CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Luật gia Lê Hiếu Đằng: Việt Nam đừng bỏ lỡ cơ hội thoát khỏi vòng ảnh hưởng của Trung Quốc


Luật gia Lê Hiếu Đằng: Việt Nam đừng bỏ lỡ cơ hội thoát khỏi vòng ảnh hưởng của Trung Quốc

Luật gia Lê Hiếu Đằng
Luật gia Lê Hiếu Đằng
RFI/Capdevielle

Thụy My
Như chúng ta đã biết, ngày 17/02/1979, Trung Quốc đã xua hơn 30 vạn quân trang bị hùng hậu tràn vào xâm chiếm 5 tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam. Tuy bị bất ngờ và lực lượng yếu hơn, nhưng phía Việt Nam đã chống trả mãnh liệt, khiến quân Trung Quốc phải rút về nước ngày 18/03/1979.
Thế nhưng nếu Trung Quốc hàng năm rầm rộ tổ chức kỷ niệm cái gọi là « cuộc chiến phản kích tự vệ quân xâm lược Việt Nam ở Quảng Tây », thì phía chính quyền Việt Nam lại hoàn toàn im lặng trong suốt hơn ba chục năm qua. Thậm chí các hoạt động tưởng niệm của một số nhân sĩ và công dân ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mới đây còn bị ngăn trở.

RFI Việt ngữ đã trao đổi về vấn đề này với Luật gia Lê Hiếu Đằng Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

