CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

Đồ Sơn, đồ nhà và… đồ lạ


- Những vấn nạn, nguy cơ có thể vô hình trong mắt các vị lãnh đạo, nhưng thực tế vẫn luôn nhức nhối ở đó, thậm chí ngấm ngầm tích tụ, phát triển.
Sạch trơn “danh tiếng” Đồ Sơn
Chưa đi chưa biết Đồ Sơn/ Đi rồi mới biết chẳng hơn đồ nhà. Đồ Sơn vốn nổi tiếng là thiên đường khám phá “đồ lạ” đến mức đi cả vào thơ bút tre. Nổi tiếng đến mức người nước ngoài còn biết (cũng có thể gọi là có “tầm” quốc tế).
Ấy vậy mà chỉ một phát biểu mới đây của một lãnh đạo Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐTB- XH) đã phủ nhận sạch trơn “danh tiếng” bấy lâu của Đồ Sơn. Tại một buổi tọa đàm, vị này cho hay: “Chúng tôi đã nhiều lần chỉ đạo hai địa phương Đồ Sơn, Quất Lâm kiểm tra, đánh giá về tệ nạn mại dâm. Tuy nhiên, kết quả báo cáo của các địa phương đều khẳng định là không phát hiện có mại dâm”.
Trong chốc lát, Đồ Sơn bỗng trở thành điểm đến của du lịch “an toàn”. Cứ theo đó thì các bà vợ có thể hoàn toàn yên tâm thả các ông chồng vào chốn này mà chẳng sợ các ông đi tìm “đồ lạ”, vì muốn tìm cũng không có.
Nhưng các bà vợ bao giờ cũng thực tế, đầy hoài nghi, sao dễ dàng tin vào thông tin báo cáo như một số lãnh đạo. Báo chí càng không cả tin là “đồ lạ” của vùng biển này tự dưng mà thành tàng hình được.
Đồ Sơn, đồ nhà
Bãi tắm Đồ Sơn
Vậy là, trước đó báo chí vốn đã hăm hở điều tra hoạt động mại dâm ở Đồ Sơn, thì sau tuyên bố gây sốc kia, lòng hăm hở còn tăng lên bội phần. Tất nhiên, mục đích không chỉ nhằm làm sáng tỏ, phơi bày sự thật (mà hẳn còn vì đề tài này thu hút độc giả chẳng kém gì bản thân “đồ lạ”).
Và cũng không khó khăn gì mà các nhà báo chụp được phố “đèn đỏ” ở vùng biển này vẫn tấp nập như thường sau phát ngôn bất thường.
Hóa ra, “đồ lạ” chỉ tàng hình đối với một số đối tượng, mà trong trường hợp này là chính quyền địa phương và vị lãnh đạo ngành kia. Có tờ báo đã gọi đây là cách nắm thực tế từ… phòng máy lạnh.
Vì thực tế từ phòng máy lạnh nên vị lãnh đạo kia đã “bê” nguyên xi những gì có trong báo cáo ra tuyên bố trước báo giới. Thay vì kiểm tra, xác minh, thay vì thái độ đối mặt, giải quyết thực trạng, ông đã biến chức trách của mình đơn thuần thành “cái loa” truyền đạt báo cáo.
Rất tiếc, cách hành xử này không phải hi hữu. Còn nhớ, hồi tháng 7 năm ngoái, khi được phóng viên hỏi về nạn chặt chém lộng hành ở địa phương, một lãnh đạo thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã đáp lại bằng câu hỏi ngược: “Các anh nói căn cứ vào đâu thì cung cấp ra đây?”
Rồi câu chuyện tư lệnh của 2 ngành trống dong cờ mở đi vi hành thị sát một chợ đầu mối lớn ở Hà Nội, vốn có tiếng là nơi cung cấp nhiều phụ gia độc hại. Nhưng không biết có phải vì sợ vía lãnh đạo, mà phụ gia, thực phẩm bẩn đều “trốn sạch”.
Nổi tiếng hơn nữa là câu chuyện chạy công chức 100 triệu đồng. Dù đây đã là chuyện dư luận đã truyền nhau đến chán tai, nhưng nó chỉ thực sự nóng khi được một lãnh đạo chính thức phát ngôn.
Tuy nhiên, kết quả thế nào thì chúng ta đều đã biết. Tất cả điều tra chỉ dẫn đến kết luận là không hề có chuyện chạy công chức. Cũng có ai chụp được ảnh nhận phong bì “chạy” gửi bộ trưởng để mà lật ngược kết quả đâu.
Mới thấy, có rất nhiều thứ vẫn bày ra trước mắt các thường dân, nhưng hóa ra lại rất vô hình đối với các lãnh đạo, dẫn đến tình trạng ai cũng hiểu, chỉ vài người không (chịu) hiểu. Chưa kể, trong không ít trường hợp, chính các vị lãnh đạo lại là người chủ động tìm cách… “tàng hình hóa” những vấn đề rất nóng.
Rùng mình “bom” nước, “bom” xăng
Một câu chuyện tương tự khác, xảy ra vào trung tuần tháng 6, cũng bắt đầu từ những nguy cơ, sai phạm vô hình (trong mắt lãnh đạo). Còn hậu quả là cả một quả bom nước - thủy điện Ia Krêl 2 (huyện Đức Cơ, Gia Lai) - vỡ toác.
May mắn là vụ vỡ thủy điện không gây thiệt hại về người. Nhưng khi kết quả điều tra được hé lộ, nhiều người không khỏi rùng mình tự hỏi, liệu với cách quản lý thủy điện nhỏ như hiện nay, thì bao nhiêu may mắn mới “đủ dùng”.
Điều tra ban đầu cho thấy chủ đầu tư đã có nhiều sai phạm trong thi công, sai kỹ thuật và thiết kế. Ngoài ra, công trình đã được tích nước dù chưa hề có báo cáo lên chính quyền.
Thủy điện toác, cũng toác ra nhiều vấn đề về trách nhiệm. Suốt cả quá trình duyệt dự án, thi công, Sở Công thương là nơi chịu trách nhiệm quản lý công trình, nhưng lại chỉ nắm được hồ sơ thiết kế cơ sở. Còn chủ đầu tư thủy điện này xây dựng theo thiết kế nào, chất lượng đến đâu… không cơ quan nào nắm rõ.
Đồ Sơn, đồ nhà
Hiện trường vụ vỡ thủy điện Ya Krel. Ảnh: Tiến Thành
Hiện tượng đập thủy điện có dấu hiệu nứt nẻ đã được người dân phát hiện cả tháng trời, nhưng cấp quản lý lại chỉ hoàn toàn vỡ lẽ khi đập đã… vỡ toác. Trả lời báo chí, lãnh đạo Sở Công thương Tỉnh Gia Lai đã “thật thà” mà thừa nhận rằng: "Về xây dựng cơ bản thì anh chịu!", rằng trong việc xây dựng đập thủy điện vừa và nhỏ, mà cụ thể là Ia Krêl 2, Sở này chỉ quản lý, đôn đốc về tiến độ.
Tiến độ xây thì Sở quản, còn tiến độ… vỡ thì hãy đợi đấy! Đến nỗi, có bài báo phải “thở dài” là có vẻ như Sở Công thương hoàn toàn không biết gì về sự tồn tại 1 thủy điện Ia Krêl 2 (!).
Cũng theo báo chí phản ánh, chỉ đến khi xảy ra sự cố, các sở ngành liên quan được điều động, trong đó có Sở Xây dựng, thì giám đốc sở này mới tỏ tường cái đập nằm ở đâu, dài ngắn thế nào.
Còn nhớ, hồi cuối năm ngoái, vụ đổ sập thủy điện Đăk Mek 3 Kon Tum cũng theo một kịch bản tương tự về thi công sai, về ém thông tin. Sau mỗi vụ việc, các thủy điện lại được rà soát hàng loạt. Nhưng với tình hình này, chẳng biết còn bao nhiêu “bom nước” vỡ, kinh nghiệm mới thực sự được rút ra, trách nhiệm của cấp quản lý mới thực sự sáng tỏ.
Mà đâu chỉ có bom nước. Người dân còn phải sống với rất nhiều loại “bom” khác. Bom xăng chẳng hạn.
Đến giờ hẳn nhiều người vẫn còn kinh hoàng vì vụ cháy cây xăng trên đường Trần Hưng Đạo (Hà Nội). Cũng lại sau khi sự việc xảy ra, những vi phạm của cây xăng này mới được phát hiện.
Rồi tiếp đó là sự lên tiếng của báo chí về những bất cập trong quản lý, quy hoạch cây xăng. Rồi lại rà soát các cây xăng trên toàn thành phố… Nói chung, dù là “bom” lửa, nhưng kịch bản cũng không khác “bom” nước là mấy. Những nguy cơ cứ nhởn nhơ vô hình cho đến khi giáng xuống những tai họa hữu hình.
Vô hình, vô cảm và… vô vọng
Điều nguy hiểm của những thứ, những vật “tàng hình” là về thực chất chúng vẫn tồn tại. Một bảo bối như sơn tàng hình trong truyện Doremon chỉ làm cho sự vật vô hình trước mắt chúng ta, chứ không thể khiến nó biến mất.
Những vấn nạn, nguy cơ trong cuộc sống cũng vậy. Chúng có thể vô hình trong mắt các vị lãnh đạo, nhưng sẽ luôn còn nhức nhối ở đó, thậm chí ngấm ngầm tích tụ, phát triển thành khổng lồ.
Thái độ AQ, “tàng hình hóa”, hay lờ đi những việc thuộc trách nhiệm cần giải quyết của người lãnh đạo sẽ dẫn đến hậu quả mà đối tượng gánh chịu là người dân. Từ vô hình đến vô cảm không xa, và khi những người đứng đầu trở nên vô cảm, cũng là lúc người dân lâm vào… vô vọng.
Hải Tâm


Copy từ: VietNamNet

Và họ đã tồn tại suốt 2 năm qua

 Bộ sưu tập vũ khí tự chế của quân nổi dậy Syria

 

(Soha.vn) - Một số nguồn tin cho biết ngày 21/6, FSA - cánh quân sự lớn nhất của phe nổi dậy Syria đã nhận được một lô vũ khí có thể xoay chuyển thế cục từ nước ngoài. Tuy nhiên, trước khi được viện trợ vũ khí, phe nổi dậy của Syria được biết đến với nhiều vũ khí tự chế kỳ dị, khiến quân đội của ông Assad nhiều phen điêu đứng.

