CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013

Công An huyện ngăn cản người dân đi lễ


VRNs (31.08.2013) – Nghệ An – Đang trong lúc nhà nước Việt Nam vận động để được trở thành thành viên của Hội đồng nhân quyền LHQ, thì công an ở tại nhiều nơi ở Việt Nam vẫn ra tay đàn áp tôn giáo như mới xảy ra hôm 28.08 tại Cần Thơ.
Nhân đây, chúng tôi muốn tường thuật lại một sự việc xảy ra tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, cách nay ba tháng.
Vào ngày 25.05.2013, tại giáo xứ Song Ngọc, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã xảy ra việc công an ngăn cản người dân đi lễ.
Nhận được tin, chúng tôi lên gặp trực tiếp cha JB Nguyễn Đình Thục là cha xứ giáo xứ Song Ngọc, cùng chị Maria Nguyễn Thị Huế là giáo dân Song Ngọc, để nghe kể lại vụ việc xảy ra vừa rồi.
Cha không trực tiếp bị bắt bớ nhưng Ngài được các giáo dân cho biết. Cha kể: “Vào lúc 6h30 phút ngày 25.05.2013, tôi được ông Trình, trưởng Ban hành giáo xứ gọi điện báo: con cùng 11 người trong giáo xứ đi tham dự Lễ khấn dòng nhưng đến ngã tư Cầu Giát thì bị công an chặn đường và kiểm tra. Họ bắt đem trả khách Song Ngọc về”.
Ông Trình kể chi tiết sự việc như sau: “Một số công an chặn xe và gọi tài xế ra sau xe nói gì thì chúng con không biết. Nhưng sau đó tài xế đã cho xe quay trở về. Dọc đường tài xế có nói là do trên xe có người giáo dân Song Ngọc nên công an bắt phải trả hết khách Song Ngọc rồi mới cho xe chạy”.
Cha Thục cho biết: “Ngay lúc đó tôi gọi điện cho công an huyện và hỏi tại sao như thế? Tôi nói thẳng: làm như vậy là đàn áp tôn giáo. Tại sao các ông không cho giáo dân đi Lễ? Lần này là cấm đi lễ lần sau sẽ cấm không cho dâng lễ trong nhà thờ phải không? Công an chối thẳng rằng ‘không phải đâu cụ. Đây có thể là vấn đề liên quan đến xe, do đông người hay thế nào đó”.
Cha Thục kể tiếp: “Bức xúc quá nên tôi đã trực tiếp gọi cho công an tỉnh Nghệ An. Tôi hỏi: ‘không cho người tôi đi lễ có phải là đàn áp Công giáo không?’ Anh công an nghe máy không nói gì. Tôi lại hỏi tiếp: ‘tại sao các anh lại chỉ thị cho công an huyện Quỳnh Lưu không cho giáo dân Song Ngọc đi lễ? Các anh đừng có trắng trợn mà làm việc đó với tôi’.
Lúc này công an Tỉnh mới trả lời: “Sự việc này cụ cứ bình tĩnh. Sự việc này chúng tôi đã trình bày với cụ Giám Mục rồi. Có gì thắc mắc thì cụ cứ gặp cụ Giám Mục”.
Cha Thục cho biết sau đó ngài có đến tận nơi giáo dân bị chặn, nhưng giáo dân đã được trả về, nên không thấy. Một số người không về mà ở lại bắt xe khác để đi tiếp cho kịp dự lễ.
Sáng ngày thứ hai, 27.05, cha Thục xin gặp Chủ tịch Huyện để yêu cầu làm rõ sự việc. Nhưng họ đã trình bày lý do này lý do khác để từ chối không gặp cha. Thế là vụ việc này lắng xuống.
Chúng tôi hỏi cha tại sao cha không gặp Đức giám mục để tìm hiểu rõ họ đã nói gì cùng Đức giám mục (ĐGM)? Cha Thục nói: “không biết là như thế nào, cũng không biết ngài đã nói gì với họ. Vì thế cha thôi không đặt vấn đề với ĐGM nữa. Cha có nói thêm: “không phải vì cha sợ công an, mà vì biết rõ rằng muốn tố cáo thì phải có bằng chứng, nhân chứng. Vậy mà trong tay cha không có gì để tố cáo cả. Cha rất bực mình, bức xúc trước hành động của công an. Nhưng cũng không làm được gì hơn, vì nhà xe không bao giờ đứng ra tố cáo công an. Làm như vậy thì xe của họ sẽ không bao giờ được làm ăn trên tuyến đường này nữa”.
Cha cũng đã nghi ngờ rằng: “Nguyên nhân công an chặn xe có thể là công an đã biết ý định của chúng ta. Đúng vào ngày lễ khấn Dòng thì Tòa Án tỉnh Nghệ An xử 14 Thanh Niên Công Giáo tại Thành Phố Vinh. Trước đó, trong Thánh Lễ sáng cha thông báo giáo dân đi lễ khấn và nhân tiện xuống Tòa Án đi tham dự phiên tòa”.
Việc công an ngăn chặn giáo dân đi lễ là vi phạm tự do tôn giáo. Còn lấy lý do sợ công dân ra tham dự phiên tòa xử công khai thì công an tiếp tục vi phạm vào quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Vài năm nay, tình trạng vị phạm tự do tôn giáo ở Việt Nam không giảm, mà còn gia tăng như thường xuyên đàn áp các chức sắc Đạo Cao Đài ở Miền Nam, tấn công thô bạo tin hữu Phật giáo Hòa Hảo. Chỉ riêng tại giáo phận Vinh, công an đã đập tượng Đức Mẹ tại giáo điểm Con Cuông, đóng cửa nhà nguyện, ngăn cấm giáo dân tham gia phụng vụ.
Anna Bùi Thị Thanh
Học viên khóa Thừa Sai


Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế

An ninh giả dạng côn đồ giết người và cố ý hủy hoại tài sản

 
VRNs (01.09.2013) – Bà Rịa – “…để đảm bảo tôn trọng pháp luật, đảm bảo quyền chính đáng Công dân, tạo niềm tin vào công lý, vào pháp luật cho người dân, chúng tôi yêu cầu cơ quan chức năng xem xét hành vi tội phạm cố ý giết người và hủy hoại tài sản của 3 tên Phan Nhật Tân, Lê Quốc Phong, Nguyễn Thành Phước, ba trong số những tên tham gia trực tiếp giết người, phá xe chúng tôi. Buộc chúng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội ác chúng gây ra và bồi thường mọi thiệt hại về tinh thần, vật chất bọn chúng gây ra cho chúng tôi.” Đó là những đề nghị trong Đơn tố cáo của Bà Trần Thị Nga, người đi trên xe ô tô của doanh nhân Lê Quốc Quyết ngày 20/8/2013 và bị rất đông an ninh mặc thường phục mượn tay CSGT chặn xe ô tô lại cho an ninh hành hung dã man bằng hung khí và đập phá tài sản trước mặt CSGT. Doanh nhân Lê Quốc Quyết là em trai luật sư Lê Quốc Quân đang bị giam giữ trái phép quá thời hạn pháp luật qui định.


