CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Kính thưa Cục trưởng Nguyễn Xuân Hồng: Chất độc không thể ăn được!

(NLĐO) - Với phát biểu: “Có những mẫu dù dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức tối đa cho phép và vi phạm quy định của Việt Nam nhưng cũng chưa đồng nghĩa với việc mất an toàn”, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - Bộ NN-PTNT, bị dư luận phản đối dữ dội. Đây không phải lần đầu ông cục trưởng phát biểu gây sốc.


Ông Nguyễn Xuân Hồng: Khoai tây nhiễm độc của Trung Quốc vẫn an toàn
 
Ngay sau khi đăng bài “Khoa tây độc: Phải chấp nhận”, Báo Người Lao Động nhận được rất nhiều ý kiến bạn đọc bày tỏ thái độ bất bình trước phát biểu của ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - Bộ NN-PTNT, khi cho rằng dù dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép 16 lần nhưng khoai tây Trung Quốc vẫn an toàn.

Ông Hồng  khẳng định  “Mức dư lượng tối đa cho phép là mức mà trong thương mại người ta đưa ra, nó rất an toàn... không phải cứ vượt ngưỡng tối đa cho phép là mất an toàn”. Ông giải thích thêm: “... Hằng ngày, 1 thanh niên 18 tuổi phải ăn 3.000 cây xà lách hoặc 1 cô gái phải ăn 354 quả táo. Khi các loại rau quả này có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, phải liên tục ăn như thế thì nó mới ảnh hưởng đến sức khỏe”.
 

Khoai tây Trung Quốc bán tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng Ảnh: Khắc Lịch

Bạn đọc có nick culi  phản đối: “Ông trả lời với dư luận gì mà kỳ vậy? Ông chấp nhận nhưng những người mẹ, những người cha không thể "chấp nhận" cho con cái mình ăn những thứ độc phẩm như vậy được. Không có một quốc gia nào chấp nhận cho dân tộc mình ăn đồ độc”. Bạn đọc có nick Râu rầu  bất bình:  “Không ngờ Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật lại có thể phát biểu những câu mà tôi đọc xong cảm thấy bị khinh thường như thể một người lớn đang dỗ dành em bé quấy khóc vì bố mẹ nó thất hứa không mua quà”.
Đối với bất kỳ ai và bất kỳ loài vật nào, chất độc không thể  ngửi, hít, chứ chưa nói là ăn vào. Do vậy, ở riêng 26 tấn khoai tây Trung Quốc bị phát hiện dư lượng thực vật cao gấp 1 lần cho phép mà ông Hồng nói vẫn an toàn thì không một ai chấp nhận được.
“Nghe ông cục trưởng phát biểu thấy rầu quá, sức khỏe người dân đang bị xem thường” - bạn đọc Thanh nói. Bạn đọc Hữu Châu thì nói: “Với cách lập luận của ông Nguyễn Xuân Hồng thì người tiêu dùng nên tự cứu mình thôi”.
 

Táo Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Hiếu

Đây không phải lần đầu tiên ông Cục trưởng Nguyễn Xuân Hồng phát biểu gây sốc  mà theo bạn đọc là quá vô cảm trước người dân.

Còn nhớ ở vụ táo Trung Quốc nhiễm độc, trên Báo Người Lao Động số ra ngày 22-6-2012, ông Nguyễn Xuân Hồng cũng khẳng định: Chất độc trong táo Trung Quốc ở ngưỡng an toàn. Dẫn kết quả phân tích 40 mẫu táo Trung Quốc có chứa hóa chất độc hại thiram với hàm lượng 0,08 ppm, trong đó 15 mẫu có hóa chất aren ở mức từ 0,02 - 0,11 ppm, ông Hồng khẳng định chất độc thấp hơn ngưỡng cho phép và trong ngưỡng an toàn khi sử dụng. 

Ngay sau tuyên bố này,  hàng trăm bạn đọc đã gửi ý kiến phản đối kịch liệt.  Bạn đọc cho rằng chất độc vẫn là chất độc và khi đã là chất độc thì không có ngưỡng, chỉ thấy nguy hại cho sức khỏe.

Không tin vào kết quả kiểm tra cũng như thất vọng trước cách làm, cách nói của quan chức đầu ngành, người dân chỉ còn biết tự cứu lấy mình trước mối nguy rau củ quả, hàng hóa nhiễm đọc từ bên ngoài tràn vào. “Mong mọi người hãy tỉnh táo khi sử dụng tất cả các loại hàng hóa khi nó có trên thị trường” -  bạn đọc Phan Thị Kim Oanh đưa ra lời khuyên.
Hãy sáng suốt lựa chọn

“Dư lượng dưới mức cho phép, vậy thì ai cho phép? Sao Cục Bảo vệ thực vật không công bố bằng văn bản cho rõ ràng? Những dư lượng đó khi ăn vào có được đào thải ra ngoài hay không? Hay là chúng sẽ tích tụ lại trong cơ thể, đến một ngày nào đó khi đã phát hiện ra thì quá muộn?... Chúng ta là những người tiêu dùng, hãy sáng suốt lựa chọn cho mình những thực phẩm an toàn hơn”
bạn đọc Hai Thời Sự
Duy Quốc (tổng hợp)
 


