CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Việt Nam lại chơi bài “vừa đánh vừa đàm” khi đàm phán về nhân quyền


Michael Benge | American Thinker | 22.9.2013
Người dịch: Lê Anh Hùng
Hàng chục năm qua, chiến lược đàm phán của cộng sản Việt Nam vẫn là “vừa đánh vừa đàm” – đầu tiên là nhằm đối phó với người Pháp, rồi với người Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, và giờ đây là trong các cuộc đàm phán Mỹ-Việt về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Chiến lược “vừa đánh vừa đàm” là kéo đối phương vào bàn đàm phán, trì hoãn hầu kéo dài thời gian, đồng thời chỉnh đốn lại, triển khai lại và trang bị lại cho quân đội khi họ giành được thêm địa bàn cũng như sự nhượng bộ từ đối phương. Theo Ernest Bower, cố vấn cao cấp về Đông Nam Á của Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS – Hoa Kỳ): “Chính phủ Mỹ thán phục tư duy chiến lược của Việt Nam”.

Ngoài Việt Nam, TPP còn bao gồm 9 nước khác và được khuếch trương như một hiệp định thương mại thế hệ mới, chuẩn mực cao của thế kỷ 21. Việc ký kết và thực thi hiệp định thương mại này sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ kinh tế Mỹ-Việt, đem lại cho Việt Nam cơ hội tiếp cận còn lớn hơn đến thị trường xuất khẩu lớn nhất của mình: Hoa Kỳ.
Trong khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục vòng vo và dao động khi đàm phán về đến nhân quyền thì những tên tay sai cộng sản vẫn tăng cường đàn áp ở Việt Nam. Như để đánh lạc hướng, cộng sản Việt Nam sử dụng chiêu bài “cần kiềm toả Trung Quốc” trong khi tìm kiếm vũ khí sát thương từ Mỹ, điều nhận được sự ủng hộ của cả hai nhà vận động chính cho Việt Nam – Thượng nghị sỹ John McCain và Ngoại trưởng John Kerry.
Các nhà đàm phán TPP của Hoa Kỳ đang bày tỏ những quan ngại vô hại về tình trạng vi phạm nhân quyền trắng trợn và triền miên của Hà Nội, vì thế người ta có thể cho rằng yêu cầu cải thiện các quyền tự do cho người dân Việt Nam sẽ được đưa vào bản hiệp định trước khi nó được phê chuẩn. Tuy nhiên, lịch sử lại cho thấy là cộng sản Việt Nam chưa bao giờ tôn trọng bất kỳ hiệp định nào với Hoa Kỳ cả, bởi vậy người ta có đủ lý do để tin rằng những tên tay sai cộng sản vẫn tung tẩy trên con đường của mình, vừa tiếp tục chính sách đàn áp vừa chế nhạo Hoa Kỳ.
TPP là một thoả thuận đã xong xuôi nếu người ta tin lời Scott Busby, Quyền Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách dân chủ, nhân quyền và lao động, người mới đây đã phát biểu ở Falls Church, tiểu bang Virginia: “Hoa Kỳ và Việt Nam đang tiếp tục cải thiện mối quan hệ kinh tế và thương mại, kể cả thông qua Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương… hiệp định tự do thương mại.”
Việt Nam là một nhà nước công an trị, nơi cứ 6 người làm việc thì có 1 người tham gia đầy đủ trong mạng lưới an ninh quốc gia khổng lồ hoặc cộng tác với nó.
"Plus ça change, plus c'est la même chose" (Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời).
Dưới đây chỉ là một ít vụ vi phạm nhân quyền mà cộng sản Việt Nam gây ra thời gian gần đây:
  • Ngày 3.9: Ban đầu, nó chỉ là một vụ phản đối ôn hoà cho đến khi công an Việt Nam tấn công hàng trăm giáo dân Công giáo đang phản đối trước nhà thờ của giáo xứ Mỹ Yên, tỉnh Nghệ An; công an đã bắn đạn thật và ném lựu đạn. Những người phản đối yêu cầu thả tự do cho hai giáo dân bị bắt hồi tháng Sáu và giam giữ vô cớ. Một số người được đưa tới bệnh viện cấp cứu với những chấn thương nghiêm trọng ở đầu, tay, bụng và cổ sau khi bị hành hung bởi những viên công an ngăn chặn việc khám chữa bệnh cho những người bị thương.
  • Ngày 1.8: Sau ba năm ngồi tù ở tỉnh Gia Lai và thường xuyên bị đánh đập, mục sư Tin Lành Pyap Rolan đã bị chết đói vì bị từ chối thức ăn và nước uống. Pyap bị truy bức bởi ông là một mục sư nhà thờ tại gia và bởi cha ông, Bre Puih, đã đào thoát sang Mỹ.
  • Ngày 1.8: Các thành viên nhà thờ tại gia Beu Siu và Pet Ksor từ làng Plei Pong (Gia Lai) bị công an bắt giữ. Pet bị đánh rồi được thả tự do, nhưng số phận của Beu thì chưa ai biết thế nào.
  • Ngày 19.8: Các thành viên nhà thờ tại gia Kla Rmah, Sop Rahlan và H'Bleng Rmah (nữ) từ làng Plei Sur (Gia Lai) bị công an bắt và đánh đập; Sop bị đánh dã man đến mức không thể đi được. Kla vẫn bị giam giữ, còn hai người khác đã được phóng thích. Những tin tức trên đây đến từ thân nhân của họ ở North Carolina.
  • Ngày 17.3: Theo một số nguồn tin, thủ lĩnh nhà thờ Công giáo người Hmong Vam Ngaij Vaj ở huyện Cư Jút, tỉnh Đak Nông bị tra tấn bằng roi điện và bị đánh đến chết trong thời gian bị công an giam giữ.
  • Ngày 12.4: Hoàng Văn Ngài, một trưởng lão thuộc đạo Tin Lành Việt Nam, cũng ở tỉnh Đak Nông, đã bị đánh đập đến chết (theo lời kể của người em trai ông, cũng bị giam ở buồng kế bên). Ngoài ra, “hơn 300 nhân chứng đã nhìn thấy thi thể của Ngài với những vết bầm tím, các vết cắt sâu và hộp sọ bị vỡ”.
Trong báo cáo gần đây, Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) nói rằng Việt Nam, dưới sự cai trị độc tài của Đảng Cộng sản, đang tăng cường kiểm soát tất cả các hoạt động tôn giáo, hạn chế ngặt nghèo sự thực hành tôn giáo độc lập, đồng thời đàn áp những cá nhân và nhóm tôn giáo mà họ cho là thách thức quyền lực của mình. “Nhà cầm quyền Việt Nam sử dụng một lực lượng công an tôn giáo chuyên trách cùng các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia để đàn áp những hoạt động độc lập của Phật giáo, Tin lành, Hoà Hảo và Cao Đài, đồng thời tìm cách ngăn chặn sự phát triển của Tin lành và Công giáo trong các nhóm sắc tộc thiểu số thông qua hình thức phân biệt đối xử, bạo lực và ép buộc từ bỏ tín ngưỡng.”
Tự do tôn giáo đã đi từ xấu đến tồi tệ ở Việt Nam khi một văn bản pháp luật về kiểm duyệt Internet, gọi là Nghị định 72, bắt đầu có hiệu lực trong tháng này và chỉ cho phép mọi người đăng tải trên mạng các thông tin cá nhân. Nghị định mới trừng phạt bất kỳ người nào bàn luận về thời sự hay những tin tức nhạy cảm với sự tồn tại của chế độ. Nghị định cấm blogger và người sử dụng truyền thông xã hội trích dẫn, tập hợp hay tổng hợp thông tin từ các cơ quan báo chí hay các trang mạng của chính quyền. Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ Internet còn được giao nhiệm vụ ngăn chặn những câu chuyện với nội dung phê phán Việt Nam hoặc có thể gây nguy hiểm cho “an ninh quốc gia”. Chỉ riêng năm 2013, Hà Nội đã bắt giữ hơn 40 nhà hoạt động vì cái gọi là “tội chống nhà nước”.
Trong khi chính quyền Obama thiếu quyết đoán thì Nghị viện Châu Âu gần đây đã lên án mạnh mẽ tình trạng vi phạm nhân quyền và tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và tự do hội họp ở Việt Nam, kể cả những hình thức như đe doạ chính trị, sách nhiễu, hành hung, bắt bớ tuỳ tiện, án tù hà khắc và xét xử bất công mà nhà cầm quyền dành cho các nhà hoạt động chính trị, nhà báo, blogger, người bất đồng chính kiến và người bảo vệ nhân quyền. Nghị viện Châu Âu còn lên án “sự truy bức tôn giáo nghiêm trọng” nhằm vào Công giáo cũng như các tôn giáo không được thừa nhận như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và các nhà thờ Tin lành.
Mỉa mai thay, Việt Nam lại đang vận động để giành một ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016.
Chuyến thăm Nhà Trắng
Giữa lúc mọi tai mắt đều đổ dồn vào Tổng thống Obama và Syria, gần như mọi người đã quên mất cuộc gặp tại Nhà Trắng giữa Obama và Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang hồi tháng Bảy, cũng như những lời lẽ lố bịch từ cả hai người. Trương Tấn Sang khoác lác rằng Hồ Chí Minh, nhà sáng lập đất nước Việt Nam cộng sản, là một người theo chủ nghĩa dân tộc lấy cảm hứng từ bản Tuyên ngôn Độc lập và Thomas Jefferson. Chủ tịch Sang và các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam vẫn trung thành với nguyên lý “điều dối trá lớn” (Big Lie) của Joseph Goebbels: con người ta thường sẵn sàng tin vào điều dối trá lớn nhiều hơn điều dối trá nhỏ, và nếu bạn lặp lại điều dối trá đó đủ thường xuyên thì cuối cùng mọi người sẽ tin nó.
Không muốn để người đồng nhiệm cộng sản của mình qua mặt, Tổng thống Obama cũng đồng tình rằng nhà cách mạng cộng sản nhiệt thành Hồ Chí Minh đã được thôi thúc bởi bản Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp Mỹ, cũng như những lời lẽ của Jefferson và các nhà sáng lập nước Mỹ. Ông ta tiếp tục rằng cả hai nước đều chia sẻ sự ngưỡng mộ dành cho Thomas Jefferson và những nguyên lý nền tảng của chúng ta.
Au contraire, mon président (Trái lại, thưa ngài Tổng thống!). Nhà sáng lập chế độ cộng sản ở Việt Nam không phải là Chúa Trời của Jefferson[i], mà chính là Hồ Chí Minh, một điệp viên quyền biến của Quốc tế Cộng sản (Comintern) do Moscow trả tiền, người mà lòng trung thành chỉ dành cho Phong trào Cộng sản Thế giới. Và những nguyên lý nền tảng của Mỹ không bao gồm việc sát hại hàng chục ngàn đồng bào của chúng ta, như họ đã làm. Thay vì “tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng”, chế độ của Trương Tấn Sang gần gũi hơn với sự phúng dụ châm biếm về chủ nghĩa cộng sản mà Georgel Orwell thể hiện trong tác phẩm “Trại súc vật” (Animal Farm), nơi mà một số súc vật bình đẳng hơn rất nhiều so với số khác./.
  • Michael Benge từng làm việc ở Việt Nam 11 năm trong vai trò của một quan chức ngoại giao và quan tâm đến chính trị Đông Nam Á. Ông là người vận động rất tích cực cho nhân quyền, tự do tôn giáo và dân chủ cho các dân tộc trong khu vực và viết nhiều về các chủ đề này.
        Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.

