CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

VỀ BỐ CÁO “KHÔNG TIẾP NGƯỜI NHẬT, NGƯỜI PHI, NGƯỜI VIỆT NAM VÀ CHÓ”


Nguyễn Thu Trâm, 8406
Gần đây, một nhà hàng bán thức ăn nhanh "Snacks Bắc Kinh", gần khu vực tử cấm thành của Trung Cộng dán một bố cáo với nội dung  là "Cửa hàng này không tiếp đón người Nhật - Người Philippines - Người Việt Nam và CHÓ". Bố cáo đó đã được một người Mỹ gốc Hoa chụp lại và phổ biến trên mạng xã hội vào ngày 22 tháng 02 vừa qua, đã gây bất bình và phẫn nộ không chỉ riêng ở Việt Nam, mà cả Nhật Bản và Philippines. Đối với những người có lòng tự trọng dân tộc, thì bố cáo đó là một đại xúc phạm danh dự dân tộc, khó có thể bỏ qua.
Ngoại trừ giới lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam, vốn quen luồn cúi, bợ đỡ, ăn mày và nô lệ Trung cộng ngót một thế kỷ qua, nên họ dững dưng, vô cảm trước sự xúc phạm đó của tên doanh gia Tàu Phù, còn lại thì mọi người dân Việt Nam, không một ai lại không cảm thấy phẫn nộ trước cách hình thức lăng nhục dân tộc Việt Nam một cách khốn nạn của tên tàu phù khốn kiếp này.
Tuy nhiên, việc người Tàu khinh bỉ dân Việt không phải là chuyện mới mẻ gì mà từ xa xưa, người Tàu từ xa xưa vốn đã tự đại dân tộc, tự xem mình là trung tâm của vũ trụ, rằng mọi tinh hoa của nhân loại đều phát nguyên từ đất nước này nên mới tự đặt cho mình cái tên Trung Hoa, hay Trung Quốc. Còn lại, đối cới các dân tộc khác, người Tàu đều xem như là man di mọi rợ. Tộc người Bách Việt ở Phía Nam sông Dương Tử bị gọi là Nam Man, tộc người Triều Tiên và Nhật Bản ở phía Đông thì bị gọi là Đông Di. Nghĩa là, cứ không thuộc tộc người ở Trung Nguyên thì đều là Man Di, Mọi Rợ.
                            
Ấy vậy mà suốt 1.000 năm bắc thuộc, cùng với chính sách cai trị vô cùng bạo ngược, người Hán đã tìm đủ mọi cách để đồng hóa giống dân Bách Việt, nhưng mọi nổ lực đều thất bại bởi ý chí quật cường của dân Bách Việt.
Với chính sách bang giao của hai đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam hiện nay, với sự nhược hèn của lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam hiện nay, người ta e rằng Việt Nam sẽ phải rơi vào thời kỳ Bắc Thuộc lần thứ năm là diều khó tránh khỏi. Với 4 lần Bắc thuộc kéo dài ngót 1.000 năm, những rồi Việt Nam vẫn giành được độc lập, vẫn giữ vẹn quốc túy quốc hồn, ấy là nhờ quân dân một lòng đánh giặc, tướng sỹ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.
Trong tinh thần ôn cố tri tân, chúng ta hãy ngược dòng lịch sử với cả 4 thời kỳ Bắc thuộc, để  được cảm thấy tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm, giữ gìn vẹn toàn bờ cõi của cha ông ta, mà để từ đó chúng ta suy nghĩ phải làm gì trước một đại họa mất nước, trước một nguy cơ Bắc thuộc lần thứ 5 với sự hợp tác toàn diện của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam với quân xâm lược Bắc phương trong tiến trình xâm lăng nước Việt và đồng hóa dân Việt của Trung cộng:
Thời Bắc thuộc lần thứ 1 trong lịch sử Việt Nam kéo dài từ năm 207 Trước Công Nguyên cho đến năm 39. Đó là thời kỳ nô lệ tối tăm của dân Việt kéo dài hơn 200 năm, nước Việt đặt dưới ách cai trị của phong kiến Trung Quốc mà Việt sử không ghi nhận một cuộc nổi dậy chống đối đáng kể nào của người Việt. Chỉ có những việc chống đối quy mô tương đối nhỏ, lẻ, giết quan lại nhà Hán, đã khiến nhà Hán phải điều động quân đội từ Kinh Sở (Hoa Nam) xuống trấn áp. Cho đến năm 40, do sự tàn bạo của thái thú Tô Định -trấn trị từ năm 34- hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị đã nổi dậy chống lại sự cai trị bạo tàn đó của nhà Hán. Tô Định bại trận, bỏ chạy về cố Quốc, Hai Bà Trưng xưng vương, xác lập quyền tự chủ của người Việt. Thời Bắc thuộc lần 1 chấm dứt.

