CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Philippines muốn tổ chức "ngày biểu tình toàn cầu" chống Trung Quốc

Các báo lớn của Philippines (Inquirer, Philippine Star, The Diplomat) đưa tin: Từ 12h trưa đến 2h chiều ngày thứ tư, 24/7, Liên minh Biển Tây Philippines (WPSC) sẽ tổ chức biểu tình chống Trung Quốc tại Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở thủ đô Manila của Philippines. Cùng ngày, biểu tình cũng sẽ diễn ra tại tất cả các tòa đại sứ và lãnh sự Trung Quốc ở Mỹ, Anh, Italy, Canada, Australia, Đan Mạch, Israel, Campuchia, v.v. với địa điểm và thời gian tùy mỗi nơi chọn.

WPSC là một liên minh phi chính phủ, với thành viên là các công dân mạng (netizens), một số cựu quan chức cấp cao Philippines, cùng một loạt tổ chức: Người Mỹ gốc Philippines vì nền quản trị tốt, Tinh thần Cách mạng EDSA, Cựu chiến binh và những đứa con...

Chủ tịch của WPSC - cựu Bộ trưởng Nội vụ Philippines Rafael Alunan III - thông báo tại một cuộc họp báo hôm 17/7, rằng 24/7 sẽ là một “ngày biểu tình toàn cầu” của dân Philippines chống Trung Quốc.

Nhiều nghệ sĩ (ca sĩ, diễn viên, MC...) của Philippines cũng đã đến dự họp báo, tuyên bố sẽ tham gia biểu tình, hát cổ vũ nhân dân Philippines chống quân xâm lược Trung Quốc. Một số nhân vật nổi tiếng đang tiến hành ghi âm một “ca khúc biểu tình ôn hòa” để đóng góp cho phong trào.

Thông điệp gửi chính quyền và nhân dân Trung Quốc

Thay mặt WPSC, ông Alunan tuyên bố: “Cuộc biểu tình có bốn thông điệp:
  1. Chúng tôi phản đối hành vi hiếu chiến của Trung Quốc và sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế trên Biển Tây Philippines. Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc hãy là một nước láng giềng tốt, tránh hành động đơn phương trên khu vực biển tranh chấp, và chấm dứt các hành động gây hấn. Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc tìm con đường hòa bình để đi đến với một giải pháp cho tranh chấp, trước khi họ chứng minh (tính đúng đắn của) các yêu sách của họ trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển.
  2. Chúng tôi hướng tới nhân dân Trung Quốc – những người mà nhân dân Philippines đã có một lịch sử lâu đời hữu nghị và hợp tác, ngay từ trước khi Magellan đến Lapu-Lapu vào năm 1521. Chúng tôi không chống các bạn. Chúng tôi chống lại chính sách vô luật pháp của chính quyền của các bạn – xâm phạm chủ quyền, chiếm đóng, ăn cướp tài nguyên thiên nhiên, và đe dọa – trên Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của chúng tôi.
  3. Chúng tôi kêu gọi người Philippines ở khắp nơi, hãy đứng lên, như một dân tộc có chủ quyền và phẩm giá, thách thức lại Trung Quốc, khi mà Trung Quốc luôn đe dọa gây chiến mỗi lần chúng ta phản đối hành động vi phạm tùy tiện của Trung Quốc trên Vùng Đặc quyền Kinh tế của chúng ta. Chúng tôi lên án việc họ sử dụng một cách có hệ thống vùng biển lân cận, sử dụng tàu hải giám và tàu ngư chính để ngăn cản ngư dân và sĩ quan của chúng tôi, không cho đi lại tự do trên vùng biển của chúng tôi.
  4. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ mục tiêu của chính phủ là hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa các lực lượng vũ trang. Chúng ta phải có được phương tiện để thực hiện tự vệ, càng sớm càng tốt, nhằm bảo vệ Vùng Đặc quyền Kinh tế, chủ quyền, và danh dự dân tộc của chúng ta”.
“Chiến dịch toàn cầu”

WPSC mong muốn tổ chức một chiến dịch toàn cầu “để nói cho thế giới biết sự thật về tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Philippines và Trung Quốc”.

Ý tưởng người Philippines biểu tình trên toàn thế giới vào ngày 24/7 tới đây xuất phát cách đây hai tháng, khi cựu Bộ trưởng Nội vụ Rafael Alunan và một số blogger Philippines đọc được trên Facebook kế hoạch biểu tình vào ngày 24/7 của tổ chức Người Mỹ gốc Phi vì nền quản trị tốt. Ông Alunan nói: “Mặc dù những người Philippines đó đã tuyên thệ trung thành với một lá quốc kỳ khác, nhưng trong tim, họ vẫn là người Philippines”.

Đồng tổ chức “ngày biểu tình toàn cầu” 24/7, ông Roilo Golez, nguyên Cố vấn An ninh Quốc gia, cho biết các cuộc tuần hành sắp tới sẽ là “điểm khởi đầu cho một cái gì đó lớn hơn”, và dự định của WPSC là làm cho hoạt động biểu tình trở thành rộng khắp.

Tổ chức Người Mỹ gốc Philippines vì nền quản trị tốt cho biết nhóm của họ sẽ tiến hành biểu tình ở một loạt thành phố lớn trên toàn nước Mỹ: Washington DC, Los Angeles, San Francisco, Chicago, Houston, Denver, Atlanta, và Saipan.

“Chúng tôi ủng hộ tất cả những ý kiến phản đối sự hiện diện và hành vi xâm lược của Trung Quốc trên Vùng Đặc quyền Kinh tế của chúng tôi” – ông Golez tuyên bố.

Logo của Liên minh Biển Tây Philippines 
kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc

Tại Philippines

Địa điểm biểu tình chính ở Philippines là tòa Tổng lãnh sự Trung Quốc ở thành phố Makati thuộc thủ đô Manila. Báo chí địa phương dự đoán sẽ có khoảng 5.000 người tham dự.

Vào tháng 5/2012, một cuộc biểu tình chống Trung Quốc cũng đã diễn ra trước cổng Lãnh sự quán Trung Quốc, với khoảng 200 người, ít hơn rất nhiều so với dự kiến.

Tờ Diplomat viết: “Biểu tình về các vấn đề chủ quyền vốn rất phổ biến ở nhiều nước trong khu vực, kể cả Việt Nam, nước mà – cũng giống như Philippines – thường phải tranh cãi với Trung Quốc xoay quanh các yêu sách chủ quyền chồng lấn nhau trên Biển Đông Nam Á”.

Bên dưới bài viết của tác giả Zachary Keck trên tờ Diplomat hiện có 24 lời bình luận (comment), trong đó ngoài những ý kiến cổ vũ và kêu gọi mọi người hưởng ứng Philippines, có cả một số comment như: “Tôi không hiểu Trung Quốc đã làm gì sai. Tôi yêu Trung Quốc”, và “Ngu xuẩn, đó là từ nên dùng nhất lúc này để nói về dân Philippines”. Comment này nhận được một comment khác đáp lại: “Ngu à? Ngu là kẻ nghĩ rằng thực thi tự do ngôn luận là ngu”.

Đại đa số ý kiến đều lên án Trung Quốc và yêu cầu Bắc Kinh hành xử một cách trưởng thành theo luật pháp quốc tế.

(Tổng hợp từ các báo The Diplomat, Tribune Online, GMA News của Philippines, và Youtube)


Copy từ: Đoan Trang

Cảnh báo: Email từ PhongVien NoU có mã độc


BBT No Firewall
2013/07/16

Xin các bạn cẩn thận với email sau đây:

 From: PhongVien NoU [mailto:phongvien.nou@gmail.com]
 To: PhongVien NoU
 Subject: Hình ảnh CTN Trương Tấn Sang tại TQ

 Nhóm phóng viên No-U đã sưu tập tập những hình ảnh trong chuyến công du của CTN Trương Tấn Sang tại Trung Quốc .

 Những hình ảnh thể hiện sự thấp kém, ươn hèn với thái độ quy phục của Nhà nước CSVN trước "Anh 2 Trung Của" :D

 Xin chuyển đến quý anh chị sử dụng những hình ảnh này để tranh đấu vì một Việt Nam dân chủ giàu mạnh - không lệ thuộc

 Nhóm No-U


Đính kèm là một tập tin có tên "Truong Tan Sang tai Trung Quoc.rar, 28.5 Kb. Khi giải nén sẽ cho ra một ngăn (folder) có 4 tập tin. Trong số đó là 3 tấm hình và tập tin thứ tư là một đường dẫn (link, shortcut) được ngụy trang làm hình JPG.

Người xem khi đã xem 3 tấm hình đầu tiên, thuận tay sẽ tìm cách bấm mở hình thứ tư. Nếu bấm vào đó nó sẽ cho chạy một đoạn mã độc cài trên một trang web.
Copy từ :Nofirewall

Cảnh báo: Email góp ý về Ls. Lê Quốc Quân có mã độc

Cảnh báo: Email góp ý về Ls. Lê Quốc Quân có mã độc

Ban Biên Tập No Firewall
2013/06/13

Tin tặc đang khai thác các tin tức thời sự nóng bỏng hiện nay như việc Ts. Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực, Ls Lê Quốc Quân sắp ra tòa để gửi email rãi mã độc khắp nơi.

Một email điển hình mà chúng tôi nhận được sau đây:

Ngày 9/7 tới đây Luật Sư Nhân Quyền Lê Quốc Quân sẽ ra tòa án cộng sản, với hy vọng mong manh LS sẽ được thả và tiếp tục đấu tranh vì nhân quyền cho Việt Nam.

Tôi gửi một vài ý kiến của mình về vấn đề này và một lời kêu gọi nhỏ với cộng đồng mạng gây sức ép để chế độ cộng sản thả LS ra.

PS: tôi đính kèm file ở email này


Tin tặc đính kèm tập tin LSLeQuocQuan.7z (411Kb, 411,760 bytes). 7Z là một dạng nén tương tự như ZIP, RAR.

Giải nén tập tin này sẽ có LSLeQuocQuan.hta (1.4Mb, 1,384,430 bytes). HTA là một dạng executable như .EXE, .COM

Trong tập tin LSLeQuocQuan.hta có chứa mã độc trojan HEUR_OLEXP.A - Loại trojan HEUROLEXP.A có thể xâm nhập vào máy nếu máy có những lổ hổng an ninh chưa vá lại.

Xin các bạn cẩn thận.

Copy từ: Nofirewall

Điếu Cày tuyệt thực trong tù đến ngày thứ 30

Blogger Điếu Cày trong phiên tòa ngày 24/09/2012.
Blogger Điếu Cày trong phiên tòa ngày 24/09/2012.
DR

Tú Anh
Thêm nhiều cơ quan truyền thông quốc tế quan tâm đến trường hợp blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Báo chí Úc cũng như hãng AFP trong bản tin hôm nay cho biết người tù nhân lương tâm Việt Nam mà Tổng thống Mỹ Obama đã từng trực tiếp lên tiếng can thiệp đã tuyệt thực đến ngày thứ 30 tại nhà tù biệt giam tại Nghệ An.