Copy từ: Lê Anh Hùng’ blog


......................

Nhà phát triển bất động sản người Mỹ để lại sự tức giận ở Việt Nam



Người dịch: Lê Anh Hùng
(Hà Nội) – Giữa lúc cơn bùng nổ bất động sản đầu tiên đổ vỡ xung quanh mình, nhà phát triển bất động sản người Mỹ Edward Chi vẫn hứa hẹn với các nhà đầu tư là những căn hộ hào nhoáng vẫn sẽ đến tay họ theo đúng kế hoạch. Thậm chí, doanh nhân này còn nói là ông sẽ bán tài sản ở California để hoàn tiền cho họ nếu công việc thi công những dự án mà một công ty bất động sản danh tiếng của Mỹ tiếp thị rầm rộ này phải dừng lại.
Nhưng rồi ông Chi lại trốn khỏi một cuộc họp căng thẳng với các chủ nhà tương lai vào năm ngoái và không bao giờ quay lại nữa, để lại những móng nhà của khu chung cư hoen rỉ cùng ít nhất 128 nhà đầu tư đang tức giận, nhiều người trong số họ đã đặt cọc hơn 150.000USD từ tiền tiết kiệm hay tiền vay ngân hàng. Công an nói ông Chi đã rời khỏi Việt Nam và không liên lạc được.

Ông Chi là một trong hàng loạt nhà phát triển bất động sản bị cuốn hút vào thị trường BĐS Việt Nam cuối những năm 2000, khi giới chức cộng sản khuyến khích các ngân hàng quốc doanh cung cấp tín dụng dễ dãi cho các nhà đầu tư và các nhà phát triển BĐS như một phần của nỗ lực kích thích nền kinh tế, mà kết quả là giá đất đã tăng mạnh. Đây là một hiện tượng mới đối với Việt Nam, đất nước mới chỉ bắt đầu mở cửa nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung những năm 1980. Nhiều nhà phát triển BĐS là DNNN không có kinh nghiệm về BĐS. Bất chấp những kỳ vọng là quyền sở hữu nhà ở sẽ đến với quảng đại quần chúng, những người mua nhà vẫn thường là các nhà đầu cơ, họ tìm cách mua thông tin về quy hoạch và nhanh chóng kiếm lợi nhuận.
“Bỗng nhiên ai nấy đều ngừng hoạt động sản xuất giày dép, dụng cụ, hay bất kể thứ gì, rồi trở thành các nhà phát triển bất động sản sau một đêm”, Marc Townsend – giám đốc điều hành bộ phận Việt Nam của tập đoàn BĐS toàn cầu CB Richard Ellis Group – nhận xét. “Và quanh thành phố nhan nhản những công trình dở dang.”
Như vô số nước đã nhận ra, giá nhà đất có thể xuống nhanh như khi lên. Việt Nam cũng đã rút ra bài học đắt giá đó vào cuối năm 2010 khi nền kinh tế rơi vào đình trệ. Ở một số vùng, giá cả giảm tới 50%, và không ai tiên đoán về một sự hồi phục. Các ngân hàng thì ngập trong nợ xấu, với nhiều món nợ có thế chấp BĐS, và ngại cho vay – điều này kìm hãm sự tăng trưởng của nền kinh tế từng một thời phát triển rất nhanh.
Với những toà nhà chọc trời và khu phức hợp nhà ở chưa hoàn thiện tạo nên bức tranh nham nhở tại nhiều khu vực của Hà Nội và những nơi khác, những câu chuyện về các nhà phát triển BĐS “bỏ của chạy lấy người” đang xuất hiện trên các diễn đàn trực tuyến cũng như trên các phương tiện truyền thông vốn bị kiểm soát chặt chẽ, mở ra một kênh mới để người ta trút giận vào giới chức cộng sản, những người chịu trách nhiệm quản lý trước tình trạng đầu cơ tràn lan này.
“Chúng tôi bị lừa dối và cũng cảm thấy thất vọng với chính quyền, những người chưa hề tỏ dấu hiệu cho thấy là họ sẽ điều tra về thực trạng này”, ông Trần Thanh Hải – người đã nộp tiền lần đầu 180.000USD để mua một căn hộ 210m2 trong dự án quan trọng nhất của ông Chi là Tricon Towers nằm ở ngoại vi phía Tây Hà Nội – bày tỏ.
Trong bối cảnh các nhà phát triển BĐS thiếu kinh nghiệm cũng như những ngân hàng yếu kém với các khoản cho vay dựa trên thế chấp là các dự án BĐS thua lỗ vẫn còn phải chịu thêm nhiều áp lực, các nhà môi giới BĐS lo ngại là các nhà đầu tư BĐS khác đang chuẩn bị đón nhận một sự ngạc nhiên hãi hùng khác. Chính phủ đã thành lập một công ty quản lý tài sản để mua nợ xấu và đưa chúng ra khỏi bảng cân đối tài khoản của các ngân hàng, song ít người trong ngành tin rằng nó có đủ quyết tâm và quyền lực để giải quyết triệt để vấn để.
Các ngân hàng, mà nhiều trong số đó lại nằm dưới sự điều hành của các vị chủ tịch và cổ đông có nhiều mối quan hệ chính trị ảnh hưởng, dường như không sẵn sàng chấp nhận thua lỗ; họ ưa dấu giếm mức độ rủi ro của mình và đặt cược rằng một cuộc phục hồi kinh tế toàn cầu sẽ dẫn đến hiện tượng tăng giá tài sản. Hai năm sau khi cuộc khủng hoảng trở nên rõ ràng, người ta vẫn chưa biết một khoản nợ xấu nào đã được bán và cũng chưa có sự tính toán chuẩn xác nào về số nợ trong hệ thống.
“Để thay đổi thì bạn cần phải nhận ra vấn đề, mà ở đây người ta lại không nhận ra là có vấn đề”, Sameer Goyal (điều phối viên tài chính và khu vực tư của Ngân hàng Thế giới ở Việt Nam) nhận xét.
Ông Chi, một người Mỹ gốc Việt, là nhân vật nổi tiếng trong giới kinh doanh và đầu tư ở Hà Nội và Tp HCM trước khi đột ngột rời Việt Nam năm ngoái. Một nhà môi giới BĐS biết ông ta nói rằng Chi (theo giấy phép kinh doanh thì năm nay 49 tuổi) từng làm việc trong ngành bảo hiểm trước khi khởi nghiệp kinh doanh BĐS.
Hãng tin AP đã vài lần cố gắng liên lạc với ông Chi bằng cách sử dụng các số điện thoại gắn với địa chỉ ở California mà ông ta sử dụng khi xin cấp giấy phép kinh doanh ở Việt Nam và thông qua gia đình cũng như các đồng nghiệp cũ. Tuy nhiên, tất cả đều bất thành.
Minh Việt, công ty do ông ta thành lập, dường như chỉ gặp đôi chút khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tư khi dự án của ông ở Hà Nội khởi công giữa năm 2009. Họ quảng cáo về ba toà tháp 44 tầng “siêu hiệu đại” với 734 căn hộ và thời hạn bàn giao là cuối năm 2011. Chúng được xây dựng ở ngoại vi phía Tây Hà Nội, khu vực được chính phủ thúc đẩy để trở thành một trung tâm thương mại và dân cư mới. Sau đó, Minh Việt tiếp thị và nhận tiền đặt cọc cho dự án thứ hai trông ra Vịnh Hạ Long, một điểm du lịch ở miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, công việc thi công không bao giờ diễn ra ở đây cả.
Những ai nghi ngờ về mức độ tin cậy của ông Chi lại cảm thấy tin tưởng đối tác nước ngoài nổi tiếng của ông ta. Ông Chi nhận được nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam từ Coldwell Banker, và sử dụng thương hiệu của nhà môi giới bất động sản Hoa Kỳ này một cách rộng rãi trong các dự án của mình. Coldwell Banker cho biết họ đã chấm dứt hợp đồng với ông Chi năm 2012 và từ chối bình luận thêm, viện cớ là cảnh sát đang điều tra ông ta.
Một nhà đầu tư Việt kiều cho biết bà tin tưởng dự án Vịnh Hạ Long vì cái tên Coldwell Banker. Bà nói bà cũng từng cho rằng dự án được chính phủ Việt Nam hậu thuẫn, và dẫn ra những quảng cáo trên các phương tiện truyền thông nhà nước. Bà cho hay ông Chi xuất hiện trong một cuộc điện thoại video với đội ngũ bán hàng của mình để ký kết hợp đồng.
“Tôi tin tưởng nó vì danh tiếng của Coldwell Banker, nhưng bây giờ họ lại phủi tay khỏi dự án, y như những gì mà chính phủ Việt Nam đang làm”, nhà đầu tư này nói (bà cho biết tên bà là Ngọc).
Trên trang mạng bóng bẩy quảng bá cho các bất động sản, ông Chi vẫn duy trì chính sách bán hàng “rắn” (hard sell) ngay cả khi hoạt động thi công trở nên phập phù và tranh chấp giữa Minh Việt và Coteccons, nhà thầu xây dựng Việt Nam, xuất hiện. Các bản tin truyền thông nói Minh Việt nợ Coteccons 7,5 triệu USD. Công ty này từ chối bình luận.
Nguyễn Ngọc Tuấn, một kỹ sư 37 tuổi, cho biết ông đã trả 180.000USD cho Minh Việt, 80.000USD từ tiền tiết kiệm và số còn lại vay từ một ngân hàng sở tại. Ông sử dụng hợp đồng ký với Minh Việt để thế chấp cho khoản vay. Ông hiện đang thuê một ngôi nhà, và dự kiến là thất nợ.
“Lương của vợ chồng tôi không đủ để trả lãi ngân hàng”, ông nói. “Tôi đã đề nghị ngân hàng đóng băng khoản vay, nhưng họ không đồng ý. Trong tương lai, tôi dự định sẽ không trả lãi bởi chúng tôi đơn giản là không đủ tiền để nuôi sống gia đình.”
Một quan chức công an cho biết họ đang điều tra ông Chi sau khi các nhà đầu tư nộp đơn khiếu nại, nhưng ông ta lại rời Việt Nam năm ngoái. Ông ta không cho biết tên bởi ông ta không được phép nói chuyện với truyền thông. Chưa rõ cuộc điều tra đã đi đến đâu. AP đã nói chuyện với hai đồng nghiệp Coldwell Banker vẫn ở Việt Nam của ông Chi. Cả hai đều nói cảnh sát chưa tiếp xúc với họ.
Trần Thanh Hải, một nhà đầu tư, cho biết là trong một cuộc họp ngày 12.7 năm ngoái, ông Chi hứa hẹn sẽ hoàn tiền cho khách hàng bằng cách bán nhà ở California nếu cần. Ông và những người khác vẫn đang lần theo dấu vết của ông Chi, song lại chỉ phát hiện ra thêm những sự lừa dối rõ ràng khác.
“Sau đó chúng tôi kiểm tra trên mạng, ngôi nhà kia đã được bán vài lần kể từ năm 2006 và chủ nhân cuối cùng không phải là Edward Chi.”
Những ngày này, showroom từng một thời nhấp nhánh ánh đèn của Tricon Towers đã bị bỏ rơi, với một bảng hiệu rách nát phất phơ trong gió.
Những cọc thép đang han rỉ cùng một khối bê tông là dấu hiệu duy nhất của tham vọng mà ông Chi từng theo đuổi. Trên tuyến phố từng một thời là nơi mà các nhà môi giới bất động sản đặt hàng dãy văn phòng, nay chỉ còn một văn phòng đang hoạt động.
Nguyễn Tuấn Lợi nói rằng ở đỉnh điểm của cơn bùng nổ bất động sản năm 2010, vài tháng sau khi Tricon khởi công, ông bán lại các ngôi nhà chỉ 4 ngày sau khi mua. Giờ đây ông nói là ông cảm thấy may mắn khi kiếm được mỗi tháng một vụ, và đã phải bán chiếc ô tô để mua xe máy.


