CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Nhật bắt tàu cá lẫn thuyền trưởng Trung Quốc


TTO - Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) thông báo đã bắt giữ một tàu Trung Quốc đang khai thác hải sản trái phép trong lãnh hải Nhật, Tân Hoa xã cho hay ngày 30-12.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - Nguồn: Guardian
Chiếc tàu trên bị bắt giữ khi đang di chuyển tại vùng biển cách đảo Yakushima, thuộc tỉnh Kagoshima của Nhật 130km về phía tây, vào ngày 29-12 vừa qua. Thuyền trưởng tên Lin Shiqin và 2 thuyền viên đã bị đưa về Kagoshima để thẩm vấn, cùng với tang vật là 1,5kg san hô phát hiện trên tàu.
Thuyền trưởng Lin đã thừa nhận việc xâm phạm lãnh hải Nhật Bản, Tân Hoa xã dẫn nguồn tin từ Lãnh sự quán Trung Quốc tại Fukuoka.
Vụ bắt giữ diễn ra trong bối cảnh quan hệ Trung - Nhật đang căng thẳng vì những tranh chấp chủ quyền liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trong vụ đối đầu mới nhất hôm 25-12, Nhật đã cử chiến đấu cơ F-15 ra giám sát máy bay do thám của Trung Quốc xuất hiện gần khu vực tranh chấp này.
XUÂN TÙNG (Theo Tân Hoa xã, Kyodo)



Copy từ: Tuổi Trẻ


Doanh nghiệp FDI bỏ trốn nhưng không thể xóa tên


TT - Dẫn đầu cả nước về số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Đồng Nai cũng đang đau đầu về việc xử lý đối với các doanh nghiệp FDI bỏ trốn, vắng chủ.
Số liệu từ các cơ quan chức năng tại Đồng Nai cho biết trên địa bàn hiện có tới 75 dự án FDI dừng hoạt động, trong đó 42 dự án ngưng hoạt động đã lâu, chủ đầu tư bỏ trốn về nước không thể liên lạc được. Tuy nhiên, địa phương này đang lúng túng trong việc xử lý các dự án trên, do văn bản pháp lý hiện nay không có các quy định xử lý pháp nhân (xóa tên) khi chủ doanh nghiệp bỏ trốn.
Chẳng hạn, ông chủ của Công ty TNHH Xây dựng Koravina (100% vốn Hàn Quốc) đã bỏ trốn từ năm 2004, ông chủ của Công ty TNHH Lực Quán VN (100% vốn Đài Loan) cũng lặn biệt tăm từ năm 2006... nhưng đến nay vẫn chưa thể xóa tên.
Sau nhiều lần “cầu cứu” Bộ Kế hoạch - đầu tư (KH-ĐT), mới đây Đồng Nai nhận được văn bản hướng dẫn tạm thời về việc xử lý dự án FDI trong trường hợp không liên lạc với chủ đầu tư. Nhưng Đồng Nai cũng chỉ mới có thể thu hồi 17 dự án đã có sự phán quyết của tòa án, số còn lại vẫn chưa thể xử lý mà... chờ hướng dẫn tiếp. Theo Sở KH-ĐT Đồng Nai, hầu hết doanh nghiệp có chủ bỏ trốn về nước đều không còn tài sản, nhưng để lại các khoản nợ kếch sù, trong đó có khoản nợ đọng thuế, nợ các đối tác và ngân hàng trong nước... Chưa hết, nhiều lao động làm việc tại những doanh nghiệp FDI này bị thiệt đơn thiệt kép, đó là mất việc làm, bị nợ lương, bị chiếm dụng tiền bảo hiểm xã hội, không có thu nhập trong thời gian tìm việc mới.
Trường hợp doanh nghiệp còn lại tài sản là nhà xưởng, người đấu giá thành công cũng không thực hiện được thủ tục đăng ký đầu tư vào vị trí này, vì vẫn còn tồn tại pháp nhân của doanh nghiệp cũ chưa được rút tên. Với các trường hợp này, các công ty kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp hoặc kinh doanh cho thuê nhà xưởng cũng bị ảnh hưởng nặng, do bị “xù” tiền cho thuê mặt bằng và cũng không thể bố trí dự án khác vào vị trí dự án ngưng hoạt động. Trong khi đó, dự án FDI vắng chủ lại nằm ở những nơi có hạ tầng hoàn chỉnh, gây sự lãng phí rất lớn về nhà xưởng, đất đai.
Hiện tượng doanh nghiệp FDI ngừng hoạt động, ông chủ bỏ trốn về nước không chỉ có tại Đồng Nai mà diễn ra tại nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế khó khăn những năm gần đây. Thế nhưng, việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy để xử lý các trường hợp này lại quá chậm, không những gây lúng túng cho các cơ quan quản lý địa phương, tăng thiệt hại cho các đối tượng liên quan, mà còn ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.
Đ.DÂN



Copy từ: Tuổi Trẻ


VĂN HÓA BỊ VÀ ĐƯỢC TỪ CHỨC


Thời buổi khó khăn, hàng trăm ngàn doanh nghiệp nợ đầy đầu, không đủ tiêu chuẩn để được phép kê khai phá sản. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp của đảng và nhà nước, lâu nay, là miếng mồi béo bở cho các giám đốc và tổng giám đốc để kiếm ăn bằng những công ty con của gia đình mình, nhưng khi bất động sản đóng băng thì, mọi việc phúc ngày xưa hôm nay thành họa. Và câu chuyện văn hóa từ chức ở nước Việt hôm nay là vấn đề đáng để lưu tâm.
Tôi có anh bạn, có cổ đông và là thành viên hội đồng quản trị ở một công ty chi nhánh ở một tỉnh, là công ty con của một tập đoàn nhà nước núp bóng tư nhân để đầu tư, kinh doanh bất động sản mà, thủ tướng chính phủ mới vừa ký quyết định xóa tập đoàn này trong tháng 10/2012. Ở công ty con này có một vị giám đốc, lâu nay, mọi hợp đồng xây dựng, thiết kế, mua bán về bất động sản thì ông giám đốc đưa về công ty con của gia đình để làm ăn. Bây giờ tổng công ty được chính phủ quyết định xóa và ngưng hoạt động. Công ty con kiểm toán lại thì, nợ ngập đầu, số nợ hơn cả trăm lần vốn pháp định. Mọi vay nợ ngân hàng hầu như là thế chấp bằng chữ ký của các quan đầu tỉnh và những sấp giấy lộn mà người ta vẫn gọi nhau là "dự án khả thi". Bây giờ phá sản thì không được, mà làm việc thì không lương, vì nợ bảo hiểm xã hội còn không có tiền để mà trả.
Thế là, hội đồng quản trị đề nghị giám đốc từ chức, ông giám đốc dứt khoát không từ chức, mà ông ta chờ hội đồng quản trị cắt chức. Không phải ông giám đốc không muốn từ chức, mà vì nếu từ chức thì ông chịu trách nhiệm khoảng nợ nần của công ty. Còn bị cắt chức thì là do khả năng quản lý kém, tội nhẹ hơn. Cuối cùng, hội đồng quản trị buộc phải họp và ra văn bảng buộc từ chức. Người thay thế ông là phó giám đốc kiêm bí thư đảng ủy công ty con này. 
Câu chuyện không dừng ở đó, mà có hai sự thật diễn ra. Ông tân giám đốc mới thì bị vợ hăm ly dị vì cái tội ngu đi nhận cái chức đổ nát. Ông tân giám đốc làm hồ sơ xin ra khỏi đảng để không nhận cái chức giám đốc, nhưng đảng vào đã khó, mà ra còn khó hơn vạn lần. Cuối cùng ông phải ngậm đắng nuốt cay nhận cái chức mà, có khả năng sẽ lên pháp đình trình tội trong tương lai với ông cựu giám đốc.
Ông cựu giám đốc thì tổ chức tiệc ăn mừng, vì đã thoát được cái gánh nặng mà mình là tội đồ gây ra, hay nói cách khác là ông ăn mừng vì ông ăn ốc lại được có người đổ vỏ. Ông được từ chức chứ không bị từ chức.
Thói đời, cái văn hóa từ chức cũng có lắm đường. Thời buổi bây giờ lắm người muốn được từ chức mà không được, chứ không phải là các quan nhà ta không muốn từ chức. Ngược lại, có người bị lên cái chức mà mình không muốn, nhưng vẫn phải cứ lên, vì đảng đã trao trách nhiệm thì phải nhận. Mọi việc còn lại, có đảng lo.
Thế có ai bảo rằng, ở xã hội ta ngày nay dưới sự lãnh đạo của đảng quang vinh không có văn hóa từ chức, và không có người không muốn thăng chức?
Asia Clinic, 9h22' ngày thứ Hai, 31/12/2012
 
 

Copy từ: BS Hồ Hải



Cách giữ Facebook khỏi ánh nhìn 'soi mói'


Theo ICTnews
 

www.lamsao.com
Làm thế nào để giữ tài khoản Facebook của bạn không bị hàng triệu “bạn của bạn” xem được? Hãy thực hiện ngay các bước đơn giản sau đây.
Nội dung chi tiết
Độ khó: Cực dễ
  • 1
    Chọn cài đặt quyền riêng tư
    1.jpg
  • 2
    Đảm bảo “Friends” (bạn bè) luôn được lựa chọn, không phải “public” (công khai). Mặc định cho phép mọi bài đăng của bạn chỉ có thể hiện diện với bạn bè trên Facebook
    2.jpg
  • 3
    Đi tới “How you connect” và chọn “Thay đổi cài đặt” (Edit Settings)
    3.jpg
  • 4
    Đảm bảo “Who can see posts on your timeline” (ai có thể xem timeline) cài đặt cho Friends (bạn bè), không phải “friends of friends” (bạn của bạn)
    4.jpg
  • 5
    Tiếp theo là “How tags work” (hoạt động của “tag”)
    5.jpg
  • 6
    Chọn Maximum Timeline Visiblity (tối đa hóa sự hiện diện của timeline) và chọn Friends (bạn bè) hoặc Custom (tùy chọn). Điều này đảm bảo nếu có ai “tag” bạn, chỉ có bạn bè (hoặc mình bạn) có thể xem chúng trên timeline.
    6.jpg
  • 7
    Phần quan trọng nhất là giới hạn khán giả cho các bài đăng quá khứ - chọn “Manage Past Post Visibility” (quản lí sự hiện diện bài đăng quá khứ)…
    7.jpg
  • 8
    Rồi chọn “Limit Old Posts” (giới hạn bài đăng cũ). Điều này sẽ thay đổi mọi thứ trước đó bạn từng đăng cho “public” (công khai) hoặc “friends of friends” (bạn của bạn) thành “Friends” (bạn bè)
    8.jpg
  • 9
    Bước cuối: chọn bánh xe Setting (cài đặt) ngay dưới ảnh cover và chọn “View as” (xem như) rồi đánh tên một người bạn của bạn mình để chắc chắn tài khoản Facebook của bạn nhìn như thế nào dưới con mắt của tất cả mọi người
    9.jpg
  • 10
    Nếu bạn hoàn thành chính xác các bước trên, ô sổ xuống ở phần đăng trạng thái, hình ảnh… ở mặc định “Friends” (bạn bè). Bạn có thể thay đổi từng tùy chọn thành “Friends of Friends” (bạn của bạn) hay “Public” (công khai).
    10.jpg



Copy từ: Làm Sao


Cách sử dụng nút “Subscribe” của Facebook


ICTnews - Nút Subscribe của Facebook mới ra mắt giúp người dùng đăng ký theo dõi bài đăng công khai của người khác mà không cần được chấp nhận làm bạn bè của người đó.


