CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

Báo chí im lặng trước việc tàu cá Việt bị Trung Quốc bắn cháy


bao chi bit miengTàu cá QNg 96382 TS của ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang đánh bắt tại khu vực đảo Lin Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa thì bị tàu tuần tiễu của Trung Quốc bắn cháy trụi nóc cabin vào lúc 10 giờ ngày 20/3/2013.  Báo chí tất cả im lặng. Duy nhất tờ Tiền Phong đưa tin thì chỉ sau vài tiếng đồng hồ, bài báo đã bị gỡ khỏi trang điện tử tienphong.vn mà không để lại lời giải thích nào.

 
 
 
tphong
Đường link dẫn đến bài báo trên Tiền Phong online đã bị gỡ bỏ.
bao moi
song moi
Nhưng nó vẫn còn trên một số trang như: baomoi.com, songmoi.vn
Đây là nội dung bài viết đã bị Tiền Phong bóc gỡ, hiện còn trên baomoi.com và songmoi.vn:
Tàu Trung Quốc đã bắn cháy tàu cá Việt Nam tại Hoàng Sa
Theo Tiền Phong đưa tin, tàu Trung Quốc đã chính thức nổ súng vào tàu cá Việt Nam, kéo dài chuỗi hành động từ uy hiếp và đến nay đã đe dọa tính mạng ngư dân. Không chỉ vậy, chúng đã cắm cờ, xây cột mốc trên các đảo không người tại Hoàng Sa.
Cập bến An Hải, Lý Sơn ngày 22/3, ông Phải và 9 thuyền viên vẫn còn bàng hoàng trên chiếc tàu cá bị bắn tả tơi, đồ đạc cháy nham nhở. Ông Phải kể lại, khoảng 10h sáng ngày 20/3, trong khi chuẩn bị kết thúc phiên đánh bắt tại khu vực đảo Lin Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tàu QNg 96382 của thuyền trưởng Bùi Văn Phải đã bị tàu Trung Quốc hùng hổ truy đuổi.
Không có rạn san hô để làm chướng ngại vật, tàu của ông buộc phải chạy thẳng. Sau 30 phút rượt đuổi, lính Trung Quốc nổ súng vào tàu của ông. Lửa bắt vào nóc cabin phủ nhựa cháy ầm ầm, bên trong cabin vẫn còn 4 bình ga, không dập tắt sẽ nổ. Bất chấp nguy hiểm (có thể bị Trung Quốc bắn), ông Thạch, một ngư dân lớn tuổi, đã lao lên nóc lấy nước chữa cháy. Lúc này, tàu Trung Quốc quay đầu đi mất.
Ông Phải cho biết, chi phí sửa tàu khoảng hơn chục triệu đồng, nhưng chi phí thiệt hại vì tổn phí chuyến biển lên đến hàng trăm triệu đồng. Đây không phải lần đầu tiên tàu QNg 96382 đối mặt với sự côn đồ của tàu Trung Quốc. Trước đó, trong khi đánh bắt tại đảo Đá Lồi, ông cũng đã từng bị 2 tàu mã số 262, 263 (có thể là tàu Hải giám) chặn đuổi.
Như vậy, chỉ riêng trong tháng 3, tại Hoàng Sa, đã có 3 tàu cá của ngư dân Lý Sơn đụng độ với tàu Hải giám, tàu tuần tra Trung Quốc, mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Thậm chí, cuối năm 2012, tàu chiến của Trung Quốc cũng đã xuất hiện uy hiếp ngư dân. Nghiêm trọng trên cấp độ quốc gia, theo thuyền trưởng Bùi Văn Trung (tàu QNg 50949) – người cũng bị Trung Quốc đập phá tài sản ngư cụ, cướp hải sản ngày 17/3 – cho biết từ đầu năm đến nay, những hòn đảo, cồn cát ở Hoàng Sa dù không có người ở nhưng Trung Quốc đã xây cột mốc và cắm cờ Trung Quốc.
Ngày 19/3, với động thái yếu ớt, Ủy ban Biên giới Việt Nam đã cử đại diện nào đó cất tiếng phản đối với giai điệu phản đối quen thuộc, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hành vi sai trái. Các lực lượng có chức năng giám sát biển, bảo vệ ngư dân vẫn chưa cho thấy là một chỗ dựa vững chắc cho ngư dân Việt Nam. Trong khi đó, tại New York ngày 15/3, trong chuyên đề hội thảo “Biển Đông – Quả bom hẹn giờ”, các học giả quốc tế đều chia sẻ nỗi cảm thông với ngư dân Việt Nam đang bơ vơ đối mặt trước một Trung Quốc hung hăng khi đánh bắt trong vùng biển Hoàng Sa – một khu vực tranh chấp song phương và dường như chỉ tồn tại thứ chủ quyền lấn lướt của Trung Quốc.
Theo ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới CP, mặc dù Việt Nam đã có có khá đầy đủ các lực lượng chấp pháp trên các vùng biển của mình như Cảnh sát Biển, Bộ đội Biên phòng, Kiểm ngư, Công an, Hải quan, tuy nhiên, các lực lượng này phối hợp với nhau để tròn một bổn phận là giám sát biển, bảo vệ chủ quyền như thế nào vẫn là một câu hỏi lớn. Những lực lượng chấp pháp này đã ở đâu khi ngư dân bị những nhóm “hải tặc” trá hình của Trung Quốc đe dọa?
Sơn Minh (nguồn: baomoi.comsongmoi.vn)

 


Copy từ: Trương Duy Nhất

Tàu Trung Quốc bắn tàu cá Việt



Bản tin này trên trang Tiền Phong đã bị gỡ xuống.

Thanh Trung (TP) - Tàu cá QNg 96382 TS của ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) vừa bị tàu tuần tra của Trung Quốc bắn cháy rụi nóc cabin khi đang đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Nóc cabin tàu QNg 96382 TS của thuyền trưởng Phải bị bắn cháy đen. 
Bắn vào tàu của ngư dân Việt 
Ngày 22/3, tàu cá QNg 96382 của thuyền trưởng Bùi Văn Phải (xã An Hải, Lý Sơn, Quảng Ngãi) cập về Lý Sơn trong cảnh tơi tả, cabin của tàu cùng nhiều đồ đạc cháy nham nhở. 
Thuyền trưởng Bùi Văn Phải (25 tuổi), kể lại: Khoảng 10 giờ ngày 20/3, khi sắp kết thúc phiên đánh bắt tại khu vực đảo Lin Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tàu ông - gồm 9 ngư dân - đụng phải chiếc tàu tuần tra của Trung Quốc mang số 786, sơn màu trắng xám. 
Tàu sắt Trung Quốc liền hùng hổ đuổi theo. Thuyền trưởng Phải kéo ga chạy thật nhanh. Do nằm ở vị trí không có rạn san hô ngầm để lọt vào tránh né như mọi lần, ngư dân đành cho tàu chạy thẳng. 
Bọn lính bên tàu tuần tra liên tục buộc tàu ngư dân dừng lại. Khoảng 30 phút sau, bất ngờ đạn lửa từ tàu tuần tra Trung Quốc (có thể là động tác cảnh cáo) bắt đầu nã sang ca bin tàu ngư dân của ta. 
Hốt hoảng và bất ngờ, các ngư dân đang ngồi trước mũi thuyền liền đưa tay lên đầu la to. Nóc cabin bắt đầu bốc cháy ầm ầm. Tấm bạt nhựa trên cabin tan chảy để lộ ra 4 bình gas đang nằm giữa đống lửa rừng rực. Nếu không kịp thời dập tắt đám cháy thì có thể nổ tàu. 
Ông Thạch, một ngư dân lớn tuổi, liền lao lên nóc ca bin, 8 ngư dân còn lại múc nước đưa lên chữa cháy. Lúc này chiếc tàu tuần tra Trung Quốc vội vã tháo lui. 
Hiện trường tàu cá lúc trở về trên nóc cabin tàu là những chiếc bình gas cháy sém, mì tôm bắt lửa biến thành cơm cháy, quần áo thủng lỗ chỗ... Thuyền trưởng Phải cho biết, chi phí sửa chữa tàu chỉ vài chục triệu đồng, nhưng thiệt hại vì tổn phí chuyến biển lên đến hàng trăm triệu đồng. 
Trung tá Nguyễn Văn Thanh, Đồn phó đồn Biên phòng Lý Sơn, cho biết, đơn vị đã chỉ đạo cho các đội nghiệp vụ thu thập hồ sơ để báo cáo về trên xử lý. 
Đuổi bắt ngày càng gắt gao 
Ngư dân trên tàu ông Trung trình bày việc bị phía 
Trung Quốc phá tài sản và cướp cá. Ảnh: Thanh Trung. 
Chuyện tàu tuần tra Trung Quốc rượt đuổi ngư dân ta ở Hoàng Sa thì như cơm bữa, nhưng theo thuyền trưởng Phải, gần đây, tàu tuần tra Trung Quốc trở nên hung hăng hơn. 
Chuyến biển trước đó, tàu của thuyền trưởng Phải cũng bị truy đuổi rất căng thẳng. Khi ấy, tàu đang đánh bắt gần khu vực đảo Đá Lồi ở Hoàng Sa. Con tàu với 9 ngư dân men theo các đảo, để phòng trời đổ gió thì có chỗ núp. 
Đến ngày thứ 7 ở Hoàng Sa, trong lúc thợ lặn đang hì hục dưới nước, ngư dân phát hiện có bóng dáng tàu tuần tra Trung Quốc màu sơn trắng. Anh em ngư dân lôi ông Hùng và ông Sáu đang lặn dưới nước lên thuyền. 
Do lặn sâu nên các ngư dân cứ kéo lên vài mét thì phải dừng lại để thợ lặn không bị sốc. “5 phút để kéo thợ lặn nhưng lâu như 1 tiếng đồng hồ, bởi vì con tàu tuần tra cứ nhắm tàu mình xỉa tới” - ngư dân Thạch kể. 
Hai chiếc tàu Trung Quốc chỉ trong nháy mắt đã đuổi kịp con tàu ngư dân Lý Sơn. Thuyền trưởng Phải còn nhớ, hai tàu của Trung Quốc mang số 262 và 263. 
Hai chiếc tàu này vờn tàu ngư dân Việt Nam khoảng 40 phút. Con tàu cá nhỏ bé nép chính giữa cứ nổ máy chạy, kiên quyết không dừng. Chiếc tàu tuần tra bên trái rướn lên cản trước mũi thì chiếc bên phải hạ ga ép sau đuôi tàu ngư dân Việt Nam. 
Thuyền trưởng Phải lập tức nhả ga, giật số, ghìm tốc độ, cho mũi tàu lắc sang một bên và tiếp tục cho tàu chạy nhanh. Cứ như thế, 2 con tàu sắt hùng hục lao theo thay phiên nhau cản mũi. Anh em ngư dân Việt kiên quyết không đứng lại. 
Ngay khi cuộc rượt đuổi bắt đầu, các ngư dân tranh thủ cất giấu toàn bộ máy thông tin liên lạc, đề phòng tàu tuần tra bắt được thu giữ đồ nghề. 
Sau khi chạy thoát, các ngư dân mở máy liên lạc ngay vào đất liền báo cáo cho trạm kiểm soát biên phòng An Hải, thông qua kênh thông tin của Đài Duyên hải miền Trung. 
Tại xóm biển Châu Tân, xã Bình Châu (Bình Sơn), thuyền trưởng Bùi Văn Trung (tàu QNg 50949) trình bày với Thiếu tá Nguyễn Ngọc Thận, cán bộ đồn Biên phòng Bình Hải về vụ việc ra Hoàng Sa bị Trung Quốc xua đuổi và thu tài sản. 
Khi đó, các ngư dân cho tàu trụ bám tại đảo Xà Cừ gần đảo Trụ Cẩu để lặn bắt tôm và hải sâm. Ngày 17/3, tàu tuần tra của Trung Quốc mang số 306 đã đuổi bắt tàu ngư dân. Để áp sát, chiếc ca nô trên tàu tuần tra được thả xuống và bám riết con tàu. 
Một nhóm lính Trung Quốc nhảy lên tàu ngư dân khống chế chạy vào một cồn cát gần đảo rồi đập phá, lục soát, lấy đồ đạc. Dây lặn hơi bị chặt nát, máy định vị, máy dò bị lấy, nhiều đồ đạc bị quăng xuống biển. Tôm cá - thành quả 17 ngày đêm đánh bắt - bị hốt đổ sang tàu tuần tra.
Xót vì mất của, nhưng thuyền trưởng Bùi Văn Trung còn xót ruột hơn, khi từ đầu năm đến nay, những hòn đảo, cồn cát ở Hoàng Sa dù không có người ở nhưng Trung Quốc đều xây cột mốc và cắm cờ Trung Quốc.