VRNs đăng tải Đơn tố cáo của Bà Nga:
————————–
Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 27 tháng 8 năm 2013
ĐƠN TỐ CÁO
V/v: Hành vigiết người” và “cố ý hủy hoại tài sản”
 của Phan Nhật Tân, Lê Quốc Phong, Nguyễn Thành Phước.
Kính gửi:      CÔNG AN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Tôi tên là         : TRẦN THỊ NGA                Sinh ngày: 28/04/1977
CMND số       : 168125829
Thường trú tại : Tổ 8, phường Hai Bà Trưng, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Kính trình Quý Cơ quan Đơn tố cáo với nội dung sau:
1.    Nguyên vào khoảng 9 giờ sáng ngày 20/08/2013, Tôi (Trần Thị Nga) và con nhỏ (9 tháng tuổi) là Cháu Trần Văn Tài cùng Ông Lê Quốc Quyết, Ông Đinh Xuân Thi (sinh năm 1978, ngụ tại Xã Nghi Long, H. Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An); và Ông Lê Đình Nguyên (sinh năm 1988, ngụ tại Xóm Vĩnh Hoàng, Xã Hợp Thành, H. Yên Thành, Tỉnh Nghệ An) có đi từ nhà số 106 Lê Hồng Phong, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về TP. Hồ Chí Minh bằng xe ô tô (biển số: 30T -7887).
Tới khoảng 9 giờ 30 phút sáng cùng ngày, khi xe chúng tôi đi tới đoạn đường Quốc lộ 51, Cổng chào TP. Vũng Tàu, thì có 3 Cảnh sát giao thông (“CSGT”) đeo bảng tên: Phạm Đức Nam, Nguyễn Minh Thái, Nguyễn Minh Tuấn ra hiệu lệnh dừng xe, trong khi xe của chúng tôi không hề vi phạm Luật Giao thông.
Sau khi đã cho xe dừng lại theo hiệu lệnh của CSGT, hai Ông Lê Quốc Quyết và Đinh Xuân Thi đã xuống xe để hỏi rõ lý do CSGT dừng xe. CSGT trả lời do nhận được tin báo.
2.    Trong lúc Ông Lê Quốc Quyết đang yêu cầu CSGT phải làm đúng pháp luật, không được dừng phương tiện đang tham gia giao thông tùy tiện khi xe không có dấu hiệu vi phạm Luật, thì có khoảng 6, 7 tên thanh niên hung dữ (mà sau này chúng tôi mới phát hiện chúng chính là những tên an ninh, côn đồ đã rình rập, đeo bám, đánh chúng tôi ngay tại một khách sạn ở Sài Gòn. Chúng bám theo, rình rập chúng tôi trong suốt thời gian chúng tôi ngụ tại nhà số 106, Lê Hồng Phong, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và rời khỏi nhà này đến đoạn đường như kể trên). Những tên thanh niên này tiến tới trao đổi gì đó với 3 CSGT.
Ngay sau đó, 6, 7 tên này bất ngờ lao vào tấn công hai Ông Lê Quốc Quyết và Đinh Xuân Thi. Chúng hung hãn túm tóc, đánh và lôi kéo Ông Đinh Xuân Thi, nhưng sau đó Ông Thi chạy thoát vào trong xe. Nguy hiểm hơn, chúng dùng gạch, đá đánh tới tấp Ông Lê Quốc Quyết và đập phá xe ô tô trong sự sợ hãi của Tôi cùng con nhỏ và những người đang ngồi trong xe là Ông Lê Đình Nguyên, Đinh Xuân Thi. Điều đáng nói là chúng hung hãn tấn công, đập phá tài sản ngay trước mặt 3 CSGT và rất nhiều người dân chứng kiến, bất chấp những lời la hét của Tôi: Công an (“CA”) chặn xe cho an ninh, côn đồ giết người …..
3.    Một hồi sau, có thêm lực lượng mặc đồng phục CA tới, và nhiều người khác, có ba trong số những tên đã đánh chúng tôi và đập phá xe ô tô mới bị khống chế một cách chiếu lệ. Chúng tôi đã yêu cầu lột bỏ khẩu trang của bọn chúng để quay phim, chụp hình làm bằng chứng nhưng CSGT ngăn cản. Ngay cả khi Ông Lê Quốc Quyết tiến tới cũng bị ngăn cản. Chúng tôi cũng yêu cầu giữ nguyên hiện trường, khám xét ngay bọn chúng để tước hung khí giấu trong người và thu thẻ ngành của chúng làm bằng chứng. Đồng thời lập Biên bản hiện trường có CSGT và người dân chứng kiến. Nhưng CA không chịu giải quyết và nhanh chóng giải thoát, đưa 3 tên bị khống chế rời khỏi hiện trường.
 Chúng tôi được CSGT tên Phạm Đức Nam dẫn chúng tôi về đồn CA TP. Bà Rịa sau đó bỏ đi. Tại trụ sở CA TP, chúng tôi không được giải quyết và cũng không được cung cấp thông tin về những tên đã tấn công mình. Chúng tôi yêu cầu quyết liệt phải lập Biên bản phạm pháp quả tang, phải có 3 CSGT, những người dừng xe chúng tôi cho bọn chúng tấn công, đập phá và nhất là phải có mặt 3 tên giết người, phá hủy tài sản…Nhưng CA tỏ ra thờ ơ, chiếu lệ …Mãi đến khoảng 12 giờ trưa, có một Khiểm sát viên đến chứng kiến, CA mới tiến hành lập Biên bản. Không nói gì đến hành vi giết người của những tên an ninh, côn đồ, mà tài sản hư hỏng do bị chúng cố tình đập phá được ghi nhận là “do tai nạn giao thông”. Chúng tôi phản đối cách làm việc và không chịu ký Biên bản sai sự thật này.
 Chúng tôi quyết liệt đấu tranh, vừa ôn hòa, kiên quyết cùng một vài người bạn khác, yêu cầu CA xử lý đúng sự thực, đúng pháp luật. Đến 14 giờ 30 chiều, CA mới chịu đưa CSGT đến, nhưng những tên an ninh, côn đồ thì CA nhất quyết bao che, không đưa đến, cũng không cung cấp thông tin chúng hiện ở đâu, chịu xử lý như thế nào? Lúc này, chúng tôi mới được biết ba tên giết người, cố ý phá hủy tài sản chúng tôi là Phan Nhật Tân, ngụ tại Tân Lập Thượng, H. Củ Chi, TP HCM; Lê Quốc Phong và Nguyễn Thành Phước, ngụ tại Dĩ An, Bình Dương. Quá trình làm việc, CA đã phải thừa nhận chặn xe sai, không đủ sức bảo vệ dân. Nhưng lại thể hiện thái độ coi thường dân, những người bị hại, cố tình kéo dài thời gian, cố tình không để ba tên bị không chế ra làm việc hoặc cho biết mặt. Họ cũng làm nhẹ đi hành vi cố ý giết người của những tên này. Còn hành vi cố ý đập phá chiếc xe ô tô, hủy hoại tài sản Công dân của những tên này được CA bao che bằng kết luận tại Biên bản nguyên nhân do“tai nạn giao thông” như đã nêu Chúng tôi sẽ tìm thêm chứng cứ để xem xét, tố cáo trước cơ quan pháp luật và công luận hành vi bao che, hoặc đồng lõa, thiếu trách nhiệm của những CSGT, CA từ hành vi ban đầu chặn xe chúng tôi trái pháp luật làm nguyên cớ cho an ninh, côn đồ tấn công, đập phá tài sản. Khi sự việc xảy ra thì can thiệp chậm, chiếu lệ, không kiên quyết và sau cùng thì cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án…
4.    Chúng tôi xét thấy:
a)    Những tên này (trong đó có ba tên Phan Nhật Tân, Lê Quốc Phong, Nguyễn Thành Phước) đã có hành vi cố ý tấn công người khác vô cớ bằng gạch, đá vào những vùng nguy hiểm như đầu, mặt, quyết thực hiện hành vi đến cùng, coi thường mạng sống người dân, xem thường pháp luật bất chấp mọi can ngăn của CSGT, ngay giữa ban ngày, nơi trung tâm đô thị, có đông người dân chứng kiến… Những tên này cũng đã ý thức rõ hậu quả chết người chắc chắn xẩy ra khi dùng gạch, đá (được Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP xác định là hung khí nguy hiểm) bổ thẳng vào đầu người khác. Vì vậy, hành vi của những tên này rõ ràng nhằm cố ý tước đoạt sinh mạng của Ông Lê Quốc Quyết trái pháp luật. Hậu quả chết người chưa xẩy ra là nằm ngoài mong muốn của những tên này, khi Ông Lê Quốc Quyết né tránh kịp, nên chỉ bị thương tích ở cổ, vai.
b)    Song song đó, nhằm khủng bố tinh thần những người đang ngồi trong xe, bọn chúng hung hãn, xem thường pháp luật, ngang nhiên cố ý đập phá, làm hư hỏng xe ô tô của chúng tôi ngay trước mặt CSGT, giữa ban ngày, nơi trung tâm đô thị có đông đảo người dân chứng kiến…
5.    KIẾN NGHỊ:
Từ trình bày trên, để đảm bảo tôn trọng pháp luật, đảm bảo quyền chính đáng Công dân, tạo niềm tin vào công lý, vào pháp luật cho người dân, chúng tôi yêu cầu cơ quan chức năng xem xét hành vi tội phạm cố ý giết người và hủy hoại tài sản của 3 tên Phan Nhật Tân, Lê Quốc Phong, Nguyễn Thành Phước, ba trong số những tên tham gia trực tiếp giết người, phá xe chúng tôi. Buộc chúng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội ác chúng gây ra và bồi thường mọi thiệt hại về tinh thần, vật chất bọn chúng gây ra cho chúng tôi.
Chúng tôi gửi kèm theo đây là những hình ảnh chứng cứ chứng minh tội phạm của những tên này. (http://www.youtube.com/watch?v=nINmiG5jfMc)
Trân trọng,

TRẦN THỊ NGA



Biên bản được lập tại trụ sở công an TP. Bà Rịa
Chi phí sửa chữa xe ô tô bị an ninh đập phá




Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế

Tự do

Trong lúc Việt Nam chuẩn bị đón mừng ngày 2 tháng 9, tôi xin tiếp tục bàn về ý nghĩa của ba lý tưởng: Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc. Tìm hiểu về ý nghĩa của cả ba lý tưởng nói chung và đối với Việt Nam nói riêng. Vào ngày 2 tháng 9 tôi sẽ cố gắng làm rõ mối quan hệ giữa những lý tưởng này với quan điểm cho rằng Việt Nam cần có một cuộc cải cách sâu rộng, thậm chí một diễn biến hòa bình do dân và vì dân Việt Nam, xuất phát từ những nỗ lực từ ngoài và trong bộ máy, từ trong và ngoài đảng cầm quyền.
Trong bài trước, tôi đã nêu rõ, độc lập quốc gia liên quan trực tiếp đến khái niệm uy quyền tối cao của một nhà nước. Tôi phân tích uy quyền chính đáng của bất cứ nhà nước nào phụ thuộc vào sự ưng thuận của nhân dân nước đó. Tôi khẳng định có 3 loại uy quyền. Một là sự uy quyền hình thức (tức là những gì được viết trên hiến pháp). Hai là, sự uy quyền thực quyền, tức là ‘de facto authority’ (ai có súng trong tay là người đó có uy quyền). Ba là uy quyền chính đáng có nghĩa là nhân dân chấp nhận sự lãnh đạo.
Tôi khẳng định vì những hạn chế của mô hình chính trị Lenin, chắc chắn là NNCHXHCN chỉ có uy quyền hình thức và uy quyền thực quyền. Rất khó để khẳng định là ĐCSVN có uy quyền chính đáng hay không trong khi Việt Nam chưa có cơ chế thăm dò sự ưng thuận của dân. Tôi kết thúc: “Tin vui” là Việt Nam có độc lập về nhiều mặt. “Tin buồn” là điều đó chưa giải quyết được những vấn đề bức xúc nhất ở Việt Nam. Mời bạn đọc hết bài ‘Độc Lập’ tại link này. Trong bài này chúng ta hãy đi sâu vào lý tưởng và khái niệm ‘Tự do’.

