CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

CPI tại Hà Nội có tháng 2 tăng thấp nhất trong 10 năm


Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2014 của thành phố Hà Nội vừa được công bố đã tăng 0,49% so với tháng trước...

CPI tại Hà Nội có tháng 2 tăng thấp nhất trong 10 năm
So với tháng 2/2013 và so với tháng 12 năm ngoái, CPI của Thủ đô đã tăng tương ứng 5,93% và 1,19%.
  
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2014 của thành phố Hà Nội vừa được công bố đã tăng 0,49% so với tháng trước. Đây là mức tăng thấp nhất của tháng 2 trong vòng 10 năm trở lại đây.

Với các mốc so sánh khác, so với tháng 2/2013 và so với tháng 12 năm ngoái, CPI của Thủ đô đã tăng tương ứng 5,93% và 1,19%.

Mặc dù là tháng Tết nguyên đán với ngày nghỉ dài nhưng mức tăng thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây đã phản ánh nhu cầu tiêu dùng của người dân vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.

Diễn biến giá cả trên thị trường tháng qua cũng phản ánh phần nào thực tế đó. Trong tháng, ngoại trừ nhóm lương thực - thực phẩm tăng cao, các nhóm còn lại tăng dưới 0,6% so tháng trước, thậm chí có nhóm nhà ở, điện, nước và vật liệu xây dựng còn giảm giá so với  tháng trước.

Sau khi là lực đẩy chỉ số chung trong 2 tháng vừa qua, tháng này, giá gas bán lẻ tiếp tục giảm từ ngày 1/1/2014 khiến chỉ số giá nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,5% so với tháng trước.

Hai nhóm hàng y tế và giáo dục giữ giá ổn định và hầu như không đổi so tháng trước. Nhóm bưu chính viễn thông vẫn ổn định như thường thấy.

Ở phía chiều tăng, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng mạnh 1,06% so tháng trước, trong đó lương thực tăng 0,83%, thực phẩm tăng 1,03% và ăn uống ngoài gia đình tăng 1,23%.

Nhu cầu tiêu dùng cuối năm tăng hơn ngày thường là nguyên nhân chủ yếu khiến giá các mặt hàng lương thực thực - phẩm tăng hơn tháng trước. Tuy nhiên, nguồn cung dồi dào, nhu cầu mua sắm của người dân không mạnh như các năm khiến giá các mặt hàng nhóm này không có nhiều đột biến.

Theo quan sát trên thị trường, mặc dù các siêu thị, trung tâm thương mại có nhiều chương trình khuyến mại bắt đầu từ đầu tháng nhưng chỉ sau ngày 23 âm lịch, người dân mới bắt đầu mua sắm, chuẩn bị tết.

Thời gian nghỉ Tết kéo dài cũng khiến nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng bia rượu tăng hơn ngày thường. Tuy nhiên, do đã có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng từ trước nên giá cả tăng ở mức vừa phải 0,49% so tháng trước.

Trong tháng, cùng với xu hướng tăng giá của giá vàng thế giới, giá vàng trên thị trường Hà Nội cũng tăng 2,64% trong khi giá đô la Mỹ giảm nhẹ 0,01% so với tháng trước.


Copy từ: VnEconomy

.............

THÂN GỬI MẤY ANH AN NINH THANH HÓA.



Trên facebook của một bạn tên là Vô Danh Khách, có đăng một bài viết như thế này. Mời các bác cùng đọc. Phương Bích chỉ  sửa lỗi chính tả, cách bố cục cho dễ hiểu hơn thôi. Đảm bảo không thêm thắt ý tứ nào khác.

Nói thật là e cũng chẳng định viết cho mấy anh đâu. Nhưng anh em biết nhau cũng lâu rồi, cũng nên có đôi lời để hiểu nhau hơn chứ nhỉ?
Bỏ qua việc anh vác thẻ ngành đi dọa dẫm bạn em.
Bỏ qua việc anh vác thẻ ngành đi về quê e gây cho hàng xóm sự nghi kị.
Bỏ qua việc anh cài cắm người bên cạnh phòng em,
Bỏ qua việc anh bảo thầy giáo bên phòng cộng tác hssv (Học sinh, sinh viên) hỏi chổ ở của em, để các anh ập vào kiểm tra.
Bỏ qua việc anh bêu xấu e bị nghiện ma túy trước mặt bố mẹ bạn e.
Bỏ qua việc tết e bị đuổi ra khỏi nhà,bỏ qua việc các anh bám đuôi theo dõi em.
Nhưng nói thật việc các anh đến nhà bạn gái em đe dọa, nói xấu thì các anh chơi bẩn "ĐÉO" chịu được.

Khi tâm sự với 1 người bạn, người ta bảo em sao không lên tiếng trước những trò bẩn của mấy anh,chẳng lẽ em sợ à. Hi! Nói thật là em hơi buồn cười. Năm em 18 tuổi, em đã viết đơn tình nguyện ra Trường Sa. Trong mắt em lúc đó Trường Sa là nơi cực kì nguy hiểm và khủng khiếp. Vậy theo các anh thì cái mạng e còn không tiếc, thì liệu em có sợ mấy trò của các anh ko?
Em không lên tiếng vì em thấy nó quá vớ vẩn. Quan trọng hơn em luôn nghĩ các anh và em, chúng ta cũng là con người. Đã là con người thì phải có nhận thức đúng không? Sở dĩ em bảo chúng ta đều là con người, chứ không phải đều cùng dân tộc hay cùng một nước, là vì các anh là người của nước CHXHCN VIỆT NAM, chứ có phải là người VIỆT NAM đâu. Đảng cộng sản mới 84 năm thôi, nhưng đất nước này đã 4 ngàn năm văn hiến rồi. Tuy nhiên trong mắt anh, đất nước 4 ngàn năm lịch sử đâu quan trọng bằng cái đảng cộng sản đang hấp hối nhỉ?
Anh là những người bảo vệ chế độ, hơn ai hết bản thân các anh là những người hiểu rõ cái thối nát của chế độ này nhất, đúng không? Chắc các anh không còn bảo tôi ngây thơ nghe theo kẻ xấu xúi giục, kích động đấy chứ? Các anh biết chỉ huy của các anh tham nhũng, lãnh đạo của các anh chạy chức chạy quyền, nhân dân đói khổ, nhưng các anh đâu dám đấu tranh? Các anh ăn bám trên tàn dư cái xấu của xã hôi. Xã hội càng rối ren, thì các anh càng có cơ hội hạch sách những người dân hiền lành, cam chịu. Xin cho em gọi các anh là chuột nhé, bởi vì chỉ có chuột mới thích rác rưởi, và càng nhiều rác nó càng kiếm ăn được.
Khi các anh cầm những đồng lương trên tay, đã bao giờ các anh tự hỏi nó từ đâu ra chưa?
Từ nhân dân đấy các anh ạ. Những người tần tảo, lam lũ làm việc để đóng 432 khoản thuế nuôi các anh. Nhân dân đấy. Đéo có đảng phải nào bỏ tiền ra đâu anh ơi.
Đã bao giờ các anh thấy xúc động, khi thấy những mẹ già còng lưng cõng gánh hàng rong đi bán, bị công an các anh đuổi chạy chối chết chưa? Trên vai mẹ không chỉ có gánh hàng rong đâu anh ơi. Đó là cuộc sống của cả một gia đình đấy.
Đã bao giờ các anh rung cảm khi thấy những đứa trẻ đi chân đất, ăn mặc mỏng manh tới trường trong thời tiết rét mướt chưa?
Chiến tranh qua lâu rồi, nhưng đất nước ta còn nghèo quá anh nhỉ. Tham nhũng như thế, độc tài như thế, toàn siêu nhân lãnh đạo như thế, mị dân như thế, thử hỏi không nghèo sao được phải không anh?
Thế nhưng các anh, những người được trao quyền bảo vệ người dân thì các anh đã làm gi?
Các anh chỉ tiếp tay cho kẻ xấu đàn áp nhân dân. Các anh chịu sự sai khiến của kẻ bán nước, bán dân tộc, cũng phải thôi. Lương tâm các anh có răng đâu mà biết cắn dứt, hay day dứt nhỉ?
Bố bạn gái em chỉ là một nông dân hiền lành thôi. Thế mà các anh huy động trưởng công an xã, công an viên, trưởng thôn,bí thư, đòan thanh niên, đến để đe dọa. Bạn gái em mới 21 thôi. Một con bé như thế mà các anh huy động cả một "hệ thống chính trị" ở địa phương vào cuộc đe dọa, ép phải chia tay với em như thế có anh hùng không? Tiền thuế của dân mà các anh dùng bừa bãi như thế, có đáng để em phải "phản động" không? Một người nông dân hiền lành, mà cứ vài hôm các anh lại đến đe dọa, như thế người ta lấy đâu thời gian làm việc? Họ hiền đấy, chứ gặp em là em đuổi thẳng rồi anh ạ. Vì anh bảo anh theo sát facebook của em, nên em viết vài dòng suy nghĩ cho anh đọc thôi.
Nhân đây em cũng nói cho anh rõ quan điểm của em nhé. Cho dù anh có làm gì cản trở đi nữa, dù anh có bỏ tù em đi nữa, thì em vẫn sẽ CHIẾN ĐẤU!
CHIẾN ĐẤU ĐẾN HƠI THỞ CUỐI CÙNG.CHIẾN ĐẤU ĐẾN KHI NÀO CÁI ĐẢNG ĐỘC TÀI NÀY SỤP ĐỔ. CHIẾN ĐẤU ĐẾN KHI NÀO CÁI CHẾ ĐỘ THỐI NÁT NÀY LỤI BẠI.
HỨA ĐẤY.
https://www.facebook.com/linhthuy.danhbo.31

Copy từ: Phương Bích  


...................

Bắt trưởng Phòng TN&MT Vũng Tàu và chủ tịch HĐQT địa ốc An Khang

TTO - Sáng 21-2, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng (C48 - Bộ Công an) đã thực hiện lệnh khởi tố, bắt tạm giam và khám xét nơi ở của ông Vũ Quốc Tuấn - trưởng Phòng tài nguyên và môi trường (TN&MT) TP Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Bà Ngô Thị Minh Phượng (đi đầu) được dẫn từ nhà riêng ra xe của công an - Ảnh: Đông Hà
Sáng cùng ngày, một mũi điều tra viên khác của C48 đã thực hiện lệnh khởi tố, bắt tạm giam đối với bà Ngô Thị Minh Phượng (55 tuổi), chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần địa ốc An Khang (trụ sở tại 115 Nguyễn Thái Học, phường 7, TP Vũng Tàu).
Được biết, ông Vũ Quốc Tuấn (45 tuổi) bị khởi tố về hành vi “cố ý làm trái”, còn bà Ngô Thị Minh Phượng bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi lừa đảo. Lệnh khởi tố, bắt tạm giam, khám xét được Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ký ngày 18-2 và Viện KSND tối cao phê chuẩn ngày 20-2.
PV TTO đã chứng kiến việc khám xét nhà riêng đối với ông Tuấn và bà Phượng. Theo đó, sáng cùng ngày ông Tuấn và bà Phượng được mời lên làm việc tại trụ sở của Đội cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ - Công an TP Vũng Tàu trên đường Hoàng Hoa Thám. Sau đó, xe của C48 đưa ông Tuấn về phòng làm việc tại trụ sở UBND TP Vũng Tàu (89 Lý Thường Kiệt, TP Vũng Tàu) lúc 9g30.
Tại đây, các cán bộ của C48 đã làm việc với ông Tuấn đến 12g mới đưa về nhà riêng số 43/2 Phạm Ngọc Thạch, phường 9, TP Vũng Tàu khám xét. Đến 12g30, việc khám xét mới xong. Cùng thời điểm trên, một tổ công tác khác đã đến nhà riêng của bà Ngô Thị Minh Phượng tại 563/51 Nguyễn An Ninh, phường Nguyễn An Ninh, TP Vũng Tàu đọc lệnh khởi tố bị can, bắt tạm giam và khám xét đối với bà Phượng.

Một góc của dự án Metropolian do Công ty An Khang làm chủ đầu tư - nơi xảy ra các sai phạm - Ảnh: Đông Hà

Ông Vũ Quốc Tuấn từ nhà riêng bước lên xe của công an - Ảnh: Đông Hà
Theo kết quả điều tra bước đầu, việc khởi tố, bắt giam ông Tuấn và bà Phượng có liên quan đến dự án Trung tâm thương mại và khu nhà ở cao cấp (Metropolian) tại đường 51B, phường 11, TP Vũng Tàu do Công ty cổ phần địa ốc An Khang làm chủ đầu tư.
Theo kết quả điều tra ban đầu, với chức danh chủ tịch HĐQT công ty này, bà Ngô Thị Minh Phượng đã chỉ đạo nhân viên, cấp dưới huy động và sử dụng vốn trái phép, có dấu hiệu lừa đảo khách hàng mua đất. Số tiền vốn Công ty An Khang huy động lên đến 390 tỉ đồng. Còn ông Vũ Quốc Tuấn đã có hành vi sai trái khi xác định vị trí đất của dự án để tính thuế cho Công ty An Khang, số tiền thuế nhà nước thất thoát lên tới hàng chục tỉ đồng. Ngoài việc khởi tố, bắt giam hai người này, C48 - Bộ Công an còn khởi tố điều tra thêm bốn người có liên quan khác.
ĐÔNG HÀ


Copy từ: Báo Mới

...........

Những ai "dính" vụ hợp thức đất trái pháp luật tại TP Hạ Long?

(PL&XH) - Tham gia tích cực vào việc hợp thức hóa đất sai quy định, làm thất thoát tài sản Nhà nước khoảng 9,6 tỷ đồng, ông Đào Nam Thành, nguyên Phó trưởng Phòng TN&MT, kiêm GĐ Văn phòng đăng ký QSD đất TP Hạ Long đã bị khởi tố, bắt tạm giam...

Móc ngoặc trục lợi “khủng”

Cơ quan CSĐT CA TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh vừa thực hiện lệnh bắt khẩn cấp và tạm giam có thời hạn đối với ông Đào Nam Thành. Vài tháng trước, ông Thành bị điều sang làm Phó trưởng Ban bồi thường GPMB, rồi sát ngày bị bắt, ông Thành bị UBND TP Hạ Long đình chỉ chức vụ để phục vụ công tác điều tra của CQCA vì có liên quan đến đơn tố cáo hai vợ chồng ông này có dấu hiệu “cố ý làm trái” trong việc “móc ngoặc” hợp thức hóa đất làm thất thoát tài sản rất lớn của Nhà nước.
Theo xác nhận của lãnh đạo UBND TP Hạ Long, CQCA đã tiến hành khám xét nơi làm việc và khám xét tại nhà riêng của ông Thành và vợ là bà Vũ Thị Nguyên để điều tra làm rõ hành vi cố ý làm trái trong việc làm thất thoát tài sản của Nhà nước lên đến gần 10 tỷ đồng và cấp trái quy định hơn 22.000m2 đất. Bên cạnh đó, theo cơ quan chức năng, vợ chồng ông Thành còn bị tố cáo về hành vi có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc “cắm” nhiều Giấy chứng nhận QSD đất để vay số tiền lên đến gần 20 tỷ đồng.

Cơ quan chức năng cũng đã xác định, nhiều thửa đất trong đó đã được ông Thành – với cương vị GĐ văn phòng đăng ký QSD đất TP Hạ Long, “móc ngoặc” với một số cá nhân liên quan đạo diễn kịch bản hợp thức hóa đất nhà nước sai thủ tục trình tự để chiếm lợi.

Một trong những hồ sơ đất đai sai phạm rất rõ, đó là ở hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BM 012326 ngày 18-1-2012 cho hộ ông Lê Tiến Bộ. Ở trường hợp này, sau khi cho phép chuyển mục đích sử dụng 1.000m2 từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở, ông Thành đã không báo cáo với lãnh đạo TP về các vấn đề vướng mắc, thửa đất không đủ điều kiện cấp giấy, trình không đúng giá đất,… Ông Thành và một số cá nhân đã “cắt” các thủ tục cần thiết, cũng như lờ luôn nghĩa vụ đóng tiền sử dụng đất cho ngân sách để cấp trót lọt “sổ đỏ” cho hộ ông Bộ. Và, khi đã có “sổ đỏ” nhóm này đã tiến hành giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác. Những hành vi sai phạm của ông Thành đất và một số người liên quan không những hợp thức hóa đất không đủ điều kiện mà còn làm thất thoát tiền sử dụng đất 9,6 tỷ đồng.

Qua kiểm tra xác minh, UBND TP Hạ Long đã kết luận rõ về nhiều sai phạm cụ thể của ông Đào Nam Thành, các hành vi này cho thấy ông Thành đã lợi dụng chức vụ trong thực thi nhiệm vụ cố ý làm trái quy định nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.
Ông Đào Nam Thành Ảnh: Đông Bắc

Nhiều người dân bị lừa vì tin vào “sổ đỏ”

Chủ tịch UBND TP Hạ Long Đào Xuân Đan xác nhận sự việc với PV và cho biết: Kết luận của UBND TP Hạ Long đã làm rõ những hành vi vi phạm pháp luật của ông Đào Nam Thành và nhiều cán bộ khác.

Sau khi xác minh kết luận các sai phạm của cán bộ trực thuộc, UBND TP Hạ Long đã ra Kết luận số 386/KL-UBND và chuyển các nội dung đã xác minh cùng hồ sơ liên quan sang CQCA để tiếp tục điều tra làm rõ, xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật tương ứng với hành vi sai phạm. Tiếp tục điều tra xác minh, CQCA đã khởi tố, bắt tạm giam ông Đào Nam Thành và đang tiếp tục xem xét trách nhiệm của các cá nhân liên quan.
Khu đất 1.000m2 được hợp thức hóa sai quy định, gây thiệt hại cho Nhà nước khoảng 9,6 tỷ đồng.

Được biết, hai vị Phó Chủ tịch UBND TP Hạ Long trực tiếp ký Giấy chứng nhận QSD đất đối với gần chục thửa đất đai sai phạm đã được UBND TP Hạ Long xác minh bước đầu như trên, là ông Vũ Văn Hợp (nguyên Phó Chủ tịch UBND TP, nay đã chuyển lên công tác tại Văn phòng UBND tỉnh) và ông Hoàng Quang Hải. Hiện cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra làm rõ trách nhiệm của ông Đào Nam Thành và những người liên quan, để xử lý vi phạm theo quy định và bồi thường, khắc phục hậu quả đã gây ra cho ngân sách và người dân.

Báo PL&XH sẽ tiếp tục thông tin những sai phạm của các cán bộ “cộm cán” có liên quan về vụ việc này.
B.Tuấn - Đông Bắc


Copy từ: Báo Mới

................

Việt Nam là đối tác ODA lớn nhất của Nhật Bản

21/02/14 13:31 
 
(GDVN) - Việt Nam là đối tác ODA lớn nhất của Nhật Bản với 1,64 tỉ USD, tiếp theo là Afghanistan 870 triệu USD, Ấn Độ 704 triệu USD và Iraq 360 triệu USD.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe, ảnh: Tuoitre News
Kyodo News ngày 21/2 đưa tin, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản dành cho ASEAN trở thành một hình thức đầu tư cho tương lai khu vực, củng cố sự phát triển và thịnh vượng cho cả 2 bên.
Sách trắng ODA 2013 của Nhật Bản kêu gọi đảm bảo nguồn vốn này sẽ thúc đẩy các sáng kiến xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước ASEAN tiến tới hình thành 1 cộng đồng kinh tế hội nhập sâu hơn vào cuối 2015.
"Hỗ trợ các quốc gia chia sẻ các giá trị cơ bản như tự do, dân chủ, nhân quyền và các quy định của pháp luật cũng như các giá trị chiến lược là cần thiết", sách trắng cho biết, Nhật Bản triển khai chiến lược ODA như một công cụ ngoại giao.
Trong năm 2012 ODA của Nhật bản đạt khoảng 10,6 tỉ USD, giảm 2,1% so với năm trước và đứng sau Mỹ, Anh, Đức và Pháp.
Việt Nam là đối tác ODA lớn nhất của Nhật Bản với 1,64 tỉ USD, tiếp theo là Afghanistan 870 triệu USD, Ấn Độ 704 triệu USD và Iraq 360 triệu USD.
Trong số các nước ASEAN nhận ODA Nhật Bản, Campuchia xếp thứ 7, Myanmar thứ 17 và Lào thứ 18. Cùng với ASEAN, sách trắng ODA Nhật Bản 2013 kêu gọi tăng viện trợ cho châu Phi, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục, đào tạo.


Copy từ: Giáo Dục

.............

Ân Xá Quốc Tế Viếng Thăm Việt Nam Lần Đầu Tiên Từ Nhiều Thập Niên


Thanh Phương, RFI - 21.2.2014: Lần đầu tiên từ nhiều thập niên qua, một phái đoàn của tổ chức Ân xá Quốc tế ( Amnesty International ) đã đến thăm Việt Nam trong tuần này để thảo luận về tình hình nhân quyền. Trong một thông cáo đưa ra ngày hôm qua, 20/02/2014, Ân xá Quốc tế cho biết chuyến viếng thăm 3 ngày ở Hà Nội của bốn thành viên trong đoàn là nối tiếp chuyến đi của Phó giám đốc phân bộ Mỹ của Ân xá Quốc tế tới Việt Nam trong năm 2013.