Cùng điểm lại kho vũ khí tự chế này của họ:
Các thành viên của quân nổi dậy Syria chuẩn bị bắn một trái bom sử dụng súng cao su tự chế ở phía bắc thành phố Aleppo ngày 16/10/2012.
Các thành viên của quân nổi dậy Syria chuẩn bị bắn một trái bom sử dụng súng cao su tự chế ở phía bắc thành phố Aleppo ngày 16/10/2012.
Chuẩn bị tên lửa cho vụ phóng gần cầu Abu Baker ở Albab, cách Aleppo 30 km (16/1/2013).
Chuẩn bị tên lửa cho vụ phóng gần cầu Abu Baker ở Albab, cách Aleppo 30 km (16/1/2013).
Người đàn ông làm việc với quả đạn cối tự tạo bên trong một nhà máy trước đây chuyển sản xuất sắt thép ở Aleppo (18/2/2013).
Người đàn ông làm việc với quả đạn cối tự tạo bên trong một nhà máy trước đây chuyển sản xuất sắt thép ở Aleppo (18/2/2013).
Một binh sĩ của phe nổi dậy Syria dùng súng cao su bắn lựu đạn tự chế vào quân đội của Tổng thống Assad trong một cuộc đụng độ tại Arabeen, gần Damascus (24/1/2013).
Một binh sĩ của phe nổi dậy Syria dùng súng cao su bắn lựu đạn tự chế vào quân đội của Tổng thống Assad trong một cuộc đụng độ tại Arabeen, gần Damascus (24/1/2013).
Một chiếc xe quân sự tự chế có tên là
Một chiếc xe quân sự tự chế có tên là "Sham 1" đặt tại Khan al-Assal (10/11/2012)
Các binh sĩ quân nổi dậy Syria đứng xung quanh tên lửa tự chế của họ (21/8/2012).
Các binh sĩ quân nổi dậy Syria đứng xung quanh tên lửa tự chế của họ (21/8/2012).
Lực lượng nổi dậy Syria chuẩn bị cho cuộc chiến với quân đội chính phủ tại làng Kurnaz, gần phía tây thành phố Hama. (27/1/2013).
Lực lượng nổi dậy Syria chuẩn bị cho cuộc chiến với quân đội chính phủ tại làng Kurnaz, gần phía tây thành phố Hama. (27/1/2013).
Các binh sĩ quân nổi dậy Syria sử dụng súng cao su để khởi động một quả bom tự tạo trong cuộc đụng độ với binh sĩ ủng hộ chính phủ tại thành phố Aleppo (Ngày 15/10/2012).
Các binh sĩ quân nổi dậy Syria sử dụng súng cao su để khởi động một quả bom tự tạo trong cuộc đụng độ với binh sĩ ủng hộ chính phủ tại thành phố Aleppo (Ngày 15/10/2012).
Xe quân sự tự chế
Xe quân sự tự chế "Sham 2"
Một binh sĩ của quân nổi dậy Syria đi qua chiếc xe bọc thép tự chế Sham 2 ở Bishqatin, Syria ngày 8 tháng 12 năm 2012. Nhìn từ xa, chiếc xe có vẻ giống như một hộp lớn kim loại rỉ sét nhưng xem xét kỹ hơn sẽ thấy một chiếc xe bọc thép tự chế đang chờ được triển khai. Sham 2 được dựng từ khung gầm của một chiếc xe hơi và được quân nổi dậy tung hô là sản phẩm
Một binh sĩ của quân nổi dậy Syria đi qua chiếc xe bọc thép tự chế Sham 2 ở Bishqatin, Syria ngày 8 tháng 12 năm 2012. Nhìn từ xa, chiếc xe có vẻ giống như một hộp lớn kim loại rỉ sét nhưng xem xét kỹ hơn sẽ thấy một chiếc xe bọc thép tự chế đang chờ được triển khai. Sham 2 được dựng từ khung gầm của một chiếc xe hơi và được quân nổi dậy tung hô là sản phẩm "100% made in Syria."
Quân nổi dậy Syria chuẩn bị phóng tên lửa tự chế hướng tới các sân bay quân sự ở phía bắc Aleppo (23/12/2012).
Quân nổi dậy Syria chuẩn bị phóng tên lửa tự chế hướng tới các sân bay quân sự ở phía bắc Aleppo (23/12/2012).
Quân nổi dậy bắn súng máy tự chế vào một tòa nhà nơi quân đội Syria trung thành với Tổng thống Assad đang ẩn náu trong một cuộc đụng độ lớn ở Aleppo (4/11/2012).
Quân nổi dậy bắn súng máy tự chế vào một tòa nhà nơi quân đội Syria trung thành với Tổng thống Assad đang ẩn náu trong một cuộc đụng độ lớn ở Aleppo (4/11/2012).
Một binh sĩ xem xét khẩu súng săn tự chế được sử dụng để bắn lựu đạn tự tạo tại Arabeen (9/2/2013).
Một binh sĩ xem xét khẩu súng săn tự chế được sử dụng để bắn lựu đạn tự tạo tại Arabeen (9/2/2013).
Một chuyên gia chế tạo bom của quân nổi dậy Syria đang chuẩn bị kích hoạt trái bom (20/3/2012).
Một chuyên gia chế tạo bom của quân nổi dậy Syria đang chuẩn bị kích hoạt trái bom (20/3/2012).
Các binh sĩ của quân nổi dậy Syria đứng cạnh vũ khí phòng không tự chế của mình ở gần sân bay quân sự Menagh (17/2/2013).
Các binh sĩ của quân nổi dậy Syria đứng cạnh vũ khí phòng không tự chế của mình ở gần sân bay quân sự Menagh (17/2/2013).
Một chiếc xe chở loại pháo phòng không tự chế.
Một chiếc xe chở loại pháo phòng không tự chế.
Quân nổi dậy Syria trưng bày nhiều loại vũ khí của họ bao gồm lựu đạn tự chế, các loại tên lửa có gắn đầu đạn.
Quân nổi dậy Syria trưng bày nhiều loại vũ khí của họ bao gồm lựu đạn tự chế, các loại tên lửa có gắn đầu đạn.
 
 
 



Copy từ: Tên muốn hiển thị

Nga tham chiến tại Syria

2 chiến hạm chở 600 lính thủy quân lục chiến Nga đang kéo đến Syria

(GDVN) - 2 chiến hạm đang trên đường tới Syria là tàu đổ bộ cỡ lớn Nicolai Filchenkov và khu trục hạm lớp Udaloy 1, Phó đô đốc Kulakov, mỗi tàu chở 300 quân với 20 xe tăng và 15 xe bọc thép hoặc xe tải quân sự chuyên dùng trên tàu sân bay.
Tàu đổ bộ Nikolay Filchenkov (hình minh họa)

Tờ DEBKA file ngày 21/6 đưa tin, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm qua 20/6 cho biết Moscow sẽ vẫn tôn trọng hợp đồng cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Syria vốn đang gây tranh cãi.


Ông thông báo tin này một ngày sau khi cho biết 2 chiến hạm chở 600 lính thủy quân lục chiến Nga đang trên đường tới Syria để "bảo vệ các công dân của Nga" và có thể Nga sẽ điều lực lượng không quân tham gia khi cần thiết.

Cả Nga và Mỹ đã nhúng sâu vào Syria cho trận chiến quyết định giành giật Aleppo giữa quân đội Syria được hậu thuẫn bởi nhóm Hezbollah và lực lượng nổi dậy có phương Tây đứng sau hỗ trợ.

Chỉ một ngày sau khi hội nghị thượng đỉnh G8 kết thúc với sự thất bại của phương Tây trong việc vận động gây sức ép lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad do vấp phải sự phản đối quyết liệt từ Putin, ngày 19/6 Moscow công bố phái 2 tàu chở 600 lính thủy quân lục chiến tới Syria.

Nguồn tin quân sự của DEBKA file nhận định rằng động thái này của Nga nhằm thể hiện sức mạnh quân sự của Moscow và nhằm vào việc phương Tây đang bất chấp cảnh báo tiếp tục viện trợ quân sự cho nhóm nổi dậy tại Syria.

Hãng tin Interfax của Nga xác định 2 chiến hạm đang trên đường tới Syria là tàu đổ bộ cỡ lớn Nicolai Filchenkov và khu trục hạm lớp Udaloy 1, Phó đô đốc Kulakov, mỗi tàu chở 300 quân với 20 xe tăng và 15 xe bọc thép hoặc xe tải quân sự chuyên dùng trên tàu sân bay.

Sự hiện diện của các nhân viên quân sự Nga tại Syria sẽ làm trầm trọng thêm căng thẳng ngoại giao giữa Washington và Moscow xung quanh cuộc nội chiến tại Syria đang ngày càng lan rộng.




Copy từ: Giáo Dục

Cây chó đẻ chữa bệnh gan

Khoa học đã chứng minh cây chó đẻ chữa bệnh viêm gan siêu vi B rất tốt. Tuy nhiên, khi sử dụng cây chó đẻ nên biết những cảnh báo cần thiết

Gọi là cây chó đẻ vì chó sau khi đẻ thường tìm lá cây này để ăn. Cây chó đẻ còn được gọi là chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu (vì có hạt tròn xếp thành hàng dưới lá), diệp hạ châu đắng, diệp hạ châu ngọt... Cả hai loại diệp hạ châu ngọt  và đắng cùng họ thầu dầu (Euphorbiaceae).
 
Cây chó đẻ được trồng thành vùng dược liệu ở huyện Cát Tiên - Lâm Đồng
Ảnh: TRẦN THANH
Kháng virus viêm gan B
 
Cây chó đẻ có chứa nhiều chất thuộc nhóm hóa học khác nhau như flavonoit, alkaloid phyllanthin; các hợp chất hypophyllanthin, nirathin, phylteralin, tritequen, tamin, axit hữu cơ, phenol, lignam... 
Về dược năng, thí nghiệm về hoạt tính bảo vệ gan của cây chó đẻ cho thấy có tác dụng bảo vệ gan. Các thí nghiệm với kháng nguyên HbsAg chứng tỏ cây chó đẻ có tác dụng kháng virus viêm gan B. Đông y cho rằng cây chó đẻ vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, thông huyết, điều kinh, thanh can, lương huyết, hạ nhiệt...; thường được dùng làm thuốc chữa các bệnh đau gan, thận, đường tiết niệu, đường ruột, bệnh chứng ở ngoài da.
Tác dụng giải độc gan và chữa viêm gan siêu vi B chỉ mới được các nhà khoa học lưu ý từ những năm 1980 về sau. Nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản và Ấn Độ cho biết họ đã phân lập được những hợp chất trong cây diệp hạ châu có khả năng chữa bệnh viêm gan. Một báo cáo trên tạp chí Lancet vào năm 1988 cũng xác định tác dụng này. Theo đó, 2 nhà khoa học Blumberg và Thiogarajan đã điều trị 37 trường hợp viêm gan siêu vi B với kết quả 22 người âm tính sau 30 ngày dùng diệp hạ châu. Đối với viêm gan siêu vi, 50% yếu tố lây truyền của virus viêm gan B trong máu đã mất sau 30 ngày sử dụng loại cây này (với liều 900 mg/ngày).
Tiếp theo đó, một nghiên cứu tiến hành năm 1995 cho thấy cây chó đẻ có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp tâm thu ở người không bị đái tháo đường và giảm đáng kể đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường.