Tự Do

Tự do. Không có lý tưởng nào gây nhiều tranh cãi hơn đối với toàn dân Việt Nam, và nó cũng là một khái niệm quan trọng nhất trong cụm từ ‘Độc lập, Tự do, Hạnh phúc’. Tự do ở Việt Nam: “không có gì quý hơn”, Hay “không có gì”? Để trả lời câu hỏi này, ta cần biết rõ Tự do là cái gì, cũng như Tự do không phải là cái gì. Thoạt tiên, lý tưởng Tự do nghe có vẻ đơn giản. Và thực sự về mặt nào đó nó cũng đơn giản thôi. Thế nhưng, Tự do cũng có nhiều mặt phức tạp, không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với toàn thế giới.
Những nhà triết học Tây phương như Hobbes, Locke, và Rousseau đều có ý tưởng về Tự do dựa vào quan điểm của họ về bản chất con người . Trước họ hơn một nghìn năm cũng có quan điểm tương tự đến từ phương Đông, như từ Khổng tử. Cũng có nhiều quan điểm về Tự do đến từ những nhân vật lịch sử – nam cũng như nữ, thuộc mọi thành phần.
Nói cho cùng, ba quan điểm của Hobbes, Locke, và Rousseau là đặc biệt quan trọng. Hobbes xem bản chất của con người là man rợ. Ông nhận xét rằng cuộc đời của con người là “cách ly, khốn khó, ác nghiệt và hung bạo, và ngắn ngủi” (“solitary, poor, nasty, brutish, and short), và vì thế xã hội nào cũng cần có một Nhà Nước Leviathan (dịch ra là con rồng biển ác) để giữ trật tự xã hội.
Mặt khác, Locke cho rằng bản chất con người là tự do. Rousseau cũng đồng tình với quản điểm này. Cả hai người đều cho rằng bất kỳ sự thống trị nào cũng phải có sự ưng thuận của dân. Thế nhưng, trong khi Rousseau cho rằng dân chúng rốt cuộc phải chấp nhận sự thống trị của một nhà nước nhân đạo thì Locke không chịu và viết rằng quyền hạn của nhà nước phải tuyệt đối đối với quyền của dân và chỉ có thể thống trị nếu có sự ưng thuận của dân.
Khi nói về Việt Nam và chủ nghĩa Lenin thì ta thấy chúng có chất bi quan của Hobbes và chất lãng mạn của Rousseau. Quan điểm của Locke thì đã bị tiêu tán, dù nó có mặt trong Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ, Quyền Con Người của Pháp, và ngay cả trong Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh cách đây đúng 68 năm.
Như thế thì thật tiếc là ở Việt Nam những lý tưởng đó đã bị phá hoại trong những ngày tháng ban đầu của Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa mà đến bây giờ vẫn chưa được tái lập dù về hình thức thì chúng vẫn còn tồn tại.
Từ Hiến pháp 1946 đến nay, về hình thức, Việt Nam vẫn còn những lý tưởng như tự do con người, tự do hội họp, tự do báo chí, v.v… Thế nhưng từ 1946 đến nay, những lý tưởng đó đã bị tê liệt do gánh nặng của tư tưởng Lenin vốn cho rằng quyền của Đảng “tiên phong” là trên hết.
Một cái hay về xã hội chủ nghĩa (ở đây không nói gì về chủ nghĩa Lenin) là nó coi ‘công lý’ là vấn đề quan trọng. Thế nhưng, trong khi phái dân chủ xã hội tin rằng một nền kinh tế thị trường có thể được quản lý và điều tiết một cách hữu hiệu bởi một cơ chế dân chủ thì Lenin (và sau đó là Stalin, Mao và cả Hồ Chi Minh, Trường Chinh, v.v…) cho rằng một xã hôi cộng sản cần có “sự thống trị tuyệt đối của Đảng tiên phong”:
“Sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định bảo đảm sự ổn định và phát triển….”*
Đối với Lenin và những đồng chí của ông, sự thống trị tuyệt đối của ĐCS là thiết yếu. Cũng có lúc (như trong Chương trình Kinh tế mới) Lenin đã phải ôm lấy cơ chế kinh tế thị trường. Đừng nghĩ sai. Từ đảng Nhân dân Hành động (People’s Action Party) của Singapore đến Quốc Dân Đảng (Kuomintang) của Đài Loan cũng đã từng xem mô hình của Lenin là cần thiết. Hai đảng này đã chứng minh sự thống trị của một đảng theo mô hình Lenin cũng có thể liên kết chính trị và kinh tế.
Thế nhưng thực tế này liên quan đến Tự do như thế nào? Xin thưa: ở nước nào, nhà nước, dù lên cầm quyền bằng những phương tiện bạo động hay bất bạo động, dù quyết định bằng một quá trình độc tài hay dân chủ, quyết định những giới hạn của quyền Nhà Nước và trách nghiệm của dân.
Rất tiếc cho Việt Nam và các nước chủ nghĩa Lenin khác là họ đã lấy mô hình mà trong đó quyền của Đảng và Nhà Nước là tuyệt đối, và chẳng tôn trọng những quyền con người trong ý nghĩa phổ biến của nó.
Về lý tưởng, sự biện minh cho quyền lực tuyệt đối của nhà nước dựa vào một giả định sâu sắc và có vấn đề – đó là chỉ có ĐCS mới có thể bảo vệ được những lợi ích khách quan của nhân dân.
Giả định đó có phần tích cực, dù nó cực kỳ có tính tự phục vụ và nguy hiểm là nhà nước và ĐCS có thể đảm bảo công lý. (Trên thực tế, lịch sử cho thấy quản lý kinh tế tập trung thiếu khả thi). Mặt tiêu cực của nó là ở tất cả những nước theo chủ nghĩa Lenin thì đảng và nhà nước coi nhân dân là trẻ con, ngu dốt, không đầu óc.
Trong tình thế này thì những quyền hình thức về ngôn luận và hội họp hoàn toàn là một trò hề. Từ đó chúng ta thấy một sự mâu thuẫn cơ bản: một khi bất kỳ nhà nước nào, dù Liên Xô hay Việt Nam hiện nay, có quyền tuyệt đối thì họ không có cách nào để bảo đảm lợi ích khách quan của nhân dân.
Có hai quan điểm về Tự do có liên quan xin đề cập. Một là “Tự do negative” (tức là quyền cá nhân không bị vi phạm). Nó có nghĩa là nhà nước không được vị phạm quyền của ai cả bởi vì ai cũng có những quyền như nhau. Khái niệm này xuất phát từ chủ nghĩa tự do (liberalism) vốn cho rằng nhân dân cần có tự do đối với nhà nước.
Tức là giới hạn của quyền lực nhà nước nên được cụ thể hóa bởi nhân dân. Mặt khác khái niệm ‘Tự do “positive” (tiếng anh là “positive freedom”) ám chỉ nhân dân thực có đủ năng lực để làm những điều họ muốn, họ cần. Về lý thuyết, xã hôi chủ nghĩa cần có một Đảng tiên phong để bảo đảm những quyền tự do tích cực này.
Kinh nghiệm lịch sử cho thấy kinh tế thị trường có vấn đề đối với loại tự do này (thí dụ bạn có tự do về ngôn luận nhưng vì không có việc làm nên bạn cũng được tự do để sống dưới gầm cầu).
Nhưng mặt khác nền kinh tế tập trung hóa thường không hiệu quả, và cuối cùng cũng không hiệu quả đối với cả hai loại tự do nói trên. Vậy có thể nói dù Việt Nam có cơ chế thị trường, cơ chế chính trị không đủ hữu hiệu để đẩy mạnh cả hai thứ tự do này.
Hãy trở về Việt Nam và xem hiện nay dưới cơ chế thị trường những tự do positive của người dân là khá hơn dù sự mất công bằng càng nghiêm trọng. Trong khi đó thì những “tự do negative” gần như là không có hay chỉ có với những giới hạn khắt khe. Rõ rằng tình trạng này là lạc hậu.
Khi thanh niên ở thủ đô, ngay nơi cụ Hồ từng phát biểu về Tự do, đã bị công an đánh đập tàn tệ, thì ý nghĩa của Tự do ở Việt Nam là như thế nào vậy? Khi những ai muốn báo chí Việt Nam cổ động cho trách nhiệm giải trình của chính phủ bị bỏ tù và bị hành hạ như súc vật thì đó là Tự do chưa? Ở thời điểm này, điều duy nhất mà Hồ Chí Minh nói mà chúng ta nên nhớ đến chính là : “Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng tự do hạnh phúc  thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì.”
Hiện nay toàn dân Việt Nam đang tìm cách để người dân Việt Nam được sống tự do một cách thực sự. Và tôi cũng như nhiều bạn của Việt Nam thực sự hy vọng toàn dân Việt Nam sẽ thành công.
JL


Copy từ: Blog Jonathan London

“Cấp trên” của TP. Cần Thơ là giặc phương Bắc?

VRNs (31.08.2013) – Cần Thơ – Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan phản ứng trước việc công an, dân phòng và côn đồ tấn công các tín hữu Phật giáo Hòa Hảo (PGHH) khi đến nhà bà dự lễ giỗ.
“Việt Nam chúng ta về lịch sử, từ thời Vua Hùng dựng nước, vốn đã có một nền Văn Hiến quý báu đậm đà bản sắc của dân tộc, trong đó bao gồm những lễ nghi truyền thống con cháu hướng về cội nguồn Tổ Tiên Ông Bà làm điều hiếu nghĩa. Nhở vậy, mặc dầu Việt Nam đã trải qua bao cảnh thăng trầm lệ thuộc ngoại bang, nhưng là người Việt dòng giống Lạc Hồng điều có bổn phận bảo tồn. Vậy chính quyền tp Cần Thơ thừa hành mệnh lệnh “cấp trên” được ông Hùng chủ tịch MTTQ phường Thới An phát biểu, là cấp nào mà lại ngang hiên chà đạp Hiến Pháp NCHXHCNVN và nghị định của Thủ Tướng chính phủ NCHXHCNVN, với những hành vi khủng bố thô bạo mà tôi đã nêu trên. Vậy “cấp trên” nầy chắc chắn không phải của Việt Nam, mà do một kẻ thù truyền kiếp của dân tộc đến từ phương Bắc luôn luôn muốn tiêu diệt những truyền thống quý báu tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, được chính quyền TP Cần Thơ dọn đường cho một cuộc đô hộ sắp xảy ra”.
——


   PHẬT GIÁO HÒA HẢO
Năm đạo thứ 74

ĐƠN TỐ CÁO

v/v đàn áp quyền sinh hoạt tín ngưỡng Tôn Giáo, quyền đi lại của công dân.

Kính gởi: ông TBT ĐCS CQVN Nguyễn Phú Trọng.
- Chủ Tịch NCHXHCNVN Trương Tấn Sang.
- Chủ Tịch QH NCHXHCNVN Nguyễn Sinh Hùng.
- Thủ Tướng NCHXHCNVN Nguyễn Tấn Dũng.
- UB- Công An Nhân Dân TP Cần Thơ.

