CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

Tù nhân trại Xuyên Mộc biểu tình phản đối việc bị hành hạ

Radio Đáp Lời Sông Núi - Thân nhân của một số tù nhân chính trị trại giam Xuyên Mộc vừa thông báo là các tù nhân này đã đồng loạt tuyệt thực phản đối các thủ đoạn trả thù của lũ cai tù. Đây là những tù nhân chính trị bị thuyên chuyển đến trại Xuyên Mộc sau vụ nổi loạn của tù nhân tại trại Xuân Lộc vào ngày 30/6 vừa qua.
Nguyễn Thị Ngụ, vợ của tù nhân Phan Ngọc Tuấn, sau khi thăm chồng trở về cho biết là các ông Phan Ngọc Tuấn, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Nguyễn Ngọc Cường, Trần Huỳnh Duy ThứcVõ Minh Trí bị biệt giam và cùm chân sau khi đến trại tù này. Cả 5 người đã tuyệt thực phản đối nên sau 4 ngày thì lũ cai tù đã tháo cùm ở chân.
Các thân nhân còn kể rằng tù nhân Võ Minh Trí và Nguyễn Ngọc Cường bị đánh đập dã man khi vừa đến trại. Họ kể thêm là lũ cai tù còn đe dọa sẽ trả thù nếu như họ tiết lộ những vụ hành hạ nói trên.
Cần nhắc lại là vào ngày 30/6, một cuộc nổi loạn nổ ra tại trại tù Z30A ở Xuân Lộc nhằm phản đối tình trạng giam giữ khắc nghiệt và việc cắt xén thức ăn của giới cai tù. Các tù nhân nổi loạn đã đập phá trại giam và bắt giữ giám thị Hồ Phi Thắng làm con tin.
  Copy từ: Dân Làm Báo 
  

Công an gây sức ép lên mẹ blogger Đoan Trang


Hôm nay, ngày 8 tháng 8 năm 2013, gia đình của nhà báo, blogger Đoan Trang đã nhận được điện thoại từ cán bộ của Tổng cục An ninh, thông báo sẽ có một buổi "làm việc" với cụ bà Bùi Thị Thiện Căn. Cụ là một nhà giáo hưu trí nay đã 73 tuổi và là mẹ của nhà báo, blogger Đoan Trang.

Lý do của buổi "làm việc" này liên quan đến việc Đoan Trang đã ký tên và cùng nhiều bạn khác đại diện cho Mạng Lưới Blogger Việt Nam đến trao Tuyên Bố 258 cho đại diện Ủy ban Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (OHCHR) và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế như Human Rights Watch, SEAPA, Freedom House, Forum-Asia...

Tuyên bố 258 là tiếng nói chung của hơn 100 blogger bày tỏ quan điểm của mình về vai trò và trách nhiệm của nhà nước Việt Nam đối với tình trạng nhân quyền trong nước để có thể được xem xét trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ. Điển hình là kêu gọi kêu gọi nhà nước Việt Nam và HĐNQ xem xét lại Điều 258 vốn đi ngược lại những quan điểm nền tảng phồ quát về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.

Hành động tách riêng và sách nhiễu một vài cá nhân đại diện hay thân nhân của những cá nhân này đồng nghĩa với việc xúc phạm đến toàn thể những người đã ký tên và tham gia vận động cải thiện nhân quyền ở Việt Nam.

Hành động nhắm vào thân nhân, cụ thể là đối với một cụ bà 73 tuổi, tóc bạc trắng, một nhà giáo nghỉ hưu rất hiền như cụ bà Bùi Thị Thiện Căn là một hành động vô lương tâm, trái đạo lý và trái luật. Blogger Đoan Trang là một người trưởng thành, tự mình chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách một công dân; không một ai liên quan hay phải chịu trách nhiệm pháp lí nào về hành động của cô ấy.

Hành động "làm việc" với cụ bà Bùi Thị Thiện Căn của Tổng cục An ninh là câu trả lời của nhà nước Việt Nam đối với Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân quyền quốc tế. Thái độ này sẽ góp phần vào việc tạo nên hình ảnh tiêu cực của Việt Nam khi đang vận động được trở thành một thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016.

Mạng lưới Blogger Việt Nam gửi thông báo này đến tất cả những blogger Việt Nam, đồng bào trong và ngoài nước, cùng những cơ quan tổ chức quốc tế đã nhận Tuyên bố 258 để kêu gọi cùng lên tiếng phản đối và đồng hành hỗ trợ blogger Đoan Trang trước những hành động mang tính trấn áp tinh thần và sách nhiễu một cụ bà 73 tuổi chỉ vì những việc làm chính đáng, hợp pháp của nhà báo, blogger Đoan Trang.

Mạng lưới Blogger Việt Nam kêu gọi các bạn blogger, bằng hữu hãy đến chia sẻ, hỗ trợ tinh thần với mẹ của blogger Đoan Trang và cùng nhau đoàn kết, đồng hành trên con đường còn nhiều thử thách và khó khăn này.

Mạng lưới Blogger Việt Nam
Website: http://tuyenbo258.blogspot.com
Email: tuyenbo258@gmail.com


Copy từ: Mạng Lưới Blogger Việt Nam

Người Việt cư trú bất hợp pháp ở Hoa Kỳ

Thanh Trúc, phóng viên RFA 2013-08-08
Cơ quan cấp quốc tich - thẻ xanh - visa của Hoa Kỳ
Cơ quan cấp quốc tich - thẻ xanh - visa của Hoa Kỳ
us-immigration
Nghe bài này

Theo số liệu của USCIS Center For Immigration Studies Trung Tâm Nghiên Cứu Di Dân của Hoa Kỳ, hiện có trên 11 triệu người nước ngoài đang sống trong tình trạng bất hợp pháp trên đất Mỹ, trong đó 300.000 đến từ Châu Âu, 800.000 đến từ Nam Mỹ, nhiểu triệu đến từ Mexico và những cộng đồng Hispanic khác, một triệu đến từ Châu Á mà trong đó không ít người đến từ Việt Nam.

Thế nào là cư trú bất hợp pháp

Vẫn theo thống kê của USCIS, chỉ trong năm 2011, chính phủ Hoa Kỳ đã cấp gần 32.000 visa di dân và khoảng 90.000 visa không di dân cho người Việt sang Hoa Kỳ:
Visa di dân, cũng có thể gọi visa định cư, cho phép đương đơn nhập cảnh đồng thời ở lại và sinh sống vĩnh viễn theo diện đoàn tụ gia đình hoặc công việc làm, được công ty hoặc tập đoàn thuê và đứng ra bảo lãnh cho đương đơn có thẻ xanh. 

Còn vi sa không di dân hoặc visa không định cư có nghĩa là những loại visa mà đương đơn sau khi nhập cảnh Hoa Kỳ một thời gian tạm thời thì phải xuất cảnh Hoa Kỳ. Những diện visa này gồm du học, du lịch, công tác, giao lưu văn hóa vân vân..Những loại visa không di dân này yêu cầu đương đơn phải có lịch trình làm việc, lịch trình du lịch, một cái lịch tạm trú tại Mỹ thật chính xác và cụ thể. Sau cái lịch trình làm việc và kế hoạch công tác đó thì họ phải ra khỏi Mỹ. 

Đó là lời thạc sĩ Huy Tôn, cư dân Seattle, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ, tốt nghiệp ngành Quản Trị Kinh Doanh, từng làm việc cho Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, hiện nay là giám đốc công ty SG Visa Smaller Globe Visa ở Sài Gòn:

Từ 2006 cho tới 2009 tôi có làm việc cho Bộ Phận Tái Định Cư Nhân Đạo (HRS) thuộc Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ, vì vậy tôi cũng được huấn luyện và có kinh nghiệm thực tế khi tham gia phỏng vấn và xử lý hàng ngàn hồ sơ của những đương đơn, những gia đình mà trước đây không được cơ hội tham gia vào chương trình H.O.

Những đương đơn được ông ta cấp visa này thông thường sác xuất được cấp của họ không cao lắm, vì vậy họ đã bỏ tiền ra để mua visa nhập cảnh Hoa Kỳ. Từ 20.000 đô tới 70.000 đô một cái visa, và với hơn 500 visas thì ông Michael Sestak có được một số tiền rất lớn.
thạc sĩ Huy Tôn
Từ 2009, sau khi không còn làm việc cho Bộ Phận Tái Định Cư Nhân Đạo thuộc Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ nữa thì tôi mở công ty SG Visa Smaller Globe Visa. SG Visa từ 2011 tới nay đã giúp cho hàng trăm gia đình nhập cảnh Hoa Kỳ theo diện visa định cư hoặc visa không định cư.
Sinh viên Việt Nam ở một trường trung học Hoa Kỳ (minh họa)
Sinh viên Việt Nam ở một trường trung học Hoa Kỳ (minh họa) duhoc.com

Đến với mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tối nay, thạc sĩ Huy Tôn chia sẻ thông tin và kiến thức về đời sống cũng như sinh hoạt của người Việt cư trú bất hợp pháp trên đất Mỹ, đặc biệt trong đó không thiếu những người Việt giàu có đã chi ra vài chục ngàn đô la để đi Mỹ theo đường dây mua bán visa của ông Michael Sestak, cựu giám đốc Bộ Phận Visa Không Định Cư của Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam:

Ông Michael Sestak làm việc cho Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ từ 2010, là người quyết định cấp hoặc từ chối rất nhiều đương đơn mong được visa nhập cảnh Hoa Kỳ theo diện du học, du lịch, công tác, giao lưu văn hóa và những loại visa không định cư khác. Tới tháng Ba năm 2012, ông ta bắt đầu có nhiều dấu hiệu tạo ra đường dây buôn visa cho rất nhiều người. 

Hơn năm trăm đương đơn nhận được những visa từ ông ta với giá 20.000 cho tới 70.000 đô. Những đương đơn được ông ta cấp visa này thông thường sác xuất được cấp của họ không cao lắm, vì vậy họ đã bỏ tiền ra để mua visa nhập cảnh Hoa Kỳ. Từ 20.000 đô tới 70.000 đô một cái visa, và với hơn 500 visas thì ông Michael Sestak có được một số tiền rất lớn. 

Tháng Năm 2013, ông Michael Sestak bị bắt tại Nam California về tội gian lận và nhận hối lộ trong việc cấp visa cho hàng ngàn đương đơn người Việt muốn sang Hoa Kỳ nhưng khả năng đơn được chấp thuận không cao. Nếu bị tòa phán quyết có tội thì ông Sestak có thể lãnh 20 năm tù.

Theo thạc sĩ Huy Tôn, trong lúc vụ án Michael Sestak và các đồng phạm chưa được xét xử thì hơn 500 đương đơn được ông Sestak cấp visa và đã qua Mỹ, đương nhiên không phải sang chơi rồi về với cái giá mấy chục ngàn đô la một chuyến đi, chắc chắn đang thấp thỏm, lo lắng vì áp lực cấp bách làm sao hợp thức hóa tình trạng cư trú của mình:
Họ có thể bị bắt giữ bất cứ lúc nào nếu visa không di dân của họ đã hết hạn mà họ vẫn không ra khỏi Mỹ. Họ sẽ bị bắt giữ, tạm giam sau đó trục xuất ra khỏi Mỹ. Bị trục xuất ra khỏi Mỹ thì gần như là vĩnh viễn không còn cơ hội quay lại thêm một lần nữa
thạc sĩ Huy Tôn
Theo thông tin mà tôi có được thì ông Michael Sestak đã tự thú là ông ta có nhận tiền để cấp visa. Tuy nhiên đó là một phía của ông Michael Sestak mà thôi, còn trên luật pháp cần phải có bằng chứng cụ thể để quyết định rằng hồ sơ này không đáng được cấp visa, hoặc hồ sơ này đáng được cấp visa. Đồng thời nếu như ông Michael Sestak và đồng bọn không thể nào cung cấp những bằng chứng, cho thấy hơn 500 đương đơn này đã trả tiền cho ông ta, thì chính phủ Hoa Kỳ không thể nào nói rằng hơn 500 đương đơn này đã mua visa cả, và hơn 500 đương đơn này không đáng được cấp visa nhập cảnh Hoa Kỳ. 

Không ít người  Việt thành công với nghề làm móng tay tại Hoa Kỳ
Không ít người Việt thành công với nghề làm móng tay tại Hoa Kỳ. (minh họa)

Đó là khía cạnh tế nhị lẫn phức tạp của vấn đề mà Thanh Trúc mong tìm được sự lý giải đúng đắn của pháp luật trong một bài khác. Trở lại với cuộc sống và sinh hoạt của ngoại kiều nói chung và người Việt đang cư trú bất hợp pháp ở Hoa Kỳ nói riêng:

Họ có thể bị bắt giữ bất cứ lúc nào nếu visa không di dân của họ đã hết hạn mà họ vẫn không ra khỏi Mỹ. Họ sẽ bị bắt giữ, tạm giam sau đó trục xuất ra khỏi Mỹ. Bị trục xuất ra khỏi Mỹ thì gần như là vĩnh viễn không còn cơ hội quay lại thêm một lần nữa. 

Còn muốn giảm thiểu rủi ro bị bắt giữ và nguy cơ bị trục xuất khỏi nước Mỹ thì người cư trú bất hợp pháp phải chịu rất nhiều sự thiệt thòi bởi có quá nhiều cái không thể và không thể. Thạc sĩ Huy Tôn trình bày tiếp:

Đối với hơn 11 triệu ngoại kiều sống bất hợp pháp tại Hoa Kỳ, vì rất nhiều người cho tới nay đã thiết lập được cuộc sống mới, và để giảm thiểu cái rủi ro bị bắt giữ thì họ phải tránh né. Họ không thể nào đăng ký các phúc lợi an sinh xã hội như công dân và thường trú nhân Hoa Kỳ đang được hưởng. Họ không thể nào đi làm một cách chính thức và được trả lương. Họ không thể nào trả thuế cho chính phủ Hoa Kỳ và họ chỉ có thể đi làm tiền mặt cho những công việc không trả bằng chi phiếu hay những hình thức chi trả khác. 

Về phương diện công việc thì như vậy, về sinh hoạt thì người cư trú bất hợp pháp ở Mỹ không thể nào thi để có bằng lái xe, một yêu cầu rất quan trọng khi đi xin và đi kiếm việc làm ở Mỹ:
Hoặc nếu như trước đây họ có bằng lái xe và bây giờ bằng lái xe của họ hết hạn thì họ cũng không thể nào renew thi lấy bằng lái xe mới . Họ không thể nào đăng ký đi học hoặc là không thể nào gây ẩu đả hay cãi nhau với bạn bè hàng xóm mà dẫn đến xung đột dẫn đến cảnh sát hòa giải mà có thể họ sẽ bị cảnh sát bắt giữ và trục xuất luôn. 

Đã là người cư trú không giấy tờ nơi đất Mỹ thì dù có tiền cũng chẳng mua được sự hợp lệ cho bản thân mà e rằng còn liên lụy đến người trong gia đình vốn là thường trú nhân hợp pháp
Đã là người cư trú không giấy tờ nơi đất Mỹ thì dù có tiền cũng chẳng mua được sự hợp lệ cho bản thân mà e rằng còn liên lụy đến người trong gia đình vốn là thường trú nhân hợp pháp.

Từ bất hợp pháp thành hợp pháp?

Tuy nhiên, thạc sĩ Huy Tôn nói, cũng có những cách mà nếu hiểu biết và theo luật thì có thể chuyển đổi từ tình trạng bất hợp lệ sang thành hợp pháp:

Ví dụ nhiều người, đã sử dụng visa không di dân để nhập cảnh Hoa Kỳ, khi cận ngày visa hết hạn thì họ có thể chuyển đổi visa du lịch bằng visa du học bằng cách đến một trường Cao Đẳng hoặc Đại Học Cộng Đồng hoặc đại học nào đó không quá nổi tiếng, không quá đắt đỏ, và họ yêu cầu trường Cao Đẳng này hoặc Đại Học Cộng Đồng này cho họ nhập học để họ có thể học bán thời gian hầu tiếp tục duy trì sự hiện diện ở Mỹ dài hơn một cách hợp pháp. 

Một cách khác là tìm đến một công ty hoặc một tập đoàn, nhất là công ty hay tập đoàn của gia đình hay bạn thân, yêu cầu công ty hay tập đoàn này bão lãnh để họ có được thẻ xanh khi làm việc cho công ty hoặc tập đoàn này. Tuy nhiên điều này cũng có một số khó khăn, nếu đi theo hướng này thì cả đương đơn lẫn công ty phải chứng minh rằng công ty có nhu cầu sử dụng lao động và đương đơn có kiến thức, kỷ năng và kinh nghiệm đáp ứng được cái nhu cầu cái vị trí mà công ty đang tuyển dụng, mà vị trí này không thể nào được đáp ứng bởi thị trường lao động tại Mỹ. 

Một cách khác nữa để hợp thức hóa là tham gia vào chương trình đầu tư để định cư, nhưng:
Một cách khác là tìm đến một công ty hoặc một tập đoàn, nhất là công ty hay tập đoàn của gia đình hay bạn thân, yêu cầu công ty hay tập đoàn này bão lãnh để họ có được thẻ xanh khi làm việc cho công ty hoặc tập đoàn này
thạc sĩ Huy Tôn
Theo chương trình này họ vẫn tiếp tục sống ở Mỹ bất hợp pháp cho tới khi nào Bộ Di Trú chấp thuận hồ sơ đầu tư định cư của họ, rồi họ phải quay về Việt Nam để được Lãnh Sự Quán phỏng vấn. Với những người dưới tuổi vị thành niên thì nên đợi Quốc Hội Hoa Kỳ ban hành Luật dựa trên Dự Luật gọi là Dream Act. Dream Act cho phép người nhập cảnh Hoa Kỳ khi còn dưới tuổi vị thành niên và đã sống ở Mỹ một thời gian dài và đã tốt nghiệp trung học tại một trường ở Hoa Kỳ. Đây cũng chỉ mới là Dự Luật, một đề tài nóng bỏng mà Hoa Kỳ đang quan tâm. 


Cuối cùng, cách phổ biến nhất, được nghĩ đến nhiều nhất là kết hôn với một công dân hay một thường trú nhân hợp pháp ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, để thuyết phục Bộ Di Trú rằng mối quan hệ vợ chồng hoặc mối quan hệ hôn phối là chính đáng thì họ cần chứng minh quan hệ xuất phát trong quá khứ, dựa trên tình cảm mà không vì mục đích định cư, rằng quan hệ đang được duy trì trong hiện tại và sẽ tiếp diễn trong tương lai:

Cũng là một trong những điều rất khó vì bên Bộ Di Trú Hoa Kỳ biết rất rõ là có rất nhiều người nhập cảnh Hoa Kỳ với mục dích định cư chứ không vì mục đích hôn nhân và hoặc đoàn tự gia đình và họ chỉ dựa vào Luật Hôn Nhân để được định cư tại Hoa Kỳ mà thôi.
Chính vì vậy, sau tất cả những điều vừa trình bày, để trở thành thường trú nhân hợp lệ trên đất Mỹ thì việc chuẩn bị hồ sơ, chuẩn bị kiến thức, chuẩn bị bằng chứng để thuyết phục Bộ Di Trú Hoa Kỳ là điều rất cần thiết giúp đương đơn và người bảo lãnh vượt qua khi phải đương đầu với Bộ Di Trú Hoa Kỳ.

Thực tế, nói về cộng đồng người Châu Mỹ La Tinh ở Hoa Kỳ trước giờ, quá nhiều thành phần gọi là undocumented, không có giấy tờ, mà vợ chồng con cái vẫn không hề hấn gì. Phương chi, cộng đồng người Việt cư trú bất hợp pháp ở Mỹ thì quá nhỏ so với cộng đồng bạn đó. Thạc sĩ Huy Tôn khẳng định là đừng mang tương lai của mình và con cái mình ra thách đố với pháp luật của quốc gia sở tại:

Sống bất hợp pháp tại Hoa Kỳ tôi nghĩ cái đó chỉ có thể được trả lời bởi từng đương đơn một. Tôi nghĩ mỗi người được quyền tìm cho mình cơ hội mưu cầu hạnh phúc, mưu cầu được nơi mà họ sinh sống và Mỹ là một đất nước có nhiều cơ hội. Tuy nhiên để phát triển để có cuộc sống an khang thịnh vượng thì các đương đơn này nên hợp thức hóa sự hiện diện của họ tại Hoa Kỳ vì điều này sẽ giúp cho giấc mơ của họ trở thành hiện thực. 

Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tạm ngưng nơi đây. Thanh Trúc kình chào, xin hẹn lại quí thính giả tối thứ Năm tuần tới.


Liên lạc với Thanh trúc: nguyent@rfa.org


Copy từ: RFA

NÀY "NGƯỜI RỪNG"! VĂN MINH CHƯA HẲN ĐÃ LÀ HẠNH PHÚC!..

SM - Cuộc giải cứu có tinh thần... săn bắt của Công an huyện Tây Trà, Quảng Ngãi, đã tìm ra 2 cha con người dân tộc Cor trốn bom đạn suốt 40 năm trời tận sâu trong rừng thẳm.
Nhiều người mừng cho họ đã trở về cuộc sống văn minh, nhưng đối với người đàn ông 40 năm hít thở không khí tự do của đại ngàn, văn minh chưa hẳn đã là hạnh phúc.

Cuộc sống và những vật phẩm đời thường của cha con ông Hồ Văn Thanh (82) và Hồ Văn Lang (41), có thể trở thành một câu chuyện gây hiếu kỳ cho những người được cho là văn minh.

Theo ghi nhận của tờ Dân Trí, cách đây 40 năm, căn nhà ông Hồ Văn Thanh đã bị đánh bom, làm vợ và 2 người con của ông chết.

Chạy trốn trong hoảng sợ, ông Thanh ôm con trai lúc đó mới 1 tuổi chạy vào rừng sâu trú ẩn.

Kể từ đó, hai cha con tự tạo ra những công cụ lao động săn bắn tự chế.

Lương thực cây mì, cây bắp, cây lúa.

Áo, khố dệt từ vỏ cây.

Thuốc thang lấy từ thiên nhiên sẵn có.

Nơi ở là một lều nhỏ dựng ở trên cây cổ thụ, có độ cao hơn 6m để tránh các loài thú rừng xâm hại.

Nếu toàn bộ cuộc sống của 2 cha con được ghi lại và rơi vào tay một nhà biên kịch Hollywood, có thể đó sẽ là một bộ phim kỳ thú về sức mạnh sinh tồn, về tình cha con, về mối liên hệ giữa con người với thiên nhiên.

Không những thế, một “người rừng” không biết tiếng Kinh, hoang mang giữa những người tò mò xa lạ cũng có thể trở thành một bộ phim kể về cuộc sống hiện thực qua con mắt của anh ta.

Đó là cuộc sống của người hưởng thụ sự tự do trong những chiếc hộp bê tông tiện nghi, hàng ngày đi săn bắn trên con thú bằng sắt kêu ra thứ tiếng chói tai píp píp và khói ngột ngạt.

Họ tranh giành thức ăn, quyền lực bằng rất nhiều chiến thuật tinh vi, lắt léo hơn tất cả những gì Mẹ thiên nhiên đã dạy cho “người rừng” trong 40 năm qua.

 Xin chào “người rừng”!.

Chúc mừng anh chính thức bước vào một cuộc phiêu lưu mới trong phần đời còn lại.

Tại đây, thức ăn không hề khó kiếm ngoài việc nguy cơ nhiễm hóa chất khá cao.

Tại đây không có thú dữ, miễn là anh đi sang đường chú ý từ 2 phía, để không bị xe tông.

Nơi trú ẩn ở đây rất ấm cúng, khô ráo, sạch sẽ nhưng không khí khá là ô nhiễm.

Thú vui giải trí tại đây vô cùng phong phú, một trong số đó là ai cũng xem tivi nơi nuôi dưỡng các mơ ước cho tầng lớp thị dân sao cho: Thoát ra khỏi đô thị ồn ào, thoát khỏi các nỗi lo vào bệnh viện bị bác sỹ thờ ơ bỏ mặc, thoát khỏi hóa đơn điện nước đang ngày càng tăng giá, đổ đầy bình xăng mà không thấy ấm ức khó chịu trong lòng.

Nếu may mắn, sau 40 năm hòa nhập cộng đồng, với thu nhập dự tính là hơn nghìn đô mỗi tháng, “người rừng” biết đâu có được khoảng thời gian hưởng thụ cuối đời bằng một chuyến du lịch mang tên: Xin chào bạn đã trở về với thiên đường hoang dã hoàn hảo...
------------
* Nhan đề bài viết do MTH đặt lại


Copy từ: Mai Thanh Hải

http://maithanhhaiddk.blogspot.de/2013/08/nay-nguoi-rung-van-minh-chua-han-la.html 


....................

Giặc đã vào nhà, đảng ở đâu?


VRNs (09.08.2013) – Washington DC, USA - Đặt tên bài như trên có “bóp méo sự thật” hay “xuyên tạc” không?
Hiểu sao thì tùy mỗi người ở vị trí biết hay không biết, hoặc là “người của đảng” hay “người ngòai đảng”.
Nhưng căn cứ vào lời nói và hành động của Lãnh đạo Trung Cộng và Lãnh đạo Việt Nam thì chuyện “giặc đã vào nhà” đã xẩy ra từ lâu rồi còn ta có tìm thấy đảng ở đâu khi nhìn thấy giặc thì cũng tùy người ở trong nước có được đảng và nhà nước cho “sáng mắt sáng lòng” hay không ?

Trước nhất, hãy nói về những việc đã xẩy ra từ sau 2 cuộc viếng thăm Trung Cộng (19-21/06/2013)  và  Mỹ (24-26/07/2013) của Chủ tịch nhà nước Trương Tấn Sang:

-Ngày 31/07/2013 tại Bắc Kinh, Tổng bí thư đảng, Chủ tịch nhà nước Trung Cộng Tập Cận Bình đã lập lại chủ trương bất đi bất dịch của Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình để lại cho thế hệ sau cách nay 34 năm đối với vùng biển Trung Cộng tranh chấp với nước khác. Ông Tập nói : “The country will adhere to the policy of “shelving disputes and carrying out joint development” for areas over which China owns sovereign rights, while also promoting mutually beneficial and friendly cooperation and seeking and expanding common converging interests with other countries.” ( Xinhua (Tân Hoa Xã), 31/07/2013)

Tạm dịch : “Nước ta sẽ chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương “gác lại tranh chấp và cùng khai thác”  trên khu vực thuộc chủ quyền của ta để cùng có lợi hầu tạo sự hợp tác thân thiện, mưu tìm và mở rộng lợi ích chung với các nước khác.”

(Đài truyền hình trung ương của Trung Cộng cũng trích  lời ông Tập nói rằng: “Chúng ta cần nhắc lại rằng chủ quyền thuộc về chúng ta, nhưng chúng ta có thể gác tranh chấp, cùng khai thác, thúc đẩy hợp tác hữu nghị và cùng có lợi, tìm kiếm và mở rộng các lợi ích chung”.)


Đây là lần đầu tiên trong tư cách Lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Cộng, kể từ khi thay ông Hồ Cẩm Đào tháng 11 năm 2012, ông Tập Cận Bình đã nói trắng ra “chủ quyền” của Bắc Kinh trên hai vùng Biền Đông, có tranh chấp với Việt Nam, Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai Á và Brunei là chính và vùng biển Hoa Đông có tranh chấp với Nhật Bản.

Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc)  đã chiếm đảo Ba Bình (Itu Aba Island , hay còn được gọi là Thái Bình ), đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa từ sau Thế chiến II, sau đó đã bỏ ngỏ một thời gian dài  khi quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi Hoa Lục ra Đài Loan, nhưng rồi  tái chiếm vào khỏang giữa thập niên 50 và  thập niên 70.  Nhưng khi nói đến tranh chấp thì Bắc Kinh không bao giờ đề cập đến Ba Bình vì Trung Cộng  coi Đài Loan là phần lãnh thổ của họ.

Đảo Ba Bình, theo Đài Loan, dài 1360 mét, rộng 350 mét, cao 3,8 mét và có diện tích là 0,4896 cây số vuông  đã được  xây đồn lũy phòng thủ kiên cố và có cả một đường bay  dành cho máy bay vận tải quân sự lên xuống dễ dàng.

Theo Tân Hoa Xã, họ Tập đã đưa ra quan điểm “hợp tác cùng khai thác”   tại buổi học tập với Bộ Chính trị đảng về điều được gọi là “quyền lợi biển” của Trung Cộng.

Ông Tập Cận Bình nói với các Ủy viên : “ Trung Hoa sẽ bảo vệ quyền lợi biển và sẽ điều nghiên  mọi dữ kiện cho kế họach tòan bộ này.” (China will safeguard its maritime rights and interests, and make overall plans and take all factors into consideration)
Họ Tập cũng cảnh giác rằng : “ Trung Hoa sẽ  phát triển theo đường hướng  hòa bình, nhưng nhất quyết không bào giờ từ bỏ quyền lợi  của mình hay hy sinh quyền lợi cốt lõi của quốc gia.”

(China will adhere to the path of peaceful development, but “in no way will the country abandon its legitimate rights and interests, nor will it give up its core national interests.”)


Ông Tập còn lưu ý rằng : “ Trung Hoa sẽ dùng các biện phác hòa bình để thương thuyết giải quyết mối xung đột  cho mục tiêu  hòa bình và sự ổn định, nhưng cũng chuẩn bị đối phó với mọi tình huống và tăng cường  khả năng của mình cho quyền lợi biển, và kiên quyết bảo vệ quyền này bằng mọi gía.”

(China will “use peaceful means and negotiations to settle disputes and strive to safeguard peace and stability. China will prepare to cope with complexities, enhance its capacity in safeguarding maritime rights and interests, and resolutely safeguard its maritime rights and interests.)

AI CAN ĐẢM HƠN AI ?

- Thứ nhì, Đáng chú ý là sau đó chỉ một ngày  (01/08/2013), theo hãng AP (Associated Press), Ngọai trưởng Phi Albert del Rosario tuyên bố tại Manila :“The Philippines and Vietnanm have a similar position of not accepting any joint venture such as oil and gas exploration with China if Beijing insists that it has sovereignty over the areas to be jointly developed.”

Tạm dịch : “ Philippines và Việt Nam có chung quan điểm không chấp thuận bất cứ  dự án chung  nào với Trung Hoa như  khai thác dầu khí nếu như Bắc Kinh  nằng nặc cho rằng họ có chủ quyền trên  các vùng biển này.”

Các báo của Phi Luật Tân đều đăng lời tuyên bố thẳng thắn của Ngọai trưởng Phi, nhưng chỉ thấy Bộ Ngọai giao Việt Nam  phổ biến bản tin  (ngày 01/08) cho các báo Việt Nam nói những chuyện rất cũ như thế này : “Trao đổi về Biển Đông, hai bên nhấn mạnh các nguyên tắc về duy trì hòa bình, ổn định, an toàn và an ninh hàng hải; tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); hoan nghênh Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về Biển Đông; và khẳng định phối hợp thúc đẩy việc sớm hoàn tất Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).”
Báo chí Phi cũng đưa tin Ngọai trưởng Rosario còn bàn  cả lời yêu cầu Bộ trường Ngọai giao Việt Nam Phạm Bình Minh  ủng hộ Phi trong vụ kiện Trung Cộng ra trước  Ủy ban Hòa giải Liên Hiệp Quốc  về vụ  tranh chấp biển đảo, nhưng báo chí Việt Nam và  Bộ Ngọai giao Việt Nam không nói gì đến chuyện này.

Tại buổi nói chuyện trước cử  tọa của CSIS (Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, Center for Strategic and International Studies) chiều ngày 25/7 (2013) ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn trong chuyến thăm Mỹ, Chủ tịch nhà nước Trương Tấn Sang cũng đã tránh không cho biết  lập trường của Việt Nam trong vụ kiện Phi-Trung.

Bản tin của Thông tấn xã Việt Nam chỉ viết rằng : “ Về việc Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về đường lưỡi bò, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng đây là thẩm quyền của Philippines và Việt Nam hoàn toàn tôn trọng Philippines với tư cách là thành viên ASEAN và với tư cách là một thành viên đầy đủ của Liên Hợp Quốc.”


Lập trường rụt rè của các viên chức lãnh đạo CSVN với Trung Cộng trong tranh chấp chủ quyền biển đảo không thay đổi, đôi khi còn có hành động không phù hợp  “đến hổ thẹn” với truyền thống quật cường của dân tộc đã chứng minh trong lịch sử chống ngọai xâm phương Bắc.

Bằng chứng rõ nhất là nhà nước đã đàn áp nhân dân biểu tình chống Trung Cộng xâm lược biển đảo và đàn áp ngư dân Việt Nam ở  Biển Đông.  Nhiều người từng có bài viết chống nhà cầm quyền Trung Cộng cũng bị nhà nước bắt vào tù khiến nhân dân bất bình và  mất tin tưởng vào lãnh đạo ngày một lên cao.

GÁO NƯỚC LẠNH CỦA VƯƠNG NGHỊ 

- Thứ ba, vào ngày 2/8 (2013) tại Thủ đô Bangkok, Thái Lan, Ngọai trưởng Trung Cộng Vương Nghị (Wang Yi), trong cuộc họp với Chủ tịch Hội đồng Hoà bình và Hoà giải châu Á, nguyên Phó Thủ tướng  Surukiat Sathirathai, đã   đưa ra giải pháp được gọi là  ”ba song song” để giải quyết xung đột ở Biển Đông.

Theo Tân Hoa Xã (Xinhua), được dịch lại tiếng Việt bởi Ban Việt ngữ Đài Phát thanh Quốc tế Trung Hoa (China Radio International,CRI), các bước này gồm có:
Một là, kiên trì phương án giải quyết thông qua đàm phán và thương lượng trực tiếp giữa các bên đương sự. 

Hai là, tiếp tục thực hiện “Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải” (The Declaration of the Conduct of the South China Sea, DOC) trong quá trình này từng bước thúc đẩy thương lượng về “Bộ Quy tắc ứng xử” (The Code of Cunduct, COC), dốc sức cùng nhau giữ gìn hoà bình và ổn định trên Nam Hải.

Ba là, tích cực tìm tòi “cùng nhau khai thác”.

Điểm một  không mới. Chỉ thương thuyết  “trực tiếp với từng nước có tranh chấp với Trung Cộng”, thay vì thương thuyết giữa Trung Cộng với “cả khối” 10 nước trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN, The Association of Southeast Asian Nations) là chủ trương cố hữu của Bắc Kinh nhằm kéo dài thời gian, bẻ gẫy từng chiếc đũa thay vì cả bó thì khó.  Bắc Kinh cho rằng các nước còn lại gồm Cao Miên, Lào, Thái Lan, Tân Gia Ba và Miến Điện (Burma) không có tranh chấp biển với Trung Cộng nên không có lý do tham gia.

Điểm hai  đã hòan tòan thất bại  sau hơn 10 năm ký kết  DOC tại Nam Vang giữa Trung Cộng và ASEAN năm 2002 vì văn kiện này không có tính cách “pháp lý”  ràng buộc mà hòan tòan tùy vào “thiện chí”  thi hành hay không của mỗi bên.


Thời gian cũng  đã cho thấy Trung Cộng là nước vị phạm nghiêm trọng DOC, quan trọng nhất là 2, trong 10  Điều sau đây:

4. Các bên liên quan cam kết giải quyết những tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng các biện pháp hòa bình, không đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ lực, thông qua tham khảo ý kiến và thương lượng hữu nghị giữa các quốc gia có chủ quyền trực tiếp liên quan, phù hợp với các nguyên tắc phổ cập của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

5. Các bên liên quan cam kết tự kiềm chế không tiến hành các hoạt động làm phức tạp hoặc gia tăng các tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định, kể cả không tiến hành các hoạt động đưa người đến sinh sống trên các đảo, bãi đá ngầm, bãi cát ngầm, dải đá ngầm và những cấu trúc khác hiện chưa có người sinh sống và xử lý các bất đồng một cách xây dựng.
(Trích Bản tiếng Việt  của Bộ Ngọai giao Việt Nam)

Điểm ba bất khả dụng vì chỉ có lợi cho Trung Cộng, như tuyên bố ngày 31/7 (2013) của Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đã một mình dành quyền làm chủ cả  vùng biển bao la nằm  trong hình “Lưỡi Bò”, hay  còn được gọi là “Đường 9 Đọan” do Bắc Kinh tự vẽ rồi nạp cho Liên Hiệp Quốc tháng 5/2009, chiếm 85% diện tích của khỏang 3.5 triệu cây số vuông Biên Đông.

Cả Thế giới biết đây là đòi hỏi vô lý, không có bằng chứng lịch sử hay văn kiện Quốc tế xác nhận  quyền làm chủ của Trung Cộng. Nhưng  các “học gỉa” của Bắc Kinh  cứ khăng khăng nói là biển của  Trung Hoa  với lập luận “tự chế”  như   đó là “vùng nước lịch sử” hay  còn “bịa ra” là “các quyền lịch sử”  nên mới có  chuyện xung đột như đang xẩy ra.

VƯƠNG NGHỊ TẠI HÀ NỘI
Thứ bốn, trong khi các nước có tranh chấp biển đảo với Trung Cộng, quan trọng nhất là Việt Nam và Phi Luật Tân, chưa “nuốt trôi” những thách thức mới từ phiá Tập Cận Bình và Vương Nghị thì ông Vương Nghị đến Hà Nội họp với Ngọai trưởng Phạm Bình Minh, Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến được mang danh nghĩa “thăm Việt Nam theo lời mời của ông Phạm Bình Minh” từ ngày 03 đến 06/8 (2013).

Ông Vương Nghị không gặp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, người mới thăm Hoa Kỳ họp và thảo luận rất lầu với Tổng thống Obama  về tình hình Biển Đông hôm 25/7 (2013). Sau đó tại CSIS, ông Sang đã đưa ra lời tuyên bố không chấp nhận Đường Lưỡi Bò của Trung Cộng.
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tường thuật  khi ông  trả lời một câu hỏi về hình Lưỡi Bò : “Trong vấn đề Biển Đông, Chủ tịch Trương Tấn Sang khẳng định lập trường của Việt Nam trước sau như một là phản đối đường lưỡi bò của Trung Quốc, vì đường lưỡi bò được xác lập mà không căn cứ vào bất kỳ điều khoản nào của bất kỳ luật pháp quốc tế nào.”
Vấn đề Biển Đông đã được ông Vương Nghị thảo luận trong tất cuộc họp với ba  ông Phạm Bình Minh, Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng.

Bộ Ngọai giao Việt Nam công bố 2 điểm then chốt trong cuộc họp giữa hai Bộ trưởng Ngọai giao : “Về vấn đề biên giới lãnh thổ, hai bên đánh giá cao kết quả hợp tác giữa hai nước trong việc thực hiện nghiêm túc 3 văn kiện liên quan biên giới trên bộ; nhấn mạnh trong thời gian tới hai Bộ Ngoại giao sẽ tích cực thúc đẩy các cơ quan hữu quan trao đổi để sớm ký kết Hiệp định về hợp tác khai thác tiềm năng du lịch khu vực thác Bản Giốc và Hiệp định về quy chế tàu thuyền qua lại tự do ở cửa sông Bắc Luân.

Trao đổi ý kiến về vấn đề Biển Đông, hai bên khẳng định giải quyết mọi bất đồng thông qua đàm phán hòa bình, hữu nghị, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác hữu nghị Việt – Trung cũng như hòa bình, ổn định tại Biển Đông. Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh, hai bên cần kiên trì giải quyết tranh chấp trên biển trên cơ sở Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).”

Tại cuộc họp với ông Dũng, phía Việt Nam loan tin : “Đề cập về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên giải quyết mọi bất đồng thông qua đàm phán hòa bình, hữu nghị, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác hữu nghị Việt – Trung cũng như hòa bình, ổn định tại Biển Đông.

Thủ tướng cũng cho rằng, hai bên cần kiên trì giải quyết tranh chấp trên biển trên cơ sở Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).”

Và trong cuộc họp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Vương Nghị, theo bản tin chính thức của Đảng CSVN đã : “Khẳng định lãnh đạo Đảng và Chính phủ Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam, mong muốn cùng với Việt Nam tăng cường mở rộng, đi sâu hợp tác trên mọi lĩnh vực theo phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt” nhằm không ngừng làm sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp.”
 
Điệp khúc “16 chữ” và “4 tốt” là “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và  “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, nhưng trong thực tế  Lãnh đạo Trung Cộng đã làm ngược lại với nhiều hành động “rất xấu”  đối với  Việt Nam  ở Biển Đông như coi vùng biển của Việt Nam như “ao nhà” của mình.  Trên đất liền thì không trả lại diện tích khỏang 5,000 cây số vuông đất dọc biện giới Trung Cộng đã chiếm của Việt Nam từ trước và sau hai cuộc chiến tranh biên giới 1979 và 1984-1989.  

Về phần mình, bản tin của đảng viết : “ Tổng Bí thư mong muốn hai bên nỗ lực cụ thể hóa và thực hiện đầy đủ các thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, tăng cường hợp tác hiệu quả, thiết thực trên mọi lĩnh vực, giải quyết thỏa đáng các vấn đề còn tồn tại thông qua đàm phán hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và các văn kiện liên quan đã ký giữa hai nước, nhằm đưa quan hệ hữu nghị Việt-Trung phát triển theo quỹ đạo ổn định, lành mạnh, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng của khu vực và thế giới.”
 

ĐỌAN ĐƯỜNG CHIẾN BINH ?

Thông điệp từ phiá Việt Nam đã không lọt vào tai Vương Nghị nên ngay ngày hôm sau (5/8), Đài Phát thanh Quốc tế Trung Hoa (CRI) loan báo : “Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ngày 5/8 cho báo giới biết, Trung Quốc và các nước ASEAN đã đồng ý tiến hành thảo luận thúc đẩy tiến trình xây dựng “Bộ Quy tắc ứng xử trên Nam Hải” (Code of Conduct, COC)  để cùng nhau giữ gìn hoà bình và ổn định trên Nam Hải trong khuôn khổ thực hiện “Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải” (DOC).”

Theo dự trù, cuộc họp giữa ASEAN và  Trung Cộng để bàn về COC, theo đề nghị  của  chính Vượng Nghị sẽ diễn ra ở Bắc Kinh vào tháng 9/2013.

Nếu được hai bên chấp thuận, COC sẽ có yếu tố ràng buộc Pháp lý đối với các bên hiệu lực hơn DOC, nhưng ông Vương Nghị đã bất ngờ đưa ra nhiều “chướng ngại vật” ngay tại Hà Nội để cản đường đi đến kết qủa này.

Hành động của ông Vương Nghị có phải để trả đũa các thỏa hiệp giữa Việt Nam và Phi Luật Tân, sau chuyến đi Manila của ông Phạm Bình Minh từ 31/7 đến 1/8 và giữa Việt Nam và Mỹ, sau chuyến đi của ông Trương Tấn Sang từ 24 đến 26/7 hay không ?

Thật khó ai biết được hậu ý của Ngọai trưởng Trung Cộng nhưng qua lời nói, ông Vương Nghị đã báo trước Trung Hoa chưa sẵn sàng ký COC với ASEAN và có thể chẳng bao giờ chuyện này sẽ xẩy ra.

CRI nói tiếp lời của ông Vương Nghị : “Trung Quốc luôn giữ thái độ tích cực và cởi mở trong việc xây dựng “Bộ Quy tắc”, cũng chú ý đến các bàn luận về thúc đẩy tiến trình xây dựng “Bộ Quy tắc” của các bên, quan điểm của Trung Quốc là:

 Một là phải có dự báo hợp lý. Một số nước đề xuất “thuyết chớp nhoáng”, mong hoàn thành “Bộ Quy tắc” chỉ trong một ngày đàm phán, đây là điều không phù hợp thực tế, cũng không phải là thái độ nghiêm túc. “Bộ Quy tắc” liên quan tới lợi ích nhiều mặt, việc xây dựng đòi hỏi một quá trình điều phối tường tận và phức tạp.

Hai là, phải hiệp thương nhất trí. Thúc đẩy việc xây dựng “Bộ Quy tắc” cần phải tham khảo kinh nghiệm trong xây dựng “Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải”, tìm kiếm nhận thức chung rộng rãi nhất, chiếu cố tới độ thoải mái của các bên. Không áp đặt ý chí của cá biệt nước hoặc vài nước cho các nước khác, dưa ép chín sẽ không ngọt.

Ba là, cần phải gạt bỏ các quấy nhiễu. Trung Quốc và các nước ASEAN trước đây từng nhiều lần thảo luận “Bộ Quy tắc” nhưng đều chấm dứt vì bị quấy nhiễu. Các bên cần làm nhiều việc có lợi cho thúc đẩy tiến trình xây dựng “Bộ Quy tắc”, tạo ra điều kiện và môi trường cần thiết cho việc này, chứ không phải ngược lại.

Bốn là, cần phải tuần tự tiệm tiến. Xây dựng “Bộ Quy tắc” là các quy định trong “Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải”, “Bộ Quy tắc” không thể thay thế cho “Tuyên bố”, càng không thể gạt bỏ “Tuyên bố” để làm mới. Điều bức xúc hiện nay là tiếp tục thực hiện tốt “Tuyên bố”, nhất là tích cực thúc đẩy hợp tác trên biển. Trong quá trình này, hiệp thương xác định lộ trình xây dựng “Bộ Quy tắc”, từng bức thúc đẩy lên phía trước.”

Với 4 buớc đi “đủng đỉnh” mà rất “phức tạp” lại “quanh co, gập gềnh” có nhiều “mìn bẫy” phía trước của phía Trung Cộng với câu nói méo “dưa ép chín sẽ không ngọt”, hay đòi phải “gạt bỏ các quấy nhiễu”, nhưng không nói ai đã quấy nhiễu, hoặc lại bảo ““Bộ Quy tắc” không thể thay thế cho “Tuyên bố”, nghĩa là COC không thể thay thế DOC thì có họp ở Bắc Kinh vào tháng 9 cũng như không !

Đấy là mánh khoé và yêu sách mới của Trung Cộng để giải quyết xung đột ở Biển Đông, trong khi  không biết đã có bao nhiêu Quân lính của Bắc Kinh đã đồn trú ở nhiều “tiền đồn” được  xây dựng  rất kiên cố từ hai năm qua ở vùng  Trường Sa, trên 8 đảo đá ngầm Trung Cộng chiếm của Việt Nam trong trận chiến năm 1988.

Ngòai ra Trung Cộng cũng đã xây xong một tiền đồn lớn có  trang bị vũ khí  phòng không tối tân, dựng dàn Radar để theo dõi hoạt động tầu bè và máy bay thám thính ở Đá Vành Khăn mới chiếm từ năm 1995. Đá Vành Khăn cũng là vùng tranh chấp với Phi Luật Tân.  

Đối với quần đảo Hòang Sa mà Trung Cộng đã chiếm của Việt Nam Cộng Hòa năm 1974 thì Bắc Kinh nhất mực không muốn nhắc đến mỗi khi có cuộc  thảo luận với nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.

Với sơ đồ quân sự mới này, Hạm đội Nam Hải của Trung Cộng đã mở rộng vòng đai kiểm soát an ninh từ đảo Nam Hải qua Hòang Sa đến  bãi cạn Scarborough (Hoàng Nham)  tranh chấp với Phi Luật Tân xuống phía nam của Trường Sa đến tận vùng biển Mã Lai.

Vậy đảng và nhà nước CSVN có biết không, hay đã biết mà vẫn cứ nhắm mắt  niệm thần chú “16 chữ” và “4 tốt”  để cầu may mà không biết giặc đã ở trong nhà mình ?

Phạm Trần

Copy từ: Truyền Thông húa Cứu Thế


http://www.chuacuuthe.com/2013/08/09/giac-da-vao-nha-dang-o-dau/ 


......................

Những phản ứng thông minh và dũng cảm của blogger Việt



Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2013-08-08
000_Hkg8862100-305.jpg
Một người đàn ông sử dụng iPad kết nối internet tại một quán cà phê ở Hà Nội hôm 06/8/2013
AFP photo


Khi hai blogger Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào bị bắt ngay, lập tức chính quyền vận dụng luật 258 để tống giam hai người mà không đưa ra chi tiết sai phạm của họ cụ thể như thế nào. Họ là những nhà báo giỏi nhưng khi Internet tiến vào Việt Nam cả hai đều bỏ làm báo và viết blog, một hình thức thoát ly sự kềm kẹp của nền báo chí chính thống để viết những gì mà họ nghĩ là đáng viết.

Luật 258, cái còng cho bất cứ ai

Luật 258 trước đó cũng đã được áp dụng với một nhà báo khác là Phạm Chí Dũng. Ông Dũng bị bắt trong một tình trạng hoàn toàn bí mật. Việc bắt bớ ông tạo ra một màn sương mù dư luận và hàng chục nghi vấn bao trùm trên báo lề trái. Cho tới khi ông được thả người ta mới biết là ông đã vi phạm điều 258 và lý do ông mà được trả tự do vì cơ quan điều tra nhận thấy ông không vi phạm như cáo buộc trước khi bị bắt.

Hành vi bắt và thả người một cách tùy tiện chỉ dựa vào một điều luật mơ hồ đã đánh động dư luận, đặc biệt trong giới blogger. Ban đầu là chỉ trích sau đó là giận dữ vì chính quyền đã đi quá trớn trong việc đàn áp tự do ngôn luận. Sự giận dữ tuy không dấy lên biểu tình hay bạo động nhưng lại chống đối bằng một hình thức khác do giới trẻ thực hiện: báo động với thế giới biết sự ngược đãi quyền tư do ngôn luận của chính phủ Việt Nam.

Ngày 31 tháng 7 một nhóm nam nữ thanh niên rất trẻ gồm Nguyễn Thảo Chi, Phạm Đoan Trang (Hà Nội), Nguyễn Nữ Phương Dung (Sài Gòn), Nguyễn Anh Tuấn (Đà Nẵng), Nguyễn Lân Thắng (Hà Nội) đã sang Bangkok gặp gỡ với cơ quan nhân quyền Liên Hiệp quốc và Human Rights Watch để trao cho họ thông báo chống lại điều 258.

Cũng tại Bangkok một số đại diện của Goggle, Yahoo đã gặp gỡ những người trẻ này và lắng nghe sự thật đang xảy ra bên trong một đất nước được xem là Internet đang phát triển với tốc độ chóng mặt nhưng phía sau những hình ảnh hứa hẹn ấy là thế giới của những nhà tù, những sách nhiễu và nhất là một nền pháp lý bị bóp méo, diễn giải một cách tùy tiện về nhân quyền và tự do ngôn luận trên hệ thống intenet.

