CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

GHEN



Một hôm Eva đi vắng suốt cả ngày làm cho Adam rất lo lắng. Đến chiều tối Eva về đến nhà với khuôn mặt giận dữ, Adam hỏi:
-         Cả ngày nay em đi đâu làm anh lo lắng quá?
-         Em về thăm vườn Địa đàng.
-         Uh, lâu rồi anh không về nên cũng nhớ lắm.
-         Thật không?
-         Thật mà.
-         Em đã đến bên cây táo năm xưa.
-         Uh, nơi ấy chúng ta có kỷ niệm không thể nào quên.
-         Em đã đếm số trái táo trên cây và phát hiện thiếu mất một trái. Ai đã hái đưa cho anh?
     Adam:   

Bảo với Eva là trái  cấm bị mất  ấy Adam không có được ăn mà có người khác trộm đưa cho GAM ăn rùi, mình làm nhân chứng đấy.
Một tuần tốt đẹp nhé GAM!
 

Thêm vụ thảm sát đẫm máu ở Syria



Hiện trường vụ thảm sát
Phóng viên BBC đã chứng kiến sàn nhà dính đầy máu và vỏ đạn nằm vương vãi
BBC đã tìm thấy bằng chứng củng cố những tin tức rằng đã xảy ra một vụ thảm sát ở Syria trong tuần này với ít nhất 100 người bị sát hại.
Một nhóm phóng viên của BBC đã đến ngôi làng Haswiya nằm ngoài rìa thành phố Homs ở miền Trung Syria và đã nhìn thấy các thi thể bị cháy đen vẫn còn nằm trong một ngôi nhà.
Binh lính chính phủ cho biết tất cả các thi thể đã được đem đi. Họ cáo buộc các chiến binh Hồi giáo hiện đang giao chiến với phiến quân gây ra vụ thảm sát này.
Tuy nhiên một dân làng nói với BBC rằng vào lúc xảy ra vụ thảm sát quân đội chính phủ có mặt trong làng.

Nhà báo tử nạn

Trong một diễn biến khác, có tin hai nhà báo đang tác nghiệp tại Syria đã tử nạn.
Phóng viên Mohammed Hourani của kênh truyền hình Al-Jazeera đã bị bắn chết tại tỉnh miền Nam Deraa. Kênh truyền hình này cho biết phóng viên 33 tuổi này đã bị trúng đạn của một ‘tay súng bắn tỉa của chế độ’.
Một ngày trước đó, một phóng viên Pháp cũng thiệt mạng tại thành phố miền Bắc Aleppo, các nhà hoạt động đối lập cho biết.
Hình ảnh thi thể của Yves Debay và thẻ nhà báo của anh đã được đưa lên mạng.
Trong khi đó, một quả tên lửa đã rơi trúng vào một tòa nhà ở Aleppo. Truyền thông nhà nước nói ‘những kẻ khủng bố’ là thủ phạm, trong khi phe đối lập thì nói đã do quân chính phủ không kích.
Chỉ cách đây vài ngày, tên lửa đã phóng trúng trường Đại học Aleppo làm chết hơn 80 sinh viên và dân tị nạn. Cả hai phía tham chiến ở Syria đã đổ lỗi cho nhau về vụ việc này.
Trước đó, hôm thứ Năm ngày 17/1 đã xuất hiện tin tức từ phe đối lập và các nhà hoạt động nhân quyền Syria về một vụ thảm sát ở Haswiya. Tuy nhiên, tin này lúc đó chưa thể được kiểm chứng độc lập.
Đài Quan sát nhân quyền Syria có trụ sở ở London cho biết có phụ nữ và trẻ em trong số 106 người bị các lực lượng trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad sát hại.
Một số nạn nhân đã ‘bị đốt cháy ở trong nhà trong khi những người khác bị đâm chết bằng dao’, Đài nhân quyền này nói và họ cho biết thêm có những trường hợp cả gia đình bị thảm sát. Một đại gia đình bị thảm sát toàn bộ có đến 32 thành viên.
Một tòa nhà tan hoang ở Syria
Thành phố hoang tàn, nhà cửa đổ nát trong chiến sự ở Syria
“Liên Hiệp Quốc cần phải điều tra vụ thảm sát này,” ông Rami Abdul Rahman, giám đốc của Đài Quan sát nhân quyền Syria, kêu gọi.
Tuy nhiên, một quan chức Chính phủ ở Damascus đã bác bỏ tin về vụ thảm sát ở Homs.

Hiện trường thảm sát

Hôm thứ Sáu ngày 18/1, phóng viên BBC Lyse Doucet đã có thể đến tận nơi ở Haswiya.
Khi bà đến nơi, binh lính quân đội Syria nói với bà rằng tất cả các thi thể đã được đem đi. Tuy nhiên bà đã kịp nhìn thấy hiện trường của vụ tàn sát dã man.
“Ba thi thể bị cháy đen nằm trong một ngôi nhà. Một vệt máu trải dài trên nền xi măng,” bà cho biết.
“Trong bếp, hơn một chục vỏ đạn nằm vương vãi trên mặt sàn dính đầy máu.”
“Trong một căn phòng khác, hai thi thể bị cháy đen nữa được cuộn lại để sát bên một chiếc giường gãy,” bà mô tả.
Dân trong làng, trên mặt vẫn còn vẻ kinh hoàng, nói với BBC rằng ít nhất 100 người đã bị sát hại chỉ trong một ngày.
Các binh lính hộ tống đoàn của BBC nói rằng hàng trăm người của một nhóm các chiến binh Hồi giáo có tên là Mặt trận al-Nusra đã gây ra vụ thảm sát.
Tuy nhiên, một người phụ nữ nói với BBC rằng quân đội chính phủ có mặt vào lúc xảy ra thảm sát và một số binh lính thậm chí còn xin lỗi và nói rằng có binh sỹ tự ý hành động không theo lệnh.
Đài Quan sát nhân quyền Syria cho biết tất cả những nạn nhân thảm sát dường như đều là người Hồi giáo dòng Sunni vốn chiếm đa số dân Syria và là lực lượng đi đầu trong cuộc nổi dậy chống lại Tổng thống Bashar al-Assad trong suốt 22 tháng qua, cuộc xung đột đã tước đi sinh mạng của hơn 60.000 người.



Copy từ: BBC


Đọc “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức









Đọc “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức

Trần Hữu Dũng


"Bên Thắng Cuộc" của Huy Đức là quyển sách hay nhất về lịch sử Việt Nam sau 1975 mà tôi được biết (kể cả những công trình bằng ngoại ngữ của các học giả nước ngoài). Chỉ cần đọc qua mục lục quyển sách là đủ để choáng ngợp bởi sự súc tích của nó. Tất cả những vấn đề nổi bật đều được kể lại với những thông tin mới lạ: từ sự cố “nạn kiều” ở miền Nam, đến những thất bại kinh tế đưa đến chính sách Đổi Mới năm 1986, vụ "Sáu Sứ", đến chiến tranh biên giới Tây Nam... đều được Huy Đức thuật lại rành mạch, lớp lang, theo ký ức của hàng trăm nhân vật chủ chốt  ̶  nhiều người có những vai trò quyết định trong các sự kiện ấy  ̶  được chính tác giả phỏng vấn.