Trong thời gian ở Việt Nam, phái đoàn Ân xá Quốc tế đã gặp nhiều người, trong đó có các quan chức cao cấp của chính phủ và Đảng Cộng sản, đại biểu Quốc hội, chuyên gia từ các viện nghiên cứu, đại diện một số tổ chức phi chính phủ và một số nhà ngoại giao nước ngoài.

Trong những cuộc gặp gỡ nói trên, phái đoàn Ân xá Quốc tế đã thảo luận về các vấn đề tự do ngôn luận, chính sách về nhân quyền, án tử hình, quyền của phụ nữ và người dân tộc thiểu số, lao động di cư và buôn bán người. Ân xá Quốc tế cho rằng tất cả những tù nhân lương tâm, tức là những người bị giam cầm chỉ vì bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa, phải được trả tự do.

Chuyến viếng thăm của phái đoàn Ân xá Quốc tế trùng với thời điểm Việt Nam cho nhà hoạt động bảo vệ môi trường và blogger Đinh Đăng Định hoãn thi hành án một năm vì lý do sức khỏe, và với việc phiên tòa phúc thẩm đã xử y án 30 tháng tù luật sư bảo vệ nhân quyền Lê Quốc Quân với tội danh « trốn thuế ».

Trong bản thông cáo, Ân xá Quốc tế nhắc lại rằng Việt Nam vừa được bầu vào Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc vào năm ngoái và đầu tháng 2 vừa qua vừa được kiểm điểm về tình hình nhân quyền theo thủ tục Kiểm định Định kỳ Phổ quát UPR. Chính phủ Việt Nam cũng đã cam kết ký Công ước chống tra tấn trong năm nay.
- See more at: http://thanhnienconggiao.blogspot.ro/2014/02/an-xa-quoc-te-vieng-tham-viet-nam-lan.html#sthash.kbjd1k86.dpuf
Copy từ: Thanh Niên Công Giáo


.................

Putin và Ukraine - Những Chuyển Động Đáng Sợ


Vì Sao Khủng Hoảng Tại Ukraine Lại Làm Putin Bủn Rủn?
 
Nguyễn Xuân Nghĩa
* Phũ tay tồi tàn - rồi nghe những tàn phai *
Tình hình tại Cộng hòa Ukraine đã bước qua một khúc quanh mới, có thể là điểm lật vì dẫn tới nhiều thay đổi lớn, với hậu quả lan rộng vào tận Liên bang Nga...

Có ba yếu tố mới rất đáng chú ý ở đây, nếu ta để ý tới địa dư và lịch sử.



Sau nhiều tuần lễ biến động tập trung tại thủ đô Kiev, phong trào đấu tranh chống việc Chính quyền của Tổng thống Viktor Yanukovich ngả theo Liên bang Nga đã lan tới nhiều nơi khác, ở miền Tây. Dân chúng đã biểu tình bạo động tại năm thành phố và khu vực hành chánh ở phía Tây là (từ Tây qua Đông) Uzhhorod - thành phố giáp giới với nước Hung và Slovakia - rồi Liviv, Ivano-Frankivsk, Ternopil và Khmetnytskyi.

Từ Kiev đến các trung tâm này, từ hôm Thứ Tư 19, dân biểu tình chiếm nhiều công thự, thậm chí bắt giữ cảnh sát và trưng thu được nhiều võ khí cá nhân. Mấy chục người đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ tại quảng trường Độc Lập (Maidan, có tên thật là "Quảng trường Âu châu") của thủ đô và ở cả Khmetnytskyi. Tình hình tại chỗ thay đổi hàng giờ bất chấp thỏa thuận hưu chiến giữa Tổng thống Yanukovich với các lãnh tụ đối lập.


Bài này được viết trong khung cảnh đột biến nóng hổi ấy.


***

Yếu tố đáng chú ý trước nhất là việc dân biểu tình tại Lviv đã ra tuyên ngôn độc lập. Họ muốn Lviv khỏi ra xứ Ukraine.

Đáng chú ý vì Lviv là thành phố Âu Châu nhất của Cộng hoà Ukraine mà cũng là nơi xuất phát tinh thần quốc gia của dân Ukraine. Chuyện hơi lạ mà ít được truyền thông Mỹ nhìn ra vì mắc tật dốt nát kinh niên về lịch sử thế giới.
Từ thế kỷ 16 đến 18, khu vực Lviv này có tên là Lwow, thuộc Cộng đồng Thịnh vượng Ba Lan và Lithuania (Polish-Lithuanian Commonwealth) cho tới khi bị Đế quốc Habsburg của Áo cai trị và cải danh ra Lemberg khi Cộng đồng Thịnh vượng kia bị xẻ ra nhiều mảnh. Sau Thế chiến I (1914-1918), Lemberg trở về với Ba Lan nhưng rồi bị Liên bang Xô viết thôn tính và được đổi tên là Lvov trong lãnh thổ Ukraine. Khi Liên Xô tan rã năm 1991, Cộng hòa Ukraine tuyên bố độc lập cũng từ những vận động phát sinh từ Lvov, khi ấy được đổi tên thành Liviv.

Trải bốn thế kỷ, qua các thời kỳ có tên là Lwow, Lemberg, Lvov rồi Liviv, khu vực này có một định mệnh riêng.

Lviv là trung tâm văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, ngôn ngữ, thi ca và nhất là ý thức quốc gia của dân Ukraine. Phong trào đấu tranh của dân Ukraine để biệt lập với Đế quốc Nga và Xô viết xuất phát từ đây, không phải từ miền Đông và khu vực Donbass, hậu cứ của Viktor Yanukovich thân Nga.

Người dân nơi đây nói tiếng Ukraine và từ chối tiếng Nga. Họ hãnh diện với xuất xứ Âu Châu và dân Âu Châu gọi thành phố này là "Tiểu Paris của Ukraine" (Little Paris!). Danh nhân và anh hùnbg của họ là văn hào và nhà thơ Taras Shevchenko, người đã phát huy ngôn ngữ và tinh thần dân tộc của Ukraine. Hoàng Diệu và Phan Khôi hay Nguyễn Du và Phan Bội Châu dồn làm một!

Vì những yếu tố sâu xa đó, Lviv ít bị ảnh hưởng của Nga, thậm chí rất kỵ dân Nga La Tư Slav, và thiên về Âu Châu cùng lý tưởng dân chủ sau khi Liên Xô tan rã.

Bây giờ, phong trào chống đối tại Lviv đòi ly khai để trở thành một nước độc lập và không còn lệ thuộc gì vào chế độ Yanukovich thân Nga. Khi đó, người dân Ukraine ở nơi khác sẽ tính sao? Ngả về Tây hay về Đông?

Và lãnh tụ Vladimir Putin của Nga sẽ tính sao khi các nước Âu Châu như Ba Lan, Áo, và cả Liên hiệp Âu châu cùng Hoa Kỳ đều ngỏ ý can gián Yanukovich - để can thiệp?


***

Yếu tố mới thứ hai cũng đáng chú ý là trong Chính quyền Yanukovich đã có nhiều dấu hiệu rạn nứt.

Hôm Thứ Tư 19, Tổng thống Yanukovich cách chức Tổng Tư lệnh và Tham mưu trưởng của Tướng Volodymyr Zaman và chỉ định người thay thế là Tư lệnh Hải quân, Đế đốc Yuriy Ilyin. Quyết định ấy cho thấy Yanikovich đang tính tới một giải pháp khác: cho quân đội đi dẹp loạn.

Cho tới nay, chế độ mới chỉ sử dụng công an và cảnh sát với kết quả tạm gọi là "bất phân thắng bại".

Cảnh sát kiểm soát được trung tâm Maidan tại thủ đô mà chưa dẹp nổi các khu vực biến động. Yanukovich có thể trông cậy vào phản ứng bạo động của những thành phần quá khích nhất để tranh thủ hậu thuẫn của quần chúng và cô lập đám biểu tình. Nhưng bạo động lại lan khỏi thủ đô qua các tỉnh miền Tây. Mà trong số này, Lviv thì không đòi lật đổ hoặc thay thế chế độ thân Nga ở Kiev. Họ muốn ly khai và lập ra một nước mới, một nước khác!

Giải pháp của Yanukovich có thể là đưa quân đội ra khỏi trại lính để vãn hồi trật tự.

Nhưng việc ông ta thay thế người cầm đầu quân đội cho thấy là lực lượng này thiếu thống nhất. Nhiều tướng lãnh không muốn ủng hộ quyết định ấy. Sau những do dự, thậm chí hòa giải của nhiều đơn vị an ninh và cảnh sát tới độ giao nộp vũ khí cho dân biểu tình, Yanukovich đã nói tới nhu cầu "chống nổi dậy" và đề cao sức mạnh của quân đội Ukraine.

Chưa chắc là quân đội đã muốn vậy. Ba chân kiềng bảo vệ chế độ là cảnh sát, an ninh và quân đội, đều có vẻ lung lay. Và không cùng nằm trên một mặt phẳng.

Đấy là mối lo của kẻ xa lửa mà vẫn rát mặt là Vladimir Putin.
***

Tuần qua, Tổng thống Nga đã nêu một sáng kiến có tính chất hòa giải cho Ukraine, đó là thiết lập thế chế liên bang. Sáng kiến đó không gây tiếng vang mà bị chìm trong tiếng súng.
Là người có trí nhớ, Putin không quên được những gì đã xảy ra tại Ukraine 10 năm về trước và nghĩ tới.... Moscow.

Năm 2004, dân Ukraine cũng đã biểu tình tại quảng trường Maidan của Kiev để phản đối cuộc bầu cử mà họ cho là có gian lận. Kết quả là Viktor Yanukovich bị lật đổ, cuộc Cách mạng Da cam đưa lên một Chính quyền thân Tây phương tại Kiev, với hai lãnh tụ phong trào chống đối là Viktor Yushchenko lên làm Tổng thống và bà Yulia Timoshenko làm Thủ tướng.

Vào thời đó, các cuộc cách mạng muôn màu dân chủ tại Georgia, Kyrgyzstan và Serbia đã gây khó chịu cho Putin. Nhưng Cách mạng Da cam tại Kiev mới gây lo sợ! Lại xin một bài học chớp nhoáng khác về lịch sử.

Đã nói về Lviv với sức hút của Âu châu thì phải nói về Kiev. Ukraine là vùng đất sinh sống của dân Nga La Tư Slav, với đa số vẫn nói tiếng Nga hơn là tiếng Ukraine (vì vậy chuyện Lviv mới đáng chú ý). Tại Ukraine, Kiev là một trung tâm văn hóa và chính trị của Nga, một bậc thềm cho tiến trình Tây phương hóa và hiện đại hóa nước Nga từ Thế kỷ 19.

Với một lãnh tụ có tinh thần đề cao Đế quốc Nga muôn thuở như Putin thì Ukraine chỉ là một thành phần, một tỉnh, một địa phận của nước Nga bát ngát. Và Kiev là nơi tỏa sáng tinh hoa Nga La Tư về hướng Tây.