ICTnews - Nút Subscribe của Facebook mới ra mắt giúp người dùng đăng ký theo dõi bài đăng công khai của người khác mà không cần được chấp nhận làm bạn bè của người đó.
Đây được coi là cải tiến lấn sân Twitter và Google+ của Facebook. Làm cách nào để sử dụng tính năng này?
Cho phép người khác theo dõi mình
Nếu bạn là người nổi tiếng, nhà báo, nhân vật của công chúng, hoặc đơn giản muốn cho những người không phải bạn bè được cập nhật thông tin của mình, hãy truy cập địa chỉ subscribe , chọn nút Allow Subscribers để cho phép người dùng Facebook đăng ký cập nhật thông tin của bạn.
Sau khi bạn chọn “Allow Subscribers”, sẽ xuất hiện cửa sổ Edit Subscribe Settings cho phép chỉnh sửa nội dung và đối tượng theo dõi.

Nếu bạn thay đổi ý định và không muốn cho phép người khác theo dõi mình nữa, hãy vào mục Subscribers/ Edit Subscribe Settings (Chỉnh sửa thiết lập), xuất hiện cửa sổ:

Ở mục Subscribers, kéo trình đơn dọc, chọn Off (tắt) và nhấn nút Ok.
Đăng ký theo dõi người khác
Trước đây, bạn chỉ có thể xem thông tin cập nhật của một người khi là bạn bè trên Facebook của người đó. Giờ đây, bạn có thể cập nhật thông tin và bài đăng của một người bằng cách vào trang cá nhân của người đó và nhấn vào nút “Subscribe” (nút “Subscribe” chỉ xuất hiện khi người đó đã bật chế độ cho phép theo dõi như mục trên). Sau đó, nút ‘Subscribe” sẽ chuyển thành “Subcribed” (đã theo dõi)
Sau khi đăng kí theo dõi thông tin cập nhật của một người, bạn có thể lựa chọn nội dung muốn xuất hiện trên bảng tin của mình bằng cách nhấp vào nút ‘Subscribed”. Một trình đơn dọc sẽ xuất hiện với các lựa chọn:

Life Events (các sự kiện trong cuộc sống), Status Updates (cập nhật trạng thái), Photos (album ảnh), Games (trò chơi), Comments and Likes (bình luận và thích), Other Activity (hoạt động khác), và Music and Videos (nhạc và video).
Bạn có có thể lựa chọn số lượng thông tin cập nhật bằng cách chọn: All Updates (Tất cả tin mới), Most Updates (Cập nhật nhiều nhất), hoặc Only Important (Chỉ những tin mới quan trọng).
Để xem các thông tin cập nhật bạn đã đăng ký, vào Profile (trang cá nhân) của bạn, vào hộp Subscriptions (theo dõi) ở góc trên bên trái.
Tại đây, bạn cũng có thể lựa chọn những thông tin muốn cập nhật từ phía bạn bè (theo mặc định, bạn sẽ được cập nhật toàn bộ các thông tin của tất cả những người trong danh sách bạn bè) bằng cách nhấn vào đường link "Friend subscriptions" (Theo dõi bạn bè).
Phạm Duyên
Theo Cnet






Copy từ: Báo Mới

Những bí quyết phải biết khi dùng Facebook


Hầu hết người dùng đang quá cởi mở và bỏ quên nguy cơ mất an toàn trên trang cá nhân.

Trên Facebook, người dùng thường đăng tải hình ảnh, link bài hay hoặc video thú vị. Tuy nhiên, hành động này trở nên quá đà khi thành viên chia sẻ thông tin cá nhân nhạy cảm. Dưới đây là hướng dẫn đơn giản giúp bạn đảm bảo những cập nhật được gửi đến đúng đối tượng và nội dung phù hợp nhé.
1. Cài đặt bảo mật
Đầu tiên, bạn đăng nhập Facebook, nhấp vào mũi tên bên phải của trang chủ và chọn "Privacy Settings". Bạn sẽ nhìn thấy 3 lựa chọn kiểm soát chế độ riêng tư: Public, Friends và Custom (công khai, bạn bè và tùy chỉnh).
nhung-bi-quyet-phai-biet-khi-dung-facebook
Thiết lập mới sẽ ảnh hưởng đến những bài viết từ thời điểm này. Muốn hiệu chỉnh các bài đăng cũ, bạn hãy nhấp vào "Manage Past Post Visibility" và tìm đến phần "Limit Old Posts". Lúc này, mọi cập nhật được hiển thị công khai hay với bạn của bạn (friends of friends) sẽ chỉ còn hiển thị với bạn bè mà thôi.
nhung-bi-quyet-phai-biet-khi-dung-facebook
Tiếp đến là tùy chỉnh kết nối "How You Connect". Người dùng được quyền lựa chọn những đối tượng có thể tìm thấy mình trên Facebook và yêu cầu kết nối. Nếu bạn đang quản lý fanpage hoặc muốn giao lưu rộng rãi, hãy thiết lập chế độ "Everyone". Hoặc nếu bạn muốn mọi thứ trở nên chọn lọc, hãy lựa chọn phần "Friends of Friends".
nhung-bi-quyet-phai-biet-khi-dung-facebook
Thành viên cũng nên thắt chặt Timeline và Tagging (gắn thẻ). Facebook cho phép bạn quản lý những người được đăng bài viết trên Timeline và chế độ kiểm duyệt bài viết/bức ảnh mà bạn được gắn thẻ trước khi chúng xuất hiện trên Timeline.
Ngoài ra, do Facebook cung cấp tính năng gợi ý tag ảnh thông qua nhận diện khuôn mặt nên bạn hãy thiết lập chế độ “No one” tại mục này.
nhung-bi-quyet-phai-biet-khi-dung-facebook 
2. Apps, Games và Websites
Nếu thường xuyên nhận được lời mời từ các ứng dụng hoặc sự kiện từ bạn bè, hãy truy cập "Manage Blocking" để giải quyết điều này. Trên trang mới xuất hiện, bạn dễ dàng chặn những ứng dụng cụ thể, đưa người khác vào danh sách hạn chế...
Các ứng dụng trên Facebook thường thu thập thông tin qua Profile. Nếu coi trọng tính riêng tư, bạn cần thắt chặt mọi nguồn. Nhấp vào "Edit Settings" cạnh dòng "Apps, Games and Websites", lựa chọn "Edit Settings" bên cạnh những ứng dụng đang xài. Với mỗi ứng dụng, bạn có thể quản lý chi tiết và loại bỏ những thứ mang đến cảm giác bất hợp lý hoặc không cần thiết.
nhung-bi-quyet-phai-biet-khi-dung-facebook
Chưa hết, dù bạn luôn cẩn thận song bạn bè chưa chắc đã như vậy. Họ vẫn có thể chia sẻ thông tin của bạn đến người khác nữa. Bên dưới danh sách ứng dụng có khu vực ghi các thông tin mà đối phương có thể lấy từ bạn. Nhấp vào "Edit Settings" để kiểm tra xem lượng thông tin cá nhân mà bạn bè có thể chia sẻ và hãy bỏ hết các dấu chọn đi nhé.
nhung-bi-quyet-phai-biet-khi-dung-facebook
Tiếp đến, tính năng Cá nhân hóa tức thời (Instant personalization) cho phép các trang web cá nhân hóa cuộc viếng thăm của bạn dựa trên tài khoản Facebook. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn đặt chế độ "Off" cho tính năng kia nếu không muốn rơi vào tình huống khó xử.
Facebook đang xúc tiến kế hoạch cho phép đối tác sử dụng những thông tin/hình ảnh trên trang cá nhân trong quảng cáo. Để ngăn chặn mọi việc từ bây giờ, bạn nhấp vào "Edit Settings" bên cạnh mục "Ads" để vào trang "Facebook Ads". Lựa chọn "Edit third party ad settings" và tìm phần "No one" trong mũi tên thả xuống.
nhung-bi-quyet-phai-biet-khi-dung-facebook
Cuối cùng, bạn quay lại "Facebook Ads", bấm vào "Edit social ads setting", đọc kỹ phần mô tả và cân nhắc xem có nên cho phép tính năng này không nhé.

Copy từ: Kênh 14


Cuối năm đọc thơ cụ Nguyễn Khuyến (entry cũ post lại)


Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
Trẻ thì đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu, sóng cả, khôn chài cá;
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ;
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta.


NGUYỄN KHUYẾN




Cụ Nguyễn hà tiện nên giả vờ nói vậy đó! hihi.
Chủ Nhật an lành, GAM nhé!



ĐI LỄ NGÀY CHỦ NHẬT




Trong buổi lễ sáng Chúa Nhật, Cha xứ bắt đầu bài giảng:
 - Tiền bạc, châu báu là kẻ thù của con người ở thế gian này.
Đứng cuối nhà thờ Gã Ăn Mày lẩm bẩm:
 - Đã lâu rồi mình không được gặp kẻ thù.