Thời Bắc thuộc lần thứ 2 trong lịch sử Việt Nam kéo dài từ năm 43 đến năm 543 là thời kỳ nô lệ kéo dài ngót 500 năm. Thời kỳ này bắt đầu khi Mã Viện theo lệnh Hán Quang Vũ Đế đánh chiếm lại Giao Chỉ từ tay Trưng Vương, kéo dài đến khi Lý Bí khởi binh đánh đuổi thứ sử nhà Lương là Tiêu Tư năm 542 rồi lập ra nước Vạn Xuân năm 544.

Thời Bắc thuộc lần thứ 3 trong lịch sử Việt Nam kéo dài từ năm 602 đến năm 905. Thời kỳ này bắt đầu khi Tùy Văn Đế sai Lưu Phương đánh chiếm nướcVạn Xuân, bức hàng Hậu Lý Nam Đế, kéo dài cho đến khi Khúc Thừa Dụ tiến vào Đại La, giành quyền cai quản toàn bộ Tĩnh Hải quân năm 905 - thời Đường Ai Đế, ông vua bù nhìn trong tay quyền thần Chu Ôn. Đây là thời kỳ dân Việt lại chịu thêm hơn 300 năm nô lệ giặc Tàu.

Thời Bắc thuộc lần 4 hay thời thuộc Minh trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ năm 1407 khi nhà Minh đánh bại nhà Hồ và chấm dứt năm 1427 khi Lê Lợi đánh đuổi được quân Minh ra khỏi bờ cõi, giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Thời kỳ thuộc Minh chỉ kéo dài 20 năm.

Cuối thế kỉ 14 nhà Trần sa sút, Hồ Quý Ly dần dần kiểm soát cả triều đình, ra nhiều biện pháp thanh trừng những người trung thành với triều Trần. Ông lên ngôi vua năm 1400, đặt tên nước là Đại Ngu, bắt đầu thực hiện nhiều cải tổ trong hệ thống chính trị và xã hội. Tuy nhiên, do thực hiện quá nhiều thay đổi trong thời gian ngắn, lại không được nhiều cựu thần nhà Trần cũng như dân chúng ủng hộ, lại thêm tình hình kinh tế và xã hội toàn quốc suy yếu vì nhiều nguyên nhân, nên đất nước rơi vào khủng hoảng. Nhân cơ hội đó, năm 1406 nhà Minh ở Trung Quốc dùng chiêu bài “phù Trần diệt Hồ” để mang quân sang xâm lược nước Đại Ngu. Nhà Hồ nhanh chóng thất bại hoàn toàn vào giữa năm 1407. Nước Đại Ngu bị tiêu diệt và bị sát nhập vào lãnh thổ Trung Quốc. Việt Nam bị Trung Quốc đô hộ trở lại sau 500 năm độc lập tự chủ.




Copy từ: Nguyễn Thu Trâm

Tổng Bí thư Việt Nam yêu cầu xử lý ‘suy thoái tư tưởng chính trị’


Tổng Bí thư Ðảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Ðảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nói đã xuất hiện những ý kiến có thể bị coi là ‘biểu hiện của suy thoái về nhận thức tư tưởng’trong các góp ý sửa đổi hiến pháp.

"Vừa rồi đã có các luồng ý kiến, cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống."

Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm đấy, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thế là suy thoái chứ còn gì nữa...
Bản tin thời sự của Đài truyền hình Việt Nam tối 25/2 dẫn lời ông Trọng phát biểu như vậy trong khi ông tới tỉnh miền bắc Phú Thọ.

"Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm đấy, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thế là suy thoái chứ còn gì nữa. Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì? Nên phải quan tâm xử lý những điều đó."