Copy từ: Người Lao Động

Công an VN thích xen vào nội bộ tôn giáo



VRNs (25.06.2013) – Liên tục từ ngày 18/6 đến nay, các Chánh trị sự Cao Đài giáo Hứa Phi (Đức Trọng, Lâm Đồng), Nguyễn Kim Lân và Nguyễn Bạch Phụng (Vĩnh Long) bị công an sách nhiễu liên tục vì tham gia việc đoàn kết các tôn giáo tại VN. Nhà cầm quyền VN xưa nay nghĩ rằng chỉ mình họ mới có quyền làm công việc “đoàn kết các tôn giáo” (dù bản thân họ vô thần), nên không cho bất cứ ai làm. Nhưng thật ra họ không muốn các tôn giáo đoàn kết với nhau để dễ dàng “chia để trị”. Những nỗ lực đoàn kết các tôn giáo đang bị nhà cầm quyền tìm cách triệt hạ, bắt đầu là những người sống ở các tỉnh, xa các phương tiện truyền thông đại chúng.
VRNs xin giới thiệu bản tường trình về việc bị sách nhiễu của những vị có tên nêu trên.
—————————
Kính Quý Chư Chức Sắc Thiên Phong, Quý Chức Việc và đồng đạo bảo thủ chơn truyền Quốc Nội cùng Hải ngoại.
Kính Quý Chức Sắc tôn giáo bạn, Quý cơ quan truyền thông và đồng đạo đang đòi quyền tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền cho quê hương Việt Nam.
Chúng tôi BĐD KNSĐCĐ tường trình và phản đối công an Việt Nam tiếp tục gây khó dễ cho những người giữ đạo và có thiện chí muốn Liên Tôn giáo trên tinh thần trong sáng lo cho đạo đức xã hội.
Ngày 11 – 05 – Quý Tỵ (dl 18 – 06 – 2013), Ông Trường – Công an Huyện Đức Trọng, Ông Mỹ – CA Thôn Bồng Lai, Ông Nguyễn Quang Mười – Trưởng Thôn Bồng Lai đến nhà Chánh Trị Sự Hứa Phi – Trưởng Ban ĐD KNSĐCĐ đưa giấy mời ngày 19 – 06 – 2013, ra UBND xã Hiệp Thạnh làm việc với công an Tỉnh Lâm Đồng. Trong thơ mời có 2 phần, phần 1 đưa cho Huynh Hứa Phi, phần 2 thì giữ lại, trong đó nội dung đề: “Lợi dụng mạo danh Chánh Trị Sự”. Đọc xong Huynh Hứa Phi không đi và cho rằng đây là việc nội bộ tôn giáo, công an đã xen vào coi như vi phạm luật pháp nhà nước. Tranh luận rất căng thẳng, công an lập biên bản bảo Huynh Hứa Phi ký vào, huynh Phi không ký.
Vào lúc 18g tối ngày 14 – 05 Quý Tỵ, 2 công an mặc sắc phục và Trưởng Thôn Nguyễn Văn Mười tiếp tục đến nhà huynh Hứa Phi đưa giấy mời ra cơ quan để làm việc, người bạn đời của Huynh Phi không nhận giấy mời, lý do chồng tôi không có nhà, bận đi thăm đồng đạo. CA yêu cầu chị ký vào giấy lý do không nhận giấy mời, chị không ký. Đã đến giờ cúng thời chiều, chị để cho CA và chính quyền Thôn ngồi tại phòng khách, chị lo việc cúng kính. Khi cúng xong, tất cả ra về tự lúc nào không ai hay biết. Gia đình huynh Phi chỉ có 2 vợ chồng ở nhà còn con cái thì lập gia đình và đã ra riêng hết.
 ************
Tiếp theo sự việc của huynh Hứa Phi, ngày 11 – 05 – Quý Tỵ (dl 18 – 06 – 2013) tại Tỉnh Vĩnh Long, ông Phó Chủ Tịch UBND Phường 4 Châu Nguyễn Minh Thức đưa thư mời Hiền Huynh Chánh Trị Sự Nguyễn Kim Lân và Hiền Tỷ CTS Nguyễn Bạch Phụng vào lúc 9g ngày 19 – 06 – 2013 đến tại UBND Phường 4, lý do: Để bàn một số nội dung có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng ở địa phương.
Nhận được thư mời, Huynh Kim Lân và Tỷ Bạch Phụng không đi. Lý do mấy tháng gần đây cũng UBND phường 4 mời 2 vị nầy đến UBND P.4 để họp cũng nội dung liên quan đến hoạt động tôn giáo. Trong khi UBND phường mời mà Công an làm việc (???) nên sự lừa dối nầy làm mất niềm tin của người dân đối với chính quyền.
Hai vị nầy đã tuyên bố trước mặt công an Tỉnh Vĩnh Long rằng: “Chúng tôi là tôn giáo, tu hành thuần túy theo luật đạo, chúng tôi không có tội gì hết, từ đây trở đi chính quyền mời chúng tôi không đi nữa, chúng tôi không phải là tội phạm mà CA làm việc rồi bắt chúng tôi ký biên bản”.
Đây là bằng chứng Công an xen vào nội bộ tôn giáo làm khuynh đảo tinh thần của người dân, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của công dân. Nay UBND phường 4 lại tiếp tục mời để sách nhiễu nữa nên chúng tôi không thi hành.
Nhà nước CSVN hiện nay vẫn tiếp tục quản lý tôn giáo, vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền và tước đoạt mọi quyền lợi căn bản của người dân.
 ***********
Tiếp tục sáng nay ngày 16 – 05 – Quý Tỵ (dl 23 – 06 – 2013), 2 Công an Huyện Đức Trọng, 1 Trưởng Thôn Bồng Lai, 1 Công an Thôn đến nhà huynh Hứa Phi tiếp tục đưa thư mời huynh Phi ra Huyện để làm việc. Chị vợ của anh không nhận thư vì chồng không có ở nhà. Công an một mực để lại thư mời trên bàn rồi ra về và nhắn lại với chị vợ của anh Phi rằng: “Khi nào anh về phải đến ngay Công an Huyện để làm việc.” 
Chúng tôi hoàn toàn phản đối việc làm của Công an Huyện Đức Trọng Tỉnh Lâm Đồng và Chính quyền phường 4 Thành Phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long xâm phạm quyền tự do tôn giáo, liên tục mời chúng tôi chỉ vì lý do bảo thủ chơn truyền, đòi lại chủ quyền của đạo, lý do liên kết các tôn giáo để cùng lên tiếng bảo vệ niềm tin tôn giáo, bảo vệ công lý, bênh vực những ai bị ngược đãi, bị bách hại …
Chúng tôi tường trình lại sự việc nầy, kính mong quý Chức Sắc các tôn giáo, Quý đồng đạo bảo thủ chơn truyền trong và ngoài nước hãy lên tiếng cùng chúng tôi đấu tranh cho Việt Nam có được Tự Do, Nhân Quyền và Dân Chủ./.
Hiền Huynh CTS NGUYỄN KIM LÂN và Nữ CTS NGUYỄN BẠCH PHỤNG BỊ CHÍNH QUYỀN TIẾP TỤC MỜI LÀM VIỆC
Vào lúc 9g sáng ngày hôm nay 17 – 05 – Quý Tỵ (dl 24 – 06 – 2013), ông Võ Văn Sơn, cán bộ văn phòng UBND Phường 4- tỉnh Vĩnh Long, đến tại nhà Hiền Huynh Chánh Trị Sự Nguyễn Kim Lân tiếp tục đưa thư mời H/H ra UBND Phường để làm việc ngày mai 25 – 06 – 2013.
Huynh Kim Lân đã trả lời với cán bộ Phường rằng: “Tôi không nhận thư và không đi họp, vì đã quá nhiều lần kể từ năm 2000 cho đến nay là 2013 (tổng cộng 13 năm), Công an và chính quyền địa phương mời chúng tôi không biết bao nhiêu lần, và lần nào chúng tôi cũng chấp hành đến cơ quan để trao đổi. Trải qua 13 năm không có gì đổi mới tư duy cũng chỉ một nội dung là “Hoạt động tín ngưỡng tôn giáo ở địa phương”. Chúng tôi đã trình bày rõ ràng từ mười mấy năm nay rồi, đây là chuyện của nội bộ tôn giáo yêu cầu chính quyền, Công an đừng có xen vào, hãy tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của công dân. Chúng tôi không nhận thư và cũng không đi, chú về báo lại cấp trên của chú có cần gì thì trực tiếp đến nhà, tôi sẵn sàng tiếp”.
Cán bộ Sơn ra về, sau đó vào lúc 10g cùng ngày, ông Hồ Xuân Truyền – Trưởng khóm 1 UBND Phường 4 cùng với ông Sơn trở lại đưa thư mời tiếp. Huynh Kim Lân không nhận, ông Truyền đã lập biên bản và bảo Huynh Lân ký vào và ghi rõ lý do gì không nhận thư, Huynh Lân không ký. Hai cán bộ Khóm và Phường ra về.
Kết Luận: Luật pháp chỉ áp dụng cho người dân, nhất là người dân tôn giáo bảo thủ chơn truyền theo đúng luật đạo của Đức Thượng Đế lập ra, thì phải chịu biết bao nhiêu nỗi đắng cay, trù dập của quyền đời. Người dân như cá chậu, chim lồng, muốn bắt lúc nào bắt, muốn mời lúc nào mời, nhà nước cũng chẳng cần đếm xỉa gì tới ý nguyện của người dân.
Thậm chí UBND mời, nhưng Công an thì làm việc, trớ trêu như vậy, đó là một sự mờ ám có tính toán, qua mặt người dân, lừa dối dân, coi thường người dân. Thư mời đề “Trao đổi về hoạt động tôn giáo”, đến khi làm việc lại giống như hỏi cung, rồi lập biên bản bắt ký tên, phía trên chữ ký đề là “Người khai” y như một phạm nhơn.
Chúng ta hãy tự ý thức về trách nhiệm tôn giáo của mình, chúng ta hãy tự lấy lại quyền của mình, hãy tự đứng lên đòi lại những gì mình đã mất – Hãy sống và làm theo lương tâm và lẽ phải./. 
BĐD KNSĐCĐ

Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế

Hủy bản án sơ thẩm xử nhà báo Đoàn Hữu Hậu

Nam Phương (Danlambao) - Ngày 24 / 06 / 2013 tòa án Phúc Thẩm TP -HCM tuyên hủy bản án sơ thẩm của của "tòa án" tỉnh Kiên Giang đối với nhà báo Đoàn Hữu Hậu vì vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng hình sự. Trên Danlambao đã có đăng 02 số. Việc tuyên xử trước đây được dư luận xem là sự trả thù của các quan chức tỉnh Kiên Giang đối với nhà báo Đoàn Hữu Hậu.
*
Tòa án Nhân dân Tối cao tuyên hủy án sơ thẩm của Tòa án Nhân dân tỉnh Kiên Giang, vì vi phạm nghiêm trọng Bộ luật Tố tụng Hình sự 
Sáng ngày 24/6/2913, Tòa án Nhân dân Tối cao mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án theo đơn kháng cáo của ông Đoàn Hữu Hậu ở số nhà 509/17 Nguyễn Trung Trực, phường Vĩnh Lạc, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Tòa án Nhân dân Tối cao đã tuyên hủy bản án sơ thẩm của Tòa án Nhân dân tỉnh Kiên Giang, vì vi phạm nghiêm trọng Bộ luật Tố tụng Hình sự
Trước đó, ngày 8/4/2013 Tòa án Nhân dân tỉnh Kiên Giang mở phiên xét xử sơ thẩm, Bản án số 26/2013/HSST, tuyên xử ông Đoàn Hữu Hậu phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, theo điểm e khoản 2 Điều 139; Điều 33 Bộ luật Hình sự, xử phạt 2 năm tù. Buộc trả bồi thường 29 triệu đồng. 
Theo hồ sơ vụ án, tại tất cả các văn bản từ khởi tố vụ án, kết luận điều tra, cáo trạng truy tố, quyết định xét xử vụ án đều ghi rõ ông Đoàn Hữu Hậu phạm tội danh “Lợi dụng ảnh hưởng…”. Cũng bản cáo trạng, tại phiên xét xử, đại diện Viện Kiểm sát “tự ý” chuyển tội danh từ “Lợi dụng ảnh hưởng…” sang tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Thế nhưng Hội đồng Xét xử vẫn tiến hành xét và tuyên phạm tội. Trong khi, theo Điều 139 Bộ luật Hình sự, yếu tố cấu thành tội lừa đảo là phải có ý định chiếm đoạt tài sản trước và bằng thủ đoạn gian dối để người khác tin và giao tài sản. Một yếu tố bắt buộc trong cấu thành của tội lừa đảo là phải có người bị hại, có thiệt hại xảy ra. 

