(ĐVO) - Trả lời phỏng vấn báo
chí ngay trước thềm Hội nghị Cấp cao ASEAN sẽ diễn ra trong hai ngày 24
và 25 tháng 4 tới, Thứ trưởng ngoại giao Phạm Quang Vinh cho biết: Tại
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN hồi đầu tháng, các nước nội khối đều
cho rằng ASEAN cần phải tiếp tục phát huy vai trò và tiếng nói của
mình trong vấn đề Biển Đông.
Dự kiến các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ cho ý
kiến chỉ đạo về phương hướng, tiếp tục phấn đấu trong thời gian tới để
đạt các mục tiêu chung về hòa bình, ổn định, an ninh an toàn hàng hải và
hợp tác cùng phát triển ở khu vực Biển Đông.
Việc biển Đông trở thành một trong
những chủ đề chính của Hội nghị Cấp cao ASEAN được các chuyên gia đánh
giá là hoàn toàn hợp lý bởi những quan điểm của các nước xung quanh vấn
đề này vẫn đang còn rất khác nhau, hơn nữa, những tranh chấp chủ quyền
cũng đang vô cùng phức tạp.
Ngày 11/4, Ngoại trưởng Indonesia
Marty Natalegawa tuyên bố trong Hội nghị bộ trưởng ngoại giao các nước
ASEAN tại Brunei rằng Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ ngồi lại với nhau
nhằm bàn thảo về việc xây dựng nên Bộ Quy tắc ứng xử về biển Đông (COC).
Điều đặc biệt trong tuyên bố này đó chính là cuộc gặp được đề xuất bởi
chính Trung Quốc, nước trong thời gian gần đây tăng cường thực hiện các
hành vi gây hấn tại các khu vực tranh chấp ở biển Đông.
Sự chủ động đề xuất tiến hành đàm phán
COC của Bắc Kinh đã gây một chút ngạc nhiên cho nhiều người vì thời
gian gần đây Trung Quốc vẫn liên tục thực thi các hành động xác quyết
chủ quyền tại biển Đông. Đó chủ yếu là các hành động đơn phương dựa trên
sức mạnh, phủ nhậnlợi ích và quyền lợi của các nước khác ở khu vực
tranh chấp. Những tưởng Bắc Kinh sẽ tiếp tục cứng rắn trong vấn đề chủ
quyền lãnh thổ, thì họ lại đề xuất cho việc bàn thảo về COC, cơ chế mà
Trung Quốc luôn nhiều lần trì hoãn đàm phán.
Mặc dù chủ động tiến hành đàm phán COC
nhưng Trung Quốc vẫn có những hành động vi phạm trắng trợn chủ quyền
của các nước trên biển Đông khi tuyên bố toàn thể tài nguyên thiên nhiên
trong khu vực này là tài sản quốc gia, liên tục xây dựng cơ sở hạ tầng
trái phép trên các đảo trên quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt
Nam).
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm hỏi và hứa sẽ hậu thuần ngư dân tại Đàm Môn thành phố Chu Hải. |
Mới đây, ông Tập Cận Bình có chuyến
thị sát và làm việc tại cảng Đàm Môn / thành phố Chu Hải. Phát biểu tại
đây, chủ tịch TQ đã cho biết chính phủ sẽ tiếp tục ủng hộ, hậu thuẫn ngư
dân nước này tiến hành các hoạt động đánh bắt trái phép trên Biển Đông.
Ông Tập Cận Bình khẳng định, chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng
cường các biện pháp hỗ trợ ngư dân đẩy mạnh các hoạt động đánh bắt dài
ngày trên biển. Bên cạnh đó, lực lượng chấp pháp Trung Quốc cũng sẽ tăng
cường các biện pháp tuần tra, chấp pháp bảo đảm an ninh cho ngư dân
nước này.
Một bài báo trên Bưu điện Hoa Nam đã
nhận định, động thái thăm ngư dân Hải Nam của Tập Cận Bình khi vừa tiếp
quản ghế Chủ tịch nước là "chưa từng có tiền lệ", được xem như một thông
điệp đe dọa các quốc gia láng giềng đang có tranh chấp ở Biển Đông.