Tôi họ tên: Nguyễn Thị Ngọc Lan, sinh năm 1956, cư ngụ số nhà: 128/2 khu vực Thới Trinh A, Phường Thới An, Quận: Ô Môn, TP Cần Thơ, là một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH) Thuần Túy.
Hôm nay một lần nữa tôi xin kính đến quý ông: Đơn Tố Cáo những người luôn hô hào là: chính quyền, công an Của Dân, Do Dân, và Vì Dân, lại luôn có những hành động thô bạo với người dân chúng tôi có tín ngưỡng Tôn Giáo PGHH, đã được NNCHXHCNVN công nhận đầy đủ tư cách Pháp Nhân, với nội dung như sau:
Vào ngày 22.07 Âm lịch, nhằm ngày 28.08.2013, gia đình chúng tôi có tổ chức lễ cúng giỗ cầu siêu độ hằng năm cho Nội Tổ tôi, thì chính quyền địa phương huy động lực lượng vũ trang cùng công an đông đảo ra sức ngăn chận. Những lực lượng nầy trên tay với dùi cui, roi điện đã hành hung đánh đập gây thương tích cho nhiều đồng đạo mà tôi đã mời, cụ thể ngay tại bến đò Thới an – Phong Hòa, cùng đi trong đó có em tôi trở về cúng giỗ Ông cũng bị hành hung, xua đuỗi dồn ép trở xuống đò Thới An về Phong Hòa (Đồng Tháp) mà không được đến cúng giỗ.
Khi hay tin có sự ngăn chận trên, tôi đã đến tận nơi thì gặp ngay ông Hùng chủ tịch MTTQ Phường Thới An đang làm “tốt nhiệm vụ” cản ngăn, tôi hỏi tại sao các ông lại cấm cản, thậm chí đồng đạo tôi họ chỉ đi bộ??… tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về mặt an ninh khi họ đến nhà tôi… là dân, chúng tôi luôn tuân thủ nếu các ông thi hành đúng luật pháp… Các ông ngăn chận phải có lý do, về tội gì ?? nếu có tội bắt đưa về cơ quan lập biên bản xử lý, chứ không thể hành động tùy tiện ngặn sông cấm chợ vô pháp luật như thế! Thì ông Hùng trả lời: “cấp trên” ra lịnh không được đi, là không được đi vậy thôi! Còn đang nói lý lẽ thì ông Quang, Trưởng phòng an ninh Quận Ô Môn với đôi tay lực lưỡng, nhào đến bóp chặc cánh tay tôi xô mạnh ra giao cho hai cán bộ nữ, hét lên: lôi bả trả về đằng nhà! Quá bất ngờ, vã lại tôi đang bị ốm hơn nữa tháng nay, sức yếu tôi bị đẫy mạnh nên bị té ngã ngồi khiến chấn thương các khớp xương cùng và mông hiện đang đau nhức âm ĩ.
Kính thưa quý ông: không phải chỉ có lần nầy mà rất nhiều năm về trước, mỗi khi nhà tôi có lễ giỗ, nhất là vào ngày nầy năm ngoái là các lực lượng vũ trang, công an xanh, vàng, thường phục, cơ động, đông đão kéo về phong tỏa ngày đêm quanh nhà tôi và các ngõ ngách, bến đò để ngăn chận đồng đạo, người thân các nơi trở về cúng giỗ, làm náo động xôn xao dân tình cả khu Thị Tứ Thới An, khiến chúng tôi rất bức xúc, khi mà quyền công dân đi lại, quyền sinh hoạt tính ngưỡng Tôn Giáo thuần túy của đoàn thể mình đã hoàn toàn bị tước đoạt, bởi chính những kẻ nhân danh là chính quyền của nhân dận, dùng hành vi thô bạo trấn áp tùy tiện, ngay khi chúng tôi tổ chức Lễ GIỗ cầu siêu độ cho Cửu Huyền Thất Tổ, Nội Tổ vào ngày chánh kỷ niệm và chúng sanh nhân mùa Vu Lan tháng bảy, đã bị các lực lượng vũ trang, công an khuấy rối, tác động bất an lên  tâm lý của mọi người khi cầu nguyện.
Đây chính là hành vi khũng bố xâm phạm đến tín ngưỡng quyền sinh hoạt Tôn Giáo. Nay tôi cực lực phản đối và lên án.
Căn cứ vào
1- Hiến Pháp NCHXHCNVN năm: 1992 hiện hành, Điều 68 quy định: mỗi công dân điều có quyền tự do đi lại. Tất cả đồng đạo chúng tôi điều không mất quyền công dân, thế mà họ không được đi lại, thậm chí là đi bộ giửa thanh thiên bạch nhưt có đông đúc đồng bào trên một Đất Nước được hô hào là: TỰ DO DÂN CHỦ GẤP VẠN LẦN CÁC NƯỚC TƯ BẢN bởi những kẻ thừa hành mệnh lệnh Chính Quyền “cấp trên” đã chà đạp lên Hiến Pháp NCHXHCNVN, xua đuỗi và hành hung trấn áp.     
2- Hiến Pháp NCHXNCNVN năm: 1992 hiện hành, Điều 70 quy định: các Tôn Giáo đều được bình đẵng trước Pháp Luật và cả Nghị Định Chính Phủ điều nói rõ: nghiêm cấm, phân biệt đối xử quyền sinh hoạt tính ngưỡng Tôn Giáo. Nay gia đình chúng tôi mỗi khi có giổ, thì những kẻ nhân danh chính quyền, thừa hành mệnh lệnh “cấp trên” lại khũng bố xâm phạm đời sống tâm linh, khuấy rối tâm lý khi người người tập trung chuẩn bị lễ cầu nguyện.
Việt Nam chúng ta về lịch sử, từ thời Vua Hùng dựng nước, vốn đã có một nền Văn Hiến quý báu đậm đà bản sắc của dân tộc, trong đó bao gồm những lễ nghi truyền thống con cháu hướng về cội nguồn Tổ Tiên Ông Bà làm điều hiếu nghĩa. Nhở vậy, mặc dầu Việt Nam đã trải qua bao cảnh thăng trầm lệ thuộc ngoại bang, nhưng là người Việt dòng giống Lạc Hồng điều có bổn phận bảo tồn. Vậy chính quyền tp Cần Thơ thừa hành mệnh lệnh “cấp trên” được ông Hùng chủ tịch MTTQ phường Thới An phát biểu, là cấp nào mà lại ngang hiên chà đạp Hiến Pháp NCHXHCNVN và nghị định của Thủ Tướng chính phủ NCHXHCNVN, với những hành vi khủng bố thô bạo mà tôi đã nêu trên. Vậy “cấp trên” nầy chắc chắn không phải của Việt Nam, mà do một kẻ thù truyền kiếp của dân tộc đến từ phương Bắc luôn luôn muốn tiêu diệt những truyền thống quý báu tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, được chính quyền TP Cần Thơ dọn đường cho một cuộc đô hộ sắp xảy ra.
Là một người tín đồ PGHH thuần túy phải lo đền đáp bốn trọng ân, tôi luôn ý thức bổn phận để xứng đáng là  một công dân tốt, tuyệt đối làm điều lành điều thiện, góp phần công sức nhỏ bé của mình cùng mọi người vì việc làm ích nước lợi dân, vậy mà suốt một thời gian dài, tôi luôn luôn bị chính quyền chụp mũ với những điều dối trá, thô bĩ và luôn bị gây khó khăn. Với tấm thân phụ nữ sức yếu tay rung, tôi đã quá mệt mỏi…, nhưng phải cố gắng viết những dòng Đơn Tố Cáo nầy kính đến quý ông, và mong muốn những vụ việc hành xử tương tự như trên đối với nhân dân phải bị loại trừ vĩnh viễn, để tập trung lo bảo vệ Đất Nước chống lại kẻ thù truyền kiếp phương Bắc sắp sửa chiếm lấy Việt Nam.
Thân chào.
Thới An ngày 30.08.2013.
Người viết đơn tố cáo.
 (đã ký tên)
Nguyễn Thị Ngọc Lan


Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế

GIA ĐÌNH VỊ ANH HÙNG BẮT SỐNG TƯỚNG ĐỜ - CÁT – XTƠ – RI KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI.



Hôm nay, vừa đi công tác mấy tỉnh Nam Bộ và TP.Hồ Chí Minh về. Công việc quá bận rộn, không có thời gian thăm hỏi bạn bè, ai có trách thì cũng “đành lòng vậy, cầm lòng vậy”. Khá mệt mỏi, nghĩ là sẽ được nghỉ ngơi, thư giãn, thế nhưng vừa cất xong đồ đạc vào nhà thì một chị trạc 50 tuổi với khuôn mặt rất buồn, muốn được gặp tôi.

Qua tiếp chuyện biết được chị là Tạ Thanh Bình - là chắt nội của cụ Tạ Hiện nguyên là Đô thống Bắc Kỳ - Quân vụ Đại thần – kiêm Đô đốc Đình An. Thời Vua Tự Đức, Cụ đã góp phần đưa quân nắm giữ, bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa. Để ghi nhớ công lao đó, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã lấy tên Cụ đặt cho 1 phố cổ ở quận Hoàn Kiếm - Hà Nội (đó là phố Tạ Hiện mà trước đây viết sai là Tạ Hiền). Chị Bình là con gái của Đại tá – Anh hùng lực lượng vũ trang Tạ Quốc Luật - là Đại đội trưởng – người trực tiếp chỉ huy và bắt sống tướng Đờ - Cát – Xtơ- Ri cùng toàn bộ Bộ tham mưu Pháp ở Điện Biên Phủ.

Sự việc là: 335,2 mét vuông đất có nguồn gốc từ 1978 đã xây nhà ở của ông Hồ Thế Hạt. Ông Hạt bán cho ông Phạm Đình Chọi và năm 2001 ông Chọi bán lại cho bà Nguyễn Thị Nghĩa – vợ của Đại tá – Anh hùng Tạ Quốc Luật. Đất này đã được xây nhà ở, nộp thuế toàn bộ là đất ở, được UBND quận Thanh Xuân cấp số nhà là số 534 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân. Như vậy thửa đất này là đất ở từ 35 năm nay; thế nhưng khi thực hiện thu hồi và bồi thường giải phóng mặt bằng đường vành đai 3 của TP Hà Nội, UBND Quận Thanh Xuân ra quyết định bồi thường nhà xây dựng với diện tích là 539,71 mét vuông (nhà 2 tầng bê tông cốt thép) chỉ được bồi thường hỗ trợ gần 870 triệu đồng. Về đất ở 335,2 mét vuông được bồi thường tổng là 810 triệu đồng (được chia làm 3 khúc: 60 mét vuông phía mặt đường bồi thường 540 triệu đồng; 60 mét vuông tiếp theo được bồi thường 216 triệu đồng; còn lại 215 mét vuông được bồi thường 54 triệuđồng với giá 252.000đ/mét vuông.
Gia đình chị Tạ Thanh Bình liên tục khiếu nại lên các cấp có thẩm quyền nhưng sự im lặng kéo dài, không cơ quan hành chính nào giải quyết, buộc lòng gia đình chị Bình khởi kiện ra Tòa án về quyết định bồi thường hỗ trợ tái định cư đối với gia đình chị của UBND Quận Thanh Xuân. Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân thụ lý và ngày 28/6/2013 xét xử, ra bản án bác đơn khởi kiện của chị.

Đọc hồ sơ tài liệu của vụ việc mà tôi không thể cầm lòng nổi vì nguồn gốc đất ở và nhà ở có từ năm 1978 đã ăn ở ổn định là đất ở hợp pháp của công dân, tờ khai nộp thuế sử dụng đất là đất ở, đất mặt đường phố Nguyễn Trãi đã được UBND quận Thanh Xuân cấp giấy chứng nhận số nhà, mọi việc mua bán chuyển dịch là hợp pháp.

Điều lạ lùng nhất là gia đình của chị Bình chưa hề nhận được quyết định thu hồi đất, vậy mà UBND quận Thanh Xuân ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Về dự án xây dựng đường vành đai 3 được thực hiện theo Quyết định 597/QĐ-TTg ngày 16/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ, tại quyết định này có sơ đồ dự án đã được duyệt thì gia đình của chị Bình không thuộc diện rơi vào đất dự án theo Quyết định của Thủ tướng. (Xin gửi kèm theo bản ảnh sơ đồ, đường màu vàng là giới hạn đất của dự án, ô gạch đỏ là đất ở của gia đình chị Bình). Không hiểu lý do gì mà UBND quận Thanh Xuân cưỡng chế thu hồi đất của gia đình chị Bình mà gia đình chị Bình không thấy quyết định điều chỉnh dự án của Thủ tướng Chính phủ. Gia đình chị Bình cho biết: việc cưỡng chế thu hồi đất của gia đình chị có dấu hiệu cho 1 khu đất trống phía sau được ra mặt đường.