Thư giãn đầu năm

Trong một lần về chơi An Giang, Ăn Mày thấy có hai chuyện, nay nhân dịp đầu năm kể lại.
Nhà ngoại em ở đâu?
Cuối năm cô gái đón xe về quê. Vừa lên xe ngồi yên chỗ, có một giọng đàn ông từ phía sau:
- Em ơi, em về đâu?
Cô gái trả lời:
-  Em về nhà ngoại.
- Nhà ngoại em ở đâu?
- Nhà ngoại em ở đâu thì có liên quan gì đến anh? – Cô gái bực bội.
Giọng chàng trai vẫn ôn tồn:
- Em cho biết nhà ngoại của em ở đâu, để anh biết đoạn đường xa gần còn  tính tiền xe.

Mẩu đối thoại trong nhà vệ sinh.
  Vì đi đường xa hàng trăm cây số, nên giữa đường tài xế ghé vào một quán ăn để mọi người ăn trưa và nhân tiện giải quyết chuyện vệ sinh cá nhân. Ăn Mày vừa bước vào một phòng toilet thì có một giọng nói từ vách bên cạnh hỏi:
- Em khỏe không?
Bị hỏi bất ngờ, Ăn Mày trả lời ngắn gọn:
-Khỏe.
Giọng đàn ông bên kia hỏi tiếp:
- Em đi đâu thế?
Ăn Mày nghĩ có lẽ người đàn ông bên kia quen với mình nên trả lời:
-  Em đi An Giang.
- Thế mấy đứa nhỏ ở nhà với ai?
- Mấy đứa nhỏ nào? À, tụi nó đi chung với em, đang ở ngoài kia.
Giọng người đàn ông trở nên bực bội:
- Tí nữa anh gọi lại em sau nhé. Có thằng nào đó ở bên cạnh anh, mỗi lần hỏi em nó lại trả lời, bực mình quá!

Ăn Mày sưu tầm và có xào nấu lại. 
 


HỘI SỢ VỢ HÀNH KHÚC(entry cũ post lại)


(Kính tặng bác chủ tịch @minht và anh em trong hội ta....nhạc chế theo bài Gia Tài Của Mẹ)

Một ngàn năm nô lệ vợ nhà,
Một trăm năm nô lệ vợ ta,
Hai muoi năm rửa chén giặt đồ
Gia tài của vợ để lại cho ta
Gia tài của vợ là khối việc nhà


Một ngàn năm ta sợ đàn bà  
Một trăm năm ta sợ Vợ ta  
Hai mươi năm làm hết việc nhà  
Ôi còn là gì,- một đời trai tơ  
Chỉ còn lại là - một kiếp dại khờ  


Nàng dạy ta biết nấu thịt bò  
Nàng dạy ta biết kho thịt kho  
Ta biết kho thịt kho, cho thật ngon  


Nàng dạy ta rửa chén chùi nhà  
Nàng dạy ta biết mua đồ "sale"  
Ôi biết bao là ơn, ơn vợ nhà  


Một ngàn năm đi làm người chồng  
Một trăm năm trong đời xiềng gông  
Hai mươi năm là kiếp lòng thòng  
Ôi còn lại gì ngoài bộ xương teo  
Chỉ còn lại là một kiếp bọt bèo  


Đời đàn ông như vậy là thường  
Đời đàn ông như vậy mà thương  
Con con ơi hãy ráng nhịn nhường  
Hễ làm việc nhà thì đừng bê tha  
Cho dù sợ Bà, thì cũng là Bà nhà  


Dạy cho con biết quí đàn bà  
Dạy cho con biết như người cha  
Con biết như người cha, vui cửa nhà  
Con biết như người cha... vui...cửa...nhà...


  Copy từ: Blog Giáo Già



  • Hong Tham
    Trời ạ, một bản "hùng ca" của các quý ông  đó sao?
     
     
  • Gã Ăn Mày
    Blog Minht:
    Đời an vui khi sợ vợ nhà. Thật yêu thương khi sợ vợ ta. Bao nhiêu năm mình sống tà tà. Cơm nhà quà vợ, vợ dành cho ta. Cơm nhà quà vợ, hạnh phúc cả nhà.
     
     
     


Nở rộ bắt kiểu: trước mắt là trốn thuế, sau sẽ là tội chống chính quyền?





Chỉ còn hơn một ngày nữa là sang năm mới. Chúng tôi, những người bạn của luật sư Lê Quốc Quân đến thăm hỏi và chia sẻ với gia đình Quân, sau khi biết tin anh bị bắt cách đây mấy ngày.
Đón chúng tôi là những người đàn bà. Cao tuổi nhất là mẹ Quân, và nhỏ tuổi nhất là con gái út của Quân, mới chập chững biết đi.
Ngày giáp tết, không khí trong gian nhà thiếu vắng bóng dáng người đàn ông, chỉ xao xác đàn bà và trẻ nhỏ, đượm một vẻ buồn bã không nói thành lời. Bé gái thứ hai của Quân còn hớn hở khoe với bạn hàng xóm:
-     Nhà tớ có khách.
Mọi người bật cười vì sự ngây thơ của đứa bé, song trong lòng lại thấy chua xót bao nhiêu. Lũ trẻ còn bé quá, không thể nào hiểu được vì sao bố chúng không có nhà. Lại càng không thể hình dung nơi bố chúng đang bị giam cầm như thế nào. Nghe nói Quân bị bắt ngay trong lúc đưa con lớn đi học. Một người bạn đau xót thốt lên: như thế là cướp người bố ngay trong tay đứa con đấy.
Với cái tội danh mà họ công bố là Quân trốn thuế, liệu Quân có nguy hiểm đến mức phải áp dụng hình thức bắt ngay tức khắc người bố trước mắt đứa trẻ hay không? Tôi cảm thấy dường như có sự trả thù hằn học khó lý giải trong việc bắt bớ này. Ở một xã hội văn minh, người ta không đối xử với nhau man rợ đến thế. Nếu nó không gây tổn thương đến tâm lý đứa trẻ thì hoàn toàn có thể sẽ gieo mầm sự hận thù trong nó.
Vợ Quân khá bình tĩnh. Còn mẹ Quân sau khi nghe mọi người thăm hỏi, động viên cũng kể đôi điều về con trai. Không một tiếng nấc, nhưng nước mắt bắt đầu lăn qua gò má nhăn nheo của bà, rơi xuống như những hạt mưa. Bà chậm rãi kể về việc bắt từng đứa con trai của bà như thế nào bằng cái giọng miền Trung nằng nặng, nghe càng thêm đau buồn (cách đây không lâu, em trai Quân cũng bị bắt cùng một tội danh trốn thuế).
Bà kể vì thương con thương cháu, cũng đã từng khuyên Quân nên từ bỏ chuyện tranh đấu, rằng bố mất sớm, con nặng gánh quá, còn đàn con nhỏ, còn các em nữa. Nhưng Quân bảo nếu con chỉ nghĩ sướng cho bản thân mình thì Quân đã ở lại bên Mỹ, rằng Quân chỉ muốn đấu tranh cho đất nước này tốt đẹp hơn thôi.
Tôi tin những ai đã từng tiếp xúc với Lê Quốc Quân đôi lần, sẽ có cảm giác thân thiện với con người này. Những điều cậu ấy nói không có gì to tát mà trái lại giản dị và rất dễ cảm nhận. Và tuy trông thư sinh thế, nhưng Quân rất khí khái và thẳng thắn khi bày tỏ quan điểm của mình. Nhiều người biết cậu ấy công khai đấu tranh cho một nền dân chủ ở Việt Nam, công khai tỏ rõ thái độ phê phán với chính quyền hiện nay Vậy nên, cái lý để bắt giam Lê Quốc Quân ai cũng hiểu thực chất nó là gì. Giống như blogger Điếu Cày, trước mắt là trốn thuế, sau sẽ là tội chống chính quyền?
Bất luận Quân bị kết tội gì, tôi tin những người bạn chúng tôi sẽ luôn ở bên cậu ấy và gia đình. Mong những gì mà Quân và những người hôm nay dám hy sinh tự do cho quyền được yêu được ghét, quyền được sống hạnh phúc sẽ có ngày được đền đáp. 



Copy từ: Phương Bích


Kiều hối về VN có thể đạt mức kỷ lục 11 tỷ USD


(Dân trí) - Theo Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, kiều hối năm nay có thể đạt từ 10 - 11 tỷ USD (tăng khoảng 15 - 20% so với năm 2011). Đây là mức tăng mạnh nhất trong vòng 4 năm qua.

Thống kê cho thấy, hiện có trên 4 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có khoảng 400.000 lao động xuất khẩu đang sinh sống, làm việc tại 101 quốc gia khắp thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan và khu vực Trung Đông… Như vậy, cứ mỗi lao động xuất khẩu chỉ cần gửi về cho người thân 2.500 USD/năm thì doanh số kiều hối từ lao động nước ngoài đã lên tới 1 tỷ USD/năm, góp phần đáng kể trong tổng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam. 
 
(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)
Lượng kiều hối năm nay tăng, một phần còn do những cải tiến trong giao dịch khiến thời gian tiến hành nhanh và thuận tiện hơn nhiều so với trước mang lại tiện ích tốt nhất cho khách hàng.

Đặc biệt, năm 2012 là năm mà Ngân hàng Nhà nước có nhiều chính sách và những điều hành giữ tỷ giá tương đối ổn định, tỷ giá chênh lệch giữa thị trường tự do và trong ngân hàng không còn nhiều. Chính vì vậy lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong năm 2012, khách hàng nhận được tiền bán lại và gửi lại cho ngân hàng rất nhiều.

Số liệu từ Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cho thấy, kiều hối năm nay có thể đạt từ 10 - 11 tỷ USD (tăng khoảng 15 - 20% so với năm 2011). Đây là mức tăng mạnh nhất trong vòng 4 năm qua.
Theo Giám đốc Công ty Kiều hối của một ngân hàng lớn có hội sở tại Hà Nội, lượng kiều hối chuyển về qua công ty đến thời điểm này đã đạt trên 1,1 tỷ USD. Kiều hối về qua công ty chủ yếu đến từ các thị trường quan trọng như: Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Đức, Nga, Australia…
Đại diện Công ty Kiều hối của một NH TMCP tại TP.HCM cũng cho biết, doanh số kiều hối từ lực lượng xuất khẩu lao động đã tăng lên nhờ vào chính sách xuất khẩu lao động của Nhà nước ngày càng mở rộng. Đến thời điểm này, dự kiến kiều hối vào công ty này đạt khoảng 1,8 tỷ USD, bằng số thực hiện năm trước. Thị trường kiều hối về nhiều nhất vẫn là Mỹ.