RFI : Kính chào luật gia Lê Hiếu Đằng. Thưa ông, đã 34 năm qua trôi qua, nhưng cuộc chiến tran thểh biên giới 1979 vẫn ít được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông cũng như trong sách giáo khoa tại Việt Nam, như thể đây là một cuộc chiến « phi nghĩa » ?
Luật gia Lê Hiếu Đằng : Vừa qua chúng tôi có đưa ra lời kêu gọi cả nước có những hoạt động để tưởng nhớ những đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh để bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Có thể nói đây là một cuộc chiến do bành trướng Trung Quốc chủ động mở ra xâm lược, mà Đặng Tiểu Bình gọi là « cho Việt Nam một bài học ». Chính việc họ bất ngờ tấn công làm cho phía Việt Nam tổn thất khá nhiều, kể cả chiến sĩ và nhân dân. Nhưng rõ ràng là chiến sĩ và đồng bào ở các tỉnh biên giới chiến đấu rất là dũng cảm, và cuối cùng cũng đẩy lui được cuộc tiến công quân sự rất rầm rộ này của Trung Quốc. Họ tính là sẽ giành thắng lợi, nhưng cuối cùng phải rút lui.
Đây là một cuộc chiến đấu rất dũng cảm, đã bảo vệ được phần đất ở biên giới phía Bắc của tổ quốc chúng ta. Do đó sự hy sinh của đồng bào và chiến sĩ phải được ghi nhận, được tổ chức tưởng niệm hàng năm, chứ không thể nào lãng quên. Mà chúng ta nhớ là sau chiến tranh biên giới năm 1979, chúng ta đã đưa vào Hiến pháp Việt Nam « Trung Quốc là kẻ thù chính và trực tiếp ». Nhưng bây giờ thì lại hàng năm không kỷ niệm. Ví dụ năm nay chẳng hạn, nhà nước không có một hoạt động nào để tưởng niệm các đồng bào chiến sĩ đã hy sinh trong trận chiến biên giới năm 1979. Đến nỗi mà chúng tôi với tư cách công dân phải ra lời kêu gọi các địa phương trong cả nước, vì vậy tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như Hà Nội và một số địa điểm khác cũng có tiến hành một số hoạt động. Nhưng mà điều tệ hại là lại bị ngăn cản.
Ở Thành phố Hồ Chí Minh thì không đến nỗi bị cản trở, nhưng sau đó không biết họ sợ cái gì mà họ lại đến gỡ bỏ chữ « Trung Quốc xâm lược », chỉ còn lại mấy cái vòng hoa ở tượng Đức Trần Hưng Đạo. Nhưng ở Hà Nội thì họ ngăn cản, làm cho những nhân sĩ trí thức và đại diện các tầng lớp nhân dân thủ đô do nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc dẫn đầu cũng không được vô khu vực Đài tưởng niệm chiến sĩ ở Hà Nội, phải đứng xa nhìn vào để tưởng niệm. Tôi cho đó là một việc làm hết sức là vô ơn bạc nghĩa.
Ai phải chịu trách nhiệm về việc này ? Và ai phải trả lời trước thanh niên về sự vô ơn đó ? Đây là một việc làm cần phải lên án. Lẽ ra nhà nước phải đứng ra tổ chức.
Như chúng ta đã biết, trong Hội nghị Thành Đô lúc ông Nguyễn Văn Linh còn làm Bí thư, tôi nghe nhiều người nói có cam kết là không nhắc lại chiến tranh biên giới. Tôi cho đây là một cam kết hết sức sai lầm. Tại sao với Pháp, với Mỹ, những trận như Điện Biên Phủ hay trận chiến trên không 12 ngày đêm thì chúng ta tổ chức kỷ niệm rầm rộ, nhưng đối với trận chiến biên giới năm 1979 thì chúng ta lại im lặng ? Như vậy chứng tỏ chúng ta không khách quan.
Lịch sử là lịch sử ! Trong thời điểm đó, nhà cầm quyền Trung Quốc có thể nói là rất phản động khi tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc của chúng ta. Đó là một giai đoạn lịch sử, chúng ta phải nhìn nhận, và phải nhắc nhở con cháu chúng ta nhớ mãi những hình ảnh này. Nhớ mãi cái dã tâm xâm lược của bọn bành trướng Bắc Kinh, để làm một bài học cảnh giác, không để cho những hành động như năm 1979 xảy ra nữa.
Chứ nếu nhà nước Việt Nam lờ đi và không có những hoạt động kỷ niệm để nhớ ơn những anh hùng liệt sĩ và đồng bào đã nằm xuống ở biên giới phía Bắc, thì đó là một hành động rất vô ơn, gây công phẫn, bất bình đối với nhân dân Việt Nam. Và nhân dân thế giới người ta cũng chê cười.
Ví dụ Liên Xô chẳng hạn. Người ta vẫn kỷ niệm cuộc chiến tranh biên giới năm 1960 giữa Trung Quốc và Liên Xô, tức là Nga bây giờ. Thế thì tại sao chúng ta lại không làm một cách công khai minh bạch ? Theo tôi, nếu Trung Quốc có nói thì chúng ta cần rõ ràng : cái giai đoạn đó anh sai lầm, và đã gây cho dân tộc tôi, cho đồng bào tôi ở một bộ phận lãnh thổ những cảnh đau thương tang tóc như vậy. Tôi có quyền - đầy đủ chủ quyền của một nước độc lập - để mà tiến hành các cuộc kỷ niệm đó !
Những nghĩa trang của chiến sĩ, đồng bào ở biên giới phía Bắc đến ngày thương binh liệt sĩ, theo tôi biết là cũng không có một vòng hoa viếng ! Việc này làm cho người dân không thể nào hiểu nổi vì sao lại có sự im lặng đáng sợ như vậy. Trong đợt 17/2 vừa qua, trên mạng nhiều cán bộ chiến sĩ, nhiều anh em đã chiến đấu cũng nói lên nỗi niềm đó. Người ta đã hy sinh biết bao xương máu để rồi bây giờ nhà nước lại làm ngơ, không tiến hành những hoạt động để tưởng nhớ đến những người đã nằm xuống. Đó là một điều không thể chấp nhận được !
RFI : Chính quyền Việt Nam không chỉ im lặng mà còn ngăn trở các hoạt động tưởng niệm những người đã hy sinh trong cuộc chiến biên giới 1979, theo ông có thể giải thích thái độ đó như thế nào ?
Tôi cho có thể giải thích là : Họ sợ Trung Quốc. Nhưng một chính sách ngoại giao hòa hiếu có nghĩa là phải trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Chứ không thể nào chúng ta lại sợ đến nỗi mà không kỷ niệm một giai đoạn lịch sử một cách khách quan như vậy, sợ là Trung Quốc có phản ứng thế này thế kia. Tôi nghĩ là chúng ta phải đủ bản lĩnh để trả lời nếu Trung Quốc đặt vấn đề khi chúng ta kỷ niệm cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, và có trách nhiệm trước dân để trả lời với ban lãnh đạo Bắc Kinh. Không có gì phải sợ hãi cả. Đó là điều rất bình thường, bởi vì lịch sử là lịch sử.
Có nhiều người đề nghị là phải đưa giai đoạn chiến tranh biên giới vào sách sử cho các em, các cháu học. Đó là vấn đề giáo dục truyền thống mà các vị lãnh đạo Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam thường nhắc nhở. Thế thì rõ ràng cuộc chiến tranh biên giới với thắng lợi rất là oanh liệt như vậy, tại sao không đưa vào sử sách để giáo dục truyền thống ? Chẳng những im lặng mà lại cản trở nữa, thì đó là một việc làm hoàn toàn không đúng đắn. Nói cách khác là trái với đạo lý của những người đang sống, được sống nhờ sự hy sinh xương máu của những đồng bào, chiến sĩ đã nằm xuống.
RFI : Nhìn một cách tổng quát, phải chăng đã đến lúc phải xác định bạn và thù, trong cục diện địa chính trị mới ?
Vấn đề theo tôi là tình hình thế giới đã thay đổi. Cuộc chiến tranh lạnh không còn nữa, và vấn đề ý thức hệ không còn như trước nữa. Bởi vì ngay một nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô và các nước Đông Âu thì cũng đã sụp đổ. Thế thì chúng ta phải nhận thức lại một số vấn đề căn bản hiện nay, trong đó có chính sách ngoại giao. Ví dụ nhà nước chúng ta cũng nêu chính sách ngoại giao là đa phương hóa đối với các nước, thế thì tình hình hiện nay rất là thuận lợi. Có thể nói đây là thời cơ để chúng ta thực hiện chính sách ngoại giao đó.
Có nghĩa là chúng ta không dựa vào Trung Quốc, và không sợ Trung Quốc, bởi vì chúng ta được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, trong đó có nhiều nước thuộc khối ASEAN, rồi Nhật Bản, Hàn Quốc, kể cả Mỹ. Tôi nghĩ là thái độ chúng ta phải rõ ràng. Chúng ta không dựa vào nước nào để chống nước nào, nhưng vì lợi ích của dân tộc, lợi ích của đất nước, phải có thái độ là nếu ai tốt với chúng ta, không xâm lược ta thì chúng ta phải đứng về phía họ để chống lại bọn xâm lược, để bảo vệ.
Chứ thật ra bây giờ về mặt quân sự mà nói thì Việt Nam chúng ta với một nền kinh tế như thế này dù có trang thiết bị quân sự tối tân đến đâu cũng không đủ sức. Mà cái thế của chúng ta là cái thế lòng dân – đang sôi sục phẫn nộ trước những hành động xâm lược của Trung Quốc. Và cái thế thứ hai là cái thế của quốc tế, của thời đại.
Hiện nay dòng chảy của thời đại là xu thế dân chủ tiến bộ trên toàn thế giới. Mà Trung Quốc thì ngược lại - một nước trỗi dậy về mặt kinh tế nhưng đồng thời lại có những hành động có thể nói là hết sức xấc láo : xâm lược, đe dọa nước này nước kia. Thì tôi nghĩ là họ phải bị cô lập.
Vì vậy mà chúng ta phải có một đường lối rõ ràng, chứ không thể nào cứ mập mờ như thế này. Sẽ bỏ qua mất thời cơ để chúng ta dứt khoát ra khỏi vòng ảnh hưởng của Trung Quốc, để trở thành một nước độc lập thực sự, một nước có nền ngoại giao bình đẳng với tất cả các nước. Trên cơ sở đó chúng ta không phải sợ một ai cả. Chúng ta đủ bản lĩnh để mà quan hệ với tất cả các nước một cách bình đẳng, để bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
RFI : Nếu chiến tranh với Trung Quốc nổ ra, thì theo ông Việt Nam có thuận lợi và bất lợi gì so với năm 1979 trước đây ?
Trước hết, theo tôi nghĩ chúng ta phải hết sức tránh xảy ra chiến tranh. Bởi vì đất nước Việt Nam cũng đã trải qua nhiều năm chiến tranh rồi. Và nói như nhà thơ Nguyễn Duy, trong bất cứ cuộc chiến tranh nào, thì thất bại cũng là nhân dân mà thôi. Do đó phải hết sức tránh chiến tranh.
Nhưng tôi đánh giá tình hình hiện nay khác với năm 1979 ở chỗ là, năm 1979 chúng ta đang bị cô lập, trong khi hiện nay chúng ta đã là thành viên của khối ASEAN và là thành viên của nhiều định chế khác nữa. Hơn nữa, trào lưu tiến bộ, trào lưu dân chủ trên thế giới hiện nay đang bao trùm.
Vì vậy với tình hình như thế này, theo tôi Trung Quốc họ cũng không dại gì mà gây chiến với chúng ta. Hơn nữa, tình hình nội bộ của họ cũng rất rối ren, và kinh tế cũng vậy. Họ phát triển nóng, thành ra họ đứng trước những khó khăn về nguyên liệu, về đủ thứ chuyện, chứ không phải suông sẻ. Tình hình quốc nội và quốc tế của Trung Quốc không cho phép họ tiến hành một cuộc chiến tranh như năm 1979.
Còn nếu vạn bất đắc dĩ, họ lấn lướt, ép chúng ta, rồi có thể cuối cùng họ đi đến một cuộc chiến tranh cục bộ, ví dụ đánh chiếm đảo, thì chúng ta cũng phải cương quyết bảo vệ. Và lúc đó chúng ta cũng phải kêu gọi các nước trên thế giới ủng hộ cuộc chiến đấu của chúng ta.
Nhất là lúc đó Trung Quốc sẽ phải lòi mặt ra. Nó cũng có cái lợi là để giới lãnh đạo Việt Nam thấy được cái bản chất, thấy được cái bộ mặt thật của Trung Quốc là như thế nào, để từ đó mà không còn « bốn tốt, mười sáu chữ vàng ». Để Trung Quốc bộc lộ cái bộ mặt họ ra ! Chứ còn tôi nghĩ chiến tranh lớn thì khó xảy ra, và chúng ta hết sức tránh.
RFI : Có lẽ giới lãnh đạo Việt Nam không phải là không biết bộ mặt thật của Trung Quốc, nhưng nhiều khi đặt quyền lợi cá nhân lên trên quyền lợi đất nước ?
Thì họ có thấy, nhưng mà theo tôi, họ thấy chưa đầy đủ. Bởi vì đúng là bị chi phối bởi quyền lợi cá nhân, của gia đình, và nhất là họ không đặt lợi ích của đất nước, của Tổ quốc lên trên. Họ sợ nếu mà không dựa vào Trung Quốc thì sẽ sụp đổ chế độ.
Nhưng nếu Đảng Cộng sản Việt Nam không nắm ngọn cờ dân tộc, không nắm ngọn cờ dân chủ, thì chính tự bản thân mình gây khó cho mình. Tự bản thân mình sẽ tạo những điều kiện để đi đến chỗ suy yếu, rồi mất lòng dân, và sụp đổ, nếu không chịu thay đổi.
Vì vậy vừa rồi chúng tôi, một số nhân sĩ đã soạn dự thảo Hiến pháp 2013 để mong Đảng và Nhà nước Việt Nam thấy được cái tình hình này mà tự điều chỉnh. Tự thoát khỏi những hạn chế vì quyền lợi cục bộ của mình, để đặt lợi ích dân tộc, lợi ích nhân dân lên trên, và có những thái độ căn cơ để từ đó làm cho đất nước Việt Nam nhanh chóng phát triển và hòa nhập chung với dòng chảy tiến bộ và dân chủ hiện nay trên thế giới.
Chúng tôi rất mong như vậy. Do đó cuộc đấu tranh hiện nay của nhân sĩ trí thức hay các tầng lớp đồng bào khác ở Việt Nam là đấu tranh bất bạo động, ôn hòa, dùng những biện pháp để thức tỉnh những người lãnh đạo ở Việt Nam thấy được các vấn đề của đất nước, của dân tộc như thế nào để tự điều chỉnh.
Có thể nói nếu Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện được điều đó, thì với cái quá khứ chống xâm lược thành công, và hiện nay nếu có chuyển đổi thuận lòng dân như vậy, thì uy tín vẫn giữ được. Còn nếu cứ đi theo con đường hiện nay là mất dân chủ, rồi tham nhũng, nội bộ đấu đá nhau theo kiểu đó, thì dần dần sẽ không còn chỗ đứng trong lòng dân tộc Việt Nam nữa.
Đó là cái nguy cơ mà họ thường nói là làm sụp đổ chế độ, chứ không ai khác. Chính họ là những người sẽ tự đào mồ chôn họ, nếu không thấy đây là thời cơ để thay đổi. Nếu mà để lỡ thời cơ một lần nữa, thì nguy cơ sụp đổ của chế độ sẽ ngày càng rõ ràng hơn. Mà chúng tôi thì không mong như vậy. Chúng tôi muốn là các vị lãnh đạo của Việt Nam sáng suốt, có sự thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với xu thế hiện nay trên thế giới, đặt lợi ích đất nước và dân tộc lên trên.
RFI : Trước đây những trận đánh thắng quân Trung Quốc xâm lược có yếu tố lòng dân rất lớn như Hội nghị Diên Hồng chẳng hạn. Nhưng bây giờ sau những sự kiện như trấn áp các cuộc biểu tình chống hành động bành trướng của Bắc Kinh tại Biển Đông, thì không ít người yêu nước đã tỏ ra chán ngán. Trong trường hợp có xung đột với Trung Quốc, liệu người dân có một lòng ủng hộ chính quyền hay không ?
Tôi cho rằng chính các lãnh đạo Việt Nam phải suy nghĩ về điều đó. Nếu xảy ra chiến tranh dù là với bất cứ nước nào kể cả Trung Quốc thì ai là người sẽ cầm súng ? Ai sẽ là người đứng ra bảo vệ đất nước ? Chỉ có dân thôi, chứ không phải mấy ông lãnh đạo – trong đó có thanh niên. Thế thì vấn đề ở chỗ là nếu làm cách nào đó, cái nhuệ khí, cái niềm tin họ đã mất nơi người lãnh đạo, thì tất nhiên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức chiến đấu khi bị xâm lược.
Nhưng tôi vẫn tin rằng, như lịch sử chúng ta đã chứng minh, là trong tình hình như vậy sẽ xuất hiện người lãnh đạo. Sẽ xuất hiện những vị anh hùng để lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng lên chống bọn xâm lược mới dù là ở đâu – ví dụ bọn bành trướng Bắc Kinh chẳng hạn. Sẽ xuất hiện những người yêu nước. Ngay trong quân đội nhân dân Việt Nam cũng sẽ xuất hiện những vị tướng để có thể đứng ra lãnh đạo cuộc chiến đấu này.
Tôi nghĩ là không phải ai cũng bán mình cho quỷ sứ cả, mà sẽ còn những người căn bản là tốt, người tốt trong nhà nước, cùng với nhân dân chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược. Bởi vì cái truyền thống của dân tộc Việt Nam là như vậy. Khi có xâm lăng sẽ đoàn kết lại với nhau chiến đấu để mà chiến thắng kẻ thù.
RFI : Xin chân thành cảm ơn luật gia Lê Hiếu Đằng, Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ.