Thời ấy, 10 năm về trước, Putin đang củng cố lại chế độ chính trị Nga, với khái niệm quái lạ là nền "dân chủ có chủ quyền", để dưới nhãn dân chủ tập trung lại quyền lực vào khu vực trung ương, vào Moscow và điện Kremlin. Tức là vào trong bàn tay sắt của mình, dù có bọc nhung thì vẫn là bàn tay sắt.

Vậy mà, thời ấy Kiev lại có loạn và phong trào dân chủ dẫn tới phong trào Âu châu hóa, Tây phương hóa. Dưới con mắt của Putin, những gì xảy ra tại Kiev đều có thể xảy ra tại Moscow!

Tại Moscow, Putin đã xây dựng được chế độ tập quyền rất kiên cố và dẹp tan mọi mầm chống đối của trí thức hay nghệ sĩ. Dưới tuyết lạnh căm căm thì mọi tay chống đối đều phải co vòi. Hay vào tù. Những kẻ khác thì có thể mua chuộc bằng quyền lợi kinh tế.

Nhưng dưới tuyết lạnh căm căm, dân chúng Kiev vẫn biểu tình mà Yanukovich lại dẹp không nổi! Gói quà mua chuộc trị giá 15 tỷ đô la được Putin hứa tặng chế độ chư hầu tại Kiev cũng chẳng có vẻ gì là công hiệu!

Ngày nay, dân chúng Moscow theo dõi sự biến tại Ukraie với nhiều cảm nghĩ linh tinh! Vừa khâm phục dân chúng ở thủ đô Kiev vừa hãi sợ kịch bản độc lập của Liviv.

***

Ngẫm lại thì phong trào cách mạng dân quyền và dân chủ tại Âu Châu vào thế kỷ 19 đã khiến Vladimir Illich Lenin hãi sợ mà dựng lên lý luận về Đế quốc. Chủ yếu là để gây phân hóa tại Âu Châu và củng cố chế độ cộng sản của mình ở tại Nga.

Lần này, hình như lịch sử tại tái diễn ngược, và ở ngay Ukraine.

Đã từng chứng kiến sự sụp đổ của chế độ Cộng sản tại Nga vào một mùa Đông 1991, Putin thấy rét căm căm mà không vì tuyết lạnh tại Thế vận Sochi....

Đúng là lời nguyền rủa của Thế vận hội!

Copy từ: Quê Choa’ blog


.............

Bao nhiêu tiền đã chi cho giảm nghèo?


Từ 2005 đến 2012, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện chính sách giảm nghèo bình quân trên 90.000 tỷ đồng/năm...

Bao nhiêu tiền đã chi cho giảm nghèo?
Chính xác là bao nhiêu trong số tiền thuế vốn chưa dồi dào của nhân dân đã được đầu tư cho xóa đói, giảm nghèo, và hiệu quả mang lại có tương xứng hay không? Lãng phí, thất thoát nằm ở những khâu nào và có thể khắc phục được không?
  
 

Trong một buổi làm việc mới đây với Bộ Tài chính, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng đã tỏ rõ sự băn khoăn về độ chênh của các con số về nguồn lực thực dành cho các chính sách giảm nghèo.

Theo Bộ Tài chính, từ 2005 đến 2012 hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện chính sách giảm nghèo là khoảng 734.000 tỷ đồng (bình quân trên 90.000 tỷ đồng/năm), chiếm trên 12% tổng chi ngân sách nhà nước.

Nguồn lực này được bố trí để thực hiện rất nhiều chính sách hỗ trợ, đầu tư trực tiếp. Như chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, chương trình 135 và chương trình hỗ trợ các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a, chương trình bố trí dân cư, hỗ trợ nhà ở, khám chữa bệnh cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi… và ưu đãi về tín dụng.

Trong đó từ 2006 - 2012, ngân sách nhà nước đã bố trí kinh phí thực hiện khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi khoảng 44.896 tỷ đồng. Hai năm 2011 - 2012, ngân sách đã bố trí hỗ trợ khoảng 9.167 tỷ đồng kinh phí hỗ trợ chi phí học tập và miễn giảm học phí. Từ 2009 - 2012, hỗ trợ 4.254,3 tỷ đồng cho hộ nghèo vay làm nhà ở…

Dẫn con số 120 nghìn tỷ được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo với đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông Hùng cho rằng “độ chênh là quá lớn”. Tạm tính theo con số của Bộ Tài chính, đại biểu Hùng nêu vấn đề “tư duy một cách trực tiếp thì có người tính rất đại số theo cách lấy 90 nghìn tỷ chia cho 500 nghìn hộ giảm nghèo trong một năm thì nguồn lực để giảm nghèo cho một hộ là 180 triệu  đồng”. Nếu tính như vậy thì hiệu quả của nguồn lực có vấn đề gì, lẽ nào cần 180 triệu đồng cho một hộ/năm để giảm nghèo?

Thứ trưởng Nguyễn Công Nghiệp giải thích, nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện chính sách giảm nghèo chiếm 12 - 15% ngân sách là chưa tính đến mỗi năm 20 nghìn tỷ cho vay ưu đãi, nhà nước hỗ trợ lãi suất khoảng 7 - 8 nghìn nữa là gần 30 nghìn. Và đây có lẽ là lý do dẫn đến độ chênh với thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

“Con số thì mỗi nơi một khác, nhưng con số chúng tôi báo cáo đây là là tiền tươi thóc thật, chỉ có thiếu chứ không có thừa”, ông Nghiệp khẳng định.

Vẫn liên quan đến băn khoăn của đại biểu Đỗ Mạnh Hùng về con số bình quân 180 triệu cho một hộ nghèo trong một năm, một vị lãnh đạo cấp vụ cho hay, con số này đã nghe nói nhiều nơi, nhưng không có dịp để bày tỏ với đoàn giám sát.

Theo phân tích của vị này thì chính sách hỗ trợ của một số đề án không chỉ cho riêng... hộ nghèo, mà cho các hộ cận nghèo và vùng sâu vùng xa, gia đình chính sách. Và tiền đầu tư cho bệnh viện, trường học… cũng là rất lớn.

Làm rõ thêm những băn khoăn về nguồn lực, một vị phó vụ trưởng khác giải thích rằng có nhiều chương trình được thống kê trong chính sách giảm nghèo nhưng đối tượng được thụ hưởng không chỉ là người nghèo. Và với nhiều chương trình, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chắc chắn không phân định được số tiền hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện chính sách giảm nghèo…

Vênh về con số, không phân biệt được, không thống kê được đầy đủ… đều là những điều dễ hiểu. Bởi văn bản về giảm nghèo đang ở mức “bội thực”, nhưng không có cơ quan nào chủ trì, điều hành, tổng hợp đánh giá đầy đủ về chương trình giảm nghèo.

Chỉ kể tên của các chính sách hỗ trợ giảm nghèo thôi, báo cáo của Bộ Tài chính cũng phải tốn đến vài chục gạch đầu dòng và nhiều chữ… Còn Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng không nêu được con số chính xác mà cho biết có khoảng trên 70 văn bản chính sách ban hành trong lĩnh vực giảm nghèo. Theo báo cáo của bộ này thì nguồn lực đầu tư để giảm nghèo đã phát huy hiệu quả tích cực thông qua việc đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như y tế, giáo dục, giao thông, thủy lợi, nước sạch…

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương cũng nêu quan điểm cá nhân rằng, hiệu quả của các nguồn lực đầu tư cho xóa đói giảm nghèo chỉ ở mức trung bình.

Chính Thứ trưởng Nguyễn Công Nghiệp cũng than thở là điều kiện ngân sách hạn hẹp song mỗi chính sách đưa ra đều ngốn khoảng 5.000 - 7.000 tỷ, trong khi có quá nhiều chính sách khiến cho ngân sách không gánh nổi.

“Phải làm sao cho chính sách có hiệu quả ngay, chứ hàng chục năm trời không thực hiện hết được chính sách, cứ đầu tư rải hết năm này năm, phân tán kia lãng phí vô cùng”, ông Nghiệp nói với đoàn giám sát.

Đến nhiều địa phương để tìm hiểu, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng cũng tỏ ra hết sức sốt ruột khi nhiều con đường mới làm xong đã đầy ổ voi, xấu hơn cả lúc chưa trải nhựa. Rồi có tình trạng một huyện có tới ba trung tâm dạy nghề xây sừng sững, nhưng không có người đến học.

Kết quả giảm nghèo của Việt Nam đã được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, đó là điều được nhiều vị quan chức và cả đại biểu Quốc hội nhắc đến. Song, cho dù là không phải là “quỹ” để đem chia đều cho đầu người hay chi cho “bộ máy” theo một cách lý giải khiến dư luận phẫn nộ gần đây, thì hàng trăm nghìn tỷ đồng mỗi năm cũng là con số lớn, rất lớn với điều kiện ngân sách eo hẹp của Việt Nam.

Vì vậy, chính xác là bao nhiêu trong số tiền thuế vốn chưa dồi dào của nhân dân đã được đầu tư cho xóa đói, giảm nghèo, và hiệu quả mang lại có tương xứng hay không? Lãng phí, thất thoát nằm ở những khâu nào và có thể khắc phục được không? Đó, chí ít là những điều các vị đại diện cho dân cần trả lời rõ ràng, minh bạch, sau cuộc giám sát tối cao về việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005 - 2012, ở kỳ họp Quốc hội thứ bảy tới đây.

Copy từ: Vneconomy

............

Báo động Vũng Áng – Formosa: Hoành Sơn … thất đái, vạn đại vong thân

Trước hết phải cám ơn một số Blogger, những nhà báo, trong đó đáng chú ý là VNEcocomy trong suốt một thời gian dài qua đã có những báo động ít nhiều về vấn đề người Trung Quốc, Đài Loan ở Vũng Áng và siêu dự án Formosa (*).

Gần đây còn nghe được những nguồn tin rất đáng lo ngại của giới am hiểu tình hình về vị trí tử huyệt này. Chiều nay, bất ngờ thấy trên trang báo mạng VNEconomy thêm bài viết đáng lo hơn: “Vì sao tăng hoạt động biên phòng cạnh siêu dự án Formosa?“, thấy cần đăng lại ngay và có đôi lời bình luận.

