CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Những lời chia sẻ với TS CHHV của bạn đọc khắp nơi



1. Với anh Vũ chị Hà
Đức Thành
Tôi chỉ là người vô tình được biết đến anh Vũ chị Hà trong một lần tình cờ được một người bạn già rủ tôi và một vài anh khác cùng lên thăm trang trại của anh chị trên Hòa Bình và thời gian cũng đã khá lâu, hình như vào thuở anh Vũ còn đang công tác trong ngành ngoại giao. Hôm đó, khi ra xe lên trang trại, có chị Hà là người đi cùng, còn anh Vũ bận việc nên chỉ đến chào hỏi xã giao chúng tôi.
Chỉ gặp anh chị có lần duy nhất ấy nhưng ấn tượng của tôi về vợ chồng anh chị cứ làm tôi nhớ mãi. Đôi khi lý giải cho cái sự “nhớ” này là tôi đã đoán: có lẽ vì anh chị là người nổi tiếng, gia đình thuộc hàng khai quốc công thần nên tôi mới... bị ám ảnh mà thôi.
Những năm sau này khi anh Vũ lên tiếng mạnh về việc đồi Vọng Cảnh rồi chuyện anh tự ứng cử đại biểu Quốc hội, về Bô xít, về đa nguyên đa đảng, về biển đảo… tôi mới thực sự ngưỡng mộ anh hơn (có lần tôi nhờ người quen hỏi xem chị Hà còn nhớ tôi không nhưng thực sự chị không thể nhớ nổi vì tôi chỉ là khách vô tình).
Bạn bè tôi có người khen những việc làm đầy trách nhiệm công dân và có tính cách mạng của anh nhưng cũng có người lo sợ sự bất an cho anh chị trước những việc anh Vũ đã làm. Tuyệt nhiên không có ai phản đối mà hầu hết đều ngưỡng mộ anh chị, bởi anh đã tiếp nối truyền thống gia đình mình, thể hiện trách nhiệm cao cả của một công dân trước những vấn đề bức xúc mang tính cốt tử sống còn của cả dân tộc.
Lúc ấy lý giải cho việc vì sao anh Vũ lại dám vứt bỏ tất cả những công việc mà người bình thường như chúng tôi không bao giờ dám mơ tới, chúng tôi chỉ có một cách nghĩ duy nhất (có phần tự ti): vì anh là hạt giống đỏ nên những việc anh làm sẽ được chú ý hơn và nếu có động chạm đến ai đó chắc chắn sẽ có nhiều người đứng ra bênh vực. Còn chúng tôi nếu có gan làm như anh thì cũng chỉ được vài ba ngày sẽ bị họ bắt hết nhốt hết. Anh Vũ có bị bắt còn có người lên tiếng bênh vực chứ chúng tôi mà bị bắt thì hoặc là bị đánh chết trong tù, hoặc là về nhà vợ nuôi chung thân (ấy là chúng tôi nghĩ thế). Do đó chúng tôi chọn giải pháp… “hèn” là… im lặng! Lo xa thế thôi chứ bản thân tôi vẫn đinh ninh rằng anh Vũ sẽ không bao giờ bị bắt, bị cho là có tội với đất nước với dân tộc. Ngay cả khi được tin anh bị bắt tôi vẫn không tin, vì lẽ nào dân tộc này đất nước này lại để cho anh, một con người đã hết lòng vì mình (dân tôc) lại phải chịu cảnh tù đày!
Nhưng có ai ngờ, anh Vũ đã bị bắt và đang phải chịu cảnh tù đày là điều có thật. Không ai phủ nhận được việc này. Song cũng rất đúng là anh không hề có tội với dân tộc, với non sông đất nước Việt Nam. Dân tộc, đất nước Việt Nam luôn cần có những con người như anh. Những kẻ bắt anh chính là những kẻ mà ông bà ta gọi là bọn “đầu Ngô mình Sở”. Bọn này cũng nhân danh công lý, cũng nhân danh nhà nước, nhân danh nhân dân để triệt hại chính nhân dân, bắt nhân dân phải phục tùng cung phụng họ muôn đời muôn kiếp (từ Hiến pháp 1980 đến dự thảo Hiến pháp 2013 chứng minh điều đó).
Anh Vũ ơi! Nhận được tin anh tuyệt thực để phản đối sự vi phạm thô bạo của những người quản giáo mà thực chất sâu xa hơn là để anh tố cáo cái thế lực thối nát ươn hèn, kìm hãm dân tộc này phát triển, phải phụ thuộc ngoại bang, qua đó anh cảnh tỉnh chúng tôi, những công dân Việt Nam, đánh thức lương tri, đánh thức niềm tự hào của cả dân tộc Việt sớm nhận thức được những đại hiểm họa của dân tộc mình mà có các giải pháp tương xứng để ngăn chặn những hiểm họa khôn lường đó.
Chúng tôi biết sống chết đối với anh chẳng có gì quan trọng cả. Dù sống hay chết mà đất nước này, dân tộc này được thực sự tự do, ấm no hạnh phúc, dân chủ, bình quyền thì anh cũng cam lòng. Chúng tôi hiểu anh như vậy!
Nhưng anh Vũ ơi, ngày xưa thời các cụ như cụ Huy Cận nhà ta, nếu có tuyệt thực trong nhà tù đế quốc Pháp là để lay động đến chính quyền đa đảng bên Pháp quốc, qua đó các đảng phái muốn tiếp tục nắm quyền lực thì phải thay đổi nếp cai trị của họ. Nếu không chịu thay đổi để người tù tuyệt thực đó chết liệu đảng đó, giới cầm quyền đó có nắm được chính quyền mãi không?! Còn anh thì sao, anh đang tuyệt thực ở một đất nước “vạn lần dân chủ hơn” Pháp quốc nhưng lãnh đạo đất nước đó lại là cái chính thể độc đảng mà cái đảng này đã từng tuyên bố “trí, phú địa, hào đào tận gốc chốc tận rễ”. Ngay cái tầng lớp trí thức các anh mà còn chẳng có cái “hội”, “ban” nào để bênh vực trí thức mình trong khi tổ chức đảng của họ thì kéo đến tận thôn làng ấp bản, thì làm sao bảo vệ được trí thức nhất là trí thức yêu nước như anh. Anh Vũ tuyệt thực thì chỉ nhân dân thương cảm cho anh, sự tuyệt thực của anh cũng có thể lay động trái tim nhân loại tiến bộ nhưng sẽ không hề lay động được cái giới đã rắp tâm bỏ tù anh.
Người ta có trăm phương ngàn kế để “yêu” hay “ghét” một con người và khi có quyền lực người ta cũng có trăm phương ngàn kế để giữ được chiếc ghế quyền lực. Lấy ví dụ như đợt lấy phiếu tín nhiệm này trong Quốc hội, thay vì lựa chọn hai giải pháp tín nhiệm (đạt) và không tín nhiệm (không đat) để đánh giá uy tín cán bộ thì người ta chọn thành ba giải pháp là tín nhiệm cao (đạt) tín nhiệm (vừa đạt vừa không đạt) tín nhiệm thấp (không đạt) để phân tán hệ số tín nhiệm thấp nếu người ta rơi vào cảnh đó (người ta đang hân hoan vui mừng vì cái chiêu lấy phiếu kiểu này và tự hào là Quốc hội đầu tiên trên thế giới làm việc này!).
Tôi nói sơ qua việc này để thấy rằng việc tuyệt thực của anh Vũ không phải là phương pháp đấu tranh tốt nhất hiện nay để giành lại dân chủ cho đất nước.
“Một con chim én chẳng làm nên mùa xuân”. Nhưng khi bầu trời có chim én chao liệng, điều đó báo hiệu mùa xuân đang về. Cũng như vậy, một tiếng nói dân chủ chưa làm nên một nền dân chủ, nhưng tiếng nói ấy chắc chắn sẽ mở màn cho dân chủ xuất hiện và lớn mạnh.
Mong anh Vũ chị Hà cùng các thành viên trong gia đình khỏe mạnh, vượt qua cơn bĩ cực này để được sống trong những mùa xuân dân chủ.
Đ.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

