình trong nước vẫn còn bề bộn, Senkaku vẫn sôi động. Chuyến viếng thăm Việt Nam của Ô. Abe tập trung vào viện trợ và an ninh Biển Đông. Còn chuyến viếng thăm Thái Lan và Nam Dương sau đó chỉ tập trung vào thương mại, đầu tư. Tưởng nên nhắc lại đây, vào ngày 29/12/2012 ngay khi được tin Ô. Abe được chọn làm thủ tướng, Ô. Nguyễn Tấn Dũng- Thủ Tướng Việt Nam đã gọi điện thoại chúc mừng và đàm đạo điều này cho thấy Việt Nam đánh giá cao quan hệ hợp tác chiến lược với Nhật và nhất là lập trường cương quyết không tương nhượng Hoa Lục trong cuộc đối đầu tại Senkaku của Ô. Abe. Nhân định về chuyến viếng của Ô. Abe, Báo điện tử Người Lao Đông viết như sau, “Việc Thủ tướng Shinzo Abe chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên trong chuyến công du đã thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận quốc tế. Đài BBC dẫn lời giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho rằng trong tất cả các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam có lẽ là nước có quan hệ an ninh thân cận nhất với Nhật Bản. Trong tám đối tác chiến lược đã được thiết lập của Việt Nam thì Nhật Bản đứng thứ hai chỉ sau Nga. Ngoài ra, Nhật Bản là nước tài trợ ODA (Official Development Assistance) lớn nhất của Việt Nam, nhà đầu tư Số 1 tại Việt Nam và là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam”.
-Cũng trong thời gian này, BBC tiếng Việt đưa tin, “ Trong lúc tân thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe chuẩn bị cho chuyến thăm Đông Nam Á, bắt đầu bằng Việt Nam tuần này, Hoa Kỳ cũng gửi một phái đoàn quân sự và an ninh cao cấp sang Đông Bắc Á trong mối lo ngại về tình hình khu vực. Cùng lúc, khối ASEAN tiếp tục đề cao quy tắc ứng xử cho khu vực Biển Đông và tiếp tục đối thoại với Trung Quốc. Chuyến thăm của các quan chức Mỹ, gồm Thứ trưởng Ngoại giao Kurt Campbell và Thứ trưởng Quốc phòng Mark Lippert cùng giám đốc châu Á trong Hội đồng An ninh Quốc gia Daniel Russell sang Tokyo và Seoul là để bàn với tân nữ tổng thống Hàn Quốc và tân thủ tướng Nhật Bản về an ninh vùng.”
-Ngày 17/1/2013 Ô. Nguyễn Phú Trọng-Tổng Bí Thư Đảng CSVN lên đường thăm Vương Quốc Bỉ, Liên Hiệp Âu Châu, hội kiến với Thủ Tướng Ý Đại Lợi và sau đó thăm Anh Quốc hội kiến với Thủ Tướng Cameron. Theo báo chí trong nước, tại Bỉ, hai bên đã nhất trí tăng cường hợp tác trao đổi thương mại và đầu tư trong các lĩnh vực Bỉ có thế mạnh như phát triển hải cảng, tiếp vận, giao thông vận tải, công nghệ xanh, công nghệ cao, kỹ nghệ hàng không- không gian, công nghiệp nặng và y tế. Ô. Nguyễn Phú Trọng cũng đã chứng kiến lễ ký một số văn kiện hợp tác Việt-Bỉ, như hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu, mở rộng khu công nghiệp và Hải Cảng Vũ Đình (Hải Phòng), hợp tác giữa Việt Nam với vùng Flanders. Tại Ý Ô. Nguyễn Phú Trọng đã hội kiến với Thủ Tướng Monti. Hai bên đã ra Tuyên Bố Chung thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, Bản Ghi Nhớ giữa hai Bộ Quốc Phòng; Bản Ghi Nhớ về hợp tác và tương trợ hành chính trong lĩnh vực quan thuế; Bản Ghi Nhớ về hợp tác giữa Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam và Tập Đoàn Dầu Khí Italia; Trao giấy chứng nhận đầu tư thăm dò, khai thác dầu khí cho Tập Đoàn Dầu Khí Italia các Lô 114, lô 120 và lô 105-110/04 ngoài khơi Quảng Bình, Hà Tĩnh và Quảng Nam. Tại Anh Quốc, Thủ Tướng Cameron và Ô. Nguyễn Phú Trọng đã thảo luận và nhất trí về các biện pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước, nhất là trên các lĩnh vực thương mại, hàng hải, tài chính ngân hàng, giáo dục… phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai nước lên 4 tỷ USD trong năm nay. Anh Quốc cũng mong muốn Việt Nam đóng vai trò mạnh mẽ và xây dựng hơn trong khu vực cũng như trên thế giới và Anh Quốc sẽ hỗ trợ Việt Nam hoàn thành trách nhiệm này giống như lời tuyên bố của Ô. Panetta - Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ trước đây. Do đó người ta dự đoán có thể quân đội Việt Nam sẽ tham gia lực lượng LHQ gìn giữ hòa bình trong tương lai. Dù đề tài nhân quyền được nêu ra tại Nghị Viện Anh, việc Âu Châu nồng nhiệt tiếp đón Ô. Nguyễn Phú Trọng – đã đi cùng nhịp với lời kêu gọi “Âu Châu cũng phải tăng cường hợp tác với Mỹ để bảo đảm ổn định tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và đây cũng là lợi ích của Châu Âu” (RFI) của Phó Tổng Thống Joe Biden trong Hội Nghị An Ninh Munich ngày 2/2/2013.