Thông tin sáng lập viên Câu Lạc Bộ Nhà Bao Tự Do tuyệt thực từ tháng sáu đã được loan tải trên nhiều trang mạng xã hội Việt Nam và truyền thanh quốc tế. Trong bản tin hôm nay, hãng AFP cho biết blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, đã tuyệt thực đến ngày thứ 30.
Sau những cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lăng biển đảo năm 2008, ông bị chính quyền Việt Nam kết án 30 tháng tù với tội danh « trốn thuế », rồi 12 năm tù với tội danh « tuyên truyền chống chế độ » và hiện bị biệt giam ba tháng tại nhà tù Nghệ An.
Bà Dương Thị Tân, người vợ cũ của Điếu Cày cho biết là ông đã nhịn ăn cho đến hôm nay là đúng 30 ngày. Sức khỏe của tù nhân 61 tuổi này được mô tả là « rất yếu, không thể tự đứng dậy ». Con trai của ông (Nguyễn Trí Dũng) chỉ được phép gặp mặt cha « có 5 phút » và cho biết nhìn không ra thân phụ của mình vì dóc dáng rất tiều tụy.
Bà Dương Thị Tân cho AFP biết thêm là blogger Điếu Cày tuyệt thực để phản đối lệnh biệt giam của giám thị nhà tù gây sức ép buộc ông « ký giấy nhận tội » và « sẽ tiếp tục tranh đấu cho đến khi chính quyền phải trả lời ».
Ông Nguyễn Văn Hải đã từng tuyệt thực 28 ngày trong năm 2011 và cuối cùng chính quyền phải đưa ông về một bệnh viện ở Sài Gòn để cấp cứu.
AFP nhắc lại là trong năm 2013 này đã có 46 nhà tranh đấu ôn hòa bị bắt giam. Nhiều vụ tranh đấu bằng tuyệt thực hay nổi loạn trong nhà tù để phản đối chính sách « đối xử tồi tệ » đã xảy ra trong những tháng qua. Nổi cộm nhất là vụ tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực tại nhà giam Thanh Hóa, vụ thanh niên công giáo ở Vinh và gần đây là trường hợp tù nhân ở nhà giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai nổi loạn bắt giám thị.
Mạng « danlambao » thẩm định tính mạng của Điếu Cầy « được tính từng giờ ».
Bản tin của Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam ngày 22/07/2013 cho biết thêm gia đình của các tù nhân lương tâm Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Lê Quốc Quân, Cù Huy Hà Vũ, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên..., đã ký một bức thư cầu cứu với tổng thống Mỹ Barack Obama nhân dịp lãnh đạo Hoa Kỳ tiếp chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang trong tuần này.


Copy từ: RFI

Những khuất tất của Thiếu tướngTrần Văn Vệ vẫn chưa bị xử lí: Ma thuật của một Đại tá Công an


tranvanve-congan

Trong các tháng 9 và 11 năm 2010, Báo Người cao tuổi đăng loạt bài với tiêu đề “Ma thuật của một Đại tá Công an” phản ánh những khuất tất của ông Trần Văn Vệ, cựu Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, nay là Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Về quản lí hành chính và trật tự xã hội (Tổng cục VII), Bộ Công an.
Mặc dù những sai phạm đã rõ, nhưng ông Trần Văn Vệ không bị bất kì hình thức xử lí nào, ngược lại còn được phong hàm Thiếu tướng, lại có cơ hội thường xuyên xuất hiện trên các kênh truyền hình như để khẳng định vị thế “ông tướng” “dạy đời” nhân dân, tiếp tục ngạo mạn thách đố dư luận xã hội. Nhiều ý kiến bạn đọc, đặc biệt là các bậc lão thành có thư, gọi điện, trực tiếp tới Báo Người cao tuổi phản ánh, bày tỏ chính kiến trước hiện tượng không bình thường của tướng Vệ và yêu cầu Báo cần tiếp tục làm rõ, góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ uy tín của ngành Công an cách mạng.
Với trách nhiệm xã hội của một tờ Báo được đông đảo bạn đọc tin cậy, quý trọng Báo Người cao tuổi tiếp tục điều tra, nhằm làm rõ những “ma thuật” của tướng Trần Văn Vệ vốn đã từng được một thế lực “vô hình” khuất lấp, bao đỡ. Việc xử lí hay không theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” còn tùy thuộc vào trách nhiệm của Bộ Công an và các cơ quan có thẩm quyền…

Lại từ vụ án “tranh đất với”… khách hàng

Nguồn cội việc di dời Trụ sở Công an tỉnh Thái Bình ra khu vực bãi tha ma Kỳ Bá – Trần Lãm, TP Thái Bình để nâng cơ hội và giá trị bán đất tại Khu đô thị Trần Lãm của em trai ông Trần Văn Vệ là Trần Văn Kỳ đứng danh làm chủ đầu tư, người dân ở Thái Bình ai cũng rõ. Không biết ở cõi âm đã có “phiên tòa” nào chưa, còn trên cõi nhân gian đã có 1 phiên tòa được mở công khai ngày 15/8/2012 tại TP Thái Bình đưa chủ dự án này ra xét xử về hành vi bội ước, lạm dụng ảnh hưởng quyền lực của mình xâm hại quyền lợi chính đáng của công dân. Từ đó, những khuất tất của anh em ông Trần Văn Vệ tiếp tục hé lộ.

Trá hình chia lô bán nền đất kiếm lời bất chính

Trường hợp của gia đình ông Nguyễn Xuân Nhự và bà Phạm Bích Đào, trú tại 202, phố Lý Thường Kiệt, TP Thái Bình là một trong những nạn nhân bị lừa gạt trong quá trình giao dịch mua bán nhà ở tại Khu đô thị Trần Lãm. Theo ông bà, việc khởi kiện ra Tòa mới chỉ phản ánh một phần sự thật về những hành vi thô bạo, xảo trá của anh em ông Vệ – Kỳ. Trong thực tế, Khu đô thị Trần Lãm này chính thức là của ông Trần Văn Vệ dưới vỏ bọc Công ty CP Đầu tư Hạ tầng và Công trình Kiến trúc Hà Nội (HATECO) mà em trai ông là Trần Văn Kỳ trực tiếp quản lí điều hành. Khi hỏi bất kì người dân nào ở TP Thái Bình về Khu đô thị này thì đều được trả lời là dự án của ông Vệ. Sự ra đời của Công ty HATECO là sự phù phép, đứng tên ban đầu góp cổ phần đều là “đệ” của gia đình ông Vệ. Với ảnh hưởng quyền lực của mình và sức mạnh của đồng tiền, anh em ông Vệ từng làm được những chuyện tày trời không ai có thể làm được là giữ được nguyên giá đất của tỉnh giao chỉ 400.000 đồng/m2 mặc cho tại thời điểm đó Hội đồng nhân dân tỉnh phê chuẩn định mức giá lên 850.000 đồng/m2 đất cho các khu đô thị? Năm 2004 thành lập Công ty HATECO, ông Trần Văn Kỳ là cổ đông sáng lập trong khi đó ông đang là Trưởng phòng Quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam (ViettinBank) chưa cổ phần hóa. Mãi đến tháng 9/2009, vì hành vi thuê nhà báo viết bài vu khống, làm đơn thư mạo danh, nặc danh, nhắn tin khủng bố Tổng Giám đốc Ngân hàng Cổ phần Công thương Việt Nam, ông Trần Văn Kỳ bị Cơ quan Công an phát hiện, lẽ ra phải khởi tố, nhưng nhờ ông anh Trần Văn Vệ can thiệp kịp thời nên ông Kỳ thoát nạn. Sau đó, ông Trần Văn Kỳ cùng 5 – 6 con em của gia đình ông Vệ đều bị đuổi khỏi ViettinBank. Đến lúc này, ông Kỳ mới công khai đứng tên đại diện trước pháp luật của Công ty HATECO. Sự uẩn khuất “kì diệu” đó khó có một cơ quan chức năng nào phát hiện ngay được, nhưng việc làm mờ ám của anh em ông Vệ thì ai cũng biết. Chỉ tiếc rằng người dân “thấp cổ, bé họng” chẳng kêu thấu được trời, đó là lời kêu than của hầu hết khách hàng khi tìm gặp trình bày với phóng viên Báo Người cao tuổi.


Đây là nền móng Khu đô thị chất lượng cao Trần Lãm, TP Thái Bình mà Công ty HATECO thi công cho khách hàng Phạm Thị Nhuận đầu quý I/2013.

Với chiêu lừa ngoạn mục “Hợp đồng đăng kí mua bán nhà xây thô”, nhưng tại thời điểm này (2013), anh em ông Vệ đã xây thô và bàn giao được căn nhà thô nào cho khách hàng? Trong thực tế, bản chất thật là “chia lô, bán đất” kiếm lời, với thuật ngữ “đăng kí” trong thủ tục mua bán, anh em ông Vệ sẵn sàng chối bỏ tất cả khách hàng, thậm chí chiếm đoạt mà không liên lụy đến pháp luật. Gia đình ông Nhự, bà Đào có trình độ hiểu biết pháp luật mới dám khởi kiện Công ty HATECO ra Tòa, tuy rằng HĐXX án dân sự sơ thẩm TAND thành phố Thái Bình ngày 15/8/2012 đã tuyên xử cho vợ chồng ông thắng kiện HATECO, nhưng đồng tiền “ma thuật” của anh em ông Vệ đủ điều kiện “đổi trắng thay đen” trong vụ án này. Để tránh tình trạng “vừa mất con chó, lại mất bó rơm” mà gần 20 khách hàng, nạn nhân của việc mua bán nhà tại Khu đô thị Trần Lãm chỉ còn cách tới Báo Người cao tuổi kêu cứu.
Qua tài liệu của các gia đình cung cấp mới vỡ lở hành vi chiếm đoạt công khai của anh em ông Trần Văn Vệ. Ngoài giá mua sử dụng đất được thỏa thuận ấn định, khởi điểm năm 2006 là 3 triệu đồng/m2, lũy tiến đến nay đã trên 10 triệu đồng/m2 , anh em ông Vệ còn buộc khách hàng phải nộp thêm nhiều khoản phí bất hợp lí lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi căn hộ. Trong khi đó hầu hết khách hàng phải tự thiết kế, tự thi công? Trắng trợn hơn khi khách hàng không chấp nhận những đòi hỏi vô lí đó, anh em ông Vệ sẵn sàng tuyên bố hủy hợp đồng để bán lại cho người khác với giá trị cao gấp nhiều lần, mà vụ kiện của ông Nhự, bà Đào là một minh chứng.
Trường hợp bà Phạm Thị Nhuận, trú tại 49, đường Lê Đại Hành, TP Thái Bình lại bộc lộ một mánh khóe gian giảo khác của anh em ông Vệ, bởi bà Nhuận cứ nằng nặc đòi Công ty HATECO giao nhà xây dựng thô theo đúng hợp đồng đã kí. Ngày 1/7/2013 anh em ông Vệ ra thông báo số 11, yêu cầu bà Nhuận phải nộp thêm 1.019.457.000 đồng nữa với chiêu lừa “khuyến mại” không thu các loại phí là 70.623.637 đồng, nhưng bà Nhuận phải chấp nhận nộp thêm 149.691.148 đồng để có được căn hộ xây thô. Bất chấp chưa được sự đồng ý của bà Nhuận, ngày 17/1/2013, Công ty HATECO ngang nhiên thuê lao động tự do tự ý thi công móng nhà, buộc bà Nhuận phải có đơn tố cáo gửi các ngành chức năng. Tại báo cáo số 04/BC-TTr kết quả xác minh đơn của Thanh tra Sở Xây dựng Thái Bình, xác định móng căn nhà nêu trên chưa theo đúng thiết kế kĩ thuật, cố tình rút bớt vật liệu gia cố, các chỉ số kĩ thuật chưa bảo đảm. Trường hợp của gia đình ông Phạm Văn Đáp, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng tương tự. Có nghĩa là khách hàng nào cam phận phải tiến cúng trên 70 triệu đồng các loại phí cho anh em ông Vệ thì được yên thân, nếu giở giói ra thì phải mất thêm gấp 2 số tiền đó mà chất lượng công trình lại không bảo đảm.
Chỉ sơ sơ tính các loại phí ngoại lệ ngoài giá sử dụng đất theo thỏa thuận, anh em ông Vệ đã nghiễm nhiên “ngồi chơi, xơi nước” mà vẫn thụ hưởng hàng chục tỉ đồng. Đó là chưa nói đến thủ đoạn không xây thô cho 650 căn hộ liền kề và biệt thự mà chỉ chia lô bán nền với tổng diện tích 64.731m2 theo giá 400.000 đồng/m2 lên giá bình quân đất thực bán cho khách hàng 6 triệu đồng/m2, sau khi trừ chi phí xây dựng hạ tầng, quản lí phí, thuế các loại thì anh em ông Vệ còn bỏ túi trót lọt hàng trăm tỉ đồng. Chỉ tính sơ bộ bình quân mỗi căn hộ thu về 1 tỉ đồng thì doanh số của công ty HATECO đã lên tới 650 tỉ đồng, song ngành Thuế thu chẳng đáng là bao?
Nếu cộng cả tiền mánh khóe bán cả diện tích dành cho Nhà Văn hóa, công viên cây xanh hơn 1.000m2, 62 lô biệt thự chia thành lô liền kề để bán, lừa thu các loại phí và sinh lợi từ 4.559,9m2 đất mới được UBND tỉnh cấp tại khu liền kề theo quyết định số 2693/QĐ-UBND ngày 13/11/2009, anh em ông Vệ đã thụ hưởng từ dự án này như thế nào? Tỉnh Thái Bình vô tình đã làm giàu cho gia đình ông Trần Văn Vệ.
Từ những khuất tất này, nhiều cử tri lên tiếng và tại các kì họp HĐND tỉnh đã đưa ra chất vấn. Năm 2008 Thanh tra Nhà nước tỉnh Thái Bình có kế hoạch thanh tra toàn diện tại Công ty HATECO, nhưng quyết định thanh tra kí chưa ráo mực thì đã bị “xếp vào ngăn kéo”, bởi có sự can thiệp của ông Trần Văn Vệ. Do vậy, các số liệu nêu trên chỉ là những con số tạm tính.