Copy từ: Lê Anh Hùng’ blog


...................

“BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN” của một bản Tuyên bố (!?)


    
* Đại tá BÙI VĂN BỒNG
 Trên các trang mạng HOT nhất mấy ngày qua là sự công khai, một hinh thức ‘minh bạch hóa’ xuất hiện “Tuyên bố Về thực thi QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ”. Mục đích đưa ra Tuyên bố này nêu rõ: “Diễn đàn trao đổi và tập hợp các ý kiến nhằm góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa. Đó là mục đích hoạt động của Diễn đàn, hoàn toàn phù hợp với hiến pháp của nước ta và Công ước quốc tế. Diễn đàn này mang tên “Diễn đàn xã hội dân sự” và có trang thông tin điện tử là nơi bày tỏ ý kiến của các tổ chức, các nhóm, các cá nhân cùng theo đuổi mục đích nêu trên, với mong muốn xã hội dân sự ở nước ta phát triển đúng với yêu cầu của một nước dân chủ.
            “Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền tôn trọng quyền bày tỏ quan điểm của công dân, thẳng thắn tranh luận và đối thoại, từ bỏ cách đối xử không công bằng, không minh bạch và không đường hoàng như đã và đang áp dụng đối với những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp và những tiếng nói đòi dân chủ khác với quan điểm của nhà cầm quyền. Ý kiến khác nhau cần được tranh luận thẳng thắn để tìm chân lý; còn dựa vào quyền lực để cản trở việc công bố, không đối thoại mà chỉ đơn phương phê phán, quy kết, thậm chí dùng nhiều cách ngăn cấm và trấn áp thì không những vi hiến và trái với Công ước quốc tế mà còn không đúng với tư cách chính đáng của một nhà cầm quyền”
        Từ thực tế xã hội, với những diễn biến trong đời sống gây bức xúc lớn, hệ thống chính trị và các chính sách, thể chế, chế tài, cách quản lý, điều hành (lãnh đạo) không còn đủ độ tin cậy, mất vai trò trước dân-  nước; phải đến một tình huống, hoàn cảnh làm cho những công dân yêu nước chân chính, khi thấy những trì trệ, những ngáng trở lớn gây ra nguy cơ ‘sơn hà nguy biến’ mới phải đưa ra các góp ý, kiến nghị, những Tuyên bố như thế này gửi đến đảng, nhà nước, quốc hội, chính phủ…
> Chuyển đổi ÔN HÒA thể chế chính trị ở Việt Nam  
Ai cùng biết: Khi những trí thức, văn nhân, chính trị gia và những dân thường thấy rõ một xã hội bị trì hãm quá lâu, mất dân chủ, nặng về  độc đoán, chuyên quyền,, báo động sự tồn vong của đất nước, dân tộc, người ta buộc phải lên tiếng. Đó là thực tế tất yếu khách quan.
Thế mà lãnh đạo còn vì đầu óc cá nhân vị kỷ ‘bê tông hóa’  tư tưởng bảo thủ của hệ thống chính trị lại rất tỉnh bơ  khoác cho họ cái áo “bất đồng chính kiến” theo nghĩa phản động (chống đảng, chống chế độ)!?. “Bất đồng chính kiến” thì chắc chắn rồi, bởi nói ngược ý nhau, thậm chí khác cái gọi là '"ý thức hệ", đấu tranh giữa mới và cũ, vận động và đứng yên, giữa trung thực và giả dối, là bất đồng; có làm sao mới sinh ra sự bất đồng? Nhưng không phải phản động, phản động thường được hiểu là kẻ theo địch, theo thế lực hắc ám, tham tàn, bất nhân, chóng lại nhà nước và nhân dân.  Sự bất đồng chính kiến nảy sinh từ thực tiễn cuộc sống để mỗi người có quan điểm, nhãn quan, phân tích lý giải cho đúng bản chất sự việc, hiện tượng là tất yếu. 

