CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

VN bắt nghi phạm tung tin về Chủ tịch BIDV



BIDV
Tin đồn về việc bắt chủ tịch BIDV loan đi hồi tháng Hai
Bộ Công an Việt Nam nói đã bắt giữ ba người “tung tin đồn” làm hệ thống ngân hàng chao đảo hồi đầu năm.
Bản tin của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) hôm 16/7 nói ba người này sinh năm 1976, 1980 và 1985, hiện đang công tác tại TP. HCM và Hà Nội.
“Động cơ của các đối tượng kể trên không có mục đích phá hoại nhưng có mục đích vụ lợi về kinh tế, do các đối tượng này đều là nhà đầu tư nhỏ lẻ, tham gia đầu tư chứng khoán.”
“Các đối tượng này bị ảnh hưởng bởi các diễn đàn mạng phản động, những thông tin trái chiều về tình hình thay đổi nhân sự cấp cao của Đảng và Nhà Nước; đồng thời muốn tỏ ra là người thạo tin nên đã tung tin đồn gây sự chú ý trên các diễn đàn mạng,” VTV nói.
Hồi đầu tháng Hai, thị trường tài chính, chứng khoán Việt Nam rúng động trước tin đồn ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) bị bắt.
Tin đồn này lan đi nhanh chóng trong một ngày, ban đầu có tin một cán bộ của BIDV, sau đó là phó tổng giám đốc, và rồi là ông Trần Bắc Hà.
Hàng loạt cổ phiếu bị “bán tháo”, và các chỉ số chứng khoán giảm mạnh vì tin này.
Ông Trần Bắc Hà được xem là một trong những doanh nhân thân cận với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Tin đồn khi đó loan đi trong bối cảnh nội bộ cấp cao của Đảng Cộng sản đang chia rẽ, và có lo ngại ngành ngân hàng bị dùng làm “con tin” trong cuộc chiến quyền lực.
Bản tin của VTV không nêu tên ba người.
Ông Trần Bắc Hà hiện kiêm chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Myanmar (AVIM).
Tại một hội thảo hôm 15/7 ở Hà Nội, ông Hà được dẫn lời nói BIDV đang chuẩn bị cho việc thành lập một ngân hàng liên doanh hoặc sở hữu 100% vốn ở Myanmar.


Copy từ: BBC

Phiên tòa Philippines kiện Trung Quốc về biển Đông chính thức mở màn

Phiên tòa Philippines kiện Trung Quốc về biển Đông chính thức mở màn

Phiên tòa xử vụ Philippines kiện Trung Quốc chính thức khai mạc
Trụ sở Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague - Ảnh: pca-cpa.org

(TNO) Bất chấp sự chống đối của Bắc Kinh, phiên tòa xử vụ Philippines kiện Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ biển Đông đã chính thức bắt đầu tại Hà Lan, theo Bộ Ngoại giao Philippines vào hôm nay, 16.7.

Bộ Ngoại giao Philippines và Văn phòng Tổng biện lý nước này đã đưa ra một thông báo chung vào hôm nay cho biết Ban trọng tài do Tòa án Quốc tế về luật Biển (ITLOS) thành lập đã có buổi họp đầu tiên vào ngày 11.7 tại thành phố The Hague ở Hà Lan, theo trang tin Rappler.
Chương trình nghị sự chính của buổi họp đầu tiên là thông qua bộ quy định về trình tự xét xử. Trung Quốc và Philippines có thời hạn từ nay đến trước ngày 5.8 để đưa ra phản ứng với bộ quy định về trình tự.
Philippines vốn khởi kiện yêu sách đường chín đoạn (đường lưỡi bò) của Trung Quốc tại biển Đông ra ITLOS vào tháng 1 năm nay, bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh.
Trong đơn kiện, Manila đề nghị tòa án tuyên bố yêu sách chủ quyền bao trùm gần trọn biển Đông của Trung Quốc là vô giá trị và vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển 1982 (UNCLOS) vốn vạch ra giới hạn lãnh hải cho các quốc gia ven biển.
Theo thông báo của phía Philippines, Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague đã được chọn là nơi diễn ra phiên tòa.
“Chúng tôi đưa vụ việc ra tòa bởi chúng tôi cảm thấy có lợi thế lớn, dựa vào các điều khoản của luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS, và lập trường của chúng tôi luôn là yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc mang tính bành trướng, quá đáng và phi pháp theo luật pháp quốc tế”, ông Hernandez phát biểu trong cuộc họp báo.
Thông báo về phiên tòa được đưa ra sau những ngày đấu khẩu gay gắt giữa các quan chức ngoại giao Trung Quốc và Philippines về vụ kiện.
Hôm 15.7, ông Hernandez đã liệt kê 8 sự việc để phản bác tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh.
Trong cuộc họp báo hôm 12.7, bà Hoa Xuân Oánh tố giác Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario “nói dối” khi khẳng định Manila đã tận dụng hết các biện pháp chính trị và ngoại giao để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc và không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đưa tranh chấp ra tòa án quốc tế.
Sơn Duân


Copy từ: Thanh Niên

Kêu gọi trả tự do cho tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu!

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-07-16

Cháu Yến Nhi
Cháu Yến Nhi
Files photos
Nghe bài này
Tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu người bị giam tù tổng cộng cho đến lúc này là 37 năm hiện sức khỏe rất yếu kém trong trại giam. Gia đình và một số tổ chức quốc tế lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay cho ông nếu không sẽ chết trong tù.
Cháu kêu oan cho ông
Cô bé Trần Phan Yến Nhi, năm nay 14 tuổi, và mới hồi đầu tháng sáu vừa qua trong chuyến cùng gia đình đi thăm ông Nguyễn Hữu Cầu tại trại giam Z30 A Xuân Lộc, Đồng Nai mới biết mặt người sinh ra cha của cháu.
Đến ngày 7 tháng 7 vừa qua, trên mạng Internet xuất hiện Thư kêu oan cho ông nội của cháu Trần Phan Yến Nhi. Trong thư cháu nhắc đến 30 phút thăm gặp mà người ông cho biết tình hình sức khỏe hiện rất yếu do những bệnh tật mù mắt trái, mắt phải chỉ còn thấy mờ mờ, suy tim nặng, máu không lên não được, hay bị xỉu, răng rụng hết chỉ còn một chiếc, đau dạ dày kinh niên và tóc bị nấm.
Cô bé Trần Phan Yến Nhi cho biết gia đình từ thời cụ cố cho đến nay đã có hơn 500 lá đơn kêu oan mà không có kết quả gì. Nay cháu gửi đơn đến Tổ chức Nhân quyền Thế giới
Chính ông Nguyễn Hữu Cầu trước khi chia tay những đứa cháu đã nói hãy về kêu oan cho ông nội. Cô bé Trần Phan Yến Nhi cho biết gia đình từ thời cụ cố cho đến nay đã có hơn 500 lá đơn kêu oan mà không có kết quả gì. Nay cháu gửi đơn đến Tổ chức Nhân quyền Thế giới và mong những người lớn giúp chuyển đơn đến tận tay cho những người tại tổ chức đó với hy vọng giúp được cho người ông phải chịu tù qua hai thế kỷ.
Anh Trần Ngọc Bích, người con của ông Nguyễn Hữu Cầu sinh năm 1973 chỉ hai năm trước khi ông này bị đi học tập vào năm 1975 và không được mang họ cha, cho biết:
Ông Nguyễn Hữu Cầu, ảnh do cháu Yến Nhi chụp lén khi đi thăm ông nội lần đầu.
Ông Nguyễn Hữu Cầu, ảnh do cháu Yến Nhi chụp lén khi đi thăm ông nội lần đầu. Photo by Yen Nhi
Cảm nhận của con em khi đi thăm ông nội về thấy rất tội, cháu khóc hoài. Cháu có viết thư kêu oan, một bức gửi đến ông chủ tịch nước, một bức gửi bộ trưởng công an; nhưng cả hai bức đều chưa thấy trả lời. Và bức thư gửi tổ chức nhân quyền thế giới. Tôi cũng gửi thư đến các cô chú, ông bà lên tiếng cho ba tôi được ra ngoài; chứ nếu ở trong thì tôi nghĩ không bao lâu nữa ba tôi sẽ mất.
Khi đi thăm, mấy chú mấy bác có nói không được chụp hình vì nếu chụp hình lần sau họ sẽ không cho thăm. Thế nhưng đứa con của tôi lén dùng điện thoại của tôi và chụp được hai tấm hình của ông nội. Tôi nhắc cháu lời của các chú, các bác là không được chụp hình, cháu nói nếu không chụp lỡ khi ông nội bị chết trong trại  lấy gì mà thờ; và cháu nói nếu không cho thăm sẽ viết đơn thưa nữa.
Cảm nhận của con em khi đi thăm ông nội về thấy rất tội, cháu khóc hoài. Cháu có viết thư kêu oan, một bức gửi đến ông chủ tịch nước, một bức gửi bộ trưởng công an; nhưng cả hai bức đều chưa thấy trả lời
Anh Trần Ngọc Bích
Một tù nhân lương tâm từng bị giam chung với ông Nguyễn Hữu Cầu tại trại Z30A Xuân Lộc, Đồng Nai, ông Trương Minh Đức cho biết một số thông tin mà ông này có được về tù nhân xuyên thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu:
Trước đây tôi ở chung với ông Nguyễn Hữu Cầu tại K2 Xuân Lộc, từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 3 năm 2010. Sau đó tôi bị chuyển sang trại khác; ông Cầu vài tháng sau cũng bị chuyển sang K3. Ông Cầu chịu án quá lâu, nhiều chứng bệnh răng rụng hết ăn uống khó khăn, mắt một bên bị mù, một bên chỉ thấy mờ mờ… Sau khi chuyển sang K3 cũng có thông tin về ông Cầu: những anh em xây dựng đi lưu động xây dựng các công trình, một anh cho biết ông Cầu cũng bị giữ cô lập không thể liên lạc gì. Sau này có nghe ông bị bệnh nặng nên phải chuyển về lại K2. Ở đó ông cũng bị cô lập không được sinh hoạt với tù chính trị để những người này có thể chăm sóc cho ông. Ông luôn bị cô lập và sức khỏe nay rất kiệt.
Văn bút quốc tế lên tiếng
Hồi cuối tháng ba vừa qua, Ủy ban Văn bút Quốc tế Bênh vực Nhà văn Bị đàn áp và Cầm tù ra Thông cáo/ Kháng nghị thư bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình trạng của tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu trong trại giam Z30A Xuân Lộc, Đồng Nai.
Văn bút Quốc tế cho rằng việc giam giữ và đối xử với ông Nguyễn Hữu Cầu như thế là vi phạm Điều 19, Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết. Văn bút Quốc tế kêu gọi phải trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho ông Nguyễn Hữu Cầu. Theo tổ chức này thì nếu ông Cầu không được khẩn cấp trị bệnh và tự do tiếp nhận sự chăm sóc y tế cần thiết sẽ có nguy cơ chết trong tù.
Văn bút Quốc tế cho rằng việc giam giữ và đối xử với ông Nguyễn Hữu Cầu như thế là vi phạm Điều 19, Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết. Văn bút Quốc tế kêu gọi phải trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho ông Nguyễn Hữu Cầu
Sang đầu tháng 7, tổ chức Văn Bút Anh cũng lên tiếng kêu gọi cần có hành động khẩn cấp cho nhà văn Nguyễn Hữu Cầu. Lý do cũng như Văn bút quốc tế nêu lên là vì quan ngại ông này sẽ chết ngay trong tù.
Văn bút Anh kêu gọi gửi thỉnh nguyện thư đến cho ông Vũ Quang Minh, đại sứ Việt Nam tại Anh Quốc. Song song đó là gửi thông điệp ủng hộ đến ông Nguyễn Hữu Cầu và gia đình của ông.
Sự trả thù?
Cựu tù nhân lương tâm Trương Minh Đức cho biết ngay tại trại Z30 A Xuân Lộc, Đồng Nai đã có một số trường hợp phải chết rũ tù mà ông có thể nhớ được:
Trường hợp chết trong tù của anh em tù nhân lương tâm, tù chính trị có ông Nguyễn Văn Trại hồi năm 2011; trước đó có linh mục Nguyễn Văn Vàng. Ông này bị bỏ đói và bị cùm; khi ông chết đang bị cùm…Tôi vào ông Cầu kể lại nhiều chuyện rất độc ác trong trại này.
Xin phép được nhắc lại, ông Nguyễn Hữu Cầu sinh năm 1945, quê quán Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Ông từng là một nhà thơ, soạn giả bài hát và là một cựu sĩ quan quân đội của chính quyền Việt Nam Cộng hòa trước đây. Ông bị bắt làm tù binh hồi năm 1975 cho đến năm 1980. Năm 1981, ông viết đơn tố cáo và làm thơ lên án Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân và phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang về những hành vi tội ác như hối lộ, hiếp dâm... Ông bị bắt hồi tháng 10 năm 1982. Đến tháng 5 năm 1983, ông bị tòa sơ thẩm kết án tội phá hoại với mức tử hình. Mẹ ông kháng án, tại phiên xử phúc thẩm 2 năm sau đó án giảm xuống còn chung thân.
Như trình bày của cựu tù nhân lương tâm Trương Minh Đức, khi vào tù ông Nguyễn Hữu Cầu thường bị biệt giam và đối xử hết sức khắc nghiệt. Thế nhưng ông vẫn cho rằng bản thân không hề có tội gì.