2. ĐÔI LỜI CHIA SẺ VỚI NGƯỜI TÙ CÙ HUY HÀ VŨ
Trần Định - Nhà báo, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh
clip_image001
Trước khi TS Cù Huy Hà Vũ lâm nạn, tôi đã từng gặp gỡ  Vũ vài ba lần do tôi đã tình cờ và chủ động tìm gặp tại nhà riêng. Trước đó nhiều năm, tôi đã từng làm việc, phỏng vấn và chụp ảnh thân phụ của Vũ và có mối thân tình. Qua tôi, Nhà thơ Cù Huy Cận đã thành bạn Cha tôi. Và trước khi thành bạn với Vũ, tôi cũng đã từng quen biết và làm việc với vợ Vũ là luật sư Dương Hà. Khi đó Hà mới ra trường. Nghề luật sư mà Hà được học chưa có giá trị trong một xã hội 21 năm không có Bộ Tư pháp (1961 - 1981) cho nên Hà chưa được làm việc mà mình được đào tạo. Hà làm ở Vinaconcert (công ty biểu diễn - dưới quyền của anh Khắc Tuế). Vũ không giấu tôi bất kỳ điều gì về chủ trương, tư tưởng và giới thiệu hết với tôi những bài báo, bài trả lời phỏng vấn của Vũ với các đài, báo nước ngoài. Tôi khâm phục lòng yêu nước và cá tính khẳng khái của Vũ.
Trước đó nữa, hơn một lần, tôi cũng từng có măt tại các chuồng cọp, chuồng bò do chế độ Việt Nam CH xây nên ở Côn Đảo, Phú Quốc. Và xa hơn nữa tôi cũng từng thăm Hỏa Lò Hà Nội, nhà tù Sơn La, Khu an trí Ba Tơ… và nhiều nhà tù khác nữa.
Nhớ Vũ, tôi nhớ mãi lời khẳng định của Vũ: " - Nếu em có chết, vợ con em sẽ hỏa thiêu em và đem tro em rải xuống sông Hồng và một vài dòng sông khác. Em tin tưởng rằng, mỗi hạt tro em sẽ là một Con Người  Việt Nam hiểu em, ủng hộ em, và cùng em trên lộ trình tìm đến Dân Chủ đích thực cho Dân Tộc Việt Nam".   
Vũ không biết uống bia mà thích ăn kem. Gặp kem ngon, Vũ ăn tới ba bốn cây một lúc. Nhưng khi vào chuyện, Vũ hăng say và nói như bọn tôi thường nói ở bãi bia vậy. 
Tôi hoàn toàn bất ngờ về những gì đã dẫn đến việc người tù Cù Huy Hà Vũ đang tuyệt thực trong chế độ giam cầm tù nhân chính trị hiện nay ở Việt Nam.
Nhớ Vũ, nhớ câu nói của Vũ nằm lòng tôi cho đến những ngày nghe tin Vũ tuyệt thực rồi đọc được bức thư ngỏ gửi Bộ trưởng CA Trần Đại Quang của Ngô Thị Hồng Lâm (http://www.boxitvn.net/bai/16574).
Mời các bạn cùng đọc và cùng ngẫm.
T.Đ.
Tác giả gửi trực tiếp cho  Bauxite Việt Nam

Tôi kỷ niệm ngày 21.6 bằng bài báo này

Thật đáng sợ khi mất động lực để... "mở miệng"!
HŨU NGUYÊN


21.6 Ngày Ký Giả đi ăn mày
Vốn đã chẳng muốn nói thêm gì nữa về trường hợp ông Đinh Đức Lập ở báo Đại Đoàn Kết. Người ta chỉ có thể nói chuyện với những ai biết nghe và biết phân biệt được phải trái, đúng sai. Quan trọng hơn hết là với những người phải có tinh thần thượng tôn pháp luật.
Ông Đinh Đức Lập không có tất cả những điều đó đã đành, đáng tiếc là những người có trách nhiệm trong vụ việc (giải quyết khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật Nhà nước và quy định của Đảng) cũng chẳng hơn gì.
Trong trường hợp này, “vạch cái đầu gối ra nói” có khi còn có hiệu quả hơn, cha ông ta từng có câu như vậy, chẳng phải tự tôi nghĩ ra đâu nhá (câu này trích trong kho tàng thành ngữ dân gian Việt Nam).
Tuy nhiên mấy ngày qua, dư luận xôn xao về việc tổng biên tập Đinh Đức Lập dùng bạo quyền bất chấp pháp luật ra quyết định buộc thôi việc nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng là một trong 3 phó trưởng ban của báo Đại Đoàn Kết tố cáo các sai phạm tiêu cực và tham nhũng của ông Lập từ hơn một năm qua. Những ai theo dõi vu việc này trên  từ đầu chắc không lạ gì với kết quả người tố cáo bị buộc thôi việc bởi người bị tố cáo vừa bị kỷ luật khiển trách mà ai cũng thấy là nhẹ hơn phủi bụi so với tính chất mức độ vi phạm. Nay đành phải nói thêm vài điều, chủ yếu là để cảm ơn rất nhiều các bạn đồng nghiệp, cả những người không quen biết đã chia sẻ, động viên và thấu hiểu việc làm và hoàn cảnh hiện nay của nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng.
Khi quyết định làm đơn tố cáo ông Đinh Đức Lập bản thân tôi cũng như các bạn đồng nghiệp Mạnh Thắng và Kim Ngân đều đã tính tới thời điểm này: bị trả thù và bị tước mất quyền làm việc một cách phi pháp. Trên thực tế, ngay từ khi có đơn tố cáo chúng tôi đã biết ông Đinh Đức Lập bằng mọi cách có thể, lạm dụng quyền lực mà ông đang có để gây khó dễ, trả thù xâm hại các quyền và lợi ích hợp pháp (từ chuyện cắt lương, cắt thưởng tới việc hạn chế các quyền làm việc, điều chuyển công tác bất hợp lý, đình chỉ công tác bất hợp pháp...) của chúng tôi. Sự thật đã diễn ra như vậy suốt một năm qua.
Thật ra hành xử thô bạo như ông Đinh Đức Lập là tâm lý bình thường của những kẻ tham nhũng bị tố cáo. Tham nhũng bao giờ cũng là những kẻ có quyền lực trong tay và vì lợi ích riêng tư họ sẵn sàng chà đạp lên pháp luật, đạo lý để tiêu diệt những ai phát giác, tố cáo. Hiểu rõ tâm lý và thực tiễn này, các nhà làm luật đã rất coi trọng việc bảo vệ người tố cáo khi đưa vào các bộ luật Tố cáo; Phòng, chống tham nhũng... các chương riêng quy định về việc những ai, những cơ quan nào có trách nhiệm phải bảo vệ người tố cáo không chỉ tại nơi làm việc, công tác mà còn ở nơi cư trú; không chỉ bảo vệ người trực tiếp tố cáo mà còn bảo vệ cả thân nhân, gia đình và cả những nguồn tin có liê  quan tới nội dung tố cáo. Các quy định của Đảng cũng tương tự. Điều đó chứng tỏ các cơ quan, tổ chức Đảng, Quốc hội và Nhà nước đều thấu hiểu hoàn cảnh của những người bị buộc phải sử dụng quyền công dân của mình để tố cáo các hành vi tham nhũng, bạo ngược là những người thuộc diện yếu thế trong bậc thang quyền lực. Họ rất dễ bị đàn áp, trả thù và trù dập dã man, cần thiết phải có luật pháp và trách nhiệm của xã hội để bảo vệ người tố cáo một cách hiệu quả, nghiêm minh. Có như vậy, chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về việc vận động toàn dân tham giám sát,  tố giác, phòng chống tham nhũng mới thật sự có hiệu quả.
Trong khi những người đứng đơn tố cáo ông Đinh Đức Lập ở báo Đại Đoàn Kết là hành động cụ thể, hưởng ứng lời kêu gọi nhân dân tham gia giám sát cán bộ đảng viên, góp phần làm trong sạch, vững mạnh tổ chức Đảng và cũng trên tinh thần của các quy định của pháp luật Nhà nước về phòng và chống tham nhũng. Công dân có quyền phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng. MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm động viên nhân dân tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Như vậy việc giám sát của nhân dân đối với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Các nhà báo đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực đặc biệt ngay tại cơ quan mình đang công tác càng phải được khích lệ và bảo vệ.
Tháng Sáu theo truyền thống của nền báo chí cách mạng Việt Nam là tháng của nhà báo. Mang những nhà báo đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng ra để kỷ luật một cách vội vàng và phi pháp như ông Đinh Đức Lập đang hành xử tại báo Đại Đoàn Kết (cơ quan trung ương của MTTQVN) lại càng chứng tỏ ông này không chỉ thiếu hiểu biết về luật pháp (hoặc quá coi thường, bất chấp luật pháp) mà còm thiểu cả đạo lý làm nghề, làm người.
Tôi hiểu nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng cũng đã xác định rõ ràng cuộc đấu tranh với tham nhũng ngay tại chính nơi mình đang công tác và chấp nhận va chạm trực tiếp với người đang nắm quyền lực. Đôi khi trong cuộc đời chúng ta phải đối mặt với những điều mà mình phải lựa chọn. Tôi biết các nhà báo Mạnh Thắng và Kim Ngân là những người yêu quý lẽ phải; đồng thời họ cũng mong muốn được an toàn trong môi trường làm việc và trong cuộc sống. Song họ đã chọn  và chấp nhận sự nguy hiểm cho bản thân khi lên tiếng bảo vệ lẽ phải,  tố cáo những tiêu cực của ông Đinh Đức Lập.
Mai đây, tôi cũng sẽ nhận được một cái quyết định tương tự đồng nghiệp Nguyễn Mạnh Thắng. Mặc dù, trước đó ông Đinh Đức Lập đã bắn tin và ra sức hành xử theo kiểu chà đạp lên tất cả sự tỉnh thức của lương tri, của lẽ phải và đạo đức công vụ áp đặt vào bản thân tôi nhiều sự việc bất công và bất hợp pháp với mong muốn làm cho tôi chán nãn và tự ý xin chuyển công tác đi nơi khác. Nhưng tôi đã không làm theo ý muốn của ông Lập mà thực sự đang chờ cái quyết định buộc thôi việc của ông tổng biên tập Đinh Đức Lập dành cho người đã tố cáo nhiều hành vi sai phạm, tiêu cực và tham nhũng của ông.
Điều đó không phải là sự kết thúc. Đôi khi nó chỉ mới là sự bắt đầu. Sự tha hóa cần thiết phải được thể hiện rõ ràng trên giấy trắng mực đen và lộ diện nguyên hình dưới ánh sáng của công lý và lương tri.
Nhiều ý kiến chia sẻ của đồng nghiệp và của nhiều người không quen biết trong thời gian qua, nhất là với nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng mấy ngày nay cho thấy lương tri của xã hội vẫn mạnh mẽ và thấu hiểu lẽ phải, am tường sự thật như thế nào. Tôi xin mượn ý kiến của một bạn gởi cho nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng để kết thúc ghi chép này như sau: “Chỉ những người sợ mất việc làm mới không dám lên tiếng đấu tranh với tiêu cực. Còn những người có khả năng, vứt đâu họ cũng có thể sống nên dẫu biết không dễ có người bảo vệ công lý, lẽ phải... nhưng họ vẫn phải đấu tranh để con cháu (bạn bè và đồng nghiệp nữa – HN) nhìn vào không cảm thấy hổ thẹn. Giữa thời buổi này tìm người ngay thì khó chứ ngó đâu chẳng có kẻ nịnh nọt, luồn cúi”.
Hữu Nguyên
(nhà báo, Phó trưởng ban đại diện báo Đại đoàn kết tại TP.HCM) 