Cũng trong bản tin vừa kể, xướng ngôn viên của Đài truyền hình Việt Nam nói: ‘góp ý dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992, nhiều ý kiến khẳng định vai trò lãnh đạo của đảng đối với nhà nước, và xã hội là một tất yếu lịch sử’.

Quốc hội Việt Nam hiện đang lấy ý kiến của người dân về bản dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 cho tới cuối tháng Ba.

Hồi đầu tháng Hai, hàng chục nhân sỹ, trí thức có uy tín ở trong nước đã gửi bản kiến nghị sửa đổi hiến pháp lên quốc hội, trong đó nhấn mạnh tới các quyền cơ bản của người dân.

Nhà văn Võ Thị Hảo.Nhà văn Võ Thị Hảo.
​​Bản kiến nghị này hiện đã nhận được hàng nghìn chữ ký ủng hộ. Nhà văn Võ Thị Hảo là một trong số những người ký vào bản kiến nghị. Bà nói:

"Hiến pháp là điều rất quan trọng đó là đạo luật gốc. Người dân có được bảo vệ cái quyền đương nhiên của mình hay không, có được quyền tự do hay không, một chính thể họ sẽ bị kiềm chế, đi vào con đường độc tài và đồi bại…Có bao nhiêu thứ quan trọng trong hiến pháp. Bởi vậy, tôi rất quan tâm đến hiến pháp ngay từ những ngày đầu tiên khi mà đặt vấn đề sửa đổi hiến pháp. Tôi thấy rằng là dù có thế nào, tôi vẫn phải quan tâm tới hiến pháp này và tôi đã góp ý, ký kiến nghị sửa đổi hiến pháp. Tôi nghĩ đó là hiến pháp đương nhiên, tốt, và nó công bằng đối với mọi lực lượng, mọi tầng lớp. Công bằng cả với đảng cầm quyền hiện này đang toàn quyền lãnh đạo, đó là đảng cộng sản. Tôi nghĩ đảng cộng sản chẳng thiệt thòi gì trong vấn đề này."
Nếu mà gọi những người đã nghe theo lời kêu gọi góp ý cho hiến pháp sửa đổi 1992, và khi mà người ta đã chân thành góp ý mà lại gọi thế là suy thoái đạo đức thì đúng là không thể tưởng tượng nổi. Tôi không thể tưởng tượng nổi một tổng bí thư lại có thể nói như vậy...

Bà Hảo nói rằng kiến nghị sửa đổi hiến pháp của các nhân sỹ, trí thức, ‘không bác bỏ quyền của đảng, nhưng phải đặt đảng trong một cái sự cạnh tranh tốt về mặt công việc và uy tín’.   

Nữ nhà văn từng nhiều lần lên tiếng về các vấn đề trong xã hội nói rằng bà ‘không thể tưởng tượng nổi’ khi nghe lời phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng.

"Nếu mà gọi những người đã nghe theo lời kêu gọi rằng hãy góp ý cho hiến pháp sửa đổi 1992, và khi mà người ta đã chân thành góp ý mà lại gọi thế là suy thoái đạo đức thì đúng là không thể tưởng tượng nổi. Tôi không thể tưởng tượng nổi một tổng bí thư lại có thể nói như vậy trong khi trước đó thì đã kêu gọi người ta góp ý vào hiến pháp. Các nhà cầm quyền ở Việt Nam thường nói rằng là Việt Nam rất là dân chủ, thậm chỉ còn có người còn nói dân chủ gấp triệu lần tư sản. Thế thì tại sao người ta góp ý vào hiến pháp, mình nghe hay không thì đó là cái việc tính sau, nhưng phải trân trọng các ý kiến đó chứ. Người ta góp ý một cách đàng hoàng và công khai, và những cái góp ý như thế tôi thấy rất là đúng và công bằng. Hiến pháp mà nó có những điều cơ bản như chúng tôi góp ý thì nó đã đem lại những sự phát triển rất tốt ở các nước khác và đem lại sự công bằng dân chủ, bình đẳng và tự do. Mặc dù không phải là tuyệt đối nhưng nó tiến bộ hơn rất nhiều so với hiến pháp 1992 và hiến pháp đó còn lấy lại được một số tinh thần quan trọng trong hiến pháp 1946 khi mà thành lập nhà nước này và ông Hồ Chí Minh đã cùng với một số trí thức soạn ra. Tôi nghĩ rằng là cái gì nó là sự thật, thì dù có thừa nhận hay không thì nó vẫn còn đó. Bao nhiêu đời người ta vẫn còn nhận xét về điều đó, sao có thể gọi đó là suy thoái được."