Copy từ: RFA

“Ông nghĩ gì Việt Nam?”

Green Rice   

Thử đội nón lên xem có nghĩ được gì không?
Đang nghe đoạn phỏng vấn HLV của đội Arsenal… buồn cười là VN phỏng vấn người nước ngoài luôn hỏi (thậm chí thường là câu hỏi đầu tiên) các ông/ các bạn nghĩ gì về Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn trên đất nước đó chẳng nhẽ lại nói xấu?! (nói linh tinh cẩn thận không còn đủ răng về nước) Câu trả lời cho dạng câu hỏi kể trên gần như chắc chắn luôn là những lời khen, và thường là những lời ca ngợi chung chung. Như là đồ ăn Việt Nam có món phở rất ngon!!!

Những câu hỏi phỏng vấn sáo mòn kiểu này phơi bày tư duy lười biếng của nhiều nhà báo, phóng viên. Tệ hơn nữa là… phải chăng chúng ta thực sự kém tự tin đến vậy?! Luôn quan tâm, luôn để ý xem người khác nghĩ gì về mình (và luôn đặt những người được hỏi vào những tình huống chỉ có thể khen). Chắc không mấy người thích bị kẻ khác đánh giá. Việc đánh giá một người khác là rất phức tạp, huống hồ cả một dân tộc?! (lại còn với những người vừa đặt chân tới Việt Nam có mấy tiếng đồng hồ?!?) Ấy thế mà mang danh cả đất nước lại cứ muốn dồn người ta vào thế phải đưa ra đánh giá là sao? Chúng ta cần những lời khen ngợi an ủi vuốt ve đó đến vậy sao?
Đến bao giờ Việt Nam mới thôi cái trò cứ động phỏng vấn người nước ngoài là hỏi bạn nghĩ gì về Việt Nam, bạn thấy con người Việt Nam ra sao (đến hỏi mình câu này mình còn đếch biết trả lời thế nào)… blah blah? (với những thứ dễ đụng chạm chính trị thế này thì chỉ nên hỏi những câu vô thưởng vô phạt, dễ trả lời thật lòng, vd như bạn đã thử món ăn VN nào chưa, bạn thấy thích món ăn nào nhất, bạn dự định sẽ đi thăm những thắng cảnh nào ở VN v.v... thiếu gì, chỉ tại không chịu động não)
Ấy thế mà buồn cười là không nhiều người biết cách khen. Hình như VN mình không có văn hóa khen ngợi (nên chúng ta ‘thèm khát’ lời khen từ người khác đến vậy?!). Ngày nhỏ, tôi học ở Thực Nghiệm, các thầy cô hay sử dụng một cấu trúc câu mà ban đầu tôi nghe thấy rất lạ tai: cô khen bạn này..., cô chê bạn kia... Ví dụ như là nhắc nhở học sinh giữ trật tự thì giáo viên sẽ nói là: cô chê bạn B chưa giữ trật tự tốt nhé. Còn khi học sinh làm được tốt việc gì đó, giáo viên sẽ khen: cô khen bạn A đã lau bảng rất sạch. Cấu trúc câu kiểu này không được... thuần Việt, xuôi tai lắm, nhưng vấn đề chủ yếu ở đây là cách khen ngợi và góp ý của giáo viên đối với học sinh, khen ngợi đúng lúc, đúng chỗ và góp ý, nhắc nhở chứ không phải chê bai, vùi dập. Tôi không có cảm giác kinh khủng, tồi tệ khi mình mắc lỗi gì đó ở trường (và điều tuyệt vời này đã chấm dứt khi tôi rời khỏi trường Thực Nghiệm).
Hẳn ai cũng thấy tình trạng chê bai, chửi bới, ném đá nhau trên các trang mạng xã hội đang tồi tệ ra sao. Chả hiểu kiểu gì cứ ném đá hội đồng thì nhanh thế, đông thế ‘___‘. Như thể việc chê bai khiến họ thấy mình có “sức mạnh”, “quyền lực”, “trình độ” hơn ấy. Còn khen thì tức là đứng ở tầm dưới, ngưỡng mộ nhìn lên.
Có một page khá thú vị tên là Teach me Vietnamese. Anh chàng này thường đưa ra những nhận định, ý kiến rất gây tranh cãi (nhưng tôi thấy chúng thường đúng). Và không thiếu những comment tức giận chửi bới lại anh ta. Thật đáng buồn là chúng ta thích hỏi ý kiến người nước ngoài về VN, nhưng khi họ đưa ra những ý kiến không được lung linh, lấp lánh thì chúng ta đùng đùng tự ái. Trong khi chỉ nên nghĩ xem ý kiến của anh ta thế nào, vì sao anh ta lại đưa nhận định như vậy... và nếu không thấy đồng tình thì... thôi. Sao phải cố thay đổi ý kiến của MỘT người nước ngoài về VN làm gì? Anh ta có căm thù đất nước VN thì cũng có ảnh hưởng gì đâu ta? (trừ khi anh ta là tổng thống Mỹ). Mà thực tế tôi thấy anh ta đưa ra ý kiến là có thiện chí. Chúng ta không cần phải đồng tình hết, nhưng nên tham khảo, suy nghĩ.
Khi nào chúng ta thôi suy nghĩ tủn mủn, thôi cảm tính lặt vặt... thì có lẽ chúng ta sẽ bắt đầu thôi nhỏ bé.