Họ nói từ nội tâm, từ đòi hỏi cuộc sống, từ động cơ mong xã hội phát triển theo hướng thuận, tốt lành, thực sự của dân, xã hội phát triển bền vững, bình đẳng, bác ái, mọi giá trị tốt đẹp của đạo đức không ngừng đực nâng cao. Họ không có học thuyết, chẳng dùng bạo lực, không có lực lượng vũ trang, cũng không phủ định hệ thống chính trị vốn được ngợi ca và tuyên truyền trên lý thuyết. Họ trọng thực tế khách quan, nhìn thẳng vào sự thật, ghi nhận các hành động. Họ chỉ sống đúng những gì mà hệ thống hứa hẹn cho họ. Nhưng họ sẽ phản đối thói lừa mị , dối trá,  chỉ bằng rao giảng lý thuyết , khẩu hiệu và chỉ bằng sự tô vẽ.  Do đó, cái gọi là ‘bất đồng chính kiến’ ấy không cần gì hơn là đấu tranh cho quyền dân sinh dan chủ, quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do đi lại, tự do đưa ra các góp ý, kiến nghị v.v., và vì thế trong mỗi hành động thực tiễn, lại không ngừng vạch mặt hệ thống. Họ thực sự có ý thức xây dựng xã hội. Có những người bị mất nhiều thời gian, sức lực , thậm chí bị ngăn cản, dọa nạt, bắt bớ, giam cầm, nhưng họ chẳng cần làm thế để mong nhận lấy một đồng bạc của ai, hoặc ‘ngồi’ lên cái ghế chức quyền nào. Thế thì quy chụp bảo họ là “bọn cơ hội”, tại sao? Có áp đặt chủ quan, phiến diện quá đáng và cố tình ‘nói lấy được hay không? Về bản chất, những người ký tên và không ký tên nhưng ủng hộ bản Tuyên bố...này là vì cộng đồng xã hội, vì dân chủ và phát triển, không những cho đời họ, mà vì các thế hệ mai sau, vì tương lai, vị thế cho đất nước, dân tộc. Đó là biểu hiện rất ‘trực quan sinh động’ của lòng yêu nước, sống vì mọi người, trọng chân lý, lẽ phải, công bằng, mong muốn được sống trong xã hội thực sự dân chủ, văn minh. Tất nhiên, với mấy trăm, hoặc cả nghìn chữ ký, thì 'thiểu số' này chẳng là các nhà lãnh đạo đương nhiệm, cũng chưa hẳn họ muốn là ‘nhà cách mạng’ hoặc chủ đích vì một thứ danh hiệu hay lời khen nào đó. Và tin chắc rằng mỗi người  đều có cân chắc, suy nghĩ chín chắn, có lập trường, chính kiến và tầm nhìn , không a dua!
Như Tổng thống Václaw Havel đã nói: “Họ chỉ là những người dũng cảm hơn một chút, sống trong sự thật sớm hơn một chút, và chỉ có ý nghĩa khi đằng sau họ là một không gian của những người sống trong sự thật. mâu thuẫn giữa nhu cầu tự nhiên, sống động và chân thực của đời sống dân sự, với những đòi hỏi phi tự nhiên, chết cứng và dối trá của hệ thống hậu toàn trị…”. 
Một xã hội dân sự đúng nghĩa thì nhà lãnh đạo không thể tùy ý muốn đưa người dân vào các guồng máy nhân tạo: nhà nước-đảng và các đoàn thể bù nhìn, được che đậy dưới mặt nạ ý thức hệ; rồi đẩy nhiều thế hệ đi vào thảm họa ‘mất trí phân định’ của mỗi người, tuân theo những nhảy nhót bầy đàn, nhào luyện cho con người phải sống đời dối trá
Chính vì thế , như cách làm của Tổng thống Václaw Havel (Tiệp Khắc cũ) là ông đã coi trọng gắn chặt xã hội dân sự với chính trị, coi đó là chìa khóa giải quyết những vấn đề về chính sự. Ông V. Havel  đưa ra chiến lược hoàn toàn mới: Hãy bắt đầu từ việc giải phóng đời sống dân sự khỏi sự dối trá đang bao trùm. Chiến lược ấy được dệt nên từ những hành vi thường nhật: Người bán rau đừng treo cái khẩu hiệu mà anh không hề tin tưởng. Hãy ngừng tham gia những trò hề bầu cử, những công thức tuyên truyền, quảng bá lố bịch... Hãy nói những gì mình nghĩ. Hãy làm những gì mà hệ thống giả đò là cho phép anh làm. Tức là, hãy sống trong sự thật...
Nhìn lại những biến thái của các loại hình xã hội kèm theo các thể chế chính trị từ nửa thiên niên kỷ qua, thuật ngữ ‘XÃ HỘI DÂN SỰ’ xuất hiện lần đầu tiên ở châu Âu vào thế kỷ 16 và trở nên phổ biến vào thế kỷ 18. Một số sử gia Trung Quốc cho rằng vấn đề xã hội dân sự đã được nhắc đến ngay từ thời nhà Chu ở Trung Hoa. Theo quan niệm truyền thống châu Âu, xã hội dân sự được coi là một tổ chức rộng rái với nhiều loại hình đối trọng với chính quyền, tuy vậy cách hiểu này vẫn chưa được chấp nhận tại Việt Nam vì những lý do phấn đâu bảo đảm “ổn định chính trị” theo quan điểm lãnh đạo của đảng Cộng sản. .
Là điều kiện căn bản, là cơ sở cũng là bản thể của một ché độ dân chủ thực sự là phải có xã dân sự.  Khác với các cấu trúc quyền lực của một nhà nước (nhiều loại hình, thể chế, cấu trúc), bản thân xã hội dân sự được cấu thành từ tổng thể của các tổ chức xã hội và dân sự tự nguyện mà các tổ chức này tạo nên cơ sở của một xã hội tự vận hành, văn minh cộng đồng. Về định hình cơ cấu, xã hội dân sự là xã hội trong đó các tổ chức khác nhau của các công dân như đảng phái, công đoàn, hợp tác xã, nhóm…thực hiện mối liên hệ giữa công dân với nhà nước, không để cho nhà nước áp bức các công dân của mình. Bất kể mang danh đảng phái nào thì đó cũng chỉ là một loại hình mang tính tự phát xã hội, không thể coi một đảng nào là đại diện cho cả xã hội. Thế nên, khi một đảng nào đó giương cao ngọn cờ lãnh đạo (bầu, hoặc tự lập ra, tự xưng) và chỉ coi mình là duy nhất có quyền cao nhất trong xã hội, thì chắc chắn sẽ đi đến độc đoán chuyên quyền, và sớm muộn sẽ bị các trào lưu, xu thế, phong trào xã hội loại trừ, để giữ vững bản thể cần thiết của xã hội dân sự.
Theo định nghĩa của Trung tâm Xã hội dân sự thuộc Trường đại học kinh tế London: Xã hội dân sự đề cập tới một mảng các hoạt động tập thể tự nguyện xung quanh các giá trị, mục tiêu, ý thích chung. Về lý thuyết, các hình thái tổ chức xã hội dân sự khác biệt hẳn với các hình thái tổ chức nhà nước, gia đình và thị trường. Nhưng trong thực tế thì, ranh giới giữa nhà nước, xã hội dân sự, gia đình và thị trường là khá lẫn lộn, mập mờ và không rõ ràng. Xã hội dân sự thường bao gồm một sự đa dạng về phạm vi hoạt động, các thành viên tham gia và các hình thái tổ chức, khác nhau về mức độ nghi lễ, tự do và quyền lực. Xã hội dân sự thường được hình thành dưới dạng các tổ chức như các hội từ thiện, các hiệp hội, các công đoàn, các nhóm tương trợ, các phòng trào xã hội, các hiệp hội kinh doanh, các liên minh, và các đoàn luật sư.
Xã hội dân sự là khái niệm hầu như còn rất mới và có phần khó hiểu với nhiều người ở nước ta. Mấy năm gần đây, với nhu cầu, đòi hỏi sự cần thiết phải có nền dân chủ thực sự, xã hội dân sự ở nước ta đã có những bước tiến mới. Việc cải cách kinh tế theo hướng tự do cùng sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cho xã hội dân sự Việt Nam phát triển.
Chúng ta vẫn nói vẫn hô khẩu hiệu và huấn thị rất nhiều và nhấn mạnh về sức mạnh Đại đoàn kết toàn dân tộc, về Phát huy sức mạnh từ nội lực, về khuyến khích mọi sáng tạo, kêu  gọi nỗ lực chủ quan, về tâm thức cộng đồng, về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, về hội nhập toàn cầu...Nhưng, thực tế nạn tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, vi phạm dân chủ  ngày càng tràn lan, trắng trợn thách thức dư luận, đối trọng với với toàn dân, trơ lỳ trước đảng, sự phân hóa xã hội, khoảng cách giàu-nghèo, mối quan hệ cộng đồng, mối quan hệ dân với đảng bộc lộ những độ chênh, vênh váo, đang ngày càng doãng xa, rời rạc, khối đoàn kết lung lay, những gíá trị văn hóa và lối sống đẹp đang bị mất dần.
Thể chế chính trị vốn từng được đặt niềm tin một thời, một vài giai đoạn theo thực trạng, bối cảnh đất nước, nay trước nhu cầu thời  đại hầu như không còn là "ưu việt", không còn phù hợp, lạc điệu, lỗi thời, đang gậm nhấm làm cho cả xã hội xuống cấp về mọi mặt, đất nước chậm phát triển. Một khi quyền dân sự và chính trị của người dân được  thực thi một cách tự nhiên, thoải mái, đi đúng quy luật phát triển xã hội, qua sự kiên quyết 'giã từ quá khứ, hướng tới tương lai, đoạn tuyệt với cũ rích, giáo điều', triệt tiêu hết mọi dối trá, không còn hô hét khẩu hiệu ầm vang, bỏ đi các lớp sơn hào nhoáng tô vẽ bên ngoài, xây dựng một xã hội có sức mạnh nội lực tự giác từ mỗi người thống nhất hòa quyện trong cả cộng đồng, thì khi đó mới (tạm yên tâm) gọi là ổn định chính trị.
BVB
Copy từ: Bùi Văn Bồng’ blog


.......................

Bầu cử Đức: Chính khách gốc Việt từ chức


Cập nhật: 14:49 GMT - thứ hai, 23 tháng 9, 2013

Ông Philipp Roesler hôm 23/9
Ông Roesler đã chứng kiến thất bại lớn của Đảng Dân chủ Tự do
Ông Philipp Roesler, người Đức gốc Việt, đã từ chức lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do sau thất bại trong bầu cử, theo các hãng thông tấn.
Với 4,8% số phiếu bầu, Đảng Dân chủ Tự Do FDP thậm chí không vượt qua ngưỡng 5% để có đại diện trong Quốc hội Đức, hay Bundestag.
Ông Roesler hiện cũng đang giữ chức Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ trong chính phủ liên minh nhưng kết quả bầu cử mới nhất cũng đồng nghĩa với việc ông có nguy cơ sớm phải rời khỏi chính phủ.
Vị Phó Thủ tướng 40 tuổi được tờ Wall Street Journal dẫn lời nói: "Đây là thất bại lớn và tồi tệ nhất của Đảng Dân chủ Tự do từ khi thành lập.
"Đây cũng là thất bại cay đắng cho bản thân tôi."

Ra khỏi quốc hội

Kết quả bầu cử nghị viện của FDP giảm 9,8% và họ sẽ không có đại diện ở nghị viện lần đầu tiên trong hơn 60 năm qua.
Trong khi đó các đảng bảo thủ đạt 41,5%, tăng 7,7% và chỉ thiếu năm ghế để đạt đa số trong hạ viện với 630 dân biểu.
Hãng truyền thông DW của Đức nhận định: "Không đảng nào từng cầm quyền lâu như Đảng Dân chủ Tự do. FDP - tự do về mặt xã hội và kinh tế - đã có mặt trong chính quyền 52 năm trong tổng số 64 năm kể từ sau chiến tranh. Nay họ đã ra khỏi quốc hội."
Ông Roesler trở thành Chủ tịch FDP hồi năm 2011 và hứa sẽ đảo ngược sự suy giảm uy tín của đảng này.
Ông cũng có những thành công ban đầu nhưng cử tri đã tỏ ra thất vọng với vai trò của FDP trong chính phủ liên minh với Đảng Dân chủ Thiên Chúa Giáo của bà Angela Merkel.

Copy từ: BBC


......................

Nhà hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh quyết không ‘nhận tội’ dù tính mạng bị đe dọa


Một nhà hoạt động nữ ở tuổi đôi mươi đang đối diện với nguy cơ một căn bệnh hiểm nghèo trong nhà tù Việt Nam với bản án 7 năm tù về tội danh “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân”, theo điều 89 Bộ luật Hình sự, vì tham gia các hoạt động cổ súy đa đảng-dân chủ, bênh vực quyền lợi cho công nhân bị bóc lột sức lao động mà không có công đoàn độc lập bảo vệ.

Đời người chỉ chết có một lần thôi, để cho họ thấy họ không được coi thường tinh thần của dân tộc. Con không có tội. Những việc con làm, bất cứ công dân nào cũng phải làm
Đỗ Thị Minh Hạnh là một cô gái nhỏ nhắn nhưng có nghị lực mạnh mẽ và tinh thần bất khuất. Cô vẫn can đảm đấu tranh chống lại những vi phạm nhân quyền hằng ngày ngay từ sau song sắt nhà tù, bất chấp những hậu quả khắc nghiệt với bản thân và với bệnh tình của mình.

Tạp chí Thanh niên VOA có cuộc trao đổi với bà Trần Thị Ngọc Minh, thân mẫu cô Hạnh, để tìm hiểu về tình trạng của nhà hoạt động trẻ quên mình, dấn thân vì mong muốn một xã hội tiến bộ.

Trà Mi: Trường hợp của cô Hạnh đang được quốc tế rất quan tâm, đặc biệt là giới bảo vệ nhân quyền, với các cuộc vận động khắp nơi can thiệp cho cô. Xin bà cho biết tình trạng giam giữ và sức khỏe hiện nay của Hạnh thế nào?

Bà Ngọc Minh: Minh Hạnh bị giam ở trại Xuân Lộc, Đồng Nai. Hạnh báo cho gia đình biết hiện tại cô thường xuyên đau nhức và teo dần một bên ngực trái, mỗi buổi chiều thường bị sốt. Qua tham khảo, gia đình được biết đó là một trong các biểu hiện của bệnh ung thư vú. Chúng tôi rất lo lắng. Vừa qua, sau khi bà con trong và ngoài nước lên tiếng bênh vực Hạnh, nhà cầm quyền cộng sản cho Hạnh đi khám bệnh ở quân đoàn 4, nhưng chỉ được khám sơ sài. Họ nói Hạnh bị di truyền bẩm sinh mà gia đình không ai bị bệnh này cả. Khám ở quân đoàn 4 của trại giam, chúng tôi không tin tưởng. Kết luận của họ, chúng tôi không nhất trí. Chúng tôi sẽ làm đơn đề nghị họ cho đi khám chuyên khoa, có sự giám sát của công an và gia đình. Phải cho cháu xét nghiệm, định bệnh, và điều trị đến nơi đến chốn để cứu tính mạng cho cháu.