Có hay không HATECO trốn thuế, không hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước?

Căn cứ vào quyết định số 05/2005/QĐ-UB, ngày 18/1/2005 của UBND tỉnh Thái Bình về việc cấp phép đầu tư cho dự án thì tiến độ phải thực hiện trong 3 năm (2005 – 2007), gồm 2 giai đoạn. Từ tháng 1 đến tháng 8/2005 là giai đoạn phát triển hạ tầng kĩ thuật (HTKT) và từ 2005 – 2007 là giai đoạn khai thác đất đô thị đã có HTKT. Thế nhưng đến tận thời điểm này (7/2013) HTKT vẫn chưa hoàn thành. Tại công văn số 38/CV- QLĐT ngày 29/5/2012, Phòng Quản lí Đô thị UBND thành phố Thái Bình nêu rõ: “Đến nay HATECO chưa thực hiện bàn giao hệ thống HTKT Khu đô thị chất lượng cao Trần Lãm cho UBND thành phố Thái Bình theo quy định, do các hạng mục công trình chưa xây dựng hoàn thành đầy đủ điều kiện. Hiện tại, nhà đầu tư mới chỉ thực hiện bàn giao một số hạng mục công trình điện, cấp nước cho các chuyên ngành để khai thác. Các hạng mục khác như giao thông, cây xanh, thoát nước… chưa hoàn tất để bàn giao cho địa phương”. Vậy là, Công ty HATECO đến nay vẫn chưa tuân thủ nghiêm tiến độ thực hiện theo quyết định của UBND tỉnh Thái Bình, vi phạm nghiêm trọng Luật Nhà ở (2005) và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn “Khi chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở, chủ đầu tư phải xây dựng đồng bộ HTKT theo nội dung dự án đã được phê duyệt, sau đó mới tiến hành xây dựng nhà ở. Chỉ được xây dựng nhà ở sau khi đã có cơ sở hạ tầng kĩ thuật..”. Công ty HATECO chẳng những chưa hoàn thiện HTKT theo quy định mà với mưu đồ chủ yếu là lạm dụng quyền năng chi phối của tướng Trần Văn Vệ để nhanh chóng “chia lô, bán đất” vơ tiền của dân, còn “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Thành thử Dự án Khu đô thị chất lượng cao Trần Lãm quảng cáo ầm ĩ một thời nay chỉ là một mớ hỗn độn, nham nhở về kiến trúc, manh mún, mạnh ai người nấy làm, phá vỡ quy hoạch đô thị để lại hệ lụy khôn lường cho TP Thái Bình đang vươn tới đô thị loại II.
Trong khi anh em ông Vệ bỏ vào hầu bao hàng trăm tỉ đồng thì Công ty HATECO đã đóng góp cho tỉnh và Nhà nước được là bao? Theo biên bản thanh tra ngày 5/2/2013 của Phòng Thanh tra I Cục Thuế tỉnh Thái Bình cho thấy chỉ kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế trong phạm vi 2 năm (2009 – 2010), trên cơ sở sổ sách kế toán, hóa đơn tại thời điểm thanh tra, Cục Thuế tỉnh đã phát hiện Công ty HATECO khai báo thiếu trung thực. Tổng doanh thu 2 năm 111.878.583.592 đồng nhưng chỉ báo cáo có 27.391.508.912 đồng, chênh lệch 84.482.074.660 đồng. Tổng doanh thu chịu thuế TNDN là 55.139.902.958 đồng, nhưng Công ty HATECO lại báo cáo lỗ 12.654.426.388 đồng, biển lận thuế TNDN 10.883.716.422 đồng buộc Cục Thuế tỉnh phải ra quyết định truy thu nộp vào Kho bạc Nhà nước.
Đó mới chỉ là con số thanh tra thuế bước đầu trong 2 năm 2009 – 2010, còn các năm 2006, 2007, 2008 và 2011, 2012 thì sai phạm này còn lớn đến đâu? Từ thực tế trên bộc lộ rõ những mánh khóe của anh em ông Vệ đã từng cầm giữ những khoản tiền lớn “đăng kí mua nhà” của nhiều khách hàng mà Công ty HATECO chưa xuất hóa đơn GTGT. Mặt khác cố tình chậm trả tiền sử dụng đất cho tỉnh và thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngân sách Nhà nước với số tiền không nhỏ
Theo Người Cao Tuổi


Copy từ: TTXVA

Hình ảnh gây phẫn nộ: Trung Quốc cấp giấy cư trú phi pháp ở Hoàng Sa

(Soha.vn) - Ngày 17/7 vừa qua, nhà chức trách Trung Quốc đã ngang nhiên tổ chức lễ cấp chứng minh nhân dân và giấy cư trú cho một số cá nhân ở cái gọi là “thành phố Tam Sa” nằm trên quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp.

Trong buổi lễ tổ chức trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đã có 10 chứng minh nhân dân và 68 giấy cư trú được phía Trung Quốc cấp phát một cách phi pháp.
Những hình ảnh dưới đây được đăng tải trên nhiều trang báo Trung Quốc nhằm xuyên tạc,  đánh lừa dư luận quốc tế về vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Nhưng thủ đoạn thâm độc này không thể thay đổi được sự thật rằng Trường Sa và Hoàng Sa là một phần máu thịt thiêng liêng không thể tách rời của Việt Nam.
Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này. Hành động cấp giấy cư trú và chứng minh nhân dân của Trung Quốc cho người Trung Quốc ở cái gọi là "Thành phố Tam Sa," bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là hoàn toàn vô giá trị.
 Chứng minh nhân dân và thẻ cư trú do Trung Quốc cấp phát phi pháp trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hoàn toàn vô giá trị
Chứng minh nhân dân và giấy cư trú do Trung Quốc cấp phát phi pháp trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là hoàn toàn vô giá trị
 Trung Quốc đã huy động rất đông phóng viên đưa tin về buổi lễ trái phép này, nhằm tung hỏa mù, đánh lừa dư luận quốc tế về chủ quyền đối với Trường Sa và Hoàng Sa. Nhưng thủ đoạn thâm độc đó không thể thay đổi được sự thật rằng rằng Trường Sa và Hoàng Sa là một phần máu thịt thiêng liêng không thể tách rời của Việt Nam.
Trung Quốc đã huy động rất đông phóng viên đưa tin về buổi lễ trái phép này, nhằm tung hỏa mù, đánh lừa dư luận quốc tế về chủ quyền đối với Trường Sa và Hoàng Sa. Nhưng thủ đoạn thâm độc đó không thể thay đổi được sự thật rằng rằng Trường Sa và Hoàng Sa là một phần máu thịt thiêng liêng không thể tách rời của Việt Nam.
 Dù được tổ chức rùm beng, nhưng việc cấp phát chứng minh nhân dân và thẻ cư trú trên cái gọi là
Dù được tổ chức rùm beng, nhưng việc cấp phát chứng minh nhân dân và giấy cư trú trên cái gọi là "Tam Sa" hoàn toàn vô giá trị



Copy từ: Soha

Những ý tưởng lạ lùng

Thùy Ngân 

NQL:  Bệnh thành tích đã làm Bộ GD& ĐT lú lấp hết lượt rồi, hu hu!
Cuối tuần, có 2 thông tin liên quan đến giáo dục khiến nhiều người cười nhưng lòng thật đau. Cười vì không thể hình dung được tại sao có những ý tưởng lạ lùng như thế. Đau vì những chuyện như thế này sao cứ xảy ra hoài ở môi trường được xem là tập trung những người làm thầy thiên hạ?


Nếu lấy mốc từ năm 2007, một năm sau khi toàn ngành giáo dục thực hiện cuộc vận động “Hai không” (nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục), tỷ lệ tốt nghiệp THPT tăng lên liên tục. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2007 (lần 1) chỉ đạt 66,7%, và tăng đều đến năm 2012, hầu hết các địa phương đều có tỷ lệ tốt nghiệp trên 90%, thậm chí nhiều nơi đạt 100%. Lúc này dư luận đặt ra câu hỏi có cần phải tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp quy mô toàn quốc mà tỷ lệ đỗ gần 100%? Vậy là, tại Hội nghị tổng kết năm học 2012 - 2013 diễn ra cuối tuần qua ở TP.Đà Lạt, trước bức xúc của lãnh đạo một Sở GD-ĐT vì Sở này bị cắt thi đua do để tỷ lệ tốt nghiệp năm 2012 cao hơn năm trước, mới vỡ ra rằng đã có một “thỏa thuận tối mật” giữa lãnh đạo Bộ GD-ĐT và các sở địa phương. Đó là quyết tâm để tỷ lệ tốt nghiệp không được vượt quá năm trước. Lý lẽ của Bộ là khi chấm phúc tra 17.000 bài thi của 16 tỉnh thành trong kỳ thi tốt nghiệp năm trước, phát hiện sai phạm rất lớn ở những tỉnh có tỷ lệ tốt nghiệp tăng.

Đành rằng phải có biện pháp để hạn chế tiêu cực, đưa con số tốt nghiệp THPT về đúng giá trị thực của nó nhưng không thể bằng một biện pháp hết sức khiên cưỡng, máy móc và quan liêu đến vậy!

Biện pháp này hoàn toàn không khoa học vì trình độ học sinh từng năm không như nhau; điều kiện giảng dạy, học tập có những lúc thay đổi; lực lượng, trình độ giáo viên không phải là bất biến; đề thi mỗi năm mỗi khác; thêm những điều kiện khách quan xảy ra lúc này lúc khác… Cũng cần nhắc lại, tốt nghiệp bậc trung học là mức độ “phổ thông” chứ không phải “tuyển”, không thể có yêu cầu cứng nhắc là tỷ lệ năm này phải không cao hơn năm trước. Đó là chưa kể, nếu áp dụng quá máy móc, để đạt thành tích, biết đâu có địa phương phải “hy sinh” cho rớt một số học sinh đủ chuẩn đậu để đạt “định mức”!   

Biện pháp này cũng không hợp lý vì đâu phải cứ chỗ nào tỷ lệ tốt nghiệp tăng là bắt buộc phải có tiêu cực. Khi thanh tra, nếu phát hiện địa phương nào sai thì phạt địa phương đó, sao lại có thể đánh đồng khái niệm như vậy?

Chuyện thứ hai diễn ra ở TP.Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Nhằm hạn chế tình trạng chạy trường, lãnh đạo Phòng Giáo dục thành phố này đã có sáng kiến học sinh vào lớp 1 các trường như Quang Trung, Trưng Vương phải có giấy tờ chủ quyền nhà của cha mẹ. Không biết còn nơi nào có một yêu cầu quá khắc nghiệt và thô bạo đến vậy, không cho một đứa trẻ chập chững vào lớp học đầu tiên trong đời, thực hiện cái quyền mà mọi trẻ em trên thế giới đều được hưởng: quyền đến trường?

Biết rằng ngành giáo dục rất đau đầu với nhiều vấn nạn, chẳng hạn bệnh thành tích, chạy trường… nhưng đưa ra những biện pháp quá thô bạo đến vậy liệu có hợp lý?

Lời bình của Nguyễn Vạn Phú:

Đọc được cái chuyện lãnh đạo Bộ Giáo dục & Đào tạo cùng 63 giám đốc sở đã có cuộc họp tuyệt mật rồi đi đến thỏa thuận “tỷ lệ tốt nghiệp không được vượt quá tỷ lệ tốt nghiệp của những năm trước đó”, tôi nghĩ không còn có thể dùng những từ ngữ lịch sự được nữa rồi.
Các ông chống tiêu cực trong thi cử bằng con đường này thì rõ ràng các ông đã đi vào con đường tà đạo. Các ông bây giờ ứng xử, điều hành, chỉ đạo dựa vào phản ứng của dư luận, mong sao dư luận để họ được yên thân.

Thử hình dung giám đốc một sở, sau ngày chấm thi đầu tiên, thấy kết quả đạt điểm tốt nghiệp cao hơn năm ngoái, bèn chỉ đạo xuống cho các trung tâm chấm thi, “siết lại, chấm chặt hơn, cho rớt thêm vào đi”. Một giám đốc sở khác, ngược lại, thấy tỷ lệ còn thấp, bèn động viên, “nới tay đi, cho điểm cao hơn một chút, cho đậu nhiều vào”.

Cái thỏa thuận tuyệt mật nói trên đã bất chấp số phận học sinh, bất chấp chuyện học, bất chấp thực tế; chỉ lo cho mình, cho sự an nguy của chiếc ghế. Lãnh đạo như thế thì lãnh đạo được ai? Và vì sao 63 giám đốc không ai lên tiếng phản đối?



Copy từ: Quê Choa

Hoa Kỳ kín đáo bố trí lực lượng quanh Biển Đông

Tàu cận chiến duyên hải USS Independence của Mỹ (nguồn: www.navy.mil)
Tàu cận chiến duyên hải USS Independence của Mỹ (nguồn: www.navy.mil)

Trọng Nghĩa
Bắt đầu từ ngày mai, 22/07/2013, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden lên đường công du Châu Á với hai chặng dừng chính là Ấn Độ và Singapore. Nhà Trắng Mỹ không hề che giấu, mục tiêu chuyến đi lần này của ông Joe Biden còn nhằm khẳng định lại quyết tâm « xoay trục » sang Châu Á của chính quyền Obama.

Chặng ghé Singapore của Phó Tổng thống Biden không phải là ngẫu nhiên vì quốc gia Đông Nam Á này, cùng với Philippines, đang càng lúc càng giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống bố trí lực lượng của Mỹ quanh Biển Đông, nhằm dự phòng mọi bất trắc đến từ tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các nước nhỏ trong khu vực, đặc biệt là với Philippines và Việt Nam.
Từ nhiều năm nay, tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng với việc Trung Quốc công khai đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ diện tích, và càng lúc càng tung thêm lực lượng quân sự và bán quân sự đi tuần tra trong khu vực để áp đặt yêu sách chủ quyền, sắn sàng dùng võ lực xua đuổi, sách nhiễu tàu thuyền các nước khác tại những nơi mà Bắc Kinh cho là của Trung Quốc.
Về bề nổi, các cuộc thảo luận của Phó Tổng thống Mỹ với ba lãnh đạo Singapore cao cấp nhất - Tổng thống Tony Tan Keng Yam, Thủ tướng Lý Hiển Long và cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu – sẽ đề cập đến tình hình Biển Đông và nỗ lực của khối ASEAN- mà Singapore là một thành viên quan trọng - muốn tiến tới một bộ quy tắc ứng xử với Trung Quốc nhằm ngăn ngừa xung đột.
Trọng tâm này đã được chính ông Biden gợi lên hôm 18/07 vừa qua,khi Phó Tổng thống Mỹ kêu gọi Trung Quốc và ASEAN đẩy mạnh đàm phán trên trên các quy tắc ứng xử tại Biển Đông.
Tuy nhiên, ngoài hoạt động ngoại giao trên đây, chuyến thăm Singapore của nhân vật lãnh đạo số hai Hoa Kỳ còn có một mục tiêu khác không được quảng bá rộng rãi. Đó là thị sát việc tái bố trí lực lượng quân sự Mỹ trong khuôn khổ chiến lược xoay trục qua Châu Á đã được chính quyền Obama quyết định và đang từng bước thực hiện, với Biển Đông được xem là một trọng tâm.
Theo một quan chức Mỹ cao cấp xin giấu tên, tại Singapore, Phó Tổng thống Biden sẽ ghé thăm một căn cứ hải quân Mỹ và chiến hạm USS Freedom, một chiếc tàu chiến thế hệ mới nhất vừa được Mỹ triển khai tại vùng Biển Đông, đặt bản doanh tại Singapore. Đây là chiếc tầu cận chiến duyên hải LCS (Littoral Combat Ship) đầu tiên trong số 4 chiến hạm mà Hoa Kỳ đã quyết định cử đến hoạt động trong khu vực.
Vừa đến Đông Nam Á vào tháng Tư vừa qua, chiếc USS Freedom đã bắt đầu tham gia tập trận với các đối tác của Mỹ trong vùng – mà cụ thể là với Malaysia - để thích nghi với địa bàn hoạt động, tăng cường hiệu năng chiến đấu khi cần thiết.
Trên trang mạng của tờ báo Philippine Daily Inquirer ngày 18/07/2013, nhà báo Bernie Lopez đã nêu bật hỏa lực hùng hậu và tính chất cực kỳ hiện đại và linh hoạt của loại chiến hạm đời mới này của Mỹ, hầu như có thể thay thế các loại khu trục hạm và tuần dương hạm lớn hơn nhưng di chuyển chậm hơn.
Đây là loại vũ khí được cho là có khả năng đối phó hữu hiệu với chiến lược chống tiếp cận được Trung Quốc áp dụng, và không phải là ngẫu nhiên mà ngay từ đầu, Hoa Kỳ đã thuyết phục được Singapore cho sử dụng cảng tại chỗ để làm bản doanh cho loại chiến hạm này, sẽ chủ yếu hoạt động tại vùng Biển Đông.
Ngoài Singapore, Mỹ cũng đang đàm phán với Manila để cho tàu chiến và phi cơ của hạm đội Thái Bình Dương được dễ dàng ra vào và lưu lại các căn cứ quân sự, hải cảng và sân bay trên lãnh thổ Philippines. Mục tiêu của Hoa Kỳ được cho là không phải sử dụng bất kỳ cơ sở nào, mà chủ yếu là các căn cứ nhìn ra Biển Đông, chẳng hạn như căn cứ hải và không quân của Mỹ trước đây ở vịnh Subic gần Manila.
Các nguồn thạo tin mới đây đã tiết lộ với hãng tin Reuters rằng Washington đã xác định được khoảng một chục cơ sở quân sự và dân sự tại Philippines mà quân đội Mỹ muốn sử dụng, và đa số các cơ sở này đều nhìn ra Biển Đông.
Đàm phán Mỹ - Philippines vẫn đang tiếp diễn, nhưng các ví dụ từ Singapore cho đến Philippines, đều chứng tỏ rằng, dù không rầm rộ tuyên bố công khai, những rõ ràng là Hoa Kỳ đang từng bước thực hiện chiến lược xoay trục qua vùng châu Á – Thái Bình Dương, với khu vực quanh Biển Đông là một trong những ưu tiên.


Copy từ: RFI

Bị giữ vì 'chính quyền không hài lòng'

Luật sư bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Đài thuật lại việc ông bị an ninh Việt Nam câu lưu nhiều tiếng đồng hồ hôm 20/7/2013 ở Hà Nội.
Ông Đài cho rằng ông không hề vi phạm pháp luật và nói việc ông rời khỏi nơi cư trú hôm thứ Bảy để tới thăm gia đình vợ đã diễn ra nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên ông bị 'bắt cóc'.
Ông nói: "Chúng tôi cùng với một số anh em thành lập Hội anh em dân chủ trên không gian mạng quốc tế.."
"Tôi nói với họ là việc thành lập hội như vậy không có trụ sở ở Việt Nam cho nên không chịu sự điều chỉnh, không cần xin phép theo pháp luật Việt Nam. Họ cũng biết và chấp nhận, nhưng họ không hài lòng với một số việc mà tôi và một số anh em khác đang làm."
"Ngoài ra còn có một số lý do khác ở phía sau đó nữa. Có lẽ là họ không hài lòng và họ muốn gửi một thông điệp là sẽ gây khó khăn cho tôi trong những ngày sắp tới."
Luật sư Đài từng ít nhất hai lần bị an ninh và chính quyền ngăn cản không cho tiếp xúc với các phái đoàn ngoại giao và nghị sỹ Hoa Kỳ trong năm nay.
Ông đang chịu quản chế sau khi ra tù năm 2011.
Theo phán quyết của tòa tại phiên xử phúc thẩm tổ chức hôm 27/11/2007, ông Nguyễn Văn Đài lãnh án bốn năm tù giam, thêm bốn năm quản chế tại địa phương, vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa.