Copy từ: Quê Choa

Chỉ giỏi cãi

Đúng ra thì không cần nhắc lại cái vụ cộng điểm cho bà mẹ Việt Nam anh hùng nữa, chôn sâu vào quá khứ vết nhơ của những người chức việc ngu xuẩn được rồi, nhưng thấy họ cứ cãi chày cãi cối mãi, đâm tức.

Và càng tức hơn sau khi đọc mấy dòng tin tường thuật chuyện bà tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã đứng ra xin lỗi quốc dân về tai nạn máy bay Boeing 777 của hàng Asiana Airlines ở sân bay San Francisco (Mỹ) làm 3 người thiệt mạng, dù rằng chính phủ của bà chẳng có lỗi gì. Bà Park nhận lỗi bởi theo bà vụ việc đó làm giảm thanh danh và uy tín của Hàn Quốc trên thế giới. Xin lưu ý rằng Asiana Airlines chỉ là hãng hàng không tư nhân thuộc tập đoàn Kumho Asiana (nhà tư bản này có tòa nhà hoành tráng cao ngất ngưởng ngay góc ngã tư Hai Bà Trưng-Lê Duẩn, Q.1, Sài Gòn), và trên chuyến bay đó có hơn hai trăm mấy chục hành khách nhưng chỉ chết 3 người bởi đội lái và các tiếp viên đã cực kỳ mau lẹ, dũng cảm tổ chức cứu người trong thời gian vô cùng ngắn ngủi, đáng ra phải tuyên dương họ. Ông hàng xóm nhà tôi cười bảo đừng so sánh người Hàn người Nhật với cán bộ quan chức nhà mình làm gì, họ luôn biết cúi đầu trước dân và xin lỗi khi cần thiết.

Cũng không hẳn tất cả những ai đọc cái thông tư số 24 của Bộ GD-ĐT do ông thứ trưởng Bùi Văn Ga ký đó đều phản đối. Điều ấy cũng dễ hiểu bởi nó đụng đến những phần nhạy cảm của đời sống tinh thần: sự quan tâm đến các bà mẹ VN anh hùng, đến các vị lão thành đã tham gia cách mạng từ trước năm 1945, rộng ra là với những người có công với dân với nước; vấn đề học tập suốt đời, động viên mọi người học tập. Cộng thêm 2 điểm cho các bà mẹ anh hùng đi thi chứ 20 điểm hoặc đặc cách tuyển thẳng, chả ai thắc mắc làm chi. Con dứt ruột đẻ ra các mẹ còn chả tiếc, nhẽ nào người thụ hưởng sự hy sinh lại so đo tính toán với mẹ. Đạo lý ở đời là vậy.

Nhưng vấn đề là ở chỗ khác. Mấy ông làm chính sách ở bộ GD là những vị ngồi trên trời, trong phòng lạnh, chả khác những cái máy được lập trình theo công thức lỗi thời, lâu lâu lại tung ra vài sản phẩm chỉ đáng vứt vào sọt rác. Tôi cam đoan rằng các ông ấy rất máy móc áp dụng nghị định của chính phủ về người có công với cách mạng, khi thấy chưa có người hoạt động cách mạng trước năm 1945 và các bà mẹ Việt Nam anh hùng trong nhóm đối tượng ưu tiên tuyển sinh thì lật đật vội vàng cho vào danh sách thôi. Và để tỏ sự quan tâm cụ thể, phải ưu tiên 2 điểm, giống như đã từng có những ưu tiên nhất định cho con liệt sĩ, người thiểu số, người vùng sâu vùng xa... Khổ nỗi, cái óc họ quá khô cứng nên không thèm biết vào thời điểm này con liệt sĩ, người dân tộc thiểu số, người vùng sâu vẫn có vẫn còn và có thể thi cử, nhưng bà mẹ VN anh hùng thì không thể nào đi thi được nữa. Đơn giản, vì đã quá già. Già đến mức không đủ sức cầm muỗng đút sữa vào miệng, làm sao mà cầm bút; đi lại không vững, làm sao đến trường. Ông hàng xóm nhà tôi giận lắm, bảo rằng các cụ chí ít cũng 80 trở lên rồi, cần được nghỉ ngơi để chuẩn bị sang thế giới bên kia yên bình, sao lũ ấy còn bới họ ra rồi ban cho 2 cái điểm ngu xuẩn đó. Khùng nó vừa vừa chứ, giành hết cả phần ngu của thiên hạ. Thấy ông ấy nóng quá, tôi không dám tiết lộ thêm là ông Ngô Kim Khôi phụ trách khảo thí của bộ Học và ông thứ trưởng Bùi Văn Ga người trực tiếp ký thông tư ấy lại còn vừa lên tivi, báo đài phân bua giãi bày vòng vo đèn cù, không chịu nhận sai, thậm chí cứ một mực mình đúng mình hay. Ông Khôi thì tiên đoán VN sẽ còn nhiều mẹ VN anh hùng rất trẻ, mà đã trẻ thì thế nào cũng đi thi, mà đã thi thì phải ưu tiên cộng điểm. Ông ấy còn táo bạo đến nỗi thay cho cả quốc hội quy định rằng hễ cứ là mẹ liệt sĩ (con duy nhất hoặc 2 con) thì được phong tặng mẹ VN anh hùng. Phải công nhận quan chức ta dạo này phát ngôn rất liều. Ông thứ trưởng Ga có bình tĩnh hơn nhưng vẫn vòng vo tam quốc, lý sự rằng già thì già nhưng chả ai cấm học cấm đi thi, chúng ta chủ trương học tập suốt đời cơ mà. Thôi ông thứ trưởng ạ, ông hiểu sai rồi, học tập suốt đời không có nghĩa là suốt đời đi học đâu, ông cần nghiêm túc xem lại tư duy của mình. Vả lại thông tư ông ký còn đề cập đến cả những đối tượng lão thành cách mạng U.100 kia nữa, các cụ có thể lều chõng đi thi được hay không, sao chả thấy ông nhắc lại.

Nói tóm lại, các ông chỉ giỏi cãi. Dù chống chế tinh vi lằng nhằng thế nào chăng nữa thì cũng vẫn phát lộ ra cho bàn dân thiên hạ thấy thứ sản phẩm giáo điều vô cùng xa rời thực tế, không có tính khả thi của các ông. Giá như làm sai, các ông biết phục thiện, nhận sai sót, hứa sửa chữa thì dân dễ thông cảm tha thứ, đằng này lại cố chứng tỏ không ai mặt dày hơn, thật chả hay ho gì.

Các ông ngồi được ở ghế hiện tại là do bộ máy, cơ chế thôi, chứ nếu để dân xử, các ông và những vị như các ông đã knock-out lâu rồi.

12.7.2013
Nguyễn Thông


Copy từ: Nguyễn Thông

Malala Yousakzai thách đố quân đội Taliban bằng bài nói chuyện trước Hội đồng trị sự Liên Hiệp Quốc

Taliban đã bắn vào trán bên trái của tôi. Họ bắn bạn bè của tôi nữa. Họ cho rằng những viên đạn đó sẽ làm cho chúng tôi im lặng, nhưng họ đã thất bại. Và từ sự im lặng đó đã trỗi lên hàng ngàn tiếng nói khác. Những người khủng bố nghĩ rằng họ sẽ thay đổi mục đích của tôi và ngăn chận tham vọng của tôi. Nhưng không có gì thay đổi trong cuộc sống của tôi trừ điều này: sự yếu hèn, sự sợ hãi và nỗi tuyệt vọng đã chết. Sự mạnh mẽ, sức mạnh và lòng can đảm đã nảy sinh. Tôi vẫn là Malala như xưa. Những ước muốn của tôi vẫn như cũ. Những hy vọng của tôi vẫn như cũ. Và những giấc mơ của tôi cũng vẫn như cũ...