Copy từ: RFI

 

Hoa Kỳ triển khai radar phòng thủ tại Nhật để đối phó với Bắc Triều Tiên


Một giàn radar x-band của Mỹ.
Một giàn radar x-band của Mỹ.
wikipedia

Thanh Hà
Truyền thông Tokyo vào hôm nay (24/02/2013) tiết lộ là để đề phòng khả năng bị tên lửa Bắc Triều Tiên tấn công, Nhật Bản và đồng minh Hoa Kỳ đang triển khai kế hoạch lắp hệ thống radar phòng thủ gần Kyoto.

Hãng thông tấn Kyodo và Jiji Press trích dẫn nhiều nguồn tin thông thạo theo đó, trong cuộc tiếp xúc hôm 22/02/2012 tại Washington, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã khẳng định lại là đôi bên sẽ hợp tác trong việc lắp đặt hệ thống radar phòng thủ cho Nhật Bản.
Hệ thống radar phòng thủ mới do Mỹ lắp đặt sẽ được xây dựng tại căn cứ không quân Kyotango, ở phía tây bắc thành phố Kyoto, sát bờ biển Nhật Bản. Đây sẽ là hệ thống radar băng X có khả năng theo dõi chính xác hành trình tên lửa đạn đạo. Nhờ đó, quân đội Hoa Kỳ có thể phóng tên lửa bắt tên lửa khi phát hiện mục tiêu.
Một khi hoàn thành, đây sẽ là hệ thống radar băng X thứ nhì của Mỹ được lắp đặt tại Nhật Bản sau hệ thống đầu tiên đã được đặt ở Aomori, miền bắc Nhật Bản.
Theo đánh giá của hãng thông tấn Kyodo, Tokyo và Washington đã chọn xây dựng hệ thống radar mới cho Nhật Bản gần Kyoto với lý do tên lửa Bắc Triều Tiên có khả năng nhắm đến đảo Guam hoặc Hawaii của Hoa Kỳ trong vùng Thái Bình Dương, sẽ bay qua vùng phía tây và trung Nhật Bản.



Copy từ: RFI

Khó khăn vây bủa dầu khí Việt Nam (PVN)



Vận hành khai thác dầu khí ở mỏ Bạch Hổ. (Ảnh: Hà Thái/TTXVN)
Với mục tiêu đạt 25,2 triệu tấn dầu khí khai thác quy đổi, đảm bảo gia tăng trữ lượng 30-40 triệu tấn quy dầu trong năm 2013, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Sản lượng khai thác dầu khí tại mỏ lớn nhất bị sụt giảm, các mỏ mới phát triển chưa cho hiệu quả cao trong khi các dự án đầu tư tìm kiếm dầu khí ở nước ngoài cũng không hề thuận lợi.
Dồn dập các khó khăn 

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2013 của PVN mới đây, Tổng Giám đốc Liên doanh Vietsovpetro (VSP) Nguyễn Văn Tuyến thừa nhận mặc dù nhiều giải pháp ứng phó đã được triển khai quyết liệt nhưng sản lượng khai thác tại mỏ dầu khí lớn nhất là “Bạch Hổ” đang sụt giảm mạnh và tiềm ẩn nguy cơ “kiệt sức” do tình trạng ngập nước ở một số giếng tầng móng Bạch Hổ tiếp tục có xu hướng gia tăng.
Trong khi đó, kế hoạch tìm kiếm thăm dò dầu khí năm 2013 vẫn chưa có tín hiệu lớn về gia tăng trữ lượng so với sản lượng dầu khai thác do thời tiết biển trong khu vực ngày càng diễn biến phức tạp khó dự đoán.
Khó khăn vẫn tiếp tục tăng thêm khi hệ thống các công trình ngoài biển đã đưa vào sử dụng nhiều năm đang tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hoạt động khai thác dầu khí. Vì vậy, năm 2013, sản lượng dầu khai thác của VSP được xác định giảm 0,7 triệu tấn so với năm 2012.
Cũng gặp nhiều thách thức trong triển khai kế hoạch 2013, đại diện PVEP-đơn vị chủ lực của PVN trong thăm dò và khai thác dầu khí lại cho biết các dự án đầu tư phát triển dầu khí của PVEP ở nước ngoài gặp nhiều khó khăn.
Cụ thể, dự án mỏ Bir Seba-lô 433a & 416b – Algeria đã đi vào khai thác đúng tiến độ, dự kiến tháng 6/2014 sẽ cho 20.000 thùng/ngày, sau tăng lên 40.000 thùng/ngày nhưng đây là vùng sa mạc khắc nghiệt, cộng thêm tình hình chính trị bất ổn nên việc khai thác không thuận lợi.
Cùng đó, việc triển khai dự án mỏ Junin 2 tại Venezuela cũng gặp thách thức lớn do lạm phát của nước chủ nhà tăng phi mã, khiến tỷ giá giữa đồng nội tệ/USD ngoài chợ đen gấp 4 lần tỷ giá chính thức quy định trong ngân hàng, làm giá thành chi phí mọi hoạt động tăng cao.
Trong khi đó, do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới, việc huy động vốn đầu tư là cực kỳ gian nan vì mới chỉ vay 300 triệu USD, PVEP đã phải huy động từ 17 ngân hàng quốc tế.
Vì vậy, chỉ tiêu gia tăng trữ lượng năm 2013 là 12,5 triệu tấn sẽ rất khó hoàn thành trừ khi PVEP được đặc cách thu hồi mỏ mới trong thời gian ngắn, Tổng Giám đốc PVEP Đỗ Văn Khạnh khẳng định.
Phải chung tay tháo gỡ 