Một số bài thuốc thông dụng
Dưới đây là một số cách trị bệnh từ cây chó đẻ.


Chữa viêm gan B: Chó đẻ 30 g, nhân trần 12 g, sài hồ 12 g, chi từ 8 g,
hạ khô thảo 12 g, sắc (nấu) uống mỗi ngày 1 thang.

Chữa viêm gan do virus: Diệp hạ châu đắng sao khô 20 g, sắc nước 3 lần. Trộn chung các nước sắc, thêm 50 g đường đun sôi cho tan, chia làm 4 lần uống trong ngày. Khi kết quả xét nghiệm HBsAg (-) thì ngừng thuốc.
- Chữa xơ gan cổ trướng thể năng: Diệp hạ châu đắng sao khô 100 g sắc nước 3 lần. Trộn chung nước sắc, thêm 150 g đường đun sôi cho tan, chia nhiều lần uống trong ngày (thuốc rất đắng), liệu trình 30 - 40 ngày. Khẩu phần hằng ngày phải hạn chế muối, tăng đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ).
- Chữa suy gan (do sốt rét,  sán lá, lỵ amib, ứ mật, nhiễm độc): Diệp hạ châu (ngọt hoặc đắng) sao khô 20 g, cam thảo đất sao khô 20 g, sắc nước uống hằng ngày.
- Chữa bệnh chàm (eczema) mãn tính: Dùng cây chó đẻ vò, xát nhiều lần vào chỗ bị chàm, làm liên tục hằng ngày sẽ khỏi.
- Chữa sốt rét: Cây chó đẻ 8 g; thảo quả, dây hà thủ ô, lá mãng cầu ta tươi, thường sơn, dây gắm mỗi vị 10 g; bình lang (hạt cau), ô mai, dây cóc, mỗi vị 4 g, đem sắc với 600 ml nước còn 200 ml, chia uống 2 lần trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ. Nếu không hết cơn, thêm sài hồ 10 g.

Tăng nguy cơ vô sinh?

Dưới đây là một số cảnh báo cần lưu tâm, dù chưa có nghiên cứu kiểm chứng.
Hiện trên thị trường có khá nhiều chế phẩm dùng điều trị viêm gan dưới các dạng của những cơ sở sản xuất có dùng dược liệu từ cây chó đẻ. Tuy nhiên, phần lớn nguyên liệu cây chó đẻ để sản xuất các chế phẩm này là từ nguồn hoang dại, trong khi một cây thuốc mọc ở vùng địa lý, thổ nhưỡng khác nhau có thể có hiệu quả điều trị khác nhau. Bởi vậy, người tiêu dùng cần chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, có số đăng ký của cơ quan y tế thẩm quyền cấp.
Mặt khác, có thông tin cho rằng người khỏe mạnh dùng cây chó đẻ uống hằng ngày sẽ dẫn tới xơ gan, teo gan. Bởi theo nguyên lý, khi mật không tiết ra (ở người có bệnh như viêm mật, tắc mật…) thì mới cần lợi mật và khi gan có vấn đề thì mới phải nhuận gan. Nếu không có bệnh mà lại uống cây chó đẻ hằng ngày là bắt gan và mật không có nhu cầu cũng phải tiết ra khiến các cơ quan này phải làm việc nhiều hơn nên dễ bị tổn thương, mất cân bằng và sinh bệnh.
Với tính đắng, hàn nên cây chó đẻ có tác dụng giải nhiệt. Người không bị nhiệt dùng vị thuốc này không những không giúp ích gì cho sức khỏe mà còn khiến cơ thể quá hàn. Dù chưa có nghiên cứu trên diện rộng để kết luận về việc gây vô sinh của cây chó đẻ nhưng theo lý thuyết đông y, khi cơ thể quá hàn thì khó thụ thai. Cây chó đẻ làm tăng tính hàn nên về lý thuyết, chúng tăng nguy cơ vô sinh.
 
200 ha cây chó đẻ chuẩn Viet GAP
Thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, UBND huyện Cát Tiên - Lâm Đồng đã trồng cây chó đẻ trên một số diện tích nông nghiệp năng suất thấp. Trong năm 2011, mô hình sản xuất thử nghiệm cây chó đẻ lần đầu tiên được thực hiện với diện tích 1,5 ha (tại 2 xã Tư Nghĩa và Mỹ Lâm), năng suất đạt trên 3 tấn/ha. Kết quả nghiên cứu cho thấy Cát Tiên rất thích hợp với cây chó đẻ. Qua phân tích hàm lượng dược chất trong cây chó đẻ ở Cát Tiên cho thấy niranthin: 4,719 mg/g, hypophyllanthin: 2,998 mg/g, phyllanthin: 5,488 mg/g và tổng dược chất đạt 21,2%.
Đến nay, huyện Cát Tiên đã triển khai chương trình ứng dụng nhân rộng sản xuất cây chó đẻ theo quy trình Viet GAP với diện tích 100 ha, đồng thời triển khai đề tài khoa học nghiên cứu sản xuất loại cây này. Huyện còn liên kết với Trung tâm Phân tích - Chứng nhận chất lượng Sở Khoa học - Công nghệ Lâm Đồng chế biến sản phẩm trà túi lọc Diệp hạ châu Cát Tiên. Đến năm 2015, Cát Tiên sẽ có 200 ha diện tích trồng cây chó đẻ theo quy trình Viet GAP để ổn định nguồn nguyên liệu.
V.Hy
Bác sĩ HOÀNG XUÂN ĐẠI


Copy từ:Người Lao Động

Bắc Kinh và Manila khẩu chiến về Bãi Cỏ Mây thuộc đảo Trường Sa

Trong lúc hai nước khẩu chiến về Bãi Cỏ Mây, dân Philippines biểu tình trước toà lãnh sự Trung Quốc ở Manila June 20, 2013 (REUTERS)
Trong lúc hai nước khẩu chiến về Bãi Cỏ Mây, dân Philippines biểu tình trước toà lãnh sự Trung Quốc ở Manila June 20, 2013 (REUTERS)

Đức Bình
Bắc Kinh vào ngày hôm qua, 21/06/2013, lên tiếng tố cáo Philippines đã có hành động được gọi là « chiếm đóng bất hợp pháp » Bãi Cỏ Mây và tuyên bố sẽ bảo vệ chủ quyền của mình, sau khi chính quyền Manila điều thêm quân và tiếp tế hậu cần đến bãi đá này.

Bãi Cỏ Mây – tên quốc tế là The Seconde Thomas Reef và Trung Quốc gọi là Nhân Ái Tiều, là một rạn san hô vòng, thuộc quần đảo Trường Sa.
Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam và Philippines đều khẳng định có chủ quyền đối với rạn san hô có diện tích khoảng 60 km vuông này. Cho đến nay, Manila dùng xác một con tàu mắc cạn ở đây từ năm 1999, làm nơi đóng quân, canh gác và bảo vệ Bãi Cỏ Mây.
Theo Reuters, trong cuộc họp báo ngày hôm qua, tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Bắc Kinh kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và sẽ không bao giờ chấp nhận việc Philippines chiếm đóng bất hợp pháp Nhân Ái Tiều, (Bãi Cỏ Mây).
Trung Quốc đã có phản ứng như trên sau khi chỉ huy quân đội Philippines, tướng Emmanuel Bautista, vào hôm thứ Tư ngày 19/06, cho báo giới biết sẽ có một nhóm quân nhân tới thay thế cho các binh sĩ đang đóng trên con tàu mắc cạn, đồng thời tiếp tế lương thực, nước uốc và nhiên liệu.
Philippines đã tố cáo Trung Quốc xâm lấn lãnh hải thuộc chủ quyền của mình sau khi ba tầu của Trung Quốc trong đó có một khu trục hạm, tiến sâu vào vùng biển này, chỉ cách con tàu mắc cạn có 5 hải lý.
Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Reef) có vị trí chiến lược trên tuyến đường đi tới bãi Cỏ Rong (Reed Bank), nơi được coi có trữ lượng lớn về dầu khí.
Theo nhận định của Reuters, đây có thể là điểm nóng tại Biển Đông buộc Hoa Kỳ phải can thiệp để bảo vệ các đồng minh của mình tại Đông Nam Á.
Năm 2010, Malaysia đã cấp giấy phép cho một tập đoàn Anh-Philippines tiến hành thăm dò dầu khí ở Bãi Cỏ Rong, nhưng dự án này đã phải ngừng hoạt động do có sự hiện diện của các tàu Trung Quốc.
Manila khẳng định Bãi Cỏ Rong nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines, vì bãi này chi cách đảo Palawan khoảng 80 hải lý về phía tây nam.
Trong khi đó, Bắc Kinh nói rằng Bãi Cỏ Rong cũng như Bãi Cỏ Mây nằm trong số 250 hòn đảo nhỏ, bãi đá, san hô trong quần đảo Trường Sa và thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Xin nhắc lại, quần đảo Trường Sa là nơi có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.