Cuốn sách đầy ắp những thông tin mà tôi chưa từng đọc được trong bất cứ sách báo nào đã xuất bản.  Có thể nói, ngoài Huy Đức, trong lớp nhà báo hiện nay, không ai có thể có được những phỏng vấn trực tiếp với hầu hết những nhân vật quan trọng ở Việt Nam như thế này. Huy Đức là một trong số rất ít (có thể đếm trên ngón một bàn tay!) ký giả Việt Nam hiện nay có khả năng nghiệp vụ cao, dày dặn kinh nghiệm, và nhất là có biệt tài tạo sự tin cẩn ở những người được phỏng vấn về những sự kiện vô cùng “nhạy cảm”, thậm chí "thâm cung bí sử".

Ngoài sự cực kỳ súc tích, một đặc điểm nổi bật khác, càng đáng ca ngợi, ở tác phẩm này là sự rất công bằng của tác giả đối với “bên thua cuộc”.  Tôi chưa bao giờ được đọc những câu chuyên về sự gian truân (mà tôi đã nghĩ là không bút mực nào tả xiết) của những người vuợt biên, những “thuyền nhân”, được kể lại một cách trung thực, không phê phán, không tuyên truyền, nhưng đầy tình người và nước mắt, như trong cuốn này. Tôi cũng chưa bao giờ được đọc về hoàn cảnh tái sum họp của những gia đình tập kết, hay những người bị đi cải tạo, như đã đọc ở đây.

Ở một tầm mức cao hơn, “Bên Thắng Cuộc” lột trần nhiều “huyền thoại” về một số lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam: Họ không phải là những ác quỷ “bán nước” (thậm chí “vô luân” trong đời sống cá nhân) như những người thù ghét họ thường khẳng định, nhưng cũng chẳng phải là những lãnh tụ anh minh, tài đức, luôn luôn gắn bó, đoàn kết với nhau, như ghi trong “chính sử” của Đảng.  Họ là những con người với những tị hiềm, những tranh chấp cá nhân, những thiếu sót ở cách cư xử trong gia đình, và, vâng, những sai lầm nghiêm trọng về chính sách, chiến thuật, về đường lối cai trị, và nhất là (theo tôi) cách chọn người của họ.  Những sai lầm mà, theo tôi, đã đưa đến hậu quả hiện nay (và vẫn còn tiếp diễn chưa biết đến bao giờ) cho đất nước. 

Hẵn có độc giả sẽ “than phiền” rằng “Bên Thắng Cuộc” thiếu những phân tích tổng quan của chính người viết, nhưng, tôi nghĩ, Huy Đức truớc hết là một ký giả, trọng trách hàng đầu của anh là ghi lại một cách trung thực, có hệ thống, càng nhiều càng tốt, những sự kiện xã hội, chính trị và lịch sử. Phần vụ phân tích những sự kiện ấy thì nên để cho những người khác (hay chính Huy Đức, trong một cuốn sách mà tôi mong anh sẽ viết sau này). Một phê bình khác, có lý hơn, là quyển sách này vẫn còn nhiều khoảng trống (trong dòng lịch sử). Có lẽ, khi đọc lại, tác giả sẽ phát hiện những khoảng trống ấy và sẽ lấp chúng trong những lần tái bản sau.

Tất nhiên, nhiều thông tin trong cuốn này cần được kiểm chứng (nhất là thông tin về những sư kiện liên hệ đến những quốc gia khác mà các học giả quốc tế đã nói đến khá nhiều, dựa vào những tài liệu văn khố hải ngoại). Song, dù vài sự kiện nào đó (ví dụ như về liên hệ với Liên Xô và Trung Quốc) có thể là chưa thật đầy đủ (và có thể có ích hơn nếu tác giả đối chiếu với những nguồn nước ngoài), cuốn này cũng hữu ích vì nó cho thấy cái nhìn của người trong cuộc (về phía Việt Nam).  Nếu họ có nhận định không đúng, có thiếu sót thông tin, và do đó có những quyết định sai lầm, thì chính sự sai lầm ấy cũng là một dữ kiện làm rõ thêm lịch sử.

Cuốn sách sẽ là một sự thích thú cho tất cả mọi người Việt Nam ưu tư với quê hương, mong muốn nhìn lại chính cuộc đời mình, gia đình mình, trong gần 40 năm qua, nhưng nó cũng là một kho tư liệu hết sức dồi dào, mới mẻ, cực kỳ quý báu cho những học giả, những sử gia nghiên cứu về Việt Nam.  Chúng ta nên cám ơn tác giả.


Trần Hữu Dũng
11/2012



Địa chỉ mua sách:

Ebook:

Các dạng khác (Nook, etc...): https://www.smashwords.com/books/view/263208

Sách in:
Cuốn 1, Giải phóng, $19.99 + $4.50 bưu phí.
Cuốn 2, Quyền bính, $19.99 + $4.50 bưu phí.

(Hai cuốn $40 + $9.00 bưu phí).
Có thể pre-order từ


gởi check/money order đến:

Transpacific Solutions LLC
107 Marshall Drive, Sharpsburg, PA 15215


Bên Thắng Cuộc
Huy Đức
Sách chia làm 2 cuốn:
Cuốn I: Giải Phóng
Cuốn 2: Quyền Bính
Dưới đây là mục lục Cuốn I.  Được biết Cuốn II sẽ ra mắt vào tháng 1-2013

PHẦN I: MIỀN NAM
Chương I: Ba Mươi Tháng Tư
Diễn biến quân sự và chính trị trong giai đoạn kết thúc cuộc chiến và những gì xảy ra trong dinh Độc Lập trong ngày 30-4 (Đi từ bưng biền/ Xuân Lộc/ Tướng Big Minh/ Trại Davis/ Nguyễn Hữu Hạnh/ Sài Gòn trong vòng vây/ Xe tăng 390/ Đầu hàng/ Tuẫn tiết)
Chương II: Cải Tạo
Những bàn bạc bên trong, quan điểm của chính quyền trong việc đối xử với “ngụy quân, ngụy quyền”, những thủ thuật được áp dụng để đưa sĩ quan vào trại cải tạo; số phận của những người tù không án, không biết ngày về và những bi kịch mà người thân của họ phải nhiều năm gánh chịu. (Những ngày đầu/ “Ngụy Quyền”/ “Ngụy Quân”/ “Đoàn tụ”/ “Phản động”/ Tù và cải tạo/ “Thăm nuôi”/ “Học tập”). 
Chương III: Đánh Tư Sản
Những công cụ chuyên chính vô sản áp dụng ngay sau ngày 30-4-1975: Đánh tư sản vào tháng 9-1975 và liền sau đó là đổi tiền lần thứ nhất 22-9-1975; Cải tạo tư sản tháng 3-1978… Sự khác nhau của cải tạo tư sản và đánh tư sản (“Chiến dịch X-2”/ Đổi tiền/ “Gian thương”/ “Cải tạo công thương nghiệp tư doanh”/ Hai gia đình tư sản/ Kinh tế mới)
Chương IV: Nạn Kiều

Sự thật về vấn đề người Hoa năm 1978 (Đội quân thứ năm/ Hiệp định Geneve/ “chổi ngắn không quét xa”/ Hoàng Sa/ Sợ “con ngựa thành Troy”/ ‘Nạn Kiều”/ “Phương án II”/ “Ban 69”/ Vụ Cát Lái).
Chương V: Chiến Tranh

Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh ở CPC và biên giới phía Bắc năm 1979 (Biên giới Tây Nam/ Pol Pot/ Đi dây/ Khmer Đỏ và Campuchia dân chủ/ “Kẻ Thù Lịch Sử”/ Thất bại trong tấn công ngăn chặn [Pre-emptive War]/ “Nhất biên đảo”/ “Áo lính lại khoác vào ngay”).