Nhà văn Võ Thị Hảo cũng cho biết bà cũng rất ngạc nhiên khi ban soạn thảo sửa đổi hiến pháp 92 ‘hoàn toàn bác bỏ việc góp ý, kiến nghị hiến pháp (của các trí thức) là không hợp lệ, không đúng nghị quyết của quốc hội’.

Bà Hảo còn cho rằng ‘tai họa lớn nhất mà những người Việt Nam đã gặp là cái tai họa luôn luôn bị đe dọa, và bị tước đoạt quyền làm người, quyền đương nhiên được nói, quyền bình đẳng với loài vật, tức là được kêu lên hồn nhiên’.



Copy từ: VOA

CHÍNH CHỦ, CHÍNH DANH CỦA HIẾN PHÁP LÀ GÌ?


* TS. TÔ VĂN TRƯỜNG
                 BVB- Chuyện này, mọi người đều đã nghe, nhưng với tâm trạng và suy tư cá nhân, tôi thấy cần nhắc lại: Ngày 25/2, phát biểu tại Vĩnh Phúc, TBT Nguyễn Phú Trọng nói: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức … Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa!”...

             Điều này khiến cho một số nhà trí thức cao niên, cao kiến và khá nổi tiếng trong nước tỏ thái độ bất bình. Có vị nói: “Ô, hóa ra mình nhiệt tình, vô tư, đưa cả sự nghiệp và uy tín ra “thế chấp”, lại moi óc huy động lượng nơ-ron thần kinh tỉnh táo để góp ý với Đảng, hóa ra nay bị  “quy vào” suy thoái. Một số vị gọi điện và gửi thư E.mail đến tôi, nói là: Chắc phải có thư hoặc tâm sự cá nhân nào đó gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rõ điều này. Tôi mạnh dạn khuyên, chưa chắc ông ta đã tiếp thu, cái kiến nghị của 72 vị đứng ra đại diện là quá đủ rồi. Làm gì TBT không biết? Mà nếu biết, thì ông ta đã không phát biểu như vậy. Nghe thế, có vị nói với tôi: “Thôi, có gì đành ‘ngậm đắng nuốt cay’ vậy, cũng phải ‘đành nhắm mắt đưa đưa mồm / Thử xem con tạo nó…bò lồm ngồm đến đâu’. Đành lòng vậy, cầm lòng vậy”.
                Suốt chiều, tôi cứ nghĩ: Khi các nhà trí thức còn tin tưởng là Đảng sẽ có đổi mới, đảng sẽ mạnh bạo sửa sai, đảng sẽ biết nghe tiếng nói thẳng nói thật, thì mới đưa kiến nghị như vậy. Mất công lắm, suy tư trăn trở lắm, chọn nội dung, chọn câu chữ, tu từ học mới ra được bản kiến nghị đó. Vậy mà nay đến TBT cũng bàng quan, còn bị “quy vào” như thế thì  đau lắm! Đến trí thức còn bị đối xử vậy, thì ý kiến người dân có là “cái đinh” gì không?
               Người dân tích cực, hào hứng, tham gia đóng góp ý kiến với Đảng chỉ khi có lòng tin của họ và mong muốn của Đảng được xây dựng trên nền tảng dám nhìn thẳng vào sự thật, thảo luận một cách công khai và dân chủ cùng với cả nước để tìm lối đi cho đất nước. Phát huy dân chủ là tạo cơ chế để người dân, đặc biệt giới trí thức tham gia vào mọi mặt của cuộc sống, nhất là phản biện xã hội. Phản biện cần phải được thực hiện trong quá trình hình thành, tạo ra cơ chế, đường lối, chính sách chứ không phải sau khi đã ban hành để tránh không còn phải xé rào! Ngay khi tổng kết rút kinh nghiệm đổi mới từ năm 1986 người dân đã được biết qua bài viết của GS Đặng Phong cho đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự: “Những cuộc điều tra thăm dò khách quan, vai trò của báo chí, vai trò của Quốc hội, các cơ quan nghiên cứu độc lập đã không có điều kiện để phát huy hết hiệu quả. Có nơi, chúng chỉ mang nặng tính chất hình thức, như những vật làm cảnh hơn là những công cụ hữu hiệu của xã hội. Thay vào đó là một hệ thống những kênh thông tin khép kín, vừa chậm chạp, vừa nghèo nàn và méo mó. Trong nhiều trường hợp, sự méo mó đó cộng với quyền uy đã dẫn tới những sai lầm mang nặng tính chủ quan, duy ý chí, mà sau này Đại hội Đảng lần thứ VI đã kiểm điểm và phê phán nghiêm khắc.”