Blogger Nguyễn Anh Tuấn, một trong những thành viên của nhóm 258 từ Việt Nam sang Bangkok cho biết:

"Nội dung mà nhóm trao đổi với Google thì mình cũng đã cam kết với người ta là tạm thời không tiết lộ về nội dung. Muốn thông báo điều gì chính thức thì phải cho người ta xem trước. Đại ý nội dung những lần gặp là cung cấp thông tin cho người ta để họ có thêm thông tin tại Việt Nam. Mình cũng giới thiệu cho họ biết về đìều 258. Như anh biết Google không giống như các tổ chức nhân quyền khác vì họ có những mục tiêu khác nên họ không cam kết gì với mình nhiều nhưng trước sau gì thì họ cũng sẽ có một official statement, tuyên bố chính thức về việc này có lẽ cho tới ngày 1 tháng 9 khi quyết định 72 này hiệu lực."
Quyết định 72, mở đầu những làn sóng mới
image563-250.jpg
Anh Nguyễn Lân Thắng đại diện nhóm blogger Việt Nam trao Tuyên bố 258 cho đại diện Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Bangkok hôm 31/7/2013Photo: Nguyễn Lân Thắng
Khi sự chống đối luật 258 lên tới cao trào thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký tiếp quyết định 72 như một câu trả lời cứng rắn trước đòi hỏi chính đáng của nhóm tranh đấu chống lại điều 258. Nghị định 72 có tất cả 6 chương với 46 điều, nhưng dư luận, đặc biệt là giới blogger và chơi Facebook, Twitter chỉ tập trung vào việc cấm "cung cấp thông tin tổng hợp".

Thông tin tổng hợp là gì? Đó là những tin tức hay ý kiến quan trọng của báo chí hay cá nhân nào đó mà blog hay Facebook mang vào trang cá nhân của mình để rồi sau đó hàng ngàn người vào đọc rồi lại lấy ra tiếp tục post trên trang cá nhân của họ. Cứ như thế một bản tin, một bài viết được nhân lên nhiều lần và có khi một tin tức như vậy thu hút hàng trăm ngàn lượt nguời đọc.

Rõ ràng đây là một điều rất nguy hiểm cho sự an nguy của chế độ.

Trước tiên nó làm cho người dân quen với những bản tin trái chiều với báo lề đảng, kế đó những phiên tòa, bản án tối tăm không được truyền thông lề phải đưa tin thì hôm nay cả thế giới đều biết qua các trang blog và Facebook cá nhân. Các bài viết bàn về dân chủ, nhân quyền cũng như sự lạm quyền, độc tài của chính phủ cũng sẽ được nhân rộng ra trong cộng đồng mạng và từ đó một xã hội dân sự hình thành khiến các điều cấm kỵ trước đây bây giờ sẽ bị xóa bỏ.

Lổ hổng tạo ra nguy cơ đó được trám kín bằng hai điều 258 và 72.

Bạn Nguyễn Đình Hà một thành viên trong nhóm 258 cho biết ý kiến về quyết định 72:
"Về nghị định 72 đang xôn xao trên mạng theo tôi thì rất ngây thơ và ấu trĩ vì không thề áp dụng được. Hiện nay việc chia sẻ thông tin trên mạng quá dễ dàng vì vậy nếu họ có cố gắng cũng không thề áp dụng được vì họ không biết sử dụng cách chế tài nào để áp dụng vào các hành vi đó. Bọn em hôm nay cũng trao đổi với bà Phó đại sứ Thụy Điển về điều này và bà ấy rất ngạc nhiên khi Việt Nam lại có thể ra một nghị định như thế. Bà ấy nói là sẽ chuyển tất cả các công điện đến Ủy ban Nhân quyền Châu Âu."

Những con chim câu dũng cảm
Thế hệ trẻ Việt Nam đã ý thức được tầm quan trọng của Internet và những nguy hiểm của hai luật 258 và 72. Một tuần lễ sau sự việc Bangkok, sáng ngày 7 tháng 8, năm blogger khác đã có mặt trong  Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội để trao cho Bà Phó Đại sứ Elenore Kanter bản tuyên bố 258 và đồng thời chia sẻ với bà tất cả những thông tin mà chính phủ đang cố thực hiện nhằm chống lại tự do ngôn luận cũng như đàn áp nhân quyền tại Việt Nam.
image123-250.jpg
Đại diện Mạng lưới bloggers Việt Nam trao Tuyên bố 258 cho bà Elenore Kanter, phó Đại sứ Thụy Điển. Photo courtesy of cafevn.org 
 
Năm bạn trẻ Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Đình Hà, Lê Hồng Phong, Nghiêm Ngọc Trai và Nguyễn Văn Viên như những chú chim câu đã thành công trong việc mang những thông tin cần thiết ra thế giới bên ngoài một cách thông minh và khôn khéo. Đại sứ Thụy Điển có lẽ không lạ gì với những hành động trấn áp tự do ngôn luận tại Việt Nam nhưng khi một nhóm thanh niên trí thức với sự can đảm khó luờng đường hoàng vào thẳng đại sứ quán của họ thì vụ việc trở nên nghiêm trọng hơn.

Từ Thụy Điển, sáng hôm sau có lẽ hầu hết các đại sứ trong khối EU sẽ biết con số 258 và 72 nói lên điều gì tại đất nước Việt Nam. Họ không thể im lặng hay lẩn tránh mà buộc phải lên tiếng trực tiếp với chính quyền Hà Nội, giống như Đại sứ quán Hoa Kỳ đã lên tiếng quan ngại về nghị định 72 một ngày trước đó.

Bạn Thu Trang, một trong năm thành viên vào Đại sứ quán Thụy Điển trao thông  báo 258 chia sẻ ý kiến qua việc Hoa Kỳ quan tâm tới luật 72 vừa mới xuất hiện, bạn nói:

"Theo em đây là một động thái tích cực của Washington cũng như bên Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam vì quyết định 72 này nó giới hạn quyền tự do thông tin của cá nhân. Theo em nghĩ thì các tổ chức trên thế giới cũng vô cùng quan ngại về điều này và các tuyên bố của Hoa Kỳ là một điểm nhấn mạnh sau chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Mỹ vừa rồi."

Luật 72 không những lợi dụng pháp luật để đàn áp tiếng nói người dân mà nó còn gây khó khăn cho các công ty khi vào làm ăn tại Việt Nam. Nghị định 72 đòi hỏi tất cả website nước ngoài phải có ít nhất một máy chủ tại VN để chính phủ kiểm soát nhiều hơn nội dung thông tin trên mạng của những người sử dụng.

Theo Liên hiệp Internet Á Châu, do eBay, Facebook, Google và Yahoo thành lập, thì nghị định 72 này sẽ có tác dụng tiêu cực đối với môi trường Internet của VN và gây trở ngại cho nguồn đầu tư.

Việt Nam cần phải lựa chọn giữa phát triển hay dẫm chân tại chỗ khi cấm cửa sự tự do chia sẻ thông tin, đặc biệt là thông tin về nhân quyền và tự do ngôn luận. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam ông David Shear vừa tuyên bố tại Hà Nội rằng Hoa Kỳ nghiêm túc xem xét việc bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, nhưng kèm theo một số điều kiện.

Không nói thì ai cũng biết những điều kiện ấy là nhân quyền và tự do ngôn luận, điều mà những bạn trẻ Việt Nam đang đánh động với thế giới trong vài ngày vừa qua.

Lúc 8 giờ tối ngày 5/8/2013 hai bạn trẻ Nguyễn Thảo Chi và Nguyễn Nữ Phương Dung khi từ Thái Lan về lại Tân Sơn Nhất đã được các bloggers đón chào nồng nhiệt cho thấy rằng trong hoàn cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay mọi biện pháp bịt miệng thông tin là vô vọng. Chính quyền làm sao có thể đối phó với những con người trẻ trung và gan dạ này khi sự trong sáng của họ đã thuyết phục tất cả mọi người?


Copy từ: RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/decree-72-article-258-act-of-youth-ml-08082013142040.html 




.....................

