CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

BÁO ĐỘNG ĐỎ VỀ VẤN NẠN CÔN ĐỒ S.O.S






S.O.S:

Kính thưa toàn thể các cơ quan , các hiệp hội nhân quyền 
Kính thưa toàn thể quý đồng bào, độc giả
Liên tiếp trong những ngày qua. Một diễn biến rất đáng suy nghĩ là việc tôi cùng anh chị em bạn bè bị tấn công ngay trong ngày về Hà Nội theo lời mời của tòa án Hà Nội <ngày 8-4-2013>...Những hình ảnh họ cho người theo dõi , tấn công chúng tôi cho đến khi giáp mặt  đụng độ tại đầu ngã 4 Lương Ngọc Quyến - Nguyến Hữu Huân . Tôi và Chí Đức hô cướp nên bà con đã đổ ra vây bắt. Khi đã tra tay vào còng mà kẻ đó vẫn còn dùng cùi trỏ tấn công tôi khi tôi chạy vào chụp cho rõ mặt hắn
Qúa bức xúc trước hành xử côn đồ này nhiều người dân đã đánh hắn ta
Và thật khốn nạn! Hắn đã rút thẻ công an- an ninh ra và gọi cho đồng bọn
Dân phòng thấy vậy đành mở còng thả hắn ra.Và kết cục ngày 9-4-2013 người bạn đi cùng tôi ra tòa và có mặt trong cuộc vây bắt tên công an côn đồ này đã bị đánh rất dã man tại gần cơ quan. Đó là trường hợp của Nguyễn Chí Đức . Vụ việc cũng được anh  khẳng định có bàn tay công an < Vì họ đã rút thẻ ngành cho bảo vệ khi bị hỏi vào cơ quan làm gì>
Đã đến lúc họ công khai dùng thẻ ngành thay lá bùa tội ác?????
 Sự việc sau đó chúng tôi dã có trình bày trong các bài viết trước vào các ngày vừa qua, đồng thời viết đơn kêu cứu gửi đến các tổ chức Ngoại Giao và Nhân quyền Quốc Tế
Hôm nay tôi lại đọc được thông báo về tình trạng an ninh của luật sư Hà Huy Sơn - Người bảo vệ quyền lợi cho tôi trong phiên xử tại tòa hành chính sắp tới về việc tôi kiện chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo ra tòa và sau hơn một năm - dưới rất nhiều sức ép Quốc Tế thì giờ đây tòa mới đưa ra xét xử nhưng chưa cụ thể ngày nào
Việc này tôi cho rằng hoàn toàn không thể tách rời các sự kiện- diễn biến. Đây chắc chắn nằm trong kế hoạch triệt hạ những người tố cáo và bảo vệ pháp lý
Việc làm này hoàn toàn là của bọn Mafia côn đồ có quyền lực trong chính quyền điều hành điều hành- sai khiến bởi vậy họ mới dùng tới lực lượng côn đồ có thẻ ngành trong người để đối phó trong tình huống bị dân bắt hay tự vệ lại
Tôi viết những dòng này gửi đến toàn thể các cơ quan chức năng. Gửi đến toàn thể quý đồng bào ruột thịt thông báo rộng rãi tình trạng luật pháp côn đồ tại đất nước chúng ta. Thực chất giai đoạn này chúng đã điên cuồng đối phó trên tất cả mọi lĩnh vực
Việc người dân đi kiện chính quyền đòi công bằng và quyền lợi chính đáng là một việc rất nên và cần thiết phải làm để chúng ta đoi lại QUYỀN LÀM NGƯỜI quyền TỰ DO- DÂN CHỦ - 
Xong họ lại bằng mọi thủ đoạn bỉ ổi , tội ác để đối phó  với chúng ta
Đây là một tội ác không thể dung thứ đối với loài người và nếu như thế chúng ta đã , đang và phải sống trong một chế độ man rợ tàn ác từ lâu nay. Nhưng bây giờ họ không cần che đậy nữa. 
Tôi tha thiết kêu gọi mọi người hãy lên tiếng, hãy bằng mọi thứ có thể để bảo vệ luật sư Hà Huy Sơn. Tiếng nói đại diện cho luật pháp và lương tâm con người đang đứng bên cạnh những anh chị em đấu tranh chúng ta

Hình ảnh kẻ theo dõi và tấn công tôi ngày 8-4-2013
Sau khi bị khóa tay hắn vẫn tiếp tục dùng cùi trỏ tấn công tôi. Nghe nói rất nhiều người có thông tin và hình ảnh về tên này. Và hoàn toàn có cơ sở để khẳng định tên này từng tham gia cả vụ hành hung luật sư Lê Quốc Quân ngày trước...
Kính mong anh chị em cho biết thêm thông tin để vạch bộ mặt chúng ra Quốc Tế










Copy từ: Bùi Hằng

Canada : Học sinh 16 tuổi đoạt giải thưởng về trị liệu chữa ung thư


Kỹ thuật tiêu diệt tế bào ung thư với phân tử nano vàng, được làm nóng, đã thu được nhiều thành công trong thực nghiệm.
Kỹ thuật tiêu diệt tế bào ung thư với phân tử nano vàng, được làm nóng, đã thu được nhiều thành công trong thực nghiệm.
DR

Trọng Thành
Ngày 09/04/2013, hãng bào chế dược phẩm Sanofi tuyên bố một sinh viên 16 tuổi ở Calgary, miền tây Canada, được trao giải thưởng cho nhà nghiên cứu trẻ, đã có công phát triển một trị liệu sử dụng các phân tử nano vàng tiêu diệt các tế bào ung thư.

Anh Arjun Nair, học sinh trung học, gốc Ấn Độ, đoạt giải nhất trong cuộc thi sáng tạo khoa học mang tên Sanofi BioGENEnius Challenge của Canada. Có tổng cộng 208 học sinh trung học, với 123 dự án khoa học, đã tham gia vào cuộc thi hàng năm này.
Một hội đồng gồm các nhà nghiên cứu, đứng đầu là bác sĩ Luis Barreto, cựu chủ tịch của Sanofi Pasteur, một tập đoàn nghiên cứu và bào chế dược phẩm nổi tiếng, đã nhóm họp tại Hội đồng Khoa học Quốc gia Canada (ở Ottawa) để thẩm định các nghiên cứu dự thi.
Arjun Nair đã nhận giải nhất trị giá 5.000 đô la Canada (tương đương gần 5.000 đô la Mỹ). Học sinh trung học Canada gốc Ấn Độ cũng nhận được một giải đặc biệt cho dự án có tiềm năng thương mại hóa lớn nhất.
Quán quân của giải thưởng khoa học của Sanofi đã làm việc hai năm để hoàn thiện trị liệu chống ung thư với các phân tử nano vàng. Tiêu diệt các tế bào ung thư bằng phân tử nano vàng, với sự hỗ trợ của kỹ thuật photothermie, một trị liệu được giới y khoa quốc tế phát triển từ một vài năm gần đây. Photothermie là phương pháp dùng tia hồng ngoại chiếu vào các phân tử nano vàng, được đưa vào trong các tế bào ung thư, nhằm làm nóng các phân tử này lên. Ở nhiệt độ cao, phân tử nano có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư từ bên trong, mà không làm ảnh hưởng đến các tế bào lành xung quanh.
Năm 2005, một số thực nghiệm trị liệu này trên chuột đã thành công. 100% chuột tham gia thực nghiệm đã khỏi bệnh ung thư.
Tuy nhiên, cho đến nay, một trong những trở ngại làm giảm hiệu quả của phương pháp trị liệu photothermie trong cuộc chiến tiêu diệt các tế bào bệnh là sự kháng cự của các tế bào ung thư, với việc các tế bào này tạo ra các « protéine de stress », tức các protéine đặc biệt nhằm giúp tế bào ung thư tự bảo vệ trước môi trường nhiệt độ tăng cao.
Đóng góp đặc biệt của Arjun Nair trong việc cải thiện kỹ thuật trị liệu này là sử dụng thuốc kháng sinh 17-AAG để vô hiệu hóa hệ thống phòng ngự của các tế bào ung thư, trong cuộc chiến kháng cự lại « các viên đạn nano », và như vậy giúp cho phương pháp trị liệu mới này có hiệu quả hơn.
Trong thời gian hai năm tìm tòi và hoàn thiện kỹ thuật trị ung thư bằng phân tử nano vàng, Arjun Nair đã có một thời gian được làm việc tại hai phòng thí nghiệm của đại học Calgary, và nhận được các tư vấn của những người lãnh đạo hai cơ sở thực nghiệm này. Đây là cơ hội rất hiếm có đối với một học sinh trung học.
Trả lời phỏng vấn AFP, quán quân của giải Sanofi cho biết anh quan tâm đến lĩnh vực này, sau khi chứng kiến bà mình phải chịu nhiều đau đớn vì căn bệnh ung thư. Arjuin Nair đã đọc nhiều về bệnh ung thư và về các trị liệu. Nhà quán quân tương lai cũng hiểu rằng các trị liệu ung thư, với phương pháp sử dụng các phân tử nano vàng, có một vị trí quan trọng trong các cuộc thi nghiên cứu khoa học tại Canada.
Trong tương lai, sẽ còn phải có thêm nhiều nghiên cứu bổ sung để phương pháp do Arjuin Nair tạo lập có thể trở thành sản phẩm thương mại. Tuy nhiên, người học sinh Canada gốc Ấn tin tưởng rằng khả năng này là nằm trong tầm tay.
Sau khi trao giải cho nhà nghiên cứu khoa học nghiệp dư trẻ tuổi, ông Jon Fairest - chủ tịch của Sanofi Canada - phát biểu rằng : « Đối với người thanh niên này, đây chính là điểm khởi đầu cho một hành trình nghiên cứu ngoạn mục ».




Copy từ: RFI

Bị đánh chết sau khi cãi nhau với CSGT


Công an đang làm rõ vì sao nạn nhân bị đánh vô cớ dẫn đến tử vong.

Ngày 11-4, Thượng tá Nguyễn Hoàng Tuấn, Trưởng Công an quận Tân Phú, TP.HCM, cho biết công an đang điều tra về cái chết bất thường của anh Trần Văn Hiền (42 tuổi, ngụ phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân).
Trần Văn Hậu (em ruột nạn nhân Hiền) kể: chiều 9-4, Hậu cùng anh Hiền và một người bạn tên Ý đến uống bia tại quán Phượng Cát trên đường Lê Trọng Tấn (quận Tân Phú). Hơn 21 giờ, ba người lấy xe ra về thì anh Ý và anh Hiền bị tổ CSGT đứng bên kia đường đối diện với quán Phượng Cát thổi còi. Hai anh bị CSGT bắt đo nồng độ cồn. Sau đó giữa anh Hiền và các CSGT xảy ra lớn tiếng với nhau. Anh Hiền đòi lấy máy điện thoại dọa chụp ảnh CSGT.
Anh Hậu cho biết lúc về đến nhà nghe nói anh Hiền bị CSGT thổi phạt nên anh nhờ người chở quay lại. Khi đến nơi, anh Hậu thấy anh Hiền đang cự cãi với CSGT và xe đã bị lập biên bản tạm giữ. Tưởng mọi việc đã xong, anh Hậu bỏ đi khi anh Hiền bắt xe ôm ra về.