Theo báo cáo tổng kết năm 2012 của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TPHCM, lượng kiều hối trong năm 2012 chuyển về tành phố đạt 4,1 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2011. Khác với những năm trước, lượng kiều hối được bán lại cho ngân hàng chỉ khoảng 15% nhưng năm nay con số này lên tới 34%. Cũng theo Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh, lượng kiều hối vào bất động sản năm 2012 chỉ còn khoảng 23% so với năm ngoái là 52% nên ngoại tệ đã được đưa vào phục vụ sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, do lãi suất tiền gửi ở một số nước thấp (tại Mỹ chỉ khoảng 0,35%/năm) trong khi lãi suất tiền gửi USD tại Việt Nam cao hơn rất nhiều, cho nên ngoài việc chuyển tiền về trợ giúp cho người thân, không ít kiều bào vẫn chuyển tiền về nhờ người nhà gửi ngân hàng để sinh lời.
Nguyễn Hiền
 
 

Copy từ: Dân Trí


Bộ trưởng Bùi Quang Vinh muốn lạm phát... cao hơn!


(Dân trí) - Nhìn nhận mức lạm phát 6,81% trong năm nay là 1 thành tựu, song Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng, nên để chỉ số này cao hơn, khoảng 7,5%, bởi ngoài kiềm lạm phát, còn một nhiệm vụ quan trọng khác là tăng trưởng, tạo việc làm, thu nhập cho người dân.

Chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời" số cuối cùng năm 2012 của VTV bắt đầu với tổng kết: Chưa có năm nào mà những người làm kinh tế, dù là Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc hay là người làm thuê lại mong cho thời gian chóng qua như vậy.

Năm tài chính 2012 kết thúc, dù là đếm theo chiều nào, lỗ hay lãi, được hay mất thì những con số cũng đã tạm dừng nhảy múa. Bất chấp cuối năm 2013 kết quả sẽ như thế nào nhưng hiện tại tất cả đều hy vọng, nếu không hy vọng lãi nhiều thêm thì chí ít cũng mong thiệt hại và thua lỗ giảm bớt đi.

Bộ trưởng KHĐT Bùi Quang Vinh (Ảnh: BD).
Bộ trưởng KHĐT Bùi Quang Vinh (Ảnh: BD).

Chưa thể hết giải thể, thu hẹp, thua lỗ vào năm tới

Tâm sự của một công nhân xây dựng cầu đường ở miền Tây Nam bộ cho biết, trong 6 tháng vừa rồi, các công nhân xây dựng gần như không có việc làm, dù là xây nhà hay làm mương, làm đường.

Xuất hiện lần thứ 3 ở chương trình này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Bùi Quang Vinh nói: "Tôi rất chia sẻ, rằng trong năm 2012 vừa qua có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất khó khăn, nhiều người không có công ăn việc làm. Đây là một điều mà chúng ta rất đau xót và không mong muốn".

Ông cho biết, năm 2013, mục tiêu của Chính phủ đặt ra là vừa phải thực hiện ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô song, đồng thời cũng phải giữ tăng trưởng ở mức hợp lý. Bởi, nếu không tăng trưởng ở mức hợp lý thì những vấn đề về an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập cho người dân sẽ không đạt được.

Trong năm tới, mức tăng trưởng GDP mục tiêu mà Chính phủ trình Quốc hội, được Quốc hội thông qua là 5,5% - cao hơn mức đạt được trong năm nay 0,5%.

Nếu chỉ xét ở phương diện đầu tư ngân sách nhà nước, Bộ trưởng cho biết, năm 2013 sẽ khó khăn hơn. Hiện nay, Chính phủ đang tập trung để tháo gỡ vấn đề bằng cách đẩy tổng đầu tư toàn xã hội tăng lên.

Người đứng đầu ngành đầu tư lo lắng, nếu 2013 vẫn để tổng vốn đầu tư xã hội tiếp tục giảm xuống dưới 30% GDP như năm 2012 thì chắc chắn tình hình sẽ chưa thể nào cải thiện.

Theo đó, tắc nghẽn tín dụng vẫn phải tiếp tục được tháo gỡ, phải giảm lãi suất cho vay - giảm ở mức làm sao để các doanh nghiệp có thể tiếp cận được với đồng vốn này. Khi doanh nghiệp tiếp cận được với dòng vốn lớn, dư nợ tín dụng tăng lên thì cơ hội tạo công ăn việc làm, trong đó có ngành nghề xây lắp, sẽ lớn hơn.

Theo thống kê, ước tính trong 2012 có khoảng 55.000 doanh nghiệp phải giải thể, hàng nghìn doanh nghiệp khác rơi vào cảnh hoạt động cầm chừng, thu hẹp sản xuất.

Trước thực trạng đó, Bộ trưởng Vinh cho biết, bức tranh kinh tế 2013 sẽ còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mà quan trọng là sự ổn định về kinh tế vĩ mô, sự quyết liệt của chương trình tái cơ cấu.

Ông hy vọng, Chính phủ làm mạnh mẽ 3 đột phá của tái cơ cấu kinh tế, tiếp tục có những chính sách mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất, tháo gỡ những vấn đề then chốt nhất như giải quyết nợ xấu, giảm lãi suất cho vay phù hợp với tăng giá tiêu dùng. Khi đó, các doanh nghiệp có thể có được một nguồn sinh khí mới nhờ tiếp cận với dòng vốn mới của năm 2013 cũng như cầu tiêu dùng được kích thích trở lại.

Mặc dù vậy, lãnh đạo Bộ KHĐT cũng nhìn thẳng vào thực tế, năm tới, vấn đề về phá sản, thu hẹp sản xuất, thua lỗ sẽ chưa thể hết, song kỳ vọng có thể giảm hơn so với năm 2012.

Trước khi tăng giá điện xăng, y tế, giáo dục... nên tính toán về tác động

Nói về lạm phát, đây luôn là một nỗi ám ảnh đối với cả cơ quan hoạch định, điều hành chính sách cũng như đối với doanh nghiệp và người dân. Lạm phát chính là nguyên nhân dẫn đến một loạt những biện pháp thắt lưng buộc bụng vừa qua.

Chính vì lạm phát mà VND mất giá, người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp không tin vào tiền đồng, làm lãi suất ngân hàng tăng chóng mặt, các doanh nghiệp không thể có lãi trong môi trường như vậy. Rất nhiều hệ quả để lại cho nền kinh tế - Bộ trưởng Bùi Quang Vinh phân tích.

Kết thúc 2012, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ ở mức 6,81%. So với mục tiêu đặt ra dưới 10% thì đây là một thành quả rất tốt, một con số rất đẹp. Tuy nhiên, theo ông, "lẽ ra, chúng ta nên để chỉ số này cao hơn 1 chút. Con số này nên ở 7,5% là phù hợp".

Bởi vì, cơ quan điều hành không chỉ có mục tiêu duy nhất là kiềm lạm phát chặt chẽ như vậy mà còn phải có những bước đi thích hợp để chỉ số này giảm dần, tương thích với những vấn đề về phát triển

Ông cũng đánh giá, chỉ tiêu lạm phát cho năm 2013 phải thấp hơn 6,81% - Thủ tướng công bố khoảng độ 6% - đây là một mục tiêu rất quyết liệt, không dễ làm. Trong điều hành kinh tế, còn có rất nhiều vấn đề mà năm tới phải hoàn thiện, chẳng hạn như điều chỉnh giá một số mặt hàng, dịch vụ công phù hợp với giá thị trường.

Đơn cử giá dịch vụ y tế, vừa qua giá nhóm hàng này tăng là chính đáng bởi mười mấy năm vừa qua không tăng giá, để giá quá thấp, mâu thuẫn với mong muốn xây dựng dịch vụ có chất lượng cao. Tương tự với giáo dục và giao thông.

Cho nên, việc tăng hợp lý theo giá thị trường để giá dịch vụ phản ánh đúng bản chất là một yêu cầu thực tế khách quan mà nền kinh tế phải đi tới. Nhưng, ở đây lãnh đạo cao nhất của ngành đầu tư lưu ý, trong bối cảnh kinh tế hiện nay, cơ chế giá vẫn cần phải có sự điều tiết, một nhạc trưởng chặt chẽ là Chính phủ.

Ông khẳng định, Tổng cục Thống kê của Bộ KHĐT là cơ quan dự báo, thống kê chỉ số giá cho nên hoàn toàn có đủ cơ sở khoa học để dự báo: khi tăng giá xăng lên mức thế này, tăng giá điện lên mức thế kia thì tác động của chính sách sẽ lan tỏa trong nền kinh tế sẽ có thể đánh giá được, và tính được CPI sẽ tăng lên tương ứng bao nhiêu.

Do vậy, ông đề nghị, trước khi đưa ra quyết định tăng giá, Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Công thương, Bộ Tài chính và Bộ KHĐT ngồi lại với nhau để cung cấp, tính toán các kịch bản về tăng giá.

Từ đó, tiến tới đảm bảo tăng giá trên dưới 6% trong 2013 mà vẫn có thể đáp ứng được một số yêu cầu về tăng giá theo lộ trình hợp lý, góp phần đưa nền kinh tế phát triển một cách tự nhiên.

Bích Diệp



Copy từ: Dân Trí


Vẫn chưa tìm thấy tàu cá cùng 14 ngư dân mất tích trên biển


(Dân trí) - Tin từ UBND xã Quảng Lộc, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) cho biết, tính đến cuối giờ chiều qua 30/12, lực lượng tìm kiếm cứu nạn vẫn chưa tìm thấy tàu cá của ông Nguyễn Phong cùng 13 người gặp nạn trên vùng biển cách cửa Gianh chừng 7 hải lý.