Trà Mi: Trong những bức thư cuả Hạnh lọt được ra ngoài, Hạnh kể về những sự chèn  ép, áp bức, áp lực và võ lực đối với cô trong trại giam vì cô dứt khoát không ‘nhận tội’ và quyết đấu tranh đến cùng chống lại những sai phạm. Sau những lá thư đó, điều kiện đối xử của trại với cô khá hơn hay tệ đi?

Bà Ngọc Minh: Sau khi đưa thư lên công luận, nhờ bà con trong ngoài nước lên tiếng mạnh mẽ, cho nên nhà tù có cải thiện. Họ thay đổi thái độ và cư xử với Hạnh tốt hơn, không đàn áp nữa. Hạnh và những người tù trong trại cũng không phải lao động nữa. Họ tử tế hơn.

Trà Mi: Các cựu tù nhân cho biết nếu nhận tội tù nhân sẽ được những điều kiện ưu đãi hơn , được cho đi khám chữa bệnh, được đối xử tử tế hơn…Trong hoàn cảnh bệnh tật đe dọa hiện nay, liệu Hạnh có nghĩ đến điều đó?

Bà Ngọc Minh: Hạnh dứt khoát nghĩ rằng mình không có tội. Ngay cả lúc ở Bình Thuận, khi công an cho tôi gặp Hạnh, Hạnh nói với tôi: “Đời người chỉ chết có một lần thôi, để cho họ thấy họ không được coi thường tinh thần của dân tộc. Con không có tội. Những việc con làm, bất cứ công dân nào cũng phải làm. Nhà cầm quyền cộng sản dùng quyền lực, bạo lực, và tất cả các phương tiện bắt ép chúng con thì đành chịu thôi. Nhưng chúng con không có tội.” Dứt khoát trong lòng Hạnh cho tới giờ phút này vẫn không có tội. Trước phiên tòa, Hạnh cũng nói Hạnh không có tội.

Trà Mi: Chính quyền có từng đặt điều kiện thế nào với cô Hạnh không trong suốt thời gian giam cầm cô?

Bà Ngọc Minh: Mỗi lần tôi đi thăm Hạnh, cán bộ trại giam nói với tôi trong 4 tiêu chí giảm án, tiêu chí đầu tiên là ‘nhận tội’ và họ đề nghị gia đình khuyên Hạnh ‘nhận tội’. Rất nhiều lần ngay Viện Kiểm Sát cũng đề nghị 3 gia đình chúng tôi khuyên các cháu ‘nhận tội để được nhà nước khoan hồng’. Họ cứ vận động tôi phải làm thế nào để cho Hạnh ‘nhận tội’, nhưng tôi có bảo với công an rằng Hạnh nói với tôi: “Không có tin công an.”


Trà Mi: Từ khi nào Hạnh bắt đầu quan tâm đến chuyện phải bảo vệ nhân quyền, phải bênh vực cho người công nhân, và phải dấn thân vì một xã hội tiến bộ?

Bà Ngọc Minh: Từ lúc học lớp 12, Hạnh đã có vẻ bất bình rồi. Hạnh nói đối với Hạnh thì không sao vì gia đình có công với cách mạng, ông nội là lão thành cách mạng, bà nội là liệt sỹ thời kỳ chống Pháp. Lý lịch của Hạnh không có gì để phàn nàn, nhưng Hạnh đấu tranh cho các bạn vì Hạnh thấy rằng làm lý lịch thi đại học và học phí đại học họ đều ưu tiên cho gia đình có công cách mạng và con cán bộ. Hạnh than phiền “Tại sao lại phân biệt lý lịch tốt-xấu? Lý lịch tốt-xấu là thế nào? Chúng con có tội gì để bị phân biệt như vậy?” Khi vào Sài Gòn thi đại học, Hạnh tìm hiểu thực trạng xã hội. Hạnh đã khóc tâm sự với chị gái rằng đất nước đang lâm nguy. Thế rồi sau đó Hạnh âm thầm dấn thân. Từ 2003, Hạnh tham gia các công tác xã hội, giúp đỡ gia đình nghèo. Năm 2005, Hạnh tham gia khối 8406, giúp đỡ dân oan mất đất. Hạnh về đánh máy các hồ sơ khiếu nại đất đai cho dân oan rất nhiều. Từ năm 2005 biết được các hoạt động của Hạnh, tôi có ngăn cản, nhưng sau đó khi Hạnh vào Sài Gòn học Cao đẳng Kinh tế, Hạnh tiếp tục âm thầm hoạt động. Trong thời gian hoạt động, không có Tết nào Hạnh ăn Tết ở nhà cả. Hạnh nói: “Thực trạng xã hội Việt Nam rất bi đát, nguy cơ mất nước, dân rất đau khổ” và Hạnh đi thôi.
 

Trà Mi: Gia đình suy nghĩ thế nào về những hoạt động, lý tưởng mà Hạnh theo đuổi dẫn đến bản án 7 năm tù của cô?

Bà Ngọc Minh:
Khi Hạnh bị bắt, tôi rất buồn, rất đau khổ và giận dữ vì tôi không hiểu biết. Nhưng sau khi tìm hiểu, tôi thấy rằng Hạnh đã làm đúng. Những việc Hạnh làm, mỗi công dân của mỗi nước đều phải làm. Cho nên, gia đình đã hưởng ứng và đồng tình. Điều này đã làm cho Hạnh hạnh phúc. Qua thời gian dài, tôi không đồng tình với Hạnh, Hạnh rất đau khổ, và tôi hối hận đã làm cho con mình đau khổ. Từ khi tôi hưởng ứng việc làm của con, Hạnh rất vui mừng, rất hạnh phúc.

Trà Mi: Với tình trạng hiện nay khi Hạnh đang đứng trước nguy cơ căn bệnh hiểm nghèo, gia đình có dự định thế nào để giúp bệnh trạng của cô được can thiệp kịp thời, đúng mức?

Bà Ngọc Minh: Việc làm của Hạnh cũng như bao nhiêu người khác đã làm như anh Nguyễn Văn Hải hay chị Tạ Phong Tần. Tôi không dám đòi hỏi gì hơn vì những người đó cũng khổ như con mình. Hạnh ở tù như chia sẻ những gian nan với họ. Tôi mong muốn con mình được tự do và cũng mong muốn Hùng, Chương, và những người đã dấn thân cho Tổ quốc được ra tù cùng một lúc. Trước mắt, tôi thiết tha yêu cầu cộng đồng người Việt trong và ngòai nước, cộng đồng quốc tế giúp đỡ, lên tiếng mạnh mẽ cho Hạnh để Hạnh được đi khám chuyên khoa, được điều trị để bảo vệ tính mạng cho Minh Hạnh trong lúc này.

Trà Mi: Còn đối với những người hữu trách, những người đang nắm sự tự do và cả tính mạng của Hạnh trong tay, bà Minh muốn nói gì với họ?

Bà Ngọc Minh:
Tôi muốn nói rằng nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã lừa dối dân, lừa dối dân tộc chúng tôi quá nhiều rồi. Sau 1975, tôi đã phục vụ họ tích cực. Tôi hy sinh tất cả cho chế độ. Họ đã lừa dối chúng tôi và cả quốc tế. Tôi mong muốn nhà cầm quyền phải ý thức được bổn phận của mình, phải có lương tâm, phải thay đổi chính sách cai trị, thả tất cả tù nhân lương tâm và tù nhân chính trị. Đó là những người yêu nước mà nhà nước phải tôn trọng, trong đó có con tôi.
 

Trà Mi: Nếu như điều kiện đổi lại với việc trả tự do cho cô Hạnh là cô phải ‘nhận tội’. Nếu điều kiện đó được đặt ra với gia đình, gia đình có sẵn sàng khuyên nhủ con mình nghe theo?

Bà Ngọc Minh: Không. Chúng tôi thấy con tôi không có tội. Không bao giờ. Điều này thì không bao giờ. Con tôi đã nói với tôi rằng con tôi không có tội. Và tôi nhận thấy việc làm của con mình từ trước tới nay hoàn toàn vô tội. Không thể bao giờ chúng tôi khuyên con mình ‘nhận tội’.
 

Trà Mi: Kể cả trong trường hợp phải đổi lấy sự nguy kịch về sức khỏe và tính mạng của con gái mình?

Bà Ngọc Minh:
Thưa vâng. Vì điều này sẽ làm cho Hạnh hạnh phúc.
 

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn bà Minh rất nhiều đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
Copy từ: VOA


.......................

Nhân sĩ-trí thức Việt ra Tuyên bố đòi cải cách chính trị


Hàng trăm trí thức Việt trong và ngoài nước ngày 23/9 ra Tuyên bố chung yêu cầu nhà nước cải cách thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ, sửa đổi Hiến pháp, và tôn trọng quyền tự do ngôn luận của công dân.

Tuyên bố Về Thực thi Quyền Dân sự và Chính trị được gửi tới các cơ quan lãnh đạo của đảng cộng sản và nhà nước và được công bố trên mạng xã hội nói thể chế toàn trị tại Việt Nam với bộ máy cầm quyền nhiều khuyết điểm, quan liêu, và tham nhũng là nguyên nhân gây ra tình trạng khủng hoảng cho đất nước về nhiều mặt từ năng lực phát triển tới kinh tế, môi trường, văn hóa, lòng tin nhân dân đối với bộ máy cầm quyền, và cả vấn đề chủ quyền đất nước trước họa xâm lăng từ Trung Quốc.

Tuyên bố nhấn mạnh giải pháp cơ bản cho những thử thách hiểm nghèo của đất nước và dân tộc là phải cải cách thể chế, dân chủ hóa đất nước để phát huy đoàn kết và sức mạnh dân tộc.

Các nhân sĩ-trí thức đồng ký tên trong Tuyên bố nói đảng cộng sản Việt Nam tự nhận vì nước, vì dân, phải có trách nhiệm chủ động thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa, khởi đầu bằng việc sửa đổi Hiến pháp vốn bảo vệ quyền độc tôn lãnh đạo của đảng cộng sản. 