Vợ và con trai anh Hiền mong muốn làm rõ cái chết khuất tất của anh. Ảnh: XN
Đến khoảng 24 giờ cùng ngày, gia đình nhận được hung tin anh Hiền đã bị đánh chết và xác nằm trong BV Đa khoa quận Tân Bình.
Hiện trường anh Hiền bị đánh chết cách nơi CSGT xử phạt khoảng 300 m. Hai nhân viên bảo vệ một công ty trên đường Lê Trọng Tấn nhìn thấy có hai thanh niên chạy xe SH chặn đầu chiếc xe ôm chở anh Hiền. Hai người quát hỏi anh Hiền: “Nãy mày chửi cái
gì?” và xông đến đánh. Lúc bị đánh, anh Hiền có kêu lên: “Đại ca ơi tha cho em đi” còn người chạy xe ôm hoảng sợ vọt mất. Hai thanh niên đi xe SH đã chụp tay, khống chế và đánh anh Hiền tới tấp cho đến khi nạn nhân ngã gục. Sau khi gây án, hai hung thủ lên xe SH tẩu thoát. Qua khám nghiệm tử thi, công an quận Tân Phú xác định anh Hiền tử vong vì bị chấn thương sọ não.
H.TUYẾT - X.NGỌC


Copy từ:

Washington cảnh cáo Bình Nhưỡng chấm dứt «đùa với lửa»

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel.
REUTERS/Yuri Gripas

Đức Tâm
Sau những phát biểu thận trọng, cố gắng làm dịu tình hình, giờ đã đến lúc Hoa Kỳ cảnh cáo Bắc Triều Tiên không nên « đùa với lửa » và hãy từ bỏ ý định bắn hỏa tiễn.

Trước thái độ hung hăng của Bình Nhưỡng coi thường các trừng phạt quốc tế, đe dọa bắn tên lửa, có nguy cơ làm bùng nổ xung đột quân sự trên bán đảo Triều Tiên, các lực lượng Mỹ và Hàn Quốc được đặt trong tình trạng báo động, nhằm đối phó với mối đe dọa nghiêm trọng của Bắc Triều Tiên.
Từ tháng Hai năm ngoái đến nay, Bình Nhưỡng đã thực hiện hai vụ bắn tên lửa, trong đó có một vụ thành công hồi tháng 12/2012, mà phuơng Tây coi là những vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo trá hình. Sau đó, Bắc Triều Tiên lại tiến hành thử nguyên tử, tuyên bố tái khởi động các hoạt động trong chương trình hạt nhân, triển khai tên lửa tầm trung ở phía đông của nước này.
Trong bối cảnh đó, ngày hôm qua 10/04/2013, bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel tuyên bố : « Với luận điệu hiếu chiến, Bắc Triều Tiên đang đùa với lửa và không giúp gì cho việc làm dịu tình hình bất ổn định ». Đồng thời, ông cũng khẳng định : « Chúng ta hoàn toàn sẵn sàng đối phó với mọi tình huống, mọi hành động mà Bắc Triều Tiên có thể thực hiện, đối phó với mọi sự khiêu khích mà nước này có thể tiến hành ».
Bất chấp lời cảnh cáo của láng giềng và đồng minh Trung Quốc, chính quyền Bình Nhưỡng trong tuần qua đã cho triển khai hai tên lửa tầm trung Musudan ở bờ biển phía đông. Loại tên lửa này có tầm bắn lý thuyết lên tới 4000 km, nghĩa là có thể tấn công các mục tiêu ở Hàn Quốc, Nhật Bản, thậm chí trên đảo Guam của Hoa Kỳ.
Vụ bắn tên lửa có thể xẩy ra trước hoặc sau ngày 15/04, sinh nhật của Kim Nhật Thành, người sáng lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, ông nội của Kim Jong Un. Hành động khiêu khích này cũng có thể diễn ra khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và tổng thư ký Liên minh Bắc Đại Tây Dương – NATO – Anders Fogh Rasmussen, tới Seoul, vào ngày mai, thứ Sáu, 12/04.
Theo nguồn tin từ chính phủ Hàn Quốc, chính quyền Bình Nhưỡng có thể bắn nhiều tên lửa. Quan sát vệ tinh phát hiện quân đội Bắc Triều Tiên di chuyển nhiều dàn phóng tên lửa Scud có tầm bắn vài trăm km và tên lửa Rodong có thể bắn xa hơn 1000 km.
Trong những ngày vừa qua, nhằm gây nhiễu, đánh lạc hướng tình báo phương Tây, Bắc Triều Tiên đã nhiều lần di chuyển các dàn phóng tên lửa. Theo báo chí Nhật Bản, hai tên lửa tầm trung Musudan được triển khai, chĩa lên trời.
Được hỏi về khả năng tên lửa của Bắc Triều Tiên, chỉ huy quân đội Mỹ, tướng Martin Dempsey nhận định là sau nhiều vụ Bình Nhưỡng bắn thử tên lửa thành công, cần phải tính tới tình huống xấu nhất.
Mặt khác, để làm dịu thái độ hiếu chiến của Bắc Triều Tiên, hôm thứ Ba, 09/04/2013, chỉ huy các lực lượng Hoa Kỳ tại châu Á-Thái Bình Dương, đô đốc Sam Locklear nói rõ là quân đội Mỹ sẽ chỉ bắn hạ tên lửa của Bắc Triều Tiên nếu như các hỏa tiễn này đe dọa Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc lãnh thổ Hoa Kỳ.
Phát biểu tại tiểu ban quân lực Thượng viện Hoa Kỳ, đô đốc Locklear giải thích là quân đội Mỹ không mất nhiều thời gian để xác định được là tên lửa của Bắc Triều Tiên đi theo hướng nào và nhắm vào mục tiêu nào.
Dường như rất tức giận vì thái độ của cộng đồng quốc tế cho rằng các đe dọa của Bắc Triều Tiên chỉ là những hành động huyênh hoang hù dọa, « khoa chân múa tay », chính quyền Bình Nhưỡng lên giọng, nói đến một cuộc chiến tranh « nhiệt hạch », khuyên nhủ ngoại kiều ở Hàn Quốc nên rời nước này để tránh chiến tranh. Trước đó, Bắc Triều Tiên cũng cảnh báo các cơ quan đại diện nước ngoài ở Bình Nhưỡng là kể từ ngày 10/04, chính quyền nước này không đủ khả năng bảo đảm an ninh cho họ trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang.
Thế nhưng, ngày 10/04/2013 Liên Hiệp Châu Âu tuyên bố là cho đến lúc này, không có ý định sơ tán các cơ quan đại diện của mình ra khỏi Bình Nhưỡng cũng như Seoul.


Copy từ: RFI

Quyền Lập Hiến phải thuộc về Nhân Dân


Chính phủ cho rằng cần xác định quyền lập hiến là thể hiện cao nhất chủ quyền nhân dân, gồm quyền sáng kiến lập hiến, quyền tham gia góp ý trong quá trình dự thảo HP và cuối cùng là quyền biểu quyết thông qua trưng cầu dân ý (*). 
Chính vì thế Chúng Ta hãy đồng lòng: 
1. Công khai gặp nhau nơi công cộng để trao đổi, trình bày ý kiến của mình về Hiến pháp cho một nước Việt Nam Dân Chủ. 
2. Công khai bày tỏ chính kiến của mình về nội dung của Hiến pháp trên mọi diễn đàn điện tử bằng những bài viết, phát biểu tại những nơi công cộng bằng những bảng cầm tay, hàng chữ trên áo... Đó là quyền sáng kiến lập hiến, quyền tham gia góp ý Hiến pháp mà chính phủ đã đề cập. 
3. Công khai xuống đường phổ biến những tài liệu góp ý tích cực và xây dựng về nội dung Hiến pháp để đồng bào chúng ta có những góc nhìn đa dạng, nhằm có một quyết định sáng suốt và độc lập đối với Hiến pháp của quốc gia.
4. Từ chối, bất hợp tác mọi hành vi cưỡng ép ký nhận những văn bản liên quan đến Hiến pháp mà chúng ta không đồng ý và xem đó là những vi phạm tư cách chủ thể về quyền lập hiến của người dân. 
5. Công bố cho dư luận và chính phủ biết rõ mọi đe dọa, sách nhiễu đối với cá nhân và gia đình trong tiến trình thể hiện quyền lập hiến của mình. 
Đối với chính phủ, chúng tôi, với nghĩa vụ đóng thuế để chính phủ có thể hoạt động và vận hành những sinh hoạt của quốc gia, trong vai trò của những người làm chủ đất nước và chủ thể của quyền lập hiến, yêu cầu chính phủ: 
1. Đăng tải mọi ý kiến độc lập của cá nhân, tập hợp quần chúng về Hiến Pháp - điển hình là Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do, Thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp, Kiến Nghị 72 về Sửa đổi Hiến pháp trên các kênh thông tin được vận hành bởi tiền thuế của nhân dân. 
2. Thành lập một ủy ban độc lập để soạn thảo Hiến pháp và thu nhận ý kiến của nhân dân. Tính độc lập được thể hiện bằng việc bao gồm nhiều thành phần quần chúng trong ủy ban và không có quá bán đảng viên của đảng cộng sản là thành viên của ủy ban. 
3. Chấm dứt việc đến từng nhà dân ép ký tên vào kiến nghị trong đó chỉ có hai lựa chọn là đồng ý hoàn toàn và đồng ý kèm góp ý. 
4. Ra văn bản nghiêm cấm và nghiêm trị mọi phát biểu, hành vi đe dọa nhân dân khi thể hiện ý kiến độc lập của mình về Hiến pháp. 
5. Tổ chức Trưng Cầu Dân Ý với sự giám sát của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là một thành viên, để có thể đảm bảo tính trung thực và khách quan của cuộc Trưng Cầu Dân Ý. 

__________________________________
Xin các bạn góp tay đăng tải và phổ biến lời kêu gọi này của các Công Dân Tự Do.


Copy từ: Dân Làm Báo

Bị đánh chết sau khi cãi nhau với CSGT


Công an đang làm rõ vì sao nạn nhân bị đánh vô cớ dẫn đến tử vong.

Ngày 11-4, Thượng tá Nguyễn Hoàng Tuấn, Trưởng Công an quận Tân Phú, TP.HCM, cho biết công an đang điều tra về cái chết bất thường của anh Trần Văn Hiền (42 tuổi, ngụ phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân).
Trần Văn Hậu (em ruột nạn nhân Hiền) kể: chiều 9-4, Hậu cùng anh Hiền và một người bạn tên Ý đến uống bia tại quán Phượng Cát trên đường Lê Trọng Tấn (quận Tân Phú). Hơn 21 giờ, ba người lấy xe ra về thì anh Ý và anh Hiền bị tổ CSGT đứng bên kia đường đối diện với quán Phượng Cát thổi còi. Hai anh bị CSGT bắt đo nồng độ cồn. Sau đó giữa anh Hiền và các CSGT xảy ra lớn tiếng với nhau. Anh Hiền đòi lấy máy điện thoại dọa chụp ảnh CSGT.
Anh Hậu cho biết lúc về đến nhà nghe nói anh Hiền bị CSGT thổi phạt nên anh nhờ người chở quay lại. Khi đến nơi, anh Hậu thấy anh Hiền đang cự cãi với CSGT và xe đã bị lập biên bản tạm giữ. Tưởng mọi việc đã xong, anh Hậu bỏ đi khi anh Hiền bắt xe ôm ra về.

Vợ và con trai anh Hiền mong muốn làm rõ cái chết khuất tất của anh. Ảnh: XN
Đến khoảng 24 giờ cùng ngày, gia đình nhận được hung tin anh Hiền đã bị đánh chết và xác nằm trong BV Đa khoa quận Tân Bình.
Hiện trường anh Hiền bị đánh chết cách nơi CSGT xử phạt khoảng 300 m. Hai nhân viên bảo vệ một công ty trên đường Lê Trọng Tấn nhìn thấy có hai thanh niên chạy xe SH chặn đầu chiếc xe ôm chở anh Hiền. Hai người quát hỏi anh Hiền: “Nãy mày chửi cái
gì?” và xông đến đánh. Lúc bị đánh, anh Hiền có kêu lên: “Đại ca ơi tha cho em đi” còn người chạy xe ôm hoảng sợ vọt mất. Hai thanh niên đi xe SH đã chụp tay, khống chế và đánh anh Hiền tới tấp cho đến khi nạn nhân ngã gục. Sau khi gây án, hai hung thủ lên xe SH tẩu thoát. Qua khám nghiệm tử thi, công an quận Tân Phú xác định anh Hiền tử vong vì bị chấn thương sọ não.
H.TUYẾT - X.NGỌC


Copy từ: Pháp Luật

DÂN Ý, DÂN NGUYỆN VỚI HIẾN PHÁP




* VŨ LINH
           Từ trước đây vài tháng, tôi đã đọc bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trên các trang báo mạng, nay lại nhận được bản dự thảo có in bản Hiến pháp 1992 và bản Dự thảo mới do Sở Tư pháp Hà Nội phát hành. Đây là bản Dự thảo gửi rộng rãi đến từng hộ dân để lấy ý kiến góp ý của nhân dân. Qua việc này, tôi thấy chính quyền cũng tỏ ra khá là chu đáo và thể hiện “tôn trọng dân”, “xin ý kiến nhân dân đóng góp”. Nhưng thực sự quần chúng phân vân. Vì gần đây qua truyền hình, tôi thấy TBT Nguyễn Phú Trọng quy cho những người góp ý kiến, có những ý kiến riêng, khác với nội dung dự thảo Hiến pháp là thoái hóa, biến chất, có vẻ như muốn “ xử lý “ họ.
              Tôi thiết nghĩ, khi đã gọi là “dự thảo” thì còn được bàn, còn cần phải bàn để có một bản hiến pháp hoàn chỉnh, đầy đủ, trước hết đạt được yêu cầu dân chủ toàn xã hội. Bản Hiến pháp (sử đổi) cần phải đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ và phát triển bền vững của đất nước, mang lại tự do hạnh phúc cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Hiến pháp phải thể hiện chế độ chính trị rõ nét, rõ ràng, như chế độ của ta – là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”- chứ không phải đảng lãnh đạo là có quyền trùm lên tất cả, mờ nhạt vai trò quản lý của Nhà nước và nguy nhất là mất quyền làm chủ của nhân dân.

Tác giả Vũ Linh, nguyên CBGD
Đại học Bách Khoa – Hà Nội
Quốc hội và Bộ Chính trị vừa mới yêu cầu nhân dân góp ý kiến, nhưng khi người dân nói đôi điều khác lạ (theo dân ý, dân nguyện, theo thực tế xã hội) thì lại bị qui kết là suy thoái, thoái hóa chính trị tư tưởng, là biểu hiện biến chất, thậm chí có ý “phản dộng”, hoặc đòi “xử lý” họ..Như vậy quả là tiền hậu bất nhất, nếu gọi như thế là “lá mặt lá trái” liệu có quá lắm không? … Tôi cũng sợ. Nhưng nay HĐND và UBND thành phố Hà Nội đã có yêu cầu góp ý kiến, là công dân chắc chúng tôi sẽ không bị chụp mũ hoặc bị xử lý nếu thành tâm nói thật ý kiến của mình (!?)
Sau khi đọc bản Dự thảo hiến pháp mới, tôi thấy còn có nhiều điều không ổn. Sau đó tôi có biết về bản Kiến nghị Sửa đổi HP của 72 nhân sĩ trí thức – xin được gọi tắt là bản Kiến nghị 72 –. Tôi thấy đó là bản kiến nghị tốt, muốn xây dựng một chế độ xã hội thực sự dân chủ, công bằng, văn minh và tôi đã đồng tình ký vào bản kiến nghị đó. Ở đây tôi chỉ muốn xin được nói rõ hơn về 3 điều.
1- Về chương I, điều 4 (sửa đổi, bổ sung)
Trong quá khứ Đảng Lao động Việt Nam (sau đổi tên thành Đảng Cộng sản Việt Nam) luôn hành động vì độc lập dân tộc, vì lợi ích của nhân dân. Mọi tổ chức Đảng, mọi đảng viên tận tụy vì dân, vì nước, không sợ gian khổ, hy sinh. Dân tin yêu Đảng, làm theo lời kêu gọi của Đảng, thực hiện thắng lợi các chỉ thị của Đảng, hy sinh cả tính mạng để bảo vệ Đảng, bảo vệ các đảng viên của Đảng. Khi đó Đảng lãnh đạo tuyệt đối, dân tin Đảng tuyệt đối mà không cần ai phải ghi vào Hiến pháp. Bây giờ chúng tôi đề xuất những góp ý này cũng với mục đích nhằm xây dựng đảng trong sạch, lành mạnh hơn, lấy lại uy tín – niềm tin đã mất và mong sẽ uy tín hơn trước đây. Nếu mà được như thế, chúng tôi vẫn sẵn sàng chấp hành và góp phần mọi nghị quyết của Đảng cho đến thành công, chắc không phải vì biến chất, thoái hóa ! Hãy làm cho nhân dan tin tưởng ở đảng, yêu đảng, đừng làm cho người dân ngày càng sợ đảng, sợ chính quyền, phải cảnh giác, dè chừng, nem nép với công an!
Thực tế hiện nay là chỉ đảng viên mới được giữ các cương vị công quyền trong bộ máy nhà nước. Không phải đảng viên thì dù giỏi đến đâu, tốt đến mấy, một lòng cồng hiến, hy sinh vì dân vì nước cũng không bao giờ được giữ những cương vị xứng đáng, có lợi cho dân. Có chức, có quyền sẽ thuận lợi cho việc thao túng những gì có lợi cho cá nhân. Muốn có chức quyền thì phải vào Đảng. Vì vậy tôi đã thấy nhiều người vụ lợi đã tỏ ra “tích cực phấn đấu” cho bằng được để vào Đảng. Nhưng oái oăm thay, động cơ vào đảng của họ không “vì dân vì nước” như họ cam kết, hứa hẹn trong đơn, trông lời tuyên thệ khi được kết nạp, mà khi đã “vào đảng” họ leo dần lên cao, có quyền và thả sức tham nhũng. Thế mà, khẩu hiệu vẫn đỏ chót: “Suốt đời hy sinh phấn đấu cho ý tưởng cộng sản”!
Tệ tham nhũng trở thành quốc nạn. Những người phạm tội tham nhũng lớn nhất, kinh khủng nhất lại là những đảng viên có chức có quyền cao, làm mất uy tín của Đảng. Vì thế tôi thấy trong chương I, điều 4, khoản 1 của Dự thảo không ổn.
Đảng Cộng sản Việt nam tuyệt đối trung thành với nhân dân lao động và dân tộc Việt nam, xây dựng đất nước phồn vinh, nhân dân được no ấm, hạnh phúc, tự do, sẽ được nhân dân tin yêu, tôn làm người lãnh đạo duy nhất mà không cần phải ghi điều 4 vào hiến pháp. Ngược lại, nếu cứ để xảy ra các vụ thất thoát như Vinashin, Vinaline, các vụ làm sai luật như vụ Đồ Sơn, Tiên lãng …, như "một bộ phạn không nhỏ có chức có quyền suy thoái, biến chất, tham nhũng" hiện nay làm sao có thể gọi là "những tấm gương" mà chỉ làm đau lòng dân thì dù có ghi điểu 4 vào hiến pháp cả trăm lần cũng không làm cho dân cảm thấy yên lòng.

2- Về chương III, điều 58 (sửa đổi, bổ sung Điều 18):
Đất đai là nguồn tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực phát triển đất nước, là tài sản lâu đời của công dân. Công dân phải khai thác tài sản này để sinh sống và đóng góp vào nền kinh tế chung của cả nước. Nhà nước tổ chức, tạo điều kiện cho công dân khai thác có hiệu quả tài sản này và thu thuế từ những kết quả khai thác đó của công dân.
Việc nhà nước coi đất đai là tài sản của nhà nước, do nhà nước sở hữu, công dân chỉ được thuê đất của chính mình để sử dụng dưới quyền điều hành của nhà nước đã dẫn đến việc chiếm đoạt đất sản xuất của nông dân chuyển cho những tập đoàn tư nhân, nông dân bị bần cùng hóa, bất công xã hội trầm trọng. Nó đã tạo tiền đề cho rất nhiều vụ án oan sai cho dân, làm béo các tập đoàn tư nhân, gây bất ổn xã hội, trái với chủ trương của Đàng là làm cho dân ấm no hạnh phúc, người cày có ruộng..
Tôi đề nghị bỏ điều 58.
3- Về chương IV, điều 70 (sửa đổi, bổ sung Điêu 45):
Tôi sợ rằng điều 70 dự thảo lần này trái với cương lĩnh của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam ).
Điều 70 dự thảo coi lực lượng vũ trang phải (trước hết) tuyệt đối trung thành với Đảng, (rồi mới ) trung thành với Tổ quốc, với nhân dân là ngược đạo lý. Làm sao Đảng lại có thể đứng trên Tố quốc, trên Nhân dân (!?) để bắt người ta phải bảo vệ Đảng trước khi bảo vệ cha mẹ, anh em họ hàng, trước khi bảo vệ cái mảnh đất cắm dùi của họ khi có lâm nguy!. Đặt Đảng trên Tổ quốc, trên nhân dân là bất hiếu với dân với nước !
Nhân dân trước đây tin yêu Đảng, chăm lo nuôi dưỡng, bảo vệ Đảng. Không có dân làm sao có Đảng (!?), không có dân làm sao Đảng ta đi được từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong hơn nửa thế kỷ qua (?). Dân có vững mạnh thì Đảng mới phát triển. Lực lượng vũ trang là con em nhân dân, trước hết phải trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân! Tôi đề nghị điều 70 trong chương IV dự thảo nên viết lại như sau :
Điều 70 : Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân; bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất toàn ven lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội ( dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sàn Việt Nam ).
…        Trên đây là những suy nghĩ mang tính xây dựng tôi gửi đến HĐND, UBND thành phố Hà Nội để tham khảo. Mong được hiểu đây là ý kiến góp ý chân thành, xây dựng, đừng ai cho là suy thoái và quy kết này kia, hoặc đòi “xử lý’! Ôi, trên đời đau đầu nhất, phức tạp nhất, lẫn lộn thật – giả nhất, quái ác nhât và cũng dễ bị “ăn đòn” nhất là đụng đến vấn đề “chính trị”!
V.L