Hãy nhớ về gần 500 năm trước, khi Chúa Tiên Nguyễn Hoàng có ý định xuôi Nam mở đất, tránh mưu hại của Trịnh Kiểm. Để có quyết định sáng suốt, ông đã cho người hỏi ý kiến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và nhận được hai câu thơ rằng:
Hoành Sơn nhất đái
Vạn đại dung thân
Có thể hiểu rằng vượt qua dãy Hoành Sơn để mở cõi, cơ nghiệp sẽ bền vững muôn đời.
Dãy núi Hoành Sơn, nhìn từ Hà Tĩnh
Dãy núi Hoành Sơn, nhìn từ Hà Tĩnh
Hoành Sơn chính là dãy núi nằm vắt ngang ranh giới Hà Tĩnh – Quảng Bình, nơi vừa gần như hẹp nhất của đất nước (50km từ biển vào biên giới với Lào), vừa hiểm trở. Nó lại cũng là địa điểm ngay sát với Vũng Áng (nằm ở chân dãy núi Hoành Sơn). Nếu có một thứ “căn cứ kinh tế dân sự trá hình” của người nước ngoài ở đây, như Formosa chẳng hạn, thì khi có biến, sẽ là nơi tốt nhất chặn đường tiếp viện quân, cắt đứt đất nước Việt Nam làm hai dễ dàng, đồng thời quân đội nước ngoài đổ bộ vào cảng nước sâu nhất này, còn gì lợi hại bằng? Nghĩ xa hơn, sẽ có ngày có hàng vạn người Trung Quốc lấy vợ, có con ở đó, nguy cơ lại tái diễn một vụ “nạn kiều” như những năm cuối 1979 – đầu 1980 là rất dễ xảy ra. 
Có nguồn thạo tin cho biết, từ nhiều năm trước, bạn Lào đã khẩn khoản xin ta cho đầu tư 100% tại Vũng Áng, từ nguồn tiền của một quốc gia thứ ba, nhưng bạn không cho biết là nước nào. Giới lãnh đạo bàn tính, nghe tham mưu nát nước, cuối cùng không chấp nhận.
Thế mà rồi tới thế hệ lãnh đạo ngày nay, người ta đã quyết định cho Formosa đầu tư, thuê đất tới 70 năm, với siêu dự án mà có nhiều nguồn tin cho rằng đằng sau tập đoàn này là chính quyền Trung Quốc.
Gần đây, lại có thêm lo ngại là Formosa đang tìm cớ mở một con đường qua Lào nữa.
Khi tướng Giáp mất và được biết ý nguyện của ông chọn Vũng Chùa ngay gần Vũng Áng để an táng, không ít người hâm mộ ông đã có phỏng đoán điều gì đó liên quan tới khu vực này, mà ông không thể nói ra, đành bằng một thâm ý sâu xa chưa thấy hết được.
Mới đây, Blogger Lê Anh Hùng tiếp tục báo động nghi vấn Trung Quốc chen chân vào Cửa Việt nữa. Vậy thì, nếu đúng là họ có mưu sâu “trấn ải” cả hai cùng cảng biển xung yếu đó, thì còn gì bằng trong chiến lược quân sự?
Thử hình dung một ngày, Trung Quốc động binh ở Trường Sa, Việt Nam muốn đối phó, ắt sẽ phải rất khó khăn nếu như biên giới phía Bắc quân đội Trung Quốc được báo động, mà dải đất hẹp miền Trung cũng lại bị cơ sở kinh tế trá hình của Trung Quốc ngáng trở, không cho phía VN chuyển quân từ trong Nam ra; hàng vạn công nhân có thể thoắt biến thành “dân quân”, “thám báo”, …? Bất cứ một đụng độ nào của chính quyền VN với người TQ ở đó, đều dễ là cái cớ cho TQ đổ quân vào.
Việc “nâng cấp đồn biên phòng” như trong bài báo này chỉ là một nỗ lực nho nhỏ, của những ai sớm lo lắng cho sự tồn vong của đất nước, nhưng cũng lại có thể chỉ như một động thái trấn an dư luận mà thôi.
Mới xin được lạy cụ Trạng Trình để nhái thơ cụ, rằng: 
Hoành Sơn thất đái
Vạn đại vong thân

(*) Xem thêm:
VnEconomy: - Địa phương sôi sục “quyến rũ” đầu tư, Bộ sốt ruột. - Tata rút lui khỏi dự án 5 tỷ USD tại Hà Tĩnh. - Tỉnh thành 2013: Hà Tĩnh trong “cuộc chơi lớn” của Formosa. - Vũng Áng và hiệu ứng “tỷ đô” của Formosa. - 9,9 tỷ USD cho dự án của Formosa tại Hà Tĩnh.
Blog: - Hoàng Trung Hải giúp Trung Quốc chiếm vị trí yết hầu của Việt Nam (Cầu Nhật Tân). - Nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng ẩn chứa nhiều thông điệp (Hữu Nguyên). – BÁO ĐỘNG: NGƯỜI TRUNG QUỐC LẠI SẮP LẬP CĂN CỨ Ở QUẢNG TRỊ.  - “MỘT HÀ TĨNH ĐẦY ẮP NGƯỜI TRUNG QUỐC”: VÌ ĐÂU NÊN NỖI? (Lê Anh Hùng). - Tầm nhìn văn hóa khi chọn nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (FB Quang Binh). - LỆ THỦY PHẢI NƠI AN TÁNG ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP (Ngô Minh).
Báo Đời sống & Pháp luật: - Vì sao đại tướng chọn Mũi Rồng – Vũng Chùa làm nơi an giấc ngàn thu?.
———–
VNEconomy
16:31 (GMT+7) – Thứ Sáu, 21/2/2014

Vì sao tăng hoạt động biên phòng cạnh siêu dự án Formosa?

Hàng ngàn cán bộ, công nhân ngoại quốc đã và đang tập trung tại khu vực khu kinh tế Vũng Áng…
01
Việc thành lập Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Áng – Sơn Dương được mô tả là sẽ góp phần nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ biên giới biển đảo, công tác xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu; đảm bảo an ninh trật tự… tại khu kinh tế Vũng Áng nhằm thúc đẩy việc phát triển kinh tế xã hội của Hà Tĩnh và khu vực.
Yến Thanh
Nguồn tin từ tỉnh Hà Tĩnh cho hay hoạt động biên phòng sẽ được tăng cường ở khu vực khu kinh tế Vũng Áng, nơi hiện đang triển khai siêu dự án của tập đoàn Formosa.
Cụ thể, chiều 19/2, tại Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Áng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp với Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh tổ chức lễ ra mắt và công bố quyết định của Bộ Quốc phòng về việc nâng cấp Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Áng thành Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Áng – Sơn Dương.
Việc thành lập Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Áng – Sơn Dương được mô tả là sẽ góp phần nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ biên giới biển đảo, công tác xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu; đảm bảo an ninh trật tự… tại khu kinh tế Vũng Áng nhằm thúc đẩy việc phát triển kinh tế xã hội của Hà Tĩnh và khu vực.
Đây là một trong 5 ban chỉ huy biên phòng cửa khẩu trong cả nước, một cấp tổ chức quan trọng hơn nhiều so với đồn biên phòng.
Thời gian gần đây, việc tập đoàn Formosa triển khai dự án một cách mạnh mẽ đã kéo theo việc có hàng ngàn cán bộ, công nhân ngoại quốc, chủ yếu là Đài Loan và Trung Quốc, tập trung tại khu vực khu kinh tế Vũng Áng, đưa tới lo lắng về việc hình thành một “phố ngoại quốc” ở Vũng Áng.
Tháng 10/2013, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản yêu cầu UBND tỉnh Hà Tĩnh báo cáo về việc giám sát dự án của Formosa, đặc biệt về mặt an ninh, quốc phòng.
Mới đây, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về công tác quản lý, giám sát dự án khu liên hợp, qua đó khẳng định rằng nhờ làm tốt công tác chuẩn bị về quốc phòng, nên đến thời điểm hiện tại công tác quốc phòng trong khu vực vẫn được duy trì và đảm bảo tuyệt đối.
Tỉnh này cho hay trước khi cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đã tiến hành xin ý kiến của Bộ Quốc phòng. Tại Công văn số 2808/BQP-TM ngày 4/6/2008, Bộ Quốc phòng khẳng định: “Khu đất xây dựng khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương không ảnh hưởng nhiều đến vị trí đóng quân và các công trình quốc phòng hiện có trên địa bàn…”.
Đối với vấn đề “phố ngoại quốc”, Hà Tĩnh cho rằng việc tập trung hàng vạn lao động trong và ngoài nước trong khu vực này là có ảnh hưởng đến “thế trận khu vực phòng thủ” huyện Kỳ Anh, nhất là khu vực Đèo Ngang. Tuy nhiên, việc có tới gần 2.000 lao động nước ngoài trong khu vực, cũng như việc số lượng lao động trong nước và nước ngoài thực hiện dự án sẽ tăng cao trong thời gian tới là “một thực tế cần được chấp nhận trong quá trình phát triển”.
“Đây là điều UBND tỉnh cho là hệ quả tất yếu trong quá trình triển khai xây dựng. Ban quản lý khu kinh tế sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lí, kiểm tra, xử lí đối với lao động nước ngoài tại dự án, đảm bảo đúng các quy định của pháp luật”, báo cáo viết.


Copy từ: Chép Sử Việt


................