Xã hội dân sự là con đường của tương lai Việt Nam, không thể khác được. Một đất nước không có nền tảng dân sự và một nhà nước pháp quyền thì không thể tồn tại được, đặc biệt trong bối cảnh một nhà nước toàn trị như hiện nay...
Tuyên bố nói rằng nếu bản Hiến pháp đang được sửa đổi vẫn tiếp tục duy trì thể chế toàn trị thì dân tộc Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều hệ quả khôn lường, nỗi bất bình và thất vọng trong lòng dân càng gia tăng, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế càng giảm sút.

Bản Tuyên bố yêu cầu nhà nước Việt Nam tôn trọng nhân quyền trong đó có quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân và đề nghị nhà cầm quyền trao đổi, tranh luận thẳng thắn với các ý kiến phản biện.

Tuyên bố cũng đồng thời lên án các biện pháp chính phủ Hà Nội áp dụng để ngăn cấm, trấn áp các tiếng nói bất đồng quan điểm là vi hiến, đi ngược lại các Công ước đã ký với quốc tế, và “không đúng với tư cách chính đáng của một nhà cầm quyền”.

Tuyên bố hoan nghênh các kiến nghị công dân gần đây như Kiến nghị 72, Tuyên bố của Công dân Tự do, Tuyên bố phản đối điều luật 258 và khẳng định các biện pháp xây dựng ôn hòa, hợp pháp này thể hiện lòng yêu nước và khát vọng dân chủ của các tầng lớp nhân dân.

Trong Tuyên bố của mình, các nhân sĩ-trí thức cũng kêu gọi xây dựng một Diễn đàn Xã hội Dân sự nhằm góp phần chuyển đổi thể chế chính trị, thúc đẩy xã hội dân sự Việt Nam phát triển theo yêu cầu của một quốc gia dân chủ.


Nhà báo Phạm Chí Dũng, một trong những người ký tên đầu tiên vào Tuyên bố, nói với VOA Việt ngữ:

“Xã hội dân sự là con đường của tương lai Việt Nam, không thể khác được. Một đất nước không có nền tảng dân sự và một nhà nước pháp quyền thì không thể tồn tại được, đặc biệt trong bối cảnh một nhà nước toàn trị như hiện nay. Khi đặt bút ký vào Bản Tuyên bố Về Thực thi Quyền Dân sự và Chính trị, không chỉ cá nhân tôi mà nhiều trí thức, nhiều anh em khác luôn mang trên mình một hoài bão, một nguyện vọng là làm sao để đất nước tránh được những sự lộn xộn. Xã hội dân sự là nền tảng để xây dựng nền văn hóa cho dân tộc Việt trong tương lai chứ không phải một nền chính trị vọng ngoại hay một nền chính trị lộn xộn, đấu đá nội bộ lẫn nhau. Con đường của Việt Nam trong có thể là 15 hay 20 năm tới sẽ chỉ là vấn đề ‘xã hội dân sự’ để tạo ra sự đối trọng cần thiết đối với chính quyền, tác động, điều chỉnh chính sách và cả con người trong chính quyền như những gì xã hội các nước Bắc Âu đã làm được trong thế kỷ 20.”

Về hiệu quả mong đợi từ Tuyên bố Về Thực thi Quyền Dân sự và Chính trị, báo Phạm Chí Dũng cho rằng:

“Tôi e rằng tính hiệu quả còn manh nha, chưa cao lắm trong buổi gần như là tiền đề, tiền thân của xã hội dân sự tại Việt Nam. Thật sự hiện nay tại Việt Nam chưa có xã hội dân sự. Muốn có xã hội dân sự, cần có những tổ chức dân sự. Muốn có những tổ chức dân sự cần phải có những nhóm dân sự. Những vấn đề đó ở Việt Nam còn rất manh nha. Cho nên, chủ đích của Diễn đàn Xã hội Dân sự và Tuyên bố này, theo tôi, chỉ là những điều kiện đầu tiên tiền đề. Chúng ta cần phải có nhiều cố gắng tiếp theo để xây dựng không chỉ một Diễn đàn Xã hội Dân sự trên mạng mà còn là những Diễn đàn công khai truyền bá tư tưởng xã hội dân sự ở Việt Nam, sinh hoạt công khai. Như vậy mới có thể có hiệu quả được.”

Trong ngày công bố, Bản Tuyên bố Về Thực thi Quyền Dân sự và Chính trị có chữ ký của 130 nhân sĩ, học giả, trí thức trong và ngoài nước. Trong số này có các nhân vật tên tuổi như Giáo sư Toán học Ngô Bảo Châu; ông Hồ Ngọc Nhuận, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam TPHCM; ông Trần Văn Long, nguyên Phó Bí thư Thành đoàn Thanh niên Cộng sản TP HCM; ông Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập báo Lao Động; Phó Giáo sư Phạm Khiêm Ích, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin, Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam.

Những người khởi xướng Diễn đàn Xã hội Dân sự nói họ mong được đồng bào trong và ngoài nước hưởng ứng bản Tuyên bố này để thúc đẩy nền dân chủ và tiến bộ của đất nước.
Copy từ: VOA


.........................

Con số" bổ đề " thống kê của nhà báo Đào Tuấn


 
1% cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ. Trong khi 30% sáng cắp ô đi tối cắp ô về


30% dân số thoát nghèo. Trong khi 41,5% số hộ không hài lòng về cuộc sống

100% trẻ con được khám chữa bệnh không mất tiền. Trong khi không có phong bì thì sơ sinh vẫn ngã ( bị đánh rơi) như thường.

Mỗi năm tạo việc làm mới cho hơn 1 triệu người. Nhưng 50% trong độ tuổi 15-34 đang thất nghiệp.

Đăng ký thất nghiệp giảm 20 ngàn người. Hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng 16 ngàn.

Cai nghiện được hưởng chế độ 900k/tháng. Người cao tuổi được trợ cấp 180k /tháng

Chi bộ đừng hỏi đó là cái gì. Bổ để cơ bản Việt chứ gì nữa. Giờ mình mới hiểu từ độ về Việt Nam, GS Ngô Bảo Châu cấm có dám làm toán mà chuyển sang chém gió về văn.

Copy từ: Quê Choa’ blog


...................

RSF bi quan về tự do thông tin tại Việt Nam

Ảnh chụp blogger Điếu Cày trước khi anh bị bắt năm 2008 (@AnhBaSG)
Ảnh chụp blogger Điếu Cày trước khi anh bị bắt năm 2008 (@AnhBaSG)

Thanh Hà
Một ngày trước chuyến viếng thăm nước Pháp của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) công bố báo cáo về tình trạng thiếu tự do thông tin tại Việt Nam. Báo cáo mang tựa đề « Cái chết được báo trước của tự do thông tin » tại quốc gia này.

Trong buổi họp báo tại trụ sở ở quận 2 Paris, Phóng viên Không Biên giới (RSF) cho biết là tổ chức này đã căn cứ vào những phương pháp được chính quyền Việt Nam sử dụng để kiểm duyệt báo chí, đàn áp các blogger và các nhà ly khai sử dụng internet.
Sau khi đã « nghiên cứu một cách toàn diện về những biện pháp kiểm duyệt đó, RSF đưa ra kết luận là chính sách bóp nghẹt thông tin của Việt Nam không chỉ giới hạn ở khoảng 40 nhà ly khai đang trong tầm ngắm của chính quyền. Chính sách kiểm duyệt của Việt Nam được chính quyền áp dụng đối với tất cả mọi công dân Việt Nam ».
Vấn đề lại càng nổi cộm lên mỗi lần có một tiếng nói tố cáo hoặc đưa ra ánh sáng những bất công trong xã hội hay những vụ vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
RSF tuyên bố muốn nhân chuyến viếng thăm nước Pháp của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để trình bày với thủ tướng Việt Nam về tình trạng thảm hại của tự do thông tin tại quốc gia này, đề cập đến hoàn cảnh của 35 blogger Việt Nam đang bị giam cầm.
Phóng viên Không Biên giới nhắc lại là bản kiến nghị đòi tự do cho các nhà viết blog của Việt Nam do tổ chức này đề xướng đã nhận được 25 000 chữ ký ủng hộ.
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới kêu gọi chính phủ Pháp không nên tránh né vấn đề nhân quyền và tự do ngôn luận, tự do thông tin khi tiếp lãnh đạo Việt Nam.
Trong bản xếp hạng của RSF về tự do báo chí năm 2012, Việt Nam đứng hạng thứ 172 trên tổng số 179 quốc gia. Theo Phóng viên Không Biên giới, Việt Nam là nhà tù lớn thứ nhì trên thế giới đối với các blogger và cư dân mạng.


Copy từ: RFI


.........................