*
Bài nói chuyện của Malala Yousafzai, cô bé 16 tuổi người Pakistan bị quân khủng bố Taliban bắn trọng thương vì lên tiếng đòi hỏi quyền được đi học cho nữ sinh, tại Liên Hiệp Quốc ngày 13 tháng 07 năm 2013. - Nguồn Video: BBC Youtube



The full text: Malala Yousafzai delivers defiant riposte to Taliban militants with speech to the UcN General Assembly

Malala Yousafzai (Independent)/Diệu Quyên dịch thuật (Danlambao) - Tổng thư ký danh dự của Liên Hiệp Quốc ông Ban Ki-Moon, Chủ tịch đáng kính của Hội đồng quản trị ông Vuk Jeremic, Đặc sứ danh dự về giáo dục toàn cầu của Liên Hiệp Quốc ông Gordon Brown, các bậc trưởng thượng đáng kính và những anh chị em thân yêu của tôi: Assalamu alaikum (*).
Hôm nay là một vinh dự cho tôi khi được nói chuyện lần nữa sau một thời gian dài. Được đứng ở đây cùng với những người đáng kính trọng là một khoảng khắc tuyệt vời trong đời tôi và còn là một vinh dự cho tôi hôm nay khi tôi được khoác chiếc khăn choàng của bà Benazir Bhutto (**). Tôi không biết phải bắt đầu bài nói chuyện của tôi từ đâu. Tôi không biết mọi người mong chờ tôi nói điều gì, nhưng đầu tiên tôi xin cám ơn Thượng Đế vì Người đã cho tất cả chúng ta được bình đẳng và xin cám ơn đến từng người đã cầu nguyện cho tôi chóng hồi phục và cho cuộc sống mới của tôi. Tôi không thể tin nổi tình yêu thương mà mọi người đã thể hiện cho tôi. Tôi đã nhận được hàng ngàn tấm thiệp chúc lành và quà tặng từ khắp nơi trên thế giới. Xin cám ơn tất cả. Cám ơn những em bé vì những lời nói ngây thơ đã khuyến khích tôi. Xin cám ơn các bậc trưởng thượng vì những lời cầu nguyện giúp cho tôi mạnh mẽ hơn. Tôi cũng muốn cám ơn các y tá, các bác sĩ và nhân viên bệnh viện ở Pakistan và Anh Quốc và chính quyền Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, đã giúp tôi bình phục và lấy lại sức khỏe. 
Tôi hoàn toàn ủng hộ Tổng thư ký LHQ ông Ban Ki-Moon trong vấn đề Sáng kiến đầu tiên cho Giáo dục toàn cầu và công tác của Đặc sứ đặc nhiệm của LHQ về giáo dục toàn cầu ông Gordon Brown và vị chủ tịch đáng kính của Hội đồng quản trị của LHQ ông Vuk Jeremic. Tôi cám ơn họ vì vai trò lãnh đạo họ đang tiếp tục cống hiến. Họ tiếp tục tạo cho tất cả chúng ta nguồn cảm hứng để hành động. Anh chị em thân mến, hãy ghi nhớ một điều: Ngày của Malala không phải là ngày của riêng tôi. Ngày hôm nay là ngày của mỗi một phụ nữ, mỗi một em bé trai và em bé gái đã cất lên tiếng nói cho nhân quyền của họ.
Có hàng trăm nhà hoạt động nhân quyền và hoạt động xã hội đang lên tiếng không những cho quyền lợi của bản thân họ, mà họ còn đang tranh đấu cho mục đích chung là hòa bình, giáo dục và bình đẳng. Hàng ngàn người đã bị tàn sát bởi bọn khủng bố và hàng triệu người khác đã bị thương. Tôi chỉ là 1 trong số họ. Vì vậy tôi đứng ở đây, một cô gái trong số đông. Tôi nói không phải cho tôi, mà để cho những người không có tiếng nói cũng được nghe. Những người đã tranh đấu cho quyền của họ. Quyền được sống trong hòa bình. Quyền được đối xử một cách tôn trọng. Quyền được hưởng những cơ hội bình đẳng. Quyền được đi học. 
Các bạn thân mến của tôi, vào ngày 09 tháng 10 năm 2012, người Taliban (***) đã bắn vào trán bên trái của tôi. Họ bắn bạn bè của tôi nữa. Họ cho rằng những viên đạn đó sẽ làm cho chúng tôi im lặng, nhưng họ đã thất bại. Và từ sự im lặng đó đã trỗi lên hàng ngàn tiếng nói khác. Những người khủng bố nghĩ rằng họ sẽ thay đổi mục đích của tôi và ngăn chận tham vọng của tôi. Nhưng không có gì thay đổi trong cuộc sống của tôi trừ điều này: sự yếu hèn, sự sợ hãi và nỗi tuyệt vọng đã chết. Sự mạnh mẽ, sức mạnh và lòng can đảm đã nảy sinh. Tôi vẫn là Malala như xưa. Những ước muốn của tôi vẫn như cũ. Những hy vọng của tôi vẫn như cũ. Và những giấc mơ của tôi cũng vẫn như cũ. Anh chị em thân mến, tôi không chống phá ai hết. Tôi cũng không đứng đây để nói về sự trả thù cá nhân đối với người Taliban hay bất cứ một nhóm khủng bố nào. Tôi đứng đây để nói về quyền được đi học của mỗi trẻ em. Tôi mong muốn sự giáo dục cho con trai và con gái của người Taliban và của tất cả những người khủng bố và cực đoan. Tôi thậm chí không căm thù người Talib nào đã bắn trúng tôi. 
Cho dù tôi có súng trong tay và anh ta đang đứng trước mặt tôi, tôi cũng sẽ không bắn anh ta. Đây là sự từ bi mà tôi đã học được từ Mohamed, nhà tiên tri của nhân từ, từ Jesus Christ và đức Phật. Đây là di sản về sự đổi thay mà tôi đã thừa hưởng được từ Martin Luther King, Nelson Mandela và Mohammed Ali Jinnah. 
Đây là triết lý bất bạo động mà tôi đã học được từ Gandhi, Bacha Khan và Mẹ Teresa. Và đây là sự tha thứ mà tôi đã học được từ cha tôi và mẹ tôi. Đây là điều mà tâm hồn của tôi đang nói với tôi: hãy bình thản và yêu thương tất cả mọi người. 
Anh chị em thân mến, chúng ta hiểu ra được tầm quan trọng của ánh sáng khi chúng ta nhìn thấy bóng tối. Chúng ta hiểu ra được tầm quan trọng của tiếng nói của chúng ta khi chúng ta bị bịt miệng. Cũng như thế, khi chúng ta ở Swat, miền Bắc Pakistan, chúng ta hiểu ra được tầm quan trọng của sách vở và bút viết khi chúng ta nhìn thấy họng súng. Câu danh ngôn “Ngòi viết mạnh hơn lưỡi gươm là rất đúng”. Những kẻ cực đoan sợ sách và bút. Sức mạnh của giáo dục làm cho họ sợ. Họ sợ hãi phụ nữ. Sức mạnh trong tiếng nói của phụ nữ làm cho họ sợ. Đó là vì sao họ đã giết 14 học sinh vô tội trong đợt tấn công gần đây ở Quetta. Đó là vị sao họ tàn sát nữ giáo viên. Đó là tại sao họ bắn xối xả vào những trường học mỗi ngày, vì họ đã và đang sợ hãi sự thay đổi và sự bình đẳng mà chúng ta đem đến cho xã hội. Và tôi nhớ có 1 cậu bé trong trường chúng ta được 1 nhà báo hỏi “Tại sao người Taliban lại chống lại giáo dục?”. Cậu trả lời bằng cách chỉ tay vào cuốn sách của cậu và nói “Người Talib không biết những điều viết trong cuốn sách này”. 
Họ nghĩ rằng Thượng Đế là một kẻ bảo thủ nhỏ bé, cầm súng dí vào đầu người ta chỉ vì người ta đi học. Những kẻ khủng bố này đã lạm dụng danh nghĩa của Hồi giáo cho mục đích cá nhân của họ. Pakistan là một quốc gia dân chủ yêu chuộng hòa bình. Người Pashtun mong muốn một nền giáo dục cho con trai và con gái họ. Hồi giáo là một tôn giáo của hòa bình, nhân bản và tình huynh đệ. Tôn giáo này nói rằng nó có trách nhiệm và bổn phận đem học vấn đến cho từng trẻ em. Hòa bình là điều cần thiết cho giáo dục. Tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Pakistan và Afghanistan, khủng bố, chiến tranh và các tranh chấp cản trở trẻ em không thể đến trường. Chúng tôi đã quá mệt mỏi vì những cuộc chiến tranh này. Phụ nữ và trẻ em đang phải chịu đựng nhiều đau khổ tại nhiều nơi trên thế giới. 
Ở Ấn Độ, trẻ em ngây thơ và nghèo nàn đang là nạn nhân của sự bóc lột sức lao động trẻ em. Nhiều trường học đã bị tàn phá ở Nigeria. Người dân Afghanistan bị ảnh hưởng của cực đoan. Các em bé gái phải làm nô dịch tại gia và bị ép lấy chồng khi còn rất nhỏ tuổi. Sự nghèo đói, vô học, bất công, phân biệt chủng tộc và nhân quyền cơ bản bị tước đoạt là những vấn đề chính, mà cả nam lẫn nữ phải chịu đựng. 
Hôm nay, tôi tập trung vào quyền phụ nữ và quyền được đi học của các em bé gái vì họ là những người phải chịu khổ nhiều nhất. Đã có thời điểm mà các nhà hoạt động nữ quyền kêu gọi đàn ông đứng lên cho quyền lợi của họ. Nhưng lần này chúng ta sẽ tự làm điều đó. Tôi không khuyên các ông tránh nói đến quyền lợi cho phụ nữ, nhưng tôi muốn tập trung vào kêu gọi phụ nữ hãy đứng độc lập và tự đấu tranh cho chính mình. Và vì vậy anh chị em thân mến, bây giờ là lúc chúng ta cất tiếng nói. Và hôm nay, chúng ta kêu gọi những nhà lãnh đạo thế giới hãy thay đổi chính sách để hướng đến hòa bình và thịnh vượng. Chúng ta kêu gọi những nhà lãnh đạo thế giới rằng tất cả những thỏa hiệp phải bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em. Thỏa hiệp nào đi ngược lại quyền lợi của phụ nữ là không thể chấp nhận được. 
Chúng ta kêu gọi tất cả các chính phủ phải bảo đảm giáo dục miễn phí và bắt buộc cho từng trẻ em trên khắp thế giới. Chúng ta kêu gọi tất cả các chính phủ hãy chống lại khủng bố và bạo động. Hãy bảo vệ trẻ em khỏi tai họa và sự tàn ác. Chúng ta kêu gọi những quốc gia đang phát triển hãy nới rộng cơ hội học vấn cho các em bé gái trong thế giới phát triển. Chúng ta kêu gọi tất cả các cộng đồng hãy khoan dung và tẩy chay mọi phân biệt về giai cấp, chủ nghĩa, môn phái, màu da, tôn giáo hay mục đích để bảo đảm tự do và bình đẳng cho phụ nữ để họ có thể phát triển. Chúng ta không thể nào thành công khi một nửa của chúng ta bị kìm hãm. Chúng ta kêu gọi chị em của chúng ta trên khắp thế giới hãy can đảm lên, hãy hun đúc sức mạnh trong chính chúng ta và nhận thức được trọn vẹn tiềm năng của nó.
Anh chị em thân mến, chúng ta muốn có trường học và hệ thống giáo dục cho tương lai tươi sáng của mỗi trẻ em. Chúng ta sẽ tiếp tục con đường của mình hướng đến mục đích là hòa bình và học vấn. Không ai có thể ngăn chận chúng ta. Chúng ta sẽ cất lên tiếng nói và sẽ đem lại thay đổi cho tiếng nói của mình. Chúng ta tin tưởng vào khả năng và sức mạnh của những lời chúng ta nói. Những điều chúng ta nói có thể làm thay đổi cả thế giới vì chúng ta đoàn kết lại vì một nền giáo dục. Và nếu chúng ta muốn đạt được mục đích của mình, thì chúng ta hãy trang bị cho mình vũ khí của kiến thức và hãy tự bảo vệ mình bằng sự đoàn kết và chung lòng. 
Anh chị em thân mến, chúng ta không nên quên rằng hàng triệu người đang phải chịu đựng nghèo khó và bất bình đẳng và sự vô học. Chúng ta không nên quên rằng hàng triệu trẻ em phải rời bỏ trường lớp. Chúng ta không nên quên rằng anh chị em chúng ta đang chờ đợi một tương lai tươi sáng và hòa bình. 
Vậy chúng ta hãy mở một cuộc đấu tranh thật huy hoàng chống lại sự thất học, nghèo đói và khủng bố, chúng ta hãy nhặt sách và bút lên, vì đây là những vũ khí mạnh mẽ nhất. Một đứa trẻ, một thầy giáo, một cuốn sách và một cây bút có thể làm thay đổi cả thế giới. Giáo dục là phương thức duy nhất. Giáo dục là hàng đầu. Cám ơn. 
_______________________________
Ghi chú của dịch giả:
* Assalamu alaikum: lời chào của người Hồi giáo có nghĩa là “bình an đến cho bạn”
** Bà Benazir Bhutto: thủ tướng thứ 11 của Pakistan trong 2 nhiệm kỳ 1988-90 và 1993-96, bà bị ám sát năm 2007.
*** Taliban: Nhóm Hồi giáo cực đoan ở Afghanistan.


Copy từ: Dân Làm Báo

Ngư dân Việt treo cờ Trung Quốc thì ... sống?


Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-07-15

000_Hkg7832033-305.jpg
Ngư dân Lý Sơn chuẩn bị ra khơi, ảnh minh họa.
AFP photo


Hôm mùng 9 tháng Bảy vừa rồi, 2 chiếc tàu đánh cá của ngư dân VN từ vùng Hoàng Sa của VN trở về cập bến huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, trong tình trạng mà báo chí trong nước mô tả là “tả tơi” do bị TQ hành hung, trấn lột, chặt cờ vứt xuống biển….như một nạn nhân là ông Võ Minh Vương, chủ tàu kiêm thuyền trưởng của 1 trong hai chiếc tàu cá lâm nạn vừa nói cho biết:
Họ dùng dùi cui bắt chúng tôi cúi đầu, ai mà có hành động gì là bị, khiến nhức mình, nhức mẩy hết…Họ lấy hết trang thiết bị, dụng cụ đánh bắt, hải sản bị lấy cũng hơn 1 tấn…Họ lên chặt 2 cây cờ của tàu tôi vứt xuống nước. Tôi nhảy xuống lấy cờ lên thì bị họ đánh ngất xỉu luôn

Bị tấn công, chặt cờ

Qua bài “Chặt cờ và treo cờ”, blogger Hà Văn Thịnh từ cố đô Huế kể lại rằng một người bạn được mời dự Hội thảo về Biển Đông ở Quảng Ngãi cách đây ít lâu có tâm sự với ông rằng “điều đau đớn và nhục nhã nhất là khi biết chuyện ngư dân ta, mỗi lần đi đánh bắt xa bờ, muốn sống, an toàn, phải treo cờ Tàu (!)?. Khi GS Hà Văn Thịnh hỏi tại sao chẳng thấy báo chí nói gì về chuyện này, thì ông “bị ngộ tiếp” là cuộc “hội thảo đó có cho báo chí tham dự đâu mà tin với tức!”.
Thế là câu chuyện khó tin ấy cứ ám ảnh GS Hà Văn Thịnh, làm ông băn khoăn mãi cho đến mới đây diễn ra tàu cá Việt Nam “bị tấn công, chặt cờ” bởi chiếc tàu TQ màu trắng mang biển số 306 - theo lời kể của ngư dân bị nạn, thì GS Hà Văn Thịnh báo động rằng “cái sự thật kinh hoàng” mà bạn ông đề cập đến đã “bị bưng bít để (VN) hóa thành ‘đối tác chiến lược toàn diện’ với kẻ láng giềng tham lam, độc ác, tráo trở, rất có thể là chuyện thường ngày…”. GS Hà Văn Thịnh khẳng định:
Chắc chắn, không một lương tri nào của Trái tim Việt, Hồn Việt có thể chịu nổi sự thật kinh hoàng về nỗi đau đớn nhãn tiền: Muốn đánh cá trên biển trời của ta thì phải hạ cờ ta, treo cờ Tàu; không hạ thì bị chặt, vứt xuống nước; muốn không bị sỉ nhục để lấy cờ lên thì thân tàn, ma dại! Có còn gì để nói nữa không về cái đểu cáng, thâm độc của 4 tốt, 16 chữ vàng; về sự im lặng lì lợm của các quan chức có trách nhiệm trước vận nước, lòng dân? Làm sao có thể biện minh nỗi khi sự thật đắng cay rành rành như thế mà vẫn khua mép, cong môi bảo vệ cho cái gọi là “tình hữu nghị”; vẫn đàn áp bất cứ ai dám đau nỗi đau quốc thể bị sỉ nhục, hiểm họa mất biển, mất nước cận kề ?

Chắc chắn, không một lương tri nào của Trái tim Việt, Hồn Việt có thể chịu nổi sự thật kinh hoàng về nỗi đau đớn nhãn tiền: Muốn đánh cá trên biển trời của ta thì phải hạ cờ ta, treo cờ Tàu.
- GS Hà Văn Thịnh
Từ Thanh Hoá, MS Nguyễn Trung Tôn cũng vừa phổ biến một bài viết tựa đề “Không đau không phải là người VN!”, qua đó, ông bày tỏ “lòng đau như cắt” khi tàu 306 của TQ  “Đối xử nhân đạo” với ngư dân lao động hòa bình trên biển bằng cách đập phá tàu và cướp hết hải sản cùng những thứ khác, đồng thời đánh ngư dân Việt ngất xỉu, chặt cờ đỏ sao vàng…Theo MS Nguyễn Trung Tôn, ông thấy vừa đau vừa nhục mặc dù những ngư dân này không phải là họ hàng ruột thịt của ông, nhưng họ là người Việt Nam, là đồng bào, là hình ảnh của tất cả người Việt Nam trên vùng biển, vùng trời quê hương. MS Nguyễn Trung Tôn cũng không khỏi giật mình và nhớ lại cách đây chỉ trong vòng vài tháng thôi đã diễn những cảnh trớ trêu, từ “Lòng tin chiến lược” được thủ thướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc đi nhắc lại tại Hội nghị Shangri-La  An ninh châu Á lần thứ 12 ở Singapore cho đến việc chủ tịch Trương Tấn Sang Hoa du với 29 lần “nhất trí”.
MS Nguyễn Trung Tôn nêu lên câu hỏi rằng có phải cái “lòng tin chiến lược” của Thủ tướng Dũng là đây ? Hay đây là “thành tích” ngoại giao của chủ tịch Trương Tấn Sang trong chuyến công du vừa qua của ông tại Trung Quốc? Hoặc đây có phải là kết quả của "Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam - Trung Quốc lần 4" của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh ? Vẫn theo MS Nguyễn Trung Tôn thì mặc dù đất nước VN nhỏ bé, nhưng đã qua bao nhiêu ngàn năm lịch sử, Tổ Tiên chúng ta đã phải dầy công xây dựng, đổ ra bao nhiêu máu xương để giành độc lập. Nếu Tổ Tiên chúng ta không anh hùng, không kiên cường, thì chắc VN hiện giờ đã trở thành một tỉnh của TQ từ lâu rồi. Tuy nhiên, hiện nay, MS Nguyễn Trung Tôn không khỏi xót xa:
Sau khi nắm quyền, đảng CSVN đã đem tất cả mọi thứ mà Tổ Tiên đã gầy dựng nên để dâng cho TQ một cách vô điều kiện. Đó là điều mà tất cả người dân Việt quan tâm đến đất nước, không ai có thể cầm lòng được, không ai có thể không khóc trước tình trạng đó được. Ấy vậy mà giới lãnh đạo VN, không biết lương tâm của họ ở đâu ? Lương tâm của họ để vào tiền bạc, vào đèn xanh đèn mờ, vào chức vụ, địa vị gì mà họ không quan tâm đến đất nước ? Cho nên lòng tôi rất là đau.