Copy từ:RFI

LẬT TẨY TRUYỀN THÔNG CSVN TRONG VỤ CÙ HUY HÀ VŨ

Đỗ Thành Công
20-06-2013
Tôi nghĩ bài viết vừa rồi “Xảo Thuật của Truyền Thông CSVN” đã đủ để vạch mặt bịp bợm của truyền thông CSVN. Tuy nhiên, tôi vẫn cảm thấy không an tâm. Điều bận tâm không phải đối với những người quan tâm tới tình hình dân chủ. Vì nếu đọc bài viết, suy nghĩ chín chắn thì họ sẽ không còn vọng đọng hay mơ hồ nữa, sẽ thấy rỏ bản chất, gian dối, “đổi trắng thay đen” của CSVN trong nổ lực vừa qua. Đó là, tìm mọi thủ đoạn nhằm thuyết phục dư luận, Ls Cù Huy Hà Vũ không tuyệt thực. 
Tuy nhiên, tôi không thấy thoải mái khi có nhiều người từng hoạt động cho dân chủ, từng là nạn nhân của truyền thông CSVN nhưng vẫn bán tín bán nghi. Thậm chí, một số không nhỏ còn có những biểu hiện chạy theo truyền thông CSVN để đánh giá, phê bình và đặt lại vấn đề Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực, nhưng dựa theo các hình ảnh và thông tin do công an cung cấp.
Theo các hình công an cung cấp cho báo chí, thì nếu Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực kể từ ngày 27/5/2013 cho đến ngày chụp hình 15/6/2013, tức là đã hơn 18 ngày rồi thì vẫn còn mập chán. Hay nói cách khác, tin ông Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực chỉ là tin nhãm, tin của bọn phản động tung ra. Công an cũng tung đòn ảo, làm như thật là cho biết an ninh đang truy lung kẻ xấu tung tin trên mạng. (sic)
Kèm theo các hình do công an cung cấp, các báo đua nhau theo kế sách, kẻ tung người hứng viết, “người khám sức khoẻ cho Vũ sáng 15/6 cho biết chỉ số huyết áp của ông Vũ là 140/90, nặng 90 kg. Ông Vũ không ăn cơm trại. Còn thức ăn đồ uống gia đình mang vào, chúng tôi không chắc ông ấy có dùng hay không. Nhưng nếu người tuyệt thực với thời gian gần 20 ngày, huyết áp chắc chắn tụt, da xanh, người yếu” .(Ảnh: vnexpress)
(Hình báo ghi chú: Phạm nhân Cù Huy Hà Vũ, ảnh chụp sáng 15/6)
Đúng vậy, nếu nhìn hình chụp đính kèm, an ninh ghi chú rõ là chụp 15/6 thì anh Vũ vẫn còn khoẻ. Vấn đề đặt ra là những hình chụp này đã chụp từ lúc nào? Ngày 15/6/2013 hay là chụp trước khi Anh Vũ tuyệt thực. Và công an đã sử dụng lại để chỉ nhặm mục đích chứng minh “Cù Huy Hà Vũ không tuyệt thực”.
Thực ra vấn đề không có gì khó khăn. Thứ nhất, nếu đảng CSVN muốn chứng minh anh Cù Huy Hà Vũ không có tuyệt thực, anh từ chối cơm tù nhưng vẫn ăn bình thường đồ gia đình tiếp tế nên còn to béo như các hình chụp ngày 15/6 thì chì cần đưa một số nhân chứng tin cậy vào trại gặp anh Vũ. Mắt thấy, tai nghe, và họ báo cáo trụng thực lại cho dư luận thì mọi việc rõ ràng, đâu có gì phải vận dụng cả bộ máy tuyên truyền Bộ Thông Tin của Đảng CSVN để giải độc.
Thế thì tại sao đảng CSVN lại không dám làm vậy? Có cái gì khuát tất trong đó không? Có cái gì khó ăn khó nói không? Có cái gì cần dấu giếm không? Nếu không thì tại sao không dám làm? Tại sao lại phải đưa Bộ Thông Tin vào cuộc cho phức tạp, với mục đích duy nhất, chứng minh Cù Huy Hà Vũ không tuyệt thực bằng những hình ảnh ở trên. Nhưng thực chất lại là những hình ngụy tạo.
Thứ hai, cứ giả định là đảng CSVN không muốn đưa người vào trại gặp Cù Huy Hà Vũ vì sợ họ tiết lộ thông tin mật của trại giam. Vì vậy, cho công an chụp hình để nhân dân thấy rõ Cù Huy Hà Vũ còn béo như thế nào. Vậy thì hình chụp, theo báo an ninh đề chú rõ ràng là ngày 15/6/. Vấn đề khúc mặc là tại sao khi kiểm tra tất cả các hình chụp về Cù Huy Hà Vũ, không thấy hình nào ghi ngày chụp 15/6/2013, mà lại có dấu vết cho thấy an ninh đã tìm cách xoá ngày. Thực tế, tất cả các hình ở trên đều bị an ninh xoá hết thời gian, mặc dù đài báo nói là chụp ngày 15/6. 
Tại sao lại phải xoá? Không phải an ninh có nhu cầu cho nhân dân biết đây là hình chụp trong ngày 15/6 để chứng minh Cù Huy Hà Vũ không có tuyệt thực sao? Vậy thì giải thích như thế nào cho nó hợp lý. 
Nói một cách đơn giản, các hình trên đều không chụp trong ngày 15/6. Nói cách khác những hình đó đã chụp trước khi Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực hay mới bắt đầu tuyệt thực. Vì vậy, an ninh đã xóa đi hết các ngày chụp để lưà bịp nhân dân.
Lật Tẩy Các Hình Chụp Ngày 15/6.
Hình 1 (Chụp ngày 15/6) Ngày Bị Xoá 
Hình 2 (Chụp ngày 15/6) Ngày Bị Xoá
Hình 3 (Chụp Đỗ Thành Công ngày 6/10/2006) Ngày Không Xoá
Tất cả các hình 1 và hình 2, ghi chú chụp ngày 15/6 nhưng đều bị an ninh xoá hết ngày cho mục đích tuyên truyền nhằm chứng minh anh Vũ vẫn còn khoẻ mạnh. Do đó, không thể biết hình chụp vào lúc nào, nhưng chắc chắn là không thể chụp vào ngày 15/6. Nó giống như thằng ăn cắp, tìm cách xoá dấu vết để khỏi bị bắt quả tang. Nhưng trời bất dung gian, khôn mà không ngoan nên bị tổ trác, hay nói cách khác an ninh CSVN đã dấu đầu nhưng bị loài cái đuôi “bịp”.
Hình 3, an ninh CSVN chụp ngày 6 tháng 10 năm 2006 trực tiếp từ VTV, nhưng vì không có nhu cầu phải ngụy tạo ngày tháng nên an ninh để nguyên, không tẩy xoá. 
Phân tích hai sự kiện trên và đưa ra bằng chứng chỉ để chứng minh - Hệ thống truyền thông của đảng CSVN đang tìm mọi cách để “đổi trắng thành đen”, bịp bợm, kể cả phải cắt dán thông tin và trơ tráo đánh lừa quần chúng nhằm chứng minh một đìều sai sự thực, đó là Cù Huy Hà Vũ không tuyệt thực. 
Tóm lại, khi đảng CSVN đưa ra những bằng chứng giả tạo để chứng minh một sự kiện theo hướng của an ninh, thì chúng ta có thể kết luận ngược lại một cách chắc chắn là “Cù Huy Hà Vũ đã và đang tuyệt thực”. Cũng chính vì 
vậy mà đảng CSVN đang lo sợ, tìm đủ mọi cách để tuyên truyền, bẻ cong sự thực cho dù phải “đổi trằng thành đen”.
FB Đỗ Thành Công
Ngày 20 tháng 6 năm 2013

Trí Nhân Media

Copy từ: Trí Nhân Media

Syria: Liệu Nga có chơi trò hai mang?

Tin “sét đánh” đối với quân nổi dậy Syria

(Kienthuc.net.vn) – Mặc dù vừa nhận được lô vũ khí lớn, quân nổi dậy bị “choáng” trước tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa hành lang vận chuyển vũ khí vào Syria.
 Thủ tướng Thổ Nhĩ Tayyip Erdogan.

Ngày 21/6, phát ngôn viên của phiến quân ở Aleppo tuyên bố đã nhận được một lô hàng lớn vũ khí đạn dược “có chất lượng” và có khả năng “sẽ thay đổi hoàn toàn cục diện chiến trường”.

Đáng chú ý là số vũ khí này được Mỹ, NATO và Châu Âu được mua trên thị trường quốc tế, không chỉ tương đối rẻ mà còn được sản xuất tại Nga. Như vậy là quân nổi dậy đã dùng chính tên lửa chống tăng, tên lửa phòng không Nga để bắn hạ xe tăng, máy bay của quân chính phủ Syria…cũng do Nga chế tạo. Điều này khiến cho điện Kremlin vô cùng tức giận và dọa sẽ có những phản ứng quyết liệt. Sau Hội nghị thượng đỉnh G8 ở Bắc Ireland tuần trước, Moscow hầu như ngày nào cũng lên án phương Tây trang bị vũ khí cho các nhóm “khủng bố”.

Nguồn tin của debkafile ngày 22/6 tiết lộ rằng Thủ tướng Thổ Nhĩ Tayyip Erdogan ngày 19/6 đã gọi điện cho Tổng thống Barack Obama, thông báo  quyết định đột ngột đóng cửa hành lang Thổ Nhĩ Kỳ đối với việc chuyển giao vũ khí Mỹ và NATO cho quân nổi dậy Syria. Ông Erdogan đã nói với ông Obama (đang thăm Đức) rằng ông sợ bị Nga trả đũa, nếu tiếp tục để cho Mỹ và NATO chuyển vũ khí cho phiến quân Syria qua Thổ Nhĩ Kỳ.

Mười năm trước, Thủ tướng Erdogan đã làm cái điều tương tự, khi ông không cho phép quân đội Mỹ đi qua Thổ Nhĩ Kỳ mở mặt trận thứ hai chống Saddam Hussein. Thế nhưng, cho đến nay, chính phủ Erdogan đã hoàn toàn đứng về phía phe đối lập Syria, cho phép Quân đội Syria Tự do (FSA) thiết lập Bộ chỉ huy và nhiều căn cứ trên đất Thổ Nhĩ Kỳ cũng như cung cấp hậu cần qua  biên giới cho quân nổi dậy.

Quyết định trên của Thổ Nhĩ Kỳ chính là một cơn địa chấn, không chỉ đối với cuộc nội chiến ở Syria mà còn đối với Mỹ và Israel, trong chừng mực nào đó.

Quyết định này khiến cho thế trận của quân nổi dậy Syria đang chiến đấu ở Aleppo trở nên vô vọng. Việc thành phố chiến lược al-Qusayr rơi vào tay quân chính phủ Syria đã cắt đứt nguồn cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy từ Lebanon. Vũ khí tuồn qua con đường  Jordan không thể vận chuyển từ miền Nam đến Aleppo ở miền Bắc Syria, do quân đội Syria được Hezbollah hậu thuẫn đang siết chặt vòng vây để tiến hành một trận chiến quyết định.

Các nguồn tin quân sự của debkafile e rằng sức mạnh tổng hợp khổng lồ của quân đội Syria, Hezbollah và lực lượng vũ trang của Shiite Iraq sẽ nghiền nát phiến quân ở Aleppo, như họ đã từng làm ở al-Qusayr, trong vòng 40-60 ngày.