Từ WTO đến TPP: Nhận diện sáu năm di căn kinh tế



Phạm Chí Dũng

Gần ba tháng sau cuộc gặp Trương Tấn Sang – Barack Obama vào tháng 7/2013, vẫn chưa có dấu hiệu lạc quan nào cho triển vọng Việt Nam được “đặc cách” vào TPP. Trong khi đó, đã thấp thoáng những cái nheo mũi phản biện từ giới chuyên gia trong nước về tương lai “TPP không phải là một đại tiệc dành cho Việt Nam”.
WTO đã là một phép thử đầy rẫy khó khăn, lồng trong bối cảnh các tập đoàn lợi ích lũng đoạn hầu như toàn diện tấm thân trơ gày của dân tộc. Một lần nữa, hãy nên nhận diện lại bức tranh ung thư di căn mà nền kinh tế và xã hội Việt Nam phải thấm trải trong sáu năm qua.
“Nước giàu dân nghèo”
Từ nhiều năm qua, nhức nhối thị trường nội địa đã trở thành cái gai đau nhức trong tròng mắt của doanh nghiệp Việt, khi giới truyền thông không ít lần phải lên án chuyện giới doanh nhân trong nước bị mất thị phần ngay trên sân nhà. Từ mảng vật liệu xây dựng luôn sôi động tính đầu cơ cho đến lĩnh vực dược phẩm được coi là “phục vụ an sinh xã hội”, đâu đâu cũng phổ cập những mất mát đầy tính hiển thị như thế.
Sáu năm tham dự vào WTO có lẽ đã quá đủ để rút ra một bài học thấm thía nào đó cho cuộc cạnh tranh không cân sức. Song một bài học lớn nhất lại vẫn chưa được rút ra: tính minh bạch thị trường bị hủ hóa đến mức tối đa đã khiến cho đến nay không có bất kỳ một số liệu nào từ giới điều hành kinh tế Việt Nam có thể lượng định được bao nhiêu phần trăm thị phần của các doanh nghiệp, cùng bao nhiêu ngành sản xuất và kinh doanh chủ chốt, đã “rơi vào tay nước ngoài”.
Một bài học xương máu khác cũng đang hiện thực hóa một cách khắc khoải và khắc nghiệt trong chính nền kinh tế của đất nước – nơi có tương phản “nước giàu dân nghèo” tương tự với thể chế Trung Quốc. Những con số được công bố mới nhất vẫn cho thấy chẳng khác mấy người bạn láng giềng còn chìm trong bầu không khí tư bản hoang dã với 300 tỷ phú đô la, giới tinh hoa tỷ phú đô la ở Việt Nam vẫn không ngừng tăng tiến lên đến gần 200 người cùng tài sản đến 20 tỷ USD, ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng đã và đang diễn ra trong đất nước, ngược chiều với cảnh người dân bị nghèo đi tương đối.
Hố phân cực thu nhập càng ngoác rộng từ truyền thống trục lợi không ngưng nghỉ qua các kênh thương mại đa phương quốc tế.
Một nghịch lý phũ phàng vẫn tiếp tục làm lộn ngược mọi triết lý “do dân và vì dân”, với bối cảnh Việt Nam được xác nhận là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới, nhưng trong vài năm qua lại phát triển hiện tượng nông dân trả ruộng hay bỏ ruộng ngay tại quốc gia này. Giá lúa bị thấp một cách vô lý ngay cả vào thời kỳ được mùa và tăng trưởng xuất khẩu, trong khi giới thương lái và các công ty xuất khẩu gạo vẫn ung dung thế trung gian lợi nhuận trên bờ vai rạc gày của những người một nắng hai sương.
Khác hẳn với thói quen tuyên truyền về “hiện tượng cá biệt” từ những người phát ngôn cho Chính phủ, chuyện người dân bỏ ruộng đã diễn ra ngày càng tràn lan từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ đến đồng bằng sông Hồng và có thể còn xa hơn nữa về biên giới phía Bắc.
Rất thường là chuyện vài tấn thóc mới đủ đóng tiền học cho con cái, và cũng rất thường là vẻ bạc mặt của các gia đình nông dân khi phải cắn răng bán lỗ cho giới đầu cơ và không lối thoái dưới món nợ chống chất của ngân hàng. Đó là cái gì, nếu không phải là một hình ảnh quá ngược ngạo về điều được xem là thành tích trở thành thành viên thứ 150 của WTO với sự lao dốc chưa đến đáy của thành phần chiếm đến 70% dân số lao động?
Đa bào và đơn bào
Kinh tế lụn bại để gánh nặng cuối cùng đổ lên đầu nông dân, công nhân và người nghèo một cách chắc nịch – một hệ lụy kinh khủng của đường hướng “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa” trong vài chục năm qua. Hệ lụy này lại quá đồng điệu với cuộc chơi cực kỳ sòng phẳng và tàn nhẫn của giới doanh nghiệp độc quyền nhà nước như Tập đoàn xăng dầu Việt Nam và Tập đoàn diện lực Việt nam – những tác nhân chính của chiến lược đầu tư trái ngành vào bất động sản, chứng khoán và bảo hiểm từ những năm 2006-2007 mà đã dẫn đến số lỗ khủng khiếp ít nhất 40.000 tỷ đồng, để cuối cùng những đợt tăng giá xăng dầu và giá điện bất chấp của các tập đoàn này càng tạo nên nguy cơ thúc đẩy nạn lạm phát động loạn không còn bị ràng buộc bởi bất cứ giới hạn nào, lại càng khiến cho đời sống người nghèo lâm vào thế khốn cùng.
Nhưng khi cái đáy thực chất vẫn chưa hiện ra, cơn suy thoái kinh tế di căn gần như toàn diện ở Việt Nam còn có nguy cơ dẫn đến một cuộc khủng hoảng lớn lao hơn nhiều trong vài ba năm tới, với nhiều sắc thái vượt khỏi kìm nén từ phía người dân và cũng có thể dẫn tới những cuộc bạo đông do cùng quẫn về mưu sinh, tiếp dẫn nhiều mầm mống loạn lạc trong một xã hội đang dò đáy.
Niềm tin của dân chúng vào thể chế cũng vì thế bị “suy thoái tư tưởng” một cách kinh khủng, song ánh trực tiếp với sự ruỗng mục và nguy cơ sụp đổ của chân đứng kinh tế quốc gia. Vài năm gần đây, không quá khó hiểu khi bất chấp “rào cản kỹ thuật” từ phía Ban Tuyên giáo trung ương và Bộ Thông tin truyền thông, báo chí Việt Nam đã phải miêu tả một cách trực diện đến khoảng thời gian “hái quả” sau khi Việt Nam tham gia WTO, trong đó không quá giấu diếm về từ ngữ “thất bại” của nền kinh tế và dĩ nhiên của cả giới điều hành kinh tế trong chính phủ đối với những hệ quả ngập tràn do các nhóm lợi ích đa bào và nhóm thân hữu đơn bào gây ra.
Đa bào lợi nhuận và đơn bào chính trị lại kết tụ thành chuỗi nhiễm sắc thể nguy biến hơn bao giờ hết cho cơ thể dân tộc cùng cơn nguy kịch thoi thóp của người nghèo. Trong vài năm tới, nếu sự tình kinh tế không được cải thiện mà vẫn như bà Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phải cảm thán mới đây “ăn không chừa một thứ gì”, nhiễm sắc thể sẽ rất mau chóng chuyển độc tố của nó vào nơi mà sức kháng thể cuối cùng của người dân còn rơi rớt.
Khi đó, đa bào cộng đơn bào cộng với lời sấm “dân chủ xã hội chủ nghĩa gấp vạn lần tư bản” của bà Nguyễn Thị Doan sẽ rất mau chóng chứng nghiệm hình ảnh một thân thể bị phù trương toàn diện bởi cái không chỉ còn là chất độc.
Mẩu bánh và lối thoát
Trong bối cảnh khác xa với luận lý “kinh tế đang ổn định” của giới chức chính phủ, TPP dĩ nhiên là một lối thoát, thậm chí là một lối mở tươi lành nhất mà một chính thể có thể vận dụng để ít nhất cũng tạm làm yên lòng dân chúng, hạn chế được phần nào những phẫn uất của dân nghèo về các nhóm lợi ích, và cách nào đó tạm thời kìm giữ những ý tưởng hoặc hành động cần phải thay đổi thể chế chính trị.
Lối thoát từ TPP cũng có thể là một cơ hội nhằm tái hiện hình ảnh vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đổ vào Việt Nam từ 15-20 tỷ USD của những năm 2006-2007 - thời hoàng kim và cũng là đỉnh của nền kinh tế này. Bởi sau cái đỉnh ấy, bi kịch của nền kinh tế và cũng là bế tắc của đất nước mà đã dội ngược cho tới nay, khi lượng vốn đăng ký đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã giảm đến ít nhất 2/3, tương đương với độ giảm của vòng quay vốn xã hội mà đã làm xáo động các khu vực sử dụng lao động. Logic tiếp theo của sự dội ngược này là tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam trong những năm khủng hoảng đã tăng vọt một cách thảm thương, khác hoàn toàn với số liệu công bố chỉ có 1,99% của Bộ Lao động, thương binh và xã hội. Thậm chí, có đánh giá còn ước tính tỷ lệ thất nghiệp thực tế ở Việt nam có thể đang là vài chục phần trăm, không thua kém lắm tình cảnh mà những đứa con của thần Zeus phải đối mặt chỉ mới vào quý đầu năm 2013.
Vài tháng qua, một số chuyên gia trong nước đã bắt đầu công khai nói về “thất bại” của WTO, về sự lợi dụng không thương tiếc của các nhóm lợi ích đối với cơ chế thương mại đa phương, còn người dân đã không được hưởng ưu đãi nào về thực chất.
Còn với TPP, thói quen đánh giá cảm tính đã luôn kéo theo hệ lụy sách lược và chiến lược cũng chỉ có giá trị như một cảm giác. Còn hơn thế, rất nhiều khi chỉ giống như một cảm giác bất lực và bế tắc. Có lẽ đó là một trong những nguyên do vì sao đã trải qua 3 năm với 19 vòng đàm phán TPP mà lộ trình Việt Nam hầu như vẫn giậm chân tại chỗ khi cần phải đối chiếu với bộ tiêu chí xuất xưởng từ nội khối TPP.
Dù vẫn ngầm xem TPP là một lối thoát, song những điều kiện đặc biệt và có tính tiên quyết của TPP như cải cách kinh tế và giảm tính độc quyền của khối doanh nghiệp nhà nước, tăng tính minh bạch và tính hữu dụng chứ không phải hình thức hay mị dân cho cuộc chiến chống tham nhũng, kể cả một số vấn đề liên quan khác như môi trường, quyền lập hội lao động… vẫn chẳng mấy có hy vọng được Hà Nội đáp ứng đủ chi tiết hầu mong bổ túc cho hồ sơ ứng cử viên TPP.
Chưa có Hà Nội
Sau chuyến đi của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Washington vào cuối tháng 7/2013, những tin tức lạc quan nhất từ giới ngoại giao và thương mại Việt Nam đã như cố gắng ồn ào về khả năng đến cuối năm 2013 quốc gia này sẽ được “tháo khoán” vào TPP. Tuy nhiên, số ít quan chức tự trọng lại tỏ ra dè dặt hơn với cụm từ mơ hồ “sớm nhất có thể” mà Obama đã dùng trong bản thông cáo báo chí sau văn bản “đối tác toàn diện” giữa hai nước.
Tất nhiên, có không ít cách nhìn và cách suy diễn có thể hiện hữu đối với cụm từ này, trong đó khả năng xa vời hơn thuộc về một triển vọng không được hữu hạn về thời gian, tức trong kế hoạch công du các nước Đông Nam Á như Indonesia, Brunei, Malaysia và Philippines vào tháng 10/2013 của Tổng thống Obama, đã không có trạm dừng dù là trung chuyển ở sân bay Nội Bài.
Quay lại dĩ vãng tháng 5/2013, trong chuyến làm việc tại Hà Nội với một số giới chức ngoại giao, thương mại và cả ngành công an, một quan chức cao cấp thuộc khối Cộng đồng chung châu Âu đã nêu ra một dự đoán có tính kinh nghiệm: quy trình để Việt nam tham dự vào TPP sẽ phải mất từ một đến hai năm. Nếu đúng theo ngữ nghĩa này và không tương hợp với kỳ vọng khát khao của chính giới Hà Nội, mọi chuyện sẽ đều phải có lộ trình của nó, lộ trình lại phải có thời gian, được gắn liền với điều kiện về công đoàn độc lập và có lẽ còn lâu mới có chuyện kết thúc sớm sủa.
Cộng hưởng với những tin tức không mấy lạc quan của đoàn đàm phán TPP của Việt Nam vừa trở về từ Brunei, người ta càng nhận ra “sớm nhất có thể” chỉ là một cụm từ ẩn chứa vài tính toán mang tính chiến lược của Tổng thống Omama.
Bởi cho dù Ngoại trưởng John Kerry luôn hứa hẹn “Nơi nào có quyền lợi chung thì nơi đó Mỹ và Việt Nam có thể hợp tác”, điều được xem là “thành tâm chính trị” của Hà Nội mới là lời hứa có giá trị nhất trong bối cảnh nhập nhoạng hiện thời.
Một mẩu bánh hấp dẫn và một cô gái đẹp vẫn luôn là mơ ước của những kẻ phàm tục. Nhưng làm sao để nuốt được hai miếng thơm ngon đó thì lại là một câu chuyện khác, khác hoàn toàn.
Hoặc cho dù mọi chuyện có thể được nhìn nhận với thái độ bớt căng thẳng hơn, ứng với trường hợp Nhà nước Việt nam được “đặc cách” nhập tiệc TPP cũng như nghiễm nhiên sở hữu một cái ghế trong Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc, cũng sẽ rất khó có một minh chứng đủ thuyết phục nào về nội lực kinh tế và nội tình chính trị để những tỷ đô la đăm đắm từ TPP bớt mù mờ hơn.