Copy từ: Nguyễn Thông

Các lãnh đạo Việt Nam đều « sống sót » qua cửa bỏ phiếu tín nhiệm

Quốc hội Việt Nam
Quốc hội Việt Nam
Reuters

Anh Vũ
Ngày 11/6/2013, Quốc hội Việt Nam đã công bố kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo cao nhất của cơ quan hành pháp và lập pháp. Tất cả 47 lãnh đạo được đưa ra đánh giá đều « thóat hiểm » qua vòng bỏ phiếu tín nhiệm trong bối cảnh đất nước đang lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, tham nhũng tràn lan.

Báo chí chính thức ca ngợi đây là là một việc làm « lịch sử ». Giới quan sát nhận thấy không bất ngờ về kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lần đầu ở Quốc hội.
Các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu đánh giá trên ba mức độ : « tín nhiệm cao », « tín nhiệm » và « tín nhiệm thấp ». Các chức danh như chủ tịch và phó chủ tịch nước, chủ tịch và phó chủ tịch Quốc hội đều được nhiều phiếu « tín nhiệm cao ». Dư luận chú ý nhiều vào thủ tướng chính phủ và các thành viên của chính phủ, những người chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc quản lý kinh tế xã hội của đất nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đạt được 68% phiếu « tín nhiệm cao » và « tín nhiệm », 32% phiếu « tính nhiệm thấp ». Những lãnh đạo ngành như thống đốc Ngân hàng, bộ trưởng Giáo dục, Y tế hay Giao thông vận tải đều có số « phiếu tín nhiệm thấp » cao.
Quyết định bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo được Quốc hội thông qua từ kỳ họp tháng 11/2012, được thực hiện trong kỳ họp này lần đầu sau khi đã được cơ quan lãnh đạo đảng chỉ đạo đồng ý.
Trên nguyên tắc, những người có quá nửa số đại biểu đánh giá "tín nhiệm thấp" được khuyến cáo nên xin từ chức. Người có trên 2/3 đại biểu đánh giá « tín nhiệm thấp » thì Quốc hội có thể bỏ phiếu để bãi chức ngay. Nhưng trong lần lấy phiếu tín nhiệm đầu tiên này, tất cả 47 chức danh lãnh đạo đều « thoát hiểm » không đạt tỷ lệ quá bán để có thể phải chịu những hình thức kỷ luật nào đó.
Giới quan sát chính trị tại Việt Nam đều tỏ ra không bất ngờ với kết quả của cuộc bỏ phiếu bởi đều biết rằng 90% các đại biểu Quốc hội là đảng viên và cơ quan hành pháp của Việt Nam vẫn luôn là nơi để thông qua các quyết định của đảng Cộng sản.
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của đảng là Ban chấp hành Trung ương qua các hội nghị gần đây (Hội nghị Trung ương 6 và 7) đều không muốn kỷ luật ai về trách nhiệm để tình trạng kinh tế đất nước rơi vào khủng hoảng và tham nhũng tràn lan như hiện nay.
Từ Hà Nội, tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhận xét các tiêu chí đặt ra trên tờ phiếu đã cho thấy phần nào kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo Việt Nam lần này :
Tiến sĩ Nguyễn Quang A - Hà Nội
 
11/06/2013
 
 


Copy từ: RFI

Hàn Quốc hủy cuộc họp cấp chính phủ với Bắc Triều Tiên

Nơi dự trù diễn ra hội nghị liên Triều.
Nơi dự trù diễn ra hội nghị liên Triều.
REUTERS/Lee Jae-Won

Đức Tâm
Hôm nay, 11/06/2013, Hàn Quốc ra thông báo hủy bỏ các cuộc đàm phán ở cấp chính phủ với Bắc Triều Tiên, vì các bất đồng về thủ tục. Cuộc gặp lẽ ra được tổ chức vào ngày mai, tại Seoul.

Phát ngôn viên bộ Thống nhất Hàn Quốc tuyên bố ngắn gọn : « Sẽ không có cuộc thảo luận (với Bắc Triều Tiên) vào ngày mai », và không cho biết cuộc gặp này chỉ bị chậm lại hay hủy bỏ.
Trước đó, chính quyền Seoul nói đến những khó khăn trong việc thỏa thuận với Bình Nhưỡng về thành phần phái đoàn tham dự.
Một quan chức trong chính quyền Seoul, xin ẩn danh, cho AFP biết, là Bắc Triều Tiên nói rằng họ có vấn đề với trưởng phái đoàn Hàn Quốc.
Sau nhiều tháng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, hôm Chủ nhật, hai phái đoàn Nam Bắc Triều Tiên đã gặp nhau tại Bàn Môn Điếm, khu phi quân sự ngăn cách giữa hai nước. Cuộc thảo luận kéo dài 18 tiếng đồng hồ và hai bên đạt đồng thuận là sẽ tổ chức cuộc gặp cấp chính phủ trong hai ngày, 12 và 13/06/2013 tại Seoul. Tuy nhiên, Seoul và Bình Nhưỡng lại bất đồng về cấp bậc trưởng đoàn tham dự cuộc gặp ở thủ đô Hàn Quốc.
Seoul đề nghị trưởng phái đoàn đàm phán là cấp bộ trưởng. Nhưng Bắc Triều Tiên đã từ chối và hai bên thỏa thuận sẽ chỉ định những quan chức cấp cao phụ trách vấn đề quan hệ liên Triều.
Theo đề nghị của Bắc Triều Tiên, chương trình nghị sự cuộc gặp Seoul chỉ liên quan đến các dự án kinh tế chung hiện đang bị ngưng trệ, đặc biệt là dự án khu công nghiệp Kaesong.
Tổng thống Hàn Quốc, bà Park Geun Hye, hôm nay, bày tỏ hy vọng là cuộc thương lượng liên Triều sẽ đặt cơ sở đầu tiên cho tiến trình nhích lại gần nhau giữa hai miền và mang lại hòa bình bền vững trên bán đảo Triều Tiên.


Copy từ: RFI

Nếu ngày mai anh Cù Huy Hà Vũ chết vì tuyệt thực?

Nếu ngày mai anh Cù Huy Hà Vũ chết vì tuyệt thực?