-Ngày 18/1/2013 Bà Cristina - nữ Tổng Thống Argentina thăm Việt Nam. Cuộc thăm viếng chỉ giới hạn trong khuôn khổ thương mại, đầu tư và liên kết ngoại giao.
-Ngày 23/1/2013 tại Nam Vang, Phó Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Trung Quốc, Tướng Thích Kiến Quốc, ký một thỏa thuận giúp huấn luyện lực lượng vũ trang Campuchea với Bộ Trưởng Quốc Phòng Tea Banh, đồng thời bàn giao 12 chiếc trực thăng đa năng Zhi-9 do Trung Quốc sản xuất trong đó có 4 trực thăng chiến đấu. Kampuchea đã dùng khoản viện trợ 195 triệu đô-la từ Trung Quốc để mua số trực thăng vũ trang này. Cũng có tin Trung Quốc cho không để lôi kéo Kampuchea vào quỹ đạo của mình. Cộng thêm với việc mua sắm 100 xe tăng, 40 xe bọc thép mới đây, những chuyển động về mặt quân sự của Kamphuchea đã khiến Thái Lan lo ngại. Xong Việt Nam cũng phải dè chừng Trung Quốc lại chơi “lá bài Khờ Me Đỏ” để thọc vào biên giới phía nam Việt Nam.
-Ngày 4/2/2013 nhân dịp tham dự lễ hỏa thiêu Cựu Hoàng Norodom Sihanouk tại Nam Vang, Ô. Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội đàm với Thủ Tướng Pháp Jean Marc Ayrault. Ô. Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp với Pháp, một đối tác ưu tiên của Việt Nam tại châu Âu.
-Trong khi những chuyển động ngoại giao tập trung vào Việt Nam và Phi Luật Tân như thế thì vào ngày 4/2/2013 BBC đưa tin, “Tân Hoa Xã cho hay ba khu trục hạm đã rời Cảng Thanh Đảo ở phía đông tỉnh Sơn Đông hôm thứ Ba 29/1 để tham gia các hoạt động tập trận ở Nam Hải (Biển Đông) và Tây Thái Bình Dương. Hãng tin nhà nước Trung Quốc cho biết thêm rằng các hoạt động trên sẽ diễn ra ở Hoàng Hải, Biển Hoa Đông, Biển Đông, Eo Biển Miyako, Kênh Bashi và vùng biển phía đông Đài Loan.” điều đó cho thấy lò lửa Đông Nam Á đang âm ỉ lại mỗi lúc được đổ thêm dầu. Cả thế giới đang căng thẳng chờ đợi một biến cố có tầm vóc “thể kỷ” chưa biết nổ ra lúc nào. Quốc Hội Mỹ chưa bao giờ phải họp để bàn tới “Vấn Đề Trung Quốc” nay trong cuộc điều trần để chuẩn nhận tân ngoại trưởng, Ô. John Kerry đã phải xác định sách ngoại giao của Hoa Kỳ trong những ngày tháng tới như sau “ Tiếp tục tái cân bằng và củng cố quan hệ với Trung Quốc cũng như tiếp tục thực hiện chính sách “xoay trục” sang Châu Á Thái Bình Dương.”