Theo Tổng Giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu, để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đầy thách thức trong năm 2013, cùng với việc tích cực thăm dò dầu khí trong nước, nhất là ở khu vực cận thăm dò bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, Sông Hồng, khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng nhạy cảm, Tập đoàn tiếp tục đẩy mạnh tìm kiếm thăm dò, đẩy mạnh đàm phán mua mỏ mới tại nước ngoài, đảm bảo con số gia tăng trữ lượng 35-40 triệu tấn.
Cũng trong năm 2013, PVN sẽ đưa thêm một số chương trình vào khai thác mới, dự án dầu và condenser Biển Đông, mỏ dầu Hải Sư Trăng, Hải Sư Đen và một số mỏ nhỏ khác; đẩy mạnh khai thác mỏ dầu mới ở khu tự trị Nhenhetxki (Nga), Junin 2(Venezuela); đưa mỏ lớn Hải Thạch-Mộc Tinh vào khai thác trong tháng 6 tới nhằm quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu khai thác 16 triệu tấn dầu thô và 9,2 tỷ m3 khí trong năm 2013.
Khẳng định quyết tâm bù sản lượng suy giảm tại mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng, Tổng Giám đốc VSP Nguyễn Hữu Tuyến cho biết VSP tiếp tục tăng tốc đầu tư khoan thăm dò dầu khí với khối lượng năm 2013 bằng khối lượng trong 3 năm từ 2006-2008, phấn đấu “phát hiện năm nay thì năm sau đưa vào khai thác.”
Cũng trong năm 2013, bên cạnh việc lắp đặt và xây dựng giàn khoan phục vụ khai thác tại mỏ Thỏ Trắng đảm bảo cho dòng dầu đầu tiên vào quý 2 năm 2013, VSP sẽ xây dựng các giàn khoan BK 16, BK 17 theo phương thức vừa đánh giá trữ lượng, vừa tổ chức đấu thầu mua sắm vật tư thiết bị để khi báo cáo đánh giá trữ lượng được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, các công trình được đưa vào sớm nhất, bù sản lượng trong 1-3 năm tới cho mỏ Bạch Hổ.
Hiện VSP cũng phối hợp với PV Gas và PVEP đánh giá trữ lượng của mỏ Thiên Ưng và nếu kế hoạch khoan thăm dò mỏ Thiên Ưng được thông qua trong quý 1 năm 2013 này, sản phẩm khí từ mỏ Thiên Ưng sẽ được đưa vào bờ từ năm 2015, bù đắp 700-800.000 tấn/năm cho mỏ Bạch Hổ.
Tuy nhiên, cùng với những nỗ lực của doanh nghiệp nhằm vượt qua các khó khăn hiện hữu, Chính phủ và các bộ ngành cần sớm ban hành cơ chế hỗ trợ phù hợp để PVN có thể hoàn thành các chỉ tiêu đầy thách thức và tiếp tục đóng góp hiệu quả cho nền kinh tế, Tổng Giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu nhấn mạnh.
Hiện nhu cầu vốn đầu tư của PVN để thực hiện các dự án thăm dò và khai thác dầu khí tại vùng nước sâu, ở nước ngoài, các dự án chế biến hóa dầu… là cực lớn nhưng cơ chế tài chính cho Tập đoàn lại chưa rõ ràng khiến PVN khó chủ động cân đối được tài chính. Quốc hội đã duyệt cho PVN để lại 3.500 tỷ đồng lãi từ hoạt động dầu khí nước chủ nhà trong năm 2012 và 1.600 tỷ đồng cho năm 2013.
Tuy nhiên, con số này là quá nhỏ bé so với con số thực thu của khoản 50% lãi dầu khí của nước chủ nhà và thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu đầu tư thực tế của PVN.
Ngoài ra, với đặc thù các dự án dầu khí có mức độ rủi ro cao, vốn đầu tư lớn, thời gian ra quyết định ngắn nên việc sớm hoàn thiện, bổ sung hành lang pháp lý về đấu thầu theo hướng rút ngắn thời gian phê duyệt, thẩm định dự án phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ hỗ trợ hiệu quả PVN trong việc mua các mỏ dầu khí ở nước ngoài, tạo quỹ thăm dò khai thác cần thiết trong điều kiện nguồn tài nguyên trong nước đang dần suy giảm, đại diện PVN đề xuất./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)
 
 

Copy từ: Alan Phan

 

Việt Nam trước thách thức và cơ hội của dòng chảy FDI


Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới về môi trường kinh doanh thì Việt Nam xếp thứ 99 trên thế giới về mức độ thuận lợi kinh doanh trong năm nay.
Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới về môi trường kinh doanh thì Việt Nam xếp thứ 99 trên thế giới về mức độ thuận lợi kinh doanh trong năm nay.

Hồi đầu tuần này, có tin nói rằng Việt Nam hy vọng nguồn vốn FDI, hay là vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài trong năm 2013 này sẽ tăng mạnh, sau khi giảm đến 15% trong năm 2012. Bên cạnh đó, dòng chảy FDI có xu hướng chuyển dịch bớt từ Trung Quốc sang các nước khác trong khu vực. Phần trao đổi sau đây với Tiến sĩ Trần Lê Anh, giáo sư Đại học Lasell, tiểu bang Massachusetts, tập trung vào nguồn vốn FDI của Việt Nam trong những năm vừa qua, và ảnh hưởng của sự chuyển dịch đối với Việt Nam.
VOA: Nhìn chung, lượng thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong những năm gần đây liên tục giảm, Tiến sĩ có nhận xét gì về hiện tượng này?

TS ANH: Một phần là do bối cảnh kinh tế thế giới có khó khăn nên dòng vốn FDI vào Việt Nam có phần nào bị ảnh hưởng, nhưng vấn đề chính vẫn là do những yếu kém nội tại của Việt Nam: kinh tế vĩ mô thiếu ổn định, bên cạnh những vấn đề như lãi suất cao, nợ xấu, môi trường đầu tư mất dần sức hấp dẫn.

Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới về môi trường kinh doanh thì Việt Nam xếp thứ 99 trên thế giới về mức độ thuận lợi kinh doanh trong năm nay, tụt hơn  20 bậc so với năm 2011. Khi mà môi trường đầu tư kinh doanh thiếu những diễn biến tích cực thì sẽ gặp khó khăn thu hút FDI, đặc biệt là những nguồn FDI có chất lượng.

VOA: Dòng chảy FDI ở khu vực Đông Á hiện có những chuyển dịch nào đáng chú ý và những chuyển dịch này ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?

TS ANH: Số liệu thống kê của Liên Hiệp Quốc cho thấy lượng FDI toàn cầu giảm 18% trong năm ngoái, nhưng FDI vào các nước châu Á giảm nhẹ hơn, khoảng 9,5%.