*

Bài liên quan đã đăng:
Kiên Giang: Dùng ngòi bút giúp dân oan khiếu kiện, một nhà báo bị 2 năm tù 
Nam Phương (Danlambao) - Sáng ngày 08/04/2013, phiên tòa sơ thẩm đã "xử" nhà báo Đoàn Hữu Hậu với tội danh “lừa đảo chiếm đoạt" theo điều 139 BLHS đã diễn ra tại tòa án tỉnh Kiên Giang. Điều đáng nói, khi vào phiên xét xử thì tòa lại xử với tội danh hoàn toàn khác. Đây là một tội danh được thay đổi bất ngờ tại phiên tòa. Bởi vì khi luật sư của anh Hậu chỉ nhận bào chữa theo hồ sơ của nhà báo Đoàn Hữu Hậu theo cáo trạng của VKS với tội danh là "lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi" theo điều 291 BLHS...
*
Nhân ngày 21/6, viết về một nhà báo không nói láo bị đảng bắt mặc áo tù 
Nam Phương (Danlambao) - Đến hẹn lại lên, cứ đến ngày 21/6 hàng năm là cả hệ thống báo chí, truyền thông lề đảng bắt đầu bỏ công, bỏ việc để tham gia cái gọi là 'hoạt động chào mừng' ngày báo chí cách mạng Việt Nam. Tại một số tờ báo được gọi là có 'tính đảng cao', công tác chuẩn bị đã được chu tất trước đó mấy ngày. Không khí nhộn nhịp với những lần cụng ly chúc tụng cho nhau. Không phải riêng cánh nhà báo mà có cả các quan chức từ trung ương đến địa phương coi đây là dịp gặp gỡ để “trao đổi những hợp đồng”...


Copy từ: Dân Làm Báo

Việt Nam : Tin đồn về danh sách blogger có thể bị bắt gây lo ngại

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh
RSF

Trọng Thành
Trong thời gian gần đây tại Việt Nam, một số danh sách những blogger đấu tranh cho dân chủ có thể bị bắt được lan truyền trên mạng. Hiện tượng này gây không khí lo ngại vì đã có một số blogger bị bắt, như hai người viết blog nổi tiếng : Nhà báo Trương Duy Nhất và nhà văn Phạm Viết Đào. Đặc biệt là ngày 24/06/2013, trên blog của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, trong bài viết « Gửi thủ tướng Ba Dũng », có thông báo về một danh sách 20 blogger có khả năng bị bắt, được cho là do một người thuộc phái đoàn công du Trung Quốc của chủ tịch nước Trương Tấn Sang, gửi về.

Hư thực về các danh sách blogger bị bắt thế nào và phản ứng của các nhân sĩ ở Việt Nam ra sao, trả lời RFI Việt ngữ, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cho biết cụ thể.


Copy từ: RFI

Gần ba trăm hộ dân phường Bến Thuỷ TP Vinh biểu tình giữ đất.

   Nhân dân Phường Bến Thuỷ Vinh phát hiện ra chính quyền bán đất cho doanh nghiệp, ăn chặn tiền đền bù qua các tài liệu từ bên trong tuồn ra cho họ. Họ đã mang dán công khai tại nơi công cộng, tố cáo các quan tham và những sâu mọt Nghệ an.

 CTV từ Vinh cho hay chi tiết như sau :
  Sáng nay, bà con Bến Thủy, Vinh tiếp tục giữ đất. Từ hôm đó đến nay, bà con thay nhau trực, ăn uống ngủ tại chỗ. Theo tin loan tải, ngày hôm nay chúng sẽ tiến hành cưỡng chế. Nhưng đến 12h trưa nay, chưa thấy chính quyền động tĩnh gì. Khi đi qua công an phường Trung Đô, UBND Phường Trung Đô (bên cạnh Bến Thủy) đều thấy đóng cửa. Có vẻ chúng đã điều động các phường lân cận hỗ trợ cướp đất. Tại nơi bà con dựng lều giữ đất, thấy thằng phó chủ tịch phường Trung Đô (Từ Hoa Lam) cũng lượn lờ mấy lần quanh bà con.
  Có khả năng chúng sẽ tiến hành cướp trong chiều nay hoặc nay mai. Vì vậy rất cần sự hỗ trợ của cộng đồng FB loan báo tin cho báo chí, bloger, FBker rộng raĩ.
Sáng nay, có 1 nhà báo đến phỏng vấn bà con (có thẻ nhà báo), nhưng bà con đã hết tin tưởng vào báo chí và truyền hình trong nước.
Bà con cũng đã bố trí các cụ thương binh quay phim, chụp ảnh rất bài bản. 




 Già trẻ lớn bé mang lều ra nằm canh giữ đất cả tuần nay :



Người già Việt nam hạnh phúc nhất nhì Thế giới đây.










Cả cờ búa liềm mang ra hè đường giữ đất.

Bằng chứng về ăn đất của đám sâu Nghệ an.


Copy từ: Xuân Việt Nam

Thấy gì qua chuyến đi của thượng tướng Đỗ Bá Tỵ tại Mỹ ? (Nguyễn Văn Huy)

Trước quá nhiều đối tác chiến lược này, không ai biết Việt Nam muốn gì. Bắt cá nhiều tay là một chiến lược nguy hiểm, không ai muốn can thiệp khi Việt Nam bị lâm nguy vì sợ làm phật lòng những đối tác chiến lược khác.
 