Chương VI: Vượt Biên

Điều gì đã khiến cho hàng triệu người VN phải bỏ nước ra đi. Bi kịch của người dân và thái độ chính quyền trước cuộc tị nạn lớn nhất của người Việt Nam trong lịch sử (“Vượt biên”/ Từ “trí thức yêu nước”/ Đến “thường dân”/ Trước khi tới biển/ Trại tị nạn).

Chương VII: “Giải Phóng”

Cuộc chiến tranh được gọi là giải phóng có thực sự giải phóng sau những gì mà những người cộng sản áp dụng tại miền Nam (Sài Gòn thay đổi/ Kinh tế mới/ Đốt sách/ Cạo râu/ “Cách mạng là đảo lộn”/ Lòng người/ Những người sinh ra không đúng cửa/ “Cánh cửa” Thanh niên xung phong/ Cửa không đủ rộng/ “Nổi loạn”/ “Sài Gòn lại bắt đầu ghẻ lở”).
PHẦN II: THỜI LÊ DUẨN
Chương VIII: Thống Nhất

Những lo lắng từ hai phía đặc biệt là của ông Lê Duẩn dẫn đến quyết định thống nhất hai miền cả về chính trị và kinh tế, áp dụng mô hình miền Bắc vào miền Nam một cách vội vã, mặc dù, nhiều người lúc đó, kể cả ông Lê Duẩn, nhận thấy nền kinh tế tư nhân miền Nam hiệu quả hơn những gì áp dụng trên miền Bắc (Nước Việt Nam là một/ “Bắc hóa”/ Chủ nghĩa xã hội/ “Con đường của Bác”/ “Mỗi người làm việc bằng hai”/ Lê Duẩn và mối tình miền Nam/ Chấp chính và chuyên chính).
Chương IX: Xé Rào

Chính sách kinh tế kế hoạch hóa và sản xuất lớn nhằm “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên XHCN” đã dẫn đất nước đến chỗ kiệt quệ. Người dân và chính quyền các địa phương, thay vì tuân thủ các nguyên tắc của nền kinh tế “kế hoạch hóa tập trung” chấp nhận một số quy luật của kinh tế thị trường, tiến trình này bị coi là “xé rào” nhưng chính những “lỗ thủng” đó đã trở thành lối thoát cho dân chúng (Bế tắc/ Mậu dịch quốc doanh/ Máy bỏ không, công nhân cuốc ruộng/ Tháo gỡ/ Nghị quyết Trung ương Sáu/ Bù giá vào lương/ Cắm cờ xé rào/ Khoán chui/ Ông Kiệt xé rào, ông Linh lãnh đạn/ “Ai thắng ai”).
Chương X: Đổi Mới

Vai trò của Trường Chinh trong việc tiếp thu thực tiễn và chuẩn bị về mặt lý luận để những người cộng sản chấp nhận kinh tế nhiều thành phần, điều mà về sau gọi là đổi mới (Hội nghị Đà Lạt/ Nhóm giúp việc mới/ Người của những khúc quanh lịch sử/ Từ chính sách Kinh Tế Mới/ Đến chọc thủng bức tường bao cấp/ Giá-Lương-Tiền/ Nã pháo vào bộ tổng/ Khép lại trang sử Lê Duẩn/ Vai trò của Mikhail Gorbachev/ Tuyên ngôn đổi mới/ Bàn tay Lê Đức Thọ/ Phút 89).
Chương XI: Campuchia

Dù muốn hay không, Campuchia đã “nằm trong một trang sử” của Việt Nam. Không gian chiến tranh trong thập niên 1980s và cách mà Việt Nam đã làm để thoát ra khỏi hai cuộc chiến: Biên giới phía Bắc và Campuchia (“Pot ở đầu phum ta cuối phum”/ “Xuất khẩu cách mạng”/ Tư tưởng nước lớn/ Bị cô lập/ Phương Bắc/ Hội nghị Thành Đô/ Campuchia thời hậu Việt Nam).
 (HẾT CUỐN I)




Copy từ: Viet- Studies

  Đọc thêm:  Sách Bên Thắng cuộc

 



Vượt tường lửa bằng NewIPNow.com


Premium, vô danh, trình duyệt web đa-ip

Kết nối với

Với IP
 198.91.92.141
(Pensacola, FL)

469msfree
 192.210.233.162
(Ontario, Canada)

578msfree
 62.75.235.153
(Germany)

851msfree
 74.117.208.47
(Dallas, TX)

1010msfree
 5.9.234.194
(Reserved)

>2000free
 192.154.102.194
(Greensboro, NC)

494mspremium
 174.136.50.31
(Houston, TX)

557mspremium
 46.249.51.156
(Russian Federation)

642mspremium
 96.9.165.226
(Scranton, PA)

646mspremium
 199.115.230.110
(Ridgway, PA)

648mspremium
 94.23.150.173
(Netherlands)

733mspremium
 212.1.208.121
(Russian Federation)

741mspremium
 66.45.252.90
(Secaucus, NJ)

1169mspremium
 199.241.188.217
(Fairfax, VA)

1321mspremium

Quà tặng miễn phí: Tải về Firefox Extension NewIPNow.com 286 proxy web được xây dựng-in!

NewIPNow.com bảo vệ sự riêng tư trực tuyến của bạn

Mỗi trang web bạn truy cập biết địa chỉ IP của bạn - ID web cho máy tính bạn đang kết nối thông qua. Với NewIPNow.com, bạn có thể sử dụng địa chỉ IP của chúng tôi để quản lý danh tính web của bạn:
> Duyệt web nặc danh bằng cách sử dụng chung của chúng ta, địa chỉ IP công cộng
> Thay đổi vị trí của bạn thông qua các máy chủ của chúng tôi về mặt địa lý đa dạng
> Bảo mật lịch sử duyệt web của bạn với chương trình mã hóa URL của chúng tôi
> Bắt đầu tươi với một địa chỉ IP mới bất cứ lúc nào như là một phần của dịch vụ truy cập của chúng tôi đa-ip
Muốn biết thêm thông tin? Kiểm tra của chúng tôi FAQ . Web proxy không đủ? Hãy xem xét proxy tin .

 Copy từ: New Ip Now
 


Việt Nam hy vọng gì ở "dư luận viên" ?