Copy từ; Bùi Văn Bồng

Số phận lưu đày của dân oan khiếu kiện


Hòa Ái, phóng viên RFA
2013-04-11
CIMG8798-305.jpg
Nhà của Bà Trần Thị Hằng tại địa chỉ 695 (số cũ: 563b) Đường Trường Chinh, Phường Quán Trữ, Quận Kiến An, TP. Hải Phòng. Ảnh chụp trước đây.
Hình thính giả gởi RFA


Phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “tiếng súng hoa cải Đoàn Văn Vươn” khép lại với các bản án tù treo và tù giam dành cho 6 bị can trong gia đình họ Đoàn. Trong khi đó còn hàng ngàn dân oan, giống hoàn cảnh của ông Vươn, làm thủ tục khiếu kiện theo đúng quy định của luật pháp hàng năm trường nhưng vẫn chưa nhận được “bản án” nào.
Hòa Ái trình bày thảm cảnh của hai trong số những trường hợp đang phải vất vưởng đi khiếu kiện suốt mấy chục năm qua.

Nỗi khổ thầm lặng

Ngày nay, mỗi khi nghe đến hai chữ “dân oan”, người ta thường liên tưởng đến hoàn cảnh của những người bị mất đất đai, ruộng vườn, nhà cửa một cách bất công ở khắp các tỉnh thành trong đất nước Việt Nam:
“Tôi là một người ở tại Việt Nam. Nếu nói đúng ra thì tôi cũng là một ‘dân oan’. Nỗi khổ kéo dài gần 20 năm nay rồi. Rất khổ nhưng tôi cứ thầm lặng như thế để chờ một ngày công lý đến. Cố mưu sinh để sống, để tồn tại đến một ngày đòi được nhà.”
Lời chia sẻ vừa rồi của bà Trần Thị Hằng có thể được xem đã nói thay cho hoàn cảnh của hàng ngàn “dân oan” hiện nay. Bị trở thành “dân oan” trong một trò phù phép của các quan chức ngành ngân hàng, bà Trần Thị Hằng nhớ lại 17 năm về trước, vợ chồng bà thế chấp căn nhà để được vay số tiền bằng một phần ba giá trị căn nhà ở Ngân hàng Công thương Ngô Quyền - TP. Hải Phòng trong vòng 1 năm. Sau 6 tháng trả tiền lời, bà Hằng làm đơn xin giảm lãi suất từ 2,6% xuống còn 1,75% theo mức hạ lãi suất mới của Ngân hàng Nhà nước quy định. Thế nhưng, các quan chức ngân hàng nơi bà Hằng vay tiền không đồng ý, bắt buộc phải trả đúng mức lãi suất 2,6% trong 6 tháng còn lại hoặc là phải trả lại tiền vay gốc.
Chồng tôi uất ức quá, dâng huyết áp cao trong vòng 1 tuần rồi ra đi mất, chồng tôi chết như vậy và tôi không còn một nào để làm chỗ dựa nữa.
Trần Thị Hằng
“Tôi vừa đi vắng mấy ngày thì họ lập tức đưa đầu gấu và xã hội đen đến để đàn áp chồng với con tôi ở nhà. Có mấy chục nhân viên ngân hàng và có cả đầu gấu và xã hội đen. Họ đến chèn ép và bắt chồng tôi ký vào biên bản phát mãi không thì dọa đánh, dọa giết”.
Sau khi gõ cửa các cơ quan liên quan ở Hà Nội, trong lúc hai vợ chồng đi Hà Nội để nhận công văn trả lại nhà thì ở Hải Phòng, ngôi nhà của họ bị niêm phong cùng toàn bộ tài sản và đứa con nhỏ bị đuổi ra ngoài khi bố mẹ vắng nhà.
Đã gần 20 năm qua gia đình bà Trần Thị Hằng cõng đơn khiếu kiện ngược xuôi giữa Hà Nội và Hải Phòng. Chồng bà Hằng lâm bệnh huyết áp cao và bị đột quỵ. Các con bà có người bị trầm cảm do cuộc sống lang thang, không nhà cửa và vô vọng khi theo đuổi “con kiến mà kiện củ khoai”. Sau bao năm dài đăng đẳng, bà Hằng vẫn không biết nguyên do vì sao không có một cơ quan nào từ phường cho đến quận lên tiếng giải quyết cho oan khiêng của gia đình mình.

Lưu đày trên quê hương mình

TKTT-01-200.jpg
Bà Nguyễn Thị Huần bị công an đánh khi đi khiếu kiện, ảnh chụp trước đây. Hình do bà cung cấp.
Vào tháng 2/2012, một nhóm phóng viên ở Việt Nam vào cuộc và nhờ vào mối thâm tình của một phóng viên với chủ tịch quận, vợ chồng bà Hằng xem được một bộ hồ sơ giả hợp pháp của căn nhà với tên chủ nhân mới do các quan chức địa phương từ cấp phường đến cấp sở Tài nguyên Môi trường ký tên. Bà Hằng cho biết khi chồng bà nhìn thấy bồ hồ sơ nhà giả mạo này, “anh ấy uất ức quá, dâng huyết áp cao trong vòng 1 tuần rồi ra đi mất. Chồng tôi chết rồi ạ. Chồng tôi chết như vậy và tôi không còn một nào để làm chỗ dựa nữa. Cho đến bây giờ tôi rất hoảng loạn và không biết làm gì nữa. Mẹ con tôi bây giờ rất là khổ”.
Còn có bao nhiêu hoàn cảnh của dân oan ở khắp nơi giống như thế khi nhẫn nại đi khiếu kiện từ địa phương cho đến trung ương? “Dân oan” còn phải gánh chịu những cùng cực nào khác nữa trong những năm trường đi khiếu kiện?
Khóc trong nước mắt, thương binh Nguyễn Thị Huần nói là cuộc đời mình kém may mắn. Từ 17 tuổi đã phục vụ cho đất nước, năm 1975 đi bộ đội, năm 1978 thành thương binh, bà Huần đi khiếu nại vì cho rằng “chế độ thương binh 176” áp dụng cho mình là không đúng. Trong lúc đi khiếu nại, ngôi nhà nhỏ của 3 mẹ con bà Huần bị chính quyền địa phương đập phá. Đi khiếu kiện ở thủ đô Hà Nội cùng các dân oan khắp nơi tụ về, bà Nguyễn Thị Huần nhiều lần bị bắt bớ, đánh đập và bị biệt giam 7 tháng ở trại giam Hỏa Lò và Suối Hai với tội danh “gây rối trật tự công cộng”, “liên tiếp tụ tập đông người để theo đuổi khiếu kiện”. Gần 22 năm khiếu kiện, hai đứa con thơ dại phải sống cảnh đầu đường xó chợ, phải đánh giày, lượm giấy vụn lây lất qua ngày. Giờ đây, hai người con đến tuổi trưởng thành không thể có một công việc ổn định vì không có một giấy tờ nào để chứng minh nhân thân.
“Gia đình tôi bây giờ vô gia cư hết rồi. Bây giờ xóa tên trên hộ khẩu, xóa tên trên bảng dân số ở VN rồi. Không biết bấu víu vào đâu. Không có 1 chính quyền, tổ chức hay cơ quan nào có trách nhiệm quản lý mà bảo vệ quyền lợi của 3 mẹ con tôi. Suốt 21 năm nay rồi, mẹ con tôi chưa được yên ổn tí nào cả”.
Tiếng than oai oán của bà Nguyễn Thị Huần van xin chính quyền cho 3 mẹ con bà đi tị nạn khi không thể được dung thân một cách hợp pháp tại Việt Nam; tiếng nấc nghẹn ngào của bà Trần Thị Hằng kể lại không có một nơi để tổ chức ma chay cho chồng, chiếc xe tang chở thẳng quan tài từ nhà xác ra nghĩa địa… phải chăng những “dân oan” khiếu kiện đang nhận lãnh “bản án” lưu đày trên chính quê hương mình?


Copy từ: RFA

'Mỹ cần tăng áp lực với Việt Nam'


Hạ viện Mỹ
Phiên điều trần 11/4 do Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ tổ chức
Các dân biểu có mặt tại buổi điều trần ở Hạ viện Mỹ hôm 11/4 kêu gọi chính phủ nước này gây áp lực mạnh hơn với Việt Nam về nhân quyền.
Một phiên điều trần đã được tổ chức tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, trong đó những người tham gia kêu gọi Washington gia tăng sức ép để Hà Nội trả tự do cho những người bất đồng chính kiến.
Buổi điều trần này diễn ra một ngày trước khi chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ có vòng đối thoại về nhân quyền lần thứ 17, đáng ra phải được tổ chức cuối năm ngoái nhưng đã bị hoãn vì bất đồng giữa hai bên trong lĩnh vực nhạy cảm này.
Chi tiết của đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ ở Hà Nội chưa được công bố.