Không những thế, Bắc Kinh còn đổ lỗi
cho các nước láng giềng và Mỹ làm căng thẳng thêm tình hình biển Đông.
Trong sách trắng mới được TQ ban hành, nước này đã tỏ ra rất khó chịu
với chính sách tái cân bằng lực lượng và chuyển trọng tâm chiến lược của
Mỹ về khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trung Quốc đã chụp mũ khi quy
kết rằng chính sách này của Mỹ đã "khuyến khích" Nhật Bản, Philippines
và Việt Nam trong các tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc.
Trong khi đó, những hành động cũng như
các phát biểu của giới chức Đài Loan gần đây cũng khiến cho tình hình
biển Đông thêm phức tạp. Cảnh sát biển Đài Loan (Cục Tuần tra biển) đã
quyết định chi 19 triệu Đài tệ để đánh giá dự án về tác động môi trường
khi xây dựng mở rộng cầu tàu (trái phép) trên đảo Ba Bình để tăng cường
cái gọi là "khả năng phòng thủ".
Đảo Ba Bình, Nam Yết - Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam- bị Đài Loan đưa lên các phương tiện truyền thông để tuyên bố cái gọi là "chủ quyền" đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam |
Trong khi đó, lãnh đạo Đài Loan Mã Anh
Cửu khi đề cập đến vấn đề biển Đông một buổi hội thảo trực tuyến với
đại học Stanford ngày 16/4 đã khẳng định ấn đề Biển Đông phức tạp hơn và
nhiều bên tuyên bố chủ quyền hơn so với Hoa Đông. Mã Anh Cửu cho hay
ông đã dành hơn 40 năm để nghiên cứu về vấn đề Biển Hoa Đông. Ông Cửu
cho rằng vấn đề cốt lõi của tranh chấp lãnh thổ (Trung - Nhật - Đài) là
tài nguyên chứ không phải những hòn đảo, do đó các bên tranh chấp muốn
giải quyết đầu tiên phải thiết lập cơ sở tin cậy lẫn nhau.
Vì vậy ông kêu gọi các bên gác lại
tranh chấp và cùng khai thác, chia sẻ nguồn lợi kinh tế ở các khu vực
này. Và Hiệp định nghề cá Đài - Nhật được Mã Anh Cửu xem như một mô hình
để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình vấn đề Biển Hoa Đông và
Biển Đông.
Với Philippies, quốc gia được cho là
có động thái cứng rắn khi tiến hành kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế
cũng liên tục có những động thái củng cố chủ quyền quốc gia trên biển
Đông như tăng cường sức mạnh quân đội hay củng cố mối quan hệ đồng minh
thân thiết với Mỹ. Không chỉ tiến hành tập trận chung với Mỹ nhằm tăng
cường sự tinh nhuệ cho quân đội của mình, Philippines cũng thể hiện ý
định muốn Mỹ hỗ trợ xây dựng một đội quân "phòng ngự Biển Đông" vững
mạnh.
Lính Mỹ, Philippines tập trận "Vai kề vai" |
Theo thời báo Hoàn Cầu ngày 19/4,
trong lúc cuộc tập trận chung Mỹ - Philippines có tên gọi Vai kề vai kết
thúc, một quan chức Mỹ tiết lộ rằng Washington đang cân nhắc việc trợ
giúp Philippines xây dựng một đội quân "phòng ngự Biển Đông" vững mạnh
để đối phó với hoạt động (leo thang bành trướng) của Trung Quốc cũng như
bảo vệ "lợi ích của Mỹ" tại Biển Đông.
Trước đó hôm 17/4 tờ Manila Standard
Today dẫn lời tướng Terry Robling, Chỉ huy trưởng lực lượng Thủy quân
lục chiến Mỹ tại Thái Bình Dương cho biết ông hy vọng Philippines sẽ xây
dựng được một lực lượng "cơ động quốc gia" để có thể "bảo vệ lãnh thổ"
của mình. Vị tướng này cho biết thêm quan hệ quân sự Mỹ - Philippines có
thể giúp ngăn chặn sự leo thang tranh chấp lãnh hải (trên Biển Đông).
- Mai Lan
Copy từ: Đất Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét