CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Người dân Dương Nội bị đẩy vào đường cùng

Dương Nội (Hà Đông), mảnh đất canh tác màu mỡ đã giúp nuôi sống bao đời người nông dân chân chất nơi đây. Trước đà đô thị hóa giữa những năm 2000, đất Dương Nội chợt thành miếng thịt mỡ treo trước miệng mèo của các quan tham cùng đám doanh nghiệp cướp đất. Ở thành phố này, ngài Bí thư đứng đầu hệ thống chính quyền, chỉ lo doanh nghiệp không có đất, mở mồm ra là “huy động toàn hệ thống chính trị vào cuộc”. “Vào cuộc” ở đây là gì? Là cùng nhau làm sai pháp luật cốt sao lấy được đất của dân, cùng nhau bao che dồn dân vào thế cùng đường.
Đối mặt với tư duy toàn trị như vậy của các quan, dân chúng nơi đây không còn hy vọng gì vào pháp luật vốn được sinh ra không nhằm bảo vệ những kẻ chân đất. Người dân phải tự bảo vệ tài sản bằng những cách tuyệt vọng nhất. Dưới trời rét cắt da cắt thịt, dân Dương Nội phải đội mưa, dựng lều giữ đất không cho chủ đầu tư và chính quyền bảo hộ cưỡng chiếm khu vực đất bà con chưa nhận tiền đền bù. Không khí đối đầu ngày đêm rất căng thẳng tưởng chỉ có ở Bàn Môn Điếm xứ Triều Tiên hoặc ở vĩ tuyến 17 ở xứ ta năm xưa.
Lẻ tẻ đã xảy ra đụng độ. Đỉnh điểm là ngày 17/1/2013, dân chúng đã quả cảm dùng đuốc cháy đánh hỏa công đuổi lực lượng cưỡng chế nhằm giữ đất đến cùng. Phía chính quyền trong vài ngày qua đã củng cố lực lượng, huy động tăng viện, đe dọa mở chiến dịch lớn nhằm đè bẹp sức kháng cự của dân chúng hòng chiếm lĩnh cứ điểm này.
Một cái Tết nữa đang đến gần. Chiến tranh chấm dứt đã lâu nhưng với người dân nơi đây họ đã và đang âm thầm bước vào một cuộc chiến bất đắc dĩ, gay go ác liệt, một mất một còn để bảo vệ sinh kế cho họ và con cháu, bảo vệ mồ mả của tổ tiên cha ông đã khuất núi mà không được hưởng bình yên.
Hình ảnh: Blog Tễu.
DN1DN2DN3DN4DN5DN6DN7DN8DN9DN10DN11DN12







Copy từ: Cầu Nhật Tân

Mẹ Lê Anh Hùng viết đơn yêu cầu trả con


Bùi Thị Minh Hằng - Đơn đây! Mẹ Lê Anh Hùng yêu cầu trả con bà về ăn Tết nhá! Giờ muốn "đánh võng, đùn đẩy" gì nữa không? Cứ tiếp tục đi những kẻ Tà quyền. Các người hãy biết lấy khăn sạch mà chùi mặt chứ đừng cố làm những trò hạ tiện - dơ bẩn nữa. HÃY TRẢ LÊ ANH HÙNG VỀ VỚI MẸ! HÃY TRẢ LÊ ANH HÙNG VỀ CÙNG GIA ĐÌNH BẠN BÈ!

Ảnh: Facebook Bùi Thị Minh Hằng

Bùi Thị Minh Hằng 
 
 

Copy từ:Dân Làm Báo

 

Phen này ông quyết đi buôn đá. Bởi chúng phang nhau cứ chẳng chơi.

THỦ TƯỚNG VÀ CHÍNH QUYỀN ĐÀ NẴNG QUYẾT "CHƠI" NHAU ĐẾN CÙNG ?

Sai phạm đất đai ở Đà Nẵng sẽ giao cho Công an theo ý kiến chỉ đạo của TTg


Theo Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, việc Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra ở Đà Nẵng là bình thường, đúng quy định pháp luật.
Trao đổi với báo chí tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 29/1, ông Đam cho hay, thanh tra tại Đà Nẵng là một trong nhiều cuộc được tiến hành hàng năm. Năm 2012, 24 cuộc thanh tra có kết luận và công bố được 20, còn lại một số nội dung 

Theo Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, việc Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra ở Đà Nẵng là bình thường, đúng quy định pháp luật.
Trao đổi với báo chí tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 29/1, ông Đam cho hay, thanh tra tại Đà Nẵng là một trong nhiều cuộc được tiến hành hàng năm. Năm 2012, 24 cuộc thanh tra có kết luận và công bố được 20, còn lại một số nội dung liên quan tới an ninh quốc phòng hoặc thanh tra cần làm rõ tiếp.
"Điều đó cho thấy thanh tra Đà Nẵng là bình thường, việc công bố là bình thường, theo quy định pháp luật", ông Đam nói.
Theo ông Đam, sau khi báo chí phản ánh về phản ứng của UBND Đà Nẵng, Chính phủ đã yêu cầu Thanh tra báo cáo. Theo luật Thanh tra, nghị định hướng dẫn thi hành, không có khái niệm "phúc tra", chỉ có khái niệm là "thanh tra lại".
"Nhưng thanh tra lại chỉ tiến hành với thanh tra bộ, tỉnh. Còn với Thanh tra Chính phủ thì không có khái niệm thanh tra lại", ông Đam cho hay.
Đối với quá trình thực hiện kết luận sau thanh tra, Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cho UBND Đà Nẵng, các bộ Bộ Tài nguyên Môi trường, Tài chính, Công an. Các cơ quan đó cần thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Chính phủ. Trong quá trình thực hiện, nếu thấy có vấn đề cần xem xét lại thì báo cáo Thủ tướng.
Trong kết luận được công bố cách đây 2 tuần, Thanh tra Chính phủ khẳng định việc giao đất, đấu giá, chuyển quyền sử dụng đất... ở Đà Nẵng khiến ngân sách nhà nước thất thu hơn 3.400 tỷ đồng. Thủ tướng đã đồng ý với kết luận thanh tra và giao Bộ Công an xác minh, làm rõ dấu hiệu cố ý làm trái các quy định của pháp luật.
Ngay sau đó, Chủ tịch UBND Đà Nẵng đã ký văn bản khẳng định, không có chuyện thất thoát ngân sách hơn 3.400 tỷ đồng và "thời điểm đưa ra kết luận thanh tra là bất thường".

(VnExpress)
------------------------

 

Hai Bộ trưởng nói gì về kết luận thanh tra tại Đà Nẵng?

Thứ tư 30/01/2013 10:34
Kết luận của Thanh tra Chính phủ về những sai phạm đất đai và phản ứng của Đà Nẵng là một trong những nội dung được quan tâm nhiều nhất trong buổi họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 29/1.
Trước hết theo Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, công tác thanh tra là việc làm thường xuyên của Chính phủ. Theo quy định hàng năm thanh tra sẽ có kế hoạch thanh tra định kỳ, ngoài ra còn có cả thanh tra đột xuất.

“Việc thanh tra ở Đà Nẵng cũng giống như nhiều cuộc thanh tra khác. Năm 2011, Thanh tra Chính phủ đã có 27 kết luận và đã công bố 26 kết luận. Sang năm 2012 trong số mấy chục cuộc thanh tra đã có 24 kết luận, trong đó công bố 20 kết luận, còn một số nội dung rất nhỏ liên quan đến an ninh quốc phòng, có nội dung cần thầy phải làm rõ tiếp. Thanh tra ở Đà Nẵng là cuộc thanh tra bình thường, công bố kết luận cũng là việc bình thường theo quy định pháp luật” – Bộ trưởng Đam khẳng định.
Trước phản ứng của Đà Nẵng với kết luận thanh tra, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, Chính phủ chỉ biết qua kênh báo chí và chưa nhận được báo cáo. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng nhấn mạnh, Chính phủ rất cầu thị, có trách nhiệm trước thông tin báo chí phản ánh. Vì vậy Chính phủ đã yêu cầu Thanh tra Chính phủ báo cáo về những nội dung báo chí đưa.
“Theo luật Thanh tra và Nghị định hướng dẫn thi hành luật Thanh tra, không có khái niệm phúc tra, mà chỉ có khái niệm thanh tra lại, nhưng chỉ đối với kết luận của thanh tra các bộ, tỉnh thành, còn Thanh tra Chính phủ không có khái niệm thanh tra lại” – Bộ trưởng Đam nói.
Cùng trao đổi về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son cho biết, sau khi thanh tra có kết luận sẽ trình Chính phủ. Nếu Chính phủ phê chuẩn thì kết luận đó sẽ được thông báo công khai trong vòng 10 ngày. Việc làm này hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.
“Trên cơ sở đó, các cơ quan báo chí sẽ đưa tin để thể hiện chức năng nhiệm vụ, và đưa tin trung thực, minh bạch, không gây hiểu lầm. Nếu không sẽ trở thành cơ hội để các thế lực thù địch nói xấu, chia rẽ nội bộ Đảng, Nhà nước, chính quyền trung ương với địa phương” – Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết.
Nguyễn Dũng
 
 


Blog NV Phạm Viết Đào tổng hợp



NHỮNG CHI TIẾT HÉ MỞ ĐẦU TIÊN CỦA VỤ LÊ ANH HÙNG


CHÚNG TA ĐANG SỐNG TRONG MỘT ĐẤT NƯỚC BƯNG BÍT VÀ MỌI NGƯỜI DÂN ĐỀU BỊ BỊT MIỆNG
Từ trại bảo trợ xã hội 2 trở về. Tất  cả chúng tôi quyết định ghé nhà Mẹ của Lê Anh Hùng.
Hỏi thăm mấy người bạn của Hùng  thì đều nói không ai biết nhà ,  chỉ có một người cho cái số điện thoại. Gọi và liên lạc được với Mẹ Hùng khi cô còn đang trên đường đi trong chỗ Hùng về và  xin cô cái hẹn xong mấy bác cháu anh chị em lại ngồi cafe  vạ  vật ngoài đường để chờ
Gần trưa mới liên hệ được và tất cả cùng kéo đến nhà riêng cô
Vì chưa bao giờ biết nhau nên thật khó để mở đầu câu chuyện. Thôi thì đành "huỵch toẹt" tất cả những suy nghĩ thông qua chính câu chuyện của mình
Qúa sốt ruột và lo lắng cho Lê Anh Hùng nên mình đã nói nhiều quá. Chỉ sợ mẹ Hùng không thể hiểu được những nguy hiểm đang trực chờ con mình khi bà lại "tiếp tay" bằng việc viết đơn đưa con vào đó
Nhưng rõ ràng những phán đoán của mọi người không hề sai và câu chuyện được chính Mẹ Lê Anh Hùng kể lại.
 
Như thế là đã rõ, an ninh đã không những luôn ép buộc gia đình , người thân mà họ còn luôn khai thác tối đa những mâu thuẫn gia đình những người đấu tranh
Họ cũng không phải những kẻ có đầu óc thông minh để "sáng tạo " ra những kịch bản bắt người nào mới lạ khiến cho mọi người không phát hiện ra trò bất chính của họ , mà trái lại việc họ làm sai cứ lồ lộ như tố cáo , như thách thức với người dân chúng ta . 
Họ tưởng rằng họ đã thành công "mỹ mãn" với trò đấu tố Bùi Thị Minh Hằng trên truyền hình để  rồi  họ bất chấp lương tâm , đạo đức người viết báo mà viết những bài bôi nhọ công dân như kiểu viết của "Nhóm phóng viên xã hội" trước đây
Họ cũng tưởng rằng với cái kiểu khủng bố quen thuộc bằng cách cứ trơ trẽn đến nhà , vừa dọa nạt, vừa ép uổng đối với bà mẹ già hơn 70 tuổi của Lê Anh Hùng- Một phụ nữ với nhiều bất hạnh vất vả trong cuộc đời
Một phụ nữ với cuộc sống khép kín , muốn an phận bên bàn thờ phật mà tụng niệm cho quên bớt quá khứ đau thương , vất vả một đoạn đời vì sự phản bội của người chồng đầu ( Cha Hùng ) Và cái chết thương tâm của người chồng sau
Họ đã áp dụng triệt để và xử dụng tối đa những "Mưu hèn kế bẩn" miễn sao có lợi cho hành vi BỊT MIỆNG của họ. Tôi cho rằng đây là một bài học để chúng ta rút ra từ những gia đình có người đấu tranh. Trong cuộc sống làm gì có gia đình nào không có mâu thuẫn....Rất có thể những mâu thuẫn đó âm ỉ cả đời. Có những nỗi đau mà người ta phải cắn vào trong lòng "Sống để dạ , chết mang theo" 
Rất có thể nó sẽ bùng phát ra bên ngoài để ai cũng nhìn thấy như kiểu Mẹ và các chị em tôi
Xong tựu chung mà chúng ta nhận ra là nhà cầm quyền họ vô cùng có "kinh nghiệm" trong chuyện này . Kể từ thời chiến tranh, thời thực dân phong kiến. Họ luôn tìm cách ly gián- ly khai để bẻ gãy bất cứ sự liên hệ nào. Họ không ngại ngần khi tổ chức những cuộc đấu tố man di , mọi dợ và bất chấp luân thường đạo lý kiểu Cha đấu con , vợ tố chồng..Họ đánh vào mâu thuẫn từ những sợi dây liên hệ máu mủ ruột thịt để rồi những ai mắc vào rồi thì khó lòng có thể nhìn mặt nhau,  khó lòng có thể nguôi ngoai và dễ mang nỗi "Hận" suốt một cuộc đời . Nhưng lại không ai nhận ra rằng cái trò bỉ ổi chia rẽ , gây hận thù này lại xuất phát từ những chủ trương của những kẻ luôn hô khẩu hiệu "Trung với đảng" gây ra...
Tôi chưa có cơ hội gặp lại những người bị họ lợi dụng trong gia đình tôi. Xong qua câu chuyện của Mẹ Lê Anh Hùng tôi thấy rằng  an ninh mật vụ trong chế độ cộng sản chính là những kẻ vô luân , bất lương mà không thể nào một con người có lương tri có thể làm . Họ hầu như là những kẻ VÔ NHÂN TÍNH
Nói đến đây tôi nhớ lại câu chuyện mà bạn bè tôi kể lại sau khi tôi ra khỏi trại tù trá hình Thanh Hà :Trong khi gặp gỡ , làm việc với một số người bạn , người anh em từng đi biểu tình chung với tôi , họ luôn tận dụng thời gian để tìm cách bêu xấu tôi, lặp đi lặp lại những điều họ khai thác - hoặc bắt ép - những người thân quen của tôi nói ra , rồi họ vin vào đó mà cố tình tô vẽ , xoáy sâu vào coi như một "chiến lợi phẩm" về đề tài bôi nhọ , hay biến thành NGƯỜI TÂM THẦN của họ. Cách này họ nhằm VÔ HIỆU HÓA những tiếng nói đấu tranh và "đắc thắng" khi dùng người ruột thịt "đánh" người ruột thịt  
Họ làm việc này một cách vô cùng độc ác và thú tính. Khi tôi bị bắt vào công an Hoàn Kiếm cùng 9 người biểu tình khác con an ninh cái Vũ Thị Bích Ngọc đã nói về tôi " Cái loại mà Mẹ Từ- con từ ...." rồi là " Cái loại đập mả bố" vv....và vv 
Khi tôi bị đưa lên trại Thanh Hà cũng chính con Vũ Thị Bích Ngọc này cùng bọn công an Hoàn Kiếm lại "thích thú" khi thốt ra những câu nói hả hê rằng : " Mày là con mặt L. cả mày và con mày đều bị tù rồi đấy ...."Tôi đã ghê tởm nhổ nước bọt vào mặt những con thú vật vô nhân tính ấy mà gào không thể thành tiếng trong khi tay tôi bị chúng nó còng và hàng gần chục tên an ninh , mật vụ <hầu như là bọn người của Hoàn Kiếm > vây quanh
Có ai đã rơi vào hoàn cảnh như tôi để mà hiểu được những uất ức.Những căm giận đến không thể nào chấp nhận nổi của bọn người bất lương gây ra cho những người dân vô tội , trong đó có tôi và gia đình tôi. 
Họ làm công an- an ninh sao họ không đi điều tra rõ ràng sự việc mà họ đưa lên  như chuyện tôi ĐẬP MẢ BỐ, như việc tôi là người mẹ "không ra gì" với con cái mình để mà xử lý tôi theo đúng quy định pháp luật ? Nếu bây giờ tôi khởi kiện tất cả những điều vu khống ấy thì ai sẽ xử lý? Xử lý ai? Đương nhiên họ sẽ tìm cách đổ vấy rằng :" Người trong gia đình tôi nói ra" Và như thế sẽ tiếp tục một cuộc NỘI CHIẾN TƯƠNG TÀN không bao giờ hết ĐAU và HẬN .....
Một đất nước luôn tự hào do "SỰ LÃNH ĐẠO TÀI TÌNH CỦA ĐẢNG CS" mà lại luôn đem luật rừng cùng mọi sự vô liêm xỉ ra để hành xử với người dân như những gì chúng ta đã thấy , như bao nhiêu khổ đau , căm thù , uất hận chất chứa trong hình ảnh của biết bao Dân Oan- của những người tù nhân lương tâm và cả gia đình dòng họ của những người công chính dám nói lên tiếng nói
Một đất nước luôn tự hào ưỡn ngực đặt vai trò của "đảng" lên trên tất cả Dân Tộc và Nhân Dân nhưng cuối cùng chỉ "khoe" ra những hành xử vô cùng bẩn thỉu, mọi rợ bất chấp luật pháp , hiến pháp và trơ trẽn , mặt dày trước tất cả sự lên án, phê phán của dư luận quốc tế và sự phẫn nộ của loài người 
Đã đến lúc chúng ta không thể sống chung với những kẻ THÚ TÍNH 
Đã đến lúc chúng ta không thể chấp nhận những hành xử ngang ngược của nhà cầm quyền để họ muốn đàn áp, bóp nghẹt người dân kiểu gì cùng được
Đã đến lúc chúng ta cần nhất tề vạch mặt chỉ tên từng hành động sai trái và tất cả mọi âm mưu , trò hèn đê tiện , bất nhân của họ
Đã đến lúc người dân đều phải hiểu rằng chúng ta không thể còn con đường sống dưới bàn tay bạo ngược cường quyền như hiện nay
Bất cứ một ai còn lương tri của một con người chúng ta hãy lên tiếng trong vụ việc Lê Anh Hùng, bởi nếu chúng ta không lên tiếng thì bất cứ lúc nào ngay chính chúng ta sẽ trở thành nạn nhân cay đắng nhất của nhà cầm quyền này và nhiều khi chúng ta phải trả giá cho sự vô cảm , hèn nhát của chính mình bằng cả cuộc đời hay một hệ lụy hơn nữa đến đời con , đời cháu chúng ta 

XIN HÃY CÙNG NHỮNG NGƯỜI OAN KHUẤT CHÚNG TÔI LÊN TIẾNG!

Còn tiếp: 



Copy từ: Bùi Hằng

Phó TTg Nguyễn Xuân Phúc ủng hộ tư duy "bùi nhùi"



Copy từ: Thanh Niên


Bộ Xây Dựng: Không có chuyện 80% doanh nghiệp báo lãi


 
Theo các số liệu được Bộ Xây Dựng đính chính thì:

-          Doanh nghiệp có lãi: 37.197 : 55.870  ≈  66,5%
-          Doanh nghiệp lỗ:      17.000  : 55.870  ≈ 30,4%


Bộ Xây dựng đính chính thông tin 80% doanh nghiệp báo lãi năm 2012

(SGGP).- Chiều 29-1, Bộ Xây dựng đã có thông tin đính chính về số liệu 80% doanh nghiệp ngành xây dựng, bất động sản có lãi trong năm 2012 mà một số tờ báo đã trích dẫn trong thời gian gần đây.
Theo báo cáo chính thức của Bộ Xây dựng tại hội nghị triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2013, dẫn nguồn từ Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 31-12-2012, tổng số doanh nghiệp ngành xây dựng đang hoạt động là 55.870 doanh nghiệp, gồm nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh như xây dựng dân dụng và công nghiệp, xây dựng giao thông, xây dựng thủy lợi, thủy điện, hạ tầng kỹ thuật, kinh doanh bất động sản…
Trong năm 2012, số doanh nghiệp ngành xây dựng có lãi là 37.197; số doanh nghiệp thua lỗ là 17.000, tăng hơn 2.000 doanh nghiệp thua lỗ so với năm 2011. Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ ngành xây dựng gia tăng mạnh trong các năm 2011 và 2012.
Ông Đỗ Đức Duy, người phát ngôn của Bộ Xây dựng nhấn mạnh, lãnh đạo Bộ Xây dựng không báo cáo trước Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về con số 80% doanh nghiệp bất động sản báo lãi như một số tờ báo đã đưa tin. Thông tin sai lệch này đã gây sự hiểu lầm cho dư luận về “sức khỏe” của các doanh nghiệp ngành xây dựng và bất động sản, tác động tiêu cực đến việc triển khai Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7-1-2013 của Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.
B.Quyên



Copy từ:SGTT

 

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG ĐƯỢC QUYỀN THAO TÚNG GIÁ VÀNG

 KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CÓ ĐUÔI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA:

Thống đốc quyết định giá mua vàng miếng



Theo dự thảo về quyết định mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Chính phủ vừa công bố ngày 24.1, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ quyết định giá mua, bán vàng miếng với các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được cấp phép. Sử dụng tiền cung ứng mua vàng bổ sung dự trữ ngoại hối và để bán can thiệp, bình ổn thị trường vàng trong nước.

 Thống đốc quyết định giá mua vàng miếng
Mua bán vàng miếng tại TP.HCM - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Ngân hàng Nhà nước được mở tài khoản, mua vàng ở nước ngoài để nhập khẩu vàng nguyên liệu bổ sung dự trữ ngoại hối khi thực hiện bán vàng miếng. Cơ quan này sẽ mua trực tiếp hoặc thông qua đấu thầu. Tuy nhiên, phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn dự trữ ngoại hối thông qua việc tuân thủ cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước khi thực hiện mua, bán vàng miếng.
 Anh Vũ
>> Giá vàng miếng SJC cao hơn thế giới 3,6 triệu đồng/lượng
>> Công bố địa điểm được phép mua, bán vàng miếng
>> Vàng miếng bị “siết”, chuyển sang vàng nhẫn



Copy từ: Thanh Niên

 

VN 'không có tự do báo chí'


Phúc trình Chỉ số Tự do Báo chí của Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF)
Phúc trình Chỉ số Tự do Báo chí của Tổ chức RSF cho thấy xu hướng xấu đi tại châu Á, trừ Miến Điện
"Cuộc cách mạng giấy" của Miến Điện đã đem lại cải thiện đột ngột cho tự do thông tin tại một đất nước khá ngặt nghèo, trái ngược với xu thế tồi tệ đi tại nhiều nước khác ở châu Á, theo phúc trình của tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) vào hôm thứ Tư.
Nhờ "những thay đổi đáng kể này" Miến Điện xếp thứ 151 trong tổng số 179 quốc gia được xếp hạng theo Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2013 do tổ chức RSF thực hiện, vượt lên 18 bậc so với năm ngoái.
"Không còn phóng viên hay nhà bất đồng chính kiến thể hiện qua internet nào bị giam giữ trong các nhà tù của chính quyền độc tài quân nhân cũ nữa," RSF nói.
Hồi tháng Tám, Miến Điện tuyên bố chấm dứt kiểm duyệt trước khi ấn bản, một cột mốc sau nhiều thập niên chịu sự kiểm soát của chế độ quân nhân khi chế độ này chấm dứt vào năm 2011.
"Cải tổ pháp lý chỉ mới bắt đầu nhưng những bước đi mà chính phủ thực hiện tạo điều kiện thuận lợi cho truyền thông, nhu xóa bỏ kiểm duyệt trước khi in ấn và cho phép các tổ chức truyền thông lưu vong được trở về, là những bước đi đầy ý nghĩa tiến tới tự do thông tin thực sự," RSF nói.
Tụt hạng
Tự do thông tin phát triển tại Miến Điện trái ngược hẳn với tình trạng đàn áp thông tin ngày một tồi tệ hơn tại châu Á, vẫn theo tổ chức có trụ sở tại Paris này.
Nhật Bản tụt đáng kể, từ đứng thứ 22 xuống thứ 53 vì kiểm duyết tin liên quan tới vụ nhà máy điện hạt nhân bị tàn phá do sóng thần tại Fukushima.
Bắc Hàn (đứng thứ 178), Trung Quốc (173), Việt Nam (172) và Lào (168) cũng bị đặt ở cuối bảng xếp hạng vì họ "từ chối không cho phép công dân của mình quyền tự do được thông tin," RSF nói.
"Việc ông Kim Jong-Un nắm vị trí người đứng đầu Vương quốc Khép kín này đã không thay đổi mức độ kiểm soát hoàn toàn của chế độ đối với tin tức và thông tin," RSF lưu ý khi muốn nói tới kiểm soát của nhà nước cho chính phủ Bắc Hàn thực hiện.
Malaysia tụt 23 bậc, xuống thứ 145, mức thấp nhất từng có cho nước này, "vì việc tiếp cận thông tin đang trở nên ngày một hạn chế".
Tiểu lục địa Ấn cũng tụt mạnh, khi các nhà báo trong vùng bị đe dọa bằng bạo lực.
Tại Ấn Độ (140), "giới chức trách nhất quyết duy trì kiểm duyệt mạng và áp đặt thêm nhiều cấm đoán, trong khi bạo lực chống lại các nhà báo không bị xử lý, khu vực Kashmir và Chhattisgarh trở nên ngày càng cô lập".
Sau "Mùa xuân Ả Rập" và các phong trào biểu tình khác đã đem lại nhiều thay đổi trong Chỉ số 2012, năm nay "đánh dấu việc quay trở lại chỉ số vẫn thường thấy", theo phúc trình của RSF.
Turkmenistan (177), Eritrea (179) và Bắc Hàn (178) là ba nước cuối bảng, cùng với Syria (176), Somalia (175) và Iran (174), trong khi Phần Lan, Hà Lan và Na Uy, tiếp tục chiếm giữ ba vị trí hàng đầu trong bảng Chỉ số Tự do Báo chí này.




Copy từ: BBC

 

RFA: Blogger Điếu Cày, và Tạ Phong Tần bị chuyển trại giam


Blogger Điếu Cày, và Tạ Phong Tần bị chuyển trại giam

2013-01-29
Hai tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, và Tạ Phong Tần, blogger Công lý & Sự Thật vừa chuyển đi trại giam khác và gia đình phải tự tìm đến để gặp.
Chụp từ clip VTV1
Nhà báo Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày và blogger Tạ Phong Tần tại phiên sơ thẩm hôm 24/9/2012.

Gặp mặt
Bà Dương thị Tân, vợ cũ của ông Nguyễn Văn Hải cho biết hôm qua là lần đầu tiên bà được cơ quan chức năng cho gặp mặt ông này kể từ ngày 2 tháng 6 năm 2009, khi ông Hải bị bắt lần đầu về tội danh trốn thuế cho đến nay.
Bà Dương thị Tân kể lại giây phút trùng phùng đó như sau:
Ông mừng vì từ ngày 2/6/2009 đến ngày hôm qua 28/1/2013 ông mới nhìn thấy tôi.
Theo bà Dương thị Tân cho biết thì dù có đơn ly dị với ông Nguyễn Văn Hải nhưng từ khi ông bị bắt giam và trải qua nhiều trại giam cũng như phiên xử, bà đều luôn ghi tên trong đơn thăm gặp và dự tòa. Dù Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao từng có ý kiến cho bà được gặp ông Nguyễn Văn Hải theo đơn, nhưng phía An Ninh luôn bác bỏ quyền lợi đó của bản thân bà.
Việc bà Dương thị Tân và con trai là Nguyễn Trí Dũng biết ông Nguyễn Văn Hải nay đang ở trại giam Bố Lá, thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương, là khi họ đến thăm ông tại trại giam Chí Hòa ở Sài Gòn hồi ngày 28/1. Bà Dương thị Tân cho biết:
Hôm qua tôi ra trại giam Chí Hòa để xin cuốn sổ mới vì sổ mới bị thất lạc, và ông trung tá Cao Xuân Tình cho biết đã chuyển ông Hải đi trại giam Bố Lá. Tôi thuê xe đi tìm vì không biết trại Bố Lá ở đâu. Có cô Tạ Minh Tú, em cô Tạ Phong Tần đi cùng. Trong sổ thăm gặp của em cô Tần họ nói chuyển về từ hôm ngày 23 tháng giêng, mà không báo cho gia đình. Họ cũng cho gặp lần đầu tại trại và nói đây không phải là nơi giam cuối
Từ trái: Blogger Điếu Cày, blogger Tạ Phong Tần, và blogger Anh basaigon.
Từ trái: Blogger Điếu Cày, blogger Tạ Phong Tần, và blogger Anh basaigon. RFA file
cùng mà có thể chuyển đi nơi khác.
Hôm qua tôi ra trại giam Chí Hòa để xin cuốn sổ mới vì sổ mới bị thất lạc, và ông trung tá Cao Xuân Tình cho biết đã chuyển ông Hải đi trại giam Bố Lá...Trong sổ thăm gặp của em cô Tần họ nói chuyển về từ hôm ngày 23 tháng giêng, mà không báo cho gia đình.
bà Dương thị Tân
Bà Dương thị Tân chia xẻ những điều mà ông Nguyễn Văn Hải nói với bà qua cuộc gặp đầu tiên tại trại giam Bố Lá :
Cũng chuyện trò, hỏi thăm. Nói chung là những chuyện thông thường nhất vì đã có những trường hợp họ yêu cầu không được nói điều gì đó mà mình nói thì người ta cũng đuổi ra, người ta lôi đi nhiều rồi. Nói chung hôm qua tôi cũng chỉ nói chung việc gia đình, con cái. Sức khỏe của ông tương đối. Tôi thấy ông vui, mặc dù tóc bạc trắng nhiều. Tinh thần ông luôn vững vàng; tức ông không suy nghĩ nhiều gì về mức án mà người ta tuyên cho ông cả.Ông nói đó là việc của người ta, ông không quan tâm lắm.
Điều ông quan tâm là cuộc sống của mẹ con tôi bên ngoài; rồi anh chị em, rồi phong trào nói chung, ông cũng muốn hỏi thăm những người cùng chí hướng với ông. Nhưng không nói được nhiều về vấn đề đó. Tôi cũng nói sơ sơ, mọi người rất quan tâm, cũng chia xẻ, động viên tinh thần với gia đình tôi. Ông cũng vui và nói cho gửi lời hỏi thăm tất cả mọi người, những người đã đồng hành, giúp đỡ gia đình trong những lúc khó khăn nhất.
Tinh thần ông luôn vững vàng; tức ông không suy nghĩ nhiều gì về mức án mà người ta tuyên cho ông cả.Ông nói đó là việc của người ta, ông không quan tâm lắm
bà Dương thị Tân
Chuyện blogger Tạ Phong Tần
Do cùng đi thăm với cô Tạ Minh Tú là em ruột blogger Tạ Phong Tần hiện cũng bị chuyển về trại giam Bố Lá ở Bình Dương, bà Dương thị Tân kể lại điều mà bà nghe được về trường hợp blogger Tạ Phong Tần:
Giấy của tôi trục trặc nên là người cuối cùng vào thăm. Cô Tạ Minh Tú vào thăm trước nửa tiếng. Sau đó tiếng cự cãi rất lớn. Trại trống vì từ chỗ thăm gặp và nhà chờ chỉ là một con đường, một hàng rào thôi, mọi người có thể nghe tiếng cự cãi của cô Tần và cô Tú. Khi cô ra tôi có hỏi thì cô Tú nói có chuyển một tràng hạt của đạo Thiên Chúa cho cô Tần để cầu nguyện, nhưng cán bộ trại giam không đồng ý. Thay vì giải thích, họ không cho cô Tần đứng lên nói gì. Cự cãi, và cán bộ trại giam đòi tát cô Tần. Sau đó họ lôi đi vào bên trong, chúng tôi không nhìn thấy gì và không biết điều gì xảy ra sau đó.
Vào chiều ngày 29 tháng 1, chúng tôi liên lạc với cô Tạ Minh Tú để tìm hiểu thêm thông tin liên quan, nhưng cô này đang trên xe đò về lại quê ở Bạc Liêu nên không tiện nói chuyện, cô cho biết:
Xe đông người, nhạc um xùm quá, không nói được đâu.
cô Tú nói có chuyển một tràng hạt của đạo Thiên Chúa cho cô Tần để cầu nguyện, nhưng cán bộ trại giam không đồng ý. Thay vì giải thích, họ không cho cô Tần đứng lên nói gì. Cự cãi, và cán bộ trại giam đòi tát cô Tần.
bà Dương thị Tân
Chuyện con trai
Riêng con trai bà Dương thị Tân là Dương Trí Dũng, tình hình sức khỏe sau ngày xử phúc thẩm ông Nguyễn Văn Hải, cô Tạ Phong Tần và luật gia Phan Thanh Hải hồi ngày 28 tháng 12 năm ngoái do bị những người đến nhà bắt cháu đi không để tham dự tòa đã đánh đập khiến cháu bị đau đến nay vẫn chưa khỏi. Bà Dương thị Tân cho biết:
Từ hôm cháu bị họ đánh nên đau, xách gì hay cúi đều đau. Lâu nay tôi luôn phải theo con. Trước đây con tôi còn ‘non nớt’, rất dễ bị họ không cho thăm gặp mà đưa vào phỏng vấn. Tôi không cam chịu điều đó. Nên phải đi theo. Gần đây cháu ‘vững vàng’ lên rất nhiều; nhưng bị đánh đau nên tôi phải đi theo con.
Ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày cùng với cô Tạ Phong Tần, blogger Công lý & Sự Thật, blogger Anh Ba Sài Gòn Phan Thanh Hải cùng tham gia Câu lạc bộ Nhà báo Tự Do. Sau một số lần hoãn, trong phiên sơ thẩm hồi ngày 24 tháng 9 năm ngoái, cả ba bị kết án về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam theo điều 88 Bộ Luật hình sự. Ông Nguyễn Văn Hải bị tuyên 12 năm tù, cô Tạ Phong Tần 10 năm và anh Phan Thanh Hải 4 năm tù.
Riêng ông Nguyễn Văn Hải bị bắt và kết án lần đầu về tội danh trốn thuế, nhưng ngay khi hết hạn tù về tội danh đó, ông đã bị giữ lại và chuyển sang tội danh tuyên truyền chống Nhà Nước.
Ông là một trong những người tham gia biểu tình hồi cuối năm 2007 chống Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Theo dòng thời sự:



Copy từ: RFA

 

Đầu tư cao tốc Việt Nam cao nhất 28,2 triệu USD/km


- Bộ Xây dựng vừa báo cáo Thủ tướng về suất vốn đầu tư xây dựng đường cao tốc tại Việt Nam. Theo đó, suất đầu tư mỗi km đường cao tốc tại đồng bằng Nam Bộ 17,2 triệu USD/ km. Thậm chí, tuyến Bến Lức - Long Thành lên tới 28,2 triệu USD/km.

Theo Bộ Xây dựng, từ năm 2005 Việt Nam bắt đầu triển khai một số dự án cao tốc và hiện đã đưa vào khai thác khoảng 150 km, như tuyến TP HCM - Trung Lương, Láng - Hòa Lạc, Cầu Giẽ - Ninh Bình; Vành đai III - Hà Nội với quy mô 4-6 làn xe chạy và 2 làn dừng khẩn cấp. Dự tính từ nay đến năm 2015 cả nước sẽ có thêm khoảng  600 km đường cao tốc.
Một số dự án đang triển khai như Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, TP HCM - Long Thành - Dầu Giây. Các dự án chuẩn bị triển khai gồm: Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Dầu Giây - Phan Thiết, Bến Lức - Long Thành, Trung Lương - Mỹ Thuận và Mỹ Thuận - Cần Thơ.

Tại thời điểm quý II/2012, suất đầu tư xây dựng mỗi km đường cao tốc 4 làn xe ở khu vực miền núi, trung du phía Bắc là 7,4 triệu USD; đồng bằng Bắc Bộ 10,6 triệu USD/km; miền Trung và Nam Trung Bộ là 10,5 triệu USD/km; đồng bằng Nam Bộ 17,2 triệu USD/km.

Cá biệt, những tuyến đi qua vùng có địa hình, địa chất đặc biệt như Bến Lức - Long Thành thì suất đầu tư là 28,2 triệu USD.

Theo Bộ Xây dựng, mỗi km đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi có suất đầu tư là 7,9 triệu USD/km; cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên có giá 4,2 triệu USD; cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình là 8,2 triệu USD; cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây là 10 triệu USD; cao tốc Bến Lức - Long Thành là 28,2 triệu USD.


So với cao tốc Thanh Hải - Lan Châu - Thiểm Tây (Trung Quốc) đi qua nhiều vùng đồi núi có vốn đầu tư khoảng 7,6 triệu USD/km. Tại Hàn Quốc, tuyến nối số 2 tại Busan - Hàn Quốc là 19 triệu USD.

Bộ Xây dựng cho biết, mặc dù các tuyến đường đều là vùng đồi, núi và trung du, nhưng có suất chi phí xây dựng rất khác nhau, chưa tính đến chi phí khác như quản lý dự án, tư vấn, GPMB... và phụ thuộc rất nhiều vào tỷ trọng chiều dài cầu, hầm trên tuyến.  Với tuyến có nhiều sông ngòi thì dự án phải xử lý nền đất yếu với khối lượng lớn, suất chi phí xây dựng sẽ cao hơn nhiều so với tuyến có tỷ trọng cầu, hầm và xử lý nền đất yếu với khối lượng nhỏ.

Ngoài ra, một trong những nguyên nhân làm chi phí đầu tư đường cao tốc ở Việt Nam cao là chi phí đền bù GPMB, tái định cư cao, việc tổ chức thực hiện thường chậm trễ làm chậm tiến độ và tăng chi phí. Thời gian xây dựng dự án kéo dài do thiếu vốn, GPMB gặp khó khăn... làm tăng chi phí đầu tư bởi trượt giá, biến động giá.

Do vậy, Bộ Xây dựng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương tăng cường quản lý quy hoạch đường cao tốc; quản lý chặt quỹ đất xây dựng đường, tránh tăng khối lượng GPMB khi triển khai và gắn trách nhiệm của UBND các tỉnh thành với tiến độ triển khai công tác GPNB.

Ngoài ra, các địa phương cũng cần phải rà soát điều chỉnh các quy hoạch, các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn cho phù hợp với quy hoạch đường ô tô cao tốc theo hướng ưu tiên cho việc đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc.

Vũ Điệp
Copy từ: VietNamNet

Đằng sau vụ Nhật Bản bắt Việt Nam đền 200 tỉ


Một kỹ sư làm thuê cho nhà thầu Nhật Bản tiếp chuyện: nói thật, bọn em có được vị gì đâu. Toàn đi lo cho các sếp hưởng. Bọn em làm bên dưới nhục lắm. Nhà thầu ở đâu cũng phải bỏ tiền nuôi chính quyền. Mất mấy cái cừ sắt thôi, muốn lấy lại cũng bị vòi cả trăm triệu. Muốn thằng Hà Nội (UBND TP) nó triệu tập họp các sở ban ngành giải quyết cho cái đường điện, công trình ngầm à? Chi mỗi cuộc họp không bao giờ dưới 200 triệu (chưa tính phong bì riêng cho sếp nhớn). Không chi tiền à? Nó chơi xỏ lá ngay. Mặt bằng kia có rồi, các ngài cứ vào đi. Đúng là có mặt bằng thật nhưng nó chơi đểu bố trí lối vào rất nhỏ thì làm gì được? Hoặc nó cố tình bố trí mặt bằng thi công kiểu xen kẽ với dân nên không thể tổ chức xe máy thi công ồ ạt được. Hoặc nó giao mặt bằng nhưng đường điện 110KV vẫn vắt vẻo trên đầu thì bố thằng nào dám đưa xe máy vào. Hoặc công trình ngầm vẫn còn dưới đất. Đi đến đâu cũng phải rắc tiền. Quan anh ở trên Bộ GTVT biết vậy nhưng chịu bọn Hà Nội vì đây là địa bàn làm ăn của chúng nó. Về sau, các anh Bộ thương tình mới cho “cái cơ chế”. Các chú cứ làm cái phiếu kê lên. Đơn giá các hạng mục “thổi” lên mức “thực tế” cho anh, không cần theo đơn giá định mức Việt Nam (đương nhiên phải cho các quan anh gửi phần vào trong đó). Gửi lên Bộ, lên Chính phủ sẽ có người lo tiếp.
Chỉ vẻn vẹn vài ngày sau khi nhận được ”công văn” đòi đền bù 200 tỉ, các ngài Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ GTVT xoắn xuýt bỏ hết cả công việc đã lên lịch theo tuần, chạy đôn chạy đáo rào chỗ này, lấp chỗ kia. Rồi cuộc họp với Hà Nội cũng được thiết kế chóng vánh để các bên cùng lo đại sự. Tác phong khẩn trương chưa từng có này thật trái ngược với thói lề mề, hách dịch, vô trách nhiệm, coi thường dân mỗi khi dân có đơn từ cần đến sự quan tâm của các quan. Nói thật không ngoa, cái cỗ máy chính quyền bây giờ nó chạy bằng đô-la, cứ rót đô-la vào là nó vận hành trơn tru. Bộ máy truyền thông cũng được huy động để rào trước đón sau. Vụ Quan hệ quốc tế với Ban 85 thì chạy như cờ lông công để “kết nối” với “bạn” (tức phía Nhật Bản). Dường như sợ nhà thầu nước bạn bị thiệt thòi, cũng ngay lập tức, ngài Bộ trưởng VP Chính phủ cầm con triện Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT kết hợp với UBND TP Hà Nội chủ động làm việc với phía nhà thầu, đảm bảo tiến độ. Bộ trưởng đặc biệt lưu ý Bộ GTVT và chính quyền TP Hà Nội phải hài hòa lợi ích. Chỉ mấy ngày nữa thôi, Bộ Tài chính sẽ được lệnh chi mà không cần hỏi. Lý do ư? Đảm bảo tiến độ công trình thế kỷ lớn nhất Đông Nam Á, tránh sứt mẻ quan hệ quốc tế. Hợp lý quá đi chứ. Một điều chắc chắn rằng không ai dám công khai từng hạng mục cái món đền bù 200 tỉ kia.
Là nạn nhân chính trong mớ bòng bong tiến độ GPMB này nhưng vài trăm hộ dân tại cầu Nhật Tân không có được vinh hạnh nhận được sự quan tâm khẩn trương của các cấp chính quyền như nhà thầu nước ngoài kia. Hàng chục cuộc họp đã diễn ra chỉ để giải quyết quyền lợi của nhà thầu nước ngoài chứ không có ai màng đến việc giải quyết quyền lợi chính đáng cho hàng nghìn dân nơi đây.



Copy từ: Cầu Nhật Tân



Rủi ro lạm phát còn cao




Ngay sau khi Tổng cục Thống kê công bố số liệu cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh tháng 1 chưa khởi sắc, trong khi chỉ số giá cả (CPI) ở mức 1,25% - cao gấp 4 lần mức tăng của tháng 12-2012… phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương.
TS Võ Trí Thành
- Phóng viên: Thưa ông, có thể “đọc” thấy điều gì qua những chỉ số thống kê tháng 1, đặc biệt là chỉ số CPI?
>> TS VÕ TRÍ THÀNH: Có thể thấy đà khó khăn của năm 2012 vẫn còn tiếp tục lạm phát như vậy không quá bất thường nhưng phản ánh một điều là rủi ro lạm phát vẫn còn đó, có thể tăng trở lại. Có những rủi ro cơ bản phải phân tích. Đầu tiên, phải nói rằng năm 2012 chúng ta có thành công ít nhiều trong việc hạ nhiệt lạm phát từ mức 18% - 20%/cả năm xuống còn 6,81%; trong đó có may mắn là giá lương thực thực phẩm giảm mạnh (nhưng nếu tính lạm phát lõi thì vẫn cao, khoảng 10%). Như thế vẫn còn nguy cơ “sốc giá”.
Mặt khác, lạm phát ở Việt Nam thường liên quan đến những mặt hàng do Chính phủ kiểm soát giá. Rõ nhất là hồi tháng 8, lạm phát dềnh lên là do trước năm học mới giá hàng loạt dịch vụ giáo dục, y tế được điều chỉnh tăng. Vừa qua cũng vậy, giá y tế đẩy CPI lên 0,5%. Nói cách khác, CPI chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cách ứng xử đối với những hàng hóa, dịch vụ còn kiểm soát giá, không phải chỉ có các loại phí, mà còn giá dầu, giá điện... Mặc dù cung tín dụng giảm mạnh, từ hơn 30% năm 2010 còn 12% năm 2011 và năm 2012 (tính đến 20 - 12) chỉ có 6,4%, nhưng trong 10 ngày cuối tháng “nhả” mạnh lên tới 8,9%. Cộng với các biện pháp khác, tính ra cung tiền tổng thể vẫn lớn. Trong khi lòng tin chưa cao bất kỳ sự thay đổi nào trên thị trường cũng có thể dẫn đến lạm phát.
Cuối cùng là điều hành vĩ mô. Mục tiêu kép phải đạt đến là vừa tiếp tục ổn định, vừa hỗ trợ thị trường, phục hồi, sản xuất kinh doanh nên liều lượng chính sách là rất quan trọng. Hỗ trợ yếu quá thì không ăn thua, thị trường không bật lên được, nhưng nới mạnh quá thì bất ổn lại quay trở lại. Đó là chưa kể Chính phủ còn phải dành tâm lực, trí lực để xử lý nợ xấu, tái cấu trúc ngân hàng, tái cấu trúc nền kinh tế nói chung…
- Như vậy lạm phát cao hoàn toàn có thể quay lại?
Có thể.
- Còn tình hình sản xuất kinh doanh, thưa ông? Việc chỉ số sản xuất công nghiệp giảm so với tháng trước, mặc dù đây là tháng áp Tết Nguyên đán. Điều này có phải do doanh nghiệp còn bế tắc?
Sản xuất vẫn khó khăn. Bên cạnh chỉ số vừa nêu, còn phải để ý đến một số yếu tố khác. Chỉ số tồn kho chẳng hạn. Tính từ tháng trước đến tháng này, chỉ số tồn kho không giảm. Ngoài ra, số doanh nghiệp giải thể nhiều hơn số mới thành lập là một hiện tượng không bình thường đối với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Tất nhiên thời gian còn ngắn, trong 1 tháng cũng khó nói được xu thế chung của cả năm, nhưng rõ ràng là so với năm 2012 thì tình hình chưa có biến chuyển tốt. Đó là chưa kể dòng tín dụng chưa được khơi thông, nguồn cung tín dụng âm hơn 1%...
- Trong bối cảnh đó, theo ông, phương châm điều hành kinh tế nên như thế nào?
Kiên trì những chính sách tương tự như năm 2012, nhất quán với ưu tiên hàng đầu là ổn định vĩ mô. Bên cạnh đó, cần thay đổi cách thức tăng trưởng theo hướng coi trọng chất lượng để phân bổ và sử dụng nguồn lực hiệu quả nhất, hạn chế bất lợi cho người nghèo. Bao giờ cũng thế, bất ổn thì người nghèo luôn là đối tượng thiệt thòi nhất. Tín hiệu đáng mừng là ngay từ đầu năm Chính phủ đã chủ động ban hành những nghị quyết nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường, nhưng liều lượng chính sách thì phải cân nhắc. Trước mắt có những việc cần triển khai sớm: Hiện thực hóa những chủ trương hỗ trợ, quyết liệt khơi thông dòng vốn tín dụng đến doanh nghiệp, chú trọng việc xử lý nợ xấu một cách hiệu quả. Khi tín dụng chưa thể ra nhiều (vì nợ xấu, ngân hàng kém chưa xử lý được), thì đẩy mạnh các chính sách tài khóa, sau đó phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách tiền tệ với tài khóa.
Cuối cùng, câu chuyện của năm nay là lòng tin đang giảm thấp. Người dân muốn thấy những việc làm cụ thể trên thực tế, kết quả của quyết tâm tái cấu trúc, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế; từ đó xã hội mới tăng cường đầu tư, tiêu dùng... tạo lực đẩy sản xuất kinh doanh.
Anh Thư thực hiệ



Copy từ: SGTT



Đặc sứ Liên Hiệp Quốc cảnh báo Syria đang tan vỡ


Đặc sứ Lakhdar Brahimi

Đặc sứ hòa bình Liên Hiệp Quốc Lakhdar Brahimi  cảnh báo Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc là nước Syria bị chiến tranh tàn phá đang tan vỡ trong khi cộng đồng quốc tế đứng nhìn.

Các nhà ngoại giao, trong cuộc thuyết trình mật, cho biết đặc sứ Brahimi cũng nói với Hội đồng là cuộc chiến kéo dài 22 tháng và 60.000 người thiệt mạng đã làm cho chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad bị thiệt hại nghiêm trọng - nếu không muốn nói là không thể nào cứu vãn được.

Ông Brahimi phát biểu hôm thứ Ba, chỉ vài giờ sau khi thi thể của ít nhất 65 người được tìm thấy trong một dòng sông tại thành phố Aleppo. Nhiền nạn nhân, được mô tả là các thanh niên ở độ tuổi 20 và 30 , bị trói tay và nhà cầm quyền nói những người này bị hành quyết bằng một phát súng bắn vào đầu.

Tổ chức Đài Quan sát Nhân quyền Syria có trụ sở tại Anh đưa lên Internet vào hôm thứ Ba những video cho thấy hàng chục thi thể lấm bùn mà tổ chức này cho biết đã được kéo lên từ sông Queweik tại quận Bustan al-Qasr thuộc Aleppo.

Đài Quan sát Nhân quyền Syria nói hiện chưa rõ ai thực hiện những vụ giết người này. Chính phủ Syria và lực lượng nổi dậy đều bị các tổ chức nhân quyền cáo buộc là đã có những hành động tàn sát trong cuộc nội chiến của nước này. 
 
 

Copy từ: VOA

Việt Nam trả tự do và trục xuất TS Nguyễn Quốc Quân


Sau hơn 9 tháng bị giam giữ tại Saigon, TS Nguyễn Quốc Quân 59 tuổi công dân Hoa Kỳ gốc Việt, thành viên Đảng Việt Tân, đã được trả tự do và trục xuất khỏi Việt Nam vào ngày hôm nay 30/1.
AFP
TS Nguyễn Quốc Quân là nhà đấu tranh dân chủ, ông bị bắt giam tại Việt Nam hôm 17/4 khi về tới sân bay Tân Sơn Nhất
Ông Nguyễn Quốc Quân đã quá cảnh Đài Bắc và dự kiến máy bay chở ông sẽ tới Phi trường Quốc tế Los Angeles vào lúc 7g 25 chiều tối nay Thứ Tư tức sáng Thứ Năm theo giờ Việt Nam.
Được biết, TS Nguyễn Quốc Quân bị bắt ngày 17/4/2012 tại TP.HCM và bị cáo buộc có hành vi hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo điều 79 Luật Hình sự. Phiên tòa xét xử ông Quân đã không diễn ra và bị hoãn nhiều lần.
Trong thời gian bị giam giữ tại Việt Nam, TS Nguyễn Quốc Quân được giới dân cử Hoa Kỳ tích cực vận động đòi chính quyền Việt Nam phải trả tự do cho ông. Trong khi đó, phía Việt Nam cho biết quyết định trục xuất ông Nguyễn Quốc Quân là thực hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước.
Đảng Việt Tân là một đảng chính trị do các công dân Hoa Kỳ gốc Việt thành lập tại Nam California và có quá trình hoạt động hợp pháp. Tuy vậy chính phủ Việt Nam áp đặt Việt Tân là một tổ chức khủng bố và mọi đảng viên Việt Tân cũng như những người có liên hệ với đảng này đều bị bắt giữ.

Theo dòng thời sự:




Copy từ: RFA

TIẾNG KÊU CÔNG NHÂN BẾN CÁT - BÌNH DƯƠNG


Tin khẩn cấp.! TIẾNG KÊU CÔNG NHÂN BẾN CÁT - BÌNH DƯƠNG




Đình công lớn tại công ty Kumho Bình Dương ngày 29-1-2013. Đây là công ty đã phối hợp với công an Bến Cát giết chết anh Nguyễn Công Nhựt tháng 4 năm 2010.

Đồng bọn với tên Phú "gạ tình" là thằng công an Phu và con công an cái Phượng đã lập tức điều động 5 chiếc xe với khoảng 22 người khác lên Nhà máy Kumho để "điều tra". Bọn chúng phối hợp với những nhân viên quản lý Kumho để truy tìm hình ảnh công nhân đình công để BẮT NGUỘI VÀ TRẢ THÙ. Bọn công an Bình Dương đang phối hợp với BỌN CÔN ĐỒ để đến trả thù công nhân tại các nhà trọ.

Đây là số điện thoại của 2 nhân viên quản lý TÍCH CỰC tham gia truy bắt công nhân.

0908165355. Nguyễn Quốc Phong

0906693799 Cho Kiu Syk (người Hàn Quốc nhưng rất rành tiếng Việt, có thể nói và hiểu tiếng Việt như người Việt bình thường)

Các bạn hãy gọi đi cùng nhau gọi điện thoại cảnh cáo bọn chúng không được đánh đập trả thù công nhân đình công.






Cây bút bất đồng chính kiến VN qua đời


Nhà văn Hoàng Tiến
Nhà văn Hoàng Tiến là thành viên của khối 'dân chủ 8406'
Một cây bút bất đồng chính kiến và nhà hoạt động vì dân chủ được biết đến ở Việt Nam, ông Hoàng Tiến, vừa qua đời tại Hà Nội, ở tuổi 80.
Nhà văn Hoàng Tiến, một thành viên của phong trào dân chủ, khối 8406, cựu chiến binh từ thời kỳ 'kháng chiến chống Pháp' ở Việt Nam, qua đời hôm thứ Hai, 28/1/2013 sau thời gian lâm bệnh nặng.
Hôm 30/1, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang, một nhà bất đồng chính kiến từng quen biết ông Hoàng Tiến, nói với BBC, đám tang của nhà văn, dự kiến tổ chức vào ngày thứ Sáu tại một nhà tang lễ bệnh viên quân đội, có thể chịu sự 'theo dõi' chặt chẽ của lực lượng an ninh.
Ông nói: "Đám tang hôm này, chắc chắn công an, họ sẽ theo dõi một cách dày đặc, và những người đi dự đám tang chắc chắn sẽ lọt vào trong tầm ngắm của công an.
"Nhưng còn việc có xảy ra xô xát, hay xảy ra cái gì không, thì còn tùy thuộc vào tình hình cụ thể," ông dự đoán.
Nhìn lại 'quá trình hoạt động' suốt cuộc đời của ông Hoàng Tiến, Tiến sỹ Thanh Giang cho biết cây bút bất đồng chính kiến từng 'tham gia những năm đầu của cách mạng,' khi ông là thiếu sinh quân.
'Tấm gương đấu tranh'
Tiến sỹ Giang cho rằng ông Tiến là một tấm gương cho các thế hệ bất đồng chính kiến ở trong nước. Ông nói:
"Ông là một trong những người phát biểu những ý kiến bất đồng chính kiến vào loại sớm ở trong nước. Và ông cũng là người đã đứng ra bênh vực nhà sinh vật học Hà Sỹ Phu, khi ông Hà Sỹ Phu bị nhà cầm quyền đem ra xử một cách không đúng."
"Ông là một con người khảng khái, không chịu khuất phục và nêu tấm gương cho nhiều thế hệ sau này, sẵn sàng đấu tranh cho dân chủ, tự do cho xã hội Việt Nam"
Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang
"Từ đó, ông đã cùng với cụ Hoàng Minh Chính, sát cánh với một số anh em trong lứa cùng với Hà Sỹ Phu, Bùi Minh Quốc..., đấu tranh cho dân chủ hóa ở Việt Nam."
"Ông là một con người khảng khái, không chịu khuất phục và nêu tấm gương cho nhiều thế hệ sau này, sẵn sàng đấu tranh cho dân chủ, tự do cho xã hội Việt Nam."
Được biết, sau thời gian tham gia quân ngũ, nhà văn Hoàng Tiến làm giảng viên Trường Đại học Sân Khấu và Điện ảnh ở Hà Nội. Ông có nhiều bài viết, phát biểu về chủ đề dân chủ, nhân quyền, dân chủ hóa, cải cách chính trị, thể chế ở trong nước.
Ông từng công khai yêu cầu nhà nước và đảng cộng sản tiến hành 'trưng cầu dân ý' về vị thế của đảng, yêu cầu thay Hiến pháp trên tinh thần do người dân soạn thảo, phúc quyết.
Ông cũng ký tên, tham dự vào nhiều thư, kiến nghị, đề xuất công khai của các nhóm trí thức, nhân sỹ và quần chúng, đề nghị nhà nước có các biện pháp mạnh mẽ và cụ thể nhằm 'bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ' trước các nguy cơ xâm phạm của nước ngoài.
Nhà văn cũng từng cho truyền thông mạng trong nước và hải ngoại hay về việc bản thân bị 'xách nhiễu và đàn áp' do tiếp tục hoạt động và lên tiếng đòi 'dân chủ, nhân quyền.'



Copy từ: BBC

Nhiều ca sĩ có thể bị cấm diễn ở VN



Các ca sỹ tham gia đĩa mới của Asia 71, trong đó có Thanh Tuyền, Tuấn Vũ có thể sẽ bị cấm biểu diễn ở Việt Nam, theo đề nghị của sở Văn hóa Thể thao Du lịch (VHTTDL) thành phố Hồ Chí Minh
Nếu đề nghị của Sở được Bộ duyệt, tất cả các chương trình trong nước đã được lên kế hoạch có các ca sỹ này tham gia, sẽ phải thay đổi ca sỹ.
Ông Võ Trọng Nam, Phó Giám đốc Sở VHTTDL HCM nói với BBC hôm 30/01/2013, “chúng tôi đang tổng hợp hồ sơ và sẽ gửi đề nghị".
“Chỉ Bộ Văn hóa và Cục Nghệ thuật Biểu diễn mới quyết định được.”
Ông Võ Trọng Nam khẳng định đề nghị này xuất phát từ việc các ca sỹ hải ngoại đã tham gia vào chương trình của đĩa Asia 71 mới, "có nội dung xuyên tạc, bôi nhọ và nói xấu Việt Nam".
“Sẽ căn cứ trên đĩa mới phát hành chui đó, điểm lại lực lượng trên đó, các ca sỹ nào tham gia ra sao,” ông Nam nói thêm.

Chờ công bố

Ông Võ Trọng Nam cho biết, kết quả chính thức và danh tính của các nghệ sỹ có liên quan sẽ được công bố trong vài ngày tới.
Ca sỹ Thanh Tuyền nằm trong số ca sỹ hải ngoại bị đề nghị ngừng cấp phép biểu diễn trong nước
Trước đó, hôm 10/01/2013, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã ra lệnh tăng cường kiểm tra trên địa bàn thành phố để đảm bảo công chúng không thể tiếp cận được với sản phẩm mới nhất của hãng đĩa Asia có trụ sở tại Mỹ.
Đĩa Asia 71 có 23 tiết mục mà phần lớn là các liên khúc tình yêu do các ca sỹ quen thuộc của trung tâm biểu diễn, như Thanh Tuyền, Tuấn Vũ, Quang Minh, Gia Huy, Hồng Đào...
Tuy nhiên, tiết mục số 21, được hãng Asia quảng bá là tiết mục đinh, kêu gọi nhân quyền cho Việt Nam do nhạc sỹ Trúc Hồ, giám đốc trung tâm sáng tác.
Với tên gọi Triệu con tim, triệu tiếng nói, ca khúc do dàn hợp ca, trong đó có cả nhạc sỹ Trúc Hồ cùng với các ca sỹ Mai Thanh Sơn, Quốc Khanh, Nguyên Khang, Đan Nguyên, Lâm Nhật Tiến, Nguyễn Hồng Nhung (ca sỹ từ Hà Nội mới gia nhập Asia), Lâm Thúy Vân, Y Phương, trình diễn cùng ca đoàn.
Trong chương trình cũng có ca khúc Bạn thân của nhạc sỹ Việt Khang bị Việt Nam tống giam theo điều 88 bộ luật Hình sự, dù nhạc sỹ này vẫn tuyên bố mình không tham gia chính trị.
Trong lần trả lời phỏng vấn gần đây nhất với BBC, ca sỹ Thanh Tuyền nói, nhân dịp 50 năm kỷ niệm sự nghiệp ca hát của mình, bà “ước được hát một vòng khắp Việt Nam”.