Nếu Aleppo bị thất thủ, đây sẽ là một đòn “đánh gãy xương sống” quân nổi dậy, bất chấp việc Mỹ triển khai ở Jordan 700 quân lính, 12-24 chiến đấu cơ F-16 và một vài khẩu đội tên lửa phòng không Patriot hiện đại. 


Copy từ: Kiến Thức

Điệp khúc "không rõ lắm" của quan GD Quảng Ngãi

Nhà vệ sinh 'dát vàng' giá thực bao nhiêu?

 
Phóng viên mời chuyên gia đến khảo sát, tính toán 2 nhà vệ sinh giá “khủng”, kết quả đưa ra giá thực tế thấp hơn gần 6 lần.
 
Liên tiếp sau hàng loạt nhà vệ sinh được xây 600 triệu đồng theo “Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn” với nhiều bất thường như xây sai thiết kế, giảm bớt vật tư…, lãnh đạo Sở GD-ĐT Quảng Ngãi vẫn phủ nhận vụ việc. Nhiều việc… “không rõ lắm” ! Sáng 11/6, trao đổi với phóng viên, ông Đỗ Văn Phu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Ngãi, cho rằng sở dĩ nhà vệ sinh xây có giá cao như vậy là vì tuân thủ theo các thiết kế chung của Bộ GD-ĐT. Ông Phu giải thích: “Những thiết kế này bao giờ cũng nặng hơn, giá thành cao hơn địa phương vì nền móng phải làm bền vững, tường phải làm dày…”.
nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh Trường tiểu học Năng An ở Quảng Ngãi có giá "khủng" 721 triệu đồng 
Mặc dù vậy, ông Phu gián tiếp thừa nhận: “Đáng ra phải đề nghị thay đổi thiết kế giảm hơn, gọn hơn để đỡ tốn nhưng do “ông” Ban quản lý dự án nhà tôi (Ban quản lý dự án Sở GD-ĐT - PV) máy móc quá nên không điều chỉnh những thiết kế tốn kém đó. Họ cứ có mẫu ở trên đưa xuống là cứ thế làm theo”. Trả lời câu hỏi: “Vì sao một số nhà vệ sinh của các trường thi công sai thiết kế bằng cách giảm diện tích so với thiết kế, xây dựng các bệ tiểu đơn giản hơn so với thiết kế ?”, ông Phu nói: “Cái này chúng tôi cũng không rõ lắm”. Còn riêng việc một trường tiểu học nhưng có đến 3 nhà vệ sinh (2 mới, 1 cũ), ông Phu cũng nói: “Không rõ lắm”. Ông tuyên bố: “Chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại, cái nào được làm sau, cái nào được làm trước. Lẽ ra anh làm sau, khi biết đã có nhà vệ sinh vừa làm rồi phải dừng lại, chứ một trường có 2 cái như vậy là sai”. Cũng theo lời ông Phu, hiện nay Sở GD-ĐT đã và đang thực hiện 24 công trình. “Sắp tới, chúng tôi sẽ điều chỉnh thiết kế cho giá thành giảm xuống, phù hợp hơn; đồng thời tiến hành rà soát lại toàn bộ công trình đã triển khai, kiểm điểm những cá nhân, đơn vị sai phạm…” -  ông nhấn mạnh.       Giá thực thấp gần 6 lần Trong chiều 11/6, để xác định giá thành các công trình xây dựng, chúng tôi đã mời một nhà thầu chuyên nhận các công trình xây dựng cơ bản đến đo đạc, tính toán toàn bộ vật tư đã xây dựng tại 2 nhà vệ sinh Trường Tiểu học Năng An (tổng mức đầu tư 721 triệu đồng) và Trường Tiểu học Đức Thắng (tổng mức đầu tư 560 triệu đồng).   Sau khi đo đạc diện tích, các vật dụng bên trong được sử dụng tại hai nhà vệ sinh Trường Tiểu học Năng An, ông Nguyễn Văn Thạch, đại diện nhà thầu trên, tính toán: “Nhìn phần nỗi bên trên của công trình nhà vệ sinh có diện tích chưa đầy 40m2 và hệ thống nước, những vật dụng loại thường bên trong thì tôi có thể cam đoan không quá 100 triệu đồng. Nếu phía dưới cho đổ 10 khối bê tông đi nữa (10 khối tương đương sàn nhà 100m2) hiện nay cũng chỉ 11 triệu đồng. Nhưng ở đây công trình nhà vệ sinh chưa đầy 40m2 chắc chắn không tới 10 khối. Nếu tính toán toàn bộ chi phí xây dựng nhà vệ sinh cùng hệ thống nước ở đây, chúng tôi nhận không quá 130 triệu đồng”. Tại Trường Tiểu học Đức Thắng, sau khi đo đạc diện tích chưa đầy 50m2, khảo sát thiết kế, các vật liệu đã sử dụng… ông Thạch đưa ra giá nhận thực tế công trình không quá 100 triệu đồng. “Cũng có những nhà vệ sinh họ làm 500 triệu đồng với những vật dụng bên trong cực kỳ sang trọng, có cả camera, hệ thống nước nóng lạnh… Còn ở nhà vệ sinh Trường Tiểu học Đức Thắng, dù chi phí lên tới 560 triệu đồng nhưng lại chẳng có gì bên trong là quá vô lý. Cái giá này tương đương với xây dựng cái nhà 1 tấm, diện tích 100m2”- ông Thạch tính toán. “Với thiết kế nhà vệ sinh như vậy, làm sao mà công trình lại có tổng mức cao như thế. Rõ ràng ở khâu thẩm định giá có vấn đề. Muốn biết chính xác việc đội vốn này lên bao nhiêu, chỉ cần tính toán thiết kế so với giá thực tế được ban hành thì sẽ biết rõ”- ông Thạch cho biết thêm.
 Kiên quyết kiểm điểm, xử lý vi phạm
Trao đổi với báo chí, ông Cao Khoa, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, cho biết
đã yêu cầu Sở GD-ĐT Quảng Ngãi giải trình vụ việc. “Nếu đúng việc xây
dựng nhà vệ sinh như vậy thì quá tốn kém, trong khi những cái cần thiết
khác không làm. Chúng tôi sẽ cho kiểm tra cụ thể, sẽ có báo cáo với Bộ
GD-ĐT, cần thiết sẽ họp báo để công khai, nếu sai sẽ kiểm điểm, xử lý vi
phạm nếu có”- ông Khoa nói.
Theo NLĐ


Copy từ: Tin Yahoo

Làm cách nào để cướp đất của dân ở Đại Lộc (Quảng Nam)?

Vạch mặt quan huyện “ăn” đất lúa của dân


- Đến bây giờ người dân Đại Lộc (Quảng Nam) mới thở phào nhẹ nhõm khi một số quan huyện bị xử lý kỷ luật khi đã “hô biến” gần 4.000 m2 đất lúa thành đất xây dựng rồi phân lô bán…
Chuyện bắt đầu bại lộ khi UBKT Tỉnh ủy vào cuộc sau khi có đơn thư tố cáo của người dân.
Đó là việc ông Bùi Đức Lợi, Trưởng Phòng TN & MT huyện Đại Lộc đã tham mưu cho ông Phan Đức Tính, Phó Chủ tịch UBND huyện ký Công văn số 1186/UBND-TNMT (ngày 11-12-2009) thống nhất địa điểm cho phép Công ty TNHH MTV Nguyễn Thành Trung (Công ty Nguyễn Thành Trung) lập hồ sơ thủ tục thuê 3.921m2 đất lúa 2 vụ (chưa chuyển mục đích sử dụng) tại thôn An Định (xã Đại Đồng) để xây dựng trụ sở công ty.
đất lúa, Quảng Namđất lúa, Quảng Nam
Khu đất lúa gần 4.000 m2 sát đường quốc lộ 14B được phù phép biến thành đất ở và bán cho vợ Trưởng phòng TN – MT với giá rẻ mạt.
Khi được PCT Phan Đức Tính ký văn bản cho phép, ông Nguyễn Thành Trung lập tức triển khai phương án đền bù giải tỏa và xây dựng tường rào trong khi chưa được cấp có thẩm quyền cho thuê đất.
Khi sự việc bị phát hiện, ông Nguyễn Văn Trúc, Chủ tịch UBND huyện lập tức ký văn bản thu hồi Công văn 1186 (vì ban hành vượt thẩm quyền cấp huyện) và Công ty Nguyễn Thành Trung đã làm văn bản trả lại mặt bằng này.
Nhưng không hiểu bằng cách nào, chỉ hơn 2 ngày sau đó, ông Lợi tiếp tục tham mưu cho ông Nguyễn Văn Trúc ký quyết định số 44/QĐ-UBND về Phê duyệt phương án quy hoạch, bố trí đất ở nông thôn có thu tiền sử dụng đất trên mảnh đất lúa gần 4.000 m2 tại xã Đại Đồng.
Từ tham mưu này, vào ngày 17/1, Chủ tịch Nguyễn Văn Trúc ký quyết định (số 62/QĐ-UBND) thu hồi, giao đất cho xã Đại Đồng để thực hiện phương án bố trí đất ở có thu tiền sử dụng đất tạo vốn đầu tư xây dựng hạ tầng tại thôn An Định. Đồng thời, sau đó ban hành các quyết định giao quyền sử dụng đất và cấp Giấy chứng quyền sử dụng đất cho 12 hộ không đúng đối tượng.
đất lúa, Quảng Namđất lúa, Quảng Nam
Toàn bộ hồ sơ vụ việc đã được chuyển đến các cơ quan tố tụng.
Sau khi nhận Giấy chứng quyền sử dụng đất cho 12 hộ dân, ông Nguyễn Thành Trung đã nhanh chóng lập hồ sơ chuyển nhượng 11 lô đất cho bà Bùi Thị Tín, vợ ông Bùi Đức Lợi, Trưởng TN – MT với giá chuyển nhượng gần 250 triệu đồng, thấp hơn giá quy định là 68 triệu đồng.
Để giảm giá đất theo quy định, ông Lợi lại tiếp tục “phù phép” biến đất mặt tiền quốc lộ 14B thành đất không phải mặt tiền.
Vị trưởng phòng này dùng “chiêu” thiết kế thêm một con đường bê tông chạy song song và cách quốc lộ 14B vài chục mét nhằm áp khung giá đất thấp hơn (giảm từ 200 nghìn đồng/m2, xuống còn 100 nghìn đồng/m2) theo bảng giá đất của huyện ban hành hàng năm.
Con đường bê tông này đã làm giảm giá trị đát gây thất thoát ngân sách Nhà nước với số tiền hơn 478 triệu đồng.
Kết luận ban đầu của cơ quan thanh tra xác định, trong quá trình thực thi nhiệm vụ, ông Bùi Đức Lợi đã cấu kết với ông Nguyễn Thành Trung cùng một số quan chức của huyện Đại Lộc lập hồ sơ, giấy tờ liên quan để hợp thức hóa các thủ tục về thu hồi đất, giao đất để chiếm đất lúa 2 vụ của dân.
Với sai phạm nghiêm trọng này, huyện ủy Đại Lộc đã cách chức đảng ủy viên đảng bộ cơ sở cơ quan chính quyền huyện Ðại Lộc và cách chức Bí thư Chi bộ Phòng TN – MT với ông Lợi.
Đồng thời, huyện Đại Lộc cũng đã cách chức Trưởng phòng TN – MT với ông này.
Ngoài ông Lợi nhận mức kỷ luật, một số quan chức huyện Đại Lộc liên quan đến vụ “ăn” đất lúa của dân này đang được cơ quan chức năng tiếp tục xử lý.
Theo nguồn tin riêng của VietNamNet, toàn bộ hồ sơ vụ việc đã được chuyển đến các cơ quan tố tụng.
Vũ Trung