Như đã đưa tin, vào rạng sáng ngày 30/12, tàu đánh bắt cá xa bờ mang số hiệu QB 93714 do ông Nguyễn Phong (trú tại xã Quảng Lộc, huyện Quảng Trạch) làm thuyền trưởng đang trên đường trở về nhà, khi đến cửa Gianh thì gặp sóng to, gió lớn nên ông Phong cho tàu quay trở lại cảng Hòn La để neo đậu. Tuy nhiên, khi tàu chỉ còn cách cửa Gianh chừng 7 hải lý thì bị chết máy. Vào thời điểm đó, ở biển xuất hiện gió to, sóng lớn nên chiếc tàu đã bị đánh chìm.
Nhận được thông tin, Hải đội 2 Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đã nhanh chóng huy động lực lượng, các phương tiện cứu hộ để tiếp cận tàu cá bị nạn. Cùng lúc đó, Haiphong MRCC cũng đã điều tàu SAR 411 từ Cửa Lò (Nghệ An) vào tìm kiếm, cứu nạn. Tuy nhiên, do thời tiết xấu, biển động cấp 7-8, sóng mạnh cấp 9-10 nên đến cuối giờ chiều qua (30/12), lực lượng tìm kiếm cứu nạn vẫn chưa tìm thấy tàu cá QB 93714 cùng 14 ngư dân.
Hiện Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh đang tập trung các phương tiện và nỗ lực tìm kiếm tàu cá QB 93714. Các đội tàu thuyền đánh cá ở thôn Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc cũng đang khẩn trương kêu gọi các tàu đánh bắt cá khác cùng tham gia ứng cứu tàu cá gặp nạn.
Được biết, tàu cá QB 93714TS do ông Nguyễn Phong làm thuyền trưởng ra khơi từ ngày 25/12, nhưng do gặp thời tiết xấu, biển động mạnh nên tàu đành phải vào bờ sớm hơn dự định. Tuy nhiên, trên đường vào, không may tàu đã gặp nạn. 
Danh sách 14 người gặp nạn trên vùng biển Quảng Bình rạng sáng 30/12:
  1. Nguyễn Phong (thuyền trưởng)
  2. Nguyễn Lưu
  3. Nguyễn Văn Bách
  4. Nguyễn Văn Chung
  5. Nguyễn Bình
  6. Nguyễn Văn Hùng
  7. Nguyễn Kiểu
  8. Mai Phương
  9. Hoàng Tới
  10.  Cao Lộc
  11.  Mai Văn Hạnh
  12.  Phạm Văn Nghĩa
  13.  Hoàng Dũng
  14.  Phạm Văn Hiền

    Hầu hết 14 người trên đều là anh em, họ hàng và cùng trú tại thôn Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình.
Đặng Tài



Copy từ: Dân Trí


Hà Nội: Cô giáo cầm bút đâm chảy máu đầu học sinh


(Dân trí) - Tại một lớp học thêm ở ngoài nhà trường, cô giáo đã cầm bút đâm chảy máu đầu học sinh (HS) tiểu học. Sau khi thấy máu rơi trên vở, cô xé vở của HS rồi cấm các HS trong buổi học thêm về nói với cha mẹ.

Thông tin trên được bạn đọc phản ánh qua đường dây nóng của báo Dân trí. Bạn đọc này cũng cung cấp thêm, cô giáo hiện là giáo viên Trường tiểu học A Thị trấn Văn Điển, còn HS bị đâm chảy máu đầu tên là C.L., đang học lớp 5.
Xác nhận với Dân trí về vụ việc này, cô Trịnh Thị Bích Thủy - Hiệu trưởng Trưởng tiểu học A Thị trấn Văn Điển cho hay: “Nhà trường mới biết được sự việc sau khi phụ huynh lên phản ánh vào vào hôm thứ 2 tuần trước. Sau khi nhận được phản ánh, nhà trường đã lập tức đình chỉ dạy đối với cô giáo. Thời gian tới nhà trường sẽ thành lập Hội đồng kỷ luật để xem xét cụ thể trước khi đưa ra hình thức xử lý”.
Còn ông Đào Tấn Lý - Phó trưởng phòng GD-ĐT huyện Thanh Trì khá bất ngờ khi được chúng tôi thông tin sự việc. Ông cho hay, nhà trường chưa báo cáo với Phòng về vụ việc này. Lý giải về việc chưa báo cáo với Phòng GD-ĐT, hiệu trưởng Bích Thủy cho rằng do sự việc xảy ra ở ngoài nhà trường.
Sau khi trao đổi lại với nhà trường, Phó trưởng phòng GD-ĐT huyện Thanh Trì cho biết thêm: “Tạm thời nhà trường đã tạm đình chỉ công tác lên lớp của cô giáo và yêu cầu làm bản tường trình. Trong tuần này sẽ xem xét đánh giá cụ thể. Chúng tôi sẵn sàng cung cấp đầy đủ thông tin vụ việc để xã hội hiểu rõ vấn đề”.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về vấn đề này.
S.H

Copy từ: Dân Trí


TT Obama quyết tâm thúc đẩy biện pháp hạn chế sở hữu súng

 
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama
 
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hứa Tòa Bạch Ốc sẽ tận lực trong các cố gắng ngăn chặn bạo động gây ra bởi súng đạn.

Trong cuộc phỏng vấn của chương trình ‘Meet the Press’ của đài truyền hình NBC hôm Chủ nhật, nhà lãnh đạo Mỹ nói rằng vụ tấn công tại một trường tiểu học ở Connecticut, dẫn đến cái chết của 20 trẻ thơ và 6 người lớn 2 tuần trước đây, là ngày tệ hại nhất trong nhiệm kỳ tổng thống 4 năm qua của ông.

Tổng thống Obama nói ông sẽ vận động dân Mỹ ủng hộ các đề nghị được đưa ra, về việc gia tăng kiểm tra lý lịch của những người tìm cách mua súng, và cấm bán loại súng tấn công và các tạp chí về súng đạn hạng nặng.

Phó Tổng thống Joe Biden đứng đầu một ủy ban sẽ đề ra luật lệ nhằm chấm dứt các vụ bắn giết người hàng loạt ở Mỹ, nơi mà sở hữu súng là quyền được quy định trong Hiến pháp.

Tổng thống Obama nói rằng các biện pháp hạn chế mới về sở hữu súng sẽ gây tranh cãi, nhưng dân Mỹ phải quyết định họ có quyết tâm chấp nhận gia tăng biện pháp kiểm soát hay không, thay vì để cho ký ức về vụ tấn công trường học phai mờ theo thời gian. Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nói:

“Vấn đề là liệu chúng ta có thực sự cảm thấy chấn động về những gì đã xảy ra đủ để nó không trở thành một diễn biến, trong những diễn biến thường xuyên, thu hút sự chú ý rất nhiều trong vài tuần và rồi trôi qua. Chắc chắn đó không phải là cảm giác của tôi. Đây là một sự việc, quý vị biết, là ngày tệ hại nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của tôi. Và đó không phải là điều mà tôi muốn nhìn thấy được lập lại.”

Tuy nhiên, Tổng thống Obama nói rằng ông ngờ vực về lời kêu gọi của nhóm Hiệp hội Súng Quốc gia, một tổ chức vận động hành lang về súng hàng đầu ở Mỹ, cho nhân viên bảo vệ võ trang canh gác trong gần 100.000 ngàn trường công lập của Mỹ. Ông nói:

“Tôi ngờ vực về đáp án duy nhất là đặt thêm súng trong trường học. Và tôi nghỉ rằng đại đa số dân Mỹ nghi ngờ rằng đáp án đó, bằng cách nào đó, giải quyết vấn đề của chúng ta.”  


Copy từ: VOA

 

Cơn đói của Trung Quốc và mối lo ngại cạn kiệt nguồn hải sản đại dương


Các tàu đánh cá từ Chiết Giang, Trung Quốc đi đến ngư trường gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản ngày 17/09/2012.
Các tàu đánh cá từ Chiết Giang, Trung Quốc đi đến ngư trường gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản ngày 17/09/2012.
REUTERS/Stringer

Đức Tâm
Nhu cầu ngày càng lớn về hải sản của Trung Quốc là một trắc nghiệm về quan hệ của Bắc Kinh với các nước. Đồng thời, việc gia tăng số lượng tàu cá của Trung Quốc gây lo ngại về mức độ khai thác cạn kiệt nguồn hải sản của đại dương.

Hôm thứ Tư, 26/12/2012, chính quyền Buenos Aires thông báo đã bắt giữ hai tầu cá của Trung Quốc trước đó hai ngày, vì các tàu này hoạt động trái phép trong vùng lãnh hải của Achentina. Để ngăn chặn tàu cá Trung Quốc chạy ra vùng biển quốc tế, lực lượng tuần duyên Achentina đã phải nổ súng cảnh cáo. Qua kiểm tra, hai tàu cá Trung Quốc đã đánh bắt hơn 10 tấn hải sản tại đây.
Chính quyền Achentina nói rằng tàu Trung Quốc đã bị bắt ở ngoài khơi Patagonia, sâu 2 hải lý nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước này. Thuyền trưởng của hai tàu đánh cá Trung Quốc đang bị tư pháp Achentina thẩm vấn.
Vụ việc này xẩy ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều tàu cá Trung Quốc xuất hiện trong các vùng có tranh chấp về chủ quyền và thương mại. Các tàu cá Trung Quốc đánh bắt hải sản ở vùng biển quốc tế và tại những khu vực được quy định trong các thỏa thuận song phương.
Theo giới chuyên gia, mặc dù đa số các tàu cá này làm việc cho những công ty tư nhân hoặc của chính chủ tàu, nhưng tại vùng biển châu Á, các tàu cá trở thành công cụ để Trung Quốc mở rộng hoặc khẳng định chủ quyền ở những nơi đang có tranh chấp.
Chỉ tính trong những tuần gần đây, Hàn Quốc đã bắt giữ một tàu cá Trung Quốc và 24 thủ thủy, vì đã xâm nhập trái phép vào lãnh hải nước này ở biển Hoàng Hải. Còn Hà Nội thì tố cáo các tàu cá Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Việt Nam ở Biển Đông. Hiện nay, tại biển Hoa Đông, nhiều tàu cá Trung Quốc vẫn lởn vởn gần khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh và Tokyo.
Theo các số liệu chính thức, Trung Quốc, một trong những nước tiêu thụ hải sản nhiều nhất thế giới, có thể đạt sản lượng 60 triệu tấn hải sản vào năm 2015, so với mức 53,7 triệu tấn vào năm 2010. Nhiều chuyên gia ngoại quốc nghi ngờ về số liệu này và cho rằng con số thật có thể còn cao hơn rất nhiều.
Bắc Kinh có kế hoạch phát triển đội tàu cá để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, với mục tiêu tăng 16% số tàu đánh bắt xa bờ vào năm 2015 so với số tàu của năm 2010. Như vậy, Trung Quốc sẽ có tới 2.300 tàu đánh bắt xa bờ, trong khi Hoa Kỳ chỉ có tổng cộng khoảng 200 tàu loại này.
Trong cuộc điều trần hồi tháng Giêng năm nay, ông Daniel Slane, thành viên tiểu ban đánh giá quan hệ kinh tế và an ninh Mỹ - Trung (US-China Economic and Security Review Commission) của Hạ viện Hoa Kỳ, được The Wall Street Journal trích dẫn, nhận định : « Trung Quốc đặc biệt sử dụng các nguồn lực của năm cơ quan an ninh biển của mình để củng cố các đòi hỏi (về chủ quyền) tại những vùng biển có tranh chấp, qua việc hộ tống các tàu cá Trung Quốc và tăng cường các lệnh cấm đánh bắt cá theo mùa đối với các tàu nước ngoài… Các đội tàu dân sự này cho phép Bắc Kinh duy trì sự hiện diện trên biển tại những nơi có tranh chấp chủ quyền mà không cần phải có sự hiện diện đáng kể hoặc công khai của hải quân ».
Bắc Kinh nói rằng họ có chủ quyền ở Biển Đông và vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại biển Hoa Đông, do vậy, Trung Quốc có quyền hộ tống các tàu cá của nước này đến những nơi đó.
Theo tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc – FAO, cơn đói hải sản của Trung Quốc tăng mạnh vào lúc 87% nguồn hải sản của đại dương đã bị khai thác tối đa hoặc quá mức, thậm chí cạn kiệt. Các số liệu do Trung Quốc cung cấp lại không đáng tin tưởng. Một báo cáo của Ủy ban châu Âu trong năm nay cho biết, Trung Quốc thông báo sản lượng đánh bắt ở vùng biển quốc tế của họ trong năm 2010 – 2011, chỉ vào khoảng 368.000 tấn, còn theo thẩm định của châu Âu, thì con số này lên tới 4,5 triệu tấn.
Bà Tabitha Grace Mallory, chuyên gia thuộc trường nghiên cứu quan hệ quốc tế John Hopkins, nhấn mạnh : Một trong những vấn đề lớn của Trung Quốc là sự thiếu hụt khả năng và phương tiện của cơ quan quản lý đánh bắt hải sản, không có khả năng kiểm tra và tăng cường thực thi pháp luật trước tình trạng các công ty đánh bắt hải sản tư nhân tăng nhanh, không tôn trọng các quy định.
Kế hoạch đóng tàu đánh bắt xa bờ đang được Bắc Kinh tăng cường thực hiện bởi vì, theo một nghiên cứu của bộ Nông nghiệp Trung Quốc, tình trạng khai thác quá mức tại vùng biển các nước láng giềng như Bắc Triều Tiên, Indonesia và Miến Điện đã làm giảm sản lượng đánh bắt hải sản tại châu Á, còn tại vùng biển Tây Phi thì lại tăng 14% về khối lượng trong năm 2011, so với mức của năm 2010, tương tự tại Mauritania tăng 51%.