Nguyễn Thế Hùng
Đọc thư anh Hà Vũ đăng trên BVN và thư kêu cứu của vợ anh, chị Dương Hà, kỷ niệm trong tôi lại hiện về: “vài ngày trước khi anh Hà Vũ bị bắt, tôi có dịp ăn cơm tối tại nhà anh chị, sau đó chúng tôi cùng đến thăm anh PT (lúc đó anh HC đi xa, vắng, nên chúng tôi không đến thăm anh ấy)”.
Qua nhiều lần tâm sự tôi được biết, lòng anh Hà Vũ luôn quan tâm suy nghĩ về đất nước; anh ấy cho biết rằng anh ấy rất cô đơn! Vâng, những nhà tư tưởng lớn, các nhà khoa học lớn thường rất cô đơn!
Những người yêu nước nồng nàn như anh Hà Vũ, khi thấy cảnh đất nước yếu hèn; những công dân yêu nước bị tù đày thì lòng sao không đau xót, đạo đức xã hội suy đồi thì sao không cô đơn!
Tôi và anh Hà Vũ quen thân nhau có lẽ do trời xui, đất khiến; bởi lẽ chúng tôi làm việc trong hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau (một bên Luật kinh tế, một bên là Kỹ thuật Xây dựng).
Cả Tôi và anh Vũ đều nhìn nhận như thế.
Chúng tôi quý mến, kính trọng nhau vì cùng chung nỗi niềm yêu nước thương nòi; chúng tôi thấy nước nhà suy yếu, dân tình lầm than, đạo đức xã hội suy đồi lòng đều đau như dao cắt!
Việc làm của anh Hà Vũ, không ngoài việc yêu nước thương nòi!
Nếu ai đó có độ nhạy cảm cao về tâm linh, hiểu biết lẽ huyền vi của tạo hóa, có thể nhận thấy tâm tính, ý chí và nghị lực trong mỗi con người chúng tôi (qua chữ ký và tướng số của từng người).
Mỗi người thể hiện sự ngay thẳng, trung trực; một chữ ký vút lên cao, một chữ ký cắm sâu xuống lòng đất, vững chắc; mỗi bên tạo nên một thế giới quan, vũ trụ quan riêng biệt nhưng hợp nhất.
Hiện giờ anh Hà Vũ đã nhịn ăn đến ngày thứ 15 nhưng vẫn chưa chết; do đó mỗi người chúng ta, nếu cảm thấy rằng mình là con người nhân hậu – văn minh – yêu nước – thương nòi, thì vẫn còn cơ hội để làm một cái gì đó vì anh Hà Vũ, để khỏi phải thốt lên những lời ân hận, hoặc ít nhất bị lương tâm dằn vặt!
Những quan chức có trách nhiệm đối với vận mệnh của anh Hà Vũ có biết mai kia lịch sử đất nước sẽ ghi chép về mình như thế nào không?
Có những người sống coi như đã chết, nhưng có những người chết nhưng lại sống mãi trong lòng dân tộc hay xa hơn nữa là nhân loại! Kẻ sống coi như đã chết tất nhiên khi chết đểlại đủ thứ tiếng mỉa mai, chê cười của hậu thế!
Ôi cái sống, chết sao mà đa đoan thế! Trên cỏi đời này, cái được, mất, sự may rủi không ít người bị nhầm lẫn!
Có người nhầm tưởng kiếm được cái chức nào đó trong một chế độ nào đó là vinh, nhưng biết đâu đó là nhục. Lại có ai đó làm việc (nếu thực chất việc đó không tốt) để có nhiều tiền, tưởng đâu đó là may mắn, nhưng biết đâu rằng đó là cái rủi? Trong cuộc trần ai vinh luôn đi liền với nhục!
Để lại nhiều tiền bạc cho con cháu có chắc là cái phúc hay đó cái họa cho gia đình mình? Nếu ai đó hiểu được sự huyền vi của tạo hóa, thì thế nào người ấy cũng thành công, cũng được xã hội trân trọng!
Một đất nước muốn phát triển cũng phải tuân theo quy luật, trong khoa học tự nhiên gọi là định luật, hay như ông cha ta gọi đó là thiên luật!
Những ai mang dòng máu Việt, được hưởng ân huệ từ tổ tiên giống nòi mà lại dửng dưng với đất nước, thờ ơ trước sự tồn vong của dân tộc thì thật là quá vong ân bội nghĩa!
Với một đất nước, để phú cường, có hai tài sản quí báu cần phải đảm bảo đó là sức khỏe của dân tộc và thời gian của mọi con người sống trong xã hội. Với đất nước chúng ta hôm nay, lan tràn thực phẩm độc hại, môi trường ô nhiễm, thì làm sao con em chúng ta có đủ sức khỏe để cạnh tranh với đời! (Bản thân tôi hơn mười năm nay, đã không dám đến các quán để ăn sáng!)
Thời gian học tập và làm việc của rẩ cả chúng ta hiện bị mất mát quá nhiều!
Con em chúng ta đã mất nhiều thời gian để học những điều vô bổ; thời gian cho công việc trong hầu hết cán bộ công chức và quan chức không có nhiều; thời gian dành cho những cuộc nhậu nhẹt, đấu đá chiếm tỷ trọng quá lớn!
Mặt khác, đất nước lại đội trên đầu hai trái bom hủy diệt dân tộc: một trái bom bùn đỏ Tây Nguyên, và một trái bom khác đang thai nghén là nhà máy điện hạt nhân! Chúng ta phải hiểu rằng xây dựng để phát triển, để đất nước trường tồn; chứ không phải phát triển để rồi bị hủy diệt !
Đất nước chúng ta lại có một bất hạnh lớn, đó là ở gần một nước to lớn, có nền văn hóa kỳ lạ! Luôn nuôi mộng bành trướng, bá quyền, lòng dạ bọn lãnh đạo (vua chúa xưa và nay) tham tàn, hiểm độc; họ có thể dùng bất cứ thủ đoạn đê hèn nào để xâm chiếm nước ta, lợi dụng ta để rồi hủy diệt ta. Chơi với họ, không vạch ra những âm mưu hành động xấu xa của họ cho thế giới hiểu là có tội không những với Tổ quốc mà còn có tội với các dân tộc yêu hòa bình và chuộng công lý. Ông cha ta cũng đã có câu: “Ngưu tầm ngưu mã tầm mã”.
Biết được vị trí vô cùng quan trọng của đất nước ta đến sự ổn định thế giới, nên các cường quốc văn minh chắc chắn sẽ âm thầm giúp đỡ chúng ta; nếu chúng ta có những lãnh đạo sáng suốt rất sẽ nhận ra điều này! Đây chính là sự màu nhiệm của thuyết càn khôn dịch lý! Trong cái rủi có cái may mắn!
Chế độ phản dân chủ, thường làm cho dân trí mù mờ (cấu tạo những môn học có nội dung tuyên truyền, bóp méo sự thật, ca ngợi thể chế, sùng bái cá nhân…), để dễ sai khiến, điều này sẽ làm cho nhiều người không biết đâu là sự thật, đâu là sai trái, đâu chính, đâu tà để đám cầm quyền dễ bề cai trị; nhưng đất nước yếu hèn, lãnh thổ bị xâm chiếm, cũng từ việc làm này mà ra !
Những con em chúng ta học khoa học tự nhiên, mà không được trang bị đầy đủ khoa học xã hội, thì có lẽ ai thuê mình làm cũng được, miễn họ trả nhiều tiền, tạo điều kiện cho mình nghiên cứu, làm việc, giả bộ yêu quý mình; còn những vấn đề xấu xa khác của họ được che đậy khéo léo tinh vi thì không thể nào thấy được.
Độc quyền yêu nước, đánh đập, tù đày những công dân tỏ bày ý kiến trái ngược là phản khoa học, là mắc mưu bọn đại Hán.
Do đó nhà chí sĩ Phan Châu Trinh đã chủ xướng nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí; đây là con đường cứu nước! Có dân trí, dân khí thì lo gì dân không giàu, nước không mạnh; lo gì không có độc lập, tự do? Chúng ta hãy noi gương nước Đức và Nhật.
Do đó, việc thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc dựa trên một thể chế xã hội khoa học thật sự tiên tiến, nhằm làm tiền đề để đưa đất nước phát triển tự do, dân chủ và hùng cường là mệnh lệnh của trái tim và khối óc của mỗi người dân Việt.
Kế thừa trong mọi ngành khoa học là điều kiện tối cần để có sáng tạo và chạy đua được với thế giới!
Một thể chế khoa học thật sự, có thể tham gia cuộc đua, ví như một chiếc xe được thiết kế có công suất lớn, các chi tiết tốt và đồng bộ, có hệ thống phụ đảm bảo an toàn trong vận hành như: phanh thắng, bình chữa cháy, lốp dự phòng... (cơ chế của các nước tiên tiến đều đảm bảo được các điều kiện này).
Nhìn về quá khứ, ông cha chúng ta đã anh dũng chống được thế lực phương Bắc hùng mạnh nhất thế giới thuở ấy như Nguyên Mông, và thuở ấy không có Liên hiệp quốc, không có sự quan tâm giúp đỡ quốc tế, nhưng ông cha chúng ta đã không những giữ vững giang sơn bờ cõi mà còn mở rộng đất nước; đoa là nhờ ông cha ta hiểu được thiên luật! Ngày nay đã có Liên hiệp quốc, các dân tộc trên thế giới quan tâm lẫn nhau, thì vì cớ gì ta nghèo hèn như vậy?
Nếu một chế độ nào đó làm cho đất nước suy yếu, thì đó là tội lỗi; đối ngoại chấp nhận phận tôi đòi là làm mất danh dự đất nước; đối nội tàn ác với người yêu nước là phản bội Tổ quốc, nối giáo cho giặc!
Mong rằng, vì tương lai của Tổ quốc, của con em chúng ta, vì công lao của các bậc tiền nhân dựng và giữ nước, cũng vì là con người trong cộng đồng nhân loại, chúng ta phải có trách nhiệm không phải chỉ cho đất nước ta mà còn phải cho cả loài người; chúng ta phải có tiếng nói, phải có hành động thiết thực không những cho anh Hà Vũ, mà còn cho những công dân Việt Nam khác, cho những ai trên thế giới yêu chuộng hòa bình và công lý!
Mổi công dân có tiếng nói, hành động ví như một hạt cát, nhưng bãi sa mạc không thể có được nếu thiếu vắng hạt cát!
ĐN, một đêm không ngủ 10 /6/2013
N.T.H.