Tình hình xấu đi

Tại cuộc điều trần hôm 11/4 ở Washington DC, ông John Sifton, phụ trách vận động nhân quyền châu Á của tổ chức Human Rights Watch (HRW), nói trong năm qua "hồ sơ nhân quyền của Việt Nam đã tồi tệ đi".
Ông nói các con số thống kê là chỉ dấu rõ ràng, và "không còn nghi ngờ gì về nhận định nói trên".
Theo HRW, trong năm 2012 Việt Nam đã bỏ tù ít nhất 40 người vì tội danh liên quan chính trị, cao hơn con số năm 2011.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong một thông cáo ra trước cuộc đối thoại 12/4 nói Mỹ cam kết cuộc đối thoại sẽ diễn ra "thẳng thắn và nhằm mục tiêu có kết quả".
Những vòng đối thoại trước bị chỉ trích không mang lại cải thiện gì về nhân quyền ở Việt Nam, trong khi Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tăng cường hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực quốc phòng và thương mại.
Nghị sỹ Chris Smith, người chủ trì cuộc điều trần tại Hạ viện Mỹ, một lần nữa kêu gọi đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước gây quan ngại đặc biệt về nhân quyền và tự do tôn giáo (CPC).
Ông Smith nói với giới nhà báo sau khi kết thúc điều trần: "Đối thoại có ý nghĩa của nó, nhưng không thể thay thế các hành động cụ thể".
Việt Nam đang muốn tranh thủ ủng hộ của Mỹ trong các vấn đề an ninh-quốc phòng và giới quan sát cho rằng đây là thời điểm các nhà vận động nhân quyền có thể sử dụng để đấu tranh gây sức ép.


Copy từ: BBC

"Các thế lực đen tối đang tìm mọi cách để vô hiệu nhà báo"


Ngay trong ngày 9/4 đã xảy ra 2 vụ tạt axit và gọi điện đe dọa nhà báo. Sự việc như được đẩy lên cao sau chuỗi dài các sự kiện hành hung nhà báo diễn ra gần đây... 
Khi được hỏi về hiện tượng hành hung nhà báo diễn ra gần đây, ông Lê Văn Cuông, Đại biểu Quốc hội khóa 11, 12, Nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa đã không giấu được cảm xúc bất bình. Dưới đây là cuộc trao đổi giữa ông và phóng viên Infonet.
ĐB Lê Văn Cuông hồi còn nghị trường Quốc hội
Thưa ông, phải nói rằng gần đây ngày càng “dày” hơn các vụ tấn công, đe dọa, hành hung nhà báo. Là người từng nhiều năm làm Đại biểu Quốc hội, ông có suy nghĩ gì khi đọc những thông tin này?
Hiện nay, hoạt động của báo chí khiến dư luận rất quan tâm chú ý. Báo chí trở thành cầu nối giữa Quốc hội với cử tri. Báo chí phản ảnh cuộc sống xã hội để nhà làm luật có cơ sở để soạn thảo những quy phạm có ích cho xã hội, ngược lại báo chí cũng chuyển tải thông tin luật pháp đến với người dân.

Là Đại biểu Quốc hội khóa 11, 12, tôi có nhiều điều kiện để tiếp xúc với báo chí. Chính báo chí đã giúp cử tri biết đến hoạt động của ĐBQH, cử tri có niềm tin vào Quốc hội... Theo tôi, hoạt động báo chí gần đây ngày càng phát huy vai trò của mình. Các nhà báo tiếp cận gần hơn với nhu cầu bức thiết của người dân.

Nhiều nhà báo lăn lộn, xông pha vào những nguy hiểm để phanh phui, làm sáng tỏ các vụ việc. Chính đó là lý do để các thế lực xấu, thế lực đen tối tìm mọi cách tạo ra áp lực, chống đối nhằm vô hiệu nhà báo. Đây là tình trạng rất nguy hiểm cho phóng viên, nhà báo. Tôi nghĩ cần có biện pháp ngăn chặn khi xảy ra hành hung.
Nghe thông tin, các phóng viên bị hành hung, bị tạt axit, tôi hết sức bất bình. Tôi mong rằng, các cơ quan nhà nước cần có biện pháp ngăn chặn kịp thời những hành vi hành hung, đe dọa phóng viên, nhà báo.
Một cảnh đe dọa hành hung nhà báo. Ảnh internet
Ông có nhận thấy hoạt động của nhà báo càng ngày càng trở nên khó khăn, nguy hiểm không?
Hoạt động của báo chí muốn đáp ứng nguyện vọng của cử tri, của nhân dân, nhà báo phải dũng cảm, đi sâu vào thực tiễn, phản ánh được tâm tư nguyện vọng, bức xúc của người dân thì báo chí mới được xã hội quan tâm. Mà làm được điều này cũng đồng nghĩa với việc đưa ra ánh sáng nhiều biểu hiện tiêu cực, khuất tất. Tức là đụng chạm đến quyền lợi của một nhóm xã hội, động chạm đến phần tử xấu, động chạm đến nhóm lợi ích và động chạm đến những kẻ tiêu cực, tham nhũng... Những thế lực này sẽ chống đối. Nhà báo như những chiến sĩ, xông pha vào những nơi nguy hiểm, đòi hỏi phải hết sức dũng cảm.
Báo chí không chỉ phản ánh diễn biến, kết quả của một phong trào hay những việc vui vẻ, phản ánh sự việc thường nhật... mà báo chí càng ngày càng đi sâu vào cuộc sống. Càng như vậy báo chí càng phải đối đầu với những thế lực ẩn náu trong tham nhũng, tiêu cực...Vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải có giải pháp kịp thời để ngăn ngừa những hành vi hành hung, đe dọa xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng nhà báo.
Theo ông, tại sao chưa coi việc hành hung nhà báo là chống người thi hành công vụ?
Khi có những hành vi xâm phạm sức khỏe, tính mạng nhà báo, đây là hành vi được điều chỉnh bởi Luật Hình sự như các cá nhân khác và Luật Báo chí. Tuy nhiên, hoạt động nghiệp vụ của phóng viên, nhà báo vẫn chưa được đề cập như hoạt động thi hành công vụ. Chính vì thế, những hành vi xâm hại đến sức khỏe, tính mạng nhà báo chưa có chế tài răn đe mạnh mẽ.

Để đảm bảo cho phóng viên nhà báo có điều kiện hoạt động tốt, thực hiện tốt chức năng của mình, không có gì khác là phải bảo vệ họ, coi hoạt động của họ là hoạt động công vụ. Khi vấn đề này xảy ra khá phức tạp, Luật Báo chí sửa đổi cần phải đề cập đến vấn đề này. Nếu xã hội thấy được lợi ích mà báo chí đem lại thì xã hội phải ghi nhận điều đó.
Thưa ông, báo chí hoạt động khá đa dạng, liệu có thể đặt tất cả các hoạt động báo chí thành thi hành công vụ?
Theo tôi, phải phân loại ra, những hoạt động nào có tính chất nguy hiểm như chống tham nhũng, chống tiêu cực, hoạt động thời sự chính trị... hoặc nhiệm vụ va chạm đấu tranh chống cái xấu, bị chống lại hoặc có nguy cơ bị chống lại... mới được xem là thi hành công vụ.
Hiện nay, ngoài Luật Báo chí, có Nghị định, Thông tư quy định chế tài hành vi cản trở báo chí tác nghiệp, nhưng việc xử lý chưa được nhiều. Là Đại biểu Quốc hội khóa trước, ông có đề xuất gì cho Quốc hội khóa này trong vấn đề bảo vệ nhà báo?
Xuất phát từ thực tiễn, phóng viên báo chí áp lực ngày càng nhiều hơn và cũng có nhiều hơn những vụ hành hung, đe dọa nhà báo, theo tôi cần phải “luật hóa” những chế tài bảo vệ nhà báo, phải nâng cấp những chế tài từ thông tư, nghị định lên thành luật. Có thành luật thì những chế tài này mới được thực hiện nghiêm túc hơn, mới được nhiều người biết hơn. Có thành luật, biện pháp bảo vệ nhà báo mới được nâng lên mức cao hơn...
Xin cảm ơn ông!
Những vụ đe dọa, hành hung, xâm hại sức khỏe, tính mạng nhà báo gần đây
1. Vào tối 9/4, bà B. N (phóng viên thuộc Văn phòng Đông Bắc Bộ của báo Thanh Niên) đang đi trên đường Lê Lai, quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng thì bị một đối tượng lạ mặt tạt axit vào người. Theo thông tin ban đầu, bà N. bị phỏng nặng ở vùng cổ và tay, trên mặt bị một vết phỏng nhẹ. Bà N. là phóng viên của báo Thanh Niên theo dõi địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
2. Cũng tngày 9/4, một đối tượng lạ mặt đã nhắn tin dọa giết phóng viên Trọng Đức báo Lao Động Nghệ An. Theo đó, vào lúc 14 giờ 33 phút ngày 9/4, một người đàn ông đã gọi điện vào máy phóng viên này với nội dung: Sẽ chặt tay, giết chết. Lý do, phóng viên Trọng Đức đã viết bài đăng trên báo Lao Động Nghệ An phản ánh một số cơ quan nhà nước ở TP. Vinh cho thuê mặt tiền làm ki ốt kinh doanh.
3. Ngày 3/4, Báo Nông nghiệp Việt Nam (NNVN) đưa tin cho biết số điện thoại 0973401056 ngày nào cũng nhắn tin với lời lẽ vô văn hóa, sặc mùi xã hội đen, đe dọa sẽ xử phóng viên Báo NNVN...
4.  Ngày 24/11/2012, phóng viên Nguyễn Đức Khánh, báo Nông thôn ngày nay sau khi chụp ảnh chiếc ô tô "biển xanh" gây tai nạn tại khu vực đường Trần Văn Khéo (phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, Cần Thơ) thì bị một nhóm người xông vào giật máy ảnh, xóa ảnh rồi hành hung, đánh đập…
5. Vụ việc hành hung đánh 2 nhà báo VOV cũng gây xôn xao dư luận một thời gian dài. Đó là nhà báo Nguyễn Ngọc Năm, trưởng phòng Thời sự và Hán Phi Long, phóng viên Phòng Thời sự (Trung tâm tin, Đài tiếng nói Việt Nam - VOV) trong vụ cưỡng chế 166 hộ dân (ngày 24/4/2012) tại huyện Văn Giang, Hưng Yên. Sau đó, xác minh các đối tượng hành hung có công an.
Và rất nhiều vụ hành hung, đánh đập, đe dọa và khủng bố tinh thần nhà báo khác...




Copy từ: Infonet

Hạ viện Hoa Kỳ điều trần về nhân quyền Việt Nam



Hòa Ái, phóng viên RFA

Nhan-quyen-VN01-305.jpg
Buổi điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam diễn ra ở văn phòng quốc hội Hoa Kỳ hôm 11/4/13.
RFA


Hôm 11/4/13, một cuộc điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam diễn ra ở văn phòng quốc hội Hoa Kỳ. Qua cuộc điều trần lần này cho thấy tình trạng nhân quyền ở Việt Nam ngày càng bị vị phạm một cách trầm trọng.
Một ngày trước sự kiện “Đối thoại Nhân quyền Việt - Mỹ” diễn ra ở Hà Nội, cuộc điều trần về tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam do Dân biểu Chris Smith chủ trì được tổ chức ở văn phòng Quốc Hội Hoa Kỳ.
Phái đoàn tham dự cuộc điều trần lần này gồm có Cựu dân biểu Joseph Cao; ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam; Cô Anna Buonya, phát ngôn nhân của Tổ chức Nhân quyền Người Thượng; cô Danh Hui, đại diện cho các nạn nhân trong đường dây buôn bán phụ nữ; ông Trần Tiến, nạn nhân Công giáo trong vụ cưỡng chế đất đai ở Cồn Dầu và ông John Sifton, Giám đốc Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền - Human Rights Watch.