Kết thúc điều tra vụ bầu Kiên, đề nghị truy tố 4 tội

Kết thúc điều tra vụ bầu Kiên, đề nghị truy tố 4 tội


Thứ Năm, 08/08/2013 13:56

(NLĐO)- Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất điều tra vụ án liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên, theo đó đề nghị truy tố bầu Kiên với 4 tội danh: Kinh doanh trái phép; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Trốn thuế và Cố ý làm trái qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng



Bị can Nguyễn Đức Kiên
Tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an ngày 8-8 cho biết cơ quan này vừa kết thúc điều tra vụ án liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên (thường gọi là bầu Kiên) cùng các đồng phạm sau gần 1 năm điều tra.
Theo đó, Nguyễn Đức Kiên và 7 đồng phạm bị đề nghị truy tố 4 tội danh: Kinh doanh trái phép; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Trốn thuế và Cố ý làm trái qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Ngân hàng ACB) và một số công ty trên địa bàn TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
7 bị can bị can còn lại gồm: Ông Trần Xuân Giá, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB; ông Lê Vũ Kỳ; ông Phạm Trung Cang; ông Trịnh Kim Quang, đều nguyên là Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB; ông Lý Xuân Hải, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB; ông Trần Ngọc Thanh, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư ACBI Hà Nội; bà Nguyễn Thị Hải Yến, Kế toán trưởng Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội.
Lập hàng loạt công ty kinh doanh trái phép

Theo kết luận điều tra, năm 1993, Nguyễn Đức Kiên là cổ đông góp vốn lớn của Ngân hàng ACB và sau đó đã giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng này từ năm 1994 đến năm 2008. Trong thời gian làm việc tại Ngân hàng ACB, bầu Kiên tham gia quản trị, điều hành ngân hàng với nhiều vị trí khác nhau, có ảnh hưởng, chỉ đạo và quyết định nhiều hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ACB.
Để tránh quy định hạn chế vay vốn từ ngân hàng ACB, hạn chế việc sở hữu chéo tại nhiều ngân hàng thương mại cổ phần và hạn chế nhiều hoạt động kinh doanh riêng khác, bầu Kiên đã rút tên khỏi HĐQT Ngân hàng ACB. Sau đó, bầu Kiên đã thành lập 5 công ty, gồm: Công ty cổ phần Tập đoàn Tài chính Á Châu (Công ty AFG); Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội (Công ty ACBI); Công ty cổ phần Đầu tư Á Châu (Công ty ACI); Công ty TNHH đầu tư tài chính Á châu Hà Nội (Công ty ACI-HN) và Công ty CP đầu tư thương mại B & B (Công ty B&B). Trong đó, Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch HĐQT của 4 Công ty B&B, AFG, ACBI, ACI và Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty ACI-HN.

Mặc dù không được Nhà nước cấp phép kinh doanh tài chính, nhưng bầu Kiên đã chỉ đạo 5 công ty trên sử dụng hơn 9.700 tỉ đồng từ vốn điều lệ, tiền huy động và tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu bán cho các ngân hàng. Để nâng giá trị cổ phiếu Ngân hàng ACB, bầu Kiên và Thường trực HĐQT Ngân hàng này đã ra chủ trương cấp tiền cho Công ty ACBS là công ty chứng khoán do Ngân hàng ACB sở hữu 100% vốn điều lệ để mua cổ phiếu Ngân hàng ACB.

Bầu Kiên và Thường trực HĐQT Ngân hàng đã chỉ đạo Ngân hàng ACB cấp cho Công ty ACBS 1.500 tỉ đồng cùng vốn tự có, Công ty ACBS đã chuyển cho các Công ty ACI, ACI-HN tổng số tiền hơn 1.557 tỉ đồng để đứng tên mua hộ hơn 52,5 triệu cổ phiếu ACB, đến nay mới thu về hơn 364 tỉ đồng tiền gốc, còn lại 1.193 tỉ đồng chưa thu về, trong khi số cổ phiếu Ngân hàng ACB còn lại là hơn 19,5 triệu cổ phiếu, bị mất 32,9 triệu cổ phiếu, gây thiệt hại hơn 614 tỉ đồng (tính theo đơn giá cổ phiếu lúc mua) và thiệt hại hơn 879 tỉ đồng (tính theo giá trị cổ phiếu hiện tại).

Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng làm rõ hành vi trốn thuế với số tiền hơn 25 tỉ đồng của Nguyễn Đức Kiên trong vụ kinh doanh vàng giữa Công ty B&B và Ngân hàng ACB. Cụ thể, trong quá trình kinh doanh, công ty của bầu Kiên đã thu được lãi trên 100 tỉ đồng, song bầu Kiên đã chỉ đạo Công ty B&B không kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp mà chuyển lợi nhuận doanh nghiệp sang cho thuộc cấp để trốn thuế hơn 25 tỉ đồng. Số tiền này được chuyển lại toàn bộ cho Công ty B&B để bầu Kiên sử dụng vào hoạt động kinh doanh khác.
Chiếm đoạt tiền của Thép Hòa Phát

Bầu Kiên và đồng phạm cũng đã thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của Công ty TNHH một thành viên Thép Hòa Phát.

Theo đó, với vai trò là Chủ tịch HĐQT Công ty ACBI, ngày 11-5-2010, bầu Kiên đã chỉ đạo Trần Ngọc Thanh, Giám đốc Công ty ACBI ký hợp đồng thế chấp 22,497 triệu cổ phần Công ty cổ phần thép Hòa Phát vào Ngân hàng ACB để đảm bảo cho việc Công ty ACBI phát hành trái phiếu trị giá 800 tỉ đồng tại Ngân hàng ACB.

Đến tháng 4-2012, bầu Kiên đã giao dịch trực tiếp với ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT và ông Trần Tuấn Dương, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, về việc bán 20 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Thép Hòa Phát do ACBI đang sở hữu với số tiền 264 tỉ đồng cho Tập đoàn Hòa Phát.

Mặc dù chưa được Ngân hàng ACB và Công ty ACBS chấp thuận cho giải tỏa 20 triệu cổ phiếu trong tổng số gần 22,5 triệu cổ phiếu đang thế chấp nhưng ngày 15-5-2012, ông Kiên đã chỉ đạo Nguyễn Thị Hải Yến (kế toán trưởng Công ty ACBI) soạn thảo quyết định của HĐQT và biên bản họp HĐQT để ông Kiên ký quyết định và biên bản họp thể hiện chủ trương của HĐQT trong khi thực tế không họp HĐQT công ty về việc chuyển nhượng 20 triệu cổ phiếu này.

Sau đó, ông Kiên đã ký nháy hợp đồng để bán số cổ phiếu trên cho Công ty TNHH một thành viên Thép Hòa Phát lấy 264 tỉ đồng. Số tiền thu được, ông Kiên đã chỉ đạo sử dụng vào mục đích riêng. Đến thời điểm này, Thép Hòa phát vẫn chưa nhận được 20 triệu cổ phiếu như hợp đồng.
Cố ý làm trái, thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng cho ACB

Với hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, khi còn là Chủ tịch Hội đồng đầu tư Ngân hàng ACB, bầu Kiên biết rõ quy định của Ngân hàng Nhà nước về trần lãi suất và các quy định kinh doanh chứng khoán song vẫn đề xuất, chỉ đạo Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB ra chủ trương ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng; ra chủ trương cấp tín dụng cho Công ty TNHH chứng khoán ACB mua cổ phiếu ngân hàng ACB sai quy định, gây hậu quả nghiêm trọng đến việc thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ của Nhà nước, thu lợi bất chính cho nhóm cổ đông Ngân hàng ACB hơn 256 tỉ đồng và trực tiếp gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB hơn 1.407 tỉ đồng.

Việc Nguyễn Đức Kiên chỉ đạo ủy thác cho 19 nhân viên Ngân hàng ACB gửi tiền vào Ngân hàng Vietinbank đã bị Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên Phó Phòng quản lý rủi ro Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh TP Hồ Chí Minh chiếm đoạt, gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB gần 719 tỉ đồng.
Đối mặt với mức án "kịch khung" chung thân
Trước đó, như Báo Người Lao Động đã đưa, ngày 21-8-2012, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Đức Kiên (SN 1964, Chủ tịch CLB Bóng đá Hà Nội, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp - VPF, thường gọi “bầu” Kiên) để điều tra về tội Kinh doanh trái phép theo điều 159 Bộ Luật Hình sự. Tội danh này có khung hình phạt cao nhất 2 năm tù.
Tiếp đó, ngày 18-9-2012, “bầu” Kiên đã bị Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố bổ sung 2 tội danh Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 - Bộ Luật Hình sự. Trong đó, tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng có khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù, còn tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có khung hình phạt cao nhất tới chung thân.
Đầu tháng 7-2013, Cơ quan điều tra Bộ Công an lại quyết định khởi tố bổ sung vụ án, tội danh “Trốn thuế” đối với bị can Nguyễn Đức Kiên. Tội danh này có mức án cao nhất là 7 năm tù.

Nguyễn Quyết


Copy từ: Người Lao Động


http://nld.com.vn/20130808123417645p0c1019/ket-thuc-dieu-tra-vu-bau-kien-de-nghi-truy-to-4-toi.htm


............