Copy từ: Tin Yahoo

Xu hướng đàn áp bất đồng ở VN


Các nhà bất đồng chính kiến
Không chỉ những người biểu tình chống Trung Quốc mới bị bắt
Các tổ chức nhân quyền cho rằng Việt Nam thời gian gần đây đang gia tăng đàn áp xu hướng bất đồng với Đảng Cộng sản trong dân chúng.
Hôm 20/6, đại diện của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) có trụ sở ở Hoa Kỳ lên tiếng về các vụ bắt giữ blogger.
"Các đợt bắt bớ và tấn công blogger mới nhất cho hấy chính quyền sợ hãi thế nào trước các cuộc thảo luận mở về dân chủ và nhân quyền," Giám đốc khu vực Á châu của HRW, Brad Adams, nói trong một thông cáo phản ứng về vụ chính quyền bắt giữ ông Trương Duy Nhất và ông Phạm Viết Đào.
Trong khi đó, một luật sư đối kháng ở Hà Nội cho rằng chính quyền đang tiến hành các vụ bắt bớ, trấn áp theo hình thức 'chiến dịch' tiến hành thường niên.
Trao đổi với BBC hôm 22/6/2013, ông Nguyễn Văn Đài cho rằng các vụ bắt bớ gần đây chưa có dấu hiệu chấm dứt và còn hàm chứa những yếu tố khó lường.
Ông nói: "Mỗi một năm có một chiến dịch và bao giờ họ cũng có sự chuẩn bị và tính toán rất cụ thể với những đối tượng khác nhau.
"Tôi cho rằng việc bắt bớ như vậy vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt, và nó chỉ chấm dứt trong đợt này thôi.
"Mình chưa biết được những gì sẽ xảy ra trong tương lai," ông nói.

'Đổ keo vào khóa cửa'

"Không biết chính quyền họ đã biết trước như thế nào đó, nên họ đã đổ keo vào trong khóa cổng của nhà anh Phạm Hồng Sơn, và anh không thể mở cửa ra để đón tiếp ông bên Tòa Đại sứ Hoa Kỳ được"
Luật sư Nguyễn Văn Đài
Lấy ví dụ về việc các bất đồng chính kiến ở Việt Nam đang bị sách nhiễu ra sao, ông Đài phản ánh việc hôm thứ Sáu, 21/6, bác sỹ Phạm Hồng Sơn, một nhà vận động cho tự do, nhân quyền được nhiều người biết, đã bị ngăn cản "thô bạo" không cho tiếp khách thuộc một đoàn ngoại giao ở Hà Nội tới thăm.
Ông Đài nói: "Rõ ràng người hoạt động bất đồng chính kiến ở trong chính quốc gia của mình đấu tranh, đòi hỏi quyền lợi, dân chủ thì bao giờ cũng khó khăn hơn rất nhiều
"Sáng hôm 21/6, bác sỹ Phạm Hồng Sơn có cuộc hẹn với ông tùy viên chính trị của Đại sứ quán Hoa Kỳ,
"Không biết chính quyền họ đã biết trước như thế nào đó, nên họ đã đổ keo vào trong khóa cổng của nhà anh Phạm Hồng Sơn, và anh không thể mở cửa ra để đón tiếp ông bên Tòa Đại sứ Hoa Kỳ được.
"Trong khi đó, ông nhân viên của Tòa Đại sứ đến cũng bị ngăn chặn từ cổng," ông Đài nói với BBC từ nhà riêng ở Hà Nội.
Ông Phạm Hồng Sơn cũng xác nhận với BBC về việc này.
Đây là lần thứ hai trong thời gian gần đây, bác sỹ Sơn bị ngăn cản tiếp xúc với đoàn ngoại giao Hoa Kỳ tại Hà Nội.
Hôm 12/4, cả ông và luật sư Đài đã bị ngăn cản tiếp xúc với các đại biểu Hoa Kỳ tham dự cuộc đối thoại nhân quyền thường niên song phương lần thứ 17.
Khi đó, tin tức nói ông Sơn bị cưỡng bức lên một xe hơi của chính quyền và câu lưu trong nhiều tiếng đồng hồ, trong khi xe của phái đoàn ngoại giao Mỹ dự kiến đưa hai nhà bất đồng tới khách sạn Metropole đã bị ngăn cản tiếp cận nhà riêng của hai ông.

'Khuynh hướng đàn áp'

Luật sư Đài cho hay, ông quan sát thấy có những kế hoạch với mục tiêu rõ ràng qua các đợt bắt giữ, trấn áp giới bất đồng chính kiến, mà ông gọi là những chiến dịch.
Khó khăn của giới chỉ trích trong nước
Luật sư Nguyễn Văn Đài nói giới bất đồng chính kiến cần kiên nhẫn trước các khó khăn mà chính quyền gây ra.
Ông nói: "Từ năm 2006 trở lại đây, mỗi một chiến dịch bắt bớ những người hoạt động dân chủ hay các blogger, họ đều hay nhắm đến các đối tượng với một phạm vi nhất định và song một đợt này thì họ lại chuẩn bị tiếp cho những chiến dịch tiếp theo.
"Mở đầu năm 2006 là chiến dịch bắt anh Phạm Bá Hải, những thành viên của Đảng Dân chủ Nhân dân, đầu năm 2007 họ bắt những luật sư như chúng tôi,
"Rồi năm 2008, họ bắt những người hoạt động như nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, rồi 2009 là những người của Đảng Dân chủ của nhóm của anh Lê Công Định, rồi năm 2010 thì rất nhiều những nhóm khác."
Bình luận về khuynh hướng trấn áp với giới bất đồng chính kiến, mới đây Giáo sư Carl Thayer từ Úc cho rằng Việt Nam vừa muốn xuống thang với Trung Quốc để giảm căng thẳng biển đảo, vừa muốn tỏ ra cứng rắn với phương Tây.
Ông nói: "Trong năm nay, Việt Nam đã bắt giữ tới 46 blogger, và con số này rõ ràng cao hơn so với năm trước. Điều này xảy ra, mặc dù đã có những áp lực từ phía Hoa Kỳ, hay Liên minh Châu Âu (EU)."
Nhà quan sát chính trị Việt Nam từ Úc cho rằng Việt Nam đang sử dụng các vụ bắt giữ trấn áp nhằm giải quyết một số quan hệ đối ngoại với láng giềng Trung Quốc và cân bằng các quan hệ khác với một số cường quốc trong khu vực.
"Người ta chỉ có thể kết luận rằng vì chuyến đi của Chủ tịch Trương Tấn Sang thăm Trung Quốc, Việt Nam tỏ ra cứng rắn trước các khuynh hướng đấu tranh đòi cải tổ ôn hòa và cố gắng xích lại với Trung Quốc, sử dụng cả những tiếp cận mà họ có chung về ý thức hệ chính trị."

'Lên tiếng phản đối'

"Các đợt bắt bớ và tấn công blogger mới nhất cho hấy chính quyền sợ hãi thế nào trước các cuộc thảo luận mở về dân chủ và nhân quyền"
Giám đốc khu vực châu Á của HRW, Brad Adams
Một đại diện Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) từ Paris nói với BBC rằng việc Việt Nam tăng cường đàn áp giới bất đồng và các blogger chỉ càng làm cho việc chống đối trở nên lan rộng chắc chắn gây hại cho uy tín của chính quyền trên trường quốc tế.
Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của RSF, Benjamin Ismail, nói: "Các vụ và khuynh hướng bắt bớ các blogger, đàn áp các nhà vận động dân chủ, nhân quyền ôn hòa chỉ càng làm gia tăng thêm sự phản kháng trong nước, làm xấu đi thành tích nhân quyền đã xấu của Việt Nam."
Đại diện RSF nói thêm: "Các vụ bắt giữ để lại hậu quả lâu dài và có thể dẫn Việt Nam tới tình trạng khó kiểm soát được các xung đột, mâu thuẫn nội bộ, mà các sự kiện mùa Xuân Ả Rập là các ví dụ điển hình.
"Việt Nam không cá biệt trong việc trấn áp các tiếng nói vì dân chủ, nhân quyền, Trung Quốc và một số thể chế độc tài đều áp dụng cùng phương cách, nhưng không ai có thể ngăn chặn hết được các tiếng nói dân chủ trong thời đại toàn cầu hóa thông tin. Bắt giữ và trấn áp chỉ có hại, hơn là có lợi," ông Ismail nói.
Trong bối cảnh hiện nay, dường như áp lực của các nước phương Tây không có tác động nào, theo chuyên gia Carl Thayer.
"Tôi thấy rằng khuynh hướng này sẽ tiếp tục. Tôi không thấy bất kỳ cường quốc nào ở bên ngoài có thể có khả năng tác động đến các diễn biến nội bộ này của Việt Nam," ông Carl Thayer nói.


Copy từ: BBC


......................................