Việt Nam không có tự do

Vấn đề tự do tôn giáo, đây là lúc cần đặt VN trở lại CPC. Có 18 vụ việc có thể đặt dưới luật Tự do tôn giáo. Chúng tôi cố vận động cho tự do tôn giáo ở VN.
Dân biểu Chris Smith
Sáu đại diện của phái đoàn lần lượt trình bày về tình trạng người dân Việt Nam ở trong nước phải chịu đựng sự sách nhiễu, bắt bớ và giam cầm do chính quyền Hà Nội ngày càng hà khắc hơn trong nhiều lãnh vực của đời sống xã hội người dân. Các diễn biến mới nhất được tường trình để minh chứng cho ngôn luận và tôn giáo ở Việt Nam không có tự do. Điển hình là trường hợp gia đình blogger Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy là nạn nhân bị quấy nhiễu vào hôm mùng 3 tháng 4 bằng hình thức quăng phân thối vào nhà lúc nửa đêm; trường hợp 14 thanh niên Công giáo - Tin lành ở Vinh bị án tù; trường hợp của phật tử lê Công Cầu bị thẩm vấn và bị buộc tội theo điều luật 87 và 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam do đăng bài trên internet kêu gọi Nhà nước công nhận Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất…
Ông Trần Tiến, một nạn nhân trong vụ cưỡng chế đất đai ở Cồn Dầu bị đánh đập, bắt bớ đã chạy trốn sang Thái Lan, vừa được định cư tại Hoa Kỳ, tường thuật lại cho các Dân biểu Hoa Kỳ nghe về hoàn cảnh của 100 gia đình giáo dân còn bám trụ ở giáo xứ Cồn Dầu đang tiếp tục bị chính quyền địa phương cô lập, bức hại do không đồng ý trong việc bị ép buộc di dời. Ông Trần Tiến cũng nêu lên trường hợp giáo dân Nguyễn Hữu Danh bị đánh đến chết trong vụ cưỡng chế đất sai trái này. Nạn nhân Trần Tiến nói trong buổi điều trần:
“Tôi tha thiết xin quý vị lên tiếng yêu cầu chính quyền Việt Nam chấm dứt ngay mưu toan xóa sổ giáo xứ của chúng tôi; chấm dứt việc tra tấn đánh đập bạo hành của công an; và nhất là chấm dứt việc tịch thu tài sản của công dân. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn quý vị đã cho tôi có cơ hội lên tiếng cho đồng bào của tôi với tư cách là một người trong đất nước tự do”.
Nhan-quyen-VN02-250.jpg
Dân biểu Chris Smith (giữa) tại buổi điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam diễn ra ở văn phòng quốc hội Hoa Kỳ hôm 11/4/13. RFA photo.
Cô Danh Hui, đại diện cho 15 cô gái nạn nhân trong vụ buôn người ở Nga có sự tiếp tay của các quan chức ngoại giao Việt Nam. Cô Danh Hui cho biết cuộc giải cứu 15 nạn nhân do cảnh sát Nga thự hiện bị trở ngại vì bà chủ chứa Nguyễn Thúy An được được các nhân viên thuộc cơ quan ngoại giao Việt Nam ở Nga thông báo trước. Cô Danh Hui nói lời cảm ơn các cơ quan truyền thông quốc tế cũng như Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã góp phần vào việc cứu giúp các em. Cô Danh Hui phát biểu:
“Tôi hy vọng sau buổi điều trần này quý vị sẽ lên tiếng để cứu 8 em nạn nhân đang bị giam giữ ở Nga sớm được trở về sum họp với gia đình và bắt bà chủ nhà chứa ra chịu tội trước pháp luật, không để bà ta hoành hành hại người nữa. Hiện nay Hương và 6 em khác đã hồi hương, đang cần sự giúp đỡ và bảo vệ. Hiện nay Hương đang gặp tình trạng rất nguy hiểm, không dám trở về nhà để tìm việc làm mà phải lẩn trốn ở Sài Gòn bởi vì bà chủ nhà chứa hăm dọa sẽ cho người tìm và hại các em không để các em sống yên thân. Xin hãy nghĩ đến họ cũng như chính là con gái của quý vị”.

Kêu gọi gia tăng sức ép

Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam, ông Võ Văn Ái lên tiếng kêu gọi Hoa Kỳ cần có những hành động để đảm bảo Việt Nam “không sử dụng cuộc đối thoại nhân quyền như tấm chắn để lung lạc sự kiểm tra quốc tế trước những cuộc đàn áp tôn giáo và vi phạm nhân quyền thái quá”. Trong phần khuyến nghị ông Võ Văn Ái nhấn mạnh về yêu cầu Hoa Kỳ đặt VN trở lại trong danh sách CPC cũng như không hậu thuẫn cho Việt Nam làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016 nếu Việt Nam chưa có cải tiến nhân quyền thật sự.
Xin quý vị lên tiếng yêu cầu chính quyền Việt Nam chấm dứt ngay mưu toan xóa sổ giáo xứ của chúng tôi; chấm dứt việc tra tấn đánh đập bạo hành của công an.
Trần Tiến
Trả lời phỏng vấn của đài RFA sau cuộc điều trần, chủ tọa Chris Smith cho biết:
“Chúng tôi sẽ gia tăng sức ép lên chính phủ Việt Nam để họ làm điều đúng đắn. Hiện chúng tôi có hai luật, luật bảo vệ nạn nhân của nạn buôn người, mà chính phủ Việt Nam đã vi phạm. Các biện pháp chống lại việc buôn bán nô lệ, sự phức tạp nhân sự trong chính quyền Việt Nam trong nạn buôn người cho mãi dâm, chính phủ Mỹ phải trừng phạt họ về các vấn đề đó. Vấn đề thứ hai là tự do tôn giáo, đây là lúc cần đặt Việt Nam trở lại CPC. Có 18 vụ việc có thể đặt dưới luật Tự do tôn giáo. Chúng tôi cố vận động cho tự do tôn giáo ở Việt Nam. Sự tái phạm của Việt Nam về các vấn đề nhân quyền phải được ghi nhận bởi tổng thống Obama, bộ trưởng Kerry, Thượng viện, các quốc gia tôn trọng nhân quyền. Chúng tôi muốn cả Việt Nam phải nận biết điều đó, bà chúng tôi nói rằng chúng tôi không thể chịu đựng nữa sự im lặng vô cảm.”
Đại diện Tổ chức Theo dõi Nhân quyền - Human Rights Watch, ông John Sifton nói rằng Việt Nam nên khôn ngoan cần phải cải tiến tình trạng vi phạm nhân quyền ở đất nước họ, chấm dứt vi phạm luật nhân quyền thế giới. Việt Nam nên theo trào lưu chung khi Miến Điện đã thay đổi, cả thế giới đã đổi thay về hướng dân chủ, nếu Việt Nam không muốn bị tụt hậu và Đảng cầm quyền không muốn bị loại trừ.
Hòa Ái tường trình từ Quốc Hội Hoa Kỳ