                Trong thời gian vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng (Đảng quản và dân tự phát) đã có nhiều người viết góp ý với Đảng tùy theo chỗ đứng, góc nhìn về những điều mình mong  muốn nhất hoặc thấy rõ nhất. Có nhiều  bài viết chỉ 1 đến 3 trang nhưng có bài viết công phu đến hơn 40 trang, rất tâm huyết, quan tâm, trăn trở lo lắng về vận mệnh của đất nước. Nhiều phân tích, đề xuất sắc sảo, thẳng thắn mang tính đột phá về tư tưởng và hành động của các vị lão thành cách mạng, cán bộ nghỉ hưu, cựu chiến binh, giới trí thức, tiếc rằng vẫn chưa được làm rõ nét trong Dự thảo văn kiện! Phải chăng do ngôn ngữ bất đồng theo nghĩa nói bằng thứ tiếng khác nhau hay là do các vấn đề liên quan về phương thức, cách thức lắng nghe tiếp thu ý kiến?! Theo thiển nghĩ của tôi, nếu tiếp tục cất công làm phép quy chiếu, đem so sánh kết cấu, từng câu chữ, để tranh luận tìm ra vài ý mới hay nhiều chỗ khác xa với Hiến pháp 1992, nhưng hầu như đã báo động trước là chẳng giải quyết được vấn đề gì, bởi vì gò bó vào câu chữ rất bảo thủ, trì trê, sẽ bị cuốn theo lối mòn.
             Dù có viết góp ý hay đến mấy cũng thế thôi khi mà cốt lõi của vấn đề là người ta viết văn kiện vẫn theo lối tư duy, thói quen xưa nay là  “ý Đảng, lòng Dân” vừa không chuẩn, vừa quá cảm tính. Thực ra,  phải đặt ngược lại: Nguyện vọng của nhân dân phải trở thành ý chí của Đảng.  Nhận thức là cả quá trình, tiếc thay cho đến tận ngày nay, người ta vẫn coi câu khẩu ngữ  “ý Đảng, lòng Dân” như sự phát kiến vĩ đại. Ý là nói về lý trí, lý tính, duy lý có tính chất rất quan trọng, mang tính trí tuệ, thể hiện trong tư duy, định hướng, tầm nhìn, phương pháp luận, giải pháp v.v… Lòng có thể hiểu là thể hiện tình cảm, mong muốn. Chỉ khi nào viết dự thảo bổ sung, sửa đổi Hiến pháp và các văn kiện văn kiện phù hợp với thực tế đúng đắn, sáng tạo, phong phú, sâu sắc được xây dựng trên quan điểm “ý Dân, lòng Dân” thì mới có giá trị đi vào cuộc sống. Ngày xưa, Tư Mã Thiên có nói đại ý như sau: “Người phụ nữ làm đẹp vì người mình yêu, còn kẻ sĩ dốc sức vì tri kỷ”. Ngày nay, suy rộng ra, nếu Đảng với Dân là tri kỷ thì Đảng phải nghe Dân và Dân sẽ dốc lòng vì Đảng.