Copy từ: Bauxite Việt Nam

Kết quả cuộc lấy phiếu tín nhiệm các lãnh đạo VN


Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-06-11
Trái sang phải, trên xuống: Ông Trương Tấn Sang, ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Sinh Hùng, bà Nguyễn thị Kim Ngân, ông Nguyễn Văn Bình
Trái sang phải, trên xuống: Ông Trương Tấn Sang, ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Sinh Hùng, bà Nguyễn thị Kim Ngân, ông Nguyễn Văn Bình
RFA file
Nghe bài này

Kết quả cuộc lấy phiếu tín nhiệm cho 47 vị quan chức hàng đầu Nhà Nước,chính phủ và Quốc hội Việt Nam vừa được công bố vào sáng ngày 11 tháng 6 vừa qua. Kết quả thu được có những tác động gì đối với các thành phần dân chúng tại Việt Nam?
Kết quả
Sau một ngày và tối khuya làm việc đến sáng 11 tháng 6, Ban kiểm phiếu 29 thành viên do ông Đỗ Văn Chiến đại diện công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với 47 chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Kết quả được các báo trong nước loan tải cho thấy người đạt tỷ lệ phiếu tín nhiệm cao nhất là bà phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn thị Kim Ngân, và người có tỷ lệ phiếu tín nhiệm thấp nhất là ông thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình.
Trên tổng số 492 đại biểu có mặt để lấy phiếu, chủ tịch nước Trương Tấn Sang được 330 phiếu tín nhiệm cao (67%), 133 phiếu tín nhiệm (27%) và 28 phiếu tín nhiệm thấp (5.7%). Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng được 210 phiếu tín nhiệm cao (42.7%), 122 phiếu tín nhiệm (24.8%) , và 160 (32.5%) phiếu tín nhiệm thấp.
Ông chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận được 328 phiếu tín nhiệm cao (66.6%), 139 phiếu tín nhiệm (26%) , và 25 phiếu tín nhiệm thấp (5%).
Đối với những người dân theo dõi tình hình, đọc báo, nghe đài khi được hỏi đều nói có biết về hoạt động bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội trong kỳ họp lần này đang diễn ra ở Hà Nội.
Bỏ phiếu là việc làm tốt; đưa lên chương trình để nhân dân chọn lọc người tốt; như thế cũng tốt thôi.
Ô. Phạm Xuân Khai

Ý kiến công luận

Ông Phạm Xuân Khai, một cựu chiến binh hiện sinh sống tại thành phố Đà Nẵng và là người từng có đơn tố cáo về những bất minh của cựu bí thư thành phố là ông Nguyễn Bá Thanh, cho rằng sinh hoạt lấy phiếu tín nhiệm tại quốc hội như thế là dấu hiệu tích cực. Ông nói:
Cái bỏ phiếu là việc làm tốt; đưa lên chương trình để nhân dân chọn lọc người tốt; như thế cũng tốt thôi.
nguyentandung-600
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (giữa) được tín nhiệm thấp nhất trong số các lãnh đạo Việt Nam sau cuộc bỏ phiếu ở Quốc hội công bố hôm 11/06/2013.
Tuy nhiên đối với một số người là nông dân hiện đang phải khiếu kiện để cố giữ đất làm kế sinh nhai thì tỏ ra không mấy mặn mà với sinh hoạt lấy phiếu tín nhiệm của quốc hội, mà họ chỉ mong sao các cơ quan chức năng đáp ứng được nguyện vọng cho người dân. Một nữ nông dân phát biểu: Bây giờ ‘dân đen’ chả biết làm sao, các ông ấy ở trong đề đạt ai thì nghe người ấy thôi chứ dân thấp miệng chả biết làm thế nào!
Một phụ nữ khác suy ra từ tình hình của địa phương và nói lên sự mất tin tưởng vào các cơ quan công quyền:
Thủ tướng chính phủ yêu cầu các cơ quan trung ương cho chúng tôi được đối chất với ông tổng thanh tra chính phủ. Nếu như chúng tôi nêu ra được những văn bản, tài liệu chứng minh đơn của chúng tôi có cơ sở, thì ông tổng thanh tra chính phủ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và nhân dân chúng tôi. Nói rõ ràng thế mà họ có tổ chức cho chúng tôi cuộc đối thoại đó đâu. Họ không xem xét lại kết luật sai trái của Thanh tra chính phủ và ký vào đơn chấm dứt khiếu nại của chúng tôi. Chúng tôi nay không còn tin tưởng gì nữa.
Bây giờ ‘dân đen’ chả biết làm sao, các ông ấy ở trong đề đạt ai thì nghe người ấy thôi chứ dân thấp miệng chả biết làm thế nào!
Một nông dân
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh có bài nêu ra câu hỏi : Bỏ phiếu tín nhiệm trên cơ sở nào? Theo blogger này thì hầu như tất cả các chức danh quan trọng trong bộ máy Nhà Nước lâu nay đều do Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định. Quốc hội chỉ biểu quyết thông qua để hợp thức hóa mà thôi; nay Đảng lại chỉ đạo và cho phép quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những chức danh mà quốc hội không bầu ra…
Kiến trúc sư Trần Thanh Vân, một trí thức tại Hà Nội bày tỏ quan điểm đồng ý về tình trạng thiếu căn bản dân chủ trong tiến trình hình thành nên bộ máy công quyền tại Việt Nam và như thế những hoạt động như lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội trong ngày 10 tháng 6 vừa qua không có giá trị gì:
Nếu nói về nguyên lý và ích lợi, những việc làm này của họ có thực sự nghiêm túc hay không, có tận tâm hay không để mong có một kết quả thật hay không; hay cũng chỉ là một sự chung chung để lừa dối mọi người. Vì thấy người ta làm cũng làm. Tôi ví dụ ở nước Mỹ, người giàu rất nhiều nhưng có một đồng người ta cũng kiểm soát được, công khai tài chính dễ dàng.
Còn ở Việt Nam, đất nước nghèo khổ thật đó mà có người có tỉ tỉ đồng, và có người chẳng có xu nào mà; từ công khai tài chính tưởng như minh bạch lắm nhưng thực ra rất tù mù. Việc làm chỉ đọc tên thôi nghe rất sáng sủa: lấy phiếu tín nhiệm một đại biểu quốc hội. Nhưng đại biểu quốc hội phải do dân bầu; đây lại là một chuyện nữa.
Quay lại nguyên tắc về bầu cử, ứng cử, nguyên tắc lựa chọn những đại biểu; những người ứng cử có hợp pháp không… Đó là một loạt những chuyện về cơ chế phải bàn lại đã.
Bỏ phiếu tín nhiệm cho người có tín nhiệm mới bỏ; chứ còn bỏ cho người không có tín nhiệm gì thì bỏ cái gì?
Nhà giáo Phạm Toàn
Nhà giáo Phạm Toàn thì tỏ rõ sự hoàn toàn không tin tưởng vào mọi hoạt động của bộ máy công quyền Nhà Nước Việt Nam hiện thời:
Bỏ phiếu tín nhiệm cho người có tín nhiệm mới bỏ; chứ còn bỏ cho người không có tín nhiệm gì thì bỏ cái gì? Vớ vẩn, trò đùa, trò hề hệt như chuyện đưa trưng cầu về hiến pháp đó: vớ vẩn, toàn bịp!

So sánh

Hồi tháng năm vừa qua, sau khi có tin tại kỳ họp thứ 5, quốc hội khóa 13 lần nay, sẽ diễn ra việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt trong hệ thống công quyền của Việt Nam, một blogger được nhiều người biết tiếng là ông Trương Duy Nhất đưa lên trang ‘Một góc nhìn khác’ của ông mục ‘Bỏ phiếu Cùng Quốc Hội’.
Blogger Trương Duy Nhất nêu rõ do quốc hội chỉ bỏ phiếu theo ba khung: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Không có mức ‘không tín nhiệm’; vì thế để công bằng cuộc bỏ phiếu do ông này đưa ra có 4 mức: tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp, và không tín nhiệm. Ông cũng chỉ đưa ra cho cư dân mạng bỏ phiếu 12 chức danh cao nhất mà thôi.
Kết quả thu được đến ngày 25 tháng 5 của mục Bỏ phiếu Cùng Quốc hội trên trang blog Một góc Nhìn Khác của Blogger Trương Duy Nhất cho ba chức danh cao nhất như thế này:
Tổng số phiếu dành cho ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang thu được 958 phiếu. Cụ thể có 34% tín nhiệm với 327 phiếu, tín nhiệm thấp 30% với 291 phiếu, 23% không tín nhiệm với 219 phiếu, và 13% tín nhiệm cao với 121 phiếu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có 820 phiếu; trong đó 67% không tín nhiệm với 626 phiếu; 29% tín nhiệm thấp 382 phiếu; 8% tín nhiệm với 50 phiếu và 2% tín nhiệm cao với 11 phiếu.
Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng được tổng cộng 777 phiếu. Trong đó 60% không tín nhiệm với 464 phiếu; 31% tín nhiệm thấp với 237 phiếu, 8% tín nhiệm với 66 phiếu và 1% tín nhiệm cao với 10 phiếu.
Nếu so sánh kết quả lấy phiếu tín nhiệm mà Quốc hội công bố hồi ngày 11 tháng 6, với kết quả thu được hồi ngày 25 tháng 5 trên trang blog Một Góc Nhìn Khác của Trương Duy Nhất, người ta có thể thấy một sự sai biệt trong các tỷ lệ tín nhiệm và không tín nhiệm ít nhất đối với ba chức danh hàng đầu của Nhà Nước, chính phủ và quốc hội Việt Nam hiện nay.