Copy từ: RFA

Công nhân Việt của hãng Twenty-Twenty bị đe dọa


Tường An, thông tín viên RFA, Paris
Bên trong nhà máy mì sợi Twenty-Twenty
Bên trong nhà máy mì sợi Twenty-Twenty
RFA file
Nghe bài này
Lần trước, chúng tôi có thông tin về một nữ công nhân ở công ty bún, mì sợi Tweny-Twenty bị đốc công đánh đập, sau đó bị người của công ty môi giới Trung quốc bắt đi. Số phận nữ công nhân này và 50 công nhân Việt Nam của công ty thực phẩm Twenty-Twenty giờ ra sao ?
Thông tín viên Tường An tiếp tục gửi đến quý vị những thông tin cập nhật về tình trạng của các công nhân này .
Công nhân Việt Nam bị coi thường
Cô Nguyễn thị Hương, sau khi vì lên tiếng bênh vực 2 người công nhân Việt Nam mới qua mà bị người đốc công Bang-La (Bangladesh) dùng cây đánh bầm ở mặt và chân. Chủ sử dụng lao động đề nghị bồi thường thiệt hại để giải hòa, nhưng cô Hương không chịu mà yêu cầu chủ phải cất chức đốc công của người Bang-La này xuống làm công nhân bình thường một tháng vì lẽ hắn ta rất thường bức hiếp công nhân Việt Nam. Người chủ đồng ý, thế nhưng hôm sau đi làm, họ vẫn thấy người này mặc y phục đốc công làm việc. Các công nhân Việt Nam tức giận, đình công 5 ngày để đòi lại công lý cho bạn. Cô Hương kể lại:
Em nói là tiền thì tôi không lấy tiền. Yêu cầu của tôi là cho tên đốc công nghĩ việc một tháng và không cho nó làm đốc công nữa...nó xuống như thế, không thì nó cứ khinh bỉ Việt Nam nhà mình, ra cái điều nó là đốc công nó chèn ép Việt Nam nhà mình quá nhiều, đến em là người thứ tư rồi
Cô Hương
« …Thằng chủ nó hỏi em muốn đền bao nhiêu tiền. Em nói là tiền thì tôi không lấy tiền. Yêu cầu của tôi là cho tên đốc công nghĩ việc một tháng và không cho nó làm đốc công nữa, cho nó nghĩ việc, nó xuống như thế, không thì nó cứ khinh bỉ Việt Nam nhà mình, ra cái điều nó là đốc công nó chèn ép Việt Nam nhà mình quá nhiều, đến em là người thứ tư rồi chứ không phải là không . »
Phòng ngủ mà Công ty Twenty-Twenty dành cho công nhân Việt Nam
Phòng ngủ mà Công ty Twenty-Twenty dành cho công nhân Việt Nam. RFA file
Trong khi cô Hương lên đồn công an khai báo về những vết bầm trên người, thì công ty môi giới của người Tàu tên Ho cho người lên bắt cô về văn phòng môi giới. Họ giam lỏng cô trong 1 căn phòng nhỏ, không ngó ngàng gì đến cô. Cô bị nhốt  từ ngày 27 tháng 3 đến ngày 3 tháng 4 mới được trả về lại công ty. Cô Hương cho biết tình trạng hiện nay như sau:
«  Trán của em vẫn còn sưng một ít, nó vẫn ảnh hưởng, thỉnh thoảng nó chóng mặt. Còn chân của em nó hết tím rồi nhưng nó vẫn tê chân, vẫn chưa khỏi hẳn. Nó đánh em như thế nó cũng chẳng hỏi em cái gì. Cái thằng nó chở em đi, nó lại chở em về nó trả công ty. Nó không giải quyết gì, nó không hỏi han gì, nó cũng chẳng nói gì, nó chẳng đền bù gì, nó cũng không mua cho em một ngụm nước để em uống. Nó cũng chẳng nói gì, nó đưa về đấy là đưa về đấy thôi, nó chẳng hỏi han gì em. »
Công ty nó cắt điện, ngày nó cũng cắt, tối nó cũng cắt, nó cắt cả nước. Có hôm phải đi xin nó mãi nó mới cho, vì nóng quá ngủ không được
Anh Tân
Sau khi trở về công ty, cô Hương vẫn thấy đốc công người Bang-La làm việc bình thường. Đối với cô, đó là một hành động coi thường công nhân Việt Nam. Sau khi vụ việc xảy ra, căng thẳng giữa người đốc công và công nhân Việt Nam càng tăng cao, cô Hương cho biết có tin tên đốc công sẽ mướn người để đánh công nhân Việt Nam
« Cái thằng nó đánh em nó vẫn đi làm, nó vẫn ở đây. Bây giờ nó coi Việt Nam mình chẳng ra gì chị ạ. Người công ty nói là nó sẽ thuê người Mã Lai vào để đánh Việt Nam mình, cho nên là bây giờ đêm hôm nằm phải cẩn thận. Các em bảo nhau là đêm phải đóng cửa nếu không là nó vào nó đánh. Họ vẫn sợ đấy…. »
Phía sau khu vực nơi công nhân Việt ở là rừng
Phía sau khu vực nơi công nhân Việt ở là rừng
Cũng nhận được tin đó, một công nhân tên Linh cho biết tất cả công nhân Việt Nam đang trong tình trạng phòng thủ:
“Bọn Tàu bây giờ nó thâm lắm chị ạ. Nghe nói thằng Băng-La quản đốc bây giờ nó thuê 15 người nước ngòai vào đánh Việt Nam mình, nhưng mà chưa biết ngày nào. Bây giờ tụi em còn đang phòng thủ thân. »
Đã thế, công ty lại cắt nước, cắt điện. Mã Lai nằm trên đường xích đạo. Cư xá công nhân là những dãy nhà tiền chế lợp bằng mái tôn, công nhân phải ngủ giữa cái nóng như thiêu, như đốt của miền nhiệt đới. Thức ăn dự trử trong tủ lạnh bị hư hại vì không có điện. Anh Tân làm việc tại đây cho biết:
« Công ty nó cắt điện, ngày nó cũng cắt, tối nó cũng cắt, nó cắt cả nước. Có hôm phải đi xin nó mãi nó mới cho, vì nóng quá ngủ không được”
Công nhân biết trông cậy vào ai?
Khi bị công ty đối xử quá tệ, lương trả không đúng hợp đồng, anh Tân gọi về cho anh Lê văn Thụ, người của công ty môi giới Việt Hà để cầu cứu, nhưng vô vọng:
« Công ty Việt Hà hứa qua đây có vấn đề gì thì cứ gọi điện về cho anh Lê văn Thụ, nhưng mà cuối cùng khi tụi em gọi về thì anh Thụ bốc máy, nhưng chỉ nói qua loa thôi rồi chả thấy tin tức gì của anh ấy. »
Công nhân làm việc tại Mã Lai, đa số xuất thân từ nông thôn nên không rành ngoại ngữ cũng như không biết luật lệ tại Mã lai. Khi bị công ty môi giới ở Việt Nam quay lưng. Họ chỉ còn biết trông cậy vào công đoàn. Một công nhân hảng của này liên lạc với tổ chức Lao Động Việt để cầu cứu,  Lao Động Việt là một tổ chức thông qua Công đoàn Mã Lai và các tổ chức NGO ở Mã Lai để giúp đỡ cho công nhân Việt Nam. Ông Nguyễn Đình Hùng, thành viên của Lao Động Việt điện thoại đến cho ông Tân-Si-Lai, chủ công ty Twenty-Twenty , ông Tân-Si-Lai bắt điên thoại, nhưng không trả lời:
Công ty Việt Hà hứa qua đây có vấn đề gì thì cứ gọi điện về cho anh Lê văn Thụ, nhưng mà cuối cùng khi tụi em gọi về thì anh Thụ bốc máy, nhưng chỉ nói qua loa thôi rồi chả thấy tin tức gì của anh ấy
anh Tân
« Ông Tân-Si-Lai, ông có phải là chủ của công ty Twenty-Twenty  không ? Chúng tôi là Hùng, đại diện cho Liên Đoàn Lao Động Việt. Công nhân cho chúng tôi biết là người đốc công tên  Sai bi-Jabi đánh đập một nữ công nhân đến bầm tím và ông đã hứa giải quyết vấn đề này, tại sao đến bây giờ cũng không giải quyết ?  Nếu không giải quyết chúng tôi sẽ đưa lên Bộ lao Động Mã Lai và Ủy Ban Bảo Vệ Nhân Quyền và …. »
Anh Tân, quê ở Hà Tỉnh, qua Mã Lai làm việc từ năm 2012, với ước mong duy nhất dành dụm tiền thoát cảnh nghèo. Tuy nhiên, số phận không chiều lòng người. Sau khi đình công, công nhân đi làm lại, thế nhưng không có giờ làm thêm, với số giờ làm cố định, tiền lương kiếm được không đủ sống, lại thêm nổi tủi thân của kiếp người bị áp bức:
« Mọi người vẫn đi làm, nhưng người ta không cho làm OT ( overtime) , tức là làm tăng ca. Họ chỉ cho làm 8 tiếng thôi, mà làm 8 tiếng thì lấy gì mà ăn. Chúng em vẫn cố gắng, công ty thì người ta hất hủi, người ta chửi, người ta nói thế này thế kia, coi mình không là con người nữa.  Có môt cái tin cho là công ty sẽ cho người ở ngoài vào đánh Việt Nam mình, bọn em bây giờ ăn không ngon, ngủ không yên. Chúng em là dân làm thuê từ nước ngoài sang đây thì đâu dám đụng chạm tới ai đâu. Tụi em chỉ muốn kiếm đồng tiền , sống cuộc sống bình thường chứ chẳng muốn gây sự với ai cả, gọi là kiếm đồng tiền lo cho cuộc sống mình thêm thôi, nhưng bây giờ cuối cùng là như vậy. Bây giờ tụi em vào công ty cứ cúi mặt xuống mà làm thôi, người ta chả coi mình ra gì cả. »
Cô Hương, quê ỏ Hải Dương, đến Mã Lai tháng 11 năm 2009 qua một công ty môi giới mà cô cũng không biêt tên, chỉ biết do  hai vợ chồng tên  Nam và Thu ở Nam Đàn làm giấy tờ,  ký nợ 5330 RM. Đến Mã Lai, nhóm cô gồm 19 người được công ty môi giới người Tàu của ông Ho đem vào làm ở công ty điện tử ở Penang, sau gần 1 năm, vừa trừ hết nợ thì bị đuổi chỉ vì khi tan sở cô đứng xếp hàng ra về sớm có vài phút. Sau đó, ông Ho đem cô đến làm tại hảng chế biến mì Twenty-Twenty. Nơi đây lương cũng chẳng khá hơn, lại còn bị đánh đập . Cô Hương chỉ còn biết than cho số phận :
« Làm ở công ty bún này vất vã lắm, chúng em cứ phải cố gắng, cái số mình nó chẳng ra gì. Khổ lắm mà cử phải đi làm.  Làm ở đây thì vất vã mà chẳng được hưởng cái gì. »
Công ty Twenty-Twenty khai trương năm 1997  với diện tích gần 1000 mét vuông, gồm khoảng 500 công nhân, trong đó có 50 công nhân Việt Nam, phần còn lại là Bang-La, Miến Điện, Sri-lang-ca..v.v… chuyên sản xuất mì, bún. Thuộc thành phố Alor Setar, bang Kedah, đây là vùng nông nghiệp cách biên giới Thái Lan 45 cây số. Nơi ở của công nhân nằm giữa đồng không mông quạnh,  phía trước không có bảo vệ gác cổng, phía sau thì tiếp giáp với một cánh rừng. Điều kiện ăn ở chật chội, lương thấp và lại bị trừ đi rất nhiều chi phí. Anh Linh than :
Ông này là một người rất coi thường người Việt Nam. Lần này nó đánh thì lần sau nó chém. Tiền bạc không mua được danh dự, cũng không mua được tình cảm. Mình làm thế nào để đòi lại công bằng cho người Việt Nam mình, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ danh dự cho người Việt Nam mình

« Công ty này nó tệ lắm, phòng chỉ có 14 m² thôi mà nó nhét đến 11-12 người ở. Còn trong công ty làm việc thì rất là nóng nực và rất là vất vả. Làm thêm thì không có, nó trừ tiền mình mỗi tháng là 50 RM tiền nhà ( Ringgit, đơn vị tiền Mã Lai) nó trừ tiền Levy ( RFA : Levy là một loại thuế thu nhập mà người nước ngoài phải  đóng cho Chính phủ Mã Lai để được làm việc tại ML, Theo luật ML có hiệu lực từ ngày 1/tháng 4 năm 2009 thì chủ sử dụng lao động phải đóng thuế này.) tiền chuyên cần, tiền đi khám sức khỏe…Nó trừ 1 tháng khoảng 300 RM thì làm sao mà đủ sống được. So với đồng lương thì có khi không bằng ở Việt Nam . Mang tiếng đi Tây nhưng không bằng ở Việt Nam đâu. »
Nổi đau của họ bây giờ không chỉ là cái tát tay vào mặt cô Hương nữa mà là nổi đau trước thể diện của một dân tộc bị xúc phạm. Xin mượn lời của công nhân Linh để tạm kết thúc câu chuyện về hãng mì Twenty Twenty :
« Ông này là một người rất coi thường người  Việt Nam. Lần này nó đánh thì lần sau nó chém. Tiền bạc không mua được danh dự, cũng không mua được tình cảm. Mình làm thế nào để đòi lại công bằng cho người Việt Nam mình, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ danh dự cho người Việt Nam mình ? »



Copy từ: RFA

Chuẩn bị điều trần nhân quyền VN


Hạ viện Hoa Kỳ
Điều trần về nhân quyền Việt Nam sẽ diễn ra ngày 11/4 tại Hạ viện Mỹ
Trước buổi điều trần về nhân quyền Việt Nam tại Hạ viện Mỹ, có kêu gọi đưa Việt Nam vào lại danh sách các nước gây quan ngại (CPC).
Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ có đối thoại nhân quyền lần thứ 17 vào ngày 12/4 này ở Hà Nội. Buổi điều trần tại Hạ viện được tổ chức trước đó một ngày, vào thứ Năm 11/4.
Dân biểu Chris Smith, Chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, nói cần đưa Việt Nam quay lại danh sách CPC, trong khi truyền thông trong nước có bài lên tiếng đả kích.
Trả lời trong buổi phỏng vấn với đài Talk Radio news ngày 10/4 trước thềm buổi điều trần, ông Smith nói ông và các đồng nghiệp đang tìm kiếm một phản hồi mạnh mẽ hơn từ chính phủ Hoa Kỳ trước tình hình nhân quyền tại Việt Nam:
“Chúng tôi đang gây sức ép tối đa để có đươc sự phản hồi từ chính phủ, đặc biệt là chính quyền Tổng thống Obama về vấn đề nhân quyền ngày một xấu đi ở tất cả mọi mặt tại Việt Nam,” ông Smith nói.
Ông Smith gọi các cuộc đàn áp tôn giáo tại Việt Nam là có tính “hệ thống”, dẫn đến những trường hợp “đánh đập, tra tấn và tống giam” đối với những người theo Phật giáo, Công giáo hay các tín ngưỡng khác.