Copy từ: Dân Luận


.....................

RSF kêu gọi tự do báo chí cho Việt Nam


Việt Hà, phóng viên RFA
2013-09-23

000_Hkg8860585-305.jpg
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius (trái) và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội hôm 05/8/2013, ảnh minh họa.
AFP photo


Nhân chuyến thăm Paris của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ ngày 24 đến 26 tháng 9, tổ chức Phóng viên Không Biên Giới (RSF), một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Pháp, đã thu thập chữ ký vào một thỉnh nguyện thư đòi tự do thông tin để trực tiếp gửi Thủ tướng.
Việt Hà phỏng vấn ông Benjamin Ismail, phụ trách khu vực châu Á Thái Bình Dương của RSF về chiến dịch thỉnh nguyện thư này.
Trực tiếp trao thỉnh nguyện thư
Trước hết, ông Benjamin Ismail nói về nội dung thỉnh nguyện thư và dự định trình thỉnh nguyện thư như sau:
Chúng tôi bắt đầu thỉnh nguyện thư này từ đầu tháng 7 năm 2013, lúc đó không có một sáng kiến chung nào toàn cầu yêu cầu việc trả tự do cho toàn bộ các blogger cùng một lúc. Hiện có 35 bloggers Việt nam đang bị cầm tù. Trong hai tháng qua chúng tôi đã thu nhận được hơn 25,000 chữ ký cho thỉnh nguyện thư này.
Bây giờ chúng tôi muốn nhân cơ hội chuyến thăm tới Paris của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ ngày 24 đến 26 tháng này để đưa thỉnh nguyện thư này trực tiếp tới ông ta. Chúng tôi đã liên hệ với đại sứ quán Việt nam tại Pháp để xin được gặp trực tiếp Thủ tướng, dù chỉ là trong thời gian ngắn.
Chúng tôi gọi họ trong suốt tuần qua và cả ngày hôm nay nhưng không nhận được trả lời từ họ hay từ đoàn Việt Nam tới Pháp. Chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục các nỗ lực của mình để gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để nêu những quan ngại của mình về tình hình Việt Nam và đưa bản thỉnh nguyện thư.
Việc không cho chúng tôi gặp Thủ tướng không chỉ có nghĩa là họ đã từ chối không muốn gặp một tổ chức phi chính phủ quốc tế mà còn có nghĩa là họ đã từ chối không muốn nghe tiếng nói của chính người Việt Nam, những người rất muốn đưa ra bản thỉnh nguyện thư và tham gia lấy chữ ký cho bản thỉnh nguyện thư.
Việt Hà: Nếu trường hơp phía Việt Nam không thu xếp cuộc gặp cho các ông với Thủ tướng, các ông sẽ làm thế nào để có thể gặp trực tiếp Thủ tướng để có thể trao thỉnh nguyện thư và nói lên những quan ngại của mình?

Chúng tôi muốn nhân cơ hội chuyến thăm tới Paris của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ ngày 24 đến 26 tháng này để đưa thỉnh nguyện thư này trực tiếp tới ông ta.
- Benjamin Ismail
Benjamin Ismail: Chúng tôi sẽ cố gắng gặp ông ấy bằng mọi cách dù tôi không thể nói cho các bạn biết cụ thể chúng tôi sẽ làm ra sao. Thủ tướng ở Paris trong 3 ngày tới. Trong 3 ngày đó, sẽ có thể có cơ hội cho chúng tôi để nói cho ông ấy nghe những quan ngại và những kiến nghị của chúng tôi.
Việt Hà: Nếu các ông được gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và trong điều kiện thời gian hạn hẹp thì những điểm chính nào sẽ được các ông trình bày trong cuộc gặp?
Benjamin Ismail: Chúng tôi có những ưu tiên là về vấn đề 35 bloggers bị cầm tù, là những người bị bỏ tù vì lên tiếng phản đối những đàn áp về quyền con người, tự do báo chí, đi ngược lại hiến pháp của Việt Nam. Chính quyền chỉ chọn những luật mà họ muốn áp dụng như điều 88, 79, hay 258 thuộc luật hình sự. Họ áp dụng các điều luật đảm bảo quyền cho các bloggers và những người bất đồng chính kiến. Tại văn phòng của Phóng viên không biên giới vào hôm nay, chúng tôi có một họp báo để công bố một báo cáo dài 40 trang bằng tiếng Anh, Pháp và sẽ có cả tiếng Việt.
Trong báo cáo này chúng tôi mô tả lại những đàn áp và kiểm duyệt báo chí, mô tả tình hình báo chí chính thống hoàn toàn bị kiểm soát bởi đảng cộng sản. Chúng tôi cũng mô tả tình hình báo chí mạng tự do ở Việt Nam.
Trong báo cáo này, các bạn cũng sẽ thấy những kiến nghị của chúng tôi với không chỉ Việt Nam mà với cả cộng đồng thế giới và kêu gọi sự hỗ trợ lớn hơn với các bloggers tại Việt Nam.
Kêu gọi sự quan tâm từ chính phủ Pháp
000_Hkg8856674-250.jpg
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius (thứ 2 từ trái) hội đàm với Bộ trưởng ngoại giao VN Phạm Bình Minh (P) tại Hà Nội hôm 04/8/2013. AFP photo
Việt Hà: Nhân việc ông nói đến báo cáo mới của RSF về Việt Nam, xin ông cho biết đánh giá về truyền thông mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay?
Benjamin Ismail: Truyền thông chính thống đã không nói tiếng nói của đa số người dân, mà truyền thông mạng đã làm được, ví dụ như Facebook đã đóng vai trò hết sức quan trọng. Chúng ta cũng thấy xuất hiện nhiều các diễn đàn độc lập, bao gồm của các cá nhân như blogger Bùi Thanh Hiếu, hay trang web của Boxit Vietnam, hay con đường Việt Nam. Tất cả các trang mạng này đều cung cấp những cơ hội để tranh luận dân chủ về nhiều chủ đề như quyền con người, hay hiến pháp. Như vậy truyền thông mạng xã hội đã điền vào chỗ trống của báo chí Việt Nam vốn thiếu tự do vì bị kiểm soát bởi đảng cộng sản.
Việt Hà: Ông có dự liệu phản ứng từ phía Thủ tướng Việt Nam là gì khi nhận thỉnh nguyện thư hay những thắc mắc của RSF và liệu chiến dịch này của RSF có thể đóng góp được gì cho những thay đổi tại Việt Nam?
Benjamin Ismail: Chiến dịch diễn ra trong tình huống cụ thể, đó năm quan hệ Pháp Việt bắt đầu từ tháng 4. Có hai năm, năm đầu là năm Pháp tại Việt Nam và đã có ngày lễ được tổ chức ở Hà Nội vào tháng 4 vừa rồi. Năm này sẽ kéo đến tháng 12. Năm tiếp theo là từ tháng giêng tới với chủ đề Việt Nam tại Pháp. Trong dịp này, giới chức hai nước sẽ gặp nhau nhiều lần để củng cố quan hệ hai nước.
Các chủ đề chính được bàn thảo chủ yếu là kinh tế, nhưng chúng tôi muốn kêu gọi không chỉ chính phủ Việt Nam mà cả chính phủ Pháp không được lờ đi vấn đề nhân quyền ở Việt Nam với lý do củng cố quan hệ kinh tế và mở cửa thị trường. Chúng tôi muốn họ đặt vấn đề nhân quyền và tự do thông tin vào nghị sự. Đó là lý do mà chúng tôi có chiến dịch này.
Việt Hà: Ông đánh giá thế nào về thái độ và hành động của chính phủ Pháp với những vấn đề mà ông đề cập về Việt Nam?

Chúng tôi chỉ trích những hành động yếu ớt từ chính phủ Pháp với tình hình hiện tại của một số các nhà báo tự do như Tạ Phong Tần, Điếu Cày. Chúng tôi muốn thấy chính phủ Pháp phải có những sức ép lớn hơn đối với chính phủ Việt Nam.
- Benjamin Ismail
Benjamin Ismail: Trong báo cáo mới, chúng tôi cũng đề cập đến vấn đề này. Phần cuối của báo cáo nói tới vai trò của cộng đồng quốc tế và làm thế nào mà các bloggers cũng như các nhà bất đồng chính kiến đang tìm đến cộng đồng quốc tế ngày một nhiều. Ví dụ như các diễn đàn được thành lập bằng hai thứ tiếng Anh và Việt.
Các sáng kiến được lập ra như sáng kiến từ các bloggers Việt Nam yêu cầu Liên Hiệp Quốc phải tạo sức ép lên Việt Nam để bỏ điều 258 nếu muốn được bầu vào hội đồng nhân quyền. Điều này cho thấy họ đang tiếp xúc với cộng đồng quốc tế ngày một nhiều để tìm kiếm sự giúp đỡ. Vì thế chính phủ Pháp cần phải lắng nghe những tiếng nói này mà chúng tôi đã đề cập trong báo cáo và thỉnh nguyện thư.
Chúng tôi chỉ trích những hành động yếu ớt từ chính phủ Pháp với tình hình hiện tại của một số các nhà báo tự do như Tạ Phong Tần, Điếu Cày. Chúng tôi muốn thấy chính phủ Pháp phải có những sức ép lớn hơn đối với chính phủ Việt Nam.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.

Copy từ: RFA



........................