Copy từ: RFA

6 người tuyệt thực cùng TS Cù Huy Hà Vũ


RFA
2013-06-11
nguyenquocquan-hungerstrike-622
TS Nguyễn Quốc Quân tuyệt thực trước Tòa Bạch Ốc hôm 10-06-2013 để ủng hộ cho TS Cù Huy Hà Vũ đang tuyệt thực trong nhà tù Việt Nam.
RFA photo
Cuộc tuyệt thực của TS Nguyễn Quốc Quân trước toà Nhà Trắng tại Hoa Kỳ  bước sang ngày thứ nhì.
Từ 3 giờ chiều ngày hôm qua, ông Nguyễn Quốc Quân, công dân Mỹ gốc Việt từng bị Việt Nam bắt giữ khi trở về Việt Nam để hoạt động, đã tuyệt thực trước Nhà Trắng để kêu gọi thế giới chú ý tới trường hợp của TS luật Cù Huy Hà Vũ đang tuyệt thực trong tù chống lại sự sách nhiễu, bạc đãi trong trại giam đối với ông và gia đình.
Ông Nguyễn Quốc Quân tuyên bố với đài Á Châu Tự Do:
Khi nhiều người cùng làm công việc nhỏ nhoi trong khả năng của mình thì tôi thấy ước mơ của tôi mỗi người góp một giọt nước để nó tạo thành một giòng thác lớn có thể tạo nên đổi thay. Lòng tôi vui và rất ấm áp. Tôi mong và tin rằng gia đình của TS Cù Huy Hà Vũ cũng sẽ cùng có cảm nhận như thế.”
Mỗi người góp một giọt nước để nó tạo thành một giòng thác lớn có thể tạo nên đổi thay.- TS Nguyễn Quốc Quân
Hành động tuyệt thực này cũng nhằm đồng hành với Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn, nguời bắt đầu cuộc tuyệt thực kéo dài 7 ngày tại nhà riêng ở Hà Nội với cùng mục đích yểm trợ cuộc tuyệt thực của TS Cù Huy Hà Vũ
Them vào đó còn có những cuộc tuyệt thực khác ở trong và ngoài nước. Trong nước có nhà văn Thái Bá Tân, ông Võ Thanh Liêm, tại hải ngoại ông Đỗ Thành Công tuyên bố sẽ tuyệt thực trước tòa lãnh sự Việt Nam tại San Francisco vào ngày 14 tháng 6 tới.
Cô Phạm Thanh Nghiên, người bất đồng chính kiến đang bị quản thúc tại gia, cho biết cô sẽ tiếp nối tuyệt thực chia làm ba đợt, mỗi đợt ba ngày, đợt thứ nhất vào ngày 16 tới.
Ông Cù Huy Hà Vũ đã tuyệt thực từ ngày 27 tháng 5, đến nay đã 16 ngày. Tính mạng của ông đang bị nguy hiểm khó lường.




Video: TS Nguyễn Quốc Quân tuyệt thực trước Tòa Bạch Ốc để báo động về tình trạng của TS Cù Huy Hà Vũ trong nhà tù Việt Nam.


Copy từ: RFA

  Đọc thêm:
- Tính mệnh TS Vũ đang lâm nguy! (BoxitVN). – Đã có 6 người tuyệt thực cùng TS Cù Huy Hà Vũ (RFA). - Bắc Phong – Vì muốn thức tỉnh lương tâm (Dân Luận).  – Nguyễn Đại: “ANH PHẢI SỐNG” (Huỳnh Ngọc Chênh).  - LỜI KÊU GỌI – “HÃY TUYỆT THỰC CÙNG CÙ HUY HÀ VŨ” TẠI SAN FRANCISCO, HOA KỲ (TNM). Thời gian: 10:00 sáng, thứ sáu ngày 14-6-2013. Địa điểm: 1700 California St San Francisco, CA 94109. Điện thoại: (415) 922-1707. – Lời kêu gọi đồng hành tuyệt thực 24 tiếng ủng hộ TS Cù Huy Hà Vũ vào cuối tuần (FB Duong Doi Soi Da). Bắt đầu thứ Sáu, thứ Bảy ngày 14-15/6/2013 tại Little Saigon, Nam California. - Đã có 6 người tuyệt thực cùng TS Cù Huy Hà Vũ (CHHV).
- CHÚNG TÔI ĐỒNG HÀNH CÙNG TS CÙ HUY HÀ VŨ ĐẾN CÔNG LÝ VÀ TỰ DO CHỨ KHÔNG ĐẾN VỚI CÁI CHẾT (FB Aduku Adk). “Nhưng nếu rủi ro không mong muốn xảy ra với TS thì từ giới trí thức cho đến dân oan mất đất sẽ thực sự nổi giận“. – Blogger Josef Bordat lên tiếng cho Cù Huy Hà Vũ (CHHV).

LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM: LẠI MỘT CÁCH LÀM PHI CHÍNH THỐNG

Thống đốc NHNN có số phiếu tín nhiệm cao thấp nhất
TL: Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (Úc) vừa có cách lí giải về chuyện lấy phiếu tín nhiệm vừa qua của Quốc hội với cách tính toán rất khoa học. Xin post lên để bạn bè tham khảo, dù “chuyện đã rồi”…
Xin nói cho rõ, “phi chính thống” ở đây là unorthodoxy, là cách làm chẳng theo một qui tắc khoa học nào cả. Tôi đang nói về cái thang điểm lấy ý kiến tín nhiệm của Quốc hội Việt Nam. Theo thang điểm này, mỗi đại biểu có thể đánh giá thành viên Chính phủ bằng cách chọn một trong 3 điểm như sau:
•Tín nhiệm cao
•Tín nhiệm
•Tín nhiệm thấp
Những ai am hiểu khoa học xã hội nhận ra ngay rằng đây là thang điểm Likert. Xin nhắc lại (vì có người hiểu lầm rằng Likert là lấy từ chữ Like!) rằng người phát kiến ra thang điểm này tên là Rensis Likert, một nhà tâm lí xã hội học. Likert đề xuất thang điểm này vào năm 1932 và sau đó hoàn thiện vào năm 1934. Thang điểm này dùng để đánh giá thái độ, hành vi, sở thích, v.v. của con người. Đây là những biến khó định lượng, nên phát kiến của Likert rất quan trọng, dù nó rất ư đơn giản.
Nhưng thang điểm Likert là thang điểm hai chiều – bipolar scale. Nói cách khác, thang điểm này phản ảnh tất cả những thái độ đi từ tiêu cực đến tích cực. Chẳng hạn như trong trường hợp lấy ý kiến tín nhiệm, thì thang điểm Likert có thể là 4 điểm như:
•Rất tín nhiệm (very trustworthy)
•Tín nhiệm (trustworthy)
•Không tín nhiệm (untrustworthy)
•Rất không tín nhiệm (very untrustworthy)
Còn đằng này, Quốc hội chỉ dùng thang điểm chẳng giống ai, vì chỉ có 1 chiều! Ngay cả cách soạn câu trả lời (“Tín nhiệm cao”, “Tín nhiệm”, “Tín nhiệm thấp”) đã là bất bình thường. Cái điểm “Tín nhiệm” có nghĩa là gì? Tại sao không cho đại biểu bày tỏ sự “Không tín nhiệm”? Đúng là những kiểu lấy ý kiến như thế này chẳng có ý nghĩa gì và rất khó diễn giải kết quả. Chẳng có ý nghĩa là vì nó không phản ảnh được tâm tình và thái độ của đại biểu. Kết quả khó diễn giải là vì thang điểm chỉ có 1 chiều.Vậy thì kết quả lấy phiếu tín nhiệm nên được hiểu như thế nào? Tôi nghĩ vì vấn đề phương pháp, nên chúng ta chỉ có thể mô tả mà thôi. Qua mô tả, chúng ta có thể so sánh giữa các thành viên trong Chính phủ. Để so sánh, chúng ta cần phải tổng hợp 3 giá trị “Tín nhiệm cao”, “Tín nhiệm”, và “Tín nhiệm thấp” thành một điểm tổng hợp (điểm quân bình). Nhưng vấn đề là làm sao tính điểm trung bình cho từng cá nhân?
Báo chí có vẻ lấy số phần trăm “Tín nhiệm cao” để so sánh, nhưng cách làm này không công bằng. Để minh hoạ, chúng ta có thể xem hai trường hợp sau đây: Ông Nguyễn Tấn Dũng, có tỉ lệ “Tín nhiệm cao” là 43%, và ông Nguyễn Văn Hiện cũng có tỉ lệ “Tín nhiệm cao” 43%. Chúng ta có thể xem hai vị này cùng thứ hạng? Câu trả lời là không. Lí do là vì ông Dũng có 25% phiếu “Tín nhiệm”, thấp hơn ông Hiện với 52% phiếu “Tín nhiệm”. Do đó, để đánh giá và xếp hạng công bằng, cần phải định lượng thang điểm.