Thanh Trung


http://www.tienphong.vn/xa-hoi/619113/Tau-Trung-Quoc-ban-tau-ca-Viet-tpp.html
 
 


Copy từ: Dân Làm Báo

'Nên bớt quyền hành Chính phủ'


Một phiên họp của Chính phủ Việt Nam
Chính phủ Việt Nam phạm nhiều sai lầm trong thời gian qua là do tự chuyên?
Gần đây dư luận bàn luận nhiều về việc các cơ quan thuộc Chính phủ ban hành ra những quy định pháp luật vô lý xâm phạm tới đời sống xã hội dân sự - nguyên nhân ở đây là do cơ quan hành pháp được thực hiện quyền lập pháp, tức là ban hành các văn bản quy phạm pháp luật gồm nghị định, thông tư.
Có thể loại bỏ được những quy định bất công vô lý nếu trước khi ban hành văn bản được đưa ra bàn thảo ở Quốc hội. Khi đó các đại biểu đứng ở những góc độ khác nhau sẽ chỉ ra được tác hại của quy định và những hệ quả xấu nếu chính sách được thông qua.
Ở một quốc gia pháp quyền sẽ không bình thường nếu cơ quan hành pháp được thực hiện quyền lập pháp. Điều này không chỉ tạo ra bức bối khó chịu trong đời sống dân sự mà nó còn là nguyên nhân đưa đến lạm quyền, sai lầm trong chính sách. Câu hỏi đặt ra là tại sao Đảng lãnh đạo vẫn để tình trạng này diễn ra mà không có biện pháp chấn chỉnh?

Bỏ qua Quốc hội

Đảng lãnh đạo đất nước bằng chủ trương đường lối, Nhà nước sẽ chuyển hóa những nội dung lãnh đạo của Đảng thành luật pháp triển khai trong đời sống. Do phạm vi Đảng lãnh đạo rộng lớn gồm cả những vấn đề lớn nhỏ và thời gian quanh năm nên nếu chỉ có Quốc hội hoạt động định kỳ được quyền lập pháp thì sẽ không đủ đáp ứng đòi hỏi luật hóa chính sách của Đảng. Vì đó Đảng đã trao thêm quyền lập pháp cho Chính phủ là cơ quan hoạt động thường xuyên.
Chính phủ trở thành cơ quan chấp hành trực tiếp của Đảng, nhiều hoạt động của Chính phủ được triển khai trực tiếp từ các nghị quyết Đảng. Có những chủ trương chính sách Chính phủ triển khai không dựa trên bất cứ văn bản nào của Quốc hội về cùng vấn đề.
Ví dụ: Chủ trương cho thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước kinh doanh đa ngành được Chính phủ triển khai trực tiếp từ Nghị quyết trung ương 3 khóa IX của Đảng. Trong nhiều năm Chính phủ thành lập một loạt tập đoàn, tổng công ty kinh doanh đa ngành mà Quốc hội không có bất cứ một nghị quyết nào nói về vấn đề này.
Chỉ đến năm 2009 khi được báo cáo hoạt động kinh doanh của tập đoàn có biểu hiện lệch lạc Quốc hội mới có Nghị quyết chấn chỉnh yêu cầu: tập đoàn, tổng công ty nhà nước kinh doanh đa ngành nhưng phải xác định và tập trung cao vào ngành sản xuất, kinh doanh chính, lựa chọn kỹ lưỡng nội dung hoạt động trong các ngành khác mà doanh nghiệp có tiềm năng, lợi thế. Quy định thật cụ thể các điều kiện, tiêu chuẩn, quy mô một tập đoàn, tổng công ty nhà nước được đầu tư sang các ngành, lĩnh vực khác. Chấn chỉnh kịp thời các lệch lạc trong thời gian vừa qua.
Thủ tướng Dũng phát biểu trước Quốc hội
Có ý kiến cho rằng Chính phủ nên tách ra khỏi sự kiểm soát của Quốc hội
Một thực tế rõ ràng lâu nay Chính phủ gần như vượt thoát ra khỏi vai trò là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Trong Hội thảo về Hiến pháp do Văn phòng chính phủ tổ chức gần đây, có ý kiến cho rằng Chính phủ không cần là cơ quan chấp hành của Quốc hội và đề xuất bỏ đi nội dung Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội trong Hiến pháp.
Nếu đồng ý theo những ý kiến này thì phải sửa bỏ đi nội dung Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ưu và khuyết điểm

Điều thuận lợi khi Chính phủ là cơ quan chấp hành trực tiếp của Đảng là mọi chủ trương chính sách được Chính phủ triển khai mau chóng vì vốn dĩ Chính phủ là cơ quan chấp hành, không phải cơ quan bàn luận.
Mặc dù Đảng lãnh đạo Quốc hội nhưng khi đưa chính sách ra Quốc hội thì vẫn có thể phát sinh ý kiến trái chiều, nguyên nhân là Quốc hội có cả đại biểu là người ngoài Đảng hoặc những đại biểu có vị trí khoảng cách quá xa nên không song trùng về nhận thức và hành động với lãnh đạo. Trong khi đó đứng đầu các cơ quan Chính phủ đều là các ủy viên Trung ương nên dễ dàng quán triệt đường lối chính sách của lãnh đạo Đảng.
Nhược điểm lớn của việc này là ở chỗ Chính phủ hoạt động theo nguyên tắc cá nhân lãnh đạo, cấp dưới phục tùng cấp trên, do vậy ít có trường hợp cấp dưới có ý kiến đề xuất khác biệt với lãnh đạo, chỉ ra cái sai của lãnh đạo.
Trong khi đó đại biểu Quốc hội do dân bầu không có mối bận tâm nào khác ngoài ý chí và nguyện vọng của cử tri, họ mạnh dạn nói hết ra những mặt trái của chính sách, nhờ vậy ngăn ngừa được những chính sách bất công vô lý.
Lấy ví dụ, nếu chủ trương cho tập đoàn kinh tế nhà nước kinh doanh đa ngành được đưa ra bàn luận ở Quốc hội sẽ xuất hiện những câu hỏi: Đa ngành là bao nhiêu ngành? Các ngành nghề liên quan tới nhau như thế nào? Giới hạn mức đầu tư cho mỗi ngành ra sao?
Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng
Chính phủ chỉ chấp hành theo đường lối của Đảng là đủ?
Trường hợp Vinashin có ngành nghề kinh doanh chính là công nghiệp đóng mới, sửa chữa tàu thuỷ và vận tải biển thì có liên hệ gì với những ngành: đầu tư xây dựng khu đô thị và nhà ở; chế biến kinh doanh các mặt hàng thủy hải sản, chế tạo cung ứng các thiết bị nuôi trồng thủy sản; sản xuất bia, rượu, nước giải khát?...
Trường hợp Vinalines ngành nghề chính là vận tải biển, khai thác cảng biển và cung ứng các dịch vụ hàng hải, thì có liên hệ gì đến những ngành: vận tải hành khách bằng ôtô; kinh doanh bất động sản và hạ tầng giao thông; dịch vụ du lịch, du lịch lữ hành nội địa và quốc tế; dịch vụ vui chơi giải trí; kinh doanh cửa hàng miễn thuế, mua bán rượu, thuốc lá?...
Bằng việc công khai trả lời rõ những vấn đề chưa rõ ràng tại Quốc hội, sẽ dự liệu trước được những phát sinh trong tương lai. Các tập đoàn có lẽ đã không đầu tư dàn trải vô tội vạ mà giờ đây Chính phủ đang vất vả yêu cầu thoái vốn, Vinashin và Vinalines có lẽ đã không gây hệ quả quá xấu thiệt hại tới hàng trăm nghìn tỷ như đã xảy ra.
Chính phủ cần ở đúng vai trò là cơ quan thực hiện chính sách chứ không phải cơ quan ban hành chính sách. Khi vài người có quyền ban hành chính sách sẽ dễ bị các nhóm lợi ích thao túng, nhóm lợi ích không thể thao túng chi phối được vài trăm đại biểu Quốc hội.
Lâu nay, cùng là văn bản quy phạm pháp luật nhưng Luật của Quốc hội trước khi thi hành còn phải qua khâu kiểm tra và được ký công bố bởi Chủ tịch nước, còn nghị định và thông tư thì không. Đây cũng là nguyên nhân góp phần dẫn đến những chính sách sai lầm do bỏ sót khâu kiểm tra phòng ngừa.
Trong tương lai sẽ phải loại bỏ nghị định, thông tư khỏi danh mục các văn bản quy phạm pháp luật. Trước mắt có thể loại bỏ ngay thông tư, còn nghị định trước khi triển khai thi hành phải qua Chủ tịch nước ký duyệt.

Chính phủ có thiếu quyền?

Một cây xăng ở Hà Nội
Nhiều chính sách của Chính phủ không tính đến tâm tư nguyện vọng của người dân?
Cần xác nhận thực tế rằng có những chính sách các cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện không dựa vào bất kỳ chủ trương nào của Đảng hoặc Quốc hội về cùng vấn đề.
Có thể kể ra hàng loạt thông tư do các Bộ ban hành chứa đựng những quy định bất công vô lý mà Đảng và Quốc hội không hề có chủ trương như thế. Gần đây trong khi kinh tế suy thoái đời sống nhân dân lao động vốn đã nhọc nhằn, các Bộ không biết khoan sức dân còn ban hành ra những quy định gây bức xúc làm tiêu hao sinh khí nhân dân.
Đây có thể xem như một sự tha hóa quyền lực do quá nhiều quyền, vừa hành pháp vừa lập pháp. Vấn đề này cần thay đổi sớm để tốt cho dân, tốt cho Đảng.
Trong khi góp ý sửa đổi Hiến pháp có ý kiến cho rằng quyền hạn hiến định cho thủ tướng Chính phủ còn bó hẹp, cần tăng thêm. Không rõ theo những ý kiến đó Thủ tướng Chính phủ còn thiếu quyền nào để bổ sung?
Lấy ví dụ về quyền hạn của thủ tướng Chính phủ: Để tái lập Ban Nội chính và Ban Kinh tế Trung ương, tổng bí thư đã phải thai nghén đề án trong bao lâu, thuyết phục bao nhiêu người, thông qua bao nhiêu hội nghị? Trong khi đó chỉ bằng hai quyết định của cá nhân Thủ tướng đã lập ra hai ban gồm Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm thuộc Chính phủ, và Ban chỉ đạo liên ngành triển khai đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015, hai Ban này có nhiệm vụ quyền hạn chưa chắc đã thua kém Ban Nội chính và Ban Kinh tế của Đảng.
Việc lập ra các Ban này hẳn là tốn kém nguồn nhân vật lực quốc gia, nếu việc lập các Ban giúp cho hoạt động của Chính phủ tốt hơn thì cũng cần kiến nghị Chính phủ lập thêm ra Ban công nhân và Ban nông dân, bởi lẽ những vấn đề của công nhân hay nông dân cũng rất bức thiết, rất cần được Chính phủ quan tâm giải quyết.
Trụ sở Vinalines
Nếu Quốc hội kiểm soát Chính phủ chặt chẽ hơn thì sẽ không có những sai phạm như ở Vinalines?
Tình trạng nghèo đi của kinh tế đất nước như hiện tại nguyên do không phải là Chính phủ thiếu quyền để giải quyết, mà do nhiều quyền mà không bị kiểm soát. Vì nhiều quyền và không bị kiểm soát nên đã phát sinh ra những chủ trương chính sách bất công sai lầm phung phí nguồn lực đất nước.
Chính phủ cần soát xét lại danh mục thứ tự các vấn đề ưu tiên thực hiện để nhân dân khỏi quên mất đây là chính quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Tăng quyền Quốc hội

Trong hệ thống hiện tại Đảng và Chính phủ đang nắm giữ nhiều quyền, xu hướng tương lai cần san sẻ bớt cho Quốc hội. Đảng cần giúp nâng cao vai trò của Quốc hội, buộc Chính phủ trong khi là cơ quan chịu sự lãnh đạo của Đảng thì vẫn là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Làm việc đó chế độ sẽ có được chất kháng sinh trong cơ thể kháng ngừa những chính sách sai lầm có nguy cơ ảnh hưởng đến sinh mệnh của Đảng và tồn vong của chế độ.
Sẽ là sai khi nghĩ rằng chỉ những chủ trương lớn mới đưa ra Quốc hội quyết định, đúng ra cả những chủ trương nhỏ cũng cần đem ra Quốc hội vì chủ trương nào khi thực hiện cũng sử dụng tiêu hao nguồn nhân lực vật lực Quốc gia. Quốc hội đại diện cho dân chúng sẽ cân nhắc sử dụng nguồn lực vào việc gì cho thích đáng bởi lẽ đất nước còn nghèo cần hết sức tiết kiệm.
Dự thảo Hiến pháp cần giữ nguyên nội dung Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, đưa lại nội dung Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp, rà soát loại bỏ quy định trao cho Chính phủ quyền lập pháp. Hiến pháp cần tăng quyền cho Quốc hội bằng cách tăng thời gian họp của Quốc hội lên hơn 2 kỳ một năm, tăng số lượng đại biểu chuyên trách, đầu tư tài chính để mỗi đại biểu có được đội ngũ văn phòng giúp việc cố vấn. Các Đại biểu Quốc hội cần nắm bắt phát huy những quyền hạn đã có để tận tâm thực hiện trách nhiệm trước cử tri, tránh thờ ơ với vai trò của mình.
Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một luâṭ sư thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Nam Định.