Copy từ: BBC

Vợ và con Blogger Điếu Cày đã đến Viện kiểm sát Nghệ An

1 

NÓNG! 9h45‘ – Theo tin CTV vừa cho biết từ TP Vinh, Nghệ An: sáng nay bà Dương Thị Tân và anh Nguyễn Trí Dũng, vợ và con Blogger Điếu Cày đã đến Viện kiểm sát Nghệ An hỏi về lá đơn mà ông Điếu Cày đã gửi Trại giam (được trại cho biết đã gửi Viện) và một bản Kiến nghị. Nhưng phía Viện sau khi kiểm tra đã trả lời là chưa nhận được đơn do trại chuyển. Hiện Viện đang soạn văn thư trả lời về vụ lá đơn của Điếu Cày và Kiến nghị của mẹ con bà Tân. Hình bên chụp trước cửa VKS ít phút trước. =>
Có 9 blogger, anh chị em thân hữu đang đi cùng giúp đỡ, động viên mẹ con bà Tân.
10h15′Đơn của vợ con Điếu Cày và trả lời của Viện kiểm sát Nghệ An khẳng định chưa nhận được đơn của Điếu Cày mà Trại giam số 6 nói là đã chuyển (Ba Sàm).
14h50′ – Nhà báo Trần Quang Thành cho biết: “… 13h30 chiều nay 22/7 bà Dương Thị Tân và con trai là anh Nguyễn Trí Dũng cùng hang chục anh chị em thân hữu của blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã cầm giấy xác nhận của phòng 7 Viện Kiểm  sát tỉnh Nghệ An đên gặp giám thị trại giam sô 6 Bộ Công an để làm rõ  đơn kiến nghị  ngày 16/6 của  ông Nguyễn Văn Hải gửi Viện Kiểm sát tỉnh Nghệ An  hiện nay đang do ai cầm giữ.”
14h55′ – Chúng tôi cũng vừa nhận được email từ ông Phil Robertson, Phó giám đốc khu vực Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, bày tỏ mối quan ngại đặc biệt về trường hợp Điếu Cày tuyệt thực: ““Human Rights Watch is seriously concerned about the health of free expression advocate and political prisoner Nguyen Van Hai, also known as blogger Dieu Cay, who has been on hunger strike at Prison No. 6 in Nghe An province for 29 days.  Dieu Cay is reportedly now in critical condition, imprisoned for simply exercising his rights.  He’s reportedly undertaken this hunger strike to protest prison staff members’ abusive and discriminatory treatment towards him.  It’s imperative that the government should publicly commit to Dieu Cay and his family that it will end such treatment, fully investigate who is responsible at Prison No. 6, and hold them accountable. The government should also immediately release Dieu Cay without conditions, along with other prisoners held for exercising their rights to express their views and peacefully act on their beliefs.”    - Phil Robertson, Deputy Director, Asia Division, Human Rights Watch.

Đơn của vợ con Điếu Cày và trả lời của Viện kiểm sát Nghệ An khẳng định chưa nhận được đơn của Điếu Cày mà Trại giam số 6 nói là đã chuyển

 


2

Copy từ: Ba Sàm

Trực tiếp đưa tin - Thẩm phán Nguyễn Việt Hưng toà Hà đông coi thường pháp luật.

 Công dân tại Hà đông tiếp tục tố cáo Thẩm phán toà Hà đông Nguyễn Việt Hưng coi thường pháp luật :

  Sáng nay vào hồi 8 ,30 amNguyễn Việt Hưng dẫn đầu một đoàn hơn chục người gọi là " Hội đồng thẩm định giá " kéo tới nhà riêng của công dân Đặng Thị Tỵ để ...ngó nghiêng: 





Thẩm phán toà Hà đông Nguyễn Việt Hưng đãn đầu " hội đồng thẩm định"


Đây gọi là đoàn cán bộ thuộc " hội đồng thẩm định"
  Đại diện của khu phố Hà Trì 3 - bà Phương - sau khi xem giấy hẹn với gia đình thì không giải thích được vì sao Thẩm phán Nguyễn Việt Hưng ban hành hẹn công dân ngày 16 tháng 7 ( cách đây hai hôm ) mà hôm nay mới tới và kéo theo một đoàn ô hợp đông gấp đôi ''hội đông'' trong "quyết định thành lập ..." : 
Giấy hẹn công dân thì hai ngày sau mới kéo tới. Hưng trực tiếp ban hành giấy, ký đóng dấu nhưng vẫn hỏi bâng quơ : " bà Tỵ hôm nay không có nhà"
  Người nhà công dân hỏi tại sao các cán bộ nhà nước hẹn làm việc một ngày mà ngày khác mới đến thì Hưng không trả lời được, lúng túng rồi nói " làm sai thì sửa " !
 Gia đình công dân Đặng Thị Tỵ yêu cầu đại diện khu phố lập biên bản về việc mà  hưng và đoàn " cán bộ " tại chỗ thì tất cả ...lủi sạch. 
 Cả chục cán bộ nhà nước ăn lương của dân mà làm ăn như đám đầu đường xó chợ như vậy thử hỏi UBND quận Hà Đông có biết không ? ai cho phép Hưng điều động cán bộ phòng ban của quân, Hưng có thẩm quyền ban hành quyết định thành lập " Hội đồng thẩm định "  căn cứ theo yêu cầu của một cá nhân nào đó để làm những việc trái pháp luật ? những câu hỏi này chúng tôi sẽ gửi đến ông Võ Hoàng Tâm - phó văn phòng UBND quận Hà đông, người đã trực tiếp ra văn bản chỉ đạo phòng tài nguyên môi trường liên quan đến vụ việc này :
Chỉ đạo chấm dứt giao dịch quyền sử dụng đất do Phó văn phòng Vũ Hoàng Tâm ban hành.
 Vấn đề đặt ra ở đây là : việc Thẩm phán Nguyễn Việt Hưng tự ý điều động cán bộ các phòng ban : tài nguyên môi trường, tài chính....của quận Hà đông thì có được thông qua lãnh đạo UBND quận hay không ? ông Phó văn Phòng UBND quận Vũ Hoàng Tâm có biết chưa ? việc thành lập " Hội đồng thẩm định " do Hưng tự quyết định và ban hành văn bản có đúng thẩm quyền ...? các việc Hưng đang làm có mâu thuẫn với chỉ đạo của văn bản do Phó văn phòng UBND quận Hà Đông Vũ Hoàng Tâm ban hành ngày 16 tháng 7 năm 2011 hay không ? 
 Chúng tôi sẽ tiếp tục đièu tra làm rõ những động cơ đằng sau vụ việc này.


Copy từ: Lê Hiền Đức

Giá lúa thấp hơn giá ốc bươu vàng: sự thật đắng lòng


SGTT.VN - Bộ trưởng Thương mại Thái Lan, Boonsong Teriyapirom, bị Thủ tướng Yingluck Shinawatra cách chức vì để giá gạo Thái cao hơn giá gạo Ấn Độ và Việt Nam, làm giảm lượng xuất khẩu của gạo Thái. Đọc bản tin này tôi không thể không nghĩ đến và ngậm ngùi cho thân phận của bà con nông dân ở quê tôi, nơi mà giá lúa đang bị hạ thấp đến độ vô lý, nhưng không ai chịu trách nhiệm. Vấn đề không ở chỗ giá lúa cao quá hay thấp quá mà ở tính hợp lý và hài hoà lợi ích của giá đó, và mọi sự bất hợp lý, không hài hoà của chính sách – gắn với chính khách, đều phải có cơ chế để đặt vấn đề trách nhiệm.
Quê tôi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đó là vùng đất được ví von là vựa lúa của Việt Nam, và có thể là một vựa lúa lớn trong vùng Đông Nam Á. Để có cái danh hiệu đó, người dân quê tôi phải bán mặt cho đất bán lưng cho trời trên những cánh đồng. Suốt năm này sang năm khác, người nông dân ở đây phải đương đầu với rất nhiều thiên tai, thảm hoạ, và vì thế cuộc sống của họ càng ngày càng chật vật hơn.
Ốc bươu vàng hại lúa bán còn được giá hơn lúa. An ninh lương thực ở đâu? 
Vài năm trước, vùng ĐBSCL kinh qua một thảm nạn có tên là “ốc bươu vàng”. Đó là loại ốc do ai đó vì lý do nào đó đã “du nhập” từ Trung Quốc hoặc Đài Loan về Việt Nam. Những con ốc sinh sôi nảy nở với tốc độ chóng mặt. Chúng cũng tàn phá ruộng lúa theo tốc độ cấp số nhân. Những cây lúa chưa kịp lớn đã bị chúng “cắt” ngang. Trong một thời gian dài, nông dân quê tôi khốn đốn với chúng, nhìn lúa bị huỷ hoại mà không làm gì được. Có năm, như 2010, có hàng chục ngàn hecta bị chúng phá sạch. Chẳng ai chịu trách nhiệm. Trong khi đó thì người dân phải tìm cách đối phó. Đến vài năm sau người ta mới tìm thấy “tác dụng” của ốc bươu vàng: làm thức ăn cho vịt. Thế là bà con nông dân, kể cả trẻ con, đi ruộng bắt ốc bươu vàng bán cho các trại nuôi vịt. Nhưng ốc bươu vàng được xem là thứ “rác rưởi”, như cây cỏ, nên giá bán cũng rất thấp.
Nhưng điều trớ trêu ngày nay là ốc bươu vàng có giá trị hơn… lúa. Lần đầu tiên trong lịch sử, giá lúa rẻ hơn giá ốc bươu vàng! Khi nghe bà con chòm xóm bàn tán và so sánh một cách hài hước, tôi nghĩ họ chỉ nói đùa cho vui. Nhưng không, lúa ở quê tôi (và vùng ĐBSCL nói chung) có giá trị thấp hơn ốc bươu vàng. Đó là một thực tế. 1kg ốc bươu vàng giá 15.000 đồng. 3kg lúa chỉ khoảng 10.000 – 12.000 đồng. 3kg lúa không bằng 1kg ốc bươu vàng. Tôi không biết có nơi nào mà người ta có thể ăn ốc bươu vàng thay cho gạo. Tôi cũng không biết có nơi nào trên thế giới mà giá lúa thấp hơn giá ốc bươu vàng, vốn được xem là một loại rác sinh học.
Người nông dân quê tôi vốn nghèo nay càng nghèo hơn. Trước khi sạ lúa, bà con đã phải vay tiền (từ ngân hàng hay bạn bè, thân nhân) để mua phân bón, thuốc trừ sâu. Giá phân bón và thuốc trừ sâu lúc nào cũng gia tăng theo thời gian. Thành ra, bây giờ khi thu hoạch lúa xong, với cái giá bèo đó thì họ hoặc là lỗ hoặc là huề vốn. Có người sau một mùa vụ thì trắng tay vẫn hoàn trắng tay. Tình trạng này rất nhất quán với con số của tổng cục Thống kê, rằng trong số những người nghèo nhất nước, 83% là nông dân. Đó là con số đáng báo động.
Chính phủ có nghị quyết “về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia” và “đảm bảo người sản xuất lúa gạo có lãi trên 30% so với giá thành sản xuất”. Con số lời 30% có lẽ ru ngủ nhiều người và đẹp trên trang giấy, nhưng trong thực tế thì giá lúa tính chung giảm 30% từ năm 2011 – 2012. Sở dĩ có tình trạng này là do người nông dân bị ép giá khi mới thu hoạch. Vì phải thanh toán nợ nần nên họ đành phải bán lúa dưới giá sàn. Hậu quả là những con thương hưởng lợi. Thống kê cho thấy trong hai năm 2008 – 2009, Việt Nam xuất khẩu gần 11 triệu tấn gạo trị giá 5,5 tỉ USD, và tính trung bình giá xuất khẩu là 10.360 đồng/kg. Trong khi đó giá mua thì chỉ 7.000 đồng/kg. Như vậy, giá xuất khẩu và giá mua chênh lệch đến 3.360 đồng/kg lúa!
Ai là người hưởng lợi? Để trả lời câu hỏi này, có thể nhìn qua quy trình buôn bán lúa và xuất khẩu gạo. Xong mùa vụ, nông dân bán lúa cho các thương lái nhỏ (thường đi bằng ghe trên sông). Các thương lái nhỏ này bán cho thương lái lớn. Trong quá trình đó lúa có thể bị pha trộn và giảm chất lượng. Thêm vào đó là chính sách tạm trữ lúa gạo của Nhà nước vô hình trung tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mua lúa và tạm trữ. Các doanh nghiệp này, dù đã được hưởng lợi từ Nhà nước, chọn thời điểm để ép giá lúa, và hệ quả là người nông dân lãnh đủ. Đã có người đề cập đến “nhóm lợi ích nông nghiệp”, và đã đến lúc phải xác minh và nhận dạng nhóm này để thực thi nghị quyết của Chính phủ.
Với tình trạng như thế thì chẳng ai ngạc nhiên khi thấy cha mẹ “quyết không để con làm ruộng”. Thu nhập của nông dân nếu tính ra còn thấp hơn thu nhập của công nhân trong các hãng xưởng. Do đó, không ai ngạc nhiên khi phụ nữ xếp hàng đi lấy chồng Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc (một số thì bị chết thảm), và vấn nạn này là một quốc nhục. Trong khi đó, nam thanh niên thì đi lang bạt làm thuê ở các khu kỹ nghệ khắp nước. Có nơi (như Thới Bình, Cà Mau) chỉ trong vòng sáu tháng có hàng ngàn thanh niên bỏ huyện đi làm ở các tỉnh khác. Ngày nay, đến mùa gặt lúa nông thôn rất khó tìm nhân công. Thêm vào đó là sự tăng trưởng dân số cộng với sự thiếu quy hoạch, đã gây nên sức ép môi trường ghê gớm. Hệ quả là môi trường sống và môi trường canh tác càng ngày càng xấu đi một cách nghiêm trọng. Ở quê tôi, không ai dám tắm sông. Có thể nói không ngoa rằng nền tảng nông thôn vùng ĐBSCL đã và đang lung lay.
Những người dân thuộc vùng ĐBSCL đã đưa Việt Nam thành một trong những nước xuất khẩu gạo và nông sản hàng đầu thế giới. Họ đã đóng góp và đem về cho ngân sách hàng tỉ USD mỗi năm. Ấy thế mà người dân vùng ĐBSCL bị thiệt thòi nhất nước. Đánh giá qua bất cứ chỉ tiêu nào (giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng, đường sá, nhà ở, v.v.), ĐBSCL thường đứng hạng chót hay áp chót. Đối với người dân ở đây, câu nói ĐBSCL là “vùng đất trù phú” chỉ là huyền thoại và là một sỉ nhục.
Một quan chức cao cấp thuộc vùng ĐBSCL từng giải thích sự sa sút của vùng đất lúa gạo này: “ĐBSCL ở xa Trung ương quá, lâu lâu bộ mới vào một lần. Trung ương mà không sớm thay đổi chính sách, bỏ rơi thì miền Tây không thoát nghèo được”. Có lẽ chính vì “xa mặt trời” nên tình trạng lúa có giá trị thấp hơn ốc bươu vàng ở vùng ĐBSCL chẳng ai chú ý và chịu trách nhiệm.
Nguyễn Văn Tuấn