Lãnh đạo ở đâu?

phunutoday250.jpg
Tàu cá của ông Vương bị lấy đi nhiều thiết bị, ngư lưới cụ cùng 1 tấn cá và hút 5000 lít dầu diesel, ước tổng thiệt hại 400 triệu đồng. Photo coutrtesy of phunutoday.vn
MS Nguyễn Trung Tôn cũng không quên lưu ý rằng khi người dân xuống đường biểu tình chống Trung Quốc thì giới cầm quyền bắt bớ đàn áp vì cho rằng đảng và nhà nước sẽ giải quyết bằng con đường ngoại giao, cho rằng việc biểu tình chỉ làm cho tình hình phức tạp thêm. MS Nguyễn Trung Tôn nêu lên câu hỏi rằng vậy hiện nay giới cầm quyền VN giải quyết bằng con đường ngoại giao đã đạt kết quả như thế nào ? Tại sao ngư dân Việt bị đánh, bị cướp, quốc thể bị sĩ nhục như vậy thì các ông vẫn “trơ mặt”, không có hành động nào? Hay lại phải chạy sang Trung Quốc để xin họ đối xử nhân đạo với ngư dân, để rồi sau mỗi lần được  “đối xử nhân đạo” như trường hợp ngư dân Lý Sơn vừa rồi thì không còn ai dám ra khơi, và vậy là Trung Quốc thoãi mái tung hoành trên vùng Biển của tổ quốc chúng ta? Đây là nỗi đau của toàn dân tộc Việt!
Qua bài “Những câu hỏi bức thiết”, blogger Bùi Tín đặt nghi vấn rằng có phải chăng cứ mỗi lần bị “quan thầy mắng mỏ”, thì nhóm “tay sai” lại quay sang trừng phạt, đàn áp những người dân Việt yêu nước dám đứng dậy chống sự bành trướng xâm lược để mong xoa dịu cơn giận dữ của quan thầy phương Bắc ?
Đó là điều mà tất cả người dân Việt quan tâm đến đất nước, không ai có thể cầm lòng được, không ai có thể không khóc trước tình trạng đó được. Ấy vậy mà giới lãnh đạo VN, không biết lương tâm của họ ở đâu?
- MS Nguyễn Trung Tôn
Nhà báo Bùi Tín nhân tiện lưu ý rằng Luật sư Cù Huy Hà Vũ bị áp đặt án tù nặng nề chỉ vì ông vạch mặt chỉ tên bọn bành trướng TQ mang tai họa khai thác bauxite tròng vào cổ dân ta, cũng như ông dám đứng ra kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hành động qua mặt Quốc hội; và nữ sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên bị tù và bị công an hành hung chỉ vì cô viết bằng máu mình lên án bọn Tàu khựa, cô và sinh viên Đinh Nguyên Kha cùng nhiều người yêu nước khác, từ blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Anh Ba Saigon cho tới những bloggers bị bắt gần đây như Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Đinh Nhật Uy, bị nhà cầm quyền VN trả thù để xoa dịu “sự nổi giận của Bắc Kinh” mà lẽ ra, khi Tổ quốc lâm nguy như hiện nay, những người yêu nước, chống TQ xâm lược, cần được quý trọng chứ không phải bị đàn áp tàn bạo như đang diễn ra.
Nhà báo Bùi Tín nhấn mạnh rằng hành động như vậy là “một sự nhẫn tâm có tính chất phản phúc, vô đạo, phi pháp” mà toàn xã hội cần thể hiện cụ thể “thái độ lên án mạnh mẽ và đòi tự do ngay lập tức cho các chiến sỹ yêu nước”.
Khi nêu lên câu hỏi rằng có phải “VN thiếu vắng lãnh tụ ?”, blogger Phạm Dzũng nhận thấy hành động của giới cầm quyền trong nước liên tục trấn áp người dân và liên tiếp nhượng bộ phương Bắc một cách vừa lén lút, vừa công khai chứng tỏ rằng Bắc Kinh đã nắm được giới cầm quyền Hà Nội, mà nổi bật nhất hiện nay là bộ máy công an… Như vậy, theo tác giả, “chính là Tàu đang cai trị VN”. Và mọi phản đối máy móc, chiếu lệ của nhà cầm quyền VN đối với hành vi xâm lược, ngang ngược của TQ ở biển Đông và biên giới phía Bắc chỉ là để “che mắt thiên hạ nhằm chuẩn bị giao hết căn nhà VN cho chủ mới….”.
Blogger Gò Cỏ May thì lưu ý rằng mặc dù hai nước CS anh em Việt-Trung từ lâu đã bình thường hoá bang giao và hợp tác chặt chẽ, không ngừng nâng mối quan hệ chiến lược giữa 2 đảng, 2 nhà nước lên “tầm cao mới”, nhưng
“thật lạ kỳ, cứ mỗi đợt gặp gỡ cấp cao như thế là Trung Quốc lại gia tăng các hoạt động gây căng thẳng trên các vùng biển mà Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền “không tranh cãi”. Phía Trung Quốc thì hành động. Còn phía Việt Nam lại chỉ cho Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao lên tiếng phản đối, chứ giới chóp bu thì đều bị cái vòng kim cô ‘đại cuộc’ mang tên ý thức hệ kiềm tỏa, ngậm tăm”.
Blogger Phạm Dzũng báo động thêm rằng “Trong cuộc chiến Tàu-Việt từ ngàn xưa tới nay, sách lược muôn đời của Tàu vẫn là tàn hại nguyên khí của dân Việt, và chúng ra tay rất sớm -‘tiên hạ thủ vi cường’ ”. Vẫn theo tác giả thì “Hiện tượng bế tắc tương lai và suy yếu toàn diện vừa về lãnh đạo, vừa về văn hóa, xã hội, kinh tế và quốc phòng của Việt Nam chứng tỏ rằng TQ đã thành công trong sách lược làm Việt Nam suy thoái triệt để. Mối nguy hiểm lớn nhất là ở chỗ bọn xâm lược không cần phải trực tiếp ra mặt, mà lại sai khiến được chính nhà cầm quyền Việt Nam…”


Copy từ: RFA

'Mỹ tìm cách làm Snowden kẹt ở Nga'



Snowden ngày 12/7
Bức hình chụp mới nhất về Edward Snowden được công bố ngày 12/7
Chính quyền Mỹ trên thực tế đã làm cho Edward Snowden, người tiết lộ thông tin tình báo của họ, bị kẹt lại ở Nga, tổng thống nước này Vladimir Putin cáo buộc.
Tuy nhiên ông Putin cũng nói rằng Snowden có thể rời khỏi Nga nếu ông có thể đi được.
Cưu phân tích gia các thông tin tình báo đã được một số nước Nam Mỹ cho phép tỵ nạn nhưng lại không có giấy tờ tùy thân gì để rời khỏi khu vực quá cảnh ở một sân bay ở Moscow.
Snowden đã bị chính quyền Mỹ cáo buộc tiết lộ các thông tin mật.
Tổng thống Putin từ chối giao nộp ông cho giới chức Mỹ nhưng nói rằng ông có thể ở lại Nga với điều kiện phải dừng tiết lộ các bí mật về các chương trình theo dõi của Mỹ.
'Thay đổi lập trường'
Ông cũng nói có những dấu hiệu cho thấy Snowden đang 'thay đổi lập trường'.
Tuy nhiên, tổng thống Nga cho biết Snowden không muốn ở Nga mà lại muốn đến cư trú ở 'một nước khác'.
Khi được hỏi về tương lai của Snowden, Putin trả lời: "Làm sao tôi biết được? Đó là cuộc sống của ông ta"
"Ông ấy đến đất nước chúng tôi mà không ai mời cả, và đây cũng không phải là đích đến cuối cùng của ông ấy... nhưng khi mà ông ấy còn đang bay trên không trung thì các đối tác Mỹ của chúng tôi đã phong tỏa các chuyến bay kế tiếp của ông ấy rồi."
"Họ đã đe nẹt tất cả các nước khác. Không ai muốn nhận ông ấy cả và bằng cách đấy chính họ đã phong tỏa ông ấy trên đất nước chúng tôi," ông nói thêm.
Edward Snowden đã bị kẹt ở khu vực quá cảnh của sân bay Sheremetyevo và được cho là đang ở tại Khách sạn Capsule kể từ khi đến Nga từ Hong Kong hôm 23/6.
Ông đã đệ đơn xin tỵ nạn tới ít nhất 21 nước và phần lớn trong số này đã bác bỏ đơn của ông. Tuy nhiên, Bolivia, Nicaragua và Venezuela đã đánh tiếng rằng họ có thể sẽ tiếp nhận ông ta.
Tuy nhiên ông không thể rời khu vực quá cảnh của sân bay Sheremetyevo mà không có giấy tờ hợp lệ, bao gồm hộ chiếu hoặc thị thực vào Nga.
Tại một cuộc họp báo mới đây, Snowden cho biết ông có thể xin tỵ nạn tạm thời ở Nga trước khi ông có thể an toàn bay đến Mỹ Latin. Tuy nhiên, giới chức Nga cho biết cho đến nay họ chưa nhận được đơn nào như thế.