Với 1 gia đình cách mạng mà công lao với đất nước và dân tộc quá to lớn, trong khi Đại tá - anh hùng Tạ Quốc Luật (người trực tiếp chỉ huy và bắt sống tướng Đờ - Cát – Xtơ- Ri và toàn bộ Bộ tham mưu Pháp ở Điện Biên Phủ) đến khi nhắm mắt xuôi tay vẫn chưa được Nhà nước cấp đất ở hoặc nhà ở (chỉ trừ 2 mét vuông đất tại khu A Nghĩa trang Văn Điển - nơi an nghỉ cuối cùng của vị anh hùng ). Di chúc của bà Nguyễn Thị Nghĩa (vợ anh hùng Tạ Quốc Luật) khi mua đất này căn dăn con cháu để làm nơi thờ cúng tổ tiên và chồng…Chị Bình nguyên là sĩ quan quân đội, 2 người em ruột hiện là sĩ quan cao cấp của quân đội, 1 người em làm doanh nghiệp, vậy mà sự việc như vậy cứ diễn ra, “kêu trời trời chẳng thấu, hỏi đất đất không hay”.

Nhân ngày Quốc khánh và chuẩn bị kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ,… với vụ việc này,tôi không thể không nhận lời giúp gia đình chị Bình !































Copy từ: FB.  LS Trần ĐìnhTriển


..................

Hồ Quang Huy: ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC ĐĂNG ĐÀN QUỐC HỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Được tham dự kỳ họp Quốc hội
Kính gửi:
- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
- Văn phòng Quốc hội
Tôi tên là: Hồ Quang Huy
Địa chỉ thường trú: Đường số 3, tổ 15, phường Ngọc Hiệp, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Tôi xin gửi lời chào trân trọng tới quý vị lãnh đạo và xin đề đạt nguyện vọng như sau:
Trong nhiều năm trở lại đây tình hình đất nước có nhiều nguy cơ lớn mà như nhận định của nhiều chuyên gia là chúng ta đang khủng hoảng toàn diện. Trong đó có những nguy cơ tôi tạm gọi là do lực bất tòng tâm (nhận mạnh là tạm gọi), nhưng cũng có những việc theo tôi là hoàn toàn do chủ quan, cố tình vi phạm hiến pháp và pháp luật gây nên. Trong đó có những việc của chính Quốc hội, cũng có những việc do Chính phủ hoặc bộ, ngành…
Về lý thuyết thì Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân nhưng do chế độ một đảng nên quốc hội chỉ là thể chế hóa cương lĩnh, nghị quyết của đảng nên nhiều vấn đề không theo ý nguyện của nhân dân, chưa thật sự đại diện cho nhân dân. Nói thẳng ra là tôi không hài lòng về Quốc hội. Một trong những vấn đề đó là bản dự thảo sửa đổi hiến pháp vừa được Quốc hội thông qua ngày 17/5/2013, vì vậy tôi phản đối bản dự thảo sửa đổi hiến pháp này.
Sự suy yếu của đất nước trong bối cảnh khu vực có nhiều biến động, đặc biệt là Trung Quốc, kẻ thù của dân tộc và nhân dân ngày càng hiếu chiến, lấn chiếm biển đảo và phá hoại thì nguy cơ mất nước hoặc nô lệ là rất lớn, không thể xem nhẹ.
Tất cả những việc nói trên đã và đang trực tiếp hoặc gián tiếp làm suy giảm nghiêm trọng nội lực đất nước, làm mất lòng tin và ly tán lòng dân với chế độ.
Đứng trước những nguy cơ từ bên trong lẫn bên ngoài như đã nói, là một người dân tôi rất trăn trở trước vận mệnh dân tộc. Vì vậy, căn cứ điều 11 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 07/2002/QH11 của Quốc hội, tôi mạnh dạn đề nghị Quốc hội cho tôi được tham dự kỳ họp thứ 6 quốc hội khóa 13 và xin được phản biện một số vấn đề, đặc biệt là vấn đề sửa đổi Hiến pháp, nhân quyền, dân chủ và mối quan hệ với Trung Quốc.
Đề nghị Quốc hội xem xét và sớm hồi âm.
Xin trân trọng cảm ơn!
Khánh Hòa, ngày 22/8/2013
Người đề nghị
Hồ Quang Huy
(Gửi QH ngày 22/8/2013)


* * *

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THƯ GỬI QUỐC HỘI
Yêu cầu trả lời kiến nghị của công dân
Kính gửi: - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
- Ủy ban tư pháp của Quốc hội
Đồng kính gửi: Một số Đại biểu Quốc hội.
Tôi tên là Hồ Quang Huy
Địa chỉ thường trú: đường số 3, tổ 15, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Tôi xin gửi lời chào trân trọng tới quý vị lãnh đạo, quý đại biểu và xin trình bày một số việc như sau:
1. Ngày 10/10/2012 tôi đã có đơn kiến nghị gửi Quốc hội về việc bải bỏ Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính phủ quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự nơi công cộng, vì nghị định này vi hiến, xâm phạm quyền con người, quyền công dân. Quốc hội (trong đó có Ủy ban Tư pháp) đã nhận được kiến nghị này nhưng đã hơn 10 tháng nhưng không hồi âm
2. Ngày 22/5/2013 tôi lại có kiến nghị gửi Quốc hội về việc xem xét bải bỏ tư cách Đại biểu Quốc hội của ông Nguyễn Phú Trọng, vì phát biểu của ông trên Truyền hình Việt Nam để đe dọa người dân thực thi quyền công dân. Với việc làm đó, hiển nhiên ông ấy đã vi phạm tiêu chuẩn người đại biểu Quốc hội. Sau khi nhận được kiến nghị này, Chủ tịch Quốc hội đã giao cho một đại biểu Quốc hội gặp tôi để giải thích miệng. Dù sao tôi cũng cảm ơn ông Chủ tịch có lưu tâm việc này, nhưng hiển nhiên đây không phải và không thể thay thế cho văn bản trả lời chính thức của Quốc hội. Mặt khác tôi thấy việc giải thích như vậy là chưa thuyết phục
Đây là những kiến nghị về việc cụ thể, cá biệt đồng thời liên quan đến quyền của công dân nên đề nghị Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo các cơ quan có trách nhiệm trả lời bằng văn bản từng việc trên có đưa ra thảo luận tại Quốc hội hay không và vì sao hay xử lý như thế nào. Đồng thời tôi cũng đề nghị Đại biểu Quốc hội thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình để yêu cầu Quốc hội xử lý vụ việc đúng pháp luật, cho dù ông ấy là lãnh tụ đứng đầu chế độ.
Kính mong Quốc hội xem xét giải quyết./.
Khánh Hòa, ngày 19/8/2013
Người yêu cầu
Hồ Quang Huy
(Gửi QH ngày 22/8/2013)



Nguồn: DanLuan


Copy từ: Blog TS Nguyễn Xuân Diện

Thư Kháng nghị lần thứ 3 của Nguyễn Trung Tôn

Ms. Nguyễn Trung Tôn - Mới đây phiên tòa xử hai sinh viên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên vào ngày 16/8 tại Long an đã chứng minh và làm rõ những gì tôi trình bày trong kháng thư cũng tương tự với lập luận của sinh Viên Nguyễn Phương Uyên. Đó là: Trong các bài viết của tôi bị truy tố theo bản cáo trạng của Viện Kiểm Sát Nhân Dân đã ghi rất rõ. Nó thể hiện rằng những bài viết này có nội dung chống lại vai trò lãnh đạo hèn yếu của Đảng Cộng sản, mà không hề chống nhà nước. Tại phiên tòa xử Nguyễn Phương Uyên đã làm rõ hơn khi Tòa án thừa nhận Đảng cộng sản và nhà nước là hai phạm trù khác nhau, vì vậy chủ tọa phiên tòa phúc thẩm của Tòa án Tội cao đã chuyển tội danh của Nguyễn Phương Uyên từ điều 88 BLHS sang điều 258 BLHS và cho Nguyễn Phương Uyên hưởng án treo. Như vậy việc Tòa án tỉnh Nghệ an cũng như Tòa án Tối cao Việt nam khép tôi theo điều 88 BLHS là hoàn toàn oan sai...
*
Thư Kháng nghị lần thứ 3 
V/v UBTVQH chưa trả lời kháng thư lần thứ 1và thứ 2 của tôi. 
Kính gửi: UBTV Quốc hội nước CHXHCNVN. 
Tên tôi: Nguyễn Trung Tôn - Sinh năm 1971 
Sinh trú quán tại: Thôn Yên cổ, xã Quảng yên, huyện Quảng xương, tỉnh Thanh hóa. 
Nghề nghiệp: Nguyên là mục sư. 
Hiện tại: Đang bị quản chế tại địa phương, thôn Yên cổ, xã Quảng yên, huyện Quảng xương, tỉnh Thanh hóa. 
Tôi viết Thư này gửi Quốc hội vì Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất với danh nghĩa đại diện cho dân; nhưng tôi không hiểu vì lý do gì mà đã hơn 4 tháng nay kể từ khi tôi gửi kháng thư thứ nhất tới Văn phòng UBTV Quốc Hội và sau đó là kháng nghị thư lần thứ 2 đến nay cũng đã 3 tháng trôi qua. Trong kháng thư tôi có trình bày về việc ông Đoàn Doãn Đức, Phó Chánh Tòa Hình sự Tòa án nhân dân Tối cao trả lời đơn khiếu nai của tôi. Nhưng cho tới nay tôi vẫn chưa nhận được trả lời từ phía văn phòng Quốc Hội. 
Xin bấm vào đây xem Kháng thư lần thứ nhất http://duongtoitudo.blogspot.com/2013/04/khang-thu-gui-ubtv-quoc-
Nay một lần nữa tôi viết thư kháng nghị lần thứ 3 này tiếp tục gửi tới Quốc Hội Việt Nam, yêu cầu quý vị xem lại Kháng Thư Lần Thứ 1 của tôi và có văn bản trả lời chính thức về những vấn đề tôi đã nêu trong Kháng thư. Hãy trả lại sự trong sạch cho tôi để đảm bảo sự công bằng xã hội cũng như thực thi đúng pháp luật. 
Mới đây phiên tòa xử hai sinh viên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên vào ngày 16/8 tại Long an đã chứng minh và làm rõ những gì tôi trình bày trong kháng thư cũng tương tự với lập luận của sinh Viên Nguyễn Phương Uyên. Đó là: Trong các bài viết của tôi bị truy tố theo bản cáo trạng của Viện Kiểm Sát Nhân Dân đã ghi rất rõ. Nó thể hiện rằng những bài viết này có nội dung chống lại vai trò lãnh đạo hèn yếu của Đảng Cộng sản, mà không hề chống nhà nước. Tại phiên tòa xử Nguyễn Phương Uyên đã làm rõ hơn khi Tòa án thừa nhận Đảng cộng sản và nhà nước là hai phạm trù khác nhau, vì vậy chủ tọa phiên tòa phúc thẩm của Tòa án Tội cao đã chuyển tội danh của Nguyễn Phương Uyên từ điều 88 BLHS sang điều 258 BLHS và cho Nguyễn Phương Uyên hưởng án treo. Như vậy việc Tòa án tỉnh Nghệ an cũng như Tòa án Tối cao Việt nam khép tôi theo điều 88 BLHS là hoàn toàn oan sai. 
Tôi tin chắc rằng khi mà quý vị công tâm làm việc và tôn trọng luật pháp Việt Nam cũng như Công Ước Quốc tế thì tôi đã được minh oan! Nhưng bởi sự lơ là vô trách nhiệm của quý vị đã khiến cho tôi gắp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống bởi không được đi lại tự do. Mới đây vào ngày 27/8/2013 khi chị gái tôi bị bệnh tim phải đi cấp cứu tại một bệnh viện ở địa phương khác. Tôi phải tới thăm hỏi và chăm sóc chị tôi thì bị Cảnh sát giao thông huyện Nông công bắt giữ về trụ sở làm việc, mà trong khi tôi không hề vi phạm luật giao thông. Tại đây còn có cả an ninh tỉnh Thanh Hóa và sau đó là công an huyện Quảng Xương họ câu lưu sách nhiễu tôi trong khi người thân tôi đang phải cấp cứu tại bệnh viện. Họ cho rằng tôi đã vị phạm quản chế, sau đó công an huyện Quảng xương đưa tôi lên xe của họ chở về trụ sở công an huyện Quảng xương và ra quyết định xử phạt tôi 1.500.000đ (Một triệu năm trăm ngàn đồng). Nếu như Quốc hội thật sự có trách nhiệm với công dân thì tôi và người thận của tôi sẽ không bị sách nhiễu giống như trên. 
Nay tôi kính đề nghị Quốc Hội sớm giải quyết dứt điểm những gì tôi đã trình bày và thông báo về công an Quảng Xương để họ hủy ngay quyết định phi lý đối với tôi. Sau khi nộp đơn này và trong khi chờ đợi sự trả lời của quý vị thì tôi một lần nữa nói rằng tôi vô tội vì thời hạn trả lời đơn thư tối đa là 90 ngày đã hết, Quốc hội không trả lời có nghĩa là những gì tội làm là đúng vì vậy tôi sẽ không chấp nhận việc quản chế tôi tại địa phương như bản án đã tuyên! 
Cầu chúc bình an trên quý vị và gia đình! 
Yên Cổ ngày 30/8/2013 
Người viết thư kháng nghị: 