Copy từ: RFI

 

LƯU MANH HÓA TRÍ THỨC


Theo số liệu thống kê cho biết :  Cả nước hiện có hơn  9. 000 Giáo Sư, 24.000 tiến sĩ, 101.000 thạc sĩ và 2.700.000 cử nhân đại học [1] . Một con số lý tưởng cho nền kinh tế tri thức. Việt Nam hiện nay có nhiều điều kiện để trở thành nước có nền kinh tế phát triển như : nguồn lao động trẻ, thuận tiện giao thông, có nhiều loại tài nguyên,…. Tuy vậy, nước ta vẫn trong cái vòng luẩn quẩn của nghèo nàn, lạc hậu. Nguyên nhân chính là ở yếu tố con người , do đất nước chúng ta không tôn trọng giá trị con người , không tôn trọng  trí thức đích thực. Yếu  tố con người chưa được quan tâm thích đáng trong khi nó mới là nhân tố chính cho sự hưng thịnh/ suy yếu  của 1 quốc gia.
Một xã hội bảo thủ, trọng thành tích, hám danh sĩ diện với bằng cấp thường đi đôi với sự  coi thường sự tiến bộ của khoa học , kỹ thuật đương nhiên sẽ tụt hậu. Và Việt Nam đã và đang  tụt hậu.Cũng theo số liệu thống kế cho biết  các chuyên gia WB tính toán “Việt Nam phải mất rất lâu nữa mới đuổi kịp các nước trong khu vực Đông Nam Á: 158 hoặc cũng có thể là 175  năm với Singapore, 95 năm với Thái Lan và 51 năm với Indonesia.”[2]
Vấn đề đầu tư vào giáo dục luôn quyết định hưng, suy của một quốc gia. Nền giáo dục của Việt Nam và cả xã hội Việt Nam làm nhân tài không có đất dụng võ. Với bằng cấp tràn lan, làm  người Việt  ảo tưởng về mình. Mỗi năm chúng ta có rất nhiều kỹ sư, cử nhân, tiến sĩ, giáo sư mới nhưng nền kinh tế của chúng ta lẹt đẹt. èo uột  , đất nước chúng ta lạc hậu. Nếu tính từ hàm Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản [3] . Và với số lượng hùng hậu GS, TS, Ths, Cử nhân đã nêu trên , Một con số lý tưởng cho nền kinh tế tri thức. Nhưng hiện vẫn đốt đuốc tìm lao động chuyên gia, thiếu hẳn những công trình khoa học - sáng tạo - sáng chế được ứng dụng vào thưc tiễn cuộc sống... Trong khi nền kinh tế sản xuất vẫn là nhân công giá rẻ, miệt mài với gia công phụ thuộc, công nghệ thì vẫn đang loay hoay ở trình... " sản xuất mì tôm". 
Người Hàn Quốc họ có quyền  tự hào vì họ xây dựng được những sản phẩm mang tính thương hiệu trên toàn cầu như : Sam Sung, Huyndai . Người Nhật có thể vỗ ngực tự hào với Sony, Toyota . Sing có quyền hãnh diện về hàng xuất khẩu điện tử của mình ra khắp thế giới,…Hoàn toàn thiếu một sản phẩm Việt sánh ngang tầm các quốc gia khác trên thế giới.
                           (Biếm họa về ông Lưu Hiểu Ba, người đoạt giải Nobel Hòa Bình 2011. Ảnh : ST)

 Thực tế này cho thấy,  chất xám Việt đang bi lãng phí. Lãng phí từ khâu đào tạo ( đào tạo quá nhiều GS, TS, Ths giả và  dỏm) , lãng phí cả khâu sử dựng ( Nhân tài thực sự chưa được tin dùng và sử dụng hợp lý và trọng dụng họ).
Người Việt, trí thức Việt, dân Việt trách móc Xã hội này đôi khi, nhưng nếu nhìn kỹ lại, thì chính họ chính  chúng ta tạo nên Xã hội  này. Trí thức Việt nói riêng , dân Việt nói chung  nhiều lúc đôi khi có xu hướng, chờ đời mong mỏi một vị minh quân, 1 vị lãnh đạo tài ba xuất chúng  nào đấy xuất hiện để đưa lối dẫn đường họ  và lãnh đạo đất nước đang tụt hậu này, nhưng họ quên  rằng không ai dẵn dắt và không ai hành động tốt hơn họ tự dẫn dắt mình định hướng cho mình. Đã đến lúc cả dân tộc này và giới trí thức Việt  cần  nhìn thẳng và nhìn thật vào chính mình, nhìn vào thực tế và tự gánh trách nhiệm cũng như vài trò của mình để tự thoát ra cái vòng luẩn quẩn này chứ không phải một ai đó, 1 vị cứu tinh nào đó hay 1 vị minh quân còn ẩn dật đâu đó.
 Nghèo , dốt, thua kém người khác chưa hẳn là cái tội . Cái  tội là ở chổ : nghèo, đói , lạc hậu  , thua kém người khác nhưng lại không biết, hay  biết mà không chiu thừa nhận  và tệ hơn là phải phủ nhận mình nghèo bằng mọi giá vì cái sĩ , để rồi không chịu tìm tòi hướng đi,  lối  thoát cho mình . Và nếu chúng ta không khắc phục được sự yếu kém của đất nước nạn nhân cũng chính là chúng ta. Chúng ta là nạn nhân của chúng ta.
Bất cứ xã hội nào, trí thức và yếu tố con người mới là  yếu tố hàng  đầu  để đưa đất nước đi lên. Nước Mỹ phồn vinh với giấc mơ Mỹ và là miền đất Hứa của biết bao người trên thế giới, Người Hàn Quốc chấp nhận “ăn mày chất xám” ở phương tây, tinh thần Samurai của Nhật…. Sao không để cho trí thức  Việt được tự do trong sáng tạo, tự do trong tư tưởng, tự do trong lựa chọn của mình !? Để họ được cống hiến !?
Ở một góc độ nào đó, có thể nói và khẳng định rằng, đất nước không phát triển được như người ta là vì trí thức Việt chưa phát huy hết vai trò và sứ mệnh của mình. Và lại ở 1 góc độ nào đó, họ bị kiềm kẹp, bị cột, bị trói chặt tư duy, tư tưởng, và cả ý thức hệ, họ cũng muốn sống, muốn cống hiến lắm , muốn được hy sinh nhưng ý thức hệ, sự khác biệt trong tư duy và tư tưởng đã làm cho họ không được chọn, và họ  bị cuốn vào vòng xoáy luẩn quẩn của giới trí thức Việt bao đời nay, vòng xoáy của một xã hội mà ngay cả đến trí thức cũng bị đẩy vào con đường   “lưu manh hóa”, ở đó nhân phẩm của trí thức bị người khác chà đạp và tự  mình chà đạp lên mà sống ,để rồi họ không kịp nhận ra họ vừa là "nạn nhân" mà còn đồng thời là "thủ phạm" . Họ hành hạ nhau và dẫm đạp lên nhau mà sống:
-  Một bác sĩ với mức lương èo uột, 3 đồng 3 cọc ,  chết đói, anh ta tìm đủ cách làm khó bệnh nhân để được nhận “lót tay”. Nhưng khi anh ta sử dụng các dịch vụ khác, anh ta lại bị làm khó lại.
- Một thương gia ( doanh nhân) vì chạy theo lợi nhuận và tham đồng tiền bẩn không ngại bán rẻ lương tâm mình sản xuất ra những hàng hóa chất lượng kém, đọc hại tới sức khỏe của người tiêu dùng, miễn sao lợi nhuận nhiều xả chất thải độc hại ra môi trường, nhưng rồi chính anh ta hủy hoại môi trường chung anh ta đang sống trong đó  và sẽ ra sao nếu anh ta mua phải những sản phẩm độc hại khác do người khác cũng vì tham lam mà sản xuất ra như anh ta.
-  Từ Vụ sập cầu Cần Thơ, cho đến sập cầu cống, hàng loạt công trình thủy điện quốc gia công trình dân sự  khác,.. những kỹ sư làm việc trên công trình đó đã làm hại hoặc tiếp tay cho người khác làm hại rất nhiều người. Sẽ ra sao nếu như những kỹ sư này đứng dưới công trình của chính họ thiết kế và xây dựng .