              Tôi chỉ đơn cử một vài ví dụ về quan điểm và các giải pháp đưa ra cần phải xem xét lại vì không logic, không được lòng dân. Lâu nay, nhiều vụ khiếu kiện gây bất ổn trong xã hội chính là liên quan đến vấn đề cho nhà nước toàn quyền phân phối "quyền sử dụng đất"! Câu hỏi được đặt ra là tại sao một chính quyền dù ở bất cứ vị trí nào từ trung ương đến địa phương có quyền lấy đất canh tác của dân để giao cho một doanh nghiệp khi cả hai về mặt luật pháp là hai thực thể kinh tế độc lập và giống nhau!? Ở các nước, chỉ có thể lấy lại đất tư nhân nếu như sử dụng để xây dựng công trình công cộng như đường sá, công viên, sân bay, bến cảng v.v… chứ không có quyền lấy đất giao cho doanh nghiệp. Làm như thế là phân biệt đối xử, vi phạm hiến pháp. Nếu vì lý do kinh tế mà lấy lại thì phải có cơ chế bảo đảm không có phân biệt đối xử, thí dụ  thông qua quyết định của cộng đồng và sau khi nhà nước lấy lại, phải có đấu giá để mọi người tham dự.   Vậy cái câu: “Đất đai là sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý vẫn nằm lù lù trong Hiên spáp và các bộ luật! Tự nó đã mâu thuân rồi. Làm gì có chuyện một người sở hữu và một ngươi được toàn quyền quản lý? Thế thì cái gọi là “sở hữu” là tiếng nước nào mà người dân không có chút quyền gì về đất đai?
          Từ trước đến nay, chúng ta quen nói đến “ý Đảng, lòng Dân”. Hô lên, rồi cùng nhau nói hoài, đến mức thành khẩu hiệu! Lịch sử cũng đã chứng minh rằng sức mạnh của Đảng là nằm trong khối đại đoàn kết toàn dân, thành công của Đảng là bởi các quyết sách của Đảng đưa ra phù  hợp với “lòng Dân”. Bởi vậy đã đến lúc phải nhận thức rằng “ý Đảng” cũng là “ý Dân”, từ đó có thể nói cụm từ quen thuộc trên thành “Đảng cần phải biết Ý Dân, lòng Dân” vừa đúng nghĩa, vừa sâu sắc hơn.  
             Tôi tán thành những lý giải về chủ đề này của tác giả Đặng Văn Huấn trong bài Đầu năm nói chuyện ‘chính trị', đăng trên TuanVN.net ngày 25-2:  “Hiến pháp phải xây dựng được mô hình sinh hoạt dân chủ, hạn chế tập trung quyền lực và lạm dụng quyền lực. Cụ thể là phải bảo vệ các quyền công dân được phản biện, tập hợp và giám sát nhà nước, đúng với tinh thần khẩu hiệu "dân bàn, dân làm, dân kiểm tra… Phải coi đây là một hình thức sinh hoạt chính trị dân chủ thực sự nhằm phát huy tiếng nói, nguyện vọng, lợi ích chính trị của người dân, và các lực lượng xã hội. Đây chính là một cơ hội lớn của Đảng và Nhà nước nhằm thu thập những tinh hoa trí tuệ trong nhân dân, để dám thay đổi những gì đã cũ kỹ, lạc hậu từ đó hội nhập với thế giới”.
            Để Hiến pháp thực sự có sức sống, nội dung phải được xây dựng trên tinh thần cầu thị, dân chủ lấy “Dân làm gốc”. Các vấn đề Đảng nêu ra xuất phát từ ý Dân, lòng Dân sẽ được sự ủng hộ của Dân, chỉ khi đó nội dung văn kiện, các câu chữ, khẩu hiệu mới biến thành sức mạnh vật chất để lần này có một bản Hiến pháp thực sự khoa học, hiện đại, văn minh. Tại sao lòng dân nói ra thì bị “quy vào là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức …”. Vậy, cái gì cũng ý đảng tuốt luốt, dân không được quyền “xía” vào chuyện gì cả, thì hô hào đóng góp gọi là “rộng rãi”, thực chất chỉ là mang cái tiếng dân chủ hình thức để làm gì? Hiến pháp của ai, cho ai, vì ai? Có đi vào đời sống được hay không? Hay sửa đổi, bổ sung lần này chỉ thêm rách chuyện nát băm rồi lớp sau lại sửa tiếp hoặc thậm chí nước ta bị sạt nghiệp vì không có Hiến pháp thực sự đầy đủ, trí tuệ, hoàn hảo, chính chủ, chính danh?
 TVT
  Copy từ: Bùi Văn Bồng