Với đội ngũ « dư luận viên », Việt Nam hy vọng dập tắt tiếng nói phản kháng trên mạng

Phiên xử các nhà hoạt động xã hội tại thành phố Vinh - Nghệ An, ngày 09/01/2013
Phiên xử các nhà hoạt động xã hội tại thành phố Vinh - Nghệ An, ngày 09/01/2013
AFP PHOTO/Vietnam News Agency

Thanh Phương
Mặc dù đã ngăn chận các trang web, bỏ tù nhiều blogger, xách nhiễu gia đình họ, nhưng chính quyền Việt Nam vẫn không kiểm soát được toàn bộ thông tin trên Internet, cho nên Hà Nội phải sử dụng cả một đạo quân gọi là « dư luận viên » để dập tắt những tiếng nói phản kháng.

Tại Hội nghị công tác tuyên giáo toàn quốc 2012 ngày 09/01 vừa qua tại Hà Nội, trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Hồ Quang Lợi tiết lộ là chính quyền thành phố đã tổ chức một đội ngũ 900 « dư luận viên » trên toàn thành phố, cũng như tổ chức « nhóm chuyên gia » đấu tranh trực diện trên mạng Internet, tham gia bút chiến trên mạng, nhằm chống « luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch ». Ông Lợi còn cho biết, đến nay đội ngũ « dư luận viên » đó đã xây dựng được 19 trang tin điện tử, hơn 400 tài khoản trên mạng. Đây là lần đầu tiên, chính quyền Hà Nội chính thức thừa nhận sử dụng phương pháp này của Trung Quốc.
Một nữ blogger giải thích với hãng tin AFP : « Mỗi khi tôi viết bất cứ gì gây chú ý, họ liền lên tiếng để "định hướng dư luận". Lập luận của họ thường là " hãy câm miệng lại và tin tưởng chính phủ ". Họ không hề tham gia tranh luận nghiêm chỉnh, mà chỉ chuyên ngụy biện và nói xấu cá nhân ».
Người thì viết : « Đừng nghe những luận điệu của bọn phản động nước ngoài. Đó là những kẻ do chế độ cũ trả tiền xuyên tạc và gây bất ổn xã hội ». Một « dư luận viên » khác thì tự hỏi : « « Nếu những thế hệ trước mất tin tưởng vào chính phủ như các bạn hiện nay, thì làm sao bây giờ các bạn có thể truy cập mạng Facebook được ? Nếu như thế thì làm sao chúng ta trước đây có thể thắng trận Điện Biên Phủ được ? ».
Hãng tin AFP trích lời ông Phil Robertson, phó giám đốc đặc trách châu Á của Human Rights Watch, bình luận rằng « những chính quyền đàn áp nhân quyền như Việt Nam lại lập các nhóm lính trên mạng để phổ biến quan điểm của chính phủ, thì quả là một điều mỉa mai ».
AFP nhắc lại rằng, vốn vẫn bị tổ chức Phóng viên không biên giới xếp trong danh sách « kẻ thù của Internet », chế độ Hà Nội trong những năm gần đây đã giam cầm nhiều blogger, những người đã dám khai thác không gian tự do trên mạng, đối lại với một hệ thống báo chí chính thức bị kiểm soát chặt chẽ.
Gần đây nhất, ba blogger nổi tiếng Nguyễn Văn Hải ( Điếu Cày) Phan Thanh Hải ( Anhbasaigon ) và Tạ Phong Tần đã bị y án tù từ 3 đến 12 năm trong phiên xử phúc thẩm ngày 27/12. Năm ngoái, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu công chức không được xem 3 trang web chỉ trích đích danh ông.
Nhưng, các blogger cười nhạo những nỗ lực của chính quyền. Một blogger nói với AFP : « Họ nghĩ là có thể định hướng được dư luận, nhưng họ lầm to. Người dân đâu có ngốc như thế ». Kinh tế càng khủng hoảng, nỗi bất mãn của dân chúng càng tăng. Blogger này nhấn mạnh : « Nhiều người hiện giờ không dám công khai bày tỏ quan điểm vì sợ gặp rắc rối. Nhưng trong thâm tâm, họ không hài lòng ».
Việc lập ra đội ngũ hàng trăm « dư luận viên » còn bị giới blogger chỉ trích về mặt chi phí. Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Hồ Quang Lợi không nói rõ là các « dư luận viên » nói trên có được trả lương hay không, nhưng chắc là chẳng có ai làm việc này không công. Bằng chứng là vào cuối tháng 12 năm ngoái, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thông báo sẽ trả tiền « phụ cấp trách nhiệm » cho các « cộng tác viên dư luận xã hội » của thành phố này. Như vậy, việc thành lập các đội ngũ « dự luận viên » để chống các « luận điệu xuyên tạc của thế lực thù địch » sẽ làm tăng thêm gánh nặng ngân sách cho Nhà nước, vào lúc kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, đời sống người dân thêm khốn đốn.



Copy từ: RFI


 