Copy từ: SGTT

Thư gửi Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang nhân chuyến công du Hoa kỳ sắp tới

THƯ GỬI CHỦ TỊCH NƯỚC

Kính gửi Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang
nhân chuyến công du Hoa kỳ sắp tới

Chúng tôi, những người Việt Nam trĩu nặng ưu tư về vận nước, đang băn khoăn theo dõi những diễn biến mới về thời cuộc trong nước và trên thế giới, bày tỏ với Chủ tịch Nước nhân chuyến công du Hoa Kỳ sắp tới một số suy nghĩ sau đây:
1. Cuộc công du của Chủ tịch Nước lần này diễn ra trong bối cảnh của những hoạt động quốc tế dồn dập ở khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới, đặc biệt là cuộc hội đàm riêng giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Obama, rồi chuyến công du của Chủ tịch Nước đến Trung Quốc và k‎ý‎ kết Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc.
Những cam kết đưa ra trong Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc chưa ráo mực thì ngay lập tức trên Biển Đông, các tàu hải giám của Trung Quốc đã rượt đuổi và hành hung tàu cá của ngư dân ta đang hành nghề trên vùng lãnh hải của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa. Hành động ngang ngược này diễn ra đồng thời với việc họ tổ chức cấp phát giấy chứng minh nhân dân và giấy cư trú đợt đầu cho người Trung Quốc ở cái gọi là “thành phố Tam Sa”, mà ngay khi họ thành lập, Việt Nam đã tuyên bố rõ ràng rằng việc làm này của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và hoàn toàn vô giá trị.
Đây là một hành động có tính toán thể hiện rõ âm mưu và thủ đoạn xảo quyệt của giới cầm quyền Bắc Kinh, cho nên không thể trông mong vào điều mà người phát ngôn của Bộ Ngoại giao ta tuyên bố “khi đường dây nóng đi vào hoạt động, hai bên sẽ có thể nhanh chóng, kịp thời trao đổi thông tin và biện pháp xử lý các vụ việc phát sinh đột xuất liên quan đến nghề cá”. Làm sao có thể tin vào giới cầm quyền Trung Quốc khi họ nói một đằng, làm một nẻo? Vì vậy, tuyệt đối không thể để cho những “cam kết”, những “tuyên bố” với Trung Quốc trong thời gian vừa qua phủ bóng và ảnh hưởng xấu tới cuộc công du của Chủ tịch Nước đến Hoa Kỳ lần này.
Chừng nào các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn còn lướng vướng trong vòng kiềm tỏa của “mười sáu chữ”, “bốn tốt” nhằm che đậy thủ đoạn của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, chừng ấy Việt Nam vẫn bị đẩy vào quỹ đạo Trung Quốc, đất nước sẽ vẫn còn trầm luân. Nếu lại chỉ dựa vào những giải pháp như kiểu “đường dây nóng” thì e chỉ có thể dẫn tới việc trói tay trói chân người yêu nước đang quyết liệt đấu tranh vạch mặt mưu đồ đen tối của kẻ xâm lược, khác nào những thỏa thuận ngầm nhằm làm suy giảm ý chí quật cường bất khuất của toàn dân Việt Nam, đang phẫn nộ vạch trần những thủ đoạn xấu xa, lừa mị.
2. Chuyến công du của Chủ tịch nước diễn ra trong bối cảnh đất nước đang gặp nhiều khó khăn. Thực trạng kinh tế rất đáng lo ngại. Nhiều hoạt động kinh tế bị đình đốn, nhiều doanh nghiệp phá sản, người lao động thiếu việc làm, nông dân và ngư dân gặp vô vàn trở ngại, đời sống các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người nghèo, người sống ở vùng sâu vùng xa hết sức khó khăn. Nhiều giải pháp tháo gỡ đang được đặt ra và xúc tiến mạnh mẽ, trong đó việc tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) cần được xem như một hướng ra, một giải pháp quan trọng. Đây là vấn đề được đưa ra trong chương trình nghị sự của Chủ tịch Nước với người đồng cấp Hoa Kỳ.
Tuy nhiên những điều kiện tham gia TPP không đơn thuần chỉ là những cam kết về kinh tế mà bao gồm cả những vấn đề dân chủ và nhân quyền. Báo chí và truyền thông Mỹ những ngày gần đây liên tục đưa tin về chủ đề này. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông David Shear đã không ngần ngại nói rõ: “Sẽ có rất nhiều người ở Quốc hội Mỹ đặt câu hỏi về vấn đề dân chủ, nhân quyền của Việt Nam khi chúng tôi trình hiệp ước đó (TPP) lên, chúng tôi không thể tránh được thực tế chính trị đó”. Tuy thế, dân biểu Frank Wolf của Đảng Cộng hòa vẫn quyết liệt: “Người dân Việt Nam và hàng triệu người Mỹ gốc Việt xứng đáng được hưởng điều kiện tốt hơn những gì mà Đại sứ Shear và chính quyền này mang lại. Chính quyền Obama đã làm thất vọng mọi công dân Việt Nam và mọi công dân Mỹ gốc Việt vốn quan tâm đến nhân quyền và tự do tôn giáo”.
Phải chăng đó cũng là lý do tại sao gần đây hai văn bản về nhân quyền đối với Việt Nam lại gấp rút được soạn thảo và trình lên Hạ nghị viện và Thượng nghị viện Mỹ. Trong đó, có nội dung ràng buộc điều kiện nhân quyền và dân chủ vào các khoản viện trợ phi nhân đạo dành cho chính phủ Việt Nam, đồng thời cổ súy thái độ cứng rắn hơn trong lĩnh vực nhân quyền và tự do tôn giáo, thêm vào đó có điều khoản về đóng băng và cấm chỉ giao dịch liên quan đến tất cả tài sản và lợi ích của những đối tượng vi phạm luật này. Tổ chức Phóng viên Không biên giới mới vừa đưa ra một danh sách 35 blogger bị giam cầm ở Việt Nam là một cảnh báo về sự vi phạm một cách trắng trợn điều 19 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, khi Việt Nam đang ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt. Quyền này bao gồm sự tự do tư tưởng mà không bị cản trở, được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và ý kiến qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới”. Không phải ngẫu nhiên Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc tuyên bố: “Tất cả các nạn nhân của việc vi phạm nhân quyền có thể trông cậy vào Hội đồng nhân quyền như một diễn đàn và một bàn đạp cho các hành động”.
Ấy vậy mà, trong khi đời sống kinh tế bị đình đốn thì giới cầm quyền nước ta lại tăng cường bắt bớ, trấn áp người yêu nước; những người bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa chống Trung Quốc xâm lược vẫn bị khủng bố, đe dọa theo điều 258 của Bộ luật Hình sự, điều đó đã tạo một áp lực đè nặng lên tâm trạng xã hội. Chừng nào mà cái gọi là “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” đang được vận dụng hết sức tùy tiện và tràn lan chưa bị xóa bỏ, thì gương mặt Việt Nam về dân chủ và nhân quyền chưa thể được cải thiện trong ánh mắt của công luận trong khu vực và trên thế giới. Không thể nhập nhằng khái niệm “nhân đạo” như cách mà báo chí nhà nước đưa tin với việc khẳng định thực thi quyền con người, thực thi dân chủ. Tình trạng ấy làm cho việc tham gia vào TPP không thể thuận buồm xuôi gió được.
3. Đó là hai trở ngại to lớn mà Chủ tịch Nước đang đối diện. Tuy vậy, đây lại là thời cơ để thể hiện bản lĩnh của người gánh vác trọng trách trước Tổ quốc và nhân dân. Và đây cũng là thời cơ thuận lợi để đẩy tới công cuộc “giải Hán hóa” mà dân tộc ta bao đời nung nấu, quyết thoát khỏi quỹ đạo Trung Quốc hội nhập vào thế giới dân chủ, văn minh. Ông cha ta từng răn dạy, bỏ lỡ thời cơ là sự bỏ lỡ tệ hại nhất mà rồi cái giá mà dân tộc phải trả là không sao lường hết. Chính vì vậy mà cách đây hơn năm trăm năm, Nguyễn Trãi đã cảnh báo: “Thời! Thời! Thực không nên lỡ”. Chúng tôi hy vọng rằng Chủ tịch sẽ không phụ lòng mong mỏi của ông cha để xứng đáng với đòi hỏi của nhân dân đang chăm chú dõi theo chuyến công du quan trọng này.
Xin gửi Chủ tịch Nước lời chào trân trọng.
Ngày 19.7.2013
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI GỬI THƯ ĐẾN CHỦ TỊCH NƯỚC