'Thiếu hiệu quả'

Vị dân biểu này cho rằng những cuộc đối thoại về nhân quyền lâu nay giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là thiếu hiệu quả, đồng thời nói cần có những bước đi cụ thể hơn nhằm trừng phạt tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
“Đã có những buổi đối thoại về nhân quyền giữa đại diện Hoa Kỳ và Việt Nam. Mặc dù có một vài tác động nhất định, hầu hết thời gian đây chỉ là “nói cho vui”, để rồi sau đó cả hai bước đi với lời bình luận rằng chúng tôi đã có đối thoại, thế là hết.”
Cùng ngày 10/4, Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch (HRW) cũng ra thông cáo kêu gọi chính phủ Việt Nam tận dụng cuộc đối thoại sắp tới để tiến tới những bước cải thiện cụ thể về nhân quyền mà cụ thể là “trả tự do cho các tù nhân chính trị, chấm dứt việc khủng bố các blogger, những người khiếu kiện đất đai và các nhà hoạt động ôn hoà khác.”
“Chính phủ Việt Nam đã liên tiếp tiến hành những phiên toà chính trị trong bối cảnh nước này tìm cách che đậy sự bất đồng ngày càng lên cao,” ông Brad Adams, giám đốc chi nhánh Châu Á của HRW bình luận.
Dân biểu Mỹ Chris Smith
Dân biểu Chris Smith là người bị chính phủ Việt Nam coi là 'thiếu thiện chí'
HRW dẫn số liệu cho thấy trong năm 2012, đã có ít nhất 40 người bị kết tội và tuyên án tù trong các phiên toà mà tổ chức này cho là không đạt tiêu chuẩn về tiến trình xét xử công bằng.
Cũng theo HRW, chỉ trong một tháng rưỡi đầu năm nay, đã có thêm ít nhất 40 người khác bị buộc tội trong các phiên tòa chính trị.
“Hoa Kỳ cần tận dụng cơ hội này để nói rõ rằng Việt Nam phải nghiêm túc trong vấn đề cải thiện nhân quyền, nếu không muốn phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng, trong đó có việc ảnh hưởng đến mối quan hệ với Hoa Kỳ,” thông cáo của tổ chức này viết.

'Vở kịch lố'

Trong khi đó tờ Công An Nhân dân ngày 10/4 đã có bài viết đả kích về buổi điều trần nhân quyền sắp diễn ra ở Hoa Kỳ.
Bài viết với tựa đề “Vở kịch lố điều trần về nhân quyền” của nhà báo Đăng Trường gọi những người sẽ tham gia điều trần là những “nhân vật có lý lịch không thể xám hơn”, đồng thời cho rằng họ là những “kẻ cộm cán trong đám phản động, lưu vong ở nước ngoài, có bản lý lịch xám xịt chuyên câu kết với một số đối tượng cơ hội chính trị trong nước và các phần tử phản động lợi dụng tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để kích động chống phá Việt Nam.”
Ông Trường cũng gọi những nạn nhân của tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam mà HRW đề cập đến là “người có hành vi phạm pháp, bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.”
Bài viết dẫn lời của bà Pratibha Mehta, điều phối viên thường trú Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam nói “trong những năm vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã tăng cường tham gia vào các cơ chế nhân quyền quốc tế, các cơ chế này nhằm giám sát các trường hợp liên quan đến nhân quyền trên khắp thế giới, bao gồm cả sự phù hợp của các Chính phủ với các hiệp ước cốt lõi về nhân quyền.”




Copy từ: BBC

Cựu DB Cao Quang Ánh mong muốn cải thiện nhân quyền VN

Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2013-04-11

20130410_110055_2-305.jpg
Cựu DB Cao Quang Ánh đang phát biểu tại cuộc họp báo tại Trụ Sở Quốc Hội Hoa Kỳ sáng 10/4/2013.
RFA photo
Nghe bài này

Trong tuần này, nhiều tổ chức tôn giáo và đoàn thể người Việt hải ngoại từ mọi nơi về thủ đô Washington DC để vận động với hành pháp và điều trần trước Quốc hội về tình trạng nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam. Vũ Hoàng thực hiện cuộc phỏng vấn sau đây với cựu dân biểu Cao Quang Ánh.
Vũ Hoàng: Thưa quí khán thính giả của đài ACTD, chúng tôi rất hân hạnh được gặp cựu dân biểu Cao Quang Ánh, để nói về tình hình dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Thưa dân biểu, ông có thể đánh giá một cách tổng quan về tình hình này tại Việt Nam được không ạ?
D.B Cao Quang Ánh: Như quý vị biết, trong vài năm qua, tình hình này ở trong nước Việt Nam thay vì tiến lên như những nước văn minh khác, Việt Nam lại đi ngược lại trong vấn đề nhân quyền và dân chủ, cũng như tự do tôn giáo. Nếu chúng ta để ý tới sự đàn áp của Giáo xứ Cồn Dầu, ở Đồng Chiêm và ở rất nhiều những khu vực khác, cộng với sự đàn áp của những tôn giáo như Hòa Hảo, hoặc của những người phật giáo… chúng ta thấy rằng quốc hội và những nước văn minh khác cần phải lên tiếng trước những sự vi phạm này, nhất là chúng tôi có những bằng chứng về cộng sản Việt Nam đứng sau những công ty gửi những phụ nữ Việt Nam qua những công ty của Nga, trong điều chúng ta gọi là “buôn bán tình dục.”   Vũ
Vũ Hoàng: Hiện ông đang sống ở một nước dân chủ, tự do, vậy khi nhìn về Việt Nam, những biện pháp gì theo ông để cải thiện những tình hình mà ông vừa trình bày?
D.B Cao Quang Ánh: Vâng, trong vấn đề tranh đấu nhân quyền cho Việt Nam, sự vận động thay đổi cho xã hội Việt Nam, chúng ta thấy là sự tranh đấu này cần một đường lối lâu dài, không thể có sự thay đổi trong vòng một ngày, một tháng hay một năm. Nhiều người như T.S Nguyễn Đình Thắng đã tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam hơn 20 năm, riêng tôi cũng hợp tác với anh Thắng mười mấy năm nay, nên chúng tôi biết việc làm này đòi hỏi sự đóng góp trong thời gian khá lâu, không phải chỉ riêng của chúng tôi mà chắc chắn, cùng với tất cả mọi người trong cộng đồng chúng ta trong nước Mỹ này.
Dần dần chúng ta cũng thấy sự thay đổi, mặc dù cũng chậm trễ, chúng ta để ý thấy là trong mấy tháng vừa rồi Hội đồng giám mục Việt Nam và những người lãnh đạo của tất cả những tôn giáo khác bắt đầu lên tiếng đòi hỏi sự thay đổi hiến pháp cho nước Việt Nam, trong đó có sự đòi hỏi là phải có vấn đề đa đảng giống như bên Mỹ, không có một đảng độc quyền vì độc quyền trở thành độc tài, chúng ta thấy Việt Nam là một xã hội độc tài rồi. Trong vấn đề đất đai, bao nhiêu năm qua, cộng sản Việt Nam đã lấy đất đai của các tôn giáo cùng với những công dân Mỹ bất hợp pháp.
Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng như những tôn giáo khác đòi hỏi đất bây giờ không thuộc về Nhà nước, đất đai thuộc về dân chúng Việt Nam. Từ trước đến nay đất đai thuộc dân chúng Việt Nam, nhưng từ khi đảng CS cầm quyền thì chuyện đó thay đổi, không phải là chiều hướng tốt mà là chiều hướng xấu như sự hối lộ, tham nhũng… Một xã hội văn minh không thể nào chấp nhận chuyện này được, nếu Việt Nam tự gọi Việt Nam là một xã hội văn minh thì Việt Nam phải cần thay đổi, phải thay đổi theo đường hướng dân chủ, phải cho dân chúng quyền lợi phát biểu tự do, tập họp tự do, quyền lợi bảo vệ tài sản riêng của mình, quyền lợi lên tiếng cho những ý nghĩ của mình. Đó là điều kiện của một xã hội văn minh.
Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối cùng chúng tôi muốn biết là hôm nay trong cuộc vận động về dân chủ nhân quyền và tự do tôn giáo cho Việt Nam, thì điều gì là dân biểu mong muốn nhất?
D.B Cao Quang Ánh: Ngày hôm nay là một trong những bước đầu tiên của hành trình mà chúng tôi định đưa ra trong vài tháng tới, buổi điều trần hôm nay là để cộng đồng chúng ta đưa ra những vi phạm của Việt Nam, đòi hỏi Quốc hội phải thông qua Đạo luật Nhân quyền cho Việt Nam và Vietnam Sanction Act (đạo luật Cấm vận Việt Nam) bởi ông Ed Roy. Đó là 2 điều luật chúng ta muốn thông qua quốc hội và hi vọng sẽ được thành luật.
Một điều nữa mà chúng tôi muốn đưa ra cho bộ ngoại giao Mỹ trong mối quan hệ bang giao giữa Mỹ và Việt Nam là Việt Nam chưa có đủ điều kiện để trở thành hội đoàn ở trong Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Bởi chúng ta thấy sự vi phạm tôn giáo, nhân quyền trong những vấn đề liên quan đến luật lao động, Việt Nam chưa thay đổi đủ để thành một quốc gia có đủ điều kiện tham gia vào chương trình TPP.
Hi vọng trong những ngày tới chúng tôi vận động Bộ ngoại giao cũng như những người phụ tá của ông Obama để ngăn cản hoặc rời lại những vấn đề, lịch trình để đưa Việt Nam tham gia vào hệ thống TPP hay là được hưởng những quyền lợi trong chương trình đó. Hi vọng trong buổi vận động này, chúng tôi sẽ thành công trong những điều vừa trình bày.
Vũ Hoàng: Xin cám ơn quý thính giả của Đài ACTD và cựu dân biểu Cao Quang Ánh rất nhiều đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn đặc biệt ngày hôm nay. 




Copy từ: RFA