- Một nền giáo dục thay vì dạy con người ta cách học, nó chỉ dạy con người ta cách tin và phải đặt niềm tin vào đấy, kết quả tạo ra khg phải 1 thế hệ mà nhiều thế hệ cứ bắt thế hệ nối tiếp sau cứ tiếp tục đặt niềm tin. Bởi lẽ thế hệ này tiếp tục "dẫn dắt" ( chăn dắt!?) thế hệ kia.
- Một công chức, phải bỏ ra 1 khoản tiền lớn để  mua chạy chức, hốii lộ cho người này, cho cơ quan kia để có cái ghế, cái chức. Khi có cái ghế, cái chức rồi lại quay lưng ra cướp phá, cướp bóc , hạch sách nhũng nhiều người khác để lấy lại những thứ mà mình từng bỏ ra . Và xem điều đó là lẽ đương nhiên và cái vòng luẩn quẩn ấy cứ tiếp diễn
- Một nhà báo, nhà văn, người cầm bút vì lợi ích cá nhân riêng, có thể nhẫn tâm bẻ cong ngoài bút, viết láo và viết liều để nhận được những đồng tiền  bẩn tưởng chừng như chỉ làm tổn hại tới người đọc nói riêng và nền văn báo chí văn hóa nước nhà nói chung nhưng anh ta cũng đang tự biến mình thành trò bỉ ổi và lố bịch  trong mắt người đọc, vì người đọc bây giờ đủ thông minh để nhận biết đâu đúng , đâu  sai. Bởi trước khi hốt bùn để ném vào mặt người khác, thì bàn tay anh ta cũng đã lấm bùn trước rồi….
Và cứ thế , mỗi người trong xã hội cứ  tự hại mình và hại người khác. Có thể nói trí thức Việt Nam nói riêng và người Việt nói chung  vừa tự hại mình và hại người , nạn nhân của nhau, nạn nhân của định hướng xã hội, nạn nhân của sự lãnh đạo và dẫn dắt  tồi tệ .
Trong một xã hội, khi  "sự thật" bị bóp méo,  bị bẻ cong Trí thức Việt từ chổ " người sáng" cũng trở thành  “người mù” ,  người thẳng  cũng thành  “còng lưng” . Hoặc im lặng, cúi đàu chấp nhận để mà sống yên ổn thay vì cất tiếng nói phản kháng rồi bị vùi dập.
Với mức giá, mức lương hiện tại , Xã hội còn nhiều trí thức không sống được vói mức lương thực của mình. Người lao động trí thức  bị bần cùng hóa và bị đẩy đến chỗ không còn có thể nghĩ gì khác ngoài việc làm sao kiếm cho đủ tiền để sống. Đây chính là một trong những lý do làm nên sự tha hóa, biến chất của giới lao động trí thức, thay vì đầu tư vào nghiên cứu , nâng cao chuyên môn,phát minh ra cái này, khám phá ra cái kia  họ lao đầu vào kiếm tiền, kiếm sống làm sao phải sống được cái đã. Chính điều này dẫn họ tới kết quả làm nhiều việc trái nghề, trái  lương tâm, trái đạo đức xã hội.
Mua quan, bán chức, mua vị trí công tác diễn ra đều đặn trong giới lao động trí thức  trong Xã hội để rồi khi lên nắm quyền thì Vua quan thi nhau chia chác, nhũng nhĩu, quan liêu, thằng lên sau thì dốt hơn nhưng lưu manh, khốn nạn  hơn thằng trước. Khốn khổ cho một xã hội  !
Chưa dừng lại ở đó ,Giới lao động trí óc ở Việt Nam không những bị bần cùng hóa về đời sống vật chất, mà còn bị  bần cùng hóa  hay  tự bần cùng hóa cả về tư duy đời sống tinh thần khác.  Hiện tượng này đang thành ra phổ biến : những người, lẽ ra , phải làm việc với sách vở lại rất ít đọc sách, không quan tâm đến các vấn đề xã hội. Họ tự phủ nhận vai trò và trách nhiệm xã hội của họ. Hoặc học nhiều đọc nhiều, có bằng này bằng nọ chỉ để tự hào, để khoe khoang, để lên lớp nhau,  để mơn trớn nhau vì cái tính sĩ diện hảo. Và cách người Nga đáp trả: Mày giỏi (giáo dục cao, học giỏi ...) sao mày không giàu (sao mày không thể bán chút kiến thức để kiếm tí tiền tiêu cho sang trọng). Có lẽ câu nói đó hơi sống sượng. Nó hơi chợ búa. Nhưng nó chỉ ra một thứ rất đáng nghĩ rằng: nếu như kiến thức của bạn không mang lại giá trị cho chính bản thân bạn thì bạn cần kiến thức đó làm gì. Để trang trí hả? Để khoe mẽ hả? Nói  thẳng ra,  nó hơi chợ búa, nhưng đấy là cách nghĩ của một con buôn chứ không phải 1 trí thức.
Mặt khác , một số đông trí thức và tự nhận mình là trí thức lại cố định , cột chặt và để người khác cột, trói chặt tư duy và suy nghĩ của mình bằng những định kiến có sẵn, những quan điểm tâm lý đám đông và những quy luật bất thành văn khác về tư  duy và quan điểm của họ . Điều này dẫn đến họ không tự do tư duy, không có tính bức phá không có khả năng phán xét đâu đúng đâu sai , họ chỉ biết nghe, biết chấp nhận những điều từ người khác mớm cho, từ trên đưa xuống không cần phán xét coi nó đúng hay sai, lợi hại ra sao.  Sự bần cùng hóa tinh thần là một trong những nguyên nhân khiến giới lao động trí óc ở đây đánh mất sức mạnh, đánh mất khả năng phân biệt đúng sai, phải trái, và khiến họ có thể vi phạm các chuẩn mực đạo đức mà vẫn cảm thấy yên ổn lương tâm. Họ tìm sự yên ổn bằng cách sử dụng các lý lẽ mang tính ngụy biện để bào chữa hoặc hợp pháp hóa cho sự vi phạm đạo đức hay sự vi phạm pháp luật.  Họ đã dùng cái sai này để ngụy biện bao che, phủ lấp cái sai khác, trong khi những giải pháp đúng đắn, khoa học đã không được lựa chọn.
Chính sự bần cùng và tự bần cùng hóa về tư duy, đạo đức và  tinh thần, đời sống, trí tuệ đã khiến cho trí thức Việt Nam bị tha hóa nhiều mặt,  mất cả năng lực làm việc trong lĩnh vực chuyên môn  của mình, mất luôn cả bản lĩnh văn hóa, cả ý thức về sự đúng sai, cả phẩm chất đạo đức công dân. Để tự giữ cho mình trong sạch, chuẩn mực còn khó, nói chi đến chuyện dám đứng lên bảo vệ công lý, bảo vệ sự thật  ! Chính vì thế nhiều người còn chút lương tri họ chấp nhận cắn răng chiệu đựng và thõa hiệp với cái ác và cái xấu để yên ổn mà sống.
Họ dối trá, tiếp tay cho sự dối trá, họ lừa lọc, tiếp tay cho sự lừa lọc, họ sĩ diện và tiếp tay cho sự sĩ diện. Tất cả nó làm nên dung mạo của nền trí thức bị “lưu manh hóa”.
Đất nước này đã phải trả cái giá quá đắt cho tệ nạn  “lưu manh hóa trí thức” này rồi, bây giờ đã đến lúc chúng ta phải biết tự đứng dậy, dám nhìn thẳng, nhìn thật vào sự thật, nhìn vào thực tế,… tự bản thân mình thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn ấy, đừng tự hại mình và hại người nữa.
 Chú Thích 
[1]   Số liệu Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (ĐH New South Wales, Úc) đưa ra.
[2]  Tính toán của các chuyên gia WB dựa trên báo cáo củ WB năm 2007
[3]  Theo  TS Nguyễn Khắc Hùng, nguyên Chuyên viên Đối ngoại, Học viện Hành chính Quốc .




Copy từ: Tiểu Bối


 

Tại Việt Nam, những người chống Trung Quốc tìm ra một lối thoát : Bóng đá



No U FC trước trận đấu ngày 15/04/2012 (Ảnh: Reuters/Nguyễn Lân Thắng)
LND : Bài viết này của hãng thông tấn Reuters được đăng ngày 23/12/2012. Sau đó tờ Hoàn cầu Thời báo ngày 25/12/2012 đã phản pháo bằng một bài báo đòi hỏi « Chính quyền Việt Nam phải kìm lại chủ nghĩa dân tộc cực đoan », với lời răn đe hiểm độc ở cuối bài là coi chừng « áp lực trong nước trở thành một mối nguy hiểm còn cao hơn là sự xung đột với Trung Quốc ». Buổi chiều cùng ngày 25/12, Nhân dân Nhật báo cũng tung ra bài « Việt Nam cần chấm dứt trò hề gây phiền nhiễu tại Nam Hải ! », với các lý sự quen thuộc, nhưng cuối bài có đôi chút ve vuốt « ý thức hệ tương cận », « lân bang hữu hảo ».
Xin phép lần lượt dịch lại, trước hết là bài viết của Reuters. Trong không khí chộn rộn của những ngày cuối năm, xin gởi đến các bạn đọc những lời chúc nồng nhiệt nhất cho năm mới, và vui lòng thứ lỗi cho những sai sót nếu có của các bản dịch.
(Reuters 23/12/2012) Dưới sự quan sát của các công an mặc thường phục, tiền vệ Nguyễn Văn Phương tung một cú đá chân trái mạnh mẽ vào góc cầu môn. Bên ngoài đường biên, những người thường tham gia biểu tình chống Trung Quốc reo mừng. Một số người hô : « Đả đảo Trung Quốc ». Phương giơ cao nắm tay.
Trong khi căng thẳng giữa Bắc Kinh và Hà Nội về Biển Đông tăng cao, những người Việt phản đối Trung Quốc vốn thường xuyên phải đối phó với sự trấn áp của công an đã tìm ra một hình thức đấu tranh chính trị mới : bóng đá.