Trong bối cảnh “Xuân Thu Chiến Quốc” ngày hôm nay - Việt Nam, do rất nhiều yếu tố như: địa lý chính trị, lịch sử và trật tự thế giới mới, đã chủ trương hợp tác cũng như hợp tác chiến lược với tất cả các quốc gia trên thế giới nhưng “không liên minh với ai để chống ai” khác hẳn với Phi Luật Tân. Phi Luât Tân, do truyền thống và lịch sử đã vạch một chiến tuyến rõ ràng, nương tựa vào sức mạnh Hoa Kỳ là chính và không cần hợp tác chiến lược với Nga, Ấn Độ, Úc, Âu Châu. Trong khi Phi Luật Tân có “trụ Mỹ” để bám, còn Việt Nam thì “không bám” vào trụ nào. Chính vì thế mà một số người cho rằng Việt Nam đã ”Lăng ba vi bộ” . (tức dùng phép ‘khinh công’ để thiên hạ không biết đường nào mà lần! Chính sách ngoại giao và quốc phòng, đối tác, đối tượng  như là “có đó mà cũng không ở đó” -BVB).
Thế nhưng theo Wikipedia tiếng Việt, “Lăng Ba Vi Bộ là cách di chuyển bộ cước tạo ra một ảnh ảo khiến đối phương chỉ tấn công vào ảnh ảo, nên đương sự luôn dễ dàng thoát hiểm”.  Đoàn Dự trong Lục Mạch Thần Kiếm nhờ học được bí kíp này mà sống sót. “Lăng Ba Vi Bộ” trong sách lược ngoại giao chính là thế ngoại giao “động”. Vì chuyển động giống như “đu dây” nên “ảo”, vì ảo nên “thấy vậy mà không phải vậy”. Nõi rõ hơn ““Lăng Ba Vi Bộ” là liên kết với nhiều nước khiến kẻ thù phân tâm vì phải đối phó với nhiều mặt trận - giống như đứng giữa nhìn chiếc đèn cù chạy chung quanh mình.
 Thực tế, nhìn vào chính trường quốc tế bây giờ, các nước lớn cũng thi triển bí kíp “Lăng Ba Vi Bộ”. Hoa Kỳ buổi sáng bay qua Bắc Kinh họp “hợp tác chiến lược” với Hoa Lục, buổi tối quay về Ngũ Giác Đài bàn kế hoạch “xoay trục” hợp tác chiến lược với Úc Châu, Nhật Bản, Ấn Độ, nay thêm Âu Châu để “đốn ngã” ông bạn “hợp tác chiến lược” của mình. Nhật Bản vẫn coi mối quan hệ với Trung Quốc là trọng yếu nhưng liên kết với Hoa Kỳ, Anh Quốc, Ấn Độ và ngày nay với Việt Nam, Phi Luật Tân để đối phó với Trung Quốc. Ấn Độ cũng hợp tác chiến lược với Hoa Lục nhưng hối hả liên minh với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Việt Nam để ngăn ông “Con Trời”. Còn Âu Châu, tuy nương tựa vào Hoa Lục để tồn tại kinh tế, cũng bắt đầu nhòm ngó xuống Đông Nam Á để tiếp tay với Hoa Kỳ trong kế hoạch “xoay trục”. Còn Thái Lan thì “sớm nắng chiều mưa”, “Lăng Ba Vi Bộ” còn hơn Việt Nam nữa, vừa đưa Ô. Obama cửa trước đã rước Ô. Ôn Gia Bảo cửa sau. Tất cả đều tung hỏa mù, để tạo ra một “không gian ảo” nói khác đi một “mê hồn trận” để tự vệ, để sinh tồn, để bao vây hoặc đánh lừa đối thủ.
Khi một nước lớn nuôi tham vọng bất chính, chẳng hạn như nước Tần năm xưa thì thiên hạ đại loạn. Ngày nay các cường quốc đang tìm cách ngăn chặn một thứ “Tần Thủy Hoàng mới” bằng chiến lược ngoại giao giống như Thời Xuân Thu Chiến Quốc. Chuyện Hoa Lục “trỗi dậy” không một ai cản được mà chỉ là làm sao ngăn chặn những hậu quả thảm khốc của nó - trước mắt cho Đông Nam Á rồi cho cả thế giới. Những biến chuyển ngoại giao và quân sự dồn dập trong thời gian qua chỉ phản ảnh cái thế loạn “Tùm Lum”. Phải chăng đây là chu kỳ biến dịch của Trời Đất? “Mười phần chết bảy còn ba. Chết hai còn một mới ra thái bình”?
Trong cơn lốc kinh hoàng này, trong cái thế “ngàn cân treo sợi tóc” này, các nước nhỏ muốn tồn tại cần có những nhân tài kiệt xuất như Quản Trọng, Phạm Lãi, Nhạc Nghị, Tô Tần, Trương Nghi…phải lấy sức mình là chính cùng sách lược ngoại giao linh động. Nghi ngờ quá thì không làm được chuyện gì, mà cả tin quá thì chết. Phải “biết” như Lão Tử nói, “biết thì sống”.
California ngày 5/2/2013
Đ.V.B

Copy từ: Bùi Văn Bồng