Tiền 'xóa đói, nghèo': Dân hưởng một, quan ăn mười


HÀ NỘI (NV) .- Từ năm 2011 đến 2013, mỗi năm, Việt Nam chi 120 ngàn tỉ đồng (5.5 tỉ USD) cho chương trình “xóa đói, giảm nghèo”, song chỉ có 4% đến 6% khoản này đến tay các gia đình nghèo.
Dạy thêu trong một dự án của chương trình “xóa đói giảm nghèo” ở Ninh Bình. Hàng trăm ngàn người được dạy nghề để thoát nghèo nhưng thống kê cho thấy 98% không thể kiếm sống bằng những nghề được dạy. (Hình: Báo Ninh Bình)
Phần còn lại, 94% đến 96% của 120 ngàn tỉ đó được dùng để nuôi bộ máy thực hiện chương trình “xóa đói, giảm nghèo”.
Kết quả phân tích do ông Lê Nguyễn Duy Hậu – một độc giả của báo điện tử VietNamNet – thực hiện khiến nhiều người choáng váng. Số liệu về tổng số gia đình nghèo tại Việt Nam có nhiều khác biệt, dao động từ 500 ngàn đến 3 triệu gia đình nghèo.
Ông Hậu lấy tổng số tiền chi cho chương trình “xóa đói, giảm nghèo” (120 ngàn tỉ đồng) để chia cho tổng số gia đình nghèo tại Việt Nam ở mức thấp nhất (500 ngàn gia đình). Theo đó, nếu tổng số tiền chi cho chương trình này chi hết cho 500 ngàn gia đình nghèo thì mỗi gia đình, mỗi năm sẽ nhận được khoảng 240 triệu đồng. Dư sức giúp họ thoát đói, hết nghèo.
Tuy nhiên, theo các số liệu do chính nhà cầm quyền CSVN cung cấp, mỗi năm, một gia đình nghèo tại Việt Nam chỉ được hỗ trợ từ 10 đến 15 triệu đồng.
Vậy thì tiền đi đâu?  Ông Hậu dẫn thông tin do một viên Thứ trưởng Kế hoạch – Đầu tư, tiết lộ với tờ Đại Đoàn Kết hồi tháng 9 năm ngoái, cho biết: “Bộ máy quản lý các chương trình, dự án giảm nghèo quá đồ sộ. Tỉ lệ chi cho hành chính, sự nghiệp chiếm hơn 63% tổng số tiền giảm nghèo huy động được. Còn mức chi cho đầu tư phát triển chỉ chiếm hơn 36%”.
Theo ông Hậu, tỉ lệ này có thể lớn hơn nhưng cứ tạm tính theo tiết lộ của viên Thứ trưởng Kế hoạch – Đầu tư, với tờ Đại Đoàn Kết thì chi phí để vận hành bộ máy xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện lên tới 75.6 ngàn tỷ đồng/năm (tương đương 3.5 tỉ USD) và “cứ chi cho người nghèo 1 đồng thì phải trả cho bộ máy này 10 đồng”.
Cũng theo ông Hậu, ngoài chuyện hỗ trợ trực tiếp (trao tiền), tiền của chương trình “xóa đói, giảm nghèo” đang được để thực hiện những dự án phát triển vùng, dự án nông nghiệp, dự án cơ sở hạ tầng. Điều này có vẻ hợp lý, vì sẽ không có nhiều ý nghĩa nếu người nghèo bắt đầu làm ăn ở những vùng mà điện, nước, trường học, bệnh viện đều thiếu hụt.
Tuy nhiên, hàng năm, Quốc hội CSVN đã phê duyệt những khoản khác cho xây dựng, phát triển nông thôn, nông nghiệp. Vậy thì khoản ngân sách được phê duyệt hàng năm này đi đâu?
Ông Hậu dẫn ý kiến của ông Nguyễn Lâm Thành, đại biểu cho dân Lạng Sơn ở Quốc hội, ví von, đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nông dân đang tính cả vào đầu tư xóa đói giảm nghèo theo kiểu “bốn, năm người ăn một con gà, nên dù chỉ có một con gà nhưng được tính thành bốn, năm con gà”. Nói cách khác “có tới bốn, năm hóa đơn để moi tiền ngân sách chỉ cho một bữa ăn”. Vấn đề dẫu nghiêm trọng nhưng chưa bao giờ được quan tâm làm rõ. 
Cũng vì vậy, ông Hậu đề nghị Quốc hội của chế độ mở một cuộc điều tra toàn diện về hiệu quả và tính hợp lý của chương trình “xóa đói, giảm nghèo” tại Việt Nam. Theo ông, dẫu cho Việt Nam được Liên Hiệp Quốc đánh giá là một trong những quốc gia có tiến bộ vượt bậc trong việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ là “xóa đói, giảm nghèo” thì cũng không thể dùng điều này để biện minh cho sự lãng phí và thiếu hiệu quả quá lớn như hiện nay. (G.Đ)

Copy từ: Người Việt

..............

Ông Trần Văn Truyền, cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Tổng Thanh tra Chính phủ có bao nhiêu biệt thự?

Trang THƯ GIÃN CUỐI TUẦN kì này trân trọng kính mời bạn đọc “chiêm ngưỡng” một số hình ảnh về “của nổi” là những dinh thự, biệt thự, nhà đất, một phần trong khối tài sản của ông Trần Văn Truyền, cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP). Ngoài một số biệt thự, lô đất sở hữu trước đây, ông Trần Văn Truyền đang triển khai một “dự án gia đình” trên lô đất khoảng 30.000m2 (3 héc-ta) tại xã Sơn Đông, TP Bến Tre. Trong khuôn viên đó, ông Truyền đã và đang xây dựng một biệt dinh hoành tráng (ảnh 1) và 4 căn nhà gỗ lợp ngói đỏ (ảnh 3), nghe nói có cả tốp thợ Nam Hà thi công nhiều tháng qua. Những căn nhà gỗ thuộc nhóm gỗ đặc biệt không dùng đến một cái đinh sắt. Nguồn tin từ một số cán bộ ở TTCP và cán bộ ở Bến Tre, ông Truyền còn có 3 cơ ngơi ở TP Hồ Chí Minh là phường Thảo Điền (Quận 2), ở Quận 5, ở khu đô thị “5 sao” Phú Mỹ Hưng do người thân đang quản lí, sử dụng. Người ta còn đồn rằng cái giường “đặc biệt” của vợ chồng ông có giá trị khoảng nhiều tỉ đồng, v.v…

Dinh thự của ông Trần Văn Truyền trong khuôn viên 3 héc-ta tại xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.
Dinh thự của ông Trần Văn Truyền trong khuôn viên 3 héc-ta tại xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.
Cổng chính đi vào dinh thự và “dự án gia đình” của ông Trần Văn Truyền màu sắc như sơn son thếp vàng.
Cổng chính đi vào dinh thự và “dự án gia đình” của ông Trần Văn Truyền màu sắc như sơn son thếp vàng.
Nhà gỗ nhìn từ phía bên hông, “dự án gia đình” ông Truyền phía trong có 4 căn nhà gỗ kiểu biệt thự nhỏ, đều lợp ngói đỏ.
Nhà gỗ nhìn từ phía bên hông, “dự án gia đình” ông Truyền phía trong có 4 căn nhà gỗ kiểu biệt thự nhỏ, đều lợp ngói đỏ.
Một góc dinh thự chính.
Một góc dinh thự chính.
Căn biệt thự trước đây Tỉnh ủy Bến Tre cấp cho ông Trần Văn Truyền lúc còn làm Bí thư Tỉnh ủy ở Trung tâm phường 1, TP Bến Tre rộng 300m2 vốn đây là trụ sở Hội VHNT tỉnh bị đập đi để xây biệt thự cho ông Trần Văn Truyền nay cho doanh nghiệp tư nhân thuê.
Căn biệt thự trước đây Tỉnh ủy Bến Tre cấp cho ông Trần Văn Truyền lúc còn làm Bí thư Tỉnh ủy ở Trung tâm phường 1, TP Bến Tre rộng 300m2 vốn đây là trụ sở Hội VHNT tỉnh bị đập đi để xây biệt thự cho ông Trần Văn Truyền nay cho doanh nghiệp tư nhân thuê.
Ngôi nhà cấp 4 đất rộng 200m2 trước cổng chùa Bạch Vân, phường 5, TP Bến Tre gia đình ông Truyền vẫn cho thuê.
Ngôi nhà cấp 4 đất rộng 200m2 trước cổng chùa Bạch Vân, phường 5, TP Bến Tre gia đình ông Truyền vẫn cho thuê.
Thông tin thì nhiều, có thể chưa đầy đủ hoặc có chi tiết chưa chính xác, song những tấm ảnh mà độc giả mục sở thị trong trang này là hiện thực nhãn tiền.
Nhiều người bảo làm cán bộ thanh tra thì nhanh chóng giàu có, nhưng không phải ai cũng làm giàu bất chính cả đâu! Chỉ có điều, người có nhiều nhà như ông Trần Văn Truyền có lẽ trở thành “tấm gương” cho cấp dưới. Chỉ ví dụ một trường hợp ông Lê Sỹ Bảy, Phó Vụ trưởng Vụ I TTCP có 6 nhà như Báo Người cao tuổi đã đưa tin.

Bài và ảnh Trần Tiến Công


Copy từ: Người Cao Tuổi

........

Quá thời hạn tạm giữ, CA Đồng Tháp vẫn giở thói chây lỳ không thả người


CTV Danlambao - Đến hôm nay, 21/2/2014, 3 nhà hoạt động gồm có chị Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và anh Nguyễn Văn Minh vẫn đang tiếp tục bị CA Đồng Tháp giam giữ. Tính từ thời điểm bị bắt vào hôm  11/2 đến nay, 3 nhà hoạt động đã bị giam giữ sang đến ngày thứ 11.

Về mặt thủ tục, ngày hôm qua (20/2) là hết thời hạn 9 ngày tạm giam. Tuy nhiên, CA Đồng Tháp vẫn giở thói lưu manh cố hữu bằng cách chây lỳ không thả người trong khi không dám ra quyết định khởi tố vụ án. Có tin nói rằng, chị Bùi Thị Minh Hằng đã tuyệt thực từ hôm 11/2 đến nay để phản đối hành vi bắt người và đánh người tùy tiện của CA Đồng Tháp.


Cả ba nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh đều đang bị giam giữ tại trại giam CA tỉnh Đồng Tháp (xã An Bình, huyện Cao Lãnh). Gia đình đã nhiều lần đến trại giam để yêu cầu thăm gặp nhưng không được đáp ứng, hiện không rõ tình trạng sức khỏe của 3 nhà hoạt động trên ra sao.

Ngày nào Bùi Hằng còn trong tay CA, thì ngày đó tính mạng của chị vẫn tiếp tục bị đe dọa. Khi bị CA Hà Nội bắt vào trại giam Thanh Hà năm 2012, Bùi Hằng đã căm phẫn đến mức phải dùng dao cắt gân tay tự vẫn vì nhân phẩm của chị bị nhà cầm quyền CSVN chà đạp. Rất may, vào thời điểm ấy chị đã được chữa trị kịp thời.

Sau khi ra tù, Bùi Hằng tiếp tục lên tiếng tố cáo đích danh chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo – kẻ đã ra quyết định bỏ tù Bùi Hằng. CA Hà Nội không dám trực tiếp ra tay bỏ tù Bùi Hằng, nhưng lại mượn tay CA Đồng Tháp để thực hiện hành vi đê hèn này.

Xin được nhắc lại, Bùi Hằng bị bắt trong tình trạng sức khỏe rất yếu vào hôm 11/2, chị bị CA Đồng Tháp trói ngược hai tay ra sau và đánh đập vô cùng dã man.  

Cho đến thời điểm này, việc CA Đồng Tháp vẫn chưa có quyết định khởi tố vụ án và không cho gia đình gặp mặt đã cho thấy nhiều dấu hiệu bất thường. Phải chăng, CA Đồng Tháp đang che dấu điều gì mờ ám về tình trạng nguy kịch hiện nay của Bùi Hằng? 


Copy từ: Dân Làm Báo


.........

Ai ô nhục – Hèn hạ – Tay sai Trung Cộng ở Việt Nam?