Thêm chi tiết chuyến đi của ông Đỗ Bá Tỵ


Hai ông Martin Dempsey và Đỗ Bá Tỵ
Đại tướng Martin Dempsey và Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đã có hội đàm hôm 20/6
Vào ngày Tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, kết thúc chuyến thăm Mỹ của mình, các nguồn tin hai bên cho biết thêm chi tiết về chuyến đi.
Ông Tỵ ở Mỹ sáu ngày từ 17/6-22/6, trong đó ông có chuyến thăm lần đâu tiên tới Lầu Năm Góc.
Tại trụ sở Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, ông Đỗ Bá Tỵ đã có cuộc gặp với Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, vào sáng ngày thứ Năm 20/6.
Hai đoàn đã có cuộc hội đàm, trong đó "ngoài các vấn đề khu vực [châu Á-Thái Bình Dương], hai ông Dempsey và Đỗ Bá Tỵ còn thảo luận về chính sách chuyển dịch trọng tâm về khu vực của chính quyền Obama", theo thông cáo từ phía Mỹ.
Báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam thì tường thuật rằng "hai bên đã trao đổi về một số tình hình thế giới, khu vực cùng quan tâm".
Ông Đỗ Bá Tỵ, người cũng giữ chức thứ trường Quốc phòng, khẳng định: "Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ toàn diện với Hoa Kỳ, trong đó có quan hệ về quốc phòng".
Theo ông Tỵ, chuyến đi của ông "là dịp để tăng cường quan hệ hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa quân đội hai nước, qua đó thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng lên một bước mới".
Ông bày tỏ hy vọng hai bên tiếp tục triển khai bản Thỏa thuận thúc đẩy hợp tác quốc phòng đã ký kết.
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ khẳng định Việt Nam "sẽ làm hết sức mình" để thúc đẩy quan hệ Asean-Mỹ.

Tăng cường phối hợp

Tuy không có chi tiết nào đột phá nhưng một điểm đáng chú ý, là thứ trưởng quốc phòng Việt Nam đề nghị hai nước "tăng cường phối hợp trên các diễn đàn đa phương" để giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, "trước hết trong cơ chế hợp tác giữa các nước Asean và các nước đối tác", trong có Trung Quốc.
Về phần mình, Đại tướng Martin Dempsey bày tỏ ủng hộ giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của LHQ về Luật Biển 1982.
Ông cũng nói Mỹ mong muốn Asean và Trung Quốc sớm xây dựng được Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
"Hai bên trong thời gian tới cần phối hợp thật tốt trên các diễn đàn đa phương để cùng nhau góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, trước hết trong cơ chế hợp tác giữa các nước Asean và các nước đối tác."
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ
Đoàn của Tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam có các tướng lĩnh cao cấp như Trung tướng Phương Minh Hòa, Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân; Trung tướng Phạm Ngọc Hùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng; Chuẩn Đô đốc Nguyễn Văn Ninh, Phó tư lệnh Quân chủng Hải quân; Thiếu tướng Phạm Hữu Mạnh, Chánh văn phòng Bộ Tổng Tham mưu; và Thiếu tướng Vũ Chiến Thắng, Cục trưởng Cục Đối ngoại.
Báo Quân đội Nhân dân cho hay trong thời gian ở Mỹ đoàn đã đến thăm Đại học Quốc phòng, Bộ tư lệnh Hạm đội 3, Cảnh sát biển thành phố San Diego, Đơn vị tìm kiếm cứu nạn và Bộ Tư lệnh Quân đoàn I.
Tin từ Bộ Tư lệnh Quân đoàn I Hoa Kỳ nói Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đã tới thăm căn cứ liên quân Lewis-McChord, bang Washington, hôm 18/6.
Tại đó, ông đã được Trung tướng Robert Brown, Chỉ huy trưởng Quân đoàn I, đón tiếp và nghe trình bày về chiến lược chuyển dịch trọng tâm sang châu Á-Thái Bình Dương của quân đội Mỹ.
Tướng Tỵ cùng đoàn tháp tùng đã tham quan cơ sở tại căn cứ Lewis-McChord.

Chuyển hướng sang Đông Nam Á

Trong cuộc gặp, Tướng Brown nói với phía Việt Nam: “Chúng tôi muốn chuyển dịch sang Đông Nam Á".
"Đây là nơi chúng tôi chưa có điều kiện có mặt vì tham gia vào các nơi khác trên thế giới."
Ông Robert Brown khẳng định: "Chính sách chuyển hướng của quân đội sẽ là tăng cường lực lượng ở Đông Nam Á để hợp tác với các đối tác tuyệt vời như quý vị".
Tướng Brown cho đoàn Việt Nam xem một bản đồ có gắn bảy ngôi sao, là nơi diễn ra các cuộc tập trận chung lớn có mặt quân đội Mỹ: Trung tâm Huấn luyện Yakima ở bang Washington, Australia, Thái Lan, Nhật Bản, Nam Hàn, Philippines, và Hawaii.
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đã thăm căn cứ Lewis-McChord
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đã thăm căn cứ Lewis-McChord hôm 18/6
Ông nói: “Nếu thêm được một ngôi sao nữa ở đây, ở Việt Nam, thì thật là tuyệt vời".
Theo vị chỉ huy Quân đoàn I, điểm quan trọng trong tương lai sẽ là cơ hội tập luyện chung với nhau, ở Mỹ hay ở Việt Nam hoặc ở cả hai nơi.
Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố không liên minh quân sự với nước nào và chưa có ý định tham gia tập trận chung.
Một chi tiết gây tò mò trong  bản tin đăng trên website của Bộ Lục quân Mỹ là ông Đỗ Bá Tỵ hỏi ông Brown liệu phía Mỹ có tìm cách gây ảnh hưởng tới chuyện nội bộ các nước hay không.
Tướng Brown giải thích rằng mục tiêu của chiến lược chuyển trọng tâm không phải là can thiệp hay gây ảnh hưởng với chuyện nội bộ trong khu vực, mà là hoạt động thuần túy về phương diện quân sự, nhắm tới xây dựng quan hệ thân cận để ngăn ngừa xung đột.
“Không có gì các nước không giải quyết được khi hợp tác với nhau," ông nói, hàm ý nhắc tới các đe dọa như cướp biển, khủng bố và thiên tai.
Tuy trước mắt Việt Mỹ chưa có kế hoạch tập trận chung, hai bên có thể cùng tham gia huấn luyện gìn giữ hòa bình và quân y.


Copy từ: BBC

Chủ tịch Trương Tấn Sang kết thúc chuyến công du TQ

Gia Minh, biên tập viên RFA
2013-06-22
000_Hkg8711702-305.jpg
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 19 tháng 6 năm 2013.
AFP PHOTO / Mark Ralston


Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang kết thúc chuyến công du chính thức ba ngày sang Trung Quốc từ 19 đến 21 tháng 6 năm 2013.
Chuyến đi của người đứng đầu Nhà nước Việt Nam sang Trung Quốc đem lại những kết quả thế nào? Gia Minh ghi nhận ý kiến của chuyên gia về Trung Quốc, ông Dương Danh Dy, nguyên tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu Trung Quốc.

Tuyên bố chung chung

Vào chiều ngày 21 tháng 6, thông tấn xã Việt Nam chính thức loan đi Tuyên bố chung hai nước Việt Nam - Trung Quốc được làm tại Bắc Kinh vào ngày cuối cùng của chuyến công du chính thức Trung Quốc của chủ tịch nước Việt Nam.
Theo ông Dương Danh Dy thì đây là chuyến thăm cấp nhà nước thường lệ của vị chủ tịch nước Việt Nam sang Trung Quốc theo lời mời của chủ tịch Tập Cận Bình.
Ông Dương Danh Dy nhận định truyền thông của cả hai nước khi thông tin về chuyến công du của chủ tịch nước Việt Nam sang Trung Quốc cũng không phải trang trọng đưa lên trang nhất mà có báo còn để tin này ở trang thứ hai.
Đối với Tuyên bố Chung đưa ra khi chuyến công du của chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đi Trung Quốc kết thúc thì ông Dương Danh Dy cho rằng có thể nói là như cũ. Đó là ngôn từ sử dụng không có gì khác mấy với những văn bản về quan hệ giữa hai nước bấy lâu nay.

Vấn đề Biển Đông

Với cách làm này, tôi cho rằng TQ có ý đồ dùng chuyện này làm loãng va chạm vấn đề Biển Đông; đồng thời họ còn có âm mưu chứ không phải chỉ muốn làm như thế.
-Ông Dương Danh Dy
Trước chuyến công du Trung Quốc, ông Trương Tấn Sang trả lời báo chí trong nước cho rằng ông sẽ thẳng thắn, chân thành về vấn đề Biển Đông.
Trong Tuyên bố Chung từ ngữ được sử dụng là vấn đề trên Biển, và cũng chỉ nhắc lại việc thực hiện Tuyên bố Cách ứng xử của các bên tại Biển Đông, DOC, mà không đề cập đến việc tiến đến hình thành Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông, COC, có tính cách ràng buộc mà hiện nay các nước khác trong Khối ASEAN cũng đang bàn đến.
Ông Dương Danh Dy nói về điều này như sau:
“Điều mà tôi muốn nói lại là vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc trước khi đoàn Việt Nam sang thăm Trung Quốc, có những chuyện, đặc biệt ở Biển Đông như tàu Trung Quốc phun nước vào tàu Việt Nam, đánh chìm tàu Việt Nam… Thông cáo chung không nói gì về Biển Đông mà nói chung về  biển. Rất không, hai bên cũng tìm được cái thỏa thuận này. Theo tôi có khả năng do Trung Quốc đề ra nhiều hơn về hợp tác biển; trong đó ghi là từ Vịnh Bắc Bộ đến Cửa Vịnh Bắc Bộ đến những vùng ít nhạy cảm nhất ở biển. Giải quyết vấn đề tranh chấp không nói gì về Biển Đông.
000_Hkg8715299-250.jpg
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang (trái) và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh ngày 20 tháng 6 năm 2013. AFP PHOTO / Mark Ralston.
Tôi cho rằng việc Trung Quốc cho tàu phun nước và đâm tàu ở biển Trường Sa, tức là thoát ra khỏi vùng biển Hoàng Sa mà họ đã chiếm của Việt Nam gần 40 năm trước. Bước đầu vào khu vực Trường Sa là bước leo thang trong âm mưu của họ.”
Ông cũng nhận định tiếp về những mưu đồ của Trung Quốc:
“Với cách làm này, tôi cho rằng Trung Quốc có ý đồ dùng chuyện này làm loãng va chạm vấn đề Biển Đông; đồng thời họ còn có âm mưu chứ không phải chỉ muốn làm như thế đâu. Thực ra vấn đề Vịnh Bắc Bộ, ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ không phải là vấn đề lớn mà đối với Trung Quốc bây giờ là vấn đề những dải quần đảo, các bãi đá …”
Tuy nhiên theo ông Dương Danh Dy, phía Trung Quốc lần này vẫn không thể đạt được ý đồ buộc Việt Nam chỉ giới hạn đàm phán vấn đề tranh chấp Biển Đông riêng giữa hai nước mà thôi:
“Người ta đã phải chấp nhận với nhau là không thể dùng vấn đề chính trị giải quyết vấn đề Biển Đông, tránh không để vấn đề Biển Đông làm ảnh hưởng quan hệ hai nước; nhưng có một điều mà phía Trung Quốc rất muốn mà không làm được. Đó là ông Tập Cận Bình trước khi ông Trương Tấn Sang qua đã nói không muốn quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, không đưa được vào. Cũng như phía Việt Nam không thể đưa được vấn đề phải đối xử nhân đạo với ngư dân trên biển vào (Tuyên bố chung). Theo tôi hai bên cũng kiên trì với quan điểm của mình.”
Theo ông Dương Danh Dy, trong công cuộc đấu tranh đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông, công tác tuyên truyền cho người dân Trung Quốc về tính hợp pháp của chủ quyền VN tại đó là quan trọng, cần phải tiếp tục thực hiện.