Copy từ:  BBC

'Đoàn Văn Vươn - từ công lý đến bạo lực'


Cập nhật: 12:21 GMT - thứ bảy, 23 tháng 3, 2013

Ông Đoàn Văn Vươn
Ông Đoàn Văn Vươn bị bắt giữ từ tháng 01/2012 và có thể bị xử với tội danh "mưu sát"
Ở nơi mà công lý không được thiết lập thì bạo lực tất yếu nảy sinh, như là bản năng sinh tồn của con người được kéo dài từ thời động vật hoang dã.
Thế giới hoang dã được thiết lập trật tự dựa trên sức mạnh của bạo lực, một phần của cuộc cạnh tranh sinh tồn.
Trong cùng một loài, do đặc điểm tương tự nhau về nhu cầu thức ăn, nơi cư trú, và bạn tình khiến chúng phải cạnh tranh nhau, vì nguồn lực là hữu hạn.
Không có trọng tài phân xử, không có nguyên tắc cho cuộc chơi, chúng chỉ có thể tự phân xử bằng trận chiến, mà kẻ chiến thắng sẽ có được điều mình muốn, và kẻ thất bại chấp nhận những quyền lợi thấp hơn. Nhưng không có sự tiêu diệt giữa đồng loại.
Loài người tiến hóa hơn tất cả các sinh vật khác trên trái đất về nhu cầu và trí tuệ. Trận chiến giữa con người với nhau có thêm vũ khí, có tính tổ chức, thậm chí cả danh nghĩa cho cuộc chiến. Vì thế nó tàn khốc hơn tất cả mọi cuộc chiến của các sinh vật khác.
Nhu cầu của các sinh vật khác là hữu hạn. Nó chỉ cần ăn no đủ, có một chỗ trú thích hợp, và có đủ bạn tình để đáp ứng nhu cầu giao phối – truyền giống hữu hạn.
Nhu cầu của con người thì vô hạn, không chỉ ăn no mà còn muốn ăn của ngon vật lạ. Không chỉ có chỗ ở, mà còn muốn biệt thự, lâu đài ở khắp nơi. Không chỉ đủ bạn tình để giao phối mà còn để chiếm hữu, thậm chí là hàng ngàn cung tần mỹ nữ!
Nhu cầu vô hạn thì bạo lực cũng vô hạn. Không chỉ dừng lại ở phân xử thắng thua để giải quyết nhu cầu trước mắt, cuộc chiến bạo lực của con người bị đẩy đến mức tiêu diệt lẫn nhau.

'Hậu quả thiếu công lý'

"Dù ai cũng biết gia đình ông Vươn phạm pháp trong cuộc đáp trả ấy, thì phản kháng tuyệt vọng ấy cần phải được nhìn nhận theo hướng gia đình ông Vươn là nạn nhân, trước khi bị nhìn nhận như thủ phạm"
Mới đây thôi, thế kỷ 20 đã chứng kiến vô vàn cuộc chiến tranh. Chỉ hai cuộc Thế chiến, và hai cuộc “cách mạng” của hai nước lớn mà bản chất là thanh trừng kiểu tiêu diệt nhau đã khiến hàng trăm triệu người chết.
Thế chiến I là nguyên nhân của Thế chiến II chỉ sau hai thập kỷ, bởi đòi hỏi bồi thường chiến tranh của bên thắng cuộc đã làm kiệt quệ bên thua cuộc, khơi dậy chủ nghĩa sô vanh và khát vọng trả thù của bên thua cuộc.
Kết thúc Thế chiến II, nước Mỹ - buộc phải tham chiến vì bị tấn công - là một đại biểu của bên chiến thắng đã không đòi bồi thường chiến tranh từ những kẻ thất bại, thậm chí còn rót tiền vào công cuộc Tái thiết châu Âu và Nhật Bản. Hận thù giữa họ chấm dứt, và hòa bình giữa họ sau gần 7 thập kỷ vẫn được duy trì một cách chắc chắn.
Sự khác biệt về hậu quả giữa hai cuộc Thế chiến cho thấy rằng, sử dụng bạo lực để chà đạp và cưỡng đoạt thì sẽ bị đáp trả bởi bạo lực, và vòng xoáy ấy không bao giờ chấm dứt. Nhưng sử dụng bạo lực để vãn hồi trật tự, vì tự do, hòa bình và thịnh vượng chung thì bạo lực thậm chí được ca ngợi, vì đó chính là bảo vệ công lý.
Công lý chính là thứ khiến con người vượt lên trên động vật, nó giúp con người giải quyết tranh chấp mà không cần dùng đến bạo lực như động vật.
Công lý là giá trị chung cho hòa bình và thịnh vượng trong lòng các dân tộc văn minh. Và nó đang trên đường trở thành giá trị chung giữa các dân tộc, để con người thoát khỏi việc tự hủy diệt mang tính loài.
Thiếu công lý thì hòa bình chỉ là tạm thời, và thịnh vượng chung chỉ là giấc mơ.
Vụ Đoàn Văn Vươn
Công an, quân đội và chính quyền Hải phòng trong vụ cưỡng chế đất đai đối với gia đình ông Vươn
Mọi nhà nước thế tục đều tuyên bố rằng mình nắm quyền là vì công lý, vì lợi ích của nhân dân. Nhưng thực tế không đơn giản như thế.
Nhà nước trong hình thức tổ chức của nó là hệ thống các thể chế: quốc hội xây dựng luật và duyệt định hướng chính sách; chính quyền là cơ quan công quyền thực thi chính sách; tòa án được ủy quyền để bảo vệ luật pháp và công lý. Mối quan hệ giữa chúng với nhau được định hình trong hiến pháp.
Nhưng trong trong tính hiện thực của nó, nhà nước nằm trong tay các cá nhân đang nắm quyền: tổng thống Mỹ lúc này là Obama, vị Chánh án Tòa án tối cao Mỹ đương nhiệm là John Roberts…
Khi các thể chế đủ mạnh và đối trọng, kiểm soát lẫn nhau, vai trò của cá nhân là thứ yếu, và nhà nước cai trị bằng luật pháp. Luật pháp chính là hiện thân của công lý ở thời điểm đó. Nếu có điều nào đó bị coi là bất công, sẽ có quy trình cho việc sửa chữa để luật pháp đến gần hơn với công lý.
Khi các thể chế yếu hoặc được đặt sai lệch, như cơ quan công lý đặt dưới cơ quan công quyền, và cơ quan công quyền lại bị dẫn dắt bởi cá nhân lãnh đạo, đó là lúc luật pháp chỉ để trang trí. Vì cơ quan công lý không còn bảo vệ công lý nữa, mà phải bảo vệ cơ quan công quyền, và cơ quan công quyền thì phải bảo vệ cá nhân nắm quyền. Công lý bị đánh mất, còn cá nhân lãnh đạo thì tha hồ trục lợi.
Vì nhu cầu của con người là vô hạn, nên sự trục lợi cũng vô hạn. Mà đã vượt qua giới hạn thông thường thì không tránh khỏi việc sử dụng bạo lực, nhân danh quyền lực nhà nước. Và hệ quả là sự phản kháng bằng bạo lực cũng khó tránh khỏi của kẻ bị tước đoạt một cách bất công.

'Nạn nhân hay tội phạm?'

"Nếu phiên tòa xử gia đình ông Vươn tới đây được sử dụng như là cách thức để chính quyền trả thù những kẻ phản kháng, niềm tin ít ỏi còn lại vào công lý ở VN sẽ bị chà đạp, và bạo lực ở nơi này hay nơi khác sẽ lại tiếp diễn, nghiêm trọng hơn"
Vụ Tiên Lãng là một ví dụ, khi chính quyền huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã không hành xử vì công lý trong vụ cưỡng chế đất với gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Gác lại việc chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam đã gần với công lý hay chưa, thì việc thu hồi đất đã là trái với công lý.
Nó không chỉ trái với luật pháp hiện hành – như kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – mà còn tước đoạt niềm tin của dân chúng với nhà nước khi chính quyền Tiên Lãng lật lọng với lời hứa - đã được ghi vào biên bản hòa giải của Tòa án nhân dân Hải Phòng - về việc cho gia đình ông Vươn tiếp tục thuê đất nếu rút đơn, để rồi tổ chức cưỡng chế đất, thậm chí phá hoại tài sản công dân bằng bạo lực sau khi ông Vươn rút đơn.
Khi tổ chức đại diện cho công lý chà đạp lên công lý là lúc con người ta quay về với ứng xử bản năng của loài vật: dùng bạo lực đáp trả bạo lực. Dù ai cũng biết gia đình ông Vươn phạm pháp trong cuộc đáp trả ấy, thì phản kháng tuyệt vọng ấy cần phải được nhìn nhận theo hướng gia đình ông Vươn là nạn nhân, trước khi bị nhìn nhận như thủ phạm. Trong ngôn ngữ pháp lý, tình huống của gia đình ông Vươn được gọi là “phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”, khi bị đối xử một cách bất công có hệ thống và không lối thoát.
Tìm cách sửa chữa những bất công, với việc xét xử gia đình ông Vươn một cách công bằng, và sửa chữa những khiếm khuyết về thể chế đã dẫn đường cho sai phạm của chính quyền huyện Tiên Lãng là cách để nhà nước giành lại niềm tin từ dân chúng rằng mình bảo vệ công lý và sẽ theo đuổi công lý. Vì chỉ có công lý mới chấm dứt được vòng xoáy của bạo lực.
Trái lại, nếu phiên tòa xử gia đình ông Vươn tới đây được sử dụng như là cách thức để chính quyền trả thù những kẻ phản kháng, niềm tin ít ỏi còn lại vào công lý ở Việt Nam sẽ bị chà đạp, và bạo lực ở nơi này hay nơi khác sẽ lại tiếp diễn, nghiêm trọng hơn.