Copy từ: BBC

Mỹ - Trung lặng lẽ chuẩn bị chiến tranh?

(TNO) Bất chấp những nụ cười trước ống kính truyền thông của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama, hai cường quốc này vẫn đang lặng lẽ chuẩn bị cho một cuộc chiến trong tương lai, theo một bài bình luận mới đây của tờ The Globe and Mail ở Canada.

Theo nhận định của tờ The Globe and Mail hôm 12.7, cả Lầu Năm Góc và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang vũ trang để chuẩn bị cho một cuộc chiến tổng lực và theo đuổi những chiến lược cực kỳ tốn kém để nắm quyền chủ động trong trường hợp nổ ra chiến tranh.
Về phía Mỹ, Lầu Năm Góc đang xây dựng chiến lược toàn cầu dựa trên một kế hoạch chi tiết được biết đến với khái niệm Không hải chiến, trong đó lục quân và không quân Mỹ bảo vệ sự hiện diện của 320.000 binh sĩ tại khu vực bằng cách sẵn sàng cho một cuộc không kích và đổ bộ toàn diện nhằm vào Trung Quốc trong trường hợp phát sinh mối đe dọa tại biển Đông hoặc những khu vực xung quanh.
Mỹ - Trung lặng lẽ chuẩn bị chiến tranh?
 Máy bay chiến đấu không người lái thử nghiệm X-47B của hải quân Mỹ - Ảnh: Reuters
Trong một nghiên cứu chi tiết đăng trên Tuần san các vấn đề quốc tế Yale mới đây, chuyên gia chính sách quân sự và xã hội học uy tín Amitai Etzioni cho rằng chiến lược Không hải chiến chưa được phê chuẩn bởi các quan chức dân sự, cụ thể là Nhà Trắng và Quốc hội. Theo ông Etzioni, trên thực tế các nhà ngoại giao và chính trị gia Mỹ vốn có ý chống lại chiến lược ẩn chứa nhiều nguy hiểm và rủi ro này.
Tuy nhiên, Không hải chiến đã vượt quá giai đoạn kế hoạch dự phòng và có vẻ như đã bắt đầu quá trình thực thi, bao gồm việc tái cấu trúc lực lượng và phân bổ ngân sách, theo trang tin Huffington Post.
Mặc dù phần lớn thông tin về Không hải chiến vẫn được xếp loại mật, vào tháng 5 năm nay, hải quân Mỹ đã công bố phần tóm tắt được giải mật minh họa cách khái niệm này bắt đầu định hình các kế hoạch xây dựng lực lượng và mua sắm khí tài quân sự.
Trong năm 2011, Lầu Năm Góc đã thành lập Văn phòng phụ trách Không hải chiến để điều phối hoạt động đầu tư, tổ chức tập trận và hợp nhất Không hải chiến vào hoạt động huấn luyện và đào tạo của cả bốn quân chủng.
Một báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ lưu ý khái niệm Không hải chiến đã khiến các quan chức hải quân thay đổi đáng kể kế hoạch ngân sách trong giai đoạn 2014 đến 2016 của lực lượng này, bao gồm đầu tư vào năng lực chống tàu ngầm, chiến tranh điện tử, chiến tranh mạng, chiến đấu cơ F-35, máy bay tuần tra P-8A và máy bay không người lái.
 http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120802/he-lo-kich-ban-chien-tranh-voi-trung-quoc-cua-my.aspx
 Một nhóm tàu chiến của hải quân Mỹ - Ảnh: US Navy
Khi chiến lược Không hải chiến được đặt ra, một sĩ quan cao cấp của Trung Quốc đã cảnh báo về phản ứng của Trung Quốc.
“Nếu quân đội Mỹ phát triển Không hải chiến để đối phó với PLA, PLA buộc phải phát triển kế hoạch chống Không hải chiến”, đại tá Phàn Cao Nguyệt thuộc Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc phát biểu trong một hội thảo.
Theo tờ The Globe and Mail, cảnh báo của ông Phàn đang trở hành hiện thực. Không lâu sau khi trở thành Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm ngoái, ông Tập Cận Bình đã từ bỏ cam kết “trỗi dậy hòa bình” của người tiền nhiệm, nắm quyền chỉ huy trực tiếp Quân ủy Trung ương và chỉ thị cho quân đội tập trung vào “thực tế chiến đấu” và năng lực chiến thắng các cuộc chiến.
Theo tờ Wall Street Journal, ông Tập đã trọng dụng trở lại một nhóm tướng lãnh và cố vấn quân sự diều hâu, những người chủ trương một chiến lược quân sự dựa trên việc chuẩn bị cho một cuộc đối đầu trực tiếp với Mỹ.
Ông Tập đặc biệt ưu ái đại tá Lưu Minh Phúc, người có các cuốn sách bị cấm phát hành vì những lời kêu gọi đối đầu quân sự trực tiếp giữa Trung Quốc và Mỹ. Các cuốn sách của ông Lưu Minh Phúc hiện đã lũ lượt quay trở lại kệ sách, theo Wall Street Journal.
Sơn Duân


Copy từ: Thanh Niên

TIN NÓNG: CHIỀU NAY, PHE ÁO ĐỎ HÀ ĐÔNG LẠI NHUỘM ĐỎ BỜ HỒ

TIN NÓNG: 15h00 chiều nay, 16.7.2013, vài chục dân oan Hà Đông mặc áo đỏ đã bộ hành ở Bờ Hồ. Có khoảng 30 - 40 nhân viên an ninh theo sát đoàn người, nhưng không thấy ra tay đàn áp. Nhưng những người tiếp cận đoàn quân áo đỏ thì bị cấm chụp ảnh quay phim.






Các bà các chị nghịch quá! Còn leo lên cây chơi thế này nữa!
TIN TỪ THÀNH VINH
Kìa Bến Thủy đứng đầu dậy trước...
 
Đã hơn 1 tháng nay, 583 xã viên HTX Hưng Thủy vẫn ngày đêm thay nhau "trực chiến" bên đồng ruộng của HTX mình. Các băng rôn, khẩu hiệu, đơn từ, tài liệu liên quan được treo trước những căn lều dựng tạm đòi công lý.

Hình ảnh được chụp sáng 16.07.2013 tại khu đất tranh chấp, đoạn giao nhau giữa Đại lộ Ven Sông và đường Nguyễn Văn Trỗi - P. Bến Thủy - Vinh - Nghệ An.










 


Copy từ: TS Nguyễn Xuân Diện

TS Lê Đăng Doanh: Cần đổi mới lần hai mạnh mẽ


Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-07-15

000_Hkg8718969-305.jpg
Người dân lưu thông trên đường gần các tòa nhà đang xây dựng tại Hà Nội hôm 21/6/2013
AFP photo