Copy từ: Dân Làm Báo

THUỐC LẠ MẸO HAY



1. Nếu bạn bị hóc xương cá. Bạn đã làm đủ mọi cách nhưng không hết. Bạn hãy thử nhai dập (không nhai kỹ) vài cộng rau sống rồi nuốt trước khi nghĩ đến việc phải đi bệnh viện gắp nó ra. (rau có xơ nhiều càng tốt)

2. Mỡ heo có khả năng hấp thụ nọc bọ cạp rất mạnh.
- Vì thế nếu bạn bị bọ cạp chích, bạn cần bôi ngay một chút mỡ heo lên vết thương. Hiệu quả tức thì sau chưa đầy 5 phút.
- Nếu nhà bạn nuôi heo cần chú ý làm vệ sinh chuồng thật kỹ, đặc biệt các hốc kẹt là nơi bọ cạp có thể trú ngụ. Vì một chú bọ cạp nhỏ xíu bằng đầu đũa cũng có thể hạ gục được chị heo nái nặng cả tạ.

3.Nếu bạn bị ho dai dẳng, bạn hãy thử làm theo cách sau:
- Mở toang các cửa bật quạt để lùa hết thán khí ra ngoài.
- Gắn và bật bóng đèn dây tóc công suất 500W khoảng 20 - 30 phút (loại đèn này có cường độ ánh sáng tương đương với ánh sáng mặt trời)
- Thoa dầu gió lên gan bàn chân và đi tất (vớ) trong lúc ngủ.

4. Cách trị mụn cóc đơn giản:
- Dùng vỏ chuối cắt nhuyễn đắp lên da ngày 2 lần.
- Thoa nước dứa ép lên vùng da có mụn cóc mỗi ngày khoảng 1giờ
- Giã tỏi đắp lên vùng da có mụn cóc
- Dùng bông gòn thấm nước osy già (mua ở hiệu thuốc Tây,) bôi (thấm) trực tiếp lên mụn cóc ngày 3 - 4 lần khoảng 1 tuần thì khỏi

5. Nếu bạn bị cá trê hoặc cá ngác (một loại cá biển) "đánh" thì thật kinh khủng. Với cá trê bạn bị hành đau nhức cả tuần. Còn cá ngác thì càng khủng khiếp hơn, tay hoặc chân bị "đánh" sẽ sưng tấy, nhức nhối gây sốt kéo dài cả tháng. Tuy nhiên, sau khi bị cá "đánh" bạn làm thịt cá trê (cá ngác tùy theo loại cá vừa "đánh" ), lấy thịt tươi đắp lên vết thương, Lưu ý: thịt cá phải thật sạch nhớt vì trong nhớt của loại cá này có rất nhiều độc tố gây đau nhức cho nạn nhân.

6. Nấc cụt làm bạn rất khó chịu, tuy nhiên sau mỗi lần nấc bạn lại "chờ" lần nấc tiếp theo cứ như thế cơn nấc cụt của bạn bị kéo dài không dứt. Bạn có thể dùng một trong các cách sau:
- Uống từng ngụm nước trà gừng ấm.
- Dùng ngón tay ấn vào trán, vị trí là điểm giao nhau giữa đường sống mũi và hai chân mày.
Nếu thấy một người nào đó bị nấc cụt, bạn có thể chỉ cho họ áp dụng theo cách như trên. Bạn cũng có thể dùng mẹo như sau: Chọc ghẹo sao cho họ tức giận hiệu quả ngay tức thì. Nhưng sau khi nhận thấy họ đã chắc chắn hết nấc thì nhớ nói với họ là bạn đã dùng mẹo giúp họ kẻo người ta giận luôn đấy nhé.

7. - Rụng tóc: Bạn dùng vỏ bưởi xắt nhuyễn ngâm vào 1 lít nước ấm khoảng 15 - 30phút sau đó lọc lấy nước gội đầu, tuần từ 2 - 3 lần. Hiện tượng rụng tóc sẽ giảm hẳn.
- Tóc có gàu: Bạn dùng vỏ 2 trái chanh xắt nhuyễn ngâm vào nước ấm và làm như trên, xối ướt da đầu để chừng 15phút rồi gội sạch. Tuần thực hiện từ 2 đến 3 lần.
- Tóc bị khô: bạn dùng trái bồ kết nấu nước gội đầu tóc sẽ trở nên mềm mại óng mượt.

8. Nếu bạn bị tiểu đường thì đành sống chung với nó suốt đời. Tuy nhiên bạn có thể dùng bài thuốc sau giúp bạn ổn định đường huyết.
- Ổi khoảng 200gr: Ăn hoặc ép lấy nước uống ngày 2 - 3 lần.
- Lá ổi khô 30gr: sắc uống hàng ngày như nước trà.

9. Cao huyết áp: Ăn chuối tiêu (chuối già) 1- 2 trái ngày 3 lần. Dùng vỏ chuối cả cuống sắc lấy nước uống có tác dụng giảm cholesterol.

10. Mùi hôi cơ thể làm bạn khó chịu và thiếu tự tin. Bạn đã dùng nhiều loại sản phẩm khử mùi hôi nhưng đều không cho bạn kết quả như mong muốn. Bạn hãy thử ăn chay một tuần xem sao, có thể kết quả trên cả mong đợi đấy.
Ăn chay: Chỉ ăn đậu, rau, củ, quả . Không ăn các sản phẩm từ động vật như bơ, sữa, trứng, mỡ, thịt, cá... Không ăn thực phẩm chiên, xào, gia vị các loại.

11. Bệnh vảy nến: Toa thuốc của Hải Thượng Lãn Ông.
+ Ngải cứu khô 2 nắm tay, tẩm ít bột mỳ, nấu nước uống hằng ngày.
+ Phèn chua, vỏ lựu, tán nhỏ hoà dấm mà bôi.


  Sưu tầm.




.....................................

Obama chuẩn bị công luận Mỹ trước khi đánh Syria

Theo các chuyên gia,  "hành động có giới hạn" mà ông Obama nhắc tới là một chiến dịch ngắn gọn và không có can thiệp trên bộ - REUTERS /L. Downing
Theo các chuyên gia, "hành động có giới hạn" mà ông Obama nhắc tới là một chiến dịch ngắn gọn và không có can thiệp trên bộ - REUTERS /L. Downing

Tú Anh
Hôm qua, thứ Sáu 30/08/2013, tổng thống Mỹ một lần nữa phát biểu về Syria. Trước những bằng chứng tố cáo chính quyền Damas có trách nhiệm trong vụ tấn công bằng hơi ngạt ngày 21/08 sát hại 1429 người trong đó có 426 trẻ em, ông Obama khẳng định là Mỹ có bổn phận phải can thiệp nhưng hành động "có giới hạn". Mặt khác, tổng thống Mỹ lo ngại Damas sẽ trả đũa tấn công vào các láng giềng đồng minh của Mỹ.

Trong cuộc họp báo nhân một cuộc họp với lãnh đạo các nước Baltic tại Washington vào hôm qua 30/08/2013, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố là Hoa Kỳ với vai trò lãnh đạo thế giới cần phải sẵn sàng hành động một mình, nếu tình thế đòi hỏi, để cho nguyên tắc quốc tế chống sử dụng vũ khí hóa học phải được tôn trọng.
Nỗ lực thuyết phục dân chúng Mỹ, đã mệt mỏi vì hai cuộc chiến tranh Irak và Afghanistan, chấp thuận một hành động quân sự mới tại Syria để trừng phạt chế độ al Assad, Tổng thống Obama lý giải : Rất nhiều người muốn phải làm gì đó cho Syria nhưng không ai muốn ra tay.  Từ Washington, thông tín viên Jean Louis Pourtet tường thuật :
Tuy tổng thống Mỹ tuyên bố là chưa lấy quyết định nhưng ông Obama lại nói đến một « hành động có giới hạn » mà tổng thống và các cố vấn quân sự nghiên cứu : Chắc chắn sẽ không phải là một chiến dịch lâu dài, cũng không có đổ bộ.
Một điều chắc chắn nữa là Hoa Kỳ sẽ trả đũa vụ Damas dùng hơi ngạt vì theo Tổng thống Obama, sự kiện chế độ Bachar al Assad sử dụng vũ khí hóa học là một hành động thách đố cả thế giới, là mối hiểm nguy không những cho an ninh của nước Mỹ mà còn đe dọa các đồng minh trong khu vực như Israel, Thổ Nhĩ Kỳ và Jordani.
Để biện minh cho hành động can thiệp quân sự, tổng thống Mỹ đưa ra lập luận đạo đức : Từ chối chấp nhận một thế giới trong đó phụ nữ, trẻ con, thường dân vô tội bị giết bằng hơi độc.
Trước các tuyên bố của lãnh đạo hành pháp, Ngoại trưởng John Kerry giải thích với công luận Mỹ là chính phủ gần như có thể xác quyết vũ khí hóa học đã được chính quyền Syria sử dụng. Ông đưa ra một loạt bằng chứng mà tính báo Mỹ thu thập được và đã được kiểm chứng kỹ lưỡng để tránh sai lầm khi can thiệp vào Irak.
Ngoại trưởng Mỹ khẳng định vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ngày 21/08 ở ngoại ô Damas đã giết chết 1429 người, trong số này có 426 trẻ em. Trong khi đó, các đài truyền hình trình chiếu đoạn phim ghi lại một vụ tấn công khác hồi thứ hai vừa qua tại một trường học cho thấy nhiều học sinh đang kêu gào vì đau đớn.