Văn hóa từ chức *



* Dạng bài thẳng và thật thế này 
lâu nay hiếm thấy trên Tạp chí Cộng sản

TCCSĐT - Từ chức được hiểu xin thôi không làm chức vụ hiện đang giữ. Như vậy, từ chức chỉ có thể xảy ra ở những người có chức, có quyền. Từ chức một cách tự nguyện, tự giác là thái độ trung thực với chính mình, biết xấu hổ khi làm điều trái với đạo lý, đi ngược lại nguyện vọng của cơ quan, tổ chức và cộng đồng, là biểu hiện của sự cao thượng, dũng cảm, tự trọng.
Hiện nay, vấn đề văn hóa từ chức ở nước ta đang được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Từ chức chỉ được xem là một hành vi có văn hóa khi người ta tự nguyện và mang lại ý nghĩa tốt đẹp cho xã hội. Ở các nước phát triển, từ chức là văn hóa hành xử của những người có chức, có quyền và đã trở thành trách nhiệm của người có chức, có quyền, được dư luận xã hội chấp nhận.
Từ xưa, nước Việt ta có khá nhiều người tài giỏi nhưng đã treo ấn từ quan như Chu Văn An, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... Các ông từ chức không phải không làm tròn chức trách, gây tác hại lớn mà phần nhiều là do khảng khái, không đồng ý với quan điểm của vua. Tuy nhiên, tôi cho rằng, ở Việt Nam từ xưa đã có văn hóa từ chức rồi thì chưa hẳn đúng.
Vừa qua, Chính phủ chỉ đạo Bộ Nội vụ nghiên cứu xây dựng Đề án tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức, trong đó có việc nghiên cứu xây dựng các quy định về từ chức của cán bộ, công chức và coi từ chức - thuộc khía cạnh văn hóa của chế độ công vụ - là một nội dung nằm trong chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 -  2020.
Tại sao Chính phủ lại phải xây dựng các quy định về từ chức của cán bộ, công chức? Theo tôi là do những nguyên nhân sau đây:
Một là, công tác tổ chức cán bộ của chúng ta còn yếu kém, nhất là trong việc giáo dục, lãnh đạo, quản lý đã làm cho một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp thiếu rèn luyện, tu dưỡng, thực hành liêm chính và thiếu gương mẫu, không làm tròn chức trách, gây tác hại lớn nhưng hầu như không thấy ai có lời xin lỗi hoặc từ chức cả.
Hai là, chúng ta chưa có hệ thống pháp luật quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của từng vị trí, nhất là đối với lãnh đạo, quản lý nên thiếu cơ sở để người dân hoặc các tổ chức, cơ quan giám sát. 
Ba là, việc từ chức hiện nay khó quá nên không thấy ai tự nguyện từ chức nên phải có quy định, đồng thời ở nước ta hiện nay chưa hình thành văn hóa từ chức. Điều đó có nghĩa là một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa có lòng tự trọng, thiếu trung thực, ứng xử chưa liêm khiết.
Tại sao việc từ chức lại khó và ở ta chưa có văn hóa từ chức? Qua nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu có thể khái quát như sau:
- Chức tước thường đi đôi với quyền lực, thường gắn với lợi ích, bổng lộc, đặc quyền, đặc lợi. Nếu từ chức có nghĩa sẽ không còn gì cả.      
- Học để “làm quan” đã ăn sâu, bén rễ trong tâm thức người Việt và vì thế truyền thống coi “làm quan” là một sự thành đạt cao nhất.
- Dư luận xã hội chưa được định hướng để đồng tình hay ủng hộ việc tự nguyện từ chức. Nếu ai đó là đảng viên thì viện dẫn đây là nhiệm vụ Đảng giao, nếu từ chức lại coi là không có tinh thần đảng viên, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu…, từ chức là để trốn tránh trách nhiệm, để thoát tội, để hạ cánh cho an toàn… 
Rõ ràng, quyền lực thể chế nào cũng liên quan tới lợi ích cá nhân. Một khi động cơ lợi ích cá nhân lớn đến mức, nhà tư sản “sẵn sàng treo cổ khi lợi nhuận tới 300% - Các Mác”, thì người có quyền, có chức càng không thể dễ dàng từ bỏ nó, nếu quyền lực chính là phương tiện có thể “vinh thân, phì gia”.
Văn hóa từ chức là một dạng văn hóa cá nhân của những người có chức, có quyền. Họ được cơ quan, tổ chức và xã hội tôn trọng khi ở họ có nhân cách đạo đức, biết lãnh đạo bằng tấm gương. Nếu không có nhân cách và gương mẫu thì không thể thuyết phục được mọi người. Để có văn hóa từ chức theo tôi cần:
- Phải có hệ thống pháp luật quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của từng vị trí, nhất là đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý. Xây dựng các quy định về từ chức của cán bộ, công chức phải dựa trên nền tảng cải cách, xây dựng được quy chế công chức thật chuẩn về tiêu chuẩn của từng chức vụ, từng vị trí công tác.
- Đẩy mạnh tuyên truyền trong xã hội về văn hóa từ chức; nên khuyến khích sự tự nguyện từ chức và đánh giá cao những người có đủ dũng khí, lòng tự trọng, biết liêm sỉ tự nguyện từ chức, đồng thời định hướng dư luận xã hội cũng không nên nặng nề đối với những người tự nguyện từ chức.
- Bản thân cán bộ lãnh đạo, quản lý cần phải tự nhận thức rằng chức vụ không chỉ đi liền với quyền lợi, mà cao hơn phải thấy chức vụ đi liền với trách nhiệm, với tinh thần, thái độ cống hiến, hy sinh. 
Việc từ chức tự nguyện của người có chức, có quyền sẽ tạo cơ hội cơ cấu lại, kiện toàn đội ngũ cán bộ của cơ quan, tổ chức nghĩa là tạo ra sự hợp lý tốt hơn trong xã hội. Điều đó giúp những người thực sự có nhân cách, tài giỏi, có trình độ, năng lực thực tiễn có thể phát huy cao nhất năng lực của mình nếu ở đúng vị trí, đồng thời cũng giúp cho cơ quan, tổ chức và xã hội tránh được những thiệt hại không đáng có. 
Văn hóa có mặt trong tất cả những hoạt động sống của con người và là tất yếu của cuộc sống, thế nên, văn hóa từ chức cũng biểu hiện sự tất yếu của cuộc sống. Thiết nghĩ, từ chức sớm trở thành cách ứng xử bình thường trong đời sống lãnh đạo, quản lý ở nước ta, đồng thời, văn hóa từ chức cũng từ đó mà hình thành và phát triển./.
Quyền Duy
 
 

Copy từ: Bùi Văn Bồng


 