Copy từ: BBC 

Tàu Trung Quốc bắn cháy tàu cá Việt Nam

Sau một thời gian im ắng tàu Trung Quốc lại bắn trực tiếp vào một tàu cá Việt Nam khi chiếc tàu này đánh bắt cá trong vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn với anh Phạm Quang Thạnh, thuyền trưởng chiếc tàu nạn nhân này khi nó vừa cặp bến đảo Lý Sơn.
Phạm Quang Thạnh: Tên em là Phạm Quang Thạnh sinh năm 1980, thuyền trưởng của phương tiện tàu anh Bùi Văn Phải, số tàu là 96382, công suất máy là 105 CV. Bây giờ em trình bày chuyến đi vừa rồi.
Tụi em xuất bến vào ngày 28 tháng 2, em đi đến đảo Hoàng Sa ngay Gò Đá Lồi, em neo tại đó để tránh gió. Ngày 13 thì em đã đến vị trí làm ở đảo Lin Côn tọa độ là 16-32 phút 112-36 độ kinh đông.
Mặc Lâm: Anh vui lòng cho biết tàu Trung Quốc xuất hiện vào lúc nào và khi ấy thì anh và các thuyền viên đang làm gì?
Phạm Quang Thạnh: Sáng ngày 13 trong lúc anh em đang lặn thì em phát hiện có hai chiếc tàu của Trung Quốc màu trắng. Tàu của Trung Quốc mang biển số là 262 và 263 áp sát vào em để đuổi em. Tàu này màu trắng nhưng thủy thủ mặc đồng phục màu xanh biển và có cầu vai, mũ bằng. Em suy nghĩ là tàu cảnh sát biển.
Hai tàu nầy áp sát vào tàu em, mỗi tàu kẹp một bên để đuổi em ra khỏi vùng biên. Em chạy tầm 15 hải lý thì tàu Trung Quốc quay vào. Chiều ngày hôm đó em quay lại vị trí cũ để làm tiếp tục cho tới ngày 20 thì tụi em gặp một chiếc tàu Trung Quốc khác mang số hiệu 786.
Mặc Lâm: Chiếc tàu này xuất hiện khi tàu của mình đang tác nghiệp hay đang trên đường tìm chỗ để đánh cá?
Phạm Quang Thạnh: Dạ dạ không anh, khi phát hiện ra nó thì tụi này ở đàng xa đã bỏ chạy rồi. Sau đó cỡ tầm 30 tới 40 phút sau thì nó đã đến sát tàu em. Khi tới sát rồi nhưng nó cũng không ra tín hiệu gì còn mình thì lo chạy phần mình, nó lo kè phần nó. Dí đuổi mãi tới vài mươi phút sau nó đấu đầu tàu em buộc phải quay tàu. Sau khi quay xoay tròn vài vòng bắt đầu em cắt hướng đi để về hướng Đông ra khỏi vùng biên. Nhưng lúc đó nó đứng sát em nó dùng súng bắn thẳng vào tàu em.
Mặc Lâm: Anh có nhận ra là lính Trung Quốc dùng súng gì để bắn vào tàu của mình vậy, đó là loại súng cá nhân hay là loại được gắn vào tàu?
Phạm Quang Thạnh: Dạ đó là súng cá nhân tại vì em thấy những người trên tàu của nó cầm súng ra chĩa vào tàu em để bắn. Lúc đó em đã chạy vào cabin, em nghe bốn tiếng nổ và phát hiện là tàu em đã bị cháy ở cabin, nó bị bốc lửa và cháy. Lúc đó em hô cho tất cả anh em thuyền viên múc nước biển để cứu lửa. Lúc đó lửa nó cháy gần tới bốn bình gas đang nằm ngay trên cabin, em sợ bốn bình gas này phát nổ thì anh em trong tàu không ai sống sót nên em mạo hiểm tính mạng tới ngay cabin để dập tắt ngọn lửa.
Dạ đó là súng cá nhân tại vì em thấy những người trên tàu của nó cầm súng ra chĩa vào tàu em để bắn. Lúc đó em đã chạy vào cabin, em nghe bốn tiếng nổ và phát hiện là tàu em đã bị cháy ở cabin, nó bị bốc lửa và cháy.
Anh Phạm Quang Thạnh
Mặc Lâm: Khi thấy lửa cháy rồi thì nó còn tiếp tục áp sát vào tàu mình hay không hay là bỏ đi?
Phạm Quang Thạnh: Khi ngọn lửa cháy nó đã bỏ đi. Cỡ 30 phút sau thì bọn em mới dập tắt được ngọn lửa. Khi lửa tắt rồi em mới ngó lại thì thấy chiếc tàu đó đã cách xa từ 5 tới 6 hải lý.
Mặc Lâm: Như vậy là coi như nó không hề bước sang tàu mình mặc dù có nguy cơ tàu này sẽ chìm sau khi bị bắn?
Phạm Quang Thạnh: Vâng, nó bỏ đi không có tinh thần để giúp đỡ hay dừng lại để coi thử tàu mình như thế nào có bị chìm hay bị nổ tung… coi như là nó muốn hủy mình rồi bỏ đi vậy.
Mặc Lâm: Trước khi bị bắn anh em trên tàu có thu được nhiều ít gì chưa?
Phạm Quang Thạnh: Dạ chưa, trên tàu chỉ có được mấy chục con ốc, mấy chục con hải sâm vậy thôi chứ chưa có con cá nào trong tàu.
Mặc Lâm: Anh có chắc rằng tàu mình đã nằm đúng vị trí chủ quyền của Việt Nam hay không? Và từ trước giờ anh em có được nhà nước huấn luyện hay chỉ dẫn cách sử dụng hải đồ để xác định mình hành nghề đúng trong vùng chủ quyền của mình hay không?
Phạm Quang Thạnh: Dạ trong hải đồ thì em được biết từ xưa tới nay là chủ quyền của Việt Nam, khu vực đảo Hoàng Sa này hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chủ phương tiện, các nghiệp đoàn nghề cá mỗi lần có cuộc họp gì thì người đầu tàu đứng ra đi họp cho nên em cũng không nghe thông tin đó. Tuy nhiên em có nghe thông tin ra đó làm thì cũng được thôi, và họ có hướng dẫn cho những anh đầu tàu hay chủ phương tiện.
Mặc Lâm: Khi tàu anh về tới địa phương thì chính quyền cũng như các ban ngành liên quan có hay biết và tiếp xúc với anh em chưa?
Phạm Quang Thạnh: Dạ chính quyền đã hay rồi vì khi tụi em về tới đất liền là ngày 22. Em vào thông báo với trạm kiểm soát biên phòng Quảng Ngãi và Đồn Biên phòng 328, và cũng có trình báo qua Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải. Bên trạm Kiểm soát Biên phòng có nhân viên trinh sát xuống để làm việc. Họ gọi anh em vô để lấy lời khai, và đến tại hiện trường để điều tra ,và đồng thời có quay phim chụp ảnh làm việc với bọn em nữa.
Mặc Lâm: Trước tình cảnh khó khăn và tính mạng đang dối diện với chết chóc như vậy anh có định tiếp tục hành nghề nữa hay không?
Phạm Quang Thạnh: Dạ với em thì trong lương tâm của em thì em sẽ có đủ can đảm để làm nghề tiếp vì thứ nhất em là giòng họ Phạm. Trước đây ông Phạm Quang Hành em nghe qua lịch sử thì vào cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17 ông đã ra ngoài đảo Hoàng Sa để sống ở đó. Bây giờ em là con cháu thì em tiếp tục vẫn ra ngoài đó để làm.
Thứ nhất là chuyện kinh tế, cuộc sống sinh nhai của gia đình. Thứ hai em cũng phải giữ được nguyện vọng của ông bà tổ tiên thiêng linh của dòng họ nhà em. Dù có khó khăn hay sinh mạng sống chết thế nào thì em cũng vẫn tiếp tục. Hiện nay điều kiện không lo nổi kinh phí vì quá nhiều lần bị nó phá  phách cho nên thất thu, gia đình chật vật eo hẹp mình không biết vay mượn ở đâu. Nợ nần chồng chất không biết còn điều kiện cho em ra đó nữa hay không…chứ còn nguyện vọng của em thì em vẫn đi mãi mãi!
Mặc Lâm: Xin cám ơn anh.

  Copy từ:  RFA

ĐÃ CÓ 10.611 NGƯỜI KÝ TÊN VÀO BẢN KIẾN NGHỊ 72



Kính thưa quý độc giả,
Bauxite Việt Nam xin chân thành cám ơn các độc giả nhiệt tình luôn giúp chúng tôi phát hiện những trường hợp trùng lặp và các cộng tác viên đã giúp đỡ chúng tôi rà soát loại bỏ các trường hợp đó. Danh sách đã được cập nhật và cho đến đợt 27 số người tham gia ký Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 là 10.611 người.
Bauxite Việt Nam
Để ký tên vào Lời kêu gọi này, xin đồng bào trong và ngoài nước gửi e-mail về địa chỉ kiennghisuadoihienphap2013@gmail.com, ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, chức danh (nếu có) và địa chỉ.
Danh sách dưới đây đã được rà soát để loại bỏ trùng tên.
Bauxite Việt Nam