Trong báo cáo mới nhất công bố ngày 12/7, Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm 5,3%, lạm phát cao tới 8,2% và đối diện nhiều thách thức. Nam Nguyên phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương về vấn đề liên quan, từ Hà Nội trước hết TS Lê Đăng Doanh nhận định:
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã đưa ra một nhận xét khá nghiêm khắc đối với kinh tế Việt Nam. Đó là kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng tương đối chậm, trong khi lạm phát lại cao hơn tốc độ tăng trưởng. Nhận xét này cũng phù hợp với những ý kiến của các chuyên gia độc lập của Việt Nam, trong đó những vấn đề được nêu lên là vấn đề doanh nghiệp nhà nước, đó là vấn đề đầu tư công, đó là vấn đề hiệu lực của các chính sách và bộ máy quản lý nhà nước. Đó là những vấn đề sắp tới đây Việt Nam cần phải chú ý có sự cải cách mạnh mẽ nếu không tình hình đó có thể diễn biến phức tạp.
Nam Nguyên: Những thách thức mà Việt Nam đang đối diện nếu đặt theo thứ tự ưu tiên sẽ như thế nào?
TS Lê Đăng Doanh: Theo tôi điều quan trọng nhất của Việt Nam bây giờ là cải cách thể chế, tức là phải có sự giám sát quyền lực, phải có những thể chế hoạt động theo luật và tự chịu trách nhiệm. Thí dụ như cơ quan thống kê cũng phải hoạt động độc lập tương tự như cơ quan kiểm toán. Ngân hàng Nhà nước cũng phải độc lập hơn nữa, tránh trở thành nơi ứng trước tiền cho các chi tiêu của chính phủ và điều ấy rất bất lợi cho việc kiềm chế lạm phát. Ngoài ra việc giám sát việc thực thi chính sách, việc hoàn thành nhiệm vụ cũng như chế độ công khai minh bạch phải được  thực hiện một cách rõ rệt.
Theo tôi điều quan trọng nhất của Việt Nam bây giờ là cải cách thể chế, tức là phải có sự giám sát quyền lực, phải có những thể chế hoạt động theo luật và tự chịu trách nhiệm.
- TS Lê Đăng Doanh
Điểm thứ hai đó là phải tiến hành cải cách doanh nghiệp nhà nước, trong đó phải chú ý thực hiện qui chế quản trị doanh nghiệp một cách hiện đại; thực hiện việc bổ nhiệm nhân sự công khai minh bạch qua tuyển chọn và bổ nhiệm theo hợp đồng có thời hạn với những điều kiện nhất định tránh chuyện bổ nhiệm trong nội bộ và không rõ các điều kiện cũng như không ràng buộc là nếu anh làm được thì anh được cái gì và nếu không làm được thì có việc gì không.
Điểm thứ ba, phải có một công cuộc cải tổ mạnh mẽ, tái cấu trúc đầu tư công, hiện nay Nhà nước Việt Nam đầu tư vào quá nhiều lãnh vực trong đó có những lãnh vực mà tư nhân có thể thực hiện được. Thí dụ như dệt may, da giày hay là công ty sữa. Những lãnh vực đó không phải là những lãnh vực có tính quyết định với nền kinh tế. Nhà nước có thể hoàn toàn thoái vốn để các doanh nghiệp này hoạt động hoàn toàn như một công ty cổ phần mà trong đó cổ phần của Nhà nước hoàn toàn không cần thiết nữa.
Điểm cuối cùng, Việt Nam cần phải có một cuộc đổi mới lần thứ hai rất mạnh mẽ trong đó kể cả lãnh vực kinh tế tư nhân cũng phải có cải cách. Dĩ nhiên trước mắt Việt Nam phải giải quyết vấn đề nợ xấu, vấn đề tái cấu trúc ngân hàng, cũng như vấn đề bong bóng bất động sản. Đấy là các vấn đề Việt Nam cần phải làm trong vòng từ 3 năm đến 5 năm sắp tới để có thể ổn định kinh tế cũng như đưa nền kinh tế đến một mức độ phát triển cao hơn.
Nam Nguyên: Thưa Tiến sĩ, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng nhận xét là Công ty Quản lý Tài sản (VAMC) hay công ty xử lý nợ được hình thành theo một kế hoạch mà Ngân hàng Thế giới cho là xa lạ với những cách thức mà tổ chức này cho là tốt. Tiến sĩ nhận định gì?
TS Lê Đăng Doanh: Với việc tạo lập Công ty Quản lý Tài sản (VAMC) với vốn pháp định chỉ có 500 tỷ đồng so với nợ xấu cần phải giải quyết mà có con số đưa ra vào khoảng 400.000 tỷ cho đến 500.000 tỷ thì đấy là một công việc rất khó khả thi. Thứ hai nữa, những qui chế khác về việc xử lý nợ xấu như thế nào, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài như thế nào, vai trò của các công ty tư vấn đánh giá độc lập như thế nào, thứ tự ưu tiên của việc giải quyết như thế nào và sự quyết tâm chính trị để bảo vệ các nhà đầu tư nếu như họ đầu tư vào để giải quyết các nợ xấu đó, thì hiện nay hàng loạt vấn đề chưa rõ ràng.
Phải có một công cuộc cải tổ mạnh mẽ, tái cấu trúc đầu tư công, hiện nay Nhà nước Việt Nam đầu tư vào quá nhiều lãnh vực trong đó có những lãnh vực mà tư nhân có thể thực hiện được.
- TS Lê Đăng Doanh
Nam Nguyên: Thưa Tiến sĩ có thể đưa ra một vài thí dụ về vấn đề này.
TS Lê Đăng Doanh: Trường hợp ở Hàn Quốc, hay Thái Lan, Malaysia, các nhà đầu tư đã mua đến 65% hoặc 50% tổng số nợ xấu. Tức là vai trò của nhà đầu tư nước ngoài rất là quan trọng. Nhưng bây giờ ở Việt Nam nếu muốn mua tài sản hay là nợ xấu của một doanh nghiệp nhà nước thì tài sản đó phải được mua theo giá sổ sách và giá đó rất xa với giá thực tế. Đấy là các vấn đề mà Ngân hàng Thế giới có nói đến là cách xử lý của Việt Nam xa lạ với các mô hình của thế giới.
Việc này thì cũng đã được đưa ra bàn thảo nhiều lần, nhưng hiện nay Việt Nam vẫn quyết định như vậy. Chỉ có sự thật sẽ là người thầy để giúp Việt Nam xem mình thực hiện được đến đâu. Nhưng nếu như vậy thì thời gian để học bài học đó có thể lâu hơn và đấy là thời gian mất mát không cần thiết để xử lý vấn đề nợ xấu đang gây ứ đọng bế tắc trong tín dụng làm cho kinh tế Việt Nam không tăng trưởng được.
Nam Nguyên: Cảm ơn TS Lê Đăng Doanh đã dành thời gian trả lời đài RFA.


Copy từ: RFA

TIN VĂN GIANG: BÀ CON ĐÃ SẴN SÀNG DÙNG HỎA CÔNG

Tìn từ bà con Văn Giang: Mấy hôm nay, Tổng công ty Việt Hưng (chủ dự án Ecopark) đã giở trò lấp mương dẫn nước tưới tiêu của bà con, hòng triệt hạ cánh đồng lúa đang lên xanh tốt. Bà con đã dựng lều canh ngay bên cạnh và sẵn sàng dùng hỏa công để bảo vệ công trình thủy lợi, bảo vệ mùa màng:

 
 Nhanh chóng, đúng luật, bà con đã kéo đến Thanh tra để yêu cầu giải quyết
 

Công an huyện cũng đã nhanh chóng sẵn sàng "bảo vệ bà con"

Một mặt, là dựng lều và chuẩn bị sẵn sàng hỏa công để bảo vệ công trình thủy lợi



Tin và ảnh: Văn Giang


Copy từ: TS Nguyễn Xuân Diện

THÔNG TIN DÂN OAN SÁNG NAY 16-7-2013


TIẾP TỤC THÔNG TIN CỦA SÁNG NAY 16-7-2013 

Đây là hình ảnh về cái chết thiêu của ông bố cô gái sáng nay mang di ảnh bố tới Văn phòng chính phủ đòi công lý ...
Chúng tôi sẽ đăng tải những thông tin cụ thể trong loạt bài viết sau. Xin đính chính thông tin sáng nay nói rằng trường hợp này là Kiên Giang ...ĐÂY LÀ TRƯỜNG HỢP TẠI LÂM ĐỒNG ...gia đình cách mạng, có công với nhà nước và theo Tài liệu nhận được :cái chết này là nỗi oan uất tột cùng của người dân với chính quyền. Có di chúc để lại với một Tuyên bố sắt đá trong Thư tuyệt mệnh rằng :
" Anh rất thương em và các con. Nhưng vì hạnh phúc cho nhiều gia đình Anh phải đòi công lý " ngoài ra ông nhắn nhủ gia đình thực hiện yêu cầu :
HÃY GHI HÌNH ĐƯA LÊN MẠNG CHO MỌI NGƯỜI BIẾT VÀ ĐI ĐÒI CÔNG LÝ
Người con gái mang bát nhang và di ảnh của Cha ra Văn phòng chính phủ hôm nay là cô Kiều . Số điện thoại Liên lạc 0976474596 . Kính mong bà con đồng bào khắp nơi chia sẻ 


Copy từ: FB Bùi Hằng

Nhật Bản có thể quốc hữu hóa các đảo chưa có chủ

Tháng 09/2012, chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa ba hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, ở biển Hoa Đông
Tháng 09/2012, chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa ba hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, ở biển Hoa Đông
REUTERS/Chris Meyers/Files

Thanh Phương
Trong số báo ra ngày hôm nay, 15/07/2013, tờ Yomiuri Shimbun cho biết là chính phủ Nhật có thể sẽ quốc hữu hóa toàn bộ các đảo chưa có sở hữu chủ nằm trong vùng biển của nước này. Mục đích là nhằm củng cố các đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ của Nhật Bản. Vẫn theo nguồn tin này, chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe sẽ lập một đội công tác liên ngành để tìm hiểu về các sở hữu chủ và tên của khoảng 400 hòn đảo xa bờ Nhật Bản.

Nếu quyền sở hữu của các đảo nào mà không rõ ràng, chính phủ sẽ đặt tên chính thức và quốc hữu hóa các đảo này. Đội công tác sẽ bao gồm các quan chức từ Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp, cũng như đại diện của lực lượng tuần duyên. Dự kiến kế hoạch sẽ hoàn tất vào năm tới.
Hành động nói trên nằm trong nỗ lực của Tokyo nhằm bảo tồn các nguồn tài nguyên biển, vào lúc mà Nhật Bản đang tranh chấp chủ quyền biển đảo với các nước láng giềng, đặc biệt là với Trung Quốc.
Vào năm ngoái, Nhật Bản đã từng loan báo kế hoạch đặt tên cho khoảng 40 đảo khác, bao gồm một số đảo nằm trong vùng đang tranh chấp với Trung Quốc, trong nỗ lực nhằm kiểm tra phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.
Căng thẳng đã gia tăng giữa Toko và Bắc Kinh do tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nhật Bản tố cáo Trung Quốc gởi ngày càng nhiều tàu đến khu vực quần đảo này. Vào tháng 9 năm ngoái, chính phủ Tokyo đã quốc hữu hóa ba trong số các đảo của Senkaku, khiến tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh thêm gay gắt.
Trung Quốc hiện cũng đang tranh giành với Nhật Bản chủ quyền đảo Okinotorishima, nằm cách Tokyo 1.700 km về phía nam. Theo Bắc Kinh , đảo san hô này không thể được xem như là một đảo theo định nghĩa của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982.


Copy từ: RFI