Bất công ở Việt Nam


Cập nhật: 18:00 GMT - thứ sáu, 18 tháng 1, 2013

Phiên tòa xử thanh niên Thiên Chúa giáo ở Nghệ An hôm 9/11/2013
Trong hai ngày 8 và 9/1, một tòa án ở Việt Nam xử 14 nhà hoạt động xã hội và chính trị còn trẻ về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ luật Hình sự Việt Nam.
Các nhà hoạt động, phần lớn đang ở tuổi 20, 30, sau hai ngày xử bị tuyên án khá nặng, từ 3 năm tới 13 năm.
“Tội” duy nhất mà họ phạm phải là ủng hộ một cách hòa bình cho việc thay đổi chính sách xã hội và chính trị, khôi phục công lý xã hội, và ủng hộ thể chế đa đảng dân chủ ở Việt Nam.
Dường như Việt Nam vẫn dùng luật hình sự để bác bỏ quyền biểu lộ ý kiến chính trị, vốn được hiệp ước quốc tế bảo hộ, mà Việt Nam cũng là một thành viên trong đó, và dùng luật của mình để bảo vệ cho việc lờ đi luật quốc tế.
Nói một cách ngắn gọn, Việt Nam hình sự hóa các hoạt động chính trị hòa bình mà chế độ không ưa thích.
Vụ xử này và các vụ khác đã khước từ tự do cơ bản của bị cáo cũng như tất cả các công dân Việt Nam khác.
Các nhà hoạt động phải ra tòa tuần trước, sau vụ xử bị chính trị hóa thiếu cân bằng một cách cơ bản, bị khởi tố chỉ vì họ đã học cách biểu tình không bạo lực và dùng mạng internet để cổ vũ những người khác ủng hộ họ, một cách hòa bình, dân chủ.
"Nhà nước Việt Nam đang cố đưa biểu tình hòa bình và hợp pháp hóa tranh luận chính trị vào tội xúi giục và lật đổ."
Allen S.Weiner, giám đốc chương trình Luật Quốc tế và So sánh, đại học Stanford
Nhà nước Việt Nam đang cố đưa biểu tình hòa bình và hợp pháp hóa tranh luận chính trị vào tội xúi giục và lật đổ.
Các cáo buộc cũng phản ánh sự thiếu công minh sâu sắc đối với các nhóm tôn giáo thiểu số và với bất kỳ sự đối lập chính trị nào.
Nhóm người đang bị giam giữ bị buộc tội tham gia một đảng ủng hộ dân chủ tên Việt Tân, và liên kết với Dòng Chúa Cứu Thế ở Việt Nam.
Theo luật pháp quốc tế, nhà nước có thể không được phép xử tội thành viên thuộc những tổ chức tìm kiếm thay đổi qua các phương thức không bạo lực.
Trong vụ xử, các hãng thông tấn chỉ ra rằng, mối liên hệ của 12 trên số 14 bị cáo với Công giáo – đã tạo ra thêm va chạm giữa bên công tố và bị cáo. Những thiên kiến này thể hiện ý định trừng phạt những ai có niềm tin tôn giáo sâu sắc. Thiên kiến đó cũng làm tổn hại tới quá trình điều tra, đưa ra lời buộc tội không hợp pháp và không chính đáng.
Hành động của Việt Nam vi phạm rõ ràng bổn phận với quốc tế và với những hứa hẹn khác mà Việt Nam đã tự gánh vác. Các hiệp ước như Hiệp định Quốc tế về Dân sự và các Quyền Chính trị (ICCPR) bảo vệ chống lại sự bài trừ, thủ tiêu vô lý và không có cảnh báo những quyền cơ bản và quyền liên quan tới phát ngôn, hội họp, và tổ chức.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng vi phạm các quyền con người khác được ICCPR đảm bảo, trong đó có: bắt giữ không cần lệnh, thời hạn tạm giam trước khi xử quá dài mà không có văn bản buộc tội, từ chối cho thân nhân tới thăm người bị tạm giam hàng tháng trời, và từ chối cho luật sư giúp bị cáo chuẩn bị bào chữa trước tòa.
Bằng những hành động này, chính phủ Việt Nam khước từ các nhà hoạt động có quyền được xử công minh.
Xử các nhà hoạt động xã hội và chính trị ủng hộ thay đổi trong hòa bình cũng vi phạm quyền tự do phát ngôn một cách công khai, do chính hiến pháp của Việt Nam bảo hộ.
Điều 53 Hiến pháp Việt Nam nêu rõ rằng công dân “có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương,” và điều 69 ghi “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí” và “có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.”
Những điều khoản trong hiến pháp bảo vệ cho tất cả những gì mà các nhà hoạt động bị buộc tội dựa trên đó.
Gần đây, Hoa Kỳ và các quốc gia khác cam kết thỏa thuận đa phương nhằm thiết lập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương, nhắm tới mối ràng buộc kinh tế ngày càng tăng giữa các quốc gia ven Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, theo như Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton từng chỉ ra, Việt Nam vừa muốn hiện đại hóa kinh tế lại vừa ngăn chặn biểu hiện thái độ chính trị trong hòa bình, mà điều này chỉ là “cuộc mặc cả không trung thực”.
Để trả lời cho những cáo buộc đối với 14 nhà hoạt động, đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội nhắc Việt Nam tôn trọng bổn phận đối với luật quốc tế, và kêu gọi thả ngay các tù nhân lương tâm.
Nhưng chỉ kêu gọi và chỉ trích thôi có vẻ không đủ để thuyết phục Việt Nam biết trân trọng bổn phận của mình đối với nhân quyền của chính công dân mình.
Nếu Hoa Kỳ vẫn được tiếng là có truyền thống tốt đẹp về quyền con người, thì họ nên đảm bảo rằng tiến bộ của Việt Nam đối với tôn trọng nhân quyền là một trong những điều kiện để đẩy mạnh quan hệ kinh tế.
Tóm lại, quyền con người phải được đưa vào cuộc mặc cả.
"Nếu Hoa Kỳ vẫn được tiếng là có truyền thống tốt đẹp về nhân quyền, thì họ nên đảm bảo rằng tiến bộ của Việt Nam đối với tôn trọng nhân quyền là một trong những điều kiện để đẩy mạnh quan hệ kinh tế."
Allen S.Weiner, giám đốc chương trình Luật Quốc tế và So sánh, đại học Stanford
Trong phiên tòa tuần trước, nhà báo, sinh viên và là nhà hoạt động xã hội Trần Minh Nhật tuyên bố “Tôi cầu nguyện và hy vọng rằng, xã hội Việt Nam sẽ sớm có được sự thật và công lý. Tôi hoàn toàn chấp nhận và sẽ cam chịu tất cả những đàn áp dưới chế độ này”.
Đây là những lời cuối cùng anh nói trong phiên tòa. Trần Minh Nhật cho thấy dũng cảm lớn bằng việc đầu hàng tự do của chính mình, hy vọng hy sinh này sẽ đảm bảo cho tương lai tự do của nhiều người khác.
Chúng ta không nên mù quáng trước sự hy sinh đó. Chúng ta không nên lờ đi trách nhiệm của chúng ta trong việc gìn giữ lý tưởng về quyền con người được trân trọng trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền Toàn cầu và ICCPR.
Chúng ta không nên ủng hộ những nỗ lực sai trái của Việt Nam nhằm trừng trị các hành động và tuyên ngôn đối lập bằng cách thưởng cho chính phủ của họ mối quan hệ kinh tế.
Trong khi Việt Nam đang ngày càng cố gắng sử dụng hệ thống luật pháp như công cụ đàn áp chính trị, hy vọng của Trần Nhật Minh đối với tương lai của Việt Nam có trở thành hiện thực hay không phụ thuộc vào cộng đồng quốc tế.
Vụ xử và tuyên án 14 nhà hoạt động dân chủ của chính phủ Việt Nam tuần trước là lời từ chối quyền cơ bản và quan trọng trong một xã hội công bằng và tự do.
Dựa trên những bổn phận không mấy được tôn trọng, Việt Nam cần thả các nhà hoạt động ngay lập tức. Nếu Việt Nam từ chối, cộng đồng quốc tế cần hành động dứt khoát để đối diện với những vi phạm này và nói rằng không còn có thể chấp nhận vi phạm nhân quyền mà không bị trừng phạt.
Ông Allen S. Weiner là giảng viên ngành luật và là giám đốc của Chương Trình Luật Quốc Tế và So Sánh tại Trường Luật Stanford. Năm ngoái, ông đệ đơn lên Ủy Ban Điều Tra Liên Hiệp Quốc về Bắt Giữ Tùy Tiện, phản bác tính hợp pháp của việc bắt và giam 17 nhà hoạt động Việt Nam. Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả.



Copy từ: BBC


 

'Sai phạm đất đai' ở Đà Nẵng



Đà Nẵng
Đà Nẵng được đánh giá là đô thị có cơ chế khuyến khích đầu tư thông thoáng
Báo chí Việt Nam vừa công bố thêm chi tiết các sai phạm trong quản lý đất đai gây thất thu lớn ở Đà Nẵng, nơi ông Nguyễn Bá Thanh làm bí thư.
Một hôm trước, ngày 17/1, Thanh tra Chính phủ bất ngờ 'giải mật' nội dung cuộc "thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng trong việc chấp hành pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, thanh tra một số dự án đầu tư có liên quan đến việc quản lý sử dụng đất".
Thanh tra Chính phủ đã công khai nhiều sai phạm của lãnh đạo Đà Nẵng giai đoạn 2003-2011, gây thiệt hại cho ngân sách nhiều nghìn tỷ đồng.
Thời gian này, ông Nguyễn Bá Thanh đã nắm chức bí thư thành ủy.
Việc báo chí được bật đèn xanh đăng tải rộng rãi thông tin về cuộc thanh tra gây chấn động này được bình luận là có liên quan tới uy tín của ông Nguyễn Bá Thanh, người vừa được bổ nhiệm vào vị trí Trưởng ban Nội chính Trung ương Đảng, phụ trách chính sách chống tham nhũng.
Một chi tiết đáng chú ý là mới ngày 10/1, kết luận của Thanh tra Chính phủ còn được đóng dấu "Mật" vả không được công bố.
Tuy nhiên đúng một tuần sau, ngày 17/1, Thủ tướng đã chỉ đạo công bố công khai kết luận này.
Ngày 8/1, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khi làm việc tại Đà Nẵng đã "đánh giá cao" các thành tựu và dấu ấn của lãnh đạo Đà Nẵng.