Đợt 27:
10389. Nguyễn Thị Phượng, làm ruộng, Nghệ An
10390. Đặng Thị Du, làm ruộng, Nghệ An
10391. Trần Thị Vân, làm ruộng, Nghệ An
10392. Nguyễn Thị Đại, làm ruộng, Nghệ An
10393. Nguyễn Thị Nhận, làm ruộng, Nghệ An
10394. Hoạch Hiện, làm ruộng, Nghệ An
10395. Đặng Thị Tịnh, làm ruộng, Nghệ An
10396. Cao Thị Mận, làm ruộng, Nghệ An
10397. Lê Thị Châu, làm ruộng, Nghệ An
10398. Trần Thị Điểm, làm ruộng, Nghệ An
10399. Trần Thị Liên, làm ruộng, Nghệ An
10400. Hồng Thị Châu, cày ruộng, Nghệ An
10401. Ngô Kiên, cày ruộng, Nghệ An
10402. Phan Thị Ân, cày ruộng, Nghệ An
10403. Trần Nam, cày ruộng, Nghệ An
10404. Cao Thị Duyên, làm ruộng, Nghệ An
10405. Nguyễn Thị Hiền, làm ruộng, Nghệ An
10406. Nguyễn Thị Hương, cày ruộng, Nghệ An
10407. Lê Thị Tuyết Nhung, buôn bán, Nghệ An
10408. Nguyễn Văn Hanh, cày ruộng, Nghệ An
10409. Cao Thị Tuyết, làm ruộng, Nghệ An
10410. Nguyễn Thị Thái, làm ruộng, Nghệ An
10411. Nguyễn Thị Phượng, cày ruộng, Nghệ An
10412. Phan Thị Triều, làm ruộng, Nghệ An
10413. Hà Thị Luân, làm ruộng, Nghệ An
10414. Phan Thị Phượng, làm ruộng, Nghệ An
10415. Nguyễn Thị Hướng, làm ruộng, Nghệ An
10416. Nguyễn Thị Liễu, làm ruộng, Nghệ An
10417. Ngô Thị Trang, làm ruộng, Nghệ An
10418. Nguyễn Thị Ân, làm ruộng, Nghệ An
10419. Trần Thị Thế, làm ruộng, Nghệ An
10420. Cao Thị Hà, làm ruộng, Nghệ An
10421. Nguyễn Văn Sơn, nông nghiệp, Nghệ An
10422. Trần Thị Tứ, cày ruộng, Nghệ An
10423. Trần Văn Sỹ, cày ruộng, Nghệ An
10424. Trần Đình Toàn, nông nghiệp, Nghệ An
10425. Đặng Xuân, cày ruộng, Nghệ An
10426. Nguyễn Thanh Lễ, làm ruộng, Nghệ An
10427. Cao Quang, làm ruộng, Nghệ An
10428. Cao Xuân Hoàn, làm ruộng, Nghệ An
10429. Nguyễn Thị Đào, cày ruộng, Nghệ An
10430. Nguyễn Thị Nhi, cày ruộng, Nghệ An
10431. Đoàn Thị Bảo, làm ruộng, Nghệ An
10432. Cao Thị Sáng, làm ruộng, Nghệ An
10433. Đặng Khắc Hòe, làm ruộng, Nghệ An
10434. Lê Trịnh, làm ruộng, Nghệ An
10435. Đặng Thị Sự, làm ruộng, Nghệ An
10436. Đặng Công Loan, làm ruộng, Nghệ An
10437. Phạm Thị Đóa, làm ruộng, Nghệ An
10438. Trần Thị Soa, làm ruộng, Nghệ An
10439. Phạm Văn Hồng, làm ruộng, Nghệ An
10440. Phạm Thị Nghi, làm ruộng, Nghệ An
10441. Nguyễn Thị Thiện, làm ruộng, Nghệ An
10442. Cao Minh Đức, cày ruộng, Nghệ An
10443. Nguyễn Thị Bình, làm ruộng, Nghệ An
10444. Lê Văn Trọng, làm ruộng, Nghệ An
10445. Nguyễn Châu, làm ruộng, Nghệ An
10446. Ngô Việt, làm ruộng, Nghệ An
10447. Đặng Thị Hường, làm ruộng, Nghệ An
10448. Lê Lục, làm ruộng, Nghệ An
10449. Ngô Thị Nhàn, làm ruộng, Nghệ An
10450. Nguyễn Thị Minh, làm ruộng, Nghệ An
10451. Đào Thị Phượng, làm ruộng, Nghệ An
10452. Đặng Thị Thanh, làm ruộng, Nghệ An
10453. Phan Thị Giáo, làm ruộng, Nghệ An
10454. Nguyễn Thanh Trung, học sinh, Nghệ An
10455. Nguyễn Thị Oanh, làm ruộng, Nghệ An
10456. Lê Thị Hiền, làm ruộng, Nghệ An
10457. Hoàng Thị Lan, làm ruộng, Nghệ An
10458. Trần Thị Lê, làm ruộng, Nghệ An
10459. Hồ hữu Thông, linh mục, Nghệ An
10460. Hoàng Xuân Dung, kinh doanh, Nghệ An
10461. JB. Hoàng Chu, làm ruộng, Nghệ An
10462. Cao Thị Nga, kinh doanh, Nghệ An
10463. Nguyễn Thị Kính, sinh viên, Nghệ An
10464. Nguyễn Thị Nho, làm ruộng, Nghệ An
10465. Lê Thị Vân, làm ruộng, Nghệ An
10466. Trần Thị Đào, làm ruộng, Nghệ An
10467. Phan Thị Lập, làm ruộng, Nghệ An
10468. Nguyễn Thị Ngợi, làm ruộng, Nghệ An
10469. Hoàng Thị Thoa, làm ruộng, Nghệ An
10470. Nguyễn Thị Truyền, làm ruộng, Nghệ An
10471. Trần Thị Xuyến, làm ruộng, Nghệ An
10472. Trần Thị Hương, làm ruộng, Nghệ An
10473. Phan Thị Phước, làm ruộng, Nghệ An
10474. Trần Thị Sinh, làm ruộng, Nghệ An
10475. Trần Thị Chung, làm ruộng, Nghệ An
10476. Lê Thị Hồng Nho, làm ruộng, Nghệ An
10477. Cao Thị Liên, làm ruộng, Nghệ An
10478. Hoàng Thị Nhiệm, làm ruộng, Nghệ An
10479. Trần Thị Tính, làm ruộng, Nghệ An
10480. Đặng Thị Gương, làm ruộng, Nghệ An
10481. Đặng Xuân Đào, làm ruộng, Nghệ An
10482. Cao Xuân Cử, làm ruộng, Nghệ An
10483. Cao Xuân Quang, làm ruộng, Nghệ An
10484. Cao Thị Ánh, học sinh, Nghệ An
10485. Nguyễn Cương, làm ruộng, Nghệ An
10486. Cao Song, làm ruộng, Nghệ An
10487. Cao Văn Đoàn, sinh viên, Nghệ An
10488. Đoàn Thị Mến, làm ruộng, Nghệ An
10489. Cao Thị Nhàn, làm ruộng, Nghệ An
10490. Đoàn Thị Điều, làm ruộng, Nghệ An
10491. Cao văn Chửu, làm ruộng, Nghệ An
10492. Cao Thanh Trà, đại học, Nghệ An
10493. Trần Thị Lan, làm ruộng, Nghệ An
10494. Nguyễn Thị Thúy, làm ruộng, Nghệ An
10495. Lê Thị Nhung, làm ruộng, Nghệ An
10496. Nguyễn Thị Mậu, làm ruộng, Nghệ An
10497. Cao Thị Gương, làm ruộng, Nghệ An
10498. Nguyễn Thị Thành, làm ruộng, Nghệ An
10499. Nguyễn Thị Cúc, cày ruộng, Nghệ An
10500. Nguyễn Thị Cuông, làm ruộng, Nghệ An
10501. Đoàn Thông, làm ruộng, Nghệ An
10502. Cao Nghiêm, làm ruộng, Nghệ An
10503. Lê Thị Hưng, làm ruộng, Nghệ An
10504. Nguyễn Tuyến, làm ruộng, Nghệ An
10505. Ngô Thị Lý, làm ruộng, Nghệ An
10506. Hoàng Dung, làm ruộng, Nghệ An
10507. Phạm Thị Phương, làm ruộng, Nghệ An
10508. Ngô Thị Liên, làm ruộng, Nghệ An
10509. Nguyễn Thị Thư, làm ruộng, Nghệ An
10510. Ngô Thị Duyệt, cầy ruộng, Nghệ An
10511. Đặng Thị Thiên, cầy ruộng, Nghệ An
10512. Đặng Thị Nhiên, cầy ruộng, Nghệ An
10513. Phan Thị Hãn, cầy ruộng, Nghệ An
10514. Trần Thị Thế, cầy ruộng, Nghệ An
10515. Cao Thị Vinh, cầy ruộng, Nghệ An
10516. Hoàng Thị Tài, cầy ruộng, Nghệ An
10517. Nguyễn Thị Sự, cầy ruộng, Nghệ An
10518. Đặng Thị Truyền, làm ruộng, Nghệ An
10519. Phan Thị Thiện, làm ruộng, Nghệ An
10520. Nguyễn Thị Thắm, làm ruộng, Nghệ An
10521. Hoàng Thị Lương, làm ruộng, Nghệ An
10522. Ngô Thị Nguyệt, làm ruộng, Nghệ An
10523. Hoàng Thị Sen, làm ruộng, Nghệ An
10524. PhanVân, làm ruộng, Nghệ An
10525. Nguyễn Thị Hường, làm ruộng, Nghệ An
10526. Nguyễn Thị Dương, làm ruộng, Nghệ An
10527. Nguyễn Thị Liên, làm ruộng, Nghệ An
10528. Đặng Thị Hòa, làm ruộng, Nghệ An
10529. Hoàng Thị Hiền, làm ruộng, Nghệ An
10530. Phan Thị Lợi, làm ruộng, Nghệ An
10531. Cao Xuân Ngọc, kinh doanh, Nghệ An
10532. Cao Đức Hân, làm ruộng, Nghệ An
10533. Cao Thị Thùy, sinh viên, Nghệ An
10534. Cao Minh Báu, làm ruộng, Nghệ An
10535. Cao Thị Thanh Tâm, sinh viên, Nghệ An
10536. Cao Thị Lan, kế toán, Nghệ An
10537. Ngô Thị Sen, làm ruộng, Nghệ An
10538. Cao Thị Lam, làm ruộng, Nghệ An
10539. Nguyễn Thị Hiển, làm ruộng, Nghệ An
10540. Nguyễn Thị Trinh, làm ruộng, Nghệ An
10541. Cao Minh Ngọc, làm ruộng, Nghệ An
10542. Hoàng Quân Ngọc, làm ruộng, Nghệ An
10543. Nguyễn Thị Thanh, làm ruộng, Nghệ An
10544. Nguyễn Thị Thái, buôn bán, Nghệ An
10545. Nguyễn Thị Thiên, làm ruộng, Nghệ An
10546. Phan Thị Nghĩa, làm ruộng, Nghệ An
10547. Hoàng Thị Hảo, làm ruộng, Nghệ An
10548. Nguyễn Thị Loan, làm ruộng, Nghệ An
10549. Ngô Thị Nghiêm, làm ruộng, Nghệ An
10550. Nguyễn Thị Định, làm ruộng, Nghệ An
10551. Hồ Thị Kính, làm ruộng, Nghệ An
10552. Hoàng Xuân Tiếp, làm ruộng, Nghệ An
10553. Nguyễn Thị Tịnh, làm ruộng, Nghệ An
10554. Trần Xuân Phúc, làm ruộng, Nghệ An
10555. Nguyễn Xuân Đán, làm ruộng, Nghệ An
10556. Phạm Thị Khương, làm ruộng, Nghệ An
10557. Nguyễn Văn Tuệ, làm ruộng, Nghệ An
10558. Hồ Văn Vĩnh, làm ruộng, Nghệ An
10559. Nguyễn Đức Tâm, làm ruộng, Nghệ An
10560. Nguyễn Văn Hướng, làm ruộng, Nghệ An
10561. Nguyễn Văn Loan, làm ruộng, Nghệ An
10562. Nguyễn Văn Cầm, làm ruộng, Nghệ An
10563. Đặng Thị Loan, làm ruộng, Nghệ An
10564. Trần Đình Khoản, làm ruộng, Nghệ An
10565. Nguyễn Thị Chính, làm ruộng, Nghệ An
10566. Hoàng Thị Hòa, làm ruộng, Nghệ An
10567. Hoàng Thị Nhuận, làm ruộng, Nghệ An
10568. Nguyễn Thị Bốn, làm ruộng, Nghệ An
10569. Nguyễn Thị Trí, làm ruộng, Nghệ An
10570. Cao Thị Lan, làm ruộng, Nghệ An
10571. Trần Thị Nghĩa, làm ruộng, Nghệ An
10572. Phan Thị Hoa, làm ruộng, Nghệ An
10573. Phạm Thị Hợp, làm ruộng, Nghệ An
10574. Phạm Thị Hậu, làm ruộng, Nghệ An
10575. Nguyễn Thị Chương, làm ruộng, Nghệ An
10576. Đoàn Thị Luyện, làm ruộng, Nghệ An
10577. Cao Thị Chiến, làm ruộng, Nghệ An
10578. Cù Thị Thiện, làm ruộng, Nghệ An
10579. Cao Thị Bình, làm ruộng, Nghệ An
10580. Cao Thị Thị, làm ruộng, Nghệ An
10581. Phan Thị Hằng, làm ruộng, Nghệ An
10582. Ngô Văn Khoái, làm ruộng, Nghệ An
10583. Cao Văn Dung, làm ruộng, Nghệ An
10584. Lê Hoàng Huynh, tu sĩ, Nghệ An
10585. Cao Như Lợi, làm ruộng, Nghệ An
10586. Đàm Thị Sáu, làm ruộng, Nghệ An
10587. Cao Biên, làm ruộng, Nghệ An
10588. Cao Thị Diễn, làm ruộng, Nghệ An
10589. Cao Dương, làm ruộng, Nghệ An
10590. Cao Thị Hào, làm ruộng, Nghệ An
10591. Cao Thị Hương, làm ruộng, Nghệ An
10592. Cao Uy, làm ruộng, Nghệ An
10593. Đậu Trúc, làm ruộng, Nghệ An
10594. Cao Thị Phúc, làm ruộng, Nghệ An
10595. Đậu Thị Truyền, làm ruộng, Nghệ An
10596. Đậu Đạt, làm ruộng, Nghệ An
10597. Đậu Văn Phát, học sinh, Nghệ An
10598. Đậu Văn Hiền, học sinh, Nghệ An
10599. Đậu Thị Thùy Linh, học sinh, Nghệ An
10600. Nguyễn Thị Vy, học sinh, Nghệ An
10601. Cao Thị Quyết, làm ruộng, Nghệ An
10602. Cao Triển, làm ruộng, Nghệ An
10603. Cao Thị Khai, làm ruộng, Nghệ An
10604. Cao Thảo, làm ruộng, Nghệ An
10605. Cao Thị Hiển, làm ruộng, Nghệ An
10606. Phan Văn Tuệ, làm ruộng, Nghệ An
10607. Hoàng Thị Qúy, làm ruộng, Nghệ An
10608. Phan Tri, làm ruộng, Nghệ An
10609. Phan Thủy Triều, làm ruộng, Nghệ An
10610. Đặng Phương, cày ruộng, Nghệ An
10611. Đặng Xuân Huy, cày ruộng, Nghệ An

Copy từ: Bauxite Việt Nam

Việt Nam mị dân qua lá bài phản đối Trung Quốc!