Đáp lời mời của đại tướng Martin E. Dempsey, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ thuộc Bộ quốc phòng Mỹ, ngày 17/06/2013, một phái đoàn quân sự cao cấp của quân đội nhân dân Việt Nam do thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, thứ trưởng bộ quốc phòng kiêm tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam, dẫn đầu tới thăm chính thức Hoa Kỳ trong 6 ngày, từ 17 đến 22/06/2013.
Theo ông Tỵ, chuyến đi này"là dịp để tăng cường quan hệ hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa quân đội hai nước, qua đó thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng lên một bước mớimới, phù hợp với mối quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt, đang ngày càng phát triển giữa Việt Nam và Hoa Kỳ".
Phái đoàn quân sự Việt Nam gồm có các tướng lĩnh cao cấp trong quân ủy trung ương như như trung tướng Phương Minh Hòa, tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân, trung tướng Phạm Ngọc Hùng, phó tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng, chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Ninh, phó tư lệnh Quân chủng Hải quân, thiếu tướng Phạm Hữu Mạnh, chánh văn phòng Bộ Tổng Tham mưu và thiếu tướng Vũ Chiến Thắng, cục trưởng Cục Đối ngoại.
Nội dung chuyến đi
Đây là lần đầu tiên một phái đoàn cao cấp của quân đội nhân dân Việt Nam chính thức đến thăm Hoa Kỳ, đặc biệt là đến Bộ quốc phòng Hoa Kỳ để cùng hội thảo. Trong chương trình viếng thăm, ông Đỗ Bá Tỵ cùng đoàn đại biểu quân sự cấp cao đã đến thăm Đại học Quốc phòng, Bộ tư lệnh Hạm đội 3, Cảnh sát biển thành phố San Diego, Đơn vị tìm kiếm cứu nạn, Bộ tư lệnh Quân đoàn 1, Căn cứ liên quân Lewis-McChord. Tại các đơn vị đến thăm, những chỉ huy đơn vị đã giới thiệu về chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của đơn vị.
Sáng ngày 20/6, tại trụ sở Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, còn gọi là Pentagone (Lầu năm góc), một nghi lễ tiếp đón theo nghi thức quân sự cấp cao đã được tổ chức dành riêng cho đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam. Điều này cho thấy Hoa Kỳ đánh giá cao chuyến viếng thăm của phái đoàn quân sự Việt Nam. Ngay sau lễ đón, ông Đỗ Bá Tỵ đã có cuộc hội đàm với ông Martin Dempsey, đại tướng chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ.
Sau những chào hỏi và cảm ơn xã giao giao, hai bên đã trao đổi về một số tình hình thế giới và khu vực cùng quan tâm. Ông Đỗ Bá Tỵ nói Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ toàn diện với Hoa Kỳ, trong đó có quan hệ về quốc phòng. Theo đó, hai bên tiếp tục triển khai quan hệ quốc phòng theo bản Thỏa thuận thúc đẩy hợp tác quốc phòng đã ký kết, bao gồm trao đổi đoàn các cấp, trao đổi đào tạo, trao đổi kinh nghiệm giữa các quân binh chủng. Ông Đỗ Bá Tỵ cũng không quên đề nghị Hoa Kỳ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh (rà phá bom mìn, vật liệu nổ còn lại sau chiến tranh, tìm kiếm các quân nhân còn mất tin, mất tích trong chiến tranh và tẩy rửa chất độc dioxine tại các điểm ô nhiễm nặng và hứa sẽ tạo điều kiện tốt nhất và hợp tác với Hoa Kỳ trong việc tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt quân nhân Hoa Kỳ đã tử trận trong chiến tranh tại Việt Nam. Nhưng đề nghị quan trong nhất của ông Tỵ là trong thời gian tới, hai bên cần phối hợp thật tốt trên các diễn đàn đa phương để cùng nhau góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, trước hết trong cơ chế hợp tác giữa các nước ASEAN và các nước đối tác (trong đó có Trung Quốc). Việt Nam sẽ làm hết sức mình để thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác ASEAN-Hoa Kỳ vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.
Đáp lời, ông Martin Dempsey đồng ý với những nội dung hợp tác thời gian tới trong khuôn khổ Thỏa thuận thúc đẩy hợp tác quốc phòng và hoan nghênh sáng kiến của Việt Nam về thành lập Nhóm chuyên gia về mìn nhân đạo trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ASEAN Defence Ministers Meeting Plus-ADMM+). Ông Dempsey cho biết Hoa Kỳ ủng hộ các bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình và đề nghị các bên tranh chấp tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, đồng thời cũng mong muốn ASEAN và Trung Quốc sớm xây dựng được Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (Code of Conduct-COC).
Chiều cùng ngày 20/6, phái đoàn của thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đã có buổi tiếp kiến với ông John Mc Cain, thượng nghị sỹ bang Arizona, tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ trên đồi Capitol. Ông John McCain là người đã từng tham chiến ở Việt Nam và bị bắt làm tù binh và bị giam tại Hỏa Lò Hà Nội. Trong cuộc hội thảo, ông McCain khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ cho quan hệ giữa hai nước trong thời gian tới.
Trước đó, ngày 18/6, phái đoàn quân sự do ông Đỗ Bá Tỵ dẫn đầu đã tới thăm Căn cứ liên quân Lewis-McChord, bang Washington và được trung tướng Robert Brown, chỉ huy trưởng Quân đoàn I, tiếp đón. Ông Brown cho biết : "Chính sách chuyển hướng của quân đội Hoa Kỳ sẽ là tăng cường lực lượng ở Đông Nam Á để hợp tác với các đối tác tuyệt vời như quý vị" và sau đó cho phái đoàn Việt Nam xem một bản đồ có gắn bảy ngôi sao, đó là nơi diễn ra các cuộc tập trận chung lớn với quân đội Mỹ : Trung tâm Huấn luyện Yakima ở bang Washington, Australia, Thái Lan, Nhật Bản, Nam Hàn, Philippines và Hawaii. Ông Brown nói : "Nếu thêm được một ngôi sao nữa ở Việt Nam thì thật là tuyệt vời".
Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố không liên minh quân sự với nước nào và chưa có ý định tham gia tập trận chung. Tuy trước mắt Việt-Mỹ chưa có kế hoạch tập trận chung, nhưng hai bên hứa có thể cùng tham gia huấn luyện gìn giữ hòa bình và quân y.
Theo dự trù, ngày 26/6, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, một thứ trưởng quốc phòng khác của Việt Nam, cũng sẽ đến thăm Hoa Kỳ. Mục đích chuyến thăm này là để bàn về lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam. Việt Nam đã quyết định tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, trong lĩnh vực công binh, quân y và quan sát viên quân sự.
Sau chuyến viếng thăm Hoa Kỳ, phái đoàn do ông Đỗ Bá Tỵ dẫn đầu sẽ đến thăm Pháp từ ngày 23 đến 26/6, theo lời mời của đô đốc Edouard Guillaud, tham mưu trưởng Liên quân Cộng hòa Pháp.
Bắt cá nhiều tay, không ai biết Việt Nam muốn gì
Trong lúc phái đoàn quân sự cao cấp của thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đến thăm Lầu Năm Góc từ ngày 17 đến 22/6, phái đoàn của ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đến thăm Trung Quốc từ 19 đến 21/6. Các hoạt động ngoại giao và quốc phòng dồn dập trong tháng 06/2013 cho thấy Việt Nam tiếp tục chính sách “đa phương hóa, đa dạng hóa” với các đối tác chiến lược.
Ngày 31/5, phát biểu trước diễn đàn an ninh Singapore Đối Thoại Shangri-La, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không ngừng nhấn mạnh "xây dựng niềm tin chiến lược vì hòa bình, thịnh vượng của khu vực Châu Âu Thái Bình Dương" và tuyên bố “đặc biệt coi trọng vai trò của một nước Trung Hoa đang trỗi dậy mạnh mẽ và của Hoa Kỳ - một cường quốc Thái Bình Dương”. Điều này cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam đang tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ nhưng cũng không muốn gây mất lòng Trung Quốc.
Vấn đề là Việt Nam không có cùng định nghĩa về "đối tác chiến lược". Một quốc gia có thể có nhiều đối tác chiến lược về kinh tế, văn hóa, xã hội nhưng không thể có nhiều đối tác về quốc phòng vì một lý do giản dị, không quốc gia nào muốn những bí mật quốc phòng của mình bị đối phương nắm giữ. Khi hợp tác quốc phòng, mỗi quốc gia phải cho đối tác hoặc đồng minh của mình biết thêm chi tiết về chiến lược đang áp dụng. Tại Biển Đông, Hoa Kỳ và Trung Quốc rất muốn biết chiến lược khai triển của nhau trong khu vực. Trong khi đó, phía Việt Nam chỉ muốn được Hoa Kỳ bảo vệ khi bị Trung Quốc tấn công (nếu có) và với Trung Quốc phía Việt Nam không những tình nguyện cộng tác toàn diện mà còn nhờ Trung Quốc huấn luyện vào đào tạo những sĩ quan cao cấp nhất trong quân đội. Song song với những ước muốn đó, Việt Nam còn muốn công tác chiến lược với những cường quốc quân sự khác trong vùng như Nga, Ấn Độ và Pháp.
Trên bình diện địa lý chiến lược, đối tác chiến lược chính của Việt Nam phải là các quốc gia ASEAN, nhưng Việt Nam lại không tin vào sự sốt sắng của những quốc gia cùng khối này. Ngoài mặt, Hà Nội ủng hộ Philippines trong việc tố cáo Bắc Kinh nhưng trong thực tế lại cùng với Trung Quốc tiếp tục xác nhận chủ quyền trên các đảo và bãi đá trên quần đảo Trường Sa mà Philippines nói là của mình.