Tôi nghĩ có cách định lượng thực tế hơn. Ở đây, mấy người trong Quốc hội chỉ cho các điểm “tích cực” (tín nhiệm), nhưng chúng ta có thể hiểu rằng những người đánh giá điểm “Tín nhiệm thấp” có nghĩa là “Không tín nhiệm” và “Rất không tín nhiệm”. Những người cho điểm “Tín nhiệm” có thể phản ảnh cả đánh giá “Không tín nhiệm”. Giả định đằng sau của thang điểm Likert là có một biến số liên tục. Trong trường hợp chúng ta đang bàn, từ “Rất không tín nhiệm” đến “Rất tín nhiệm” là một dãy số liên tục từ -1 đến +1 (trung bình là 0).
•Rất tín nhiệm cao: trọng số từ 0.5 đến 1 (trung bình là 0.75).
•Tín nhiệm: trọng số từ 0 đến 0.5 (trung bình 0.25)
•Tín nhiệm thấp: trọng số 0 đến -1 (trung bình -0.50)
Do đó, trong trường hợp ông Nguyễn Tấn Dũng, với 210 phiếu “Tín nhiệm cao”, 122 phiếu “Tín nhiệm”, và 160 “Tín nhiệm thấp”, chúng ta có thể tính điểm quân bình là:
(210*0.75 + 122*0.25 – 160*0.50) / 492 = 0.22
và ông Hiện:
(210*0.75 + 253*0.25 – 28*0.50) / 491 = 0.42
Nói cách khác, điểm của ông Dũng trên trung bình chỉ 0.22, và “điểm thật” của ông Hiện cao gần gấp 2 lần điểm ông Dũng. Tính tương tự, và xếp hạng, tôi có bảng số liệu sau đây. Theo bảng này thì bà Kim Ngân có điểm cao nhất (0.61), kế đến là bà Trương Thị Mai, ông Phùng Quang Thanh, ông Uông Chu Lưu, Nguyễn Sinh Hùng, và Trương Tấn Sang. Năm người có điểm thấp nhất là ông Nguyễn Văn Bình (0.02), ông Phạm Vũ Luận (0.07), bà Nguyễn Thị Kim Tiến (0.13), ông Hoàng Tuấn Anh (0.16), và bà Phạm Hải Chuyền (0.19).
Nhưng tất cả chỉ là vui thôi, chứ số liệu thu thập theo kiểu phi chính thống, bất chấp qui tắc khoa học, và 1 chiều thì rất khó diễn giải. Dù sao đi nữa, những số liệu này cũng nói lên một điều là các thành viên trong Chính phủ có độ tín nhiệm thấp. Người cao nhất cũng chỉ 0.61, tức chỉ hơn trung bình 0.11 điểm!
0.61 Bà Nguyễn Thị Kim Ngân
0.58 Bà Trương Thị Mai
0.57 Ông Phùng Quang Thanh
0.56 Ông Uông Chu Lưu
0.55 Ông Nguyễn Sinh Hùng
0.54 Ông Trương Tấn Sang
0.54 Bà Tòng Thị Phóng
0.53 Ông Phùng Quốc Hiển
0.52 Ông Nguyễn Hạnh Phúc
0.52 Ông Phan Trung Lý
0.52 Bà Nguyễn Thị Nương
0.51 Ông Nguyễn Kim Khoa
0.50 Ông Nguyễn Văn Giàu
0.50 Bà Nguyễn Thị Doan
0.50 Ông Trần Đại Quang
0.49 Ông Trần Văn Hằng
0.47 Ông Ksor Phước
0.47 Ông Đào Trọng Thi
0.46 Ông Phạm Bình Minh
0.45 Ông Huỳnh Ngọc Sơn
0.45 Ông Phan Xuân Dũng
0.45 Ông Nguyễn Xuân Phúc
0.43 Ông Vũ Đức Đam
0.42 Ông Nguyễn Văn Hiện
0.42 Ông Bùi Quang Vinh
0.42 Ông Nguyễn Hòa Bình
0.40 Ông Trương Hòa Bình
0.37 Ông Nguyễn Bắc Son
0.37 Ông Hoàng Trung Hải
0.37 Ông Hà Hùng Cường
0.35 Ông Nguyễn Thiện Nhân
0.35 Ông Cao Đức Phát
0.33 Ông Vũ Văn Ninh
0.32 Ông Nguyễn Minh Quang
0.31 Ông Giàng Seo Phử
0.31 Ông Nguyễn Quân
0.29 Ông Đinh La Thăng
0.28 Ông Huỳnh Phong Tranh
0.24 Ông Nguyễn Thái Bình
0.23 Ông Vũ Huy Hoàng
0.23 Ông Trịnh Đình Dũng
0.22 Ông Nguyễn Tấn Dũng
0.19 Bà Phạm Thị Hải Chuyền
0.16 Ông Hoàng Tuấn Anh
0.13 Bà Nguyễn Thị Kim Tiến
0.07 Ông Phạm Vũ Luận
0.02 Ông Nguyễn Văn Bình
GS Nguyễn Văn Tuấn


Copy từ: Thùy Linh

Cộng đồng mạng lập biểu đồ phiếu tín nhiệm từ kết quả công bố của Quốc hội

Cộng đồng mạng đã lập biểu đồ dễ hiểu từ phiếu tín nhiệm của 47 chức danh do Quốc hội công bố.
Rất thức thời và nhanh nhạy. Hiện những biểu đồ này đang lan tỏa trên Facebook và các mạng xã hội khác.

 
Nguồn: Sưu tầm

Copy từ: Cu Làng Cát

Nhiều người Việt ở Nhật bị kỳ thị vì ăn cắp vặt?


Tác Giả : K . MINH
Một tấm biển cảnh cáo cấm ăn cắp vặt viết bằng tiếng Việt xuất hiện tại thành phố Saitama (Nhật Bản) đang khiến cư dân mạng xôn xao.
Những lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt cụ thể là: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường điều tra”. Bên dưới là phần dịch sang tiếng Nhật được viết nhỏ hơn.
Bức ảnh chụp tấm biển được đăng trên một fanpage Facebook của hội những người Việt Nam ở Nhật hôm 8/6 vừa qua. Căn cứ vào một vài chi tiết trong bức ảnh, nhiều cư dân mạng đã đưa ra kết luận tấm biển được chụp ở Saitama, một trong những thành phố đông dân nhất của Nhật Bản.
Bức ảnh đã làm rộ lên tin đồn về nạn ăn cắp vặt của người Việt ở bên Nhật. Nhiều người cho rằng, người Việt đã để lại ấn tượng xấu xí trong mắt người Nhật bản khi xuất ngoại sang đất nước của họ.
Cư dân mạng có nickname Duc Dollar bày tỏ: “Đọc giọng văn là hiểu nó nhắc nhở người Việt Nam chớ có ăn cắp, cảnh báo bọn tội phạm Việt chứ không phải là viết cho dễ hiểu gì cả”.
Còn theo nickname Minh Thái: “Bạn nào đã từng làm việc ở Nhật hoặc có người thân, bạn bè làm bên đó sẽ biết được người Việt Nam mình qua đó “đá đồ” nhiều như thế nào, cho nên người ta ghi cái bảng này có lý do hết đó”.
Nickname Huỳnh Khánh Ngọc cũng quả quyết: “Cái vụ này đang nổi tiếng ở Nhật, cái biển này cũng là có thật, chẳng ai rảnh hơi mà bôi nhọ người Việt Nam. Toàn người Việt tự bôi tro vào người mình thôi”.
Khi cộng đồng mạng đang xôn xao về bức ảnh, doanh nhân Ngô Hùng Lâm, là chủ hai siêu thị chuyên về hoa và cây cảnh, gốm sứ và đồ làm vườn, mỗi siêu thị rộng trên 5.000m2 bên Nhật, là doanh nhân người Việt đầu tiên và là số ít trong những người nước ngoài thành công ở đất Nhật, cũng đưa ra lời cảnh báo trên facebook cá nhân.
 