Trung Quốc hiện nay là nước thu hút lượng FDI lớn thứ nhì toàn cầu, nhưng do chi phí sản xuất tại Trung Quốc đang gia tăng và những căng thẳng trong quan hệ Nhật-Trung nên các nhà đầu tư, đặc biệt là các công ty từ Nhật, đang có xu hướng rút bớt ra khỏi Trung Quốc và chuyển hướng sang các nước ASEAN.

Hiện nay  dòng vốn FDI toàn cầu đổ vào ASEAN lên gần bằng Trung Quốc; 8% cho ASEAN và 9% cho Trung Quốc. Việt Nam đang có cơ hội để đón nhận sự chuyển hướng này. Năm vừa rồi, Việt Nam đã thu hút hơn 5 tỉ đôla FDI từ Nhật. Nhưng để tận dụng cơ hội này dài lâu thì Việt Nam cần có nhiều cải thiện thiết thực để cạnh tranh với các nước trong khu vực, đặc biệt với Thái Lan và Indonesia.

VOA:Trong những cố gắng mà tiến sĩ vừa nói thì điểm tích cực dễ thấy nhất của FDI là nó bổ sung nguồn vốn giúp tăng trưởng kinh tế, nhưng FDI ở Việt Nam tiến sĩ thấy có gây ra những bất cập nào?

TS ANH: Việt Nam lôi cuốn FDI dựa vào nhân công giá rẻ, những ưu đãi về đất đai và thuế má, cũng như là tương đối khá dễ dãi trong việc cho phép khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên; vì thế cho nên có một số hệ quả không tốt.

Thứ nhất là lương bổng và quyền lợi của người lao động chưa được quan tâm bảo vệ thỏa đáng. Thứ hai là thu hồi đất đai bừa bãi để phục vụ cho nhiều dự án FDI, làm cho người nông dân mất đất canh tác. Hai vấn đề này góp phần làm gia tăng hiện tượng bất bình đẳng ở Việt Nam.

Ngoài ra có nhiều doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm môi trường và gian lận thuế, điển hình là hiện tượng chuyển giá.

Nhìn chung, FDI chưa giúp được Việt Nam nâng cao tính cạnh tranh cũng như trình độ phát triển kinh tế, thông qua những việc như chuyển giao công nghệ, nâng cao hiệu suất và tạo liên kết tích cực giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa. Có thể thấy Việt Nam bị tụt hạng liên tục trong những năm gần đây trong bảng xếp hạng về năng lực cạnh tranh  toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

VOA: Với những hệ quả không tốt đó, Việt Nam nên làm gì để giảm bớt những mặt tiêu cực và tăng những mặt tích cực của FDI?

Tiến sĩ Trần Lê Anh, giáo sư kinh tế Đại học Lasell, tiểu bang MassachusettsTiến sĩ Trần Lê Anh, giáo sư kinh tế Đại học Lasell, tiểu bang Massachusetts
​​TS ANH: FDI ở Việt Nam cần được định hướng như là phương tiện để hỗ trợ cho công cuộc phát triển bền vững. Và muốn được như vậy thì thứ nhất là phải có những chính sách nhất quán để tận dụng FDI trong việc nâng cao trình độ sản xuất và tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực trong toàn nền kinh tế.

Thứ hai, cần thu hút cho được những nhà đầu tư có trách nhiệm, biết cân bằng lợi ích, lợi nhuận, và trách nhiệm xã hội. Những nhà đầu tư như vậy thì thường họ không bị lôi cuốn dễ dàng bởi các yếu tố như nhân công rẻ hay ưu đãi tức thời. Cái mà họ muốn là môi trường đầu tư lành mạnh, được thể hiện qua những yếu tố như cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng, chính sách ổn định, minh bạch, và quyền sở hữu được bảo hộ tốt. Việt Nam cần phải làm tốt mình trước thì mới có thể chọn lọc và thu hút những dự án FDI tốt.

VOA: Ngoài tầm quan trọng về kinh tế trong việc thu hút FDI một cách có chọn lựa thì dòng chảy FDI vào Việt Nam còn có ý nghĩa gì nữa không?  

TS ANH: Khi mở cửa đón nhận FDI thì cũng có nghĩa là tăng cường hội nhập toàn cầu. Nếu có thêm nhiều công ty từ Mỹ, Nhật, châu Âu vào đầu tư thì không những Việt Nam có thêm cơ hội để chọn lựa các dự án FDI có chất lượng, không gặp sự phản đối của người dân, mà còn có thể tăng cường quan hệ với các nước này.

Khi mà quan hệ ngoại giao được gắn liền với lợi ích kinh tế thì nó sẽ trở nên quan trọng hơn; nó sẽ giúp Việt Nam đa dạng hóa các mối quan hệ một cách chiến lược, thay vì chịu ảnh hưởng quá lớn của Trung Quốc.

Tất nhiên khi các công ty nước ngoài vào Việt Nam thì ít nhiều gì họ cũng mang theo một số nét văn hóa riêng, nếu biết gạn lọc những giá trị hợp với xu hướng tiến bộ thì cũng giúp xã hội Việt Nam chuyển biến tốt hơn.

VOA: Vậy Việt Nam nên làm gì để thu hút thêm các nhà đầu tư đến từ Mỹ và châu Âu để nâng cao lợi ích chiến lược của FDI?  

TS ANH: Ngoài việc cải thiện các yếu tố liên quan đến môi trường đầu tư như tôi đã nói lúc nãy, thì Việt Nam cần giảm bớt tham nhũng. Các nước như Anh, Mỹ họ có những đạo luật chống tham nhũng ở nước ngoài rất khắt khe cho nên các doanh nghiệp từ các nước này thường tránh đầu tư vào những nước có tham nhũng cao.

Theo chỉ số đưa hối lộ của Tổ chức Minh bạch Quốc tế thì các công ty đến từ Mỹ, Nhật và Anh nằm trong nhóm 10 quốc gia có các công ty ít đưa hối lộ nhất, khi làm ăn ở nước ngoài. Trong khi đó, khả năng của các công ty Trung Quốc đưa hối lộ để được thuận lợi làm ăn thì rất là cao.

Bên cạnh giải quyết vấn đề tham nhũng, Việt Nam cũng cần cải thiện các chỉ số liên quan đến tự do kinh tế và tự do chính trị. Nói chung, Việt Nam đang cần những thay đổi thể chế sâu rộng để có thể có những bước tiến mới.

VOA: Xin cảm ơn Tiến sĩ Trần Lê Anh.



Copy từ: VOA

“Ngày tận thế” được dời sang năm 2013?


SGTT.VN - Ngày được cho là tận thế 21.12.2012 đã qua, nhưng câu chuyện sự sống trên trái đất sắp bị huỷ diệt lại được nhiều người nhắc tới khi ngay đầu năm 2013 này, một thiên thạch nặng trên 10 tấn, có sức công phá bằng 20 quả bom nguyên tử đã lao vào bầu khí quyển của trái đất. Tin đồn càng được củng cố khi các nhà khoa học dự báo trong năm 2013 sẽ có hàng chục trận bão mặt trời (bão từ) với cấp độ cực đại đổ bộ xuống địa cầu.
>> 'Cây sát thủ' phát sáng để dụ mồi
>> Chanh không hạt to như quả bưởi
Đón chờ hàng chục trận bão từ cực mạnh