Copy từ: BBC

Đừng lừa mãi ông cầm quyền ạ.


      baxeom

                     

Đấy là thứ “mục tiêu tối hậu” hay”tối lừa” đối với người dân VN?

Cái báo QĐND, ND, HNM, ANTĐ, …. những tờ báo tiếng nói của giới cầm quyền thì lẽ nào chẳng bênh vực để cái điều độc đảng (để giữ quyền thống trị vĩnh viễn đối với nhân dân -mặc dù từ lâu đã trở thành những kẻ tham nhũng, phản động, bán nước hại dân) và sở hữu “toàn dân” (mà thực chất để giới cầm quyền tự do xà xẻo vơ vét)



“cuối cùng phải bám lấy mục tiêu xã hội DÂN CHỦ – CÔNG BẰNG – VĂN MINH mà thực hiện”

Câu này hề thật,-dân chúng VN đã nghe và thuộc lòng cái bánh vẽ này từ lúc bố cái thằng viết cái bài báo QĐ ấy còn chưa được sinh ra, thế mà đến nay cái bánh ấy không thấy ở đâu cả, vậy mà kẻ cầm quyền cứ lem lẻm đem ra nhử mãi- dù vậy mọi người dân cũng đã biết rằng nó không bao giờ có được khi đất nước còn đang nằm trong tay những hạng người giống như X, lú, móm, hói, bình ruồi, thăng ,… mà những cái gì đã “quyết” là “liệt” luôn.


“Dân chủ, công bằng, văn minh”- những tiêu chí ấy không phải cứ treo lên, hô lên rồi nó có cho dân VN, mà muốn có nó thì người cầm quyền hãy trả lại những tài sản đã vơ vét được từ chức quyền, hãy xoá bỏ điều 4 bất công ấy thì dân khắc có “DÂN CHỦ – CÔNG BẰNG – VĂN MINH” mà chẳng cần hô hoán, khẩu hiệu gì.

Người dân lâu nay mất tự do dân chủ, khao khát ấy được mở ra khi có đợt “góp ý xây dựng HP” do “cuốc hội” thông báo. và những nhân sỹ, trí thức của dân đã chắp bút để đem cái hy vọng ấy đệ trình lên người cầm quyền, mong họ hiểu ra nỗi khổ của người dân, mở ra những cái nút thắt, cái khoá quan trọng nhất để giải phóng con người, xã hội, trong đó đặc biệt là bảo vệ quyền tự do dân chủ cho người dân, tạo cho xã hội có điều kiện cơ bản nhất để phát triển, bảo đảm cho đất nước trường tồn-mà trong đó quyền lợi chính đáng của đảng cũng như các thành phần trong XH là bình đẳng (công bằng) thực sự-khi đó ắt sẽ có nền văn minh trên đất nước này

Đừng có thấy dân đồng ý với bản dự thảo 2013 do các trí thức (của dân) soạn không theo ý đảng mà nhặng lên sợ ”thế lực thù địch” cu nhà báo quân đội “nhân dân” ạ.


Các cậu nếu thực tâm muốn bảo đảm cho hiến pháp sắp tới được “DÂN CHỦ – CÔNG BẰNG – VĂN MINH ” thì nên đăng cả 2 dự thảo lên các báo ấy để dân chọn lấy 1 xem cái nào ưu việt hơn. Sau đó yêu cầu liên hiệp quốc cử QSV giám sát tổ chức cho dân bỏ phiếu kín (không do nhà nước với CA, CQ, QĐ đứng chầu)để bảo đảm khách quan, minh bạch.


Người dân bằng việc trả lời câu hỏi trắc nghiệm: công dân chọn bản hiến pháp dự thảo nào:


a-dự thảo do 72 trí thức và nhân sỹ soạn thảo.


b-dự thảo do đảng soạn thảo


Sau đó yêu cầu kiểm phiếu công khai minh bạch do QSV LHQ giám sát , dân ưng bản nào là ok.


Cứ thế xem dân thực sự muốn gì?


Đừng lừa mãi ông cầm quyền ạ.


Thời đại ngày nay dùng hiến pháp Dân Chủ chỉ có lợi, lợi toàn diện, trong đó tính ưu việt rất cần thiết, rất thuận lợi là phát huy cao độ tài năng trí tuệ và sức sáng tạo của mọi thành viên xã hội trên bước đường phát triển đất nước. Hiến pháp dân chủ sẽ bình đẳng về trách nhiệm,bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi. Hiến pháp dân chủ sẽ không dành đặc quyền riêng cho bất cứ cá nhân hay tổ chức nào. 

Do đó, hiến pháp dân chủ sẽ không có cổng chào chào đón những não trạng lùn, tâm địa hẹp hòi, tầm nhìn thấp kém, tư duy bạo lực, dạ dày giai cấp, đôi mắt mang hình viên đạn như ban lãnh đạo đảng cộng sản VN hiện nay. Họ sợ hiến pháp dân chủ là vì vậy. Không có lý do nào khác.


Bản dự thảo hiến pháp này, của giới tinh hoa dân tộc Việt Nam phù hợp từng chặng đường tranh đấu vì nền dân chủ Việt Nam trước nanh vuốt hà khắc chính trị, bạo liệt chuyên chế của đảng cộng sản VN. Đó mới là bản hiến pháp dân chủ đích thực, phù hợp thời đại, phù hợp lòng dân, đất nước mong đợi.


Copy từ: Diễn Đàn Công Nhân

Nguyễn Quốc Quân 'không nhận tội'



Ông Nguyễn Quốc Quân bị bắt hồi tháng Tư vì tội 'khủng bố', nhưng sau đó đổi sang tội danh 'lật đổ chính quyền'
Vợ nhà hoạt động người Mỹ gốc Việt nói chồng bà 'không nhận tội', trái với tuyên bố của Việt Nam sau khi trục xuất ông Nguyễn Quốc Quân.
Bà Ngô Mai Hương, vợ ông Quân, nói chuyện với BBC ngay sau khi trò chuyện với chồng qua điện thoại ngày 30/1.
Đến cuối ngày 30/1, máy bay đã đưa ông Quân từ Việt Nam sang Đài Bắc và dự kiến ông sẽ sớm về đến Mỹ.
Thông cáo từ Bộ Ngoại giao Việt Nam nói ông Quân đã "nhận tội" và muốn được khoan hồng để về đoàn tụ với gia đình.
Nhưng bà Hương nói: "Nếu anh nhận tội, anh đã về từ chín tháng trước."
Vợ ông Nguyễn Quốc Quân vui mừng
Vợ nhà hoạt động người Mỹ gốc Việt nói chồng bà 'không nhận tội', trái với tuyên bố của Việt Nam sau khi trục xuất ông.
"Việc anh Quân nhận tội chỉ có trên báo Việt Cộng, chứ không đúng. Tôi đã nói chuyện với anh Quân, không có chuyện đó."
Hồi tháng Tư, Bộ Công an Việt Nam loan báo đã bắt tạm giam ông Quân, thành viên Đảng Việt Tân bốn tháng vì họ phát hiện "âm mưu" của ông Quân định kích động biểu tình chống chính quyền nhân dịp kỷ niệm ngày 30/4.
Báo Công an Nhân dân lúc đó đã đăng bài với tiêu đề ‘Thất bại mới của tổ chức phản động Việt Tân’, lên án "bản chất cố hữu’ của Việt Tân và ông Quân là khủng bố.
Bài báo nhắc lại ông Quân đã từng bị kết tội "khủng bố" một lần vào năm 2006 khi ông từ Campuchia xâm nhập vào Việt Nam phát tán truyền đơn và bị Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh kết án 6 tháng tù.
Vào tháng Tám, chính quyền Việt Nam gỡ cáo buộc khủng bố theo điều 84 Bộ Luật hình sự đối với ông mà thay vào đó là tội ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ theo điều 79.
Thời gian qua, Hoa Kỳ đã liên tục kêu gọi trả tự do cho ông Quân với lý do ông chỉ là một nhà đấu tranh cho cải cách dân chủ bất bạo động ở Việt Nam.



Copy từ: BBC