Trong hội thảo mang tên "Đoàn kết của ASEAN và những thách thức hàng hải ở Biển Đông và Châu Á-Thái Bình Dương", do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Châu Á và Học viện An ninh và Nghiên cứu Quốc tế đồng tổ chức tại Bangko kngày 21/06/2013, nội dung những bài phát biểu cho thấy sự cạnh tranh chiến lược ngày càng quyết liệt giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ làm suy yếu sự đoàn kết nội bộ giữa các quốc gia ASEAN. Mỗi quốc gia ASEAN có cái nhìn khác nhau về vai trò của Hoa Kỳ và Trung Quốc vì quyền lợi riêng của quốc gia mình, do đó không thể có tiếng nói chung trên những vấn đề liên quan đến Biển Đông. Chẳng hạn như sau gần một thập niên đàm phán, ASEAN và Trung Quốc chỉ ký được Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở Biển Đông (Declaration of Conduct-DOC) năm 2002, còn việc xây dựng một bộ luật mang tính ràng buộc hơn, Quy ước ứng xử (Code of Conduct-COC), vẫn xa vời.
Một thí dụ cụ thể : trong cuộc hội thảo ở Bangkok, chuyên gia các nước, trong đó có Việt Nam, cho rằng các tranh chấp ở Biển Đông cần phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế, như Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS 1982, v.v. thì trong Thông cáo chung Việt Nam-Trung Quốc, sau chuyến công du Bắc Kinh của chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, không có một câu nào hay chữ nào nhắc tới bộ luật về ứng xử COC và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS 1982.
Chính sách bắt cá nhiều tay của Việt Nam hiện nay đang buộc những quốc gia đối tác chiến lược xét lại sự hợp tác của mình : Việt Nam là một đối tác chiến lược đáng tin cậy hay chỉ là một khách hàng mua vũ khí lớn ?
Ngày 04/03/2013, bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã tới thăm Việt Nam trong hai ngày từ ngày 4 đến5/3. Sau khi tới thăm cảng Cam Ranh, ông Shoigu nói Nga coi Việt Nam như "một đối tác chiến lược, một người bạn lâu năm và đáng tin cậy". Hai bên Việt-Nga đã thảo luận về tình hình anh ninh khu vực cũng như hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật và quân sự. Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh nói Việt Nam cho phép Nga thiết lập trung tâm hậu cần kỹ thuật quân sự dùng để sửa chữa tàu, tiếp dầu, tiếp nước, tiếp lương thực thực phẩm cho các tàu đa quốc tịch ở Cam Ranh. Việt Nam và Nga cũng thống nhất việc xây dựng khu nghỉ dưỡng của quân nhân Nga tại Cam Ranh. Nhắc lại Vịnh Cam Ranh là nơi Việt Nam lập căn cứ tàu ngầm và sự tham gia của người Nga, quốc gia sản xuất tàu ngầm cho Việt Nam, là một bắt buộc.Hơn nữa hải cảng Cam Ranh là nơi Liên Xô từng đặt căn cứ hải quân của Hạm đội Thái Bình Dương từ năm 1979. Hải quân Hoa Kỳ cũng đã nhiều lần sử dụng cơ sở dịch vụ của cảng Cam Ranh.
Cũng nên biết, Việt Nam là khách hàng mua vũ khí khí lớn của Nga. Trong vài năm gần đây trở lại, Việt Nam là khách hàng lớn  thứ 5 trong các nước mua vũ khí của Nga, với tổng trị giá các hợp đồng là 2,43 tỷ USD, chiếm 7,6% tổng xuất khẩu vũ khí của Nga. Gần đây Việt Nam đã mua của Nga 20 máy bay chiến đấu Su-30MK2, một số hệ thống tên lửa phòng không S-300, các tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9, tổ hợp cơ động ven biển Bastion với hệ thống tên lửa siêu thanh tự định vị chống tàu Yakhont, tổ hợp tên lửa phòng không Igla. Từ năm 2009, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo Project 636 có cải biên với một tổng trị giá khoảng 3,2 tỷ USD, trong đó có chi phí lắp đặt vũ khí và một số trang thiết bị khác. Các tàu ngầm Kilo của Việt Nam sẽ được trang bị thủy lôi 53-56 hoặc TEST 76, có hỏa tiễn chống hạm 3M-54E hoặc 3M-54E1. Việt Nam sẽ mua thêm các hệ thống hỏa tiễn chống hạm Novator Club-S (SS-N-27) với tầm che phủ 300 km, v.v.
Trước đó, ngày 20/10/2012, một đoàn tướng lĩnh và quan chức của quân đội Việt Nam do thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân, dẫn đầu đang có chuyến thăm Nga với nội dung y như chuyến viếng thăm Hoa Kỳ hiện nay.
Với những đối tác khác, phía Việt Nam cũng tiến hành những cuộc viếng thăm hay mời viếng thăm quân sự tương tự.
Với Trung Quốc, ngày 22/06/2013, hai tàu chiến hiện đại nhất của Việt Nam lần đầu tiên sẽ tuần tra chung với hải quân Trung Quốc trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Đó là hai tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) và Lý Thái Tổ (HQ-012) đã rời quân cảng Vùng 3 Hải quân. Việt Nam nói đây là chuyến tuần tra lần thứ 15 giữa hai nước, nhưng lại là lần đầu tiên có hai chiến hạm hàng đầu của Việt Nam tham gia. Biên đội tàu của hải quân Việt Nam cũng sẽ thăm, giao lưu với Hạm đội Nam Hải tại thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Châu vào ngày 25/6. Theo Bộ Quốc phòng Việt Nam, chuyến đi lần này nhằm “xây dựng lòng tin lẫn nhau, tăng cường quan hệ hợp tác vì sự ổn định, hòa bình của khu vực”. Ông Đỗ Bá Tỵ nói Việt Nam sẵn sàng làm việc với phía Trung Quốc để tăng cường hợp tác và duy trì sự tăng trưởng ổn định của mối quan hệ song phương và quan hệ giữa quân đội với quân đội.
Trước đó, ngày 16/4/2013, trong chuyến viếng thăm Trung Quốc ở cấp tổng tham mưu, ông Đỗ Bá Tỵ khẳng định "Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng núi liền núi, sông liền sông. Mối tình hữu nghị Việt-Trung, tài sản vô giá do chủ tịch Hồ Chí Minh và chủ tịch Mao Trạch Đông sáng lập và dày công vun đắp đã ngày càng phát triển mạnh mẽ và được nâng lên thành quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ sự ủng hộ cũng như giúp đỡ to lớn và hiệu quả của Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước ngày nay. Quan hệ hữu nghị Việt-Trung có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với cả hai nước, cũng như đối với hòa bình, ổn định và phát triển chung của khu vực... Phát triển quan hệ hữu nghị láng giềng tốt đẹp và bền vững với Trung Quốc luôn là chủ trương nhất quán và là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam".
Hai bên đã triển khai có hiệu quả nội dung của Nghị định thư giữa hai Bộ Quốc phòng ký năm 2003 và các thỏa thuận hợp tác khác, trong đó một số lĩnh vực thực sự trở thành điểm sáng trong quan hệ quốc phòng hai nước. Quân đội hai nước cũng đã tăng cường trao đổi đoàn các cấp, trong đó chú trọng gặp gỡ và tiếp xúc của lãnh đạo cấp cao ; tăng cường trao đổi đoàn chuyên ngành ; giao lưu sỹ quan trẻ, cựu chiến binh ; giao lưu văn hóa, văn nghệ… Về đào tạo, hai bên đã hợp tác một cách có hiệu quả. Học viên quân sự hai nước sau thời gian học tập đã phát huy tốt kết quả học tập cũng như vai trò cầu nối hợp tác hữu nghị giữa hai nước. Quan hệ hợp tác, phối hợp giữa Hải quân, Biên phòng và các quân khu giáp biên giới tiếp tục được đẩy mạnh và đạt hiệu quả thiết thực. Thông qua các hình thức như tuần tra liên hợp trên biển và trên bộ, phối hợp diễn tập tìm kiếm cứu nạn trên biển… đã góp phần giữ vững an ninh, trật tự khu vực biên giới, đồng thời giải quyết kịp thời các vụ việc vi phạm, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm. Các lĩnh vực hợp tác về công tác Đảng, công tác chính trị, phối hợp trong cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+)… giữa quân đội hai nước thời gian qua tiếp tục được đẩy mạnh. Về vấn đề trên Biển Đông, hai bên nhất trí quân đội phải là lực lượng gương mẫu đi đầu triển khai thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, trong đó có “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển”. Hai bên lưu ý cần cảnh giác không để các thế lực thù địch lợi dụng kích động, chia rẽ mối quan hệ đoàn kết và lợi ích chiến lược lâu dài giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, gây mất ổn định chính trị ở mỗi nước. Bình luận gì bây giờ, rõ ràng là một sự phục tùng không điều kiện !
Với Indonesia, ngày 27/05/2013, ông Sjafrie Sjamsoeddin, thứ trưởng quốc phòng, tới Hà Nội để giới thiệu máy bay vận tải quân sự CN-295 vì Việt Nam đang cần các máy bay vận tải và nhảy dù có cửa sau với trọng tải tối đa 10 tấn.
Với Ấn Độ và Pháp, Hà Nội đã mời các tàu chiến của hai nước này ghé thăm các bến cảng Việt trong mục đích tìm hiểu khả năng chiến đấu của các loại tàu chiến trên vùng Biển Đông. Trong thực tế, đây là những hành động xã giao để ra vẽ đa phương, đa dạng trong quan hệ đối tác chiến lược.
Trong chiến tranh Việt Nam, Hồ Chí Minh và Đảng Công Sản Việt Nam đã đu dây với Liên Xô và Trung Quốc để nhận viện trợ và sự giúp đỡ để chống Mỹ và tiến chiếm miền Nam. Ông Hồ Chí Minh đã thành công vì hai đối tác chiến lược, mặc dù không ưa thích gì nhau nhưng vẫn sốt sắn giúp Việt Nam vì cùng lý tưởng cộng sản và muốn đánh bại Hoa Kỳ. Lần này chiến lược đó không phù hợp với tình thế tại Đông Nam Á, đặc biệt là trên Biển Đông. Tất cả những đối tác mà Việt Nam muốn hợp tác đều là những đối thủ quyền lợi của nhau, không đối tác nào thành tâm hé lộ chi tiết chiến lược khai triển của mình trên Biển Đông cho phía Việt Nam.
Trước quá nhiều đối tác chiến lược này, không ai biết Việt Nam muốn gì. Bắt cá nhiều tay là một chiến lược nguy hiểm, không ai muốn can thiệp khi Việt Nam bị lâm nguy vì sợ làm phật lòng những đối tác chiến lược khác.
Nguyễn Văn Huy