  1. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
  2. Bùi Tiến An, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành ủy TP HCM, TP HCM
  3. Lại Nguyên Ân, nhà nghiên cứu phê bình văn học, Hà Nội
  4. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước TP Hồ Chí Minh, TP HCM
  5. Nguyễn Nguyên Bình, Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, Hà Nội
  6. Nguyễn Trọng Bình, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Tại chức TP Hải Phòng, Hải Phòng

    7. Nguyễn Huệ Chi, GS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội
    8. Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập báo Lao động, TP HCM
    9. Nguyễn Trung Dân, nhà báo, TP HCM
    10. Nguyễn Đắc Diên, bác sĩ, TP HCM
    11. Nguyễn Xuân Diện, TS, nhà nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội
    12. Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM
    13. Phạm Chí Dũng, nhà báo tự do, TP HCM
    14. Hà Dương Dực, Hoa Kỳ
    15. Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, Đại biểu Hội đồng Nhân dân TP Hồ Chí Minh khóa 4, 5, TP HCM
    16. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM
    17. Phạm Văn Đỉnh, TSKH, Pháp
    18. Nguyễn Ngọc Giao, GS, nhà báo, Paris, Pháp
    19. Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí Thư thường trực Thành Đoàn TNCS TP HCM, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Du lịch TP HCM
    20. Chu Hảo, PGS TS, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
    21. Đặng Thị Hảo, TS, nguyên Phó ban Văn học Cổ Cận đại, Viện Văn học, Hà Nội
    22. Võ Thị Hảo, nhà văn, Hà Nội
    23. Phạm Duy Hiển, GS TS, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
    24. Hồ Hiếu, cựu tù Côn Đảo, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Mặt trận, Thành uỷ TP Hồ Chí Minh, TP HCM
    25. Võ Văn Hiếu, nguyên cán bộ Đài phát thanh giải phóng thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương cục Miền Nam
    26. Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế
    27. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
    28. Nguyễn Thế Hùng, GS TS, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, Đà Nẵng
    29. Hà Thúc Huy, PGS TS, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, TP HCM
    30. Nguyễn Thị Từ Huy, TS, TP HCM
    31. Phạm Khiêm Ích, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

  1. Trần Hữu Kham, thương binh mù, cựu tù chính trị Côn Đảo trước 1975

    33. Trần Hữu Khánh, cán bộ hưu trí, TP HCM
    34. Lê Xuân Khoa, GS, nguyên Phó Viện trưởng Ðại học Sài Gòn, Hoa Kỳ
    35. Nguyễn Khuê, cán bộ hưu trí, TP HCM
    36. Viễn Kính, nhà báo, TP HCM
    37. Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Tổ chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM
    38. Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới, TP HCM
    39. Lương Văn Liệt, nguyên cán bộ Thanh niên Xung phong, nguyên cán bộ Chi cục thuế, TP HCM
    40. Trần Văn Long, nguyên Tổng thư ký Ban vận động cải thiện chế độ lao tù miền Nam Việt Nam (trước 1975), nguyên Phó Bí thư Thành đoàn TP HCM, TP HCM
    41. Nguyễn Văn Ly, nguyên Phó phòng PA 25 CA thành phố HCM, nguyên thư ký của Bí thư thành ủy TP HCM Mai Chí Thọ
    42. Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương, Hà Nội
    43. Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
    44. André Menras - Hồ Cương Quyết, cựu tù chính trị trước năm 1975, Pháp
    45. GB Huỳnh Công Minh, Linh mục, Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
    46. Phạm Gia Minh, TS, Hà Nội
    47. Trần Tố Nga, cựu tù chính trị trước 1975, Pháp
    48. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
    49. Nguyên Ngọc, nhà văn, nguyên thành viên Viện IDS, Hội An

  1. Hạ Đình Nguyên, cựu tù chính trị Côn Đảo trước 1975

    51. Nguyễn Xuân Ngữ, cựu chiến binh, TP HCM
    52. Hồ Ngọc Nhuận, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin sáng, TP HCM
    53. Trần Đức Nguyên, nguyên thành viên Tổ chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Trưởng ban Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
    54. Phan Thị Hoàng Oanh, TS, TP HCM
    55. Nguyễn Hữu Phước, nhà báo, TP HCM

  1. Nguyễn Kiến Phước, nhà báo, TP HCM

    57. Đoàn Chí Phương, nguyên cán bộ Ban Giao bưu Trung ương cục Miền Nam

  1. Ngô Văn Phương, Đại biểu Hội đồng Nhân dân TP HCM khóa 5, Ủy viên MTTQ TP HCM khóa 6
  2. Phạm Xuân Phương, Đại tá, cựu chiến binh, Hà Nội

    60. Đào Xuân Sâm, nguyên thành viên Tổ chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
    61. Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM
    62. Nguyễn Ngọc Sơn, nguyên Phó Tổng Biên tập tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Phó Tổng Biên tập tạp chí Thế giới trong ta, Hà Nội
    63. Lê Văn Tâm, nguyên Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản, ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam khóa VII, Nhật Bản
    64. Trần Công Thạch, hưu trí, TP HCM
    65. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM
    66. Trần Thị Băng Thanh
    67. Jos Lê Quốc Thăng, Linh mục, Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
    68. Lê Thân, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM

  1. Trần Văn Thọ, GS, Đại học Waseda, Nhật Bản

70. Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM, TP HCM
71. Trần Quốc Thuận, luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, TP HCM
72. Phan Văn Thuận, Giám đốc công ty TNHH Phú An Định, TP HCM
73. Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội
74. Nguyễn Thị Ngọc Toản, GS, bác sĩ, Đại tá, cựu chiến binh, Hà Nội
75. Nguyễn Thị Ngọc Trai, nhà văn, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội
76. Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên, TP HCM
77. Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM
78. Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
79. Hoàng Tụy, GS, Viện Toán học, nguyên Chủ tịch Viện IDS, Hà Nội
80. Hà Dương Tường, nguyên GS Đại học Compiègne, Pháp
81. Trần Thanh Vân, kiến trúc sư, Hà Nội
82. Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế


Copy từ: Bauxite Việt Nam

Sự ngược đãi Blogger Điếu cày có yếu tố Trung Quốc?