Ông chia sẻ: “Hiện nay tình hình bên Nhật đang trong tình cảnh người Việt Nam không được tốt mấy dưới mắt người Nhật, gần đây phần đông các em Du học sinh sang không có việc làm, cho nên không có tiền trả tiền học và tiền nhà thậm chí tiền ăn cũng không có, vì vậy làm những việc như Đá tàu điện (đi tàu không trả tiền tàu, chạy trốn) ăn cắp, làm xấu xa dưới mắt người Nhật, gây mất niềm tin từ người Nhật, ảnh hưởng cho cộng đồng người Việt Nam và sự quan hệ của hai đất nước”.
Trước đó, tháng 9/2012, một bức ảnh được cho là chụp tại một nhà hàng buffet ở Thái Lan đã khiến cộng đồng mạng nổi sóng và đặt ra những suy nghĩ về văn hóa ứng xử của một số du khách Việt Nam khi đi du lịch nước ngoài. Tấm biển cảnh báo của nhà hàng này ghi dòng chữ Việt: “Xin vui lòng ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 baht đến 500 baht. Xin cảm ơn!”.


Copy từ: Góc Nhìn Alan

Lấy phiếu tín nhiệm: tiến bộ hay đối phó?


Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-06-11
000_Hkg8602379-305.jpg
Kỳ họp Quốc hội hôm 20/05/2013 tại Hà Nội.
AFP


Chế độ Việt Nam hiện đang trong bối cảnh lòng dân ngao ngán vì nạn tham nhũng và sự sa sút của nền kinh tế. Việc lấy phiếu tín nhiệm của Quốc Hội đối với 47 chức danh chủ chốt là dấu hiệu tiến bộ dân chủ hay là sự đối phó xảo thuật?

Tín nhiệm cao, tín nhiệm thấp…

Lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của mình,  Quốc hội nước Việt Nam Cộng sản sử dụng quyền giám sát tối cao đối với những chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu và phê chuẩn.
Tuy vậy thủ tục lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện không mang những ý nghĩa của vấn đề bỏ phiếu bất tín nhiệm ở các nước dân chủ theo thể chế tam quyền phân lập.
Nếu như ở các nước, một chính phủ qua chức danh lãnh đạo thí dụ là Thủ tướng, khi điều hành kém hay phạm lỗi có thể phải đối diện thủ tục bỏ phiếu bất tín nhiệm của Quốc hội, lá phiếu sẽ chỉ là tín nhiệm và bất tín nhiệm và kết quả rất rõ ràng.
Trong khi đó việc lấy phiếu tín nhiệm ở Việt Nam lại là đánh giá tín nhiệm qua 3 mức là tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Có thể hiểu ba mức tín nhiệm này nói chung vẫn là tín nhiệm.
Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP.HCM nhận định:
Tôi nghĩ đây là cách đối phó với dư luận phê phán vấn đề dân chủ, vấn đề này nọ mà thôi.-- Luật gia Lê Hiếu Đằng
“Bản thân tôi không tin nó có hiệu quả gì, bởi vì trên hết là Đảng lãnh đạo thành ra Đảng sẽ quyết định mọi việc dù là tín nhiệm hay không tín nhiệm.
Nhưng tôi nghĩ là đáng lẽ chỉ có 2 mức thôi, tín nhiệm hay không tín nhiệm, chứ còn ba mức tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp nghĩa là sao, nếu người ta không tín nhiệm thì bỏ vào đâu.
Thành ra tôi nghĩ đây là cách đối phó với dư luận phê phán vấn đề dân chủ, vấn đề này nọ mà thôi.”
Đáp câu hỏi của chúng tôi về cuộc bỏ phiếu lấy tín nhiệm vừa được Quốc hội Việt Nam thực hiện công bố kết quả và với thủ tục rất khác lạ với thế giới. Bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nhận định:
“Thực ra cũng phải đánh giá đây là lần đầu tiên mà Quốc hội ở Việt Nam có tổ chức lấy phiếu lấy ý kiến như vậy, so với bao nhiêu năm trước đây chưa làm được thì cũng có thể coi đây là một chút bước tiến về dân chủ, theo cách qua đó Quốc hội là đại biểu của dân, đại diện cho cử tri có thể lên tiếng đánh giá những người lãnh đạo giữ những chức vụ do Quốc hội bầu ra.
Tuy nhiên cách làm này cũng chưa được như mong muốn của nhiều người, tôi cho là đây là bước đầu tiên thì tạm chấp nhận như vậy.
Nhưng mà mong rằng sau này Quốc hội có thể áp dụng các biện pháp khác phù hợp hơn, có thể như cách ở các nước khác đã làm và nó sẽ có được những kết quả thể hiện được đầy đủ hơn những đánh giá của mọi người và yêu cầu của cử tri đối với các chức vụ khác nhau.”
Đây là lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam tổ chức lấy phiếu lấy ý kiến như vậy, so với bao nhiêu năm trước đây chưa làm được thì cũng có thể coi đây là một chút bước tiến về dân chủ.-- Bà Phạm Chi Lan

Chẳng thà không có

Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, Luật gia Lê Hiếu Đằng nói là từ kết quả Quốc hội công bố, tất cả thành viên Chính phủ kể cả những người có thể nói là quản lý tồi tệ nhất thì vẫn đạt được mức tín nhiệm, hai mức đánh giá tín nhiệm cao và tín nhiệm thì cũng đều vượt qua được.
Trong khi đó thì thực tế tình hình kinh tế xã hội ngày càng xuống, kinh tế rất nguy ngập, đạo đức xã hội ngày càng xuống cấp.
Rồi đối với việc Trung Quốc bành trướng xâm lược thì thái độ rất ỡm ờ, phải đặt câu hỏi về vấn đề này.  Luật gia Lê Hiếu Đằng tiếp lời:
“Tôi nghĩ, chẳng thà không bày ra việc bỏ phiếu tín nhiệm này, còn bày ra thì phải đúng với ý nghĩa bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Bởi vì thật ra theo Luật Bầu cử và Tổ chức Quốc hội cũng như Luật bầu cử và Tổ chức Hội đồng Nhân dân thì chỉ có hai mức tín nhiệm và bất tín nhiệm thôi, nếu không tín nhiệm thì người ta bãi miễn, còn tín nhiệm thì anh còn ở lại.
Do đó tôi nghĩ là cái cách làm này không đi đến đâu cả.”
Giới quan sát chính trị có chung nhận định là mọi sự cải cách ở Việt Nam đều rất chậm từ kinh tế cho đến chính trị. Chế độ toàn trị của Việt Nam khiến cho một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm thí dụ với chức danh Thủ tướng là rất khó xảy ra.
Do vậy Nghị quyết 35 của Quốc hội về lấy phiếu tín nhiệm các nhà lãnh đạo do Quốc hội bầu như Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng và các chức danh chủ chốt khác gộp chung 47 vị được cho là một sáng kiến độc đáo, giữa bối cảnh nhân dân nghi ngờ chế độ, còn hàng ngũ lãnh đạo chia rẽ.
Đặc biệt nữa, đây không phải một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm theo ý nghĩ thông thường trên thế giới. Luật gia Lê hiếu Đằng nhận định:
“Bằng phương pháp này, anh muốn chứng tỏ cho dân anh cũng dân chủ, bằng cách bỏ phiếu để đo mức tín nhiệm này nọ. Nhưng cuối cùng là đâu vẫn hoàn đấy, không có ai bị bất tín nhiệm cả.
Cái này mang tính hình thức là không ổn. Nhưng nó cũng có một điểm, với những vị giữ vị trí chủ chốt mà số phiếu tín nhiệm thấp lại quá cao thì nó cũng có ảnh hưởng nhất định tới uy tín, tuy không bị bất tín nhiệm bị mất ghế… Nó chỉ có phần đó thôi.”

Sự nhìn nhận của Quốc hội

Theo kết quả được Quốc hội công bố sáng ngày 11/06, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị đánh giá thấp hơn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Phân loại phiếu đánh giá, Ông Nguyễn Tấn Dũng bị 160 phiếu tín nhiệm thấp, so với 28 phiếu của ông Trương Tấn Sang và 25 phiếu của ông Nguyễn Sinh Hùng.
Kết quả còn cho thấy Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình bị đánh giá quá thấp về mức tín nhiệm với 209 phiếu tín nhiệm thấp, Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo Phạm Vũ Luận cũng bị 177 phiếu tín nhiệm thấp.
Nhận định về kết quả vừa nêu, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, từ Hà Nội phát biểu:
“Tôi nghĩ, các đại biểu Quốc hội có phần nào mạnh dạn trong việc đưa ra ý kiến của mình. Nó cũng phản ánh một thực tế là trong mấy năm gần đây nền kinh tế Việt Nam cũng như các vấn đề về xã hội, giáo dục… thì có rất nhiều điều mà người dân bức xúc.
Quốc hội cũng như người dân có thể cảm nhận thấy là trách nhiệm trước nhất thuộc về chính phủ và người đứng đầu chính phủ.
Cho nên biểu quyết như vậy cũng một phần nào đó thể hiện sự nhìn nhận của Quốc hội và của người dân đối với những việc chính phủ và đặc biệt Thủ tướng đã làm được cũng như chưa làm được.”
Như vậy, trong ý nghĩa nào đó cuộc bỏ phiếu lấy tín nhiệm không có công cụ để bỏ phiếu bất tín nhiệm, cũng vẫn đạt được hiệu ứng tâm lý xả xú-páp, như cách gọi của dân gian.


Copy từ: RFA