 VRNs (20.02.2014) - Washington DC, USA - Ngày 16 tháng 02 năm 2014, tại Thủ đô Hà Nội đã có những Lãnh đạo đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam bị lên án  “ô nhục”, “hèn hạ” và “tay sai ngọai bang”.  Họ cũng là những người bị cáo buộc đã đạo diễn  hai cuộc nhảy múa vô liêm sỉ để chà đạp lên  xương máu của 60,000 quân-dân đã hy sinh trong cuộc chiến chống Trung Cộng xâm lược 35 năm trước đó.
Nhưng họ  là ai ?
Không ai biết tên người giấu mặt, nhưng ở Việt Nam việc gì cũng phải do 16 người của Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam quyết định. Ngoài Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu còn có 15 người khác xếp hàng theo thứ tự : Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, Bộ trường Quốc phòng Đại tướng Phùng Quang Thanh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa, Bí thư Thành uỷ Thành phố Hà Nội Phạm Quang Nghị, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Ngô Văn Dụ, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương Đinh Thế Huynh, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và  Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân.
TRÁCH NHIỆM THUỘC VỀ AI ?
Trong số 16 người,  ai cũng chia sẻ trách nhiệm của mình nhưng có 4 người được coi có  nhiệm vụ chủ chốt trong quyết định tổ chức “nhảy múa lố bịch và phản bội ” để phá  buổi  truy điệu 60,000 người đã hy sinh trong cuộc chiến biên giới chống Trung Cộng xâm lược.
Họ là các ông Nguyễn Phú Trọng,Phạm Quang Nghị, Trần Đại Quang và Đinh Thế Huynh.
Tại sao ? Bởi vì việc gì của đảng, dù lớn hay nhỏ có liên quan đến Trung Cộng cũng phải được bàn thảo và chấp thuận bởi Bộ Chính trị. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người có tiếng “thân Bắc Kinh”  có quyết định sau cùng.
- Người thứ hai, ở chức vụ Bí thư Thành uỷ Thành phố Hà Nội  Ông  Phạm Quang Nghị, phải được báo cáo từ cấp dưới và tán thành cho áp dụng các kế họach của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội.  Không thể ông không biết gì về việc cho  công an trá hình công nhân thực hiện “màn kịch cắt đá thi công”   tại tượng đài Lý Thái Tổ ngày 19/01/2014 để phá lễ  40 năm kỷ niệm và tri ân 74 Chiến sỹ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong trận chiến chống Quân Trung Cộng cưỡng chiếm  Hòang Sa ngày 19/01/1974.

Vào dịp kỷ niệm 35 năm cuộc chiến chống xâm lăng của Trung Cộng qua 6 Tỉnh biên giới ngày 17/02/1979, thành phố Hà Nội đã cho dựng lên một sân khấu chỉ để choáng chỗ  nhằm ngăn chặn buổi tưởng niệm dự trù diễn ra sáng ngày 16/02 trước tượng đài Lý Thái Tổ và dựng cái thứ 2 tại khu vực tượng đài Cảm Tử gần đó để chận đứng mọi dự tính  đến  tưởng niệm của dân.
Ngoài vật liệu để ngổn ngang tại cả hai nơi, thành phố Hà Nội đã  đem đến một số người ăn mặc hở hang, phô diễn áo quần dạo phố ăn chơi và đòan viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh mặc áo  đồng phục xanh nhảy múa vô văn hóa theo điệu nhạc chói tai phát ra từ các  máy phóng thanh mở lớn với các bài hát  Con Bướm Xuân, Cha Cha Cha, Trống Cơm !
Riêng bài “Con Bướm Xuân” của Hồ Quang Hiếu, theo Nhà báo tự do Thùy Trang đã sao chép sang tiếng Việt từ bài hát nguyên thủy “Trung Quốc Chính Nghĩa” của Trung Cộng ra đời cách nay 30 năm, đã từng được  Ca sỹ nổi tiếng Kim Khánh của Trung Hoa trình bày.
Như vậy, có phải chính quyền Thành phố Hà Nội và Ban Tuyên giáo đảng muốn chà đạp lên xương máu của những người đã nằm xuống, hay có dụng ý nào khác  khi sử dụng bài hát này ?
Nhưng những “con thiêu thân” nhảy múa điên loạn này  là lọai người nào, từ đaq6u đến  mà đã bị người dân lên án “bỉ ổi, đê tiện” hay có người còn gọi là “trò khỉ của đám đười ươi,trong thành phố” ?
Nhà báo Xã hội (Blogger) Người Buôn Gió (Bùi Thanh Hiếu) cay đắng viết : “ Kịch bản nhảy nhót đàng điếm của bọn sồn sồn và nhí nhố của lũ choai choai chắc chắn hài lòng Trung Quốc gấp bội lần kịch bản bắt về trại Lộc Hà hỏi cung qua quýt cho hết thời gian rồi thả về… Kẻ bán rẻ tài nguyên còn nhìn thấy, kẻ bán rẻ con người cũng dễ nhìn thấy. Nhưng kẻ bán tinh thần, văn hóa dân tộc rất khó nhận. Cũng như kẻ xốc nách bạn quẳng lên xe buýt cũng dễ nhận thấy, nhưng kẻ bắt tâm hồn của bạn mang đi rất khó nhận ra… Bởi chúng nham hiểm hơn những kẻ xốc nách bạn rất nhiều. Bạn có nhận ra điều ấy trong ngày chủ nhật vừa qua?”
Nhà báo tự do JB Nguyễn Hữu Vinh cũng viết khinh miệt từ Hà Nội : “Rồi hôm nay, họ dùng những đám đàn bà trơ trẽn, thô bỉ đáng kinh tởm mà không biết xấu hổ đứng nhảy nhót, dạng háng dạng chân trước mặt vua Lý nhằm chiếm chỗ người tưởng niệm với những bó hương, những cành hoa và những băng nhỏ ghi ơn các anh hùng Liệt sĩ đã bỏ mình vì Tổ Quốc trên biên giới trong cuộc chiến 2/1979 trên tay.”
- Người thứ  ba có trách nhiệm là Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang.  Ông  đã  cho phép Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung – Giám đốc CATP Hà Nội huy động hàng trăm công an, cảnh sát chìm nổi đến chụp hình, quay phim, phóng loa phá rối, dồn ép, nói năng hồ đồ, giở giọng phản bác chụp mũ người dân yêu nước để phá  tan buổi lễ như  họ đã phá lễ kỷ niệm 40 năm (19/01/1974 – 19/01/2014)  Hòang Sa bị Trung Cộng cưỡng chiếm. 