Thất Lĩnh (Danlambao) - Vào ngày 22.3, tàu ngư chính 312 của Trung Quốc thực hiện chuyến tuần tra phi pháp đến Trường Sa. Trước đó, không lâu thì hai tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi đánh bắt tại vùng biển gần đảo Trường Sa thì bị tàu Trung Quốc xua đuổi. Cả hai lần bộ ngoại giao Việt Nam đều lên tiếng phản đối nhưng cái cách phản ứng lập đi lập lại rất yếu ớt ấy khiến nhiều người nghi ngờ: Lãnh đạo cộng sản Việt Nam có thực lòng phản đối Trung Quốc hay chỉ là đòn gió đánh lạc hướng dư luận.
Ngay sau khi hai tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc rượt đuổi trong vùng lãnh hải Việt Nam, cư dân mạng đã đặt ra câu hỏi: lúc đó thì hải quân Việt Nam hay các lực lượng trên biển của Việt Nam ở đâu mà không hỗ trợ cho người dân của mình? Sau sự kiện tàu ngư chính 312, được cho là tàu ngư chính lớn nhất của Trung Quốc, xâm phạm Trường Sa, thì bộ ngoại giao cũng chỉ làm được mỗi việc lên tiếng phản đối Trung Quốc mà không có một động thái nào khác.
Tất nhiên, không ai yêu cầu chính phủ Việt Nam đem tàu và súng ra đấu tay đôi với Trung Quốc. Bởi vì, Việt Nam là một nước nhỏ, nghèo và yếu thế hơn Trung Quốc vì thế đối đầu trực diện bằng vũ trang sẽ là một giải pháp không thông minh. Nhưng phản ứng của chính phủ Việt Nam như thời gian vừa qua là chưa đủ. Đại diện Ủy ban biên giới quốc gia Việt Nam cho biết: “Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với Hoàng Sa và Trường Sa”. Thế nhưng vì sao Việt Nam không dùng tất cả chứng cứ đó kiện Trung Quốc tại tòa án quốc tế giống như Philipines đã làm cách đây không lâu?
Ai cũng hiểu rằng chủ quyền lãnh thổ là vô cùng thiêng liêng. Một quốc gia dù nhỏ đến đâu cũng phải đấu tranh mạnh mẽ và quyết liệt để bảo vệ sự thiêng liêng đó. Một nước nhỏ như Philipines dám đem trực thăng đuổi tàu Trung Quốc khi xâm nhập Bãi Cạn của họ và sau đó, nước này đâm đơn kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế. Họ dám hành động như thế bởi vì lãnh đạo của họ không hề bị lệ thuộc vào Trung Quốc từ tiền bạc đến thế lực chính trị. Trong khi đó, lãnh đạo cộng sản Việt Nam trước mỗi lần bầu lãnh đạo mới đều phải báo cáo với Trung Quốc. Sự lệ thuộc này giúp cho lãnh đạo cộng sản Việt Nam củng cố sức mạnh cai trị của giai cấp cầm quyền, nhưng đi ngược lại nguyện vọng nhân dân vì đánh mất chủ quyền quốc gia.
Nhiều người hiểu rằng, Philipines dám kiện Trung Quốc vì họ là đồng minh của Hoa Kỳ. Việt Nam hiện tại không có một đồng minh thực sự nào chống lưng nên không dám chống Trung Quốc vì yếu thế và lực. Hơn nữa, vì những ràng buộc trong quá khứ trong đó có cam kết ở hội nghị Thành Đô đã khiến lãnh đạo cộng sản Việt Nam phải phục tùng Trung Quốc bằng mọi giá. Lãnh đạo cộng sản Việt Nam thấy rằng nếu bỏ Trung Quốc thì mất quyền cai trị đất nước nên đành thực hiện chính sách “ỡm ờ” là vừa lên tiếng phản đối nhưng bên trong chịu phục tùng. Sự phục tùng được thấy rõ nhất qua việc bắt bớ, kêu án rất nặng với những công dân phản đối sự xâm lược của Trung Quốc. 
Trong khi đó, sự căm phẫn của người dân trước sự xấc xược của Trung Quốc đã lên đến đỉnh điểm. Thái độ này của người dân đã đặt lãnh đạo cộng sản Việt Nam vào thế “tiến thoái lưỡng nan” theo Trung Quốc bị dân chống, mà chống Trung Quốc thì sợ mất quyền. Vì thế, họ đã chọn giải pháp “trung dung” là lên tiếng phản đối mỗi khi Trung Quốc xâm phạm lãnh hải. Chỉ có thế không hơn không kém! Nhìn ở phía khác, cộng sản Việt Nam cũng dùng tâm lý chống Trung Quốc để khiến người dân lãng quên những sự kiện quốc nội. Mỗi khi có mâu thuẫn về đất đai với nông dân, hay người dân đòi tự do dân chủ thì “lá bài chống Trung Quốc” được sử dụng để tranh thủ sự đồng thuận của toàn dân. Cuối cùng thì họ sử dụng lá bài chống Trung Quốc để khơi dậy chủ nghĩa dân tộc nhằm đánh lạc hướng sự quan tâm của người trước hiện thực cay đắng trước mắt mà thôi. 
Một chế độ chính trị mị dân như cộng sản Việt Nam rõ ràng không quan tâm đến sự tồn vong của dân tộc, mà chỉ vì lợi ích của nhóm lãnh đạo. Đây là một chế độ không đủ tư cách để điều hành và quản lý đất nước. Vì vậy, người Việt Nam cần phải nỗ lực tạo ra một chế độ mới thực sự vì dân và vì dân tộc.
 


Copy từ: Dân Làm Báo

Thêm một người chết tại đồn công an tỉnh Dak Nông

Gia Minh (RFA) - Thêm một trường hợp tử vong ngay tại đồn công an dù nạn nhân là người khỏe mạnh trước khi bị đưa vào đó. Vụ việc được ghi nhận tại trụ sở Công an thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Dak Nông.

Người khỏe bị nhốt tại đồn công an và chết

Nạn nhân được người nhà cho biết là ông Hoàng Văn Ngài, sinh năm 1974, cư ngụ tại xã Quảng Thành, thị xã Gia Nghĩa tỉnh Dak Nong. Ông này qua đời ngay tại trụ sở công an thị xã Gia Nghĩa.

Ông này cùng người em là ông Hoàng Văn Tá và một người thân bán lại rẫy cho hai anh em là ông Sùng A Tú, cùng vợ của cả hai anh em bị công an xã và thị trấn Gia Nghĩa đến bắt đi khi họ đang dọn khu rẫy đó hồi ngày 14 tháng 3 vừa qua. Lý do mà phía cơ quan chức năng nêu ra để bắt giữ tất cả là vì họ phá rừng.
Sau hai ngày giam giữ hai người vợ của hai anh em Hoàng Văn Ngài và Hoàng văn Tá được cho về; trong khi đó những người đàn ông vẫn bị giam giữ tại trụ sở công an thị xã Gia Nghĩa.
Việc bắt giam được tiến hành mà không có lệnh gì hết như lời ông Hoàng Văn Tá cho biết vào ngày 22 tháng 3 như sau:
“Họ bắt đột xuất, không có giấy tờ báo lệnh bắt về điều gì cả. Những ngày tạm giam họ cũng không có quyết định gì cả. Họ giam hai anh em chúng tôi cùng hai bà vợ: vợ anh Ngài và vợ tôi nữa.”
Dù bị bắt chung nhưng mỗi người đều bị nhốt riêng ở một phòng khác nhau. Ông Hoàng văn Tá kể lại sự việc dẫn đến cái chết của người anh Hoàng văn Ngài như sau:
Anh Hoàng Văn Ngài qua đời ngay tại trụ sở công an thị
xã Gia Nghĩa, tỉnh Dak Nông. Hình do thính giả gửi cho RFA.
Một lát sau, công an đi đá bóng về, một công an đi trước chạy về bảo rằng ‘Ôi, ông này chắc chết rồi’. Một lúc sau họ gọi điện xe taxi Mai Linh đến trước cửa trụ sở công an. Họ kéo anh Ngài ra đưa lên xe taxi bốn chỗ, đi cấp cứu. Lúc đó tôi thấy tình hình không ổn, tôi đập cửa nói họ cho tôi ra ngoài để tôi đi thăm nuôi anh tôi. Họ nghiêm cấm, đóng chặt cửa phòng, không cho tôi ra ngoài để thăm nuôi anh tôi. Tôi khóc và ngất khoảng 30 phút; sau đó tôi xin cho tôi ra ngoài để đi theo anh Ngài, thăm nuôi anh. Tôi chắc anh Ngài chết rồi; nhưng họ ngăn tôi đến ba giờ sáng không cho tôi đi thăm anh Ngài.“Vào ngày 16, khoảng 17 giờ, họ thả vợ tôi cùng vợ anh Ngài ra về rẫy. Đến ngày chủ nhật 17, công an thị xã Gia Nghĩa có thả anh Ngài và tôi ra dọn vệ sinh, lau nhà, rửa xe. Đến khoảng 3 giờ chiều, khi đang điều tra tại phòng anh Ngài, nghe có tiếng ồn, va đập vào tường rất nhiều, ồn ào. Khoảng 16 giờ tôi xin cán bộ công an ra ngoài đi tiểu. Công an dẫn tôi ra ngoài đi tiểu; nhưng tôi không nhìn qua cửa sổ phòng anh Ngài như mọi khi. Khi tiểu xong về, tôi nhìn qua cửa sổ phòng anh Ngài, loại cửa làm bằng kính, đóng kín. Tôi thấy anh Ngài đưa hai tay như là cầu cứu. Tôi xin công an cho tôi đứng lại để xem anh Ngài cần thiết cái gì, công an bảo tôi phải đi vào phòng nhanh, không ngó gì hết. Công an đưa tôi vào phòng.
Đến sáng hôm sau, 5 giờ sáng tôi dậy sớm và nói với công an cho tôi về thăm anh Ngài. Nhưng họ ngăn tôi đến 8 giờ sáng họ mới đưa tôi lên. Có một công an gọi tôi lên phòng trực ban, hội trường của cơ quan. Tôi cùng một công an lên đó, và gặp người nhà ở đó nói là ‘anh chưa biết anh Ngài chết à?’. Vậy là tôi mới biết anh Ngài chết thật, như hôm qua. Họ đưa xác anh Ngài vễ chỗ nhà tang lễ của bệnh viện Đa Khoa tỉnh Dak Nong. Họ mổ thi thể của anh Ngài không có sự chứng kiến của gia đình. Họ lấy một người cũng bị giam giữ trong phòng đứng ra chứng kiến việc mổ thi thể anh Ngài. Họ tự mổ thi thể mà không có sự đồng ý của người nhà. Kết quả khám nghiệm không có thương tích gì. Ông Ngài tự tử.”
Ông Sùng A Tú cũng xác nhận việc ông Hoàng Văn Ngài bị chết tại trụ sở Công an thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Dak Nong khi ông này cũng bị giam tại đó dù rằng không tận mắt thấy được sự việc:
“Vâng, chết tại phòng công an luôn đó. Công an cũng giữ cả tôi.Tôi nghe thấy tiếng ghế kêu, ghế động, không thấy tiếng người kêu.”


Công an trốn tránh

Chúng tôi đã nhiều lần cố gắng liên lạc với ông Châu, phó trưởng Công an thị xã Gia Nghĩa. Vào tối ngày 22 tháng 3, sau hai lần bắt máy, ông này nói không nghe rõ điện thoại vì đang dự liên hoan của một ngân hàng tại đó.
Sang đến chiều ngày 23 tháng 3, chúng tôi gọi lại, máy tắt không thể liên lạc được.

Quyết đòi công lý

Trước cái chết ngay tại trụ sở công an, rồi việc khám nghiệm tử khi không được thông báo cho gia đình nạn nhân đến để chứng kiến, những người thân của nạn nhân Hoàng Văn Ngài đều cho rằng họ phải đòi hỏi công lý cho người chết.
Anh Hoàng Văn Ngài qua đời ngay tại trụ sở công an thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Dak Nông. Hình do thính giả gửi cho RFA.