Hỗ trợ kinh tế

Có một điều mà phía Trung Quốc rất muốn mà không làm được. Đó là không muốn quốc tế hóa vấn đề Biển Đông.
-Ông Dương Danh Dy
Tuyên bố chung với 8 điểm và 13 mục nhỏ trong điểm 3 về hợp tác toàn diện trong các mặt. Ông Dương Danh Dy nêu ra một điểm mà theo ông này là đáng lưu tâm:
“Có một điểm đáng chú ý là đã đưa chuyện hợp tác giữa các tỉnh biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc vào Tuyên bố chung. Trước đây cũng có rồi giữa Quảng Tây, Vân Nam, Phúc Kiến với mấy tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai của Việt Nam. Thế nhưng bây giờ được đưa vào tuyên bố chung.Theo tôi điều này có thể do việc triển khai hai hành lang đường vành đai như Trung Quốc mong muốn nên bây giờ người ta ‘gài’ điểm này vào để tăng cường xu thế hợp tác kinh tế đi với nhau.
Ngoài chuyện đó ra, còn có chuyện hợp tác kinh tế nêu lên rất nhiều điểm; nhưng trong khi Trung Quốc đang dư thừa ngoại tệ lên đến hằng ngàn tỷ thì chỉ cho nước láng giềng ‘4 tốt’… vay -  một là cho dự án đường sắt mà Trung Quốc giúp Việt Nam ngay từ đầu những năm 50 và thứ hai là nhà máy phân đạm Ninh Bình, chưa đầy 100 triệu đô la.”
Ông Dương Danh Dy nhắc lại trong khi chủ tịch nước Trương Tấn Sang đang công du Trung Quốc, thì một phái đoàn quân sự của Việt Nam do thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ.
Trong lúc chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Trung Quốc thì tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam lần đầu tiên đi thăm Hoa Kỳ, sắp tới đi thăm Pháp…  Ông cho rằng đó là dấu chỉ chứng minh quan điểm Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước. Ông Dương Danh Dy cho rằng chủ trương làm bạn với tất cả các nước trên thế giới của Việt Nam đã có từ thời chủ tịch Hồ Chí Minh; tuy nhiên nay Việt Nam có cơ hội hơn để thiết lập quan hệ với mọi nước khác.


Copy từ: RFA

HỒI SAU SẼ RÕ !


 * BÙI VĂN BỒNG
             Ngay trong buổi chiều 22/6, khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa kết thúc chuyến thăm Trung Quốc trở về nước, hai tàu chiến của Việt Nam đã lên đường thực hiện chuyến thăm Trung Quốc trong mục đích trao đổi, giao lưu và tham quan đất nước này.
Theo Thanh Niên Online, tờ báo có phóng viên được cử trong chuyến đi, cho biết: Hai tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng HQ-011 và Lý Thái Tổ HQ-012 sẽ cặp cảng Trạm Giang, Quảng Tây (Trung Quốc) vào ngày 25/6 tới. Hai tàu này sẽ thực hiện những cuộc tuần tra chung với tàu của hải quân Trung Quốc. Tàu HQ-011 Đinh Tiên Hoàng thuộc lớp Gepard do Nga sản xuất được xem là tàu hiện đại nhất của Việt Nam hiện nay. Nga đã giao 4 chiếc loại này cho Việt Nam vào năm ngoái. Tàu hộ vệ tên lửa HQ-012 Lý Thái Tổ do công ty Roso Bopone Xport của Nga sản xuất được trang bị vũ khí tầm xa và cũng là một trong các tàu hiện đại nhất của Việt Nam.
Du luận cho rằng: Lần đầu tiên hai tàu hộ vệ tên lửa của Việt Nam sang Trung Quốc ngay sau chuyến công du của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khiến giới quan sát cho rằng Việt Nam đã có những quyết định thắt chặt quan hệ sâu hơn với Bắc Kinh.
                                          >  Xâm lược mềm 
                                             >  “Không tiếng súng” 
            Sự kiện này gắn với cả chùm sự kiện đối ngoại được coi là “khác thường” trong suốt mấy năm qua ở Việt Nam:
Chiều 19-6, Đoàn cán bộ Ủy ban chuyên trách (UBCT) Chính phủ Việt Nam do Thượng tướng Nguyễn Thành Cung, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch UBCT Chính phủ Việt Nam làm trưởng đoàn đến thăm, làm việc với bà Men Sam On, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Vương quốc Cam-pu-chia. Tiếp đoàn Ủy ban chuyên trách Chính phủ Việt Nam có Đại tướng Tia-banh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Cam-pu-chia.
 Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đã đến thăm Lầu Năm Góc Mỹ ngày 20-6. Chiều 21/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa Cuba Mario Diaz Canel Bermúdez và Đoàn đại biểu Cấp cao Nhà nước Cuba đang có chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam.
Cũng trong ngày 21/6, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Thủ tướng Lào Somsavad Lengsavath đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, từ ngày 20-25/6, sẽ góp phần vào mối quan hệ đặc biệt Việt-Lào theo tinh thần chỉ đạo của Lãnh đạo cấp cao hai nước.
Tiếp tục chuyến thăm U-crai-na, Đoàn đại biểu Đảng ta do đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư dẫn đầu, đã tới thăm tỉnh Khác-cốp, U-crai-na. Sáng 20-6, đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Khác-cốp…
Tất cả những diễn biến trên chính trường ngoại  giao liên quan đến Việt Nam trong tuần qua cho thấy xu thế hòa hoãn, hòa dịu và kết nối các mối quan hệ đa phương, song phương đang mở ra những chuyển biến mới về đối ngoại-chính trị, gắn với hợp tác, phát triển kinh tế, củng cố an ninh, quốc phòng khu vực và quốc té.
Tuy nhiên, dư luận vẫn tập trung nhiều vào kết quả hội đàm, ký 10 văn kiện và Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc. Điều này có ảnh hưởng lớn đến thế cân bằng chiến lược, nhưng cũng không loại trừ đây lại là nguyên nhân phát sinh những mâu thuẫn mới trong quan hệ Đông Tây. Bới sự kiện này tác động nhiều đến sách lược “xâm lược mềm” của Trung Quốc và chiến lược “trục xoay Châu Á- thái Bình Dương” của Mỹ. Sau cuộc gặp Mỹ -Trung mới đây, diễn biến này đã được coi như một sự công khai hóa về chiều hướng phân chia quyền lực, quyền lợi của hai cường quốc trên thế giới hiện nay. 
            Trong Tuyên bố chung với 13 nội dung trọng tâm, “16 chữ vàng” và quan hệ “4 tốt” được thêm một lần khẳng định mạnh mẽ hơn (!?). Và, hai bên lại tái khẳng định tiếp tục kiên trì phương châm “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Theo các nhà quan sát: Chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang phản ánh mong muốn cải thiện quan hệ gần gũi, nhưng phức tạp và thường dễ căng thẳng giữa hai nước.
            “Người trong cuộc”, theo lời Tiến sĩ Xu Liping ở Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, qua chuyến thăm này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang,  Trung Quốc có chủ đích  nhắm đến chủ yếu là lợi ích chính trị; và “Trung Quốc muốn chứng tỏ phương cách Việt – Trung giải quyết tranh chấp Nam Hải cũng là mô hình cho các nước khác. Thực chất, theo ký két những nội dung liên quan đến Biển Đông, vịnh Bắc Bộ, khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, thì dư luận thấy rõ là Trung Quốc đã thắng thế về quan điểm đối thoại song phương, sẽ là cơ sở để loại trừ những đề xuất đối thoại đa phương. Ông Tập Cận Bình nói: “Cần phải kiên trì thúc đẩy đàm phán và hiệp thương hữu nghị song phương, không áp dụng bất cứ hành động nào có thể làm phức tạp và mở rộng tranh chấp”. Ông Tập còn nói phải “đề phòng quốc tế hoá vấn đề Nam Hải”. Và : “hai nước phải xử lý thoả đáng bất đồng, không để con tàu quan hệ Trung-Việt đi chệch quỹ đạo đúng đắn”...
Đây là hiệu quả hứa hẹn cho những “giải pháp hòa bình, ổn định trên Biển Đông, hay chỉ là thắng lợi của phía Trung Quốc trong sách lược “xâm lược mềm”? Một số nhà bình luận cho rằng: “Vậy là ‘sói Tàu’ đã gửi được một chân!”. Có đúng vậy không? Xưa nay, Trung Quốc vốn ‘có truyền thống’: Buông bút là quên luôn mình đã ký cái gì,; Hứa xong quên luôn lời đã hứa; Nói một đường làm một nẻo. Những đại ngôn đa nghĩa như "lòng tin chiến lược", "tầm cao chiến lược", "đại cục"...quả là mênh mông bể sở, thuộc hàng đại trừu tượng ít có ai hiểu thấu, khó luận giải thực chất (nó) là gì. Nhưng "lòng tin lời hứa", "lòng tin chữ ký" được thể hiện cụ thể bằng hành động, ai cũng dễ nhận ra. Thời đại mới, văn minh nhân loại khác xưa, biết đâu lần này Trung Quốc sẽ xuất phát từ “lòng tin chiến lược” mà manh dạn vứt bỏ được cái kiểu ‘truyền thống’ lá mặt lá trái ấy. Muốn biết có thật là được như vậy không, chắc phải mượn câu trong Tam quốc diễn nghĩa: “Hồi sau sẽ rõ”!?
BVB
Copy từ: Bùi Văn Bồng