Cảnh tượng thiên thạch rơi tại Nga hôm 15.2.2013. Ảnh: Reuters
PGS.TS Hà Duyên Châu, nghiên cứu viên cao cấp của viện Vật lý địa cầu, viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam cho biết, chu trình hoạt động của bão mặt trời là 11,2 năm. Cách đây 260 năm, người ta bắt đầu quan sát được bão từ. Đến bây giờ tất cả đã quan sát được 24 chu kỳ, tuy nhiên không phải chu kỳ nào cũng phải chính xác 11,2 năm (có chu kỳ chỉ bảy, tám năm, nhưng có chu kỳ tới 13, 14 năm phụ thuộc vào hoạt động của mặt trời). “Năm 2001, bão từ đạt cực đại thì năm 2012 sẽ là thời gian hoạt động cực đại của bão từ. Nhưng trong năm ngoái chúng tôi ghi nhận có tất cả 32 trận bão từ, về số lượng là nhiều hơn những năm trước (chỉ khoảng 9 – 10 trận) nhưng không mạnh hơn. Hiện nay đã gần hết tháng 2.2013, chúng tôi chưa ghi nhận được trận nào. Như vậy nó sẽ xuất hiện vào năm 2013 hoặc có thể sang tới năm 2014. Theo dự đoán, năm 2013 sẽ có khoảng 40 – 45 trận bão từ và có khả năng có những trận cực đại, cường độ có thể lên tới 500 – 600 nT”, ông Châu nói.
Vào năm 1989, những trận bão từ cường độ cực đại đã làm hỏng hệ thống truyền tải điện của Canada, thiệt hại hàng tỉ USD. Tương tự, vào năm 1997 vệ tinh AT&T của Mỹ cũng bị phá hỏng. Hiện có thể dự báo được bão từ với các cấp độ thời gian: chu trình 11 năm, 1 tháng, 1 – 2 ngày và nửa tiếng. Dù không phải là hiểm hoạ huỷ diệt, những bão từ cũng ảnh hưởng to lớn tới nền kinh tế: tác động tới đường dây truyền tải điện, đường ống dẫn dầu khí, hoạt động vệ tinh nhân tạo, máy bay và tới sức khoẻ con người như hệ xương khớp, tim mạch, thần kinh.
Đặc biệt, theo ông Châu, hiện nay chúng ta dùng công nghệ GPS nhiều, bão từ có thể làm mất tín hiệu GPS từ vệ tinh xuống, hoặc máy bay sẽ khó điều chỉnh hướng lái, thậm chí tác động tới những vật thể mà con người đưa vào trong không gian. Để phòng tránh, các chuyến bay cần tránh xa thời điểm xảy ra bão từ. Những người bệnh thần kinh, tim mạch, xương khớp phải chú ý cẩn thận khi tham gia giao thông, không làm việc trên cao. “Nhưng dù hoạt động của mặt trời có đạt cực điểm vào năm 2013 thì những tác động của nó cũng không thể gây nên ngày tận thế”, ông Châu khẳng định.
Năm của sao chổi
Trong khi nhiều người vẫn lo lắng về năm “thiên tai vũ trụ” 2013 thì các nhà khoa học một lần nữa khẳng định đây cũng là năm những người yêu thích thiên văn vũ trụ được tận hưởng những bữa tiệc đầy màu sắc từ những hiện tượng thiên văn thú vị của bầu trời.
Cụ thể, ông Nguyễn Đức Phường, hội Thiên văn – vũ trụ Việt Nam chia sẻ, 2013 sẽ là năm một loạt sao chổi liên tiếp xuất hiện. Đặc biệt, có những sao chổi sẽ “sáng như trăng rằm” – có thể quan sát bằng mắt thường, cơ hội trăm năm có một. Đó là các sao chổi C/2012 S1 (hay còn gọi là ISON) và C/2011 L4 (PanSTARRS), cả hai đều mới được phát hiện vào năm 2011 và 2012. Theo tính toán, hai sao chổi này rất sáng, có thể quan sát được bằng mắt thường. C/2011 L4 (PanSTARRS) sẽ hiện rõ trên bầu trời vào các tháng 3, tháng 4, còn sao chổi C/2012 S1 sẽ xuất hiện rực rỡ vào tháng 10 – 11.2013, thậm chí sao chổi này còn sáng đến tận đầu năm 2014. Đây cũng là cơ hội tốt cho các nhà khoa học nghiên cứu chi tiết sao chổi.
Dù không phải là hiểm hoạ huỷ diệt, những bão từ cũng ảnh hưởng to lớn tới nền kinh tế: tác động tới đường dây truyền tải điện, đường ống dẫn dầu khí, hoạt động vệ tinh nhân tạo, máy bay và tới sức khoẻ con người như hệ xương khớp, tim mạch, thần kinh.
Ông Phường cho biết thêm, ngoài hiện tượng đặc biệt của sao chổi trong năm nay thì cư dân trái đất sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng hai lần nhật thực và ba lần nguyệt thực. Lần nhật thực đầu tiên là nhật thực hình khuyên xảy ra ngày 10.5.2013. Dải nhật thực toàn phần sẽ được quan sát từ Úc tới những hòn đảo trên Thái Bình Dương như Papua New Guinea, đảo Solomon và đảo Gilbert. Nhật thực một phần sẽ được quan sát trên một vùng rộng hơn bao gồm: Úc, Indonesia, New Zealand, Thái Bình Dương. Lần nhật thực thứ hai sẽ xảy ra vào 3.11.2013. Đây là một hiện tượng hiếm vì trong suốt quá trình bóng mặt trăng quét trên bề mặt trái đất, có nơi quan sát được nhật thực toàn phần, trong khi những nơi khác lại chỉ quan sát được nhật thực hình khuyên.
Hiện tượng nguyệt thực đầu tiên sẽ xảy ra ngày 25.4.2013. Nguyệt thực sẽ được quan sát trong một vùng rộng lớn bao phủ một nửa địa cầu gồm: châu Phi, châu Âu, châu Á, Ấn Độ Dương và Úc. Lần thứ hai sẽ là nguyệt thực nửa tối xảy ra ngày 25.5.2012. Nguyệt thực lần này sẽ được quan sát trong một vùng rộng bao gồm: châu Mỹ, Đại Tây Dương, phần lớn châu Phi, phía Nam Thái Bình Dương. Lần nguyệt thực cuối cùng trong năm 2013 cũng là nguyệt thực nửa tối sẽ xảy ra ngày 18.10.2013. Những khu vực như châu Mỹ, Đại Tây Dương, châu Âu, châu Phi, châu Á (trong đó có Việt Nam) sẽ quan sát được hiện tượng này.



Copy từ: Yahoo



Viên đá hút nọc rắn cứu mạng người ở Thái Bình

Ca bệnh đầu tiên bị rắn cắn mà ông đã cứu được bằng viên đá là vào những năm 1960. Đến nay đã hơn 50 năm, gia đình ông vẫn cùng viên đá đã cứu hàng nghìn người bị rắn cắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần.