babui_092012_3
Những ai quan tâm tới thời cuộc ở Việt Nam những ngày này, không thể bỏ qua sự kiện đang nóng! Blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải đã tuyệt thực được đúng 4 tuần. Câu hỏi được đặt ra, nguyên do nào khiến anh Hải phải tuyệt thực. Tại sao chuyện đó lại diễn ra vào thời điểm “nhạy cảm” trước chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang?
Blogger Điếu Cày biểu tình chống Trung Quốc trước cửa Nhà hát lớn TP Hồ CHí Minh...
Blogger Điếu Cày biểu tình chống Trung Quốc trước cửa Nhà hát lớn TP Hồ CHí Minh…
Dù chưa bao giờ giáp mặt cũng như chưa được đọc các bài viết của anh Điếu Cày. Nhưng khi được coi những hình ảnh hiên ngang của anh đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn Biển Đông của Việt Nam thì tôi rất có cảm tình với blogger yêu nước tuổi Thìn này.
Nhờ bác Google tìm giúp, chỉ cần gõ mấy chữ “vụ án điếu cày nguyễn văn hải” thôi, đã thấy hiện lên 2.120.000 kết qủa trong vòng o,12 giây. Vài nét tóm lược cơ bản nhất về nhân thân và các đánh giá đa chiều về vụ án nổi tiếng trên như sau.
Điếu Cày là ai?
Điếu Cày là tên của một blogger nổi tiếng (sau khi bị bắt tù) của Việt Nam có tên thật là Nguyễn Văn Hải. Sinh ngày 23/9/1952, quê ở Hải Hưng (Hải Dương – Hưng Yên), người Kinh, hiện đang sống tại 57/3-4 Phạm Ngọc Thạch, phường 6, quận 3, TP Hồ Chí Minh.
Anh Hải từng là thợ sửa chữa điện tử, chủ cửa hàng Video Camera Hoàng Hải, quận 3, TP Hồ Chí Minh.
Anh Nguyễn Văn Hải là con ông Nguyễn Văn Duy và bà Trần Thị Huệ. Vợ là Dương Thị Tân (SN: 1958,  nay đã ly dị). Có hai con là: Nguyễn Thị Thu H­ương, Nguyễn Trí Dũng.
Cũng như hàng triệu thanh niên sinh ra và lớn lên trên miến Bắc XHCN, rời ghế nhà trường, Nguyễn Văn Hải nhập ngũ vào thời kỳ cuộc kháng chiến “Chống Mỹ cứu nước” ác liệt nhất (1971). Sau khi kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước (1976), anh Hải phục viên về làm việc tại Công ty Kim khí Hải Phòng. Sau đó anh chuyển vào TP Hồ Chí Minh học nghề sửa chữa điện tử và làm nghề sửa chữa điện tử tại Công ty Dịch vụ Th­ương mại Sài Gòn. Năng động và tháo vát, anh thợ điện tử Nguyễn Văn Hải còn tham gia một số công việc như tổ chức biểu diễn, mua bán bất động sản. Nhờ làm ăn thuận buồm xuôi gió, cuộc sống của gia đình anh khấm khá dần lên.
Nguyễn Văn Hải và chị Dương Thị Tân, thời làm ăn buôn bán may mắn ở Sài Gòn.
Nguyễn Văn Hải và chị Dương Thị Tân, thời làm ăn buôn bán may mắn ở Sài Gòn.
Nếu như Nguyễn Văn Hải chỉ dừng lại ở việc làm ăn buôn bán thuần túy, sẵn có mối quan hệ tốt với chính quyền ở cơ sở, rất có thể anh đã trở thành một doanh nhân thành đạt và biết đâu, có chân trong một tổ chức ngoại vi nào đó của chế độ. Nhưng do trăn trở với tương lai đất nước, vào tháng 9 năm 2007 anh cùng vài người bạn đã sáng lập ra tổ chức ”Câu lạc bộ Nhà báo tự do” (CLBNBTD). Khi công khai một tổ chức ngoài sự kiểm soát của chế độ, tuy chỉ là một tập hợp rất nhỏ nhưng không bao giờ được nhà nước hoan nghênh, cho dù trên hiến pháp có ghi rõ quyền tự do này. CLBNBTD dùng thế mạnh của công nghệ thông tin (Internet) để làm diễn đàn trao đổi những nội dung trái với “định hướng” của chính thống. Như chuyện kêu gọi đi biểu tình chống Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông của Việt Nam chẳng hạn. Là vô cùng ”nhạy cảm” trong mối quan hệ Việt – Trung rất phức tạp trong bang giao quốc tế hiện nay.
Nguyễn Văn Hải đã bị bắt vào ngày Chủ nhật 20 tháng 4 năm 2008 (trước lễ  ”Rước đuốc…” chín ngày) tại thành phố Hồ Chí Minh, sau khi anh cùng một số thành viên của nhóm CLBNBTD biểu tình phản đối việc rước đuốc Olympic Bắc Kinh qua TPHCM theo lộ trình ác ý của Trung Nam Hải, các hình ảnh biểu ngữ của nhóm CLB Nhà Báo tự do đã được loan truyền trên nhiều diễn đàn mạng và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo người Việt yêu nước ở khắp nơi. Đó chính là lý do khiến Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải bị gán vào tội danh “trốn thuế” và bị kêu án 30 tháng tù giam.
Blogger Điếu Cày (trái) và blogger Tạ Phong Tần tại phiên xử ở Tòa án Nhân dân TPHCM hôm 24 tháng 9 năm 2012.
Blogger Điếu Cày (trái) và blogger Tạ Phong Tần tại phiên xử ở Tòa án Nhân dân TPHCM hôm 24 tháng 9 năm 2012.
Sau khi chấp hành đầy đủ án phạt tù giam, Điếu Cày lại không được trả tự do mà tiếp tục bị câu lưu với cáo buộc mới ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’ (theo Điều 88). Trong hoàn cảnh bị ngược đãi, biệt giam bặt vô âm tín. Vào ngày 5/7/2011, bà Dương Thị Tân, vợ cũ của Điếu cày còn nhận được hoang báo của một nhân viên công lực, ông Hải bị mất một cánh tay trong tù. Cùng với các blogger trong nhóm (Tạ Phong Tần; Anh Ba Sài Gòn-Phan Thanh Hải), qua hai phiên sơ và phúc thẩm vào tháng 9 và tháng 12 năm 2012, Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải bị kết án rất nặng với 12 năm tù giam (Tạ Phong Tần 10 năm, chỉ có Phan Thanh Hải được tuyên giảm từ 4 xuống 3 năm do “thành khẩn nhận tội”).
Theo các báo quốc doanh (như tờ Thanh Niên) đưa tin, CLBNBTD từ giữa tháng 9 năm 2007 tới tháng 10 năm 2010 bị cáo buộc là đăng 421 bài viết “bóp méo sự thật, nói xấu đảng và nhà nước”. Các ông Nguyễn Văn Hải và Phan Thanh Hải còn bị nghi ngờ tham dự một khóa đào tạo vào đầu năm 2008 được tổ chức bởi một tổ chức chính trị đối lập ở nước ngoài của Việt Nam, đảng Việt Tân.
Mặc dù vậy, Luật sư Hà Huy Sơn, người đại diện hợp pháp của Nguyễn Văn Hải, cho biết thân chủ của ông “không vi phạm pháp luật Việt Nam”.
Dư luận quốc tế trước bản án dành cho Blogger Điếu Cày
dc1
Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải từng được vinh danh Giải thưởng Hellman/Hammett (năm 2009) của tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch dành cho các ngòi bút can đảm cổ xúy cho dân chủ-nhân quyền, bất chấp đàn áp chính trị. Trường hợp của Điếu Cày được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm, và các bản án Việt Nam dành cho anh bị thế giới cho là bằng chứng của sự vi phạm nhân quyền trầm trọng đối với các quyền căn bản của công dân, trong đó có quyền tự do ngôn luận và quyền tự do báo chí.
Blogger Điếu Cày từng được Tổng thống Mỹ Barack Obama vinh danh trong ngày Tự do Báo chí Thế giới (3/5/2012) khi nhắc tới những ngòi bút bị tù đày vì đã can đảm đấu tranh cho dân chủ-nhân quyền:
Chúng ta không được quên [các nhà báo] như blogger Điếu Cày, người b bt gi năm 2008 trùng hp vi mt khi lượng đàn áp báo chí công dân Vit Nam “
Ngay khi kết thúc phiên xử vào ngày thứ sáu 28/12/2012, luật sư Hà Huy Sơn bảo vệ quyền lợi cho ông Nguyễn Văn Hải nói với BBC Tiếng Việt“Bản án không ghi nhận, không phản án diễn tiến phiên tòa. Nhưng người ta cứ thực hiện theo thủ tục tố tụng… Đặc biệt là Hội đồng xét xử nói rằng (vụ này) không có tổ chức, và việc đi Thái Lan không phải là hành vi bị truy tố”.
Còn ông Phil RobertsonGiám đốc Khu vực Châu Á của Tổ chức theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch nói rằng:
“Vụ xử kháng án của Điếu Cày và đồng nghiệp của ông được thực hiện vào đúng tuần lễ nghỉ phép nhằm tránh chỉ trích trong giới ngoại giao và Liên Hợp Quốc do vi phạm quyền tự do biểu lộ”.
“Không ai trong số ba thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do – Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải (anhbasg) – đáng bị bắt giữ, họ không đáng bị xử tù vì thực thi quyền biểu lộ quan điểm dưới các hình thức khác nhau, kể cả trên trang blog cá nhân”. (Xem ở đây).
Tên của blogger Điếu Cày nằm trong danh sách các tù nhân lương tâm đang được giới bảo vệ nhân quyền và các nhà làm luật Hoa Kỳ thúc đẩy Tổng thống Obama yêu cầu Hà Nội phóng thích nhân chuyến công du của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tới Washington vào ngày 25/7 tới đây.
Yếu tố Trung Quốc trong Vụ án Điếu Cày
Những cáo buộc tòa đưa ra có liên quan tới một số bài viết chính trị của ba blogger trên trang mạng “Câu lạc bộ Nhà báo Tự do” và trên các trang blog cá nhân, chỉ trích tham nhũng, bất công và phê phán các chính sách đối ngoại của nhà nước là việc làm rất bình thường trong xu thế hội nhập hiện nay. Trên thực tếảnh hưởng của các bài viết của các thành viên trong CLBNBTD cũng khá mờ nhạt và ít gây được tiếng vang trong công luận. Trái lại những hình ảnh của blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải đi biểu tình chống chủ nghiã bành trướng Bắc Kinh ở Sài Gòn được lan truyền rất nhanh trên các trang mạng xã hội ở Việt Nam khiến anh “bạn vàng” 16/4 của ĐCSVN bầm gan tím ruột.
Trở lại sự kiện hơn 5 năm trước, dân chúng Việt Nam (Sài Gòn) không hào hứng mấy với màn trình diễn tốn kém ”Rước đuốc Olympic Bắc Kinh” qua ngả TP Hồ Chí Minh vào ngày 29/4/2008. Cho dù tờ Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của ĐCSVN số ra ngày 30/4/2008, trên trang nhất đã đăng một bài khá hoành tráng về Lễ rước đuốc Olympic ở TP.HCM. Với các ngôn từ biểu cảm như “xúc động”; “ngọn lửa thiêng” và tô vẽ những hình ảnh (tưởng tượng) như “sự cổ vũ đông đảo của nhân dân TP.HCM”. Lại dẫn cả lời ông Chủ nhiệm Ủy ban TDTT Nguyễn Danh Thái: “Kể từ hôm nay, TP. Hồ Chí Minh mãi mãi là một phần trong lịch sử Olympic hiện đại với tư cách là một điểm đến của ngọn lửa Olympic, biểu tượng của tinh thần Olympic”.
Việc này đã được một độc giả ở TP HỒ Chí Minh chứng kiến sự việc mô tả khá chân thực và đặt các câu hỏi như sau:
“Ngày 29.4, ngày ngọn đuốc Olympic sẽ được rước tại TP.HCM, cảnh sát ken dày khắp các ngả đường từ rất sớm. Trước Nhà hát lớn ở trung tâm thành phố, một nhúm người Trung Quốc (thực ra là quân đặc nhiệm, nhìn kiểu tóc là biết liền) vẫy cờ, giương bản đồ và reo hò.
Trên bản đồ Trung Quốc mà họ trưng ra, phía bên dưới, chỗ quần đảo Hoàng Sa, có ba vạch gì đó rất khó hiểu.
Một kiểu ám chỉ chăng?
Ba vạch này cũng rất gần với cái gọi là TAM SA (三沙) phải không các bác?
(Tôi vừa nghĩ ra điều này: Phía bên dưới bản đồ phần lãnh thổ chính của TQ, có một vạch phía trên và ba vạch chụm vào nhau ở phía dưới. Đây có thể là cách biểu thị ý: Tam Sa sẽ được hợp (nhất – tức một vạch phía trên) vào Trung Quốc.
2451722492_8b309edbe9
Người Trung Quốc đứng giữa Sài Gòn và công khai trương khẩu hiệu: “Kiên quyết duy trì tổ quốc thống (nhất)”. Nghĩa là sao? Trong khi người Việt không được phép nói hoặc trương biểu ngữ: “Hoàng Sa – Trường Sa của VN”.
Vậy đất nước này là của ai?
Đất nước này là của ai?
Câu hỏi đó cứ ray rứt tất cả những trái tim người Việt Nam yêu nước suốt nhiều năm qua. Ngay lối hành xử của chính quyền từ việc qui tội “trốn thuế” cho blogger Điếu Cày (thứ tội mà bất kỳ người Việt Nam thời làm ăn theo ”Kinh tế Thị trường” cũng đều vướng nếu chính quyền muốn). Nạn nhân chấp hành án xong lại bị truy tố tiếp với tội danh “Tuyên truyền chống phá nhà nước” (theo Điều 88 - Bộ luật Hình sự), với các điều khoản mà nhiều nhóm nhân quyền cho là “qui định chung chung và mơ hồ”.
Hình ảnh Blogger Điếu Cày đầu năm 2013
Hình ảnh Blogger Điếu Cày đầu năm 2013
Nay tưởng như vụ việc xử án (“bản án bỏ túi”) đối với Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải đã tạm lắng dịu đi phần nào. Thì ai đó lại như muốn khuấy động trở lại bằng việc phân biết đối xử, ngược đãi với đủ các thủ đoạn như đánh đập, biệt giam, cắt thăm nuôi, luân chuyển liên tục qua nhiều trại giam khác nhau gây khó rễ cho gia đình tới thăm nuôi. Cách đây hơn 2 tháng, Điếu Cày còn bị di lý ra vùng thâm sơn cùng cốc ở Xứ Nghệ. Tại Trại giam số 6 ở Thanh Chương Nghệ An, nơi hắc ám vào bậc nhất nước. Những cai ngục cứ nhất mực bắt người “tù nhân lương tâm” Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải phải ký vào giấy nhận tội. Bằng không sẽ kỷ luật biệt giam 3 tháng. Thứ qui tội giành cho những người mắc bệnh tâm thần, bệnh truyền nhiễm hay vi phạm nội qui chấp hành án nhiều lần. Dường như cơ quan thi hành án (Trại 6) muốn làm thay phần việc (đã xong) của tòa án? Việc này nếu không có chủ trương từ cấp trên thượng tầng, chắc Ban Giám thị Trại 6 dù có lộng hành tới đâu cũng khó mà mà cả gan tự tung tự tác như vậy.
Tóm lại, mặc dù Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải chả có tư thù với cá nhân ai trong hàng ngũ chóp bu. Nhưng với cách phân biệt đối xử qúa ư bất thường như vậy khiến ta phải nghĩ tới yếu tố Trung Quốc đã thể hiện khá rõ trong vụ án tưởng như qúa ư bình thường này.
Ai đã chỉ đạo việc ép blogger Điếu Cày phải ký vào bản nhận tội trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh Việt-Mỹ ở thủ đô xứ Cờ Hoa vào hôm 25/7 tuần tới?
Nếu nói dại, Nguyễn Văn Hải bị thiệt mạng hay chịu nhún ký bừa vào cái bản nhận tội vô luân vô pháp kia? Chắc chắn hậu qủa các hệ lụy đi kèm sẽ không nhỏ chút nào. Ai sẽ được hưởng lợi trong miếng võ bẩn sặc mùi tiểu nhân Tàu này?
Xin nhường có các bậc cao nhân kiến giải dùm!
Gocomay


Copy từ: Gò Cỏ May