Copy từ: Thông Luận

Thư ngỏ về việc đại học Thái Lan trao bằng Tiến sĩ danh dự cho ông Nguyễn Phú Trọng

Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đón tiếp Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Bangkok ngày 25/6/2013.
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đón tiếp Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Bangkok ngày 25/6/2013.
REUTERS/Chaiwat Subprasom

Thanh Phương
Một số nhà hoạt động ở khu vực và quốc tế đã ký tên vào một bức thư ngỏ phản đối việc Đại học Thammasat của Thái Lan, hôm nay 26/06/2013, trao bằng Tiến sĩ danh dự cho tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, hiện đang viếng thăm Thái Lan.

Trong bức thư ngỏ đề ngày 24/06, gởi Phân Khoa Khoa học Chính trị, Đại học Thammasat, cũng như gởi cho các trường đại học khác của Thái Lan và các tổ chức, cơ quan báo chí của Thái Lan, đại diện của các trang mạng của người Việt, của các tổ chức nhân quyền khu vực và quốc tế, như trang mạng Danlambao, tổ chức Các nhà Bảo vệ Nhân quyền của Philippines, hội Finnish Asiatic Society của Phần Lan... bày tỏ mối quan ngại của họ về việc Phân viện Khoa học Chính trị, Đại học Thammasat hôm nay trao bằng tiến sĩ cho ông Nguyễn Phú Trọng và yêu cầu xét lại quyết định này.
Lý do là vì, theo bức thư ngỏ, Đảng Cộng sản Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Phú Trọng đã « trì hoãn mọi cải cách chính trị và gia tăng đàn áp mỗi khi cảm thấy có những khát vọng về dân chủ và tự do của người dân trong thời đại toàn cầu hóa ».
Bức thư ngỏ nhắc lại tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng trong một cuộc họp vào tháng 2 vừa qua, lên án những người đòi đa nguyên đa đảng, đòi phi chính trị hóa quân đội, tham gia biểu tình, khiến kiện là « suy thoái đạo đức ».
Kể từ sau tuyên bố đó của tổng bí thư đảng, chính quyền Việt Nam đag gia tăng đàn áp những nhà đấu tranh dân chủ, như vụ xử hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha vào tháng 5 về tội « tuyên truyền chống Nhà nước », hay vụ xử luật sư Lê Quốc Quân vào ngày 09/07 tới.
Bức thư ngỏ đặt câu hỏi, làm sao một người như ông Nguyễn Phú Trọng có thể được tôn vinh bởi một trong những trường đại học lâu đời nhất ở Thái Lan, một trường « vẫn giáo dục và cổ vũ sinh viên sống theo triết lý của giá trị dân chủ và công bằng xã hộì » ?
Những người ký tên vào thư ngỏ quan ngại rằng việc Đại học Thammasat trao bằng Tiến sĩ danh dự cho ông Nguyễn Phú Trọng có thể bị hiểu lầm là ủng hộ cho những kẻ cầm quyền độc tài và chuyên đàn áp.


Copy từ: RFI

Công văn yêu cầu các công ty "khẩn trương thực hiện ngăn chặn truy cập Facebook".



Copy từ: FB BBC

Ngài Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - Bộ NN-PTNT lý luận: Khoai tây độc: Phải chấp nhận!

Khoai tây độc: Phải chấp nhận!

Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - Bộ NN-PTNT, đã nhìn nhận như vậy quanh vụ 26 tấn khoai tây Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt 16 lần ngưỡng cho phép vừa bị phát hiện tại TP Đà Lạt

* Phóng viên: Thưa ông, nếu vừa qua TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng không phát hiện được 26 tấn khoai tây Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt 16 lần ngưỡng cho phép thì người dân đã bị đầu độc?
- Ông Nguyễn Xuân Hồng: Trong trường hợp như thế thì bất cứ nước nào trên thế giới đều phải chấp nhận. Bởi vì không phát hiện ra thì thôi, cũng như nhiều trường hợp, đi khám mãi mà bác sĩ không phát hiện ra bệnh nhưng thực chất là đang mắc bệnh.
Hiện nay, trên thế giới cũng chỉ đến mức độ như thế thôi, kể cả các nước phát triển nhất họ cũng đang áp dụng những biện pháp như vậy. Bất cứ phương pháp kiểm tra gì trên thế giới cũng có độ rủi ro chứ không bao giờ được tuyệt đối 100%.

Cơ quan chức năng TP Đà Lạt lấy mẫu kiểm nghiệm khoai tây Trung Quốc Ảnh: Khắc Lịch
* Những nông sản có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của người tiêu dùng?
- Mức dư lượng tối đa cho phép là mức mà trong thương mại người ta đưa ra, nó rất an toàn. Đó là mức mà người ta thấy có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe để cơ quan quản lý nhà nước và người tiêu dùng có thông tin và bắt đầu tăng cường kiểm tra, đảm bảo các biện pháp an toàn; chứ không phải cứ vượt ngưỡng tối đa cho phép là mất an toàn. Ví dụ, người ta nói hằng ngày, 1 thanh niên 18 tuổi phải ăn 3.000 cây xà lách hoặc 1 cô gái phải ăn 354 quả táo. Khi các loại rau quả này có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, phải liên tục ăn như thế thì nó mới ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vì vậy, có những mẫu dù dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức tối đa cho phép và vi phạm quy định của Việt Nam nhưng cũng chưa đồng nghĩa với việc mất an toàn. Khi nào nó vượt ngưỡng hàng trăm lần, thậm chí 1.000 lần thì lúc ấy cơ quan quản lý nhà nước mới vào cuộc để truy xuất nguồn gốc, tiêu hủy. Sau đó, có nhiều nước họ đưa ra thông báo cho dân chúng không nên mua hoặc nếu đã mua rồi thì không nên ăn sản phẩm đó.

Khoai tây Trung Quốc bán tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng Ảnh: Khắc Lịch
* Sau việc để lọt 26 tấn khoai tây Trung Quốc vừa qua, chúng ta có tính đến việc thay đổi phương pháp lấy mẫu để kiểm soát chất lượng nông sản?
- Có chứ! Một khi đã phát hiện ra thì đều phải truy xuất nguồn gốc và xem doanh nghiệp nào nhập, với lý do là gì. Nếu lý do doanh nghiệp nhập khẩu lô hàng từ bên ngoài, có vi phạm thì ngay lập tức sẽ áp dụng các quy trình kiểm tra chặt hơn. Có nghĩa là những lô hàng tiếp theo của doanh nghiệp đó sẽ không được thông quan ngay mà phải chờ kết quả kiểm tra và phải tăng tần suất kiểm tra, khi kiểm tra an toàn mới được đưa vào.
* Với doanh nghiệp đã nhập khẩu lô hàng khoai tây về Đà Lạt, nếu lần sau lại vi phạm thì sẽ xử lý thế nào?
- Sẽ rất khó có lần sau. Nhưng nếu vẫn để lọt nữa thì trách nhiệm là của cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là cửa khẩu. Tuy nhiên, cũng không loại trừ trường hợp sau khi đã đưa hàng qua cửa khẩu, trong quá trình bảo quản, chế biến và thậm chí là trong quá trình kinh doanh, có một số người sử dụng các loại thuốc trừ sâu. Vì vậy, chúng ta phải kiểm tra tất cả các công đoạn.
* Với 26 tấn khoai tây tại Đà Lạt thì thuốc trừ sâu được đưa trước hay sau khi qua cửa khẩu?
- Vụ khoai tây Đà Lạt với mức vượt ngưỡng cao như vậy thì chúng tôi đang tiếp tục xem xét nhưng có nhiều khả năng do doanh nghiệp đưa vào sau khi nhập hàng.
* Ngoài khoai tây, hiện cơ quan chức năng có chỉ đạo nào về kiểm soát chất lượng nông sản?
- Việc tăng cường kiểm soát nông sản nhập khẩu hiện nay đều được kiểm tra thường xuyên, liên tục theo Thông tư 13 của Bộ NN-PTNT và theo thông lệ quốc tế. Nếu muốn tăng tần suất kiểm tra thì phải có cơ sở pháp lý vì có vi phạm mới tăng. Nếu tăng theo ngẫu hứng thì sẽ gặp phản ứng của các doanh nghiệp. Hiện nay, Việt Nam đang xuất khẩu nông sản đi các nước nhiều hơn là nhập khẩu. Nếu áp dụng các biện pháp không phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ bất lợi cho nông sản Việt Nam.
Văn Duẩn ghi