Không đòi hỏi công xá, không bằng khen, không chứng nhận, 2 hai anh em ông vẫn âm thầm, lặng lẽ làm công việc cứu người và tự cho rằng đó là sứ mệnh mà người đi trước đã giao phó. Kỳ lạ ngọc rắn Chúng tôi tìm đến nhà anh em ông Vũ Văn Vần - Vũ Văn Khản (thôn Dương Cước, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) vào một ngày đầu năm mới. Cách thành phố Thái Bình 20km, làng Dương Cước nằm giữa một cánh đồng lúa mênh mông, bát ngát. Hỏi về nhà ông Khản chữa rắn cắn từ già đến trẻ ai cũng biết. Ngôi nhà ngói 3 gian với sân vườn, ao cá đặc thù của vùng đồng bằng Bắc bộ. Ngày Tết, các con ông làm ăn ở những nơi xa cũng về hết. Thấy khách lạ tìm đến nhà, các con ông vội vã chạy ra: Người nhà chị bị rắn cắn à? Chả là nhà ông quanh năm có người lạ đến nhà, bất kể ngày đêm, mà đa phần là người bị rắn cắn. Ông Vần và ông Khản là 2 anh em ruột, đều đã ngoài 70 tuổi. Trước đây ông Vần sở hữu viên đá. Nhưng thời gian gần đây, ông không ở nhà thường xuyên nên đã giao lại viên đá cho em ông là ông Khản.
Viên đá cứu người 
Cầm viên đá chỉ bằng bao diêm trên tay, mà mọi người đã đặt tên là ngọc rắn, ông Khản kể lại: Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông ngoại ông nuôi giấu cán bộ cách mạng, một người quê Thanh Hóa, một người quê Ninh Bình. Đến khi chia tay, họ đã trao lại viên đá cho ông tôi và nói không biết lấy gì cảm ơn, chỉ có viên đá này là quý nhất, đây là viên đá cứu người. Không ngờ sau lần chia tay ấy, đi đến Nam Định, họ bị giặc càn và một người đã hy sinh, một người quê ở Ninh Bình đã qua đời năm 2009. Kể từ đó, viên đá được cất giữ cẩn thận và truyền từ đời này sang đời khác làm công việc cứu người đúng như ý nguyện chủ nhân của nó. Viên ngọc rắn thực chất chỉ là một viên đá màu đen, 2 mặt đều có hình chữ U. Kích thước của viên đá chỉ khoảng 2,2-2,2cm, dày chừng 1cm, nặng khoảng 30gram. Tuy nhiên nó đã cứu sống được hàng nghìn mạng người. Nói về số người bị rắn cắn đến đây được cứu chữa, ông Khản không nhớ nổi vì nhiều lắm. Đã 50 năm qua nó làm công việc cứu người. Bất kỳ ai bị rắn cắn tìm đến, ông đều mang viên đá ra. Điều kỳ lạ là mỗi khi được đặt vào vết rắn cắn, bỗng dưng như xuất hiện một lực hút mạnh đến nỗi viên đá lập tức bị hút chặt vào chỗ đó mà không cần tay người giữ. Khi hút hết nọc độc rắn, nó tự nhả ra và lúc đó có ấn viên đá vào nó cũng tự rơi ra. Chuyện ông thần y với viên đá chữa được rắn cắn đã lan truyền từ nơi này sang nơi khác. Không chỉ người làng mà nhiều người trong vùng lân cận đến các tỉnh Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng, Nam Định... khi bị rắn cắn cũng tìm đến nhờ cậy anh em ông. Ông Khản cũng cho biết khi bệnh nhân đến, theo kinh nghiệm chỉ cần nhìn vết răng cắn là ông biết bị loại rắn nào cắn. Nếu là một chùm răng thì không độc, nhưng nếu chỉ có 2 vết răng nanh thì chắc chắn là rắn độc. Nếu là hổ mang cắn thì rất buốt, còn rắn cạp nia cắn thì chỉ đau nhẹ. Phải dựa vào đó để chữa trị cho hiệu quả. Nếu bị rắn độc cắn vài tiếng sau mới được đưa đến thì cả ông và viên đá đều vô cùng khó nhọc. Bình thường chỉ cần đặt viên đá tầm 30 phút là tự nó nhả ra. Nhưng trong trường hợp chất độc đã lan đi khắp cơ thể thì viên đá phải hút đến 2 tiếng đồng hồ. Và kỳ lạ là hút đến đâu người bệnh biết đến đó. Cảm giác như chất độc từ khắp cơ thể được thu dần về viên đá. Kỳ lạ và quý nhưng viên ngọc rắn này cũng “khó tính” và cần được chăm sóc cầu kỳ. Sau mỗi lần hút nọc cứu người, ông Khản phải đi khắp làng tìm có người phụ nữ nào đang thời kỳ nuôi con bú để xin sữa. Chỉ cần được ngâm trong chén sữa, ngay lập tức viên đá nhả ra những vệt váng màu vàng nổi lềnh bềnh trên chén sữa. Tùy từng loại nọc rắn khi hút mà viên đã sẽ nhả ra những vệt váng có màu khác nhau. Nếu là nọc rắn hổ mang, rắn cạp nong thì váng nổi lên có màu vàng, rắn cạp nia thì ra váng đen… Tất cả đều có mùi tanh. Nhiều khi trong làng không có ai nuôi con nhỏ, ông phải đạp xe đến những xã khác để xin bằng được chén sữa. Không chỉ lạ vì biết hút nọc từ cơ thể người và nhả độc ra cốc sữa, mà viên đá kỳ lạ này còn khiến người ta không thế lý giải nổi khi “ăn” cả ruột gạo nếp. “Ông ngoại tôi thuở trước từng dặn rằng phải cất viên đá vào trong túi có chứa gạo nếp, mà phải loại gạo nếp sữa loại 1, sạch sẽ. Nhưng không hiểu sao, cứ sau một thời gian để viên đá vào trong túi gạo nếp thì những hạt đó bỗng bị rỗng hết ruột nên phải thay liên tục. Trong khi cũng loại gạo đó mà để trong thùng ăn dần thì còn nguyên vẹn, không hề hấn gì”, ông Khản kể. Những nhân chứng sống Để gặp nhân chứng sống, chúng tôi tiếp tục tìm đến nhà ông Phạm Ngọc Lừng, người bán hàng ở đầu làng Dương Cước hơn 30 năm. Ông Lừng kể rằng vào một buổi chiều, đang thiu thiu ngủ thì ông bị một nhát cắn chí tử vào bắp chân. Khi hoàn hồn ông mới biết mình bị rắn hổ mang cắn. Ga rô cẩn thận, ông nhờ hàng xóm đưa đến nhà ông Vần. Chỉ sau một tiếng, viên đá hút hết nọc rắn trong người ông. Hút xong ông thấy người nhẹ nhõm hẳn. Kể từ đó đến nay ông ăn ngủ bình thường, hoàn toàn khỏe mạnh.
Ông Vũ Văn Khản 
Hay gia đình nhà chị Vũ Thị Hát có đến 3 người bị rắn cắn và đều được ngọc rắn cứu. Anh Khẩu, chồng chị và con trai bị rắn độc cắn nhưng đến nhà ông Vần sớm nên việc chữa trị đơn giản. Còn chị Hát bị rắn mái gầm (cặp nong) - loại rắn cực độc cắn nhưng không garô kịp thời. Khi đến nhà ông Vần cũng là lúc người chị tím tái. Việc hút nọc độc phải thực hiện 3 lần, mỗi lần 3 tiếng, chị Hát mới qua cơn nguy kịch. Ngoài ra, ông Nguyễn Xuân Báu, nguyên Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Thái cũng được viên đá cứu sống sau khi bị rắn độc cắn. Nhất là những tay buôn rắn thường xuyên tiếp xúc với rắn, bị rắn cắn đều tìm đến nhà ông nhờ viên đá hút nọc rắn. Chị Nguyễn Thị Ngấn, y tá tại Trạm y tế xã Hồng Thái cũng cho biết: Người bị rắn độc cắn đến trạm, chúng tôi sơ cứu, về nguyên tắc phải chuyển lên tuyến trên nhưng do bệnh viện huyện cách xã gần 10km nên nhiều khi chúng tôi "giới thiệu" bệnh nhân xuống nhà ông Vần nhờ chữa trị và tất cả đều khỏi bệnh. Bệnh nhân mà ông Khản nhớ nhất là cháu bé tên Mai (ở Quỳnh Côi, Thái Bình). Ngày đó, cháu Mai được đưa đến trong tình trạng vết thương đã quá lâu do gia đình không biết cháu bị rắn độc cắn, ông phải đặt ngọc rắn rất nhiều lần, tưởng như không cứu nổi, vậy mà sau một tuần, cháu Mai đã tỉnh táo trong sự vui mừng của bố mẹ cháu và những người thân thích. Hoặc chị Nguyễn Thị Quỳnh, bị rắn độc cắn khi đang mang thai. Nhờ viên đá mà cả hai mẹ con đều được cứu sống. Trong xã Dương Cốc, bây giờ ông là người có nhiều con nhất. Không phải do vợ chồng ông sinh nhiều mà có điều này là do có rất nhiều bệnh nhân bị rắn cắn tưởng chừng không qua khỏi, được ông điều trị nên đã đến xin để được làm con nuôi. Bà con trong vùng quên tên ông, họ gọi ông là “Thần y” trị rắn cứu người. Tiền tỷ cũng không bán Nhà ông Vần và ông Khản đều làm ruộng và làm thêm nghề phụ xây dựng nên gia cảnh khá khó khăn. Việc cứu người bị rắn cắn mấy chục năm qua nhà ông làm để làm phúc là chính, không đòi hỏi công xá. Thêm vào đó, người bị rắn cắn thường xảy ra vào đêm nên đã nhiều năm qua ông quen với việc đang ngủ có người gõ cửa gọi cứu người. Ông Khản chia sẻ: nếu cứu người để lấy tiền thì nhà tôi đã giàu to, chẳng nghèo như thế này. Cũng đã có nhiều người trả tiền tỷ để mua viên đá nhưng tôi chưa bán. Biết được viên đá có những nhiệm màu, nhiều người giàu có đã mang xe máy trị giá trên 40 triệu đến gạ đổi lấy viên đá, có người là chủ hiệu thuốc lớn trên thành phố Thái Bình còn mang cả chục cây vàng đến nhà ông Vần để được là chủ của viên đá nhưng ông không đổi. Nhưng những phiền toái từ viên đá mang lại cũng không ít. Đã nhiều lần nhà ông bị trộm cậy cửa. Có lần không tìm được viên đá, chúng đã lấy đi của gia đình cả ti vi, đầu VCD. Với sức mạnh thần bí từ viên đá, có thể thấy công dụng chữa rắn cắn cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa một công trình khoa học nào nghiên cứu về viên đá này, cũng không ai lý giải được vì sao viên đá có “sức mạnh” ghê gớm đến vậy. Chỉ biết rằng, khả năng hút nọc độc rắn cứu người của viên đá đã được hơn một nghìn nạn nhân, gia đình họ, gia đình ông Khảm và những người dân thôn Dương Cốc kiểm chứng. Từ xa xưa, người cổ đại đã biết dùng đá quý để chữa bệnh. Họ tin rằng đá quý có khả năng điều chỉnh sự mất cân bằng trong cơ thể và tạo nên năng lượng bên trong con người. Chẳng hạn như đá Topaz có thể chữa bệnh cao huyết áp, chống lại các dịch bệnh, vết thương, đột tử, những phép thuật tiêu cực, đố kỵ và những ý nghĩ điên rồ. Topaz còn được đeo để giúp giảm cân, chữa các bệnh về hệ tiêu hóa. Đặt đá Sapphire lên đầu sẽ giúp giảm sốt và chảy máu cam. Ngọc trai giúp làm giảm những cơn đau dạ dày, cảm lạnh, viêm cuống phổi và nhiễm độc phổi. Hổ phách hay còn gọi là huyết phách có tác dụng an thần, định kinh, lợi tiểu... đeo bên mình thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức khỏe., chống lại các dịch bệnh, vết thương, đột tử, những phép thuật tiêu cực, đố kỵ và những ý nghĩ điên rồ. Đá peridot cũng làm giảm những cơn giận dữ và những hành động tiêu cực. Người La Mã tin đá peridot sẽ giúp họ yêu đời lạc quan mỗi khi cảm thấy chán nản, hơn nữa đá có khả năng chữa bệnh về gan, đau thần kinh tọa, đau lưng. Theo ANTĐ