« Mọi người không sợ hãi khi đá banh ». Đội trưởng Phương đã nói như thế sau một trận đấu tập ở Hà Nội.
Họ tự gọi mình là « No U FC ». U ở đây là đường 9 đoạn mà Trung Quốc đã vẽ ra, bao trùm hầu như toàn bộ Biển Đông, đi sát Việt Nam rồi vòng qua Malaysia và phía bắc Philippines - một khu vực tập trung từ tiềm năng dầu khí, những tuyến đường hàng hải chiến lược cho đến quyền đánh cá - một trong những vùng lãnh thổ tranh chấp nóng nhất ở châu Á. FC có nghĩa là Football Club - câu lạc bộ bóng đá. Hay như một số người nói, là « Fuck China ».
Biểu tình chống Trung Quốc xâm lược ngày 09/12/2012 tại Hà Nội.
Ê-kíp biểu hiện sự phẫn nộ đang dâng cao đối với Trung Quốc, nước đang yêu sách chủ quyền trải rộng khắp vùng biển ngoài khơi duyên hải phía nam của họ đến phía đông lục địa Đông Nam Á, khiến Trung Quốc tự đặt mình trước sự chống đối của các đồng minh Mỹ là Việt Nam và Philippines, trong khi Brunei, Đài Loan, Malaysia cũng đòi hỏi phần của họ.
Câu lạc bộ được hình thành sau khi công an bắt giữ mấy chục người biểu tình chống Trung Quốc, đã xuống đường một cách hòa bình vào mỗi cuối tuần từ tháng Sáu đến tháng Tám năm ngoái. Ban đầu họ được để yên - trong một quốc gia cộng sản bị kiểm soát chặt chẽ, những vụ biểu lộ bất đồng chính kiến công khai hết sức hiếm hoi. Nhưng chính quyền lo ngại các cuộc biểu tình này sẽ trở thành một phong trào chống chính phủ rộng hơn và khó kiểm soát hơn – theo như nhiều nhà ngoại giao có quan hệ với các quan chức cao cấp cho biết.
Một số người biểu tình bị bắt và kết tội chống chính quyền. Trong số những người phản kháng có các nhà trí thức và các blogger, mà ngoài sự phẫn nộ của họ trước Bắc Kinh còn có các vấn đề nhạy cảm trong nước, từ hố sâu ngăn cách giàu nghèo quá lớn cho đến các vụ cưỡng chế đất đai, sự thô bạo của công an và việc hạn chế quyền tự do ngôn luận.
Sau khi bị trấn áp, Phương và những người chủ chốt trong phong trào phản kháng đã gặp nhau tại Thủy Tạ, một quán cà phê quen tên ở gần hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, để hoạch định các hoạt động mới. Công an ra lệnh cho chủ quán không được phục vụ họ. Họ bèn đến một quán khác, và chẳng bao lâu quán này bị đóng cửa. Phương nói : « Đó là lúc chúng tôi quyết định lập đội bóng đá. Chúng tôi cần phải gặp gỡ nhau hàng tuần ».
Có khoảng 30 cầu thủ tham gia buổi tập đầu tiên vào ngày 30/10 năm ngoái. Đến tháng Ba, đội có được trận đấu tầm cỡ đầu tiên trước một đội bóng được tài trợ bởi PetroVietnam, một công ty quốc doanh đã làm Trung Quốc bực tức qua việc khai thác dầu tại Biển Đông. Các cổ động viên của No U FC vẫy các khẩu hiệu phản đối Trung Quốc và hô to « Đả đảo Trung Quốc xâm lược ».
Phương cho biết, công an ra lệnh cho PetroVietnam không được chơi nữa. Chủ sân yêu cầu họ ra khỏi địa điểm để được yên. Những người có trách nhiệm của công an không muốn bình luận về việc này.
Nguyễn Văn Phương (giữa) đang chơi bóng với các đồng đội.
Mèo bắt chuột
No U FC chơi trò mèo vờn chuột với chính quyền trong nhiều tháng, thường tập trung tại nhiều sân banh khác nhau ở Hà Nội và luôn bị đuổi đi. Họ mặc áo thun màu đen và trắng, với hình chữ U bị gạch chéo ở phía trước, còn phía sau là chữ “Hoàng Sa”, tên Việt Nam của quần đảo bị tranh chấp Paracels.
Kể từ tháng Chín, họ tập trung lại hai lần một tuần tại một sân cỏ nhân tạo của quân đội, một cơ quan mà những người phản kháng cho biết là có thiện cảm với cuộc đấu tranh của họ. Nhưng công an mặc thường phục vẫn cảnh giác.
Một Chủ nhật mới đây, gần 100 thành viên của No U FC đã xuất đầu lộ diện. Họ tự hào với sự đa dạng của câu lạc bộ: người là nhà thơ, người khác là chuyên gia ngân hàng, tuổi từ 10 cho đến 60. Một số chơi bóng đá bằng đôi chân trần.
Ngoài niềm tin chung, họ còn đoàn kết với nhau qua một yếu tố khác: hầu như tất cả đều đã từng bị bắt, cùng với những người ủng hộ như ông Tạ Trí Hải, một nghệ sĩ vĩ cầm thường đội chiếc nón cao bồi bằng rơm, chơi những bản nhạc dân gian bên ngoài sân cỏ.
Nguyễn Văn Dũng, thủ môn và là người tổ chức nói: “Chúng tôi đang mạnh mẽ hơn nhờ truyền thông xã hội”. Số thành viên của câu lạc bộ đã tăng lên 120 người, liên lạc chặt chẽ với nhau qua Facebook. Anh chỉ trích chính quyền mà anh cho là đã tỏ ra nhu nhược trước yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh, trong đó có sự kiện tàu cá Trung Quốc hồi tháng trước được cho là đã cắt cáp một tàu thăm dò của PetroVietnam gần Vịnh Bắc bộ. Anh cho rằng “Chính phủ Việt Nam cần gây áp lực nhiều hơn lên Trung Quốc”.
Một điều chừng như khó thể xảy ra.
Nghệ sĩ violon Tạ Trí Hải (trái) bên ngoài sân cỏ.
Ngại phản đối mạnh mẽ
Việt Nam lệ thuộc nặng nề vào Trung Quốc. Máy móc, dầu lọc và thép nhập khẩu từ Trung Quốc là tâm điểm của một nền kinh tế lệ thuộc vào nhiên liệu, khiến thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc từ 185 triệu đô la vào năm 2001 đã tăng lên13 tỉ đô la trong năm 2011.
Căm hờn đối với Trung Quốc rất sâu sắc, bắt rễ từ tình cảm tự hào dân tộc và cuộc đấu tranh giành độc lập sau nhiều thập kỷ chiến tranh và bị đô hộ. Những ngôi chùa xám màu rêu với những dòng chữ Hán khắc ở trên nằm rải rác quanh Hà Nội nhắc nhở hơn một ngàn năm Bắc thuộc, kết thúc vào thế kỷ thứ 10.
Một số gợi nhớ đến sự xâm lăng của quân đội Trung Quốc vào miền Bắc Việt Nam năm 1979, và những cuộc xung đột biên giới tiếp diễn cho đến thập niên 80.
Tiền bạc của Trung Quốc bắt đầu đổ vào nhỏ giọt kể từ năm 1991, khi quan hệ được bình thường hóa, đạt đến 120 triệu đô la đầu tư vào năm 1999. Từ đó trở đi, đầu tư Trung Quốc tăng vọt lên 21 tỉ đô la, tính cả giá trị của các dự án của Hồng Kông tại Việt Nam. Các nhà ngoại giao nói rằng, điều này giúp giải thích sự miễn cưỡng của Việt Nam, không muốn phản đối mạnh mẽ trước những khiêu khích của Trung Quốc.
Tại hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Đông Nam Á ngày 19/11 ở Cam Bốt, Trung Quốc đã thành công trong việc ngăn trở cuộc tranh luận xung quanh một nghị quyết về việc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, bác bỏ những nỗ lực khởi đầu một cuộc thương thảo chính thức về vấn đề này, tránh những chỉ trích của chính quyền Obama về tham vọng trên biển của Bắc Kinh. Trong khi Philippines đưa ra lời phản đối chính thức, thì lại không có tuyên bố công khai nào từ phía Việt Nam.
Những ngày sau đó, khi tỉnh Hải Nam của Trung Quốc cho phép cảnh sát biển được lên tàu và bắt giữ những tàu nước ngoài hoạt động “bất hợp pháp” tại vùng Biển Đông trong năm tới; Philippines, Singapore và Tổng thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á bày tỏ sự quan ngại. Việt Nam vẫn giữ im lặng.
Chỉ khi các tàu Trung Quốc bị tố cáo là đã phá hoại các hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam bằng việc cắt cáp, thì chính quyền mới ra thông cáo lên án ngày 4/12.
Anh Lã Việt Dũng xăm logo No U lên cánh tay.
Phương, 25 tuổi, muốn rằng chính phủ nước mình tỏ ra nhất quán hơn trong các tuyên bố công khai trước các tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc. Và anh không thể hiểu nối vì sao chính quyền lại không hỗ trợ cho mình. Anh nói: “Chúng tôi là những người yêu nước”.
Phương cho biết anh đã bị bắt ba lần và bị mất việc ở một cửa hàng bán đồ điện tử, sau khi công an gây áp lực lên người chủ. Đồng đội của anh là Lê Dũng cũng tỏ ra kiên quyết. Anh nói rằng vợ anh đã ly dị vì anh không muốn ngưng các hành động phản kháng. Một cầu thủ khác là Lã Việt Dũng, đã xăm logo của câu lạc bộ lên cánh tay.
Trong số những ủng hộ viên của câu lạc bộ có những nhà ly khai được nhiều người biết đến như ông Lê Gia Khánh, 80 tuổi, từng bị tù 6 năm vì đã hỗ trợ nhà cầm quyền Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương kết thúc năm 1954, và bị giam lần thứ hai trong cuộc chiến tranh Việt Nam – Hoa Kỳ. “Đội bóng này hiện diện để chứng tỏ rằng ngọn lửa trong trái tim chúng tôi vẫn luôn được thắp sáng” – ông nói sau khi reo hò cổ vũ cho đội bóng từ bên ngoài sân cỏ.

Bài viết liên quan:
Chính phủ Việt Nam phải kìm hãm chủ nghĩa dân tộc cực đoan
 
 

Copy từ: Thụy My RFI