Copy từ: Người Lao Động

Thanh tra CP bác lời ông Bá Thanh



Ông Nguyễn Bá Thanh
Ông Nguyễn Bá Thanh được cho là đã nói thanh tra chính phủ đồng ý với Đà Nẵng
Thanh tra Chính phủ Việt Nam bác bỏ phát ngôn của Trưởng ban Nội chính xung quanh kết luận thanh tra tại thành phố Đà Nẵng.
Báo Tuổi Trẻ hôm 25/6 dẫn lời ông Nguyễn Bá Thanh nói "cách đây ba tuần, Thanh tra Chính phủ đã đồng ý với quan điểm của UBND TP Đà Nẵng".
Ngay lập tức cùng ngày, cơ quan ngang Bộ của Chính phủ đưa lên trang mạng chính thức tuyên bố không hề có "thay đổi kết luận thanh tra".
Thông cáo này nhắc lại nội dung trên báo Tuổi Trẻ, theo đó ông Nguyễn Bá Thanh đã tiếp xúc cử tri tại thành phố Đà Nẵng và đề cập vấn đề thanh tra đất đai Đà Nẵng.
"Để thông tin rõ hơn trước dư luận, Thanh tra Chính phủ khẳng định, Kết luận của Thanh tra Chính phủ về những vi phạm của Thành phố Đà Nẵng trong quản lý nhà nước về đất đai làm thất thu ngân sách Nhà nước là có cơ sở pháp lý, đã được các Bộ ngành có liên quan tham gia ý kiến (Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường) và đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý."
"Thanh tra Chính phủ không thay đổi quan điểm trong nội dung Kết luận Thanh tra và cũng không có việc đồng ý với quan điểm nào khác của UBND TP Đà Nẵng," thông cáo viết.
Sự đối chọi thông tin cho thấy tranh cãi quanh vụ thanh tra vẫn chưa ngã ngũ và cũng đặt câu hỏi về quyền lực của ông Nguyễn Bá Thanh trong chiếc ghế chống tham nhũng của Đảng.
Theo báo Tuổi Trẻ, gặp cử tri Đà Nẵng hôm 24/6, ông Thanh vẫn khẳng định Đà Nẵng không gây thất thu hơn 3.400 tỷ đồng vì chính sách đất đai như kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Ông nói Ủy ban Nhân dân thành phố "không chấp nhận con số mà Thanh tra Chính phủ nêu ra và đã báo cáo với Thủ tướng, Bộ Chính trị".
Ông cũng nhắc lại: "Các chính sách và quản lý nhà nước về đất đai của TP Đà Nẵng là không sai".
Không hiểu động thái này của ông Thanh sẽ mang lại kết quả gì, khi từ tháng Ba, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định không cho Đà Nẵng tiếp tục giải trình về việc này.
Theo đó, TP Đà Nẵng sẽ phải thực hiện kết luận mà ông thủ tướng đã đưa ra trước đó là kiểm điểm chủ tịch, các phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, các tổ chức, cá nhân có liên quan (thời kỳ 2003-2011); và thu hồi triệt để về ngân sách số tiền phải nộp.


Copy từ: BBC

Từ Anh Tú đước thả

Người hoạt động chống TQ 'được thả'


Từ Anh Tú
Từ Anh Tú từng bị đuổi học năm 2011 vì đọc 'tài liệu phản động'
Từ Anh Tú, người từng bị đuổi học vì đọc 'tài liệu phản động', bị tạm giữ nhiều tiếng đồng hồ hôm thứ Ba 25/6 trước khi được nhà chức trách ở Việt Nam thả ra.
Nhân chứng có mặt tại trụ sở Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại HVT nằm trong Khu Công nghiệp Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, cho BBC hay khoảng 9:30 sáng, một nhóm công an đã tới mang anh Từ Anh Tú đi sau khi rà soát kiểm tra nơi ở của anh cũng tại địa điểm này.
Tới chiều tối 25/6, Tú đã được thả về nhà.
Từ Anh Tú, 27 tuổi, làm công nhân cho công ty HVT đã hơn một năm nay, nhân chứng này cho biết.
Cũng theo người này, công an cũng tịch thu một số sách mà họ nói là "không được phép phát hành" từ nơi ở của anh Tú.
Tin chưa được kiểm chứng nói đây là sách 'Bên Thắng Cuộc' của nhà báo Huy Đức.
Hiện chưa rõ Từ Anh Tú bị bắt vì tội gì.
Anh Tú là người tích cực trên mạng xã hội, tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội.
Trước đây, năm 2011 khi là sinh viên cao đẳng y tế, anh bị đuổi học vì đọc các tin tức và tài liệu bị cho là "phản động" trên mạng internet.
Nguyên nhân đuổi học được giải thích là vì Tú đã "vi phạm nhiều lần khoản 7, 8 Điều 6 quy định các hành vi HSSV không được làm của Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy”.
Các khoản 7 và 8 Điều 6 cấm học sinh, sinh viên làm một số việc , trong có tàng trữ, sử dụng hoặc phát tán "các tài liệu, ấn phẩm, thông tin phản động, đồi trụy và các tài liệu cấm khác theo quy định của Nhà nước;"; và "thành lập hay tham gia các hoạt động mang tính chất chính trị trái pháp luật".
Từ Anh Tú đã gửi đơn khiếu nại nhiều lần lên các cấp nhưng không được giải quyết.