Không nhắc tới ông Thanh

Các chi tiết thanh tra không hề nhắc tên ông Nguyễn Bá Thanh.
Các báo cho hay trong thời gian thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã kiểm tra 46/1.061 dự án (tức 4,3% tổng số dự án) ở Đà Nẵng để ra kết luận là UBND TP Đà Nẵng đã giao cho các ban quản lý dự án và một số công ty thực hiện chức năng quản lý quỹ đất, ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất "không tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai".
Thanh tra Chính phủ nhận định "đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến phát sinh nhiều sai phạm".
Hội đồng thẩm định giá đất và UBND thành phố bị kết luận là đã xác định giá thu tiền sử dụng đất chưa sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường.
Ông Trương Tấn Sang làm việc ở Đà Nẵng
Một tuần trước, Chủ tịch nước đã công tác ở Đà Nẵng
"Một số dự án xác định giá thấp hơn bảng giá đất thành phố ban hành hằng năm, một số dự án khác UBND thành phố quyết định giá thu tiền sử dụng đất thấp hơn giá của Hội đồng thẩm định giá đất thành phố trình, gây thất thu ngân sách, tạo điều kiện cho một số nhà đầu tư chuyển nhượng thu lời bất chính với số tiền lớn."
Kết luận của Thanh tra Chính phủ nhắc tới một số nhà đầu tư như Công ty TNHH Phúc Thiên Long, một nhà đầu tư vào Khu tái định cư đầu tuyến Sơn Trà - Điện Ngọc, hai ông bà Hoàng Hải và Trung Thị Lâm Ngọc ở khu đất phía nam đường Phạm Văn Đồng...
Tổng cộng số tiền bị cho là thất thu ngân sách vào khoảng trên 3.434 tỷ đồng.

Chỉ thị của Thủ tướng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được nói đã đồng ý kiến nghị của Thanh tra Chính phủ kiểm điểm Chủ tịch, các phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, các tổ chức và cá nhân có liên quan (thời kỳ 2003 - 2011).
Người giữ chức chủ tịch từ năm 2004-2011 là ông Trần Văn Minh, hiện là Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
Chủ tịch hiện nay, ông Văn Hữu Chiến, thời kỳ thanh tra là phó chủ tịch.
Thủ tướng quyết định thu hồi và hủy bỏ Quyết định số 6644/QĐ-UBND ngày 28/8/2009 của UBND TP Đà Nẵng về việc quy định nộp đủ tiền sử dụng đất trong vòng 60 ngày được giảm 10%.
Ông cũng chỉ thị thu hồi, hủy bỏ hoặc điều chỉnh các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp sai cho 26 đối tượng, đồng thời kiểm tra rà soát lại tất cả các trường hợp tương tự để thu hồi, điều chỉnh giấy chứng nhận.
Lãnh đạo Đà Nẵng những năm gần đây được khen ngợi đã nhanh nhạy trong việc cải thiện quy chế nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó có những khuyến khích như quyết định 6644 nói trên.
Bộ Công an nay được Thủ tướng Dũng giao nhiệm vụ vào cuộc điều tra, "làm rõ dấu hiệu cố ý làm trái".
Điều này có nghĩa sẽ có truy tố hình sự nếu cơ quan điều tra tìm thấy chứng cứ.



Copy từ: BBC


 

Kiến nghị kiểm điểm chủ tịch và các phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng


Thanh Tra Chính Phủ kiến nghị thủ tướng kiểm điểm chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng, cùng các tổ chức và các cá nhân liên hệ.
chinhphu.gov
Trưởng ban nội chính trung ương kiêm Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh
Đặc biệt,  ông Nguyễn Bá Thanh, chủ tịch Ủy ban, phải chịu trách nhiệm về những sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai tại  địa phương. Báo Thanh Niên online loan tin này.
Thanh Tra Chính Phủ báo cáo:  thành phố Đà Nẵng đạt nhiều thành tích nổi bật về phát triển, đầu tư, nhưng việc quản lý sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng đã có nhiều vi phạm đáng kể.
Mặt khác, công tác kiểm tra và phòng chống tham nhũng chưa được quan tâm đúng mức và hậu quả là vi phạm xảy ra đã lâu mà không bị phát giác.
Sai phạm còn được tìm thấy trong việc qui hoạch đất, giao đất không đúng đối tượng, không qua đấu giá, có dấu hiệu vi phạm liên quan đến tài chính.
Thanh Tra Chính Phủ đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phải thu hồi gần 1 ngàn 500 tỷ đồng  thất thoát, kiểm điểm và kỷ luật những viên chức đứng đầu các cơ quan địa phương về Tài Chính, Tài Nguyên Môi Trường, Xây Dựng, Nội Vụ, Chánh Văn Phòng UBND vân vân…
Thanh Tra chính phủ cũng cho biết Thủ tướng đã đồng ý với kiến nghị nêu, và thu hồi, điểu chỉnh một số quyết định của UỶ BAN NHÂN DÂN Đà Nẵng, đồng thời, giao Bộ Công an điều tra những vụ sai phạm về đất đai và đầu tư, chuyển nhượng bất hợp pháp.
Theo báo Thanh Niên online, một nguồn tin cho biết UBND thành phố . Đà Nẵng sẽ giải trình trước công luận về công tác quản lý đất đai tại địa phương.
Từ mấy năm nay, chủ tịch Nguyễn Bá Thanh của thành phố Đà Nẵng được biết đến với câu “Nói Được Là Làm Được”, là khuôn mặt sáng giá với thành tích phát triển cho thành phố lớn nhất miền Trung này.
Vụ công bố sai phạm ngay trước khi ông ra Hà Nội nhậm chức Trưởng ban nội chính Trung ương Đảng cho thấy có sự chống phá từ thượng tầng đối với nhiệm vụ mới của ông



Copy từ: RFA


Phản biện như thế, nên đi chỗ khác chơi!