Hôm 16/02/2014  một số  công an Hà Nội còn gỉa dạng “nhân dân tự phát”  toan cướp đi các bó hoa tưởng nhớ có hàng chữ “17/2 – Nhân dân không quên” đã được đặt ở Tháp Bút đền Ngọc Sơn, sau khi đòan biểu tình bị ngăn chặn ở đền Lý Thái Tổ .
Báo chí tự do cũng đã thu vào ống kính hình ảnh và tiếng nói của cán bộ tuyên truyền sặc mùi “phù Trung chống Việt”  Trần Nhật Quang khi ông ta  phải đối đầu với đòan người biểu tình  đang hô “Đả đảo Trung Quốc xâm lược”, “Đả đảo tay sai bán nước”.
Cán bộ Quang nói như con vẹt vừa ra khỏi lớp tuyên huấn : “Mục đích của các ngươi là gì? Các ngươi muốn thúc đẩy Việt Nam đối đầu với Trung Quốc. Để Trung Quốc thù địch Việt Nam. Để Trung Quốc cấm vận Việt Nam”.
“Trung Quốc cấm vận Việt Nam thì nền kinh tế Việt Nam sẽ có phần bị suy giảm, đời sống nhân dân có phần bị sụt xuống. Để nhân dân bất mãn, để nhân dân theo các ngươi. Để đưa các ngươi lên cầm quyền”.
Có người hỏi lại : “Ai lên cầm quyền ?”, nhưng Quang không trả lời rồi bạnh hàm nói tiếp:
“Cái giã tâm của các ngươi cực kỳ nhâm hiểm và độc ác”.
Chen giữa tiếng “loa kèn” của Quang là những tiếng cười khinh bỉ khúc khích của người biểu tình.
Trần Nhật Quang còn  hạch hỏi người dân tại sao không đòi tưởng niệm các chiến sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến biên giới Tây nam giữa Việt Nam và Cao Miên (Quân Khmer đỏ) từ 1977 đến 1978 mà lại đòi kỷ niệm cuộc chiến biên giới Việt-Trung?
Đi bên cạnh Quang là 2 cán bộ cò mồi trẻ hơn, người trước kẻ sau cùng đội mũ an tòan, đã nhắc ông ta nói thêm về “giải phóng” và việc đòi tưởng nhớ công lao bảo vệ Tổ quốc của các chiến sỹ Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc chiến chống Trung Cộng ở Hòang Sa năm 1974.
Thế là cán bộ Quang được trớn nói liều: “Cái ngày mà bọn bán nước Ngụy Sài Gòn đánh nhau với bọn cướp Trung Quốc. Cái ngày mà hai bọn cướp đấy đánh nhau để tranh ăn thì các ngươi lại kỷ niệm. Nhục nhã chưa?”.
Rất tiếc không ai hỏi lại Quang: “ Vậy chứ “bọn cướp Trung Quốc” năm 1974  và  “bọn giặc Trung Quốc “ năm 1979 ở biên giới và bây giờ ở Biển Đông có khác nhau không ?
Sau đó, Quang lại lên giọng giống hệt như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và nhiều Lãnh đạo khác, kể cả Thượng tướng Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh  khi họ đem lá bài “cần ổn định”  để dọa người biểu tình rằng:”Đất nước cần phải được bình yên để mà xây dựng và phát triển, đừng có mà quấy phá!”
- Người thứ bốn  phải gánh trách nhiệm là Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương Đinh Thế Huynh .  Ông Huynh cũng đã từng nói trong một số lần về chuyện “đất nước cần ổn định để phát triển”, hay “mọi việc đã có đảng lo” khi có dân nổi lên biểu tình chống Trung Cộng.  Ông cũng là người đã chỉ thị cho các Ban Tuyên giáo không để cho báo chí đăng những  bài viết “nhậy cảm” làm  phương hại đến mối giao hảo Việt-Trung.
Nhiều bài viết đụng chạm đến Trung Cộng ở Hòang Sa, trên Biển Đông và chung quanh cuộc chiến biên giới 1979 đã bị gỡ xuống sau khi đăng.
Ông Huynh còn có trách nhiệm trong việc ra lệnh cho các báo “chính thống” như Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Sài Gòn Giải Phóng, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Tuyền Giáo, Tạp chí Dân Vận không được viết hay đăng các bài nói về trận chiến Hòang Sa trong lần kỷ niệm 40 năm 19/01/2014.
Một số báo “ngọai ngạch” như ViệtnamNet, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Lao Động, Giáo dục Việt Nam, Dân Trí, Dân Việt v.v… cũng được lệnh phải “hạ nhiệt” các bài viết về trận chiến về Hòang Sa và chiến sỹ VNCH khi gần đến ngày kỷ niệm.
Tình hình báo chí trong  lần kỷ niệm 35 năm cuộc chiến chống xâm lược Trung Cộng  17/02/1979 cũng không thay đổi.  Các báo “chính thống”  ngậm miệng như thóc ngâm. Có một số báo “ngoài luồng” được đăng lai rai theo dạng phỏng vấn hay hồi ký về cuộc chiến biên giới, tiêu biểu như  các báo Dân Việt, VietNamExpress, VietNamNet, Petrotimes (báo Năng Lượng), Người Cao Tuổi, Diễn đàn Công nhân, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Tiền Phong, Một Thế Giới v.v…
Từ Hà Nội,  Nhà báo tự do JB Nguyễn Hữu Vinh nhận xét về “thái độ  quay lưng” của các báo “chính thống” như thế này: “Những ngày này, những tờ báo mạo danh nhân dân như: Nhân Dân, Quân đội Nhân Dân, Hà Nội mới và hàng trăm tờ báo, Đài truyền hình dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng CS, đã không nửa lời nhắc đến các anh. Trớ trêu thay, chính những tờ báo này lại là những tờ báo kêu gào mạnh nhất, hối thúc mạnh nhất khi đưa các anh ra chiến trận để rồi bỏ mình trên đó. Trớ trêu và độc ác hơn, những tờ báo này giờ đã trở thành mũi tên xung kích chống lại chính người dân, chính đồng đội các anh, gia đình, bạn bè và anh em của các anh, những người muốn đất nước tiến bộ, muốn dân tộc trường tồn và đó cũng là mục đích của sự hy sinh của các anh.”
Người thứ năm “có trách nhiệm liên đới” làm giảm tình thần yêu nước trong hai lần kỷ niệm Hòang Sa và chiến tranh 1979 là Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân. Ông  Nhân còn là  Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt-Trung.
Trong thời kỳ giữ chức Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo năm 2006, không ai nghe thấy ông  Nhân thắc mắc tại sao sách giáo khoa của Việt Nam không hề ghi hai cuộc chiến Trung Cộng chiếm Hòang Sa và cuộc chiến xâm lược biên giới năm 1979.
Tại  “Đại hội đại biểu toàn quốc Hội hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc nhiệm kỳ V  ngày 10/07/2012, ông Nhân nói rằng:“Tình hữu nghị truyền thống lâu đời giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc là tài sản quý báu của nhân dân hai nước”.
Ông khẳng định: “Hai nước đã xây dựng quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt”, và “mong muốn, trong nhiệm kỳ tới, Hội hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc sẽ quán triệt phương châm quan trọng này trong các hoạt động cụ thể của mình để góp phần củng cố và thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước”.
Lời tuyên bố của ông Nhân đưa ra vào đúng thời kỳ Trung Cộng gia tăng đàn áp và giết hại các ngư dân Việt Nam trên Biển Đông khiến dư luận trong dân rất bất mãn.
Phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, và  “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” là những chữ của Trung Cộng trao cho Việt nam thi hành.  Phiá Trung Cộng chưa bào giờ giữ lời hứa “sống hòa bình” với Việt Nam, nhưng Lãnh đạo Việt Nam  không  dám chống lại các hành động làm hại Việt Nam của Trung Cộng.
CÁC ÔNG THANH- DŨNG – SANG THÌ SAO ?
Người thứ sáu là Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cũng phải chịu trách nhiệm đã  “vô ơn bạc nghĩa” không hương khói cho những người lính đã hy sinh tại 6 Tỉnh dọc biên giới Việt-Trung trong suốt 10 năm kháng chiến chống quân xâm lược Trung Cộng từ ngày 17 tháng 02 năm 1979 đến tháng 9 năm 1989, sau các trận đánh đẫm máu tại Huyện Vị Xuyên, Tỉnh Hà Giang.
Từ 35 năm qua các Binh đòan từng tham chiến ở biên giới không có bất cứ việc làm nào để tưởng niệm các đồng đội hay trả ơn các gia đình tử sỹ nhân ngày 17/2.
Chẳng những thờ ơ như thế mà Tướng Thanh  còn “nịnh bợ” Trung Cộng  tại buổi lễ  “kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (1-8-1927/1-8-2012)” tại Hà Nội hôm 28/07/2012: “QĐND Việt Nam luôn luôn mong muốn đất nước Trung Quốc anh em phát triển hòa bình, thịnh vượng và có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới…Trong những năm tới, hòa bình, hữu nghị hợp tác trong khu vực và trên thế giới vẫn là xu thế lớn. Nhưng, các thế lực thù địch vẫn tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động diễn biến hòa bình; lợi dụng các hoạt động dân chủ, nhân quyền, tôn giáo nhằm xóa bỏ chế độ XHCN, chia rẽ quan hệ hữu nghị Việt – Trung, đang đặt ra những khó khăn, phức tạp mới cho Đảng, Chính phủ, nhân dân và quân đội hai nước”.
Có lẽ chưa bị Trung Cộng “dạy cho bài học thứ hai” nên ông Thanh chưa hãi sau 1979, hay nghĩ  cứ “co như giun” sẽ có ngày ông được đãi ngộ ?
Đến phiên người thứ Bảy là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.  Khi  có người nhắc đến  biến cố Trung Cộng  chiếm Hòang Sa năm 1974  thì ai cũng nghe ông nói “phải kỷ niệm”  ở  buổi họp với Hội Khoa học Lịch sử ngày 30/12/2013.
Ông Dũng nói : “Phải kỷ niệm. Nhưng kỷ niệm thế nào để ổn định. Rồi còn biên giới Tây Nam thế nào. Chứ không phải Bộ Chính trị không quan tâm”.
Trong số ra ngày 30/12/2013 báo Thanh Niên online viết: “Thủ tướng cũng cho biết hiện Bộ Ngoại giao đang soạn thảo đề án kỷ niệm sự kiện: biên giới phía Bắc, Hoàng Sa. “Kỷ niệm thế nào cho vừa đạt yêu cầu đối nội, vừa đạt yêu cầu đối ngoại. Đó cũng là lợi ích của nhân dân. Bộ Chính trị rất quan tâm đến việc kỷ niệm này”.
Đến ngày 18/01/2014, Huyện Hòang Sa của Thành phố Đà Nẵng nhận được lệnh phải hủy bỏ buổi lễ tri ân và hướng về Hòang Sa. Tại Đền Lý Thái Tổ ở Hà Nội vào sáng ngày 19/01/2014,  Công an đội lốt công nhân đem đá đến cưa chơi cho bụi bay tung toé để phá lễ tưởng niệm 74 Chiến sỹ Hải quân Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh tại Hòang Sa. Một đội ngũ Công an, dân phòng và côn đồ khỏang chừng 400 người đã bao vây, không chế  đòan người chừng 200 người biểu tình chống Trung Cộng bằng cách  la lối “ra khỏi nơi thi công” qua máy phóng thanh  cực mạnh chĩa thẳng vào mặt mọi người, kể cả các Phóng viên báo chí người nước ngòai !
Thủ tướng Dũng nín thinh.
Rồi ngày 17/02/2014  cũng “lạnh nhạt” qua đi im rơ sau màn nhảy nhót  “cực kỳ phản động” của  đám “người Việt lạ dòng” diễn ra trước mắt Tượng Vua Lý Thái Tổ.
Bỗng dưng đến ngày 19/02 (2014) ông Dũng lại nói  vuốt đuôi như “đinh đóng cột” rằng : “ “Đảng, Nhà nước không bao giờ quên công lao của đồng chí, đồng bào chiến đấu, hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh biên giới xâm lược của Trung Quốc.”
Thủ tướng của CSVN đã nói như thế tại cuộc họp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam.
Báo Lao Động viết thêm : “Tại cuộc họp nói trên, nhiều thành viên Hội đồng tư vấn của Ủy ban T.Ư MTTQ VN đã khuyến nghị dư luận đang trông chờ một quan điểm chính thống, sau khi xuất hiện nhiều bài viết, ý kiến về cuộc chiến tranh biên giới phía bắc ngày 17.2.1979 trong thời gian qua.
Trước các ý kiến trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Đảng, Nhà nước không bao giờ quên sự kiện này, và công lao của các đồng chí đồng bào đã chiến đấu trong cuộc chiến tranh chống xâm lược 1979”.
Thủ tướng Chính phủ cho biết, hiện tất cả các liệt sĩ hy sinh đều được quy tập ở các nghĩa trang để hương khói tưởng nhớ. “Song kỷ niệm thế nào để có lợi nhất cho đất nước. Bộ Chính trị đã nghe 2 phiên về đề án biên giới phía bắc và Trường Sa-Hoàng Sa. Bộ Chính trị chỉ đạo chặt chẽ về các vấn đề này, với tinh thần vì lợi ích cao nhất của đất nước, chứ Đảng, Chính phủ, đất nước và dân tộc Việt Nam không sợ ai. Chúng ta đã có đề án, phân công nhiệm vụ cụ thể về vấn đề này” .
Nhưng “chỉ đạo chặt chẽ” của Bộ Chính trị là làm gì mà chưa thấy thi hành, hay đến bao giờ mới thi hành ?
Phải chăng vì  phải đặt lợi ích Việt-Trung lên “tầm cao chiến lược” mới, phải luôn luôn vì “đại cục”  và phải giữ lời hứa  thi hành nghiêm chỉnh phương châm 16 chữ và 4 tốt theo lệnh của Trung Cộng là “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và  “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” ? 
Còn Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng có trách nhiệm gì quanh hai chuyện tưởng niệm Hòang Sa và cuộc chiến biên giới 1979 không ?
Cả hai ông  đều “miệng ngậm hột thị” . Riêng ông Hùng thì phải trả lời nhân dân tại sao Quốc hội có tới 500 Đại biểu mà không thấy ai, dù chỉ một người, dám mở mồm nói được đôi điều yêu nước cho  mát ruột các anh linh chiến sỹ và thân nhân 60,000 người đã hy sinh trong cuộc chiến chống Trung Cộng ở biên giới ?
Tại sao lại “lạnh như tiền”  đến thế, hỡi những người Cộng sản Việt Nam ? Hay là vì, như tiết lộ của Thiếu tướng Nguyen Đại sứ CSVN tại Bắc Kinh Nguyễn Trọng Vĩnh  tiết lộ : “Tại Hội nghị Thành Đô, do phía ta nhu nhược bị phía TQ áp đặt. Từ đó, họ tùy tiện can thiệp vào nội bộ ta, ép ta về nhiều mặt, lấn ta, phá kinh tế của ta… Họ ngăn ta không được nhắc đến cuộc xâm lược của họ tháng 2/1979…”  nên 60,000 quân-dân Việt Nam vẫn chưa được thanh thản an giấc ngàn thu ?
Vậy Nguyên Tổng Bí thư đảng Đỗ Mười, đang còn sống tại Hà Nội là người  cùng đi Thành Đô (Tỉnh Tứ Xuyên) với Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Cố vấn Phạm Văn Đồng dự họp với Tổng Bí thư-Chủ tịch Nhà nước Trung Cộng Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng có giám trả lời tướng Vĩnh không, hay sẽ giữ mãi nỗi hận lịch sử này đến cuối đời ?
Phạm Trần
(02/014)

Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế


.................