Copy từ: BBC

Lộ diện chân tướng chủ thể muốn 'ôm' tài sản của các cơ sở tôn giáo

Lộ diện chân tướng chủ thể muốn 'ôm' tài sản của các cơ sở tôn giáo

Báo VietNamNet sáng nay (25-6-2013) đưa tin chính quyền Quảng Ninh đã tiên phong ra "văn bản dự thảo quy định về việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn thu tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo". Trong đó quy định việc thành lập ban quản lý tại các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo, với "trưởng ban là đại diện chính quyền địa phương, phó ban là người phụ trách cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và các ủy viên. Văn bản dự thảo này đã lộ ra cho biết chân tướng chủ thể quản lý tiền công đức (tài sản) của các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo là các quan chức chính quyền, còn chức sắc, nhà tu hành đứng đầu các cơ sở tôn giáo là bù nhìn, là người làm thuê, làm mướn cho các quan chức ấy.
Tuy nhiên, văn bản dự thảo này, theo VietNamNet, đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt của tăng, ni, phật tử Quảng Ninh, và đại diện chính quyền đã "thừa nhận sai sót và xin lỗi về những từ ngữ thiếu phù hợp trong bản dự thảo", cũng như "thừa nhận việc chưa nghiên cứu kĩ về Phật giáo cho phù hợp trước khi đề ra bản dự thảo."
Sự kiện này cho thấy cái gọi là dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý tiền công đức, được núp dưới chiếc vỏ bọc "THÔNG TƯ LIÊN TỊCH Hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo" do Bộ VH-TT-DL phối hợp với Bộ Nội vụ soạn thảo" sắp sửa ra đời, không ngoài mục đích tạo khung hành lang pháp lý để các quan chức chính quyền nhảy vào 'ôm' tài sản của các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, và thao túng nội bộ tôn giáo.
Vấn đề đặt ra là thông tư này hầu như nhấn mạnh đến việc quản lý/ nắm giữ/ôm tiền công đức (tài sản) các cơ sở tín ngưỡng của cộng đồng dân cư và của các cơ sở Phật giáo, vậy còn của các tôn giáo khác như: Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo, Hồi giáo v.v thì sao? Các quan chức chính quyền có đến các giáo xứ, giáo họ, Tòa Giám mục, đền Hồi giáo, nhà thờ Cao Đài v.v lập ban quản lý/ nắm giữ tiền công đức (tài sản) của họ không?  Các tôn giáo này chẳng nhẽ không sống và hoạt động bằng tiền công đức do các tín đồ hiến tặng/ tiến cúng? Tại sao chỉ có cơ sở tín ngưỡng dân gian và cơ sở Phật giáo là các quan chức chính quyền muốn đến 'ôm" tiền công đức? Hay 'tiền chùa' thì dễ 'quản' hơn?
Một nghịch lý là chùa chiền do các công ty tư nhân lập nên và làm chủ đầu tư đang có xu hướng phổ biến hiện nay nhằm kinh doanh thì chủ thể quản lý tiền công đức của các ngôi chùa này là ai? Công ty tư nhân hay quan chức chính quyền? sao không thấy nói đến?
Nếu tiền công đức của các ngôi chùa này là do công ty tư nhân quản lý thì tại sao các chùa thuộc hệ thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam do sư trụ trì lao tâm nhọc trí cộng với uy tín cá nhân vận động tín đồ đóng góp xây dựng nên thì các quan chức chính quyền lại muốn nhảy bổ vào quản lý/ nắm giữ/ ôm tài sản của các cơ sở tôn giáo này?
Chủ thể đích thực quản lý tiền công đức tại chùa di tích Côn Sơn ở tỉnh Hải Dương là chính quyền,
không phải là sư trụ trì do Giáo hội Phật giáo Việt Nam bổ nhiệm như người ta lầm tưởng. Ảnh: Quần Anh
Từ một hiện tượng sai trái của trưởng ban quản lý di tích lịch sử văn hóa đền Hoàng Mười (xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) - một cơ sở tín ngưỡng dân gian - do chính quyền lập nên, người ta đã và đang cố ý tạo công luận đánh đồng khái niệm giữa cơ sở tín ngưỡng - vốn do cộng đồng dân cư địa phương quản lý, và cơ sở tôn giáo - vốn do giáo hội và chức sắc, nhà tu hành quản lý, được pháp luật bảo hộ, để từ đó tạo cơ sở pháp lý cho các quan chức chính quyền chiếm đoạt quyền quản lý các cơ sở tôn giáo của các chức sắc, nhà tu hành của các tôn giáo một cách hợp pháp, biến cơ sở tôn giáo thành cơ sở thu tiền của nhà nước, tạo cơ hội cho các 'con sâu' tham nhũng dễ bề đục khoét tài sản tôn giáo.
Trước đây, với quan niệm 'tôn giáo là liều thuốc phiện', là mê tín dị đoan, đang tâm ra tay đập phá không thương tiếc nhiều di sản văn hóa Phật giáo của tổ tiên. Ngày nay, với cơ chế thị trường, lòng tham nổi dậy, năm nào cũng rậm rật muốn thò bàn tay lông lá của thế tục vào 'ôm, giữ' tài sản tôn giáo vốn trang nghiêm thanh tịnh, có nguồn gốc từ các tín đồ làm ăn lương thiện hiến cúng. Thật là vô lý ngoài sự tưởng tượng.
Về vấn đề này, Chùa Phúc Lâm online đã có bài "Có thể ban hành cái gọi là "thông tư quản lý tiền công đức" hay không?". Mời bạn đọc nhấn vào đọc lại.
Quần Anh
--------
Dưới đây là toàn văn bài báo về quản lý tiền công đức trên VietNamNet:
Loay hoay tìm cách quản lý tiền công đức (xuất bản lúc 00:02 GMT+7, ngày 25/06/2013)
Minh bạch tiền công đức thu được tại chùa chiền đang là vấn đề làm nóng dư luận thời gian qua, Tuy nhiên quản lý tiền công đức thế nào lại là vấn đề không hề dễ.
Quảng Ninh được biết đến là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh và các di tích đền chùa nổi tiếng cả nước. Trong những năm qua việc khai thác du lịch, đặc biệt là du lịch tâm linh tại địa bàn tỉnh được đánh giá là khá tốt.
Với vai trò tiên phong, tỉnh Quảng Ninh đã chủ động thí điểm việc quản lý tiền công đức tại các cơ sở tín ngưỡng bằng văn bản dự thảo quy định về việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn thu tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo.
Tuy nhiên, bản dự thảo đã đối mặt với nhiều ý kiến không đồng tình trong giới tăng ni, phật tử ngay trên địa bàn tỉnh. Vietnamnet đã có mặt trong cuộc hội nghị lấy ý kiến về bản dự thảo giữa các bên ngày 23/6 để ghi nhận thông tin.
Nóng vội
Nội dung chính của bản dự thảo này bao gồm việc thành lập ban quản lý tại các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo. Trong đó trưởng ban là đại diện chính quyền địa phương, phó ban là người phụ trách cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và các ủy viên. Ban quản lý sẽ cử người có chuyên môn làm công tác kế toán và thủ quỹ để quản lý nguồn thu.
Tuy nhiên, di tích Phật giáo khác hẳn với các di tích khác bởi chùa chiền là tài sản do các vị Tổ Sư và Phật tử đóng góp để lại qua nhiều thời kỳ, là cơ sở tôn giáo của Giáo hội Phật giáo do trụ trì và tín đồ Phật giáo làm chủ. Việc đặt người đại diện chính quyền địa phương làm trưởng ban đã khiến nhiều tăng ni bức xúc khi cho rằng đã không coi trọng chủ thể của cơ sở tín ngưỡng.
Hội nghị lấy ý kiến đã thu hút được rất nhiều tăng lữ, phật tử.
Dự thảo cũng công bố các quy định về nguồn thu của ban quản lý tại cơ sở tín ngưỡng. Các sư tăng cho rằng nguồn thu từ tiền công đức là tài sản của Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng), chỉ có Tam Bảo mới có công đức. Vì vậy cũng chỉ có Tam Bảo trong đó có Tăng, Ni là người đại diện mới có quyền tiếp nhận và sử dụng nó.
Vì tiền công đức là do nhiều người đem đến một cách tự nguyện nên ban quản lý mà trưởng ban là đại diện chính quyền sẽ đứng ra quản lý và nhận số tiền này thay vị trụ trì liệu có hợp lý? Và liệu người đến chùa khi góp công đức thì tiền sẽ đến tay ban quản lý hay nhiều người sẽ phát tâm tận tay các vị sự trụ trì?
Chưa kể trong bản dự thảo cũng nói đến cụm từ dịch vụ tín ngưỡng bao gồm các hoạt động như khóa trọng lễ, lễ cầu an, lễ giải hạn, cầu siêu… đã vấp phải sự không bằng lòng của nhiều nhà sư. Lí giải về điều này, các nhà sư cho rằng các chùa, sư không bao giờ làm dịch vụ tín ngưỡng mà đây là nghi lễ tôn giáo thiêng liêng đúng đạo lý Vì vậy dự thảo viết là dịch vụ tín ngưỡng là xúc phạm tới Phật giáo.
Chưa kể trong hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam được Thủ tướng phê duyệt đã ghi rõ tiền công đức là tài sản của Tam Bảo. Như vậy nếu đại diện chính quyền xã cầm chìa khóa như vậy đã hợp lý? Có ý kiến cho rằng làm như vậy có khác cho đại diện chính quyền xã nắm chìa khóa két bạc của từng gia đình, từng doanh nghiệp?

Thiếu thực tế
Trong bản dự thảo cũng nêu lên vấn đề định giá các hiện vật công đức theo giá trị thị trường để theo dõi sổ sách cũng bị cho là thiếu thực tế. Các hiện vật như tượng Phật, chuông đồng… nếu quy ra theo giá trị thị trường thì không ai có thể định giá chính xác vì đó không chỉ là hiện vật mang giá trị kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa, mỹ thuật… Vì vậy để quy đổi ra giá trị thị trường không phải là chuyện đơn giản.
Bản dự thảo cũng đề ra các khoản chi từ các nguồn thu của cơ sở tín ngưỡng rất chi tiết, cụ thể. Tuy nhiên nhiều người cho rằng việc quy định các khoản chi này một cách chi tiết là quá ảo tưởng. Vì không phải cơ sở tín ngưỡng nào cũng có đủ tiền công đức để chi cho từng đấy hạng mục. Và làm như vậy thì không khác nào biến các vị sư trụ trì thành người làm thuê cho ban quản lý.
Thêm một vấn đề được nêu ra là các di tích chùa chiền đã xếp hạng thì bắt buộc phải lập ra ban quản lý, còn các di tích chưa xếp hạng chỉ khuyến khích thực hiện theo. Điều này đã khiến không ít người tham gia hội nghị phản ứng.
“Có nhiều nơi, có một số cá nhân cứ đi khảo sát rồi gạ gẫm nhiều di tích lập hồ sơ xếp hạng di tích để hàng năm được nhà nước cấp kinh phí xây dựng, trùng tu. Tuy nhiên trước đó phải đóng 50, 70 triệu thì mới được xếp hạng. Nay đề ra dự thảo này thì việc xếp hạng di tích sẽ vô hình trở thành cái thòng lọng vào cổ.
Di tích thật thì chả cần yêu cầu vẫn xếp hạng, di tích không có giá trị thì sao phải gạ gẫm? Mà nếu dự thảo này thành hiện thực thì liệu những di tích chưa được xếp hạng và những di tích được xếp hạng rồi có muốn làm hồ sơ và được công nhận nữa hay không?”, một đại biểu nêu ý kiến.
Ngoài ra nhiều ý kiến cho rằng bản dự thảo đã không tuân theo quy định của Hiến Pháp khi đối tượng áp dụng của dự thảo này chỉ nhắm vào các cơ sở của Phật giáo trong khi các tôn giáo khác thì không. Điều này hoàn toàn trái với hiến pháp khi đã ghi rõ các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
Thừa nhận sai sót
Có mặt tại hội nghị, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh, ông Nguyễn Văn Minh người trực tiếp kí vào bản dự thảo trên đã phát biểu nhận sai sót và xin lỗi về những từ ngữ thiếu phù hợp trong bản dự thảo. Ông cũng thừa nhận việc chưa nghiên cứu kĩ về Phật giáo cho phù hợp trước khi đề ra bản dự thảo.
Ông Nguyễn Văn Minh – Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh thừa nhận sai sót và xin lỗi tăng ni, phật tử
Ông Minh cũng thanh minh rằng vấn đề quản lý nguồn thu này là xuất phát từ ý định tốt nhằm công khai, minh bạch, ngăn ngừa các hành vi lợi dụng danh nghĩa tổ chức, cá nhân cơ sở tín ngưỡng để trục lợi. Tuy nhiên vì còn nhiều vấn đề chưa nghiên cứu kĩ lưỡng nên bản dự thảo đã có quá nhiều vấn đề, Sở Tài chính xin tiếp thu ý kiến và xem xét lại vấn đề này.
>>> Có thể ban hành cái gọi là "thông tư quản lý tiền công đức" hay không?
Theo Tùng Nguyên - VietNamNet


Copy từ: Chùa Phúc Lâm