Copy từ: RFI

GIÁ TRỊ ĐÍCH THỰC CỦA NỀN ĐỘC LẬP

LS Nguyễn Văn Đài

Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã giành được độc lập và có chủ quyền.

Để giành được độc lập dân tộc, nhiều dân tộc trên thế giới đã phải hy sinh xương máu của nhiều thế hệ.
Nền độc lập của một quốc gia là vô giá, nhưng điều quan trọng hơn cả là nhân dân phải được hưởng những thành quả đích thực mà nền độc lập đó mang lại.

Giá trị đích thực của nền độc lập là nhân dân có quyền làm chủ đất nước của mình bằng cách lựa chọn hay thay đổi đảng cầm quyền, chính phủ thông qua cuộc bầu tự do và công bằng.

Nhân dân có tự do ngôn luận, có quyền làm báo chí tư nhân, có quyền lập đảng, lập hội, hội họp, có quyền biểu tình hòa bình mà không bị đàn áp, bắt bớ…

Những dân tộc, những quốc gia may mắn trên thế giới là ngay sau khi giành được độc lập, họ đã tiến hành dân chủ hóa xã hội và xây dựng lên một hệ thống chính trị dân chủ đa đảng, tôn trọng phẩm giá con người và các giá trị của quyền con người.

Trên nền tảng căn bản đó, nền kinh tế của họ phát triển đúng hướng và mạnh mẽ nên đã đảm bảo cho nhân dân các nước đó có cuộc sống sung túc, quốc gia hùng mạnh về kinh tế, chính trị và quân sự.

Xã hội phát triển hài hòa và ổn định giúp cho người được hưởng thụ những giá trị đích thực của một quốc gia độc lập. Ví dụ như những nước trong khu vực châu Á như: Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan,…

BỨC TRANH ĐÔNG ÂU

Có những dân tộc, quốc gia không may mắn thì sau khi giành được độc lập, những lực lượng lãnh đạo cách mạng đã phản bội lại nhân dân, họ đã không thực hiện dân chủ hóa xã hội, không xây dựng hệ thống chính trị dân chủ đa đảng, mà xây dựng nên một chính thể có thể là chính quyền độc tài, độc tài quân sự, hay chế độ độc đảng toàn trị.

"Nền độc lập của một quốc gia là vô giá, nhưng điều quan trọng hơn cả là nhân dân phải được hưởng những thành quả đích thực mà nền độc lập đó mang lại. "

Ở trong các chế độ này thì các quyền con người không được tôn trọng và hầu hết các quyền con người về chính trị như quyền tự do ngôn luận, quyền báo chí tư nhân, quyền lập hội, lập đảng, quyền biểu tình bị hạn chế hoặc tước đoạt.

Ví dụ như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí: khi người dân chỉ trích hay phê phán chính quyền thì bị qui chụp tội danh tuyên truyền chống Nhà nước, quyền tự do làm báo của công dân bị tước đoạt nên không có các tờ báo tư nhân; khi người dân thực hiện quyền lập đảng, lập hội hay tham gia các đảng phái thì bị qui chụp tội danh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền; khi người dân thực thi quyền biểu tình thì bị qui chụp tội danh phá rối trật tự nơi công cộng hay tội chống người thi hành công vụ…
Hệ quả là nhân dân các quốc gia này phải tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân chủ để thay đổi các chế độc tài, độc đảng toàn trị bằng một chế độ dân chủ, tôn trọng các quyền con người.

Ví dụ ở các nước Đông Âu: sau Thế chiến thứ II, một loạt các nước Đông Âu thoát khỏi hiểm họa của chủ nghĩa phát xít và giành được độc lập.

Thay vì tiến hành dân chủ hóa xã hội, tôn trọng các quyền con người thì đảng cộng sản ở các nước này thực hiện chuyên chính vô sản, xây dựng chế độc đảng toàn trị.
Sau nhiều thập kỷ bị mất quyền làm người thì vào cuối thập niên 80 của thế kỷ 20, nhân dân các nước đông Âu đã đứng lên làm cuộc cách mạng dân chủ mà người ta còn gọi là Cách mạng nhung để thay thế các chế độc đảng toàn trị bằng các chế độ dân chủ đa đảng.

Kết quả là ngày nay các nước Đông Âu đang dần hội nhập toàn diện với các nước Tây Âu về kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao.

ĐỘC LẬP VÀ DÂN CHỦ

Ở các nước Trung Đông và Bắc Phi hầu hết đều là các quốc gia độc lập, nhưng nhiều chính thể ở các quốc gia đó là chính phủ độc tài hoặc độc đảng toàn trị.

Sau nhiều thập kỷ phải chịu đựng sự cai trị hà khắc của các chế độ này thì gần đây nhân dân các nước Ai Cập, Tunisia, Yemen, Libya đã đứng lên làm cuộc cách mạng dân chủ và đã thành công.

Tuy nhân dân các nước này sẽ gặp những khó khăn ngắn hạn trước mắt, nhưng chắc chắn cuối cùng những giá trị đích thực của độc lập sẽ đến với họ.

Trên thế giới có gần 200 quốc gia độc lập, có chủ quyền. Nhưng không phải tất cả nhân dân các nước đều được hưởng những giá trị đích thực của nền độc lập.
Độc lập dân tộc phải gắn liền với xây dựng thể chế chính trị dân chủ đa đảng và tôn trọng các quyền con người thì nhân dân mới từng bước được hưởng những giá trị của nền độc lập.

Còn có độc lập dân tộc mà không có dân chủ thì nhân dân đã làm cuộc cách mạng vô ích để thay thế sự cai trị của giặc ngoại xâm bằng sự cai trị độc ác, tàn bạo và tham lam hơn của giặc nội xâm.

Ngày 2/9/2013, chúng ta sẽ kỷ niệm 68 năm ngày độc lập. 


Các bạn sinh viên nghĩ gì về hiện tình đất nước? Chúng ta phải làm gì để tất cả mọi người dân Việt Nam đều được hưởng những giá trị đích thực của nền độc lập?


FB: Nguyễn Văn Đài



Copy từ: Blog Thùy Linh

Các nhà bảo vệ nhân quyền Vi Đức Hồi, Paulus Lê Sơn và Nguyễn Văn Oai bị ngược đãi trong tù




Bản dịch của Hành Nhân
 



Dựa trên những thông tin được cung cấp cho Front Line Defenders vào ngày 24/08/2013, những nhà bảo vệ nhân quyền Vi Đức Hồi và Nguyễn Văn Oai được lệnh phải chịu biệt giam trong 6 tháng từ 20/07/2013 nhằm trả đũa việc phản đối của họ đối với việc ngược đãi người bạn cùng bảo vệ nhân quyền Paulus Lê Sơn. Những nhà bảo vệ nhân quyền này hiện đang bị giam giữ tại nhà tù Nam Hà.
Ông Vi Đức Hồi là một nhà hoạt động dân chủ và thành viên của Khối 8406, một mạng lưới ủng hộ dân chủ của những nhà bảo vệ nhân quyền và các tổ chức nhân quyền. Ông cũng là một người lãnh nhận giải thưởng nhân quyền Hellman/Hammett năm 2009. Năm 2011, ông bị kết án 8 năm tù giam. Vào ngày 26/04/2011, phiên tòa phúc thẩm đã giảm án xuống còn 5 năm và 3 năm quản chế.
Paulus Le Son
Paulus Le Son
Ông Paulus Lê Sơn là một blogger, một nhà hoạt động cho người bị nhiễm HIV và là một nhà báo viết những vấn đề về công bằng xã hội ở Việt Nam, đã bị bắt vào ngày 03/08/2011. Ông đã bị kết án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế. Vào ngày 23/05/2013, bản án đó được tòa phúc thẩm giảm xuống còn 4 năm tù giam và 4 năm quản chế.
Ông Nguyễn Văn Oai là một thành viên của một tổ chức Công giáo Dòng Chúa Cứu Thế và tích cực tham gia vào việc thăng tiến và bảo vệ các quyền lợi về kinh tế, xã hội và văn hóa ở Việt Nam. Cả hai người (Sơn và Oai) đều bị kết án them điều 79 của BLHS liên quan đến “tiến hành những hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Vào ngày 18/07/2013, Paulus Lê Sơn bị cai ngục đánh đập dã man vì ông không chào họ. Mặc dù chân ông bị gãy và cần được chăm sóc y tế, nhưng ông đã bị đưa vào biệt giam. Khi thăm viếng ông vào ngày 21/08/2013, gia đình Paulus Lê Sơn nhận thấy rằng ông vẫn còn đau đớn và đi lại khó khăn.
Không chấp nhận sự đối xử hà khắc này của các cai ngục, Vi Đức Hồi, Nguyễn Văn Oai và nhà hoạt động về quyền lợi đất đai Đỗ Văn Hòa đã đệ đơn khiếu nại các cai ngục và, như một dấu hiệu phản đối, họ cũng từ chối lao động. Ngoài ra, Vi Đức Hồi đã gởi một thỉnh nguyện thư đến Chủ tịch nước Việt Nam yêu cầu ông xem xét những điều kiện giam giữ ở nhà tù Nam Hà. Như một sự trả đũa cho những hành động này, cả ba người đàn ông đã bị biệt giam trong 6 tháng. Mặc dù họ được phép cho gia đình thăm gặp mỗi tháng một lần, nhưng họ không được tiếp cận với luật sư hoặc bác sĩ.
Để biết thêm thông tin về các trường hợp của Paulus Lê Sơn và Nguyễn Văn Oai, xin vui lòng xem Lời kêu gọi khẩn cấp do Front Line Defenders công bố vào ngày 14/11/2011 và 16/05/2013, và bản cập nhật vào ngày 24/05/2013.
 