Hà Văn Thịnh
Nói rằng chưa đọc Bên Thắng Cuộc của Huy Đức là nói dối, bởi đã vương lụy với sử sách thì trách nhiệm của nhà sử học hay lều sử tập học đều phải đọc đủ các tư liệu từ nhiều phía – đây là vấn đề nguyên tắc, bởi sử học sẽ không còn là chính nó nữa nếu chỉ căn cứ vào thông tin một chiều. Tuy nhiên, hầu như chưa có nhà sử học nào chính thức bàn về Bên Thắng Cuộc. Chắc hẳn, không ít người hiểu rằng, để bàn luận cho thấu đáo một cuốn sách gây chấn động dữ dội như Bên Thắng Cuộc thì lại không hề đơn giản một chút nào, với rất nhiều lý do, trong đó, lý do quan trọng nhất là không đủ thời gian và chứng cứ để phân định cuốn sách đó sai ở chỗ nào về tư liệu, bịa đặt ra sao... Một khi không thể (chưa thể) nói nó sai hay đúng mà chê bai thì thành ra chính mình đang... sai. Thành thử, theo quan điểm sử học chính thống, chỉ có thể chê trách Huy Đức đã sai về quan điểm, lập trường, tư tưởng...; và sẽ không ai phản bác được. Đáng tiếc là các tác giả Song Huy – Ngọc Điệp không tìm cách phê phán Huy Đức theo con đường này mà lại CHỌN cách khó nhất: Chê bai cuốn sách theo cái gọi là “tinh thần khoa học, sự thật” bằng cách chối bỏ... sự thật và bao biện cho sự giả dối!
Song Huy – Ngọc Điệp cho rằng Bên Thắng Cuộc “hơn 1/3 toàn chép lại chuyện “mốc meo” đó, có gì để gọi là ghê gớm, bí mật để tác giả phải ầm ĩ là “vượt qua sự sợ hãi nói lên sự thật”? Đó là một kết luận hết sức sai lầm, phi bản lĩnh. Nói như thế có khác gì công nhận rằng Bên Thắng Cuộc có ít nhất HƠN 1/3 LÀ SỰ THẬT? Xin thưa, trong xã hội Việt Nam hiện nay, viết lịch sử hiện đại có hơn 1/3 là sự thật đã là đóng góp vô cùng quý giá rồi. Các vị cứ ngỡ rằng chê nó “mốc meo” là chê bai nó nhưng các vị quên mất một điều cơ bản: Sự thật dù có mốc meo vẫn là sự thật, công lao đưa cái mốc meo ra ánh sáng mặt trời đáng trân trọng lắm.
Cái sai trầm trọng nhất, chứng tỏ sự non kém về kiến thức nền là khi hai tác giả viết: “Sau trận Điện Biên Phủ, Pháp thua, dân Việt Nam chấm dứt 80 năm nô lệ để trở thành người... Dân tộc ta không tự vạch ra vỹ tuyến 17 để đánh nhau thêm 21 năm nữa”. Hai tác giả Song Huy – Ngọc Điệp không chịu hiểu rằng ách nô lệ đã được cởi bỏ bởi cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 và kháng chiến chống Pháp là để bảo vệ thành quả đó. Viết như thế có khác gì phủ nhận Cách mạng tháng Tám? Rồi nữa, cứ tưởng rằng viết “dân tộc ta không tự vạch ra vỹ tuyến 17” là chứng tỏ lập trường, tư tưởng vững vàng, thực ra lại bôi bẩn thêm cái “lập trường” ấy: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đặt bút ký vào Hiệp định Genève, có nghĩa là nhất định phải có một phần trách nhiệm trong chuyện Vỹ tuyến 17. Đó là chưa nói việc quy rộng ra, sẽ trả lời dư luận sao đây khi ông Ngô Đình Diệm và chính phủ Hoa Kỳ chẳng hề ký vào Hiệp định đó?...
Vì có ít thời gian và vì bài viết của Song Huy – Ngọc Điệp còn phần tiếp theo; hơn nữa, rất nhiều bạn đọc đã phản biện về những cái sai, cái kém của hai tác giả Song Huy – Ngọc Điệp, nên tôi sẽ không bàn thêm, mặc dù còn vô khối điều để nói. Ví dụ, chê người ta kê phụ lục “như trường ca” nhưng lại không hiểu rằng một cuốn sách sẽ càng có giá trị khi càng có nhiều chú thích, phụ lục; ví dụ, hai tác giả chỉ nêu các học giả, nhà văn nhưng QUÊN hẳn những chính trị gia, những người có trách nhiệm là nhân chứng của cuốn sách. Hai tác giả Song Huy – Ngọc Điệp trả lời dư luận ra sao khi đọc những dòng này:
“Tác giả đặc biệt cám ơn các nhà lãnh đạo đã trả lời phỏng vấn trực tiếp cho cuốn sách này: Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Phan Văn Khải, Tổng Bí thư Đỗ Mười, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Chủ tịch Nước Lê Đức Anh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Ủy viên Thường trực Thường vụ Bộ chính trị Phạm Thế Duyệt, Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm, Phó Thủ tướng Vũ Khoan, Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh, Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, Bí thư Trung ương Đảng Hoàng Tùng, các Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Nguyễn Đình Liệu, Trần Phương, Đoàn Duy Thành, Ủy viên Bộ chính trị Nguyễn Hà Phan, Bí thư Trung ương Đảng Phan Minh Tánh, Bí thư Trung ương Đảng Trần Quốc Hương, Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Trung tướng Võ Viết Thanh…
Xin cám ơn các nhà lãnh đạo đã trả lời các cuộc phỏng vấn của tác giả với tư cách là một nhà báo mà một phần nội dung được sử dụng trong cuốn sách này: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thượng tướng Trần Văn Trà, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo, Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết, Bộ trưởng Công an Lê Minh Hương, Đại tướng Đoàn Khuê, Đại tướng Phạm Văn Trà, Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình, Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị Phan Diễn…”.
Chưa thấy ai còn sống trong danh sách trên lên tiếng cả mấy chục ngày nay, đủ để cho ta biết tính chân xác hay dối trá của tư liệu. Ngay cả một nhà báo họ Lưu, mới đây, cũng chỉ bổ sung thêm cho rõ chứ không hề nói Huy Đức bịa ra câu chuyện... Chưa bàn chuyện Huy Đức đúng hay sai, chính xác đến mức nào, chỉ xin thưa rằng, trong lịch sử sử học Việt Nam, chẳng có cuốn sánh nào chỉ có vài trăm trang mà lại có đến 608 chú thích. Giả định sự sai sót của Huy Đức là thấp nhất, ở mức có thể chấp nhận được - buộc phải thừa nhận rằng, 608 chú thích đó, là một sự phi thường về cách làm việc cẩn thận, chu đáo...
Trên đời này, cái khó nhất của nghề viết là bàn về một cuốn sách. Bởi, thông thường, trừ những kẻ đạo văn, chụp giựt, thì khi ra một cuốn sách, những tác giả có lương tâm, trách nhiệm đều ít nhiều phải có bản lĩnh và kiến thức vững vàng mới đủ khả năng viết và công bố sách. Vì thế, nếu không thể đứng ở tầm cao hơn thì ít nhất, cũng phải ngang bằng với người viết, mới có thể phê phán một cách thuyết phục. Song Huy – Ngọc Điệp đã phê Huy Đức bằng cách ca ngợi theo kiểu không giống ai: Họ chứng tỏ đã phạm sai lầm trầm trọng hơn những gì Bên Thắng Cuộc phạm phải (như họ nói) bởi dùng những điều sai để chê sai tức là... khen ở cách tinh vi, chân thật, rõ ràng...
Huế, 18.1.2013
H.V.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho : Bauxite Việt Nam