Ông Hoàng Văn Tá nói về điều đó vào tối ngày 22 tháng 3:
“Đây là vấn đề bức xúc vì anh Ngài chết tại phòng Công an. Đề nghị các cấp xem xét, xem lại việc anh Ngài bị chết tại cơ quan công an để lấy công bằng cho công dân Việt Nam chúng tôi, thì chúng tôi mới tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng, chính quyền địa phương. Gia đình đang đòi hỏi sự công bằng, hợp lý của Nhà nước Việt Nam. Đòi hỏi nguyên nhân làm sao anh Ngài chết; mà anh Ngài là một người khỏe mạnh khi công an đến chở anh Ngài từ lán đi. Trước đây anh Ngài không hề có bệnh tật mà sao lại chết tại cơ quan công an?”
Suốt mấy năm qua tại nhiều địa phương trong cả nước đã xảy ra những vụ chết ngay tại trụ sở Công an và cơ quan này cho rằng nạn nhân hoặc đột tử, hoặc tự tử mà chết. Thế nhưng người thân của những nạn nhân đều cho rằng giải thích đó của công an không thỏa đáng, và họ nghi ngờ chính những người giam giữ đã gây ra cái chết cho thân nhân của họ. Một số gia đình quyết đưa vụ việc đến các cơ quan chức năng để khiếu kiện, nhưng phần thua thiệt bao giờ cũng thuộc về gia đình nạn nhân có người thân đã mất.
Copy từ: RFA

Không thể biện minh


Tôi đã từng nghĩ, trong mọi cuộc đấu tranh đều có sự “phân công lao động”: Có người thì luôn ở tuyến đầu, trực diện chiến đấu, thậm chí giáp lá cà với đối phương; có người luôn ở vị trí nhân viên tình báo, âm thầm và lặng lẽ đưa thông tin của đối phương về cho quân mình. Vai trò của nhân viên tình báo vô cùng quan trọng, nhất là khi thông tin trở thành thứ vũ khí lợi hại nhất.
Trong công cuộc đấu tranh vì dân chủ cũng vậy, tôi đã từng tin là có những người đóng vai trò “điệp viên hoàn hảo” như thế. Đó là lý do để tôi viết bài “Giọt nước mắt của lề phải”, với những câu này: “Nhưng dù thế nào đi nữa, (…) vẫn luôn có những nhà báo lề phải ngày đêm lặng lẽ mang những gì tốt đẹp nhất mình có thể tìm được đến cho độc giả. Tôi kính phục họ - những nhà báo trung thực, giấu sự phản kháng vào trong thầm lặng. (…) Họ im lặng, cố gắng mang đến cho độc giả những thông tin tốt nhất có thể có được, thông qua một lối diễn đạt nhẹ nhàng nhất, và chỉ thầm ước mong: rồi độc giả sẽ hiểu”.
Nhưng ngay cả khi viết những dòng như thế, tôi cũng vẫn nghĩ rằng, sẽ đến một lúc mà mỗi người ở cái cương vị “lề phải” ấy phải lựa chọn: Đứng về phía sự tiến bộ, vì nhân dân, hay đứng về phía cường quyền, chống lại nhân dân? Sẽ đến một lúc mà sự im lặng trở thành đồng loã với tội ác, sự “đóng giả, vào vai nhà tình báo hai mang” là sự dối trá, và cái lập luận “phải nhẫn nhục ở trong chúng nó để đánh phá chúng nó từ bên trong” trở thành bao biện.  Đó chính là khi mà, không có những thông tin của anh, người ta cũng chẳng thiếu thông tin; không có sự “hỗ trợ” từ anh, người ta cũng chẳng chết.  Anh không thể lấy cớ “tôi phải ẩn mình, phải giả vờ giống như chúng nó, để bọc lót, hỗ trợ anh em” để biện minh cho sự hèn nhát, kém cỏi hay phản bội của mình được.
Hành động của ông Nguyễn Đình Lộc khi trả lời chương trình Thời sự 19h của VTV hôm 22/3 cũng vậy, không có gì biện minh cho ông được.  Điều duy nhất mà tôi có thể khẳng định theo hướng có lợi cho ông, đó là, từ góc nhìn của một phóng viên, tôi biết phóng sự này của VTV có sự  cắt và ghép hình ảnh, lời nhân vật (ít nhất là sử dụng nhiều hình chèn vào đoạn phỏng vấn). Nhưng điều đó chỉ thuần tuý là kỹ thuật, chứ không  ảnh hưởng gì đến suy nghĩ, đến thông điệp mà ông Lộc truyền tải đến khán giả, thông điệp ấy là “Tôi không liên quan đến bản Kiến nghị Hiến pháp của ‘một số người’ nào đó”.
Tôi đã từng nghĩ “trong lề phải có những giọt nước mắt”. Tôi cũng đã từng nghĩ “sẽ đến một thời điểm mà sự hai mang, hai mặt không còn có thể được chấp nhận nữa”. Và tôi sợ rằng thời điểm ấy đã đến rồi.
 
 


Copy từ: Đoan Trang

Sĩ khí cũng “đổi màu”


Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Hãy biết ơn ai đó đã làm tinh thần ta tổn thương, vì nhờ họ mà ta trở nên cứng rắn hơn. Hãy biết ơn ai đó đã lừa dối ta, và mọi người, vì nhờ họ mà ta nhìn đời bằng con mắt từng trải hơn. Hãy biết ơn ai đó đã làm ta và mọi người cảm thấy nhục, vì nhờ họ mà ta khôn ngoan và biết chịu đựng hơn. Hãy biết ơn họ vì họ cho ta và mọi người nhớ mặt, để biết họ là ai...
*
“Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả, anh hùng hào kiệt có hơn ai?” - Chí sĩ Phan Bội Châu 
Đó là một trong những “dữ liệu” mà tôi cài vào “memory” - bộ nhớ cho mình và các con tôi từ rất sớm, để tự mình và các con thêm “dũng khí” không hèn nhát, nhụt chí mỗi khi khi đương đầu với khó khăn nghịch cảnh thách thức, rất khiêm tốn, chúng tôi chỉ muốn vượt qua chứ không dám nghĩ mình muốn “làm anh hùng” với chính mình. 
Dù rằng, nếu một cuộc đời cứ luôn phẳng lặng, êm đềm như hạ lưu của dòng sông, không lên thác xuống ghềnh, phong ba, bão tố thì làm sao phân biệt được anh hùng và... kẻ “tầm thường” (nặng quá nếu gọi là “tiểu nhân”).
Chuẩn mực anh hùng là tích lũy từ nhân cách, cá nhân qua sự quả cảm, anh dũng, kiên cường rất khác biệt, bởi “anh hùng” thường không bằng lòng với bản năng sinh tồn tự tại mà luôn nung nấu một ý chí đấu tranh vươn lên tầm cao của “chân, thiện, mỹ” mà hiệu năng cao cả, quí giá mang lại nhiều khi không chỉ cho chủ thể đơn thuần ấy mà còn là mục đích, mục tiêu quan trọng hướng tới một sự san sẽ cho cộng đồng quốc gia dân tộc. 
Gần đây nhất, tôi hình dung điều này qua bản kiến nghị khẳng khái chân tình nặng lòng yêu nước của 72 vị “sĩ phu trí thức, học giả” mà phần lớn là đảng viên cs góp ý “Sửa đổi Hiến Pháp” cho Quốc Hội “nhà nước, đảng ta” ngày 04-2-2013. (Từ tấm gương này mà rất sớm, tôi ký vào Bản Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do” trên Danlambao). 
“Kiến nghị 72” này, những ngày qua, công luận trong nước và quốc tế đánh giá như là “cơn sóng bạc đầu” mà dư chấn của nó kéo theo sau hàng loạt những “con sóng” khác như triều dâng tiếp nối làm nên cao trào khát vọng “thay đổi” chứ không là “sửa đổi” Hiến Pháp, mà từ trước đến nay chưa hề có. Hệ quả đã khiến “nhà nước, đảng ta” phải lúng túng mất ăn mất ngủ, nhức đầu, phải huy động các ban ngành tuyên truyền chống đỡ bằng các “chân lý, luận điểm” ngây ngô “muôn năm cũ”. 
Nguyên Cựu Bộ trưởng Bộ Tư Pháp
Nguyễn Đình Lộc
Đùng một cái! công luận nhân dân rất “bất ngờ” với bản tin thời sự tối 22-3-2013 trên hệ thống VTV, cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, một trong 72 “bông hoa mãn khai dân chủ” dẫn đầu của bản kiến nghị ấy, như bị “trụng nước sôi” ủ rủ, thảm não khi trả lời phỏng vấn của VTV.
Đây! Chúng ta hãy nghe (phút 19:14:31) - Phóng viên VTV giới thiệu trước: “...Từng là người đứng đầu ngành tư pháp, ông Nguyễn Đình Lộc cho rằng đợt lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã huy động được sự đóng góp rộng rãi của nhân dân cả nước.” 
Ông Nguyễn Đình Lộc phát biểu khen ngợi đợt lấy ý kiến nhân dân lần này “rộng rãi”, “có những địa phương gửi đến từng hộ”, “công phu”, mặc dù “còn có thể làm tốt hơn nữa, nhưng được như thế là đáng mừng rồi” tuy “thật ra cũng có những vấn đề cần phải rút kinh nghiệm”. (!?) 
Phóng viên: Trong đợt lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do Ủy ban Dự thảo Hiến pháp công bố, đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia đóng góp ý kiến. Trong khi đó thì có một số người tự ý xây dựng một bản Dự thảo Hiến pháp và một bản Kiến nghị gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, rồi lấy chữ kí tán thành bản Kiến nghị đó. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào, thưa ông? 
Ông Nguyễn Đình Lộc (phút 19:16:34 - 19:15:18) - Phải nói rằng, phần tôi thật ra đóng vai trò cũng… nói là trưởng đoàn thì có vẻ như to lắm, nhưng thật ra thì đến đấy mới được lên trưởng đoàn (cười to), đến lúc trao thì mới được lên trường đoàn. Thế thành ra… sao gọi là trưởng đoàn... Còn trước đó thì thật ra những cái bản ấy tôi không tham gia. Tôi không tham gia. Vì tôi là nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, cho nên các đồng chí, các bạn ấy có vẻ tín nhiệm... trao thôi, chứ còn tôi không tham gia vào việc xây dựng những cái bản ấy. Cho nên bây giờ mọi người cứ bảo là tôi thế này tôi thế kia. Nếu mà tôi làm thì tôi nhận thôi, nhưng bởi vì tôi không làm cái đó. Chính anh em khác bảo làm.  Hôm ấy mình chỉ là người đến đấy thì được giao làm trưởng đoàn... thế thôi. Tất nhiên thì (cười) trước khi trao phải đọc.  

Tôi có nghiên cứu, và bản thân tôi lúc bấy giờ cũng có muốn sửa một số chỗ. Sau các đồng chí bảo là không, vì là cái này công bố trên mạng rồi, bây giờ sửa thì không nên. Cho nên cứ trao. Thật ra thì đến lúc đó thì mới giao cho tôi trao. Trước đó không trao đổi kỹ. Tôi thấy là là... cũng có lúc định là người khác trao. Nhưng mà cái hôm cuối cùng, gặp nhau trước khi ấy, thì lại bảo là bác Lộc phải trao. Thì tôi trao. Như tôi đã nói, việc viết những cái văn bản ấy, tôi không tham gia. Tất nhiên tôi có tham gia ý kiến. Nhưng tôi không phải là người biên tập. Còn cái dự thảo mà gọi là Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 thì tôi hoàn toàn không tham gia. Cũng không phải là người thành lập cái nhóm đó... (không nghe rõ) Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 tôi không... (không nghe rõ). - Phạm Thị Hòa (Bùi Văn Bồng's Blog) 
Muốn sống lâu để xem cái “chế độ” CS/XHCN này đưa dân tộc Việt Nam lên “thiên đàng” ra sao, và cũng không dám làm trái lời chân phương của người xưa khuyên bảo: “kính lão đắc thọ” nên không lạm bàn gì thêm, dù nhiều người nói: Khác với người CS cao cấp, Trung Tướng Trần Độ (Cựu PCT/QH - PCT/HĐBT) từng thẳng thắn nói mà đến chết vẫn không rút lại lời: Cái “đảng CS này” còn độc tài, tàn bạo với nhân dân ta còn hơn là thực dân Pháp” (Nhật ký Rồng Rắn – Trần Độ) - vị “cựu Bộ trưởng Bộ Tư Pháp sợ việc làm của mình làm “nhà nước, đảng ta” bị “ốm” nên tự nguyện lên VTV tặng một liều “Aspirin” cho bớt “nhức đầu”. Lại có người “nặng miệng” còn nói: “hồi chánh” để đảm bảo cuốn “sổ hưu” và chắc cú khi “chấm dứt sự đời” được nằm 48 giờ trong “sơ mi gổ” ở nhà tang lễ quốc gia để lắng nghe “lời truy điệu”. 
Còn riêng trong góc khuất trái tim mình tôi tự nhủ: 
- Hãy biết ơn ai đó đã làm tinh thần ta tổn thương, vì nhờ họ mà ta trở nên cứng rắn hơn. 
- Hãy biết ơn ai đó đã lừa dối ta, và mọi người, vì nhờ họ mà ta nhìn đời bằng con mắt từng trải hơn. 
- Hãy biết ơn ai đó đã làm ta và mọi người cảm thấy nhục, vì nhờ họ mà ta khôn ngoan và biết chịu đựng hơn. 
Và rất quan trọng: Hãy biết ơn họ vì họ cho ta và mọi người nhớ mặt, để biết họ là ai.
 