Copy từ: Yahoo

Không thể không so sánh để lấp liếm cái sự "chậm nhớn"....


Có người bảo, sao tôi luôn nhìn xã hội với cái nhìn tiêu cực thế? Xã hội nào chả có cái tốt cái xấu?

Chuẩn! Nhưng ở một xã hội mà cái xấu nhiều hơn cái tốt quá là gay. Thực ra tôi là một người rất lạc quan. Tôi nghĩ tôi có thể chờ, đến lúc tôi được chứng kiến đất nước này cái tốt sẽ nhiều hơn cái xấu. Còn cho đến lúc này, quả thật tôi có đốt đuốc lên giữa ban ngày, cũng khó tìm thấy điều gì khả dĩ có thể cho là tốt đẹp. Nhiều người cứ muốn quay ngược lại kim đồng hồ, khi so sánh bây giờ với cái thời cách đây năm sáu chục năm, có cái xe đạp đi là oách rồi. Thịt thì cả tháng trời nhân dân được 1 lạng, ai đi làm cho nhà nước (gọi là CBCNV) thì được 3 lạng….
Khốn khổ! Sao không so với thời vua Hùng, cả dân tộc đóng khố, cởi trần cho bõ sướng?
Từ bé đến lớn, ai cũng được cha mẹ lẫn nhà trường, luôn dạy dỗ là phải có chí tiến thủ, không được an phận thủ thường. Được dạy dỗ thế mà hễ chúng tôi cứ so sánh với thế giới bên ngoài, là lại bị ăn “mắng”, được thế này là tốt lắm rồi, cứ có voi đòi tiên.
Một người có con đang làm việc ở nước ngoài, mua một ngôi nhà hơn nửa triệu đô. Hàng tháng vẫn phải trả lãi ngân hàng khá lớn. Còn đang loạy hoay tìm cách gửi đỡ một ít tiền sang cho con, đã nghe vợ chồng nó bán ngôi nhà ấy đi, mua ngôi nhà khác to hơn. Chúng nói trả lãi thì có sao? Bọn con phải đặt ra một cái mục tiêu cao hơn, để còn phấn đấu chứ?
Lại so sánh bây giờ dân chủ chán. Ngày xưa có được công khai nói chuyện yêu ghét thế này đâu? Thèm hát nhạc vàng quá, đóng kín cửa lại hát với nhau ở trong nhà mà còn bị tù 10 năm. Bây giờ đúng là dân chủ quá trớn!
Nghe thế lại thở dài. Lúc nào cũng ngày xưa. Xưa thêm tý nữa đi. Ngày xưa khi cả thế giới vẫn còn chưa có luật lệ chung, cha ông ta không những chỉ đánh đuổi được giặc ngoại xâm, mà còn mở mang được bờ cõi. Giờ thì không những để mất đất, lại còn nguy cơ bị “đồng hóa”. Tivi tràn ngập phim Tàu. Ra chợ hàng Tàu chiếm lĩnh mọi thị trường. Nếu dân mình giàu như mấy ông “đày tớ”, sức mấy dùng hàng Tàu?
Đểu ở chỗ là cái bọn suốt ngày chửi thằng tư bổn, nhưng lại toàn dùng hàng của tư bổn, cho con cái sang học, định cư ở bên các nước tư bổn, gửi tiền sang nhà băng của tư bổn và rất hãnh diện về tất cả những điều đó. Bảo họ dùng hàng Tàu, không khéo lại xúc phạm họ.
Trong khi đó kẻ suốt ngày chửi thằng Tàu, vẫn phải bấm bụng dùng hàng Tàu vì nó rẻ, còn họ thì nghèo. Trong đại đa số các gia đình từ trung lưu trở xuống, dám chắc trong nhà không có một món đồ là hàng Tàu?
Không lẽ dân Việt mình điêu thế?
Thực ra dân Tàu cũng khổ chẳng kém gì dân mình. Hàng hóa họ làm ra sang đây rẻ thế, đủ biết tiền công làm ra nó bèo bọt đến đâu.
Nghe tôi thở dài, cái người chê tôi tiêu cực ấy hỏi: thế phải làm thế nào? Nếu là bạn thì bạn sẽ làm gì hả?
Thiếu gì chuyên gia tài giỏi. Quan trọng là có nghe lời khuyên của họ hay không thôi. Chả nói đâu xa, vụ Bô xít đã cho thấy bài học nhỡn tiền. Cư dân mạng riếc: là cá không ăn muối thì cá ươn đấy!
Nhưng tôi cũng mạo muội mà nói, nếu phải tay tôi thì tôi….cách tuốt mà không sợ “không có người làm”. Dân Việt Nam đầy người tài. Là các vị sợ họ giỏi hơn mình, nên không dám dùng cái tài của họ thôi.
"Thằng" hơn 4000 năm
Cách đây 34 năm,chúng tôi là lính đóng quân ở Lao Cai cũng phải sống ở những lán trại y chang như này,thời đó chắc giầu trí tưởng tượng lắm cũng không thể hình dung được con cháu mình lại phải ăn ở như cha ông chúng nó,khốn nạn thật!


"Thằng " hơn 200 năm




Copy từ: Phương Bích