Copy từ: Vietnam Humanright

Đông La một cây bút thô bỉ hiếm thấy.

Phùng Hoài Ngọc
Trên blogspot.com, Đong La đã ghi như sau:
 “Giới thiệu về tôi
*Giải thưởng cuộc thi thơ Hội Nhà Văn TPHCM 1986.
*Tặng thưởng thơ TC Văn nghệ Quân đội 1998.
*Tặng thưởng phê bình TC Văn nghệ Quân đội 1997.
*Giải A sáng tạo Khoa học Kỹ thuật TPHCM 1993
 “Hồ sơ về tôi” chỉ ra thói háo danh hão huyền của Đông La.
Ai biết tác phẩm được giải của Đông La là cái gì không?
Ai biết giải thưởng hạng mấy không? (Nhất, nhì, ba hay an ủi, khuyến khích?)
 Đông La không muốn đăng tải tác phẩm của mình đến bạn đọc mà chỉ thích khoe khoang cái tên giải thưởng!
 Văn nghệ sĩ, quí nhất là tác phẩm để đời, danh hiệu giải thưởng chỉ là phụ. Tình trạng lạm phát giải thưởng, danh hiệu thi đua đặc biệt ở các nước XHCN, nhìn vào thật kinh hồn, tiêu biểu nhất là Liên Xô cũ và Việt Nam ngày nay.
 Nhân tiện lạm bàn chuyện danh hiệu, giải thưởng một chút, sau sẽ quay lại chuyện Đông La.
 Liên Xô cũ có lẽ là nước lập kỷ lục về các giải thưởng và danh hiệu…
Theo đó, Việt Nam cũng bắt chước gần như một bản sao.
 Giải thưởng Lê Nin, Stalin bây giờ không còn ai nhăc đến.
Giải thưởng HCM cao hơn giải thưởng Nhà nước (Cộng hoà XHCN Việt Nam), hiển nhiên người ta phải hiểu cá nhân lãnh tụ HCM cao quí hơn Nhà nước toàn dân…
 Danh hiệu “nghệ sĩ nhân dân” so với “nghệ sĩ ưu tú” thì ai cao hơn?
Người ta nghĩ ngay rằng Ưu tú thì hẳn là cao nhất rồi.
Bản thân chữ “ưu tú” là tốt đẹp vượt bậc so với người khác… Cái chữ “nhân dân” mơ hồ này khiến người ta phải lăn tăn “ai cao hơn?”.
Có lẽ “nhân dân” là bình thường quá, vậy chắc là thấp hơn “ưu tú”.
Thế mà không phải !
Hóa ra ngược lại mới đúng ý đồ lãnh đạo. Cái thói “lạm dụng nhân dân” mị dân lố bịch khi đặt tên cho bao nhiêu cơ quan quyền lực, chỉ để cho nhân dân sướng cái bụng trong phút chốc.
 Rắc rối là mấy ông sính chữ mà lại dốt chữ. Thà rằng cứ ba loại “vàng- bạc- đồng” hay “nhất nhì ba” như thế giới đặt nghe quen. Nếu đã chọn “ưu tú” thì phải thay “nhân dân” bằng “cực xuất sắc” hay “siêu nghệ sĩ” chi đó còn dễ nghe…Nhược bằng đã quyết đặt “nhân dân” rồi thì bậc tiếp theo là “giai cấp thống trị” hay chi đó. Cái hội đồng thi đua XHCN rảnh việc ngồi chơi chữ khập khiễng lung tung.. Ngày xưa tất cả giáo viên đều là “Người GV nhân dân” tất cả. Chả hiểu từ lúc nào lãnh đạo lại nghe Đám cố vấn thầy dùi đổi ra “Nhà giáo ưu tú” và “Nhà giáo nhân dân”. Cứ làm như chế độ ta tôn quý “nhân dân” lắm vậy !
 Nguyễn Du chưa từng được giải thưởng đương thời, còn được/bị vua Tự Đức vừa khen ngợi vừa dọa đánh roi.
 Nhà giáo Chu Văn An cũng không được chế độ đương thời phong tặng danh hiệu gì. Về sau nhân dân vẽ tranh ông đưa vào thờ tại Văn miếu Quốc tử giám giữa đất Thăng Long.
 Một chuyện khác, đáng lẽ Đông La khi liệt kê “thành tích” đừng bỏ quên bài tiểu luận khẳng định tài năng nhà văn Nguyễn Huy Thiệp hồi cuối những năm 80 thế kỷ trước. Hồi đó Đông La đi theo chân GS Hoàng Ngọc Hiến khẳng định một tài năng văn chương nước nhà khi bùng nổ cao trào Đổi mới. Bài tiểu luận ấy khiến bạn đọc yêu Nguyễn Huy Thiệp và nhớ đến tên anh ta.
 Có lẽ, bây giờ anh ta tự biết ngượng với giai đoạn tiến bộ hồi mới Đổi mới với bài tiểu luận về nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, nên không dám liệt kê trên blog.
 Anh ta say sưa với mấy “giải thưởng văn chương” trong buổi chợ chiều của báo Văn nghệ Quân đội và Hội nhà văn TP. HCM.
 Tạp chí Văn nghệ quân đội thời chiến tranh còn có đất dụng võ nhờ viết nương theo khí thế kháng chiến hừng hực của nhân dân. Trai thời loạn mà. Bây giờ “trai thời bình” mà đi nói chuyện “quân đội” thì ít hấp dẫn rồi.
 Mấy năm nay Đông La lựa chọn chửi bới hầu hết các nhà trí thức tinh hoa và dũng cảm đang phản biện, đấu tranh cho một đất nước dân chủ tiến bộ . Hắn ta điên cuồng mạt sát liên miên, thô tục kinh hồn.
 Giọng văn Đông La khiến ta nghĩ tới một mụ nặc nô trong vai “dư luận viên” (không biết anh ta có được hưởng kinh phí dư luận viên hay là tự chọn vai “thái giám bảo hoàng hơn vua” ?).
 Một kẻ cầm bút lưu manh quen chửi bới tục tằn như Đông La sao còn dám chê nhóm thơ Mở Miệng làm thơ tục ?
 Đây là luận điểm của Đông La tán tụng nhà báo Trọng Đức rằng “Trọng Đức cũng có một ý hay nữa: “dân chủ không phụ thuộc vào chế độ độc đảng hay đa đảng mà nó phụ thuộc vào bản chất chế độ cầm quyền phục vụ giai cấp nào”.
 Đông La và Trọng Đức, hãy trung thực nói xem, Đảng CSVN đang phục vụ giai cấp nào? (Nhớ là phải dẫn chứng đàng hoàng nhé). “Bản chất của Đảng” thể hiện ở chỗ nào, ngoài cuốn sách nhỏ Điều Lệ Đảng ? Mặt khác, các anh hãy chỉ ra “đảng cầm quyền” nào trên thế giới tự ghi rõ “bản chất xấu xa” của họ ?
 Dốt nát về chính trị học mà Đông La câng câng bàn chuyện chính trị . Anh ta nói lướt qua thật nhanh: “Dù rằng xã hội VN hiện tại còn rất nhiều yếu kém. Như việc thiếu cơ chế kiểm soát sinh ra tham nhũng…”. Sao anh ta không dám dấn thêm câu hỏi nữa giải thích “Vì sao thiếu cơ chế”, bởi vì  tất yếu sẽ phải trả lời “vì thiếu tam quyền phân lập, vì độc đảng toàn trị”. Bàn chính trị mà nói năng hàm hồ, lửng lơ , qua loa xong chuyện như đài báo nhà nước thế sao?
 Đông La chửi ông Lê Hiếu Đằng một người bằng tuổi cha chú như sau:
“…chắc Đằng thường ngày phải ăn cứt chứ không ăn cơm. Bởi nếu còn biết phân biệt cứt với cơm thì không ai viết như vậy!”.
“Một bạn đọc tên Đoàn Tâm- bạn ngưu tầm ngưu mã tầm mã” của Đông La thuận đà viết còm như sau: “Miệng chó không mọc được ngà voi, dog già LHĐ kia nói bậy là chuyện thường.” (dog: con chó – tiếng Anh).
  Có lẽ tôi sẽ gợi ý thạc sỹ Nhã Thuyên nghiên cứu một đề tài  về blog Đông La lập kỷ lục nói năng thô bỉ nhất nước Việt Nam CHXHCN.
 ĐL mỉa mai ông Lê Hiếu Đằng, anh ta viết : “Các vị trên đều từng là công chức “ăn ngập chân răng” danh lợi của chế độ. Vậy bây giờ các vị đang cho cái chế độ đó là xấu xa, muốn lật đổ để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn thì trước hết các vị nên trả lại tất cả nhà cửa, chế độ hưu trí đã, rồi quay về rừng lập chiến khu để làm cách mạng”.
“Trả lại” cho ai ?
Anh ta không biết một thực tế hiển nhiên rằng chính Nhân dân nuôi dưỡng công chức và quan chức, bao gồm cả quan chức Đảng.
 Anh ta mượn lời Tố Hữu uất ức than phiền sau một Đại hội Đảng bị cho ra rìa “chẳng lẽ  giờ miềng lại lên rừng lập đội du kích làm cuộc CM khác !”. Tố Hữu còn thua xa ông Lê Hiếu Đằng về dũng khí.
  Một kẻ cầm bút vô học, như Đông La, ưa hằn học với những người có học vị, học hàm đang đấu tranh cho tiến bộ và công lý.
 Nhắm mắt bưng tai trước biết bao bất công xã hội trùng điệp suốt nửa thế kỷ qua, Đông La chưa viết được một dòng chữ phàn nàn.
Không một trang mạng nào tranh luận với Đông La vì quá khinh bỉ y.
Họ xem Đông La như nhân vật quái dị Lara (thiên truyện Bà lão Izerghin của Maxim Gorki). Lara bị cộng đồng khinh bỉ đến nỗi xa lánh hắn, buồn tới mức hắn muốn được người ta chửi mắng, đánh đập, muốn được chết trong tay con người…nhưng mọi người đều né tránh.
 Lãng tử viết bài này vì lòng nhân đạo cho hắn được toại nguyện.
Bài này cũng kèm một lời trách hai cơ quan văn nghệ đã lỡ tay trao giải cho một kẻ cầm bút ít liêm sỉ và nên hối hận rằng đã tạo cái thương hiệu cho Đông La, khiến hắn được đà lộng ngôn, tức là vô tình giết hắn…
Xin hỏi, Tạp chí VNQĐ và Hội nhà văn TP.HCM bây giờ có tự hào vì đã chót trao giải cho một kẻ  “xã hội đen cầm bút” như Đông La không ?

GNLT


Copy từ: Blog Giang Nam Lãng Tử