 


Copy tử: Dân Làm Báo

Có tội ác kinh sợ hơn giết người


Le Nguyen (Danlambao) - Theo nhận xét khách quan, những vụ chết người chưa rõ nguyên nhân thì cơ quan chức năng có trách nhiệm tiến hành điều tra để tìm nguyên nhân gây ra tử vong và công việc khám nghiệm tử thi, lập thành biên bản pháp y để xác định cái chết do tai nạn hay do ai đó sát hại, là bước quan trọng đầu tiên để định hình vụ việc, có truy tố hay không truy tố các nghi can ra tòa để quan tòa phán xét vô tội hay có tội về vụ án gây chết người.
Những ngày qua người dân thành phố Vĩnh Yên phát hiện thi thể Nguyễn Tuấn Anh dưới cống thoát nước và qua khám nghiệm tử thi, cơ quan hữu trách cho rằng nạn nhân say rượu ngã xuống cống thoát nước chết. Việc khám nghiệm đưa ra ý kiến mập mờ dẫn đến nghi ngờ có dấu hiệu bao che để lọt tội phạm nên đã gặp sự phản ứng quyết liệt của thân nhân người chết bởi trên thân thể nạn nhân có nhiều dấu vết khả nghi, không cần chuyên môn vẫn nhận ra nguyên nhân chết là do bị sát hại nhưng biên bản không “nhấn mạnh” yếu tố quan trọng này! 
Ở thế chẳng đặng đừng, thân nhân người bị hại vượt qua nỗi đau mang quan tài xuống đường, diễu hành qua các tuyến phố, khởi phát cuộc hành trình đi tìm công lý, đòi hỏi công lý phải được thực thi, yêu cầu “chính quyền” trả lại sự thật cho người bị hại, phải truy bắt tội phạm truy tố ra tòa chịu trách nhiệm về tội ác của chúng gây ra. 
Cuộc hành trình đi tìm công lý của gia đình nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh được sự hưởng ứng của hàng ngàn người dân thành phố Vĩnh Yên, tạo được kết quả bước đầu, là buộc cơ quan điều tra bộ công an phải vào cuộc tiến hành bắt khẩn cấp, truy tố các nghi can tội danh giết người nhằm xoa dịu phẫn nộ trong lòng thân nhân của người bị hại và nhân dân thành phố Vĩnh Yên. 
Không khó để thấy mục đích đem quan tài xuống đường của thân nhân người bị hại, họ chỉ muốn cái chết của người thân của họ phải được cơ quan cảnh sát điều tra làm sáng tỏ, cơ quan chức năng không được ngang nhiên che giấu tội phạm và kẻ gây án cho dù là ai vẫn phải bị luật pháp trừng trị đích đáng đúng người đúng tội chứ không thể để tội phạm nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật gây mất ổn định trật tự xã hội như thời gian dài trước đây. 
Sức mạnh số đông xuống đường đòi hỏi cơ quan điều tra làm rõ nguyên nhân gây chết người là chính đáng đã làm cho thế lực ma quỷ lùi phải bước. 
Mặc dù vậy thế lực ngầm đằng sau băng đảng tội phạm này vẫn không từ bỏ bản chất gian manh lật lọng tương kế tựu kế, thiết kế âm mưu vu khống cho người dân lương thiện bị kẻ xấu kích động lợi dụng qua lời phát biểu lộ rõ ý đồ định hướng dư luận xã hội của ông Phùng Quang Hùng, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, một quan chức có con rễ bị người nhà nạn nhân tố cáo là có liên quan đến cái chết của Nguyễn Tuấn Anh. Lời phát biểu của ông Hùng có đoạn như sau: 
“... Đã giao cơ quan công an phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan thu thập thông tin, tư liệu xem xét toàn diện vụ việc hàng nghìn người mang quan tài diễu phố... Nếu có đủ dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan công an sẽ tiến hành khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng theo quy định pháp luật...” 
Qua lời nói không thấy ông chủ tịch Hùng có thiện chí giải quyết, đi tìm nguyên nhân gây chết người theo hướng tích cực, lời phát biểu chỉ làm cho vụ việc thêm nghiêm trọng rắc rối phức tạp hơn. 
Chắc chắn không mấy ai tin ông chủ tịch Phùng Quang Hùng với lý lịch trích ngang có văn bằng thạc sĩ kinh tế nhiều năm kinh nghiệm làm chủ nhiệm nhiều hợp tác xã nông nghiệp, lại kém cỏi đến đỗi không thấy được lý do người dân đem quan tài đi diễu phố? Ông chỉ nỗ lực tập trung nghiệp vụ công an, an ninh vào việc thu thập chứng cứ đe dọa khởi tố, gán ghép người dân gây rối trật tự công cộng nhằm ý đồ gì?... Che dấu dung dưỡng tội ác, làm phù phép hô biến cho bị hại thành tội nhân như đảng cộng sản đã từng? 
Phát biểu có tính định hướng của ông chủ tịch Hùng cùng với một số thông tin được chỉnh sửa theo chỉ đạo của cơ quan truyền thông nhà nước nhằm đánh lạc hướng sự quan tâm của dư luận xã hội về nội dung biên bản pháp y “say rượu ngả xuống mương chết” nguyên nhân dẫn đến vụ việc quan tài xuống phố diễu hành, có đoạn viết: “Trong nỗi đau mất người thân, người nhà nạn nhân đã bị một số đối tượng kích động, không kiềm chế được hành động nên đã mang quan tài đi diễu hành gây mất trật tự công cộng trên địa bàn?” 
Đọc các nguồn thông tin lề đảng chỉnh sửa vô tội vạ, tiền hậu bất nhất, không khỏi nhịn được cười, thế mà nó lại được sự phụ họa của bà luật sư Nguyễn thị Hiên, phó giám đốc công ty luật Thiên Minh: “Cơ quan công an cần phải xem xét làm rõ hành vi gây rối trong vụ án để tránh trường hợp tạo tiền lệ xấu để những đối tượng xấu lợi dụng kích động gây mất an ninh trật tự xã hội.” 
Là luật sư chắc hẳn bà Hiên cơ bản không mù cũng như phải hiểu luật pháp hơn các ông tiến sĩ Nguyễn Phú trọng chuyên ngành xây dựng đảng, ông giáo sư “viện sĩ” thiếu tướng Bùi Phan Kỳ ở viện chiến lược quốc phòng, ông thạc sĩ kinh tế Phùng Quang Hùng chuyên nghề làm chủ nhiệm hợp tác xã... 
Có lẽ, với nghề luật dù vắng khách, dù ít hay nhiều cũng có người mướn tư vấn khiếu nại tố cáo oan sai và cho dù không thấy tận mắt nhưng bà luật sư Hiên thế nào cũng có nghe bà con dân oan, có không ít người nguyên là gia đình liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, bộ đội cụ Hồ... với huân huy chương đầy ngực mang cờ “tổ quốc” ôm “ảnh bác” đi khiếu kiện từ thuở tóc còn xanh cho đến khi bạc trắng mái đầu, kể cả âm thầm đi xuống mồ rồi vẫn không tìm được công lý! 
Bấy nhiêu sự kiện hiện thực xã hội cụ thể vừa kể, đủ cho người dân nhận ra bản chất luật pháp và con người suy thoái của đám quan chức trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được cô sinh viên dễ thương Nguyễn Phương Uyên đúc kết, thu gọn trong hai câu thơ sống động rất thật: 
“Núp dưới ảnh bác và cờ đảng 
Bọn cơ hội bóc lột dân lành.” 
Thử hỏi nếu không có thân nhân người bị hại bức xúc đem quan tài xuống phố diễu hành đánh động dư luận xã hội thì chính quyền thành phố Vĩnh yên, cá nhân lãnh đạo trách nhiệm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, cơ quan điều tra tội phạm hình sự bộ công an có nhanh chóng vào cuộc đáp ứng yêu cầu bắt giữ, khởi tố nghi can giết người trả lại sự thật cho người chết? 
Nếu quan tài không xuống đường, chỉ việc làm đơn khiếu nại tố cáo theo như cái gọi là theo luật pháp quy định rồi ngồi chờ công lý như hàng hà sa số nạn nhân của chế độ này, liệu vụ việc Nguyễn Tuấn Anh có chìm vào im lặng đáng sợ như trường hợp Nguyễn Công Nhật, tội phạm gợi ý đưa hối lộ, rũ vợ nạn nhân vào khách sạn có thu âm làm bằng chứng nhưng cơ quan điều tra bộ công an vẫn kết luận không đủ yếu tố cấu thành tội phạm hay trường hợp nhà báo chống tiêu cực Hoàng Khương lập kế đưa tiền cho bọn tham nhũng để có bằng chứng cấu thành tội tham nhũng lại bị bọn cường quyền “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống...” cấu kết buộc tội đưa hối lộ để tống tù? 
Biến cố đem quan tài xuống đường của người dân Vĩnh Phúc là sáng kiến, là kinh nghiệm máu xương kết đọng lại của nhiều năm đấu tranh đòi công lý không hiệu quả do tự phát manh mún nhỏ lẻ và xuống đường quy mô tương đối lớn ở thành phố Vĩnh Yên vừa qua đã buộc kẻ thi hành luật pháp phải nhanh chóng nhập cuộc giải quyết rốt ráo vụ việc, không đùn đẩy trách nhiệm, xem dân như quả bóng đá lên đá xuống như họ thường làm bấy lâu nay và xuống đường ở Vĩnh Yên cho chúng ta thấy chỉ có xuống đường đấu tranh quyết liệt với tội ác mới có thể ngăn chận, đẩy lùi làm chùn bước sự tồn tại của liên minh ma quỷ xã hội đen cấu kết với thế lực đỏ hiếp đáp, cướp bóc, giết hại dân lành táo tợn. 
Có lẽ trong biến cố Vĩnh Yên, chúng ta đều nhận ra những luận điệu vu khống “... đối tượng xấu lợi dụng kích động...” những lập luận loanh quanh chối tội “...phân biệt khám nghiệm với kết luận giám định...” những ngôn ngữ côn đồ mang tính đe dọa “...thu thập thông tin có dấu hiệu vi phạm...sẽ tiến hành khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng...” của đám quan chức cùng với các chiếc loa của đảng. Tất cả không ngoài mục đích đối phó tình thế nhằm xoa dịu phẫn nộ và cả khả năng che giấu tội phạm? 
Thật ra, chuyện giết người như trường hợp của Nguyễn Tuấn Anh trên bình diện xã hội khá nghiêm trọng nhưng so với tội ác của đảng cộng sản gây ra thì chuyện Nguyễn Tuấn Anh quả là nhỏ như con thỏ không có gì phải ầm ĩ. Điều thật sự đáng quan ngại là trong xã hội đang tồn tại khá phổ biến ở khắp nơi các thế lực đỏ bảo kê, nuôi dưỡng xã hội đen vừa làm quần chúng tự phát, vừa làm “cảm tử quân” đóng thế trong các phi vụ phi nghĩa phi nhân phi pháp và đôi khi trở thành vật tế thần cho thế lực đỏ đổ vấy để chạy tội, chối tội khi bị lộ. 
Mắc xích cực hại này đã, đang là nguyên nhân làm băng hoại xã hội, làm tê liệt lý tưởng tưởng như “cao đẹp” cũng như phá nát, triệt tiêu mọi tiềm năng xây dựng phát triển đất nước. 
Nhìn lại toàn bộ quá trình mấy mươi năm xây dựng phát triển sau chiến tranh, theo cặp mắt khách quan với cái đầu tỉnh táo chúng ta sẽ thấy đảng cộng lãnh đạo xây một nhưng phá mười. Hậu quả hay nói cách khác là di sản cộng sản để lại là một xã hội ruỗng nát, một lớp người hư hoại vô cùng tệ hại sẽ trở thành gánh nặng cho một nước Việt Nam không cộng sản trong tương lai. 
Giả sử rằng sau một đêm thức giấc bỗng dưng đảng cộng sản biến mất khỏi đất nước Việt Nam là có thật, sẽ không hề dễ cho các lực lượng, đảng phái thay thế đảng cộng sản thiết lập chính thể dân chủ, hội nhập đời sống văn minh của cộng đồng nhân loại bởi tàn dư cộng sản vô cùng khủng khiếp, mức độ ảnh hưởng của băng hoại sa đọa suy thoái hơn tất cả mọi chế độ đã đến rồi đi trong lịch sử chính trị nhân loại. 
Cái chết của Nguyễn Tuấn Anh tại Vĩnh Yên không chỉ đơn giản cô đọng trong tội ác giết người mà nó nằm trong chuỗi hệ thống liên minh tội ác của thế lực đỏ cấu kết xã hội đen hiện diện lan tràn trong mọi ngõ ngách đời sống ở khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam và thế lực ngầm của tàn dư cộng sản rất liều lĩnh, rất ghê sợ, chúng dám làm tất... từ giết người cướp của, kể cả không loại trừ khả năng buôn dân bán nước... kinh sợ hơn tội ác giết người cần xóa sạch trong đời sống. 
__________________________________
Đã đăng:




Copy từ: Dân Làm Báo